Tổng hợp truyền thông các nước về dịch COVID ở Trung Hoa hiện nay (Bài 3)

Tiếp theo Bài 1Bài 2

báo Guardian Anh quốc:

Hoa Kỳ đang xem xét lấy mẫu nước thải lấy từ máy bay quốc tế để theo dõi bất kỳ biến thể Covid-19 mới nào đang nổi lên trong khi các ca nhiễm bệnh gia tăng ở Trung Quốc, và vào lúc các chuyên gia y tế có trụ sở tại Vương quốc Anh ước tính có khoảng 9.000 người chết mỗi ngày vì căn bệnh COVID ở Trung Quốc.

Ba chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết đề xuất thử nghiệm nước thải của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ sẽ cung cấp giải pháp tốt hơn để theo dõi vi rút và làm chậm quá trình xâm nhập vào Hoa Kỳ so với biện pháp hạn chế đi lại mới được công bố trong tuần này.

Công ty dữ liệu y tế Airfinity có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết khoảng 9.000 người ở Trung Quốc có thể chết mỗi ngày vì Covid, gần gấp đôi ước tính của họ so với một tuần trước.

Số ca tử vong tích lũy ở Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 12 có thể lên tới 100.000, với tổng số ca nhiễm là 18,6 triệu, Airfinity cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm. Công ty đã sử dụng mô hình dựa trên dữ liệu từ các tỉnh của Trung Quốc. Airfinity dự đoán số ca nhiễm Covid của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh đầu tiên vào ngày 13 tháng 1 với 3,7 triệu ca mỗi ngày. Airfinity dự kiến số ca tử vong sẽ đạt đỉnh vào ngày 23 tháng 1 với khoảng 25.000 ca mỗi ngày, với số ca tử vong cộng gộp lên tới 584.000 ca tính từ đầu tháng 12. Kể từ ngày 7 tháng 12, khi Trung Quốc đột ngột thay đổi chính sách, các nhà chức trách đã chính thức báo cáo chỉ có 10 trường hợp tử vong do Covid.

Phía Trung Quốc cho biết những lời chỉ trích liên quan đến số liệu thống kê về Covid  là vô căn cứ và Trung Quốc đánh giá nguy cơ xuất hiện các biến thể mới là thấp, họ cho rằng các đột biến sẽ dễ lây nhiễm hơn nhưng ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, những nghi ngờ về dữ liệu chính thức của Trung Quốc đã khiến nhiều nơi – bao gồm cả Ý và Nhật Bản cũng như Mỹ – áp đặt các quy tắc kiểm tra mới đối với du khách Trung Quốc trong khi Bắc Kinh dỡ bỏ hạn chế về du lịch.

Thông tấn xã Reuters:

BEIJING (Reuters) – Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm trong tháng 12, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hôm thứ Sáu, khi chính sách “không COVID” của nước này kết thúc và tình trạng lây nhiễm gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến các dây chuyền sản xuất.
Theo dự báo trung bình của 14 nhà kinh tế được Reuters thăm dò, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất có khả năng duy trì ở mức 48,0 trong tháng 12, phù hợp với kết quả của tháng 11, mức thấp nhất trong 7 tháng.

Thời Báo Hindu (Hindustan Times)

Công ty dữ liệu y tế có trụ sở tại Vương quốc Anh Airfinity cho biết trong một tuyên bố, tổng số ca tử vong liên quan đến Covid ở Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 12 có thể lên tới 100.000, trong khi tổng số ca nhiễm bệnh là 18,6 triệu.
Công ty y tế ước tính thêm rằng các ca nhiễm Covid của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh đầu tiên vào ngày 13 tháng 1 khi 3,7 triệu trường hợp sẽ được ghi nhận trong một ngày và số người chết hàng ngày sẽ đạt đỉnh vào ngày 23 tháng 1 với khoảng 25.000 ca mỗi ngày. Công ty cảnh báo số ca tử vong tích lũy có thể lên tới 584.000.

Điều này xảy ra khi Bắc Kinh chỉ ghi nhận vài nghìn ca nhiễm mỗi ngày, trong khi chỉ báo cáo 10 trường hợp tử vong kể từ ngày 7 tháng 12. Trong khi đó, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn với dữ liệu chi tiết về đại dịch.

Trung Quốc phản hồi các ý kiến quốc tế:

Jiao Yahui từ Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết “Trung Quốc luôn công bố thông tin về các ca tử vong và ca bệnh nghiêm trọng do Covid-19 trên tinh thần cởi mở và minh bạch”, ông cho biết thêm rằng những người chết vì suy hô hấp do Covid gây ra là cái chết duy nhất có liên quan và được kể là chết vì Covid:

– Trung Quốc luôn cam kết tuân thủ các tiêu chí khoa học để đánh giá các trường hợp tử vong do Covid-19, từ đầu đến cuối, phù hợp với các tiêu chí quốc tế

Phan Sinh Trần

TÂN CA

Phan Sinh Trần

Có một Linh mục, người đó là cha Giuse Nguyễn tiến Lộc, vừa đi tù cải tạo của Cộng Sản về liền cất lên tiếng hát bài Tân Ca với nội dung, thôi ta hãy tha thứ cho đời và cho kẻ bách hại rồi tiến lên trong an hòa mà sống và xây dựng cộng đoàn, tổ quốc:

Vị linh mục thần tượng của giới trẻ qua các bài tình ca, bài tâm ca, bài hoan ca đã làm nên ý tưởng, lý tưởng cho nhiều lớp thế hệ trẻ từ năm 1970 cho đến 1922.

Cha Giuse Nguyễn tiến Lộc là ai?

Năm 1971, sau khi học xong chương trình Thần học tại Giáo hoàng Học viện Đà Lạt, tu sĩ Nguyễn tiến Lộc được điều về Đệ tử viện Vĩnh Long. Cha thụ phong chức linh mục cuối năm 1972 và được điều về giúp việc tại Đệ tử viện Thủ Đức. Bên cạnh việc mục vụ, Cha tiếp tục hoạt động tích cực trong các hoạt động hướng đạo, được xem là một huynh trưởng lớn của ngành Tráng trong phong trào hướng đạo với tên rừng là Voi Hoạt Bát.

Sau năm 1975, Cha ở lại Việt Nam, làm Giám đốc Đệ tử toàn quốc của Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Cha vẫn hoạt động mục vụ dưới sự hạn chế của chính quyền mới, nhưng các hoạt động hướng đạo bị chấm dứt. Tuy nhiên, đầu năm 1978, Cha bị bắt với tội danh “tàng trữ vũ khí” (Cha bị Công An Cộng Sản lén lút bỏ một cây súng rỉ vào phòng rồi bỏ tù, đây cũng là cách Công An Việt Cộng đã dung để chiêm 5 dòng tu ở Sài gòn), và bị đưa đi học tập cải tạo trong 4 năm. Cha được trả tự do đầu năm 1982, do sự can thiệp của Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.

Thời gian sinh hoạt hướng đạo, Cha sáng tác nhiều bài hát dùng trong sinh hoạt tập thể. Các bài hát của Cha được nhiều người biết đến là: Anh em ta vềCon voi (Kìa nhìn xem trên kia có cái con chi to ghê), Giây phút chia ly (lời Việt từ: Shalom Chaverim)…

Trước năm 1975, Cha là một trong những người tiên phong của chương trình “Đố Vui Để Học” trên Đài Truyền hình Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa)[2].

Sâu đây là bài hát mà ai cũng thích từ Đức Giám Mục, Cha bề trên cho đến các em bé vì bài hát vừa ý nghĩa vừa có thể cắt gọn một cách ngộ nghĩnh, rất kỳ diệu:

https://youtu.be/9eoB8PAwDvM?t=1854

https://www.youtube.com/watch?v=9eoB8PAwDvMatch?v=9eoB8PAwDvM

Cha đã đi hết con đường và đạt dến đich, có lẽ tâm tình cuối của Cha là:

Tạ ơn nghĩa nặng tình sâu

Muôn phương Lời nối nhịp cầu tin vui.

Tháng năm xuôi ngược dòng đời,

Có Trời, có đất, có người, có ta.

Covid 19 ở giáo xứ của tôi qua lăng kính của Cha Phó

Covid 19 ở giáo xứ của tôi qua lăng kính của Cha Phó

(Covid 19 in my Parish through the lens of the Parochial Vicar)

 – Ngày xưa đông đúc, mọi người phải chờ đến phiên được tham dự

Còn nay thì có quá nhiều chỗ trống đang còn im vắng, chờ.

Cho dù Bạn là ai, vẫn có một chỗ riêng ở nơi này, trong lòng Hội Thánh…

Hy vọng Covid không còn quay lại một lần nào nữa khi mùa Thu đến, tiếp nối Hè 2022. Về Cha David, Ngài sẽ lại mang niềm vui đến cho một giáo xứ khác khi nhận nhiêm sở mới tháng 7-2022.

Cho dù Cha đi đâu, có Chúa kính yêu ở đó với Cha và thật nhiều các con chiên bé thơ của Cha. (có lẽ Cha sẽ là thần tượng của giới trẻ Công Giáo toàn Houston)

httpv://www.youtube.com/watch?v=FOFJ5eUEtpk

Tác phẩm phò sự sống của Cha David Michael

httpv://youtu.be/tpYKLYwIq_4

God bless you

thanks,

Tan Tran

Hãy nghe một cô chim hót ban đêm vi vút reo ca

Hãy nghe một cô chim hót ban đêm vi vút reo ca

Phan Trần Sinh

Nightbirde đã làm dậy sóng cả thính đường thâu hình sau khi nhận được tới 4 điểm vàng từ giám khảo Simon Cowell trong chương trình AMERICA’S GOT TALENT.

Trước buổi thử giọng ngày 8 tháng 6, Nightbirde, 30 tuổi, tiết lộ với ban giám khảo rằng cô chỉ còn 2% cơ hội sống qua cuộc chiến hiện tại với căn bệnh ung thư. Bất chấp nỗi đau của cô, Nightbirde khuyến khích người hâm mộ nhìn xa hơn hoàn cảnh của cô.

Jane Marczewski đã chia sẻ về cuộc chiến khốc liệt của mình với căn bệnh ung thư và niềm hy vọng mà cô tìm thấy nơi Chúa Giê-su và rồi thể hiện điều đó qua dòng chảy và nhịp điệu âm nhạc của mình.

“Tôi thấy lòng thương xót trong ánh nắng đầy bụi trên những tán cây, trong bàn tay co quắp của mẹ tôi, trong chiếc chăn mà bạn tôi để lại cho tôi, trong sự hòa quyện của tiếng chuông gió. Đó không phải là lòng thương xót mà tôi thỉnh cầu, nhưng dù sao thì đó cũng là lòng Thương Cảm. Và tôi học được một lời cầu nguyện mới: cảm ơn, biết ơn về những gì đang xảy ra cho mình.

”Nightbirde viết trong bài đăng trên blog của mình. “Tôi không có ý đó là một lời cầu nguyện, nhưng sẽ lặp lại cho đến khi tôi thực hiện được điều này. Cứ cho là tôi bị chúc dữ, gọi tôi là kẻ cùng đường, cho rằng tôi là đứa đáng bị khinh chê. Nhưng đó không phải là chung kết. Hãy kết luận rằng tôi là kẻ được (Ngài) chọn, được ban phước, được Ngài tìm kiếm. Tôi biết mình là người được Chúa thì thầm và mạc khải những bí mật của cuộc sống cho. Tôi là người được tiếp nhận trong lòng mình đầy ăm ắp sự thương xót của Chúa dành riêng cho một cách kín nhiệm.”

Cô kết luận: “Ngay cả những ngày tôi không bị bệnh nặng, đôi khi tôi nằm trên nệm trong ánh sáng buổi chiều để lắng nghe Ngài. Tôi biết điều đó nghe có vẻ điên rồ và tôi không thực sự giải thích được, nhưng Chúa đang ở đó — ngay cả bây giờ trong lúc này. Tôi hay nghe người ta nói rằng họ không thể nhìn thấy Chúa, tôi cho rằng lý do là vì họ không trông nhìn xuống đủ thấp, và đúng là như vậy thật. Bạn hãy nhìn xuống thấp hơn. Chúa đang đứng ở trên sàn nhà”.

Mời bạn nghe Chim Đêm hát ở link dưới đây:

httpv://youtu.be/CZJvBfoHDk0?t=3

Chim đêm hát “Mọi sự rồi sẽ ổn thôi”

Chim đêm nói “Cứ vui lên, đừng chờ cho đến khi không còn sự khó mới chịu vui sống”

           Chim đêm được 4 điểm vàng

 

Linh Mục mới nhất Hoa Kỳ, David Michael Moses, tốt nghiệp đại học năm 18 tuổi.

Linh Mục mới nhất Hoa Kỳ, David Michael Moses, tốt nghiệp đại học năm 18 tuổi.

Phan Sinh Trần

Hai năm trước đây, trong bản tin vào ngày  27 tháng 7  đài truyền hình ABC, đã giới thiệu  về một nhân vật đặc biệt như sau:

Khi bạn nghĩ về một linh mục Công giáo, bạn có thể không nghĩ đến việc ông trình diễn nhạc Rap, chơi trống hát solo và lướt mình trên đám đông. Tuy nhiên, một chủng sinh địa phương đang thay đổi nhận thức đó và ông hy vọng điều này sẽ truyền cảm hứng cho những người trẻ sống một cuộc đời tận hiến cho ơn gọi của Chúa.

David Michael Moses hồi đó, vốn  là một chủng sinh 23 tuổi, đang tu học tại chủng viện St. Mary’s ở Houston.

Lớn lên trong một gia đình đạo đức có tới mười hai anh em, David có một bộ óc thần đồng, anh theo học đại học năm 14 tuổi, tốt nghiệp loại giỏi năm 18 tuổi, được học bổng theo học tại trường luật sáng giá chuẩn bị cho một tương lai trong hàng ngũ các luật sư danh tiếng nhất và có lẽ sẽ trở nên rất giàu có. Tuy nhiên, ngay từ năm 16 tuổi khi cầu nguyện với Chúa về định hướng cuộc đời, Chúa dành cho David một lời mời gọi khác, và sau khi suy nghĩ và tiếp tục cầu nguyện … cuối cùng anh can đảm đi theo ơn gọi của Chúa.

Thần đồng David viết nhạc từ năm lên 10 tuổi, anh thông thạo nhiều loại nhạc cụ như piano, guitar, harmonica, trống. Anh có thể hát nhạc Rap, Blue và Rock… do chính  mình sáng tác để đề cao tính cao quý của sự sống và mô tả nét đẹp của tình yêu Chúa, sự kỳ diệu của Tin Mừng Chúa. Anh trình diễn ở các hội trường đại học Houston, Dallas, …

Năm nay, tháng sáu 2019, Chủng sinh David Michael được thụ phong, làm linh mục phục vụ ở Tổng giáo phận Galveston-Houston. Được tham dự thánh lễ sốt sắng của Cha dâng tại giáo xứ thánh Faustina, cho dù dáng vẻ bên ngoài trông cha trẻ như một cậu học sinh trung học vừa tốt nghiệp, Cha toát ra sự thánh thiện, và yêu đời. Cha cử hành thánh lễ với sự chuyên chú sốt sắng, cha cầu nguyện trước Thánh Thể cách say sưa. Nói chuyện với Cha, các bậc phụ huynh thường vui mừng và thầm mong ước gì con cháu mình cũng yêu Chúa như Cha.

Thật là một ơn đặc biệt Chúa chúa ban, Chúa vẫn còn ưu ái nước Hoa Kỳ giữa cơn khủng hoảng trong Giáo Hội. Thật đúng như lời Chúa đã dạy:

–                   vì ở đâu tội lỗi gia tăng, thì ở đó ân sủng siêu bội (Roma 5:20)

Từ năm 2015 đến nay, Cha tổ chức các buổi “Hòa nhạc cho cuộc sống” vào cửa miễn phí, đem đến bao nhiêu hứng khởi cho người tham dự, các em giới trẻ rất quý mến và hâm mộ Cha như một hình tượng tiêu biểu của giới trẻ, một ngôi sao nhạc trẻ vừa duyên dáng yêu đời vừa quá thánh thiện. Thật là một hình ảnh tuyệt vời quảng bá nét đẹp của ơn gọi, “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ”.

Thiện nguyện viên của chương trình “Hòa nhạc cho cuộc sống” đã  quyên góp được hơn 400.000 đô la. Số tiền này được dành riêng và dành hết cho các tổ chức ở Houston trợ giúp các em gái trẻ gặp khủng hoảng vì lỡ mang thai vô thừa nhận. Cha và ban nhạc đã đoạt giải thưởng “Âm nhạc để mang đến thay đổi”.

https://www.youtube.com/watch?v=PvesbCXM3no

Cha có lời nhắn gởi sau đây cho các bạn trẻ:

–    … không có gì thú vị hơn một cuộc sống dành cho việc theo đuổi sự thánh thiện. Luôn luôn cảm nhận thật nhiều yêu thương, hướng đến sự trọn hảo khi mình được sống trong sự thân mật, sâu sắc hơn với Thiên Chúa… được kinh nghiệm về các mầu nhiệm, được có cơ hội xoa dịu các nỗi đau nơi các tâm hồn đang cần được chữa lành, cần được cảm thông. và một cuộc sống vĩnh cửu… Bạn chỉ có một cuộc đời và trở thành một người tin Chúa là hành trình vĩ đại nhất. Đừng đánh mất nó!

https://www.youtube.com/watch?v=fvI5D6BSU9I

Mời bạn tham dự buổi ca nhạc đặc sắc, miễn phí của Cha David  Michael Moses tại Revention Music Center, 520 Texas Ave, Houston, TX 77002, Ngày 1 tháng 8, 2019. Từ 7:30 -9:00 PM

CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI (phần 5)

CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI (phần 5)

Phan Sinh Trần

Dâu Việt Kiều, thân phận nô lệ tại Trung Quốc, dám đi truyền bá Lòng Thương Xót Chúa.

