Gui Gio Cho May Ngan Bay -Doan Chuan Tu Linh -Vu Khanh -NNS
(do anh TranNangPhung gởi)
httpv://www.youtube.com/watch?v=CsyhKwxvTQM&feature=em-share_video_user
Gui Gio Cho May Ngan Bay -Doan Chuan Tu Linh -Vu Khanh -NNS
(do anh TranNangPhung gởi)
httpv://www.youtube.com/watch?v=CsyhKwxvTQM&feature=em-share_video_user
Thánh Phanxicô Assisi
Ngày 4/10:
Thánh Phanxicô chào đời vào khoảng cuối năm 1182, tại thành Assisi, ở phía bắc thủ đô Rôma. Cha là ông Phêrô Bênađônê, một thương gia chuyên nghề bán len dạ; mẹ là bà Pica, một phụ nữ hiền đức, hiếm có.
Cậu Phanxicô rất hào hoa, lại được gia đình giàu có nuông chiều, nên cậu mặc sức ăn chơi phung phí. Mộng công danh thôi thúc, Phanxicô theo bá tước Gôthiê đơ Briênnơ đi chinh phục vùng Apulia, gần thành Assisi. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô đau nặng và bắt buộc phải trở về quê hương.
Lần này, tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui xưa kia dần dần mất hết ý nghĩa. Thế rồi Phanxicô đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn. Một hôm, lúc đang cầu nguyện trong nguyện đường Đamianô nhỏ bé, Phanxicô nghe tiếng Chúa phán ra từ cây Thánh Giá: “Phanxicô, con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của ta đang đổ nát!” Phanxicô hiểu câu nói này cách nông cạn, nên tình nguyện đi xin từng viên đá đem về sửa lại ba ngôi nguyện đường cạnh Assisi. Phanxicô chưa hiểu rằng, ngôi đền thờ mà Chúa muốn nói chính là Hội Thánh.
Ngày 24.2.1208, đang buổi lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng… Các con đừng mang theo tiền bạc, bao gậy…” (Mt 10,10). Phanxicô nhận ra tiếng gọi của Chúa, từ nay quyết tâm triệt để sống khó nghèo và theo Chúa trên con đường Thập Tự (Mt 19,21 ; Lc 9,1-6 ; Mt 16,24). Phanxicô vừa đi rao giảng Tin Mừng vừa khất thực.
Phanxicô yêu những người nghèo, những bệnh nhân mà ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ. Ngài chỉ muốn giống Chúa Giêsu cách trọn vẹn trong khó nghèo, trong tình yêu, trong sự giảng dạy và trong đau khổ.
Năm 1220, vì những khó khăn nội bộ của Hội Dòng do một số anh em cấp tiến muốn sửa đổi lý tưởng nghèo khó thuở ban đầu, Phanxicô phải bỏ cuộc truyền giáo cho người Hồi giáo để trở lại nước Ý. Một cuộc tử đạo đặc biệt sắp bắt đầu. Năm 1224, Phanxicô xin rút lui về ẩn mình tại núi Laverna.
Nơi đây, ngài được Chúa in năm dấu thánh của Người trên chân tay và cạnh sườn. Phanxicô đã sống một cuộc tử đạo trong hai năm trời; các vết thương luôn rỉ máu, cộng với nỗi đau khổ do một số anh em sống xa lý tưởng ban đầu gây ra. Trong nỗi cô đơn và đau khổ do bệnh hoạn, ngài chỉ muốn hoàn tất ý định của Thiên Chúa cho đến khi “Bạn Chết” của ngài đến kết thúc cuộc đời vào ngày 3.10.1226.
Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đã phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 16.7.1228.
Nhờ lời cầu bầu của thánh Phanxicô. Xin Chúa cho chúng ta biết yêu chuộng hoà bình, hòa bình với mọi người và nhất là với những người đối nghịch với chúng ta.nguồn:
Maria Thanh Mai gởi
Từ một cầu thủ trở thành Linh Mục
Thầy dòng Desme (bên trái)
Silverado, California: Sau nhiều năm sống trong một thế giới vội vã, luôn luôn ồn ào tiếng nhạc, cuối cùng anh Grant Desme,
một cầu thủ dã cầu đã tìm được an bình trong Chúa.
Vào mùa giáng sinh hai năm trước, anh Desme cùng 7 thanh niên khác đã đến tu viện St Michael , sẵn sàng cho một cuộc sống mới.
Anh Grant Desme đã xin đổi tên và đã được giám mục Eugene Hayes đổi tên là Mathew Desme. Trong vòng hai năm qua , anh Mathew Desme đang là tập sinh của chức vụ linh mục cũng như là một thầy dòng ở tu viện Norbertine.
