Thầy thuốc của Lòng Chúa Thương Xót

Thầy thuốc của Lòng Chúa Thương Xót

Một bác sĩ trẻ tài năng nhưng khiêm nhường, sống rất nhân bản, sống yêu thương và phục vụ tha nhân theo tinh thần của Đức Kitô. Anh đúng là một nhà truyền giáo dù không được Giáo hội chính thức sai đi, là một tâm hồn vĩ đại, và là một thầy thuốc của lòng thương xót. Đó là một ơn gọi.

Xin trân trọng giới thiệu “tấm gương  sáng” của bác sĩ trẻ Công giáo này để cùng học hỏi…

 

BS Thomas Heyne được nhận Giải thưởng uy tín năm 2012 là Giải Ho Din
của ĐH Y dược Tây nam Texas.

Đức tin Công giáo của anh ảnh hưởng gia đình, và nhiệm vụ tới các nước thuộc Thế giới thứ ba đã khiến anh muốn phục vụ “những người nghèo nhất trong những người nghèo” theo tinh thần của Chân phước Mẹ Teresa Calcutta. BS trẻ Thomas Heyne 28 tuổi, bang Dallas, tốt nghiệp đã ĐH Dallas khoa Lịch sử và Sinh học, có bằng thạc sĩ thần học của ĐH Oxford ở Anh, và hoàn tất chương trình Fulbright Fellowship về nghiên cứu tôn giáo.

Trước khi tới Boston làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, chuyên khoa nhi, anh đã trả lời phỏng vấn của NCRegister về mối quan tâm tới nhân đạo trong lĩnh vực y khoa.

Xin anh cho biết về gia đình và việc thụ hưởng nền giáo dục Công giáo.

Tôi là con thứ 6 trong 8 anh chị em: Em gái kế tôi là nữ tu đã vĩnh khấn. Chị tôi tốt nghiệp ĐH Công giáo Hoa Kỳ, có gia đình và là luật sư bảo vệ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Cha tôi là BS Roy Heyne, chuyên khoa nhi, mẹ tôi là BS Elizabeth Heyne và là nhà tư vấn tâm lý. Cha mẹ tôi quan tâm các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đã thành lập Trung tâm Phát triển Trẻ em Sinh thiếu tháng để chăm sóc các gia đình của các em này. Cha mẹ tôi thực sự hít thở không khí Tin Mừng. Cha mẹ đưa chúng tôi đi lễ hằng ngày tại tu viện Xitô và lần chuỗi Mân Côi chung hằng đêm trước khi đi ngủ. Công việc của cha mẹ tôi làm vì người nghèo (và vì chúng tôi) là tấm gương sáng ghi sâu trong lòng chúng tôi.

Điều gì thúc đẩy sự quan tâm của anh về ngành y và đặc biệt là nhu cầu cần thiết về y tế của người nghèo?

Chắc chắn tôi ảnh hưởng giáo dục. Có 5 thế hệ gia đình tôi làm y bác sĩ và y tá, có thể ngành y đã mã hóa gen của chúng tôi. Hồi nhỏ, Matthêu 25:31-46 nói về cuộc phán xét, Chúa Giêsu nhắc tới việc phục vụ “những người bé mọn nhất là phục vụ chính Ngài”, Thánh Phanxicô Assisi và Chân phước Mẹ Teresa Calcutta đã sống như vậy và cuộc đời các ngài đã
in đậm trong tôi. Theo tôi, chúng ta phải hợp lý hóa các giáo huấn của Đức Kitô về sự nghèo khó. Tôi càng đi nhiều, càng nhận thấy nhiều người sống trong những điều kiện hầu như không được nghe đến ở Hoa Kỳ. Ý tưởng phục vụ “những người nghèo nhất” có vẻ vừa hợp lý vừa tốt lành.

Công tác y tế của anh ở Mexico, Haiti, Ấn Độ, các nước Phi châu và Mỹ châu Latin đã ảnh hưởng anh thế nào?

Từ viễn cảnh y tế, tôi học thêm các lĩnh vực y học mà tôi không biết: Người ta không gặp nhiều bệnh sốt rét, bệnh leishmaniasis (do ký sinh leishmania gây ra), bệnh sởi, bệnh thấp tim (rheumatic heart disease), chứng kwashiorkor (suy dinh dưỡng thể phù),… ở Hoa
Kỳ. Từ viễn cảnh nhân đạo, tôi thấy những con người sống với phẩm giá và niềm tin giữa những điều kiện sống đau khổ. Tôi khâm phục sự đại lượng và cao quý của họ.

Ngay cả khi chúng ta nhận phần thưởng này hay phần thưởng nọ, ngay cả trong những ngày chúng ta hạnh phúc nhất, chúng ta cũng chỉ có thể nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17:10). Nếu gặp hoàn cảnh tương tự, có bao nhiêu người làm được hơn? Tôi nghĩ tới một em bé sắp chết đói mà tôi gặp ở Uganda, nhiều người bị mất chân hoặc mất tay ở Haiti, hoặc một phụ nữ bị bệnh lao xương nặng ở Ấn Độ. Những người này có thể đã làm được những điều vĩ đại hơn nếu họ có cơ hội tốt như chúng ta.

Từ viễn cảnh tâm linh, tôi đã đến những nước hầu như không nghe nói tới Phúc Âm hoặc các nước Công giáo vẫn có nhiều người hầu như không biết gì về đức tin. Sau khi học các trường Công giáo, tôi và một bác sĩ Tin Lành cùng đi công tác, tôi bắt đầu phản ánh sâu sắc về giáo huấn Công giáo đối với sự ủy thác nhiệm vụ.

Qua sự hấp thụ giáo dục, anh đã được một số giải thưởng và rất tích cực đưa ra các sáng kiến. Điều gì thúc đẩy anh thành lập Huynh đoàn Thánh Basiliô Cả tại ĐH Tây Nam Texas?

Huynh đoàn Thánh Basiliô là một hội “lạ” trong trường y dược. Tôi cảm hứng từ một thành viên trong khoa đề nghị rằng chiến lược ở trường thuốc không nên chỉ là sinh tồn mà còn là tiến bộ (nỗ lực làm thánh, phát triển đức tin và giúp đỡ người khác cũng làm như vậy).
Trường y dược là cơ hội minh chứng đối với người khác, giúp họ đến gần đức tin và đến gần tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

Thánh Basiliô Cả là giám mục GP Caesarea, thế kỷ IV, là người mở bệnh viện công đầu tiên cho người nghèo (gọi là Basiliad). Chọn ngài là Thánh bảo trợ, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự ảnh hưởng tích cực mà Công giáo đối với y tế, nhất là đối với người nghèo.

Thành công của nhóm không là gì, chỉ  có 200 người (cả Công giáo và không Công giáo) trong vòng 2 năm thành lập nhóm. Những người đến với những buổi nói chuyện buổi trưa của chúng tôi vì chất lượng giới thiệu, thường do các bác sĩ địa phương đảm trách hoặc các phát ngôn viên được hoan nghênh như Peter Kreeft. Qua những buổi nói chuyện này, cũng như việc phục vụ và tâm linh, chúng tôi cố gằng loan truyền tình yêu của Thiên Chúa, của
Giáo hội và lòng nhân đạo.

Anh có dự định riêng cho tương lai?

Tôi nói được tiếng Tây Ban Nha và tôi thích văn hóa Latin, cho nên tôi nghĩ tới việc hành động ở một trong các nước nghèo đói của Mỹ châu Latin, có thể mở một bệnh viện Công giáo hoặc hỗ trợ một tổ chức Công giáo phi chính phủ nào đó. Dĩ nhiên, tôi muốn một chiều kích tâm linh đối với công việc của tôi. Tôi cũng nghĩ tới việc giúp mở một trường học,
giúp một giáo phận hoặc một tổ chức tôn giáo về các chương trình giáo dục.

Các khó khăn về y tế ở Hoa Kỳ thì sao?

Bạn không cần là một thầy thuốc cũng có thể nhận ra rằng hệ thống y tế ở Hoa Kỳ có những vấn đề quan trọng. Nhưng, thành thật mà nói, nhu cầu y tế và các vấn đề của các nơi như Uganda hoặc Haiti làm còi cọc các mối quan tâm của chúng ta.

