Khéo co thì…có”

Henry Ng

Thiên hạ kháo nhau Tuyên giáo Đức quốc Xã là bậc thầy của nghệ thuật tuyên truyền và Tuyên giáo Việt quốc Xã là sư phụ của cả hai nghệ thuật tuyên truyền và định hướng dư luận. Thiên hạ chẳng những đúng mà còn rất chính xác.

Cứ mỗi lần Trung ương họp hành ăn nhậu là người ta lại nghe những việc không đâu vào đâu râm ran khắp nơi. Chuyện A chưa thấm đòn thì họ dồn tiếp chuyện B, chuyện C…

Lần này chuyện A là ông Chủ tịch MTTQ xã… cởi quần nằm kế bên…hoa hậu của người khác. Ha ha, … ai cũng biết cấp xã có cán bộ Mặt trận nhưng làm gì có cái chức Chủ tịch MTTQ? Khi công an xã bắt thì ông ta vừa mới… treo quần, và khi công an huyện vào cuộc điều tra thì ông ấy đã kịp… mặc quần, thế là chứng cứ… không cánh mà bay. Huề cả làng !!!

Lập tức họ dồn ngay chuyện B. Lần này là chuyện Nhà hát Quan Họ tậu 200 cái Ngai vàng. Dư luận viên bàn tán sôi nổi trên mọi diễn đàn, cứ y như rằng xưa nay công trình công cộng nào cũng được phê duyệt và giám sát bằng những cặp mắt ngay thẳng…T hanh Hóa xây tượng đài phù phiếm gần 300 tỷ cho 2 năm. VN có 63 tỉnh thành, thằng nào cũng bắt chước thằng ngông Thanh hóa thì mỗi 2 năm tốn 189000 tỷ, mỗi kế hoạch 5 năm bay vèo 945000 tỷ.

Thay vì xây tượng đài, Bắc Ninh xây nhà hát, khá hơn một tẹo. Vì ít nhất “tiền có thể đẻ ra tiền” nếu ban quản lý nhà hát biết cách xoay trở. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cứ nhìn cái kiểu họ tậu ngai vàng cho khán phòng thì đủ hiểu đối tượng khán giả của nhà hát này không phải là quần chúng lao động và người dân bình thường mà là giai cấp quan lại-trưởng giả mới học-làm-sang. Bọn này và gia đình chuyên đi vé mời chứ “hàng cha chú thiên hạ” chả nhẽ lại bỏ tiền túi ra mua vé (?).

Thời buổi gạo châu củi quế, thiên hạ chắt bóp, khuyên bảo nhau “khéo co thì ấm”. Chỉ có bọn quan lại đục nước béo cò thì mọi cơ hội đều là “khéo co thì…có”.

Ăn phần trăm, ăn đút lót chưa đủ, ngay cái chỗ “đặt mông xem hát” chúng cũng giành phần…

Tởm!

Lại tạc tượng…

Oanh Vy Lý

Lại tạc tượng… Một dân tộc khốn cùng vì tượng đài, lăng tẩm, cổng chào, băng rôn, khẩu hiệu… hoa đèn, cờ nhiều hơn cuốc, quan tham đông hơn quân Nguyên và cái điệp khúc lỗ lỗ lỗ vang lên mỗi ngày.

Độc quyền như điện, xăng, dầu mà cũng lỗ. Cả nhà máy in tiền cũng lỗ…nhưng lại sính tạc tượng, vẫn thích ngạo nghễ lắm.

Ừ thì tạc tượng rồi làm sao nữa? Tượng có mang lại hạnh phúc cho người dân.. đói dân có nhìn tượng mà no được không? Khổ dân nhìn tượng mà sướng được chăng? Bị đọa đày dân có nhìn lên tượng mà kêu được không?

tuong-dai-3-dan-toc-soc-trang - Đặc sản bánh pía Sóc Trăng

 

Một quốc gia đầy những nghịch lý và bị ăn tàn phá hại. Có học sinh, sinh viên hay người dân nào mà không được giáo dục về kinh tế – chính trị.. ấy vậy mà khi ai đó làm chính trị, lên tiếng về những bất công, sai trái trong xh lại bị bắt bỏ tù, là thế nào?

Image result for tương đài việt nam Image result for tương đài việt nam

Đất nước đang có nhiều đại nạn chả ma nào khóc, mà chỉ thua trận banh lại nằm giữa đường, xúm đen xúm đỏ với nhau mà gào khóc mà kể lể, mà than thở như cha mẹ chết… còn tiền đồ con cháu mai sau không thèm để ý đến.

Cá độ bóng đá: Những lưu ý lúc quyết định đổ kèo vào một cuộc đấu mà ...

Dân không có tiền đóng học phí cho con phải liều mạng đi cướp giật .. còn đại quan Phó Trưởng Ban Nội Chính thì chỉ cái đồng hồ đeo tay đã hơn 6 tỷ đồng??

Cứ ngạo nghễ lắm cổng chào và tự hào lắm tượng đài đi! Bởi cuối cùng chỉ có chết mẹ đồng bào xứ Vẹt thôi chứ đụng chuyện quan dọt ra nước ngoài trước giờ thứ 25 hết cả rồi!


 

Thái Lan: Dân chủ trở lại với những gương mặt đối lập trẻ

RFI

Đăng ngày: 15/05/2023

Paetongtarn Shinawatra, lãnh đạo đảng Pheu Thai cùng chồng và con tại Bangkok, Thái Lan, ngày 14/05/2023. AP – Wason Wanichakorn

Anh Vũ

Trong cuộc bầu cử  Quốc Hội ngày 14/05, hai đảng đối lập chính tại Thái Lan  Move Forwward và Pheu Thái đã giành thắng lợi áp đảo mở đường cho một liên minh dân chủ thay thế chính phủ của thủ tướng Prayout Chan-o-Cha do giới quân sự hậu thuẫn cầm quyền từ gần 10 năm nay.

RFI giới thiệu vài nét chân dung lãnh đạo hai đảng đối lập đang làm thay đổi căn bản diện mạo chính trường Thái Lan.

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, đảng Move Forward của ông Pita Limjaroenrat về đầu  giành được 14 triệu phiếu bầu, trở thành lực lượng chính trị chính của đất nước, đứng trên đảng Pheu Thai của bà Paetongtarn Shinawatra thu được 10,8 triệu phiếu. Trong khi đó, đảng Quốc Gia Thái Thống Nhất của thủ tướng mãn nhiệm Chan-o-Cha chỉ dành được 4,6 triệu phiếu.

Có một điểm chung của lãnh đạo hai đảng đối lập đang nổi lên này là họ còn trẻ, mới bước chân vào làm chính trị, có sức thu hút lớn và có niềm tin vào dân chủ và nhất là cả hai đảng chính trị của họ đều đã phải hứng chịu sự vùi dập của chính quyền quân sự. Chiến thắng của họ đánh dấu sự trở lại của dân chủ ở Thái Lan và ít nhiều mang hương vị phục thù.

Move Forward là một tổ chức chính trị non trẻ hậu thân của Future Forward một đảng xu hướng tiến bộ nổi nên trong cuộc tuyển cử 2019 nhưng khoogn được bao lâu sau đó đã bị giải tán. Cuộc bầu cử lập pháp ngày Chủ Nhật này là cuộc bầu cử đầu tiên từ sau làn sóng biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2020 đòi cải cách sâu rộng xã hội và thậm chí cả nền quân chủ, một chủ đề cấm kỵ và rất nhạy cảm ở Vương Quốc Thái Lan. Phong trào khi đó  đã bị chính quyền dùng công cụ tư pháp trấn áp.

Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, không mấy ai nghĩ rằng Pita Limjaroenrat có thể trở thành ứng viên cho chức thủ tướng Thái Lan. Người ta chỉ nhìn thấy ở ông con người trẻ tuổi, can đảm dám thách thức giới quân sự đầy quyền lực ở đất nước này. Thế nhưng, doanh nhân 42 tuổi này  đã khẳng định mình bằng sức hấp dẫn đông đảo giới trẻ, đang mong đợi một sự thay đổi sau 9 năm các quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt dưới chính quyền của thủ tướng Prayut Chan-O-Cha (69 tuổi) do quân đội hậu thuẫn.

Được học hành ở New Zealand và Mỹ, Pita Limjaroenrat là người được giới trẻ hâm mộ, đôi khi đến mức cuồng nhiệt như đối với một ngôi sao ca nhạc.

Sau khi tốt nghiệp đại học Harvard, Pita khởi nghiệp kinh doanh tại Mỹ, nhưng ông đã đột ngột phải trở về nước khi 25 tuổi để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình vì cha qua đời. Ông quản lý công ty vận tải và giao đồ ăn Grab bằng ứng dụng công nghệ số tại Thái Lan.  Năm 2012, ông kết hôn với nữ diễn viên truyền hình Thái sau đó đã ly hôn năm 2019. Họ có với nhau một con gái, 7 tuổi. Cô con gái duy nhất của ông đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua. Cô bé thường được đi theo cha và lên sân khấu sau các bài diễn văn của cha, tạo một hiệu ứng cuồng nhiệt của người ủng hộ. Trên mạng xã hội được cả triệu người theo dõi, Pita thường xuyên chia sẻ nhưng hình ảnh cùng với con gái trong cuộc sống hàng ngày.

Được đánh giá là cấp tiến, Move Forward của Pita là đảng duy nhất chủ trương phản đối điều luật 112 về tội khi quân, được đánh giá là hà khắc bậc nhất trên thế giới. Tôi phạm thượng khi quân là vấn đề gây nhiều tranh cãi và cực kỳ nhạy cảm, từ lâu nay vẫn được cho là vùng cấm không được phép động tới trong nền chính trị của Thái Lan.  Thế nhưng ông Pita cho đến ngày hôm qua vẫn khẳng định với báo chí rằng : «  Dù thế nào, chúng tôi cũng sẽ làm áp lực để cải các điều luật của Hoàng gia về tội khi quân ».

Giới phân tích đều cho rằng, chi dù giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ Viện, không có gì cho thấy con đường đưa ông đến vị trí thủ tướng là đơn giản. Việc trước mắt là ông phải tập hợp được một liên minh đủ để có thể lấn át được số phiếu bầu của số thượng nghị sĩ do quân đội chỉ định, cũng sẽ tham gia cùng các dân biểu mới vào việc bầu chọn tân thủ tướng Thái Lan. Theo tính toán số học phe ủng hộ quân đội chỉ cần 176 ghế ở Quốc Hội mới là có thể bầu thủ tướng của họ. Liên minh đầu tiên của Move Foward sẽ là với đảng Pheu Thai về thứ 2.

Đảng Pheu Thái sau cuộc bầu cử hôm qua,  được xác định là lực lượng chính trị lớn thứ 2 tại Thái Lan. Hai đảng đối lập vừa giành chiến thắng có đồng quan điểm về tình trạng suy yếu kinh tế của đất nước đòi hỏi phải có những cải cách mạnh mẽ, nhưng lại bất đồng với nhau về nhiều vấn đề xã hội, trong đó có điều luật về tội khi quân.

Pheu Thai dưới sự lãnh đạo của Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong, sau  khi bị đảo chính quân sự lật đổ hồi năm 2006.

Cử tri Thái Lan trong chiến dịch tranh cử vừa qua chắc hẳn chưa quên hình ảnh gây ấn tượng mạnh về bà Paetongtarn Shinawatra, một phụ nữ 36 tuổi có nụ cười rạng rỡ, bụng mang dạ chửa đến sát ngày sinh nở vẫn xuất hiện trên các diễn đàn vận động tranh cử của đảng Pheu Thai. Chỉ vài ngày sau sinh đưa con thứ hai,  bà đã trở lại ngay với các diễn đàn mít tinh phủ kín màu đỏ, tất cả với tham vọng đưa gia tộc Shinawatra giàu có, nổi tiếng trở lại chính trường Thái, một lần nữa thách thức giới quân sự bằng lá phiếu cử tri. Bà mẹ trẻ Paetongtarn Shinawatra, kêu gọi người ủng hộ : « Cùng nhau chúng ta sẽ đem lại dân chủ, thịnh vượng đã bị mất từ gần 10 năm nay ».

Paetongtarn Shinawatra, ở Thái được gọi với tên thân mật  là « Ung Ing », cũng là một người chập chững bước vào chính trị. Bà mẹ trẻ này đến năm 2022 mới được chỉ định là lãnh đạo Pheu Thai, đảng do ông Thaksin lập ra từ năm 2000 và không ít lần bị tư pháp đe dọa giải tán. Cho đến tận năm ngoái, « Ung Ing » vẫn còn làm quản lý khách san trong tập đoàn do cha bà lập ra. Chưa đầy một năm bà trở thành gương mặt nổi bật đại diện cho dòng họ nhà Shinawatra, nổi tiếng   có hai đời thủ tướng,  ông anh trai Thaksin và cô gái Yingluck, nhưng cả hai đều đã bị bị giới quân sự  lật đổ và phải lưu vong ở nước ngoài.

Paetongtarn là con thứ 3 của ông Thaksin, sinh ra ở Bangkok, theo học ngành khách sạn tại Anh Quốc. Năm 2019 bà kết hôn với một phi công, hiện có 2 con. Là người trẻ tuổi, rất thích sử dụng mạng xã hội, bà có tới hơn một nửa triệu người theo dõi trên mạng Instagram, nới bà vẫn thường xuyên đưa ảnh cuộc sống vương giả của gia đình mình. Trong suốt chiến dịch tranh cử, Paetongtarn đã thể hiện được bản lĩnh, năng lượng tràn đầy của tuổi trẻ, tạo nên sự cuốn hút khiến một số người vẫn cho bà chỉ là con rối của Thaksin không khỏi bất ngờ.

Bà hiện thân cho thế hệ chính trị thứ 3 nhà Shinawatra. Xuất thân từ gia đình giàu có nhưng bà biết nói chuyện với các cử tri thuộc tầng lớp bình dân bằng những lời nói giản dị dễ cuốn hút. Đặc biệt với cái họ Shinawatra cộng với sự trẻ trung năng động, Paetongtarn đã thu hút mạnh mẽ cử tri nông dân ở miền đông bắc Thái Lan, thành trì tuyển cử đã được cha bà tạo dựng từ những năm đầu thập niên 2000 khi bắt đầu tham gia chính trường.

Theo nhà nghiên cứu thuộc đại học Naresuan, Thái Lan, ông Paul Chambers, « uy tín của Paetongtarn có được là do sức trẻ nhưng tính chính đáng của cô lại bắt nguồn từ việc là con gái của Thaksin. Ông ta cần cô để tiếp tục được đóng vai trò lớn ( trong chính trị Thái), cô là người duy nhất trong dòng họ Shinawatra làm được việc đó ».

Hôm 09/05 vừa qua khi chiến dịch tranh cử đi vào chặng cuối, ông Thaksin Shinawatre đã đánh tiếng muốn từ nay đến tháng 7 được trở về mảnh đất quê nhà, sau 17 năm buộc phải sống lưu vong. Cựu thủ tướng,73 tuổi, nhà tài phiệt truyền thông Thái một thời tuyên bố : «  Một lần nữa tôi xin phép được về thăm các cháu mình trước ngày sinh nhật tới (26/07). Tôi đã  già rồi ».  Đang mang án tù 12 năm, ông Thaksin đặt hy vọng vào chiến thắng của con gái trong cuộc bầu cử lần này để có thể thay đổi số phận. Nhưng mong muốn của ông có thể lại làm dấy lên chia rẽ trong đất nước vốn vẫn bị phân hóa sâu sắc về chính trị -xã hội như Thái Lan.

Từ năm 1932, Thái Lan đã trải qua 12 cuộc đảo chính quân sự. Trong hai chục năm qua,  tình hình chính trị xã hội ở đất nước này luôn bất ổn với liên tiếp các phong trào biểu tình phản kháng, các cuộc đảo chính quận sự và giải tán đảng phái qua tư pháp.


 

Cả trăm người ‘vây’ trụ sở Manulife ở Sài Gòn đòi lại tiền mua bảo hiểm

Nguoi-viet

May 15, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sáng 15 Tháng Năm, cả trăm người là khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB Bank) bị lừa mua bảo hiểm đã kéo đến trụ sở công ty Bảo Hiểm Manulife Việt Nam ở quận 7, đòi hủy hợp đồng và lấy lại tiền đã đóng.

Theo báo Người Lao Động, những người này chủ yếu có đơn khiếu nại sau hôm 30 Tháng Tư vừa qua, mà theo thông báo hôm 12 Tháng Năm của công ty Bảo Hiểm Manulife công bố là “sẽ không giải quyết.”

Cả trăm người tập trung tại trụ sở công ty bảo hiểm Manulife ở quận 7, Sài Gòn. (Hình: Nguyễn Hải/Người Lao Động)

Để “giảm nhiệt” sự giận dữ của khách hàng, đại diện công ty Manulife đã đứng ra tiếp nhận đơn khiếu nại tập thể của 98 người.

Ông Nguyễn Văn Thức ở Đồng Nai, một người bị nhân viên SCB Bank lừa đóng cả trăm triệu đồng mua gói “Tâm An Đầu Tư,” bất bình cho rằng khách hàng khiếu nại trước hay sau hôm 30 Tháng Tư đều như nhau, đều là nạn nhân trong sự việc này.

“Không ai muốn kiện cáo gì, mà chỉ muốn được trả lại số tiền gốc 100% vì đây không phải là tiền mua bảo hiểm. Vụ việc này đã gây ra rất nhiều hệ lụy xung đột, bất hòa trong gia đình, thậm chí có người tiêu cực không muốn sống,” ông Thức tức giận nói.

Phía Manulife cho rằng công ty chỉ “cân nhắc các khiếu nại nhận được trước ngày 30 Tháng Tư do “cảm thông với khách hàng SCB sau sự kiện khủng hoảng xảy ra với ngân hàng này vào Tháng Mười năm ngoái.”

Sau khi thỏa thuận, trong biên bản làm việc giữa Manulife với các khách hàng trên, phía đại diện công ty cho biết sẽ đề nghị lãnh đạo “sửa đổi thông báo hôm 12 Tháng Năm” theo hướng vẫn tiếp tục nhận đơn khiếu nại của khách hàng đầu tư gói “Tâm An Đầu Tư” và sẽ trả lời, đưa ra hướng giải quyết cụ thể chậm nhất là ngày 19 Tháng Năm.

Trong vài năm qua, nhiều người dân ở Việt Nam bất bình với việc mua bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt đối với hệ thống phân phối qua ngân hàng. Hàng loạt người dân cho biết bị các ngân hàng ép mua bảo hiểm kèm khoản vay. Nhiều khách hàng gần đây thậm chí phản ánh bị “lừa” từ gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ.

Khách hàng tràn đã vào bên trong trụ sở công ty bảo hiểm Manulife để đòi lại tiền. (Hình: Nguyễn Hải/Người Lao Động)

Báo VNExpress dẫn số liệu từ Hiệp Hội Bảo Hiểm cho biết cụ thể, nếu tính luỹ kế đến hết năm 2022, có khoảng 2.9 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mua qua kênh ngân hàng (bancassurance) với doanh số khai thác là 45,000 tỷ đồng ($1.91 tỷ). Còn tính toàn thị trường đến cuối Tháng Ba, 2023, có khoảng 13.68 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, giảm gần 250,000 hợp đồng so với cuối 2022.

