CỨ TRỖI DẬY! – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế


 (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

“Thần câm điếc, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé, không được nhập vào nó nữa!”.

“Tội lỗi sẽ đưa bạn đi xa hơn quãng đường bạn từng nghĩ bạn sẽ đi lạc; nó khiến bạn lạc lối và nghĩ rằng, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy đường về. Tội lỗi sẽ giữ bạn lâu hơn bạn nghĩ bạn sẽ ở lại; nó khiến bạn trả giá đắt hơn cái giá bạn nghĩ bạn phải trả; và nó sẽ kìm hãm ý chí của bạn đến mức bạn nghĩ, bạn sẽ tuyệt vọng, không bao giờ trỗi dậy!” – Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

“Đến mức bạn nghĩ, bạn sẽ tuyệt vọng, không bao giờ trỗi dậy!”. Có thể như thế! Nhưng Tin Mừng hôm nay cho biết, không phải vậy! Sau khi Chúa Giêsu truyền lệnh cho một tên quỷ “ra khỏi đứa bé”, Ngài bảo, “Không được nhập vào nó nữa!” – điều này có nghĩa là – “Đừng sợ, tình trạng cũ sẽ không còn, ‘cứ trỗi dậy!’”.

Mệnh lệnh kép của Chúa Giêsu đáng cho chúng ta suy ngẫm. Chắc chắn, việc cứu một đứa bé khỏi sự chiếm hữu của quỷ là điều quan trọng; nhưng hành động thương xót này rồi sẽ kết thúc trong bi thảm nếu quỷ lại nhập vào nó sau khi Chúa Giêsu rời đi. Vì thế, mệnh lệnh thứ hai – cấm quỷ trở lại – cũng là một hành động rất xót thương.

Hành động này nói với chúng ta rằng, chiến thắng cái ác là không đủ, vì những cám dỗ và áp bức đến từ “quân đoàn các cơ binh” là liên tục và không ngưng nghỉ. Điều thường xảy ra là khi một người đã thoát khỏi ảnh hưởng của ma quỷ hay một tội lỗi nào đó, nếu người ấy lại sa vào tội cũ, họ sẽ trở nên buông thả hơn. Vậy hãy nhớ, một khi đã chiến thắng một tội, một cám dỗ hay một áp bức nào đó, bạn phải cảnh giác ‘gấp ngàn lần’ để không sa vào lối cũ. Cứ mạnh mẽ tiến về phía trước, khiêm tốn nhìn nhận sự bất lực của mình, gia tăng cầu nguyện, để chỉ cậy trông vào Chúa – vào chỉ một mình Ngài – và cho dầu có ngã trở lại, bạn ‘cứ trỗi dậy!’.

Hãy suy ngẫm về bất kỳ cám dỗ nào mà bạn đã chịu đựng, vượt qua, chỉ để lại rơi vào nó! Đặc biệt, suy ngẫm về tầm quan trọng của sự cảnh giác cần thiết để không những quyết tâm không tái phạm tội cũ mà còn tiến tới trong đàng thiêng liêng. Đừng quên, ma quỷ không bao giờ nương tay, nhưng Thiên Chúa lại ‘càng không khoan nhượng’ trong lòng trắc ẩn và ân sủng của Ngài! Hãy tiếp tục tiến bước để không bao giờ trượt ngã và tái phạm tội lỗi trước đó!

Anh Chị em,

“Ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!”. Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy vui mừng, vì Chúa hứa, “Đừng sợ, tình trạng cũ sẽ không còn, ‘cứ trỗi dậy!’”; đồng thời, xin ơn khiêm nhượng và hiền lành. Khiêm nhượng không hệ tại ở việc hạ thấp bản thân, mà ở chỗ nhận ra thực tế yếu đuối tiềm tàng cũng như sự khốn cùng của mình. Từ sự khốn cùng này, khiêm tốn khiến chúng ta rời mắt khỏi chính mình để hướng mắt về Chúa – nguồn mạch khôn ngoan – cũng là Đấng có thể làm mọi sự và thậm chí đạt được cho chúng ta những gì chúng ta không thể tự mình đạt được, vì Ngài “rộng ban khôn ngoan cho những ai yêu mến” – bài đọc một. Chúa Giêsu từng nói, “Hãy đến với tôi, tất cả những ai mang gánh nặng nề, tôi sẽ bổ sức cho!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con quên ‘dụng cụ cuối cùng’ trong hộp đồ nghề: lòng cậy trông! Nhờ đó, con sẽ không bao giờ thất vọng và luôn quyết tâm đi tới mỗi ngày!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

**********************************

Thứ Hai Tuần VII – Mùa Thường Niên

Thưa Thầy, tôi tin, nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.       Mc 9,14-29

14 Khi ấy, Đức Giê-su và ba môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông. 15 Thấy Đức Giê-su, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người. 16 Người hỏi các môn đệ : “Anh em tranh luận gì với họ thế ?” 17 Một người trong đám đông trả lời : “Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy ; cháu bị quỷ câm ám. 18 Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi.” 19 Người đáp : “Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin ! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa ? Đem nó lại đây cho tôi.” 20 Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép. 21 Người hỏi cha nó : “Cháu bị như thế từ bao lâu rồi ?” Ông ấy đáp : “Thưa từ thuở bé. 22 Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi.” 23 Đức Giê-su nói với ông ta : “Sao lại nói : nếu Thầy có thể ? Mọi sự đều có thể đối với người tin.” 24 Lập tức, cha đứa bé kêu lên : “Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi !” 25 Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giê-su quát mắng tên quỷ : “Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi : ra khỏi đứa bé, và không được nhập vào nó nữa !” 26 Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói : “Nó chết rồi !” 27 Nhưng Đức Giê-su cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên. 28 Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người : “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy ?” 29 Người đáp : “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.”


 

CHẶNG THỨ 9: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba-Cha Vương

Chúc bạn một ngày thật sáng suốt khi xem xét khuyết điểm của mình, mà mù tối đối với khuyết điểm của người khác. Hãy cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 24/02/2025 24

CHẶNG THỨ 9: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba

TIN MỪNG: Tưởng mình như tan dần ra nước, toàn thân con xương cốt rã rời,

con tim đau đớn bồi hồi, mềm như sáp chảy tơi bời ruột gan. (Tv 22:15)

SUY NIỆM: Phạm tội thì dễ, xin lỗi thì khó, quyết tâm đừng phạm tội nữa thì càng khó hơn. Việc Chúa ngã xuống đất lần thứ ba nhắc nhở cho bạn về sự yếu đuối và mỏng dòn của con người, khi đã được tha thứ lại quay trở về những thói quen xấu trước đây. Căn tính “ngựa quen đường cũ” này làm cho Chúa hoàn toàn đuối sức kiệt quệ. Nhưng Ngài không nằm đó! Ngài gượng dậy một cách khó khăn đau đớn vì chỉ muốn cứu sống nhân loại. Tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa là thế đấy! Để đáp trả lại tình yêu này bạn hãy cố gắng và quyết tâm vươn lên để quay về ẩn náu trong mái ấm của người Cha nhân hậu và đừng nằm bẹp trong vũng bùn của tội lỗi nữa nhé.

XÉT MÌNH: Nếu bạn chân thành nhìn lại cuộc đời mình, có những tội nào bạn cần đến sự tha thứ của Chúa? Như bạn cần lương thực hàng ngày thế nào thì  bạn cũng cần được tha thứ như thế để được sống bình an và hạnh phúc. Mời bạn bỏ ra đôi phút, trong thinh lặng hãy tự xét mình và xin ơn hoán cải trong lối suy nghĩ, trong cách cảm nhận, và trong hành động của mình.

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, khi con kiệt sức đừng để con bỏ cuộc nhưng hãy nâng con lên. Dù quá khứ con thể nào chăng nữa, xin giúp con biết quay về với Chúa để bắt đầu làm lại cuộc sống mới trong lòng đại dương của lòng thương xót Chúa.

From: Do Dzung

****************************

Đại dương thương xót -tinmung.net

SỰ CHẾT DẠY CHÚNG TA ĐIỀU GÌ VỀ CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA MÌNH- Lm. Nnamdi Moneme, OMV


Lm. Nnamdi Moneme, OMV

Nếu có thể, tôi sẽ trao tặng bất cứ thứ gì để ông ấy sống lại.

Đây không phải là một dòng trong một bản tình ca buồn, ít ra cũng không phải là một câu hát mà tôi biết.

