Những câu nói bất hủ về chủ nghĩa cộng sản

Những câu nói bất hủ về chủ nghĩa cộng sản

1).Người cộng sản làm cách mạng không phải để mang đến hạnh phúc cho người dân, mà họ làm cách mạng để người dân mang hạnh phúc đến cho người cộng sản.

(Đức Đạt Lai Lạt Ma)

2). Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh và là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời.

(Đức Đạt Lai Lạt Ma)

3).Cộng sản sinh ra từ nghèo đói và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực và sẽ chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

(Đức Đạt Lai Lạt Ma)

4).Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối .

( Thủ tướng Đức Angela Merkel )

5).Tôi lớn lên trong chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức và tôi hiều rõ về họ: cộng sản là chủ nghĩa gian trá và man rợ nhất của nhân loại! Chủ nghĩa cộng sản là một vết nhơ của loài người và thế giới văn minh!

(Thủ tướng Đức Angela Merkel)

6).Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người, nhưng là cơn ác mộng của nhân loại .

(Nhà văn , nhà thơ, nhà viết kịch ,…Victor Hugo)

7).Khi thấy thằng cộng sản nói láo , ta phải đứng lên và nói nó nói láo . Nếu không có can đảm nói nó nói láo , ta phải đứng lên ra đi , không ở lại nghe nó nói láo . Nếu không có can đảm bỏ đi , mà phải ngồi lại nghe , ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác .

(Nobel lauréat /laureate,  Văn hào Nga Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn)

8).Những người theo xã hội chủ nghĩa muốn làm mọi việc tốt hơn bằng cách lấy hết tiền mọi người , và có những người cộng sản muốn làm mọi việc tốt hơn bằng cách giết hết mọi người trừ họ ra .

(Văn hào Richmal Crompton)

9).Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản . Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá .

(Cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô , awarded Nobel prize in 1990 , Mikhail Sergeyevich Gorbachev) .

10).Cộng sản không thể nào sữa chữa mà cần phải đào thải nó .

(Cố Tổng thống Nga Boris Nicholalevich Yeltsin)

11).Chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng của sự thất bại, là tiếng kêu của sự ngu dốt, là lời truyền giáo của sự ganh tị , ưu điểm của nó là chia xẻ đồng đều sự nghèo khổ .

(Cố Thủ tướng Anh , Sir Winston Leonard Spencer Churchill)

12).Chủ nghĩa tư bản không chia đều sự thịnh vượng, nhưng chủ nghĩa xã hội lại chia đều sự nghèo khổ!

(Cố Thủ tướng Anh , Sir Winston Leonard Spencer Churchill)

13).Chủ nghĩa cộng sản là logic cuối cùng khi nhân loại không còn tồn tại .

(Đức cố Tổng giám mục Fulton John Sheen )

14).Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ xài hết tiền của người khác !

(Cố Thủ tướng Anh Margaret Hilda Thatcher)

15).Nền kinh tế  chủ nghĩa xã hội hoạt đông dựa trên tư tưởng rằng: sự hiểu biết của một nhóm người cao rộng hơn sự hiểu biết của hàng trăm triệu người. Đây là một sự suy nghĩ cực kỳ kiêu ngạo.

(Nhà kinh tế học Friedrich August von Hayek)

16).Chủ nghĩa xã hội nói chung đã thất bại rõ tới độ chỉ có những nhà trí thức mù mới có thể không nhìn thấy (xin phép dịch thoát ý một chút).

(Nhà kinh tế học Thomas Sowell —> Socialism in general has a record of failure so blatant that only an intellectual could ignore or evade it. )

17).Tôi hiểu người cộng sản … hiểu sự xấu xa và gian dối của đảng cộng sản .

(Cố Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu )

18).Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không có TỰ DO, chủ nghĩa cộng sản không thể tồn tại nếu cho phép TỰ DO .

(Nhà kinh tế học , Milton Friedman, Nobel prize  for Economics in 1976 )

19).Hãy nhìn bao nhiêu người từ các xứ cộng sản đã liều chết vượt biên, vượt biển qua các xứ tư bản tự do, nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta biết nhân loại đã lựa chọn ra sao .

( Nhà kinh tế học, Milton Friedman , Nobel prize  for Economics in 1976 )

20).Khi bạn thấy một người mập đứng kế một người ốm, không có nghĩa là người mập lấy bớt phần ăn của người ốm . Nhưng đây là cách suy nghĩ của chủ nghĩa xã hội .

(khuyết danh)

21).Làm thế nào để bạn biết người đó là một người cộng sản? Đó là những người đọc Marx và Lenin. Và làm thế nào để bạn biết người đó là người chống cộng sản? Vì người đó hiểu Marx và Lenin.

(Cố Tổng thống Mỹ Ronald Wilson Reagan )

22).Chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể thành công ở hai nơi :

– Thiên đường, nơi mà không cần có nó .

– Địa ngục, nơi mà nó đã có rồi.

(Cố Tổng thống Mỹ Ronald Wilson Reagan )

23).Tôi có một câu hỏi cho các nhà lãnh đạo của các nước cộng sản: nếu chủ nghĩa cộng sản có tương lai, thì tại sao các ông phải xây những bức tường (điển hình là bức tường Berlin) để giữ mọi người lại, và dùng quân lực và cảnh sát chìm để bắt công dân của các nước ông im lặng?

(Cố Tổng thống Mỹ Ronald Wilson Reagan )

24).Chấm dứt chiến tranh không phải đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho hòa bình là hàng ngàn năm tăm tối cho các thế hệ Vietnam sinh về sau !

(Cố Tổng thống Mỹ Ronald Wilson Reagan)

25).Nếu Việt cộng thắng thì toàn thể Quốc gia Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung hoa cộng sản. Hơn nữa toàn dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài vong bản, vô gia đình, vô tổ quốc,vô tôn giáo của cộng sản Việt Nam.

(Cố Tống thống Đệ nhất Viêt Nam Cộng Hòa, Ngô Đình Diệm)

26). Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm!

(Cố Tổng thống Đệ nhi Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu)

27).Đảng cộng sản Việt Nam đã hi sinh hơn 2 triệu cán binh của họ để biến toàn thể nước Việt Nam thành một nước cộng sản toàn trị. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu cho chính họ! Vậy hơn 2 triệu người Việt Nam chết để làm gì?

(Nhà văn Dennis Mark Prager , one of America ‘s most respected Radio Talk Show hosts)

28).Giải mã nhân vật Hồ Chí Minh chính là giải mã lịch sử bất hạnh của dân tộc Việt Nam .

(Truth 23)

Các nước dân chủ không bao giờ đánh nhau?

Các nước dân chủ không bao giờ đánh nhau? 

Luật Khoa

Tìm hiểu mối quan hệ giữa dân chủ, hòa bình và chiến tranh.

On 01/03/2022

By  VINCENTE NGUYEN

Ảnh nền: Lính Ukraine sau một đợt tấn công của lực lượng Nga tại Kyiv vào ngày 26/2/2022. Nguồn: AFP. Bìa sách: Amazon.

“Học thuyết hòa bình dân chủ” (democratic peace theory) là một trong những học thuyết quan trọng và được đánh giá cao nhất trong hệ thống nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại.

Không hề quá lời nếu cho rằng thuyết hòa bình dân chủ là thứ gần nhất mà khoa học chính trị có thể tạo ra để tiệm cận với cái gọi là “luật” trong việc tìm hiểu nguyên tắc, định hướng và tương lai của chiến tranh trên thế giới.

Thuyết hòa bình dân chủ không phải là một học thuyết khó hiểu, tuy nhiên, nó có rất nhiều biến thể nhánh và quan điểm học thuật khác nhau. [1] Cái gốc quan trọng nhất của học thuyết này là việc khẳng định các nền dân chủ sẽ không tham gia vào các cuộc chiến tranh chống lại nhau.

Lý do quan trọng nhất là các thiết chế dân chủ – bao gồm bầu cử cạnh tranh, đa nguyên chính trị và tự do ngôn luận – đảm bảo rằng các lãnh đạo được bầu lên sẽ theo ý của đa số dân chúng. Và vì chiến tranh ảnh hưởng tiêu cực đến phần lớn người dân, những lãnh đạo nào khơi mào chiến tranh sẽ dễ dàng bị người dân phế bỏ quyền lực qua phiếu bầu.

 

Người dân Đài Loan bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vào tháng 1/2020. Ảnh: How Hwee Young/ EPA-EFE/ Shutterstock.

Tuy nhiên, liệu dân chủ có giúp các quốc gia này hạn chế tham chiến chống lại những quốc gia “không dân chủ”, bao gồm cả những quốc gia dân chủ phi cấp tiến (non-liberal democracy) và hoàn toàn không dân chủ (non-democratic)?

Trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine, nhiều nhà quan sát đã cho rằng đây là một ví dụ khá kinh điển của thuyết hòa bình dân chủ khi mà Nga, một nhà nước đang dần đi đến con đường toàn trị, đã không thể chia sẻ hay trao đổi mong muốn chính trị của mình một cách bình thường với nền dân chủ Ukraine và các nền dân chủ châu Âu.

Liệu thuyết hòa bình dân chủ có thật sự là một học thuyết khả dụng?

Để cùng tìm hiểu, người viết xin giới thiệu đến bạn đọc quyển sách có tên gọi “Puzzles of the Democratic Peace: Theory, Geopolitics and the Transformation of World Politics” của Karen A. Rasler và William R. Thompson, hai giáo sư chính trị trường Đại học Indiana, Hoa Kỳ. [2]

Đây là quyển sách cô đọng với tương đối đầy đủ thông tin, cả ủng hộ lẫn thách thức thuyết hòa bình dân chủ, để chúng ta có thể có một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề này.

Dân chủ và hòa bình: trứng và gà cái nào có trước?

Vấn đề đầu tiên mà quyển sách đặt ra là liệu chúng ta có tiếp cận sai về mối liên hệ nhân quả giữa các nền dân chủ và hòa bình hay không. Bởi một khả năng khác là việc duy trì nền hòa bình giữa các quốc gia mới chính là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình phát triển và thực hành dân chủ.

Hai tác giả gọi đây là “peace ↔ democratic dyads” (tạm dịch là nhị nguyên hòa bình và dân chủ) trong các thảo luận chính trị liên quan, và sẽ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn ngụy biện nếu chúng ta không có nền tảng lịch sử và phương pháp luận vững chắc.

Các tác giả dẫn ra nhiều nghiên cứu định lượng lẫn định tính nhằm xác định sự thật của mối quan hệ nhị nguyên giữa hòa bình và dân chủ với các nhóm kết quả khó lòng xác định rõ khác.

Ví dụ, nhóm tác giả đồng tình với nhiều nghiên cứu rằng sự thắng thế của mô hình dân chủ trên toàn thế giới trước tiên là nhờ vào chiến tranh, mà cụ thể nhất là kết quả của hai cuộc thế chiến. Theo đó, liên minh của các nền dân chủ đánh bại liên minh của các chính thể chuyên chế và từ đó tạo nền tảng cho sự lan tỏa của mô hình dân chủ. Họ giả định, nếu liên minh dân chủ thất thủ, tầm ảnh hưởng của định chế dân chủ trên thế giới chắc chắn sẽ suy giảm trầm trọng.

Như vậy, xét theo bình diện lịch sử, chiến tranh thật ra lại tạo ra động lực cho làn sóng dân chủ.

Lính Mỹ cắm cờ tại Iwo Jima trong trận chiến với quân Nhật vào tháng 2/1945 trong Thế chiến II. Ảnh: AP Photo/ Joe Rosenthal.

Tương tự, nhóm tác giả cũng nhìn nhận rằng có nhiều nghiên cứu tìm ra được những biến/ tiêu chí khác có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu chiến tranh của các quốc gia, và hòa bình hay không không nhất thiết chỉ phụ thuộc vào biến “dân chủ”. Các tiêu chí này bao gồm: nguồn nội lực và tài nguyên trong nước (domestic resources), vị trí địa lý và áp lực lãnh thổ từ bên ngoài (external threats), cán cân quyền lực cũng như truyền thống tập trung quyền lực của một quốc gia (traditional power concentration), v.v.

Với những thông tin tổng hợp này, hai tác giả tự tìm kiếm mô hình riêng của mình để xác định tầm ảnh hưởng thực tế của dân chủ đối với hòa bình và đưa ra được một mô hình tương đối hoàn chỉnh. Theo đó, các thứ tự ưu tiên để xây dựng một nền hòa bình chung là:

  1. Các mối nguy hại khu vực thấp (low external threat) => 
  2. Lượng tài nguyên nội địa không cao (low domestic resource) => 
  3. Lịch sử tập trung quyền lực chính trị nội địa không cao (low power concentration) => 
  4. Dân chủ hóa thành công (democratisation) => 
  5. Giảm trừ các hành vi gây hấn (less conflict behavior).

Hai nhà nghiên cứu từ đó khẳng định, thuyết hòa bình dân chủ về cơ bản là không sai. Quá trình dân chủ hóa có mối quan hệ đặc biệt quan trọng với xu hướng giảm thiểu các hành vi gây hấn, chiến tranh.

Tuy nhiên, họ cũng cho thấy là còn rất nhiều biến khác trước đó ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến khả năng dân chủ hình thành, bao gồm các áp lực an ninh từ bên ngoài hay tài nguyên nội địa (tài nguyên nội địa quá cao thường khó xây dựng chính quyền dân chủ).

Cách tiếp cận nhị nguyên vì vậy được cho là có vấn đề. Song rõ ràng có tồn tại sự kết nối hữu cơ giữa dân chủ và hòa bình.

Mô hình nhà nước trong bối cảnh xung đột?

Đi xa hơn những quan sát về mối liên hệ giữa dân chủ và hòa bình, hai tác giả còn tìm cách cân đo đong đếm xem liệu các mô hình chính thể khác nhau (giữa hai thái cực dân chủ và không dân chủ) có phản ứng gì khác biệt dưới áp lực xung đột hay không.

Tiếp cận với nội dung này bằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu vụ việc thay vì định lượng, hai tác giả đưa ra những thảo luận hết sức có ý nghĩa để cân nhắc vai trò của thiết chế dân chủ và cách mà nó gây ảnh hưởng lên phương thức mà những nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định liên quan đến chiến tranh.

Các thảo luận dẫn đến kết luận tương đối giống với phần mà chúng ta vừa phân tích ở trên, khi mà những vấn đề như áp lực quốc tế, định chế bộ máy nhà nước có hiệu quả không và công luận có những phản ứng như thế nào, v.v. đều có tác động ảnh hưởng.

Những biến này có thể rất khác nhau ngay giữa những nền dân chủ, bởi mỗi nền dân chủ tự thân nó cũng có đặc điểm lịch sử, định chế nhà nước hoàn toàn khác biệt. Yếu tố dân chủ vì vậy được xem là quá chung chung để tìm ra một kết quả đúng trong mối quan hệ nhị nguyên dân chủ – hòa bình.

Tuy nhiên, theo các tác giả, điều này cũng có thể giúp khẳng định vai trò của một nền dân chủ mạnh trong việc kiểm soát ngôn ngữ hiếu chiến và các chiến dịch tuyên truyền chiến tranh trong nội bộ các quốc gia.

*** 

Các thảo luận chất lượng, bao hàm cả định tính lẫn định lượng, giúp cho độc giả của quyển sách có một tầm nhìn bao quát hơn về thuyết hòa bình dân chủ.

Chúng ta hiểu rằng dân chủ và hòa bình chỉ là hai biến rất nhỏ trong rất nhiều những biến khác cần phải cân nhắc để có thể đưa ra nhận định phù hợp. Bản thân các nền dân chủ cũng không nhất thiết phải tương đồng với nhau về trình độ, định chế chính trị hay quan điểm dân tộc chủ nghĩa của các nhóm dân cư.

Cách tiếp cận của quyển sách cũng giúp chúng ta có những quan sát khoa học và kỹ lưỡng hơn về cuộc xâm lược mà Nga đang phát động trước Ukraine.

