ĐỌC SÁCH

Tu Le

Một người có thể đọc rất nhiều sách, nhưng sau rồi đều quên hết, cho nên có người nói đọc nhiều vậy có ích gì? Kỳ thực đọc sách cũng như ăn cơm vậy, hồi nhỏ có thể nếm qua rất nhiều đồ ăn, nhưng lớn rồi lại quên hết mùi vị của chúng, nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó đã thấm vào máu thịt chúng ta, hoà vào làm một.

Một người hàng ngày chịu khó đọc sách, tích lũy tri thức, sự hiểu biết sớm đã hoà quyện vào tâm hồn của họ. Từ cách nghĩ, cách nhìn, cách đối đãi với mỗi một sự việc của họ cũng đã ngày càng thay đổi, chỉ có điều đôi khi chúng ta không nhận ra mà thôi.

Cũng như câu nói: “Đọc vạn cuốn sách, đi vạn con đường”. Một người muốn tiến bộ nhanh nhất thì chỉ có duy nhất một con đường, đó là không ngừng đọc sách, không ngừng học hỏi mới có thể thay đổi được cuộc đời của mình.

Đương nhiên, thế gian không có cảnh nào là vĩnh cửu, con đường nào rồi cũng có sự đổi thay. Vậy nên mỗi con đường đều là tự mình phải đi, tự mình trải nghiệm để rồi đúc kết, để rồi tìm kiếm con đường cho riêng mình.

#Gota chia sẻ từ tachcaphe

Cách người Mỹ yêu nước

Quân Nguyễn

Tui đặt chân đến xứ Mỹ với số vốn Anh ngữ mà lúc đầu tui nghĩ là tương đối xài được chút đỉnh, nhờ có thời gian làm việc cho một công ty Mỹ ở Sài Gòn. Tới chừng qua Mỹ tui mới té ngữa, thì ra mình nói, Mỹ không hiểu gì hết, mà Mỹ nói mình cũng không hiểu gì luôn. Chỉ một chuyện nhỏ là vào tiệm cà phê Starbucks mua ly cà phê đen uống, tui nói “black coffee please!”, họ không hiểu tui muốn uống gì. Nói mấy lần họ cũng không hiểu, tui đành phải dùng… tay chỉ (đúng ra phải gọi là regular coffee). Chưa đâu, sau đó họ hỏi tui “You want a room?”, tui ngẩn người ra không hiểu gì hết, cứ tưởng là họ hỏi mình có muốn … mướn phòng không? Tui đành phải lắc đầu nói “No”. Sau này tui mới hiểu thực ra họ hỏi mình có muốn chừa lại một khoảng trống trong ly để chế sữa vào không, nếu không, họ sẽ rót đầy ly cà phê (room ở đây nghĩa là một khoảng trống chứ không phải là phòng).

Thì ra trước giờ mình phát âm sai, nên khi nghe phát âm đúng thì không hiểu gì hết, chưa kể các cháu sinh viên Mỹ làm trong tiệm Starbucks nói nhanh như gió nữa. Thấy khổ chưa!

Tui quyết định phải vào lớp học Anh ngữ chứ kiểu này thì nói chuyện sẽ rất… mỏi tay. May mắn gần nhà tui có một nhà thờ Mỹ đang mở lớp dạy Anh ngữ buổi tối miễn phí dành cho người nhập cư. Tui liền ghi danh vào lớp học này. Thủ tục hết sức đơn giản, chỉ cần ghi tên họ, địa chỉ và số điện thoại là có thể vào lớp liền.

Nói là dạy thiện nguyện và học miễn phí nhưng lớp học được tổ chức rất chu đáo, có màn hình, máy chiếu (projector) đầy đủ như một lớp học thiệt thụ. Thầy cô dạy ở đây đều là người Mỹ trắng đã về hưu, họ đến nhà thờ dạy tiếng Anh thiện nguyện mỗi tuần 2 buổi, do đó khi học ở đây, sẽ nghe được phát âm đúng giọng Mỹ 100%. Mỗi buổi học kéo dài 2 tiếng, học 1 tiếng được nghỉ giải lao 15 phút. Người ta còn chuẩn bị sẳn bánh ngọt, kem, cà phê, trà cho học sinh dùng miễn phí trong lúc giải lao nữa. Lớp học kết thúc sau 3 tháng, nếu muốn học tiếp, khỏi cần phải ghi danh, cứ tự động vào lớp ngồi học tiếp. Tui biết có một chị người Đại Hàn đã học ở nhà thờ này 5 năm mà vẫn còn học. Không những họ dạy tiếng Anh, mà còn lồng vào nhiều thứ khác như văn hoá, phong tục, cách viết một cái resumé (lý lịch tóm tắt) sao cho hay, cách phỏng vấn xin việc làm sao cho dễ đậu, luật giao thông, cách học thi lấy bằng lái xe, cách học thi lấy quốc tịch Mỹ… cho người mới nhập cư dễ hoà nhập với cuộc sống mới.

Tui được vào học lớp cao nhứt trong nhà thờ này sau khi vượt qua một bài test xếp lớp. Lớp này chủ yếu là đọc những tin tức trên báo và cùng nhau đàm thoại xung quanh mẩu tin đó. Thầy dạy lớp tui là một người Mỹ đã từng làm việc trong Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng), nay đã về hưu. Thầy tên là Ted, đã 70 tuổi. Trong thời gian học với thầy Ted, tôi cảm nhận được lòng nhiệt thành và sự tận tụy của thầy đối với các học trò của mình, thầy sửa từng cách phát âm, từng câu nói chưa đúng văn phạm một cách rất thân thiện, không làm cho học trò cảm thấy mắc cỡ hoặc e ngại.

Những ngày cuối tuần vào mùa hè, thầy Ted còn tổ chức cho học trò những buổi picnic ngoài trời ở những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp trong vùng để thực hành tiếng Anh và biết thêm những từ mới về cây cỏ, thú vật, côn trùng… Học sinh nào chưa có xe, thầy đến nhà đón từng người. Mỗi lần đi picnic, thầy còn chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thức uống cho cả lớp. Món mà thầy hay nấu ở nhà để mang theo là thịt con deer (nai) hầm ăn với bánh mì sandwich, vì thầy thích săn bắn và có giấy phép đi săn (ở xứ Mỹ giấy phép “con” nhiều hơn ở xứ mình nhen bà con).

Thầy Ted kể vào năm 1981, lúc đó thầy còn độc thân, thầy đã cưu mang một gia đình 4 người thuyền nhân Việt Nam, gồm hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ khoảng 5, 6 tuổi lúc họ mới chân ướt chân ráo tới đất Mỹ. Thầy đã mang gia đình này về nhà nuôi ăn, nuôi ở, dạy tiếng Anh, tìm trường học cho 2 đứa con nhỏ và tìm việc làm cho hai vợ chồng họ để giúp cho họ có thể nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống mới nơi xứ lạ. Hai đứa con trai nhỏ của gia đình thuyền nhân đó đã ăn học hành thành tài, hiện đang làm bác sĩ tại Mỹ. Họ trở thành những người bạn thân thiết với thầy Ted trong suốt mấy chục năm qua.

Cuộc sống của đa số người Mỹ là thích làm việc, tất nhiên họ cũng thích du ngoạn hưởng thụ sau một thời gian làm việc cật lực. Dù làm công ăn lương hay làm thiện nguyện không lương, họ vẫn làm hết mình với công việc được giao. Như thầy Ted đã nói, hạnh phúc của ông chính là nhìn thấy những người nhập cư đến Mỹ đều có công ăn việc làm ổn định, tự tin hơn khi đối diện với hàng rào ngôn ngữ.

Việc dạy Anh ngữ thiện nguyện, xét về mặt xã hội, nó giúp cho người nhập cư có thể giao tiếp và tìm được công ăn việc làm dễ dàng hơn. Xét về mặt kinh tế, nó sẽ làm cho nước Mỹ giàu có hơn, vì khi người nhập cư có việc làm, họ sẽ đóng thuế cho chính phủ, đồng thời chính phủ sẽ giảm bớt gánh nặng trợ cấp xã hội cho người nhập cư. Rõ ràng, việc làm thiện nguyện này rất có ích cho quốc gia.

Người Mỹ thể hiện lòng yêu nước của họ qua những việc làm rất thiết thực, rất cụ thể và cũng không cần phải lớn lao. Họ cũng không cần phải hô khẩu hiệu “yêu tổ quốc, yêu đồng bào” như ở xứ ta. Hạnh phúc của họ là giúp cho người khác tìm thấy hạnh phúc và giúp cho đất nước họ phồn vinh hơn. Họ thực tế chứ không phải thực dụng.

Quân Nguyễn

Quan chống tham nhũng bị bắt vì tham nhũng

Lmdc Viet Nam

*** Quan chống tham nhũng bị bắt vì tham nhũng.

Thế mới hay, nhà cầm quyền độc tài CSVN thối nát khắp mọi nơi, từ trên xuống dưới.

-Sáng 15/3, theo báo Tiền Phᴏnց, Ông Nguyễn Ngọc Ánh – Chánh Thaпh tra tỉnh Lâм Đồng vừa bị Cục Cảnh sáτ điều tɾa tộɪ phạm về tham nhũng, kinh tế và buôп lậu (C03) Bộ Côռց aп khởi tố, bắt tạm giam ᵭể điều tra những sai phạm liên quan đến việc thanh tra ᵭất đai.

Một tuần tɾướᴄ đó, C03 đã ƿҺối hợp ѵớɪ Cônց aп Lâm Đồng triệu tập ôռց Nցuyễn Ngọc Ánh đến Làm vɪệc ѵề những sai phạm liên quan đến ᴄȏnց tác chỉ đạo, kết luận thanh tra trong quản lý, sử ɗụпɡ ᵭấτ, giao ᵭấτ, giao rừng tại Dự án xây dựпɡ Khu đô thị tại huγện Đứᴄ Trọng, Lâm Đồng.

