Suy nghĩ về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vừa qua

Suy nghĩ về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vừa qua.

Phùng Văn Phụng

Nền dân chủ lâu đời cũa Mỹ vẫn tồn tại vì kết cấu Tam Quyền Phân Lập rõ ràng. Đây mới là điều thật tuyệt vời.

Cơ quan lập pháp (quốc hội) vẫn đủ uy lực, tỏ ra sức mạnh để ngăn cản hành pháp lộng hành. Và tư pháp (toà án) độc lập xét xử vô tư, không thiên vị, cũng nhờ tinh thần tôn trọng hiến pháp và pháp luật, không vì tình riêng, không vì tiền bạc, phe phái, hay khiếp sợ uy quyền mà xử án theo chỉ đạo của hành pháp.

Việc Phó tổng Thống Mike Pence (đảng Cộng Hoà) xác nhận kết quả bầu cử Joe Biden (đảng Dân chủ) đã thắng cử với 306 phiếu cử tri đoàn trong khi Tổng thống Trump chỉ có 232 phiếu cử tri đoàn, mặc dầu bị áp lực từ Tổng Thống Trump rất mạnh mẽ.

Tin giả tràn ngập làm cho con người hoang mang, không biết tin nào thật, tin nào giả. Ngày 06 tháng 01, (ngày Quốc Hội lưỡng viện xác nhận kết quả bầu cử), phe nhóm của Tổng Thống Trump tràn vào Quốc Hội, với sự kích động của Tổng Thống Trump, để mong lật ngược kết quả bầu cử, làm chết hết 5 người. Rồi lại có tin ngày 19 tháng 01 chưa phải là 20, (ngày tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống 20-01-2021), để rồi xem Tổng Thống Trump lật ngược thế cờ bắt nhốt hết kẻ chống đối, cho bọn nó vào tù?

Mấy tháng qua người Việt trong nước cũng như người Việt nước ngoài thách thức nhau, chửi bới nhau, dùng những từ ngữ tục tỉu, chửi bới nặng nề,  kêu tổ tiên ông bà cha mẹ ra chửi; từ ngữ nào dữ dội, ác độc nhất đều đem ra dùng để mạt sát nhau.

Người Việt dường như không có tinh thần bao dung, không bao giờ tôn trọng ý kiến khác biệt. Nếu có ý kiến khác biệt thì bị chụp mũ những điều bần tiện, xấu xa, là kẻ thù cần phải triệt hạ.

Không hiểu tại sao mà người Việt không khoan dung với nhau, không tôn trọng nhau, không chấp nhận ý kiến khác biệt của nhau.?

Chừng nào Việt Nam có tam quyền phân lập rõ ràng, ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp kềm chế lẫn nhau. Lập pháp (Quốc hội) và Tư pháp (Toà án) có thẩm quyền giám sát thực sự, không bị chi phối bởi cơ quan hành pháp, không để cơ quan hành pháp chuyên quyền, lộng hành.

Chừng nào người Việt biết bao dung, không chụp mũ, không chửi bới nặng nề nhau.?

Phùng Văn Phụng

Ngày 20-01-2021

Vẫn có người tin ông Trump ‘sẽ ban bố thiết quân luật’ ngày 20/01?

NHIỀU CHUYỆN VUI TRONG THẾ GIỚI NGẦM NGƯỜI VIỆT CẦM CHUÔNG….. Kakakaaaaa
*******
 

Vẫn có người tin ông Trump ‘sẽ ban bố thiết quân luật’ ngày 20/01?

58 phút trước

TT Donald Trump và phu nhân dường như sẽ không tổ chức bất kỳ sự kiện nào để chào mừng vợ chồng nhà Biden đến Nhà Trắng

Những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 vẫn không hề thiếu kịch tính, ít ra là trên một số trang mạng xã hội.

Hiện vẫn tồn tại niềm tin của không ít người rằng ông Trump sẽ ban bố ‘thiết quân luật’ vào đúng ngày ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức: 20/01/2021.

Niềm tin về một ‘giờ G đã điểm’ được một tài khoản trên trang Telegram tung ra hôm thứ Hai, tự nhận là của Phó Tổng tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ, tướng John Hyten. Nội dung đó nhắc người ủng hộ Trump sẵn sàng, theo CNN News.

Vẫn tài khoản này, mà sau rõ là giả mạo, thì “ông Trump sẽ ra tay, dùng quân đội để đè bẹp kẻ thù”.

“Nothing can stop this” (Không gì có thể ngăn được), tài khoản này được 185,000 chia sẻ vào sáng thứ Ba, một ngày trước tuyên thệ nhậm chức của tổng thống tân cử của đảng Dân chủ Mỹ, Joe Biden.

Tài khoản còn đăng hình quân nhân Mỹ kèm lời nhắn nhủ các ủng hộ viên “hãy ở nhà” để chờ tin.

Sang chiều thứ Ba, 19/01, số người xem tài khoản này tăng lên 220 ngàn và nhiều người khác chia sẻ nội dung về “thiết quân luật” trên Twitter và Facebook.

Một người phát ngôn cho tướng Hyten nói với CNN rằng tài khoản Telegram trên là giả mạo.

Còn theo NBC News hôm 19/01/2021 trong bài của Ben Collins thì có những người Mỹ được thân nhân nhắn là cần chuẩn bị cho ngày ‘trọng đại’ vì có chính biến.

Bà Liesa Norris hôm đầu tuần được anh trai gọi và bảo mua một chiếc radio nhận tín hiệu để chờ thứ Tư sẽ có thông báo về “kế hoạch giành quyền vĩnh viễn của Tổng thống Trump”.

Trang NBC News cho hay bản thân Tổng thống sắp ra đi, Donald Trump chẳng hề có kế hoạch nào như vậy.

Ông đã có bài diễn văn chia tay và sẽ rời Nhà Trắng ngày 20/01, tránh không dự lễ tuyên thệ nhậm chức của người kế nhiệm.

Cũng không hề có kế hoạch nào của các quan chức cao cấp đảng Cộng hòa Mỹ ủng hộ việc “giữ quyền” sau 20/01 cho ông Trump.

Không chỉ không làm thế, họ còn công khai ủng hộ việc chuyển giao quyền lực.

Phó Tổng thống Mike Pence, nhân vật có uy tín trong đảng Cộng hòa vì theo đuổi các giá trị bảo thủ truyền thống, sẽ dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Joe Biden.

Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McDonnell vừa lên tiếng khẳng định vụ bạo loạn tại Điện Capitol hôm 06/01 là “được Trump khuyến khích”.

Các động thái này được bình luận là chỉ dấu đảng Cộng hòa không muốn duy trì sự ngưỡng mộ lâu nay với ông Trump và có thể “cắt đuôi” với ông sau khi ông không còn cầm quyền, vì tương lai của đảng.

Cũng không có kế hoạch gì trong gia đình Trump để ông “tiếp tục cầm quyền”.

Bà Ivanka Trump, con gái và là cố vấn tổng thống sắp mãn nhiệm, đã đăng trên mạng xã hội lời

chúc mừng

tân tổng thống Joe Biden, phó tổng thống tân cử Kamala Harris và các quan chức, thẩm phán của chính quyền mới.

Phó Tổng thống Mike Pence rời Nhà Trắng hôm 19/1. Ông sẽ tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Joe Biden

Ngày tận thế và ‘nhà nước ngầm’

Mặc dù vậy, giới tin vào thuyết âm mưu QAnon vẫn tiếp tục chia sẻ các tin giả kiểu như “thiết quân luật sắp tới”, theo NBC News.

“Dự báo ngày tận thế được mong chờ từ lâu” (long-awaited doomsday) là một phần trong nhiều hoạt động của QAnon, nhóm nay được cho là giáo phái (cult).

Theo tìm hiểu của BBC News Tiếng Việt, các thông tin dạng này cũng được chia sẻ khá nhiều trên các trang Facebook tiếng Việt, như “30 chưa phải là Tết”, hàm ý ngày 20/01 không có nghĩa là quyền lực của ông Trump chấm dứt.

Những ý kiến, lời trông đợi này không mất đi kể cả sau ngày 20/12/2020 khi chính TT Trump tuyên bố “tin về thiết quân luật là tin giả”.

HÌNH:

– Melania and Donald Trump, Nguồn hình ảnh, Reuters,  Chụp lại hình ảnh,

– The White House – Nhà Trắng sáng ngày 19/1

 – Phó Tổng thống Mike Pence rời Nhà Trắng hôm 19/1. Ông sẽ tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Joe Biden

Chính trị Mỹ: Dư âm ngày bạo loạn tại Washington

Chính trị Mỹ: Dư âm ngày bạo loạn tại Washington

Đăng ngày: 08/01/2021 – 15:43

Cảnh người biểu tình thân Trump xô đổ hàng rào để tràn vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ tại Washington DC ngày 06/01/2021.

Cảnh người biểu tình thân Trump xô đổ hàng rào để tràn vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ tại Washington DC ngày 06/01/2021. ROBERTO SCHMIDT AFP

Tú Anh

10 phút

Nền dân chủ Hoa Kỳ vượt qua cơn bão lửa, Joe Biden được lưỡng viên Quốc Hội công nhận đắc cử tổng thống, Donald Trump đơn độc, phải nhìn nhận thực tế sau cố gắng vô vọng làm đảo ngược kết quả bầu cử. Washington trong ngày thứ Tư đen tối là chủ đề chính của báo chí Pháp 08/01/2021.

Trump gây náo loạn tại Washington, Biden tăng uy thế nhờ chiến thắng tại Thượng Viện. Tại châu Âu, chiến dịch phối hợp tiêm ngừa Covid-19 rơi vào tình trạng lạc nhịp. Chính quyền Belarus bị tố cáo chủ mưu ám sát đối lập. Trung Quốc ngăn chận phái bộ điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đó là các tựa chính của Le Monde.

Trang nhất của Le Figaro với bức ảnh đám đông bao vây tòa nhà Quốc Hội theo lời khuyến khích của Donald Trump, Le Figaro cho rằng Joe Biden,tổng thống thứ 46 của Mỹ kể từ 20/01 tới đây ngồi trên ngọn núi lửa, một quốc gia bị sâu xé vì trào lưu mị dân ngông cuồng của Trump. Tuy cũng « choáng váng » , Liberation tỏ ra lạc quan cho tương lai, cho dù 13 ngày tới đây là « 13 ngày dài nhất ». Nhật báo thiên tả đồng điệu với La Croix : Nền dân chủ Hoa Kỳ đứng vững trong cơn bão tố.

Nhục nhã

Donald Trump nhục nhã ê chề, Nước Mỹ vì sao nên nỗi? Joe Biden làm sao gây lại niềm tin? Các nền dân chủ thế giới phải làm gì trước sự chế nhạo của các chế độ độc tài ? Đó là nội dung các bài xã luận của Le Monde, Le Figaro và La Croix.

Le Monde, trong bài xã luận « Nhục Nhã » lấy làm tiếc là tổng thống Donald Trump mà bốn năm trước đây đắc cử với lời hứa « làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại » đã kết thúc nhiệm kỳ trong sự nhục nhã. Lịch sử sẽ ghi lại ngày 06/01/2021 là ngày mà nền dân chủ Hoa Kỳ bị thách thức và có một lúc phải « gián đoạn » vì một đám đông cực đoan mà tổng thống mãn nhiệm khuyến khích tràn vào Quốc Hội để ngăn cản thủ tục công nhận ứng cử viên đảng Dân Chủ, Joe Biden, đắc cử tổng thống.

PUBLICITÉ

Ngày thứ Tư đen tối vừa qua là kết quả tất yếu của một đường lối lãnh đạo tùy nghi, đưa đến tình trạng nước Mỹ bị chia làm hai thành phần: một bên tôn trọng luật pháp, trật tự hiến định, còn một bên thì chìm trong thế giới hoang tưởng.

Trong thế giới hoang tưởng này, bất chấp hơn 60 phán quyết của công lý, kể cả quyết định của Tối Cao Pháp Viện, người ta vẫn cho là Donald Trump đắc cử, là chiến thắng bị đánh cắp. Tổng thống của họ đã nói như thế : ở bang Georgia, ông ấy hơn Joe Biden « gần nửa triệu phiếu » sao lại thua 11.779 phiếu ?

Trong cái rủi có cái may. Hỗn loạn hôm thứ Tư có thể giúp Joe Biden tái xây dựng nền dân chủ bị Donald Trump làm lung lay. Tổng thống thứ 46 chứng minh ông có đủ bản lĩnh qua phản ứng cứng rắn và sáng suốt trước mưu toan làm loạn của phe Trump.

Tuy nhiên, vẫn còn một loạt ẩn số đang chờ: Xử lý thế nào với thủ lĩnh phản loạn Donald Trump? Ảnh hưởng của phe Cộng Hòa cực đoan vẫn tiếp tục phủ nhận chiến thắng của đối thủ? Ban lãnh đạo Cộng Hòa, vào giờ chót tuân thủ Hiến Pháp có biết rút tỉa bài học từ thảm họa đã được báo trước đó không ? Thế giới lo âu đang chờ các câu trả lời. Le Monde kết luận.

Joe Biden: Người của thời thế

Câu trả lời có thể tìm thấy trên Le Figaro. Trong bài « Hàn gắn lại những mảnh vụn », nhật báo thiên hữu có cùng nhận định như Le Monde: Joe Biden phải cám ơn Donald Trump mới phải. Thái độ bi thảm của Donald Trump tặng cho ông nhiệm kỳ tổng thống trên chiếc khay bằng bạc, một đa số không ngờ ở Thượng Viện.

Trump để lại một di sản đầy thách thức mà nghiêm trọng nhất là đại dịch Covid vượt tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Joe Biden khôn ngoan để cho tính khí thất thường của Donald Trump qua đi mà không cần phản ứng trừ khi quyền lợi quốc gia bị đe dọa.