Ngày 24/2/2022, Nga tấn công xâm lược Ukraine. Ảnh: The Times.

Ví dụ, việc nền kinh tế Nga tiếp tục dựa dẫm vào tài nguyên và lịch sử tập quyền từ thời Sa Hoàng cho đến nay khiến Nga gặp nhiều trở ngại trong việc xây dựng một nền dân chủ lành mạnh.

Mặt khác, dù người dân Ukraine liên tục cố gắng xây dựng nền dân chủ đúng nghĩa, những rủi ro an ninh đến từ việc sống cạnh Nga luôn sản sinh ra những nhóm chuyên quyền, cực đoan (mà cụ thể các nhóm cực hữu dân tộc chủ nghĩa) để đối phó với mối lo kề cận.

Tuy không phải là một quyển sách dễ đọc, người viết cho rằng đây là một tài liệu khách quan và đầy đủ về thuyết hòa bình dân chủ và những vấn đề của nó.

Bài học từ cái chết của nền dân chủ Hong Kong

Bài học từ cái chết của nền dân chủ Hong Kong

M.V.P.

Các nhà đấu tranh dân chủ Hong Kong điều trần trước Quốc Hội Mỹ ngày 17 Tháng Chín, 2019. (Ảnh: Kalynh Ngo)

Kể từ khi Vương quốc Anh trao trả lại Hong Kong cho Bắc Kinh năm 1997, người Hong Kong đã phải đối mặt với rất nhiều trấn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm tiêu diệt dân chủ. Vô số các cuộc biểu tình có tổ chức chặt chẽ, với sự tham gia đông đảo của người dân: từ Phong trào Dù vàng gây chấn động thế giới năm 2014, đến các cuộc xuống đường rầm rồ phản đối dự luật An ninh Quốc gia năm 2019. Có thể nói, nhiều đoàn thể đấu tranh dân chủ ở các quốc gia độc tài toàn trị xem phong trào dân chủ Hong Kong là tấm gương tiêu biểu trong văn hoá tổ chức chính trị. Tuy nhiên, những ngày mà Hong Kong được đánh giá là pháo đài Dân Chủ Tự Do đã và đang dần phai mờ trong ký ức.

Trung Quốc đã giết chết dân chủ Hong Kong ra sao?

Kể từ cuối năm 2019 tới giữa năm 2020, thế giới thường xuyên chứng kiến phong trào dân chủ Hong Kong liên tục biểu tình phản đối luật An ninh Quốc gia. Theo bản báo cáo của khoa Luật, Đại học GeorgeTown, đạo luật này tạo ra “những mối nguy nghiêm trọng nhất với nhân quyền và pháp trị của Hong Kong kể từ khi được Anh quốc trao trả lại cho Trung Quốc”. Bất chấp làn sóng phản đối dữ dội của người Hong Kong, đạo luật mơ hồ và rừng rú này vẫn được Quốc hội thông qua vào ngày 30 Tháng Sáu, 2020.

Joshua Wong, Dennis Ho, Sunny Chueng tại buổi điều trần về dân chủ Hong Kong trước Quốc Hội Mỹ ngày 17 Tháng Chín, 2019. Ảnh: Kalynh. Ngo.

Kể từ thời điểm đó, nền dân chủ của Hong Kong cũng bị phá huỷ. Hàng ngàn người biểu tình và hơn một trăm nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ, trong số đó là các nhà báo, giáo sư, luật sư, nhà hoạt động, và sinh viên, đã bị chính quyền Hong Kong bắt giữ và khởi tố tội phản động. Tháng Ba, 2021, chính quyền Hong Kong giới thiệu dự luật yêu cầu bất kỳ ai tranh cử vào các chức vụ địa phương sẽ phải là một “người yêu nước” – nghĩa là họ phải thề trung thành không chỉ với các cử tri, mà còn với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng trăm thành viên hội đồng quận của Hong Kong đã từ chức hoặc bị cách chức. Ngay cả những người tuyên thệ sẽ trung thành cũng bị loại bỏ nếu nhà chức trách nghi ngờ những lời cam kết của họ.

Các phương tiện truyền thông độc lập của Hong Kong đóng vai trò thiết yếu đối với quyền tự do và dân chủ của thành phố tự trị này. Tuy nhiên, họ đã bị chính quyền đàn áp dữ dội. Tuần giữa Tháng Sáu, 2021, khoảng 500 cảnh sát đã đột kích các văn phòng của tờ báo ủng hộ dân chủ nổi tiếng, Apple Daily, và ngay sau đó, tờ báo này cũng tuyên bố sẽ chấm dứt hoạt động.

Vào tuần cuối cùng của Tháng Mười Hai, 2021, Stand News, một trang web độc lập ủng hộ dân chủ, đã bị hàng trăm cảnh sát đột kích, bảy biên tập viên, thành viên hội đồng quản trị, và một nhà báo đã bị bắt. Tổ chức này cho biết trang web sẽ bị gỡ xuống. Vài ngày sau đó, ngày 3 Tháng Giêng, 2022, Citizen News, một trang web tin tức trực tuyến nhỏ ở Hong Kong được biết đến với thông tin chuyên sâu về các tòa án và chính trị địa phương, cho biết họ sẽ ngừng xuất bản. Tháng Chín, 2021, Citizen News là tờ báo đầu tiên loan báo rằng, các công tố viên sẽ khởi tố tội lật đổ chính quyền đối với nhóm tổ chức lễ đốt nến tưởng niệm hàng năm cho các nạn nhân của cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Sự đàn áp thô bạo của chính quyền thân Trung Quốc làm tăng thêm lo ngại về cái chết được báo trước của truyền thông độc lập Hong Kong.

Không chỉ dừng lại ở đó, chính quyền Hong Kong còn mạnh tay đàn áp các tổ chức dân sự và chính đảng đối lập, là những tổ chức đóng vai trò tối quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì dân chủ. Các tổ chức ủng hộ dân chủ và công đoàn đã bị giải thể, bao gồm công đoàn giáo viên và công đoàn thương mại lớn nhất Hong Kong. Mặt trận Nhân quyền Dân sự (Civil Human Rights Front) là nhóm lãnh đạo đã tổ chức một số cuộc biểu tình lớn nhất trong năm 2019 cũng đã bị giải thể.

Khi thế giới chuẩn bị chào đón năm 2022, thì nền dân chủ Hong Kong lại bị Trung Quốc giáng thêm “đòn tử”. Cột Trụ Tủi Nhục (Pillar of Shame), một tác phẩm nghệ thuật tưởng nhớ những người thiệt mạng trong cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 Tháng Sáu, 1989, đã bị dỡ bỏ sau hơn hai thập kỷ. Trụ cột cao tám mét đặt tại trường Đại học Hong Kong, được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Đan Mạch Jens Galschioet, thể hiện nỗi đau và sự tuyệt vọng cho những gì đã xảy ra. Mỗi năm vào ngày 4 Tháng Sáu, các sinh viên sẽ lau rửa tượng đài để tưởng nhớ gần chục ngàn nạn nhân của vụ thảm sát do nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc gây ra.

Biểu tượng phong trào Dù Vàng 2014 của người dân Hong Kong. Ảnh: ALEX OGLE/AFP via Getty Images

Trong tác phẩm nổi tiếng, nhà văn người Pháp, gốc Tiệp Khắc (Czech Republic), đã viết về quá trình bôi trắng lịch sử có chủ đích của cộng sản Liên Xô, sau khi Liên Xô xâm chiếm quê hương của ông vào năm 1948: “Bước đầu tiên trong việc tiêu diệt một dân tộc là xóa sạch ký ức. Phá hủy sách, văn hóa, lịch sử của dân tộc đó. Sau đó, nhờ một ai viết sách mới, sản xuất một nền văn hóa mới, phát minh ra một lịch sử mới. Chẳng bao lâu nữa dân tộc đó sẽ quên quá khứ và hiện tại của mình. Thế giới thậm chí sẽ còn quên nhanh hơn nữa.”

Lịch sử đã ghi nhận, Cột Trụ Tủi Nhục là biểu tượng của khát vọng dân chủ, nhưng cũng là vết nhơ tủi nhục của cộng sản Bắc Kinh. Bởi thế, chúng xoá sạch lịch sử để người Hong Kong, Trung Quốc, và thế giới quên đi Thiên An Môn.

Bức tượng “Pillar Of Shame” trước khi bị phá bỏ. (Ảnh: Louise Delmotte/Getty Images)

Sự đàn áp độc ác của chính quyền phò Bắc Kinh đối với phong trào dân chủ đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ của Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hai đầu tàu dân chủ này dường như “lực bất tòng tâm” trong nỗ lực cứu nền dân chủ Hong Kong, ngoài việc tiếp tục liên minh với các nước dân chủ để tạo sức ép ngoại giao và kinh tế. Ngay tại Hoa Kỳ, nền dân chủ cũng đương đầu với vô vàn cam go. Năm 2021, dân chủ Hoa Kỳ đã rớt xuống mức thấp nhất từ trước đến nay trong bảng xếp hạng dân chủ toàn cầu của Freedom House.

Chứng kiến nền dân chủ bị bóp chết trong sự bất lực, hơn 65 ngàn người Hong Kong đã xin visa định cư tại Anh chỉ trong vòng 5 tháng. Theo ước tính của chính phủ Anh, sẽ có khoảng 475 ngàn người Hong Kong đến định cư tại quốc gia này trong vài năm tới.

Bài học ‘xương máu’

Một bài học “xương máu” từ cái chết của dân chủ Hong Kong đó là sự mong manh, dễ vỡ của thể chế dân chủ, bởi nó bị tấn công liên tục bởi các nhà độc tài, là những kẻ xem trọng quyền lực và tư lợi hơn mọi thứ. Thực vậy, dân chủ khắp nơi đang suy yếu nghiêm trọng, đánh dấu năm thứ 15 liên tiếp về sự suy yếu dân chủ toàn cầu, và khoảng 75% dân số ở khắp nơi trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng kém dân chủ.

Cần phải minh định rằng thể chế dân chủ không thể tự bảo vệ được nó, mà đòi hỏi nỗ lực tham gia chính trị liên tục của những cử tri có hiểu biết, và tinh thần liên đới của các cử tri và đoàn thể.

Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ – Jimmy Carter. Ảnh: Scott Cunningham/Getty Images

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Jimmy Carter, đã viết một bài xã luận nhân ngày tưởng niệm Điện Capitol bị tấn công do cựu Tổng thống Donald Trump kích động, kêu gọi cử tri hãy quan tâm nhiều hơn nữa tới nền dân chủ nước nhà trước khi quá muộn. Ông thiết tha nhắn nhủ cử tri Mỹ rằng: “Quốc gia vĩ đại của chúng ta hiện đang đứng trên bờ vực thẳm ngày càng lan rộng. Nếu không có hành động ngay lập tức, chúng ta thực sự có nguy cơ xung đột dân sự và đánh mất nền dân chủ quý giá của mình. Người Mỹ phải gạt sự khác biệt sang một bên và liên đới cùng nhau trước khi quá muộn”.

Một nền dân chủ khỏe mạnh cách mấy cũng có thể bị bóp nghẹt đến chết. Nếu dân chủ của quốc gia bạn còn nhiều khiếm khuyết, thì chắc chắn bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn để trợ giúp các dân tộc bị độc tài áp bức. Nếu bạn may mắn sống trong một quốc gia dân chủ thực sự, hãy nỗ lực hết mình bằng con đường tri thức, để vun đắp và bảo vệ nó. Có dân chủ, thì có tự do, nhân quyền, và hạnh phúc. Như Tổng thống đương nhiệm Joe Biden nhấn mạnh: “Nếu chúng ta có chung niềm tin vào nền dân chủ, thì bất cứ điều gì cũng có thể – bất kỳ điều gì”.

M.V.P.

Nguồn: saigonnnhonews

Nếu như Lenin bị xét xử…

Nếu như Lenin bị xét xử…

Vladimir Lavrov là Tiến sĩ Khoa học Lịch sử và là nhà nghiên cứu chính của Viện Lịch sử Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga

Vladimir Lavrov * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch – Lãnh tụ phải bị kết án vì những tội không lệ thuộc vào thời hiệu như tội ác chống lại nhân loại, phản quốc, chủ nghĩa cực đoan và chính sách khủng bố.

Chủ nghĩa Lenin là ý thức hệ tán thành việc sử dụng những biện pháp quá khích để đạt đến kết quả mong muốn (nguyên tắc trái với đạo đức là cứu cánh biện minh phương tiện).

Tác phẩm của Lenin đã áp đặt lên nước Nga chủ nghĩa phân biệt chủng tộc xã hội và diệt chủng xã hội, nghĩa là tiêu diệt, không hạn chế, giai cấp trung lưu, quý tộc, giới tu sĩ, trí thức Nga cũ, phú nông (kulak) và người Cossack. Nếu Đảng Công nhân Quốc Xã Đức của Hitler chủ trương chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và diệt chủng mang tính dân tộc, thì Lenin chủ trương chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và diệt chủng mang tính xã hội; nhưng do hoạt động chính trị của những nhà lãnh đạo ấy, cả hai- chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và diệt chủng – đều gây ra cái chết cho hàng triệu người, và gây ra tội ác chống lại nhân loại mà không lệ thuộc vào thời hiệu.

Lenin thường xuyên kêu gọi dùng bạo lực để lật đổ thể chế chính thống, và cầm đầu cuộc đảo chính tháng Mười 1917 và giải tán quốc hội Nga hợp pháp- Quốc hội Lập hiến. Cuộc đảo chính tháng Mười và việc giải tán Quốc hội đã gây ra cuộc nội chiến- cuộc chiến tranh trái với đạo đức nhất trong tất cả các cuộc chiến tranh, qua đó người Nga chống lại người Nga, em chống anh, con chống cha… Lenin công khai hô hào khai màn cuộc nội chiến (xem tư liệu 3).

Lenin lập ra những trại tập trung khùng khiếp và thực hiện chính sách Khủng bố Đỏ, tức chủ nghĩa khủng bố được Nhà nước bảo trợ.

Lenin vi phạm dân quyền, các quyền tự do và quyền lợi chính đáng của cá nhân và công dân dựa trên khuynh hướng tôn giáo của họ, và khích động sự không khoan dung về tôn giáo qua việc ông chế giễu tín ngưỡng tôn giáo, phân biệt chống lại những tín đồ trong các lĩnh vực xã hội chính trị và các lĩnh vực khác của cuộc sống công cộng dưới chế độ vô thần đấu tranh của ông. Và những chỉ thị ra lệnh giết càng nhiều giới tu sĩ càng tốt của Lenin là sự căm ghét con người, là phạm tội và quá khích (xem các tư liệu).

Tất cả những điều trên đã phản ánh và thể hiện qua bộ sách đồ sộ của Lenin, hơn năm mươi tập trong Toàn Tập của ông, nhưng thực ra chúng vẫn chưa đầy đủ vì những người theo Lenin sợ công bố một số tài liệu mà rõ ràng là mang tính khủng bố.

Tác phẩm của Lenin ngày nay vẫn nhồi sọ những thế hệ thiên tả và những kẻ cực đoan mới mà sẵn sàng và rất mong muốn gây ra cuộc tắm máu. Và lạy Chúa đừng có chuyện họ lại lên nắm quyền lực: nào ai biết chuyện gì xảy ra sau đó? Điều được đưa ra và được biện minh trong tác phẩm của Lenin là tàn sát tất cả những người bất đồng chính kiến, những dòng sông máu.

Vào ngày 1 tháng Hai, 1918, đức giám mục Tikhon kêu gọi những người Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Lenin: “Hỡi những kẻ điên, hãy tỉnh ngộ để chấm dứt ngay các cuộc thảm sát của các người. Vì những gì các người đang gây ra không chỉ là tội ác: đây thực sự còn chính là việc làm của Satan, vì thế các người sẽ bị thiêu đốt đời đời trong lửa địa ngục, còn con cháu các người trong đời này trên thế gian sẽ nguyền rủa các người khủng khiếp. Bằng quyền lực Chúa đã ban cho Chúng Tôi, chúng tôi cấm các người phạm đến sự Mầu nhiệm của Đức Ki-tô, chúng tôi rút phép thông công các người…”

Những người điên đã không tỉnh ngộ.

