SO SÁNH

SO SÁNH

 

Người giầu có được cung phụng.  Kẻ tài giỏi được quý mến.  Người có chức quyền được kính trọng.  Người thông minh được ưu đãi.  Người đã có, lại có thêm.  Người nghèo khó bị coi thường.  Kẻ ít học bị khinh khi.  Não trạng con người bị đóng khung.  Ý thức hệ bị thiên kiến.  Khuôn mẫu xã hội tạo phân biệt đẳng cấp đã gây nên sự tranh đấu không ngừng.

 

Một trong những điều gây nhức nhối và phiền hà trong đời sống chính là sự so sánh đua đòi.  So sánh để học hỏi và thi đua là điều tích cực, nhưng so sánh để chỉ trích chê bai lại là một điều hết sức tiêu cực.  Đôi khi điều tiêu cực này sẽ gây nên sự thù ghét, tẩy chay và phân rẽ.  Chúng ta biết sự hình thành của mỗi người hiện hữu trên trần đời thì có muôn hình vạn trạng.  Mỗi người khác nhau về kết cấu, khuôn mặt, dấu chỉ tay, khả năng hiểu biết, chuyên môn, số phận và số mệnh.  Bước vào cuộc sống chung, chúng ta chấp nhận những khác biệt bổ túc cho nhau để tạo nên một xã hội đa chiều phong phú.

 

Về cá nhân, không một ai giống ai trong hoàn cảnh sống.  Ngay từ khi lọt lòng mẹ, mỗi người bước vào đời với một số mệnh riêng.  Chúng ta có thể ngồi gẫm lại từ những ngày thơ ấu, khi mới chập chững cắp sách đến trường cho tới khi thành đạt lập thân.  Cuộc sống của mỗi người trải qua bao năm tháng thăng trầm, mỗi cá nhân đã có biết bao sự đổi thay theo dòng đời.  Chúng ta nên chấp nhận hoàn cảnh thực tế của cuộc sống nơi mỗi cá nhân.  Mỗi người hãy vui với niềm vui riêng của mình. Chúng ta không thể so sánh hơn thua về cuộc sống và về định mệnh riêng tư của mỗi người.

 

Về con cái, cha mẹ không nên so sánh sự thành công của bạn bè đồng lứa tuổi với con cái của mình.  Đứa con sẽ chạm tự ái và khó chịu.  Có lần tôi nghe một đứa con trả lời thẳng thắn với bố mẹ rằng con là con, và nó là nó.  Là phụ huynh, chúng ta nên hết sức tế nhị dạy bảo con cái.  Chịu khó tìm hiểu và nhận biết khả năng, sở thích và nhu cầu mà con cái đang khao khát để hướng dẫn.

 

Về vợ chồng, một điều tối kỵ là đừng bao giờ so sánh vợ/chồng của mình với vợ/chồng của người khác.  Đừng “đứng núi này mà trông núi nọ.”  Người ta nói: “Ở trong chăn, mới biết chăn có rận.”  “Nhìn vậy mà không phải vậy” đâu.  Thực tế, có nhiều cặp vợ chồng ở với nhau cả đời mà vẫn chưa hiểu và biết nhau tỏ tường.  Làm sao chúng ta có thể đem vợ/chồng của mình ra so sánh với một nhân vật nào đó tình cờ gặp gỡ.  Chúng ta có nguy cơ lầm lẫn lớn.  Vì sự so sánh như cơm với phở đã làm cho biết bao cặp vợ chồng phải rơi vào sự nghi ngờ và thất trung bất tín.  Đường đời còn dài và cuộc sống có nhiều niềm vui và thử thách.  Mỗi người hãy tự xét mình trước khi xét người.  Muốn so sánh để đòi hỏi vợ/chồng phải trở nên giống hoặc bằng người khác là điều xuẩn trí.

 

Về gia đình, chúng ta không thể so sánh đời sống gia đình này với gia đình khác.  Trong cuộc sống đời thường, chúng ta nhận thấy có gia đình giầu sang phú quý sống trên nhung lụa.  Có gia đình bần cùng, màn trời chiếu đất.  Có những gia đình may mắn, làm ăn thành đạt và của cải đầy dư.  Có những gia đình phải lao động vất vả mà cơm không đủ ăn và áo không đủ mặc.  Có những gia đình sang trọng giầu có, nhưng chưa chắc vợ chồng con cái hạnh phúc ấm êm.  Có gia đình tuy nghèo nhưng vợ chồng yên vui đầm ấm và con cái ngoan hiền…  Mỗi gia đình một hoàn cảnh sống khác nhau cả về tinh thần lẫn vật chất.  Có biết bao nhiêu tình tiết tế nhị trong đời sống, chúng ta không thể so sánh cuộc sống gia đình này với gia đình kia.

 

Về nhóm hội và cộng đồng, mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh và mỗi con người có nhiều điểm khác biệt kết nối với nhau tạo nên một nhịp sống chung.  Chúng ta có thể tìm thấy một số những điểm tương đồng trong hình thức sinh hoạt, nhưng không thể rập khuôn bắt chước bất cứ một nhóm hội nào.  Sự khác biệt não trạng và ý thức hệ của các thành viên ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.  Mỗi nhóm hội hay cộng đồng có bản sắc riêng trong cách thế sinh hoạt và sống đạo.  Có nhiều sự việc có thể thực hiện được nơi cộng đoàn này, nhưng nơi khác thì không thể.  Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm, nhưng không thể rập khuôn trong sinh hoạt.  Sự chắp nối để nên giống nhau, đôi khi sẽ làm mất đi cái bản chất đích thực của mình.

 

Sự so sánh nào cũng khập khễnh.  Chúng ta chỉ có thể học hỏi và tham khảo lẫn nhau để trau dồi kiến thức.  Sống dựa vào nhau để thăng tiến.  Điều quan trọng là sự cố gắng phấn đấu không ngừng. Những kinh nghiệm trong đời sống sẽ giúp chúng ta học và học mãi.  Người đời khen chê nhau là lẽ thường.  Biết lắng nghe và rút tỉa kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta đổi thay nên hoàn thiện mỗi ngày.  Ai trong chúng ta cũng cần sự khích lệ tích cực để xây dựng.  Bạn của ta là những người dám nói sự thật và nói đúng nơi đúng lúc.  Lời nói chân thành có một mãnh lực phi thường khuyến khích nhau trong mọi hoàn cảnh.  Người nói sau lưng, mãi mãi là người đứng phía sau.

 

Tôi thích câu truyện này: Một đàn nhái đang di chuyển qua khu rừng và có hai con bị rơi xuống hố sâu.  Những chú nhái tụ nhau bên miệng hố nhìn xuống.  Khi thấy hố qúa sâu, chúng nói với hai con nhái kia rằng thôi chịu chết đi.  Hai con nhái như giả lờ không nghe và cố gắng hết sức để nhảy ra khỏi cái hố sâu.  Các con nhái trên bờ tiếp tục la rằng: Thôi ngừng đi, chúng mày sẽ chết thôi.  Cuối cùng, một con nhái chú ý lắng nghe và bỏ cuộc.  Nó ngã xuống và chết.  Con kia đã tiếp tục cố gắng nhảy lên.  Một lần nữa, đám nhái trên bờ lớn tiếng, đừng cố nữa và chờ chết thôi.  Con nhái nhảy mạnh hơn nữa và cuối cùng nó đã thoát ra khỏi.  Khi nó nhảy ra khỏi hố, những con nhái khác nói: Bạn không nghe chúng tôi nói hả?  Con nhái giải thích rằng nó bị điếc.  Nó nghĩ rằng các bạn hoàn toàn muốn khuyến khích nó.

 

Câu truyện dạy chúng ta hai bài học: Thứ nhất, sức mạnh của sự sống và sự chết nằm ngay trong cái lưỡi.  Những lời khích lệ với những người đang chán nản sẽ làm họ phấn khích và giúp vượt qua những khó khăn.  Thứ hai, những lời tiêu cực xói mòn tâm tư của những người đang thất vọng, có thể dẫn họ tới sự tuyệt vọng và dẫn tới chỗ chết.  Hãy cẩn thận dùng lời nói khi chúng ta phát biểu.  Sức mạnh của lời nói rất quan trọng giống như chiếc dao sắc có hai lưỡi.  Chúng ta biết rằng xây dựng tình thân cần thời gian lâu dài, nhưng phá đổ chỉ trong giây lát.

 

Chúng ta hãy nhìn đời với con mắt lạc quan hơn.  Xây dựng tình người với những lời khen tích cực.  Ca dao: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”  Ước chi mỗi lời chúng ta bày tỏ sẽ mang lại niềm vui và phấn khích cho lòng người.  Chúng ta bớt đi những lời so sánh chì chiết gây thương đau cho nhau, nhất là trong đời sống vợ chồng.  Hãy tôn trọng và nâng đỡ nhau mọi nơi mọi lúc.  Không ai tốt hơn vợ/chồng của mình đâu.

 

Xin Thiên Chúa ban ơn lành, để mỗi người hoàn thành sứ mệnh và định mệnh Chúa đã đặt để trong đời sống của mỗi người chúng ta.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York.

Langthangchieutim gởi

MỘT BÀI THƠ HAY,HỘI TỤ ĐỦ ,CHÂN. THIỆN, MỸ..!

From facebook: Lê hồng Song
MỘT BÀI THƠ HAY,HỘI TỤ ĐỦ ,CHÂN. THIỆN, MỸ..!

NGÔ ĐÌNH DIỆM

Đọc trên mạng, thấy nói
Vào những năm sáu mươi,
Khi Ngô Đình Diệm chết,
Người ta lục trong người
Chỉ thấy chuỗi tràng hạt,
Nửa bao Bastos Xanh.
Loại thuốc rẻ tiền nhất
Của người nghèo Sài Thành.
Các tướng lĩnh đảo chính
Soi tài khoản của ông,
Cả trong và ngoài nước,
Xem có nhiều tiền không.
Cuối cùng, ông Minh Lớn
Thông báo với đồng bào:
Tài khoản của ông Diệm
Không có đồng tiền nào.
*
Trên mạng nghe nói thế,
Không biết đúng hay sai.
Còn đây là sự thật,
Tuyệt đối đúng, không sai.
Trưởng ban tổ chức đảng
Tỉnh Yên Bái vừa qua,
Bị bắn chết, để lại
Một trăm nghìn đô-la.
Cộng thêm một tỉ rưỡi,
Thành gần bốn tỉ đồng.
Số tiền khổng lồ ấy
Được cất ở văn phòng.
Dân, vốn lười suy nghĩ.
Tuy nhiên, qua vụ này
Cũng muốn hỏi nhà nước
Mấy câu hỏi sau đây:
Một – ông Ngô Ngọc Tuấn,
Chết, tiền thế là nhiều.
Thế những năm còn sống,
Trong phòng có bao nhiêu?
Hai – ông Tuấn giàu thật,
Dẫu mới chỉ quan to,
Chưa phải quan to nhất
Đang sống ở thủ đô.
Họ, quan to nhất ấy,
Ngộ nhỡ chết như ông,
Trong phòng họ làm việc
Có bao nhiêu tỉ đồng?
*
Tự nhiên nhớ ông Thiệu
Hồi còn ở Miền Nam:
“Đừng nghe cộng sản nói.
Hãy xem cộng sản làm!”

THÁI BÁ TÂN

Sài Gòn Sau Ngày Bị Giặc Chiếm 1-5-1975

From facebook:  Nguyễn Hanh-Dung‘s post
 
 
Image may contain: 4 people, people sitting and outdoor

Nguyễn Hanh-Dung with Tuong Dang   

Sài Gòn Sau Ngày Bị Giặc Chiếm 1-5-1975

MƯỜNG GIANG.

Vài giờ, sau khi chiếc trực thăng cuối cùng chở toán quân của Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Jim Kean, rời nóc bằng của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Miền Nam VN, để bay ra biển Ðông, lên hạm về nước trong danh dự. Cũng là lúc bộ đội Bắc Việt vào Sài Gòn bỏ ngỏ, qua lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh. Cái bi hài của vở kịch “ nước mắt trước cơn mưa “ là lúc mà chính phủ hai ngày của VNCH đang hồ hởi hòa hợp hòa giải, để chờ chim bồ câu trắng hòa bình hiện ra, thì cũng là giờ G ngày N của Hà Nội đã điểm.

