Tàu chở hàng containers đâm sập cầu ở Baltimore

Tổng hợp báo chí Hoa Kỳ

Một máy bay trực thăng tìm kiếm và cứu hộ của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ bay trên tàu chở hàng Dali đâm vào Cầu Francis Scott Key khiến nó bị sập ở Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 3 năm 2024. REUTERS/Julia Nikhinson© Thomson Reuters

Bởi Lisa Shumaker

(Reuters) -Cầu Francis Scott Key của Baltimore đã sập vào sáng sớm thứ Ba sau khi một tàu container lao vào nhịp bốn làn, khiến ô tô lao xuống sông. 

ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA Ở BALTIMORE?

Vào lúc 1:27 sáng ET (05:27 GMT), một tàu container tên Dali đang đi xuôi dòng sông Patapsco thì đâm vào một trụ cầu, khiến gần như toàn bộ cấu trúc rơi xuống nước. Cảnh sát cho biết không có dấu hiệu khủng bố.

 

CON SỐ NGƯỜI BỊ THƯƠNG VONG

Các quan chức Baltimore cho biết một số phương tiện xe cộ đã lao xuống nước. Có tới bảy người rơi xuống sông nơi nhiệt độ nước là 47 F (8 C). Hai người được cứu khỏi mặt nước, một người không hề hấn gì và một người bị thương nặng. Các công nhân xây dựng đang sửa chữa mặt cầu bê tông vào thời điểm xảy ra vụ va chạm.

CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ CON TÀU GÂY RA TAI NẠN NÀY?

Dali đang rời Baltimore trên đường đến Colombo, Sri Lanka.

Hãng quản lý tàu, Synergy Marine Group, cho biết tất cả 22 thủy thủ đoàn, bao gồm cả hai hoa tiêu  trên tàu, đều đã được xác định và không có ai bị thương.

Dữ liệu của LSEG cho thấy chủ sở hữu đăng ký của con tàu treo cờ Singapore là Grace Ocean Pte Ltd. Con tàu dài 948 feet (289 mét) và chở nhiều container xếp chồng lên nhau .

Tuệ Ngữ

 

        1. Nếu bạn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt phán xét, thế giới này sẽ chỉ toàn những người có khiếm khuyết. 
          • Nhìn bằng đôi mắt kiêu ngạo, thế giới này sẽ chỉ toàn những người thấp hèn và ngu ngốc.
          •  Nhìn bằng đôi mắt trí tuệ, bạn sẽ phát hiện ra rằng mỗi người bạn gặp phải, đều có những điểm đáng để bạn học hỏi và tôn trọng.    Lᾶo Tử và triết lу́ Vô vi                                   
        2. Thuốc tốt trên đời này, mỗi một loại thuốc chỉ có thể chữa một loại bệnh; còn thuốc tốt của tâm linh, trí tuệ và từ bi thì có thể chữa trị tất cả mọi khổ đau.
        3. Con người vẫn hay than phiền không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, nhưng kỳ thực, trước giờ nó vẫn ở sâu trong lòng, bạn không cần phải tìm kiếm. Chỉ cần bạn có thể giữ tâm bất động, không “vì dục vọng mà cực khổ, bận rộn suốt cả ngày” thì tự nhiên sẽ cảm nhận được sự hiện hữu của nó.
        4. Khi trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui, thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại; khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn nhìn ra được chân lý.Triết Lý Vô Vi của Lão Tử

        5. Thế giới mà bạn đang nhìn thấy, chỉ là phản ứng của nội tâm. Trong lúc tâm trạng cởi mở, nhìn thấy ai cũng là bạn bè thân thiết; còn khi đang buồn bực, đi đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt đáng ghét.

        6. Tâm là nguồn gốc của sự an vui và cũng là nguồn gốc của sự đau khổ. Thân – khẩu – ý do một cái tâm chứa đầy hận thù và tham vọng gây ra thì chỉ mang đến đau khổ; ngược lại, những hành động, suy nghĩ, lời nói mà xuất phát từ một cái tâm thiện lành thì điều mang lại chính là phúc lạc.

          Triết lí “Vô Vi” của Lão Tử - Đạo Đức KinhVô Vi

Thân mến

TQĐ

From: Tu Phung


 

Khủng hoảng nhân sự ở thượng tầng, nhân vật nào sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước?

Ba’o Tieng Dan

Nông Văn Tiềm

25-3-2024

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế.

Ghế chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện đang bị bỏ trống. Trong khi chờ Bộ Chính trị chuẩn thuận một nhân vật chính thức lên thay ông Võ Văn Thưởng, hiện bà Võ Thị Ánh Xuân đang ngồi tạm ghế này kể từ ngày 21-3-2024. Đây là lần thứ hai bà Xuân ngồi tạm ghế Chủ tịch nước, nhưng bà Xuân sẽ không bao giờ được ngồi ghế này chính thức, bởi bà không ở trong Bộ Chính trị.

Khủng hoảng nhân sự

Lịch sử đảng cộng sản từ sau năm 1975 đến nay, chưa bao giờ bị khủng hoảng nhân sự cấp cao như hiện nay. Chỉ trong khoá 13, số Ủy viên Trung ương bị bỏ tù, kỷ luật, buộc thôi chức… đã chạm con số 20! Trong số bốn Uỷ viên Bộ chính trị bị buộc phải về vườn, có hai người bị phế truất từng giữ chức Chủ Tịch nước.

Đến đây, công cuộc “phòng chống tham nhũng” của ông Trọng đã đi sang hướng khác. Không chỉ dân chúng, mà nhiều đảng viên và lão thành cách mạng đều có chung nhận định: “Lò ông Trọng” đã biến thành nơi thanh trừng, để các phe phái trong đảng tranh giành quyền lực.

Ngày 20-3-2023, Võ Văn Thưởng bị các “đồng chí” của ông ta phế truất y hệt cách mà họ từng làm với người tiền nhiệm của Thưởng là ông Nguyễn Xuân Phúc. Chuyện Võ Văn Thưởng bị phế truất là một sự kiện rúng động, cả trong và ngoài nước. Thế giới cũng bất ngờ với bất ổn chính trị hiếm hoi bị lộ ra từ chốn cung đình cộng sản.

Trước đó, ngày 13-3-2024, Tiểu ban nhân sự đại hội 14 nhóm họp. Mọi người nhìn thấy, Thưởng còn rất vui, thần thái sáng ngời. Thưởng được ông Trọng dìu dắt, đưa lên để tranh vé A1 trong đảng nhiệm kỳ tới. Gió đổi chiều nhanh quá, chỉ ba ngày sau, ngày 16-3, Thưởng bị ép viết đơn “xin thôi các chức vụ”. Ngày 20-3, Thưởng bị tước bỏ sạch trơn quyền lực. Chỉ trong vòng một tuần, mọi thứ quay 180 độ!

Xót xa hơn khi một nguyên thủ quốc gia bị “chém” tới hai lần. Ngày đầu, đảng vung búa “chém” Thưởng một nhát. Dù bị xiểng niểng, đi đứng không vững sau nhát chém đầu của “đồng chí” mình, nhưng hôm sau Thưởng phải chường mặt ra để quốc hội “chém” thêm một nhát nữa, hồn xiêu phách lạc rồi mới được về vườn “làm người tử tế”! Không rõ Thưởng đã tỉnh lại chưa sau hai nhát chém chí mạng này?

***

Về “công cuộc đốt lò”, lâu nay đã có lời ra tiếng vào về chuyện “củi lửa” trong “cái lò” của ông Trọng. Lò càng đốt, củi càng tăng mạnh. Tham nhũng không hề giảm mà nó ngày càng tinh vi hơn. Số tiền quan cướp của dân, của đất nước, không chỉ là “ăn cắp vặt” vài trăm triệu, mà đã lên đến con số trăm tỷ, ngàn tỷ… Chỉ một quan chức nhỏ như bà Đỗ Thị Nhàn nhưng đã nhận hối lộ trong một vụ án, số tiền 5,2 triệu Mỹ kim, tương đương 130 tỷ đồng! Thử hỏi, các quan chức lớn hơn, số tiền mà họ nhận trong nhiều vụ án cộng lại, sẽ là bao nhiêu?!

Những lo lắng của các nguyên lão về việc các phe nhóm trong đảng sẽ tận dụng chiến dịch “đốt lò” để tiêu diệt, hạ bệ nhau, nay đã rõ mười mươi. Đáng chú ý, khủng hoảng nhân sự cấp cao đã làm cho ông Nguyễn Phú Trọng đang rơi vào tình trạng không kiểm soát được tình hình. Nội bộ đảng đang rối bời, xa hẳn tầm nắm của ông Trọng, một người ở tuổi gần đất xa trời, đi đứng không vững, bệnh tật đầy người, có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Gần hai năm qua, kể từ ngày Nguyễn Thanh Long bị bắt giam, Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khoẻ Trung ương – một ban quan trọng của đảng – không có trưởng ban.

