Khó tin mà có thật

Khó tin mà có thật

Tác giả: Nora V. Clemente-Arnaldo

Tôi muốn chia sẻ tài liệu này trích từ cuốn “Miracles of the Eucharist” (Phép Lạ Thánh Thể) của các tác giả Bob và Penny Lord. Hy vọng rằng phép lạ này sẽ soi sáng chúng ta nhiều hơn về việc rước Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng ta đừng coi việc tiếp nhận Thánh Thể chuyện tất nhiên, nên rước lễ với niềm tin vữn vàng vào sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ và Thánh Thể.

Từ thời Giáo hội sơ khai, thành phố Zaragoza là nơi đặc biệt được Chúa Giêsu chúc lành qua Mẹ Maria và Thánh Giacôbê Tông đồ. Các sự kiện lạ đã xảy ra tại Zaragoza như phép lạ Đức Mẹ Cột Trụ (Our Lady of Pilar) năm 40 và phép lạ Thánh Thể năm 1427.

Zaragoza là nơi quan trọng của Kitô giáo, đã bị tấn công bởi quân La Mã, tà thuyết Arians (*) và quân Hồi giáo Ả-rập (Arab Moslems). Quân Ma-rốc (Moors) và Hồi giáo Ả-rập luôn xâm lăng Âu châu từ khi đế quốc La Mã sụp đổ. Quân Ả-rập thống trị nhiều nơi tại Tây Ban
Nha suốt 700 năm, và họ ảnh hưởng mạnh ở các vùng như Zaragoza. Khi xảy ra phép lạ Thánh Thể năm 1427, người Hồi giáo không còn thống trị dù việc họ vẫn sống ở Tây Ban Nha là sự chịu đựng của các vị lãnh đạo Kitô giáo. Người Hồi giáo Ả-rập ở Zaragoza rất ghét người Kitô giáo vì họ không được nắm quyền.

Cuộc hôn nhân của hai vợ chồng ở Zaragoza gây “chấn động”. Người vợ than phiền với bạn bè về cách đối xử ô trọc của người chồng. Một hôm, một người bạn của phụ nữ này đề nghị chị ta tới một pháp sư Hồi giáo (Moslem sorcerer) trong thành phố để pháp sư này “làm bùa” cho chồng chị trở lại yêu thương như xưa. Được giáo dục của Công giáo, mới đầu chị
lưỡng lự nhưng rồi sự yếu đuối con người khiến chị đồng ý.

Chị tới pháp sư Hồi giáo và giải thích nỗi khổ của mình. Pháp sư thấy có dịp may để báng bổ điểm cốt lõi của Công giáo là Thánh Thể. Ông ta xảo quyệt, còn phụ nữ này lại cả tin. Ông ta bảo chị lấy Bánh Thánh ở nhà thờ đưa cho ông ta để ông ta làm bùa cho chị. Hôm sau,
chị tới nhà thờ Thiên thần Micae là nơi chị vẫn rước lễ. Sau khi rước lễ, chị đến một góc tối trong nhà thơ như thể để cầu nguyện, rồi chị nhả Mình Thánh ra, bỏ vào túi rồi đến nhà pháp sư.

Đến nơi, chị mở túi và ngạc nhiên vì không còn thấy dạng Bánh Thánh mà là một hài nhi xinh đẹp, có hào quang xung quanh thân thể. Khi chị cho pháp sư thấy hài nhi, ông ta sửng sốt. Nhưng ông ta ghét Chúa Giêsu nên ông ta bảo chị đưa hài nhi về nhà và lấy lửa đốt. Ông ta còn bảo chị đốt xong thì đem tro lại cho ông ta để ông ta làm bùa yêu cho chị bằng cách trộn tro đó vào đồ ăn hoặc rượu cho chống chị dùng.

Chị đưa hài nhi về nhà, cột chặt hài nhi bằng dây kẽm rồi bỏ hài nhi vào lửa như người ta quay heo. Nhưng hài nhi không cháy mà lại càng lúc càng sáng hơn rồi chỉ còn ánh sáng chói!

Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh của Ngài. Phụ nữ này chạy ra đường vừa khi bế hài nhi trên tay vừa khóc vì sợ. Chị đến nhà pháp sư. Khi thấy hài nhi trên tay chị, ông ta quỳ xuống vì sợ và xin Chúa tha thứ tội ông đã ghét Chúa. Hai người này đều thay đổi thái độ và đến
nhà thờ ở Zaragoza. Phụ nữ này đã xưng tội, còn pháp sư tìm linh mục đại diện của giáo phận để hỏi làm cách nào để được tha tội tày trời như thế.

Tin tức về Bánh Thánh biến thành hài nhi được lan nhanh khắp thành phố. TGM Don Alonso Arbuello được thông báo về sự kiện này nhưng ngài vẫn cẩn trọng. Nghe khó tin nhưng một ủy ban điều tra đã được thành lập để xem xét sự lạ này. Đáng nghi ngờ là có liên quan pháp sư Hồi giáo. Nhưng cuối cùng mọi sự sáng tỏ là có sự can thiệp siêu nhiên. Hãy tưởng tượng một đứa bé bị bỏ vào lửa mà không cháy, lại còn sáng rực hơn! Người ta
tin rằng Thiên Chúa đã hành động.

Hài nhi được đưa đi từ nhà hai vợ chồng kia vào thứ Bảy đó trong một đoàn rước trang trọng để đưa về nhà thờ chính tòa, có sự hiện diện của các vị chức sắc của thành phố, các nhà quý tộc và đa số dân của thành phố. Cuối cuộc rước TGM Don Alonso Arbuello mở màn che cho mọi người thấy một Hài nhi trên chiếc đĩa vàng.

Hài nhi được đặt lên bàn thờ San Valero để cộng đoàn Zaragoza có thể chứng kiến và cung kính phép lạ. Hài nhi được tôn kính suốt thứ Bảy đó và sáng Chúa nhật hôm sau, TGM Don Alonso Arbuello đã cử hành Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Khi dâng lễ vật, ngài đã dâng bánh rượu lên Chúa Hài Nhi đang tỏa hào quang, rồi Hài Nhi biến mất, còn lại là Bánh Thánh. TGM Don Alonso Arbuello tiếp tục dâng lễ.

Kết quả của Thành Thể thực sự nổi bật. Phụ nữ đó đã hoán cải và hòa giải với chồng, rồi sống gương mẫu suốt quãng đời còn lại. Pháp sư Hồi giáo cũng trở lại Công giáo. Từ một người ghét cay ghét đắng Đức Kitô và căm ghét những gì thuộc Kitô giáo, ông đã tôn thờ Thiên Chúa và là người kiên quyết bảo vệ đức tin, đặc biệt là tin sự hiện diện thật
của Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Lòng sùng kính Thánh Thể cũng trở nên rất mạnh
ở Zaragoza, đến nỗi người ta được coi là những người bảo vệ kiên vững của Thánh
Thể.

Phép lạ Thánh Thể tại Saragossa đã được Giáo hội chứng kiến và ghi lại. Phép lạ xảy ra để chứng tỏ sự hiện diện thật của Chúa Giêsu, vì “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1:37)!

TRẦM THIÊN THU

(chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com)

(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicê (năm 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm
sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rôma là Gratian
và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn
Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức “Nhân chứng của Đức Giavê” (Jehovah’s Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Trái tim nhân hậu

Trái tim nhân hậu

Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta cả đời đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái. Bà nói: “Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình”.

Cha mẹ của bà là người Albani. Bà sinh ngày 26-8-1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người con. Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết,
nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong giáo xứ, gọi là nhóm Tương tế Tôn giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo. Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ai-len, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào nhà tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).

Đến năm 1950, nữ tu Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái (Dòng Thừa sai Bác ái, Missionaries of Charity). Bà nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1979 và nhận Giải Bharat Ratna (भारत रत्न, nghĩa là “Viên ngọc Ấn Độ”, giải thưởng cao nhất của Ấn Độ dành cho người dân) năm 1980. Trước đó, năm 1962, bà đã được chính phủ Ấn trao giải Padma Shri. Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như Giải Jawaharlal Nehru về Hiểu biết Quốc tế năm 1972.

Trong thời kỳ Ấn Độ bị người Anh đô hộ (British Raj), trường Loreto nhận rất ít người Ấn, đa số là người Hindu Bengal, con gái các gia đình có thế lực ở Calcutta, nhưng đa số
giáo viên vẫn là các nữ tu gốc Ai-len. Nữ tu Têrêsa không thuộc Dòng Nữ tử Loreto nữa nhưng thi thoảng bà vẫn về thăm. Bà dạy ở các trường nữ khác trong 3  năm trước khi (như bà nói) “theo Chúa đến với người nghèo khổ”. Theo các nữ sinh nói, sự gián đoạn đó không hoàn toàn thân thiện, ít là phần các nữ tu Dòng Loreto.

Hình ảnh nữ tu Têrêsa nhỏ bé, với tấm khăn choàng sari (trang phục của phụ nữ Ấn) xõa xuống vai và lưng, bước đi trên đường đá đỏ, trông thật giản dị và khiêm nhường. Bà luôn có một hoặc hai nữ tu choàng sari đi theo. Bà là con người kỳ lạ của thế kỷ XX. Có thể bà “khác người” vì chúng ta không thấy nữ tu nào choàng sari như vậy. Nhưng đó là thói quen của nữ tu Têrêsa vùng Calcutta, bà “quên” mình là người Albani để hòa nhập và hoàn toàn nên giống các phụ nữ Ấn.

Chính phủ đã “ầm ĩ”chống truyền giáo nhưng chưa bao giờ làm khó các nữ tu truyền giáo.

Đầu thập niên 1950, các học sinh không có đạo ở Nhà Loreto đã nghi ngờ ý định của Mẹ Têrêsa trong việc giúp đỡ các trẻ em đường phố hoặc trẻ mồ côi. Bà đang cứu vớt chúng để
“dụ” đưa chúng vào đạo Công giáo? Cứ hai tuần một lần, Mẹ Têrêsa nói chuyện để vận động phụ nữ không phá thai và bảo vệ sự sống. Dự định của Mẹ Têrêsa là chăm sóc những người bệnh ở thời kỳ cuối, những người đến Đền Kalighat để được chết gần “thánh địa”. Mẹ Têrêsa không mong kéo dài sự sống cho họ, nhưng buồn về tình trạng nhơ uế và cô độc của họ trong thời gian cuối đời. Mẹ Têrêsa quan ngại về tỷ lệ tử vong và ám ảnh về cách chết của họ, ngược với quan niệm của người Hindu về sự tái sinh và sự chết là được giải thoát khỏi maya.

Mẹ Têrêsa lập một trại phong (Leprosarium) ở ngoại ô Calcutta, trên khu đất do chính phủ cấp. Bà là người lý tưởng hóa hơn là người lập dị. Người phong cùi bị coi thường không chỉ
ở Calcutta mà ở khắp Ấn Độ, đến vài xu lẻ cũng không ai muốn bố thí cho họ. Ai cũng sợ bị lây nhiễm. Từ đó, người ta cũng có ánh mắt không thiện cảm với Mẹ Têrêsa.

Từ năm 1970, Mẹ Têrêsa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần cũng
nhờ cuốn sách và bộ phim tư liệu tựa đề “Something Beautiful for God” (Điều tốt đẹp dành cho Chúa) của Malcome Muggeridge.

Bà không chỉ là nhà truyền giáo, mà còn là một “lương y” tận tình chăm sóc người phong cùi. Cách dấn thân của bà đã thay đổi người dân Calcutta, chính các nữ tu Dòng Loreto
cũng trở lại tìm bà.

Dân Calcutta rất quý mến Mẹ Têrêsa. Các chị em ở trường nữ Loreto hồi thập niên 1970 đều trở nên các bà vợ tốt, có địa vị trong xã hội và tình nguyện hoạt động xã hội theo ý định
của Mẹ Têrêsa, nhất là vì trại phong. Những năm sau, Mẹ Têrêsa rất tin tưởng những phụ nữ tốt nghiệp trường Loreto.

Số phận những người vận động luân lý dễ bị tổn thương vì các thay đổi của thói đạo đức giả hoặc tùy tiện của các chiến dịch. Những kẻ gièm pha đã kết tội Mẹ Têrêsa là phóng đại
cảnh nghèo khổ của dân Calcutta. Mẹ Têrêsa luôn phải phải đấu tranh, dù vẫn bị người ta chỉ trích nhưng hoạt động của bà không suy giảm. Thậm chí bà còn thành công và cảm hóa chính những người đã nghi ngờ hoặc những người ghen ghét bà. Chính Mẹ Têrêsa đã thay đổi nhiều trái tim, đó là phép lạ thực sự vĩ đại.

Mẹ Têrêsa nói: “Ở Tây phương có sự cô đơn, điều mà tôi gọi là bệnh-phong-của-Tây-phương. Bằng nhiều cách, nó còn tệ hơn người nghèo của chúng tôi tại Calcutta. Tôi không bao giờ từ chối một đứa trẻ nào, không bao giờ, dù chỉ một”.

Năm 1950, cũng là năm Mẹ Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái, ĐGH Piô XII đã phê chuẩn dòng này. Mẹ Têrêsa cũng đã từng có những lần sang thăm Việt Nam.

Vì tuổi cao sức yếu, Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5-9-1997, sau hơn nửa thế kỷ phục vụ những người cùng đinh trong xã hội trong đức ái của Chúa Giêsu. Mẹ Têrêsa được ĐGH Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 19-10-2003.

Lạy Chân phước Têrêsa, xin ban cho chúng con trái tim nhân hậu như Mẹ để chúng con yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người bị ruồng bỏ, những người bị ngược đãi,… Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ
của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

ĐGH Gioan XXIII sau 50 năm Công đồng Vatican II

ĐGH Gioan XXIII sau 50 năm Công đồng Vatican II
Tác giả: Trầm Thiên Thu
Nửa thế kỷ qua, từ sau khi Chân phước GH Gioan XXIII triệu tập Công đồng Vatican II (1962-1965), Giáo hội Công giáo đã được canh tân. Người triệu tập Công đồng Vatican II là một “ông già vui vẻ”, được mệnh danh là “Giáo hoàng Tốt lành” (Good Pope). Ngài đã được Chân phước GH Gioan Phaolô II tôn phong chân phước năm 2000. Liệu vị “Giáo hoàng Tốt lành” có được tôn phong hiển thánh? Có nên như vậy?
Chiều ngày 3-6-1963, ĐGH Gioan XXIII đã đi vào cõi vĩnh hằng sau 4 năm rưỡi làm giáo hoàng. Văn phòng báo chí Tòa Thánh chỉ nói ngắn gọn: “Ngài không còn chịu đau khổ nữa”.
Ngay lập tức, có một phong trào nổii lên do một số người thân cận với ngài muốn ngài được phong thánh, như các vị thánh trong những thế kỷ đầu của Giáo hội. Khóa họp thứ nhất của Công đồng Vatican II kế thúc vào tháng 12-1962, ĐGH Gioan XXIII đã công bố Tông thư Pacem in Terris (Hòa bình trên Thế gian) vào tháng 4-1963 tạo bước ngoặt của đời ngài.
Ngài được lòng nhiều người trên thế giới, những người hiểu biết mức độ quan trọng của lịch sử đối với triều đại giáo hoàng ngắn ngủi và dự án Công đồng Vatican II của ngài.
Được biết, vào lúc ĐHY Leo Suenens (Bỉ), thân cận với ĐGH Gioan XXIII, và có tiếng nói uy tín trong Công đồng Vatican II, ủng hộ việc mau chóng phong hiển thánh cho Chân phước Gioan XXIII. ĐHY Suenens nói rằng người ta cần những con người đương thời mới làm khuôn mẫu cho việc phong thánh để gợi hứng cho họ trong đời sống tâm linh.
Một lời đề nghị được lan truyền trong các giám mục, thúc đẩy tiến hành nhanh, nhưng các vị lãnh đạo theo truyền thống và Bộ phong thánh đã thắng. Người kế vị ĐGH Gioan XXIII là ĐGH Phaolô VI đã tuyên bố năm 1965 rằng hai án phong thánh cùng được mở: ĐGH Piô XII và ĐGH Gioan XXIII. Hai cuộc điều tra được tiến hành, và một vị được phong chân phước năm 2000 là ĐGH Gioan XXIII, ngày xưa gọi là á thánh, bước cuối cùng là hiển thánh.
Ngoài Thánh Phêrô, mới chỉ có 80 trong 264 giáo hoàng được chính thức tôn kính trên bàn thờ. Trong 400 năm qua, Giáo hội vẫn nghiệm ngặt trong việc chính thức mở án phong thánh, điều tra và xác nhận phép lạ. Vì thế, dù thế nào thì cơ hội cho bất kỳ vị giáo hoàng nào được tôn phong hiển thánh cũng rất ít.
Tuy nhiên, ĐGH Gioan XXIII lại khác. Khi hài cốt ngài được chuyển từ hầm mộ  giáo hoàng (papal crypt) bên dưới Đền thờ Thánh Phêrô và cải táng bên dưới Bàn thồ Thánh Jerome ở lầu chính của Đền thờ vào năm 2001, khoản 40.000 người đã tham dự nghi thức cải táng này.
Khi mở quan tài, thi hài ĐGH Gioan XXIII vẫn nguyên vẹn, không hề hư nát (remarkably uncorrupted). Sau gần một ngày, người ta thấy được khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII. ĐHY Virgilio Noe, người giám sát và chịu trách nhiệm vụ này, đã diễn tả khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII vẫn “nguyên vẹn và thanh thản” (intact and serene). Ngài nói rằng các nhân chứng hiện diện khi mở nắp quan tài đã ngạc nhiên và vui mừng khôn tả. Thế giới chỉ mong chờ một phép lạ được xác định là của Chân phước Gioan XXIII là đủ thủ tục.
Rất có thể ngài sẽ được tôn phong hiển thánh vào năm 2013, sau 50 năm ngài qua
đời. Tại sao? Công đồng Vatican II của ĐGH Gioan XXIII đúng là một phép lạ!
Người Công giáo tin rằng, nhờ Chúa Thánh Thần, Công đồng Vatican II đã cứu Giáo
hội Công giáo khỏi tình trạng xơ cứng và suy sụp. Người ta vẫn nói rằng, cứ khoảng 300 năm tới 500 năm, Giáo hội lại cần tái tự kiểm tra và kiểm tra vị trí của mình trên thế giới. Đó là điều đã xảy ra tại Công đồng Nicê (Nicaea) hồi thế kỷ thứ 4 và Công đồng Trentô (Trent) hồi thế kỷ 16 – và đặc biệt là Công đồng Vatican II trong thế kỷ 20.
ĐGH Gioan XXIII tìm cách canh tân Giáo hội, ngài vẫn luôn luôn sống bác ái và
khiêm nhường, qua những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử thế giới, khi còn là một linh mục trẻ và một binh sĩ, khi là nhà ngoại giao của Giáo hội, nhất là khi trở thành người kế vị Thánh Phêrô. Chứng cớ đời sống nội tâm của ngài được  ghi rõ trong “Journal of a Soul” (Tờ báo của một Linh hồn), một kiệt tác tôn giáo và phản ánh rõ nét mà ngày nay nên đọc nhiều.
ĐGH Gioan XIII thực sự là một vị thánh, đã và đang được nhiều người yêu mến trên khắp thế giới. Họ không cần sự chấp nhận chính thức của Tòa Thánh xác nhận những gì đã được ghi tạc vào tâm hồn họ.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ ReligionNews.com)

Khai mạc “Năm Đức Tin”, 11-10-2012

Có thể thật lòng yêu kẻ thù ?