Bà Hoàng thị Lê, 60 tuổi, quê Hải Phòng đang sinh sống tại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Bà từng bị gạ gẫm đi qua Trung Quốc, và bị gả bán cho nông dân. Bà kể:

–          30 năm ở Trung Quốc, cuộc đời của con như trong chỗ ngục tù…

Hồi năm con 32 tuổi, bị bệnh thần kinh hay xỉu, mẹ con khuyên “bây giờ mày có bệnh thì sang Trung Quốc mà lấy chồng, nó lắm thuốc tốt, nó chữa cho khỏi”, con nghe thế liền đi qua Trung Quốc. Không ngờ họ (tổ chức buôn bán người) dẫn sang đấy, họ chỉ ai thì lấy người ấy, không thì họ đánh chết. Con phải lấy một người già hơn con gần hai chục tuổi.

Có gia đình, sinh con gái đầu thì không sao, đến khi sinh con gái thứ hai thì gia đình chồng không cho nuôi, bắt ném xuống suối, mẹ con mới bảo “đem về cho tao nuôi, đừng vất nó đi”.

Rồi mỗi khi con xin chồng cho về Việt Nam thăm con thì chồng đánh, bảo con “mày phải từ ngay mẹ mày và con mày đi, mày phải ở đây với tao”, không đành lòng bỏ con, con lén đi thăm nó, hễ đi thăm về là con bị chồng đánh thê thảm…

Đến khi sanh cháu thứ ba cũng là con gái thì Mẹ Chồng, cả Nhà Chồng qua, họ túm lấy, mắng chửu, sỉ nhục, mẹ chồng gằn giọng “Mày đẻ lắm con gái vầy làm gì, mày vất nó đi. Tao đẻ 16 đứa con, chỉ giữ lại 5 đứa (con trai), còn bao nhiêu đứa khác tao cũng vất sạch đi đấy (dìm nước cho chết)”. Con không đành lòng giết con, con tiếp tục nuôi dưỡng cháu sơ sinh, thế là con bị đánh, nó đánh tan nát hết người ngợm ra, thâm tím hết mọi chỗ. Cứ thế, trong thời gian dài, suốt ngày nó đánh, người con chỉ còn có 30 cân, da bọc xương (trông giống như một thây ma), con bạn hàng xóm thấy hoàn cảnh của con, nó rủ đi trốn.

Sau đó, trong thời gian trốn lánh, con lại bị nó lừa (lần thứ hai) bán cho một ông già khác để làm chồng, Ông già có hai con trai và bị vợ Việt bỏ trốn. Cả xóm bên chồng dị nghị, chì chiết vì cho là con sẽ lừa đảo họ mà trốn đi, cả xóm gặp con ở đâu là chửu rủa, suốt ngày đêm, họ nói với bên chồng, “cho nó ở, nó lừa nhà mày, đuổi nó đi”. Tuy nhiên, Ông Chồng già của con thương mến và không đuổi.  

Có một chị bạn người Việt, biết hoàn cảnh, thương tình tặng cho chị Lê máy nghe giảng Lòng Thương Xót, tuy nhiên chị Lê từ chối và nói “cho tao nghe máy làm cái gì, tao đâu có biết Chúa là cái gì mà nghe!”. Nhưng rồi cô bạn nhẹ nhàng khen máy này, giảng hay lắm, nên chị Lê đồng ý nghe,” Hay lắm hả, ừ thì thử nghe xem nào.”

Chị Lê kể tiếp:

            –        Cách đây mười năm, con đang lúc bị nhiều thứ bệnh, đau tim, đau dạ dày, đau lưng, đầu gối. bệnh linh tinh con đều bị đau tất. Đi ngoài, đi tắm thì cứ phải bò hay quì (vì không đi, đứng được). Con cái con, chúng lo lắng và mang mẹ đi khắp nơi để chữa trị, nhà thương lớn, nhà thương bé. Các Bác sĩ Trung Quốc đều bó tay, không chữa được, cứ 12 giờ đêm là đau thốn ở ngực, như có dùi đâm vào tim, đau quá con bò lê lết khắp cả gian nhà. Con cái đòi cho con đi nước ngoài chữa nhưng con bảo, “Mẹ biết thế nào cũng chết rồi, không sống được đâu, Mẹ chết đấy, vất tiền đi đấy” …

–           Thế rồi, con bắt đầu nghe giảng về Lòng Thương Xót Chúa, con nghe thấy hay quá, được nửa tháng đến ngày 28 tháng 7 âm lịch thì con ngủ được, trước đó, đã mấy năm con không ngủ được, suốt đêm không ngủ được.

Sau đó không lâu, chị bạn liền rủ rê chị Lê để đi từ Trung Quốc về giáo điểm Tin Mừng cầu nguyện. Tại Giáo Điểm, chị Lê được Cha và Cộng Đoàn đặt tay, cầu nguyện cho. Chúa đã chữa lành cho chị các vết thương lòng, để chị không còn oán hận chồng, nhất là gia đình bên nhà chồng và người Trung Quốc. Chúa cũng chữa lành các căn bệnh nan y lâu ngày dày vò thân xác chị nữa. Chị làm chứng:

–          Cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa trong hai ngày, rồi ra về, đang khi con trên đường về Trung Quốc, thì con nhận thấy chả còn bị đau ở đâu cả, thì ra, con được Chúa chữa lành mọi bệnh tật. Nay con khỏe mạnh, vui tươi. Con tăng trọng lượng cơ thể, lên được 60 cân rồi

–          Nếu không có Chúa thì ngày hôm nay con không gặp được tất cả Anh Chị Em ở đây.

Không có Chúa thì con chết đuối ở Trung Quốc rồi, không có ngày về với Cha Mẹ, Anh Em ở đây. Đúng là ơn Chúa mà ngày hôm nay con được gặp tất cả anh em ở đây, mừng quá, hạnh phúc quá…

Đúng là Lòng Thương Xót Chúa thật vô biên không thể kể thấu được!…

Chúa của Lòng Thương Xót làm điều kỳ diệu như vậy cho Chị, đang khi Chị ở 30 năm trong địa ngục trần gian. Ơn diệu kỳ nhất, hẳn phải là ơn chữa lành vết thương đau hận trong lòng vốn đòi hỏi sự tha thứ của nạn nhân cho kẻ thủ ác. Bây giờ, lúc nào chị cũng tươi cười, không oán hận cuộc đời. Gặp chị, nghe chị làm chứng về Lòng Thương Xót Chúa, thì cho dù bạn có buồn đời đến đâu, bạn sẽ hồi tỉnh, lại có niềm hy vọng, lại muốn tín thác, và vươn lên.

Chị Lê tuy vốn là một nô lệ, lại tình nguyện đi cứu nô lệ bằng cách rao truyền và phân phát rất nhiều máy MP3 phát thanh 365 bài giảng về Lòng Thương Xót Chúa của Cha Trần Đình Long cho người Việt ở Trung Quốc. Chị đã mua hàng lô máy rồi từ Hải Phòng mang sang Trung Quốc phát không cho Việt Kiều bất kỳ ai ước muốn nghe về Lòng Thương Xót đều được chị tặng máy cho, nhất là các cô dâu Việt có cùng cảnh ngộ. Chị kết luận chắc nịch:

–          Đi đâu con cũng phải bám chặt lấy Chúa, không bỏ nổi.

        Chúa hy sinh vì mình thì mình cũng hy sinh vì Chúa

Về câu chuyện làm chứng của chị, Cha Trần Đình Long dí dỏm kết luận, “Người không đạo mà chơi như thế đấy.” Cha Long còn đưa cho chị 30 cuốn kinh Lòng Thương Xót, 50 cuốn lịch Lòng Chúa Thương Xót nhờ chị là một người không có Đạo, mang theo qua Trung Quốc để quảng bá cho các gia đình Lương Giáo.

Vâng, Chị có sức mạnh của Đức Tin nhờ biết tin thác vào Lòng Thương Xót. Cái lạc quan trong Tin, Cậy, Mến của chị hơn hẳn sự bào mòn và thất vọng trong tôi khi nhìn thấy các vấn nạn khủng hoảng đức tin, khi điểm tin tức về khủng hoảng lạm dụng trong Hội Thánh, ở Vatican, ở Hoa Kỳ.

Con xin cám ơn Chúa, vì Chúa đã dùng Chị Con Dâu Việt Kiều, nô lệ Trung Quốc để dậy con bài học về việc tín thác 101% vào Lòng Thương Xót Chúa trong các nghịch cảnh ngang trái nhất ở đời. Thật là tuyệt vời. Lòng Thương Xót của Chúa sẽ chiến thắng mưu mô quỷ ma và chiến thắng một cách hiển hách, rạng rỡ. Amen.

https://www.youtube.com/watch?v=IDbHfQT0v-4

                                                               ********

Người dân tộc Nùng đi truyền rao về Lòng Thương Xót Chúa

 Về Lời Chúa hứa với thánh nữ Fostina, “Ta tuôn đổ cả một đại dương ơn phúc cho những tâm hồn nào đến múc nguồn thương xót của Ta”. Lời hứa này đã thành hiện thực trong đời thường chưa? Nhất là ở những nơi chất chứa nhiều đau khổ như ở Phi Châu, ở Việt Nam. Nhất là trên vùng đất Cao Nguyên của đồng bào Thượng, sắc dân thiểu số, nơi có lẽ đã chịu nhiều thiệt thòi nhất nước, vì đồng bào Thượng bị lừa, bị cướp đoạt mất hầu hết đất đai, đói nghèo, kiệt quệ đến độ suy tàn, chưa kể đây cũng là nơi mê tín dị đoan, ma xó, bùa ngãi còn hoành hành khi mà Tin Mừng chưa được biết đến.

Cho đến hôm nay, chị Hường, người Nùng, một phật tử mộ đạo đã làm chứng và mang ơn Lòng Thương Xót Chúa đến cho hàng mấy tá người bên Lương, bên Giáo. Gặp bất cứ ai, nếu họ bị bế tắc vì bệnh tật, đau khổ và khó khăn, chị đều hồn nhiên, mạnh mẽ giới thiệu Lòng Thương Xót Chúa cho các bệnh nhân, nạn nhân. Chị luôn dẫn chứng về kinh nghiệm được Chúa cứu chữa bệnh tật của gia đình mình cho mọi người.

Năm nay 45 tuổi, Chị Hường, dân tộc Nùng ở tỉnh Đắk Nông, không biết chữ, có hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật, bản thân chị bị bệnh viêm đại tràng mãn tính đã mười tám năm, còn chồng thì bị liệt lào vì bệnh viêm khớp xương, con gái 9 tuổi bị bệnh về tiêu hóa không thể chữa trị dứt, Chị đã kể trong một buổi làm chứng như sau:

– Con được một người quen cho chồng con  (Lương văn Hiếu, 47 tuổi, người Nùng,) một cái đài (MP3) để nghe các bài giảng về Lòng Thương Xót Chúa, khi nghe máy phát bài giảng, con phản ứng gay gắt với chồng con, “Tôi đạo Phật không nghe đài Công Giáo tắt ngay đi”, chồng con không nghe, anh cứ lén mở đài tiếp, con lại bắt chồng phải “tắt ngay đi”, tuy nhiên, chồng con không chịu nghe con và cứ thế mở nhỏ thôi cái đài mà nghe lén con,  cho đến một ngày con nghe lóm được câu nói từ máy phát “người Đạo Phật cũng được ơn chữa lành”, đang mong mỏi cho cả  nhà được khỏi hết bệnh tật,  thế là con nghe máy suốt mấy ngày, mấy đêm, xong con điện ngay cho cái bà mà cho cái đài “mai bà đi lễ, thì bà xin cho con ơn chữa lành với”, thế là một tuần sau thôi, là con được ơn khỏi bệnh (đại tràng), … con nay lành mạnh không còn bị bệnh hành hạ như trong 18 năm qua.

                                   Gia Đình Anh Chị Hiếu Hường và Cháu Duyên thuộc dân tộc Nùng, Đăk Nông – 5/2018

Lòng tin chị Hường được gia tăng lên nhiều, đi hỏi và tìm hiểu thêm về các bài giảng, sau đó chị tìm đến giáo điểm Tin Mừng, Nhà Bè Sài Gòn để xin Cha Long cầu nguyện Chúa chữa lành cho con gái bị bệnh tiêu hóa không ăn uống được, em Phùng thị Mỹ Duyên 9 tuổi, đã được các bệnh viện  chữa trị nhiều lần mà không khỏi, hễ ăn vào thì ói ra hết, người em chỉ còn da bọc xương. Chị mang con đến cầu xin Lòng Chúa Thương Xót đến lần thứ hai thì em bé được ơn khỏi hết bệnh, trong buổi làm chứng cho Chúa, chị dân tộc Nùng, hồn nhiên, đơn sơ như “người Thượng”, chị nói tếu làm mọi người cười vang:

–          Lần đầu đến Giáo Điểm cầu nguyện thì con của con chưa được ơn khỏi bệnh đâu. Đến lần thứ hai … Cha đệm một phát vào cổ là về… hết bệnh luôn rồi…

Thực ra, chị biết rõ là chỉ có Chúa làm phép lạ chữa lành cho mọi người, còn các Cha chỉ là công cụ của Chúa. Duy chỉ một mình Chúa, mới là vị Bác Sĩ đại tài. Chị rất ước ao mong đến ngày mình và gia đình được làm con Chúa. Chị ngô nghê nói làm mọi người bật cười không dứt:

–          Con mong ước được theo Đạo, con không thờ Phật, thờ Ông Địa nữa. Con đi xin Chúa về con thờ, bà bạn hàng ngoài chợ đã cho con Chúa rồi (ảnh Lòng Thương Xót). Hôm mùng hai tết, mẹ chồng bắt con cùng đi cúng Chùa với Mẹ vì đã bỏ lâu ngày, vâng lời Mẹ, thì con vào chùa con cầu nguyện như thế này, “Cậy vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giê Su, Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới” … Con đang chờ để học đạo trong lớp tân tòng của Giáo Xứ (ở Đăk Nông).

Anh Hiếu chồng chị Hường, làm chứng tiếp như sau:                                                                                                                    

–          Con bị đau khớp xương, ngủ ngồi không nằm được mấy năm liền, phải bò lê chứ không đi được, con qua nhờ Bà Khang (gần nhà, là người có Đạo) bà ấy cầu nguyện Chúa cho con, nên con đã được Chúa “thăm sờ” từ năm ngoái rồi, cho nên hết bệnh, lành mạnh, đi lại được rồi. Con rất thích Đạo, nhưng chưa biết đọc kinh vì không có ai hướng dẫn, con sắp đi học lớp tân tòng để được biết đường làm con Chúa. Xin mọi người cầu nguyện cho đức Tin còn yếu của con.

Đức Tin của anh Hiếu có yếu không? Chúng ta hãy nghe Chị Hường kể câu chuyện sau đây:

–          Có một già làng gặp mặt, hỏi con “Vợ chồng thằng Hiếu, mày đem Chúa về thờ người ta trả cho mày mấy tỉ mà mày đi đạo Công Giáo”.

Chị nói, “chỉ biết đứng cười thôi” vì không nỡ trả lời thẳng cho người cao niên, tuổi tác ngang với bố mình, rồi người vợ về than thở với chồng. Anh Chồng Nùng nghe xong, liền thốt lên một câu, “thế thì … mình cứ tạ ơn Chúa”. Đức Tin trong thử thách, khi bị người thế gian ngộ nhân, dè bĩu chê bai, của anh Hiếu vốn theo đạo Ông Bà và chị Hường vốn theo đạo Phật, người trước đây đã có nhiều năm công quả, phục vụ trong Chùa, thật là tốt lành.

Vợ Chồng anh chị Hiếu Hường biết mình có phúc vì họ đã được biết Chúa là mối lợi lớn hơn hết, còn lại những sự phật ý này khác chỉ là chuyện nhỏ. Quả thực, họ chưa có Đạo mà đã cảm được điều tâm huyết của Thánh Phao lô:

 … chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết Ðức Yêsu Kitô, Chúa tôi… (Philip 3:8)

Anh Hiếu, Chị Hường sẽ còn vui mừng hơn nữa nếu biết rằng Chúa Giê Su sẽ có một  phần thưởng ưu ái lớn lao cho họ, Ngài nói “Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”. (Mát Thêu 5:11-12)

Đức Tin của gia đình người Nùng Hiếu-Hương, đáng cho người Công Giáo chúng ta  học hỏi biết bao. Mời Bạn cùng xem họ làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa.

https://youtu.be/RykeT_boaVI

Về phần chúng ta, xin hãy cầu nguyện thiết tha cho Giáo Hội và Đức Thánh Cha rồi chờ xem vinh quang của Lòng Thương Xót Chúa sẽ là phao cứu sinh cho hết thảy mọi người trong cơn khủng hoảng lạm dụng đang xẩy ra ngay trong lòng Giáo Hội, từ trái tim Roma của Hội Thánh và các sự lạm dụng trên khắp Thế Giới vào thời điểm của ngày hôm nay. Chúa Giê Su nói “Ngoài Lòng Thương Xót thì không còn một hy vọng nào”, vâng quả thực là như vậy! không còn liều thuốc nào có hiệu lực cho thế giới tội lỗi kinh hoàng của chúng ta ngoại trừ việc tôi và bạn, tất cả Tín hữu khác cùng tín thác và hiệp nhau cầu xin Lòng Thương Xót Chúa.

