Ám ảnh ung thư ở Việt Nam (BBC)

Ám ảnh ung thư ở Việt Nam(BBC)

Image copyrightSCIENCE PHOTO LIBRARY

Trong vài năm gần đây, báo mạng ở Việt Nam (bao gồm tất cả các trang lề phải, lề trái, fanpage…) dày đặc những bài tổng hợp nói về nguy cơ bị ung thư và những cách phòng chống bệnh ung thư. Việc phát hiện bệnh ung thư ở nghệ sĩ này hay nghệ sĩ nọ….càng làm tăng lên nỗi sợ hãi. Và truyền thông ở Việt Nam đang chạy theo xu hướng khai thác sự sợ hãi của công chúng.

Ung thư gõ cửa nhà nghèo lẫn nhà giàu

Sau kỳ nghỉ lễ, tôi theo một người chị vào bệnh viện (BV) Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM). Chị có lịch xạ trị ở đây sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Khu xạ trị gia tốc ở BV Ung Bướu TP HCM được đưa vào hoạt động tháng 4/2005 với vốn đầu tư gần 100 triệu đồng với hai máy xạ trị gia tốc kể ra cũng là mới so với các máy xạ trị ở trong khuôn viên cũ của bệnh viện.

Căn phòng xạ trị nằm dưới tầng hầm, có phòng ngồi chờ tươm tất, sạch sẽ với quạt máy, ti vi màn hình LCD. Tôi nhìn thấy nhiều phụ nữ lứa tuổi U40 – 50 – 60 – 70 và thuộc các tầng lớp khác nhau qua cách họ ăn mặc. Có phụ nữ xuề xòa mặc đồ bộ, chân đi dép…thì cũng có phụ nữ xăm chân mày, trang điểm nhẹ với áo choàng và váy chống nắng, mùi nước hoa thoang thoảng. Căn bệnh này không chừa ai.

Trong khi những người phụ nữ xuề xoà giản dị hồn nhiên kể lể về tiến trình chữa trị của mình để mong học hỏi nhau điều gì đó thì chị của tôi (và những người phụ nữ sang trọng khác) ngồi yên lặng, mặt căng thẳng hoặc lo âu.

Chị cấm không cho tôi kể với ai về căn bệnh của mình, thậm chí không được nói về căn bệnh đó ngay cả với chị. Chị muốn quên đi, muốn mau mau thoát ra khỏi bệnh viện để trở lại cuộc sống bình thường.

Trước khi theo chị của mình vào BV, tôi đã từng đem phim chụp CT Scan của một ngưởi bạn cho một vị bác sĩ rất giỏi ở đây xem. Tôi không quên vẻ mặt cáu kỉnh và xanh xám của anh tại phòng chờ khám bệnh của BV hôm đó. Có một khối u trong tuỷ của anh và nó cần được mổ càng sớm càng tốt, nhưng các bác sĩ tiên liệu nếu lên bàn mổ thì khả năng sống của anh chỉ có 50%. Là một người khôn ngoan nhiều trải nghiệm mà khi bác sĩ bảo anh kết quả mổ có thể chỉ đạt 50/50, anh hỏi tôi: “Họ nói thế có nghĩa gì?”. “Là có thể ca mổ sẽ không thành công, một sống một chết”. Thế là anh ôm hồ sơ về, quyết định kiếm thuốc nam uống.

Vài tháng cất công đi bốc thuốc tận phía bắc, mỗi ngày anh đều tuân thủ đúng thời gian uống thuốc và chế biến đúng kiểu thầy dặn dù không dễ tí nào. Anh gặp tôi sau đó với vẻ lạc quan: theo lời thầy bắt mạch thì khối u trong tuỵ có vẻ ngày càng nhỏ đi….Thế nhưng, không lâu sau đó anh bị ngất đột ngột và đã phải nhập viện để mổ cấp cứu. May mà ca mổ thành công, và anh lại hỏi tôi về quá trình hoá trị, với một thái độ chấp nhận khác hẳn trước.

Đau nhất là một ông anh họ tôi thương mến: khi phát hiện bị ung thư phổi anh đã trốn tất cả mọi người và quyết định…không chữa trị. Nhưng rồi khi bị khối u hành hạ, anh đã lên đường sang Mỹ. Hơn một năm sau, tôi gặp lại anh với thần sắc tốt hơn, nhưng anh vẫn không thể bỏ được thuốc lá… dù đã điều chỉnh lại nhiều thói quen trong cuộc sống!

Cũng đầu năm nay, tôi đi dự đám tang một đồng nghiệp mất vì ung thư di căn lần thứ 3. Phát hiện bị ung thư cách nay 16 năm, chị chỉ cầu mong được sống để nuôi con khôn lớn. Và với quyết tâm đó, chị đã vượt qua 3 lần điều trị (lần đầu và 02 lần di căn) và chỉ buông tay lần thứ 4. Nhưng không ít người bị bệnh giống chị đã ra đi sau một vài tháng, bởi cùng một loại bệnh, cùng một giai đoạn bệnh, cùng một cách điều trị, diễn tiến bệnh ung thư trên mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng, có một cái chung là người nghèo bị bệnh ung thư thường mất nhanh hơn do không đủ tiền theo đuổi quá trình chữa trị hoặc không đủ tiền ăn uống đầy đủ.

Đã hơn 10 năm nay, tôi ra vô Bệnh viện Ung Bướu TP HCM không biết bao nhiêu lần. Trong tất cả những lần đến đây, tôi đều ngồi ở ghế… chờ (chờ một người thân, chờ một người bạn), nhưng dù tôi không nếm trải sự đau đớn hay hoảng loạn của bệnh nhân, tôi lại có nỗi sợ khác ám ảnh: không biết với liệu trình này, cách chữa trị này… người thân hay bạn của mình có vượt qua được hay không? Làm sao giúp họ thoát khỏi căn bệnh này? Làm sao chia xẻ với họ nỗi đau (thể xác lẫn tinh thần) trong quá trình chữa trị?

Mỗi liệu trình chữa trị bệnh ung thư thường kéo dài ít nhất 6 tháng đến một năm với nhiều tác dụng phụ. Khi chữa xong, bệnh nhân phải quay trở lại BV để kiểm tra mỗi ba tháng hoặc 6 tháng trong vòng 05 năm với nỗi hồi hộp bệnh quay trở lại. Vì thế, kết quả chẩn đoán “bệnh ung thư” của các bác sĩ thường đem lại nỗi tuyệt vọng cho bệnh nhân và gia đình họ. Kết quả đó không còn là chẩn đoán thông thường mà trở thành sự phán quyết, chẳng khác gì “án tử” treo trên đầu! Nhất là khi các bệnh nhân chữa trị bệnh ung thư ở đây không nhận được bất kỳ sự tư vấn tâm lý miễn phí nào như ở Singapore.

Image copyrightGETTY

Có ai đó nói với tôi rằng bệnh ung thư ở Việt Nam giờ cũng giống như bệnh cảm cúm nhưng không có thuốc chích ngừa. Quả là như vậy. Ngoảnh đi ngoảnh lại nhà nào cũng có người bị bệnh, thật kinh khủng, vì chả biết bao giờ căn bệnh này “ghé thăm” mình nữa?

‘Sẽ chết như nhau’

Chứng kiến những cái chết trẻ vì ung thư, đọc những câu chuyện chia sẻ về căn bệnh này ngày càng nhiều, cho dù gia đình chưa ai mắc bệnh thì vô hình chung, nỗi sợ hãi ung thư đã lan toả trong cộng đồng. Trên cộng đồng mạng facebook hiện nay, không ít người thường xuyên chia sẻ những bài thuốc chữa ung thư hoặc cảnh báo những loại thực phẩm độc hại có thể gây ung thư. Thông tin này nhiều khi không có nguồn rõ ràng mà chỉ là bài viết tổng hợp, thế nhưng không ít người tin theo và lại tiếp tục nhấn nút “share”.

Chung quanh tôi, có những gia đình hoàn toàn không sử dụng bất kỳ một loại bột nêm hay gia vị chế biến sẵn nào, mà chỉ dùng thuần muối hay nước mắm chế biến thủ công biết rõ nguồn gốc. Họ hạn chế ra ngoài ăn uống mà tự chế biến ở nhà. Không chỉ người lớn tuổi mới sợ, có cả những người trẻ tự đun nước uống mang theo đi làm và từ chối uống các loại thức uống đựng trong những chai lọ bằng nhựa dù được mời, đến mức cực đoan vậy đó!

Image copyrightAFP

Một anh bạn của tôi cả chục năm nay đã mua đất làm trang trại ở một vùng biển miền Trung và sống hẳn ngoài đó, căn nhà to ở Sài Gòn thì cho thuê. Vợ chồng anh tự trồng rau, tự làm nước mắm, bánh mì, giò chả, xúc xích ….Lúc trước biển chưa nhiễm độc, anh chị hay phơi cá biển tươi rồi đóng bao hút chân không gửi biếu bạn bè ở Sài Gòn. Bây giờ ở gần biển mà không dám mua cá biển, anh chị nuôi thêm gà, bò….để khi cần có thịt tươi đãi bạn. Anh sống như một nông dân chính hiệu mà lại rất tự hào vì tự mình kiểm soát được chất lượng thực phẩm.

Trong cơn tuyệt vọng không tin vào sự kiểm soát thực phẩm của chính quyền, mạnh ai nấy tìm kiếm nguồn cung thực phẩm cho riêng mình nếu không có đất “tự cung tự cấp” giống như anh bạn tôi. Những cửa hàng thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, những loại thực phẩm chế biến thủ công tại nhà… bỗng nhiên nở rộ và có lượng khách riêng của mình. Dĩ nhiên, giá không rẻ.