Ðây cũng là thời khắc mà tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Q.Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, nhân danh TT Minh, ra lệnh cho các Ðơn Vị Miền Nam đang phòng thủ quanh Sài Gòn phải cố giữ vững vị trí chiến đấu, chờ sáng để nhận được phép lạ từ trên trời rớt xuống. Lúc đó, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya đêm 29 rạng sáng ngày 30-4-1975. Ðây là giờ qui định của Bộ Tư Lệnh Miền do Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Trần văn Trà chỉ huy.. ban lệnh cho B3 hợp đồng, với tất cả các lộ quân từ năm hướng, đồng loạt tấn công vào nội thành thủ đô. Ðó cũng là thời gian lộ mặt của các đội Biệt Ðộng, Ðặc công.. từ các nơi nằm vùng, nổi dậy bắt liên lạc với các cánh quân bên ngoài. Ðó là giờ qui định cho tất cả cán bộ đảng, cán bộ chính trị nằm trong hàng ngũ VNCH, lột mặt nạ cầm đầu sư đoàn 304 quàng khăn đỏ, đang có mặt khắp thôn làng hẻm phố, sẵn sàng tiếp thu chiến lợi phẩm và còng bắt tù binh, nếu cần hạ sát tại chỗ…

Cũng từ đó lịch sử dân tộc được lật sang trang, chấm dứt một cuộc chiến dơ bẩn nhất tại VN, do cọng sản dàn dựng từ đầu đến cuối, với mục đích tạo cảnh chiến tranh, để đổi đời, nắm quyền, do một thiểu số cùng đinh cực ác trong xã hội xướng xuất. Cho nên thành phố Sài Gòn, một địa danh được các vị chúa Nguyễn và người dân Ðại Việt tạo dựng bằng mồ hôi máu mắt, từ ba trăm năm trước, cũng bị mất tên và được gán vào danh xưng Hồ Chí Minh (đại phản tặc của dân tộc, mà đời đời kiếp kiếp, miên viễn bị bia miệng nguyễn rũa.), như những thành phố tại Nga Sô Viết, trong thời kỳ cách mạng tháng mười năm 1917. Cũng nhờ cách mạng, giải phóng nên từ đó tới nay, đồng bào cả nước, trước sau rủ nhau xuống hố xã hội chủ nghĩa, để tìm thiên đàng Mác-Lê-Mao-Hồ, trong vũng bùn duy vật biện chứng pháp, mà gần hết nhân loại đã ném vào cát bụi, từ những năm đầu thập niên, cuối thế kỷ XX khi Liên Xô, Ðông Ðức, Ðông Âu tan hàng, trước chủ nghĩa tự do, dân chủ, mà không cần phải đốt rụi Trường Sơn, giết hại hằng triệu triệu người Việt của hai miền.

Một trăm hai mươi lăm nhà báo da trắng, da màu đủ loại nhưng tuyệt đối đều sùng bái VC như thần thánh trong suốt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1960-1975), sau ngày bị chính quyền mới trục xuất , đều viết : ‘Quang cảnh Sài Gòn ngày hôm đó cũng vẫn như mọi ngày. Nếu có khác biệt, đó là sự hiện diện của những bộ đội miền bắc, với quân phục may bằng vải kaki nội hóa màu xanh lá cây, đầu đội cối có gắn sao, chân mang dép râu làm bằng vỏ xe phế thải. Tất cả ngơ ngơ ngáo ngáo như người cõi trên, trước cái cảnh trang đài sang giàu lầu cao phố đẹp của Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Ðông, không giống với luận điệu tuyên truyền của đảng .. là dân nguỵ bị Mỹ-Thiệu kềm kệp, nên nghèo mạt rệp, rách đói đến nỗi, ngay cả trí thức nhà báo khao bảng, cũng phải đi ăn mày.. ’ ’ ’ Tóm lại Sài Gòn ngày đó như mọi ngày, chẳng thấy ai tiếp đón ai, cũng không có cảnh biểu tình đồng khởi hoan hô mà đảng hằng mong đợi. Người Sài Gòn đã dửng dưng trước thời cuộc, như chưa hề biết là đã đổi đời.

Củng hôm đó, trên đại lộ Thống Nhất dẫn vào Trung tâm quyền lực nhất của Nam VN. Ðó là Dinh Ðộc Lập, mà mới vài giờ trước đây, chính khứa quan quyền đủ loại ra vào tấp nập để xin quan mua chức. Nay quang cảnh vắng hoe, kể cả người lính gác cổng cũng cao bay xa chạy, đang được bộ đội Bắc Việt, tùng thiết trên mấy chiếc T54 của Liên Xô viện trợ, tới tiếp thu một căn cứ quân sự bỏ ngỏ, không phòng thủ.

Một vài chục tên Việt gian thời cơ, trở cờ, cánh tay mang băng đỏ, tay khác cầm cờ máu, lá cờ mà mấy chục năm nay cứ khoe là của nước Việt, mặt thật là sao chép y chang cờ máu của đảng Tàu Cộng, ngược xuôi xuôi ngược hò hét lập công. Nhưng mùa xuân có trăm hoa đua nở, có vạn vật hài hoà.. cho nên với một lá cờ máu tạo dựng bằng núi xuơng sông máu đồng bào, bán nước bán đất, tiêu diệt tín ngưỡng cùng văn hiến dân tộc, đang do một đám sâu bọ đội lớp người trí thức dân chủ, cổ võ bung xung, thì làm sao dựng nổi một mùa xuạn ? Văn Tiến Dũng, Bùi Tín quen tuyên truyền nên đã loạn ngôn cuồng bợ, viết sai các dữ kiện lịch sử trong ngày ‘ Sài Gòn bỏ ngỏ tháng 4-1975, từ lúc Dương Văn Minh phát tiếng trong đài, ra lệnh QLVNCH, phải buông súng đầu hàng quân Bắc Việt ‘, qua các tác phẩm mang tên ‘ Mùa Xuân Ðại Thắng, Ánh Sáng của lịch sử .. ’ ’ ’

Hôm đó phường phố Sài Gòn thật sự vắng hoe, cũng không có cảnh xuống đường với biển người rừng cờ như Hà Nội và đám Việt Gian Miền Nam mong đợi, để nhờ bọn ký giả phương tây thân cộng lúc đó, quay phim chụp ảnh, tuyên truyền với thế giới bên ngoài rằng là cách mạng giải phóng đã thành công.. Chỉ có một vài kẻ đa sự, tình cờ hay bị bắt buộc, bặm môi dừng lại bên đường, để trố mắt nhìn bộ đội miền bắc và tăng pháo do Nga-Tàu viện trợ, mà mới hôm qua đọc trên các báo chí đối lập Sài Gòn, nói là quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, do anh Tho, chị Bình, chị Ðịnh.. chỉ huy để chống lại chính phủ VNCH tham nhũng, gian ác, đàn áp tôn giáo, ngăn cấm tự do..

Chỉ có đám dân chiến nạn từ miền Trung, di tản theo lính vào Sài Gòn, giờ bơ vơ đói rách, bồng bế nhau hồi cư theo lệnh của chủ mới. Chỉ có những quân, công, cán , cảnh Miền Nam tan hàng rã ngủ, biết thân phận mình, rủ nhau tới các địa điểm trình diện. Sau rốt là đại đa số dân nghèo cưc, không có phương tiện hay chẳng bao giờ mơ ước xuất ngoại, nên đành ở lại với cảnh tranh tối tranh sáng, kéo tới các kho đụn, nhà giàu, sở Mỹ cùng dinh thự đồ sộ của các quan tướng.. đã bỏ chạy, để hôi của kiếm ăn. Sài Gòn mặt thật của những phút giờ đổi đời là thế đấy. Hiện có nhiều nhân chứng hôm đó, chắc là còn sống, tuy tuổi đã cao nhưng không mất trí nhớ, đang ở khắp các nẻo đường hải ngoại, thì ai dám bẻ cong ngòi bút, lếu láo vẽ rắn thêm chân, đem thúng úp voi, dấu đầu lòi đuôi cho được?

Người dân Sài Gòn cố gắng mở to đôi mắt hôm đó, để tìm trong hàng ngũ bộ đội tân lập 304 băng đỏ, cũng dép râu, nón tai bèo và khăn rằn xanh quàng cổ, hình dáng thân thương của các thầy, quý cha, anh chị em văn nghệ sỹ.. từng hò hét khản cổ, kêu gọi phản chiến, hòa hợp hòa giải năm xưa. Nhưng hỡi ơi, trong đó tìm hoài đâu thấy một ai. Các vị chỉ muốn đấu võ mồm, đâm sau lưng người lính, phá thối chính quyền đương thời. Ðến lúc nhà tan nước mất, giặc Bắc không hòa hợp mà chỉ xâm lăng, cướp của giết đồng bào.. thì các vị cũng đã nhanh chân ôm Mỹ, để kịp chạy ra hải ngoại, tiếp tục đối lập trọn đời, để lần nữa phá thối cuộc sống tạm dung chốn quê người, của những thân phận VN, cũng vì họ mà ngày nay phải sống đầu đường xó chợ, khác nào những tên nô lệ Pháp, Mỹ, trên vãn nẻo đường lưu vong, lấy nước mắt làm canh, đêm ngày hoài mơ viễn xứ, thương khóc tưởng nhớ quê mình.

“… buồn đã khắc trên từng con phố nhỏ
đường đổi tên, nhà cũng vắng người thương
bạn bè xưa giờ lạc khắp mười phương
trường lớp cũ, cũng dãi dầu hoang phế

quên sao được tháng tư đen máu lệ
người hại người bằng độc lập hòa bình
người giết người với súng đạn đồng minh
mồ vô chủ, biển xác người trôi giạt

tháng tư đen, quê hương mình tan nát
triệu mẹ già, khóc biệt đám con thơ
tuổi hoa niên, căng nhựa sống đợi chờ
đã héo úa vì thân trai thời loạn

tháng tư đen, triệu người sôi lửa hận
vết thương lòng thêm rách nát tả tơi
ta đứng khóc nhìn biển rộng mù khơi
tìm nhân ảnh trên tình người sắp cạn..”

Và ngay khi Sài Gòn vừa lọt vào tay giặc, tháng 5-1975 VC lập Ủy ban quân quản thủ đô và Ủy ban cách mạng tại các tỉnh, ra lệnh phong tỏa ngân hàng và chiếm đoạt tất cả các xí nghiệp cả nước, công hay tư, từ lớn tới nhỏ. Bắt đầu từ đó, các xí nghiệp được điều hành bởi một thành phần quản ly mơi, gồm toàn cán bộ cọng sản miền Bắc hay tập kết. Riêng chủ nhân thực sự của xí nghiệp thì giữ vai trò ‘ cố vấn kỹ thuật’. Ðồng thời ra lệnh kiểm kê hết các cơ sở công nghiệp nhỏ và nhà buôn. nhưng ác liệt nhất vẫn là hai đợt cướp của, qua cái danh từ mỹ lệ : Ðánh Tư Sản Mại Bản.

Vào tháng 9-1975, VC ra lệnh bắt giam hay quản thúc tại nhà, tất cả đại kỷ nghệ gia, thương gia, chủ cao ốc, khách sạn, nhà hàng, nhà in, tiệm sách báo.. tất cả hơn 100 người. Họ bị đuổi ra khỏi cửa, sau khi toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, xí nghiệp, xe cộ, tiền bạc vàng ngọc .. bị đảng trấn lột hết. Ðồng lúc là đợt đổi tiền đầu tiền. Cũng từ đó đồng bạc VNCH không còn giá trị và được đổi thành tiền Mặt Trận, tối đa mỗi gia đình được 200 đồng ( tương đương 100.000 tiền VNCH). Theo VC, miền Nam lúc đó có hai loại tư bản là Tư sản thương nghiệp bao gồm đại thương gia, trung thương gia, chủ tiệm ăn. được đảng gán tội bóc lột nhân dân, đầu cơ tích trử để trục lợi, nên phải có tội .Còn giới buôn bán nhỏ và các tiểu công nghệ.. là thành phần sản xuất có ích cho xã hội chủ nghĩa nhưng cũng phải được cải tạo để theo đúng đường lối của chế độ đề ra.

Từ tháng 3 -5/1978, để tiêu diệt và xóa sổ những gì còn lại của nền kinh tế VNCH trước năm 1975, VC lại đánh tư bản miền Nam đợt 2 vào ngày 23-3-1978, vô cùng qui mô và ác liệt, chẳng những tại thủ đô Sài Gòn, mà ở khắp các thành thị từ vỉ tuyến 17 vào tận Cà Mâu, Rạch Giá, Hà Tiên. Lần này coi như vĩnh tuyệt, vì tất cả tài sản của người miền Nam, từ tiền bạc, vàng ngọc, nhà cửa, cơ sở thương mại, lều nước mắm, nhà máy xay lúa, ghe thuyền đánh cá, xe đò, xe vận tải và các loại xe nhỏ.. đều bị đảng cướp giựt, tịch biên một cách công khai.

Tàn nhẩn hơn, đảng còn ra lệnh cho những nạn nhân tay trắng này, trong vòng một tháng phải ra khỏi Sài Gòn, để đi kinh tế mới. Riêng tại Sài Gòn, tính đến ngày 3-5-1978 đã có hơn 30.000 người, bị đuổi khỏi mái ấm gia đình và nơi chôn nhao cắt rốn, để vất vưởng tha phương tới các vùng gọi là kinh tế mới, được thiết lập sát biên giới Việt-Miên trong các tỉnh Tây Ninh, Bình Long, Phước Long,An Xuyên, An Giang, Ðồng Tháp Mười, Châu Ðốc Lâm Ðồng.. hay gần hơn nếu còn chút tiền chạy chọt, sẽ được đưa tới các nông trường tập thể Lê Minh Xuân, Nhị Xuân, Thái Mỹ, Phạm Văn Cội 1 và 2, ở Củ Chi và Hậu Nghĩa.