Không gây ồn ào, Joe Biden từng bước thành lập nội các, đa số là chuyên gia kinh nghiệm của chính quyền Barack Obama, nay được thăng chức. Joe Biden xứng đáng được thông cảm vì ông sẽ là người gom lại và hàn gắn từng mảnh gương vỡ, tấm gương mà nền dân chủ Mỹ hay ngắm nhìn. Sau bốn năm náo động, chính trường Mỹ cần một lãnh đạo hiền triết để an dân.

Nhìn từ châu Âu, bài xã luận « Chiến thắng mong manh » trên La Croix cho rằng Donald Trump sẽ tiếp tục gây rối. Tuy nhiên, cho dù có nhiều nhược điểm, Hoa Kỳ vẫn là chiếc nôi của tự do trên địa cầu. Trung Quốc, Nga, Iran đã chế nhạo chế độ chính trị Mỹ là mong manh. Nhưng đối mặt với những cường quốc này, nơi mà chính quyền nắm trong tay guồng máy an ninh tàn bạo, các nền dân chủ trên thế giới phải đoàn kết lại, theo kết luận của nhật báo Công Giáo.

Định chế đứng vững

Cũng như các đồng nghiệp, nhật báo thiên tả Liberation cho là  hiệu năng đề kháng của các định chế chính trị Hoa Kỳ đã được chứng minh qua cuộc thử thách

Hoa Kỳ: 13 ngày dài nhất. Liberation ghi lại mối lo của nhiều chính trị gia Mỹ: Còn hai tuần nữa Trump mãn nhiệm nhưng đó là hai tuần đầy bất trắc vì Trump còn nhiều quyền thế trong tay. Libération cũng tường thuật đầy đủ phản ứng “khoái chí” của các chế độ độc tài thù nghịch của Mỹ chế nhạo nền dân chủ Hoa Kỳ. Trung Quốc không ngần ngại đánh đồng phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông với “ cảnh tượng ngọan mục ở Capitol”.

Vấn đề là các định chế Mỹ có vững chắc hay không ? Sử gia Pap Ndiaye, Đại Học Chính Trị Paris khẳng định là có cho dù bị chủ nghĩa mị dân xói mòn, Quốc Hội Mỹ vẫn có thể xác nhận kết quả bầu cử, nền tư pháp không bị Nhà Trắng (hành pháp) khuất phục, xã hội Mỹ động viên ngăn chận âm mưu đảo chính.

Nhưng sử gia Pap Ndiaye cảnh giác: Phe dân túy chỉ mới thua một trận đánh nhưng chưa thua cuộc chiến. Theo nhãn quan chính trị, nhiệm kỳ của tổng thống thứ 46 của Mỹ sẽ có giá trị quyết định hơn cả kể từ thời tổng thống Roosevelt.

Covid-19, tại sao siêu vi biến thể lại nguy hiểm ?

Châu Âu chưa biết khi nào thoát khỏi vòng vây. Chiến dịch chủng ngừa tiến hành chậm chạp. Biện pháp phong tỏa, giới nghiêm tiếp tục kéo dài.

Theo Le Figaro, thủ tướng Pháp chuẩn bị tâm lý dân chúng trước khi ban hành một số biện pháp tiếp tục hạn chế sinh hoạt như đóng cửa hàng quán, điện ảnh, rạp hát ít nhất đến tháng Hai. Les Echos cho biết thêm chính phủ Pháp có kế hoach đầu tư 20 tỷ euro hậu thuẫn kinh tế trong bối cảnh hai trên ba người Pháp lo ngại kinh tế sẽ bị khủng hoảng nghiêm trọng.

La Croix minh họa tình trạng phong tỏa kéo dài với tranh biếm họa, vẽ một công dân Anh mừng rỡ thoát ra khỏi châu Âu, thì đụng phải bức tường phong tỏa y tế.

Le Figaro đặt câu hỏi với một chuyên gia vì sao siêu vi biến thể ở Anh Quốc nguy hiểm. Nguy hiểm thứ nhất là vận tốc lây lan và thứ hai là khả năng lây nhiễm. Chúng ta biết tác hại như thế nào nhưng chưa đo lường được vận tốc.

Nguồn gốc siêu vi: Bắc Kinh trì hoãn

Le Monde với bài « Trung Quốc ngăn chận phái đoàn điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới » một lần nữa nhắc nhở độc giả thái độ thiếu hợp tác của Bắc Kinh trong hồ sơ y tế liên quan đến toàn thế giới .

Trung Quốc dường như không sẵn sàng để Tổ Chức Y Tế Thế Giới điều tra về cội nguồn của siêu vi gây đại dịch Covid-19. Tổng giám đốc cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Tedros Adhanon Ghebreyesus, tuy có tiếng là thân Bắc Kinh, đã tỏ ra thất vọng trước quyết định chưa cấp phép cho phái đoàn chuyên gia. Bắc Kinh xác nhận « không phải vì lý do visa ».

Vậy thì lý do gì ?

Le Monde nhắc lại tuyên bố mới đây của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, theo đó “ngày càng có nhiều nghiên cứu cho phép nghĩ rằng siêu vi xuất hiện cùng lúc tại nhiều nơi trên thế giới“.

Trung Quốc ngày càng không muốn bị chỉ định là nước xuát phát đại dịch và muốn chứng tỏ là chính Trung Quốc báo động cho thế giới.

Thế nhưng, Le Monde cho biết các nghiên cứu quốc tế về lịch sử của siêu vi corona chủng mới xác định, tất cả các chủng lây lan trên địa cầu đều có cội nguồn từ siêu vi xuất hiện tại Vũ Hán trong khoảng tháng 11/2019.

Duy Ngô Nhĩ chạy đâu cho thoát

Người Duy Ngô Nhĩ, đã thoát ra nước ngoài, tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn bị Trung Quốc truy đuổi. Phóng sự của của La Croix từ Istanbul.

Người Duy Ngô Nhĩ phập phồng lo âu từ khi Ankara ký với Bắc Kinh thỏa thuận dẫn độ. Nếu Quốc Hội Thổ phê chuẩn, khoảng 50 ngàn người Duy Ngô Nhĩ (hiện có quy chế sinh viên hay tị nạn) sợ bị trục xuất về Tân Cương và các trại tập trung

Đại diện các tổ chức Duy Ngô Nhĩ lưu vong tin là sẽ có khả năng vận động hành lang thuyết phục Quốc Hội Thổ không chấp thuận thỏa thuận. Tuy nhiên, liên minh cầm quyền hội đủ đa số để thông qua.

Để trấn an nạn nhân và không mang tiếng bỏ rơi những người luôn được Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ, ngoại trưởng Metluv Cavusoglu tuyên bố là « phê chuẩn thỏa thuận » không có nghĩa là Ankara sẽ trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc

Tuy nhiên, sự kiện Trung Quốc chậm giao vac-xin chống Covid cho Thổ được giới quan sát xem là một hành động gây áp lực của Bắc Kinh.

KHÔNG MỘT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI NÀO THÀNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI.

Hoai Linh Ngoc Duong

 KHÔNG MỘT CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI NÀO THÀNH CÔNG TRÊN THẾ GIỚI.

Trên thế giới hiện nay không hề có bất kỳ một chế độ độc tài nào thành công. Tính cả chế độ cộng sản hay không cộng sản.

Nói rằng chế độ độc tài Trung Quốc khởi sắc đứng thứ hai thế giới sau Mỹ là chưa chính xác. Bởi lẻ Mỹ có 330 triệu dân, trong khi Trung Quốc lại có gần 1,4 tỷ dân. Một đất nước mà dân số bằng cả châu Âu thì tất nhiên lượng của cải làm ra phải cao hơn các nước nhỏ dân số chỉ xấp xỉ 100 triệu dân.

Do đó người ta đánh giá một nước giàu có hay không là ở GDP đầu người chứ không phải ở tổng GDP. Theo cách tính này thì Trung Quốc xếp thứ 67, sau rất nhiều nước dân chủ.

Trong số 50 nước có GDP đứng đầu thế giới không hề có bóng dáng của các nước theo thể chế chính trị độc tài nào cả.

Vậy độc tài (dictator) là gì?

Đó là thể chế mà quyền lực rơi vào tay một cá nhân, gia đình hay đảng phái.

Biểu hiện của thể chế chính trị độc tài ?Đó là:

– Hiến pháp quy định quyền lực của một cá nhân, gia đình hay đảng phái là cao nhất, đứng trên tất cả.

– Không có bầu cử tự do chọn ra đảng cầm quyền từ đa đảng theo nhiệm kỳ 4 hoặc 5 năm.

– Không có tam quyền phân lập.

– Hiến pháp không thừa nhận sự tồn tại của đảng phái đối lập

– Những quyền con người căn bản như tự do ngôn luận, báo chí, bầu cử, tôn giáo, biểu tình sẽ bị bóp nghẹt. Bởi nếu cho tự do chế độ độc tài sẽ sụp đổ ngay.

Tại sao dưới các chế độ độc tài kinh tế , chính trị , văn hóa, quân sự, thể thao của một nước sẽ không thể phát triển ?

– Bởi khi quyền lực tập trung trong tay một đảng thì sẽ không có một ngành tư pháp độc lập để kiểm soát . Lúc đó đảng sẽ hành động theo cách “luật là tao, tao là luật” để tự do tham nhũng, vơ vét bán rẻ tài nguyên đất nước lấy tiền để nuôi sự tồn tại của đảng cầm quyền đó.

– Chế độ sẽ tự do cướp đất, đổi tiền thi hành các chính sách bóc lột dân để củng cố quyền cai trị lâu dài.

– Chế độ sẽ chỉ quan tâm làm giàu cho một tầng lớp đặc quyền đặc lợi chứ không hề quan tâm đến số phận của đa số nhân dân.

– Do không có sự cạnh tranh giữa hai đảng nên đảng cầm quyền sẽ chỉ dùng chế độ công an trị để cai trị dân chứ không hề có sự cạnh tranh phục vụ dân để nắm quyền.

Chính vì thế không hề có chuyện một chế độ độc tài này tốt đẹp hơn một chế đô độc tài khác. Theo thời gian chúng sẽ tha hóa như nhau. Chỉ có một chế độ độc tài này giỏi mị dân, giỏi tuyên truyền hoặc cai trị tàn bạo hơn một chế độ độc tài khác mà thôi.

Cái chính là trong chế độ độc tài không hề có luật pháp, công lý , không ai ở trên luật mà cá nhân, gia đình và đảng phái đó ở trên luật, thay trời xử dân.

Do đó kẻ nào tố cáo một chế độ độc tài này nhưng bênh vực một chế độ độc tài khác thì cũng chỉ là thành phần phản dân chủ và phản dân tộc mà thôi.

Thật là nhục nhã

Thật là nhục nhã

Thạch Đạt Lang

Ngày thứ năm 14.01.2021, bộ quốc phòng Mỹ thông báo là tổng thống Donald Trump sẽ rời khỏi Tòa Bạch Ốc ngày 20.01.2021 và không có buổi Lễ Tiễn Đưa (Farewell Celebration For President). Lễ Tiễn Đưa là một vinh dự truyền thống của Mỹ có từ thời ông Ronald Reagan. Lễ này do quân đội tổ chức dành cho lãnh đạo quốc gia khi mãn nhiệm kỳ hoặc từ chức…

Trường hợp tổng thống Donald Trump ra đi không có buổi lễ này là một sự nhục nhã cho bản thân Trump nhưng không gây ngạc nhiên cho ai.

Căn cứ vào những hành động, phát ngôn của ông Trump trong 4 năm qua, từ việc chê bai cộng đồng tình báo Mỹ (1), nhục mạ quân đội, gọi những người lính TQLC Mỹ gục ngã trong thế chiến thứ nhất là bọn thua trận, đần độn (2) đến việc lôi kéo quân đội vào những âm mưu chính trị bẩn thỉu trong việc chụp hình trước nhà thờ đầu tháng 06.2020 (3) và gần đây nhất là kích động bạo lực, kêu gọi lật ngược kết quả bầu cử bằng cách tấn công Điện Capitol – Tòa Nhà Lập Pháp của nước Mỹ khi quốc hội đang chứng nhận kết quả bầu cử ngày 03.11.2020, cùng với 2 lần bị luận tội, bộ quốc phòng Mỹ quyết định hủy bỏ truyền thống danh dự này đối với ông Donald Trump.

Ngày thứ tư 13.01.2021, Tòa Bạch Ốc cho biết, phó tổng thống Mike Pence sẽ gửi bảng tổng kết, nhận xét về những kết quả trong chính sách đối ngoại lịch sử của nội các ông Donald Trump đến các quân nhân hải quân tại Trạm Hàng Không Hải Quân ở Lemoore, sau đó là sư đoàn 10 ở Fort Drum, New York. Hai viên chức cao cấp của bộ quốc phòng đã xác nhận với Defense One – một tờ báo của quân đội – sẽ không có buổi lễ tiễn đưa vinh dự truyền thống cho vị cựu tổng tư lệnh tối cao Donald Trump.

Đó có lẽ là điều tốt đẹp nhất cho Donald Trump. Ngay từ khi nhậm chức, Trump đã có ý đồ sử dụng quân đội vào những mục đích chính trị của ông. Từ việc ký tặng những chữ MAGA cho những người lính đến những bài phát biểu mang nặng tính đảng phái ngay tại trung tâm Bộ Quốc Phòng (Pentagon). Những người lính Mỹ, không quân, hải quân, thủy quân lục chiến Mỹ…đã nghe nhiều đến độ chán ngấy những lời sỉ nhục quân đội Mỹ của Trump. Lần xuất hiện cuối cùng của Trump là trận đấu giao hữu tại trường đào tạo sĩ quan West Point giữa bộ binh và thủy quân lục chiến ngày 12.12.2020, trước đó Trump đã có chuyến viếng thăm ngắn ngủi tại căn cứ Fort Bragg trong chuyến đi vận động tranh cử vào tháng 10.2020.