Tại cuộc họp báo hôm 24 Tháng Tư ở Sài Gòn, ông Ngô Trung Dũng, phó tổng thư ký Hiệp Hội Bảo Hiểm (IAV) cho biết trong vòng ba năm nay, có tổng cộng hơn 9,000 đại lý bảo hiểm tại Việt Nam bị đưa vào danh sách xử phạt (‘black list’ – danh sách đen). Có gần 1 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, chiếm 46% doanh số khách hàng mới đã bán qua kênh ngân hàng năm 2022, với tổng phí mới lên gần 23,800 tỷ đồng (hơn $1 tỷ). (Tr.N) 


 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Mặt sau của vài tấm ảnh

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Nhà văn Võ Đắc Danh vừa gửi đến độc giả và thân hữu một bức ảnh khá lạ mắt, cùng với đôi lời phân giải:

“Nhà báo Đoàn Khắc Xuyên cho rằng bức ảnh xứng đáng được trao giải thưởng… thư ký tòa soạn một tờ báo lớn ở SG hiểu lầm tưởng tôi là tác giả nên nhắn tin xin file gốc để đăng báo. Và sau đó, một người bạn đang làm việc ở một trường đại học bắc Cali gọi điện cho tôi, anh vừa khóc vừa nói: ‘Anh có cách nào tìm ra người phụ nữ trong bức ảnh, tôi muốn giúp đỡ cô ấy, biết rằng những mảnh đời như cô ấy ở VN không ít, nhưng bức ảnh làm tôi nghẹn ngào rơi nước mắt, tôi muốn giúp cô ấy cũng chính là giúp tôi vơi bớt nỗi đau…”

FB CaoSon HD  cho biết thêm “bức ảnh người phụ nữ chạy xe Grab mưu sinh phải mang theo cả con nhỏ khi đi chở khách được lan truyền mạnh mẽ trên Facebook đã làm nhiều trái tim nghẹn đắng lòng.”

Nói thế e có quá lời chăng? Cuộc sống lam lũ của lắm người dân Việt hiện nay nào có xa lạ (hay mới mẻ) chi đâu mà khiến cho “nhiều trái tim nghẹn đắng lòng” tới “rơi nước mắt” luôn, dữ vậy?

Xay lúa thì khỏi bồng em là cách phân nhiệm công bằng (và hiệu quả) trong nếp sống định canh ở Việt Nam, từ nhiều ngàn năm trước. Sự phân chia truyền thống này đã biến đổi lâu rồi.

Nhà văn Phạm Thị Hoài cho biết: “Ngày 22-3-1965, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động một phong trào mang tên ‘Ba đảm nhiệm’, gồm đảm nhiệm sản xuất và công tác, đảm nhiệm gia đình, đảm nhiệm chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhưng Hồ Chủ tịch không ưng ‘đảm nhiệm’ nên chuyển thành ‘đảm đang’ và chính thức phát động phong trào…”

Phải “đảm” tất tần tật như thế nên vừa xay lúa vừa bồng em thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Đó là chưa kể những lúc phải tranh thủ làm đêm (và làm thêm giờ nghỉ) để thi đua vượt chỉ tiêu. Chớ còn vừa chạy xe Grab, vừa bồng con thì kể như chỉ là chuyện nhỏ thôi. Có chi nghiêm trọng lắm đâu mà phải động lòng thương hoa tiếc ngọc!

Cùng vào thời điểm này, Trung Ương Đoàn cũng đã phát động Phong Trào Thanh Niên Ba Sẵn Sàng (vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa học tập vừa thi đua xây dựng cuộc sống) chớ bên phái nam cũng đâu có ai rảnh rang gì.

Sau nhiều thập niên tất bật và túi bụi cả ngày lẫn đêm (bỗng) có người chợt ngừng tay, thắc mắc: Thi đua ta quyết thi đua/ Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu/

Hàng đầu rồi biết đi đâu?

Rồi không ít kẻ nhao nhao lên tiếng khiếu nại: Một người làm việc bằng hai/ Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Mỗi người làm việc bằng ba/ Để cho cán bộ xây nhà xây sân!

Như vậy đâu có được (bất công thấy rõ) nên cuối cùng đồng chí đương kim  TBT, kiêm CTN, Nguyễn Phú Trọng đã vào cuộc để giải quyết vấn đề. Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 12/01/2021, hân hoan thông báo: “Năm năm xử 14.540 bị cáo tham nhũng, kinh tế, chức vụ; thu hồi hàng chục ngàn tỉ đồng.”

Dữ vậy sao? Hả hê chưa?

Chưa! Dư luận, ngó bộ, vẫn chưa đồng tình cho lắm. Thiên hạ coi đây chỉ là một thứ “nỗ lực” bắt ruồi quanh đống cứt. Người có giáo dục thì phát biểu ôn tồn và nhã nhặn hơn. Họ xem “hàng chục ngàn tỉ đồng thu hồi” chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn.

Tuyệt đại đa số các đồng chí vẫn chưa bị lộ, và không bao giờ bị cả, vì đều đã hóa thân thành những cánh tay nối dài của Đảng và Nhà Nước. Những bàn tay vô hình này thò vào túi quần (hay túi áo) của tất cả mọi người, bất kể nam/ phụ/ lão/ ấu.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết: “Một quả trứng chịu 14 loại phí, một con lợn cõng 51 thuế phí.”

Báo Thanh Niên tổng kết: “Nông dân ‘cõng’ hơn 1.000 loại phí.” Tất nhiên, đó là chưa kể … “phí cho trâu bò ăn cỏ!

Đám chạy xe Grab, như thiếu phụ bồng con trong bức ảnh của nhà văn Võ Đắc Danh – tất nhiên – cũng không ngoại lệ:

  • Phạm Minh Vũ: Sau năm lần tăng liên tiếp, ngày 25-02 vừa rồi giá xăng trong nước tăng mạnh gần 1000đ trên 1lít, A95 đã hơn 18k.
  • Ngô Du: “Sáng xách chiếc xe ra đổ 100 ngàn xăng để mưu sinh. Họ đã cúng cho nhà nước 64 ngàn. Chạy một cuốc xe… Nộp thêm 10% VAT nữa.”

Hết “cúng” lại “nộp” tứ phương như vậy nên vừa chạy xe Grab vừa địu con thì (may ra) mới đủ tiền mua sữa.

Sữa để em thơ lụa tặng già là chuyện chỉ có trong thơ Tố Hữu (và trong mơ) mà thôi. Thực tế thì già trẻ, lớn bé gì đều đầu tắt mặt tối và lam lũ ráo.

Hãy nhìn qua một lớp người bần cùng khác, cùng vài mẩu tin liên quan đến họ, xem bàn tay của nhà nước hiện hành dài tới cỡ nào:

Xổ số kiến thiết “góp” 10.000 tỷ đồng cho Nhà nước trong quý I

Xổ số đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước

Xổ số  là nguồn thu chỉ sau dầu mỏ

Xổ số đóng góp gần bằng ngành dầu khí và vượt xa hàng không

Từ Việt Nam, nhà báo Hữu Danh  tường thuật:

“Ở vùng ĐBSCL, nhiều doanh nghiệp xổ số nộp ngân sách cả ngàn tỉ đồng/năm. Với nhiều địa phương, thu từ xổ số là nguồn thu chính. Để có nguồn thu này, các công xổ số đều dựa vào lực lượng bán vé số dạo.

Họ là ai? Là trẻ em, thay vì được đến trường thì áo quần rách rưới, tay cầm xấp vé số đi ‘bán cái rủi may’; là những ông bà lão bảy – tám mươi tuổi, lẽ ra phải được an hưởng tuổi già, vui vầy cùng con cháu thì phải còng lưng mời từng tờ vé số; là những người tật nguyền, khi mà hệ thống an sinh xã hội còn quá kém, phải vừa bò vừa lết ngoài đường, bò lết dưới chân trai thanh gái lịch trong những quán cà phê, nhà hàng để bán từng tờ vé số bằng cách kêu gọi lòng thương…”

Có điều ông nhà báo không biết (hoặc không ngờ) là “lực lượng bán vé số dạo” đã lan ra tới … nước ngoài tự lâu rồi. Tôi tình cờ gặp gỡ đông đảo đồng hương của mình nơi quán ăn Ba Số Bẩy – trong khu chợ Tô Sanh, ở Nam Vang – với không ít ngạc nhiên.

Ngồi uống chưa hết chai bia Cambodia mà đã có hơn chục người đến chào mời mua vé số, phát hành từ những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sau khi xổ, vé trúng sẽ có người sẵn sàng mua lại ngay tại chỗ.

Đạo quân vé số ở thủ đô Phnom Penh gồm đủ thành phần cũng như tuổi tác nhưng phần lớn đều còn rất trẻ, rất hồn nhiên, và (tất nhiên) đều không có cơ hội đến trường. Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn có thể đoán được là trong lòng bàn tay của tất cả các em đều có đường xuất ngoại nhưng thiếu đường may mắn.

Tôi tha phương cầu thực gần như trọn kiếp (và may mắn lạc bước đến những nơi không thiếu bơ thừa sữa cặn) nên bất ngờ nhìn thấy mảnh đời cùng quẫn thì không khỏi chạnh lòng. Nghe tiếng mời chào khẩn thiết, nhìn những khuôn mặt khẩn cầu của đồng bào mình mà muốn ứa nước mắt.

Tôi mời các em cùng ngồi dùng cơm, và mua không sót một tấm vé số nào, với hy vọng có thể tạo được đôi chút thảnh thơi cho tất cả. Tôi cũng hành xử y như ông bạn của nhà văn Võ Đắc Danh (“muốn giúp người và giúp cho chính mình vơi bớt nỗi đau”) hiện đang ở California.

Vơi được bao nhiêu, và bao lâu trong cái chế độ bất nhân này?

Nguyễn Phú Trọng dọa Nguyễn Thị Thanh Nhàn: ‘Chạy đàng trời’

Báo Nguoi-viet

May 14, 2023

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Người đứng đầu đảng CSVN vừa đe dọa một người đang không biết ở đâu nhưng bị xử án khiếm diện là “Có mà chạy đàng trời, trốn cũng không được.”

Ngày Thứ Bảy, 13 Tháng Năm, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, có tiếp xúc cử tri theo thông lệ trước và sau mỗi khóa họp Quốc Hội. Ông Trọng và các đảng viên cấp cao cả nước đều là đại biểu Quốc Hội “đảng cử dân bầu” mỗi năm chỉ họp có hai lần ngắn ngủi.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch AIC, bị xử khiếm diện 30 năm tù hồi Tháng Giêng, hiện không biết ở đâu. (Hình: Tập đoàn AIC)

Các đại biểu thường chỉ gặp cử tri trước và sau mỗi khóa họp một lần. Đa số những cử tri này đều là những đảng viên sống ở địa phương được lựa chọn từ trước. Các câu hỏi, chất vấn đại biểu cũng đều được mớm lời, duyệt xét trước chứ không phải muốn hỏi gì thì hỏi. Những cuộc tiếp xúc này đều được dàn dựng nhằm mục đích đăng báo tuyên truyền.

Tại cuộc tiếp xúc nêu trên, trả lời cho câu hỏi về đối phó với tham nhũng và các vụ án tham nhũng lớn xảy ra trong thời gian qua vẫn còn làm dư luận bàng hoàng, ông Nguyễn Phú Trọng được báo Vietnamnet thuật lời nhìn nhận có một số bị cáo đã trốn đi nước ngoài nên đành phải xử vắng mặt. Những người bị xử vắng mặt gần đây nhất, không thấy ông Trọng nêu tên, nhưng người ta hiểu ngay ông ám chỉ gồm cả bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch công ty Tiến Bộ Quốc Tế (AIC), bị kết án 30 năm tù qua một phiên tòa hồi Tháng Giêng vừa qua.

Theo Vietnamnet tường thuật lại lời nói của ông Trọng thì “khi những cá nhân chạy trốn, bị tòa xử vắng mặt thì không còn là công dân mà là tội phạm, các nước không có quyền chứa chấp.”

Rồi báo này dẫn lời ông Trọng: “Do vậy, chúng ta có quyền theo luật pháp quốc tế, phối hợp với nước mà đối tượng đang trốn để bắt về. Có mà chạy đàng trời, trốn cũng không được.”

Ông Trọng nói đến luật pháp quốc tế để yêu cầu nước ngoài giúp bắt về nhóm người phạm tội gồm bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các người dưới quyền bà tại công ty AIC. Ông Trọng tin rằng các nước khác không chứa chấp tội phạm nhưng nếu không có hiệp định tương trợ pháp lý giữa hai bên và quy định về dẫn độ tội phạm, thì chuyện dẫn độ khó xảy ra.

Vì không có thỏa hiệp dẫn độ với Đức, Việt Nam đã cho Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, năm 2017, cầm đầu một đoàn đặc vụ sang thủ đô Berlin bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đem về nước bỏ tù. Vụ ngang nhiên bắt cóc bất chấp luật pháp của Đức và thông lệ quốc tế làm căng thẳng bang giao giữa hai nước một thời gian. Vụ án này từng sôi nổi dư luận trong ngoài nước.

Vào ngày 22 Tháng Năm, tức chỉ một tuần lễ nữa tới đây, đúng ngày khai mạc khóa họp Quốc Hội đầu năm 2023, tòa án CSVN sẽ đem vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các thuộc cấp tại công ty AIC ra xử phúc thẩm theo kháng cáo của các bị cáo.

Trong số 15 bị cáo của vụ này thì có tám người, gồm cả bà Nhàn, hiện đang trốn tránh đâu đó ở nước ngoài. Một số được biết đang trốn ở Mỹ nhưng nước Mỹ mênh mông lại không ai bị bắt phải khai báo hộ khẩu “tạm trú, tạm vắng” như ở xứ độc tài CSVN nên hiện cũng không biết họ ở chỗ nào. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng bị nghi là sống ở đâu đó một nước bên Âu Châu.

Hỏa tiễn phòng không Spyder của Israel trưng bày trong cuộc triển lãm võ khí ở Hà Nội ngày 9 Tháng Mười Hai, 2022. (Hình minh họa: VNExpress)

Ngày 4 Tháng Giêng vừa qua, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị kết án khiếm diện 30 năm tù với cáo buộc “vi phạm quy định về đầu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,” đưa hối lộ cho lãnh đạo tỉnh Đồng Nai để trúng thầu xây dựng bệnh viện đa khoa ở địa phương, làm thiệt hại cho nhà nước 152 tỷ đồng, tương đương khoảng $6.5 triệu.

Báo chí tại Việt Nam còn bật mí bà Nhàn là một nhà thầu có một quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo các bộ ngành ở trung ương nên đã trúng thầu nhiều vụ lớn ở nhiều địa phương, gồm cả tỉnh Quảng Ninh, nơi Thủ Tướng Phạm Minh Chính từng là bí thư tỉnh ủy. Bà bị tố cáo thông đồng với các giới chức trong các vụ đấu thầu gian dối để chỉ mỗi mình AIC trúng thầu.

Báo chí Israel từng tiết lộ bà Nhàn là kẻ môi giới mua sắm võ khí từ nước này cho CSVN.

Trong bài viết “The Enduring Role of Mistresses in Southeast Asian Politics” đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 4 Tháng Năm, 2022, nhà báo David Hutt, một người am hiểu chính trị Việt Nam, viết bà Nhàn từng là “tình nhân” (mistress) của ông Chính và Đại Tướng Phan Văn Giang, hiện là bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam.

Chế độ Hà Nội đã mua của Israel từ hỏa tiễn phòng không, hỏa tiễn phòng vệ biển đảo, máy bay không người lái, phần mềm cho công an theo dõi các thành phần chống đối. Việc truy tố và bà bỏ trốn sẽ ảnh hưởng thế nào đến chuyện trang bị quốc phòng CSVN không ai biết. (TN) [đ.d.]

Thảm cảnh vượt biên mãi in sâu trong ký ức nhiều người

From: nghiathuc.com

(ảnh: Michel Setboum/Getty Images)

Tháng Tư buồn lại đến, 47 năm qua, những thuyền nhân nay đã “già” và những câu chuyện của họ đã trở thành cổ tích. Hồi tưởng để nhớ về một quá khứ đau thương với những chia ly và mất mát…

1/ Cứu vớt

Chiếc tàu nhỏ bé của chúng tôi bị tàu đánh cá Thái Lan chặn lại. Bọn cướp hãm hiếp sáu cô gái. Trong lúc bọn Thái hãm hiếp, một cô gái lao mình xuống biển. Bọn Thái vớt cô ấy lên rồi dí súng vào đầu có ý muốn nói: “Nếu ai nhảy xuống biển nữa là bắn bỏ!”. Tuy nhiên, nhờ người con gái gan dạ liều lĩnh đó mà đám ngư phủ Thái đã ngừng thôi hãm hiếp, và tôi là một trong những cô gái được may mắn thoát nạn trên chuyến tàu định mệnh.

Một nhóm thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Darwin (Úc) trên tàu ‘Song Be 12’,

Khi Mặt trời vừa ló dạng, bọn Thái thả chúng tôi về lại con tàu nhỏ, kèm nước uống, cơm và một khay ghẹ nấu chín, rồi chỉ đường cho bác tài công. Khi đám ngư phủ Thái bỏ đi, mọi người như hoàn hồn, mang nhiều hy vọng dù đường còn lắm gian nan. Sáng sớm, giữa biển cả bao la, gió mát lạnh, lòng người miên man vô định, mọi việc đều phó thác vào bàn tay của đấng tạo hóa. Đã ba ngày, ai cũng mệt mỏi vì sợ hãi và đói khát. Tôi chờ lúc vắng bớt người, lấy chút cơm ăn với muối cho đỡ đói. Lúc ấy có một người đàn ông trung niên, nhìn hiền lành, điềm đạm. Ông không nói gì, chỉ nhìn tôi gật đầu chào. Có người nói:

 – Ăn ghẹ đi, ngon lắm! Nhưng ông lắc đầu. Sau này khi mọi người đến Galang làm hồ sơ khai tên tuổi, tôi mới biết ông là một nhà sư.

Nỗi lo sợ về bọn cướp Thái vẫn còn đeo đẳng theo chúng tôi trong suốt cuộc hành trình. Con tàu nhỏ bé đang êm êm lướt sóng, chợt… Bùm…! Một cậu nhóc rớt tỏm xuống biển. Tiếng bà mẹ khóc la vang trời:

– Cứu con tôi, cứu con tôi với bà con ơi…!