Trái lại, đây thực sự là một lời cầu nguyện chân thành mà tôi đã nói với Chúa cách đây vài tháng khi bố tôi đột ngột qua đời.  Tôi biết điều đó là không thể nhưng tôi chỉ muốn bày tỏ ước muốn sâu sắc nhất của tôi với Chúa cho dù điều đó nghe có vẻ vô lý hay sai lầm về mặt thần học đến mức nào.

Lúc ấy, tôi không hề nhận ra rằng cái chết đang dạy cho tôi một trong những bài học quan trọng nhất trong cuộc đời.  Qua kinh nghiệm, tôi học được rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta là mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa và với người khác.  Khi trải nghiệm sự ra đi của người thân, chúng ta thấy mọi thứ khác như lu mờ đi so với việc có những giây phút quý giá ở bên những người mình yêu thương.

Sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác có vị trí ưu tiên trong cuộc sống này, trước hết là vì Thiên Chúa là mối tương quan của các Ngôi vị – Cha, Con và Thánh Thần.  Thiên Chúa cũng mong muốn đưa chúng ta vào sự hiệp thông sâu sắc hơn với Ngài và với người khác, đến nỗi đã chia sẻ sự sống của chính Ngài với chúng ta bằng ân sủng ngay trong hiện tại, và bằng vinh quang trong tương lai, “Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta muốn mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.

Đây không phải là mong muốn hão huyền về phía Thiên Chúa.  Thiên Chúa sẽ ban cho và làm bất cứ điều gì để đưa chúng ta vào mối tương quan sâu sa hơn với Ngài.  Thiên Chúa đã ban Con Một của Ngài vì mối tương quan với chúng ta như là con cái của Ngài.  Con Thiên Chúa là Đức Giêsu đã phó mình trên thập giá cũng vì mối tương quan này, “chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Ðức Kitô Giêsu, Ðấng tự hiến làm giá chuộc mọi người.” (1Tm 2, 5-6)  Chúng ta nhận được Chúa Thánh Thần cũng là để biến mối tương quan được thừa nhận này thành hiện thực.  Thiên Chúa không ngừng tha thứ tội lỗi và ban cho chúng ta những ân sủng vì mục đích này.

Được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, chúng ta cần tự vấn xem mình sẵn sàng để làm gì, để cho đi điều gì, và để lớn lên trong tình yêu đối với Thiên Chúa và người khác?  Liệu chúng ta có đang nhận được lòng thương xót và ân sủng biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại đã không cố gắng để yêu mến Thiên Chúa và người lân cận không?

Người quản gia bất lương trong Tin Mừng Lc 16, 1-13 là một đầy tớ ích kỷ và hoang phí, anh ta dường như thường lạm dụng tài sản của ông chủ.  Anh đã bừng tỉnh khi nghe ông chủ nói, “Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa” (c. 3).  Thời gian phục vụ của anh ta đã kết thúc.  Đây chẳng phải là điều mà Thiên Chúa cũng sẽ nói với chúng ta khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng và thời gian phục vụ trên trần gian của chúng ta cũng đến hồi kết sao?

Người quản lý đã biển thủ tiền bạc và trở thành người sử dụng tất cả những gì anh ta có trong tay – những tờ hẹn trả nợ – để đảm bảo tương lai của mình thông qua các mối tương quan tốt hơn với người khác.  Giờ đây, anh ta đầu tư vào các mối tương quan chứ không phải vào những mong muốn và mục tiêu ích kỷ của bản thân nữa, “Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” (c. 4).

Đức Giêsu hướng sự chú ý vào người quản lý như một điển hình về cách chúng ta tận dụng hiệu quả tất cả những gì chúng ta đang có trong hiện tại, bởi vì tương lai của chúng ta phụ thuộc vào các mối tương quan của chúng ta hiện nay, “Thầy bảo cho các con biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (c. 9). Bất kể kiếm được và sử dụng như thế nào, thì sớm muộn gì của cải, dù đó là tiền bạc, sức khỏe, thành công, danh vọng, thú tiêu khiển,… cũng sẽ lụi tàn.

Nhưng sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác trên trái đất này chuẩn bị cho chúng ta sự giàu có không phai nhạt trên thiên đàng.

Có 3 câu hỏi giúp chúng ta tự phân định rằng liệu chúng ta có thực sự tận dụng mọi thứ để lớn lên trong mối tương quan với Thiên Chúa và với người khác không:

  1. Những thứ này kiếm được như thế nào?

Có phải tôi thủ đắc những thứ này theo cách tôi tôn trọng quyền của Thiên Chúa không? Có phải do tham lam, trộm cắp, hoặc thiếu trung thực mà tôi giành được nó không?  Có phải tôi tìm kiếm và sở hữu của cải mà không quan tâm gì đến ý muốn của Thiên Chúa không?

Tôi có chà đạp lên quyền và phẩm giá của người khác; Tôi có lợi dụng người khác để có được của cải này không?

  1. Của cải đang được sử dụng như thế nào?

Của cải có được sử dụng để giúp tôi làm theo ý Chúa và giúp người khác cũng làm như thế hay nó là cách để tôi tự thỏa mãn hoặc tự khoe khoang?  Của cải có được sử dụng để phục vụ và quan tâm đến người khác hay để thống trị họ?  Của cải có đang làm vinh danh Chúa hay góp phần vào vương quốc bóng tối?  Của cải giúp tôi lớn lên trong sự thánh thiện hay khiến tôi trở nên xấu xa hơn?

  1. Ảnh hưởng của vật này đối với tôi là gì?

Món đồ này làm cho tôi biết ơn và tin tưởng vào Chúa hơn hay nó làm cho tôi kiêu ngạo và tự phụ?  Món đồ này có giúp tôi nhạy cảm với nhu cầu của người khác không?  Món đồ này khiến tôi trở nên ích kỷ hay vị tha hơn?  Món đồ này có phải là thần tượng, thứ mà tôi tôn thờ và khao khát khôn nguôi không?  Nó làm cho tôi nên tệ hại hay mang lại điều tốt nhất nơi tôi?

Chúng ta cần tự vấn với những câu hỏi này nếu chúng ta muốn tìm kiếm và tận hưởng của cải theo cách thế giúp chúng ta lớn lên trong tình yêu đối với Thiên Chúa và người khác. Mọi thứ trong cuộc đời của chúng ta – thời gian, của cải, và tài năng – đều được trao cho chúng ta để chúng ta lớn lên trong tình yêu bằng việc sử dụng một cách thận trọng tất cả những gì chúng ta đón nhận từ Thiên Chúa.  Chúng ta lãng phí khi tìm cách thu nhận và sử dụng chúng theo cách làm tổn thương mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với người khác.

Vào giờ chết, sự phục vụ trên trần gian của chúng ta sẽ kết thúc.  Chúng ta phải tường trình với Thiên Chúa về tất cả những hồng ân mà Ngài ban cho chúng ta và chúng ta đã sử dụng những ân ban ấy như thế nào.  Thiên Chúa rất quảng đại khi ân ban nhưng Ngài hề lãng phí.  Hiện tại là thời điểm để chúng ta phát triển mối tương quan với Thiên Chúa và người khác bằng những khả năng, và sự hỗ trợ của ân sủng.

Thiên Chúa, Đấng thiết lập các mối tương quan, luôn nỗ lực để đưa chúng ta đi vào mối tương quan sâu sắc hơn với Ngài.  Thiên Chúa đến với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể để làm mới lại tình yêu của chúng ta đối với Ngài và người khác.  Thiên Chúa luôn hành động vì mối tương quan tốt lành và lâu dài này đối với chúng ta và người khác.  Ngài mời gọi chúng ta hãy luôn làm như vậy đối với tất cả những gì chúng ta sở hữu.

Chúng ta đừng đợi đến giây phút lâm chung – giờ chết của người thân hay của chính mình – để rút ra bài học này.

Lm. Nnamdi Moneme, OMV

Chuyển ngữ: Nt. Anna Ngọc Diệp, OP– 

(catholicexchange.com (20. 9. 2022)

From: Langthangchieutim


 

Tuổi thọ dài ngắn của con người nằm ở 4 chữ : cân bằng tâm lý

Bang Uong

Elizabeth Blackburn, người từng đoạt giải Nobel về Tâm lý học, nội dung nghiên cứu của bà có đề cập đến điểm đáng để mọi người chú ý. Đó chính là: Cân bằng tâm lý. Báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra: Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống hợp lý chiếm 25%, những cái khác chiếm 25%, cân bằng tâm lý chiếm 50%. Vậy vì sao nhân tố “cân bằng tâm lý” lại chiếm một nửa yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ? Chúng ta nên làm thế nào để đạt được điều này?

