Lính chết nhiều quá, thiếu quân, Nga ‘tuyển nữ phạm nhân’ từ một số trại tù để đưa sang chiến trường Ukraine ?

Lmdc Viet Nam

Các nguồn tin Ukraine và Nga nói có hiện tượng quân đội Nga tuyển “nữ phạm nhân” từ các trại tù phía Nam nước này để bổ sung cho chiến trường Ukraine.

Theo trang Moscow Times ở Nga hôm 13/03/2023, Bộ Tổng tham mưu quân lực Ukraine công bố tin về một chuyến tàu có “nữ tù nhân” tới vùng Donetsk, vào khu vực Nga chiếm.

Một nhà hoạt động người Nga, Olga Romanova, người sáng lập phong trào vì nữ quyền xác nhận tin này. Theo bà, chuyến tàu tới Donetsk tuần trước chở một số phạm nhân nữ từ trại giam ở Kushchevka, Vùng Krasnodar, phía Nam Liên bang Nga.

Từ tháng 2 đã có tin từ phía Ukraine tin rằng nữ phạm nhân Nga được bổ sung vào quân đội vì thương vong cao ở phía Nga.

Trang Istorie.media bằng tiếng Nga cho hay các nguồn khác gián tiếp xác nhận hiện tượng này nhưng cho hay nữ phạm nhân Nga được điều vào chiến trường để làm hộ lý, y bác sĩ hoặc nhân viên tín hiệu, chứ không tham gia chiến đấu.

Nguồn tin này cho hay từ tháng 12/2022, một quan chức vùng Sverdlovsk là Vyacheslav Wegner đã phát biểu công khai về sáng kiến “tuyển tù nhân ra trận” của chỉ huy đội quân đánh thuê Wagner khét tiếng, Yevgeny Prigozhin.

Ông ta nói một nhóm nữ phạm nhân đang thi hành án ở trại IK-6, thành phố Nizhny Tagil trong địa phương của ông “xung phong ra trận” để tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga tiến hành ở Ukraine.

Cho tới nay chưa có xác nhận về chuyện “tuyển tù nhân nữ” cho nỗ lực chiến tranh ở Ukraine từ giới chức Kremlin.

Tuy thế, không chỉ Nga bây giờ mà Liên Xô trước đây đã tuyển tù hình sự vào quân đội.

Trang Russia Beyond cho hay trong Thế Chiến II có tới 1 triệu tù hình sự từ mạng lưới trại cải tạo khủng khiếp (Gulag) được cho vào cầm súng trong Hồng quân để đánh phát-xít Đức. Tù chính trị thì không được “ra trận”, thậm chí còn bị canh gác nghiêm ngặt hơn.

TL BBC

Crédit Suisse bị xoá sổ!

Báo Tiếng Dân

Lâm Bình Duy Nhiên

19-3-2023

Họp báo khẩn cấp của chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ về việc “giải cứu” ngân hàng Crédit Suisse.

Một sự kiện hy hữu, chưa từng xảy ra trong lịch sử tài chính Thuỵ Sĩ.

Crédit Suisse là một trong 30 ngân hàng lớn nhất thế giới. Sự sụp đổ của Crédit Suisse sẽ kéo theo những khủng hoảng tài chính nghiêm trọng trên thế giới. Đó là điều mà chính phủ Liên bang muốn tránh bằng mọi giá.

Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ cũng như của thế giới về quản lý tài sản là UBS đã đồng ý mua lại Crédit Suisse. Theo Financial Times và Bloomberg, UBS đã bỏ ra 3 tỷ quan để thâu tóm Crédit Suisse sau một đêm thương thảo căng thẳng mà cả Thuỵ Sĩ nóng ruột chờ đợi kết quả.

Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ sẵn sàng giúp đỡ UBS và Crédit Suisse một số tiền mặt khủng khiếp: 100 tỷ quan để tránh bị phá sản và lấy lại niềm tin của khách hàng và các cổ đông.

Crédit Suisse là ngân hàng lớn thứ nhì tại Thuỵ Sĩ. Sau 167 năm tồn tại, có thể nói tối nay, 19/3/2023, Crédit Suisse chính thức bị xoá sổ trong lịch sử ngân hàng tại quốc gia này.

Giới quan sát tài chính và các chính khách Thuỵ Sĩ nhận định rằng đây là “một sự mua lại đầy hổ thẹn”!

Số phận của gần 45 ngàn nhân viên Crédit Suisse tại Thuỵ Sĩ (17 ngàn) và trên thế giới sẽ ra sao? Một dấu hỏi lớn với nhiều lo lắng cho cuộc sống của họ.

Trong đó có không ít người quen và bạn bè đang hồi hộp và đau khổ chờ đợi một tương lai không mấy sáng sủa!

Trách nhiệm của sự khủng hoảng tại Crédit Suisse thuộc về những kẻ lãnh đạo ngân hàng này. Đó không hề thua kém những tội ác của các băng đảng tài chính. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc lãnh đạo và lèo lái Crédit Suisse. Bọn giám đốc và manager của ngân hàng hưởng những mức lương khủng khiếp, hàng triệu quan một năm nhưng lại vô trách nhiệm đối với chính lịch sử danh giá của ngân hàng và cuộc sống của hàng chục ngàn nhân viên.

Để vào làm việc tại các ngân hàng Thuỵ Sĩ, phải có một quá trình học vấn chất lượng, tối thiểu phải có Master tại các đại học lớn trong các ngành toán, lý, tài chính, kinh tế và luật. Một tương lai tươi sáng, hứa hẹn bởi những mức lương kết xù, vượt quá cuộc sống thực tế.

Tôi từng làm việc trong các ngân hàng ấy và chỉ vài năm trong cái thế giới đó, nó đã cướp mất của tôi những năm tháng quan trọng trong đời, trong cuộc sống gia đình. Rất kinh khủng!

Lương lớn không phải là điều kiện tiên quyết vì chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao! Nhất là trong một thế giới đầy biến chuyển và bất ngờ, ngự trị bởi các trung tâm tài chính quốc tế quan trọng.

UBS thâu tóm Crédit Suisse, âu đó là kịch bản ít xấu và ít tồi tệ nhất mà thế giới tài chính toàn cầu đang hoang mang và lo lắng.

UBS sát nhập với Crédit Suisse, cho ra đời một con “quái vật khổng lồ” về tài chính trên thế giới, với không ít dấu hỏi và lo lắng cho tương lai…

Tòa án Quốc tế ra trát bắt Tổng thống Putin vì phạm tội ác chiến tranh

Lmdc Viet Nam

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hôm thứ Sáu (17/3) ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh trục xuất bất hợp pháp trẻ em khỏi Ukraine.

Moscow luôn bác bỏ cáo buộc rằng các lực lượng của họ đã thực hiện các hành động tàn bạo trong cuộc xâm lược nước láng giềng suốt một năm qua, và Điện Kremlin coi phán quyết của ICC là “không có hiệu lực ” đối với Nga.

Cả Nga lẫn Ukraine đều không phải là thành viên của ICC, nhưng Kiev đã trao cho cơ quan này quyền tài phán để truy tố các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Ukraine.

Toà án, với 123 quốc gia thành viên, không có lực lượng cảnh sát riêng và thường dựa vào các nước thành viên để bắt giữ và chuyển giao các nghi phạm đến The Hague để xét xử.

Mặc dù không có khả năng ông Putin sẽ sớm ra tòa, nhưng trát này có nghĩa là ông có thể bị bắt và giải đến The Hague nếu ông đi đến bất kỳ quốc gia thành viên ICC nào.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga nhận thấy những vấn đề mà ICC đưa ra là “xúc phạm và không thể chấp nhận được”.

Khi được hỏi liệu ông Putin có sợ đi đến các quốc gia công nhận ICC hay không, phát ngôn viên Peskov trả lời rằng: “Tôi không có gì để nói thêm về chủ đề này. Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn nói.”

Trong lệnh đầu tiên về Ukraine, ICC yêu cầu bắt giữ ông Putin vì bị nghi đã trục xuất trái phép trẻ em và chuyển người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Liên bang Nga.

“Các tội ác được cho là đã xảy ra trên lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng ít nhất là từ ngày 24 tháng 2 năm 2022. Có cơ sở hợp lý để tin rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân đối với các tội ác nói trên,” lệnh bắt giữ cho biết.

Công tố viên ICC Karim Khan đã mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng ở Ukraine cách đây một năm.

Ông nhấn mạnh trong bốn chuyến công tác tới Ukraine rằng ông đang xem xét các cáo buộc tội ác đối với trẻ em và việc Nga nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự.

(Reuters)

TL VOA

Nga đang áp sát Bakhmut, với mỗi centimet đất phải trả bằng rất nhiều máu

Báo Tiếng Dân

New York Times

Cù Tuấn, dịch

20-3-2023

Tóm tắt: Với chiến thuật nướng quân, đẩy những “thợ đào chiến hào” không vũ trang ra tiền tuyến, quân đội Nga đang tiến lên rất chậm rãi nhưng rất chắc chắn.

KOSTYANTYNIVKA, Ukraine – Một người lính Nga đơn độc đang chạy dọc theo con đường xuyên qua một cánh đồng trống đột nhiên rối loạn khi một loạt tiếng súng nổ, làm tung bụi mù xung quanh anh ta. Anh ta nhìn lại một giây, sẵn sàng bỏ chạy, nhưng sau đó tiếp tục loạng choạng lao thẳng vào làn đạn.

“Anh thấy chưa? Anh ta không mang theo vũ khí”, Yaroslav, một nhà làm phim trong cuộc sống dân sự, hiện đang lãnh đạo một đơn vị trinh sát bằng máy bay không người lái đã quay phim vụ việc, cho biết.

“Anh ta là một thợ đào chiến hào”, Yaroslav nói thêm, đề cập đến một trong những người đàn ông không mang vũ khí mà các chỉ huy Nga ra lệnh chui qua các kẽ hở của hỏa lực Ukraine để đào chiến hào và vận chuyển đạn dược. Để đảm bảo bí mật, Yaroslav và những người lính khác được phỏng vấn cho bài báo này chỉ nêu tên hoặc biệt danh quân sự của họ.

Quân đội Nga đã ném hàng nghìn binh sĩ vào trận chiến này trong hơn hai tháng trong nỗ lực mới nhất nhằm chiếm thành phố Bakhmut miền đông Ukraine và khu vực xung quanh. Chiến dịch này khá tàn nhẫn và gây nhiều tổn thất cho cả hai bên, nhưng đặc biệt tổn thất đối với quân Nga, ngay cả khi họ đã có được các bước tiến nhất định.

Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đã nói rằng ông và các tướng lĩnh của mình quyết tâm giữ vững Bakhmut, đồng thời nói rằng trận chiến này đang làm suy yếu nhiều lực lượng của Nga. Và các chỉ huy Ukraine ở tiền tuyến nói rằng họ cảm thấy rằng các đơn vị của Nga đang bị rút rỗng ruột và có thể gục ngã trước một cuộc phản công mạnh mẽ của Ukraine được dự đoán rộng rãi vào mùa xuân, sau khi dòng vũ khí phương Tây đã hứa hẹn được triển khai.

Tuy nhiên, cho đến lúc đó, họ phải đối mặt với một đối thủ không ngừng tiến lên phía trước trong một cuộc đấu tranh khốc liệt trên từng khu phố trên chiến tuyến của thành phố này.

“Nhiệm vụ của chúng tôi từ đầu năm: ‘Giữ Bakhmut cho đến đầu tháng 4’”, một thiện xạ người Ukraine, Stas Osman, thuộc tiểu đoàn Aidar, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram. “Quân Nga lái xe vào thành phố, nhưng chỉ bằng xe bọc thép. Nguy cơ của các động thái như vậy không thể coi thường được”.

Bộ binh từ Lữ đoàn xung kích số 3 đã dành ba tháng qua để chiến đấu với làn sóng lính Nga tràn vào vùng ven Bakhmut, nhiều người trong số họ là cựu tù nhân được nhóm quân sự tư nhân Wagner tuyển mộ. Mặc dù cuộc giao tranh đã đủ tàn khốc, nhưng việc chứng kiến quân Nga lao thẳng vào cái chết cũng là một cú sốc tâm lý.

Sĩ quan truyền thông của đơn vị, người sử dụng mật danh Zmist, cho biết: “Trong tháng đầu tiên, cứ 5 đến 6 lần một ngày, các nhóm từ 10 đến 15 người tiến vào vị trí bộ binh của chúng tôi qua hàng cây. Hết đợt này bị giết, đợt khác lại tràn lên”.