Có thể thật lòng yêu kẻ thù ?

Đăng bởi pleikly lúc 2:17 Sáng 9/10/12

VRNs (09.10.2012) – CatholicHerald – “Thiên Chúa nói với Môsê: Hãy nói với toàn thể cộng đồng về con cái Israel và hãy nói với họ. Hãy nên thánh, vì Tôi là Đức Chúa, là
Thiên Chúa của ông, là Đấng Thánh”.

Sách Lê-vi tóm tắt các giới răn khác theo giới răn này: Như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta cần nên thánh. Sự thánh thiện mô tả mọi thứ mà Thiên Chúa đặt lên trên sự sáng tạo sai trái. Sự thánh thiện là điều gì đó hơn cả việc giữ trọn lề luật như nô lệ. Nên thánh là
vào trong ý nghĩ và trái tim của Chúa, phân xử như Chúa phân xử, hiểu như Chúa hiểu.

Khi những câu trong sách Lê-vi mở ra, chúng ta bắt đầu đánh giá hố ngăn cách (gulf) giữa thói quen tội lỗi của con người và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nhiều người coi sự thù hằn là cách phản ứng tự nhiên nhất đối với sự thiệt hại mà chúng ta chịu. Sự thánh thiện mà
chúng ta được mời gọi đòi hỏi cách phản ứng khác, đó là cách phản ứng có vẻ đi ngược với bản chất. Bạn không được thù ghét anh em, bạn không được trả thù, bạn không được đố kỵ.

Một trong các hậu quả của tội là xu hướng phê phán thù hận. Sách Lê-vi loại trừ điều này bằng giới răn, được Chúa Giêsu lặp lại, rằng chúng ta phải yêu người như chính mình. Giới răn quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng làm ngơ sự thay đổi cơ bản của con tim mà giới răn ám chỉ. Tội lỗi khiến chúng ta tự nhận là “trung tâm vũ trụ”, vô tình xác nhận rằng mọi thứ phục vụ chính mục đích của chúng ta. Yêu người như chính mình đảo lộn ý nghĩ này. Đây là sự thánh thiện mà Thiên Chúa đặt chúng ta lên trên tội lỗi, đưa chúng ta vào ý nghĩ và trái tim của Thiên Chúa.

Tiếp theo Bài Giảng Trên Núi, Phúc âm nhấn mạnh hố ngăn cách giữa sự thánh thiện và thái độ tội lỗi đã thâm căn cố đế (ingrained attitudes of sin). Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” có vẻ rất cân xứng. Điều gì đó trong chúng ta bắt đầu nổi loạn khi chúng ta được khuyên không chống lại kẻ độc ác, đưa má cho người ta vả, không chỉ đưa áo trong mà
đưa luôn cả áo ngoài cho kẻ áp bức mình.

Sự không thoải mái mà chúng ta cảm thấy đã ăn rễ sâu trong chúng ta. Chúng ta bị giằng co: sự công thẳng và ân sủng. Đức Kitô không đến thế gian này để đối xử công thẳng với chúng ta. Ngài đến để mạc khải tình yêu của Chúa Cha, một hồng ân vượt trên mọi thứ mà chúng ta đáng hưởng. Bài Giảng Trên Núi mời gọi chúng ta đạt đến sự thánh thiện để đối xử với tha nhân bằng sự độ lượng mà chúng ta đã lãnh nhận. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, và hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng hoàn thiện.

Chỉ là tự nhiên để cảm thấy bất xứng trước các yêu cầu của Chúa Giêsu trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta có thực sự yêu kẻ thù và làm điều tốt cho những người làm hại mình? Thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô đặt yêu cầu của Chúa Giêsu ngược với những ân sủng mà chúng ta lãnh nhận.

“Bạn không nhận ra mình là đền thờ của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần sống trong bạn sao?”. Đó là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, độ lượng như Ngài. Thánh Phaolô tiếp tục làm tương phản sự khôn ngoan của thế gian với sự điên dại của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của thế gian đòi hỏi sự công bình. Sự điên dại của Thiên Chúa là ân sủng vị tha. Đây là tính thánh thiện mà chúng ta
được mời gọi.

ĐGM David McGough

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)

 

Hướng về linh địa Fatima

Hướng về linh địa Fatima

 

Khi hiện ra tại Fatima (Bồ Đào Nha), Đức Mẹ đã nhắn nhủ: “Hãy lần chuỗi Mân Côi
hằng ngày… Hãy cầu nguyện nhiều và dâng những hy sinh để cầu cho các tội nhân… Ta là Mẹ Mân Côi. Chỉ có Mẹ mới có thể giúp các con. …Cuối cùng, Trái tim Vô nhiễm của Mẹ sẽ thắng”.

Tháng Mười lại về. Tháng Mười nhắc chúng ta nhớ lại lời khuyên của Đức Mẹ: Ăn
năn đền tội, tôn sùng Mẫu Tâm, siêng năng lần chuỗi Mân Côi.

Chữ Rosary (Chuỗi Mân Côi) nghĩa là “Triều thiên Hoa hồng” (Crown of Roses).
Đức Mẹ đã mặc khải cho một số người biết rằng mỗi lần đọc kinh Kính Mừng là dâng
cho Mẹ một đóa hồng tươi đẹp và lần xong một chuỗi Mân Côi là dâng cho Mẹ một
triều thiên hoa hồng.

Hoa hồng là hoa của các loài hoa, chuỗi Mân Côi là hoa hồng của mọi lòng sùng kính, do đó mà hoa hồng quan trọng nhất. Chuỗi Mân Côi được coi là lời cầu nguyện hoàn hảo vì trong đó có câu chuyện về ơn cứu độ của chúng ta. Qua chuỗi Mân Côi, chúng ta suy niệm các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng của Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Đó là lời cầu nguyện khiêm nhường, khiêm nhường đến nỗi như Đức Mẹ. Đó là lời cầu nguyện chúng ta cùng đọc với Mẹ Thiên Chúa. Với kinh Kính Mừng, chúng ta mời Đức Mẹ cùng cầu nguyện cho chúng ta. Đức Mẹ luôn ban cho chúng ta những điều cần. Đức Mẹ nối kết lời cầu nguyện của Mẹ với lời cầu nguyện của chúng ta. Do đó lời cầu nguyện ấy hữu ích hơn bao giờ hết, vì điều Mẹ xin thì Mẹ đều nhận được, Chúa Giêsu không bao giờ từ chối Mẹ điều gì.

Trong mỗi lần hiện ra, Mẹ luôn mời gọi chúng ta lần chuỗi Mân Côi vì đó là vũ khí mạnh để chống lại ma quỷ, đem bình an thực sự đến cho chúng ta. Qua lời cầu nguyện cùng với Mẹ, chúng ta có thể nhận được tặng phẩm giá trị là biến đổi tâm hồn và hoán cải. Qua lời cầu nguyện hằng ngày, chúng ta xua đuổi nguy hiểm và ma quỷ xa chúng ta và quê hương chúng ta. Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện lặp đi lặp lại như hai người yêu nhau lặp lại nhiều lần với nhau: “Tôi yêu bạn”.

Trong lần hiện ra ngày 13-7-1917 tại Fatima, Đức Mẹ dạy cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu các linh hồn cho khỏi hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn” (O my Jesus, forgive us our sins, save us from the fires of hell, and lead all souls to Heaven, especially those in most need of Your Mercy).

Phanxicô (Francisco) qua đời ngày 4-4-1919 và Giaxinta (Jacinta) qua đời ngày
20-2-1920. Trước khi giả từ cõi thế, Giaxinta cho biết một ít nhưng đó là những
câu quan trọng. Đây là những lời của Đức Mẹ:

Nhiều linh hồn sa hỏa ngục vì tội xác thịt hơn là vì các lý do khác. Những tội đó xúc phạm Chúa rất nặng. Nhiều cuộc hôn nhân không tốt, họ không làm vui lòng Chúa và không thuộc về Thiên Chúa. Các linh mục phải khiết tịnh, rất khiết tịnh. Họ không được bận rộn với bất cứ thứ gì khác ngoài việc quan tâm Giáo hội và các linh hồn. SỰ BẤT TUÂN CỦA CÁC LINH MỤC ĐỐI VỚI CÁC BỀ TRÊN VÀ ĐỨC  GIÁO HOÀNG LÀ RẤT LÀM MẤT LÒNG CHÚA. Đức Mẹ không thể ngăn cản bàn tay của Chúa Con khỏi trừng phạt thế giới vì nhiều tội trọng.

Hãy nói với mọi người rằng Thiên Chúa ban ân sủng qua Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ
Maria. Hãy bảo họ cầu xin ân sủng từ Mẹ, và Thánh Tâm Chúa Giêsu muốn được tôn
kính cùng với Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ Maria.

Luxia (Lucia) vào Dòng Tiểu muội Thánh Dorothy để học đọc và học viết, sau đó
vào Dòng Coimbra và ở đây cho đến cuối đời.

Ngày 10-12-1925, nữ tu Luxia được thấy Chúa Giêsu Hài Đồng và Đức Trinh Nữ
Maria trong phòng riêng ở tu viện. Đức Mẹ cho bà thấy Trái Tim Mẹ bị gai quấn
xung quanh, rồi Đức Mẹ nói với nữ tu Luxia:

Này con, hãy xem Trái Tim Mẹ bị gai nhọn quấn xung quanh, đó là những người vô
ơn đã đâm vào mỗi khi họ phỉ báng và vô ơn… Con hãy nói với mọi người thế
này:

1. Hãy xưng tội ngày thứ Bảy đầu tháng trong 5 tháng,

2. Rước lễ,

3. Lần chuỗi Mân Côi,

4. Và dành cho Mẹ 15 phút mà suy niệm về 15 Mầu nhiệm Mân Côi, với tâm tình đền
tội, Mẹ hứa giúp họ trong giờ lâm chung bằng những ơn cần thiết để được rỗi
linh hồn.

Trong lần hiện ra ngày 13-7-1917, Đức Mẹ nói: “Mẹ sẽ đến xin thánh hóa nước Nga”. Và Đức Mẹ đã làm điều đó vào ngày 13-6-1929, khi hiện ra với Luxia tại nhà nguyện Dòng Thánh Dorothy, thuộc thành phố Tuy. Luxia nói: “Con đã xin được phép của bề trên và linh mục giải tội cho làm Giờ Thánh từ 11 giờ trưa đến nửa đêm, vào các ngày thứ Năm và thứ
Sáu”.

Đức Mẹ nói với Luxia: “Thời giờ đã đến, điều mà Thiên Chúa yêu cầu Đức thánh
cha, cùng với các giám mục trên thế giới, là dâng nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, hứa cứu nước Nga bằng cách này. Cũng có nhiều linh hồn mà công lý của Thiên Chúa kết án vì phạm tội xúc phạm đến Mẹ, và Mẹ đã đến yêu cầu đền tội: Hãy hy sinh vì ý này và hãy cầu nguyện”.

Ngày 13-10-1917, khi ba trẻ được bao quanh với khoảng 70.000 người dù trời mưa
như trút, Luxia hỏi Đức Mẹ: “Mẹ muốn gì ở con?”. Đức Mẹ trả lời: “Ta là Mẹ Mân
Côi. Mẹ muốn có một nhà nguyện tại đây để tôn kính Mẹ, và để mọi người cùng lần
chuỗi Mân Côi hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt. Chiến tranh hết thì các binh
sĩ sẽ trở về gia đình”. Luxia hỏi: “Con có thể xin Mẹ chữa lành và hoán cải,
được không Mẹ?”. Đức Mẹ nói: “Một số người thì được, một số người khác thì
không. Điều cần là họ phải xin lỗi vì tội của họ, họ đừng xúc phạm Thiên Chúa
nữa, vì họ đã xúc phạm quá nhiều”. Luxia hỏi: “Mẹ còn muốn gì khác ở con
không?”. Đức Mẹ nói: “Mẹ không muốn gì nữa”.

Những lời đối thoại thật giản dị và dễ thương, nhưng những lời đó như đang xoáy
vào tận đáy lòng chúng ta!

ĐGH Piô XI đã không dâng nước Nga như lời Đức Mẹ yêu cầu Luxia làm, nhưng ngài
đã dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, cách riêng nhắc tới nước Nga.
ĐGH Piô XII đã làm điều tương tự vào năm 1942, và sau đó dâng hiến dân tộc Nga
vào năm 1952.

Ngày 13-5-1982, sau 1 năm bị ám sát tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 13-5-1981, cũng là dịp kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất tại Fatima, ĐGH Gioan Phaolô II đã tới linh địa Fatima để tạ ơn Đức Mẹ và gặp nữ tu Luxia (một trong ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra). Ngài
tin mình sống sót nhờ sự can thiệp trực tiếp của  Đức Mẹ Vô nhiễm.

Ngày 16-10-2002, qua Tông thư Rosarium Virginis Mariae (nói về chuỗi Mân Côi),
ĐGH Gioan Phaolô II đã chính thức thêm 5 mầu nhiệm mới vào chuỗi Mân Côi: Mầu
nhiệm Sáng.

 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ TheHolyRosary.org)

Tháng Mân Côi – 2012

Tháng Mân Côi

Tháng Mân Côi

TRẦM THIÊN THU

 

Hằng năm, Giáo hội Công giáo dành Tháng Mười để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi. Theo miêu tả của tu sĩ Alan de la Roch, Dòng Đa Minh thế kỷ XV, Đức Mẹ đã hiện ra với thánh Đa Minh năm 1206 sau khi thánh nhân cầu nguyện và sám hối vì đã không thành công trong
việc chống tà thuyết Albigensianism (*). Đức Mẹ đã khen ngài về sự chiến đấu anh dũng của ngài chống lại tà thuyết và trao cho ngài Chuỗi Mân Côi làm vũ khí phi thường, đồng thời giải thích cách sử dụng và hiệu quả của Chuỗi Mân Côi. Đức Mẹ bảo thánh Đa Minh rao truyền Chuỗi Mân Côi cho những người khác.

Kinh Mân Côi có nguồn gốc từ chính Thiên Chúa, từ Kinh thánh, và từ Giáo hội. Không lạ gì khi Chuỗi Mân Côi gần gũi với Đức Mẹ và mạnh mẽ đối với Nước Trời.

Rất nhiều người đã được ơn từ việc lần Chuỗi Mân Côi. Chân phước GH Gioan Phaolô II cũng thường xuyên lần Chuỗi Mân Côi khi ngài đi bách bộ. Nếu xem lại lịch sử, chúng ta thấy có nhiều chiến thắng nhờ Chuỗi Mân Côi. Truyền thống ban đầu đã có chiến thắng
tà thuyết Anbi tại trận Muret năm 1213 nhờ Chuỗi Mân Côi.

Dù không muốn chấp nhận truyền thống đó thì cũng phải chân nhận rằng thánh GH Piô V đã góp phần chiến thắng đội quân Thổ Nhĩ Kỳ vào Chúa Nhật đầu tháng 10 năm 1571. Ngay thời điểm đó có Hội Mân Côi (Rosary confraternities) tại Rôma và những nơi khác. Do
đó, thánh GH Piô V đã truyền phải tôn kính Kinh Mân Côi vào chính ngày đó.

Năm 1573, ĐGH Grêgôriô XIII công bố việc mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi tại các nhà thờ có bàn thờ dâng kính Đức Mẹ Mân Côi. Năm 1671, ĐGH Clêmentô X mở rộng lễ này trên toàn cõi nước Tây Ban Nha. Chiến thắng anh dũng lần thứ hai trên người Thổ Nhĩ Kỳ, những người đã có lần (cũng như người Nga) đe dọa phá hủy văn minh Kitô giáo, xảy ra vào ngày
5-8-1716, khi hoàng tử Eugene đánh bại họ tại Peterwardein (Hungary). Do đó, ĐGH Clêmentô XI mở rộng lễ Đức Mẹ Mân Côi trong toàn Giáo hội.

Lm. William G. Most đã viết trong cuốn “Đức Maria trong Đời sống Chúng ta” (Mary in Our Lives): “Ngày nay, các mối nguy hiểm còn lớn hơn người Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ đe dọa Kitô giáo mà đe dọa cả nền văn minh, Đức Mẹ thúc giục chúng ta trở lại với Chuỗi Mân Côi để được giúp đỡ. Nếu nhân loại đủ số người làm vậy, đồng thời thực hiện các điều kiện khác mà Đức Mẹ đã đưa ra, chúng ta có lý do chính đáng để tin rằng chúng ta sẽ thoát khỏi mọi mối nguy hiểm”.

Nhưng thiết nghĩ chúng ta cần tích cực lần Chuỗi Mân Côi hàng ngày không vì mong được lợi cho mình mà vì lòng yêu mến chân thành. Người Việt Nam có câu: “Mưu sự tại nhân,
thành sự tại thiên”
. Cứ hành động bằng tất cả niềm tin, cậy, mến thì chúng ta không bao giờ phải thất vọng.

Chúng con xin trao phó mọi sự cho Thiên Chúa và Đức Mẹ, xin quan phòng và lo liệu cho chúng con hôm nay và mãi mãi. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Albigensianism: Anbi giáo, một phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ thời trung cổ của Mani giáo (Manichaeism – xem chú thích bên dưới) ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ XII và XIII, có đặc tính của thuyết nhị nguyên (đồng hiện hữu của hai quy luật đối
nghịch là Thiện và Ác). Thuyết này bị kết án là tà thuyết thời Tòa án Dị giáo (Inquisition).