Mọi người nhìn ra xa xa…, chỉ thấy thấp thoáng một chấm đen nhỏ xíu ngụp lặn trên mặt biển mênh mông. Bà mẹ hốt hoảng chạy đến bên bác tài công, quỳ xụp xuống van xin:

– Ông ơi, ông ơi, xin cứu con tôi với, xin ông… ông ơi… nó té xuống biển! Bác tài ái ngại lắc đầu nhưng rồi cũng đánh một vòng quay lại… Khi tàu chạy đến gần, thằng bé cũng ngất ngư sắp chết đuối. Nó là dân vùng biển bơi giỏi nên cũng cầm cự được lâu…

Bác tài công lái con tàu an toàn đến một trạm biên phòng hẻo lánh của Indonesia. Lính biên phòng cho chúng tôi lên bờ ở tạm trên một đảo nhỏ hoang sơ gần đồn canh của họ. Một cuộc sống thê thảm, thiếu thốn, đói khổ. Chúng tôi sống cảnh màn trời chiếu đất. Hơn một tuần sau mới có một mái lều che nắng mưa. Chúng tôi ngủ chung với muỗi mòng, côn trùng. Bầy chó hoang đêm đêm mò đến rình rập. Thức ăn là một ít mì mốc (trên tàu) với những gì mò bắt được dưới biển và những trái sakê hay rau củ kiếm được trên đảo. Chúng tôi sống lây lất gần một tháng, tàu Cao Ủy Tỵ Nạn mới đến cứu đưa 68 thuyền nhân chúng tôi về Galang.

Chuyến tàu TG 0018 (ảnh: Tác giả gửi)

2/ Tưởng niệm

Trước khi được ra ngoài hội nhập với cộng đồng người tỵ nạn, chúng tôi phải vào khu biệt lập để được chăm sóc đặc biệt. Cùng chuyển đến khu biệt lập với chúng tôi là một chuyến tàu khác cũng xuất phát từ Tiền Giang. Khi được cứu, trên tàu chỉ còn người già, đàn ông và con nít; đàn bà, con gái đã bị bọn hải tặc Thái Lan bắt đi. Những người có thân nhân bị bắt đều cầm chắc cái chết vì biết rằng bọn cướp hung ác hãm hiếp xong rồi quăng xác xuống biển…

Hàng ngày, người ta thấy một thanh niên khôi ngô ngồi trước cửa trại, lặng lẽ buồn nhìn trời nhìn đất như mất hồn. Nghe những người đi cùng chuyến kể rằng em gái và người yêu của cậu đã bị hải tặc Thái Lan bắt.  Anh không chịu ăn uống gì, chỉ còn da bọc xương. Ít lâu sau, tôi nghe những người quen biết kể lại rằng người ta thấy xác của anh trôi trên biển dạt vào một hốc đá. Những người bạn cùng tàu chôn anh vội vã ở nghĩa trang. Tôi thoáng nhớ câu thơ buồn chua chát của Quang Dũng: Rải rác biên cương mồ viễn xứ…

Thầy T.T.A. và tác giả (ảnh: Tác giả gửi)

4/ Oan hồn

Trên đường vượt biển tìm tự do, những phụ nữ Việt Nam không may bị hãm hiếp, khi đến trại tỵ nạn, thường được Cao Ủy cứu xét giúp cho đi định cư sớm để tránh lời ra tiếng vào. Sao lại có những người cười chê trên sự đau khổ của đồng hương không may mắn?! Trên trại có dựng một cái miếu thờ gọi là “Miếu Ba Cô”. Theo kể lại, có hai chị em xinh đẹp đi vượt biển bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp. Khi đến trại tỵ nạn, họ bị xoi mói bởi những ánh mắt tò mò, những lời xầm xì chế nhạo làm tổn thương họ. Kết quả, hai chị em treo cổ dưới gốc cây đa. Nghe đồn rằng hồn họ vất vưởng chưa siêu thoát nên đêm đêm biến thành bóng ma trắng chờn vờn bay quanh đảo khiến người ta sợ hãi mà lập miếu. Sau đó, có thêm một thiếu nữ đau buồn cho số phận không may cũng treo cổ chết tại gốc cây ấy…

Thuyền nhân Việt Nam bị nhà cầm quyền Malaysia khước từ đã phải sang lánh trú ở quần đảo Anambas,

5/ Mất tích

Anh Duy là một phó nhòm chụp hình rất nghệ thuật. Anh đã ở trại Galang khoảng 5-6 năm mà chưa được đi định cư vì có người em bị hội chứng down. Phái đoàn các nước phỏng vấn rồi từ chối vì không muốn nhận người không có ích lợi gì cho xã hội, mặc dù cha của họ đang bị đọa đày trong nhà tù cộng sản Việt Nam.  Anh Duy thường đi chụp hình để sinh sống trong khi đứa em quanh quẩn ở barrack chờ anh về.

Tôi và Nam, 15 tuổi, em họ của tôi, thỉnh thoảng ra quán ăn khuya. Tôi có lần gặp anh em Duy đến ăn tối. Người em mặt khờ khạo, nước miếng nhễu nhão. Người anh chăm chút cho em như một baby, quàng khăn quanh cổ rồi đút từng muỗng, cho uống nước, rồi lau miệng…  Sáng hôm ấy, mọi người thức giấc vì tiếng ồn ào. Nhiều người đi đến từng barrack hỏi thăm và tìm kiếm trẻ lạc. Đứa em của anh Duy, từ chiều hôm qua, đã đi đâu mất tích. Tìm kiếm suốt đêm cũng không có dấu vết… Đứa em của anh Duy đi lang thang đâu đó, chết bờ chết bụi, hay trôi dạt ra biển?! Tôi rời Galang đi định cư nên không biết số phận của anh em họ ra sao…

Những thuyền nhân ngày nào trở lại thăm Đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại đảo Galang,

5/ Bạc mệnh

Anh Vinh là anh họ của tôi, một Đại úy Không quân VNCH. Anh cao lớn, đẹp trai trông hùng dũng nhưng hiền như cục bột. Anh thích đàn ca với những bài hát dí dỏm hài hước. Anh cao lớn mà ôm cây mandoline bé tí teo. Hồi còn ở Việt Nam, anh Vinh cưới chị Nga, một cô gái xinh đẹp, rất giỏi tiếng Anh. Chị Nga làm xếp xì cho một văn phòng của quân đội Mỹ tại Sài Gòn. Chị hét ra lửa ở công sở và ở nhà, anh Vinh cũng xếp re… vì nể sợ vợ. Tháng Tư 1975, miền Nam thất thủ, anh Vinh bị đi tù. Khi được thả, anh đưa vợ và ba đứa con đi vượt biển. Cả nhà đến Galang. Ở trại tỵ nạn, chị Nga làm thiện nguyện; anh Vinh ở nhà chăm sóc con và cơm nước. Cuộc sống âu lo phiền muộn khiến chị Nga trở nên cáu gắt. Chị đay nghiến, miệt thị, khinh chê chồng đủ điều.

Trong khi chờ đi định cư, một ngày cuối tuần, anh Vinh cùng vợ con ra biển chơi. Biển Indonesia rất đẹp, nước trong xanh biếc màu ngọc bích, có thể nhìn thấy cá lội và cát trắng dưới đáy. Anh Vinh chơi đùa với các con và vẽ hình trên cát. Hôm ấy, anh bơi ra biển rồi không thấy trở vào. Anh mất tích hẳn. Anh bị chết đuối hay anh muốn mình chìm vào lòng biển sâu để quên đi nỗi sầu nhân thế?

Nào ai biết được niềm u uẩn,

Từng lắng nhiều trong những mảnh đời…

(Thơ Quang Dũng)

6/ Tình yêu

Ở Galang có một đôi trai gái yêu nhau. Chàng 19, nàng 18. Một tình yêu lãng mạn nhưng đong đầy nước mắt. Tiếng sét ái tình mạnh mẽ khiến cả hai yêu nhau say đắm. Khốn nỗi, gia đình họ cho là tình như áng mây, chỉ thoáng đến rồi đi. Ở chốn tạm dung này chẳng có gì bền vững. Trước ngày gia đình nàng đi định cư, đôi uyên ương đã quyết cùng ở bên nhau khi cả hai… uống thuốc độc tự tử!

Tưởng chừng những nỗi thống khổ của thuyền nhân Việt Nam đi tìm tự do, một thời vang vọng trên diễn đàn thế giới, nay đã chấm dứt. Không. Cuộc hành trình dẫn đến cái chết của 39 nạn nhân Việt Nam tại Essex vào ngày 25 Tháng Mười 2019 ở Anh lại một lần nữa cho thấy những chuyến viễn du chua xót của người Việt vẫn chưa chấm dứt… Vẫn còn biết bao người tiếp tục rời xa quê mẹ với ước mơ tươi sáng nhưng giấc mộng biến thành ác mộng… Thôi hãy cùng thắp nén hương và nhóm lên ngọn lửa yêu thương để sưởi ấm lòng người dân Việt tha phương trên mọi nẻo đường…

Nhã Duyên (Sài Gòn Nhỏ)

Kim Quy sưu tầm

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Vừa thôi Tám

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến

Trong một cuộc phỏng vấn do Khánh An (VOA) thực hiện, vào hôm 29 tháng 4 năm 2023, Giáo Sư – Tiến Sỹ Alex Thái Đình Võ đã kể lại một câu chuyện thú vị:

“Thái sang Hoa Kỳ năm 8 tuổi. Khi mình còn nhỏ, lúc người Mỹ bắt đầu dạy trong nhà trường về cuộc chiến Việt Nam hay lịch sử Việt Nam, mình nhớ là khoảng lớp 7, lớp 8, khi giáo viên bắt đầu cho học sinh xem những bộ phim gọi là bộ phim documentary (phim tài liệu) về cuộc chiến Việt Nam, thì sau khi xem bộ phim đó và học sơ về cuộc chiến, có một cậu học sinh đặt ra câu hỏi cho mình là ‘Gia đình của bạn thuộc phe nào trong cuộc chiến?’

 Ở lứa tuổi đó thì thú thật khi sang Hoa Kỳ, bố mẹ cũng không nói gì nhiều cho mình về cuộc chiến, cũng không dạy mình phải hận thù hay biết bên này, bên kia… Nhưng khi cậu đó đặt câu hỏi đó thì mình mới nhớ ở nhà thường hay nói gia đình mình là thuộc miền Nam Việt Nam. Mình mới nói ‘The South’ (miền Nam), thì cậu đó mới chỉ tay vào mặt mình mà cười kiểu chế nhạo và nói ‘À, vậy thì gia đình mày thua là đúng rồi!’.

Đối với một đứa học với lớp 7, lớp 8, mà khi một người khác nói với mình là gia đình mày thua là đúng rồi thì nó đánh một dấu hỏi trong đầu mình là ‘Thua là một chuyện, nhưng mà thua là đúng rồi có nghĩa là như thế nào?’”

Thiệt là một câu hỏi khó cho bất cứ ai, kể cả mấy ông T.T Hoa Kỳ, chớ chả riêng chi với một cậu bé VN tị nạn (đang học lớp 7/ lớp 8) ở đất nước này!

Từ Việt Nam, nhà văn Bùi Ngọc Tấn lý giải:

“Cuối cùng miền Nam đã thua nhanh hơn dự đoán. Chiến thắng thuộc về những người lì đòn hơn, tận dụng thời cơ tốt hơn. Một chiến thắng có rất nhiều nguyên nhân – chiến lược chiến thuật, tài nghệ chỉ huy, tinh thần binh sĩ, vũ khí khí tài, rồi công tác tình báo, mặt trận ngoại giao… – nhưng chắc chắn có sự đóng góp không nhỏ của các loa công cộng…”  (Hậu Chuyện Kể Năm 2000. Tiếng Quê Hương: 2014).

Người cộng sản vốn chuyên nghề tuyên truyền nên sự đóng góp “không nhỏ của các cái loa công cộng” (ở thôn xóm, cũng như ở phố thị) là điều tất yếu nhưng còn “công tác vận động quần chúng” nơi những vùng xa/vùng sâu thì họ thực hiện cách nào?

Nhà văn Đỗ Phương Khanh kể lại:

Khi cuộc chiến giữa Việt Nam và Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 thì gia đình chúng tôi từ Hà Nội tản cư ra khỏi thủ đô theo đường ngược mà di chuyển dần lên tới tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là quê hương của dân tộc Mường. Họ là những người rất chất phác, sống hồn nhiên, đơn thuần như những người Việt Nam cổ xưa…

 Tết năm đó có đoàn Tuyên Truyền Xung Phong ghé qua làng chúng tôi đang tạm trú. Buổi tối họ đốt lửa trại, hầu hết dân làng quây chung quanh các thanh niên trong đòan, say sưa xem những mẩu kịch ngắn, hầu hết là cảnh quân Pháp mới đánh nhau đã lăn ra chết, tiếng cười vang rân xóm làng.

 Sáng hôm sau trước khi đi, anh đòan trưởng có nhã ý mời tất cả những ai muốn chụp ảnh kỷ niệm ngày Xuân thì anh ta sẽ chụp để tặng. Anh ta còn đưa ra cuốn albumn trong có rất nhiều ảnh cho mọi người coi. Đó đây, những ánh mắt thán phục và những tiếng cười khúc khích của các cô nàng sơn nữ nổi lên tưng bừng như ngày hội…

Sau khi sắp xếp chỗ đứng rất lâu, người này thấp ra phía trước, người kia ra đầu nọ cho cân đối… cuối cùng anh ta hô:

– Không chớp mắt … một hai ba…

Anh ta làm lại vài lần và tất cả chúng tôi quây lấy anh ta hỏi han khi nào sẽ có ảnh… anh ta trả lời chắc nịch:

– Tuần tới anh sẽ trở lại, mọi người sẽ đều có ảnh rất đẹp.

Gia đình chúng tôi không có dịp gặp lại anh ta vì chiến sự lan rộng. Trên đường tản cư ngược xuôi, một hôm bố tôi gặp lại anh phó đoàn, bố tôi hỏi về tình hình những bức ảnh. Anh phó đòan cười:

– Làm gì có ảnh, anh Bảo muốn vận động quần chúng nên dùng tâm lý chiến để tạo sự quý mến thân thiện thôi. Máy không có phim chú ạ. (Đỗ Phương Khanh. “Quê Hương Dạo Trước.” Hưng Việt – 10/12/ 2014).

Chuyện kể của nhà văn Nguyên Ngọc thì hơi khác. Tuy cũng theo đúng chính sách và chủ trương của Đảng (“cứu cánh biện minh cho phương tiện”) nhưng ở Tây Nguyên thì cán bộ dùng loại “phương tiện” hữu hiệu hơn. Họ thay máy ảnh không phim bằng súng đạn đã lên nòng:

 Tôi có một người quen, tên là Nguyễn Huy Chương, từng là đội trưởng vũ trang tuyên truyền ở Đak Lak thời ấy, về sau làm đến chính ủy sư đoàn, rồi phó chính ủy quân khu. Anh kể hồi bấy giờ tính mãi không biết làm sao gặp cho được dân. Cuối cùng nghĩ ra một kế: bí mật rình ở bìa rẫy, buổi chiều sẫm, khi những người lao động chính đã về hết rồi, chỉ còn một bà già nán lại nhặt củi rơi để tối về sưởi, đêm Tây Nguyên vốn rất lạnh; bèn xông ra kéo bà già ấy vào rừng, dọa ngay không được la hét, la lên thì tôi bắn!

 Bà già thì hoảng loạn, mình thì ú ớ tiếng Ê Đê, đã nói được gì đâu. Giữ lại lâu thì lộ, phải thả về, dặn về tuyệt đối không được nói lại với ai, và chiều ngày sau ra lại đây gặp tôi, sai thì tôi vào làng bắn chết… Liều thế, rồi phập phồng kéo dài hàng tháng…

 Cho đến một hôm, bà cụ đã bình tĩnh và khá quen, bỗng hỏi: “Con ở ngoài rừng thế này, ăn gì mà sống được?” Lần sau bà mẹ ra (anh đã gọi bà bằng Mí = Mẹ) còn cầm theo một nắm cơm. Nắm cơm đầu tiên của một người mẹ Ê Đê mang vào rừng cho một người con là lính Việt Minh. Một bước lớn và quyết định đã được vượt qua… ” (Nguyễn Hồng Anh Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyên Ngọc. Văn Việt – 19/03/2023)

Những bà mẹ Tây Nguyên, với những “nắm cơm đầu tiên”, tất nhiên, đều đã lìa đời nhưng “tinh thần cách mạng” vẫn được kế tục bởi thế hệ kế tiếp: cô gái Bom Bo (“giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa”) cô gái Pa Ko (“gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến”) cô gái Sông Ba (“tay vót chông miệng hát không nghỉ”). Nay thì tuổi thanh xuân của những cô sơn nữ đã qua, sức khỏe cũng không còn, và đất đai nơi miền sơn cước thì người Kinh chiếm tiệt cả rồi!

Thế họ và con cháu hiện đang sinh sống ra sao?

Hôm 27 tháng 12 năm 2022, FB Chi Lê cho biết:

Tỉnh Bình Phước có Sóc Bom Bo nổi tiếng trong trận chiến ác liệt Mùa hè Đỏ Lửa 1972. Tính từ ngày “giải phóng” đến nay, hầu hết trẻ con ở Sóc Bom Bo chưa từng biết Phở là gì … Những “Gánh Phở Lên Đồi” đã làm rộn rã Sóc Bom Bo …

 

Cùng với “Gánh Phở Lên Đồi” của Tổng Công Ty Mỳ Ăn Liền Acecook, Hãng Hàng Không Vietnam còn có một phát kiến khác, cũng độc đáo không kém – theo thông tin của VietNam Airlines: “Kể từ nay hành khách là người có công với cách mạng sẽ được hướng dẫn vào quầy làm thủ tục ưu tiên, được đi lối riêng dành cho hạng thương gia, và cũng được ưu tiên tại khu vực soi chiếu an ninh.”

Sao mà nhiều “ưu tiên” dữ vậy, hả Trời? Thiệt là chu đáo, tử tế, và tình nghĩa hết biết luôn! Ngoài cơ hội được thưởng thức hương vị một đặc sản của miền xuôi (phở gói) đám dân bản địa ở những vùng sâu/vùng xa/vùng căn cứ cách mạng còn được hưởng nhiều đặc quyền khác nữa, nếu họ có dịp sử dụng dịch vụ của VietNam Airlines.

Còn bằng cách nào mà những người dân khốn cùng có thể mua được cái vé máy bay để bước chân lên phi cơ của Công Ty Hàng Không Việt Nam thì lại là chuyện khác. Vụ này hoàn toàn (và tuyệt đối) không liên quan chi ráo tới Đảng và Nhà Nước.

Người miền xuôi gọi thế là “nhân nghĩa bà Tú Đễ.” Loại nhân nghĩa này cũng là một loại “đặc sản của người Kinh,” và đã được T.S Mạc Văn Trang “nói thẳng” (ruột ngựa) như sau: “Bớt ‘diễn’ đi … cái gì cũng ‘diễn’ thành lố bịch, ấu trĩ, dối trá, đạo đức giả.”

Dân miền núi chúng tôi không biết “bà Tú Đễ” là ai sất, và cũng chả mấy người có khái niệm chi về cái thứ “đạo đức thật/giả” dưới miền xuôi cả. Nói một cách hết sức giản dị, chất phát, và chân thành là chúng tôi chịu hết nổi rồi. Con giun xéo mãi cũng quằn (thôi) nói chi đến con người – dù là người miền núi. Vừa thôi Tám!

Tưởng Năng Tiến

TIẾN SĨ CHO LẮM VÀO!-Thái Bá Tân

Thái Bá Tân

 

Việc tinh giản biên chế

Ở thủ đô chúng ta

Là gần như không thể.

Vì sao? Vì hóa ra

Ta nhiều tiến sĩ quá.