Đến ngày 10/3, Cục Cảnh sáτ điều tɾa tộɪ phạm ѵề tham nhũng, kinh tế, buôп lậu đã khởɪ tố vụ án, bắt tạm gɪɑm ônց Nguyễn Ngọc Ánh – Chánh Thanh tɾa tỉnh Lâm Đồng ᵭể điều tra hành vi nhận hối lộ.

Cáᴄ cơ quan chứᴄ nănց còn đang mở rộng điều tra vụ án vì ᴄòn có mộτ số cá nhâп khác liên quan đến những sai phạm tại dự án này.

TL Freshnews

THƯ GỬI CÔ GIÁO

Bài viết đáng suy ngẫm, mời đọc

Lấy từ Bản Tin Đặc Biệt (Nam Nguyễn) ngày 11-Mar-2023

THƯ GỬI CÔ GIÁO

Kính thưa Cô,

Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình… Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui…

Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rõ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh…”.

Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.

Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải – thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”

Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi… Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua. Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo ưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay…”

Thưa Cô,

Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.

Thưa Cô! Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì… không phải vậy…” Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi… Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln). Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng…Thưa Cô! Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến sĩ

Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.

Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:

(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.

Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản… trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.

Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.

“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.

Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy.

Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?

Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).

Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.

Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy. Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình. Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay. Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.

Thưa cô!

Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình! Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?

Thưa Cô!

Làm sao biện minh? 45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: Nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.

Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.

Với Đài Loan và Philippines: năm 1950, Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè. Tại Philippines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subic là nơi đóng quân, và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Philippines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines. Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Philippines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBic. Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe dọa, Philippines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…

Thưa Cô!

Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!

Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô.

Em kính chào Cô.
Lê Vũ Cát Đằng

From: Do Tan Hung& KimBang Nguyen 

Giấc mơ Mỹ – Giấc mơ Việt – Tuấn Khanh

Báo Tiếng Dân

Tuấn Khanh

18-3-2023

Câu chuyện thành công của diễn viên Quan Kế Huy khơi lại một cách sống động về hình ảnh của “giấc mơ Mỹ” – giấc mơ đã nuôi dưỡng hàng triệu người và bao thế hệ cập bến đất nước Hợp Chủng Quốc từ trước Thế chiến II, đặc biệt với người Việt Nam sau ngày 30 Tháng Tư 1975. Đó là điểm đến chung của nhiều con người, nhiều thành phần, và kể cả giấc mơ Mỹ có nhiều tầng nấc khác nhau.

Nhắc lại chuyện này, Thompson Nguyễn, thành viên Hội đồng của Forbes, cũng là một người xuất thân từ gia đình tỵ nạn sau 1975 và chạm được đến “giấc mơ Mỹ” của mình, tự nhận định rằng “Đối với những người nhập cư, giấc mơ này là được tự do làm việc ở bất cứ đâu họ muốn, mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái họ, hoặc đơn giản là được an toàn trong cuộc sống hàng ngày của họ”.

Tự do, tương lai và an toàn – có thể đó là một tóm tắt khá đầy đủ, và mang tính chân lý của một phần nhân loại trên địa cầu này khi quyết định từ bỏ nơi sinh ra, và đi về nơi là họ tin rằng sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp hơn. Nghe có vẻ xưa cũ như những người từ thời lập quốc Hoa Kỳ, viễn du tìm vàng hay chọn đất đai cư trú, nhưng thật ra, những con người mang giấc mơ Mỹ đó, mang theo sự cống hiến và đóng góp cho ước nguyện của họ cho quê hương mới.

Với ông Quan Kế Huy, ông đã sống, theo đuổi sự nghiệp với tài năng nghệ thuật của mình và được nhìn nhận, trở thành những tầng lớp ưu tú nhất của nước Mỹ, bất chấp ông từ đâu đến, màu da nào và thậm chí giọng nói tiếng Anh của ông luôn cho thấy ông là người nhập cư.

Loại trừ những giá trị của thuyết định mệnh, người ta nhìn thấy giấc mơ Mỹ được chia sẻ cho các nỗ lực và tư duy lớn. Thompson Nguyễn bộc bạch rằng “Điều mà cha mẹ tôi dạy tôi, là mọi người nên cảm thấy được trao quyền để theo đuổi ước mơ của mình. Tôi biết không ai dám chắc chắn với hành trình đến với giấc mơ Mỹ của mình, nhưng đằng sau những người dấn tới đều là sự gan góc và quyết tâm để thành đạt”.

Tôi có một anh bạn đang sống ở Lancaster, Pennsylvania, xuất thân từ Kiến Hòa (giờ là Bến Tre). Sau 1975, học dở dang Bách Khoa Phú Thọ, anh lên tàu đi tìm cuộc sống khác, mà cũng không hình dung giấc mơ Mỹ là gì. Mọi thứ chỉ bắt đầu với suy nghĩ tự do, tương lai và an toàn. Mất mấy năm mang mặc cảm là người nhập cư, và chỉ mong kiếm sống bằng nghề học sửa xe, thế rồi, một ngày qua cuộc trò chuyện với ông chủ người Mỹ, anh nhận ra rằng đến nước Mỹ luôn có hai thành phần thị dân: Kiếm sống và yên ổn sống bên lề của đời sống Mỹ, hoặc là dấn tới, tham gia vào mạch chính của đời sống Mỹ. Muốn có được giấc mơ đó, phải dấn tới.

Anh bạn đó kiên tâm đi học tiếng Anh để có thể học cao hơn ngành mà mình theo đuổi là hóa học và khoáng sản tự nhiên. Không cần diễn tả, cũng có thể biết được bao nhiêu là khó khăn và kể cả mặc cảm và những thách thức hội nhập. Những ngày ông thầy giảng nhanh, anh bàng hoàng không hiểu, phải vào thư viện mượn sách tự học lại.

Cảm giác sợ bị tụt hậu ám ảnh anh đến mức có lúc muốn khóc. Thế rồi, anh tốt nghiệp và được tuyển dụng trở thành chuyên viên nghiên cứu cấp cao của tập đoàn Alcoa – tập đoàn sản xuất nhôm toàn cầu tiên tiến nhất thế giới. Với hơn 12,000 nhân công của Alcoa, tên của anh bạn là một điểm sáng đặc biệt cho đến khi anh về hưu.

Những trường hợp như anh bạn Việt Nam đó có vô số trong những dòng người tỵ nạn từ Việt Nam, rách rưới, đói khát cập bến ở mọi nơi trên thế giới sau biến động ở quê hương mình. Có những người tỏa sáng trên truyền thông, nhưng cũng có những người im lặng biến mình thành những điểm tựa hãnh diện của thế hệ chọn ra đi khỏi thực địa hôm qua, và mang quê hương không thay đổi của mình trong trái tim, tìm về một cuộc sống mới tự quyết.

Một thống kê năm 2019 của Viện Gallup, cho thấy có đến 70% người trưởng thành ở Hoa Kỳ – thuộc các chủng tộc, giới tính, đảng chính trị và thu nhập – đều nhìn nhận rằng giấc mơ Mỹ là điều có thật, và có thể đạt được.

Bên cạnh đó, có đến 80% triệu phú tự lập là người nhập cư lẫn người Mỹ gốc. Trong danh sách 500 công ty thành công (Fortune 500), người ta tìm thấy có ít nhất một người sáng lập là người nhập cư hoặc con của người nhập cư, theo số liệu thống kê từ New American Economy. Và cho đến ngày hôm nay, Hoa Kỳ vẫn là điểm đến hàng đầu cho những người nhập cư có ước mơ lớn. Hiện có 20% người nhập cư trên thế giới đang ở Mỹ.

Giấc mơ Mỹ hôm nay rất dễ tìm thấy riêng trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại, với đủ mọi ngành nghề để tạo nên sự an cư, thịnh vượng với suy nghĩ tự quyết của mình, bao gồm cả những người Việt nhọc nhằn khởi đầu cuộc đời trên đất Mỹ với nghề nail, vốn luôn bị sỉ nhục từ hệ thống tuyên truyền thân nhà cầm quyền.

Trong con số hơn $19 tỷ kiều hối về Việt Nam năm 2022, chắc chắn có không ít tiền từ “nail tộc” – một loại ngôn từ miệt thị vô cớ quen thuộc. Thậm chí là tiền dư dả của người nghỉ hưu, do không có ai trong số họ bị đánh thuế 10% tiền thất nghiệp hay về hưu như những người công nhân nghèo khổ ở quê nhà.

Giấc mơ Mỹ, như Quan Kế Huy hay Thompson Nguyễn, có nghĩa là có mơ ước và nỗ lực đúng hướng, bạn sẽ làm được mà không bị một rào cản nào về thân phận, chính trị hay tôn giáo. Điểm đến là một lựa chọn của bản thân mà không bị định hướng hay thao túng bởi bất kỳ quyền lực nào, mà chỉ là ý chí cá nhân tuyệt đối.

Trong một chuyến đi xe ôm thời công nghệ mới ở Sài Gòn, tôi nghe anh lái xe kể về cuộc sống chật vật nhưng đầy ước mơ của anh, là làm sao để mở được một cái trường nhỏ dành riêng các đứa nhỏ bị sứt môi đã được chữa lành. “Hoặc là một chỗ sinh hoạt chung cho những đứa như vậy”, anh nói. Giấc mơ đó xuất phát từ việc con anh bị sứt môi, dù được giải phẫu nhưng những vết tích nhỏ còn lại khiến nó luôn bị bạn bè đồng lứa chọc ghẹo. “Những đứa nhỏ cùng hoàn cảnh, tìm thấy nhau sẽ tự tin và trở thành người có tâm hồn tự nhiên mạnh mẽ trong xã hội”, người chạy xe ôm mà tôi không còn nhớ tên, nói.