Manichaeism: Mani giáo, hệ thống tôn giáo nhị nguyên do tiên tri Manes (khoảng 216–276) sáng lập ở Ba Tư hồi thế kỷ III, dựa trên vụ xung đột nguyên thủy giữa ánh sáng và bóng tối, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ đạo (Gnostic Christianity), Phật giáo (Buddhism), Bái hỏa giáo (Zoroastrianism), và các yếu tố ngoại giáo khác. Thuyết này bị chống đối từ phía Hoàng đế La mã, các triết gia phái tân Platon (Neo-Platonist) và các Kitô hữu chính thống.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Bằng chứng Chúa Giêsu hiện hữu

Bằng chứng Chúa Giêsu hiện hữu

Tác giả Tiến sĩ ADRIAN ROGERS (*)

 

 

Chúa Giêsu đã bước đi trên thế gian này. Ngài đã sinh ra và chết đi. Làm sao chúng ta biết được? Có ba bằng chứng cho chúng ta biết.

Các thánh

Cv 10:39-41 nói: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”.

Hơn 500 người đã thấy Chúa Giêsu sau khi Ngài sống lại, và đa số những người này đã chết vì đức tin. Người ta có thể sống để nói dối, nhưng rồi họ chết vì cái gì chứ?

Kinh thánh

Cv 10:43 nói: “Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội”. Khi tác giả nói “các tiên tri”, tác giả đang nói về các ngôn sứ từ sáng thế tới ngôn sứ Malaki (nhớ rằng hồi đó chưa có Tân ước).

Sách Sáng thế, chương 3, nói về Đấng sẽ đạp dập đầu con rắn. Sách Sáng thế, chương 12, nói về Đấng đó đến từ dòng dõi Áp-ra-ham. Trong Sáng  thế 22, chúng ta đọc về việc hiến tế Isaac trên núi, nơi mà sau đó Chúa Giêsu chịu đóng đinh! Toàn bộ sách Lê-vi đầy những hình ảnh về việc hiến tế đổ máu để cứu khỏi tội lỗi. Trong Thánh vịnh 22 có những lời tiên tri về Chúa Giêsu chịu đóng đinh: “Tưởng mình như tan dần ra nước, toàn thân con xương cốt rã rời, con tim đau đớn bồi hồi, mềm như sáp chảy tơi bời ruột gan. Nghe cổ họng
khô ran như ngói, lưỡi với hàm dính lại cùng nhau, chốn tử vong Chúa đặt vào…Bọn ác đó trong ngoài vây bủa, chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được vắn dài; chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem. Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn…”
. Trong Mikha 5:2, nói rõ Chúa Giêsu sẽ sinh ra tại Belem: “Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en cho đến thời một phụ nữ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ trở về với con cái Ít-ra-en”.

Tôi có thể tiếp tục, nhưng cuối cùng là: Có kế hoạch cứu độ trong Kinh thánh và qua Máu cứu độ của Thiên-Chúa-Làm-Người, tức là Đức Giêsu Kitô.

Chúa Thánh Thần

Chúa Thánh Thần dùng Lời Chúa và nói: “Amen. Điều đó đã được viết. Đó là sự thật”. Tôi tạ ơn Chúa vì tôi không phải cố gắng thuyết phục bạn tin Chúa Giêsu. Nếu tôi có nói điều gì để thuyết phục bạn thì có thể có ai đó nói bạn ra khỏi đó!

1 Ga 5:9-11 nói: “Chúng ta vẫn nhận lời chứng của người phàm, thế mà lời chứng của Thiên Chúa còn cao trọng hơn, vì đó là lời chứng của Thiên Chúa, lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. Ai tin vào Con Thiên Chúa, người đó có lời chứng ấy nơi mình. Ai không tin Thiên Chúa, thì coi Thiên Chúa là kẻ nói dối, vì kẻ ấy không tin vào lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. Lời chứng đó là thế này: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta
sự sống đời đời, và sự sống ấy ở trong Con của Người”
.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Jesus.org)

(*) Qua đời ngày 15-11-2005.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Hạnh các thánh tháng 10

Hạnh các thánh tháng 10
Tác giả: Trầm Thiên Thu

1/10 – Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, Trinh nữ Tiến sĩ (1873-1897)
“Tôi thích sự đơn điệu của sự hy sinh vô danh tới mức xuất thần. Nhặt một cây kim vì yêu mến cũng có thể hoán cải một linh hồn”. Đó là câu nói giản dị mà vĩ đại của thánh Têrêsa, nữ tu Dòng Kín có biệt danh “Bông hoa nhỏ”, chỉ sống trong bốn bức tường nhà dòng ở Lisieux, Pháp quốc, mà trở thành. Sống vô danh tiểu tốt nhưng tác động mạnh đến Giáo hội đến nỗi thánh nhân được tôn vinh là Tiến sĩ Giáo hội và là bổn mạng các nơi truyền giáo. Chị thích hy sinh thầm lặng để cứu các linh hồn. Chị để lại cho chúng ta cuốn “Một tâm hồn” (The Story of a Soul), đây là cuốn sách được rất nhiều người đọc và yêu quý. Chị tên thật là Thérèse Martin, vào Dòng Kín khi mới 15 tuổi (phải có phép chuẩn của Giáo hoàng) và qua đời năm 1897 khi mới 24 tuổi.
Cả đời chị chỉ làm những việc rất ư bình thường, nhưng chị sở hữu sự thấu suốt thánh thiện. Chị thấy được trong nỗi đau khổ thầm lặng có sự đau khổ cứu độ, chính đau khổ là việc tông đồ của chị. Chị nói rằng chị đi tu Dòng Kín “để cứu các linh hồn và cầu nguyện cho các linh mục”. Tinh thần truyền giáo của chị cao đến nỗi chị khao khát được làm linh mục, và muốn học cổ ngữ để hiểu rõ Kinh thánh qua bản văn cổ. Không lâu trước khi qua đời, chị viết: “Tôi muốn dùng Nước Trời của tôi để làm những điều tốt lành trên thế  gian”.
Ngày 19-10-1997, chân phước GH Gioan Phaolô II tôn vinh chị là Tiến sĩ Giáo hội, phụ nữ thứ ba được nhận biết qua sự thánh thiện và ảnh hưởng của huấn giáo tâm linh trong Giáo hội.
2/10 – Thiên thần Bản mệnh
Mỗi người trong chúng ta đều được Chúa ban cho một “vệ sĩ”, đó là Thiên thần Bản mệnh. Nhiệm vụ của các ngài là tiến cử chúng ta với Thiên Chúa, luôn canh giữ chúng ta, giúp chúng ta cầu nguyện và giới thiệu chúng ta với Thiên Chúa khi chúng ta từ giả cõi đời này.
Khái niệm về thiên thần bản mệnh hướng dẫn và nuôi dưỡng mỗi người là cách phát triển của giáo lý Công giáo và lòng sùng kính dựa vào Kinh thánh. Lời Chúa trong Matthêu 18:10 hỗ trợ niềm tin này: “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”.
Lòng sùng kính các thiên thần bản mệnh bắt đầu phát triển từ khi bắt đầu có truyền thống tu trì. Thánh Bênêđictô thúc đẩy việc này và Bernard Clairvaux, nhà cải cách hồi thế kỷ XII, là người hùng biện về thiên thần bản mệnh, và lòng sùng kính các thiên thần có từ hồi đó.
Lễ kính các thiên thần bản mệnh được cử hành lần đầu hồi thế kỷ XVI. Năm 1615, ĐGH Phaolô V thêm lễ này vào lịch Công giáo La Mã.

3/10 – Thánh Theodore Guérin, Trinh nữ (1798-1856)
Tin vào Chúa quan phòng đã làm Mẹ Theodore rời bỏ quê hương, đi khắp thế giới và lập dòng. Bà tên là Anne-Thérèse, sinh tại Etables, Pháp quốc, cuộc sống bị đảo lộn vì người cha bị sát hại khi bà mới 15 tuổi. Bà chăm sóc mẹ và em gái trong vài năm, rồi bà vào Dòng Tiểu muội Chúa Quan phòng (Sisters of Providence) năm 1823, lấy tên dòng là thánh Theodore. Khi ở nhà tập, một chứng bệnh đã khiến sức khỏe bà suy yếu
suốt đời, nhưng vẫn không thể ngăn cản bước chân bà.
Theo lời mời của ĐGM Vincennes, bà và 5 nữ tu tới Saint Mary-of-the-Woods, Indiana, để dạy học và chăm sóc các bệnh nhân. Bà muốn thành lập nhà mẹ và nhà tập. Sau đó bà biết các bề trên người Pháp đã quyết định các nữ tu ở Hoa Kỳ nên thành lập một dòng mới dưới sự lãnh đạo của bà.
Bà và cộng đoàn kiên trì dù bị hỏa hoạn, mất mùa, thành kiến với nữ tu Công giáo, hiểu lầm và chia cách của dòng tại địa phương. Có lần bà nói với các nữ tu: “Hãy tin vào Chúa quan phòng vì Ngài không để chúng ta thất vọng, dù bây giờ chưa rõ ràng. Hãy kiên trì và tin tưởng”. Một lần khác, bà hỏi: “Có Chúa Giêsu, chúng ta còn sợ gì chứ?”.
Bà qua đời và được an táng tại nhà thờ Mẹ Vô Nhiễm ở Saint Mary-of-the-Woods, Indiana. Bà được phong chân phước năm 1998 và được phong thánh ăm 2006.

4/10 – Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226)
Thánh Phanxicô Assisi là người sống khó nghèo nhưng đã làm ngạc nhiên và gợi hứng cho Giáo hội bằng cách sống Phúc âm theo đúng nghĩa đen – không theo nghĩa hẹp chính thống, mà thực sự vui vẻ theo đúng những gì chúa nói và làm, không hạn chế và không quan trọng hóa mình một chút xíu nào (mite of self-importance).
Bệnh nặng đã khiến chàng trai Phanxicô thấy khoảng trống trong cuộc đời vui vẻ của mình là người lãnh đạo giới trẻ vùng Assisi. Việc cầu nguyện đã đưa chàng tới việc tự biến mình thành trắng tay như Chúa Kitô, tới đỉnh cao là ôm một người cùi mà chàng gặp trên
đường. Đó là biểu hiện sự vâng lời hoàn toàn với những gì ngài nghe thấy khi cầu nguyện: “Phanxicô! Mọi thứ anh yêu và ước muốn về nhục thể chính là anh khinh miệt và ghen ghét, nếu anh muốn biết Ý của Tôi. Khi anh bắt đầu như vậy, mọi thứ hiện nay có vẻ ngọt ngào và đáng yêu với anh sẽ trở nên quá quắt và cay đắng, nhưng những gì anh đã từng tránh né sẽ trở nên rất ngọt ngào và vui mừng”.
Từ cây Thánh Giá ở nhà nguyện San Damiano bị bỏ hoang, Chúa Kitô đã nói với ngài: “Phanxicô nè, hãy ra đi và xây nhà cho Tôi, vì nó sắp sụp đổ rồi”. Và Phanxicô trở thành người hoàn toàn nghèo khó và làm việc khiêm nhường.
Hẳn là ngài đã thắc mắc câu “hãy xây nhà cho Tôi”. Nhưng ngài đã bằng lòng sống “trắng tay” thực sự và đặt viên gạch này lên viên gạch kia ở nhà nguyện bị bỏ hoang. Ngài bỏ mọi sự ngài có để có thể thanh thản cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”.
Một số người bắt đầu nhận thấy người đàn ông này thực sự muốn trở nên Kitô hữu. Ngài thực sự tin điều Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo” (Lc 9:3).
Luật đầu tiên của thánh Phanxicô dành cho những người theo ngài là những lời Phúc âm. Ngài không có ý lập dòng, ngài chỉ muốn bảo vệ và chấp nhận các cấu trúc hợp pháp cần thiết. Lòng trung thành với Giáo hội với ngài là tuyệt đối và gương mẫu khi có nhiều phong trào cải cách có khuynh hướng phá vỡ sự thống nhất của Giáo hội. Ngài muốn đi truyền giáo ở Syria hoặc Phi châu, nhưng vì đắm tàu và bị bệnh. Ngài cố gắng hoán cải vua Ai Cập trong thời Thập tự quân Đệ ngũ (Fifth Crusade). Ngài khiêm nhường không nhận chức linh mục.
Ngài là tác giả 2 bài nổi tiếng là “Kinh Hòa Bình” (Lm Ns Kim Long phổ nhạc) và “Khúc Ca Mặt Trời” (Ns Hùng Lân phổ nhạc). Khi hấp hối, ngài đọc đi đọc lại câu ngài thêm vào “Khúc ca Mặt trời” (Canticle of the Sun): “Hãy ngợi khen Chúa, hỡi Chị Tử thần”. Ngài đọc thánh vịnh 141, và cuối cùng xin bề trên cởi bỏ y phục ngài khi ngài chết để ngài được nghèo khó hoàn toàn, được nên giống Chúa Giêsu trên Thánh Giá.
5/10 – Thánh Faustina, Trinh nữ (1905-1938)
Thánh Maria Faustina mãi mãi gắn liền với lễ kính Lòng Chúa Thương Xót hàng năm (Chúa nhật II Phục sinh), Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót và kinh Lòng Chúa Thương Xót được nhiều người đọc hàng ngày lúc 3 giờ chiều trên khắp thế giới.
Chị tên là Helena, sinh ở một nơi mà nay là Trung Tây Ba Lan (một phần thuộc Đức quốc trước thế chiến I), là con thứ 3 trong 10 người con. Lúc 16 tuổi, chị giúp việc nhà cho các gia đình ở 3 thành phố, sau đó mới vào Dòng Tiểu muội Đức Mẹ Nhân từ (Congregation of the Sisters of Our Lady of Mercy) năm 1925. Chị làm bếp, làm vườn và gác cổng ở 3 tu viện của hội dòng.
Chị trung thành làm việc, phục vụ mọi nhu cầu của chị em và dân địa phương, và có đời sống nội tâm sâu sắc. Chị được Chúa Giêsu mặc khải với sứ điệp là ghi lại nhật ký theo yêu cầu của Chúa và linh mục giải tội.
Người ta đã cho chị là người bị tâm thần, nhưng Chúa Giêsu đã chọn chị để trao sứ điệp Lòng Chúa Thương Xót và ơn tha thứ. Có lần Chúa Giêsu đã nói với chị: “Cha không muốn phạt nhân loại, mà chỉ muốn chữa lành, đưa nhân loại vào trái tim thương xót của Cha” (Nhật ký, 1588). Chị nói rằng hai tia sáng phát ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu tượng trưng máu và nước đã đổ ra sau khi Chúa Giêsu tắt thở (x. Ga 19:34).
Vì nữ tu Maria Faustina biết rằng các mặc khải mà chị nhận không cấu thành chính sự thánh thiện, chị viết trong Nhật ký: “Không có ân sủng, không có sự mặc khải, không có sự xuất thần, không có tặng phẩm nào được trao cho một linh hồn để làm cho linh hồn đó hoàn hảo, nhưng là sự kết hiệp mật thiết của linh hồn đó với Thiên Chúa. Các tặng phẩm này chỉ là đồ trang sức của linh hồn, chứ không cấu thành bản chất hoặc sự
hoàn hảo. Sự thánh thiện và hoàn hảo của tôi nằm trong sự kết hợp mật thiết ý riêng tôi với Ý Chúa”
(Nhật ký, 1107).
Nữ tu Maria Faustina qua đời vì bệnh phổi tại Krakow, Ba Lan, ngày 5-10-1938. Chân phước GH Gioan Phaolô II phong chân phước cho chị năm 1993 và phong thánh cho chị năm 2000.

6/10 – Thánh Brunô, Linh mục (1030?-1101)
Ngài sinh tại Cologne, Đức quốc, là thầy dạy nổi tiếng tại Rheims và được bổ nhiệm làm chưởng ấn tổng giáo phận lúc 45 tuổi. Ngài hỗ trợ ĐGH Grêgôriô VII trong việc chống lại sự suy thoái của giáo sĩ và tham gia vào việc cách chức tổng giám mục Manasses bê bối.
Ngài muốn sống cô tịch, cầu nguyện, và thuyết phục một số bạn bè cùng ngà sống ẩn tu. Sau một thời gian, ngài rời nơi này vì không thích hợp, qua một người bạn, ngài được tặng ít đất và lập Dòng Chartreuse (do đó mà có tên gọi Carthusians). Khí hậu, hoang mạc, đồi núi và không ai có thể đến, bảo đảm thinh lặng, khó nghèo.
Ngài và các bạn xây một nhà nguyện nhỏ với những phòng cá nhân ở xa nhau. Mỗi ngày gặp nhau đọc kinh sáng và kinh chiều, thời gian còn lại họ sống trong cô tịch, chỉ ăn cùng nhau vào các ngày lễ lớn. Công việc chính của họ là sao chép các bản thảo.
ĐGH nghe tiếng thánh thiện của LM Brunô liền cho mời tới Rôma. Khi ĐGH phải trốn khỏi Rôma, thánh Brunô cũng phải chuyển chỗ, ngài sống những năm cuối đời (sau khi từ chối chức giám mục) ở hoang địa Calabria. Ngài không được phong thánh chính thức, vì Dòng Carthusian phản đối mọi sự công khai. ĐGH Clêmentô cho mừng lễ nhớ ngài từ năm 1674.
7/10 – Đức Mẹ Mân Côi
ĐGH Piô V thiết lập lễ này năm 1573. Mục đích là tạ ơn Chúa về chiến thắng của Kitô giáo đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Lepanto – một chiến thắng nhờ Kinh Mân Côi. ĐGH Clêmentô XI cho mừng lễ này trong toàn Giáo hội năm 1716.
Sự phát triển Kinh Mân Côi là một lịch sử dài. Đầu tiên, Chuỗi Mân Côi được phát triển là 150 kinh Lạy Cha để bắt chước bộ 150 thánh vịnh. Sau đó thêm 150 kinh Kính Mừng. Không lâu sau, các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu được thêm vào sau kinh Kính Mừng. Dù việc Đức Mẹ trao Chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh được ghi nhận, việc phát triển Chuỗi Mân Côi vẫn thuộc về những người theo thánh Đa Minh. Một người trong số đó là tu sĩ Alan de la Roche, được coi là “Tông đồ của Chuỗi Mân Côi”. Ngài đã thành lập Hội Mân Côi (Confraternity of the Rosary) từ thế kỷ 15. Thế kỷ 16, Chuỗi Mân Côi được phát triển thành dạng như ngày nay – với 15 mầu nhiệm (Vui, Thương, Mừng). Năm 2002, chân phước GH Gioan Phaolô II đã thêm 5 mầu nhiệm Sự Sáng vào Kinh Mân Côi.
8/10 – Thánh Gioan Leonardi, Linh mục lập dòng (1541?-1609)
Thánh Gioan Leonardi đã tự nhủ: “Tôi chỉ là một con người! Tại sao tôi nên làm điều gì? Điều tốt nào nên làm?”. Theo cách riêng, ngài đã tự trả lời những câu hỏi đó. Ngài chọn cách trở thành linh mục.
Sau khi thụ phong linh mục, ngài rất năng động trong công việc mục vụ, nhất là ở các bệnh viện và nhà tù. Gương sáng và tận tụy với công việc đã thu hút một số bạn trẻ đến giúp ngài. Về sau, những người này cũng trở thành linh mục.
Thánh Gioan Leonardi sống trong thời cải cách sau cuộc Cải Cách và Công đồng Trentô. Ngài và những người theo ngài hoạch định một dòng linh mục giáo phận mới. Vì lý do nào đó gợi lên sự phản đối chính trị mạnh, và ngài bị trục xuất khỏi TP Lucca, Ý, gần hết phần đời còn lại của ngài. Nhưng về sau dòng này cũng được phê chuẩn. Ngài được khuyến khích và hỗ trợ của thánh Philip Neri (lễ nhớ ngày 26-5).
Năm 1579, ngài thành lập Huynh đoàn Học thuyết Kitô giáo (Confraternity of Christian Doctrine), và xuất bản tóm lược Học thuyết Kitô giáo (Compendium of Christian doctrine) vẫn được dùng tới thế kỷ XIX.
Ngài và các linh mục trong dòng của ngài trở thành sức mạnh vì điều tốt ở Ý, dòng của ngài được phép chuẩn của ĐGH Clêmentô năm 1595. Ngài qua đời lúc 68 tuổi vì bệnh dịch.
Nhờ chính sách thận trọng của vị sáng lập, Dòng Chuẩn mực Giáo sĩ Thánh Mẫu Thiên Chúa (Clerks Regular of the Mother of God) không bao giờ có hơn 15 nhà, và ngày nay vẫn chỉ là một dòng nhỏ.
9/10 – Thánh Denis, Giám mục, và các bạn tử đạo (qua đời năm 258?)
Ngài là giám mục tiên khởi của Paris và là thánh bổn mạng của Pháp quốc. Ngài nổi tiếng với nhiều truyền thuyết, nhất là những câu chuyện về ngài liên quan tu viện Thánh Denis ở Paris.
Tương truyền thánh Denis được sai đi từ Rôma tới Gaul hồi thế kỷ III và bị chém đầu trong cuộc bắt đạo của vua Valerius năm 258. Theo một truyền thuyết, sau khi ngài tử đạo tại Montmartre (ngĩa đen là Núi Tử Đạo) ở Paris, người ta đem đầu ngài tới một ngôi làng ở Đông Bắc. Thánh Genevieve đã xây một nhà thờ trên chính mộ ngài từ đầu thế kỷ VI.