Với tư cách là tổng tư lệnh quân đội, các tổng thống tiền nhiệm của Mỹ đã hành động như thế nào cho lần xuất hiện cuối cùng của mình trước quân đội? Lễ chia tay lần đầu tiên diễn ra năm 1989, do bộ quốc phòng và tham mưu trưởng liên quân tổ chức cho tổng thống Ronald Reagan. Ông Reagan đã biến buổi lễ chia tay tại Camp Springs, bang Maryland thành một lễ kỷ niệm với những quân nhân nam, nữ trẻ tuổi mà ông gặp mặt cũng như tuyên dương những thành quả mà nội các của ông đã đạt được, đặc biệt là chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô và khối Đông Âu.

Bốn năm sau đó, tổng thống George H. W. Bush (ông Bush cha) được nói lời chia tay từ biệt của mình với quân đội tại Fort Myer, nhìn ra nghĩa trang Arlinton, bang Virginia. Cùng với những người lãnh đạo cuộc chiến Iraq – tướng Colin Powel, bộ trưởng quốc phòng Dick Chenney.

Tổng thống Bill Clinton trong dịp từ biệt của mình đã nói lên những lời cám ơn quân đội trên con đường xây dựng một Âu Châu tiến gần đến hòa bình hơn bao giờ hết, trở nên dân chủ, không còn bị chia cắt Đông-Tây. Cùng với sự hiện diện của Bill Cohen, bộ trưởng quốc phòng thuộc đảng Cộng Hòa, tướng Henry Shelton, ông Clinton nói: “- Nhờ các bạn, với sự liên minh của các nước trong NATO, chúng ta đã chấm dứt được sự thanh trừng sắc tộc ở Nam Tư cũ. Những người phải bỏ chạy tị nạn đã quay trở về nhà, tự do đã nở hoa từ những đổ vỡ ở các quốc gia nhỏ bé.

Cựu tổng thống George W Bush (ông Bush con) cũng như Barack H. Obama cũng có những vinh dự tương tự như thế, chỉ riêng ông Donald Trump thì không.

Trong 4 năm cầm quyền, ông Trump đã để lại cho nước Mỹ những hậu quả vô cùng tệ hại. Từ bức tường ở biên giới Mỹ-Mễ được Trump hô hào, moi móc ngân sách đầu này, đít nọ rốt cuộc chỉ là những đoạn chắp vá không mang lại tác dụng, kết quả nào, thương chiến với Tầu Cộng thì ai đổ ruột, ai gẫy tay, ai năn nỉ kẻ thù ngồi vào bàn đàm phán mọi người đều thấy, đến đại dịch Sars-CoviD 2 với gần 400.000 người chết, 24 triệu người lây nhiễm…Ông Trump chỉ có thành công duy nhất là giảm thuế từ 35% xuống 21%, tiết kiệm cho doanh nghiệp 15.000 tỉ $ thuế trong 10 năm.

Tuy nhiên, hành động kêu gọi, kích động người ủng hộ gây bạo loạn với mục đích xóa bỏ kết quả bầu cử, xé nát hiến pháp vào ngày 06.01.2021 mới là giọt nước làm tràn ly. Không còn ai muốn giao du, liên hệ gì với ông, kể cả những thành viên trong đảng Cộng Hòa, trong nội các, đối tác kinh doanh… ngoại trừ một số dân biểu, nghị sĩ đảng CH suy thoái đạo đức, cố đấm ăn xôi, sợ mất phiếu nơi số cử tri ủng hộ ông triệt để, còn bám theo ông với hi vọng giữ ghế trong kỳ bầu cử năm 2022.

Cựu đại tướng James Mattis, cựu bộ trưởng quốc phòng do ông Trump bổ nhiệm, sau 2 năm đã từ chức, có nhận xét về ông rằng: “ Ông Trump sẽ rời khỏi Tòa Bạch Ốc như một người vô tổ quốc”. (4) Thật đúng vậy! Chẳng những vô tổ quốc mà cũng không vinh dự.

Tuy vậy, dù sao đi nữa ông vẫn có một điều an ủi. Nếu biết tiếng Việt, ông sẽ rất vui mừng, hãnh diện và cảm thấy ấm lòng khi biết rằng có khoảng 80% dân số ở một nước cách xa Mỹ 12.000 cây số với khoảng 95 triệu dân vẫn tiếp tục ca ngợi, quý trọng ông, nhưng bao lâu nữa thì không ai biết, bởi đây là một dân tộc ăn xổi, ở thì, rất hoang tưởng, hơn 4.000 năm vẫn không chịu lớn.

**********

(1) https://www.washingtonpost.com/outlook/2019/02/04/i-was-cia-trumps-petty-fights-insults-will-make-us-all-less-safe/

(2) https://www.theatlantic.com/politics/archive/2020/09/trump-americans-who-died-at-war-are-losers-and-suckers/615997/

(3) https://www.wbur.org/onpoint/2020/06/05/protests-trump-chauvin-george-floyd-police

(4) https://www.foxnews.com/politics/james-mattis-statement-trump-capitol-protests(

(5) https://www.defenseone.com/ideas/2021/01/pentagon-wont-throw-traditional-farewell-ceremony-trump/171408/

— with  Xuandai Hoang.

Pentagon Won’t Throw Traditional Farewell Ceremony for Trump

DEFENSEONE.COM

Pentagon Won’t Throw Traditional Farewell Ceremony for Trump

It’s a shame, and a missed opportunity — not despite recent events but because of them.

Cách nước Mỹ ngăn một tổng thống trở thành kẻ độc tài

Cách nước Mỹ ngăn một tổng thống trở thành kẻ độc tài

Thất bại của Trump là chiến thắng của hệ thống chính trị Mỹ.

 14/01/2021

By   HUỲNH MINH TRIẾT

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi thảo luận với Quốc hội năm 2017. Ảnh: Getty Images.

 

“Tự do là một thứ mong manh mà để hủy diệt nó, chỉ một thế hệ là đủ”.

Ronald Reagan đã phát biểu như trên trong diễn văn nhậm chức thống đốc bang California vào năm 1967. Ông trở thành tổng thống của Mỹ vào năm 1981. Lời cảnh báo của Reagan năm xưa vẫn còn nguyên tính thời sự.

Vào ngày 6/1/2021 vừa qua, một sự kiện có thể được gọi là cuộc đảo chính bất thành, do sự xúi giục của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã khiến cả nước Mỹ chao đảo.

Trung Quốc đã chộp ngay lấy cơ hội, so sánh cuộc bạo loạn này với việc những người biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp năm 2019. Bắc Kinh ngạo nghễ nói rằng biến cố ở Hong Kong còn tồi tệ hơn ở Washington nhiều, nhưng gợi ý rằng họ còn giỏi hơn Mỹ vì không để cho ai thiệt mạng.

Nước Mỹ đã trải qua giờ phút đen tối nhất kể từ thời nội chiến. Lần đầu tiên từ khi bị quân Anh tấn công và chiếm thủ đô vào năm 1814, người Mỹ mới chứng kiến Đồi Capitol bị xâm phạm và cướp phá. Người ta tưởng chừng như thành trì của các nền dân chủ trên thế giới ngả nghiêng trong phút chốc.

Người (vẫn) tin yêu Trump thì bất phục với kết quả kiểm phiếu. Với họ, nước Mỹ chẳng hề có dân chủ. Bầu cử thì dàn dựng, nhà nước ngầm thao túng phía sau, Trung Cộng mua chuộc, vân vân và tỉ tỉ những thuyết âm mưu vô căn cứ khác.

Đến tận bây giờ, sau khi Quốc hội chính thức xác nhận chiến thắng của ông Biden, mạng xã hội vẫn tiếp tục lan truyền đủ loại khả năng, rằng ông Trump sẽ ban hành thiết quân luật ra sao, tung bằng chứng gian lận như thế nào và ngày 20/1 sắp tới sẽ thật huy hoàng và rực rỡ cho những người ủng hộ Trump… Các câu chuyện thần thoại này vẫn mê hoặc được vô số người dễ tin, dễ lệ thuộc, và dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Thực ra cuộc bầu cử đã kết thúc từ ngày 7/11/2020, khi các bang đếm đủ số phiếu để các chuyên gia về bầu cử của giới truyền thông tuyên bố Joe Biden thắng cử. Dù phản đối kịch liệt như thế nào, Trump và những người ủng hộ tích cực nhất của ông cũng không thể đánh cắp một cuộc bầu cử hợp pháp, biến nước Mỹ từ một nền cộng hòa thành độc tài.

Thoát thai từ một chế độ quân chủ, nước Mỹ đã trải qua nhiều năm xây dựng và bổ sung các cách thức để ngăn cản những kẻ độc tài tước đoạt tự do và quyền làm chủ của họ.

Quan khách ghé thăm tòa nhà Quốc hội Mỹ vào năm 2013, quan sát bức tranh mô tả lại cảnh George Washington tự nguyện từ bỏ quyền lực vào năm 1783. Ảnh: Melina Mara/ Washington Post.

Vào ngày 23/12/1783, sau khi đánh thắng quân Anh, George Washington đã tự nguyện giao trả quyền tổng tư lệnh Quân đội Lục địa (Continental Army) và về nghỉ hưu tại quê nhà thuộc bang Virginia.

Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đã đặt ra một tiền lệ nhằm tránh việc nền cộng hòa non trẻ của nước này trở thành một chế độ độc tài hay quay về thời quân chủ chuyên chế. Kể từ đó đến nay, dù không ít lần vấp phải thử thách, nền cộng hòa của nước Mỹ vẫn luôn đứng vững nhờ vào những thiết chế chặt chẽ của mình.

Làm tổng thống Mỹ không phải là làm vua. Tổng thống đúng là có quyền hành to lớn, nhưng cũng gặp vô vàn trở ngại và không phải lúc nào cũng có thể làm theo ý mình. Minh họa cho điều này, vào năm 1952 Tổng thống Harry Truman đã dự đoán tình cảnh của người kế nhiệm Dwight D. Eisenhower như sau: “Ông ta sẽ ngồi đó và ra lệnh ‘làm cái này, làm cái kia đi!’ nhưng sẽ chẳng có gì xảy ra. Ike tội nghiệp, nó không giống trong quân đội tí nào đâu” (Ike là biệt danh từ hồi nhỏ của anh em nhà Eisenhower).

Quyền kiểm soát đất nước được phân tán thành ba nhánh riêng rẽ và kiềm chế lẫn nhau, thường được gọi là chế độ tam quyền phân lập. Tổng thống không thể tự mình thay đổi luật lệ mà không có sự đồng ý của lưỡng viện Quốc hội. Ở Mỹ, việc sửa Hiến pháp để gia tăng thời gian cầm quyền như Putin đã làm với nước Nga là vô vọng. Các sắc lệnh hành pháp mà ông Trump hay sử dụng để lách Quốc hội thường xuyên bị nhánh tư pháp tuýt còi chặn lại.

Tổng thống có quyền bổ nhiệm quan tòa từ cấp liên bang đến tận Tối cao Pháp viện. Nhưng Tổng thống không có quyền ra lệnh cho các quan tòa này phải nghe lời của mình. Ông Trump đã vô cùng thất vọng khi chứng kiến các vụ kiện bầu cử của mình bị từ chối ở mọi cấp tòa án. Nước Mỹ không vận hành theo kiểu “ban ơn – trả ơn”.

Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, nhưng quân đội Mỹ không trung thành với tổng thống. Kịch bản Trump tuyên bố thiết quân luật nhằm cưỡng đoạt kết quả bầu cử nhanh chóng bị chính Trump xé bỏ. Các tư lệnh quân đội khẳng định rằng họ chỉ trung thành với Hiến pháp và không tham chính.

Sau vụ tấn công Quốc hội, Bộ Tư pháp tuyên bố họ không loại trừ khả năng truy tố tổng thống Mỹ vì vai trò trong việc kích động những kẻ côn đồ xông vào tấn công Điện Capitol.

Tổng thống có quyền sa thải bất kỳ ai trong nội các. Vậy sao ông Trump không sa thải hết những tướng lĩnh quân đội không chịu nghe lệnh và các quan chức Bộ Tư pháp đang thách thức ông? Câu trả lời là có thể. Nhưng Trump không dám.

Kịch bản này quả thực đã xảy ra trong nhiệm kỳ của Richard Nixon (1969-1974) sau vụ bê bối Watergate năm 1973. Công tố đặc biệt Archibald Cox ra trát đòi tổng thống cung cấp các tài liệu liên quan đến việc ông lạm quyền nghe lén đối thủ. Thay vì chấp nhận, Nixon ra lệnh cho Tổng Chưởng lý Elliot Richardson sa thải Cox. Richardson từ chối và từ chức. Nixon lại ra lệnh cho Phó Chưởng lý sa thải Cox. Ông này cũng không chịu nghe lệnh và từ chức. Cuối cùng Nixon quay ra thuyết phục Tổng Pháp quan Robert Bork sa thải Cox. Bork, một quan chức trẻ tuổi, tin rằng việc này đúng với quyền lực tổng thống nên đã chấp hành.

Richard Nixon là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ phải từ chức vào ngày 9/8/1974. Ảnh: VOA/ AP.

Nếu câu chuyện chỉ dừng ở đây thì có lẽ đã thành một tiền lệ nguy hại, rằng tổng thống có thể một tay dẹp bỏ mọi cản trở chống lại mình – một mảnh đất màu mỡ để mầm mống độc tài nảy nở. Nhưng sau khi chứng kiến sự lũng đoạn của Nixon, Quốc hội đã hành động. Hiến pháp trao cho lưỡng viện quyền cách chức một tổng thống khi nhận định người này lạm dụng quyền lực. Bị đồng minh từ bỏ và đối mặt với nguy cơ chắc chắn bị phế truất, Nixon từ chức chưa đầy một năm sau đó.

Bài học của Nixon có lẽ đã khiến Trump e ngại. Khi Robert Mueller được Bộ Tư pháp chọn làm công tố đặc biệt điều tra vụ Nga can thiệp bầu cử năm 2016, ông Trump đã tuyệt vọng đến mức phải thốt lên: “Trời ơi, thế là toi sự nghiệp tổng thống của tôi rồi”. Tuy nhiên, ngoài việc ca thán và gợi ý sa thải Mueller trên Twitter, Trump chưa bao giờ chính thức áp đặt mệnh lệnh này lên các quan chức Bộ Tư pháp.