Lúc chia tay, tôi hỏi anh là liệu khi nào anh làm được. Người đàn ông nhỏ tuổi hơn tôi, sạm nắng và tóc đã bạc, thú thật là anh không biết khi nào mới làm được nhưng mỗi khi nhìn con, anh cứ ước mơ vậy. “Thì mình cứ mơ thôi”, anh cười, và chạy xe đi.

Có một loại giấc mơ Việt được gọi tên ngay trên đất nước mình, nhưng đích đến sao nghe xa xôi quá. Khi nghe tin thời sự thông báo nghề chạy xe ôm công nghệ bị đánh thuế hàng ngày 30%, rồi cuối năm lại có thể bị đánh thuế thu nhập thêm 10%, tôi càng hiểu ước mơ của anh xa vời hơn bao giờ hết, khi bữa cơm hàng ngày bị cắt xén tàn tệ đến vậy. Giấc mơ Việt hôm qua ắt giờ đã đổi chiều, chỉ mong sao cho gia đình không thiếu hụt bữa cơm hàng ngày.

Một nghiên cứu của Đại học Princeton tìm thấy ngay cả con cái của những người nhập cư nghèo nhất của Hoa Kỳ rồi cũng trở thành tầng lớp trung lưu sau một hay hai thập niên. Còn trên báo Lao Động Tháng Tư 2021, bài của tác giả Đào Tuấn có ghi là “Giấc mơ ngôi nhà và những đứa trẻ của công nhân, của dân nghèo trở nên ngày càng xa vời, khi nhà ở xã hội lọt tay những cán bộ đi xe tiền tỉ. Và khi giá nhà đất ngày càng cao, người lao động phải mất 28-30 năm tích lũy mới mua được”.

Thôi thì hãy để giấc mơ Mỹ và những câu chuyện thành đạt thần tiên xa vời đến và đi qua. Hãy nói đến giấc mơ Việt đầy thực tế vậy. Tôi nghĩ đến anh xe ôm với ước mơ thơm lành cho thế hệ mới, và chỉ biết cầu chúc cho anh – cũng như hàng triệu người Việt khác không đảng phái đang mơ – rằng có được tấm lòng tử tế với dân tộc mình, thì cũng là một giấc mơ Việt cao quý, dẫu tự do, tương lai và an toàn là những điều vẫn phải kiếm tìm ở hiện thực, có khi đến hết cả đời người.

_____

Tham khảo:

https://www.forbes.com/…/what-my-immigrant-parents…/…

https://news.gallup.com/…/americans-american-dream…

https://www.washingtonpost.com/…/millionairenextdoor.htm

https://www.pewresearch.org/…/key-findings-about-u-s…

Facebooker tại Cai Lậy, Tiền Giang bị bắt với cáo buộc theo chính phủ Đào Minh Quân

Đài Á Châu Tự Do 

Bà Phan Thị Thanh Nhã, sinh năm 1984, ngụ tại ấp Phú Hòa, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, vào ngày 17/3 bị Công an Tiền Giang bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.

Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Tiền Giang cho biết như vừa nêu. Cụ thể, theo cơ quan này thì từ cuối năm 2018 bà Nhã dùng tài khoản Facebook cá nhân theo dõi nhiều bài viết của người khác bị cho có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra bà Phan thị Thanh Nhã được nói đã tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời (CPQGVNLT), trụ sở tại California do ông Đào Minh Quân làm tổng thống.

Cơ quan CSĐT cho biết thêm, sau khi tham gia tổ chức CPQGVNLT, bà Nhã đăng và chia sẻ trên tài khoản Facebook cá nhân 25 bài viết và video clip. Nội dung của những bài viết và video clip này bị cơ quan chức năng Việt Nam cho là xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN và kêu gọi người khác cùng tham gia tổ chức CPQGVNLT.

RFA.ORG

Facebooker tại Cai Lậy, Tiền Giang bị bắt với cáo buộc theo chính phủ Đào Minh Quân

Tiếp viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vừa bị Hải quan bắt giữ vì vận chuyển thuốc lắc và ma tuý từ Pháp về Việt Nam.

Lmdc Viet Nam

*** Nóng: Tiếp viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vừa bị Hải quan bắt giữ vì vận chuyển thuốc lắc và ma tuý từ Pháp về Việt Nam.

* Mấy đứa tiếp viên, toàn con cháu cán bộ đấy…

Dân đen thì lãnh án tử còn con lãnh đạo thì…rút kinh nghiệm và khắc phục hậu quả…

– Truyền thông Nhà nước vào chiều ngày 16/3 cho biết lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam đã xác nhận thông tin này.

Một số báo cho biết có ba tiếp viên, một số báo khác viết là bốn tiếp viên bị bắt trên chuyến bay VN10 từ Pháp về Việt Nam. Những người này bị phát hiện xách hơn 10 kg thuốc lắc và ma tuý về Việt Nam. Chuyến bay được xác định là chặng bay CDG-SGN tức về Sài Gòn vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 16/3/2023. Bốn người bị bắt giữ có tên viết tắt là Th,, Q., V. và N.

“Chúng tôi đã nắm được thông tin và đang yêu cầu Vietnam Airlines báo cáo cụ thể hơn về vụ việc này. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng kiểm tra, làm rõ” – Truyền thông Nhà nước dẫn lời lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam (không nêu tên) cho biết.

Chuyện tiếp viên các hãng hàng không Việt Nam bị bắt giữ về vận chuyển ma tuý hay ngoại tệ trái phép đã từng được phát hiện trước kia.

Hồi tháng sáu năm ngoái, hãng tin 7 News của Úc cho biết chín tiếp viên hàng không của Việt Nam vừa bị bắt giữ tại Úc vì mang lậu số tiền là 60.000 đô la Úc bị nghi là tiền buôn bán ma túy.

Các tiếp viên này bị cáo buộc rửa tiền đồng thời bị nghi là đang vận chuyển tiền ma túy trái phép ra các tổ chức buôn bán ma túy ở nước ngoài.

Các tiếp viên này thuộc hai hãng hàng không của Việt Nam là Vietnam Airlines và Bamboo Airways, phục vụ trên các chuyến bay thẳng tới Úc

Tuy nhiên hãng Bamboo Airways sau đó khẳng định hãng và các cán bộ nhân viên của hãng không có liên quan đến vụ việc kể trên.

Vietnam Airlines sau đó xác nhận có chín tiếp viên của hãng này bị giới chức Australia thẩm vấn nhưng đã được thả ngay sau đó và không có bất cứ cáo buộc nào.

TL RFA.

https://www.youtube.com/watch?v=icOQ7aMXjfQ…

Phép Lịch Sự Tối Thiểu Của Người Tây Phương 

  1. Đừng gọi điện thoại cho ai hai lần liên tục. Nếu họ không trả lời có nghĩa là họ bận hay có việc khác quan trọng hơn mà họ đang phải lo.
  2. Nhớ trả lại món nợ tiền ngay cả trước khi người cho mượn nhớ hoặc hỏi lại bạn. Nó nói lên tư cách và nhân phẩm của bạn.
  3. Khi được bao đi ăn nhà hàng, đừng gọi một trong những món ăn đắt tiền trong thực đơn.
  4. Đừng hỏi những câu hỏi kỳ cục như: ‘Chưa có gia đình à?’, ‘Sao chưa có con?’, ‘Tại sao chưa mua xe? Hoặc ‘Sao chưa mua nhà?’ Đó không phải là vấn đề riêng tư của bạn.
  5. Luôn luôn giữ cửa cho người đang đi đến ở đằng sau bạn. Bất kể người ấy là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ. Nó không làm bạn nhỏ nhen hơn khi cư xử cách tử tế với một người khác nơi công cộng.
  6. Nếu bạn cùng đi xe “taxi, uber…” với một người bạn của bạn và họ trả tiền, thì lần tới bạn nhớ trả nhé.
  7. Luôn tôn trọng quan điểm của người khác. Hãy nhớ số 6 nơi bạn sẽ là số 9 của người đối diện. Hơn nữa, tham khảo thêm ý kiến thứ hai sẽ là điều luôn cần thiết.
  8. Đừng bao giờ cắt ngang khi người khác đang nói. Hãy để cho họ tỏ bày rồi mình nghe và sàng lọc tất cả câu chuyện.
  9. Nếu bạn trêu chọc một ai đó mà họ không tỏ vẻ tán thành, ngưng lại và đừng bao giờ làm thế nữa cả…
  10. Nhớ nói lời cám ơn khi người khác giúp bạn một điều gì.
  11. Khen tặng công khai. Chỉ trích riêng tư.
  12. Gần như không có một lý do nào để bạn khen chê dáng vóc người khác. Chỉ cần nói “Bạn nhìn quá tuyệt vời!” Nếu như người ấy muốn nói là họ mới giảm cân, họ sẽ nói.
  13. Nếu một ai đó cho bạn xem hình trong điện thoại của họ, đừng gạt qua phải hay trái, vì bạn sẽ không bao giờ biết hình gì sẽ xuất hiện tiếp.
  14. Nếu một đồng nghiệp của bạn nói họ có hẹn với một bác sĩ, đừng hỏi tại sao nhưng nên nói “Tôi hy vọng anh/chị sẽ ổn thôi”. Đừng đặt họ vào vị thế khó khăn khi phải nói cho bạn bệnh tình cá nhân của họ. Nếu họ muốn bạn biết, họ sẽ tự tỏ bày.
  15. Cư xử cách tử tế với một người quét dọn vệ sinh cũng như một giám đốc công ty như nhau. Không ai có ấn tượng cách bạn cư xử lỗ mãng với một người thấp kém nhưng họ sẽ để ý đến tư cách của bạn khi đối xử tử tế với người thấp hèn trong xã hội.
  16. Khi một người đang nói chuyện trực tiếp với bạn mà bạn mãi bận nhìn xuống điện thoại thì quá vô lễ.
  17. Không bao giờ khuyên răn hay góp ý khi người khác không hỏi.
  18. Khi gặp lại một người nào đó sau một thời gian xa cách, đừng hỏi tuổi tác hoặc lương bổng của họ.
  19. Đừng xen vào đời tư của người khác ngoại trừ nó ảnh hưởng đến bạn. Tránh xa nó ra.
  20. Lấy kính râm xuống nếu như bạn gặp và nói chuyện với một người trên đường phố. Đó là dấu hiệu bạn tỏ ra tôn trọng họ. Hơn nữa, mắt nhìn mắt cũng quan trọng như cuộc đối thoại của bạn vậy.
  21. Đừng bao giờ khoe khoang sự giàu sang của bạn với người nghèo; cũng vậy, đừng nói chuyện con cái của bạn nơi những người vô sinh.
  22. Sau khi đọc được một câu bình luận tốt, hãy dành thời gian mà cám ơn họ.

