Nữ sinh khuyết tật VN là ngôi sao toàn cầu

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF chọn nữ sinh Nguyễn Phương Anh là một trong những gương mặt điển hình của trẻ khuyết tật toàn cầu.

nguồn: BBC

UNICEF cũng chọn Đà Nẵng là nơi sẽ công bố báo cáo đầu tiên về trẻ khuyết tật trên toàn thế giới vào ngày 30/5.

Phương Anh, nữ sinh 16 tuổi của trường Việt Đức ở Hà Nội, đã được nhiều người Việt Nam biết tới khi cô tham gia Cuộc thi tìm kiếm tài năng Vietnam’s Got Talent.

Cô mắc bệnh xương thủy tinh và nói rằng đã ít nhất 30 lần bị gãy xương.

Phương Anh không thể sử dụng hai chân và phải ngồi xe lăn.

Cô cũng lấy tên tiếng Anh của mình là Crystal, hay pha lê, vì nó “mong manh và óng ánh”, cô giải thích về cái tôi khác của mình trong video bằng tiếng Anh được UNICEF công bố.

Bà Sandra Bisin, Giám đốc Truyền thông của UNICEF ở Việt Nam, nói:

“Chúng tôi tin rằng cô là tấm gương sáng cho cả người khuyết tật và người không khuyết tật.

“Với nghị lực của mình, cô đã khích lệ hàng ngàn, hàng triệu người trên khắp đất nước.

“Phương Anh là trường hợp độc đáo của người khuyết tật vượt qua các định kiến và kỳ thị trong xã hội.”

Bản thân Phương Anh, tức Crystal, nói trong video:

“Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng dị biệt là sự khác biệt xấu.

“Rồi khi lớn lên với tất cả tình yêu của gia đình quanh tôi, gia đình giúp tôi nhận ra khả năng thật sự cũng như bản chất thật sự của tôi.

“Tôi nhận ra rằng không có vấn đề gì khi là Crystal. Mong manh về thể chất là chuyện bình thường.

“Chính vì thế tôi tự hào gọi tôi là Crystal vì tôi muốn mọi người coi tôi là một cô gái mong manh về thể chất nhưng rất khó khuất phục về tinh thần.”

‘Tử tế với mọi người’

“Với tiếng nói của tôi, tôi hy vọng rằng tôi có thể nâng cao ý thức của mọi người tại bất cứ nơi đâu tôi có mặt về chuyện chúng ta cần phải tử tế với mọi người, nhất là những người khuyết tật vì thái độ có thể thay đổi nhiều thứ.”

Nguyễn Phương Anh

Nói về việc tham gia cuộc thi Vietnam’s Got Talent hồi năm 2012, nữ sinh 16 tuổi chia sẻ trong video:

“Sự ủng hộ của mọi người lớn tới mức khó tả và khiến tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều và tôi thêm tin vào những gì tôi làm.

“Giờ người ta, kể cả người khuyết tật và người không khuyết tật, vẫn nói rằng tôi khích lệ họ.”

Cô cũng nói thêm:

“Bạn có thể làm được nhiều việc nếu mọi người tin vào bạn và thực sự đối xử bình đẳng với bạn.

“Với tiếng nói của tôi, tôi hy vọng rằng tôi có thể nâng cao ý thức của mọi người tại bất cứ nơi đâu tôi có mặt về chuyện chúng ta cần phải tử tế với mọi người, nhất là những người khuyết tật vì thái độ có thể thay đổi nhiều thứ.”

Ngoài việc chọn Nguyễn Phương Anh là một trong những gương mặt trẻ khuyết tật tiêu biểu toàn cầu, Liên Hiệp Quốc cũng chọn Đà Nẵng là nơi để công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về trẻ khuyết tật.

UNICEF nói Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực trẻ khuyết tật, từ việc tham gia Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật hồi năm 2007 tới việc thông qua Bấm Luật người khuyết tật hồi năm 2010.

Liên Hiệp Quốc cũng hy vọng Việt Nam sẽ phê duyệt Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật vào năm 2014.

‘Kỳ thị và phân biệt’

“Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Vẫn còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em”

Sandra Bisin, Giám đốc Truyền thông của UNICEF

Liên Hiệp Quốc ước tính Việt Nam có khoảng 1,3 trẻ khuyết tật và họ nói con số thực tế có thể cao hơn.

UNICEF đang trợ giúp ba trung tâm trợ giúp trẻ khuyết tật ở Đà Nẵng nhằm giúp các em có nghị lực sống và học các kỹ năng để sống độc lập.

Bà Bisin nó UNICEF hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Vị giám đốc truyền thông cũng nói Việt Nam còn nhiều việc phải làm nhằm cải thiện đời sống của trẻ khuyết tật.

Bà nói: “Chúng tôi phải bắt đầu từ đầu và có nhiều thách thức.

“Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

“Vẫn còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em.

“Trẻ khuyết tật vẫn ít có điều kiện hưởng dịch vụ y tế căn bản, giáo dục hay các dịch vụ khác.”

Bà Bisin nói theo khảo sát mà UNICEF giúp Việt Nam tiến hành hồi năm 2004, chỉ có 30% trẻ khuyết tật được nhận hỗ trợ ở một hình thức nào đó từ nhà nước.

Khi được hỏi về các trẻ em bị dị tật bẩm sinh cho chất độc Da cam ở Việt Nam, bà Bisin nói Việt Nam là trường hợp đặc biệt do chịu hậu quả của chiến tranh.

Trong báo cáo toàn cầu về trẻ em khuyết tật, Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các nước, trong đó có cả Hoa Kỳ, có những hành động giúp các em đang phải sống với các khuyết tật thể xác.

Hữu Loan – Huyền thoại một nhà thơ

Một ngày sau năm 1975, sau khi hai miền Nam Bắc “được” giao thông, một ông già tóc râm đang thả bộ trên đường phố Sài Gòn bỗng nghe lời ca tiếng nhạc phát ra từ một người đàn ông cụt chân với cái đàn guitar cũ kỹ hát xin tiền

Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim

Tím chiều hoang biền biệt
Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
khi còn tóc buối vai
Mấy lúc xong pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về
rồi một chiều mây bay
Từ nơi chiến trường đông bắc đó lần ghé về thăm xóm

hoàng hôn tắt sau đồi

Lời ca nghe sao quen quá! Ông lão mới mon men đến hỏi. Thì ra là bài “Những Đồi Hoa Sim” và đó lần đầu tiên ông được nghe. Ông yêu cầu người hành khất hát lại một lần nữa. Nghe hát xong, ông vét sạch tiền trong túi bỏ vào chiếc ca nhựa và nói: “Tôi là tác giả bài thơ được phổ nhạc” rồi bước đi với đôi mắt ngấn lệ …

Ông lão già tóc râm đó là Hữu Loan
(  thơ Hữu Loan – Dzũng Chinh phổ nhạc)
Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan là chúng ta nhắc đến bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã làm say lòng không biết bao nhiêu thế hệ yêu thơ. Bài thơ chân thực và xúc động ấy có một sức sống kỳ lạ. Bài thơ kể lại mối tình của chính nhà thơ với người phụ nữ đầu tiên trong đời đầy bi kịch. Bài thơ được làm để khóc người vợ mà nhà thơ hằng yêu quý vừa bị chết thảm.

Nỗi đau vợ chết thảm ông phải giấu kín trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Ông như một cái xác không hồn. Càng đè nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. Một buổi trưa năm 1949, trong thời kỳ theo kháng chiến, lúc đang đóng quân ở Nghệ An, cơn đau trong lòng ông được bung ra, ông ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt ông đẫm ướt, ông lấy bút ra ghi chép. Không cần phải suy nghĩ nhiều, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra:

Tự chiến khu xa

nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
mấy người đi trở lại !
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ bé bỏng chiều quê
*
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
Không gặp nàng
Mẹ tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương

Tàn lạnh vây quanh…

Viết bài thơ vào cái quạt giấy để lại cho người bạn, người bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” ra đời như vậy đó. Người vợ hiền của nhà thơ mất đi, đứa con tinh thần này của nhà thơ ra đời.

Tuy không ấn hành, nhưng bài thơ đã được truyền miệng rộng rãi và sau đó được Nguyễn Bính đăng trên tờ “Trăm Hoa”. Rồi bi kịch chiến tranh trong bài thơ đã góp phần trở thành bi kịch của đời nhà thơ.

“Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về”. Đó là lời ông tự thuật. Năm 1988, khi có sự “Đổi mới”, ông đã viết bài “Lời Tự Thuật” gửi cho báo Lao động Chủ nhật nhưng không được đăng. 19 năm sau, nhà thơ lúc ấy đã 91 tuổi, đồng ý để Talawas công bố bài trên.

“Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi’ hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi’. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá ! với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!”. Đó cũng là tâm tình của ông trong “Lời Tự Thuật”.
Những năm 1955-1956, phong trào văn nghệ sĩ miền Bắc bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những bồi bút cam tâm lừa thầy phản bạn, ca ngợi này kia để kiếm chút cơm thừa canh cặn. Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó thì ông lại đề cao tình yêu, khóc vợ, bị cho là tình cảm tiểu tư sản, phản động. Bất mãn, Hữu Loan bỏ đảng, bỏ cơ quan, bỏ về quê để trút bỏ mọi phiền muộn, làm công việc của một người thồ đá, nặng nề về thể xác nhưng thanh thản cho đầu óc.
Về quê cũng không yên, “bọn họ” (từ ông dùng) tịch thâu xe của ông, ông phải đi xe cút kít, loại xe bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước và 2 cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, nên ông phải gánh bộ. Gánh bằng vai, ông cũng cứ gánh, không chịu khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản. Đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại ông. Nhưng lúc nào cũng có người cứu ông. Thơ của ông đã có lần cứu sống ông. Có một tên công an mật được giao nhiệm vụ theo dõi để ám sát ông, nhưng tên ấy đã tìm gặp và nói với ông rằng, hắn sinh ở Yên Mô, rất thích bài thơ Yên Mô của ông viết về tỉnh Yên Bình quê hắn. Hắn thường đem bài thơ Yên Mô của ông ra đọc cho đỡ nhớ, và mỗi lần định giết ông, hắn lại nhớ đến quê mình nên lại thôi, không nỡ giết ông, từ bỏ ý định ám sát.
Lúc còn là chính trị viên của tiểu đoàn, chứng kiến tận mắt những chuyện đấu tố, ông đâm ra chán nản, không còn hăng hái kháng chiến nữa. Kháng chiến khiến chán. Ông thú thật, lúc đó ông thất vọng vô cùng.
Ông thuật lại chuyện một trường hợp một địa chủ bị đấu tố có liên quan trực tiếp đến đời ông như sau:
Lúc ấy, trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, gần nơi ông ở, có một gia đình địa chủ rất giàu. Ông địa chủ đó rất giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông địa chủ thấy bộ đội sư đoàn 304 của Hữu Loan thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Lúc đó Hữu Loan là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải đại diện cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen để vinh danh ông. Thế rồi, một hôm, Hữu Loan được tin gia đình ông địa chủ bị đấu tố. Hai vợ chồng ông địa chủ bị đem ra đình làng cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để lòi ra hai cái đầu, xong họ cho trâu kéo bừa qua bừa lại hai cái đầu, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, họ còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, dân chúng còn bị cấm đoán cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.
Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ, biết cô bé lúc còn nhỏ, Hữu Loan trở về xã để xem tình trạng cô con gái của họ sinh sống ra sao. Ông về bắt gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc, đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, ông đến gần hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc nức nở và cho biết ai cũng xua đuổi, không dám gần gũi cô. Cô cho hay hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong miếu hoang. Hữu Loan mủi lòng, bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Đó là bà Phạm Thị Nhu, sống cùng ông từ đó cho đến ngày ông qua đời, có với nhau 10 người con: 6 trai, 4 gái và hơn 30 cháu nội ngoại.
Cuộc đời ông trải qua quá nhiều thăng trầm. Trong mấy chục năm dài, ông về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, vậy mà “bọn họ” vẫn trù dập, không chịu để ông yên. Ông chỉ còn biết đổ đau thương lên đá. Ông tưới rượu lên mặt đá và thề sẽ bám đá mà sống. Ngày ngày, ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các nơi làm vật liệu xây dựng. Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Thời gian trôi qua, Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen đúa, chân tay chai sần, rắn rỏi, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ hơn xưa. Cặm cụi vật lộn với núi đá, ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn. Hơn mười năm sau cùng, tuổi đã lớn, Hữu Loan thôi không còn sức để bám núi đá nữa. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi nhâm nhi rượu và ngóng đợi con cháu về thăm, ngóng đợi những chuyển động đổi thay phận mình, đổi thay cho gia đình, cho làng xóm, cho nước nhà.
Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty ViTek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyền bài “Màu Tím Hoa Sim” của ông với gía 100 triệu đồng VN. Đây là một sự kiện được coi chưa từng xảy ra. Từ trước tới nay chưa có bài thơ nào được mua tác quyền với giá cao đến như vậy. Vì sao một doanh nghiệp thương mãi lại đi mua bản quyền một bài thơ? Có nguồn tin cho rằng đây là một sự sắp xếp, mua chuộc, để đền bù những mất mát thiệt thòi trong mấy chục năm của ông. 100 triệu đồng đủ để ông trang trải cuộc sống, bớt đi những khó khăn về vật chất trong những năm cuối đời, và mong ông “tái xuất giang hồ”. 100 triệu đồng trừ thuế còn 90 triệu, ông chia cho 10 người con hết 60 triệu, trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan và ông giữ lại 30 triệu phòng đau ốm lúc tuổi gìa. Sau đó cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác nhưng ông từ chối “Thơ tôi làm ra không phải để bán!”
Đó là con người và bản tính bất khuất của một nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam.
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh, về những bi kịch trong chiến tranh. Điều đó giải thích vì sao bài “Màu Tím Hoa Sim” ngay từ khi đất nước còn bị chia cắt đã được độc giả cả hai miền Bắc-Nam cùng yêu thích.
Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, như “Những đồi hoa sim” của Dzũng Chinh,
Chuyện hoa sim của Anh Bằng.
Mỗi ca khúc một vẻ, tất cả đều đều tôn vinh thi phẩm.

Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Đó là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Thơ của ông có niềm khát khao cháy bỏng cho một đất nước được tự do.

Thi sĩ Hữu Loan ra đi vào ngày 18 tháng 3 năm 2010, cách đây đúng 2 năm, nhưng bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” và khí phách của ông còn ở lại mãi mãi với chúng ta và sẽ còn tím mãi màu hoa sim trên dương thế. Sau 95 năm tồn tại nhọc nhằn nhưng rắn rỏi giữa cuộc đời, Hữu Loan đã nằm xuống, nhẹ nhàng và thanh thản, để lại cho đời một pho chuyện kể, thật nhưng lạ kỳ như huyền thoại, để lại cho hậu thế không chỉ di sản thơ ca mà cả một nhân cách sống –
Huyền thoại một nhà thơ bất khuất.

18 tháng 3 năm 2012

Trần Việt Trinh

Nick Việt Nam

Nick Việt Nam

Đăng bởi lúc 2:44 Sáng 31/05/13

chuacuuthe.com

VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Khi “lang thang” trên internet, đôi khi gặp những chuyện bực mình, những chuyện “rợn tóc gáy”, những điều ích lợi, những điều độc hại, nguy hiểm, nhưng cũng có những điều khiến chúng ta thực sự chạnh lòng, mủi lòng,…

Hạ tuần tháng 5-2013, một người đàn ông Úc tên là Nick Vujicic (không chân, không tay) được Việt Nam bỏ ra 36 tỷ đồng VN để “rước” anh qua Việt Nam, cụ thể là tới TPHCM và thủ đô Hà Nội, để “nói chuyện” với người Việt như một bằng chứng hùng hồn về việc “vượt lên chính mình” hoặc “vượt qua số phận”.

Anh Nick được thế giới biết đến và được ca tụng là “người kỳ diệu nhất hành tinh”. Cũng chẳng có gì quá đáng, vì nhìn vóc dáng anh khiếm khuyết như vậy mà anh có được thành công ngày nay thì quả là anh có sức chịu đựng và sự nỗ lực rất quyết liệt.

Tuy nhiên, chúng ta phải công nhận rằng công lao trước tiên phải là cha mẹ của anh, sau đó là chính phủ Úc – kể cả người vợ của anh, đã tích cực nâng đỡ anh rất nhiều, nếu không thì có lẽ lịch sử đời anh đã khác hẳn. Bởi vì chính Nick cũng đã từng tìm đến cái chết khi bị bạn bè khinh miệt, bị xã hội xa lánh, bị cộng đồng nhìn bằng nửa con mắt.

Tại Việt Nam cũng có một Nick khác. Đó là một đàn ông không chân tay, thậm chí không áo mặc, mà phải rong ruổi khắp nơi để xin lòng thương hại của người đi đường! Không biết anh ở vùng nào và tên gì, tôi tạm gọi anh là Nick Việt Nam, vì anh rất giống Nick Úc về vóc dáng, nhưng Nick Việt Nam đáng thương hơn nhiều!

Với 36 tỷ đồng VN để đón Nick Úc, dĩ nhiên cũng có chiều hướng tích cực nhất định nào đó. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng chúng ta chỉ cần dành ra “số lẻ” trong “số tiền lớn” kia để giúp Nick Việt Nam thì hẳn là Nick Việt Nam rất có thể sang một trang đời hoàn toàn khác, chứ không thê thảm như hiện nay!

Nick Úc được mệnh danh là “người kỳ diệu nhất hành tinh” vì được cha mẹ, xã hội và chính phủ Úc nâng đỡ, nếu Nick Việt Nam được nâng đỡ như vậy, hẳn là anh cũng có thể trở thành một dạng “siêu nhân” nào đó. Thế nhưng bất hạnh chồng chất bất hạnh, Nick Việt Nam còn phải tự mưu sinh trên chiếc xe trượt làm bằng miếng ván. Người khuyết tật phải can đảm mới có thể sống hòa nhập với cộng đồng, những người như Nick Việt Nam lại càng phải can đảm hơn nhiều!

Hình ảnh của Nick Việt Nam khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, ít ra là về tình đồng loại, cao hơn thì là lòng nhân đạo. Giáo huấn Xã hội của Giáo hội Công giáo đề cập đến các vấn đề tương tự, liên quan an sinh xã hội. Thế nhưng phải chăng chúng ta mới dừng lại ở dạng lý thuyết?

Lạy Thiên Chúa, xin thương xót những người khuyết tật, đặc biệt là Nick Việt Nam và những người như anh. Xin tha thứ sự vô tâm của chúng con, và xin Thần Khí Chúa biến đổi chúng con từ trong tâm khảm để chúng con tuân giữ Thánh Luật Ngài và sống như Đức Giêsu Kitô.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ nguyện giúp cầu thay và nâng đỡ những người khuyết tật, những người bị xã hội ruồng bỏ, tuy họ là những bông hoa không “đẹp mắt” với người đời, nhưng họ lại có thể là những bông hoa đẹp nhất dâng kính mừng mẹ trong Tháng Hoa này.

Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Cuối Tháng Hoa – 2013

Nhân quả theo Phúc Âm

Nhân quả theo Phúc Âm

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái (Matheu 25,33).

Cấy lúa

“Nhân” là nguyên nhân, “Quả” là kết quả.Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt do mầm ấy phát sinh. Trong nhân có qủa và trong qủa có nhân. Chính trong Nhân hiện tại có hàm chứa cái Qủa tương lai. Nhân thế nào thì Qủa thế ấy. Thưởng phạt ngày sau đều tùy thuộc vào những hành động tốt hoặc xấu của chúng ta thực hiện ngày hôm nay. Nói chung, ai trong chúng ta cũng muốn được hưởng hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau. Chúng ta biết con đường lên thiên đàng là thiên đàng mà. Nếu chúng ta muốn được hưởng an lạc ngày sau, chúng ta phải sống vui tươi và an bình ngày nay. Biết rằng cuộc đời ai cũng có những sự chen lẫn giữa vui sướng và khổ sầu. Sự khổ đau trong cuộc sống không phải luôn luôn là sự tiêu cực. Vì sự đau khổ cần thiết như là những thử thách để giúp ta tinh luyện cho cuộc đời sáng thêm. Ví như lửa thử vàng, gian nan thử đức vậy.

Kết thúc Năm Phụng Vụ, Giáo Hội mừng Đại Lễ Chúa Kitô Vua, Vua Các Vua, Chúa Các Chúa. Chúa Giêsu là trung gian giao hòa giữa trời với đất. Ngài đã nhập thể để rao truyền tin mừng cứu độ. Chính Ngài là trung tâm và là cốt lõi của tất cả mọi sự hiện hữu. Ngài mở lối dẫn chúng ta vào hưởng niềm vui hạnh phúc Nước Trời. Con đường Chúa đi là con đường yêu thương trong khổ giá. Muốn lãnh nhận ơn cứu độ, chúng ta phải dõi theo lối bước của Ngài. Hai giới răn nồng cốt tóm kết tất cả lề luật là kính mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương anh chị em như chính mình. Đức yêu thương được thể hiện qua sự giúp đỡ,chia sẻ, thăm viếng và sống tình bác ái với nhau. Con đường đức ái là con đường tuyệt hảo dẫn vào quê trời.

