Iran thay đổi lập trường, tái khẳng định cam kết với hiệp ước hạt nhân hòa bình

Theo Thông Tấn Xã Reuters

 

NEW DELHI (Reuters) – Giá dầu tương lai giảm vào thứ Sáu sau khi Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân và trong bối cảnh kỳ vọng các nhà sản xuất lớn sẽ đồng ý tăng sản lượng vào cuối tuần này.

Giá dầu thô Brent tương lai giảm 35 cent, tương đương 0,51%, xuống còn 68,45 USD/thùng vào lúc 07:30 GMT, trong khi giá dầu thô West Texas Intermediate của Hoa Kỳ giảm 25 cent, tương đương 0,37%, xuống còn 66,75 USD.

How Trump friend Steve Witkoff ended up at the center of high-stakes ...

Đặc phái viên Nhà Trắng Steve Witkoff đang có kế hoạch gặp Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi tại Oslo vào tuần tới để khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân , theo hai nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận.

Hôm thứ Tư, 2-7-2025, ông Witkoff cho biết có “dấu hiệu” cho thấy có thể đạt được thỏa thuận.”Chúng tôi đang đàm phán với người Iran. Có nhiều bên đối thoại đang liên lạc với chúng tôi”, ông nói với CNBC. “Tôi nghĩ rằng họ đã sẵn sàng”.

Tại sao điều này quan trọng: … nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi Tổng thống Trump ra lệnh tấn công quân sự chưa từng có vào các cơ sở hạt nhân của Iran vào tháng trước.

Iran foreign minister and US envoy Witkoff to lead talks in Oman, Iran ...

  • Bộ Trưởng Ngoại Giao Iran, ông Araghchi viết vào hôm thứ năm, 3-7-2025,  rằng Iran vẫn cam kết thực hiện Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và Thỏa thuận bảo vệ của hiệp ước này.
  • “Theo luật mới của [quốc hội Iran ban hành], sau các cuộc tấn công phi pháp của Israel và Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân của chúng tôi, sự hợp tác của chúng tôi với IAEA sẽ được chuyển qua Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran vì những lý do an toàn và an ninh rõ ràng”, ông đã viết.

 

 ĐỌC VÀ SUY NGẪM…

Gieo Mầm Ơn Gọi

 

– Người nghèo nói: Có tiền là hạnh phúc

– Người tàn tật nói : Đi được là hạnh phúc

– Người mù nói : Nhìn được là hạnh phúc

– Người điếc nói : Nghe được là hạnh phúc

– Người bệnh nói : Mạnh khỏe là hạnh phúc

– Người chưa chồng nói: Có chồng sẽ hạnh phúc

– Người chưa vợ nói: Có vợ sẽ hạnh phúc

– Người chưa có con nói : Có con sẽ hạnh phúc

– Người lo lắng sợ hãi nói: Bình an là hạnh phúc

– Người xấu nghĩ mình xinh sẽ hạnh phúc

– Người lùn nghĩ mình cao sẽ hạnh phúc

– Dân đen nói : Làm quan sẽ hạnh phúc

– Người đang rất đói nói: Được bữa cơm là hạnh phúc

– Người đang buồn ngủ nói: Nếu được ngủ một giấc sẽ hạnh phúc

– Người không có quần áo đẹp nói: Nếu có bộ quần áo đẹp sẽ hạnh phúc

– Người không có xe nói: Có xe để đi sẽ hạnh phúc

– Người không có điện thoại nói: Nếu có chiếc điện thoại sẽ hạnh phúc…

Thực ra con người họ thấy thiếu cái gì thì họ nghĩ rằng có nó sẽ hạnh phúc. Nhưng khi có rồi họ lại muốn cái khác và nhiều hơn nữa. Thành ra mãi mãi không bao giờ họ thấy hạnh phúc vì ham muốn là vô cùng. Vậy thì bạn làm sao đủ sức để thỏa mãn ham muốn đây!

“BIẾT ĐỦ” và hài lòng với những gì mình có chính là hạnh phúc.

Hay nói cách khác, hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có

Hãy tạ ơn Chúa về tất cả những gì bạn đang có

St


 

Tư liệu – NÊN BIẾT ĐỂ BẰNG LÒNG

Thầy Lê Văn Thông 

Thế giới hiện có khoảng 7,8 tỷ người. Đây là một con số rất lớn. Tuy nhiên, nếu ta quy đổi ra phần trăm, thì dễ hình dung bức tranh hơn.

Trong số 7,8 tỷ dân số thế giới:

11% ở Châu Âu

5% ở Bắc Mỹ

9%  ở Nam Mỹ

15% ở Châu Phi

60% ở Châu Á

49% sống ở nông thôn

51% ở thành phố

12% nói tiếng Trung

5% nói Tây Ban Nha

5% nói tiếng Anh

3% nói tiếng Ả Rập

3% nói tiếng Hindi

3% nói tiếng Bengali

3% nói tiếng Bồ Đào Nha

2% nói tiếng Nga

2% nói tiếng Nhật

62% nói bằng ngôn ngữ của họ.

77% có nhà ở

23% không có nơi nào để sống.

21% ăn quá nhiều

63% có thể ăn bao nhiêu tùy thích

15% suy dinh dưỡng

48% dân số có chi phí sinh hoạt hằng ngày dưới 2 đô-la Mỹ.

87% dân số có nước sạch

13% hoặc không có nước sạch để uống hoặc tiếp cận với nguồn nước bị ô nhiễm.

75% có điện thoại di động

25% không có.

30% được truy cập Internet

70% không được truy cập Internet

7% có bằng đại học

93% không học đại học hoặc cao đẳng.

83% biết đọc

17% mù chữ

33%  theo đạo Cơ đốc

22%  theo đạo Hồi

14%  người da đỏ

7%  theo đạo Phật

12%  theo các tôn giáo khác

12% không có tín ngưỡng tôn giáo.

26% sống dưới 14 tuổi

66% chết trong độ tuổi từ 15 đến 64.

8% sống trên 65 tuổi.

Nếu bạn có nhà ở, ăn uống lành mạnh và uống nước sạch, có điện thoại di động, có thể lướt Internet và tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, bạn đang ở trong một nhóm đặc quyền nhỏ (dưới 7%).

* Trong 100% dân số trên thế giới, chỉ có 8% có thể sống đến 65 tuổi.

* Nếu bạn trên 65 tuổi, hãy bằng lòng và biết ơn số phận. Hãy bảo vệ cuộc sống của bạn và trân trọng từng khoảnh khắc còn lại!

(Phạm Tất Đồng St.)


 

TÂM BÃO – Lm. Mark Link, S.J.

Lm. Mark Link, S.J.