Mặt khác, chưa bao giờ thấy thức ăn nước uống bày bán trên đường phố nhiều như bây giờ. Không kể quán ăn nhà hàng có bảng hiệu đàng hoàng, con đường nào cũng đầy hàng quán rong: bán trên xe đẩy dạng “to go” hoặc bán trên lề đường với vài cái ghế nhỏ ăn tại chỗ. Lạ một chỗ trên mạng ai cũng lo sợ thực phẩm bẩn nhưng ra đường thấy chỗ nào cũng có người xì xụp ăn uống, bất kể chỗ bán bên cống rãnh. Nạn bạ đâu cũng ăn cũng uống đã biến những con phố vốn sạch đẹp trước kia trở thành nhếch nhác với nước thải, rác rến đọng quanh các hố ga…Và mỗi khi trời mưa thì do rác đã ngập cống, nước không thoát được gây ngập ngụa hôi thối thì có gì đâu mà lạ?

Thực phẩm bẩn có thể tự mình tránh, tự mình kiểm soát, nhưng môi trường bẩn thì bất lực rồi. Thống kê từ các chuyên gia chữa trị ung thư cho thấy 40% các ca mắc ung thư có nguyên nhân từ môi trường ô nhiễm. Giờ dân Sài Gòn ra đường đeo khẩu trang, bịt kín mặt mũi như dân Ả Rập đi trong sa mạc, ngay cả đàn ông. Khói bụi, tiếng ồn, kẹt xe bất kể giờ giấc, nước ngập khi trời mưa… đã biến Sài Gòn xinh đẹp ngày nào trở thành nơi chứa đầy nguy cơ “ung thư”.

Và dù sống kỹ càng đến mức cực đoan hay sống buông thả – ăn uống vô tội vạ – bất kể ngày mai thì rồi chúng ta cũng sẽ chết như nhau thôi: nếu không bị mắc bệnh ung thư thì cũng chứng kiến người thân, bạn bè mình ra đi vì bệnh ung thư.

Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

 Tác giả: Kathy McWilliams | Dịch giả: Trà Giang

 

       suy-nghi

Suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe(Ảnh: pixabay / CC0 1.0)

Tiến sĩ bác sĩ David R. Hawkins, một bác sĩ, chuyên gia về tâm thần, nhà nghiên cứu nổi tiếng toàn quốc, và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Power vs Force. Ông đã phát hiện rằng khi bạn có thói quen hay chê trách, cáo buộc, hoặc căm hận nhắm vào người khác, là lúc bạn làm hạ mức năng lượng của cơ thể và giữ một tần số rung động (vibration frequency) thấp.
Tần số rung động được ví như một từ trường. Tiến sĩ Hawkins tin rằng nhiều người mắc bệnh vì họ thiếu lòng từ bi, tình thương yêu và lòng khoan dung. Họ thường hay đau khổ, chán nản và dễ mắc các bệnh về thể chất.

suy-nghi-2
Năng lượng tích cực
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tần số rung động có biên độ từ 1 đến 1000 trong đó 1 là chỉ số thấp nhất và 1000 là cao nhất. Cho tới nay, tần số rung động cao nhất mà Tiến sĩ Hawkins ghi nhận được là 700. Khi một người đạt tần số rung động đặc biệt cao thì sự hiện diện của họ có thể tác động đến từ trường trên một khu vực rộng.
Từ góc nhìn y học, Tiến sĩ Hawkins tin rằng ý niệm thật sự có sức mạnh và tác động đáng kể đến sức khỏe con người. Những suy nghĩ tích cực và lạc quan kết hợp với trái tim đầy thương yêu là những thành tố không thể thiếu để có một sức khỏe tốt.
Những suy nghĩ tích cực và lạc quan kết hợp với trái tim đầy thương yêu là những thành tố không thể thiếu để có một sức khỏe tốt
Năng lượng tiêu cực
Tiến sĩ Hawkins khảo sát hàng chục ngàn trường hợp trên toàn cầu và kết quả luôn giống nhau: Mỗi khi tần số rung động của một người rơi xuống dưới mức 200, người đó sẽ bị ốm.
Những ý niệm có tần số rung động cao – như sự từ bi, tình thương yêu, lòng khoan dung và sự dịu dàng – mang theo tần số dao động khoảng 400 đến 500.
Ngược lại, sự tức giận, hay đổ lỗi, oán giận, đố kỵ, ích kỷ có tần số rung động rất thấp, mức có thể gây ra ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác

Bí quyết sống lâu

Điểm thú vị là chế độ ăn uống và luyện tập lại không phải là điểm mấu chốt nhất để kéo dài tuổi thọ. Tiến sĩ Elizabeth Blackbum, người đoạt giải sinh lý học 2009, tóm tắt: nếu bạn muốn sống thọ hơn 100 tuổi thì việc ăn uống hợp lý chiếm 25%, các yếu tố khác chiếm 25%, trong khi đó cân bằng tâm lý chiếm 50% còn lại.
Vậy để trở thành người trên trăm tuổi, những điểm sau cần được lưu ý:

suy-nghi-3
Tâm trạng tốt và tâm trạng xấu
Nếu bạn cả ngày mệt mỏi và tâm trạng đầy giận dữ, căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực, cơ thể sẽ tiết ra lượng hóc môn ức chế đủ giết chết một con chuột.

Tuy nhiên khi bạn hạnh phúc, não bộ sẽ tiết ra chất dẫn truyền dopamine  và hóc môn có lợi khác. Có một điểm chung giữa những vị sống trăm tuổi – họ có trái tim vui vẻ.

suy-nghi-4

Thiết lập mục tiêu khiến cuộc sống đầy sức sống
Khi một người không có mục tiêu trong cuộc sống thì cái chết là mục tiêu cuối cùng và sức khỏe tinh thần của họ sẽ bị  tổn hại. Duy trì thái độ tích cực và nỗ lực tìm kiếm cách để đạt được mục tiêu sẽ kích thích các tế bào não và ngăn ngừa lão hóa sớm.
Nuôi dưỡng lòng từ bi và hành thiện
suy-nghi-5

Chuyên gia tâm thần cho biết hành thiện giúp trái tim đong đầy niềm vui, dẫn đến việc ngăn chặn hóc môn căng thẳng và gia tăng sản sinh hóc môn có lợi.

Hòa khí trong gia đình
Mối quan hệ hòa ái giữa các thành viên trong gia đình là một cách nữa để ngăn chặn hóc môn căng thẳng. Cùng lúc đó, khi các nhu cầu tình cảm của bạn được đáp ứng đầy đủ bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vui vẻ.

suy-nghi-6
Sự tử tế sản sinh sự tử tế
Rất nhiều nhà tâm thần học cho rằng việc cho đi với trái tim nhân hậu là cách ngăn ngừa và chữa lành sự suy sụp.

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?

Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng  tắm nước lạnh.  Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.

3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.

4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo.Khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.

5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.

6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.

7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;

9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.

10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;

11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;

12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.

13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;

14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;

15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;

16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;

17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.

18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.

19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.

20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như  sát muối.

21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.

22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.

23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹnhân.

24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.

25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.

26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.

27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông

Nền y tế của nước Mỹ theo tôi được biết.

Nền y tế của nước Mỹ theo tôi được biết.

Tác giả: Phùng văn Phụng

Sở dĩ nhiều người muốn định cư ở Mỹ là muốn được phúc lợi xã hội mà nước Mỹ dành cho họ.

+ 1)   Một người được con cháu bảo lảnh qua Mỹ, không có một ngày nào làm việc đóng thuế ở nước Mỹ, nhưng khi đến tuổi về hưu, 65 tuổi, nếu có quốc tịch Mỹ, họ vẫn được hưởng phúc lợi đầy đủ. Họ được hưởng trợ cấp xã hội, một tháng hai vợ chồng nhận được khoảng 1100 đô la và tiền thức ăn (food) khoảng 150 đô la. Nếu bị bịnh, họ có “Medicaid”, nằm nhà thương không mất tiền.

Tôi có đứa cháu bị cancer (bướu) ở ruột già,  chưa có thẻ xanh là thẻ thường trú nhân, vì trục trặc về di trú, nhưng có làm việc ở Mỹ, có đóng thuế hàng năm nên được điều trị ở bịnh viện công (Ben Taub), chỉ đóng số tiền rất nhỏ tượng trưng.

Nếu trị bịnh ung thư ở nước Mỹ, mất vài tháng, chi phí điều trị lên đến vài trăm ngàn đô la là sự thường vì phải trả tiền khám bịnh của bác sĩ, tiền thuốc (thường rất mắc), tiền phòng khi nằm trong bịnh viện.

Lần trước phải mổ bướu ở ruột, thời gian mổ khoảng 3 giờ, anh ta chỉ phải trả $50 đô la. Khi bịnh ung thư ruột già lây lan sang gan, lần thứ hai này phải mổ gan nên mất nhiều thời gian hơn, khoảng 5 giờ, nhưng cũng chỉ phải trả tượng trưng là $150 đô la. Hiện nay đang điều trị, vừa xạ trị, vừa hoá trị không mất tiền vì không có “income”, không có tài sản.

+ 2)  Khi thất nghiệp hay không có đủ tiền mua bảo hiểm và không có tài sản, nếu ở quận Harris, thành phố Houston, Texas có thể xin thẻ vàng, khám bịnh, lấy thuốc không mất tiền, chỉ có chịu khó chờ đợi hơi lâu để khám bịnh và lấy thuốc mà thôi. Nếu bị bịnh nhiều thì xin vào nằm điều trị tại bịnh viện “Ben Taub” cũng không mất tiền (giống như nhà thương Chợ Rẫy, Bình Dân, Hồng Bàng ở Sài gòn trước năm 1975, là nhà thương thí khám bịnh, nằm điều trị không tốn tiền).