Lậy Chúa Giê Su con tín thác vào Chúa,

Vì ngoài Lòng Chúa Xót Thương, không còn một hy vọng nào

Chúng con đặt nơi Chúa Lòng Tín Thác của mỗi chúng con

Tác giả: Phan Sinh Trần

KHI CHA GIÁM ĐỐC ƠN GỌI GIÁO PHẬN ĐI LÀM MỤC VỤ LÒNGTHƯƠNG XÓT CHÚA

CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI  (phần bốn).

KHI CHA GIÁM ĐỐC ƠN GỌI GIÁO PHẬN ĐI LÀM MỤC VỤ LÒNGTHƯƠNG XÓT CHÚA

Tác giả: Phan Sinh Trần

*****

Có những lúc cần thiết phải giáo dục đức tin cho con em mình, Bạn sẽ phân vân tự hỏi rằng, trong nước Mỹ này, nơi đâu có một Giáo xứ lý tưởng cho con em sinh hoạt, nơi tiêu biểu cho sự thờ phượng Chúa một cách sống động theo chân lý Tin Mừng?

Trong thời đại này, Chúa có còn ban ơn, để linh mục, tu sĩ và giáo dân tạo nên những Giáo xứ lý tưởng giống như cộng đoàn Arc của Cha Thánh Gioan Vianne ngày xưa không?

Có nơi nào trên nước Mỹ thường xuyên sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và làm việc từ thiện Lòng Thương Xót gần giống như Giáo Điểm Tin Mừng cúa Cha Trần Đình Long ở Nhà Bè, Việt Nam?

Dịp Mùa Xuân Kỷ Hợi này, mời bạn ghé thăm một vùng đất đang trổ hoa trong Giáo Hội Hoa Kỳ.

Mời bạn đến thăm giáo xứ St. Faustina, ở một thành phố bé nhỏ có tên là FulShear, tiểu bang Texas để chứng kiến sự kỳ diệu của Lòng Thương Xót Chúa, nơi có sức mạnh của Tin Mừng thực hành, nơi mà con dân làm theo Lời Chúa khả dĩ đươm kết nên một thành quả lớn, vượt hơn mong ước. Trường hợp của Giáo Xứ Faustina, khởi đi từ con số không về nhân lực, tài lực, nơi mà Cha xứ đi lưu cư vì không có đến cả một nhỏm đất nhỏ để cắm dùi, không có một nơi cố định để sinh hoạt thờ phượng, đi từ những con số không đến sự hình thành nên một Giáo Xứ sầm uất nhất nhì nước Mỹ trong vòng 2 năm ngắn ngủi.

2014, sau 7 năm, hoàn tất nhiều nhiệm kỳ làm giám đốc văn phòng ơn gọi tại tổng giáo phận Galveston Houston, sau khi đã mang về cho Tổng Giáo Phận nhiều chủng sinh, Cha Hoàng văn Đạt nhận được bài sai của Đức Hông Y De Nidarno đi thành lập một Giáo Xứ mới, Đức Hông Y tin tưởng và biết là người con thân yêu, tốt lành của Ngài rất được ơn Chúa, giúp vượt qua những hoàn cảnh khó. Điều quan trọng nhất, đó là, Giáo phận nhận định rằng vùng đang phát triển Fulshear sẽ có rất đông di dân từ các nơi đổ dồn về, Fulshear từ một vùng quê nhỏ sẽ phát triển thành khu thị tứ sầm uất và trù phú, bao gồm chung quanh là các khu dân cư mới đẹp, tiện nghi. Giáo Phận cần có một Linh Mục tài giỏi để làm nên một Giáo Xứ mới từ con số không?

Tuy nhiên, sự thể là Cha Đạt, nay bổng nhiên, trở thành một người homeless vô gia cư, cha không có một giáo xứ để sinh hoạt, không có một ngôi nhà bé nhỏ để làm chốn dung thân, không có tài chánh dùng cho việc xây dựng giáo xứ mới, không tài sản riêng để sinh sống. Cha cảm thấy rất bối rối trong hoàn cảnh thử thách mới. Còn đâu những ngày tháng nhiệt thành nóng bỏng khi Cha làm mục vụ ơn gọi, khi mà ai nhìn thấy Cha cũng có cảm tình với ơn gọi như lời một bạn trẻ có tên là Gia cô bê Farfaglia, sau trỏ thành một linh mục chánh xứ hăng say, chính Ngài đã kể “Khi gặp Cha Đạt tôi liền bị niềm hạnh phúc (thánh thiện) và nhiệt tình của Cha thu phục… Các ngài thuộc thế hệ linh mục của đức Gioan Phaolo đệ nhị, có lòng nhiệt thành, có hạnh phúc và là những người khỏe mạnh trẻ trung với ước vọng ra đi phục vụ như những  linh mục công giáo”

Cha Đạt vốn có kinh nghiệm 4 năm làm phó xứ, phục vụ tại Giáo xứ Thánh Danh Chúa ở trung tâm thành phố Houston và ở họ đạo Maria Madalena, thuộc ngoại ô thành phố Humble. Nhưng việc lớn lao, khó khăn như là công trình thành lập một Giáo Xứ từ con số không thì Cha chưa từng làm bao giờ. Ngài lâm vào ngõ cụt không biết sẽ phải khởi đầu từ đâu, hoàn toàn bế tắc về nguồn nhân sự, tài chánh, trong giới hạn eo hẹp theo khả năng của con người. Cuối cùng, lực bất tòng tâm, Cha chỉ còn một cách duy nhất đó là hỏi Chúa và đặt hết tâm sự trước nhan thánh Chúa. Cha kể, “một đêm nọ, quá mêt mỏi, lòng đầy ưu tư, khắc khoải khi nhìn đến tương lai, tôi đến trước nhà tạm, tôi nằm phủ phục trước Mình Thánh Chúa và tôi hỏi Chúa rằng không lẽ nhiệt tình phục vụ và ước mong được làm việc cho Chúa tàn tạ, chấm hết ở đây, con phó thác mọi sự trong tay Chúa”.

Chúa có trả lời cho Ngài không? Thưa có! Điều đã xảy ra, là có một sự an ủi, có cảm giác bằng an, thanh bình tuyệt vời dâng lên trong lòng Cha Đạt, theo như lời kể lại của Ngài. Rồi Chúa làm cho Cha thức tỉnh, nhận ra rằng Ngài vẫn còn đồng hành và sẽ tiếp tục đồng hành với mình trong sứ vụ; Còn hơn thế nữa, Cha Đạt cảm nhận rằng Chúa sẽ dùng Cha làm sáng tỏ Lòng Thương Xót vô bờ bến của Chúa, Ngài sẽ đáp lại lòng ước ao của Cha, muốn được truyền bá việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa ở Hoa Kỳ …

Ngay ngày hôm sau, Cha Đạt hăng hái bắt tay vào việc, Cha đi tìm, mượn chỗ dâng lễ trong một nhà kho, Cha đi mời từng bạn bè, người thân quen gần thị trấn nhỏ Rosenberg và FulShear đến dự lễ, nhóm nhỏ vỏn vẹn chưa được dăm ba chục người tham dự, Cha không nản lòng vì biết có Chúa đồng hành, rồi sẽ có một ngày đẹp tươi, Chúa sẽ làm cho mọi sự đâu vào đấy.

                                                                                     

Hàng tuần mỗi thứ bẩy cha đi khiêng từng chiếc ghế sắp xếp và chuẩn bị cho thánh lễ. Mệt mỏi, khó khăn không làm Ngài suy giảm niềm tin nơi Lòng Thương Xót Chúa, rồi sẽ đến thời kỳ hưng thịnh của cộng đoàn mới. Quả đúng như vậy, một thời gian sau, thánh lễ Nhóm đã biến thành thánh lễ của giáo điểm, con số tín hữu tham dự Thánh Lễ đông dần, từ năm mươi người tham dự, con số tăng lên bẩy chục, một trăm, môt trăm năm chục, rồi lên đến vài trăm người. Cha Đạt phải dời địa điểm dâng lễ đến trường Joe Hubenak, coi như điểm gặp gỡ ban đầu của một Giáo Xứ mới.

 Ngôi trường tiểu học, Joe A. Hubenak, nơi cử hành thánh lễ đầu tiên của Giáo Xứ Faustina vào ngày thứ bẩy 16  tháng 8, 2014

 Sau mươi tháng, nhu cầu tạo mãi trở nên cấp bách vì giáo dân mới đến dự lễ đông quá, tuy nhiên, đến thời điểm này thì việc xây dựng Giáo xứ đã khá dễ dàng, việc tạo mãi đất, xây dựng công trình, diễn ra êm ả giống như trong một giấc mơ vì cha có một tập đoàn giáo dân vừa nhiệt thành vừa hăng say dâng cúng, ngay trong năm đầu số tiền đóng góp lên đến một triệu năm trăm ngàn đô la. Cha để cho hội đồng mục vụ và tài chánh mới thành lập được có nhiều sáng kiến và toàn quyền tư vấn cho Cha trong việc mua đất, xây dựng, trang bị cho giáo xứ mới.

Một cộng đoàn Giáo Xứ mới được thành hình ngay trong năm 2015 với con số khởi đầu bao gồm trên 1300 nóc gia, con số thanh thiếu niên tham gia các lớp giáo lý bồi dưỡng đức tin trong năm đầu tiên là 715 em, số tham dự tiếp tục gia tăng trung bình mỗi năm 30%

https://www.youtube.com/watch?v=Z9rG95q-cQM

Ngày 8, tháng 11 năm 2015, khởi công xây dựng khu quần thể Hội Trường mới có  sức chứa  khoảng 1600 người, bao quanh là 27 phòng học giáo lý và phòng làm việc với ngân khoản chi phí trên tám triệu mỹ kim,  nơi sẽ được tạm sử dựng cho việc dâng Thánh lễ. Trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Dinardo, Cha Đạt nói “Chúng con cảm thấy thật lý thú trên chặng hành trình và trông chờ đến ngày được chứng kiến sự kỳ diệu Chúa làm cho cộng đoàn”. Cha mời mọi người nhìn ra chung quanh vùng đất còn hoang sơ để ôm ấp kinh nghiệm về ơn phúc mà Chúa sẽ ban, “Con biết rằng sẽ đến ngày mà tại địa điểm này, ở ngay chính nơi đây sẽ có nhiều linh hồn tìm được chỗ trú ẩn trong đại dương của Lòng Thương Xót Chúa Ki tô, nơi đây, có nhiều trái tim tan vỡ sẽ được chữa lành. Nhiều người được ơn quay về bên Chúa. Cũng chính ở nơi đây, quy tụ nhiều lời cầu nguyện làm cho thành phố này được nâng lên, để khu vực này của thé giới được biến đổi. Vì Giáo xứ chúng con được mang tên thánh nữ Fostina, vị tông đồ của Lòng Thương Xót và nhiệm vụ của chúng con, làm ngọn hải đăng chiếu soi cho mọi người ở chung quanh chúng con tìm về Lòng Thương Xót”.

Chưng kiến sự lớn mạnh của giáo xứ Fostina đức Hồng Y Dinardo, bề trên Tổng Giáo Phận Houston-Galveston nhận xét, “Nếu con có Đức Tin Công Giáo, thì mọi sự khác rồi ra sẽ ăn nhập đâu vào đấy”.

 

  

                                                                                         
                                                                                      
 
 Từ bãi đất trống thành khu Hội Trường, Khu học Giáo Lý trong vòng chưa đầy hai năm  

Khi bạn vừa bước chân vào giáo xứ, ở tiền sảnh,  mắt bạn sẽ diện kiến ngay khẩu hiệu dùng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Giáo Xứ, “ Hội thánh Công Giáo Fostina là một cộng đoàn nơi mà Lòng Thương Xót sâu thẳm của Chúa được sống động, trải nghiệm và chia sẻ.”

Thực vậy, Cha chánh xứ Fostina và Cộng Đoàn không chỉ nói về Lòng Thương Xót Chúa, nhưng họ đã suy tôn Lòng Thương Xót, làm cho lời hứa của Chúa với thánh nữ Fostina “Ta đổ tràn trên họ những dòng thác ân sủng.”  thành hiện thực. Suy tôn Lòng Thương Xót Chúa không chỉ bằng kinh nguyện nhưng quan trọng hơn, đẹp lòng Chúa hơn đó là suy tôn Lòng Thương Xót bằng việc bác ái và sống theo Tin Mừng. Ngoài việc lần chuỗi Lòng Thương Xót trước giờ thánh lễ Chúa Nhật, chầu Mình Thánh Chúa mỗi thứ năm trong tuần, thánh lễ xức dầu cho bệnh nhân mỗi thư Sáu đầu tháng, Cộng Đoàn Fostina còn suy tôn bằng cách sống Lòng Thương Xót Chúa, họ có chương trình hằng ngày hay hằng tuần đi thăm viếng người bệnh, người nghèo, ở nhà riêng, ở bệnh viện, họ đi thăm tặng chăn đã được làm phép cho bệnh nhân, tặng áo đức bà cho người đang hoạn nạn đau khổ, chương trình thực phẩm cho người nghèo, chương trình sửa chữa nhà ở cho các cụ cao niên, góa phụ, mẹ con đơn côi…

Vào dịp hè năm 2017,2018 ngoài việc cho các em thanh thiếu niên học hỏi trong các lớp Kinh Thánh hè, cắm trại, tĩnh tâm, Cha xứ còn tổ chưc cho nhóm 100 em thanh niên đi các nơi xa xôi, xây nhà cho người nghèo trong thời gian hai tuần lễ theo chuong trình Habitat.

            

                     Các Em Thanh Niên cùng Phụ Huynh họp chuẩn bị lên đương xây nhà cho người không nhà theo chương trình Habitat

Mỗi năm vào tháng giêng, có nhóm các em Thanh nữ bước lên chuyến xe buýt do Giáo Xứ thuê bao để đến tận thủ phủ Texas ở thành phố Austin tham gia phong trào tuần hành phò sự sống, chống phá thai. Họ muốn bênh vực cho trên sáu mươi triệu thai nhi đã bị giết hại oan uổng một cách công khai qua các vụ phá thai hợp pháp ở Hoa Kỳ.

    
   
  

   Về phần người lớn, Giáo xứ có chương trình huấn luyện hàng tuần nhằm giúp người đang thất nghiệp tìm hướng chuyển đổi nghề nghiệp, giúp kỹ năng kiếm việc mới, giúp liên lạc vói người đang tuyển dụng…

Sau cơn bão Harvey ở Houston, cả nhà thờ chia làm nhiều toán đến các gia đình lương giáo có nhu cầu cần dọn dẹp, họ tháo gỡ tường giấy bị thấm nước, ẩm mốc, người thì hì hục gỡ nền gạch bông bị dộp, kẻ lo xịt nước tẩy rửa, khiêng vác đồ hư vất ra bãi rác.  Cha con, mỗi người mang một thùng với các dụng cụ chùi rửa, hơn một tháng trời cần mẫn làm việc để lại trong lòng nạn nhân bão Harvey một hình ảnh đẹp, về tình yêu của con Chúa.

     

  
    

Tinh thần đi trước vật chất tính sau, Cộng Đoàn lo phục vụ dấn thân trước rồi xây nhà thờ sau.

Ưu tiên số một của Giáo Xứ là hình thành và bồi dưỡng đức tin cho mọi người nhất là các em thanh thiếu niên. Đền thờ tâm hồn quan trong hơn hẳn đền thờ bằng gach đá bên ngoài, nên phần lớn nhất của ngân quỹ được dành cho mục vụ bồi dưỡng đưc tin ngay cả vào thời điểm Giáo Xứ chưa có Thánh đường, chưa có nhà xứ.

Giáo xứ tặng hoặc bán giá tượng trưng các quyển sách hay, thuộc loại sách đức tin Công Giáo, sống đạo thực hành, nhất là các tựa sách có doanh số bán chạy nhất trên danh mục của NewYork Time, USA Today, giới thiệu cho mọi người nhất là thanh niên tìm hiểu, tiêu biểu là cuốn “Tái khám phá Chúa Gie Su”, “Tái khám phá đạo Công Giáo”, “Lời lừa dối lớn nhất trong đời tín hữu”, ngoài ra còn có sách tu đức của nhà xuất bản Ignatio, thuộc Dòng Tên.

Đến hôm nay, tháng một năm 2019, con số  giáo dân ghi danh gia nhập tăng lên trên 11.000 người, bao  gồm trên ba ngàn gia đình, Chúa cho giáo xứ phát triển 250% trong giai đoạn những năm 2015-2018.