*** Sự cảm nhận vẫn là phương cách dễ nhất để có điều bạn chưa có.

Nguyên tác: Anh ngữ

Tác giả: Khuyết danh 

Phỏng dịch: Trịnh Tiến-Triển

Trung Quốc tham gia cuộc chạy đua vũ trang AI, thất bại thảm hại

Bài của Jason Cohen

© (Photo by JADE GAO/AFP via Getty Images)

Trung Quốc đã ra mắt đối thủ cạnh tranh Chat GPT chính, được phát triển bởi gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Baidu, hôm thứ Năm tại Bắc Kinh, nhưng lần ra mắt bot này đã thất bại và khiến cổ phiếu của công ty giảm giá, theo CNBC. Trong buổi ra mắt, bot có tên Ernie đã “tóm tắt một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và phân tích một thành ngữ Trung Quốc”, nhưng ở giữa bài thuyết trình mà Baidu quảng bá trực tiếp, Giám đốc điều hành Robin Li, tiết lộ rằng công ty đã ghi âm trước bài thuyết trình nhằm mục đích quản lý thời gian, theo đến Thời báo New York. Li cũng nói rõ rằng Ernie bot không hoàn hảo và sẽ trở nên tốt hơn khi người dùng cung cấp phản hồi, theo CNBC.

Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Baidu Robin Li phát biểu tại buổi ra mắt bot trò chuyện AI của Baidus Ernie Bot tại một sự kiện ở Bắc Kinh vào ngày 16 tháng 3 năm 2023. phần mềm trí tuệ nhân tạo, với các nhà đầu tư không mấy ấn tượng với khả năng ngôn ngữ và toán học của bot. (Ảnh của MICHAEL ZHANG/AFP qua Getty Images)

Cổ phiếu của Baidu sau đó đã giảm mạnh ít nhất 6,4% và tới 10% tại Hồng Kông, trái ngược với đợt phục hồi trước đó khi gã khổng lồ này tuyên bố họ đã phát triển một đối thủ cạnh tranh ChatGPT kể từ năm 2019, theo NYT.

Baidu cho biết 30.000 khách hàng doanh nghiệp đã đăng ký vào danh sách chờ để truy cập bot Ernie trong vòng chưa đầy một giờ sau thông báo của họ, nhưng giới truyền thông và công chúng không có quyền truy cập, theo CNBC.

Trong khi đó, OpenAI đã công bố ChatGPT-4 trong tuần này, là phiên bản cập nhật của AI đằng sau chatbot ChatGPT rất phổ biến và đột phá mà công chúng đã truy cập miễn phí kể từ tháng 11. GPT-4 hiện có giá 20 đô la một tháng, nhưng khi ra mắt nó bao gồm nghiên cứu cho thấy nó có thể vượt qua các kỳ thi học thuật quan trọng với điểm số nằm trong top 10% của con người. Mặc dù OpenAI thừa nhận GPT-4 vẫn củng cố các thành kiến ​​xã hội và các biện pháp an toàn gia tăng của nó sẽ dẫn đến việc bị gắn cờ và chặn nhiều hơn, nhưng bot Ernie của Baidu được dự đoán sẽ bị kiểm duyệt nhiều hơn đáng kể. Xu Chenggang, một học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Stanford về Kinh tế và Thể chế Trung Quốc nói với NYT rằng các biện pháp kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến chất lượng dữ liệu và sự phát triển của các chatbot Trung Quốc. “Nếu có những hạn chế ở mọi nơi trong quá trình thiết lập thuật toán của bạn, tất nhiên khả năng của nó sẽ bị hạn chế,” ông nói thêm, theo NYT.

Tất cả nội dung được tạo bởi Daily Caller News Foundation, một dịch vụ đưa tin độc lập và phi đảng phái, được cung cấp miễn phí cho bất kỳ nhà xuất bản tin tức hợp pháp nào có thể cung cấp lượng độc giả lớn. Tất cả các bài báo được xuất bản lại phải bao gồm logo của chúng tôi, tên người dùng của phóng viên của chúng tôi và chi nhánh DCNF của họ. Đối với bất kỳ câu hỏi nào về nguyên tắc của chúng tôi hoặc hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ tới địa chỉ license@dailycallernewsfoundation.org.

Nguồn: https://www.msn.com/en-us/money/other/china-enters-ai-arms-race-flops-disastrously/ar-AA18ICZ9?ocid=BingHp01&cvid=3a68c6f09d724fca907f6b3c8805a37d&ei=11

From: Phan Sinh Trần

Sống trong thế giới biết ơn

Xin biết ơn những người khiển trách ta, vì các người giúp ta tăng trưởng định tuệ.

* Xin biết ơn những người làm ta vấp ngã, vì các người khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.

* Xin biết ơn những người bỏ rơi ta, vì các người đã dạy cho ta biết tự lập.

* Xin biết ơn những người phản bội và đâm sau lưng ta, vì các người đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.

* Xin biết ơn những người lường gạt ta, vì các người tăng tiến kiến thức cho ta.

* Xin biết ơn những người làm hại ta, vì các người đã tôi luyện tâm trí của ta.

* Xin biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định Thành Tựu.

Câu chuyện con lừa.

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng.

Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.

S.T.

NGƯỜI TÙ ĐẶC BIỆT CỦA TRẠI TÙ SUỐI MÁU: TỶ PHÚ NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

Quảng Ngãi Nghĩa Thục

Tỷ phú Nguyễn Đình Quát là nhân vật nổi tiếng trong kinh doanh và chính trị tại miền Nam Việt Nam khoảng đầu thập niên 1960. Thời Đệ II VNCH không nghe thấy tên ông, nhưng sau 30-4-1975, ông vẫn bị VC bắt vào tù… cải tạo bởi quá khứ “bóc lột” nhân dân và… chống Cộng của ông.

Thật sự cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát ở tù Chí Hòa, chứ không ở tù Suối Máu, nhưng vài tháng gần cuối năm 1980, không rõ lý do gì VC chuyển ông về nằm Trạm Xá trại Suối Máu cùng gần một chục người khác, trong đó có Nhạc sĩ Đại tá Nguyễn Văn Đông. Tôi hân hạnh gặp ông Nguyễn Đình Quát tại đây một thời gian tạm đủ để nghe ông kể chuyện đời và thấy cách sống của ông trong hoàn cảnh của một kẻ sa cơ mà vẫn giữ tròn tiết tháo!

Cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát sinh trưởng ở Quảng Bình, có nhân dạng như cố TT/VNCH Ngô Đình Diệm, nhưng xuất thân từ gia đình nghèo khó. Năm 1935, ở độ tuổi thanh niên ông cùng với một người bạn đồng trang lứa rủ nhau mua vé xe lửa vào Saigon tìm đường mưu sinh. Nguyễn Tất Thành (tục danh của Hồ Chí Minh) cũng cùng hoàn cảnh nhưng dùng ngụy danh viết sách lếu láo tự đề cao (đồng nghĩa… tự sướng) rằng “Bác Hồ thời thanh niên vào Saigon tìm đường… cứu nước”, thật ra đến Saigon anh ta làm bồi trên chiếc tàu viễn dương của Tây!

Đặt chân chốn Saigon phồn hoa đô hội, hai chàng thanh niên người Quảng Bình như lạc vào mê hồn trận, không biết cách nào để đùm bọc nhau nên đành chia tay để mà sống, thay vì… đoàn kết sẽ dễ chết! Anh bạn đi đường anh bạn, Nguyễn Đình Quát quyết định phiêu lưu ra… Cap Saint Jacque (tức Vũng Tàu) không có chủ đích gì rõ ràng là ngoạn cảnh hay tìm việc làm. Nhưng lần đầu tiên ra biển Vũng Tàu lại là lần quyết định cuộc đời của ông một cách kỳ lạ.

Vừa đến Vũng Tàu, anh thanh niên Nguyễn Đình Quát đi ngay ra bãi trước, lang thang ngắm cảnh mà không để ý, suýt chạm phải một phụ nữ Pháp hãy còn trẻ đang dắt tay một đứa bé gái. Anh vội xin lỗi và buột miệng khen đứa bé gái “ Elle est très belle fille”.

Người phụ nữ Pháp rất vui và ngạc nhiên nghe giọng nói tiếng Pháp rất chuẩn của anh thanh niên Việt Nam, bèn hỏi và trả lời anh vài điều nữa. Qua cuộc đối đáp, anh Quát mới vỡ lẽ mình vừa chạm mặt một phu nhân của viên Thiếu tá Quân Trấn Trưởng Vũng Tàu và rất sung sướng nhận lời bà, vào ngày hôm sau giã từ nhà trọ, đến nhà bà Thiếu tá phu nhân làm gia sư cho đứa bé gái chính là con của bà!