Tóm lại ở đâu đồng bào cũng lâm vào tuyệt lộ, dù là công nhân tại các nông trường với đồng lương chết đói. Riêng chủ nhân xe đò, ghe bầu, tàu đánh cá, xe vận tải.. được xem là thành phần tư sản dân tộc nên trở thành xí nghiệp công tư hợp doanh nhưng do nhà nước quản lý, cán bộ đảng làm giám đốc, còn người chủ thật sự, thì lên chức cố vấn kỹ thuật. Tuy nhiên giới này còn được chút an ủi, là được cho phép ở lai thủ đô, có hộ khẩu tem phiếu và hưởng qui chế công nhân viên nhà nước, từ 60-85 đồng bạc Hồ. Có một ít được lãnh lương đồng hóa chuyên viên, lương 105 đồng. Nhưng lở hết rồi, có không muốn cũng đành chịu. Sau rốt là những người buôn bán nhỏ, được đảng cho hành nghề trong các khu vực tập trung, với giá cả đã có sẵn.

Ngày 25-4-1978, thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã ký một nghị định tuyệt mật, mang số 78, quyết định thống nhất tiền tệ cả nước và được thi hành bắt đầu ngày 3-5-1978. Cũng Phạm Văn Ðồng ký thêm một nghị định ngày 31-3-1978 , bãi bỏ tư thương chuyễn vận hàng hóa từ nông thôn ra thành thị. Chính sách bế quan tỏa cảng, phong tỏa thành phố này, với mục đích làm tê liệt giao thông giữa các tỉnh, chia các vùng đất ở miền Nam của VNCH thành các quốc gia riêng biệt.

Tất cả theo đúng đề cương định hướng của Lê Duẩn, muốn biến mỗi huyện là một đơn vị kinh tế thời bình và là một Sô Viết Nghệ Tĩnh , một đơn vị chiến đấu trong thời loạn. Nhưng trên hết là phải cô lập thủ đô Sài Gòn với các tỉnh miền Nam, qua thiên la địa võng kiểm soát trên bộ cũng như đường thủy. Tóm lại chỉ mới mấy năm Sài Gòn bị mất tên, VC đã đạt được mục đích cách mạng, là bần cùng hóa giới tư sản thủ đô, ăn mày hóa cả miền Nam, hủy bỏ nên kinh tế thị trường để thay thế bằng chính sách kinh tế hoạch định quốc doanh đem từ miền bắc vào. Kết quả tất cả hàng hóa và sản phẩm tại các tỉnh thị ngoài Sài Gòn, bị ứ đọng vì không xuất tỉnh được nên cuối cùng phải bán tháo đổ, rẽ mạt cho NHÀ NƯỚC. Từ đó đảng lại chở những thứ này về Sài Gòn, bày bán trong các cửa hàng, xí nghiệp, khu chợ của đồng bào vừa bị tịch biên, với sự độc quyền.

Nhưng võ quít dầy có móng tay nhọn, kẻ cướp luôn gặp bà già, đó là một chân lý. VC độc ác, bất lương, bạo tàn nhưng lại quá ngu si, luôn tưởng mọi người im lặng trước hành động thảo khấu của đảng và cán bộ, là đã đồng tình và sợ chúng. Vì vậy chúng lại càng tham lam, hấp tấp, đem các luật lệ rừng rú thú vật của cái gọi là xã hội chủ nghĩa, cùng với chính sách tập thể hóa cưởng bách đất đại, để khống chế và nắm độc quyền kinh tế của người miền Nam ở thành thị cũng như nông thôn.

Tức nước vỡ bờ, VC bị dội ngược vào tường, vì gặp phải sự chống đối của toàn thể đồng bào VNCH, chẳng những tại Sài Gòn-Chợ Lớn mà ngay cả nông thôn miền Nam. Hậu quả nông dân không bán nông sản cho đảng theo gia rẽ mat, khiến cho hệ thống thương nghiệp quốc doanh xập tiêm vì khan hiếm nhu yếu phẩm, làm cho giá cả tăng vọt. Một sớ lớn nông dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nại lý do sưu cao thế nặng, nên tự ý bỏ ruộng đất hoang không thèm canh tác. Do trên nạn chợ đen, chợ trời phát triển khắp nơi với tình trạng lạm phát, dù khắp nơi đầy nghẹt các trạm kiểm soát nhưng hàng chui từ ngoài vẫn đổ về Sài Gòn, đủ cả gạo thịt cá rau quả, vì đã móc ngoặt, hối lộ, bỏ chân với công an và cán bộ địa phương..

Tình trạng dân đói lại càng bi thảm hơn, trước thảm cảnh của những gia đình bị đuổi lên vùng kinh tế mới, nhất là ở các chốn ma thiêng nước độc sát biên giới Việt-Miên, do đói rách, tật bệnh, nên lại liều chết quay về Sài Gòn, sống cảnh đầu đường xó chợ. Trong số này, phần lớn là thành phần quân, công, cán, cảnh và cả thương phế binh VNCH. Vì CS Hà Nội luôn coi Miền Nam như một thuộc địa, nên khi vào được Sai Gòn nhờ may mắn, đã vơ vét hết các chiến lợi phẩm về Bắc, kể cả những nguyên vật liệu rất cần thiết cho sự phát triển nền công kỷ nghệ VN. Từ sau năm 1977, hầu hết các cơ sở công kỷ nghệ luyện kim, dệt, chế biến thưc phẩm tại Sài Gòn và vùng phụ cận, lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vì nguyên liệu đã kiệt quệ. Ðây cũng là thời gian VC bị thế giơi bên ngoài, từ Mỹ, Trung Cộng, Nhật , các nước trong Hiệp Hội Ðông Nam A.. cho tới Ấn Ðộ, Liên Âu.. tẩy chay và quay mặt, trước những hành động thực dân trong nước, cũng như đã công khai làm nô lệ cho Liên Bang Sô Viết tại Châu Á.

Ngày 9-6-1980, Trương Như Tảng bộ trưởng trong chính phủ GPMN, chạy thoát ra ngoài, tới Ba Lê họp báo, tố cáo cọng sản Hà Nội tham tàn bạo ác, ngu dốt rừng rú, nên chỉ mới một thời gian ngắn cai trị Miền Nam, đã làm cho Sài Gòn sụp đổ toàn diện về kinh tế, thiếu thốn lương thực và tệ nạn tham nhũng bất công cửa quyền, đã khiến cho hầu hết các công ty hợp doanh còn lại khánh tận vì thuế theo luật rừng. Cũng nhờ đảng quyết tâm cải tạo kinh tế, mà dân nghèo càng nghèo, bất công bất bình đẳng xã hội càng trầm trong gấp trăm lần trước ngày 30-4-1975, vì sự ham muốn hưởng thụ vất chất tiện nghi, của cán bộ đảng từ trên xuống dưới, nghĩa là chỉ cần có tiền đút lót, thì việc gì cũng tốt, cũng xong.

Ðể lấy lại nềm tin cứu đảng, ngày 3-2-1980, nhân kỷ niêm thành lập 50 năm đệ tam cọng sản quốc tế, tổng bí thư Lê Duẩn đòi diệt trừ nạn tham nhũng, hối lộ, lạm quyền và hứa tận diệt, qua chính sách ‘ ba lợi ích’, lại tạo cơ hội thêm cho cán đảng tham ô lộng quyền, móc ngoặt với gian thương đem hàng hóa trong các cửa hàng quốc doanh bán ra thị trường chợ đen. Ba Tàu Chợ Lớn lại trổi dậy, đóng vai trung gian các nghiêp vụ mua bán chui, giữa các Ba Tàu Hồng Kông, Ðài Loan, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, bằng cách chở hàng hóa bằng thuyền tàu tới tận hải phận VN, để đổi chác vàng, mỹ kim hoặc các thổ sản VN như gạo, tôm cá đông lạnh.. Nhờ các dịch vụ chui béo bở này, mà các cán đảng giàu to nhanh chóng, trở thành những tư bản đỏ, trong xã nghĩa thiên đường. Cuộc dành ăn , đã khiến hai phe đảng giáo điều và đảng canh tân, thanh toán công khai đẳm máu tại Sài Gòn, làm Bắc Bộ Phủ phải xét lại vì đã nóng mặt, trong cảnh trâu cột nhìn trâu ăn, cũng thấy thèm.

Cuộc đối đầu giữa hai nhóm tư bản đỏ Hà Nội và Sài Gòn, thật sự đã bùng nổ, sau kỳ đại hội đảng lần thứ V (27-31/3/1982), qua nhiều thay đổi chính trị nội bộ, khiến thủ tướng Phạm Văn Ðồng, lại phải cải tổ nội các lần thứ ba (1980-1982) , có 6 cán bộ trung ương đảng bị loại khỏi bộ chính trị, trong số này có Nguyễn Lam, Trần Phương, Ðinh Ðức Thiện,Nguyễn Thành Thơ và Võ Nguyên Giáp. Riêng Võ Văn Kiệt bị bứng gốc Thành Ủy Thành Hồ, về Hà Nội ngồi chơi sơi nước, trong chức vụ phó thủ tướng kiêm chủ tịch ủy ban kế hoạch nhà nước, kể cả tướng công an Mai Chí Thọ (mới theo bác về chầu tổ Mac-Lê) cũng bị lung lay địa vị.

Phó thủ tướng Ðổ Mười được đảng giao thi hành chính sách sửa sai tại thành Hồ, với nhiệm vụ đánh tư sản thương nghiệp, trừng trị cán đảng hủ hóa tham ô, bắt đầu thi hành vào tháng 5-1983. Mục đích cũng chỉ là triệt tiêu các cửa hàng IMEX tại các quận trong thành Hồ, vì lúc đó tất cả hàng hóa xuất nhập đều do cửa hàng trung ương IMEX tại đưởng Nguyễn Huệ độc quyền. Cùng lúc Hà Nội ban hành nhiều sắc thuế nặng nề, đánh vào giới tiểu thương tại Chợ Bến Thành và các khu thương mại trong Quận Nhất, khiến cho nhiều cơ sở phải xập tiệm như Nhà Hàng Chí Tài, Tài Nam, Paris, Cola.., đành hiến cho đảng, sau đó thành công ty hợp doanh.

Ðộc hiểm hơn, Ðổ Mười còn mở chiến dịch đánh giới tư thương bán lẽ, hàng rong trên vệ đường, viện cớ chỉnh trang thành phố. Ðối với đồng bào có thân nhân nước ngoài, Ðổ Mười ban lệnh hạn chế số quà cáp và qui định tiền nhận được, phải bỏ vào quỹ tiết kiệm. Hành động quái quĩ này, khiên cho ngoại viện của Việt kiều tụt giãm trầm trọng, vì không ai muốn của mồ hôi nước mắt , lọt vào tay đảng. Trong dịp này Ðổ Mười đã thanh toán được nhiều ngàn tư bản đỏ, trong đó cộm nhất có giám đốc xí nghiệp liên hiệp Cửu Long,bị tịch thu trên 20 ký lô vàng ròng. Cùng với nhiền cán đảng cao cấp tham ô trong các cửa hàng IMEX như Cholimex, Sidimex,Gidimex..

Mặc kệ cho đồng bào cả nước bất mãn vì sưu cao thuế nặng, lạm phát, khan hiếm thực phẩm, thất nghiệp và tham ô càng lộng hành, Hà Nội vẫn theo đúng đường hướng TÂN CHÍNH SÁCH (NEP) của Liên Xô đề ra, ban hành nghị quyết của bộ chính trị trong phiên họp ngày 17-12-1984 để tập thể hóa đất đai miền Nam và kiểm soát tư thương. Thêm vào, là nghị quyết số 8-1985,bãi bỏ chế độ bao cấp, ấn định lại giá hang quốc doanh gần bằng giá tại thị trường.

Cuối cùng là ÐỔI TIỀN MỚI lần thứ ba, vào ngày 14-9-1985, làm cho tiền Hồ lần nữa bị phá giá tới 90%, so với tiền trước. Ðây cũng là cơ hội để đảng Việt Cộng có cơ hội vàng ròng, đẽ ra chính sách buôn bán nô lệ mới trong thế kỷ XX, một mặt đảng đầy ải đồng bào mạt rệp vì bị cướp cạn tài sản qua ba đợt đánh tư sản và đổi tiền, tới các vùng đất ma thiêng nước độc, trên cao nguyên và sát biên giới để mở các đồn điền cao su, trà, cà phê.được trả bằng lương công nhân viên chết đói. Nhưng quan trọng nhất là xuất người làm vật lao động , để đổi lấy ngoại tệ tại các nước Liên Xô, Ðông Ðức, Tiệp Khắc.. mà theo thống kê đã có tới cả trăm ngàn người. Tuy nhiên tất cả kế hoạch của đảng hầu như thất bại hoàn toàn, dân chúng nghèo Sài Gòn vẫn bám trụ tại chổ, mua hàng chui tại chợ trời chợ đen để sống, mà không cần vào tem phiếu tq5i cửa hàng quốc doanh. Nền kinh tế chợ trời-chợ đen phát triển lên tận mây xanh, giúp cho người nghèo tại thủ đô cũng như các thành phố lớn khác của miền Nam, khồng thèm đi kinh tế mới, mặc cho công an bộ đội hù dọa, bắt bớ và khủng bố.

– Sài Gòn bây giờ cái gì cũng có:
Như lời Tú Trinh quảng cáo, Sài Gòn bây giờ, qua danh xưng Thành Hồ cái gì cũng có, sau khi đảng VC lâm vào đường cùng ngay lúc thành đồng xã nghĩa Liên Xố và Ðông Âu tan rã và sụp đổ, cúp hết nguồn viện trợ nuôi sống Bắc Bộ Phủ. Ðói và gần chết, nên đảng VC đành mở cửa, trãi thảm đỏ chẳng những quì rước tư bản đỏ trắng, mà ngay cả kẻ thù không đội trời chung là Hoa Kỳ và Người Việt ti nạn khắp thế giới, một thời từng bị Hà Nội phỉ báng, chưỉ bới là những thành phần phản quốc, cặn bã của xã hội,trốn ra nước ngoài gái thì làm điếm, trai ăn cướp lưu manh., đâu có chừa ai, dù là kỹ sư, bác sĩ, tướng tá, nhà văn, nhà báo, kể cả sư cha và me Mỹ-Pháp.

Nghèo đói tuyệt vọng, đã đẩy mọi tầng lớp đồng bào vào cuối đường hầm, nên họ chỉ còn biết tin vào những may rũi cuộc đời, như rũ nhau đi tìm vàng ở Hiếu Liêm ( Phước Long), Tà Pao (Bình Tuy), Ba Thê (An Giang).. để mong một sự đổi đời. Ðây cũng là cơ hội để cho bọn kinh doanh thần thánh ma quỉ hốt bạc, qua những màn thông điệp, phán quyết, sấm truyền. Trong khi đó đâu đâu cũng có những ông bà cô cậu, thần thông quãng đại, chuyên môn chữa bệnh bằng bùa phép, qua các bậc tu hành lừng danh như Ðại Ðạo Tiên Cô, Thầy Bùa, Thầy Mo, Thầy Tư Nước Lạnh.. thầy cô nào tiếng tăm cũng lừng lẫy, chẳng những ở thủ đô mà còn vang dội cả nước. Tất cả đều là sản phẩm của thời mở cửa đổi mới, khiến cho người dân chẳng những đói lạnh mà còn mất hết niềm tin cuộc đời, nên phần lớn bị bệnh tâm thần, mộng du, tỷ lệ người bệnh chỉ thua A Phú Hản mà thôi.

Ngành du lịch bắt đầu phát triển, mà cao điểm từ năm 1995, với sự hợp tác của các công ty du lịch ngoại quốc như EW và A.I.O tour (Japan), Ðài Loan.. trụ sở đặt tại Imex cũ, đường Nguyễn Huệ, đã bị cháy ngày 14-10-1991. Kèm theo trong dịch vụ béo bở này của Hà Nội, là dịch vụ kinh doanh phim SEX. Trong khi đó, thành Hồ cũng tưng bừng nạn tẩu tán vàng, đô la trong nước, ra ngoại quốc nhất là các nước Ðồng Nam Á, qua các cửa khẩu ở biên giới Hoa Việt, Nghệ An, Tây Ninh, Long An, Châu Ðốc.. tất cả đều của bọn tư bản đỏ, cán bộ gốc, chuyển ra ngoại quốc rữa thành tiền sạch, trước khi gửi tiếp vào các ngân hàng quốc tế.. nhất là Thụy Sĩ hay chuyển ngân cho Việt kiều tại Hoa Kỳ, Úc, Canada, Châu Âu.. để mở tiệm vàng, ra báo, mở đài phát thanh, tàu đánh cá, mua nhà.. Rồi thì những dịch vụ làm giấy tờ giả mạo, trong các chương trình ODP, HO, Con lai, kết hôn.. tràn lan khắp Miền Nam, nhất là tại thành Hồ.. giúp cho một số lớn can bộ và gia đình Việt Cộng, sau khi tham nhũng tom góp được một tài sản lớn, mua giấy tờ giả mạo, cưới vợ chồng giả, để trốn ra hải ngoại hưởng thụ..

Phú quý sinh lễ nghĩa, giàu có thì phải xài tiền, không những chỉ có cán đảng, tư bản đỏ, bọn thương buôn tư bản ngoại quốc, mà cả Việt Kiều bôn phương về, vung tiền qua cửa sổ, để phanh thây xé xác những người con gái, đàn bà nghèo vô tội VN, vì tiền phải bán thân cho thú vật tại các tụ điểm ăn chơi hay trá hình ở các khách sạn hạng sang Bông Sen, Bến Thành, Cửu Long, Hướng Dương, Hải Âu, Hoa Sen, Lê Lai, Hữu Nghị,.. đồng lúc với những trung tâm du hí Bình Quới 1-2, Ðầm Sen, Hồ Kỳ Hòa và Suối Tiên. Nơi nào dù ở trong khách sạn hay ngoài trời, đảng qua thân xác của người phụ nử VN, tha hồ trấn lột những con thiêu thân, quyết lòng vung tiền, để trả thù dân tộc.

Thành Hồ cái gì cũng có mà bó tay không thể giải quyết được, vẫn là tham nhũng, tệ doan xã hội và nạn nhân mãn. Ðể giải quyết, đảng theo Mao-Ðặng-Giang-Hồ, ban hành chính sách cai đẽ, từ sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, do Ðại Tứơng Anh Hùng Ðiện Biên là Võ Nguyên Giáp phụ trách, qua hàm Phó Thủ Tướng đảng VC. Theo lệnh, mỗi gia đình chỉ được tối đa 2 con, sau đó được phá thai hợp pháp. Ðối với Hoa kiều từ trước tới nay tại thủ đô, vẫn sống riêng biệt như một nước khác nước VN, ở Chợ Lớn theo thống kê năm 1958 đã có 600.000 người, chiếm tỷ lệ 75% Hoa Kiều cả nước. Sau ngày 30-4-1975, Hoa Kiều Chợ Lớn lập tức phản Ðài Loan, theo Trung Cộng để dựa hơi hù VC nhưng vẫn bị đảng hốt sach qua ba lần đánh tư sản và đổi tiền. Sau đó Hoa Kiều càng thê thãm hơn, khi VC và TC trở mặt, một số nghèo bị đi kinh tế mới, trong lúc những kẻ có tiền chung vàng cho đảng để được chính thức xuất ngoại, lên tới 250.000 người, trong đó người Tàu chiếm tới 85%. Nhưng Hoa đi bớt, đã có Liên Xô và các nước Ðông Âu đổ xô vào thành Hồ từ năm 1977 nhưng tập trung tại các căn cứ cũ cuả Mỹ ở trong phi trường Tân Sơn Nhất, kể cả du hý cũng được dành riêng ở các khách sang sang trọng như Cửu Long (Majestic), Thống Nhất (Carevelle), Hữu Nghị (Palace) và Bến Thành (Rex)..

Nhưng Tàu đi rồi Tàu lại về, chẳng những Hoa kiều mà còn đủ Tàu trắng, Tàu đỏ. Tất cả đang làm chủ thành Hồ như trước tháng 4-1975 đã khống chế mọi sinh hoạt của Sài Gòn. Ba mưới hai năm qua, thành Hồ là thế đó, cho nên người Việt dù có thương nhớ Sai Gòn tới đứt ruột, vẫn không ai muốn nhắc tới cái tên Hồ Chí Minh đang hiếp dâm Hòn Ngọc Viễn Ðông., dù biết chắc sớm muộn gì thủ đô yêu dấu cũng được mang tên Sài Gòn như tiền nhân ta đã gọi từ hơn ba trăm năm trước.

Ngày 29-4-2008, toàn bộ Bắc Bộ Phủ trải thảm đỏ để đón ‘ Ðuốc Máu ‘ của giặc Tàu tới Sài Gòn ra Hoàng Sa, trong sự căm phẩn của đồng bào cả nước.

Sài Gòn sau ngày 1 tháng 5 năm 1975 bị VC cưởng chiếm còn nhiều chuyện lạ viết làm sao cho hết đưọc

Xóm Cồn Hạ Uy Di tháng 4-2016
MƯỜNG GIANG

Việt Nam, một đất nước không có tự do báo chí

Việt Nam, một đất nước không có tự do báo chí

2017-05-01
Bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen.

Bản đồ tự do thông tin do tổ chức Phóng viên Không biên giới cung cấp, Việt Nam nằm trong số các nước bị bôi đen.

RFA photo
 

Tổ chức Freedom House vừa công bố phúc trình thường niên cho thấy nhà nước Việt Nam nắm quyền kiểm soát toàn bộ báo đài, trấn áp truyền thông mạng và biến đất nước thành một nơi không có tự do báo chí.

Xếp thứ 177/198 quốc gia

Việt Nam đứng thứ 177 trong số 198 quốc gia trên toàn cầu về tự do báo chí, là nhận định của Freedom House trong phúc trình thường niên công bố tại Newseum – Viện Bảo tàng Tin tức ở Washington DC hôm thứ 28/4/2017.

Như thông lệ, sơ đồ tự do báo chí thế giới của Freedom House năm nay vẫn sử dụng màu xanh lục cho nhóm những nước có tự do, màu vàng cho những nước phần nào được tự do và màu tím là những quốc gia không có tự do.

Việt Nam thuộc nhóm màu tím, tức nhóm các nước không có tự do báo chí so với thế giới cũng như trong khu vực.

Riêng về tự do báo chí của 40 nước vùng Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hàng thứ 37 tức là chỉ hơn được Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn; là 3 quốc gia nằm cuối bảng.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do, bà Jennifer Dunham, Giám đốc nghiên cứu về tự do báo chí thế giới trong tổ chức Freedom House, khẳng định:

“Việt Nam thuộc nhóm các nước không có tự do báo chí trong phúc trình 2017 của Freedom House, cũng là quốc gia có nền truyền thông tồi tệ nhất trong khu vực cũng như trên thế giới nói chung.

Những điều mà Freedom House quan tâm nhất là sự kiểm soát chặt chẽ  và nghiêm khắc của nhà nước Việt Nam đối với truyền thông. Năm 2016 là năm mà chiến dịch đàn áp báo chí độc lập, báo mạng hay báo online đã diễn ra gay gắt hơn lúc nào hết.

Về phần các bloggers thì Freedom House nhận thấy rất nhiều người bị bắt giữ, nhất là trong thời gian có chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, chính phủ đã tìm mọi cách ngăn chận những tin bài hay những tiếng nói độc lập.

Thực tế không có sự tiến bộ nào trong lãnh vực tự do báo chí ở Việt Nam bao năm qua. Điểm sáng duy nhất và khả quan nhất có thể nhìn thấy được và khiến cho Việt Nam khá hơn Lào một chút là nhờ những bloggers đang cố gắng viết và đưa tin tức đến cho mọi người trong khả năng khách quan và trung thực nhất mà họ có thể”.

Vai trò của truyền thông mạng

Truyền thông mạng và báo chí online từ những tổ chức xã hội dân sự, không nằm dưới quyền chỉ đạo của nhà nước Việt Nam, là những sinh hoạt cần thiết trong bối cảnh một đất nước mà báo giới luôn bị kiểm duyệt như ở Việt Nam, là phát biểu của bà Sarah Repucci, giám đốc về thông tin toàn cầu của Freedom House:

“Điều vô cùng quan trọng là các tổ chức đó phải tiếp tục làm công việc đang làm, tiếp tục viết những gì cần phải viết bằng tất cả khả năng và phương tiện của mình để phổ biến rộng rãi cho mọi người, bởi đối với nhiều người khao khát tin tức thì đó là những nguồn thông tin phản ảnh những quan điểm độc lập và không bị bóp méo.

So với những năm trước thì Freedom House vẫn không thấy sự cải thiện đáng kể trong lãnh vực báo chí đang bị kiểm soát chặt chẽ ở Việt Nam, chí ít là thời gian gần đây cũng không có mấy thay đổi.”

Phúc trình 2017 về tự do báo chí thế giới với tình hình tiêu cực về tự do báo chí ở Việt Nam được Freedom House ở Hoa Kỳ công bố chỉ 2 ngày sau khi có báo cáo hàng năm của Reporteurs Sans Frontieres – Ký giả Không biên giới ở Pháp hôm 26/4, đưa Việt Nam vào danh sách các nước bị bôi đen tức hoàn toàn không có tự do báo chí trong năm 2016.

Trốn Trại Qua Campuchia

No automatic alt text available.
‎From facebook:  Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

 

Trốn Trại Qua Campuchia –

Phần 2 – Nguyễn Ngọc Thạch

Má tôi thì già yếu không có làm gì ra tiền . Hồi truớc Má tôi đi may đồ quần áo ở trong nhà thương Mỷ Tho , nhưng đã nghỉ lâu rồi .
Sau này mới biết là ở nhà không có đủ tiền để mua gạo , đôi khi còn phải bán máu để đổi lấy mấy bát cơm , thì nói gì đến thức ăn sang trọng .

Thì ra em tôi chạy qua Chợ Củ để xin Cô tôi . Cô Ba tôi có mở tiệm ăn , Cô rất thương tôi , vì vậy khi hay tin tôi về , cô tôi liền gởi cơm và đồ ăn rất ngon qua cho tôi .
Ở đây đuợc mấy ngày thì vợ tôi xuống thăm tôi làm cho tôi càng thêm lo sợ , vì sợ Công An theo dõi .
Tôi mới tính tìm đuờng vuợt biên chớ ở đây lâu thế nào cũng bị bại lộ .
Mà tìm đuờng dây để vượt biên không phải là chuyện dễ dàng . Phần thì không có tiền , phần thì không dám đi lại nên cũng không biết cách nào để vuợt biên , mà tội vuợt biên lúc đó bị coi như là tội phản quốc , chạy theo đế quốc , bọn Công An Biên Phòng bắt đuợc là chỉ có chết . Hồi đó đã có xảy ra những cảnh vuợt biên bị đổ bể , bị Công An tàn sát như ở cầu Chữ Y Sài Gòn , như ở bãi biển Vũng Tàu , nhu ở kinh Chợ Gạo hay ở cửa biển Gò Công …

Họ tàn sát không nương tay, mặc cho tiếng khóc trẻ thơ , hay những lời van xin lạy lục , của những nguời khốn khổ cùng đuờng .
Tôi dự định nếu không tìm được đuờng đi bằng ghe tàu , thì như đã hẹn với Thu và Bình , là sau một tháng chúng tôi sẽ gặp lại nhau , để bàn tính để đi bằng đuờng bộ .

Vợ tôi lại xuống một lần nữa và lần này có cả đứa con gái đầu lòng của tôi .
Coi như vậy là tôi ở đây đuợc một tuần lể và vợ tôi đem tiền xuống lần này là để mua vé xe cho tôi đi Cà Mau vào sáng sớm mai , vì hy vọng ở Cà Mau dễ kiếm đuờng vượt biên hơn .

Bất ngờ ngay buổi chiều hôm đó vào khoảng 7 giờ , thì có một người anh bà con Cô Cậu , đi cùng với một nguời bạn , xuống thăm để từ giã Má tôi , để sáng sớm mai họ lên đường đi Kampuchia , và từ đó sẽ tìm đuờng vuợt biên , và anh muốn xin địa chỉ của em tôi , hiện đang sống ở Mỹ , để anh liên lạc khi cần .
Thật là một điều quá may mắn cho tôi vì sau khi anh biết tôi vừa mới trốn về nên anh kéo tôi đi theo luôn .
Thế là phải trở về Sài Gòn ngay trong đêm nay để sáng sớm mai lên đuờng đi Kampuchia . Tôi từ giã Má tôi và để đứa con gái đầu lòng ở lại với Bà Nội .

Tôi và vợ tôi đi theo Long và Nghĩa ra đón xe để về Sài Gòn . Tôi ra đi mà lòng buồn vô hạn , rồi không biết sẽ đi tới đâu trên buớc đuờng bôn ba vô định này .
Ở lại Mỷ Tho thì không được , mà đi qua Kampuchia thì cũng không biết ra sao , thật là đau lòng truớc cảnh chia tay , rồi đây không biết có còn được gặp lại nhau .

Trong đêm đó hai bà cháu đã tụng niệm suốt đêm để cầu nguyện cho chuyến đi của tôi được bình an . Trời đã tối lúc đó khoảng 9 giờ đêm nên không còn xe chạy về Sài Gòn . Chúng tôi đón chiếc xe lôi đạp để đi vô ngã ba Trung Lương , hy vọng ở đó sẽ có nhiều xe miền Tây lên , dể đón hơn .
Ông Xe Lôi , đạp không muốn nổi , vì trên xe có tới 4 nguời , nên chúng tôi phải thay phiên nhau nhảy xuống để đẩy phụ , nhứt là khi lên dốc cầu Trung An , thì phải nhảy xuống hết rồi qua cầu mới nhảy lên lại .
Vô tới ngã ba Trung Lương là trời đã tối , nên không còn thấy xe miền Tây nào hết , mà chỉ thấy có một chiếc xe hàng bị hư máy và nguời tài xế đang sửa chửa .

Chúng tôi mon men lại gần tìm cách làm quen rồi dọ hỏi xin quá giang về Sài Gòn , nhưng ông tài xế nhìn chúng tôi như nghi kỵ điều gì nên lắc đầu trả lời một cách sẳn giọng là xe đang hư mà làm sao cho quá giang đuợc , vì vậy chúng tôi lại lủi thủi đi tiếp .

Ở đây có một trạm Công An khá lớn để xét xe từ miền Tây lên , nên có nhiều Công An ở đồn bót này , nên trong đêm tối mà đi lang thang ở đây cũng nguy hiểm lắm . Tình cờ có một chiếc xe lô chạy từ Mỷ Tho lên huớng về Sài Gòn , chúng tôi mừng quá đón ngoắc lại nhưng xe không ngừng mà chạy luôn một khoảng , rồi bỗng đâu xe dừng lại và lùi lại cho chúng tôi quá giang .
Bác Tài chỉ cho đi quá giang một quãng đuờng lên đến Tân Hương để đón xe khác mà đi , vì xe này đi về nhà để nghỉ nên không có đi Sài Gòn .

Trong khi xe đang chạy và qua tài giao thiệp của anh Long , cũng là Lơ Xe , nên anh biết nhiều nguời trong nghề xe đo nên câu chuyện dần dần trở nên thân mật và Bác Tài dần dần có cảm tình với chúng tôi . Và sẳn đó anh Long đề nghị bao xe đi Phú Lâm rồi bận về anh sẽ phụ giúp tìm khách cho chuyến trở về .
Vợ tôi móc trong túi ra đếm còn 200 đồng nên đề nghị bao xe 200 đồng và nhờ anh Long nói thêm vô , nên sau cùng Bác Tài chịu đi Phú Lâm với giá 200 đồng .

Thật là hết sức may mắn , chớ nếu tới Tân Hương chưa chắc gì có xe để đi , mà nếu không lên kịp Sài Gòn trong đêm nay thì ngày mai xe sẽ đi sớm rồi , sẽ mất đi một dịp may hiếm có ngàn vàng .
Khi xe chạy qua khỏi trạm Công An Tân Huong một quảng , thì gặp một tốp Công An ra chận đuờng . Tôi thấy nguy vì trên xe không có ai khác , chỉ có gia đinh tôi , nên rất khó xoay sở trà trộn . Tôi có ý dò hỏi Bác Tài coi tính sao , nhung Bác Tài cho biết là xe không có ngừng đâu vì tụi này là tụi chuyên chận xe dọc đuờng để ăn cuớp , Bác Tài rất rành về bọn này . Tôi nghe thế cũng thấy mừng thêm , vì thà là chạy luôn nó có bắn theo cũng khó trúng .
Bác Tài cho xe giảm tốc độ rồi khi đến gần bọn chúng thì tống hết ga vuợt nhanh qua , nên chúng trở tay không kịp , nên xe chạy vuợt qua một cách êm xuôi .

Nhưng tôi lại lo cho trạm kiểm soát kế tiếp sợ tụi nó gọi máy báo lên chận bắt xe lại thì còn nguy hiểm hơn . Tôi hỏi ý Bác Tài thì Bác Tài nói là tụi nó đâu có máy móc gì đâu mà báo đừng có lo , nên tôi càng yên tâm tin tuởng Bác Tài muôn phần . Xe qua khỏi Tân An , Bến Lức , Bình Chánh rồi vào Phú Lâm một cách êm xuôi .
Sau khi trả tiền xe xong xuôi là chúng tôi chạy đi ngay vì trời đã tối rồi mà còn phải chạy lo kiếm mượn tiền để đi .

Chúng tôi về nhà của Nghĩa cũng ở gần đó , vợ chồng tôi muợn chiếc xe đạp để đạp vô Phú Thọ . Vô tới nhà chị Đồ là đúng nửa đêm , giờ giới nghiêm . Chị Đồ không có sẳn vàng chị rút chiếc nhẩn đang đeo trên tay 2 chỉ vàng đưa cho tôi mượn đở .
Tôi đạp xe đạp chở vợ tôi trở về nhà của Nghĩa trong lúc đã quá giờ nghiêm nên cũng sợ bị hỏi giấy tờ hay bị bắt lại thì trể chuyến xe sáng sớm mai đi . Tôi đạp xe lên dốc cầu Minh Phụng không nỗi , vợ tôi phải xuống xe đẩy phụ qua cầu , nguời của tôi lúc đó rất là ốm yếu xanh xao .

Về tới nhà Nghĩa , là chúng tôi phải đi ngay đến chổ đậu xe , để kịp chui vô trong xe sắp xếp truớc khi trời sáng . Đây là chiếc xe hàng dân sự bị VC trưng dụng để chở chiếu qua Nam Vang tiếp tế cho bộ đội VC bên Kampuchia .
Long là Lơ Xe của chiếc xe này nên mới dấu Nghĩa và tôi vô trong đống chiếu mà tài xế không hay biết gì .
Sau khi sắp lại đống chiếu , vạch ra một lổ vừa đủ để hai đứa tôi chui vô , xong rồi Long mới gác hai cây gỗ đà ngang trên đầu rồi sắp chiếu phủ kín lên như cũ rất là kín đáo .

Chúng tôi đem theo một bình nước và hai ổ bánh mì với một gói muối .
Ngoài hai chỉ vàng của chị Đồ cho muợn , vợ tôi đưa luôn chiếc nhẫn cuới đang đeo ở tay đưa cho tôi , như vậy tôi mang luôn hai chiếc nhẫn cuới . Lúc đó cũng khoảng 3 ,4 giờ sáng , vợ tôi và má của Nghĩa cũng vẫn còn ngồi đâu đó để chờ sáng ra xe chạy . Long ngồi ở ngoài nên có cho tụi tôi biết là vợ tôi và má của Nghĩa khóc nhiều lắm , vì không biết chúng tôi đi làm sao , vì không ai có tiền hay có vàng đem theo , không biết rồi sẽ đi đến đâu . Riêng tôi thì tôi quyết ra đi mặc dầu không biết ra sao , nhưng vẫn còn tốt hơn là ở lại Việt Nam .

Sáng sớm hôm sau xe rời bến để đi Nam Vang , nhìn qua khe ván ở sàn xe trời còn lờ mờ nghe tiếng nguời nói lao xao mới biết là vừa qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền . Khi đến trạm kiểm soát biên giới thì họ chỉ xét qua loa vì đây là chuyến xe công tác chở đồ cho bộ đội VC . Xe chạy càng nhanh đống chiếu trên đầu càng đe nặng , vì cây gỗ chận trên đầu không còn ở nguyên vị trí củ , mà vì sự lúc lắc của chiếc xe đa làm lệch đi và hai đứa tôi phải đưa lưng chống đở sức nặng bên trên đè xuống . Tệ hại hơn nữa là dọc đuờng VC đón xe đi quá giang nên họ ngồi trên đầu chúng tôi . Nghe tiếng họ nói chuyện với nhau thì biết là VC đang ngồi ở ngay trên đầu mình .

Chúng tôi phải rán đưa lưng ra chịu đựng , vì chỉ sợ nó sụp xuống thì bị lộ ngay , rất là nguy hiểm . Khi tiểu tiện thì phải đợi lúc xe chạy nhanh rồi mới dám tiểu qua khe hở của ván sàn xe mà phải tiểu từ từ để bên ngoài không thấy không biết .
Đến chiều thì xe tới nơi đậu vào một chổ nào đó mà tôi nghe có tiếng nhạc của những bản nhạc ngày xưa .
Tôi mừng thầm vì được nghe lại những tiếng hát quen thuộc đầm ấm nồng nàn tràn đầy kỷ niệm của ngày truớc . Tiếng nhạc hoà lẫn tiếng nguời nói chuyện lao xao gần bên cạnh xe .
Chúng tôi vẫn nằm im trong xe chờ khi nào có hiệu lệnh của Long thì mới ra đuợc .

Một hồi lâu sau khi bên ngoài hoàn toàn im vắng và khi nghe ba tiếng hiệu lệnh của Long thì chúng tôi chui ra . Khi nhảy xuống xe , tôi không thể đứng được vì bị ngồi lâu trong thế co ro nên chân bị tê cứng , mà Long thì thúc hối phải đi khỏi nơi đây ngay vì sợ tài xế và an ninh đoàn xe họ biết , nên tôi và Nghĩa phải cố lết đi ra khỏi xe thật xa .

Nhìn chung quanh , đây là một bồn binh khá lớn ở cuối đại lộ , bên cạnh một sân vận động , xe đậu một đoàn dài chừng vài chục chiếc , tài xế và Lơ Xe khá đông , có nhiều xe họ mang theo cả gia đinh vợ con với đồ đoàn nồi niêu soong chảo , nên tôi thấy cũng dễ trà trộn ẩn thân . Tối đó tôi và Nghĩa ngủ ở một đám cỏ bên cạnh đường khoảng giữa đoàn xe và không dám gần xe nào cả vì sợ họ báo với an ninh đoàn xe .

Ngay tối hôm sau , tôi bán chiếc nhẩn cuới đuợc 75 đồng Riel , tiền Kampuchia , và nhờ Long môi giới mời một số tài xế Lơ Xe ra quán nuớc uống cà phê nghe nhạc , để tìm cách lân la làm quen gây cảm tình với họ . Tôi và Nghĩa đóng vai Lơ Xe , bạn với Long .
Vì Nghĩa cũng là Lơ Xe nên nói chuyện dễ dàng , còn tôi thì cảm thấy hoàn toàn xa lạ , nên trong các câu giao tiếp tôi thuờng cuời nhiều hon là nói vì sợ bị bại lộ tông tích .

Ban ngày thì ra chợ Nam Vang , bữa đầu thì đi bằng xe lôi cho mọi nguời thấy , và vì không biết đường , mấy lần sau thì đi bộ . Đi ngang qua mấy con đuờng rất đẹp với hai hàng cây phủ mát bên đuờng , với những ngôi biệt thự sang trọng kiến trúc theo kiểu villa của Pháp , giống nhu khu đường Duy Tân , Yên Đổ ở bên xứ mình .
Mấy ngôi nhà sang trọng đó bây giờ là dinh của VC , treo cờ đỏ sao vàng và có lính canh truớc cổng . Mỗi khi đi ngang qua thấy hơi chùng chân vì sợ nó hỏi giấy tờ bất tử .

Uống nuớc phong tên ở gần đó , ăn cơm thì mua của mấy gánh bán hàng rong , cơm một dĩa 10 đồng Riel . Ra ngoài chợ thì đi lòng vòng coi nhìn cái này cái nọ cho hết thì giờ , thỉnh thoảng Công An chạy ruợt đuổi bắt người ở trong chợ , làm mình cũng sợ giật mình . Tôi thì có ý định tìm mua một quyển sách địa lý để coi bản đồ vùng Battambang , Siem Rệp , vùng biên giới Thái Lan . Họ bày bán sách cũ rất nhiều nhưng đều là tiếng Miên .
Tôi lựa xem mấy cuốn sách có hình bản đồ rồi mua một quyển . Nhưng vì tôi không biết tiếng Miên mà mua sách Miên trong đó có hình bản đồ địa lý , nên họ có ý nghi ngờ . Mua xong tôi lật đật đi bộ về chổ đậu xe vì sợ họ báo với Công An chợ .

Sau khi nghiên cứu bản đồ để biết địa thế , đường đi nuớc buớc , cũng như khoảng cách bao xa . Tôi cố học thuộc lòng vùng Battambang , Siem Rep , vùng gần biên giới Thái Lan , rồi xé bỏ quyển sách đó ngay .
Lúc bấy giờ bên Miên hoàn toàn do VC kiểm soát , thỉnh thoảng có mấy tên lính Miên trẻ mặt còn non choẹt , mang khẩu AK dài đụng tới đất .

Ở đây họ mắc loa phóng thanh cứ sáng sớm và chiều tối là nghe tiếng nhạc Miên , một âm điệu đều đều nghe buồn não ruột , nghe nhớ nhà , nhớ vợ nhớ con , nhớ quê hương mình vô cùng . Cuộc đời tôi cũng không ngờ lại lưu lạc đến noi đây , xứ lạ quê nguời , rồi cũng không biết ngày mai sẽ ra sao . Nghĩ lại thân phận mình , lêu bêu bình bồng , mà cảm thấy buồn vô hạn .

Tôi lân la mấy quán nuớc làm quen hỏi chuyện để tìm đuờng đi , thì đuợc biết là xe lửa chạy từ Nam Vang lên Battambang đã bị giật mìn không còn chạy nữa , bây giờ chỉ còn đuờng xe , nhưng VC đặt rất nhiều nút chận kiểm soát để chận bắt đào binh , nên rất khó mà lọt qua đuợc . Tôi ra phía đầu thành phố đường đi về huớng Battambang để xem trạm kiểm soát họ xét ra sao . Tôi thấy rất ít xe đi về phía đó và họ kiểm soát rất kỹ . Xe thì không thấy loại xe đò chở khách , mà toàn là xe chở hàng hay xe quân sự .
Vả lại tôi không biết tiếng Miên nên rất ít hy vọng thoát qua đuợc , giá mà còn xe lửa thì tốt hơn .
Ở đây đuợc 3 ngày thì nghe tin đoàn xe được lệnh đi xuống hải cảng Kompong Som tức là Sihanoukville .

Tôi không biết hải cảng này ra sao , nhưng nghe nói ở đó có tàu ngoại quốc ra vào . Trước đó tôi có dọ hỏi đuờng lên Battambang , thì họ nói là phải có nguời dẫn đuờng và phải trả bằng vàng , ít nhứt là hai lượng . Trong mình tôi chỉ đuợc hai chỉ vàng thì làm sao mà đi và hơn nữa chúng tôi không biết tiếng Miên nên rất khó khăn , thành ra tôi đã bỏ ý định đi lên Battambang . Bây giờ nghe tin đi xuống hải cảng Kampong Som thì tôi thấy cứ đi đại xuống đó rồi sẽ tính sau , dầu sao ở hải cảng cũng còn có hy vọng hơn .

Buổi trưa hôm đó tôi và Nghĩa ra chợ mua một nải chuối , lên chùa Năm Tháp gần đó để cúng Phật , để cầu xin Đức Phật Từ Bi độ trì đưa đuờng dẫn lối cho chúng tôi thoát ra đuợc khỏi nạn Cộng Sản . Sau khi quỳ lạy cầu nguyện Đức Phật xong , khi đứng lên là không còn thấy nải chuối đâu hết , mà trong lúc chúng tôi quỳ lạy thì có nguời tới chớp nải chuối đi mất thật là nhanh .
Đêm đó suy tính cách theo xe để đi , vì Long bảo phải tìm xe khác mà đi , chứ không được đi theo xe cũ vì sợ tài xế biết . Trong thời gian mấy ngày ở đó tôi cũng đã quen biết nhiều nên họ nhận cho tôi đi theo . Đoàn xe đi đến trạm kiểm soát thì ngừng lại để xét truớc khi ra khỏi thành phố , nhưng vì đoàn xe này có sự vụ lệnh đi công tác xuống hải cảng để chở hàng cho bộ đội VC nên không bị lục soát hay hỏi han gì và qua trạm kiểm soát này một cách dễ dàng .

Nguyễn Ngọc Thạch ( Khoá 20 Võ Bị Đà Lạt )

Thiếu Tá Trịnh Lan Phương chọn cái chết thay vì đầu hàng

Thiếu Tá Trịnh Lan Phương chọn cái chết thay vì đầu hàng

Huy Phương/Người Việt

Trịnh Lan Phương, cựu sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. (Hình: Huy Phương cung cấp)

Sáng 30 Tháng Tư, 1975, sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh lên Đài Phát Thanh Sài Gòn kêu gọi quân đội buông súng đầu hàng vô điều kiện, rất nhiều vị anh hùng của chúng ta chọn cái chết tại chỗ thay vì ra hàng với giặc.

Thất vọng, bẽ bàng, căm giận, hàng ngàn người lính miền Nam đã tự sát để khỏi rơi vào tay quân địch, tránh nỗi ô nhục của một hàng binh trước cảnh nước mất, nhà tan.

Thế giới đã biết đến những vị tướng lãnh miền Nam, tư lệnh những đại đơn vị đã tuẫn tiết khi nghe tin Sài Gòn thất thủ, nhưng đã có biết bao nhiêu anh hùng vô danh, lặng lẽ chọn cái chết về phần mình, mà không hề ai biết đến.

Thiếu Tá Trịnh Lan Phương là một trường hợp như thế!

Hoàn cảnh gia đình của ông mang những nghịch cảnh đau lòng trong chiến tranh. Gia đình bên ngoại ông là một điền chủ giàu có ở Tây Ninh, nhưng thân phụ ông lại là một chàng trai từ miền Bắc phiêu bạt vào Nam.

Sau khi ông ra đời vài năm, thân phụ ông bỏ gia đình tập kết ra Bắc, gây phật lòng cho gia đình bên ngoại của ông, vốn có lập trường kiên quyết không chấp nhận chế độ Cộng Sản.

Không được hỗ trợ của gia đình, cũng không biết tin tức của chồng, với đồng lương giáo viên ít ỏi, mẹ ông cần kiệm nuôi con khôn lớn với nỗi xót xa trong một hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ không chồng, con không cha.

Năm 1964, chiến tranh tại miền Nam bùng phát dữ dội, như hầu hết những thanh niên miền Nam, Trịnh Lan Phương tình nguyện nhập ngũ, và ông chọn trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Khóa 21.

Ra trường vào cuối năm 1966, Thiếu Úy Trịnh Lan Phương được phân phối chỉ huy một đơn vị Biệt Động Quân tham chiến tại Đắc Tô, Tân Cảnh, Kon Tum. Tháng Mười Hai, 1966, ông được thăng trung úy và giữ chức đại đội trưởng.

Từ Tháng Bảy, 1968, cho đến Tháng Tư, 1975, ông được chuyển về phục vụ tại Đội Cận Vệ Phủ Tổng Thống VNCH.

Ngày 30 Tháng Tư, 1968, ông kết hôn với cô Huỳnh Thị Kim Hoa. Năm 1970, hai vợ chồng ông sinh con gái đầu lòng là Trịnh Thiên Hương. Để giúp đỡ thêm đồng lương với chồng, vợ ông mở thêm một tiệm sách báo nhỏ trong đường hẻm gần trường tiểu học Mạc-Ty-Nho. Tháng Ba, 1975, vợ chồng ông sinh thêm con trai là Trịnh Đức Huy.

Đầu năm 1975, ông được vinh thăng thiếu tá.

Trưa 30 Tháng Tư, 1975, sau lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh, Thiếu Tá Trịnh Lan Phương từ phủ tổng thống trở về căn nhà nhỏ ở đường Nguyễn Thiện Thuật, Bàn Cờ, quận 3. Trong tình trạng hỗn loạn của Sài Gòn, ai cũng kéo cánh cửa nhà, nín lặng chờ những biến cố mới.

Thiếu Tá Trịnh Lan Phương chọn cái chết thay vì đầu hàng
Thủ bút của Trịnh Lan Phương: “Súng đạn, xương máu, chiến thắng và hy sinh.” (Hình: Huy Phương cung cấp)

Sau bữa cơm trưa qua loa, ông ôm hôn hai đứa con và lặng lẽ leo lên căn gác nhỏ để nghỉ ngơi như thường lệ. Vào khoảng 3 giờ chiều, một tiếng nổ chát chúa vang lên trên căn gác nhỏ.

Trong âm thanh hỗn tạp của một đô thị lớn như Sài Gòn, không ai để ý đến tiếng nổ ấy, nhưng gia đình Trịnh Lan Phương cảm thấy có sự bất thường. Người em trai vợ, trước tiên, rồi chị ông, cả bà mẹ già tuôn lên căn gác, thì ông đã chết. Khẩu súng Colt 45 ở trong tay, máu từ thái dương bên phải tuôn ra từng dòng.

Ông được đưa vào bệnh viện Sài Gòn ngay sau đó, để được bác sĩ khám nghiệm và ghi một dòng chữ kết luận: “Plaies par balls du crane” (Thương tích trên sọ do đạn). Giữa cảnh tên bay đạn lạc ngày ấy, ai còn để ý đến viên đạn nổ trong hộp sọ của một người lính tan hàng!

Cả một quân đội hùng mạnh tan vỡ trong chốc lát, chí nguyện của người lính chưa thành, hay hình ảnh người cha bên kia chiến tuyến đã quên mặt, trở về như một kẻ xâm lược đắc thắng, là nguyên nhân của viên đạn oan nghiệt cuối cùng.

Trong thư của Trịnh Thiên Hương, con gái đầu của ông gửi cho bạn bè ông, có ghi lại:

“Tự hào vì ba của mình, một người cha vĩ đại trong lòng cháu. Từ 5 tuổi cháu đã mồ côi cha, hình ảnh người cha trong tâm trí cháu là một người đàn ông, đẹp trai, cao lớn, hiền lành, vui tính, yêu vợ thương con, sống chân thật với những người thân xung quanh và tình yêu đẹp thật lãng mạn của ba mẹ (đây là những lời kể lại từ bà nội, bà ngoại và các dì của cháu – từ đó hình thành lên một hình ảnh người cha tuyệt vời trong tâm trí cháu).

Cháu không được nghe bất kỳ một lời nói nào của ba từ mẹ cháu cả. Ba cháu tự sát tại nhà, ngay ngày 30 Tháng Tư, 1975, cháu vẫn còn bị ám ảnh mãi trong tâm trí mình những người cậu, ôm ba từ trên gác xuống.

Mẹ cháu, bà ngoại và mọi người thì gào khóc, cháu không được nhìn thấy ba, vì bị mọi người ôm cháu lại và che đi, nhưng cháu vẫn nhớ hoài hình ảnh rối loạn chiều hôm đó. Sau đó thì cháu không gần mẹ cháu nữa, thậm chí đứa em cháu – Trịnh Đức Huy – mới tròn một tháng tuổi cũng không được gần mẹ. Mẹ cháu lúc đó không còn bình thường nữa, do cú sốc quá lớn, tinh thần không ổn định, nên mẹ cháu đã bị khủng hoảng, không chịu đến gần chị em cháu. Kể từ đó cho đến bây giờ, cháu không bao giờ nghe mẹ nhắc về ba. Hai chị em cháu lớn khôn thành người nhờ sự chăm sóc nuôi dưỡng của ông bà ngoại và các dì. Bà nội cháu cũng đi tu sau khi an táng ba cháu.

… Hiện bây giờ chỉ còn mẹ cháu là người duy nhất biết về ba, nhưng trí nhớ của mẹ cháu sau 42 năm, từ khi ba mất đã không còn như xưa nữa. Cách đây 10 năm, mẹ cháu bị tai biến, xuất huyết não, hiện tại đang bị liệt nửa người, tinh thần không còn minh mẫn nữa. Vì vậy, cháu rất buồn và cảm thấy bất lực khi đi tìm thông tin về người cha yêu quý của mình. Ba cháu luôn luôn vẫn là một người tuyệt vời trong lòng cháu, cháu luôn tự hào là đứa con gái ngoan của ba Lan Phương.

Mừng vì được gặp các bạn bè, chiến hữu của ba, được nhìn thấy sự quan tâm của mọi người đối với ba. Cháu rất cảm động về những điều tốt đẹp mà mọi người dành cho ba cháu.”

Bốn mươi hai năm trôi qua, hôm nay không khí nghẹn ngào của những ngày 30 Tháng Tư tang tóc lại đến. Bà con chúng ta chết sông, chết biển, vì phải bỏ đất nước ra đi, anh em ta chết trong cảnh tù đày trên chính quê hương của mình. Nhưng chính những anh hùng liệt nữ đã chọn cái chết hào hùng ngay trong giờ phút cuối cùng, phải buông súng là những cái chết đời đời ngời sáng, rửa mặt cho nỗi nhục của quê hương.

(*) Email của Trịnh Thiên Hương: [email protected]. Điện thoại: 0907485656. Địa chỉ: 5/11, đường 23, phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Sài Gòn.

42 năm-giá trị của một “chiến thắng” và những vết thương chưa thể lành

42 năm-giá trị của một “chiến thắng” và những vết thương chưa thể lành

Song Chi.

42 năm sau biến cố 30.4.1975, có vô vàn câu hỏi về cuộc chiến tranh đã qua, về thực tại đất nước, vẫn tiếp tục làm nhức nhối trái tim những ai có lòng với đất nước, dân tộc. Người viết bài này chỉ muốn đặt lại hai câu hỏi:

+Trong cuộc chiến VN, người Mỹ tất nhiên đã thua, VNCH tất nhiên đã thua, nhưng rốt cuộc đảng cộng sản VN có phải đã chiến thắng?

Đã có rất nhiều bài viết của người VN và người nước ngoài nhận định về “chiến thắng” của đảng cộng sản VN ngày 30.4.1975, nhưng nhìn lại, điều đó chả có gì đáng phải tự hào ngây ngất, tạo nên niềm “kiêu ngạo cộng sản” suốt một thời gian dài. Bởi vì đó là một “chiến thắng” dựa trên vũ khí, tài chính, sự viện trợ tối đa từ Liên Xô, Trung Cộng, và phe XHCN, đồng thời lợi dụng, khai thác lòng yêu nước của người VN để tuyên truyền dối trá, bóp méo sự thật, khiến hàng triệu con người lao vào cuộc chiến mà cứ tưởng mình đang đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam bị kềm kẹp dưới ách Mỹ ngụy và để xây dựng một đất nước công bằng, ngàn lần tốt đẹp hơn. Nếu không có sự viện trợ đó và không có sự tuyên truyền dối trá đó, đảng cộng sản có thắng không?

Chưa kể, “đánh ngoại xâm bằng ngoại nhân”, vi phạm Hiệp định Paris, quyết tâm cưỡng chiếm miền Nam bất chấp VNCH lúc đó là một thực thể quốc gia độc lập, bất chấp ý nguyện của người dân miền Nam, thực tế là một hành động xâm lược cho dù biện minh bằng lý do thống nhất đất nước (bởi vì người miền Nam có muốn thống nhất theo cách đó hay không?). Và vì vậy chả có gì để tự hào cả.

Thứ hai, thắng trong chiến tranh, nhưng bại trong hòa bình, đảng cộng sản đã thất bại trên nhiều khía cạnh. Thất bại trong việc thu phục nhân tâm, đất nước thống nhất nhưng lòng người chưa bao giờ thôi chia rẽ. Thất bại trong việc xây dựng VN trở thành một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc, giàu mạnh; không những thế, VN dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản sau cuộc chiến còn tiếp tục phải lao vào hai cuộc chiến tranh khác với Khơ Me Đỏ và Trung Cộng, bị mất thêm nhiều đất đai, lãnh thổ lãnh hải vào tay Bắc Kinh.

Thất bại trong việc thực hiện và xây dựng đất nước theo mô hình thể chế chính trị và lý tưởng xã hội chủ nghĩa/cộng sản chủ nghĩa mà ban đầu họ theo đuổi. Ngược lại, họ đã lẳng lặng từ bỏ, phản bội tất cả những lý tưởng, tuyên ngôn, tuyên bố, mục tiêu ban đầu đó, điều chỉnh, chắp vá mô hình thể chế hiện tại như một sự cóp nhặt nửa vời giữa nền kinh tế tự do, thị trường của phe tư bản, nhưng vẫn giữ lại sự lãnh đạo duy nhất của đảng theo thể chế độc tài.

Thất bại trong việc tiêu diệt những giá trị của chế độ VNCH, ngược lại, theo thời gian, những giá trị, ảnh hưởng trong văn học, âm nhạc, tư tưởng tự do, nhân bản… của VNCH vẫn tiếp tục lan tỏa; hình ảnh lá cờ vàng vẫn tiếp tục tồn tại trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại nhiều quốc gia, được chính phủ nhiều nước công nhận đó là lá cờ đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn, và thậm chí, thỉnh thoảng lá cờ vàng còn xuất hiện ngay trong nước. Ngày càng ngày người dân càng mất lòng tin và ngao ngán, chán ghét chế độ, nhà cầm quyền.

Như thế có thể gọi là chiến thắng hay không?

+Vì sao người Việt vẫn tiếp tục nói về ngày 30.4.1975?

“Bên thắng cuộc” tất nhiên là vẫn tiếp tục ăn mừng hàng năm, để tiếp tục tuyên tuyền về “tính chính danh” và “công lao” thống nhất đất nước của đảng cộng sản, đặc biệt khi thực trạng đất nước ngày càng tệ hại, rối beng, lòng dân đa phần mất lòng tin vào đảng, vào nhà cầm quyền thì lại càng phải rầm rộ ăn mừng, “ăn mày dĩ vãng”.

“Bên thua cuộc” cũng có những lý do. Bởi theo thời gian, khi đảng và nhà nước cộng sản ngày càng chứng tỏ đó là một tập đoàn cai trị độc tài, yếu kém, bất lực, tham nhũng và phá hoại nặng nề đất nước; khi sự tụt hậu thê thảm về mọi mặt của VN so với các nước láng giềng trong khu vực và so với thế giới, khi độc lập-tự do-hạnh phúc chưa bao giờ thực sự có trên đất nước này và những quyền tối thiểu của con người vẫn còn bị chà đạp…thì nỗi đau, sự tiếc nuối về một cuộc chiến tranh vô nghĩa, về sự bức tử của một quốc gia dù còn nhiều khiếm khuyết nhưng đã có những nền móng của một xã hội dân chủ, văn minh và nhân bản, về những cơ hội bỏ lỡ của đất nước, những chữ “nếu” oan nghiệt được đặt ra…càng làm trái tim người Việt nhức nhối.

Người miền Nam đã chấp nhận thua. Đã giao lại cả một quốc gia VNCH thuộc vào loại phát triển so với các nước chung quanh vào thời điểm ấy cho “bên thắng cuộc”. Nhưng “bên thắng cuộc” đã không biết cách thắng. Bằng việc áp đặt một mô hình thể chế chính trị độc tài toàn trị và mô hình kinh tế quốc doanh bao cấp quan liêu học theo Liên Xô, cộng với vô số những chính sách sai lầm về văn hóa, giáo dục, tư tưởng, những chính sách trả thù, phân biệt đối xử với người miền Nam…kết quả là chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế miền Nam bị phá sản, cả nước rơi vào cảnh đói nghèo, thậm chí đứng trên bờ vực của sự chết đói, và hàng triệu người bỏ nước ra đi..

Sau 42 năm, đảng và nhà nước cộng sản không những không biết nhìn lại, thành tâm hối lỗi vì những tội ác, những chính sách sai lầm, không những không thành tâm hòa hợp hòa giải mà cũng không hướng tới tương lai, dũng cảm lựa chọn con đường thay đổi thể chế chính trị lỗi thời bằng biện pháp hòa bình, như nhiều nước và mới đây là Myanmar đã thực hiện, vì quyền lợi và tương lai của đất nước, dân tộc. Ngược lại, đảng và nhà nước cộng sản vẫn quyết liệt bám giữ quyền lực bằng mọi giá, tiếp tục bám lấy mô hình thể chế chính trị độc tài toàn trị, tiếp tục phá nát đất nước bởi sự ngu dốt, tham lam, tham nhũng, về ngoại giao thì tiếp tục đưa VN vào con đường lệ thuộc lâu dài và yếu thế về mọi mặt trước Trung Cộng.

Chính vì thế mà trong lúc nhiều dân tộc khác, quốc gia khác, có thể dễ dàng khép lại quá khứ sau một cuộc nội chiến, ví dụ như nước Mỹ sau cuộc nội chiến Nam-Bắc thế kỷ XIX, Đông Đức và Tây Đức sau ngày thống nhất, còn VN thì không dễ. Chính vì thế mà người VN vẫn cứ còn tiếp tục nói về ngày 30.4-dù đã 42 năm. Lòng người vẫn chia rẽ sâu sắc. Và khi nào đảng cộng sản còn tồn tại, khi nào thể chế chính trị này còn tồn tại thì vết thương còn mãi chưa lành.

Từ lâu, sự tồn tại của nhà nước cộng sản đã trở thành lực lượng phản động, kìm hãm sự phát triển của VN, đảng cộng sản càng nằm quyền lâu dài thì khoảng cách giữa VN và các nước khác càng lớn, hệ lụy do đảng cộng sản gây ra và để lại càng nặng nề, VN càng mất nhiều thời gian để làm lại từ đầu.

Câu hỏi là người Việt chúng ta còn phải tiếp tục nói về những chuyện như thế này cho đến bao lâu nữa? Bao giờ thì một giai đoạn lịch sử đen tối sẽ thực sự khép lại và một chương mới, tươi sáng hơn cho dân tộc, sẽ mở ra?

Giáo dục trước và sau năm 1975

Giáo dục trước và sau năm 1975

Nhóm phóng viên tường trình từ VN

 
Hai nữ sinh trên đường phố Sài Gòn.

Hai nữ sinh trên đường phố Sài Gòn.

AFP photo
 
 

Giáo dục các thế hệ trở thành những con người có đầy đủ lòng yêu thương và nhân cách để bước vào đời, hòa điệu cùng xã hội hay đào tạo ra những cỗ máy biết đi, đứng, nằm ngồi và biết đào ra tiền nhưng lại nhanh chóng làm nghèo đất nước? Đó là câu hỏi chung của mọi nền giáo dục. Vấn đề giáo dục tại Việt Nam trước và sau 30 tháng 4 năm 1975 là một câu chuyện dài. Trong giới hạn của tường trình này, chúng tôi chỉ xin phép đề cập đến những lát cắt thông qua các nhận định của những người từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, trong phép so sánh của họ về giáo dục trước và sau 1975 tại Việt Nam.

Một nền giáo dục nhân bản đã mất

Thầy Luận, một giáo sư dạy cấp trung học phổ thông (trước năm 1975, những người dạy trung học phổ thông được gọi là giáo sư), chia sẻ: “Hồi đó giáo dục thì yêu thương gia đình, tổ quốc, tôn sư trọng đạo, nhưng họ làm thật. Rồi chào cờ thì phải nghiêm túc, đi gặp đám tang thì dở mũ đưa tiễn, đó là nhưng thứ liên quan đến đạo đức mà gần như ai cũng được dạy và làm. Hồi đó học sinh tôn trọng thầy lắm, sợ thầy lắm. Còn thầy thì gương mẫu lắm, nghiêm túc. Cái kiểu mặc quần đùi lên giảng dạy là không có rồi. Anh có thể dạy học sinh phá vỡ nhiều thứ, ví dụ như những hủ tục nhưng tư cách của anh phải nghiêm túc. Mô phạm đó.”

Theo thầy Luận, vấn đề trọng tâm của giáo dục nằm ở chỗ người làm quản lý và người dạy đang nắm cái lõi nào, nhắm vào trung tâm, hạt nhân nào để từ đó khai triển thành một bộ khung triết lý trong giáo dục con người. Và nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa miền Nam Việt Nam đã làm được điều này.

Theo ông, chính nhờ vào nền giáo dục nhân bản, lấy triết lý con người làm trung tâm mà trong vòng hai mươi năm nội chiến với khói lửa chiến tranh và máu đổ, nền giáo dục miền Nam vẫn mọc lên những cây trái thành tựu hết sức xuất sắc với những cái tên như Bùi Giáng, Bùi Văn Nam Sơn, Phạm Cộng Thiện, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh cùng hàng loạt trí thức, nghệ sĩ tài năng và đức độ khác.

Điều này, cũng tại miền Nam Việt Nam, với quĩ thời gian hơn gấp đôi, 42 năm, sống trong hòa bình, không có lửa đạn chiến tranh nhưng lại không có những cá nhân xuất sắc như trước đây. Đó là nói riêng về các thành tựu đỉnh cao,nhưng khi nói tới giáo dục, mặt bằng chung vẫn là quan trọng nhất, nghĩa là một xã hội được hình thành từ giáo dục như thế nào. Điều này thì giáo dục miền Nam Việt Nam tốt hơn rất nhiều so với giáo dục sau 1975.

Với triết lý nhân bản, dân tộc và khai phóng, qua giáo dục, phát triển toàn diện mỗi cá nhân, phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh, phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học… Điều này đã mang lại một mặt bằng xã hội tương đối cân bằng, ổn định bởi sự hiểu biết, tôn trọng dân chủ, yêu quê hương, đất nước và yêu dân tộc cũng như coi trọng con người, lấy nhân cách và phẩm hạnh làm mục tiêu của đời người.

Như kết luận vấn đề đã nêu, thầy Luận cho rằng nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là một nền giáo dục tốt nhất trong lịch sử các nền giáo dục Việt Nam trong lịch sử và cho đến thời điểm hiện nay. Và hơn nữa, vấn đề chính phủ, nhà nước quan tâm đến giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa cũng là điều đáng nói, bởi ngân sách giáo dục tuy không phì đại như hiện nay nhưng lại đảm bảo học sinh không tốn tiền khi đến trường và nếu học tốt thì có cơ hội du học nước ngoài. Nền giáo dục không có tính chợ búa như nền giáo dục hiện tại.

Một nền giáo dục chợ búa

000_HKG2004050779546-400.jpg
Nữ sinh trong trang phục áo dài trắng tại buổi lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hôm 7/5/2004, tại Hà Nội. AFP photo

Như để chứng mình cho những luận điểm của thầy giáo cũ của mình, thầy Toàn, một giáo viên dạy môn văn vừa nghỉ hưu, chia sẻ thêm: “Thì đầu tiên, chính sự dối trá đã phá vỡ giáo dục. Nó dẫn đến giả bằng thật, dẫn đến bệnh háu danh, cả xã hội bùng lên lạm phát bằng cấp. Rồi người ta lợi dụng, hợp thức hóa những cái bằng, học vị chuyên tu, toàn bi kịch, dốt nát kinh khủng, điều này kéo dài đã bao nhiêu năm. Rồi những cái học vị xỏ lá đó tạo nên những vết thương trong xã hội, cái bất công trong giáo dục cũng giống như bất công trong xã hội vậy.

Cái bất công trong giáo dục là thằng học vị cao nhất, ngu dốt nhất sẽ là thằng lên học vị cao nhất bởi nó sẽ tìm cách hợp thức hóa cái bằng nhanh nhất, cái học vị khốn nạn nhất. Những cái thằng học đại học chuyên tu nó sẽ là thằng đầu tiên đi học thạc sĩ chuyên tu. Chính vì sự chen lấn như vậy nên người có học theo kiểu này càng có nhiều bằng cấp, học vị càng tàn ác bởi họ trả giá quá đắt. Cái kiểu đổi tình, đổi tiền lấy điểm phổ biến.

Và khi mà họ đã trả giá quá đắt cho việc có được cái bằng, cái học vị đó, cả thân xác họ mà họ còn không quý nữa thì nghĩa lý gì người khác, họ phải tận thu để ‘bù vốn’, vì họ đầu tư quá lớn. Cái trụ cột đạo đức bị gãy. Như những cô giáo mẫu giáo, họ nghĩ ra việc trộn thuốc ngủ cho con người ta ăn đi ngủ khỏi phải trông. Những cái độc ác xuất phát từ những gì độc ác mà họ phải trải qua trong quá trình chen lấn để lấy cái bằng.”

Theo thầy Toàn, để nói về nền giáo dục Việt Nam hiện tại, ông có thể tóm gọn trong mấy chữ, đó là nền giáo dục chợ búa. Tính chợ búa này thể hiện rất rõ trong các chính sách giáo dục tốn kém nhưng không có hiệu quả và đằng sau nó là hàng tá các nhà giáo dục xôi thịt đang chực chờ để tham nhũng, đục khoét. Cứ mỗi lần cải cách giáo dục, học sinh phải chịu thêm một gánh nặng mới từ học phí, sách mới, học thêm, kính thưa các loại gánh nặng chất lên đôi vai non nớt của học sinh.

Nói sâu xa hơn một chút, nền giáo dục phía Bắc vĩ tuyến 17 những năm trước 1975 đã có những dấu hiệu thiếu vắng tính nhân bản. Nếu như miền Nam chú trọng vào triết lý nhân bản trong giáo dục thì miền Bắc lại tập trung vào tính chiến đấu trong giáo dục. Những bài thơ, những truyện ngắn đầy tính giết tróc được áp dụng triệt để trong các giáo trình văn học miền Bắc. Từ thơ Tố Hữu cho đến truyện ngắn của Nguyên Ngọc và nhiều nhà văn, nhà thơ khác. Các tác phẩm văn học miền Bắc đều lấy tinh thần kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam làm kim chỉ Nam.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, trận gió giáo dục mang tính chiến đấu của miền Bắc đã xô dạt những thư viện giáo dục nhân bản miền Nam. Và hệ quả của nó là suốt 42 năm, nền giáo dục càng lúc càng bệ rạc. Những quan chức giáo dục bị kỉ luật ở cấp thấp thì lại được thăng cấp, nhảy tót lên ghế trên để làm quản lý. Hiện tại, có nhiều quan chức giáo dục cấp tỉnh, với vị trí giám đốc sở giáo dục, nhưng nếu chịu khó kiểm tra kiến thức, trình độ và đạo đức của họ, dường như là có quá nhiều vấn đề để bàn.

Theo thầy Toàn, có người từng bị kỉ luật ở nhà trường vì nạn đề đóm nhưng sau đó lại được cất nhắc làm chuyên viên sở, rồi cuối cùng là giám đốc sở giáo dục, trong khi đó, người này từng ra đề thi sai nhiều lần vì không có kiến thức và ông ta chỉ giỏi duy nhất một điều, đó là biết làm được lòng cấp trên, biết đội trên đạp dưới.

Một nền giáo dục không có triết lý, không coi trọng dân chủ và không đề cao nhân cách đã và đang cho ra những đáp số xã hội đầy rẫy tội lỗi và cái ác. Thầy Toàn khẳng định rằng nếu như truy tìm nguyên nhân gây ra một xã hội hết sức manh động và vô cảm như hiện tại, nền giáo dục đã góp một phần rất lớn để xây dựng nên xã hội như đang thấy.

Nói cho cùng, một nền giáo dục chỉ lấy vật dục làm kim chỉ Nam và không coi trọng tính nhân bản, tính dân chủ, cộng thêm với sự thiếu thành thật và phiến diện sẽ không bao giờ là một nền giáo dục có khả năng hoàn thiện con người. Và những người trưởng thành trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nói cho cùng là nhờ vào niềm đam mê tri thức cũng như thiện căn có sẵn của họ chứ không phải do tác động của giáo dục.

Một nền giáo dục tốt phải là nền giáo dục có khả năng tác động, làm giàu nhân tính xã hội, ngược lại, một nền giáo dục tồi tệ là nền giáo dục luôn chịu lời nhắc nhở về nhân tính cũng như phẩm hạnh từ xã hội. Và nền giáo dục Việt Nam kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975 đến nay là nền giáo dục như thế!

Một mục sư bị tuyên án 5 năm về tội tổ chức vượt biên

RFA
2017-05-01
Mục sư người dân tộc ở Tây Nguyên tên A Đào, còn gọi là A Ma Dũng, bị tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt 5 năm tù vì tội nhiều lần tổ chức đưa người Thượng đi Thái Lan trái phép.

Phiên xử diễn ra ngày 28/4/2017, được gọi là công khai và được tờ Công Lý trong nước loan tin, cho thấy hồi tháng 8/2016 mục sư A Đào đã bị bắt quả tang khi đang tìm cách đưa 5 người dân tộc thiểu số trốn khỏi Việt Nam .

Tin nói ông A Đào khai báo là từ năm 2012 đã cấu kết với một người tên A Ga cùng sinh hoạt trong Hội thánh Tin Lành với ông ta. Đến năm 2013 ông A Ga trốn sang Thái Lan và từ đó thường xuyên liên lạc thông đồng với ông A Đào để đưa thêm nhiều người Thượng khác trốn đi Thái Lan.

Từ tháng 3 đến tháng 6/2016, mục sư A Đào đã cùng A Ga bố trí đưa 10 người ra nước ngoài trong 3 đợt.

Những người bỏ trốn khỏi nước được đưa từ Pleiku bằng xe đến cửa khẩu Mộc Bài ở Tây Ninh, sau đó đi xe ôm đến Phnom Penh, Campuchia rồi có người đón đi sang Thái Lan.

Nguyên nhân khiến người Thượng bỏ trốn cũng như hành động giúp người đi nước ngoài trái phép mà mục sư A Đào chủ mưu chỉ được báo chí trong nước tường thuật lại là do bị kẻ xấu lợi dụng và xúi giục.

Tuy nhiên theo lời khai của những người dân tộc Tây Nguyên theo đạo Tin Lành nói với Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Campuchia hay Thái Lan, thì họ trốn đi vì bị chính quyền địa phương bên Việt Nam đe dọa, buộc bỏ đạo, bắt giữ đánh đập và cấm không cho nhóm họp để cầu nguyện theo đức tin.

60 Điều Để Ghét Khi Đi Du Lịch Ở Việt Nam

From facebook: Kimtrong Lam
60 Điều Để Ghét Khi Đi Du Lịch Ở Việt Nam

Vô thẳng vấn đề, không vòng vo. Sau đây là những thứ tôi và các du khách trong và ngoài nước ghét khi đi du lịch ở Việt Nam.
1. Phí visa quá cao. Nước nghèo mà chảnh.
2. Đi đâu cũng thấy rác.
3. Ý thức xếp hàng kém, luôn chen lấn. Bực bội.
4. Toilet bẩn thấy bà ra. Vô là muốn ói, mất hết tinh thần ăn uống.
5. Giao thông thì lộn xộn.
6. Thuê phòng khách sạn phải đưa hộ chiếu cho tiếp tân, mấy nước khác chỉ photo rồi trả lại.
7. Qua đường cực kỳ khó.
8. Không khí và môi trường ô nhiễm.
9. Quán ăn đa số nhỏ và dơ.
10. Đường phố thì chật hẹp.
11. Tiếng còi ở đâu cũng có. Bóp còi là một nét văn hóa ở xứ này.
12. Mua đồ thì bị chặt chém.
13. Khách nước ngoài bị chém giá. Sao phân biệt vậy chứ?
14. Tiểu thương coi du khách như con mồi để làm tiền.
15. Tổ chức thiếu chuyên nghiệp.
16. Quá thiếu thông tin tiếng Anh.
17. Hệ thống vận chuyển lạc hậu. Đi xe thì quá lâu.
18. Tiếng Việt nghe cực kỳ chói tai.
19. Đi xe đò thì mở nhạc sến và hài. Đó là một cực hình đối với du khách Tây.
20. Chẳng có cái gì đặc trưng về văn hóa để quảng bá.
21. Đi đâu cũng thấy ăn xin, bán vé số. Thấy cảnh đó thì ăn tận hưởng cho được?
22. Khách sạn bình dân không có nước nóng.
23. Nhiều khách sạn dùng hệ thống nước nóng mặt trời. Nhiều lúc chờ dài cổ cũng không có nước nóng. Bực bội.
24. Thường xuyên bị cúp điện.
25. Nhiều toilet không có giấy vệ sinh, chỉ dùng súng nước.
26. Tiếng ồn. Ra đường thì tiếng ồn của xe, vô quán thì tiếng ồn của nhạc.
27. Đồ ăn bỏ bột ngọt nhiều.
28. Người dân không biết nói cảm ơn xin lỗi là gì.
29. Cách xe máy chặn lối ra vào cửa hàng.
30. Cừa hàng tạp hóa không để giá.
31. Tài xế taxi gian dối.
32. Vietjet thường xuyên bị hoãn.
33. Vỉa hè đã bị cướp đi. Người đi bộ phải đi xuống lề đường.
34. Cách người Việt hay soi mói người Tây.
35. Không ai biết nhường đường là gì.
36. Đi đâu cũng gặp hàng rong. Bực bội.
37. Ăn cắp vặt.
38. Nghèo, đi đâu cũng thấy nghèo và người nghèo. Tận hưởng sao nổi?
39. Hải quan hay làm tiền du khách.
40. Văn hóa ăn thịt chó, đa số ở miền bắc.
41. Cái nóng và cái nực.
42. Không có hệ thông vận chuyển công cộng. Giờ đi từ quận 1 sang quận 2 thì đi sao? Google bằng cách nào?
43. Nhân viên trong mấy khách sạn 3 sao ngoại ngữ kém.
44. Thói phun nước miếng của đàn ông.
45. Đi mát xa thì không biết đi chỗ nào đàng hoàng, toàn là gái gái gái.
46. Thái độ phục vụ của nhân viên cực kỳ tồi, nhất là ở miền bắc.
47. Thu phí vặt ở các địa điểm tham quan.
48. Thiếu toilet công cộng.
49. Thói trễ giờ của người Việt.
50. Không có khái niệm không gian riêng hoặc cá nhân.
51. Thủ tục hành chính rườm rà.
52. Thiếu thùng rác. Tìm hoài không ra.
53. Mưa là đường phố bị ngập.
54. Xe lửa giá đắt và dơ, nhất là cái toilet.
55. Mạng internet thì chậm như rùa.
56. Đồ thì đắt hơn các nước khác.
57. Đi vô siêu thị phải gửi ba lô.
58. Đa số quán ăn chỉ đầu tư cơ sở vật chất, còn đồ ăn thì tạm được chứ không có gì chuyên nghiệp.
59. Du lịch tưởng rẻ nhưng thực ra không hề rẻ tí nào.
60. Và cuối cùng, đi rồi chẳng biết mua gì đặc trưng để làm quà cả, trừ mấy thứ hàng Made In China.
Nhiều đó thôi. Ai chửi cứ chửi, ai đồng ý thì cứ đồng ý. Việt Nam nó vậy đó.