Trong năm 1980, một tờ báo phát hành trên toàn quốc có đăng một câu chuyện khác thường.  Một người kia ra xe của ông đang đậu trước một trung tâm thương mại lớn.  Ngay trên ghế ngồi, có một mẩu giấy viết:

“Thưa ông/bà;
Tôi đã định ăn cắp chiếc xe này cho đến khi tôi chợt nhìn thấy hàng chữ ‘Peace-Be-to-You’ (Bình An-Cho-Bạn) dán trên kính xe.  Nó làm tôi do dự và suy nghĩ.  Tôi nghĩ nếu tôi ăn cắp chiếc xe này, ông bà chắc chắn sẽ không có bình an, và ngược lại, tôi cũng không cảm thấy bình an, vì đây là ‘chuyến ăn hàng’ đầu tiên của tôi.

 Do đó, ‘bình an cho bạn’ và cho tôi.  Nhớ lái xe cẩn thận và lần sau đừng quên khóa cửa.”

Ký tên: “Người Muốn Ăn Cắp Xe.”

 Câu chuyện khác thường đó làm sáng tỏ mệnh lệnh khác thường của Chúa Giêsu mà Người đã ban cho các môn đệ trong bài phúc âm hôm nay:

 “Vào bất cứ nhà nào, trước hết các con hãy nói, ‘Bình an cho nhà này.’  Nếu một người yêu chuộng bình an sống ở đó, lời chúc bình an của các con sẽ ở với họ; nếu không, hãy lấy lại lời chúc bình an.” 

Áp dụng điều này vào câu chuyện nói trên, chúng ta thấy câu “Bình An-Cho-Bạn” đã nới rộng sự bình an của Đức Kitô đến cho người muốn ăn cắp xe.  Tên trộm này là người bình an trong tâm hồn, và bình an của Đức Kitô đã ngự trên hắn ta.

 Điều đó nêu lên một câu hỏi: Chúng ta muốn nói gì về “bình an của Đức Kitô”?  Bình an đó được cấu tạo bởi những gì?

 Khi Kinh Thánh dùng chữ bình an, nó có bốn ý nghĩa khác nhau.

 Thứ nhất, nó được dùng trong ý nghĩa quân sự – để chỉ về sự thiếu vắng chiến tranh giữa các quốc gia.  Do đó, chúng ta nói, “Các quốc gia đang sống bình yên.”

 Thứ hai, nó được dùng ý nghĩa cá nhân – để chỉ về một cảm giác hạnh phúc của con người.  Do đó, chúng ta nói, “Chúng tôi hòa thuận với nhau.”

 Thứ ba, Kinh Thánh dùng chữ bình an trong ý nghĩa tôn giáo – để chỉ về một tương giao đúng đắn giữa Thiên Chúa và con người.  Do đó, chúng ta nói, “Chúng ta hài hòa với Thiên Chúa.” 

The Peace of God - Men of Change

Sau cùng, Kinh Thánh dùng chữ bình an để chỉ một tình trạng mà trong đó mọi người trên mặt đất hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân, và với chính mình.  Đây là điều chúng ta muốn nói qua chữ “bình an của Đức Kitô.”

 Đây cũng là điều Đức Giêsu muốn nói khi Người tuyên bố, “Thầy để lại bình an cho các con; chính bình an của Thầy mà Thầy ban cho các con” (Gioan 14:27).  Vị linh mục nhắc lại lời này khi cử hành Thánh Lễ.  Sự bình an này thì không gì khác hơn là Nước Thiên Chúa được trị đến trên mặt đất – là vương quốc mà chúng ta thường cầu xin trong kinh Lạy Cha khi chúng ta đọc, “Xin cho Nước Cha trị đến…”

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ hãy đem vào thế gian trong thời ấy.  Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền cho chúng ta đem vào thế gian trong thời đại chúng ta. 

Chúng ta sẽ là các khí cụ mà sự bình an của Đức Kitô sẽ được trải rộng đến mọi người trong mọi quốc gia trên thế giới.

 Một suy diễn sau đây có thể giúp chúng ta biết ý Chúa muốn chúng ta thi hành điều này như thế nào. 

 Khi gió của cơn bão nhiệt đới lên quá 75 dặm một giờ, người ta gọi nó là “typhoon” (bão lớn) khi xảy ra ở Thái Bình Dương, và gọi là “hurricane” (cuồng phong) khi xảy ra ở Đại Tây Dương.

 Để có một ý niệm thế nào là trận cuồng phong, hãy tưởng tượng ra đĩa “frisbee” với một lỗ hổng ở giữa.

 Bây giờ, thử tưởng tượng đĩa ấy lớn dần cho tới khi nó rộng đến 100 dặm và lỗ hổng ở giữa rộng đến 10 dặm. Và rồi hãy tưởng tượng cái đĩa khổng lồ ấy xoay tròn với tốc độ 100 dặm một giờ.  Đó là cơn cuồng phong hay cơn bão.

A Satellite Image Showing the Formation of a Distinct Eye in the Midst ...

 Phần đáng chú ý của cơn bão là tâm điểm của nó – cái lỗ hổng ở giữa đĩa “frisbee.”  Mặc dù gió lốc đang gào thét chung quanh tâm bão với tốc độ 100 dặm một giờ, nhưng ở tâm bão thì lại êm ả.  Không có một chút gió lốc.

 Nếu bạn đứng trong tâm bão và nhìn lên, bạn sẽ thấy bầu trời xanh và ánh nắng chói chang. 

Tâm bão là một hình ảnh tốt để nói lên điều Đức Giêsu nhắn nhủ chúng ta trong Tiệc Thánh Thể, khi chúng ta quy tụ để chia sẻ bữa tiệc ấy vào mỗi Chúa Nhật.

 Có biết bao cơn bão chung quanh chúng ta ở trong thế giới này.  Con người gào thét và lấy của nhau; các nhóm dấy loạn và cướp bóc; quốc gia này đánh nhau với quốc gia khác.

Hurricane Weather

 Tuy nhiên, ở bàn Tiệc Thánh Thể thì lại êm ả.  Chúng ta nhìn lên và thấy bầu trời xanh cùng ánh nắng chói chang.  Chúng ta đang ở tâm bão.  Chúng ta vui hưởng “bình an của Đức Kitô.”

 Đức Giêsu ban cho chúng ta sự bình an này không phải để chúng ta ở mãi trong đó, nhưng để bồi dưỡng trong giây lát.

 Cũng như tâm bão chỉ kéo dài chừng một giờ đồng hồ khi bão đi qua, bữa Tiệc Thánh Thể cũng chỉ khoảng một giờ.

 Đức Giêsu không bao giờ muốn chúng ta ở mãi trong tâm bão.  Người muốn chúng ta đi vào cơn bão.  Đức Giêsu muốn từ bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta tiến bước để trở nên tâm bão giữa các trận cuồng phong của thế gian.

 Người muốn chúng ta chia sẻ sự bình an của Người, mà chúng ta được cảm nghiệm trong Thánh Lễ, với toàn thế giới.

