CHÚA GIÊSU VÀ QUÂN DỮ – Trầm Thiên Thu

Trầm Thiên Thu

Sau nụ hôn phản bội, Giuđa lẩn vào đám người đến bắt Chúa Giêsu.  Công việc của hắn đã xong.  Việc hắn phải làm lúc này là hồi hộp quan sát với hy vọng rằng những người bắt Chúa Giêsu sẽ thực hiện đúng giao kèo và không để Chúa Giêsu vuột khỏi như bao lần trước trong quá khứ.

Chúa Giêsu không có ý định như vậy, nếu Ngài muốn thì cũng chẳng ai làm gì được Ngài.  Thay vì chờ kẻ thù ra tay, Ngài nói với họ: “Quý vị tìm ai?”  Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét

.”  Ngài xác nhận: “Chính tôi đây.  Mặc dù đã có dấu chỉ điểm của Giuđa là nụ hôn, họ có vẻ vẫn nghi ngờ.  Ngu dốt hết sức!  Họ nghi người này dám ra mặt như thế thì không thể là người mà họ muốn bắt.

Thánh Gioan cho biết rằng khi Chúa Giêsu nói “Chính tôi đây” thì quân dữ đã “lùi lại và ngã xuống đất.”  Khi giải thích về sự té ngã của họ, chắc chắn rằng Thánh Gioan coi đó là một phép lạ do quyền năng của Chúa.  Có thể không phải cả đám họ đều ngã hết; có thể chỉ những người đứng ngay trước mặt Chúa Giêsu mới ngã, đó chính là những viên chỉ huy đã hỏi Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu cho phép điều gì đó thuộc quyền năng của Ngài để chiếu tỏa trong lời Ngài và vẻ uy nghi của Ngài, kẻ thù phải giật lùi và ngã nhào.  Đây không là lần đầu tiên Chúa Giêsu khiến kẻ thù hoảng sợ vì vẻ uy nghi của Ngài (x. Ga 7:44; 10:39).  Ngài sẽ mở đường cho họ bởi vì đó là ý muốn của Chúa Cha, nhưng không phải trước khi cho họ thấy rằng Ngài tự do hành động.  Ngài làm trọn lời tiên tri của ngôn sứ Isaia: “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” (Is 53:7).  Ngài làm vậy không phải vì yếu đuối mà vì chọn lựa.

TÌNH HUỐNG và THANH GƯƠM

Kẻ thù của Chúa Giêsu liền tận dụng tình huống này.  Chúa Giêsu trao mình mà không hề chống cự và xin tha cho các đệ tử.  Không có chiến đấu nên không có nguy hiểm, thế nên một số người trong đám lính tỏ ra hăng hái, bước tới và bắt Chúa Giêsu.  Giuđa giữ đủ mức độ yêu thương và lòng kính trọng dành cho Thầy để an thân, hắn để cho người khác hành động.  Các môn đệ ngạc nhiên trước các sự kiện này.  Chưa bao giờ họ thấy Thầy bị đối xử tồi tệ như vậy.  Những lần trước, khi kẻ thù tìm cách bắt Ngài, Ngài chỉ lặng lẽ lánh đi nơi khác, thế mà bây giờ Thầy lại chịu để cho chúng bắt.  Lúc này họ thấy Ngài nắm chặt hai bàn tay.

Ngay trong lúc dầu sôi lửa bỏng, các môn đệ xin ý kiến của Thầy Giêsu để có thể chiến đấu bằng gươm, vì hai người trong số họ có gươm, nhưng họ không hiểu ý Thầy mình.  Chiều tối, Ngài nói với họ: “Khi Thầy sai anh em ra đi, không túi tiền, không bao bị, không giày dép, anh em có thiếu thốn gì không?”  Họ đáp: “Thưa không.  Ngài bảo họ: “Nhưng bây giờ, ai có túi tiền thì hãy mang theo, ai có bao bị cũng vậy; còn ai chưa có gươm thì bán áo đi mà mua.  Vì Thầy bảo cho anh em hay: cần phải ứng nghiệm nơi bản thân Thầy lời Kinh Thánh đã chép: Người bị liệt vào hàng phạm pháp.  Thật vậy, những gì đã chép về Thầy sắp được hoàn tất.  Họ thưa với Thầy Giêsu: “Lạy Chúa, đã có hai thanh gươm đây.  Ngài bảo: “Đủ rồi!” (Lc 22:35–38).  Có thể họ nghĩ rằng đây là cách Chúa Giêsu nói tới sự cấp bách.  Sự mạnh dạn của họ lớn hơn sự khôn ngoan.  Có gươm giáo trong tay, một số người trong số họ chờ lệnh của Thầy Giêsu, sẵn sàng xông vào đám lính Rôma.

Lúc đó, hành động nhanh chóng, vì Chúa Giêsu không còn thời gian để trả lời họ.  Phêrô bộc trực khi thấy Thầy bị bắt.  Ông không đợi Thầy trả lời, mà liền vung gươm chém thẳng vào đầu Malchus, một trong những người đang bắt giữ Thầy Giêsu.

Sau khi Phêrô chém đứt tai tên đầy tớ của thượng tế, Chúa Giêsu nghiêm giọng: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52).  Ý nghĩa câu nói không rõ ràng.  Có thể Chúa Giêsu có ý nói rằng “Cứ để như thế, không còn bạo lực nữa,” hoặc là “Cứ để mọi sự diễn biến; cứ để họ bắt Thầy.”  Trong lúc bị thương, hẳn là Malchus buông tay ra, và Chúa Giêsu liền dùng tay để gắn tai cho hắn.  NếuThầy Giêsu không làm phép lạ chữa lành tai cho Malchus, hẳn là Phêrô khó yên thân trong sân dinh thượng tế tối hôm đó.

Chúa Giêsu vẫn chủ động.  Quay sang Phêrô, Ngài nói: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26:52).  Ngài không tham dự vào việc tự vệ bằng bạo động, Ngài muốn yêu thương.

Bạo lực sinh ra bạo lực, đổ máu dẫn đến đổ máu nhiều hơn.  Dùng gươm phải được phép, nếu không sẽ phạm pháp.  Hơn nữa, Chúa Giêsu không cần họ trợ giúp: “Anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao?  Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 26:53).  Một đạo quân có 6.000 người.  Thay vì 12 môn đệ yếu đuối bảo vệ Ngài, Ngài có thể xin Chúa Cha ban cho mười hai lần sáu ngàn thiên thần giúp đỡ Ngài – tức là 12 x 6.000 = 72.000 quân.

Sau khi nói với Phêrô, Chúa Giêsu quay sang đám người đến bắt Ngài.  Mặc dù Ngài nói với mọi người, nhưng Ngài nhắm đến những kẻ có chức quyền, những kẻ chịu trách nhiệm về những gì xảy ra – các thượng tế, những người coi Đền Thờ, và các bô lão.  Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến?  Ngày ngày, tôi ở giữa các ông trong Đền Thờ, mà các ông không tra tay bắt.  Nhưng đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm” (Lc 22:52–53).

BẮT GIỮ

Chúa Giêsu không phản đối việc bắt Ngài nhưng phản đối cách thức, thời gian và nơi chốn mà họ bắt Ngài.  Họ đối xử với Ngài như thể Ngài là kẻ trộm cướp, trưởng băng đảng có vũ khí, hoặc kẻ phạm pháp.  Nếu có vấn đề sự khác nhau về học thuyết, họ cũng biết rất rõ rằng họ vẫn thấy Ngài giảng dạy ở Đền Thờ.  Họ có thể bắt Ngài giữa thanh thiên bạch nhật và đưa Ngài ra trước hội đường.  Chúa Giêsu biết tại sao họ không làm vậy – và chính họ cũng biết điều đó.  Họ biết họ kết tội Chúa Giêsu về những lời Ngài nói.  Họ sợ dân chúng vì tính thâm độc trong động lực và sự bất công trong cách đối xử của họ dành cho Chúa Giêsu.

Nhưng có ý nghĩa sâu xa về những gì xảy ra.  Họ là những kẻ độc ác.  Do đó hành động của họ hoàn tất lời tiên tri, như Chúa Giêsu đã xác định: “Nhưng thế này là để lời Sách Thánh được ứng nghiệm” (Mc 14:49b).  Những gì họ làm đều được Thiên Chúa sử dụng và ăn khớp với kế hoạch cứu độ.

Lúc đó, quân dữ có vẻ đã thắng thế.  Chúa Giêsu nói: “Đây là giờ của các ông, là thời của quyền lực tối tăm” (Lc 22:53b).  Họ đã nhiều lần muốn bắt Ngài nhưng không thể bởi vì giờ của Ngài chưa đến.  Bây giờ là lúc họ có thể tự do hành động.  Satan là hoàng tử của bóng tối, nó đã nhập vào Giuđa, kẻ thủ mưu thành công.  Giờ hành động của quân dữ cũng là giờ của quyền lực tối tăm, bởi vì họ hành động với tư cách là liên minh và vũ khí của Satan.

CÁC MÔN ĐỆ CHẠY TRỐN

Sau khi nói với đám quân dữ, Chúa Giêsu im lặng.  Các Thánh sử không cho biết có sự thảo luận giữa các môn đệ hay không, về những gì nên làm hoặc nên nói.  Các Phúc Âm chỉ cho biết cách hành động của các môn đệ: “Bấy giờ CÁC MÔN ĐỆ BỎ NGƯỜI MÀ CHẠY TRỐN HẾT” (Mt 26:56b).

Chạy trốn là hèn nhát, đáng xấu hổ.  Họ xa tránh Thầy Giêsu trong lúc nguy hiểm và bỏ mặc Thầy trong tay kẻ thù.  Tuy nhiên, chúng ta không nên coi đó là điều khó làm dịu tính nghiêm khắc về việc kết tội.  Chúa Giêsu đã giải tán họ và nói: “Nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi” (Ga 18:8).  Ngài phản đối họ dùng gươm giáo, vả lại Ngài cũng không tỏ dấu hiệu bỏ trốn.  Họ phải mau mắn quyết định điều cần làm, trong khi đó họ vẫn chăm chú theo dõi Chúa Giêsu, và họ quyết định chọn cách an toàn cho bản thân.   Khi họ thấy Chúa Giêsu bị bắt mà không tìm cách thoát thân, họ lẩn vào bóng tối của những tán cây ô-liu. Điều đó ứng nghiệm lời tiên tri về lời nói của Chúa Giêsu: “Ta sẽ đánh người chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác” (Mt 26:31).  Khi đó, Thánh Gioan thấy Thầy Giêsu đơn độc nên cảm thương: “Bấy giờ toán quân và viên chỉ huy cùng đám thuộc hạ của người Do Thái bắt Đức Giêsu và trói Người lại” (Ga 18:12).

Khi Chúa Giêsu đã bị trói chặt và bị quân lính vũ trang vây quanh, đám quân dữ bắt đầu dàn hàng tiến về thành phố.  Thánh Gioan cho biết rằng “họ điệu Chúa Giêsu đến ông Kha-nan, nhạc phụ của ông Cai-pha.  Ông Cai-pha làm thượng tế năm đó” (Ga 18:13).  Truyền thống đặt dinh của ông Kha-nan– có lẽ cũng như dinh của ông Cai-pha – trên ngọn đồi phía Tây của thành phố, khoảng 60m tính từ căn phòng mà Chúa Giêsu đã ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ vài giờ trước đó.

THANH NIÊN CHẠY TRỐN

Đêm tối, mọi người trong thành phố đã yên giấc.  Chỉ có những lính canh còn thức bên các bức tường. Thánh Máccô cho biết rằng các môn đệ đã bỏ của chạy lấy người.  Trong các Phúc Âm, chỉ có Máccô thú nhận sự thật này: “Trong khi đó có một cậu thanh niên đi theo Người, mình khoác vỏn vẹn một tấm vải gai.  Họ túm lấy anh.  Anh liền trút tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng” (Mc 14:51–52).

Thánh Máccô là người theo Chúa Giêsu khi còn khá trẻ – chưa tới 20 tuổi.  Ông không đi theo xa xa, mà đi theo trong đám đông.  Điều này cho thấy rằng ông không đi theo vì tò mò hoặc hiếu kỳ, mà thực sự quan tâm, thế nên ông trở thành môn đệ của Chúa Giêsu.  Và rồi ông bị quân dữ tóm lấy, nhưng ông bỏ áo để thoát thân, sợ quá nên ông chẳng ngại gì nữa dù lúc đó ông “trần như nhộng.”

Trình thuật Tin Mừng không cho chúng ta biết tình trạng đó của Mác-cô xảy ra trong khi người ta “dẫn độ” Chúa Giêsu từ Vườn Dầu tới dinh Kha-nan.  Có thể chàng trai trẻ Mác-cô là con của chủ nhân căn biệt thự Ghết-si-ma-ni và thức giấc vì tiếng la hét ồn ào của đám quân dữ.  Có một truyền thống cho rằng mẹ của Thánh Mác-cô là chủ căn nhà mà Chúa Giêsu và các môn đệ ăn Bữa Tiệc Ly.  Nếu truyền thống này đúng về vị trí của Phòng Tiệc Ly và dinh Kha-nan, hẳn là đám quân dữ dẫn tù nhân đi ngang qua Phòng Tiệc Ly.  Căn nhà của mẹ Thánh Mác-cô là một trong những nơi hội họp đầu tiên của các Kitô hữu thời sơ khai.  Đó là nơi mà Thánh Phêrô tới sau khi được thiên thần giải thoát khỏi nhà tù (Cv 12:12).