Ngoài ra nếu người nào có lương thấp (low income) có thể nộp đơn xin bảo hiểm sức khỏe gọi là  “Obama care” chánh phủ trợ giúp thêm để có bảo hiểm sức khỏe.

+ 3)  Sau năm 1975, từ khi ‘nhà thương’ đổi thành bịnh viện, dân chúng dầu giàu nghèo đều cũng phải trả tiền mới được điều trị. Cho nên hiện nay ở Việt nam nếu bị bịnh nặng như đau tim cần mổ, bịnh ung thư, v.v… không có tiền chỉ có chết mà thôi.

+ 4)  Khi về hưu :

Khi đến tuổi 65 nếu có đi làm đủ 10 năm hay 40 “quarter” thì được cấp medicare.

Nếu bị bịnh khi đi bác sĩ hay nằm nhà thương thì Medicare chỉ trả 80% chi phí, còn cá nhân người bịnh trả 20% chi phí. Do đó nhiều người mua thêm “Supplement Medicare” để khi nằm nhà thương hay đi bác sĩ thì “supplement medicare” trả hết những chi phí nào mà medicare không trả.Ngoài ra không chỉ được nằm trong bịnh viện có 150 ngày, bịnh nhân còn được chi trả cho thêm một năm (365 ngày) nữa nếu phải nằm trong bịnh viện.

Nếu một cá nhân không khả năng mua “Supplement Medicare” thì vào một chương trình Advange Medicare thì phải trả một phần “deduct” tiền mình phải đóng góp lúc đi khám bịnh hay nằm trong nhà thương. Số tiền đóng góp của mình tùy theo qui định trong giao kèo (policy) của mỗi hảng.

Người bịnh dầu giàu hay nghèo khi vào bất cứ nhà thương nào cũng được chăm sóc như nhau. Lương bổng của y tá, bác sĩ đã khá cao rồi nên họ không làm khó dễ bịnh nhân để đòi tiền “hối lộ”. Khi trở về nhà, bịnh nhân được bác sĩ hay y tá gọi hỏi thăm sức khỏe và được thăm dò để biết nhân viên bịnh viện có làm việc đàng hoàng không, có cần sửa chữa điều gì không?

Có một lần tôi đi khám, mổ mắt cườm. Buổi sáng vào phòng thay quần áo, mặc áo nhà thương, đẩy xe vào khu săn sóc, chuyền nước biển, cân, đo huyết áp, hỏi han thật kỹ các bịnh đang có, đang uống thuốc gì, hai ba bác sĩ đến thăm, trước khi gây mê và mổ mắt.

Sau đó họ đẩy xe vào phòng mổ mắt, hai y tá đến thăm, sau đó bác sĩ mổ mắt đến  và họ đã gây mê lúc nào không hay. Khi tỉnh dậy, sau chừng một giờ đã thấy đưa ra bên ngoài, phòng chờ đợi, có y tá đưa mình đến tận xe nhà, đậu bên ngoài, dẫn mình lên xe , rồi họ mới vào bên trong, không phải hối lộ cho ai một đồng nào. Họ rất tử tế, vui vẻ dầu mình là người Á châu không phải là người Mỹ.

Vì có bảo hiểm “medicare supplement” nên không phải trả đồng nào.

Xem thêm  :   Những điều nên biết về hành nghề Y ở Mỹ

Mùa tạ ơn cuối tháng 10 năm 2016

Phùng văn Phụng

Cuộc Đời Về Chiều.

   – Gửi người trẻ để thông cảm và thương người già…

 – Gửi người già để trân quý ngày tháng còn minh mẫn bên cạnh con cháu…

 – Và, cám ơn Thượng Đế đã ban cho mình còn sức khỏe sống an vui đến ngày hôm nay…

   Cuc Đi V Chiu.

 
                               Bs Vũ Quí Đài

Con cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu là bổn phận mà cũng là truyền thống tốt đẹp của dân ta. Tuy vậy chúng ta cũng thường nghe nhiều câu than thở, như: “Bà già tôi hồi này lẫn nặng rồi, đâu có dám để cụ ở nhà một mình nữa được!”,

tuoi-gia-1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao. Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu không chữa được bệnh thì ít ra cũng làm cho bệnh chậm lại.

                         Người già lú lẫn như thế nào?

tuoi-gia-2

 

 

 

 

 

 

 

 

Để đâu quên đó: Để chùm chìa khóa nhà đâu đó rồi quên lú đi, thì cũng là thường. Nhưng người bị bệnh lú, có khi cất chìa khóa vào ngăn kéo đựng vớ, hay là bỏ kính đeo mắt vào tủ lạnh rồi đi tìm trong hộp đựng giầy, mà vẫn cho là tự nhiên như không! Đã vậy lại còn nổi quạu nếu con cháu nó có nhắc nhở, giống như bị chạm tự ái “Thì tao vẫn biết, việc gì phải nói ?”.

Quên thời gian, không gian, quên cả người quen: Thường ta cũng nhiều khi quên không nhớ hôm nay là thứ mấy, có khi quên không biết là tháng mấy. Nhưng người bị bệnh thì không nhớ luôn cả năm nay là năm 1999, ở trong nhà mình mà không biết mình đang ở đâu. Người bình thường, có khi gặp bạn cũ, người ta nhận ra mình, mà mình không thể nào nhớ ra bạn được. Người bệnh lú thì nặng hơn nhiều. Ôm chầm lấy một người bà con xa rồi hỏi: “Ông có phải bố tôi không?”, hay là nhìn chăm chăm vào mặt bà vợ mà nói: “Tôi không quen bà này !”.

Tật cầm nhầm: Vào tiệm mua thứ này thú khác rồi lừng lững đi ra không trả tiền. Con cháu nó để dành đồng quarter để đi giặt đồ, thì cứ đem lén cất giấu đi, rồi quên tịt không biết là để ở đâu.

Nói năng lung tung: Đối thoại khó khăn, vì nhiều khi nói nửa chừng rồi bí. Hoặc là giao tế lộn xộn. Mời người ta uống nước, người ta đã cầm tách nước trên tay đang uống, lại đến bên đon đả hỏi: “Bác uống nước không?” Hay là hỏi thăm người bạn: “Các cháu có khỏe không?” Người ta vừa trả lời được vài phút, lại lập lại y hệt câu hỏi trước.

Tật lục lọi: Người bị bệnh lú lẫn nhiều khi kiếm cớ tìm kiếm vật gì rồi lục lọi lung tung ngăn bàn ngăn tủ, làm mọi thứ bừa bãi. Lục lọi đồ của mình chưa đủ, có khi lục lọi cả đồ của người khác nữa.

Ăn mặc lộn xộn: Áo sơ mi có khi mặc ngược, hay là mặc áo may ô ra ngoài sơ mi. Có khi ở truồng tồng ngồng ngồi giữa phòng khách. Cũng có người thủ dâm ngay trước mặt người khác. Nhưng thường thì người mắc bệnh lú lẫn không có hành vi nào nguy hiểm cho xã hội.

tuoi-gia-3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đi lang thang: Một bà cụ tự nhiên bỏ một bộ quần áo trong túi xách rồi cứ thế ra cửa từ từ đi khỏi nhà. Con cháu tìm hết hơi mấy khúc đường mới gặp. Cụ tỉnh như không, nói là cụ đi về quê. Có người đi từ phòng ngủ vào phòng tắm, rồi quên phứt không biết mình đang ở đâu, cứ đi loanh quanh tìm đường về giường ngủ. Nhất là khi dọn nhà mới, người bệnh dễ bị lạc hướng ngay trong nhà.

Đầu óc mụ đi, hai với hai là bốn cũng không biết: Mất khả năng suy nghĩ trừu tượng. Người có học đàng hoàng, mà làm tính cộng, tính trừ đơn giản cũng không xong.

Người bị lú lẫn thay tính đổi nết: Cũng vì bị quên lú, mà người bệnh cảm thấy mình sống lạc lõng ở một thế giới xa lạ; người lạ, nơi chốn lạ, những câu đối thoại cũng không hiểu nổi. Vì vậy sinh ra những thay đổi tính nết như sau:

Lo âu: Đã lo âu, mà lại lo vô căn cứ, không hiểu tại sao mình lo âu, chỉ có cảm tưởng như mọi sự bỗng rối bét, mà mình thì lúng túng vô phương giải quyết.

Bứt rứt bực bội: Mình lúng túng không làm gì được, mà có ai cất nhắc giúp đỡ, thì lại khó chịu bực bội, có khi ném đồ ném đạc, hay là quát tháo người khác.

tuoi-gia-4

 

 

 

 

 

 

 

 

Phiền muộn chán đời: Không thiết tha cái gì cả, dù là ăn uống ngủ nghê, có khi ngủ li bì. Có người biết mình bị bệnh có người không, nhưng thường uống thuốc phiền muộn (antidepressant) thì bớt.

Đa nghi vô lý: Nhìn đồ ăn không ăn, vì nghi có người đánh thuốc độc. Thấy bà vợ, lại tưởng người lạ, rồi nghi là người ta vào nhà mình trộm cướp. Nghe còi xe chữa lửa, tưởng cảnh sát tới bắt. Tiếng người nói nghe không rõ, thì cho là người ta đang xầm xì nói xấu mình.