10/10 – Thánh Phanxicô Borgia, Linh mục (1510-1572)
Ngài sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc ở Tây Ban Nha hồi thế kỷ XVI, phục vụ trong hoàng triều và mau được thăng quan tiến chức. Nhưng một loạt sự kiện, kể cả cái chết của người vợ, đã khiến ngài nghĩ lại. Ngài từ giã việc công, phân phát tài sản và vào Dòng Tên
(Society of Jesus).
Đời sống tu trì chứng tỏ ngài đã chọn đúng. Ngài bị thu hút vào cách sống ẩn dật và cầu nguyện, nhưng tài quản lý của ngài cũng khiến ngài phải đảm trách các nhiệm vụ khác. Ngài giúp thành lập một cơ sở lớn mà nay là Đại học Grêgôriô ở Rôma. Không lâu sau khi thụ phong linh mục, ngài làm nhà tư vấn chính trị và linh hướng cho hoàng đế. Ở Tây Ban Nha, ngài đã mở 12 trường đại học.
Lúc 55 tuổi, ngài được bầu làm bề trên Dòng Tên. Ngài tập trung vào việc phát triển Dòng Tên, chuẩn bị tinh thần cho các thành viên mới và phát triển đức tin ở nhiều nơi khác tại Âu châu. Ngài thành lập hội truyền giáo của Dòng Tên ở Florida (Mỹ), Mexico và Peru.
Ngài thường được coi là vị sáng lập đệ nhị của Dòng Tên. Ngài qua đời năm 1572 và được phong thánh năm 1672.

11/10 – Chân phước Angela Truszkowska, Trinh nữ (1825-1899)
Hôm nay chúng ta kính nhớ một phụ nữ suốt đời tuân phục Thánh Ý Thiên Chúa – một cuộc đời đầy đau khổ.
Bà sinh năm 1825 ở miền Trung Ba Lan và được đặt tên là Sophia. Bà bị bệnh phổi khi còn trẻ. Thời gian dưỡng bệnh làm cho bà có thời gian suy nghĩ. Bà cảm thấy được Chúa kêu gọi để phục vụ người nghèo, trẻ em đường phố và những người vô gia cư ở khu ổ chuột Warsaw.
Khi đó, một người chị em con thác bá cùng hoạt động với bà.
Năm 1855, hai chị em khấn riêng và tận hiến cho Đức Mẹ. Có nhiều người theo họ. Trong 2 năm họ hình thành một dòng mới, nay là Dòng Nữ Felician. Từ đó bà trở thành Mẹ Angela.
Bà làm bề trên nhiều năm cho tới khi phải từ chức lúc 44 tuổi vì yếu sức. Dòng phát triển sang Hoa Kỳ, có cả dòng nữ và nam. ĐGH Gioan Phaolô II tôn phong bà lên hàng chân phước năm 1993.

12/10 – Thánh Seraphin Montegranaro,Tu sĩ (1540-1604)
Ngài sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Ý, đi chăn chiên từ nhỏ và thường dành nhiều thời gian để cầu nguyện. Có lần ngài bị người anh đối xử tàn tệ sau khi hai anh em mồ côi cha mẹ. Ngài vđi tu Dòng Phanxicô lúc 16 tuổi và làm mọi người ấn tượng về tính khiêm nhường và đại lượng.
Ngài noi gương thánh Phanxicô về ăn chay, tử tế với mọi người, nhiệt thành truyền giáo, nhưng bề trên không chọn ngài đi truyền giáo.
Mỗi ngày ngài dành 3 giờ cầu nguyện trước Thánh Thể, và đặc biệt yêu thương người nghèo. Dù đời ngài không có gì nổi bật, nhưng ngài được chú ý về sống nội tâm và nhiều phép lạ được coi là có sự can thiệp của ngài. Ngài qua đời ngày 12-10-1604, và được phong thánh năm 1767.


13/10 – Thánh Margaret Mary Alacoque, Trinh nữ (1647-1690)
Thánh Margaret Maria Alacoque được Chúa Giêsu chọn để khơi gợi lòng sùng kính Thánh Tâm. Những năm đầu đời bà ốm yếu. Bà viết: “Thánh giá nặng nhất của tôi là tôi không thể làm gì để làm nhẹ Thánh giá Đau khổ của mẹ tôi”. Bà đã định lập gia đình, nhưng rồi bàvào Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng lúc 24 tuổi.
Là một nữ tu bình thường, nhưng bà vui với sự nhỏ bé này. Một người bạn tập sinh nói Margaret rất khiêm nhường, giản dị và chân thật, đặc biệt là kiên nhẫn chịu đựng người khác phê bình và sửa lỗi.
Ngày 21-12-1674, sau 3 năm đi tu, bà được Chúa Giêsu mạc khải. Bà cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, dù bà luôn sợ mình bị ảo tưởng về những vấn đề như vậy. Trong 13 tháng kế tiếp, Chúa Giêsu hiện ra với bà nhiều lần. Thánh Tâm Chúa là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa và nhân loại (divine-human love). Tình yêu của bà dành cho Chúa để bù đắp sự lạnh nhạt của thế giới – bằng cách thường xuyên rước lễ, nhất là vào thứ Sáu đầu tháng, và cầu nguyện vào đêm thứ Năm để suy niệm về cuộc sầu khổ của Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu. Chúa Giêsu muốn lễ Thánh Tâm được thiết lập.
Linh mục giải tội cho bà là chân phước Claude de la Colombiere, tu sĩ Dòng Tên, đã nhận thấy sự thật và ủng hộ bà. Sau khi làm giáo tập và phụ tá bề trên, bà qua đời lúc 43 tuổi khi đang lãnh nhận bí tích Xức dầu. Bà nói: “Tôi không cần gì khác ngoài Thiên Chúa, và được đắm mình trong Thánh Tâm Chúa Giêsu”.

14/10 – Thánh Callistô I, Giáo hoàng Tử đạo (qua đời năm 223?)
Ngài là nô lệ của một gia đình hoàng đế La Mã. Có lần ngài bị nghi ăn cắp tiền nên bị xử tệ, ngài đã bỏ trốn nhưng bị bắt lại. Sau khi được giải oan, ngài được phóng thích. Ngài bị bắt vì cãi nhau trong hội đường Do Thái, và bị đi cải tạo lao động ở vùng mỏ tại Sardinia.
Một thời gian sau ngài được phóng thích.
Sau đó ngài được cai quản khu chôn cấ người Kitô giáo ở Rôma (vẫn được gọi là Thánh địa Thánh Callistô), có thể đây là khu đất đầu tiên của Giáo hội. Đức giáo hoàng truyền chức phó tế cho ngài, coi ngài là bạn và là người cố vấn. Sau đó ngài được bầu làm giáo hoàng, rồi bị chống đối từ ngụy giáo hoàng là Hippôlytô, Cuộc ly giáo này kéo dài 18 năm.
Rồi Hippôlytô trở lại, qua đời tại Sardinia và được phong thánh. He was banished during the persecution of 235 and was reconciled to the Church. Thánh Hippôlytô đã từng kết án thánh Callistô là quá nhân hậu, vì các lý do: (1) Callistô cho các hối nhân được rước lễ, dù họ đã phạm tội sát nhân, dâm dục và gian dâm; (2) Callistô cho phép phụ nữ kết hôn với người nô lệ – ngược với luật La Mã; (3) Callistô chấp nhận truyền chức cho các đàn ông đã kết hôn 2 hoặc 3 lần; (4) Callistô cho rằng tội trọng là lý do đủ để truất quyền một giám mục; (5) Callistô ban hành chính sách khoan hồng đối với những người bội giáo tạm thời trong khi bị bách hại.
Thánh Callistô tử đạo trong thời gian náo động ở Trastevere, Rôma, và là vị giáo hoàng đầu tiên (trừ thánh Phêrô) được kính nhớ là thánh tử đạo trong thời Giáo hội sơ khai. Ngài được coi là một trong các vị giáo hoàng vĩ đại nhất.
15/10 – Thánh Têrêsa Avila, Trinh nữ Tiến sĩ (1515-1582)
Thế kỷ XVI là thời gian rối loạn và cải cách. Cuộc đời bà bắt đầu với cao điểm của thời Cải cách của Tin Lành (Protestant Reformation), và chấm dứt sau Công đồng Trentô. Bà có 3 điều gây ấn tượng: là phụ nữ, chiêm niệm, và tích cực cải cách.
Bà tu Dòng Kín dù người cha phản đối dữ dội. Bà là mỹ nhân có tài, thân mật, thoải mái, dễ thích nghi, có lòng trắc ẩn, can đảm, nhiệt thành, và rất nhân bản. Cũng như Chúa Giêsu, bà là một bí ẩn của những nghịch lý: khôn ngoan mà thực tế; thông minh mà hài hòa kinh nghiệm; thần bí mà cải cách tích cực và thánh thiện.
Bà là người sống vì Chúa, phụ nữ của sự cầu nguyện, kỷ luật và trắc ẩn. Bà bị hiểu lầm, bị phê phán oan sai, bị chống đối vì cải cách. Nhưng bà vẫn cương quyết, can đảm và trung tín. Bà chiến ấu với tính tầm thường của mình, với bệnh tật và với sự chống đối, nhưng bà vẫn trung thành với Thiên Chúa và cầu nguyện. Bà là người sống vì tha nhân, luôn canh tân chính mình và Dòng Kín, hướng dẫn chị em sống đúng luật dòng.
Năm 1970, Giáo hội tôn phong bà là Tiến sĩ Giáo hội. Bà và thánh Catherina Siena là những phụ nữ đầu tiên được nhận danh hiệu này.

16/10 – Thánh Marguerite d’Youville (1701-1771)
Thánh nữ sinh tại Varennes, Canada, tên đầy đủ là Marie Marguerite Dufrost de Lajemmerais. Bà phải nghỉ học lúc 12 tuổi để giúp mẹ vì cha mất sớm. Lúc 20 tuổi, bà kết hôn với Francois d’Youville (theo lệ ngoại quốc, phụ nữ lấy chồng thì dùng họ của chống nên bà mới có tên Marguerite d’Youville). Họ có 6 người con, nhưng 4 người con chết sớm. Dù chồng có máu “đỏ đen”, bán lậu rượu cho dân Mỹ bản xứ và lạnh nhạt với vợ, bà vẫn
chăm lo cho chồng đàng hoàng, nhưng người chồng mất năm 1730 – sau 2 năm hôn
nhân, nghĩa là Marguerite d’Youville góa chồng lúc mới 22 tuổi.
Bà vừa chăm sóc 2 con vừa điều hành một cửa tiệm để lấy tiền trả nợ cho chồng, đồng thời bà cũng giúp người nghèo. Khi con cái lớn khôn, bà và vài người bạn đã cứu bệnh viện Quebec đang có nguy cơ đóng cửa. Bà gọi bệnh viện này là Cơ sở Chị em Bác ái Montreal (Institute of the Sisters of Charity of Montreal). Người ta gọi họ là “Nữ tu Xám” (Grey Nuns) vì trang phục của họ màu xám. Dân nghèo ở Montreal có thành ngữ “Đến với các nữ
tu xám, họ không từ chối phục vụ” (Go to the Grey Nuns; they never refuse to serve). Rồi 5 cộng đoàn tu khác cũng theo bước họ đến với các “Nữ tu Xám”.
Bệnh viện đa khoa ở Montreal được gọi là Nhà Chúa (Hôtel Dieu), có tiêu chuẩn về chăm sóc y tế và lòng trắc ẩn Kitô giáo. Khi bệnh viện bị cháy năm 1766, bà quỳ trên tro tàn và hát bài Te Deum (Thánh ca Tạ Ơn ca ngợi sự quan phòng của Thiên Chúa trong mọi trường hợp) và bắt đầu xây dựng lại. Bà đấu tranh vì chính phủ cản trở bà làm từ thiện và xây dựng nhà cho những trẻ bị bỏ rơi ở Bắc Mỹ.
Chân phước GH Gioan XXIII phong chân phước cho bà năm 1959, gọi bà là “Người mẹ của lòng Bác ái Hoàn vũ”. Chân phước GH Gioan Phaolô II phong thánh cho bà năm 1990.
17/10 – Thánh Inhaxiô Antiôkia, Giám mục Tử đạo (qua đời năm 107?)
Ngài sinh tại Syria, gia nhập Công giáo và trở thành giám mục giáo phận Antiôkia. Năm 107, hoàng đế Trajan đến Antiôkia và bắt người Công giáo phải chọn một là chết, hai là bỏ đạo. ĐGM Inhaxiô không chịu bỏ đạo nên bị giết chết tại Rôma.
Ngài có tiếng về 7 lá thư mà ngài viết trên hành trình dài từ Antiôkia tới Rôma, 5 trong 7 lá thư đó gởi cho các giáo hội vùng Tiểu Á. Các lá thư đó thúc giục các tín hữu trung thành với Thiên Chúa và vâng lời các vị bề trên của họ. Ngài cảnh báo họ về các tà thuyết, cung
cấp cho họ các chân lý vững chắc về đức tin của Kitô giáo.
Lá thư thứ 6 gởi cho ĐGM Polycarp, GP Smyrna, sau này cũng chịu tử đạo vì đức tin. Lá thư thứ 7 xin các Kitô hữu ở Rôma đừng bỏ cơ hội tử đạo của mình: “Điều duy nhất tôi xin anh chị em là hãy theo tôi hiến mạng sống vì Thiên Chúa. Tôi là hạt lúa mì của Chúa, tôi có thể bị nghiền nát giữa hàm răng của thú dữ để trở nên tấm bánh tinh khiết của Chúa Kitô”. Ngài đã hiên ngang trước những con sư tử ở Đấu trường Maximus.

18/10 – Thánh Luca, Thánh sử
Thánh Luca viết một phần chính của Tân ước, đó là sách Phúc âm thứ ba và sách Công vụ Tông đồ. Trong 2 cuốn này, ngài cho thấy song song giữa cuộc đời Chúa Kitô và cuộc sống của Giáo hội. Ngài là người duy nhất không phải là Do Thái trong số các tác giả Tin mừng. Truyền thống cho ngài là dân bản xứ Antiôkia, thánh Phaolô gọi ngài là “thầy thuốc yêu quý của tôi” (Cl 4:14). Phúc âm theo thánh Luca có thể được viết trong những năm 70 và 85.
Thánh Luca xuất hiện trong sách Công vụ Tông đồ trong hành trình thứ hai của thánh Phaolô, lưu lại Philippi vài năm cho đến khi thánh Phaolô trở về sau hành trình thứ ba, đi cùng thánh Phaolô tới Giêrusalem và vẫn ở bên cạnh nhau cho tới khi thánh Phaolô bị tù ở Caesarea. Trong 2 năm đó, thánh Luca có thời gian tìm hiểu thông tin và phỏng vấn những người biết Chúa Giêsu. Ngài theo thánh Phaolô trên chặng đường nguy hiểm tới Rôma, như Thánh Phaolô viết: “Chỉ có anh Luca ở với tôi” (2 Tm 4:11).

