Sự chết, chuyển hóa nhờ Ơn Ban

 

Sự chết, chuyển hóa nhờ Ơn Ban

                                                       Lòng anh em đừng xao xuyến,

                                             Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.

                                                                                          ( Ga 14, 1 )

             Người Việt Nam chúng ta thường nói: “ Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ” để chỉ những người thiển cận, chậm hiểu, chậm tin. Nói đến quan tài là nói đến cái chết, điều mà mỗi người đều phải qua. Có sanh, có tử, vậy mà sự chết luôn luôn là một hình ảnh kinh hoàng cho con người, không ai muốn nghĩ tới, đừng nói chi muốn nhìn thấy trong cuộc đời mình.

            Nhưng trước sự chết, Chúa Giêsu đã có thái độ thật rõ ràng: “Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết:Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được.” ( Lc 12, 4 ). Đối với Ngài, cái chết của thân xác không chấm dứt được Sự Sống lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho loài người, chỉ có Thần Khí mới dẫn con người vào được con đường của Sự Sống vô biên nơi Thiên Chúa. Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng ích lợi gì ( Ga 6, 63 ). Chúa Giêsu đã muốn bày tỏ cho con người biết có một đời sống khác lớn lao hơn đời sống của xác thân: Đời sống tinh thần, đời sống siêu việt của con người bất tử nhờ Ơn Ban của Thiên Chúa. Ngài muốn nói cho nhân loại biết qua cái chết và Phục Sinh của Ngài.

             Ngày chồng tôi còn trên giường bệnh, bác sĩ báo cho biết anh ấy phải qua lần giải phẩu thứ tư khi cơ thể đã hoàn toàn suy nhược, tôi thật sự lo âu vì nghĩ rằng chồng tôi khó qua khỏi lần giải phẩu nữa. Biết những lo lắng của tôi, bạn tôi khuyên: Chị ơi, ngày anh lên bàn mổ, chị đừng phí thì giờ ngồi chờ đợi trong bệnh viện, thay vào đó chị hãy đi chầu Thánh Thể, tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho anh thì hay hơn. Nghe lời khuyên của bạn, tôi đã đến quì hằng giờ thinh lặng trong nhà chầu trước Mình Thánh Chúa, và sau đó tham dự Thánh Lễ trước khi vào bệnh viện với chồng. Tâm hồn tôi xao xuyến gần như bấn loạn trước những biến cố dồn dập xãy đến cho gia đình tôi. Lúc hiệp dâng Thánh Lễ, tự dưng một tiếng nhẹ nhàng cất lên trong thâm tâm: “ Sao không để Cha chiếm hữu tâm hồn con ?” Tiếng nói lập lại lần nữa khi rước lễ giúp tôi bình tỉnh lại, mọi lo âu lắng xuống dần không còn khuấy động tâm hồn tôi. Trong lời nguyện thì thầm với Chúa Giêsu Thánh Thể vừa đón nhận, tôi hoàn toàn phó thác chồng tôi cho Chúa. Tôi xin Chúa đến và ở lại với chúng tôi, chiếm hữu tâm hồn tôi, để từ đây chúng tôi hoàn toàn thuộc về Chúa. Chồng tôi đã qua lần giải phẩu đó thật dễ dàng hơn tôi tưởng, khi bước vào phòng hồi sinh, tôi đã nhìn thấy anh tỉnh táo trên giường bệnh. Và những tháng ngày sau đó, dù trải qua thời gian rất nặng nề của thử thách, chúng tôi đã đi qua cuộc chiến đấu sau cùng với Ơn Chúa vì Ngài vẫn hiện diện với chúng tôi.

           Rồi chồng tôi cũng qua đời, nhưng câu hỏi: “ Sao không để Cha chiếm hữu tâm hồn con ?” vẫn tồn tại, như dấu ấn Chúa đặt vào tâm hồn thành chìa khóa giúp tôi mở toang cánh cửa linh hồn cho Chúa vào ngự trị, duy có Chúa chiếm hữu tâm hồn tôi. Với Chúa trong tâm, tôi trải qua những ngày sóng gió thật bình yên vì biết có Người luôn kề cận. Bình an của Thầy không giống bình an của thế gian, tôi đã hiểu và cảm nếm được bình an ấy. Chính với Bình An của Thầy, tôi nhận ra sự sống đời đời mà cái chết của thể xác không làm mất đi.

             Có lẻ, người ta quá chú trọng đến thân xác nên không nhìn thấy một đời sống lớn lao hơn, vượt ra khỏi biên giới của sự chết xác thân: đời sống tinh thần. Chính tinh thần sẽ hướng dẫn sự sống con người qua bao thời đại. 2000 năm trước, Chúa Giêsu nhận xét cách ăn nếp ở của người thời đó, và Ngài đã nhìn thấy sự diệt vong của loài người khi con người vẫn bước đi trên đường lối thế gian. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: Hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục ( Lc 12, 5 ). Tôi tin có thiên đàng, có hỏa ngục; cũng như niềm xác tín: có Thiên Chúa và có ma quỉ, kẻ đối nghịch cùng Thiên Chúa. Nhưng nếu đóng khung thiên đàng hay hỏa ngục trong những hình ảnh mà chúng ta được nghe từ nhỏ thì thật là những thiếu sót dẫn đến mặc cả : Tôi giữ đạo đúng từng lề luật để chết được lên thiên đàng thì, quả thật, tôi dùng đời sống đạo để chỉ mong mua lấy thiên đàng mà hưởng phước đời đời, chứ không phải tôi sống đạo vì lòng yêu mến Thiên Chúa bằng tình yêu mãnh liệt hơn sự chết như Đức Giêsu.

             Với tình yêu mãnh liệt dành cho Thiên Chúa và con người, 2000 năm trước Chúa Giêsu đã tuyên chiến với tên thủ lãnh thế gian để cứu con người, không phải chỉ đem con người lên thiên đàng, nhưng để khai mở triều đại Thiên Chúa ngay tại trần gian, trong vương quốc của Ngài con người được sống đời đời. Cuộc chiến thật cam go giữa tinh thần và vật chất, giữa tinh thần và tinh thần – giữa tinh thần Đức Kitô và tinh thần thế tục – vẫn đang tiếp diễn để quyết định sự tồn vong của nhân loại.

             Nhìn vào thời đại, chưa bao giờ tinh thần con người bị tấn công mạnh mẽ như thời nay. Tại các nước cộng sản, chủ nghĩa duy vật được thực hiện triệt để để hủy diệt tinh thần con người. Tại các nước tư bản, được mệnh danh là các quốc gia tự do, không khác gì hơn khi tiện nghi vật chất đã trở thành nhu cầu hàng đầu mà con người không muốn thiếu trong đời sống, đang dần dà điều khiển nếp sống con người. Tất cả chỉ làm cho con người trở thành nô lệ cho vật chất, cho thế gian, xa dần Thiên Chúa là nguồn cội Sự Sống toàn vẹn, vô biên.

             Trong thư thứ hai gỡi cho ông Ti-mô-thê, Thánh Phaolô viết thật rõ về những dấu hiệu của thời sau cùng, khi người ta sẽ ra ích kỷ và ham mê bất chính. Họ chạy theo hình thức bên ngoài, nhưng chối bỏ những ích lợi của tinh thần cốt lỏi bên trong. Họ yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa, bị đủ thứ đam mê lôi cuốn, nên học mãi chẳng bao giờ nhận biết Chân Lý. ( x.2Tm 3, 1-9). Đầu óc lệch lạc nên đường đi hoài mà chẳng tìm thấy Chúa đâu vì tâm trí họ không có Chúa chiếm hữu, thay vào đó là những đam mê dục vọng thấp hèn, quyền lực và những quyến rũ của vật chất thế gian.

            Ngày nay người ta xem dâm ô là chuyện bình thường, là trò giải trí, và ngay cả là sinh lý cần thiết cho đời sống con người. Dâm ô, không chỉ tà dâm bất chính mà ngay cả chính dâm vô độ, làm tâm trí con người nên mù quáng không còn nhận được ánh sáng Chân Lý. Ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối thì tồi biết chừng nào! ( Mt 6, 23 ). Dâm ô không phải chỉ là tội phạm đến thân xác mà, trước tiên, dâm ô làm tổn hại tinh thần nặng nề nhứt. Con người ham mê dâm ô nhục dục không còn nhìn thấy Thiên Chúa vẫn đang hiện diện, nên tội dâm ô là tội làm con người xa Chúa, mất Ơn Chúa nhanh chóng. Thần Khí Thiên Chúa không thể chiếm hữu những tâm hồn ô nhơ vì nó đã thành nô lệ cho thần ô uế, cũng như những tâm hồn chứa đầy tham vọng vật chất thì làm nô lệ cho tên thủ lãnh thế gian, lạc xa đường lối Chúa. Phúc thay ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa ( Mt 5, 8 ), được Thần Khí Thiên Chúa chiếm hữu, ngự trị.

             Người sống theo Thần Khí thì xét đoán được mọi sự ( 1 Cr 2, 15 ), họ được ánh sáng Chân Lý dẫn đường, bước đi trong đường lối Thiên Chúa. Ngày nay, người ta lầm lẫn giữa thông minh của con người và khôn ngoan nơi Thiên Chúa. Họ tưởng là với thông minh hiện có, con người không cần Thiên Chúa nữa, mà gạt bỏ Chúa ra khỏi đời sống của họ. Họ không nhìn thấy một quan tài vĩ đại đang chôn vùi con người bằng chính những thành quả phát minh của họ, không có ơn Khôn Ngoan Thiên Chúa làm nền tảng dẫn đưa. Những cuộc khủng hoảng, bạo động mọi nơi và chiến tranh đem kinh hoàng tới cho con người, chỉ vì người ta tự hào về sự thông minh của mình, tìm kiếm quyền lực và giàu sang từ bấy lâu nay.

             Thông minh của thế gian tiêu diệt con người, nhưng khôn ngoan từ Thiên Chúa luôn luôn cứu con người cho được sống và sống dồi dào. Sự sống đời đời của con người nằm trong sự sống trường tồn của nhân loại phát triển nhờ Ơn Ban của Tình Thương Thiên Chúa. Thánh Giá Chúa Kitô là dấu hiệu của sự khôn ngoan Thiên Chúa, phục sinh tinh thần con người, cho nhân loại được sống lại trong đời sống mới phong phú trong tình thương của Thiên Chúa. Sự Phục Sinh của Chúa Kitô minh xác cho tôi về sự sống đời đời trong Ơn Ban của Chúa Cha. Sự chết thể xác chỉ là một chuyển hóa từ đời sống nầy, con người được trở về nguồn cội Sự Sống của mình là Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Ngài là Cha, để tiếp tục được sống trong một chương trình mới mà Thiên Chúa sẽ đặt để cho từng người theo lòng tín thác của họ vào Ngài. Lòng tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa là Đức Tin cứu sống con người. Đức tin nông cạn làm cho đời sống tinh thần mau tàn héo; Đức Tin hời hợt sẽ dẫn con người đến mê tín; và Đức Tin ấu trĩ thì giết chết con người. 

             Đức Tin không bao giờ phản khoa học, trái lại Đức Tin làm cho những lợi ích của khoa học thêm phong phú vì những thành quả đạt được của khoa học dựa trên nền tảng  Đức Tin. Lòng tin tưởng mãnh liệt vào Tình Thương của Thiên Chúa dành cho con người, và của con người dành cho nhau trong đường lối công chính của Thiên Chúa, sẽ giúp cho những phát minh khoa học, nhân văn hay thực nghiệm, hỗ trợ và phục vụ con người mạnh mẽ hơn, hữu hiệu hơn. Nếu những người truyền bá Đức Tin nhìn thấy được Sự Sống lớn lao của nhân loại trường tồn trong Tình Thương và Ân Sủng Thiên Chúa, thì những điều gấp trăm của đời nầy trở nên vô nghĩa trước một tương lai nhân loại huy hoàng của con người chuyển hóa nhờ Tình Thương và Ơn Ban từ Thiên Chúa. Ngày nay, thỉnh thoảng người ta loan tin các khoa học gia tìm thấy thêm một hành tinh mới trong vũ trụ. Câu hỏi đầu tiên, người ta thường đặt ra: “ Có sự sống trên hành tinh đó không ? Có con người sinh sống trên đó không? ”. Tới ngày hôm nay, câu trả lời là : Không có, hay không thấy. Nếu đặt lại câu hỏi: “ Bao giờ con người của địa cầu nầy sẽ mang sự sống của chúng ta lên các hành tinh đó ?”, câu trả lời sẽ là : Sẽ có, vì trong Thiên Chúa, Đấng làm cho hư vô thành hiện hữu, điều gì cũng có thể, nếu con người không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt chính mình, khi  biết nhìn ra đường lối Yêu Thương vô biên của Thiên Chúa là Cha và tín thác vào Ơn Ban chuyển hóa lớn lao của Ngài.