Hoàn cảnh hiện nay của Trump cũng rất giống với Nixon trước khi mãn nhiệm. Hôm 6/1, trong khi những người ủng hộ Trump nghe theo lời hiệu triệu “tiến về Đồi Capitol”, thì một loạt các đồng minh của Trump nhìn thấy ly nước đã tràn. Họ quay lưng lại với ông. Nhiều nghị sĩ từng hứa sẽ phản đối kết quả kiểm phiếu đại cử tri đổi ý. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence dập tắt hy vọng cuối cùng của Trump, xướng tên Biden là tổng thống tiếp theo. Hàng loạt quan chức trong chính quyền Trump lập tức từ chức. Trump, cô độc và sợ hãi, lên án bạo lực của nhóm người theo ông lên Đồi Capitol, thừa nhận “sẽ có sự chuyển giao quyền lực trong trật tự và suôn sẻ”.

Nhưng nhiều nghị sĩ Mỹ chưa yên tâm để ông cầm quyền nốt hai tuần. Quốc hội Mỹ một lần nữa đề nghị cách chức Trump. Có hai cách để thực hiện điều này: thông qua luận tội và phế truất (như năm 2019) hoặc là dùng Tu chính án thứ 25.

Tu chính án thứ 25 cho phép đa số thành viên nội các cùng phó tổng thống Mỹ và Quốc hội tuyên bố tổng thống “không còn khả năng lãnh đạo”, rồi phế bỏ ông. Sau đó, Phó Tổng thống Pence sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống và đảm bảo quá trình chuyển giao êm ả trong thời gian còn lại.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cảnh báo nếu ông Pence không kích hoạt Tu chính án thứ 25 thì Quốc hội có thể sẽ phải hạch tội Trump một lần nữa. Điều này quả thực đã xảy ra. Hôm 13/1/2021, Donald Trump chính thức trở thành tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ bị luận tội hai lần.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi với bản luận tội Tổng thống Trump được ký thông qua tại hạ viện vào ngày 13/1/2021. Ảnh: Sarah Silbiger/ Bloomberg.

Hạ viện đã thông qua điều khoản luận tội cáo buộc ông Trump kích động nổi loạn chống lại nhà nước Hoa Kỳ. Lần này, 10 dân biểu Đảng Cộng hòa nhập cuộc cùng với toàn bộ 222 dân biểu Đảng Dân chủ, bỏ phiếu kích hoạt quá trình luận tội và phế truất.

Theo thủ tục, các điều khoản luận tội sẽ được chuyển lên Thượng viện để các thượng nghị sĩ mở phiên tòa phế truất tổng thống. Lãnh đạo khối đa số Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa) đã bác bỏ giải pháp mở phiên tòa nhanh, khẳng định không thể làm xong trước khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ. Tuy vậy, kể cả sau khi không còn làm tổng thống, việc Thượng viện kết tội Trump có thể dẫn đến một phiên bỏ phiếu truất quyền tái tranh cử vào năm 2024 của ông.

Trong cuốn sách “Sự suy đồi và sụp đổ của nền cộng hòa Mỹ” (The Decline and Fall of the American Republic) xuất bản vào năm 2010, Bruce Ackerman, giáo sư luật thuộc Đại học Yale đã cảnh báo về cái mà ông gọi là “chủ nghĩa cực đoan cấu trúc” (structural extremism) của chế độ tổng thống. Ông nói rằng quyền lực ngày càng lớn của chức tổng thống sẽ mời gọi “sự vô pháp”. Ông thúc giục người Mỹ chớ nên thấy yên tâm vì sự tiết chế của Barack Obama. “Vị tổng thống nổi loạn tiếp theo có thể không sở hữu tinh thần tự kiềm chế theo Hiến pháp như vậy”, Ackerman viết.

Ở Trump, chúng ta thấy cảnh báo của Ackerman đã trở thành sự thực. Trump ngày càng bộc lộ thiên hướng của một nhà độc tài: thóa mạ báo chí và các đối thủ, không chấp nhận kết quả bầu cử, công kích các thiết chế bầu cử không đem lại chiến thắng cho ông, vùng vẫy và sử dụng mọi biện pháp có thể để kéo dài quyền lực.

Michael Cohen, cựu luật sư riêng của Trump khi điều trần trước Quốc hội hồi tháng 2/2019 đã cảnh báo “sẽ không bao giờ có chuyển giao quyền lực êm ả nếu Trump thua”.

Những kẻ độc tài rất thu hút nhân cách yếu nhược. Lịch sử đã chứng minh, khi một số lượng đủ đông những con người không biết tự đứng trên đôi chân của mình, tha thiết bấu víu vào một huyền thoại tự họ dựng lên, thảm kịch sẽ xảy ra. Thảm kịch của nước Mỹ đã xảy ra. Nhưng như tờ báo cánh hữu Wall Street Journal đã nhận định, sự thất bại của Trump chính là chiến thắng của hệ thống chính trị Mỹ.

Người Mỹ đã bầu Trump lên bằng hệ thống này. Người Mỹ đã hạ bệ Trump chính bằng hệ thống đó. Đó là hệ thống có đủ khả năng bảo vệ lựa chọn của người Mỹ trước một kẻ toan chà đạp lên lá phiếu của họ.

Thăm dò ý kiến: Đa số cử tri Mỹ nói Trump nên từ chức.

 Thăm dò ý kiến: Đa số cử tri Mỹ nói Trump nên từ chức.

Đa số cử tri cho rằng Tổng thống Trump nên từ chức vì đã khuấy động đám đông ủng hộ tràn vào Điện Capitol Hoa Kỳ khi các nhà lập pháp tụ họp để chứng nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden tại Đại cử tri đoàn, theo một cuộc thăm dò mới.

Cuộc khảo sát mới nhất của Đại học Quinnipiac cho thấy 56% cử tri được thăm dò cho rằng Trump chịu trách nhiệm trực tiếp cho cuộc bao vây đầy bạo lực vào Quốc hội dẫn đến 5 người chết.

53% cử tri được khảo sát nói rằng Trump nên từ chức.

52 % nói rằng ông nên bị cách chức.

Đảng Dân chủ tại Hạ viện đã đệ trình một nghị quyết buộc tội Trump đã kích động đám đông.

Không rõ liệu đảng Cộng hòa ở Thượng viện có bỏ phiếu để loại bỏ Trump hay không, nếu có thời gian cho một phiên tòa ở Thượng viện, trước khi Biden tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 và liệu họ có mong muốn một phiên tòa ở Thượng viện sau khi Biden nhậm chức hay không.

Đảng Cộng hòa hôm thứ Hai đã phản đối một nghị quyết kêu gọi Phó Tổng thống Pence viện dẫn Tu chính án thứ 25 để lật đổ Trump.

Trump dự kiến ​​sẽ không từ chức, mặc dù hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã nói rằng họ tin rằng ông nên làm như vậy.

Sự chấp thuận công việc của Trump đã giảm 11 điểm kể từ tháng 12, giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại là 33% đồng thuận và 60% không đồng thuận.

Các cử tri trong cuộc thăm dò cũng quy lỗi cho đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện đã thách thức việc kiểm phiếu của Cử tri đoàn, với 58% cho rằng những nhà lập pháp này đang phá hoại nền dân chủ.

58% cũng nói rằng họ không tin rằng có gian lận phổ biến trong cuộc bầu cử.

47% được khảo sát coi cuộc bao vây là một nỗ lực đảo chính, so với 43 phần trăm nói rằng họ không coi đây là một cuộc đảo chính.

81% cử tri coi chủ nghĩa cực đoan là một vấn đề lớn ở Hoa Kỳ.

Chỉ có 31% cử tri trong cuộc thăm dò nói rằng họ tin rằng Biden sẽ có thể thống nhất đất nước, so với 56% nói rằng họ nghĩ rằng sự chia rẽ đảng phái sâu sắc sẽ vẫn còn.

Cuộc thăm dò Quinnipiac với 1.239 cử tri đã đăng ký được thực hiện từ ngày 7 tháng 1 đến ngày 10 tháng 1 và có sai số chênh lệch 2,8 điểm phần trăm.

JONATHAN EASLEY.

Ngày 11, tháng Giêng, năm 2021.

Poll: Majority of voters say Trump should resign

THEHILL.COM

Poll: Majority of voters say Trump should resign

A majority of voters say President Trump should resign from office for stirring 

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ.

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ.

Hoai Linh Ngoc Duong

Người Việt đa số mất căn bản chính trị từ gốc nên tranh luận với họ rất mệt. Nhưng nếu họ chịu tranh luận còn đỡ, một số kẻ trái ý là nhảy vào chửi bới, còn không, dùng hình ảnh đại diện của mình đi dán các nơi khác, sau đó viết những comment rất vô học. Họ chẳng biết văn hóa tranh luận mà chỉ biết văn hóa tấn công cá nhân, chửi bới thô tục. Họ nghĩ rằng điều đó có thể hạ thấp người họ chửi, nhưng thật ra chỉ hạ thấp chính họ. Nhưng mặc kệ, loại người này luôn hả hê, sung sướng khi được chửi một ai đó mà không bị chửi lại. Trên thực tế họ là những kẻ hèn nhát, tự ti và hay sống ảo.

Post lại một số bài viết căn bản đi từ cái gốc về nền chính trị Hoa Kỳ nhưng chắc số chịu đọc và chịu suy ngẫm cũng rất ít. Số thích nghe tin giả, xạo láo vẫn nhiều hơn.

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ.

Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang.

Quốc hội Liên bang: Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp.

Thượng viện: Gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có hai thượng nghị sĩ. Các khu hành chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện. Nhiệm kỳ thượng nghị sĩ là 6 năm. Hai năm một lần, Thượng viện tổ chức bầu cử lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Về mặt pháp lý, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện. Song trên thực tế, điều hành công việc hàng ngày của Thượng viện là thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện. Phó Tổng thống chỉ bỏ phiếu khi cần thiết để tránh bế tắc trong trường hợp Thượng viện rơi vào tình huống 50/50 về một vấn đề nào đó.

Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm. Khác với Thượng viện, số hạ nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang. Mỗi bang có quyền có tối thiểu một hạ nghị sĩ. Việc phân bổ số hạ nghị sĩ cho các bang được tiến hành 10 năm một lần dựa trên kết quả điều tra dân số. Ngoài ra, các khu hành chính trực thuộc như Samoa, Thủ đô Washington DC, Guam, và Virgin Islands cũng có đại diện không có quyền bỏ phiếu; Khu vực Puerto Rico được đại diện bởi một Cao uỷ thường trú. Đứng đầu Hạ viện là Chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện là người thứ hai sau Phó Tổng thống kế nhiệm Tổng thống.

Phân chia quyền lực giữa hai viện: Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền. Trong đó, Thượng viện có đặc quyền cố vấn và thông qua các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm. Ví dụ, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được chính phủ hai nước ký tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.

Tất cả các dự luật liên quan đến tài chính (thuế và phân bổ ngân sách) đều do Hạ viện đề xuất; Thượng viện có thể bỏ phiếu thay đổi dự luật của Hạ viện và khi đó hai viện sẽ họp chung để giải quyết bất đồng. Hạ viện có quyền bỏ phiếu buộc tội Tổng thống và các các quan chức liên bang, và Thượng viện có quyền quyết định có bãi chức người bị buộc tội đó hay không.

Cả Thượng viện và Hạ viện đều có những uỷ ban riêng của mình. Tuy nhiên, giữa Thượng viện và Hạ viện có một số uỷ ban phối hợp để xử lý một số công việc chung.

Dân biểu (thượng và hạ nghị sĩ liên bang và bang) được bầu từ các khu vực bầu cử: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các dân biểu là bảo vệ và đem lại càng nhiều lợi ích cho các cử tri của mình càng tốt. Một trong những cách thông thường nhất để thực hiện nhiệm vụ này là đấu tranh dành ngân quĩ liên bang và bang cho các dự án ở khu vực bầu cử của mình. Khá nhiều khoản tiền dành cho các dự án ở địa phương được lẩn trong các khoản tiền phân bổ cho các cơ quan của chính quyền liên bang và bang.

Một cách khác mà các dân biểu thường làm là kiến nghị và vận động các cơ quan lập pháp và hành pháp thông qua các luật pháp và quyết định có lợi cho cử tri của mình. Ví dụ, nhiều thượng và hạ nghị sĩ của các bang ở Hoa Kỳ có nuôi cá catfish đã bảo trợ và tích cực vận động Quốc hội Liên bang thông qua dự luật cấm cá da trơn của Việt Nam mang tên catfish trên thị trường Hoa Kỳ.

Chính quyền liên bang: Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ, và một số lĩnh vực khác.

Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ được phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ. Tất cả các dự luật liên bang được Quốc hội liên bang thông qua phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến pháp cho phép Tổng thống quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên bang thông qua.

Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống, 15 bộ và trên 60 ủy ban độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và phải được Thuợng viện thông qua.

Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng quản trị và tài chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách của Tổng thống. Đáng chú ý nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng chính sách phát triển.

Hệ thống tòa án liên bang: Hệ thống tòa án liên bang gồm Tòa án liên bang tối cao và các tòa án liên bang khu vực. Chánh án và các thẩm phán Tòa án tối cao liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông qua với nhiệm kỳ suốt đời. Những người này chỉ từ nhiệm khi họ muốn hoặc bị buộc tội. Toà án tối cao liên bang có quyền vô hiệu hoá bất cứ luật lệ liên bang hoặc bang nào mà toà xét thấy là trái với Hiến pháp. Ví dụ, năm 1897, Toà án tối cao liên bang đã ra phán quyết bác bỏ luật của Bang Louisiana cấm mua bảo hiểm của các hãng bảo hiểm ngoài bang trừ phi các hãng bảo hiểm đó đáp ứng đuợc một số điều kiện tiên quyết nhất định.

Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và công ăn việc làm cho nguời nghèo, và do vậy được đông đảo người nghèo và giới công đoàn ủng hộ. Đảng này chủ trương tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Ngược lại, Đảng Cộng hòa muốn giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế, để nền kinh tế vận động theo qui luật của thị trường. Đảng này thường quan tâm nhiều hơn đến các giới chủ, các thế lực tài phiệt, giới chuyên gia và các tầng lớp trung lưu. Trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng Cộng hòa thường chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế.

Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ ứng cử viên Đảng Cộng hòa thường có ưu thế tại các bang phía Nam, trong khi đó ứng cử viên Đảng Dân chủ thường có ưu thế tại các bang phía Bắc.

Hệ thống chính quyền bang: Hệ thống chính quyền bang nói chung cũng tương tự như hệ thống chính quyền liên bang. Đứng đầu ngành hành pháp bang là thống đốc bang. Thống đốc bang do cử tri bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 2 hoặc 4 năm tùy theo bang. Có bang giới hạn số nhiệm kỳ của thống đốc bang, có bang không. Ngoài quyền hành pháp, thống đốc bang còn có quyền kiến nghị và phủ quyết luật pháp bang, và một số quyền tư pháp.

Ở cấp bang cũng có quốc hội bang gồm 2 viện như liên bang (trừ Bang Nebraska chỉ có một viện). Quốc hội bang cũng có quyền làm một số luật áp dụng trong bang (chủ yếu trong các lĩnh vực an sinh xã hội như y tế, giáo dục, an toàn, đạo đức, và phúc lợi của dân chúng trong bang). Quốc hội bang có quyền sửa đổi và thông qua ngân sách bang do thống đốc bang đề xuất, trong đó có việc tăng, giảm, hoặc hoàn thuế. Dưới bang là quận, thành phố, thị trấn, và làng.

Hoạt động vận động hành lang: Có thể nói vận động hành lang là một trong những đặc trưng nổi bật của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Tại Thủ đô Washington DC hiện nay có tới trên 12 nghìn người vận động hành lang chuyên nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp, các công đoàn, các hiệp hội kinh doanh, các nhóm tôn giáo, các trường đại học, các bang, các tổ chức xã hội, thậm chí cả chính phủ nước ngoài đều tiến hành các hoạt động vận động hành lang.

Vận động hành lang được coi là một hình thức đề đạt ý nguyện của dân chúng đến các các cơ quan quản lý nhà nước; do vậy, được pháp luật Hoa Kỳ cho phép. Trên thực tế, các nhóm lợi ích thường tiến hành các hoạt động vận động hành lang để tác động tới các quyết định lập pháp và hành pháp nhằm phục vụ cho lợi ích của mình. Vận động hành lang cũng có thể không liên quan đến một biện pháp luật pháp hoặc chính sách hoặc quyết định cụ thể mà chỉ nhằm cổ vũ cho một quan điểm hoặc một mối quan tâm nào đó.

Vận động hành lang không chỉ đơn thuần là nêu kiến nghị hoặc nguyện vọng. Những người vận động hành lang thường phải cung cấp các lý lẽ, chứng cứ, và thậm chí các bằng chứng khoa học có sức thuyết phục hỗ trợ cho kiến nghị hoặc nguyện vọng của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, những thông tin và lý lẽ thu lượm được từ các hoạt động vận động hành lang cũng là những nguồn thông tin bổ xung tốt phục vụ cho các cơ quan này trong công việc lập pháp và hành pháp của mình.

Các hoạt động vận động hành lang có thể do nhóm hoặc cá nhân có lợi ích trực tiếp tiến hành bằng cách gặp gỡ, gọi điện thoại, hoặc gửi kiến nghị đến các dân biểu của mình cũng như với các cơ quan chính quyền. Vận động hành lang cũng có thể được tiến hành một cách gián tiếp thông qua các chiến dịch báo chí truyền thông, thuê các công ty hoặc cá nhân vận động hành lang chuyên nghiệp thay mặt tiến hành những việc nói trên, thông qua các tổ chức quần chúng, đảng phái, thậm chí thông qua các cuộc biểu tình…

Các tổ chức và cá nhân làm dịch vụ vận động hành lang chuyên nghiệp có thu tiền đều phải đăng ký với Quốc hội, trừ những những trường hợp có mức phí dịch vụ dưới 5.000 USD trong thời gian 6 tháng. Thời hạn đăng ký là trong vòng 45 ngày kể từ khi bắt đầu tiếp xúc vận động hành lang hoặc kể từ ngày ký hợp đồng với khách hàng.

Hầu hết các hiệp hội kinh doanh và công ty lớn của Hoa Kỳ đều có đại diện của mình ở Thủ đô Washington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh doanh để tiến hành các hoạt động vận động hành lang đối với quốc hội và chính quyền liên bang và bang.

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Hoa Kỳ và các nước. Họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả các cuộc đàm phán thương mại quốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.

65 ngày dẫn đến hỗn loạn ở Điện Capitol

 Van Pham

Bất kể điều gì xảy ra với Donald Trump, những kẻ bạo loạn đã tấn công Điện Capitol của Mỹ sẽ không sớm lùi bước…

*******

65 ngày dẫn đến hỗn loạn ở Điện Capitol

Shayan Sardarizadeh và Jessica Lussenhop

Nhiều người bất ngờ trước các sự kiện ở Washington ngày 6 tháng 1. Nhưng với những người theo dõi sát sao mọi diễn biến từ ngày bầu cử 03-11 đến nay…. đếu cảm thấy âm mưu của các nhóm cực hữu trao đổi trên mạng, những dấu hiệu cảnh báo đã ẩn hiện đây đó.

Khởi phát lúc 02:21 Giờ sáng miền Đông trong đêm bầu cử, Tổng thống Trump bước lên sân khấu được dựng trong Phòng phía Đông của Nhà Trắng và tuyên bố chiến thắng:

“Chúng ta đã sẵn sàng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này. Thành thật mà nói, chúng ta đã thắng cuộc bầu cử này.”

Bài phát biểu của ông Trump được đưa ra một giờ sau khi ông tweet: “Họ đang tìm cách đánh cắp cuộc bầu cử” (xem bản tweet cuea ông Trump)

Ông Trump đã không thắng. Ông không có chiến thắng nào để bị đánh cắp. Nhưng đối với nhiều người ủng hộ cuồng nhiệt nhất của ông, những sự thật này không quan trọng, và cho đến giờ vẫn không có gi quan trọng.

******

Sáu mươi lăm ngày sau, một liên minh bạo loạn hung hãn xông vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. Họ gồm những người tin vào thuyết âm mưu QAnon, thành viên của các nhóm “Stop the Steal” , các nhóm hoạt động cực hữu, những dư luận viên trực tuyến và những người khác.

Vào thứ Sáu ngày 8 tháng 1 – khoảng 48 giờ sau cuộc bạo động ở Washington – Twitter bắt đầu thanh lọc và khóa một số tài khoản thân ông Trump có ảnh hưởng nhất đã thúc đẩy các âm mưu và thúc giục hành động trực tiếp để lật ngược kết quả bầu cử.

Sau đó đến lượt tài khoản lớn của chính của Tổng thống. ông Trump đã bị xóa tài khoản tweet vĩnh viễn có hơn 88 triệu người theo dõi của mình. Với lý do: “do có nguy cơ kích động thêm bạo lực”.

Bạo loạn ở Washington đã gây chấn động thế giới và dường như các nhà chức trách đã mất cảnh giác.

Nhưng đối với bất kỳ ai đã theo dõi kỹ những câu chuyện đã và đang diễn ra tại Đồi Capitol Hill, trên mạng và trên khắp nẻo đường phố của các thành phố tại Mỹ – thì điều đó không có gì là ngạc nhiên.

Ý tưởng về một cuộc bầu cử gian lận đã được tổng thống gieo rắc trong các bài phát biểu và trên Twitter, vài tháng trước cuộc bỏ phiếu.

Vào ngày bầu cử, tin đồn bắt đầu ngay khi người Mỹ đi bầu. Video quay cảnh một người theo dõi cuộc bỏ phiếu của Đảng Cộng hòa bị từ chối vào phòng phiếu ở Philadelphia đã lan truyền mạnh mẽ. Đó là một lỗi thực sự, do nhầm lẫn về các quy tắc. Người đàn ông sau đó đã được phép vào phòng phiếu để quan sát việc đếm phiếu.

Nhưng nó đã trở thành video đầu tiên trong số nhiều video, hình ảnh, đồ họa và tuyên bố khích động lan truyền trong những ngày sau đó, dẫn đến hình thành một “Khẩu Hiệu – Slogan”: #StopTheSteal.

Thông điệp đằng sau nó rất rõ ràng – ông Trump đã giành được một chiến thắng long trời lở đất, nhưng các thế lực đen tối ở “chính quyền ngầm” đã đánh cắp nó khỏi tay ông.

Sáng sớm hôm thứ Tư 4 tháng 11, trong khi các phiếu bầu vẫn đang được kiểm và ba ngày trước khi mạng lưới truyền thông Hoa Kỳ dự đoán là Joe Biden sẽ đắc cử, Tổng thống Trump tuyên bố chiến thắng, cáo buộc là đang có “một sự gian lận đối với công chúng Mỹ”.

Ông Trump đã không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh tuyên bố của mình. Các nghiên cứu được thực hiện cho các cuộc bầu cử trước đây của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng gian lận cử tri là điều cực kỳ hiếm.

Trump speaks during election night, early on 4-11

Vào giữa buổi chiều, một nhóm Facebook có tên “Stop the Steal” đã được tạo ra và nhanh chóng trở thành một trong những nhóm phát triển nhanh nhất trong lịch sử của nền tảng mạng xã hội. Đến sáng thứ Năm, nó đã có thêm hơn 300.000 thành viên.

Nhiều bài đăng tập trung vào các cáo buộc không có căn cứ về gian lận cử tri hàng loạt, gồm các tuyên bố được đưa ra rằng hàng nghìn người đã chết, đã bỏ phiếu và máy bỏ phiếu bằng cách nào đó đã được lập trình để chuyển phiếu bầu từ ông Trump sang ông Biden.

Nhưng một số bài đăng còn đáng báo động hơn, nói về sự cần thiết của một cuộc “nội chiến” hoặc “cách mạng”.

Đến chiều thứ Năm, Facebook đã gỡ bỏ Stop the Steal, nhưng trước đó nó đã tạo ra gần nửa triệu lượt bình luận, chia sẻ, thích và phản ứng.

Hàng chục nhóm khác nhanh chóng mọc thay vào vị trí của nó như: – Protest Arizona, 5 November 2020

Ý tưởng về một cuộc bầu cử bị đánh cắp tiếp tục lan truyền trên mạng và tồn tại. Ngay sau đó, một trang web chuyên về Stop the Steal đã được đưa ra nhằm ghi danh những “bước chân ủng hộ tính toàn vẹn của phiếu bầu”.

Short presentational grey line

Vào thứ Bảy ngày 7 tháng 11, các tổ chức thông tấn lớn tuyên bố rằng Joe Biden đã thắng cử. Tại các thành trì của đảng Dân chủ, rất đông người dân đã xuống đường ăn mừng. Nhưng phản ứng trực tuyến từ những người ủng hộ nhiệt thành nhất của ông Trump là một sự tức giận và thách thức.

Họ đã lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình ở Washington DC vào thứ Bảy tuần sau, được gọi là “Triệu người Diễn hành cho nước Mỹ Vĩ Đại (MAGA March)”.

Trump tweet rằng ông có thể cố gắng ghé qua cuộc biểu tình và “chào hỏi” người tham dự.

Million MAGA March, Washington, 14 November 2020Nguồn hình ảnh, Getty Images

Các cuộc biểu tình ủng hộ Trump trước đây ở Washington đã không thu hút được đám đông lớn. Nhưng hàng ngàn người đã tập trung tại Freedom Plaza vào buổi sáng đầy nắng đó.

Một nhà nghiên cứu chủ nghĩa cực đoan gọi đây là “buổi ra mắt của phong trào nổi dậy ủng hộ Trump”.

Khi đoàn xe của Trump chạy qua thành phố, những người ủng hộ đang hò hét vui mừng đổ xô đến để nhìn thoáng được tổng thống, người đang cười rạng rỡ với họ, đầu đội chiếc mũ MAGA màu đỏ.

Donald Trump arrives to the White House, in WashingtonNguồn hình ảnh, Reuters

Trong khi các nhân vật bảo thủ chính thống cũng có mặt, tuyệt đại đa số người tham dự sự kiện đến từ các nhóm cực hữu.

Hàng chục thành viên của nhóm cực hữu, chống người nhập cư, toàn nam giới, những người đã nhiều lần tham gia vào các cuộc biểu tình bạo động trên đường phố và là một trong số những người sau này sẽ đột nhập vào Điện Capitol của Hoa Kỳ, đã tham gia tuần hành. Các nhóm dân quân, các nhân vật truyền thông cực hữu và những người ủng hộ thuyết âm mưu cũng ở đó.

Khi màn đêm buông xuống, các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ Trump và những người phản đối đã nổ ra, gồm một cuộc ẩu đả cách Nhà Trắng khoảng 5 dãy nhà.

Bạo lực – mặc dù phần lớn đã được cảnh sát ngăn chặn trong dịp này – là một dấu hiệu rõ ràng cho những điều sắp xảy ra.

Short presentational grey line

Đến thời điểm này, Tổng thống Trump và đội ngũ pháp lý của ông đã đặt hy vọng vào hàng chục vụ kiện.

Mặc dù một số tòa án đã bác bỏ các cáo buộc gian lận, nhưng nhiều người trong thế giới trực tuyến ủng hộ Trump đã bị cuốn hút bởi hai luật sư có quan hệ mật thiết với tổng thống – Sidney Powell và L Lin Wood.

Bà Powell và ông Wood hứa rằng họ sẽ chuẩn bị các vụ kiện gian lận cử tri toàn diện quy mô đến mức khi được mang ra trước toà, những vụ kiện này sẽ xóa đi kết luận là ông Biden đã đắc cử tổng thống.