Nhưng không đầy một tháng sau, anh Quát được lịnh viên Thiếu tá Pháp phải rời khỏi Vũng Tàu trong vòng… 24 giờ mà sau đó theo tiết lộ của bà Thiếu tá phu nhân vì… ghen bóng ghen gió và đồng thời không muốn chứa một thanh niên bản xứ lạ mặt ngay trong nhà, suốt ngày gần gũi vợ đẹp con ngoan của mình! May cho anh, bà nầy động lòng trắc ẩn viết một thư tay, giới thiệu anh Quát với một người bạn Pháp đang làm Trưởng Công Trường Xây Dựng bên núi Nhỏ Vũng Tàu.

Tại đây, anh Quát được thâu nhận làm công nhân, rồi nhờ tiếng Pháp khá giỏi của anh, cộng với bản chất thông minh, cần mẫn, anh vừa làm vừa học nghề xây dựng. Anh Quát leo dần lên nấc thang nghề nghiệp, mấy năm sau anh trở thành nhà thầu khoán, mở đầu sự nghiệp tại Saigon, rồi lan ra khắp Đông Dương lúc đó là thuộc địa của Pháp.  Đến năm 1942, anh Quát giờ là ông Triệu phú Nguyễn Đình Quát, dần dần là Tỷ phú vào những năm đầu của nền Đệ I VNCH. Ông tham gia chính trường:

1/ Vào Quốc Hội, ông Nguyễn Đình Quát từng lãnh đạo Phái Đoàn Quốc Hội VNCH công du Anh Quốc, được Nữ Hoàng Anh tiếp đón trọng thể.

2/ Ứng cử chức vụ Tổng Thống VNCH ngày 9-4-1961 gồm 3 liên danh:

. Ngô Đình Diệm/Nguyễn Ngọc Thơ,

. Nguyễn Đình Quát/Nguyễn Thành Phương,

. Hồ Nhựt Tân/ Nguyễn Thế Truyền.

Sau 30-4-1975, ông Quát bị VC bắt đi tù… “cải tạo” vì quá khứ tỷ phú và… “ngụy quyền”. Ông từ chối sự bảo lãnh có điều kiện của các thân nhân ruột thịt đang là cán bộ cao cấp trong guồng máy nhà nước CS Hà Nội. Họ ra điều kiện ông phải viết bản “nhận có tội với nhân dân để xin cách mạng khoan hồng”! Ông thà vào tù, bỏ lại sản nghiệp, trong đó có một tòa nhà đồ sộ 27 phòng ở đường Trương Minh Giảng. Việt Cộng giam ông tại Khám Chí Hòa và vì ông bịnh (!?), nên chúng đưa ông đến Trạm Xá của Trại Suối Máu.

Dù đang ở tù, nhưng vốn giầu có, ba bà vợ (trong đó có bà thứ ba ở bên Tây) chăm sóc ông đầy đủ bằng mấy gánh đồ thăm nuôi nặng kình kịch được bạn tù phụ giúp mang vào cho ông. Các bạn tù tha hồ tiếp sức ông tiêu thụ những món ngon, bổ béo dành cho người tù gốc… tỷ phú.

Một hôm, ông ra phía sau Trạm Xá chợt thấy một bầy vịt của cán bộ VC mập tròn, lông trắng phau. Ông nhờ anh Cựu Thiếu tá Dương X. (hiện ở Seattle) mua giùm và làm thịt cho ông ăn bất kể ông vừa chứng kiến tận mắt bầy vịt đó đang rỉa những con… giòi trắng hếu mà anh tù chăn vịt vừa vớt lên từ thùng phân, rửa sạch và còn cựa quậy! Ông chỉ gắp vài miếng thịt vịt tượng trưng, còn lại đãi hết cho anh em.

Một hôm, anh em bỗng dưng nghe ông ngâm Truyện Kiều của Nguyễn Du từng đoạn này sang đoạn kia. Nghĩ rằng ông có trí nhớ rất tốt, anh em bày ra trò đọc thơ Kiều để thử tài. Một anh đọc một đoạn thơ Kiều tự chọn, ông liền đọc đoạn trước và đoạn sau, cứ như thế tới lượt anh em khác. Cuối cùng, anh em cũng vô cùng ngạc nhiên bái phục một nhà kinh doanh Tỷ phú như ông Nguyễn Đình Quát lại thuộc vanh vách toàn bộ Truyện Kiều gồm trên ba ngàn câu đến như thế!

Độ hai năm sau khi tôi ra trại về nhà thì nghe tin cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát đã từ trần tại Bịnh Viện Đồng Nai (Biên Hòa) do mắc chứng bịnh nặng gì đó từ Trạm Xá Suối Máu chuyển sang. Bịnh viện Đồng Nai không nhận kịp thời thuốc men và phương tiện chữa trị tối tân của thân nhân ông từ bên Pháp gởi về, nên đành bó tay.

Một số ít anh em cựu tù Suối Máu biết đến cựu Tỷ phú Nguyễn Đình Quát và với lòng ngưỡng mộ một kẻ sĩ thà vào tù để chịu khổ và chết, cương quyết không ký tên cái gọi là “bản nhận tội” của VC áp đặt như là một điều kiện làm sỉ nhục ông nói riêng và các kẻ sĩ VNCH nói chung! Tự hào thay một cựu tù Suối Máu Nguyễn Đình Quát giữ vững tiết tháo cho đến cuối đời mình.

Người H.O. Già.

HIỆN TƯỢNG SÁM HỐI CỦA NHỮNG THẰNG NGƯỜI CÓ ĐUÔI!

Quảng Ngãi Nghĩa Thục

NGUYỄN THIẾU NHẪN

 

Trong bài “Hiện tượng sám hối”, Mặc Lâm, biên tập viên đài RFA đã phỏng vấn nhà văn, nhà phê bình Trần Mạnh Hảo về hiện tượng những lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam lên tiếng phủ nhận những gì mà họ theo đuổi trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

 

Theo nhà văn Trần Mạnh Hảo thì: “Ông Phó Thủ Tướng Trần Phương là một người cũng đã tận tụy đi theo cách mạng. Làm đến Phó Thủ Tướng nhưng khi các ông ngồi lại để góp ý cho đảng thì ông ấy nói rằng cuộc đời trong mỗi cá nhân để vượt qua những sự kiện quan trọng trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần thì đến khi về già đã thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm. Nhưng Đảng Cộng Sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ,không biết sám hối”.

 

Thực ra, không phải tới bây giờ mới có những nhận xét “động trời” này! Những chuyện “Đảng CSVN” nói dối không biết ngượng miệng đã xảy ra từ thời con trăn miền Bắc chưa nuốt trọn con nai miền Nam rồi bị bội thực “xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường” cho tới nay.
Trước ông Phó Thủ Tướng Trần Phương rất lâu, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, người cộng sản gạo cội, con cưng một thời của Đảng CSVN đã phải nhận xét rằng người Cộng Sản bị phân đôi:

 

“Ngồi với nhau thì trao đổi chân thật, thì nói một đàng; mà khi họp lại bàn bạc, viết lên báo chí thì lại nói một nẻo. Trong mỗi người Cộng Sản có hai con người: con người thật và con người giả. Làm sao có thể xây dựng một xã hội mới với những con người giả. Làm sao có thể xây dựng một cái gì tốt đẹp và bền vững trên một nền tảng giả?”

 

Nhận xét của “ông bác sĩ cộng sản” Nguyễn Khắc Viện đem áp dụng vào “ông nhà thơ cộng sản” Tố Hữu thì không sai một chút nào: Chính ông ta đã là người đã làm cho bao nhiêu cuộc đời của những văn nghệ sĩ dính líu vào vụ Nhân văn – Giai phẩm bị “rạn vỡ. bị ruồng bỏ và bị lưu đày”; nhưng về cuối đời thì ông ta lại nói những lời “nhân nghĩa bà Tú Đễ” khiến ai nghe cũng muốn ứa gan và khinh bỉ về chuyện nói láo trắng trợn không biết ngượng của một kẻ đã từng “hét ra lửa, mửa ra khói” đối với những trí thức và văn nghệ sĩ hàng đầu miền Bắc.

 

Không ai tố cáo chồng chính xác bằng vợ. Người cộng sản tố cáo người cộng sản thì chắc chắn phải là sự thật. Ông Bùi Quang Triết, tức cố nhà văn Xuân Vũ là người miền Nam tập kết ra Bắc, sau khi thấy rõ mặt thật của thiên đường xã hội chủ nghĩa do “Bác” Hồ xây dựng, nhà văn bèn “tung cánh chim tìm về tổ ấm”. Ông nhà văn “chiêu hồi” Xuân Vũ khi định cư tại Hoa Kỳ đã viết về những nạn nhân của nhà thơ Tố Hữu, người đã từng làm Phó Thủ Tướng của nước Cộng Hoà Xã Nghĩa Việt Nam như sau:
“… Ai cũng biết ở miền Bắc có hai nhà trí thức lớn nhất dân tộc Việt Nam: Đó là cụ Nguyễn Mạnh Tường và cụ Trần Đức Thảo. Cụ Nguyễn được phép sang Paris chơi vài tháng đâu hồi 92 thì phải. Về Hà Nội cụ viết cuốn “Kẻ bị khai trừ”. Người ta hỏi, cụ không sợ bị tù à? Cụ bảo tôi 82 tuổi rồi còn sợ gì?

 

Cụ Trần cũng được Hà Nội cho sang Paris công tác (gì đó không hiểu – vận động trí thức Pháp và trí thức nước ta chăng?). Ở đây cụ đã nói chuyện trước nhiều loại thính giả. Trong một cuộc nói chuyện cụ bảo: “Chính Mác sai!” Người ta hỏi tại sao?