 Người muốn chúng ta trở thành các khí cụ mà qua đó sự bình an của Đức Kitô được trải rộng trên toàn thế giới.

 Và vì thế Kinh Thánh nói về bốn loại bình an: sự bình yên giữa các quốc gia, sự hòa thuận giữa chúng ta, sự hài hòa với Thiên Chúa, và bình an của Đức Kitô – đó là một tình trạng mà mọi người trên thế giới hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình.

 Sự bình an sau cùng này, bình an của Đức Kitô, thì không gì khác hơn là sự trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa. 

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã thể hiện khi làm người.

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải đem vào thế gian trong thời đại của họ.

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền chúng ta phải đem vào thế gian trong thời đại chúng ta.

Chính sự bình an này mà chúng ta cầu xin Chúa Giêsu tuôn đổ trên chúng ta vào sáng hôm nay: 

Lạy Chúa, xin giúp con trở nên khí cụ bình an của Chúa,
Để nơi thù hận, con đem đến tình yêu;
nơi xúc phạm, con đem đến tinh thần tha thứ;
nơi nghi kỵ, con đem đến niềm tin;
nơi bất hoà, con đem đến sự hoà hợp;
nơi thất vọng, con đem đến hy vọng;
nơi bóng tối, con đem đến sự sáng;
nơi buồn sầu, con đem đến niềm vui.

Lạy Chúa, xin hãy dạy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết;
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ;
chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân;
chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.”
(Thánh Phanxicô Assisi) 

Lm. Mark Link, S.J.

From: Langthangchieutim

Hunsen nổi giận với Thái Lan

Theo hãng tin CNN

 

Thủ tướng Thái Lan đang gặp nhiều chỉ trích đã bị đình chỉ chức vụ vào thứ Ba và có thể bị sa thải trong khi chờ cuộc điều tra về đạo đức liên quan đến cuộc điện thoại bị rò rỉ giữa bà với cựu lãnh đạo quyền lực của Campuchia.

Paetongtarn Shinawatra, 38 tuổi, chỉ mới giữ chức thủ tướng được 10 tháng sau khi thay thế người tiền nhiệm, người đã bị cách chức . Việc đình chỉ chức vụ của bà mang đến sự bất ổn mới cho vương quốc Đông Nam Á này, vốn đã bị xáo trộn bởi nhiều năm bất ổn chính trị và thay đổi lãnh đạo.

Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn thỉnh cầu của nhóm 36 thượng nghị sĩ cáo buộc Paetongtarn vi phạm hiến pháp vì vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức trong cuộc gọi bị rò rỉ, được cả hai bên xác nhận là xác thực.

Tòa án đã bỏ phiếu đình chỉ Paetongtarn khỏi nhiệm vụ thủ tướng cho đến khi có phán quyết trong vụ kiện đạo đức. Paetongtarn sẽ vẫn giữ chức bộ trưởng văn hóa trong Nội các.

Paetongtarn phải đối mặt với ngày càng nhiều lời kêu gọi từ chức khi những người biểu tình chống chính phủ xuống đường ở thủ đô Bangkok vào thứ Bảy, sau khi cuộc gọi bị rò rỉ với Hun Sen của Campuchia về một tranh chấp biên giới leo thang đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi trong nước.

Vụ bê bối đã thúc đẩy đảng Bhumjaithai, một đối tác chính của chính phủ, rút ​​khỏi liên minh vào tuần trước, giáng một đòn mạnh vào khả năng nắm giữ quyền lực của đảng Pheu Thai của bà. Paetongtarn cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ chấp thuận giảm mạnh và phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội.

VỀ GIÀ

Chuyện tuổi Xế ChiềuCông Tú Nguyễn

Về già, là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt, và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần.

Về già, là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa.

Về già, là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa.

Về già, là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không?

Về già, là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý.

Về già, là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc…

Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng bình yên. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có những người gần lúc cuối đời mới nhận ra được điều đó.

Sưu tầm


 

Dự kiến gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump (BBC)

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tác giả,Nadine YousifVai trò,BBC News

Một dự luật ngân sách khổng lồ tại Thượng viện Mỹ có thể cắt giảm phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế của gần 12 triệu người và tăng thêm 3,3 ngàn tỷ đô la tiền nợ, theo ước tính mới.

Đánh giá từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), một cơ quan liên bang phi đảng phái, có thể khiến nỗ lực của Đảng Cộng hòa trong việc thông qua Đạo luật Dự luật To lớn Tốt đẹp của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những ngày tới thêm phần phức tạp.

Kế hoạch chi tiêu đã được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu sơ bộ tại Thượng viện vào cuối ngày 28/6 giờ Mỹ sau khi các nhà lãnh đạo đảng tranh giành để thuyết phục các thành viên còn phân vân.

Một người quay lưng với phe Cộng hòa – Thượng nghị sĩ Thom Tillis từ bang Bắc Carolina – đã tuyên bố sẽ không tái tranh cử sau khi bỏ phiếu chống lại đạo luật quan trọng của vị tổng thống Mỹ.

Các nhà lập pháp Dân chủ đã dẫn đầu bên chỉ trích dự luật. Các con số của CBO cho thấy tiền tài trợ cho chăm sóc sức khỏe sẽ giảm 1 ngàn tỷ USD nếu dự luật được thông qua.

Phiên bản mới nhất của dự luật đã được thông qua trong cuộc bỏ phiếu 51-49 của Thượng viện vào tối 28/6. Hai đảng viên Cộng hòa – Tillis và Rand Paul của bang Kentucky – đã đứng cùng đảng Dân chủ để phản đối động thái này.

Thượng nghị sĩ Paul nói rằng ông phản đối dự luật vì làm tăng giới hạn nợ của Mỹ. Ông Tillis cho rằng dự luật sẽ khiến tiểu bang của ông mất hàng tỷ đô la tiền tài trợ cho chăm sóc sức khỏe.

Trong khi các thượng nghị sĩ tranh luận về dự luật vào hôm 29/6, vẫn chưa rõ liệu dự luật có đủ sự ủng hộ để cuối cùng được thông qua hay không.

Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện, nắm giữ 53 ghế. Phó Tổng thống JD Vance có phiếu quyết định nên đảng chỉ có thể để tối đa ba người quay lưng.

Các thượng nghị sĩ Dân chủ đã sử dụng các quy tắc của viện để buộc phải đọc dự luật dài gần 1.000 trang trong 16 giờ nhằm trì hoãn việc bỏ phiếu thông qua dự luật.

Theo các quy tắc của Thượng viện, các nhà lập pháp hiện được phân bổ 20 tiếng để tranh luận về dự luật. Đảng Dân chủ được cho sẽ sử dụng toàn bộ thời gian của họ để trì hoãn thêm một cuộc bỏ phiếu trong khi Đảng Cộng hòa cố gắng đẩy nhanh quá trình này.