Mất tính tự lập: Theo đeo người thân từng bước, và muốn có người ở bên săn sóc. Ngược lại, có người chỉ thích ngồi buồn bã một mình, vì thấy chung quanh quá xa lạ.

                      Bệnh lú ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vì hay quên, hay vì những thay đổi tính nết như trên, mà sức khỏe có thể bị ảnh hưởng. Ngồi lâu quá ở một vị thế sinh trầy da thành loét da khó lành. Khát nước không nhớ uống nước sẽ bị thiếu nước nguy hiểm như người say nắng. Ngoài ra, còn có thể bị táo bón, tiêu chảy, sưng phổi trầy da, có khi gãy xương vì vấp ngã. Tất cả đều là do cái vô ý vô tứ của ngươi bị bệnh lú lẫn. Ngoài ra còn nhiều người bị tiêu tiểu bừa bãi không giữ gìn được.

                           Khám bệnh đều làm gì?

tuoi-gia-5

 

 

 

 

 

 

 

Tuy rằng chứng lú lẫn thực sự thì không chữa được, nhưng cái lợi của việc đi khám bệnh là tìm ra những bệnh khác trong người, sinh lú lẫn, mà những bệnh khác này thì lại trị được. Những bệnh có thể sinh một số tình trạng giống như lú lẫn, thí dụ như: bệnh bướu cổ thyroid, bệnh nhiễm trùng, chất điện giải xáo trộn, thiếu sinh tố, bị thuốc làm độc, hay là bệnh phiền muộn. Thường thì Bác sĩ sẽ hỏi về các chứng của người bệnh, thuốc men đang dùng, hỏi về gia đình giòng họ, khám tổng quát, chú ý nhiều đến cao máu, và tiểu đường. Sau đó sẽ thử máu và có thể chụp hình cắt lớp (CT) hay là cộng hưởng từ (MRI)để loại trừ trường hợp bướu trong óc. Nếu không phải là những bệnh hay là nguyên do nào sinh lú lẫn trong nhất thời, thì bấy giờ mới coi là bị bệnh lú lẫn thực sự.

                   Nguyên nhân của bệnh lú lẫn (thực sự)

tuoi-gia-6

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần lớn người già bị bệnh lú lẫn là do bệnh Alzheimer. Có một ít trường hợp Alzheimer có di truyền trong gia đình, nhưng phần đông thì không. Nguyên do tại sao bị Alzheimer, thì cũng chưa biết rõ. Mổ tử thi thì thấy có thoái hóa não, và xét nghiệm kính hiển vi thì thấy có hai thứ mô đặc biệt trong óc, một ở bên trong sợi dây thần kinh, một ở bên ngoài. Tuy vậy cũng đã có trường hợp người minh mẫn bình thường mà cũng có hai thứ đó.

Nguyên nhân thứ nhì, là do bị tai biến mạch máu não (stroke, trúng gió) do cao máu, sinh nhiều đốm nhỏ của óc bị hư, gọi là multi-infarct dementia(infarct là chỉ cái đốm não bị hư)

Người đánh “bốc”, bị đập mạnh vào đầu nhiều, cũng có thể bị bệnh lú. Bệnh AIDS cũng làm hư óc, và sinh lú được.

Hồi gần đây, báo chí có nói tới bệnh “bò điên” ở bên Anh. Có một bệnh tương tự như vậy, tên là bệnh Creutzfeld-Jacobs là một bệnh nhiễm trùng óc, cũng sinh lú lẫn trước khi chết.

                                Cuộc đời về chiều

Từ khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú, thì độ một hai năm. Khoảng thời gian chừng ba, bốn năm sau đó thì người nhà còn săn sóc được. Đến khi nặng quá, con cháu không cưu mang nổi phải đưa vào nhà dưỡng lão, thì thường kéo dài thêm được vài năm nữa. Thời gian hoàng hôn của cuộc đời này, người bệnh đáng được săn sóc chu đáo với tất cả tình thương, tuy là săn sóc người bị bệnh lú là cả một nhiệm vụ khó khăn và nặng nề.

Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.

Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn

Anh chị Thụ & Mai gởi

Tiết lộ của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn không bị ung thư đánh lừa nữa.

Tiết lộ của bác sĩ chuyên khoa giúp bạn không bị ung thư đánh lừa nữa.

bs-ung-thu

 

Thật khó tin nếu có một bác sĩ nói với bạn rằng đừng có điều trị nếu bị ung thư! Nhưng đây lại là bác sĩ được mệnh danh “Lương tâm của giới y học” của Nhật Bản.

Makoto Kondo, 65 tuổi, là bác sĩ xạ trị bệnh viện đại học Keio, với 40 năm điều trị ung thư, ông đã rất can đảm để bày tỏ những ý kiến về sức khỏe có liên quan đến cá nhân và cộng đồng mà mọi người không tiện nói, được người dân Nhật yêu mến gọi bằng cái tên “Lương tâm của giới y học

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề y, bác sĩ Kondo tốt nghiệp đại học Keio, sau đó sang Mỹ du học, và lấy bằng tiến sĩ tại đây.

Sau khi về nước ông vào làm giảng viên tại đại học Keio, chuyên về điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư, cũng là người nổi tiếng tiên phong về liệu pháp điều trị bảo tồn vú nổi tiếng trên Nhật Bản. Những thành tựu cống hiến của ông được toàn thể xã hội đánh giá cao, năm 2012 ông giành được giải thưởngKikuchi Kan lần thứ 60( giải thưởng cho các giới nhân sĩ có đóng góp to lớn cho nền văn hóa Nhật Bản)

Tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất nói về các cảnh báo về y tế như “ ung thư đừng vội phẫu thuật”, “ Bệnh nhân ơi, không nên đấu tranh với ung thư”, “ liệu pháp tự bỏ mặc phát triển trong điều trị ung thư”…

Makoto thực sự đã được các phương tiện thông tin đại chúng biết đến vào năm 1988, khi ông có bài viết “ Không cần cắt bỏ ung thư vú mà tự khỏi” được đăng trên tạp trí “ văn nghệ Xuân Thu” của Nhật Bản. Bởi bài viết này trái ngược hoàn toàn so với nhận thức của đại đa số dân chúng, nên rất thu hút sự chú ý của người đọc, do đó có ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, bởi bài viết của ông đi ngược lại với những nguyên tắc thông thường chính-thống trong giới y học, nên từ năm 1988, ông Kondo vĩnh viễn không được thăng chức tại trường đại học Keio.
Đối với vấn đề điều trị ung thư, trong cuốn sách mới của mình, ông Kondo có những cách nhìn nhận khác nhau.

Điều đáng sợ không phải là ung thư, mà là “ điều trị ung thư

Tại sao có môt số người ban đầu tinh thần rất tốt, sau khi bị ung thư lại sống không được bao lâu? Đó là bởi vì họ tiếp nhận “cách điều trị ung thư”.

Chỉ cần “không điều trị” ung thư, bệnh nhân có thể giữ cho mình được trạng thái tinh thần tỉnh táo, cho đến thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Chỉ cần có phương pháp điều trị đúng, cơ thể cũng có thể hoạt động tự do bình thường. Có rất nhiều trường hợp ung thư không có đau đớn. Các cơn đau đớn thật sự có thể khống chế được.

Nếu bạn không thấy xuất hiện các triệu chứng như đau đớn, khó chịu, như không ăn được…, khi đi thăm BS; lại bị phát hiện có ung thư khi khám sức khỏe, như vậy “ khối u” đó nhất định là “ u lành tính”. Chỉ dựa vào phim X quang có thể kiểm tra ra ung thư vú có đến 99% là u lành tính, nhưng đại đa số các bệnh nhân vẫn tiến hàn phẫu thuật cắt bỏ vú, xin mọi người hãy cẩn thận điều này.

Ung thư thật sự phát hiện dù sớm đi nữa cũng không có tác dụng.

Tế bào ung thư gốc khai sinh tại thời điểm đầu tiên, thời gian sống của người bệnh đã được xác định, khi bệnh được phát hiện sớm khiến thời gian sống thêm có vẻ lâu hơn. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, chúng ta cần phải quan sát xem “tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư có được 10 năm không”, mới có thể phán đoán được rốt cuộc một bệnh nhân có được “điều trị khỏi“ không.

Phẫu thuật là tổn thương nghiêm trọng do con người tạo ra

Sau khi phẫu thuật xong, thể lực sẽ giảm xuống, cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, và còn có thể mang lại những di chứng suốt đời không thể điều trị khỏi, chết trên bàn phẫu thuật cũng là chuyện thường có; trong điều trị ung thư. Nếu bác sĩ khuyên bạn làm phẫu thuật, vậy tốt nhất bạn nên suy nghĩ thật kỹ lưỡng, sau khi làm phẫu thuật xong thì sẽ như thế nào.

Chú ý rằng việc phẫu thuật rất có thể càng kích thích tế bào ung thư. Trong giới y học có một cách nói tượng hình: “ Một khi động dao phẫu thuật, tế bào ung thư sẽ bùng phát như một trận bão lửa, bùng nổ mạnh như mìn vậy.” Bởi phẫu thuật sẽ để lại vết thương, miệng vết thương sẽ phá vỡ ranh giới của các tế bào bình thường, các tế bào ung thư trong máu sẽ nhân cơ hội lan rộng, nhanh chóng thâm nhập vào các “mô” lành mạnh xung quanh, cuối cùng bùng phát nặng hơn.

Độc hại của hóa trị liệu

Người bị ung thư ở độ tuổi trưởng thành có thể dùng hóa trị liệu điều trị khỏi, đó là 4 loại ung thư sau, bệnh bạch cầu cấp, u lympho ác tính, ung thư tinh hoàn, ung thư biểu-mô màng đệm tử cung, mà những loại ung thư này chỉ chiếm khoảng 10% tổng số  tất cả các loại bệnh ung thư.