Chúa Giêsu dẫn bước chúng ta vào cuộc sống thật ngày sau qua dụ ngôn phân định Chiên và Dê. Chiên và dê chỉ là hình ảnh tượng trưng gởi theo một sứ điệp nói về sống bác ái vị tha. Chiên dê, phải trái, bên này bên kia hay thiên đàng hỏa ngục là ranh giới để phân biệt tốt xấu, lành dữ và thưởng phạt. Phúc thay những ai được xếp vào hàng bên phải: Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ (Mt 25, 34). Không phải tự nhiên hùa theo đám đông mà được ơn cứu độ. Mỗi người phải phấn đấu từng ngày để nên trọn lành. Chúng ta có thể quan sát hình ảnh một thửa ruộng trong đó có lúa và cỏ dại. Khi chủ ruộng vun xới chăm sóc cả hai lúa và cỏ đều được hưởng phân bón và tưới gội đồng đều. Lúa và cỏ cùng chung hưởng nắng ban mai, sương sớm và mưa nguồn. Phát triển tốt nhưng kết qủa thì khác nhau, lúa trổ sinh bông hạt và được thu hoạch cho vào kho lẫm. Còn cỏ dại bị người ta chà đạp và thu gọn đem thiêu đốt.

Nẩy mầm

Theo giáo lý Nhà Phật, nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có Nhân thì không có Quả và nếu không có Quả thì không có Nhân. Cũng chính trong cái Quả hiện tại, đã có hình bóng của Nhân quá khứ. Vì thế, mỗi vật đều có thể gọi là nhân hay quả: Đối với quá khứ, thì nó là quả,nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và qủa tiếp nối nhau và đắp đổi nhau như những vòng trong sợi dây chuyền.Nhân qủa đi đôi và ảnh hưởng tới nhau như gieo gió thì gặt bão. Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng tại sao những người làm ác mà họ vẫn sống phây phây lại giầu có sung sướng, trong khi những người hiền lành, đạo đức lại rơi vào cảnh túng quẫn và khổ đau. Câu trả lời là đời sống tạm này chưa kết thúc, chúng ta chưa thể kết luận thế nào là hạnh phúc thật.

Một Nhân không thể sinh ra Qủa, mà phải nhờ vào môi trường vạn vật chung quanh. Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có một Nhân nào có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều Nhân khác. Sự liên đới trùng trùng điệp điệp giữa muôn loài làm thành bước tiến của thiên nhiên vạn vật. Không có thụ tạo nào đứng riêng biệt một mình trong vũ trụ. Nói rằng hạt lúa sanh ra cây lúa, là nói một cách giản dị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sanh ra gì được cả,nếu để một mình nó giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất nước và nhân công. Có biết bao nhiêu yêu tố để hình thành một chuỗi Nhân Quả. Trong bất cứ một loài thụ tạo nào cũng có mỗi liên hệ chằng chịt với thế giới hiện hữu chung quanh.

Về phương diện tinh thần, những tư tưởng và hành vi trong quá khứ, tạo cho ta những tính tình tốt hay xấu trong hiện tại. Tư tưởng và hành động quá khứ là Nhân, tính tình và nếp sống trong hiện tại là Quả. Tính tình và nếp sống hiện tại là Nhân, để tiếp tục tạo ra hành động trong tương lai là Quả. Nhân Qủa tiếp nối không ngừng qua những hành vi chúng ta thực hiện hằng ngày. Chúng ta có thể thay đổi và sửa sai những lầm lỡ trong qúa khứ để tạo thành Nhân tốt. Không bao giờ trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Mỗi ngày chúng ta có thể tạo nhân tốt, hậu qủa sẽ tốt. Sống trong xã hội, con người phải tương trợ và có ảnh hưởng lẫn nhau. Tục ngữ nói: Gần mực thì đen, gần đèn thị rạng. Một người làm phúc, muôn người đều được hưởng nhờ. Một cây trổ hoa, cả vườn cây thơm hương.

Sống bác ái vị tha là một bổn phận cao quý của con người. Chúng ta thường gặp thấy các Tăng Ni Phật Giáo đi khất thực. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Khất thực là xin vật thực của người đời để nuôi thân mà cũng còn có bổn phận nhắc nhở chúng sinh làm việc phúc đức. Trong Đạo Công Giáo, Kinh Bổn có dạy thương người có mười bốn mối, thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn. Cho kẻ khát uống. Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Cho khách đỗ nhà. Chuộc kẻ làm tôi. Chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người. Mở dạy kẻ mê muội. Yên ủi kẻ âu lo. Răn bảo kẻ có tội. Tha kẻ dể ta. Nhịn kẻ mất lòng ta. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Đây là những mối phúc quan trọng giúp đỡ tha nhân về vật chất và tinh thần. Thật ngạc nhiên khi chúng ta nghe Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói về ngày phán xét. Ngài phán xét về thực hành đức yêu thương hơn là về những sa ngã phạm tội khác. Được thưởng hay bị phạt đều tùy thuộc vào việc thực hành mười bốn mối này.

Con người không thể nên tốt một mình, nhưng phải tương trợ lẫn nhau mà sống. Người ta thường nói: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.Ba yếu tố kết thành sự thành công. Chúng ta cần có tha nhân để cùng chia sẻ nâng đỡ, cần có cuộc sống xã hội để cộng tác xây dựng và cần có người đồng hành để chung vai sát cánh gánh vác công việc. Ngày phán xét sau cùng, thẩm phán sự sống sẽ hỏi chúng ta về sự liên đới Nhân Qủa giữa người với người. Với những người tạo Nhân tốt qua việc bác ái, sẽ được nghe những lời an ủi: Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước (Mt 25, 35).

Sinh hoa trái

Bất cứ vị thánh nào cũng có trái tim yêu thương rộng mở. Các Ngài biết chia sẻ và dâng hiến. Hiến dâng cuộc đời cho Chúa và phục vụ tha nhân. Không có sự liên đới với tha nhân, chúng ta khó có thể nên trọn lành. Tha nhân tốt hoặc xấu vẫn có thể sẽ giúp chúng ta nên tốt lành. Chúng ta có thể tìm tựa nương đức ái nơi những người khốn cùng, nghèo đói, cô đơn, bệnh hoạn, tù đầy và thất vọng. Họ chính là hình ảnh của Đấng đã dám thí mạng vì yêu. Giúp đỡ những kẻ bé mọn và cùng khốn nhất là chúng ta đang làm cho chính Chúa, Chúa Giêsu đã phán: Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta’ (Mt 25, 36).

Thật đáng phải run rẩy và sợ hãi khi chúng ta phải đối diện với sự phán xét sau cùng. Thiên Chúa nhân từ nhưng công bằng vô cùng. Giờ phán xét sẽ không có một ai khác chống lưng cho chúng ta. Chúng ta cũng không còn điểm tựa nào khác để biện hộ. Sự thật phơi bầy trước tôn nhan chói lòa của Tạo Hóa. Chúng ta gieo Nhân nào thì sẽ được gặt Qủa đó. Trong cuộc lữ hành trần thế, biết bao lần chúng ta ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau khổ, đói khát và cùng quẫn của anh chị em, giờ đây chúng ta phải đối diện: Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: ‘Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng (Mt 25,41).

Ngày phán xét, Chúa sẽ không chất vấn chúng ta về bao nhiêu việc vĩ đại đã thực hiện. Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đãđược ghi trên trời (Lc 10,20). Thiên Chúa không đếm bao nhiêu giờ chúng tađã đọc kinh, cầu nguyện, lần hạt, tụ họp sinh hoạt… Chúa sẽ nhìn xem trái tim của chúng ta đã mở rộng yêu thương đến mức nào. Chúng ta đã chia sẻ gì cho những kẻ bé mọn nhất của Chúa. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta qua ý muốn của Chúa, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Chúa lại dành quyền cho chúng ta lựa chọn. Hạnh phúc thay những ai được Chúa cho đứng về phía bên phải: Còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu” (Mt 25,46).

Trở nên to lớn

Lạy Chúa, đã rất nhiều lần chúng con đã thưa rằng: Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu? (Mt 25,44). Chúa trả lời: Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta’. (Mt 25,40). Xin Chúa khơi dậy lòng yêu thương bác ái nơi tâm hồn, để chúng con biết cùng chia sẻ. Chúng con cảm tạ danh Chúa muôn ngàn đời. Amen.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

Tác hại kinh hoàng của ma túy

Tác hại kinh hoàng của ma túy

Trúc Giang MN

1* Mở đầu

Xì ke ma túy là một tệ nạn xã hội, các quốc gia nổ lực phòng chống mà không diệt trừ được. Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy, có đến 4% dân số thường xuyên tiêu thụ ma túy, tức là 230 triệu người, trong đó 6 triệu người dùng cocaine, 5 triệu dùng á phiện, 30 triệu hút cần sa, 19 triệu người dùng các loại thuốc an thần….

Ngày 2-4-2012, tổng thống Barack Obama mở cuộc họp báo với tổng thống Mexico là Felipe Calderon và thủ tướng Canada, Stephen Harper tại Vườn Hồng Toà Bạch Ốc, sau Hội Nghị Thưởng Đỉnh Bắc Mỹ, để bàn về kinh tế và bạo động ma túy.

Tổng thống Obama tuyên bố: “Bạo động ma túy ở Mexico có thể gây tổn thương đến quan hệ giữa hai nước. HK có trách nhiệm làm giảm bớt nhu cầu ma túy và ngăn chận việc buôn lậu súng đạn qua Mexico”.

Tổng thống Mễ đáp trả: “Mexico không thể ngăn chặn bạo động, nếu HK không ngăn chặn được việc buôn lậu vũ khí qua Mexico”.

Hai bên đổ thừa cho nhau, nhưng thực ra, cả hai đều có liên hệ trực tiếp với nhau. Có cầu về ma túy của HK, thì có cung ma túy từ Mexico. Luật cung, cầu dựa trên lợi nhuận béo bở để tồn tại.

2* Nói về ma túy

2.1. Định nghĩa

Ma túy: Ma là làm cho tê liệt. Túy là làm cho say sưa.

Ma túy là tên gọi chung của tất cả những chất gây nghiện, có tác hại nghiêm trọng, làm thay đổi trạng thái tinh thần và thể chất, cụ thể là tác động vào thần kinh trung ương, gây cảm giác ảo tưởng, hưng phấn hay làm giảm đau, và đưa đến những bịnh tật làm chết người.

Nghiện là gì?

Tổ chức Y Tế Thế Giới (HWO) định nghĩa: Nghiện là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ, do xử dụng lập đi lập lại nhiều lần, một chất tự nhiên hay tổng hợp, nó làm cho người nghiện thèm muốn, không kềm chế được, bằng mọi giá, phải tiếp tục xử dụng chất đó. Cũng có từ ngữ gọi nghiện là ghiền.