19/10 – Thánh Isaac Jogues, Gioan Brébeuf và các bạn tử đạo
Thánh Isaac Jogues, Linh mục (1607-1646): Ngài và một số người bạn là những vị tử đạo tiên khởi của Bắc Mỹ được Giáo hội chính thức phong thánh. Khi còn là tu sĩ trẻ Dòng Tên, ngài là người hiểu biết và có văn hóa, dạy văn chương tại Pháp. Sau đó ngài nghỉ dạy và làm việc giữa những người Ấn Độ Huron ở Tân thế giới (Mỹ). Năm 1636, ngài và các bạn, theo sự lãnh đạo của Gioan Brébeuf, đến Quebec. Người Huron luôn bị người Iroquois gây chiến, LM Jogues bị người Iroquois bắt tù 13 tháng. Các lá thư và báo chí của ngài cho biết cách ngài và các bạn bị đưa đi từ làng này sang làng khác, bị đánh đập, bị hành hạ và bị bắt xem những người Huron theo đạo bị làm nhục và bị giết.
Ngài có dịp trốn thoát nhờ người Hà Lan, và ngài trở lại Pháp. Ngài bị cắt vài ngón tay và những vết phỏng do bị đốt. ĐGH Urbanô VIII cho phép ngài dâng lễ với đôi tay bị thương: “Là điều xấu hổ nếu vị tử đạo của Chúa Kitô không được lãnh nhận Thánh Thể”. Ngài được gọi là anh hùng, ngài tạ ơn Thiên Chúa vì được trở lại an toàn và được chết an bình nơi quê hương. Nhưng lòng nhiệt thành thôi thúc ngài ra đi hoàn tất ước mơ.
Năm 1646, ngài và thánh Gioan đi Iroquois. Họ bị đảng Mohawk bắt, và ngày 18-10 ngài bị chém đầu. Thánh Gioan Lalande bị giết ngày hôm sau tại Ossernenon, một ngôi làng gần Albany, New York.
Nhà truyền giáo Dòng Tên tử đạo đầu tiên là René Goupil, bị hành hạ cùng với thánh Isaac Jogues năm 1642, và bị chém đầu vì làm dấu Thánh Giá trên trán một số trẻ em.
Thánh Gioan Brébeuf, Linh mục (1593-1649): Ngài là tu sĩ Dòng Tên, người Pháp,
đến Canada lúc 32 tuổi và làm việc ở đó suốt 24 năm. Ngài trở lại Pháp khi người Anh chiếm Quebec năm 1629, và họ trục xuất các tu sĩ Dòng Tên, nhưng 4 năm sau họ trở lại. Dù các thầy thuốc nguyền rủa các tu sĩ Dòng Tên vì đại dịch đậu mùa trong người Hurons, ngài vẫn ở lại với họ.
Ngài soạn giáo lý và tự điển bằng tiếng Huron, và chứng kiến 7.000 người gia nhập đạo. Ngài bị người Iroquois bắt và giết chết sau 4 giờ hành hạ dã man tại Sainte Marie, gần vịnh Georgia, Canada.
LM Antôn Daniel làm việc với người Huron và trở lại Công giáo, ngài bị người Iroquois giết vào ngày 4-7-1648. Thi hài ngài được đưa vào nhà nguyện rồi bị phóng hỏa.
Thánh Gabriel Lalemant đã khấn lời khấn thứ tư – hy sinh cuộc đời cho người Ấn Độ. Ngài bị hành hạ dã man cho đến chết cùng với LM Brébeuf. LM Charles Garnier bị bắn chết khi đang rửa tội cho trẻ em trong đợt tấn công của quân Iroquois.
LM Noel Chabanel bị giết trước khi được gọi về Pháp. Ngài chịu đựng sự khô khan tâm linh trong thời gian ở Canada. Nhưng ngài khấn giữ sứ vụ cho đến chết. Cả 8 vị tử đạo Dòng Tên này của Bắc Mỹ được phong thánh năm 1930.

20/10 – Thánh Maria Bertilla Boscardin (1888-1922)
Thánh Maria Bertilla Boscardin sinh tại Ý năm 1888, sống trong nỗi sợ hãi vì người cha thô bạo và nghiện rượu. Việc học của bà bị giới hạn vì phải dành nhiều thời gian giúp gia đình và làm việc đồng áng. Bà chứng tỏ một ít tài năng và thường hay nói đùa.
Năm 1904, bà vào Dòng Tiểu muội Thánh Dorothy (Sisters of St. Dorothy) và được phân công làm bếp, làm bánh và giặt giũ. Sau một thời gian, bà học làm y tá và làm việc ở bệnh viện điều trị những trẻ bị bạch hầu (diphtheria). Tại đây bà có vẻ nhận ra ơn gọi của mình:
Chăm sóc các bệnh nhân và trẻ em. Sau đó, khi bệnh viện bị quân đội chiếm trong
thế chiến I, bà vẫn can đảm chăm sóc bệnh nhân giữa sự đe dọa của chiến tranh.
Bà qua đời sau nhiều năm bị ung thư.
Một số bệnh nhân mà bà đã chăm sóc nhiều năm trước đều có mặt trong buổi lễ
phong thánh cho bà năm 1961.

21/10 – Thánh Hilarion (291-371)
Ghi chú: Hình bên là hình thánh Hilarion bị cám dỗ.
Dù rất cố gắng sống cô tịch và cầu nguyện, thánh Hilarion vẫn khó đạt được ước muốn. Người ta kéo đến với ngài để tìm sự khôn ngoan và bình an. Sau khi qua đời, ngài có tiếng đến nỗi thi hài ngài phải được bí mật đưa đi an táng ở quê nhà.
Ngài sinh tại Palestine, đôi khi được gọi là thánh Hilarion Cả. Sau khi gia nhập Kitô giáo, ngài có một thời gian ở với thánh Antôn Ai Cập. Thánh Hilarion sống khó nghèo và giản dị trong hoang địa, tại đây có lúc ngài bị khô khan tinh thần đến nỗi bị cám dỗ thất vọng. Ngay khi đó, phép lạ xảy ra.
Danh tiếng ngài nổi như cồn, một nhóm người muốn theo ngài. Ngài đi nhiều nơi để tìm cách xa lánh thế gian. Cuối cùng ngài ở lại Cyprus, ngài qua đời tại đây năm 371, lúc ngài khoảng 80 tuổi. Thánh Hilarion được coi là người sáng lập đời sống tu ở Palestine. Nhiều danh tiếng của ngài có trong tiểu sử do thánh Giêrônimô viết.

22/10 – Thánh Phêrô Alcantara, Linh mục (1499-1562)
Ngài là một trong các vị thánh của Tây Ban Nha thế kỷ XVI, trong đó có thánh Inhaxiô Loyola và thánh Gioan Thánh giá. Ngài là linh mục giải tội cho thánh nữ Teresa Avila. Vấn đề cải cách Giáo hội là vấn đề chính trong thời ngài, và ngài bền chí cho tới cùng. Công đồng Trentô bế mạc năm trước thì năm sau ngài qua đời.
Ngài sinh trong một gia đình quý tộc. Cha ngài là thống đốc vùng Alcantara ở Tây Ban Nha. Ngài học luật tại ĐH Salamanca, ngài vào Dòng Observant Franciscans (nghĩa là Dòng Phanxicô theo đúng nghi lễ, đi chân đất) lúc 16 tuổi. Khi ngài đền tội, ngài thể hiện nhiều khả năng. Ngài được bầu làm bề trên một tu viện mới trước khi thụ phong linh mục. Lúc 39 tuổi, ngài được bầu làm giám tỉnh. Ngài giảng thuyết rất thành công. Nhưng ngài vẫn rửa chén dĩa và hái củi cho các tu sĩ khác. Ngài không muốn được chú ý, ngài rất thích sống cô tịch.
Ngài sống hãm mình đến nỗi mỗi đêm ngài chỉ ngủ 90 phút. Người ta nói về việc cải cách Giáo hội, còn ngài tự cải cách với chính mình. Ngài kiên nhẫn đến nỗi người ta có câu: “Để chịu sỉ nhục, người ta phải có sự kiên nhẫn của Phêrô Alcantara”.
Năm 1554, ngài được phép thành lập một nhóm tu sĩ Phanxicô sống theo Tu luật Thánh Phanxicô nghiêm ngặt. Nhóm tu sĩ này gọi là Dòng Alcatara (Alcantarines). Một số tu sĩ người Tây Ban Nha đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ hồi thế kỷ XVI, XVII và XVIII là các thành viên của nhóm này. Cuối thế kỷ XIX, Dòng Alcatara sáp nhập với Dòng Phanxicô nghiêm ngặt để thành Dòng Anh em Hèn mọn.
Là linh hướng của thánh Teresa Avila, ngài khuyến khích thánh nữ cải cách Dòng Kín. Việc giảng thuyết của ngài khiến nhiều người đi tu, nhất là gia nhập Dòng Ba Phanxicô, Dòng Nhất Phanxicô và Dòng Thánh Clara Khó nghèo. Ngài được phong thánh năm 1669.

23/10 – Thánh Gioan Capistrano, Linh mục (1386-1456)
Thế kỷ XIV, 1/3 dân số và gần 40% số giáo sĩ bị chết vì dịch hạch. Cuộc ly giáo của Tây phương phân chia Giáo hội làm hai hoặc làm ba nhóm yêu sách với Tòa thánh một lượt. Anh và Pháp xảy ra chiến tranh. Ý bị xung đột. Lộn xộn kháp nơi.
Thánh Gioan Capistrano có tài và thành công. Lúc 26 tuổi, ngài được bầu làm thống đốc Perugia. Bị tù sau khi chống lại Malatestas, ngài quyết định hoàn toàn thay đổi cách sống. Lúc 30 tuổi, ngài vào Dòng Phanxicô và thụ phong linh mục 4 năm sau. Ngài giảng thu hút nhiều người. Ngài và 12 tu sĩ khác được các nước Trung Âu đón nhận như những thiên thần của Thiên Chúa vì họ khôi phục niềm tin và lòng sùng đạo.
Chính Dòng Phanxicô cũng gặp khó khăn trong việc hiểu và giữ Tu luật Thánh Phanxicô. Nhờ nỗ lực của ngài, tà thuyết Fraticelli bị dẹp bỏ. Ngài giảng hòa giữa Giáo hội Hy Lạp và Giáo hội Mỹ.
Khi người Thổ Nhĩ Kỳ bắt Constantinople năm 1453, ngài được sai đi truyền giáo ở Âu châu. Đạt thành công một ít ở Bavaria và Áo, ngài quyết định tập trung vào Hungary. Ngài dẫn Thập tự quân đi Belgrade. Dưới quyền tướng Gioan Junyadi, họ chiến thắng, và bao vây Belgrade. Ngài qua đời ngày 23-10-1456.

24/10 – Thánh Antôn Claret, Giám mục (1807-1870)
Ngài được mệnh danh là “người cha tinh thần của Cuba”, là nhà truyền giáo, người sáng lập dòng, nhà cải cách xã hội, tuyên úy của nữ hoàng, nhà văn và nhà xuất bản, tổng giám mục và người tị nạn. Ngài là người Tây Ban Nha nhưng làm việc ở Quần đảo Canary, Cuba, Madrid, Paris, và tham dự Công đồng Vatican I.
Ngài còn dệt và thiết kế ở một nhà máy dệt tại Barcelona, ngài học tiếng Latin và học in ấn. Ngài thụ phong linh mục lúc 28 tuổi, vì sức khỏe yếu nên ngài không thể đi tu Dòng Phanxicô hoặc Dòng Tên, nhưng ngài là một trong những nhà giảng thuyết nổi tiếng của Tây Ban Nha. Ngài dành 10 năm để làm sứ vụ và tĩnh tâm, luôn chú trọng Thánh Thể và tận hiến cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ. Hầu như lúc nào ngài cũng lần Chuỗi Mân Côi. Lúc
42 tuổi, ngài lập Dòng Truyền giáo, ngày nay gọi là Dòng Claret.
Ngài được bổ nhiệm tổng giám mục TGP  Santiago ở Cuba. Ngài bắt đầu cải cách bằng cách giảng thuyết và giải tội không ngừng, chịu đựng sự phản đối của những người lấy vợ lẽ và hướng dẫn những người nô lệ da đen. Một tên quá khích đã chém vào mạt và cổ tay ngài. Ngài xin cho tên này thoát án tử hình bằng cách thay thế là chỉ bị tù. Ngoài những sách về đạo, ngài còn viết 2 cuốn sách bằng tiếng Cuba: “Suy nghĩ về Nông nghiệp” và “Niềm vui Đất nước”.
Ngài được gọi trở lại Tây Ban Nha  làm tuyên úy cho nữ hoàng. Ngài đưa ra 3 điều kiện: Sống xa cung đình, chỉ giải tội cho nữ hoàng và hướng dẫn các con của nữ hoàng, được miễn trừ các chức vụ triều đình. Trong cuộc cách mạng năm 1868, ngài trốn sang Paris với phe của nữ hoàng và giảng đạo tại đây.
Ngài quan tâm việc xuất bản sách báo  Công giáo. Ngài đã thành lập NXB Tôn giáo, dự án xuất bản sách báo Công giáo ở Tây Ban Nha, viết 200 cuốn sách.
Tại Công đồng Vatican I, ngài là người bảo vệ trung thành về ơn bất khả ngộ của Giáo hoàng, ngài được các giámmục yêu quý. ĐHY Gibbons của Baltimore nhận xét về ngài: “Ngài là một vị thánh thực sự”. Ngài qua đời trong thời gian đi đày ở gần biên giới Tây Ban
Nha, lúc ngài 63 tuổi.
25/10 – Chân phước Antôniô de SantAnna Galvao, Linh mục (1739-1822)
Ngài sinh tại Guarantingueta, gần São Paulo (Brazil), ngài vào Dòng Tên ở Belem nhưng sau đó chuyển sang Dòng Phanxicô. Mặc áo dòng năm 1760, khấn trọng năm 1761 và thụ phong linh mục năm 1762.
Tại São Paulo, ngài giảng thuyết, giải tội và gác cổng. Sau vài năm, ngài được bổ nhiệm làm người giải tội cho Nhà tĩnh tâm của thánh Teresa Avila – đó là một nhóm nữ tu. Ngài và nữ tu Helena Maria Chúa Thánh Thần thành lập một dòng nữ mới dưới sự bảo trở của Đức Mẹ Thụ thai Chúa quan phòng (Our Lady of the Conception of Divine Providence).
Nữ tu Helena Maria qua đời vào năm sau, LM Antôniô một mình chịu trách nhiệm
dòng mới này, nhất là việc xây dựng tu viện và nhà nguyện cho phù hợp với số nữ
tu tăng dần.
Ngài làm giáo tập cho các tu sĩ ở Macacu và là người trông coi tu viện Thánh Phanxicô ở São Paulo. Ngài còn thành lập tu viện Thánh Clara ở Sorocaba. Dược phép của bề trên giám tỉnh và giám mục, ngài sống những ngày cuối đời tại Recolhimento de Nossa Senhora da Luz, tu viện của các nữ tu mà ngài đã giúp thành lập. Ngài được chân phước GH Gioan Phaolô II phong chân phước tại Rôma ngày 25-10-1998.

26/10 – Chân phước Contardo Ferrini (1859-1902)
Ngài là con của một giáo viên tự học biết 12 ngôn ngữ, và ngày nay là bổn mạng các trường đại học.
Ngài sinh tại Milan (Ý), có bằng tiến sĩ luật và nhận học bổng học luật Roman-Byzantine ở Berlin (Đức). Ngài dạy ở nhiều trường học, rồi là thành viên ban giảng huấn trường ĐH Pavia, tại đây ngài được coi là người nổi trội về luật pháp Rôma.
Ngài tìm hiểu đức tin mà ngài yêu và sống. Ngài nói: “Đời sống chúng ta phải đạt tới mức vô hạn, và từ đó chúng ta phải lôi kéo những gì chúng ta có thể muốn về sự xứng đáng và phẩm chất”. Là một học giả, ngài nghiên cứu cổ ngữ và đọc Kinh thánh bản gốc. Những bài nói và bài viết của ngài cho thấy sự hiểu biết của ngài về mối liên hệ giữa đức tin và khoa học. Ngài tham dự thánh lễ hàng ngày và trung thành sống luật dòng ba Phanxicô. Ngài còn là thành viên của Hội bác ái Thánh Vincent de Paul.
Ngài qua đời khi mới 43 tuổi, các bạn giáo sư của ngài đều gọi ngài là vị thánh. Dân chúng Suna, nơi ngài sống, đều tin ngài sẽ được phong thánh. Và ĐGH Piô XII đã phong chân phước cho ngài năm 1947.

27/10 – Chân phước Bartôlômêô Vicenza, Giám mục (1200-1271)
Ngài sinh tại Vicenza. Lúc 20 tuổi, ngài vào Dòng Đa Minh. Sau khi thụ phong linh mục, ngài phục vụ trong nhiều chức vụ lãnh đạo. Ngài thành lập một quy luật quân đội để giữ an ninh dân sự ở các thành phố của nước Ý.
Năm 1248, ngài được bổ nhiệm giám mục. Với nhiều người, việc bổ nhiệm như vậy là một vinh dự, góp phần vào sự thánh thiện và kỹ năng lãnh đạo. Nhưng với ngài, đó là một dạng đày ải do một nhóm chống giáo hội thúc đẩy, chỉ muốn thấy ngài đi Cyprus. Tuy nhiên, không lâu sau, ngài lại được chuyển về Vicenza. Ngài làm việc cần mẫn – nhất là qua những gì ngài giảng dạy – để xây dựng giáo phận và củng cố lòng trung thành của
mọi người đối với Tòa thánh.
Trong những năm làm giám mục ở Cyprus, ngài thân thiện với Vua Louis IX của nước Pháp. Nhà vua đã trao cho ngài thánh tích mão gai của Chúa Giêsu. Ngài được phong thánh năm 1793.


28/10 – Các thánh Simon và Giuđa, Tông đồ
Thánh Matthêu và thánh Máccô gọi ngài là Tađêô. Phúc âm không nhắc riêng tới ngài, chỉ nhắc chung đến các tông đồ. Các học giả cho rằng ngài không là tác giả của Thư Giuđa. Ngài trùng tên với Giuđa Iscariốt, nên được gọi là Tađêô cho khỏi lộn.
Ngài được nhắc đến trong 4 danh sách các tông đồ. Ngài có biệt danh là “nhiệt thành” (Zealot). Thực ra Zealot là quá khích, đó là một giáo phái Do Thái đại diện cho chủ nghĩa yêu nước cuồng nhiệt của Do Thái. Với họ, lời hứa trong Cựu ước nghĩa là người Do Thái sẽ được giải phóng và độc lập.
Thiên Chúa là vua của họ, và việc nộp thuế cho đế quốc La Mã là điều phỉ báng Thiên Chúa. Chắc chắn một số người quá khích là những người thừa kế của Macabê, thực hiện lý tưởng tôn giáo và độc lập. Nhưng nhiều người là bản sao của những kẻ khủng bố thời hiện đại. Họ tấn công và giết người, tấn công cả người hợp tác là ngoại bang. Trách nhiệm của họ
là nổi loạn chống đế quốc La Mã, kết thúc bằng việc hủy hoại Đền thờ Giêrusalem
năm 70.
29/10 – Thánh Narcissus Giêrusalem, Giám mục (qua đời năm 215)
Một số người cho rằng ngài sống thọ tới 160 tuổi. Chi tiết cuộc đời ngài rất sơ sài, nhưng người ta nhắc tới nhiều phép lạ của ngài. Phép lạ được nhớ nhiều nhất là biến nước thành dầu để thắp đèn nhà thờ ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, khi các phó tế quên châm dầu vào các đèn.
Chúng ta không biết ngài làm giám mục Giêrusalem lúc nào. Ngài nổi tiếng sống thánh thiện. Nhưng có người kết án oan cho ngài. Rồi ngài nghỉ hưu và sống cô tịch. Mọt vị giám mục trẻ đã đưa ngài về sống chung, giúp đỡ ngài tới khi ngài qua đời.