Tiến sĩ cả cấp phường.

Nguyên khí quốc gia đấy.

Không lẽ đuổi ra đường?

Dân ta có cái bệnh

Cứ thích bằng cấp cao.

Bây giờ thì sướng nhé.

Tiến sĩ cho lắm vào!

***

BẢY NGHÌN DÂN, MỘT NGHÌN TIẾN SĨ

Xã Tùng Ảnh, Đức Thọ,

Ở Nghệ Tĩnh quê choa,

Một xã nghèo, đất hẹp.

Chỉ tám trăm héc-ta.

Số dân cũng ít lắm.

Chỉ khoảng bảy nghìn người.

Mà giáo sư, tiến sĩ

Lên tới một nghìn người!

Ấy là nói số lượng

Cả xưa và cả nay.

Từ Cần Vương chống Pháp

Một trăm năm trước đây.

Đúng là vĩ đại thật.

Ra ngõ gặp anh hùng.

Xuống ruộng gặp tiến sĩ.

Điên điên và khùng khùng.

Với một nghìn tiến sĩ

Mà xã bảy nghìn dân,

Vẫn trên răng dưới dép

Và thường xuyên đói ăn.

Ta, giáo sư, tiến sĩ

Nhiều đến thế là cùng

Thế mà đếch làm nổi

Ốc vít cho Samsung.

Thoạt nghe tưởng ghê lắm.

Nhưng bi kịch là đây –

Thích sĩ, thích bằng cấp

Và tự khoe suốt ngày.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nó như thế nào?

Oanh Vy Lý

Nhiều bạn trẻ không hiểu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nó như thế nào thì đây là một mô hình các bạn hình dung dễ hiểu nhất. (hình minh hoạ).

Giống như bạn mở cho Con của bạn một cửa hàng buôn bán,… bán buôn.ế ẩm, thâm vốn, nhưng cuối năm bạn cho thêm nó tiền để nó có lời thì đó là: nền kinh tế gia đình nhưng định hướng gia trưởng

Con bạn vẫn ung dung, tung tăng, tiêu xài… rất thoải mái con bò cái vì có ông chủ gia…. trưởng luôn móc hầu bao lo cho bạn dù việc bán buôn của bạn không hiệu quả….

Tui đã gần 70 chưa thấy có sự đầu tư khởi nghiệp nào mà dễ dàng như vậy

FB HUNG DO

Thua bạc ở Cambodia, Việt kiều Canada vận chuyển ma túy về Việt Nam

Nguồn: Báo Nguoi-viet

May 11, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV)  Chu Bá Chung, 39 tuổi, Việt kiều Canada, là một trong số các nghi can xuyên quốc gia vừa bị bắt giữ trong đường dây vận chuyển hàng trăm kg ma túy từ Cambodia về Việt Nam.

Theo báo VNExpress hôm 11 Tháng Năm, đường dây nêu trên đổ bể khi nghi can Trương Ngọc Mai, 26 tuổi, bị bắt trong lúc đang đi giao “hàng” tại quận 5, Sài Gòn, hồi giữa Tháng Chín năm ngoái.

Nghi can Trương Ngọc Mai (áo cam) lúc bị bắt. (Hình: VNExpress)

Khám xét ba thùng giấy được quấn băng keo để trên xe gắn máy của nghi can này, công an phát giác gần 12 kg ma túy loại methamphetamine (ma túy đá).

Tiếp tục khám xét nơi ở của nghi can Mai tại quận 4, công an tịch thu thêm 11.5 kg heroin, 40 kg ma túy đá, 12 kg thuốc lắc và ketamine, máy ép, cân điện tử.

Cùng thời điểm, công an ập vào một căn nhà trên đường Trần Văn Đang, quận 3, một căn chung cư tại quận 8… bắt nhiều người trong đường dây, tịch thu tổng cộng 85 kg ma túy.

Khi đường dây bị bể, Chu Bá Chung lập tức chạy trốn đến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị bắt vài ngày sau đó.

Lúc bị bắt, nghi can Chung khai hồi đầu năm 2019, thua bạc tại các sòng Cambodia và nợ tiền một người đàn ông chưa rõ danh tính. Do Chung không có khả năng chi trả nên ông này đề nghị nghi can làm đầu mối giao ma túy cho khách tại Sài Gòn, với thù lao từ $100-$200 mỗi chuyến.

Từ đầu năm 2020, mỗi lần Chung nhận chuyển 5-30 kg ma túy đá, ketamine, thuốc lắc… từ đường dây của ông chủ bên Cambodia, vận chuyển về Sài Gòn và giao đến địa điểm được ấn định sẵn.

Để mở rộng hoạt động, Chu Bá Chung thuê Trương Ngọc Mai làm đầu mối tiếp nhận ma túy, sau đó giao đến những đại lý.

Một nghi can khác trong đường dây là Nguyễn Vũ Khải Hoàng, 28 tuổi, khai rằng hồi Tháng Ba năm ngoái, vay 400 triệu đồng ($17,045) của một người tên Thạch chưa rõ lai lịch, với lãi suất cao.

Các gói ma túy tổng hợp là tang vật của vụ án. (Hình: VNExpress)

Do không có tiền trả nợ, Hoàng nhận lời đi xe hơi đến các tỉnh gần biên giới với Cambodia để nhận các lô ma túy mang về Sài Gòn giao cho hai nghi can Chung, Mai để nhận tiền công 100-200 triệu đồng ($4,261-$8,522) mỗi chuyến.

Công An thành phố Sài Gòn được ghi nhận đang mở rộng điều tra vụ án này. (N.H.K) 

HRW đòi trả tự do cho nhà hoạt động Trần Bang

Báo Nguoi-viet

May 11, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV)  Một ngày trước phiên tòa xử nhà hoạt động Trần Bang tại Sài Gòn, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) phát đi thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông này.

Ông Trần Bang, tên thật là Trần Văn Bang, 62 tuổi, quê huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, được giới xã hội dân sự biết đến với nhiều hoạt động phản đối Luật Đặc Khu và biểu tình chống Trung Quốc. Ông Bang từng phục vụ trong quân đội Việt Nam vào hồi đầu thập niên 1980, và sau khi xuất ngũ thì trở thành kỹ sư thủy lợi.

Nhà hoạt động Trần Bang. (Hình: Facebook Bang Trần)

Thông cáo hôm 11 Tháng Năm dẫn lời ông Phil Robertson, phó giám đốc ban Á Châu của HRW, ghi: “Chính quyền Việt Nam liên tiếp sử dụng Điều 117 Bộ Luật Hình Sự để dập tắt tiếng nói của bất kỳ công dân nào dám sử dụng mạng Internet để phê phán chính quyền hay lên tiếng ủng hộ nhân quyền và dân chủ. Nhà cầm quyền nên lập tức trả tự do cho ông Trần Văn Bang, và hủy bỏ điều luật hà khắc này.”

Theo ghi nhận của HRW, kể từ năm 2018, các tòa án ở Việt Nam đã kết án ít nhất 60 blogger và nhà hoạt động theo Điều 117, và xử họ từ bốn đến 15 năm tù giam. Cũng trong cùng thời kỳ, có ít nhất 13 nhà vận động nhân quyền khác bị kết tội theo Điều 88 cũ, vì hành vi bị coi là vi phạm của họ xảy ra vào thời điểm Điều 88 còn hiệu lực. Những người này đã bị xử từ bốn đến 12 năm tù giam.

Cùng thời điểm, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang ở Sài Gòn viết trên trang cá nhân: “‘Tội’ của anh [Trần Bang] chỉ là một trí thức cương trực, một cựu chiến binh đã thể hiện lòng yêu nước quá sôi sục, phê phán những sai trái của nhà cầm quyền quá mạnh mẽ, có thể cực đoan, không khoan nhượng, đúng tính cách của người lính trên trận tuyến. Thấy nói phiên tòa ‘công khai,’ nên tôi sẽ đến dự xem người ta kết án Trần Bang thế nào.”

Ông Trần Bang từng tham gia nhiều hoạt động phản đối Luật Đặc Khu và biểu tình chống Trung Quốc. (Hình: Facebook Bang Trần)

Trước khi bị bắt vào Tháng Ba năm ngoái, sức khỏe của ông Trần Bang suy giảm, vì vậy ông đã chấm dứt mọi hoạt động để tập trung chữa bệnh.

Hồi Tháng Mười Một cùng năm, Đài RFA dẫn lời người nhà ông Trần Bang từ trại tạm giam cho biết ông mong muốn được đi khám khối u ở bệnh viện và đã viết di chúc đề gửi gia đình. (N.H.K)

Hun Sen là ai?

Báo Tiếng Dân

Trần Trung Đạo

11-5-2023

Bộ sưu tập đồng hồ đắt tiền của Hun Sen. Ảnh trên mạng

Đêm 5 tháng 8, 1952, một đứa bé ra đời tại làng Peam Koh Snar thuộc tỉnh Kampong Cham, phía đông sông Mekong. Đứa bé được đặt tên là Hun Bunall. Tên của cậu được thay đổi nhiều lần và lần cuối được đổi thành Hun Sen khi cậu ta gia nhập du kích Cộng Sản Cambodia năm 1970.

Ngày 14 tháng 4, 1970, Hun Sen gia nhập Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Cambodia (National United Front of Cambodia) thường được viết tắt là FUNK để chống lại chính phủ Lon Nol thân Mỹ.

Năm 1974, Hun Sen chỉ huy một đơn vị với quân số khoảng hai ngàn. Trong thời gian này ông ta biết lãnh đạo thực sự của phong trào FUNK không phải là Sihanouk mà là Pol Pot. Chức vụ chính thức của Hun Sen là Tham Mưu Trưởng trung đoàn và năm 1977 được phong lên chức Trung đoàn phó. Theo lời Hun Sen ông ta đã sử dụng đơn vị này tấn công Lon Nol và sau đó tấn công Khmer Đỏ.

Lúc 2 giờ sáng ngày 20 tháng 6, 1977, Hun Sen và một số chỉ huy của trung đoàn đào thoát sang Việt Nam.

Sau khi Pol Pot bị lật đổ, Hun Sen, 26 tuổi và chưa xong bậc trung học, được CSVN chọn làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Heng Samrin. Tại tuổi 33, Hun Sen là thủ tướng trẻ nhất không chỉ riêng Cambodia mà cả thế giới trong thời điểm đó.

Trong cuộc bầu cử 1993, Hun Sen thất cử trước đối thủ Norodom Ranariddh nhưng ông ta không chịu nhường quyền. Hun Sen và Hoàng thân Norodom Ranariddh chia sẻ quyền lực cho tới 1997.

000_P88U2.jpg

Bằng một biến cố bạo động, Hun Sen lật đổ Norodom Ranariddh.

Sau thời gian lưu vong, Norodom Ranariddh về ứng cử lần nữa. Trong cuộc bầu cử 1998, Hun Sen thắng cử. Norodom Ranariddh giữ chức vụ Chủ tịch Quốc Hội nhưng Hun Sen nắm chặt quyền hành thủ tướng từ đó đến nay.

Mặc dù ít học, năm 1991, Hun Sen đã trình luận án tiến sĩ dày 172 trang “Các đặc điểm chính trị tại Cambodia” tại Học Viện Chính Trị Quốc Gia, Việt Nam.

Vợ của Hun Sen là bà Bun Rany, người Cambodia gốc Quảng Đông, Trung Hoa, sinh năm 1954. Sau khi Sihanouk bị lật đổ, bà bí mật tham gia FUNK và được Khmer Đỏ huấn luyện về y tế. Năm 1974, bà là giám đốc một bịnh viện Khờ Me Đỏ và tại đây bà gặp Hun Sen. Mối tình đẹp nảy nở trong bịnh viện. Họ cưới nhau đầu năm 1976 dù khi đó chàng thanh niên Hun Sen 24 tuổi đã bị mù một mắt.

Lý lịch của Hun Sen cũng giống như các lãnh đạo CS thay đổi tùy theo thời thế. Một số nghiên cứu cho rằng ông ta tham gia Khmer Đỏ khá sớm, khoảng 1967, nhưng Hun Sen phủ nhận và tự khai chỉ gia nhập vào năm 1970 đáp lời kêu gọi của Quốc vương Norodom Sihanouk. Giống như nhiều lãnh đạo Cambodia có quá khứ Khmer Đỏ khác, Hun Sen cố tình che giấu lý lịch CS của mình càng nhiều càng tốt.

Luật sư Brad Adams, Giám đốc Khu vực Á châu của Human Rights Watch, nhận xét Hun Sen là một kẻ có bản chất độc tài thô bạo không khác gì các nhà độc tài trong cùng “câu lạc bộ 10 ngàn”, ám chỉ một nhóm gồm những nhà độc tài thông qua bạo động, kiểm soát an ninh, dựa vào sự yểm trợ từ nước ngoài để kéo dài quyền lực cai trị trên 10 ngàn ngày.

Sau sự sụp đổ của hàng loạt các nhà độc tài tại Tunisia, Ai Cập, Libya và Yemen, Hun Sen là một trong số rất ít hội viên của “câu lạc bộ 10 ngàn” còn nắm được quyền hành.

Tên danh dự của Hun Sen là Samdech Akeak Moha Sena Padei Techo Hun Sen dài không thua gì tên danh dự của nhà độc tài khát máu nhất Congo là Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga.

Khi được hỏi liệu ông ta có lo ngại sẽ bị lật đổ như các nhà độc tài Tunisia, Egypt, Libya, máu Khmer Đỏ trong người sục sôi lên và Hun Sen trả lời: “Tôi chẳng những làm suy yếu đối phương mà còn tận diệt chúng… Nếu kẻ nào nghĩ mình đủ mạnh để biểu tình, tôi sẽ đánh gục bọn chó đó và nhốt chúng vào trong cũi”.

Hun Sen không chỉ đe dọa thôi nhưng trong quá khứ ông ta đã trấn áp đối lập một cách thô bạo nhiều lần.

Trong năm 1991, khi các đại diện Liên Hiệp Quốc vào Cambodia tổ chức tuyển cử, Hun Sen đã ra lịnh cho an ninh dưới quyền tàn sát trên 100 đảng viên của một đảng đối lập ngay trước mắt của phái đoàn Liên Hiệp Quốc.

Một lần khác, vào năm 1997, Hun Sen ra lịnh cho cận vệ tấn công bằng lựu đạn vào một buổi họp của lãnh tụ đối lập Sam Rainsy làm 16 người chết và hơn 150 người bị thương. Cũng trong năm 1997, lo ngại bị thất cử, Hun Sen tổ chức đảo chánh chống lại đảng Hoàng gia mà ông ta đã liên minh. Hàng trăm người bị bắt và bị giết. Các nhân viên Liên Hiệp Quốc khi đào xác lên đã khám phá phần lớn đã bị bắn vào đầu trong lúc đang bị còng tay và bị bịt mắt. Những hình ảnh đó gợi lại cảnh tượng kinh hoàng của thời Pol Pot.

Bốn cựu quan chức CNRP được trả tự do khỏi nhà tù Prey Sar ở Phnom Penh lúc 7:00 tối Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2019. (Ảnh do Ma Chettra cung cấp)

Bốn cựu quan chức CNRP được trả tự do khỏi nhà tù Prey Sar ở Phnom Penh lúc 7:00 tối Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2019. (Ảnh do Ma Chettra cung cấp)

Đối với các thành phần tàn dư Khmer Đỏ, Hun Sen khuyến khích các lãnh đạo cao cấp đầu hàng. Với quân số 50.000 thời Pol Pot, Khmer Đỏ chỉ còn lại khoảng 1.000 vào năm 1997. Khieu Samphan và Nuon Chea đầu hàng vào tháng 12, 1998. Hun Sen ân xá cho Ieng Sary.

Hun Sen và Trung Cộng

Nhiều người cho rằng Hun Sen ngã về phía Trung Cộng mới đây. Điều đó không đúng. Khuynh hướng thân Trung Cộng của Hun Sen bắt đầu sau cuộc đảo chánh đẫm máu 1997.

Cuộc đảo chánh đã làm ông ta mất uy tín trong các lãnh đạo các quốc gia dân chủ Tây phương. Nhiều quốc gia đã ngưng viện trợ cho chính phủ Hun Sen hay tiếp tục viện trợ nhưng đưa ra các điều kiện phải tôn trọng nhân quyền.

Giống như Pol Pot trước đây, Hun Sen không còn đường nào khác ngoài việc đi tìm sự ủng hộ từ phía Trung Cộng.

Dĩ nhiên giới lãnh đạo Trung Cộng nắm bắt cơ hội ngàn vàng này. Từ năm 1997 đến năm 2005, Trung Cộng cung cấp cho chính quyền Hun Sen 600 triệu dollar qua đầu tư, viện trợ không hoàn lại, hủy bỏ nợ đến thời hạn trả. Từ năm 2000, hàng loạt lãnh đạo cao cấp Trung Cộng lần lượt viếng thăm Cambodia.

Đáp lại, trong cùng thời gian, Hun Sen đã thăm viếng Trung Cộng tất cả 6 lần. Hun Sen từng tuyên bố “Trung Quốc nói ít làm nhiều”. Viện trợ của Trung Cộng không đặt ra các điều kiện nhân quyền trong khi nhân quyền lại là tiền đề thảo luận với các nước dân chủ.

Trong bang giao quốc tế, chế độ Hun Sen nhiệt tình ủng hộ các chính sách của Trung Cộng qua việc ngăn cấm các viên chức trong chính quyền Cambodia thăm viếng Đài Loan. Ông ta còn họa theo Trung Cộng khi lên tiếng kết án Mỹ trong vụ máy bay Mỹ ném bom lầm xuống tòa đại sứ Trung Cộng tại Belgrade năm 1999.

Trong lãnh vực quân sự, Trung Cộng lần nữa đóng vai trò yểm trợ tích cực như đã từng làm đối với chế độ Pol Pot.

Từ sau cuộc đảo chánh của Hun Sen năm 1997, Trung Cộng đã gởi các trang bị quân sự cho cánh Hun Sen, xây dựng các doanh trại quân đội, sửa chữa phi trường Kampong Chhnang. Hàng năm đưa 40 sĩ quan trong quân đội Cambodia sang Trung Cộng huấn luyện. Năm 2011, Trung Cộng cho Cambodia vay 195 triệu Dollar để mua một số lượng máy bay trực thăng không được tiết lộ của Trung Cộng. Tháng Tám 2012, Trung Cộng viện trợ quân sự cho Cambodia thêm 19 triệu dollar và sẽ giúp xây dựng các bệnh viện quân đội, trung tâm huấn luyện cho đạo quân 140 ngàn của Hun Sen.

Đầu năm 2023, Hun Sen thăm Trung Cộng. Trong dịp này, Tập Cận Bình cam kết “ủng hộ Cambodia bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, kiên quyết ủng hộ Cambodia trong việc thúc đẩy đều đặn các chương trình nghị sự chính trị lớn trong nước và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Cambodia”.

Về phía Hun Sen, ông ta khẳng định sự ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” của Trung Cộng.

Năm 2022, trong cương vị Chủ tịch ASEAN, Hun Sen lại một lần nữa chống lại việc ASEAN ra một thông báo chung phê bình chủ trương quân sự hóa Biển Đông của Trung Cộng.