Hai năm trước, anh Grant Desme là một cầu thủ xuất sắc của hiệp hội dã cầu thiếu niên The Arizona Fall và đã từng được chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 2009.
Cũng trong năm 2009, anh đã được đội dã cầu Oakland Athelics chọn và ký hợp đồng năm đầu với số lương 430 ngàn Mỹ kim.
Nhưng sau một thời gian suy nghĩ, anh ta đã bỏ tất cả, tiền tài danh vọng, để đi học làm một thầy dòng và một linh mục.
THIÊN THẦN BẢN MỆNH
LỄ NHỚ NGÀY 02/10
Tác giả: Lương Văn Liêm
nguồn: Thanhlinh.net
Theo niên lịch phụng vụ, ngày 02 tháng 10, Giáo Hội mời gọi con cái mình kính nhớ đến các Thiên Thần Bản Mệnh. Trước là để ta dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì Ngài đã ban tặng cho ta những người bạn tuyệt vời, luôn ở kề bên để chăm sóc, gìn giữ, nhắc nhở và bảo vệ ta trên bước đường lữ thứ, kế đến là nhắc nhở ta luôn biết cám ơn các Thiên Thần Bản Mệnh, tâm sự với các ngài, xin các ngài cầu thay nguyện giúp và nhất là ta xin các ngài hướng dẫn ta sống sao cho đẹp lòng Chúa, gìn giữ ta khỏi những mưu mô, chước độc của satan.
Các Thiên Thần Bản Mệnh là ai? Các Ngài có ảnh hưởng gì đến đời sống tâm linh cũng như thể chất của ta? Các ngài song hành và ở bên ta dưới hình thức nào…? Quả thật, đây là những câu hỏi mà gần như ít người quan tâm, bận tâm và tìm hiểu! Ngay như vị thánh Bổn Mạng là vị thánh mà cha mẹ ta chọn cho ta khi ta được chịu phép Rửa Tội, ấy thế mà
nhiều khi ta chẳng nhớ, chẳng biết và không mấy quan tâm!
Phải chăng hình ảnh và sự hiện diện của các Thiên Thần Bản Mệnh chỉ là hư cấu, thêu dệt cho thêm phong phú trong quá trình giữ đạo và sống đạo của người Kitô hữu? Phải chăng các Thiên Thần Bản Mệnh được Thiên Chúa sinh dựng để ngày đêm túc trực bên Thánh Nhan Chúa, luôn dâng lời ca tiếng hát chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa, và tô điểm cho ngai tòa Thiên Chúa? Xin thưa, không phải thế, giờ ta cùng tìm hiểu về hình ảnh, nhiệm
vụ của các Thiên Thần Bản Mệnh trước thánh nhan Thiên Chúa và nhất là trong cuộc sống lữ hành của ta. Để rồi trong từng ngày sống, ta cảm nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho ta lớn lao biết là dường nào qua sự đồng hành của các Thiên Thần Bản Mệnh. Từ đó, ta luôn hướng về các ngài, xin các ngài giúp đỡ, xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho ta.
Sách giáo lý Công Giáo dạy ta: “Các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, không có thân xác, vô hình và bất tử; đó là những hữu thể có ngôi vị, có lý trí và ý chí. Họ không ngừng chiêm ngắm Thiên Chúa diện đối diện và tôn vinh Thiên Chúa; các ngài phục vụ Thiên Chúa và là những sứ giả của Ngài để thực hiện sứ vụ cứu độ loài người. (x. sách GLCG 350). Thánh Basiliô cả xác tín rằng “Bên cạnh mỗi tín hữu đều có một thiên thần như đấng bảo trợ và mục tử, hướng dẫn họ đến sự sống”. Trong Kinh Thánh rất nhiều chỗ tường thuật lại việc các Thiên Thần Bản Mệnh thực hiện mệnh lệnh của Thiên Chúa để bảo vệ, nâng đỡ , dẫn dắt con người nhân loại.
Vâng! Theo ý muốn và tình thương của Thiên Chúa, Ngài đã tác dựng các Thiên Thần, để các ngài trở thành cánh tay nối dài của Thiên Chúa trong việc săn sóc, đồng hành, gìn giữ, nhắc nhở và che chở ta khỏi mưu chước của quyền lực sự dữ, các thiên Thần Bản Mệnh hằng cầu nguyện cho ta trước thánh nhan Chúa, ghi chép tất cả những công việc, tư tưởng, ước
muốn của ta mà dâng lên cho Thiên Chúa.
Mẹ Maria đã mạc khải cho một vị thánh về vai trò của các Thiên Thần bản Mệnh của mỗi người khi họ tham dự thánh lễ. Mẹ phán: “ Khi các con đến tham dự thánh lễ, đến phần vị chủ tế chuẩn bị dâng của lễ. Các con có biết, Thiên Thần Bản Mệnh của các con sẽ thay các con tiến về phía bàn thờ, trên đôi tay của các ngài là những tâm tư, ước nguyện mà các con muốn tiến dâng lên cho Thiên Chúa khi tham dự thánh lễ, cũng có những Thiên Thần tiến lên bàn thánh, nhưng trên tay của các ngài không có chút của lễ nào vì người tham dự thánh lễ không ý thức và đến tham dự thánh lễ một cách máy móc, chia trí, lo ra… Thiên Thần Bản Mệnh của những người tham dự thánh lễ như thế rất buồn và liên lỉ cầu nguyện cho họ” ( trích Mẹ Maria mạc khải thánh lễ).
Có thể nói, rất nhiều người không biết, không hiểu và lãng quên sự hiện diện của các Thiên Thần Bản Mệnh. Các ngài chính là ân sủng, là quà tặng mà Thiên Chúa ban nhưng không cho ta trên bước đường lữ hành. Sự hiện diện của các ngài là dấu chỉ Thiên Chúa luôn ở cùng và ở với ta trong từng ngày sống. Các Thiên Thần luôn hướng dẫn ta trong đời
sống đạo, luôn bênh đỡ ta và gìn giữ ta, nhắc nhở ta mỗi khi ta phạm lỗi bằng tiếng nói của lương tâm. Thế nhưng, nhiều khi ta không nhận ra tiếng nói lương tâm thôi thúc, nhắc nhở ta là tiếng nói của các Thiên Thần Bản Mệnh. Nhiều lần ta thoát khỏi những tai nạn, tai ương trên bước đường, ta không nhận ra chính các Thiên Thần đã bảo vệ, cầu nguyện cho ta, đem lại cho ta sự bình an…!
Nhiệm vụ của Thiên Thần Bản Mệnh là thực hiện mọi công việc mà Thiên Chúa giao phó cho các ngài, dẫu trong đời sống ta thường xuyên vô ơn, lãng quên các ngài, nhưng các ngài không hề bỏ rơi ta hằng ở luôn bên ta, âm thầm bảo vệ, gìn giữ và nhắc nhở ta sống và đi theo đường ngay nẻo chính, giúp ta thực hiện những việc lành phúc đức, hướng dẫn ta
và dắt ta về với Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương con cái mình. Ta hãy nghe lời của Thiên Thần nói với ông Tô-bít và Tô-bi-a khi các ông được người dẫn đường nói cho biết sự thật ngài là Ra-pha-en một trong bảy thiên sứ hằng hầu cận và vào chầu trước nhan vinh hiển Chúa, các ông đã hoảng sợ, nhưng sứ thần nói tiếp: “Đừng sợ! Bình an cho các người! Hãy chúc tụng Thiên chúa đến muôn đời! Phần tôi, tôi đã ở với các ngươi không phải do lòng tốt của tôi, mà do do ý muốn của Thiên Chúa….”(x.Tb. 121-22).
Theo dòng lịch sử của Giáo Hội, có rất nhiều câu chuyện kể về những ơn lành và sự đồng hành của các Thiên thần Bản Mệnh. Xin mượn câu chuyện sau để kết thúc đôi dòng suy tư về các Thiên Thần Bản Mệnh
Tại một xứ đạo vùng sâu, vùng xa ở nước Pháp, vào một đêm khi cha sở họ đạo chuẩn bị lên giường nghỉ, bỗng có tiếng gõ cửa và tiếng kêu cứu xin cha sở tới xức dầu cho một bệnh nhân đang trong cơn nguy tử. Trời khuya, muốn tới nhà bệnh nhân, cha sở phải băng qua khu rừng vắng. Với trách nhiệm và bổn phận, cha sở chuẩn bị tư trang để lên đường.
Khi tới đầu khu rừng vắng, với một thân một mình, bỗng trong tâm trí ngài cảm thấy sợ, lúc bấy giờ ngài nhớ tới Thiên Thần Bản Mệnh, ngài cầu nguyện và xin Thiên Thần đi cùng. Ngài đã đến kịp thời ban các phép và cầu nguyện cho bệnh nhân trước khi bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng.
Thời gian trôi qua khoảng 10 năm.Vào một buổi chiều người ta đến báo cho ngài có một một người rất muốn gặp Cha, người đó là một tử tù sắp bị hành quyết. Ngài vội lên đường. Khi đến nơi, người tử tù nói:
Lạy Chúa! Xin cho con luôn biết kính trọng, yêu mến và cậy trông vào sự che chở của các Thiên Thần Bản Mệnh là những người bạn mà Chúa đã quan phòng ban tặng cho con trên bước đường về quê trời. Xin giúp con luôn biết lắng nghe những lời nhắc nhở của các ngài qua tiếng nói lương tâm, để nhờ ơn Chúa giúp và sự đồng hành của các Thiên Thần Bản Mệnh mà con luôn sống trong bình an và sống đẹp lòng Chúa bây giờ và mãi mãi.Amen
Sài Gòn, ngày 22/09/2012
Antôn Lương Văn Liêm
Hình ảnh Đức Mẹ khóc ở khắp nơi trên thế giới
Tác giả: Sưu tầm nguồn Thanhlinh.net
“Khiết Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội mà con đang chiêm ngưỡng này đã đổ ra rất nhiều nước mắt. Con hãy tôn vinh và an ủi Trái Tim Tân Khổ của Mẹ bằng việc suy phục Thánh Ý Cha và quảng đại chiến đấu chống lại cái tôi của con”. (trích Thông Điệp Tình Yêu Nhân Hậu của Chúa Giêsu với Hồn Nhỏ).
Những hình ảnh Đức Mẹ khóc ở các nơi trên thế giới. Đây là những bản tường trình mà có những hiện tượng được Giáo hội công nhận cũng như chưa được cộng nhận. Thanhlinh.net đăng tải để tham khảo và dành sự phán quyết của Giám mục địa phương.
![]() Đức Mẹ khóc tại New Orlearns 1972 ![]() Đức Mẹ khóc tại Equador 1906 ![]() Đức Mẹ khóc tại Pittsburght, USA 1973 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ba Lan 2012 ![]() Đức Mẹ khóc tại Úc 2001 ![]() Đức Mẹ khóc tại Roma 1994 ![]() Đức Mẹ khóc tại Columbia ![]() Đức Mẹ khóc tại Nga 1998 ![]() Đức Mẹ khóc tại Massachusettes, USA 1991 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ontario 2010 ![]() Đức Mẹ khóc tại Massachusettes, USA 2004 ![]() Đức Mẹ khóc tại Virgina USA 1992 ![]() Đức Mẹ khóc tại Medjugorje 2011 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ecuador 2004 ![]() Đức Mẹ khóc tại Romania 2003 ![]() Đức Mẹ khóc tại 1953 ![]() Đức Mẹ khóc tại New Orlearns 1980 ![]() Đức Mẹ khóc tại Bangladesh 2003 ![]() Đức Mẹ khóc tại New York USA 1972 ![]() Đức Mẹ khóc tại Canada 1984 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ý 1953 ![]() Đức Mẹ khóc tại Tây Ninh Việt Nam ![]() Đức Mẹ khóc tại Akita, Japan 1973 ![]() Đức Mẹ khóc tại La Salette, Pháp 1846 ![]() Đức Mẹ khóc tại Á Căn Đình 2011 Đức Mẹ khóc tại Georgia 2012 ![]() Đức Mẹ khóc tại Venezuela, 2003 ![]() Đức Mẹ khóc tại Illinois, USA 1994 ![]() Đức Mẹ khóc tại Phi Luật Tân 1992 ![]() Đức Mẹ khóc tại El Salvador 2008 ![]() Đức Mẹ khóc tại New York, USA 1984 ![]() Đức Mẹ khóc tại Damacus, Syria 1977 ![]() Đức Mẹ khóc tại Venezuela 2007 ![]() Đức Mẹ khóc tại Los Angeles, USA 2009 ![]() Đức Mẹ khóc tại Rockingham Úc 2002 ![]() Đức Mẹ khóc tại Venezuela 2010 ![]() Đức Mẹ khóc tại Naju, Đại Hàn 1995 ![]() Đức Mẹ khóc tại Paraguay ![]() Đức Mẹ khóc tại Hy Lạp 2003 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ý 1992 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ý 1972 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ohio USA 2011 ![]() Đức Mẹ khóc tại Ukraine 2009 ![]() Đức Mẹ khóc tại Chí Lợi 2012 ![]() Đức Mẹ chảy máu tại Baton Rouge, New Orlearns 2012 |
![]() |
MỘT TÂM HỒN LỚN TRONG MỘT THÂN THỂ BÉ MỌN
(Lễ kính Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su – 01/10)
Trong một lớp học tại một Liên huynh đoàn Đa Minh thuộc GP Saigon, tôi đươc mời chia sẻ đề tài “Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su – Mẫu gương Giới Trẻ”. Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su tác người nhỏ bé, ốm yếu, nhưng lại có một tâm hồn vĩ đại khôn sánh. Ngài đã kiên quyết hiến thân cho Chúa ngay từ năm 15 tuổi. Chín năm sau, mới được 24 tuổi, Chị Thánh đã an nghỉ trong Chúa do bị bệnh lao phổi. Thật quá xứng đáng nếu lấy Thánh nữ
Tê-rê-sa làm mẫu gương cho giới trẻ học tập và rèn luyện trên hành trình loan báo Tin Mừng, làm chứng nhân cho Đấng Cứu Độ Giê-su Ki-tô.
Để hiểu một cách tường tận về Thánh nữ, xin lược qua ít dòng tiểu sử: Là út trong một gia đình có 9 người con (7 gái + 2 trai), Tê-rê-sa chào đời ngày 02/01/1893 tại Boóc-đô (Bordeaux – Pháp). Chị có trí thông minh đặc biệt, nhưng tính tình cứng cỏi, bướng bỉnh nhất nhà. Lên 4 tuổi, mồ côi mẹ. 8 tuổi vào học trường các bà Dòng Thánh Biển Đức. 9 tuổi, mắc chứng nhức đầu (chứng bệnh mà Đông y gọi là “thiên đầu thống”). 10 tuổi bệnh nặng hơn và trở nên nguy kịch vào năm 11 tuổi. Sau đó, thật lạ lùng, Tê-rê-sa kêu van Đức Mẹ thì được khỏi bệnh. 15 tuổi, xin được Đức Thánh Cha Lê-ô XIII chuẩn tuổi để vào Dòng Ca-mê-lô. Vì trong Dòng có vài người trùng tên, nên chị đã lấy tên mình là Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su (Thérèse de l’Enfant Jésus). Việc đặt tên hiệu này – theo thiển ý – là đã có sự tác động lớn từ Thiên Chúa – cụ thể là Đức Giê-su Ki-tô – vào cuộc đời chị và đó cũng chính là bước ngoặt lớn: Kể từ đây chị đã đính ước với Đức Ki-tô và Người đã chính thức là vị Hôn phu kể từ ngày chị được mặc áo Dòng (10/01/1889 – 16 tuổi).
Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1896 (23 tuổi), chị bị xuất huyết lần đầu do bị lao phổi và vào khoảng hơn 19 giờ ngày 30/9/1897 (24 tuổi), sau khi đã nói với Chúa: “Con không hối hận vì đã hiến thân cho Tình Yêu Chúa”, và nói với Mẹ Bề trên Dòng: “Thưa Mẹ, xin Mẹ chuẩn bị cho con chết lành”, chị ôm chặt Thánh Giá, miệng thều thào: “Ôi ! Lạy Chúa! Con yêu mến Chúa”, rồi trút hơi thở cuối cùng. Chị được ĐGH Pi-ô XI tuyên phong Chân phước ngày 29/4/1924, và chính thức tuyên Thánh (là Đấng Bảo Trợ, là Bổn mạng các xứ Truyền giáo) ngày 14/12/1927. Ngày Chúa nhật Truyền giáo 19/10/1997, ĐTC Gio-an Phao-lô II
đã công bố Thánh nữ Tê-rê-sa là Tiến sĩ Hội Thánh. Điều đó cho thấy Thánh nữ đúng là một vị Thánh có một tâm hồn vĩ đại trong một thân thể bé mọn với tuổi đời còn rất trẻ.
Đọc tiểu sử của Thánh nữ, ta thấy chị không phải vất vả đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cho dân chúng, đương đầu với lạc giáo, như thánh Đa Minh; không sống khắc khổ, ăn chay đánh tội như thánh Phan-xi-cô Khó Khăn; không phải bỏ quê hương đi đến những vùng xa
xôi truyền giáo như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê; không để lại nhiều tác phẩm có giá trị triết lý và thần học như thánh Tô-ma A-qui-nô; không làm nhiều phép lạ giúp đỡ những người nghèo khổ bất hạnh như thánh Mác-tin Po-rê; không chịu cực hình để làm chứng cho Chúa như các thánh Tử vì đạo Việt Nam… Vậy mà tại sao Tê-rê-sa lại được Hội Thánh tôn vinh như một đại thánh của thế kỷ XX và XXI?
Câu trả lời thật hiển nhiên: Chính là nhờ Chị Thánh có một phương cách sống rất đặc biệt phục vụ cho một mục đích tối hảo: Chị đi tu rất sớm không vì mong được sống trong Dòng tu “vui vẻ”, mà vì “Tôi có một mục đích duy nhất là chết vì Tình Yêu”, “Con không hối hận vì đã hiến Tình Yêu cho Chúa” (xc “L’Histoire de l’Âme” – Truyện Một Tâm Hồn – Thérèse). Rõ ràng điều kiện tiên quyết để được theo chân Thầy Chí Thánh là phải cần có
“MỘT TRÁI TIM chứa một bầu máu nóng (nhiệt tâm, nhiệt huyết)”.