Chúng tôi đưa ra những tư liệu sau đây như là những trường hợp về chủ nghĩa cực đoan của Lenin mà vi phạm luật hình sự.

Tôn giáo là thuốc phiện và là rượu rẻ tiền

(Tư liệu 1)

“Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần… Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Tôn giáo là thứ rượu tinh thần rẻ tiền, làm cho những người nô lệ của tư bản mất nhân phẩm…”

Lenin

Ngày 3 tháng mười hai, 1905

(Lenin Toàn Tập, tập 12, các trang 142, 143 )

Thần thánh là chứng ái tử thi

(Tư liệu 2)

“…bất kỳ vị thần nào cũng đều là chứng ái tử thi cả… mọi ý niệm tôn giáo, mọi niềm tin về bất cứ vị thần nào, mọi sự ve vãn với thần thánh cũng đều là sự ti tiện khôn tả nhất… sự ti tiện nguy hiểm nhất, bệnh truyền nhiễm thối tha nhất. “

Lenin

Ngày 13 hay 14 tháng mười một, 1913

(Lenin Toàn Tập, tập 48, các trang 226, 227, 228 – Từ thư của Lenin gởi M. Gorky. Sau khi đọc về hành động dấy loạn của nhà văn nổi tiếng về việc tạo thần, Lenin kết thúc thư như sau: “Tại sao anh làm như thế? Thật quá bực mình.”)

Hãy để Đức đánh bại Nga! Hoan hô Nội chiến!

(Tư liệu 3)

“…Những người Đại Nga không thể có cách nào ‘bảo vệ tổ quôc’ khác hơn là mong cho chế độ Nga hoàng thua trong mọi cuộc chiến tranh”; “kêu gọi ‘hoà bình là sai lầm’, chúng ta phải kêu gọi cuộc chiến tranh dân tộc biến thành cuộc nội chiến”; “điều ít tai hại nhất là sự thất bại của chế độ quân chủ Nga hoàng và quân đội của nó”.

Lenin

Tháng chín-tháng mười hai 1914

(Lenin Toàn Tập, tập 26, các trang 108-109, 6; tập văn của Lenin, tập 2, trang 195. Phản quốc rõ ràng: những gì Lenin viết là có hại cho Nhà nước Nga. Hãy nhớ Đệ Nhất Thế chiến giết khoảng 1 triệu người Nga; Nội chiến Nga, 12 triệu đến 14 triệu người; và số người chết đói vì Nội chiến, 3-5 triệu (những con số khác công bố vào thời Stalin đưa ra số người chết là 15 triệu); tóm lại, hoạt động chính trị của Lenin gây ra cái chết của từ 15 đến 19 triệu công dân Nga.)

Chặt đầu Nikolai II ngu đần!

(Tư liệu 4)

“…chúng ta phải chặt đầu ít nhất một trăm tên Romanov” (ngày 8 tháng mười hai, 1911); “ở các nước khác… không có những kẻ đần độn như Nikolai” (ngày 15 tháng năm, 1917); “Nikolai Romanov ngu ngốc” (ngày 22 tháng năm, 1917); “Romanov ngu ngốc” (ngày 12 tháng ba, ngày 13 và 29 tháng tư, 1918); “quái vật Romanov ngu ngốc” (ngày 22 tháng năm, 1918) vân vân và vân vân.

Lenin

(Lenin Toàn Tập tập 21, trang 17; tập 32, các trang 97, 186; tập 36, các trang 85, 215, 269, 362. Các thành viên của Đảng của Lenin bắn chết một người Romanov đầu tiên vào đêm 12 tháng sáu 1918; vào đêm 17 tháng bảy 1918, họ bắn chết rồi phanh thây bảy người Romanov; vào đêm 18 tháng bảy cùng năm họ đẩy sáu người Romanov vào mỏ than rồi bắn chết họ; vào đêm 24 tháng một 1919, họ bắn chết năm người Romanov.)

Bắn Trí thức!

(Tư liệu 5)

“Quyết tử chiến một mất một còn chống lại bọn nhà giàu và bọn ăn bám chúng là bọn trí thức tư sản… phải thẳng tay trừng trị chúng vì bất kỳ lỗi lầm nhỏ nhặt nhất nào chúng phạm phải… Chỗ này thì ta bắt chúng bỏ tù… Chỗ kia thì ta bắt chúng dọn nhà xí. Chỗ nọ thì sau khi chúng ra tù ta sẽ cấp thẻ vàng cho chúng… Chỗ khác thì ta sẽ bắn chúng ngay tại chỗ…  Kinh nghiệm công xã là càng đa dạng thì càng phong phú hơn và càng tốt hơn…”

Lenin

Ngày 24-27 tháng mười hai, 1917

(Lenin Toàn Tập, tập 35, các trang 200, 201, 204. Từ bài viết “Tổ chức thi đua như thế nào”)

Hãy đốt Baku thành bình địa!

(Tư liệu 6)

“… Đồng chí cũng nói lại với Ter là hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đốt Baku thành bình địa trong trường hợp bị xâm chiếm, và cho đăng thông báo trên báo chí ở Baku.”

Lenin

Ngày 3 tháng sáu, 1918

(Từ tác phẩm ‘Lenin. Chân dung Chính trị’ của D.A.Volkogonov, Bk. I.M., 1994, trang 357; PGAGPI [Cơ quan lưu trữ quốc gia Nga về lịch sử xã hội và chính trị (RNAPSH)] F. 2. Op. 2. D. 109. Chỉ thị viết tay của Lenin gởi chủ tịch cơ quan an ninh Baku là S.Ter-Gabrielyan; không biết người đưa chỉ thị là ai.)

Tiêu diệt phú nông!

(Tư liệu 7)

“… Bọn hút máu này đã và đang nắm được đất đai của đại địa chủ; chúng mãi mãi nô dịch nông dân nghèo. Phải thẳng tay đánh bọn phú nông ấy! Phải tiêu diệt chúng!”

Lenin

Nửa đầu tháng tám (sau ngày 6), 1918

(Lenin Toàn Tập, tập 37, trang 41)

Khủng bố thẳng tay với linh mục

(Tư liệu 8)

“Penza

Ban chấp hành Xô-viết tỉnh

tiến hành cuộc khủng bố thẳng tay đại quy mô chống lại bọn phú nông, cha cố và bạch vệ; nhốt những kẻ khả nghi vào trại tập trung ở ngoài thành phố.”

Lenin

Ngày 9 tháng tám, 1918

(Lenin Toàn Tập, tập 50, các trang 143-144)

Treo cổ và tịch thu tất cả thóc lúa để làm gương

(Tư liệu 9)

“Gởi Penza. Ngày 11 tháng tám, 1918

Gởi: Các đồng chí Kurayev, Bosh, Minkin và những người cộng sản khác ở Penza

Các đồng chí phải đàn áp thẳng tay cuộc bạo loạn của bọn phú nông ở trong năm huyện. Quyền lợi của toàn bộ cuộc cách mạng đòi hỏi điều này, vì trước mắt chúng ta hiện nay là “trận chiến quyết định cuối cùng” chống bọn phú nông. Chúng ta phải xử họ để răn đe kẻ khác.

1) Các đồng chí phải treo cổ (lặp lại, phải treo cổ để quần chúng thấy) ít nhất 100 tên phú nông, bọn nhà giàu, bọn hút máu khét tiếng.

2) Công bố tên của tất cả bọn chúng.

3) Tịch thu toàn bộ thóc lúa của bọn chúng.

4) Bắt giữ các con tin- theo đúng nội dung điện tín ngày hôm qua.

Việc này cần được thực hiện để làm sao nhân dân dù ở xa đến mấy cũng đều sẽ nghe thấy, rùng mình, biết đến, và thét to: chúng ta đang bóp cổ và sẽ bóp cổ những tên phú nông hút máu đó.

Nhớ điện cho chúng tôi biết các đồng chí đã nhận và đã thực hiện xong việc này.

Lenin

(A.G. Latyshev, Giải mật Lenin, 1996, trang 57. Điện tín về việc treo cổ này được tiết lộ lần đầu vào tháng mười một, 1991. RNAPSH. F.2. Op. I. D. 6898)

Tử hình khỏi cần hỏi ý kiến ai!

(Tư liệu 10)

“Saratov, gởi Paikes (nhân viên Bộ Dân ủy Nông nghiệp)

…Tôi đề nghị đồng chí chỉ định các chỉ huy của mình để xử bắn những kẻ âm mưu và dao động mà khỏi cần hỏi ý kiến ai và cũng khỏi cần thông qua tệ quan liêu giấy tờ ngu ngốc.”

Lenin

Ngày 22 tháng tám, 1918

(Lenin Toàn Tập, tập 50, trang 165. Chú thích: Khủng bố Đỏ được công bố vào ngày 2 tháng chín 1918, mà thực ra đã được phát động từ trước ngày công bố đó, trước vụ mưu sát Lenin vào ngày 30 tháng tám 1918, chứ không phải là đáp lại cuộc mưu sát ấy.)

Tiêu diệt Kazan thẳng tay không thương xót!

(Tư liệu 11 )

“Sviyazhsk, gởi Trotsky

Tôi ngạc nhiên và lo ngại vì chiến dịch chống Kazan bị trì hoãn, đặc biệt là nếu đúng như tôi được báo cáo thì các đồng chí hoàn toàn có khả năng tiêu diệt đối phương bằng hỏa lực pháo binh. Tôi tin chúng ta không được cảm thấy tiếc cho thành phố và không được trì hoãn nữa, vì phải tiêu diệt thẳng tay…”

Lenin

Ngày 10 tháng chín, 1918

(Lenin Toàn Tập, tập 50, trang 178. Lenin nhận thức tính chất trọng tội trong các yêu cầu của ông, cho nên ông che giấu dấu vết phạm tội bằng cách viết như sau trên điện tín: “Mật, bằng mật mã (gởi lại bản gốc cho tôi). (Gởi tôi bản sao mật mã.)”)

Tiêu diệt nốt người Cossack!

(Tư liệu 12)

“Kiev

Gởi: Rakovsky, Antonov, Podvoisky, Kamenev

Bằng mọi giá, bằng mọi cách phải tiêu diệt nốt bọn Cossack càng sớm càng tốt…”

Lenin

Ngày 24 tháng tư, 1919

(Lenin Toàn Tập, tập 50, trang 290 )

Người nước ngoài vào trại tập trung!

(Tư liệu 13 )

“Về những người nước ngoài, tôi khuyên không nên vội vàng trục xuất họ. Đưa vào trại tập trung có lẽ tốt hơn…”

Lenin

Ngày 3 tháng sáu, 1919

(Lenin Toàn Tập, tập 50, trang 335. Điện tín của Lenin gởi Stalin ở Petrograd. Lenin cũng ký một sắc lệnh của chính phủ do ông lãnh đạo, trong đó ghi: “Tất cả những ngoại kiều đang thường trú trong lãnh thổ RSFSR, mà thuộc về giai cấp trung lưu của những nước mà đang có những hoạt động thù địch và quân sự chống lại chúng tôi, và tuổi từ 17 đến 55 đều phải bị đưa vào các trại tập trung…”Xem: (A.G. Latyshev, sách đã dẫn, trang 56).

Nông dân là tội phạm chung

(Tư liệu 14)

“…không phải nhiều nông dân đều hiểu rằng tự do mua bán lúa mì là phạm tội chống lại nhà nước.” Tôi sản xuất ra lúa mì; đây là sản phẩm của tôi, cho nên tôi có quyền đem bán, “nông dân thường quen nghĩ như vậy, như thời trước họ vẫn hay nghĩ như thế. Nhưng chúng ta nói rằng làm như thế là phạm tội chống lại nhà nước.”

Lenin

Ngày 19 tháng mười một, 1919

(Lenin Toàn Tập, tập 39, trang 315)

Bắn những người tôn thờ Thánh Nicholas

(Tư liệu 15)

“…chịu đựng với ‘Nikola’ là ngu ngốc; chúng ta phải huy động toàn bộ Cheka để bắn ‘ những kẻ vắng mặt của ‘Nikola’.”

Lenin

Tháng mười hai (không sớm hơn ngày 23 ) 1919

(A.G. Latyshev, sách đã dẫn, trang 156; RNAPSH. F.2. Op.1. D.12176.- chỉ thị viết tay của Lenin gởi A.V. Eiduk, nhân viên đặc biệt của Ủy ban Quốc phòng, về việc những tín hữu vắng mặt vào ngày lễ Chính thống giáo Phương Đông- Ngày lễ Thánh Nicholas Người tạo các phép lạ, vào ngày 19 tháng mười hai 1919)

Trừng phạt Latvia và Estonia!

(Tư liệu 16)

“…Phải có hành động quân sự, nghĩa là dùng lực lượng vũ trang trừng phạt nặng Latvia và Estonia (chẳng hạn, “theo sát gót” Balakhovich vượt qua biên giới chừng 1 dặm và treo cổ tại chỗ từ 100 đến 1000 bọn công chức và nhà giàu của chúng).”

Lenin

Tháng tám 1920

(A.G. Latyshev, sách đã dẫn, trang 31; RNAPSH. F.2. Op.2 D. 447; D.A. Volkogonov, sách đã dẫn, trang 457. Chỉ thị viết tay của Lenin.)

Chúng ta bác bỏ nhân phẩm phổ quát

(Tư liệu 17)

“Theo ý nghĩa nào thì chúng ta bác bỏ luân thường đạo lý? Theo ý nghĩa nào mà được giai cấp tư sản tán thành, chúng cho rằng đạo đức là do giới luật của Chúa mà ra…

Chúng ta bác bỏ bất kỳ đạo đức nào mà xuất phát từ những quan điểm ở trên con người, ở trên giai cấp. Chúng ta nói rằng đạo đức như thế chỉ là lừa bịp, chỉ là gian dối và tẩy não…”

Lenin

Ngày 2 tháng mười, 1920

(Lenin Toàn Tập, tập 41, các trang 309, 311, 313.- “Những nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên” (Diễn văn của Lenin ở đại hội Komsomol lần thứ ba). Hitler nói: “Tôi giải phóng con người ra khỏi ảo tưởng tên là lương tâm.”)

100,000 rúp tiền thưởng cho mỗi người bị treo cổ

(Tư liệu 18)

(…Kế hoạch tuyệt vời. Hãy hoàn tất kế hoạch cùng với Dzerzhinsky. Chúng ta giả làm Quân Xanh (sau này chúng ta sẽ tố cáo chính bọn chúng làm chuyện đó), chúng ta sẽ thâm nhập từ 10 đến 20 dặm để treo cổ tất cả bọn phú nông và cha cố. 100,000 rúp tiền thưởng cho mỗi tên bị treo cổ. “)

Lenin

Cuối tháng mười- tháng mười một 1920

(A.G. Latyshev, sách đã dẫn, trang 31; RNAPSH. F.2. Op. 2. D.380. Chỉ thị viết tay của Lenin.)

Nguồn: Dịch từ báo Nga Novaya Gazeta, bản tiếng Anh, ra ngày 24 tháng 9, 2012. Tựa đề tiếng Anh “If Lenin were to stand trial…”.

Trần Quốc Việt

danlambaovn.blogspot.com   

Sự tan rã của Liên Xô

Sự tan rã của Liên Xô

Bởi  AdminTD

Dương Quốc Chính

26-12-2021

Lâu nay sách báo chính thống của Việt Nam vẫn cho rằng Gorbachev và sau đó là Yeltsin là những kẻ tội đồ đã phá hủy Liên bang Soviet. Có lẽ đa số đảng viên cũng nghĩ vậy.