Chứng cớ chưa đủ thuyết phục, nhưng có điều nhỏ cho biết rằng chàng trai trẻ kia chính là Thánh Mác-cô.  Nếu đúng vậy, chúng ta có thể hình dung sự kiện đó vẫn sống động trong trí nhớ.  Nếu Thánh Mátthêu, Thánh Luca và Thánh Gioan biết điều này, hẳn là họ đã bỏ qua vì thấy không quan trọng.  Đối với Thánh Mác-cô, điều đó giống như một dấu ấn mà chính ông đã ghi dấu trong Phúc Âm do ông viết ra, giống như Thánh Gioan đã nói tới chính mình bằng cách nói “người môn đệ Chúa yêu.”

Lm Ralph Gorman –

 Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

From: Langthangchieutim

ĐỪNG CHẠY TRỐN THẬP GIÁ – Trầm Thiên Thu

Trầm Thiên Thu

Một trong các diện mạo nổi bật của Cuộc Khổ Nạn là Chúa Giêsu đơn độc dữ dội trong những giờ phút cuối cuộc đời Ngài trên thế gian.  Đa số các môn đệ, những người theo Ngài và là bạn hữu của Ngài, đều trốn Ngài và bỏ rơi Ngài trong lúc cấp bách nhất.  Thánh Phêrô còn cả gan dám chối bỏ Ngài tới ba lần để tránh liên lụy tới Ngài – người mà ông đã mạnh mẽ tuyên xưng là Con Thiên Chúa (Mt 16:16).  Có vài người tận tình theo sát Ngài, đó là Đức Mẹ và Thánh Gioan, những người đứng bên chân Thập Giá và chứng kiến Chúa Giêsu Chúa Giêsu bị đóng đinh, rồi cùng đưa Ngài đi an táng.

Khi đi qua Mùa Chay Thánh này, chúng ta cần suy tư về những lần chúng ta đã chạy trốn thập giá và chạy trốn Chúa Giêsu.  Chúng ta đã từng làm điều đó, bằng cách này hay cách khác.  Đó là những lúc chúng ta trốn tránh đau khổ của chính mình, của người thân, của người lân cận, hoặc của những người mà chúng ta gặp trong cuộc sống hằng ngày.  Nhưng “chạy trời không khỏi nắng”, bởi vì chúng ta không thể trốn tránh đau khổ về thể lý – như bệnh tật, mất người thân, mất việc làm, bị tổn thương, hoặc các dạng đau khổ khác, kể cả những điều trái ý trong cuộc sống.  Khi đau khổ xảy ra, chúng ta thường tránh né bằng cách xem ti-vi, lướt internet, ăn uống thứ gì đó, uống rượu, sử dụng ma túy, xem phim ảnh đen, v.v…  Rất đa dạng.  Chúng ta tìm cách làm bất cứ thứ gì để tránh đối mặt với thực tế của cuộc sống: thập giá.  Thật vậy, chúng ta luôn tìm cách chạy trốn thập giá!

Chạy Trốn Đau Khổ Của Người Khác

Đây là điều rất thật, đó là khi chúng ta gặp đau khổ của người khác.  Người ta rất ưa chủ nghĩa cá nhân.  Đây là đặc điểm đối lập với cách hiểu của Công giáo về Nhiệm Thể Đức Kitô.  Chúng ta là một cộng đồng.  Chúng ta được liên kết với nhau qua Chúa Thánh Thần ở mức độ sâu xa nhất của chính con người chúng ta.  Chúng ta là các chi thể của Đức Giêsu Kitô trên thế gian này.  Chúa Giêsu là Đầu.  Khi một chi thể của Nhiệm Thể bị đau, tất cả chúng ta cũng bị đau.  Chúng ta không biết thực tế này nên chúng ta có thể làm ngơ, nhưng đó là sự thật minh nhiên.

Khi yêu thương nhau với tư cách là môn đệ của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi đi vào trong nỗi đau khổ của những người lân cận.  Điều này không dễ, nhưng không có gì về Thập Giá cho chúng ta biết đời sống tâm linh và con đường nên thánh sẽ dễ dàng.  Chúa Cứu Thế Giêsu đã chết trên Thập Giá và Ngài cho chúng ta biết rằng chúng ta PHẢI theo Ngài.  Có một Thập Giá cuối cùng dành cho mỗi chúng ta là chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt trước khi chúng ta có thể bước vào đời sống vĩnh hằng: TỬ THẦN ĐANG ĐỢI TẤT CẢ CHÚNG TA.  Thập Giá đến trước khi ngôi mộ trống.  Cuộc sống này là những chuỗi thập giá dẫn chúng ta tới chung một số phận như Đức Chúa của chúng ta.  Dù vậy, chúng ta vẫn hy vọng nhờ những gì xảy ra phía sau Thập Giá.

Khi Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội trên thế gian, Ngài muốn kết hiệp toàn nhân loại qua dấu chỉ hữu hình đối với thế giới thực tế về bản thể học (ontological reality) trong tính liên kết của nhân loại và tặng phẩm Ơn Cứu Độ.  Đức Kitô đã mặc xác phàm, điều này liên kết Ngài với chúng ta trong tình đoàn kết và liên kết chúng ta với nhau.  Đó là nhờ mối liên kết sâu xa mà Ngài truyền lệnh cho chúng ta là phải yêu thương người lân cận.  Yêu thương đòi hỏi lòng ước muốn trong chúng ta về điều tốt lành đối với người lân cận.  Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cầu xin Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta có sức chịu đựng, bởi vì tình yêu đòi hỏi sự hy sinh: vác thập giá.  Chúng ta cần can đảm chung phần đau khổ với tha nhân, nhưng tình yêu thương thúc giục chúng ta thể hiện sự công bình.  Chúng ta làm nhẹ gánh nặng của người khác và mở rộng khả năng yêu thương khi chúng ta chấp nhận đồng hành với những người đau khổ ở xung quanh chúng ta.  Đi vào nỗi đau khổ của người khác không chỉ là phong cách của Mẹ Thánh Teresa Calcutta, mà còn phải là của mỗi chúng ta.

Đi Vào Nỗi Đau Khổ Của Người Khác Bằng Cách Nào?

Đa số chúng ta không được mời gọi từ bỏ mọi thứ để sống trong những khu nhà ổ chuột và dành trọn thời gian để phục vụ người nghèo.  Chúng ta có trách nhiệm gia đình, đó là ơn gọi của chúng ta.  Thập giá của người khác có thể ở nhiều dạng, và chúng ta phải tập thói quen nhận ra nhu cầu của những người ở xung quanh chúng ta.  Chúng ta phải mang sức nặng thập giá của chính mình, đồng thời cũng tìm cách làm nhẹ gánh nặng của người khác.  Bắt đầu có thể là thăm viếng bệnh nhân hoặc người già nào đó, an ủi người sầu khổ, nâng đỡ người thất vọng, giúp đỡ người cô thân, chia sẻ lương thực với người nghèo khó, gọi điện thăm hỏi ai đó, chia sẻ với người vô gia cư…  Hãy nhìn họ là hình ảnh của Thiên Chúa.  Cứ thế và cứ thế…  Cái nghèo đáng sợ nhất là cái nghèo về tinh thần: sự cô đơn.  Khi nào chúng ta thôi chạy trốn thập giá?  Đó là lúc chúng ta không ngừng yêu thương người lân cận, bởi vì không có cách nào có thể chấm dứt đau khổ trên thế gian này!

Chúng Ta Có Tiếp Tục Chạy Trốn?

Bạn có chạy trốn thập giá?  Mỗi chúng ta có thể trả lời “có” với câu hỏi này.  Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã từng làm ngơ trước nỗi đau khổ của người khác.  Vào một lúc nào đó, tất cả chúng ta đã tránh né thập giá của chính mình bằng cách nào đó.  Chúa Giêsu đã dùng chính các thập giá này để làm tăng khả năng yêu thương ở chúng ta, Ngài muốn làm chúng ta nên thánh.  Thật là không hề dễ chút nào.  Đau khổ rất mạnh mẽ khiến người ta có thể cảm thấy không thể sống sót, nhưng Thiên Chúa vẫn có thể mở rộng tâm hồn chúng ta qua những nỗi đau khổ đó.  Ngài cũng mở rộng tâm hồn yêu thương của chúng ta qua đau khổ chúng ta chịu hằng ngày.

Chúng Ta Nghĩ Về Thiên Đàng Như Thế Nào?

Thiên Đàng là sự liên kết những con người đã được định hình theo tình yêu của Chúa Ba Ngôi chí thánh.  Đó là mối liên kết được nhận biết trọn vẹn, là SỰ QUÊN MÌNH HOÀN TOÀN, là sự liên tục yêu thương qua hành động – như việc các thánh cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.  Đó là sự bước vào thập giá của người khác cho tới tận thế.  Yêu thương đòi hỏi thập giá.  Một trong các cách Thiên Chúa chuẩn bị Nước Trời cho chúng ta là dạy chúng ta đi vào nỗi đau khổ của tha nhân.  Thập giá có tính biến đổi, có thể làm chúng ta nên thánh.  Mùa Chay này, chúng ta hãy cầu xin cho có sức mạnh và biết cách đi vào Cuộc Khổ Nạn cùng với Chúa Giêsu và tha nhân để chúng ta có thể trưởng thành trong tình yêu thương và sự thánh thiện.

Constance T. Hull

 Trầm Thiên Thu 

(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

From: Langthangchieutim

CUỘC KHỔ NẠN NỘI TÂM CỦA CHÚA GIÊSU – Alexandra Reis – Trầm Thiên Thu 

Alexandra Reis – Trầm Thiên Thu chuyển ngữ

Chúng ta được thánh hóa là nhờ Giá Máu cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa.  Nhưng chúng ta thường chỉ “chăm chú” vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa về phương diện thể lý chứ không đi sâu vào ý nghĩ và nỗi đau nội tâm mà Chúa Giêsu phải chịu đựng vì chúng ta. S uy tư của tác giả Alexandra Reis hay quá!  Xin được giới thiệu với quý vị.

CHÚA GIÊSU TẠI VƯỜN DẦU

Một điểm để suy nghĩ khi Chúa Giêsu phát hiện các đệ tử ngủ hết trơn.  Ngài hỏi ông Phêrô: “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Mt 26:40).  Trong sự khôn ngoan vô cùng của Ngài, Chúa Giêsu không bao giờ muốn chúng ta nói: “Thầy không cảm thấy thế nào sao?”  Do đó, Ngài vẫn để cho các môn đệ thân tín bỏ rơi Ngài.  Ngài có thể làm cho họ tỉnh thức, nhưng Ngài muốn cho chúng ta thấy rằng luôn có ai đó tỉnh thức trong đêm tối, người đó chia sẻ những nỗi đau của chúng ta và an ủi chúng ta trong mọi nỗi đau khổ hằng ngày.  Ngài muốn nói rằng trong những lúc đen tối nhất và lầm lẫn nhất, Ngài luôn có ở đó, ngay cả khi cả thế giới đang ngủ yên.

CHÚA GIÊSU BỊ XÉT XỬ

“Sự thật là gì?” (Ga 18:38).  Câu hỏi này được Phi-la-tô hỏi Chúa Giêsu khi xét xử Ngài.  Lúc đó, Chúa Giêsu trả lời mọi câu hỏi dành cho Ngài, nhưng Ngài không trả lời câu hỏi này: “Ông là ai, là vua ư?”  Tại sao?  Vì Ngài là Sự Thật.  Thiên Chúa biết chúng ta thường nghi ngờ chính Ngài và Ý Ngài, nên Ngài muốn cho chúng ta thấy cái gì đó hữu hình: Ngài sai Chúa Con tới thế gian.  Có thể Ngài không trả lời vì biết tầm hiểu của Phi-la-tô có giới hạn.  Cũng như sau khi chữa lành người mù, Chúa Giêsu nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” (Ga 9:39).  Ngài chỉ trao ban Sự Thật cho những ai xin được biết, chứ không ban cho những người cho là mình biết rồi.  Ngài im lặng để những người thấy mà tin.

CHÚA GIÊSU BỊ TRÓI VÀO CỘT ĐÁ VÀ BỊ ĐÁNH ĐÒN

Lúc này, “Vua các vua” bị hành hạ dữ dội khi hai tay bị trói chặt vào cột đá, nhưng Ngài nghĩ gì?  Ngài bị giết chết vì chúng ta, tất nhiên Ngài nghĩ về chúng ta.  Nhưng không chỉ là nhân loại nói chung, mà nghĩ một cách đặc biệt.  Ngài vô thủy vô chung, nên Ngài cũng nghĩ tới riêng từng người sẽ xuất hiện trên thế gian này.  Thánh Tâm Ngài bị đè nặng vì tội lỗi của cả thế giới, với thân thể trần truồng và yếu đuối bị treo trên Thập Giá, Ngài vẫn luôn nghĩ tới chúng ta, hy vọng một ngày ngày nào đó mỗi chúng ta đều trở thành đại thánh nhân.  Với ý nghĩ này, Ngài không nề đổ máu đến giọt cuối cùng vì Ngài quá đỗi yêu thương chúng ta.  Tại sao chúng ta sợ khi cuộc sống gặp trắc trở?  Ngài vẫn đợi chúng ta ở đó để được nghe chúng ta kêu xin.  Đừng để Ngài phải chờ đợi lâu!  Chúng ta hãy cố gằng đáp lại tình yêu của Ngài luôn dành cho chúng ta!