             Trong Thánh Lễ an táng của chồng tôi, khi cô con gái vừa đọc bài đọc đến đoạn Kinh Thánh : “ Ta là Alpha và Omega…”, ngay lúc ấy tự nhiên bên ngoài nắng sáng lên, chiếu tỏa khắp gian cung thánh và phía trên nhà thờ một làn ánh sáng rực rỡ từ những cửa sổ kính màu, cho tôi như nhìn thấy ánh sáng vĩnh cửu diệu huyền tỏa lan và tôi mỉm cười. Đứa em kế bên phải nhắc: Chị ơi, chị đừng cười trong tang lễ của anh ! Sau nầy, tôi nghe có người phàn nàn, sao không thấy tôi khóc nhiều trong tang lễ của chồng tôi (?!). Tại sao tôi phải khóc nhỉ ? Tại sao tôi không được mỉm cười, khi Chúa đã cho tôi nhìn thấy hình ảnh quá đẹp của Tình Thương Thiên Chúa dành cho chúng tôi trong những tháng ngày cuối cùng của chồng tôi. Và giờ đây, ngay trong Thánh Lễ an táng, tôi đã nhìn được ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên quan tài của anh như ánh sáng dẫn đưa linh hồn chồng tôi về cùng Cha, Đấng đã cho anh được sống qua một đời. Chồng tôi trở về trong tay nhân lành của Thiên Chúa, để trong Tình Thương của Ngài, anh sẽ bước vào một đời sống mới, một chương trình mới Cha sẽ dành cho anh trong Ơn Ban chuyển hóa theo ý Ngài.

 Nam Hoa                    ngưồn: Từ Maria Thanh Mai gởi

Chứng nhân Lòng Thương Xót Chúa

Chứng nhân Lòng Thương Xót Chúa

Sat, 15/10/2011                                                     nguồn: thanhlinh.net

Đã từ lâu, tôi có nghe nói đến Lòng Thương Xót Chúa. Chuyền kể về Nữ tu Faustina được thị kiến và mạc khải bởi Chúa Giêsu. Kinh Lòng Thương Xót Chúa và Tuần Cửu Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa cũng đã được phổ biến. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã dành Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh để Kính Lòng Thương Xót Chúa.

Kinh Lòng Thương Xót Chúa chưa được phổ biến rộng rãi, nên nhiều người trong chúng ta chưa quan tâm đúng mức và cũng chưa biết rõ lắm. Tôi cũng nằm trong thành phần đó. Quyển sách Nhật ký Lòng Thương Xót Chúa của Thánh Nữ Faustina tôi cũng đã mua, Kinh Lòng Thương Xót Chúa tôi cũng sẵn có, còn đọc… thì từ từ, khi nào người ta đọc thì mình đọc theo! Sách thì dầy quá, ngại đọc lắm! Tôi cũng đã đọc nhiều chuyện kể về những chứng nhân Lòng Thương Xót Chúa, nhưng đọc thì đọc, tôi cũng chẳng quan tâm gì lắm! Ngay cả chị bạn gần nhà, kể tôi nghe rằng: má chị và chị chiều nào cũng vậy, khoảng 3 giờ chiều, hai mẹ con cùng nhau đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa. Kết quả thật bất ngờ: má chị đã đi lại được sau 6 tháng nằm liệt giường! Nghe cho biết vậy thôi, chứ thực sự tôi cũng chảng mấy quan tâm đến việc mà chị bạn tôi cho là một phép lạ!

 Cho đến gần đây, chính tôi được Chúa chữa lành, việc này đã là một bước ngoặt trong niềm tin của tôi, một ngã rẽ trong cuộc đời tôi, khiến tôi không thể không tin, tôi viết lại những lời chia sẻ này như là một lời tạ tội với Chúa , đồng thời để ngợi khen Lòng Thương Xót Chúa mà tôi chính là người đã được Chúa đoái thương. Bây giờ thì tôi đã hiểu câu “Jesus, I Trust In You” dòng chữ dưới tấm ảnh, tạm dịch “Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy Chúa”. Hiểu rất rõ và cũng vô cùng thấm thía!

 Cách đây hai năm, tôi bị đau cổ tay và các ngón tay ở bàn tay phải. Tôi đi khám Bác Sỉ gia đình, Bác sỉ cho tôi uống nhiều loại thuốc Tây, kể cả tôi được gửi đi vật lý trị liệu. Cơn đau vẫn không thuyên giảm. Hàng đêm tôi phải vật vã với cơn đau. Tây y không kết quả, tôi tìm đến Đông y. Tôi phải uống những chén thuốc đen quánh, đặc sệt, đắng nghét, mà tôi rất ghét! Nhưng vì những cơn đau hành hạ từng đêm, tôi phải nhắm mắt, nhắm mũi mà ực từng ngụm. Hết thang thuốc này tới thang thuốc kia, mà cơn đau vẫn không thuyên giảm! Tôi cũng tìm đến các nhà châm cứu, Tây, Ta, Tàu đũ hết. Cũng chẳng bớt chút nào! Cuối cùng Bác Sỉ đề nghị giải pháp cuối cùng: mổ! Nghe đến giải pháp này, tôi rùng mình, ớn lạnh! Vì thú thật tôi rất sợ mổ. Thà đau, chết bỏ chứ mổ thì… cho tôi cám ơn! Nhưng, nhiều khi cơn đau hành hạ, chịu không nỗi, đã có lúc tôi định liều một phen, chịu mổ để khỏi chịu đau! Nhưng rồi lại ngần ngại, cuối cùng thì, thà chịu đau hơn bị mổ! Cơn đau vẫn làm khổ tôi từng đêm. Cơn đau cũng hạn chế mọi khả năng xử dụng bàn tay phải, ảnh hưởng đến viêc làm của tôi trong hảng… Tôi sút giảm thể lực và bi quan vô cùng. Trong tận cùng nỗi đau, tôi chợt nhớ đến Chúa, nhớ lại chuyện của bà mẹ chị bạn được Chúa chữa lành bệnh bại liệt… Tôi tự nghĩ, sao mình không chạy đến Chúa? Bại liệt Chúa còn chữa lành huống chi tay đau, “chuyện nhỏ”? Bảy, tám Bác sỉ ngoài đời, tốn bao nhiêu tiền mà cũng không chữa được tay mình, sao không chạy đến Bác sỉ Giêsu, có tốn đồng xu cắc bạc nào đâu, Bác sỉ Giêsu chỉ cần mình có Lòng Tin thôi! Còn chờ gì nữa!

 Từ hôm ấy, tôi bắt đầu đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa mỗi ngày. Cứ khoảng 3 giờ chiều, dù ở nhà hay tại nơi làm việc, tôi cũng đọc kinh. Sau đó, tôi mời gọi chồng, con tôi cùng đọc chung với tôi trong những ngày nghỉ, đọc kinh tại nhà. Khoảng hai tháng sau thì đến Tuần Cửu Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa (tuần Cửu Nhật bắt đầu từ Thứ Sáu Tuần Thánh, kết thúc vào Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Phục Sinh, tức là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa) Tôi gia tăng lòng Tin và khẩn thiết nài xin Chúa chữa lành tay tôi. Kết quả thật khả quan: tay tôi bớt đau, cử động nhẹ nhàng, xoay trở dễ dàng và không còn bị đau về đêm như trước đây nữa! Bác Sỉ Giêsu thật tuyệt vời! Ngài đã nghe lời tôi kêu xin, Ngài đã chữa lành cho tôi – cơn đau mà tôi đã phải khốn khổ vì nó suốt hai năm qua – không phải uống thuốc, không phải tốn tiền, không bận tâm gì cả! Thật ra tôi chỉ bỏ ra MƯỜI PHÚT mỗi ngày, cùng với LÒNG TIN vào Tình Yêu của Chúa. Thế thôi!

 Alleluia! Alleluia! Bây giờ thì tôi tin, tin tuyệt đối! Và tôi cũng cầu mong mọi người cùng có lòng tin như tôi! Tôi xin là một nhân chứng sống cho Chúa qua sự kiện Chúa đã chữa lành tay tôi! Bây giờ thì tôi thấm thía lời một bài Thánh Ca nào đó “Có Thần Linh nào như là Gia-vê? Mỗi khi khẩn cầu, có Ngài ngay bên…” Thật vậy, Chúa ở ngay bên cạnh chúng ta, sẵn sàng nghe lời ta kêu xin, vậy mà chúng ta thật vô tâm. Chúng có một nguồn hổ trợ vô cùng phong phú, vậy mà chúng ta không biết, không xử dụng trong cuộc sống của mình!

 Qua “câu chuyện thật đời tôi” mà tôi vừa chia sẻ, tôi ước mong mọi người hãy hưởng ứng đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa mỗi ngày, với niềm tin rằng Chúa hiện diện bên cạnh chúng ta, luôn mở rộng vòng tay chờ đón tất cả các con tìm về bên Trái Tim Yêu Thương vô bờ của Người!

 Lời chứng của Maria Kim Nhung

34 câu nói của người 90 tuổi đã trải đời

34 câu nói của người 90 tuổi đã trải đời

1. Life isn’t fair, but it’s still good.

 (Cuộc đời nhiều bất công nhưng vẫn còn tốt chán)

2. When in doubt, just take the next small step.
(Khi nghi ngại, hãy từ từ mà tiến.)
3. Life is too short. Don’t waste time hating anyone.

(Cuộc đời quá ngắn ngủi. Đừng phí thỉ giờ ghét bỏ ai làm gì.)

4. Only friends and family will be present in sickness. Stay in touch.

 (Đau ốm, chỉ có gia đình và bạn bè bên cạnh. Nhớ gần gũi.)
5. Pay off your credit cards every month.
    (Hãy trả hết nợ thẻ tín dụng mỗi tháng.)
6. You don’t need to win every argument. Agree to disagree.
    (Khi tranh luận, hơn thua không đáng kể. Nên chấp nhận bất đồng.)
7. Crying is good, but it’s more healing crying with friends.
    (Khóc cũng tốt, nhất là khi khóc với bạn bè.)
8. Release your children when they become adults, its their life now.
    (Buông tay với con cái trưởng thành. Chúng có cuộc sống riêng.)
9. Save for retirement starting with your first pay cheque.
    (Để dành cho tuổi về hưu ngay với số tiền lương đầu tiên.)
10. When it comes to chocolate, resistance is futile.
     (Để ý sự cám dỗ)   
11. Make peace with your past so it won’t screw up the present.
     (Hãy làm lành với quá khứ để hiện tại được yên ổn.)
12. It’s OK to let your children see you cry.
     (Con cháu thấy mình khóc đâu có sao/)      
13. Don’t compare your life to others. They have different journeys.
     (Đừng đem đời mình so với ai đó; đời mỗi người mỗi khác)
14. Never be in a secret relationship.

    (Đừng bao giờ dính vào một mối quan hệ bí mật)
15. Everything can change in the blink of an eye.
     (Mọi chuyện ở đời có thể thay đổi trong chớp mắt)
16. Take a deep breath. It calms the mind.
        (Hít thở sâu giúp tinh thần ổn định)
17. Get rid of anything that is neither useful, beautiful, nor joyful.
      (Hãy gạt bỏ những gì vô ích, xấu xa, buồn bã)
18. What doesn’t kill you really makes you stronger.
      (Điều gì không giết ta được sẽ giúp ta mạnh hơn)
19. It’s never too late to have a happy childhood.