Tôi thích ngắm nhìn sự sốt sắng, cung kính của các bạn Thanh niên, Thanh nữ giáo xứ Fostina lên rước Chúa Thánh Thể mỗi sáng Chúa Nhật, lòng yêu mến Chúa Thánh Thể là bằng chưng cụ thể về ơn lành từ Lòng Thương Xót Chúa, vì thời buổi này, làm sao tìm được nhiều bạn trẻ da trắng đến vói Chúa Thánh Thể cách sốt sắng, thân mật và cung kính như vậy. Tôi cũng cảm thấy sự thánh thiện thực sư có tính hay lây, khi mục kích sự đơn sơ và nhiệt thành của giáo dân Fostina. Chỉ tính riêng một đợt tĩnh tâm ba ngày đi xa nhà dành cho gia trưởng, có đến gần một trăm người trẻ, trung niên tham gia, chưa kể đến các đợt tĩnh tâm nhiều ngày cho Các Bà Mẹ, tĩnh tâm thăng tiến gia đình, tĩnh tâm Coursilo, tĩnh tâm cho giới trẻ, … được tổ chức thường xuyên mỗi năm.

Tôi có những lúc sốt mến, khi được tham dự thánh lễ Chúa Nhật và nghe ca đoàn hát các bài nhac trẻ rất trữ tình, quá yêu kính Chúa của Hill Song, hồn tôi ngây ngất, có niềm vui nhẹ nhàng ở trong tâm, tôi cảm biết như đang có sự hiện diện của Chúa trong lời ca ngợi. Chính Cha Xứ có lần thốt lên: “Vinh quang của Chúa đang tỏ lộ mạnh mẽ trong từng nơi chốn của ngôi đền thờ này”.

Thu hút các gia đình trẻ, các em thanh niên, thanh nữ là các bài giảng bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha lưu loát như giọng chuẩn Mỹ, Mễ chính gốc của Cha Đạt, thí dụ như bài cha chia xẻ về hoàn cảnh chật vật của một cậu bé thuyền nhân tên Đạt bị hải tặc cướp hết lương thực, trôi giạt vào đảo nhỏ ở Thái Lan, đói khủng khiếp, cậu bé đi xin ăn về nuôi gia đình, cậu lấm lét ăn cơm thí dưới nền đất, từ nhà của một bà già có lòng từ tâm đổ xuống gáo dừa hay chậu nhựa để ở sân dành cho em. (Chính Quyền địa phương ngăn cấm tiếp tế cho thuyền nhân vì sợ làn sóng tị nạn) bị con chó của chủ nhà giành giật phần ăn, rồi đến những ngày tháng ở Hoa Kỳ, năm 1990, em bé chật vật học tiếng Anh cách khổ sở từng chữ một, cho đến khi nói lưu loát và thông thạo Anh Ngữ giống như người bản xứ, sau đó là những ngày tháng thanh bần , nghèo nhưng đầy ắp lý tưởng của đời tu, đến tình yêu nổng nàn theo ơn gọi và cảm thấy không có chọn lựa nào tốt hơn dành riêng cho trường hợp của mình. Cha làm cho cử tọa tự nhận thấy rằng “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ!!!” Các bài giảng hùng hồn, da diết của Cha đều bắt đầu bằng các câu chuyện minh họa có thực, các truyện danh ngôn rồi dẫn đến thực hành Lời Chúa trong hiện thực của đời sống.

Nghèo khó trong vòng người giàu có, Chân thành đơn sơ trong đám đông giáo dân trẻ trung, hiểu biết và năng động như thế, nhưng Cha Xứ không bị công đoàn bao gồm người Mỹ trắng, Mỹ đen, người Mễ, người Phi và dân Á Đông coi thường, trái lại họ càng yêu mến Cha như một người thân yêu trong đại gia đình Faustina. Giống như Cha Thánh Gioan Viany, tình yêu Chúa của Cha Đạt cũng lây truyền sang cho Giáo Dân, nhất là các bạn trẻ.

Đặc điểm nổi bật của “Cha Xứ Arc” trong thời đại mới là chăm sóc mục vụ cho giáo dân, mục tiêu này  được ưu tiên nhất, cao hơn  hết mọi ưu tiên khác, Cha làm phiếu thăm dò các nhu cầu, ước vọng của từng giáo dân trong vòng ba tháng trường, rồi cùng với các ban nghành lên kế hoạch mục vụ cho nhiều năm liên tiếp… Cha cũng để cho hội đồng mục vụ, tài chánh được rộng rãi quyền hạn để hoạt động theo kiến thức chuyên môn của họ. Chúa gia ân cho các hoạt động của Giáo Xứ nảy sinh hoa trái đạo đức tốt lành, xum xuê.

                                     Chén thánh trên đây,  được mỗi gia đình thay nhau rước về nhà hàng tuần để cầu nguyện cho ơn gọi và nhắc nhở các bạn trẻ về giá trị của ơn gọi

Chúa ban thêm ơn về vật chất cho cộng đoàn Fostina, sau hơn hai năm hoàn thành hội trường, Cộng Đoàn đã trả được phần lớn nợ nần và đang sẵn sàng cho giai đoạn hai, xây dựng Thánh Đường và nhà xứ. Hàng tuần tiền dâng cúng được khoảng trên dưới năm mươi ngàn mỹ kim (tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng VN), đó là chưa tính đến các ngày lễ trọng, của lễ dâng hiến gia tăng nhiều hơn.

Xin Chúa ban cho chúng con nhiều linh mục Gioan Vianey mới, nhiều họ đạo Arc mới để khuôn mặt Giáo Hội hoàn toàn đổi mới, đẹp như hoa xuân trong mùa xuân phục hưng của Giáo Hội.

     … Quả thật, Ta bảo các ngươi: nếu các ngươi có lòng tin bằng hạt cải, thì các ngươi có bảo núi này: Hãy bỏ đây qua đó! Nó cũng sẽ chuyển qua, và các ngươi sẽ không bất lực trước một điều gì. (Mattheu 17:20)

Phan Sinh Trần

Nhà Truyền Giáo sống trong tù, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận.

CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI (Phần ba)

 Tác giả: Phan Sinh Trần

Nhà Truyền Giáo sống trong tù, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận.

Năm 1975, đang khi Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận trẻ trung ở tuổi bốn mươi bẩy, với sự hiểu biết uyên bác, thông thạo bẩy ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Hoa, Ý, Latin, ngài lại giàu kinh nghiệm tổ chức, điều hành hội thánh. Đang khi ngài sẵn sàng để chăn dắt tổng giáo phận Sài Gòn thì Chúa gởi ngài vào chốn ngục tù, để làm một nhà truyền giáo sống trong lao xá. Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, Ngài đã bị bắt giải ra Nha Trang, tạm thời bị cầm giữ ở nhà xứ Cây Vông. Trong năm tù thứ nhất, Ngài đã viết cuốn “Đường hy vọng”. Cuốn sách này được Ngài coi là di chúc tinh thần gửi tới mọi người công giáo Việt Nam trong và ngoài nước giúp họ chọn lựa Chúa trong muôn thử thách và học cách bước đi theo Chúa qua kinh nghiệm từ chính những gì Ngài đang trải qua trong chốn lao tù. “Đường Hy Vọng” là phương cách phúc âm hóa độc đáo từ nhà tù. Đức Cha kể:

– Trong làng Cây Vông, nơi tôi bị quản thúc, ngày đêm có nhân viên an ninh chìm nổi theo dõi. Trong óc một tư tưởng không ngừng làm tôi xót xa, thao thức: “Giáo dân của tôi! một đoàn chiên hoang mang, giữa bao hiểm nguy, thách đố của một giai đoạn  lịch sử mới. Làm sao tôi có thể gần gủi, liên lạc với họ, trong giai đoạn họ cần đến người mục tử nhất! Các nhà sách Công giáo bị đóng cửa, trường học Công giáo do Nhà nước quản lý, tôn giáo sẽ không còn được dạy dỗ trong các trường nữa; các linh mục, sư huynh, nữ tu có khả năng phải đi ra thôn quê, đi nông trường lao động, không được dạy học nữa! Sự xa lìa giáo dân là một cú “sốc” giày vò tan nát quả tim tôi.

  • Tôi không đợi chờ. Tôi sống phút hiện tại và làm cho nó đầy tình thương. Nhưng làm thế nào?
  • Một đêm, một tia sáng đến với tôi: “Con hãy bắt chước thánh Phaolô. Khi ngài ở tù,

không hoạt động tông đồ được, ngài đã viết thư cho các giáo đoàn. Đơn giản vậy mà con đi tìm đâu cho xa?”

Chúa đã ban ơn cho tôi có nghị lực để tiếp tục làm việc, kể cả những lúc chán nản nhất. Tôi đã viết đêm ngày trong một tháng rưỡi, vì tôi sẽ bị “chuyển trại” và không có điều kiện hoàn tất được. Lúc viết đến số 1001 tôi quyết dừng lại, xem đây như công trình “nghìn lẻ một đêm”.

Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại (Mt 6, 34; Gc 4, 13-15).

Sống trong tình yêu Chúa cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất. (Đường Hy Vọng, trang 997). 

Ngày nay sách “Đường Hy Vọng” được dịch ra nhiều thứ tiếng và phát hành bởi các nhà xuất bản khắp Âu Á.

Thời gian tiếp theo, cuộc điều tra của tổng cục an ninh, Bộ Công An gia tăng cường độ và việc đánh giá tội danh của chính quyền trung ương Cộng Sản Việt Nam nâng lên mức nghiêm trọng nặng nề, Đức Cha gặp nhiều khó khăn, bị liên tục tra khảo nhiều ngày đêm và bị hành khổ cho kiệt sức đến mức ngài cảm thấy mình đang bị chết dần mòn trong từng bộ phận của cơ thể, Đức Cha kể:

– Ngày 8-12-1975, tôi bị đưa vào trại Phú Khánh, biệt giam vất vả nhất. Ở trại Phú Khánh, tôi bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua 3 lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời. Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man. Có lúc người ta để đèn sáng như ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối. Buồng vừa nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc chiếu của tôi. Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở. Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài. Dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra. 

Cán bộ điều tra của Bộ Công An Cộng Sản trừng phạt Ngài bằng cách để cho bị cô lập hoàn toàn trong bóng tối, thinh lặng triền miên, sự trừng trị kéo dài nhiều tháng trường, làm cho Ngài không còn ý thức được thời gian đang diễn ra thuộc về ban ngày hay đêm, cán bộ điều  tra ác độc đến mức họ không cho người tù ngay cả không khí để thở, thiếu không khí thở thì  tình trạng hôn mê diễn ra làm cho Ngài không còn thấy đói cũng như không buồn ngủ. Ngài  thường nôn oẹ và chóng mặt triền miên, và toàn thân đau đớn… Tâm trí ngài trống rỗng với cảm tưởng thời gian đang kéo dài ra đến bất tận. Khi nầy, trí nhớ bác học của ngài bắt đầu lung lay, cho đến nỗi ngài không thể nhớ một kinh Lậy Cha, kinh Kính Mừng để đọc. Ngài đã  ở trước ngưỡng cửa của bệnh điên dại. (ĐHV tr. 228). Trong nhiều tuần lễ nối tiếp nhau, sự u ám thinh lặng bao vây toàn diện đã làm cho tâm trí ngài khiếp sợ, bị thiếu vắng mọi dấu hiệu hiện diện của con người ở chung quanh, trong màn đen bao trùm, ngài hết sức ao ước nghe được các tiếng động, bất cứ tiếng động gì vì ngài có cảm tưởng là mình không thuộc thế giới của kẻ sống nữa… Trong các điều kiện khiếp đảm như thế, người tôi tớ Chúa chợt hiểu ra rằng sinh mạng mình có ra sao thì linh hồn mang hy vọng nơi Đấng toàn năng đầy yêu thương sẽ không bao giờ tắt và ngài có thể dâng tất cả đau đớn thống khổ cho Chúa vì yêu mến Người. Thế nên phòng giam của ngài dần dần trở nên một nơi có thể ở được, đau đớn nhường bước cho niềm vui và thống khổ trở thành nguồn suối hy vọng. 

o Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu tôi! Tôi phải chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa: Chính Chúa muốn cho tôi ở đây, chứ không phải nơi khác”

o Ánh sáng ấy sẽ đem lại cho tôi niềm an bình mới, làm thay đổi hoàn toàncách suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảnh khắc hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý. Từ đó, một sự an lành tràn ngập tâm hồn tôi trong suốt 13 năm tù đày…

Nhà Truyền Giáo cho Tù Cải Tạo, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận.

Ngày 1.12.1976, ngài cùng nhiều tù nhân chính trị khác đang bị giam ở miền Nam, được đưa xuống tàu Trường Xuân đi ra Bắc. Khi ra đi, vì không có gì để đựng các đồ tùy thân,  ngài phải lấy cái quần cột hai ống lại và dồn đồ vào trong rồi mang đi. Chúng ta hãy nghe chính ngài kể lại các diễn biến này:

– Ngày mồng 1 tháng 12 năm 1976, lúc 9 giờ tối, bất thình lình tôi bị gọi cùng với vài tù nhân khác. Chúng tôi bị xích người này với người kia từng hai người một và được đẩy lên một xe cam nhông. Cuộc hành trình ngắn đưa chúng tôi tới Tân Cảng, là hải cảng quân sự mới do người Mỹ mở mấy năm trước đó. Chúng tôi trông thấy một con tàu trước mặt, hoàn toàn chìm trong bóng tối để dân chúng khỏi để ý. Chúng tôi bị đưa lên tàu đi ra Bắc – một cuộc hải hành dài 1.700 cây số…

– Cùng với các tù nhân khác, tôi bị đem xuống hầm tàu, nơi chứa than. Chỉ có một ngọn đèn nhỏ leo lét cháy. Còn lại là hoàn toàn tối om. Chúng tôi tất cả là 1.500 người,  trong tình cảnh không thể tả được. Một cơn bão nổi dậy trong tâm trí tôi. … từ giờ phút  này trở đi không biết tôi sẽ phiêu bạt tới chân trời góc bể nào. Tôi suy niệm lời thánh Phaolô nói:

“Tôi đi Giêrusalem mà không biết điều gì sẽ xẩy ra cho tôi ở đó. Tôi chỉ biết rằng Chúa

Thánh Thần khuyến cáo tôi rằng tại mọi thành tôi tới, xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi.” (Cv 20:22-23). Tôi đã sống trong lo âu suốt đêm hôm ấy.

Trong lúc Miền Nam nước Việt đang tan tác, con dân bị đày ải thì Đấng quyền năng hay thương xót đã có sự an ủi nào cho đoàn tù nhân mang trọng tội với chính quyền Cộng Sản?

Chúa đã an bài cho Đức Cha Thuận bị áp giải chung trong hầm tầu u ám, đen ngòm để làm mục vụ cho một đoàn bao gồm các tù nhân trong số bị chính quyền cách mạng Cộng Sản  kết trọng tội, xếp họ vào hạng ác ôn nhất, ngay lập tức Ngài đem đến hy vọng cho nhiều tù nhân đang bị áp tải trên tàu nhất là cứu được một người đang treo cổ tự tử bằng dây thép,

Đức Cha kể lại:

– Ngày hôm sau, khi một chút ánh sáng mặt trời lọt vào hầm tàu, tôi nhận ra chung quanh tôi những gương mặt buồn sầu và tuyệt vọng của các tù nhân khác. Bầu khí sầu thảm như đám tang. Một trong các tù nhân đã tìm cách treo cổ tự tử với một sợi

dây thép. Những người khác gọi tôi. Tôi đến nói chuyện với anh. Sau cùng anh lắng

nghe lời tôi. Cách đây hai năm, trong một cuộc họp liên tôn tại California, tôi đã gặp

lại anh. Mặt mừng rỡ, anh tiến tới gặp tôi và cám ơn tôi. Anh đã cho mọi người xem

các vết thẹo còn hằn trên cổ.

– Trong cuộc hành trình, khi các tù nhân biết có Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, họ đến với tôi để kể lể các nỗi lo âu của họ. Tôi đã chia sẻ các đau khổ của họ và an ủi họ hàng giờ và suốt cả ngày. Trong ba ngày trên tàu, tôi an ủi các tù nhân khác và tôi suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Đêm thứ hai, giữa cái lạnh của Thái Bình Dương trong tháng 12, tôi bắt đầu hiểu rằng ơn gọi của tôi bắt đầu một giai đoạn mới. Trong giáo phận, tôi đã đưa ra các sáng kiến khác nhau cho công tác rao truyền Tin Mừng cho người bên lương. Giờ đây phải cùng Chúa Giêsu đi về nguồn gốc của việc loan báo Tin Mừng. Phải cùng Ngài đi chết “bên ngoài tường thành”, “bên ngoài tường thánh.”