CHÚA GIÊSU CHỊU ĐỘI VÒNG GAI

Bao đau khổ vẫn chưa đủ với Chúa Giêsu.  Ngài biết chúng ta không đủ can đảm khi bị người ta khinh miệt và vu khống, thế nên Ngài quyết định “bù lỗ” cho chúng ta.  Đức cố Tổng Giám Mục Fulton Sheen nói rằng không chỉ Thánh Thể hóa tiều tụy mà còn chịu tơi tả thảm thương, vòng gai nhọn đặt lên đầu Ngài, những chiếc gai sắc đâm thấu óc đến nỗi có thể chết ngay được.  Không chỉ vậy, Ngài còn bị mỉa mai vì yêu thương chúng ta.  Cứ tưởng tượng cũng thấy nổi gai óc, nổi da gà rồi!  Ngài muốn cảnh báo chúng ta rằng chúng ta cũng sẽ bị mỉa mai nếu chúng ta bảo vệ Sự Thật và Công Lý, nhưng Ngài ban cho chúng ta niềm hy vọng (đức cậy) và mặc khải rằng thế gian này không phải là nơi ở của chúng ta.

CHÚA GIÊSU VÁC THẬP GIÁ

Sau khi bị lột áo, Ngài còn phải vác Thập Giá.  Thập Giá này không chỉ để đóng đinh Ngài cho tới chết, mà Ngài còn vác thập giá của cả nhân loại, của mỗi chúng ta.  Trên Thập Giá, Ngài hy sinh vì chúng ta, và qua đó, Ngài thánh hóa bổn phận hằng ngày của chúng ta, cho chúng ta biết con đường thập giá gian nan lắm.  Ngài đã phải ngã ba lần, nhưng Ngài vẫn cố đứng dậy để chúng ta biết rằng chúng ta cũng nhiều lần quỵ ngã vì phạm tội, nhưng chúng ta phải đứng dậy ngay.  Sức khỏe Ngài rất yếu khi Ngài vác Thập Giá, ông Simon (người Ky-rê-nê) bị bọn thủ ác “bắt cóc” vác đỡ Thập Giá cho Ngài.  Điều này cho thấy rằng thập giá không bao giờ là quá nhiều để chúng ta không thể vác nổi, chúng ta vẫn luôn được vác đỡ.  Qua đó, Ngài cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải cố gắng sống kiên trì, hy vọng và yêu thương.

CHÚA GIÊSU BỊ ĐÓNG ĐINH

Cuối cùng là cao điểm của sự hành hạ.  Bị treo trên Thập Giá rồi mà Ngài vẫn đại lượng:“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm (Lc 23:34).  Chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi điều này.  Tình yêu phải rất lớn thì mới có thể tha thứ kẻ thù.  Nhưng đó cũng là “tiêu chuẩn vào Nước Trời.”  Ngài tha thứ như vậy vì Ngài nghĩ tốt cho những người hành hạ và nguyền rủa Ngài, nghĩ tốt cho chúng ta, rằng họ đang ăn năn và đã lỡ “quá tay.”  Đây là lý do chính mà Chúa Giêsu chịu chết vì chúng ta, Ngài nghĩ về chúng ta, Ngài muốn thể hiện tình yêu trọn vẹn và sự tha thứ trọn vẹn cho những người thành tâm sám hối đền tội mình, Ngài cũng nói như vậy với chúng ta và chúc lành cho những người sám hối.  Ngài bênh vực rằng chúng ta lầm mà thôi.  Lạy Chúa của con!

CHÚA GIÊSU CHỊU CÔ ĐƠN

“Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46; Mc 15:34).  Đó là động thái cuối cùng của Lòng Thương Xót dành cho chúng ta trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài.  Qua đó, Ngài đền bù và sửa chữa mọi trái tim bị bỏ rơi trên thế giới.  Ngài chịu cảm giác đơn độc đến nỗi chúng ta không thể tưởng tượng nổi.  Ngài cô độc và vô vọng để trao niềm hy vọng cho những người bị khinh miệt, không có bạn, bị bỏ rơi, bị mỉa mai, nhưng không ban niềm an ủi cho những người kiêu căng và tự phụ.  Tại sao?  Vì “họ đã được phần thưởng rồi” (Mt 6:2, 5 & 16).  Chúng ta hãy hướng về Chúa trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời và hãy cố gắng sống thánh thiện để đáp lại tình yêu của Ngài.

CHÚA GIÊSU TRÚT HƠI THỞ

Và thế là hoàn tất.  Đỉnh cao của Cuộc Khổ Nạn là lúc Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng.  Sự hy sinh vô hạn được Ngài dành cho chúng ta để cứu độ chúng ta.  Vì thế, chúng ta phải cố gắng hy sinh để ngày mai xứng đáng vào Nước Trời, Vương quốc Vĩnh hằng.  Bạn muốn nên thánh tới mức nào khi suy niệm Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu?  Mùa Chay là dịp nhắc nhở chúng ta Về Quê Thật.  Trước tiên, chúng ta phải đi xuyên suốt Hành Trình Khổ Nạn để đạt tới Đích Phục Sinh.  Như vậy, chúng ta hãy cố gắng nên thánh trong Mùa Chay Thánh này.  Hãy trao chính mình cho Thiên Chúa, đừng bắt Ngài chờ đợi trong Vườn Dầu Linh Hồn chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta trong Mùa Chay Thánh này để hoàn thiện như Ngài!

Alexandra Reis – 

Trầm Thiên Thu 

(Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

From: Langthangchieutim

CHUYỆN PHẢN BỘI – Trầm Thiên Thu

Trầm Thiên Thu

Phản bội là không trung thành, dám bội ước quên thề, không ngại vong ân bội nghĩa, sẵn sàng ăn cháo đá bát.  Phản bội có nhiều dạng và nhiều mức độ.  Có lẽ dạng “nhẹ” nhất là thất hứa (đối với loại hứa hẹn bình thường), chẳng hạn hứa tặng cho ai cái gì đó hoặc hứa làm điều gì đó mà không giữ lời – dù là quên do sơ ý hoặc cố ý.  Chắc chắn rằng thất hứa cũng là một dạng phản bội.  Chắc hẳn ai cũng đã từng khổ sở vì bị phản bội, và cũng đã hơn một lần ngang nhiên… phản bội người khác!

Tuần Thánh có “nét đậm” về sự phản bội.  Chính Chúa Giêsu là người bị phản bội, còn kẻ phản bội lại chẳng ai xa lạ gì mà chỉ là những người thân tín và được Ngài hết lòng thương yêu.  Những kẻ đó là ai?  Có tôi không?

Thứ Nhất là giám mục Phêrô (người sẽ được Chúa Giêsu cất nhắc làm giáo hoàng).  Ông là người đã mạnh mẽ nói chắc như đinh đóng cột: “Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” (Ga 13:37; Mt 26:35; Mc 14:31; Lc 22:33).  Thế nhưng ông đâu có dám, mạnh miệng thế thôi. Chúa Giêsu “đi guốc” trong bụng ông, biết rõ cả tương lai của ông, nên Ngài nói: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần” (Ga 13:38; Mt 26:34; Mc 14:30; Lc 22:34). Và tất cả các môn đệ cũng đều nói chắc như vậy. Ui da, coi bộ “kẹt” dữ nghen!  Mà “kẹt” thật, bởi vì sau đó sự thể diễn tiến trúng phoóc, xảy ra y chang.

Phêrô chối đay đảy, chối không ngại miệng, vuốt mặt không nể mũi.  Ông không chỉ chối bỏ Sư Phụ của mình mà còn chối bỏ cả nguồn cội của mình là người xuất thân từ Galilê.  Nào có ai quyền hành tra xét chi đâu mà sợ đến thế, chỉ là mấy đầy tớ gái thôi mà.  Ôi, con người là thế, rất yếu đuối, nói hay mà làm dở, hứa nhiều mà chẳng giữ trọn được bao nhiêu!  Nói theo kiểu tam-đoạn-luận: phàm nhân yếu đuối và sa ngã, Phêrô là phàm nhân, chúng ta là phàm nhân, thế nên cả Phêrô và chúng ta đều yếu đuối và sa ngã.  Nói trước bước không qua.  Thế nên tiền nhân đã nhắc nhở: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.”

Vấn đề không dừng lại ở đó.  Phêrô đã phản bội nhưng cũng đã thật lòng sám hối, vấn đề quan trọng là SÁM HỐI.  Thế nên ông được Thầy Giêsu ân thương thứ tha và còn trao ban quyền cao chức trọng là làm giáo hoàng, với trọng trách làm “hoa tiêu” lèo lái Con Thuyền Giáo Hội trên biển cả trần gian, là người chăm sóc cả chiên mẹ và chiên con (Ga 21:15-17), đồng thời còn phải củng cố đức tin cho người khác: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh (Lc 22:32).  Phương trình cân bằng: ĐƯỢC nhiều thì bị ĐÒI nhiều (Lc 12:48).  Hai mẫu tự Đ độc đáo lắm!

Thứ Nhì là giám mục Giuđa Ítcariốt, con trai ông Simôn Ítcariốt.  Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu nhắc tới lời Kinh Thánh: “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con” (Ga 13:18; x. Tv 41:10).  Và rồi Ngài cảm thấy tâm thần xao xuyến.  Ngài tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Ga 13:21).  Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai.  Trong số các môn đệ có một người được Đức Giêsu thương mến và được tựa đầu vào ngực Thầy.  Ông Phêrô làm hiệu cho ông Gioan hỏi xem Thầy muốn nói về ai.  Ông Gioan liền nghiêng mình vào ngực Thầy và hỏi xem người đó là ai vậy.  Đức Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy” (Ga 13:26).  Nói rồi Ngài chấm một miếng bánh trao cho Giuđa.  Đối với tục lệ Do Thái, việc tự tay trao cho người khác như vậy là động thái ân cần lắm.  Người Việt cũng có cách “quan tâm” tương tự là gắp đồ ăn cho người khác.

Ông Giuđa vừa ăn xong miếng bánh liền bị Satan nhập vào. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13:27).  Sau khi ăn miếng bánh, ông Giuđa liền đi ra.  Lúc đó, trời đã tối.  Ở đây có hai chi tiết:

[1] Ông Giuđa đã rước lễ bất xứng nên bị ma quỷ nhập, như Thánh Phaolô đã cảnh báo: “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” (1 Cr 11:27).

[2] Ông Giuđa ra đi và vào trong vùng bóng tối, tức là vùng của ma quỷ.  Bóng tối đối lập với ánh sáng, ma quỷ đối lập với Thiên Chúa.  Những việc làm trong “bóng tối” là động thái lén lút, biểu hiện sự xấu xa.  Ông Giuđa hành động theo mệnh lệnh của “lòng ham mê tiền bạc,” mà tiền bạc là hiện thân của ma quỷ: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tm 6:10).  Chỉ vì 30 đồng bạc (silver coins, không phải là gold coins – đồng vàng), giá rất bèo, một số tiền không lớn, thế mà ông Giuđa đành đoạn tình dứt nghĩa với Thầy của mình.

Sau khi nhận tiền, có lẽ ông nghĩ là họ mắc lừa, nghĩa là ông có tiền trong tay nhưng họ không thể chạm vào chân lông của Thầy.  Đã bao lần họ tìm cách ném đá Thầy nhưng vô ích, và rồi rõ ràng là mới nghe Thầy nói “chính tôi đây” là chúng té lăn cù liền đấy thôi.  Nhưng rồi thấy Thầy bị bắt, ông đâm hoảng.  Sao kỳ vậy ta?  Quyền phép thầy biến đâu hết rồi?  Và ông đã ném trả số tiền đó vào Đền Thờ (Mt 27:5).

Nhưng tiếc thay, ông đã mất niềm tin vào lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa, thế nên ông đã tự xử tội mình bằng cách mượn sợi dây để kết liễu mạng sống (Mt 27:5).  Đó là động thái hèn nhát.  Chết không phải là can đảm mà dám sống để chịu đau khổ mới thực sự là can đảm.
Chắc rằng chẳng ai dám làm quan tòa để xét đoán ông Giuđa có được cứu độ hay không, nhưng mỗi chúng ta cần phải soi mình qua “tấm gương mờ tối” của ông để tự xét mình và cố gắng sửa đổi cho kịp khi còn trong thời gian Thiên Chúa kiên trì chờ đợi chúng ta “làm lại cuộc đời” – tức là Giờ của Lòng Thương Xót.