Một vấn đề khác là vấn đề đạo đức hoặc chính trị đối với cuộc sống. Đặc biệt vào lúc này, chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện cho việc giải quyết tích cực về nhiều vấn đề đang được giải quyết tại các tòa án. Chúng ta được mời gọi yêu thương và và bảo vệ con người, kể cả các thai nhi, những người già, nhữn người nghèo và những người nhập cư.

Đối với tôi, các vấn đề trong HHS [Health and Human Services – lệnh y tế và con người] là nghiêm trọng. Ngay khi còn là sinh viêt y khoa, tôi đã cố gắng tìm cách hoàn tất phần việc liên quan sản phụ khoa mà không vi phạm lương tâm (một số thầy thuốc cho rằng thuốc phá thai hầu như là thuốc chữa bệnh). Khó để là một người Công giáo tích cực trong
cộng đồng y dược ngày này. Đó là lý do khác mà chúng tôi thành lập Huynh đoàn Thánh Basiliô Cả, nhằm “củng cố các bác sĩ tương lai đang bị áp lực đè nặng trên đe dưới búa”.

Chân phước Mẹ Teresa Calcutta đã ảnh hưởng ơn gọi y tế của anh thế nào?

Tôi may mắn được làm việc với các nữ tu Dòng Truyền giáo Bác ái (Missionary of Charity) ở nhiều nước, tấm khăn sari trắng với đường viền xanh luôn khiến tôi vui. Mẹ tôi đã đưa Mẹ Teresa tới Dallas để mở cơ sở của Dòng Truyền giáo Bác ái. Mẹ Teresa sống cơ bản, giản dị
và chính thống về Phúc Âm – cầu nguyện tập trung vào Thánh Thể, trực tiếp phục vụ những người nghèo và những người bị bỏ rơi, nhân đức tôi luyện trong sự nghèo khó, khiết tịnh và bác ái. Cách sống đó nói mạnh với thế giới hậu hiện đại. Mẹ Teresa luôn vui vẻ, tươi cười, đó là châm ngôn sống cho mọi người: “Hãy mỉm cười về mọi thứ, hãy dâng tất cả cho Chúa bằng một nụ cười vui vẻ”.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Maria Thanh Mai gởi

 

Tản mạn chuyện giáo dục

Tản mạn chuyện giáo dục

Tác giả: TRẦM THIÊN THU

Tiếng trống khai trường đã điểm, năm học mới bắt đầu. Khai giảng niên học cũng là khởi đầu trách nhiệm mới, trách nhiệm của học sinh và sinh viên, trách nhiệm của quý thầy cô và quý phụ huynh.

Tuy nhiên, ngày 3-8-2012, báo Tuổi Trẻ đưa tin: 40% giáo viên cho rằng nếu được chọn lại nghề, họ sẽ không theo nghề sư phạm. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát đã được nêu lên trong cuộc hội thảo khoa học, với chủ đề “Cải Cách Công Tác Đào Tạo Giáo Viên Phổ Thông”, diễn ra tại trường Đại học Sư phạm Saigon. Tin đó cho thấy một thực tế buồn!

VỀ VẤN ĐỀ THẾ NÀO?

Như mọi người đều biết rằng ngày tựu trường là ngày khai giảng, ngày nhập học sau những tháng ngày hè. Nói đầy đủ và đơn giản là “bắt đầu năm học mới”. Cái háo hức đậm “chất học trò”, nhất là những em lần đầu bước chân vào sân trường, chính thức là học sinh. Ai cũng có một thời ngồi ghế nhà trường, trung bình là 12 năm, như vậy ai cũng được học với nhiều thầy, cô.

Cái gì bắt đầu cũng quan trọng, vì “đầu xuôi” thì “đuôi lọt”. Các công ty và các cơ sở kinh doanh chọn ngày tốt để khai trương, những người buôn bán cũng coi trọng ngày khai trương sau kỳ nghỉ Tết dài. Chắc chắn ngày tựu trường cũng là sự kiện quan trọng, quan trọng không chỉ với học sinh, sinh viên, mà còn quan trọng với thầy cô và cha mẹ. Nhà văn Thanh Tịnh đã mô tả sự háo hức của một cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đi học trong truyện “Tôi Đi Học” rất nổi tiếng của ông.

Có một thời người ta khôi hài định nghĩa thế này: “Sư phạm là ăn như (nhà) sư và ở như phạm (nhân)”. Ý nói tới cảnh khổ của sinh viên học ngành sư phạm và các giáo viên. Học sinh là tương lai của một quốc gia, có thể nói rằng quốc gia đó hưng thịnh hay yếu kém là một phần do lớp trẻ đó. Văn là người. Giáo dục tạo tính cách. Tính cách của một người có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh, thậm chí tính cách còn có thể tạo nên số phận
con người.

Ca dao nói: “Ai ơi, đừng lấy học trò – Dài lưng, tốn vải, ăn no lại nằm”. Ôi chao, sao mà “tệ” vậy! Chẳng lẽ “cái học” ngày nay đã “hỏng” rồi chăng? Người ta không còn muốn “cái chữ” chất đầy “cái bụng” rồi ư?

Thầy cô là những người giáo dục, mệnh danh là nhà mô phạm, gọi chung là “người thầy”, rất cần thiết đối với xã hội và đất nước. Người Việt chúng ta thường nói: “Thầy nào, trò nấy”. Thầy đàng hoàng thì trò lễ phép, thầy giỏi thì trò khá. “Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng” là điều tất yếu. Có “lương sư” thì mới có “hưng quốc”. Người thầy cần như vậy mà ngày nay không được coi trọng. Tiền bạc không là gì, nhưng đó là cái cơ bản nhất để người thầy sinh sống, thế mà lương không đủ sống thì làm sao còn tâm trí mà chuyên tâm giáo dục?

Hồi học lớp Năm (ngày xưa gọi là lớp Nhất), người thầy của tôi chỉ dạy tiểu học mà có thể lo đầy đủ cho vợ và 10 đứa con, con lớn của ông còn trở thành bác sĩ. Điều đó cho thấy gia đình ông đủ sống nhờ đồng lương của ông, và ông cũng thoải mái mà lo việc dạy học. Còn ngày nay, chúng ta đừng e ngại hoặc che giấu sự thật, mà phải can đảm chấp nhận một thực tế phũ phàng là “40% giáo viên cho rằng nếu được chọn lại nghề, họ sẽ không theo nghề sư
phạm
”, như báo Tuổi Trẻ cho biết. Có vậy thì chúng ta mới có thể vực dậy nền giáo dục của nước nhà. Dục Tử nói chí lý: “Biết đúng mà không theo là dại, biết sai mà không sửa là mê”. Cái “mê” nguy hiểm hơn cái “sai”. Còn Khổng Tử xác định: “Có lỗi mà không sửa mới thành ra có lỗi”.

LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI THẦY YÊU NGHỀ GIÁO?

Một câu hỏi vừa dễ vừa khó! Thiết tưởng, trước tiên người thầy phải có “cái tâm”, tức là yêu nghề và quan tâm vấn đề “hoàn thiện con người” như Chúa Giêsu dạy: “Hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Con người càng ngày càng lương thiện thì tội phạm cũng giảm theo. Nghề gì cũng vậy, không thích thì không thể
tận tụy với nghề, muốn thích thì phải hiểu biết tường tận: “Vô tri bất mộ”.

Cũng vậy, người thầy không yêu nghề và không muốn truyền đạt cho thế hệ sau những điều tốt – cả kiến thức và đạo đức, thì đó chỉ là người thầy giả danh. Song song với điều này, người thầy còn cần an tâm về mức lương, không phải đắn đo việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ”, không phải dạy phụ đạo hoặc dạy thêm, không phải chạy theo thành tích, không bị so sánh trong việc dạy trường bình thường hoặc dạy trường điểm,
trường chuyên.

Nghề giáo là nghề cao cả vì được gọi là “kỹ sư tâm hồn”. Người thầy muốn bỏ nghề vì bị nhiều áp lực, kể cả việc không còn “tôn sư trọng đạo”, vì không vững lập trường, và bị tác động quá nhiều bởi ngoại tại. Người thầy mà thiếu lập trường, không có quan điểm rõ ràng thì làm sao có thể dạy học trò thành tài, chứ đừng nói thành nhân? Mà “thành nhân” quan trọng hơn “thành tài”. Thiết tưởng, muốn yêu nghề giáo thì người thầy phải tự kiểm điểm bản thân, tái củng cố lập trường và có lòng yêu thương thực sự.