Thực ra, Gorbachev không hề muốn nhà nước Liên bang biến mất, ông ta không muốn phá hủy Liên Xô mà muốn cải cách nó theo hướng dân chủ hóa, mở cửa và đổi mới kinh tế. Gorbachev muốn biến Liên Xô thành Liên bang các quốc gia có chủ quyền, có lẽ theo kiểu Liên bang Đức hay Mỹ hoặc lỏng lẻo hơn như Khối thịnh vượng chung của Anh hay Liên hiệp Pháp trước kia.

Tuy nhiên, nhà nước Liên bang đó mới đang ở giai đoạn thai nghén thì đã bị sẩy thai, chết non. Chuyện này có lẽ không nhiều người để ý, cứ ngỡ là Gorbachev muốn giải tán Liên Xô mà thôi. Đó là điều phi logic, ông ta đang là tổng thống một nhà nước khổng lồ thì ngu gì tự giải tán nó để thành thất nghiệp?

Việc cải tổ và đổi mới do Gorbachev khởi xướng là quá trình dân chủ hóa chính trịđổi mới kinh tế diễn ra song hành dưới sức ép của sự kiệt quệ bởi kinh tế kế hoạch và nhà nước CS toàn trị. Nhưng Liên Xô lúc đó giống như một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, đã quá mục nát, nên việc này giống như một đợt xạ trị cường độ cao khiến cho các điểm yếu của cơ thể càng lộ rõ và trở nên không thể chống cự nổi.

Sau năm 1987 thì các mâu thuẫn về sắc tộc bị bộc lộ rõ nét, do những năm trước nó không thể bộc lộ do bộ máy chuyên chế của Liên Xô kìm hãm. Điển hình là tộc người Tatar biểu tình đòi quay về Crimea là đất cũ của họ. Hay người Gruzia biểu tình công khai để thoát khỏi sự áp bức của dân Nga… Các cuộc biểu tình lúc đó trở nên hợp pháp và không bị đàn áp do quá trình dân chủ hóa. Từ đó nhen nhóm tinh thần dân tộc và mong muốn độc lập của các nước Cộng hòa Baltic (nhập vào Liên Xô sau cùng, giai đoạn trước thế chiến), trong đó quan điểm mong muốn độc lập của Nga, Ukraine và Belarus có sức ảnh hưởng lớn nhất.

Tổng thống nước CHXHCN liên bang Nga là Yeltsin công khai bộc lộ quan điểm chống đối lại TT Liên Xô Gorbachev mà không hề bị đàn áp.

Gorbachev là người khơi mào và mong muốn Liên Xô trở thành một Liên bang các nước Cộng hòa có chủ quyền bình đẳng với nhau (khác với Liên Xô), đi theo hướng dân chủ xã hội (mô hình Bắc Âu), không theo con đường toàn trị nữa.

Ông đã vận động để có cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên Xô vào ngày 17/3/1991 với kết quả là đa số dân ủng hộ ý tưởng có một nhà nước Liên bang như trên. Tuy nhiên, phe bảo thủ đã không chấp nhận điều đó nên đã đảo chính vào ngày 19/8/1991 (cũng 19/8!), đứng đầu bởi Chủ tịch Soviet tối cao Liên Xô (quốc hội) Lukyanov và phó tổng thống Yanaev, nhân dịp Gorbachev đi nghỉ mát. Phe đảo chính thành lập một ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp.

Cuộc đảo chính chấp dứt sau 3 ngày bởi phe do Yeltsin đứng đầu, quân đảo chính quay súng và ủng hộ phe cải cách. Gorbachev quay trở lại nắm quyền.

Nhưng cuộc đảo chính đã để lại di chứng nặng nề. Nó thúc đẩy cho quá trình tan ra Liên Xô diễn ra nhanh hơn, do nó cho thấy sự yếu đuối của nhà nước Liên Xô (không tự bảo vệ được mình mà phải nhờ tới TT Nga). Dựa trên lý do “bất ổn” đó, ngày 22/8, Yeltsin tuyên bố các doanh nghiệp thuộc Liên Xô trở thành thuộc Nga, trừ bộ máy hành chính. Ngày 24/8, Ukraine tuyên bố độc lập 1 cách đơn phương bởi Soviet tối cao Ukraine. Ngày 25/8, Belarus tuyên bố độc lập, tiếp theo là Moldova, Azerbaijan, Kyrgyzstan, Uzbekistan. Ngày 28/8, Nga giành quyền sở hữu ngân hàng nhà nước và ngân hàng ngoại thương Liên Xô.

Như vậy là Liên Xô đã bị “rút ruột” nhưng vẫn chưa sụp đổ, do vẫn còn các nước Cộng hòa còn lại lừng chừng chưa tuyên bố độc lập. Dưới tình hình quá nguy hiểm cho sự tồn tại của Liên Xô, Gorbachev thúc đẩy thêm quá trình hoàn thiện Hiệp ước Liên bang. Các nước Cộng hòa tranh cãi về hình thức liên bang sẽ như thế nào? Các nước có bình đẳng tuyệt đối? Nhà nước LB sẽ có quyền lực gì?

Ngày 2/9, đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô được họp để giải quyết khủng hoảng chính trị và công nhận độc lập của ba nước Cộng hòa Baltic, dự thảo hiệp ước Liên bang mới.

Đương nhiên Nga và Ukraine, là hai nước Cộng hòa mạnh nhất sẽ không thể chấp nhận sự bình đẳng với các nước khác và các nước còn lại đều muốn độc lập hoàn toàn khỏi Liên Xô. Tổng thống Nga và Ukraine (Kravchuk) không muốn nằm dưới TT Liên Xô. Ngày 1/12, Ukraine độc lập hoàn toàn khỏi Liên Xô qua cuộc trưng cầu dân ý. Ngày 2/12, Nga công nhận Ukraine độc lập. Ngày 3/12, Soviet tối cao Liên Xô thông qua dự thảo Hiệp ước Liên bang.

Ngày 8/12, lãnh đạo 3 nước Nga, Ukraine và Belarus gặp nhau tại Brest và tuyên bố Liên Xô không còn tồn tại như một thực thể chính trị và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (hiệp định Belovezh).

Ngày 9/12, Gorbachev tuyên bố tôn trọng sự lựa chọn của 3 nước Cộng hòa nhưng cho rằng sự tồn tại của Liên Xô không thể do 3 nước đó quyết định, cần có giải pháp hợp hiến.

Ngày 21/12, các nước Cộng hòa còn lại ủng hộ hiệp định Belovezh và cùng tuyên bố Liên Xô ngừng tồn tại để thay thế bằng Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Ngày 25/12, Gorbachev tuyên bố từ chức TT Liên Xô, vào lúc 7h tối, đại ý là ông ủng hộ sự độc lập và bình đẳng của các quốc gia nhưng vẫn muốn duy trì nhà nước LB. Tuy nhiên, các nước vẫn mong muốn chia tách nên ông đã làm tất cả để các nước có sự hòa hợp, tiếp tục cải cách và thoát khỏi khủng hoảng.

Liên Xô sụp đổ và biến thành một cộng đồng khá lỏng lẻo mang tính hình thức. Hầu hết các nước Cộng hòa rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị sau đó.

Như vậy là Gorbachev thực sự mong muốn Liên Xô được cải cách theo hướng dân chủ để khôi phục kinh tế, nhưng ông ta vô tình làm cho Liên Xô trở nên suy thoái hơn. Còn Yeltsin mới thực sự mong muốn giải tán Liên Xô để không phải đứng dưới ai. Yeltsin cũng là người đưa đảng CS ra ngoài vòng pháp luật, trước đó ông tuyên bố từ bỏ đảng CS Liên Xô.

Sau này nhiều người Nga vẫn tiếc nuối Liên Xôvà hiện tại Putin cũng có tham vọng tái lập một nhà nước Liên bang hoặc một cộng đồng kinh tế kiểu EU, có lẽ gần như mong muốn của Gorbachev nhưng không dân chủ bằng.

Nhưng điều đó rất khó thành hiện thực khi Nga và Ukraine đang đứng trên bờ vực chiến tranh, trước đó thì Nga đã sáp nhập Crimea và bảo kê cho phe ly khai ở Đông Ukraine.

Ngày làm đẹp các ngôi mộ để tưởng nhớ và ghi ơn

Le Tu Ngoc

Ai đã đọc “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ” của bà Margaret Mitchell hẳn sẽ biết cuộc Nội Chiến của Mỹ đã diễn ra khốc liệt thể nào, khi nó kết thúc vào mùa xuân năm 1865 thì đã có hơn sáu trăm ngàn chiến sĩ của cả hai phe không thể trở về gặp mặt bạn bè lẫn người thân.

Những năm sau cuộc chiến, cứ đến độ hoa nở rộ trong vườn thì người Mỹ ở khắp nơi lại mang hoa ra cắm và cầu nguyện nơi mộ chí của những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến này bất kể là lính Nam hay lính Bắc. Người dân thành phố Waterloo của tiểu bang New York vào ngày 5 tháng 5 năm 1866 đã đóng cửa các tiệm bán buôn trong thành phố để mọi người có thể mang hoa và cờ đến cắm lên các ngôi mộ của những người lính tử trận, sự kiện này sau đó được tổ chức hàng năm ở nơi đây.

Ngày 5 tháng 5 năm 1868, Tướng John A. Logan, người đứng đầu một tổ chức cựu chiến binh miền Bắc đã kêu gọi một ngày tưởng nhớ trên toàn quốc để mọi người có thể mang hoa và cờ đi trang điểm những ngôi mộ chiến sĩ, ông chọn ngày 30 tháng 5 và gọi nó là “Ngày làm đẹp các ngôi mộ để tưởng nhớ và ghi ơn” (Decoration Day).

Trong Ngày Decoration Day được tổ chức lần đầu tiên ở nghĩa trang quốc gia Arlington, hơn 5 ngàn người gồm những goá phụ, cựu chiến binh cùng bạn bè lẫn người thân đã đến để đặt hoa và các dải ruy băng lên 20 ngàn ngôi mộ của những người chiến sĩ của cả hai phe.

Sau Thế Chiến thứ I thì ngày 30 tháng 5 dần được biết đến với cái tên Memorial Day (Ngày Tưởng Niệm) và là dịp để người Mỹ tưởng nhớ đến tất cả các chiến sĩ đã ngã xuống trong các cuộc chiến chứ không riêng gì cuộc Nội Chiến. Năm 1968 Quốc Hội thông qua đạo luật Uniform Monday Holiday Act, đạo luật này quy định lấy ngày thứ hai làm ngày nghỉ mỗi khi có dịp lễ lộc với mục đích giúp dân chúng được nghỉ liên tục 3 ngày cuối tuần đặng ăn chơi cho nó đã. Kể từ đó thì Ngày Tưởng Niệm (Memorial Day) hàng năm ở Mỹ sẽ rơi vào ngày thứ hai cuối cùng của tháng năm.

Kể sơ sơ chuyện xứ Mỹ để nói đến cái ngày 30 tháng 4 của xứ mình. Nếu tôi mà là ông tổng Trọng thì tôi sẽ gọi tên cái ngày cuối cùng của tháng tư này là ” Ngày Tiếc Thương”. Tôi sẽ khuyến khích người dân cả nước trong ngày đó đi đến tất cả các nghĩa trang lớn nhỏ mà cắm những bông hoa lên trên mộ của bất cứ ai đã bỏ mình vì những cuộc chiến tương tàn trên xứ Việt mà chẳng cần phân biệt phe nào.

Nếu tôi mà là ông tổng Trọng, tôi sẽ cách chức bất cứ quan chức nào cho phép đốt pháo hoa hay treo cờ phướng loè loẹt khắp phố phường vào cái ngày này, tôi sẽ cho người vả vào miệng bất cứ quan chức nào vẫn còn bô bô những từ “Giải Phóng, Chiến Thắng, Bản Anh Hùng Ca, Vô địch với Vĩ Đại”.

Bởi cho dù đối với người dưng kẻ lạ thì cũng chẳng có một sự phỉ báng nào vô liêm sĩ cho bằng chính vào cái ngày mà người ta tiếc thương cho thân bằng quyến thuộc đã ngã xuống của người ta còn mình lại cứ bắn pháo hoa ăn mừng, cứ lên gân hò hét lải nhải những từ ngữ mất dạy như thể cố khoét cho sâu thêm nỗi đau của những người có thân nhân chết trận, cũng như khoét cho sâu thêm những mối thù mà bất cứ một chính quyền tử tế nào cũng phải quan tâm xoa dịu.

Kiểu cách đó đối với người dưng kẻ lạ đã là hạ tiện, huống hồ gì giữa người mình mang ra để đối với người mình.

Fb Thuc Tran

Luôn muốn trừng trị kẻ khác mình? Bạn có thể có tính cách độc đoán

Luôn muốn trừng trị kẻ khác mình? Bạn có thể có tính cách độc đoán

Ai cũng có thể bị tiêm nhiễm tính cách độc đoán. Đó là nền tảng của chế độ độc tài.

 16/11/2021

By  VINCENTE NGUYEN

Minh họa: Luật Khoa. Ảnh: Nikkei, NatGeo, Karen Stenner.

Độc tài (authoritarian) thường được xem là đặc tính của một chính quyền hay một chính đảng. Ít ra là trong phạm vi chính trường Việt Nam, chúng ta thường nhắc đến độc tài như là một tính từ đương nhiên để nói về một thứ rất to tát, rất trừu tượng.

Nhưng nếu dùng một từ khác tương đương để diễn tả – độc đoán – đặc tính này lại trở nên cụ thể và gần gũi hơn nhiều. Với cách hiểu đó, các nhà khoa học xã hội không xem khái niệm độc tài/ độc đoán chỉ là để nói về cấu trúc nhà nước hay phương thức phân bổ quyền lực. Độc đoán có thể là một tính cách, bản chất, lối tư duy của một người (thường gọi chung là “authoritarian personality”). Chính tính cách này tạo không gian và nền tảng cho các nhà nước độc tài phát triển. [1]

Trong cuộc bầu cử vô tiền khoáng hậu vào năm 2016 khi ông Donald Trump giành chiến thắng trước bà Hillary Clinton, nhiều nhà khoa học đã cố gắng chứng minh tính cách độc đoán của một bộ phận dân cư Hoa Kỳ là lý do dẫn đến việc Trump thắng cử. [2]

Số khác lại cáo buộc những nhóm dân cư ủng hộ các giá trị truyền thống, ủng hộ “kỷ cương, phép nước” là những người có sẵn tính cách độc đoán và dễ bị tác động nhất. [3]

Một số cây bút phản biện, nhắc nhở rằng sẽ thật sai lầm khi cho rằng chỉ có các nhóm dân cư thủ cựu thì mới có tính độc đoán. [4]

Bỏ qua sự phức tạp, lộn xộn và dễ gây tranh cãi của chính trị Hoa Kỳ, “tính cách độc đoán” đã là một chủ đề nghiên cứu từ trước đó khá lâu của các nhà xã hội học. Quyển sách “The Authoritarian Dynamic” của giáo sư tâm lý chính trị học Karen Stenner (từng giảng dạy tại Đại học Princeton) là một điểm bắt đầu khá tốt để hiểu về tính cách độc đoán. [5]

*** 

“The Authoritarian Dynamic” được xuất bản vào năm 2005 với 10 chương sách. Thông qua các chương này, độc giả được giới thiệu khá đầy đủ về những đặc tính cơ bản của tính cách độc đoán: từ vấn đề về tư duy như “chỉ có một con đường đúng”, “chỉ có một tập thể đúng”, cho đến các kỹ thuật và số liệu liên quan, rồi vai trò của sự sợ hãi trong việc hình thành tính cách độc đoán cũng như mối tương quan giữa chủ nghĩa độc đoán (authoritarianism) và chủ nghĩa thủ cựu (conservatism).

Bìa sách “The Authoritarian Dynamic” và tác giả Karen Stenner. Ảnh: Amazon, The Larger Us Podcast.