 

Cụ bảo: “Mác lấy các điểm trong duy tâm luận của Hégel (không phải Angels) ra làm duy vật biện chứng. Duy tâm áp dụng trên trời dù có sai cũng chẳng hại ai, còn duy vật đem ra dùng trên mặt đất sẽ làm chết người. (Mà chết người thật! Chết hàng trăm triệu người chớ không ít). Chỉ vài hôm sau, cụ qua đời.

 

Ai cũng biết Nhóm Nhân văn – Giai phẩm gồm toàn văn nghệ sĩ ưu tú của dân tộc đi kháng chiến 9 năm trở về Hà Nội, hãy còn chân ướt chân ráo đã quay ra chống Đảng quyết liệt: Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt.

 

Phần lớn là đảng viên. Thế có lạ không?

Tại sao họ không yêu Đảng của họ nữa? Hỏi tức là trả lời vậy.
Nhạc sĩ Văn Cao vừa mới qua đời. Trước khi nhắm mắt, ông nói: “Bây giờ tôi không còn sợ gì nữa. Tôi cứ nói…. Tố Hữu đã ‘phạt’ tôi 30 năm không sáng tác được gì”.

 

Đau đớn cho ông là năm 1994, trong một buổi lễ phát phần thưởng về âm nhạc, ông được xếp hạng 13 (gần hạng bét) đáng lẽ phải là hạng nhất, không có hạng 2 đến hạng 10.

 

Trên đây tôi vừa liệt kê một vài trường hợp trí thức văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa chống Đảng, thà chịu khổ nhục nhận “hình phạt đày ải” của đảng Cộng sản, chớ không thay đổi thái độ với nó kể từ khi họ bắt đầu “ghét” Đảng. Nhìn kỹ lại không thấy ai nói “ghét” thành “yêu” đối với CS bao giờ. Những người trước kia yêu, nay cũng ghét Đảng.

 

Khi đọc những bài tường thuật về các buổi nói chuyện của cụ Trần Đức Thảo ở Paris, tôi mới thấy não lòng. Một triết gia độc nhất của Việt Nam được người ngoại quốc kính nể trên thế giới lại không được dùng đúng chỗ ở chính quê hương mình.

 

Phải biết rằng chính cụ cũng mê Mác-xít khi còn ở Paris nên cụ đã xin về Việt Nam để phục vụ đất nước trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, xây dựng thiên đàng. Về đến nơi thì than ôi! Thiên đàng đâu không thấy chỉ thấy tang thương địa ngục. Nhiều người đứng ở ngoài xã hội chủ nghĩa cứ tưởng nó là thiên đường.

 

Nhưng khi nhảy vào sống với nó rồi mới biết mặt mũi nó mồm ngang, miệng dọc ra sao. Chừng đó có muốn thối lui cũng không được. Phải dũng cảm ghê gớm mới dứt nổi “đường tơ”. Nếu Mác bảo tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc con người thì Mác-xít chính là thuốc độc giết chết con người. Và tác hại vô cùng cho dân tộc nào cưu mang nó. Picasso về già mới trả thẻ đảng. Howard Fast cũng xin ra đảng lúc gần đất xa trời. Phải khó khăn lắm mới nhận ra được mặt thật của nó. Chẳng thế mà dân Liên Xô bị bịp trên 70 năm?

 

Tôi cũng đã sống 10 năm trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tôi không có lý luận như cụ Trần, nhưng bằng cảm tính nảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, trước tiên tôi thấy chủ nghĩa Mác nó kỳ cục. Nếu biết trước nó như thế này thì không ai đi đánh Tây làm gì. Bởi vì như Nguyễn Chí Thiện nói (đại ý):
“So với Đảng thì móng vuốt Thực dân êm dịu gấp 10 lần!”

 

Nhưng đã lỡ nhúng chàm rồi, có nhiều người đành cam chịu, không nói ra, để cho những người hậu tiến mắc lầm như mình. Dại rồi nên ngừa cho người khác đừng dại như mình.

 

… Người Cộng Sản hễ nói là nói láo. Nhưng trước đây vẫn có nhiều người tin. Tin rằng chính sách hợp tác xã, tổ chức quốc doanh đều tuyệt vời, tin rằng Liên Xô là số dách. Nay thì dân chúng đã thấy rõ giữa miền Bắc và miền Nam ai hơn ai, giữa Liên Xô và Hoa Kỳ ai đi trước ai (những 50 năm).
Tất cả nhân loại đều đã bừng mắt trước một sự thực vô cùng rõ rệt: chủ nghĩa

 

Cộng sản chỉ là một sự ngu xuẩn và chính những kẻ theo đuổi nó gần 1 thế kỷ nay cũng không hiểu nó là cái gì…”
*
Nhà thơ cộng sản Tố Hữu đã chết!

 

Nhà văn Xuân Vũ “tay trót nhúng chàm” theo cộng sản – như lời tự thú của ông, sau đó đã từ bỏ thiên đường cộng sản, đã chết!

 

Những người trong nhóm Nhân Văn – Giai phẩm mà cuộc đời của họ đã bị ông Tố Hữu làm cho “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày” cũng đã chết!
Bi thảm nhất là cái chết của ông Nguyễn Hữu Đang, kẻ đã dựng lễ đài để ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn. Cả cuộc đời của ông đã bị trù dập đến tận cùng bằng số: “nhà” của ông là một lõm sâu bằng thân mình ông cạnh một khóm tre làng, cứ như là một huyệt mộ của ông ngay khi còn sống. Sinh kế của ông là mỗi ngày đi nhặt các bao thuốc để đổi cóc, nhái từ bọn trẻ con trong làng. Và ông đã sống như thế cho đến khi nhắm mắt lìa đời.
Viết đến đây tôi cảm thấy tim mình đau nhói.

 

“Tôi không biết khóc bao giờ
Mà sao giọt lệ ấm bờ mi thâm?

– nói theo cách nói của một nhà thơ nào mà tôi đã quên tên.
Những người trí thức, những văn nghệ sĩ của chế độ, đã góp phần xây dựng chế độ ngay từ đầu mà còn bị ruồng bỏ, bị trừng phạt thê thảm, khủng khiếp đến như thế thì còn nói gì đến những người đã từng đối đầu với chế độ!
*

 

Hình như nói dối là cái “gen” di truyền từ ông Hồ Chí Minh đến các lãnh tụ thừa kế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người thừa kế xuất sắc cái “gen” nói dối di truyền của “Bác” Hồ là nhà thơ Tố Hữu – nói dối không biết ngượng miệng, nói dối không chớp mắt, nói dối cứ như thiệt!

 

Cái “gen” nói dối của “Bác” Hồ, của cố Phó Thủ Tướng Tố Hữu đang di truyền qua thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tỊch nước Trương Tấn Sang và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Ông nói chống tham nhũng thì lại là Vua Tham Nhũng!

 

Ông thì tuyên bố “trừ sâu trong nồi canh”; nhưng chắc chắn là sẽ có hàng trăm bầy sâu do ông ta… đẻ ra vì ông ta là Vua Sâu Bọ!

 

Và ông Tổng bí thư Mạc Phú Trọng thì lúc nào cũng lăm le tự trói tay, trói chân quỳ lết đem giang san gấm vóc của tổ tiên đem dâng cho giặc phương Bắc để giữ vững ngai vàng!

 

Tài liệu tham khảo:
– “Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ”, tiểu luận của Nguyễn Việt Nữ.
– “Thằng Người Có Đuôi” một truyện ngắn viết về Trường Chinh (?) cố Tổng Bí Thư CSVN của nhà văn Thế Giang.

NGUYỄN THIẾU NHẪN

Trần Trung Đạo: Việt Nam buồn lắm em ơi

Diễn Đàn Thế Kỷ

Nhạc phẩm Tình Bơ Vơ của Lam Phương được sáng tác trước năm 1975. (Hình Tài liệu)

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.

Hát sai lời hay sửa lời không phải chỉ xảy ra lần đầu. Nhiều ca sĩ vô tình hát sai nhưng cũng có ca sĩ cố tình hát sai. Ca sĩ Khánh Ly trong bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn thu lần đầu năm 1979 đã sửa “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly” thành “đâu rộn ràng giọng hát Thái Thanh” để bày tỏ sự kính trọng dành cho ca sĩ đàn chị của mình. Đó là một cách sửa lời đáng quý.

Nhưng trường hợp của ca sĩ Tuấn Ngọc thì khác. Trong video, rõ ràng ông đã cố tình sửa hai chữ quan trọng nhất trong bản nhạc từ “Việt Nam” sang “Chiều nay”.

Ca sĩ Tuấn Ngọc nhìn vào bản nhạc để ngay trước mặt và còn đeo kính lão nữa. Dù sao, để công bằng cho ca sĩ Tuấn Ngọc, người viết ‘google’ câu “chiều nay buồn lắm em ơi“ nhiều lần để biết đâu ai đó đã sửa trước và ông gặp vận xui nên đã dùng bản sai đó. Nhưng không có. Ông cố tình hát “Chiều nay buồn lắm em ơi”.

Sửa những chữ khác không sao nhưng thay chữ “Việt Nam” bằng “Chiều nay” thì khác. Dư luận khắt khe, có khi nặng lời không cần thiết nhưng họ không có lý do riêng gì để thù hằn ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ ghét thế lực mà họ nghĩ ca sĩ Tuấn Ngọc vừa thỏa hiệp. Dù ghét bao nhiêu cũng không nên mạt sát vì mạt sát là hành động của những người tuyệt vọng.