Các nhà lập pháp cũng có thể đề xuất sửa đổi dự luật. Nếu dự luật đã sửa đổi được Thượng viện thông qua thì vẫn phải quay trở lại Hạ viện để phê duyệt lần cuối trước khi đến bàn làm việc của tổng thống để ký thành luật.

Tổng thống Trump đã thúc đẩy dự luật được Quốc hội thông qua trước thời hạn tự áp đặt là ngày 4/7 (Quốc khánh Mỹ). Nhà Trắng nói rằng việc không thông qua dự luật sẽ là một “sự phản bội tuyệt đối”.

Vào hôm 28/6, ông gọi cuộc bỏ phiếu của Thượng viện để thông qua dự luật là một “chiến thắng lớn”.

Nhưng dự luật đề xuất cắt giảm Medicaid – một chương trình chăm sóc sức khỏe hỗ trợ hàng triệu người Mỹ cao tuổi, khuyết tật và thu nhập thấp – đã trở thành một điểm căng thẳng chính trị.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner nói với CNN vào ngày 29/6 rằng biện pháp này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người.

“Việc cắt giảm thuế cho giới siêu giàu rốt cuộc sẽ đánh đổi bằng việc cắt giảm phúc lợi y tế, nói trắng ra là vậy,” ông bình luận.

Dự luật sẽ giúp hơn 80% người Mỹ được giảm thuế vào năm tới, dù những người giàu có hơn sẽ hưởng lợi nhiều nhất, kể cả khi tính theo tỷ lệ phần trăm thu nhập, theo Trung tâm Chính sách Thuế phi đảng phái.

Thượng nghị sĩ Markwayne Mullin, một đảng viên Cộng hòa từ bang Oklahoma, nói với NBC vào hôm 29/6 rằng luật này nhằm mục đích loại bỏ gian lận, lãng phí và lạm dụng.

Ông lập luận rằng nhiều người Mỹ sử dụng Medicaid không nằm trong ngưỡng nghèo đói.

“Chúng ta không trả tiền cho những người ở đất nước này để họ lười biếng,” ông nói.

“Chúng ta muốn trao cho họ một cơ hội. Và khi họ đang trải qua thời kỳ khó khăn, chúng ta muốn giúp đỡ họ.”

Có gì trong dự luật?

Đảng Cộng hòa đang nỗ lực để thông qua dự luật tại Thượng viện trước hạn chót là ngày 4/7.

Chụp lại hình ảnh,Đảng Cộng hòa đang nỗ lực để thông qua dự luật tại Thượng viện trước hạn chót là ngày 4/7

Một số phần của dự luật chi tiêu đã được sửa đổi tại Thượng viện để xoa dịu những người Cộng hòa phản đối.

Dự luật vẫn chứa một số thành phần cốt lõi: cắt giảm thuế mà ông Trump đã tuyên bố khi vận động tranh cử, chẳng hạn như khấu trừ thuế đối với các chế độ phúc lợi an sinh xã hội và xóa bỏ thuế đối với tiền làm thêm giờ và tiền boa.

Dự luật cũng sẽ kéo dài thời gian cắt giảm thuế mà đảng Cộng hòa đã thông qua vào năm 2017.

Dự luật đề xuất cắt giảm một số chương trình nhất định để chi trả cho các khoản khấu trừ thuế.

Về chăm sóc sức khỏe, dự luật chi tiêu đề xuất yêu cầu hầu hết người lớn phải làm việc để đủ điều kiện hưởng phúc lợi.

Dự luật cũng giảm số tiền thuế mà các tiểu bang có thể tính cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế, nguồn tiền từ đó được sử dụng rất nhiều để tài trợ cho các chương trình Medicaid.

Sau khi một số thượng nghị sĩ Cộng hòa lên tiếng lo ngại rằng những khoản cắt giảm này sẽ gây tổn hại đến các bệnh viện nông thôn trong khu vực của họ, các nhà lập pháp đã bổ sung một điều khoản vào dự luật mới nhất nhằm tăng quy mô quỹ cứu trợ bệnh viện nông thôn từ 15 tỷ đô la lên 25 tỷ đô la.

Dự luật bao gồm các hạn chế đối với chương trình tem phiếu thực phẩm của Mỹ bằng cách yêu cầu hầu hết người lớn có con từ 14 tuổi trở lên phải xuất trình bằng chứng về việc làm để đủ điều kiện hưởng lợi.

Dự luật cũng chuyển một số chi phí từ chính quyền liên bang sang các tiểu bang bắt đầu từ năm 2028.

DÌ PHƯỚC

Tu Le

Chợt nhớ lại một câu chuyện hồi lớp 7, anh kia là con cô nhi tức từ nhỏ sống trong trại cô nhi viện và các soeur nuôi anh, khi lớn lên có vợ rồi anh khao khát tìm mẹ, soeur nuôi dạy anh thương anh nên tìm giấy tờ truy mẹ dùm anh.

Rồi cũng kiếm ra, khi tìm ra nhà mẹ ruột, khi đó bà này đã có chồng con khác, nhà rất giàu thì bà mẹ ruột không nhìn.

Ông con trai già đầu ôm mặt khóc hu hu ở góc đường, bà soeur cũng ôm anh mà khóc.

Anh chợt nhận ra một chân lý, té ra anh ảo tưởng, mơ mộng, anh tìm chi xa, mẹ anh kế bên anh đó, là soeur chứ ai. Từ đó về sau anh gọi soeur là mẹ, con anh gọi soeur là bà nội, một gia đình hạnh phúc như bao niềm mơ ước.

Trong tiếng Pháp, Soeur có nghĩa là chị hay là em gái.

Soeur tiếng Pháp = Sister tiếng Anh = tiếng La Tinh Soror.

Trong nhà thờ Ki Tô giáo, chữ Soror (Soeur) là chỉ nữ tu, nam là frater (frère), brother là các nam tu sĩ, linh mục, cha sở.

Ki Tô vô Việt Nam. Dân Nam Kỳ kêu Soeur là bà phước, dì phước hoặc bà mụ. Mụ là chữ có hai nghĩa, kiểu Nam rặc là bà tiên hoặc bà thánh phụ trách sanh nở nặn ra em bé, che chở cho em bé, mụ vườn là người đỡ đẻ. Mụ tiếng Huế cũng có nghĩa là bà.

Kêu soeur dì như chị em của mẹ là một sự yêu thương. Tiếng “dì” thường đi kèm với tiếng “phước” thành dì phước

Phước lành thay! Nuôi con nít không cha mẹ bị bỏ rơi, nuôi người cùi, chăm sóc người già, chăm sóc bịnh nhân là những việc làm phước đức lớn lao. Những mái trường dòng dạy trẻ em, những ấu trĩ viên, cô nhi viện, viện dưỡng lão, nhà thương (bịnh viện), trai cùi, trại tâm thần, trại tế bần đều có bàn tay của các soeur.