Thứ Ba Là Dân Chúng.  Trong đó có đủ loại người và đủ độ tuổi.  Họ đã từng mê say nghe Chúa Giêsu giảng đạo đến nỗi quên ăn, bỏ ngủ, rồi Ngài thấy tội nghiệp nên làm phép lạ cho họ ăn uống no nê – một lần đến năm ngàn đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, và còn dư 12 thúng đầy (Mt 14:15-21; Mc 6:30-44; Lc 9:12-17; Ga 6:5-13 – với năm chiếc bánh và hai con cá), và một lần đến bốn ngàn đàn ông, cũng không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, tính cả cũng gần chục ngàn người, và còn dư bảy giỏ (Mt 15:32-38; Mc 8:1-10 – với bảy chiếc bánh).
Thấy phép lạ nhãn tiền như vậy, chính họ cũng đặt vấn đề và kháo nhau: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” (Ga 6:14).  Và rồi chỉ mới vài ngày trước Lễ Vượt Qua, họ lũ lượt đón Ông-Làm-Phép-Lạ vào Thánh Thánh Giêrusalem.  Họ sung sướng đến nỗi cởi áo ra trải lên đường cho lừa chở Ngài vô, đua nhau bẻ cành lá vẫy chào và tung hô vang dội: “Hoan hô Con vua Đa-vít!  Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!  Hoan hô trên các tầng trời!” (Mt 21:9; Mc 11:9; Lc 19:38; Ga 12:12).

Nhưng rồi họ nghe những kẻ thủ đoạn kích động nên họ lật mặt, lời tung hô thành lời phản đối, tay giơ cành lá vẫy chào biến thành những nắm đấm giơ cao và la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mt 27:22-23; Mc 15:13-14; Lc 23:21; Ga 19:15).  Rõ ràng là phản bội trắng trợn.  Mỗi chúng ta cũng hăng hái và hùng hổ lẫn vào trong đám người phản trắc tồi tệ đó!
Mọi sự ồn ào náo nhiệt dần dần lặng lẽ theo con đường lên Can-vê…  Trên đường vác thập giá lên Đồi Sọ, Chúa Giêsu đã ngã ba lần vì sức nặng của thập giá, nhưng Ngài đã cố gắng đứng dậy dù rất yếu đuối và kiệt sức.  Chúng ta cũng vậy, đã bao lần té lên té xuống, nhưng đừng bao giờ tuyệt vọng mặc dù có lúc cảm thấy thất vọng về chính mình.  Hãy vững tin vào Thầy Giêsu, luôn cố gắng đứng dậy và quyết tâm làm lại cuộc đời. T hánh nhân có quá khứ, tội nhân có tương lai.

Hãy cố gắng sống theo lệnh truyền của Người-Tôi-Trung-Đau-Khổ, Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô, mỗi ngày thêm hoàn thiện hơn: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.  Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).  Các điệp từ “yêu thương nhau” phải vang lên theo từng hơi thở, yêu thương thì sẵn sàng tha thứ.

Cuối cùng, hãy nghe lời của Thánh Padre Pio (Piô Năm Dấu) với cách phân tích rất chí lý: “Người làm điều ác mà xấu hổ về việc đã làm thì gần Chúa hơn là người tốt mà không dám làm việc lành.”  Ai cũng lần mò về Nhà Cha qua con đường tội lỗi và thứ tha (Thánh Inhaxio Loyola), chắc chắn rằng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của cả thế giới này kia mà!  Chính Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Faustina như thế đấy.  Cứ an tâm, vững tin, cố gắng “chết” dần dần, và rồi sẽ được phục sinh với Thấy Giêsu.  Amen!

Trầm Thiên Thu

 From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

CHUYỆN PHẢN BỘI – Trầm Thiên Thu

Trầm Thiên Thu

Phản bội là không trung thành, dám bội ước quên thề, không ngại vong ân bội nghĩa, sẵn sàng ăn cháo đá bát.  Phản bội có nhiều dạng và nhiều mức độ.  Có lẽ dạng “nhẹ” nhất là thất hứa (đối với loại hứa hẹn bình thường), chẳng hạn hứa tặng cho ai cái gì đó hoặc hứa làm điều gì đó mà không giữ lời – dù là quên do sơ ý hoặc cố ý.  Chắc chắn rằng thất hứa cũng là một dạng phản bội.  Chắc hẳn ai cũng đã từng khổ sở vì bị phản bội, và cũng đã hơn một lần ngang nhiên… phản bội người khác!

Tuần Thánh có “nét đậm” về sự phản bội.  Chính Chúa Giêsu là người bị phản bội, còn kẻ phản bội lại chẳng ai xa lạ gì mà chỉ là những người thân tín và được Ngài hết lòng thương yêu.  Những kẻ đó là ai?  Có tôi không?

Thứ Nhất là giám mục Phêrô (người sẽ được Chúa Giêsu cất nhắc làm giáo hoàng).  Ông là người đã mạnh mẽ nói chắc như đinh đóng cột: “Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” (Ga 13:37; Mt 26:35; Mc 14:31; Lc 22:33).  Thế nhưng ông đâu có dám, mạnh miệng thế thôi.  Chúa Giêsu “đi guốc” trong bụng ông, biết rõ cả tương lai của ông, nên Ngài nói: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư?  Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần” (Ga 13:38; Mt 26:34; Mc 14:30; Lc 22:34).  Và tất cả các môn đệ cũng đều nói chắc như vậy.  Ui da, coi bộ “kẹt” dữ nghen!  Mà “kẹt” thật, bởi vì sau đó sự thể diễn tiến trúng phoóc, xảy ra y chang.

Phêrô chối đay đảy, chối không ngại miệng, vuốt mặt không nể mũi.  Ông không chỉ chối bỏ Sư Phụ của mình mà còn chối bỏ cả nguồn cội của mình là người xuất thân từ Galilê.  Nào có ai quyền hành tra xét chi đâu mà sợ đến thế, chỉ là mấy đầy tớ gái thôi mà.  Ôi, con người là thế, rất yếu đuối, nói hay mà làm dở, hứa nhiều mà chẳng giữ trọn được bao nhiêu!  Nói theo kiểu tam-đoạn-luận: phàm nhân yếu đuối và sa ngã, Phêrô là phàm nhân, chúng ta là phàm nhân, thế nên cả Phêrô và chúng ta đều yếu đuối và sa ngã.  Nói trước bước không qua.  Thế nên tiền nhân đã nhắc nhở: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

Vấn đề không dừng lại ở đó.  Phêrô đã phản bội nhưng cũng đã thật lòng sám hối, vấn đề quan trọng là SÁM HỐI.  Thế nên ông được Thầy Giêsu ân thương thứ tha và còn trao ban quyền cao chức trọng là làm giáo hoàng, với trọng trách làm “hoa tiêu” lèo lái Con Thuyền Giáo Hội trên biển cả trần gian, là người chăm sóc cả chiên mẹ và chiên con (Ga 21:15-17), đồng thời còn phải củng cố đức tin cho người khác: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin.  Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22:32).  Phương trình cân bằng: ĐƯỢC nhiều thì bị ĐÒI nhiều (Lc 12:48).  Hai mẫu tự Đ độc đáo lắm!

Thứ Nhì là giám mục Giuđa Ítcariốt, con trai ông Simôn Ítcariốt.  Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu nhắc tới lời Kinh Thánh: “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con” (Ga 13:18; x. Tv 41:10).  Và rồi Ngài cảm thấy tâm thần xao xuyến.  Ngài tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Ga 13:21).  Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai.  Trong số các môn đệ có một người được Đức Giêsu thương mến và được tựa đầu vào ngực Thầy.  Ông Phêrô làm hiệu cho ông Gioan hỏi xem Thầy muốn nói về ai.  Ông Gioan liền nghiêng mình vào ngực Thầy và hỏi xem người đó là ai vậy.  Đức Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy” (Ga 13:26).  Nói rồi Ngài chấm một miếng bánh trao cho Giuđa.  Đối với tục lệ Do Thái, việc tự tay trao cho người khác như vậy là động thái ân cần lắm.  Người Việt cũng có cách “quan tâm” tương tự là gắp đồ ăn cho người khác.

Ông Giuđa vừa ăn xong miếng bánh liền bị Satan nhập vào. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13:27).  Sau khi ăn miếng bánh, ông Giuđa liền đi ra.  Lúc đó, trời đã tối.  Ở đây có hai chi tiết:

[1] Ông Giuđa đã rước lễ bất xứng nên bị ma quỷ nhập, như Thánh Phaolô đã cảnh báo: “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” (1 Cr 11:27).

[2] Ông Giuđa ra đi và vào trong vùng bóng tối, tức là vùng của ma quỷ.  Bóng tối đối lập với ánh sáng, ma quỷ đối lập với Thiên Chúa.  Những việc làm trong “bóng tối” là động thái lén lút, biểu hiện sự xấu xa.  Ông Giuđa hành động theo mệnh lệnh của “lòng ham mê tiền bạc,” mà tiền bạc là hiện thân của ma quỷ: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tm 6:10).  Chỉ vì 30 đồng bạc (silver coins, không phải là gold coins – đồng vàng), giá rất bèo, một số tiền không lớn, thế mà ông Giuđa đành đoạn tình dứt nghĩa với Thầy của mình.

Sau khi nhận tiền, có lẽ ông nghĩ là họ mắc lừa, nghĩa là ông có tiền trong tay nhưng họ không thể chạm vào chân lông của Thầy.  Đã bao lần họ tìm cách ném đá Thầy nhưng vô ích, và rồi rõ ràng là mới nghe Thầy nói “chính tôi đây” là chúng té lăn cù liền đấy thôi.  Nhưng rồi thấy Thầy bị bắt, ông đâm hoảng.  Sao kỳ vậy ta?  Quyền phép thầy biến đâu hết rồi?  Và ông đã ném trả số tiền đó vào Đền Thờ (Mt 27:5).

Nhưng tiếc thay, ông đã mất niềm tin vào lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa, thế nên ông đã tự xử tội mình bằng cách mượn sợi dây để kết liễu mạng sống (Mt 27:5).  Đó là động thái hèn nhát.  Chết không phải là can đảm mà dám sống để chịu đau khổ mới thực sự là can đảm.

Chắc rằng chẳng ai dám làm quan tòa để xét đoán ông Giuđa có được cứu độ hay không, nhưng mỗi chúng ta cần phải soi mình qua “tấm gương mờ tối” của ông để tự xét mình và cố gắng sửa đổi cho kịp khi còn trong thời gian Thiên Chúa kiên trì chờ đợi chúng ta “làm lại cuộc đời” – tức là Giờ của Lòng Thương Xót.

Thứ Ba Là Dân Chúng.  Trong đó có đủ loại người và đủ độ tuổi.  Họ đã từng mê say nghe Chúa Giêsu giảng đạo đến nỗi quên ăn, bỏ ngủ, rồi Ngài thấy tội nghiệp nên làm phép lạ cho họ ăn uống no nê – một lần đến năm ngàn đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, và còn dư 12 thúng đầy (Mt 14:15-21; Mc 6:30-44; Lc 9:12-17; Ga 6:5-13 – với năm chiếc bánh và hai con cá), và một lần đến bốn ngàn đàn ông, cũng không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, tính cả cũng gần chục ngàn người, và còn dư bảy giỏ (Mt 15:32-38; Mc 8:1-10 – với bảy chiếc bánh).

Thấy phép lạ nhãn tiền như vậy, chính họ cũng đặt vấn đề và kháo nhau: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” (Ga 6:14).  Và rồi chỉ mới vài ngày trước Lễ Vượt Qua, họ lũ lượt đóng Ông-Làm-Phép-Lạ vào Thánh Thánh Giêrusalem.  Họ sung sướng đến nỗi cởi áo ra trải lên đường cho lừa chở Ngài vô, đua nhau bẻ cành lá vẫy chào và tung hô vang dội: “Hoan hô Con vua Đa-vít!  Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!  Hoan hô trên các tầng trời!” (Mt 21:9; Mc 11:9; Lc 19:38; Ga 12:12).

Nhưng rồi họ nghe những kẻ thủ đoạn kích động nên họ lật mặt, lời tung hô thành lời phản đối, tay giơ cành lá vẫy chào biến thành những nắm đấm giơ cao và la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mt 27:22-23; Mc 15:13-14; Lc 23:21; Ga 19:15).  Rõ ràng là phản bội trắng trợn.  Mỗi chúng ta cũng hăng hái và hùng hổ lẫn vào trong đám người phản trắc tồi tệ đó!

Mọi sự ồn ào náo nhiệt dần dần lặng lẽ theo con đường lên Can-vê…  Trên đường vác thập giá lên Đồi Sọ, Chúa Giêsu đã ngã ba lần vì sức nặng của thập giá, nhưng Ngài đã cố gắng đứng dậy dù rất yếu đuối và kiệt sức.  Chúng ta cũng vậy, đã bao lần té lên té xuống, nhưng đừng bao giờ tuyệt vọng mặc dù có lúc cảm thấy thất vọng về chính mình.  Hãy vững tin vào Thầy Giêsu, luôn cố gắng đứng dậy và quyết tâm làm lại cuộc đời. T hánh nhân có quá khứ, tội nhân có tương lai.

Hãy cố gắng sống theo lệnh truyền của Người-Tôi-Trung-Đau-Khổ, Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô, mỗi ngày thêm hoàn thiện hơn: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.  Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).  Các điệp từ “yêu thương nhau” phải vang lên theo từng hơi thở, yêu thương thì sẵn sàng tha thứ.