      (Sống lại như trẻ con lần nữa cũng không phải là trễ quá)

20. For whatever you love in life, don’t take no for an answer.
     (Những gì yêu quí trên đời, ta đều phải ráng đạt cho được)
21. Today is special. Enjoy it.
     (Ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Phải tận hưởng nó) 
22. Your belief of your being right doesn’t count. Keep an open mind.
   (Cứ tin mình luôn luôn đúng là bậy. Phải có đầu óc cỏ̉i mỏ̉)
23. No one is in charge of your happiness but you.
     (Hạnh phúc của mỗi người là mối lo riêng của người đó)
24. Forgive everyone everything.
     (Hãy tha thứ tất cả cho mọi người)
25. What other people think of you is none of your business.
     (Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó đối với mình)
26. Time heals almost everything. Give time time.
    (Thời gian hàn gắn gần như mọi sự. Xin cho thời gian có thì giờ
27. However good or bad a situation is, it will change.
        (Tình thế dù tốt hay xấu, rồi cũng thay đổi)
28. Don’t take yourself so seriously. No one else does.
     (Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Ai cũng vậy thôi)
29. Believe in miracles.
     (Hãy tin vào phép lạ)
30. Your children get only one childhood.
     (Con cái chúng ta chỉ có một thời trẻ trung)
31. Envy is a waste of time. 

(Đừng ganh tị. Mất thì giờ vô ích)

32. It’s OK to yield.
     (Làm được bao nhiêu cũng tốt) 
33. Life is a gift.”
       (Cuộc sống là một món quà)
34. Friends are the family that we choose.

     (Bạn bè là gia đình chính chúng ta đã chọn) 

 From Regina Brett, 90 years old.

Một con người, một bác sĩ, một tín hữu

Một con người, một bác sĩ, một tín hữu  (về Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn)

            Trần Thị Quỳnh Giao – FMM

            Viết về Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn đối với tôi là một cuộc trở về, trở về với quá khứ của một con người cũng như trở về với chính mình. Một con người trước đây đầy quyền lực trong một xã hội quyền thế. Với chính mình vì phải làm một cuộc ngoảnh mặt với những biến cố ít nhiều đã gây nhức nhối một thời… để tìm về một cái gì sâu thẳm hơn còn dấu kín trong lòng người, để có thể vươn cao hơn cái tầm thường của bản tính nhân loại và qua đó khám phá được Chân Lý tiềm ẩn nơi họ. Chân Lý đó chính là sự hiện diện của Thiên Chúa trong sâu thẳm của lòng người vì “con người là đường đi của Giáo Hội” mời gọi ta tôn trọng và yêu thương.  

            Cần nói thêm là những gì tôi viết ra đây phần rất lớn là do những lần tâm sự của hai Ông Bà. Có thể có những điều báo chí đã biết và viết về Bác Sĩ, nhưng những chia sẻ sau đây dành cho Hiệp Thông là hoàn toàn những chia sẻ thâm tình mà Bác Sĩ và Chị đã gởi gắm vào tôi “ước mong một ngày kia Soeur Quỳnh Giao có dịp viết về mình với những tâm tư thầm kín sâu thẳm nhất của tôi dành cho Soeur”. Giờ đây với Hiệp Thông, tôi lại có dịp viết về Bác Sĩ và Chị Yến.

            I. CON NGƯỜI  

            Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn người gốc làng Nghĩa Đỏ, huyện Từ Liêm. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở ngoại thành Hà Nội. Cha mẹ không có cơ may học hành, không thể hướng nghiệp gì cho chàng trai trẻ. Học hết phổ thông, anh Ngoạn nộp đơn xin vào Đại Học Y Hà Nội. Năm đó là năm 1955. Ngày nộp đơn, bạn bè cũng như cha vợ tương lai ngăn cản và nài xin con gái “cố gắng khuyên Ngoạn nên đổi nghề khác chứ làm nghề ấy khổ lắm!”. Nhưng sau lần đi khuyên ấy, người bị thuyết phục lại là con gái cụ, bởi “em yêu anh nên muốn điều anh muốn”. Nhắc lại chuyện xưa, Chị Yến cười nói: “Em nói, nhưng anh ấy có nghe đâu, lại còn bảo: ‘Em ủng hộ anh nhé!’ Nói sao đây, kệ anh!”  

            Tháng 2, 1962, tốt nghiệp y khoa, với lời thề Hippocrate, Bác Sĩ Ngoạn nắm tấm bằng trong tay và mới cưới vợ chưa đầy 1 tháng, sống với vợ vỏn vẹn chừng 10 ngày để biền biệt đi mãi, chàng Bác Sĩ trẻ 27 tuổi Trần Hữu Ngoạn lại làm cho ông cha vợ một phen ‘sốc’ lần nữa khi xung phong vào làm Bác sĩ ở khu điều trị phong Quỳnh Lập. Chị Yến tâm sự: “Lúc đó em được 18 tuổi. Để em khỏi bịn rịn khóc lóc, anh ấy chờ em đi dạy, viết lại mấy chữ đặt ở bàn nước rồi khoác balô lên đường. Em không hề được hưởng hạnh phúc lâu dài với anh. Đến giờ Soeur biết không gần hơn 35 năm chung sống, anh chỉ ở với em tổng cộng nhiều lắm hơn 18 tháng!”  

            Một điều thú vị mà có lẽ nhiều người không biết, Bác Sĩ Ngoạn là một người Hà Nội ham mê âm nhạc từ nhỏ. Khi chứng kiến niềm vui rạng rỡ của Bác Sĩ dịp đi Mỹ dự một Hội Nghị Phong quốc tế năm Bính Thìn, Bác Sĩ khoe một trong những “thắng lợi” của chuyến đi này: “Một bác sĩ Mỹ tặng toàn bộ tác phẩm của Beethoven trong cuốn băng có chất lượng thu thanh tuyệt hảo: về hưu sẽ thưởng thức cái thú nghe những băng nhạc ấy trên căn gác nhỏ thanh tịnh chứ!” Có lần, để tưởng nhớ 200 năm ngày sinh của Beethoven, Bác Sĩ đã vượt qua bom đạn trở về Hà Nội chỉ để mời bạn bè yêu thích nhạc đến nhà làm một cuộc kỷ niệm nho nhỏ về nhạc sĩ vĩ đại này. Tại Qui Hòa, Bác Sĩ có cho làm một khu du lịch với hình một chiếc đàn, được hỏi vì sao lấy chiếc đàn này Bác Sĩ: “Vì còn trẻ tôi đã chơi đàn này và nhạc sư của tôi là thầy Đỗ Tình”. Khi trốn vợ đi phục vụ trại phong, Bác Sĩ đã để lại cây đàn violon và niềm vui tinh thần vật chất để đến với người bệnh phong.  

            Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn được mang nhiều tên khác nhau làm nên CON NGƯỜI được nhiều người qúy trọng và thương yêu: “Người Bác Sĩ ‘điên khùng’ và mặc cảm. Người Bác Sĩ thích dây dưa với hủi. Một người khùng đang yêu. Người của người bất hạnh. Người của lòng nhân ái. Người ‘xúc cảm với bệnh nhân phong’. Người ta chỉ ‘xúc cảm’ với cái đẹp, với nghệ thuật, với người đẹp! Một Nhà Khoa Học với tấm lòng nhân hậu. Vì sự nghiệp, Bác Sĩ là một trong số ít nhân viên không có gia đình ở gần. Hầu hết các Bác Sĩ trại là những nhân viên địa phương, có nhà trong thành phố; hết giờ làm việc thì về với gia đình. Cuộc đời Bác Sĩ, hơn 31 năm vào nghề cũng bằng từng ấy năm sống xa vợ con. Nhiều bạn bè khoa học có tầm cỡ cũng khuyên Bác Sĩ nên xin về với vợ con để họ bớt bị thiệt thòi, nhưng Bác Sĩ không nỡ bỏ bệnh nhân. Bác Sĩ kể: “Một lần mình được Bộ Trưởng Y Tế mời đến họp. Đã lâu không gặp ông Bộ Trưởng, nên khi gặp ông liền nói: Ah! Anh Ngoạn ơi ! Thường khi gặp ông lớn thì người ta xin 3 điều: một cho tăng lương, hai cho tăng chức, ba cho về ở gần gia đình. Anh nên xin một điều gì cho anh”. Bác Sĩ trả lời: “Lương đối với tôi tương đối đủ sống! Chức thì anh biết rồi đó, đối với tôi chỉ là một trò cướp giựt dơ bẩn. Còn về ở gần gia đình, thì người thầy thuốc ưu tiên là người của bệnh nhân”, và Bác Sĩ đã không xin gì.  

            Một sự kiện lớn khác minh họa cho con người không tham quyền hành mà chỉ chú tâm phục vụ người xấu số. Tháng 8 năm 1995, Liên Hiệp Bệnh Viện Phong Quốc Tế (International Leprosy Union) của Ấn Độ bầu chọn Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn lãnh giải thưởng quốc Tế Ghandi. Bộ Trưởng Y Tế liền lệnh cho Bác Sĩ và các cơ quan nhanh chóng làm hồ sơ để kịp đi. Bác Sĩ Ngoạn trả lời trong một bức thư đề ngày 9 tháng 10 năm 1995: “Tôi công tác phục vụ bệnh nhân phong đã lâu, thấy người bệnh đang còn bao nỗi khổ mà bản thân mình vì nhiều lý do cũng chưa phục vụ họ được nhiều lắm. Từ nay đến cuối đời, tôi sẽ để tâm trí phục vụ họ nhiều hơn nữa. Khi nào thấy mình xứng đáng với giải thưởng lấy tên là Gandhi, lúc đó được Bộ cho phép làm hồ sơ nhận giải thưởng thì tôi vô cùng sung sướng và thanh thản”. Sau đó qua các cơ quan y tế và Vụ Hợp Tác Quốc Tế, Bác Sĩ Bộ Trưởng gởi kèm ít chữ sau đây cho Bác Sĩ Ngoạn: “Rất thông cảm với sự khiêm tốn của anh. Đề nghị anh làm hồ sơ để nhận vì vinh dự của đất nước, ngành và cá nhân. Sau này anh dùng số tiền đó cho cá nhân hoặc cho sự nghiệp đều có lợi cả. Nên làm sớm cho kịp”. Với bức thư này, Bác Sĩ đã rất ưu tư, tìm đến gặp tôi mong được soi sáng. Tôi chân thành góp ý nên đi, để nhiều bệnh nhân được nhờ. Bác Sĩ bèn nổi nóng, cho tôi biết: “Quỳnh Giao có biết Bộ Trưởng nói gì với tôi không? Anh nhận đi, một phần dành cho anh và phần còn lại cho Bộ” (giải thưởng là 30.000 USD). Tôi buộc phải trả lời: “Người đáng nhận giải thưởng này nhất, là các Nữ Tu Phan Sinh và các bệnh nhân của họ”. Và Bác Sĩ đã không làm hồ sơ nhận giải thưởng trên. Nhiều nhà báo sau đó đến phóng vấn Bác Sĩ và muốn biết vì lý do gì mà Bác Sĩ không nhận. Bác Sĩ trả lời: “Nhiều năm sống và làm việc bên cạnh những người tu hành của dòng tu này mới biết họ có một lẽ sống đặc biệt. Họ chấp nhận cuộc sống khổ hạnh, tự nguyện làm những việc thiện một cách âm thầm để phục vụ những người bất hạnh. Họ không muốn những lời ca tụng. Cuộc sống của họ tuân theo một nguyên tắc thật đơn giản: “bàn tay trái không được biết việc làm của bàn tay phải và ngược lại”. Nhiều tấm gương của dòng tu này đã được nhiều bệnh nhân truyền tụng. Họ kể về soeur Charles Antoine, nguyên là giám đốc trại, có lần đến thăm nơi ăn ở của bệnh nhân, thấy một hố xí bị tắc mà không ai dám dọn, Bà liền thọc tay xuống và moi từ dưới lên những mảnh giẻ mà họ đã vô ý vứt xuống. 