Hãnh diện thay! chữ “nhà thương” trong văn hóa Miền Nam cũng có bàn tay của các soeur. Nhà thương Đồn Đất, nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Saint Paul, nhà thương thí…

Chữ phước là một chữ có từ xưa ở Việt Nam ta, phước lành, phước phần, hạnh phước.

Phước (Phúc) chữ Hán là 福.

Chữ này gồm có bốn chữ, chữ bên trái là bộ kỳ (示) chỉ về thần (神) tức Ông Trời, Thần Linh, Phật, sau này Ki Tô lý giải có thêm Đức Chúa Trời hay Thiên Chúa.

Chữ bên phải có 3 chữ là: nhứt (一) là một,khẩu (口) là miệng hay người, điền (田) là ruộng vườn.

Phước 福 có nghĩa là người được Trời Phật độ mà bản thân có ruộng vườn. Tức là có của ăn của để mà được Trời thương do ăn hiền ở lành, tạo nhiều niềm vui cho xóm làng, bá tánh.

Chữ “Phước” được Đức Phật nhắc tới nhiều lần.

“Lánh xa kẻ xấu ác

Được thân cận người hiền

Tôn kính bậc đáng kính

Là phước đức lớn nhứt”

Con người ta có “phước báu” và phải biết sử dụng nó cho cuộc đời.

Phước duyên cũng là một thuật ngữ của Phật giáo, tại chùa Thiên Mụ Huế có bửu tháp Phước Duyên.

Dòng nữ tu Ki Tô đầu tiên vào và tạo lập ở Việt Nam là Dòng nữ Mến Thánh Giá được thành lập năm 1670 ở Bắc Kỳ và 1671 ở Nam Kỳ.

Khi đó các soeur đã hoạt động thiện nguyện rất nhiều. Phước duyên lành ở mọi chúng sanh.

Sau những năm Pháp vô thì các soeur hoạt động trong trị bịnh, giáo dục, nuôi cô nhi, dưỡng lão, coi trại cùi, người tâm thần… rất tích cực.

Thành ra người Nam Kỳ kêu bịnh viện là nhà thương,các soeur là dì phước, bà phước.

Nam Kỳ nói “Thằng đó con bà phước” thì hiểu nó ở trại cô nhi của bà phước nuôi.

Bà phước là người đi làm việc phước thiện, ban bố ơn lành phước huệ, tạo đức, phước lành cho mọi người.

Bà phước lúc nào cũng hiền lành, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, mặt không son phấn, áo quần đơn sơ nhưng toát lên sự thánh thiện mà cả những người ngoại đạo cũng phải công nhận.

Bà phước hiền nhưng rất nghiêm khắc, con nhà ai cứng đầu, khi trường học hết dạy nổi thì đem vô trường dòng cho bà dạy. Mà người Nam Kỳ xưa hay cho con vô trường của các bà soeur dạy học lắm, dù nhà đó không có đạo Ki Tô.

Tại VN hiện tại có 59 dòng tu nữ của các bà phước, thí dụ dòng Saint Paul, Cát Minh, dòng Chúa Quan Phòng…

Người đứng đầu một tu viện nữ là Mẹ Bề Trên, tên thông dụng là Bà Nhứt. Có Bà Nhứt sẽ có Bà Nhì. Các bà chỉ là dòng nữ tu không được giảng đạo như các linh mục.

Tại VN Dòng Mến Thánh Giá là dòng cổ nhứt và có nhiều chi nhánh nhứt, thí dụ Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn …

Các soeur sống rất bình dân, có khi tự trồng trọt, làm ruộng, bán trái cây tự sanh sống.

Người dân rất thương các soeur.

Nguyễn Gia Việt

chia sẻ từ 8 SÀI GÒN


 

‘Khúc ruột’ hay ‘khúc dồi’ nghìn dặm qua Luật Quốc Tịch mới?

Ba’o Nguoi- Viet

June 29, 2025

Chuyện Vỉa Hè

Đặng Đình Mạnh

Trong nhiều năm qua, chế độ Cộng Sản Việt Nam vẫn thường xuyên tuyên truyền rằng cộng đồng người Việt ở nước ngoài là “một bộ phận không thể tách rời của dân tộc,” là “khúc ruột nghìn dặm,” kêu gọi họ quay về cội nguồn, đóng góp xây dựng đất nước.

Ông Michael Nguyễn, người Mỹ gốc Việt bị kết án 12 năm tù ở Sài Gòn ngày 24 Tháng Sáu, 2019 vì bị vu cho tội “âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam. Nhờ Quốc Hội Mỹ áp lực, ông đã được thả ngày 22 Tháng Mười, 2020, và trục xuất về Mỹ.(Hình: VNA/AFP/Getty Images)

Thế nhưng, khi nhìn vào hệ thống luật pháp và chính sách hiện hành, đặc biệt là qua hai đạo luật vừa sửa đổi gần đây – Luật Đất Đai năm 2024 và Luật Quốc Tịch mới đây – Tháng Sáu, 2025, có thể thấy rõ sự phân biệt đối xử một cách hiển nhiên giữa người Việt trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài.

Sự phân biệt này không chỉ giới hạn về mặt pháp lý, mà còn phản ánh một định kiến chính trị sâu sắc và nguy hiểm rằng: Chỉ người Việt “ngoan ngoãn,” “thuần phục,” “có lợi cho đảng Cộng Sản” mới được xem là “đồng bào.”

Luật Đất Đai: Quyền sở hữu, sử dụng nhà đất bị định kiến chính trị kiểm soát

Trong Luật Đất Đai sửa đổi vào Tháng Giêng, 2024, quy định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được điều chỉnh theo hướng ràng buộc với điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam. Cụ thể, để được sở hữu nhà đất, người Việt ở nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh là người gốc Việt và phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Thoạt nhìn, điều kiện này có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh chính trị cụ thể, nó trở thành một cơ chế loại trừ mang tính chọn lọc chính trị rõ ràng. Bởi lẽ, việc nhập cảnh vào Việt Nam không phải là một quyền tự nhiên của công dân gốc Việt, mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp thuận của các cơ quan an ninh, Bộ Ngoại giao, hay thậm chí là ý chí chính trị từ thượng tầng.

Theo đó, mặc nhiên những người bất đồng chính kiến, từng lên tiếng phản biện chính quyền, những nhà hoạt động dân chủ, các cựu tù nhân chính trị đã định cư ở nước ngoài – dù họ chưa từng bị tước quốc tịch Việt Nam, gần như không có khả năng được nhập cảnh trở lại. Kéo theo đó, họ cũng mất luôn quyền sở hữu hợp pháp tài sản trên quê hương mình.

Việc gắn điều kiện nhập cảnh với quyền sở hữu tài sản cho thấy một điều nguy hiểm: Quyền dân sự cơ bản đang bị chế độ Cộng Sản biến thành công cụ trừng phạt chính trị. Điều đó không còn là luật pháp phục vụ công dân, mà là công cụ để kiểm soát lòng trung thành chính trị với chế độ.

Luật Quốc Tịch: Quyền tham gia chính trị bị độc quyền hóa

Luật Quốc Tịch sửa đổi vào Tháng Sáu, 2025, đặc biệt là Điều 5, tiếp tục thể hiện sự phân biệt nghiêm trọng giữa người Việt trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài, thông qua các điều kiện mang tính loại trừ chính trị đối với những ai muốn tham gia vào bộ máy công quyền.

Theo quy định mới, các vị trí lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, cũng như trong lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu (các khái niệm ghi trong luật quốc tịch sửa đổi), chỉ được dành cho những người có duy nhất quốc tịch Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Ngay cả công chức và viên chức cũng phải đáp ứng điều kiện này, trừ khi có lợi cho Nhà nước và không phương hại đến lợi ích quốc gia – một điều kiện mơ hồ và mang tính cảm tính cao.

Điều này có nghĩa gì nếu không phải là sự loại trừ toàn bộ người Việt có quốc tịch thứ hai – bao gồm tuyệt đại đa số kiều bào tại Hoa Kỳ, Úc, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Họ, dù có tài năng, kinh nghiệm, quan hệ quốc tế, tâm huyết với quê hương đến đâu, cũng không đủ tiêu chuẩn “chính trị” để tham gia vào hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền của quốc gia mà mình được sinh thành, là công dân?!

Không dừng lại ở đó, điều kiện “thường trú tại Việt Nam” gần như khép lại cánh cửa quay về đóng góp của người Việt hải ngoại, vốn có cuộc sống định cư ổn định ở nước ngoài. Việc lựa chọn giữa “trở về sống hẳn” hoặc “không được tham gia gì cả” là một tối hậu thư phi lý đối với kiều bào, đặt họ vào lựa chọn duy nhất là thế đứng bên lề.

Tham chiếu chính sách của các quốc gia văn minh

Để thấy rõ tính phân biệt đối xử này, hãy nhìn sang các quốc gia khác – nơi mà chính phủ hiểu rõ vai trò của kiều bào như một lực lượng quan trọng cho sự phát triển đất nước.

  • Hoa Kỳ: Người Mỹ gốc Việt, gốc Hoa, gốc Ấn… vẫn có thể giữ quốc tịch gốc mà không bị cấm cản trong việc tham gia chính trị, thậm chí được bầu làm dân biểu, thị trưởng, nghị sĩ.
  • Pháp, Anh: Không có bất kỳ điều kiện chính trị nào ngăn cản công dân gốc nước ngoài tham gia các cơ quan công quyền khi họ đủ tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức.
  • Nhật Bản, Hàn Quốc: Luôn có chính sách thu hút nhân tài người Nhật, người Hàn ở nước ngoài quay về phục vụ chính phủ, với nhiều ưu đãi về cư trú, thuế, và cơ hội thăng tiến.
  • Đài Loan, Singapore: Tích cực tạo điều kiện để người gốc Hoa hải ngoại về đầu tư, nắm giữ vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương.

Trong tất cả các quốc gia này, quốc tịch không phải là cái cớ để cản trở người dân tham gia xây dựng đất nước, mà là công cụ để mở rộng sức mạnh mềm, thu hút chất xám và tài nguyên toàn cầu. Họ không bắt kiều bào phải chứng minh lòng trung thành chính trị một cách hình thức, mà tạo điều kiện để lòng trung thành đó được chuyển hóa thành hành động cụ thể, hữu ích cho quốc gia.

Chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam – Sự loại trừ có chủ đích

Trái lại, chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam, thông qua hai đạo luật kể trên đã thể hiện ý đồ không gì rõ hơn được nữa, là thủ đoạn chọn lọc người Việt với tiêu chuẩn có thể kiểm soát được để “cho” hưởng quyền lợi. Ai nằm ngoài tiêu chuẩn đó – cho dù chỉ vì mang hai quốc tịch, hay vì không được “ưu ái nhập cảnh”, thì đều bị gạt ra ngoài lề chính trị.

Thậm chí, những người có năng lực, tâm huyết, từng đóng góp nhiều tiền bạc và uy tín cho hình ảnh quốc gia, nếu rơi vào danh sách “bất đồng chính kiến,” thì sẽ không chỉ không được khuyến khích đóng góp, mà còn bị coi là mối đe dọa tiềm ẩn, họ không chỉ bị khước từ quyền trở về quê hương, mà còn bị tước đoạt cả quyền sở hữu tài sản và quyền tham gia vào tiến trình chính trị trong nước.

Điều này khiến tuyên bố “người Việt ở nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc” trở nên trống rỗng, nếu không muốn nói là đạo đức giả. Họ không phải là “khúc ruột” được giữ gìn, mà là “khúc dồi” – chỉ có giá trị khi cần vắt chất xám, tiền bạc, kiều hối, và bị loại bỏ không thương tiếc nếu có dấu hiệu “không phục tùng.”

Ngày 24 Tháng Sáu, 2025, Quốc Hội CSVN biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc Tịch Việt Nam. Chỉ những kẻ nào ngoan ngoãn, thần phục chế độ độc tài đảng trị mới được gọi là “đồng bào.” (Hình: chinhphu.vn)

Gần đây nhất, vào thời điểm kỷ niệm ngày chấm dứt cuộc chiến cách nay 50 năm, ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng Cộng Sản đưa ra bài viết với tựa đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.” Rốt cuộc, đây chỉ là lời lẽ mị dân đầy xảo trá. Vì lẽ, luật pháp mà ông ấy chủ trương đang thể hiện đến hai Việt Nam. Một Việt Nam trong nước và một Việt Nam khác ở hải ngoại.

Một tương lai chia rẽ hay hòa hợp?

Việt Nam đang ở vào thời kỳ đầy thách thức: Cần nguồn lực để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, chống chọi với các khủng hoảng địa chính trị. Trong bối cảnh đó, nguồn lực người Việt ở nước ngoài là tài sản vô giá. Nhưng nếu tiếp tục giữ quan điểm loại trừ, nghi ngờ, kiểm soát chính trị hóa như hiện nay, thì nhà nước không chỉ đánh mất lòng tin của hàng triệu người con xa xứ, mà còn tự mình làm nghèo đi chính quốc gia.

“Khúc ruột nghìn dặm” chỉ có giá trị khi thực tâm xem đồng bào ở hải ngoại là một phần thân thể không thể tách rời, phải được chăm sóc, đối xử bình đẳng và trân trọng. Còn nếu chỉ xem như là “khúc dồi nghìn dặm” để nhâm nhi cùng rượu Mao Đài trong những bữa tiệc phân chia chức vụ, lợi ích trên đầu nhân dân thì hãy thôi hô khẩu hiệu. Vì nhân dân đã quá hiểu bản chất chế độ này.

