TUYÊN BỐ CHUNG

Nguồn facebook: Trần Bang
TUYÊN BỐ CHUNG

V/v: Phản đối việc đàn áp người dân lên tiếng ôn hoà, nhân vụ hành hung chị Lê Thị Mỹ Hạnh

Kính thưa bà con,

Trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ côn đồ tấn công những người lên tiếng ôn hoà như:

* Chị Đỗ Thanh Vân và anh Nguyễn Viết Dũng ngày 14/3/2017, sau khi đi tưởng niệm Thảm sát Gạc Ma, tại Hà Nội.
* Chị Lê Thị Mỹ Hạnh và anh Trịnh Đình Hoà ngày 5/4/2017, khi đang đi bộ tại Hà Nội.
* Anh Trần Hoàng Phúc & Huỳnh Thành Phát bị đánh ngày 13/4/2017 tại Quảng Bình.
* Chị Nguyễn Hương ngày 22/4/2017, khi đang đi làm từ thiện tại Đakrong, Quảng Trị.
* Anh Trương Văn Dũng bị côn đồ – nhưng sau phát hiện là công an – tấn công ngày 30/4/2017 khi đang quay phim người dân giương biểu ngữ phản đối Formosa, tại Hà Nội.
* Anh Nguyễn Peng ngày 1/5/2017, tại Sài Gòn.

Đỉnh điểm của sự việc xảy ra ngày 2/5/2107, côn đồ xông vào nhà riêng chị Nguyễn Hương tấn công ba người phụ nữ là chị Nguyễn Hương, chị Lê Thị Mỹ Hạnh và một người bạn. Bọn chúng sau đó còn trắng trợn công khai clip đánh người này lên Facebook ở tài khoản Phan Sơn Hùng: https://www.facebook.com/phansonhung.phanhung/posts/1652523578098882.

Vì vậy, chúng tôi, những tổ chức XHDS và công dân Việt Nam kí tên dưới đây tuyên bố:

1. Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều thảm hoạ và nguy cơ cho đất nước như mất đất, mất biển vào tay chính quyền Trung Quốc, thảm hoạ môi trường Formosa, nạn tham nhũng, sự suy thoái kinh tế và gia tăng các thuế phí đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Người dân lên tiếng phản đối là điều hiển nhiên, đó là quyền cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp và được pháp luật bảo vệ. Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho những công dân được nói lên ý kiến của mình.

2. Việc để xảy ra những vụ tấn công nhằm vào công dân Việt Nam chỉ vì họ lên tiếng ôn hoà là trách nhiệm của công an Việt Nam. Công an Việt Nam đã không hoàn thành trách nhiệm bảo vệ công dân; thậm chí đã có nhiều bằng chứng chứng tỏ công an bao che, dung túng và đứng đằng sau những vụ việc này.

3. Chúng tôi, những tổ chức XHDS và cá nhân kí tên dưới đây luôn vận động người dân lên tiếng trong ôn hoà nhằm tạo sự thay đổi tốt đẹp cho đất nước nhưng chính quyền thường xuyên tuyên truyền quy chụp họ phản động, vô hình dung kích động bạo lực, đe doạ, trấn áp và vu khống họ. Chính điều này làm xuất hiện những nhóm dư luận viên, những nhóm côn đồ ngày càng trắng trợn công khai sử dụng bạo lực. Chính những hành động đó tạo ra những bất ổn xã hội mà hậu quả của nó là không lường trước được.

4. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi chính quyền chấm dứt hành động tuyên truyền gây kích động bạo lực và nhanh chóng xử lý những tổ chức và cá nhân công khai kích động bạo lực, trấn áp và vu khống người dân Việt Nam như trên các trang facebook Tô Lâm, Trần Đại Quang và Phan Sơn Hùng trên đây.

Trong vòng 48h khi ra tuyên bố này, nếu chính quyền không có biện pháp xử lý thích hợp, chúng tôi sẽ kêu gọi biểu tình toàn quốc để phản đối lên án những hành động bạo lực đàn áp người dân.
Trân trọng!

Các tổ chức XHDS và cá nhân đồng đứng tên:
1. Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
2. Diễn đàn XHDS. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
3. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy giáo Vũ Mạnh Hùng.
4. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
5. Nhóm Văn Lang (Cộng Hòa Séc). Đại diện: Ông Nguyễn Cường.
6. Diễn Đàn Dân Chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.
7. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ
8. Hội Anh em Dân Chủ. Đại diện: Ông Nguyễn Trung Tôn.
9. Giáo Hội Liên Hữu LuTheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
10. Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Phạm Thanh Nghiên.
11. Con Đường Việt Nam. Đại diện: Ông Hoàng Văn Dũng.
12. Hội bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Bà Hà Thị Vân
13. Hội Ái hữu Tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
14. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Bà Ngô Thị Kim Hoa (Sương Quỳnh)
15. Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
16. Phong trào Lao Động Việt. Đại diện: Bà Đỗ Thị Minh Hạnh.
17. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Bà Nguyễn Thị Bích Ngà
18. No-U FC. Đại diện: Ông Lã Việt Dũng
19. Nhóm Green Trees. Đại diện: Ông Đặng Vũ Lượng
20. Hội Cựu TNLT, BS Nguyễn Đan Quế và LM Phan Văn Lợi, đồng Chủ tịch, đại diện
21. Trang tin Dân Luận. Đại diện: Ông Nguyễn Công Huân
22. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Nguyễn Văn Lý
23. Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải và Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
24. Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần Túy. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển & Ông Lê Văn Sóc
25. Diễn đàn XHDS. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
26.

Các cá nhân:
1. Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình. Hà Nội.
2. PGSTS Hoàng Dũng, TPHCM
3. CTNLT Huỳnh Anh Tú. SG
4. CTNLT Phạm Thanh Nghiên. SG
5. Nhà báo độc lập Lê Anh Hùng. Hà Nội.
6. Ông Nguyễn Khắc Mai. Hà Nội.
7. CTNLT Lê Thăng Long. SG
8. Kha Lương Ngãi – Nguyên PTBT báo SGGP, thành viên CLB LHĐ. Sài Gòn
9. Nghệ sĩ Lại Thị Ánh Hồng – thành viên CLB LHĐ. Sài Gòn
10. Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy. Hà Nội.
11. Lê Thân – Cựu tù Côn Đảo. Thành viên CLB LHĐ. Sài Gòn.
12. Nhà báo Võ Văn Tạo. Nha Trang
13. Diễn viên, đạo diễn, NSUT Nguyễn Thị Kim Chi. Sài Gòn
14. Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. CLB Nhà báo tự do. Hoa Kỳ.
15. Nhà giáo Pháp – Việt André Menras
16. Nhà thơ Hoàng Hưng. Sài Gòn.
17. Thương binh Phan Khang. Hà Nội
18. Nguyên PGĐ Cty XNK Lâm sản 21 Vũ Minh Thoa. Khánh Hòa.
19. Blogger Phạm Hải. Khánh Hòa.
20. Kỹ sư Khổng Hy Thiêm. Khánh Hòa.
21. Kỹ sư Bùi Quang Vơm. Pháp
22. Luật sư, CTNLT Lê Công Định. Sài Gòn.
23. Mục sư Đoàn Văn Diên.
24. Paulus Lê Sơn, Phóng viên tự do, TNLT
25. Giáo viên Đào Thu. Hà Nội.
26. Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long. Sài Gòn.
27.

Chúng tôi tiếp tục đón nhận sự ủng hộ của các tổ chức XHDS và cá nhân. Nếu sẵn sàng đồng hành, xin quý vị gửi ký tên về e-mail: [email protected].

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

No automatic alt text available.
 
 

Chính thống hay nguỵ quyền

Chính thống hay nguỵ quyền

(Trình bày tại Montreal ngày 30-4-2017)

Trần Gia Phụng (Danlambao) – Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa về phần mình, gọi Quốc Gia Việt Nam (QGVN) rồi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là “ngụy quân”, “ngụy quyền”… Bài nói chuyện nầy xin dựa vào lịch sử để xác định rõ ràng ai là chính thống và ai là ngụy quyền?

  1. Định nghĩa 

Trong chữ “chính thống”, thì “chính” là “ngay thẳng”, “đích xác”; còn “thống” là “mối tơ”, giềng mối nối tiếp nhau. Nói chung, “chính thống” là dòng chính từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Ví dụ dòng chính của một dòng họ, một môn phái, một học thuyết. Trong chính trị, chính thống là sự tiếp nối chính thức từ đời trước qua đời sau, đúng theo luật định, tập quán, phong tục…

Trái với “chính” trong chữ “chính thống”, là “ngụy”. “Ngụy” có nghĩa là giả, không thật, không chính thống. Các nhà cầm quyền thường tự cho mình là chính và dùng chữ “ngụy” để chỉ những đối thủ chính trị, như ngụy triều, ngụy quyền, ngụy quân. Ví dụ gần nhứt trong lịch sử là nhà Nguyễn (vua Gia Long) gọi nhà Nguyễn (vua Quang Trung) là “ngụy triều”, “ngụy Tây”, “ngụy Tây Sơn” … 

Nhân viết về nhà Tây Sơn, sử gia Trần Trọng Kim bàn rằng: “Những người làm quốc sử nước Tàu và nước ta thường cứ chia những nhà làm vua ra chính thống và ngụy triều. Nhà nào, một là đánh giặc mở nước, sáng tạo ra cơ nghiệp, hai là được kế truyền phân minh, thần dân đều phục, ba là dẹp loạn yên dân, dựng nghiệp ở đất trung nguyên, thì cho là chính thống. Nhà nào, một là làm tôi cướp ngôi vua, làm sự thoán đoạt không thành, hai là xưng đế, xưng vương ở chỗ rừng núi, hay là ở đất biên địa, ba là những người ngoại chủng vào chiếm nước làm vua, thì cho là ngụy triều.” (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn, Nxb. Tân Việt, in lần thứ bảy, 1964, tr. 367, chương “Nhà Nguyễn Tây Sơn”.) 

Tuy vậy, có triều đại cầm quyền do đảo chánh, cướp ngôi, lúc đầu bị xem là ngụy triều, nhưng nhờ có công chống ngoại xâm hay xây dựng đất nước hợp lòng dân, nên được gọi là chính thống. Trái lại, có triều đại chính thống, nhưng về sau trở nên tàn bạo hoặc cầu viện ngoại bang, thì lại bị xem là ngụy triều.

Ngoài những tiêu chuẩn trên đây, ngày nay trên toàn thế giới, một chế độ được xem là chính thống khi được dân chúng chọn lựa qua một cuộc phổ thông đấu phiếu minh bạch, tự do dân chủ, xây dựng đất nước, tôn trọng dân quyền và nhân quyền, bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm. Nói ngắn gọn, một chế độ chính thống là một chế độ “của dân, do dân và vì dân”.

  1. Quan điểm của cộng sản

Trong cuộc chiến 1946-1954, lúc đầu CSVN gọi các đối thủ chính trị là “Việt gian”, “phản động”, “bù nhìn”, “tay sai thực dân Pháp”. Sau hiệp định E1ysée (8-3-1949), cựu hoàng Bảo Đại thành lập chính thể QGVN và thành lập Quân đội QGVN, thì CSVN gọi quân đội QGVN là “ngụy binh” và sau đó gọi quân đội VNCH là “ngụy quân”, chính thể VNCH là “ngụy quyền”.

Hồ Chí Minh (HCM) bắt đầu dùng chữ “ngụy binh” trong các bài báo từ năm 1951, đăng lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 (in lần thứ hai, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000). 1) “Vận động ngụy binh”, ký tên Đ.X, báo Cứu Quốc số 1851, 30-6-1951. (Tập 6, tr. 234.) 2) “Thư gửi các ngụy binh”, ký tên Hồ Chí Minh, báo Cứu Quốc, số 1915, 28-9-1951. (Tập 6 tr. 305.) 3) “Lời kêu gọi ngụy binh quay về với tổ quốc”, ký tên Hồ Chí Minh, báo Nhân Dân, số 32, 15-11-1951. (Tập 6 tt. 332-333.) …

Trong suốt cuộc chiến 1960-1975, và nhứt là sau 30-4-1975, ngày nào đài phát thanh và đài truyền hình CS cũng ra rả rêu rao và lên án “ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn”. Tuy nhiên, không phải CS tự tiện gọi đối thủ là “ngụy”, thì CS tự nhiên trở thành chính thống. Vấn đề là sự đánh giá của quần chúng, sự phán xét của lịch sử, dựa trên thành quả của nhà nước CS trong lúc nắm quyền lực.

Muốn đánh giá thật đúng thì phải qua thời gian thử thách. Nay đã hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, có lẽ là thời gian đã quá đủ để người Việt hiểu CS thấu tận “ngọn nguồn lạch sông”, để đánh giá chế độ CS. 

  1. Trước năm 1975 

Xin bắt đầu khi chế độ CS mới thành lập. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 14-8-1945, chính phủ Trần Trong Kim sụp đổ. Hồ Chí Minh (HCM) cùng mặt trận Việt Minh (VM) nổi lên cướp chính quyền ở Hà Nội, gởi điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị. (Nhóm chữ “cướp chính quyền” do VM đưa ra.) 

Lúc đó, đại sứ Nhật ở Huế đề nghị giúp vua Bảo Đại dẹp VM, vì lực lượng Nhật ở Việt Nam còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, vì lòng yêu nước thương dân, vì muốn tránh nội chiến, vua Bảo Đại từ chối đề nghị của đại sứ Nhật, và tuyên chiếu thoái vị ngày 25-8, rồi làm lễ thoái vị ngày 30-8-1945, trao quyền cho VM, tạo thời cơ lịch sử rất thuận lợi, giúp HCM và VM thế kế tục chính thống hợp pháp trước quốc dân Việt Nam và cả chính trường quốc tế. 

Lúc đó, ít ai biết HCM và VM là cộng sản (CS), kể cả vua Bảo Đại. Trong “Tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-1945, HCM nói: “Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa…” Như thế là HCM tự hào rằng VM cướp chính quyền, chứ không phải do vua Bảo Đại trao lại, phủ nhận thiện chí của vua Bảo Đại, và phủ nhận luôn sự truyền thừa chính thức từ triều đình Huế mà vua Bảo Đại tượng trưng. 

Dù mới cầm quyền, HCM và VM để lộ ngay bản chất độc tài đảng trị. Vì vậy, khi thoát qua được Hồng Kông, và gặp lại Trần Trọng Kim vào tháng 8-1947, cựu hoàng Bảo Đại nói với Trần Trọng Kim: “Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 146.) Ý kiến của Bảo Đại có thể xem là lời tuyên bố phủ nhận tất cả những gì mà trước đây vua Bảo Đại đã lầm khi tin tưởng giao quyền cho HCM. Đây là trường hợp mà trong dân gian thường nói là “trao duyên lầm tướng cướp”.

Qua việc HCM tự hào đã cướp chính quyền và việc cựu hoàng Bảo Đại nhận ra sai lầm vì đã trao quyền cho bọn du côn, thì VNDCCH chắc chắn không phải là chính thể kế truyền chính thống của nhà Nguyễn, hay của chính phủ Trần Trọng Kim.

Khi Pháp trở lui Việt Nam, HCM nhượng bộ Pháp để duy trì quyền lực, ký liên tiếp hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), công nhận sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam. Dần dần, bị Pháp áp lực mạnh mẽ, HCM họp Trung ương đảng CS tại Vạn Phúc (gần Hà Nội) ngày 18 và 19-12-1946, quyết định tấn công Pháp, nhằm trốn chạy khỏi Hà Nội, và đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt.

Việt Minh thua chạy cho đến năm 1949. Khi Trung Cộng thành công ở Trung Hoa năm 1949, thì đầu năm 1950, HCM qua Tàu rồi qua Liên Xô cầu viện. Hồ Chí Minh qua Tàu cầu viện năm 1950 thì có khác gì bà thái hậu nhà Lê qua Tàu cầu viện năm 1788? 

Trong Đại hội 2 đảng CSĐD vào tháng 2-1951 tại Tuyên Quang, để đưa đảng Cộng Sản (CS) hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng Lao Động (LĐ) do Stalin đặt, HCM phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin…lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.”. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152.) 

Chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông hoàn toàn xa lạ đối với người Việt Nam, không nằm trong dòng văn hóa dân tộc cổ truyền chính thống. Ai cũng biết đây là loại chủ nghĩa không tưởng, không thể thực hiện được. Ngay cả những người hầu như đồng thời với NAQ, như hai nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và nhà văn Phan Khôi đều chỉ trích chủ nghĩa Mác-Lê. 

Khi khởi chiến năm 1946, VM rất cần giới trí thức tiểu tư sản để lôi cuốn quần chúng. Thời nào cũng vậy, trí thức tiểu tư sản là lớp người trung gian giữa nhà cầm quyền với quần chúng và là thành phần nòng cốt thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, khi được Trung Cộng viện trợ, VM khá vững, HCM theo chủ trương của Mao Trạch Đông, tiêu diệt giới trí thức tiểu tư sản bằng những phong trào rèn cán chỉnh quân, vì HCM và CS sợ giới nầy sẽ hướng dẫn quần chúng chống lại độc tài đảng trị CS, nên ra tay trước. 

Hồ Chí Minh còn học theo Mao Trạch Đông tổ chức những cuộc Cải cách ruộng đất kinh thiên động địa, gây chia rẽ dân chúng, gây căm thù giai cấp và làm cho bàn tay nông dân nhuốm máu đồng bào, không còn con đường rút lui, mà chỉ còn con đường duy nhất là phải nhắm mắt vâng phục CS.

Khi Trung Cộng gởi viện trợ qua giúp và nhất là gởi cố vấn qua điều khiển chiến tranh, thì VM tuân phục tuyệt đối sự lãnh đạo của cố vấn Trung Cộng. Cố vấn Trung Cộng chỉ đông thì đánh đông, chỉ tây bắc thì lên tây bắc, chỉ ngừng đánh để họp Genève thì lo họp, chỉ chia hai đất nước ở vĩ tuyến 17, thì tuân lệnh ngay lập tức. Tất cả những trận đánh lớn nhỏ của bộ đội VM, từ Đông Khê đến Điện Biên Phủ, đều nhờ khí tài và cố vấn Trung Cộng, do quân ủy Bắc Kinh chỉ huy. Võ Nguyên Giáp chẳng qua là đốc công chiến trường, còn Hồ Chí Minh là thư ký chiến trường cho đoàn cố vấn và quân ủy Bắc Kinh mà thôi.

Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt Nam cử người qua Bắc Kinh năm 1956 xin viện trợ nhằm đánh Nam Việt Nam. Lúc đó, Trung Cộng ra tuyên bố tự ý xác định hải phận của Trung Cộng là 12 hải lý, và khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Để trả ơn Trung Cộng, Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958, với sự chuẩn thuận của HCM và đảng Lao Động, theo đó CSVN “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”. Như thế có nghĩa là CSVN nhượng hai quần đảo nầy cho Trung Cộng.

Chưa hết, trong cuộc chiến 1960-1975, Lê Duẩn còn khẳng định: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô.” (Nguyễn Mạnh Cầm (ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000) trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-1-2013.) 

  1. Thực tế đời sống

Một kinh nghiệm thực tế rất dễ nhận thấy trong chiến tranh, là khi CS tiến đánh đến đâu, thì dân chúng bỏ phiếu bằng chân ngay tức khắc, chạy khỏi đó, và trốn về phía Quốc Gia hay Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1954, sau hiệp định Genève (20-7-1954), khoảng một triệu người bỏ nhà cửa, ruộng vườn di cư vào Nam. Ngày 30-4-1975, CS chiếm Nam Việt Nam, thì dân chúng tìm tất cả các cách trốn chạy ra khỏi nước.

Tuy chiến thắng ngày 30-4-1975, thống nhất lãnh thổ, nhưng CS không thống nhất được lòng dân và chủ nghĩa CS không chiến thắng được văn hóa miền Nam. Nói cách khác, do hoàn cảnh quốc tế, CS đã chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa, nhưng CS không thể tiêu diệt được tinh thần Việt Nam Cộng Hòa. Bằng chứng là sau năm 1975, người Bắc vào Nam học theo văn hóa miền Nam, đọc sách miền Nam, nghe nhạc miền Nam, ăn bận theo kiểu người Nam, chở hàng từ Nam ra Bắc, nghĩa là miền Bắc được Nam hóa. Cách đây 10 ngày, một trung niên người Sài Gòn sinh trong thập niên 90 (dưới 30 tuổi), lớn lên dưới chế độ CS, đã trả lời đài RFA rằng: “Gọi là giải phóng miền Nam thì không hợp lý vì không thể nào một thằng nghèo đi giải phóng một thằng giàu.” (RFA, ngày 20-7-2017)

Sau năm 1975, CS đổi quốc hiệu là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Đây là một cuộc áp đặt trắng trợn vì đại đa số dân chúng Việt Nam không theo CS. Số đảng viên CS từ trước đến nay luôn luôn dưới 10% tổng dân số Việt Nam.

Cho đến nay, tức hơn bốn mươi năm sau ngày 30-4-1975, đảng CS vẫn không thay đổi bản chất độc tài, đảng trị, toàn trị. Ngày nay, nguyên tắc nầy được đảng CS thể hiện công khai bằng điều 4 hiến pháp rất nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết.

Để có thể đứng vững, sau năm 1975, CSVN dựa vào Liên Xô cho đến năm 1990. Khi Liên Xô sụp đổ, CSVN thần phục Trung Cộng. Cho đến nay, chưa ai biết nội dung hội nghị Thành Đô (Trung Hoa), trong hai ngày 3 và 4-9-1990 giữa CSVN với Trung Cộng. Chỉ biết sau hội nghị nầy, CSVN nhục nhã ký hai hiệp ước liên tiếp: 1) Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc ngày 30-12-1999, nhượng cho Trung Cộng ải Nam Quan, một nửa thác Bản Giốc, một số diện tích đất biên giới. 2) Hiệp ước phân định lãnh hải ngày 25-12-2000, mất vào tay Trung Cộng 10,000 km2 mặt biển Vịnh Bắc Việt. 

Về kinh tế, cũng sau ngày 30-4-1975, do chính sách kinh tế chỉ huy, Việt Nam càng ngày càng suy sụp. Sợ nội loạn xảy ra, tuy vẫn cương quyết giữ vững nguyên tắc độc quyền chính trị, nhưng từ năm 1985, CS bắt đầu thay đổi về kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Do CS mới ứng dụng kinh tế thị trường, cơ chế lỏng lẻo, các doanh nghiệp nhà nước (công ty quốc doanh) được ưu đãi, vay vốn ngân hàng nhà nước dễ dàng, tài sản chung không ai quý. Nạn tham nhũng bùng nổ mạnh mẽ. Cán bộ CS cấu kết với nhau thành những nhóm lợi ích trong chính quyền, liên hệ đến các thế lực chính trị. Những nhóm lợi ích nầy va chạm nhau, tranh ăn hối lộ, tranh chấp quyền lợi, đưa đến chia rẽ trong nội bộ CSVN.

Tham nhũng tràn lan từ lớn đến nhỏ, từ trên xuống dưới, trong tất cả các ngành của nhà nước, nặng nhứt là ngành công an, nhà đất, hải quan. Tham nhũng chẳng những cướp nhà, cướp đất, mà còn bán đất cho ngoại bang, tạo ra những tệ nạn khủng khiếp như vụ bauxite ở Cao nguyên Trung phần, và nhất là vụ Formosa gây ô nhiễm độc hại về lâu về dài, làm cho dân chúng điêu đứng. 

Cộng sản thường tự hào là đã mở các cuộc cải cách ruộng đất để chia đất cho người nghèo. Ngày nay, CS cướp đất của người nghèo, bán cho công ty nước ngoài hay cho công ty nước ngoài thuê dài hạn, dài hơn cả thời hạn cho nông dân thuê đất. Dân chúng bị cướp nhà, cướp đất, mất hết đất đai mưu sinh, nên liều chết tranh đấu bảo vệ đất, khiếu nại, kiện tụng hằng ngày, tạo thành phong trào dân oan trên toàn quốc.

Tiếp xúc với cử tri quận 4 TpHCM (tức Sài Gòn cũ) ngày 3-12-2014, Trương Tấn Sang (chủ tịch nhà nước CS 2011-2016) phát biểu: “Hiện tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà trở thành bè cánh bao che cho nhau.” 

Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thử đảng CS từ 2011) ví von tham nhũng là giặc nội xâm, và đã phát biểu như sau khi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội ngày 17-10-2016: “Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm càng khó hơn vì là ta đánh vào ta.” (BBC tiếng Việt ngày 17-10-2016.) Ta đánh vào ta thì lấy ai phục vụ chế độ? Đảng CS bèn thả lỏng tham nhũng để cùng nhau bảo vệ chế độ CS. 

Đặc biệt, khi nhìn lại chế độ CS hiện nay, Nguyễn Phú Trọng đã thốt lên ngày 23-10-2013 tại quốc hội Hà Nội, nhân thảo luận về việc sửa đổi hiến pháp năm 1992: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam chưa?” (Các báo Internet ngày 24-10-2013.) Sao ngụy vậy? Không hoàn thiện được, sao buộc dân Việt phải theo? 

Trong khi đó, nhờ internet, nhờ thông tin, sách vở từ nước ngoài tràn vào, dân chúng càng ngày càng thấy rõ bản chất gian tham của CS. Từ đó dân chúng khinh thường cán bộ CS, không còn sợ sệt CS như trước nữa. Cách đây hơn 40 năm, không ai có thể tưởng tượng nổi là có những cuộc biểu tình hàng chục ngàn người chống đối CS. Cũng không ai có thể tưởng tượng hàng ngày, người dân công khai nguyền rủa chế độ, cán bộ, công an khắp nước, được đưa lên Internet hoặc face book, You tube…

  1. Quan điểm của dân chúng

Sau những kinh nghiệm lịch sử và sau những kinh nhiệm bản thân, dân chúng Việt Nam ngày nay đã nhận định rõ ràng ai là chính thống, ai là ngụy quyền. Nhận định nầy gồm hai phần:

  1. a) Thứ nhứt, dân chúng bất mãn đối với chế độ CS: Hiện nay, ngày nào cũng có những cuộc biểu tình, kiện tụng, phản đối từ thành phố đến nông thôn trên toàn quốc. Các biểu ngữ trong các cuộc biểu tình thật đầy đủ ý nghĩa: “Đảng CSVN 1 tập đoàn tội đồ có tổ chức. Mục đích chỉ là để áp bức bóc lột hút máu dân Việt.”Hoặc “Đảng Cộng sản, còn chế độ công an trị dân ta còn mất hết quyền làm người.”

Sinh viên Lê Trung Thành đã viết: “Các anh ơi! Các chị ơi! Các mẹ ơi! Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập, tự do, hạnh phúc.” (đăng trên các web site13-03-2009.) Càng ngày, các cuộc biểu tình càng mạnh mẽ, như vụ Fomosa ở Ha Tĩnh, vụ xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở Hà Nội.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ đơn sơ về việc đánh giá của quần chúng đối với chế độ CS. Còn một kho tài liệu lớn lao chưa được đề cập đến trong bài nầy. Đó là sách báo, hồi ký của những nhà văn, những cán bộ hưu trí, từng một thời theo CS, mà “Đến già mới chợt tỉnh”. (Tên tác phẩm của Tống Văn Công). Ví dụ Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên … 

  1. b) Thứ hai, phản ứng tâm lý tự nhiên của người dân là càng chống đối CS thì càng nhớ lại chế độ trước CS, tức Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Những người lớn tuổi đã từng sống dưới thời VNCH thì tiếc nuối một thời tự do dân chủ đã qua. Dân chúng Bắc Việt Nam và giới trẻ trên toàn quốc sinh sau năm 1975, chưa biết về VNCH, nhưng nhờ Internet, nên có cơ hội tìm hiểu VNCH, so sánh với chế độ CS, thì họ mới nhận chân được giá trị của VNCH. Thế là VNCH bắt đầu sống lại trong lòng dân chúng. 

Từ đó, khắp nước Việt Nam, kể cả Hà Nội và các tỉnh Bắc Việt Nam, xuất hiện lá Cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa, tung bay trong các buổi lễ tưởng niệm, trong các cuộc biểu tình. Cả những bản hùng ca, những bản nhạc vàng VNCH, được hát vang trong các cuộc tập họp đông người, ngay cả trên đường phố Hà Nội. Đây chính là biểu hiện ước mơ thầm kín của dân chúng trong nước, mong đất nước được sống như thời VNCH thuở trước. Tự do, dân chủ, tự hào dân tộc, cương quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Ước mơ nầy chính là ý dân, lòng dân.

Một người dân Hà Nội đã viết: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”,/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa./ Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ,/ Bởi các anh ngả xuống vì Hoàng Sa.” (http://phanduykha.wordpress.com, Phan Duy Kha, “Sẽ có một ngày lấy lại Hoàng Sa”, 14-1-2014.) 

Sinh viên Nguyễn Viết Dũng, người Nghệ An, học đại học Hà Nội, bị bắt trong cuộc biểu tình ở hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vì anh bận áo quần quân nhân VNCH. Sau 15 tháng tù giam, ngay khi bước ra khỏi nhà tù, Dũng bận áo trắng, trên ngực mang cờ Việt Nam Cộng Hòa, trên tay xăm hai chữ SÁT CỘNG. 

Kết luận

Nếu muốn viết đầy đủ vấn đề chính thống hay ngụy quyền ở Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua, thì có thể cả một quyển sách cũng chưa đủ, nhưng ở đây thời gian không cho phép, nên bài nầy chỉ phác thảo sơ lược những nét chính của vấn đề. 

Vấn đề chính thống hay ngụy quyền không phải tự biên tự diễn như CS mà được. Cộng sản chỉ giỏi to miệng tự đề cao và to miệng vu khống người khác. Việc thẩm định chính thống và ngụy quyền sẽ do lịch sử phán xét, dựa trên nền tảng dân ý. “Trăm năm bia đá thì mòn,/Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.” Bia miệng chính là dân ý lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử. 

Dân ý ở trong nước hiện nay như thế nào thì mọi người đều đã biết, khi các cuộc biểu tình đòi quyền sống, đòi tự do dân chủ, đòi dân quyền và nhân quyền, chống Trung Cộng, phản đối chế độ CS, hằng ngày được phổ biến lan tràn trên Internet. 

Những biểu ngữ, những khẩu hiệu của dân chúng cho thấy cộng sản chỉ là một chế độ hành dân, hại dân và phản dân. Điều nầy không có gì là lạ, vì chế độ CS dựa trên chủ thuyết Mác-Lê, mà ngày nay, ai cũng biết chủ thuyết Mác-Lê chỉ là một ngụy thuyết. Ngụy thuyết Mác-Lê sinh ra ngụy đảng CS và ngụy quyền CS. 

Ngược lại, cũng trong các cuộc biểu tình, các lễ tưởng niệm, các cuộc tụ họp của dân chúng, ý dân, lòng dân được thể hiện qua sự xuất hiện của lá Cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa, hiện đang bị CS cấm đoán. Cấm đoán thì cấm đoán, nhưng làm sao cấm được ý dân, ngăn được lòng dân.

Vì nhiều lý do phức tạp, Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại trong cuộc chiến vừa qua, nhưng sau cơn gió bụi trong thời chiến làm mờ mịt thức mây, ngày nay mọi người đều sáng mắt ra, mới hiểu ra vấn đề, và ước mơ Việt Nam Cộng Hòa trở lại. Việt Nam Cộng Hòa tuy chưa hoàn hảo, nhưng nhân bản, dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng, cương quyết bảo vệ lãnh thổ, chống ngoại xâm. (Ở Việt Nam có chuyện tiếu lâm là mấy ông thầy bói mù cũng sáng mắt ra sau năm 1975.) 

Ý dân, lòng dân là nền tảng để lịch sử phán xét. Với nền tảng ý dân và lòng dân hiện nay như thế, rõ ràng Việt Nam Cộng Hòa mới đúng là chế độ chính thống trong cuộc chiến vừa qua. Lòng dân ước mơ, lòng dân mong đợi, thì trước sau gì Việt Nam Cộng Hòa cũng sẽ có ngày trở lại. Hiện tình rối loạn trong nước cho thấy ngày đó sẽ không xa.

(Montreal, 30-4-2017)

Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com

Vụ Lê Mỹ Hạnh: Chính quyền có tôn trọng luật?

Vụ Lê Mỹ Hạnh: Chính quyền có tôn trọng luật?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-05-03
 
Cảnh sát mặc thường phục đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 02 tháng 6 năm 2013.

Cảnh sát mặc thường phục đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 02 tháng 6 năm 2013.

AFP photo
 
 Ngày 2 tháng 5 một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội với nhiều lời bình luận và tức giận. Một nạn nhân trong video được xác định là nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh và hai người bạn bị một nhóm người không quen biết hành hung.

Phạm tội công khai vẫn chưa bị khởi tố

Âm thanh và hình ảnh của video được công khai trên trang facebook của chủ tài khoản có tên Phan Hùng.

Sau gần một ngày im lặng, hai tờ báo của nhà nước Việt Nam lần lượt đưa tin về video hành hung hai người phụ nữ được chia sẻ trên mạng xã hội. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh trích lời trung tá Trần Văn Hiếu, trưởng công an quận 2, rằng đang điều tra vụ việc.

Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh thì trích lời đại tá Nguyễn Sỹ Quang, người phát ngôn của cơ quan công an thành phố Hồ Chí Minh cũng nói rằng đang điều tra và đây là trường hợp có dấu hiệu phạm tội hình sự.

Tôi nghĩ là họ được bảo kê của một thế lực nào đó, hoặc chính những người an ninh mà tôi trải qua sau một năm tôi tham gia hoạt động.
– Bà Lê Mỹ Hạnh

Tuy nhiên theo ý kiến của luật sư Lê Công Định thì vụ việc cần phải được khởi tố ngay vì tính chất nghiêm trọng của nó. Ông cho biết:

“Về phương diện pháp lý thì vụ tấn công vừa rồi rất nghiêm trọng bởi vì có nhiều dấu hiệu tội phạm ở đây. Thứ nhất là xâm phạm chỗ ở của người khác, thứ hai là cố ý gây thương tích, và cái yếu tố tăng nặng của nó là thách thức dư luận và xem thường pháp luật. Ở đây cũng là dùng số đông để tấn công tức là tội phạm có tổ chức. Tôi cho là sự việc lần này phải được khởi tố và làm một cách nghiêm túc và đầy đủ theo đúng thủ tục pháp lý.”

Chúng tôi tìm cách liên lạc với chủ trang facebook Phan Hùng để tìm hiểu lý do tại sao anh ta lại công khai những hành động mang tính chất phạm tội rõ ràng như vậy, nhưng không liên lạc được, mặc dù trang facebook của anh ta vẫn còn hoạt động với những video hành hung người khác mà anh ta là người thực hiện.

Nạn nhân Lê Mỹ Hạnh nói với chúng tôi về cảm giác của bà sau khi bị hành hung:

“Đến lúc này cái cảm giác mình bị ám ảnh khi bước chân ra ngoài đường, mình cảm thấy sự nguy hiểm luôn luôn ở bên cạnh mình, với một sự tấn công mà họ dám ngang nhiên đến tận phòng của một công dân bình thường, mà tôi lại không hề có mâu thuẫn gì với các đối tượng đó.”

Bà Hạnh được biết cũng tham gia những hoạt động xã hội vì mục đích dân chủ hóa Việt Nam. Đây không phải là lần đầu tiên bà Hạnh bị hành hung. Vào đầu tháng tư vừa qua bà cũng bị một số người hành hung tại Hà Nội.

Quan niệm về sử dụng bạo lực và pháp luật

Chuyện những người hoạt động xã hội bị các nhóm mặc thường phục bị hành hung là chuyện được nhiều người nói đến trên các trang mạng xã hội trong mấy năm qua. Người ta cũng nói đến những nhóm này trong các cuộc biểu tình của ngư dân và giáo dân miền Trung chống Formosa. Tuy nhiên những việc này ít khi xuất hiện trên báo chí nhà nước. Những người hoạt động có nghi ngờ rằng những người mặc thường phục đôi khi có tính chất côn đồ chính là lực lượng an ninh giả dạng để đàn áp. Bà Lê Mỹ Hạnh nói với chúng tôi:

“Tôi nghĩ là họ được bảo kê của một thế lực nào đó, hoặc chính những người an ninh mà tôi trải qua sau một năm tôi tham gia hoạt động. Tôi cũng thấy là những người an ninh cũng mặc thường phục giả danh, đánh những người đấu tranh như tôi. Nhưng nhóm này tôi không nhận diện được họ là ai, tôi gọi đó là côn đồ, phải được bảo kê thì mới dám ngang nhiên giữa ban ngày sau khi quay clip đánh tôi lại dám tung lên thách thức dư luận, thách thức cộng đồng.”

000_Hkg5241415-400.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc bị công an mặc thường phục dồn lên xe bus hôm 21/8/2011. AFP photo

Sự tham gia của các nhóm mặc thường phục trong việc kiểm soát đám đông, hay cá nhân bất đồng chính kiến không phải là mới lạ trong lịch sử cầm quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Đôi khi họ cũng được báo chí chính thống đề cập đến với danh từ quần chúng tự phát.

Từ ngữ này đã từng được dùng sau các sự kiện tôn giáo như Thái Hà mới cách đây vài năm, và xa hơn nữa là vào thời cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm khi những người cộng sản mới cầm quyền cách đây hơn nửa thế kỷ. Và trên mặt chính thức, lực lượng an ninh, chính quyền không đứng ra nhận lãnh trách nhiệm vì những kẻ thủ ác không mang đồng phục của họ.

Cách đây hơn hai năm trong một dịp kỷ niệm các liệt sĩ Hoàng Sa và Trường Sa ở Hà Nội, một nhóm những người trẻ tuổi mang theo cờ của đảng cộng sản đến phá buổi tưởng niệm và xung đột bạo lực suýt nữa đã xảy ra.

Lần này trong vụ Lê Mỹ Hạnh, người ta nghe trong đoạn video người hành hung mắng nạn nhân là phản động, từ hay được cơ quan tuyên truyền Việt Nam gán cho những người bất đồng chính kiến.

Luật sư Lê Công Định tiếp lời:

“Tôi không kết luận rằng nhà cầm quyền đứng sau lưng một việc như vậy, nhưng việc dung túng nó, khiến cho trong nhiều năm qua tình trạng bạo lực leo thang. Và nghiêm trọng hơn là lần tấn công chị Lê Mỹ Hạnh lần này, thủ phạm không những không giấu diếm hành vi tội phạm của mình mà lại còn công khai nó, đưa lên mạng xã hội để thách thức dư luận.”

Tôi không kết luận rằng nhà cầm quyền đứng sau lưng một việc như vậy, nhưng việc dung túng nó, khiến cho trong nhiều năm qua tình trạng bạo lực leo thang.
– Luật sư Lê Công Định

Sự dung túng bạo lực và sử dụng bạo lực cũng là điều nhà văn Phạm Đình Trọng nói với chúng tôi sau khi có sự việc dân chúng một làng ở tỉnh Hòa Bình bắt giam 5 nhân viên công an cách đây vài năm, ông nói rằng chính sự dung túng và sử dụng bạo lực đã tạo nên một xã hội bạo lực, vì người dân sẽ sử dụng bạo lực để đối phó với nhà cầm quyền và với nhau thay vì dùng luật pháp.

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, luật sư Lê Công Định nói:

“Tôi rất là ngạc nhiên tại sao giữa một xã hội được gọi là dựa trên pháp luật như thế này, mà thủ phạm có thể nhởn nhơ và ngang nhiên có những hành động coi thường pháp luật như vậy mà nhà cầm quyền vẫn bình chân như vại. Lẽ ra trong những sự việc như vậy thì nhà cầm quyền phải ngay lập tức khởi tố vụ án, còn việc khởi tố bị can hay không thì cần phải tiến hành điều tra thêm. Nhưng khởi tố vụ án là phải dứt khoát làm ngay lập tức. Tôi ngạc nhiên là cho đến giờ sau hơn 24 tiếng đồng hồ rồi mà vẫn không có một động thái nào từ nhà cầm quyền, ngoài cái việc họ kêu nạn nhân lên để làm việc. Thật sự mà nói tôi thấy thất vọng về một xã hội được nói là có pháp luật như thế này.”

Xây dựng một xã hội dựa trên luật pháp là điều được các quan chức cao cấp của Việt Nam thường xuyên tuyên bố trong thời gian gần đây. Những tuyên bố này ngược với những ý tưởng sơ khai của những người cộng sản khi mới cầm quyền là nghĩ rằng pháp luật sẽ trói tay họ, không để họ thực hiện được điều mà họ cho là lý tưởng xã hội, theo như tiết lộ của luật sư Nguyễn Mạnh Tường sau năm 1954.

Từ đó đến nay cái nhìn của những người cộng sản Việt Nam về luật pháp có thể đã đổi khác nhưng có lẽ họ chưa cho rằng luật pháp là trên hết khi cách đây không lâu, chính người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng Hiến pháp quốc gia, bộ luật gốc của đất nước đứng sau cương lĩnh đảng cộng sản.

Đã đến lúc người đấu tranh phải tự vệ và cần tự vệ.

Đã đến lúc người đấu tranh phải tự vệ và cần tự vệ.

Nhóm Bà Đầm Xòe.

Le Mỹ Hạnh bị đánh công khai tại phòng ở ngày 2/5/2017 tại TP Hồ Chí Minh.

Với sự suy yếu không không cưỡng lại, sự căm ghét trong dân chúng ngày một dâng cao, sự bao vậy các mặt chính trị, kinh tế và quân sự của quốc tế cũng đang xiết dần vào cổ họng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không dám trường mặt ra đàn áp dã man, trắng trợn đối với những người và phong trào đấu tranh cho dân chủ như trước nữa. Chúng không dám làm cho bộ mặt đã lem luốc của chúng thêm lem luốc hơn nữa. Chúng buộc phải ghìm lại, nhằm hạ nhiệt cơn phẫn nộ của nhân dân trong nước ngày một dâng cao và tránh sự lên án thêm của thế giới. Mục đích không dám trường mặt ra  của chúng là nhằm duy trì, kéo dài “sự sống” đang hấp hối của chế độ thêm ngày nào hay ngay đó và đặc biệt là chúng buộc phải tìm một con đường thoát thân và bảo toàn tài sản của chúng đã cướp được. Bằng chứng là, chúng đã không dám đàn áp mạnh tay dân Nghệ Tĩnh liên tục biểu tình, thậm chí còn chiếm cả trụ sở chính quyền cấp huyện. Và gần đây nhất là sự phản kháng của dân Đồng Tâm, ngay tại Hà Nội, bắt nhốt tới 38 cảnh sát cơ động kéo dài tới 5 ngày mà chính quyền cũng không dám đàn áp. Đặc biệt hơn, những nhân vật trong tứ trụ và các lãnh đạo chóp bu khác cũng như tướng lĩnh cao cấp cũng không dám hé ra dám nói một lời đe dọa nào.

Phải chăng chúng đã thay đổi?

Tên Hiệp công khai danh tính và rất hung hắng đánh anh Trương Văn Dũng ngày 1/5/2017 trên đường phố tại Hà Nội khi anh Dũng cùng nhóm biêu tình dăng biểu ngữ phản đối Formasa.

Không. Với bản chất tàn ác, tham lam, coi lợi của cá nhân phe nhóm hơn lợi ích của đất nước, dân tộc, không trường mặt ra đàn áp, không mạnh mồm đe dọa dân chúng là chúng đã “tự diễn biến” sang một phương cách đàn áp mới. Đó là chúng tổ chức và thuê mướm những côn đồ xã hội đen những dân binh dân phòng, thay mặt chúng để đàn áp. Chúng dùng lực lượng này làm cái lá khoai để che mặt đàn áp đã ghớm máu của chúng. Chúng muốn đóng vài là kẻ ngòai cuộc vô can và sắm một trọng tài cân cân nảy mực cho sự công bằng. Với vai trò này, chúng sẽ chỉ xử lý những vụ đàn áp nào quá lộ liễu, còn đa phần chúng sẽ xử lý theo kiểu có xử lý để cho chìm xuồng như các vụ đánh người đấu tranh Nguyễn Chí Tuyến, Lã Việt Dũng và nhiều vụ người đấu tranh bị đánh khác.

Giới côn đồ hồ xã hội đen gần đây liên tục trấn áp, khủng bố công khai và mạnh tay người đấu tranh là cơ sở để xã hội thấy sự thay đổi chiến thuật đàn áp mới của nahf cầm quyền. Cùng với côn đồ xã hội đen gia tăng khủng bố, những dân phòng dân binh tay cầm dùi cui  với thái độ hung hăng cũng xuất hiện nhan nhản và dày đặc ở khắp phố thị và ở làng quê. Đỗ Thanh Vân, Dũng Phi Hổ, Hồng Thái Hoàng và đặc biệt là vụ mới xảy ra ngày hôm qua, 2/5/2017 khi xã hội đen xông vào phòng ở riêng, đánh đập rất dã mãn Lê Mỹ Hạnh cùng một người bạn nữ tại thành phố Hồ Chí Minh và vụ đánh anh Trương Văn Dũng công khai ngày 1/5 trên đường phố vào lúc có nhiều người qua lại. Côn đồ xã hội đen không những công khai đánh người mà còn tự tung clips đánh người lên để khoe chiến công của chúng. Công khai hành vi khủng bố dã man người đấu tranh. Bọn côn đồ xã hội đen nhắm hai mục tiêu chính: 1, rằn mặt những người đấu tranh; 2, chúng muốn báo cáo sự việc lên cấp trên với bằng chứng cụ thế, rõ ràng để lĩnh tiền, lĩnh thưởng.

Rõ ràng tính chất của các vụ trấn áp, khủng bố mới này hoàn toàn khác với tính chất của những vụ trước trấn áp, khủng bố trước đây. Trước đây, chúng thường chỉ đánh trộm rồi mất hút tăm tính ngay. Nay chúng tự tin và mạnh tay đàn áp khủng bố người đấu tranh, ngoài lý do chúng biết những người đấu tranh không có khả năng và điều kiện để phòng vệ hoặc không dám phòng vệ, vì người đấu tranh đã nằm lòng với nguyên tắc “đấu tranh bất bạo động”. Bên cạnh đó, nhất định có thể lực đứng phía sau giật dây và bảo kê cho chúng. Đây là sự thật. Vì nếu không có những kẻ đứng phía sau bật đèn xanh và bảo kê, côn đồ xã hội đen làm sao dám tự tin khủng bố dã man người đấu tranh và công khai hành vi khủng bố như vây? Nếu không có sự bảo kê, bất đèn xanh, dại gì bọn côn đồ xã hội đen lại công khai danh tính, chấp nhận chui đầu vào rọ của công an nhà nước như vậy?

Với những hành động đàn áp khủng bố mới, tôi có suy đoán rằng, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt đầu thực hiện một chiến dịch đàn áp mới với toán tính mới. Đó là sử dụng lực lượng xã hội đen, dân binh dân phòng làm lực lượng chính đàn áp phong trào đấu tranh dân chủ. Không phải ngẫu nhiên mà ngày hôm kia 1/5 tại Hà Nội, tên thanh niên có tên là Hiệp vừa hung hăng vừa công khai danh tính khi đánh anh Trương Văn Dũng giữa ban ngày, lúc có nhiều người qua lại; và hôm qua, ngày 2/5 nhón côn đồ xã  hội đen Phan Sơn Hùng công khai hành hung dã man 2 người phụ nữ, trong đó có cô Lê Mỹ Hạnh, tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai vụ với tính chất tương tự gần như đồng thời xảy ra ở hai thành phố lớn chỉ là những màn diễn tập khởi đầu của một kịch bản mà nhà cầm quyền cộng sản đã soạn, đã thống nhất và toan tính thực hiên.

Như vậy, tình hình tới đây, những người đấu tranh cho dân chủ sẽ phải thường xuyên đối mặt với nạm đàn áp khủng bố của côn đồ xã hội đen và dân binh dân phòng.

Trước tình hình mới này, nếu những người đấu tranh không tự vệ, không cần tự vệ, nhất định chúng nó sẽ lấn tới ngày một lớn hơn, bạo liệt và thô bạo hơn, dẫn đến thiệt hại to lớn cho phong trào đấu tranh.

Tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải tự vệ và cần thiết phải tự vệ để chặn đứng chiến dịch đàn áp này.

Tôi kêu gọi, những người ưa phim hành động, những võ sĩ, võ sư, những người có cơ bắp mạnh hơn người cần thể hiện vai trò cũng như sự đóng góp của mình cho phong trào đấu tranh dân chủ.

Bọn côn đồ xã hội đen, dân binh dân phòng hành động chỉ vì tiền, lực lượng đấu tranh dân chủ chỉ cần khóa mồm vĩnh viễn dăm ba thằng là chúng phải ngoan và co vòi lại. Phải chặn đứng bàn tay tội ác của chúng lại. Nếu không, chúng sẽ càng hoành hành, những người có bản lĩnh, dám dấn thân, dám xuống đường đấu tranh trực tiếp với cộng sản cầm quyền sẽ nhụt ý chí dần và số người xuống đường cũng sẽ giảm dần.

Và khi không còn ai dám xuống đường đấu tranh thì phong trào có khóc than, có hò hét mạnh mẽ vang lừng trên mạng bao nhiêu thì cộng sản cầm quyền vẫn còn lâu mới chịu thay đổi.

Tự do không thể đổi bằng nước bọt. Đó như là một quy luật của đấu tranh và phát triển của xã hội loài người. Cái giá cho tự do của một dân tộc thường phải đổi bằng máu. Ta phải đem máu ta mà giành lấy cho ta.

Cộng sản thay đổi chiến lược đàn áp, dùng chiêu thức côn đồ xã hội đen để đàn áp, đây là lúc các lực lượng tự vệ cho đấu tranh dân chủ phải vào cuộc, xung trận.

Những người đấu tranh cho dân chủ hãy tự tin ở hành động phòng vệ chính đáng của mình. Đó là quyền hợp pháp chính đáng của bất kỳ một ai. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam hiện hành cũng có điều khoản quy định bảo vệ quyền phòng vệ chính đáng này.

Cuối cùng, tôi vui mừng mà thông tin rằng, sử dụng đến côn đồ xã hội đen, dân binh dân phòng làm cái lá khoai che đậy bộ mặt đàn áp gớm máu là tín hiệu rất rõ rang báo hiệu ngày tàn của cộng sản cầm quyền đã đến rất gần rồi.

10 GIỚI RĂN CHO NGƯỜI CHỒNG TỐT

10 GIỚI RĂN CHO NGƯỜI CHỒNG TỐT

Trần Mỹ Duyệt

Qua bài viết “Những điều bạn làm chứng tỏ bạn đang khinh thường chồng bạn”đã có một số nhận xét từ phía nữ giới.

Phần lớn cho là tác giả “bất công” hoặc “thành kiến” khi chỉ nhìn về phía các bà vợ mà không “sờ gáy”giới đàn ông.

Công bằng mà nói đàn ông, con trai, nhất là đàn ông Việt Nam rất cần phải suy nghĩ và sửa đổi lại cung cách trong vai trò làm chồng và làm cha. Cái thời “Tam tòng, tứ đức”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử theo nghĩa đen nay đã qua.

Phụ nữ ngày nay không còn là chiếc máy đẻ,người làm công, và vú em nữa. Vai trò làm vợ và làm mẹ cũng như những vai trò xã hội của nữ giới ngày càng trở nên sáng chói với những đức tính khiến đàn ông phải nể phục.

Trong thực tế để trở thành một bác sỹ, đòi hỏi ít nhất 7 năm huấn luyện, một giáo sư 4 năm, nhưng để có một người chồng tử tế, đạo hạnh biết rõ bổn phận và trách nhiệm trong gia đình thì nhiều đàn ông không cần gì hết ngoại trừ mảnh bằng “bachelor”, tức có nghĩa là “độc thân”.

Hậu quả là rất nhiều người chồng đã không biết mình làm chồng như thế nào, và làm chồng kiểu gì. Tệ hơn nữa, còn mang cái cá tính vũ phu, ươn lười, hoặc những thói xấu nghiện ngập, cờ bạc, trai gái để làm khổ cho người mà họ gọi là vợ.

Sau đây là 10 Giới Răn dành riêng cho giới đàn ông. Đúng vậy, vì những gì được dẫn chứng sau đây không chỉ có ý nghĩa tâm lý, xã hội, nhưng còn mang dấu tích Thánh Kinh, những lời từ “miệng Thiên Chúaphán ra”. Nghiêm chỉnh suy nghĩ và ứng dụng vào đời sống hôn nhân sẽ mang lại sức sống sung mãn cho hạnh phúc lứa đôi và hạnh phúc gia đình.

  1. Thương yêu vợ như chính mình. (1Pet 3:7)

Không được lợi dụng, nhưng phải tôn trọng và nâng nưu vợ như chính mình.

Adong khi nhìn thấy Evà đã thốt lên: “Đây là xương của xương tôi, và thịt của thịt tôi” (Gen 2:23).

Vì thế mà theo Thánh Phêrô, nếu người chồng không đối xử tử tế, quí trọng vợ thì khi cầu nguyện họ không được Thiên Chúa nhận lời.

Ích kỷ là một tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người tự cho mình trở nên quan trọng hơn vợ chỉ duy vì họ là đàn ông, nhưng đã quên rằng dù đàn ông hay đàn bà cũng đều do Thiên Chúa tạo dựng, và Ngài tạo dựng theo hình ảnh của Ngài.

Vì cho mình hơn vợ, có quyền trên vợ nên những người này thường có những suy nghĩ và quyết định hết sức sai lầm.

Với cái nhìn công bằng, người chồng phải coi trọng, nâng niu vợ để nói lên rằng nàng thật sự quan trọng như thế nào trong đời sống của mình. Thánh Kinh nhắc nhở bạn: “Tìm đâu được người vợ tốt? Nàng đáng giá hơn ngọc quí. Người chồng tin tưởng nơi nàng, và anh ta không bao giờ thiếu thốn.” (Prov 31:10-11) 

  1. Tôn trọng tình yêu của vợ.(Diễm Tình Ca 5:10-16)

Không được coi tình yêu mà vợ dành cho mình như thành tích mình đạt được.  Trong thời gian theo đuổi, nhiều người chồng tương lai hăm hở mong chiếm được trái tim người yêu, nhưng khi hôn nhân đã thành tựu, họ coi tình yêu như một thắng lợi. Trong khi ngườivợ lại coi hôn nhân như một hành trình vừa mới bắt đầu.

Không mấy người chồng để ý rằng áo quần họ mặc khi ra khỏi nhà, cơm nước ở nhà, mọi việc là do người vợ, và họ làm những việc ấy do động lực tình yêu họ dành cho chồng. Nhưng ngược lại, cũng không thiếu những người chồng sau một thời gian trong hôn nhân, họ bắt đầu tâm lý nhàm chán, coi tình yêu như một cái gì cũ kỹ và rồi muốn đi chinh phục một cái gì mới mẻ hơn. Những người chồng này phải nhớ lại lời thề hôn nhân của mình khi xưa với hai chữ “chung thủy” để tìm ra ý nghĩa của tình yêu. Chính họ phải lập lại những cử chỉ thân mật, lãng mạn, và trữ tình đối với vợ để duy trì và phát triển tình yêu mà họ đã có khi bước vào hôn nhân.

  1. Tôn trọng giá trị của vợ.(Phil 2:3; Prov 31:10-11)

Ích kỷ là tên sát nhân trong hôn nhân. Nhiều người đàn ông thường nghĩ rằng họ có quyền trên vợ và tốt hơn vợ đơn giản chỉ vì họ là phái nam, là chồng. Phán đoán và suy nghĩ như vậy rất sai lầm.

Một người chồng hiểu biết và tự trọng phải nói cho vợ mình biết nàng quan trọng và giá tr như thế nào trong đời sống của mình.

Sách Cách Ngôn (Proverbs) đã viết: “Tìm đâu được người vợ tốt. Nàng quí giá hơn mọi thứ kim cương. Là nơi người chồng đặt niềm tin tưởng, và chàng sẽ không bao giờ bị thiếu thốn.”

Ngoài ra, “thật là điều khôn ngoan khi người chồng tin tưởng vào sự phán đoán của vợ và nhận ra mình may mắn vì có nàng. (31:10-11)   

Chúa ban cho người phụ nữ quyền để quán xuyến mọi việc trong gia đình, vì trong gia đình người vợ có óc nhận định, phán đoán tốt hơn người chồng (Nabal & Abigail: 1 Sam 25:3,17,25,32).

  1. Ý thức bổn phận đối với vợ.(Gen 2:24)

Bổn phận cao cả nhất của người có vợ là đối với Thiên Chúa, ngoài ra là đối với vợ chứ không phải họ hàng hoặc bạn hữu. Tại sao? Thánh Kinh đã trả lời: “Vì thế người nam sẽ bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một.” (Gen 2:24) Yêu thương và nên một với vợ. Những ai bước vào đời sống hôn nhân gia đình cần phải biết rõ bổn phận này. Và điều này hoàn toàn không phản lại luật hiếu thảo.

Một quan niệm sai lầm thường thấy khi cho rằng mất cha, mất mẹ, mất anh em thì không còn nữa, nhưng mất vợ sẽ có vợ khác. Diễn giải đức hiếu thảo và tình nghĩa anh em như vậy sẽ phản lại lời hứa quan trọng làyêu thương, tôn trọng suốt đời người bạn đường của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đói no, nghèo khổ, khỏe mạnh hay bệnh tật, mà trong thực tế, đấy mới làngười theo ta và ở bên ta suốt hành trình cuộc sống.

  1. Trung thành trong những lời hứa.(Mt 5:37)

Thực hành mọi việc dù rất nhỏ mọn mà mình đã hứa với vợ. Điều này phản ảnh lời Chúa Giêsu khi nói về những lời nói: “Trong lời ăn tiếng nói, có nói có, không nói không. Thêm điều đặt chuyện là bởi lòng tà mà ra” (Mt 5:37). Người chồng tốt không chỉ chung thủy mà còn trung tín với vợ trong mọi sự. Lời hứa đối với bạn bè, với xã hội quan trọng và coi nặng thế nào, thì trong tương quan vợ chồng, những lời hứa hẹn còn phải coi trọng hơn thế nữa. Bởi đó là vì mình hứa với chính mình (vợ nên một với chồng), và không thể là người thất hứa với chính mình.   

Hứa không tiếp tục tình cảm với người phụ nữ này, người phụ nữ khác mà trong lòng không hề muốn chừa bỏ là tự mình nói dối, là nói dối vợ, là nói dối Chúa.

Hứa chừa rượu, chừa xì ke ma túy, chừa cờ bạc, chừa nói năng tục tằn thô lỗ mà không chừa cũng là tự mình dối mình, dối vợ, và dối Chúa.

Thiên Chúa không trừng phạt trước mắt, người vợ không biết và không có khả năng ngăn cấm, nhưng những lời hứa mà không giữ ấy tự nó đã trở thành mộthình phạt ghê gớm đối với người hứa. Bởi vì nó sẽ làm cho người ấy trở nên quen lờn không còn biết phải trái, biết lý lẽ, và biết trắng đen khi làm một điều gì xấu xa sau này cho vợ, cho con mình.  

  1. Tìm hiểu, tôn trọng ý kiến của vợ.(Gen 21:12)

Abraham là một người mà được vợ gọi là “lord” – chúa. Nhưng Thiên Chúa lại phán bảo ông: “những gì Sarah bảo ngươi, hãy lắng nghe nàng.” (Gen 21:12)

Người vợ và người chồng thường sống và suy nghĩ khác nhau. Đây là tâm lý khác biệt nam nữ. Nhưng người chồng khôn ngoan là người biết lắng nghe vợ. Chỉ có người chồng thiếu hiểu biết, thiếu tự tin mới lúc nào cũng luôn muốn dùng quyền gia trưởng để áp đặt và khống chế vợ mình. Lúc nào cũng tỏ ra có quyền và biết tất cảtừ chối lắng nghe vợ nhưng thực tế lại vấp ngã trong nhiều vấn đề:

 “Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người đàn bà”.

Đây cũng là định luật tâm lý và xã hội.

Nó cũng là định luật xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Thánh Phêrô có lẽ là người am hiểu hơn về đời sống gia đình nên đã khuyên những người chồng:

Sống với vợ bằng sự hiểu biết vì nàng là phụ nữ.” (1 Pet 3:7)

  1. Cùng vợ quan tâm đến những kỷ luật trong gia đình. (2 Timothy 3:15; Ephesians 6:4; Deuteronomy 6:6-9)

Mặc dù Thiên Chúa đặt người chồng làm đầu trong gia đình, nhưng điều đó cũng có nghĩa là người chồng phải hợp tác và làm việc song song với vợ để mọi việc trong gia đình được ngăn nắp, quán xuyến, và kỷ luật.

Người chồng, người cha sẽ sai lầm và tỏ ra vô trách nhiệm khi khoán trắng việc giáo dục, việc nuôi dậy con cái cho vợ, hoặc ngược lại, coi những việc đó thuộc thẩm quyền của mình. Giáo dục là nhiệm vụ của cả cha lẫn mẹ, của cả chồng lẫn vợ.

Hãy nghe lời của Thiên Chúa: “Và hỡi nhữngngười cha, đừng la mắng con cái vì nóng giận, nhưng hãy giáo dục và hướng dẫn chúng theo huấn thị của Thiên Chúa.” (Ephesians 6:4)

Trong gia đình người vợ tuy không phải là đầu, nhưng lại là người thầy rất ảnh hưởng và quí mến của con cái. Bổn phận người chồng, do đó, là dùng quyền gia trưởng của mình để duy trì kỷ luật trong học đường này cùng với cô giáo là người vợ.

  1. Không nhìn vợ hàng xóm. (Prov 5:15-20; Job 31:1; Jer 5:8)

Giới răn này, lời khuyên này có lẽ nhiều người đàn ông không thích nghe và cũng không muốn giữ. Nhưng đó là điều giúp cho đời sống hôn nhân, đời sống vợ chồng của chính họ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và giá trị.

Ngoài giới răn “không làm chuyện dâm dục” thì giới răn “chớ ham muốn vợ người” là những giới răn Thượng Đế muốn dùng để kìm hãm sự ham muốn quá độ, và khả năng phá vỡ hạnh phúc gia đình mình cũng như gia đình những người khác.

Những đàn ông ngoại tình, những người dòm ngó vợ người khác được ví như:

“Chúng là những con ngựa động cỡn bất kham, lúc nào cũng hú hí với vợ người hàng xóm.” (Jer 5:8)

Người chồng tử tế chỉ cần chung thủy với một mình vợ cũng đã đủ. Lời Thiên Chúa phán về điều này như sau:

 Con hãy giữ làm của riêng mình,

đừng để cho người khác dùng chung.

Ước gì nguồn nước của con được Chúa chúc lành.

Hãy hưởng thú vui bên người vợ thời son trẻ.

Nàng là nai vàng đáng yêu, là sơn dương kiều diễm.

Ước chi tấm thân nàng luôn làm con vui sướng thỏa thuê,

và tình yêu của nàng mãi mãi làm con say sưangây ngất.

Hỡi con, sao con lại mê say người đàn bà xa lạ,

ôm ấp người phụ nữ không quen.”

(5:17-20)   

  1. Không được quên những nụ hôn. (Diễm Tình Ca 8:1)

Bạn có biết tại sao những nụ hôn “tiễn chân” chàng hoặc nàng mỗi khi đi xa làm bồi hồi và xúc động nhau không? Cứ hỏi những bà vợ mỗi khi tiễn chồng đi xa và trước khi quay lưng trở về nhà các nàng làm gì? Họ sẽ âu yếm hôn nhẹ lên môi hay lên má chồng. Nhiều người vừa hôn, vừa khóc. Và đây là dấu hiệu nàng yêu chàng và ngầm nói với chàng, đừng quên mau mau trở về bên em. Người vợ cũng mong mỏi và lấy làm hạnh phúc như vậy mỗi khi chồng nàng tặng nàng một nụ hôn trước khi đi làm và sau khi về đến nhà.

Nụ hôn tự nó chả có nghĩa gì cả, nhưng trong tương quan vợ chồng, và trong tâm lý hôn nhân, nó mang một ý nghĩa rất đặc biệt, và chuyên chở tín hiệu “em yêu anh” hay “anh yêu em”.

Từ rất xa xưa lâu lắm rồi, Salomon trong Diễm Tình Ca cũng đã ghi lại: “Nếu gặp nàng ngoài đường, anh sẽ hôn nàng, và không sợ ai cười.” (Diễm Tình Ca 8:1)

  1. Không hà tiện, hẹp hòi với vợ.(Esther 5:3)

Trong Thánh Kinh, hoàng đế Ahasuerus nói với hoàng hậu Esther: “Nàng muốn gì? Dù nửa nước trẫm cũng cho.” (Esther 5:3)

Trong thực tế chẳng mấy người chồng có nửa nước để cho vợ, nhưng việc chia sẻ cơm áo, gạo tiền với vợ là điều ai cũng có thể làm được. Theo quan niệm “góp gạo thổi cơm chung” trong hôn nhân, thì những người chồng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” với vợ được coi là những người bủn xỉn, hẹp hòi. Những người chồng keo kiệt, hà tiện và không tin tưởng vợ này chắc chưa bao giờ nghe và hiểu được triết lý sống của tiền nhân, đó là: “Chồng như giỏ, vợ như hom”.

Hoặc “của chồng công vợ”.

Đời sống hôn nhân hiện nay, một biến thái về tài chánh gia đình thường thấy trong các gia đình trẻ, đó là ai làm người nấy giữ tiền, và mọi chi phí trong gia đìnhmỗi người chịu một nửa. Gọi đây là một biến thái về đời sống gia đình, vì tự nó ngầm chứa một cái gì không tin tưởng, và cũng không sẵn sàng tất cả vì tình yêu và vì hạnh phúc gia đình.

Mầm mống chia rẽ và ly dị có sẵn ngay trong cung cách cư xử tiền bạc kiểu này. Chỉ cần một bất bình nhỏ mọn, một cái gì đó xẩy ra là đủ để “đường ai nấy đi”, và tôi chẳng nợ anh, cũng chẳng nợ em điều gì vì tất cả đã sòng phẳng.

vuisongtrendoi gởi

CHÚA GIÚP CHÚNG TÔI CẮT CƠN NGHIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

CHÚA GIÚP CHÚNG TÔI CẮT CƠN NGHIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

Phan Sinh Trần

Kinh nghiệm được Chúa chữa lành bênh nghiện ngập ở mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh đều khác nhau, có khi rất dễ dàng, có khi đòi hỏi nỗ lực vượt qua các khó khăn, chìm nổi qua nhiều cơn thử thách, cám dỗ. Mời bạn cùng tham khảo các trường hợp được Chúa chữa nhờ lòng tin vào uy lực vô song của Chúa qua các nhân chứng vốn trước đây từng nhiện ngập và bị trói buộc trong các thói quen sử dụng rượu, ma túy, thuốc là hay bị nghiện sex.

CẮT CƠN NGHIỆN RƯỢU

Lời chứng của Bà Gertrud Thiessen từ Đức Quốc.

Tôi là một người thuộc loại thích rượu chè dàn đúm, Thoạt đầu tôi chỉ “làm” một chai cho vui bạn vui bè, sau đó tiếp tục lần hai, lần kế và rồi tôi uống hết đợt này đến đợt khác cho đến tối khuya, tới khi tôi say khướt. Ngày hôm sau tôi cảm thấy mệt mỏi kinh khủng, tôi phải ngủ vùi và không thể làm việc. Sau một ngày dài nghỉ ngơi, tôi cảm thấy khỏe khoắn vào ngày hôm sau, tinh thần phấn chấn,vào chiều tối, tôi muốn tìm cảm giác lạ qua các buổi tụ tập, thế là mọi sự lại tái diễn một lần nứa. Điều này cứ thế tiếp diễn vào các ngày thử hai hoăc thứ ba của mỗi chu kỳ. Tôi thực lòng muốn từ bỏ rượu, nhưng mà tôi không thể làm được.

Vào tháng Ba, tôi đi tham dự kỳ tĩnh tâm do Cha Gia Cô Bê Manjackal hướng dẫn ở Menden. Được đánh động, tôi đã xưng tội lần đầu kể từ bốn mươi năm qua, xưng thú hết mọi tội lỗi trong đời, lạ lùng thay Chúa không chỉ tha tội mà còn giải thoát tôi khỏi sự trói buộc của rượu chè. Tôi tự dưng, được tự do khỏi bị ám ảnh, lôi kéo của rượu vào quyền lực tai hại của nó. Từ ngày dứt rượu cho đến nay là hai năm rưỡi rồi, tôi không cảm thấy bứt rứt, thèm muốn khi nhìn thấy rượu, ngay cả khi mọi người chung quanh tôi đều uống cả. Tôi cảm thấy sự thể thật là tuyệt diệu. Tôi cảm ơn và ca ngợi Cứu Chúa. A lê lu ia.

Lời chứng của anh Jaroslaw Kolowrocki từ thành phố Torun, Ba Lan.

Tôi bị bệnh trầm cảm lâm sàng, tôi sử dụng đủ loại thuốc trị trầm cảm, tôi cũng uống nhiều thuốc trị liệu về rối loạn tâm lý, tuy nhiên chúng không có ích lợi gì mà có khi còn làm cho tôi bị nặng hơn. Tôi nốc quá nhiều rượu, tôi đã từng tự nhủ “không có rượu thì đời còn gì đáng sống !”.

Vào tháng 9, năm 2008, tôi đi tham dự tĩnh tâm tại Torun Ba Lan, qua sự cầu nguyện của Cha Manjackal, Chúa đến thăm tôi trong quyền lực của Thần Khí, Chúa đến và chữa lành cho tôi khỏi bệnh. Ngài lấy đi các buồn sầu, tuyệt vọng của tôi, ngài xóa hết các vết thương tích, Ngài ghé lại gần tôi vả lắng nghe tôi than thở, Ngài ban cho tôi một đời sống mới, đổ tràn vào đời tôi tình yêu không thể nào thấu suốt hết được của Ngài, cho tôi niềm vui được làm con Chúa.

Sau khóa tĩnh tâm, tôi đi tham khảo với Bác sĩ tâm lý trị liệu và bỏ hết các thứ thuốc đang dùng vì chả còn các thôi thúc, dằn vặt của cơn thèm rượu, chúng tan biến đi đâu hết cả rồi. Cuối kỳ tĩnh tâm tôi được mời sinh hoạt trong Nhóm Canh Tân Đặc Sủng nơi tôi có thể lớn lên trong Đức Tin và phục vụ cho các nhu cầu của người khác. Xin một lần nữa cảm tạ và ngợi khen Chúa.

CẮT CƠN GHIỀN MA TÚY

 Anh Giuse Liêm, Sydney, Australia, được chữa khỏi tình trạng ghiền ma túy 10-2013

Anh Giuse Liêm là 1 người nghiện ma túy từ rất nhiều năm và có những suy nghĩ hoàn toàn tuyệt vọng. Và sau một thời gian anh đã phải  vào tù vì những tội lỗi của mình gây ra. Anh cảm thấy vô vọng, anh nghĩ cuộc đời mình đã kết thúc tại đây trong trại giam. …

Đến một ngày anh được mãn hạn tù, gia đình đã hướng dẫn anh đến với buổi tĩnh tâm Thánh Linh. Ngay ngày hôm đó, anh Liêm đã được Chúa chạm đến và biến đổi anh. Anh đã rơi nước mắt vào ngay lúc đó, anh đã khóc và khóc rất nhiều.Vì niềm tin và vì cảm nhận được tình yêu của Chúa, anh đã đáp trả tình yêu của mình với Chúa bằng cách anh đã đứng dậy cùng với Chúa chiến đấu với sự dữ mà từ bỏ ma túy …và anh quyết  làm lại cuộc đời mới. Đến nay anh đã từ bỏ ma túy được 3 năm 4 tháng, anh đi khắp nơi làm chứng về tình yêu và quyền năng của Chúa.

Nghe trực tiếp:    https://youtu.be/4puq-lqczEE

           Lời chứng của chị Helena Olívia B. Dragão Santos, tại Fatima ngày 6-12-2009

 …Tôi và chồng tôi đều nghiện ma túy. Tôi sử dụng ma túy, sống trên vỉa hè đường phố, hành nghề mãi dâm và ăn xin. Tôi ngủ nghỉ ở vỉa hè, sau khi che chắn thân thể bằng mấy cái thùng các tông, gối đầu bằng bao ny lông đựng đầy rác bên trong mà tôi đã lấy ra từ các thùng rác. Tôi dùng đồ ăn thừa vất đi từ các thùng rác hoặc đồ ăn được người ta đưa cho. Tôi bị nhiễm HIV và viêm gan siêu vi C. Đời tôi cứ như thế kéo lê cho đến khi tôi được vào trung tâm cải hóa, tuy nhiên hết trung tâm này lại đến trung tâm khác, họ không bao giờ có thể trị dứt bệnh nghiện ma túy cho tôi. Ở trung tâm “Maior Reencentro” tôi gặp người mà sau này là chồng tôi, anh cũng bị HIV và bênh viêm gan C, chúng tôi yêu nhau và quyết định dời khỏi trung tâm.

Tôi về sống ở nhà cha mẹ của anh, anh là con một trong nhà, gia đình chồng là người có đạo Công Giáo, thực là khó có thể chấp nhận cho tôi làm con dâu, nhưng họ đã làm điều này. Mẹ chồng của tôi đi tham dự thánh lễ và lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, tôi và chồng cũng làm theo như vậy, tham dự lễ Misa và lần hạt ngày ngày.

Qua việc chuyên cần cầu nguyện, Chúa chữa lành cho chúng tôi được khỏi nhiều thứ bệnh, bệnh ghiền ma túy, ghiền hút thuốc lá, bịnh trầm cảm. Tôi sinh ra trong viện mồ côi ở Angola, tôi không có giấy tờ để được sinh sống hợp pháp ở đây (nước Bồ Đào Nha), Chúa an bài cho gia đình chồng của tôi lo liệu giấy tờ cho tôi được xuôi chảy, chúng tôi được làm phép cưới trong nhà thờ, được lãnh nhận bí tích thanh tẩy. Chúa cũng tuôn đổ xuống ơn lành cho khỏi căn bệnh nan y HIV với thử nghiệm âm tính.

Cám ơn Chúa Mẹ cho tôi được khỏi bệnh và phục sinh trong một đời sống mới !!

Ngợi khen Chúa, Cám ơn Chúa Giê Su.

Lời chứng của Anh Ricardo Baia. Nước Bồ Đào Nha.

(Cha Gia Cô Bê đang đặt tay cho Ricardo Baia. Anh tuyên bố từ bỏ hút thuốc lá và bỏ bật lửa bao thuốc vào cái giỏ mây đặt dưới đất.)

 Tôi tên là Ricardo Baia, 28 tuổi, cư ngụ ở thành phố Guarda.

Tôi bị nghiện ma túy nhiều năm qua, tôi cũng hút thuốc rất nhiều. Tôi đi cai nghiện nhiều lần, nhưng, sau khi rời trung tâm cai về nhà, tôi lại lao vào cơn nghiện kế tiếp. Tôi biết rằng cả gia đình chịu rất nhiều khổ sở vì mình, tôi biết mình rất ích kỷ, tôi biết hết và tôi muốn hoán cải, thay đổi hiện trạng mà không thể làm được. Không có cách nào thoát ra khỏi nghịch cảnh, giống như trường hợp giao tranh bị thua ngay từ trận đấu đầu tiên, cho dù tôi tìm đủ mọi phương cách để thoát khỏi cơn nghiện ngập, tôi không thể thắng nó! Điều này có thực đúng không ?

    –   Không, điều đó không hoàn toàn đúng, vì “đối với Chúa Giê Su của tôi thì không có gì là không thể”, tội nghiệp cho tôi khi không biết về Ngài sớm hơn,  trước đây! Tôi chỉ gặp được Ngài vào tháng năm 2010 khi tôi tham dự tĩnh tâm của Cha Gia Cô Bê tại thánh đường Sameiro ở Braga, do má tôi thúc ép đi dự. Ngay ở đó, tôi được Chúa chữa lành bệnh nghiện thuốc lá, tôi không còn hút thuốc nữa.

Nhưng sự chữa lành thực sự xảy ra vài tháng sau đó, trong kỳ tĩnh tâm tiếp theo của Cha Gia Cô Bê, ở Viseu tháng 10, 2010. Lần này Chúa Giê Su đụng chạm vào trái tim tôi, Ngài chữa lành tim tôi, lần đầu tiên tôi có thể nhìn bằng cặp mắt tâm linh. Ngài gỡ bỏ cườm trong mắt tâm linh, vốn làm cho tôi bị mù lòa trong quá nhiều năm trường, kéo dài lê thê, cho tôi được nhận ra tình thương của Ngài, tiếp nhận Ngài là cứu Chúa duy nhất của đời mình. Chính trong ngày tĩnh tâm hôm đó, tôi cảm được, tình yêu của Ngài dành cho, sự bình an của Ngài ban cho và ơn canh tân Ngài tặng cho.

Không bao giờ tôi sử dụng ma túy nữa. Tôi còn được Chúa chữa lành khối u và bệnh viêm dạ dày do hậu quả của độc tố trong chất ma túy và trong nhiều viên thuốc uống, tôi không còn bị đau nhói trong bao tử nữa. Hơn thế nữa, Chúa Giê Su chữa tôi khỏi mọi thói xấu của ngày tháng cũ vì kể từ kỳ tĩnh tâm này, tôi không còn uống rượu nữa, không còn phạm tội dâm trên thân thể mình nữa. Con cám ơn Chúa Giê Su kính yêu!

 CẮT CƠN NGHIỆN SEX

Lời chứng của anh Hrvoje Zeugnis , Nước Crotia.
Năm nay con được 28 tuổi, trước khi Cha cầu nguyện cho, con bị bệnh rối loạn sinh lý. Con chưa hề có bạn gái và luôn phạm tội tà dâm trên thân thể của mình. Khi nhìn thấy các cô gái trên đường phố, con tưởng tượng ra họ sẽ thỏa mãn các ước muốn suy đồi của mình. Con xem rất nhiều các phim con heo, phim làm tình trên Internet. Con không thể ngủ được vào ban đêm. Con nói dối cha mẹ, còn trong lòng con thì lúc nào cũng sợ hãi, và hay tưởng tượng ra các tai họa không bao giờ xảy đến. Con gian dối với Cha Mẹ và mọi người khác.

Một ngày nọ, người cô họ trong gia quyến đã năn nỉ, khuyên con viết thơ trình bày với Cha Gia Cô Bê, Manjackal, con đã viết email cho Cha. Từ khi được Cha cầu nguyện và hồi âm cho con, lạ lùng thay, con không còn phạm tội nữa, con không còn sợ hãi vô cớ,  không nói dối với gia đình hoặc bạn bè nữa.

Ngày hôm nay, nếu có nghe thấy người ta chửi thề, con cảm thấy đáng buồn. Con không thích tìm đến những nơi ồn ào, nhưng lại yêu thích sự cầu nguyện vì từ đó con có được thêm sức mạnh, khích lệ trong cuộc đời. Con có thể tập trung vào công việc tốt hơn, không bị ác mộng ban đêm. Và con nhận biết rằng Chúa là Đấng toàn năng, mạnh mẽ nhất, Đấng tràn đầy tình yêu và lòng thương cảm. Con cám ơn Chúa Giê Su vì tất cả những gì Ngài đang ban tặng cho con. 

Lời chứng của chị Saska Queragic, nước Slovenia.

Tôi tên Saska, một người rất cực đoan, hung dữ vì khi còn bé, ở trong nhà tôi thường bị cha mẹ đối xử cách thô bạo. Cho đến khi tôi tham dự tĩnh tâm do Cha Gia Cô Bê hướng dẫn vào năm 2008, ở thành phố Kurescek.trong giờ chầu thánh thể Chúa chữa cho tôi khỏi bệnh nhức đầu và đau lưng. Hơn nữa, Chúa chữa tôi khỏi bệnh hiếu chiến, dữ tợn một khi tôi chấp nhận tha thứ cho cha mẹ của tôi. Tôi còn được Chúa giải thoát khỏi căn bịnh tà dâm, xúc phạm đến chính thân thể mình, khỏi tình trạng ghiền rượu, ghiền hút thuốc lá. Ngài cũng xóa hết các nỗi lo sợ và buồn chán.

Tôi nay tham dự thường xuyện các khóa hội thào, tĩnh tâm, cứ mỗi năm Chúa lại ban thêm cho các sự dạy dỗ mới làm tăng trưởng đời sống Ki tô hữu. Con gái duy nhất của tôi, Isabel cũng được Chúa chữa khỏi bệnh hiếu động, la hét, mạnh chân, mạnh tay. Cám ơn Chúa Giê Su, Ngợi khen Chúa Giê Su.

Lời chứng của anh Piotr, từ nước Balan.

Thưa cha Gia Cô Bê, con xin cảm ơn Chúa Giê Su đã chữa lành con khỏi chứng “đồng tính luyến ái” qua sự đặt tay cầu nguyện của Cha, Con tham dự kỳ tĩnh tâm tại Elblag năm nay và phải nói là cả cuộc đời con đã thay đổi trọn vẹn, thay đổi hoàn toàn. Con ước gì, lời chứng của con đến được với những ai mà trong đời họ, đã có cùng một hoàn cảnh như con. Đức Giê Su cứu Chúa của ta có toàn quyền để làm nên sự thay đổi đời. Chính cuộc đời con là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Một cách thận trọng, con xin nói rằng, “Đồng tính Luyến Ái” là một điều đại dối trá đưa đàng, chỉ lối cho những người bất mãn đến sự vô nghĩa mông lung.

Tôi được biết có biết bao nhiêu người đồng tính, họ đi tìm kiếm sự trợ giúp và cuối cùng đã kết liễu đời mình trong vô vọng. Con ước nguyện được là dụng cụ trong tay Chúa để mang sự chữa lành của Chúa đến cho người cần. Con xin cầu nguyện cho họ và tin tưởng rằng Chúa sẽ cho con có thời giờ và năng lực để làm việc chung với họ, những người không được khỏe mạnh về tinh thần. Xin Chúa chúc lành cho Cha.
CẮT NGHIỆN THUỐC LÁ.

Lời chứng của anh Kader Serge Sanou , Pháp Quốc

Tôi tên Serve Sanou, tôi viết lời chứng này để chứng minh về những ơn phúc Chúa đã làm cho tôi qua việc lắng nghe cấc bài học từ Internet.

Tôi bắt đầu hút thuốc vào năm 2006, cũng như đã có nhiều tật xấu khác nhưng đến năm 2009, trong một buổi cầu nguyện canh thức, tôi được ơn hoán cải, tôi được Chúa giải thoát khỏi tội lỗi và từ bỏ nhiều tật xấu nặng nề  như tội gian dâm, tội tự xúc phạm đến thân xác, tuy nhiên tôi vẫn còn tật hút thuốc lá. Điều này làm tôi luôn day dứt trong lòng, vì Lời Chúa nói rất rõ ràng “thân thể con là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Tôi cố gắng từ bỏ tật ghiền mà không làm được, cho đến một hôm, tôi nghe lời làm chứng về ơn thay đổi của Cha Gia cô Bê trên mạng Internet, khi Chúa giúp cha khỏi tật hút thuốc lá, Khi ấy tôi tự nhủ, Chúa có thể chữa cho tôi giống như vậy, tuy nhiên chỉ một lúc sau, tôi bị nản chí và hút thuốc trở lại. Rồi ngày hôm sau, tôi lại được nghe lời làm chứng của một người khác tên là Richie, khi đó tôi nói với chính mình rằng Chúa có thể chữa cho tôi, rồi như có một giọng nói nhẹ nhàng thủ thỉ vào tim, “Thần khí giúp đỡ cho những yếu hèn của ta”, một nhận thức tỏ tường về hiện tình diễn ra trong tâm trí tôi và tôi biết đích xác mình sẽ làm gì! Tôi đứng dậy, cầm lấy gói thuốc lá, bóp méo bao thuốc trong tay, tôi đi về phía toilet, vừa đi tôi vừa cầu nguyện “Lậy Chúa Thánh Thần con hướng lên tới Ngài hôm nay để khẩn cầu Ngài giúp đỡ, vì Lời Chúa đã nói rằng Thần Khí Chúa đến để trợ giúp cho những kẻ yếu đuối là chúng con. Vì đã nhiều năm qua, con cố gắng mà chưa từ bỏ được bệnh ghiền thuốc lá. Xin hãy đến cứu giúp con”. Rồi tôi ném bao thuốc lá vào bồn cầu. “ Xin Ngài thương xót con và giải cứu con”.

Kể từ ngày 4 tháng 12 năm 2011 cho đến nay tôi không hề hút một điếu thuốc nào nữa…Tôi xin làm chứng để vinh danh Chúa.

Lời chứng của Ông Justino de Sousa Moreira, 60 tuổi – Penafiel, Nước Bồ Đào Nha.

Tôi đã ghiền thuốc trong 45 năm trường. Vào buổi tĩnh tâm lần thứ tư mà tôi có dịp tham dự với Cha Gia Cô Bê Manjackal, tháng 6, năm 2010 ở Fatima. Trong ngày cuối, được Cha mời gọi, mọi người tiến lên và từ bỏ thói quen xấu, họ làm động tác tượng trưng cho quyết tâm, đó là vất bỏ các vật sử dụng cho thói xấu vào một cái thùng gần chỗ bàn thờ. Tâm trí tôi bồn chồn, cứ như là lời khuyên của Cha đang dành riêng cho chỉ một mình tôi vậy, tôi cảm thấy mình cần dứt bỏ thói nghiện thuốc lá. Tôi liền đứng dậy, đi lên, tôi ném vào thùng tất cả số thuốc lá và máy quẹt lửa, được Cha cầu nguyện chữa lành cho, tôi đã không bao giờ hút thuốc nữa kể từ ngày hôm đó cho dến nay.  Ngợi khen Chúa!.

Lời chứng của Ông Armando Marques de Sousa, 70 tuổi,   ở Meirinhas-Fatima. – Nước Bồ Đào Nha.

Vào buổi tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng ngày 22 tháng 2 năm 2009 ở tại Fatima, tôi được khỏi bệnh đau ở tay và lưng. Tôi rất vui mừng trong ngày Chúa Nhật hôm đó, cũng là ngày kỷ niệm sinh nhật của tôi. Sau khi tĩnh tâm, đời sống của tôi đổi mới. Tôi không hút thuốc lá nữa, cho dù trước đó tôi nghiện rất nặng, hút tới ba bao thuốc mỗi ngày và không còn phải đi đến tiệm cà phê để hút thuốc và ngồi la cà ở đó cho tới một giờ sáng. Tôi không còn ước muốn đi đốt phí thì giờ, sinh lực ở tiệm cà phê.

 Nếu bạn đang bị một đam mê nghiện ngập nào đó lôi kéo, dù nó nặng đến đâu, dù chiến thắng nó có khó đến đâu thì Chúa Giê Su vẫn có thể giải cứu cho Bạn, Xin hãy tin tưởng vào tình thương bao la và quyền năng linh nghiệm của Ngài, bạn hãy thân thưa với Ngài,

Chúa ơi, xin cứu con.

Con hoàn toàn tín thác vào Lòng Thương Xót vô bờ bến của Ngài.

Con ngóng đợi Lời Chúa đã hứa “Ai xin sẽ được, Ai tìm sẽ thấy”

Xin chữa lành cho bệnh nghiện ngập của con

Và nhất là ban cho con một đời sống mới được làm con Chúa.

Được sống trong bình an và ân sủng của Chúa,

Vì Chúa đã chịu chết chỉ để cứu chúng con khỏi tội lỗi và các hậu quả của nó.

Chúa đã chết để cho chúng con được sống một đời sung mãn, yêu thương.

Xin Chúa thương xót con.

  Bạn có thể liên lạc với quí Cha, quí hội đoàn để được giúp đỡ, nhất là bạn có thể tham dự tĩnh tâm Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, tĩnh tâm Coursillo…, xin đan cử một vài trang liên lạc của các cha linh hướng Canh Tân Đặc Sủng :

http://mariathanhlinh.net/ home_vn/?page_id=185

http://www.khoi-nguon.com/ index.php?option=com_content& view=article&id=1706&Itemid= 469

https://radioltxc.org/2017/03/ 07/lm-peter-le-thanh-quang-3/

Cha Giuse Trần đình Long linh hướng về Lòng Thương Xót Chúa, Giáo điểm Tin Mừng, Huyện Nhà Bè, Sài Gòn.

http://tinthac.net

Nhà tĩnh tâm hướng thiện La vang của cha Phanxico Xavier Trần An (84 97 316 68 60). Cai nghiện bằng cách đọc Lời Chúa, cầu nguyện và sinh hoạt tập thể.

Bạn cũng có thể liên lạc xin Cha Gia Cô Bê Manjackal và cộng tác viên cầu nguyện để cùng hiệp thông trong lời nguyện với bạn, thư điện tử liên lạc: [email protected]

Xin Chúa dẫn dắt Bạn tìm đến và tìm được sự Chữa Lành nơi Lòng Thương Xót vô bờ bến của Chúa.

Ngày 30 Tháng Tư

From facebook : Tony Ton‘s post.

Ngày 30 Tháng Tư

Phạm Đình Trọng

Từ mấy năm nay, cứ gần đến ngày 30 tháng tư tôi đều phải rời căn hộ dịu mát, thoáng đãng, từ đó phóng tầm mắt ôm được cả một khoảng rộng Sài Gòn bừng sáng những tòa tháp cao tầng như những tòa ánh sáng. Từ mấy năm nay, cứ đến gần ngày 30 tháng tư tôi lại phải rời bỏ nếp sinh hoạt ổn định hàng ngày rồi hấp tấp khăn gói lưu vong khỏi Sài Gòn. Từ nhiều năm nay cứ đến ngày 29, 30 tháng tư cả đám an ninh cộng sản lại đến bủa vây quanh nơi tôi ở. Tôi phải lưu vong mấy ngày đó để thoát khỏi sự giam hãm.

Những ngày cả Sài Gòn giăng cờ, kết hoa, rực rỡ đèn đuốc chào mừng ngày 30 tháng tư được những người cộng sản gọi là ngày giải phóng miền Nam thì an ninh cộng sản lại đến giam cầm tôi ngay giữa “Sài Gòn giải phóng”.

Vậy thực sự ngày 30 tháng tư, năm 1975 có phải là ngày nửa dải đất phía Nam của tổ quốc Việt Nam được giải phóng không?

Giải phóng đích thực, giải phóng có giá trị lớn lao, thiết thực nhất phải là giải phóng con người, giải phóng tư duy, giải phóng sự sáng tạo của con người và giải phóng sức phát triển của xã hội.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 cả triệu người Việt Nam dù yêu nước cháy bỏng cũng phải bỏ nhà cửa, bỏ tài sản, bỏ cả mồ mả ông bà, bỏ nước ra đi trốn chạy những người nhân danh là người yêu nước nhưng chỉ biết có ý thức hệ cộng sản, trốn chạy những người mang chuyên chính vô sản sắt máu vay mượn từ nước ngoài về nô dịch cả dân tộc. Ngày 30 tháng tư năm 1975 mang đến mất mát uất hận lớn như vậy cho cả triệu người Việt Nam làm sao có thể gọi là ngày giải phóng!

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, hàng trăm ngàn người dân miền Nam trở thành người tù trong những trại tập trung cải tạo, hàng triệu người thân của họ phải bỏ nhà cửa êm ấm, bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi, lếch thếch đi lưu đày nơi đầu rừng cuối bãi hoang vu, khắc nghiệt với cái tên trá hình là đi xây dựng khu kinh tế mới.

Với biến cố 30 tháng tư năm 1975, nền công nghiệp non trẻ nhưng hiện đại, đầy sức sống và đang phát triển mạnh mẽ của miền Nam bị đánh sập. Những người chủ tài năng đã dựng nên cơ nghiệp cho gia đình, tạo ra nền công nghiệp tươi sáng cho đất nước phải giao nhà máy cho nhà nước cộng sản, giao tài sản mồ hôi nước mắt cho những cán bộ vô sản không có kiến thức kinh tế, không biết quản lí, điều hành sản xuất. Từ đó nhà máy hoạt động không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, sản xuất đình đốn, công nhân thất nghiệp. Sự dốt nát và vô trách nhiệm của những ông chủ vô sản đã tàn phá, xóa sổ cả một nền công nghiệp hiện đại đầy triển vọng rực rỡ của miền Nam.

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, người kinh doanh lớn không được hoạt động. Chỉ còn những người buôn bán cò con, mua đầu chợ bán cuối chợ. Không còn kinh tế thị trường, chỉ còn nền kinh tế tự cấp tự túc từ thời mông muội xa xưa. Nghề thủ công và nghề làm ruộng cần sự cần cù, chịu thương chịu khó và sự sáng tạo cùng kinh nghiệm cá nhân thì hai nghề này phải vào hợp tác xã, chịu sự quản lí của cán bộ cộng sản quan liêu, tham nhũng và thành quả lao động bị mang chia đều, bình quân, làm cho người sản xuất không còn gắn bó với công việc, không còn cần đến sự cần cù, sáng tạo nữa. Miền Nam từ vựa lúa xuất khẩu gạo nay chính người làm ra hạt gạo cũng không có đủ gạo ăn. Người làm ra hạt gạo còn đói thì cả nước đương nhiên phải đói.

Từ biến cố 30 tháng tư năm 1975, con người miền Nam bị quản lí theo chế độ nô dịch, nền sản xuất miền Nam bị tàn phá và kìm hãm thì không thể coi ngày 30 tháng tư là ngày giải phóng miền Nam.

Ngày 30 tháng tư hàng năm, tôi cùng hàng ngàn người Việt Nam nói tiếng nói trung thực đòi tự do dân chủ, đòi những giá trị làm người đã bị bộ máy công cụ bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam đến bủa vây, giam cầm tại nhà thì ngày 30 tháng tư càng không thể là ngày giải phóng.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối ư? Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong lòng người. Từ 30 tháng tư năm 1975, người Việt Nam bị chia rẽ đau đớn và sâu sắc nhất chưa từng có trong lịch sử hiển hách bốn ngàn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam.

Ngay cả thời Pháp đô hộ Việt Nam với chính sách chia để trị, Pháp chia đất nước Việt Nam thành ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau thì người Việt Nam ở Bắc Kì và người Việt Nam ở Nam kì vẫn thương yêu đùm bọc nhau trong tình cảm đồng bào ruột thịt. Câu ca dao thương yêu của ông bà từ ngàn xưa để lại vẫn được cả người Bắc Kì lẫn người Nam Kì mang ra dạy bảo con cháu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Từ khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời, văn hóa yêu thương của ông bà để lại đã bị thay thế bằng văn hóa hận thù. Dân tộc Việt Nam yêu thương bị phân chia thành giai cấp đối kháng, phân chia thành trận tuyến ta – địch. Người dân bị đẩy vào cuộc đấu tranh giai cấp giả tạo mà đẫm máu và triền miên. Người dân nói tiếng nói yêu nước thương nòi mà động chạm đến tội của đảng cộng sản làm mất đất đai tổ tiên, động chạm đến tội của đảng cộng sản tước đoạt những giá trị làm người của người dân liền bị đảng cộng sản cầm quyền đẩy sang thế lực thù địch.

Pháp đô hộ chia nước ta thành ba kì chỉ là vạch ranh giới trong không gian, chia địa lí hành chính trên giấy tờ. Đảng cộng sản chia dân tộc Việt Nam thành giai cấp đối kháng là chia rẽ trong lòng dân tộc, chia rẽ, li tán trong lòng người. Đặc biệt từ 30 tháng tư năm 1975 sự chia rẽ này càng độc ác, man rợ khi chuyên chính vô sản, hận thù giai cấp đã ào ạt, quyết liệt tước đoạt tự do, tước đoạt mạng sống của hàng triệu người dân miền Nam ở tầng lớp tinh hoa, những trí thức, những nhà chính trị, những quan chức nhà nước và sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Từ 30 tháng tư năm 1975, chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp đã làm cho người Việt hận thù người Việt sâu sắc, hàng triệu người Việt yêu nước thương nòi bị đẩy sang thế lực thù địch và hàng triệu người Việt yêu nước phải bỏ nước ra đi đã coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày quốc hận thì làm sao có thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất lòng người.

Chia rẽ, li tán làm cho dân tộc Việt Nam suy yếu. Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam là nhà cầm quyền bành trướng Đại Hán liền nhân cơ hội cướp hàng ngàn kilomet vuông đất biên cương của Việt Nam, cướp cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì không thể coi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối như sự khoa trương, lấp liếm của bộ máy tuyên truyền nhà nước cổng sản Việt Nam.

Ngày 30 tháng tư hàng năm những người cộng sản Việt Nam vui mừng vì ngày đó năm 1975 họ đã đánh thắng cả dân tộc Việt Nam, đã nô dịch được cả dân tộc Việt Nam, họ đã mang hận thù giai cấp đánh tan tác, li tán cả dân tộc Việt Nam. Còn những người Việt Nam chân chính phải nhận lấy nỗi buồn lịch sử, phải nhận lấy trách nhiệm lịch sử: Đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi nô dịch cộng sản và giành lại những mảnh đất thiêng liêng của tổ tiên người Việt đã bị mất mát, sang nhượng cho bành trướng Đại Hán dưới thời cộng sản.

Đèn Kuala Lumpur ‘ngọn tỏ ngọn lu’

(Ai gây nên nỗi đau buồn cho người Việt)

Đèn Kuala Lumpur ‘ngọn tỏ ngọn lu’


Chợ Đêm - Night Market - Kuala Lumpur. (Hình: Trùng Dương)

Chợ Đêm – Night Market – Kuala Lumpur. (Hình: Trùng Dương)

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ nhu

tới Mã Lai làm ăn thì người chồng ở nhà phải chờ “chín trăng” là chín tháng hay “mười thu” là mười năm.

Bài hát ca dao Nam Bộ đó, bây giờ được hát bởi những người chồng.

Từ cửa sổ khách sạn Nova Hotel trên đường Jalan Alor, không cách xa tháp đôi nổi tiếng Twin Tower lắm của Kuala Lumpur, buổi tối mở cánh cửa sổ ra, nếu bạn ngó về phía trái, thấy một con đường nhỏ với một dẫy đèn lồng đỏ, treo trên những mái hiên. Những ngọn đèn đỏ này không to lắm, có “ngọn tỏ ngọn lu” thỉnh thoảng có cả một ngọn không được thắp hay thắp mà không sáng.

Nơi đó họ gọi là Phố Đèn Đỏ. Cái tên nghe thật dung dị. Thắp đèn đỏ thì gọi là phố đèn đỏ vừa gợi hình vừa dễ nhớ. Thật ra cái tên Phố Đèn Đỏ có tiểu sử của nó tùy từng quốc gia, nhưng nói chung đó là tên gọi của chốn ăn chơi của các ông trên thế giới.

Con phố nhỏ này trông như một đường hẻm ở Việt Nam, xe hơi khéo lách có thể vào được nếu người đi bộ nhường đường. Đầu phố phía kia không biết dẫn tới đâu, nhưng ở trên cao ngó xuống thì đầu phía này dắt ra đường Jalan Alor trước cửa khách sạn, nơi nhóm “Thăm Mộ Thuyền Nhân” chúng tôi ngụ.

Khu đèn đỏ là khu “Bán phấn Buôn Hương.” Hương gái Việt và Phấn gái Việt được biết, ở thời điểm này chiếm 80%.

Con phố Jalan Alor có chợ đêm “Night Market.” Sinh hoạt chính từ 4 giờ chiều cho tới 5, 6 giờ sáng hôm sau. Chợ đêm chủ yếu là thức ăn. Ở đây ngoài bếp Mã, có bếp Tàu và bếp Việt. Tìm nước mía, nước dừa, ngô (bắp) hấp, khoai luộc rất dễ dàng. Trái cây Mã rất gần gũi với Việt Nam: Chôm chôm, măng cụt, soài, nhãn mùa này đầy chợ. Có Quán ăn Việt, người Việt làm chủ. Du khách đủ mọi lớp tới. Có người đi du lịch với vợ, với gia đình. Cũng có những thương gia trên đường giao hàng, trên đường ký hợp đồng tới đây ăn xong thì ở lại qua đêm đi mua hương mua phấn.

Những cô gái Việt bán hương phấn ở đây nhiều lắm, họ còn khá trẻ. Tuổi từ mười tám cho tới ba mươi. Họ là những món hàng đẹp và ngon trong chợ đêm này.

Tài xế taxi Mã gặp khách đàn ông đi một mình. Bất cứ người khách đó mang quốc tịch gì, màu da gì, cũng được hỏi một câu rất giản dị:

  • Do you want Vietnamese pretty girls?

Chữ Vietnamese được nhấn mạnh trong câu hỏi.

Tại sao gái Việt ở đây nhiều thế, họ tới đây bằng cách nào? Có thể là họ đi theo diện “Xuất Khẩu Lao Động” chính thức hay họ bị mua chuộc, bị lừa, hoặc tự nguyện sang Mã làm gái bán vui, mua buồn. Đi bằng cách nào thì tất cả đều vì lý do kinh tế.

Họ là những phụ nữ rất đáng thương.

Một buổi sáng, tôi tình cờ được ngồi ăn cùng bàn với mấy cô trong một quán ăn của người Việt. Ngồi một lúc, cung cách của các cô mang thuốc lá ra hút, gọi cà phê, thức ăn, cho tôi biết các cô làm gì ở đất nước này. Tôi bắt chuyện làm quen, các cô vui vẻ tâm sự.

Một cô khoảng trên dưới ba mươi, người miền Nam. Cô nói cô ở Kiên Giang đến.

  • Kiên Giang bây giờ đẹp lắm! cô khoe.

Rồi cô tâm sự. Em với chồng bỏ nhau, con gái lớn đang học Trung Học, thằng nhỏ bảy tuổi bệnh, em không có tiền chạy thuốc, nó chết. Em buồn quá, có người rủ đi xa kiếm tiền thì đi. Đi theo diện du lịch, rồi ở lậu luôn.

  • Nếu bị hỏi giấy tờ thì sao?
  • Không sao cả cô ơi! Ở đây dễ lắm, có tiền cho tụi lính (công an) là xong hết. Có tiền em gửi về nuôi má, nuôi con ăn học.

Cô khác nói: cô ơi, ở đây tụi em làm gái sợ lính Mã lắm, nó cho vào tù bất cứ lúc nào. Mình ở lậu, làm việc này phải sợ tất cả mọi người. Phải có tiền thuê “Bảo Vệ” nữa. Bị khách hành hung hay không trả tiền thì gọi Bảo Vệ can thiệp. Vào tù cũng gọi Bảo Vệ chuộc ra. Tiền chuộc cộng tiền nộp cho Bảo Vệ thành một số nợ to. Mình phải làm để trả món nợ đó trước khi có tiền gửi về nhà. Tụi em mỗi đứa một cảnh cô ơi.

Cô khác kể: Ở Bắc em trồng trà trên Thái Nguyên, sáng nắng, chiều mưa, vất vả lắm, cũng chẳng được bao nhiêu, nhà lúc nào cũng nợ. Thấy bạn em rủ sang Mã Lai kiếm tiền dễ hơn, nói làm massage, hát Karaoke khá lắm. Người ta ứng trước cho cả ngàn đồng Mỹ, làm giấy tờ cho mình hết, chỉ việc đi sang làm trừ dần. Sang đến nơi mới hay mình nợ người ta cả tiền ứng trước, tiền vé máy bay, tiền giấy tờ, một con số to lắm. Khó lòng mà trả được món nợ này. Giấy tờ người ta giữ hết, mình không nói được tiếng của nước này. Thế là họ bảo sao phải nghe vậy nếu không muốn vào tù.

Cô chưa nói hết câu đã nước mắt ngắn, dài.

Một cô khác kể chuyện của nhau:

Chúng em, có người xuất cảng lao động, cực quá không làm nổi, hay đang làm thì hết việc.Về lại quê nhà thì tiền vay nợ để đi chưa trả được bao nhiêu. Chồng có khi đang thất nghiệp hoặc ốm đau. Thôi anh để em ở lại làm thêm đôi năm nữa. Anh đâu có biết đích xác em làm việc gì. “Ngậm bồ hòn làm ngọt” cô ơi! (Chữ ngậm Bồ Hòn này chỉ có người Bắc mới biết.)

Một cô khoảng ba mươi, có cặp mắt rất buồn.

Cô ơi, làm hoài cũng quen, nếu mình biết tự đề phòng cho không nhiễm bệnh và biết nghe lời thì dễ sống hơn. Số phần mà cô, phải chấp nhận để sống. Chắc cỡ tuổi tụi em cũng chỉ làm được vài năm nữa. Nếu có phe đảng thì lên làm chủ, rồi mình lại “lừa” người sang sau. Nếu không thì mang cái thân tàn về quê. Không tính trước được cô ơi. Chúng em phó mặc cho phần số. Giọng miền Trung của cô, ngập ngừng, dịu dàng, nghe mà mủi lòng.

Có cô thú nhận. Tụi em yếu đuối chứ có chị rất cứng cỏi, biết bị lừa tìm mọi cách để thoát. Chạy vào tòa Đại Sứ tố cáo, hay chạy vào sở công an Mã, đôi khi cũng thoát được cô ạ. Thật ra các chị có chồng tốt ở nhà chờ, chỉ vì nghèo muốn ra nước ngoài lao động, nay bị lừa nên nhất định về. Còn như chúng em, ai có chồng ở nhà cờ bạc, nghiện hút, hay đánh đập vợ con thì đâu còn muốn về nữa. Mà chồng mình đôi khi cũng chẳng cần biết mình làm gì, miễn cứ gửi tiền về là được. Buồn lắm cô ơi!

Cô ăn đi chứ, sao cô cứ nhìn cái ang cá kèo vậy?

Ang cá kèo. (Hình: Trùng Dương)

Ang cá kèo. (Hình: Trùng Dương)

Cái ang cá kèo lạ lắm. Cả trăm con cứ nhảy tung lên như là khiêu vũ, bắn cả ra ngoài ang. Mươi phút sau chúng nằm xếp lớp lên nhau, rất ngoan ngoãn và thứ tự. Tất cả cái đầu nghiêng về một phía như có người cầm đũa xếp những con cá trong một cái nồi để kho. Những con cá này

được mang sang từ Việt Nam. Người chủ quán bảo gây mê cho nó ngủ mấy tiếng, bỏ vào thùng xốp gửi máy bay qua đây. Sang tới nơi chúng sẽ tỉnh dậy.Từ Việt Nam sang Mã Lai có hai tiếng bay mà.

Trên một khía cạnh nào đó, những cô gái Việt có phải đã sang Mã Lai bằng cách đi của những con cá kèo này không?

Cá kèo ở Việt Nam được xếp vào dạng cá rẻ tiền, cá của dân quê nghèo khó ăn thường ngày.

Cá kèo là hạng chót nên đi xem hát mà mua vé rẻ tiền người ta cũng gọi là ngồi ở hạng “cá kèo”.

Hôm sau tôi được một anh bạn kể cho nghe chuyện “Đi Biển” tối hôm trước. Anh ở trong nhóm của chúng tôi, anh dắt cả mấy cô cháu, cả một linh mục khá trẻ, vào đó “tham quan cho biết sự tình” thôi.

Đó là một nhà hàng đêm có tên là Beach Club (Họ gọi tắt là đi Biển), ở không xa khu chợ đêm. Nơi đây mỗi người vào phải mua một chai nước ngọt hay bia giá khoảng 400 tiền Mã (gần 10 Mỹ Kim). Vào trong Biển tối om đó có cả hàng chục cô gái Việt tuổi mười tám, đôi mươi, chạy ra vây chung quanh mình.

Khách và các cô muốn tính với nhau thế nào thì tính, miễn là nộp tiền cho chủ theo đúng luật đã quy định. Ở nơi này, các cô còn xuân trẻ có thể kiếm một đêm từ một đến hai trăm Mỹ kim.

Các cô sẽ lôi kéo, vuốt ve, khách không trốn vào đâu được (thật ra đã vào đấy thì có ông nào không muốn bị bắt). Nhưng đây là nhóm của chú cháu anh nên họ chỉ đứng chụm vào nhau nói chuyện và quan sát. Nghe anh nói chuyện với linh mục cứ Cha Cha, Con Con. Một cô khẽ lên tiếng:

  • Con muốn được xưng tội.

Tôi ngắt lời, hỏi: Thế Cha có giải tội cho cô ấy không? Anh bạn nói, không, Cha sợ bị phục kích.

Tự nhiên tôi thấy thương quá! Nếu thật tình cô ấy muốn xưng tội thì sao? Có lẽ cô là người Công Giáo, bao lâu nay không hề tới nhà thờ vì nghĩ mình tội lỗi.

Tôi tin cô có thể cầu xin tha thứ thẳng với Chúa. Chúa nhân từ vô cùng, Chúa hiểu hoàn cảnh của cô hơn bất cứ ai.

Trong một buổi tối khác, quán ăn khác, chủ cũng là một phụ nữ người Việt, khoảng bốn mươi tuổi. Phụ bếp, chạy bàn có nam, có nữ, toàn người Việt. Một cô trông rất trẻ, đang ngồi chẻ rau muống làm gỏi cho khách. Tôi hỏi chuyện làm quen mọi người, cô chủ cho biết ở đây đã chín năm, chồng là người Hoa. Cô phụ bếp mới sang được một tháng. Đi diện du lịch rồi sẽ ở luôn. Cô chủ nói, em chỉ cần đút tiền cho lính Mã là cái gì cũng xong cô ạ.

Tôi đợi lúc cô phụ bếp mang thức ăn cho tôi, tôi hỏi: Con có gia đình chưa? Ở thành phố nào?

– Dạ có rồi, con ở Huế, con có hai đứa con nhỏ. Cô ngập ngừng một chút nói thêm: Nghèo quá cô ạ, mà luôn luôn không có việc làm. Cả hai vợ chồng cùng thất nghiệp hoài. Con giao con cho nhà chồng, sang đây làm để có tiền gửi về.

Tôi nhìn kỹ cô thêm một chút, thấy cô người mảnh mai, có chút nhan sắc, tôi chạnh lòng nói khẽ.

  • Cô biết con làm ở đây vất vả, từ 4 giờ chiều tới 5, 6 giờ sáng. Nhưng nếu ai rủ con đi làm việc gì nhàn hơn, nhiều tiền hơn, con đừng có nghe. Con hiểu cô nói gì không?

Cô gái nhìn tôi với cặp mắt bối rối, cô hạ mi mắt thấp xuống một chút, cô cũng trả lời rất khẽ

  • Dạ, con hiểu, con cám ơn cô.

Tôi thấy lòng mình nao nao. Chẳng phải bà con thân thích gì sao bỗng thấy thương như thương con, cháu mình.

Hoàn cảnh của những cô gái mang hộ chiếu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cô đến từ đâu? Huế, Hà Nội, Kiên Giang, Mỹ Tho, Cà Mau hay Ninh Bình, Lạng Sơn, Nam Định, các cô đều là những con cá kèo bị (hay tự chọn) gây mê bỏ vào thùng xốp mang đi.

Những ngọn đèn lồng đỏ, ngọn tỏ ngọn lu đó còn treo tới bao giờ.
(Mã Lai – Tháng 4/2017)

Mến Gia Đình

Mến Gia Đình
Thiên Chúa truyền lệnh cho chúng ta qua ông Mô-sê: “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh. Mỗi người trong các ngươi phải kính sợ cha mẹ. Các ngươi phải giữ những ngày sa-bát của Ta. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19:2-3).

Thiên Chúa nói với những người con: “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó” (Lv 20:9).

“Con tôi chỉ chặt tay cướp của chứ đâu có giết người sao lại bị tử hình?”. Đó là lời của người mẹ có đứa con là Hồ Duy Trúc, 20 tuổi, bị cáo trong vụ án chặt tay một cô gái để cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ, bị TAND TPHCM kết án tử hình chiều ngày 25-12-2013.

Nghe tòa tuyên án tử hình con trai, người mẹ của hung thủ đã đòi giết nạn nhân và trả thù gia đình nạn nhân. Thật tồi tệ! Điều xấu cũng là bài học và cảnh báo mỗi chúng ta vậy!

Thường thì người mẹ nào cũng thương con, dù con mình xấu xí hoặc tội lỗi. Đó cũng là điều hợp lý thôi. Nhưng ở đây, người mẹ của hung thủ lại bênh con thái quá, không nhận lỗi mà còn quậy phá ngay tại tòa án, gây rối cả pháp đình. Động thái của người mẹ này cho thấy bà đã không giáo dục con sống tử tế, không dạy con nhận lỗi mà lại bao che! Quả thật, hậu quả nhãn tiền: Dù mới 20 tuổi, Trúc đã cầm đầu một băng cướp gần 10 tên, trong đó có đồng bọn lớn hơn tuổi hắn, và mới đây, chính Trúc cũng đã từng gây án (ở Ninh Thuận) và bị kết án tù (tháng 7-2013), chứ đây không phải là lần đầu!

Người Việt nói: “Rau nào, sâu nấy”. Tuy không thể đúng tuyệt đối, nhưng chắc hẳn tầm ảnh hưởng rất nhiều. Men cay hay ngọt cũng làm dậy men cả thúng bột theo chất men đó. Gia đình như chất men, nền tảng gia đình thế nào thì hệ quả cũng sẽ tất yếu như vậy. Sự thật đã và đang xảy ra tại các gia đình cũng đủ cho chúng ta biết một thực tế minh nhiên, không thể chối cãi.

Qua các phương tiện thông tin, chúng ta đã biết nhiều vụ giết người man rợ: Chồng giết vợ hoặc vợ giết chồng, vợ giận chồng mà giết con, chồng tức vợ mà giết con, … đôi khi chỉ bởi các nguyên nhân rất nhỏ mọn! Nền tảng gia đình không được củng cố ngay từ khi mới tạo dựng nên dễ dàng sụp đổ. Âu cũng là điều tất yếu thôi!

Gia đình là tế bào gốc của xã hội, là chiếc nôi yêu thương, là trường đào tạo nhân đức, là tổ ấm mà không thể thay thế bằng bất cứ thứ gì khác. Gia đình phải có nền tảng vững chắc là lòng nhân đạo, yêu sự thật, chuộng công lý, nếu không thì chỉ là sào huyệt của ma quỷ. Với các Kitô hữu, gia đình còn phải dựa trên tình yêu của Thiên Chúa và đức tin của Kitô giáo.

Thánh Gioan Tông Đồ không chỉ định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8) mà còn giải thích: “Thiên Chúa là sự sáng và nơi Người không có sự tối tăm nào” (1 Ga 1:5). Gia đình là nơi tỏa Ánh Sáng Đức Kitô, không thể có bất cứ một “góc tối” nào, như vậy mới thực sự là gia đình thánh theo đúng Ý Chúa và nên giống Thánh Gia.

Gia đình cần nhiều loại gạch để xây dựng thành một tổ ấm, một trong các “viên gạch” đó là CẦU NGUYỆN. Việc cầu nguyện có nhiều cách thức, nhưng luôn cần thiết với mọi thành viên gia đình, mọi nơi và mọi lúc. Thánh Gia-cô-bê khuyên nhủ: “Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện. Ai vui vẻ chăng? Người ấy hãy hát thánh ca” (Gc 5:13).

Bản tính con người rất ích kỷ, vì thế mà luôn phải “đè” cái Tôi xuống thật sâu. Cũng vì cái Tôi mà người ta sẵn sàng thủ ác. Ngày nay, hầu như ai mở miệng ra cũng “than” về đạo đức con người bị giảm sút quá nhiều. Vì thế, Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi” (Mt 24:12). Tác giả Thánh Vịnh chỉ cách hành động cho chúng ta: “Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá” (Tv 37:7).

Danh tướng Trần Hưng Đạo nói: “Người giỏi cầm quân thì không bày trận. Người giỏi bày trận thì không cần đánh. Người giỏi đánh thì không thua. Người khéo thua thì không chết”. Một câu nói thật ý nghĩa và súc tích, có thể áp dụng cho đời sống thường nhật và đời sống tâm linh. Ông không là thánh nhân theo Kitô giáo, nhưng ông được người ta tôn sùng như một vị thánh, bằng chứng là có những nơi đã xây đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Chúng ta hãy nghe Louisa May Alcott nói với các thành viên gia đình: “Khả năng tìm được cái đẹp trong những điều nhỏ bé nhất khiến gia đình hạnh phúc và cuộc đời đáng yêu”.

Lạy Chúa, xin thánh hóa các gia đình, xin giúp các thành viên đều biết hướng thiện theo đúng Tôn Ý Ngài. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Trung Quốc mua nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Trung Quốc mua nhiều doanh nghiệp Việt Nam

2017-05-02
 
Cảng Hekou ở biên giới Trung Quốc - Việt Nam thuộc tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc chụp ngày 11/4/2017.

Cảng Hekou ở biên giới Trung Quốc – Việt Nam thuộc tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc chụp ngày 11/4/2017.

AFP photo
 
 

Số vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam từ các đối tác Trung Quốc tăng mạnh.

Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư Việt Nam vào ngày 2 tháng 5 ra báo cáo cho biết mức tăng đến từ vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp Việt từ đối tác Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm ngoái số vốn mà nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra mua cổ phẩn doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 21 dự án, nhưng so với cùng kỳ năm nay có hơn 256 dự án. Con số này được nói cao hơn nhiều so với các đối tác Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore; chỉ sau Hàn Quốc.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 530 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành một trong bốn nhà đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam.

Theo báo cáo, tỷ lệ tăng vốn FDI là 140%, tính đến hết tháng 4 năm 2017. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhất sự quan tâm của đối tác với tổng số vốn là 7,36 tỷ USD, chiếm hơm 50%. Đứng thứ hai là khai khoáng với 1,28 tỷ USD và bán ô tô xe máy đứng thứ 3 với 546,68 triệu USD, trên cả ngành bất động sản.

Báo trong nước dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội – VEPR) cho biết số vốn đầu tư của Trung Quốc là bước đi nằm trong kế hoạch chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư. Quá trình này được chính phủ Trung Quốc ủng hộ, đặc biệt ở các ngành như may mặc, sắt thép, thuỷ điện, khai khoáng và sản xuất điện tử

LÀM SAO ĐỂ DÂN VIỆT BỚT NGU?

From facebook:  Lang Văn

LÀM SAO ĐỂ DÂN VIỆT BỚT NGU?

“Không thể chống lại bọn ngu vì chúng quá đông”
(Einstein).
Xin lưu ý, trong bài này tôi sẽ nói đến chữ “ngu” hơi nhiều. Tôi yêu dân Việt nhưng phải nói sự thật. Dân Việt hiện tại rất ngu, khỏi cãi – cấm cãi. Ngu thì thừa nhận ngu.
Giờ tôi xin nói vì sao dân Việt ngu và cần làm gì để hết ngu. Trước tiên là câu “Vì sao dân Việt ngu?” Cái này chẳng có gì khó hiểu. Dân Việt ngu vì:

1. Họ đã bị làm ngu từ khi sinh ra.
2. Thông tin họ tiếp cận mỗi ngày bị kiểm duyệt.
3. Họ ít khi nào nghe thông tin đối lập.
4. Chính phủ ban hành và áp dụng chính sách ngu dân.
5. Có nhiều nhóm lợi ích làm giàu trên sự ngu dốt của người dân nên
6. Chính phủ muốn họ ngu và cần họ ngu.
7. Chính dân Việt cũng không biết mình ngu.
8. Chính dân Việt cũng không nỗ lực tìm hiểu để bớt ngu.
9. Những người thoát ngu không bận tâm đến việc xóa ngu cho người còn lại.
10. Và tất cả những người muốn dân bớt ngu đều bị kìm chế.

Chính phủ muốn dân ngu, cần dân ngu và làm dân ngu. Vì nếu dân mà khôn thì chính phủ sẽ mất vị thế. Chính phủ trong trường hợp này chẳng có tư cách gì để chửi dân ngu hay dân trí thấp, vì chính họ đã góp phần để làm và giữ dân ngu. Chính phủ và những người làm trong bộ máy chính phủ chỉ có quyền chửi dân ngu NẾU:

1. Họ không tẩy não dân để làm dân ngu.
2. Họ không kiểm duyệt thông tin và truyền thông.
3. Họ không bắt học sinh, sinh viên học chính trị theo tư tưởng định hướng sẵn.
4. Họ không bắt bớ hay kìm nén những người muốn làm dân bớt ngu.
5. Họ không độc quyền hóa vị thế chính trị.
6. Và nếu họ mở rộng thị trường để dân tiếp xúc với những thứ làm họ bớt ngu.

Còn từ góc nhìn người dân thì nếu biết mình ngu thì phải tự lực giải ngu. Dân ngu có thể làm những điều sau để bớt ngu:
1. Bớt nhậu lại, lấy tiền tập thể thao và mua sách nạp kiến thức.
2. Bỏ theo dõi mấy fanpage nhảm nhí như Robbey, Ngọc Trinh và theo dõi những trang chính trị và xã hội để tìm hiểu về tình hình đất nước.
3. Đừng bao giờ chửi những người muốn dân bớt ngu là phản động.

Còn những người đã không còn bị ngu nữa thì cũng phải góp phần để giải ngu cho dân ngu. Họ có thể làm những điều sau đây:

1. Thừa nhận là dân Việt bị ngu quá lâu nên phải kiên nhẫn giải ngu.
2. Đừng giận những người bị ngu.
3. Đừng tỏ vẻ mình hơn dân, vì mình hơn dân ngu thì có gì là tự hào.
4. Bình tĩnh giải thích vấn đề cụ thể để họ hiểu
5. Luôn tìm tòi học hỏi để cải thiện bản thân.

Đó. Quá trình giải ngu như một điệu nhảy vậy, phải có 2 người. Người ngu phải tự lực và người không còn ngu phải giúp người ngu. Hai người hỗ trợ nhau chứ không có chuyện đơn phương hành động.
Đó là cách chúng ta làm cho dân Việt bớt ngu và hết ngu.
____Cafe Ku Búa____

Ơn tha thứ.

 

Lúc còn nhỏ, Don Bosco là một em bé linh hoạt, thích vui đùa. một hôm khi mẹ ngài là Magarita đi chợ, Bosco muốn lấy chiếc mũ trên tủ, nhưng tủ cao quá lấy không được. cậu liền kê ghế sát tủ, leo lên rồi vươn người cố lấy cái mũ. chẳng may cậu đụng phải chiếc đèn dầu, nó rớt xuống vỡ tan tành, dầu chảy lênh láng.

Ngay lập tức Don Bosco nảy ra ý nghĩ muốn phi tang để khỏi bị phạt. nhưng không thể được vì dầu đã loang ra sàn nhà.

Lúc ấy cậu giằng co trong tâm hồn nên nói sự thật hay đỗ lỗi cho con mèo? được ơn soi sáng cậu quyết định phải thành thật thú lỗi và xin tha thứ. Rồi cậu cầm con dao ra vườn chặt một cành cây, tuốt sạch lá làm một cây roi và để sẵn chờ mẹ về.

Khi bà Magarita đi chợ về, Bosco chạy ra đón mẹ và hỏi:

– Mẹ ơi, mẹ đi đường có bình an không? Có mệt không?
– Bình an con ạ, còn con, con ở nhà có ngoan không?

Cậu đưa cành cây cho mẹ và nói: Mẹ nhìn đây thì mẹ biết thôi.

Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi: Cái gì vậy?

– Thưa mẹ, cái roi. Vì lúc nãy con làm bể cái đèn trên tủ. Có sẵn roi đây rồi, xin mẹ cứ phạt con rồi tha cho con.
Nói xong cậu cúi đầu im lặng.

Bà mẹ nhìn lên tủ thấy mất cái đèn. Bà biết lỗi của con, nhưng bà tha thứ ngay.

Vì con bà đã biết thành thật nhận lỗi. Bà ôn tồn bảo: Bosco, con làm bể đèn, đáng bị phạt. Nhưng con biết lỗi, mẹ tha cho con rồi. Từ nay phải ý tứ hơn nhé cưng. Nói rồi bà ôm cậu, xoa đầu âu yếm.

( Nhận biết lỗi mình và hết lòng xin tha thứ là bước đầu tiên trên đường tìm gặp Đấng mà con ngườI đã chối bỏ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể xin ơn tha thứ một cách đích thực và đáng được thứ tha nếu chúng ta sống trong sự thật. lòng chân thành trọn vẹn là điều kiện căn bản để con ngườI có thể nhận biết lỗi mình và khát vọng ơn tha thứ. )

Lần kia, satan kiêu ngạo càu nhàu với Chúa:

– Con người phạm không biết bao nhiêu thứ tội, sa đi ngã lại không biết bao nhiêu lần, thế mà Ngài vẫn cứ tha, tha hoài. Còn tôi, chỉ có một lần mà Ngài phạt tôi vĩnh viễn sao?

Chúa mỉm cười và hỏi lại:

– Thế đã bao giờ ngươi biết nhận lỗi và xin ơn tha thứ chưa?