Cuối cùng, hãy nghe lời của Thánh Padre Pio (Piô Năm Dấu) với cách phân tích rất chí lý: “Người làm điều ác mà xấu hổ về việc đã làm thì gần Chúa hơn là người tốt mà không dám làm việc lành.”  Ai cũng lần mò về Nhà Cha qua con đường tội lỗi và thứ tha (Thánh Inhaxio Loyola), chắc chắn rằng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của cả thế giới này kia mà!  Chính Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Faustina như thế đấy.  Cứ an tâm, vững tin, cố gắng “chết” dần dần, và rồi sẽ được phục sinh với Thấy Giêsu.  Amen!

 Trầm Thiên Thu

From: Langthangchieutim

LỊCH SỬ MÙA CHAY – Trầm Thiên Thu

Trầm Thiên Thu

Mùa Chay là thời gian đặc biệt để cầu nguyện, sám hối, hy sinh và làm việc lành để chuẩn bị mừng lễ Phục sinh.  Muốn canh tân phụng vụ Giáo hội, Hiến pháp về Phụng vụ Thánh của Công đồng Vatican II nói: “Hai yếu tố là đặc tính của mùa Chay – nhớ lại Bí tích Thánh Tẩy hoặc chuẩn bị cho Bí tích này, và sám hối – nên được nhấn mạnh trong phụng vụ và giáo lý.  Qua đó, Giáo hội chuẩn bị cho các tín hữu về việc cử hành lễ Phục sinh, trong khi họ lắng nghe Lời Chúa nhiều hơn và dành thời gian cầu nguyện nhiều hơn” (số 109).  Chữ Lent (mùa Chay) được rút ra từ chữ Lencten trong ngôn ngữ Anglo-Saxon, nghĩa là “mùa Xuân”, và Lenctentid không chỉ có nghĩa là “mùa Xuân” mà còn có nghĩa là “tháng Ba”, vì mùa Chay thường rơi vào tháng này.

Từ thời Giáo hội sơ khai, có chứng cớ về mùa Chay để chuẩn bị lễ Phục sinh.  Chẳng hạn, Thánh Irênê (qua đời năm 203) đã viết cho Thánh Giáo hoàng Victor I, nói về việc cử hành lễ Phục sinh và sự khác nhau giữa hai việc cử hành này trong Giáo hội Đông phương và Tây phương: “Sự tranh luận không chỉ về ngày này, mà còn về đặc tính của việc ăn chay.  Một số người nghĩ rằng họ nên ăn chay một ngày, một số người nghĩ nên ăn chay hai ngày, một số người khác lại nghĩ nên ăn chay nhiều ngày hơn; một số người khác lại nghĩ nên ăn chay 40 giờ cuối cùng.  Sự khác nhau trong cách giữ luật như vậy đã không có nguồn gốc như ngày nay, mà rất khác trước, từ thời xa xưa” (Eusebius, Lịch sử Giáo hội, V, 24).  Khi Rufinus dịch đoạn văn này từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin, có dấu phẩy giữa số 40 và chữ “giờ” khiến ý nghĩa hóa thành 40 ngày, mỗi ngày 24 giờ.  Do đó, tầm quan trọng của đoạn văn vẫn là từ thời tổ tiên xa xưa – luôn được diễn tả là thời các tông đồ, và thời gian 40 ngày mùa Chay đã xuất hiện.  Tuy nhiên, việc thực hành thực sự và thời gian mùa Chay vẫn chưa tương ứng trong cả Giáo hội.

Mùa Chay trở nên phổ biến hơn sau khi Kitô giáo được công nhận năm 313 (sau công nguyên).  Công đồng Nicê (325), trong giáo luật ghi rằng hai công nghị nên được tổ chức hằng năm, “một công nghị trước 40 mùa Chay.”  Thánh Athanasiô (qua đời năm 373) trong các “Lễ Thư” (Festal Letters) kêu gọi giáo đoàn ăn chay 40 ngày trước khi ăn chay nghiêm ngặt hơn trong Tuần Thánh.  Thánh Cyril thành Giêrusalem (qua đời năm 386) nói trong các bài giảng giáo lý, ngày nay gọi là RCIA (Rite of Catholic Initiation for Adults, nghi thức khai tâm Công giáo cho người lớn), trong đó có 18 điều hướng dẫn trước khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội được trao cho các tân tòng trong mùa Chay.  Thánh Cyril thành Alexandria (qua đời năm 444) viết trong một loạt “Lễ Thư” cũng cho biết rằng việc thực hành đó trong mùa Chay chú trọng thời gian 40 ngày ăn chay.  Cuối cùng, Thánh Giáo hoàng Leo (qua đời năm 461) đã giảng rằng các tín hữu phải “hoàn tất việc ăn chay 40 theo luật”, đồng thời chú ý nguồn gốc mùa Chay.  Có thể kết luận rằng, vào cuối thế kỷ IV, thời gian 40 ngày ăn chay chuẩn bị lễ Phục sinh được coi là mùa Chay như ngày nay, cầu nguyện và ăn chay đã tạo nên các bài luyện tập tâm linh thời sơ khai.

Dĩ nhiên, con số 40 luôn có ý nghĩa tâm linh đặc biệt quan tâm sự chuẩn bị.  Trên núi Hô-rép (núi Sinai), chuẩn bị nhận Mười Điều Răn, “Môsê ở đó với Đức Chúa 40 ngày và 40 đêm, không ăn không uống, và ông viết trên những bia các điều khoản của giao ước, tức là Thập Điều” (Xh 34:28).  Êlia đi bộ “40 ngày và 40 đêm lên núi Hô-rép để gặp Thiên Chúa” (1 V 19:8).  Quan trọng nhất là Chúa Giêsu ăn chay và cầu nguyện “40 ngày và 40 đêm” trong hoang địa trước khi Ngài công khai sứ vụ (Mt 4:2).

Khi 40 ngày chay được thiết lập, việc kế tiếp là quan tâm mức độ ăn chay.  Chẳng hạn, tại Giêrusalem, người ta ăn chay 40 ngày, các ngày từ thứ Hai tới thứ Sáu trong tuần, nhưng không ăn chay vào thứ Bảy hoặc Chúa nhật, do đó mùa Chay kéo dài 8 tuần.  Tại Rôma và Tây phương, người ta ăn chay 6 tuần, các ngày từ thứ Hai tới thứ Bảy trong tuần, do đó mùa Chay kéo dài 6 tuần.  Cuối cùng, người ta ăn chay 6 ngày mỗi tuần trong 6 tuần, thứ Tư lễ Tro được thiết lập để tăng số ngày cho đủ 40 ngày trước lễ Phục sinh. Luật ăn chay có khác nhau.

Thứ nhất, một số vùng kiêng cữ các loại thịt và các sản phẩm làm từ động vật, một số vùng lại trừ các thức phẩm như cá.  Chẳng hạn, Thánh Giáo hoàng Grêgôriô (qua đời năm 604), viết cho Thánh Augustine thành Canterbury, nói về quy luật này: “Chúng ta phải kiêng những đồ tươi như thịt, và các loại tươi khác như sữa, bơ và trứng.”

Thứ nhì, luật chung cho mọi người là mỗi ngày chỉ ăn một bữa, buổi tối hoặc lúc 3 giờ chiều.

Luật ăn chay trong mùa Chay cũng thay đổi. Cuối cùng, được phép ăn nhẹ trong ngày để giữ sức khỏe mà làm việc.  Được phép ăn cá, và sau đó cũng được phép ăn thịt suốt tuần, trừ thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu.  Rồi được phép ăn các sản phẩm làm từ sữa, và cuối cùng luật này được hoàn toàn nới lỏng.  Tuy nhiên, kiêng cữ cả các sản phẩm sữa cũng dẫn đến việc ăn trứng Phục sinh và ăn bánh kẹp vào thứ Ba béo (Gras Mardi, Shrove Tuesday), trước thứ Tư lễ Tro.

Thời gian trôi qua, luật được thay đổi dần, thế nên ngày nay việc ăn chay không chỉ đơn giản mà còn quá dễ.  Thứ Tư lễ Tro vẫn là khởi điểm mùa Chay, từ đó kéo dài 40 ngày, không kể Chúa nhật.  Luật ăn chay và kiêng thịt ngày nay rất đơn giản: Chỉ giữ vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, các tín hữu ăn chay (một bữa no, hai bữa nhẹ) và kiêng thịt; còn các thứ Sáu khác trong mùa Chay chỉ phải kiêng thịt.  Giáo hội khuyến khích “từ khước cái gì đó” để hy sinh trong mùa Chay.  Có điều thú vị vào các Chúa nhật và lễ trọng như lễ Thánh Giuse (19 tháng Ba) và lễ Truyền Tin (25 tháng Ba), người ta “được miễn trừ” và có thể tận hưởng bất cứ thứ gì phải kiêng trong mùa Chay.

Hãy hy sinh từ khước điều gì đó vì Chúa.  Làm thật lòng chứ đừng như người Pharisêu (giả hình) để được người ta “chú ý.”  Hãy chú trọng hoạt động tâm linh, như tham dự đi Đàng Thánh Giá, Thánh lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện, đọc sách thiêng liêng, xưng tội và rước lễ.  Hãy tập trung vào hoạt động mùa Chay: Sám hối, canh tân đời sống, thể hiện đức tin và chuẩn bị cử hành mầu nhiệm cứu độ.

Trầm Thiên Thu (Chuyển ngữ từ CatholicEducation.org)

From: ngocnga_12&KimBang Nguyen

ĐAU TÌNH-Trầm Thiên Thu

[Niệm ý Mc 7:24-30 ≈ Mt 15:21-28]

Mẹ thương con gái vô cùng
Con đau nên cũng xót lòng mẫu thân
Khổ thân con bé vô ngần
Bị ma quỷ ám suốt đêm suốt ngày
Nghe tin có một Ông Thầy
Uy quyền trục xuất quỷ ngay tức thì
Ông Thầy tên gọi Giê-su
Bà tìm năn nỉ trừ tà cho con
Thế nhưng Chúa lại ví von
Coi bà như chó bên chân chủ nhà
Loanh quanh ngồi chực nằm chờ
Mong ăn miếng vụn bánh thừa mà thôi
Bà không giận, vẫn mỉm cười
Niềm tin như đóa hoa tươi nở kìa
Chúa nhìn bà, Chúa chịu thua
Bởi niềm tin ấy cao to quá chừng
Thương con mà mẹ đau lòng
Thương đời nên Chúa xót thương dân lành
Tuyệt vời với nỗi đau tình
Bệnh gì cũng khỏi, xấu thành đẹp ngay

TRẦM THIÊN THU

From: Phan Sinh Trần

CHÂN DUNG THÁNH THOMAS TÔNG ĐỒ

CHÂN DUNG THÁNH THOMAS TÔNG ĐỒ

Trầm Thiên Thu

Ngày 3 tháng Bảy hằng năm là ngày mừng kính Thánh Tôma, vị Tông đồ “nổi tiếng” là có lòng cứng như sáp nguội.  Thánh Tôma có biệt danh là “Tôma Đa Nghi,” và còn được gọi là Điđymô (nghĩa là “sinh đôi”), phiên âm theo Việt ngữ là Thọ-mai.

Có lần Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng xao xuyến!  Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.  Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.  Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.  Và Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi.” (Ga 14:1-4).  Thánh Tôma hồn nhiên hỏi: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14:5-6).  Và rồi Chúa Giêsu nói câu nổi tiếng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.  Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14:6).

Khi nghe các Tông đồ khác kể lại việc họ đã tận mắt gặp Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Tôma đã không tin.  Khi Chúa Giêsu hiện ra lần nữa, cũng có mặt Thánh Tôma ở đó, Chúa Giêsu bảo ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy.  Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.  Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” (Ga 20:27).  Chắc chắn Thánh Thomas không dám sờ vào, mà chỉ còn biết cúi đầu, sụp lạy và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con!  Lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20:28).  Câu này trở thành câu tuyên tín minh nhiên trong Tân ước.

Tội nghiệp Thánh Tôma!  Ngài bị “chết tên” với cái nickname “Tôma Đa Nghi.”  Nhưng nếu ngài không nghi ngờ thì ngài cũng tin.  Câu tuyên xưng đức tin của Thánh Tôma đã cho các Kitô hữu một lời cầu nguyện mãi mãi đến tận thế.  Thánh Tôma cũng gợi ra một lời khen của Chúa Giêsu dành cho các tín hữu: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29).  Có thể coi đó là mối phúc thứ chín.

Truyền thống nói rằng Thánh Tôma đã ra khỏi biên giới Đế quốc Rôma để rao giảng Tin Mừng, đi xa tới tận Ấn Độ.  Ngài tới Muziris (Ấn Độ) năm 52, và rửa tội một số người mà ngày nay vẫn gọi là “Kitô hữu của Tôma” (Saint Thomas Christians, tiếng Ấn Độ là “Mar Thoma Nasrani” hoặc gọi tắt là “Nasrani”).  Sau đó, Thánh Tôma bị đâm chết bằng cây thương dài ở Ấn Độ, thi hài ngài được đưa tới Mesopotamia hồi thế kỷ III, và rồi lại được chuyển tới nhiều nơi khác.  Năm 1258, người ta đưa hài cốt ngài tới Abruzzo, thuộc Ortona (Ý), trong một nhà thờ, và người ta gọi là Nhà thờ Thánh Tôma Tông đồ.  Thánh Tôma được tôn vinh là Thánh bổn mạng của Ấn Độ, và tên ngài vẫn “nổi tiếng” trong số các “Kitô hữu của Tôma” ở Ấn Độ.