PHỤ HUYNH CÓ NÊN GIÚP NGƯỜI THẦY YÊU NGHỀ GIÁO?

Lại một vấn đề nan giải hơn! Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của mỗi con người, nhất là người mẹ. Chắc hẳn cha mẹ cũng có chút kinh nghiệm trong việc giáo dục. Tuy nhiên, việc giúp quý thầy cô yêu nghề là điều không đơn giản, thậm chí còn nhiêu khê!

Dù không có kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái, nhưng theo thiển ý của tôi, trước tiên phụ huynh phải tôn trọng thầy cô để con cái nhận thức đúng về việc “tôn sư trọng đạo”. Học nhiều hay ít, học giỏi hay kém thì vẫn phải học đạo làm người, vì tục ngữ phân định: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Cái “lễ” vẫn quan trọng hơn cái “văn”. Nhưng có lẽ người ta đã quá coi trọng bằng cấp, coi trọng bề ngoài, coi trọng cái “lượng” hơn cái “phẩm”, như người “tham đó, bỏ đăng”, thế nên hậu quả đã và đang xảy ra “nhãn tiền” khi ai cũng than phiền là “đạo đức xuống cấp!

Được phụ huynh thương, được học trò yêu, người thầy có thể như được tiếp sức mạnh để quyết định “tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhưng cũng phải nói thẳng rằng “thầy phải ra thầy”, thầy không ra thầy thì không thể trách người khác không tôn trọng mình. “Lương sư hưng quốc” nghĩa là người thầy phải lương thiện và chân chính thì mới khả dĩ giáo dục thế hệ con em trở thành những công dân tốt, nhờ có những công dân tốt thì đất nước mới hưng thịnh. Công dân tốt cũng là Kitô hữu tốt, và Kitô hữu tốt cũng là công dân tốt, nhờ đó mà
Giáo hội càng ngày càng tốt đẹp và thánh thiện theo đúng ý Đức Kitô.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên thường xuyên trao đổi tâm sự và chia sẻ với giáo viên như những người bạn, để có thể thông cảm lẫn nhau và nâng đỡ nhau khi gặp khó khăn trong việc giáo dục, nhất là đối với những “ngựa chứng trong sân trường”.

Có nhiều dịp bàn luận và rút ra được kinh nghiệm nào là ưu điểm hoặc khuyết điểm, rồi cùng nhau hành động tốt hơn hoặc kịp thời chấn chỉnh. Hai bên không nên “đùn đẩy” hoặc giao “trọn gói” cho nhau. Mỗi bên đều có trách nhiệm giáo dục chung.

VĨ NGÔN

Cuộc đời ai cũng phải học nhiều thứ, học không ngừng. Người thầy không chỉ dạy về kiến thức, mà quan trọng hơn phải là dạy làm người, nghĩa là cách sống nhân bản, tích cực sống đạo đức của một con người. Chúng ta không chỉ học ở trường học, mà còn phải học thêm nhiều ở trường đời, đặc biệt là trường tâm linh. Chúa Giêsu là Đại Giáo Sư của Trường Tâm Linh. Bài học của Ngài dễ học và dễ thuộc, nhưng không dễ thực hành: Yêu thương. Học đến chết vẫn chưa thông suốt “bài học yêu”. Muốn thông suốt thì chỉ có nước theo cách thức
của Chúa Giêsu dạy: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm
nhường”
(Mt 11:29).

Chúc các học sinh và sinh viên biết nỗ lực học tập để hữu ích trước tiên cho bản thân, cho gia đình, sau đó là cho xã hội, cho đất nước, cho Giáo hội. Chúc quý thầy, cô biết tận tụy với công việc cao quý nhưng cũng đầy trách nhiệm, và chúc quý phụ huynh tích cực cộng tác giáo dục con em thành nhân.

TRẦM THIÊN THU

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Vượt qua chính mình

Vượt qua chính mình

Tác giả: TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi pleikly
lúc 12:16 Sáng 8/09/12

VRNs
(08.09.2012) – CatholicHerald – Đây là câu chuyện thật “đầy xương máu”
của Matthêu Fradd, 28 tuổi. Chúng ta cùng rút ra bài học riêng khi đọc chuyện
đời anh trong việc chiến thắng tật “nghiện phim tươi mát”, và anh muốn giúp
người khác cũng có thể chiến thắng tật xấu như vậy. Thiết tưởng, câu chuyện của
anh có ích lợi cho chúng ta trong cuộc sống.

Matthêu Fradd bắt đầu xem phim “tươi mát” từ khi anh 8 tuổi. Anh thấy một tạp chí ở nhà
kho của một người bà con và anh bị nó “quyến rũ”. Anh cứ loanh quanh tìm điều
gì đó tương tự, và lúc anh 11 hoặc 12 tuổi, anh và một người bạn đi ăn cắp báo
ở mấy quầy báo và ở các cây xăng. Đó là những tờ báo Playboy (tay ăn chơi) hoặc
Penthouse (nhà thổ, nhà điếm). Fradd lợi dụng lúc người ta không để ý thì anh
lấy giấu trong áo.

Đó là câu chuyện mà anh kể nhiều lần trên đài truyền hình và đài phát thanh, kể
cho nhiều người ởCanada, Ai-len và Mỹ. Anh làm vậy vì anh cho rằng hình ảnh khiêu
dâm vô hại, nhưng ma quỷ dùng nó để làm mất khả năng yêu thương của con người.
Anh nói rằng nó làm suy nhược nam giới và làm thoái hóa nữ giới.

Anh và vợ là Cameron cùng con gái sống ở Ottawa, Canada. Anh nói rằng bước ngoặt
đời anh là Ngày Giới Trẻ 2000 ở Rôma. Lúc đó anh hoàn toàn không biết về tình
trạng của mình và càng đi lễ ít càng tốt. Khi diễn ra Đại hội Giới trẻ, anh bị
thu hút bởi chuyến đi tới Âu châu. Anh nói: “Tư tưởng đó lớn dần theo đức
tin hoặc khám phá Chúa Giêsu hoặc lắng nghe ĐGH nói. Thật lòng thì tôi cũng
không ham thích”.

Anh bị thuyết phục bởi các thanh niên khác trên máy bay. Anh nói: “Tôi chưa bao
giờ gặp các Kitô hữu trẻ thực sự tin vào niềm tin của họ, họ sống ngoài giáo
huấn của giáo hội về mọi thứ, kể cả về giới tính. Tôi chưa gặp những người bình
thường như vậy. Không chỉ bình thường mà rất lạnh nhạt, nhưng tự tin”
.

Anh bắt đầu cầu nguyện xin một dấu chỉ có Thiên Chúa hiện hữu. Trước đó lâu, có vẻ
như lời cầu nguyện của anh được đáp lại. Anh cho biết: “Tôi chưa bao giờ cảm
thấy vui như vậy. Tôi chỉ có cảm giác tràn ngập là Thiên Chúa có thật, Ngài yêu
thương tôi, và nếu đó là sự thật thì điều đó thay đổi mọi thứ được bao nhiêu?
Đó là quá trình tiệm tiến của sự thánh hóa”
.

Anh nhận nhiều lời khuyên về hình ảnh khiêu dâm từ các linh mục. Một số người nói
với anh rằng đó là “sự chuẩn bị khủng khiếp đối với hôn nhân”, những người khác
nói đó chỉ là “sự giải trí lành mạnh đối với giới trẻ” (Fradd cảm thấy cách nói
này không thỏa mãn).

Anh bỏ một thời gian không xem hình ảnh đồi trụy. Anh gia nhập Bộ quản lý mạng ở
Canada, và đi làm công tác đạo đức trong nước suốt một năm. Anh kết hôn năm
2006. Lúc này anh “không phải chống trả nhiều mà chỉ thi thoảng”. Anh đã sa ngã
tồi tệ. Anh nói: “Khi vợ tôi đọc Kinh thánh với các phụ nữ khác, nói với họ
về phẩm cách phụ nữ, thì tôi xem hình ảnh tươi mát”
.