30/10 – Thánh Anphong Rodriguez, Tu sĩ (1533-1617)
Ngài sinh năm 1533 tại Tây Ban Nha, thừa kế việc kinh doanh dệt lúc 23 tuổi. Trong 3 năm, vợ ngài, con gái ngài và mẹ ngài đều mất, công việc kinh doanh lại sa sút dẫn đến phá sản. Ngài cùng con trai phải đến ở nhờ nhà bà con. Tại đây ngài biết cầu nguyện và suy niệm.
Khi con trai mất, lúc ngài 40 tuổi, muốn vào Dòng Tên nhưng không được vì học hành ít. Ngài xin lần thứ hai thì được chấp nhận. Suốt 45 năm ngài là người giữ cửa của ĐH Dòng Tên ở Majorca. Khi không có ai ra vào, ngài lại cầu nguyện, nhưng ngài thường gặp khó khăn và bị cám dỗ.
Sự thánh thiện và sự cầu nguyện của ngài thu hút nhiều người đến với ngài, trong số đó có thánh Phêrô Claver. Cuộc đời gác cổng của ngài có thể là đơn điệu và nhàm chán, nhưng nhà thơ Giêrađô Manley Hopkins đả chú ý tới ngài và đã làm thơ về ngài. Ngài qua đời năm 1617, và trở thành thánh bổn mạng của Majorca.


31/10 – Thánh Wolfgang Regensburg, Giám mục (924-994)
Ngài sinh tại Swabia, Đức, học tại tu viện Reichenau. Tại đây ngài gặp Henry, một nhà quý tộc trẻ và sau trở thành TGM Trier. Trong khi đó, ngài vẫn thân thiết với Đức TGM, vừa dạy ở trường Công giáo và vừa cố gắng giúp cải cách hàng giáo sĩ.
Khi Đức TGM qua đời, ngài vào Dòng Biển Đức ở Einsiedeln, nay thuộc Thụy Sĩ. Sau khi thụ phong linh mục, ngài được bổ nhiệm làm giám đốc học viện của dòng ở đó. Rồi ngài được sai đi truyền giáo ở Hungary.
Hoàng đế Otto II bổ nhiệm ngài làm giám mục GP Regensburg (gần Munich). Ngài bắt đầu cải cách hàng giáo sĩ và dòng tu, giảng dạy và luôn chú trọng người nghèo. Ngài sống rất khổ hạnh. Năm 994, ngài bị bệnh và qua đời tại Puppingen, gần Linz (Áo). Ngài được phong thánh năm 1052.
Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com,
Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)

Thiên Chúa có kêu gọi bạn ?

 

Thiên Chúa có kêu gọi bạn ?

 

Tác giả JACK GRAHAM

Bạn có nhận ra Thiên Chúa đặc biệt kêu gọi bạn trong cuộc đời này? Ngài thực sự
kêu gọi bạn đấy!

Có thể bạn không cảm thấy Thiên Chúa hướng dẫn bạn trở nên một nhà truyền giáo
hoặc người giảng thuyết, nhưng bạn vẫn được kêu gọi. Đó là nhiệm vụ mà bạn
không được lẩn trốn!

Trong Kinh thánh, 5 lần Chúa Giêsu kêu gọi những người theo Ngài “đi” vào thế
gian và làm chứng về Ngài. Đó cũng là điều chính xác Ngài đang nói với chúng ta
ngày nay. Ngài kêu gọi bạn làm nhân chứng của Ngài. Và bạn có thể bắt đầu từ
ngay nơi bạn đang ở!

Chúng ta được Ngài kêu gọi, điều đó chắc chắn, không còn gì mà nghi ngờ. Bạn có
nghe thấy tiếng Ngài gọi? Bạn có chú ý lời mời gọi đó và vâng theo Thánh Ý
Ngài? Điều đó rất quan trọng để bạn thực hiện.

Bạn biết đó, Thiên Chúa đã đặt những người đặc biệt trên đường đời của bạn. Họ
cần biết những gì Thiên Chúa đã làm cho bạn. Họ cần nghe nói về phúc lành và
bình an của Thiên Chúa. Họ cần biết Thiên Chúa yêu thương họ, thương xót họ, và
họ cần biết Ngài có tương lai hy vọng dành cho họ.

Vậy hãy can đảm trong Đức Kitô! Hãy cầu nguyện cho những người có nhu cầu trong
cuộc đời họ. Hãy làm chứng về Hồng ân Cứu độ của Thiên Chúa. Đó là lời mời gọi
dành cho bạn, là nhiệm vụ mà Thiên Chúa đã tin tưởng trao cho bạn. Hãy hành
động ngay bây giờ, bạn nhé!

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ Jesus.org)

Lễ Thánh Lm Anrê KIM, Phaolô CHONG, và các bạn tử đạo – 20/9/2012

Trách nhiệm làm Cha Mẹ

Trách nhiệm làm Cha Mẹ

Bạn có cảm thấy “mệt mỏi” với công việc đến nỗi khiến bạn cảm thấy “xa rời”” con cái? Và bạn có cảm thấy mình có lỗi với chúng? Xin đừng quá lo lắng!

Việc giáo dưỡng con cái bắt buộc cha mẹ bận rộn đủ thứ, cả đời sống thường nhật và đời sống tình cảm, để rồi có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, rời rã, thậm chí bị thâm quầng đôi mắt!

Có thể cha mẹ là những “chuyên gia” trong việc cho ăn uống, cho mặc, dỗ dành, phân công,… Nhưng có lúc vẫn cảm thấy lúng túng khi xử lý các sai lỗi của con cái, dù chỉ là lỗi nhỏ. Nếu công tâm và rạch ròi, bạn phải công nhận điều đó!

Thật vậy, có người cảm thấy thiếu trách nhiệm làm cha mẹ đối với con cái (bằng một động thái nào đó). Quá nghiêm khắc hoặc quá nhu nhược cũng là một trạng thái “phi trách nhiệm”. Cũng là “phi giáo dục” nếu bạn dễ dãi cho chúng tiền bạc khi chúng xin mà không rõ lý do chính đáng.

Nuôi dạy con cái là một trọng trách, nhưng vô cùng thiêng liêng và cao quý, vì “nuôi con trai mà không dạy thì không bằng nuôi con lừa, nuôi con gái mà không dạy thì không bằng nuôi con heo” (Trinh Thị). Ngoài ra, “chúng ta không chỉ dạy con cái bằng những điều bảo ban mà còn bằng chính cách sống của chúng ta” (V. A. Xukhôlinxki).

Ngạn ngữ Đức có câu: “Một người cha có con thì dễ, nhưng để làm người cha thì thật khó”. Đúng vậy, đã là trọng trách thì phải khó, nhưng phải chu toàn, dù muốn hay không muốn. Nhiệm vụ ấy không chỉ hoàn thành cho xong mà phải hoàn thành một cách xuất sắc. Trách nhiệm không của riêng ai, mà là của cả cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Đừng câu nệ mà đổ lỗi là “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, hoặc đổ lỗi lẫn nhau để “dày vò” nhau.
Cần phải “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Nhiều phụ huynh quá giản dị hóa, lơ là bổn phận để rồi “không kịp hối”. Con cái còn “trẻ người, non dạ” và “ăn chưa no, lo chưa tới”, cha mẹ nên lưu ý chúng vì cạm bẫy lúc nào cũng bủa vây “như sư tử đang rình mồi để cắn xé”, mọi nơi và mọi lúc, cả tinh thần lẫn thể lý, nhất là trong xã hội ngày nay. Cần phân tích để con cái biết chính diện và phản diện kẻo chúng ngộ nhận. Thái quá thì bất cập, do đó cha mẹ không nên khư khư kiểm soát quá gắt gao như
người quản tù theo dõi tù nhân, nhưng cũng đừng bao giờ thả lỏng.

Hãy nói ít, và chỉ nói những điều cần thiết, đừng “lèm bèm” hoặc “nói dai như đỉa đói”. Đó là diệu kế giáo dục con cái để chúng nên người hữu dụng. Lời nói có thể làm “lung lay”, nhưng chính gương lành mới đủ sức “lôi kéo”. Khi cần nghiêm trị, cha mẹ cần tỏ thái độ cương nghị, răn dạy chúng bằng lòng yêu thương và nhân từ, đừng sửa phạt chúng
bằng lòng căm hận khiến chúng khiếp sợ mà phản tác dụng, thậm chí chúng không
còn cảm thấy kính trọng cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên buông tuồng,
vì tiền nhân đã cảnh báo: “Bờn nhờn chó con liếm mặt”.

Trách nhiệm làm cha mẹ tuy cần thiết và khó khăn, nhưng không phải là không thể thực hiện. Đó còn là niềm hạnh phúc kỳ diệu của một tổ ấm mà không gì có thể sánh được. Sử Viễn so sánh: “Vui nhất không gì bằng đọc sách, cần nhất không gì bằng dạy con”. Đừng quá tham công tiếc việc, chạy theo đồng tiền, lo làm giàu mà chểnh mảng việc giáo dục con cái. Vừa cương vừa nhu, đồng thời cố gắng tạo sự cởi mở để làm “gạch nối” trong hệ lụy cha mẹ và con cái.

Sau khi khảo sát các gia đình ở 20 quốc gia, một học giả người Mỹ kết luận: “Con cái muốn cha mẹ không cãi nhau, luôn đối xử công bằng với con cái, không thất hứa hoặc nói dối, cha mẹ nhường nhịn nhau chứ không trách cứ nhau, biết quan tâm lẫn nhau và quan tâm con cái, vui vẻ với bạn bè của con cái, không cáu gắt, cho con cái tham gia ý kiến, được vui chơi, dám nhận khuyết điểm nếu cha mẹ có lỗi”.

Tuyệt đối cha mẹ không nên áp chế, điều gì cũng cho là con cái “cãi”. Đó là thiếu dân chủ và thiếu công bằng trong gia đình, vì “quá phê phán người khác là phủ nhận quyền tự do sống của người đó” (K Mamutri). Con cái cần những gương tốt hơn là lời chỉ trích. Tuy nhiên, đừng nuông chiều chúng. Tục ngữ Tày Nùng nói: “Yêu con thì yêu sau lưng, giận con nên giận trước mặt”. Cái “nhu” của người mẹ kết hợp với cái “cương” của người cha để hài hòa giáo dục: “Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng” (Tục ngữ Việt Nam).

Thật hạnh phúc cho những ai đã, đang và sẽ làm cha mẹ nếu luôn là niềm hãnh diện của con cái, là ngọn hải đăng luôn tỏa sáng dẫn đường, luôn chu toàn trọng trách, và như vậy mới luôn xứng đáng là “Núi Thái Sơn” và “Nước Trong Nguồn”.

TRẦM THIÊN THU

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Tổ ấm

Tổ ấm

Tác giả: TRẦM THIÊN THU

Gia đình là tế bào cơ bản để tạo nên xã hội, là loại hình cộng đồng nhỏ nhất, và được ưu ái gọi là “tổ ấm”.

Dù ở thời đại nào và dù là ai, mỗi người đều có nguồn gốc là gia đình. Trong một cuộc thăm dò mang tính quốc tế, người ta đặt tiêu chí gia đình lên hàng đầu là 75%, và 95% chọn gia đình là một trong những thứ quan trọng trong đời sống.

Có nhiều điểm làm nền tảng gia đình, nhưng chúng ta có thể coi các điểm than chốt dưới đây là “chìa khóa” để tạo lập gia đình và để mở cửa hạnh phúc gia đình:

1. ÂN CẦN. Nói năng cộc lốc, thiếu lễ độ hoặc cư xử thô lỗ sẽ gây mất thiện cảm, làm các thành viên gia đình cảm thấy thất vọng. Nên tỏ thái độ ân cần, cởi mở, òa đồng, thương yêu và chân thành. Những điều tưởng chừng nhỏ bé đó mà lại có tầm quan trọng đáng kể. Tác dụng lời “cảm ơn” hay “làm ơn…” rất mạnh. Là con, là cháu nên xưng mình là “con” với các bậc trên (bác, chú, cậu, mợ, cô, dì,…) để tỏ sự gần gũi, thân mật. Đại từ “cháu” nghe rất xa cách. Là vợ chồng nên xưng với nhau là “anh, em” và cũng nên “vâng, dạ” cho ngọt ngào. Đừng “quen quá hóa lờn”. Lòng yêu thương chân thành sẽ tự nhiên toát ra sự ân cần.

2. PHỤC THIỆN. Không cần thái quá hoặc câu nệ “nghi thức”. Một câu “xin lỗi” chứng tỏ sự phục thiện. Nhân vô thập toàn. Không ai lại không lầm lỡ. Bề dưới xin lỗi bề trên đã đành, bề trên cũng rất cần xin lỗi bề dưới. Cha mẹ và con cái, anh chị em, vợ chồng,… đều phải biết chân thành xin lỗi nhau mới “phải phép”, ít ra cũng là lịch sự tối thiểu. Hối hận và tha thứ là việc cần thiết, nhất là trong gia đình, vì hằng ngày ra vào gặp nhau và đồng bàn mỗi bữa ăn, không thể nhìn nhau bằng những “tia lửa”. Ca dao phân tích: “Khôn ngoan
đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
.

3. TRUNG THÀNH. Không được gay gắt, chì chiết, nói xấu nhau, nghi ngờ hoặc “dò
xét” nhau chi li. Hãy nhẹ nhàng sửa lỗi nhau, đừng bao giờ “vạch áo cho người xem lưng”. Có thể ganh đua nhưng không được ghanh tỵ. Chê trách người trong gia đình trước mặt người ngoài là tự chê trách mình. Tục ngữ nói: “Chị ngã, em nâng”, nhưng bênh vực nhau cũng phải bênh vực hợp lý theo lẽ phải chứ không thể “bao che”.

4. LỜI HỨA. Hứa và giữ lời hứa đều quan trọng như nhau. “Lời hứa” làm cho người ta háo hức chờ đợi và hy vọng. “Giữ lời hứa” làm cho người ta tin tưởng, khâm phục và hạnh phúc. Đừng bao giờ hứa nếu không thực hiện được, đừng hứa suông; cũng đừng nuốt lời hứa vì sẽ tự hạ giá mình. Đúng là “nói trước, bước không qua”. Hứa thì quá dễ, nhưng giữ lời hứa rất khó. Đừng khinh suất!

5. THA THỨ. Sự tha thứ khởi nguồn cho niềm tin tưởng và yêu thương vô điều kiện. Đó là một “phép mầu” tạo kết quả bất ngờ. Nó có thể tạo sự thay đổi ở người khác một cách mau chóng, nghĩa là bạn không phải lo tìm cách đối phó. Hãy kiên trì và nhịn nhục, hạnh phúc tuy đơn giản nhưng kỳ diệu vô cùng.

Để có một gia đình hạnh phúc, đúng nghĩa “tổ ấm” dễ chịu và thú vị nhất mà không ai bị “hụt hẫng” khi thấy sự chênh lệch giữa ảo tưởng và thực tế về gia đình hằng ngày, mỗi thành viên đều phải nỗ lực không ngừng, nhất là qua cách xử sự và lời nói dịu dàng. Đúng là “nói ngọt lọt tận xương”. Đồng thời cũng nên biết “vui với người vui, buồn với người buồn”. Quả thật, “hạnh phúc chỉ hoàn hảo khi nó được chia sẻ với người khác” (E. McKenzie).

Trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô, Thánh Phaolô nhắn nhủ về đời sống gia đình: “Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt
Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn  ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng”
(Ep 5:21-33).

Thánh Phaolô cũng nhắn nhủ riêng từng người: “Hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3:12-14).

TRẦM THIÊN THU

nguồn:Maria Thanh Mai gởi

Chuyện ngược đời

Chuyện ngược đời

(Lễ Suy tôn Thánh Giá, năm B)

 

Tác giả: Trầm Thiên Thu

 

 

 

Thánh Phaolô có một ước muốn làm “nổi da gà” và “rợn tóc gáy”, hoàn toàn không giống ai: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6:14). Hãnh diện về thập giá? Hãnh diện vì gặp đau khổ? Hãnh diện vì bị nhục nhã? Thật là chuyện ngược đời!

Cố giám mục Lambert de la Motte (16/1/1624-15/1/1679), vị thừa sai người Pháp,
cũng đã có ý tưởng “không giống ai” nên mới sáng lập Dòng Mến Thánh Giá. Chắc
hẳn ngài phải cảm nghiệm sâu sắc về Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô nên mới dám có
“sở thích” kiểu đó!

Thập giá là biểu tượng của sự đau khổ hoặc bất hạnh, vì đó là hình phạt tồi tệ
và ghê gớm nhất thời đó, như ngày nay là án tử hình. Cuộc sống thường nhật cũng
chẳng ai “mê” đau khổ, mà cố tránh như tránh quái vật hoặc ma quỷ vậy. Thế mà
những người thực sự yêu mến Đức Kitô lại “khoái” đau khổ. Quá ngược đời! Với
người không có niềm tin vào Đức Kitô, thậm chí có thể ngay cả một số người nhận
mình là người Kitô giáo, không thể hiểu được ý nghĩa của thập giá. Họ cho đó là
dại dột, là ngu xuẩn, là điên rồ, là… “bó tay chấm com”.

Trách nhiệm và bổn phận là “gánh nặng” hằng ngày mà ai cũng có, mỗi người mỗi
kiểu và mỗi mức độ khác nhau. Thánh Phaolô tâm sự: “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1 Cr 9:16). Rao giảng Tin Mừng là một trách nhiệm, kính mến Chúa và yêu thương tha nhân là bổn phận khác – nhưng vẫn song song. Chẳng có trách nhiệm và bổn phận nào dễ dàng, vì thế mà luôn phải cố gắng. Mệt lắm! Thánh Phaolô cho biết phải “tự ý làm việc ấy thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công; còn nếu không tự ý thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó” (1 Cr 9:17). Làm vì bị bắt buộc, vì miễn cưỡng, thì cũng tốt, nhưng tự nguyện bao giờ cũng tốt hơn. Cái khó đối với chúng ta là Thiên Chúa cho chúng ta hoàn toàn tự do hành động.