Đối với nội bộ Cambodia, càng đóng vai trò độc lập với CSVN bao nhiêu, Hun Sen, người vẫn còn bị phe đối lập tại Cambodia tố cáo là bù nhìn Việt Nam, càng được sự ủng hộ của nhân dân Cambodia bấy nhiêu.

Thế hệ Cambodia được CSVN cứu sống năm 1979 đã già và nhiều trong số họ đã chết. Thế hệ trẻ lớn lên chỉ biết đến Việt Nam là kẻ thù truyền thống của dân tộc Khmer.

Lời tuyên bố của Hun Sen về cuộc tranh chấp Biển Đông giống như trích nguyên văn từ bản tuyên bố của Trung Cộng: “Cuối cùng đó không phải là vấn đề đối với toàn bộ ASEAN. Nó là vấn đề song phương giữa các nước liên quan mà họ cần phải nói chuyện với nhau”.

“Thảo luận song phương” là chủ trương của Trung Cộng từ khi cuộc tranh chấp mới bắt đầu nhiều năm trước.

PM: ‘I will not chair ASEAN for a fourth time’ | Phnom Penh Post

Nhiều bình luận từ phía Việt Nam có phần trách Hun Sen đang tâm phản bội những kẻ đã từng cứu vớt, bảo bọc và đưa y lên tột đỉnh danh vọng và quyền lực như hôm nay. Chính Hun Sen cũng thừa nhận, không có CSVN, không những con mắt trái mà cả mạng sống của ông ta chưa chắc đã còn.

Nhưng ngọn gió quyền lực và danh lợi đang thổi về hướng Bắc. Đối với Hun Sen việc chọn lựa đi theo Trung Cộng không chỉ vì quyền lợi quốc gia mà còn giữ được cả tài sản kếch xù ăn cắp từ máu xương của đồng bào ông ta suốt 38 năm qua.

Không có chỗ cho các yếu tố đạo đức, ơn nghĩa trong bàn cờ chính trị. Hơn ai hết Hun Sen biết chính bản thân y trước đây khi được đặt vào chức Bộ trưởng Ngoại giao ở tuổi 26 cũng chỉ là con cờ chính trị của CSVN mà thôi. Thời thế đã đổi thay và con người chính trị của ông ta thay đổi theo thời thế.

Sự kiện quân đội Trung Cộng đồn trú tại căn cứ hải quân Ream Naval Base thuộc lãnh thổ Cambodia trên Vịnh Thái Lan (Gulf of Siam) là một mối đe dọa trực tiếp cho sự ổn định trong khu vực Thái Miên Việt cũng như cả Biển Đông.

CẢNG QUÂN SỰ REAM NAVAL BASE

Trung Cộng với một giọng điệu cố hữu là bác bỏ nhưng các không ảnh cho thấy các cơ sở được xây dựng trước đây do hợp tác với Mỹ từ năm 2010 đã bị phá hủy và các cơ sở mới đang được xây.

Theo nhiều nguồn tin, năm 2017 một hiệp ước bí mật giữa Hun Sen và Tập đã được ký kết, qua đó, Trung Cộng có quyền sử dụng căn cứ Ream Naval Base ba chục năm. Hun Sen từ chối yêu cầu của Mỹ được vào xem tận mắt căn cứ.

Tại Hội Nghị về Tương Lai Á Châu Hun Sen phát biểu: “Thành thật mà nói, nếu không phải Trung Quốc tôi có thể dựa vào ai khác? Hãy nói thật”.

Cambodia's Hun Sen has an important election backer: China - Reuters

Khi đứng về phía Trung Cộng, Hun Sen được nhiều mối lợi:

  1. Giảm được áp lực trong thành phần Cambodia quá khích đang khai thác xung đột lịch sử giữa Việt Nam và Cambodia từ thời nhà Nguyễn, và kết án y chỉ là bù nhìn của CSVN.
  2. Trung Cộng sẽ gia tăng viện trợ kinh tế và tiếp tục là nước có quan hệ kinh tế thương mại lớn nhất với Cambodia.
  3. Bảo vệ được chiếc ghế thủ tướng, quyền lợi, tài sản mà luật sư Brad Adams thuộc tổ chức Human Rights Watch và Global Witness đã ước tính lên đến 500 triệu đô la.
  4. Trung Cộng bao vây Việt Nam từ hướng đông và dùng tiền để mua chuộc Cambodia bao vây Việt Nam từ hướng tây. Trong một xung đột võ trang, Việt Nam phải đương đầu với hai kẻ thù có tinh thần dân tộc quá khích vô cùng nguy hiểm.

Nhưng Hun Sen cũng biết khôn ngoan trước thời cuộc quốc tế và sợ mất lòng Mỹ. Hun Sen chọn phỏ phiếu ủng hộ Ukraine “đòi Nga rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận” trong nghị quyết quan trọng của Đại Hội Đồng LHQ ngày 2 tháng 3, 2022 nhưng chọn bỏ phiếu trắng trong nghị quyết ít quan trọng hơn loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ngày 7 tháng 4, 2022.

Với chọn lựa này, Hun Sen muốn nói lớn cho Mỹ nghe rằng (1) Cambodia không tham khảo Tập Cận Bình trước khi bỏ phiếu; (2) Cambodia chưa quên vai trò chính yếu của Mỹ trong công cuộc phục hồi Cambodia sau thời kỳ Pol Pot diệt chủng; (3) Cambodia nhận thấy vai trò mới của Mỹ trong bàn cờ chính trị thế giới, nhất là Á Châu và muốn có một sự cân đối trong mặt trận ngoại giao trong thời gian tới

PM’s visit to US embassy seen as a turning point in relations | Phnom ...

Sau cuộc bầu phiếu tại Liên Hiệp Quốc, tòa đại sứ Mỹ tại Cambodia ghi nhận lãnh đạo Cambodia đã có lập trường cứng rắn chống lại hành động xâm lược Ukraine của Nga. Tháng 12, 2022, Hun Sen viếng thăm tòa đại sứ Mỹ tại Nam Vang lần đầu tiên. Không có thù vặt trong chính trị. Quan hệ giữa hai quốc gia không chỉ đặt cơ sở trên quyền lợi chung mà còn trên quan điểm của mỗi quốc gia trước một vấn đề chung.

Mặc dù ghi nhận sự đóng góp của Hun Sen, cho tới nay các chính phủ Mỹ vẫn xem Hun Sen như là một lãnh đạo độc tài có mối quan hệ mật thiết với Trung Cộng.

Hun Sen tham nhũng

Vi trùng tham nhũng sinh sản rất nhanh trong các chế độ độc tài, nơi quyền lực tập trung trong tay một nhóm nhỏ người nắm quyền cai trị. Tham nhũng là một trong những căn bịnh đang đè nặng lên xã hội Cambodia và gia đình bị tố cáo tham nhũng nhiều nhất là Hun Sen. Mặc dù chỉ làm việc cho chính phủ trong suốt 38 năm, gia đình Hun Sen có một đời sống sung túc hơn bất cứ người dân Cambodia nào.

Sở thích của Hun Sen là sưu tập đồng hồ. Những đồng hồ ông ta đeo nhìn thấy được qua ảnh trị giá vào khoảng 13 triệu dollar. Chẳng hạn, một Patek Philippe Grandmaster Chime 5175 trị giá khoảng 2.700.000 dollar trong lúc vợ ông đeo chiếc đồng hồ Richard Mille RM037 trị giá 270.000 dollar. Hun Sen không che giấu sở thích đeo đồng hồ quý hiếm. Điều đó không sao nhưng tiền đâu để mua khi lương thủ tướng của Hun Sen là 1.150 dollar một tháng nếu không phải tiền do tham nhũng tích tụ được sau 38 năm cầm quyền.

Theo lời của luật sư Brad Adams thuộc tổ chức Human Rights Watch, mười năm trước, một viên chức Bộ ngoại giao Mỹ đã tiết lộ cho ông biết tài sản của Hun Sen được ước lượng vào khoảng 500 triệu Dollar. Không ai biết chính xác giá trị bất động sản và dự trữ dollar, vàng bạc của Hun Sen và gia đình tại các ngân hàng ngoại quốc hiện nay.

Không có CSVN, Hun Sen không chỉ mù một mắt mà đã mồ hoang mả lạnh từ lâu rồi, nhưng với bản chất bạo động, háo danh, tham vọng quyền lực sẵn có của người cựu Khmer Đỏ, Hun Sen rất dễ dàng bị Trung Cộng khích động và mua chuộc.

Tất cả những oan nghiệt đó, dùng chữ của Hun Sen trong luận án tiến sĩ chính trị của ông ta, chỉ vì cùng “từ một bào thai” CS.

_____

Tham khảo:

– Mehta, Harish C, Hun Sen: strongman of Cambodia, Singapore, 1999

– Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia, the United Nations.

– Frank Dikotter, Mao’s Great Famine, Walker & Company 2010

– Ian Storey, China’s Tightening Relationship with Cambodia, The Jamestown Foundation.

– Behind the Bamboo Curtain: China, Vietnam, and the World beyond Asia, edited by Priscilla Roberts, tr. 260, 393-394, Stanford University Press 2007

– Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, Harvard University/Belknap Press 2010, tr. 283.

– Philip Short, Pol Pot: Anatomy of a Nightmare, Macmillan, 2006, tr. 389

– Francis Deron, Several Improper Connections in Matters of Massacre: China, Cambodia, Indonesia, Monde Chinois, 2008.

– Xiaobing Li, China at War: An Encyclopedia, ABC-CLIO LLC, 2012

– Daniel Southerland, Uncounted Millions: Mass Death in Mao’s China, Washington Post, July 17, 1994- Brad Adams, 10,000 Days of Hun Sen, The New York Times, May 31, 2012

– Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999- Cambodian Genocide Program, Yale University

– Vũ Cao Đàm, Bài học đáng giá từ Luận án Tiến sĩ của Thủ tướng Cambodia Hun Sen, Bauxite Việt Nam, 14-8-2012

– Trần Trung Đạo, Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, Chính Luận, Cổ Loa, Boston, Hoa Kỳ 2014

Bao năm giải phóng như thế này phải không anh…?

Lmdc Viet Nam

48 năm rồi từ sau ngày 30.4.75 người Việt vẫn tiếp tục vượt biên.

‘Ngàn dặm trần ai’ của lao động bất hợp pháp người Việt ở Đài Loan

Câu thơ trong ‘Stopping by Woods on a Snowy Evening’ cũng là nhan đề phim tài liệu về lao động Nguyễn Quốc Phi, (1990 – 2017) người đã chết sau khi bị cảnh sát Đài Loan bắn chín phát đạn vào năm 2017.

‘And Miles to Go Before I Sleep’, tạm dịch ‘Ngàn dặm trần ai’ của đạo diễn Đài Loan Thái Sùng Long (Tsai Tsung-lung) đã đoạt giải phim tài liệu xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Kim Mã lần thứ 59 (năm 2022).

Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt, đạo diễn Thái Sùng Long cho biết ông muốn làm phim để cho “thấy điều gì sai đã xảy ra và Nguyễn Quốc Phi không đáng chết.”

“Đây không phải là một vụ riêng rẽ, mà mang tính điển hình cho thấy lỗi hệ thống của Đài Loan đối với người lao động nhập cư. Lao động nhập cư không có làm hại gì, chỉ là trần truồng ngay trước mặt họ, không có vũ khí, thế mà cảnh sát lại nghĩ họ như một con quái vật. Thế là thảm kịch đã xảy ra.”

Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người từ nhiều năm nay từng giúp đỡ cho cộng đồng người Việt tại Đài Loan xác nhận với BBC News Tiếng Việt về tuyến đường từ Việt Nam đi qua ngả Trung Quốc.

Ông cho biết một số lao động Việt Nam đã ra đi ‘trót lọt’ đến Đài Loan nói với ông rằng họ “đi vượt biển từ tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)”.

“Hiện có nhiều đường đi, từ miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, họ sẽ đi xe buýt đến cửa khẩu, rồi từ đó có người đón,” Linh mục Hùng nói.

“Họ phải leo núi nữa, rất nguy hiểm, và phải mất thời gian rất lâu.”

“Sau khi leo núi, họ đến được Trung Quốc thì bên đó có đường dây, đưa về một địa điểm. Khi chồng đủ tiền thì họ đưa những người này đi bằng ghe, tàu sang Đài Loan.”

“Những người muốn đi chỉ trả một số tiền, rồi ngồi trên ghe. Sau đó có tàu chở ra biển và có ghe từ Đài Loan ra nhận. Nếu xuôi lọt thì không sao, nếu không thì họ phải xuống biển để bơi,” Linh mục Nguyễn Văn Hùng cho biết thêm.

“Từ các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình qua Trung Quốc rất gần. Những ngả đường mà họ đi leo núi sang Trung Quốc cũng đã có nhiều người đi rồi. Thành thử ra người trước nói với người sau. Ngoài ra họ có đường dây tổ chức nên có những chuyến đi thành công rồi, như ngày 14/04 cũng có một nhóm người vượt biên từ Việt Nam, và bị bắt. Những người này cũng đi tuyến đường vượt biên qua ngả Trung Quốc.”

“Đa số người vượt biên đi bằng tàu, sau đó một số tàu cập bến, một số tàu sẽ không cập bến. Một số sẽ có thuyền cao su đến rước người vượt biên, hoặc có khi cách bờ 1, 2 km họ sẽ thả người vượt biên xuống để họ tự bơi vào bờ.”

Nhiều người vẫn tiếp tục bất chấp vượt biển ra đi từ Việt Nam vì đời sống khó khăn nơi quê nhà, Linh mục Hùng nói. Chi phí cho một hành trình như vậy là vào khoảng 200 triệu đồng, và đây được coi là tuyến đường dễ đi nhất.

TL BBC

ĐỂ TANG CHO SÁCH – Tạp bút của Khuất Đẩu

 Pham Mylan

Bài viết thật hay,
Thoảng gió heo may.
Thấm vào da thịt,
Hồn quanh chốn này!
 
Chiến dịch đốt văn hóa phẩm “độc hại” của Cộng Sản sau ngày mất nước.

Tạp bút của Khuất Đẩu

Bà tôi thường than thở, hết một nửa cơ nghiệp của nhà này đã tan tành theo sách. Một nửa cơ nghiệp là cho to, cho xứng với nỗi đau tiếc của bà, chứ thực ra chỉ vài trăm cuốn sách của ông tôi thôi.

Có điều, đó không phải là những quyển sách bèo nhèo giấy rơm thô kệch, đang tràn ngập trong các hiệu sách, trong trường học và trong thư viện. Chưa nói tới nội dung, chỉ mới lật qua vài trang mờ nhoẹt vàng đục với những con chữ ốm o đói khát như những người bị sốt rét rừng là đã thấy chán lắm rồi.

Sách của ông tôi, bạn chỉ ngắm không thôi cũng đã thấy thích. Những cuốn tự điển của Pháp, của Việt, thư pháp của Trung Hoa, những sách thuốc, sách khoa học, những bộ tiểu thuyết của các nhà văn danh tiếng, những sách học làm người, những sách triết… đứng sát bên nhau, phơi cái gáy mạ vàng như cả một đội ngự lâm quân thông thái và oai vệ. Trang nghiêm nhưng không lạnh lẽo, bọn họ là thầy là bạn của ông tôi. Và vì vậy, bạn cũng như tôi chỉ được phép đứng nhìn mà thôi.

Ông tôi là một người mê sách (cũng lại là cách nói vừa tấm tức vừa giận hờn của bà), mê hơn cả vợ con. Nếu bảo rằng “thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, thì ông tôi tuy đã già nhưng lại có đến những mấy trăm người đẹp như các vua chúa ngày xưa, nên bà tôi “ghen” cũng phải.

[Review ️] Vì Sao Nên Mua Sách Cũ Để Đọc ? | Sachxua.vn

Ông mê sách như người mê đồ cổ. Nghe ở đâu có sách quý là ông tìm tới dù có phải tốn kém tàu xe và phải bỏ ra cả một món tiền lớn để “rước” người có nhan như ngọc đó về, ông cũng dám chơi một phen cho thỏa chí. Như cuốn Tự vị của Paulus Của, nghe đâu như là ấn bản đầu tiên của một ông cụ nào đó bắc bực làm cao đến tận giời, ông tôi đã phải lặn lội vào tận xứ Thủ Dầu Một xa lắc xa lơ để mua cho bằng được. Công cuộc mua quyển sách đó, chẳng những khiến ông mất đến mấy cây vàng mà còn ốm một trận thừa sống thiếu chết.

Cuốn sách cũ đến nỗi như đã ngàn năm tuổi. Còn hơn một người chơi đồ cổ, ông tôi lại phải tốn thêm một món tiền và nhất là tốn rất nhiều thì giờ để nài nỉ và kiên nhẫn ngồi chờ anh thợ đóng sách đóng lại giùm.

Lúc này quyển sách đối với ông như một con bệnh thập tử nhất sinh và anh thợ đóng sách cứ như một bác sĩ. Khi anh thợ tháo bung sách ra, ông đau nhói như thể gan ruột của mình cũng bị lôi ra như thế. Ông hồi hộp theo dõi từng mũi chỉ khâu, nín thở xem anh ta cắt xén, làm bìa. Cho đến khi sách được làm mới một cách khỏe mạnh, xinh đẹp, ông ôm quyển sách trước ngực như một người mẹ ôm đứa con bé bỏng vừa được bác sĩ cứu sống. Ông hết lời cảm ơn anh ta, đưa cho anh một tờ tiền lớn và hào phóng không nhận tiền thối lại. Đem quyển sách về nhà, ông lại mất cả buổi ngồi ngắm đến nỗi quên cả bữa cơm khiến bà tôi phải giục.

Đó là với những sách cũ quý hiếm. Còn sách mới, ông lại “phá của” một cách không giống ai. Sách nào ông cũng phải mua đến những hai quyển, một để đọc và cho mượn, một để nguyên không đụng tới.

List Địa Chỉ Tiệm Sách Cũ Lớn Ở Tphcm, Điểm Tên Những Hiệu Sách Cũ

Những quyển sách để nguyên ấy nằm im trong tủ kính, mỗi lần mở ra là thơm nồng mùi giấy mới và mực in. Đối với ông, đó là một mùi thơm huyền hoặc đầy quyến rũ và mê đắm như những người nghiện nghe thấy mùi thuốc phiện. Chẳng những chỉ mùi thơm trinh nguyên không thôi, quyển sách vẫn còn trinh trắng khi hãy còn những lề chưa rọc.

Học cách người xưa, không để của cải cho con cháu mà để sách, nên giá như có phải vì thế mà tiêu hết cả cơ nghiệp, ông tôi cũng không tiếc. Chỉ có một điều khiến ông băn khoăn, ấy là trong đám con cháu thực sự chưa có một người nào đủ để ông tin tưởng.

Gạt hết những đứa chỉ biết có nhà to xe đẹp, những đứa chỉ biết vung tiền trong các cuộc ăn chơi, suốt một đời chưa đụng tới một quyển sách nào, những đứa mà ông bảo là trong đầu toàn chứa những thứ vớ vẩn nếu không muốn nói là hôi thối ấy, còn lại chỉ vài đứa có để mắt tới sách, nhưng với một thái độ hờ hững, một đôi khi thô bỉ xúc phạm đến sách.