Anh nói anh cảm thấy “rất xấu hổ”, và anh nói với linh mục giải tội rằng anh “yếu
đuối và mệt mỏi” vì cứ tái phạm hoài. Vị linh mục đề nghị anh xin Đức Trinh nữ
Maria trợ giúp. Anh không tin sẽ tác dụng nhưng anh nghĩ cứ thử xem sao. Anh
tâm sự: “Từ hôm đó, tôi đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện theo ý đó. Sau mỗi chục
kinh Mân Côi, tôi nâng chuỗi Mân Côi lên trên đầu như sợi xích ở hai tay và
nói: “Lạy Đức Mẹ, xin nhận xâu chuỗi của Mẹ, bây giờ con lột bỏ xiềng xích
của lòng ham muốn đê hèn”
. Cuối cùng anh cảm thấy “cơn nghiện bỏ đi”. Và
anh đã bỏ được tật xấu đó mãi mãi.

Matthêu Fradd nói thêm: “Điều đó không xảy ra qua đêm, tôi không có ý nói nó không thể
nào lại xảy ra. Sự thuần khiết là cuộc chiến thường nhật. Nó không là đích để
bạn đạt tới và bạn tỉnh thức nghĩ rằng: Ồ, tôi thuần khiết rồi. Là một
Kitô hữu, sự thuần khiết không là đích đến, Nước Trời mới là đích đến”.

Chỉ vài tháng sau, Fradd không biết có thể giúp người khác bằng cách nào khi họ
phải đấu tranh như mình. Anh thu băng lời nói và tung lên các trang mạng “rẻ
tiền” mà anh đã từng xem. Anh được nhiều người trên thế giới trao đổi qua
e-mail.

Năm 2009, một linh mục cho anh 12.000 USD để chuyển trang ThePornEffect.com
thành cái gì đó “sạch sẽ” và chuyên nghiệp. Hiện nay, trang này mỗi ngày có
khoảng 7.000 lượt truy cập, có những bài viết và phỏng vấn những người đã làm
về công nghệ phim ảnh khiêu dâm, kể cả Donny Pauling (một cựu nhà xuất bản báo
Playboy), và April Garris (một cựu diễn viên đóng phim tươi mát).

Trang này cũng có diễn đàn “The Revolution” (Cách mạng), dành cho những người đang
muốn “vượt qua chính mình”, với những câu chuyện chiến thắng chính mình của
những người đã bỏ được thói xấu đó và mục “battle cry” (cuộc chiến nước mắt)
của những người đang giữa đường chiến đấu. Trang này gây xúc động và tự
thuật: Đọc để cảm nghiệm.

Fradd khuyên người ta nên chân thật và thừa nhận rằng những người đi nhà thờ vẫn có
thể nghiện xem hình ảnh tươi mát. Anh nói: “Những người ngồi kế tôi trong
nhà thờ có thể không tin có vấn đề về phim ảnh khiêu dâm, có thể họ cũng xem và
nghiện”
. Có những người “dị ứng” khi nói về phim ảnh khiêu dâm. Fradd bây
giờ cũng vậy.

Anh nhận ra rằng “quỷ dâm dục” không dễ triệt nếu không cẩn trọng. Anh tổ chức
những buổi họp mặt tại các quán bar hoặc CLB nhạc jazz để nói chuyện về công
nghệ phim ảnh dồi trụy. Có khi anh phỏng vấn Garris hoặc Pauling trên sân khấu.
Anh nói: “Mọi người có thể đến một môi trường lãnh đạm, mua ít rượu và chỉ
để nghe nói chuyện… Đó là cách Phúc âm hóa cũng thuyết phục được 50%”
.

Từ kinh nghiệm thực tế của mình, Fradd khuyên ăn chay, chầu Thánh Thể và lần chuỗi
Mân Côi. Anh nói: “Nếu không thể khước từ một miếng bánh, một ly cà-phê, thì
làm sao có thể cưỡng lại cơn cám dỗ về phim ảnh tươi mát? Cầu nguyện mà không
ăn chay cũng giống như đấu quyền anh với hai tay bị trói phía sau lưng vậy, và
ăn chay mà không cầu nguyện chỉ như ăn kiêng mà thôi”
.

Vấn đề không phải là xem hay không xem phim ảnh xấu, mà là cố gắng hoàn thiện và
nên thánh. Fradd nói thêm: “Chúng ta muốn là loại người đó thì khi chúng ta
chết, ma quỷ sẽ mở tiệc ăn mừng. Nó sẽ nói: Cảm ơn Chúa đã đi xa. Tôi không
muốn ma quỷ ăn mừng, và tôi nghĩ chắc hẳn các bạn cũng muốn như tôi”
.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)

 

Nhân chứng sống của Lòng Chúa Thương Xót

Nhân chứng sống của Lòng Chúa Thương Xót

                                                                      tác giả:  TRẦM THIÊN THU

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

 

 Đây là câu chuyện có thật đã xảy ra với một người đàn ông Phi-luật-tân, rồi ông đã bỏ tất cả mọi sự và đi khắp nơi để làm chứng về Lòng Chúa Thương Xót (LCTX). Mời quý vị cùng đọc để hiểu và cảm nhận điều kỳ diệu…
Có sự hứng thú và kinh ngạc vào sáng ngày 2-3-1993 tại bệnh viện Chong Hua, TP Cebu (Phi-luật-tân). Một người đàn ông tên là Stanley Villavicencio đã chết lâm sàng, nhưng bỗng dưng ngồi bật dậy và tự tay rút ống trợ thở ra khỏi mũi, rồi bước đi như người bình thường.
Trước đó 3 ngày, tim ông đã ngừng đập, da đã tái nhợt từ đầu đến chân, và các cơ phận không còn dấu hiệu của sự sống. Các bác sĩ xác nhận ông không còn dấu hiệu của sự sống. Do đó gia đình đã chuẩn bị lo hậu sự, và sẽ an táng ông tại nghĩa trang Queen City Garden.
Nhưng ông Stanley sống lại! Mọi người kinh sợ và chạy tán loạn. Ai cũng ríu người lại, kể cả vợ ông!
Từ sự chết đến sự sống
Điều gì đã xảy ra? Khi ông chết lâm sàng (chính xác là 3 ngày), ông Stanley cho biết ông đã gặp Chúa Giêsu. Ông nói rằng Chúa Giêsu mặc áo dài trắng sáng và ngực phát ra những tia sáng chói. Chúa cho ông thấy một màn hình lớn chiếu cuộc đời ông phát sáng. Khi ông làm điều gì sai thì “phim” chạy chậm lại, rõ từng chi tiết điều sai trái. Ông thấy Nhà nguyện Thánh Tâm bị người ta dùng làm nơi cờ bạc và rượu chè. Ông kể: “Một cận cảnh lớn về việc ham ăn ham uống của tôi được chiếu rõ trên màn hình!”. Sau đó ông nói: “Tại sao có cảnh này? Hẳn là trên trời không có ban kiểm duyệt vì nhìn rất xấu, nhưng dù tôi nhắm mắt cũng vẫn thấy cảnh đó”.
Một lúc sau, Chúa Giêsu nói: “Hãy trở lại đó vì con vẫn còn nhiều việc phải làm. Nếu có sứ điệp nào cho con, Ta sẽ hiện ra với con trong giấc mơ”. Vì thế, sau 3 ngày, ông Stanley trở lại từ kẻ chết. Nhưng từ lúc đó, cuộc đời ông không như vậy nữa.
Ông đã bỏ làm việc ở Aviation Security Command (AVSECOM) để bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu. Một quyết định khó khăn lúc đó, vì ông có tới 10 đứa con – trong đó ông có 3 con nuôi.
Truyền bá Lòng Chúa Thương Xót
Qua giấc mơ và đặc ngữ nội tâm, Chúa Giêsu đã hướng dẫn ông Stanley truyền bá việc sùng kính Lòng LCTX. Ông đã có hơn 30 lần gặp hoặc nói chuyện với Chúa. Chúa Giêsu đã nói với ông: “Này con, con sẽ làm chứng về lần đến cuối cùng của Ta”.
Trường hợp của ông Stanley đã được Giáo hội điều tra và đã được công nhận là xác thực (declared authentic). Ông được sự giúp đỡ của ĐHY Ricardo Vidal và Đức ông Cristobal Garcia của GP Cebu, Đức ông Cristobal Garcia linh hướng cho ông.
Từ một người bình thường và sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ông Stanley đã đi khắp thế giới để nói về LCTX. Ngoài các quốc gia ông tới, ông đã được mời tới Hoa Kỳ, Anh quốc, Ai-len, Hong Kong, Macau, và Trung quốc. Ông tới các nhà thờ và kết quả có nhiều người được chữa lành bệnh, thậm chí là có phép lạ xảy ra. Ông cũng đã làm nhân chứng trước mặt các hồng y và các giám mục tại Tòa Thánh.
Trong thư gởi ĐHY Vidal đề ngày 25-11-2001, Trevor Collett ở miền Bắc Anh quốc đã viết về điều kỳ diệu từ buổi nói chuyện của ông Stanley. Trong thư có đoạn viết:
“Lúc 3 giờ chiều, nhiều người đứng dậy cùng cầu nguyện với LCTX. Có một phụ nữ đã bỏ xưng tội 50 năm. Sau khi nghe ông Stanley nói chuyện, phụ nữ này rất vui mừng và quyết định xưng tội vào ngày hôm sau! Có nhiều người khác đã rước lễ nhiều năm mà không xưng tội đúng cách, thậm chí có một số người còn phá thai, nhưng sau khi nghe ông Stanley làm chứng, ai cũng quyết định xưng tội vào thời gian sớm nhất. Các phụ nữ trẻ đã có ý định phá thai nhưng lại đổi ý và giữ lại đứa con. Một người đàn ông Mỹ đã “săn” ông Stanley khắp nơi trên đất Hoa Kỳ và Ai-len, nay mới gặp được ông Stanley tại Birmingham (Anh quốc) nên quá đỗi vui mừng”.
Ông Stanley đã đến nhiều tỉnh tại Phi-luật-tân. Trong số những người đầu tiên trở lại Công giáo nhờ kinh nghiệm “sống lại” của ông là một bác sĩ đã chứng kiến ông chết lâm sàng 3 ngày. Bác sĩ này là người theo dõi bệnh trạng của ông. Sau đó, bác sĩ này vào tu trong chủng viện và đã thụ phong linh mục.
Phúc cho ai có lòng tin!
Một lần ông Stanley đến nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu ở BF Homes Parañaque ngay trước Tuần Thánh. Ông đã thu hút người nghe bằng sự chân thật và thẳng thắn. Có những lần ông nói với nhiều người tội lỗi rằng họ có thể cảm thấy sức mạnh và quyền năng của Chúa trong con người khiêm nhường và bình thường. Ông nói: “Nhà thờ này là nơi thứ 4.779 tôi đã làm chứng về LCTX”. Trong khi hỏi đáp, một bé gái hỏi ông rằng Chúa Giêsu nhìn thế nào. Ông nói: “Guwapong-gwapo!” (rất đẹp trai).
Thánh Faustina đã từng bật khóc khi nhìn thấy Chúa Giêsu, linh ảnh LCTX được vẽ lại theo hướng dẫn của Chị. Thánh Faustina nói với Chúa Giêsu: “Ai sẽ vẽ Chúa đẹp như chính Chúa?”. Ngài trả lời: “Không phải là đẹp về màu sắc hoặc hình ảnh, mà là vẻ đẹp của chính ân sủng”.
Các thánh đã bỏ mọi sự mà theo Chúa khi các ngài thấy được Vẻ Uy Nghi của Chúa. Những cuộc gặp gỡ siêu nhiên đó đã làm cho các ngài thành những con người khác thường. Nhưng đa số đều là những con người bình thường. Chúng ta có cần gặp riêng Chúa Giêsu hoặc trải nghiệm khác thường trước khi chúng ta quyết định thay đổi cách sống hay không?
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tín thác vào Ngài! Tạ ơn Chúa đã gởi cho chúng ta một người Phi-luật-tân làm Tông đồ của LCTX.
TRẦM THIÊN THU 

(Chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com)

Đối chất ma quỷ

Đối chất ma quỷ

                                                               TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi pleikly lúc 1:33 Sáng 28/08/12

 

VRNs (28.08.2012) – virgin-mary  – Với những câu chuyện thật của những người và những ngôi nhà bị “ma ám”, cuốn “Exorcism: Encounters with the Paranormal and the Occult” (Trừ quỷ: Đọ sức với Siêu linh và Huyền bí) là sách mà bạn không thể bỏ xuống sau khi đọc vài trang. Nhưng khác với những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu về ma quái, ma cà rồng, và những ngôi nhà ma ám, cuốn sách này hoàn toàn đáng tin vì là sách được viết bằng ngòi bút “sắc bén” của LM Jose Francisco C. Syquia, giám đốc Văn phòng Trừ quỷ của TGP Manila (Archdiocese of Manila Office of Exorcism), và được viết theo giáo lý Công giáo.

Tôi đã đọc cuốn sách này vài năm trước nhưng rồi để nó “ngủ yên” trên kệ sách. Tới một ngày cuối tháng Hai, lúc chúng tôi nghi là gia đình của con trai tôi là “đích nhắm” của ma quỷ. Tôi không an tâm. Đứa cháu nội yêu dấu của tôi là Juan Lorenzo bị “nhắm” tới. Là bà nội sẽ làm gì? Tôi cầu nguyện nhiều, dâng những việc hy sinh cho Chúa – và lấy sách của LM Syquia để được hướng dẫn.

Tôi bảo cháu viết ra những trải nghiệm của cháu và các chiến lược của ma quỷ, và tôi nghĩ nên viết về sách của LM Syquia làm sườn cho câu chuyện. Khi làm vậy, tôi nhận ra rằng tôi đang “khiêu chiến” với ma quỷ. Nhưng khi bạn phụng sự Thiên Chúa, bạn cứ tiến lên vì bạn cảm thấy Thiên Chúa đang thôi thúc bạn. Do đó, khi viết bản tóm lược này về cuốn sách của LM Syquia, tôi hy vọng sẽ làm cho bạn biết nhiều hơn về ma quỷ và sự hiện diện thật của ma quỷ (active presence) trên thế gian này.

MA QUỶ HIỆN HỮU!

Ai là các loại ma quỷ này? Theo LM Syquia giải thích, chúng là các thiên thần sa ngã vì kiêu ngạo và bị Tổng lãnh thiên thần Micae tống khứ khỏi Thiên đàng. Chúng ghét Thiên Chúa và chiến trường của chúng là thế gian, nơi chúng chiến đấu với các thiên thần của Thiên Chúa để giành lấy các linh hồn.

LM Syquia cũng cảnh báo chúng ta về tục lệ chữa bệnh mê tín (nhất là ở các vùng quê). Nhiều người trong chúng ta đã nghe nói về đủ loại thần linh ở chỗ này hay chỗ nọ. LM Syquia giải thích: “Đó chỉ là ma quỷ, chúng có sức mạnh như thiên thần và chúng vẫn hiện hữu sau khi sa ngã”.

Nói về việc ma quỷ tấn công một người nào đó, LM Syquia cho biết có 3 dạng. Dạng thứ nhất và phổ biến nhất là “chiếm hữu”, tức là ma quỷ kiểm soát thân xác của người đó – nhưng nó không thể kiểm soát linh hồn của người đó. Có 2 giai đoạn “câu thúc” của ma quỷ: ám ảnh và khống chế. Ám ảnh là bị ma quỷ kiềm chế thân xác nên có những ý tưởng quái gở trong ý nghĩ của người bị quỷ ám. Giai đoạn cao độ là lúc xuất hiện ý nghỉ muốn tự tử. Khống chế nghiêm trọng hơn ám ảnh. Có những “gánh nặng” hoặc nỗi thống khổ hành hạ người đó, có thể người đó cảm thấy đau nhức về thể lý, rối rắm về trí tuệ, bệnh tật về tâm lý (tâm bệnh), trầm cảm, nhìn thấy những cảnh kinh dị, và gặp ác mộng về ma quỷ. “Bị khống chế dữ dội” cũng giống như “bị ám ảnh” nhưng ma quỷ hoàn toàn kiểm soát nạn nhân.

LM Syquia liệt kê những cách mà ma quỷ có thể “ám” cả một gia đình. Ví dụ: Qua các chứng bệnh như bệnh tim, nhức đầu và đau bao tử; sự phân rẽ trong gia đình; bệnh về tâm lý và cảm xúc như tức giận và trầm cảmj; những cơn cám dỗ; kém lòng tin vào Thiên Chúa; thất bại trong công việc và các nỗ lực khác.

Trong chuyện trừ quỷ của cháu nội Juanlo của tôi, ma quỷ đã thể hiện qua các vết bầm tím trên cổ của cháu nội tôi, không thể giải thích về nguyên nhân của các vết bầm tím đó.