Lê Đức Thọ bị bắt giam, suốt ba tháng qua, tỉnh Bến Tre không có bí thư.

Gần hai tháng kể từ lúc Trần Tuấn Anh bị buộc phải thôi chức, Ban Kinh tế Trung ương không có trưởng ban.

Năm 2013, khi đề nghị tái lập Ban Kinh tế Trung ương, trong cương vị tổng bí thư, ông Trọng cho rằng, đây là ban cực kỳ quan trọng, nên cơ cấu trưởng ban phải là Uỷ viên Bộ Chính trị.

Cấp trưởng Trần Tuấn Anh mất chức, cấp phó Nguyễn Thành Phong cũng ra khỏi Uỷ viên Trung ương về “đuổi gà”, đến nay Phó Trưởng ban phụ trách Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng lại chưa là Uỷ viên Trung ương. (Hưng là con trai cựu Phó chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn Yểu, chị gái Hưng là Nguyễn Thị Phương Hoa, thứ trưởng bộ Tài nguyên – Môi trường).

***

Thượng tầng hiện đang đánh nhau “một mất một còn”. Họ đánh nhau kinh hoàng đến nỗi, bà Trương Thị Mai, nữ ủy viên Bộ Chính trị duy nhất trong số 14 vị, đe doạ sẽ nghỉ việc. Bà Mai nói: “Các anh suốt ngày cứ bắt bớ, triệt hạ lẫn nhau, ném cả cán bộ lẫn doanh nhân vào tù hết, thì cái kết sẽ đi đến đâu?”. Bà Mai cũng thẳng thừng từ chối khi có Uỷ viên Bộ Chính trị ngỏ ý: “Chị Mai nên nhận ghế chủ tịch nước”.

Những người trong Đảng bàn tán rằng, Nguyễn Phú Trọng đã đưa mọi việc vượt quá giới hạn. Ông Trọng trao “thượng phương bảo kiếm” cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Bộ Công an, nhưng không có chế tài để kiểm soát quyền lực.

Việc bắt Uỷ viên Trung ương trước rồi mới đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc khai khừ sau, là trái với điều lệ đảng. Tương tự, việc bắt đại biểu quốc hội trước, rồi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới “tạm dừng hoạt động đại biểu”, là xem thường Hiến pháp. Cả Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, đang bị rẻ rúng; bị chế giễu là bù nhìn; phải làm những việc đã được quyết định rồi, chứ thực ra không có quyền hành gì.

Quay trở lại khoảng trống quyền lực đang bị thách thức, nhân vật cấp cao nào trong đảng sẽ ngồi ghế chủ tịch nước? Sau đây là các phương án:

  1. Phương án Tô Lâm

Tô Lâm hiện là ứng viên sáng giá nhất cho ghế Chủ tịch nước. Nếu được vào “tứ trụ”, Tô Lâm sẽ nghiễm nhiên nhận được “kim bài” miễn hồi tố, cùng sự bảo đảm bình yên cho gia đình. Một nhân vật có quá nhiều kẻ thù như Tô Lâm, được ngồi ghế A2, mới tìm kiếm được an toàn trong tương lai.

Tô Lâm vốn “nắm được thóp” các Uỷ viên Bộ Chính trị, điểm danh các Uỷ viên Trung ương chỉ như “con tin”, nên ngồi vị trí A2 xem như đã đặt một chân vào “nhân sự đặc biệt” khoá 14 để tranh ghế A1 – Tổng bí thư, trong đại hội 14.

Hai đệ tử ruột của Tô Lâm là thứ trưởng Lương Tam Quang, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra và thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra. Hàng trăm cán bộ cấp tướng, tá quê Hưng Yên đang được Tô Lâm cơ cấu cứng ở các Cục, Vụ của Bộ Công an. Tất cả những người này, cùng với số sĩ quan Tô Lâm rải đi biệt phái “nằm vùng” trong Chính phủ và các cơ quan đầu não của đảng, nắm chủ chốt hầu hết các Sở Công an tỉnh thành cả nước, sẽ làm “lá chắn thép”, trung thành, bảo vệ cho họ Tô, bất kể bộ trưởng Bộ Công an kế nhiệm là ai.

Ảnh: TBT Nguyễn Phú Trọng chụp với bộ trưởng BCA Tô Lâm. Nguồn: Báo CAND

  1. Phương án Phan Văn Giang

Phan Văn Giang chưa đủ tiêu chuẩn “trọn một nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị”. Nhưng không sao, quy định 214 QĐ/TW vẫn thòng một câu “Trường hợp đặc biệt, Bộ Chính trị sẽ quyết định”.

Sắp tới, Nguyễn Phú Trọng sẽ phải triệu tập Hội nghị trung ương 9 để bầu bổ sung ít nhất ba Uỷ viên Bộ Chính trị, đến từ các ủy viên chính thức nổi trội, sau đó bổ sung vài Uỷ viên chính thức từ nguồn Ủy viên Dự khuyết Trung ương. Ba gương mặt có thể bổ sung Bộ Chính trị lần này là Bùi Thị Minh Hoài (Trưởng ban Dân vận Trung ương), Lê Minh Khái (Phó Thủ tướng Chính phủ) và tướng Nguyễn Tân Cương (Tổng Tham mưu trưởng Quân đội).

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế. Được biết, Khái là nhân vật được quy hoạch ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ 2026-2031.

TBT Nguyễn Phú Trọng với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Nguồn: Báo Tài chính VN

  1. Phương án Vương Đình Huệ

Họ Vương được Nguyễn Phú Trọng ưu ái, quy hoạch vị trí A1, thay thế khi ông Trọng rút lui. Nếu Vương Đình Huệ qua A2 lúc này, tình thế sẽ nguy hiểm. Khi quân bài của ông Trọng lật ngửa, Huệ cầm chắc suất “nhân sự đặc biệt” khoá sau, sẽ là bia ngắm bắn của các phe khác trong đảng.

Còn hai năm nữa mới tới đại hội 14, ai dám chắc Huệ không bị phế truất nửa chừng, với trọng tội “đạo đức và lối sống”, “tham vọng quyền lực” hay “có vấn đề về lập trường”…

Trường hợp ông Huệ ngồi ghế chủ tịch nước, bà Mai phải được điều sang Quốc hội, Trần Cẩm Tú sẽ điền vào chỗ bà Mai. Bùi Thị Minh Hoài sẽ trở thành nhân vật nữ thứ hai (sau bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ), ngồi ghế Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

TBT Nguyễn Phú Trọng với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Nguồn: TTXVN

Tô đại tướng sẽ ra sao nếu trượt ghế A2?

Nếu phương án Phan Văn Giang hoặc Vương Đình Huệ được thực thi, xem như đây là canh bạc tồi đối với Tô Lâm. Khi ấy, cánh cửa đi tiếp của họ Tô sẽ bị khép lại, Tô Lâm sẽ về vườn vào cuối khóa này. Cả hai đàn em của Tô Lâm là Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc cũng sẽ phải về vườn, vì chưa có chính trị gia nào vào Bộ Chính trị lần đầu bằng “vé vớt” lần hai. Kết cục, vai trò “Hưng Yên hoá” Bộ Công an của Tô Lâm sẽ chấm hết.

Thời gian không còn nhiều, chỉ còn hơn hai tuần cho các phe toan tính để chọn nước cờ nào mà đi. Bộ Chính trị sẽ nhóm họp để chốt nhân sự, giới thiệu cho quốc hội bầu tân chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Thoả hiệp để quân bình cán cân quyền lực, hay “đánh nhau” để phân chia ngôi thứ trong đảng?

Có lẽ lúc này, ngay cả bản thân ông Nguyễn Phú Trọng cũng chưa chắc tìm được câu trả lời!


 

Ai sẽ thay ông Thưởng trong chức Chủ Tịch Nước

Theo đài Á Châu Tự Do

Cuộc đua chức Tổng bí thư ra sao khi ông Võ Văn Thưởng rời ghế Chủ tịch nước?Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại buổi tiệc tiếp Tổng thống Hoa Kỳ ngày 11/9/2023

Nhậm chức Chủ tịch nước ở tuổi 52 với lý lịch làm việc bên ngạch Đảng ấn tượng, ông Võ Văn Thưởng từng được kỳ vọng sẽ là ứng cử viên nặng ký thay thế ông Nguyễn Phú Trọng ở chức vụ Tổng bí thư.