Hóa trị liệu có thể kéo dài được mạng sống của bệnh nhân hay không vẫn là một vấn đề cần phải đợi chứng minh, nhưng các loại thuốc dùng để hóa trị có độc tính rất mạnh, có thể mang lại những tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuổi càng cao, thời gian hút thuốc lá càng nhiều, độc tính của phương pháp hóa trị liệu càng biểu hiện rõ ràng hơn. Có 5.9% bệnh ung thư, dù có điều trị hay không, thời gian sống đều như nhau.

Bất kể nền y học có phát triển đến như thế nào, ung thư ác tính đều không thể dựa vào sức người; mà có thể điều trị khỏi được. 

Những câu chuyện cảm động lòng người đại loại như “ung thư biến mất” “sống sót một cách kỳ diệu” đại đa số đều có liên quan tới u lành tính. U lành tính cũng giống như một cái mụn ở trên mặt, không cần quan tâm đến nó, tự nó sẽ biến mất, nhưng các bác sĩ lại muốn phẫu thuật; để kiếm tiền; nên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên bố rộng rãi rằng “ Chúng tôi đã điều trị khỏi bệnh ung thư”.

Hãy cùng chờ xem những thay đổi tốt hơn

Cho dù bác sĩ có xác định bạn bị ung thư, nếu bạn cảm thấy đau khổ, vậy hãy cùng chờ xem những chuyển biến tốt hơn của bệnh. Nếu như bạn muốn điều trị, vậy hãy kiểm tra thật kỹ, xem liệu những chẩn đoán của bác sĩ có chính xác không.

Phẫu thuật thành công không phải điều trị khỏi ung thư.

Cho dù cuộc phẫu thuật có thành công mỹ mãn, không có bất kỳ sai sót nào, thì tế bào ung thư chắc chắn cũng nhất định sẽ tái phát lại vào một thời điểm nào đó.

Phương pháp điều trị càng “tiên tiến”, càng cần phải cẩn thận.

Có rất nhiều kỹ thuật điều trị ung thư vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm; mà nó đã được mang ra áp dụng điều trị cho bệnh nhân, chỉ cần khoác lên nó hai chữ “tân tiến” là bệnh nhân bị dắt mũi đến để thử nghiệm. Tóm lại, mọi người nên cẩn thận hơn với các phương pháp điều trị mang hai từ “tân tiến” bên mình.

Phương pháp chụp X quang toàn thân 360°- chụp cắt lớpLượng bức xạ của 1 lần chụp CT tương đương với 200 -300 lần chụp X quang thông thường!

Lượng sóng bức xạ của 1 lần kiểm tra CT có thể dẫn tới ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch có hiệu quả trong điều trị không?

Tăng cường hệ miễn dịch không có ích trong việc phòng và điều trị ung thư, thậm chí có thể nói là hoàn toàn không hiệu quả. Tại sao lại như vây? Bởi chức năng của những tế bào miễn dịch là tấn công các yếu tố bất thường từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, nhưng tế bào ung thư là tế bào đột biến hình thành từ trong cơ thể, nên đối với hệ miễn dịch của con người tế bào ung thư không phải là kẻ thù. Tế bào ung thư có thể phát triển lên tới đường kính 1 cm, có thể vì vậy được phát hiện khi kiểm tra, tất cả đều là vì tế bào miễn dịch NK không coi tế bào ung thư là kẻ thù, đây là bằng chứng không thể chối; cái việc hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? Hãy quên ung thư đi, đừng làm phẫu thuật, cũng đừng làm xạ trị, càng không nên làm hóa trị liệu.

Đợi khi cơ thể bắt đầu khó chịu, hãy nghĩ cách để làm giảm những cơn đau đớn đó là được. Như vậy sau đó, bạn mới có thể kéo dài sinh mệnh của mình trong trạng thái thoải mái nhẹ nhàng nhất.  Nếu bác sĩ không nói rõ ràng, thì cũng không nên hỏi, bởi vì không ai có thể biết rốt cuộc bạn sống được bao lâu.

Bất kể bệnh nhân bị ung thư hay bị các bệnh khác, đều đi khám và điều trị theo phác-đồ điều trị của bác sĩ.

Nhưng bệnh nhân cũng không cần giao toàn bộ quyền quyết định sử dụng phương pháp điều trị nào cho bác sĩ, bác sĩ cũng không có tư cách áp đặt với bệnh nhân.

Chúng ta có thể học theo những hòn đá không ngừng lăn kia.

Những hòn đá lăn liên tục đó sẽ không bị mọc rêu.

Chỉ có vận động cơ thể nhiều hơn, não bộ hoạt động nhiều hơn, cơ thể mới không bị “rỉ sét“. Hãy để cảm xúc trở nên phong phú hơn mỗi ngày, mỗi ngày đều để những cảm xúc vui vẻ đến với mình, “Năm giác quan” của chúng ta (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác) mới không trở nên buồn chán.

Hãy tránh xa những điều mang lại cho bạn sự khó chịu, trân trọng những niềm vui của cuộc sống. Tập các bài tập thể dục chân tay một cách đúng mực, hoạt ngôn, sử dụng não bộ nhiều hơn, để giữ sự linh hoạt của cảm xúc và giác quan.

Thường  xuyên đi bộ, máu mới có thể vận chuyển lưu thông toàn thân, mới không bị tích tụ ở nửa thân dưới, huyết áp mới có thể ổn định.

Hãy cười to, có thể hỗ trợ giúp vận động cơ quan biểu hiện cảm xúc và cơ hoành, hô hấp sẽ sâu hơn, tuần hoàn máu sẽ tốt hơn, giúp cơ thể trở nên nóng hơn.

Ăn nhiều những món ăn ngon, làm nhiều những việc mình thích, để tâm trạng trở nên hân hoan vui vẻ, để cơ thể tiết ra nhiều serotonin, dopamine, endorphin, giúp tâm trạng trở nên vui vẻ hơn, theo cách này bạn sẽ thấy cuộc sống thật vui vẻ hạnh phúc.

Kinh nghiệm cho tôi biết, chỉ cần trong lòng vui vẻ, sẽ quên đi những điều nhỏ nhặt, ung thư cũng không bùng phát.Không trầm cảm mới là phương pháp giữ gìn sức khỏe theo cơ chế tự nhiên, vĩ đại nhất.

Trong một loạt các cuốn sách của Makoto Kondo đều chủ trương, nếu bạn không may bị mắc bệnh ung thư, không nên điều trị, hãy để nó phát triển tự nhiên, điều trị ung thư không những không có ích, mà chỉ mang lại nhiều đau đớn hơn, bị dày vò nhiều hơn. Tóm lại, điều bác sĩ Kondo muốn nhắc nhở chúng ta đó là:

Các phương pháp chẩn đoán sàng lọc và điều trị bệnh ung thư hiện nay, nếu xuất phát từ góc độ hỗ trợ giúp nâng cao khả năng sinh tồn thay vì khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, thì hầu như đều không có hiệu quả rõ ràng. Phương pháp tốt nhất hiện nay, đó là hãy giữ thói quen sinh hoạt tốt và giữ cho tâm trạng luôn được vui vẻ thoải mái.

Từ cách nhìn nhận của bác sĩ Kondo, chúng ta thấy một điểm tương đồng với quan điểm trị bệnh của y học cổ truyền Trung Hoa, rằng “bệnh tại tâm sinh”. Ngày xưa thời Hoàng Đế, con người rất coi trọng tu dưỡng đạo đức, nhiều người trong số họ là những người tu luyện theo các trường phái Phật gia và Đạo gia, có đạo đức phẩm hạnh, sức khỏe tốt; mà không cần dùng thuốc.

From: “Chung The Hung ” <nhathunhan@yahoogroups.ca> wrote

Anh chị Thụ & Mai gởi

Chuyên gia ung thư Mỹ đưa ra 5 lời khuyên tránh khỏi ung thư

 Chuyên gia ung thư Mỹ đưa ra 5 lời khuyên tránh khỏi ung thư

ung-thu-1

Tại sao bạn không tấn công mầm mống ung thư trước khi nó tấn công bạn? Đây là cách chuyên gia ung thư hàng đầu Mỹ khuyên mọi người để không lãnh “án tử hình”.

Những người đang bị hoặc đã chiến thắng căn bệnh ung thư luôn sẵn sàng làm tất cả mọi điều có thể để ngăn ngừa bệnh tái phát. Đó là suy nghĩ của những người từng chiến đấu với “tử thần”.

Tuy nhiên, tin tốt là: “Tất cả các bí quyết dành cho những người sống sót sau ung thư cũng có thể áp dụng được cho tất cả những người bình thường, những người chưa bị ung thư”, tiến sĩ Dwight McKee, một chuyên gia hàng đầu về ung thư ở Mỹ cho biết.

Là một người dành cả đời cống hiến cứu sống bệnh nhân ung thư, tiến sĩ Dwight McKee đã “chắt chiu” 5 lời khuyên đơn giản nhưng đầy sức mạnh không chỉ dành cho những người thoát khỏi ung thư, mà còn có ích với tất cả chúng ta.

Vậy tại sao bạn không tấn công ung thư trước khi để ung thư tấn công bạn?

  1. Giải quyết căng thẳng

Theo tiến sĩ McKee, căng thẳng kéo dài được chứng minh là làm suy giảm hệ thống miễn dịch và gây viêm, tiền đề cho bệnh ung thư tấn công. Để  tâm hồn  thư giãn, giải trí như  nghe  nhạc, du lịch, đọc sách, picnic… là những giải pháp giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng.