Ông Nguyễn Thanh Giàu, người bị giam chung cùng khoang với ngài trên tàu Trường Xuân, đã tóm lược lại những gì xẩy ra trong khoang tàu của ngài như sau: 

– Suốt mấy ngày ngồi dưới sàn tàu chở than dơ bẩn, lại thêm mấy thùng chứa phân, chứa nước tiểu bị tràn ra ngoài, mọi người như ngồi trên hầm phân. Đức Cha Thuận một lần nữa lại an ủi anh em, cố gắng giữ vững tinh thần, nếu để tinh thần sa sút bị bịnh lúc nầy thì rất là khổ…

   Sau đó, Đức Giám Mục Thuận bị đưa ra trại Vĩnh Quang, khu rừng núi Vĩnh Dao tỉnh Vĩnh Phú. Ông Giàu có dịp cùng ở tù chung trại đã cho rằng nhờ sự an hòa giữa hoàn cảnh tù tội của nhà Truyền Giáo Nguyễn Văn Thuận, nó đã có ảnh hưởng gắn bó và nâng đỡ với hầu hết các tù nhân lương giáo, ông kể:

– Có một điểm rất đặc biệt, khi cán bộ trại giam bắt tất cả tù nhân lên hội trường, là một gian nhà trống giữa sân trại, để làm bản tự khai… Sau vài giờ viết tự khai, họ cho nghỉ giải lao, người thì đi uống nước, đi vệ sinh, hút thuốc, nhưng phần đông thì  bu quanh Ông Già để nghe Ông nói chuyện. Một cách rất trung thực mà nói, lúc bây giờ bu quanh Đức Cha Thuận không phải chỉ có giáo dân mà trong đó có đủ thành phần tín đồ các tôn giáo khác như Phật Giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo. Riêng tôi, là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, lúc bấy giờ tôi không nhìn Đức Cha Thuận là Một Đức TGM Công Giáo mà nhìn Ngài là MỘT BẬC CHÂN TU, MỘT NHÀ TU HÀNH ĐÁNG KÍNH

Trong trại tù, ngài vẫn cử hành Thánh Lễ cho chính mình và cho những tù nhân khác. Những người đến thăm ngài tại trại cải tạo đã lén chuyển rượu lễ và bánh lễ cho ngài, ngụy trang bằng chai thuốc trị đau bao tử:

– Mỗi ngày tôi dùng ba giọt rượu và một giọt nước đổ vào lòng bàn tay để cử hành Thánh Lễ. Những người tù được chia làm 50 người. Chúng tôi ngủ chung trên một cái giường thật dài, mỗi người được 50 centimet. Mỗi đêm, chúng tôi thu xếp có 5 người công giáo nằm cạnh tôi. Đến 9.30 là giờ ngủ, trong bóng tối, tôi cúi mình trên giường để dâng Thánh Lễ thuộc lòng và phân phát Thánh Thể cho nhau bằng cách luồn tay dưới các tấm màn chống muỗi. Chúng tôi dùng bao thuốc lá để cất giữ Mình Thánh và đem cho người khác, riêng tôi luôn giữ Mình Thánh Chúa trong túi.

Thánh thể trở thành giây phút trung tâm của ngày sống ngài, ở đó, ngài có thể múc lấy năng lực cần thiết để củng cố đức tin mình và để làm cho mình được tràn ngập hy vọng. Hai tháng sau, ngài lại phải bị chuyển sang trại Thanh Liệt ở ngoại ô Hà Nội, ở đó, ngài bị giam chung phòng với một đại tá thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Ông này là một gián điệp có phận sự tường trình mọi cử chỉ và lời nói của Đức Cha Thuận. Nhưng dần dà, sự hiền hòa, chân thực và uyên bác của Ngài đã làm cho người bạn chung phòng này thay đổi và trở thành bạn hữu của ngài đến đỗi ông ta đã khuyên ngài một điều khôn ngoan lớn đó là cậy nhờ Đức Mẹ La Vang. Ngài kể:

– Ông Hải đã từng ở tù, nằm cùng buồng với tôi để mật thám tôi, sau đã thành bạn của tôi. Trước ngày ông ta ra về, ông đã hứa với tôi:

Nhà tôi ở Long Hưng, chỉ cách La Vang 3 km, tôi sẽ đi La Vang cầu nguyện cho anh”.

Tôi tin lòng thành thật của anh bạn, nhưng tôi hoài nghi làm sao một người cộng sản

mà đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho tôi! Sáu năm sau, đang lúc tôi ở biệt giam, tôi đã được

một bức thư của ông Hải, lạ lùng thật! Lạ hơn nữa là lời lẽ của ông “Anh Thuận thân mến, tôi đã hứa với anh, tôi sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ La Vang cho anh. Mỗi Chủ nhật, nếu trời không mưa, lúc nghe chuông La Vang, tôi lấy xe đạp vào trước đài Ðức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã đánh sập nhà thờ rồi. Tôi cầu nguyện thế này: Thưa Ðức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào cả. Nhưng tôi đã hứa sẽ đi cầu nguyện Ðức Mẹ cho anh Thuận, nên tôi đến đây. Xin Ðức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì cho anh ấy”.

Tôi hết sức cảm động. Tôi đọc đi đọc lại rồi đặt thư xuống nhắm mắt lại: “Lạy Mẹ, Mẹ

đã dùng anh cộng sản này để dạy con cầu nguyện; chắc Mẹ đã nhậm lời anh ấy, con  mới còn sống đây!”

Sau 15 tháng sống trong trại Thanh Liệt ngoại ô Hà Nội, và nhờ các áp lực quốc tế bênh vực ngài, ngày 13.5.1978, ngài được chở xe đến một ngôi làng cách Hà Nội 20 cây số, làng Giang Xá, bị bắt buộc cư trú tại nhà xứ của giáo xứ, do một lính canh gác ngày đêm, và được phép lui tới và đi dạo, với điều kiện là không thông hiệp với bất cứ ai đang sống quanh đó, và những người nầy cũng có phận sự xem chừng đến ngài. Ngài kể:

– Năm 1980, lúc bị đưa ra quản thúc ở Giang Xá, Bắc Việt, tôi đã tiếp tục viết mỗi đêm trong bí mật cuốn thứ hai, “Đường Hy Vọng Dưới Anh Sáng Lời Chúa và Công Đồng Vatican II”, cuốn thứ ba, “Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng”. Tôi không chờ đợi. Tôi sống phút hiện tại và làm cho nó đầy yêu thương. Làm sao yêu thương đến cao độ như thế trong mỗi phút hiện tại? Tôi nghĩ rằng tôi phải sống mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút như là giờ phút cuối cùng của đời tôi.

 Nhà Truyền Giáo cho Cai Tù, Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận.

 Chúa Thánh Thần sẽ làm cách nào để giúp cho Đức Giám Mục  Nguyễn Văn Thuận kết bạn với các cai tù nghiêm khắc đang theo chủ nghĩa vô thần.

Chúa có sự dạy dỗ trực tiếp nào cho Ngài?

Chúa có ban sức mạnh tinh thần, Chúa có đổ trong tim ngài một tình yêu chân thành vô điều kiện để có thể làm bạn với cai ngục, những người quen hành hạ tù chính trị bằng nhục hình hoặc các biện pháp tâm lý ác hiểm không?

Làm sao có được một thứ quan hệ “bạn hữu” giữa Tù nhân và Cai Ngục, điều mong muốn gần như bất khả thi vì đã có nhiều người cố gắng mà không thể cảm thông được. Đức Cha kể:

–          Ở trại giam Phú Khánh, một đêm tôi đau quá, thấy một người gác đi qua, tôi kêu: “Tôi đau quá, xin anh thương tình cho tôi thuốc!” Anh ta đáp: “Ở đây chẳng có thương yêu gì cả, chỉ có trách nhiệm”. Ðó là bầu khí chúng tôi ở trong tù.

Tôi phải làm thế nào? 

Một đêm đông lạnh quá, không ngủ được, tôi nghe một tiếng nhắc nhủ tôi: “Tại sao con dại thế? Con còn giàu lắm: Con mang tình thương Chúa Giêsu trong tim con. Hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu con”.  Sáng hôm sau, tôi bắt đầu mến họ, yêu mến Chúa Giêsu trong họ, tươi cười với họ, trao đổi đôi ba câu nói…

Đức Cha Thuận không hề nản chí dù bị cai tù xa lánh và khinh mạn, “phạm nhân” Thuận có tình yêu dồi dài, phong phú và tha thiết của Chúa Giê Su cho “anh em cai tù” của mình. Ngài tiếp tục lân la trò chuyện, khơi gợi sự tò mò của cai ngục:

–         Lúc tôi bị biệt giam, trước tiên người ta trao cho năm người gác tôi: đêm ngày có hai anh trực. Cứ hai tuần đổi một tổ mới, để khỏi bị tôi làm nhiễm độc. Một thời gian sau không thay nữa, vì “cấp trên” nói: “Nếu cứ thay riết thì sở công an bị nhiễm độc hết!”

 Thực thế, để tránh nhiễm độc, mấy anh không nói với tôi, họ chỉ trả lời “có” hoặc “không”. Họ tránh nói chuyện với tôi. Buồn quá! Tôi muốn lịch sự vui vẻ với họ, họ vẫn lạnh lùng. Phải chăng họ ghét “cái mác phản động” nơi tôi: Tất cả áo quần đều đóng dấu hai chữ lớn “cải tạo”, kể từ ngày bước chân vào trại Vĩnh Quang ở Bắc Việt…          

–          Tôi thuật lại những chuyến đi ra nước ngoài, cuộc sống, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tự do dân chủ ở Canada, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Pháp, Ðức, Úc, Áo, v.v… Những câu chuyện đó kích thích tính tò mò của họ, giục họ đặt nhiều câu hỏi. Tôi luôn luôn trả lời… Dần dần chúng tôi trở thành bạn. Họ muốn học sinh ngữ Anh, Pháp… tôi giúp họ. Từ từ mấy chiến sĩ gác tôi trở thành học trò của tôi! Bầu khí nhà giam đổi nhiều, quan hệ giữa họ với tôi tốt đẹp hơn. Thậm chí cả những ông xếp công an, thấy tôi đối xử chân thành, không những họ xin tôi giúp các chiến sĩ học hành ngoại ngữ, nhưng họ còn gửi anh khác đến học.

Tôi sống theo lời Chúa Giêsu dạy:

 “Ðiều gì con làm cho một người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính mình Ta”.

Tình hình trong trại cải tạo có sự cải thiện rõ nét, các lính gác đối xử với ngài khác trước, họ có thái độ tốt hơn. Có lần, ngài xin phép một người lính giúp ngài một nguyện vọng và sau khi anh ta hỏi lại để biết chắc ngài không phải có ý muốn tự tử, anh ta đã lén lút đưa cho ngài sợi giây thép và một cái kềm nhỏ để ngài có thể làm một sợi dây chuyền, dùng đeo thánh giá gỗ cũng do chính ngài tự đẽo gọt, trên cổ. Lại đến một lần khác, có một vị lãnh đạo (Ban Tôn Giáo?) vấn kế với Đức Giám Mục:

–  Một hôm một ông xếp hỏi tôi “Ông nghĩ thế nào về tờ tuần báo Người Công giáo?”

– Nếu viết đúng cả nội dung cả hình thức thì có lợi; nếu ngược lại thì không thêm đoàn kết, lại còn thêm chia rẽ, bất lợi cho cả người Công giáo và cho cả nhà nước.

– Làm thế nào cải thiện tình trạng ấy?

– Những cán bộ phụ trách về tôn giáo phải hiểu đúng mỗi tôn giáo thì việc đối thoại, tiếp xúc các chức sắc mỗi tôn giáo cũng như các tín hữu mới có tính cách xây dựng, tích cực và tạo nên thông cảm giữa đôi bên.

– Ông có thể giúp được không?

– Nếu các vị muốn, tôi có thể viết một cuốn Lexicon (từ điển bỏ túi) gồm những danh từ thông dụng nhất trong tôn giáo, từ A đến Z, chừng nào các vị có giờ rảnh, tôi sẽ giải thích rõ ràng, khách quan. Hy vọng các vị có thể hiểu lịch sử, cơ cấu, sự phát triển và hoạt động của Giáo hội…Họ đã trao giấy mực cho tôi, tôi đã viết cuốn “lexicon” đó, bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Latinh, Tây Ban Nha, và Trung Quốc với phần giải thích bằng Việt ngữ. Dần dà tôi có cơ hội giải thích hoặc giải đáp thắc mắc, tôi chấp nhận làm sáng tỏ những chỉ trích về Giáo hội. “Lexicon” ấy trở thành một cuốn giáo lý thực hành. Ai cũng muốn biết viện phụ là gì, thượng phụ là gì, Công giáo khác Anh giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo chỗ nào? Tài chánh của Tòa thánh từ đâu mà có? Có bao nhiêu tu sĩ, giáo dân làm việc trong giáo triều, huấn luyện tu sĩ, giáo sĩ thế nào? Giáo hội phục vụ nhân loại thế nào? Tại sao Giáo hội gồm có nhiều dân tộc, sống qua nhiều thời đại cũng bị bắt bớ, tiêu diệt, cũng mang nhiều khuyết điểm mà vẫn tồn tại? Ngang đây là đến biên giới của siêu nhiên, của sự quan phòng của Thiên Chúa… Cuộc đối thoại từ A đến Z giúp xóa tan một số hiểu lầm, một số thành kiến, có những lúc trở nên thú vị và hấp dẫn. Tôi tin tưởng có nhiều người cởi mở, muốn tìm hiểu và với những biến chuyển trong thời đại ta, đã có những tầm nhìn mới mẻ và xây dựng.

–          Thời kỳ biệt giam ở Hà Nội, tôi được biết có 20 chiến sĩ nam nữ trẻ học tiếng Latinh với một cựu tu sĩ, để có thể đọc các tài liệu của Giáo hội. Trong số mấy anh gác tôi có hai anh trong nhóm học Latinh. Trông thấy bài vở, tôi nhận thấy họ học tốt. Một hôm, một trong hai anh ấy hỏi tôi:

– Ông có thể dạy tôi một bài hát tiếng Latinh không?

– Có nhiều bài hay tuyệt, nhưng biết anh thích bài nào?

– Ông hát cho tôi nghe, tôi sẽ chọn.

– Tôi đã hát Salve Regina, Veni Creator, Ave Maris Stella… Các bạn biết anh ta chọn bài nào không? Anh ta chọn bài Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba đoái thương viếng thăm…) Tôi đã chép trọn cả bài cho anh ta và anh ta học thuộc lòng. Mỗi sáng quãng 7 giờ, tôi nghe anh ta chạy xuống thang gỗ, ra sân tập thể dục, rồi múc nước vừa tắm vừa hát: Veni Creator Spiritus… Tôi rất cảm động, làm sao mỗi sáng trong nhà tù cộng sản lại có một cán bộ hát kinh “Veni Creator” cho mình nghe!

Bài hát Xin Chúa Ba Ngôi đoái thương viếng thăm, Veni Creator Spiritu

httpv://www.youtube.com/watch?v=33XotuYs-io

Chúa Thánh Thần không chỉ làm cho người Cộng Sản Việt Nam qua Đức Giám Mục Thuận được hiểu về Đạo hơn, thông cảm với tín hữu Công Giáo hơn, Chúa còn dùng Đức Cha để mang về cho Hội Thánh Công Giáo những người Cộng Sản có ý thức hoán cải trong đức Tin, trong số đó phải kể đến trường hợp của một sĩ quan An Ninh, bộ Công An, Ông Nguyễn Hoàng Đức, sau này ông làm chứng với phóng viên Mặc Lâm đài phát thanh Á Châu Tự Do như sau:

–          Tôi là một trong những phép lạ về Đức Tin…

o    Sau khi học tiếng Pháp với Ngài thì tôi cảm nhiễm tinh thần của Đức Cha. Sau này thì tôi thôi việc, lý do là sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn tôi không còn muốn làm công an nữa vì tôi làm ở Cục chống phản động nên biết để phải đi đàn áp và tôi đã xin chuyển ngành nhưng không được, tôi xin thôi việc cũng không cho. Tôi vẫn cứ bỏ việc.

o    Sau khi vào Sài Gòn tôi làm cho dầu khí Việt Nam. Tôi có đi một số các nhà thờ, nhà thờ trung tâm Đức Bà, nhà thờ Kỳ Đồng. Sau khi ra Hà Nội thì tôi được mặc khải trong một giấc mơ là tôi đi nhà thờ và tôi có rửa tội.

o    Tôi hiểu là việc phong Thánh cần phải có phép lạ. Phép lạ thứ nhất là Đức tin. Phép lạ thứ hai là chữa bệnh. Phép lạ thứ ba là “mồ mả phát”. Tôi là một trong những phép lạ về Đức tin.

Được Hội đồng Công Lý và Hòa Bình Tòa thánh Vatican mời qua Rôma làm chứng nhân dịp lễ kết thúc điều tra phong Chân phúc cấp giáo phận. Ngày 2/7/2013 anh Hoàng Đức lên đường sang Rôma, nhưng đã bị công an ngăn chặn và thu hộ chiếu tại sân bay Nội Bài mà không có lý do rõ ràng.

              Nhà văn Nguyễn Hoàng Đức, cựu sĩ quan chống phản động, Bộ Công An.

Dần dần, Đức Cha Thuận trở nên bạo dạn hơn và bắt đầu vài hoạt động mục vụ. Người lính gác, ở bên cạnh ngài, đã cho phép giáo dân đến gặp ngài, có khi cả từng nhóm nhỏ. Nhưng mọi sinh hoạt đó đánh thức sự nghi ngờ của chính quyền, nên họ lại quyết định biệt giam ngài lại. Lúc đang còn rất sớm, ngày 5.11.1982, một xe chở hàng của nhà nước đến tìm ngài và chở ngài vào khu vực quân sự, trong một căn phòng mà ngài sẽ ở cùng với một sĩ quan công an, dưới sự canh gác của 2 lính gác. Trong sáu năm, ngài luôn sống biệt giam trong một phòng: ngài phó thác hoàn toàn cho Chúa. Vào ba giờ chiều hàng ngày, ngài cử hành thánh lễ, tiếp theo đó là một giờ cầu nguyện để suy ngắm cơn hấp hối và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Ngài cử hành thánh lễ trong lòng bàn tay, với ba giọt rượu và một giọt nước. Mỗi lần như thế, sự tốt lành của ngài đã chinh phục được những người canh gác, đó là điều làm cho chính quyền cấp trên khó chịu. Ngài lại phải bị chuyển qua một nhà tù an ninh hơn, trong một phòng giam hoàn toàn cách ly cho đến ngày ra tù 21 tháng 11 năm 1988. Năm 1991, Đức Cha bị chính quyền Việt Nam trục xuất khéo khỏi Việt Nam.         