Thế nhưng, chỉ sau 1 năm 19 ngày, đường quan lộ những tưởng thênh thang của ông Thưởng bỗng tiêu tan, khi ông nhận quyết định cho thôi mọi chức vụ trong Đảng lẫn nhà nước. Điều duy nhất mà vị chính trị gia này còn lại là chút thể diện khi thay vì bị cách chức, người ta để cho ông được “thôi chức”.

Sự ra đi của ông Võ Văn Thưởng không chỉ khiến chiếc ghế Chủ tịch nước bị bỏ trống, một trong bốn vị trí quyền lực nhất trong nền chính trị Việt Nam thường được biến đến với cái tên “tứ trụ”, mà nó còn khiến cho cuộc đua tranh chức Tổng bí thư, vị trí quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Cộng sản, trở nên gay cấn hơn.

Thời điểm ông Thưởng bị mất chức trùng vào thời điểm mà tiểu ban nhân sự của đảng Cộng sản đang chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Theo thông lệ, trước khi Đại hội Đảng diễn ra thì khâu bố trí nhân sự cho các chức danh cao cấp nhất, gồm các uỷ viên bộ chính trị, các thành viên tứ trụ – trong đó ghế Tổng bí thư là quan trọng nhất, cần phải được chuẩn bị kỹ càng.

Trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam, việc bầu chọn chức danh Tổng bí thư luôn tiềm ẩn những bất định, mà theo ngôn ngữ dân gian, phải đến phút chót mới biết chiến thắng thuộc về ai. Thế nhưng, để được trở thành ứng viên cho chức danh đảng trưởng, một người cần phải hội tụ những tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm việc phải giữ trọn một nhiệm kỳ uỷ viên Bộ chính trị, và từng kinh qua các chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, trưởng ban, bộ, ngành của trung ương.

Nếu không ngã ngựa thì Võ Văn Thưởng đương nhiên sẽ là một ứng viên cho chức danh Tổng bí thư, bởi ông ta hội tụ đầy đủ mọi tiêu chuẩn do Đảng đề ra.

Từ việc đã từng nắm giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi, đến phó Bí thư thành uỷ Tp. HCM, cho đến chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, và Chủ tịch nước, cộng với việc đã là thành viên bộ chính trị hơn một nhiệm kỳ.

Do vậy, sự ra đi của vị chính trị gia quê Vĩnh Long đã dấy lên nghi vấn về một cuộc cạnh tranh quyền lực giữa những “tay đua” muốn trở thành người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, vì dù sao, bớt đi một đối thủ ở thời điểm quan trọng này thì vẫn tốt hơn.

Câu hỏi đặt ra ở đây là ai được lợi từ cú ngã của ông Võ Văn Thưởng? 

Để trả lời câu hỏi này thì cần phải xét xem những ai đang là ứng viên tiềm tàng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14 tới đây.

Theo giáo sư Johnathan London, chuyên gia nghiên cứu chính trị Việt Nam, thì với việc ông Thưởng bị loại, cuộc đua chức Tổng bí thư giờ đây sẽ là cuộc đua song mã: 

Tuy rất khó để nhận định ai hưởng lợi nhiều nhất (từ việc ông Thưởng rớt đài), nhưng việc này tạo ra một cuộc cạnh tranh gay cấn giữa đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính – người thuộc bên chính phủ và có chuyên môn về phát triển kinh tế, với người đứng đầu lực lượng Công an, Tô Lâm, cả hai giờ đây là các ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí lãnh đạo Đảng.”

Và giữa hai người này, mọi sự chú ý đổ dồn về ông Tô Lâm, người được cho là có động cơ lẫn năng lực để loại bỏ ông Võ Văn Thưởng. 

Trao đổi với đài Á châu Tự do, tiến sĩ Lê Minh Nguyên – cựu chủ tịch đảng Tân Đại Việt, cho biết nhận định của ông:

“Ông Tô Lâm đã đến tuổi về hưu, nhưng hiện giờ đang có rất nhiều kẻ thù, nên nếu bước ra khỏi chức Bộ trưởng Bộ Công an thì sẽ rất nguy hiểm. Ngoài chức Tổng bí thư ra thì không còn chức danh nào có thể bảo vệ ông ta. Thành ra, con đường an toàn nhất và cũng là tham vọng của ông ta là trở thành Tổng bí thư.” 

Bộ Công an do ông Tô Lâm đứng đầu trong những năm qua đã điều tra hàng loạt vụ án dính dáng đến các quan chức cấp cao ở cả cấp địa phương và trung ương. Dân chúng đã quen thuộc với những thông báo từ tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an, mỗi khi có án tham nhũng mới.

Nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016, nếu tiếp tục giữ chức vụ này cho đến Đại hội Đảng năm 2026, thì ông Tô Lâm sẽ hoàn thành hai nhiệm kỳ, cộng với vấn đề tuổi tác (68 tuổi khi đại hội Đảng diễn ra), và sẽ phải về hưu theo thông lệ.

Do vậy, theo luật sư Nguyễn Văn Đài, đây là thời điểm quyết định đối với sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm:

“Ông Tô Lâm sẽ hoàn tất hai nhiệm kỳ trên cương vị Bộ trưởng, và theo quy định bất thành văn trong hệ thống chính trị, không người nào được giữ nhiệm kỳ Bộ trưởng thứ ba, đồng thời ở lứa tuổi của ông ấy, vào đầu năm 2026 thì đã quá 68 tuổi, cho nên cũng quá tuổi để ở lại. 

Ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cùng với Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, cũng được coi là những ứng viên tiềm năng cho chức danh Tổng bí thư ở Đại hội 14.

Riêng trường hợp của bà Trương Thị Mai thì yếu tố giới tính có thể sẽ là lực cản để bà trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, bởi đảng cầm quyền chưa từng có tiền lệ bầu phụ nữ giữ chức vụ cao nhất.

Còn cá nhân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong thời gian gần đây đang trở thành tâm điểm của các tin đồn tiêu cực liên quan đến đời sống cá nhân. 

Vấn đề đối với Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong trường hợp ông ta thực sự có tham vọng trở thành lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản, đó là việc chưa từng có tiền lệ một vị Bộ trưởng được bầu thẳng lên làm Tổng bí thư.

Các đời tổng bí thư gần đây đều xuất thân từ các vị trí thuộc “tứ trụ” hoặc vị trí Thường trực Ban bí thư.

Do vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể ông Tô Lâm sẽ chạy đua vào chức Chủ tịch nước thay thế ông Võ Văn Thưởng, để làm bàn đạp cho chức Tổng bí thư sau đó.

Rất có thể trong những tuần tới đây, khi chức danh Chủ tịch nước được công bố, thì cuộc đua vào chức Tổng bí thư cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, khi các ứng viên lộ diện.

Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ (NWC), nói “Hiện nay, theo điều lệ của Đảng, ngoài ông Tô Lâm, chỉ còn ba người có tiềm năng làm Tổng bí thư là Trương Thị Mai, Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính – người hiện nay là Thủ tướng. Vì vậy, tôi nghĩ ông Tô Lâm đang cố gắng loại bỏ từng người một.”

Tôi đoán là ông Tô Lâm sẽ trở thành Chủ tịch nước tiếp theo. Ông ấy sẽ trở thành Chủ tịch nước vì ông ấy thực sự muốn vị trí đó.

Bây giờ, tôi đoán là ông ấy cũng coi đây là một cách để nắm giữ quyền lực trong Bộ Công an. Đừng quên rằng người tiền nhiệm của ông, Trần Đại Quang, cũng từng là Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi ông ấy trở thành Chủ tịch nước, ông vẫn cố gắng điều hành Bộ Công an và duy trì một văn phòng ở đó. 

Vì vậy tôi nghĩ ông Tô Lâm cũng sẽ làm điều gì đó tương tự. Thực tế là, chẳng bao lâu nữa, ông sẽ bị giới hạn nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công an (không được quá hai nhiệm kỳ liền). Nếu lên nắm vị trí Chủ tịch nước, ông sẽ có một vị trí vẫn mang lại cho mình ảnh hưởng đối với Bộ. Điều đó sẽ tốt cho ông ấy.

Đó là dự đoán của tôi về việc ai sẽ trở thành Chủ tịch nước.” 

Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS, Singapore, cho rằng sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức, ông Tô Lâm và bà Trương Thị Mai “trở thành những lựa chọn khả dĩ nhất” cho vị trí Chủ tịch nước vừa bỏ trống.