Zmist nói: “Về mặt tâm lý, đó là điều khó khăn – đó là điều không thể nhìn thấy được. Các chàng trai của chúng tôi đang tự hỏi liệu họ có đang sử dụng ma túy hay không. Nếu không, làm sao họ có thể lao thẳng vào cái chết, bước qua xác chết thối rữa của đồng nghiệp? Bạn có thể phát điên”.

Các đơn vị trinh sát Ukraine sử dụng máy bay không người lái để theo dõi các chuyển động của quân Nga và giúp điều phối hỏa lực pháo binh vào quân địch đang tiến lên. Dành hàng giờ để xem hàng loạt đoạn video từ chiến trường, những người lính Ukraine có thể nghiên cứu các phương pháp và chiến thuật của Nga, bao gồm cả việc sử dụng người chuyên đào công sự và người chuyên khuân vác đạn.

“Họ phân chia nhiệm vụ rất tốt”, Yaroslav nói. “Một số người chỉ đào bới, một số mang theo đạn dược, một số là xạ thủ và họ tấn công độc lập với nhau”.

Yaroslav nói thêm rằng người Nga rất giỏi trong việc đào chiến hào. Ngay khi quân đội của họ tiến lên, những người đàn ông cầm xẻng đi phía sau và đào hố cá nhân và boongke, trong khi những người khác mang đạn dược lên và cất vào hố vừa đào. “Chẳng mấy chốc họ có cả một ngôi làng”, anh nói.

Các chỉ huy Ukraine cho biết, chiến lược của Nga được các đơn vị không rút lui thực hiện, như đoạn video quay cảnh người lính loạng choạng lao đến phía hỏa lực của Ukraine đã cho thấy. Yaroslav lưu ý rằng khi người lính Nga bị bắn, anh ta đã nhìn lại chiến tuyến của mình. Yaroslav nói thêm, nhưng anh ta không chạy ngược trở lại, rất có thể vì binh lính Nga được thông báo rằng họ sẽ bị bắn hoặc bỏ tù nếu rút lui.

Các chỉ huy Ukraine cho biết họ đã nghe những mệnh lệnh như vậy từ các chỉ huy Nga khi nghe lén điện thoại, và thậm chí còn nhìn thấy các lệnh này trong một tài liệu được tìm thấy trong túi của một người lính đã chết. Lệnh nói rằng hình phạt cho tội đào ngũ là xử tử.

Yaroslav cho biết, hầu hết những lính Nga đi đầu trong trận chiến đều là những đội quân mới được huy động và được huấn luyện ở mức tối thiểu, nhưng họ giỏi hai việc, Yaroslav nói: đó là bò và ẩn nấp dưới lòng đất.

“Họ sẽ bò đến thôi”, anh nói. “Ngay cả khi đạn bay cách chỉ một mét trên đầu, họ cũng vẫn sẽ bò”.

Các binh sĩ Nga thường ẩn nấp trong các hầm trú ẩn vào ban ngày để tránh bị phát hiện và tiến về phía trước vào ban đêm, các binh sĩ cho biết. Yaroslav cho biết trong một trường hợp, quân Nga đã giả vờ rút lui khỏi các vị trí tiền tiêu vào lúc chạng vạng tối. Nhưng khi quân đội Ukraine thực hiện một cuộc tấn công vào ban đêm, họ phát hiện ra quân Nga được trang bị vũ khí và đang ẩn nấp sẵn sàng trong các hố cá nhân và hầm trú ẩn mà không bị phát hiện.

Dù chiến thuật này cũ như Trái đất, chúng đã giúp các đơn vị Nga tiến lên từng bước, đe dọa hai con đường mà Ukraine sử dụng để tiếp tế cho quân đội của họ bên trong Bakhmut: T0504, một đường cao tốc trải nhựa chạy qua vùng ngoại ô Ivanivske và O0506, một con đường nông thôn nhỏ hơn. qua Khromove đến Chasiv Yar.

Tháng trước, người Nga gần như đã đạt được mục tiêu bao vây Bakhmut. Quân Nga tiến theo thế gọng kìm, tấn công từ hướng tây nam và đông bắc, có lúc tiến đến hai con đường này.

Một dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đã áp sát đến mức nào, đó là vào ngày 2 tháng 2, quân Ukraine đã cho nổ tung một cây cầu trên đường cao tốc T0504 khi quân Nga chiếm một phần con đường từ phía nam. Vào cuối tháng 2, họ đã phá hủy một cây cầu trên đường Chasiv Yar để ngăn chặn bước tiến của quân Nga từ phía bắc.

Nếu quân Nga chiếm được đường cao tốc chính, họ có thể đã vượt qua Bakhmut và nhanh chóng tiến tới thị trấn công nghiệp Kostyantinivka, các chỉ huy và quan chức Ukraine cho biết.

“Bakhmut ở đây, nhưng tiếp theo là một chuỗi các thành phố”, Mariana Bezuhla, phó chủ tịch Ủy ban An ninh của Quốc hội, giải thích trong một cuộc phỏng vấn tại thành phố Kramatorsk. “Sloviansk, Kramatorsk, Druzhkivka và Kostyantynivka, tất cả những thành phố đó, có hàng trăm ngàn người.”

Vào giữa tháng 2, các đơn vị tấn công Ukraine bắt đầu một loạt các cuộc tấn công tập trung để đẩy lùi quân Nga khỏi đường cao tốc T0504. Cuộc tấn công đã diễn ra đúng lúc, khi quân Nga cũng bắt đầu áp sát đường Chasiv Yar. Nhiều lực lượng Ukraine đã được đưa đến đây để đẩy lùi các bước tiến của Nga.

Trong khi đó, giao tranh đang gia tăng bên trong thành phố Bakhmut.

Cô Bezuhla đã đến Bakhmut, ngập trong bóng tối, vào tuần trước. “Thị trấn đã bị phá hủy,” cô nói. “Tôi đã ở Bakhmut khoảng 3 tuần trước, và chỉ sau 3 tuần, sự khác biệt là rất lớn”.

Cô nói tiếng ồn ào của cuộc chiến là liên tục. “Bakhmut thường xuyên bị tấn công. Luôn có những trận đánh nhau trên đường phố và máy bay bay qua, và điều đó thật đáng sợ, bởi vì những chiếc máy bay đó không phải của chúng tôi”.

Giao tranh đã chuyển từ những ngôi nhà riêng nhỏ ở phía đông thị trấn bên kia sông, sang các khu dân cư nhiều tầng ở trung tâm. Mamuka Mamulashvili, chỉ huy của Quân đoàn Gruzia, một nhóm gồm các binh sĩ Gruzia và các binh sĩ quốc tế khác có các đơn vị đang chiến đấu trong thành phố, cho biết khi gặp phải sự kháng cự, quân Nga chỉ đơn giản là phá hủy hết khu nhà này đến khu nhà khác.

“Pháo binh của Nga đang đẩy lùi chúng tôi”, anh nói. “Họ đang phá nát toàn bộ các khối nhà”.

Một cựu chiến binh, Yevhen Dykyi, trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình khu vực của Ukraine, First Western, dẫn lời một người bạn vừa trở về từ Bakhmut: “Cuối cùng, tôi đã thoát khỏi địa ngục”.

Dykyi nói: “Địa ngục này chủ yếu là cận chiến. Bạn nhìn thấy khuôn mặt của kẻ thù. Bạn ném lựu đạn vào cửa sổ của nhau, bạn đánh nhau ở trong khu dân cư. Nhà này là của chúng ta và nhà bên cạnh là của họ”.

Anh nói, chiến đấu trong đống đổ nát của các tòa nhà cao tầng không hề dễ dàng. “Một lối vào có thể là của quân ta, một lối vào là của quân địch”.

Dykyi dẫn lời một người bạn khác của anh ấy đang chiến đấu ở Bakhmut: “Chúng tôi mệt mỏi không phải vì những trận đánh nhau mà vì những cảm xúc dao động. Một phút trước chúng ta có tâm trạng rằng ‘Bây giờ tất cả chúng ta sẽ chết một cách anh dũng và không còn lối thoát’. Phút sau chúng ta có tâm trạng, ‘Bây giờ chúng ta sẽ phá vỡ vòng vây của chúng, chúng ta sẽ đẩy bật chúng đi’. Và những tâm trạng này thay đổi nhiều lần trong ngày”.

Dykyi nói Bakhmut là một máy xay thịt cho cả hai bên. Nhưng anh nhấn mạnh rằng Ukraine nên giữ thành phố này để ngăn cản quân Nga. Anh nói về nước Nga: “Nước Nga rất nhạy cảm với những thứ mang tính biểu tượng, những thất bại mang tính biểu tượng, những chiến thắng mang tính biểu tượng. Và Bakhmut là một thành phố mang tính biểu tượng đối với họ”.

Dykyi nói thêm: “Mức tổn thất nhân mạng này của Nga chưa gây ra phản đối mạnh trong xã hội Nga, nhưng nó gây ra sự ồn ào lớn trong quân đội Nga. Và những tổn thất điên rồ này – là không chính đáng, xét theo quan điểm của những người lính cấp thấp và trung bình – càng kéo dài, thì khi chúng tôi phản công tinh thần của Quân đội Nga sẽ càng xuống thấp”.

Trí tuệ nhân tạo có thể thực sự quét sạch nhân loại

 Bởi Jona Jaupi, báo The Sun

Ngày 20 tháng 2 năm 2022

AI hiện diện trong mọi ngõ nghách của đời sống. (Getty Images)

Nhiều người lo sợ rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là dấu chấm hết cho loài người – đây là một giả thuyết có cơ sở, theo các chuyên gia.

Đến nay, hầu hết mọi người trên thế giới đều sử dụng một số loại thiết bị sử dụng AI được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của họ. Họ sử dụng trình duyệt Siri  để kiểm tra thời tiết hoặc yêu cầu Alexa tắt đèn tắt TV dùm họ – đây đều là những dạng AI mà nhiều người không nhận ra.

Tuy nhiên, bất chấp việc sử dụng rộng rãi (và tương đối vô hại) công nghệ này trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, một số người dường như vẫn tin rằng một ngày nào đó máy móc có thể quét sạch loài người. Lý tưởng tận thế này đã được phổ biến qua nhiều bài viết và phim ảnh trong nhiều năm qua. 

Ngay cả những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực khoa học như Stephen Hawking và Elon Musk cũng đã lên tiếng về mối đe dọa của công nghệ AI đối với loài người. Vào năm 2020, Musk nói với New York Times rằng AI sẽ phát triển thông minh hơn con người rất nhiều và sẽ qua mặt loài người vào năm 2025, đồng thời nói thêm rằng mọi thứ (từ AI) rồi ra, sẽ trở nên “không ổn định hoặc kỳ lạ”.

Bất chấp dự đoán của Musk, hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng nhân loại không có gì phải lo lắng khi nói đến AI – ít nhất là chưa.

Hầu hết AI là “ loại hẹp” Nỗi sợ hãi về việc AI chiếm lấy sự phát triển căn cứ vào ý tưởng rằng máy móc bằng cách nào đó sẽ có ý thức và  đối phó với người tạo ra chúng. Để AI đạt được điều này, nó không chỉ cần sở hữu trí thông minh giống con người mà còn cần có khả năng dự đoán tương lai hoặc lên kế hoạch trước. Như hiện tại, AI cũng không có khả năng làm được điều đó.

Khi được đặt câu hỏi “Liệu AI có phải là mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại hay không,” Matthew O’Brien, một kỹ sư người máy từ Viện Công nghệ Georgia đã viết trên Metafact: “Mục tiêu tìm kiếm từ lâu về một ‘AI dạng chung’ không còn xa nữa. .

Chúng tôi chỉ đơn giản là không biết làm thế nào để tạo ra một trí thông minh có thể thích ứng chung và không rõ cần phải tiến bộ thêm bao nhiêu để đạt được điểm đó”.

Sự thật của vấn đề là máy móc thường hoạt động theo cách chúng được lập trình và chúng ta còn lâu mới phát triển được ASI (siêu trí tuệ nhân tạo) cần thiết để việc “tiếp quản từ con người” này trở nên khả thi. Hiện tại, hầu hết công nghệ AI được máy móc sử dụng đều được coi là “ diện hẹp” hoặc “ diện yếu”, nghĩa là nó chỉ có thể áp dụng kiến ​​thức của mình cho một hoặc một số nhiệm vụ mà thôi. George Montanez, một nhà khoa học dữ liệu tại Microsoft, đã viết: “Các hệ thống AI và máy học còn lâu mới có thể giải quyết được vấn đề khó khăn về ý thức và có thể tạo ra các mục tiêu của riêng chúng trái ngược với chương trình của chủ nhân.

Trình độ của AI hiện tại chưa đủ sức qua mặt con người.   Getty Images/iStockphoto

AI có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân. Một số chuyên gia thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng AI không những không phải là mối đe dọa đối với nhân loại mà còn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân.