Bởi vì “hormone căng thẳng” có khả năng gây tổn hại cho cơ thể, vì vậy trước khi trị bệnh cần chữa lành “trái tim”. Nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng khi một người tức giận thì cơ thể sản sinh ra lượng hormone gây căng thẳng đủ để giết chết chuột. Vì vậy “hormone căng thẳng” còn được gọi là “hormone độc hại”.

Bệnh tật có liên quan đến việc cảm xúc bị đè nén

Khi con người hạnh phúc, não của họ sẽ tiết ra những “hormone có lợi”. Các hormone có lợi sẽ làm cho con người thư giãn và cảm thấy vui vẻ, đó là trạng thái thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó điều phối và cân bằng các chức năng khác nhau trong cơ thể con người và tăng cường sức khỏe.

Vậy chúng ta áp dụng nó vào thực tế như thế nào để tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và giúp con người sống lâu hơn? Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng 65% đến 90% các bệnh ở con người như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều, v.v. đều liên quan đến tâm lý cảm xúc bị đè nén. Do đó, những bệnh như vậy được gọi là bệnh tâm thân. Nếu một người cả ngày sống trong nôn nóng bất an, tức giận, căng thẳng… mức độ hormone căng thẳng duy trì ở mức cao trong thời gian dài, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị ức chế và phá hủy, hệ thống tim mạch cũng sẽ trở nên đặc biệt yếu đuối do phải làm việc quá sức trong thời gian dài.

Các mối quan hệ có thể còn quan trọng hơn việc bổ sung rau quả cũng như tập thể dục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

“Nhân tế quan hệ” (mối quan hệ giữa người với người) là yếu tố số một quyết định tuổi thọ

Có người nói rằng, một phụ nữ nông dân ở Georgia đã sống được 132 năm 91 ngày. Khi ở tuổi 130, phóng viên từng hỏi bà bí quyết sống lâu, bà đã trả lời rằng: “Đầu tiên là gia đình hòa thuận…” Hai giáo sư tâm lý học ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu suốt 20 năm và phát hiện ra rằng, trong số những nhân tố quyết định ảnh hưởng đến tuổi thọ, yếu tố số một là “Mối quan hệ giữa người với người”. Họ nói rằng các mối quan hệ có thể còn quan trọng hơn việc bổ sung trái cây và rau củ cũng như tập thể dục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bốn chữ này – nhân tế quan hệ, mới là chìa khóa quyết định tuổi thọ của một người.

Con người là một quần thể sinh mệnh, tồn tại chính là sống trong mối quan hệ giữa người và người. Nhà tâm lý học Maslow đã tóm tắt 5 loại nhu cầu cuộc sống từ thấp đến cao như thế này: “nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân”. Ngoài nhu cầu sinh lý ra, những nhu cầu còn lại đều liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Khi “nhu cầu” được thỏa mãn, con người mới có được cảm giác vui sướng hạnh phúc!

“Mục tiêu” có thể kích thích lực sống của sinh mệnh

Nghiên cứu mới cho thấy “ý thức mạnh mẽ về mục tiêu” rất tốt cho sức khỏe, bởi vì trong cuộc sống này, việc có hay không có sự truy cầu sẽ quyết định trạng thái tâm lý của một người, cuối cùng là quyết định đến tình trạng sinh lý của người đó.

Mạch máu não của những người siêng năng suy nghĩ thường ở trạng thái căng ra, từ đó duy trì khả năng hoạt động của tế bào não và ngăn chặn tình trạng não bị lão hóa sớm. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng khi não luôn hoạt động sẽ làm cho lượng đường glucose gửi đến những nơi cần thiết nhất trong não được nhiều hơn.

Khi nghỉ ngơi, tỷ lệ sử dụng glucose trong não của người già thấp hơn so với người trẻ, nhưng khi não được sử dụng, lượng đường glucose thu được ở những phần hoạt động mạnh nhất của não không thấp hơn so với người trẻ.

Vì vậy, hoạt động não bộ cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và trì hoãn lão hóa của não.Đối xử tốt với người khác và thường xuyên làm những việc tốt giúp đỡ người sẽ sinh ra một cảm giác vui mừng, tự hào khó tả trong lòng, từ đó giảm khả năng sản sinh hormone căng thẳng và thúc đẩy tiết ra những “hormone có lợi”.

“Giúp đỡ mọi người” là liều thuốc chữa trầm cảm

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giúp đỡ về mặt “vật chất” cho người khác có thể làm giảm tỷ suất tử vong xuống 42%; hỗ trợ tinh thần cho người khác có thể giảm tỷ suất tử vong xuống 30%.

Tại sao giúp đỡ người khác lại có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì đối xử tốt với người khác và thường xuyên làm những việc tốt giúp đỡ người sẽ sinh ra một cảm giác vui mừng, tự hào khó tả trong lòng, từ đó giảm khả năng sản sinh hormone căng thẳng và thúc đẩy tiết ra những “hormone có lợi”.

Chuyên gia bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần cho rằng, việc dưỡng thành thói quen lấy việc giúp đỡ người khác làm vui là liều thuốc tốt nhất điều trị và ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

“Cho đi thiện lương” là “nhận về lương thiện”

Như đã đề cập ở trên: “Mối quan hệ giữa các cá nhân là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến tuổi thọ”. Vậy chúng ta làm thế nào để tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa các cá nhân?

Quản Trọng nói: “Thiện khí nghênh nhân, thân như huynh đệ; ác khí nghênh nhân, hại vu qua binh”. Ý tứ rằng, mang theo thiện ý đón tiếp người thì mối quan hệ đó sẽ thân thiết như anh em, còn mang theo ác ý đón tiếp người thì mối quan hệ tiếp theo sẽ là thù địch. Mối quan hệ giữa người với người tốt hay không tốt dựa trên thiện tâm hay ác tâm. Người thiện tâm thì lời nói thiện lành. Người ác tâm thì lời nói ra chứa toàn ác ý.

Sự “cho đi thiện tâm” sẽ giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên hài hòa hơn, như: khen ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, lịch sự, hiền hòa, bao dung, tha thứ, quan tâm, cảm thông, trung thành, lắng nghe, v.v. Hãy luôn nhớ rằng: “Tâm trạng vui vẻ” mới là bí quyết để nâng cao tuổi thọ.

San San biên dịch.


 

Có hai tù nhân lương tâm vừa lặng lẽ trở về

Tác Giả: Đàn Chim Việt

22/02/2025

Nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận

Ông Trần Phi Dũng (sinh năm 1966), thành viên nhóm Ân Đàn Đại Đạo (còn được gọi là Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn hay Công Án Bia Sơn) vừa mãn án hôm 10/2/2025, sau 13 năm tù.

Ông Trần Phi Dũng

Ông Dũng bị bắt tháng 2/2012 cùng với 21 thành viên khác với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”- điều 79-BLHS năm 1999. Trong vụ án này, tòa án Phú Yên đã kết án 21 người tổng cộng 299 năm tù giam, chưa kể hàng chục năm bị quản chế sau án tù. Riêng ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo, bị tuyên án “Chung thân” và đã qua đời trong nhà tù Gia Trung vào năm 2022, sau 10 năm thụ án.

Ân Đàn Đại Đạo xây dựng khu sinh thái Đá Bia rộng 48 héc-ta tại khu vực Suối Lớn, Đèo Cả, thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên theo hướng “tiền sinh thái, hậu tổ đình”. Khu sinh thái Đá Bia được chính Nhà nước công nhận là khu “sinh thái quốc gia”. Tuy nhiên, hồi tháng 2 năm 2012, nhà cầm quyền bất ngờ lùa công an đột nhập vào khu sinh thái và bắt giữ hàng chục người, đương nhiên cướp trắng tài sản mà họ đã gầy dựng được.

Ngoài ông Phan Văn Thu, hai người khác cũng đã qua đời trong tù do bị ngược đãi và bệnh tật là ông Đoàn Đình Nam (qua đời năm 2019) và ông Phan Thanh Ý (năm 2022).
Ông Trần Phi Dũng ra tù trong tình trạng sức khỏe suy kiệt với một số căn bệnh nan y như tiểu đường, viêm khớp và huyết áp…

Do hoàn cảnh nghèo khó nên trong suốt 13 năm ở tù, gia đình ông chỉ đi thăm nuôi khoảng một năm từ một đến hai lần. Vì thế, con đường tù đày của ông Trần Phi Dũng càng trở nên khắc nghiệt. Hiện ông Dũng vẫn chưa thể đi bệnh viện để khám bệnh vì kinh tế quá khó khăn và việc đi lại của ông gặp khó khăn do án quản chế.