Tiếp theo là phải có MỤC ĐÍCH (hoặc gọi là “Tham vọng”, là “hoài bão” cũng được) rõ ràng để theo đuổi. Đích thị Thánh nữ Tê-rê-sa đã có một “tham vọng” rất lớn và rất táo bạo ngay từ hồi nhỏ: “đi tu để trở thành một phó tế, linh mục, tông đồ, nhà truyền giáo và… sẽ tử vì đạo để trở thành một vị … THÁNH LỚN”! (xc. “L’Histoire de l’Âme”). Chính Chị Thánh đã đề tặng nữ tu Marthe de Jésus một tấm hình: “Hãy xin Chúa Giê-su cho tôi trở thành
vị thánh lớn, tôi sẽ xin ơn đó cho bạn tập sự yêu quý của tôi”. Ngông nghênh và tự phụ quá chăng? Không đâu! Đó chỉ là phản ánh một tham vọng – một hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ rất chính đáng, mà ở đây, xin nói thẳng: Đó chính là một ƯỚC MƠ THÁNH THIỆN rất đáng trân trọng. Tuổi trẻ mà! Những ước mơ “dời non lấp biển” cũng đã từng làm cho tôi, cho bạn thăng hoa cuộc sống nội tâm. Đẹp biết chừng nào những giấc mơ của tuổi trẻ! Riêng với Tê-rê-sa, Chị Thánh còn đi xa hơn, vượt cao hơn nữa kia! Chị đã nói trước khi khấn trọn: “Con vào Dòng để cứu vớt các linh hồn và cầu nguyện cho các linh mục” (ibid). Tuy nhiên, về sau này, chị Thánh đã khiêm nhường nhận ra mình chỉ là “một hạt cát bé nhỏ vô danh”, “có linh hồn nào nhỏ bé và bất toàn hơn con?” (ibid).
Ta còn thấy nơi chị Thánh một ĐỨC HY SINH vĩ đại: * Từ chối hưởng thụ vật chất có được do sự nuông chiều của gia đình dành cho người con út (“giầu út hưởng, khó út chịu” – Tục ngữ VN). – * Sẵn sàng khép mình trong luật lệ khắt khe của một Dòng tu khổ hạnh (hãm mình, ép xác, khiêm nhường, chịu khó, vâng phục, khó nghèo, khiết tịnh…). – * Ngoài những công việc được giao coi bộ không thích hợp lắm với một cơ thể gầy yếu, bệnh hoạn như chị, nhưng chị vẫn vui vẻ làm (quét nhà, rửa chén, lau bụi, giặt rũ…), Chị còn vui
vẻ vác thánh giá (chịu đựng cực hình từ bệnh tật: thiên đầu thống, lao phổi…).Để duy trì và phát triển được điều này, chính là nhờ Chị có một niềm cậy trông vững vàng, sắt đá vào sự phù trợ đắc lực của Đức Mẹ. Và vì thế, nên :
Chị Thánh luôn một lòng vì Chúa, vì tha nhân. Có thể khẳng định Thánh nữ Tê-rê-sa đã sống và thể hiện sinh động nhất một Tình Yêu tuyệt vời mà Đức Giê-su Ki-tô đã thể hiện và hằng mong mỏi loài người làm theo: “MẾN CHÚA + YÊU NGƯỜI và sẵn sàng chết cho người mình yêu”. Chị Thánh nói: “Với con thì Thiên Chúa ban cho con Tình Yêu lân tuất vô cùng của Chúa…, mọi sự trọn hảo đều toả ánh Tình Yêu, ngay cả đức công bằng đối với con cũng là Tình Yêu nữa. Thật vui mừng biết bao khi nghĩ đến Thiên Chúa là Đấng nhân lành vô cùng, có Tình Yêu lân tuất vô cùng” (ibid).
Về Đức Ki-tô, Thánh nữ luôn gọi Người là “Đấng phu quân yêu mến” và “Trái tim Chúa Giê-su mong muốn được yêu mến hết sức”. Còn đối với tha nhân? Từ thời gian đầu mới vào Dòng, Chị Thánh đã phải chịu đựng một sức ép khá nặng nề (Mẹ Bề trên Maria Gonzaga trước đó đã bị kết án là độc đoán và đôi khi tính khí thay đổi thất thường, còn các nữ tu bạn cùng Dòng của Chị Thánh – đa phần là lớn tuổi – thì lạnh lùng và hay chế nhạo người khác). Vậy mà về sau, Chị Thánh đã cảm hoá được tất cả, từ Mẹ Bề trên đến mọi thành viên trong Dòng đều rất yêu thương quý mến Chị. Chưa hết, Chị còn dành rất nhiều thời giờ “để
cứu vớt các linh hồn và cầu nguyện cho các linh mục”, rồi làm thơ, viết thư, hồi ký, kịch giải trí, lời nguyện, viết sách (cụ thể như cuốn “Truyện Một Tâm Hồn – L’Histoire de l’Âme” đã đẫn trên)…, với mục đích để: + Mở ra cho mọi người thấy MỘT TÂM HỒN mến Chúa yêu người đến quên cả bản thân; + Ghi lại những cảm xúc, những kinh nghiệm từng trải trên đường “vác thập giá mình mà theo Đức Ki-tô”; + Và trên tất cả là “để ca tụng, tôn vinh Thiên Chúa”.
Tất cả những đức tính nêu trên được bộc lộ ra nơi một con người rất hồn nhiên dung dị – một con người đơn sơ đến lạ lùng! Vì thế, Thánh nữ đã gặt hái được trong vinh quang một kết quả trên cả ước mơ của mình: * Được Thiên Chúa cho làm nhiều phép lạ (mà Hội Thánh đã công nhận khi phong Chân Phước và tuyên phong Hiển Thánh cho ngài, và cho mãi
đến về sau này nữa, ngài vẫn tiếp tục làm nhiều phép lạ); * Được Hội Thánh tuyên là vị Thánh lớn, là Đấng Bảo Trợ các xứ Truyền Giáo – một vị Thánh chỉ truyền giáo bằng cầu nguyện trong phạm vi 4 bức tường của Tu viện, mà hiệu quả lại vô cùng rực rỡ!
Mẫu gương tuyệt hảo của giới trẻ chúng ta là như vậy đó. Còn chúng ta thì sao, thưa các bạn trẻ thân mến? Dù sao đi nữa thì cũng xin các bạn cùng hiệp ý cầu nguỵên bằng “Kinh cầu nguyện cùng Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su” (xc. Trang Kinh Nguyện <Thanhlinh.net>):
“Lạy Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, người sống rất vắn vỏi trên cõi trần gian, song người đã được đầu đủ nhân đức; lòng tinh khiết, khiêm nhường, tận tâm mến Chúa và yêu người. Mà nhất là người đã phú trót mình cho Chúa, tin cậy nơi Chúa như con nhỏ tin nơi mẹ nó vậy.
Người đã truyền cho thế gian một con đường rất đơn sơ, để chóng đưa linh hồn đến đỉnh trọn lành, đó là sự khiêm nhượng thật lòng và coi mình như trẻ bé trước mặt Chúa, cùng trông cậy nơi lòng lân mẫn vô cùng của Chúa. Xin Thánh Tê-rê-sa cầu bầu cho chúng con được dõi theo gương người, là bước vào “tiểu lộ”, là đường người đã trải qua mà đến cùng Chúa.
Lạy Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, xưa đã hứa cho mưa hoa hồng xuống trên thế gian này, vậy xin người cầu cùng Chúa Trời, xin cho hoa hồng thiêng liêng đổ xuống trên chúng con, làm cho chúng con được yêu mến Chúa như ngườii, và cho khắp nơi được an ninh, hòa hảo; cùng cho Nước Chúa được hiển trị một ngày một lan rộng hơn. Xin vì lời Thánh nữ khẩn nguyện cho người ngọai giáo được trở lại thờ phụng Chúa, hầu sau này được chung phước cùng Thánh nữ trên Thiên đàng. Amen.”
JM. Lam Thy ĐVD.
nguồn: Maria Thanh Mai gởi
HS Nghỉ Để Trường Làm Đám Cưới
(10/01/2012)
HANOI — Chuyện hết sức lạ ở quê nhà: học sinh tại 2 trường học — một ở Hà Nội, một ở Vĩnh Phúc — phải nghỉ học để nhường khuôn viên trường cho các đám cưới.
Báo Lao Động kể về ngôi trường ở Hà Nội, và báo Pháp Luật & Xã Hôi kể về ngôi trường ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Báo Lao Động gọi đó là “Dở khóc dở cười lớp học thành nơi tổ chức đám cưới,”
trích như sau:
“Sáng 24.9, Lao Động nhận được điện thoại của một số phụ huynh có con học tại
điểm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (nằm trong ngõ 18 Hàm Long, Hoàn Kiếm), bức xúc
phản ánh: Con em họ đang phải học ngoài sân trường vì phòng học đã được trường
cho thuê làm đám cưới.
Có mặt tại điểm trường này, chúng tôi khá bất ngờ khi thấy phản ánh là có thật.
Hai phòng học của lớp 2E và 2G nằm trong ngõ 18 phố Hàm Long đã được trưng
dụng, trong đó phòng của lớp 2G đã được trang trí thành phòng tổ chức tiệc
cưới, có cổng hoa bên ngoài cửa lớp, ở vị trí bảng đen là phông cưới đỏ chót. Các
bàn học được phủ khăn trắng, ở trên bày bánh kẹo, hoa quả và có lác đác người
nhà của chú rể ngồi ở đó. Phòng của lớp 2E thì khóa chặt…”
Trong khi đó, báo PL&XH viết bản tin tựa đề “Bắt học sinh nghỉ học để lấy
khuôn viên trường làm nơi tổ chức đám cưới,” trích như sau:
“Nhiều người dân ở xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã gọi điện
cho PV phản ánh về việc cán bộ địa chính xã được hiệu trưởng nhà trường cho
mượn trường và lớp học để tổ chức đám cưới. Nghe có vẻ khó tin nhưng quả thật
người dân phản ánh không sai. Toàn bộ mấy trăm học sinh phải nghỉ học chỉ vì lí
do một ông “quan” xã mượn trường tổ chức đám cưới cho con.
Chúng tôi đến trường THCS Tân Tiến vào buổi chiều 26-9, cũng là lúc mà gia chủ
đang hân hoan đón khách vào dự tiệc cưới tại cổng trường THCS Tân Tiến. Trong
khuôn viên trường, một đám cưới hoành tráng đang diễn ra, loa đài bật lên inh
ỏi, khách khứa cười nói rôm rả. Hỏi ra mới hay đó là đám cưới con trai ông Lê Mạnh Hùng – Cán bộ địa chính xã Tân Tiến được ông Vũ Việt Thắng – Hiệu trưởng trường THCS Tân Tiến bắt học sinh phải nghỉ học để mượn khuôn viên trường. Nhiều phụ huynh dù là khách mời nhưng vẫn bức xúc vì con họ phải đi học bù vào thứ Bảy, Chủ nhật chỉ vì việc riêng của một cán bộ xã…”
Quả nhiên, đó là chuyện bí hiểm của thiên đường xã hội chủ nghĩa….
Thánh Têrêsa Hài Đồng
Trầm Hương Thơ 10/1/2012 Vietcatholic.net
|
![]() |
Hồn thơ trong trắng dịu hiền
Vẫn thường mơ tưởng làm tiên trên trời
Bay lơ lửng khắp mọi nơi
Đem mầu nhiệm lạ tuyệt vời cứu nhân.
Ai trồng cây Đức tuyệt trần
Gieo vào trong đấy lòng nhân tình người Vẽ vào hồn nhỏ xinh tươi
Vươn lên mạnh mẽ rạng ngời cao sang
Gia đình lá ngọc cành vàng
Hồn thơ được dạy mọi đàng thương yêu
Tim non lửa mến thật nhiều
Yêu người kính Chúa mọi điều hy sinh
Chúa là tuyệt đỉnh đời mình
ThươngYêu nở đóa hoa xinh cho đời
Lòng mến tỏa khắp mọi nơi
Sáng lên lan tỏa cùng trời quang minh
Ước ao được hiến dâng mình
Làm người tình nhỏ xinh xinh Chúa Trời
Truyền giáo đến khắp mọi nơi
Lửa tim hồng thắm vào đời nhân sinh
Mười lăm tuổi rất trong trinh
Xin Giáo Hoàng chuẩn đăng trình vào tu
Dòng Kín sống rất khiêm nhu
Yêu người mến Chúa chăm chu vẹn toàn
Mọi việc chăm chỉ siêng ngoan
Liên lỉ nguyện ngắm để loan Tin Mừng
Tim yêu lửa cháy bừng bừng
Xin cho Linh Mục chẳng ngừng tiến thăng
Gieo hương Bác Ái Công Bằng
Để cho thế giới thấy rằng đạo ngay
Cuộc đời thơm ngát hương bay
Hôm nay Giáo Hội mừng ngày kính tôn
Tâm hồn tỏa ngát hương khôn
Hoa thơm tinh khiết trường tồn khắp nơi
Tê-rê-sa đã về trời
Hoa hồng sẽ rải mưa rơi khắp cùng
Cha Mẹ Ngài cũng về chung
Một gia đình Thánh khiêm cung trên trời
Danh thơm thánh thiện đời đời
Trên Thiên Cung tỏa sáng ngời dương gian.
01.10. ngày kính thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Cha Mẹ của thánh Têrêsa đều đã được phong Á Thánh.
Thời trẻ cả hai người đều ước ao đời sống tu trì nhưng bất thành,và
ước ao được dâng tất cả các con lên Chúa và Ngài đã nhận lời.
Tất cả những người con của hai người đều đi tu.
|