Antonio Chella, giáo sư về Robotics tại Đại học Palermocho biết: “Nhờ có AI và người máy, ngày nay chúng ta có thể ‘mô phỏng’ trong người máy và đàn người máy những lý thuyết liên quan đến ý thức, cảm xúc, trí thông minh, đạo đức và so sánh chúng trên cơ sở khoa học.“Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng AI và robot để hiểu bản thân mình hơn. Tóm lại, tôi nghĩ AI không phải là mối đe dọa mà là cơ hội để trở thành con người tốt hơn bằng cách hiểu rõ hơn về bản thân mình,” ông ấy nói thêm.

Người ta lo ngại rằng AD có thể được dùng để tối ưu vũ khí hủy diệt, và phá hỏng hệ sinh thái.  Getty Images/iStockphoto

AI có rủi ro.

Điều rõ ràng là AI (và bất kỳ công nghệ nào) có thể gây rủi ro cho con người. Theo Ben Nye, Giám đốc Khoa học Học tập tại Đại học Nam California, Viện Công nghệ Sáng tạo (USC-ICT), “Nếu AI được thiết kế rõ ràng để tiêu diệt hoặc gây bất ổn cho các quốc gia… thì việc vô tình hoặc thử nghiệm phát hành một loại AI được vũ khí hóa, virus có thể dễ dàng trở thành một trong những vũ khí đóng vai trò quan trọng tiếp theo của Dự án Manhattan (dự án bom nguyên tử),” ông nói trên Metafact.

Nye nói thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​​​các cuộc tấn công dựa trên vi-rút thông minh hơn của các tác nhân được nhà nước bảo trợ, đó chắc chắn là cách điều này bắt đầu. 

Nguồn:  New York Post

 

 

228 triệu người về hưu của Trung Quốc sẽ làm cạn kiệt nền kinh tế

Phan Sinh Trần

Theo báo Nikkei Á Châu

SHUNSUKE TABETA, IORI KAWATE và NORIYUKI DOI

18 tháng 3 năm 2023 12:00 JST

Số lượng người cao niên ngày càng tăng và dân số trong độ tuổi lao động ngày càng giảm đã làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của hệ thống lương hưu của Trung Quốc. © Reuters

BẮC KINH/THƯỢNG HẢI — Trung Quốc, một trong những xã hội có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, đang chuẩn bị đối mặt với làn sóng nghỉ hưu ồ ạt trong thập kỷ tới khiến cả chính phủ và công chúng lo lắng về tương lai tài chính của họ.

Li Li (không phải tên thật của cô), một nhân viên 25 tuổi tại một công ty công nghệ thông tin ở Vũ Hán nói, “Họ đã bắt đầu cắt giảm bảo hiểm y tế,” cô nói. “Không phải chúng ta cũng có thể mất lương hưu công sao?”

Mối quan tâm đặc biệt là lương hưu cơ bản cho người lao động thành thị, vốn có đủ dự trữ để chi trả cho 18,5 tháng trợ cấp vào năm 2012, nhưng chỉ còn 11,2 tháng vào năm 2021 – giảm khoảng 40% trong một thập kỷ.

Một cuộc di cư ồ ạt khỏi lực lượng lao động xuất hiện khi các thành viên của thế hệ bùng nổ trẻ em của Trung Quốc sinh từ năm 1963 đến 1975 – giai đoạn có hơn 20 triệu ca sinh mỗi năm – đến tuổi nghỉ hưu theo luật định là 60 đối với nam và 55 đối với nữ giới văn phòng.

Ước tính có khoảng 228 triệu người sẽ nghỉ hưu trong thập kỷ bắt đầu từ năm nay, dựa trên điều tra dân số và các dữ liệu khác.Trung Quốc có 2,26 người trong độ tuổi lao động để cõng một người cao tuổi vào năm 2022, nhưng tỷ lệ này được dự báo sẽ giảm xuống 1,25 sau 20 năm nữa.

Một đề xuất đang được xem xét sẽ nâng dần tuổi nghỉ hưu trong ba thập kỷ tới lên 65 đối với tất cả mọi người, nhằm giải quyết vấn đề dân số trong độ tuổi lao động đang giảm dần và tình hình tài chính ngày càng xấu đi của hệ thống lương hưu của đất nước.

Zheng Bingwen thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận thấy có nhiều cơ hội để trì hoãn việc nghỉ hưu. Ông nói: “Tuổi nghỉ hưu trung bình ở Trung Quốc là 54, thấp hơn 11 tuổi so với các nước công nghiệp hóa.

Đây không phải là một sự phát triển đáng hoan nghênh đối với những người sắp nghỉ hưu, đặc biệt là với những kỳ vọng sâu xa về việc sớm rời khỏi lực lượng lao động. Trong một cuộc khảo sát của tờ Life Times hỏi những người được hỏi coi tuổi nào là khỏe mạnh để nghỉ hưu, đa số 74% nói, “trước 55 tuổi”, trong khi chỉ 6% nói, “61 tuổi trở lên.”

Những người biểu tình phản đối những thay đổi về lợi ích y tế ở Vũ Hán, vào ngày 15 tháng 2, trong hình ảnh tĩnh này từ video truyền thông xã hội. © Reuters

Mặt khác, tuổi nghỉ hưu cao hơn sẽ khiến những người trẻ tuổi đang phải vật lộn tìm việc làm càng có ít cơ hội hơn.

Nhưng mặc dù ý tưởng này bị nhiều người không thích, nhưng chính quyền Bắc Kinh có rất ít lựa chọn khác để giữ nguyên vẹn mạng lưới an sinh xã hội của mình.

Công chúng ở Trung Quốc — trên thực tế là một quốc gia độc đảng — tương đối thảnh thơi về mặt chính trị, nhưng họ lại nhạy cảm với các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Các cuộc biểu tình ở Vũ Hán và các nơi khác về những thay đổi đối với hệ thống bảo hiểm là một ví dụ điển hình.

Chính phủ đang báo hiệu rằng họ sẽ thận trọng trong việc tăng tuổi nghỉ hưu, vì sợ rằng nó sẽ trở thành mục tiêu của sự phẫn nộ của công chúng.

“Chúng tôi sẽ tiến hành các nghiên cứu cẩn thận và phân tích kỹ lưỡng để đưa ra chính sách một cách thận trọng trong thời gian thích hợp,” tân Thủ tướng Li Qiang nói với các phóng viên hôm thứ Hai sau Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khi được hỏi về vấn đề này.

Điện Kremlin đã tìm kiếm người thay thế Putin: Quan chức tình báo tiết lộ

Bài viết của Andrew Stanton • 4:34 chiều hôm qua

Điện Kremlin đang tìm kiếm người thay thế Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh ngày càng bất mãn với cuộc chiến Ukraine, một quan chức tình báo Ukraine cho biết.

Above, an image of Russian President Vladimir Putin speaking in a meeting in Moscow on March 15, 2023.  war.© Contributor/Getty Images

Putin đã phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nhằm giành chiến thắng nhanh chóng trước quốc gia Đông Âu, lúc đó được cho là có quân đội yếu hơn nhiều.

Tuy nhiên, khả năng phòng thủ mạnh hơn mong đợi của Kyiv, vốn được hỗ trợ bởi viện trợ quân sự của phương Tây, đã làm giảm lợi ích quân sự của Nga.

Sau hơn một năm chiến đấu, cuộc xâm lược của Nga tiếp tục đình trệ, với việc Ukraine chiếm lại hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ trước đây bị chiếm đóng vào mùa thu năm ngoái.

Giao tranh vẫn tập trung ở phần cực đông của đất nước, nơi nỗ lực kiểm soát Bakhmut của Nga đã chậm lại trong những ngày gần đây.  Nga nói chung đã đứng sau Putin trong suốt cuộc chiến, mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy một số cá nhân đã trở nên mệt mỏi với nó trong bối cảnh tổn thất ngày càng gia tăng.

Theo Ukraine, cuộc chiến bị lên án rộng rãi đã khiến phương Tây ban hành các biện pháp trừng phạt làm suy yếu nền kinh tế của Moscow và dẫn đến cái chết của hơn 160.000 binh sĩ Nga.

Trong bối cảnh sự bất mãn ngày càng tăng, Ukraine hiện tin rằng Điện Kremlin đang tìm kiếm người kế nhiệm Putin.

Andriy Yusov, phát ngôn viên của cục tình báo quân đội Ukraine, cho biết trong một nhận xét gần đây rằng cuộc tìm kiếm diễn ra khi “vòng vây xung quanh Putin đang thu hẹp lại”. Theo Yusov, Putin ngày càng trở nên “độc hại hơn”, ngay cả trong biên giới nước Nga.

Trong Điện Kremlin, ngày càng có nhiều bất mãn với những gì đang xảy ra,” Yusov nói. “Có một sự hiểu biết ngày càng ảm đạm về các triển vọng, đặc biệt là thảm họa địa chính trị của chế độ Putin.

Vì vậy, việc tìm kiếm người kế nhiệm Putin đã được tiến hành.” Ông nói thêm rằng Putin không còn tham gia vào việc lựa chọn người kế vị cuối cùng của mình.

Nhận xét của Yusov lần đầu tiên được đăng lên Twitter vào thứ Bảy và được dịch bởi Anton Geraschenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine. Yusov không nêu tên bất kỳ ứng cử viên tiềm năng nào để theo Putin.Nga chưa bình luận công khai về nhận xét của Yusov và vẫn chưa rõ liệu việc thay thế Putin có giải quyết được các vấn đề trong quân đội Nga hay không. Một số nhà phê bình đã chỉ trích Putin vì đã phân loại cuộc xâm lược là một “hoạt động quân sự đặc biệt” chứ không phải là một “cuộc chiến”, do đó hạn chế khả năng huy động toàn bộ quân đội.

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra những vấn đề khác đối với cuộc xâm lược lung tung, bao gồm những thách thức trong việc duy trì những người lính có động lực tốt, đặc biệt là trong những tháng mùa đông lạnh hơn và các vấn đề với lãnh đạo quân đội.

Các câu hỏi về tương lai của Putin cũng xuất hiện khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh vào thứ Sáu. Mặc dù Putin khó có thể bị bắt, nhưng lệnh này sẽ hạn chế rất nhiều khả năng đi lại của ông, vì hầu hết các quốc gia đều công nhận chủ quyền của ICC. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.

Nguồn: Kremlin Already Searching for Putin’s Replacement: Intelligence Official

https://www.msn.com/en-us/news/world/kremlin-already-searching-for-putin-s-replacement-intelligence-official/ar-AA18NhMr?ocid=BingHp01&cvid=6b2c8e9568bf4a64b7bbcaea179511d7&ei=17

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc xâm lược

Báo Tiếng Dân

Phan Châu Thành

18-3-2023

Chiều qua, 17-03-2023, Tòa án Hình sự Quốc tế tại Hague đã quyết định đưa ra “lệnh bắt giữ” đối với tổng thống Nga Putin về những nghi vấn liên quan tới những tội ác chiến tranh tại Ukraina, đặc biệt là việc bắt cóc, di dời bắt buộc trẻ em Ukraina về Nga. Vậy Tòa án Hình sự Quốc tế – International Criminal Court, ICC – là cái gì?

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC – https://www.icc-cpi.int/) là một bộ phận của Tòa án Quốc tế, có trụ sở tại Hague, Hà Lan là tòa án quốc tế được lập ra đầu tiên để xử những tội phạm liên qua tới 4 loại tội ác:

– Diệt chủng;

– Tội ác chống lại loài người;

– Tội ác chiến tranh;

– Xâm lược.

Tòa chỉ xét xử và buộc tội các cá nhân chịu trách nhiệm về tội ác, không phán xử quốc gia nơi mà cá nhân đó có liên quan. Nhiệm vụ của tòa là khiến những cá nhân gây ra tội ác phải đền tội trước pháp luật. Thành phần của hội đồng xét xử bao gồm 18 quan tòa, được chọn ra từ khắp mọi quốc gia trên thế giới thông qua việc ứng cử và bầu cử công khai, trong đó mỗi quốc gia chỉ được nhiều nhất một người. Các quan tòa hiện nay đến từ: Nhật Bản, Gujana, Bỉ, Ý, Botswana, Kenia, Bulgaria, Đức, Hàn Quốc, Ghana, Phần Lan, Litwa, Uganda…

Tòa án Hình sự Quốc tế không có án tử hình. Bản án cao nhất tòa có thể đưa ra là án chung thân, kẻ phạm tội sẽ được giao lại cho quốc gia đăng ký xin được giam giữ kẻ đó, thường là quốc gia mà kẻ tội phạm mang quốc tịch

Về lịch sử, tòa bắt đầu được hình thành từ sau Cuộc hội đàm Hòa bình tại Paris năm 1919 để kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất, rồi được củng cố và phát triển bởi sự ra đời của Liên hợp quốc sau thế chiến thứ hai, hoạt động theo những nguyên tắc được lập ra bởi tòa án Nuremberg, nơi xét xử những tội phạm chiến tranh trong thế chiến thứ 2, được tất cả các quốc gia Liên hiệp quốc công nhận.

Những đơn vị có thể đệ đơn về các vụ việc khiến tòa có thể xét xử bao gồm:

– Các quốc gia tham gia Công ước Rome (https://en.wikipedia.org/wiki/Rome_Statute)

– Kiểm sát viên của tòa

– Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Tham gia Công ước Rome có 123 quốc gia, cả Nga và Mỹ đều đã ký Công ước nhưng chưa tạo ra luật để thực hiện (ratify) – xem bản đồ bên dưới. Nhưng bởi đã ký vào việc chấp nhận Công ước, bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật trên những vùng lãnh thổ những nước tham gia, tuy chưa có hiệu lực thi hành bởi chưa có chế tài.

Ảnh: Wikipedia

Người đưa tổng thống Nga Putin ra Tòa án Quốc tế là kiểm sát viên Karim Ahmad Khan (người Anh gốc Pakistan), cũng là người đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về các tội ác chiến tranh chống lại dân thường Ukraina, đặc biệt là việc di dân bắt buộc cũng như bắt cóc trẻ em Ukraina từ các vùng bị Nga chiếm đóng, đưa về các vùng sâu trong nội địa Nga nhằm mục đích “đồng hóa” số trẻ em này – là việc trái với luật pháp Quốc tế.

Bản án này đem tới cho tổng thống Nga Putin ba hậu quả chính:

– Ông ta khó có thể di chuyển ra khỏi lãnh thổ Nga, bởi tất cả 123 quốc gia đã ký Công ước đều có thể bắt giữ – theo lệnh đã ban ra của tòa án.

– Ngay cả tại Nga, một quốc gia đã ký Công ước này (tuy chưa thực hiện), trên lý thuyết, nếu một sự thay đổi về quyền lực: bị hạ bệ, đảo chính… thì việc Putin bị bắt giữ là hợp pháp, phù hợp với luật pháp Quốc tế, chứ không còn mang tính “lật đổ chính quyền dân sự”.

– Bởi mang tội danh “tội phạm quốc tế”, việc liên lạc của Putin với lãnh tụ các quốc gia khác sẽ khó hơn nhiều, bởi họ sẽ không thể làm việc, đối thoại với một tên “tội phạm quốc tế” mà không tính tới những hậu quả xấu có thể mang lại: bị cô lập, bị trừng phạt thậm chí là bị buộc tội bởi tham gia hỗ trợ, giúp đỡ kẻ “tội phạm quốc tế” – do việc giải thích cho vị trí “trung lập” như trước đây sẽ khó hơn.

(Nguồn tham khảo Al Jazeera – nguồn Hồi giáo và hoàn toàn không thân phương Tây: https://www.aljazeera.com/…/qa-what-the-icc-arrest…)

Đây là một chiến thắng rất lớn về pháp lý dành cho Ukraina, bởi từ nay, mọi luận điệu “giải trừ phát xít”, “giải trừ quân bị” mà phía Nga đưa ra đều không còn cơ sở pháp lý. Ngược lại, khẳng định cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc xâm lược, được lãnh đạo bởi một tên tội phạm quốc tế.

Do đó, lẽ phải chính thức thuộc về Ukraina.

Trung Quốc tham gia cuộc chạy đua vũ trang AI, thất bại thảm hại

Bài của Jason Cohen

© (Photo by JADE GAO/AFP via Getty Images)

Trung Quốc đã ra mắt đối thủ cạnh tranh Chat GPT chính, được phát triển bởi gã khổng lồ công cụ tìm kiếm Baidu, hôm thứ Năm tại Bắc Kinh, nhưng lần ra mắt bot này đã thất bại và khiến cổ phiếu của công ty giảm giá, theo CNBC. Trong buổi ra mắt, bot có tên Ernie đã “tóm tắt một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và phân tích một thành ngữ Trung Quốc”, nhưng ở giữa bài thuyết trình mà Baidu quảng bá trực tiếp, Giám đốc điều hành Robin Li, tiết lộ rằng công ty đã ghi âm trước bài thuyết trình nhằm mục đích quản lý thời gian, theo đến Thời báo New York. Li cũng nói rõ rằng Ernie bot không hoàn hảo và sẽ trở nên tốt hơn khi người dùng cung cấp phản hồi, theo CNBC.

Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Baidu Robin Li phát biểu tại buổi ra mắt bot trò chuyện AI của Baidus Ernie Bot tại một sự kiện ở Bắc Kinh vào ngày 16 tháng 3 năm 2023. phần mềm trí tuệ nhân tạo, với các nhà đầu tư không mấy ấn tượng với khả năng ngôn ngữ và toán học của bot. (Ảnh của MICHAEL ZHANG/AFP qua Getty Images)

Cổ phiếu của Baidu sau đó đã giảm mạnh ít nhất 6,4% và tới 10% tại Hồng Kông, trái ngược với đợt phục hồi trước đó khi gã khổng lồ này tuyên bố họ đã phát triển một đối thủ cạnh tranh ChatGPT kể từ năm 2019, theo NYT.

Baidu cho biết 30.000 khách hàng doanh nghiệp đã đăng ký vào danh sách chờ để truy cập bot Ernie trong vòng chưa đầy một giờ sau thông báo của họ, nhưng giới truyền thông và công chúng không có quyền truy cập, theo CNBC.

Trong khi đó, OpenAI đã công bố ChatGPT-4 trong tuần này, là phiên bản cập nhật của AI đằng sau chatbot ChatGPT rất phổ biến và đột phá mà công chúng đã truy cập miễn phí kể từ tháng 11. GPT-4 hiện có giá 20 đô la một tháng, nhưng khi ra mắt nó bao gồm nghiên cứu cho thấy nó có thể vượt qua các kỳ thi học thuật quan trọng với điểm số nằm trong top 10% của con người. Mặc dù OpenAI thừa nhận GPT-4 vẫn củng cố các thành kiến ​​xã hội và các biện pháp an toàn gia tăng của nó sẽ dẫn đến việc bị gắn cờ và chặn nhiều hơn, nhưng bot Ernie của Baidu được dự đoán sẽ bị kiểm duyệt nhiều hơn đáng kể. Xu Chenggang, một học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Stanford về Kinh tế và Thể chế Trung Quốc nói với NYT rằng các biện pháp kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến chất lượng dữ liệu và sự phát triển của các chatbot Trung Quốc. “Nếu có những hạn chế ở mọi nơi trong quá trình thiết lập thuật toán của bạn, tất nhiên khả năng của nó sẽ bị hạn chế,” ông nói thêm, theo NYT.

Tất cả nội dung được tạo bởi Daily Caller News Foundation, một dịch vụ đưa tin độc lập và phi đảng phái, được cung cấp miễn phí cho bất kỳ nhà xuất bản tin tức hợp pháp nào có thể cung cấp lượng độc giả lớn. Tất cả các bài báo được xuất bản lại phải bao gồm logo của chúng tôi, tên người dùng của phóng viên của chúng tôi và chi nhánh DCNF của họ. Đối với bất kỳ câu hỏi nào về nguyên tắc của chúng tôi hoặc hợp tác với chúng tôi, vui lòng liên hệ tới địa chỉ license@dailycallernewsfoundation.org.

Nguồn: https://www.msn.com/en-us/money/other/china-enters-ai-arms-race-flops-disastrously/ar-AA18ICZ9?ocid=BingHp01&cvid=3a68c6f09d724fca907f6b3c8805a37d&ei=11

From: Phan Sinh Trần

Chấm dứt ngay chiến tranh và rời đi. Hết!

Báo Tiếng Dân

Nguyễn Ngọc Chu

15-3-2023

Cựu Phó Thủ tướng Alfred Koch. Nguồn: Форум свободной России

Trận chiến Bakhmut đang rất khốc liệt. Nhưng kết cục toàn cuộc chiến đã được cựu Phó thủ tướng Liên bang Nga Альфред Кох khẳng định trong bài viết ngày 12/3/2023: CHẤM DỨT NGAY CHIẾN TRANH VÀ RỜI ĐI. HẾT!

Một năm mười lăm ngày chiến tranh trôi qua. Không có gì mới xảy ra trên chiến trường trong các ngày đêm vừa qua. Không có gì. Ngoại trừ, bọn chiếm đóng Nga đã đến đất của người khác và giờ đây đang dùng hết sức lực bám lấy những gì không thuộc về chúng. Và thậm chí chúng muốn chiếm đoạt một cái gì đó. Không có tội ác nào mà chúng chưa phạm phải. Chúng đã tiêu rất nhiều tiền, đóng vào quan tài hàng trăm nghìn người mình và người khác. Chúng đã tiêu diệt tương lai đất nước mình và danh tiếng của nhân dân mình.

Và được gì đổi lại? Không có gì. Không có gì ngoài sự căm ghét và khinh miệt của loài người. Những lãnh thổ chiếm hữu lố bịch mà họ dùng để an ủi cư dân của họ không thể gây ấn tượng ngay cả đối với một kẻ ngu ngốc bệnh tật. Đó là đống đổ nát hoàn toàn, hàng đống thiết bị hỏng, và những bãi mìn bất tận, mà để rà phá hết chúng cần đến nhiều thập kỷ. Nhưng ngay cả những chiếm hữu này cũng không thể được đưa vào thành tài sản. Cần phải bảo vệ chúng với cái giá mất mát to lớn, bởi vì, không ai trên thế giới công nhận quyền của họ đối với những vùng đất này, và họ được thông báo rõ ràng rằng, chiến tranh sẽ còn tiếp tục chừng nào họ còn chưa đi khỏi nơi đó.

Bây giờ tất cả đều hiểu rõ rằng họ sẽ phải đối mặt với hàng thập kỷ bị cô lập và khinh miệt. Rằng cuộc sống của cả một thế hệ người Nga đã bị ném vào nhà vệ sinh và giờ đây nó biến thành một cuộc sinh tồn buồn tẻ cùng sự ghen tị bất lực đối với tất cả nhân loại còn lại. Rằng họ sẽ phải trả giá đầy đủ cho sự kiêu ngạo và tự phụ hoang dã mà họ đã tự mua vui cho mình trong suốt những năm trước.

Họ đã không còn nghĩ đến chiến thắng nào nữa. Họ đang điên cuồng tìm cách để bảo toàn hiện trạng đang nhìn thấy. Họ cần tự an ủi mình với ít nhất một trận hòa. Tâm lý của họ sẽ không chịu đựng nổi sự thất bại. Nhưng họ sẽ phải uống chén đắng của thất bại đến tận đáy. Và họ sẽ cần rút ra kết luận từ những gì họ đã làm và họ đã kết thúc ở đâu.

Nga, Nga…. Người đã làm gì với chính mình… Chúa ơi… Làm thế nào các anh, những người đồng bào cũ của tôi, chịu đựng được sức nặng của mọi tội ác của các anh khi quy mô tội ác mà các anh đã gây ra cuối cùng bắt đầu chạm đến chính các anh… Các anh đã làm hỏng mọi thứ. Cuộc sống của chính mình, cuộc sống của con mình. Sự tôn trọng của thế giới còn lại. Tương lai của mình. Tất cả của cải mà Chúa ban cho các anh, các anh đã tiêu vào việc giết chóc và hủy diệt. Không có gì dùng để cải thiện cuộc sống của các anh. Làm cho nó đẹp hơn, ý nghĩa hơn, thú vị hơn. KHÔNG. Tất cả mọi thứ đã được phụng sự cho ý tưởng trả thù và bành trướng.

Mong muốn thoát khỏi sự giám hộ áp sát của phương Tây với những khiếu nại bất tận về nhân quyền, các anh đã quyết định, rằng có thể bơi lội tự do. Nhưng sự thật đáng buồn nằm ở chỗ, tách xa phương Tây, các anh đã bơi vào nanh vuốt của Trung Quốc. Và phía trước đang đợi chờ các anh sự sực hiểu: thế nào là tù nhân của họ. Nga quá nhỏ để đóng một vai trò độc lập. Nó không thể là trung tâm quyền lực. Và người Nga sẽ phải phát hiện điều khám phá đáng buồn này.

Bốn mươi lăm năm tôi sống ở Nga chắc chắn ở một mức độ lớn đã hình thành tôi như một nhân cách. Trong những năm này đã có rất nhiều điều tốt đẹp. Thậm chí, có lẽ, nhiều hơn so với điều xấu. Và để biết ơn vì điều này, tôi muốn nói với những người Nga rằng tôi vẫn yêu các anh. Và tôi thương hại các anh.

Và tôi xin các anh: hãy nghe tôi, chứ không phải Putin. Vì Chúa, hãy lắng nghe những gì tôi sắp nói với các anh. Nga là một quốc gia không lớn, phát triển trung bình với cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế cổ xưa. Người dân ở Nga nói chung có trình độ học vấn tồi và, ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi, chuyên nghiệp thấp.

Chịu sự áp bức khủng khiếp của cường quyền trong hơn một trăm năm (với những khoảng thời gian gián đoạn ngắn), người dân Nga đã hình thành một tâm lý độc đáo, cốt lõi của nó là hai câu tục ngữ: “Matxcova không tin vào nước mắt” và “Hôm nay bạn chết, còn Tôi chết vào ngày mai.” Con người hoàn toàn bị tước đoạt sự đồng cảm và mối liên hệ máu mủ. Lòng trắc ẩn và lòng thương xót (ngay cả đối với con cái và cha mẹ của mình) đối với họ dường như là sự hèn nhát không thể tha thứ. Còn lòng thương hại và sự tha thứ – là dấu hiệu của chứng trí nhớ yếu.

Một nhân dân như vậy – không tồn tại. Chỉ có những câu thần chú tuyên truyền về sự vĩ đại và vinh quang mà trên thực tế đã không có từ lâu. Nói một cách hình tượng, nhân dân đã chết trong các nông trại kiểu Stalin thậm chí còn nhiều hơn trong chiến tranh. Tất cả mọi thứ mà giai cấp thống trị của Putin, từ bản thân ông ta cho đến thành viên cuối cùng của FSB – đó là rác thải của nhân loại. Chỉ là rác và chất tẩy. Lợn hoặc cừu cũng có thể quản trị đất nước với cùng một thành công như vậy.

Hãy nhìn vào khuôn mặt của những kẻ thiểu năng này: Patrushev và Gerasimov. Lẽ nào có thể có những nghi ngờ nào đó thuộc về bổn phận của họ? Với một nền kinh tế như vậy, với nhân dân như vậy và với tầng lớp ưu tú như vậy, nước Nga sẽ không bao giờ có thể tương xứng với hình ảnh mà nó tự vẽ ra cho mình. Không có lực, sức mạnh và sự vĩ đại – không. Vâng, và chưa bao giờ có. Đây đơn giản chỉ là rối loạn tâm thần hàng loạt. Một bệnh lý tàn khốc gây ra bởi nhiều năm tuyên truyền.

Vì những điều nêu trên, các anh sẽ không bao giờ thắng cuộc chiến này. Tin tôi đi. Tôi hoàn toàn chân thành mong điều tốt cho các anh. Hãy chấm dứt nó ngay và rời đi. Hết. Cả quân đội và những thường dân tự coi mình là người Nga. Bằng cách này các anh giữ lại được mạng sống. Của mình và của những người khác. Ra đi, các anh sẽ thôi gánh nặng những tội lỗi vốn đã không thể chịu đựng nổi của mình.

Các anh nghĩ rằng tôi đủ ngây thơ để mong đợi các anh lắng nghe tôi? KHÔNG. Không một chút nào. Tôi viết bài này chỉ để giải tỏa lương tâm của mình. Bởi vì tôi biết những gì sẽ tiếp theo. Và vì vậy tôi coi đó là nghĩa vụ của tôi phải cảnh báo các anh. Dù biết rõ rằng không ai nghe tôi.

Và sau đó sẽ là thất bại khủng khiếp cho quân đội Nga. Và một số lượng khổng lồ quan tài sẽ đến nước Nga. Và kinh tế bị huỷ hoại. Và bị cô lập hoàn toàn. Và những góa phụ và người tàn tật sẽ tràn ngập đường phố các thành phố Nga. Và thậm chí có thể Nga sẽ biến mất khỏi bản đồ thế giới. Còn Ukraine và chúng tôi sẽ cùng nhau ăn mừng chiến thắng. Bởi vì chiến thắng là không thể tránh khỏi. Bởi vì chiến thắng sẽ thuộc về chúng tôi. Bởi vì việc làm của chúng tôi là chính nghĩa và do đó kẻ thù sẽ bị đánh bại. Vinh quang cho Ukraine!

_______

Nguyên bản tiếng Nga: https://mayday.rocks/nemedlenno-prekratite-vojnu-i-uhodite-vse

Альфред Кох: Миновал один год и пятнадцать дней войны. Ничего нового за прошедшие сутки на фронте не случилось. Ничего. Кроме того, что русские оккупанты пришли на чужую землю и теперь изо всех сил цепляются за то, что им не принадлежит. И даже хотят еще что-то захватить. Нет такого преступления, которого они еще не совершили. Они потратили уйму денег, угробили сотни тысяч своих и чужих людей. Они уничтожили будущее своей страны и репутацию своего народа.

И что взамен? Ничего. Ничего кроме ненависти и презрения человечества. Те смехотворные территориальные приобретения, которыми они утешают своих обывателей — не могут впечатлить даже клинического идиота. Это полные руины, груды битой техники и бесконечные минные поля, на разминирование которых нужно теперь потратить десятилетия. Но и эти приобретения нельзя положить себе в актив. Их нужно защищать ценой огромных потерь потому, что никто в мире не признает их право на эти землю и им четко было сказано, что война будет продолжаться до тех пор, пока они не уйдут оттуда.

Теперь уже всем понятно, что им предстоят десятилетия изоляции и презрения. Что жизнь целого поколения россиян спущена в сортир и теперь она превратится в унылое выживание и бессильную зависть ко всему остальному человечеству. Что им сполна придется заплатить за свою спесь и дикое самомнение, которым они тешили себя все предыдущие годы.

Они уже не помышляют ни о какой победе. Они лихорадочно ищут возможности сохранить видимость статус кво. Им нужно успокоить себя хотя бы ничьей. Поражения их психика не выдержит. Но им придется испить горькую чашу поражения до дна. И им нужно будет сделать выводы из того, что они натворили и где они оказались.

Россия, Россия…. Что ты с собой сделала… Боже мой… Как вы, мои бывшие сограждане, выдержите тяжесть всех своих преступлений, когда масштаб совершенного вами зла начнет до вас, наконец, доходить… Вы просрали все. Свою жизнь, жизнь своих детей. Уважение остального мира. Свое будущее. Все то богатство, которым вас наделил Господь, вы потратили на убийства и разрушения. И ничего — на то, чтобы улучшить свою жизнь. Сделать ее красивее, осмысленнее, интереснее. Нет. Все было посвящено идее реванша и экспансии.

Желая уйти от назойливой опеки Запада с его бесконечными претензиями по поводу прав человека, вы решили, что возможно свободное плавание. Но грустная правда состоит в том, что оттолкнувшись от Запада, вы приплыли в лапы Китая. И вам еще предстоит узнать каково это: оказаться в его плену. Россия слишком мала, чтобы играть самостоятельную роль. Она не может быть центром силы. И это печальное открытие россиянам еще только предстоит сделать.

Сорок пять лет, которые я прожил в России безусловно в значительной степени сформировали меня как личность. В этих годах было много хорошего. Даже, наверное, больше, чем плохого. И в благодарность за это, я хотел бы вам сказать россиянам, что по-прежнему люблю вас. И жалею вас.

И прошу вас: послушайте меня, а не Путина. Ради всего святого: послушайте, что я вам скажу. Россия — это небольшая, среднеразвитая страна с плохой инфраструктурой и архаичной экономикой. Народ в России в основном плохо образован и, за редким исключением, низко квалифицирован.

Подвергаясь (с небольшими перерывами) больше ста лет чудовищному гнету власти, российский народ сформировал уникальную ментальность, стержнем которой стали две пословицы: “Москва слезам не верит” и “Умри ты сегодня, а я — завтра”. Люди начисто лишены эмпатии и кровных уз. Сострадание и милосердие (даже к своим детям и родителям) кажутся им непростительным малодушием. А жалость и прощение — признаком слабоумия.

Народа, как такового — не существует. Есть лишь пропагандистские заклинания о величии и славе того, чего в реальности уже давно нет. Образно говоря, народ умер в сталинском колхозе даже в большей степени, чем на войне. Все что представляет из себя путинский правящий класс, от него самого, до последнего фээсбэшника — это отходы человечества. Просто мусор и помои. С таким же успехом страной могли бы управлять свиньи или бараны.

Посмотрите же на лица этих олигофренов: Патрушева и Герасимова. Разве могут быть на их счет какие-то сомнения? Располагая такой экономикой, таким народом и такой элитой Россия никогда не сможет соответствовать тому образу, который она сама себе про себя нарисовала. Никакой мощи, силы и величия — нет. Да и не было никогда. Это просто массовый психоз. Жестокая патология, вызванная многолетней пропагандой.

В связи с вышесказанным, вы никогда не выиграете в этой войне. Поверьте мне. Я совершенно искренне желаю вам добра. Немедленно прекратите ее и уходите. Все. И военные, и те из гражданских, кто считает себя россиянами. Этим вы спасете жизни. И свои и чужие. Уйдя, вы перестанете утяжелять свои и так уже неподъемные грехи.

Вы думаете, я настолько наивен, чтобы рассчитывать на то, что вы меня послушаетесь? Нет. Нисколько. Я этот пост пишу лишь для того, чтобы очистить свою совесть. Потому, что я знаю, что будет дальше. И поэтому считаю своим долгом вас предупредить. Даже прекрасно понимая, что никто меня не слышит.

А дальше будет страшное поражение российской армии. И огромное количество гробов, которые пойдут в Россию. И экономическая разруха. И полная изоляция. И вдовы и инвалиды заполонят улицы российских городов. И может быть даже Россия исчезнет с карты мира. А Украина и мы вместе с ней будем праздновать победу. Потому, что она неизбежна. Потому, что она будет за нами. Потому, что наше дело правое и поэтому враг будет разбит. Слава Украине!

CHIẾN TRANH NGA-UKRAINE SẼ KẾT THÚC THẾ NÀO?

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

(Cao Tuấn)

Các kịch bản

Cuộc chiến của người Ukraine chống Nga xâm lăng là cuộc chiến tranh vệ quốc có chính nghĩa rất khó phủ nhận. Ngay cả đối với những người muốn bênh vực hay ủng hộ nước Nga của ông Tổng thống Vladimir Putin.

Chính nghĩa tất thắng ?

– Đúng vậy, theo quan điểm đạo lý.

– Không hẳn, nếu nhìn vào lịch sử các cuộc chiến tranh hoặc vào “chính trị thực tế”.

Cuộc chiến tranh Phần Lan chống một triệu quân Liên Xô xâm lăng 1939-1940 là một thí dụ gần gũi nhất. Chính nghĩa của Phần Lan đầy đủ, minh bạch – một nước nhỏ hiền hòa bị một nước lớn vô cớ xâm lược. Quân đội Phần Lan ngày ấy, không kém gì quân đội Ukraine bây giờ, khôn ngoan và anh dũng – đánh bại quân Liên Xô nhiều lần trước sự thán phục của cả thế giới. Tuy nhiên cuối cùng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch, Phần Lan phải chịu thất trận và chịu mất một phần lãnh thổ cho Liên Xô.

Chính nghĩa, như thế, dù có tầm quan trọng chiến lược, chỉ là một yếu tố – cần nhưng chưa đủ – để thắng một cuộc chiến tranh.

Để trả lời câu hỏi chủ yếu “chiến tranh Nga-Ukraine sẽ kết thúc thế nào ? ” thử xem xét một số kịch bản khác nhau và bàn về mức độ khả hữu của mỗi kịch bản.

Kịch bản 1

Chiến tranh kết thúc với Nga toàn thắng, đè bẹp Ukraine trên chiến trường, chính quyền Ukraine đầu hàng và bị thay thế bởi một chính quyền bù nhìn thân Nga.

Bước qua năm thứ hai của cuộc chiến, kịch bản này có mức độ khả hữu rất thấp. Lý do :

– Ukraine có lãnh đạo chính trị xuất sắc, nổi bật là Tổng thống Zelensky tài năng, khôn ngoan và rất phong cách. Trước công luận thế giới, chính nghĩa của Ukraine “chống Nga xâm lược” áp đảo hẳn tuyên truyền của Nga về “chiến dịch quân sự đặc biệt chống Mỹ và các nước NATO đang sử dụng Ukraine để bao vây, chèn ép, phá hoại nước Nga trong sách lược làm tan rã nước Nga – như đã làm tan rã Liên Xô trước đây”.

– Dân Ukraine rất đoàn kết chống xâm lược. Xâm lược càng tàn bạo, căm thù càng cao, quyết tâm càng mạnh.

– Quân đội Ukraine quả cảm, càng đánh càng tinh nhuệ.

– Ukraine được các nước trong khối NATO chi viện rất nhiều về đủ mọi mặt. Đặc biệt là Mỹ đã cung cấp trên dưới 80 tỉ đô la quân viện và kinh viện chỉ trong năm đầu tiên của cuộc chiến – một con số phá kỷ lục. Kế đó là Anh, Ba Lan, Canada, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, các nước vùng Baltic… cũng giúp tận tình.

– Mạnh như Liên Xô, như Mỹ mà không khuất phục được nước Afghanistan 40 triệu dân thì Nga, dù có leo thang tổng tấn công tràn ngập Ukraine (có kích thước tương đương Afghanistan), dù chiếm được các thành phố kể cả thủ đô Kiev, sẽ không bình định nổi Ukraine, sẽ bị sa lầy với chiến tranh du kích của người Ukraine.

Kịch bản 2

Putin, tác nhân chủ yếu – hoạch định, phát động, điều khiển cuộc chiến tranh – bị ám sát hay bị lật đổ, chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc.

Kịch bản này cũng có mức độ khả hữu không đáng kể.

Ám sát hay lật đổ Putin cũng khó như ám sát hay lật đổ Tập Cận Bình hay Kim Jong-un.

Putin, Tập, Kim đều là nhưng lãnh tụ độc tài cai trị bằng bàn tay sắt cùng lúc ban phát quyền lợi hậu hĩ cho các thuộc hạ trung thành được tuyển chọn kỹ, nắm vững tình hình nội bộ, không để lộ sơ hở.

Riêng Putin – xuất thân tình báo cao cấp KGB, thâm hiểm, mưu mẹo, phất cờ dân tộc chủ nghĩa, khai thác mặc cảm tự tôn, tự ti, các ẩn ức của dân Nga – đã trở thành nhà độc tài, độc tôn gần 1/4 thế kỷ sau khi diệt trừ hết mọi đối thủ. Triển vọng Putin đột nhiên biến mất trên chính trường nước Nga là ảo vọng.

Mặt khác, Putin có thể đang là một hình ảnh xấu xí trên thế giới nhưng có thể rất khác ở bên trong nước Nga, ngược hẳn lại với trường hợp của Gorbachev – được ca tụng ở các nước Tây Phương như một vĩ nhân, lại bị ghét bỏ ở Nga. Gorbachev bị dân Nga, công bằng hay không, quy trách nhiệm đã làm đế chế Liên Xô tan vỡ, quy trách nhiệm đã làm cho nước Nga tang thương, lụn bại cả chục năm sau đó – một nước Nga dưới sự lãnh đạo của… Boris Yeltsin ! Thay vì tặng huy chương “quán quân dân chủ” hay “quán quân hòa bình” cho Gorbachev thì dân Nga gắn mề đay cho Putin vì “đã vực dậy nước Nga của họ từ đống tro tàn”. Thực tế này, sai đúng đến đâu, vẫn là một thực tế phải ghi nhận.

Kịch bản 3

Cuộc chiến kết thúc với Ukraine đại thắng trên chiến trường, lấy lại toàn bộ lãnh thổ bị xâm chiếm kể cả Crimea, Nga đại bại phải bồi thường thiệt hại như Ukraine đòi hỏi.

Kịch bản này cũng có mức khả hữu thấp. Nga sẽ không đại bại. Ukraine sẽ không đại thắng. Và không có bồi thường chiến tranh.

Lý do :

– Nga có lợi thế và tận dụng lợi thế của một cường quốc sở hữu vũ khí nguyên tử vĩ đại, lợi hại bằng hoặc hơn Mỹ. Đánh nhau với bất cứ nước nào, với lợi thế này, chung cục thì Nga hoặc thắng, hoặc hòa chứ rất khó bại, trừ khi tự ý buông tay, ngửa cổ cho địch thủ chặt đầu mình.

Điều này, vào ngày 22/02/2023 vừa qua tại thủ đô của đồng minh Ba Lan, ngay sau chuyến viếng thăm Ukraine bất ngờ, đã được Tổng thống Mỹ Biden xác nhận một cách gián tiếp nhưng lại rõ ràng đến mức không giải thích khác được. Lời phát biểu của Biden ngày này, nơi này, được báo chí thế giới đồng loạt đăng tải, nghe qua có vẻ đanh thép nhưng thực ra lại rất… “khiêm tốn” nếu không nói là “yếu xìu” : “Ukraine will never be a victory for Russia – never” (Ukraine sẽ không bao giờ là một chiến thắng đối với Nga – không bao giờ”).

Nếu nhớ lại thông điệp của Mỹ gửi cho Nhật vào cuối thế chiến thứ hai : “Đầu hàng vô điều kiện hoặc bị tiêu diệt !”, người ta phải tự hỏi tại sao Biden không tuyên bố, ít nhất, một lời minh bạch chẳng hạn như : “Nga chắc chắn sẽ bị đánh bại hoàn toàn ở Ukraine. Không thể khác được !” Tại sao không nói ?!

Phải chăng, “vừa đánh, vừa run” hay “vừa đánh, vừa hồi hộp” ? Phải chăng đánh mà không dám thắng ? Phải chăng “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ bần cùng cố thây ?”

– Mỹ và Nga có quyền lợi “địa chính trị” trái ngược nhau ở Âu Châu nói chung và Ukraine nói riêng. Cuộc chiến Nga-Ukraine cũng là cuộc chiến Nga-Nato, cốt lõi là cuộc chiến Nga-Mỹ bất kể hai nước có trực tiếp giao chiến hay không. Nga leo thang tấn công Ukraine đến đâu, Mỹ leo thang yểm trợ Ukraine ứng phó đến đó nhưng lại cẩn thận… trói tay Ukraine để yên tâm không làm Nga tức giận, mất mặt hay thất vọng đến mức phát khùng mà ấn nút phóng bom nguyên tử.

Nga biết thế, càng làm già, càng dậm dọa, càng mặc sức leo thang, mặc sức đánh Ukraine túi bụi. Nga tự tung, tự tác trên khắp lãnh thổ Ukraine – nay đánh chỗ này, mai đánh chỗ kia, muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Tự do mang xe tăng uy hiếp Kiev. Tự do bố trí hàng ngàn hỏa tiễn có tầm bắn vài trăm cây số hay hàng ngàn cây số, đặt sâu trong lãnh thổ Nga để ngày đêm bắn phá các mục tiêu ở khắp Ukraine. Tự do mang phi cơ bỏ bom bất cứ nơi nào… và có thể… tự do dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật để tiêu diệt các sư đoàn của Ukraine, một quốc gia chưa chính thức là thành viên NATO – trong trường hợp Ukraine phản công quá mạnh và quân Nga bị nguy ngập trên chiến trường.

Cung cấp viện trợ khổng lồ cho Ukraine nhưng Mỹ từ chối cung cấp cho Ukraine đủ số lượng xe tăng có phẩm chất tốt, phi cơ tầm xa, pháo binh tầm xa, hỏa tiễn tầm xa mà Zelensky khẩn thiết yêu cầu… Thực tế có nghĩa là Ukraine bị “cấm” trả đũa tương xứng, bị “cấm” đánh qua biên giới, bị “cấm” tiến quân vào Moskva, bị “cấm” bắn phá các căn cứ hỏa tiễn, phi trường nằm trong đất Nga nơi xuất phát các cuộc tấn công có tính cách khủng bố của Nga, bị “cấm” đụng đến Belarus, một quốc gia “khách hàng” đang tự nguyện làm “bệ phóng” cho Nga. Bị “cấm” rất nhiều thứ… Những giới hạn hay cấm đóa n này cũng có nghĩa là Ukraine, chỉ tự chủ về chiến thuật, hoàn toàn lệ thuộc Mỹ về chiến lược. Mà chiến lược của Mỹ phải phục vụ an ninh nước Mỹ trước hết !

Ukraine hôm nay chẳng khác Việt Nam Cộng Hòa năm xưa bị Mỹ “cấm” tiến binh ra Bắc trong khi phe Cộng sản cứ tuỳ nghi hàng hàng lớp lớp đổ quân vào Nam. Chiến đấu tự vệ mà bị trói tay một cách bất công như thế thì chỉ có hòa hay thua, chứ làm sao thắng cả cuộc chiến tranh đến mức bắt buộc kẻ xâm lược phải bồi thường thiệt hại !?

Kịch bản 4

Cuộc chiến kết thúc bằng thỏa ước đình chiến như (trường hợp chiến tranh Triều Tiên – 1950-1953) hoặc hiệp định hòa bình như trường hợp chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954). Cuộc chiến kết thúc khi mà cả Nga và Mỹ đều ý thức rằng tiếp tục chiến tranh là vô ích và chỉ có lợi cho… Tàu.

Kịch bản này có mức độ khả hữu cao nhất. Tuy nhiên nó sẽ trải qua một quá trình hình thành tiệm tiến – đồng nghĩa chiến tranh có thể còn kéo dài thêm một vài năm với những diễn biến, nguy hiểm đáng sợ. Xin lý giải như sau :

  1. Tranh chấp giữa hai cường quốc nguyên tử cuối cùng chỉ có hai cách giải quyết : dàn xếp tương nhượng hoặc hoặc chiến tranh nguyên tử đồng nghĩa với tự sát tập thể. Không muốn chết thì phải hòa.
  2. Qua năm thứ hai, cuộc chiến khốc liệt, đẫm máu hơn nhưng ngang ngửa, giằng co. Nga không đè bẹp được Ukraine có Mỹ và đồng minh Âu Châu chống lưng. Ukraine cũng không trục xuất được Nga ra khỏi lãnh thổ.

Ukraine chịu thiệt hại nhiều nhất. Viện trợ của các nước NATO gồm cả Mỹ dù lớn lao vẫn chỉ bù đắp được một phần rất nhỏ những tàn phá khủng khiếp, những đảo lộn đời sống kinh tế xã hội, những tổn thất nhân mạng. Kế đến là Nga, cuộc phiêu lưu đắt giá với hàng trăm ngàn thương vong trên chiến trường, cơ man khí tài quân sự bị phá hủy, với trừng phạt, cấm vận làm cho điêu đứng. Mỹ và các đồng minh ngoài tổn phí viện trợ hàng trăm tỉ đô la cũng phải chịu hệ lụy của cuộc chiến tranh – lạm phát, người tị nạn, kinh tế đình trệ, dân bất mãn, mất kiên nhẫn bỏ phiếu những kẻ chủ hòa…

Thế mà, chưa bên nào thực sự muốn ngưng chiến. Cả Nga, Ukraine, Mỹ, các nước NATO, Âu Châu đều… chưa sẵn sàng. Bởi vì còn sức, bởi vì còn hăng, còn nuôi hy vọng đạt mục tiêu bắt đối phương phải chấp nhận đòi hỏi của mình, bởi vì còn muốn dạy cho đối thủ một bài học, còn muốn nhận thêm… sự kính nể.

  1. Nếu Nga và Mỹ cùng thực sự muốn hòa vào lúc này thì không nước nào ngăn cản được. Cuộc chiến sẽ giảm cường độ. Không có Mỹ, NATO sẽ như rắn mất đầu. Không có viện trợ Mỹ, Ukraine nếu muốn tiếp tục chiến tranh sẽ phải chuyển qua đánh du kích trường kỳ vô hạn định.
  2. Chiến tranh Nga-Ukraine dù do Nga khởi xướng vẫn phải nhìn như là một phần của ván cờ chiến lược toàn cầu – không phải tay đôi mà tay ba : Mỹ, Tàu, Nga. Ba chiến lược gia quan trọng nhất thế giới hiện nay tất nhiên là Joe Biden, Tập Cận Bình, Vladimir Putin. Kết quả của ván cờ có thể là một trật tự thế giới mới khác hẳn với trật tự thế giới hiện nay.
  3. Sáng kiến hòa bình 12 điểm công bố mới đây của Tàu là tuyên truyền, hỏa mù, không có thực tâm. Sách lược CĂN BẢN của Tàu là “Đông hòa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo” kết hợp với “tọa sơn quan hổ đấu” – đợi cọp chết, cọp bị thương thì xuống núi ra tay làm nốt phần còn lại rồi lột lấy da. Áp dụng trong thực tế Tàu sẽ tiến, thóa i, gia, giảm thích nghi miễn là lật đổ được Mỹ để làm bá chủ hay làm Thế Giới Đệ Nhất Siêu Cường.
  4. Putin, Biden phải biết hay đóa n biết Tập nghĩ gì, tính gì, làm gì. Tuy nhiên, mũi tên đã bắn đi, mũi tên đã bắn lại, mỗi bên đều có chiến lược riêng của mình… Khởi động chiến tranh thì dễ, kết thúc thì khó.

Thời gian đều có thể là kẻ thù của các bên lâm chiến – bộc lộ những điểm yếu. Thời gian có thể không đứng phía Nga. Không đứng về phía Mỹ. Không đứng về phía Ukraine.

  1. Chiến lược của Mỹ là làm cho Nga kiệt quệ phải bỏ cuộc nhưng tới nay Nga chưa kiệt quệ. Một, hai năm nữa có lẽ chưa thành vấn đề. Độc tài, độc quyền và nắm vững tình hình nội bộ, Putin có khả năng huy động nhân lực, tài nguyên dễ dàng hơn hơn Biden rất nhiều.

Putin đã ném vào chiến trường 5, 6 trăm ngàn quân, đã “nướng” cả 5, 7 chục ngàn, hay cả trăm ngàn quân nhưng vẫn còn dưới tay khoảng 15 hay 20 triệu thanh niên Nga trong tuổi nghĩa vụ quân sự để tùy nghi sử dụng trong tổng số 144 triệu dân.

Kẻ “bần cùng cố thây” thực ra là Bắc Hàn của Kim Jong-un chứ không phải Nga. Xung đột Nga với Mỹ chỉ nên ví von “chén sành đụng chén kiểu” là cùng. Bị trừng phạt, cấm vận, phong tỏa, tẩy chay, kinh tế của Nga có gặp khó khăn nhưng không sụp đổ hay chưa sụp đổ. Dự trữ ngoại tệ trị giá mấy trăm tỉ đô la vẫn còn đó. Kết quả của chuẩn bị và quản trị khá tốt từ nhiều năm trước. Đồng tiền “Rúp” của Nga vẫn tương đối ổn định cũng là một chỉ dấu phản ảnh thực trạng sức chịu đựng của Nga. Chủ yếu là nhờ bán vũ khí, khóa ng sản, nhất là dầu hỏa và hơi đốt. Âu Châu cấm vận thì Nga bán cho Á Châu, Phi Châu. Tiền vẫn vào như nước. Lợi tức thâu được không kém gì thời kỳ trước chiến tranh.

Nga cũng không hoàn toàn cô độc dù bị 141 quốc gia tại Liên Hiệp Quốc mới bỏ phiếu lên án trắng trợn xâm lược Ukraine. Nga vẫn có 38 nước ủng hộ gồm 7 nước công khai bỏ phiếu chống (Bắc Hàn, Belarus, Erithrea, Mali, Nga, Nicaragua, Syria) và 32 nước “bán công khai” bỏ phiếu… vắng mặt. Trong số này đáng lưu ý là Tàu, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Iran, South Africa, Việt Nam, Cuba, Mongolia, Algeria. Đáng lưu ý nhất, dĩ nhiên là nước Tàu của Tập Cận Bình – siêu cường số hai và cơ xưởng sản xuất của thế giới.

Hiện thời thế trận của Nga trông còn vững. Tuy nhiên nếu chiến tranh mở rộng, kéo dài, hết tiền, hết đạn, hết gạo, yếu sức, hụt hơi thì sẽ phải nghĩ đến việc cầu cứu Tàu. Tàu tất nhiên không để Mỹ thắng Nga một cách dễ dàng. Tàu tất nhiên cũng không cứu Nga vô điều kiện.

Từ tuyên bố miệng “đối tác vô giới hạn” đến hiệp ước đồng minh chính thức của hai nước Tàu – Nga sẽ có tác dụng chia đôi thế giới như thời kỳ chiến tranh lạnh hay thời gian ngay trước Thế chiến 1 và Thế chiến 2. Một bên Dân Chủ Tư Bản. Một bên Độc Tài Cộng Sản hay Độc Tài cựu Cộng Sản.

Nhưng trước hết giữa Tàu – Nga không thể có hợp tác bình đẳng. Làm sao có bình đẳng giữa một quốc gia có dân số gấp mười và qui mô kinh tế cũng gấp 10 quốc gia kia ? Lại chung biên giới ? Cùng có óc đế quốc tham lam ? Ân óa n lịch sử chồng chất còn chưa giải quyết ?

Cái nguy cơ của Nga là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”. Chưa chiếm được Ukraine có thể sẽ mất Ngoại Mông, Siberia, Vladivostok. Nga sẽ phải chịu lệ thuộc Tàu, phải chịu phận đàn em, phải làm con nợ, phải gán nợ, mất đất, mất nhà, phải chìa tay ăn xin, phải chịu cảnh thay bậc đổi ngôi – rất trớ trêu : “Trời làm một sự lăng nhăng, ông biến ra thằng, thằng biến ra ông !”.

Nga có muốn thế không ? Có muốn ký hiệp ước ràng buộc làm “đồng minh vô giới hạn” với Tàu như Ý với Đức làm thành phe Trục trong Thế chiến 2 ?

Mỹ có muốn Nga như thế không ? Mỹ có muốn Nga “gán” vài ngàn hỏa tiễn liên lục địa có gắn đầu đạn hạt nhân cho Tàu để nhận lại gạo, mì, thịt, cá, đường, sữa, thuốc men, quần áo lạnh, đạn pháo binh, súng AK, đại liên, xe tăng, phi cơ… những thứ mà Nga đã cạn kiệt đúng vào lúc ngân khố đã trống rỗng ?

  1. Tổng sản lượng GDP của Nga bằng 7% của Mỹ không có nghĩa trong chiến tranh Mỹ mạnh hơn Nga 14 lần (và mạnh hơn… Afghanistan (Taliban) hay Bắc Hàn (Kim Jong-un) mấy trăm lần). Chiến tranh là một nghệ thuật. GDP cũng là một yếu tố quan trọng phải tính đến trong nghệ thuật chiến tranh nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Điều đáng quan tâm hơn ở đây là chính trị nội bộ của nước Mỹ. Một nước Mỹ dân chủ bất toàn. Mỹ là Siêu Cường nhưng không có khả năng thích hợp cho những cuộc chiến lâu dài.

Hệ thống lưỡng đảng và cung cách tranh cử để nắm quyền với bất cứ giá nào đã làm nước Mỹ phân hóa quá đáng. Như căn bệnh trầm kha, càng ngày càng nặng hơn. Đối lập mà như thù địch, trên chính trường và trong xã hội. Kẻ làm, người phá. Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Rất khó tập trung và vận dụng sức mạnh. Rất khó có một chính sách dài hạn trước sau như một. Rất bất công khi đặt đồng minh chiến tranh như Ukraine trong tình trạng thường trực bất an.

Hiện thời, chưa có dấu hiệu chính quyền Mỹ của Tổng thống Biden sẽ bỏ rơi Ukraine như chính Biden đã đôi lần bỏ rơi các đồng minh khác của nước Mỹ trong cuộc đời làm chính trị của mình. Tuy vậy, đang ở tuổi 80, giữa nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm, với mức độ ủng hộ quanh quẩn 40% của dân Mỹ, Biden không được coi là một Tổng thống mạnh mặc dù ứng phó khá tốt với cuộc chiến ở Ukraine – cho đến nay.

Dân Mỹ, nói chung, dù đã ngán ngẫm cả Joe Biden và cựu tổng thống Donald Trump, 76 tuổi thuộc đảng Cộng hòa, vẫn rất có thể, 20 tháng nữa, lại phải chọn 1 trong hai ông già “gần đất xa trời” này trong ngày tổng tuyển cử 5/11/2024 để giao phó sinh mệnh của nước Mỹ (và sinh mệnh của các nước quá lệ thuộc Mỹ và quá tin Mỹ).

Biden và Trump là… “kỳ phùng địch thủ” nên đều có cơ may được tái cử làm Tổng thống, theo các thăm dò mới nhất – trong bối cảnh hai đảng Dân chủ, Cộng hòa tiếp tục ngang ngửa. Một tin tức đáng lưu ý là Trump, bắt đầu vận động tranh cử, vừa cho nổ trái bom : “bảo đảm” sẽ giải quyết chiến tranh Nga-Ukraine trong vòng 24 tiếng đồng hồ !

Một hứa hẹn hấp dẫn với cử tri người Mỹ chán chuyện chiến tranh – xa xôi, tốn phí, thích… “America first” và chưa quên “mối thân tình rất đặc biệt và có phần bí hiểm” giữa Trump và Putin.

Riêng người Ukraine tất nhiên phải tự hỏi : Còn tin tưởng được nước Mỹ đến đâu ? Liệu Ukraine có bị tặng không hay bị bán rẻ cho Nga ? Ukraine sẽ phải chuẩn bị thế nào từ bây giờ hay cứ để “nước đến chân mới nhẩy” ?

***

Tóm tắt, sẽ đến lúc các bên lâm chiến ngộ ra rằng nên ngưng chiến vì đánh đến thời điểm này là vừa đủ, cố nữa cũng không hơn gì hoặc lợi bất cập hại. Ngưng chiến để thương thuyết. Thương thuyết đồng nghĩa với tương nhượng. Đồng nghĩa với cho hòa bình một cơ may.

Cao Tuấn

(11/03/2023)

Hình ảnh: Một người treo cờ Ukraine trên tượng đài chiến thắng ở thủ đô Kiev ngày 20/02/2014. (Louisa Gouliamaki / AFP)

VinFast hoãn khai trương nhà máy tại Mỹ đến năm 2025 – Mới nhất trong một loạt các thất bại

Theo báo The Detroit Bureau và các báo khác

Nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast đã công bố vào thứ Sáu rằng họ sẽ trì hoãn việc ra mắt sản xuất của nhà máy lắp ráp tại Hoa Kỳ cho đến năm 2025.

VinFast cho biết họ đang trì hoãn việc bắt đầu sản xuất xe tại nhà máy ở Mỹ do các vấn đề về thủ tục.

Đây là sự chậm trễ mới nhất trong một loạt sự chậm trễ mà thương hiệu này đã trải qua trong những tháng gần đây, khi VinFast đẩy lùi việc giao hàng dòng sản phẩm nhập khẩu đầu tiên của mình, đồng thời hoãn một thời gian ngắn kế hoạch IPO nhằm giúp tài trợ cho việc phát triển sản phẩm, cũng như nhà máy mà hãng dự định xây dựng. lên ở Bắc Carolina.

Mục tiêu ban đầu là nhà máy sẽ tung ra những sản phẩm đầu tiên vào tháng 7 năm 2024. Nhà sản xuất ô tô cho rằng sự chậm trễ là do các vấn đề về thủ tục.

“Chúng tôi cần thêm thời gian để hoàn thành các thủ tục hành chính,” VinFast cho biết trong một thông cáo đưa ra hôm thứ Sáu.

Theo báo Electrek thì VinFast gặp một rào cản khác trong việc mở rộng xe điện tại Mỹ, trì hoãn nhà máy EV cho đến năm 2025:

Nhà sản xuất xe điện VinFast đang phải đối mặt với một thất bại khác trong việc mở rộng xe điện tại Mỹ. Nhà sản xuất xe điện Việt Nam đã công bố hôm thứ Sáu rằng họ sẽ hoãn kế hoạch bắt đầu sản xuất tại nhà máy xe điện đã lên kế hoạch ở Bắc Carolina cho đến năm 2025.

VinFast trì hoãn hoạt động của nhà máy EV ở Mỹ cho đến năm 2025

Tháng 3 năm ngoái, VinFast thông báo đã ký một biên bản ghi nhớ (MOU) với bang Bắc Carolina để xây dựng cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên ở Bắc Mỹ và mở rộng quy mô sản xuất.

Ban đầu, công ty tuyên bố sẽ đầu tư tới 2 tỷ đô la cho giai đoạn đầu tiên tại địa điểm sản xuất Chatham County, North Carolina, với công suất 150.000 xe hàng năm.

VinFast có kế hoạch chia khu đất rộng gần 2.000 mẫu Anh thành ba khu vực riêng biệt – sản xuất (và lắp ráp) xe điện và xe buýt, sản xuất pin EV và các ngành công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.

Vào tháng 7, Hạt Chatham đã thưởng cho VinFast gói ưu đãi trị giá 1,3 tỷ USD , trở thành gói ưu đãi lớn nhất trong lịch sử bang Bắc Carolina.

Việc xây dựng giai đoạn 1 ban đầu dự kiến bắt đầu vào năm 2022. Tuy nhiên, VinFast vẫn đang chờ giấy phép từ Quân đội Kỹ sư Hoa Kỳ được thiết kế để giảm thiểu thiệt hại do nước và đất ngập nước sau khi nhận được giấy phép chất lượng không khí từ Cục Chất lượng Môi trường tiểu bang NC vào tháng trước .

Giờ đây, VinFast đang lùi kế hoạch bắt đầu sản xuất tại nhà máy EV sang năm 2025, muộn hơn một năm so với dự kiến ban đầu. VinFast cho biết trong một tuyên bố :

– Chúng tôi cần thêm thời gian để hoàn tất các thủ tục hành chính.