Trong một diễn biến khác, nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận, còn được biết tới với biệt danh “Võ Phù Đổng” vừa được trả tự do vào sáng 22/2/2025. Thông tin được xác nhận bởi trang facebook Huỳnh Nghĩa. Ông Thuận được trả tự do sớm 9 ngày so với bản án 8 năm tù giam ông đã bị tuyên.

Tin cho hay, sáng ngày 22, cán bộ trại giam Nam Hà đã chở ông Thuận từ nhà tù này tới một bệnh viện tại Hà Nội để khám bệnh. Khám bệnh xong, công an đã chở ông về Thái Bình, là nơi ông có hộ khẩu thường trú, thay vì đưa ông về Hà Nội theo nguyện vọng, nơi trước khi bị bắt ông đã sống cùng mẹ và em trai trong một căn nhà trọ.

Ông Vũ Quang Thuận sinh năm 1966, người sáng lập phong trào Chấn Hưng Nước Việt, bị bắt vào đầu tháng 3 năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88-Bộ luật Hình sự 1999, cùng với hai đồng sự khác là Nguyễn Văn Điển và sinh viên Trần Hoàng Phúc. Ông Thuận bị kết án 8 năm tù giam, 5 năm quản chế. Trong thời gian ở tù, ông Thuận đã phải chiến đấu chống lại bệnh tật và sự ngược đãi của cai tù. Ông Thuận bị bệnh phổi nặng và sức khỏe ngày càng suy kiệt, đặc biệt là 3 năm trở lại đây.

Chính phủ Mỹ và nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế đã phản đối bản án dành cho Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc và ca ngợi họ như những công dân can đảm, chiến đấu vì các giá trị tự do.

Phạm Thanh Nghiên


 

Mẹ chỉ có thể kiểm soát bản thân mình -Truyện ngắn HAY

Thầy Cao Anh

Mẹ tôi không ngủ được. Bà cảm thấy kiệt sức. Bà cáu kỉnh, khó chịu và đắng cay. Bà luôn bị ốm, cho đến một ngày, đột nhiên, bà thay đổi.

Một ngày, ba tôi nói với mẹ: “Anh đã tìm việc suốt ba tháng nhưng không được, anh sẽ đi uống vài chai bia với bạn bè cho đỡ buồn.”

Mẹ tôi trả lời: “Ok anh.”

Anh trai tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, ở trường đai học, các môn con học đều không tốt.”

Mẹ tôi trả lời: “Được rồi, con sẽ vượt qua thôi, nếu không được thì con phải học lại, nhưng con phải tự đóng học phí.”

Chị gái tôi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con đã làm hỏng xe.”

Mẹ tôi trả lời: “Được rồi con, đem xe đi sửa và tìm cách trả tiền, trong khi chờ xe sửa xong, con có thể đi lại bằng xe buýt hoặc tàu điện ngầm.”

Chị dâu nói với mẹ: “Mẹ, con đến ở vài tháng với mẹ.”

Mẹ tôi trả lời: “Được rồi, con ở phòng khách và tìm mấy cái chăn trong tủ.”

Tất cả chúng tôi tất cả đều lo lắng vì những phản ứng lạ kiểu này của mẹ.

Chúng tôi nghi rằng do mẹ đã đi bác sĩ và bác sĩ kê cho mẹ một loại thuốc gọi là “Mẹ không quan tâm”… Có lẽ mẹ đang dùng thuốc này quá liều!

Sau đó, chúng tôi định tổ chức một cuộc “can thiệp” với mẹ để loại bỏ khả năng mẹ bị nghiện thuốc chống cáu giận gì đó.

Nhưng rồi… mẹ tập hợp chúng tôi lại và giải thích:

“Đã mất rất lâu mẹ mới nhận ra rằng mỗi người đều có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Mẹ đã phải mất nhiều năm để phát hiện ra rằng sự lo âu, căng thẳng, trầm cảm, giận dữ, mất ngủ và stress của mẹ không giải quyết được vấn đề của các con mà chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề của chính mẹ.

Mẹ không chịu trách nhiệm về hành động của bất kỳ ai và không phải là việc của mẹ để mang lại hạnh phúc cho các con, nhưng mẹ có trách nhiệm với cách mẹ phản ứng với những điều đó.

Vì vậy, mẹ đã đi đến kết luận rằng bổn phận của mẹ với chính mình là giữ bình tĩnh và để mỗi người các con tự giải quyết những gì thuộc về mình.

Mẹ đã tham gia các khóa học về yoga, thiền, phát triển con người, vệ sinh tâm trí và lập trình ngôn ngữ thần kinh, và trong tất cả các khóa học ấy, mẹ thấy có một điểm chung…

Mẹ chỉ có thể kiểm soát bản thân mình, các con có đủ tài nguyên cần thiết để giải quyết vấn đề của riêng các con dù có khó khăn đến đâu. Công việc của mẹ là cầu nguyện cho các con, yêu thương các con, động viên các con, nhưng việc giải quyết vấn đề và tìm kiếm hạnh phúc là trách nhiệm của chính các con.

Mẹ chỉ có thể đưa ra lời khuyên nếu các con yêu cầu, và các con có thể chọn làm theo hay không. Quyết định của các con sẽ có hậu quả, tốt hay xấu, và các con phải sống với những hậu quả đó.

Vì vậy, từ bây giờ, mẹ không còn là thùng rác chứa đựng trách nhiệm của các con, là bao gạo chứa đựng sự tội lỗi của các con, là máy giặt rửa những tiếc nuối của các con, là người bào chữa cho những lỗi lầm của các con, là bức tường của những lời than vãn, là kho chứa đựng các nhiệm vụ của các con, hay là người phải giải quyết vấn đề của các con hoặc thay lốp xe mỗi khi các con không thực hiện trách nhiệm.

Từ bây giờ, mẹ tuyên bố tất cả chúng ta đều là những người trưởng thành độc lập và tự chủ.

Tất cả chúng tôi đều ngẩn người khi nghe mẹ nói.

Từ ngày đó, gia đình bắt đầu hoạt động tốt hơn vì mỗi người trong nhà đều biết chính xác những gì mình cần phải làm.

Với một số người trong chúng ta, điều này thật khó khăn vì chúng ta đã lớn lên trong vai trò chăm sóc và cảm thấy có trách nhiệm với người khác. Làm mẹ và làm vợ, chúng ta luôn là người sửa chữa mọi thứ. Chúng ta không bao giờ muốn người thân yêu của mình phải trải qua những khó khăn hay đấu tranh. Chúng ta muốn mọi người đều hạnh phúc.

Tuy nhiên, càng sớm gỡ bỏ trách nhiệm đó khỏi vai mình và giao nó cho từng người thân yêu, chúng ta càng chuẩn bị tốt hơn cho họ để trở thành những người có trách nhiệm với cuộc sống của mình.

Chúng ta không ở trên đời này để phục vụ tất cả mọi người. Đừng đặt áp lực đấy lên bản thân.

St từ Chau Doan


 

CHẶNG THỨ 8: Chúa Giêsu gặp các phụ nữ thành Giê-ru-sa-lem – Cha Vương

Chúc bạn một ngày thật sáng suốt khi xem xét khuyết điểm của mình, mà mù tối đối với khuyết điểm của người khác. Hãy cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ CN/23/02/2025 24

CHẶNG THỨ 8: Chúa Giêsu gặp các phụ nữ thành Giê-ru-sa-lem

TIN MỪNG: Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giê-su quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. (Lc 23:27-28)

SUY NIỆM: Thương xót (thương cảm) nghĩa là đặt cảm xúc của mình vào hoàn cảnh khốn khổ của người khác để thấu hiểu nỗi đau của họ và được thể hiện qua hành động, còn thương hại (tội nghiệp) là chia sẻ nỗi đau mà một người dành cho người khác nhưng không được thể hiện qua hành động cụ thể để giúp đỡ/hỗ trợ. Những người phụ nữ này đã thể hiện cả hai phẩm chất này khi họ đồng hành với Chúa Giê-su, khi họ thấy thân xác Ngài bị bầm dập rách nát. Là những người theo Chúa, thốt lên hai chữ “tội nghiệp” không thì chưa đủ, bạn phải có lòng thương cảm nữa.

Noi gương các phụ nữ thành Giê-ru-sa-lem, ước mong bạn có tấm lòng thương cảm khi bạn lắng nghe những khó khăn hoặc đau khổ của người khác, khi bạn nắm tay người ốm đau trên giường bệnh hoặc ôm ấp người đang đau buồn vì mất đi người thân yêu.