  1. Cẩn trọng với đồ nấm mốc

“Mycotoxin và aflatoxin được tìm thấy trong đồ mốc có mặt trong danh sách những chất gây ung thư nhất”, tiến sĩ Mckee cho biết.

Nếu trong nhà có một đường ống nước bị vỡ hoặc tầng hầm, phòng tắm bị ẩm ướt và có mùi ẩm mốc, hãy tìm cách loại bỏ chúng. Sống chung trong không gian ẩm mốc tiềm tàng nguy cơ mắc căn bệnh gây tử vong cao.

Không những thế, bạn cũng tuyệt đối không ăn thực phẩm bị mốc.

  1. Vận động

Theo một nghiên cứu của Trường đại học Nebraska (Mỹ), tập thể dục có thể tạo nên những thay đổi ở hệ thống miễn dịch, giúp bạn phòng ung thư.

Các nhà nghiên cứu phân tích hồ sơ của 16 bệnh nhân chiến thắng ung thư trước và sau khi thực hiện một chương trình thể dục kéo dài 12 tuần. Theo đó tỷ lệ các tế bào miễn dịch có thể chống lại bệnh ung thư của họ tăng lên 15% .

Tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên tập vừa phải, không tập nặng hay quá sức nếu không sẽ phản tác dụng.

  1. Giúp đỡ người khác

yeu-nguoi

Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy những hành động tình nguyện, giúp đỡ người khác, tham gia công tác xã hội hay các hoạt động đánh thức lòng vị tha sẽ đẩy mạnh chức năng hệ miễn dịch.

“Điều cần thiết để có một sức khỏe tốt là tham gia vào một số việc về cơ bản là đáng làm. Và một trong những hành động đáng làm nhất là giúp đỡ người khác”, tiến sĩ McKee cho biết.

  1. Bổ sung vitamin D

Vitamin D quan trọng với sức khỏe ở nhiều khía cạnh, trong đó bao gồm cả việc làm giảm nguy cơ ung thư. May mắn là việc bổ sung loại vitamin này rất đơn giản.

Vào mùa hè, bạn chỉ cần ra ngoài trời nhiều hơn, 10-15 phút/mỗi sáng. Vào mùa đông, khi ánh sáng mặt trời yếu hơn, bạn cần ăn uống nhiều loại thực phẩm như cá, ngũ cốc, sò, nấm để nạp đủ lượng vitamin D cho cơ thể.

Việc uống bổ sung các viên vitamin hay viên dầu cá cũng quan trọng, tuy nhiên cần lựa chọn sản phẩm uy tín, uống liều lượng phù hợp.

Ai thở sâu thì. . . sống lâu!!

Ai thở sâu thì. . . sống lâu!!

(Elizabeth Barrett Browning)

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HÍT THỞ                                                                  

Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ ngộp thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn.

1-   Khoa học đã chứng minh: đủ lượng oxy trong cơ thể sẽ giết tất cả vi trùng, vi khuẩn và vi-rút. Tiến sĩ Otto Warburgđoạt giải Nobel năm 1931 nhờ chứng minh được ung thư sẽ không phát triển trong môi trường giàu oxy. Hiện nay, giới y khoa đều biết hầu hết bệnh đau tim đều do thiếu oxy.

Các bạn  nên chú ý về hít thở nếu muốn trẻ lâu. Lão hóa là do cơ thể bị nhiễm độc do hấp thu phải chất độc và sự hư hỏng các tế bào. Những người trẻ lâu nhờ vận động nhiều và tống chất độc ra hiệu quả. Điều đầu tiên cơ thể bạn làm để tống chất độc là kết hợp chúng với oxy.

2- Chức năng của hít thở:

–   Cung cấp oxy vào máu cho máu tuần hoàn đến não

–   Kiểm soát năng lượng sống, từ đó kiểm soát tâm trí của bạn.

3- Kiểu hít thở:

–   Nông

–   Trung

–   Sâu

4- Công dụng của hít thở:

Tăng năng suất, tăng sinh lực, tăng sáng tạo, vui vẻ hơn,  ngăn chặn lão hóa.

Hầu hết vùng phổi của bạn nằm ở lưng. Hầu hết con người hít thở nông bằng miệng, ít sử dụng cơ hoành. Cách hít thở này khiến cơ thể chỉ sử dụng phần trên cùng của phổi nên hấp thu được một lượng nhỏ oxygen. Do đó dẫn đến bạn thiếu năng lượng sống và dễ có nguy cơ bệnh tật. Chưa kể thở bằng miệng dễ khiến hơi thở của bạn có mùi.

5-Cách Hít Thở Tối Ưu

Đây là cách hít thở đúng: một nhịp hít thở bao gồm ba phần: Hít – Giữ – Thở .

Bạn hít  bằng mũi, miệng đóng lại, thở ra cũng bằng mũi.

Hít thở theo nhịp 1-4-2. Hít vào 1. Giữ trong 4. Thở ra 2.

Khi hít vào phần bụng phồng ra để cơ hoành di chuyển xuống dưới mát xa các cơ quan nội tạng. Tưởng tượng một quả bong bóng căng phình ra.

Khi thở ra phần bụng thóp vào để cơ hoành di chuyển lên trên mát xa trái tim nhỏ bé của bạn. Tưởng tượng bụng như máy hút bụi co rút lại.

Bài tập:

Hít vào trong 5 giây. Giữ trong vòng 20 giây. Thở ra trong 10 giây.

Bạn có thể nâng số lần lên dần dần. Đạt được đến nhịp 10-40-20 là bạn đã đặt chân vào thế giới hít thở của các thiền sư thông tuệ Ấn Độ . Đừng cố gắng quá sức. Ngạt thở chết luôn.

Thử mỗi ngày hít thở như vậy 3 lần, mỗi lần  10 phút. Bạn sẽ cảm thấy nguồn năng lượng của mình cuộn chảy và tâm hồn bình an. Các bạn nên tập vào buổi sáng tinh mơ khi mới thức dậy, buổi trưa khi nghỉ ngơi, buổi tối trước khi đi ngủ 10 phút.

Lần đầu tiên tập hít thở, các bạn sẽ cảm thấy năng lượng tràn đầy. Bạn sẽ cảm thấy như có một nguồn suối lạch chảy thông khắp cơ thể.

Sau 7 ngày đầu tiên tập hít thở bạn sẽ cảm nhận được sức khoẻ chuyển biến rất tốt.

6-Hơi Thở và Tâm Trí

Bạn có để ý khi mình sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi, hơi thở của bạn gấp gáp và rất nông không? Bạn có để ý khi mình  thư giãn , bình tâm, bạn thở chậm và sâu hơn không? Hít thở ảnh hưởng đến tâm trí của bạn.

Thở có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

-Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thở. Thở sẽ làm bạn bình tâm và làm dịu những nỗi đau.

-Nếu bạn lo lắng về điều gì sắp xảy ra, hoặc vướng vào một điều đã qua, hãy thở. Thở sẽ mang bạn trở lại hiện tại.

-Nếu bạn thiếu dũng cảm và quên đi mục đích sống của mình, hãy thở.

-Nếu bạn có quá nhiều việc phải làm, hoặc bị xao lãng trong ngày làm việc, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất bạn cần làm ngay bây giờ.

-Nếu bạn đang dành thời gian với một người bạn yêu thương, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn cảm nhận giây phút hiện tại với người ấy, thay vì nghĩ lan man về những việc khác bạn cần làm.

-Nếu bạn đang tập thể dục, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tận hưởng bài tập, và nhờ vậy bạn sẽ tập được lâu hơn.

-Nếu bạn đang di chuyển quá nhanh, hãy thở. Thở sẽ nhắc nhở bạn đi chậm lại và thưởng thức đời nhiều hơn.

Chúng ta hãy thở đi. Và tận hưởng từng giây phút của đời này.

90% năng lượng của bạn nên đến từ hít thở. Thở là cách kiem soat căng thẳng tốt nhất. Trên thế giới có những chuyên gia dạy về cách hít thở. Yoga cũng là một cách tập hít thở rat hiệu quả. Cách hít thở trong bài viết nầy là cách đơn giản nhất giúp mọi người mau chóng cải thiện sức khỏe.

Cả nhà 4 người bị ung thư gan chỉ vì 3 vật dụng nhà nào cũng dùng

Cả nhà 4 người bị ung thư gan chỉ vì 3 vật dụng nhà nào cũng dùng

Hôm trước thấy em tận dụng lại mấy cái chai nhựa cũ dùng đựng nước hoặc mấy hộp nhựa loại đựng thức ăn bán sẵn để trữ đồ đông lạnh, ông chồng mình lạnh lùng đem vứt tất cả vào sọt rác rồi nói một câu lạnh lùng “bộ muốn bị ung thư à??”.

Em chưa kịp phản ứng gì, anh ấy dí cái điện thoại vào mắt mình, đọc đi rồi rút kinh nghiệm, xem từ nay có dám cẩu thả nữa không. Ung thư! Đọc xong em phát khiếp luôn các chị ạ.

Theo thông tin từ một trang web nước ngoài, cả gia đình 4 người đang sống ở bắc Kinh đều bị ung thư gan giai đoạn cuối do sử dụng thớt gỗ để cắt thức ăn. Đọc xong em hết sức bàng hoàng vì không tin nổi. Xưa nay cả gia đình em từ thời ông tổ đế giờ đều dùng thớt gỗ để làm thức ăn mà có ai bị ung thư gì đâu.

unsafe_122236

Lúc đầu em cũng nghi ngờ phải chăng đây chỉ là một bài viết để câu view, nhưng càng đọc em càng thấy họ đưa ra những lập luận rất chính xác và hợp lý. Và lý do 4 người trong 1 gia đình bị ung thư gan ở Bắc Kinh đã được các chuyên gia về Ung thư nghiên cứu và khẳng định.

Không những riêng việc sử dụng thớt gỗ gây ung thư mà thói quen tái sử dụng các loại hộp nhựa, đua bị mốc không chịu vứt đi cũng có khả năng gây ung thư rất cao, đặc biệt là ung thư gan đấy các chị ạ.

Dưới đây là 3 loại vật dụng mà hầu như nhà nào cũng có thói quen sử dụng:

Thớt gỗ

Kết quả hình ảnh cho THỚT GỖ

Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.

Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư. Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.

Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên đến hơn 280 độ C vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng.

Để phòng tránh bệnh tật, mọi người phải nắm được những phương diệt khuẩn khoa học. Tốt nhất là nên đem chúng phơi nắng sau khi sau khi làm vệ sinh thớt sạch sẽ, phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời.

Đũa mốc

Kết quả hình ảnh cho ĐŨA MỐC

Thói quen sử dụng đũa trong nhiều gia đình hiện nay là chỉ thay khi đũa bị gẫy, cong, vênh… chứ ít người thay đũa ăn khi chúng vẫn còn dùng được. Có những gia đình sử dụng đũa trong nhiều năm mà không thay.

Nhiều người quan niệm khi nào đũa gãy, cong, bị cháy hoặc thất lạc mất thì mới mua đũa mới. Có khi đũa mới mua để lâu ngày bị mốc, chỉ cần đem ra rửa sạch phơi khô rồi lại dùng, chứ bỏ đi thì rất phí. Cũng không thấy ai nói có thể sinh bệnh vì dùng đũa nên chị em cũng không quan tâm nhiều đến việc này.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đũa thường làm bằng tre, gỗ, lại thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, tích nước, đây là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Bảo quản không tốt, đũa sau khi sử dụng thời gian dài sẽ biến chất, gây ngộ độc mạn tính vì đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư là aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan. Theo nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) thì loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, dù với hàm lượng cực thấp. Những hội chứng ngộ độc cấp có thể nhận thấy là nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.

Làm khô đũa rồi mới cho vào ngăn chạn, nếu không, độ ẩm và kín của chạn bát sẽ khiến đũa dễ bị mốc. Chỉ sau một ngày sử dụng, các vi sinh vật có hại xâm nhập, nấm mốc sinh sôi.

Lời khuyên cho người tiêu dùng là đừng để bát đũa ăn xong không rửa ngay. Rửa đũa bằng cách lấy khăn vuốt nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để đũa không mất đi lớp sơn phủ bảo vệ.

Tái sử dụng đồ nhựa

Kết quả hình ảnh cho chai lọ nhựa đựng thực phẩm

Em hay có thói quen tái sử dụng lại đồ nhựa, đặc biệt là những chai nước khoáng hay hộp nhựa bán thức ăn sãn để trữ đồ đông lạnh, nước uống…. vì bỏ đi cũng phí trong khi đó sử dụng lại thì đỡ tốn được một khoảng kha khá. Chứ thật lòng em đâu biết rằng những hộp nhựa, chai nhựa đó có khả năng gây ng thư rất cao.

Thói quen giữ lại các chai lọ, hộp nhựa, ngoài khả năng lưu giữ ổ vi khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ mà còn có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại, ngấm vào nước uống, thực phẩm.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo. “Bát, hộp nhựa sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ bị trầy xước, ngả màu, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tích tụ và gây bệnh. Đặc biệt, đối với những loại nhựa kém chất lượng, quá trình sử dụng sẽ sản sinh chất BPA – đây là chất độc gây ra một số bệnh như: Vô sinh, tiểu đường, ung thư… Chính vì vậy, người dân cần phải cảnh giác với những sản phẩm như: Cốc, bát, thìa, dĩa, ống hút nhựa…, nhất là những sản phẩm dùng một lần và những sản phẩm không rõ nguồn gốc”.

Các chị ạ, ai có thói quen giống em thì nên bỏ ngay nha, vì tiết kiếm được một chút mà mang bệnh chết người không có thuốc chữa, ảnh hưởng đến gia đình, con cái thì tiết kiệm làm gì phải không ạ.

(Nguồn ảnh: internet)

Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng ăn thịt

Điều gì xảy ra nếu bạn ngừng ăn thịt

an-thit
Ảnh: Boldsky.

Dưới đây là những tác dụng của việc hạn chế thịt trong bữa ăn hàng ngày, theoBoldsky.

Giảm axit

Các chuyên gia cho rằng thực phẩm từ thịt có thể kích thích việc sản xuất axit trong dạ dày dẫn đến các bệnh như axit dư thừa, ợ nóng, đau đầu, đau dạ dày… Trong khi một chế độ ăn giàu thực vật sẽ chống lại việc sản xuất axit trong dạ dày của bạn.

Giảm cân

Các nhà khoa học cứu tiến hành một nghiên cứu trong đó những người ăn thịt hoàn toàn chuyển sang chế độ ăn thực vật thì trọng lượng của họ giảm xuống đáng kể mà không cần nhiều nỗ lực. Vì vậy, nếu bạn đang thừa cân, hãy lựa chọn chế độ ăn giàu thực vật.

Hệ thống ruột khỏe mạnh

Những người ăn theo chế độ ăn thực vật, hệ thống tiêu hóa sạch sẽ hơn. Chế độ ăn chay giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn lành mạnh, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Trong khi chế độ ăn nhiều thịt có thể gây tổn hại cho ruột do các chất bảo quản và kích thích tố được sử dụng trong các sản phẩm động vật.

Tốt cho da

Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng các hormone tiêm vào động vật trước khi tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến làn da của con người bằng cách gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, trứng cá đỏ, chàm… Chuyển đổi sang một chế độ ăn nhiều rau xanh có thể giúp đem lại cho bạn một làn da khỏe mạnh bởi rau quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ.

Giảm nguy cơ tiểu đường

Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng, những người ăn thịt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhiều hơn so với những người ăn chay. Lý do là sự liên kết giữa hormone trong thịt  với sắt và nitrat, đặc biệt là trong thịt đỏ gây ra bệnh.

Giảm cholesterol máu

Thực phẩm thịt chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa làm tăng mức độ cholesterol trong máu. Điều này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như bệnh béo phì, đột quỵ, bệnh tim mạch, huyết áp…

Giảm nguy cơ nhiễm trùng

Các chuyên gia nói rằn, hạn chế ăn thịt sẽ giảm nhiễm trùng và viêm xảy ra trong cơ thể. Nếu con vật bị nhiễm trùng, nó có thể lây lan cho con người nếu chúng ta tiêu thụ thịt của nó.

Các gen khỏe mạnh

Một nghiên cứu tuyên bố, chỉ cần dựa vào chế độ ăn uống sẽ biết được ADN khỏe mạnh hay yếu kém. Các chất chống oxy hóa và dinh dưỡng được tìm thấy trong rau quả cũng có thể giúp ADN sửa chữa và làm giảm sản xuất các tế bào ung thư. Ngoài ra, một chế độ ăn uống giàu thực vật giúp giảm ngăn chặn quá trình lão hóá, giữ cơ thể trẻ trung hơn.

TÔI ĐÃ ĐỨNG BÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT

TÔI ĐÃ ĐỨNG BÊN NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT

-Cà Cuống- (Chết tới đít còn cay là thế…)

  Số là cách nay trên 10 năm, tôi đã đứng trên ngưỡng cửa của cái Chết.

Dr. Monsour rất có uy tín ở Houston, Texas, đã đích thân điều trị cho tôi, cuối cùng cũng phải tuyên bố bó tay (give up) trước căn bệnh viêm gan C mãn tính của tôi, ông còn lưu ý tôi là đừng mất công chạy chữa nữa, vì ông mà phải đầu hàng và cũng không còn thuốc nào trị nổi, thì không còn bác sỹ nào có thể giúp cứu mạng tôi được, dĩ nhiên tôi tin lời ông, vì tôi biết rõ khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của ông, nhưng có lẽ vì cái máu tếu trong người tôi quá nhiều, nên tôi vẫn tủm tỉm cười.

Ông rất ngạc nhiên và hỏi tôi là không sợ chết sao mà còn cười được. Tôi bật cười thành tiếng, và trả lời ông rằng, nếu bác sỹ bảo tôi sợ mà thoát chết, thì tôi xin sợ ngay, còn nếu đàng nào cũng chết thì tại sao lại sợ.

Thực tế cho thấy là có những vua chúa giầu sang, quyền uy tột bực, với cả đoàn ngự y tài giỏi, mà cũng vẫn chết, thì tôi là cái thá gì mà không chết, và khi đã biết là sớm muộn gì cũng phải chết, thì sợ cũng chết, vậy ngu gì mà sợ, cứ “enjoy to the fullest” những ngày còn lại, và “ready” để đáp chuyến tàu định mệnh đi đoàn tụ với vợ con tôi đã ra đi trước tôi.
Cũng xin nói thêm là trước khi phát giác ra bị lây nhiễm Viêm Gan C, vì vô máu quá nhiều trong một ca đại phẫu thuật trước đó khoảng mười năm, chết lên chết xuống, phải nằm bệnh viện tới cả hai tháng rưỡi.

Vào thời điểm đó y khoa chưa tiến bộ tới mức có thể “scan” để khám phá ra trong máu người hiến có virus gì hay không, nên tôi mới bị lãnh đủ.

Ông bác sĩ cũng cười theo, đồng ý với tôi, nhưng còn vớt vát rằng, đúng vậy, nhưng lần đầu tiên ông nghe một bệnh nhân chết đến nơi, mà vẫn dám lý luận ngang tàng như thế.

Ông hỏi tôi là tuy không bác sỹ nào có thể cứu mạng tôi được nữa, nhưng chính bản thân tôi có thể tự cứu mình được, có muốn ông chỉ cho không.

Tôi đáp là tuy không sợ chết, nhưng nếu có cách gì kéo dài mạng sống để “enjoy” cuộc đời, thì dĩ nhiên là muốn chứ.

Ông tâm tình với tôi rằng, ông cũng đã chỉ cho nhiều người, nhưng chưa thấy ai có đủ ý chí mạnh mẽ và kiên nhẫn mà áp dụng được, vì nói ra thì tưởng dễ, nhưng làm được không dễ, nhưng ông cho là tôi có đủ ý chí qua sự đối đáp với ông, nên ông nghĩ là chắc tôi làm được, và nếu làm được, thì có thể sống khỏe mạnh thêm hai ba chục năm nữa, còn không thì chỉ trong thời gian ngắn, bệnh sẽ phát triển sang ung thư và hậu quả ra sao thì ai cũng biết rồi khỏi cần nói nữa.

Ông còn lưu ý tôi là nếu làm được và thấy có hiệu quả tốt thì nên phổ biến rộng rãi tới mọi người, coi như làm chuyện phúc đức vậy.

Bí quyết của ông là:

1/ Phải empty hoàn toàn cái đầu, không được để cái gì lảng vảng trong đầu. Khi có chuyện cần giải quyết, thì ngồi xuống lấy giấy bút ra mà “brainstorm”, rồi ghi ngay xuống giấy, sau đó phải “clear” liền cái “mind”, chỉ khi nào tới lúc phải giải quyết thì lấy cái “note” đó ra mà áp dụng như cái máy thôi. Nói thì tưởng là dễ, nhưng ai mà không có “bill” nọ “bill” kia, lại còn bị những người chung quanh làm phiền tới mình, nhưng cần quyết tâm mà làm cho bằng được, vì đó là sự lựa chọn giữa lằn ranh sống và chết.

2/ Phải ráng cười thật nhiều, cười từ khi mở mắt buổi sáng tới khi lên giường ngủ buổi tối. Nếu tự mình không cười được, thì phải nghĩ cách chọc sao cho thiên hạ cười để có thể cười theo.

3/ Nếu có hoàn cảnh, có điều kiện thì nên đi du lịch thật nhiều, ngoại cảnh sẽ giúp cho hào hứng, quên đi căn bệnh chết người của mình.
Cà Cuống tui đã cân nhắc giữa tiền bạc và mạng sống, cuối cùng chọn lựa “retire” non vào tuổi 62, để có thể hoàn toàn nghỉ ngơi, và đi du lịch, đi “cruise” khắp nơi khắp chốn, đồng thời kiên trì luyện tập, vậy mà cũng phải mất trên 6 tháng mới có thể giữ cho cái đầu rỗng bông được.

Bây giờ thì không còn tham, sân, si, không còn thù hận, ghen ghét, đố kỵ ai, cho nên khi nhìn ngược vào cái đầu mình, thì chỉ còn thấy trống rỗng mà thôi.

Trong quá trình luyện tập, một hình thức như thiền vậy, đôi khi bị phân tâm, là thấy phía dưới xương sườn bên tay mặt như bị kiến cắn, hiểu ngay là “virus C” thừa cơ ra ăn lá gan, lại phải lập tức “clear” liền mọi sự cho cái đầu trống rỗng ra ngay.

Ai ghét bỏ, hay kiếm chuyện mắng chửi, cũng chỉ đáp lại bằng nụ cười tha thứ, và còn cầu xin ơn trên ban phước lành xuống cho họ nữa, không còn như hồi xưa, ăn miếng trả miếng theo kiểu “oeil pour oeil, dent pour dent” ngay.

Để có thể chọc cười mọi người, Cà Cuống tôi sưu tầm đầy một bụng tiếu lâm, để hoạt náo trên xe cho bà con vui cười trong những chặng đường dài, hầu quên đi mệt mỏi.

Và kể như đã thành công, cả hai căn bệnh chết người là viêm gan C mãn tính, gan đã bị xơ cứng tới 3/4, và tiểu đường nữa, nhưng nhờ bí quyết của ông bác sỹ tài ba chỉ dạy, mà cả hai căn bệnh hiểm nghèo đều vẫn còn “under control”.
“Empty” cái “mind” là chính yếu, còn cười và du lịch là hai cái phụ, nhằm hỗ trợ cho cái đầu mà thôi. 
Kinh nghiệm bản thân là trên mười năm trước, ai biết tôi, kể cả bà vợ, cũng không tin là tôi có thể sống sót được, vì qua hai thời kỳ hóa trị (chemotherapy), mỗi kỳ sáu tháng, cộng chung là đúng một năm, tôi chỉ còn như cái xác chết biết đi.

Trước đó, tôi cân nặng 170 lbs, nhưng sau thời gian điều trị, bệnh đã không thuyên giảm, mà còn sụt xuống chỉ còn 110 lbs, không thể tự ngồi lên được, mà bà nhà tôi phải vực dậy, tóc rụng đầy gối, ăn không được, ngủ không được. Nhất là bộ mặt của tôi mới thực thảm thê, nó bị choắt lại nhăn dúm như trái ô mai khô, nhưng mầu sắc thì xám xịt lại như da người chết. Ai quen biết, và ngay cả bà nhà tôi, cũng tin chắc là tôi không thể nào qua khỏi.

Tôi rất biết ơn Dr. Monsour đã động viên tinh thần tôi, ổng nói là tin tưởng tôi có ý chí mạnh, nhất định sẽ làm được.

Và quả thiệt tôi đã làm được, trước sự ngạc nhiên của mọi người quen biết, trọng lượng đã leo dần từ 110 lên 142 lbs, ăn ngon ngủ khỏe, năm ngoái khi trở lại Sapa, vẫn còn có thể leo lên tận cổng trời với sự trợ giúp của cây gậy kỷ niệm, vật bất ly thân.

Tôi vẫn tiếp tục đi du lịch đều đều trên khắp 5 châu 4 biển. Riêng tại quê hương tôi, thì không còn xó xỉnh nào là không có dấu chân tôi, có nơi đi đi lại lại cả năm sáu lần, mà vẫn cảm thấy thích thú như thường.

Theo Dr Monsour, thì nếu áp dụng được bí quyết của ông, thì ngay cả ung thư cũng có cơ may thoát hiểm.

Tôi kể lại kinh nghiệm sống thực tế của tôi, theo lời dặn dò của ông bác sỹ tài ba và giầu tình người, để nếu ai chẳng may rơi vào hoàn cảnh như tôi, thì có thể vững niềm tin mà tự cứu lấy minh.

Đặc biệt là đừng bận tâm tới chuyện chết chóc, vì đó là quy luật tự nhiên của Trời Đất, có sinh là phải có tử, không ai có thể tránh né được, thì cứ hoan hỉ mà chấp nhận thôi. Do đó, tôi rất tin vào thuyết định mệnh, và luật Nhân Quả.

Mến chúc tất cả mọi người thật nhiều may mắn và luôn vui cười, như bản thân tôi đã từ cõi chết trở về, chỉ nhờ vào bí quyết trong đó có cười, đó cũng là lý do thúc đẩy Cà Cuống tôi khai sinh ra Câu Lạc Bộ Cười, hầu mang lại cho bà con bằng hữu những tiếng cười thật sảng khoái, cho cuộc đời lên hương, và trẻ mãi không già…

Mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư

 Mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư

vietnamnet.vn

 – Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu. Theo con số trên, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư.

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

 ung thư, ung thư phổi, ung thư trực tràng, bản đồ ung thư, thuốc trúng đích
Người dân ngồi chờ kết quả sinh thiết tại Bệnh viện K. Ảnh: T.Hạnh

Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng ung thư tại Việt Nam.

Theo đó, tỉ lệ mắc ung thư ở nam giới VN xếp mức 3 (135,2 – 178,3 ca mắc/100.000 dân). Tuy nhiên tỉ lệ tử vong lại thuộc nhóm đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân.

Qua các năm, số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư tại Việt Nam đều tăng, đơn cử như ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Tương tự, ung thư gan từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9…

Lý giải điều này, PGS Thuấn cho biết, hầu hết nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi, gan, đại trực tràng và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4).

Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.

Trong khi đó tỉ lệ mắc ung thư ở nữ giới Việt Nam khá thấp, đứng nhóm 4 (116,6  – 139,9/100.000 dân), thấp hơn nhiều các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc.

Tỉ lệ tử vong với ung thư ở nữ cũng tương đối thấp (69,2 – 78,2/100.000 dân), đứng nhóm 4 trong thang đo toàn cầu.

Ở nữ phổ biến nhất là ung thư vú, tỷ lệ mắc năm 2000 là 17,4/100.000 người sau 10 năm tăng lên 29,9/100.000. Riêng ung thư cổ tử cung là loại duy nhất có có xu hướng giảm từ 17,3 xuống 13,6/100.000.

Theo PGS Thuấn, để có được kết quả này là nhờ hiệu quả truyền thông, hướng dẫn cách vệ sinh đường sinh dục, phòng tránh lây nhiễm HPV, qua đó gián tiếp giảm tỉ lệ mắc ung thư.