Short presentational grey line

Bà Powell, 65 tuổi, một nhà hoạt động bảo thủ và là cựu công tố viên liên bang, nói với Fox News rằng nỗ lực này sẽ “giải phóng Kraken” – ám chỉ một con quái vật biển khổng lồ trong văn hóa dân gian Scandinavi trỗi dậy từ đại dương để nuốt chửng kẻ thù của nó.

“Kraken” nhanh chóng trở thành một từ quen thuộc trên internet, đại diện cho các tuyên bố tràn lan, không có cơ sở, về gian lận bầu cử diện rộng.

Bà Powell và ông Wood đã trở thành anh hùng đối với những người theo thuyết âm mưu QAnon – những người tin rằng Tổng thống Trump và một đội tình báo quân sự bí mật đang chiến đấu với một chính quyền ngầm gồm những kẻ ấu dâm tôn thờ quỷ Satan trong Đảng Dân chủ, truyền thông, doanh nghiệp và Hollywood.

Các luật sư trở thành người kết nối giữa tổng thống và những người ủng hộ cuồng mê thuyết âm mưu nhất của ông – một số người trong số họ cuối cùng đã xông vào bên trong Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1.

Bà Powell và ông Wood đã thành công trong việc tạo âm thanh cực lớn và cơn thịnh nộ trực tuyến, nhưng những nỗ lực pháp lý của họ không có kết quả.

Khi họ phát hành gần 200 trang tài liệu vào cuối tháng 11, rõ ràng là vụ kiện của họ chủ yếu chỉ bao gồm các thuyết âm mưu và các cáo buộc không căn cứ đã bị vạch trần mà hàng chục tòa án đã bác bỏ.

Các hồ sơ chứa các lỗi pháp lý đơn giản – và các lỗi chính tả và lỗi đánh máy cơ bản.

Tuy nhiên, phong trào vẫn tồn tại. Các thuật ngữ “Kraken” và “Giải phóng Kraken” đã được sử dụng hơn một triệu lần trên Twitter trước cuộc bạo động ở Capitol.

Popularity of hashtags

Khi các tòa án bác bỏ các vụ kiện của ông Trump, các nhà hoạt động cực hữu không còn biết làm cách nào. Họ bèn xoay lại và nhắm thẳng vào các nhân viên và quan chức bầu cử để hăm dọa.

Những lời dọa giết được đưa ra nhằm vào một nhân viên bầu cử ở Georgia, và các quan chức Đảng Cộng hòa ở tiểu bang – gồm Thống đốc Brian Kemp, BT Nội vụ Brad Raffensperger và quan chức phụ trách hệ thống bầu cử của tiểu bang. Ông Gabriel Sterling đã bị gán cho là “những kẻ phản bội” trên mạng.

Ông Sterling đã đưa ra một cảnh báo đầy tình cảm và có tính tiên tri với tổng thống trong một cuộc họp báo vào ngày 1 tháng 12: – “Sẽ có người bị thương, sẽ có người bị bắn, sẽ có người bị giết, và điều đó không đúng, thưa Tổng Thống” ông nói.

Tại Michigan vào đầu tháng 12, BT Nộu vụ Jocelyn Benson, một đảng viên Đảng Dân chủ, vừa hoàn thành việc cắt tỉa cây thông Noel cùng cậu con trai bốn tuổi thì nghe thấy tiếng động bên ngoài ngôi nhà ở Detroit.

Khoảng 30 người biểu tình với biểu ngữ đứng bên ngoài, hét lên “Hãy ngăn chặn hành vi trộm cắp!” qua loa.

“Benson, bà là một kẻ xấu,” một người hét lên.

“Bà là một mối đe dọa cho nền dân chủ!” một người khác hét.

Một trong những người biểu tình đã phát trực tiếp sự kiện trên Facebook, nói rằng nhóm của cô ấy “sẽ không bỏ đi”.

Đó chỉ là một trong những cuộc biểu tình rầm rộ nhắm vào những người liên quan đến cuộc bỏ phiếu.

Tại Georgia, một dòng những người ủng hộ Trump đã liên tục lái xe qua nhà của ông Raffensperger, bấm còi inh ỏi. Vợ ông nhận được những lời đe dọa bạo lực tình dục.

Tại Arizona, những người biểu tình tụ tập bên ngoài nhà của Bộ trưởng Nội vụ Katie Hobbs, một đảng viên Đảng Dân chủ, đã có lúc cảnh báo: “Chúng tôi đang theo dõi bà.”

Short presentational grey line

Vào ngày 11 tháng 12, Tòa án Tối cao bác bỏ nỗ lực đòi bác bỏ kết quả bầu cử của tiểu bang Texas.

Khi cánh cửa pháp lý và chính trị của tổng thống tiếp tục bị đóng lại, ngôn ngữ trong các vòng kết nối trực tuyến ủng hộ Trump ngày càng trở nên hung hãn và bạo lực.

Vào ngày 12 tháng 12, một cuộc biểu tình Stop the Steal thứ hai được tổ chức tại thủ đô.

Một lần nữa, hàng nghìn người đã tham dự, và một lần nữa các nhà hoạt động cực hữu nổi tiếng, những người ủng hộ QAnon, các nhóm MAGA rìa và các phong trào dân quân cũng nằm trong số những người biểu tình.

People gather in support of President Donald Trump, Washington, 12 December 2020Nguồn hình ảnh, Getty Images

Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, đã ví những người biểu tình như những binh lính và linh mục trong Kinh thánh đang phá các bức tường thành Jericho. Điều này lặp lại lời kêu gọi “tuần hành Jericho” của ban tổ chức cuộc biểu tình nhằm lật ngược kết quả bầu cử.

Nick Fuentes, thủ lĩnh của Groypers, một phong trào cực hữu nhắm vào các chính trị gia Đảng Cộng hòa và những nhân vật mà họ cho là quá ôn hòa, đã nói với đám đông: “Chúng tôi sẽ tiêu diệt GOP!”

Cuộc tuần hành một lần nữa trở nên bạo động.

Sau đó hai ngày, Đại cử tri đoàn chứng nhận chiến thắng của ông Biden, một trong những bước cuối cùng cần thiết để ông nhậm chức.

Trên các nền tảng trực tuyến, những người ủng hộ trở nên cam chịu với quan điểm rằng tất cả các con đường pháp lý đều là ngõ cụt và chỉ có hành động trực tiếp mới có thể cứu được nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Kể từ ngày bầu cử, cùng với ông Flynn, bà Powell và ông Wood, một nhân vật mới đã nhanh chóng trở nên nổi bật trong giới ủng hộ Trump trên mạng.

Ron Watkins là con trai của Jim Watkins, người đứng sau những bảng tin chứa đầy ngôn ngữ và quan điểm cực đoan, bạo lực và nội dung tình dục cực đoan. Họ đã làm phát triển phong trào “thuyết Âm Mưu QAnon”.

Trong một loạt các tweet lan truyền vào ngày 17 tháng 12, Ron Watkins đề nghị Tổng thống Trump nên noi gương nhà lãnh đạo La Mã Julius Caesar, và tận dụng “lòng trung thành mãnh liệt của quân đội” để “khôi phục nền Cộng hòa”.

Popularity of hashtags

Ron Watkins đã khuyến khích hơn 500.000 người theo mình biến #CrossTheRubicon trở thành xu hướng trên Twitter, đề cập đến khoảnh khắc khi Caesar phát động cuộc nội chiến bằng cách vượt sông Rubicon vào năm 49BC. Khẩu hiệu (slogan) này cũng được sử dụng bởi nhiều nhân vật chính thống hơn – bao gồm cả nữ chủ tịch Đảng Cộng hòa Arizona, Kelli Ward.

Trong một tweet riêng, Ron Watkins nói rằng ông Trump phải viện dẫn Đạo luật Phục sinh, đạo luật này trao quyền cho tổng thống để triển khai quân đội và lực lượng liên bang.

Short presentational grey line

Ông Trump đã gặp bà Powell, ông Flynn và những người khác tại một cuộc họp chiến lược tại Nhà Trắng vào ngày hôm sau, 18 tháng 12.

Trong cuộc họp, theo New York Times, ông Flynn kêu gọi ông Trump áp đặt thiết quân luật và triển khai quân đội để tổ chức lại cuọc bầu cử.

Cuộc họp tiếp tục làm dấy lên những cuộc bàn tán trực tuyến về “chiến tranh” và “cách mạng” trong giới cực hữu.

Hầu hết mọi người đều xem phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6 tháng 1, thường chỉ là một hình thức xác nhận số phiếu Cử Tri Đoàn như một lần tung xúc xắc cuối cùng.

Nhưng với ông Trump và những kẻ ủng hộ MAGA cũng như QAnon bắt đầu mơ ước. Họ hy vọng rằng Phó Tổng thống Mike Pence, người được ấn định là người chủ trì buổi lễ ngày 6 tháng Giêng, sẽ bác bỏ các phiếu của cử tri đoàn.

Theo họ, tổng thống sau đó sẽ triển khai quân đội để dập tắt bất kỳ tình trạng bất ổn nào. Ra lệnh bắt giữ hàng loạt “đội ngũ của chính quền ngầm” đã gian lận bầu cử và tống họ đến nhà tù quân sự Vịnh Guantanamo.

Quay trở lại vùng đất của thực tế, không điều nào trong số này có một chút khả thi. Nhưng nó đã phát động một phong trào dành cho những “đoàn lữ hành yêu nước” để tổ chức những đoàn đi xe chung để giúp vận chuyển hàng nghìn người từ khắp nơi trên đất nước đến Washington DC vào ngày 6 tháng 1.

Trump supporters, Pasadena, California, 1 January 2021Nguồn hình ảnh, Getty Images

Những đoàn xe dài treo cờ Trump và đôi khi kéo theo những chiếc xe kéo được trang trí cầu kỳ tập trung tại các bãi đỗ xe ở các thành phố bao gồm Louisville, Kentucky, Atlanta, Georgia và Scranton, Pennsylvania.

“Chúng tôi đang đến”, một caravaner đăng trên Twitter với hình ảnh khoảng hai chục người ủng hộ.

Tại một bãi đậu xe Ikea ở North Carolina, một người đàn ông khác đã khoe chiếc xe vận tải của mình. Ông nói: “Những lá cờ hơi rách một chút – chúng tôi sẽ gọi chúng là những lá cờ chiến đấu.

Short presentational grey line

Khi rõ ràng rằng ông Pence và các đảng viên chủ chốt khác của Đảng Cộng hòa sẽ tuân theo luật pháp và cho phép Quốc hội chứng nhận chiến thắng của ông Biden, ngôn ngữ của họ trở nên hung hãn.

“Pence sẽ ở trong tù chờ xét xử vì tội phản quốc”, ông Wood viết trên Twitter. “Ông ta sẽ phải đối mặt với sự hành quyết bằng cách xử bắn.”

Cuộc thảo luận trực tuyến đạt đến điểm sôi nổi. Các đề cập đến vũ khí, chiến tranh và bạo lực tràn lan trên các nền tảng xã hội tự phong là “tự do ngôn luận” như Gab và Parler, vốn phổ biến với những người ủng hộ Trump, cũng như trên các trang web khác.

Trong nhóm Proud Boys, nơi các thành viên từng ủng hộ cảnh sát, một số lại quay lưng lại với chính quyền, những người mà họ cho là không còn đứng về phía họ.

Hàng trăm bài đăng trên một trang web nổi tiếng ủng hộ Trump, TheDonald, đã thảo luận công khai về kế hoạch vượt qua chướng ngại vật, mang theo súng và các loại vũ khí khác để tuần hành bất chấp luật súng nghiêm ngặt của Washington. Đã có cuộc bàn tán cởi mở về việc xông vào Điện Capitol và bắt giữ các thành viên “phản quốc” trong quốc hội.

Thứ Tư, ngày 6 tháng 1, ông Trump phát biểu trước đám đông hàng nghìn người ại Ellipse, một công viên nằm ngay phía nam của Nhà Trắng, trong hơn một giờ.

Lúc đầu, ông khuyến khích những người ủng hộ “ôn hòa bình và yêu nước để tiếng nói của bạn được lắng nghe”, nhưng ông đã kết thúc bằng một lời cảnh báo. “Chúng ta chiến đấu mãnh liệt, và nếu bạn không chiến đấu mãnh liệt, bạn sẽ không còn một đất nước nữa. Vì vậy, chúng ta sẽ đi, chúng ta sẽ đi bộ xuống Đại lộ Pennsylvania … và chúng ta sẽ đến Điện Capitol.”

Capitol riots, 6 January 2021Nguồn hình ảnh, Rex Features

Đối với một số nhà quan sát, khả năng có bạo động ngày hôm đó đã rõ ràng ngay từ đầu.

Michael Chertoff, cựu Bộ trưởng An ninh nội địa dưới thời Tổng thống George W Bush, đổ lỗi cho Cảnh sát Capitol, người được cho là đã từ chối đề nghị hỗ trợ từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia lớn hơn nhiều, trước đó. Ông mô tả nó là “thất bại tồi tệ nhất của lực lượng cảnh sát mà tôi có thể nghĩ đến”.

Ông Chertoff nói: “Tôi nghĩ rằng đó là một biến động tiêu cực có thể thấy trước được.

Chụp lại video,Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Quốc hội Mỹ

Nói trắng ra, đó là điều hiển nhiên. Nếu bạn đọc báo và tỉnh táo, bạn hiểu rằng đã có rất nhiều người tin rằng đã có một cuộc bầu cử gian lận. Một số người trong số họ là những người cực đoan và bạo động. Một số nhóm công khai nói: ‘Hãy mang theo súng’.”

Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn ngạc nhiên trước những cảnh hôm thứ Tư, như James Clark, một đảng viên Cộng hòa 68 tuổi từ Virginia: – “Tôi thấy nó hoàn toàn gây sốc. Tôi không nghĩ mọi chuyện lại đến như vậy”, ông nói với BBC.

Nhưng các dấu hiệu đã ở đó trong nhiều tuần. Một loạt các nhóm cực đoan và âm mưu tin rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp. Trên mạng, họ liên tục nói về việc tự trang bị vũ khí và bạo lực.

Có lẽ các nhà chức trách không nghĩ rằng bài đăng của họ là nghiêm trọng, hoặc đủ cụ thể để điều tra. Bây giờ họ phải đối mặt với những câu hỏi khó khăn.

Đối với lễ nhậm chức của Joe Biden vào ngày 20 tháng 1, ông Chertoff đang mong đợi một “màn thể hiện mạnh mẽ hơn nhiều” của các lực lượng an ninh so với đêm thứ Tư tuần trước.

Nhưng điều đó không ngăn được nhiều người trên các nền tảng cực đoan kêu gọi bạo lực và gây gián đoạn hơn nữa trong ngày này

Cũng có những câu hỏi đặt ra đối với các nền tảng truyền thông xã hội lớn, nơi cho phép các thuyết âm mưu tiếp cận hàng triệu người.

Cuối ngày thứ Sáu, Twitter đã xóa tài khoản của ông Flynn, cựu cố vấn của Trump, của các luật sư “Kraken”, bà Powell và ông Wood, và ông Watkins. Sau đó là chính ông Trump.

Những vụ bắt giữ những người xông vào Điện Capitol vẫn tiếp tục. Nhưng hầu hết những kẻ bạo loạn vẫn sống trong một vũ trụ trực tuyến song song – một thế giới ngầm chứa đầy những sự kiện ảo.

Họ đã đưa ra những lời giải thích hão huyền để bác bỏ tuyên bố video của ông Trump, được đăng trên Twitter một ngày sau cuộc bạo động, trong đó lần đầu tiên ông thừa nhận rằng “một chính quyền mới sẽ được nhậm chức vào ngày 20 tháng 1”.

Họ không thể bỏ cuộc, họ lập luận. Trong số các giả thuyết mới của họ – đó không thực sự là ông Trump trong video mà là một “giả sâu” do máy tính tạo ra. Hoặc có lẽ tổng thống đang bị bắt làm con tin.

Nhiều người vẫn tin rằng ông Trump sẽ thắng thế.

Không có bằng chứng đằng sau bất kỳ điều này, nhưng nó chứng minh một điều: – Bất kể điều gì xảy ra với Donald Trump, những kẻ bạo loạn đã tấn công Điện Capitol của Mỹ sẽ không sớm lùi bước.

https://twitter.com/i/status/1323615834455994373

https://www.bbc.com/news/world-us-canada-55592332

Khi nước Mỹ sửa sai!

 

Khi nước Mỹ sửa sai!

Đặc quyền lớn của người Mỹ không phải là họ được soi sáng gì hơn ai, mà là họ có khả năng mắc sai lầm nhưng có thể sửa sai được. làm sao vá lại những khuôn phép mà ông Trump đã phá bỏ trong đầu những người theo ông?

Chiều 6-1, nhiều người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã gây bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ giữa lúc Phó tổng thống Mike Pence đang hoàn tất thủ tục xác nhận kết quả bầu cử.

Cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol đến nay đã khiến ít nhất 5 người chết, trong đó có 1 viên cảnh sát. Nước Mỹ và toàn thế giới sốc.

Lịch sử là lịch sử

Lịch sử sẽ ghi lại buổi chiều 6-1 cũng như mọi lời cáo buộc “bầu cử gian lận” của ông Trump kể từ tối 3-11-2020, sau khi các kết quả bầu cử được truyền thông công bố như thông lệ ở các cuộc bầu cử trước đó.

Lịch sử cũng sẽ ghi lại Phó tổng thống Mike Pence, trước khi xảy ra cuộc nổi loạn ở Đồi Capitol, đã đưa ra một văn bản loan báo rằng ông trung thành với lời thề ủng hộ lẫn bảo vệ hiến pháp và sẽ làm nhiệm vụ của ông là… đếm số phiếu cử tri đoàn.

Ông Pence nhắc tất cả rằng “các vị lập quốc của Hoa Kỳ đã không hề có ý định trao cho phó tổng thống quyền đơn phương quyết định đếm phiếu nào, không đếm phiếu nào”. Ông cũng kêu gọi các nghị sĩ gạt sang một bên mọi thôi thúc đảng phái…Và đêm đó, sau khi trật tự được vãn hồi, họ đã thông qua kết quả kiểm phiếu này và ông Pence loan báo ai thắng ai thua, đúng với các thiết chế hiến định.

Cựu tổng thống George W. Bush, cùng đảng với ông Trump, đã lên án việc ông Trump kêu gọi lật ngược kết quả bầu cử tri đoàn là vi hiến.

Bush nhắc nhở: “Với những ai thất vọng về kết quả bầu cử, đất nước chúng ta quan trọng hơn chuyện chính trị” và buông ra nhận xét chua chát: “Đây là kiểu tranh chấp kết quả bầu cử ở một nước cộng hòa “củ chuối” (banana republic), chớ không phải ở nền cộng hòa của chúng ta”.

Thật vậy, bầu không khí buổi chiều 6-1 đó giông giống cuộc bao vây trụ sở Quốc hội Nga tháng 8-1993 nhằm lật đổ tổng thống Nga Boris Yeltsin, hay cuộc “cách mạng Euromaidan” lật đổ Chính phủ Ukraine ở thủ đô Kiev năm 2014.

Cựu tổng thống Bush phẫn nộ cho rằng “cuộc nổi loạn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho quốc gia và danh tiếng của chúng ta” và trong thực tế nó đã xảy ra. Song nó cũng là cái cớ khiến những đối thủ và kẻ thù của nước Mỹ được dịp chọc ghẹo.

Tổng thống Iran Hassan Rohani lên lớp: “Một tay dân túy lên cầm quyền và gây ra thảm họa trong nước mình trong bốn năm qua.

Tôi hi vọng rằng các lãnh đạo tương lai ở Nhà Trắng sẽ ghi nhớ bài học”.Hoàn Cầu Thời Báo đưa ra một bài học khác: “Không thể đơn giản coi là một trò hề do Trump kích động bằng ảnh hưởng cá nhân của mình… Cũng không thể dễ dàng kết luận rằng chiến thắng của Biden là một sự sửa lỗi thành công hay sự hỗn loạn gây ra bởi cuộc bầu cử sẽ kết thúc sau hai tuần nữa (thời điểm ông Biden nhậm chức)”.

Tờ báo của Trung Quốc chạm gần đúng vết thương hở của chính trường Mỹ: “Đây là kết quả sự phân hóa nghiêm trọng của xã hội Mỹ và việc nước này không kiểm soát được sự phân hóa đó”.

Thậm chí đã điểm trúng huyệt: “Trump từ chối thừa nhận thất bại sau khi thua bầu cử, điều này đã gây được tiếng vang với một số lượng lớn những người ủng hộ mình. Điều này đã khiến… Đảng Cộng hòa lưỡng lự giữa việc ủng hộ hiến pháp hay bảo vệ tổng thống của mình”.

Hãng tin Nga Sputnik mô tả sự lưỡng lự này một cách dọa dẫm: “Việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 chống lại Trump có thể phản tác dụng đối với Đảng Cộng hòa như thế nào?”, ám chỉ sẽ mất ghế ở cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới nếu đồng lòng truất phế ông Trump…

Câu trả lời là của chính người Mỹ

Một ngày trước cuộc bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội, các cử tri bang Georgia đã cho thấy thế nào là “do dân, bởi dân” khi họ chọn bầu hai ứng cử viên Đảng Dân chủ, chớ không chọn hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa.

Xã hội nào cũng có những sai trái, cũng có những người muốn đi chệch đường hay thụt lùi. Song việc Phó tổng thống Mike Pence cuối cùng tuân theo hiến pháp chớ không tuân lệnh ông Trump, hay việc Quyền bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller (ông Trump vừa bổ nhiệm) cuối cùng cũng đã vào hàng cùng với các bộ trưởng tiền nhiệm.

Việc cử tri quay lưng với các ứng viên Đảng Cộng hòa ở bang Georgia – thành trì của Cộng hòa trong 2 thập niên qua… là những khả năng sửa sai mà Alexis de Tocqueville đầu thế kỷ 19 đã nhận xét: “Đặc quyền lớn của người Mỹ không phải là họ được soi sáng gì hơn ai, mà là họ dù cho mắc sai lầm nhưng họ có khả năng để sửa sai được”.

Nước Mỹ sửa sai được là do có những thiết chế cho phép sửa sai, điều mà không phải ở đâu cũng có. Tất nhiên vấn đề này rất lớn và khá phức tạp: – làm sao vá lại những khuôn phép mà ông Trump đã phá bỏ trong đầu những người theo ông?

– Bà Azhenedt Sanabria hôm 8-1-2021 mang hoa đặt gần tòa nhà Quốc hội để tưởng nhớ viên cảnh sát đã ngã xuống trong xung đột với người biểu tình quá khích ở khu vực Đồi Capitol – Ảnh: AFP

Image may contain: one or more people, flower, tree, plant, sky and outdoor

Trump & đảng CH đã tự bắn vào chân mình giúp Dân chủ thắng đậm.

KHÔNG MỘT ĐẤT NƯỚC NÀO MÀ NGƯỜI DÂN LẠI THÍCH MỘT CHÍNH PHỦ ĐỘC TÀI, CỰC ĐOAN, QÚA KHÍCH. TRỪ NHỮNG ĐẤT NƯỚC QUÂN PHIỆT, CỘNG SẢN VÀ SUY TÔN LÃNH TỤ

*******

Trump & đảng CH đã tự bắn vào chân mình giúp Dân chủ thắng đậm. Tạo đà cho ông Biden thuận lợi một cách không ngờ…

Với những diễn biến vừa qua, ông Biden sẽ dễ dàng thông qua những đề cử vào các vị trí lãnh đạo trong chính quyền mới, cũng như có lợi thế trong việc thúc đẩy thông qua các ưu tiên của mình tại quốc hội…

Chỉ ít ngày trước đó, ngay cả những người Dân chủ lạc quan nhất cũng đều dự đoán một nhiệm kỳ mới đầy khó khăn đang chờ đợi ông Biden ở phía trước, nhưng hai sự kiện cột mốc ngày 6-1 đã mang lại món quà bất ngờ, giúp ông Biden bắt đầu nhiệm kỳ mới theo cách mình mong muốn.

Một là việc những người biểu tình quá khích ủng hộ Tổng thống Trump tràn vào gây bạo loạn trong Nhà Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol, giữa lúc các nghị sĩ Mỹ đang nhóm họp để xác nhận phiếu bầu tổng thống của các bang.

Lần đầu tiên sau hơn 200 năm kể từ lần cuối cùng bị quân đội Anh đốt phá trong cuộc chiến tranh năm 1814, Đồi Capitol – biểu tượng của nền chính trị Mỹ – bị tấn công. Đó là một cú sốc lớn đối với người dân Mỹ.

Cuộc tấn công này không chỉ đã làm thức tỉnh các chính trị gia Cộng hòa về sự nguy hiểm của việc theo đuổi “chủ nghĩa Trump” (Trumpism). Nó còn đẩy Đảng Cộng hòa vào thế phải tìm lại hướng đi của mình sau 4 năm dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Trump, nếu như không muốn bị người dân nhìn đảng Cộng Hòa là đại diện cho sự cực đoan, quá khích.

Sự chia rẽ của Đảng Cộng hòa giữa những người trung thành với chủ nghĩa Trump và những người muốn Đảng Cộng hòa quay trở lại con đường cũ vốn đã âm ỉ từ sau cuộc bầu cử tổng thống sẽ bùng phát mạnh mẽ hơn và tạm thời làm xao lãng đi sự đối đầu với Đảng Dân chủ ít nhất trong khoảng thời gian trước mắt.

Hai là cuộc bầu cử thượng nghị sĩ tại bang Georgia, trong đó hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ đều đã giành chiến thắng và giành lại thế cân bằng 50-50 với Đảng Cộng hòa tại Thượng viện.

Với lá phiếu làm lệch cán cân của phó tổng thống tương lai Kamala Harris, một đa số cho dù mong manh tại Thượng viện cũng đủ để Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội, đặt ông Biden vào một vị thế thuận lợi để thông qua những quyết sách của mình, ít nhất là cho đến cuộc bầu cử Thượng viện, Hạ viện tiếp theo vào năm 2022.

Ông Biden sẽ không chỉ dễ dàng thông qua những đề cử vào các vị trí lãnh đạo trong chính quyền mới của mình mà còn có lợi thế trong việc quyết định đưa những vấn đề gì ra thảo luận tại quốc hội cũng như thúc đẩy việc thông qua các ưu tiên của mình tại quốc hội, dù rằng nhiều khó khăn sẽ vẫn còn đó khi Đảng Dân chủ vẫn thiếu đa số 2/3 tổng nghị sĩ cho nhiều vấn đề quan trọng.

Thắng lợi của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tại Georgia cũng cho thấy sai lầm của “chủ nghĩa Trump” khi cả hai ứng cử viên Cộng hòa vốn đặt cược vào việc ủng hộ Tổng thống Trump để tranh thủ số phiếu của cử tri đã thất bại trong cuộc đua trước các ứng cử viên Dân chủ.

Thất bại này sẽ thúc đẩy nhiều chính trị gia Cộng hòa quay trở lại con đường ôn hòa hơn trong việc tìm kiếm lá phiếu của cử tri.Với tính chất bước ngoặt như vậy, ngày 6-1 sẽ không chỉ có tính “định hình” mà còn quyết định đến “thành bại” của nhiệm kỳ đầu của ông Biden.

Những sự kiện trong ngày 6-1 là món quà năm mới bất ngờ đối với ông Biden. Món quà này không chỉ đơn thuần do ông và Đảng Dân chủ tự tạo ra mà còn do chính Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa đã tự bắn vào chân mình.