Phần giới thiệu của quyển sách đặc biệt ấn tượng. Nó chuẩn bị đầy đủ tâm thế cho bạn đọc trước khi tiếp thu nội dung sách.

Karen Stenner nhắc người đọc rằng sẽ có những người không bao giờ sống thoải mái trong một nền dân chủ cấp tiến hiện đại (modern liberal democracy).

Đó là những người không thể đối xử một cách tử tế với bất kỳ ai mà họ cho rằng không phải “phe của họ”; những người cho rằng chỉ có những ai “nghĩ đúng” mới được quyền nêu ý kiến của mình trong môi trường chính trị; những người cho rằng bất kỳ lựa chọn đạo đức nào của một cá nhân cũng là vấn đề chung của toàn thể xã hội – và hiển nhiên là phải có sự can thiệp của nhà nước, v.v.

Đó là những cá nhân mà quyển sách muốn tìm hiểu. Vì sao họ lại như thế? Và hệ quả dành cho tất cả chúng ta là gì?

***

Theo Stenner, tính cách độc đoán là khuynh hướng tâm tính cơ bản liên quan đến cách nhìn của một người về điểm cân bằng phù hợp giữa uy quyền (authority), sự đồng nhất (uniformity) của một xã hội với các yếu tố đối nghịch như tự chủ cá nhân (individual autonomy) và đa dạng xã hội (diversity). Theo đó, những người có tính cách độc đoán sẽ thường xem trọng uy quyền và sự đồng nhất xã hội hơn là sự tự chủ hay đa dạng.

Khung phân tích của Karen Stenner để phân định giữa độc đoán (authoritarianism) và thủ cựu (conservatism).

Stenner cũng nhấn mạnh rằng tính cách độc đoán không nhất thiết chỉ áp dụng cho “lề phải” hay “lề trái”. Một người được cho là có tính cách này khi họ có xu hướng tư duy chính trị cương quyết, cho rằng họ cần bảo vệ hay thiết lập một trật tự chung, thống nhất và tương đồng (oneness and sameness) để có thể định danh, vinh danh và dành đặc quyền cho những người giống như họ – bất kể họ nhận mình thuộc “lề” nào.

Thú vị hơn, độc đoán theo Stenner không phải là hệ quả từ trên xuống của xung đột tư tưởng chính trị (politics of ideas). Nó là một biểu hiện cảm tính của những cảm xúc nguyên sơ (primitive passions), được xây dựng dựa trên biến tấu chính trị của nỗi sợ hãi (politics of fear).

***

Đáng tiếc là những thông tin tổng hợp trên (chủ yếu nằm ở chương I và chương II) là những phần dễ đọc nhất của quyển sách. Các chương sau đó khá nặng về số liệu và kỹ thuật.

Stenner áp dụng một số kỹ thuật nghiên cứu dữ liệu như Cultural Revolution Experiment (CRE), Multi-Investigator Study (MIS), Durham Community Study (DCS) cùng với một loạt các nguồn dữ liệu sẵn có như National Election Studies (NES), World Values Surveys (WVS), hay General Social Surveys (GSS). Nhìn chung, đây không phải là một quyển sách mà bất cứ độc giả nào cũng có thể cầm lên đọc từ đầu đến cuối mà không cần bỏ sách xuống mỗi mười trang để… chửi vài câu.

Tuy nhiên, giá trị nội dung mà cuốn sách mang lại là không nhỏ.

Ví dụ, ngay từ năm 2005, Stenner đã tìm ra cách lý giải vì sao một lượng lớn những người ủng hộ Trump đột nhiên xuất hiện nhiều vô kể vào năm 2016 – những người mà trước đó các chính trị gia nghĩ rằng không tồn tại.

Theo bà, có sự khác biệt giữa khuynh hướng độc đoán (authoritarian predisposition) và tính cách độc đoán (authoritarian personality). Số lượng người có khuynh hướng độc đoán thường không có sẵn các biểu hiện của tính cách độc đoán hay các kỳ vọng độc đoán ở chính quyền. Tuy nhiên, khi bị đặt vào các môi trường nhất định, với những chất xúc tác nhất định, tính cách độc đoán sẽ hình thành.

Tính cách độc đoán hình thành trong môi trường phù hợp. Ảnh minh họa: Các thành viên của tổ chức phát-xít Balilla dành cho trẻ em từ 8-15 tuổi tại Ý. Nguồn: Getty Images.

Ví dụ, trong một nghiên cứu, bà đặt ra hai lựa chọn về mục tiêu nuôi dạy con cho phụ huynh: “một đứa trẻ cần biết vâng lời cha mẹ” hay “một đứa trẻ cần nhận thức trách nhiệm cho các hành vi của mình”. Stenner cho rằng những câu hỏi này sẽ chỉ xác định được khuynh hướng độc đoán và giá trị nào là quan trọng đối với một cá nhân, chứ chưa xác định được họ sẽ có những hành vi hay thái độ ủng hộ hoạt động chính trị độc đoán.

Vì vậy, theo Stenner, cần cẩn trọng và đánh giá tính cách độc đoán ở nhiều tầng giai đoạn, nhiều hình thức và nhiều trạng thái khác nhau. Tính cách độc đoán không chỉ giới hạn ở một trạng thái, một hệ quy chiếu hay một xã hội nhất định.

Ngoài ra, vị giáo sư cũng cảnh báo tính cách độc đoán hoàn toàn có thể được xây dựng và củng cố bên trong cá nhân một cách hệ thống.

Theo đó, tính cách độc đoán, ngoài tiền tố là khuynh hướng độc đoán, sẽ chịu ảnh hưởng từ các vấn đề khác như hạn chế về nhận thức (cognitive limitations), môi trường và trình độ học vấn (environment and net of education), kinh nghiệm (experience) và sự tận tâm (conscientiousness). Từ cơ sở này, Stenner dẫn đến kết luận rằng ai cũng có thể bị tiêm nhiễm tính cách độc đoán/ toàn trị.

Hệ tính cách này, dù không biểu hiện trong đời sống thường nhật, hoàn toàn có thể bộc lộ trong những thời điểm xuất hiện các thảo luận chính trị cụ thể hay những phong trào chính trị mang đến nhiều thay đổi.

***

Dù đại đa số các nghiên cứu của Stenner là dựa trên hệ thống chính trị Hoa Kỳ hoặc châu Âu, kết quả nghiên cứu của bà cho phép chúng ta đối chiếu, so sánh và hiểu về nền tảng chính trị Việt Nam.

Chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội của các nhà hoạt động, những người có quan điểm khác, quan điểm trái chiều, bạn sẽ thấy vô vàn những bình luận yêu cầu công an vào cuộc, yêu cầu những người này bị bỏ tù, yêu cầu họ phải bị trừng trị. Đó là biểu hiện cơ bản của những cá nhân thiếu khả năng khoan dung và chấp nhận sự khác biệt – những dấu hiệu của tính cách độc đoán.

Đáng lo ngại hơn, như Stenner mô tả, tính cách độc đoán này hoàn toàn có thể được truyền dạy và thấm nhuần qua môi trường xã hội. Nếu tính cách này trở nên phổ biến trong cộng đồng, tương lai của các cải tổ chính trị tại Việt Nam là không hề đơn giản.

Bức tường Berlin (Phần 4): Những đứa con của bức tường

Bức tường Berlin (Phần 4): Những đứa con của bức tường

Bởi  AdminTD

Nguyễn Thọ

29-8-2021

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 và Phần 3

Cảnh sát Tây Berlin nhặt xác của anh thanh niên Peter Fechter bị bắn chết bên hàng rào biên giới đông tây Berlin hôm 17.08.1962. Ảnh tư liệu

Những ngày sau khi bức tường thép gai tạm thời được dựng lên, hàng trăm người Đông Berlin vẫn tìm cách lọt qua các kẻ hở để chạy trốn. Có những nơi người ta nhảy qua cửa sổ sang bên kia. Dân Tây Berlin giăng vải bạt hứng được hàng chục người nhảy cửa sổ, không có tai nạn nào xảy ra. [1]

Dần dần chính quyền Đông Đức xây hoàn chỉnh thành những bức tường cao 3m, có một dải đất phân cách cho xe biên phòng đi tuần, có tháp canh, đèn pha chiếu sáng. Nhưng người dân vẫn tìm cách đào những con đường hầm từ những khu nhà gần đường biên để sang bên kia. Rồi dần dần những hộ ở gần đường biên cũng bị di dân đi nơi khác và các ngôi nhà đó bị san ủi thành bãi hoang.

Cấu trúc bức tường Berlin. Ảnh tư liệu

Ngày 13.8.1961 được coi là ngày chính thức hoàn thành việc chia cắt nước Đức. Một sự chia cắt không cân xứng. Người dân miền Tây vẫn sang Đông được. Nhà nước Tây Đức cho dân tự do đi lại. Phía Đông Đức thì coi người Tây là nguồn ngoại tệ quan trọng. Người Tây Đức vẫn đi xe ô tô qua 3 tuyến đường cao tốc để sang Tây Berlin. Họ chỉ được dừng lại ở những cây xăng dành cho họ, không được rẽ ngang tắt. Nếu có lý do chính đáng (thăm thân, định cư hay công tác), họ sẽ được vào lãnh thổ CHDC Đức.

Nhưng người dân Đông Đức thì không được đi sang phía Tây. Sau ngày 13.8.1961, họ chỉ còn cách liều chết vượt biên hoặc xếp hàng đặt đơn đi thăm thân, xin xuất ngoại. Đơn thăm thân rất ít khi được xét, và chỉ xét cho những cán bộ đáng tin cậy. Mà tin cậy đến đâu thì chỉ có vợ hoặc chồng được đi, phần kia của gia đình phải ở lại làm con tin.

Dân chúng Đông Berlin ở phố Bernauer nhảy qua cửa sổ để chạy sang Tây Berlin hôm 13.08.1961. Ảnh tư liệu

Những người xin xuất ngoại mới khốn khổ. Họ luôn bị coi là kẻ „có vấn đề“ trong suốt thời gian chờ đợi đơn được cứu xét. Nhiều người mất việc, bị bạc đãi, sống trong sự dè bỉu của hàng xóm, đồng nghiệp. Có những người như bà Ingrid Taegner được kể ở cuối bài trước, cam chịu cả đời không được sang bên kia.

Những người không cam chịu được thì tìm cách vượt biên. Để vượt qua 155km biên giới bao quanh Tây Berlin hay 1.400km biên giới Đức – Đức đầy mìn và thiết bị điện tử, được canh gác vô cùng chặt chẽ, người ta đã sáng tạo ra muôn vàn cách thoát thân. Ở Đức có rất nhiều “bảo tàng vượt biên”, trình bày từ những cách đào hầm, đóng xe tải thành xe tăng để phá hàng rào, làm xe ô tô nhiều lớp vỏ, bay bằng khinh khí cầu, vượt biển Baltic bằng ca nô v.v.

Vượt biên trong những ngày đầu khi mới chỉ có dây thép gai. Ảnh tư liệu

Bà Liane Weinstein sinh ở Tây Berlin mới được 2 tháng. Dịp cuối tuần bố mẹ bà bận sửa nhà nên gửi cháu bé cho ông bà ngoại ở Đông Berlin. Bức tường dựng lên sáng chủ nhật 13.08 đã khiến bé phải ở lại với ông bà bên phía Đông. Bố mẹ bé ở bên kia gần như phát điên vì mất con. Họ nhờ người đào một đường hầm để đưa bé về phía tây. Kế hoạch bại lộ, những người đào hầm và ông bà ngoại bị bắt giam. Cô bé bị đưa vào trại mồ côi. 11 năm sau, nhờ sự can thiệp của chính quyền Tây Đức, cô được trả về phía Tây với bố mẹ, những người đối với cô rất xa lạ.

Gia đình bà Liane Weinstein (giữa) tan vỡ sau 11 năm bà bị giữ làm con tin ở Đông Berlin. Bố mẹ mà đã li dị nhau trước ngày bà được trả về Tây Berlin cho họ. Ba số phận có thật của những người con của bức tường Đức. Ảnh tư liệu

Trong 11 năm qua cô luôn được nghe kể rằng: bố mẹ đã nhẫn tâm bỏ con lại để hưởng lạc ở miền Tây, mặc dù chính quyền luôn mời họ về miền Đông với con gái. [2]

Thế hệ người Đức như bà Weinstein được gọi là những đứa con của bức tường. Dù gia đình họ có bị xé nát hay không, dù ở Đông hay ở Tây thì ai cũng bị ảnh hưởng bởi sự chia cắt đất nước.

Chính phủ CHDC Đức luôn tuyên bố: “Bức tường là sự lựa chọn của nhân dân”. Đầu tháng 10.1989, hàng trăm ngàn người Đông Đức biểu tình với khẩu hiệu: “Chúng tôi là nhân dân”, “Hãy mở cổng thành”. Sau hơn một tháng liên tục đấu tranh bất bạo động, đêm 9.11.1989, bức thành bị dỡ bỏ.

Người ra lệnh mở cổng thành lại chính là Trung tá an ninh STASI Harald Jäger [3]. Ngày nay người ta đặt câu hỏi. Nếu vào giờ phút lịch sử đó Jäger ra lệnh nổ súng vào đám đông quần chúng đang đòi mở cổng thành thì sẽ ra sao? Lịch sử cuối cùng cũng vẫn sang trang, vì lòng dân đã rõ, nhưng sẽ tốn máu. Viên sỹ quan STASI Jäger biết tiếc máu của dân mình vì anh cũng là nhân dân, cũng là người con đau khổ của bức tường.

Một trong những cách tuyệt vọng để vượt biên. Ảnh tư liệu

Tôi có thể viết hàng trăm bài về nước Đức chia cắt, vì tôi là đứa con miền Nam tập kết ra Bắc, chơi thân với nhiều bạn bè Đông và Tây Đức, chứng kiến nhiều số phận của họ. Tôi xin tạm dừng ở đây với các tóm tắt như sau:

– Tháng 5.1945. nước Đức thua trận bị phân chia thành 4 vùng chiếm đóng của Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô. Thủ đô Berlin nằm lọt thỏm trong vùng Liên Xô ở miền Đông nước Đức cũng bị chia 4. Chia nhưng chưa bị cắt, vì giữa các vùng vẫn đi lại được.

– Tháng 5.1949, ba vùng tư bản ở Tây Đức tập hợp thành nước CHLB Đức, kinh tế tư bản, dân chủ đại nghị.

– Tháng 10.1949, nước CHDC Đức ra đời ở miền Đông lấy Đông Berlin làm thủ đô. Biên giới Đức-Đức dài 1400km hình thành, chia cắt nước Đức thành 2 miền XHCN và TBCN.

– Trong khi đó Tây Berlin vẫn là thành phố tư bản, tự do. Đi lại giữa đông-tây thành phố vẫn “bình thường”. Tây Đức và Tây Berlin liên hệ với nhau qua các đường sắt, đường cao tốc và hàng không xuyên qua lãnh thổ CHDC Đức (theo thỏa thuận của đồng minh).

– Lỗ hổng này giúp cho 3 triệu người bỏ Đông Đức đi sang Tây Đức qua đường Tây-Berlin. Những người này được gọi là dân tỵ nạn. Lý do ra đi có thể là kinh tế, là chính trị (đòi tự do dân chủ) hoặc đoàn tụ gia đình.

– Để tránh việc chảy máu chất xám, ngày 13.9.1961, CHDC Đức bất ngờ xây bức tường Berlin, chính thức chia cắt hoàn toàn nước Đức.

– Từ sau 13.8.1961, dòng người tỵ nạn giảm hẳn. Vượt biên trở nên nguy hiểm chết người. Từ tháng 8.1961 đến ngày 11.1989, chỉ còn khoảng 500.000 công dân CHDC Đức sang được CHLB Đức. Trong đó hơn 300.000 người được cấp phép xuất cảnh định cư, đoàn tụ gia đình.

– Chính phủ CHLB Đức đã chi 5 tỷ DM để “mua giấy phép xuất ngoại” cho 250.000 đồng bào trong số 300.000 nói trên. Ngoài ra CHLB Đức chi 3,5 tỷ DM để “mua tự do” cho 33.700 tù chính trị từ các nhà tù CHDC Đức. [4]

– Số người bị bắn chết trong khi vượt bức tường trốn từ Đông sang Tây Berlin là 140 người.

– Số người chết vì bị bắn, vì vấp mìn khi vượt qua biên giới Đức – Đức là 327.

– Nếu kể cả hơn 200 người bị chết khi vượt biển Baltic để sang Bắc Âu hoặc Tây Đức và khoảng 300 người bị chết khi vượt qua biên giới các nước XHCN khác thì có khoảng 1000 người Đức đã chết chỉ vì muốn đi từ vùng đất này đến vùng đất khác của tổ quốc mình.

PS: Ai cần có thể đọc một số tư liệu khác về “Chia cắt nước Đức”:

Bài viết khác về bức tường Berlin và số phận những con người: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/3195284190489632

Bài viết về những ngày phong tỏa Berlin: “Máy bay ném bom nho”: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/3184493994901985

Bài viết về vụ vượt biên bằng khinh khí cầu “Gió bay về miền tây”: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/3340344989316884

Bài viết về những cầu thủ bóng đá CHDC Đức: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/4734892423195460

Viết về những gì xảy ra sau ngày thống nhất đất nước: Về những bức tường trong đầu (3 bài) https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2549301718421219

_____

*Chú thích:

[1] https://www.zdf.de/dokumentation/zdfzeit/zdfzeit-ein-tag-im-august–mauerbau-61-100.html, (Bắt đầu từ phút thứ 01:12:30)

[2] https://17juni1953.wordpress.com/2020/04/13/gerhard-weinstein-einstiger-staatsfeind-der-ddr-tot/

[3] https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/1414934981857904 (bài viết về trung tá Harald Jäger)

[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Trading_of_East_German_political_prisoners

T R Ả L Ờ I B Ạ N N G U Y Ễ N V Ă N TUỆ

Vũ Thư Hiên is with Bùi Quang Minh

T R Ả L Ờ I B Ạ N N G U Y Ễ N V Ă N TUỆ

Tuệ Nguyễn Văn: “Có một câu hỏi vẫn luôn ám ảnh trong đầu cháu, rất mong bác Vũ Thư Hiên có thể trả lời giúp cháu đó là: “Sau tất cả những điều kinh khủng mà bác phải qua trong suốt 9 năm trời như vậy, mà sao bác không có chút hận thù, căm ghét gì với những kẻ đã hành hạ bác trong suốt những ngày tháng tù đày dã man đến vậy ạ? Đọc “Đêm giữa ban ngày” cháu có cảm tưởng như bác đang nói về chuyện của ai đó chứ không phải của mình vậy. Rất mong bác có thể trả lời giúp cháu ạ”.

Gửi bạn Nguyễn Văn Tuệ, và các bạn: Chau Nhi, Kiều Mỵ, Phan Thuý Hà, Hong Ngoc Trinh, Vương Quốc Toàn, Tran Thang, Hoài Thu Nguyễn…

Nhân bạn Nguyễn Văn Tuệ nêu câu hỏi, lần này tôi sẽ kể dài dòng một chút để bạn và các bạn khác cũng từng đặt câu hỏi tương tự biết thêm về chuyện cuốn Đêm Giữa Ban Ngày đã hình thành như thế nào. Trong câu chuyện kể này, biết đâu đấy, các bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi trên.

1

Năm 1994, tôi ở Moskva (Liên Xô cũ).

Việc khởi đầu cuốn Đêm Giữa Ban Ngày liên quan tới một hiện tượng mà tôi không thể giải thích.

Một buổi sáng, vừa mắt nhắm mắt mở bước vào phòng tắm, tôi đứng sững – trước mặt tôi, trong tấm gương lớn tôi thấy không phải tôi mà cha tôi. Ông bất động, nhìn tôi bằng cặp mắt nghiêm khắc, có phần giận dữ. Hình ảnh ấy chỉ xuất hiện trong một thoáng, rất nhanh, rồi tôi lại nhìn thấy tôi trong gương như bình thường. Cảnh tượng cha tôi thoáng hiện ấy đưa tôi về một thời gian đã xa.

– Bố thấy trong người yếu lắm rồi – cha tôi thở dài – Chà, nếu bố còn khỏe! Có nhiều điều bố thấy cần phải viết ra cho đồng bào biết. Nhưng không còn sức nữa. Bố kỳ vọng ở con. Con phải viết. Đó là trách nhiệm, con ạ, là trách nhiệm.

Ông gắng gượng ngồi dậy, đặt tay lên vai tôi, nhìn vào mắt tôi:

– Không phải vì mục đích vạch tội ai mà con làm việc này, không phải vì mục đích ấy. Mục đích lớn hơn: qua vụ án này con phải để nói lên điều khác, điều rất quan trọng đối với dân tộc ta. Nhân dân ta cần phải hiểu để tránh xa vết xe đổ. Nước mà không có dân chủ, không có luật pháp, hoặc luật pháp chỉ là xảo ngôn, là mảnh đất màu mỡ cho thể chế độc tài, cho sự lộng hành tùy tiện của những tên độc tài…

Tôi hiểu tâm trạng cha tôi.

Ông khoan thứ cho kẻ thù.

Nhưng ông không ngơi lo lắng cho đất nước trước viễn cảnh xám xịt của nền chuyên chế.

Tôi quyết định bỏ mọi việc để thực hiện lời cha tôi dặn trước khi qua đời.

Ngay hôm ấy tôi đến công ty, nói lời từ biệt.

Mọi người bàng hoàng vì sự bỏ đi đột ngột của tôi. Trong công ty thuần Nga tôi là người Việt duy nhất, nhưng lại là bộ óc điều khiển hoạt động của nó. Cả chục năm ở Sài Gòn để kiếm sống tôi đã học được ít nhiều cách điều hành một xí nghiệp tư nhân, trong khi đó thì những người bạn Nga vừa thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hoá lại rất bỡ ngỡ. Chẳng cứ dân thường, ngay chính quyền mới cũng rất vụng về trong việc chuyển sang kinh tế thị trường. Một thí dụ: công ty chúng tôi gửi ngân hàng tiền dollar Mỹ và Deutch Mark thì lập tức được ngân hàng tính thành rúp, coi như gửi rúp chứ không phải ngoại tệ. Ít lâu sau chúng tôi đến lấy ra thì tỷ suất hối đoái đã khác do lạm phát phi mã. Số tiền tính bằng rúp tăng lên chóng mặt, khoản chênh lệch giữa hai thời điểm bị ngân hàng coi như lãi và công ty phải nộp thuế cho số tiền mà người ta gọi là “lãi bất ngờ”. Kỳ quặc thế đấy, vừa buồn cười vừa xót ruột, nhưng là sự thật. Những chuyện tương tự thời chuyển đổi chế độ ở Liên Xô kể không hết.

2

Những trang đầu tiên của Đêm Giữa Ban Ngày được bắt đầu như thế nào?.

Cái sườn đầu tiên cho cuốn sách chỉ là mấy trang phác thảo nằm lại ở Sài Gòn, được cất giấu ở nhà bè bạn. Tôi không cần đến chúng nữa vì đã thuộc nằm lòng. Tôi gặp may -vào thời gian đó tôi có nhu liệu Vietbit viết tiếng Việt rất tiện lợi của tác giả Bùi Quang Minh hồi ấy cũng ở Moskva. Cái Amstrad cổ lỗ không có ổ cứng, cứ viết thẳng vào đĩa mềm, không có cách trình bày như mình muốn. Tôi mổ cò từng chữ, ngày nối ngày, miễn sao nói được điều cần nói.

Như tôi viết trong phần Tự Bạch “Văn học không có chỗ nơi đây”, tôi tránh hết sức thói quen viết văn để cuốn sách chỉ chứa đụng những gì cần phải nói. Chậm chạp, từng dòng một, ngày lại ngày kỳ cạch nối tiếp, những trang bản thảo theo nhau làm đầy dần từng đĩa. Những cái đĩa mềm ngày ấy đúng như tên gọi – chúng mềm thật và to thật, đựng trong những bao giấy có thể chứa cả kí lô usb ngày nay.

Tai họa đến bất ngờ.

Nghĩ mình giờ đã ở Moskva, một nơi an toàn cách xa Việt Nam nhiều ngàn cây số, tôi hoàn toàn yên tâm, không chút cảnh giác. Một người nào đó trong số khách đến thăm tôi tình cờ đọc được vài dòng trên màn hình Amstrad đã biết tôi đang viết gì.

Tin bay về Hà Nội. Một toán đặc nhiệm được cử sang. Lợi dụng một hôm tôi về nhà một mình, những tên đột nhập tấn công tôi ngay khi tôi vừa bước vào thang máy. Một tên trẻ măng theo chân tôi xông vào lấy tay bịt miệng tôi, đâm tôi một nhát, rồi khi thang máy lên đến tầng, những tên khác chờ sẵn xô tới, nhanh nhẹn lục túi tôi lấy chìa khoá, đưa tôi vào phòng. Ở đó chúng không nói một lời vật tôi xuống sàn, trói nghiến, bịt mắt bịt miệng tôi bằng băng dính. Sau đó, không vội vã chúng lục lọi cả giờ mọi xó xỉnh, lấy đi tất cả những gì tôi có – tiền nong, vật dụng, không từ thứ gì, kể cả quần áo. Nằm trên sàn, tôi bất lực, chú ý nghe từng câu cụt lủn chúng trao đổi với nhau, tôi hiểu – mục đích của cuộc đột nhập được tạo ra theo cách của kẻ cướp là lấy bản thảo cuốn sách

Tin nội bộ từ Hà Nội cho tôi biết không đầy nửa tháng sau vụ đột nhập, việc tôi viết Đêm Giữa Ban Ngày đã được thông báo ngắn gọn với những trích dẫn trong một cuộc họp trung ương đảng (cộng sản). Điều này cho tôi thêm chứng cớ để khẳng định kẻ nào là tác giả vụ tấn công. Tôi cũng hiểu thêm vì sao những tên đột nhập chỉ đâm tôi một nhát cảnh cáo vào đùi chứ không định đâm chết. Có thể hiểu được: chúng chỉ làm tđến hế do có chỉ đạo. Ở Moskva tôi có quan hệ rộng với nhiều nhà văn nhà báo Liên Xô, kể cả với giới quan chức, tất yếu sẽ gây ra một sự ồn ào không cần thiết và không có lợi nếu bị phanh phui. Vết đâm vào phần mềm không nặng, máu chảy ra nhiều làm ướt sũng quần và lõng bõng trong giày. Điện thoại bị chúng lấy mất, tôi phải nhờ điện thoại của hàng xóm gọi cho bạn bè và họ lập tức phóng tới để đưa tôi đi bệnh viện.

Mấy hôm sau, một trong những tên đột nhập gọi điện cho tôi vào nửa đêm, thì thào bằng giọng hấp tấp: “Hay, chú ạ, cháu đọc rồi, chú cứ viết tiếp đi nhé!”. Rồi không thì thào nữa mà cho tôi biết tôi có thể nhận lại những vật bị mất ở đâu – số điện thoại mà tên cướp cung cấp không khó khăn để tra ra là số nhà riêng của một nhân viên lãnh sự quán Việt Nam. Câu sau là quan trọng, rõ ràng được mớm lời. Chúng mới ngây thơ làm sao – đời nào tôi dại dột đâm đầu vào rọ.

Về chuyện này tôi đã kể lại với đầy đủ chi tiết trong một bài báo “Những tên cướp dễ mến” được đăng trên tờ Việt Nam Dân chủ ở Paris. Nhiều bạn đã đọc hỏi tôi có giữ lại được bài báo đó không, nhưng mặc dầu cố gắng nhờ vả nhiều người tôi không sao tìm được. Tôi không có thói quen cất giữ những gì mình viết, cho rằng nếu chúng có giá trị thì chúng sẽ tồn tại không cần đến mình.

Một tuần sau, tôi được mời tới ngôi nhà rất lớn chạy dài cả một phố Lubianka nổi tiếng mà người dân Liên Xô nào cũng biết – trụ sở của KGB (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti – Bộ An ninh). Lúc ấy cơ quan quyền lực khủng khiếp một thời đã đổi tên là FSK (Federalnaya Sluzhba Kontrrazvedki – Cục Phản gián Liên bang) . Viên đại tá tầm thước, với gương mặt thật thà của người nông dân vùng Trung Nga, tiếp tôi trong một căn phòng hẹp dưới tầng hầm. Lấy ra chai vodka và con cá khô vobla đặt lên bàn, ông ta bắt đầu câu chuyện không vui. Chúng tôi vừa trò chuyện vừa uống rượu và nhai cá khô. Cuối cùng, trước khi chia tay, viên đại tá buồn rầu bảo tôi: “Chẳng cần nói ông cũng thừa biết ai làm vụ này. Tôi xấu hổ phải nói với ông rằng FSK không thể bảo vệ ông khi người ta chỉ cần bỏ ra vài ngàn dollars là đã thuê được lũ mafia đang đói rạc giết ông ngay trên đường phố Moskva. Tôi khuyên ông hãy chạy

sang phương Tây, ở đó ông mới có thể giữ được tính mạng”.

Tôi không chạy sang phương Tây mà bỏ sang Warszawa, thủ đô Ba Lan. Ở đó tôi cặm cụi viết lại những chương bị lấy mất (khoảng một phần ba cuốn sách) và vài chương tiếp theo. Công việc rồi cũng lại bị bỏ dở vì tôi được những người tốt báo cho biết công an từ Hà Nội đã sang Warszawa để lùng tôi, không thể biết lần này họ sẽ làm gì.

Tôi lập tức lấy chuyến bay đi Paris, ở đó tôi xin tị nạn. Tôi viết nốt những chương cuối cùng ở một căn phòng hẹp, lầu áp mái. Mùa hẻ căn phòng nóng như lò than. Mùa Đông thì lạnh cóng.

Nói tóm lại, cuốn sách được viết ra với rất nhiều cực nhọc. Nếu có nói nó được viết cả bằng máu cũng không ngoa.

3

Tính từ khởi đầu cuộc trấn áp cái gọi là “nhóm xét lại chống Đảng” (1967) cho tới khi tôi đặt bút viết Đêm Giữa Ban Ngày thì đã qua gần 30 năm. Khoảng cách về thời gian ấy là một độ lùi cần thiết cho người viết hồi ký. Những trang viết sẽ tách khỏi những cảm xúc tại chỗ, nóng hổi, nhất thời, gắn với những sự việc đang hoặc vừa xảy ra. Độ lùi này làm cho sự nhìn lại và miêu tả những sự kiện xảy ra trong quá khứ khách quan hơn.

Đêm Giữa Ban Ngày đã được thực hiện đúng như ý cha tôi muốn. Nó không phải là cuốn sách về một vụ án. Tôi không có định viết về vụ “nhóm xét lại chống Đảng” như một bản buộc tội những kẻ gây ra nó, cũng là thủ phạm của vô vàn oan trái khác tràn lan trong xã hội thời ấy, hay như sự chiêu tuyết cho những nạn nhân.

Vụ án chỉ là cái nền cho sự miêu tả một xã hội, trong đó tôi đã sống, với trải nghiệm của một thành viên bất đắc dĩ. Tôi vui khi thấy nhiều bạn đọc hiểu đúng mục đích của cuốn sách. Không có gì vô duyên hơn những hồi ký kể lể danh vị của cha ông hoặc sự khoe khoang những thành đạt trong cuộc đời tác giả. Người ta đọc hồi ký là để biết một cái gì lớn hơn cuộc đời của một cá nhân – ấy là diện mạo của một xã hội trong đó tác giả nằm khuất dưới những hàng chữ với tư cách nhân chứng.

Khi viết Đêm Giữa Ban Ngày tôi không hề muốn nói về “cái tôi” trong sự kiện, mà dùng sự kiện (vụ án) như cái nền trên đó hình ảnh của một xã hội mà tôi coi là không xứng đáng với con người được lộ ra nhiều nhất có thể. Chính vì thế mà bạn đọc mới được biết về những số phận người như ông già ba chục năm tù “Jean Valjean gọi bằng Cụ”, thằng bé Hán Còi, ông nông dân hiền lành Nguyễn Thái Bút hoặc tên “gián điệp quốc tế” Dịp Pún Mằn… Nếu tôi có đưa vào cuốn sách những văn nghệ sĩ như nhà văn Nguyễn Tuân, hoạ sĩ Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái… thì đó là để nói về cách đối xử của chính quyền cộng sản với lớp công dân ưu tú mà chính quyền ở các quốc gia bình thường coi trọng.

Chính vì để miêu tả những số phận bị chà đạp, bị dày xéo ấy mà bạn thấy tôi không nói gì nhiều về thân phận của tôi trong chín năm qua nhiều trại giam và những gì tôi đã nếm trải, như thể tôi “đang nói về chuyện của ai đó chứ không phải của mình vậy”. Những nhà tù (được gọi là “trại cải tạo”) có rất nhiều chuyện đáng được nói đến, được kể ra, nhưng những cái đó nằm ngoài mục đích của cuốn Đêm Giữa Ban Ngày. Chỉ tính những gì được nói đến đã làm cho nó dày cộp rồi. Hơn nữa, tôi không có ý định viết một cuốn sách thuộc dòng văn học “tố khổ”. Những tác phẩm loại này đã có nhiều đến nỗi sự thêm vào một cuốn nữa là thừa.

Jean Fréville (Eugène Schklaff (1895-1971) có một lời khuyên đáng giá cho người cầm bút bất kể anh ta dùng thể loại văn học nào: “Hãy để sự vật nói lên”. Sức mạnh của sự vật, cũng là sức mạnh của sự thật, lớn hơn mọi thủ pháp văn chương. Tôi đã cố gắng theo đúng lời khuyên này, nhưng không chắc mình đã làm được.

Bạn hỏi: “Sau tất cả những điều kinh khủng mà bác phải qua trong suốt 9 năm trời như vậy, mà sao bác không có chút hận thù, căm ghét gì với những kẻ đã hành hạ bác trong suốt những ngày tháng tù đày dã man đến vậy ạ?”. Bảo rằng tôi không có chút hận thù hay căm ghét nào với những kẻ hành hạ tôi thì tôi nghĩ không được đúng lắm đâu. Có đấy, nó nằm trong sự thật mà bạn thấy qua những dữ kiện được trình bày bằng cái nhìn lạnh lùng. Sự thật đã được phơi bày thì mọi bình luận về nó là thừa, làm hỏng điều mình muốn nói.

Khi nhìn lại sự việc trong quá khứ cái nhìn nào cũng chứa đựng sự bao dung trong vô thức, không nhiều thì ít, với người nào cũng vậy. Không ai có thể mãi mãi khư khư ôm thù hận trong lòng trong suốt cuộc đời. Tôi nhớ có đọc đâu đó một nghiên cứu khoa học về một đặc tính của não bộ con người – nó bao giờ cũng giữ lại những kỷ niệm tốt đẹp và quên đi những việc xấu.

Tôi hiển nhiên là nạn nhân của hai tên độc tài Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, như nhiều bạn cùng thời tôi biết rõ, hay ít ra thì cũng biết nhiều hơn những người chỉ đọc những bài tụng ca các lãnh tụ anh minh. Nhưng khi đã lùi xa khỏi sự kiện, tôi mới thấy cả hai người (hay quỷ) này xét cho cùng cũng là một thứ nạn nhân – nạn nhân của sự ham hố quyền lực và danh vọng. Chúng hoàn toàn không hiểu được rằng chúng là nô lệ của sự ham hố ấy. Vô vàn tội ác của chúng cũng từ sự ham hố ấy mà ra. Chửi bới chúng là tự hạ mình xuống chỗ của chúng.

Khi “quân dữ” (tôi mượn từ Thiên Chúa giáo) hùng hổ xông vào tôi khi tôi đang đi giữa đường, quẳng tôi lên xe, đưa tôi vào thẳng Hoả Lò, nhà tù nằm giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục cuộc hành hạ tôi chín năm, tôi thấy lòng mình hoàn toàn yên tĩnh nhờ sự biết trước rằng chúng không thể hành xử theo cách nào khác với bản chất của chúng.

Khi ấy, tôi chợt nhớ tới mấy vần thơ của Puskhin:

Đừng cười nhé nỗi buồn anh thấy trước

Anh biết đòn số mệnh chẳng buông tha

Mái đầu xanh em vẫn hằng ve vuốt

Từ ngực em sẽ tới pháp trường xa…

Tôi không biết làm thơ, nhưng trong những ngày tù đằng đẵng của mình, tức cảnh sinh tình, tôi cũng ghi lại mấy dòng giống như thơ:

Kiệt lực qua thập điện khổ đau

Tôi lử lả tiến công vào cái Ác

Trong đêm giữa ban ngày

Với vũ khí trong tay

Chỉ một ngọn bút cùn thay lưỡi mác

Tôi ngã xuống trong lốc bụi chiến trường,

Phút hấp hối còn mang mang nghe tiếng nhạc.

Thì ra máu của tim mình

nhỏ xuống

đất cằn

Và đất lên giọng hát

Bài hát của niềm tin

Từ trái tim tôi rách nát.

Các nền dân chủ dễ bị hủy hoại trong thế kỷ 21 nếu chúng ta không lên tiếng

Các nền dân chủ dễ bị hủy hoại trong thế kỷ 21 nếu chúng ta không lên tiếng

Bởi  AdminTD

Việt Linh

20-6-2021

Chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây, các nhà lãnh đạo độc tài đua nhau sửa đổi Hiến Pháp để được nắm quyền lâu hơn như Vladimir Putin ở Nga, Tập Cận Bình ở Trung Quốc…

Các chính trị gia trên khắp thế giới đang vay mượn chiến thuật của tay đại gian thương số 1 của nước Mỹ có tên Donald Trump, chiến thuật này có một slogan: “Tôi đã chiến thắng áp đảo, nhưng họ đã ăn cướp chiến thắng của tôi“.

Những cáo buộc gian lận sai trái này của một người thua cử thật vô cùng nguy hiểm.

Xin đưa ra 5 dẫn chứng thật nhất, là 5 lời phát biểu của 5 nhà lãnh đạo quốc gia đã làm xáo trộn chính trường của quốc gia họ, đã tạo sự chia rẽ, nghi ngờ giữa các đảng phái, gây hoang mang trong xã hội, người dân:

– Câu nói đầu tiên: “Tôi chỉ thua cử nếu có gian lận …“. Đây là lời phát biểu của Jair Bolsonaro, Tổng Thống đương nhiệm của nước Brazil ngay trước cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2018, đã đem đến chia rẽ chính trường Brazil và người dân của đất nước này. Và Donald Trump đã học thuộc bài từ nhà độc tài của Brazil, đem ra áp dụng ngay trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020.

– Câu nói thứ hai: “Chúng tôi đang chứng kiến vụ gian lận bầu cử lớn nhất trong lịch sử đất nước”. Đây là lời phát biểu của Benjamin Netanyahu, cựu Thủ Tướng nước Do Thái, là người vừa bị lật đổ trong tuần rồi, ngay sau khi những đối thủ của ông đã thành lập một liên minh quốc hội để lật đổ ông ta.

Kể từ đó, ông ta đã miễn cưỡng nhường chỗ cho Thủ Tướng mới, Naftali Bennett, nhưng ông vẫn không thừa nhận rằng sự mất mát của mình là công bằng, miệng vẫn rêu rao rằng có gian lận, nhưng ít ra, Netanyahu vẫn còn một chút sĩ diện, muối mặt ra đi và thề sẽ quay trở lại trong vinh quang trong cuộc bầu cử tới, lúc đó ông ta sẽ 75 tuổi, hy vọng sức khỏe còn để tiếp tục ra tranh cử là Thủ Tướng lần chót trước khi làm một chuyến đi xa.

– Câu nói thứ ba: “Đây có thể là bài phát biểu quan trọng nhất mà tôi từng thực hiện. Tôi muốn cung cấp thông tin cập nhật về những nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm vạch trần những hành vi gian lận cử tri lớn và những bất thường. Tôi đã thắng cử với con số áp đảo, nhưng chiến thắng đã bị họ cướp mất”.

Câu nói trên là lời phát biểu của Donald Trump, cựu Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ, là người đã thua cử trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020, không có được sĩ diện và lòng tự trọng như Benjamin Netanyahu, vẫn luôn miệng kêu gào, có gian lận, tôi đã thắng lớn, tôi sẽ quay lại Tòa Bạch Ốc, thưa kiện và thua kiện, đếm phiếu lại ở nhiều tiểu bang và chẳng tìm được gì, mãi đến 7 tháng sau, ông ta mới mở miệng chấp nhận thua cuộc. Với tên gian thương, chuyên gia nói dối này, tôi tạm gọi là, “Donald trump, sĩ diện đã bán rẻ và lòng tự trọng đến trong muộn màng“.

– Câu nói thứ tư: “Cuộc bầu cử có gian lận phiếu, chúng tôi phải ngăn chặn kết quả cuộc bầu cử bất hợp pháp này, và chúng tôi đã chặn đứng họ …” Đó là câu nói của Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlain, người cầm đầu quân đội Miến Điện, đã đưa ra tuyên bố cuộc bầu cử có gian lận, làm lý do chánh cho cuộc đảo chánh quân sự, bắt nhốt lãnh đạo dân cử là bà Aung San Suu Ky, giải tán Quốc Hội, và hiện đang nắm toàn quyền sinh sát tại đất nước có thể chế dân chủ yếu kém này, đưa đất nước Miến Điện quay trở lại thời kỳ độc tài quân phiệt.

Đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho Michael Flynn, một cựu tướng quân đội Mỹ, đã ấp ủ giấc mơ dùng quân đội để đảo chánh, giúp Trump nắm quyền và đưa nước Mỹ đến chế độ chuyên quyền độc tài.

– Và, câu nói thứ năm: “Cuộc bầu cử có gian lận sẽ bị lật tẩy, tôi sẽ chiến thắng, hỡi các bạn thân mến“. Đây là lời phát biểu của Keiko Fujimori, là cô con gái của Alberto Fujimori, cựu lãnh đạo độc tài của nước Peru. Cô này chỉ mới 46 tuổi, là lãnh đạo đảng chính trị cánh hữu, cũng vừa thua một cuộc bầu cử, nhưng lại không công nhận kết quả.

Cô Keiko Fujimori đã diễn lại y chang màn kịch kêu gào có gian lận, kêu gọi sự ủng hộ của những kẻ cực hữu, những người ủng hộ Keiko Fujimori cũng xử dụng phục trang, đội nón sừng trâu kiểu Jacob Anthony Chansley làm biểu tượng cho sự phản kháng và bạo loạn.

Sau những lời nói dối từ Benjamin Netanyahu, Donald Trump đến Keiko Fujimori… báo hiệu một xu hướng độc hại trên nhiều chính trường của các thể chế dân chủ trên toàn thế giới. Freedom House, một tổ chức tư vấn và giám sát ủng hộ dân chủ, đã cảnh báo rằng, thế giới đang trải qua “sự suy giảm dân chủ có tính lập lại trong lâu dài”.

Và nguy hiểm nhất, độc hại nhất, vẫn là những hành vi của Donald Trump sau cuộc bầu cử năm 2020, sẽ tiếp tục khuyến khích những kẻ chuyên quyền khắp thế giới thao túng các quy trình bầu cử để nắm giữ quyền lực.

Trong tất cả những trường hợp này, chẳng có nhà lãnh đạo nào thuộc diện trong sạch, liêm chính, được người dân yêu mến, ủng hộ cả. Donald Trump đang phải đối diện với nhiều vụ thưa kiện, các cáo buộc lạm dụng quyền lực, tham nhũng của công, cấu kết với nước ngoài và thất bại trong kinh doanh. Benjamin Netanyahu đã và đang bị truy tố về tội tham nhũng và gian lận. Keiko Fujimori trước đó đã phải ngồi tù một năm, trong khi chờ xét xử vì bị cáo buộc thu các khoản đóng góp chiến dịch bất hợp pháp, muốn hô hào có gian lận để lật ngước kết quả bầu cử, và tin tưởng vào chức vụ Tổng Thống để bảo vệ cô ta khỏi bị truy tố về tội rửa tiền và cản trở công lý.

Tất cả các nhà lãnh đạo tham quyền cố vị này đều có chung một lối tuyên bố giống hệt nhau, rằng bởi có gian lận trong bầu cử, họ đã không thắng cử, bị cướp mất chiến thắng, rằng ngoài những gì cá nhân họ có thể phải gánh chịu, thì quốc gia của họ cũng sẽ phải trả một cái giá rất lớn cho sự mất mát khi không có họ, rằng chỉ có họ mới đưa được đất nước giàu mạnh, phát triển.

Benjamin Netanyahu, sau khi thua cuộc bỏ phiếu, gọi chính phủ mới là một “liên minh nguy hiểm của gian lận và đầu hàng“, và đã thề sẽ “lật đổ nó rất nhanh chóng“.

Keiko Fujimori đã mô tả chiến thắng của đối thủ cánh tả của mình là một mối đe dọa sinh tử đối với đất nước Peru và cho rằng, đất nước Peru sẽ tiếp bước đất nước Venezuela trong sự đàn áp tự do và nghèo đói.

Donald Trump cho rằng nước Mỹ dưới thời một Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ cấp tiến sẽ đưa đất nước đổi sang một nước xã hội chủ nghĩa cộng sản, rằng ngoại trừ ông ta chiến thắng thì đó là cuộc bầu cử chính đáng, công bằng, nếu ông ta không chiến thắng, tức là có gian lận.

Những hậu quả bây giờ và tương lai đối với các thể chế dân chủ trên toàn thế giới, không chỉ ở Brazil, Hoa Kỳ, Do Thái, Miến Điện hay Peru, mà còn có thể xảy ra tại nhiều nước khác nữa. Những kẻ chuyên quyền, độc tài mới sẽ dựa vào những hình mẫu, cách thức mà những kẻ bại hoại, tham quyền cố vị đã làm, để áp dụng ngay trên chính đất nước của họ, tìm cách khiến những người ủng hộ họ chống lại chính hệ thống bỏ phiếu công bằng đã hoạt động hiệu quả từ bao lâu nay, làm mất uy tín của các cuộc bầu cử, phá hoại ý tưởng chính trị cạnh tranh.

Với nước Mỹ, không có một vị Tổng Thống Mỹ nào, từ thời lập quốc đến thời cận đại đã có những ý tưởng điên rồ, những phương kế bẩn thỉu, những mưu mô thâm độc, tàn phá thể chế dân chủ của đất nước mình, chỉ để được nắm quyền lực trong tay lâu hơn. Chỉ có Donald Trump, một tên gian thương xảo trá mới có đủ mưu ma chước quỷ làm nên những điều tồi bại đó. Và các phương tiện truyền thông xã hội trong thời đại công nghệ phát triển đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khuếch đại chúng.

Không có nhà lãnh đạo dân chủ châu Âu thời hậu chiến nào đã thử nó. Các nước thuộc khối Liên Hiệp Châu Âu đã rất may mắn, không như nước Mỹ.

Nếu nói theo định nghĩa công bằng của bất kỳ cuộc bầu cử nào trên thế giới, chiến thắng của đối thủ một ứng cử viên chỉ có thể đạt được thông qua gian lận, thì làm thế nào mà cuộc bầu cử có thể được xem là hợp pháp?

Nhưng, những người dân sống tại các nước dân chủ, tự do đã rất may mắn, rằng xu hướng tệ hại này đã không xảy ra thường xuyên, ý thức của người dân, tính nghiêm minh của luật pháp và ảnh hưởng bởi sự quan sát của thế giới đã làm chùn chân các nhà lãnh đạo độc tài.

Với Benjamin Franklin, một nhân vật quan trọng trong thời kỳ khai sáng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, khi được hỏi: “Nước Mỹ sẽ tốt hơn khi là một nền Cộng Hòa hay một chế độ quân chủ?” Ông đã trả lời: “Dĩ nhiên, đó phải là một nền Cộng Hòa, nếu bạn có thể giữ vững được nó“.

Với Richard Nixon, một Tổng Thống đảng Cộng Hòa, khi các cố vấn gợi ý rằng, ông nên tranh chấp kết quả của cuộc bầu cử Tổng Thống năm 1960, ông đã từ chối và nói rằng: “Đất nước của chúng ta không thể chịu đựng được sự đau đớn của một cuộc khủng hoảng Hiến Pháp, tôi sẽ không vì quyền lực hay vì cái ghế Tổng Thống mà tạo ra cái điều chết tiệt đó“.

Một nền Dân Chủ không thể hoạt động tốt và ổn định, nếu người dân không có đức tính tôn trọng luật pháp và yêu đất nước, nếu không, sẽ rất dễ xảy ra các cuộc bầu cử với tranh chấp, bạo lực, thậm chí nội chiến đều có thể dẫn đến.

Trong nhiều thập niên qua, người Mỹ, cũng như người Do Thái và những đất nước Dân Chủ ở Châu Âu đã không bị những dịch bệnh tham quyền cố vị, nói láo và bạo lực chính trị xảy ra. Chúng ta đã không nghĩ đến những tình huống xấu xảy ra, hay chuẩn bị tinh thần cho việc các cơ quan cao nhất của chính quyền bị tấn công, huỷ hoại bởi những người không chơi theo luật, không đủ đức tính công dân và không ngại đạp đổ nền dân chủ lâu đời nếu đó là điều cần thiết để giành chiến thắng.

Chính xác rằng, Donald Trump đã đưa đường dẫn lối cho các nhà lãnh đạo có tư tưởng chuyên quyền, độc tài khác trên thế giới, với chứng minh rõ nét nhất, rằng Donald Trump có thể biến một đảng chính trị lớn và những người ủng hộ, thành một đội quân hung hãn để tấn công và phá hoại nền dân chủ.

Và, không ai có thể chối cãi, những diễn biến xấu tại các quốc gia Do Thái, Miến Điện, Peru… chính là những tác động toàn cầu từ cuộc lật đổ tiến trình Dân Chủ tại Hoa Kỳ của Donald Trump, sát thủ của nền Dân Chủ Mỹ.

______

Tham khảo:

https://www.theatlantic.com/ideas/archive/2021/06/trump-fraud-stop-steal-copycats/619226/

https://edition.cnn.com/2021/06/18/politics/republicans-trump-january-6-whitewashing/index.html

LẠI NHỚ NGUYỄN CHÍ THIỆN

LẠI NHỚ NGUYỄN CHÍ THIỆN

Nguyễn Chí Thiện ở tù cùng với tôi tại trại Phong Quang, Lào Cai.

Tính về mức độ tàn bạo, theo sự đánh giá của những người tù thâm niên, nó chỉ đứng sau trại Quyết Tiến, hoặc còn gọi nôm na là trại Cổng Trời, ở Hà Giang.

Tôi ra tù trước Nguyễn Chí Thiện vài tháng, hoặc nửa năm chi đó. Người ta thả tôi với điều kiện ngặt nghèo – phải được một cơ quan, xí nghiệp nhận vào làm việc. Người nhà, bè bạn chạy xất bất xang bang, cuối cùng rồi cũng gặp được một ông giám đốc dám làm cái việc không ai muốn làm.

Tôi được ký hợp đồng tạm tuyển, tạm tuyển thôi, làm công nhân bốc vác ở Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Sơn Bình. Nó là cái tỉnh mới, gồm Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình, theo sáng kiến của ông tổng bí thư anh minh được ca ngợi là ngọn đèn 200 bougies soi đường cách mạng. Thời ông này người vào tù đông nhất. Các trại mới mọc nhanh như nấm.

Ông giám đốc tốt bụng chẳng những không bắt tôi làm công việc bốc vác, giữ tôi ở văn phòng, mà còn cho phép tôi không phải ở nhà tập thể của công ty ở thị xã Hà Đông, hết ngày thì về nhà mình ở Hà Nội.

Nguyễn Chí Thiện được thả về nguyên quán Hải Phòng, ở đấy anh còn bà chị.

Chẳng khác gì tôi, anh không thể kiếm được việc làm. Trước khi đi tù lần thứ nhất, anh làm nghề dạy học. Sau lần đi tù thứ hai vì tội làm thơ phản động, anh thất nghiệp trăm phần trăm. Trở về nghề cũ, nghề duy nhất anh biết thì chắc chắn không được rồi. Làm thầy giáo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa nếu lý lịch không sáng như gương thì cũng phải là người không một lần vướng vòng lao lý, thậm chí không bị cái gọi là “cơ quan chức năng” cho vào sổ đen. Các cơ quan, xí nghiệp nhà nước chỉ cần lướt qua lý lịch hai lần tù của anh là xua anh như xua tà. Anh sống vắt mũi bỏ miệng, lúc đói lúc no.

Thỉnh thoảng, chẳng có việc gì để làm, anh lên Hà Nội thăm tôi và bạn tù cũ: Trình Hàng Vải, Vĩnh Đại Uý, Văn Thợ Mộc, Dũng Con…, hi vọng anh em mách bảo cách nào kiếm sống.

Trình Hàng Vải hiến kế đi buôn – cất đũa xe đạp ở Hà Nội về bán ở Hải Phòng. Thiện đi được vài chuyến trót lọt, cũng kiếm được chút đỉnh. Cái may khốn thay lại không dài – vào một ngày đông rét cắt ruột anh đụng thuế vụ. ThấyThiện mặt gày quắt, áo bông lại to xù, người nhà nước đè ra khám. Tất tật các bó đũa xe đạp quấn quanh người bị tịch thu. Thế là mất cả chì lẫn chài.

Tôi may mắn hơn Thiện.

Đang lúc không biết cách nào kiếm sống thì rất bất ngờ, tôi gặp lại ông bạn cũ, trước kia là giảng viên khóa 6 trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Tình đồng ngũ khiến anh tự tìm tôi để giúp đỡ. Lê Sĩ Thiện là con dao pha, việc gì đến tay anh cũng tìm ra cách làm bằng được. Trước khi về hưu, anh là phó giám đốc nhà máy điện Lào Cai. Mặt hàng đầu tiên chúng tôi sản xuất là bột nở thực phẩm. Chúng tôi gặp thời – trước kia bột nở phải nhập của Tàu, nay hai nước lủng củng, không có hàng về, cái quẩy giờ chỉ to bằng ngón tay. Các bà bán cháo quẩy ào ào mua hàng của chúng tôi. Nhờ có bột nở nội hoá này cái quẩy lại phồng to như cán búa.

Thấy bột nở chạy, Nguyễn Chí Thiện muốn lấy một ít về Phòng bán thử. Nhưng ngay cả tiền trả hàng mẫu anh cũng không có.

Với bạn tù, tôi không tiếc. Nhưng việc này phải được Lê Sĩ Thiện bằng lòng.

Chúng tôi khởi đầu bằng hai bàn tay trắng. Gõ mọi cửa có thể gõ mới vay được năm chục bạc, bằng lương kỹ sư một tháng. Được cái việc sản xuất không cần nhiều thiết bị lôi thôi, làm ra nhanh, chẳng mấy chốc chúng tôi đã có những đồng lãi đầu tiên. Tuy vậy, mới bắt tay vào sản xuất, tiền thu chưa được bao nhiêu. Bán chịu trong những ngày ấy không khó, nhưng nó mang lại sự xúi quẩy, người ta tin như thế.

Lê Sĩ Thiện không quen Nguyễn Chí Thiện, hai người mới chỉ gặp nhau vài lần ở nhà tôi. Tôi e anh không bằng lòng. Nhưng tôi lầm. Lê Sĩ Thiện biết chúng tôi thân nhau, rất có thể trong thâm tâm anh có cảm tình với những người bị bỏ tù vì tội chống chế độ.

Anh gãi đầu, rồi quyết:

– Để cậu ấy lấy. Bán được rồi, trả sau có sao.

Vào thời gian ấy chẳng ai trong chúng tôi, những bạn tù của Nguyễn Chí Thiện coi anh là nhà thơ, mặc dầu không ít thì nhiều chúng tôi đều được anh thì thầm đọc cho nghe thơ anh trong những buổi tối của đời tù đằng đẵng. Anh cũng thật thà thú nhận:

Thơ của tôi không phải là thơ.

Mà là tiếng cuộc đời nức nở.

Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở.

Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ.

Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ.

Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ.

Nhưng cũng có những vần thơ của anh tôi nghe một lần mà nhớ mãi:

Người xưa ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Rồi cúi đầu thương nhớ cố hương.

Còn tôi – ngẩng đầu nhìn nhện chăng tơ vướng,

Rồi cúi đầu nhặt hạt cơm vương.

Từ hai câu: Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương của thi hào Lý Bạch mà bật ra sự liên tưởng so sánh vừa hồn nhiên vừa đau đớn ấy, hồn thơ trong Nguyễn Chí Thiện đã thức giấc. Nó đặc biệt gợi nhớ cái xà lim cấm cố ai từng qua thì không thể nào quên.

Nhưng khi nghe những vần thơ khác:

Đảng như hòn đá tảng

Đè lên vận mạng quê hương.

Muốn sống trong hòa hợp yêu thương,

Việc trước nhất phải tìm phương hất xuống.

Thì Lê Sĩ Thiện hết hồn: “Bị bỏ tù còn là nhẹ. Còn sống là may.

Lê Sĩ Thiện chưa từng ở tù, anh chỉ có thể đoán, chứ không thể biết tâm trạng người tù. Con người sống trong cái xã hội được gọi là xã hội chủ nghĩa, với cái sợ được chương trình hoá, được định hình trong vô thức, anh chăm chú nghe, giật mình khi nghe, rồi ngẩn người, không thốt được lời nào.

– Tâm hồn người này thật trong sáng – Lê Sĩ Thiện nói riêng với tôi – Rất thật thà. Anh ta rồi còn gặp nhiều nguy hiểm.

Nhờ buôn bột nở, Nguyễn Chí Thiện nhanh chóng trang trải được nợ nần, thậm chí còn dư chút đỉnh giúp họ hàng ở quê, giúp các bạn tù còn loay hoay tìm kế sinh nhai. Ấy là sau này Thiện tâm sự tôi mới biết.

Thiện sòng phẳng. Bán được nhiều rồi, tích được lãi làm vốn rồi, anh lấy hàng lần nào thanh toán ngay lần ấy, không dây dưa.

Một lần, anh dồn tất cả tiền có được để mua một lượng hàng lớn theo yêu cầu của người đặt hàng.

Hoá ra ở miền Nam bấy giờ rất thiếu bột nở cho cao su để làm dép xốp Thái Lan. Lái buôn từ miền Nam ra, nghe nói Hải Phòng có thứ đó, mua về, thấy tuy chất còn kém, nhưng dùng được, liền đặt hàng, bảo Thiện có bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Thiện tính sẽ lãi to, ai ngờ thất bại nặng. Tất cả số bột nở anh mang về đều bị thuế vụ tịch thu.

Vụ ấy tôi hoàn toàn không biết. Chỉ thấy Thiện vắng mặt lâu, không thấy lên lấy hàng.

Đùng một cái, Trình Hàng Vải hớt hải báo: “Thiện bị bắt lại rồi!”

Anh bàn với tôi và các bạn góp tiền đưa cho bà chị Thiện đi tiếp tế. Chúng tôi, tất nhiên không được thò mặt ra trong việc này. Thì ra thời gian Thiện vắng bóng là lúc anh âm thầm chép lại toàn bộ thơ làm trong tù để rồi đột nhập đại sứ quán Anh, nhờ họ chuyển ra nước ngoài. Tập thơ đầu tiên của Thiện có tựa đề “Hoa Địa Ngục”. Chi tiết vụ này thế nào mọi người đều đã biết.

Mãi sau tôi mới được nghe kể chuyện gì đã xảy ra trong chuyến lấy hàng lần chót của Thiện mang về Hải Phòng.

Một người bạn của Thiện, cựu đại uý Bảo chính đoàn, nay đạp xích-lô, một buổi tối vắng khách mới rẽ vào thăm Thiện. Đẩy cánh cửa không bao giờ khoá vào nhà, anh thấy nhà tối om. Bật lửa lên soi thì thấy Thiện nằm co trên giường. Sờ soạng tìm công tắc, bật điện Vẫn tối om.

– Điện đóm sao thế này? Đèn đâu? – anh hỏi.

Thiện ngỏng đầu lên:

– Bán rồi!

– Bán rồi là thế nào?

– Bán rồi là bán rồi, chứ còn là thế nào.

Thì ra sau vụ bị tịch thu tất cả số bột nở trên tàu, Thiện chẳng còn đồng nào trong túi. Về được đến nhà, bụng đói cật rét, trong nhà chẳng còn gì đáng giá ngoài cái bóng điện 15 watts. Bèn tháo ra mang đi đổi lấy một bơ gạo (bơ, tức là cái vỏ hộp sữa đặc, một thời được dân chúng coi là đơn vị đo lường) về nấu cháo.

Ăn cháo xong, đắp chăn ngủ.

Anh cựu đại uý đạp xích lô bảo Thiện:

– Cậu có khai với chúng nó là bột nở không đấy?

– Không.

– Cậu khai sao?

– Bảo: tôi không biết, người ta thuê tôi mang thì tôi mang.

Anh bạn thở phào:

– Thế thì có cơ cứu vãn. Chúng nó mà biết là bột nở thì xong phim. Chúng nó sẽ đem bán để chia nhau. Cậu nghe đây, tớ quen bọn ấy. Còn có cơ cứu vãn.

– Quen thế nào?

– Làm ăn ấy mà.

Thiện chồm dậy:

– Liệu lấy lại được không?

– Còn tùy tình hình. Mình sẽ hỏi chúng nó.

– Nhất rồi – Thiện reo lên – Có phải đấm mõm chúng nó không? Tớ không còn xu nào dính túi đâu đấy nhá.

Anh bạn gãi đầu:

– Không. Nhưng thế nào thì cũng phải đãi chúng nó một chầu.

– Tớ nói rồi – tớ không còn xu nào đâu.

– Để tớ lo. Sau, cậu trả lại tớ.

Anh cựu đại uý điều đình thế nào không biết. Một bữa thịt chó được anh tổ chức, không linh đình, nhưng thoả thuê. Đến lúc ấy Thiện mới biết bọn thuế vụ chẳng biết cái chúng thu là cái quái gì. Cứ thứ gì mà người mang không trình ra được hoá đơn là coi như hàng lậu, thu tất.

Thiện được trả lại tất cả số hàng bị thu.

Bữa ấy Thiện say khướt. Say đến nỗi không biết làm sao mình về được tới nhà. Anh không bao giờ uống rượu. Phần lớn thời gian đời anh trôi qua trong tù, nơi không thể có rượu, trừ những người trong toán tự giác. Những người này thỉnh thoảng cũng được một lần say sưa nhờ đổi những vật dụng tù mang theo người khi vào trại lấy rượu với dân bản lân cận.

Tôi hỏi Thiện chuyện này khi chúng tôi được sống cùng nhau trong một căn hộ tại Strasbourg, thành phố miền Bắc nước Pháp.

– Đó là lần đầu tiên tôi uống rượu, ông ạ – Thiện nói – Trước đó cũng có nhấp tí chút trong một đám giỗ, chẳng thấy ngon lành gì. Cay xè.

– Say thế làm sao về? – tôi hỏi.

– Ông này buồn cười, anh đại uý bạn tôi chở tôi về chứ. Anh ta có cả một cái xích lô cơ mà.

10.2016