XÉT MÌNH: Thái độ của bạn thế nào khi bạn gặp kẻ đói ăn, kẻ khát uống, kẻ rách rưới ăn mặc, kẻ vô gia cư? Đối với những người đau yếu bệnh tật, bạn đối xử với họ như thế nào? Có bao giờ bạn tự nguyện chia sẻ nỗi đau vì sự mất đi người thân yêu bằng cách đi tham dự nghi thức an táng cho người không liên hệ gì đến bạn không?

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin cho con luôn biết sống vị tha, đừng khép kín trong cuộc sống ích kỷ cá nhân, đừng chạy theo những thú vui bên ngoài mà quên đi bổn phận và trách nhiệm cá nhân, lo cho gia đình và những người chung quanh con.

From:Do Dzung

**************************

Thập giá đời con | Nguyễn Hồng Ân (sáng tác : Lm. Phong Trần) 

CHẶNG THỨ 7: Chúa Giê-su ngã xuống đất lần thứ hai- Cha Vương

Xin Chúa Thánh Thần thêm sức cho bạn trong những giây phút yếu đuối nhé.

Cha Vương

Thứ 7: 22/02/2025 24

CHẶNG THỨ 7: Chúa Giê-su ngã xuống đất lần thứ hai

TIN MỪNG: Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. (Is 53:5)

SUY NIỆM: Chúa Giê-su đã từng được bao nhiêu người hâm mộ bây giờ Ngài bị từ chối, khinh bỉ và bị chà đạp. Sức nặng ngày càng đè nặng trên vai làm cho Chúa ngã xuống đất lần thứ 2 là do việc thiếu nỗ lực biến đổi hoặc hoán cải đời sống. Con người cứ lập đi lập lại cái tội đó mà không gắng sức để quyết tâm thay đổi, họ tiến được một bước về phía trước, và đôi khi lại lùi lại hai ba bước về phía sau.

XÉT MÌNH: Lướt qua những tội sau đây, tội nào mà bạn cứ lập đi lập lại: lười biếng không làm việc; bài bạc ăn uống rượu chè say sưa quá độ; nhìn ngắm hoặc tưởng nghĩ điều dâm ô, nói những lời dâm ô thô tục, những lời ám hiểu ý tà hoặc xem sách báo, phim ảnh khiêu dâm; tìm thú vui nhục dục bên ngoài cuộc sống hôn nhân, một mình hoặc với người khác; sản xuất, phổ biến sách báo, mua bán phim ảnh khiêu dâm; làm dịp cho người khác phạm những tội trên đây. Mời bạn bỏ ra đôi phút, trong thinh lặng hãy tự xét mình và xin ơn hoán cải trong lối suy nghĩ, trong cách cảm nhận, và trong hành động của mình.

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, thánh giá nặng nề đang đè trên thân xác Chúa là hậu quả của tội lỗi con, xin giúp con biết vượt lên mọi yếu đuối thử thách hằng ngày và quyết tâm từ bỏ những tội xúc phạm đến đức khiết tịnh để thân xác, linh hồn con trong sáng xứng đáng là đền thờ cho Chúa Ba Ngôi ngự trị.

From: Do Dzung

************************

Tâm Hồn Trong Trắng 

ĐÔI MẮT NGƯỜI THƯƠNG – Nguyễn Cát Thịnh – Truyen ngan HAY

Nguyễn Cát Thịnh 

Nó và tôi không xa lạ. Thời sinh viên, tôi là gia sư của anh em nó. Trái với đứa anh, nó thông minh, có cá tính, nhưng ham chơi biếng học. Tôi mất nhiều thì giờ dậy dỗ nên nhớ nó rất rõ.

Sau cuộc biển dâu, gặp lại nhau trên đất khách quê người. Dù nó đã lột xác, tôi vẫn nhận ra.

Thật là thích thú được nghe câu chuyện đời tư của nó.

Tôi chỉ viết lại theo lời kể, không thêm bớt. 

Ghi chú: nhân vật xưng “Tôi” chính là nó. 

                                                *** 

TÀI XẾ VÀ THÁNH NỮ

 Tôi là một người Việt gốc Hoa. Nhà tôi có 3 anh em. Trên tôi là anh Hai, hơn tôi gần 2 tuổi. Dưới tôi là gái út, kém tôi 4 tuổi.

Thuở nhỏ, tôi và anh Hai học cùng lớp. Anh sáng dạ, học rất khá. Tôi lười học, chỉ giỏi mầy mò tháo ráp máy móc, thích đánh lộn..

Đến tuổi quân dịch, anh Hai nhận được giấy gọi nhập ngũ. Anh buồn lắm, nhìn thấy tương lai mờ mịt, suốt ngày than thở. Thương anh phải bỏ dở chuyện học hành, tôi ngỏ lời tình nguyện đi thay. Tôi và anh hoán đổi lý lịch.

Sau này, dù đáo hạn tuổi, anh vẫn được hoãn dịch, lý do gia cảnh, vì anh trở thành con trai duy nhất còn lại trong gia đình.

Cha mẹ đồng ý.

Phường khóm chỉ biết chúng tôi với những cái tên ở nhà nên khi tôi cầm giấy tờ của anh trình diện, không ai nghi ngờ. Vả lại, anh em tôi nhìn không khác nhau nhiều.

Sau khi mãn khoá quân trường, ông nội lo lót cho tôi về phục vụ trong ban quân xa của một đơn vị ngoại thành.

Một dịp ngẫu nhiên, tôi được điều động đi sửa chữa khẩn cấp xe jeep của một vị sĩ quan cấp tá chết máy khi đang trên đường công tác. Thấy tôi nhanh nhẹn, tay nghề vững chắc, vị sĩ quan rất hài lòng. Mấy tuần sau tôi nhận được sự vụ lệnh thuyên chuyển về làm tài xế cho vị sĩ quan đó. 

Cuộc đời tôi bước vào một ngã rẽ, và số mệnh đã được định đoạt từ đây.

Ngoài công tác lái xe, tôi được ông Tá (tên vị sĩ quan) xem như người nhà. Khi rảnh rỗi, tôi tình nguyện giúp sửa chữa những việc lặt vặt tại tư gia của ông. Thỉnh thoảng được mời ngồi ăn cơm chung với gia đình. 

Ông bà có 4 người con, 2 trai 2 gái. Tất cả đều học trường Pháp. Cô gái lớn tên Sylvie xinh đẹp, có dáng dấp khỏe mạnh tây phương, rất tự nhiên với tôi. Nhưng tôi thì không tự nhiên khi tiếp xúc, có cảm tưởng cô chỉ xem tôi như một gia nhân. Tự ti mặc cảm, tôi chấp nhận, không thắc mắc.

Một ngày nọ, bà Tá bận việc không đón cô tan học như thường lệ nên ông Tá nhờ tôi. 

Hôm đó trời mưa tầm tã suốt buổi.

Chiếc xe jeep nhà binh không có vạt che 2 bên, mưa tạt mạnh vào trong. Trông cô như một tài tử đang diễn cảnh vừa rơi xuống hồ bơi mặc nguyên quần áo, bước lên xe. Run rẩy.

Chiếc chemise trắng và chiếc jupe vàng dán sát làm phông, nổi bật nội y. Lồ lộ một bông hoa đang hé nở. Toàn thân phác họa sẵn những đường nét hình thành một thần vệ nữ tương lai.

Tôi không ướt nhiều mà cũng run rẩy. Mặt nóng bừng bừng, mê man trong cơn sốt ảo.

Chỉ đến khi cô nhắc cho xe chạy tôi mới sực tỉnh. 

Tôi cởi chiếc áo khoác lính đưa cô che đậy. Tránh ánh mắt nhìn hau háu, chiêm ngưỡng, ghen tỵ của những chàng trai qua đường.

Tôi sung sướng suốt mấy ngày. Cười nói huyên thuyên. Chiếc áo khoác tôi treo sát đầu giường, không bao giờ phơi, không bao giờ giặt. Hương thơm phảng phất cho tôi quên hết mệt nhọc sau ngày dài làm việc và ban đêm dìu tôi vào giấc ngủ dễ chịu êm ái nhất. 

Hình ảnh hôm ấy của cô khắc sâu trong tâm trí. Nếu là họa sĩ tôi có thể vẽ không thiếu một chi tiết.

 DI TẢN VÀ ĐỊNH CƯ 

 Ngày di tản. Dòng người hối hả chen lấn xô đẩy khi chiếc máy bay chưa kịp ngừng hẳn. Tôi xách 2 chiếc vali định trao cho ông Tá rồi trở về nhưng bị chèn ép, không thoát ra được. Bị nhét vào bên trong máy bay, trở thành người di tản bất đắc dĩ.

Chúng tôi được định cư ở Grand Rapids thuộc tiểu bang Michigan. 

Tại Mỹ, tôi hội nhập dễ dàng hơn gia đình ông bà. Hội nhà thờ giới thiệu tôi và ông Tá làm công nhân trong một xưởng sản xuất phụ tùng xe hơi. Tôi học thêm nghề hàn, sống khá thoải mái. Bà Tá vẫn còn hoài niệm mệnh phụ phu nhân, không chấp nhận lao động chân tay. 4 người con được xếp vào các lớp học theo độ tuổi. 

 Trong hãng xưởng có nhiều công nhân Việt Nam thuộc đủ mọi thành phần xã hội. Buổi ăn trưa chúng tôi thường tách thành nhóm riêng, nói tiếng Việt rôm rã. 

Một hôm, có một thanh niên không hiểu sao sừng sỏ, nói bóng gió, ở VN làm tướng làm tá hách dịch, qua đây thằng nào cũng như thằng nấy, cũng cu li như nhau. Tôi không dằn được cơn giận, định dậy cho anh ta một bài học nhưng ông can ngăn.

Tôi lớn tiếng, ông thầy tôi đã ngã ngựa nhưng vẫn khí khái. Không nề hà công việc nào, miễn là lương thiện, anh phải kính phục hơn là khinh thường. Hơn nữa tuổi của ông ta bằng tuổi cha chú của anh, anh không được hỗn xược gọi ông là thằng. 

Mọi người vỗ tay hoan nghênh, anh ta xấu hổ bỏ đi, từ đó bị tất cả xa lánh. 

Ông Tá lủi thủi bước, cúi mặt, nói với chính mình, “Thằng ông lưu vong ơi, đã đủ nhục chưa?”.

Cô Sylvie bỏ học, theo đám bạn bè cùng lứa, sống bầy đàn khiến ông bà phiền lòng không ít. Ông vốn sống lặng lẽ lại càng lặng lẽ. Tôi là người duy nhất hầu chuyện ông, giúp ông khuây khỏa. 

Có lần ông nói với bà mà tôi vô tình nghe được, phải chi con Sylvie chịu lấy thằng … thì đâu đến nỗi.

Bà trừng mắt nói, ông muốn gả con gái ông cho ai? Cho nó ư? Nó chỉ là thằng lính tài xế!

Ông nhỏ nhẹ, tuy thế nó biết trên dưới, biết lễ độ, biết chí thú làm ăn, không khá hơn cái đám bạn bè ăn chơi của con bà ư? 

 Tôi không khỏi suy nghĩ. Tự nhủ, phải quyết tâm tìm chút công danh cho mở mắt với đời. Tôi dành thời giờ buổi tối, ôn luyện chương trình trung học. Sau đó nhờ bà láng giềng tốt bụng hướng dẫn ghi danh học ở Kalamazoo Valley Community College 2 năm và tiếp theo 2 năm nữa ở University of Michigan-Flint.

Bốn năm học tập vất vả rồi cũng qua. Tôi nhận được văn bằng tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Kỹ thuật Cơ khí. Ông Tá chúc mừng, đãi tôi bữa cơm thân mật. Ông nói với bà:

-Bà thấy chưa? Mỹ là đất nước của cơ hội. Mọi người đều bình đẳng. Có ý chí phấn đấu sẽ thành công. Từ thằng tài xế nó đã trở thành ông kỹ sư. Không tiến thủ, ỷ lại, sẽ bị bỏ rơi phía sau như con gái bà. Đấy! Cô tiểu thư của bà, dân trường tây trường đầm bây giờ có ra gì!

Bà Tá tỏ vẻ bất cần, không đáp trả.

Tôi tìm được công việc mới, phù hợp với khả năng. Ông Tá thay đổi công việc vài lần rồi tới tuổi hưu trí. 

Mỗi cuối tuần tôi đều rủ ông đi uống cà phê, đi câu cá, đi ăn ngoài hoặc đi gặp các bạn già của ông. 

Ông rất quý mến tôi. Riêng tôi vẫn kính trọng ông như ngày xưa, nói với ông, tôi lúc nào cũng là lính của ông.

Tôi âm thầm theo dõi sinh hoạt của cô Sylvie, vẫn tôn thờ thánh nữ của tôi. Đồng thời cùng chia sẻ sự lo lắng của ông bà Tá. 

Tôi hứa với cô, bất cứ khi nào cô cần đều có tôi, không điều kiện. Những lần cô gọi tôi giúp giải vây đám côn đồ, tôi đều hăng hái. Cô xem đó như là nhiệm vụ của tôi phải bảo vệ cô. Buồn ít nhưng vui nhiều.

 ĐÔI MẮT NGƯỜI THƯƠNG 

Những năm sau này tôi nhận ra mắt thường bị khô, cộm. Đôi lúc nhạy cảm với ánh sáng, nhất là với ánh sáng chói. Tôi nghĩ, có lẽ do hậu quả của thời gian làm nghề hàn nên không quan tâm.

Tôi hối hận đã không mua thêm bảo hiểm cho dịch vụ khám mắt định kỳ, ngoài Medicaid của tiểu bang. Nếu được phát hiện sớm tôi đã không lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo.

Cho đến khi thị lực giảm, nhìn mờ. Soi gương thấy có đốm trắng trên giác mạc, tôi hoảng hốt, đến bệnh viện nhãn khoa khám thì tỉnh trạng đã khá nghiêm trọng. 

Bác sĩ chẩn đoán thoái hóa giác mạc nặng, thị lực có thể suy giảm theo thời gian. Nguy cơ mù vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. 

Các loại thuốc nhỏ mắt và thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo chỉ giúp giảm khô mắt và bảo vệ giác mạc tạm thời.

Hai giải pháp được bác sĩ đưa ra. Hoặc cấy ghép mô nhân tạo bằng phương pháp hiện đại giúp tái tạo giác mạc, hoặc phẫu thuật ghép giác mạc của người hiến tặng. Giải pháp thứ hai có lẽ thích hợp với tôi hơn, nhưng danh sách chờ ghép quá dài, vi hiếm nguồn hiến tặng. 

Tôi được giới thiệu ghi danh tại chi nhánh của tổ hợp “Northwest Eye Surgeons” ở Chicago, với hy vọng rất mỏng manh.

Tin dữ ập đến với gia đình ông bà Tá. Cô Sylvie bị tai nạn giao thông! Tình trạng nguy kịch. Bệnh viện tiên liệu xấu, khó qua khỏi. Gia đình họp khẩn cấp. Không ai giữ nổi bình tĩnh ngoại trừ ông Tá. 

Tôi nghe tin mà bất lực, mắt đã mờ hẳn, không thể di dịch xa như ý muốn. Cậu em trai của cô chở tôi đến bệnh viện gặp mọi người. 

Cô Sylvie đã chết não. Bà Tá khóc lóc thảm thiết, ôm con nói trong nước mắt ràn rụa, con tôi chết trẻ, chết oan uổng, làm sao có thể nhắm mắt. 

Ông Tá nghe thế, đột nhiên có một ý nghĩ nảy sinh trong đầu. Ông đề nghị hiến giác mạc của cô Sylvie cho tôi để cặp mắt của cô sẽ sống mãi.

Bà Tá không đồng ý nhưng dưới áp lực và lời khuyên chân thành cuối cùng chấp nhận. 

Quá bất ngờ, tôi không kịp suy nghĩ, bất động, cảm kích không nói nên lời. 

Việc lấy giác mạc phải được thực hiện trong vòng 6-24 giờ sau khi người hiến qua đời để bảo đảm chất lượng mô nên xe cứu thương đưa xác cô Sylvie và tôi đến bệnh viện nhãn khoa “Northwest Eye Surgeons” tức thời. 

Cuộc phẫu thuật thành công như mong đợi. Ghép giác mạc là một phẫu thuật ngoại trú. 

Sau khi theo dõi vài giờ, không thấy có nguy cơ biến chứng, tôi đã được xuất viện cùng ngày. Phải giữ băng mắt trong 2 ngày và dán nắp kính bảo hộ khi ngủ, để tránh vô tình chạm dụi mắt. 

Sau 2 ngày thì tháo băng. Không có cảm giác khó chịu và sưng nên tôi lại nhờ cậu em trai đưa về nhà ông bà Tá để cảm ơn tấm lòng nhân đạo bao la của ông bà và cũng để đến trước di ảnh cô Sylvie thành tâm tưởng nhớ. 

Ông bà muốn xem đôi mắt tôi nhưng không được vì vẫn còn mang kính do nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt. Chỉ khi thị lực ổn định mới được để mắt trần.

Điều kỳ lạ, mỗi khi nhìn vào gương, tôi không thấy chính mình, mà thấy hình bóng cô Sylvie. Đôi mắt ấy, cái nhìn ấy – là của cô! 

Mỗi lần nhắm mắt, tôi đều cảm nhận như cô vẫn ở bên cạnh, cười với tôi, nói chuyện với tôi bằng chính đôi mắt đó.

 Bà Tá vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận sự thật. Bà không biểu lộ thiện cảm với tôi vì nghĩ tôi không xứng với con gái bà. Nhưng giờ đây, mỗi lần nhìn tôi, bà lại thấy đôi mắt ấy – đôi mắt của cô Sylvie, trong veo mà day dứt. 

Có lần bà buồn bã nhìn tôi, chợt hỏi:

– Dạo này… con có nhớ Sylvie nhiều không?

Tôi sững lại. Bà chưa từng gọi tôi là “con”. Tôi khẽ gật đầu:

– Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút bà ạ.

Bà Tá im lặng nhìn tôi. Gọi tôi là con nhưng có bao giờ bà xem tôi như con đâu. Giờ đây, từng ánh nhìn, từng cử chỉ của tôi đều gợi cho bà hình bóng cô Sylvie. Có lẽ, định mệnh đã sắp xếp để chàng trai này cùng chung sống với một phần cơ thể của con gái bà.

Một buổi chiều muộn, tôi ghé thăm nhà. Ông Tá ra mở cửa, vỗ nhẹ lên vai tôi, vẫn ánh mắt ấm áp:

– Vào đi con, lâu rồi sao con không tới ăn cơm với gia đình?

Căn nhà từng đóng kín cửa vì nỗi đau mất con, hôm nay lại mở rộng với tôi. Bước vào, thấy trên bàn thờ di ảnh cô Sylvie, rạng rỡ như ngày nào. Tôi khẽ cúi đầu, thì thầm trong lòng:

-Cô…, cô vẫn đang đồng hành củng tôi trên con đường đời, đúng không?

Ngoài hiên, gió nhẹ lay lay những chùm hoa giấy, nghe như tiếng động gật đầu.

Từ ngày bước vào căn nhà của ông bà với tư cách một người thân, tôi dần quen với sự hiện diện của bà và ông trong cuộc đời mình. 

Bà Tá vẫn không thể gọi tôi là “con rể”, nhưng sự quan tâm của bà dành cho tôi không khác gì mẹ lo cho con. 

Bà kín đáo quan sát tôi. Mỗi lần đến thăm, bà đều cho tôi thưởng thức những món ăn Sylvie từng thích. 

Đôi khi bà hỏi han chuyện công việc của tôi, rồi chuyện nọ chuyện kia. Nhắc nhở tôi giữ gìn sức khỏe.

Tôi không biết từ khi nào tôi đã trở thành một thành viên của gia đình ấy. 

Mỗi khi ở bên ông bà, tôi cảm thấy gần cô Sylvie hơn, như thể cô vẫn hiện diện đâu đây, qua từng món ăn, từng bức ảnh, từng kỷ niệm nhỏ mà mọi người kể lại.

Sau ca ghép giác mạc, tôi phát hiện ra một điều lạ lùng. Đôi mắt tôi không chỉ giúp tôi nhìn rõ hơn mà dường như còn chứa đựng một phần ký ức. 

Có những lúc mơ màng, mơ mà như thực. Tôi thấy mình lái xe dưới cơn mưa tầm tã đón cô ở cổng trường, thấy bàn tay mình cầm một cuốn sổ nhỏ với những dòng chữ quen thuộc tôi chưa từng viết.

Một đêm nọ, tôi giật mình tỉnh dậy, tim đập thình thịch. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang đứng trước gương, nhưng khuôn mặt phản chiếu không phải của tôi, mà là của cô. Cô cười vui, hàm răng trắng bóng, ánh mắt tràn đầy yêu thương.

– Cô vẫn ở đây, bên tôi, đúng không? Tôi lẩm bẩm, nhìn chằm chằm vào gương.

Đôi mắt trong gương loé lên ánh nhìn linh động. Không có tiếng trả lời, nhưng tôi có cảm giác như cô đang mỉm cười với tôi qua chính đôi mắt ấy.

Tôi không kể điều này với ai. Tôi sợ nếu nói ra, người ta sẽ bảo tôi bị bệnh hoang tưởng. Dần dần cảm giác đó không ám ảnh nữa. Nó trở thành một sự hiện hữu quen thuộc, một niềm an ủi đích thực. 

Tôi không còn thấy cô đơn, vì biết rằng cô vẫn ở bên tôi, theo một cách đặc biệt.

Bà Tá lúc đầu vẫn giữ khoảng cách với tôi, nhưng càng ngày, bà càng thấy hình ảnh của chính con gái mình rõ nét hơn trong từng ánh mắt, từng cử chỉ của tôi. 

Bà lặng lẽ nhìn tôi chăm sóc chậu hoa giấy con gái bà từng yêu thích, thấy tôi cẩn thận lau chùi từng món đồ kỷ niệm của Sylvie, thấy tôi thỉnh thoảng lặng người nhìn về phía bàn thờ, như đang trò chuyện với cô.

Một hôm trong bữa cơm, bà bỗng giật mình, dí sát, nhìn vào mắt tôi, rơi cả đũa. Ảo giác khiến bà lạc giọng:

– Đúng rồi! Đúng đứa con gái bé nhỏ của mẹ đây rồi! Con tôi đã trở về! Con tôi! Mẹ đã thấy con trong đôi mắt con. Mẹ…mẹ muốn…cho mẹ ôm con vào lòng…

Bà giang hai tay ôm một chiếc bóng vô hình rồi hôn lên mắt tôi. Bà nếm những giọt nước mắt lăn dài mà tôi không biết chảy từ lúc nào. 

Bà nói trong nước mắt:

-Cứ khóc đi con! Mẹ và con cùng khóc ! Những giọt nước mắt hạnh phúc của hai mẹ con mình!

Qua cơn xúc động, bà trìu mến hôn lên mắt tôi một lần nữa:

-Hay là con dọn về ở đây đi. Mẹ muốn thấy con của mẹ mỗi ngày.

Rồi giọng bà mềm đi:

–Ừ!, mẹ biết… con thương Sylvie. Con hãy xem nơi này như nhà nghe con.

 Tôi nghẹn lời. Đã vài lần bà gọi tôi là “con”, nhưng lần này gọi con xưng mẹ một cách tự nhiên. Cảm giác nhận được chân tình của bà tràn ngập trong lòng, tôi khẽ gật đầu.

Từ hôm đó, tôi qua lại nhà ông bà hàng ngày. Tôi chăm sóc họ như cha mẹ mình, còn họ xem tôi như con trong gia đình. Bà không khách sáo, mà dần chấp nhận sự thật. 

Bằng tâm linh, con gái bà vẫn tiếp tục sống trong thế giới này, với đôi mắt ấy, thông qua chàng trai trước mặt bà.

Thời gian trôi qua, tôi vẫn không yêu ai khác. Trong lòng tôi, cô chưa bao giờ rời xa. 

Tôi vẫn giữ thói quen đi dạo trên những con đường cô từng đi, vẫn giữ quyển sổ nhật ký của cô bên mình, dù chưa một lần mở ra. Tôi sợ biết những điều không muốn biết.

Một buổi chiều, khi đang ngồi bên hiên nhà ngắm nhìn hoa giấy bay trong gió, bà Tá chợt hỏi:

– Con vẫn không định tìm một ai khác sao?

Tôi mỉm cười lắc đầu. Không cần phải nói gì thêm, vì bà đã hiểu.

– Thôi được rồi… Bà thở nhẹ, không còn băn khoăn như trước. Dù sao thì, con vẫn là con của gia đình.

Tôi nhìn bà, cười tươi. Tôi biết, dù cô đã không còn, nhưng tôi thay chỗ cô trong gia đình, vẫn cùng cô đi đi về về. 

Và dẫu cuộc sống có ra sao, tôi vẫn luôn mang theo đôi mắt người thương, để nhìn thế gian này bằng ánh mắt của cô, để yêu thương mọi thứ theo cách cô từng yêu thương.

Hoàng hôn buông xuống, nhuộm vàng cả khung trời. Qua làn gió thoảng, dường như có ai đó đang cười bằng mắt.

***

Đồng cảm, người viết gửi tặng người trong truyện mấy câu:

Một đôi mắt, nhập hai tâm hồn,

Vui buồn cười khóc với thế nhân.

Sống-chung đời-lòng thề không đổi,

Nhắm mắt cùng nhau lúc lìa trần.

 Nguyễn Cát Thịnh

Ngày 10 tháng 2 năm 2025

From: gregory adams & Phi Phuong Nguyen 


 

TẠO NÊN MỘT KHÁC BIỆT – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 LỄ LẬP TÔNG TOÀ THÁNH PHÊRÔ, TÔNG ĐỒ, 

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”.

Một triết gia nhận định, “Không một tiến bộ vĩ đại nào trong khoa học, chính trị và tôn giáo mà không gây tranh cãi! Cũng không một nhân vật nào có thể thắp sáng thế giới, truyền cảm hứng cho nó, ảnh hưởng nhất đến tâm trí nhân loại; để sau cùng, cứu lấy nhân loại cho bằng “Giêsu” – con người gây tranh cãi nhất thế giới!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng ngày lễ Lập Tông Toà Thánh Phêrô hôm nay cho biết “Chúa Giêsu” – con người gây tranh cãi nhất thế giới – muốn thăm dò dư luận về Ngài; và quan trọng hơn, Ngài muốn biết câu trả lời của chính bạn và tôi, “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Đủ xác tín để trả lời câu hỏi đó sẽ là một ‘định hướng’ vốn có thể ‘tạo nên một khác biệt’ nơi bất cứ ai.

Trả lời “Thầy là ai?” sẽ quyết định cách sống các giá trị về niềm tin, niềm hy vọng, cuộc sống mai sau, lòng bác ái và sự phục vụ hiện tại của bạn và tôi. Tất cả những điều này được sống, được định hướng bởi một xác tín về Ngài là ai. “Thầy là ai?” liên quan đến một cam kết, một đòi hỏi thay đổi từ thái độ đến hành vi vốn có thể ‘tạo nên một khác biệt’ nơi bạn.

Phêrô đã trả lời, “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống!”. Với Phêrô, Đấng Kitô không chỉ là một tiên tri hay một thầy dạy nhưng còn là ‘một Ai đó’, ‘một Điều gì đó’ còn hơn thế – dẫu Phêrô không hiểu hết. Với ông, Ngài là một “Giêsu Kitô” ngang hàng với Thiên Chúa! Và rõ ràng, câu trả lời này đã đổi thay cuộc đời Phêrô, mở ra trái tim ông để ông có thể đón nhận ân sủng của Thánh Thần. Chính Thánh Thần – dần dà – đã dạy Phêrô hiểu, đây không phải là câu trả lời đơn thuần của trí tuệ, nhưng là của ân sủng ‘nhận được từ trên’. Từ đó, Phêrô dứt khoát dấn thân đến cùng cho một sứ vụ trước Thiên Chúa và trước thế giới.

Phêrô đã khuất phục Đấng Kitô; đổi lại, Ngài trao cho ông Hội Thánh, trao cho ông chìa khoá Nước Trời. Qua thư mình, Phêrô căn dặn các kỳ lão, “Hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó”; “không vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ!” – bài đọc một. Nhờ đó, đoàn chiên được chăm sóc, mỗi con chiên cảm nghiệm chính Chúa đang chăm bẵm mình, “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Thầy là một con người gây tranh cãi nhất thế giới! “Chúa Kitô không phải là ký ức của quá khứ mà là Thiên Chúa của hiện tại. Nếu Ngài chỉ là một nhân vật lịch sử, thì ngày nay chúng ta không thể bắt chước Ngài. Chúng ta sẽ thấy mình phải đối mặt với vực thẳm lớn của thời gian – và trên hết – đối mặt với gương sáng của Ngài như ngọn núi cao ngất, không thể vượt qua; muốn leo lên đó nhưng lại thiếu khả năng và phương tiện. Thay vào đó, Giêsu đang sống! Hãy nhớ điều này! Giêsu đang sống! Ngài sống trong Giáo Hội, trong thế giới; đồng hành với chúng ta, bên cạnh chúng ta, ban cho chúng ta Lời và ân sủng, soi sáng và làm tươi mới chúng ta trên hành trình để mỗi người cũng có thể ‘tạo nên một khác biệt’ trong thế giới!” – Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng ngại gây tranh cãi cho những chọn lựa của con. Để rốt cuộc, con chọn Chúa với những cam kết dứt khoát, và con cũng có thể ‘kiến tạo một khác biệt!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: Kim Bang Nguyen

*****************************

 THỨ BẢY TUẦN VI TN

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

13 Khi ấy, Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng : “Người ta nói Con Người là ai ?” 14 Các ông thưa : “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.” 15 Đức Giê-su lại hỏi : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” 16 Ông Si-môn Phê-rô thưa : “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.” 17 Đức Giê-su nói với ông : “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời : dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy ; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”


 

Huy Đức sắp ra tòa với cáo buộc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’

Ba’o Nguoi-Viet

February 21, 2025

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Dự kiến phiên tòa xét xử nhà báo Huy Đức, tên thật Trương Huy San, 64 tuổi, với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” sẽ diễn ra ở Hà Nội ngày Thứ Năm, 27 Tháng Hai.

Tên tuổi ông Huy Đức gắn liền với hai tập sách “Bên Thắng Cuộc” có nhiều nội dung về lãnh đạo đảng không theo tuyên truyền của nhà cầm quyền Việt Nam.

Tên tuổi nhà báo Huy Đức gắn liền với cuốn “Bên Thắng Cuộc.” (Hình: Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ hôm 21 Tháng Hai cho biết có một luật sư ghi danh tham gia bào chữa cho bị cáo Huy Đức tại phiên tòa nhưng không cho biết danh tính của người này.

Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2024, ông Huy Đức bị cho là “thu thập thông tin, tài liệu, soạn thảo và đăng trên trang cá nhân 13 bài viết có nội dung xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Bản tin không làm rõ danh sách các bài viết cụ thể khiến ông Huy Đức vướng vòng lao lý.

Theo luật pháp Việt Nam, những người bị khép tội tội danh của Điều 331 về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” đối mặt với bản án cao nhất là bảy năm tù.

Một vài tuần lễ trước khi bị bắt hôm 1 Tháng Sáu, 2024, ông Huy Đức có một số bài viết trên trang cá nhân đả kích các chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam là “ảo tưởng.”

Đồng thời những quan chức “tứ trụ” thời điểm đó như Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư), Phạm Minh Chính (thủ tướng), Tô Lâm (bộ trưởng Công An, nay là tổng bí thư), hoặc cựu “tứ trụ” như Nguyễn Tấn Dũng (cựu thủ tướng) thường bị ông phê phán nặng nề.

Hồi Tháng Chín năm ngoái, 91 học giả, nhà báo, nhà nghiên cứu, viên chức ngoại giao quốc tế cùng ký vào thư ngỏ phản đối việc nhà chính quyền Việt Nam cầm tù ông Huy Đức.

Trong danh sách những người ký tên vào thư ngỏ có những nhân vật quen tên như nhà văn Phạm Thị Hoài, nhà báo Bùi Văn Phú, Giáo Sư Hồ Tài Huệ Tâm (Đại Học Harvard), nhà báo Katrin Bennhold (báo New York Times)…

Những người này quyết định lên tiếng là vì ông Huy Đức “ngoài công việc học thuật và báo chí, còn rất được ngưỡng mộ vì các hoạt động bảo vệ môi trường và nỗ lực cổ vũ hòa giải sau chiến tranh Việt Nam.”

Ông Huy Đức bị bắt hôm 1 Tháng Sáu, 2024. (Hình: Facebook Nguyễn Tường Minh)

Trước đó, hai tờ báo hàng đầu của Mỹ là New York Times và Washington Post đồng loạt đưa tin về vụ bắt giữ ông Huy Đức.

Nhà cầm quyền không phản hồi thư ngỏ cũng như bản tin của các báo ngoại quốc và quyết đưa ông Huy Đức ra xử tội.

Luật Sư Đặng Đình Mạnh bình luận trên nhật báo Người Việt: “Nhiều quốc gia dân chủ và các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế thường xuyên kêu gọi chế độ Cộng Sản tại Việt Nam hủy bỏ hai điều luật 331 và 117. Do bị cáo buộc và tuyên xử bằng điều luật bất hợp pháp, bất công và phi lý, cho nên, vụ án xét xử ký giả Huy Đức là một vụ án oan.” (N.H.K) [qd]