Ông ghét nhứt ai đó đọc sách mà miệng cứ nhai nhồm nhoàm, vừa đọc vừa tán chuyện, bạ chỗ nào cũng đọc ngay cả trong nhà cầu. Đang đọc mà có ai ới lên một tiếng là ném ngay cái xạch sau khi đã tàn nhẫn xếp lại một góc để làm dấu, rồi bỏ đi mà không cần biết tới quyển sách có thể bị ướt, bị bẩn hay bị cháy.

Ông cũng không chịu được cái cách lật sách thô bạo bằng cả bàn tay úp lên trang giấy hay thấm nước bọt trên đầu ngón tay. Đó là cách cư xử của kẻ phàm phu tục tử, của phường giá áo túi cơm. Lật sách mà như thế có khác gì sàm sỡ nếu không muốn nói là cưỡng bức. Phải lật như những nhà sư nâng nhẹ một trang kinh hay là như khẽ lay một người đẹp đang ngủ.

Đối với ông, đọc sách là để được tiếp cận với những tâm hồn ngoại hạng, cho nên trước hết phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, phải “dọn mình”như con chiên quỳ trước Chúa, như nhà sư đảnh lễ trước bàn thờ Phật. Chẳng những sạch ở phần xác mà còn sạch cả phần hồn. Nghĩa là không để những giận hờn phiền muộn hay những ý nghĩ ô trọc dính bám cho dù chỉ một tí trong đầu.

Chỉ đọc trong lúc thanh tịnh giữa khuya hay khi gần sáng tinh mơ. Đọc với hương trầm cộng với mùi hương ngai ngái của giấy mực, hương của sương đêm loáng thoáng hay hương của nước mưa mát dịu. Đọc là mở hồn ra để hơi thở của sách ùa vào căng buồm lên cho con thuyền bé nhỏ của mình được dọc ngang trên biển học mông mênh.

Thư Viện Quốc Gia | Du lịch Hoàn Kiếm | Dulich24

Đương nhiên là ông tôi khó tính nhất nhà. Cái viện sách bé nhỏ của ông là một nơi khả kính, thâm nghiêm như một ngôi đền không một ai ngay cả bà tôi dám động tới. Bảy mươi năm sống trên đời của ông thì hết một nửa là ở trong cái gian phòng đựng đầy sách với mùi hương và sắc màu của những tâm hồn kỳ vĩ.

Dạo ấy, mặc dù được cưng chiều và rất có triển vọng được ông tin tưởng, tôi cũng chưa được một lần đọc một quyển sách nào trong tủ sách ấy. Ông bảo tôi chưa đủ tuổi và chưa học được cách nâng niu gìn giữ theo cách gần như tôn thờ, thì đọc chẳng ích lợi gì mà còn “giết” sách. Theo ông, đọc vì tò mò, đọc như “lua cơm”, đọc như ngốn ngấu thì cả đầu óc mình chỉ là một bãi hoang chứa đầy những xác chết của sách bị vất ngổn ngang mà thôi. Đọc là phải ngấm từng chữ từng câu, phải để nó bén rễ trong đầu mới có thể thành cây cho trái ngọt.

Năm tháng qua đi, ông tôi âm thầm làm một cuộc chuyển giao lặng lẽ. Tiền bạc trong nhà cứ cạn dần nhưng sách của ông lại đầy lên, phải đóng thêm tủ kê thêm kệ.

Cô chú tôi biết ý ông, nên mừng tuổi không bằng trà ngon rượu bổ, mà bằng những phong bì ít nhất cũng đủ cho ông mua được một hai quyển sách. Những lúc ấy ông vui như một đứa trẻ lên năm được nhận tiền lì xì. Rồi ông đi ra tiệm sách, khệ nệ ôm về những chồng sách mà ông ao ước nhưng chưa đủ tiền mua. Ông ve vuốt từng cái bìa, ngắm nghía từng con chữ, đê mê những sách của Lá Bối, An Tiêm, mơ màng với những tác giả Saint Exupéry, Bùi Giáng… Giá như ông sống đến một trăm tuổi và giá như ông còn có đủ tiền thì cái viện sách của ông sẽ kín đặc những sách. Ông sẽ ngồi giữa những bức tường dày cộm thơm tho đó như một anh lính già đang tử thủ trong một cái lô cốt văn hóa.

***

Sau tháng tư năm ấy, cái tháng tư mà dù nằm dưới mộ sâu ông vẫn còn đau đớn, những cuốn sách của ông tưởng sẽ sống đến ngàn năm đã bị bức tử một cách oan nghiệt. Khi người ta đội lên đầu những quyển sách của ông, có những quyển già như một ông tiên đầu bạc, có những quyển xinh tươi như những thiếu nữ trẻ trung, những chiếc mũ có tên là “nọc độc”, là “đồi trụy”, là “phản động” thì hơn ai hết ông hiểu đó là một lời tuyên án tử hình.

Ông suy nghĩ lung lắm, không phải để tìm cách chôn giấu hay tẩu tán. Mà suy nghĩ làm sao để chọn cho sách một cái chết xứng đáng với lòng tin yêu và kính trọng của ông.

Một đêm thức trắng.

Rồi hai đêm thức trắng.

Ngày thường ông bình tĩnh là thế nhưng lúc này, ông bối rối run rẩy. Có lúc mặt ông đỏ bừng và mắt ông lóe lên những tia lửa căm hờn. Cả nhà chẳng ai dám hỏi nói gì với ông. Giống như một con sư tử già bị săn đuổi cùng đường, lâu lâu ông lại gầm lên một cách tuyệt vọng.

Cuối cùng ông đã chọn cho mấy trăm cuốn sách một cái chết dũng cảm. Đó là chính ông tự mình đốt sách.

Một quyết định cháy lòng.

Tôi cũng được dự phần trong cuộc hỏa thiêu đau đớn ấy, bằng cách giúp ông bê hết sách ra sân. Dù đem đi đốt nhưng ông không cho phép tôi làm rơi rớt xuống đất, không được nặng tay, mà phải sẽ lén nhẹ êm như đang bồng một em bé say ngủ. Phải rồi, những cuốn sách của ông cũng đang say ngủ. Đánh thức chúng dậy, ông sẽ không chịu nổi những tiếng khóc mà chỉ riêng ông mới nghe được mà thôi.

Sách được xây thành một cái tháp quanh những thanh củi chẻ nhỏ. Ông không muốn đốt chúng bằng xăng hay dầu. Ông lại càng không muốn xé sách ra từng mảnh nhỏ để đốt.

Một người coi sách là sinh vật sống, để cả đời nâng niu bồng ẵm, vậy mà phải giết do chính bàn tay của mình, bạn phải biết là ông tôi đã đau khổ đến nhường nào.

Đó là một đêm tháng năm lặng gió. Cây cối im ngủ. Những ngôi sao như tan đi trong khói trời mờ đục. Ông tôi cử hành lễ đốt sách cũng bi tráng và lẫm liệt như Huấn Cao cho chữ trong ngục.

Ông mặc toàn đồ trắng, cắm một cây đuốc giữa trời, khấn khứa rì rầm rồi lạy bốn hướng mỗi nơi một lạy. Xong ông lấy cây đuốc đang cháy đặt vào giữa tháp. Dứt khoát và quyết liệt như cái cách các võ sĩ đạo đâm kiếm vào bụng.

Lửa bắt rất nhanh, chỉ trong phút chốc đã bắn vọt lên đầu ngọn tháp.

Đã nghe mùi mực và mùi giấy.

Đã nghe tiếng vặn mình của các bìa sách.

Đã nghe những âm thanh líu ríu như run như rẩy của những trang sách méo mó cong vênh.

Lửa trào ra như từ miệng hỏa diệm sơn.

Lửa ôm choàng lấy sách, hôn dữ dội bằng đôi môi bỏng cháy.

Sau cùng, cái tháp bằng sách đỏ rực như một trái tim để lộn ngược.

Ông tôi ngồi xếp bằng, cố giữ nét mặt trầm tĩnh một cách cao cả. Không một giọt nước mắt cho dù là vì khói cay xè. Ông như thượng tọa Thích Quảng Đức đang ngồi kiết già với ngọn lửa bao quanh. Có thể nói, chính ông cũng đang tự thiêu.

Bất giác tôi cảm thấy muốn khóc vì lo sợ. Đến một lúc nào đó, biết đâu ông đứng bật dậy bước thẳng vào ngọn lửa.

Ông chết theo sách.

Đó là một cái chết đẹp, xứng đáng với một người yêu sách như ông.

Nhưng ông chưa muốn chết vì ông còn phải để tang cho sách như một đứa con chí hiếu.

Ngay lúc lửa tàn, ông quỳ xuống lạy ba lạy. Rồi kiên nhẫn ngồi đợi cho đến khi tất cả biến thành tro nguội. Ông bảo tôi hốt tro vào bao, cất vào tủ rồi mới chịu đi vào nhà.

Lúc ấy, trời đã gần sáng.

Ông lặng lẽ pha trà, ngồi uống một mình.

Sau cùng ông mệt mỏi gục đầu xuống. Khi bà tôi đến lay ông dậy, mặt ông ràn rụa nước mắt chứ không phải nước trà.

Hai hôm sau, ông bảo tôi thuê thợ đóng nhiều chiếc hộp để đựng tro. Rồi ông đưa tôi một danh sách dài những quyển sách bị đốt, bảo tôi viết nhãn để dán lên. Những hộp tro lại được xếp ngay ngắn lên kệ tủ, giờ không phơi cái gáy mạ vàng như những chàng ngự lâm quân, mà là những chiếc quách của những sinh linh vừa chết tập thể. Cả viện sách của ông giờ đây biến thành một nghĩa trang.

Ông trịnh trọng chít khăn trắng, lên nhang đèn rồi cung kính khấn vái như trước bàn thờ tổ tiên. Trong những lời rì rầm, nhiều lúc bỗng vang lên như tiếng khóc, Ta là người có tội, có tội. Theo như tôi hiểu đó là cái tội không bảo vệ được sách, tội với các tác giả, tội với những thợ sắp chữ ở nhà in và xa hơn nữa là có tội với giấy và mực.

Ông biết ơn họ bao nhiêu thì bây giờ ông ray rứt vì mình có tội bấy nhiêu.

Từ đó ông ăn ít ngủ ít. Ông đem từng hộp tro đặt lên bàn, lặng lẽ ngồi ngắm hằng giờ như đang đọc sách. Mỗi cái nhãn gợi nhớ đến màu bìa, co chữ, tranh vẽ và cả nội dung mà chỉ có ông mới thấy được, hiểu được. Ông như sống lại những năm dài trước đó với những niềm vui kín đáo khi tìm được sách quý, hay mua được những sách hay. Những lần như thế, ông tự thưởng cho mình khi thì một bình trà, lúc một chung rượu hay tách cà phê và những điếu thuốc thơm thay cho hương trầm.

Rồi đến một lúc ông không ăn mà cũng chẳng ngủ. Người ông khô kiệt tái xám. Ba tôi và các chú đi cải tạo chưa về đương nhiên là khoét sâu vào hồn ông những nỗi buồn lo khôn nguôi. Nhưng dù vậy, tận cùng của đêm thì cũng phải sáng. Ông có thể đợi đến mười năm hay hai mươi năm. Chỉ có những quyển sách bị đốt là không đợi được. Ông nói với bà, biết trước như vầy tôi đã để hết tiền cho bà chớ mua sách làm chi. Bà tôi cay đắng, ai mà có con mắt sau lưng.

Buổi chiều cuối cùng ngồi bóp chân cho ông, tôi nghe ông hỏi, cháu thấy ông thế nào? Tôi nói, dạ, ông nên ăn chút cháo, trông ông gầy lắm. Không phải, ông nói, da ông thế nào, đã ngã thành màu đất chưa? Không biết da màu đất là màu gì, tôi nói đại, chưa ông à. Ngã màu đất là sắp chết đó cháu, ông nói. Ông đã có ý để lại sách cho cháu, nhưng ta tính làm sao được bằng trời tính. Cháu nhớ giữ giùm ông cái tủ và mấy cái hộp.

Ông nội tôi | Truyện 18

Nghe ông nói, tôi thấy da ông quả thật rất giống với màu đất bạc phếch, lạnh lẽo ở nghĩa địa. Da ông là da của một người đã chết từ lâu nhưng chưa chôn. Hay là ông đã chết từ cái đêm hôm ấy. Hồn ông đã cùng với hồn sách nương theo khói bay lên tận trời cao. Cái miền đất ồn ào đầy ô trọc và thù hận này biết đến bao giờ mới lại có được những con người, những quyển sách biết yêu quý tương kính lẫn nhau như thế. Chính lúc này tôi mới thấy thấm thía nỗi đau mất sách của ông.

Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.

Hơn ba mươi năm sau, cái tủ đựng đầy những hộp tro vẫn đứng im đó như một nhà mồ. Ngày giỗ ông, chúng tôi cũng đem một bát nhang đến thắp trên đầu tủ.

Có cảm giác như hồn ông và hồn sách cùng lãng đãng bay về.

K.Đ.

Kể từ ngày 31 tháng Tư – Ngô Nhân Dụng

 Báo Quyền Được Biết

Học giả Vương Hồng Sển – nguồn Internet.

Ngô Nhân Dụng

   VOA Blog

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết…

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm XưaThú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ.

Vương Hồng Sển chia sẻ được nỗi niềm của người dân miền Nam ngậm ngùi nghĩ tới “buổi sau ngày 30 tháng Tư!”

Năm 1993, đã ngoài 90 tuổi, cụ vẫn gắng sức ngồi viết kể tiếp những chuyện đời mình qua cuốn Nửa Đời Còn Lại (Văn Nghệ, California, 1996). Trong cuốn tự truyện thứ nhì này, có hai chỗ Vương Hồng Sển nhắc đến ngày 31 (sic) tháng Tư năm 1975! Lần đầu, cụ viết: “… tôi xin được lẩn thẩn lấy theo sức học đáy giếng mà luận việc trên cao để được tỏ chút nỗi lòng một dân Nam thấp hèn buổi 31 – 4 – 1975.” (trang 285). Nhắc lại: một dân Nam thấp hèn buổi 31 tháng Tư 1975!

Lần viết lộn thứ hai là đoạn Vương Hồng Sển bàn về các cựu thần Nhà Lê đầu thế kỷ 19, qua câu thơ Truyện Kiều “hàng thần lơ láo phận mình ra đâu!” khi họ phải làm bầy tôi triều Nguyễn. Cụ kể, “… tôi đây đã trải cảnh chịu đựng sau ngày 31 – 4 – 1975 ở Sài Gòn, làm tôi bắt nhớ Nguyễn Du năm 1802, …” (trang 291) Vương Hồng Sển đã viết rất dài về tâm sự Nguyễn Du; biện luận rằng trong thân phận “hàng thần lơ láo” đó Tố Như không thể bình tâm mà sáng tác truyện Kiều được.

Vương Hồng Sển nhắc đến ngày “đổi đời” này một lần nữa khi mô tả quang cảnh một khu phố Sài Gòn đang thay đổi. Lần thứ ba này thì cụ viết đúng, “… từ ngày 30 – 4 – 1975 và hiện nay đã trở nên phố xá tấp nập lớp buôn bán, lớp làm cửa hàng to …” (trang 333).

Ba lần viết đến ngày 30 tháng Tư, hai lần lộn thành ngày 31.

Có phải cụ Vương Hồng Sển tuổi già nên viết lộn? Hay là người đánh máy bấm lộn nút số 0 thành số 1?

Giả thuyết thứ hai không đáng tin. Vì nếu người đánh máy bấm ngón tay sai thì chắc có thể bấm lộn số zero qua số 9 chứ không thể là số 1, vì trên bàn máy hai số zero và số 1 xa nhau, một ở đầu, một ở cuối hàng số.

Giả thuyết thứ nhất cũng khó tin. Tác giả có thể tuổi già đã lẫn, nhưng viết sai tới hai lần, đúng vào những chỗ khiến con số 30 viết thành 31 rất có ý nghĩa, thì khó tin. Hơn nữa, Vương Hồng Sển là nhà văn rất thích hài hước, thường dùng ngôn ngữ châm chọc từ các vua, quan tay sai, bọn háo danh, trọc phú, cho tới cả bạn bè.

Khi đọc cả cuốn Nửa Đời Còn Lại này, chúng ta thấy ông già rất minh mẫn. Ông nhắc lại những chuyện thời 1922, 1946, vẫn nhớ và ghi lại từng chi tiết. Vương Hồng Sển nổi tiếng là người có thói quen ky cóp cất giữ các kỷ vật, ghi chép các biến cố trong đời mình rất cẩn thận. Ông còn giữ cái toa thuốc của Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh viết ngày 17 Septembre 1924. Cho nên, có thể đoán khi cụ Vương viết hai lần ngày 30 ra 31 như vậy, phải là cố ý. Đó là một cách phát biểu ý kiến về chính trị.

Cuốn hồi ký vẫn theo “lối văn Vương Hồng Sển!” Tức là cụ kể chuyện miên man, chuyện nọ xọ chuyện kia, lối văn “cà rởn, cà tửng”, nhái giọng Phuc Kiến, Triều Châu theo phong thái Miệt Vườn. Lâu lâu, tác giả “đánh du kích” một câu thấm thía. Đó là những lúc bàn xéo về chính trị! Viết 30 thành 31 là một lối cà rởn để gửi một thông điệp cho những người đồng cảnh, đồng điệu cùng cười với nhau!

Hai lần “cố ý” viết ngày 30 ra ngày 31, tác giả kể lể tâm tình như đang muốn trút ra những “nỗi riêng lớp lớp sóng vùi.” Lần thứ nhất, cụ tự nhận mình thấp hèn như ốc ngồi đáy giếng đòi bàn luận việc “trên cao,” dù chỉ bàn một câu chuyện văn học. Tự nhận mình làm thân “ốc ngồi đáy giếng”, là cách người miền Bắc gọi là “nói kháy.” Không biết các quan ở trên hay thằng dân ở dưới đứa nào mới đúng là ốc ngồi đáy giếng! Cụ đổi thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” thành “ốc” cũng cố ý. Con ếch còn được kêu oang, con ốc chỉ ngậm miệng!

Lần viết lộn thứ hai, Vương Hồng Sển nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà. Khi quân miền Bắc thất trận, chỉ có hai người trong giới sĩ phu bị chế độ mới hành hạ. Một là Phan Huy Ích, cựu thần Nhà Lê bị bỏ tù; hai là Cống Chỉnh, theo nhà Tây Sơn, bị đánh đến chết vì thù riêng. Cụ Vương nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam cho vào tù mút mùa sau năm 1975!

Vương Hồng Sển thấm thía thân phận đau đớn vì mất tự do của một trí thức miền Nam. Có lúc đang bàn chuyện Phạm Quỳnh, cụ đánh một câu: “trong nầy ngày nay có miệng mà khó nói nên lời, có tay cầm viết mà khó ghi lời nào khỏi bị sửa chữa, cắt xén – vả lại tôi là người gì mà được phép nói …?” (trang 267). Viết hai chữ “trong nầy” tức là trong miền Nam. Viết “ngày nay” tức thời cộng sản đô hộ, khác thời trước 1975. Chỉ viết bốn chữ, “trong nầy”và “ngày nay” đủ tả nỗi niềm một nhà văn “không được phép nói!”