Do đó, trong chiều sâu và thực chất của vấn đề, sự phẫn nộ vừa qua không phải là phẫn nộ giữa người dân với ca sĩ Tuấn Ngọc mà giữa người dân với đảng Cộng sản. Những người phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc nghĩ rằng ông “mặc áo giấy” để làm vừa lòng “ma”. Phê bình ca sĩ Tuấn Ngọc là một cách phê bình đảng mà không sợ bị tù.

Người viết cũng không nhắm vào cá nhân ca sĩ Tuấn Ngọc mà chỉ mượn câu chuyện thời sự có liên quan đến ông để viết về một quan tâm lớn hơn, đó là tính thỏa hiệp.

Khái niệm thỏa hiệp (compromise) được dùng trong mọi lãnh vực để chỉ một sự nhân nhượng giữa hai bên tranh chấp mong đạt đến một điểm có thể cùng chấp nhận. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thỏa hiệp chỉ có tính đơn phương, một chiều, tự khuất phục, tự hạ thấp giá trị của mình để lấy lòng người khác, thế lực khác.

Nhạc sĩ Vũ Thành An biện hộ cho ca sĩ Tuấn Ngọc: “Các bài hát cũ được truyền từ người nọ qua người kia, không có nguyên bản, không tham khảo Nhạc Sĩ nên sai lời là phổ biến. Ca Sĩ khi hát thường tìm lời trên Internet. Những gì trên Internet cũng là sao chép lại.”

Lời biện hộ này không đủ tính thuyết phục. Ít thuộc nhạc và chưa từng hát Tình Bơ Vơ như người viết bài này mà còn biết trong nhạc phẩm đó có câu “Việt Nam buồn lắm em ơi” nói chi là một ca sĩ đã hơn nửa thế kỷ sống bằng nghề ca hát. Ông có thể chưa hát nhưng hẳn đã nghe đồng nghiệp hát không phải một lần mà nhiều lần.

Một bản nhạc, một bài thơ hay một bài văn đều có tâm hồn và tâm hồn được thể hiện bằng những câu nổi bật làm người đọc sẽ nhớ lâu. Trong nhạc phẩm Tình Bơ Vơ câu nổi bật là “Việt Nam buồn lắm em ơi”.

Nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Bắc là Phú Quang từng bị trù dập suốt 10 năm chỉ vì câu “đâu phải bởi mùa thu” nhưng ông nhất định không thay lời bài hát mà còn chửi đám tuyên huấn là “ấu trĩ”. Nhạc sĩ Phú Quang không thỏa hiệp và đã thắng.

Các nghệ sĩ Lộc Vàng, Phan Thắng Toán và Văn Thành bị kết án 10 năm tù chỉ vì hát những bản tình ca, đa số là về mùa thu, của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, nhưng không ai đọc chuyện các anh sửa lời bài hát dù đang sống trong xích xiềng sắt máu của chế độ Cộng sản thập niên 1960. Ba nghệ sĩ trong nhóm Lộc Vàng không thỏa hiệp và bước ra khỏi nhà tù như những người chiến thắng.

Một ngày khi chế độ Cộng sản ra đi, âm nhạc là lãnh vực được thay đổi nhanh chóng và dễ dàng nhất. Ngay hôm nay trên đường phố Sài Gòn, trong những quán nhạc, những quán cà phê đều hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa và đặc biệt là nhạc lính Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh những Tình Ca, Hướng Về Hà Nội, các nhạc phẩm Những Rừng Lá Thấp, Anh Không Chết Đâu Em, Trăng Tàn Trên Hè Phố v.v… đang được hát. Nhạc Việt Nam Cộng Hòa là một phần trong đời sống tinh thần của người dân thuộc nhiều thế hệ khắp ba miền. Các em, các cháu có thể chưa hiểu hết nội dung nhưng chắc chắn biết Việt Nam đã từng có một thời tự do và đáng yêu như thế.

Có lẽ hôm nay ca sĩ Tuấn Ngọc đang tự trách phải chi mình cứ giữ nguyên và hát một cách tự nhiên. Nhưng giấu đi hai chữ “Việt Nam” làm cho vấn đề không chỉ trở nên trầm trọng mà còn xúc phạm đến mọi người Việt Nam có ý thức và tình cảm dân tộc.

“Việt Nam” hai tiếng rất thiêng liêng nhưng cũng đầy đau thương và nhức nhối.

Tiếng súng đã ngưng 47 năm nhưng mỗi người Việt trong cũng như ngoài nước, ở mức độ khác nhau, đều còn mang trong tâm hồn một vết thương chưa lành nằm phía dưới làn da mỏng. Họ sống có vẻ bình thường nhưng một hạt muối, một mũi kim, một cơn gió mạnh có thể sẽ làm vết thương đang mưng mủ vỡ ra.

“Việt Nam buồn lắm em ơi” không chỉ là câu nhạc của nhạc sĩ Lam Phương mà cả một khung trời, một tâm cảm của con người và một vấn nạn chưa giải quyết xong của đất nước.

Những kẻ làm cho “Việt Nam buồn lắm em ơi” đang sống trong các biệt thự cao sang, khi chết được chôn trong các nghĩa trang rộng 55 ngàn mét vuông như trường hợp Trần Đại Quang, con cái họ học trung học tư ở Mỹ, học đại học tư ở Mỹ, mua nhà giá hàng triệu dollar bằng tiền mặt ở Mỹ. Tiền đâu nếu không phải tham nhũng từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của đại đa số người dân bị trị.

Sau 47 năm nhưng cuộc chiến vẫn chưa tàn. Các thành phần dân tộc chống độc tài đảng trị cũng đang một lớn dần. Họ không còn cô đơn, lẻ loi, đơn độc như những ngày sau 1975 ở nhà thờ Vinh Sơn, Sài Gòn hay ở chùa Dược Sư, Cần Thơ. Sức mạnh của người dân không thua kém gì sức mạnh của đảng. Họ tận dụng mọi thành quả của cuộc cách mạng tin học và khai thác mọi kẻ hở của bộ máy cai trị để chống lại bạo quyền. Dĩ nhiên trong đó có việc chống lại những kẻ a dua, toa rập và thỏa hiệp với bạo quyền.

Đảng có nhà tù nhưng người dân có lương tri. Đảng có bộ máy tuyên truyền lừa bịp nhưng người dân có sự thật. Cuộc đấu tranh giữa công lý và bạo lực rất cam go và có thể còn kéo dài khá lâu nhưng đảng cũng biết không nhà tù nào đủ lớn để nhốt hết được lương tri.

Nhà tù Cộng sản có giới hạn không gian trong khi lương tri là cả một dòng sông lịch sử dài mang tâm hồn Việt Nam bao la bát ngát chảy qua nhiều thế hệ. Dòng sông đó vẫn chảy và vẫn đang bồi đắp phù sa khát vọng tự do dân chủ cho hôm nay và mai sau.

Sau 30 tháng 4, 1975, khi chủ trương đốt sách, đảng nghĩ chỉ cần nửa thế kỷ khi các thế hệ chiến tranh qua đời hết sẽ không còn ai nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến sách vở, âm nhạc, thơ ca được sáng tác trước 1975.

Nửa thế kỷ sắp qua nhưng Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được nhắc nhở mà đang sống hào hùng trong giáo dục, văn học, âm nhạc, thi ca và lý luận chính trị. Sự thật như ánh sáng mặt trời có thể nhất thời bị che khuất bởi đám mây đen nhưng không mất. Tần Thủy Hoàng, Stalin, Hitler đều đốt sách nhưng cũng đều không che giấu được tội ác của mình.

Chế độ Cộng sản tại Việt Nam chỉ là một chế độ tạm thời. Cơn bão sẽ qua đi và những ngọn lúa Việt Nam sẽ đứng dậy. Wojciech Jaruzelski của Ba Lan biết điều đó. Janos Jozsef Kadar của Hungary biết điều đó. Họ là những hung thần của một thời chuyên chính vô sản nhưng cuối cùng đã phải đầu hàng trước lương tri của dân tộc họ và của loài người yêu chuộng tự do. Việt Nam rồi cũng thế.

“Việt Nam buồn lắm em ơi” là sự thật hôm nay.

Tùy theo tầm hiểu biết và nhận thức của mỗi người, một chị bán hàng rong hay một nhà nghiên cứu chính trị chiến lược dù không nói ra nhưng đều công nhận “Việt Nam buồn lắm em ơi”.

Thân phận Việt Nam trong lòng một chị bán hàng rong và một nhà nghiên cứu có một điểm băn khoăn giống nhau là không biết ngày mai sẽ ra sao. Ngày mai gia đình chị sẽ ra sao. Ngày mai đất nước anh sẽ ra sao. Ngày mai dân tộc chúng ta sẽ ra sao.

Nhà nghiên cứu nhìn sang Cambodia, nhìn sang Philippines, nhìn sang Đài Loan, nhìn ra những dàn hỏa tiễn đặt trên bảy căn cứ quân sự dưới dạng “đảo nhân tạo” của Trung Cộng trên Biển Đông đang chĩa vào Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và lo cho tương lai dân tộc sẽ về đâu. Việt Nam như con ếch “ổn định” trong nồi nước nóng của Tập Cận Bình đang đun. Lửa mỗi ngày một bốc cao hơn. Nước mỗi ngày một nóng hơn. Với tình cảnh này, sớm hay muộn, nếu không tìm cách nhảy ra, ếch Việt Nam cô đơn sẽ bị luộc chết trong nồi Đại Hán.

Chị bán hàng rong cũng thế. Chị nhìn đàn con ốm yếu, nhìn bếp lửa tối âm u, nhìn căn nhà tôn dột nát và lo cho gia đình mình, các con rồi sẽ ra sao. Chúng có cơ hội đến trường như bao nhiêu đứa trẻ khác hay không. Cho dù đủ sức học thì tiền đâu để đóng học phí, để ăn, để sống cho tới khi ra trường. Mùa đông nào cũng lạnh nhưng con nhà nghèo sẽ lạnh hơn và đêm nhà nghèo sẽ dài hơn.