LM Syquia cũng cảnh báo về sự bành trướng của “Trào lưu Thời Đại Mới” (New Age Movement): “Sự ảnh hưởng huyền bí trong Thời Đại Mới có thể dễ dàng phát hiện bằng cách kiểm tra các tiêu đề sách. Có những cuốn sổ tay của ma thuật, tử vi và bói toán,… Giới trẻ đang bị thu hút vào các bộ phim như ‘Harry Potter’ và ‘Ma Thuật’, các trò chơi như ‘Dungeons and Dragons’ hoặc chương trình truyền hình như ‘Charmed’. Ngay cả trẻ em cũng không an toàn”.

LM Syquia liệt kê các cách áp dụng và các khí cụ của Trào lưu Thời Đại Mới mà người Công giáo nên tránh. Đó là những trò chơi ma thuật, bùa ngải, bói toán, cờ bạc, thôi miên, trầm mặc tiên nghiệm (transcendental meditation), phim ảnh và trò chơi khiêu dâm,… Nhiều người Công giáo đi lễ hằng ngày mà vẫn mua sách tử vi để “tham khảo”. Điều này chứng tỏ “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm”, chỉ tin Chúa bằng miệng!

VŨ KHÍ TÂM LINH

Thật vui khi Giáo hội đã cho chúng ta một số vũ khí mạnh mẽ để chống lại ma quỷ. Nhưng trước hết, chúng ta cần phân biệt 2 thuật ngữ: trừ quỷ và giải thoát. Chúng ta đã biết người trừ quỷ. Có thể chúng ta không biết rằng một linh mục phải có phép của đấng bản quyền (giám mục) mới được trừ quỷ. LM Syquia trích lời của Giáo luật: “Phép đó từ đấng bản quyền địa phương chỉ được ban cho một giáo sĩ có lòng đạo đức, hiểu biết, cẩn trọng và chính trực”.

Mặt khác, trong cuốn “Exorcist: A Spiritual Journey” (Người trừ quỷ: Hành trình tâm linh), LM Syquia định nghĩa “người giải cứu” (deliverance minister) là “linh mục, tu sĩ, hoặc giáo dân với đặc sủng giải thoát… Họ dùng các kinh nguyện giải thoát (không phải Nghi thức Rôma về Trừ quỷ) để xua đuổi ma quỷ khỏi người bị ám…”. Việc dùng kinh nguyện giải thoát được coi là trừ quỷ riêng tư.

Cũng trong cuốn sách nói trên, LM Syquia trích lời Thánh Alphong Liguori: “Việc trừ quỷ riêng tư là được phép đối với mọi Kitô hữu; việc trừ quỷ theo nghi thứ chỉ được phép đối với những người đã được chỉ định làm việc đó, và chỉ được phép của giám mục”.

Rất hiếm linh mục trừ quỷ, chúng ta có thể quy tụ nhóm để cầu nguyện giải thoát cho người bị quỷ ám, hoặc có thể cầu nguyện giải thoát chính mình (nếu bạn muốn có bản sao, xin nhắn tin về số +639178121362).

LM Syquia liệt kê một số “vũ khí” hiệu quả: Nước phép, ảnh tượng đã làm phép (đặc biệt là ảnh Thánh Bênêđictô), Áo Đức Bà và Ảnh Đức Mẹ Làm Phép Lạ, Chuỗi Mân Côi, nến phép, và sách kinh nguyện.

Đức Mẹ rất uy quyền. LM Syquia kể một câu chuyện mà ngài tin Đức Mẹ đã cứu ngài trừ quỷ rất khó khăn trong một bệnh viện nọ.

LM Syquia nhấn mạnh điều khác là các Kitô hữu phải “ở trong tình trạng ân sủng”. Tham dự Thánh lễ và rước lễ luôn là vũ khí cực mạnh chống lại ma quỷ. Như vậy, khi bị vây hãm, Kitô hữu nên cố gắng tham dự Thánh lễ thường xuyên.

CHỈ CÓ va LUÔN LÀ CHÚA GIÊSU

Trong cuốn sách về “những chuyện kinh dị”, tôi thích nhất chương “Only Jesus and Always Jesus” (Chỉ có và luôn là Chúa Giêsu). LM Syquia nói rằng, khi bị ma quỷ tấn công, người ta tập trung vào ma quỷ, như thời gian trôi qua, người trừ quỷ hoặc người giải thoát nhận biết Thiên Chúa quyền năng biết bao! Vì “Thiên Chúa luôn cùng chiến đấu với chúng ta và không bao giờ rời xa chúng ta”. Quan trọng nhất là “tiếp tục tiến tới sự thánh thiện”. Thật vậy, khi bạn cảm thấy bị ma quỷ bao vây, bạn không còn sự giải thoát nào khác ngoài Thiên Chúa.

Khi tôi đặt tựa đề “Đối chất ma quỷ” cho bài viết này, tôi nên giải thích thêm. Thực ra, chúng ta không thể và không nên “đối mặt ma quỷ”. Ma quỷ là các thiên thần sa ngã nên rất mạnh hơn chúng ta. Chúng ta phải luôn “nhân Danh Chúa Giêsu” mà chống lại ma quỷ. Như vậy, chiến thắng của chúng ta luôn là chiến thắng của Chúa Giêsu. Ngài là sức mạnh của chúng ta và là Đấng bảo vệ chúng ta. Xin chúc tụng Chúa Giêsu và Thánh Danh Ngài: “Khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2:10).

Lourdes Policarpio

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ all-about-the-virgin-mary.com)

_______________________________________________________________

Chuyện khôn, dại

Chuyện khôn, dại

 lúc 12:09 Sáng 16/08/12

VRNs (16.08.2012) – Sài Gòn – Ngay trong cuộc sống đời thường cũng luôn có nhiều “chuyện lạ”, nhưng mỗi chuyện đều có những mức độ “lạ” khác nhau, thậm chí là khác hẳn. Tốt cũng “lạ”, xấu cũng “lạ”. Vì vậy mà cần phải tỉnh táo, biết phân biệt cái gì đúng hoặc cái gì sai. Đó là người thông minh và khôn ngoan. Chúa Giêsu dạy cách xử sự: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10:16).

Sự khôn ngoan rất quan trọng trong mọi trường hợp. Kinh thánh cho biết: Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình, dựng lên bảy cây cột, hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn và sai các nữ tỳ ra đi. Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố và kêu gọi: “Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây!” (Cn 9:4). Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo: “Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế! Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống; hãy bước đi trên con đường hiểu biết” (Cn 9:5-6).

Đường lối Chúa luôn cao siêu và kỳ diệu, vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Vì thế, chúng ta phải thầm nhủ: “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa, câu hát mừng Ngài chẳng ngớt trên môi” [Tv 33 (34):2], đồng thời còn nói cho người khác biết: “Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa, xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên. Hãy cùng tôi ngợi khen Đức Chúa, ta đồng thanh tán tụng danh Ngài” [Tv 33 (34):3-4], rồi giải thích lý do: “Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Ngài đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng” [Tv 33 (34):5]. Tình yêu của Thiên Chúa bao la, lòng thương xót của Ngài vô biên, chắc chắn rằng “ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở, không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi” [Tv 33 (34):6]. Sự thường thì “vô tri, bất mộ”. Nhưng một khi đã “nếm thử” sự ngọt ngào của Ngài rồi, người ta sẽ khiêm nhường khi làm chứng về Ngài: “Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn” [Tv 33 (34):7].

Thánh vịnh 33 (34) muốn nhắc nhở chúng ta một điều: “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy: hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người!” [Tv 33 (34):9]. Nghiệm ra Chúa rồi thì người ta sẽ thêm khôn ngoan, biết sống theo lời khuyên tốt lành: “Phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa; hãy làm lành, lánh dữ;, tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hoà” [Tv 33 (34):14-15].

Tục ngữ Việt Nam khuyên: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Đó là phép lịch sự cơ bản nhưng lại thể hiện sự ý tứ, tinh tế và khôn khéo. Thánh Phaolô khuyên: “Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối” (Ep 5:15-16). Thánh nhân “vuốt mặt” mà không cần “nể mũi”, cứ nói thẳng nói thật: “Anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là Ý Chúa. Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí” (Ep 5:17-18). Đó mới là cách sống khôn ngoan, mà người nào có “sống khôn” thì mới có thể “chết thiêng”. Hệ lụy lô-gích!