Dân tộc không thể thăng tiến bằng sự phân biệt đối xử và đất nước không thể phát triển bằng sự loại trừ.


 

Tự do Ngôn luận – Rubio đã gióng chuông cho Hà Nội

Tác Giả: Đàn Chim Việt

29/06/2025

Ngày 28 tháng 5 năm 2025, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio tuyên bố một chính sách thị thực mới, không phải để đối phó ngoại giao, mà là để xác lập giới hạn đạo lý của nước Mỹ: Bất kỳ quan chức nước ngoài nào – nếu đồng lõa trong việc kiểm duyệt, đe dọa, hay đàn áp công dân Hoa Kỳ vì phát biểu quan điểm – sẽ bị từ chối cấp visa nhập cảnh. Tuyên bố này không chỉ là lời nói. Nó đã được luật hóa theo Mục 212(a)(3)(C) của Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch, trao quyền cho Ngoại trưởng từ chối cấp thị thực đối với bất kỳ ai có hành vi gây tổn hại đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ – mà trong trường hợp này là tổn hại đến quyền tự do ngôn luận, quyền hiến định cốt lõi của người Mỹ. Và nếu có một quốc gia nào cần phải nghe thật rõ tiếng chuông cảnh báo này – thì đó chính là Việt Nam. Việt Nam – nơi mà sự thật bị còng, còn nhà báo bị đóng gông Tại Việt Nam, không có tự do báo chí. Không có báo chí tư nhân. Không có quyền được viết về sự thật nếu sự thật đó không phù hợp với lợi ích chính trị của Đảng Cộng sản.

  • Nhà nước kiểm soát toàn bộ báo đài, đưa tin theo chỉ đạo.
  • Người dân viết blog bị bắt.
  • Người livestream bị ghép tội phản động.
  • Người chia sẻ bài viết trên Facebook bị kết án từ 5 đến 15 năm tù. Phạm Chí Dũng – 15 năm tù. Nguyễn Tường Thụy – 11 năm tù. Lê Hữu Minh Tuấn – 11 năm tù. Họ là nhà báo. Họ không mang vũ khí. Họ không hô hào bạo lực. Họ chỉ viết – và vì viết, họ bị đối xử như tội phạm nguy hiểm. Còn những kẻ ra lệnh bắt họ? Chúng sống tự do, hưởng đặc quyền, gửi con đi du học Hoa Kỳ, gửi tiền đầu tư vào California, chụp hình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc như thể chưa từng bỏ tù ai. Từ kiểm duyệt trong nước đến đàn áp xuyên biên giới Không dừng lại ở trong nước, Hà Nội đã mở rộng bàn tay kiểm duyệt ra tận hải ngoại, nhắm vào người Mỹ gốc Việt – những người lên tiếng vì lương tâm, vì ký ức, vì khao khát một đất nước không còn sợ hãi.
  • Phóng viên Chân Như (RFA) – công dân Mỹ – bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 2014.
  • Nhiều nhà báo, nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt bị đưa vào danh sách đen, bị từ chối visa, hoặc bị đe dọa qua thân nhân ở quê nhà.
  • Có người không thể về chịu tang cha, vì từng viết một bài trên blog. Có người bị khủng bố mạng, bêu danh trên truyền thông nhà nước, vì phát biểu trong hội nghị quốc tế ở Washington. Những hành vi đó – theo ông Rubio – không còn được dung thứ. Chính sách visa mới là hồi chuông pháp lý: “Không ai có quyền kiểm duyệt công dân Hoa Kỳ. Không ai có quyền truy đuổi tiếng nói tự do xuyên biên giới.

” Tôi – một người trong cuộc. Tôi viết những dòng này với tư cách là nhân chứng sống. Năm 2014, tôi – cùng 5 nhà báo độc lập khác tại Việt Nam – được mời sang điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ. Chúng tôi lên tiếng về tình trạng kiểm duyệt, đàn áp người viết, và lạm dụng luật hình sự để bỏ tù tự do ngôn luận. Chúng tôi cảnh báo về một hệ thống kiểm soát tư tưởng toàn trị, và về nguy cơ mà thế giới tự do chưa nhận ra khi ấy. Sau chuyến đi: • Tôi buộc phải rời Việt Nam, tị nạn tại Mỹ, sống kiếp lưu vong.

  • Nguyễn Tường Thụy – người đứng cạnh tôi hôm đó – bị bắt, kết án 11 năm tù, hiện vẫn đang bị giam trong điều kiện y tế khắc nghiệt. • Những người còn lại trong đoàn – kẻ bị theo dõi, kẻ im lặng để sinh tồn. Chúng tôi đã gióng chuông năm 2014. Nhưng hôm nay, chính Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã thay chúng tôi gióng lại hồi chuông ấy – bằng ngôn ngữ của chính sách và pháp lý. Nếu Hà Nội còn kiểm duyệt – thì Hà Nội sẽ bị chặn cửa Chính sách visa mới không chỉ là răn đe. Đó là cơ chế trừng phạt chính đáng. Nếu một viên chức Việt Nam từng ra lệnh bắt nhà báo, từng ký công văn yêu cầu Facebook gỡ bài viết của người Mỹ gốc Việt, từng báo cáo người biểu tình ở Little Saigon – thì họ và gia đình có thể không bao giờ đặt chân được vào đất Mỹ. Không còn đặc cách ngoại giao. Không còn visa du học, đầu tư hay chữa bệnh. Những kẻ bịt miệng người khác – sẽ bị cấm lời tại vùng đất của tự do. Việt Nam – chọn đi: tự do hay kiểm duyệt Hà Nội không thể vừa bắt người vì viết blog, vừa đòi họp chiến lược với Hoa Kỳ. Không thể vừa bỏ tù người phát biểu, vừa mong được gọi là đối tác toàn diện. Nếu Việt Nam còn tiếp tục bịt miệng những người viết – thì thế giới sẽ bịt cửa với những người ra lệnh. Ngoại trưởng Marco Rubio đã nói rõ. Hồi chuông đã gióng. Giờ là lúc Hà Nội phải trả lời: Muốn đứng trong thế giới văn minh – hay muốn bị cô lập cùng những kẻ sợ sự thật?

 Lê Thanh Tùng – Viết từ Washington, D.C.


 

ĐỪNG NHẦM LẪN KHI CUỘC ĐỜI ĐÃ QUÁ ĐỦ LẪN LỘN

  Tu Le

Nhiều người trong đời này học nhiều, đọc lắm, bằng cấp đầy mình – vậy mà nói một điều giản dị thôi cũng thành rối rắm. Triết lý đầy miệng, nhưng sống thì chật vật giữa đạo đức giả và sự vô minh.

Tôi từng gặp những người mang danh “cao cấp lý luận chính trị”, giảng thao thao bất tuyệt về triết học Duy Vật Biện Chứng, nhưng lại không phân biệt nổi giữa “nhiều” và “tốt”. Họ nghĩ rằng cứ có nhiều tờ báo là có tự do báo chí, có nhiều hội là có dân chủ, có nhiều bằng khen là có đạo đức, có nhiều đền chùa miếu mạo là có tâm linh. Họ lẫn lộn cả giá trị sống lẫn giá trị tuyên truyền.

Than và kim cương đều từ carbon mà ra, nhưng không vì thế mà đem cả đống than ra để chứng minh mình đang sống giữa châu báu. Chúng ta đang sống giữa thời đại mà người ta nhầm lẫn giữa số lượng và phẩm chất, giữa hình thức và bản chất, giữa lấp lánh và sáng thật.

Cái đáng sợ không phải là một xã hội nghèo vật chất, mà là một xã hội nghèo minh triết. Cái nguy hiểm không phải là dân trí thấp, mà là người tưởng mình trí tuệ nhưng chỉ là học thuộc lòng mớ lý luận rỗng, sống mà không thấy được gốc rễ vấn đề. Họ không thiếu chữ nghĩa, nhưng thiếu lòng thương. Họ không thiếu lời rao giảng đạo lý, nhưng thiếu khả năng sống tử tế trong đời thường.

Sống trong một thế giới đầy ắp thông tin, nhưng vẫn thấy lạnh lẽo vì thiếu một lời nói thật. Thừa ngôn từ, nhưng thiếu tình người. Chúng ta xây cao bao nhiêu tầng lầu, mở rộng bao nhiêu xa lộ, thì cũng đừng quên đào cho mình một cái giếng lòng đủ sâu – để thấy tận đáy mà không sợ soi gương.

Tôi không viết những dòng này để phán xét. Tôi chỉ mong, một người, hai người, hay vài ba người đọc rồi tự hỏi: mình có đang sống thật với lương tri không? Mình có còn dám nói thật, nghe thật, nhìn thật và cảm thật không? Hay mình cũng đang học thuộc lòng những ngôn từ rỗng như cái xác không hồn?

Tự do không đến từ số lượng. Chân lý không đến từ những hô khẩu hiệu. Tình thương không đến từ những bài giảng đạo đức được in đậm trên bảng hiệu hội trường. Mà đến từ cách ta sống, cách ta đối xử với nhau trong im lặng – khi không ai nhìn, không ai chấm điểm, không ai khen thưởng.

Tôi mong những người làm báo – những người cầm bút – sẽ thôi sống bằng sợ hãi. Tôi mong những người học triết lý – sẽ thôi lặp lại như con vẹt, mà hãy sống cho có minh triết. Tôi mong những người làm cha mẹ – sẽ dạy con biết yêu cái thật, chứ không chỉ là biết làm vừa lòng đám đông.

Và tôi mong chính bản thân mình – mỗi ngày – biết im lặng đúng lúc để lắng nghe một tiếng nói nhỏ nhoi của lương tâm. Dù nhỏ thôi, nhưng nếu nó thật – thì có khi còn sáng hơn cả ngàn ngọn đèn ngụy tạo.

Sống trên đời, điều đáng giá không phải là “hơn ai”, mà là “có còn không một tấm lòng”?

_____

Ký tên: Một người đang học làm người tử tế.

(Phỏng theo tinh thần học giả Canh Le: giản dị – sâu sắc – tỉnh thức – vị nhân sinh)

#TuệMinh #ngườiviếtgiữahaimiền #Tueminh


 

Thẻ đảng – không phải bùa hộ mệnh-Đoàn Bảo Châu

Ba’o Tieng Dan

27/06/2025

Đoàn Bảo Châu

Vài năm trước, trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, một chiếc xe chở toàn các chiến sĩ công an giao thông “công tác khẩn” phóng như tên bắn với tốc độ 150–160km/h. Kết quả: Đâm thẳng vào xe khác, tất cả đều tử vong. Không phải tử vì đạo hay vì giặc, mà tử vì… tự tin thái quá.

Vụ tai nạn làm dân tình chấn động – không chỉ vì mức độ nghiêm trọng, mà còn vì một sự thật không thể phủ nhận: Nhiều cán bộ công an ngày nay lái xe như thể mình là “con ông Trời”, cài thẻ đảng trong ngực nên “bất khả chiến bại”. Đáng tiếc, thẻ đảng không giúp được các đồng chí… bật khi túi khí chưa kịp bung.

Và mới đây thôi, lại thêm một “ông trời con” khác là đội trưởng Phòng PCCC – Công an tỉnh Bắc Ninh, sau khi uống cạn chén, đã lái ô tô đi tông thẳng vào cả dãy xe máy dựng ven đường như đang chơi bowling. Hậu quả: Hai người phải nhập viện, chín chiếc xe máy và một chiếc ô tô bán tải bị dập tơi tả. Đáng nói hơn, nồng độ cồn trong hơi thở của “chiến sĩ PCCC” này là 0,435mg/l – đủ để đốt cháy luôn cả cái lý trí cuối cùng.

Ảnh chụp màn hình từ báo Tiền Phong

Người ta vẫn nói “chống giặc lửa là nghề nguy hiểm”, nhưng không ngờ nguy hiểm nhất lại là khi giặc lửa cầm vô lăng đi uống rượu.

Tình trạng “ông nội dân” phóng nhanh, vượt ẩu, xem luật như đồ trang trí, không phải chuyện lạ. Một phần vì tâm lý “có lý lịch tốt”, một phần vì trong đầu đã lập trình sẵn: “Đã có tổ chức lo”. Nhưng thưa các đồng chí, thần chết không phân biệt đảng viên hay quần chúng. Khi xe lao 160km/h, mọi thẻ đỏ, thẻ xanh, thẻ đảng… đều trở thành giấy lộn.

Công an – lực lượng có trách nhiệm bảo vệ luật pháp – thì càng phải là người đầu tiên tuân thủ luật pháp. Việc Bắc Ninh đình chỉ cán bộ lái xe gây tai nạn là điều đáng hoan nghênh. Nhưng đình chỉ thôi chưa đủ. Cần đình chỉ cả thói kiêu ngạo, cả cái tư duy “trên luật”, cả kiểu “uống rượu thay cơm, lái xe thay cảm xúc”.

Nhớ cho:

Làm công an không có nghĩa là bất tử.

Thẻ đảng không chống được xe lật.

Và đạo đức không thể được cấp phát theo hệ số lương.

Ngành công an, nếu muốn lấy lại niềm tin trong dân, thì trước hết phải xử lý nghiêm chính nội bộ mình – không phải bằng khẩu hiệu, mà bằng hành động cụ thể. Khi đó, dân mới không còn nhìn cảnh sát như “bố đời”, mà như những người thực sự bảo vệ mình.