Phân tích từ phạm vi quốc tế cho đến gia đình để thấy Việt Nam cần thay đổi tận căn bản và cần sự góp sức của mọi người còn quan tâm đến vận nước. Thỏa hiệp với chế độ là phản bội lợi ích của đại đa số người dân Việt Nam.

Dòng văn minh nhân loại đã chảy qua những sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông như Tunisia, Libya, Ai Cập v.v.. và Mùa Xuân Arab (The Arab Spring) đang có ảnh hưởng tích cực tới Việt Nam. Các cuộc cách mạng dân chủ Arab là những cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử loài người được hướng dẫn bằng cách mạng tin học. Trong cuộc cách mạng xã hội lần này, không cần ai phải “xếp bút nghiên”, không cần ai phải “biệt kinh kỳ”. Cuộc tranh đấu để bào mòn chế độ, cô lập chế độ và loại bỏ chế độ đang diễn ra ngay trước mắt mọi người dưới nhiều hình thức.

Vô số việc cần làm và nên làm. Một nhóm bạn mang tình thương đến cho các cháu mồ côi, một nhóm bạn khác quyên góp từng áo mùa đông cho các cháu vùng cao, một nhóm bạn mở trường dạy chữ, mỗi người một việc, đơn giản nhưng tràn đầy ý nghĩa. Một khi nhận thức được nâng cao, tình thương được lan tỏa rộng, hận thù và nghi kỵ sẽ tan dần đi như khói như sương.

Đảng đang ở trong thế thủ chỉ còn trông cậy vào nhà tù và bộ máy tuyên truyền đang mất dần tác dụng. Các thành phần dân tộc chống thỏa hiệp với chế độ có mặt ở khắp nơi và đang thắng thế.

“Việt Nam buồn lắm em ơi” nên Việt Nam phải thay đổi để sống còn với thời đại. Mỗi người trong điều kiện và khả năng của mình nên thuận theo đà phát triển của văn minh để góp phần làm thay đổi xã hội Việt Nam thay vì thỏa hiệp với giới cầm quyền để kéo dài chế độ độc tài đảng trị.

Về nước sống dưới sự cai trị của đảng Cộng sản là thỏa hiệp với chế độ dù người đó là ai và nhân danh bất cứ lý do gì. Nhưng trong khi sống và hành nghề trong lòng chế độ cũng nên đặt ra cho chính mình một lằn đỏ tránh vượt qua. Lằn đỏ đó chính là tư cách và trách nhiệm của một người Việt Nam đối với tương lai dân tộc và các thế hệ đi sau.

Trần Trung Đạo

GÓC SUY TƯ…- Cuộc Đời Có Những Điều, Cho Dù Con Người Có Muốn Cũng Đành Bất Lực….

Van Pham

GÓC SUY TƯ…

Nếu bạn đang cảm thấy phiền não, cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được những điều “bất lực” trong cuộc sống này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông bỏ nhiều hơn để đạt được nhiều hơn.

  1. Người rời xa bạn

Con người đến với nhau vì duyên, ra đi cũng là duyên, không cần quá níu kéo, bởi có níu kéo cũng không giữ được.

Người rời xa bạn, đó là họ đã đánh mất bạn, không phải bạn đã đánh mất họ. Cũng có thể, rời xa là để gặp lại nhau tại một nơi nào đó tốt đẹp hơn.

  1. Thời gian trôi qua

Trong dòng chảy cuộc đời, thời gian cuốn trôi đi bao thị phi, phiền muộn, bao niềm vui nỗi buồn, cũng như cả tuổi thanh xuân. Thời gian một khi trôi qua là không thể nào trở lại, vậy nên, việc gì cần làm thì nên cố gắng nỗ lực, đời này, ít nhất là không hổ thẹn với chính mình.

  1. Thất bại

Thất bại tựa như một bức tường đổ sụp, nó đè lên thân bạn, khiến bạn không cách nào vùng vẫy, không thở được, khiến bạn mất đi niềm tin. Tuy nhiên, nếu bạn lặng lẽ chấp nhận nó, thì bạn sẽ không cách nào đứng dậy được nữa. Nếu bạn cố gắng đứng lên, bạn sẽ thấy mọi thứ không quá tồi tệ như mình vẫn nghĩ.

  1. Không thể lựa chọn xuất thân

Có người sinh ra đã là vua, có người sinh ra là quý tộc, nhưng rất nhiều người sinh ra đã là thường dân. Trên thế giới này, chúng ta có thể thay đổi được mọi thứ, nhưng không thể lựa chọn cho mình được nơi sinh ra, lựa chọn bậc sinh thành.

  1. Sự cô đơn không ai hiểu thấu

Con người, bất kể là đang vui vẻ hay ưu sầu, cao sang hay hèn mọn, đều có thể bắt gặp cảm giác cô đơn không sao hiểu thấu, nó quanh quẩn trong tâm hồn mỗi người, tựa như đang tìm kiếm ý nghĩa chân thực của đời người.

  1. Tình yêu vô vọng

Một loại độc dược rất ngọt ngào gọi là “ưu thích”, cái thích này không có giới hạn, đủ dạng đủ loại, nhưng rốt cuộc ưa thích vẫn là ưa thích, nó không phải là “yêu”.

  1. Lãng quên

Nhiều người trong chúng ta cho rằng cả đời sẽ không bao giờ quên đi sự tình, ngay cả những chuyện chúng ta cho rằng không thể quên, rốt cuộc vẫn sẽ bị lãng quên. Cuộc sống vì có kỷ niệm, nên mới có những phút giây hoài niệm. Hãy cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, vui với hiện tại là điều nên làm nhất.

  1. Quá khứ đã qua

Một giây vừa trôi qua đã trở thành quá khứ. Cuộc sống này, rất nhiều thứ sẽ mất đi, dù muốn hay không cũng nên chấp nhận. Điều duy nhất có thể đọng lại, đó là những ký ức không bị lãng quên.

  1. Người khác cười nhạo

Miệng là của người khác, tai là của bản thân mình, nói hay không đó là việc của họ, còn nghe hay không lại là chuyện riêng của mình, chúng ta phải học cách mỉm cười khi đối mặt với tất cả điều này.

  1. Không tránh khỏi cái chết

Cuộc sống là một quá trình, và cái chết là điều không thể tránh khỏi. Nếu như đã không tránh khỏi, vậy cứ thản nhiên đối mặt, xem nhẹ nó, chuyện gì đến sẽ đến, như vậy những phút giây tồn tại trên đời này mới có ý nghĩa, mới có thể an nhiên tự tại.

‘TÌNH NGƯỜI”

Van Pham

Thời tuổi trẻ, cứ tới gần ngày Lễ Tình Nhân là tôi háo hức, mong đợi giây phút ấm áp bên cạnh người mình yêu. Nhưng, khi tuổi đời ngày càng lớn, sự trải nghiệm ngày càng nhiều, tôi bỗng nhận ra:

– Tình người mới là điều quan trọng nhất, nó hướng dẫn bạn biết sống sao cho trọn vẹn, sống sao cho xứng đáng với phẩm giá mà ông trời đã trao tặng cho loài người!

Có tình người, bạn sẽ biết cách lựa chọn, biết cách yêu và yêu một cách có trách nhiệm!

Có tình người, bạn sẽ chân thành, tránh xa sự lừa dối, quay lưng với bạc bẽo bởi: đã không mang tới hạnh phúc cho người thì thôi, hà cớ chi phải gây khổ lụy cho họ?

Có tình người. bạn biết buông sầu cho mình và bỏ oán hận cho người!

Bạn sẽ hiểu: cuộc đời là vô thường, đôi khi chỉ là vô ý làm tổn thương lẫn nhau;

Đôi khi mình sai lầm, vậy trách chi mãi sai lầm của người khác; ai cũng có một thời nông nổi, vậy cớ sao không biết quên chuyện đã qua…bao dung để cùng nhau hướng về tương lai, chả lẽ cứ quay đầu nhìn mãi về quá khứ???

Có tình người: bạn bớt thị phi, tránh phán xét, dèm pha chuyện đời – chuyện người. Bởi: ta là ai mà có quyền kết tội, kết án người khác?

Có tình người để hiểu ra cái chân lý đơn giản: bạn không muốn mình bị đóng đinh lên Thập giá thì đừng đưa người khác lên giàn hỏa thiêu!

Có tình người: ta sẽ bớt gian tham, bớt tranh giành, không hạ tiện đạp người khác xuống để bản thân đứng trên đỉnh vinh quang.

Tình người cao thì chất “con” hạ xuống; dám để cái tôi hạ xuống thì tức khắc bản thân sẽ được nâng lên!

Có tình người để từ ái, tử tế với nhau, đừng chấp nhặt chuyện nhỏ, đừng làm lớn chuyện không đáng, đừng so đo tính toán hơn thua thiệt…một khi đã cho đi thì… đừng tiếc.

Nếu còn băn khoăn thì đừng cho, nếu đã cho…đừng nghĩ và đừng đợi người trả ơn trả nghĩa!…

Vào thời điểm đầu Xuân, nhất là trong Mùa Chay Thánh ước gì tất cả chúng ta dành ít thời gian để suy gẫm, để chiêm nghiệm, để biết buông bỏ cho nhau những lầm lỗi, để thấy yêu thương nhau nhiều hơn và để biết rằng:

– “Đời người vốn ngắn ngủi, mọi thứ danh vọng, tiền tài là hư vô chẳng mấy chốc sẽ tan biến”… chỉ có TÌNH NGƯỜI là ở lại, được nhân gian nhắc nhớ… mãi mãi!