                 Chúa Thánh Thần tiếp tục sử dụng Đức Giám Mục Nguyễn Văn Thuận như một nhà truyền giảng về hy vọng bất diệt của Tin Mừng, nhưng mà lần này có sự đặc biệt hơn, ngài giảng linh thao cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và cho giáo triều Rôma dịp Mùa Chay Năm Thánh 2000. Sau buổi tĩnh tâm đó, Đức Thánh Cha tuyên bố “Tôi cám ơn Đức Cha thân yêu Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, với sự đơn sơ và linh hứng của Chúa Thánh Thần, Đức Cha đã hướng dẫn chúng tôi đào sâu ơn gọi làm chứng nhân của niềm Hy Vọng Tin Mừng vào đầu thiên niên kỷ thứ ba. Chính ngài là chứng nhân của thập giá trong những năm dài bị tù đày ở Việt Nam, ngài đã thuật lại cho chúng ta các sự việc và các thời kỳ của cảnh tù đày khổ ải của ngài, bằng việc củng cố chúng ta trong sự chắc chắn đầy an ủi rằng khi mọi sự sụp đổ quanh ta, cũng có thể từ thâm sâu của chúng ta, Đức Kitô vẫn là sự nâng đỡ không thể thiếu của chúng ta”.

Ngày 21 tháng 2 năm 2001 trong cuộc họp mật viện các Hồng Y, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trao mũ Hồng Y cho Ngài và đặt Ngài làm Hồng Y Phó tế, hiệu tòa Nhà thờ Santa Maria della Scala (Đức Mẹ tại các bậc thang).

Ngài qua đời lúc 18 giờ ngày 16 tháng 9 năm 2002 tại Rôma.

… Lạy Chúa, con không đợi chờ, con quyết sống phút hiện tại,

            và làm cho nó đầy tình thương,

vì chấm này nối tiếp chấm kia,

ngàn vạn chấm thành một đường dài.

Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống.

Chấm mỗi chấm cho đúng, đời sẽ đẹp.

Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh.

Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.

Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.

Như Chúa Giêsu, trọn đời đã làm những gì đẹp lòng Đức Chúa Cha.

Mỗi phút giây con muốn làm lại với Chúa,

“một giao ước mới, một giao ước vĩnh cửu”.

Con muốn cùng với Hội thánh hát vang:

Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Alleluia! Alleluia! Alleluia!(Đường Hy Vọng- NVT)

Xin Cảm tạ ơn kỳ diệu của Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên các nhà Truyền Giáo trong thời đại của chúng con

Mời bạn thuê hoặc mua phim « Con đường Hy Vọng » nói về cuộc đời Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận trên mạng NetFlix : https://dvd.netflix.com/Movie/Road-of-Hope-The-Spiritual-Journey-of-Cardinal-Nguyen-Van-Thuan/70115506

Hẹn gặp các bạn trong phần 4 nói về các anh thư truyền giáo tại Việt Nam.

Tác giả: Phan Sinh Trần

                            Xem thêm:

Linh Đạo của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận (tác giả: Phùng Văn Phụng)

Các Nhà Truyền Giáo thời đại

Các Nhà Truyền Giáo thời đại.          

Phần 1

Có bao nhiêu nhà truyền giáo Công Giáo đáng lưu ý trong thời đại của chúng ta?

Bây giờ có còn là thời kỳ hồng ân khi Tin Mừng được quảng bá và đón nhận sâu rộng không?

Trong cuộc trò chuyện này, tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc một số chân dung các nhà truyền giáo thuộc thời đại này, ở những cánh đồng lúa của Chúa  chung quanh thế giới nhỏ bé của tôi, có thể các bạn cũng biết đến vô số các chứng nhân của Chúa trong thế giới hay ở gần khu vực của Bạn, kết hợp, gộp lại các hình tượng chứng tá Tin Mừng của các nhà truyền giáo, chúng ta cùng tìm ra câu trả lời, rút ra kết luận về các hoa trái Tin Mừng của thời đại, về tình thương của Chúa dành cho “thời đại văn hóa sự chết” của chúng ta.

Belen Manrique, một giáo dân ở tuổi 30, cô từ bỏ đời sống tiện nghi của một ký giả chuyên nghiệp có tiếng tăm tại thủ đô Mandrid, Tây Ban Nha, bỏ lại tất cả phía sau, để đi truyền giáo tại Phi Châu. Trong chuyến công tác lâu ngày đầu tiên tiến hành ở nước Ethopia, vùng sa mạc phía đông, nơi hầu hết cư dân theo Hồi Giáo. Cô phấn khởi kể: “Tôi luôn nói rằng đi truyền giáo không bao giờ nhàm chán. Công tác này một ngàn lần hứng thú hơn là những gì chúng ta có thể mường tượng ra được. Luôn luôn đời sống ta được ươm đầy các ngạc nhiên thích thú nếu ta đặt mình vào trong bàn tay của Chúa… Nhiệm vụ của tôi là làm chứng cho tình yêu của Chúa ở nơi nào Ngài muốn đặt tôi vào, rồi xây dựng nhà thờ, vì ở đó, dân họ vốn rất nghèo. Cộng đồng Ki tô hữu (bản địa) rất yếu, cho nên, việc giúp đỡ cho dân được biết Chúa Giê Su Ki Tô thật quan trọng”. Belen tâm sự:

  • Mặc dù được thành công ở đời, những thành quả do tôi tự hoạch định đã không làm cho tôi toại nguyện. Chúa đã có một chương trình khác dành cho tôi. Khi tôi khám phá ra rằng Ngài muốn tôi đem tình yêu của Chúa tới cho người khác vốn không được biết về Ngài, tôi không nghi nan về ơn Chúa gọi mời, và chẳng khó khăn gì khi tôi quyết định bỏ nghề làm báo và từ giã thành phố Madrid.

Belen là thành viên của phong trào tông đồ “Con đường Tân dự tòng”, một sinh hoạt Công Giáo tiến hành với mục đích tiếp tục nuôi dưỡng đức tin cho người đã được rửa tội, nhờ phong trào này cô được phong phú hóa đời sống tâm linh:

  • Tôi đã có thể gặp gỡ Chúa Giê Su Kitô và ý thức rằng chỉ có Ngài mới có thể ban hạnh phúc cho nhân loại. Tôi tìm đến và thấy được nhiệm vụ Chúa đã hoạch định cho tôi.

Thời đại mới cần một cung cách truyền giáo mới chăng? Làm sao có thể truyền giáo bằng cách làm chứng về Chúa trong hình ảnh một gia đình gương mẫu và hạnh phúc giống như gia đình các tín hữu theo Chúa thời Giáo Hội sơ khai mà ai nhìn vào cũng mong muốn tin theo và được nên giống như vậy. Phong trào “Con đường Tân Dự Tòng” đáp ứng cho đòi hỏi này, phong trào phát sinh năm 1960 bởi hai giáo dân tại nước Tây Ban Nha, họ đã thành lập cộng đoàn truyền giáo đầu tiên tên là “Gipsies-Thổ dân” trong khu phố ổ chuột “Palomeras Altas”, bao gồm các căn nhà nghèo nàn, tạp nham của vùng ngoại ô Vallecas gần thủ đô Madrid,  Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhận định: “ Tôi nhìn nhận Con đường Tân Dự Tòng là một sáng kiến trong việc dạy giáo lý cho Tân Tòng, thích hợp cho xã hội của chúng ta, cho thời kỳ của chúng ta”. Mục đích của phong trào được tóm gọn,

  • Con đường Tân Dự Tòng phục vụ theo ý muốn của Đức Giám Mục như một trong các phương cách giáo phận thực hiện mục vụ giáo lý cho Tân Tòng và tiếp tục giáo huấn đức tin.

Hiện nay phong trào lan rộng trên thế giới với trên một triệu thành viên trong 21,300 cộng đoàn, ở 6,270 giáo xứ, với 1,668 gia đình đang ra đi truyền giáo tại các vùng xa. Ngoài ra, Con đường Tân Dự Tòng có 120 đại chủng viện để đào tạo các linh mục truyền giáo. Đức Thánh Cha Phan xi cô rất yêu thích phong trào, Ngài nói đùa, “Cha ở đây, nhưng lòng cha đang đi theo (hành trình truyền giáo của) các con”. Trong cuộc gặp gỡ vào tháng ba, năm 2015 Ngài nói: “Thế Giới hôm nay, rất cần kíp có được các thông điệp tốt lành này.  Có biết bao nhiêu sự cô độc, bao nhiêu thương tổn, bao nhiêu xa cách với Chúa trong nhiều vùng của Châu Âu, Châu Mỹ và trong các thành phố của Châu Á. Ngày nay, ở mỗi vĩ tuyến, nhân loại đang rất cần được nghe về tình yêu Chúa dành cho chúng ta và tình yêu đó là có thể được! Những Cộng Đoàn này, nhờ các gia đình truyền giáo của các con, có nhiệm vụ khẩn thiết là làm cho thông điệp được nhìn thấy. Thông điệp này là gì? “Chúa sống lại, Chúa đang sống. Chúa sống trong ta”

Một Linh Mục dòng truyền giáo Ngôi Lời Việt Nam đi truyền giáo ở Phi Châu

Cha Phê rô Nguyễn đình Khiêm, thụ phong năm 2011 và được bề trên Dòng sai đi truyền giáo ở nước Cộng Hòa Togo, Tây Phi Châu vào năm 2012. Các nhà truyền giáo hôm nay ở Phi Châu vẫn còn phải đối chọi với nạn sốt rét rừng và các căn bệnh nan y khác giống như thừa sai ngày xa xưa, cha Phê rô Khiêm cũng vậy, Ngài bị sốt rét nặng, phải vào bệnh viện, nhưng rồi cũng vượt qua, và tiếp tục sứ mệnh, Cha phụ trách một giáo xứ và một vài giáo điểm truyền giáo mới. Ngày cuối tuần, đi dâng lễ cha phải chạy xe mô tô trên con đường đất đỏ, rồi sau đó, đeo ba lô, lội bộ băng qua suối rừng để đến giáo điểm Kekelibia hẻo lánh, nơi chỉ có duy nhất một gia đình giáo dân. Cha cho biết:

  • Đây là một trong 14 giáo điểm có số giáo dân ít nhất, chỉ có một gia đình Công Giáo gồm 4 người. Hôm nay là lần đầu tiên họ tụ họp đông nhất. Họ làm tôi hết sức ngạc nhiên! 
    Tôi hỏi họ: sao hôm nay đông vậy? 
    Họ đơn sơ trả lời: vì chúng tôi có rất nhiều niềm vui. 
    Niềm vui gì vậy? 
    Họ nói: thứ nhất, Chúa đã phục sinh. Thứ hai, có ông cha gia trắng đẹp trai lâu lâu về làm lễ (làm tôi nở mũi). Thứ ba, ông cha đào cho chúng tôi một cái giếng nước, nguồn sống cho cả làng. Ai cũng vui!
    Họ nói thêm: nếu cái nhà nguyện nhỏ này to hơn, chắc sẽ có nhiều người về đây dự lễ.
    Họ làm tôi suy nghĩ và ước mơ thực hiện nguyện ước của họ.

Cha kể:

  • … tôi đã rất vui và rất hài lòng vì lòng tin và sự nhiệt tâm phụng thờ Chúa của người giáo dân nơi vùng giáo điểm xa xôi hẻo lánh này. Từ mờ sáng, họ đã tụ họp đông đủ chờ tôi đến. Chúng tôi gặp gỡ nhau trong tình thân ái bằng những cái bắt tay với những nụ cười rạng rỡ đón chào. 

  Nhưng ngôi giáo đường năm cũ giờ đây không còn nữa, nó đã bị sụp đỗ sau một trận mưa to. Có lẽ cũng là ý trời, vì nó không đủ chổ cho mọi người.

  • Chúng tôi đã cử hành Thánh Lễ dưới những gốc cây, với khí trời thiên nhiên dịu mát.

   

Sau Thánh Lễ, là lời cám ơn chân thành của một giáo phu lớn tuổi, kèm theo ước vọng có một ngôi nhà nguyện nhỏ khang trang để phụng thờ Chúa.
Lại một nữa tôi hứa sẽ cố gắng thực hiện ước vọng lớn lao này. Nhưng không biết đến bao lâu lời hứa mới được hiện thực…

Cha Khiêm và giáo dân rất nghèo nhưng Chúa của giáo họ thì rất giàu, Ngài mau chóng sớm ban cho nguyện ước của dàn chiên thành hiện thực, chẳng bao lâu, qua sự trợ giúp của các ân nhân từ Việt Nam và hải ngoại, thánh đường mới đã được hoàn tất. Từ một giáo điểm chỉ có le ngoe vài ba giáo dân nay Cha đã có một đàn chiên khá xôm tụ, cùng nhau thờ phượng, sinh hoạt tập thể, lập các đội bóng đá, các cuộc lễ mừng, hội chợ giải trí cho bà con.

  Cha còn chăm sóc đời sống vật chất cho giáo dân tân tòng, cha được một cha già bản địa dậy cách tìm mạch nước vốn là yếu tố sống còn của dân Phi Châu, Cha xây được khá nhiều giếng nước sạch cho dân, chỉ riêng trong một đợt tạo tác, Cha và bà con địa phương xây bốn giếng trong vòng hai tuần. Cha cho biết:

  • Thế là những cái giếng đã được xây xong. Thêm một lần nữa, tôi theo cha già học hỏi kinh nghiệm tìm nguồn nước. Cha có biệt tài tìm nguồn nước rất chính xác, nhưng đá ngầm dưới đất thì ngài chịu. Và không ít lần chúng tôi đã phí công uổng sức vì không thể nào đục những lớp đá cứng và khá sâu.
  • … chúng tôi đã tìm được nguồn nước khá dồi dào, đủ để bà con nơi những giáo điểm này không phải lo lắng vất vả trong mùa khô hạn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo điểm phải chịu cảnh thiếu nước trầm trọng. Họ phải đi thật xa, đến những ao tù nước đọng để đội từng thau nước về dùng. Tôi ước mong tiếp tục có những nhà hảo tâm rộng tình thương chia sẻ với những người kém may mắn hơn mình.
    Tạ ơn Chúa đã cho chúng con tìm được nguồn nước. 
    Xin chân thành cám ơn những ai đã chia sẻ tình thương, cũng như những ai đã cộng tác cùng tôi cách này cách khác trong sứ vụ. Xin Chúa trả công bội hậu cho quý vị.

 

  Cha tiếp tục xây dựng đài Đức Mẹ với đá cục vác xa hai cây số đi bộ về khu xây đài Mẹ trong giáo xứ chánh:

  • Sau hai năm ước nguyện có một nơi để mọi người tôn kính Mẹ nay được dệt thành.
    Cám ơn mọi người đã đổ bao mồ hôi và cả những giọt máu để đi gần 2 cây số vác những viên đá cuội về!
    Cám ơn những ai đã đóng góp vật chất để giúp tôi xây nên tượng đài!
    Và cũng xin cám ơn những ai đã cầu nguyện cho ước mơ của tôi được hiện thực!
    Xin Mẹ là nguồn mọi ơn ban, ban muôn ơn phúc cho tất cả.