Tôi là người gì mà dám nói? Nhưng có lúc cụ Vương vẫn phải nói, như khi cụ lên tiếng bênh vực một danh nhân Miền Nam vẫn bị Cộng Sản buộc tội và bêu riếu một cách thô bạo, bất công, là Phan Thanh Giản. Bênh vực Phan Thanh Giản là táo bạo, chống lại cả guồng máy “tuyên giáo” của Đảng Cộng Sản! Sau khi biện luận để phục hồi danh dự Phan Thanh Giản, Vương Hồng Sển viết: “… người đời nay học thuyết mới, tư tưởng theo mới, quên ơn kẻ trồng cây, quên ơn sanh thành đào tạo, …” Những “học thuyết mới, tư tưởng theo mới” này là chủ nghĩa Mác xít!

Năm 1975, lẫn trong đám các nhà văn, nhà thơ và học giả miền Bắc vào Sài Gòn, có nhiều người mang thái độ kiêu ngạo của đoàn quân thắng trận. Họ lên mặt “dạy dỗ, cải tạo” giới văn nghệ và học thuật miền Nam theo đúng đường lối đảng. Nhiều người làm công tác rồi phải “báo cáo” lên cấp trên. Cảnh tiếp xúc hai miền Nam Bắc lúc đó, Vũ Hoàng Chương đã diễn tả qua hai câu: “Rằng vách có tai, thơ có họa – Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh!”

Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển, cùng Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thụy Long, Bình Nguyên Lộc, Dương Nghiễm Mậu,vân vân, chọn sống ẩn dật, không chịu ra hợp tác với bọn vua quan mới. Cụ Vương viết: “Tôi dư biết cho thân, thà làm dế sống trong hang, có lẽ được yên thân hơn là múa gáy cho trẻ nhỏ nó biết chỗ trốn, chúng đổ nước ngập hang, bắt dế về nuôi trong hộp diêm, hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ, gãy càng queo râu toi mạng” (trang 84). Nói đến thân phận con dế “nuôi trong hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ,” cũng là một cách “nói móc” những nhà văn theo đuôi cộng sản.

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết: “Dân Sài Gòn tự khoe tiến bộ ký quỹ, gửi tiền nhà băng, Giải phóng vào, hốt sạch sành sanh, thua xa dân Thổ Trà Vinh, Sốc Trăng … bán lúa mùa nầy xong, chôn bạc giữa lẫm rồi đổ lúa mới lên trên …” (trang 57) Nhắc lại phương cách cất giấu tiền của dân Thổ đời xưa, để so sánh với dân Sài Gòn thời 1975, chỉ cốt viết một câu kết án: “Giải phóng vào, hốt sạch sành sanh!” Trong 7 chữ, Vương Hồng Sển cực tả một vụ cướp bóc đại quy mô, bây giờ còn gọi là “ăn cướp hoành tráng.” Hốt sạch sành sanh! Như vậy gọi là “giải phóng!” Ai đọc tới câu này mà không nghĩ ra, là phụ lòng Vương Hồng Sển!

Vương Hồng Sển chia sẻ được nỗi niềm của người dân miền Nam ngậm ngùi nghĩ tới “buổi sau ngày 30 tháng Tư!” Có lúc kể chuyện Sài Gòn đời xưa, từ năm 1867, trải qua trào Tây, trào Nhật, cụ lại quay qua nói chuyện vua Napoleon III bên Pháp. Rồi chợt cảm khái: “Trở lại người dân đất Sài Gòn, như tôi đã nói, dám chắc không dân nào trí lanh tay xảo hơn. Khi bỏ áo giáp, tuột giầy trận, chịu đi đầy, bán từ bàn thờ tổ tiên, bán ván gõ để nằm dưới gạch, căn đầy kiếp đọa, tiếc đã muộn …” (trang 55). Những nét chấm phá độc đáo: Kẻ thì “bỏ áo giáp, tuột giầy trận, chịu đi đầy;” người ở lại nhà thì “bán bàn thờ tổ tiên, căn đầy kiếp đọa!” Và tất cả đều “tiếc đã muộn!” Nếu trước đây mọi người biết đoàn kết với nhau hơn, cùng chung sức chống lại một chế độ, một chủ nghĩa lạc hậu, man rợ, hiếu chiến và tàn ác, thì đâu đến nỗi này!

Tiếc đã muộn! Chỉ ba chữ, ba chữ gói ghém bao nhiêu nỗi đoạn trường của cái thời buổi “31 tháng Tư!”

TỪ BED & BATH BEYOND ĐẾN VINFAST-Thạch Đạt Lang

Báo Quyền Được Biết

Thạch Đạt Lang

                            

Xe Vin Phét bốc cháy tại VN – Hình Trong Nước.

Với đa số người dân Mỹ, Bed Bath & Beyond chắc chắn không phải là một cái tên xa lạ, nhất là người dân thành thị. Đó là chuỗi bán hàng hóa, đồ gia dụng cho nhà bếp, nhà tắm, phòng ngủ… Bed Bath & Beyond (BBBY) – một thời lớn nhất nước Mỹ – đã chính thức khai phá sản vào ngày 23.04.2023 (1). Trước đó không lâu, cổ phiếu của BBBY trở thành Meme Stock – một loại cổ phiếu dao động thật mạnh trong một thời gian ngắn vài ngày – từ 5$/cổ phiếu (share) tăng lên tới 27$/cổ phiếu vào mùa hè 2022. (2)

Meme-stock là một thuật ngữ được sử dụng để nói về giá cổ phiếu của những công ty kinh doanh thất bại, làm ăn thua lỗ, chuẩn bị phá sản được các kênh truyền thông xã hội bơm thổi cùng sự tham gia của một số nhà đầu tư chứng khoán nhỏ có máu cờ bạc làm tăng lên vùn vụt, giá cả giao dịch tăng, giảm trong một biên độ rất lớn trong thời gian thật ngắn chỉ vài ngày hay vài tuần, sau đó trượt dài trên sàn chứng khoán đến khi không còn được niêm yết như Gamestop, AMC Entertainment…

Đến tháng 11.2022, trị giá tài sản của BBBY là 4,4 tỷ $ trên tổng số nợ 5,2 tỷ $ Trong cơn đại dịch CoViD-19, BBBY đã không có chiến lược bán hàng online thích hợp để cạnh tranh với các hãng khác nên việc kinh doanh sa sút nghiêm trọng. Phá sản là điều không thể tránh.

Điều đáng nói là ngay cả khi phá sản, Bed Bath & Beyond đã dở trò kinh doanh không lương thiện. Nộp đơn khai phá sản ngày 23.04.2023, thứ tư 26.04.2023, ngày đầu tiên Bed Bath & Beyond bắt đầu bán hạ giá, dự kiến kéo dài nhiều tuần (khuyến mãi do sập tiệm) lúc 10 giờ sáng tại cửa hàng ở Đại Lộ số Sáu. Người ta thấy rõ ràng một sự lừa gạt trắng trợn đang diễn ra giữa đám đông bát nháo với ít nhất hàng trăm khách hàng.

Một người đàn ông trong chiếc áo Pullover màu xanh đứng bên cạnh các chỗ bầy chén đĩa, hét lớn vào điện thoại cầm tay: “- Không có gì hạ giá hết! Đúng là điên khùng thật”, một phụ nữ khác đứng trò chuyện với tác giả bài viết, sau khi nhận được lời chúc “mua sắm vui nhé” đã phàn nàn lắc đầu :-” Vui khỉ gì? Quỷ tha ma bắt thì có. Họ lừa bịp tất cả mọi người”.

Một khách hàng tên Renee đã lái xe từ Brooklyn đến cửa hàng này để tìm mua một chiếc nồi chiên dùng hơi nóng (Air Fryer), chỉ lấy được món hàng an ủi là một tấm lót cho lò nướng bỏ trong chiếc xe đẩy trống rỗng. “Thật vô cùng thất vọng”, họ đã đến để nhặt những miếng thịt vụn của chuỗi siêu thị danh tiếng một thời để rồi chua chát nhận ra rằng xương cũng chẳng có, nói chi thịt vụn khi mà phiếu giảm giá không được công nhận, một máy pha soda (soda streams) vẫn giữ nguyên giá 129,99$.

Được thành lập từ năm 1971 nhưng BBBY chỉ xuất hiện ở Chelsea năm 1992, mở ra một thời kỳ khởi sắc trở lại cho những tiệm buôn bán lẻ trong khu vực – nơi đã có lúc được biết như là Lady Mile, khu mua sắm dành cho phụ nữ sang trọng, quý phái trong nhiều thập kỷ trước đây. “Đường số 6 vào lúc đó đã chết nhưng BBBY đã thật sự hồi sinh nó” một người đồng sở hữu nhiều tòa nhà trên Đại Lộ số 6 nói với báo New York Times.

Sau khi BBBY dọn vào tòa nhà trước đây của cửa hàng Siegel Cooper Store, kéo theo Filene’s Basement, TJ Maxx… khiến khu vực mua sắm tấp nập hẳn lên. Doanh thu của BBBY năm 2005 là 5,81 tỷ $ nhưng cao điểm là năm 2016, BBBY đạt được doanh thu 12,2 tỷ $ nhưng chỉ còn 9,23 tỷ $ năm 2020. Tháng 03.2023, BBBY thất bại trong việc tìm cách bán đi một gói cổ phiếu (Stock package) trị giá 300 triệu $ khi chỉ thu về được 48 triệu $, không cứu nổi việc khai phá sản.

Từ Bed Bath & Beyond, nhìn về Việt Nam, thấy có một trường hợp tương tự, đó là VinFast – cái tên cũng không xa lạ gì với người Việt Nam trong nước lẫn hải ngoại – công ty lắp ráp xe điện của ông Phạm Nhật Vượng. Tình trạng VinFast y chang BBBY nhưng thê thảm hơn. Ý định phát hành cổ phiếu IPO ở New York cho VinFast của ông Vượng đang dậm chân tại chỗ.

Image result for vinfast lo luy ke

Theo VOA Tiếng Việt ngày 12.12.2022 (3), năm 2022, VinFast lỗ tổng cộng 4,7 tỷ, tổng giá trị tài sản là 4,4 tỷ &, tổng số nợ là 8,8 tỷ $. Cuối năm 2022, VinFast cho chở qua Mỹ 999 chiếc VF8 với ý định giới thiệu món hàng chiến lược như một soái hạm (flagship) cho thị trường Mỹ nhưng thất bại.

Những bài báo nói về kỹ thuật yếu kém, độ an toàn, thời gian nạp điện, khoảng cách di chuyển…của VF8 của các ký giả, chuyên viên về ô-tô điện Mỹ trên Jalopnik như Kevin Williams, cũng như trên VOA Việt Nam khiến VF8 không được mặn mà chào đón như mong đợi. Đó là chưa kể sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ hàng đầu như Tesla, Toyota, Mercedes, Lucid… vừa rẻ hơn, an toàn hơn, ít lỗi kỹ thuật hơn, đi được xa hơn…(4).

Tuy nhiên, nếu so sánh 2 trường hợp Bed Bath & Beyond với VinFast thì VinFast vẫn có lợi thế hơn. BBBY phá sản, có thể chính phủ Mỹ sẽ không ra tay cứu giúp, họ cũng không có đội ngũ dư luận viên chụp hình, viết bài, làm videoclip quảng cáo như VinFast. Hơn nữa VinFast tan hàng thì chế độ CSVN sẽ mất mặt nên ông Phạm Nhật Vượng có thể yên chí, làm màu, lấy tiền 2,5 tỷ $ từ túi quần bên phải đút qua túi bên trái – nhưng nếu túi lủng thì chịu, không ai cứu được.

Tới đây là xong nửa chuyện, chưa biết rồi VinFast ra sao. VinFast có bị phá sản hay sẽ dở trò gì khi phá sản thì chỉ có trời mới biết.

Vụ án cô giáo Lê Thị Dung – chuyện vốn chẳng có gì

Báo Tiếng Dân

Thái Hạo

Một trong những cơ sở quan trọng nhất để tòa án Hưng Nguyên buộc tội cô giáo Lê Thị Dung “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là cô đã không gửi Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan cho sở Giáo dục – Đào tạo phê duyệt. Cô Lê Thị Dung phủ nhận cáo buộc này vì cho rằng không cần phải gửi cho sở GD-ĐT.

Vậy ai đúng?

Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV quy định như sau:

“Điều 7. Phân cấp quản lý

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện TRỰC TIẾP quản lý, chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.
  2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn về CHUYÊN MÔN đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên theo thẩm quyền.”

Vậy, rõ ràng, cơ quan quản lý trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên là Ủy ban nhân dân cấp huyện (còn sở GD-ĐT cùng sở LĐ-TB-XH chỉ quản lý về chuyên môn). Vì vậy, việc cô Lê Thị Dung chỉ gửi Quy chế chi tiêu nội bộ cho Kho bạc và phòng Tài chính huyện mà không gửi cho hai cơ quan nói trên là đúng pháp luật. Cũng có nghĩa là không thể buộc tội cô Lê Thị Dung là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được.

Thật kỳ khôi! Để bảo vệ quan điểm buộc tội của mình, tòa án Hưng Nguyên lập luận rằng, vì trong các năm mà bị cáo [Lê Thị Dung] đạt thành tích xuất sắc thì đều được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua, nên kết luận rằng không gửi Quy chế chi tiêu nội bộ cho sở GD là vi phạm! Không thể nào hiểu nổi lý lẽ này của phiên tòa này. Người ta đạt thành tích về chuyên môn thì dĩ nhiên phải do Sở GD khen thưởng, chứ chẳng lẽ lại do phòng Tài chính và Kho bạc khen thưởng?!

Đến đây, chúng ta có thể kết luận rằng, Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX Hưng Nguyên do cô Lê Thị Dung làm giám đốc đã được xây dựng, phê duyệt và ban hành đúng pháp luật. Việc tòa án Hưng Nguyên căn cứ vào việc cô Lê Thị Dung không gửi Quy chế này cho sở GD-ĐT phê duyệt là “LỢI DỤNG chức vụ quyền hạn” trở thành một căn cứ sai. Tức, không còn cái nghĩa “lợi dụng” nữa nhưng vấn ấn định là “lợi dụng”. Lúc này, nếu làm trái (chi và giám sát chi tiền) thì phải là Kho bạc và phòng Tài chính, chứ không phải cô Dung.

Thêm nữa, dù sao thì các Thông tư 28 và Công văn 6120 của bộ Giáo dục vốn không phải là văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, kế toán, và sở GD cũng không phải là cơ quan quản lý về vấn đề này, nên việc yêu cầu phải gửi Quy chế chi tiêu nội bộ cho sở GD liệu có đúng “địa chỉ”?

  1. Bây giờ xin nói thêm về cái được gọi là “Quy chế chi tiêu nội bộ”.

Trung tâm GDTX là một đơn-vị-sự-nghiệp-công-lập-có-thu, tức có những tính chất của một doanh nghiệp. Với nó, tiền gồm 2 nguồn: là ngân sách rót về hàng năm theo định mức (dùng để chi trả lương và các hoạt động “xương sống” của một cơ quan nhà nước) và tiền thu được từ các hoạt động chức năng của nó. Riêng tiền ngân sách thì không cần nói đến nữa, vì chỉ rót về một khoản cố định và không bao giờ có dư thừa để mà “chi tiêu nội bộ” gì nữa; vậy chỉ còn món tiền thứ 2 mới thật sự cần một “quy chế” để phân bổ nó.

Cái quy chế chi tiêu nội bộ này, vì thế, quan trọng và trước hết là một thỏa ước của các thành viên trong nội bộ Trung tâm về việc chia sẻ lợi nhuận (do “làm ăn có lãi”). Đây là lý do trả lời cho câu hỏi vì sao mà Quy chế chi tiêu nội bộ lại cần được cả tập thể cùng nhau xây dựng, thống nhất, thông qua (bằng hội nghị viên chức hàng năm).

Như chúng ta cũng thấy, phần lớn các Trung tâm thường hoạt động bết bát (do tuyển sinh không đủ, không có liên kết đào tạo – dạy nghề, và các hoạt động khác “làm ra tiền”) nên dù vẫn luôn phải có quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định, nhưng làm gì có tiền để mà chi tiêu! Qua vụ án này, chúng ta thấy Trung tâm GDTX Hưng Nguyên “làm ăn” hiệu quả cho nên tất cả các thành viên trong TT mới đều được chia sẻ thành quả lao động ấy (chứ không riêng cô Dung). Xin nhớ lại, cô Dung từng bị tố cáo là tuyển sinh vượt chỉ tiêu (một điều mà hầu hết các Trung tâm GDTX đều mơ ước!), và cô bị huyện Hưng nguyên bị kỷ luật (!). Cô khiếu nại, và cả giám đốc sở GD Nghệ An khi đó cũng thừa nhận rằng, TTGDTX mà tuyển sinh vượt chỉ tiêu được là “rất tốt”. Tức là đáng được khen thưởng. Tuy nhiên, án kỷ luật vẫn không bị thu hồi (báo Lao động). Thật kỳ tài!

Về nhận thức, một quy chế chi tiêu nội bộ của một đơn vị sự nghiệp có tính chất của doanh nghiệp như TTGDTX thì trước hết là câu chuyện của nội bộ bao gồm các thành viên của nó. Cho nên, nếu có “chi sai” thì chỉ cần các thành viên ấy đề nghị cân đối lại bằng một cuộc họp/hội nghị cán bộ-viên chức, rồi ra một quy chế mới, chứ không phải là hình sự hóa nó như cách mà huyện Hưng Nguyên đang làm.

Tóm lại, câu chuyện của cô giáo Lê Thị Dung và TTGDTX Hưng Nguyên chỉ là một vấn đề hành chính hết sức thông thường và hoàn toàn có thể giải quyết được bằng một cuộc họp nội bộ, nhưng lại bị cố ý đẩy lên thành một vụ án hình sự với mức án 5 năm tù chỉ vì “chi sai” 45 triệu đồng với một cơ sở buộc tội “lợi dụng” vốn đã mất giá trị, thì thật không thể tưởng tượng nổi, nếu không vin đến những lý do nào đó còn lẩn khuất trong bóng tối.

Cá nhân tôi cho rằng, cô giáo Lê Thị Dung cần được “thay đổi biện pháp ngăn chặn” (thả tự do), để đợi một phiên phúc thẩm tuyên vô tội. Đó mới là bản án đúng pháp luật và hợp lòng dân cả nước.

Nguyễn Đình Cống

Chuyện vốn không có gì là theo cách nhìn của Thái Hạo và của những con người trung thực, lương thiện. Còn với những kẻ độc quyền vừa ngu vừa tham vừa độc ác, quen trả thù theo cách cộng sản thì như thế vẫn còn nhẹ. Mọi người đang đợi xem tòa phúc thẩm sẽ xử lại như thế nào. Đến như vụ án Hồ Duy Hải, người ta trắng trơn dẫm đạp lên công lý, kết án tử hình người vô tội mà chẳng ai làm gì được ai. Hu…hu..hu. Xin khóc để tiễn đưa công lý

Toạ đàm ‘50 cộng đồng người Việt tự do ở Hoa Kỳ’ | VOA Tiếng Việt

Hội thảo do Cộng Đồng Người Việt Thủ đô Washington tổ chức, chủ đề bao gồm:

  • 50 năm Cộng Đồng Người Việt hải ngoại xây dựng và phát triển ra sao, có những thành công như thế nào?
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cộng hòa  và tư tưởng dân chủ tại Việt Nam từ 1920 tới 1963 ra sao?