            II. SỰ NGHIỆP  

            1. Quỳnh Lập :  

            Quỳnh Lập là trại phong lớn nhất miền Bắc với 2.600 bệnh nhân sống trong những mái nhà tranh tre lụp xụp, nghèo nàn. Thời còn sinh viên, thực tập tại Quỳnh Lập, Bác Sĩ chia sẻ: “Có lẽ khơi nguồn tôi đến với các bệnh nhân phong là từ nỗi đau đớn tinh thần của họ, sự mặc cảm sâu sắc của họ trước sự kỳ thị ghê gớm của xã hội, và cả tấm lòng qúy người cách kỳ lạ của họ nữa đã khiến tôi phải suy tư rất nhiều”.  

            Bác Sĩ tiếp: “Ngày còn là sinh viên thực tập, tôi đã chứng kiến cảnh người đi khám bệnh, biết mình bị phong là về nhà tự tử. Ngay cả ngành Y cũng đã làm cho người ta sợ vì những quy định kỳ cục: thư từ của bệnh nhân gởi ra ngoài phải được đóng dấu: ‘đã hấp chín’; có nơi người bệnh chỉ được nói chuyện với người thân qua một lớp kính chắn. Nơi tôi làm việc (Quỳnh Lập) nhân viên y tế làm ở khu vực riêng cách bệnh nhân mấy cây số! Khắc phục một tâm lý sai lầm còn gay go hơn tìm ra cách chữa một căn bệnh. Việc làm đầu tiên của tôi để chống lại tâm lý ấy là tự động vào sống chung với bệnh nhân. Sau khi nhận trách nhiệm giám đốc tôi quyết định đưa khu làm việc vào sát khu bệnh; lấy một số bệnh nhân đã được khỏi làm nhân viên”.  

            Trở lại Quỳnh Lập với chức Giám Đốc, lần này không còn có thể trốn vợ như trước bởi đã 40 tuổi và là cha của ba con: hai trai một gái, sợ vợ ngăn cản, ông mặc cả rằng: “Cho anh đi 10 năm nữa, năm em 40 tuổi thì anh về Hà Nội”. Trở lại chỗ cũ, tất cả chỉ là tang hoang vì bom đạn đã tàn phá ngôi làng. Hơn 200 bệnh nhân chết, chỉ còn lại vài người trong túp lều tranh lụp xụp. Không nhà cửa, nhiều người tìm về các hang núi sống như người rừng. Tất cả phải làm lại. Vừa xây nhà, ông vừa phải đi đến từng hang núi tìm và đem bệnh nhân về.  

            Qua tiếp xúc với họ, Bác Sĩ hiểu thêm rằng người phong sống một cuộc đời đau đớn về thể xác và tinh thần, bị người đời và cả gia đình xa lánh. Những bệnh nhân khỏi bệnh nhưng không được xã hội đón nhận, Bác Sĩ bố trí việc làm cho họ và đấu tranh cho sự bình đẳng của họ.

            2. Quy Hòa :  

            Có thể nói giờ đây không ai mà không biết đến tên tuổi của Bệnh Viện Hansen Quy Hòa, Quy Nhơn thuộc Hội Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ. Được thành lập từ năm 1932, Quy Hòa càng ngày phát triển và nhiều bệnh nhân từ xa xin đến được chữa trị. Bệnh Viện cũng đã đón tiếp những nhà thơ, những ca sĩ, tu sĩ, được chọn làm nơi quay những chuyện films với những cảnh núi đồi biển cả hùng vĩ, thơ mộng. Mặc dù việc quản lý Bệnh viện gặp vô vàn khó khăn.  

            Chấp nhận làm giám đốc bệnh viện, Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn chấp nhận khoảng cách tình cảm giữa vợ chồng con cái, gia đình kéo dài thêm hàng ngàn cây số! Bác Sĩ không có ‘mộng ước làm quan’, một đời chỉ mong sao góp phần giảm bớt nỗi đau, đem lại hạnh phúc cho người bệnh và nghiên cứu thực hiện những công trình khoa học cùng với Viện Dịch Tễ Hà Nội nghiên cứu vi trùng qua kính hiển vi điện tử và hợp tác với các nhà khoa học Pháp, Hà Lan, Bỉ cùng nghiên cứu về bệnh phong.  

            Ngày nay với tiến bộ y học, người ta có thể chữa trị bệnh phong theo phương pháp đa hóa trị liệu, chứ không đơn thuần dùng DDS như trước đây. Ngay trong Quy Hoà, Bác Sĩ dành riêng một khu vực điều trị cho những người mắc bệnh mới vào, chữa cho khỏi rồi cho họ ra về với cộng đồng. Bác Sĩ thường đi Tây Nguyên giúp người bệnh có những kiến thức cần thiết để có khả năng phát hiện bệnh sớm.  

            Nhận làm giám đốc Quy Hòa từ năm 1985 đến 2001, Bác Sĩ muốn biến khu bờ biển tuyệt đẹp này thành khu du lịch. Ông nghĩ điều này sẽ giúp quan niệm của ông là xóa bỏ dần sự ngăn cách giữa người bệnh và xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho nhân viên. Vì vậy phải làm lại con đường vào Quy Hòa lâu năm bị mưa lũ xói lở. Con đường dài 2.600m. Khi Bộ đồng ý đầu tư cho trại làm lại con đường đèo, nhiều chủ đầu tư đã đến xin ông cho họ làm theo hình thức khoán gọn công trình, trong đó ông được 12% giá trị công trình, (12% là món tiền không nhỏ). Cơ quan giao thông dự trù 700 triệu. Bác Sĩ Ngoạn nhờ người thiết kế và cho những người dân làng phong còn sức khoẻ thi công, vừa tạo việc làm, có thu nhập và quan trọng hơn, giúp người bệnh xóa bỏ mặc cảm. Cuối cùng chi phí chỉ lên 140 triệu! Không được ăn thì đạp đổ: đơn kiện ông bay đi khắp nơi, vu cáo là ông không trong sáng trong vấn đề tiền bạc, ăn chặn tiền từ thiện, tha hoá về tư tưởng… và một ngày kia, cũng chẵn 10 năm làm giám đốc, một lần nữa ông nhận quyết định thôi làm giám đốc “vì không đủ khả năng làm quản lý” và nhận nhiệm vụ mới: chuyên viên của Vụ Điều Trị kiêm tạp vụ.  

            Bác Sĩ đã nếm đủ vinh quang và cay đắng của cuộc đời, của một cơ chế bất công, dành giựt quyền hành. Hai lần làm Giám Đốc, hai lần bị cách chức không có lý do!

            Giữa hai làn ‘bom đạn’, Bác Sĩ Ngoạn được gọi về Hà Nội làm ở khoa Da Liễu Bệnh Viện Bạch Mai vẫn là Bác Sĩ điều trị phong.

            3. Biến cố 23 tháng 10 năm 1984 tại Phú Khánh  

            Đó là biến cố của lòng nhân ái, liên đới với bệnh nhân mà mình phục vụ đồng thời cũng là một biến cố khoa học dũng cảm của một con người yêu thương bệnh nhân thật sự: Vào ngày ấy Bác Sĩ Ngoạn có dịp ghé thăm bệnh Viện Da Liễu Nha Trang. Trong đó có vài giường chứa bệnh phong. Nhân viên y tế có thái độ kiêng kỵ, tách biệt rõ rệt với bệnh nhân, Bác Sĩ giải thích nhưng nhân viên không tin, ông bèn nói: “Các cô cậu có muốn tớ tiêm trực tiếp trực khuẩn Hansen vào mình tớ không?”; “Được vậy thì thuyết phục chúng em ngàn lần hơn các tài liệu y khoa”.  

            Cuộc thí nghiệm được bắt đầu với sự chứng kiến của các giới chức khoa học, Giám Đốc Viện Pasteur Nha Trang, Tiến Sĩ vi trùng học Nguyễn Thị Thế Trâm và nhiều bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện. Lúc đó có hai bệnh nhân phong, thể ác tính, 25 và 12 tuổi. Bác Sĩ Ngoạn đã lấy 200 milligramme u phong ở dái tai của người bệnh, được sự kiểm tra phân chất của các nhà khoa học chuyên môn có mặt. Mầm bệnh được lấy từ những vết lở loét trên cơ thể bệnh nhân. Bệnh phẩm, sau khi được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý, lọc lấy phần “tinh túy” và kiểm tra có đủ trực khuẩn có thể gây bệnh. Như vậy Bác Sĩ Ngoạn đã đưa vào cơ thể mình hàng tỷ trực khuẩn bằng nhiều đường: nhỏ vào mũi, uống và tiêm vào hai khủy tay và hai dái tai là những nơi trực khuẩn này dễ phát triển. Dám làm điều đó chỉ vì tin vào mình, tin vào kiến thức của nhân loại và đồng thời cũng chứng minh là bệnh phong không lây nhiễm và qua đó đánh tan mặc cảm cho bệnh nhân và xích xã hội lại gần hơn với họ. Với biến cố này Bác Sĩ Ngoạn đã chiếm lòng mọi người, đặc biệt các bệnh nhân.

            4. Vụ Điều Trị của Bộ  

            Về đây Bác Sĩ vẫn tiếp tục nghiên cứu và giúp đỡ bệnh nhân qua những lần đi đây đó trên quê hương tìm thăm bệnh nhân và xem cách điều trị hữu hiệu hơn nữa.

              III. VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ PHÚC ÂM  

            1. Một lòng yêu thương người bệnh phong  

            Những điều đã nói trên chắc chắn đã cho thấy lòng tận tụy yêu thương bệnh nhân phong hiếm có nơi CON NGƯỜI này. Nhưng tôi cũng không thể bỏ qua một sự việc khác, mà đối với chúng ta là những Kitô hữu và Tu sĩ, chúng ta đã làm được chưa?  

            Trong cuộc đời bình thường, Bác Sĩ là một con người giản dị, lạc quan, rất biết cười và cười thoải mái, đặc biệt khi tôi chọc “quê”. Chị nhà cứ nói: “Sao anh Ngoạn khi nào mà có Soeur Giao chọc ghẹo thì anh cười thoải mái và cười “hết mình“. Một cô gái Hà Nội duyên dáng, dễ mến, là giáo viên cấp II, lấy một anh chàng Hà Thành như Bác Sĩ Ngoạn, mê nhạc, khôi hài, lạc quan, phúc hậu, là mẫu người mà vợ anh xưa kia hằng ao ước, mà bây giờ vẫn còn là thần tượng của chị… lại chấp nhận, vì người bệnh phong để sống xa vợ con suốt một quãng đời dài! Cuộc sống vợ chồng, được ở bên nhau là điều hết sức tự nhiên mà cũng khước từ cho tha nhân. Đến với thế giới bệnh phong để chữa bệnh cho những người hằng tuyệt vọng.

             2. Một tấm lòng thẳng thắn tìm về chân lý  

            Vì tâm hồn trong sáng, nên khi gặp các nữ tu, Bác Sĩ qúy trọng và tín nhiệm “bởi họ sống trong sạch hết mình, không bon chen, lừa lọc… Tư tưởng vô thần và hữu thần ở đây không có nghĩa gì cả, cao nhất trong đạo lý làm người là yêu thương tận tụy đối với nhau”. Bác Sĩ trả lời khi bị vu khống là thiên về tôn giáo!  

            Trong xã hội hiện thời, khi cuộc sống không còn chuẩn mực thước đo, khi nghĩa cử tốt đẹp còn hiếm, khi tiền là tất cả và giả dối lan tràn khắp phố phường, ngành nghề, ở mọi cấp bậc, khi người ta bịa đặt xấu xa để vu cáo nhau, lại dễ làm người ta tin hơn là nói thật những điều tốt đẹp, tìm được một viên ngọc qúy thật là vất vả. Và Bác Sĩ Ngoạn là mẫu người của lòng trong sáng, thẳn thắng, không ham danh lợi. Một tấm lòng như thế chỉ có thể hướng về chân lý, chuẩn bị đón nhận hồng ân của Sự Thật, là Thiên Chúa.

             3. Một con người liêm chính, khiêm tốn và khắc khổ  

            Mấy năm cuối cùng làm việc ở Vụ Điều Trị, ông sống lặng lẽ, hoàn thành công việc của một công chức liêm chính. Thời gian còn lại, ông cố gắng tập họp tư liệu để viết quyển: “Bệnh phong, lý thuyết và thực hành – Tóm Tắt” dày 600 trang được in tại nhà Xuất Bản Y Học.  

            Lần kia, trong một cuộc gặp mặt cuối năm giữa Bộ Trưởng Đỗ Nguyên Phương với anh em cơ quan Bộ, sau khi nhận bó hoa do công đoàn cơ quan tặng, Bộ Trưởng nói rằng, chính Bác Sĩ Ngoạn là người xứng đáng nhận bó hoa này. Lúc này nhiều người mới biết hai người cùng là bạn học ở Đại Học Y Hà Nội! Đó cũng là lần duy nhất ông được “vua biết mặt, chúa biết tên!” Vì nguyện vọng của ông sau khi nghỉ hưu là làm tình nguyện viên y tế để giúp đồng bào dân tộc ít người ở các vùng nghèo nàn lạc hậu còn nhiều khó khăn về y tế, nên Bộ Trưởng Bộ Y tế đã viết ngày 28 tháng 9 năm 1998:  

            “…Tôi thật sự rất cảm kích và hoan nghênh tinh thần xung phong tình nguyện của anh. Cá nhân tôi cũng như tập thể lãnh đạo Bộ Y Tế, luôn đánh giá cao công lao đóng góp của anh liên tục trong nhiều năm qua, cũng như hiện nay đối với sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung, đối với công tác phòng chống và thanh toán bệnh phong nói riêng là một nghĩa cử cao đẹp, là tấm gương rất đáng học tập”. Suốt cuộc đời, Bác Sĩ Ngoạn không hề nhận về cho mình một thành tích nào mà chỉ lẳng lặng đi tìm phục vụ người xấu số.  

            “Vị ẩn sĩ” liêm chính, khiêm tốn này cũng sống rất khắc khổ, ít nói. Ngồi trong xe đi công tác đây đó, đôi khi mở miệng chỉ để nói: “Ai cần mở cửa sổ thì cứ mở, tôi chịu lạnh quen rồi”. Hành lý đi đường của ông lẹp xẹp dù mới đi Mỹ đi Pháp về. Đôi dép thì mòn gót, te tua, ăn mặc đơn giản: có lẽ gia tài của ông không quá ba bộ áo quần. Được hỏi qua Mỹ hay Pháp có mua sắm gì cho mình không, Bác Sĩ trả lời: “Không, không sắm gì, chỉ xin được một lô quần áo cho khu điều trị. Mua cho vợ con vài món… Của ăn đường dài chỉ một ổ bánh mì khô, hoặc vài bánh biscuit!. Bác Sĩ nói: “Mình đã chuẩn bị sống thích nghi với hoàn cảnh khó khăn nhất. Mình có thể ăn thật ít, thật khổ, có khi nhịn cả ngày cũng được. Nếu bị bệnh thông thường mình không hề uống thuốc mà để bệnh tự hết. Mình không có nhu cầu gì lớn cho bản thân. Nếu không tập một sức đề kháng như vậy, không sống với bệnh nhân và đồng bào dân tộc được đâu”. Không hút thuốc, không rượu chè café, bia chỉ uống một lon khi cần. Nếp sống khắc khổ bản thân của ông, đã gặp nhiều điều không mấy dễ chịu trong công việc. Có những người không thích cách sống khổ hạnh, liêm khiết của ông; không thích ông có vẻ tán dương tinh thần làm việc tận tụy của các bà soeur “vì suốt đời cống hiến cho người bệnh, tới lúc chết vẫn không cho phép ai nhắc đến việc làm của mình”. Đó là tác phong và y đức của một người quả là hiếm có trong thời buổi này.

             IV. CHẶNG DỪNG CHÂN  

            Tâm hồn màu mỡ ấy đã sẵn sàng để đón nhận hồng ân Thiên Chúa ban. Sau đây tôi chỉ xin kể lại sự kiện Bác Sĩ Ngoạn chọn Chúa làm lẽ sống.  

            Tuy rất có nhiều cảm tình với các chị em Phan Sinh phục vụ tại Quy Hòa, nhưng Bác Sĩ chưa hề một lần nói lên ý nguyện “theo” Chúa của mình. Nghỉ hưu, Bác Sĩ vẫn tiếp tục đi đây đó giúp bệnh nhân phong và về lại sống với gia đình một nếp sống bình thường. Ba cháu, hai trai là Bác Sĩ với hai cô con dâu cũng là bác sĩ và một gái, Kế Toán. Thời gian gần đây, bị bệnh, Bác Sĩ thường xuyên ở nhà hơn. Được vợ chăm sóc chu đáo và tận tụy hết mình. Nhờ có công tác tại Hà Nội, tôi lui tới thăm Bác Sĩ, mang nặng trong tâm hồn một ước vọng dày vò: là làm sao cho Bác Sĩ Ngoạn phải nói lên lời ưng thuận “theo” Chúa, rõ ràng, dứt khoát. Trước đó tôi đã có vài giờ giáo lý cho Bác Sĩ và có dịp tặng ông video về Đức Mẹ Lộ Đức và Thánh Phanxicô Assisi. Bác Sĩ đã bị ấn tượng nhiều, suy tư nhiều và càng trầm lặng hơn. Sau đó vài tháng, ra Hà Nội đến thăm Bác Sĩ, tôi vui mừng nhận thấy ở vách tường đối diện với cửa đi vào nhà, một bức tranh vừa quen thuộc vừa lạ kỳ. Quen thuộc vì vị thánh trong bức tranh ví tựa như Chúa Giêsu quỳ gối trong Vườn Cây Dầu. Kỳ lạ vì hình tượng vẽ lại là hình tượng của Thánh Phanxicô. Sau đó được biết là chính Thánh Phanxicô, một bức tranh mà Bác Sĩ rất thích được ai đó tặng và nói là Thánh Phanxicô Nghèo Khó”. Mình khổ nhiều vì bức tranh này, chị Quỳnh Giao có biết không? Người ta cứ hỏi hình này là ai? Sao không treo hình Bác nơi chính của căn nhà?  

            Một tháng trước khi đi Anh Quốc, tôi tự vạch cho chính mình một kế hoạch là khi đi công tác Hà Nội tôi sẽ dành một tuần và liên tiếp đến dạy giáo lý mỗi ngày cho Bác Sĩ. Từ thứ hai đến thứ năm hay thứ sáu, tôi muốn Bác Sĩ sẽ nói lên lời ưng thuận công khai đó với tôi. Tôi cầu nguyện nhiều. Tôi vẫn hiểu một người tự trong thâm tâm muốn theo Chúa đã là người “Công Giáo”, là người “có đạo” rồi. Nhưng sao tôi vẫn mơ ước thấy Bác Sĩ đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy và mang tên Phanxicô. Mỗi lần bắt đầu giờ giáo lý, tôi thường hỏi han sức khoẻ và ngày sống của hai ông bà, sau đó là một giờ giáo lý. Bác Sĩ lắng nghe chăm chú, thỉnh thoảng hỏi đôi câu. Đến ngày thứ năm vẫn không thấy gì, thứ bảy tôi phải bay về TP.HCM. Sáng thứ sáu đó, tôi đến, lòng thổn thức âm thầm. Lần này, ngồi xuống, Bác Sĩ không để cho tôi nói trước, ông làm một mạch không ngừng, người vốn ít nói: “Tôi muốn được nhận lãnh Bí Tích Thanh Tẩy. Một ngày của Đức Mẹ. Sớm nhất v.v”. Tôi hỏi: “Vậy chị có chịu không?”; “Không chịu tôi cũng làm! Nhưng nhà tôi từ trước vẫn để tôi tự do trong việc này. Bà thì theo Phật rồi đó. Chúng tôi không vô thần đâu!” Sau khi kê ra danh sách các ngày lễ của Đức Mẹ, và được giải thích, Bác Sĩ và tôi ưng thuận chọn ngày 8.12.2003. Sau đó vì Bác Sĩ có chút vấn đề sức khoẻ nên chúng tôi dời lại vào ngày 1 tháng Giêng 2004, lễ Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Bác Sĩ muốn làm tại Quy Hòa để “thanh tẩy những vết nhơ ô uế mà một số người đã gây ra trên đất thánh này…, và hôm đó tôi sẽ đứng ra công khai tuyên xưng đức tin của mình trước các thành phần của cơ quan và bệnh viện”. Đức TGM Hà Nội được hay biết, đề nghị để ngài chủ sự trao ban Bí Tích và chủ tọa Thánh Lễ. Năm đó là Năm Truyền Giáo. Bác Sĩ vui mừng ra mặt vì Ngài đã đến thăm Bác Sĩ hai lần, dịp Noel, Phục Sinh và còn chụp hình với Bác Sĩ, điều làm Bác Sĩ hãnh diện và khoe với mọi ngừơi.  

            Biến cố vĩ đại này mà mình đang sống và chứng kiến lúc bấy giờ có quá nhiều điều vui đến từ quá nhiều điểm mà lòng tôi ước mơ ôm ấp từ những tháng qua. Lẽ nào niềm vui lớn lao này mà Thiên Chúa trao ban, lại được hưởng dễ dàng như vậy mà không một chút hy sinh, không chút phó thác vào quyền năng của Ngài sao? Ngài mời gọi ai đấy phải dâng hiến, dâng hiến trong tin tưởng, trong âm thầm khiêm tốn như chính cuộc đời đã được sống và Ngài xin một không gian thoáng, rộng, để thể hiện Ý của Ngài theo cách thức riêng của mình? Cả hai, chúng tôi chờ ngày vui lớn của Đại Gia Đình Giáo Hội.  

            Một ngày nọ, chị Nguyễn Thị Triệu, cựu Giám Tỉnh của chúng tôi gọi tôi và thông báo cho biết là tôi phải ra Hà Nội ngay “vì chỉ có em mới ngăn được Bác Sĩ. Bác Sĩ không chịu nghe ai cả, chị Yến qùy lạy xin em đó!”. Thì ra có biến cố vì “ước muốn này”.  

            Không hiểu làm sao “người khác” biết rõ chuyện này để người con gái sau thời gian nghỉ phép vì sanh nở, đi làm lại thì bác sĩ giám đốc “đề nghị cho nghỉ tiếp, cứ nghỉ dài dài”. Sau nhiều lần trao đổi, cô ta được hỏi “bố sắp theo đạo phải không?”. Người con cả là bác sĩ, trước đây được du học tại Mỹ chăm lo học hành nên lần này được đi tiếp để trình luận án cũng gặp khó khăn rằng: “Gia đình cháu có bác sĩ nhiều mà chưa ai đóng góp gì cho đất nước” và nhiều chuyện khác…  

            Phần Bác Sĩ Ngoạn vẫn một mực giữ ý định không thay đổi. Bạn bè, Linh mục, các Soeurs góp ý nên nhường bước để vợ con không bị gì. ĐTGM/HN cũng khuyên lơn, nhưng Bác Sĩ nghĩ “tôi không có gì để mất. Tôi chỉ được thêm thôi!…” Chị Yến thì lạy lục xin tôi góp ý với Bác Sĩ, – dù tôi cũng đã phải buộc lòng đi ngược lại với ước nguyện ban đầu của mình – Bác Sĩ trầm ngâm một hồi và nói: “Soeur đề nghị làm tại cộng đoàn của Soeur ở Nam Định, như thế có vẻ lén lút, mà đây không có gì phải lén lút cả!” Chị Yến lại nài nỉ thảm thương với tôi: “Một đời em đã làm theo ý chồng. Em và con đã không sợ gì cả để cho anh đi con đường đúng đắn của anh. Nhưng giờ đây đụng đến tương lai con cái, em xin chị nói với anh. Mai này êm xuôi, anh sẽ thể hiện ý nguyện của anh và lòng em vẫn hoàn toàn toại nguyện”. Bác Sĩ đã miễn cưỡng chấp nhận lùi lại ngày trọng đại đó.  