 

NẾU LÀ MẸ ANH! – Hiếu Phạm

Kimtrong Lam

Hiếu Phạm

Vừa mở cửa căn hộ, nó đã kêu toáng lên:

Chồng ơi! Em đã về rồi nè. Chồng nó vui vẻ:

Ờ, em đã về đấy à? Nhà mình có khách đấy, em vào rửa tay rồi ăn cơm, anh nấu xong rồi!

Bỗng nó nhìn thấy đôi dép nhựa cũ cáu bẩn , cùng cái túi xách đựng đồ bề ngoài rách rưới để kế bên tường.

Nó lên giọng:

Cái này là cái gì đây thế?

Chồng nó để ngón tay lên miệng, mặt nghiêm túc:

Em nói nhỏ thôi, Mẹ mới đi xe lên còn mệt đấy!

Nó thét lên nghe chát chúa:

Anh giỏi lắm, nhà mình đã nhỏ rồi còn đưa lên chứa mấy cái thứ bån thỉu dơ dáy này, sao không ở dưới mà lên đây làm gì? Sao không ở nhà họ hàng mà lại tới đây? Tôi là tôi không chịu đâu đó!

Anh chồng nhẹ nhàng :

Thì thỉnh thoảng cũng để Mẹ lên chơi với vợ chồng mình ít hôm chứ, em lạ thật! .

Anh chồng cố nói cho nó hiểu, mà nó đâu cần nghe:

Đúng là mất hứng, anh nấu thì mẹ con nhà anh ăn đi, tôi không ăn đâu, tôi ra ngoài ăn đây!

Và …nó quay lưng đi còn đá vào cái túi xách và đôi dép vô tội :

Anh lo mà dọn dẹp cho sạch đi, rồi vô mà giặt giũ chứ bån là tôi không thích đâu đó!

Bỗng dưng .. Mẹ đẻ nó từ trong phòng bước ra. Nó trợn tròn con mắt :

Mẹ! Mẹ lên lúc nào mà không báo trước cho con biết?

Rồi nó trách chồng :

Sao anh không nói là Mẹ em? Em cứ tưởng …là Mẹ anh?

Bà giơ tay táng cho nó một cái tát mạnh cháy má:

Trời ơi là trời, mày là con của tao đây sao? Cái thứ bất hiếu. Lâu nay tao chỉ nghe người ta nói, tao không tin. Bây giờ thì mắt tao thấy, tai tao nghe ….Nhục nhã lắm, vô phúc cho nhà tao đã đẻ ra đứa con táng tận lương tâm như mày. Đồ bất hiếu!

Rồi bà ngã xuống …

Nó kêu lạc cả giọng:

Mẹ ơi , con xin lỗi!

Chồng nó gạt nó ra và ẵm bà đi bệnh viện cấp cứu. Mắt anh quắc lên:

Cô tránh ra!

Anh quay lưng bước đi!

Nó đứng đó, hai tay buông thõng rồi đổ ụp xuống!


 

50 năn mới có ngày này: Thượng Đại Kỳ VNCH tại khu Phước Lộc Thọ, Little Saigon

Thày du tăng Thích Minh Tánh giải thích :

  • Lai lịch Cờ Vàng có từ thời Bà Trưng cho đến nay.
  • Cờ Đỏ có xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc, thời Mao.
  • Việc học giả Trần Trọng Kim chọn Quẻ Ly làm quốc kỳ, còn mang một ý nghĩa khác là quốc kỳ của nước phương Nam
  • Trong Phật Giáo, màu vàng trương trưng cho trí tuệ.
  • Ba sọc đỏ, tượng trưng cho Bắc, Trung, Nam. Ba sọc đỏ còn tượng trưng cho quẻ ly:  càn, trời, đất, nước.
  • Cờ Vàng thể hiện tinh thần Tự Do của đồng bào Việt Hải Ngoại.

Hãnh diện và Vui Mừng

  • Buổi lễ là một sự kiện lịch sử ở Little Saigon.
  • Một ngày ý nghĩa.
  • Ước mơ 50 năm qua đã thành sự thực.
  • Làn ranh Quốc Cộng đã được vạch ra một cách rõ ràng với cột đại kỳ VNCH tung bay ngạo nghễ.
  • Lá cờ thiêng luôn ở trong tâm của mọi người Việt tỵ nạn.
  • Buổi cơm trưa khoản đãi trên một ngàn phần ăn đã được chuẩn bị cho quan khách và mọi người tham dự.

TÔI XÉM LÀM KÉP CẢI LƯƠNG – Tiểu Tử-Truyện ngắn

– Tiểu Tử –

   Hồi thời trước, tôi mê cải lương “hết biết”! Lúc đó, tôi làm việc ở hãng dầu Nhà Bè, vậy mà chiều nào tôi cũng lái xe lên hãng dĩa hát Hoành Sơn (ở tuốt trên đường đi Tân Sơn Nhứt!) để coi đoàn Thủ Đô tập tuồng!

    Anh Ba Bản − chủ hãng dĩa hát Hoành Sơn − gọi điện thoại xuống Nhà Bè cho tôi “Anh mới lập gánh đặt tên là Thủ Đô hiện đang tập tuồng ở hãng dĩa. Chừng tập xong, mình sẽ ra mắt bà con mộ điệu với lần đầu tiên cải lương có sân khấu đại vĩ tuyến khác lạ coi chơi! Chú lên phụ coi tập tuồng, nghen!”. 

  Anh Ba nói như vậy bởi vì ảnh biết tôi… “có máu nghệ sĩ”! Vậy là chiều chiều tôi lái xe lên hãng dĩa coi tập tuồng …

Tuồng đang tập mang tên “Tiếng Trống Sang Canh”, nghe rặt mùi cải lương! 

  Bên “giàn” kép có Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Ba Vân. Bên phía đào có Thanh Thanh Hoa, một đào trẻ. Giàn đờn có Năm Cơ đờn kìm, Ba Kim đờn cò … cũng rơm ớn!

   Coi tập tuồng riết rồi tôi “lậm” nặng: tôi muốn đi học ca để… làm kép cải lương! Vậy là tôi hỏi thăm mấy tay đờn kể trên, họ chỉ thầy Văn Vĩ!

  Thầy nầy đui nhưng có ngón đờn ghi-ta xuất thần! Tôi đã nghe danh Văn Vĩ từ lâu nên tôi phấn khởi “mò” đi thọ giáo!

  Tôi đến xóm nhà thầy Văn Vĩ “một ngày đẹp trời” (Nói cho … văn vẻ, đúng điệu nghệ cầm ca!). Sợ người ta để ý, tôi để xe ở xa đi bộ vào.

   Sau “màn” xã giao, thầy hỏi: “Anh tên gì, làm nghề gì, ở đâu?”. Tôi trả lời: “Tôi tên Nam làm thơ ký hãng dầu Nhà Bè”. 

  Hỏi: “Anh muốn học ca vọng cổ. Vậy chớ anh có biết ca sơ sơ không? Có đem bài gì theo không?”. 

  Trả lời: “Tôi cũng biết ca sơ sơ, nhờ nghe dĩa rồi bắt chước. Tôi có đem bài Tự Đức Khóc Bằng Phi”. (Hồi thời đó người ta in vọng cổ mỗi bài một cuốn lớn cỡ bằng hai bàn tay, chỉ có mấy trương, rất tiện cho giới bình dân mang theo để ngân nga bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào!). 

  Thầy nói: “Đâu? Anh làm vài câu nghe coi!”. Không do dự, tôi rút bài ca mở ra hát:

  “Bằng phi ơi! … Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại để dành hơi. Lệ Chi Viên tàn xác hoa rơi, nơi gác phượng đành xa người tri kỷ.

Ném bút nghiên xuống dòng Hương Thuỷ bởi trẫm từ đây đã cạn ý thơ… sầu…”

   Thầy mỉm cười: “Thôi, được, tôi sẽ dạy anh!”.

Nghe vậy, tôi mừng “hết lớn”! Bởi vì mấy người ở gánh Thủ Đô nói thầy Văn Vĩ khó tánh lắm, không phải ai ổng cũng dạy đâu! Ổng không “coi chân coi cẳng” được, nhưng ổng nghe giọng nói, cách phát âm phát ngôn, nhứt là để ý coi khi hát thử có để tâm hồn vô từng chữ từng câu không?… v.v … 

  Thầy nhận tôi làm “đệ tử”, còn nói: “Anh có giọng ca xài được!”. Đó là lần đầu tiên tôi được người khác khen, lại là một người “rành điệu nghệ”! Cho nên, hôm đó tôi lái xe về Nhà Bè mà miệng cứ ơi ới “Bằng phi ơi!”… nghe không thảm não mà trái lại còn có vẻ hào hứng!

    Từ đó, tôi lên học ca mỗi chiều thứ tư và thứ bảy. Thầy dạy kỹ lắm, giải nghĩa và lập đi lập lại về cái “song lang” – Dụng cụ để gõ nghe cái cóc khi đến nhịp chót của câu ca. Trong vọng cổ, người ca tự do sắp xếp câu ca chớ không phải theo từng nốt nhạc như bên tân nhạc. Và người đờn cũng tự do “phăng” theo xúc động của mình. Điều quan trọng là khi đến nhịp song lang, người ca và người đờn cùng xuống đúng nốt nhạc ấn định.

   Nếu không, nghĩa là tới trước hay sau song lang, người ta nói “rớt song lang”, mà rớt song lang là … kẹt lắm đó! Khách mộ điệu bốn phương không chấp nhận đâu! Có người nóng tánh còn… phang cho vài lời ê mặt! Cho nên, thầy Văn Vĩ “kềm” nhịp song lang cho tôi dữ lắm đến nỗi vô hãng làm việc, nghe một tiếng “cóc” ở đâu là tôi giựt mình nhìn quanh! Để thấy con đường học làm ca sĩ cổ nhạc của tôi cũng đầy… gai gốc!

   Khi tôi đã vững song lang, anh Vĩ (lúc nầy “thầy” biểu tôi gọi ổng bằng “anh” vì ổng và tôi cùng một tuổi!) nói: “Anh có tật ca lòn!”. 

Hỏi: “Ca lòn là gì?”. 

Trả lời: “Nghĩa là đang ca giọng đàn ông anh lòn qua giọng đàn bà!”. 

  Rồi ảnh vỗ vỗ vào cây ghi-ta: “Anh nghe nè”. 

  Ảnh đờn, vừa đờn vừa nói: “Đây là dây đàn ông”. Ngừng một chút rồi đờn tiếp: “Còn đây là dây đàn bà”.

Tiếng đờn nghe khác thiệt! Ảnh nói: “Anh đang ca dây đàn ông tự nhiên rồi lòn qua dây đàn bà làm thằng cha đờn chới với vì nó vẫn tiếp tục dây đàn ông! Ca và đờn lỏn chỏn, nghe không ra cái giống gì hết! Anh hiểu chưa?”. 

  Tôi đang phân vân không biết phải làm sao thì ảnh nói tiếp: “Anh có giọng ca mùi quá, mà chỉ vì kẹt cái vụ lòn rồi bỏ uổng lắm! Để tôi gò lại giọng cho anh vài lần là hết, hè!”. 

  Vậy là ảnh… “gò”, bắt tôi ca tới ca lui, chỗ nào tôi bắt đầu “đâm” ngang ngang, ảnh la “Nó đó! Nó đó!”, tôi vội kềm giọng lại ca tự nhiên như từ hồi đầu! 

 Nhờ được gò… “hết nước” như vậy nên qua cuối tuần sau ảnh nói: “Giờ thì anh ca ngọt rồi đó, nghe lọt lỗ tai!”.

Ngừng một chút như để suy nghĩ rồi ảnh nói tiếp:

“Tụi mình ráng o cái giọng của anh chừng đôi tháng là lên đài và vô dĩa được! Bảo đảm!”. Lại ngừng một chút rồi mới tiếp: “Ca mùi cỡ anh lên đài và vô dĩa chừng năm bảy tháng là anh sắm xe Huê Kỳ hà!”. 

   Nói xong, ảnh cười sung suớng, nên tôi nghĩ là ảnh nói thiệt. Và tôi tin! Hôm đó, lái xe về Nhà Bè tôi ca bài “Đường Về Quê Ngoại” sao mà nghe như có một người nào khác đang ca vậy! Ngâm câu dẫn nhập thiệt là rã rời, kéo dài đến khi xuống hò thì thiệt là mùi rệu!

   Thằng cha “Kép Cải Lương” trong tôi hình như đang bắt đầu … rửa chưn, bởi vì đường lên đài phát thanh không còn xa bao nhiêu … 

   Bây giờ, khi tôi tập ca, hàng xóm lại ngồi chồm hổm trong sân xi-măng trước nhà nghe ca. Mới đầu còn một hai người. Về sau, có cả mươi nguời là ít! Tôi có nói cho anh Vĩ, ảnh nói họ có xin phép ảnh. Được một điều là họ không làm ồn và khi tôi “xuống hò”, họ vỗ tay như trong rạp hát!

Thiệt là khích lệ!

    Chiều thứ bảy đó, như thường lệ, tôi đến nhà anh Văn Vĩ để luyện giọng và dượt bài ca (bây giờ không còn nói “đi học ca” nữa, “vô nghề” được rồi nên đổi cách gọi!). Bước vô nhà, tôi vừa nói “Chào anh” là bị ảnh “phang” ngay bằng một giọng hằn học: “Đi ra! Không có vô nhà tôi! Đi ra!”. Ngạc nhiên, tôi nói: “Tôi mà anh!”. Lại giọng hằn học: “Không anh em gì hết! Đi ra!”.

Càng ngạc nhiên thêm:

– Ụa? Sao vậy?

– Đi ra! Anh khinh tôi quá mà! Đi ra!

– Tôi đã làm gì mà anh giận dữ vậy?

– Còn hỏi nữa! Anh coi tôi không ra gì hết! Đi ra!

– Trời Đất! Có bao giờ tôi dám khinh anh đâu, anh Vĩ! Tôi thề …

– Thôi! Đừng thề thốt! Anh nói anh làm thơ ký hãng dầu Nhà Bè là anh nói láo! Anh thấy tôi đui mù nên coi không ra gì phải không?

Tôi đang tìm cách phân trần thì ảnh tiếp:

– Con nhỏ ở của ông kỹ sư Thêm làm việc ở hãng dầu Nhà Bè hôm qua lên xin học hát.

   Tôi hỏi nó có biết anh Nam thơ ký hãng dầu không? Nó nói biết, mà anh không phải là thơ ký mà là phó giám đốc lận! Anh nói láo với tôi rõ ràng! Đi ra!

– Tôi đâu dám khi anh, anh Vĩ! Tôi sợ nói ra chức tước, anh không nhận dạy tôi! Cho là tôi giỡn mặt với anh. Thiệt tình tôi xin lỗi!

– Đi ra!

  Lần nầy, giọng anh thật gay gắt! Tôi thở dài, nói

“Chào anh” rồi bước đi mà không dám nhìn lại, sợ trào nước mắt … 

   Về Nhà Bè, tôi gọi điện thoại kể chuyện cho anh Ba Bản gánh Thủ Đô. Ảnh an ủi: “Tại cái số, chú à! Cái số của chú là làm xếp hãng dầu chớ đâu có làm kép cải lương!”. Rồi ảnh cười hề hề:

“Thôi! Chiều chiều lên đây coi tập tuồng đi!

   Đang tập Chiếc Áo Ân Tình nè. Chừng tập xong mỗi buổi, nếu chú có hứng, tôi biểu giàn đờn ngồi lại cho chú ca. Còn chú muốn vô dĩa thì bước qua hãng dĩa, mấy đứa nhỏ nó lo cho chú. Chịu không?”. 

  Tôi “Dạ” rồi gác máy, nhìn qua cửa kiếng thấy hình ảnh quen thuộc của cái hãng dầu mà tôi đã phục vụ trên mười hai năm, gắn bó đến như vậy mà tôi còn muốn gì nữa? Tôi cầm điện thoại gọi lại anh Ba Bản:

– Chiều mai em lên anh.

– Đọ! Phải vậy chớ! Mừng cho chú!

Tôi nói “Cám Ơn” mà nghe vui trong lòng: may cho tôi, tôi chỉ… “xém” làm kép cải lương.


 

NỖI ĐAU THỨ 5: Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá-Cha Vương

Buổi sáng tốt lành nhé. Mến chúc bạn và gia đình Tuần Thánh tràn đầy ân sủng với những khoảnh khắc gặp được Chúa và Mẹ trên đường tiến tới đồi Canvê. Bạn thân mến, vì tội lỗi của nhân loại mà Chúa có thể làm tất cả! Vì Con mà Mẹ cũng có thể làm tất cả! Luật tự nhiên, không có cha mẹ nào chuẩn bị cho cái chết của con mình. Riêng đối với người mẹ thì chẳng nỗi mất mát nào lớn cho bằng mất đi đứa con yêu quý của mình, thế mà Mẹ Maria vẫn một lòng một dạ “xin vâng” nhìn con mình bị đối xử như kẻ gian ác và bị đưa đến nơi hành hình. Thật là một nỗi đau xé lòng! Thiết tưởng rằng bạn cũng có một lần trải qua nỗi đau tương tự, chứng kiến người thân yêu của mình chút hơi thở hoặc thấy họ dằn vặt trong nỗi đau tinh thần… Dù đang trong hoàn cảnh nào đi nữa, bạn hãy nhớ lời Mẹ dạy 2 chữ “xin vâng” để hiệp thông với Mẹ, cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 25/3/2024

NỖI ĐAU THỨ 5: Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá—Quân lính đóng đinh tay chân Chúa Giêsu vào thập giá, chúng đâu ngờ chúng đang cùng một lúc đóng đinh vào trái tim Mẹ Người. Nơi đồi Canvê, Mẹ Maria đã cùng với Chúa Giêsu sát tế chính mình, làm của lễ dâng lên Thiên Chúa để cứu chuộc nhân loại.

❦  Trong giây phút thinh lặng, mời bạn đặt hết những đau khổ của đời mình dưới sự che trở của tà áo Mẹ hôm nay nhé.

CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, trinh nữ đau thương, xin mở mắt tâm hồn con, để con nhận ra tình yêu của Mẹ đã cùng hiệp thông với Chúa Giêsu cứu chuộc con.

❦  Kính mừng Maria…

❦  Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ, xin cho… (các linh hồn đang đau khổ trong luyện ngục) được lên  chốn nghỉ ngơi…

❦  Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ và lòng thương xót, xin cầu bầu cho chúng con và toàn thế giới. (Đọc 3 lần)

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=caZK0uKFZ48

Mẹ dưới chân thập giá | St: Lm Văn Chi | Tb: Anh Dũng

 

Bệnh tâm thần: ‘Kẻ thù vô hình’ suốt nửa thế kỷ của người gốc Việt (kỳ cuối)

Ba’o Nguoi-Viet

Bài 3: Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình’: Hãy từ ái với bản thân mình!

March 24, 2024

Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình:’ Hãy từ ái với bản thân mình!

Kalynh Ngô/Người Việt 

Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình:’ Hãy từ ái với bản thân mình! (Hình minh họa: Người Việt)

Đã gọi là cuộc chiến dai dẳng suốt nửa thế kỷ, mà kẻ thù vừa vô hình, vừa đa dạng, thì đó là một cuộc chiến rất khốc liệt. Để chiến thắng kẻ thù ấy, chúng ta phải làm gì?   

Đừng che giấu, đừng kỳ thị

Cách đây khoảng 20 năm, một nghiên cứu của tác giả Quyên Ngô-Metzger đăng trên tạp chí Journal of the American Geriatrics Society từng tìm hiểu điều này. Bài nghiên cứu khảo sát trên 359 người Mỹ gốc Việt và 25,177 người Mỹ trắng ở California. Kết quả cho thấy 21% nhóm người gốc Việt có triệu chứng trầm cảm hoặc hội chứng lo âu so với 10% nhóm người Mỹ trắng. Nhưng chỉ có 20% người gốc Việt chấp nhận trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ so với 45% nhóm người Mỹ trắng.

Nghiên cứu của tác giả Quyên Ngô-Metzger kết luận rằng người Mỹ gốc Việt “rất miễn cưỡng tìm kiếm sự chăm sóc cho các vấn đề sức khỏe tâm thần vì nó bị coi là một điều cấm kỵ, không nên nói ra.”

Hơn 20 năm sau, thế hệ thứ nhất vẫn chưa cải thiện được tình trạng này theo hướng tích cực.

Ông Michel Quân Nguyễn nói: “Xã hội Việt Nam chúng ta có thành kiến không tốt về bệnh tâm thần. Ngay cả cha mẹ cũng không bao giờ chấp nhận con mình bị bệnh tâm thần. Gia đình nào có con bị bệnh tâm thần thì người ta sẽ xa lánh, không chơi với nó.”

Ông giải bày thêm: “Chữ ‘tâm thần’ nó mông lung lắm. Nó là một thuật ngữ chung, có nhiều dạng. Khi mình gắn chữ ‘tâm thần’ vào thì coi như trời sập, chết cả gia đình người ta.”

Chính sự kỳ thị, ghét bỏ, và sợ hãi làm cho gia đình không chấp nhận con mình bị bệnh.

“Họ cho rằng con mình làm bộ này nọ, rồi la mắng nó,” ông Michel Quân Nguyễn nói.

Chia sẻ, thay đổi

Nhưng may mắn, khi cộng đồng gốc Việt càng phát triển, thì càng có nhiều người dấn thân vào sứ mệnh phục vụ cộng đồng.

VAMHA, hoặc Project Hope của The Orange County Asian and Pacific Islander Community Alliance (OCAPICA), đều có những chương trình chăm sóc và giúp đỡ những người gặp vấn đề sức khoẻ tâm lý trong cuộc sống.

Ông Michel Quân Nguyễn (thứ hai từ phải) và các thành viên VAMAHA trong buổi sinh hoạt tổ chức cho những người cần trợ giúp sức khoẻ tâm thần. (Hình: VAMHA cung cấp)

“Chúng tôi mở ra những lớp học, mời các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để nói chuyện, giải thích cho họ biết về tình trạng bệnh của người thân của họ. Có rất nhiều cha mẹ không biết phải làm gì khi con mình bị tâm thần,” ông Michel Quân Nguyễn nói.

Kinh nghiệm 10 năm ở VAMHA cho ông thấy, nếu bệnh tâm thần được phát hiện sớm, chữa trị đúng và uống thuốc, sẽ giảm thiểu tối đa những lần họ phát bệnh.

Bác Sĩ Giao Nguyễn xác định: “Người bệnh bắt buộc phải uống thuốc.”

Với ý kiến chuyên môn của Bác Sĩ Clayton Châu, ngoài thuốc ra, “bắt buộc phải có kế hoạch tâm lý trị liệu, không những cho bệnh nhân mà còn phải cho cả gia đình của họ, gọi là ‘family therapy.’”

Bác Sĩ Clayton Châu tại văn phòng ông. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Theo ông, cách đối xử với nhau trong gia đình vô cùng quan trọng. Nếu bệnh nhân bình phục, mà gia đình không thay đổi cách cư xử với nhau, không có cách trị liệu cho cả gia đình, thì không có kết quả tốt.

“Họ phải thay đổi cách đối xử với nhau, thay đổi cách liên hệ với nhau, thay đổi cách nói chuyện với nhau để đồng cảm nhau nhiều hơn. Nếu không, sẽ không có cách nào chữa trị,” Bác Sĩ Clayton Châu nói.

Theo lý giải của Bác Sĩ Giao Nguyễn, một người bình thường sẽ không hiểu nỗi đau về tâm lý, tinh thần nó đau đớn thế nào khiến cho một người không muốn sống nữa. Chỉ có cái chết mới làm cho họ thoát khỏi đau đớn về tâm lý, tinh thần của họ.

“Nghiên cứu đã chỉ ra cái đau đớn về tâm thần không khác gì đau đớn của một người bị ung thư. Trách nhiệm của người bác sĩ tâm thần, trị liệu tâm lý phải giúp cho họ sống,” Bác Sĩ Giao Nguyễn nói.

Do đó, “trị liệu” đầu tiên mà người có vấn đề sức khoẻ tâm thần cần nhận được chính là từ gia đình của mình.

“Đừng ghét bỏ con cháu mình, hãy chấp nhận sự thật rồi yêu thương nó như những đứa con khác. Hãy bỏ thành kiến, hãy hợp tác với bác sĩ và con mình để chữa trị cho nó,” ông Michel Quân Nguyễn chia sẻ.

Một dấu hiệu đáng mừng được nhắc đến trong đề tài nghiên cứu “Conversations on Mental Wellness in Vietnamese American Community” đăng trên Asian American Research Journal (Issue 1, Volume 1 2021) cho thấy: “Người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai cởi mở hơn khi thảo luận về sức khỏe tâm thần và họ chủ động tìm kiếm các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn hơn so với thế hệ người nhập cư đầu tiên.”

Bác Sĩ Suzie Đông cho biết, trong môi trường trị liệu sức khoẻ tâm lý, tâm thần, cô gặp rất nhiều “khách” thuộc thế hệ trẻ thứ hai, thứ ba. Theo cô, đó là điều đáng mừng vì các bạn trẻ có có những suy nghĩ thoáng hơn, tiến bộ hơn.

“Nếu thế hệ trước xem sức khoẻ tâm thần, tâm lý là một cái gì đó bất thường, tồi tệ, xấu, không nên cho mọi người biết, thì thế hệ sau suy nghĩ khác. Các em tự tìm đến đây để giúp cho bản thân của mình. Các em hiểu sức khoẻ tâm thần là một phần rất quan trọng trong toàn bộ sức khỏe của mình,” cô Suzie Đông nói.

Từ ái với bản thân

Nếu ông Michel Quân Nguyễn tìm đến VAMHA để học cách chấp nhận, thấu hiểu, để yêu thương người thân nhiều hơn, giúp cho chính mình và cho người cùng cảnh ngộ, thì bà Phan Chiêu Hà vượt qua biến cố từ sự giúp đỡ của Trung Tâm Chăm Sóc Orange County (Caregiver Resource Center OC).

Không ngần ngại, bà kể lại: “Mọi chuyện ngoài sức tưởng tượng, ngoài sức chịu đựng của mình. Nhưng nhờ nhân viên, nhờ trung tâm, nhờ nhóm tu học của tôi, mọi người giúp đỡ tôi, chia sẻ với tôi những khó khăn, nó làm cho mình vơi bớt đi. Khi tôi tu thiền, tập thiền thì mình tập mình bình an. Khi an rồi thì tự nhiên mình chuyển hoá được cái khổ của mình.”

Bà Phan Chiêu Hà chia sẻ về phương pháp chiến thắng ‘kẻ thù vô hình.’ (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Bà nói: “Đến với các hoạt động của trung tâm, gặp những người đồng cảnh ngộ, được mọi người giúp đỡ, rồi tôi cũng đi học thiền, tôi đã vượt qua chính hoàn cảnh của mình.”

Sức khỏe tâm lý, tâm thần của bà đã được chữa lành. Cái chết vĩnh viễn không còn tồn tại trong tâm trí của bà.

Bác Sĩ Suzie Đông gọi đó là phương pháp “từ ái với bản thân.”

“Họ hiểu sức khoẻ của mình là quan trọng nhất,” cô nói. “Cái cây cần ánh nắng mặt trời, cần đất, cần phân bón để lớn. Vậy tại sao mình không tập sống từ ái với bản thân, sống tử tế với bản thân? Chỉ có mình đi với mình trong suốt chiều dài cuộc sống, mà mình bầm dập với chính mình thì làm sao mình có sức khoẻ về tâm lý được?”

Vậy tập như thế nào? Và có dễ không?

Cô trả lời: “Không dễ. Vì sao? Vì chúng ta đã bị điều kiện hóa quá lâu là sống phải vừa lòng người này, vừa lòng người kia. Đâu có ai dạy mình phải thương bản thân mình? Đâu ai dạy mình phải nói chuyện tử tế với mình?”

Trong một xã hội có quá nhiều phán xét, trong một gia đình có nhiều bạo hành thì những điều con người học được là bản thân họ không có giá trị gì cả. Đặc biệt, các em nhỏ lớn lên trong môi trường như thế thì các em sẽ luôn nghĩ mình sai, không tự tin, không yêu bản thân mình. Những mặc cảm không tốt cứ thế mọc lên như cỏ dại bên đường. Nó không thể cho người ta năng lượng sống.

Cô nhắc về lời dạy của một thiền sư: “Hãy xem người ta giống như một cái cây. Nếu lá nó hư thì phải xem cái cây nó bị gì, phải bón phân hay tưới nước thay vì mình chặt bỏ cái cây đi. Con người ta cũng nên nhìn như thế. Đó chính là từ ái với bản thân, một phương pháp trị liệu mà ngày nay, người ta hướng nhiều về thiền định.”

Bác sĩ Suzie Đông trong buổi chia sẻ về sức khoẻ tâm lý của người gốc Việt. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)

Thiền định ở đây không hàm ý tôn giáo, mà là sức khỏe của não. Rất nhiều cuộc nghiên cứu về sức khỏe của não qua cách tập sống tỉnh thức (mindfulness).

“Trong sống tỉnh thức người ta học được rất nhiều cách tử tế với bản thân,” cô nói.

“Từ ái với bản thân” là cách nói của một bác sĩ trị liệu tâm lý.

Còn lời khuyên của Bác Sĩ Giao Nguyễn thường nói với bệnh nhân của ông là: “Nếu có bệnh rồi hãy uống thuốc theo chỉ định và tìm đến bác sĩ tâm lý thường xuyên.”

Tuy nhiên, theo ông, ngừa bệnh tốt hơn chữa bệnh.

Ông nói: “Tự lo cho chính mình. Ngừa bệnh tốt hơn là chữa bệnh. Ngừa bệnh thế nào? Hãy tập cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh. Tập thể thao thường xuyên. Một ngày cố gắng đi bộ khoảng 10,000 bước. Hãy giảm bớt áp lực trong cuộc sống nhiều chừng nào tốt chừng đó.”

Nhưng thực tế cuộc sống đầy những áp lực, ngày càng phức tạp hơn theo hướng đa chiều, thì chúng ta phải đối diện và giảm bớt bằng cách nào?

Ông trả lời: “Hãy giảm sự ham muốn của chúng ta.”

“Miễn sao chúng ta có xe chạy và cái xe tốt là được, đừng đòi hỏi phải xe sang, xe đẹp để rồi làm thêm việc thứ hai, thứ ba. Có một ngôi nhà ở ấm cúng, bình an là đẹp, đừng phải ‘cày’ để có thêm nhà nữa, rộng hơn. Do đó, hãy bớt áp lực trong cuộc sống cho chính mình và cho những người xung quanh mình. Điều đó rất quan trọng,” ông kết luận. [đ.d.]

Liên lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com


 

CHO PHÉP LINH HỒN QUI GỐI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Thứ Hai Tuần Thánh

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su ; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. 3 Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. 4 Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói : 5 “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo ?” 6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp : y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. 7 Đức Giê-su nói : “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. 8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có ; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” 9 Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết. 10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa, 11 vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.

CHO PHÉP LINH HỒN LUÔN QUỲ GỐI

“Hãy để cô ấy yên!”.

“Bất kể trạng thái tâm thần bạn làm sao, hãy cho phép linh hồn luôn quỳ gối! Bởi lẽ, thờ phượng và yêu mến luôn cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc của bạn!” – Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

Maria trong Tin Mừng hôm nay là kiểu mẫu của một người ‘cho phép linh hồn luôn quỳ gối!’. Cô cho thấy Chúa Giêsu đáng giá hơn bình dầu trị giá 300 ngày công. Và còn hơn thế! Ngài đáng để mỗi người đánh đổi tất cả, ngay cả bản thân. Bởi lẽ, Ngài là nguồn thánh đức, sự sống và niềm vui; Đấng cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc của bạn!

Vậy mà Giêsu đó đã để Maria, một phụ nữ, quỳ gối ‘tỏ tình’ giữa phòng tiệc! Thậm chí, để cô ấy lấy một cân dầu thơm hảo hạng đổ lên chân mình; lau chân mình bằng tóc. Với những gì kín đáo và quý nhất của một phụ nữ, cô ‘tỏ tình’ với người cô yêu. Điều lý thú là, Giuđa bất bình; nhưng lý thú hơn, Ngài trách Giuđa và nói, “Hãy để cô ấy yên!”.

Với Chúa Giêsu, đây là một hành động yêu thương, cao quý và khiêm nhường! Dầu này rất đắt tiền. Đúng! Nhưng nếu ai khác nói điều này, người ấy có vẻ tự tôn; đàng này, chính Chúa Giêsu; với Ngài, hoàn toàn vô vị lợi! Vậy, hành vi này nói lên điều gì? Nó nói lên cái nhu cầu thiết thực nhất mà Maria cần, cũng là điều bạn và tôi đang rất cần! Như Maria, chúng ta cần tôn thờ Ngài, tôn vinh Ngài, để Ngài trở nên trung tâm đời mình. Không phải vì Ngài cần điều đó, nhưng bởi ‘chính chúng ta’ cần tôn kính Ngài ‘theo cách đó!’. Tôn kính, yêu mến Ngài là điều bạn và tôi cần cho sự thánh thiện và hạnh phúc! Chúa Giêsu biết điều này; vì vậy, Ngài thầm khen, tán thành, nếu không nói là ‘tôn vinh’ Maria. Và tất nhiên, Ngài không ngần ngại bênh vực, “Hãy để cô ấy yên!”.

Kể lại câu chuyện này, Gioan mời chúng ta hãy làm như Maria, sẵn sàng “đổ” hết cho Chúa Giêsu! Không gì là quá đắt đối với Ngài. Không gì đáng giá hơn việc thờ phượng! Thờ phượng và yêu mến sẽ biến bạn thành con người mà bạn phải trở thành, để tôn vinh Thiên Chúa và yêu mến Ngài “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực”. Thật ý nghĩa với xác tín của Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi!”. Ngài là Ánh Sáng ban ánh sáng; Đấng Hằng Sống  sự sống, cũng là “Đấng sáng tạo và căng vòm trời; Đấng ban hơi thở cho dân trên mặt đất” – bài đọc một.

Anh Chị em,

“Hãy để cô ấy yên!”. Chúa Giêsu chấp nhận sự “quỳ gối” bên ngoài lẫn bên trong trái tim của Maria; vì lẽ, đang khi các môn đệ dường như không mảy may thấu cảm, không một lời ủi an, không một chút băn khoăn trong những ngày cuối đời của Thầy, thì Maria lại thực hiện một hành vi yêu thương sâu sắc nhất. Bằng chứng là Ngài đã đi xa hơn và bóc trần sự thật về mình, “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy!”. Trong những ngày này, Giáo Hội mời chúng ta học nơi Maria, ‘cho phép linh hồn luôn quỳ gối’, yêu mến Đấng Cứu Độ. Ngài đáng cho chúng ta “đập vỡ” không chỉ bình dầu, hy sinh mái tóc nhưng cả con người hồn xác trí tri, “đập vỡ” cái tôi kiêu hãnh, tội lỗi… để chỉ yêu mến và phụng thờ duy mình Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, những ngày Tuần Thánh còn lại, dạy con biết quỳ gối nhiều hơn. Cho con hiểu được ‘con đầy tội, Chúa đầy tình!’”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: KimBang Nguyen


 

NỖI ĐAU THỨ 4: Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thánh giá

Chúc bình an đến bạn và gia quyến! Hôm nay Chúa Nhật Lễ Lá, bạn được nghe Bài Thương Khó Chúa. Biến cố này cho bạn thấy giờ của Ngài đã đến. Ngài sẽ phải bước vào cái chết để đem lại ơn cứu độ và sự phục sinh. Cuộc khổ nạn này cũng nhắc cho bạn biết về giá trị của những đau khổ mà bạn đang phải chịu. Khi chấp nhận vác thập giá mình mà bước theo Chúa, bạn cũng chia sẻ gánh nặng của Ngài. Điều quan trọng không phải là vác đi trong than khóc, nhưng mà vác đi trong hy vọng. Thiết tưởng rằng Mẹ Maria cũng đang vác một thánh giá nặng cũng không kém gì so với thánh giá của con Mẹ. Mẹ không để những đau khổ đẩy Mẹ vào ngõ cụt nhưng Mẹ vẫn đặt hết niềm hy vọng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Dù không nhìn thấy được điều gì sẽ xảy ra, nhưng Mẹ vẫn một lòng một dạ trung thành. Nguyện xin Chúa giúp bạn luôn vững vàng chịu đựng và tiến bước trên con đường dấn thân và phục vụ trong mọi hoàn cảnh nhé.

Cha Vương

 CN: 24/03/2024

NỖI ĐAU THỨ 4: Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thánh giá—Rất nhiều cuộc gặp gỡ đem lại niềm vui nhưng cuộc gặp gỡ của Mẹ và Giêsu lại chan hòa nước mắt. Những giọt nước mắt khóc thương con yêu dấu trong bộ dạng tàn tạ sau những trận mưa roi oan nghiệt. Những giọt nước mắt khóc thương cho nhân loại tội lỗi không nhận biết Chúa Cứu Thế.

❦  Trong giây phút thinh lặng, mời bạn đặt hết những đau khổ của đời mình dưới sự che trở của tà áo Mẹ hôm nay nhé.

CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, trinh nữ đau thương, ngày nay Mẹ vẫn gặp thấy gương mặt Giêsu nơi những anh chị em đau khổ bần hàn. Xin Mẹ giúp chúng con biết mở lòng đón nhận và nâng đỡ những anh chị em đau khổ ấy, để lau khô những giọt nước mắt trên khuôn mặt và Trái Tim Mẹ.

❦  Kính mừng Maria…

❦  Chúng con cậy vì Danh Chúa Nhân Từ, xin cho… (các linh hồn đang đau khổ trong luyện ngục) được lên  chốn nghỉ ngơi…

❦  Lạy Mẹ Maria, Mẹ của lòng nhân từ và lòng thương xót, xin cầu bầu cho chúng con và toàn thế giới. (Đọc 3 lần)

From: Do Dzung

Xin ban cho con – Nguyễn Hồng Ân


CHO MỘT MỤC ĐÍCH CAO CẢ NHẤT – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”.

“Cái ách và thập giá là biểu tượng sinh đôi của Kitô hữu. Thập giá nói đến việc từ bỏ thế gian vì Chúa Kitô; cái ách nói đến việc gánh lấy thế gian như Chúa Kitô. Cái thứ nhất nói đến hy sinh; cái thứ hai nói đến phục vụ. Người môn đệ Chúa Giêsu không thể chọn lấy cái này và bỏ cái kia! Cảg hai gắn kết nhau ‘cho một mục đích cao cả nhất!’” – Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá cho chúng ta những trải nghiệm và cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau khi chiêm ngắm Chúa Giêsu, từ phấn khích đến đau đớn tột cùng: “Hoan hô trên các tầng trời!”; “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”. Tại sao lại như thế? Thưa vì Chúa Cha muốn như vậy ‘cho một mục đích cao cả nhất!’.

Làm thế nào mọi thứ có thể thay đổi trong một tuần ngắn ngủi? Câu trả lời sâu sắc nhất cho câu hỏi này là Chúa Cha đã muốn! Ngài muốn bằng ý muốn dễ dãi của mình rằng, nhiều người sẽ tự do phản bội Con Ngài, bỏ rơi Con Ngài và để Con Ngài bị đóng đinh. Vào Tuần Thánh đầu tiên đó, Chúa Giêsu có thể sử dụng quyền năng thần linh để từ chối thập giá. Nhưng Ngài không làm vậy. Thay vào đó, sẵn lòng bước qua tuần này, Ngài thấy trước và đón nhận mọi khổ đau và sự khước từ. Ngài đã không làm vậy vì miễn cưỡng hay hối tiếc nhưng sẵn lòng đón nhận, chọn nó làm ý muốn của chính Ngài.

Trong sự khôn ngoan hoàn hảo của Chúa Cha, đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu là phương thế cứu chuộc tốt nhất. Ngài đã làm bối rối sự khôn ngoan của thế gian bằng cách dùng sự đau khổ và sự đóng đinh Con Ngài làm phương tiện hoàn hảo cho sự thánh khiết của chúng ta. Qua đó, Ngài đã biến điều ác lớn nhất thành điều tốt lành nhất. Giờ đây, do niềm tin, thánh giá được treo ở trung tâm nhà thờ và trong mỗi gia đình của chúng ta như một nhắc nhở thường xuyên rằng, ngay cả sự dữ lớn nhất cũng không thể chiến thắng được quyền năng, sự khôn ngoan và tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa mạnh hơn cái chết và cuối cùng, Ngài chiến thắng ngay cả khi tất cả dường như đã mất.

Hãy để Tuần Thánh mang đến niềm hy vọng thiêng liêng cho bạn và tôi! Chúng ta thường bị cám dỗ chán nản; tệ hơn, cám dỗ đến tuyệt vọng. Nhưng tất cả sẽ không mất đi. Và cuối cùng, không gì có thể cướp đi niềm vui của chúng ta trừ khi chúng ta để nó vuột mất. Không khó khăn, gánh nặng và thánh giá nào có thể khuất phục chúng ta nếu chúng ta kiên định trong Chúa Giêsu Kitô. Hãy để Ngài biến đổi tất cả những gì chúng ta chịu đựng trong cuộc sống bằng vòng tay vinh quang của Ngài trên thập giá của chính Ngài!

Anh Chị em,

“Sao Ngài bỏ  con?”. Hãy suy gẫm việc Chúa Giêsu bị bỏ rơi là một hành động thiêng liêng; qua đó, Chúa Cha cho phép sự đau khổ trầm trọng này được sử dụng ‘cho một mục đích cao cả nhất’ từng được biết đến. Chúa Giêsu đã tự hiến sự sống của Ngài một cách tự do và mời gọi bạn cũng làm như vậy. Hãy suy gẫm thập giá trong đời bạn và biết rằng, Chúa có thể sử dụng nó cho mục đích tốt, mang lại lòng thương xót dồi dào cho bạn và cho người khác qua vòng tay tự do của bạn khi bạn dâng nó lên Ngài như một của lễ hy sinh. Hãy để mắt đến thập giá Chúa và thập giá bạn! Chúc mừng Tuần Thánh!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho tuần lễ này biến đổi những thời khắc đen tối và yếu đuối nhất của con thành thời khắc của ân sủng khi con nghiệm ra tình yêu Chúa dành cho con!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

From: Kim Bang Nguyen