  Từ giáo điểm đầu tiên Alejo Koura, rồi đi đến phát triển Kekelibia, nay Cha bắt đầu gầy dựng thêm giáo điểm mới tên là Kawanapati,

 Cha kể:

  • “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở giữa họ”. Đó là câu chia sẻ của một người dự tòng trong Thánh Lễ hôm nay, nơi giáo điểm mới này. Lời của anh ta mang một niềm tin sâu sắc và một sự phấn khởi lạ lùng. Anh ta cảm tạ Chúa, vì Ngài luôn yêu thương và chở che họ, mặc dù họ bất xứng không có một mái lều tạm để làm nơi thờ phượng Ngài…
    Hôm nay, tôi đã rất cảm động vì đức tin của người con bé mọn nghèo hèn nơi vùng đất hoang sơ này. 
    Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con

Cha yêu vùng đất truyền giáo lắm rồi, Ngài kết luận:

  • Có thể nói, Togo, Tây Phi, một vùng đất nghèo, khô cằn và đầy khắc nghiệt, nhưng vô cùng dễ thương. Sỡ dĩ tôi nói thế, bởi vì người dân nơi đây, tuy nghèo đói, thiếu thức ăn, thiếu nước uống, nhưng không thiếu tình người. Họ rất chất phát, hiền lành. Họ luôn luôn vui vẻ, niềm nở chào hỏi khi gặp nhau dù quen hay lạ. Sự thân thiện của họ đã làm tôi rất ấn tượng ngay lần đầu tiên bước chân vào sứ vụ. 
    Sứ vụ của tôi được gọi là sứ vụ truyền giáo, nhưng niềm tin và cách sống đạo, có lẽ tôi phải học hỏi nơi họ. Họ giữ đạo và sống đạo khá tốt. Tôi thích nhất là cách thờ phượng của họ. Họ tôn thờ và ca tụng Chúa trong niềm hân hoan phấn khởi. Họ cảm nhận một vị Thiên Chúa rất gần gũi và đầy lòng nhân ái. Khác với nét văn hoá phụng tự Á Đông quá nghiêm trang, nghiêm túc.
    Tuy đời sống đạo tương đối ổn, nhưng họ rất cần một vị linh mục, để lo về vấn đề Bí Tích và nhất là nhu cầu thăng tiến cuộc sống. Chính vì thế, nhà truyền giáo như chúng tôi, phải làm khá nhiều công việc, từ chăm sóc tinh thần cho đến vật chất; từ việc xây nhà thờ cho đến việc đào những cái giếng nước, .v.v.
    Ba năm đầu tiên trong sứ vụ, quả là một thách đố lớn đối với tôi. Thách đố về thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Thách đố về ăn uống. Thách đố lớn hơn là căn bệnh sốt rét hoàn hành, làm mệt mõi về thể xác lẫn tinh thần, có lúc dường như muốn bỏ cuộc. Cộng thêm những cơn bệnh dịch làm rúng động lòng người. Nhưng rồi nhờ ơn Chúa, tất cả cũng đã qua đi và tôi cũng quen dần cuộc sống. Trước mắt tôi, khó khăn lớn nhất mà tôi đang đối diện trong sứ vụ, đó là, như lời thánh Giacobe từng nói:

“Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm, ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì” (Gc 2, 15-16). 
Tuy nhiên, giờ đây tôi đã nhận thấy và tin rằng: “Đối với con người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể”…

Chúa của Cha có tài ban niềm vui mà thế gian không thể hiểu được, cha tâm sự trong dịp được chia sẻ một cái bánh ngô nhân dịp 5 năm thụ phong Linh Mục 2016:

  • Đêm nay, một đêm đầy tràn niềm vui và hạnh phúc. Vui vì lần đầu tiên trong 4 năm nơi mảnh đất truyền giáo, tôi được mọi người chúc mừng, dù chỉ đơn sơ một chiết bánh và ít rượu. Hạnh phúc hơn, vì 5 năm trong sứ vụ linh mục, tôi được nhận rất nhiều hồng ân. Cảm tạ Chúa, vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương!

Cho đến hôm nay, tỉnh dòng Truyền Giáo Ngôi Lời Việt Nam đã có các thừa sai đi đến các xứ truyền giáo nhiều nơi trên các đại lục, bao gồm 20 quốc gia như ở Úc, Phi luật Tân, Zimbabue, Chile, Togo, … Riêng tại quê nhà Việt Nam, Dòng đã có quá trình dài lâu phục vụ cho công tác truyền giáo, phục vụ cho các bệnh nhân phong hủi, chăm sóc nuôi nấng các em mồ côi trên cao nguyên trung phần. Mời Bạn tham khảo thêm về dòng truyền giáo Ngôi Lời ở mạng liên kết, http://ngoiloivn.net/dong-ngoi-loi/svd-vietnam-province-introduce-english-version/ 

Hẹn tái ngộ bạn đọc trong phần hai của loạt bài “Các nhà truyền giáo thời đại”.

Phan Sinh Trần gởi

“SƠ ÊLIDABET – SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN”

            MỘT CUỐN PHIM CÔNG GIÁO ĐOẠT NHIỀU GIẢI THƯỞNG 2017 và 2018,

                                    “SƠ ÊLIDABET – SỨC MẠNH CỦA ĐỨC TIN”

Phan Sinh Trần       

               

Có thể nói đây là một phim tài liệu hay, mô tả về cuộc đời của sơ Êlidabet, một người sống trong thời đại của chúng ta. Với đức tin mạnh mẽ, Sơ đã trải qua, làm nên nhiều điều huyền diệu: nào là thoát chết trong vượt biên tỵ nạn, rồi đến việc mua nhà, tạo mãi mà trong túi không có tiền, tiếp theo xây dựng nên các cơ sở rất lớn lao từ hai bàn tay không nhằm phục vụ cho người già cả hưu dưỡng ở Canada và Hungary, cũng như các nơi khác trên thế giới. Đã có nhiều các sự kiện giống như trong mơ, các biến cố thoát hiểm cách nhiệm mầu như được một phép lạ. Cuộc đời thành công của Sơ làm chứng cho ta và cho thế giới rằng, “nếu có một đức tin mạnh mẽ thì không có gì là không thể”. Chúa sẽ làm cho công việc thánh hiến được hoàn thành và hoàn thành vượt mức giống như câu Kinh Thánh sau:

–          … Quả thật, Ta bảo các ngươi: nếu các ngươi có lòng tin bằng hạt cải, thì các ngươi có bảo núi này: Hãy bỏ đây qua đó! Nó cũng sẽ chuyển qua, và các ngươi sẽ không bất lực trước một điều gì.(Mat thêu 17:20)

Sinh ra ở làng Pilisvörösvár thuộc nước Hungary vào mùa thu năm 1918, trong một gia đình không khá giả lắm. Ngay từ khi còn là một thanh nữ mới 17 tuổi, cô Êlidabet đã tỏ lộ thiên tài về điều hành và tổ chức, khi thấy Cha mình bị bệnh liệt gường, cô xin phép Cha cho mình được bắt đầu việc điều hành, vực dậy cơ sở nhỏ bé, sản xuất nước sô đa đang đà xuống dốc của cả nhà, bằng cách đạp xe đi khắp các tiệm ăn trong làng và vừa khéo léo vừa bạo dạn, yêu cầu chủ nhân các tiệm chỉ mua nước sô đa của cơ sở mình. Với sáng kiến để vượt qua các khó khăn về đồng vốn, về chai đựng, nguyên liệu… Cô đã thành công.

Sau khi kiếm đủ tiền cho Cha mua miếng đất chỗ đang dùng làm mái gia đình, đến một ngày nọ tình cờ cô tham dự tĩnh tâm ở dòng nữ Thánh Tâm vì nể lời mời gọi của Cha xứ, không ngờ trong cuộc tĩnh tâm này, cô biết rõ Chúa đang gọi mình và cương quyết đi theo tiếng gọi của Tình Yêu Chúa. Cô xin vào dòng nữ tu, cho dù bị Cha của mình cấm cản. Sự thể dần xấu đi, vì chuyện đi tu của Elidabet, ông Bố bất mãn không muốn mất con tháo vát việc nhà, việc hãng và sa sút đức tin, trong khi đó, bà Mẹ lại ủng hộ cho con gái được đi tu. Quá đỗi tuyệt vọng, ông quyết định ly dị vợ, đoạn tuyệt với cả nhà nhất là để xa lánh cô con gái không nghe lời.

Ở vào hoàn cảnh khó xử, thiên tài Elidabet sẽ ứng xử như thế nào đây? Sau khi cầu nguyện hỏi ý Chúa, cô quyết định rời nhà Dòng Thánh Tâm về nhà phụng dưỡng Cha Mẹ. Làm cho Bố nguôi giận, cô bày tỏ lòng kính trọng và hiếu thảo, lo chăm sóc, ân cần với Cha trên gường bệnh, ông cảm động và nhận ra sự khôn ngoan, tài giỏi của con gái, nó sẽ giúp ích cho Giáo Hội. Ông được Chúa thay lòng đổi dạ và tự ý đề nghị cho con tiếp tục đường tu trì. Thế là Elidabet lại được toại nguyện thành công một lần nữa.

Trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, Hungary tham chiến trong phe trục Đức Quốc Xã và bị tấn công dồn dập từ hai phía Liên xô và Đồng Minh, thành phố Pudapest tan hoang, đổ nát, đói khát. Trong khi xã hội vật vã vì thiếu lương thực để sống còn, với ơn Chúa, sơ Elidabet chậy vậy lo đủ thức ăn từ thị trường chợ đen, từ làng quê mang lên thành phố cho cả nhà Dòng với nhiều người. Chúa cho cô được hoàn thành nhiệm vụ lo ăn cho Dòng đông nữ tu trong thời chiến.

Sau đệ nhị thế chiến, Liên xô cai trị Hungary và thiết lập chính quyền chuyên chính Cộng Sản, các Dòng tu bị giải tán, tài sản bị tịch thu, bề trên Dòng chủ trương cho các sơ chạy trốn, cũng như các thuyền nhân Việt vượt biên lánh nạn Cộng Sản nhiều thập kỷ tiếp theo, Elidabet đã tổ chức vượt biên, cùng một sơ già khác, họ đi qua những bãi mìn, các trạm lính gác cộng sản Hungary, trốn lánh các xe tuần tra của bộ đội Sô Viết và sơ đã thành công. Sơ nói giống như một phép lạ kỳ diệu, sơ vượt thoát được khi sinh mạng như “sợi chỉ mành treo chuông” và chỉ còn nước hoàn toàn phó thác trong bàn tay quan phòng lo liệu của Chúa.

Đến được Áo rồi sau đó đi định cư ở xứ sở tự do, nước Canada, tỉnh bang Ontario, thành phố Hamilton năm 1951.  Sơ tu trong Dòng Thánh Tâm, Cảm thông với hoàn cành nghèo nàn của di dân Hungary, sơ Elidabet ước ao được thiết lập một nhà ở cho người già đau yếu, vô gia cư trong số di dân Hungary, thiết tha muốn cho họ có nơi cư ngụ cuối cùng trước khi qua đời. Cuộc đời tu trì vốn không có tiền, không tài sản, không sở hữu nhà làm sao tiến hành công trình. Sơ cầu nguyện ngày đêm xin Chúa hướng dẫn và can thiệp. Sau nhiều ngày cầu nguyện, Chúa làm cho một ông thợ nướng bánh mì của nhà Dòng động lòng trắc ẩn, ông đã hứa giúp.

 Có một căn nhà cũ nằm trên đường John đăng biển bán, đòi giá 30 ngàn đô, sơ trả 20 vì trong túi sơ chả có đồng nào, ai ngờ họ bán. Sơ báo cho ông thợ biết, không bao lâu sau đó, ông thợ bánh quyết định bán đi căn nhà bé nhỏ, khiêm tốn của mình đang ở, được vỏn vẹn 15 ngàn đô, cùng với một ngàn đồng tiền mặt tặng thêm; Thời gian cấp bách, đúng vào hạn chót, trong ngày cuối sơ phải giao nạp tiền mua căn nhà trên đường John, Sơ nhận được tin vui “đã có tiền rồi” từ ông thợ bánh, thế là Sơ lên xe đạp, hăng hái nhấn pê đan, chạy một mạch 80 cây số đường trường,  cả đi lẫn về,  đến Toronto, nơi cư ngụ của ông thợ làm bánh, nhận tiền mang về gộp lại các quyên góp khác thì đã được đúng 20 ngàn. Vào buổi chiều tối hôm đó, sơ giao ngay cho người bán. Thế là giống như mơ, với lòng nhiệt thành tín thác vào Chúa kính yêu, Sơ lại thành công một lần nữa, mua được nhà làm cơ sở đầu tiên cho người già neo đơn. Một điều thú vị là vị ân nhân của Sơ, về cuối đời đã đến ở nhà Hưu Dưỡng, được sự ưu ái đặc biệt của mọi người, ông sống trong một phòng chung cư đặc biệt dành riêng cho ông. Kể từ cơ sở đầu tiên đó, sơ tiếp tục phát triển công việc mục vụ Bác Ái cho người già một cách tài tình, sơ thành lập hội bác ái mang tên “Hội nhà Thánh Elizabeth” vào năm 1967. Trong ba mươi năm trường, sơ cùng với Hội tiếp tục xây dựng nên cả một làng hưu dưỡng dành cho người già cả đau yếu. Dân chúng và nông gia Canada tiếp tục hiến tặng thực phẩm và tài vật cho hội, thuở ban đầu, ở nhà hưu dưỡng đầu tiên, sơ còn trẻ, lái xe về nông thôn để nhận thịt bò do một nông dân cho, ai ngờ đến nơi, bò còn sống, bác nông dân đang chờ người xẻ thịt sẽ đến vào tuần sau, không thể để cho hưu dưỡng viên dùng bữa thiếu thịt bò, sơ mượn dao tự giết xẻ thịt con bò làm bác nông dân phải nể phục, sững sờ.

Làng hưu dưỡng St Elisabeth Mills, bao gồm 600 căn nhà đơn và dưỡng đường, thánh đường trải dài trên 200 mẫu Anh, làng có 16 hồ nước thiên nhiên rất nên thơ bao quanh.

 Công việc bác ái của hội bác ái “nhà thánh Elizabeth” phát triển qua nước Hungary, ở ngoại ô Budapest, tại thành phố Pilisvôrovar với nhà Szent Erzsébet Otthon

Nhà có 200 chỗ cho những người già tuổi nhất với các phương tiện tối tân nhất thời đó ở Hungary, ngoài ra sơ cũng tiếp tay xây dựng lại nhà Dòng Mẹ ở Hungary

Chưa dừng ở đó, sơ còn tiếp tục đi ra hải ngoại, xây nhà hợp tác với Mẹ Teresa ở Ấn Độ, xây nhà cho người già ở Pakistan. Mời Bạn đọc thăm trang nhà của Hội bác ái “Nhà Thánh Elizabeth” ở mạng https://www. stelizabethhomesociety.org/

Ai cũng biết rằng, cuộc đời dương thế càng nhiều thành công càng có lắm gian truân, sơ Êlidabet đã bị báo chí soi mói và bị nghiệp đoàn ganh ghét muốn dành quyền, tuy nhiên sơ đã thoát khỏi sự ganh ghét vu oan, sự tham lam muốn cưỡng đoạt các cơ sở nhà cửa to tát, sự trả thù và bôi nhọ của thế gian. Cho dù gặp đủ thứ gian truân vượt sức chịu đựng ở tuổi 75, thậm chí bị đe dọa phải quay về Hungary, mất hết danh dự, mất làng hưu dưỡng thân yêu, sơ vẫn dí dỏm khôi hài, vui tươi nhờ vào đức tin son sắt vào Chúa Giê Su kính yêu mà vượt qua và chiến thắng vang dội ở tòa án năm 2005, trong công luận và trong Giáo Hội. Sơ nhận được sự tưởng lệ cao quý từ Đức Thánh Cha, lời biết ơn sâu xa từ Đức Hồng Y Giáo Phận Toronto, Gerald Carter và phần thưởng, huy chương cao quý từ thủ tướng Trudeau Canada, từ tổng thống Hungary, Arpad Goncz, … về công việc bác ái nhà hưu dưỡng của mình. Cho đến hơi thở cuối cùng, yếu ốm, sơ vẫn khiêm nhường ngày ngày ân cần đến bên các cụ già trong nhà hưu dưỡng. Ngài về nhà Chúa vào ngày 4 tháng 10 năm 2010 ở tuổi 92.

Cuộc đời của Sơ được ứng nghiệm với câu kinh thánh,

–          Chúa phán: “Nếu các ngươi có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các ngươi có bảo cây dâu này: “Hãy bứng rễ mày đi mà xuống mọc dưới biển”, nó cũng sẽ vâng lời các ngươi” (Luca 17:6).

Xin Chúa cho Hội Thánh có nhiều hạt cải đức tin trong thời đại văn hóa sự chết của chúng con.

Sau hết, xin mời các bạn thưởng thức phim sơ Êlidabet qua Amazon Prime miễn phí, hoặc xem phim  ở kết nối sau đây:

http://www.truli.com/video/ sister-elisabeth-the-strength- of-faith

Phan Sinh Tran        

MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO NỔI TIẾNG NHẤT trên MẠNG XÃ HỘI HOA KỲ!

MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO NỔI TIẾNG NHẤT trên MẠNG XÃ HỘI HOA KỲ!

Phan Sinh Trần

Ở Hoa Kỳ hiện nay, có nhiều người Công Giáo thuần thành đang sở hữu nhũng ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị, xã hội  như ông John Roberts Chánh Án Tối Cao Pháp Viện, ông Clarence Thomas và Samuel Alito thẩm phán Tối Cao Pháp Viên… Ông John Boehner nguyên Chủ Tịch Hạ Nghị Viện,  Các vị tướng lãnh trong quân đội như Tướng 4 sao John Abizaid, Carter Ham  và còn rất nhiều nữa. Trong lãnh vực văn hóa, phải kể đến các tài tử, văn nhân là người có đạo Công Giáo, con số đông tính đến vài tá, trong số có Nicole Kidman với hành trình tìm lại đức tin Công Giáo, Selena Gomez, đeo nhẫn hứa “promise” của phong trào Công Giáo “trinh nguyên cho đến khi thành hôn”. Mel Gibson, đạo diễn phim lừng danh “Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giê Su”. Stephen Colbert, phụ trách chương trình “sô diễn ban khuya”, (the  late show) rất nổi tiếng, đã hy sinh công việc dành thời gian tĩnh tâm trong mùa Chay, văn sĩ Matthew Kelly với cuốn “Tái khám phá Chúa Giê Su”, được liệt kê trong danh sách “bán chạy nhất” của báo New York Times, báo USA ngày nay…

Trong số các ngôi sao truyền thông của riêng Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, có lẽ phải kể đến  tổng Giám Mục Timothy Dolan giáo phận New York, và  Giám Mục Robert Barron phu tá giáo phân Los Angles,

Giám mục Robert Barron thông thạo năm ngôn ngữ bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Latin, Anh ngữ. Ngài tốt nghiệp tiến sĩ Thần Học tại học viện Công Giáo Paris vào năm 1992 và làm Giáo sư của các đại học nổi tiếng Hoa Kỳ, đại học Giáo Hoàng Bắc Mỹ Châu ở Vatican. Nhà thần học thời danh nhận được 5 bằng tiến sĩ danh dự từ các đại học trong và ngoài nước nhằm vinh danh cho các công trình thần học, Phúc Âm Ngài đã thực hiện.

Ngài sáng lập trang mạng “Lời bùng cháy”, WordOnFire.org, qua đó, các biên tập viên đã tận dụng phương tiện truyền thông tiên tiến để quảng bá Tin Mừng Phúc Âm, thu hút độc giả lên đến vài triệu người thăm viếng mạng mỗi năm, Đức Cha Barron có 1.5 triệu hâm mộ viên trên mạng Facebook và 100 ngàn người theo dõi thường xuyên trên mạng Twitter.Về điện thư, đã có 350 ngàn người nhận các email hồi tâm hàng ngày, mấy chục ngàn thính giả nghe radio hàng tuần.

Ngài đã thu hút người đối diện như thế nào? Vị Giám Mục cao ráo và khỏe mạnh có dáng dấp của một nhà điền kinh trong trường Đại học này đã có thái độ thân thiện, lời nói nhã nhặn, cộng với lý luận đơn giản nhưng chặt chẽ thuyết phục. Khi Ngài nói về Chúa về Đạo thì có sự nhiệt tình của “Lời bùng cháy” trong cung cách xác quyết của một chứng nhân. Bạn đọc có thể xem video,  Ngài thuyết trình về đề tài “Tôn Giáo Và Sự Mở Ra Của Tâm Trí” tại tổng hành dinh của hãng Google, nơi có các kỹ sư tin học thông minh vào hạng nhất, họ đặt các câu hỏi liên quan đến khoa học và đức tin trong đoạn video sau đây:

Đức Cha Barron phát hành qua mạng Youtube trên 400 video bình luận theo quan điểm thần học về các cuốn phim, những quyển sách, bài báo, về các bản nhạc, cũng như nhận định về những hiện tượng đang xảy ra trong xã hội, chúng đã thu hút được trên 30 triệu người xem. Các đề tài phát hành hàng tuần trên TV, radio và mạng internet có chất lượng cao, chúng bao gồm các tường trình vừa vắn gọn vừa sinh động từ hiện thực xã hội qua lăng kính Ki tô giáo.

Vào tháng 9 năm 2016, Ngài cho ra mắt bộ phim tài liệu 10 tập “Đạo Công Giáo”, phim có tiếng vang và được trình chiếu trên 80 đài truyền hình của hệ thống TV công cộng PBS ở hầu hết các tiểu bang chưa kể đến các đài TV Công Giáo. Phim “Đạo Công Giáo” được thu hình ở 15 quốc gia với trên 50 thắng cảnh, phim khám phá chi tiết nét đẹp sống động và chân lý vững bền của đạo Công Giáo qua văn hóa, lịch sử và qua việc thực hành sống theo đức tin của Các Thánh, của trên một tỉ người tín hữu thời đại. Mời bạn cùng xem tập 6 của của bộ phim “Đạo Công Giáo”

Robert Barron là tác giả các sách được liệt kê trong danh mục “bán chạy nhất, best seller” của mạng bán hàng Amazon. Tiêu biểu là các tựa sách như “ Một Hành Trình về trung tâm của Niềm Tin”, “Thắp lên một ngọn lửa trên trái đất”, “Lời bùng cháy: Tuyên xưng sức mạnh của Chúa Kitô”…

Vị tu sĩ tâm sự,

– Tôi đã dành nhiều thời gian trong đời làm một học giả, giáo sư, văn sĩ và nay tôi mang tất cả những kinh nghiệm hiểu biết đó vào trong công trình Phúc Âm vốn là điều căn bản trong tuyên xưng của Giáo Hội. Mọi điều chúng ta làm, viết lách nhiều cách, nói chuyện, giảng giải chung quy đều dẫn tới một dòng chữ tóm gọn, “mang người ta đến với Chúa”. Tôi thích được gọi là một nhà truyền bá Phúc Âm.

– Tôi nài nỉ tín hữu Công Giáo hãy học Kinh Thánh. Công đồng Vatican II kêu gọi sự canh tân trên nền tảng của Thần Học Kinh Thánh… trong tâm trí tôi điều này là điều duy nhất và tối quan trọng.

Ngài chia xẻ cách trò chuyện, tiếp cận với giới trẻ thế hệ 2000 như sau:

–  Chúng tôi cố bắt đầu ở nơi mà thế hệ trẻ đang hiện diện, điều đầu tiên là di chuyển vào không gian ảo, thế giới mạng xã hội, ta chỉ ở đó, bắt đầu không quá nhiều về chủ thuyết nhưng bắt đầu nói về những gì đang thâm nhập vào con người hôm nay. Đó là nơi sách bài và phim ảnh và âm nhạc cùng với những thứ khác tuôn đến. Điểm khác, đó là, thế hệ trẻ thiên niên kỷ, họ sẽ có nhiều câu hỏi trí tuệ nghiêm chỉnh về tôn giáo, đơn cử thí dụ, họ nêu lên vấn đề Tôn Giáo và Khoa Học tảng đá vấp cản cho người thiên niên kỷ. Và như thế, tôi đã và đang làm nhiều theo cách đó. Điều thứ ba, họ bị ảnh hưởng rất nặng bởi các người vô thần mới. Người Thiên Niên kỷ, hay bây giờ là IGen-ers (thế hệ Internet), thế hệ hiện tại, sống trong thời đại mà sự chỉ trích tôn giáo rất mạnh mẽ với những người như Christopher Hitchens, Richard Dawkins và Sam Harris, rồi tôi tìm cách để điều tiếp với người trẻ, họ sử dụng ngôn ngữ của người vô thần luôn trong mọi lần trò chuyện. Tôi đã làm nhiều bằng cách cố gắng tiếp cận, đối thoại với câu hỏi về Chúa và tại sao tin vào Chúa thì có ý nghĩa. Đó là tất cả cách thế tôi đã sử dụng.

Phương cách tiến hành việc tông đồ của Đức Giám Mục Barron và nhóm tông đồ “Lời bùng cháy” đơn giản như vầy: Đạo Công Giáo có thể tự rao bán được. Đạo có vẻ đẹp và mầu nhiệm, nó sáng láng và làm ta bối rối, nó là sự thống hối và cứu rỗi. Vậy chúng ta hãy du hành vòng quanh thế giới, quay phim về niềm tin phi thường này và bổ túc các câu chuyện của các vị Thánh, thu hình về các cộng trình của Lòng Thương Xót, các tranh nghệ thuật, âm nhạc của các bậc thầy, sự thánh thiêng trong các bí tích và tình yêu toàn diện của Chúa. Hãy nói về các điều đó, trình bày và giới thiệu cho người ta tiếp cận chúng, làm chứng cho mọi người.

Công việc tốt lành của Đức Giám Mục Barron được Đức Thánh Cha biết đến, năm 2015, cha Barron được tấn phong làm giám mục phụ tá giáo phận Los Angeles. Sau đó, trong dịp tiếp tất cả các giám mục non trẻ mới được thụ phong, khi tới phiên mình, Barron nói, “Chào Đức Thánh Cha, con là giám mục Barron”. Đức Giáo Hoàng tươi vui thốt lên, “Ồ, el Gran Predicador! Nhà Thuyết Giảng lớn, người khiến làn sóng điện phải run rẩy”. Sau này, Giám Mục Barron tâm sự, Ngài coi đấy là một lời khen và cảm phục rằng Cha Thánh đã biết đến mình và các công việc đang làm…

Xin Chúa cho thời đại vô tín của chúng con có thêm nhiều ngôi sao dẫn đường đức tin như Đức Cha Robert Barron.

Phan Sinh Trần

TINH THẦN CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG TIN MỪNG CỦA ĐỘI BÓNG VÔ ĐỊCH SUPER BOWL 2018

TINH THẦN CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG TIN MỪNG CỦA ĐỘI BÓNG VÔ ĐỊCH SUPER BOWL 2018

CÁC CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA THÁNH THẦN – Phần 3.

Đội bóng chuyên nghiệp Philadelphia Eagles đã hạ đội bóng lừng danh New England Patriot đương kim vô địch với tỉ số 41-33 vào ngày Chúa Nhật mùng 4 tháng 2, 2018 . Patriot là đội quán quân với 5 lần đoạt chức vô địch  giải Siêu Cúp Super Bowl kể từ năm 2002 cho đến nay. Đội Eagles tầm thường vốn chưa có đến một lần đoạt giải Siêu Cúp, trong suốt 57 năm qua, lần này Eagles đã làm nên thành tích lớn, đội làm được điều mà không ai có thể ngờ. Người ta ví von Eagles thắng Patriot giống như “David tí hon chiến thắng người khổng lồ Goliat”.

Tinh thần của đội Eagles xem ra cũng giống như chàng thanh niên David, thành tích vô địch của Eagles vốn  bắt nguồn từ một tinh thần đức tin mạnh mẽ rất dễ thương và dễ nể. Tinh thần mến chuộng Tin mừng của Eagles đã được hầu hết các Fan hâm mộ cũng như báo chí biết đến.

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi chiến thắng đội Minnesota Vikings với tỷ số áp đảo 38-7 ở một giải khác, giải vô địch NFL  , Cầu thủ tiền vệ, (quarterback) Nick Foles chia sẻ, trong lúc các hâm mộ viên hát bài ca “Phượng hoàng chiến đấu” trong lúc các cầu thủ Eagles đang cảm ơn Đấng bề trên quyền năng đã ban cho họ niềm vui chiến thắng của các thể thao gia :  

  • Tất cả vinh quang thuộc về Chúa. Trong thời khắc này, sự kiện khó tin, làm ta khiêm nhường.   

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực ra, từ những năm 1977 họ đã có tinh thần cầu nguyện rồi, trong trận đấu với đội New York Giant, cầu thủ Lusk nhận được đường chuyền từ tiền vệ Ron Jaworski và phóng chạy một mạch 63 mét về đích, anh nói:

  • Tôi lách qua bên trái và thấy có nguồn ánh sáng ban ngày xuyên qua bóng các hậu vệ đối thủ, tôi cứ theo luồng sáng đó mà chạy về “đất hứa”.

Khi đã vượt làn ranh cầu môn, về đích, anh quỳ xuống và trở thành cầu thủ NFL đầu tiên cầu nguyện tạ ơn khi ghi bàn thắng. Ngày nay, Lusk trở thành tuyên úy chánh của đội, hướng dẫn mọi người học Kinh Thánh và lo phụng vụ.

 

 

 

 

 

 

 

Sinh hoạt tinh thần của đội Eagles tốt lành ngoài sức tưởng tượng của Bạn và Tôi, chúng ta hãy nghe đội trưởng và cũng là cầu thủ tiền vệ làm bàn nhiều nhất , Carson Wentz tâm sự:

  • Chúng tôi cùng học Kinh Thánh vào tối thứ hai và thứ năm, tối thứ bẩy chúng tôi cầu nguyện theo Lời Chúa chung với nhau, chia sẻ tỏ bày các khó khăn trong đời sống trước khi ra sân tập. Chúng tôi sống chân thực với nhau, thực sự có nhau, thật là đặc biệt khi sự kiện này diễn ra trong khu huấn luyện, làm việc của NFL.
  • Điều cao cả nhất đó là, chúng tôi thách đố nhau, nhắc nhau đừng quên giải thướng lớn nhất, chung cuộc, vì trong các trận đấu được thua, giao tranh cao thấp cầu thủ rất dễ quên đi  đích nhắm tối thượng, là sống cho Chúa, trở nên một con người  mà mình muốn đạt đến.

Làm sao điều kỳ diệu này xảy ra được, hãy nghe các cầu thủ khác giải thích,

 

 

 

 

 

 

 

Anh Torrey Smith nói.:

  • Bất kể khó khăn là gì , cho dù là sự yếu đuối của mình, hay các tương quan rạn nứt trong gia đình, hôn nhân, … chúng tôi có thể nói ra hết, thổ lộ hết ngay trong vòng những người anh em của đội, như là trong một gia đình, rồi cùng nhau, chúng tôi tìm ra giải pháp bằng cách áp dụng các nguyên tắc của Kinh Thánh, 

Hầu hết những người lãnh đạo nhóm vốn xuất phát với một đức tin bình thường cho đến khi họ được ơn đổi mới qua phép rửa trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là ăn năn sám hối và đàu phục Chúa Giê Su cách trọn vẹn, để cho Chúa làm chủ cuộc đời mình. Chúa Thánh Thần làm cho các anh luôn khao khát được nói về Chúa Giê Su. Các anh không chỉ cầu nguyện với nhau mà còn cùng cầu nguyện tạ ơn với các đội khác sau một trận thi đấu trong tinh thần giao hữu.

 

 

 

 

 

 

Anh Carson nhận xét:

Chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau vượt qua các khó khăn, trên sân tập, trong cuộc đời. Chúng tôi gắn kết với nhau, Chúng tôi kính trọng lẫn nhau, không để các ý kiến khác biệt về tôn giáo làm chia rẽ. Có đức tin hay không chúng tôi cư xử tận tình như nhau, cố gắng sống thực tinh thần đồng đội, huynh đệ bằng tình yêu của Chúa Giê Su cho đến khi được có cơ hội trình bày về Ngài.

Xin xem các lời chứng ở đây:

Ngay trong giải vô địch lần thứ 52 này, các cầu thủ Eagles được dịp làm chứng cho Chúa Kitô GiêSu một cách sống động khi thể hiện lòng tin, niềm hy vọng của mình, thể hiện đời sống cầu nguyện và cung cách sống hết lòng với nhau của các thành viên. Đã có hàng triệu người biết đến các lời chứng, đời chứng, và niềm vui sống theo sự hướng dẫn của Lời Chúa với sức mạnh của Thần Khí từ những thành viên của đội vô địch Super Bowl 2018. Ngay cả một cầu thủ của đội New England Patriots, anh Matthew Slater, cựu sinh viên của đại học nổi tiếng UCLA, cũng đã mục kích và suy xét về đối thủ của mình:

  • Tôi thực sự biết ơn Carson về sự gắn bó với Tin Mừng, cách anh thể hiện hình ảnh của Chúa Kitô từ ngày nọ đến ngày kia. Không chỉ có mình Anh mà cả Nick cũng làm như vậy. Rồi Chris Maragos, Người anh Burton, có thật nhiều các anh em ở bên đó họ đứng vững ở điều mình tin tưởng, họ thể hiện Tin Mừng trong một cung cách quá lớn lao, mạnh mẽ.
  • Chung cuộc, cả họ và tôi biết rằng, điều thực sự đáng kể là sự trường tồn vĩnh cữu vượt ngoài các trận đấu bóng chày. Họ sẽ là Anh Em trong Chúa với tôi trong thời gian lâu dài rồi sẽ đến. Tuy nhiên, vào Chúa Nhật chung kết giải sắp đến, đương nhiên chúng tôi sẽ cạnh tranh nhau.

Vào năm ngoái, chính anh, cầu thủ Slater đội Patriot, cũng có dịp làm chứng cho Chúa  khi đội của anh đoạt giải vô địch Siêu Cúp 2017. Anh đã có cơ hội nói về Chúa với các ký giả truyền thông. Anh tâm sự:

  • Cách tôi nhìn nhận bóng chày như một cơ hội bao la không chỉ để chơi thi đấu môn thể thao yêu thích và nuôi sống gia đình. Nó cho tôi một nền tảng cuả niềm tin vào những điều quan trọng nhất và để đi ra tiếp cận mọi người, liên lạc với họ, xây dựng tình thân, và cố gắng trình bày cho họ về tình yêu của Chúa Kito. Tôi luôn nhìn bóng chày như là một ơn, nó là phương tiện Chúa cho tôi để đến được với mọi người.

Còn tôi và bạn thì sao, có lẽ chúng mình sẽ cùng có một cảm nhận và lóe ra chút hy vọng rằng

Nước Mỹ có những người con dân với tinh thần đức tin thật là sống động vì Lời Chúa đã ăn sâu vào đến xương tủy của họ. Hy vọng rằng Nước Mỹ dù sa đọa nhưng sẽ vươn lên trong ánh sáng Tin Mừng cứu rỗi, trong sự lãnh đạo thế giới hướng tới Chân Thiện Mỹ. Hy vọng vẫn còn.

Còn có nhiều những  câu chuyện độc đáo tương tự mà Chúa ưu ái cho  Hoa Kỳ, những câu chuyện làm cho ta thêm hy vọng ở tương lai của quốc gia cưu mang người Việt tỵ nạn, quê hương thứ hai của Người Việt Tự Do. Hẹn sẽ trò chuyện, tương trình cùng bạn hữu  trong các dịp khác.

Tôi xin kết thúc ở đây với câu nói trứ danh của đội trưởng Wentz:   

  “Đối với tôi, Đức Tin là điều hệ trọng số một trong đời tôi. Nếu không có Chúa Giê Su ở trong sự việc, thì tôi không muốn là một thành phần của nó”

From Phan Sinh Trần gởi