Vậy đâu là phần thưởng? Thánh nhân trả lời: “Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi
rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi. Phải, tôi là
một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi
người, hầu chinh phục thêm được nhiều người” (1 Cr 9:18-19). Hoàn toàn tự
nguyện. Thánh nhân kể: “Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục
những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được
một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông
chia phần phúc của Tin Mừng” (1 Cr 9:22-23).

Cũng như “trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy,
nhưng chỉ có một người đoạt giải”, vì thế mà ai cũng phải cố gắng hết sức để
“chiếm cho được phần thưởng”. Không chỉ vậy, trước đó còn “phải kiêng kỵ đủ
điều”. Nghề nào cũng khó, ngành nào cũng mệt, muốn “chuyên nghiệp” về lĩnh vực
nào thì phải khổ luyện không ngừng. Người viết lách mà không viết thì bị “xuống
tay”, các văn nghệ sĩ không khổ luyện hằng ngày thì chẳng làm được trò trống
gì, các vận động viên không cố gắng khổ luyện thì đừng mong tranh tài,… Đơn
giản như học sinh đi học mà không chăm chỉ luyện tập thì không thể hoàn thiện
bản thân và không mong gì tươi sáng và đầy trách nhiệm như tục ngữ Việt Nam:
“Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.

Nhưng tất cả mọi hoạt động đó chỉ là để đoạt “phần thưởng chóng hư”. Còn chúng
ta, những người Kitô giáo, có một mục đích cao hơn, đó là “phần thưởng không
bao giờ hư nát”, là phúc trường sinh trên Thiên quốc. Không đạt được “phần
thưởng” Nước Trời là chúng ta phụ Tình Chúa, làm lãng phí giá Máu Cứu Độ của
Đức Kitô, là coi thường Lòng Chúa Thương Xót. Thánh Phaolô nói: “Vậy tôi đây
cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không
phải đấm vào không khí. Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau
khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại” (1 Cr 9:26-27). Chúng ta
cũng phải quyết tâm vậy!

Chính Chúa Giêsu đã từng bảo chúng ta phải “từ bỏ mình” và “vác thập giá mình
hằng ngày” (Mt 10:37-38; Mc 8:34; Lc 14:26-27), phải “qua cửa hẹp” (Mt 7:13),
phải ăn chay, phải hãm mình,… Toàn những điều “làm khổ mình” thôi. Khó lắm!
Chúa không “chơi khăm” chúng ta mà chỉ muốn chúng ta “nên người”. Chứ Ngài “hô
biến” một cái là chúng ta vào Thiên đàng cả đám ngay, nhưng Chúa muốn chúng ta
tự thân cố gắng để có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa và giá trị của sự đau khổ,
đồng thời mới xứng đáng nhận phần thưởng. Có ăn lạt mới biết thương mèo. Có khổ
mới biết thương người khác.

Khổ luyện mình hằng ngày mới là thật lòng theo Chúa, chứ không thể ung dung tự
tại. Có chờ sung rụng thì cũng phải nhặt lấy, bỏ vô miệng, chứ chẳng bao giờ có
trái sung nào có thể rơi trúng ngay miệng mình – mà có trúng ngay miệng cũng
vẫn phải nhai, nuốt, và tiêu hóa. Việc đơn giản thế mà vẫn… mệt!

Có gian nan mới thành nhân, có đau khổ mới nên khôn, có thất bại mới biết cố
gắng vươn lên: “Thất bại là mẹ thành công” (Tục ngữ Việt Nam). Đức Phật được
người ta kính trọng vì ông đã cảm được nỗi đau khổ qua Tứ Diệu Đế. Các vĩ nhân
đều là những người đã từng nếm mùi gian khổ, các chính khách được thế giới tôn
vinh đều là những người đã kiên trì “nằm gai nếm mật”. Thật vậy, chẳng nếm mùi
gian khổ thì khó nên bậc siêu quần!

Nhưng phàm nhân chúng ta quá yếu đuối, ưa nhàn rỗi chứ không muốn “động chân,
động tay”. Kinh Phật nói: “Con người là nô lệ vì chưa hủy diệt được ý tưởng về
bản ngã trong nội tâm”. Đời là bể khổ. Có lúc chính chúng ta tự làm khổ mình.
Đời càng khổ thì chúng ta càng cần Chúa: “Mảnh hồn này khát khao mòn mỏi mong
tới được khuôn viên đền vàng. Cả tấm thân con cùng là tấc dạ những hướng lên
Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng” (Tv 84:3). Ngài là Chúa Tể càn khôn, là
Đức Vua, là Thiên Chúa chúng ta tôn thờ, “ngay chim sẻ còn tìm được mái ấm,
cánh nhạn kia cũng làm tổ đặt con bên bàn thờ của Chúa” (Tv 84:4), thế chúng ta
lại không đáng hơn chim sẻ ư?

Phúc thay người ở trong thánh điện và luôn được hát mừng Ngài. Nhưng muốn vậy
thì phải khổ luyện, phải dám “ngược đời” như Chúa Giêsu. Nói dễ, làm khó. Ráng
mãi vẫn chưa được. Phàm nhân khốn nạn vậy đó. Hứa nhiều mà chẳng giữ bao nhiêu.
Trăm voi không được bát nước xáo! Do đó chúng ta phải không ngừng kêu van: “Lạy
Chúa là Chúa Tể càn khôn, xin đoái nghe lời con cầu nguyện. Xin lắng tai, lạy
Chúa nhà Gia-cóp. Lạy Chúa là khiên mộc chở che, xin thương xem nhìn đến gương
mặt đấng Ngài đã xức dầu” (Tv 84:9-10). Nước Trời cực kỳ quý báu, không thể ví
với bất kỳ thứ gì. Thật vậy, “một ngày tại khuôn viên thánh điện quý hơn cả
ngàn ngày” (Tv 84:11a). Người đời cũng nói: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại
ngoại” (một ngày ở tù dài đằng đẵng như ngàn năm), nói lên sự hạnh phúc của
cuộc sống tự do. Còn tác giả Thánh vịnh so sánh: “Thà con ở cổng đền Thiên Chúa
vẫn còn hơn sống trong trại ác nhân!” (Tv 84:11b).

Thiên Chúa là vầng thái dương, là thuẫn đỡ, là khiên che, và tặng ban ân huệ
với vinh quang. Thế nên “ai sống đời trọn hảo, Người chẳng nỡ từ chối ơn lành”
(Tv 84:12). Đó không là “dụ dỗ” hoặc “mồi chài” mà chắc chắn như vậy: “Trước
khi trời đất qua đi, một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho
đến khi mọi sự được hoàn thành” (Mt 5:18).

Vào một ngày đẹp trời, Đức Giêsu tỉ tê tâm sự với các môn đệ thế này: “Mù mà
lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Lc 6:39). Rồi Ngài
nói thêm: “Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi”
(Lc 6:40).

Chúa Giêsu rất bình dân, Ngài thực tế mà có duyên, nghiêm chỉnh mà cũng có “máu” hài hước. Ngài đặt vấn đề: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại có thể nói với người
anh em: ‘Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra’, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình?” (Lc 6:41-42a). Lúc vui thì vui hết mình, mà lúc làm việc thì đâu ra đó. Cười cười mà “chết người” chứ chẳng chơi. Đừng thấy Chúa “nói nhẹ” mà tưởng Ngài “cho qua phà” rồi cả gan “được đằng chân, lân đằng đầu”!

Chúa Giêsu nói thẳng: “Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!” (Lc 6:41-42b). Lại chuyện đạo đức giả. Thế gian nhiều loại người này, dù mức độ khác nhau, nên Chúa Giêsu rất ghét loại người “miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm”.

Không sống giả nhân giả nghĩa, sống trong sạch và cương trực, đó cũng là “vác thập giá mình” mà theo bước Chúa Giêsu lên Can-vê. Lên đó không phải để ngắm trời, ngắm đất, hoặc hóng gió mát rồi ngâm thơ và ca hát, hoặc lên đó đốt lửa trại, mà lên đó để “chết”. Chết thật chứ không chết giả!

Nhưng rồi mọi đau khổ sẽ biến thành vinh quang, và người chết sẽ sống lại để được trường sinh. Trên cả tuyệt vời!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con đủ can đảm mà sống “ngược đời” như Con Chúa đã tiên phong nêu gương, biết yêu mến Thánh Giá mà dám chết cho tội mình và chết vì chân lý. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

 

Thầy thuốc của Lòng Chúa Thương Xót

Thầy thuốc của Lòng Chúa Thương Xót

Một bác sĩ trẻ tài năng nhưng khiêm nhường, sống rất nhân bản, sống yêu thương và phục vụ tha nhân theo tinh thần của Đức Kitô. Anh đúng là một nhà truyền giáo dù không được Giáo hội chính thức sai đi, là một tâm hồn vĩ đại, và là một thầy thuốc của lòng thương xót. Đó là một ơn gọi.

Xin trân trọng giới thiệu “tấm gương  sáng” của bác sĩ trẻ Công giáo này để cùng học hỏi…

 

BS Thomas Heyne được nhận Giải thưởng uy tín năm 2012 là Giải Ho Din
của ĐH Y dược Tây nam Texas.

Đức tin Công giáo của anh ảnh hưởng gia đình, và nhiệm vụ tới các nước thuộc Thế giới thứ ba đã khiến anh muốn phục vụ “những người nghèo nhất trong những người nghèo” theo tinh thần của Chân phước Mẹ Teresa Calcutta. BS trẻ Thomas Heyne 28 tuổi, bang Dallas, tốt nghiệp đã ĐH Dallas khoa Lịch sử và Sinh học, có bằng thạc sĩ thần học của ĐH Oxford ở Anh, và hoàn tất chương trình Fulbright Fellowship về nghiên cứu tôn giáo.

Trước khi tới Boston làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, chuyên khoa nhi, anh đã trả lời phỏng vấn của NCRegister về mối quan tâm tới nhân đạo trong lĩnh vực y khoa.

Xin anh cho biết về gia đình và việc thụ hưởng nền giáo dục Công giáo.

Tôi là con thứ 6 trong 8 anh chị em: Em gái kế tôi là nữ tu đã vĩnh khấn. Chị tôi tốt nghiệp ĐH Công giáo Hoa Kỳ, có gia đình và là luật sư bảo vệ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Cha tôi là BS Roy Heyne, chuyên khoa nhi, mẹ tôi là BS Elizabeth Heyne và là nhà tư vấn tâm lý. Cha mẹ tôi quan tâm các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đã thành lập Trung tâm Phát triển Trẻ em Sinh thiếu tháng để chăm sóc các gia đình của các em này. Cha mẹ tôi thực sự hít thở không khí Tin Mừng. Cha mẹ đưa chúng tôi đi lễ hằng ngày tại tu viện Xitô và lần chuỗi Mân Côi chung hằng đêm trước khi đi ngủ. Công việc của cha mẹ tôi làm vì người nghèo (và vì chúng tôi) là tấm gương sáng ghi sâu trong lòng chúng tôi.

Điều gì thúc đẩy sự quan tâm của anh về ngành y và đặc biệt là nhu cầu cần thiết về y tế của người nghèo?

Chắc chắn tôi ảnh hưởng giáo dục. Có 5 thế hệ gia đình tôi làm y bác sĩ và y tá, có thể ngành y đã mã hóa gen của chúng tôi. Hồi nhỏ, Matthêu 25:31-46 nói về cuộc phán xét, Chúa Giêsu nhắc tới việc phục vụ “những người bé mọn nhất là phục vụ chính Ngài”, Thánh Phanxicô Assisi và Chân phước Mẹ Teresa Calcutta đã sống như vậy và cuộc đời các ngài đã
in đậm trong tôi. Theo tôi, chúng ta phải hợp lý hóa các giáo huấn của Đức Kitô về sự nghèo khó. Tôi càng đi nhiều, càng nhận thấy nhiều người sống trong những điều kiện hầu như không được nghe đến ở Hoa Kỳ. Ý tưởng phục vụ “những người nghèo nhất” có vẻ vừa hợp lý vừa tốt lành.

Công tác y tế của anh ở Mexico, Haiti, Ấn Độ, các nước Phi châu và Mỹ châu Latin đã ảnh hưởng anh thế nào?

Từ viễn cảnh y tế, tôi học thêm các lĩnh vực y học mà tôi không biết: Người ta không gặp nhiều bệnh sốt rét, bệnh leishmaniasis (do ký sinh leishmania gây ra), bệnh sởi, bệnh thấp tim (rheumatic heart disease), chứng kwashiorkor (suy dinh dưỡng thể phù),… ở Hoa
Kỳ. Từ viễn cảnh nhân đạo, tôi thấy những con người sống với phẩm giá và niềm tin giữa những điều kiện sống đau khổ. Tôi khâm phục sự đại lượng và cao quý của họ.

Ngay cả khi chúng ta nhận phần thưởng này hay phần thưởng nọ, ngay cả trong những ngày chúng ta hạnh phúc nhất, chúng ta cũng chỉ có thể nói: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17:10). Nếu gặp hoàn cảnh tương tự, có bao nhiêu người làm được hơn? Tôi nghĩ tới một em bé sắp chết đói mà tôi gặp ở Uganda, nhiều người bị mất chân hoặc mất tay ở Haiti, hoặc một phụ nữ bị bệnh lao xương nặng ở Ấn Độ. Những người này có thể đã làm được những điều vĩ đại hơn nếu họ có cơ hội tốt như chúng ta.

Từ viễn cảnh tâm linh, tôi đã đến những nước hầu như không nghe nói tới Phúc Âm hoặc các nước Công giáo vẫn có nhiều người hầu như không biết gì về đức tin. Sau khi học các trường Công giáo, tôi và một bác sĩ Tin Lành cùng đi công tác, tôi bắt đầu phản ánh sâu sắc về giáo huấn Công giáo đối với sự ủy thác nhiệm vụ.

Qua sự hấp thụ giáo dục, anh đã được một số giải thưởng và rất tích cực đưa ra các sáng kiến. Điều gì thúc đẩy anh thành lập Huynh đoàn Thánh Basiliô Cả tại ĐH Tây Nam Texas?

Huynh đoàn Thánh Basiliô là một hội “lạ” trong trường y dược. Tôi cảm hứng từ một thành viên trong khoa đề nghị rằng chiến lược ở trường thuốc không nên chỉ là sinh tồn mà còn là tiến bộ (nỗ lực làm thánh, phát triển đức tin và giúp đỡ người khác cũng làm như vậy).
Trường y dược là cơ hội minh chứng đối với người khác, giúp họ đến gần đức tin và đến gần tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

Thánh Basiliô Cả là giám mục GP Caesarea, thế kỷ IV, là người mở bệnh viện công đầu tiên cho người nghèo (gọi là Basiliad). Chọn ngài là Thánh bảo trợ, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự ảnh hưởng tích cực mà Công giáo đối với y tế, nhất là đối với người nghèo.

Thành công của nhóm không là gì, chỉ  có 200 người (cả Công giáo và không Công giáo) trong vòng 2 năm thành lập nhóm. Những người đến với những buổi nói chuyện buổi trưa của chúng tôi vì chất lượng giới thiệu, thường do các bác sĩ địa phương đảm trách hoặc các phát ngôn viên được hoan nghênh như Peter Kreeft. Qua những buổi nói chuyện này, cũng như việc phục vụ và tâm linh, chúng tôi cố gằng loan truyền tình yêu của Thiên Chúa, của
Giáo hội và lòng nhân đạo.

Anh có dự định riêng cho tương lai?

Tôi nói được tiếng Tây Ban Nha và tôi thích văn hóa Latin, cho nên tôi nghĩ tới việc hành động ở một trong các nước nghèo đói của Mỹ châu Latin, có thể mở một bệnh viện Công giáo hoặc hỗ trợ một tổ chức Công giáo phi chính phủ nào đó. Dĩ nhiên, tôi muốn một chiều kích tâm linh đối với công việc của tôi. Tôi cũng nghĩ tới việc giúp mở một trường học,
giúp một giáo phận hoặc một tổ chức tôn giáo về các chương trình giáo dục.

Các khó khăn về y tế ở Hoa Kỳ thì sao?

Bạn không cần là một thầy thuốc cũng có thể nhận ra rằng hệ thống y tế ở Hoa Kỳ có những vấn đề quan trọng. Nhưng, thành thật mà nói, nhu cầu y tế và các vấn đề của các nơi như Uganda hoặc Haiti làm còi cọc các mối quan tâm của chúng ta.

Một vấn đề khác là vấn đề đạo đức hoặc chính trị đối với cuộc sống. Đặc biệt vào lúc này, chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện cho việc giải quyết tích cực về nhiều vấn đề đang được giải quyết tại các tòa án. Chúng ta được mời gọi yêu thương và và bảo vệ con người, kể cả các thai nhi, những người già, nhữn người nghèo và những người nhập cư.

Đối với tôi, các vấn đề trong HHS [Health and Human Services – lệnh y tế và con người] là nghiêm trọng. Ngay khi còn là sinh viêt y khoa, tôi đã cố gắng tìm cách hoàn tất phần việc liên quan sản phụ khoa mà không vi phạm lương tâm (một số thầy thuốc cho rằng thuốc phá thai hầu như là thuốc chữa bệnh). Khó để là một người Công giáo tích cực trong
cộng đồng y dược ngày này. Đó là lý do khác mà chúng tôi thành lập Huynh đoàn Thánh Basiliô Cả, nhằm “củng cố các bác sĩ tương lai đang bị áp lực đè nặng trên đe dưới búa”.

Chân phước Mẹ Teresa Calcutta đã ảnh hưởng ơn gọi y tế của anh thế nào?

Tôi may mắn được làm việc với các nữ tu Dòng Truyền giáo Bác ái (Missionary of Charity) ở nhiều nước, tấm khăn sari trắng với đường viền xanh luôn khiến tôi vui. Mẹ tôi đã đưa Mẹ Teresa tới Dallas để mở cơ sở của Dòng Truyền giáo Bác ái. Mẹ Teresa sống cơ bản, giản dị
và chính thống về Phúc Âm – cầu nguyện tập trung vào Thánh Thể, trực tiếp phục vụ những người nghèo và những người bị bỏ rơi, nhân đức tôi luyện trong sự nghèo khó, khiết tịnh và bác ái. Cách sống đó nói mạnh với thế giới hậu hiện đại. Mẹ Teresa luôn vui vẻ, tươi cười, đó là châm ngôn sống cho mọi người: “Hãy mỉm cười về mọi thứ, hãy dâng tất cả cho Chúa bằng một nụ cười vui vẻ”.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Maria Thanh Mai gởi

 

Tản mạn chuyện giáo dục

Tản mạn chuyện giáo dục

Tác giả: TRẦM THIÊN THU

Tiếng trống khai trường đã điểm, năm học mới bắt đầu. Khai giảng niên học cũng là khởi đầu trách nhiệm mới, trách nhiệm của học sinh và sinh viên, trách nhiệm của quý thầy cô và quý phụ huynh.

Tuy nhiên, ngày 3-8-2012, báo Tuổi Trẻ đưa tin: 40% giáo viên cho rằng nếu được chọn lại nghề, họ sẽ không theo nghề sư phạm. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát đã được nêu lên trong cuộc hội thảo khoa học, với chủ đề “Cải Cách Công Tác Đào Tạo Giáo Viên Phổ Thông”, diễn ra tại trường Đại học Sư phạm Saigon. Tin đó cho thấy một thực tế buồn!

VỀ VẤN ĐỀ THẾ NÀO?

Như mọi người đều biết rằng ngày tựu trường là ngày khai giảng, ngày nhập học sau những tháng ngày hè. Nói đầy đủ và đơn giản là “bắt đầu năm học mới”. Cái háo hức đậm “chất học trò”, nhất là những em lần đầu bước chân vào sân trường, chính thức là học sinh. Ai cũng có một thời ngồi ghế nhà trường, trung bình là 12 năm, như vậy ai cũng được học với nhiều thầy, cô.

Cái gì bắt đầu cũng quan trọng, vì “đầu xuôi” thì “đuôi lọt”. Các công ty và các cơ sở kinh doanh chọn ngày tốt để khai trương, những người buôn bán cũng coi trọng ngày khai trương sau kỳ nghỉ Tết dài. Chắc chắn ngày tựu trường cũng là sự kiện quan trọng, quan trọng không chỉ với học sinh, sinh viên, mà còn quan trọng với thầy cô và cha mẹ. Nhà văn Thanh Tịnh đã mô tả sự háo hức của một cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đi học trong truyện “Tôi Đi Học” rất nổi tiếng của ông.

Có một thời người ta khôi hài định nghĩa thế này: “Sư phạm là ăn như (nhà) sư và ở như phạm (nhân)”. Ý nói tới cảnh khổ của sinh viên học ngành sư phạm và các giáo viên. Học sinh là tương lai của một quốc gia, có thể nói rằng quốc gia đó hưng thịnh hay yếu kém là một phần do lớp trẻ đó. Văn là người. Giáo dục tạo tính cách. Tính cách của một người có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh, thậm chí tính cách còn có thể tạo nên số phận
con người.

Ca dao nói: “Ai ơi, đừng lấy học trò – Dài lưng, tốn vải, ăn no lại nằm”. Ôi chao, sao mà “tệ” vậy! Chẳng lẽ “cái học” ngày nay đã “hỏng” rồi chăng? Người ta không còn muốn “cái chữ” chất đầy “cái bụng” rồi ư?

Thầy cô là những người giáo dục, mệnh danh là nhà mô phạm, gọi chung là “người thầy”, rất cần thiết đối với xã hội và đất nước. Người Việt chúng ta thường nói: “Thầy nào, trò nấy”. Thầy đàng hoàng thì trò lễ phép, thầy giỏi thì trò khá. “Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng” là điều tất yếu. Có “lương sư” thì mới có “hưng quốc”. Người thầy cần như vậy mà ngày nay không được coi trọng. Tiền bạc không là gì, nhưng đó là cái cơ bản nhất để người thầy sinh sống, thế mà lương không đủ sống thì làm sao còn tâm trí mà chuyên tâm giáo dục?

Hồi học lớp Năm (ngày xưa gọi là lớp Nhất), người thầy của tôi chỉ dạy tiểu học mà có thể lo đầy đủ cho vợ và 10 đứa con, con lớn của ông còn trở thành bác sĩ. Điều đó cho thấy gia đình ông đủ sống nhờ đồng lương của ông, và ông cũng thoải mái mà lo việc dạy học. Còn ngày nay, chúng ta đừng e ngại hoặc che giấu sự thật, mà phải can đảm chấp nhận một thực tế phũ phàng là “40% giáo viên cho rằng nếu được chọn lại nghề, họ sẽ không theo nghề sư
phạm
”, như báo Tuổi Trẻ cho biết. Có vậy thì chúng ta mới có thể vực dậy nền giáo dục của nước nhà. Dục Tử nói chí lý: “Biết đúng mà không theo là dại, biết sai mà không sửa là mê”. Cái “mê” nguy hiểm hơn cái “sai”. Còn Khổng Tử xác định: “Có lỗi mà không sửa mới thành ra có lỗi”.

LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI THẦY YÊU NGHỀ GIÁO?

Một câu hỏi vừa dễ vừa khó! Thiết tưởng, trước tiên người thầy phải có “cái tâm”, tức là yêu nghề và quan tâm vấn đề “hoàn thiện con người” như Chúa Giêsu dạy: “Hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48). Con người càng ngày càng lương thiện thì tội phạm cũng giảm theo. Nghề gì cũng vậy, không thích thì không thể
tận tụy với nghề, muốn thích thì phải hiểu biết tường tận: “Vô tri bất mộ”.

Cũng vậy, người thầy không yêu nghề và không muốn truyền đạt cho thế hệ sau những điều tốt – cả kiến thức và đạo đức, thì đó chỉ là người thầy giả danh. Song song với điều này, người thầy còn cần an tâm về mức lương, không phải đắn đo việc “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ”, không phải dạy phụ đạo hoặc dạy thêm, không phải chạy theo thành tích, không bị so sánh trong việc dạy trường bình thường hoặc dạy trường điểm,
trường chuyên.

Nghề giáo là nghề cao cả vì được gọi là “kỹ sư tâm hồn”. Người thầy muốn bỏ nghề vì bị nhiều áp lực, kể cả việc không còn “tôn sư trọng đạo”, vì không vững lập trường, và bị tác động quá nhiều bởi ngoại tại. Người thầy mà thiếu lập trường, không có quan điểm rõ ràng thì làm sao có thể dạy học trò thành tài, chứ đừng nói thành nhân? Mà “thành nhân” quan trọng hơn “thành tài”. Thiết tưởng, muốn yêu nghề giáo thì người thầy phải tự kiểm điểm bản thân, tái củng cố lập trường và có lòng yêu thương thực sự.

PHỤ HUYNH CÓ NÊN GIÚP NGƯỜI THẦY YÊU NGHỀ GIÁO?

Lại một vấn đề nan giải hơn! Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của mỗi con người, nhất là người mẹ. Chắc hẳn cha mẹ cũng có chút kinh nghiệm trong việc giáo dục. Tuy nhiên, việc giúp quý thầy cô yêu nghề là điều không đơn giản, thậm chí còn nhiêu khê!

Dù không có kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái, nhưng theo thiển ý của tôi, trước tiên phụ huynh phải tôn trọng thầy cô để con cái nhận thức đúng về việc “tôn sư trọng đạo”. Học nhiều hay ít, học giỏi hay kém thì vẫn phải học đạo làm người, vì tục ngữ phân định: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Cái “lễ” vẫn quan trọng hơn cái “văn”. Nhưng có lẽ người ta đã quá coi trọng bằng cấp, coi trọng bề ngoài, coi trọng cái “lượng” hơn cái “phẩm”, như người “tham đó, bỏ đăng”, thế nên hậu quả đã và đang xảy ra “nhãn tiền” khi ai cũng than phiền là “đạo đức xuống cấp!

Được phụ huynh thương, được học trò yêu, người thầy có thể như được tiếp sức mạnh để quyết định “tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhưng cũng phải nói thẳng rằng “thầy phải ra thầy”, thầy không ra thầy thì không thể trách người khác không tôn trọng mình. “Lương sư hưng quốc” nghĩa là người thầy phải lương thiện và chân chính thì mới khả dĩ giáo dục thế hệ con em trở thành những công dân tốt, nhờ có những công dân tốt thì đất nước mới hưng thịnh. Công dân tốt cũng là Kitô hữu tốt, và Kitô hữu tốt cũng là công dân tốt, nhờ đó mà
Giáo hội càng ngày càng tốt đẹp và thánh thiện theo đúng ý Đức Kitô.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên thường xuyên trao đổi tâm sự và chia sẻ với giáo viên như những người bạn, để có thể thông cảm lẫn nhau và nâng đỡ nhau khi gặp khó khăn trong việc giáo dục, nhất là đối với những “ngựa chứng trong sân trường”.

Có nhiều dịp bàn luận và rút ra được kinh nghiệm nào là ưu điểm hoặc khuyết điểm, rồi cùng nhau hành động tốt hơn hoặc kịp thời chấn chỉnh. Hai bên không nên “đùn đẩy” hoặc giao “trọn gói” cho nhau. Mỗi bên đều có trách nhiệm giáo dục chung.

VĨ NGÔN

Cuộc đời ai cũng phải học nhiều thứ, học không ngừng. Người thầy không chỉ dạy về kiến thức, mà quan trọng hơn phải là dạy làm người, nghĩa là cách sống nhân bản, tích cực sống đạo đức của một con người. Chúng ta không chỉ học ở trường học, mà còn phải học thêm nhiều ở trường đời, đặc biệt là trường tâm linh. Chúa Giêsu là Đại Giáo Sư của Trường Tâm Linh. Bài học của Ngài dễ học và dễ thuộc, nhưng không dễ thực hành: Yêu thương. Học đến chết vẫn chưa thông suốt “bài học yêu”. Muốn thông suốt thì chỉ có nước theo cách thức
của Chúa Giêsu dạy: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm
nhường”
(Mt 11:29).

Chúc các học sinh và sinh viên biết nỗ lực học tập để hữu ích trước tiên cho bản thân, cho gia đình, sau đó là cho xã hội, cho đất nước, cho Giáo hội. Chúc quý thầy, cô biết tận tụy với công việc cao quý nhưng cũng đầy trách nhiệm, và chúc quý phụ huynh tích cực cộng tác giáo dục con em thành nhân.

TRẦM THIÊN THU

nguồn: từ Maria Thanh Mai gởi

Vượt qua chính mình

Vượt qua chính mình

Tác giả: TRẦM THIÊN THU

Đăng bởi pleikly
lúc 12:16 Sáng 8/09/12

VRNs
(08.09.2012) – CatholicHerald – Đây là câu chuyện thật “đầy xương máu”
của Matthêu Fradd, 28 tuổi. Chúng ta cùng rút ra bài học riêng khi đọc chuyện
đời anh trong việc chiến thắng tật “nghiện phim tươi mát”, và anh muốn giúp
người khác cũng có thể chiến thắng tật xấu như vậy. Thiết tưởng, câu chuyện của
anh có ích lợi cho chúng ta trong cuộc sống.

Matthêu Fradd bắt đầu xem phim “tươi mát” từ khi anh 8 tuổi. Anh thấy một tạp chí ở nhà
kho của một người bà con và anh bị nó “quyến rũ”. Anh cứ loanh quanh tìm điều
gì đó tương tự, và lúc anh 11 hoặc 12 tuổi, anh và một người bạn đi ăn cắp báo
ở mấy quầy báo và ở các cây xăng. Đó là những tờ báo Playboy (tay ăn chơi) hoặc
Penthouse (nhà thổ, nhà điếm). Fradd lợi dụng lúc người ta không để ý thì anh
lấy giấu trong áo.

Đó là câu chuyện mà anh kể nhiều lần trên đài truyền hình và đài phát thanh, kể
cho nhiều người ởCanada, Ai-len và Mỹ. Anh làm vậy vì anh cho rằng hình ảnh khiêu
dâm vô hại, nhưng ma quỷ dùng nó để làm mất khả năng yêu thương của con người.
Anh nói rằng nó làm suy nhược nam giới và làm thoái hóa nữ giới.

Anh và vợ là Cameron cùng con gái sống ở Ottawa, Canada. Anh nói rằng bước ngoặt
đời anh là Ngày Giới Trẻ 2000 ở Rôma. Lúc đó anh hoàn toàn không biết về tình
trạng của mình và càng đi lễ ít càng tốt. Khi diễn ra Đại hội Giới trẻ, anh bị
thu hút bởi chuyến đi tới Âu châu. Anh nói: “Tư tưởng đó lớn dần theo đức
tin hoặc khám phá Chúa Giêsu hoặc lắng nghe ĐGH nói. Thật lòng thì tôi cũng
không ham thích”.

Anh bị thuyết phục bởi các thanh niên khác trên máy bay. Anh nói: “Tôi chưa bao
giờ gặp các Kitô hữu trẻ thực sự tin vào niềm tin của họ, họ sống ngoài giáo
huấn của giáo hội về mọi thứ, kể cả về giới tính. Tôi chưa gặp những người bình
thường như vậy. Không chỉ bình thường mà rất lạnh nhạt, nhưng tự tin”
.

Anh bắt đầu cầu nguyện xin một dấu chỉ có Thiên Chúa hiện hữu. Trước đó lâu, có vẻ
như lời cầu nguyện của anh được đáp lại. Anh cho biết: “Tôi chưa bao giờ cảm
thấy vui như vậy. Tôi chỉ có cảm giác tràn ngập là Thiên Chúa có thật, Ngài yêu
thương tôi, và nếu đó là sự thật thì điều đó thay đổi mọi thứ được bao nhiêu?
Đó là quá trình tiệm tiến của sự thánh hóa”
.

Anh nhận nhiều lời khuyên về hình ảnh khiêu dâm từ các linh mục. Một số người nói
với anh rằng đó là “sự chuẩn bị khủng khiếp đối với hôn nhân”, những người khác
nói đó chỉ là “sự giải trí lành mạnh đối với giới trẻ” (Fradd cảm thấy cách nói
này không thỏa mãn).

Anh bỏ một thời gian không xem hình ảnh đồi trụy. Anh gia nhập Bộ quản lý mạng ở
Canada, và đi làm công tác đạo đức trong nước suốt một năm. Anh kết hôn năm
2006. Lúc này anh “không phải chống trả nhiều mà chỉ thi thoảng”. Anh đã sa ngã
tồi tệ. Anh nói: “Khi vợ tôi đọc Kinh thánh với các phụ nữ khác, nói với họ
về phẩm cách phụ nữ, thì tôi xem hình ảnh tươi mát”
.

Anh nói anh cảm thấy “rất xấu hổ”, và anh nói với linh mục giải tội rằng anh “yếu
đuối và mệt mỏi” vì cứ tái phạm hoài. Vị linh mục đề nghị anh xin Đức Trinh nữ
Maria trợ giúp. Anh không tin sẽ tác dụng nhưng anh nghĩ cứ thử xem sao. Anh
tâm sự: “Từ hôm đó, tôi đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện theo ý đó. Sau mỗi chục
kinh Mân Côi, tôi nâng chuỗi Mân Côi lên trên đầu như sợi xích ở hai tay và
nói: “Lạy Đức Mẹ, xin nhận xâu chuỗi của Mẹ, bây giờ con lột bỏ xiềng xích
của lòng ham muốn đê hèn”
. Cuối cùng anh cảm thấy “cơn nghiện bỏ đi”. Và
anh đã bỏ được tật xấu đó mãi mãi.

Matthêu Fradd nói thêm: “Điều đó không xảy ra qua đêm, tôi không có ý nói nó không thể
nào lại xảy ra. Sự thuần khiết là cuộc chiến thường nhật. Nó không là đích để
bạn đạt tới và bạn tỉnh thức nghĩ rằng: Ồ, tôi thuần khiết rồi. Là một
Kitô hữu, sự thuần khiết không là đích đến, Nước Trời mới là đích đến”.

Chỉ vài tháng sau, Fradd không biết có thể giúp người khác bằng cách nào khi họ
phải đấu tranh như mình. Anh thu băng lời nói và tung lên các trang mạng “rẻ
tiền” mà anh đã từng xem. Anh được nhiều người trên thế giới trao đổi qua
e-mail.

Năm 2009, một linh mục cho anh 12.000 USD để chuyển trang ThePornEffect.com
thành cái gì đó “sạch sẽ” và chuyên nghiệp. Hiện nay, trang này mỗi ngày có
khoảng 7.000 lượt truy cập, có những bài viết và phỏng vấn những người đã làm
về công nghệ phim ảnh khiêu dâm, kể cả Donny Pauling (một cựu nhà xuất bản báo
Playboy), và April Garris (một cựu diễn viên đóng phim tươi mát).

Trang này cũng có diễn đàn “The Revolution” (Cách mạng), dành cho những người đang
muốn “vượt qua chính mình”, với những câu chuyện chiến thắng chính mình của
những người đã bỏ được thói xấu đó và mục “battle cry” (cuộc chiến nước mắt)
của những người đang giữa đường chiến đấu. Trang này gây xúc động và tự
thuật: Đọc để cảm nghiệm.

Fradd khuyên người ta nên chân thật và thừa nhận rằng những người đi nhà thờ vẫn có
thể nghiện xem hình ảnh tươi mát. Anh nói: “Những người ngồi kế tôi trong
nhà thờ có thể không tin có vấn đề về phim ảnh khiêu dâm, có thể họ cũng xem và
nghiện”
. Có những người “dị ứng” khi nói về phim ảnh khiêu dâm. Fradd bây
giờ cũng vậy.

Anh nhận ra rằng “quỷ dâm dục” không dễ triệt nếu không cẩn trọng. Anh tổ chức
những buổi họp mặt tại các quán bar hoặc CLB nhạc jazz để nói chuyện về công
nghệ phim ảnh dồi trụy. Có khi anh phỏng vấn Garris hoặc Pauling trên sân khấu.
Anh nói: “Mọi người có thể đến một môi trường lãnh đạm, mua ít rượu và chỉ
để nghe nói chuyện… Đó là cách Phúc âm hóa cũng thuyết phục được 50%”
.

Từ kinh nghiệm thực tế của mình, Fradd khuyên ăn chay, chầu Thánh Thể và lần chuỗi
Mân Côi. Anh nói: “Nếu không thể khước từ một miếng bánh, một ly cà-phê, thì
làm sao có thể cưỡng lại cơn cám dỗ về phim ảnh tươi mát? Cầu nguyện mà không
ăn chay cũng giống như đấu quyền anh với hai tay bị trói phía sau lưng vậy, và
ăn chay mà không cầu nguyện chỉ như ăn kiêng mà thôi”
.

Vấn đề không phải là xem hay không xem phim ảnh xấu, mà là cố gắng hoàn thiện và
nên thánh. Fradd nói thêm: “Chúng ta muốn là loại người đó thì khi chúng ta
chết, ma quỷ sẽ mở tiệc ăn mừng. Nó sẽ nói: Cảm ơn Chúa đã đi xa. Tôi không
muốn ma quỷ ăn mừng, và tôi nghĩ chắc hẳn các bạn cũng muốn như tôi”
.

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)