Thời thế của năm 2021 đã mở rộng đường cho ông Biden thực hiện những cam kết với cử tri theo cách mà ít người có thể ngờ tới.

– Tổng thống đắc cử Joe Biden trong sự kiện đề cử các ứng viên Bộ Tư pháp hôm 7-1 – Ảnh: Reuters

Người Mỹ sẽ ổn cả. Còn người Việt thì sao?

Người Mỹ sẽ ổn cả. Còn người Việt thì sao?

Người Mỹ có mê “minh chủ” đến đâu cũng còn “dân chủ” để quay đầu. Người Việt thì không.

07/01/2021

By  Y CHAN

Một người bán hàng lưu niệm tại Hà Nội khoe ảnh Donald Trump. Ảnh: Reuters.

 Tối ngày 6/1/2021, tòa nhà Quốc hội tại thủ đô Washington, D.C. của nước Mỹ thất thủ. Cảnh tượng này xuất hiện dễ cũng phải cả ngàn lần xưa nay. Nhưng đó là trên các bộ phim hành động giải trí của Hollywood. Rất nhiều người Mỹ không ngờ rằng có ngày mình sẽ thấy nó diễn ra ngoài đời thực, ở chính đất nước được mệnh danh là thành trì dân chủ của thế giới.

Phải mất đến vài tiếng đồng hồ sau, khi lực lượng cảnh sát được tăng cường, lệnh giới nghiêm được đưa ra, tình hình mới tạm yên ắng trở lại.

Hàng trăm người xông vào tòa nhà Capitol, hàng ngàn người vây kín bên ngoài, đòi những nghị sĩ bên trong phải ngừng việc xác nhận phiếu đại cử tri, lật ngược kết quả bầu cử tổng thống.

Họ tin rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp. Họ tin rằng mình đang bảo vệ công lý. Họ tin rằng mình là những người yêu nước. Họ tin theo lời của Donald Trump.

Nói không cần sách, mách không cần chứng

Suốt hai tháng qua, kể từ khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống, Trump, người thua cuộc, liên tục cáo buộc bầu cử có gian lận và kêu gọi người ủng hộ mình phản đối kết quả. Trump – người tự mô tả bản thân “không chỉ rất thông minh, mà còn là một thiên tài” – không hề đưa ra được bằng chứng nào về các cáo buộc.

Theo thống kê, từ sau vụ bầu cử cho đến nay, Trump và những người ủng hộ đã tiến hành 62 vụ kiện nhằm đảo ngược kết quả. Các thẩm phán, từ cấp bang đến cấp liên bang, từ người của phe Dân chủ đến cả người do chính quyền Trump bổ nhiệm, bác bỏ hết 61 vụ. Nhiều vụ kiện thậm chí còn nhận được cái lắc đầu ngán ngẩm từ thẩm phán, với lý lẽ trong đơn kiện chắp vá hời hợt như “một con quái vật Frankenstein”, hoặc thiếu bằng chứng thực tế tới mức “không đủ để bác bỏ dù chỉ một phiếu bầu chứ đừng nói tới hàng triệu phiếu như yêu cầu”.

(Đơn kiện duy nhất được chấp thuận và xử theo yêu cầu của đội ngũ Trump là khi một thẩm phán tại bang Pennsylvania đồng ý không cho phép kéo dài thời hạn để cử tri cung cấp giấy tờ xác minh thân phận, trong trường hợp họ chỉnh sửa phiếu bầu. Luật trước đó là sáu ngày. Các quan chức bang nới rộng thời hạn thêm ba ngày. Yêu cầu gia hạn này bị bác bỏ, nhưng nó không ảnh hưởng gì đến kết quả bỏ phiếu tại bang.)

Nhiều người chỉ ra rằng, chính việc Trump liên tục từ chối nhận thua và kích động sự phản kháng từ những người ủng hộ là nguồn gốc cho cơn bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội.

Những người ủng hộ Donald Trump xông vào tòa nhà Quốc hội hôm 6/1/2021. Ảnh: CNN.

Mọi chuyện bắt đầu xa hơn thế.

Nhiều tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, Trump đã liên tục lặp đi lặp lại rằng nếu ông thua, đó là vì “bầu cử có gian lận”. Trump không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để tố cáo gian lận.

Nó không phải chỉ xuất hiện ở cuộc bầu cử năm nay.

Năm 2016, Trump cảnh báo đảng Dân chủ của Hillary Clinton sẽ “gian lận” trước khi cuộc bầu cử bắt đầu. Hay trước đó, trong cùng năm, ông cũng lớn tiếng tố cáo đối thủ Ted Cruz của đảng Cộng hòa “ăn cắp phiếu bầu”. Ở những cuộc bầu cử tại bang các năm tiếp theo, Trump cũng thường xuyên cáo buộc gian lận – khi phe của ông thua cuộc.

Trong tất cả các trường hợp, Trump không bao giờ đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào cho những lời tố cáo của mình.

Hay nói chính xác hơn, ông không cần chứng minh gì cả. Những người ủng hộ ông không cần bằng chứng. Những người khác thì phủi tay lắc đầu mặc kệ.

Thống kê của tờ Washington Post cho thấy trong 1.386 ngày tại vị, Trump có 29.508 lần nói sai sự thật. Trung bình một ngày hơn 20 lần. Thống kê này không còn được cập nhật kể từ ngày 5/11/2020. Con số chắc chắn chỉ tăng chứ không giảm.

Nhưng Trump nói dối không phải chỉ từ lúc tham chính.

Trump, và người cha của mình, nói dối từ những ngày đầu tiên khi Donald Trump được lựa chọn để kế nghiệp gia sản kếch xù.

Để tạo dựng nên hình ảnh một thiên tài kinh doanh trẻ tuổi, Trump con đã lừa thiên hạ khi nhận vơ tất cả những công trình của cha là của mình. Trump cha gật đầu hùa theo, bất kể việc phải âm thầm hết lần này đến lần khác bỏ tiền ra cứu nguy các dự án phá sản của đứa con.

“Công tử Bạc Liêu” Donald Trump từ khi chào đời đã có thể nói cóc cần sách, mách cóc cần chứng, nhờ vào những người như cha của mình, và nhờ những ai mờ mắt với hào quang của đồng tiền.

Từ “dân chủ” lạc sang “minh chủ”

Trump không phải một nhân vật đặc biệt. Người như Trump có ở mọi nơi, và luôn tồn tại trong lịch sử nhân loại. Nhưng chính những người xung quanh đã làm cho Trump trở thành hiện tượng có một không hai.

Cha ông phủ tấm lưới vàng bao bọc cậu con cưng. Người hâm mộ dệt nên hào quang về một thương nhân vĩ đại. Và những cử tri tìm thấy cho mình một cứu tinh sẵn sàng hứa hẹn với họ bất kỳ điều gì.

Trong số những người bất mãn đó, có không ít người là “single-issue voters” – những cử tri bỏ phiếu lựa chọn chỉ dựa trên một vấn đề.

Họ có thể bầu chọn cho một ứng viên chỉ theo giới tính, sắc tộc, đức tin, hoặc một chính sách cụ thể nào đó (chống/ ủng hộ quyền phá thai, chống/ ủng hộ nhập cư, tăng/ giảm thuế, hay bảo vệ/ bỏ qua vấn đề môi trường…).

Nhiều người Việt Nam ủng hộ Donald Trump cũng chỉ dựa trên một luận điểm duy nhất như vậy. Đó là vì ông “chống Trung Quốc”. Những chuyện khác Trump làm, cho dù ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến ai, đều không quan trọng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội nghị G-20 tại Nhật Bản vào tháng 6/2019. Ảnh: AP/ Susan Walsh.

Bản thân việc quan tâm đến một vấn đề tất nhiên không phải là vấn đề. Ngay cả việc xem một vấn đề nào đó là quan trọng nhất trên đời cũng không nhất thiết là chuyện xấu.

Nhưng nó là con đường ngắn nhất dẫn đến xung đột với những người khác. Đó là thực tế hiển nhiên, khi không phải ai trên đời cũng chỉ xem trọng cùng một vấn đề như mình.

Tuy vậy, thứ xung đột nghiêm trọng hơn đối với những “cử tri một vấn đề” lại không nằm ở mối quan hệ với người khác. Nó là xung đột với hiện thực.

Nhiều người Việt Nam ủng hộ Trump cuồng nhiệt đến mức không chấp nhận bất kỳ một thông tin nào bất lợi về ông. Từ đó, họ không những nghe theo những lời nói dối không bằng không chứng từ Trump, mà còn chủ động tạo ra những lời nói dối khác để trước hết, tự thuyết phục bản thân, và sau đó, tìm kiếm đồng minh từ những người cùng chí hướng.

Vô số các tin giả được chia sẻ nhan nhản, vô số các thuyết âm mưu được dựng nên, bất kể vô số bằng chứng hoàn toàn trái ngược.

Họ như những con thiêu thân lao vào hết ảo ảnh này đến ảo ảnh khác: tòa án sẽ xử thắng kiện, Tòa án Tối cao sẽ quyết định, quân đội sẽ vào cuộc, phó tổng thống sẽ ra tay, các luật sư thiên tài sẽ biết cách, và trên hết, một người vĩ đại như Donald Trump luôn “tính hết rồi”.

Ngay cả khi hình ảnh những kẻ cực đoan cuồng tín ở Mỹ xông vào đập phá tòa nhà Quốc hội được truyền đi rộng rãi, những fan Việt trung thành vẫn có thể tiếp tục ôm lấy tin giả “Antifa (nhóm hoạt động cánh tả) mới là những kẻ đập phá” chứ không phải những người “phe ta”.

Thứ tư duy “phe ta luôn tốt, nếu xấu thì chắc chắn là phe địch” không phải là sản phẩm của chế độ dân chủ. Nó là tàn dư của chế độ quân chủ.

Ngày nay, khi “dân chủ” trở thành tiêu chuẩn cho cả thế giới – ngay cả những nước độc tài còn cố gắng khoác lên mình cái mác dân chủ – nhiều người vẫn dễ dàng rớt vào cái bẫy của các “minh chủ”.

Trump, một người luôn ôm mọi công lao bất kể của ai về mình và không bao giờ nhận bất kỳ trách nhiệm nào, là một cái bẫy lý tưởng.

Những người Việt Nam từ khi sinh ra cũng đã ở trong một cái bẫy giống vậy, với cùng thứ “chân lý” được ra rả qua nhiều thế hệ: mất mùa là do thiên tai, được mùa là nhờ thiên tài đảng ta.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi cái bẫy “minh chủ” ăn khớp với quá nhiều người Việt.

Tỉnh thức

Trump, cùng những lời nói dối của mình, như một quả cầu tuyết lăn xuống dốc. Càng lăn càng phình to, cuốn phăng mọi thứ trên đường, tưởng như không gì cản nổi.

Nhưng mọi thứ đều phải có điểm dừng.

Với nhiều người Mỹ, vụ bạo loạn xông vào tòa nhà Quốc hội vừa qua là điểm tới hạn của quả cầu Trump.

Cảnh sát bảo vệ tòa nhà Quốc hội rút súng chĩa về phía những người xâm nhập. Ảnh: Drew Angerer/ Getty Images.

Câu nói được lặp lại nhiều nhất trong cơn bạo loạn vừa qua có lẽ là “enough is enough” – quá đủ rồi.

Các lãnh đạo đảng Cộng hòa, những người trong bốn năm qua mắt nhắm mắt mở trước những lời nói dối của Trump rốt cuộc cũng công khai phản đối các hành động của ông.

Quốc hội cuối cùng cũng xác nhận Joe Biden là tổng thống mới. Trump, trước áp lực có thể bị buộc phải từ chức sớm trước hai tuần, cũng phải xuống nước “xác nhận chuyển giao quyền lực trong trật tự”.

Những fan trung thành nhất của Trump ở Mỹ, cho dù không chịu thức tỉnh, cũng không gặp phải hậu quả gì lớn. Họ dù sao cũng được sống trong một thể chế dân chủ. Dù bản thân họ có thể cả đời sẽ không nhận ra, nhưng quyền lợi của họ được những người tự do dân chủ khác đảm bảo.

Chỉ cần muốn tìm sự thật, họ luôn có thể được tiếp cận với nó, khi báo chí và sách vở không hề bị kiểm duyệt. Có đi lạc sang minh chủ, họ vẫn luôn có dân chủ – nhờ những người khác quyết tâm bảo vệ – để quay về.

Nhưng những người Việt Nam đặt trọn niềm tin nơi Trump thì khác. Ngoài Trump ra, họ lại phải tiếp tục bấu víu vào đâu?

Nếu không dám nhận cái sai, cái dốt và đặc biệt là cái sợ của mình, họ sẽ chỉ chạy từ minh chủ này sang minh chủ khác, càng lúc càng xa rời những giá trị thực sự của dân chủ.

Sai và dốt không bao giờ là vấn đề, vì ai cũng sai và ai cũng dốt.

Nhưng sợ – sợ sai, sợ dốt, sợ người khác chỉ ra cái sai cái dốt của bản thân, sợ gánh vác trách nhiệm thay đổi, cứ phải tìm kiếm một minh chủ để gửi gắm – đó mới là bãi lầy nuốt chửng mỗi người.

Nỗi sợ đó khiến cho những người có ăn có học có trình độ nhất trở thành những fan hâm mộ cuồng loạn nhất của các minh chủ. Họ là các luật sư, các doanh nhân, những trí thức, hay thậm chí là các nhà khoa học. Giống như những kẻ cuồng tín xông vào đập phá tòa nhà Quốc hội Mỹ, họ cũng tin rằng mình đang bảo vệ công lý, tin rằng mình là những người yêu nước chân chính.

Sự thật: họ chỉ là những người không dám nhảy ra khỏi bãi lầy của bản thân.

Và không giống như cái “đầm lầy” tưởng tượng mà Trump đã vẽ ra để hứa hẹn sẽ “quét sạch”, bãi lầy này là thứ có thật.

Họ chỉ cần nhìn vào gương, và không tiếp tục nhắm mắt.