            Và tôi đã từ giã Bác Sĩ và gia đình, tạm vắng trong một thời gian xa quê hương. Từ xa, tôi nhận được tin, ngày kia, Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn đã nhận lãnh Bí Tích Thanh Tẩy từ một người âm thầm trao ban hồng ân lớn lao là được làm Con Thiên Chúa và Giáo Hội. Buồn hay vui lúc đó? Tôi chỉ biết là mình cảm thấy rất tiếc vì lời tuyên xưng ngôn sứ bị chặn đứng bởi sự hời hợt vội vã của một hình thức bên ngoài mà ta thường quá lưu tâm thay vì đi sâu vào chiều kích ngôn sứ và có tính Giáo Hội của một Bí Tích như Bí Tích Thanh Tẩy: tuyên xưng đức tin của một người vào một Con Người, nói lên cho mọi người biết mình chọn Con Người ấy vì mình tin tưởng phó thác đời mình cho Người đó. Và việc làm này được Giáo Hội chứng giám, phê chuẩn và chấp nhận. Còn niềm vui nào hơn niềm vui được làm Con Thiên Chúa và được Giáo Hội nuôi dưỡng, đón nhận. Và vì vậy, sự kiện này đáng ra phải được công khai và công nhận.  

            Giờ đây, với cuộc sống bệnh tật, có thời gian gẫm suy và lặng tĩnh bên cạnh người vợ tuyệt vời, kiên nhẫn và yêu thương chăm sóc, Bác Sĩ Ngoạn cảm thấy tâm hồn thanh thản nhiều lắm, vẫn còn cười đùa mỗi khi tôi đến, nhưng “vẫn tiếc nuối cái gì đó làm lòng chưa hoàn toàn được toại nguyện”. “Cái gì đó” phải chăng là vai trò Ngôn Sứ mà mỗi người tín hữu có nhiệm vụ thể hiện?  

            Khi còn trò chuyện được, tôi có lần hỏi Bác Sĩ, nếu muốn truyền đạt điều gì đó thiết yếu mà Bác Sĩ tâm niệm nhất, thì Bác Sĩ sẽ nói điều gì? Ông trả lời: “Hãy đến với những người không ai đến, hãy cho những người không ai cho. Hình như đó là một câu trong Kinh Thánh”.  

            Một cuộc đời dầy đặc yêu thương, nghiêm khắc với chính mình và biết cười tươi, hoàn toàn thoải mái với những câu nghịch ngợm khôi hài của người khác, đặc biệt khi bị chọc quê. Một cuộc đời cho đi mà không tính toán, không tìm lợi danh. Hình như đó là cuộc sống mà Thầy Chí Thánh ước muốn cho môn đệ mình.

nguồn từ anh Hồ Công Hưng chuyển.

“Sân Chư dân” có thể được tổ chức tại Jerusalem

 “Sân Chư dân” có thể được tổ chức tại Jerusalem

WHĐ (10.05.2012) / LPJ – Theo tin từ trang web vaticaninsider.it của Italia, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Đức hồng y Ravasi nói rằng ngài muốn tổ chức “Sân Chư dân” tại Jerusalem.

Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang vaticaninsider.it, Đức hồng y Ravasi cho biết ngài muốn tổ chức “Sân Chư dân” tại Jerusalem, vì nơi đây hẳn là “một khởi điểm lý tưởng” cho cuộc đối thoại giữa người tin và người không tin. Đức hồng y nói: “Tôi rất vui mừng tổ chức một cuộc gặp gỡ ở Jerusalem với các nhà trí thức và các nghệ sĩ Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, vì người Do Thái và người Công giáo cùng chia sẻ nhiều giá trị chung”. Và cả hai tôn giáo này đang phải đối mặt với mối lo về “sự bành trướng của chủ nghĩa thế tục hóa của xã hội”. Thực tế là, như Đức hồng y nhận định, “ngày nay, đối với nhiều người, biết Thiên Chúa hiện hữu hay không cũng chẳng quan trọng”. Đó cũng là khẳng định của cha Pizzabella, Quản thủ Thánh Địa khi được hỏi về điều này. Ngài nói ở Thánh Địa “có ít người vô thần hơn những người không tin”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho sự kiện này để không rơi vào nguy cơ chỉ là một “cuộc họp mang tính hàn lâm”, cha Pizzabella quả quyết một “Sân Chư dân” tại Jerusalem “có thể là một thúc đẩy rất quan trọng cho việc suy tư và gặp gỡ với những người tin”.

Được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khởi xướng, “Sân Chư dân” là một cơ cấu của Giáo Hội Công giáo nhằm đối thoại với người không tin. Tên gọi này có liên quan trực tiếp đến Sân Chư dân ở Đền thờ Jerusalem, là một khu vực bên ngoài của Đền thờ cũ dành cho dân ngoại. Dưới sự bảo trợ của Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa do Đức hồng y Ravasi làm Chủ tịch, Giáo Hội muốn qua đó củng cố ý muốn giao tiếp với những người coi tôn giáo là điều xa lạ và với những ai có thể muốn tiếp cận một Đấng mà họ không biết. Được chính thức tổ chức vào tháng Ba 2011, “Sân Chư dân” lần đầu tiên đã diễn ra tại Paris. Ngay sau đó là tại Bucarest, Firenze, Barcelona và Tirana… và lần gần đây nhất tại Palermo, Sicilia. Mỗi lần hoạt động đều quy tụ các danh nhân văn hóa và tôn giáo, người tin và người không tin, nhằm đề cập đến các vấn đề cụ thể của mỗi quốc gia. Đây là một cách truyền thông tốt đẹp của Mẹ-Giáo Hội trước khi diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm hóa vào cuối năm nay.

(Amelie La Hougue, lpj.org)

 Nguồn:  WHĐ          Từ Maria Thanh Mai gởi

Ta Không Kết Án Con

   Ta Không Kết Án Con

       Tại nhà thờ chánh tòa Wurzburg trong miền Baviere, Tây Ðức, có một tượng thánh giá rất nổi tiếng được tạm trổ vào khoảng thế kỷ 14. Trên những tượng thánh giá, thông thường đôi tay Chúa Giêsu giang ra và bị đóng vào gỗ giá. Riêng đôi tay của Chúa Giêsu trên tượng thánh giá tại nhà thờ chánh tòa Wurzburg thì khác hẳn: thay vào bị giang ra và bị đóng vào gỗ giá, hai cánh tay của Chúa lại khoanh trước trái tim như thể đang ôm vào lòng một người nào đó.

     Người dân địa phương truyền tụng rằng trong cuộc chiến tranh tôn giáo giữa tin lành và công giáo vào giữa thế kỷ 17, một người lính chống công giáo đã vào nhà thờ này. Nhìn thấy trên đầu Thiên Chúa có một triều thiên bằng vàng, anh sinh lòng tham, bắc thang leo lên để đánh cắp. Khi anh vừa đưa tay tháo gỡ triều thiên thì đôi cánh tay của Chúa Giêsu bỗng được tháo gỡ. Chúa Giêsu giang tay ôm trọn lấy anh vào lòng, với tất cả trìu mến. Người lính chết lịm trong vòng tay âu yếm của Chúa Giêsu.

     Người ta tìm thấy xác của anh dưới chân thánh giá!

     Kể từ ngày đó, hai cánh tay của Chúa Giêsu không còn giang ra và bị đóng vào lỗ đinh nữa, nhưng được khoanh trước trái tim trong tư thế đang ôm chầm lấy một người nào đó.

     Du khách nhìn lên thập giá đều có cảm tưởng như ánh mắt của Chúa Giêsu nhìn mình và nghe có tiếng thì thầm: “Ta không hề kết án con”.

     “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài”, đó là chân lý cơ bản nhất trong Kitô giáo. Tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, cái chết của Ngài trên thập giá: đó là ngôn ngữ qua đó muốn nói với chúng ta rằng Ngài yêu thương chúng ta, yêu thương đến nỗi sẵn sàng để cho Người Con Một của Ngài chết thay cho chúng ta.

     Thiên Chúa yêu thương con người: điều đó không có nghĩa là Ngài yêu thương con người một cách trừu tượng, yêu thương con người như một đám đông hay như một con số. Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình yêu cá biệt, nghĩa là mỗi người chúng ta đối với Ngài như thể là người duy nhất hiện hữu trên trần gian này. Mỗi người là một lịch sử, mỗi người chiếm trọn tình yêu của Chúa.

     Thiên Chúa yêu thương tôi, nghĩa là Ngài chỉ muốn điều thiện cho tôi. Ðiều thiện ấy có thể vượt khỏi suy tính, đo lường của tôi. Do đó, cho dẫu có gặp trăm nghìn đớn đau, vất vả, chúng ta cũng hãy tin rằng Thiên Chúa đang yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương tôi đến độ làm mọi cách để cho mọi sự đều quy về điều thiện hảo cho tôi. Một cơn bệnh, một sự thất bại, một cái chết, một sự mất mát và ngay cả tội lỗi: tất cả đều là những cơ may để Ngài ban cho tôi một ơn phúc cao cả hơn.

 nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Thánh Isidore

 

15 Tháng Năm

   Thánh Isidore

   (1070 – 1130)

    Thánh Isidore là quan thầy của các nông dân và làng quê. Ðặc biệt, ngài là quan thầy của Madrid, Tây Ban Nha, và của Hội Nghị Ðời Sống Công Giáo Thôn Quê Hoa Kỳ.

     Khi lớn tuổi, ngài làm công cho gia đình ông Gioan de Vergas, một địa chủ giầu có ở Madrid, và trung thành làm việc cho đến mãn đời. Isidore kết hôn với một thiếu nữ đạo đức và chính trực mà sau này bà được tuyên xưng là thánh Maria de la Cabeza. Hai người có được một con trai nhưng chẳng may cậu chết sớm. Cả hai ông bà tin rằng ý Chúa không muốn hai người có con, do đó họ quyết định sống khiết tịnh cho đến suốt đời.

   Isidore là người đạo đức thâm trầm bẩm sinh. Ngài thức dậy từ sáng sớm để đi lễ và dành thời giờ trong những dịp lễ lớn để đi viếng các nhà thờ ở Madrid và vùng phụ cận. Trong khi làm việc, ngài luôn chuyện trò với Thiên Chúa. Khi bị các đồng nghiệp cho rằng ngài trốn tránh nhiệm vụ qua việc tham dự Thánh Lễ hằng ngày, lấy nhiều thời giờ để cầu nguyện, v.v., Isidore trả lời rằng ngài không còn lựa chọn nào khác hơn là tuân theo Ông Chủ tối cao. Truyền thuyết kể rằng, một sáng kia khi ông chủ đến cánh đồng để bắt quả tang Isidore trốn việc đi nhà thờ, ông thấy các thiên thần đang cầy cấy nơi khu ruộng của Isidore.

    Isidore còn nổi tiếng là thương người nghèo và cũng thường để ý đến việc chăm sóc loài vật.

     Isidore từ trần ngày 15 tháng Năm 1130, và được phong thánh năm 1622, cùng với các Thánh I-nhã, Phanxicô Xaviê, Têrêsa và Philip Nêri.

    Lời Bàn

  Chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự ứng dụng nơi vị lao công thánh thiện này: Công việc lao động có phẩm giá; sự thánh thiện không bắt nguồn từ địa vị xã hội; sự chiêm niệm không lệ thuộc vào học thức; đời sống thanh bạch là con đường dẫn đến sự thánh thiện và hạnh phúc.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

CHÚA CHỌN CON.

CHÚA CHỌN CON.

(Ga. 15, 9 – 17)    nguồn: conggiaovietnam.net

                               Lm Vĩnh Sang DCCT

 “Không phải anh em đã chọn Thầy,

Nhưng chính Thầy đã chọn anh em.

Và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái”

 Không phải con chọn Chúa,

mà chính Chúa chọn con,

 Thế mà bấy lâu nay con cứ tưởng con chọn Chúa,

vì con nghĩ con chọn Chúa nên con đòi phần thưởng thuộc về con,

con nghĩ con chọn Chúa nên con ganh đua với anh em,

con thích nhìn về sau để thoả mãn lòng tự ái,

con thích so sánh để ve vuốt tính kiêu căng,

con thích tung hô để củng cố lòng tự đắc,

con thích phê bình người khác để tự trang điểm mình.

 Con đã làm bao nhiêu điều lố bịch

mà cứ huênh hoang ca tụng mình !

 Thế mà Chúa vẫn thương yêu con,

rồi sai con đi theo lòng nhân từ của Chúa.

 Lạy Chúa xin đừng chấp tội con.

 Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.

Chúa nhật thứ 6 Phục Sinh.

13/05/2012

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Thánh Pancratius

 13 Tháng Năm

    Thánh Pancratius    (c. 304) 

 Thánh Pancratius là vị tử đạo thời tiên khởi mà chúng ta biết rất ít về ngài. Truyền thuyết nói rằng ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ ba và được người chú ở Rôma nuôi dưỡng sau khi cha mẹ mất sớm. Sau đó, hai chú cháu theo Kitô Giáo. Trong thời gian cấm đạo của Hoàng Ðế Diocletian, Pancratius bị chặt đầu năm 304, lúc ấy ngài mới 14 tuổi.

     Ngài được chôn trong một nghĩa địa mà sau này mang tên của ngài. Thánh Pancratius được nước Anh đặc biệt sùng kính vì Thánh Augustine ở Canterbury đã dâng hiến một nhà thờ ở đây cho Thánh Pancratius, và thánh tích của ngài được tặng cho vua xứ Northumberland.

     Lời Trích

     “Chúng sẽ bắt bớ và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và nhà tù, và chúng sẽ điệu anh em đến trước mặt vua quan vì danh Thầy. Ðó là cơ hội để anh em làm chứng. Hãy nhớ rằng, đừng lo nghĩ cách bào chữa, vì chính Thầy sẽ cho anh em tài ăn nói khôn ngoan khiến tất cả các địch thủ không tài nào chống đối hay bắt bẻ được” (Luca 21:12-15)

 

 

 

Thư gởi mẹ

                      

                                               Thư gởi mẹ

                                                                                            Tác giả:  Jos Thanh Phong

 “Thư Gửi Con” là tâm tình của người mẹ muốn được chia sẻ cùng đứa con trai độc nhất của mình. Lời của người mẹ thật chân tình và tha thiết như muốn được trải lòng cùng con, với những ước mong con hiểu đời mẹ và luôn sống mãi đời Hiến Dâng Phục Vụ. Đừng nặng lòng lo cho Mẹ, cũng như đừng để trái tim hồng nào xâm chiếm trái tim con, ngoài Chúa.

 Tình yêu đáp đền tình yêu. Những tâm tình của người mẹ chẳng rơi vào quên lãng, mà trái lại được trân trọng yêu thương và được nâng lên thành một thứ tình cao quý thiêng liêng: Tình mẹ, tình Chúa muôn đời.

 Những tâm tình của người con dành cho mẹ cũng thật chân tình, tha thiết, yêu thương và rất thật, như đã thấu hiểu nỗi lòng người mẹ, chia sẻ với mẹ những vui-buồn-đắng-cay trong đời… Lời thiết tha của con vẫn là lời kinh nguyện, thánh lễ dâng lên Chúa cầu cho mẹ sống đời hạnh phúc yên vui. Và xin mẹ cũng khẩn nguyện cho đứa con hư dại và bất hiếu này sẽ mãi mãi trung thành trong lý tưởng Ơn gọi – rao truyền chân lý, phục vụ yêu thương.

                                                  Sài Gòn, ngày…tháng…năm

Thư Gởi Mẹ

Mẹ kính yêu,

 Lời đầu tiên của con dành cho mẹ là lời thăm hỏi trong Chúa, nguyện cầu cùng Mẹ Maria và lời chào trong thánh phụ Giuse.

 Cám ơn mẹ thật nhiều, nhiều lắm! Vì đã nhớ đến con, viết thư thăm con và chia sẻ những nỗi niềm buồn vui trong cuộc sống cùng con. Nỗi buồn xa quê nhà chỉ mong có vậy…

 Mẹ ơi ! Con đã đọc được thư của mẹ rồi, không chỉ đọc một lần thôi, mà cứ đọc đi đọc lại, đọc đến độ thuộc từng con chữ. Càng đọc, con càng cảm thấy thương mẹ và yêu mẹ nhiều, thật nhiều! Vâng, con biết tình mẹ thật bao la vô bờ bến, đến độ đại dương có lớn, có sâu, có rộng đến mấy cũng không sánh bằng tình mẹ dành cho con. Con nhớ đến ngày xa xưa ấy, những tháng ngày mà mẹ con mình ấp ủ bên nhau, cùng nhau trốn tránh nắng mưa bụi đời, cùng nhau chia sẻ kiếp đời gian dối, cùng nhau vượt thác trèo đồi… Gian khổ biết chừng nào mà mẹ vẫn bồng bế con trên đôi tay gầy yếu. Biết bao thương đau mà mẹ hứng chịu.

Đúng, đời mẹ là một chuỗi dài nước mắt. Con biết, con biết chứ! Từ nhỏ mẹ đã côi cút, lớn lên làm tôi thiên hạ, và rồi cũng như bao nhiêu người phụ nữ khác, ước mơ có một mái ấm gia đình. Mẹ đã đến với bố con. Nhưng đâu ngờ, hạnh phúc nó lại không mỉm cười với mẹ. Mẹ rơi vào cái vòng luẩn quẩn của biển đời gian dối, khổ ải, chán trường, tuyệt vọng.

 Những lúc như thế mẹ đã muốn đập đổ và phá huỷ tất cả : “Hôn nhân, cuộc đời và ngay cả mạng sống nữa…”, nhưng vì con, lo cho con mà mẹ đành hy sinh vượt lên tất cả: bất chấp khổ đau, quên đi sầu luỵ, vượt qua cái vòng luẩn quẩn của biển đời gian dối ấy. Con nhớ lại những tháng ngày mà mẹ gánh chịu những trận đòn thê lương, cuồng dại của bố con trong cơn say mà con còn rùng mình khiếp sợ. Vậy mà mẹ vẫn chấp nhận và gánh chịu tất cả.

  Ôi, mẹ của con, mẹ không chỉ khổ đau, tan nát về những lời chửi rủa, mắng nhiếc cay nhiệt, những cú đấm – đá tàn ác, dã man, mà còn đau khổ tan nát hơn nữa, là người, mà cả cuộc đời của mẹ đã đặt cả niềm tin, tình yêu và hạnh phúc của mình và coi đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất của đời mẹ. Vậy mà mẹ cũng không có. Ước mơ vẫn chỉ là mơ ước. Niềm vui, tình yêu và hạnh phúc nó cứ vẫy chào mẹ. Một ngày bình yên trong đời mẹ cũng không.

 Con nghĩ người phụ nữ đau khổ, bầm giập, tan ná, bi thương nhất trên cuộc đời này có lẽ là Mẹ của con. Người chịu đựng và hy sinh nhất cũng là mẹ. Mẹ là người con yêu thương và quý trọng nhất trong cuộc đời này. Mẹ là dòng suối dịu hiền của đời con, là cánh chim đưa con vào đời, là bóng mát cho đời con trú ẩn. Mẹ là tất cả. Nhờ mẹ, vì mẹ mà con có ngày hôm nay…

 Tình thương và dấu ấn của mẹ ngày càng sâu đậm nơi tiềm thức của con theo thời gian. Dù cho cuộc sống có đổi thay, thời gian có thoi đưa, nhưng con luôn nhớ đến mẹ, hướng về mẹ và gọi tên mẹ. Những lúc trống trải của cuộc đời, những lúc trời buồn gió lạnh, những lúc thất vọng ê chề, con cũng muốn  buông xuôi tất cả. Nhưng nhớ đến mẹ lại là động lực để con tiến bước. Tiếp bước để đáp đền công ơn mẹ. Tiếp bước để đi trọn Lý Tưởng. Mẹ đã chẳng nói cuộc đời của mẹ chỉ có hai người đàn ông: Bố con và con đó sao? Và biết đâu những đau khổ, phiền lụy mẹ chịu lại sinh hoa trái là con?

 Nhưng mẹ ơi, Ơn gọi và cuộc đời huyền nhiệm lắm. Có nhiều lúc con tự hỏi bao đau khổ mẹ chịu sao không phải là ai khác mà là mẹ? Phải chăng mẹ đến với bố con trong đau khổ ấy mà con có mặt trong cuộc đời? Một con người yếu đuối và tội lụy như con liệu có theo Chúa làm môn đệ Ngài được chăng? Mẹ mong mỏi nơi con và đặt nhiều niềm hy vọng, nhưng con không làm được điều mẹ ước mong thì sao? Sự thực, có lúc con mệt mỏi, chán chường và để đời mình như đám lục bình trôi sông đấy mẹ ạ. Nhưng con nghĩ đến tình Chúa yêu con và nhất là nghĩ đến những hy sinh của mẹ, con lại gắng mình tiếp bước cho trọn hành trình dang dở, dẫu đường đời còn dài, nhiều gian nan và thử thách đang đợi phía trước. Con cũng lắng lo và sợ lắm, nhưng con tin có mẹ và con tin vào sức mạnh của Chúa. Chỉ có thế thôi mẹ ạ. Và giả như điều xấu nhất có thể xảy ra…, thì con vẫn mãi là con của mẹ.

 Vâng, con biết tất cả những gì mẹ làm là vì bố con và con. Mẹ đã sống trọn nghĩa vẹn tình, con biết chắc chắn và tin rằng Chúa không bao giờ quên mẹ đâu! Ngài sẽ bù đắp cho mẹ tất cả. Giờ đây, bố con đã đi xa, nhưng con luôn tin tưởng ở trên bầu trời trong xanh nào đó bố đang thầm nguyện cầu cho mẹ. Còn con, nơi không gian nhỏ bé của tu viện này, luôn nhớ đến mẹ, cầu nguyện cùng Chúa cho mẹ sống đời hạnh phúc bình yên, trọn vẹn, như mẹ đã sống trọn vẹn với bố con và con. Tất cả con xin gửi trao cho Chúa, Đấng an bài mọi sự.

 Mẹ ơi! Màn đêm đã chìm vào sâu. Trời oi bức khiến giấc ngủ của con đêm nay không thành. Trằn trọc suy nghĩ về mẹ và đường đời Ơn gọi, con ngồi viết những dòng tâm tình này đến mẹ như những dòng chia sẻ sâu xa nhất của con trai dành cho mẹ. Vâng, con muốn viết thật nhiều, nhưng ngọn đèn leo lét báo hiệu thời gian, con xin khép lại trên trang giấy này, cầu chúc mẹ nơi phương trời ấy giấc ngủ bình yên và tình thương của Chúa ấp ủ, chở che mẹ suốt cả cuộc đời. Xin mẹ cũng nhớ đến và cầu nguyện cho đứa con bất xứng và hư dại này. Con xin gởi lại đây với tất cả những gì là yêu nhất, qúy  nhất, thương nhất.

 Chào mẹ kính yêu!

Con trai của mẹ

Đứa con bất xứng

Jos. Thanh Phong                  nguồn: Maria Thanh Mai gởi 

Thư Gửi Con

Thư Gửi Con

                                                                               Tác giả: Maria T. M.

 Cần Thơ ngày… tháng… năm…

 

 Con xa nhớ, có phải đây là lần đầu tiên mẹ viết thư cho con không nhỉ? Nhận được thư chắc con ngạc nhiên lắm? Vì như có lần mẹ nói với con: Mẹ cũng ngại viết, nhưng chắc con cũng bận học, nên thôi thì có chuyện gì cần gấp lắm mẹ mới biên vài chữ thôi nhé! Đọc thư mà có thấy mẹ viết lủng củng, linh tinh gì thì cũng thông cảm cho mẹ.

 Hạnh phúc của mẹ con mình thật quá ít ỏi, hiếm hoi. Con thấy đấy, cuộc đời mẹ là một chuỗi dài nước mắt: Nhỏ thì côi cút, lớn lên thì đi làm thuê làm mướn, rồi gặp bố con, những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với mình, nào ngờ gia đình rơi vào vòng túng quẫn, việc làm ăn đổ bể, bố con chán nản rồi sinh rượu chè… tánh nết của bố đổi khác quá, càng ngày càng đoạ ra nghiện ngập, mất hết ý chí, nhu nhược, niềm tin vào cuộc sống và cả Chúa nữa cũng chẳng còn. Sau mỗi lần bố đi nhậu về là mỗi lần mẹ con mình phải “chạy loạn”, rồi đòn rồi vọt, đánh đấm…

 Nhớ lại những ngày đầy nước mắt ấy mẹ lại rùng mình khiếp sợ. Mẹ nhớ nhiều lúc mẹ muốn đạp đổ, muốn phá huỷ tất cả: hôn nhân, cuộc đời và ngay cả mạng sống bản thân, nếu như mẹ không nghĩ đến con và còn cố giữ cho mình một chút niềm tin, hy vọng. Mẹ vẫn còn tin vào giá trị thiêng liêng của Bí tích mà mẹ đã lãnh nhận trong ngày mẹ đứng trước cộng đoàn Dân Chúa và thề nguyền: “Tôi, Maria Nguyễn Trần T.M., nhận anh Giuse Nguyễn Hoàng T.L. làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thuỷ với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khoẻ cũng như lúc yếu đau, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời tôi”.

 Mẹ chỉ còn biết nhìn lên Chúa và Đức Mẹ của mẹ để mà cầu xin, để mình còn can đảm, nghị lực để trung thành, chung thuỷ. Con đường đau khổ mà mẹ đã đi qua ngẫm lại cũng còn có Chúa ở bên giữ gìn, bảo ban và có con ở bên để an ủi mẹ. Mỗi lần nhìn vào khuôn mặt ánh mắt tự tin đầy sức sống của con là mẹ lại gắng gượng tiếp tục xây dựng cuộc đời, chăm sóc bố con. Đến giờ phút lâm chung bố mới chịu lãnh các phép; khi đó mẹ mới an lòng là Chúa đã nhận lời cầu xin của mẹ – cầu cho bố con tỉnh ngộ tìm lại cho mình đức tin, mong cứu được phần hồn. Trong hơi thở cuối cùng, bố con thì thào xin lỗi vì những khổ đau mà bố đã gây ra cho mẹ con mình. Những lời của một người sắp chia ly vĩnh viễn cõi trần này thì thảng thốt, chân thành và thật, mẹ tin như thế và tha thứ cho bố con. Thôi thì tha thứ để cho người hấp hối được an lòng nhắm mắt ra đi, còn kẻ ở lại thì bớt áy náy con ơi! Mẹ mong con cũng tha thứ và cầu nguyện cho bố!

 Giờ đây, bố con đã ra đi, con cũng đã đủ khôn lớn mẹ mới dám tỏ bày cho con sự thật: trong quãng đời đau khổ đó, lúc mà bố con tàn tạ, người chẳng ra người, mẹ cũng có lúc như xiêu lòng, nghiêng tới một sự bảo bọc của “đối tượng” khác mà không phải là bố con.

 Con yêu quý của mẹ ơi! Mẹ tin tưởng là con hiểu và thông cảm cho những tâm sự, tình cảm rất con người trên đây của mẹ. Nhưng con hãy yên tâm và đừng hoài công thắc mắc về “đối tượng” ấy. Mẹ viết thư nói lên sự thật này không phải ý tứ báo trước rằng con sẽ có bố dượng đâu! Giờ mẹ quyết rằng: Cuộc đời mẹ chỉ có hai người đàn ông: Bố con và Con thôi!

 Con yêu! Mẹ dám chắc rằng không ai hiểu tính tình con cho bằng mẹ. Này nhé: bố nghiện ngập, nhu nhược, yếu đuối bao nhiêu thì con có ý chí, mạnh bạo, quả cảm bấy nhiêu. Con cương nghị, con suy nghĩ biết nhìn mọi việc trước sau và con quyết định làm một việc gì đó là con làm cho đến cùng. Xét ra điều đó tốt! Nhưng con ơi, có những điều chỉ có sức con người và cậy dựa vào tài lực chính mình thôi chưa đủ, mà còn phải có Ơn Trên. Mẹ nói thế không phải mẹ nói suông đâu, vì đó là những điều mẹ cảm nhận được khi nhìn lại đời mình.

 Con ơi, mẹ nghĩ, đời mẹ có thể có những đau thương, phức tạp nhất định, và đơn giản hơn cuộc đời, hướng đi mà con chọn cho mình hiện nay – Đường Tu. Mẹ nghĩ thế chẳng biết có đúng không? Nhưng một câu Kinh Thánh mà mẹ nhớ: “Chính Thầy đã chọn các con chứ không phải các con chọn Thầy” nói lên phần nào sự khó khăn đó.

 Ơn gọi là một điều gì đó bí ẩn con ạ! Và như mẹ thấy ngay cả khi bố mẹ sống với nhau trong ơn gọi, trong bậc vợ chồng biết bao khó khăn, đau khổ thất bại nhưng mẹ vẫn thấy ơn gọi đó thật bí ẩn và nhiều lúc mẹ thắc mắc : những đau khổ mà mẹ phải chịu đựng trong cuộc sống vợ chồng biết đâu chẳng được đền bù, chẳng sinh hoa trái là con đó sao? Và giả như, nếu mẹ chiều theo những đam mê, khát vọng của riêng mình mà bỏ rơi bố và con thì thử hỏi giờ này con có phải là con của ngày hôm nay nữa không?

 Mẹ biết con đường nào cũng có những khó khăn vất vả của nó. Nhưng mẹ nghĩ dù là đường vợ chồng hay đường tu trì, thì điều cốt yếu vẫn là sự tha thiết với ơn gọi mà mình theo đuổi. Cũng như mẹ, có lúc tưởng như không vượt qua được chính những yếu đuối, cám dỗ và những khó khăn mà mẹ phải chịu nhưng, vì mẹ còn sự tin tưởng là chính Chúa đã an bài để mình trong ơn gọi như thế, nên mẹ cố giữ lấy cho mình một tia hy vọng, và Chúa đã trợ giúp mẹ chu toàn bổn phận, trách nhiệm… Mẹ tin rằng trên cõi đời này cũng đã và đang có rất nhiều người sống đau khổ, bất hạnh nhưng họ cố gắng tin vào một điều gì đó tốt đẹp hơn vào ngày mai để sống. Và chỉ có như thế thì mới còn dám tiếp tục dấn bước, tiếp tục cuộc đời mình.

 Cũng như thế, mẹ nghĩ rằng nếu con đã tin Chúa đã gọi con thì cứ bước đi, đừng sợ nếu con còn cảm thấy trong cõi lòng mình một đốm lửa của lòng mến, sự tha thiết với ơn gọi. Mẹ dám đoan chắc với sự thiết tha, tin tưởng dù nhỏ của con, Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi con cô đơn một mình với những khó khăn về tình cảm hay vật chất đâu. Chào con yêu qúi nhất của Mẹ!

 Mẹ của con,

Thương con lắm lắm.

Maria T. M.           nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Chân Phước Damien ở Molokai

 

 Chân Phước Damien ở Molokai                                                                                       (1840 – 1889)

     Chân Phước Damien, tên thật là Giuse “de Veuster”, sinh ở Bỉ ngày 3 tháng Giêng 1840, trong một gia đình mà cha là một nông dân cần cù và bà mẹ tận tụy dạy dỗ đức tin cho tám người con.

     Ngay từ nhỏ, cậu Giuse mạnh khoẻ và tráng kiện, đã phải thôi học để giúp cha trong công việc đồng áng. Cậu chăm chỉ giúp đỡ gia đình trong nhiều năm, nhưng tâm hồn cậu vẫn ở một nơi nào đó. Vào lúc 19 tuổi, theo gương anh mình, Giuse gia nhập Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và lấy tên là Damien. Vì nhất quyết theo đuổi việc học và để hết tâm hồn trong đời sống tu trì, chẳng bao lâu Damien đã bù đắp được sự thiếu hụt trong việc giáo dục trước đây.

     Vào năm 1863, Cha Pamphile, anh ruột của Thầy Damien, chuẩn bị đến quần đảo Hạ Uy Di trong công tác truyền giáo. Nhưng cha lâm bệnh nặng, và Thầy Damien tình nguyện thế chỗ. Sau năm tháng dòng dã trên biển, thầy đến hải cảng Honolulu. Trong vòng hai tháng tiếp đó, thầy được thụ phong linh mục và được bổ nhiệm phục vụ ở Ðại Ðảo của Hạ Uy Di. Sự phục vụ của Cha Damien được ghi nhận là hăng say và tính tình dễ dãi của ngài thu hút được nhiều người. Sau khoảng một thập niên, ngài tình nguyện đến Molokai để phục vụ các người bị mắc bệnh Hansen, thường gọi là bệnh cùi. Vào lúc Cha Damien đến đây, những người mắc bệnh cùi bị đầy ra đảo này đã hơn mười năm qua.

     Cha Damien, lúc ấy 33 tuổi, đến Molokai vào tháng Năm 1873 với hành trang là cuốn sách kinh và một ít quần áo. Theo dự định ban đầu của tu hội, ngài chỉ ở đây một vài tháng rồi sau đó có các linh mục khác lần lượt ra thay thế. Nhưng sau khi đến đây được ít lâu, ngài đã viết thư xin cha bề trên cho phép ngài vĩnh viễn ở lại Molokai.

     Có thể nói, ngài sống với người cùi — ăn uống với họ, đụng chạm đến họ, chào đón họ. Cha Damien được giao cho trông coi một cộng đồng Công Giáo. Hàng ngày, cha như chìm đắm trong sự cầu nguyện, suy gẫm và đọc sách thiêng liêng, do đó ngài lôi cuốn được hàng trăm người trở lại đạo. Nhưng tâm hồn của cha vẫn ở với tất cả các nạn nhân của bệnh Hansen, dù Công Giáo hay không Công Giáo. Ngài chăm sóc người bệnh, mai táng kẻ chết, lắng nghe những tâm sự đau lòng. Ngài giúp cải tiến hệ thống dẫn nước cũng như nơi ăn ở của họ. Ngài trông coi việc xây cất một trường học, một cô nhi viện và tổ chức sinh hoạt thiếu nhi cũng như ca đoàn. Ngài là người đào huyệt cũng như chủ sự lễ an táng.

     Người ta không rõ khi nào thì Cha Damien bị lây bệnh cùi, nhưng chắc chắn là một ngày trong năm 1884 khi ngài bị phỏng ở chân mà không thấy đau. Căn bệnh tấn công ngài như bất cứ người nào khác: từ từ, chân tay và mặt mũi ngài biến dạng, tai ngài sưng to và méo mó. Vào ngày 15 tháng Tư 1889, ngày thứ Hai Tuần Thánh, căn bệnh đã chấm dứt cuộc đời Cha Damien, khi mới 49 tuổi. Lúc ấy được 16 năm sau khi ngài đến Molokai, và 25 năm kể từ khi ngài đến Hạ Uy Di để bắt đầu công việc truyền giáo.

     Trong những ngày cuối đời, Cha Damien được Mẹ Bề Trên Marianne Cope chăm sóc, là người đã hứa sẽ tiếp tục công việc mà cha đã khởi sự. Và sơ đã thể hiện điều đó trong 30 năm kế tiếp với sự cộng tác của các sơ trong tu hội.

     Theo lời yêu cầu, ngài được chôn cất ở Kalaupapa, nhưng vào năm 1936, chính phủ Bỉ đã thành công trong việc đưa thi hài của ngài về Bỉ. Một phần thân thể của Cha Damien được đưa về Hạ Uy Di sau lễ phong chân phước năm 1995.

     Khi Hạ Uy Di trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, tiểu bang này đã chọn Cha Damien là một trong hai đại diện của quốc gia có tượng đặt trong Statuary Hall ở trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.

     Lời Trích

     Trong bài giảng lễ phong chân phước, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Sự thánh thiện không phải là sự tuyệt hảo theo tiêu chuẩn con người; sự thánh thiện cũng không dành riêng cho một ít người đặc biệt. Sự thánh thiện là cho mọi người; chính Chúa là người đưa chúng ta đến sự thánh thiện khi chúng ta sẵn sàng cộng tác trong công trình cứu độ thế giới vì sự vinh hiển của Thiên Chúa, bất kể tội lỗi của chúng ta hay tính khí bất thường của chúng ta.”

Trích Lẽ Sống     nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi