HUYỀN THOẠI VỀ CHA BROCHERO, VỊ THÁNH TRÊN LƯNG LA.

HUYỀN THOẠI VỀ CHA BROCHERO, VỊ THÁNH TRÊN LƯNG LA.

Phan Sinh Trần

Thụ phong linh mục vào tháng 12 năm 1866, sau vài năm giảng dạy tại chủng viện, Cha Jose Garbriel Brochero được giao phụ trách giáo phận St. Albert rộng 200 cây số vuông, có 10.000 giáo dân, thuộc vùng núi cao, xa xôi cách trở, nước Á căn đình. Cha không chùn bước trước độ cao chớm chở, khoảng cách xa tít mù và thời tiết khắc nghiệt của địa phận nhà cho dù đó là gió, bão, tuyết vùi. Cha dong duổi khắp vùng bằng một con la, mang đến cho giáo dân các bí tích cần thiết, ngài luôn choàng áo khoác poncho và  đội mũ vành giống như các người chăn bò, cao bồi của xứ Á căn Đình.

Jose Gabriel del Rosario Brochero. Public Domain via Wikipedia.

Trên lưng la, ngài mang theo hình Đức Mẹ đồng trinh Maria, bộ dụng cụ cho thánh lễ, sách lễ, để sẵn sàng cử hành thánh lễ và trao ban các bí tích. Cha có cách nói giản dị đơn sơ làm cho giáo dân cảm được tình thương bao la vô bờ bến và như thấy được sự hiện diện mạnh mẽ của Chúa Giê Su trong cuộc đời, để rồi theo đó, họ cũng cảm thấy yêu mến Chúa giống như Cha Brochero. Ngài mang Chúa Giê Su đến cho mọi nhà, đã có hàng ngàn người từ bỏ sự độc ác, các thói xấu, thói hay cãi cọ để được trở thành con trai, con gái của Chúa, trở thành anh em với nhau.

Ngài còn thiết lập nhà tập cho những giáo dân của Ngài có cơ hội thực hành linh thao với quí cha Dòng Tên. Ngài cũng thành lập trường học cho các trẻ gái.Ngài giúp thiết lập các trạm thông tin, liên lạc bằng dây điện dẫn, Ngài tìm cách liên hệ để làm 125 dặm đường giao thông, tham gia việc thiết kế đường xe lửa cho vùng. Cha luôn quan tâm đến con chiên, với quyết tâm kiên định là ở gần đàn chiên của mình, bất kể đến một điều nào đó có thể xảy ra, cho dù có phải chịu thiệt thòi, tai hại hay nguy hiểm cho bản thân mình, ngài nói:

– Thật khốn nạn nếu Ma Quỉ cướp mất linh hồn con cái nào của tôi”

Cha Brochero luôn ở bên cạnh ngưởi nghèo khổ, bệnh tật. Ngài hy sinh, chăm sóc cho bệnh nhân bị dịch tả không chút lo sợ bị lây, trong nạn dich xảy ra vào năm 1867.

Cuối cùng, thì Ngài cũng bị lây bệnh ngặt nghèo, cha bị lây bệnh phong cùi vì thường xuyện lui tới để chăm sóc cho một bệnh nhân cùi vốn bị hắt hủi, bỏ rơi cô độc trong vùng, bệnh làm cho Ngài bị mù, điếc phải từ bỏ sứ vụ trong những năm cuối cuộc đời, ở nhờ trong nhà người chị ruột của Ngài cho đến chết. Ngài mất ngày 26 tháng Giêng năm 1914.

Ngài thầm thĩ thưa Chúa trước khi từ giã cõi đời:

– Giờ đây con có đủ mọi thứ sắp sẵn cho cuộc hành trình.

Vâng, Ngài có tình yêu thương, có đức Tin, có hoa trái phục vụ và các nhận đức kiên nhẫn chịu đựng, hy sinh khi mang vác thánh giá bịnh tật, thương tổn trong đời, tích góp làm thành nhiều món hành trang phong phú, đầy đủ, sắn sàng cho chuyến ra đi về nhà Cha Trời.  Đức Thánh Cha Francis phong thánh cho Cha Brochero vào tháng 9 năm 2013, Đức thánh Cha mô tả về Cha Brochero là “Vị mục tử ảm mùi của Chiên, trở nên nghèo khó trong đám dân nghèo” Quả thực là Ngài vẫn còn đang tiếp tục phục vụ các chiên nghèo, bệnh từ trên cao, trong số đó có thể kể đến hai điển hình sau 16 năm trước, bé Nicolas, mười một tháng tuổi, bị hôn mê trong một tai nạn xe cộ với ba lần tìm ngưng đập ở Bệnh Viện, Bé được lành mạnh sau khi Ba của bé xin Cha Brochero từ trời cao cầu bầu cho, Nay Nicolas là một thanh niên khỏe mạnh.

– Camila brusotti, lúc tám tuổi, bị hôn mê kéo dài một tháng trong bệnh viện, em bất tỉnh vì bị Dượng ghẻ và mẹ đánh, khi họ vào tù, còn lại bà Ngoại cầu nguyện với Cha Brochero và em được khỏi bệnh, khỏe mạnh đến nay là 4 năm rồi.

… Và Ngài đã chết vì mọi người, để ai sống thì đừng còn sống cho mình nữa, nhưng là cho Ðấng chết và sống lại vì họ!  (2Co rin to 5:15)

NGÔI SAO TRUYỀN THÔNG, LINH MỤC CA NHẠC SĨ, MARCELO ROSSI ĐÃ NHẬN LÃNH GIẢI THƯỞNG “HỒNG Y NGUYỄN VĂN THUẬN” .

NGÔI SAO TRUYỀN THÔNG, LINH MỤC CA NHẠC SĨ, MARCELO ROSSI ĐÃ NHẬN LÃNH GIẢI THƯỞNG “HỒNG Y NGUYỄN VĂN THUẬN” .

Tổng Hợp Báo Chí

Tác giả: Phan Sinh Trần

 

Là một linh mục, tuy nhiên cha Marcelo Rossi lại trở thành một ngôi sao sáng, một hiện tượng nổi bật trên các phuong tiện truyền thông đại chúng vào cuối những năm 1990. Là nghệ sĩ Ki tô giáo lớn nhất ỏ Châu Mỹ La tinh, Cha đã có trên 11 triệu album nhạc bán ra tính đến thời điểm này. Marcelo Rossi được biết nhiều bởi các nhạc điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, vui tươi của Ngài, trình bày trong các dĩa nhạc, CD, DVD. Ngài thường xuyên xuất hiện trên các chương trình TV phát đều đặn nhiều buổi khác nhau trong các ngày cuối tuần, chương trình trên radio có tới 3 triệu người lắng nghe hàng ngày, một con số mà hiệp hội ký giả truyền thanh Brazil phải công nhận là điều kỳ diệu.

Ngài đã phát hành 27 dĩa album nhạc kể từ năm 1997.

Năm 2003, Cha Marcelo làm phim đầu tay “Maria, Mẹ Thiên Chúa”, bộ phim gây bão tố trong các rạp chiếu phim ở Brazil, đứng hạng thứ bẩy về doanh thu trong các rạp. Các Film sau đó cũng gây được nhiều chú ý, thành công về doanh số.

Năm 2006 được đánh dấu bằng dĩa nhạc “Ơn phúc của tôi – Minha Bencao” phát hành bởi hãng Sony BMG, là dĩa nhạc bán chạy nhất trong hai năm liền (dĩa kim cương), đến năm 2008, Cha phát hành các dĩa hát “Hòa Bình vâng – Paz Sim”, đứng hạng nhì, dĩa “Nói không với Bạo lực -Violencia Nao” hạng sáu về doanh số bán (dĩa bạch kim).

Linh mục Rossi, tuy có doanh số dĩa hát, phim ảnh, sách viết bán chạy hạng nhất ở Ba Tây và các nơi khác, trị giá hàng mấy chục triệu mỹ kim nhưng ngài lại sống rất đơn sơ và nghèo khó về tiện nghi vật chất. Cha thường xuất hiện trên sân khấu trong chiếc áo dòng cũ hơi bạc màu.Toàn bộ số tiền thu được đều dành cho việc xây dựng nhà Chúa, đóng góp cho quỹ truyền thông Tin Mừng và trao tặng cho người nghèo.

Xuất xứ từ thành phố Sao Paolo, nơi Ngài được sinh ra trong một gia đình Công Giáo trung lưu, cha Ngài ông Antonio Rossi, làm việc nhiều năm trong cương vị quản lý ngân hàng, mẹ, bà Wilma nội trợ. Được cha mẹ nuôi nấng tốt nhưng đến năm 16 tuổi, bị khủng hoảng đức tin, anh Marcelo quyết định không đi nhà thờ nữa, đến năm 22 tuổi, tốt nghiệp nghành giáo dục thể lý tại đại học Sao Paolo. Cùng khoảng thời gian đó, anh Rossi rất đau buồn vì hai biến cố lớn xảy ra dồn dập trong đời mình, anh mất người anh em họ trong một vụ tai nạn xe hơi rồi tiếp đến, người cô quí mến nhận được kết quả xét nghiệm với bịnh ung thư bưới ở đầu. Hai thảm kịch gia đình làm cho Marcelo quá đau xót và thương tổn nhiều, nhưng biến cố đó lại đem anh đến, kết hiệp với  Chúa, anh quay về với Hội Thánh nhờ liên hệ, sinh hoạt với một nhóm cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo nọ, tiếp tục lớn lên trong ơn sủng, Marcelo bắt đầu tham gia sinh hoạt trong giáo xứ, một năm sau đó, hứng khởi bởi loạt phim truyền hình về cuộc đời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo đệ nhị, anh quyết định dâng hiến cuộc đời cho Chúa,  tu học tại phân khoa tâm lý học ở đại học Nossa Senhora da Assunção và thần học ở đại học Salesiana de Lorena. Cha được thụ phong vào ngày 1 tháng 12 năm 1994. Cha kể:

–          Khi tôi tái khám phá Đức Tin thì Giáo Hội (Brazil) đang chìm đắm trong các vấn đề chính trị, bởi vì ảnh hưởng của Thần Học Tự Do, dạng thần học chắc chắn đã có vai trò tích cực trong thể chế độc tài, và cũng để lại khoảng trống tâm linh cho tín hữu. Đó là lúc tôi bị mất người em họ, và tôi liền đi tìm Lời Chúa để giải thoát, nhưng khi tôi đến nhà thờ thì lại phải nghe họ nói  về chính trị. Từ lúc này, tôi nhận biết ra mình phải làm gì, nghĩa là trở về với điều thiết yếu, trở về với cội nguồn của sự tốt lành, trở về với Tin Mừng đồng thời công bố Tin Mừng bằng các phương tiện truyền thông, cá biệt là âm nhạc, sợi dây dẫn truyền tốt nhất và rộng rãi nhất trong việc chia sẻ tình cảm, ngôn từ trong đời sống hàng ngày của người dân. Sử dụng âm nhạc để đáp ứng cho sự khát khao được biết Chúa, đánh thức tình yêu dành cho Hội Thánh, cho Mẹ Maria, sự sốt mến  Bí Tích Thánh Thể, tình yêu này vốn đã bị bào mòn vì sự truyền bá của các nhóm Tin Lành Ngũ Tuần và các hệ phái khác.

 

Cha trẻ Marcelo bắt đầu tăng tiến và nhiệt thành trong việc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, như người thợ gặt cần mẫn, Cha thu hoạch được rất nhiều hoa trái đức tin, có đông những đoàn người đổ về để tham dự thánh lễ do Ngài dâng tại giáo xứ Thánh Rosalia, vùng Santo Amaro, Sao Paolo. Càng ngày con số tham dự thánh lễ càng đông, lên đến số chục ngàn, việc phụng vụ thánh lễ được dời đến và cử hành ở những chỗ có sức chứa càng lớn hơn, cứ thế giáo dân tham dự đông đúc, tăng trưởng lên, cho đến khi Ngài phải sử dụng đại lộ Liên Hiệp Quốc ở thủ đô, và ngay cả đến các sân vận động như Maracana (sân vận động có sức chứa gần 200 ngàn người, lớn nhất thế giới).

hoặc sân Morumbi (72.000 chỗ ngồi),  như là quảng trường tập họp cho các thánh lễ Misa của Ngài vốn là cao điểm của các kỳ tĩnh tâm, hội thảo truyền giảng Tin Mừng và ca ngợi Chúa. Năm 1999, đoàn đoàn, lớp lớp tín hữu cùng nhau đi tham dự buổi tập họp thờ phượng, ca ngợi có tên là “Tưởng nhớ thì có, buồn bã thì không”, con số tham dự lên đến sáu trăm ngàn người.

Năm 2011 Cha Rossi khánh thành thánh đường ở vùng ngoại ô thành phố Sao Paolo, là trung tâm thờ phượng lớn nhất Châu Mỹ La tinh. Nhà thờ chứa được 100.000 người, bao gồm 25.000 chỗ bên trong mái thượng, 75.000 chỗ bên ngoài trong một khuôn viên rộng 30 mẫu tây.

         

        

Ø  Điều gì đã khiến giáo dân tuôn đến các buổi thờ phượng và thánh lễ do cha chủ xướng. Đó là sự phấn khởi và vui thích khi mọi người có dịp “nói yêu” Chúa bằng hết con tim trong các Bài hát Tôn Vinh Chúa, có dịp đắm chìm trong tình sốt mến nồng nàn dành cho Bí tich Thánh Thể, và sự an hòa trong tình con thảo dành cho Mẹ Maria. Họ đến và nhìn xem sự đơn sơ và thánh thiện toát ra trên khuôn mặt và đời sống của Cha. Giống như đặc điểm của các buổi thờ phượng Canh Tân Đặc Sủng, tinh thần vui tươi, đơn sơ, thánh thiện bao trùm trong các buổi lễ, trong giờ chầu Thánh Thể.

            Bạn có thể cùng tham dự ở đây:

               https://www.youtube.com/watch? v=Bi_-m8WpvRA

o   “Được cùng Cha Ca Ngợi Chúa thì niềm tin củng cố, đau khổ được an ủi và vơi đi nhiều”, đó là chia sẻ của một giáo dân đang tham dự lễ đã nói với phóng viên của đài truyền hình CNN.

o   Các tham dự viên nói “Cha làm cho người ta được cháy lên lủa sốt mến”

           Làm sao cha có được ơn kỳ diệu ấy, theo chị Maria một người công giáo toàn tòng, “sự mầu nhiệm là ở trong năng lực, niềm vui và sức mạnh”, 

           những điều này chỉ có thể có được khi hoàn toàn đâm rễ tâm linh sâu và sâu thẳm trong giòng suối ơn của Chúa Thánh Thần.

o    Có nhiều tín hữu đã khóc trong sung sướng khi mình thánh Chúa do cha rước đi qua chỗ đứng của họ. Một phụ nữ trẻ gạt nước mắt nói, “Tôi đến để tạ ơn vì lời cầu nguyện của tôi đã được đáp lại, tôi vừa có được việc làm. Tôi đến thẳng đây khi tôi vừa hoàn tất xong việc từ sở làm”

Thuở ban đầu, không phải Cha Marcelo không gặp nhiều khó khăn từ phía các đấng bề trên, do mục vụ có vẻ cách tân của ngài, Các Đức Giám Mục biết sự nguy hiểm tiềm ẩn của mục vụ đang hình thành, có thể dễ dàng biến dị thành sự phụng vụ trong mớ tình cảm thái quá giống như các giáo phái tin mừng diễn dịch. Nhưng đồng thời các Ngài cũng ý thức được các kinh nghiệm của Cha Marcelo Rossi là quan trọng, bởi vì đó là phương cách đáp ứng đàu tiên trên diện rộng lớn có thể dùng để chống lại sự tan biến, thưa di, mất dần dân số Công Giáo trong lịch sử của Brazil. Chính hồng y Claudio Hummes đã nói “ Ở Brazil, người công giáo giảm dần tỉ lệ 1% mỗi năm, Năm 1991 có 83 phần trăm, nay chỉ còn 67%. Cứ một linh mục công giáo thì có 2 mục sư Tin Lành …”

Brazil được mệnh danh là quốc gia Công Giáo lớn nhất thế giới với 126 triệu tín hữu, chiếm 11% tổng số tín hữu công giáo toàn cầu. Tuy nhiên Hàng Giáo Phẩm, Hội Thánh địa phương vẫn đang phải phấn đấu với các giáo phái diễn dịch phóng khoáng Tin Mừng, những kẻ nói nhanh trên các chương trình TV lôi kéo người nghèo bị bỏ rơi vào trong các đền xây cất xô bồ, lan trân ra khắp nơi, phát triển nhiều giống như các chi nhánh của tiệm bán đồ ăn nhanh “fast food”. Họ luôn kêu gọi, khuyến dụ các bà con nghèo khổ, trong các buổi nhóm, dốc hết túi tiền khiêm nhượng của mình để giao cho họ sử dụng, họ khuyến dụ rằng, bỏ tiền cúng càng nhiều càng tốt, để được Chúa lại quả, cho nhiều hơn gấp bội.Tin Mừng đối với họ, là sự hướng dẫn mà khán giả nên làm theo, nên đầu tư tiền bạc, công sức, để được thu lợi “một vốn mười bốn lời”, mục đích đi theo Tin Mừng chỉ nhằm để có được nhiều tiền của và súc khỏe ỏ đời này, họ không lưu ý đến ơn Cứu Độ vốn là cốt yếu của Tin Mừng… Chính ở đây, Cha Marcelo và nhà thờ lớn của Ngài đã vào cuộc, phản kích những gì lạc xa ý nghĩa thực của Tin Mừng.

Vi linh mục giảng thuyết  và cũng là tác giả của những quyển sách tu dưỡng tâm tánh bán chạy nhất tại Brazil, đang trấn giữ cho Công Giáo Brazil bằng cách làm cho hội thánh Brazil được trở nên thu hút hơn, bằng cách tiếp cận sự vui tươi,thanh thản của Tin Mừng Cứu Độ. Cha nói:

–          Hầu hết các giáo xứ của chúng ta như thuộc về thế kỷ thứ tư, kiểu cách trong phụng vụ không có gì thay đổi và giáo dân cứ tản mát đi.

Và rồi, cha làm lay chuyển những thói quen cũ bằng sự giới thiệu Tin Mừng qua nhạc rock, bằng các buổi cầu nguyện giống như trên sàn của rạp hát, và dùng hết kỹ năng thông tin cách xuất sắc,  gây được ấn tượng cho cả các người chuyên nghiệp. Cha tiếp:

–          Chúng ta không thể cứ ngồi chờ cho mọi người đến nhà thờ, hội thánh phải đi ra gặp gỡ và đem họ trở về.

 Theo thời gian, khi mọi sự đã rõ ràng hơn, Giáo Hội càng ngày càng thông cảm, công nhận và chúc lành cho công việc mang tính Canh Tân Đặc Sủng của Cha Marcelo, ngày 21, tháng 10, năm 2010 Đức Thánh Cha Bê nê đic tô thứ 16 trao giải thưởng “Hồng y Nguyễn Văn Thuận – Liên đới và Phát triển 2010” cho Cha nhằm công nhận “sự tận tụy dâng hiến cho Công Giáo như một nhà truyền giảng Phúc Âm hiện đại”.

Có lẽ phần thưởng lớn nhất Chúa ban cho Cha là được cùng với Đức Thánh Cha và các bạn trẻ khắp thế giới ca ngợi Chúa Giê Su, và ngài được toại nguyện về điều này trong dịp hè năm 2013, Cha cùng với các linh mục Canh Tân Đặc Sủng chia sẻ niềm vui của sự Ca Ngợi, Thờ phượng trước hàng mấy triệu bạn trẻ qui tụ về Rio de Janeiro để tham dự ngày giới trẻ thế giới – World Youth Day.

Ngay cả trong hoạn nạn đời người, thì Chúa cũng biến nó thành niềm vui rạng rỡ cho người con yêu của Chúa. Số là khi cha tập thể dục trên máy chạy bộ thì bị tai nạn chấn thương, phải làm lễ ngồi, trên chiếc xe lăn tay, thời gian còn lại, Bác sĩ không cho phép hoạt động để hồi sức và giúp cho vết thương được mau lành. Thời gian tĩnh lặng này là lúc cha được linh hứng viết các sách mới “Đức Ái – Agape” và “ Thời quyết định – Kairos”, sách ngay lập tức được đón nhận nồng nhiệt, số bán là 10 triệu bản cho sách “Đức Ái” và 2 triệu bản cho “Thời quyết định”. Xếp hạng kỷ lục trong lich sử xuất bản của nhà Editora Globo. Toàn bộ tiền bán sách dành hết cho công tác xây dựng đền thánh “Maria Mẹ Thiên Chúa – Theotokos”

Ta biết rằng: Với những ai yêu mến Thiên Chúa, thì Người đồng công cộng tác biến mọi sự nên lành, tức là những ai đã được Người kêu gọi theo ý định của Người. (Roma 8,28 ).

Thánh lễ mới đây của cha :       https://www.youtube.com/watch? v=1QUfwE23D-c

         Nghi thức phụng vụ mới mà cha Marcelo diễn tả không chỉ dừng lại trong việc chọn lựa nhạc dùng trong phụng vụ mà đi ra ngoài luật lệ kinh điển, tạo nên một cộng đoàn Tin Mừng, khá thuần khiết, để những ai mơ ước về một giáo hội canh tân đặt nền tảng trên các cộng đoàn và sự lưu ý đến người nghèo khó, lẽ thường họ vốn không thể vượt qua vì có vô số các chia rẽ, phân cách trong các tầng lớp xã hội bao gồm từ người giầu sang cho đến người bần cùng ở đô thị, thì nay, họ có thể đến, họp thành cộng đoàn mới.

·         Ngày nay vị linh mục thể thao, người đã thiết lập kết cấu mục vụ Tin Mừng truyền thông bằng mấy ngàn cộng tác viên, người tự tay thiết lập hệ thóng “Globo” truyền hình để quảng bá niềm vui của Tin Mừng, Cha không còn phải đơn độc nữa, ngược lại, cha có nhiều bạn hữu cùng chung chí hướng. Từ những bước đi ban đầu của Cha, đi theo có nhiều các linh mục ca sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ sáng tác khác, như linh mục dòng Thánh Tâm Fabio de Melo, hay linh mục Hewaldo Trevisan, Reginaldo Mazotti, các ngài đều trong độ tuổi tứ tuần và có bề ngoài thánh thiện đáng mến cũng như cách nói làm hứng khởi, làm phát sinh hy vọng.

·         Kỷ niệm kim khánh Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, chúng con  Xin Chúa Giê Su kính yêu cho giáo hội các nơi và Việt Nam của chúng con cũng có thật nhiều linh mục thánh thiện như  cha Marcelo Rossi. Xin Mẹ Maria cầu cho chúng con có rất nhiều linh mục hiếu thảo trọn tình với Mẹ như cha Rossi.

Xin Thần khí Chúa canh tân bộ mặt trái đất của chúng con qua tác vụ của những tôi tớ tận tụy của Ngài!

(Phan sinh Trần, tổng hợp bài viết của News Week, USA today, Washington Post, CNN, Tạp Chí Công Giáo,… về cha Marcelo Rossi.) 

NỮ TU MỘT MẮT GIÚP TÔI THOÁT RA KHỎI TÌNH TRẠNG ĐỒNG TÍNH PÊ ĐÊ.

NỮ TU MỘT MẮT GIÚP TÔI THOÁT RA KHỎI TÌNH TRẠNG ĐỒNG TÍNH PÊ ĐÊ.

Lời chứng của Anh Paul Darrow

Phan Sinh Trần gởi

Paul Darrow, lần đầu tiên tìm đến bãi tắm biển của giới đồng tính nam ngay từ những năm mới có 15 tuổi đầu, không lâu sau đó, anh đi xe quá giang lên thành phố Nứu Ước nơi có những môi trường sinh hoạt của giới đồng tính phát triển mạnh và nhiều, thành phố cũng là nơi anh có thể theo đuổi nghề làm người mẫu tạo hình. Chính tại đây, Darow có cơ hội làm việc như một người mẫu quốc tế và dần dà đã trở nên nổi tiếng, anh có dịp cặp kè với các tài tử nổi tiếng ở các hộp đêm trong thành phố.

Những khi không ở phim trường hay phòng tập thể dục, anh luôn nhớ và thường xuyên đi săn tìm “bạn tình” đồng giới, Anh kể “tôi đã chơi bời với hàng tá, rồi đến con số hàng trăm, thậm chí sau cùng đến mấy ngàn người tình. Tôi hoàn toàn điên dại cho dù không bao giờ muốn mình ra như thế khi mà tôi trở nên vô cảm với ý niệm về tình bạn trên cả hai phương diện thân xác và linh hồn”.

Tuy nhiên, khi nạn dịch AID, dịch bệnh liệt kháng hoành hành trong giới đồng tính và cướp đi hầu hết các bạn bè của Darow, đã có đến 90 phần trăm bạn bè ra đi vì căn bệnh thế kỷ này, quả là một phép lạ khi Darow luồn lách và thoát ra khỏi bản danh sách dài của thần chết. Anh sợ bệnh dịch làm toi mạng và  quyết định dời về vùng San Francisco để làm lại cuộc đời. Tại nơi đó, anh đã gặp bạn chung sống mới,tên là Jeff, họ cùng sống trong một phòng cabin nhỏ ở quận hạt Sonoma.

Một hôm, ở nhà tình cờ Darrow khám phá ra trên chương trình TV, xuất hiện bà Sơ một mắt, nói chuyện rất thẳng thắn, được anh đặt cho hỗn danh là “ Sơ hải tặc” vì sơ có một mắt bị che bằng miếng vải nhỏ. Darrow vội gọi bạn  “Ê Jeff lại mà coi nè, mày phải coi cái màn diễn kỳ quái này” vừa nói anh vừa chỉ vào hình ảnh trên TV. Họ không biết nhân vật đang nói trong chương trình  TV, đó là Mẹ Angelica, vốn vừa bị tai biến não làm méo xệch bên má phía trái của bà, và đã phải đeo miếng bịt che cho mắt trái, tuy nhiên, thật lạ lùng! bệnh tật không làm cho Sơ chùn bước trong việc chia sẻ Tin Mừng Cứu Độ. “Jeff lại coi mau đi” tôi vừa cười vừa nhạo báng “Trời ơi, mấy người Ki tô giáo điên khùng hết biết này! Tôi cùng bạn bè nói móc Sơ, và cười nhạo bà”. Người mà sau này sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Darrow một cách vĩnh viễn.

Giễu cợt một hồi, Jeff rời khỏi phòng, Darrow định bấm chuyển đổi sang băng tầng TV khác, thì trong anh chợt có một điều gì đó làm phân vân và thắc mắc, “lời nói của Mẹ Angelica, vừa khôn ngoan, vừa thực tế, lại rất chân thực đánh động vào tâm trí của tôi” Mẹ nói:

–          Bạn thấy không, Chúa đã tạo tác ra Bạn để làm một người hạnh phúc vui tươi trong đời này và đời tiếp đến.

Mẹ thốt nên lời cách khó khăn từ cặp môi méo xệch và khó chuyển động nhưng một con mắt còn đang hoạt động lại bừng sáng lên và lấp lánh niềm hy vọng qua cặp kiếng bà đeo. Bà nói tiếp:

–          Ngài hằng chăm sóc cho bạn. Ngài canh chừng mọi động, tĩnh của bạn. Không một ai từng yêu mến bạn lại có thể ân cần quan tâm cho bạn đến mức độ đó.

Lời của Mẹ Angelica như rung lên một sợi dây thanh âm, có tiếng vang vọng trong tâm hồn của Darrow, làm cho Anh phải chựng lại, dáo dác nhìn quanh, và rồi,  anh chợt khám phá ra là,  kể từ hôm đó anh đã bí mật, lén lút tìm và xem lướt qua các chương trình nói chuyện của Sơ mỗi khi anh có cơ hội.

Bà sơ một mắt đó chính là Mẹ Mary Angelica thuộc dòng Đức Mẹ truyền tin, sáng lập viên của hệ thống truyền hình Công Giáo toàn cầu tên là “Lời vĩnh cửu” (EWTN),đài có số lượng khán thính giả khổng lồ, bao gồm 250 triệu gia đình ở khắp năm châu, bà đã về với Chúa vào ngày 27 tháng 3 năm 2016 sau một thời gian dài chiến đấu với các hâu chấn của cơn tai biến động mạch não. Sơ mất vào năm chin mươi hai của đời người.

Darrow làm chứng tiếp “Bà ta có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong đời tôi và tôi dần dần yêu mến bà nhưng tôi lại phải dấu bà khỏi sự dòm ngó ở chung quanh”, nghĩa là một khi tôi xem xong các chương trình của bà, tôi cẩn thận bấm qua đài khác trước khi tắt TV phòng khi Jeff hay ai đó bật TV lên và biết là tôi đang xem chương trình của Mẹ Angelica. Sự thì thọt, che dấu này làm tôi nhớ đến hoạt cảnh hồi còn lén lút xem các chương trình chiếu phim khiêu dâm, tôi cũng đã có cách dấu diếm tương tự như vậy vì tôi không muốn cho Jeff hay mọi người biết được rằng tôi đã xem các phim sex, các cảnh dâm ô, làm tình trên TV”.

Thực tế là ảnh hưởng của Mẹ Angelica tiếp tục gia tăng, thúc giục Darrow quay về nhà Chúa sau nhiều thập kỷ vắng mặt. Đây là một thay đổi khó khăn vì Darow biết chắc rằng mình sẽ bị mất đi nhiều bạn bè và khách hàng nếu họ thấy anh đi đến một nhà thờ Công Giáo. Trong một chừng mực nào đó thì Darrow đã nghĩ đúng, anh kể “Tôi mất khách hàng, tôi mất bạn bè. Mọi người choáng váng khi biết tin, vì tôi vốn là một người có học vấn, khá thông minh mà lại tin vào Chúa Giê Su Ki tô, đấy là ý nghĩ của những người chứng kiến, nhìn thấy tôi đi nhà thờ trở lại”. Tuy nhiên, Darrow không bao giờ ân hận về việc tốt lành đã làm, từ khi anh được Chúa đổi mới, anh đi khắp nơi chia sẻ kinh nghiệm của mình một cách công khai trong xã hội qua các buổi nói chuyện và hội thảo. Mẹ Angelica cũng hướng dẫn cho Darrow khám phá về “Can Đảm Quốc Tế”, một chương trình mục vụ được Tòa Thánh công nhận, dành riêng cho các Tín Hữu Công Giáo có khuynh hướng đồng tính luyến ái, nhằm mục đích gia tăng mối liên lạc của họ với Chúa cho thêm gần gũi, khuyến khích tình bạn trong sáng, và học sống đời sung mãn trong đức khiết tịnh. Cũng chính trong khi cộng tác với chương trình “Can Đảm Quốc Tế”, Darrow tham gia đóng phim tài liệu “Ước muốn từ đồi Vĩnh cửu – Desire from Everlasting Hills” để chia sẻ về câu chuyện thực của đời mình và niềm hy vọng tương tự mà người xem có thể tìm ra được từ Hội Thánh Công Giáo.

Về kinh nghiệm quay về với Hội Thánh Công Giáo, Anh xác nhận “ Không hề có một sự kỳ thị nào khi tôi bắt đầu hành trình trở lại Đạo. Tôi không bao giờ bị coi là một người xấu xa, tội lỗi, không bị chê bai như là một người đã làm điều xằng bậy, ngay cả trong lúc tôi xưng thú tội lỗi ở tòa cáo giải. Đạo Công Giáo quả thực như tên gọi, như lời giáo huấn, là Đạo mở rộng lòng và đón nhận mọi người”

“Tôi muốn tỏ bày tình yêu của tôi dành cho Chúa và lòng biết ơn dâng lên Ngài vì mọi sự Ngài đã làm cho tôi, Ngài không bao giờ quên tôi trong suốt mấy thập kỷ tôi quên Ngài, làm điêu nghịch phạm đến Ngài

Bí quyết nào giúp Mẹ Angelica bị tai biến đến xấu xí dị dạng lại có thể chài lưới được nhiều linh hồn giống như trường hợp của Anh Darrow vậy?

Cha Giu Se Wolfe cho biết bí quyết để cải hóa lòng người là dựa cậy vào Chúa và luôn cầu nguyện cho đương sự, nhất là “Sơ chịu mọi thống khổ hy sinh dâng lên Chúa Giê Su để được thông phần đau khổ với Chúa và để được dip cầu nguyện, cứu giúp chính linh hồn mình và các linh hồn người khác”, Cha Giu Se kể tiếp:

–          ( Khi bệnh Mẹ bị trở nặng vào những thời gian sau cùng) Mẹ Angelica chỉ thị cho các con cần làm mọi sự để cho Sơ sống không cần biết mẹ bị đau đớn, thương tổn đến mức nào …hầu hết chúng ta ít ai nghĩ đến cách hy sinh đó, chúng ta chỉ muốn Chúa mau đem chúng ta ra khỏi cơn thử thách…

–          Điều vĩ đại nhất trên thế gian, chính là Tình yêu của Thiên Chúa trao ban đến cho chúng ta qua Chúa Giê Su, và đây là điều mà Mẹ Angelica lĩnh hội, cho nên ngài muốn yêu Chúa để đáp trả lại tình Chúa. Và đó là tất cả của đời sống Sơ:

Đã có nhiều sách mô tả các kỳ công Chúa làm qua mẹ Angelica và về đời sống thánh thiện phát sinh nhiều hoa trái Thánh Linh của Mẹ, chúng tôi sẽ có dịp được trình bày trong các bài sau.

Bạn có thể xem phim “Ước muốn từ đồi Vĩnh cửu – Desire from Everlasting Hills”  ở mạng liên kết này: https://everlastinghills.org/ movie/

Phim tài liệu , tiểu sử Mẹ Angelica : https://www.youtube.com/watch? v=HjHoFI2QIEs

Chương trình nói chuyện của Mẹ Angelica, trênTV “Lời Vĩnh Cứu” :                   https://www.youtube.com/watch? v=bMfQ5kyjPi4

(Nguồn: http://www.catholicnewsagency. com/images/Mother_Angelica_ with_eye_patch_1_YouTube_ screenshot_CNA.jpg?w=640)

CHÚA CỨU CHỮA CHO NGÔI TRƯỜNG BỊ XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG.

 CHÚA CỨU CHỮA CHO NGÔI TRƯỜNG BỊ XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG.

Phan Sinh Trần

Năm 1974, cha Michael Scanlan, thuộc dòng Phan-xi-cô khó khăn, nhận chức chủ tịch trường cao đẳng Steubenville thuộc hệ thống Đại Học Cao Đẳng của Hội Thánh Công Giáo Hoa Kỳ, trường đang trong tình trạng bị xuống cấp thảm hại, bị lỗ lã tài chánh, sinh viên của trường, ngoài giờ học thường dùng thời gian để làm các điều phản luân lý như tụ tập đàn đúm rồi làm tình với nhau, rủ rê lôi kéo chúng bạn sử dụng chích choác ma túy, và cùng nhau đi la cà các quán bar để nốc rượu cho đến lúc say khướt. Tình hình tệ hại tới mức các ứng viên cho chức vụ chủ tịch hội đồng trường Steubenvilled, những người nộp đơn trước cha Scanlan, khi được phỏng vấn ứng viên cho công việc làm này, họ đều có chung một nhận định, đó là, nếu được trở thành chủ tịch thì họ sẽ đóng một hoặc nhiều bộ phận trong trường, duy chỉ có Cha Scanlan là chủ trương cải tổ nhà trường thay vì phải đóng cửa nó. Được hội đồng nhất trí bầu chọn làm vị chủ tịch hội đồng quản trị mới, Cha Scanlan liền bắt tay vào việc cải tổ ngôi trường.

 Trong ba tháng đầu tiên, ngài thường dùng bữa ngay tại các nhà ăn sinh viên, chơi tennis, banh bầu dục, banh chầy, bóng rổ với các bạn sinh viên, Ngài tham dự bất kỳ buổi họp mặt party vui choi nào mà Ngài biết được dù họ có muốn mời ngài đến tham dự hay không mặc kệ, kinh nghiệm này cho Cha sự hào hứng nhưng cũng cho thấy tình trạng bết bát của môi trường, ngài càng đoan chắc một cách tỏ tường rằng những đề nghị cải cách là tuyệt đối cần kíp cho đời sống sinh viên của nhà trường:

–          Trường Cao Đẳng Steubenville cần sự đổi mới, canh tân theo đức tin công giáo một cách sâu sắc và sự trỏ về với căn tính (theo tinh thần thánh) Phan-xi-cô của mình.


Vốn có nhiều kinh nghiệm về Canh Tân đổi mới, Cha liền tổ chức các nhóm Canh Tân Đặc Sủng, tương tự như các tập thể nhỏ mà Cha từng tổ chức khi ngài còn là một giám đốc Chủng viện của dòng thánh Phan-xi-cô. Đây sẽ là các nhóm hạt nhân cho công trình cải tổ của Trường. Cha cũng giành lấy công tác phụng vụ của ngày Chúa Nhật, trong các Thánh Lễ, ngài kết hợp việc ca ngợi Canh Tân Đặc Sủng với các bài giảng thuyết có sức tác động làm lay tỉnh tấm lòng người tham dự. Ngài thiết lập chế độ  “tổ dân phố” đòi hỏi sinh viên tham gia, chương trình này có tính bặt buộc cho mọi sinh viên của Trường, đó là các nhóm nhỏ chuyên chú vào việc phát triển cá nhân và cộng đoàn. Tổ trưởng là các em sinh viên tích cực, đạo dức hoặc nhân viên của Trường. Cha cũng thiết lập một trung tâm Canh Tân Đặc Sủng ở ngay trong khuôn viên trường, làm nơi tổ chức các khóa tĩnh tâm, hội thảo giúp sinh viên tiến xa trong sự hiểu biết về Chúa và đâm rễ sâu trong đức tin Công Giáo. Trung tâm bắt đầu tổ chức các buổi hội thảo vào mùa hè, thu hút được người trẻ đang theo học trong trường cao đẳng đến tham dự, Cha Scanlan thường xuyên nói chuyện ở các buổi hội thảo này.

Khởi đi từ năm 1975 ngay tại khuôn viên trường, Cha Scanlan tổ chức hội thảo hè dành cho các linh mục và trong năm sau, tổ chức hội thào phúc âm công giáo cho giới trẻ học sinh trung học. Từ ngày đó cho đến hôm nay, sinh hoạt trở thành đều đặn mỗi năm, hè về, đã có 55.000 ngàn học sinh và người lớn tham dự các trại hè thảo luận ở 31 đại học Phan-xi-cô trên 16 tiểu bang của Hoa Kỳ và Gia nã đại.

Mặc dù đã có những sự thay đổi chiến lược nêu trên, tuy nhiên, trường cao đẳng Steubenville vẫn còn phải tiếp tục tranh đấu để sống còn. Sau năm đầu tiên, tính từ lúc Cha Scanlan về nhận chức chủ tịch hội đồng và áp dụng các cải cách, tình trạng không khả quan hơn, con số tân sinh viên ghi danh theo học đã ở mức thấp nhất trong lịch sử của trường, đã có 5 nhân viên cao cấp nhất hoặc họ chán nản xin từ chức hoặc bị cho nghỉ việc, các phân khoa bắt đầu mất dần niềm hy vọng cuối cùng nơi tài lãnh đạo của linh mục Scanlan. Mặc cho khó khăn chồng chất, Cha Scanlan càng kiên trì trông cậy nơi ơn không ngoan soi sáng của Chúa Thánh Thần dành cho mình và cương quyết tiếp tục thúc đẩy việc cải cách nhà trường, đặc biệt là về nội dung các khóa học, ngài cũng giới thiệu trở lại phân khoa Thần Học với chương trình học phong phú, Thần Học mau chóng trở thành môn chánh được sinh viên tìm đến ghi danh nhiều nhất ở trường. Ngài cũng trực tiếp trông coi việc phát triển các chương trình hậu đại học, với học vị tiến sĩ cho môn Kinh Tế Quản trị và Thần học, điều này giúp cho trường được công nhận danh hiệu Đại Học vào năm 1980. (Năm 1985 trường được đổi tên là Đại học Phan-xi-cô của thành phố Steubenville).

Cha Scanlan nhận định “Trường Cao Đẳng phải thường xuyên làm mới lại mình. Nó được kêu gọi để tự diễn tả một cách liên tục những giá trị vinh cửu trong thời hiện tại, cho những con người thời nay vốn đối diện với cuộc sống hiện đại. Chính đây là nơi  mà một trường cao đẳng có thể đáp ứng cho các nhu cầu mà các cơ quan tôn giáo khác không làm được. Nguyên tắc đổi mới ở Steubenville được đặt căn bản trên tố chất luôn mới mẻ của Chúa”.

Từ đó, Đại Học Phan-xi-cô đã tiếp tục phát triển và có thêm nhiều uy tín, sĩ số sinh viên theo học được gia tăng và lên đến con số trên 2600 sinh viên hàng năm, Trường tổ chức hàng trăm buổi hội thảo giúp canh tân đổi mới đời sống, làm gia tăng thêm niềm tin Đạo, lòng yêu mến cuộc đời nơi các bạn trẻ. Steubenville nổi tiếng vì giúp tạo nên vài Nhà Thần Học, Chuyên viên Giáo Lý và Doanh Nhân lớn, tầm cỡ thế giới. Hiện nay,  trường có chuyên khoa Thần Học với các bộ môn học thuộc vào loại phong phú nhất trong số các trường đại học Công Giáo  Hoa Kỳ. Ngày nay, ngôi trường Steubenville nhỏ bé được ghi danh trên bản đồ là địa chỉ của một nhà trường Công Giáo cách tân của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng làm tiêu chuẩn cho các trường đại học khác noi theo.Đến phiên mình, các trường này tiếp tục công việc huấn luyện nên các nhà lãnh đạo công giáo trứ danh, hầu hết đều vươn tới cùng một kết quả tốt đẹp giống như những gì trường Phan-xi-cô đã làm được. Steubenville đã có một ảnh hưởng tuyệt vời cho nền văn hóa Công Giáo ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Làm sao mà sự thay đổi tốt đẹp này đã diễn ra? Điều này đã cần đến một linh mục sẵn lòng đáp trả sự thôi thúc của Chúa Thánh linh để chuyển đổi ngôi trường của hội hè, chơi bời thành ra một trương đại học công giáo tốt nhất thời nay.

Cha Vincent Michael Scanlan là ai mà tạo nên một kỳ tích tuyệt diệu như vậy?

Cha Scanlan thuộc dòng Phan-xi-cô khó khăn, Ngài đã ở cương vị chủ tịch đại học công giáo Phan-xi-cô, Steubenville, tiểu bang Pennsylvania trong 26 năm trường.

Khi còn bé Scanlan tuy rất thông minh nhưng lại không chú tâm vào thứ hạng xuất sắc đầu lớp cho bằng cậu muốn được có thêm các sinh hoạt hào hứng được tổ chức trong cộng đồng. Tuy nhiên các sư huynh dòng Thánh Tâm đã có một ảnh hưởng tốt tới đức tin, tính hạnh của Scanlan, đặc biệt là sư huynh Bertin Ryan, người mà Scanlan cho rằng “đã kết hợp tiêu chuẩn cao nhất về đức hạnh, học vấn uyên thâm trong một phong cách đáng mến, với một sức mạnh thân thiện khôn cưỡng”. Được ảnh hưởng trong một thời gian lâu dài bới sư huynh Bertin, em Scanlan mau chóng để cho đức tin làm chuyển hóa và thay đổi cuộc sống của mình. Sự thay đổi toàn diện này làm cho em Scanlan vượt qua bản tính thờ ơ và nhanh chóng tiến đến vị trĩ đứng đầu lớp. Scanlan tốt nghiệp hạng danh dự ở trường trung học Coindre Hall và sau đó theo học tại trường cao đẳng Williams.

Tuy nhiên, tại đây anh bị khủng hoảng đức tin khi chứng kiến sự hoài nghi, và tình trạng thiên về hiện thực trần thế của các giáo sư, Scanlan bắt đầu nghi ngờ sự hiện hữu của Thượng Đế, rồi trong một thời điểm bị hoang mang lòng tin, Scanlan đã rời khỏi sân trường, anh tiến bước, đi vào một khu rừng bên cạnh trường, anh ở lại trong nơi thanh tịch đến nửa ngày, anh thề hứa sẽ không đi ra khỏi đó cho đến khi Chúa cho anh ơn biết phân định, ơn nhận biết tỏ tường về sự hiện hữu thật của Chúa. Chính vào buổi chiều tối hôm đó, Scanlan cảm nhận có sự hiện diện rất sống động và tốt lành của Chúa, kinh nghiệm này định hướng toàn bộ cuộc đời của anh, nó cũng giúp cho anh tìm về lại đức tin Công Giáo với một nguồn sinh lực mới mẻ.

Tiếp tục việc học, Scanlan theo học tại đại học luật Havard, trong niên học thứ hai, Một hôm nọ, đang khi đi bộ từ nhà nguyện để trở về trường sau thánh lễ sáng, Scanlan lại cảm thấy sự hiện diện của Chúa một lần nữa.Trong giây phút đó, Scanlan biết rằng Chúa muốn kêu gọi anh trở thành một linh mục Công Giáo. Anh rất ngỡ ngàng trước sự mạc khải của Chúa nhưng anh đã thưa vâng không do dự, anh cũng biết rằng mình cần phải hoàn thành việc học luật trước đã.

Ra trường, phục vụ trong không lực, nha quân pháp, làm việc rất giỏi, luật sư Scanlan chưa hề bị thua một vụ kiện nào, anh mau chóng trở thành một quan tòa của Không lực Hoa Kỳ. Cho dù đang thành công lớn trong nghề nghiệp, Scanlan cảm thấy ý muốn của Chúa cho mình là ra đi và gia nhập một dòng tu để phục vụ cho cộng đoàn dân Chúa. Một lần nữa anh Scanlan thưa vâng với Chúa, anh đi thăm dò để có một nơi chốn tu trì và phục vụ dân Chúa thích hợp với ơn gọi của mình, tìm hiểu ở dòng Tên, dòng Đa Minh và cuối cùng theo ý Chúa, anh chọn dâng hiến đời mình trong dòng Phan Sinh. Tháng 5, năm 1964 Scanlan thụ phong linh mục dòng ba của thánh Phan-xi-cô khó khăn.

Năm1970,  cha nhận được thêm ơn Chúa Thánh Linh trong dịp tĩnh tâm Ngũ Tuần tại Đan Viện Ann Arbor và bắt đầu trở nên lãnh đạo hàng đầu của làn sóng ngũ tuần, tiền thân của phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Cha có một đời sống dồi dào ân sủng Chúa Thánh Linh, trong tình yêu bền chặt với Chúa Giê Su, ngài thường dành thời gian ưu tiên tối đa cho việc cầu nguyện kết hợp với Chúa, dành nhiều giờ, nhất là vào lúc bắt đầu một ngày mới, trước Thánh Thể Chúa. Ngay từ khi còn là một sinh viên ngài luôn tìm cầu ý Chúa trong bất kỳ việc gì cần giải quyết. Cha Davis, bề trên tỉnh dòng Phan Sinh, trong cùng cộng đoàn với Cha Scanlan, kể lại:

–          Cha dậy sớm hơn và trước hầu hết mọi người trong nhà của chúng tôi, ngài ở lại trong nhà nguyện trước giờ chầu Thánh Thể sớm hôm. Ngài luôn có bản Chương Trình Công tác của Ngày hôm đó, Ngài sẽ chăm chú cầu nguyện hỏi Chúa “Rồi con sẽ làm gì với điều này đây?” Bất cứ quyết định nào của Cha luôn bắt nguồn, xuất xứ từ Chúa.

Niềm vui Canh Tân Đặc Sủng của Cha luôn trào dâng ra cho người khác và tạo nên một phản ứng dây chuyền làm vui tươi, thánh hóa cả môi trường, Giáo sư dạy môn thần học của trường, tiến sĩ Hann cho biết:

–          Hồi đó, vợ tôi chưa phải là người Công Giáo, cô ta bị xảy thai, Cha Scanlan cầu nguyên đặt tay cho cô. Kết quả bất ngờ là …không những chỉ có người vợ của tôi mà cả gia đình, chả bao lâu sau, đều được hồi phục sức khỏe thể lý và tinh thần. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, vợ tôi tin phục và có cảm nghiệm tốt về đạo Công Giáo, Kimberly vốn chưa phải là một tín hữu công giáo, nay cô muốn cải đạo và xin trở thành một tín hữu Công Giáo. Hann nói tiếp:

–          Ngài có trực giác nhạy bén, sức mạnh siêu nhiên từ gốc nguồn (của Chúa) xuất ra. Ngài như đang cai quản 12 chi tộc của Steubenville, giống như tổ phụ Gia Cóp khi xưa đã chăn dắt dân tộc Israel, Ngài luôn dẫn dắt mọi sinh hoạt, nào là công tác cho sinh viên, điều hợp các phân khoa, nào giúp linh hướng, linh đạo , giải tội, đặt tay cầu nguyện cho bất kỳ ai có ước muốn… Ngài là một người luôn ở trong sự cầu nguyện và điều này có ảnh hưởng lan tỏa ra cho người khác”   

 

Sau đây là các chia sẻ của Sơ Ann, cộng tác viên của Cha Scanlan, Sơ cho biết:

–          Việc đầu tiên của Cha là luôn đặt Chúa ở trước hết, và luôn tìm ý Chúa trong mọi quyết định về phát triển của ngôi trường. Ngài dặn dò người thư ký, xin hoãn lại tất cả các giờ hẹn cho đến khi Ngài cầu nguyện xong, cho đến khi Chúa chỉ rõ các yêu cầu cần thiết của ngày hôm đó…

–          Cha luôn hỏi Chúa “Làm sao con làm cho nó hoạt động đây?” không phải là cha không có tài, không có năng khiếu, và khả năng. Ngài có thể sử dụng chúng, nhưng điều cốt yếu là Ngài luôn muốn được lệ thuộc vào Chúa. Điều này ghi khắc dấu ấn về thái độ tin thác vào Chúa của Cha, sâu đậm trong tâm tôi, trong mọi việc tôi làm giờ đây, tôi không thể làm mà không có giờ lâu trước nhan thánh Chúa để lãnh hội ý Chúa và biết rõ tôi dành ưu tiên cho công việc theo cách thế đúng đáng nhất.

    … ngõ hầu Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự. (1Corinto 15:28)

Cha Scanlan mất ngày 7 tháng 1 năm 2017 sau một thời gian đau ốm. Cha Sheridan, chủ tịch đương nhiệm của đại học Phan-xi-cô, kể lại rằng:

–          Cha Scanlan đã làm chương trình “ Đại Học Phan-xi-cô tường trình” trên đài truyền hình Công Giáo “Lời Vĩnh Cửu”, EWTN (Đài TV công giáo lớn nhất thế giới được truyền dẫn đến 250 triệu gia đình, trong 140 quốc gia khắp năm châu) trong mười tám năm trường, đến nay thì chương trình đã được 23 tuổi, là chương trình thảo luận về thần học lâu đời nhất của đài EWTN. Ngài viết 16 quyển sách về các đề tài tâm linh, là lãnh đạo tiêu biểu của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Ngài đã thuyết giảng hàng ngàn buổi ở Hoa Kỳ và hải ngoại, dẫn dắt vô số người vào trong mối tương quan mật thiết với Chúa Giê Su Ki tô và Hội Thánh Công Giáo. Điều mà có lẽ, tất cả chúng ta sẽ nhớ nhiều nhất, với thái độ biết ơn, dành cho người cha tinh thần quý mến của chúng ta.

Ông George Weigel, một chuyên viên cao cấp, giám đốc trung tâm nghiên cứu Công Giáo về Đạo Đức và Chính Sách Công đã phát biểu ý kiến:

–          Cha Michael Scanlan là một máy phát năng lượng Phúc Âm, người biết rằng việc canh tân giáo dục cao học Công Giáo là yếu tố rất thiết yếu của công trình Tân Phúc Âm hóa. Tư cách chứng nhân, cách sống quá nhiệt thành, và khả năng nói Tin Mừng một cách hoan hỉ đã là đóng góp chính không chỉ cho đại học Phan-xi-cô nhưng là cho Hội Thánh Công Giáo ở Hoa Kỳ và cho hội thánh trên toàn thế giới

Sơ Ann sau mấy mươi năm làm việc chung với Cha Scanlan, trong mục vụ Canh Tân tại trường Steubenville đã tóm gọn về phương cách Cha đã tiến hành để có thể thay đổi hoàn cảnh cho một người như sau:

–          Một là ngài luôn dâng đương sự và tình trạng của họ lên cho Chúa trong một thời kỳ cầu nguyện liên lỉ sâu dài.

–          Hai là ngài có cách để đem người đó tới với Chúa Giê Su làm gia tăng Đức Tin của họ, và đến phiên họ sẽ lại đi giúp đỡ cho người khác.                    

Ngài xây đắp tình thân của họ cùng với Chúa Giê Su và trong Chúa Giê Su. Ngài không giảng dậy, Ngài sống điều cần giảng.

 Vì chúng tôi không rao giảng chính mình, song là Đức Kito Giê Su, Ngài là Chúa, còn chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em,  vì Đức Giê Su (2Cô rin tô 4:5)

Xin Chúa Giê Su qua tác vụ của Chúa Thánh Linh, cho Hội Thánh Việt Nam, Hội Thánh Toàn Cầu có thêm nhiều linh mục khả kính như cha Michael Scanlan.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hoạt động của Cha Scanlan ở đây:

http://www.ncregister.com/ daily-news/the-man-who- rebuilt-steubenville

https://franciscan.edu/ FatherMike

http://www.iccrs.org/en/fr- michael-scanlan-tor-may-rest- in-peace/

https://www.youtube.com/watch? v=M1G1e1zFzBM

Tĩnh Tâm Thánh Linh, Mùa Chay Lưới Về Nhiều Cá Lớn.

Tĩnh Tâm Thánh Linh, Mùa Chay Lưới Về Nhiều Cá Lớn.

 Tác giả: Tân Trần

Ba ngày tĩnh tâm M ùa Chay vào ngày 24, 25, 26 th áng ba năm 2017, tại Houston được Chúa cho tới 3 con cá lớn thuộc loại nặng ký và ngoại cỡ, kế đến số cá nhỡ cũng đến chục con, còn loại cá con như trường hợp của chúng tôi, có lẽ không thể kể cho hết. Cám ơn Chúa về một kỳ bội thu. Cuộc tĩnh tâm được tổ chức như thường lệ tại Giáo xứ St. Christopher, thành phố Houston, Texas, do Cha Giuse Lê Thu làm chánh xứ. Phụ trách chương trình, Cha Phê rô – Ma ri a Bùi Công Minh, giảng thuyết có quý cha Duy An Nguyễn Hùng, Cha Đoàn đình Bảng, Cha Trần Sơn Steven, Dòng Chúa Cứu Thế, Cha Andre Đỗ Hiến.

Các Cha nhấn mạnh đến sự kiện Chúa Cha đã chọn chúng ta và để ý đến ta từ muôn thuở, trước khi ta được sinh ra. Chúa Cha gởi Người Con duy nhất trên Thiên Đàng đến trần gian chịu vô vàn sỉ nhục, đau đớn để gánh tội cho ta. Ngài đem đến vô số cơ hội để mở sự mù lòa cho ta, chữa tình trạng bại hoại của ta, được có Chúa và ơn cứu độ của Ngài là một niềm vui lớn lao rất tuyệt vời. Niềm vui đó ở đây ngay vào giờ này dành cho bất kỳ ai mở lòng đón nhận ơn, Chúa đang chờ đợi ta, Mẹ đang khuyến khích ta hãy đến, hãy quay về với địa vị làm con Thiên Chúa vốn rất giầu có và phong phú …

Tĩnh tâm đã thu vào lưới nhiều cá, con cá kình loại một là trường hợp của một em thanh niên khoảng 16 tuổi vô thần, không tin vào sự hiện diện của Thượng Đế. Em vẫn thường tuyên bố “ làm gì có Thượng Đế hiện hữu, there is no God existing”. Tuy nhiên, em nể Mẹ và bà Ngoại thường xuyên năn nỉ em rằng, hãy đi tham dự tĩnh tâm mùa Chay. Em chịu  đến cho có vì tham dự một kỳ tĩnh tâm nói tiếng Việt mà em “không hiểu gì mấy”, em thấy có đông “người Việt Nam, họ đang ca ngợi Đức Chúa” trong tinh thần hăng say quá, không khí cũng hào hứng và vui cho họ, nhưng không thoải mái lắm đối với em. Nhưng rồi, khi tiến lên đến gần bàn thờ, nơi đang để mặt nhật chầu Chúa Thánh Thể, thì em cảm thấy nơi đây không bình thường như mình nghĩ, có sự hiện diện thật của một ai đó mà sức nóng ấm lan tỏa trong luồng ánh sáng chói, cho dù đèn chiếu ở hội trường không được mạnh lắm. Sự hiện diện của vị này là thực vì có một quyền năng nào đó đang hiện diện chung quanh em rất khó diễn tả cho đủ. Rồi khi em được Cha đặt tay thì em ngả ra và được nghỉ ngơi ra trong Chúa. Em cảm được như có ai đó đang nói với em, “Chúa Giêsu yêu em – Jesus love you” kèm theo có quà tặng là sự vui mừng và bình an bao phủ, làm cho em không thể nào phủ nhận được sự hiên diện của Chúa Giêsu kính yêu. Em hứa từ nay sẽ luôn đi theo Chúa giống như trường hợp của Mẹ và Bà Ngoại vốn là đạo Phật nhưng nay đã theo Chúa. Em cảm thấy “Chúa Giêsu thật là cool !”

Con cá to thứ hai là một chị trẻ tuổi, đang chuẩn bị đám cưới theo chồng tương lai. Chị làm chứng về hành trình đức tin của mình:

  • Tôi vốn xuất thân từ một gia đình rất sùng mộ Đạo Phật, Mẹ tôi đi Chùa và tụng kinh, làm công quả thường xuyên. Tôi thề là không bao giờ làm dấu thánh giá hay cầu nguyện với Chúa cho dù có yêu Anh và phải lấy chồng theo đạo Công Giáo. Năm ngoái, tôi và Anh gặp khó khăn trong việc làm, chúng tôi đi tìm kiếm việc khắp nơi nhưng không làm sao cho Anh có việc làm, dù đã cầu trời khẩn Phật nhiều. Kẹt quá, tôi đành nghe lời mấy chị bạn Thánh Linh đi tham dự tĩnh tâm. Các chị nói, “em có mất gì đâu, hãy cứ đi cho biết sự linh nghiệm của Chúa”. Tôi đi và thực sự tôi đã có niềm vui gặp gỡ Chúa, rồi sau kỳ tĩnh tâm, người chồng tương lại có được việc làm mà anh ước muốn. Chúa cho tôi được biết sự hiệu nghiệm của việc cầu khấn với Chúa và gia nhập Đạo Chúa thật là tốt, Chúa rất linh nghiệm. Tôi đã có lúc bằng lòng đi theo Chúa như đã hứa nguyện với Chúa khi trước, nếu Chúa giúp giải quyết cho công việc của Anh được như ý thì tôi xin theo làm con của Chúa. Tuy nhiên, ma quỷ cũng đánh phá chúng tôi không ngớt. Khi tôi xin đi học lớp Giáo lý Công Giáo Tân Tòng thì bao nhiêu là khó khăn, thử thách dồn nhau tuôn đến, rắc rối nhiều quá. Lớp thì tôi bị gia đình mình ngăn cản theo Đạo Công Giáo.  Tôi tự nhủ, theo Chúa phiền phức quá, bị đánh phá dữ dội quá, cho nên tôi dừng lại, thôi không muốn theo Chúa nữa. Rồi các chị trong nhóm Thánh Linh ở Austin Texas, năm nay lại đến, rủ rê tôi tham dự Khóa Thánh Linh lần thứ hai. Ngày đầu tôi né, không muốn Cha dặt tay, không muốn mình bị ngã té và đầu phục Chúa vì theo Chúa bị đánh phá khổ quá. Sang đến ngày thứ hai thì có niềm vui và an tịnh ở trong tôi. Khi Cha cho mọi người bịt mắt bằng một giải nhựa đen và diễn lại cảnh của người mù khi xưa đã được Chúa cho thấy trở lại, được sáng mắt… Tôi được các anh chị phục vụ dẫn đường, giống như người mù ở gần thành Giê ri cô khi xưa, tôi đi từ ghế, dò dẫm tiến lên và  đụng chạm vào ảnh Lòng thương xót Chúa thì tôi bừng mở trí hiểu là Chúa yêu tôi và các thử thách đang gặp phải có là gì đâu so với tình yêu và quyền năng của Chúa. Từ lúc đó, tôi muốn được Chúa thay đổi tôi, lòng bức rứt vì đã mù lòa không thấy Chúa, rồi bỏ Chúa là đấng lúc nào cũng yêu tôi và mong tôi quay về với tình yêu thương của Chúa. Tôi đã khóc rất nhiều, ăn năn vì sự bội nghĩa, vô ơn và thiếu lòng tin của mình. Tôi chịu để cho Cha đặt tay cầu nguyện, khi Cha đặt tay, có một luồng điện nóng chạy qua đầu tôi, rồi Chúa cho tôi được ngả ra, nằm khóc hồi lâu trong sự vui mừng vì có Chúa yêu mến tôi. Đêm hôm đó tôi ngủ một giấc thật là ngon không còn trăn trở nữa. Giờ đây, tôi lâng lâng như đang ở trên mây. Tôi biết là dù có khó khăn nào, Chúa cũng đi cùng với tôi và giúp tôi vượt qua trở ngại, giúp tôi được làm người con hiếu thào của Chúa. Tôi như được sáng mắt và biết rõ là mình sẽ không thể nào sống mà không có Chúa và tình yêu của Đáng đáng kính yêu. Lúc trước tôi theo Chúa vì có chuyện cần nhờ, xong chuyện thì thôi “đường con con đi, đường Chúa, Chúa đi”. Còn bây giờ, tôi theo Chúa vì tôi yêu Chúa, yêu sự dậy dỗ của Lời Chúa và không thể thiếu vắng Người trong gia đình tương lai của tôi.

Con cá lớn thứ ba của vụ mùa thu hoạch là một chị đã theo Chúa một thời gian độ mươi năm, nhưng nay không còn tin vào Chúa như xưa. Lòng tin mai một và sa sút gần hết, gia đình Chị M. không được vui vẻ, thường xuyên gây gỗ và giữa vợ chồng không còn một chút quyến luyến nào. Không khí trong gia đình rất ngột ngạt, căng thẳng, nhạt nhẽo, lạnh lùng, không thể nào chịu nỗi, chị bị căng thẳng thần kinh và mất ngủ thường xuyên, uống thuốc an thần vẫn không ngủ được, đau buồn dồn nén làm cho chị không còn muốn sống nữa. Chị tự nhủ:

  • Khi nào đứa con út lên đại học thì chị sẽ tự kết liễu cuộc đời vô nghĩa của mình. Cuộc sống này vô vị và đau khổ nhiều quá mà.

Chị được một Chị bạn lôi kéo đi tham dự tĩnh tâm. Ngay trong giờ phút đầu tiên, các bài hát của Ca Đoàn sao mà diễn tả đúng tâm trạng của Chị “Con cần Chúa giữa bao đau khổ tiếp nối triền miên”. Khi Cha cho mọi người bịt mắt để diễn cảm  lại tình trạng người mù thành Giê ri cô được Chúa cho sáng mát, Chị bừng tỉnh và tự hỏi tại sao mình không tìm đến Chúa và đặt trọn vẹn hoàn cảnh của mình vào tay vị Cứu tinh và Bác sĩ tài giỏi số một là Chúa Giêsu. Chị cảm thấy mình quá dại dột khi bỏ Chúa, nước mắt tuôn không dứt. Khi được Cha đặt tay, thì chị ngã ra và cảm thấy có Chúa ôm ấp như Ngài an ủi cho các đau thương của mình. Một sự bình an xâm chiếm tâm hồn làm cho chị dễ dàng tha thứ cho người chồng mà chị nghĩ rằng đã và đang gây đau khổ quá sức chịu đựng của mình. Đã mấy năm qua, chị chưa bao giờ cảm thấy thư thái như hiện giờ. Đêm đó, chị ngủ một giấc đã đời không cần đến thuốc men sau nhiều đêm không ngủ đủ giấc cho dù đã sử dụng nhiều loại thuốc ngủ. Sáng ngày sau khi Chị đang ngồi ca nguyện nhớ đến Chúa, một chị trong Nhóm Thánh Linh chạy đến, thủ thỉ vào tai “Chị bị đau lưng lâu năm rồi, phải không? Để em cùng cầu nguyện với Chị”, ‘nói rồi chị ôm tôi và cầu nguyện trong tiếng lạ. Lưng của tôi nhẹ tênh và nay tôi có thể nhảy múa ca ngợi Chúa mà không thấy đau hay nhức mỏi nữa. Chúa chữa lành cho tôi cả về thể lý lẫn tinh thần. Tôi sẽ không dám bỏ Chúa nữa”.

TINH TAM THANH LINH

Vể việc Chúa chữa lành bịnh trong thân xác trong kỳ tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng này, đã có một bác đau chân rất nặng đến nỗi con cái, bác sĩ  khuyến cáo không nên bước ra khỏi gường nhưng về phần Bác, Bác nói  “không đi ca ngợi Chúa thì thèm khát không chịu nổi” và Bà cố lết đi. Lạ thay đến nơi Bác nhảy múa, tôn vinh Chúa hăng hái, mà chẳng thấy cơn đau trước đây vốn dĩ, luôn bộc phát mỗi khi cử động, nay bác có thể nhảy mừng, đi khắp phòng và quì gối mà không bị đau đớn. Bác lên trước cử tọa làm chứng và hoan hỉ tung hô quyền nằng kỳ diệu của Chúa dành cho hết mọi người tham dự trong đó có Bác.

Kỳ công khác của Chúa, Ngài chữa cho một thiếu nữ bị bệnh trầm cảm được có cảm giác trở lại. Em kể, trước đây đã mấy năm, tự nhiên em cảm thấy buồn chán, cô độc. Người Em không có cảm giác gì, ngơ ngơ như không có hồn, Em phải nghỉ học, nghỉ làm, Có khi sực tỉnh, em chỉ ước sao được trở lại đời thường như các bạn cùng trang lứa mà không được. Không có đêm nào Em ngủ được an giấc vì sợ hãi. Khi được Cha đặt tay cầu nguyện thì Chúa cho em tỉnh táo, không còn tư lự và buồn bã nữa. Em thấy mình luôn có niềm vui nhẹ nhàng và chạy quanh mong giúp cho mọi người qua việc chụp hình giúp họ lưu lại những thời khắc đáng ghi nhớ của một mùa Tĩnh Tâm đầy ắp sự phấn khich, chụp ảnh vào trong chính iphone, smart phone của mỗi người. Em thật là tươi tắn, một ngày qua, lúc nào Em cũng cười, ăn ngon và ngủ thẳng giấc. Trông Em xinh xắn như một cô thiếu nữ mười tám, đôi mươi.

CHA BUI C MINH

Có ba Chị thuộc diện “Một Mẹ nuôi con – Single Mom”, do chồng qua đời hay bỏ nhà ra đi, tham dự trong khóa Tĩnh Tâm. Các Chị được ơn bằng an, yêu mến Chúa và quyết tâm giới thiệu về Chúa sau khóa tĩnh tâm cho con cái, cho chúng biết đấng nào làm cho họ không còn sợ hãi, buồn bã, thất vọng, không còn than thân trách phận nhưng can đảm, vui mừng, bằng an vác thánh giá theo chân Chúa trong việc phục vụ người thân yêu. Họ muốn làm chứng là chỉ có Chúa mới có thể làm cho họ nên vui tười như vậy mà thôi, không người phàm hay thần thánh nào khác có thể làm điều tương tự.

Một Bác trai lên chia sẻ với cử tọa rằng mình đã từng phạm tội trong mẫy chục năm trường với con số nhiều hơn hết mọi người trong phòng cộng lại, nhưng ngày thứ hai Bác đã khóc ăn năn, đến ngày thứ ba thì khóc vì cảm kích sự nhân từ của Chúa và chấp nhận để cho Chúa tẩy rửa, thay đổi mình hoàn toàn trong đời sống mới. Bác cho biết đã bị đốn ngã sự cao ngạo và chai lì trong tội nhờ sự thương xót vô bờ bến của Chúa, chính thực đây cũng là ơn đổi mới đời sống trong thần khí Thiên Chúa, ơn tiêu biểu mà hâu hết mọi người tham dự đều lãnh nhận đươc trong niềm vui phấn khởi:

  • Nhưng ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rôma 5:20).

Kế đến, Chúa ban cho một bác được khỏi bệnh đau đầu. Một anh thanh niên to cao, lực lưỡng trông rất mạnh mẽ, hai cánh tay anh xâm trổ nhiều hình, nhưng lại hiền khô, luôn mỉm cười tươi vì được ơn yêu mến Chúa và ơn hiền hòa vui mừng. Ba thanh niên khác được Chúa chữa khỏi căn bệnh thế kỷ, “ghiền xì ke” trong các khóa tĩnh tâm Thánh Linh trước đây cũng đứng lên làm chứng cho tình thương xót của Chúa.

Thiết nghĩ, cũng phải kể đến ơn an bài của Chúa qua sự yểm trợ của cả Giáo Xứ St. Christopher về tinh thần và vật chất, sự hy sinh, ân cần của các Bác, các Anh Chị Em trong nhóm phục vụ nhà ăn, họ làm các món ăn vừa ngon vừa nóng sốt và phong phú hấp dẫn với lệ phí hoàn toàn tùy lòng hảo tâm, không có lệ hạn. Công việc phục vụ được chuẩn bị quá chu đào từ 5-6 tuần trước đó. Món ăn rất vừa miệng, thực khách ai cũng khen tấm tắc.

Trong dịp tĩnh tâm này, các em thanh niên thuộc thế hệ thứ hai của nhóm Canh Tân giáo xứ Ngôi Lời chúng tôi đến tham dự khá đông đủ. Họ đều được chịu phép rửa trong Chúa Thánh Linh hoặc được gia tăng tình yêu Chúa cao độ, chúng tôi rất kỳ vọng ở điều này vì Nhóm rất cần sự mới mẻ, tươi trẻ để thay đổi sự xưa cũ và chậm chạp của cả nhóm, kết quả là, theo sự sắp đặt của Chúa, Ngài gởi các em trẻ trung, mới toanh tới với các Nhóm. Các em nhận được các câu Lời Chúa ý nghĩa trong Thánh Lễ.

Tôi vừa cất tiếng kêu lên cùng CHÚA, Chúa liền đáp lại từ núi thánh của Người.

Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ, rồi thức dậy, vì CHÚA đỡ nâng tôi. (Thánh Vịnh 3: 5-6)

Rồi ra, tôi sẽ có dịp trở lại với quí Bạn, tường trình, một khi trong ơn Chúa các em mới, trẻ trung nảy sinh muôn vàn hoa trái Thánh Linh thánh thiện, vui tươi, hiền hòa , tiết độ nhất là các hoạt động mới mẻ  tạo sinh khí cho cả Nhóm Thánh Linh chúng tôi ở Giáo Xứ Ngôi Lời.  Cám ơn Chúa, tôi tin chắc rằng mình sẽ có dịp hầu chuyện cùng quí Bạn !

Cũng không quên hẹn gặp nhau trong kỳ tĩnh tâm tháng 9, 2017 dịp lễ Lao Động tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Houston.

 Xin Chúa Thánh Thần ban muôn vàn hoa trái Canh Tân Đặc Sủng trên chúng mình.

God bless you

thanks,

Tân Trần

CHUÁ CHỮA LÀNH BỆNH LAO THẬN VÀ ĐỔI MỚI ĐỜI SỐNG

CHUÁ CHỮA LÀNH BỆNH LAO THẬN VÀ ĐỔI MỚI ĐỜI SỐNG

Linh mục:    James Manjackal

HINH 01

Trong gia đình từ thời thơ ấu, tôi đã nghe mẹ  đọc kinh Chúa Thánh Thần vào đầu những giờ kinh tối trong gia đình, việc đọc kinh thường kéo dài từ một đến một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau này, đi học trong các chủng viện vào đầu giờ ở các lớp học cũng như trong các sự kiện quan trọng,  đã có xướng lên một lời cầu nguyện hoặc một bài thánh ca xin ơn Chúa Thánh Thần. Đó là tất cả những gì tôi biết về Chúa Thánh Thần trong quá khứ. Tôi vốn không có ngay cả một hệ giáo lý hay một luận án về Chúa Thánh Thần trong quá trình trau dồi về thần học của mình.  Tất nhiên tôi có được biết từ giáo lý rằng Đức Thánh Linh là ngôi thứ ba của Thiên Chúa Ba Ngôi và Ngài ban ơn trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ có một kinh nghiệm thực sự về Chúa Thánh Thần cho đến khi tôi được Chúa đụng chạm  thông qua lời cầu nguyện mạnh mẽ của một người đàn ông trẻ tuổi nọ.

HINH 2

Sau khi tôi chịu chức linh mục vào ngày 23 tháng 4 năm 1973, tôi  làm việc trong các cơ quan đại diện của Visakhapatnam khoảng một năm rồi sau đó tôi được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại Chủng Viện SFS Ettumanoor, Kerala. (Ấn Độ)

Khi còn là sinh viên ở các chủng viện, nguyện vọng tha thiết của tôi là được làm giáo sư tại một trường đại học hay chủng viện, một vị trí thoải mái và đáng kính trong đời sống tu trì.  Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng ra được rằng mình sẽ du hành, lang thang từ nơi này đến nơi khác tập thích ứng với các tình huống khác nhau về ứng sử với con người, tương thích với văn hóa và tiêu thụ thực phẩm lạ.  Trong thâm tâm tôi đã muốn tìm kiếm cho mình các tiện nghi vật chất và sự  an lành của một cuộc sống ổn định.  Năm 1975, tôi tình cờ đọc được bài viết về ân tứ chữa lành và nói tiếng lạ từ một tạp chí Mỹ,  “Giao ước mới”.  Tôi không thể tin rằng vào những ngày trong thời đại này lại có người được chữa lành bởi đức tin và lời cầu nguyện.  Tôi chế giễu những ơn tiếng lạ, cho rằng nó xuất ra từ  cảm tính rên rỉ thái quá của phụ nữ !.  Tâm trí tôi tràn ngập niềm tự hào về  kiến thức Triết học và Tâm lý học của mình.  Sau đó, tôi nghe nói về một khóa tĩnh tâm Đặc Sủng ở Poona ,  Bắc Ấn Độ.  Cùng với một linh mục già thuộc giáo đoàn, tôi đã tham dự khóa tĩnh tâm  của cha James D’Souza. Cha là một nhà thuyết giảng hùng hồn và là một ca sĩ có giọng hát hay. Tôi thích sự giảng dạy và ca hát của Ngài. Tôi đã đi lên không phải để tiếp nhận một lời cầu nguyện chữa lành vì tôi không bị bệnh. Tôi đã thực hiện một buổi xưng tội sốt sắng và làm theo tất cả các hướng dẫn của các nhà truyền giáo như đưa tay lên cao và vỗ tay.  Khi Ngài nói về ơn nói tiếng lạ và các đặc sủng khác, tôi nghĩ rằng ơn đó không dành cho tôi nhưng ban xuống cho các tâm hồn ưu tú về tâm linh. Vào ngày Nhóm đón nhận “Phép Rửa trong Chúa Thánh Thần” tôi chuẩn bị tốt tinh thần ,  ngồi cùng với các thành viên khác nhưng tôi  đã không cảm nhận được bất cứ điều gì đặc biệt khi được Cha cầu nguyện và đặt tay trên tôi.

Cha phụ trách tĩnh tâm, khi đến cầu nguyện trên tôi, Ngài nói, “James một ngày nào đó bạn sẽ là nhà thuyết giảng Đặc Sủng”, nghe điều này, tôi cười to và nói “không bao giờ, không bao giờ đâu”.  Không chỉ có vậy, tôi không thể chấp nhận những cách đặc biệt của Canh Tân Đặc Sủng đâu, và tôi luôn luôn tỏ ra nhút nhát trước mặt người khác. Từ những ngày còn đi học và sau này được đào tạo trong chủng viện, tôi đã không thể phát biểu trước đám đông.  Ngay cả sau khi chịu chức, tôi là một người thất bại hoàn toàn trên bục giảng.  Tôi vẫn còn nhớ rõ những gì đã xảy ra với tôi trong dịp giảng bài đầu tiên của mình.  Sau khi chịu chức, với nhiều miễn cưỡng, tôi đành đồng ý để cử hành Thánh Lễ và giảng vào ngày hôm sau, một ngày lễ Chúa nhật.  Ở nhà tôi đã chuẩn bị trên giấy một vài ghi chú về Tin Mừng của ngày hôm đó và kẹp chúng trong quyển Kinh Thánh mới của tôi.  Tôi không gặp vấn đề khi dângThánh lễ, vì tôi sẽ nhìn vào sách lễ mà đọc những lời cầu nguyện và những lúc khác tôi thường khép mắt lại vì tôi sợ phải nhìn vào mọi người. Sau khi đọc bài Tin Mừng tôi nhìn dán chặt cả hai mắt trên cửa chính cuối nhà thờ và bắt đầu tìm kiếm tờ giấy ghi chú kẹp sát bìa bên trong quyển Kinh Thánh.  Tôi trở nên rất lo lắng và sợ hãi, tôi quên mất là đã để chúng ở phía bìa bên phải hoặc bên trái sách.  Tôi sợ không dám dời mắt khỏi cánh cửa nhà Thờ và nhìn vào Kinh Thánh, vì tôi nghĩ rằng làm như vậy mình sẽ nhìn thấy dân chúng và với tình trạng sợ hãi này tôi sẽ sup đổ cách thảm hại hơn. Run rẩy, đổ mồ hôi, nhiều lần tôi đã cố gắng để thốt lên vài lời, … “Anh Chị Em thân mến, thân mến” mà không nói thành câu. Đến vài phút đã trôi qua, từ bên trong cửa sổ, cha xứ nhìn biết tình trạng khó khăn đến ngớ ngản của tôi, Ngài thì thầm qua cửa sổ “Cha giảng đủ rồi, bây giờ Cha có thể tiếp tục Thánh Lễ.”  Giống như một quả bóng xì hết hơi, xấu hổ và tự thương hại, tôi tiếp tục dâng Thánh Lễ. Tôi chắc chắn rằng mọi người có thể đã cười hay thương hại cho vị linh mục trẻ,  mới và nhút nhát!  Sau Thánh Lễ khi tôi đến phòng thánh, tôi nghe một vị linh mục nhận xét: “Cha ấy là một nhà truyền giáo của (Dòng)Thánh Francis de Sales, ông sẽ rao giảng điều gì đây?”.  Đó là lý do tôi đã cười khi nghe Cha phụ trách tĩnh tâm nói rằng tôi sẽ là một nhà giảng thuyết đặc sủng.  Nhưng đó quả thực là một lời tiên tri!  Vì trong suốt 32 năm tiếp theo, tôi chỉ dùng thời gian này để truyền giảng ở khắp nơi trên thế giới.

Vào ngày cuối cùng của khóa tĩnh tâm, hầu hết mọi người tham gia đã lên làm chứng về ơn chữa lành của Chúa, chia sẻ kinh nghiệm được các ơn tiên tri, ơn thị kiến, ơn tiếng lạ,… Tuy nhiên, riêng tôi, không có được ơn gì để làm chứng.  Nhiều người đã có kinh nghiệm được gặp gỡ Chúa Giêsu và được nghe Ngài nói chuyện với họ!  Tôi cảm thấy buồn bã.  Tôi bắt đầu cáo tội mình vì quá tự hào nên đã không hợp tác đầy đủ với việc tĩnh tâm và không gặt hái được các ơn tứ của Chúa Thánh Thần.  Có lẽ tại thời điểm này trong sâu thẳm con tim, tôi bắt đầu ao ước và khao khát thần khí Chúa. Nhiều người bạn tò mò hỏi tôi đã nhận được ơn gì trong khóa tĩnh tâm nhưng tôi không thể đưa ra một câu trả lời chính xác nào.  Rồi một tuần sau khi tĩnh tâm, tôi đã bị ốm nặng lần đầu tiên trong đời.  Tôi nằm ở hai bệnh viện trong hơn bốn tháng.  Tôi trở nên yếu và xanh xao, không thể ăn do các cơn đau trong dạ dày, lưng tôi cũng rất đau.  Tôi nôn thốc tháo ra mọi thứ kể cả các viên thuốc.  Khi đứng lên, tôi không thể tự dâng Thánh lễ, tôi quen với việc dâng Thánh Lễ trên giường với sự giúp đỡ của một số linh mục khác.  Khi nhìn thấy tình trạng đau ốm nặng nề và thảm hại của tôi, nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ không thể sống lâu.  Cuối cùng bệnh tật của tôi được chẩn đoán, đó là bệnh lao ở thận cùng với sỏi thận và nhiễm trùng. Liệu pháp bao gồm chín mươi mũi tiêm và uống thuốc viên con nhộng trong hai năm để chữa bệnh lao. Các bác sĩ đề nghị phẫu thuật trong thận sau chín mươi ngày tiêm thuốc.

Vào ngày thứ bảy kể từ khi bắt đầu cuộc điều trị dài ngày này, một điều lớn lao đã xảy ra làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của tôi.  Trong buổi chiều sau giờ ngủ trưa, tôi đang trò chuyện với hai Sơ đến thăm, đột nhiên có một người đàn ông trẻ, khoảng hai mươi tuổi đi về phía tôi và hỏi: “Thưa Cha, con xin phép cầu nguyện trên Cha cho được chữa lành “.  Vào thời điểm đó, Canh Tân Đặc sủng chưa được biết đến và truyền bá tại Kerala, thậm chí không có linh mục nào thực hành việc cầu nguyện chữa lành. Nhưng người Tin Lành Ngũ Tuần quen thuộc với việc cầu nguyện cho sự chữa lành.  Là một linh mục Công giáo, tôi không muốn một người Tin Lành Ngũ tuần đặt tay trên tôi, một linh mục.  Khi tôi hỏi anh ta về nhân thân, anh nói rằng chỉ mới tám tháng nay, anh đã được biết Chúa lãnh nhận phép rửa tội và được ban cho nhiều đặc sủng của Chúa Thánh Thần.  Tôi càng không thể nào tin rằng Chúa đã sai anh ta du hành bằng xe buýt đến bệnh viện để lo cầu nguyện cho tôi.  Chưa bao giờ chúng tôi từng quen biết nhau trước đây!  Anh không chờ đợi tôi cho phép anh trong việc đặt tay cầu nguyện, kết thúc chia sẻ lời chứng của mình, Anh ta đặt tay trên đầu của tôi và bắt đầu cầu nguyện. “Lạy Cha trên trời, xin gởi Con của Ngài là Chúa Giêsu giờ đây đến với vị linh mục này đang bị tổn thường vì bệnh lao thận, sỏi thận và nhiễm trùng và phục hồi ngài hoàn toàn lành mạnh trong cơ thể và tâm hồn”.  Khi đó, tôi nghĩ trong tâm trí mình rằng anh ta có thể đã thấy các biểu đồ bệnh viện nơi bệnh tật của tôi được báo cáo!  Tôi đã không biết rằng anh đang cầu nguyện với ơn trí tri.  Nhiều lần anh đã cao rao ngợi khen Thiên Chúa và đôi khi xen lẫn với tiếng lạ trong lời cầu nguyện.  Tôi cảm thấy một luồng điện chạy từ tay anhtruyền dẫn vào trong tôi.  Rồi tôi ý thức được sức mạnh của việc ca ngợi và cầu nguyện công khai. Trong khóa tĩnh tâm tôi không thể tán thành việc cầu nguyện ồn ào với các lời ca khen lớn tiếng.  Đột nhiên tôi nghĩ đến những lời cầu nguyện của người mù, ăn xin có tên là Barthimaeus. Ông đã kêu nài lớn tiếng “Lạy Con Vua David, xin thương xót tôi”.  Mặc kệ các môn đệ đã cố gắng để giữ cho ông yên lặng, nhưng ông càng gọi lớn hơn nữa.  Sau đó, Chúa Giêsu gọi ông đến bên và ban cho điều ông thỉnh cầu (Mc 10: 46-52).  Biểu lộ ra ngoài miệng chính là sự diễn tả ước muốn từ trái tim!  Một lời nguyện to và mạnh mẽ từ miệng là sự dốc đổ lòng ao ước mãnh liệt và tín thác của linh hồn.

” Tiếng tôi lên với Thiên Chúa, tôi kêu,

tiếng tôi lên với Thiên Chúa,

Người sẽ ghé tai lại với chúng tôi,     (Tv 77: 1).

Các tông đồ vào thời điểm của cuộc bách hại thứ nhất, dâng cao lời kêu xin lên Thiên Chúa.  Lời cầu nguyện của họ mạnh đến mức làm rung chuyển ngôi nhà mà họ đang tụ tập với nhau (Cv 4: 24-31).  Tất cả sự hoài nghi của tôi về việc cầu nguyện lớn tiếng đã được chữa lành hoàn toàn.  Tôi cũng bắt đầu cầu nguyện cùng anh ta với lời ca ngợi vang xa.

Sau đó, chàng thanh niên bắt đầu chuyển hướng cầu nguyện với một cung giọng khác, cho các sự kiện xảy ra trong quá khứ của cuộc đời tôi. Anh cầu nguyện “Lạy Chúa, vị linh mục này là một linh mục tốt lành nhưng Ngài không thể rao giảng Tin Mừng vì Ngài rất hay mắc cỡ và rụt rè, căn nguyên của một mặc cảm tự ti đã phát triển trong thời thơ ấu của mình. Ngài đã mất cha khi lên bảy tuổi. Ngài cảm thấy bị xua đuổi và phân biệt đối xử trong số năm người con cùng sinh hoạt chung. Mẹ góa bụa của Ngài rất vất vả để nuôi nấng các con. Ngài mập và to con nên anh chị em gọi đùa là “thằng béo”. Bạn trong trường gọi Ngài là “thằng đen” vì là người da màu. Như vậy, tuổi thơ đã chịu đựng rất nhiều thương tổn, Em nhỏ này, đã có nhiều oán hận kẻ khác trong tim mình. Lậy Chúa, Xin Chúa Thánh Thần lấy đi khỏi Ngài các vết thương, sự oán giận và ban cho Ngài một tâm tư mới. Giải thoát Ngài khỏi mọi trói buộc và quyền lực của tối tăm. Ôi, lạy Chúa Thánh Thần xin đổ đầy tim Ngài với tình yêu của Chúa…” Tôi bị sửng sốt vì lời cầu nguyện, Anh ta như phân cắt nội tâm tôi ra thành từng mảnh trong sức mạnh của Lời Chúa. (Thư Do Thái 4:12) . Vì  tất cả những gì anh nói là sự thật trong cuộc sống của tôi.  Tôi biết chắc rằng các bệnh trạng anh nêu ra trong khi cầu nguyện không hề hiện hữu trong các biểu đồ của bệnh viện!  Anh ta đã đọc một biểu đồ từ Chúa Thánh Thần! Trong nước mắt tôi đã nhớ lại những lời của Chúa Giêsu: ” “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. ” (Lc 10: 21).  Một lần nữa tôi khóc cho niềm tự hào vô nghĩa của tôi, đặc biệt là sự tự hào về trí tuệ thông thái của mình.  Tôi cảm biết là mình quá thô thiển trong cách dùng hiểu biết thế gian mà đo lường và giới hạn sự khôn ngoan và tình yêu không có giới hạn, không thể dò thấu của Thiên Chúa. Tôi nhận ra rằng người thanh niên này, một người tân tòng, lại được ơn tái sinh trong Chúa Thánh Thần trong khi đó thì tôi, một người Công giáo truyền thống, một vị linh mục thụ phong, vẫn còn ở trong bản tính xác thịt của mình.  Tôi bắt đầu hiểu rằng những điều mắt chưa thấy, tai chưa hề nghe và lòng người chưa từng nghĩ đến, thì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn cho những kẻ yêu kính Ngài. Vì Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta nhờ Thần khí, bởi Thần khí dò thấu mọi sự, cả những chiều sâu thẳm nơi Thiên Chúa.  (I Cor 2: 9-10).  Tôi nhận thức có nguồn nước hằng sống đang chảy qua tôi và giải thoát cho tôi khỏi tội nhơ.  Tôi cảm thấy có năng lượng tập trung trên thân mình, một cảm giác ấm áp trên bụng và trên phần của thượng thận ở lưng.  Tôi tin rằng Chúa đã chữa lành cho tôi.  Tôi tuyên bố sự chữa lành và ngợi khen Chúa Giêsu.

Vào ngay lúc đó tôi có một nỗi sợ nảy ra trong lòng, đó là, liệu người đàn ông trẻ này vốn có thể nhìn thấy tôi một cách từ trong suốt cho đến thấu suốt, sẽ nói trắng ra các tội lỗi tàng ẩn quá đặc biệt của tôi trước mặt hai Sơ này.  Rồi, anh ta cầu nguyện “Lạy Chúa Giêsu, chính Ngài đã gọi cha tới chức linh mục, nhưng Cha đang dâng tiến lễ với trái tim và bàn tay không thanh tịnh”. Những lời của tiên tri Malachi đến tâm trí của tôi và bắt đầu cáo buộc tội tôi về sự không thánh khiết trong chức linh mục.  ” hỡi các thầy tế lễ khinh dể danh ta!… Các ngươi dâng bánh ô uế trên bàn thờ ta.”  (Mal 1: 6-7).  Anh tiếp tục cầu nguyện rằng ” Vị linh mục này đang còn chưa tha thứ đối với nhiều người, xin ban ơn biết tha thứ cho người khác và rửa Ngài trong máu quý giá của Chúa và ban cho Cha một quả tim trắng hơn tuyết” (Is 1: 18).  Vào thời điểm này, chính Chúa Thánh Thần bắt đầu cáo buộc về các tội lỗi tôi đã phạm (Ga 16: 8).  Tôi không biết rằng cậu thanh niên đã bước ra khỏi phòng với các sơ để đi cầu nguyện đặt tay cho những người khác.  Tôi nhìn thấy một tờ giấy trắng trước mặt tôi, trong đó có ghi rõ ràng tất cả tội lỗi của tôi, những tội lỗi tôi đã xưng ra, và đôi khi những tội tôi dấu diếm vì sợ hãi và xấu hổ.  Tôi thấy rõ người mà tôi chưa tha thứ và những người mà tôi chưa thực sự làm hòa trong tâm tư. Tôi thấy trái tim của tôi bị bao bọc trong tối tăm với tấm màn của những thói quen xấu và mạng nhện của sự giả hình.  Lời Chúa, về sự rước Chúa cách bất xứng tất sẽ đưa đến sự tội và bị kết án (I Cor 11: 27), bắt đầu xua đẩy tôi vào một cuộc khủng hoảng sâu trong lương tâm.  Tôi đã có một thói quen xấu bắt rễ sâu xa từ tuổi thiếu niên của tôi.  Ngay cả bàn tay của tôi đã nhuộm vàng với mùi hôi của khói thuốc lá.  Trong nước mắt tôi thưa: “Lạy Chúa, con không thể thoát ra khỏi những thói quen xấu này. Con bất lực. Con không thể tiếp tục làm một linh mục thánh thiện” Trong những giọt lệ, tôi kêu khóc với Chúa, có lẽ là lần đầu tiên trong đời tôi cầu nguyện với nước mắt. Tôi hoang mang cực độ, không biết là nên rời khỏi chức vụ linh mục hay tiếp tục.  Chúa Thánh Thần trong tôi đang nói, nếu tôi muốn tiếp tục, tôi phải là một linh mục thánh thiện, một con người khác.  Tôi cho rằng các Thánh lễ tôi dâng trong quá khứ đã không được chấp nhận bởi Cha trên trời và không một lời lời cầu nguyện nào của tôi đã được Chúa nghe lời.  Khi tôi bước lên bàn thờ tôi cần phải tha thứ và hòa giải (Mt 5: 23).  Tôi phải tha thứ cho người khác để cho lời cầu nguyện của tôi có hiệu quả (Mc 11: 25).  Tôi nghĩ rằng tôi là một con người khốn khổ, hoàn toàn hư mất!  Tôi đang ở trong bóng tối đen ngòm, nghi ngờ và bối rối.  Tôi nghĩ rằng mình đã lừa dối Thiên Chúa và mọi người trong chức linh mục của mình.  Tôi đang cầu nguyện trong sự bất lực “Lạy Chúa xin cứu con là kẻ tội lỗi”.

Thiên Chúa của tôi đã không bỏ rơi tôi trong tuyệt vọng.  Lần đầu tiên trong cuộc sống của tôi, tôi thấy Chúa Phục Sinh đi về phía tôi trong ánh sáng chói lòa.  Khuôn mặt Ngài chiếu sáng, áo trắng của Ngài lấp lánh hào quang.  Bao quanh Ngài có nhiều thiên thần.  Tôi có thể nghe thấy tiếng nhạc du dương của các thiên thần.  Ngài đặt tay lên vai tôi, tôi đã trở nên rất nhỏ bé trước Ngài.  Chúa nói với tôi một cách rất rõ ràng “James, con là linh mục của ta mãi mãi. Ngay từ khi ta thụ thai trong lòng mẹ ta (cung lòng của Đức Maria), con đã có đó như một linh mục chia sẻ chức vụ tư tế đời đời của ta. Cha tha thứ cho tất cả tội lỗi của con và làm cho con hoàn toàn nên mới”.  Đó là một sự mặc khải lớn lao đối với tôi, rằng tôi đã thuộc về nhiệm thể của Ngài từ khi Ngài mặc lấy hình dạng con người.  Đức Maria đã trở thành mẹ của tôi từ lâu trước khi Chúa Giê Su giao phó Mẹ cho nhân loại trên thập tự giá khi nói “ Này là con Mẹ…”. Rồi tôi thực sự cảm nghiệm được sự gần gũi với Mẹ Maria, tôi cảm thấy mình như một em bé được an ủi và chữa lành trong khi Mẹ bế đặt trên đùi mặc dù tôi không nhìn thấy Mẹ.  Không có từ nào diễn tả hết được kinh nghiệm tôi đã trải qua trong buổi ngất trí kéo dài hơn ba tiếng rưỡi đồng hồ.  Chúa bảo tôi thực hiện một cuộc thú tội tổng thể thật sâu sắc về cuộc sống quá khứ của tôi.  Ngoài ra, Ngài hướng dẫn tôi ra đi hòa giải với những người mà tôi oán hận.  Trong thời gian dài được đào tạo ở chủng viện hay trong nhà tập, tôi chưa bao giờ có kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giêsu trong cầu nguyện hay nghe giọng nói ngọt ngào này mặc dù Giáo Sư và Linh hướng của tôi đã dạy tôi chiêm niệm và cầu nguyện.  Bây giờ tôi biết rằng lời cầu nguyện và chiêm niệm không phải là một cái gì đó mà tôi có thể đạt thấu nhưng là ơn mà tôi có thể nhận được chỉ như món quà tinh khiết của Chúa Thánh Thần.

Tôi thức dậy từ giấc mơ đầy ơn phúc khi một y tá gọi tên tôi.  Tôi nhìn thấy cô đứng trước tôi với các liều thuốc tiêm và viên thuốc.  Với nhiều niềm vui trong tim, tôi nói với cô ấy rằng tôi vừa trải qua một kinh nghiệm sâu sắc về sự đụng chạm của Chúa Giêsu và tôi đã được chữa lành.  Khi cô rời khỏi phòng tôi cất tiếng ca ngợi Thiên Chúa với một giọng nói lạ, tôi cảm thấy rằng ngôn ngữ và lời nói của tôi được gỡ bỏ và Chúa Thánh Thần cho một ngôn ngữ và lời nói mà nghĩa của nó là khó hiểu với tôi.  Món quà rất đáng gọi là quà tặng là ơn nói tiếng lạ, mà tôi vốn đã không muốn có, nay được trao cho tôi bởi Chúa của tôi.  Tôi đã thực sự cố gắng để hội ra được mọi chiều: rộng, dài, cao, sâu của tình yêu vô biên của Thiên Chúa thể hiện qua Chúa Giêsu, Con của Ngài (Eph 3: 18).  Sau một lúc, bác sĩ điều trị đến và trách cứ tôi vì không chịu dùng thuốc.  Ông nói: “Cha là một linh mục, tôi tin rằng Cha có ý thức và kiến thức, Cha có nghĩ rằng Cha lại đang được chữa lành bằng lời cầu nguyện của thanh niên tân tòng. Nếu Cha không uống thuốc, bệnh sẽ tái phát.”  Tôi nói: “Xin lỗi Bác sĩ, tôi sẽ uống thuốc nhưng tôi biết mình được chữa lành bởi những lời cầu nguyện của cậu nhỏ”.  Tôi uống viên thuốc và chịu mũi tiêm trước sự hiện diện của bác sĩ bởi vì tôi biết rằng các bác sĩ và thuốc men đều nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa và tôi hứa rằng tôi sẽ tiếp tục việc điều trị theo y khoa cho tới khi ông có kết luận khác (Huấn ca 38: 1-2).

Tôi rất hạnh phúc và vui vẻ.  Tôi bắt đầu nói với những người bên cạnh và các Sơ về việc được chữa lành.  Đêm hôm đó, tôi có giấc ngủ ngon và sâu mà không cần một viên thuốc ngủ.  Đó là sự lành bệnh về thể lý đầu tiên mà tôi nhận được.  Kể từ khi tôi có vấn đề về thận, tôi đã không thể ngủ được nếu không sử dụng thuốc an thần.  Hôm sau, tôi thức dậy vào lúc 4 giờ sáng như thể có ai đó đánh thức mình dậy sớm, chắc chắn vị đó là Chúa (kể từ ngày hôm đó tôi luôn thực hiện việc cầu nguyện cá nhân hàng ngày vào buổi sáng lúc 4 giờ).  Tôi ngồi trên chiếc ghế của tôi và cầu nguyện trong một tiếng rưỡi với cùng kinh nghiệm sốt sắng của ngày hôm trước nhưng với sức mạnh gia tăng hơn nhiều.  Trong lúc tôi cầu nguyện, Chúa đặt để sự khôn ngoan của Ngài vào trong miệng của tôi và trao cho năng lực để rao giảng về Vương Quốc của Ngài và ra lệnh cho tôi phải từ chức giáo sư chủng viện và đi ra rao giảng.  Sau khi cầu nguyện tôi đi bách bộ một giờ.  Mới ngày hôm trước, tôi còn không thể đứng dậy một mình ra khỏi giường và bước xung quanh căn phòng! Sau khi tắm rửa, tôi liền đi đến nhà nguyện cử hành Thánh Lễ cùng với hơn một trăm năm chục người tham dự. Bài đọc Tin Mừng trích sách Luca chương mười chín, về câu chuyện của Gia kêu.  Không có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào, cậy dựa hoàn toàn vào Chúa Thánh Thần tôi đã có thể giảng trong mười tám phút và làm điều đó nữa, tức là nhìn mặt đối mặt với mọi người.  Tôi cảm thấy đã hoàn toàn được giải thoát khỏi gánh nặng và trói buộc của sự sợ hãi và mặc cảm tự ti. Tôi cảm thấy có một sự gần gũi đặc biệt với những người trong Thánh Lễ. Tôi có thể nhìn ngắm họ với sự tự do và tình mến như thể mỗi người là anh chị em ruột của tôi.  Sau Thánh lễ, được thông báo về sự thay đổi trong hành vi của tôi, bác sĩ liền đề xuất lệnh cho làm lại tất cả các xét nghiệm. Sau đó, ông gọi tôi vào phòng và chỉ cho tôi cách so sánh những kết quả cũ và mới của các cuộc thử nghiệm lâm sàng đồng thời tuyên bố, xác nhận rằng thận của tôi đã hoàn toàn bình phục và rằng tôi có thể ngưng tất cả các loại thuốc cùng được xuất viện.  Tôi không biết làm thế nào để diễn tả hết niềm vui vào thời điểm đó.  Tôi nói, “Ngợi khen Chúa” và ôm từ giả bác sĩ trước khi rời bệnh viện.

Tôi đi ra khỏi bệnh viện như một con người mới với các quyết định và quyết tâm mới.  Tôi quyết định sống cho một mình Chúa Giêsu và dành cả đời mình cho việc rao giảng Nước của Người.  Tôi từ bỏ công việc của tôi trong vị trí giáo sư chủng viện và chuẩn bị bước ra ngoài đi rao giảng,  sau khi đã dành bốn mươi ngày ăn chay và cầu nguyện.  Kể từ ngày 17, tháng 2 năm 1976 tôi bắt đầu giảng tĩnh tâm Đặc Sủng, lần đầu tiên, tôi giảng bằng tiếng Malayalam, ở tiểu bang Kerala, cho đến tận bây giờ tôi chỉ dành thời gian của tôi trong việc rao giảng Lời của Ngài mà thôi.  Bề trên kính mến của tôi sau đó đã đề nghị nhiều cơ hội cho tôi đi đến nước Đức hoặc đến Rome để theo đuổi học vị tiến sĩ, nhưng tôi đã mạo muội từ chối vì Chúa Thánh Thần nói với tôi, “Ta là đủ cho con”.  “Kẻ vừa tra tay cầm cày vừa ngó lui sau là người bất kham đối với Nước Thiên Chúa!” (Lc 9: 62).  Trong thời gian đào tạo tại chủng viện, khi tôi thấy có nhiều bạn đồng hành được đề cử ra nước ngoài để theo học bậc cao hơn, tôi đã có một khát vọng lớn đó là được đi ra nước ngoài để nâng cao trình độ kiến thức.  Tạ ơn Chúa, bây giờ Chúa còn đang thỏa mãn ước vọng của tôi, khi được tiếp tục giảng thuyết về Vương Quốc ở ngoại quốc. Thật quả đúng là khi chúng ta chịu từ bỏ bất kỳ ham muốn thế gian nào vì lợi ích của Chúa, Ngài sẽ trả lại gấp trăm lần! Đúng là Chúa Giêsu đã sử dụng tôi để Ngài xây dựng một nhà cầu nguyện cho Ngài, tại Athirampuzha, Kerala, cũng được gọi là Charis Bhavan.  Trong các buổi giảng tĩnh tâm, hội nhóm và sứ cầu nguyện chữa lành tôi gặp phải những chống đối  và ngay cả các bách hại nữa.  Nhưng Lời Chúa nói rằng, mỗi người muốn sống một cuộc đời thánh thì sẽ bị bức hại, lời này đã an ủi và tiếp sức mạnh cho tôi (II Tim 3: 12).  Tôi biết rằng tất cả những món quà và quyền hạn được trao cho tôi, một con người yếu đuối, chứa đựng trong những bình sành lọ đất, ngõ hầu quyền lực siêu vời kia thực rõ là của Thiên Chúa, chớ không phải xuất tự chúng tôi. (II Cor 4: 7). Cùng với Thánh Phaolô, tôi nữa, tôi cũng sẽ nói rằng Tôi có sức chịu đựng mọi sự, trong Ðấng ban sức mạnh cho tôi. (Phi-líp 4: 13).  Quyền năng của Ngài được bày tỏ trong giai đoạn tôi bị bắt cóc và cầm tù trong thế giới Hồi giáo ở các nước Ả Rập, và trong những lời lăng mạ và những hiểu lầm của bề trên và bạn bè.  Tôi kết luận lời chứng của tôi với những lời của Thánh Phêrô: “Anh em thân mến, đừng lấy làm lạ vì hỏa tai bốc cháy để thí luyện anh em, như một cái gì lạ lùng xảy đến. Nhưng càng được chung phần thống khổ của Ðức Kitô chừng nào, anh em hãy vui mừng! Ngõ hầu khi vinh quang của Ngài mạc khải ra, anh em cũng được vui mừng hớn hở. Nếu anh em phải chịu sỉ vả vì Danh Ðức Kitô, thì phúc cho anh em, vì Thần khí vinh quang, Thần khí của Thiên Chúa, sẽ đậu lại trên anh em. “(Phê rô 4: 12-14 ).

Cám ơn Chúa vì sự thành tín và rộng rãi của Ngài, ngày hôm nay mục vụ Canh Tân Đặc Sủng của Cha James Manjackal được Giáo Hội công nhận,

Cha thực hiện nhiều hành trình rao truyền Tin Mừng trong 87 quốc gia trên 5 châu lục, Ngài thuyết giảng trong các buổi tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng, chủ trì các hội nghị và cầu nguyện xin ơn chữa lành, hướng dẫn trong các trường Tin Mừng và tiên phong trong công tác truyền bá đức tin cho người Hồi Giáo vùng vịnh Ả Rập. Cha sáng lập dòng “Tì nữ Maria đầy ơn phước” trong giáo phận Vijayapuram, bang Kerala, Ấn độ. Ngài viết nhiều sách về Canh Tân Đặc Sủng như “33 Lời nguyện Đặc sủng” được dịch ra vài ngôn ngữ, “Cầu nguyện làm nên điều kỳ diệu”, “Ngài đụng chạm và chữa lành tôi”, “Sự Chữa lành tạo nên Đời Sống mới”, “Tỉnh thức, Ta gõ cửa đây”, “Tìm thấy rồi”, “Vào trong tàu . Mới đây vào tháng 2, năm 2016, Cha được Đức Thánh Cha Phan xi cô chỉ định là một  trong bẩy trăm sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa nhân dịp năm thánh Lòng Thương Xót.

Phan Sinh Trần gởi

THỜI ĐẠI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA.

THỜI ĐẠI CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA.

Phan Sinh Trần

Ai trong chúng ta mà lại không biết rằng chưa có thời đại nào tội lỗi bằng thời đại của chúng ta, chỉ kể đến các tội sau cũng đủ cho bạn và tôi rùng mình:

Chỉ tính riêng các phim ảnh dâm ô đồi  trụy, phim con heo đã trở thành một ngành kỹ nghệ tội lỗi lớn, 35% các em thiếu niên đã xem hình ảnh này vô số lần, 40 triệu người Hoa Kỳ xem những hình ảnh này,  35% phần tải xuống từ internet vốn có liên quan đến sex. Hậu quả thê lương của nó, Viện luật sư gia đình Hoa Kỳ cho biết,  ly dị vì chồng hoặc vợ nghiện phim sex và hành động theo chiếm 56%.

Phá thai trên thế giới lên tới con số ước tính từ 1-2 tỉ em bé trong 50 năm qua
Nay đã có đền thờ trực tiếp dành riêng thờ lạy Satan tại Los Angeles và đang lan sang các tiểu bang khác

Bi quan quá phải không, ai cứu được thế giới này phải không?

Cảm tạ Chúa vì có Tin Vui giữa giờ tuyệt vọng, chưa thời nào tội lỗi bằng  nhưng cũng chưa có thời nào con người được đầy dẫy ơn huệ Đức Thánh Linh như thời đại của chúng ta. Kinh Thánh nói:

Vì chưng các sự thống khổ của Đức Kitô tràn đến trên chúng tôi thế nào, thì nhờ Đức Kitô, sự an ủi chúng tôi cũng được dẫy tràn thể ấy. (2 Cô-rin-tô 1:5)

Có sức mạnh quyền năng của Lời trong thời đại này, xin đan cử một vài ví dụ sau:

Tôi được biết có một Bác 90 tuổi, từ Mỹ về Cà Mau để đi truyền giáo, bác gầy được tới 50 nhóm, mỗi nhóm 50-100 người tân tòng, Lý do bà con này đi theo Chúa là vì quyền năng chữa lành của Chúa cho họ thoát khỏi các căn bệnh mà trần gian không ai có thể chữa cho, họ tin phục và xin làm con Chúa.

Một cô thiếu nữ nọ, tốt nghiệp đại học Sorbone Pháp với bằng tiến sĩ nhưng không hành nghề mà lại hiến dâng tài năng đó cho Chúa, cô này sau trở thành ma sơ đi phục vụ người nghèo khổ nhất, đó là người Thượng bị bệnh cùi hủi,  vùng Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam, bây giờ  đến năm 2016 đã 70 tuổi , Sơ được bề trên sai đi truyền giáo tại vùng căn cứ đường mòn Hồ Chí Minh, vùng đồng bào Thượng có 100% dân cư tin theo Cộng Sản, Sơ đi đến đâu thì hầu hạ, phục vụ đến đó trong đời sống đơn sơ chia xẻ khó nghèo và vui tươi ca ngợi Chúa với hết  tấm lòng, hết  linh hồn kết quả là có làng thì hai phần ba dân làng, khoảng 200 người thành con cái Chúa, có làng được một phần ba  theo Chúa, khoảng 90 người. Mỗi năm Sơ lại “bị” hay là “được” sai đi một làng khác !

Trong Nhóm cầu nguyện của tôi có anh nọ bị thất nghiệp nhưng vẫn giữ lời hứa với Chúa và dâng $400 cuối  cùng cho người nghèo, kết quả là Chúa vẫn cho người nào đó chu cấp cho gia đình anh lương thực đầy đủ còn ngon hơn trước, có các món mà anh muốn ăn. Sau đó, Chúa cho anh một công việc khác để anh không bao giờ bị lỗi lời hứa dâng 1/4 thu nhập cho người nghèo.

Trong một nhóm khác thì có một bác 80 tuổi bị thay khớp chân, bệnh tim, bệnh xương.  Ốm yếu, nhưng bác vẫn lết  đi thăm tù và chia xẻ Lời Chúa cho anh em tù nhân đến nay là trên 17 năm và vẫn còn đang tiếp diễn.

Rồi phải kể đến  phong trào cầu nguyện cho sự phục hồi đức tin của Hoa Kỳ, thí dụ như năm 2015 và trước đó, có trên 100.000 người kiêng ăn trong một tháng để cầu nguyện cho nước Mỹ, họ nhóm lại mỗi tối thứ ba hay thứ sáu trong tuần và khóc lóc, ăn năn, cầu thay cho dân, xin Chúa cứu đất  nước của họ khỏi hiểm họa suy thoái, tan rã, cùng với các hâu quả thê thảm của tội. Họ nài xin Chúa cho các hội thánh phục hưng, quay về trở lại với Tin Mừng.

Rorate Caeli đã phát hành một bản dịch của một cuộc phỏng vấn đáng chú ý, được xuất bản lần đầu vào năm 2008, với Đức Hồng Y Carlo Caffara của Bologna, Ngài vốn đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao trách nhiệm lập kế hoạch và thành lập Viện Giáo Hoàng nghiên cứu về hôn nhân và gia đình.. Trong đó, ĐHY tham chiếu thư ngài đã có với Sơ Lucia, thị nhân chính của Đức Mẹ Fatima:

Trận chiến cuối cùng giữa Chúa và triều đại của Satan sẽ xảy ra trên bình diện hôn nhân và gia đình. Đừng sợ, Sơ nói thêm, bởi vì bất cứ ai mổ xẻ sự thiêng liêng của hôn nhân và gia đình sẽ luôn luôn bị tranh luận và bị phản đối về mọi mặt, bởi vì đây là vấn đề quyết định. Và sau đó Sơ kết luận: Tuy nhiên, Đức Mẹ đã thực sự nghiền nát đầu của Satan.

Tình hình cấp bách trong cuộc chiến  gần như là cuối cùng giữa Thiên Chúa và Satan. Phần chúng ta, có đang tiếp nối trong cuộc chiến đấu với bóng tối chung quanh không? Bạn có thể làm được gì ?  Vâng tôi đoán  biết là bạn có thể làm nhiều lắm:

Bạn có thể cầu nguyện cho mình và cho tội nhân trong giờ thử thách.

Bạn có thể để cho Thần Khí của Chúa thánh hóa, hướng dẫn và sai đi đến với các gia đình đang sắp tan vỡ, chia xẻ Lòng Thương Xót Chúa với các thành phần đã ly dị.

Bạn có thể đến phục vụ, ca ngợi Chúa, cầu nguyện tại các nhà hưu dưỡng, nhà tù hay âm thầm làm các việc hy sinh cầu cho các linh hồn đang xa cách ơn Cứu Độ.

Quan trọng nhất là bạn luôn chuẩn bị, ghi khắc một bài làm chứng về các ơn đổi mới diệu kỳ Chúa thực hiện trong đời bạn và luôn luôn tìm cơ hội trình bày một cách rất chân thành, khiêm nhường, bài làm chứng cho Chúa ở bất kỳ môi trường nào, trong bất kỳ dịp tiện nào, cho đúng đối tượng của Tin Mừng là các người cần Lòng Thương Xót Chúa, các người có thể chịu nghe về ơn cứu độ. Bài Làm chứng đầy sức mạnh thần khí cộng với mãnh lực tuyệt diệu của các câu gốc Lời Chúa thí dụ như câu sau đây có thể cứu Linh Hồn theo cách thu hút tuyệt vời của Chúa Thánh Thần.

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gioan 3:16)

Phần các ngươi, mắt các ngươi có phúc vì thấy, tai các ngươi có phúc vì nghe.(Mat theu 13:16)

Phan Sinh Trần

CHÚA CỨU MẸ CON TÔI KHỎI BỌN BUÔN NGƯỜI.

CHÚA CỨU MẸ CON TÔI KHỎI BỌN BUÔN NGƯỜI.

 Chị Maria Thủy – Chị Mỹ.
Phan Sinh Trần ghi

Tôi sinh ra trong một gia đình không có Đạo và rất nghèo,  sinh ra tôi được có bốn  ngày vỏn vẹn, thì Mẹ đã giao em bé cho Bà Ngoại và bỏ đi biệt tích. Bà Ngoại nấu nước cháo nuôi tôi sống và lớn lên. Tuy nhiên, hai bà cháu vật lộn với kế sinh nhai, nên tôi không được đi học, một chữ bẻ làm đôi tôi cũng không được biết, con số dê rô tôi cũng không hiểu nhận hết.Bà nói, “cho mày đi học thì sau này lấy ai nuôi bà”. Mới có bảy, tám tuổi tôi đã đi mót lúa, đi ở đợ để nuôi Bà. Lớn lên, rồi tôi cũng có được một con gái ngoại hôn.

Hai mẹ con chúng tôi qua Mỹ theo diện con lai đợt tái cứu xét, khi đi thì cháu được tám tuổi. Qua Mỹ, tôi cũng tiếp tục làm nghề dọn dẹp nhà ở tư của các chủ Việt. Ở Mỹ được mấy năm thì có người bạn cũ gọi qua hỏi thăm và mời về Việt Nam chơi, nó nói không cần tiền, cứ về đi, ở Việt Nam tao sẽ dẫn mày đi chơi, du lịch các nơi, vui lắm, nghỉ ngơi lấy lại sức sau bao năm vất vả. Tôi nghe thấy cũng bùi tai và nhận lời nó, tạm nghỉ việc đi về Việt Nam chơi một chuyến. Khi về đến nơi, một hai ngày đầu thật là vui vẻ, Bạn tôi lấy Honda đưa chúng tôi đi chơi, nó nói “mày có giấy tờ, nữ trang đưa tao giữ cho chứ ở Việt Nam cướp giựt và trộm cắp dữ lắm”, không nghi ngờ, tôi giao hết mọi thứ cho cô bạn, rồi nó nói bây giờ sẽ đi ra Rạch Giá, sau đó ra Phú Quốc chơi, nó mua vé tàu đưa hai mẹ con ra đảo, cùng đi còn có mấy người đàn ông, đàn bà bạn của nó, đến thị trấn Dương Đông, thì nó trở mặt liền, đưa chúng tôi về một xóm chung quanh có các nhà chứa với gái mãi dâm. Tôi năn nỉ nó trả lại giấy tờ thì bị la mắng:

Giấy tờ gì cái bản mặt mày, không có giấy má gì ráo, tao lấy đốt hết rồi, cái thứ tụi mày ngu ngốc, làm được cái gì chứ, bây giờ tụi mày phải ở đây chờ tao sắp xếp. Không được đi ra khỏi nhà khi tụi tao chưa cho đi. Lạng quạng bị đánh đừng nói tại sao.

Nói xong, tụi nó bỏ đi để mặc hai mẹ con bị đói trong căn phòng tồi tàn. Đói quá, tôi xin bọn nó cho phép đi rửa chén trong một nhà hàng để hai mẹ con có cái ăn, tội nghiệp con gái tôi, nó sợ hãi quá mức, lúc nào cũng mếu máo. Tôi đi làm, rửa chén mà lòng không yên, hết giờ làm là tôi ba chân bốn cẳng chạy về xem cháu có bị tụi nó bắt cóc và bán cho các ổ mãi dâm? Rất may là điều đó chưa xảy ra, có lẽ vì nó chưa tìm được khách ưng ý. Bọn chúng nói:

Tao đang tìm thằng thuyền chài để gả mày cho nó, rồi hai mẹ con sẽ có chỗ ăn ở.

Nghe chúng nói, hai mẹ con hoảng hồn, chúng tôi chỉ biết cầu Trời khấn Phật cho hai mẹ con được tai qua nạn khỏi, sực nhớ còn sợi dây chuyền nhỏ xíu dấu ở dưới cổ áo, có lẽ nhỏ quá nên tụi nó chưa thèm lấy, tôi vội lấy ra tìm cách bán đi và ngay nửa đêm hôm đó, hai mẹ con lén đi ra bến, nói dối với lái tàu là mẹ con bị móc bóp mất hết tiền bạc, giấy tờ, xin chủ tàu cứu giúp cho về đất liền, chủ tàu thương tình cho chúng tôi đi, đến Rạch Giá chúng tôi mua vé xe đò về Sài Gòn và sống lây lất ở Bến xe Miền Tây. Tôi nhờ người gởi thơ cho Bà Chủ Nhà mà tôi làm công trước đây nhờ giúp đỡ để về lại Mỹ. Tôi không dám nói thật sự thể, chỉ nói là tôi bị móc bóp và mất hết tiền bạc, giấy tờ tùy thân.

Cách xa nửa vòng trái đất, tại Houston, Texas Chị Thủy nghe chuyện và động lòng thương, chị kể:

–          Cách nay mấy năm, tôi đang làm nail cho một Bác thì được nghe bà kể lại câu chuyện có hai mẹ con ở Mỹ, về Việt Nam chơi bị móc túi, mất hết giấy tờ và cần giúp đỡ để về lại Hoa Kỳ. Bà đã chi ba ngàn đô, coi như ứng cho mượn trước số tiền, dùng để trả cho một Luật sư chuyên về di trú để nhờ giúp đỡ. Tôi muốn được đóng góp với Bác nọ để thêm phần tài chánh hòng giúp sức cho hai mẹ con chóng được về lại nhà. Nghe kể lại tình cảnh hai mẹ con rất đáng thương, tôi bức rức không yên, dù mình cũng chả dư dả gì nhưng tôi quyết phải giúp họ cho bằng được. tôi gọi phôn cho bốn Anh Chị Em còn đang ở Việt Nam để nhờ liên lạc, tìm cho ra hai mẹ con và giúp họ có nơi ăn chốn ở trong lúc chờ giấy tờ đi về Mỹ lại. Vì mình sinh hoạt trong Nhóm Thánh Linh, được biết rõ các kỳ tích từ Lòng thương xót của Chúa và ơn Mẹ Maria, nên tôi dâng hai mẹ con của chị Mỹ cho Chúa Mẹ và xin mọi người trong Nhóm cùng cầu nguyện. Chị Thủy kể tiếp:

–          Luật sư làm hơn một năm trời mà chắng tiến triển đến đâu, bà luật sư khám phá ra là Hai Mẹ con vì không rành rẽ thủ tục nên thẻ xanh đã bị hết hạn rồi, khó khăn chồng chất trong khi tiền phí tổn đã lên tăng lên nhiều. Vì thủ tục khá nhiêu khê, cần giấy cớ mất tại nơi xảy ra sự vụ, rồi phải có nơi tạm trú nhất định tại Việt Nam, sau đó làm thủ tục nhập khẩu và bắt đầu lại đơn xin xuất cảnh đi Mỹ. Tôi đi đến Luật sư Th-Th nhờ giúp đỡ, câu hỏi mà luật sư đưa ra là, tại sao họ không dám đến công an phường làm giấy cớ mất, rồi ai sẽ là người lo nhập hộ khẩu ở Việt Nam cho hai mẹ con, v. v . Vòng vo tam quốc một hồi, rồi Chị Mỹ mới xì ra sự thật là họ đã bị lừa đảo, từ Mỹ qua Việt Nam tới đảo Phú Quốc, rồi mới về lại vất vưởng ở bờ ở bụi, ăn xin, bữa đói bữa no, trong thành phố Sài Gòn.

Tại Việt Nam, Bốn Anh Chị Em của tôi ra sức giúp đỡ cho Mẹ con Chị Mỹ, Anh Ba thì lo giấy tờ dịch vụ, tôi gởi tiền dành dụm về, phí luật sư tốn thêm mấy ngàn đô nữa, chị Tư tôi thì giúp kế sinh nhai cho họ, Các Em Năm, Bẩy tìm cách cho họ nhập hộ khẩu, cả nhà ra sức cầu nguyện vì thực ra chỉ có Chúa mới có thể cứu họ trong hoàn cảnh hy hữu và thủ tục quá khó khăn này. Em Bẩy nói với hai mẹ con nên hết sức ngày đêm cầu Chúa Mẹ giúp cho dù họ chưa phải là tín hữu Công Giáo nhưng đức tin của họ sẽ được nhận lời. Chị Thủy ưu tư, nhận xét như sau:

–          Phái đoàn phỏng vấn tại Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, có thể nào tin được vào câu chuyện của Chị Mỹ không? Cho dù có tin đi nữa, thẻ xanh hết hạn ở nước ngoài làm sao để được tái cứu xét, đặc cách? Các Bạn của tôi ở Hoa Kỳ, nghe kể lại chuyện làm đơn vốn kéo dài đã hai năm thì không còn chú ý nữa, họ cho là không biết sự thật hoàn cảnh của Chị Mỹ có đúng không? Cuối cùng thì chỉ còn có Tôi và gia đình Anh Em trong nhà, gồng mình giúp đỡ hai mẹ con của Chị Mỹ cho tới cùng. Cảm tạ Chúa, truyền thống giúp đỡ người dưng, luôn có trong gia đình tôi từ lâu, nhất là tôi lại được sinh hoạt trong Nhóm Thánh Linh, tôi được Chúa rót vào lòng mình tình yêu và lòng chạnh thương làm cho tôi không thể nào không ray rứt và mong mỏi điều tốt cho hai mẹ con suýt bị bắt cóc. Tôi được Chúa cho cảm thấy cái xốn xang, bức rứt, âu lo của cháu bé con chị Mỹ, tôi thương nó như con gái của tôi, càng thương cháu tôi càng bám víu vào lời Chúa:

“Và Ta bảo các ngươi: Hãy xin, thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ gặp; hãy gõ thì sẽ mở cho, Vì phàm ai xin thì lĩnh; ai tìm thì gặp; và ai gõ thì sẽ mở cho.”   (Lc 11,9-10 ).
>
Thời gian làm giấy tờ tiếp tục trì trệ, Chị Thủy nhân xét:

–          Lòng kiên nhẫn của mọi người có hạn, dịch vụ tái cứu xét xuất cảnh đã kéo dài hơn ba năm, tôi đã chạy đến vị Luật sư thứ ba, tên T, tôi năn nỉ vị Luật sư cùng tham gia với tôi, cho dù đã có các luật sư và nhiều người giúp khác hoàn toàn hết kiên nhẫn và bỏ cuộc. Chúa làm cho vị luật sư chạnh lòng thương giúp cho trường hợp này, dù là chi phí quá ít ỏi hầu như chả đáng là bao, nhưng ông quyết định đóng góp phần của mình vào trong công tác này.

Cám ơn Chúa! Ngài không quên yên ủi tôi, Chúa làm thay đổi các Bạn trong Nhóm Thánh Linh, có anh đến ngỏ ý sẽ cùng chia sẻ một chút xíu về tài chánh dù là ít ỏi và cầu nguyện cùng với tôi. Cả Nhóm tiếp tục xin Chúa cứu vớt cho mẹ con của Chị Mỹ, rồi Chúa làm hết phép lạ này tới phép lạ khác, khi Em Năm cãi tay đôi với công an phường một số lần và cuối cùng đã được Phường cho phép nhập hộ khẩu cho mẹ con Chị Mỹ, khi phái đoàn Mỹ chấp nhận tái cứu xét, phỏng vấn và cho phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ cho dù giấy tờ có thiếu xót như là chỉ có thế vì khai sinh mới làm lại trong dịp này, rồi không có giấy hôn thú, tiếp đến là các mâu thuẫn trong giấy cớ mất bóp, rồi lại đến sự vi phạm khác, hết hạn visa, hết hạn thẻ xanh, v.v Mỗi một chặng gian nan là một lần Chúa ra tay cứu giúp. Còn mấy ngày trước khi lên máy bay, Lãnh sự quán lại đòi giấy cớ mất bóp một lần nữa, đến nước này rồi làm sao tìm ra giấy đây? Nhưng rồi mọi sự cũng được cho qua nhờ Chúa quan phòng. Chị Mỹ kể rất tội nghiệp:

–          Tụi bất lương ở Phú Quốc tiếp tục đe dọa và nhắn tin chúng sẽ phá, sẽ gởi khiếu nại đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ nếu tôi không trả nó một số tiền, do đó gia đình Chị Thủy ở Việt Nam dấu nhẹm tin tức về ngày giờ ra đi, lên xe ra sân bay mà hai mẹ con cũng chưa được cho biết, đến phi trường họ mới cho biết sẽ lên phi cơ về Mỹ trong vòng một vài tiếng và họ mua cho hai hộp cơm ăn lót đường, chúng tôi mừng quá run tay, không xúc cơm được, mẹ con mỗi người ăn được có một muỗng thôi. Khi đã vào khu cách ly con tôi còn năn nỉ mẹ ráng nhịn đừng đi tiểu vì sợ máy bay nó đi mất, cháu quá sợ nên đã khuyên tôi như vậy. Thế là sau hơn bốn năm trường đằng đẵng mà tôi cảm thấy dài như cả mười năm, Chúa Mẹ đã cứu chúng  tôi ra khỏi vùng đất sợ hãi. Có hai lần, lúc con gái tôi quá lo lắng, thất vọng nhưng khi nó cầu nguyện với Mẹ Maria và cảm thấy như Mẹ đang gật đầu nhìn nó, thì con bé được vững lòng và còn quay ra khuyên nhủ đức tin cho tôi là mẹ của nó.

Về đến Mỹ, gia đình chị  Thủy ra phi trường đón chúng tôi về nhà chị, Chị Mỹ và Cháu gái rất tin tưởng vào Chúa sẽ thương ban cho Chị và con nhưng tháng ngày an ủi. Chị Thủy nhỏ nhẹ,

“Cháu gái con Chị Mỹ đến nay đã vào tuổi mười bốn, mười lăm. Nhìn cháu ngây thơ, trong sáng xin gia nhập thiếu nhi Thánh Thể và đeo khăn quàng màu vàng mà mừng chảy nước mắt, Chúa của tôi thật là vĩ đại. Phần thưởng lớn nhất là được nhìn ngắm Chị Mỹ và Cháu cầu nguyện trong các buổi thờ phượng và ca ngợi Chúa”

Quả ơn nghĩa Yavê không hết,

lòng xót thương của Người không cạn,

mỗi buổi sáng thì lại mới  luôn.

Lớn thay tín nghĩa của Người! (Ai ca3:22-23)

Phan Sinh Trần

Một Buổi Nói Chuyện Lý Thú Về Chúa Thánh Linh của Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Sơn – Phần ba.

Một Buổi Nói Chuyện Lý Thú Về Chúa Thánh Linh của Cha An Tôn Nguyễn Ngọc Sơn – Phần ba.

Phan Sinh Trần

Thuở xưa còn bé, chúng ta có khi hay tham gia trò chơi đóng kịch, đóng vai, như là làm Cha, làm Ma sơ phải không? Rồi chúng ta hay có điệu bộ giả như đang giảng, đang làm lễ, hay đang thăm hỏi người bịnh, kẻ ốm đau. Tôi còn nhớ lúc lên bẩy tám tuổi, được đọc truyện thánh Mác ti nô, Ngài vác vai, đem người bệnh ở các cống rãnh, khu vực đường phố tối tăm, nhơ bẩn về nhà Dòng chăm sóc, chữa trị và cho nằm ngay cả trên gường của mình, khi đọc đến đó,  tôi đã có một ước ao ngộ nghĩnh đó là hình ảnh tại thủ đô Vatican, có một vị  Giáo Hoàng làm các khu dành riêng cho người hành khất tạm trú, ăn uống, tắm rửa, bẵng đi mấy chục năm vù trôi qua,  “thì nay … cũng đã có như vậy” vào thời của Đức Giáo Hoàng Phan xi cô. Rồi khi đã lớn hơn, độ thiếu niên, tôi thắc mắc có đức Cha nào thân mật trò chuyện và mời ăn mày, vô gia cư, bụi đời cùng ngồi ăn chung vào các ngày đại lễ Giáng Sinh, Phục Sinh giống như sự ân cần gần gũi, ngồi cùng bàn,  của Chúa Giê Su với các quân thu thuế, đĩ điếm, ăn xin,  “thì nay… cũng đã có như vậy”, khi mà chính Đức Tổng Giám Mục Tage, giáo phận Manilla  và ĐTGM  Jorge Mario Bergoglio, giáo phận Buenos Aires, đèo xe máy chở người vô gia cư về Tòa Giám Mục cùng dùng bữa trưa vào các dịp tiện hay các dịp lễ.
Tới nay, khi mình đã bắt đầu luống tuổi, nhìn sự suy thoái xã hội của nước Việt mến yêu, tôi ước ao có một Linh Mục, đầy sự thánh khiết và yêu thương của Chúa để ra tay chữa lành bằng lời cầu nguyện trong sức mạnh. Sẽ có chăng vị Linh Đạo nào đó, có thể thốt ra lời giảng dậy có uy lực trong quyền năng, vinh quang của Chúa Thánh Thần không? Có vị Chủ Chăn nào có tấm lòng chạnh thương đầy tình thương xót của Chúa? “thì nay… cũng đã có như vậy”. Ta được biết đến nhiều Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế, Các Đan sĩ ẩn tu Biển Đức, nhiều Linh Mục rất thánh thiện và mạnh mẽ trong đời sống Đức Tin. Trong số Linh Mục làm được công việc của các Thánh tông đồ xưa, rao giảng trong quyền năng đi kèm với sức mạnh oai hùng của Chúa Thánh Thần, tôi cho rằng có cha An Tôn Nguyễn ngọc Sơn vì qua lời cầu nguyện của Ngài, Chúa đã chữa khỏi cho trên mười ngàn bệnh nhân, hối nhân, người vô thần, kể cả thày bùa, thày phép, người đa thần.
Câu hỏi mà người Ki tô hữu luôn day dứt, đó là, làm sao để loan báo Tin Mừng cho Anh Em lương dân, làm sao ứng dụng Tin Mừng vào đời, mang lại thăng hoa, cứu độ cho người chung quanh và hơn thế nữa canh tân xã hội Việt Nam, làm phong phú cho dân Việt? Cha An Tôn Nguyễn ngọc Sơn đã đề nghị một giải pháp rất hào hứng, một trong những cách loan báo là hãy làm “hiệp sĩ hành khất của Tin Mừng”. Cha trần tình:

–        Trước tình trạng nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi trò chơi trực tuyến của Võ Lâm Truyền Kỳ, và ngay cả người lớn cũng mê mẫn những truyện kiếm hiệp, chúng tôi muốn mở một sân chơi cho nhiều người để đáp ứng khát vọng sống đẹp, sống hùng.Trò chơi lớn này có tên gọi Hành Khất Kitô. Chơi để sống đúng, sống ích lợi cho người khác, nhất là cho những người yếu kém trong xã hội hiện nay. Đất nước ta đang có hơn 82 triệu dân mà 60% dân số thuộc về người trẻ từ 24 tuổi trở xuống. Nhiều bạn trẻ muốn sống đúng, sống tốt, sống hào hùng nhưng lại không biết nguồn chân thiện mỹ là ai. 51% dân số là phụ nữ mà nhiều người bị bạo hành trong gia đình vì hiện có hơn 20 triệu người uống rượu và nghiện rượu, 26% dân số sống dưới mức nghèo khổ trong khi một thiểu số giàu có ăn chơi hết sức xa hoa. Hơn 5 triệu người khuyết tật, hơn 3 triệu người goá bụa sống hết sức khó khăn, 263.000 người nhiễm HIV-AIDS, 160.000 người nghiện ma tuý đang tìm cách phục hồi cuộc sống… Tất cả đang giang tay kêu cứu.Bạn có muốn cùng với những người Hành Khất Kitô lên đường đến với họ không?
Cái hay của Hành Khất Ki Tô là nhìn từ bên ngoài họ rất tầm thường nhưng lại có nội lực thâm hậu của Chúa, càng khiêm nhường càng bị khinh khi thì họ càng có nhiều cơ hội thâm nhập vào các nơi tội lỗi mà cứu giúp Đời qua lời cầu nguyện và việc làm bác ái.
Cách loan báo Tin Mừng thứ hai được Cha đề nghị là sống Lời Chúa cho đến mức mình trở nên Lời cứu độ, “Bạn là Lời cứu độ”, Cha trao tặng cho các bạn trẻ một cuốn cẩm nang dạng sách bỏ túi với cùng tựa đề “ Bạn là Lời cứu đô” gói ghém từ cách thở trong Thần Khí cho đến cách sống theo Lời Chúa và các nhân sinh quan dựa trên Lời Chúa và Khoa học. Sách tuy nhỏ nhưng có các thực hành rất quan trọng và thực tế, có thể làm theo để canh tân mình và làm chứng cho người một khi ta đã thực có “Lời Cứu Độ” sinh ra các hoa trái tốt tươi trong cuộc đời của mình. “Bạn là Lời cứu độ”, hiện nay là best seller ở Việt Nam,  loại sách tu thân  bán chạy nhất của nhà xuất bản tôn giáo, tái bản 3 lần trong khoảng thời gian ngắn, một năm. Đến thời điểm này, năm 2016 thì ấn bản lần thứ ba, gồm 40.000 cuốn đã bán hết sạch, chúng ta đành chờ đến lần tái bản thứ tư ? Một vài giáo phận như Phát Diệm, Bùi chu, một số dòng tu và nhiều xứ đạo đã tặng sách này cho tất cả các giáo lý viên và bạn trẻ như là cẩm nang cho công cuộc Tân Phúc Âm hoá bản thân và cộng đồng giáo xứ. Quả thật, tập sách giúp cho các bạn trẻ định hướng được đời sống qua 10 điều tâm niệm (phần 1), tổ chức được ngày sống (phần 2), cầu nguyện ở bất cứ nơi nào (phần 3), vượt qua những đam mê, nghiện ngập đủ loại (phần 4). Xin các bạn hãy giới thiệu sách này cho người thân của mình, cho thiếu niên và cho mọi bạn trẻ.
Cách loan báo Tin Mừng thứ Ba, sống Tin Mừng và áp dụng Tin Mừng vào Đời, Cha Sơn đề nghị ta theo gương Công Giáo Hàn Quốc, thực hành Lời Chúa trong đời thường cách tích cực nhất:

–        … những hoạt động loan báo Tin Mừng của các học sinh Công Giáo Hàn Quốc. Hầu như các em học sinh này có phong cách sống khác hẳn những em ngoài Công Giáo: các em không để tóc highlight, được luyện tập những kỹ năng làm chủ chính  mình rất hiệu quả từ những hội đoàn. Ngay từ lớp 1 các em  đã quyết tâm : “ Em phải học hành thật giỏi, cư xử thật tốt, lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè và cố gắng làm trưởng lớp để lôi kéo các bạn về cho Chúa Kitô”. Điều quyết tâm ấy thật lạ lùng và ta không lạ khi người tín hữu Công Giáo Hàn Quốc tăng tỷ lệ người Công Giáo so với dân số toàn quốc từ 1% vào năm 1949 tới 10,5% vào năm 2010: 5.135.000 giáo dân trên tổng dân số 48.875.000 người
Tới đây thì có lẽ Bạn rất muốn biết về phần mình Cha Nguyễn ngọc Sơn đã sống với “Lời cứu độ” như thế nào ? Cha chia sẻ:

–        Chính trong khi học hỏi Lời Chúa, tôi tìm được sức mạnh và rất nhiều ơn thiêng cho đời linh mục của mình.

–        Trong thánh lễ kết hợp với Chúa Giêsu tôi tìm được nguồn lực vô tận cho đời linh mục của mình.
Càng yêu quí Thánh Lễ, thì Cha càng có nhiều khó khăn, gian nan, thử thách… “Ngày 24/12/1976, tôi nhận được công văn khẩn của UBND quận 10 thông báo rằng: “Bắt đầu từ ngày 25/12/1976, tôi không được phép dâng thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn”. Thông báo không cho biết lý do tại sao tôi lại bị cấm dâng lễ ở đó. Đêm Giáng Sinh năm đó, tôi dâng lễ với niềm vui pha lẫn nỗi buồn, vì biết rằng cuộc đời linh mục của mình lại có những khó khăn mới. Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình biết vậy nên bảo tôi: “Mỗi sáng Chúa Nhật, con lên Toà Giám mục dâng lễ trong ngôi nhà nguyện cổ của cha”. Tôi vâng lệnh ngài, nhưng chỉ dâng được 4 tuần thì lại có công văn nhắc nhở: “Linh mục Nguyễn Ngọc Sơn không được phép dâng lễ tại Toà Tổng Giám mục”. Đức Tổng Phaolô lại sai tôi đi dâng lễ ở nhà thờ Bắc Hà, đường Lý Thái Tổ, quận 10 vào lúc 4g30 sáng. Ngài nói: “Con dâng lễ sớm, ít người tham dự thì họ không để ý đến con đâu”. Nhưng sự việc cũng chỉ kéo dài được 4 tuần, lại có một công văn nhắc nhở: “Linh mục Nguyễn Ngọc Sơn không được phép dâng lễ tại Nhà thờ Bắc Hà”. Một số anh em linh mục ngạc nhiên, không biết tôi “mắc tội” gì mà chính quyền không cho dâng lễ. Có người đoán là vì tôi làm việc ở Caritas Việt Nam với Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã bị bắt vào tháng 8 năm 1975; hoặc là vì người ta không muốn tôi biến Giáo xứ Vinh Sơn thành một biểu tượng nhắc nhở về “Vụ án chống phá cách mạng”; hoặc nghi ngờ tôi là nhân viên CIA để lại do cả gia đình tôi ra nước ngoài, hay do chính quyền quận 10 muốn chiếm căn nhà của cha mẹ tôi ở số 804 Điện Biên Phủ, nên không muốn tôi có mặt ở đó… Tất cả chỉ là những lời phỏng đoán, nhưng từ đó anh em linh mục không dám mời tôi dâng thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ của họ vì sợ bị chính quyền để ý theo dõi. Vì thế, qua sự an bài của Chúa, cuộc đời linh mục của tôi lại bước sang một bước ngoặt mới”.

–        Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình thấy tôi gặp nhiều khó khăn liền bảo tôi: “Con cứ an tâm dâng lễ ở trong tu viện và đi làm công nhân để tìm hiểu đời sống người lao động vì trong chế độ này, hai giai cấp công nhân và nông dân rất được tôn trọng”. Tôi đã vâng lệnh ngài đến làm việc tại Nhà In Nguyễn Bá Tòng như một công nhân thực thụ, nhất là từ khi nhà in này được Toà Tổng Giám mục giao cho Sở Văn hoá và Thông tin TP.HCM quản lý từ tháng 6/1978 và được đổi tên thành Nhà máy In Tổng Hợp TP.HCM… Trong suốt 18 năm, từ 1978-1996, mỗi ngày, sau thánh lễ ban sáng, tôi làm việc chung với các anh chị em khác trong tổ sắp chữ máy Monophoto từ 7g30 sáng đến 16g30 chiều, buổi trưa được nghỉ từ 11g30-12g30. Chính trong môi trường lao động này, tôi học lại bài học vâng phục, yêu thương của Chúa Giêsu dưới mái nhà Nazareth.
Nhờ những nghiên cứu phát minh của tôi trong ngành sắp chữ máy và sắp chữ điện tử, tôi được mời tham gia sáng lập Khoa Kỹ thuật In của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trụ sở của trường ở đường Võ Văn Ngân, Thủ Đức. Suốt 16 năm dạy tại đây, chúng tôi đã đào tạo hàng ngàn sinh viên trở thành kỹ sư ngành in phục vụ cho ngành in ấn của Việt Nam. Trong mối quan hệ ngành nghề, tôi cũng được mời dạy 3 năm ở Khoa Mỹ thuật Công nghiệp tại Đại học Kiến Trúc TP.HCM và 2 năm tại Khoa Ngữ văn Báo chí thuộc Đại học Tổng Hợp TP.HCM. Những năm tháng dạy dỗ và nghiên cứu đó giúp cho cuộc đời linh mục của tôi có cơ hội hoà nhập thêm với giới trẻ trí thức để cảm nhận họ đang đói khát những giá trị tinh thần mà người mục tử chúng tôi có sứ mạng phải cung cấp cho mọi người.

–        Trong sự quan phòng của Chúa cho làm việc trong Nhà In, đời linh mục của tôi đã gắn bó với sách vở, báo chí và các phương tiện như Internet sau này để truyền bá Tin Mừng.Nhờ làm việc trong ngành in nên tôi vẫn âm thầm tiếp tục sửa chữa để hoàn thành bản dịch với  thầy Giuse Nguyễn Tất Trung, dòng Đa Minh, (đã chịu chức linh mục năm 1997). Sau đó chúng tôi thuê người đánh mày sắp chữ bản thảo trên hệ thống Monotype Filmsetter, photo ra giấy và làm thử 2 cuốn Sách Lễ Rôma và Phụng vụ Các Giờ Kinh thành các cuốn sách giống như thật để Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình trình cho HĐGMVN trong khoá họp thường niên năm 1991. Năm 1992, hai cuốn sách này đã được chính thức xuất bản và là niềm vui cho tất cả những ai dùng chúng. Từ đó tôi cũng bắt đầu lo công tác văn hoá cho Toà Tổng Giám mục TP.HCM. Chúng tôi soạn và dịch khá nhiều sách cho trẻ em như Chúa Nói với Trẻ em(1994), các truyện tranh như Mẹ Maria (1994), Thánh Phaolô Thành Tácxô (1996), Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1996), sách cho các bạn trẻ như Con Người Mới trong Gia Đình Thiên Chúa (1994), Lắng Nghe Tiếng Gọi từ Gia Đình Nazareth (1994), hoặc cho các tu sĩ như Người Mục Tử Cộng đồng Hướng về Tương Lai (1996), Thống Nhất Đời Sống Trong Chúa Giêsu Kitô (1997). Cùng với mấy cha bạn chúng tôi lo tập Bài Giảng Chúa Nhật do Toà Tổng Giám Mục TP.HCM phát hành để giúp anh em linh mục trong việc phục vụ Lời Chúa. Chính trong khi học hỏi Lời Chúa, tôi tìm được sức mạnh và rất nhiều ơn thiêng cho đời linh mục của mình. (nguồn: http://hanhkhatkito.org/Default.aspx?tabid=107&ctl=ViewNewsDetail&mid=461&NewsPK=10130)
Mỗi khi gặp khó khăn, Cha lại được Chúa giúp đỡ cách trực tiếp, gián tiếp qua các biến cố, bàn tay quan phòng của Chúa kính yêu thật là chu đào. Xin được đan cử vài mẫu chuyện ý nghĩa,

–        Đức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình, nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của ngài, khi ngài kéo riêng cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và tôi mà nói: “Các con phải làm gì cho giới trẻ đi chứ!”, tôi đã thực hiện cuốn Sứ điệp Loài hoa vào năm 1993. Các bạn trẻ đã nồng nhiệt đón nhận: 35.000 cuốn bán hết trong vòng 2 tháng đầu năm 1994. Nhưng khi Đức Tổng Phaolô 3 lần viết đơn xin tái bản cuốn sách, thì Sở Văn hoá Thông tin TP.HCM đều từ chối và cho đó là một cuốn sách phản động. Chính Đức Tổng Phaolô cũng không hiểu tại sao lại không trả lời cho ngài lý do từ chối. Tôi đoán có lẽ là vì một đoạn văn ngắn viết về Hoa Bất tử, dù trong toàn bộ cuốn sách tôi đã không dùng từ “Chúa” hay từ có liên quan đến tôn giáo như “Giêsu Kitô” một lần nào? Sau này, do sự can thiệp của ông Trần Quốc Hương, sau khi ông được Chúa chữa lành cánh tay bất động vì tai biến mạch máu não, cuốn sách đã được tái bản vào năm 1997 và đến nay đã vượt quá 150.000 ấn bản. Bài học Sứ điệp loài hoa dạy tôi cách loan báo Tin Mừng trong thời đại hôm nay là cần phải biết gắn bó với Chúa Giêsu và thở được Thần Khí của Người để mỗi anh em linh mục chúng tôi trở thành những chứng nhân sống động của Người.
Rồi lại một sự an bài khác của Chúa, “vào tháng 8/2001, tôi gặp Bác sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học Dân tộc TP.HCM, và Chúa đã chữa cho ông khỏi bệnh như một dấu hiệu mời gọi tôi dấn thân cho các bệnh nhân đủ loại, nhất là người nghiện ngập và những người bất an về mặt tinh thần trong xã hội VN hiện nay.Năm 2011, tôi tham gia vào Hội Bảo trợ Người Khuyết tật và Trẻ Mồ côi TP.HCM. Với cương vị là Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Xã hội-Y tế, tôi cố gắng làm một chút gì đó cho 54.000 người khuyết tật và 13.000 trẻ mồ côi khuyết tật hiện nay của TP.HCM. Ước vọng của tôi là được gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu cùng với các anh chị em Kitô hữu khác như những chứng nhân sống động của Chúa Kitô Phục Sinh để có thể giúp đỡ, chữa lành cho 6,7 triệu người khuyết tật về thể lý và hơn 10 triệu người hiện đang khiếm khuyết về mặt tinh thần ở Việt Nam”.
–      Để giúp tôi có thể làm chứng nhân cho Chúa Giêsu, Người đã ban cho tôi một số những cảm nghiệm về lời đầy quyền năng của Người trong việc chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, tác động đến vạn    vật, làm cho bánh cá hoá nhiều, nhất là loan báo Tin Mừng cho những người nghèo khó, an ủi những tâm hồn đau khổ. Đồng thời Người cũng ban sức mạnh của Chúa Thánh Thần để tôi có thể chịu đựng những gian nan, thử thách, nghi kỵ, ghen tức, bất công của người khác gây cho mình trong cuộc đời linh mục, để cho tôi thật sự cùng chịu đóng đinh với Người trên thập giá đời mình.

–        Tôi đã từng bị phản đối vì những tư tưởng mới lạ và những nhận xét về sự thật làm mất lòng người, bị theo dõi vì những hoạt động không đẹp lòng các người quyền thế, bị quấy rầy vì những ghen tuông của các phụ nữ, bị bôi nhọ vì những tranh chấp, bị bầm dập vì những cú đánh lén sau lưng của bạn bè, bị tiêu diệt vì dám chống đối những bất công với đôi chân 2 lần bị gãy vì tai nạn “cố tình”.

–        Có những lúc tôi muốn buông xuôi tất cả. Nhưng gương sáng của những bậc tiền bối anh hùng, của Đức Thánh Cha (ĐTC) Gioan Phaolô II, của nhiều anh chị em linh mục, tu sĩ, giáo dân trong những vùng sâu, vùng xa, đang miệt mài làm việc, chịu đựng gian khổ, lại thúc đẩy tôi tiếp tục bước đi trên con đường sự thật và sự sống.
Trong dịp kỷ niệm chịu chức, Cha khiêm nhường soi nhìn lại đời mình và chia sẻ:

–        Sau 40 năm linh mục với nhiều lầm lỗi, khuyết điểm, tôi lại càng cảm nhận được tình yêu thương của Chúa và mọi người đối với tôi. Xin tha thứ cho tôi nếu tôi đã làm phiền lòng ai và gây đau khổ cho người nào trong cộng đồng mình sống.

Tôi mong ước với ơn Chúa và sự giúp đỡ của mọi người, tôi sẽ sống từng giây phút còn lại của đời mình một cách ý thức và hiệu quả hơn cho xứng đáng với tình yêu thương quảng đại ấy.

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho tôi cũng như cho tất cả được kết hợp mật thiết với nguồn lực vô biên là Chúa Ba Ngôi để chúng ta đều trở thành hình ảnh sống động của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ duy nhất của trần gian. Xin Người chúc lành cho tất cả chúng ta.
Ta có thể nói, Chúa Thánh Thần khi xưa của Các Thánh Tông Đồ và Chúa Thánh Thần hôm nay của các Giám Mục, Linh Mục vẫn chỉ là một đấng duy nhất. Vào thời buổi càng u tối, càng nhiều vấn nạn trong sự bộc phát mãnh liệt, từ các hành động bạo tàn của Quỉ Dữ thì ân sủng lại càng chan chứa. Chưa có thời nào mà tội lỗi con người phạm đến Chúa và luật pháp của Ngài nhiều như thời chúng ta nhưng cũng chưa có thời nào mà ân sủng, lòng thương xót của Chúa tuôn trào, nhiều như thời của chúng ta, ơn lành tuôn đổ hiển hiện một cách rõ ràng và phổ biến mà ai cũng được mục kích. Hãy phấn khởi, hy vọng và tiến lên trong trận chiến Đức Tin này. Ta biết rằng một khi Lời Chúa được thể hiện cách sống động trong Đời Các Thánh của Chúa thì khi họ đi đến đâu, Ma Quỉ chắc chắn sẽ phải run rẩy, khiếp sợ đến đó, cho dù chúng có căm tức và âm mưu quỉ quyệt gài bẩy đến đâu, thì sự hiện diện của Chúa Giê Su trong đời ta sẽ làm thất bại các âm mưu đó.
Ai phạm tội thì là người của ma quỷ,
Vì ma quỷ phạm tội từ lúc khởi đầu
Sở dĩ Con Thiên Chúa xuất hiện
Là để phá hủy công việc của ma quỷ (1 Ga 3: 8).
Tôi xin mượn lời kết của Cha để chào tạm biệt các Bạn, cha có cảm nghĩ này,

–       Tôi cảm thấy an ủi và được khích lệ rất nhiều vì ĐTC Phanxicô, trong Tông huấn Niềm vui Phúc Âm – mới công bố ngày 24/11/2013 – nhắc nhở chúng tôi rằng: “Chúng ta hãy đi ra, đi ra để cung cấp cho tất cả mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Tôi lặp lại cho toàn thể Hội Thánh: tôi muốn có một Giáo Hội bị bầm dập, bị tổn thương và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, còn hơn một Giáo Hội bị bệnh hoạn vì đóng cửa và thanh nhàn bám víu vào sự an toàn của riêng mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ quan tâm đến việc nằm ở trung tâm và cuối cùng bị vướng vào một mạng lưới của những cố chấp và thủ tục…” (số 49).

–       Tất cả những chương trình mục vụ mà chúng ta mơ ước chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta biết “không những canh tân các chương trình của mình mà còn phải tăng chất lượng cho chứng tá của mình. Công cuộc Phúc Âm hoá không chỉ là một kế hoạch có tổ chức hay một chiến lược; một cách cơ bản, nó là vấn đề thiêng liêng đúng như lời ĐGH Phaolô VI đã nói: ‘Con người thời nay sẵn sàng nghe các chứng nhân hơn là các thầy dạy, và nếu họ có nghe các thầy dạy, thì chính là vì các thầy dạy cũng là những chứng nhân…’. Vì vậy Giáo Hội sẽ loan báo Tin Mừng cho thế giới trước tiên bằng hạnh kiểm và đời sống của mình, bằng chứng tá sự nghèo khó và vô tư, và bằng chứng tá sự tự do của mình đối với các quyền lực của thế gian này, tóm lại, chứng tá sự thánh thiện” (TLLV, số 158; TĐ Evangelii nuntiandi, ngày 8-12-1975, số 7).

Phan Sinh Trần

MỘT BUỔI NÓI CHUYỆN LÝ THÚ VỀ CHÚA THÁNH LINH CỦA CHA AN TÔN NGUYỄN NGỌC SƠN – Phần 2.

MỘT BUỔI NÓI CHUYỆN LÝ THÚ VỀ CHÚA THÁNH LINH CỦA CHA AN TÔN NGUYỄN NGỌC SƠN – Phần 2.

Phan Sinh Trần

Ở trong nước thì có lẽ Tín hữu đều biết đến Cha An Tôn Nguyễn ngọc Sơn, tuy nhiên ở hải ngoại có nhiều người chưa được biết về Cha.

Ngài tốt nghiệp Giáo Hoàng Học Viện Thánh Pio X Đà Lạt, từng làm thư ký thường trực của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong mười năm (1999-2009). Nguyên giám đốc Caritas Việt Nam nhiệm kỳ 2008-2010. Nguyên Giảng viên các đại học Sư Phạm kỹ thuật, Đại học Tổng hợp, Kiến trúc tại Sài Gòn. Hiện nay Cha là cố vấn của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngài cũng là phó chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Sài Gòn. Cùng với các sinh hoạt bác ái từ thiện, hiện Cha đang giảng dạy về Ki Tô học, tại các chủng viện và dòng tu, học viện.

Kiến thức thực hành uyên bác của Ngài luôn đắc dụng cho Đạo và Đời nhưng điều làm cho tôi phải suy nghĩ là đức Tin sống động hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa và Mẹ Maria của Ngài làm cho Ngài trở nên một nhân chứng sống động của Lòng Thương Xót Chúa, trở thành một Tông Đồ của Chúa Giê Su, có thể đem Tin Mừng giải thoát cứu độ cho các tội nhân, nạn nhân của Ma Quỉ theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Dịp Tháng Ba 2016, tôi đã có dịp lần đầu tiên được gặp mặt Cha, chúng tôi đã có thiện cảm về dáng đi nhanh nhẹn của Cha với nụ cười tươi tắn trẻ trung trên môi, Ngài có sức sống, mang đầy ắp tinh thần hy vọng, tỏ ra qua tác phong hăng hái của một Linh Mục trẻ, giống như những ngày tháng vừa mới lên đường rao giảng. Đến khi tìm hiểu tiểu sử của Cha, được biết Ngài đã gần bẩy mươi tuổi thì sự thích thú lại càng tăng lên nhiều, tôi nghiệm ra được điều này, “sống trong Chúa thì tinh thần con người sẽ trẻ mãi ra thay vì già cỗi đi theo gánh nặng của ngày tháng”.

Chúng tôi xin được trích đăng lại một bài làm chứng đặc sắc của Cha cách đây mười hai năm :

(nguồn http://www.chungnhanduckito.net/doithoai/dacsanCNDK.02.htm)

RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

Nói đến truyền giáo, chúng ta thường nghĩ ngay đến những người còn sống chưa được biết Đức Kitô và đến sứ mạng loan báo Tin Mừng cho họ. Ít có ai nghĩ đến việc rao giảng Tin Mừng cho người đã khuất. Nhưng Tân Ước dạy rằng: “Chính Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi, Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương, hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh. Người đã đến rao giảng cho các vong linh bị giam cầm, tức là những người xưa đã không vâng phục Thiên Chúa, trong thời Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi…” (1Pr 3,18-20). Năm Thánh Truyền giáo và tháng tưởng nhớ các linh hồn như mời gọi chúng ta thử suy nghĩ xem liệu chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng cho những người đã khuất hay không?
Tôi xin kể lại một vài sự kiện đã gặp trong cuộc sống thường ngày để chúng ta cùng suy nghĩ về vấn đề này.

Câu chuyện mới nhất xảy ra vào ngày 5-9-2004 vừa qua. Sáng Chúa nhật, như thường lệ, sau khi dâng Thánh lễ tại nhà thờ Huyện Sĩ, một phụ nữ gặp tôi ngay trước cửa Thánh đường và xin tôi chữa cho một người bệnh sẽ được đưa từ Phan Rang vào TP. Hồ Chí Minh. Tôi đồng ý và nói sẵn sàng cầu nguyện cho bệnh nhân. Buổi chiều, vừa về đến nhà sau thánh lễ tại Nhà thờ Bàn Cờ (Q. 3), tôi gặp lại người phụ nữ ban sáng. Chị báo tin gia đình người bệnh đang nóng lòng chờ và đang cầu nguyện tại Đài Thánh Giuse bên nhà thờ Huyện Sĩ.

Vừa lên đến phòng, tôi đã thấy một đoàn rước, người cầm nến, kẻ cầm hoa, người khác cầm những lọ nước thánh… vừa hát thánh ca vừa đẩy một cô gái vào phòng. Trên cổ cô đang mang nào là dây ảnh Áo Đức Bà, tràng chuỗi Mân Côi, kèm thêm một tượng Đức Mẹ Lộ Đức có đựng nước thánh. Nhìn thấy họ, thoạt tiên, tôi cảm thấy buồn cười và quên đi những dự tính ban đầu: tôi định mặc áo dòng, đeo dây các phép (stola) và nhân Danh Chúa để trừ tà theo yêu cầu của gia đình bệnh nhân. Ông chú của bệnh nhân, cũng là người lái xe, kể với tôi:

– Con nhỏ này bị ma ám, nên la hét, vùng vẫy trên suốt quãng đường hơn 300 cây số về đến đây. Chúng con đã phải vất vả lắm mới đưa được nó lên đây.
Cô gái nhìn tôi, nét mặt hiền từ, lộ vẻ mệt mỏi.
– Con tên gì, tôi hỏi?
– Con là Maria Trần Thuỵ Phương Quỳnh, 26 tuổi, đã lập gia đình và có 1 cháu gái.
Người mẹ thêm vào:
– Từ hơn 3 tháng nay, cháu nó không ăn ngủ gì được. Chỉ cần một chút thịt, cá là nôn thốc nôn tháo. Ép lắm nó mới có thể ăn được một vài muỗng cơm trắng hay chút sữa. Lúc nào cũng kêu nhức đầu kinh khủng. Xin cha cứu con của con với!
Tôi bắt đầu cầu nguyện và xin toàn thể gia đình cùng hợp ý với tôi. Cô gái bắt đầu quằn quại, thở dốc, mắt nhắm nghiền. Cổ cứ rướn lên và nấc từng cơn như bị nghẹt thở. Thỉnh thoảng mở mắt lén nhìn tôi với ánh mắt sợ hãi, nghi ngờ. Tôi thầm xin Chúa thương cứu cô. Cô gái lại mở mắt nhìn tôi lâu hơn, ánh mắt bớt nghi ngại. Tôi nói thầm bằng ý nghĩ của mình:
– Con ơi, cha rất thương con. Cha muốn cứu con. Hãy nói cho cha biết về con. Cô gái mở mắt nhìn thẳng vào tôi, người vẫn quằn quại, thở dốc. Tôi hỏi:
– Con là ai?
– Con là Trần Đình Sang, 63 tuổi. Con chết ngày 13-12-1973.
– Con làm nghề gì và chết như thế nào?
– Con đi lính, làm trung đội trưởng, đánh trận và chết trên mảnh đất mà gia đình cô Quỳnh đang thuê để làm các bếp gaz. Con thương nó nên nhập vào nó.
– Nhưng con là người đã chết, còn Quỳnh là người đang sống, lại có chồng, có con. Khi con nhập vào cô ấy là con gây hoạ cho mình và làm khổ cho người. Càng làm khổ Quỳnh con càng mang tội và càng không thể siêu thoát. Cha rất thương con. Thứ Hai nào trong tuần, cha cũng dâng lễ cầu cho các linh hồn mồ côi. Cha xin giới thiệu với con Chúa Giêsu Kitô. Chỉ có Người mới cứu con thoát khỏi trầm luân và mang lại cho con hạnh phúc đời đời. Cha đã từng gặp những trường hợp như con và cha thấy rằng những ai tin vào Chúa Kitô đều được Người cứu thoát.
Người bệnh lắng nghe tôi nói về Đức Giêsu Kitô. Sau đó, tôi làm phép Xức dầu Bệnh nhân cho cô gái.
Theo lời kể của gia đình cô Quỳnh, họ là bổn đạo gốc, ở ngay bên cạnh nhà thờ Mẫu Tâm, hạt Xóm Chiếu. Cô gái này đã nhuốm bệnh được một năm. Gia đình đã đưa cô đi nhiều bác sĩ và nằm bệnh viện nhưng cũng không tìm ra bệnh. Có người mách bảo bệnh này do hồn ma ám ảnh nên gia đình đưa cô vào chùa Tân Long (gần nhà thờ Mẫu Tâm) để cho các vị sư cầu siêu trong 2 tuần (tuần 9 và tuần 7). Bệnh không thuyên giảm nên gia đình quyết định đưa cô ra Phan Rang theo sự mách bảo của người sui gia để gặp một thầy pháp, rồi đến cầu cứu với vị trụ trì ở am Bà Chung suốt 17 ngày, sau đó mới đến thầy pháp 75 tuổi, người Chăm, ở Phan Rang, Ninh Thuận.
Ông này đã bày cỗ bàn trong một cánh rừng vào giữa trưa, ếm bùa và đeo đầy bùa vào người cô Quỳnh, cả người chồng và đứa con. Chưa hết, thầy pháp lại vào TP.HCM để cúng tại căn nhà cô Quỳnh đang thuê. Sau đó, cả gia đình ra lại Phan Rang. Trưa thứ Bảy, ông lập bàn cúng, chém đứt đôi cây chuối và nói rằng tà ma đã bị chém đầu rồi. Tiếng la hét của người bệnh vang động núi rừng, nhưng ông Sang vẫn nói, qua miệng cô Quỳnh là ông không thể ra được, nên buổi chiều gia đình đã bỏ về Sài Gòn. Trên đường về, cô Quỳnh lại quậy phá dữ hơn nên mẹ cô đã đưa cô trở lại nhà của thầy pháp để làm phép thêm một lần nữa vào đêm hôm đó. Suốt đêm, cô Quỳnh quậy phá, la hét nên người chú đã gọi điện cho vợ mình ở Sài Gòn để xin tôi giúp đỡ vì không còn tin vào những bùa phép nữa.
– Sáng thứ Ba, ngày 7-9-2004, ngay từ lúc 6g00, cả gia đình lại kéo đến để xin tôi cầu nguyện. Sau vài phút thinh lặng, cô gái bắt đầu thở dốc và ông Sang lại hiện lên. Ông xin tôi đến làm phép nhà vì chỗ ông đang ở có nhiều linh hồn tụ về. Chỗ này trước đây là trận địa nên có nhiều người chết ở đó. Ông cho tôi biết từ 3 năm nay, gia đình cô Quỳnh thuê căn nhà này để kinh doanh. Các thợ làm công tại đây ăn nói tục tĩu, chửi thề luôn miệng nên ông muốn gia đình cô gái dọn đi nơi khác. Tôi giải thích cho ông một khi đã tin vào Chúa thì không cần ở cố định vào một nơi chốn nào. Ông hứa với tôi sẽ để yên cho cô gái và không quấy phá cô nữa. Sau khi cầu nguyện cho cô, tôi theo gia đình đến căn nhà ở số 46/5C Chu Văn An, Q. Bình Thạnh.

 MIENG BUA
Mỗi dây bùa đều có miếng chì cuốn tròn,trên ghi tên người đeo, có cuốn lá ngải bên trong

Căn nhà đầy những người thợ đang lắp ráp hàng trăm chiếc bếp gaz Rinai. Gia đình đưa tôi vào văn phòng làm việc. Tôi cầu nguyện cho cô gái. Cô lại bắt đầu thở dốc và ông Sang hiện lên và nói ông muốn ra khỏi cô gái nhưng không thể được. Tôi liền hỏi xem cô Quỳnh có đeo bùa gì không. Người nhà cho biết đã cất đi sợi dây bùa đeo ở cổ cô ngay từ sáng nay, nhưng khi tôi gặng hỏi thì người chị tháo ra thêm 5 sợi dây bùa ở 2 tay, 2 chân và bụng của bệnh nhân. Lúc này ông Sang cho biết ông cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn chưa thể xuất ra khỏi cô Quỳnh được. Ông nói với tôi: “Con đang ở lầu 3, tầng trên”. Tôi lên lầu và thấy ở trên cao có 3 hũ nhỏ, 3 bát nhang. Tôi rảy nước thánh cho tất cả các phòng. Trong khi làm phép, người chồng của cô Quỳnh, tên Tuấn, chỉ thỉnh thoảng đến ngó một chút, rồi lại bận bịu với việc buôn bán, giao hàng.

– Sáng thứ Tư, ngày 8-9-2004, lễ Sinh nhật Đức Maria. Ngay từ sớm, gia đình bệnh nhân lại đến và ông Sang hiện lên xin tôi cầu nguyện. Ông kể cho tôi mọi việc xảy ra nơi gia đình cô Quỳnh, khi họ đi cầu siêu, đến cầu cứu với các thầy pháp như thế nào và ông nói: “Tất cả những người đó không thể bắt được con, buộc con ra khỏi cô Quỳnh”. Tôi giải thích cho ông về công cuộc cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Đột ngột, ông xin phép và quỳ mọp xuống đất, gập đầu lạy trước bức ảnh Đức Giêsu khổ lớn treo trên tường nhiều lần và nói: “Lạy Chúa, con tin Chúa. Con tin Chúa Ba Ngôi. Xin Chúa tha tội cho con. Xin Chúa cứu thoát con”.
Cùng lúc đó, ông xin phép ẩn đi và cô Quỳnh hồi tỉnh, nét mặt cô tươi tỉnh trở lại. Nhưng chưa đầy 5 phút sau, ông lại nhập vào cô Quỳnh, nhăn mặt lắc đầu và nói: “Con còn nhiều vướng mắc nên không đi được”. Và ông cứ nài nỉ tôi nhớ cầu nguyện luôn cho ông. Tôi hứa coi ông là người thân và sẽ cầu nguyện hằng ngày cho tới khi ông được giải thoát. Lúc đó, ông mới đứng dậy, bắt tay từ giã và ẩn đi.
Buổi tối, khi về đến nhà, tôi nghe gia đình cô Quỳnh nói qua máy nhắn tin: gia đình cám ơn tôi vì tâm thần cô đã ổn định, ăn được thịt cá bình thường. Tuy nhiên, lúc 20g30, tôi lại nhận được điện thoại khẩn cấp:
– Cha ơi, xin cha cứu con Quỳnh, nó đang bị hành hạ khổ sở lắm.
Tôi rất ngạc nhiên vì vừa nghe lời nhắn chỉ trước đó vài phút. Người chị tên Nguyệt giải thích:
– Thằng Tuấn, chồng con Quỳnh, đâu có tin. Trưa nay, nó thử cho con Quỳnh ăn gan chó để xem có phải con Quỳnh bị bùa ngải hay không. Thế là ông Sang vật con Quỳnh rất dữ tợn. Thằng Tuấn vội đưa vợ lên ông thầy pháp ở Bình Dương, nhưng chữa không được; rồi đưa về Đức Mẹ Bình Triệu để cầu nguyện cũng không xong. Xin cha cứu gia đình chúng con.
Tôi nén giận trả lời:
– Như thế là gia đình chưa hoàn toàn tin vào Chúa. Nếu gia đình muốn tôi cầu nguyện, xin đưa cả người chồng lên cùng với cô Quỳnh.
9g00 tối hôm đó, cả gia đình lại kéo đến. Mỗi người kể lại việc xảy ra. Ông Sang lại xuất hiện, chỉ thẳng vào mặt người chồng đang buồn bã với chiếc mũ đội trên đầu từ lúc vào đến giờ:
– Thằng Tuấn này, nó đâu có tin. Nó cho con Quỳnh ăn gan chó nên tôi hành hạ vợ nó cho nó biết mặt.
– Nhưng cô Quỳnh đâu có tội gì mà ông hành hạ người ta. Ai làm người nấy chịu, tôi nói lại.
– Cha biết không, bà mẹ con Quỳnh này cũng chẳng tin Chúa bao nhiêu. Có đạo mà đâu chịu đi lễ, đi nhà thờ. Còn ông chồng bà ta thì theo bè bạn uống rượu say xỉn, chơi bời…
Ông Sang lần lượt kể tội của những người đang hiện diện. Tôi an ủi họ:
– Tôi thật tình không biết những điều này. Tất cả chúng ta đều là những người bất toàn và tội lỗi. Có lẽ, Chúa ban cho ta dịp này để nhìn lại mình và thay đổi đời sống. Việc linh hồn ông Sang nhập vào cô Quỳnh, xét về một phương diện nào đó, là một ơn phúc cho gia đình để ăn năn trở lại và cảm nghiệm được tình thương của Chúa hơn. Đây cũng là một ân phúc cho ông Sang vì Chúa muốn cứu vớt ông.

Tôi đặt tay trên đầu cầu nguyện cho ông, cho cô Quỳnh. Sau đó, ông ẩn đi. Cô Quỳnh lại trở nên tươi tỉnh và âu yếm ôm hôn đứa con mình. Tôi nhận thấy khi ông Sang xuất hiện, đứa con gái 5 tuổi của cô Quỳnh đến cầm tay mẹ nó lôi kéo, nhưng cô Quỳnh lúc đó hoàn toàn lãnh đạm, coi như không có nó bên cạnh.

 DAY BUA
Các dây bùa trên người cô Quỳnh, chồng và em gái

Lúc này, anh Tuấn mới bỏ mũ ra. Tôi thấy đầu anh cạo trọc, anh hối hận và nói với gia đình rằng mình sẽ đi học giáo lý và theo đạo vì đã chứng kiến tận mắt quyền năng của Chúa nơi người vợ, khi cô Quỳnh lên gặp tôi. Dù quậy phá rất dữ tợn lúc ở nhà nhưng khi đến đây, cô lại là một người rất hiền lành. Còn ông Sang thì hiện lên nói chuyện rất lễ độ. Anh đã tự tay tháo sợi dây bùa do ông thầy người Chăm ban cho trước đây, kèm theo 3 sợi dây đeo ở cổ vợ, con và người em gái. Như thế, tổng cộng tất cả là 9 sợi dây bùa.
Gia đình xin tôi làm phép những chai nước cho cô Quỳnh uống, sau đó cả nhà ra về lúc 10g00 đêm.
Sáng ngày 9-9-2004, lúc 6g00, gia đình lại đến vì ông Sang ngỏ ý muốn tôi cầu nguyện cho ông mỗi ngày. Ông hiện lên, chào và lần đầu tiên cười với tôi. Tôi hỏi ông tại sao mỗi lần nói chuyện, ông như bị nghẹn ở cổ và cứ phải rướn người lên như vậy. Ông trả lời:
– Thưa cha, con bị bắn vào cổ nên khi thở hơi cuối cùng rất đau đớn và khó khăn.
– Hôm nay, ông muốn tôi làm gì cho ông?
– Xin cha đặt tên thánh cho con.
Nước mắt tôi chực trào ra khi nghe lời yêu cầu này. Tôi nhớ đến hình thức rửa tội bằng “lửa”, bằng lòng ao ước, bằng tình yêu và lời tuyên xưng đối với Đức Kitô của những người không biết Người, nhưng lại sống theo chân lý của Người vì Người là “Sự Thật và là Sự Sống”. Tôi giới thiệu với ông các vị thánh: Giuse, Phêrô, Phaolô và Antôn. Ông xin nhận tên Thánh Giuse.
– Vậy từ nay con là Giuse Trần Đình Sang.
– Vâng, cám ơn cha.
– Cha sẽ dâng lễ cầu cho con ngày mai. Cha sẽ nói với các nữ tu để cầu nguyện nhiều cho con.
– Cha ơi, xin cha chữa bệnh cho con Quỳnh vì con ở lâu trong đó nên nó đau và lạnh lắm.
– Được rồi, con yên tâm, cha sẽ chữa cho Quỳnh.
– Cha ơi, con muốn ra khỏi Quỳnh lắm nhưng chưa được, nhưng con không làm hại nó nữa đâu. Nó ăn được, ngủ được rồi. Cha bảo thằng Tuấn phải thương con Quỳnh, bảo cha mẹ nó phải biết thương yêu, hoà thuận với nhau vì con Quỳnh rất khổ tâm vì chuyện này…
– Bây giờ, cha sẽ cầu nguyện cho con.
Tôi đặt tay trên đầu, đọc mấy kinh quen thuộc như Kinh Xin ơn Chúa Thánh Thần, Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh. Ông Sang chào từ biệt tôi. Cô Quỳnh lắc nhẹ đầu và trở về lại con người bình thường. Cô tươi cười kể lại cho tôi nghe khi ông nhập vào cô, bắt cô hút thuốc liên miên, cứ vài phút một điếu, lại còn chửi thề luôn miệng. Buồn cười nhất là khi cô em ruột, tên Vi, thay mẹ canh chừng chị vẫn bị ông Sang gọi ra, bật quẹt đốt thuốc, dù cô đã trốn sau cánh cửa, cô run tay đến nỗi bật mãi không được. Khi ông bắt đầu đến với tôi, ngày Chủ nhật vừa qua, cô Quỳnh không còn bị ông thôi thúc hút thuốc và ăn nói tục tằn nữa.
Thứ Bảy, ngày 11-9-2004, 6g15, gia đình cô Quỳnh lại đến. Ông Sang hiện lên và lần này ông cho biết cuộc sống trước đây của ông: ông học xong lớp 12, đi lính. Tôi tiếp tục cầu nguyện cho ông. Ông xin tôi chữa lưng và ngực cho cô Quỳnh. Sau khi ông ẩn đi, tôi hỏi cô Quỳnh về bệnh trạng, cô cho biết lưng và ngực rất đau, cổ cứng nhắc. Tôi cầu nguyện, thoa dầu và cầm thánh giá áp vào chỗ đau. Cô cho biết như có một luồng khí nóng, rất dễ chịu truyền vào mình và cảm nhận được hình ảnh của Chúa Giêsu đầu đội mão gai ẩn hiện trong mình.

Hôm sau, Chủ nhật 24 Mùa Thường Niên, ngày 12-9-2004, cả gia đình cô Quỳnh cùng đến tham dự thánh lễ lúc 6g30 sáng tại Nhà thờ Chợ Đũi (Huyện Sĩ), Q.1. Bài đọc 1 của sách Xuất hành 32, 7-11 kể tội dân Israel thờ lạy con bò vàng và bài Tin mừng theo thánh Luca 15, 1-32 nói về lòng thương xót Chúa. Tôi đã kể chuyện xảy ra với gia đình cô Quỳnh cho cộng đồng dân Chúa trong bài giảng như một thí dụ về việc thờ lạy ngẫu tượng, tìm đến bùa ngải, phù phép và việc Chúa cứu chữa cô Quỳnh để biểu lộ lòng thương xót của Người. Kết thúc bài giảng, hai chị em Quỳnh và Nguyệt đứng lên chào cộng đoàn như những nhân chứng sống. Nhiều người trong thánh đường đã bật khóc vì cảm động.
Sau thánh lễ, cả gia đình cô Quỳnh tụ tập bên nhà tôi. Ông Sang lại hiện lên và lần đầu tiên ông nói với tôi là ông sẽ tự động ra đi mà Quỳnh không hay biết. Tôi hỏi ông tại sao lại ở trong cô Quỳnh mà không thể thoát ra được dù ông rất muốn. Ông cho biết lần ở Phan Rang khi ông thầy pháp người Chăm trừ tà, ông có lo sợ và la hét dữ lắm, nhưng nhất định không ra. Trước đây ông chỉ ám bên ngoài cô Quỳnh, nhưng chỉ từ chiều ngày thứ bảy, khi cô Quỳnh có một lúc đã thất vọng và mất niềm tin vào Chúa, cùng với bà mẹ, cô đã yêu cầu quay ngược đầu xe để trở lại nhà ông thầy người Chăm. Chính lúc đó, ông liền nhập sâu vào tâm hồn cô Quỳnh và không ra nổi. Tôi đã ghi nhận điểm này và nói riêng với cô Quỳnh để cô chuẩn bị xưng tội, hoà giải với Chúa.
Ngày thứ Tư, 15-9-2004, lúc 18g, cả gia đình cô Quỳnh lại đến. Ông Sang xin gặp riêng tôi để yêu cầu một số việc. Ông kể cho tôi nghe về tình trạng sống của cô Quỳnh, từ cha mẹ, các chị em, chồng Quỳnh đến cả bà cô đi theo và xin tôi lựa lời khuyên nhủ họ. Ông nói mình dạo này nhập vào Quỳnh khó lắm chứ không còn dễ như trước và báo rằng mình sắp ra khỏi Quỳnh thật sự. Tôi đã lựa lời khuyên nhủ từng người trong gia đình Quỳnh thay ông. Cũng chiều hôm đó, một bà cụ trong xóm Đạo họ Chợ Đũi dẫn người con trai (là công nhân tải điện) khoảng 36 tuổi đến xin chữa bệnh. Anh kể khi sang Nhà Bè chôn các cột điện, anh đã nhặt được xương của người chết. Anh vừa nói giỡn vừa lấy xương gõ vào cột điện mới trồng, rồi đem vứt xuống ao gần đó. Khi trở về nhà, anh có những triệu chứng bất thường, ban đêm không thể nào chợp mắt, luôn bị nỗi sợ ám ảnh và nhiều lần muốn tự tử. Tôi đã cho anh ngồi chung với gia đình Quỳnh. Khi mọi người ra khỏi phòng, tôi hỏi ông Sang về tình trạng bệnh tật của người thanh niên đó, ông nói anh này đang bị hồn người chết ám ảnh. Tôi đã cầu nguyện cho ông Sang, cô Quỳnh và cả người thanh niên này. Mọi người an tâm ra về và hẹn chiều hôm sau lên gặp tôi lần nữa.
18 giờ ngày thứ năm, 16-9-2004, cô Quỳnh cùng mẹ, chị và hai mẹ con cậu thanh niên hôm trước đến gặp tôi. Tôi đã nhắc Quỳnh về lý do tại sao ông Sang đã nhập sâu vào trái tim cô và kêu gọi mọi người ý thức về tội lỗi đã xúc phạm đến Chúa. Hai mẹ con Quỳnh và người thanh niên xin được xưng tội. Tôi mời tất cả vào nhà nguyện để giải tội, sau đó, tôi lấy sách nghi thức rửa tội cho người lớn, làm nghi thức xức dầu trừ tà cho họ sau khi họ tuyên xưng đức tin. Tất cả đều nhận thấy sức mạnh kỳ diệu của Chúa tác động lên thân xác và tâm hồn mình. Tôi để ý thấy hôm đó là ngày đầu tiên ông Sang không hiện lên nói chuyện với tôi, tất cả mọi hành động đều do Quỳnh thực hiện.
Anh thanh niên rơm rớm nước mắt nói với tôi: “Cha ơi, con cảm thấy mình hoàn toàn khoẻ mạnh và tỉnh táo. Sau khi con xưng tội và được xức dầu trừ tà, con thấy tâm trí mình sáng suốt, đầu óc nhẹ nhàng khác hẳn trước đây”. Bà mẹ già cám ơn tôi rối rít khiến tôi phải nhắc bà cám ơn Chúa và luôn nhớ cầu nguyện cho các linh hồn, nhất là các linh hồn mồ côi mà con bà cũng như nhiều người bằng cách này hay cách khác đã xúc phạm đến họ.

Thứ sáu, ngày 17-9-2004, lúc 18 giờ, cả gia đình Quỳnh lên cám ơn tôi. Bà mẹ Quỳnh cho biết người con trai ông thầy pháp người Chăm ở Phan Rang vào Sài Gòn nói rằng “ông già” của anh đã cúng tổ và chắc sẽ bỏ nghề.
Ngày 21-9-2004, tôi đã gọi điện trực tiếp cho ông thầy người Chăm. Ông rất vui khi biết tin cô Quỳnh và gia đình được Chúa chữa lành. Ông ngỏ ý với tôi hãy cùng ông xin Chúa cứu đời.
Hiện nay, cuộc sống gia đình cô Quỳnh đã đổi khác. Cả gia đình sống đạo đức hơn và tối nào cũng cùng nhau đọc kinh chung. Anh Tuấn, chồng Quỳnh, dù chưa theo đạo cũng tích cực tham gia. Ông bố Quỳnh bớt nhậu hơn trước và luôn cố gắng về kịp giờ kinh tối của gia đình. Bà mẹ Quỳnh không dấu được niềm vui: “Gia đình chúng con tạ ơn Chúa vì Người đã thương cứu chúng con. Không có Người cứu chữa, chắc giờ này mộ con Quỳnh đã xanh cỏ rồi. Nhớ lại, chúng con thấy thời gian trước thật kinh hoàng. Suốt mấy tháng liền, cả nhà không ai dám bỏ riêng con Quỳnh lấy một giây cho dù là đêm hay ngày vì lúc nào ông Sang cũng giục nó chết để bắt hồn nó”. Người em tên Vi thì nhớ lại: “Bố con thương chị Quỳnh đến nỗi khi thấy chị ấy bị như vậy đã vào nhà tắm và khóc hu hu như một đứa trẻ. Con nhớ mãi cảnh bật lửa châm thuốc cho ông Sang, mặt chị con lúc đó ngầu lắm, lại luôn miệng nói tục và chửi thề”.

KẾT LUẬN:
Khi nghe câu chuyện này, có lẽ nhiều người sẽ cho rằng đây là câu chuyện hoang đường, mang dáng dấp của sự mê tín và có thể gây hiểu lầm. Tuy nhiên, đây chỉ một trong những câu chuyện có thật mà tôi muốn chia sẻ để bạn đọc và nhất là các nhà thần học giải đáp cho chúng tôi những thắc mắc xoay quanh những vấn đề như:
1. Trong xã hội Việt Nam hôm nay, bùa ngải, thư yểm là chuyện có thật, nhất là nơi những người buôn bán, như ta từng nghe nói: “ngậm ngải tìm trầm” hay “bùa yêu” của một vài người thỉnh về…
2. Theo niềm tin chung của người tín hữu Công giáo, các linh hồn sau khi chết sẽ ra trước toà Chúa phán xét để rồi hoặc sẽ lên thiên đàng, vào luyện ngục hay xuống hoả ngục. Vậy phải giải thích như thế nào về những linh hồn vất vưởng như ông Giuse Trần Đình Sang và các bạn bè của ông?
3. Ma quỷ có thể tác động vào những người vô tội và nhập vào họ để gây nên bệnh tật, đau đớn bất kể tự do và ý muốn của người bị nhập?…

Trong khi đó theo niềm tin Kitô giáo, “ma” có thể được hiểu là linh hồn người đã khuất, chưa được siêu thoát, cần lời cầu nguyện và sự hy sinh của người còn sống, còn “quỷ” là những thiên thần sa ngã hay linh hồn của những người chết đã hoàn toàn từ chối và cắt đứt sự thông hiệp với Thiên Chúa. Như thế, chúng ta vẫn có thể tiếp tục cứu thoát ma là những người đã khuất bằng việc rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu cho họ như Người đã thể hiện trong cái chết của mình.
Thư 1Pr 3, 19-22 nói rõ: vì Đức Kitô chết cho mọi người, nên mọi người đều có thể được cứu độ bằng những cách thế không ai có thể ngờ được. Hơn nữa, vì Đức Kitô là Đấng “phán xét kẻ sống và kẻ chết”, mà tiêu chuẩn để phán xét là Tin Mừng, nên trước đó, kẻ chết cũng cần được nghe công bố Tin Mừng (x. 1Pr 4, 5-6; x. F. Gomez, Kitô học, Chương Đức Giêsu xuống ngục tổ tông, Tập II, tr. 135tt).
Đức Kitô rao giảng Tin Mừng cho cả kẻ chết có nghĩa là Người đã hoàn tất sứ mạng cứu độ đối với mọi người. Những người đã chết cũng cần được “rửa tội” bằng cách tuyên xưng lòng tin và tình yêu đối với Đức Kitô. Do đó, vào thời các Kitô hữu thế hệ đầu tiên, ở Côrintô chẳng hạn, người ta đã có nghi thức chịu phép rửa thay cho kẻ chết (x. 1 Cr 15, 29). Hành động của ông Sang hay những linh hồn khác đã khiến tôi nhớ đến sứ mạng phải truyền giáo cho cả những người đã khuất. Như thế có lẽ ta không nên nói trừ ma, diệt quỷ mà phải cứu ma, trừ quỷ theo nghĩa Kitô giáo chăng?

Nhưng sứ mạng này hiện nay thuộc về ai?
Bộ Giáo luật mới, năm 1983, điều 1172 xác định:
Tiết 1: “Không ai có thể trừ tà cách hợp pháp cho những người bị quỷ ám, nếu không được Bản Quyền địa phương ban phép đặc biệt và minh nhiên.
Tiết 2: Bản Quyền địa phương chỉ được ban phép này cho linh mục nào đạo đức, có kiến thức, khôn ngoan cũng như có đời sống vẹn toàn”.


Người Kitô hữu vượt qua thái độ mê tín như một sự tin tưởng mù quáng vào các thần thánh, ma quỷ để xác định rằng: việc ma nhập, quỷ ám là một sự kiện có thật được Kinh Thánh nhiều lần nhắc đến và chính Đức Giêsu đã nhiều lần trừ quỷ để cứu chữa những người bất hạnh ở Capharnaum (x. Mc 1, 21-28; Lc 4, 31-37), ở Gađara (x. Mt 8, 28-34; Mc 5, 1-20), ở Tyrô (x. Mc 7, 24-30). Hơn nữa, nhiều khi việc ma nhập quỷ ám tạo nên bệnh tật, nên khi xua được ma, trừ được quỷ thì người bệnh được khoẻ mạnh (x. Mt 9, 32-34; 12, 22-45; Mc 9, 14-29; Lc 13, 10-17…).
Đức Giêsu giao sứ vụ rao giảng Tin Mừng cứu độ cho Giáo Hội, cho tất cả các môn đệ của Người và việc trừ quỷ là một dấu hiệu chỉ quyền năng cứu độ của Đức Giêsu: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ… Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ và nếu họ đặt tay trên những người bệnh thì những người này sẽ được mạnh khoẻ… Còn các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16, 15-20; x. Mt 28, 18-20).
Các tông đồ và các tín hữu thời Giáo hội sơ khai nói về tác động của ma quỷ, của Satan trong thế giới để nhắc nhở người tín hữu phải chiến thắng tội lỗi và quỷ dữ (x. Ep 2, 1-2; 6, 11-16; 2 Tx 2, 7.11; 2 Cr 4, 4; Gl 5, 17; Rm 7, 23-24; 16, 20)…

Xin Chúa cho chúng con biết tin nhận rằng, ngoài Chúa ra thì không thần nào, thánh nào có thể cứu rỗi chúng con. Xin Chúa mở mắt cho chúng con được thấy Tin Mừng cứu rỗi của Chúa quí giá dường nào cho đời sống chúng con. Tin mừng đó cần được minh chứng cho Anh Em Lương Dân qua niềm hy vọng tuyệt vời và vinh quang quyền năng mà Chúa tỏ ra trong chính đời sống, trong lời cầu nguyện của chúng con những người đã lãnh nhận bí tích làm con Chúa và được lưu lại, vui sống trong Thần Khí Chúa.

MỘT BUỔI NÓI CHUYỆN LÝ THÚ CỦA CHA NGUYỄN NGỌC SƠN.

 MỘT BUỔI NÓI CHUYỆN LÝ THÚ CỦA CHA NGUYỄN NGỌC SƠN.

 Phan Sinh Trần

Hôm Chúa Nhật ngày 20 tháng ba , 2016 Nhóm Cầu Nguyện chúng tôi được nghe vị khách diễn giảng về Chúa Thánh Linh, tôi cho rằng bài chia xẻ này thuộc loại kinh điển, tiêu biểu cho  gốc cổ thụ lớn trong khu vườn Thánh Linh. Điều có vẻ nghịch lý một cách thích thú khi mà Ngài chưa từng một ngày ở trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, chưa từng tham dự các buổi tĩnh tâm Thánh Linh, nhưng lại rất uyên bác về nguyên lý của đời sống trong Chúa Thánh Thần, và hơn thế nữa, luôn sống trong sự sinh động, yêu thương, hòa hợp tuyệt diệu của Chúa Thánh Thần trong đời sống của một người con được Chúa chọn và yêu mến.

Cha bắt đầu buổi chia xẻ bằng sự khiêm nhường cầu nguyện khi Ngài chấp nhận để cho cả nhóm chúng tôi giơ tay cầu xin ơn Thánh Thần tuôn đổ ơn xuống trên Ngài và rồi Ngài cất tiếng lên chia xẻ cho chúng tôi trong ơn biện giảng hùng hồn Chúa ban.

Cha đưa ra một dụng cụ y khoa nhỏ để đo dung lượng thở cho mọi người thử, có anh thanh niên mạnh khỏe thì có thể thở được với dung lượng đo trên máy, tới 2200 ml, trong khi đó có bác cao niên ốm yếu, chỉ thở vào máy được có 770 ml… một sự so sánh rất cụ thể và minh họa về vấn đề, thiếu không khí trong lúc thở. Cha giải thích:

⦁ Não của chúng ta có 16 tỷ nơron thần kinh, cần tối thiểu 2.000 lít khí/ngày trong 10.000 lít tối thiểu của cơ thể. Chính bộ não ấy phát ra những lệnh cho tất cả các cơ quan hoạt động. Nếu chúng ta tăng cường dung tích khí thở mỗi lần lên 1.500ml hoặc 2.000ml, 2.500ml, bộ não chúng ta sẽ phát ra lệnh gấp đôi cho các bộ phận hoạt động; chúng ta sẽ học hành, làm việc hiệu quả và thông minh hơn nhiều. Thân thể chúng ta sẽ khoẻ mạnh, xinh đẹp nhờ các bộ phận hoạt động hài hoà…Chỉ cần 4 phút không có dưỡng khí là bộ não chúng ta sẽ chết, trong khi chúng ta có thể nhịn ăn được 30 ngày, nhịn uống được 3,4 ngày. Nói như thế để từ nay chúng ta chú ý đến việc thở hít khí tự nhiên hơn và tập thở để tăng cường chất lượng sống.