Ngày xưa, những người có “máu nhạc” bị coi là “xướng ca vô loài”, nghĩa là “không giống ai” theo dạng “kỳ quặc”, kiểu như “con giáp thứ 13” không hề có trong số các con giáp. Thế nhưng Thánh Phaolô lại khuyên: “Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa” (Ep 5:19). Đặc biệt hơn, thánh nhân nhấn mạnh: “Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5:20). Tạ ơn khi vui mừng và may mắn thì đó là điều dễ dàng, không có gì đáng nói; nhưng tạ ơn khi buồn rầu và kém may mắn thì đó mới là điều đáng nói. Khó lắm! Nhưng Thánh Gióp đã làm được điều đó, dù đời ông là bản “trường ca đau khổ”. Chúng ta phải nỗ lực noi gương Thánh Gióp vậy!

Nếu lần đầu nghe Chúa Giêsu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6:51). Liệu chúng ta có thể tin “chuyện động trời” như vậy? Chắc là không! Người Do-thái khi nghe Chúa Giêsu nói vậy, họ liền tranh luận sôi nổi với nhau: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6:52). Ăn thịt sống của động vật đã là “điều lạ”, huống chi là “ăn thịt và uống máu người”. Phải nói là kinh dị! Chắc là Chúa Giêsu cười thầm trong bụng. Biết họ không thể tin vì “chói tai”, nhưng Ngài vẫn xác quyết: “Thật, Tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” (Ga 6:53-55). Chắc là lúc đó ai cũng trố mắt ngạc nhiên, nhưng vẫn há hốc mồm miệng và vểnh tai nghe “điều lạ”. Chúa Giêsu nói tiếp: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai Tôi, và Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn Tôi cũng sẽ nhờ Tôi mà được sống như vậy” (Ga 6:56-57).

Chúa Giêsu là nhà hùng biện vĩ đại. Họ im lặng tức là có cảm giác “khác” rồi. Đúng là “lời nói lung lay, gương lành lôi kéo”. Ngài tiếp tục tái xác định: “Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6:58).

Có lý lắm. Chắc hẳn lúc đó có nhiều người đang “mềm” lòng như sáp nến gặp lửa nóng vậy. Trong số những người khôn thì chắc cũng không thiếu những người dại. Họ dại vì họ cố chấp, biết đúng mà cứ muốn chứng tỏ “bản lĩnh” của mình; họ dại vì quá tự ái, cái “tôi” lớn hơn cái “chúng ta”; họ dại vì không muốn tin vào quyền năng của “chàng trai trẻ” Giêsu.

Và chúng ta ngày nay cũng thế thôi, có người khôn và cũng có người dại!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con được đức khôn ngoan và đức khiêm nhường để sống tốt lành ngay trên trần gian này, để chúng con được mãi mãi “ở lại trong tình thương của Chúa” (Ga 15:9). Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô

Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô 

                                                                                              TRẦM THIÊN THU 

 

 Đức Kitô có một số bí quyết tuyệt vời để sống hạnh phúc mà Ngài đã chia sẻ trong “Bài Giảng Trên Núi”, trong đó bao gồm “Bát Phúc” (Tám Mối Phúc Thật). Chúa Giêsu nói rất rõ đến từng chi tiết về những điều xem chừng rất “ngược đời”, rất “khó lọt tai”, nhưng lại rất hợp lý và thú vị.

1. Về giận ghét. 

Luật Cựu ước: “Không được giết người. Chớ giết người vô tội và người công chính” (Đn 5:17; Đn 13:53). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5:22-26; Lc 12:57-59). Như vậy, tội giận ghét người khác cũng giống như tội sát nhân, giết người không cần gươm giáo!

2. Về ngoại tình. 

Luật Cựu ước: “Chớ ngoại tình” (Xh 20:14; Đnl 5:18). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục” (Mt 5:28-30).

3. Về ly dị. 

Luật Cựu ước: “Ai rẫy vợ thì phải cho vợ chứng thư ly dị” (Đnl 24:1). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5:31-32; Mt 19:9; Mc 10:11-12; Lc 16:18).

4. Về nhân chứng. 

Luật Cựu ước: “Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa” (). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5:34-37).

5. Về thù hận.

 

 Luật Cựu ước: “Mắt đền mắt, răng đền răng, mạng đền mạng” (Xh 21:24; Lv 24:20; Đnl 19:21). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin thì hãy cho; ai muốn vay mượn thì đừng ngoảnh mặt đi” (Mt 5:39-42; Lc 62:9-30).

Luật Cựu ước: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù” (Lv 19:18). Còn Chúa Giêsu dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:4348; Lc 6:27-28, 32-36).

6. Về nhịn nhục.

 

 Chúa Giêsu dạy: “Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài” (Mt 5:40), “Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa” (Lc 6:29).

7. Về lề luật. 

Chúa Giêsu xác định: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5:20), rồi Ngài vừa dặn dò vừa cảnh báo: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời” (Mt 5:17-19).

8. Về công chính. 

 

Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5:20). Thiên Chúa xác định: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:13). Như vậy, ai cảm thấy mình đạo đức thì đừng vội “chảnh”, và ai cảm thấy mình tội lỗi thì cũng đừng nản chí sờn lòng.

9. Về công lý. 

Luật Cựu ước: “Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. Ngươi không được hùa theo số đông để làm điều trái; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch. Ngươi không được thiên vị người yếu thế khi họ có việc kiện tụng” (Xh 23:1-3). Chúa Giêsu giải thích: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ” (Mt 23:23). Công lý là 1 trong 3 điều quan trọng nhất trong luật pháp.

Chúa Giêsu nói với mỗi chúng ta: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5:13-16).

Ngài bảo chúng ta là Muối mặn, là đèn sáng, đồng thời cũng phải là “hạt lúa mì thối trong đất” (Ga 12:24) và là Men giữa đời, nhưng Ngài cũng cảnh báo: “Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pharisêu và men Hêrôđê!” (Mc 8:15). Và Thánh Phêrô căn dặn: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8).

Lạy Thiên Chúa, kẻ thù con đang rình sẵn, xin lấy đức công chính của Ngài mà hướng dẫn con, xin san phẳng lối của Ngài để con tiến bước (Tv 5:9).

TRẦM THIÊN THU

http://translate.google.com/translate?hl=en&sl=vi&tl=en&u=http%3A%2F%2Fkeditim.net

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Nếu chỉ còn một ngày để sống…

 

Nếu chỉ còn một ngày để sống…

 

                                                               tác giả:  TRẦM THIÊN THU

 

Nếu chỉ còn một ngày để sống…, tôi sẽ phản ứng thế nào và sẽ làm gì? Quả thật, đó là một giả-thuyết-thực-tế, một cái “nếu” rất thật, thật đến nỗi điều đó có thể xày ra bất kỳ lúc nào, thậm chí là ngay bây giờ, dù bạn mới vài tuổi hoặc xấp xỉ… trăm tuổi!

Tình cờ nghe ca khúc “Nếu chỉ còn một ngày để sống” của Hoài An – nhạc sĩ ngày xưa đã cao niên, trong một chương trình của Paris by Night, tôi thực sự xúc cảm cái “đẹp” (đúng nghĩa ĐẸP – vì có những cái Đẹp mà không tốt, nhưng cái Tốt thì luôn Đẹp) ở trong đó về phương diện tích cực. Vâng, ca từ của ca khúc này đầy tính nhân bản, nguyên văn như sau:

Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà, để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ… mơ tiếng mẹ cha. Nếu chỉ còn một ngày để sống, người cho tôi một khúc kinh cầu, người tôi thương êm ấm môi cười, cho con tôi bước đời yên vui.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời, làm sao ta đền đáp bao người, nâng ta lên qua bước đời chênh vênh? Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta chuộc hết lỗi lầm, làm sao ta thanh thản tâm hồn, xuôi đôi tay đi giữa hừng đông?

Cho tôi như bóng mây, lang thang qua cõi này, cho tôi được ngắm sao trên trời giữa hương đồng cỏ nội. Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa, cho tôi được cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người. Cho tôi được sống trong tim người bằng những lời ca.

Nếu chỉ còn một ngày để sống, muộn màng không lời hối lỗi chân thành? Buồn vì ai, ta làm ai buồn, xin bao dung tha thứ vì nhau. Nếu chỉ còn một ngày để sống, chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp, phải chăng ta có lúc vội vàng, nên ra đi chưa được bình an?