Truyền thống cho biết rằng Thánh Tôma bị đâm chết tại Mylapore, gần Chennai, lúc 72 tuổi.  Thánh Tiến sĩ Ephrem nói rằng Thánh Tôma bị giết ở Ấn Độ, thi hài ngài được thương nhân Khabin đem đi an táng tại Urhai (Edessa).

Thánh Tôma có tiếng là người “cứng lòng” nhưng lại rất can đảm, vì dám rủ các bạn cùng chết với Sư Phụ.  Có thể điều ngài nói là mạnh mẽ, quyết liệt, nhưng có thể ngài chỉ do bộc phát, do thẳng tính, nghĩ sao nói vậy, chứ chưa hẳn ngài đã dám liều mạng thật khi bày tỏ sự sẵn sàng chết với Chúa Giêsu – vì khi Thầy Giêsu bị bắt thì cũng chẳng thấy tăm hơi Thánh Thomas đâu.  Nhưng dù sao cũng thật đáng khen, vẫn xứng đáng làm gương cho chúng ta.

Cơ hội là khi Chúa Giêsu đề nghị đi tới Bêtania sau khi Ladarô đã chết, các Tông đồ không trở lại Giuđê, vì người Do-thái tìm cách ném đá Chúa Giêsu.  Bêtania gần Giêrusalem, nghĩa là phải đi bộ ngay giữa lòng quân thù và hầu như là chết chắc!  Nhận ra điều này, Thánh Tôma đã nói với các bạn: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!” (Ga 11:16).  Thánh Tôma can đảm lắm nên mới động viên các bạn như vậy!  Tuy bản tính đa nghi, nhưng một khi đã tỏ tường thì Thánh Tôma tin thật, không gì lay chuyển.  Cứng lòng tin có thể mang hai ý nghĩa: Cứng lòng không chịu tin – chai cứng, hoặc cứng cáp lòng tin – vững tin.

Thiết tưởng cũng nên biết điều này: Thánh Tôma là bổn mạng của những người đa nghi, những người mù, các kiến trúc sư, các thợ xây, và các nhà thầu xây dựng.

Lạy Thánh Tôma Tông Đồ, xin cầu thay nguyện giúp để chúng con cũng vững tin vào Đức Giêsu Kitô đến hơi thở cuối đời. Amen.

Trầm Thiên Thu

CHỮ TIN

[Tín khúc Ga 20:19-29 ≈ Mt 28:16-20; Mc 16:14-18; Lc 24:36-49]

Nói gì thì nói, mặc ai

Tô-ma nhất quyết một lời: Không tin!

Tưởng là đá cứng khó mềm

Ai dè đá ấy lại liền chảy tan!

Người tin – giải thích không cần

Không tin – giải thích chẳng còn ích chi [1]

Tin là phần phúc diệu kỳ

Đâu có dễ gì không thấy mà tin!

Tin là không có dị đoan

Vẫn cần lý trí cân phân rạch ròi

Cũng không nhẹ dạ tin người

Nói gì nghe nấy, tức thời gặp nguy!

Tin là điều rất diệu kỳ

Được nên công chính là nhờ đức tin [2]

Vững tin vào Chúa uy linh

Vì Ngài là Đấng nhân lành, xót thương.

Chúa ơi, xin hãy đỡ nâng

Vì con yếu kém về lòng kính tin

Biến con dẫu cứng cũng mềm

Tô-ma ơi, chớ bỏ quên phận này!

Trầm Thiên Thu

From: Langthangchieutim

NGÀY HIỀN PHỤ – TRẦM THIÊN THU

NGÀY HIỀN PHỤ

TRẦM THIÊN THU

Hằng năm, chúng ta có Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day) để tôn vinh các người Mẹ, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ nhì của tháng Năm, và chúng ta cũng có Ngày Hiền Phụ (Father’s Day) để tôn vinh các người Cha, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.

LỊCH SỬ

Nguồn gốc Ngày Hiền Phụ không là một hiện tượng xảy ra trễ nhất, các học giả cho rằng Ngày Hiền Phụ có từ thời Babylon bị tàn phá. Một thanh niên tên là Elmesu đã khắc Thông điệp Ngày Hiền Phụ trên một tấm thiệp bằng đất sét gần 4.000 năm trước. Elmesu ước mong cha mình có sức khỏe tốt và sống lâu. Dù không có chứng cớ về Elmesu và người cha nhưng truyền thống kỷ niệm Ngày Hiền Phụ vẫn lưu truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới.

NGÀY HIỀN PHỤ TẠI HOA KỲ

Cách nhìn ngày nay về việc kỷ niệm Ngày Hiền Phụ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sau đó truyền thống này lan truyền sang các nước trên thế giới. Thế giới mang ơn bà Sonora Louis Smart Dodd, một người con yêu thương ở Spokane (Washington) vì bà đã tranh đấu để có Ngày Hiền Phụ như ngày nay. Bà cho rằng chúng ta tôn vinh những người Mẹ mà lại quên công khó của những người Cha trên cương vị “chống mũi chịu sào”.

Ý tưởng về Ngày Hiền Phụ xuất hiện trong đầu bà Sonora khi bà tình cờ nghe bài giảng thuyết về Ngày Hiền Mẫu năm 1909. Lúc đó bà 27 tuổi, bà nghĩ: “Nếu có ngày tôn vinh Mẹ thì tại sao không có ngày tôn vinh Cha?”. Bà cảm thấy thương những người cha vì tình thương bà nhận được từ người cha của bà là ông William Jackson Smart, một cựu chiến binh. Mẹ bà qua đời do sinh con khi Sonora mới 16 tuổi. Ông Smart phải chịu cảnh “gà trống” nuôi 5 đứa con bằng tất cả lòng yêu thương và chăm sóc của người cha kiêm chức năng làm mẹ.

Được cảm hứng từ việc bà Anna Jarvis đấu tranh để có Ngày Hiền Mẫu, bà Dodd bắt đầu khởi xướng tổ chức Ngày Hiền Phụ tại Hoa Kỳ. Hiệp hội Chính quyền Spokane (Spokane Ministerial Association) và Hiệp hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men’s Christian Association – YMCA) tại địa phương ủng hộ ý nguyện của bà Sonora. Kết quả là Ngày Hiền Phụ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-6-1910. Dù ban đầu có sự lưỡng lự, nhưng vẫn được nhiều người ủng hộ, và Ngày Hiền Phụ được tổ chức tại các thành phố trong quốc gia Hoa Kỳ.

Thấy rất nhiều người tụ họp kỷ niệm Ngày Hiền Phụ tại Hoa Kỳ, tổng thống Woodrow Wilson phê chuẩn việc này vào năm 1916. Tổng thống Calvin Coolidge cũng ủng hộ Ngày Hiền Phụ mang tính quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1924: “Hãy thiết lập các mối quan hệ thân mật giữa cha con và nhấn mạnh vào trách njiệm của họ”. Sau 40 năm đấu tranh, tổng thống Lyndon Johnson ký lệnh dùng Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu là Ngày Hiền Phụ từ năm 1966. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon ký quyết định vĩnh viễn kỷ niệm Ngày Hiền Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hằng năm. Bà Sonora Smart Dodd được tôn vinh vì bà đã góp phần vào Hội chợ Thế giới (World’s Fair) ở Spokane năm 1974. Bà Dodd qua đời năm 1978, hưởng thọ 96 tuổi.

CÁC GIẢ THUYẾT VỀ LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ

Có vài giả thuyết về Ngày Hiền Phụ. Một số người co rằng Ngày Hiền Phụ đầu tiên được tổ chức tại miền Tây Virginia năm 1908. Một số người khác cho rằng lễ này được tổ chức lần đầu tại Vancouver, Washington.

Chủ tịch câu lạc bộ Lions tại Chicago, ông Harry Meek, được coi là người tổ chức Ngày Hiền Phụ đầu tiên vào năm 1915 để nhấn mạnh vào việc tôn vinh những người cha. Ông chọn Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu để kỷ niệm, đó là ngày gần sinh nhật của ông Meek. Để đánh giá công việc của ông Meek, CLB Lions của Hoa Kỳ đã tặng ông chiếc đồng hồ bằng vàng, với lời đề tặng “Người khởi xướng Ngày Hiền Phụ” (Originator of Father’s Day) vào chính sinh nhật của ông, 20-6-1920. Một số sử gia tôn vinh bà Charles Clayton ở Tây Virginia là người khởi xướng Ngày Hiền Phụ.

Năm 1957, thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết thư gởi quốc hội: “Dù chúng ta tôn vinh người cha hay người mẹ thì cũng đừng bỏ người nào. Người cha hay người mẹ bị bỏ quên cũng đều cảm thấy buồn vậy”.

Ngày Hiền Phụ được kỷ niệm vào những ngày khác nhau ở các nước khác nhau. Đa số các nước – kể cả Hoa Kỳ, Anh, Canada, Chilê, Pháp, Nhật và Ấn Độ – đều kỷ niệm Ngày Hiền Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.

Mặc dù Ngày Hiền Phụ không cố định giống nhau tại các nước và cách kỷ niệm cũng khác nhau, nhưng ở đâu cũng chung một tâm tình là tôn vinh công lao của những người cha và bày tỏ lòng yêu thương đấng sinh thành. Vào ngày này, con cái gởi thiệp mừng, hoa và quà cho cha mình để bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng.

Tại nhiều quốc gia có đa số là người Công giáo thì Ngày Hiền Phụ được mừng vào ngày lễ kính Đức Thánh Giuse, ngày 19 tháng Ba.

Ngày Hiền Phụ được coi là rất quan trọng vì ngày này giúp nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Việc cử hành Ngày Hiền Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình.

LỜI CẦU NGUYỆN CHO HIỀN PHỤ

Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, xin chúc lành cho những người cha trên thế giới, xin hướng dẫn những người cha biết yêu thương và làm gương lành cho con cái, xin biến đổi họ trở nên những người cha như chính Chúa là Cha, xin ban cho họ tràn đầy hồng ân và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh với lòng yêu thương đích thực. Amen.

TRẦM THIÊN THU

 (chuyển ngữ từ FathersDayCelebration.com)

SUY TƯ VỀ GIUĐA ÍTCARIỐT

 SUY TƯ VỀ GIUĐA ÍTCARIỐT
Joe Heschmeyer

(Trầm Thiên Thu chuyển ngữ)

Theo truyền thống, Thứ Tư Tuần Thánh được gọi là “Spy Wednesday,” (Thứ Tư Do Thám) vì đó là ngày tông đồ Giuđa phản bội Thầy Giêsu.  Đó là lời nhắc nhở chúng ta đã ít nghĩ về Giuđa… có lẽ vì chúng ta không thích những gì chúng ta biết.  Đây là 8 điều đáng để chúng ta suy tư:
 

  1. Giuđa Thuộc Nhóm Mười Hai

Nói chung, đó là điểm rõ ràng và không thú vị.  Nhưng đó là điều thực sự đáng cân nhắc.  Điều đó cho thấy rằng Giuđa là một trong số mười hai môn đệ đầu tiên được Đức Kitô truyền chức thánh trong Giáo Hội – được chính Chúa Giêsu tuyển chọn, Ga 6:70-71.  Điều đó gợi nhiều ẩn ý.

Vào lúc nào đó, Giuđa đã bỏ mọi sự để theo Đức Kitô (Mc 10:28).  Các câu chuyện như vậy thật rắc rối.  Tôi nhớ rằng Charles Templeton là người đi loan báo Tin Mừng cùng với Billy Graham, nhưng rồi từ bỏ Kitô giáo và theo thuyết bất khả ngộ hoặc vô thần.  Có lẽ nhiều người cho rằng không thể có chuyện như vậy, thế nhưng sự thật vẫn mãi là sự thật.  Thánh Phaolô biết lịch sử Israel, cho biết rằng nhiều người được Thiên Chúa cứu khỏi Ai Cập nhưng rồi lại từ bỏ Ngài và chết.  Thánh Phaolô nói: “Ai tưởng mình đang đứng vững thì hãy coi chừng kẻo ngã.” (1 Cr 10:12).  Giuđa nhắc chúng ta nhớ tới điều tương tự.  Nếu Giuđa có thể bỏ mọi sự và dành nhiều thời gian cho Đức Kitô, thậm chí là thân thiết với Ngài, mà vẫn sa ngã, bạn và tôi không nên tự phụ.  Nhưng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta tiến bước.

  1. Giuđa Không Kỳ Cục

Không có lý do gì để tin rằng Giuđa là trường hợp duy nhất.  Nghĩa là dễ rơi vào cái bẫy suy nghĩ của Giuđa là trường hợp duy nhất trong lịch sử sa đọa đến nỗi ông có thể phản bội Chúa Giêsu như thế.  Dĩ nhiên điều đó không thật.  Ông không là Kitô hữu duy nhất, cũng chẳng là giáo sĩ duy nhất.  Chúng ta có gợi ý về điều này trong những lần thất bại của các môn đệ khác – chẳng hạn, Phêrô chối Thầy, hoặc các môn đệ khác bỏ của chạy lấy người khi Chúa Giêsu bị bắt.  Nhưng chúng ta có gợi ý về điều này trong Giáo Hội về các vụ bê bối ngày nay.
 

  1. Giuđa Che Giấu Cuộc Chiến Nội Tâm

Vấn đề của Giuđa không bắt đầu trong Tuần Thánh.  Đã có vẻ như Giuđa không là môn đệ trung thành, và rồi ông đã phản bội Chúa Giêsu không biết vì lý do gì.  Không phải vậy, có một đường dài dần dần ông chuyển từ ánh sáng sang bóng tối.  Trong Ga 6:70-71, Chúa Giêsu cho biết rằng Giuđa thoái hóa, khi đó Ngài nói về Thánh Thể.  Sau khi Ngài nói rằng thịt và máu Ngài là của ăn và của uống thật, nhiều môn đệ đã xầm xì với nhau: “Lời này chướng tai quá!  Ai mà nghe nổi?” (Ga 6:60).  Phêrô nói thay cho cả Nhóm Mười Hai, xác tín vào Chúa Giêsu, nhưng lúc đó Ngài ám chỉ việc phản bội của Giuđa.  Có điều gì đó có vẻ buồn cho Giuđa.  Thánh sử Gioan cho chúng ta biết rằng Giuđa ăn cắp tiền (Ga 12:6).  Nếu bạn phạm tội trọng, đó là tội lăng nhăng ngoài hôn nhân hoặc tội gì đó, có cơ hội tốt để tội đó không là điểm khởi đầu.  Một loạt các hành vi xấu xa dẫn tới hậu quả rất tồi tệ.  Thánh Phanxicô Salê mô tả quá trình đó là “sự cám dỗ, sự ham muốn, và sự ưng thuận.” 

Một người vợ yêu dấu của người chồng, có người gởi tin nhắn cám dỗ người vợ này không chung thủy.  Thứ nhất, tin nhắn đó là đề nghị của người đàn ông kia.  Thứ hai, người vợ có thể chấp nhận hoặc từ chối.  Thứ ba, cô ta có thể bằng lòng hoặc khước từ.  Mặc dù vậy, khi Satan, thế gian, và xác thịt nhìn vào linh hồn gắn liền với Con Thiên Chúa, chúng đặt ra những chước cám dỗ và lời đề nghị với linh hồn đó, do đó – [1] Tội lỗi được đề nghị với linh hồn đó; [2] Lời đề nghị có thể làm vui hoặc không vui đối với linh hồn đó; [3] Linh hồn đó có thể bằng lòng hoặc từ chối.  Nói cách khác, có bộ ba là “sự cám dỗ, sự ham muốn, và sự ưng thuận.”  Mặc dù bộ ba này có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng và dễ nhận ra, mà chúng theo dấu trong các tội trọng. 

Thánh Giacôbê nói rằng có hệ lụy tất yếu: “Một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; còn tội khi đã phạm rồi thì sinh ra cái chết.” (Gc 1:15).  Vấn đề ở đây không phải là Giuđa chiến đấu với cơn cám dỗ – tất cả chúng ta cũng vậy.  Mà vấn đề là Giuđa có vẻ chiến đấu một mình, cứ để chúng cắn rứt cho tới lúc dám phản bội Thầy.  Thánh Gioan nói: “Đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.” (Ga 3:19).  Ma quỷ phát triển trong bóng tối, thế nên nếu bạn chiến đấu về điều gì đó về tâm linh, hãy chia sẻ điều đó với một người mà bạn tin tưởng – một linh mục, một người uy tín, một người thân, một người bạn,… Và bạn sẽ ngạc nhiên thấy chước cám dỗ phải teo dần trong ánh sáng.
 

4.Giuđa Không Quan Tâm Thần Học

Là Kitô hữu, chúng ta thuộc về “Israel Mới.”  Nhưng điều đó có ý nghĩa gì?  Đáng nhớ tên gọi này có từ đâu.  Tổ phụ Giacóp được đổi tên thành Israel sau khi vật lộn suốt đêm với thiên thần.  Cuối cùng, thiên thần nói: “Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Giacóp nữa, nhưng là Israel, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng” (St 32:29).  Nói cách khác, chúng ta có một Thiên Chúa là Đấng trở thành sự cố gắng.  Và Giuđa có vẻ phiền vì sứ điệp của Chúa Giêsu, nhưng ông không quan tâm hoặc không muốn cố gắng.
 Một điều nổi bật về Giuđa là, qua các Phúc Âm, chúng ta không thấy ông nói về chính mình và tiền bạc.  Có lẽ những gì ông nói là tự thêu dệt hoặc kêu gọi về tài chính.  Trong Tuần Thánh, tại nhà ông Simon Cùi, cô Maria ở Bêtania xức dầu thơm hảo hạng lên chân Chúa Giêsu, Giuđa đã phản đối: “Phí dầu thơm như thế để làm gì?  Dầu đó có thể đem bán lấy trên ba trăm quan tiền mà bố thí cho người nghèo” (Mc 14:4-5).  Chúa Giêsu nói: “Cứ để cho cô làm.  Sao lại muốn gây chuyện?  Cô ấy vừa làm cho tôi một việc nghĩa.  Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chẳng được!  Còn tôi, các ông chẳng có mãi đâu!  Điều gì làm được thì cô đã làm: cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi, để chuẩn bị ngày mai táng.  Tôi bảo thật các ông: Hễ Tin Mừng được loan báo đến đâu trong khắp thiên hạ thì nơi đó việc cô vừa làm cũng sẽ được kể lại để nhớ tới cô” (Mc 14:6-9). 

Câu trả lời của Chúa Giêsu là thần học.  Khó có thể tưởng tượng rằng điều đó lại vô nghĩa đối với Giuđa, bởi vì ông không có ánh mắt cần thiết (ít là ngay lúc đó) để biết tại sao điều đó tốt đẹp đối với Thiên Chúa.  Lý luận của Giuđa là sự lạnh nhạt của thời hiện đại – những thứ tốt đẹp và mắc tiền như nước hoa phải bán đi để lấy tiền mua lương thực cho người nghèo, hoặc ít ra là để dằn túi của những người như Giuđa và những người có thói quan liêu. 

Nói cách khác, đó là lần duy nhất chúng ta nghe Giuđa yêu cầu điều gần gũi với vấn đề tôn giáo, điều thuần túy là “Phúc Âm công bình xã hội” không có chỗ cho sự siêu việt, vẻ đẹp, Thập Giá, hoặc Thiên Chúa.  Bức tranh về Giuđa nổi bật trong Tân Ước là con người không thể nắm bắt chiều kích “thẳng đứng” của Kitô giáo, nhưng là con người chỉ nghĩ theo chiều ngang.  Sự tập trung của ông có vẻ ít tập trung vào Thiên Chúa, mà tập trung vào con người – và cuối cùng là tập trung vào chính mình.

  1. Giuđa Không Tôn Kính Thánh Thể

Trước tiên, Giuđa có vẻ bắt đầu tách khỏi Đức Kitô sau khi nghe giáo huấn về Thánh Thể trong Ga 6, có vấn đề là không biết Giuđa có được thúc đẩy bởi các lý lẽ thần học hay không (không thích điều Chúa Giêsu nói), hoặc những điều cá nhân (không thích khi thấy Chúa Giêsu bị người ta bỏ rơi).  Nhưng điều này lên cao điểm trong việc phản bội vào đêm Thứ Năm Tuần Thánh.  Đáng chú ý cách phản bội của Giuđa được mô tả là có liên quan Thánh Thể. 

Thánh Luca kể: Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em.  Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.”  Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.  Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy.  Đã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người” (Lc 22:19-22). 

Chúa Giêsu tố cáo sự trơ tráo của Giuđa khi tham dự Thánh Lễ đầu tiên mà lại mưu tính phản bội.  Các môn đệ cũng lầm lẫn về ý nghĩa của lời nói gở của Chúa Giêsu, và họ bắt đầu hỏi nhau xem Chúa Giêsu ám chỉ ai.  Thánh Gioan kể lại những gì tiếp tục xảy ra: 

Chúa Giêsu nói: “Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy.”  Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt.  Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y.  Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!”  Nhưng trong số các người đang dùng bữa, không ai hiểu tại sao Ngài nói với y như thế.  Vì Giuđa giữ túi tiền, nên có vài người tưởng rằng Đức Giêsu nói với y: “Hãy mua những món cần dùng trong dịp lễ,” hoặc bảo y bố thí cho người nghèo.  Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra.  Lúc đó, trời đã tối. (Ga 13:26-30) 

Giuđa nhận miếng bánh một cách bất xứng – rước lễ bất xứng, Gioan mô tả việc lãnh nhận bất xứng đó là lúc Satan nhập vào Giuđa.  Sau đó, Giuđa đứng dậy và bỏ đi – dĩ nhiên mang theo cả túi tiền.  Như vậy, Giuđa coi thường việc tham dự nghi lễ tôn giáo – dạ tiệc mừng Lễ Vượt Qua, Thánh Lễ đầu tiên, chỉ vội đi lo chuyện xấu xa.  Điều đó cũng giống như khi chúng ta rước lễ xong rồi ra ngoài ngay, không ở lại cho đến hết lễ – và không tâm sự với Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở trong lòng mình.
 

  1. Giuđa Hợp Tác Với Satan

Điều kinh khủng về Giuđa không chỉ là một Kitô hữu phản bội Đức Kitô, mà còn là một trong Nhóm Mười Hai lại liên minh với ma quỷ – nghĩa là Giuđa biết mình đang tuân lệnh của Satan, còn hơn là sự yếu đuối bình thường của nhân loại.  Điều ranh mãnh siêu nhiên là chỗ đó.  Nếu chúng ta rời ánh mắt khỏi những điều thuộc về Trời, chúng ta sẽ chỉ chú ý vào những gì thuộc thế gian.  Lúc đó, chúng ta nửa hướng mắt nhìn lên, nửa hướng mắt nhìn xuống những gì ở bên dưới chúng ta. 

Đừng bao giờ tự mãn, hãy luôn bám chặt vào Đức Kitô, đặc biệt là kết hiệp với Ngài qua bí tích Thánh Thể.  Một người cai rượu nói: “Nếu tôi uống lại, vấn đề sẽ tồi tệ hơn trước.”  Đó là vấn đề quan trọng đối với bạn và tôi.  Sự cám dỗ trở thành sự thích thú, sự thích thú trở thành tội lỗi.  Đào vi thượng sách, tránh voi chẳng xấu mặt.  Tội nhỏ trở thành tội lớn, nếu chúng ta không đưa nó ra ánh sáng.  Đó là bài học đắt giá chúng ta học được từ Giuđa. 

Joe Heschmeyer

Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ ShamelessPopery.com)

Sống viên mãn

Sống viên mãn

TRẦM THIÊN THU

Thánh giáo phụ Irênê viết: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống viên mãn”. Câu này hay quá! Ngài muốn nói rằng nên thánh thật là ý nghĩa. Nên thánh là sống viên mãn, là trở nên con người như Thiên Chúa đã tạo dựng.

Sống viên mãn không tương đương với khái niệm hiện đại về “cách sống tròn đầy nhất”. Nhiều người nói về cách sống này, họ muốn nói rằng chúng ta nên hưởng thụ càng nhiều càng tốt, càng thoải mái càng tốt. Không hẳn là sai, nhưng không đúng với cách sống mà Thánh Irênê đề cập.

Sống viên mãn nghĩa là tận hưởng sự sống kết hiệp với Thiên Chúa, kết quả của sự sống viên mãn là sống các nhân đức đối thần (tin, cậy, mến) và các nhân đức đối nhân (bác ái, công bình, can đảm, chịu đựng, nhịn nhục, cẩn thận, khiêm nhu, tha thứ, nhân hậu, tử tế, hòa đồng,…). Sống nhân đức sẽ được phần thưởng tốt lành là sinh hoa trái của Chúa Thánh Thần.

Chúng ta muốn biết cuộc sống của mình có ý nghĩa gì và với mục đích gì. Trái tim chúng ta khao khát tình yêu và sự viên mãn. Chúng ta có thể thỏa mãn bằng cách sống kết hiệp với Thiên Chúa, tức là sống thánh thiện.

Các thánh là gương mẫu về việc sống viên mãn. Thiết tưởng, Thánh GH Gioan Phaolô II hoặc Chân phước Nữ tu Teresa Calcutta là những người sống viên mãn. Họ lan tỏa hoa trái của Chúa Thánh Thần. Người ta được các thánh thu hút, nói đúng ra là được Thiên Chúa thu hút qua các thánh. Họ sống viên mãn vì họ sống tình bằng hữu sâu sắc với Chúa Giêsu, Đấng là vinh quang của Thiên Chúa nơi nhục thể.

Các thánh sống viên mãn vì họ không nô lệ đam mê hoặc các cảm xúc tiêu cực, nhưng các nhân đức tươi nở trong cuộc đời họ. Sống nhân đức sẽ dẫn chúng ta tới sự bình an đích thực và hạnh phúc ngay tại thế gian này.

Sống viên mãn là sống theo hoa trái của Chúa Thánh Thần. Khi ơn Chúa Thánh Thần phát triển trong chúng ta, chúng ta bắt đầu xác định cính mình bằng hoa trái: luôn vui mừng, vì thế mà bình an. Đó là trở nên hoa trái của Chúa Thánh Thần. Dù vui hay buồn, sự sống viên mãn vẫn ở trong chúng ta.

Hoa trái của Chúa Thánh Thần là kết quả của sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Chắc chắn rằng chúng ta càng sống theo hoa trái của Chúa Thánh Thần, hoa trái đó càng phát triển trong chúng ta. Tuy nhiên, hoa trái của Chúa Thánh Thần vừa là tặng phẩm vừa là sự chọn lựa. Nếu chúng ta muốn có kinh nghiệm về sự sống viên mãn, cách sống thánh thiện, chúng ta phải quyết tâm sống theo hoa trái của Chúa Thánh Thần hàng ngày. Vậy ngay từ hôm nay, chúng ta phải quyết tâm thực hiện 9 điều này:

  • Yêu thương mọi người chúng ta gặp.
  • Sống vui trong lúc khó khăn.
  • An tâm khi gặp nghịch cảnh.
  • Kiên tâm khi gặp thử thách.
  • Tử tế với người không tử tế.
  • Dịu dàng khi có điều trái ý.
  • Luôn luôn sống đại lượng.
  • Trung thành với điều nguyện ước và ơn gọi.
  • Kiềm chế khi bị cám dỗ.

Chúng ta bất toàn, nhưng nếu chúng ta càng hợp tác với ơn Chúa, chúng ta càng thêm nhân đức: “Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1:23), và “Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn” (Ep 4:10).

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ SpiritualDirection.com)

DÂNG HY SINH VÀ ĐAU KHỔ

DÂNG HY SINH VÀ ĐAU KHỔ

Trầm Thiên Thu 

Cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta trên trái đất có giá trị vô hạn.  Chúng ta có cả phẩm giá cao cả và số phận vĩnh cửu.  Phẩm giá của chúng ta là gì?  Chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa qua Bí tích Thánh Tẩy.  Định mệnh của chúng ta là gì?  Tất cả chúng ta đều là khách lữ hành trên đường về quê hương vĩnh hằng là Thiên Đàng.

Sự đau khổ có giá trị vô cùng đối với con người trước mắt Thiên Chúa.  Tuy nhiên, nếu tách khỏi phương diện siêu nhiên thì tự bản chất đau khổ không có giá trị đích thực.  Nếu bạn thích: đau khổ làm chúng ta tốt lành hơn hoặc cay đắng hơn.

  1. THIÊN THẦN NHÌN CON NGƯỜI

Trong Nhật Ký, Thánh Faustina nói rằng các thiên thần nhìn con người với “lòng ghen tỵ” thánh thiện vì hai lý do.  Thứ nhất, con người nhận được Quà Tặng tuyệt diệu là Thánh Thể – Mình, Máu, Linh Hồn và Thần Tính của Chúa Giêsu – khi rước lễ.  Các thiên thần trên Thiên Đàng không bao giờ có đặc ân phi thường đó, và cũng không thể đau khổ.  Các thiên thần hiểu rằng nếu được nhìn nhận và chấp nhận một cách đúng đắn, đau khổ có giá trị vô hạn, và có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa nhất.  Thật vậy, Chúa Giêsu – Ngôi Lời Nhập Thể – đã chọn con đường đau khổ làm phương tiện để hoàn thành việc cứu độ thế gian.

  1. SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC MẸ FATIMA

Đức Mẹ Fatima bảo ba em Luxia, Phanxicô, và Giaxinta cầu nguyện và dâng hy sinh để cầu cho các tội nhân.  Đức Mẹ tỏ vẻ buồn cho biết rằng nhiều linh hồn bị hư mất vì không đủ những linh hồn quảng đại cầu nguyện và hy sinh để cứu rỗi các tội nhân đáng thương.  Một tên gọi khác của sự hy sinh là sẵn sàng chấp nhận một số hình thức đau khổ.  Sứ điệp này của Đức Mẹ Fatima có thể được áp dụng cho chính chúng ta trong tình trạng cụ thể của cuộc sống và những đau khổ của chính chúng ta.  Không ai trên thế gian này có thể tránh khỏi đau khổ.

III. DÂNG ĐAU KHỔ

Ba từ ngắn gọn này tóm tắt toàn bộ sứ điệp: dâng đau khổ.  Khi Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, đến thăm bạn với dạng đau khổ nào đó, điều vô cùng quan trọng là chấp nhận những đau khổ được ban cho từ Bàn Tay yêu thương quan phòng của Thiên Chúa và dâng lên cho Ngài.  Hãy nhớ rằng, đau khổ có thể làm cho chúng ta tốt lành hơn hoặc cay đắng hơn.  Đau khổ có thể cứu linh hồn hoặc lãng phí!

Làm thế nào để giảm đau khổ?  Khi đau khổ, chúng ta hãy cố gắng kết hợp đau khổ của chúng ta với Thập Giá – với Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.  Chúng ta gọi đó là Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.  Kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc sống, hành động, và đặc biệt là những đau khổ của chúng ta, có giá trị vô hạn.

  1. KẾT HIỆP VỚI THÁNH LỄ

Chúa Giêsu đã chết một lần trên Thập Giá tại Canvê hơn 2000 năm trước.  Ngài không chết nữa.  Tuy nhiên, mỗi khi linh mục cử hành Thánh Lễ, tái diễn những gì đã xảy ra trên Canvê xưa.  Trong mỗi Thánh Lễ, Chúa Giêsu thực sự hiến dâng chính Ngài như một Nạn Nhân không tì vết cho Chúa Cha để cứu rỗi thế giới.  Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết thêm rằng trong mọi Thánh Lễ, cũng như trên Canvê, Đức Mẹ hiện diện một cách thần bí nhưng rất thực tế.

Vì vậy, chúng ta đừng lãng phí những cơ hội ngàn vàng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta khi chúng ta trải qua bất kỳ hình thức đau khổ nào, và bắt đầu kết hiệp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập Giá.  Tốt hơn hết, khi kết hiệp với Mẹ Maria, hãy đặt đau khổ của bạn vào tay Mẹ Maria và Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.  Sau đó, xin Mẹ ký thác những đau khổ này trên bàn thờ, nơi cử hành Thánh Lễ, để được kết hiệp với đau khổ của Chúa Kitô.  Sống theo cách sống này sẽ biến những đau khổ, dù là nhỏ nhất, của bạn thành một kho tàng ân sủng dồi dào vô hạn.

  1. DÂNG ĐAU KHỔ CHO CHÚA GIÊSU

Khi được các em hỏi nên dâng gì cho Chúa, Đức Mẹ Fatima đã trả lời là “dâng tất cả.”  Hãy biến cuộc sống của bạn thành lễ hy sinh sống động để chuộc tội, đền đáp và ngợi khen.  Đây là vài gợi ý cụ thể về những gì chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa qua Trái Tim Đức Mẹ:

  1. Thời Tiết Khắc Nghiệt

Tất cả chúng ta đều thích những ngày nắng đẹp với những giai điệu chim hót líu lo và hương thơm ngát của hoa nở rộ.  Nhưng không phải là luôn như vậy.  Cái lạnh buốt, mưa to và gió mạnh là đặc điểm của dự báo thời tiết thực tế trong nhiều ngày.  Thay vì phàn nàn về thời tiết thì hãy chấp nhận, sau đó tạ ơn Chúa và kết hiệp với Chúa Giêsu trên Thập Giá.

  1. Tình Trạng Sức Khỏe

Hậu quả của Nguyên Tội là tất cả nhân loại đều bị suy yếu về sức khỏe, ốm đau, đôi khi bệnh tật, cũng như lây nhiễm vi trùng.  Điều này không thể tránh khỏi!  Tại sao không kết hiệp tình trạng sức khỏe thể lý đau khổ của bạn với Chúa Giêsu trên Thập Giá?  Giá trị của tặng phẩm này là vô hạn!

  1. Đại Dịch

Đại dịch toàn thế giới như vậy là duy nhất trong lịch sử thế giới.  Thay vì lãng phí sự đau khổ hoàn vũ này, hãy kết hiệp với Thập Giá của Chúa Giêsu trên Canvê qua Hy Tế của Thánh lễ dâng lên Chúa Cha Vĩnh Hằng.  Ước gì đau khổ là của lễ đẹp lòng Thiên Chúa để cứu rỗi các linh hồn và chính mình!

  1. Đau Khổ Gia Đình

Nhiều cha mẹ nhiệt thành cầu nguyện đã đau đớn tột cùng khi nhìn thấy những đứa trẻ mà họ nuôi dạy là người Công giáo và lãnh nhận các bí tích, đã không may lạc lối và từ bỏ đức tin.  Bất chấp những lời mời gọi, khuyên bảo và những giọt nước mắt cay đắng của cha mẹ, những đứa trẻ vẫn sống không biết gì về Chúa, như thể Ngài không hiện hữu.  Trong trường hợp này, hơn bao giờ hết, cha mẹ không nên chán nản, tuyệt vọng, phải cố gắng hơn nhiều.

Ngược lại, cha mẹ nên đặt những đau khổ của họ và những đứa con lên bàn thờ của Thánh Lễ, nơi Chúa Giêsu dâng những vết thương của Ngài cho Chúa Cha Hằng Hữu, và Cha vui lòng.  Thánh Monica đã kiên trì cầu nguyện cho con trai Augustinô, và con trai đã hoán cải khi 31 tuổi.

  1. Khô Khan Tâm Linh

Bất cứ ai coi trọng đời sống tâm linh thì rồi sẽ gặp phải sự khô khan, cụ thể nhất là trong đời sống cầu nguyện.  Đây được gọi là trải nghiệm sa mạc khô hạn.  Thay vì từ bỏ đấu tranh, hãy cố gắng thinh lặng và cầu nguyện.  Điều này có thể dẫn đến sự đau khổ lớn lao, nhưng dâng đau khổ tâm linh rất hiệu quả và đẹp lòng Thiên Chúa.

Hãy kết hiệp tình trạng khô khan tâm linh của bạn với Chúa Giêsu trong cơn hấp hối nơi Vườn Dầu, và đặt nó lên bàn thờ của Hy Lễ Thánh.  Chúa Giêsu đã trải nghiệm sự cô độc.  Tuy nhiên, Ngài càng cầu nguyện càng mạnh mẽ và nhiệt thành hơn.  Ngài là mẫu gương của chúng ta.

  1. Cái Chết Của Thân Nhân

Khi đối mặt với cái chết của người thân, niềm tin và hy vọng của chúng ta có thể bị lung lay.  Trong thời điểm quan trọng này, việc đặt những người thân yêu của chúng ta – những người đã qua đời, lên bàn thờ và trên Thập Giá qua Thánh Lễ, là điều vô cùng quan trọng, và cầu xin cho họ được cứu rỗi đời đời.  Trong sách Gương Chúa Giêsu, tác giả Thomas Kempis nói: “Điều quan trọng không phải là sống lâu, mà là sống thánh thiện.”

Chấp nhận và tuân theo Thánh Ý quan phòng của Thiên Chúa là giải pháp chắc chắn duy nhất, chúng ta không nên đặt câu hỏi tại sao Chúa lại lấy mạng họ, nhưng chúng ta có thể làm điều gì đó trong hiện tại cho linh hồn họ, cũng như cho chính chúng ta.

  1. Đảo Ngược Kế Hoạch

Không ai trong chúng ta vui mừng vì những con người và hoàn cảnh làm gián đoạn lịch trình, kế hoạch và các dự án của chúng ta.  Tuy nhiên, dù muốn hay không, các kế hoạch và dự án của chúng ta sẽ thường xuyên bị gián đoạn.  Thay vì mất bình tĩnh và điềm tĩnh, tại sao không đơn giản chấp nhận những mâu thuẫn và kết hiệp với Thập Giá của Chúa Giêsu?  Hãy đặt những gián đoạn lên Thập Giá trên Canvê qua Thánh Lễ.  Làm vậy để công việc mà bạn không thể hoàn thành có thể cứu các linh hồn.

  1. KẾT LUẬN

Tóm lại, đau khổ là một thực tại của con người mà không ai có thể tránh khỏi.  Cho dù chúng ta là tín nhân hay vô tín ngưỡng, theo đạo Công giáo hay vô thần, nhà thần bí chiêm niệm vĩ đại hay nhà duy vật cốt lõi, đau khổ vẫn là một phần trong thân phận con người.  Nhưng hãy nhớ câu châm ngôn ngắn gọn này: “Đau khổ làm cho bạn tốt hơn hoặc cay đắng.”  Nếu một người đau khổ chỉ vì đau khổ thì thật là cay đắng!  Chỉ khi nào đau khổ của chúng ta được kết hiệp với đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập Giá qua Thánh Lễ thì chúng ta mới được thánh hóa và tăng trưởng trong sự thánh thiện.

Do đó, bắt đầu từ hôm nay, hãy nhớ đến những đau khổ trong cuộc sống của bạn.  Hãy đặt những viên ngọc quý này trong tay và trái tim của Mẹ Maria.  Chính Đức Mẹ sẽ đặt chúng lên bàn thờ Thập Giá tại Canvê.  Sự đau khổ của bạn kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giêsu và Đức Mẹ sẽ thực sự có giá trị vô hạn đối với sự cứu rỗi các linh hồn kịp thời và vĩnh viễn!

Lm. Ed Broom, Omv

Trầm Thiên Thu 

(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Mùa Chay – 2021

From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen