“Níu một đời, giữ một thời”-Ban Mai

Ban Mai

Việt Nam, sau năm 1975 kết thúc chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc.

Hòa bình đã đến sau mấy thập niên tang tóc vì bom rơi, đạn nổ. Người Việt Nam cảm thấy hạnh phúc khi đất nước không còn chiến tranh, không còn người chết.

Thế nhưng, người Miền Nam đã không thể tưởng tượng nổi, tiếp sau đó là một thảm cảnh kinh hoàng. Sau tháng 4 năm 1975, phần lớn người Miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác, thiếu lúa gạo khiến dân phải ăn độn bo bo và mì sợi. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức Miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thụ tri thức nhân loại. Thay vào đó là những đợt học tập chính trị triền miên, theo một định hướng duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Tất cả sách báo, văn học nghệ thuật bị tịch thu tiêu hủy, nền văn chương Miền Nam hoàn toàn bị bôi xóa. Giống như thời man rợ của Tần Thủy Hoàng năm 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng cho đốt sách và chôn sống nhiều học giả, nhằm dập tắt những ý kiến traí chiều và áp đặt tư tưởng mới của ông trên toàn lãnh thổ Trung Quốc sau khi thống nhất.

Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng gía trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới.

Thế nhưng, ở một nơi xa kia, có một ông già gầy gò, ốm yếu, tóc bạc hàng ngày đến thư viện các trường đại học ở Mỹ để photo các tài liệu về văn chương Miền Nam Việt Nam, hàng ngày ông “ngồi khâu lại di sản”, vá lại một nền văn học đã bị đốt cháy trên chính quê hương mình, tự mình thành lập tủ sách di sản văn chương Miền Nam nhằm lưu giữ, chia xẻ lại cho đời sau, đó là nhà văn Trần Hoài Thư.

“Trần Hoài Thư tên thật Trần Quí Sách, sinh năm 1942 tại Đà Lạt. Tuổi thơ thất lạc cha, theo mẹ sống khổ cực ở thành phố Nha Trang, có một thời gian sống trong cô nhi viện Hòn Chồng Bethlehem. Sau đoàn tụ với thân phụ mới theo học Quốc Học Huế, đại học Sài Gòn. Từ năm 1964-1966 là giáo sư trường trung học Trần Cao Vân tỉnh Quảng Tín (nay đã sát nhập lại vào Quảng Nam).

Năm 1967, nhập ngũ khóa 24 SQTB Thủ Đức. Phục vụ  tại đại đội 405 Thám kích sư đoàn 22 bộ binh trong 4 năm. Sau đó về làm phóng viên chiến trường ở vùng IV trong 2 năm. Ông đã từng bị thương 3 lần.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, đi học tập cải tạo hơn 4 năm.

Năm 1980 Trần Hoài Thư vượt biển, định cư tại Mỹ, sống ở nhiều nơi khác nhau và cuối cùng về sống ở tiểu bang New Jersey. Khi sang đến Mỹ, ông đi học trở lại, tốt nghiệp Cử Nhân Điện Toán và Cao Học Toán Ứng Dung. Ông được nhận vào làm cho công ty AT&T và sau đó chuyển sang làm cho công ty điện toán IBM. Chức vụ cuối cùng trước khi nghỉ hưu là Project Leader.

Khởi sự viết văn từ năm 1964. Truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa Sài Gòn. Ngoài Bách Khoa, còn cộng tác với Văn, Văn Học, Đời, Bộ Binh, Thời Tập, Vấn Đề, Khởi Hành, Ý Thức…

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2004, ông cùng Phạm Văn Nhàn sáng lập tạp chí Thư Quán Bản và nhà xuất bản Thư Ấn Quán. Cho đến nay, phần lớn các tạp chí văn học dạng báo giấy ở Mỹ đã đóng cửa nhưng Thư Quán Bản Thảo vẫn tồn tại và đã phát hành đến số 75. (3)

Mùa hạ năm 2010, tôi tình cờ đọc bài viết của nhà thơ Du Tử Lê giới thiệu về tác phẩm “Những cơn mưa mùa Đông” của tác giả Lữ Quỳnh do nxb Thư Ấn Quán ở Mỹ xuất bản, thời gian này tôi đang tìm hiểu dòng văn chương Miền Nam nên liên hệ, ngay lập tức nhà văn Trần Hoài Thư và Lữ Quỳnh trả lời, tôi biết họ từ ngày ấy.

Bắt đầu từ đó, tôi tìm đọc dòng văn chương Miền Nam Việt Nam do nxb Thư Ấn Quán phát hành, vì ngày xưa trước năm 1975 tôi còn quá nhỏ chưa hiểu biết gì, tôi sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn, thuộc Miền Nam Việt Nam vì vậy tôi không muốn văn chương Miền Nam bị thất lạc và bôi xoá, tôi cần phải tìm hiểu và phổ biến lại cho thế hệ trẻ ở trong nước biết.

Thật may mắn, mùa thu năm 2011 nhà thơ Vũ Trọng Quang từ Sài Gòn photo cho tôi trọn bộ “Văn Miền Nam” (4 tập) và 2 tập “Thơ Miền Nam thời chiến” do Thư Ấn Quán phát hành năm 2009. Cuốn sách mới nhất tôi được Trần Hoài Thư tặng là cuốn “Những tạp chí Văn học Miền Nam” do ông sưu tầm và nhận định in năm 2018, ông đã sưu tầm được 15 tạp chí đã từng xuất bản ở Miền Nam Việt Nam gồm các tạp chí: Ý thức, Bách khoa, Văn, Sáng tạo, Khởi hành, Vấn đề, Trình bày, Thời tập, Hiện đại, Văn nghệ, Nghệ thuật, Mai, Văn học, Văn hóa nguyệt san, Tình thương.

Nhờ ông, tôi có được một cái nhìn khái quát về diện mạo nền văn chương Miền Nam Việt Nam mà hiện nay ở trong nước đã không còn nữa.

Nếu không đọc 4 tập bộ “Văn Miền Nam”  làm sao tôi biết tên tuổi và sáng tác của 159 nhà văn Miền Nam, trong đó có 13 nhà văn nữ, với những trang sách giá trị đầy tính nhân văn.

Đây là một bộ sách hiếm, công trình sưu tập này là một kỳ công của nhà văn Trần Hoài Thư và những người bạn ông, nó hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công, ông một mình layout, trình bày bìa, in ấn, một nhà in chỉ có một nhân viên vừa là chủ vừa là thợ, cần mẫn hàng ngày, hàng đêm đánh máy lại những tác phẩm văn chương nhằm khôi phục lại diện mạo Văn học Miền Nam.

Trong lời đề từ bộ sách, tác giả Trần Hoài Thư đã thổ lộ ông “mạn phép đăng lại để độc giả hôm nay và mai sau có thể đọc lại những sáng tác này và cũng để chứng tỏ rằng văn chương Miền Nam, dù có bị bôi nhọ, trù dập hay hủy diệt, nhưng cuối cùng, nó vẫn không chết. Nó vẫn có mặt ở hải ngoại, mà bộ sách này là một bằng chứng”.

Ngoài ra Trần Hoài Thư còn chủ trương tạp chí văn học nghệ thuật “ Thư quán bản thảo” ra không định kỳ ở Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm 2001 đến nay đã 20 năm.

Nếu không có ông, làm sao tôi biết 462 tác giả trong 2 tập “Thơ Miền Nam trong thời chiến”, mà phần nhiều là những người lính cầm bút đã chết, đó là “ những trang thơ được sưu tập từ một thời kỳ đen tối của quê hương, khởi điểm bằng lệnh tổng động viên và chấm dứt bằng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tập sách này là một nguồn tài liệu giúp cho những nhà phê bình văn học, những người nghiên cứu văn học sử, và những ai chưa có dịp tiếp cận với nền văn chương Miền Nam trong thời chiến tranh để họ có cái nhìn rõ và đúng đắn hơn về một dòng văn chương tình tự, tự do, khai phóng, sáng tạo và nhân bản”

Nhà phê bình Đặng Tiến từng nhận định:

“… Đã là thơ thời chiến thì phải nói đến chiến tranh. Vậy thơ ấy nói gì về khói lửa? Xin lấy bài Phan Xuân Sinh làm ngày Tết 1972 “Uống rượu với người lính Bắc Phương” làm tiêu biểu:

Hãy rót cho ta thêm cốc nữa đi

Ngồi với bạn hôm nay làm ta hứng chí

Chuyện ngày mai có chi đáng kể

Dẹp nó đi cho khỏi bận tâm

(…)

Những thằng lính thời nay không mang thù hận

Bạn hay thù chẳng có một lằn ranh

(tr 617) tập 1

Trong bài “Kỷ vật cho em” của nhà thơ Linh Phương được Phạm Duy phổ nhạc, đã kể trong bài Hành Quân:

Dăm thằng đánh trận. Dăm thằng chết

Chỉ sót mình ta cứ sống nhăn

Đù má, nhiều khi buồn hết biết

Lo mãi sau này cụt mất chân.

Chiều qua sém chết vì viên đạn

Du kích bên sông bắn tỉa hù

Cũng may gặp phải thằng cà chớn

Thấy mặt ta ngầu bắn đéo vô.

Nhớ hôm bắt được em Việt cộng

Xinh đẹp như con gái Sài Gòn

Ta nổi máu giang hồ hảo hán

Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân. (!)

(tr 305)

… Dĩ nhiên những thái độ buông thả nói trên không tiêu biểu cho cuộc chiến ác liệt, hay tinh thần chiến đấu, hay kỹ thuật và kỷ luật quân sự của quân lực VNCH. Nhưng nó là sắc thái đặc biệt của một tâm lý. (NHÂN BẢN). Tâm lý ấy là nhược điểm trên bản đồ quân sự, mà là ưu điểm trên trang thơ, bằng cớ là hơn một ngàn năm nay, người ta ngợi ca, ngâm nga mãi câu “túy ngoại sa trường quân mạc tiếu” của Vương Hàn; say sưa như vậy nhất định ông không phải là một quân nhân thiện chiến.

Lẽ thường trong chiến tranh là thắng hay bại. Điều lạ trong tập thơ này là không có chiến thắng, dù trong mơ ước hay ngông nghênh (…)

Khát vọng thiết thân thời đó là hòa bình, như lời người mẹ trong bài “Đêm giáng sinh ở Việt Nam” của Hồ Minh Dũng:

Dù chỉ một ngày ngưng bắn đó con

Cũng đem chiếc áo lành ra mặc

Cũng ăn một bữa cơm cho no

Cũng ngủ một giấc trên giường trên chiếu

Khổ đau lúc này mẹ gói trong mo

Nguyễn Dương Quang trong bài “Đêm cuối năm viết cho má”:

Hình như cây súng con lạ lắm

Sao nó run lên khi đạn lên nòng

Tâm hồn nó như tâm hồn con vậy

Một kẻ nằm, kẻ đứng, xót xa không?

Trước mặt con: những ngọn đồi cát máu

Đêm thì thầm cùng những nấm xương

Ôi, trái tim con mãi tôn thờ má

Đã dạy con hai tiếng yêu thương

Từ má lỏng bàn tay dìu dắt

Con bơ vơ giữa cuộc phù sinh

Dòng nước nào xa nguồn mà không đục

Sợ một mai con lạc dấu chân mình

(tr 428)

Đã đành, đành vậy, “Thơ Miền Nam trong thời chiến”, trong tất cả bề thế của nó, nếu muốn, có thể thu lại trong bốn chữ: “Thơ lính học trò”, với tất cả nội hàm sâu lắng của mỗi chữ. Thơ lính học trò? Là cậu học sinh, từ sân trường bước ngay vào quân trường, chiến trường, nhiều khi chưa kịp kinh qua cuộc sống xã hội.

Họ làm thơ, gọi là “làm văn nghệ” trên báo nhà trường, báo địa phương. Làm thơ như một tâm thế, một lối ứng xử với đời. Không phải thành danh hay đi vào lịch sử văn học… rồi đời bắt kẻ làm thơ đi làm lính, học bước chân vào chiến cuộc, mang trong đầu những ý nghĩ trong veo/ xem chiến cuộc như tai trời ách nước (Nguyễn Bắc Sơn). Và không biết bao nhiêu người đã gục ngã giữa tuổi xuân xanh, khi vừa mới bước vào chiến trường.

Bắt đầu nền thơ này là chuyện văn nghệ, trao đổi, thù tạc giữa bạn bè, nhưng sau cùng trở thành huyết mạch của một thế hệ, mà Trần Hoài Thư gọi là “ tội tình”. Vì đã bị lịch sử làm tình làm tội. Có thế mới hiểu vì sao, khi đánh máy lại những bài thơ cũ, ba, bốn mươi năm sau, anh còn thấy “như gõ vào chính tim mình những niềm đau buốt”. Và người đọc ngày nay, nhất định đâu đây còn có người thấu hiểu và chia xẻ niềm đau buốt ấy. Làm sao cho sưu tập này, và tấm lòng kia đến tay người nọ?”

Vì vậy “Thơ Miền nam trong thời chiến” không chỉ là nguồn tư liệu – một nghĩa trang – văn học. Nó là cuộc sống đang thao thức và thao thiết… và cho đời sống nữa chứ. Chẳng riêng gì đời sống của những chúng ta” (4)

Hôm nay là ngày đầu tháng 1 năm 2022, đã bước sang năm mới, ngoài kia, mùa đông vẫn chưa qua, cái giá lạnh của miền New Jersey  Hoa Kỳ vẫn không làm chùn bước nhà văn Trần Hoài Thư.

Hàng đêm, người ta vẫn nhìn thấy một ông già gầy gò, cận thị với mái tóc bạc, vừa chăm sóc người vợ bị đột quỵ, vừa cần mẫn bên trang sách để lưu giữ nền văn chương Miền Nam cho hậu thế với một tâm hồn trong sáng vô vị lợi trong một xã hội thực dụng như ngày nay là một việc làm đáng kính, đáng trân trọng.

Ông xứng đáng với cách gọi trìu mến của người đương thời, người “khâu di sản văn chương Miền Nam”.

Bên trong nước, mấy năm gần đây có một bạn trẻ Nguyễn Trường Trung Huy ở Sài Gòn cũng dày công sưu tầm Văn học Miền Nam và bộ sưu tập của bạn ngày một đồ sộ đáng cho ta kinh ngạc, đó là một kỳ công. Tôi tin rằng, trên đất nước Việt Nam này có nhiều người thầm lặng âm thầm tìm kiếm, lưu giữ một nền văn chương nhân bản mà ta tưởng rằng đã chết sau năm 1975. Ngày nay, giới nghiên cứu văn học trong nước đang ngày càng tìm kiếm để nghiên cứu, mới đây trong một đề thi luận văn bậc trung học phổ thông, có một giáo viên đã đem bài thơ “Ta về” của Tô Thùy Yên cho học sinh bình giảng, với những câu thơ đầy tính nhân văn:

Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này”.

Tuy đây chỉ mới là một hành động đơn lẻ nhưng đó là một tín hiệu vui.

Tôi tin rằng, sẽ không còn bao lâu nữa dòng Văn chương Miền Nam (1954-1975) sẽ được đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường, nó xứng đáng được trả về với đúng vị trí của nó trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại, không ai và không một thể chế nào có thể bôi xóa một thời đại lịch sử của nước nhà. Giữ gìn, bảo tồn và chia xẻ Văn học Miền Nam cho đời sau là trách nhiệm của chúng ta, của tôi và các bạn những người yêu tiếng Việt, những người yêu văn chương Việt Nam.

Quy Nhơn, 01.01.2022

(1) “Níu một đời”, “giữ một thời” cách nói của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

(2)  Tủ sách DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM của nhà xuất bản Thư Ấn Quán đã sưu tầm và in lại hàng trăm tác phẩm giá trị, đáng kể nhất là bộ THƠ MIỀN NAM gồm 5 tập với tổng cộng khoảng 3500 trang và bộ VĂN MIỀN NAM 4 tập với tổng cộng khoảng 2400 trang.

(3) Tiểu sử Trần Hoài Thư theo blog Phạm Cao Hoàng, đã được tác giả kiểm chứng.

4) Trích phần giới thiệu “Thơ Miền Nam trong thời chiến” của nhà phê bình Đặng Tiến.

From: TU-PHUNG

Hoa trái của đau khổ

Dòng Tên Việt Nam

Nhắc đến đau khổ, ắt hẳn trong tâm thức mỗi người đều gợn lên những khung cảnh u sầu và đau thương. Bởi con người, ai cũng có kinh nghiệm riêng về đau khổ. Không ai sinh ra mà không có đau khổ. Người già người trẻ, người ốm đau người khỏe mạnh, người giàu có người nghèo khổ…, tất cả đều có những đau khổ riêng của mình. Vì thế, đau khổ trở thành một quy luật tất yếu không thể thiếu trong đời sống của con người.

Cuộc sống muôn hình muôn vẻ như thế nào thì đau khổ cũng mang muôn hình muôn dạng như vậy. Đau khổ mang nhiều hình dạng và sắc thái khác nhau: có người thì đau khổ về thể lý như bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh…; người đau khổ về tinh thần như vắng bóng tình yêu, tình thương trong các mối tương quan liên vị; người thì đau khổ về luân lý khi chìm sâu trong những giá trị thế tục trần gian; và cũng có người đau khổ vì yêu khi động lòng trắc ẩn, thổn thức trước những nỗi đau của thực tại.

Đứng trước những đau khổ đó, con người không ngừng đi tìm cho mình những lối sống mới để làm sao loại trừ hay né tránh đau khổ ra khỏi cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù xã hội có phát triển vượt bậc thế nào, khoa học công nghệ có thành tựu bao nhiêu, đau khổ vẫn luôn hiện hình ngang qua đời sống của con người. Vậy đứng trước đau khổ con người phải làm gì để tìm kiếm được nguồn hạnh phúc đích thực?

Nguồn ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Điều đó muốn nhấn mạnh ý chí và nghị lực của con người trước muôn hình thức của gian nan khốn khổ. Giống như một cái cây muốn được con người lựa chọn thì việc đầu tiên nó phải chịu đó là chịu sự cắt tỉa đau đớn và uốn nắn của người thợ để trở nên hoàn thiện hơn. Cũng vậy, con người muốn tìm được nguồn hạnh phúc và bình an đích thực phải biết đón nhận và biến đau khổ đó thành nguồn sống và niềm vui. Vì thế, đau khổ cũng được xem như phương thế để tinh luyện ý chí, nghị lực của con người trước sóng gió của cuộc đời.

Quả vậy, nếu con người nhìn ở khía cạnh tích cực, đau khổ nó không phải là đường cùng ngõ cụt nhưng đó là cánh cửa để con người bước vào viễn cảnh tốt đẹp hơn. Nhà văn Nguyễn Khải trong tác phẩm Mùa Lạc cũng đã nhấn mạnh rằng: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hy sinh, đau khổ. Sống ở đời không có đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua nó”. Điều đó, nhà văn muốn nhấn mạnh ý chí và nghị lực của con người cao hơn muôn hình thức đau khổ, cốt yếu và hệ tại đó là sự can đảm để đón nhận và vượt qua nó.

Không có sự việc này xảy ra với con người mà không có ý nghĩa của nó, tất cả đều nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa được khắc ghi nơi tâm hồn mỗi người. Thiên Chúa không bao giờ trao thánh giá cho con người mà không có nguồn ân sủng của Ngài. Lời của thánh Phaolô đã quả quyết rằng: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng” (1Cr 10, 13). Vì thế, mỗi người phải biết đón nhận và khám phá ý nghĩa trong đau khổ nhờ sức mạnh của Thiên Chúa. Khi con người biết đón nhận đau khổ như một thực tại sống và đón nhận nó, thì đau khổ trở thành niềm vui, niềm tin và niềm hy vọng cho toàn thể mọi người.

Hoa trái của đau khổ chính là tình yêu. Có ai đó đã nói rằng: “Thế giới này sẽ trở nên sa mạc cằn cỗi nếu như vắng bóng tình yêu”. Với lời khẳng định đó, phải chăng tình yêu là linh hồn, hơi thở và là thứ quyết định đến sự tồn tại của con người? Đúng vậy, tình yêu là chất liệu đan dệt nên cuộc sống. Không có tình yêu cuộc sống sẽ trở nên đau khổ nhiều hơn hạnh phúc, chiến tranh nhiều hơn hòa bình, ích kỷ chia rẽ nhiều hơn là sự hiệp nhất và loại trừ nhau hơn là đón nhận nhau như những chi thể của nhau. Như vậy, chúng ta có thể nhìn nhận tình yêu là thần dược chữa lành mọi hình thức đau khổ ở trần gian.

Thánh Augustinô đã nói rằng: “Đã yêu thì không còn đau khổ. Nếu có đau khổ thì yêu luôn cả đau khổ đó”. Điều đó, thánh nhân muốn diễn tả vai trò của tình yêu trước mọi hình thức đau khổ. Khi mang trong mình tình yêu, con người luôn nhìn nhận đau khổ cách tích cực, lạc quan và tràn đầy niềm hy vọng. Đau khổ không còn mang hình dáng cồng kềnh, sợ hãi và lo lắng nhưng mang diện mạo vui vẻ, hạnh phúc và bình an.

Tuy nhiên, tình yêu đó phải hướng đến với tha nhân. Bởi tình yêu lớn lên nhờ sự trao ban. Nếu tình yêu chỉ co cụm nơi và quy hướng về bản thân mình thì đó là một thứ tình yêu giả dối, tình yêu lý thuyết và một tình yêu không có niềm vui. Nhưng khi mỗi người biết mở cánh cửa của tình yêu để chia sẻ và nâng đỡ nhau thì tình yêu đó là một tình yêu nguyên tuyền, vị tha và đầy tình bác ái. Tình yêu đó phải là đôi chân biết đến với người nghèo, đôi mắt để thấy sự túng thiếu của anh chị em và đôi tai để lắng nghe những đau khổ của tha nhân.

Thực tế cho thấy, trong xã hội ngày hôm nay, tình yêu dường như là thứ ngôn ngữ ít được con người sử dụng. Đại dịch Covid 19 đã phần nào phơi bày tình yêu trong lớp màn giả tạo của không ít người. Đại dịch mang đến cho con người nỗi sợ hãi, đau khổ, khó khăn và cái chết. Nhưng giữa sự đau khổ đó, không ít người lại lợi dụng nhiều hình thức khác nhau để trục lợi, thu lời và vun vét những đồng tiền trên xương máu và mạng sống của nhau. Ngoài ra, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine phần nào cũng nói lên được ngôn ngữ của tình yêu đang dần lu mờ trong tâm thức của các nhà lãnh đạo và một số con người.

Thế nhưng, giữa muôn hình thức đau khổ đó, chúng ta vẫn thấy được những tia sáng, mầm non và hoa trái đang “nhú” lên và trở thành niềm hy vọng cho nhân loại. Đại dịch mang đến nỗi sợ hãi, sự chia rẽ và cảnh tang tóc, nhưng đại dịch cũng cho thấy con người cần đến nhau để chia sẻ, nâng đỡ và chữa lành vết thương cho nhau. Mỗi ngày, chúng ta vẫn thấy những thiên thần áo trắng ngày đêm túc trực trong các bệnh viện dã chiến; một số nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng miệt mài tìm ra phương thuốc chữa trị; và cũng không ít người bằng những cách thức khác nhau để chia sẻ và mang gánh nặng cho nhau trong cơn đại dịch…. Tất cả những hành động đó dù đơn sơ, nhỏ bé nhưng là những hoa trái thánh thiêng được sinh ra nơi trái tim biết chia sẻ và chạnh lòng thương với tha nhân. Bên cạnh đó, nơi chiến trường Ukraine, chúng ta vẫn thấy được tình yêu đang len lỏi và mọc lên nơi “đống tro tàn”. Con người không vô cảm trước nỗi đau của thực tại nhưng lên án những hành vi độc ác đe dọa đến bình an chung của nhân loại.

Cuộc sống con người gắn liền với những vết thương sâu. Mỗi vết thương làm cho con người đau đớn, chán nản và thất vọng. Tuy nhiên, con người là một hữu thể sống luôn quy hướng đời mình về nguồn chân, thiện, mỹ đích thực. Vì thế, đứng trước đau khổ của bản thân, tha nhân và nhân loại, mỗi người không thể làm ngơ, phớt lờ và cổ võ cho sự đau khổ đó. Nhưng phải không ngừng thao thức, dấn thân và tìm mọi phương cách để xây dựng và khôi phục nền hòa bình đích thực trong đời sống thực tại.

Xin được mượn lời của cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để diễn tả hoa trái ngọt ngào của đau khổ: “Đau khổ quả là gánh nặng nếu chúng ta sợ nó và cố gắng để tránh né. Nhưng, đau khổ sẽ là một kinh nghiệm ngọt ngào nếu ta chấp nhận nó với lòng can đảm.”

Gioan

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

EM ĐÃ VỀ!

Lê Vi

Được tin người yêu của hắn, một trong số bốn cô chiêu đãi viên, vừa được trả tự do, hắn mừng quýnh quáng, ôm bó hoa chạy đến thăm.Nàng rạng rỡ trong chiếc áo ngủ chạy ra cổng đón hắn, hai cái vú nhảy tưng tưng:

-Ôi, anh cho em nhiều hoa quá.

-Mười một bông đấy, mỗi bông tượng trưng cho một ký ma tuý em đã cất công đem về.

-Anh của em điệu nghệ, dễ thương quá…

Ngồi trong phòng khách sang trọng, nàng mang cho hắn ly rượu sâm Hàn Quốc, còn nàng uống cà phê Pháp :

-Em có bong bóng cười, anh có muốn xài bây giờ không ?

-Thôi để tối. Bây giờ anh đang mừng quá. Cứ tưởng em sẽ còn bị giam lâu lắm.

-Anh nói lạ. Bắt thế nào được em.

-Bị tóm quả tang vận chuyển 11 ký ma tuý, bắt giam là còn may, anh còn đang sợ em bị tử hình nữa kìa.

-Anh của em dân chơi mà ngây thơ cụ. Luật đó chỉ dành cho dân thường. Còn với tụi em phải khác đi chứ lị.

-Ừ, ngay từ đầu coi ti vi anh đã thấy có gì khác khác. Như người ta bị bắt ma tuý, ít hơn em nhiều, vẫn bị còng tay tại chỗ, bắt ngồi xổm cạnh đống ma tuý để chụp hình, còn em được ngồi ghế thoải mái, không bị còng gì hết, hai bàn tay vẫn kiêu sa…

-Chúng nó còn hỏi em muốn uống gì không nhưng em lắc đầu, chẳng buồn trả lời. Em đang bực mình mà.

-Rồi anh thấy bắt bao nhiêu vụ ma tuý, bị can cứ âm thầm chờ ngày ra toà lãnh chung thân hay án tử. Còn vụ của em, tự nhiên cả báo chí lẫn đài truyền hình mời bao nhiêu là luật sư dỏm lên phát biểu, phân tích chủ yếu về điều luật nếu mang ma tuý mà không biết đó là ma tuý thì trở thành vô tội. Lúc coi anh đã nghi nghi tụi nó dọn đường dư luận rồi.

-Thì chúng em đã được dặn cứ khai như thế, bảo đảm không sao hết. Có vậy chúng em mới dám xách ma tuý tự nhiên như đi chợ chứ. Em đi bao nhiêu chuyến rồi chứ có phải lần đầu đâu.

-Nhưng lần này có vẻ như tụi nó đã lập chuyên án. Đâu phải vô tình mà tụi nó bố trí người quay phim lúc các em đưa va ly qua máy chiếu. Rồi bố trí quay luôn màn hình máy chiếu thấy rõ va ly của em có bao nhiêu tuýp kem đánh răng xinh đẹp đang nằm trong đó…

-Chuyên án khỉ mốc gì ? Tụi Hải quan TP/HCM đái không qua ngọn cỏ, định tranh ăn, không biết mặt trời nằm ở đâu, cứ tưởng làm vậy là vừa ăn bẫm vừa lập chiến công. Rồi anh coi, mai mốt mấy thằng lãnh đạo ở đó sẽ bay chức hết. Nhất là cái thằng bắt em cầm tờ giấy ghi tên họ đứng lên để chụp hình, em sẽ đề nghị với các anh ở trên cấm nó bay một năm, cho nó biết thế nào là sức mạnh của tiếp viên hàng không có chống lưng.

-Nhưng hiện nay dư luận cả nước đang vô cùng bức xúc. Họ cứ tưởng rằng luật pháp là phải công minh, bình đẳng với mọi người…

Nàng bổng nhoẻn một nụ cười, hàm răng sứ xinh xinh :

-Thì vẫn bình đẳng đó chứ. Anh đọc cuốn “Trại Súc Vật” rồi chứ gì ?

-Chưa. Có gì không ?

-Thế mà em nghe nói từ năm học cấp 2 anh đã đọc và có tủ sách gồm hơn 100 tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới.

-Cái đó là thằng Huệ. Không phải anh. Anh không xạo trâng tráo như thế. Nhưng trại súc vật nói thế nào cơ ?

-À, ông George Orwell viết : Trong trại súc vật thì mọi con vật đều bình đẳng, nhưng lại có những con vật bình đẳng hơn những con khác….

-Tức là không bình đẳng gì cả, chứ gì ?

-Anh của em thông minh quá.

Nói xong nàng bước đến dụi đầu hắn vào ngực nàng. Trong khi đó ở con hẻm bên cạnh, một thanh niên lên cơn ngáo ma tuý đã dùng dao đâm chết mẹ ruột của mình và làm trọng thương hai người khác, trước khi bị công an khống chế một cách vất vả.

Loc Duong

Ukraine: ai thắng ai?-Tác Giả: Nguyễn Thị Cỏ May

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả: Nguyễn Thị Cỏ May

Ảnh minh họa. Nguồn PAP

Hai tay độc tài Xi và Poutin chắc năm 2022 đã cho phép họ nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới thay Huê kỳ và Âu châu . Nhưng sự thật đã không xảy ra như họ mơ ước.

Xi và Poutin đã âm muu nhau thiết lập một trật tự thế giới mới theo chủ thuyết độc tài của họ. Tháng 2 năm rồi, Pou được Xi tiếp đón niềm nở ở Bắc kinh và hai người đã long trọng xác nhận «tình bạn với nhau không giói hạn». Ba tuần sau, Pou xua quân xâm chiếm Ukraine . Xi không giấu được nổi vui mừng của mình là Tây phương sẽ tan rã vì Otan vốn là cái «xác chết lâm sàng» từ lâu. Con đường chiếm lấy Đài loan dễ như ăn bánh bao đang mở rộng thêng thang trước mắt Xi. Như Pou đã chiếm Crimée năm 2014 và 4 thành phố phía Đông của Ukraine.

Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Ukraine chống trả kiêu hùng. Otan siết chặt hàng ngũ. Trên chiến trường quân đội nga bị đánh tơi bời. Quyền lực của Pou chao đảo. Đồng thời, tại xứ Tàu, dân tàu đứng lên biểu tình khăp nơi đòi Tự do và Dân chủ. Điều chưa từng thấy, cả từ thời Mao. Ngoại trừ cuộc biểu tình mùa Xuân 89 ở Thiên An môn của sinh viên đòi dân chủ và bị Đặng Tiểu bình cho xe tăng cán chết cả mươi ngàn người.

Dân Tàu biểu tình, hô lớn khẫu hiệu «Đả đảo Xi, Đả đảo đảng cộng sản». Hệ thống kiểm soát dân chúng của nhà cầm quyền tàu là tinh vi và khắp nơi nên đã thâu hình cuộc biểu tình với những khẩu hiệu, những lời bất mản của dân chúng để báo cáo. Và Xi đã biết hết . Sau đó, Xi phải tháo gở biện pháp «0 covid». Nhưng Xi đã làm bánh bao hết bao nhiêu dân tàu chống đối, thì chưa biết. Một cái tát tai Xi khá đau đúng vào lúc Xi nắm giữ Chủ tịch đảng thêm năm năm nữa. Và nắm chặc quyền lực tuyệt đối, Xi thực hiện giấc mộng Hoàng đế Tàu suốt đời . Nhung lịch sử cho thấy chế độ đôc tài nào xưa nay vẫn có tuổi thọ của nó.

Xi làm người hòa giải nhưng bao lâu?

Xi muốn ủng hộ Pou tích cực để chiến thắng Ukraine nhưng không dám công khai. Từ một năm nay, Xi lợi dụng tình hình chiến tranh của Nga với Ukraine mà gia tăng trao đổi thương mãi với Nga. Pou vừa thông báo như một tin mừng quan trọng Xi sẽ tới Moscou gặp Pou nhưng không nói rõ chi tiết.

Xi sẽ ủng hộ cụ thể để Pou thắng Ukraine hay chỉ muốn nhắc lại hai nước lâm chiến nên đối thoại tìm một giải pháp hòa bình? Cho tới nay, Xi vẫn chưa bao giờ lên án Pou xâm chiếm Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế. Trái lại, còn công kích Âu châu phong tỏa Nga về kinh tế: «Một số nước muốn liên kết quân sự để tìm một sự an toàn tuyệt đối, khiêu khích các khối xung đột nhau để các nước phải chọn phe phái và để tiếp tục thống trị đơn phương, bất chấp luật pháp và quyền lợi của kẻ khác». Nên Xi thường kêu gọi Âu châu hảy tôn trọng chủ quyền các nước liên hệ trong cuộc chiến, cả Ukraine.

Từ đầu cuộc chiến Ukraine, Xi vẫn giữ 2 cách ứng xử: đoàn kết chặc chẽ với Nga chống Tây phương, nhưng giữ thận trọng với vấn đề viện trợ vũ khí cho Nga. Xi và Pou có chung một chủ trương chống Tây phương vì Tây phương là tiêu biểu cho Dân chủ Tự do mà điều này lại không phù hợp với cái trật tự mà họ muốn áp đặt lên thế giới khi họ thay thế được Tây phương. Hôm trước ngày kỷ niệm một năm tiến đánh Ukraine, Pou còn nhấn mạnh «Giới ưu tú Tây phương không cần che giấu mục tiêu của chúng là phải làm cho Nga thất bại, nghĩa là phải thanh toán chúng ta một lần cho xong». Pou cũng xác nhận chính Tây phương phải lảnh trách nhiệm leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine vì theo lập luận của Pou, Tây phương tích cực yểm trợ lực lượng tân phát-xít ở Ukraine để chúng củng cố một quốc gia chống lại Nga.

Quan hệ giữa Tàu và Huê kỳ ngày càng căng thẳng nghiêm trọng, thường xuyên với nhiều khủng hoảng tưởng chừng đã dẩn tới xung đột nóng. Như vụ bà Chủ tịch Hạ viện Huê kỳ thăm viếng chánh thức Đài loan. Vụ khinh khí cầu của Tàu bay thám thính trên lảnh thổ Huê kỳ trong nhiều ngày và bị bắn hạ.

Xi vẫn nhiều lần kêu gọi, từ nhiều tháng nay, là nên cùng tìm một giải pháp cho cuộc chiến Ukraine mà lại không lên án Pou xăm lăng và vi phạm tội ác chiến tranh. Khi nới chuyện với TT. Biden, như lúc gặp nhau ở Nam-dương năm rồi, Xi tỏ ra mình luôn luôn chủ trương hòa bình, mong muốn có đối thoại để sớm chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Xi còn muốn Huê kỳ, Otan và Âu châu hảy cùng nhau nói chuyện với Nga.

Huê kỳ vẫn nghi ngờ Xi có thể đã viện trợ võ khí cho Pou. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Bắc kinh quả quyết không có và cũng không nghĩ sẽ làm việc này.

Thử nghĩ vai trò hòa giải của Xi sẽ kéo dài được bao lâu khi thấy tình hình cuộc chiến Ukraine xấu đi, bất lợi về phía Pou, liệu Xi có ra tay cứu bồ hay không? Pou thua, Liên bang Nga tan rã, Xi sẽ cô đơn. Bao nhiêu quyền lợi ở Nga chưa kịp khai thác, mất hết. Về địa chánh, các nước trong Liên- bang Nga sẽ trở thành quốc gia độc lập. Âu châu và nền Dân chủ Tự do sẽ mở rộng thêm. Giấc mơ bá chủ thiên hạ của Xi sẽ là giấc mơ giữa ban ngày.

Xi viện trợ võ khí cho Nga?

Hiện tại Xi bảo không hề có viện trợ quân sự cho Nga. Nhưng cho tới bao lâu nữa?
Chiến tranh Ukraine kéo dài làm cho Tàu lúng túng. Viển ảnh thế giới ngày mai này sẽ như thế nào là điều Xi không mong muốn nhìn thấy trong khi nước Tàu đang khó khăn đứng dậy sau hậu quả cực kỳ thảm hại của biện pháp «0 Covid». Nếu nay mất Nga, một cường quốc bạn cần có, thì Xi sẽ vô cùng cô đơn ở Á châu. Không phải chỉ vì bị Huê kỳ cấm vận về công nghệ cao mà bị Huê kỳ cô lập hoàn toàn ở Thái Bình dương. Huê kỳ tái lập căn cứ quân sự ở Phi-luật-tân, trở lại Đài loan, ủng hộ Nhựt phát triển lực lượng quân sự. Giữa 2 cường quốc đã không có đối thoại mà còn thường xuyên căn thẳng. Dư luận chống Tàu hiện nay chiếm đại đa số dân chúng huê kỳ. Trong bối cảnh như vậy, Bắc kinh phải nhìn nhận mình đang bị cô lập . Hơn lúc nào hết, Xi thấy cần có Pou bạn đồng minh môi hở răng lạnh và Pou phải là một đồng minh mạnh mới có giá trị.

Nhưng Xi vẫn chưa dám gởi võ khí cho Pou vì sợ bị Huê kỳ và Âu châu cấm vận kinh tế lúc này. Vả lại Xi thường huênh hoang tự cho mình người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế . Dĩ nhiên, Xi muốn kết thúc sớm cuộc chiến Ukraine nhưng phải có lợi cho bạn nhưng vẫn không dám xác nhận vì mối quan hệ về quyền lợi với nhau. Nên Xi cố đóng vai trò hòa giải.

Sau cùng, ai cũng thấy Xi tới nay đã thật sự học được bài học chiến tranh ở Ukraine. Sự chiến đấu kiên cường của dân và quân Ukraine vì lòng yêu nước đã làm cho bộ tham mưu Bắc kinh phải liệu hồn mà thống nhứt Đài-loan bằng võ lực năm 2027.

Người ta nói chiến tranh Ukraine là cuộc chiến một mất một còn giữa Thiện và Ác, giữa Dân chủ và độc tài. Nếu Pou thắng thì hóa ra cái Ác là chơn lý và độc tài trở thành giá trị qui chiếu của chánh trị!

Nguyễn thị Cỏ May

Chuyện Một Con Voi Lớn Ra Đi

 Tuấn Khanh

Gọi là voi, vì vốn danh hiệu của linh mục Giuse Tiến Lộc (tên thật là Nguyễn văn Lộc) khi ông còn sinh hoạt với ngành hướng đạo là Voi Hoạt Bát. Chiều ngày 05.12.2022, ông đã thanh thản ra đi tại bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông, để lại ký ức khó quên về một cuộc đời hoạt động không mệt mỏi, tạo ảnh hưởng đến nhiều thế hệ Công giáo cũng như Lương giáo.

Linh mục Tiến Lộc (1943-2022) được hầu hết những người sinh hoạt xã hội, hướng đạo và công giáo biết đến từ trước năm 1975. Việc góp sức theo đuổi ngành hướng đạo với tinh thần công dân phục vụ xã hội và xây dựng cộng đồng, linh mục Tiến Lộc trở thành ngôi sao của ngành hướng đạo suốt nhiều năm liền. Kể từ khi cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954, cha Tiến Lộc đã không ngừng cải tiến và tạo niềm vui cho sinh hoạt hướng đạo, đến mức nhiều gia đình có con em tham gia chương trình hướng đạo lúc đó luôn tự hào.

Linh mục Tiến Lộc quen thuộc với giới hướng đạo sinh với vai trò tổ chức thành lập các Tráng đoàn và hoạt động. Cần nói thêm, trước năm 1975, các sinh hoạt và tổ chức nhóm, đoàn, hội… ở miền Nam Việt Nam là tự do và luôn được khuyến khích. Tráng đoàn (Rover Scouting) là nơi tập hợp tất cả những người đã tham gia hướng đạo sinh nhưng nay đã quá tuổi nhi đồng, là thanh niên nam, nữ. Đây là một hình thái hoạt động công ích xã hội được Hướng đạo sinh quốc tế công nhận từ năm 1922, mà Hướng đạo VNCH là một thành viên chính thức, hoạt động với màu sắc văn hóa Việt Nam và chỉ bị ngừng lại, cắt đứt với thế giới sau năm 1975. Biệt danh Voi Hoạt Bát của linh mục Tiến Lộc cũng xuất phát từ đây, do mọi nơi ông đến, ông đều đẩy mạnh các sinh hoạt văn nghệ yêu quê hương tự do, sinh hoạt anh em và xây dựng phát triển tôn giáo. Nhiều bài hát của ông đã nằm lòng với người miền Nam Việt Nam như Anh em ta về, Chúa là cây đàn, Con voi, Giây phút chia ly…

Cho tới trước Tháng Tư 1975, đặc biệt vào năm 1972, sự thành công và nở rộ các Tráng đoàn Việt Nam khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng kinh ngạc. Đi đâu, các chương trình giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, giáo dục miễn phí, xây dựng tinh thần đồng bào, kiến thiết xã hội… không chỉ ở Việt Nam mà còn phát triển ở nơi khác như Pháp, Mỹ, Úc…

Sau khi chấm dứt chiến tranh, trong chiến dịch truy quét “tàn dư văn hóa cũ”, hướng đạo sinh bị chấm dứt không có lý do, các sinh hoạt tập hợp bị cấm. Chỉ còn một số ít trường học ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn cố gắng bí mật sinh hoạt nhưng tàn dần.

Ngày 25 Tháng Một 1978 là biến cố với linh mục Tiến Lộc. Trong giai đoạn bị chính sách ngăn sông cấm chợ của chính quyền mới, cái đói và sợ hãi diễn ra khắp miền Nam. Lúc đó đang là Cha cai quản Đệ tử Viện ở Thủ Đức, ông phân công cho các tu sinh trồng rau, bắt ốc để trợ giúp đời sống hàng ngày. Vô tình một tu sinh moi được một cây súng ngắn đã hỏng, ai đã vứt ở đó, không có đạn và bị rỉ sét và mang về đưa cho linh mục Tiến Lộc. Ông không nỡ vứt đi và dùng nó như một món đồ chặn giấy độc đáo.

Một trong những vô số đợt kiểm tra nửa đêm, xét hỏi và lục soát vào những năm sau khi ngừng chiến tranh vẫn diễn ra ở tu viện, chùa, ký túc xá, nhà riêng… Đệ tử Viện cũng bị kiểm tra bất ngờ. Công an viên nhìn thấy cây súng, dù để ở trên bàn giấy, không sử dụng được nhưng cũng quyết định tội trạng của ông là “tàng trữ vũ khí”. Tòa án chóng vánh không luật sư sau đó kết tội ông 4 năm tù, dù khi tang vật được kiểm tra là không còn khả năng sử dụng.

Nói về giai đoạn này, linh mục Tiến Lộc có ghi lại như sau “Tôi lần lần nhận ra đây là một hồng ân Chúa ban nhờ bốn năm tù tội, tôi được sáng mắt như Thánh Phao lô và ngộ được nhiều giá trị hay… Trong thời gian này sống chung phòng với nhiều “loại người”, tôi học được thêm bao nhiêu điều hay và chứng kiến bao nhiêu điều dở, từ những vị mà ngoài đời mình chỉ đáng là học trò, cho đến những người cùng đinh cặn bạ xã hội, từng cướp của giết người…”

Linh mục Tiến Lộc trải qua những ngày tù bình an và lạc quan giữa bao điều khốn khó. Ông học thêm được tiếng Nga và tiếng Trung hoa trong tù, tập hát và làm trò chơi nhỏ với những người bạn tù, đem lại sự lạc quan và ấm áp tình người. Khi được hỏi, ông tâm tình rằng mình đã an nhiên giữa mọi thứ, do luôn mang theo bên mình Đức Tin và Tinh thần Hướng đạo.

Trong tù, ông đã làm Lễ Lên Đường trong ngành Hướng đạo cho linh mục Phạm quang Hồng, người cũng ở tù chung. Linh mục Hồng là người hiện nay đang sống ở nước ngoài, có những bài giảng Công giáo hàng tuần được giáo dân ghi lại, để trên youtube, với lối nói chuyện hài hước và gần gũi, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem.

Một trong những nỗ lực thầm lặng của Đức Tổng giám mục Phao Lô Nguyễn Văn Bình cho đến khi qua đời, là ông đã liên tục gửi thư kêu gọi nhà cầm quyền hãy trả tự do cho những linh mục bị giam giữ vô cớ hoặc đang đau yếu. Linh mục Tiến Lộc được trả về sau hơn phân nửa thời gian thụ án. Ông được trả về vào ngày 28 Tết. Khi ấy, thăm hỏi ông, Đức Tổng giám mục nói có nghe ai ở tù chung với linh mục Lộc đều rất vui vẻ. Ông cười, trả lời rằng “Thưa Đức Tổng, bây giờ người ký bài sai ra lệnh cho con vào tù đi, con xin vâng lời ngay. Ra tù thì khó, chứ vào tù thì dễ lắm Đức Tổng ạ”.

Người suốt đời đóng góp cho xã hội, xây dựng tinh thần giới trẻ tự do, kết nối cộng đồng hòa bình anh em như linh mục Tiến Lộc thì có tận tụy hơn chắc ông cũng không được trao tặng huân chương, hay một bằng cấp nào đó của chính quyền ban cho. Nhưng sức ảnh hưởng của ông thì vô cùng lớn và tác động đến nhiều thế hệ, là chỗ dựa để nhận biết tình thương, tình đồng bào và sự cống hiến của đời người là gì.

Sự ra đi của ông nhắc cho nhiều thế hệ người Miền Nam tiếc nhớ rằng sẽ không dễ tìm được những tấm gương sáng như linh Mục Tiến Lộc, Nguyễn hùng Trương, Nguyễn hiến Lê, Hoàng xuân Việt, Thu Giang Nguyễn duy Cần.. đã từng nở rộ trong nền giáo dục với tinh thần tự do.

Nguồn: Khanh Nguyễn (Tuấn Khanh)

From:TU-PHUNG

 

Canada xét đơn tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm quy định về lao động của CPTPP.

Lmdc Viet Nam

Chính phủ Canada đồng ý xét đơn tố cáo Chính phủ Việt Nam vi phạm Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc và Chương 19 (Lao động) của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trên trang web của mình, Chính phủ Canada cho biết Ottawa đưa ra quyết định trên sau khi nhận được một bản đệ trình dưới dạng “Thông tin Công cộng” theo Chương 19 (Lao động) của Hiệp định CPTPP vào ngày 15/3 vừa qua.

Bản đệ trình này là của Liên hội Người Việt Canada (VCF) với sự trợ giúp của các hiệp hội thành viên VCF tại Canada, Cộng đồng Người Việt tại Nam Úc, và Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Chính trị tại Âu Châu có trụ sở tại Pháp.

Theo đó, bản đệ trình cáo buộc rằng Bộ luật Lao động của Việt Nam không tuân thủ các nghĩa vụ trong Chương 19 (Lao động) của CPTPP liên quan đến “quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể” theo Tuyên bố năm 1998 của ILO về Các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc.

CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 quốc gia, trong đó Canada tham gia từ năm 2018 và Việt Nam tham gia một năm sau đó. Đây là hiệp định thay thế Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump rút ra khỏi hiệp định này.

* Ký thì ký chứ nhà cầm quyền CSVN không bao giờ tuân thủ các điều khoản của những hiệp định đã ký.

CSVN = luật rừng, ai cũng biết.

TL RFA

Bạn biết tại sao Việt Nam đầy rẫy kẻ lừa lọc xấu xa hay không?

Nghệ Lâm Hồng

Để kể cho nghe!

Anh bạn Bác Sĩ nhà giàu có bạn tôi xưa giờ chỉ mang giày các hiệu lâu năm của Sài gòn, hôm tôi đi nước ngoài mua giúp anh ấy một đôi giày Hush Puppies giảm 50% đâu gần 2 triệu đồng.

Anh mang rất thích thú, nhưng sau đó nghe ai đó mách ở Sài Gòn có mấy chỗ bán giày hiệu bị lỗi hay ăn cắp từ nhà máy giá đôi đó chỉ tầm 7 -8 trăm nghìn, thì anh ấy bắt đầu phân vân!

Mới đây anh ấy muốn đi mua thêm một đôi Geox giống tôi đang mang để tiện tập thể dục đi bộ! Tôi nói cuối tháng sau tao đi Thái chọn hàng giảm giá mua cho, tầm hơn 2 triệu thôi! Nhưng anh ta quyết định tìm đến nơi bán hàng lỗi đó và bị thuyết phục mua 2 tặng 1 mua 3 đôi với giá 1 triệu/ đôi đầy sung sướng về khoe tôi! Khi lấy so với đôi Geox tôi đang dùng thì thấy rõ 3 đôi anh ấy mua là hàng Trung Quốc giả 100%!

Người Việt Nam chúng ta luôn muốn được HỜI trong mua sắm! Chúng ta muốn mua một chai nước hoa xách tay thay vì mua trong Mall lớn đàng hoàng! Chúng ta thuê một công ty giúp việc nhà thấy được là muốn thuê riêng con bé đấy để được giá rẻ hơn! Chúng ta hạnh phúc khi mua quần áo ăn cắp trong xưởng tuồn ra hơn là vào Shop mua đường đường chính chính…

Vậy đó, chính chúng ta nuôi dưỡng phát triển bọn ăn cắp mua gian bán lận này kia chớ không có chúng ta nó bán cho choá à? Và khi thay vì ta ủng hộ những người mua ngay bán thẳng với giá mắc hơn, thì vì Ham Rẻ Hám Lời mà chúng ta ủng hộ bọn lừa đảo ăn cắp xấu xa mà bọn ấy thì tội gì không tẩm chất độc vào mồm chúng ta!

Với Tư Duy Ham Rẻ Hám Lợi không ngay thẳng đó, chúng ta đang chờ đợi người khác lừa mình!

Một xã hội xấu xa thì lỗi chủ yếu do chính chúng ta tạo nên mà thôi! Hãy sửa mình đừng đổ thừa và chửi bới nữa, bởi vì nó chẳng giúp được chúng ta bao nhiêu đâu!

Sưu tầm

Ngôi sao nhạc Pop Nga chỉ trích Putin được tìm thấy đã chết sau khi ngã xuống nước.

Ngôi sao nhạc Pop Nga chỉ trích Putin được tìm thấy đã chết sau khi ngã xuống nước.

Bài của Shannon Power • Hôm qua 6:37 A

Người sáng lập một nhóm nhạc pop có bài hát trở thành bài quốc ca trong các cuộc biểu tình phản chiến ở Nga đã qua đời ở tuổi 34 vào Chủ nhật.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu trong đại hội của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSSP) vào ngày 16 tháng 3 năm 2023, tại Moscow, Nga. Một nhạc sĩ chế giễu tổng thống đã chết sau khi chết đuối vào Chủ nhật. © Contributor/Getty Images Europe

Dima Nova—tên thật là Dmitry Svirgunov—đã thành lập nhóm nhạc điện tử nổi tiếng Cream Soda và chỉ trích dinh thự được cho là trị giá 1,3 tỷ USD của Tổng thống Nga Vladmir Putin trong bài hát “Aqua Disco”. Bài hát thường được hát tại các cuộc biểu tình trước và trong những ngày đầu khi Nga xâm lược quân sự Ukraine và các cuộc biểu tình nhanh chóng được gọi là “Bữa tiệc vũ trường Aqua”.

Nova rơi xuống băng khi băng qua sông Volga của Nga ở vùng Yaroslavl, phía đông bắc Moscow, theo trang web tin tức People Talk của Nga. Anh ấy đi cùng anh trai Roma và hai người bạn.

Cream Soda đã thông báo về việc Nova qua đời vào thứ Hai trên Instagram.

“Chúng tôi đã gặp một thảm kịch đêm qua. Dima Nova của chúng tôi, cùng với những người bạn, đang đi dọc sông Volga và bị ngã dưới lớp băng. Bộ Tình trạng Khẩn cấp vẫn đang tìm kiếm anh trai của anh ấy là Roma và bạn của anh ấy, Gosha Kiselev. Aristarchus, của chúng tôi người bạn cũng rơi xuống dưới lớp băng, đã tìm thấy,nhưng không thể cứu được. Ngay khi có thông tin từ Bộ Tình trạng khẩn cấp, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn”, nhóm này viết trong chú thích.

Nguồn: Russian Pop Star Who Criticized Putin Found Dead After Drowning

From: Phan Sinh Trần

Song Chi: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…

Diễn Đàn Thế Kỷ

Bà Thạch Thị Phay

Người phụ nữ có khuôn mặt chất phác, tiếng Việt nói không giỏi, tiếng Khơ Me có đỡ hơn nhưng cũng không diễn đạt được tốt. Bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình, một cuộc đời quá đỗi bất hạnh, nhục nhằn, nhưng với một giọng bình thản, như kể chuyện đời của ai khác. Không có một giọt nước mắt. Nhưng chính vì thế mà người nghe càng thêm đau xót…

Nếu tính từ ngày bà bị công an bắt giam lần đầu tiên năm 1985 cho tới nay là 37 năm, còn nếu tính từ khi bà bỏ trốn sang Campuchia năm 2000 là 32 năm, với bao nhiêu cay đắng, mà nguyên nhân chỉ bởi vì đâu?

 Chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì bà theo đạo Tin Lành, tin Chúa và không muốn bỏ đạo, bỏ Chúa. Cụ thể hơn là Tin Lành Đấng Christ (đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 60, 70 nhóm/hệ phái khác nhau, nhưng nhà nước cộng sản chỉ cho phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã nằm trong sự kiểm soát, khống chế của đảng và nhà nước, là được phép hoạt động, còn các hội thánh, hệ phái khác đều không được công nhận và bị đàn áp). Có điều gì vô lý đến vậy mà lại là chuyện có thật….

***

Bà Thạch Thị Phay sinh năm 1951, tại ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình người Khmer Krom (người Khmer Nam Bộ, người Khmer Việt Nam, người Việt gốc Miên). Cha mẹ bà Phay có tất cả 14 người con, bà và người chị sinh đôi Thạch Thị Pát là hai người con nhỏ nhất –13 và 14. Tuy sinh nhiều vậy nhưng lại nuôi không được bao nhiêu, 6 người chết lúc tuổi còn nhỏ.

Cha mẹ bà Phay làm nghề nông, nghèo nên con cái không được đi học nhiều. Bản thân bà Phay chỉ học đến lớp Ba, tiếng Việt đọc và viết đều kém, tiếng Khmer đỡ hơn một chút nhưng cũng kém. Từ nhỏ cô bé Phay đã phải phụ giúp gia đình, đi coi trâu, làm ruộng.

Vùng quê bà Thạch Thị Phay là vùng “xôi đậu”, những cuộc tranh chấp, đụng độ liên miên xảy ra giữa hai phe Quốc gia và Cộng sản. Khi cô Thạch Thị Phay 19, 20 tuổi, thì một số thanh niên, phụ nữ trong đó có cô bị Việt Cộng bắt vào chiến khu để phục vụ cơm nước, chùi rửa, lau dọn; thỉnh thoảng cô phải chăm sóc các du kích quân bị thương hoặc khiêng xác chết. Sau 3 năm, cô chạy thoát, trở về nhà.

Năm 1975 cô Thạch Thị Phay lập gia đình với anh Thạch H., cũng là người Khmer Krom, cũng là dân làm ruộng. Theo thời gian họ có 3 đứa con: một trai, hai gái.

Phần lớn người Khmer Krom theo đạo Phật, gia đình nhà chồng và bản thân chồng bà Thạch Thị Phay cũng vậy. Nhưng bà lại theo đạo Công giáo, rồi sau theo đạo Tin Lành, đặt hết niềm tin vào Chúa. Bà thường đi dạy cho đám trẻ con trong vùng những bài thánh ca mà bà biết. Chính quyền địa phương không bằng lòng như vậy. Sau vài lần đánh tiếng hăm dọa, cuối cùng vào một ngày tháng 6.1985 họ bắt bà Thạch Thị Phay, giam ở Nhà tạm giữ Công an huyện Trà Cú, với tội danh “làm mất trật tự trị an”. Công an còn đổ tội vì bà đi dạy thánh ca, lũ nhỏ ham nghe mà bị mất xe, mất bò, mất trâu.

Trong quá trình bị giam giữ, thẩm vấn ở đây, bà Thạch Thị Phay bị công an đánh đập – họ tát mạnh đến nỗi hai bên tai đều bị ảnh hưởng – bị lãng tai, rồi họ dùng dùi cui đánh vào đầu, vẫn còn dấu vết lõm trên đỉnh đầu. Bà Thạch Thị Phay bảo vì vậy mà từ đó bà hay bị nhức đầu, đầu óc cứ “nhớ nhớ quên quên, nói trước quên sau”. Có lần họ còn đẩy mạnh đến mức bà té sấp mặt vào đống kính bị vỡ trên mặt đất, mảnh vỡ đâm vào mặt, vào tay. Những di chấn tâm lý, tinh thần của thời gian ở tù này còn để lại mãi sau này.

Khi bà Phay bị tù, ở nhà chồng đã bán miếng đất của cha mẹ để lại cho bà nên khi ra tù, bà phải về ở chung với bố mẹ chồng và chồng con. Bố chồng kêu hai vợ chồng bà Thạch Thị Phay ra ngồi nói chuyện rồi hỏi bà có bỏ đạo, bỏ Chúa không, khi bà Thạch Thị Phay nói không, bố chồng bảo bà gây phiền phức cho gia đình, nếu ông Thạch H., chồng bà Thạch Thị Phay không thôi (bỏ) bà thì bố chồng sẽ uống thuốc tự tử. Ông Thạch H. chỉ khóc, không nói gì. Bà Thạch Thị Phay đứng lên nói đại ý: “Khi còn trẻ, con thương ba mẹ chồng rồi mới thương đến chồng, vì ba mẹ chồng đi nói với ba mẹ con xin cưới; bây giờ ba mẹ chồng hết thương con rồi thì thôi theo ý ba mẹ đi. Bây giờ người nào lấy tài sản của ba mẹ tui cho thì nuôi con, còn tui xin đi một mình tui”.

Mẹ của bà Thạch Thị Phay chết từ trước khi bà lập gia đình, người cha chết năm 1982. Khi rời khỏi gia đình nhà chồng, bà Thạch Thị Phay về ở với người chị sinh đôi Thạch Thị Pát ở ấp Sóc Giụp, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Gia đình người chị cũng làm ruộng. Sống với người chị nhưng bà Thạch Thị Phay không đi làm ăn được gì, một phần vì cái giấy thả chỉ ghi là “tạm tha”, có nghĩa là vẫn có thể bị bắt lại, một phần vì không có giấy tạm trú tại địa phương của gia đình người chị, nên công an cứ thường xuyên tới kêu đi trình diện, đi làm giấy tờ tạm trú mỗi tháng. Đường thì xa, phải đạp xe đi rất vất vả. Rồi mỗi lần có người quen trong nhóm đạo Tin Lành tới thăm bà Phay là công an chặn lại hoạnh họe, gia đình người chị và ông anh rể cũng lục đục cãi nhau vì những phiền hà do bà Phay mang lại. Mà thật ra hồi đó những người theo đạo Tin Lành “nằm ngoài hệ thống” như bà Phay đâu đã có nhà thờ, có mục sư hay sinh hoạt tôn giáo gì, chỉ là vài ba người gặp nhau, bà Phay biết chút chút tiếng Khmer, tiếng Việt thì dạy cho mấy người khác biết cầu nguyện khi ăn cơm, khi ngủ, biết cái gì chỉ cái đó, cũng không có sách vở gì để tìm hiểu thêm. Vậy mà bao nhiêu phiền hà xảy ra. Buồn bực, năm 1990 bà Thạch Thị Phay liền tìm đường trốn sang Campuchia.

Ngày 4. 4.1990 bà Thạch Thị Phay tìm người dẫn đường đưa sang Campuchia, dự định từ đó sang Thái Lan, nhưng rồi trên đường đi xuyên rừng họ đụng phải một tốp lính Para (“lực lượng kháng chiến Para” người Khmer này là một nhóm quân lính ở trong rừng, vừa chống lại cộng sản Việt Nam vừa chống lại cộng sản Campuchia). Tốp lính Para này bắt bà Phay đem về “doanh trại” của họ nằm sâu trong rừng.

Chỉ một thời gian ngắn phải “qua tay” bao tên lính Para, bà Thạch Thị Phay đã bị bệnh phụ nữ. Bọn họ đưa bà tới gặp một bác sĩ của họ. Người bác sĩ này thấy tội nghiệp bà Thạch Thị Phay nên tìm cách giúp bà. Theo lời bác sĩ, ngày 30.4 là ngày có một nhóm bác sĩ, y tá tới “đổi ca”, bà Thạch Thị Phay tới gặp bác sĩ, đi theo xe của bác sĩ chạy thẳng tới một bệnh viện ở Thái Lan. Nằm gần bệnh viện là một trại tiếp nhận người tỵ nạn tạm thời, bà Thạch Thị Phay liền tới trại xin tỵ nạn. Họ ghi tên tuổi, lý lịch của bà sau đó chuyển bà tới trại Phanat Nikhom. Ở đây có khá đông người Việt, người Khmer Krom, người Hmong…tỵ nạn.

Năm 1990 bà Thạch Thị Phay quen ông Sơn N., người Khmer Krom, quê ở Sóc Trăng. Ông Sơn N. tâm sự vợ ông chết, ông có 9 người con đều còn ở lại Việt Nam, riêng bản thân ông vì là lính VNCH, sau 1975 bị đi “học tập cải tạo” một thời gian rồi khi về nhà cuộc sống cũng không yên ổn nên ông bỏ sang Campuchia rồi sang Thái Lan. Thời gian đó ông đang làm công việc thiện nguyện cho Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc.

Cuối năm 1991 đầu năm 1992 bà Thạch Thị Phay được chuyển qua trại Kikiew, lúc này bà đang mang bầu đứa con của ông Sơn N. Trước ngày bà sanh khoảng 3 tháng thì ông Sơn N. phỏng vấn đậu và được đi định cư ở Úc. Sau khi ông đến Úc khoảng 2 tháng rưỡi thì bà được tin ông lấy vợ mới.

Bà Thạch Thị Phay sanh con ở trại. Một bé gái. Bà đặt tên con là Sơn Hồng Nâu, tên ở nhà là bé Nụ.

Phỏng vấn 2 lần bị rớt, năm 1996 bà Thạch Thị Phay có tên trong danh sách cưỡng bức hồi hương. Buồn rầu quẫn trí, khi đến ngày bị đưa đi hồi hương, bà lấy dây cột tay hai mẹ con với nhau rồi uống thuốc tự tử. Khi người ta phát hiện ra thì bà đã bất tỉnh, họ vội vàng kêu xe cấp cứu đưa bà Thạch Thị Phay vào bệnh viện.

Ngày 20.2.1997 bà Thạch Thị Phay lại bị cưỡng bức hồi hương, lần này rút kinh nghiệm sợ bà lại tự tử, người ta không cho biết, chỉ nói là mời bà Thạch Thị Phay đi họp một chút. Nhưng khi bà tới thì họ đưa vô trại giam luôn. Nửa đêm người ta đến đưa hai mẹ con đi. Trên người bà Phay chỉ có một bộ quần áo. Từ sân bay Thái Lan bay về sân bay Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn. Công an Trà Vinh lên đón ghi tên tuổi bà Phay, sống ở huyện nào, xã nào…rồi cho xe chở về thả ngay tại bến xe. Không có một đồng trong túi, bà ôm con ngồi khóc.

Giữa lúc đó may mắn có một người quen đi qua chở hai mẹ con về nhà anh ta, một thời gian sau anh ta lại chở hai mẹ con về trình diện xã, ấp, huyện nơi bà từng sinh sống. Bà sống tạm nhà gia đình một anh chị khác vì người chị sinh đôi, Thạch Thị Pát đã đi Canada từ năm 1993.

Thời gian này thỉnh thoảng có các mục sư, những người cùng theo đạo Tin Lành đến thăm bà Thạch Thị Phay nên công an lại để ý.

Hồi hương được 3 tháng thì bà Thạch Thị Phay nhận được tiền của UN dành cho những người tỵ nạn đã hồi hương. Có tiền, bà mướn đất, cất cái chòi ở xã Đa Lộc, ấp Hương Phụ B, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, gần với nhà thờ để lui tới đi sinh hoạt. Bà cũng mua kẹp, bông, bàn máy may, vải…làm kẹp vải, làm bông đi bán, hai mẹ con sống qua ngày.

Một hôm có một đoàn mục sư Tin Lành gồm 16 người nước ngoài – người Campuchia, người Pháp…tới Trà Vinh có việc, nghe nói tới trường hợp của bà Thạch Thị Phay là người Khmer Krom theo đạo Tin Lành, từng trải qua bao nhiêu khó khăn, nhục nhằn, bị đàn áp vì niềm tin tôn giáo, nên họ tìm đến thăm, và cầu nguyện tại nhà bà Phay. Sau sự việc đó công an địa phương lại bắt bà Phay. Công an lấy lý do là bà Phay không đi trình diện thường xuyên và vẫn tụ tập, theo đạo.

Bà bị tạm giam một ngày, nhưng vì bà kêu nhức đầu, la hét nên công an đưa tới bệnh viện tâm thần. Bác sĩ khám xong, chứng nhận bà có dấu hiệu bệnh tâm thần nên công an không bắt nhốt mà chỉ bắt hàng tuần phải đi trình diện. Mặc dù vậy sau khi bà được thả, công an lại tiếp tục tới lui xách nhiễu, theo dõi và cô lập. Đến năm 2003 bà Thạch Thị Phay lại dẫn con đi Campuchia.

Sang Campuchia, bà đi phụ lặt rau, dọn dẹp ở chợ kiếm tiền. Bận rộn ngoài chợ cả ngày, bà để bé Nụ lúc đó đã 11 tuổi ở nhà một mình. Và cô bé đã bị một nhóm thanh niên người Khmer bắt cóc, may mà một thời gian ngắn sau cô bé lại trở về được.

Cuộc sống của hai mẹ con khó khăn quá, bé Nụ lại bị bệnh mà bà Phay không làm sao có tiền chạy chữa. Một người quen, cũng ở cùng quê với bà Thạch Thị Phay – bây giờ coi sóc một trại trẻ mồ côi, có tên là Sofoda – biết chuyện, đến nói với bà Phay là ký giấy gửi con cho trại, họ sẽ đưa cô bé đi chữa bệnh, cho cô bé ăn học. Bí quá bà Thạch Thị Phay đành đồng ý. Lúc đó là tháng 6.2003. Bé Nụ sinh năm 1992 nhưng sau đó trại trẻ mồ côi làm lại giấy, đổi lại năm sinh 1996, họ bảo để cho bé Nụ không “mặc cảm” khi ngồi học chung với những đứa bé nhỏ tuổi hơn nhiều. Bà nghe vậy thì biết vậy.

Bé Nụ được đưa đi bác sĩ, được học tiếng Khmer. Bà Phay ngày ngày ra chợ lặt rau, rồi cứ mười bữa nửa tháng bà lại đến nhà trẻ thăm con.

Bà Thạch Thị Phay và bé Nụ (bộ đồ màu Vàng)

Nhưng đến tháng 4.2004 bà đến nhà trẻ thì không thấy con đâu, đám trẻ con ở đó bảo Nụ đi Pháp rồi. Bà quýnh quáng hỏi nhân viên nhà trẻ, sao không cho tôi biết để tôi tạm biệt con tôi. Người ta nói không thể cho bà biết vì họ nói dối cặp vợ chồng xin con nuôi là Nụ được đem cho từ hồi mới hơn tháng tuổi, không biết mẹ là ai.

Tháng sau bà lại đến nhà trẻ. Thấy bà khóc lóc suốt, nhân viên đành gọi điện thoại cho bà nói chuyện với con. Chỉ nói được câu sao con không cho mẹ biết để mẹ đưa tiễn ra sân bay lần cuối rồi bà khóc. Bé Nụ nói người ta cấm, người ta không cho biết. Rồi hai mẹ con cùng khóc. Không nói được gì. Điện thoại bị ngắt. Đó là lần duy nhất bà Phay được nói chuyện với con.

Người ta nói với bà bé Nụ được một cặp vợ chồng nha sĩ người Pháp nhận nuôi, họ thương yêu cho ăn học đàng hoàng, bà đừng có lo buồn nữa, bao giờ nó lớn, trên18 tuổi họ sẽ cho nó gặp lại mẹ.

Buồn rầu bà Thạch Thị Phay lại quay trở về Việt Nam. Lại cất cái chòi trên đất nhà người chị thứ 5, lại đi bán kẹp, bán bông sống qua ngày và càng năng nổ nhiệt tình đi sinh hoạt với nhóm Tin lành sắc tộc Đấng Christ, dường như chính việc dồn hết lòng tin yêu vào Chúa đã cho bà chút nghị lực, niềm tin để mà sống.

Nhưng chính quyền không bao giờ chấp nhận các hội nhóm Tin Lành Đấng Christ, bất cứ khi nào các nhóm hội họp sinh hoạt, cầu nguyện là đều bị chính quyền địa phương cho công an, du kích giả danh côn đồ đàn áp.

Ngày 4. 4.2009, xảy ra vụ Thạch Thanh Nô là một thanh niên trẻ, 18 tuổi, người Khmer Krom, ngụ ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, sau khi đến nhà bà Thạch Thị Phay để cùng sinh hoạt nhóm, cầu nguyện, thờ phượng Chúa, lúc ra về thì bị một đám công an, du kích giả danh côn đồ đánh đến trọng thương, rồi chết sau đó cùng ngày trên đường được đưa đến Bệnh viện.

Khi gia đình và anh chị em trong Hội thánh đưa xác nạn nhân về nhà làm lễ an táng thì chính quyền xã Ngọc Biên, công an huyện Trà Vinh đã đến nhà cha mẹ Thạch Thanh Nô dọa nạt, ép gia đình phải khai là Thạch Thanh Nô uống rượu, lái xe và “bị tử vong là do tai nạn giao thông”, gia đình phải chấp nhận không yêu cầu khám nghiệm tử thi, không khiếu nại và tự giải quyết hậu quả vụ việc. Chính quyền cũng dọa nạt, hối thúc gia đình sau 3 tiếng đồng hồ phải chôn cất ngay nêu không thì chính quyền sẽ thực hiện khám tử thi tịch thu xác, vì sự thiếu hiểu biết của gia đình và sự hoảng loạn lúc tang gia bối rối, cho nên gia đình đã ký vào văn bản của chính quyền xã Ngọc Biên đã được lập sẵn, sau đó tiến hành hỏa táng theo phong tục người Khơme Krom.

Trên báo chí nhà nước, công an, chính quyền địa phương còn phủ nhận Thạch Thanh Nô là không phải tín đồ Tin lành.

Sự việc được nhiều người trong Hội Thánh làm chứng và tất cả những ai làm chứng đều bị bắt bớ, đánh đập dã man. Mục sư Nguyễn Công Chính, người thành lập Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc (VPEF) và là người đã lên tiếng vụ này với báo, đài bên ngoài đã bị đàn áp và vụ này cũng được nêu lên như một trong những lý do để cáo buộc mục sư Nguyễn Công Chính về tội Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 Bộ Luật Hình sự trong phiên tòa tỉnh Gia Lai xử Mục sư Nguyễn Công Chính 3 năm sau đó, ngày 26.3.2012, bản án là 11 năm tù giam.

Nhiều người trong Hội Thánh thì bị đàn áp nặng nề phải chạy trốn khỏi địa phương, trong đó có bà Thạch Thị Phay, người cũng rất tích cực lên tiếng về vụ việc. Bà chạy lên Sài Gòn sau đó chạy sang Campuchia và được các tổ chức nhân quyền sở tại giúp đỡ, thuê nhà trọ cho bà ở. Nhưng chưa được bao lâu thì chủ nhà trọ báo cho bà hay là có 2 người đàn ông Việt Nam tìm đến khu vực đó hỏi về bà. Các tổ chức nhân quyền vội đưa bà chạy thoát sang Thái Lan.

Ở Thái Lan, bà Phay nộp đơn với CUTN/LHQ, nhưng lần nữa bị từ chối tư cách tị nạn.

Bà đi mướn phòng trọ, đi bán bông bán kẹp sống lay lắt. Mãi đến năm 2015 khi gặp được tổ chức BPSOS và được giúp làm lại hồ sơ, bà Thạch Thị Phay mới được chấp nhận là người tỵ nạn. Với quy chế tị nạn, bà Phay chính thức được bảo vệ bởi Liên Hiệp Quốc, được trợ cấp tài chánh hàng tháng do lớn tuổi lại bệnh hoạn, và, quan trọng hơn cả, có cơ hội định cư tị nạn ở một quốc gia thứ ba.

Cuối năm 2016 bà Phay được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn định cư. Nhưng nhân viên phỏng vấn lại hoài nghi thắc mắc về thời kỳ “làm hậu cần cơm nước cho Việt cộng” hồi trẻ của bà, thêm vào đó, ngôn ngữ, cách diễn đạt không giỏi, nhớ trước quên sau của bà khiến họ không tin và đơn xin định cư của bà bị từ chối. Cánh cửa định cư Hoa Kỳ thực sự đã đóng.

Từ đó đến nay bà Thạch Thị Phay tiếp tục chờ đợi trong mỏi mòn. Không chỉ riêng bà Thạch Thị Phay, tổ chức BPSOS cho biết, theo danh sách của BPSOS, có đến 26 hộ gia đình cựu thuyền nhân đã bị bỏ rơi và mất cơ hội định cư. Từ nhiều năm qua, các luật sư của BPSOS đã cố gắng giúp họ bằng cách mở lại hồ sơ xin tị nạn với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, nhưng thủ tục mở lại hồ sơ sẽ mất từ 3 đến 5 năm và không gì bảo đảm CUTN/LHQ sẽ công nhận tư cách tị nạn của họ.

Ước mong của bà Thạch Thị Phay không chỉ là tìm được một chỗ định cư để được sống bình an trong những năm tháng cuối đời, mà còn là làm sao tìm lại được bé Nụ. Không phải để giành lại con với ai, mà chỉ muốn được gặp lại con, được biết cuộc sống của “bé Nụ” bây giờ ra sao. Bà vẫn còn lưu giữ được những thông tin ít ỏi về gia đình nhận nuôi bé Nụ. Bà cũng đã từng tìm đến nhà trẻ mồ côi đó nhưng họ đã dọn đi đâu mất không ai biết. Bà cũng từng nhờ cậy nhiều người, kể cả báo với UNHCR vào năm 2016 và họ đã đi tìm, vẫn không thấy.

Trả lời câu hỏi tại sao có 4 người con nhưng bà lại đau đáu nhớ thương “bé Nụ”, mong ngóng được gặp lại bé Nụ nhất, bà trả lời khi bà phải rời bỏ nhà ra đi, ba người con kia dù sao cũng còn được sống với cha, với gia đình bên nội, lại có anh có em, còn bé Nụ không cha, không anh chị em ruột, không có ai thân thích ngoài mẹ, lại phải rời xa mẹ từ nhỏ nên bà phải thương nhiều hơn. Đôi mắt như mờ đi, bà Thạch Thị Phay lập đi lập lại: Tôi nhớ con, nhớ bé Nụ lắm. Nhiều lúc tôi chỉ muốn chết.

Bà Thạch Thị Phay và cuộc sống hiện tại.

Liệu bà có gặp lại được con? Liệu bà có được sống bình yên những năm tháng còn lại ở một quốc gia nào đó? Chỉ mong sao cả hai điều ước ấy sẽ trở thành hiện thực – với người phụ nữ mà cuộc đời quá đỗi bất hạnh này…

Đầu tư kinh doanh kiểu Việt Nam-Đọc và nghiền ngẫm

Van Pham

Đọc và nghiền ngẫm: – Đầu tư kinh doanh kiểu Việt Nam

Có 1 thằng Tây đi lang thang đến 1 ngã 4 đường. Anh ta dòm quanh thấy xe cộ nườm nượp, nhưng chung quanh trống vắng quá bèn cắm dùi mở 1 cây xăng. Xe cộ qua lại ghé vào đổ xăng ủng hộ.

Một anh Tây khác ghé đổ xăng thấy chỗ này kinh doanh cũng được. Anh ta qua bên kia đường mở một cái Garage sửa xe để phục vụ những người ghé vào đổ xăng.

Thế rồi 1 anh Tây khác đi ngang thấy vậy bèn qua bên kia đường mở 1 cái nhà hàng phục vụ ăn uống. Một anh khác đi ngang qua…thấy ngã 4 đường có quán ăn, cây xăng, gara có vẻ sầm uất, thế là anh ta qua góc còn lại mở 1 cái Hotel.

Chẳng mấy chốc, ngã tư đường sầm uất hẳn lên…rồi mọi người đến mở thêm tiệm hoa, tiệm thuốc, tiệm cắt tóc v.v….Khu vực trở thành 1 trung tâm thương mại đông đúc. Bà con sống hạnh phúc với nhau.

Chuyện Tương Tự….

Một anh Việt Nam đi lang thang tới 1 ngã tư đường. Anh ta dòm quanh thấy trống vắng quá bèn cắm dùi mở 1 cây xăng. Xe cộ qua lại ghé vào đổ xăng ủng hộ.

Ngày kia có 1 anh Việt Nam khác đi ngang thấy cây xăng kinh doanh khá qúa, bèn qua bên kia đường mở 1 cây xăng giống y chang rồi bán rẻ hơn 1 chút.

Rồi anh Việt Nam thứ 3 đi ngang, thấy 2 thằng kia làm ăn được bèn chạy qua góc kia mở cây xăng thứ 3, giảm giá thêm chút nữa để cạnh tranh…

Đến đây thì chắc bạn đã biết chẳng mấy chốc góc còn lại có thêm anh Việt Nam thứ 4 mở cây xăng thứ 4 và lại giảm giá bán thấp hơn

Anh thứ 1 chưa kịp thu hồi vốn mà cũng không thể giảm giá nữa vì giá giảm 4 lần lỗ rồi…nên anh ta buộc phải pha tạp chất vô xăng để mà bán kiếm sống.

Anh thứ 2 thấy anh 1 pha tạp chất nên trương cái băng rôn lên bảo rằng ” Tiệm số 2 mới là cây xăng Gốc…chính hiệu”…

Anh thứ 3 đứng bên kia đường xỉa xói “Mày căng băng rôn bảo mày chính hiệu, mày là xăng gốc…thế khác nào mà bảo tao bán đồ dỏm à?”…Thế là anh số 3 vác hàng qua đánh lộn với anh số 2.

Anh số 4 thấy thế móc Iphone ra quay phim lại rồi post lên mạng ghi Status ” Haizz…làm ăn bây giờ sao bất chính quá…toàn côn đồ và lừa gạt”.

Cư dân mạng Facebook share rầm rầm thương cảm anh số 4…Báo mạng ăn cắp hình anh số 4 về giật tít ” Giang hồ đại chiến giành bảo kê ngành xăng dầu”….vô tình tới tai một sếp Công An…sếp công an thấy cai Băn Rôn của anh số 2 mới giật mình “hèn gì chiếc Roll Royce người ta cho mình đổ xăng xong thì không chạy nữa….thì ra thằng số 1 nó Pha tạp chất”…thế là cho Lính xuống kiểm tra.

Lính xuống kiểm tra anh số 1…anh số 1 chửi bới ko cho kiểm tra. Móc Iphone ra quay lại đoàn kiểm tra và Hù “Mấy anh sao chỉ kiểm tra 1 mình tui?” Đoàn Kiểm tra sợ bi đăng lên mạng nên đành làm đúng chức năng…đè 3 thăng kia ra thanh tra luôn.

Té ra cả 4 thằng ai cũng pha tạp chất hoặc bơm không đúng lượng hoặc gắn chip ăn gian. Thế là đóng cửa hết 4 cây xăng. 4 thằng phá sản…lại đi lang thang.

Góc đường bây giờ lại trống vắng với 4 cây xăng bỏ hoang tàn phế theo thời gian.

Một thời gian sau, người ta thấy ở ngã tư ấy xuất hiện 4 anh đánh giày và hằng ngày các anh này vẫn đánh nhau để dành khách, heheheeeeee

Nguồn : Sưu tầm

Thật và Ảo – Nguyễn Ngọc Duy Hân

Bài viết về Chat GPT – Duy Hân

Nguyễn Ngọc Duy Hân

Ông bà ta ngày xưa hay nói: “Dò sông dò biển dễ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”, nhiều hành động gian tà đã đem lại lợi nhuận cho kẻ ác, “lộng giả thành chân”. Còn ngày nay với khoa học kỹ thuật ngày một tân tiến, thật và ảo rất khó phân biệt. Mới đây có người bị lừa vì máy giả được giọng người thân xin tiền.

Bạn đã thử qua ứng dụng Chat GPT (Generative Pre-trained Transformer) chưa? Nó được sử dụng trong dịch thuật, tóm tắt hoặc phân loại các văn bản, sáng tạo câu chuyện, trả lời câu hỏi, tìm kiếm thông tin rất mau chóng, tiện lợi.

Với khả năng học hỏi và suy nghĩ giống như con người, Chat GPT dùng trí thông minh nhân tạo để tạo ra các ứng dụng thực tế trong y tế, giáo dục, tài chính, buôn bán, quảng cáo và rất nhiều lĩnh vực khác. Tôi thuộc loại U60 rồi, tức là cũng chậm không giỏi về computer, nhưng tò mò nên có thử qua. Công nhận “thằng” Chat GPT này khôn thật.

Nó thể trò chuyện thân thiện như một người trợ tá ảo – với hơn 8 triệu tài liệu và 10 tỷ từ ngữ, ngày càng được cập nhật nhiều hơn. Đối thoại với Chat GPT thấy gần gũi, ngắn gọn cụ thể hơn tự tìm kiếm thông tin trên Google, vì ông Gú-gồ thường cho ra quá nhiều dữ kiện mình mất thì giờ chọn lọc. Với data đã được cài đặt trước trong mọi chuyện trên trời dưới đất, các vấn đề đã được “Chat” trả lời chỉ sau vài giây một cách thú vị và tương đối hợp lý.

Thí dụ tôi than buồn, nó liền an ủi và đề nghị một số cách để làm tôi vui. Tôi bị đau bụng nặng, nó cho biết một số nguyên nhân, cách chữa trị tạm thời và khuyên đi gặp bác sĩ nếu không bớt đau. Nó bảo đừng xức dầu xanh, vì dầu gió là để giúp trong hơi thở hô hấp, không trị đau bụng. Nó rất lịch sự, cái gì không biết thì thú thật không phải lãnh vực của mình, chứ không giả bộ tài giỏi thông thái. Nó dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhanh và chuẩn, hay hơn Google Translation.

Khi mình đọc câu trả lời rồi chê Chat GPT trả lời chưa đúng, nó lịch sự xin lỗi và hứa sẽ tìm hiểu kỹ hơn. Chẳng hạn khi hỏi nó về Cờ Vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa, người làm phần tiếng Việt cho Chat GPT có lẽ là người trẻ bên Việt Nam nên đã trả lời không thiết tha, không đúng ý tôi về lá cờ di sản thiêng liêng, tôi “cự” rồi sửa sai nó, nó xin lỗi rối rít!

Tôi hỏi nó có hiểu tiếng Việt không đánh dấu hỏi ngã không, nó trả lời hiểu, nhưng dù sao cũng mong tôi đánh dấu vào để tránh lẫn lộn. Tôi có test thử một đoạn không bỏ dấu, nó đoán khá đúng.

Chat giúp viết văn, làm thơ theo đề tài mình đưa ra. Nó cũng giỏi toán, giúp xài các thảo chương thành thạo. Chẳng hạn bạn đang bí không biết xài Excel, Chat GPT sẽ giúp ngay, nhất là khi cần viết các program nhỏ, tạo lập trình cho computer. Thầy cô giáo rất lo ngại vì các học sinh lười làm bài tập, lười suy nghĩ có thể mượn Chat làm bài tập homework thay cho mình.

Với phát triển của khoa học, đặc biệt với Chat GPT, nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn với kỹ thuật chuyển khuôn mặt thành khóc hoặc cười, nghệ sĩ không cần có khả năng diễn xuất nữa. Hồi xưa xem kịch, tôi vẫn thường bội phục các diễn viên có thể khóc dễ dàng, ngày nay bạn chỉ cần thâu đoạn video ngắn khuôn mặt bình thường của mình, rồi áp dụng các hiệu ứng, video sẽ thay đổi làm chính bạn đang khóc, đang cười, hoặc đang giận dữ… như một kịch sĩ chuyên nghiệp. Nếu bạn là một MC hay diễn giả mà xui quá hôm đó bị bệnh tắt tiếng, bạn có thể dùng hiệu ứng giả giọng thay thế. Bạn cũng có thể giả là mình nói thông thạo nhiều thứ tiếng.

Bây giờ xin nói chút xíu về Deepfake. Hồi ấy mình xem phim Face/off, thấy 2 người làm phẫu thuật đổi mặt cho nhau, bây giờ chẳng cần phẫu thuật rắc rối, bạn có thể dùng Deepfake lấy khuôn mặt ai đó ghép vào đoạn phim nào đó, người xem sẽ thấy y như thật. Giọng nói cũng được cài đặt và chỉnh sửa như chính người đó đang nói. Một số đã bị ghép mặt mình vào các khúc phim “người lớn”, sống động đến sống sượng.

Ngược lại nếu bị tống tiền khi có người quay tại trận các đoạn phim nóng, mình có thể chống chế đổ thừa là phim giả deepfake, hình ghép photoshop. Như vậy nghề rình rập thâu phim lén cũng có cơ hội mất job! Đã có người với ác ý giả đoạn phim các chính trị gia tuyên bố lung tung, dù sau này biết là “deepfake” nhưng hình ảnh xấu vẫn còn ghi nhớ trong đầu người xem, thật là tai hại. Hồi xưa Trịnh Công Sơn có sáng tác câu “xin cho tôi nguyên vẹn hình hài”, câu hát này có thể hiểu theo nghĩa đen trong phim ảnh Deepfake ngày nay.

Lưu ý nếu nghe giọng người trong gia đình hỏi xin tiền hay yêu cầu điều gì đó khá bất ngờ, mình nên hỏi vặn lại những chuyện trong gia đình để kiểm chứng xem đó là người nhà thật hay người ảo. Chẳng hạn hỏi ông nội tên gì, nick name hồi bé là gì, yêu cầu nhắc lại kỷ niệm, biến cố mới xảy ra trong gia đình. Dĩ nhiên người ảo lừa gạt sẽ ú ớ với các loại câu hỏi này.

Với Chat GPT, bạn cũng không cần học hội họa, chỉ cần cho máy biết bạn đang thích vẽ đề tài gì, kiểu cổ điển hay tân thời, sơn dầu hay màu nước, sặc sỡ hay buồn tối, máy sẽ vẽ ra bức tranh khá giống ý bạn yêu cầu, sau đó bạn có thể chỉnh sửa tùy thích. Công nghệ làm cọ màu, giấy vẽ, họa sĩ thứ thiệt sẽ thất nghiệp. Hồi còn trẻ ở Tây Ninh, tôi đã mò mẫm học vẽ truyền thần, nhìn tấm hình chân dung rồi vẽ lại bằng than chì, tốn rất nhiều thì giờ mà …. không giống. Bây giờ bạn chỉ cần tải vào máy tấm hình chụp, trong vài giây nó sẽ chuyển thành tranh vẽ truyền thần hoặc tranh phác họa bằng than chì, muốn kiểu gì cũng có.

Tôi thích các hình vẽ hoạt họa, trước đây phải làm rất nhiều bước. Bây giờ qua các ứng dụng, máy vẽ bạn thành hình “cartoon” rất dễ dàng. Bạn có tấm hình cũ đen trắng muốn đổi thành hình màu, chuyện nhỏ! Cũng với nguyên tắc dùng trí thông minh nhân tạo, rất nhiều cái “app” như Lenza sẽ vẽ miễn phí cho bạn tấm đầu tiên, sau đó tính $5 một bức. Bạn muốn mình mặc quần áo như Dương Qua – Tiểu Long Nữ giống phim chưởng, hay mặc đồ chiến sĩ ngày xưa trong thời cổ đại ư? Chuyện nhỏ, tí xíu sau bạn sẽ có tấm hình hoặc đoạn video như ý. Tôi đã học xài photoshop mà kết quả không bao nhiêu, bây giờ các app, các “converter” làm dùm cấp kỳ không cần kiến thức gì cả. Hồi xưa mình phải học nhạc lý và cách ghi ký âm nốt nhạc, rồi phải biết nghe và xướng âm chính xác, bây giờ máy có thể làm dùm, chẳng hạn giao cho nó một bài hát dạng MP3, nó có thể tự ghi lại với nốt nhạc đồ rê mi fa cho bạn. Còn việc bảo nó xướng âm dùm một bài hát với nốt nhạc, thì “xưa rồi Diễm”, chẳng khó khăn chi cả. Lên giây đàn piano, đàn tranh, các loại dụng cụ âm nhạc bây giờ có máy nghe rất chính xác, không cần phải có lỗ tai tinh tế rồi đoán mò nữa. Muốn lên tông xuống tông thì dễ như trở bàn tay. Về nhạc, công ty Huawei của Tàu đã khoe họ dùng trí thông minh nhân tạo soạn thêm phần sau cho đoạn giao hưởng mà đại nhạc sĩ Schubert chưa làm xong trước khi qua đời. Với lỗ tai bình thường hoặc loại “đàn gãi tai trâu” như tôi thì rất nể phục, nhưng những bậc thầy trong âm nhạc đã nhận ra những nét không phải Schubert, nghĩa là trí khôn giả không thể nào bằng người thật, nhất là trong nghệ thuật diễn tả cảm xúc. Thực tế hơn, tôi có mua 2 con Robot để hút bụi và lau nhà, nó làm việc cũng khá tốt, nhưng nếu ông chồng tôi ra tay thì tất nhiên sẽ sạch hơn, sẽ tốt hơn nhiều, nhất là các góc nhà, các chỗ vướng bàn ghế.

Tạm gác qua chuyện nhạc, bạn vẫn nhớ thời ấu thơ mình phải học viết chữ bằng tay phải không? Sau đó người ta văn minh hơn dùng máy đánh chữ. Bây giờ chỉ cần nói không cần gõ lóc cóc, máy sẽ ghi lại rất đúng chính tả cho mình, tiếng Việt tiếng Anh tiếng Pháp… không thành vấn đề. Đi du lịch muốn hỏi chuyện người bản xứ thì không cần phải ra dấu bằng tay nữa. Hồi xưa muốn nói chuyện phôn với người bên Việt Nam, phải tốn rất nhiều tiền trả bill điện thoại, bây giờ nói miễn phí, lại thấy cả hình ảnh của người thân.

Thuở ấy phải có máy chụp hình, máy quay phim cồng kềnh với cuộn phim mắc tiền, bây giờ chỉ cần cái cell phôn. Các tiệm rửa hình, phòng tối đã đi vào dĩ vãng lâu lắm rồi. Cô nàng Facebook đã được rất nhiều người xử dụng, đến nỗi khi được hỏi cuốn sách nào bạn thích và hay đọc, một bạn trẻ đã trả lời đó là … Facebook! Tin tức trên thế giới thì chỉ vài giây sau cả làng đều biết.

Trở lại việc thử thách thằng Chat GPT, tôi có bảo nó sáng tác dùm bài thơ nói về mặt trời, nó sáng tác nhanh, có ý nghĩa và đúng vần luật ra phết. Người ta còn đang tính tới chuyện cho vào máy một số nhân vật với cá tính, tuổi tác, bối cảnh nào đó, máy sẽ trộn lẫn cách ngẫu nhiên và viết ra một chuyện ngắn hoặc cuốn tiểu thuyết khá gay cấn, và như thế thì thi sĩ, văn sĩ sẽ thành …. văng sĩ, bị văng ra rìa.

Chat GPT cũng trở thành một trợ thủ đắc lực cho các chuyên viên về tài chính khi nghiên cứu thị trường. Nó có khả năng phân tích dữ liệu tài chính một cách nhanh chóng và khá chính xác, giúp người đầu tư đưa ra được những quyết định phù hợp.

Khi bạn tìm mua vé máy bay trên mạng, thì ngay sau đó máy biết ý và gởi bạn đủ thứ quảng cáo đi du lịch giá rẻ. Khi bạn xem youtube dạy nấu ăn, thì các youtube về nấu ăn liên hệ cũng như quảng cáo bột, đường tự động “dụ” bạn mua hàng một cách tinh tế. Nói chung thì trí thông minh nhân tạo này rất khôn và lanh, biết quan tâm đến người dùng.

Chỉ sau thời gian ngắn ra mắt, mấy trăm triệu người đã dùng công cụ Chat này. Đọc một bài dài nhất là bằng ngoại ngữ bạn khá mệt, bạn chỉ cần bảo thằng Chat tóm lược dùm, nó cho biết ý chính của bài viết dài thòng ngay. Chat GPT lại ghi nhớ nội dung cuộc trò chuyện trước đó, từ đó đoán được sở thích để cung cấp những câu trả lời được cá nhân hóa, phù hợp với yêu cầu của người hỏi hơn. Khi bạn xài và ghiền, thằng Chat này sẽ bắt đầu tính tiền, không cho xài free nữa đâu.

Dĩ nhiên không có gì là hoàn toàn, một số tai hại của Chat GPT là có thể đưa ra thông tin sai lệch, tin tức giả mạo. Nếu không được sử dụng đúng cách, Chat có thể làm lộ thông tin nhạy cảm của người dùng và gây ra các vấn đề về quyền riêng tư. Vì có thể thay thế con người trong nhiều hoạt động, nó làm con người trở thành máy móc, hay ít nhất phụ thuộc vào máy móc, tạo ra thật giả lẫn lộn. Quả thế, hồi trước khi chưa có cell phôn, tôi thuộc khá nhiều số phôn người thân, bây giờ thì chịu.

Nếu mất điện, mất sóng thì … bù! Hồi xưa lái xe thì nhớ đường, bây giờ phụ thuộc vào ông GPS định vị, ông bảo quẹo trái thì vâng lời quẹo trái, chẳng cần phân biệt đông tây nam bắc. Vậy để tránh các tai hại, cần có các quy định và kiểm soát về việc sử dụng Chat GPT, đồng thời cần biết cách xài một cách có trách nhiệm và đúng đắn.

Xài dao có thể làm đứt tay, nhưng không phải vì sợ đứt tay mà trong nhà không có con dao. Hãy sử dụng máy móc cách thông minh và mạnh dạn tìm hiểu. Bây giờ Chat GPT đang chiếm ưu thế, đang lấn lướt làm hệ thống Google khốn đốn tìm cách tốt hơn để cạnh tranh. Nhưng khoa học kỹ thuật mà, cũng như Yahoo đã từng có một thời rất “hot” mà nay đã biến mất. Tương lai chàng Chat đa năng này cũng sẽ bị đào thải vì sẽ có đứa khác khôn hơn, hay hơn. Đành phải chấp nhận sự tiến hóa, và đừng sợ học cách sử dụng các công nghệ mới, dù không theo kịp như giới trẻ nhưng cũng cần thử qua cho biết. Cần gì có thể hỏi ông Gú-gồ, chàng Chat GPT, và dù chính “mắt thấy, tai nghe” cũng đừng vội tin, vội kết luận.

Nói thật lòng, tuy rất phục công nghệ mới và khá mơ hồ không theo kịp thời đại, nhưng tôi vẫn tự an ủi rằng “thiện căn ở tại lòng ta, chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” (câu kết trong chuyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du). Tôi vẫn bảo thủ tin rằng cái tình, cái Chân, Thiện, Mỹ mới mong trường tồn.

Chúc các bạn sống tốt dù trong hoàn cảnh nào, và luôn thăng tiến mỗi ngày về mọi mặt.

Nguyễn Ngọc Duy Hân

Xin bấm vào 2 link xem nhiều hình:

https://photos.app.goo.gl/S6DcGRSRD4HhrsP26

https://photos.app.goo.gl/q2mDixpDpEv8ibSWA

https://duyhantrinhtayninh.blogspot.com/

ĐỪNG CHẠY TRỐN THẬP GIÁ – Trầm Thiên Thu

Trầm Thiên Thu

Một trong các diện mạo nổi bật của Cuộc Khổ Nạn là Chúa Giêsu đơn độc dữ dội trong những giờ phút cuối cuộc đời Ngài trên thế gian.  Đa số các môn đệ, những người theo Ngài và là bạn hữu của Ngài, đều trốn Ngài và bỏ rơi Ngài trong lúc cấp bách nhất.  Thánh Phêrô còn cả gan dám chối bỏ Ngài tới ba lần để tránh liên lụy tới Ngài – người mà ông đã mạnh mẽ tuyên xưng là Con Thiên Chúa (Mt 16:16).  Có vài người tận tình theo sát Ngài, đó là Đức Mẹ và Thánh Gioan, những người đứng bên chân Thập Giá và chứng kiến Chúa Giêsu Chúa Giêsu bị đóng đinh, rồi cùng đưa Ngài đi an táng.

Khi đi qua Mùa Chay Thánh này, chúng ta cần suy tư về những lần chúng ta đã chạy trốn thập giá và chạy trốn Chúa Giêsu.  Chúng ta đã từng làm điều đó, bằng cách này hay cách khác.  Đó là những lúc chúng ta trốn tránh đau khổ của chính mình, của người thân, của người lân cận, hoặc của những người mà chúng ta gặp trong cuộc sống hằng ngày.  Nhưng “chạy trời không khỏi nắng”, bởi vì chúng ta không thể trốn tránh đau khổ về thể lý – như bệnh tật, mất người thân, mất việc làm, bị tổn thương, hoặc các dạng đau khổ khác, kể cả những điều trái ý trong cuộc sống.  Khi đau khổ xảy ra, chúng ta thường tránh né bằng cách xem ti-vi, lướt internet, ăn uống thứ gì đó, uống rượu, sử dụng ma túy, xem phim ảnh đen, v.v…  Rất đa dạng.  Chúng ta tìm cách làm bất cứ thứ gì để tránh đối mặt với thực tế của cuộc sống: thập giá.  Thật vậy, chúng ta luôn tìm cách chạy trốn thập giá!

Chạy Trốn Đau Khổ Của Người Khác

Đây là điều rất thật, đó là khi chúng ta gặp đau khổ của người khác.  Người ta rất ưa chủ nghĩa cá nhân.  Đây là đặc điểm đối lập với cách hiểu của Công giáo về Nhiệm Thể Đức Kitô.  Chúng ta là một cộng đồng.  Chúng ta được liên kết với nhau qua Chúa Thánh Thần ở mức độ sâu xa nhất của chính con người chúng ta.  Chúng ta là các chi thể của Đức Giêsu Kitô trên thế gian này.  Chúa Giêsu là Đầu.  Khi một chi thể của Nhiệm Thể bị đau, tất cả chúng ta cũng bị đau.  Chúng ta không biết thực tế này nên chúng ta có thể làm ngơ, nhưng đó là sự thật minh nhiên.

Khi yêu thương nhau với tư cách là môn đệ của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi đi vào trong nỗi đau khổ của những người lân cận.  Điều này không dễ, nhưng không có gì về Thập Giá cho chúng ta biết đời sống tâm linh và con đường nên thánh sẽ dễ dàng.  Chúa Cứu Thế Giêsu đã chết trên Thập Giá và Ngài cho chúng ta biết rằng chúng ta PHẢI theo Ngài.  Có một Thập Giá cuối cùng dành cho mỗi chúng ta là chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt trước khi chúng ta có thể bước vào đời sống vĩnh hằng: TỬ THẦN ĐANG ĐỢI TẤT CẢ CHÚNG TA.  Thập Giá đến trước khi ngôi mộ trống.  Cuộc sống này là những chuỗi thập giá dẫn chúng ta tới chung một số phận như Đức Chúa của chúng ta.  Dù vậy, chúng ta vẫn hy vọng nhờ những gì xảy ra phía sau Thập Giá.

Khi Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội trên thế gian, Ngài muốn kết hiệp toàn nhân loại qua dấu chỉ hữu hình đối với thế giới thực tế về bản thể học (ontological reality) trong tính liên kết của nhân loại và tặng phẩm Ơn Cứu Độ.  Đức Kitô đã mặc xác phàm, điều này liên kết Ngài với chúng ta trong tình đoàn kết và liên kết chúng ta với nhau.  Đó là nhờ mối liên kết sâu xa mà Ngài truyền lệnh cho chúng ta là phải yêu thương người lân cận.  Yêu thương đòi hỏi lòng ước muốn trong chúng ta về điều tốt lành đối với người lân cận.  Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cầu xin Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta có sức chịu đựng, bởi vì tình yêu đòi hỏi sự hy sinh: vác thập giá.  Chúng ta cần can đảm chung phần đau khổ với tha nhân, nhưng tình yêu thương thúc giục chúng ta thể hiện sự công bình.  Chúng ta làm nhẹ gánh nặng của người khác và mở rộng khả năng yêu thương khi chúng ta chấp nhận đồng hành với những người đau khổ ở xung quanh chúng ta.  Đi vào nỗi đau khổ của người khác không chỉ là phong cách của Mẹ Thánh Teresa Calcutta, mà còn phải là của mỗi chúng ta.

Đi Vào Nỗi Đau Khổ Của Người Khác Bằng Cách Nào?

Đa số chúng ta không được mời gọi từ bỏ mọi thứ để sống trong những khu nhà ổ chuột và dành trọn thời gian để phục vụ người nghèo.  Chúng ta có trách nhiệm gia đình, đó là ơn gọi của chúng ta.  Thập giá của người khác có thể ở nhiều dạng, và chúng ta phải tập thói quen nhận ra nhu cầu của những người ở xung quanh chúng ta.  Chúng ta phải mang sức nặng thập giá của chính mình, đồng thời cũng tìm cách làm nhẹ gánh nặng của người khác.  Bắt đầu có thể là thăm viếng bệnh nhân hoặc người già nào đó, an ủi người sầu khổ, nâng đỡ người thất vọng, giúp đỡ người cô thân, chia sẻ lương thực với người nghèo khó, gọi điện thăm hỏi ai đó, chia sẻ với người vô gia cư…  Hãy nhìn họ là hình ảnh của Thiên Chúa.  Cứ thế và cứ thế…  Cái nghèo đáng sợ nhất là cái nghèo về tinh thần: sự cô đơn.  Khi nào chúng ta thôi chạy trốn thập giá?  Đó là lúc chúng ta không ngừng yêu thương người lân cận, bởi vì không có cách nào có thể chấm dứt đau khổ trên thế gian này!

Chúng Ta Có Tiếp Tục Chạy Trốn?

Bạn có chạy trốn thập giá?  Mỗi chúng ta có thể trả lời “có” với câu hỏi này.  Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã từng làm ngơ trước nỗi đau khổ của người khác.  Vào một lúc nào đó, tất cả chúng ta đã tránh né thập giá của chính mình bằng cách nào đó.  Chúa Giêsu đã dùng chính các thập giá này để làm tăng khả năng yêu thương ở chúng ta, Ngài muốn làm chúng ta nên thánh.  Thật là không hề dễ chút nào.  Đau khổ rất mạnh mẽ khiến người ta có thể cảm thấy không thể sống sót, nhưng Thiên Chúa vẫn có thể mở rộng tâm hồn chúng ta qua những nỗi đau khổ đó.  Ngài cũng mở rộng tâm hồn yêu thương của chúng ta qua đau khổ chúng ta chịu hằng ngày.

Chúng Ta Nghĩ Về Thiên Đàng Như Thế Nào?

Thiên Đàng là sự liên kết những con người đã được định hình theo tình yêu của Chúa Ba Ngôi chí thánh.  Đó là mối liên kết được nhận biết trọn vẹn, là SỰ QUÊN MÌNH HOÀN TOÀN, là sự liên tục yêu thương qua hành động – như việc các thánh cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.  Đó là sự bước vào thập giá của người khác cho tới tận thế.  Yêu thương đòi hỏi thập giá.  Một trong các cách Thiên Chúa chuẩn bị Nước Trời cho chúng ta là dạy chúng ta đi vào nỗi đau khổ của tha nhân.  Thập giá có tính biến đổi, có thể làm chúng ta nên thánh.  Mùa Chay này, chúng ta hãy cầu xin cho có sức mạnh và biết cách đi vào Cuộc Khổ Nạn cùng với Chúa Giêsu và tha nhân để chúng ta có thể trưởng thành trong tình yêu thương và sự thánh thiện.

Constance T. Hull

 Trầm Thiên Thu 

(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

From: Langthangchieutim

Thật May Mắn Khi Sống Quá 65 Tuổi

Cảm ơn ai đã tổng hợp số liệu thống kê này! Đọc để hiểu chúng ta may mắn như thế nào nếu đã lên tuổi 65 và có nhà, có đủ ăn và đủ mặc.

Dân số hiện tại của Trái đất là khoảng 7,8 tỷ người. Tuy nhiên, ai đó đã cô đọng 7,8 tỷ trên thế giới thành 100 người, và sau đó thành các thống kê tỷ lệ phần trăm khác nhau. Kết quả phân tích tương đối dễ hiểu hơn nhiều.

* Trong số 100 người có: 11 ở Châu Âu, 5 ở Bắc Mỹ, 9 ở Nam Mỹ, 15 người ở Châu Phi và khủng khiếp khi có tới 60 người ở Châu Á.

* Trong số 100 người: 49 sống ở nông thôn và 51 sống ở các thị trấn / thành phố.

* Trong số 100 người: 77 có nhà riêng và 23 không có nơi ở.

* Trong số 100 người: 21 người được nuôi dưỡng quá mức; 64 có thể ăn no; 15 người thiếu dinh dưỡng.

* Trong số 100 người: Chi phí sinh hoạt hàng ngày cho 48 người là dưới US $ 2.

* Trong số 100 người: 87 có nước uống sạch, 13 hoặc thiếu nước uống sạch hoặc tiếp cận với nguồn nước bị ô nhiễm.

* Trong số 100 người: 75 có điện thoại di động và 25 không có.

* Trong số 100 người: 30 người có quyền truy cập internet, 70 không có điều kiện lên mạng.

* Trong số 100 người: 7 nhận được giáo dục đại học và 93 đã không được học đến bậc đại học.

* Trong số 100 người: 83 người có thể đọc còn lại 17 người mù chữ.

* Trong số 100 người: 33 người theo đạo thiên chúa, 22 người theo đạo Hồi, 14 người theo đạo Hindu, 7 là Phật tử, 12 là các tôn giáo khác và 12 người không có tín ngưỡng tôn giáo. Như vậy Phật tử chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và tỷ lệ này ngày càng giảm.

* Trong số 100 người: 26 sống dưới 14 năm, 66 người chết từ 15 đến 64 tuổi, 8 người trên 65 tuổi. Bạn thật may mắn khi đã sống trên 65 tuổi.

Kết luận: 

Nếu bạn có nhà riêng của mình, Ăn đầy đủ các bữa và uống nước sạch, Có điện thoại di động, Có thể lướt internet và đã đi học đại học, Bạn đang ở trong một lô đặc quyền nhỏ (trong danh mục chỉ dưới 7% nhân loại được hưởng.

Trong số 100 người trên thế giới, chỉ 8 người có thể sống hoặc vượt quá 65 tuổi. Nếu bạn trên 65 tuổi. Hãy bằng lòng và biết ơn. Bạn đã là người có phúc giữa nhân loại.

Hãy chăm sóc sức khỏe của chính mình thật tốt vì không ai quan tâm tới bạn hơn chính bạn!

Sưu tầm

From: NguyenNThu

TIẾC NUỐI THUỞ LANG THANG-Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra!”.

Samuel Baker kể về một trung đoàn chết khát trên sa mạc. Nhìn xa xa, họ nghĩ, họ thấy nước; nhưng người dẫn đường Ả Rập cảnh báo, đó chỉ là ‘nước của ảo ảnh!’. Họ cãi cọ, người dẫn đường bị giết! Trung đoàn lao về phía trước; dặm này đến dặm khác. Ảo ảnh dẫn đoàn quân lang thang sâu hơn. Quá muộn, họ nhận ra sự thật! Họ đã chết khi theo đuổi một điều viển vông!

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay không nói về ‘nước của ảo ảnh’, nhưng về một dòng nước thật, nước làm cho sống! Êzêkiel nói đến dòng nước bên phải đền thờ chảy ra. Tin Mừng nói đến Chúa Giêsu như dòng nước ban sự sống; Ngài chữa lành một người một người bại liệt. Anh này nằm bên hồ những 38 năm! “38 năm”, khoảng thời gian Israel lang thang trong sa mạc. Cũng thế, người này hầu như đã ‘lang thang trong sa mạc’ đời mình; và xem ra, anh ‘tiếc nuối thuở lang thang!’.

‘Lang thang!’, một hành động mang tính biểu tượng rất rõ qua con người này; đúng hơn, sự tê liệt về thể chất của anh ta. Đó chính là hình ảnh hậu quả của tội lỗi trong cuộc sống chúng ta! Khi phạm tội, chúng ta làm cho mình “tê liệt”, chúng ta ‘lang thang trong sa mạc’ của mình. Tội lỗi có những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống và hậu quả rõ ràng nhất là chúng ta không thể đứng dậy và bước đi đúng hướng. Đặc biệt, tội trọng, nó khiến chúng ta bất lực trong việc yêu thương và sống trong tự do đích thực. Nó khiến chúng ta mắc kẹt và không thể quan tâm đến đời sống tinh thần của chính mình hoặc cuộc sống người khác theo bất kỳ cách nào.

Chúa Giêsu đã tự nguyện đến với người đàn ông này; Ngài bước vào sự cô lập của anh dù không được mời! Ngài nhìn thấy anh, biết hoàn cảnh của anh, đến gặp và trực tiếp nói với anh. Thoạt , Ngài hỏi, “Anh có muốn khỏi bệnh không?”. Anh không trả lời, “Có” hay “Không” nhưng anh phàn nàn, “Thưa Ngài, tôi không được ai đem xuống hồ, mỗi khi nước động”. Ôi! Anh mắc bệnh bi quan; anh phát ốm vì buồn; anh mắc bệnh lười! Đây là căn bệnh của anh, “Đúng, tôi muốn lành, nhưng…”, và anh đợi ở đó. Thế mà mấu chốt là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu; dẫu xem ra, anh không cần chữa lành. Phải chăng anh vẫn ‘tiếc nuối thuở lang thang?’.

Thật tuyệt vời! Chúa Giêsu đã chữa lành con người bi quan tuyệt vọng này mà không cần dìm anh xuống hồ Bêthesda. Bêthesda có nghĩa là “Ngôi nhà của lòng thương xót”, hoặc “Ngôi nhà của ân sủng” theo tiếng Do Thái. Đúng thế, người đàn ông này đang cần lòng thương xót và ân sủng cả khi anh không ý thức. Và Chúa
Giêsu không phải là ‘nước của ảo ảnh’ nhưng là nguồn mạch ân sủng và xót thương đã phục hồi anh! Thánh Augustinô nói, “Vết thương của chúng ta rất nghiêm trọng, nhưng vị Thầy Thuốc thì toàn năng. Tôi sẽ tuyệt vọng về vết thương chí mạng của tôi, nếu tôi không tìm thấy một Thầy Thuốc vĩ đại như Ngài!”.

Anh Chị em,

“Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra!”. Giêsu, không phải là ‘nước của ảo ảnh’, Ngài là đài phun chữa lành; nước làm cho sống! Giêsu là đền thờ mới mà Êzêkiel đã nhìn thấy trước  suối tuyệt vời tuôn ra từ phía bên phải của nó. Nơi nào nước này chảy qua, đều được an lành và sự sống. Đỉnh của đền thờ là Canvê, nơi nước ngọt ngào của phép Rửa chảy ra từ cạnh sườn Đấng Kitô. Và ngày nay, nước cứu độ ấy vẫn tiếp tục chảy, nuôi sống, rửa sạch mọi thương tích trong tâm hồn chúng ta. Nước Giêsu đem lại hạnh phúc viên mãn ngay trong sa mạc trần gian khô khốc này, Ngài đang nói với bạn và tôi, thôi đừng ‘tiếc nuối thuở lang thang!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con bất lực, ù lì; con ‘tiếc nuối thuở lang thang’, con chạy theo ‘nước của ảo ảnh’ trong sa mạc đời mình. Xin giải thoát con, dìm con vào Chúa mà đừng thèm hỏi con!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: KimBang Nguyen

ĐỌC SÁCH

Tu Le

Một người có thể đọc rất nhiều sách, nhưng sau rồi đều quên hết, cho nên có người nói đọc nhiều vậy có ích gì? Kỳ thực đọc sách cũng như ăn cơm vậy, hồi nhỏ có thể nếm qua rất nhiều đồ ăn, nhưng lớn rồi lại quên hết mùi vị của chúng, nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó đã thấm vào máu thịt chúng ta, hoà vào làm một.

Một người hàng ngày chịu khó đọc sách, tích lũy tri thức, sự hiểu biết sớm đã hoà quyện vào tâm hồn của họ. Từ cách nghĩ, cách nhìn, cách đối đãi với mỗi một sự việc của họ cũng đã ngày càng thay đổi, chỉ có điều đôi khi chúng ta không nhận ra mà thôi.

Cũng như câu nói: “Đọc vạn cuốn sách, đi vạn con đường”. Một người muốn tiến bộ nhanh nhất thì chỉ có duy nhất một con đường, đó là không ngừng đọc sách, không ngừng học hỏi mới có thể thay đổi được cuộc đời của mình.

Đương nhiên, thế gian không có cảnh nào là vĩnh cửu, con đường nào rồi cũng có sự đổi thay. Vậy nên mỗi con đường đều là tự mình phải đi, tự mình trải nghiệm để rồi đúc kết, để rồi tìm kiếm con đường cho riêng mình.

#Gota chia sẻ từ tachcaphe