Ghiền có khuynh hướng gia tăng liều lượng, gây sự lệ thuộc về tâm lý và thể chất vào chất thuốc, khi đến cử ghiền hay cơn ghiền
.

3* Các loại ma túy

Dựa theo nguồn gốc phát sinh, ma túy chia làm 3 loại:

1. Ma túy tự nhiên
2. Ma túy bán tổng hợp
3. Ma túy tổng hợp

3.1.Ma túy tự nhiên.

Ma túy tự nhiên là: thuốc phiện, cần sa, coca.

3.1.1. Thuốc phiện

Thuốc phiện hay á phiện được chiết xuất ra từ vỏ, mầm của cây thẩu, còn gọi là cây anh túc, có tên khoa học là Papaver Somniferum).
Thuốc phiện sống là nhựa được phơi khô, đóng gói.
Thuốc phiện chín là dùng nước nóng để chiết xuất á phiện sống ra, nấu sôi, rồi để đặc lại.

Hút á phiện

Thuốc phiện cần nhiệt độ cao để bốc hơi, vì thế, người hút phải có mâm đèn và cái ống điếu đặc biệt gọi là cái tẩu. Dùng ngọn lửa để nung thuốc rồi hít hơi á phiện vào phổi, thông qua cái tẩu. Dân ghiền cho rằng có cảm giác lâng lâng sảng khoái như bay bổng lên cõi tiên, cho nên dùng tiếng lóng “nàng tiên nâu” để chỉ á phiện. Thuốc phiện màu nâu. Cũng có người gọi thuốc phiện là “ả phù dung”.
Dân ghiền bụi đời không cần bàn đèn và cái tẩu, họ dùng cái muỗng kim loại và hộp quẹt ga làm sôi á phiện, rồi chích vào mạch máu.

3.1.2. Morphine

Morphine là hoạt chất chính lấy ra từ thuốc phiện.

Dạng bột
: màu trắng không mùi, vị đắng và chua, dễ chuyển sang màu xám dưới ánh sáng mặt trời và không khí.

Dạng nước
: không màu, có mùi khai của chất amoniac (nước đái quỷ).

Dạng viên:
thực chất là thuốc tây để trị đau nhức ở bịnh ung thư. Trong chiến tranh, binh sĩ được cấp những ống morphine để chích, làm giảm đau khi bị thương.

1,000kg thuốc phiện chín, chế ra được 70kg morphine.

3.1.3. Cocaine

 

 

Cocaine là loại ma túy lấy ra từ cây coca. Dạng bột màu trắng và xốp như bông tuyết, tinh thể nhỏ, sáng bóng, kết thành khối cuội nhỏ, còn gọi là rock, crack, có tác dụng làm giảm đau, khi nghiện gây hoang tưởng, nên được xếp vào loại ma túy.
Cocaine xuất hiện trên thị trường năm 1985. Sở dĩ có tên crack là vì khi hút, nó phát ra những tiếng lách tách. Crack trở nên thông dụng vì giá tiền tương đối rẻ, được bán khắp nơi.
Tác dụng của crack rất nhanh, sau vài giây đồng hồ, nó đã tới não, làm cho người dùng cảm thấy khoái lạc, nhiều năng lực, không lo âu, nhiều tự tin vì không còn rụt rè, nhất là kích thích dục tính.
Sau khi thuốc hết tác dụng, con người trở nên buồn rầu, ủ rũ, bi quan, cáu kỉnh và đòi hỏi phải có thuốc ngay để chống lại cơn ghiền.

3.1.4. Cần sa


Cần sa còn có tên: gai dầu, gai mèo, tài mà, bồ đà, cannabis. Có 2 loại cần sa: Marijuana và Hashish.

Lá cần sa có mùi tanh khó ngửi, khói thuốc mùi khét. Lá cần sa xắc nhỏ như sợi thuốc lá, màu nâu đậm, vấn thành điếu để hút.

Cần sa có tác dụng làm giảm đau, gây ảo giác, gây hưng phấn, sảng khoái, kích thích đòi quan hệ tình dục.

Dân ghiền cho rằng, cần sa kéo dài thời gian quan hệ tình dục, đến tột đỉnh của khoái lạc.

Người ghiền cần sa giảm khả năng sinh sản rất nhiều, lượng tinh trùng ít hơn, phụ nữ xảy ra sự rụng trứng không đều.

Việc hút cần sa khi mang thai, có hại đến thai nhi như tác hại của thuốc lá, đưa đến hư thai, bào thai bị dị dạng, quái thai.
3.2. Ma Túy bán tổng hợp

Heroine hay bạch phiến là một dược chất nhân tạo, được bào chế bằng cách ghép morphine vào chất Acetyl. Heroine là chất bột màu trắng, còn gọi là bạch phiến, hàng trắng, xì ke (Scag)

Heroine được xử dụng dưới dạng hút, hơ lửa cho heroine bốc hơi rồi hít khói hoặc pha trộn với nước rồi chích vào mạch máu, hoặc hít trực tiếp bột trắng vào phổi.

Ngay sau khi dùng, cảm giác khoái lạc cực độ, cơ thể nóng bừng, miệng khô, tay chân cử động nặng nề, tâm trạng nửa tĩnh nửa say, mơ màng, trí tuệ lu mờ.

Lạm dụng heroine đưa đến tử vong. Hư thai, tim mạch suy yếu, sưng phổi, suy tim, gan, thận, sức khoẻ hao mòn rồi chết.
3.3. Ma túy tổng hợp

3.3.1.Ecstasy hay thuốc lắc

“Thuốc lắc” là tên đường phố của dân nghiện để chỉ chất ma túy tổng hợp MDMA (Methylene-Dioxy-Methamphetamine) có tác dụng lên hệ thần kinh.

Sau khi uống khỏang 10 phút, thuốc tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương, người cảm thấy không còn rụt rè, tự tin, tinh thần phấn khởi, nhiều tình cảm, kích thích mạnh về tình dục. Khi thuốc đã tràn lan cơ thể, thì con người trở nên cuồng nhiệt, la hét, quậy lắc, cởi bỏ quần áo, điên cuồng đưa đến việc làm tình tập thể. Tại vũ trường, khi thuốc thấm, thì lắc không biết mệt, cuồng nhiệt, quậy tưng bừng.

3.3.2. Ma Túy đá

Năm 2006, xuất hiện một loại ma túy mới là nhóm ATS (Amphetamine Type Stimulants), dân nghiện gọi là “đá”, sành điệu thì gọi là Ice hoặc Crystal, dạng thể rắn giống như phèn chua, nghiền nát thì giống như bột ngọt (mì chính).“Đá” được bào chế khá nguyên chất, có thể dùng ngay hoặc sản xuất thành viên như thuốc lắc.
Loại thuốc nầy ngoài việc làm “phê” cho dân nghiện, còn tác dụng làm cho người dùng thèm muốn về tình dục, điên cuồng đưa đến việc quan hệ tình dục với nhau, hoặc tập thể mà không kềm chế được.
Con nghiện dùng “ống điếu” bằng thủy tinh là những chai chứa nước, thiết kế đặc biệt cho việc hít hơi thuốc vào phổi.
Loại nầy có tác dụng mạnh hơn các loại ma túy tổng hợp khác, nhưng giá tiền rất cao, cho nên chỉ có nhà giàu mới có khả năng xử dụng.
Bác sĩ Nguyễn Quang Trung, thuộc trung tâm Nam Học, bịnh viện Việt-Đức cho biết, các con nghiện thú nhận, sau khi dùng thuốc, họ có thể quan hệ tình dục từ 10 đến 15, 20 lần trong ngày. Nhưng sau một thời gian thì lâm vào cảnh bất lực, “trên nói dưới không nghe”. Bị liệt hẳn vì ma túy.

4* Lực lượng chống ma túy Hoa Kỳ

DEA. (Drug Enforcement Administration).

Cơ quan chống ma túy Hoa Kỳ được thành lập ngày 1-7-1973, trụ sở đặt tại Arlington, Virginia. Có nhiệm vụ chống mạng lưới vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ ma túy.
DEA phối hợp với các cơ quan tình báo khác, điều tra các mạng lưới tài chánh của bọn khủng bố, thông qua các đường dây buôn lậu ma túy.
Người của DEA còn phụ trách đào tạo, huấn luyện các lực lượng chống ma túy của các chính phủ ở châu Mỹ La Tinh.

4.1. Nhân sự của DEA

Giám đốc DEA do tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng Viện HK. Giám đốc hiện tại là Michele Leonhart. DEA báo cáo lên cơ quan liên hệ thuộc Bộ Tư pháp HK.

DEA có số nhân viên là 10,784 người. Nhân viên chìm 5,500 người.

Nhân viên chống ma túy được tuyển chọn kỹ lưỡng. Lý lịch không có dính líu gì tới ma túy cả và phải được kiểm chứng bằng máy nói sự thật. (Polygraph Test). Phải trải qua 16 tuần lễ huấn luyện cam go về nghiệp vụ chuyên môn, về kỹ thuật điều tra và thu thập tin tức, cũng như việc xử dụng các loại vũ khí.

4.2. Các nhóm cố vấn và yểm trợ hải ngoại

Vào tháng 1 năm 2010, đã có 5 nhóm cố vấn và yểm trợ hải ngoại. Một trong 5 nhóm hoạt động thường xuyên ở Afghanistan. 4 nhóm còn lại trú đóng ở căn cứ Quantico Marine Corps, Virginia.

DEA còn có một đơn vị không lực gồm 106 chiếc phi cơ và 124 phi công đóng tại căn cứ Fort Worth Alliance Airport, Texas.

Ngân sách hàng năm là 2 tỉ 415 triệu đô la.

4.3. Hoạt động của DEA

Năm 2005, DEA tịch thu được số lượng ma túy trị giá 1.4 tỉ đô la, nhưng báo cáo cho biết là thị trường ma túy trị giá 64 tỉ, như vậy, hiệu quả chưa đạt được 1%.
Nhiều người cho rằng, những cuộc bố ráp, lùng bắt gắt gao, đã làm tăng áp lực lên bọn buôn lậu, khiến cho giá cả ma túy tăng lên, sẽ giảm bớt việc tiêu thụ.

5*Những đường hầm chuyển ma túy ở biên giới Mỹ-Mexico

Cơ quan Quản Lý Hải Quan và Nhập Cư, ICE của Hoa Kỳ cho biết, kể từ năm 1999 đến nay, họ đã khám phá 150 đường hầm bí mật qua biên giới Mỹ-Mexico, dùng để đưa ma túy và người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ.