Giai điệu đẹp và ca từ cũng đẹp. Vâng, nếu chỉ còn một ngày để sống… Tôi chợt nhớ tới vị thánh “nhí” Saviô. Khi đang giờ chơi, Saviô được hỏi: “Nếu bây giờ con chết thì con làm gì?”. Saviô đáp ngay: “Con vẫn tiếp tục chơi”.

Thật tuyệt vời, vì đó là thi hành Ý Chúa trong hiện tại. Giờ nào việc nấy. Dù là việc đọc sách thiêng liêng hay đọc kinh, thậm chí là cầu nguyện, nếu không “đúng lúc” thì cũng vô nghĩa.

Vậy đó. Con người quá yếu đuối, quá nhỏ bé, dù là gì thì cũng không là gì cả. Tôi không dám chê trách hay chỉ trích ai. Tôi chỉ nói ra cảm nhận mà tôi khả dĩ chân nhận, tất nhiên không tránh khỏi tính chủ quan. Tôi biết tôi chỉ là số zero, một “số không” lớn nhất trong những “số không” khác. Đó là thực tế, dù rất có thể tôi không muốn… chấp nhận!

Theo tôi, dù là ai thì trước tiên vẫn là con người, mà là con người thì cuối cùng phải… chết. Đó là một thực tế vừa minh nhiên vừa mặc nhiên. Có sợ chết cũng không thoát chết, giàu sang, danh vọng hoặc địa vị thế nào thì cũng “trắng tay” khi nhắm mắt xuôi tay. Vậy tại sao lại cứ tranh giành nhau? Phải chăng đó là ảo tưởng? Con người rất dễ ảo tưởng, càng “lớn” càng dễ ảo tưởng, càng dễ độc đoán. Nhưng người ta không dám… nhận!

 

TRẦM THIÊN THU

Chúa về trời, con vào đời

Chúa về trời, con vào đời     

                                                                  tác giả Trầm Thiên Thu

 Chúa Giêsu vinh hiển về trời, còn chúng ta phải hiên ngang vào đời để làm chứng về Đức-Kitô-chịu-chết-và-phục-sinh, về Tình Yêu Vô Biên của Thiên Chúa, về Lòng Thương Xót của Ngài. Chúa Giêsu về trời là bảo chứng chắc chắn chúng ta cũng sẽ được về trời. Với hy vọng đó, chúng ta có thể can đảm và kiên trì vượt biển-đau-khổ-trần-gian để cặp Bến Bình An Thiên Quốc.

 Theo sách Công vụ Tông đồ (Cv 1:1-11), Chúa Giêsu đã dạy bảo các Tông đồ mà Ngài đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Ngài còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy Ngài vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: Trong 40 ngày, Ngài đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Chúa.

 CHÚA VỀ TRỜI

Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là “ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó tò mò hỏi: “Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?”. Chắc là các ông cũng muốn “thơm lây” gì đó, vì con người vẫn nuôi hy vọng “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Nhưng Chúa Giêsu thản nhiên: “Anh emkhông cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8).

 Nói xong, Ngài được cất lên ngay trước mắt các ông, khiến các ông chưng hửng và ngơ ngẩn. Lúc đó có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Bó tay! Đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv 1:11).

 Chúa đi rồi chắc hẳn các ông buồn lắm, và cũng có thể “trách yêu” là sao Thầy đi mà không nói trước. Các ông cũng có thể buồn vì từ nay không còn Đại Sư Phụ thì không biết xoay xở thế nào. Con người mà! Đại Sư Phụ biết lắm, thế nên Ngài đã hứa ban Chúa Thánh Thần để đủ tự tin mà hành động vì Chúa: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8). Tất nhiên, Ngài hứa gì thì luôn thực hiện đúng.

 Từ khi phục sinh, Chúa Giêsu không còn nhân tính mà chỉ còn thiên tính. Ngài ẩn hiện thoăn thoắt. Nay Ngài lại về trời, nghĩa là chúng ta cũng chắc chắn sống lại và về trời với Ngài. Vì thế: “Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi! Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo! Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý, là Vua Cả thống trị khắp địa cầu” (Tv 47:2-3). Đồng thời, chúng ta “hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa, đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta!” (Tv 47:7). Thật vậy, “Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu”, nên chúng ta phải “dâng Ngài khúc đàn ca tuyệt mỹ”. Tất nhiên những gì là tuyệt vời nhất thì phải được dành cho Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân, Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả” (Tv 47:9).

 Vui mừng là biểu hiện có Chúa trong tâm hồn, nghĩa là chúng ta đang được Chúa Thánh Thần tác động. Chúng ta được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, đủ can đảm đi giữa bầy sói mà không hề run sợ…

 CHÚNG TA VÀO ĐỜI

 Thánh Phaolô nói: “Tôi là người đang bị tù vì Chúa” (Ep 4:1a). Tự nhận là “tù nhân của Chúa” nên Thánh Phaolô không ngại nói: “Tôi khuyên nhủ anh chị em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh chị em. Anh chị em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh chị em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau” (Ep 4:1b-3). Ai cũng được Thiên Chúa kêu gọi, mỗi người mỗi trách nhiệm, mỗi người một loại “nén”, vấn đề là dùng những “nén” đó bằng cách nào và với mục đích gì. Không ai có quyền tự cho rằng “nén” của mình “có giá” hơn “nén” của người khác. Trước mặt Chúa, mọi người đều bình đẳng!

Bằng nhau ư? Đúng, vì “Thiên Chúa không thiên vị người nào. Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Ngài tiếp nhận” (Cv 10:34). Vả lại, như Thánh Phaolô nói: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh chị em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng” (Ep 4:4). Đặc biệt là “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4:5). Thế thì sao không bình đẳng? Đúng là “chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người”, nhưng “mỗi người chúng ta đã nhận được ân sủng tuỳ theo mức độ Đức Kitô ban cho” (Ep 4:7). Đó là điều mầu nhiệm, trí tuệ loài người không thể phân tích hoặc giải nghĩa thấu tình đạt lý.

 Thánh Phaolô dẫn chứng rất lạ: “Có lời Kinh Thánh nói: Ngài đã lên cao, dẫn theo một đám tù; Ngài đã ban ân huệ cho loài người” (Ep 4:8). “Đám tù” đó là chúng ta chứ còn ai trồng khoai đất này nữa, vì chúng ta đều là những tử tù được Đức Kitô chịu chết để giải thoát chúng ta khỏi chốn-lao-tù-tội-lỗi-trầm-luân. Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Ngài đã lên nghĩa là gì, nếu không phải là Ngài đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Ep 4:9-10). Hai động thái trái ngược là “lên” và “xuống”, nhưng hai động thái đó đều do chính Đấng-đã-chết-và-sống-lại thực hiện.

 Ý Chúa quá mầu nhiệm: “Chính Ngài đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ” (Ep 4:11). Vì thế mà tạo nên xã hội, cộng đoàn. Ai cũng làm giám đốc thì lấy đâu có công nhân? Ai cũng làm tổng thống thì lấy đâu nhân dân? Nếu vậy, ơn gọi “làm nhỏ” có khi còn quan trọng hơn ơn gọi “làm lớn” đấy. Vì Chúa Giêsu đã xác định: Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9:35). Ngài luôn bảo người ta “làm nhỏ” chứ không khuyên ai “làm lớn”, nhưng người ta thích làm ngược lại. Đừng khinh suất hoặc ảo tưởng! Thánh Phaolô giải thích: “Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tớitầm vóc viên mãn của Đức Kitô (Ep 4:12-13). Đó là cả một chu-trình-vào-đời của bất kỳ ai.

 Chúa Giêsu sai mọi người vào đời khi Ngài nói: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án”(Mc 16:15-16). Ai thật và ai giả cũng được Ngài nói trước: “Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ” (Mc 16:17-18).

 Thánh Máccô kể: “Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16:19-20). Và cho đến ngày nay, nhiều người cũng đã và đang “vào đời” như thế: Nói về Chúa, sống chứng nhân, sống gương mẫu, làm việc tốt, tha thứ cho người ghét mình, nghĩ tốt về người khác, rao truyền Tình Yêu Chúa, thực thi Lòng Chúa Thương Xót,…

 Lạy Chúa, xin thêm cho chúng con ba đức đối thần (tin, cậy, mến) và các đức đối nhân để chúng con làm hành trang vào đời theo lệnh truyền của Đức Giêsu Kitô, Con Một của Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Đại Sư Phụ Giêsu, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.

 TRẦM THIÊN THU