Sau đó, cha đề cập đến vấn đề sống đạo:

⦁ Vì sao các Bác, các Anh Chị có một đời sống Đạo rất chuyên cần, rất chăm chú đọc kinh mà vẫn thấy mình có một cái gì đó không được ổn, vẫn còn hoang mang cho tương lai cuộc đời, vẫn còn tìm đến cầu cơ, bói toán ?

Bởi vì, Tinh thần càng cần đến hơi thở Thần Khí hơn nữa, không biết tập thở Thần Khí thì linh hồn sẽ yếu rũ.

⦁ Vì sao chúng ta thực hành các việc đạo đức đều đặn đi lễ mỗi ngày mà vẫn không có được sự linh ứng của lời cầu nguyện?

⦁ Người tín hữu giáo dân Việt Nam rất tôn kính Mình Máu Thánh Chúa, 80% tín hữu giữ lễ Chúa Nhật và rước lễ trong những dịp lễ trọng, khoảng 15-20% đi lễ thường ngày. Nhưng chúng ta thấy rằng dù đi lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa thường xuyên nhưng chúng ta lại chưa phát huy được sự sống kỳ diệu phi thường của Thiên Chúa trong con người của mình. Cuộc sống của người tín hữu chưa toát ra được niềm vui, bình an, hạnh phúc, ơn cứu độ cho mình cũng như cho người khác. Phép lạ trong đời sống người tín hữu là những gì hoạ hiếm chứ không phải là những chuyện thường ngày mà chúng ta phải thực hiện để mang lại ơn cứu độ cho những người nghèo khổ, tật bệnh, bị ma quỷ kiềm chế có mặt ở khắp nơi trên đất nước. (⦁ nguồn: hanhkhatkito.org)

Trong không khí im lặng chú ý của phòng họp, khi mà mọi người đều thấm thía về các yếu đuối, Cha tiếp tục đặt ra các vấn nạn của Ki tô hữu:

Vì sao chúng ta không có tâm tình biết ơn, không biết ơn khi ta ăn hạt cơm nóng sốt mà người nông dân đổ mồ hôi, công sức, dãi dầu mưa nắng, có khi còn phải đổ máu, hy sinh thân mình vì cày lên bom mìn sót lại từ thời chiến tranh … Còn trong gia đình mình thí sao,   Chúng ta có khi nào biết ơn người vợ đã mấy chục năm qua rửa hàng núi chén dĩa ngày qua tháng nọ dọn nhà sạch sẽ cho ta được thoải mái, … Trong đất nước thì mình ít khi nhớ ơn bao tiền nhân, chiến sĩ vô danh, đã tận tụy khai phá, đã hy sinh xương máu cho ta có được mảnh đất này để sinh sống.

Chúng ta thử đặt tình trạng mình như một người mù trong vài phút rờ rẫm, đi từ đây ra cửa thôi, sẽ thấy khổ sở thế nào, đụng chạm lủng củng ra sao, có khi còn vấp té nữa. Trong khi đó chúng ta được sáng mắt, được Chúa ban cho không khí để thở, ban cho cặp mắt để ngắm nhìn, … có bao giờ chúng ta hít sâu vào trong tâm tình biết ơn, vì Chúa ban cho mình không khí và biết bao nhiêu tạo vật, thiên nhiên mỹ miều, hữu dụng, xinh đẹp chung quanh ta.

Sau đó, Cha tóm tắt về căn nguyên của một đời sống Ki tô hữu, phong phú và tươi mát bao gồm trong hai yếu tố chính, kết hợp với Chúa Giê Su và sống trong Thần Khí của Thiên Chúa.

⦁ Một là kết hợp mật thiết với Chúa Giê Su như cành liền với cây trong cầu nguyện, đơn sơ thủ thỉ với Chúa một câu trong tâm tình yêu mến, hướng về Chúa ở mọi lúc, mọi nơi.

Cây nho, chính là Ta,các ngươi là nhánh. Ai lưu lại trong Ta và Ta trong kẻ ấy, thì nó sinh nhiều quả,vì ngoài Ta, các ngươi không thể làm gì.(Gioan 15:5)

⦁ Hai là, xin Chúa Giê Su thực hiện lời hứa “ban Thánh Thần” và xin cho bằng được ơn Chúa Thánh Thần, được tiếp nhận Thần Khí Chúa sống động trong mọi sinh hoạt của đời sống mình, cách xin được Chúa nhận lời là khi ta dám từ bỏ các quyến rũ của trần gian, ma quỉ và quyết tâm thuộc về Chúa một cách trọn vẹn, chấp nhận đi theo con đường do Chúa hoạch định.

Từ bỏ mình rất khó, từ bỏ cái tôi càng không dễ, tuy nhiên đã có nhiều người giống như ông Gia Kêu và Mát thêu, hành nghề thu thuế đã làm được, giống như cô Ma đa len na vốn sống buông thả nhưng sau, đã làm được, cũng như nhiều người khác đã làm được. Chúng ta, là Ki tô hữu có thể từ bỏ “cái Tôi” một khi ta dám chấp nhận sự dạy dỗ của Lời Chúa và kết hiệp với Chúa, được Chúa giúp sức cho.

Tập hít thở trong Thần khí Chúa:

⦁ Có lẽ chúng ta phải nhìn lại thái độ của chúng ta đối với Thần Khí, chúng ta cần phải gắn bó nhiều hơn với Chúa Thánh Thần và tập thở từng giây phút Thần Khí mà Chúa Giêsu thổi trên chúng ta khi Người hiện ra với chúng ta và nói rằng: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.

⦁ Mỗi lần chúng ta nhớ đến Chúa Thánh Thần và cầu xin Ngài là mỗi lần chúng ta thở Thần Khí. Một ngày chúng ta dành chừng 5 phút, ngồi ở bàn làm việc hay nằm trên giường trước khi ngủ, chúng ta nói thầm với Chúa Giêsu khi chúng ta hít khí vào: “Lạy Chúa, xin ban Thần Khí cho con”. Thần khí là sức mạnh, niềm vui, tình yêu, bình an, ân sủng của Người được đưa vào trong ta để biến đổi ta. Rồi khi chúng ta thở ra bằng miệng từ từ, thân xác ta thở ra thán khí thì tinh thần cũng thở ra những uế khí, tà khí ra khỏi con người mình. Đó là: buồn phiền, chán nản, lo lắng, sợ hãi, thất vọng, ghen tương… Đang khi đẩy chúng ra khỏi tâm trí, chúng ta cũng nói thầm với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin xua đuổi tà khí ra khỏi lòng con”.

CHA SON

Đời sống được Chúa Thánh Thần dẫn dắt thì rất tuyệt vời, cho dù trong đời ta đi qua bao nhiêu truân chuyên hay thác ghềnh khó khăn. Tôi xin được trích từ trang mạng công giáo hiện đang có nhiều người đọc nhất ở Việt Nam, có tên là “hành khất  Ki Tô” để minh họa các kinh nghiệm sống động này của Cha Nguyễn ngọc Sơn:

Chúa mời gọi ta quên đi quá khứ tội lỗi của mình hay của người khác, để thông hiệp với Đức Kitô và phát huy những ân sủng lạ lùng của cuộc đời làm con Chúa Cha và cũng là người tình, là hiền thê của Đức Kitô

⦁ … Anh chị em cho phép tôi được chia sẻ một kinh nghiệm về việc Chúa Kitô chữa lành bệnh nhân để xác tín về đời sống siêu việt của con cái Chúa. Sáng Chúa Nhật hằng tuần tôi thường giúp các người bệnh từ nhiều nơi tìm đến. Hôm đó, có người con trai dẫn bà mẹ chừng 65 tuổi đến xin tôi cầu nguyện chữa lành vì bà bị đau toàn thân, nhất là ở tim gan ruột. Các bác sĩ ở Canada khám không ra bệnh sau khi xét nghiệm đủ thứ. Con cháu đưa sang Hoa Kỳ chữa cũng không khỏi nên đưa về Việt Nam. Nghe tiến trình chữa bệnh như thế nên tôi chỉ còn biết đặt tay trên đầu bà, đọc 4 kinh tôi thuộc là Kinh Xin Ơn Đức Chúa Thánh Thần, Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, rồi tiễn bà về. Tuần sau, bà đến đưa tôi 1 vòng đeo tay bằng vàng, 1 răng nanh heo rừng cũng mạ vàng để đeo ở cổ và nói: “Thưa cha, hôm nay con đã khoẻ mạnh và hoàn toàn bình phục nên đến cảm ơn  cha và thú thực với cha về bệnh tật của con. Con là 1 bà già sống gần nhà thờ nên sáng nào cũng tản bộ đi dự lễ. Vì già yếu không nín được đường tiểu nên con thường chui vào bụi cây bên đường. Mọi khi không xảy ra chuyện gì, nhưng một hôm con thấy đôi cánh tay đen đủi ôm chân con. Con rất hoảng sợ và phát bệnh từ đó. Sau khi các bác sĩ chữa không khỏi, gia đình đưa con đến nhiều thầy pháp. Họ cho con 1 lá bùa và con đã bỏ chung với áo Đức Bà đeo ở cổ vì con là đạo gốc! Còn chiếc lắc vàng đeo tay và răng nanh đeo cổ đã được ếm bùa Lỗ Ban. Hôm nay con giao lại tất cả cho cha để làm kỷ niệm”. ( nguồn: hanhkhatkito.org)

Sự việc khiến tôi từ đó hiểu được rằng Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục chữa lành cho con người trong thời đại hôm nay.

⦁ Niềm vui và hạnh phúc đời ta chính là Đức Giêsu. Người sẽ chuyển thông cho chúng ta sự sống vĩnh hằng, quyền năng vô biên, hạnh phúc vô tận để ta cảm nghiệm được mình được là con cái của Thiên Chúa giống như Người. Tôi đã cảm nhận được niềm vui đó cách đây 2 tuần khi sang giảng tĩnh tâm cho cộng đồng người Việt thuộc Nhà thờ Thánh Polycarp, đường Chapman, California, Hoa Kỳ. Hôm đó có Ông Nguyễn Kỳ đến cám ơn vì Chúa đã chữa cho Ông khỏi bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Cách đây 3 tháng, bác sĩ cho biết ông bị ung thư và nói không thể sống quá 6 tháng. Bây giờ Chúa cho ông khỏi hẳn, không còn thấy triệu chứng của ung thư. (nguồn:hanhkhatkito.org)

Thiên Chúa chúng ta sống động vô cùng, giàu sang vô tận, đẹp đẽ vô song. Nếu chúng ta gắn bó với Chúa thì chúng ta cũng sẽ tốt đẹp, mạnh mẽ, giàu sang như thế

⦁ Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm riêng tư: Trong dịp cứu trợ đồng bào lũ lụt năm 2010, người ta yêu cầu Caritas Việt Nam hãy làm dự án xin các tổ chức nước ngoài yểm trợ. Tôi nghĩ rằng: đất nước chúng ta có nhiều người đóng góp rộng rãi và rất quảng đại… Chúng tôi cầu nguyện, và chúng tôi nhận được số thuốc trị giá khoảng 2 tỷ đồng của Công ty Rohto Mentholatum. Chị giám đốc thương mại của công ty này không có đạo, đến gặp chúng tôi và cho chúng tôi rất nhiều thuốc cần cho đồng bào lũ lụt dù chúng tôi chưa làm một đơn xin nào. Ngoài ra, bao nhiêu nhà hảo tâm khác đã góp tiền và vật dụng cho đồng bào nghèo khổ. Tôi thầm cảm tạ Chúa và cảm nhận được quyền năng vô biên của Ngài.

(nguồn: hanhkhatkito.org)

Sự kiện này nhắc nhở tôi quyền năng chữa lành kỳ diệu của Chúa Giêsu trong một số trường hợp khuyết tật vì lý do tâm linh

⦁ Tôi xin chia sẻ 1 trường hợp cụ thể. Cách đây 3 tuần một phụ nữ trung niên dẫn theo người con gái tên Hương, đang có thai hơn 7 tháng, đến xin tôi chữa cho con bà bị câm và điếc trên 2 tuần qua. Đi theo có cả người chồng, anh trai, cô và cậu của cô gái. Cô gái tỏ vẻ rất sợ hãi không muốn vào nhà nguyện, nên tôi đành tiếp tất cả trong phòng làm việc. Người mẹ cho tôi biết tình trạng của con, chạy thầy, chạy thuốc cũng đã nhiều mà bệnh không khỏi. Vì cô gái không nghe được nên tôi giải thích cho tất cả hiểu về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Cô Hương cứ nhắm nghiền đôi mắt như ngủ.

Sau đó tôi mời mọi người có mặt vào nhà nguyện để ban bí tích Xức dầu Bệnh nhân và Xức dầu Trừ tà. Trong khi cử hành nghi thức, cô Hương không mở mắt và tỏ ra không biết gì. Nhưng cuối cùng, trước khi cho bệnh nhân rước lễ, tôi hỏi cô Hương; “Con có muốn rước Chúa không?”. Cô trả lời rõ ràng: “Con muốn”. Bà mẹ đứng bên cạnh buột miệng kêu lớn: “Con tôi nghe và nói được rồi!”..

(nguồn: hanhkhatkito.org)

CHUA

Cảm tạ Chúa, vì cho dù ở đâu, thời nào thì Thần Khí oai quyền của Thánh Phao lô, Thần Khí thiết tha,hy sinh của Thánh Tê pha nô (Stephano), Thần Khí chữa lành và an ủi ở trong Thánh An Tôn, thánh Mác ti nô xưa và Thần Khí tuôn đổ trong Cha Nguyễn ngọc Sơn hôm nay,… và rất có thể là ngay cả trong bạn và trong tôi nữa ở thời đại hôm nay, vẫn đang có một cách dồi dào từ một nguồn duy nhất.Tôi xin mượn lời chia xẻ của Ngài để kết thúc bài làm chứng này.

“Lời nói tự nhiên chỉ mang lại niềm vui bình thường, nhưng khi ta thở được Thần Khí của Chúa Giêsu thì những lời nói của chúng ta có thể soi sáng cho tâm trí mù tối của con người, vực họ dậy khỏi tình trạng tê liệt, bất động, thậm chí chết chóc, của tâm hồn. Hơn nữa, Chúa Giêsu sẵn sàng ban cả những ơn chữa bệnh thể xác cho tất cả những ai muốn làm tông đồ, làm chứng nhân cho Người. Cầu chúc anh chị em trở thành người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến vì được tràn đầy Thánh Thần tình yêu của Đấng Phục Sinh”

Phan Sinh Trần

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. Bài 3

CUỘC TĨNH TÂM TRONG MƯA BÃO. Bài 3

 Phan Sinh Trần.

Như các bạn biết, nét son của các cuộc tĩnh tâm do đồng bào Việt Nam tổ chức trong các giáo xứ, đó là sự không thu tĩnh tâm phí, tiền chi trả cho việc thuê mướn, tổ chức, cũng như chỗ ở và thức ăn cho tham dự viên. Người Việt thường không thu vài trăm đô la cho ba ngày tĩnh tâm, thậm chí vài chục đô la cũng không, thế thì thiếu hụt ngân sách là điều không thể tránh khỏi phải không? Làm sao giải quyết? Đã có những Anh trong nhóm Thánh Linh lấy ra một phần trong số tiền khiêm tốn, vốn là tiền tiết kiệm về hưu 401K của mình để làm tĩnh tâm, cũng có những Chị trong Thánh Linh mà tôi biết rõ đã cà tới mấy cái thẻ tín dụng chi trả hơn năm ngàn đô cho một kỳ tĩnh tâm. Tấm lòng của họ thật là cao cả, cho dù họ rất lam lũ và nghèo hơn tôi, nghèo hơn chúng mình, họ nghèo hơn rất nhiều người… Tại sao họ làm điều có vẻ dại dột này? Vì họ thường có chung một nhận định là chỉ cần Chúa cho một hối nhân được ơn đổi mới, một bệnh nhân được chữa lành bệnh nan y thì cái giá chi phí cho một kỳ tĩnh tâm là rất rẻ rồi, thậm chí giá vô cùng rẻ.

Vấn đề là, Chúa có chịu thua lòng rộng rãi của họ không?

Chúa sẽ cho lại bao nhiêu trong một kỳ tĩnh tâm với các hy sinh, và chuẩn bị như thế?

Cuộc tĩnh tâm nào cũng có sự sắp đặt và an bài của Chúa Thánh Thần, cuộc tĩnh tâm trong mưa bão này lại càng có nhiều sự chuẩn bị của Chúa, Ngài như cùng tham gia, đồng hành với các Anh Chị.

Ngay từ trước đó 7,8 tuần công việc chuẩn bị thức ăn đã diễn ra sôi nổi rồi, cũng giống như những lần tĩnh tâm trước, các Chị tổ chức dứt khoát không thu tiền tĩnh tâm phí, nhưng mà sức lực, tài chánh khá cạn kiệt sau mấy năm liên tục với hai cuộc tĩnh tâm được tổ chức đều đặn trong mỗi năm, làm sao đủ sức làm? Tuy nhiên, các chị luôn tâm niệm là, nếu thực sự tĩnh tâm do ý Chúa muốn và đến từ Chúa thì Ngài sẽ có cách và sẽ cho ‘hôm nay lương thực hàng ngày” dùng đủ cho ba ngày tĩnh tâm…, và rồi … dấu lạ, kỳ công Chúa luôn lập lại, giống như những trường hợp đã diễn ra, trong suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, theo đúng triết lỳ : “công việc Chúa, cậy trông Chúa thì đã có …Chúa lo”.

Khi các chị đi vận động, Liễu gia trang, trang trại gia cầm, sẵn lòng tặng cho tĩnh tâm một trăm cân Anh gà đi bộ, rồi đến chợ Đông Hưng, chủ nhân vốn không cùng một tôn giáo, ân cần tặng mười mấy bao gạo loại 25 cân Anh, còn cá và tôm đã có các bác ngư phủ vùng Palasios, Freeport và Rockport cho, nhưng mà các Chị tổ chức rất ngại ngần vì các Bác mới cho cách đây chỉ có mấy tháng, không thể lạm dụng lòng tốt của các Bác, còn đang băn khoăn thì đã có phôn của các Bác gọi, nhắc nhở … “sắp tĩnh tâm rồi phải không? Có đủ thức ăn chưa?” và… Bác cho 200 cân Anh tôm thẻ loại lớn và cá… Quả đúng là Chúa có cách nhắc nhở các Bác về tĩnh tâm, Ngài cũng can thiệp động lòng người cho, ngay cả khi họ là người không có Đạo, ngay cả khi các chị lúng túng, rụt rè không biết cách vận động và “đi ăn xin” làm sao cho có kết quả, …

Có lẽ trong việc tổ chức tĩnh tâm, điều quan tâm hàng đầu là địa điểm họp mặt. Chúa an bài cho Nhóm Thánh Linh có được vị linh hướng và bảo trợ rất mạnh là Cha Lê Thu, Ngài luôn sẵn lòng và tích cực giúp đỡ một cách vô điều kiện cho các nhu cầu tốt đẹp của con cái Chúa từ mọi miền trên đất nước Hoa Kỳ muốn về họp mặt trong buổi tĩnh tâm Thánh Linh. Cha và Hội Đồng Giáo Xứ St. Christopher luôn mở rộng cửa đón chào các khóa Thánh Linh tại hội trường nhà Xứ.

NHA THO

Nhà thờ St. Christopher, Houston do Lm. Lê Thu, chánh xứ chăm sóc.

Chúng tôi còn nhớ cách đây mấy năm, có khi Ban Tổ chức phải trả năm bảy ngàn đô la cho tiền mướn hội trường ở một nhà thờ nọ, khi còn độ hơn một tuần trước ngày tĩnh tâm thì Chúa động lòng một cô gái trẻ tên H, cô chạy lại chị V trong ban tổ chức và nói, “ Em được ơn thay đổi nhờ các buổi tĩnh tâm, sinh hoạt này rất tốt. Em biết chị đang cần tiền lo tĩnh tâm phải không ? Em có cái này tặng chị” rồi cô chạy ra xe làm gì đó, một lúc sau, cô bước vào nơi chị V đang đứng với tấm chi phiếu một ngàn đồng. Về sau chúng tôi được người bạn gái thân nhất của cô H tâm sư, “ cám ơn Chúa, đây là một chuyện hi hữu vì từ xưa  tới nay, H rất cân nhắc và tiện tặn,  chưa bao giờ H cho ai số tiền nhỏ nào dù chỉ là mấy chục đô”. Thực ra điều đó có gì lạ đâu, sẽ chẳng có sự thay đổi đẹp đẽ trong lòng người nào mà Chúa không làm được. Cảm ơn Chúa đã ban ơn đổi mới cho chị H, và cho chúng ta nữa.

Điều kỳ diệu là Chúa làm cho mọi người trong ban tổ chức, vốn vỏn vẹn chỉ có dăm người, lại vừa cao niên, vừa ốm yếu, bệnh hoạn được một tình yêu dạt dào, họ luôn khao khát cho Anh Em mình được ơn đổi mới của Chúa, và họ không dừng ở đó mà làm cho ước ao thành hành động cụ thể, đó là tổ chức cho bằng được các buổi tĩnh tâm, hai lần trong một năm. Chị V trong ban tổ chức, người chủ xướng tĩnh tâm cho Houston đã mấy năm nay, vốn là người có tuổi, đã mổ tim, open-heart surgery, người ốm yếu, có lần đang rửa tôm đến quá nửa đêm chị choáng váng muốn xỉu, rồi các bác tuổi hạc gần bẩy mươi, đứng rang tôm đến hai giờ sáng, làm đến khuỵu chân, không đứng vững mà trong lòng họ vẫn vui, thật đúng là “đã có một tình yêu lớn hơn cả bệnh hoạn và sự yếu mệt, nhọc nhằn”…

Đã có một tình yêu lớn lạ bao phủ cả Cha và Con tham dự tĩnh tâm, tôi cho đây là phép lạ lớn nhất, vĩ đại nhất và có lẽ là mục đích chính của Chúa Thánh Linh cho các cuộc tĩnh tâm, khi Người đổ rượu say mến sốt sắng và lửa yêu thương ấm áp cho tham dự viên. Đó là thứ tình yêu mạnh mẽ, không sợ hãi, không ngại ngần trước các trở lực mà thánh Phao Lô đã diễn tả:

Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?… Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).

–        Chúa Thánh Linh ơi, con xin cám ơn Ngài đã cho con được thấy các hoạt động dễ thương của “những lái buôn Nước Tròi”

Lòng rộng rãi của Chúa trong kỳ tĩnh tâm này rất lớn: Chúa cho nhiều ơn đổi mới cho hầu hết mọi người tham dự, Ngài chữa lành bệnh phần xác ngay tức khắc cho ba người bị bệnh nan y, mãn tính. Chúa ban ơn gọi cho một bạn trẻ, Chúa cứu một người khỏi tai nạn thảm khốc đang khi họ lái xe tham dự tĩnh tâm, Chúa nuôi trên ba trăm người ăn uống dư thừa trong ba ngày tĩnh tâm và còn nữa những ơn lành mà tôi không tiện kể hết…

Dư âm còn đọng lại trong lòng tôi sau kỳ Tĩnh Tâm thường là sự trong trẻo, thanh tịnh của tâm hồn và nhất là sự gia tăng nhịp đập tình yêu trong quan hệ mới mẻ của tôi với Chúa Giê Su kính yêu, lần này, nó kéo dài đến nay đã là tuần thứ 5 sau dịp tĩnh tâm. Tôi cần tĩnh tâm lắm các bạn ơi, vì trần thế này có đủ mọi níu kéo và vấy bụi vào tâm hồn làm cho tôi chao đảo, ghen tị, hiềm khích, cáu kỉnh và đam mê danh lợi, dục vọng. Tĩnh tâm trong Chúa thực sự thì nó hoàn toàn có thể làm cho ta nhận ra sự ố tạp của mình và được gặp gỡ Chúa. Khi đã được diễm phúc đón Chúa vào nhà tâm hồn, thì việc đầu tiên là Chúa tha thứ và tẩy rửa mọi tỗi lỗi cho sáng trắng như tuyết (Isaia 1:18). Rồi tiếp đến Chúa sửa bảo qua Lời Ngài,

–        còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. (Ga15:2).

Cuối cùng, Chúa Thánh Linh đổ đầy, rượu mến,

–        Tình yêu của Thiên Chúa tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần đã ban cho chúng ta (Rô ma 5:5).

Thời đại tội lỗi đầy dẫy này, lại cũng là thời của các Bạn Trẻ tha thiết yêu mến Chúa ?

TINH TAM 1TINH TAM 2

Chúa Thánh Linh đã làm một cuộc giải phẫu cho tôi, theo như cách giải thích của Cha Nguyễn Thiện Lãm, Ngài thay cho một trái tim đôi mươi, hay một trái tim thơ trong sáng, mạnh mẽ, và nồng nào yêu Chúa Giê Su, sâu sắc biết ơn trước sự hy sinh của Chúa Giê Su khi Ngài chết thế cho mình. Không có Chúa Thánh Linh thì cuộc giải phẫu tim đó làm sao xảy ra được, vì sau ba mươi, bốn mươi, thậm chí bảy mươi năm ở Đời, thì tim ta đã hóa ra chai đá cỡ nào, tim ta vô cảm và vị lợi cỡ nào, thế mà Chúa Thánh Thần làm cho nó trở thành trái tim thơ dành riêng tôn vinh Cha và dành riêng cho sự say mến Chúa Giê Su kính yêu. Do đó, không lạ gì khi tôi và các Bạn cứ đi tham dự tĩnh tâm Thánh Linh một năm mấy lần, giống như là đi về nhà Mẹ trong trường hợp của các Bạn Trẻ ở Dallas, giống như đi gặp người yêu trong trường hợp của anh Hiếu, và của nhiều người, giống như là đến với Lời dậy dỗ rất mạnh mẽ đầy quyền năng thuyết phục của Chúa trong trường hợp của Tôi và mọi người. Đó là chưa kể,  vào lúc cuối tĩnh tâm, khi ta nhận lấy câu Lời Chúa mà ta tình cờ rút ra từ tay các Linh Mục, câu Lời Chúa lạ thay, bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến vấn nạn mà mình đang gặp, nhu cầu mà mình đang cần…

Còn đang vấn vương với Tĩnh tâm Thánh Linh thì tôi đã nhận được text message của Anh bạn mới quen, Anh Quyên, một người tham dự tĩnh tâm Thánh Linh lần đầu tiên, tin nhắn trong phôn :

–        Tiếc quá Anh T ơi, tĩnh tâm đã xong mà vẫn muốn ở lại trong Chúa, mãi thôi.

Xin hẹn anh chị Quyên, anh chị Kỳ và các bạn trong kỳ tĩnh tâm tháng ba, 2016 cũng tại giáo xứ St. Christopher.

Cám ơn Chúa về tình yêu thương, tuyệt đẹp mà Chúa Thánh Thần đã gieo vào trong lòng những Anh Chị Em của con!

 Phan Sinh Trần.