5.1. Đường hầm tinh vi nhất ở biên giới Mỹ-Mexico


Ngày 29-11-2011, cảnh sát Mỹ đã phát hiện một đường hầm vận chuyển ma túy mà các chuyên viên đánh giá là tinh vi và hiện đại nhất. Có hệ thống thông gió, cung cấp ánh sáng, cửa sắt và thang máy chạy bằng thủy lực.
Đường hầm dài 787.5m, nối từ một nhà kho nằm gần sân bay và trụ sở cảnh sát liên bang, ở thành phố San Diego, CA (HK) đến một nhà kho ở thành phố Tijuana, bang Baja California của Mexico.
Ông Lauren Mack, phát ngôn viên cơ quan Di Trú của thành phố San Diego cho biết: “Đây là một đường hầm tinh vi nhất mà tôi thấy lần đầu tiên.”

Đường hầm cao 1.2m, rộng 0.9m, dài 787.5m, chứa 14 tấn (14,000kg) ma túy.

Địa đạo nầy có đường ray (Rail) để xe lửa điện vận chuyển ma túy. Người thiết kế là kiến trúc sư Felip de Jesus Corona, từng được đào tạo bởi những ngôi trường danh tiếng nhất về hầm mỏ ở Mexico. Băng đảng Sinaloa không sợ đường hầm bị tiết lộ, vì công nhân bị giam giữ trong suốt thời gian xây dựng. Họ không biết làm việc cho ai, và đang ở đâu, tất cả bị bịt mắt, đưa tới bằng xe tải vào lúc ban đêm, và chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đào hầm.

Tướng Gilberto Landeros của quân đội Mễ cho biết, đường hầm không đơn giản, hệ thống máy móc vô cùng hiện đại, nên có sự tham gia của các chuyên viên kỹ thuật tài ba. Phí tổn khoảng 70,000 USD.
Một quan chức Mỹ phát biểu: “Chúng tôi vẫn ở trong trạng thái bàng hoàng, bởi vì mỗi khi một đường hầm bị khám phá, chúng tôi biết vẫn còn những đường hầm khác mà chúng tôi chưa hay biết”.
Cảnh sát San Diego phát hiện đường hầm nói trên, sau khi bắt giữ một xe tải khả nghi từ nhà kho có đường hầm chạy ra. Trên xe có 3,000kg cần sa. Trong đoạn đường hầm tại Mỹ, cảnh sát tìm thấy 6,000kg ma túy khác, và đoạn đường hầm bên kia biên giới, thuộc Mexico có 7,000kg cần sa.
Đây là đường hầm thứ ba bị khám phá trong năm 2011.

5.2. Tàu ngầm chở ma túy từ Colombia đến Mexico

Ngày 19-7-2009, hải quân Mexico đã tịch thu 6,000kg cocaine trong một chiếc tàu ngầm tự chế, dài 10m. Tàu xuất phát từ Colombia đến vùng biển Mexico.
Chiếc tàu ngầm trang bị thiết bị định vị toàn cầu GPS. Đặc điểm của nó là không bị phát hiện bởi Radar và các dụng cụ dò tìm khác. Bốn người trên tàu bị bắt.
Sau đó, bộ trưởng An Ninh Nội Địa Michael Chertoff cho biết: “Chúng tôi đã chia xẻ thông tin, và nhờ vậy, hải quân Mexico đã bắt chiếc tàu ngầm đó”.

Từ năm 2000 cho đến 2008, nhà chức trách Colombia đã thu giữ 1,284 tấn cocaine và 31 tàu ngầm mà băng đảng xử dụng để vận chuyển cocaine sang các thị trường ngoài nước.

Tàu ngầm chở ma túy từ Colombia đến Mexico

6* Trùm ma túy đào hầm bị Hoa Kỳ bắt giữ


Ngày 27-8-2007, cơ quan DEA loan báo đã bắt giữ trùm ma túy Mexico Javier Arellano Felix, 37 tuổi, cầm đầu băng đảng “Gia Đình” (La Familia). Băng nầy gồn 7 anh em và 4 chị em thuộc gia đình họ Arellano ở Tijuana, nên còn được gọi là băng Tijuana.
Javier Arellano Felix bị truy nã ở Mỹ và Mexico với số tiền thưởng là 5 triệu USD.
Nhận được tin mật báo, cho biết Javier đang du hí trên chiếc du thuyền Doc Holiday, DEA cùng với lực lượng duyên phòng Mỹ, bao vây chiếc du thuyền ở vùng biển cách Mexico 15 dặm. Javier giả dạng, trà trộn vào đám đông với 8 người lớn và 3 trẻ em, hắn đã khai tên họ khác, nhưng nhân viên DEA đã nhận ra hắn.

7* Những tác hại của ma túy

7.1. Whitney Houston: vinh quang và ma túy

Whitney Elizabeth Houston sinh ngày 9-8-1963, là ca sĩ thu âm, diễn viên, nhà sản xuất, người Mỹ gốc Phi châu (da đen).
Năm 2009, sách kỷ lục Guinness đã phong tặng cho cô :”Nghệ sĩ nữ giành được nhiều giải thưởng nhất thời đại”.

– 2 giải Emmy
– 6 giải Grammy
– 20 giải Billboard Music Award
– 22 giải thưởng âm nhạc Mỹ.

W. Houston là ca sĩ thành công, có ảnh hưởng nhất thời đại, bán được 170 triệu album.
Trong thập niên 2000, Withney Houston xuất hiện trên các trang báo về việc lạm dụng các chất gây nghiện.
Năm 2004, Houston vào trung tâm cai nghiện.
Năm 2005, tiếp tục cai nghiện lần thứ hai.
Năm 2011, người đại diện cho biết, cô lên kế hoạch cai nghiện lần thứ ba.

Ly dị.

Tháng 9 năm 2006, Houston đưa đơn ra tòa xin ly dị với chồng là ca sĩ Bobby Brown, nhỏ hơn cô 6 tuổi. Lý do, cô chịu đựng quá nhiều hành hạ và ngược đãi của người chồng trẻ. Tạp chí The National Enquirer đăng các chi tiết, cô bị chồng tra tấn dữ dội. Cảnh sát đến thì mặt mày Houston bầm tím, miệng ứa máu. Trong nhà, cảnh sát tìm thấy các đồ nghề để thỏa mãn cơn nghiện. Anh chồng lái xe ra phi trường dông tuốt về Cali.

Ngày 3-1-2007, Houston mất 6 triệu đô la do bể hợp đồng vì không trình diễn, phải bán 4 mẫu đất để trả nợ và đóng thuế.
Bán đấu giá nhà ở Mendham, New Jersey giá 6 triệu để trả nợ.
Bán đấu giá nhiều y phục có giá trị để trả nợ.
Năm 2002, người cha là John Houston, đưa đơn kiện đòi 100 triệu đô la, số tiền mà công ty của ông phải vay để đầu tư cho sự nghiệp của cô. Ông John qua đời hồi tháng 2 năm 2003, nên vụ án đình hoãn lại.
Tranh chấp quyền nuôi con

Ngày 26-4-2007, chồng cũ là Bobby kiện ra tòa đòi quyền nuôi đứa con gái Bobby Kristina Brown. Tòa quyết định cho Houston được nuôi con.
Năm 2008, báo chí theo dõi kỹ việc Houston cặp kè với “người phi công trẻ”, ca sĩ Ray Z. nhỏ hơn cô 17 tuổi.
Năm 2010, chồng cũ Bobby tung ra quyển sách, đổ hết mọi tội lỗi cho Houston, là đã lôi cuốn anh ta vào cocaine, đồng thời phơi bày cuộc tình của W. Houston vớ ca sỉ Ray Z.
Năm 2011, con gái Bobby Kristina Brown bị tung cuộn băng Sex quay cảnh phòng the với bạn trai lên mạng, đồng thời cũng có cảnh đang phi xì ke. Vụ việc làm cho W. Houston đau buồn không ít.

Cái chết
Ngày 11-2-2012, Withney Houston bất ngờ đột tử ở tuổi 48, trong bồn tắm của khách sạn Beverly Hills Hiltons.

Withney Houston

Tóm tắt báo cáo về cái chết:

1. Nguyên nhân chính là chết đuối

2. Kết quả khám nghiệm cho thấy ca sĩ nầy xử dụng cocaine mãn tính

3. W. Houston xử dụng cocaine ngay trước khi chết

4. W. Houston lên cơn đau tim, dẫn đến bất tĩnh rồi chết đuối. Đau tim là do xơ cứng động mạch, kết quả của nhiều năm xử dụng cocaine. Không thấy bất cứ chấn thương nào trên cơ thể.

7.2. Thuốc lắc đã biến Hải không còn là con người nữa

Phó GS, TS Trần Hữu Bỉnh, Viện trưởng Viện Sức Khoẻ Tâm Thần, bịnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, thuốc lắc (Ecstasy) kích thích rất mạnh vào hệ thần kinh trung ương, gây tác động mạnh lên phần bản năng và làm giảm phần lý trí, đưa bản năng thú tính lên chế ngự tính người.

Ông Bỉnh nêu trường hợp của bịnh nhân ở giường 16 của bịnh viện.

Bịnh nhân tên Hải, 28 tuổi, không nói rành tiếng Việt, vì sống với cha mẹ từ nhỏ ở Đức. Khuôn mặt điển trai như tài tử điện ảnh, làm người mẫu kiếm khá bộn tiền bên Đức, nên bắt đầu ăn chơi sa đoạ. Một hôm, cảnh sát thông báo với cha mẹ, là Hải bị bắt vì xử dụng thuốc lắc.

Hải được đưa về Việt Nam, ở nhà người cô để xa lánh bạn bè và những chốn ăn chơi. Nhưng về VN thì càng dễ sa đọa hơn ở nước ngoài. Hải đã lao vào thác loạn với 4 viên thuốc lắc mỗi ngày. 10,000 đô la đã tiêu tan theo mây khói trong một thời gian ngắn. Gia đình cúp tiền, nên Hải bị cơn nghiện hành hạ, phải đưa vào bịnh viện.
Ở bịnh viện, Hải không chịu mặc quần và cả ngày đập phá, gây náo loạn cả khu điều trị. Y tá và nhân viên phải bận rộn trong việc ngăn chặn anh ta.

Người nhà cho biết, anh ta không bao giờ chịu mặc quần, bắt đầu chạy ra ngoài, la lối om sòm, xô đẩy bất cứ ai ở gần anh ta. Luôn luôn đòi quan hệ tình dục, thậm chí còn có ý định hãm hiếp bà cô và cô em họ.
Sau khi cắn thuốc, Hải gọi 5 gái mãi dâm về nhà, cùng một lúc phục vụ tình dục cho hắn. Năm cô gái chuyên nghiệp trong nghề tiếp khách, chỉ phục vụ cho một mình anh ta, mà cũng cảm thấy bị quá tải, vượt mức chịu đựng.

“Từ một người có phong độ, thuốc lắc đã biến Hải thành một con thú, không hơn không kém.”

7.3. Lắc xong, đòi được vợ yêu 20 lần mỗi ngày

Bác sĩ Trần Quang Trung, thuộc trung tâm Nam Học, bịnh viện Việt-Đức cho biết: “Khi mới bắt đầu xử dụng ma túy, khả năng tình dục của người dùng có dấu hiệu tăng lên đột ngột về nhu cầu cũng như cường độ, nhưng nghiện lâu, nhiều người sẽ bị liệt hẳn vì ma túy”.

Bịnh nhân Nguyễn Văn A được đưa vào bịnh viện trong trạng thái rối loạn thần kinh rất nặng. A, 31 tuổi, lấy vợ gần 10 năm.
Vợ chồng A có một thời tuổi trẻ, tung hoành ăn chơi khắp các tụ điểm ở Hà Nội. Khi cưới nhau, dưới sự quản lý của gia đình, họ từ bỏ các thứ kích dục chết người ấy.

Nhưng một thời gian sau, do bạn bè rủ rê lôi cuốn, A lại bắt đầu xử dụng thuốc lắc. Nhiều đêm, sau khi quậy ở các vũ trường, A về nhà trong trạng thái say mèm. Lúc đó, A biến thành một con người hoàn toàn khác hẳn. Anh nhìn vợ một cách thèm khát, rồi như một con thú bị thương, A kéo vợ về phòng, hành hạ bằng những cơn cuồng dục suốt đêm, nhiều hôm cho mãi tới trưa hôm sau, mà cửa phòng của vợ chồng A chưa mở, vì dục vọng chưa chấm dứt.

Vợ A đến gặp bác sĩ. Mặt đẫm lệ vì không chịu nổi 20 lần đòi hỏi mỗi ngày. Không chỉ thế, A lại còn dùng đồ chơi tình dục khiến cho vợ hoảng sợ.
Căn phòng hạnh phúc của vợ chồng trở thành căn phòng hành hạ.
Sau khi dùng thuốc, nhận thức và lý trí bị bản năng thú tính chế ngự, nên không còn phân biệt hành vi đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Nghiên lâu, nhiều người bị bất lực, bị liệt hẳn vì ma túy.

8* Kết

Sở dĩ đường dây mua bán ma túy hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới, là do nó đem lại lợi nhuận rất cao.

Theo con số của LHQ, thì thu nhập về việc buôn bán ma túy hàng năm trên thế giới khoảng 500 tỷ USD, riêng về phần heroine là 200 tỷ USD, cocaine là 150 tỷ USD.

Lợi nhuận rất cao. 1 kg heroine ở Tam Giác Vàng giá 200USD, nhưng ở Hoa Kỳ thì giá 200,000USD.

1Kg cocaine sạch, thu lời 50,000 USD ở Ý, 30,000USD ở Đức và Hoa Kỳ.

Interpol ước tính, có chính phủ của 12 quốc gia nằm dưới sự kiểm soát của Mafia ma túy. Băng đảng ma túy lớn nhất ở Ý và Colombia. Châu Mỹ La tinh sản xuất ma túy nhiều nhất thì Hoa Kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất.

DEA cho biết, hiện nay có 6 triệu người nghiện cocaine. Mỗi người chi tiêu từ 150 đến 200USD/tuần, tính ra mỗi năm khoảng 43 tỷ 200 triệu USD. 9 triệu người xử dụng cần sa, trong đó New York có 300,000.

Ma túy độc hại vô cùng.

Hãy nói không với ma túy, cho dù muốn thử một lần cho biết.

Trúc Giang

Thiên Chúa có kêu gọi bạn?

Thiên Chúa có kêu gọi bạn?

Đăng bởi lúc 2:50 Sáng 30/05/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (30.05.2013) – Sài Gòn – Bạn có nhận ra Thiên Chúa đặc biệt kêu gọi bạn trong cuộc đời này? Ngài thực sự kêu gọi bạn đấy!

Có thể bạn không cảm thấy Thiên Chúa hướng dẫn bạn trở nên một nhà truyền giáo hoặc người giảng thuyết, nhưng bạn vẫn được kêu gọi. Đó là nhiệm vụ mà bạn không được lẩn trốn!

Trong Kinh thánh, 5 lần Chúa Giêsu kêu gọi những người theo Ngài “đi” vào thế gian và làm chứng về Ngài. Đó cũng là điều chính xác Ngài đang nói với chúng ta ngày nay. Ngài kêu gọi bạn làm nhân chứng của Ngài. Và bạn có thể bắt đầu từ ngay nơi bạn đang ở!

Chúng ta được Ngài kêu gọi, điều đó chắc chắn, không còn gì mà nghi ngờ. Bạn có nghe thấy tiếng Ngài gọi? Bạn có chú ý lời mời gọi đó và vâng theo Thánh Ý Ngài? Điều đó rất quan trọng để bạn thực hiện.

Bạn biết đó, Thiên Chúa đã đặt những người đặc biệt trên đường đời của bạn. Họ cần biết những gì Thiên Chúa đã làm cho bạn. Họ cần nghe nói về phúc lành và bình an của Thiên Chúa. Họ cần biết Thiên Chúa yêu thương họ, thương xót họ, và họ cần biết Ngài có tương lai hy vọng dành cho họ.

Vậy hãy can đảm trong Đức Kitô! Hãy cầu nguyện cho những người có nhu cầu trong cuộc đời họ. Hãy làm chứng về Hồng ân Cứu độ của Thiên Chúa. Đó là lời mời gọi dành cho bạn, là nhiệm vụ mà Thiên Chúa đã tin tưởng trao cho bạn. Hãy hành động ngay bây giờ, bạn nhé!

JACK GRAHAM

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Jesus.org)

NGÃ RẼ

NGÃ RẼ

Đang chơi với mấy đứa nhỏ trong sân nhà bỗng dưng nhìn thấy từ cổng bước vào bóng người quen quen.  Tiến gần bên một chút thì ra là hai thầy ở Tập Viện.  Các thầy đang ở Tập Viện mà xuất hiện vào giờ này chắc là có chuyện gì đây chứ không phải là bình thường.

Khi hỏi ra thì được biết là thầy nọ chở thầy kia ghé chào những người thân quen để thầy kia lên đường trở về với gia đình, sau quyết định rẽ ngã con đường ơn gọi mà mình đi tìm kiếm.  Thế là sau nhiều năm trời theo đuổi ơn gọi, tìm kiếm thánh ý Chúa trên cuộc đời mình, hôm nay thầy kia chính thức chào anh em, chào người thân để rẽ sang một ngã khác của cuộc đời.

Trong khi tâm sự, Em cho tôi biết Em cảm thấy bình an với chọn lựa của Em.  Em can đảm đến trình với vị phụ trách về suy nghĩ và chọn lựa của Em.  Hôm nay Em chia tay để trở về lại đời thường như nhiều người ngoài bốn bức tường của tu viện.

Em đã đi khuất khỏi cổng nhà nhưng hình bóng của Em còn vương vương đâu đó.

Nói đúng ra chẳng ai muốn mình phải “rẽ ngã” sau chặng đường dài tìm kiếm.  Tìm kiếm điều gì đó đã khó, và khó hơn là tìm kiếm ơn gọi, chọn lựa một ơn gọi cho cả cuộc đời dài của mình.

Người đào tạo cũng như người được đào tạo phải “làm việc” thật nhiều để tìm ra hướng đi của người được đào tạo.  Nói là “làm việc” nhưng “việc làm” ấy không do bởi con người, nhưng phải nhìn dưới chiều kích của ơn Chúa, vì lẽ ai ai cũng biết ơn gọi là một huyền nhiệm. Phải có ơn Thánh Chúa, phải chìm sâu trong đời sống cầu nguyện mới có thể nhận ra được ơn gọi của mình, chứ không phải là chuyện giản đơn.  Nếu chỉ vì một chút tình cảm riêng tư, chỉ vì một chút cái gì đó gọi là mang tính cá nhân, mang cảm tính của con người để người đào tạo quyết định, thì người đào tạo phải trả lẽ trước mặt Chúa trước quyết định của mình.  Ngược lại, người được đào tạo vì lý do nào đó mà không can đảm trình bày cho người có trách nhiệm thì cũng khổ.

Nhớ lại gần chục năm trước, những anh em bạn cũng phải chia tay với anh em cùng lớp để chuyển sang hướng khác của cuộc đời. Những lần chia tay ấy, hình như lòng của ai cũng chùn lại.  Kẻ ở người đi ai cũng ngậm ngùi vì những năm dài gắn bó với nhau: kinh nguyện, cơm nước, thể thao và thậm chí giận hờn cũng có nhau.

Sau ngã rẽ ấy, anh em lại mỗi người một ngã, người thì tiếp tục theo con đường tận hiến, người thì theo con đường sống ơn gọi hôn nhân gia đình.  Ơn gọi nào cũng cao quý, ơn gọi nào cũng tốt đẹp cả.  Chuyện quan trọng là ta có nhận ra và sống đúng ơn gọi mà Chúa mời gọi ta hay không mà thôi.

Nếu chọn đời hôn nhân, thật đẹp khi sống đời hôn nhân chung thuỷ và hạnh phúc.

Nếu chọn đời tận hiến, thật đẹp khi sống trọn vẹn đời tận hiến, thuỷ chung với Chúa, khiêm nhường phục vụ Chúa qua tha nhân, qua anh chị em đồng loại.

Nghĩ về Em, một chút gì đó cảm phục vì Em đã can đảm nói lên suy nghĩ của Em, nói lên tấm lòng thật của Em.  Bên cạnh Em còn đó những người vì lý do này hay lý do khác đã không can đảm như Em.  Tệ hơn nữa là họ chọn cho mình một con đường, mà họ cảm thấy bất an, nhưng bên ngoài họ vẫn nguỵ tạo cho sự bình an.  Họ đã không can đảm để rẽ như Em.  Khi không can đảm để rẽ như Em, người ấy không chỉ gây khổ cho mình mà còn gây khổ cho cộng đoàn, cho giáo xứ mà ta được gửi đến để phục vụ, để sống đời tận hiến.

Chuyện quan trọng không phải là tu hay không tu, nhưng quan trọng là ta có tìm ra Thánh Ý của Chúa trên đời, và ta có thật sự hạnh phúc trong ơn gọi đó hay không.  Nếu như Chúa muốn ta sống đời tận hiến mà ta chọn con đường hôn nhân thì cũng trục trặc khi sống với đời sống ấy.  Nếu như Chúa muốn ta sống đời hôn nhân mà ta gượng ép sống đời tận hiến thì cũng là bất hạnh.  Tu không phải là tu một ngày mà tu cả cuộc đời.  Nếu ta không hạnh phúc mà cứ kéo lê cuộc đời ta trong đời ơn gọi thì cả cuộc đời ta sẽ lê lết với chọn lựa không dứt khoát của ta.

Chọn lựa cho ơn gọi thật là khó.  Một số người vẫn quở trách người rẽ ngã về đời thường là ăn cơm nhà Chúa mà phản bội Chúa, nhưng họ không hiểu ơn gọi là huyền nhiệm, là bởi ơn Chúa chứ không do tự con người.  Vì áp lực của gia đình, của bè bạn, của dòng tộc nên đôi khi người ta không can đảm quyết định.

Chúc mừng Em vì Em đã can đảm sống thật với chính mình.

Con đường phía trước của Em còn nhiều gian khó để hội nhập, nhưng thà khó một lần cho xong, còn đỡ hơn là kéo lê cuộc đời không hạnh phúc.

Nguyện chúc Em sống “ngã rẽ” mới bình an hạnh phúc, và cũng xin ơn Thánh Chúa đổ tràn trên Em trên con đường mới này.

Thanh Tâm

Cái Chết Oan Khuất Của Nhạc Sĩ Minh-Kỳ

Cái Chết Oan Khuất Của Nhạc Sĩ Minh-Kỳ

“Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui

…….
Ai ơi, người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu”

Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên, đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu.

Cuối tháng 3/75, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đã gắn liền với định mệnh đau thương của thành phố mà ông đã được sinh ra, hết lòng yêu thương và đã gởi trọn lòng mình qua những dòng nhạc thiết tha trìu mến đó. Ông đã bị giết. Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang, – dù còn ở trên quê nhà, hay tha phuơng khắp chốn – biết đến

Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông, và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết.

Đầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ còn một phần tư quân số, lần lượt “di tản chiến thuật” vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng “cô đơn và buồn tẻ” ở những địa danh xa lạ: Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hãm Sài Gòn.

Ngày 28/4/75, tôi và cả vợ con, theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân, có mặt tại Bến Bạch Đằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có lòng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đã khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định “sống chết” ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ. Tôi không đành lòng bỏ lại những đồng đội đã theo tôi từ những quê quán miền Trung, mà giờ đây đã trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc, và nhất là cha tôi, người cha đã làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đã bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.

Điều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo Đá Bàn, cuối tháng 6/76, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe “bịt bùng” từ trại tù An Dưỡng Biên Hòa ra bến Tân Cảng để xuống tàu Sông Hương ra Bắc. Mãi gần năm năm sau tôi mới nhận đuợc tin buồn.

Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết.

Tôi trình diện tại Trường Đại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Hòa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Hòa. Trại An Dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau đuợc chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đình.

Đến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới đuợc chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các Bộ, và Cảnh Sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, còn anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp (gọi là hậu cần).

Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, đầu thập niên 60, tôi thuộc lòng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.

Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đã giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng Anh và xưng em.. Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên lòng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn.

Một đêm, cuối tháng 8/75 (31/08/75?),vào khoảng 09:30 tối, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận mình, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng còi báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả “cải tạo viên” nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.

Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, thì tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng loạt bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử…

Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.

Cả ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 tháng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dãy bàn trước mặt chúng tôi là những “thủ trưởng” không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị “nghiêm khắc” cảnh cáo là “có bọn phản động trong các anh đã dấu diếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá hoại thành quả kách mệnh”(!). Sau đó chúng tôi làm “bản tự khai tội ác” và bắt đầu bài học số 1, “Đế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”.

Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra.

Có điều cái “sự cố” thảm khốc ấy, không phải như lời “lên lớp” hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đã qua hằng trăm lần kiểm soát, vã lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái gì, ngoài hai bộ áo quần, cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đã được “kách mạng” giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy thì một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Điều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang đuợc lựu đạn vào trại thì cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của mình?

Những câu hỏi đó đã có sự trả lời chính xác ngay sau đó. Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau:

Nhà 3 (chứa khoảng 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của Trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẻm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, thì một quả lựu đạn được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm 3 người chết tại chỗ và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình sắp chết nên trăn trối với những bạn tù:

– Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.

Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên :

–  Sao chân lạnh quá!

–  Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!

Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.

Một cái chết mà chính Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.

Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù, với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn các bạn tù vắn số của mình trên một mảnh rừng bên ngoài vòng đai phi trường quân sự Biên Hòa.

Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do chính bọn VC quăng từ khu trực ban của Trại phía bên kia hàng rào.

(Có một số Sĩ Quan ngành đạn dược còn cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá còn hơn cả lựu đạn).

Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một trò chơi trả thù ác độc từ phía những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các bãi mìn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Hòa.

Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu “gỡ mìn” này.

Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy, có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay đuợc biệt phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người ” kách mạng!”.

Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết mìn, sớm trả “nợ máu” sau ngày miền Nam “giải phóng” này, đám chúng tôi mới phát hiện dược bốn ngôi mộ mới đã nằm sẳn tại “nghĩa trang” vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ đuợc đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gổ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh My (Vĩnh Mỹ?). Đó chính là tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ (Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ). Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm gì khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đã chết tức tưởi cùng anh.

Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen… Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đã là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước.

Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đã đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại còn nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính vì ông là một nghệ sĩ, một người đã sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim mình. Đặc biệt với những người Nha Trang và những người yêu Nha Trang, đã mang ơn Ông vì Ông đã cho chúng ta những dòng nhạc biểu tượng của quê nhà, mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.

Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thoại Lê Minh Bằng trên Asia, đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất… Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

Bắc Âu, một ngày không có mặt trời

phạmtínanninh

Bỏ mọi sự vì Thầy

Bỏ mọi sự vì Thầy

(28/05/2013 – Thứ Ba Tuần 8 Thường niên)
http://dongten.net/noidung/23186

Lời Chúa: Mc 10, 28-31

Follow

28 Ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy! “29 Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng,30 mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.31 Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.”


Suy nim:


Bình thường con người làm gì cũng ít nhiều nghĩ đến cái lợi cho mình.
Không lợi vật chất thì cũng lợi tinh thần.
Không lợi đời này thì cũng lợi đời sau.
Không lợi cho cá nhân mình
thì cũng lợi cho gia đình mình, tôn giáo của mình, quê hương của mình.
Con người dám hy sinh bỏ cái này để được cái kia lớn hơn.
Nếu biết giữ cho đúng mực, khuynh hướng này không phải là xấu.
Anh thanh niên giàu có đã không dám bán và cho tất cả tài sản
để nhẹ nhàng thanh thản bước theo Thầy Giêsu.
Đối với anh, cái mất ở đời này lớn quá so với cái được ở tương lai.
Ngược lại, các môn đệ đã bỏ gia đình và nghề nghiệp ổn định
để đi theo một vị Thầy không chỗ tựa đầu,
sống cuộc sống bấp bênh, vất vả, thiếu thốn.
Khi nghĩ về cuộc sống hiện tại của cả nhóm đang theo Thầy,
Phêrô đại diện anh em đặt câu hỏi:
“Phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” (c. 28).
Vậy chúng con sẽ được gì? (x. Mt 19, 27).
Thầy Giêsu không coi thường hay gạt bỏ câu hỏi này của Phêrô.
Thầy còn muốn long trọng trả lời câu hỏi này
cho cả những người ở thế hệ kế tiếp.
Bất cứ ai vì Thầy và vì Tin Mừng
mà bỏ những điều được coi là thiết yếu đối với cuộc sống
như tương quan máu mủ: cha mẹ, anh chị em, con cái,
như phương tiện để sống và sống còn: nhà cửa, ruộng đất (c. 29),
những người ấy, ngay bây giờ, ở đời này,
sẽ được gấp trăm về những điều đã mất.
Hơn nữa, họ còn được sự sống vĩnh cửu ở đời sau (c. 30),
điều mà anh thanh niên giàu có mơ ước.
Nhưng Thầy cũng không giấu những bách hại đang chờ đợi họ.
Hẳn các môn đệ sau khi theo Chúa đã chẳng có thêm nhà đất, vợ con.
Nhưng họ đã thuộc về một cộng đoàn rộng lớn hơn gia đình xưa của họ.
Nơi cộng đoàn Kitô này, gia đình nào cũng là nhà của họ,
mảnh đất nào cũng là nơi họ gắn bó thân quen như của mình.
Và rõ ràng họ có nhiều anh chị em và con cái hơn xưa.
Hạnh phúc đến ngay từ đời này khi con tim và vòng tay rộng mở.
Hạnh phúc này chỉ là hưởng trước chút hạnh phúc đời sau.
Người Kitô hữu hôm nay sống ở thế kỷ hai mươi mốt
cũng có lúc nghĩ về cái mất, cái được của việc một đời theo Giêsu.
Chúa Giêsu đòi chúng ta đặt mọi sự dưới Ngài và sau Ngài.
Điều đó kéo theo những từ bỏ đớn đau, những thập giá thầm lặng.
Theo Giêsu, chúng ta thấy mình phải bỏ thế gian với bao quyến rũ.
Theo Giêsu, chúng ta thấy mình không thể chiều theo cái tự nhiên.
Nhưng theo Giêsu, chúng ta được điều lớn hơn cả.
Đó là chính Giêsu.

Cầu nguyn:


Lạy Chúa,
khi đến với Chúa
con tháo bỏ đôi giày: những tham vọng của con
con cởi bỏ đồng hồ: thời khóa biểu của con,
con đóng lại bút viết: các quan điểm của con,
con bỏ xuống chìa khóa: sự an toàn của con,
để con được ở một mình với Ngài,
lạy Thiên Chúa duy nhất và chân thật.

Sau khi được ở với Ngài,
con sẽ xỏ giày vào
để đi theo đường của Chúa,
con sẽ đeo đồng hồ
để sống trong thời gian của Chúa,
con sẽ đeo kính vào
để nhìn thế giới của Chúa,
con sẽ mở bút ra
để viết những tư tưởng của Chúa,
con sẽ cầm chìa khóa lên
để mở những cánh cửa của Chúa.

(Graham Kings)

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

DANH NGÔN CÁC THÁNH


Chỉ cần một chỗ dưới chân Chúa sẽ làm cho linh hồn khốn khổ của tôi  được bổ dưỡng và dứt khỏi nhiều điều lo lắng. Xin cho tôi niềm an ủi được luôn là một tu sĩ bình thường với sự cô tịch nào đó… Tôi thấy cái chết kề bên…tôi chợt hiểu ra rằng chúng ta chỉ có một nơi trú ẩn, đó là lòng thương xót vô cùng và lòng nhân hậu của Chúa chúng ta.”

(Thánh Eymard, tổ phụ Dòng Thánh Thể)

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Nguồn Sống

Nguồn Sống

(Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, năm C)

TRẦM THIÊN THU

nguồn:thanhlinh.net

Chúa Giêsu đã xác định: “Tôi đến để cho chiên được sốngsống dồi dào” (Ga 10:10). Thật tuyệt, nhờ Ngài mà chúng ta không chỉ ĐƯỢC SỐNG mà còn SỐNG DỒI DÀO. Chúa Giêsu đã có cách độc nhất vô nhị mà không ai có thể tưởng tượng được, đó là Ngài đã thiết lập Bí tích Thánh Thể trước khi Ngài bị kết án tử. Thánh Thể được hiểu bao gồm Thánh Huyết. Thánh Thể là Phép Lạ của các phép lạ.

Sống thì phải ăn, ăn để có sự sống. Tuy nhiên, lương thực chúng ta ăn hằng ngày không chỉ là lương thực bình thường mà đặc biệt là chính Mình Máu Thánh Chúa Giêsu. Đó là Thần Lương, là Nguồn Sống cho mọi người trên đường lữ hành trần gian.

TỪ GIAO ƯỚC VĨNH CỬU…

Kinh Thánh cho biết rằng ông Menkixêđê là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, là vua thành Salem, và chính ông mang bánh và rượu ra. Sau đó, ông chúc phúc cho ông Áp-ram: “Xin Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Áp-ram! Chúc tụng Thiên Chúa Tối Cao, Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông!” (St 14:19-20). Về sau, Thiên Chúa thiết lập Giao ước Vĩnh cửu với Áp-ram và xác nhận: “Người ta sẽ không còn gọi tên ngươi là Áp-ram nữa, nhưng là Áp-ra-ham, vì Ta đặt ngươi làm cha của vô số dân tộc” (St 17:5).

Bài đọc I ngắn gọn nhưng có những chi tiết quan trọng. Thứ nhất, thời Cựu ước, BÁNH và RƯỢU được dùng làm lễ vật; thời Tân ước, Chúa Giêsu cũng dùng BÁNH và RƯỢU để thánh hóa thành chính Mình Máu của Ngài. Thứ nhì, có lễ vật thì cần có người dâng, đó là các tư tế, đại diện dân Chúa mà dâng lễ vật lên Thiên Chúa hằng ngày, họ được mệnh danh là những người theo phẩm trật Menkixêđê. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể, đồng thời Ngài cũng thiết lập chức linh mục. Các linh mục thừa tác tiếp tục công việc tế lễ để Chúa Giêsu hằng ngày hiện diện thật giữa chúng ta, để nhờ Mình Máu Ngài, chúng ta được sống và sống dồi dào qua từng hơi thở. Quả thật, Đại Tôn Sư Giêsu quá tuyệt vời!

Tác giả Thánh Vịnh nói về sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng: “Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con” (Tv 110:1). Và từ Sion, Đức Chúa sẽ mở rộng quyền vương đế của Ngài: Giữa lòng địch quân, xin Ngài làm bá chủ. Chính Thiên Chúa đã tuyên phán: “Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh, vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh. Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện, tự lòng Cha, Cha đã sinh ra Con” (Tv 110:3). Chúng ta chỉ là cát bụi, hoàn toàn bất xứng, nhưng lại vô cùng hạnh phúc vì được Ngài giao ước. Tuy chỉ một lần thề ước, nhưng là vĩnh viễn, Ngài sẽ chẳng rút lời: “Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Menkixêđê” (Tv 110:4).

Thánh Phaolô nói rõ: “Điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy” (1 Cr 11:23-24). Thánh Phaolô tiếp tục nhắc lại lời Chúa Giêsu: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy” (1 Cr 11:25).

Phép Lạ vĩ đại hằng ngày xảy ra trên bàn thờ, nhưng mắt thường không thể nhìn thấy, cho nên sau lời truyền phép, Giáo hội xác nhận: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Và rồi mọi người cùng tung hô theo lời của Thánh Phaolô đã nói: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1 Cr 11:26). Quả thật, chúng ta phải dùng con-mắt-đức-tin để bù đắp cho con-mắt-trần-tục khi tôn kính Thánh Thể. Những lần hiện ra, Chúa Giêsu và Đức Mẹ vẫn luôn nhắc nhở người ta phải hết lòng tôn sùng và yêu mến Thánh Thể.

…ĐẾN PHÉP LẠ

Chúa Giêsu không bao giờ nói suông, mà rất thực tế, đồng thời cũng để củng cố lòng tin cho mọi người. Một lần nọ, có đám đông dân chúng đi theo Chúa Giêsu. Ngài tiếp đón họ, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa. Khi bóng đêm dần buông xuống, các môn đệ đến bên Thầy Giêsu và thưa: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng” (Lc 9:12). Thế nhưng Ngài liền bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Lc 9:13a). Ôi chao, “căng” thật! Rồi các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này” (Lc 9:13b).

Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông, chưa kể phụ nữ và trẻ em. Một bữa tiệc nhỏ còn phải chuẩn bị cả tuần trước, dù chỉ vài chục thực khách chứ nói chi vài trăm người. Thế mà lúc này có tới gần chục ngàn người. Làm sao mà xoay xở đây chứ?

Thấy các ông vò đầu, bóp trán, vẻ lo lắng hiện rõ trên từng khuôn mặt của các đệ tử, Đức Giêsu nói với họ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một” (Lc 9:14). Bị động và bị triệt buộc, nhưng các môn đệ được Thầy gỡ rối tơ lòng, thế nên bảo sao làm vậy, chả dám ý kiến chi cả. Các ông bảo mọi người ngồi xuống theo nhóm. Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ratrao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.

Thánh sử Luca cho biết một sự lạ khác: “Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng” (Lc 9:17).

Trong cuộc sống, miếng ăn liên quan các vấn đề khác, không chỉ về sự sống mà còn về “quyền lợi”. Tục ngữ Việt Nam nói: “Trâu cột ghét trâu ăn”. Một thực tế buồn nhưng vừa minh nhiên vừa mặc nhiên. Thánh Phaolô nhắc nhở: “Một số cành cây ô-liu đã bị chặt đi, còn bạn là ô-liu dại đã được tháp vào đó, và cùng được hưởng sự sống dồi dào từ rễ cây ô-liu chính. Vì thế, bạn đừng có lên mặt khinh dể các cành khác” (Rm 11:17-18a). Và rồi Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Thì bạn cứ lên mặt đi! Đâu phải bạn mang rễ, mà là rễ mang bạn” (Rm 11:18b).

Quả thật, chia sẻ là điều quan trọng, cả vật chất lẫn tinh thần. Chia sẻ liên quan việc CHO và NHẬN: “Phúc cho ai CHO mà không nhớ, NHẬN mà không quên” (Elizabeth Bibesco). Thánh Phanxicô Assisi đã có nghịch-lý-thuận này: “Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân” (Kinh Hòa Bình). Quả thật, nếu chúng ta không chia sẻ với người khác về những thứ họ cần, đó là chúng ta đã cướp chính sự sống của họ! Giáo huấn Xã hội Công giáo cũng đề cập các vấn đề tương tự.

Lạy Thiên Chúa, chúng con cảm tạ Ngài đã ban Nguồn Sống Thánh Thể để chúng con được sống và sống dồi dào, xin giúp chúng con xứng đáng lãnh nhận Thánh Thể hằng ngày để mai này cũng xứng đáng lãnh nhận sự sống đời đời. Xin Chúa giúp chúng con biết sẵn sàng và vui vẻ chia sẻ với mọi người, nhất là những người thiếu thốn – tinh thần hoặc vật chất. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã..

Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã..

Đây là đoạn trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.

“Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật.

Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố…

-Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

-Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

-Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…

-Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

-Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…

-Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

-Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới ‘chân lý’ để cháu chỉ đón nhận những tốt đẹp…

-Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

-Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

-Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…

-Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

-Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

-Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn”.

CON TẠ ƠN CHÚA

CON TẠ ƠN CHÚA

Bản dịch của cố Gs. TRẦN DUY NHIÊN

Con tạ ơn Chúa vì chồng của con cứ phàn nàn khi bữa cơm chưa dọn kịp,
bởi lẽ anh ấy đang ở ngay bên cạnh con, chứ không phải bên ai khác.

Con tạ ơn Chúa vì con của con cứ càu nhàu khi phải phụ rửa chén đĩa cho con,
bởi lẽ thằng bé đang ở nhà chứ không phải lêu lổng ngoài đường.

Con tạ ơn Chúa vì số thuế thu nhập mà con phải trả quá cao,
bởi lẽ như thế nghĩa là con đang có một công việc tốt để làm.

Con tạ ơn Chúa vì có nhiều thứ phải dọp dẹp sau bữa tiệc nhỏ,
bởi lẽ như thế nghĩa là con luôn được bạn bè quý mến kéo đến chơi.

Con tạ ơn Chúa vì quần áo con bỗng trở nên hơi chật,
bởi lẽ như thế nghĩa là con đang được đủ ăn.

Con tạ ơn Chúa vì cái bóng của con cứ ở sát bên con, nhìn con làm việc,
bởi lẽ như thế nghĩa là con đang được sống tự do ngoài nắng.

Con tạ ơn Chúa vì nền nhà cần quét, cửa sổ cần lau, màng xối cần sửa,
bởi lẽ như thế nghĩa là con còn đang có một mái nhà để cư ngụ.

Con tạ ơn Chúa vì hóa đơn đóng tiền điện nước của tháng này lại tăng cao,
bởi lẽ như thế nghĩa là Con đang được ấm áp.

Con tạ ơn Chúa vì cái bà ngồi phía sau con trong Nhà Thờ
hát sai tông lạc nhịp,
bởi lẽ như thế nghĩa tai con còn nghe được rất tinh tế.

Con tạ ơn Chúa vì một đống đồ rất lớn phải giặt và ủi,
bởi lẽ như thế nghĩa là con có đầy đủ quần áo để ăn mặc tử tế.

Con tạ ơn Chúa vì các cơ bắp trong người con
nó mệt rũ ra vào cuối ngày,
bởi lẽ như thế nghĩa là con có sức để làm việc nhiều.

Con tạ ơn Chúa vì tiếng đồng hồ reo to thật sớm vào buổi sáng,
bởi lẽ như thế nghĩa là con còn đi lại, hít thở và cười nói,
bởi lẽ như thế nghĩa là con đang còn sống được thêm một ngày nữa.

Và cuối cùng…
Con tạ ơn Chúa vì đã nhận được quá nhiều E-mails gửi về,
bởi lẽ như thế nghĩa là con vẫn còn có nhiều bạn bè đang nhớ đến con…

Con gửi bài này để bạn bè con hiểu rằng:

“Thiên Chúa luôn đến với con người bằng một quả tim yêu thương,
cho dù chúng ta đang ở trong bất cứ tình trạng nào !”

Bản dịch của cố Gs. TRẦN DUY NHIÊN