Mời bạn đọc theo dõi.

Việt Nam sẽ yêu cầu tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTube phải định danh

RFI

Đăng ngày: 09/05/2023

Ảnh minh họa: Một người dùng iPad trong một quán cà phê tại Hà Nội, Việt Nam,ngày 18/05/2018. REUTERS – Nguyen Huy Kham

Thanh Phương

Theo thông tin được đăng tối qua, 08/05/2023, trên trang mạng của bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, chính quyền sẽ sẽ yêu cầu tất cả các chủ tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, TikTok, YouTube phải xác định danh tính, Biện pháp này được dự trù trong bối cảnh chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp trên Internet.

Thông báo nói trên do thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đưa ra hôm qua tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội Việt Nam về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Thanh Lâm, nghị định về quản lý và sử dụng thông tin trên mạng đang được sửa đổi và sẽ được ban hành trong năm 2023 với một thay đổi quan trọng: Yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức phải xác định danh tính. Yêu cầu này được áp dụng cho cả các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok. Về mặt chính thức, biện pháp này là “nhằm phòng chống nạn buôn người và các tội ác khác“. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho biết thêm là các tài khoản mạng xã hội không định danh “sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau“.

Theo trang mạng Nikkei Asia của Nhật, hiện chưa rõ là Việt Nam sẽ làm cách nào để thẩm tra danh tính của các chủ tài khoản trên Facebook, YouTube, TikTok. Các mạng xã hội này cũng chưa có phản ứng gì khi được Nikkei Asia liên lạc.

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là một thị trường lớn, rất hấp dẫn đối với các tập đoàn công nghệ tin học, cho dù chính quyền Hà Nội kiểm soát rất chặt chẽ các nội dung trên những mạng xã hội.

Cũng trong ngày hôm qua, trang mạng của bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam thông báo có kế hoạch kiểm tra “toàn diện” mạng TikTok với sự tham gia của nhiều bộ. Việc thanh tra sẽ được tiến hành trong hai tuần cuối của tháng 5.

Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 05/05, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho rằng trước đây nền tảng TikTok có nội dung thuần túy về giải trí, nhưng bắt đầu từ năm 2022 trở lại đây, TikTok có nhiều nội dung “độc hại” và “gây ảnh hưởng đến trẻ em Việt Nam”.”

KHẨU HIỆU

Rung Nga Nguyen

Hô khẩu hiệu dân chủ xã hội chủ nghĩa là trò bịp khác của Lù Trọng ...

Nước Mỹ không có những khẩu hiệu như: “Hoa Kỳ muôn năm” hay: “Washington vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta”…, vậy mà vẫn là cường quốc số 1 thế giới, lớp lớp thế hệ người dân Mỹ suốt 245 năm qua vẫn yêu quý vị Tổng thống đầu tiên của họ; Cũng không có “Tinh thần ngày 1/5 bất diệt”, dù ngày quốc tế lao động sinh ra từ nơi đây; Không có gì là “bách chiến, bách thắng và vô địch muôn năm”, vì mọi thứ (kể cả chân lý) đều có thể thay đổi theo thời gian…

Singapore không cần khẩu hiệu: “dân chủ, công bằng, văn minh” nhưng đất nước thịnh vượng, sạch đẹp, an bình, luật pháp nghiêm minh, tham nhũng gần như không tồn tại. Thủ tướng Lý Quang Diệu được coi là người hùng, là ân nhân của đất nước này, nhưng đi khắp Singapore không có bất cứ tượng đài hay quảng trường nào mang tên ông…

Nhật không có phong trào: “học tập và làm theo Nhật hoàng”. Nhưng người dân trung thành và phụng sự Tổ Quốc hết mình; sống giản dị, nhân văn, có trách nhiệm, làm việc chăm chỉ đến lúc chết.

Pháp cũng không có: “Hoàng đế Napoleon vĩ đại”, dù ông ta đã từng chinh phục cả châu Âu.

Đơn giản, vì tại các nước văn minh, việc ai nấy làm, họ coi đó là bổn phận đương nhiên vì lợi ích quốc gia; mọi thứ đều công khai, minh bạch, phân định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm…, nên không cần những khẩu hiệu sáo rỗng, với lời lẽ đao to búa lớn, bịp bợm, mị dân.

Họ nói ít, làm nhiều, giá trị của mỗi người được nhìn nhận qua kết quả công việc và đóng góp cụ thể cho xã hội. Đặc biệt, họ không có thói quen tự ca ngợi, tâng bốc lẫn nhau, mà ngôn ngữ hiện đại gọi là “tự sướng”… Khi qua đời, dù danh nhân, vĩ nhân đều không ồn ào, khoa trương, kể lể công trạng; nấm mồ của họ chẳng hơn dân thường bao nhiêu…

Hình như là quy luật, ở những nơi càng dân chủ, văn minh, độc lập, tự do, hạnh phúc thì những khẩu hiệu sáo rỗng lại không cần thiết phải ghi trên các văn bản, vì ai cùng thấy cũng biết rồi khổ lắm nói hoài mà chẳng có gì cả!

S.T.

2 thanh niên gốc Việt bị bắn chết trong lúc mua giày ở Houston

Báo Nguoi-viet

May 8, 2023

HOUSTON, Texas (NV) – Hai thanh niên gốc Việt bị bắn chết ở Houston sau một vụ mua bán giày tại bãi đậu xe trong khu aparment ở Houston vào tối Thứ Sáu, 5 Tháng Năm, đài truyền hình ABC 13 dẫn lời cảnh sát cho biết hôm Thứ Hai, 8 Tháng Năm.

Cảnh sát cho hay, hai thanh niên Khôi Trần và Gavin Trần, đều 20 tuổi, bị ba thanh niên da đen đi trên một chiếc xe màu xám bắn.

Cảnh sát Houston có mặt tại hiện trường sau khi án mạng xảy ra. (Hình: Twitter Houston Police)

Bãi đậu xe thuộc khu nhà đoạn đường số 8200 đường Fulton, trong khu Northside/Northline của Houston.

Theo Trung Úy Larry Crowson của Sở Cảnh Sát Houston, khi đến nơi, cảnh sát thấy hai thanh niên gốc Việt chết tại chỗ.

Cảnh sát nói đây là hai người bạn, mặc dù có cùng tên họ.

Theo cảnh sát, sau khi mua bán giày gì đó, một thanh niên da đen từ trong chiếc xe Dodge SUV bước ra, tay cầm súng trường, bắn hai thanh niên gốc Việt.

Cảnh sát không nói đây là vụ cướp hoặc mua bán giày trước khi nổ súng xảy ra.

Hiện cảnh sát chưa mô tả được ba thanh niên da đen, và yêu cầu bất cứ hai có thông tin xin báo cho họ qua hai số điện thoại 713-308-3600 và 713-222-8477.

Houston là thành phố lớn nhất tiểu bang Texas, có khoảng 5 triệu dân, và là thành phố có cộng đồng người Việt lớn thứ nhì ở Mỹ. (Đ.D.)

“Mẹ con bị thương!” Chúng tôi cũng bị thương

Báo Tiếng Dân

Nhã Duy

9-5-2023

Cindy và Kyu Cho, cùng cậu con trai ba tuổi tên James và William 6 tuổi. Cả 3 người đều qua đời, chỉ còn cậu con trai 6 tuổi. Nguồn: Annie Gimbel/ GoFundMe

“Steven lật xác người phụ nữ, ôm cậu bé máu phủ đầy người ra. Cậu bé hét toáng lên, giọng nức nở, ‘mẹ con bị thương, mẹ con bị thương’.

Là một cựu biệt hải rồi trở thành một cựu cảnh sát, nhìn vết đạn trên cơ thể bất động của người phụ nữ, Steven đã quá kinh nghiệm để biết rằng mọi chuyện đã vô phương. Nhưng ông vẫn hy vọng mình sai. Ông cúi xuống đặt nhẹ hai ngón tay lên cổ cô ta. Ông thở ra, rồi xót xa nhìn qua cậu bé.

Chỉ mươi phút trước đó, mọi chuyện xảy ra như trong những thước phim đầy bạo lực trên màn ảnh chứ không phải một buổi chiều cuối tuần nhộn nhịp, vui vẻ tại khu thương mại đông người bậc nhất tại khu vực North Texas này.

Chưa bao giờ nghe tiếng súng ngoài đời, người mẹ trẻ quay lại phía sau khi nghe như có tiếng pháo nổ dồn dập. Cô hốt hoảng khi thấy những người chung quanh ngã xuống. Chân ríu lại, cô muốn dắt con chạy mà như có ai đang ghì lại.

Như một phản xạ tự nhiên của người mẹ, người phụ nữ Á Đông nhỏ nhắn đã đẩy đứa con trai nằm xuống và lấy thân mình đè lên, che cho đứa con trai. Bên cạnh là người chồng cũng ôm đứa con trai út nằm xuống. Cô cũng chẳng biết anh kéo con nằm xuống hay bị vấp ngã.

Con trai! Mẹ sẽ bao bọc, chở che cho con như khi con còn trong bụng mẹ. Chỉ có mẹ mới biết con đã thở ra sao, trái tim con đã đập như thế nào từ lúc con còn chưa chào đời. Đừng sợ, con, đừng sợ.

Và rồi người mẹ trẻ thấy mình như bồng bềnh, bồng bềnh. Hai tay cô vẫn ôm chặt đứa con”.

***

Cả ngày nay tôi vẫn mường tượng cảnh tượng khủng khiếp về những giây phút cuối cùng của một gia đình gốc Nam Hàn, nạn nhân vụ nổ súng tại Allen của Texas như vậy. Nó đến tự nhiên, vô thức. Tôi chỉ viết lại từ những bản tin mà cả thế giới đang đọc. Bằng nỗi ám ảnh của chính mình.

Nhìn tấm ảnh một gia đình trẻ trung, hạnh phúc và giờ đây chỉ còn mỗi đứa con trai sáu tuổi còn sống sót, tôi chẳng biết phải nói điều gì. Chẳng biết đứa bé may mắn hay định mệnh lại nghiệt ngã đến mức chừa lại mỗi đứa bé mồ côi để gánh chịu nỗi mất mát, tang thương quá lớn như vậy. Không ai chịu đựng nổi, huống hồ đứa bé sáu tuổi. Tôi không muốn nghĩ tiếp…

Tôi vẫn nghe như có tiếng thảng thốt của cậu bé bên tai. “Mẹ con bị thương, mẹ con bị thương”. Không con, tất cả chúng tôi cũng đang bị thương. Trái tim chúng tôi cũng đang tan nát.

Và tôi cũng không muốn nghĩ đến cuối tuần này có ngày lễ Mẹ. Nó bất công cho con quá, Will.

Dàn cựu lãnh đạo tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh tra Lâm Đồng bị kỷ luật (RFA)

RFA

2023.05.08

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 8/5 tiến hành cuộc họp dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét biện pháp kỷ luật đối với một loạt nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.

TTXVN

Dàn nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị đảng kỷ luật do vi phạm.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 8/5 tiến hành cuộc họp dưới sự chủ trì của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét biện pháp kỷ luật đối với một loạt nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng dựa trên đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Những người bị xem xét kỷ luật gồm các ông Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Nguyễn Thanh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; Lê Ngọc Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai; Mai Đình Định, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Thành ủy Lào Cai, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai; Nguyễn Ngọc Ánh, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.

Đối với những người này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho rằng họ đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của đảng cộng sản và pháp luật Nhà nước. Vi phạm của họ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín của đảng.

Ban Bí thư quyết định khai trừ đảng đối với các ông Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng, Mai Đình Định, Nguyễn Ngọc Ánh.

Còn ông Nguyễn Văn Vịnh, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật.

Cái Đồ Trâu Ngựa-Tưởng Năng Tiến

STTD Tưởng Năng Tiến

Cũng như người Việt, tíếng Việt – đôi khi – cũng hơi khó hiểu. Ca dao/tục ngữ VN rất gần gũi và thân thuộc với cả trâu lẫn ngựa (Một con ngựa đau cả tầu không ăn cỏ. Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta …) nhưng trong tiếng nói hằng ngày của họ thì cả hai loài gia súc này đều bị mắng nhiếc không tiếc lời, và toàn là những lời lẽ rất nặng nề:

  • Đồ đĩ ngựa!
  • Thứ ngựa bà
  • Loại đầu trâu mặt ngựa!
  • Cái đám trẻ trâu!

Sự việc nghiêm trọng và bất công đến nỗi nhà báo Nguyễn Thông phải lấy làm ái ngại, và buông lời cảm thán: “Nghĩ thương con trâu ngựa thật, các cụ xưa so sánh hơi ác, chứ chúng nó còn người gấp tỉ lần đám trâu ngựa người.”

Thế cái “đám trâu ngựa người/ngợm” ở xứ mình ăn ở ra sao mà mang tiếng dữ vậy, hả Trời?

G.S Nguyễn Văn Tuấn than phiền:

Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót!

Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”

Tất nhiên, chả phải là vô cớ mà “VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới”!

Thiên hạ đều biết là giới lãnh đạo của xứ sở này, hết thế hệ này sang thế hệ khác, đều nhất trí và kiên định chính sách “ngoại giao vác rá” (đi xin xỏ khắp nơi) nhưng hầu như không “đóng góp” một đồng xu hay cắc bạc nào ráo, vào bất cứ chuyện chi!

Tương tự, dân Việt tị nạn khắp năm châu nhưng Việt Nam lại là nơi cực kỳ bất an cho bất cứ ai buộc phải tạm lánh hay tạm trú ở xứ sở này. Hãy xem qua vài đôi ba sự kiện gần đây:

  • Ngày 7 tháng 12 năm 2022 : “Tàu Việt Nam cứu 154 người Rohingya nhưng lại bàn giao cho quân đội Myanmar ngay sau đó.”
  • Ngày15 tháng 12 năm 2022: “Các báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa gửi thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc ông Đổng Quảng Bình (Dong Guangping), một nhà hoạt động người Hoa đang xin tị nạn chính trị chờ định cư Canada, được cho là đã bị bắt giam ở Hà Nội vào tháng 8 năm ngoái và nhiều khả năng bị bí mật chuyển giao cho Bắc Kinh…

Văn phòng OHCHR khu vực Đông Nam Á cho VOA biết trong email rằng tính đến ngày công bố văn thư này, tức 60 ngày kể từ ngày gửi, phía Việt Nam vẫn chưa phản hồi … Các báo viên đặc biệt của LHQ cho biết nếu việc bàn giao ông Đổng cho Trung Quốc được xác nhận thì rõ ràng Hà Nội đã vi phạm nguyên tắc không gửi trả (non-refoulement) như đã quy định trong Công ước LHQ về bảo vệ người tị nạn.”

Không chỉ thản nhiên gửi trả người tị nạn chính trị trở về nơi mà họ đã phải tìm mọi cách trốn chạy, nhà đương cuộc Hà Nội còn ngang nhiên cho công an/mật vụ đi bắt cóc những công dân Việt bất đồng chính kiến đang phải lánh nạn tại nước ngoài.

Ngày 25 tháng 7 năm 2002: Ông Phạm Văn Tưởng (pháp danh Thích Trí Lực) đã bị công an VN bắt cóc tại Phnom Penh.

Ngày 16 tháng 5 năm 2007: Ông Lê Trí Tuệ (Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc lập Việt Nam) cũng đột nhiên “biến mất” khỏi nơi tạm trú tại Cambodia, sau khi đã được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cấp cho quy chế tị nạn.

Tháng 1 năm 2019: Nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt ngay tại Thái Lan, ngay khi ông vừa đặt chân đến quốc gia này.

Nạn nhân mới nhất là ông Đường Văn Thái, một người tị nạn tại Bangkok, đã biệt tích kể từ ngày 13 tháng 4 năm 2023. VOA cho biết:

Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) hôm 20/4 lên án việc mà tổ chức này gọi là “bắt cóc” và giam giữ ông Đường Văn Thái và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức.

IFJ cho biết trong một thông cáo: “Vụ bắt cóc ông Đường Văn Thái cho thấy mối nguy hiểm đáng kể mà các nhà báo Việt Nam phải đối mặt và tạo tiền lệ nghiêm trọng cho sự an toàn của nhà báo ở nước ngoài. Những hình phạt nghiêm khắc và đàn áp ở Việt Nam đối với hoạt động báo chí độc lập và hoạt động phê bình có nghĩa là ông Thái có thể sẽ phải đối mặt với sự ngược đãi vì công việc của mình.”

Tuy vô cùng bất nhân đối với người nước ngoài tìm đến VN lánh nạn, và cực kỳ tàn bạo đối với mọi công dân bất đồng chính kiến ở xứ sở này, khi đối diện với những vấn đề quốc tế (có ảnh hưởng đến cả an ninh cũng như quốc thể) thái độ của nhà đương cuộc Hà Nội lại hoàn toàn khác hẳn – khiếp nhược và láu cá chó thấy rõ:

Việt Nam bỏ phiếu trắng vụ lên án Nga sáp nhập bốn vùng Ukraine

LHQ ra nghị quyết đòi Nga rút quân, Việt Nam CS  lại bỏ phiếu trắng

Việt Nam lại bỏ phiếu trắng về cuộc xung đột Nga-Ukraine

Việt Nam ‘chọn phe’ Nga trong cuộc bỏ phiếu tại LHQ

Việt Nam bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của LHQ đòi Nga rút quân khỏi Ukraine

Chủ trương “bỏ phiếu trắng” khiến cho nhiều công dân Việt Nam “xấu hổ” vì cách ứng xử “khôn vặt” của giới lãnh đạo của đất nước này:

  • Nguyễn Vũ Bình : “Quan hệ Việt Nam-Nga là truyền thống nhưng anh không thể vì mối quan hệ truyền thống mà ủng hộ cuộc chiến phi nghĩa được.” 
  • Mai Luân : “Không ít ý kiến cảm thấy ‘xấu hổ’ cho Việt Nam khi ngay cả những quốc gia trong ASEAN như Campuchia và Myanmar, mà còn dám giơ tay bỏ phiếu theo lương tri.”
  • Hoàng Trường: “Phải dứt khoát vứt bỏ ngay thói khôn vặt ‘bỏ phiếu trắng’ và thái độ ‘người ngoài cuộc’ như các quan chức ngoại giao đã lựa chọn ở LHQ …”
  • Nguyễn Quang Vinh : “Trong nước thì họ ngăn chặn một cách trắng trợn và thô bạo việc người dân và trí thức tiến bộ bày tỏ công khai sự ủng hộ Ukraine. Tuy vậy, nhân dân trong nước vẫn ủng hộ Ukraine theo tiếng gọi của lương tri.”

Thiệt là may phước. May mà tuyệt đại đa số dân Việt đã đi “theo tiếng gọi của lương tri,” và từ chối đứng chung bọn với cái đám … đầu trâu mặt ngựa!

Tưởng Năng Tiến
5/2023