VinFast đã giao lô xe điện VF 8 đầu tiên cho khách hàng Mỹ vào ngày 1 tháng 3, trì hoãn việc triển khai do cập nhật phần mềm, nhưng cho biết lô thứ hai sẽ không được giao cho đến quý 2 năm 2023.

Phan Sinh Trần 

Ukraine tuyên bố trận chiến Bakhmut là ‘cú đánh cuối cùng’ của Wagner

Báo Tiếng Dân

New York Times

Cù Tuấn, dịch

9-3-2023

Binh sĩ đơn vị súng cối Lữ đoàn 3 bắn vào quân Nga để hỗ trợ bộ binh Ukraine gần Bakhmut, hôm thứ Ba. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Người Ukraine cho rằng nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đã dùng gần hết các chiến binh được tuyển mộ từ các nhà tù để tấn công vào Bakhmut, nơi quân Ukraine cũng chịu tổn thất nặng nề.

KYIV, Ukraine – Nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đã buộc phải sử dụng nhiều tân binh chuyên nghiệp hơn ở Bakhmut để thay thế nguồn cung cấp tù binh giờ đã cạn kiệt. Đã có hàng nghìn người lính Wagner cựu tù ngã xuống trong trận chiến dài nhất của cuộc chiến, một quan chức Ukraine cho biết hôm thứ Ba.

Tuyên bố này cho thấy bất chấp thương vong nặng nề mà Ukraine phải gánh chịu ở thành phố phía đông, họ đang có khả năng hạn chế các cuộc tấn công tù nhân gần như tự sát của Wagner, chiến thuật mà các chỉ huy của Ukraine coi là một trong những chiến thuật hiệu quả nhất của Nga.

“Đây là đòn cuối cùng của họ”, Đại tá Serhiy Cherevaty, phát ngôn viên của nhóm lực lượng phía đông Ukraine, nói với Radio Liberty trong một cuộc phỏng vấn, đề cập đến lực lượng của Wagner ở Bakhmut, nơi cuộc giao tranh ác liệt kéo dài hàng tháng của Nga và Ukraine đã khiến hàng nghìn binh sĩ thiệt mạng và thành phố bị chôn trong đống đổ nát.

Các quan chức Ukraine đã tuyên bố rằng gần 30.000 trong số 50.000 quân của Wagner đã đào ngũ hoặc bị giết hoặc bị thương, đa số ở xung quanh Bakhmut. Các con số trên không thể được xác minh độc lập và Ukraine đã không tiết lộ tổn thất của chính mình trong khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, hôm thứ Ba tuyên bố rằng Ukraine đã mất hơn 11.000 quân trong tháng Hai.

Khi cuộc chiến giành Bakhmut dường như đang bước vào giai đoạn quyết định, cả hai bên đang cố gắng biện minh cho những tổn thất kinh hoàng của họ tại một thành phố nhỏ không có giá trị chiến lược bao nhiêu, bằng cách nói rằng việc này là có lợi cho chính nghĩa của họ. Về cơ bản, Ukraine và Nga đưa ra cùng một tuyên bố, rằng cuộc giao tranh ở đó xứng đáng với cái giá khủng khiếp phải trả, vì nó làm suy yếu kẻ thù.

Người sáng lập Wagner, Yegveny V. Prigozhin, đã nhiều lần nói rằng tỷ lệ thương vong hàng ngày ở mức ba con số của nhóm của ông đang thu hút các đơn vị Ukraine dày dặn kinh nghiệm vào cái mà ông gọi là “máy xay thịt Bakhmut”, làm đảo lộn các kế hoạch tấn công của Ukraine ở những nơi khác.

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết hôm thứ Hai 6/3 rằng thay vì rút khỏi thành phố, như đã được đồn đại, Ukraine sẽ gửi quân tiếp viện vào Bakhmut, nơi các chỉ huy Ukraine nói rằng cuộc giao tranh đã hạn chế lực lượng khổng lồ của Nga.

Ý nghĩa chiến lược thực sự của trận chiến rất có thể sẽ được những người chiến thắng viết lại.

Những người lính đánh thuê của Wagner đã giúp Nga tiến bộ đáng kể trong việc bao vây Bakhmut, chủ yếu bằng cách tung hết lần này đến lần khác các cựu tù nhân về các vị trí phòng thủ của Ukraine, khiến lực lượng của Kyiv phải trả giá đắt. “Hầu như tất cả các cựu tù này đã bị giết” ở Bakhmut, Đại tá Cherevaty nói về các đơn vị tù binh.

Một số nhà phân tích cho rằng nếu Ukraine có thể tiêu diệt hết lực lượng lính cựu tù của Nga ở Bakhmut, họ sẽ không phải đối mặt với làn sóng tấn công của họ ở những nơi khác. Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một nhóm nghiên cứu ở Washington, cho biết trong một thông cáo tuần này rằng số lượng “tù binh Nga phù hợp với chiến đấu không phải là vô hạn”. Nhóm này lặp lại đánh giá của Ukraine, rằng các đơn vị Wagner đang chuyển hướng sang các lực lượng đặc biệt chất lượng cao hơn do các tân binh cựu tù đã phải chịu tổn thất cao.

Hôm thứ Hai, chính ông Prigozhin đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, kêu gọi thêm quân tiếp viện khẩn cấp và đạn dược để chống lại một cuộc phản công tiềm tàng của Ukraine, mà ông cho rằng không chỉ có thể giải vây cho quân phòng thủ bị bao vây của Bakhmut mà thậm chí còn cắt đứt những đơn vị quân đang tấn công lính Wagner. “Nếu không, tất cả chúng ta đều gặp rắc rối”, Prigozhin nói, sử dụng một lời tục tĩu trong một tin nhắn âm thanh được đăng trên mạng xã hội.

Ông Prigozhin đã gợi ý rằng mối thù công khai ngày càng tăng của ông với Bộ Quốc phòng Nga vào tháng trước đã khiến ông không được vào các nhà tù của Nga để tuyển quân nữa. Trước đó kể từ tháng 7, ông đã có thể chiêu mộ hàng chục nghìn tù nhân với lời hứa về mức lương cao, khả năng hòa nhập xã hội và tự do – nếu họ sống sót sau khi được đưa đến tiền tuyến. Prigozhin đã gọi việc không cho Wagner tuyển dụng tù nhân là một nỗ lực nhằm “làm suy kiệt” Wagner, giảm “tiềm năng tấn công” của nhóm.

Các quan chức tình báo Hoa Kỳ vào tháng 12 ước tính rằng Wagner bao gồm khoảng 10.000 quân nhân chuyên nghiệp, hầu hết được tuyển mộ từ các cựu chiến binh của lực lượng an ninh Nga và 40.000 cựu tù nhân. Những người đào ngũ khỏi Wagner và các nhà hoạt động cho quyền của tù nhân Nga nói rằng các tù nhân bị ném vào trận chiến chỉ sau hai tuần huấn luyện. Họ chủ yếu được sử dụng để tấn công các vị trí của Ukraine trong các nhóm nhỏ, không được bảo vệ, nhằm phát hiện vị trí hỏa lực của kẻ thù và đào các hố cá nhân cho đợt tấn công tiếp theo .

Các nhà lãnh đạo của Wagner coi các đơn vị quân cựu tù là những dạng quân tiêu hao, với hầu hết các thành viên bị giết vài ngày hoặc thậm chí vài giờ sau khi đến mặt trận, theo những người đào ngũ khỏi Wagner, các nhà hoạt động vì quyền của tù nhân Nga cũng như các quan chức và chỉ huy quân sự Ukraine.

Tuy nhiên, một tù nhân được Wagner tuyển dụng đã trở về nhà trong tháng này sau khi thực hiện hợp đồng sáu tháng với Wagner, bao gồm cả xung quanh Bakhmut, đã mô tả cơ hội sống sót của mình giống như tung đồng xu, gợi ý rằng các chỉ huy khác nhau của Wagner đã sử dụng các chiến thuật tấn công khác nhau. Người lính này cho biết trong số khoảng 170 tù nhân nhập ngũ từ trại tù hình sự ở vùng Ivanov của Nga vào mùa thu năm ngoái, khoảng 80 người đã trở về nhà mà không bị thương nặng.

Người lính, không được xác định danh tính vì sợ bị trả thù, nói với bạn bè rằng anh ta dự định quay trở lại mặt trận để làm việc cho Wagner, với lý do có được mức lương tương đối cao mà Wagner trả và triển vọng làm việc hạn chế cho các cựu tù nhân khi trở về quê.

Mặc dù Wagner mất khả năng tuyển mộ trong các nhà tù, các đơn vị bao gồm các cựu tù gần như chắc chắn sẽ tiếp tục xuất hiện trong cuộc chiến. Ông Prigozhin và các nhà hoạt động nhân quyền Nga cho biết quân đội Nga gần đây đã bắt đầu tuyển mộ tù nhân.

Các nhà tù Nga vẫn có hơn 400.000 tù nhân vào đầu năm, theo trang web của cơ quan này, cho thấy một lượng lớn tân binh tiềm năng.

Đối với Wagner, ông Prigozhin đã cố gắng thay thế việc mất quyền tiếp cận nhà tù bằng việc nỗ lực gấp đôi để thu hút các chiến binh chuyên nghiệp. Những lời kêu gọi tuyển dụng của Wagner trong những tuần gần đây đã xuất hiện trên các bảng quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội và thậm chí trên các chương trình truyền hình nhà nước vào khung giờ vàng.

Ngoài ra, các tài khoản mạng xã hội liên kết với Wagner đã tăng cường tuyên truyền miêu tả lực lượng lính đánh thuê là điểm đến ưa thích của những người yêu nước Nga.

Trong một video được đăng trên các kênh truyền thông xã hội vào tuần trước, tám người đàn ông được trang bị vũ khí hạng nặng tự xưng đến từ một đơn vị quân đội Nga đã xuất ngũ kêu gọi ông Prigozhin chấp nhận họ vào hàng ngũ của mình. Đoạn video không thể được xác minh độc lập, nhưng vài giờ sau, ông Prigozhin đã công bố thông điệp bằng âm thanh, nói là đã chấp nhận những người này.

Ông nói: “Khi mọi người muốn chiến đấu chứ không phải ngồi không quanh các trường bắn hoặc căn cứ, thì chúng ta cần phải làm nó thôi”.

Ông Prigozhin và các đồng minh của ông cho rằng nhiệm vụ chính của Wagner ở Bakhmut không phải là giành lãnh thổ, mà là tiêu diệt các đơn vị Ukraine dày dạn kinh nghiệm có thể đã chiến đấu ở các khu vực khác của chiến tuyến dài 600 dặm giữa hai bên.

“Quân Ukraine gửi tất cả các đơn vị sẵn sàng chiến đấu của họ tới Bakhmut”, ông Prigozhin cho biết vào cuối tháng Giêng.

Lấy ví dụ, một số blogger quân sự ủng hộ chiến tranh của Nga – một nhóm có ảnh hưởng đang theo dõi chặt chẽ cuộc chiến – cho biết sự gia tăng cường độ của trận chiến Bakhmut trùng với thời điểm kết thúc các cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kreminna xa hơn về phía bắc, nơi lực lượng của Điện Kremlin dường như đã có mặt và giành lại thế chủ động trong những tuần gần đây. Một số nhà phân tích phương Tây cũng có quan điểm tương tự, nói rằng cuộc giao tranh ở Bakhmut đang bắt đầu làm hao mòn sức mạnh của Ukraine, trước khi Ukraine tổ chức một cuộc phản công theo dự kiến.

Chiến dịch đó có thể sẽ tập trung vào khu vực phía nam Zaporizhzhia, nơi Ukraine đang xây dựng lực lượng, Đại tá Roman Kostenko, một thành viên của Quốc hội Ukraine đang phục vụ trong quân đội nước này, nói với truyền hình Ukraine hôm thứ Hai 6/3.

Các nhà phân tích quân sự và quan chức Ukraine cho biết, Ukraine có thể cố gắng tiếp cận cảng Melitopol do Nga kiểm soát và chia rẽ quân Nga ở bán đảo Crimea với lực lượng ở miền đông Ukraine. “Hướng Zaporizhzhia cũng nguy hiểm như hướng đông”, Đại tá Kostenko nói, đề cập đến những nỗ lực song song của Nga nhằm kiểm soát khu vực.

Tại một khu vực khác ở miền nam Ukraine, chính quyền Ukraine hôm thứ Ba 7/3 kêu gọi người dân sơ tán vì bị lực lượng Nga pháo kích, trong một sự thừa nhận ngầm rằng những nỗ lực khôi phục cuộc sống bình thường cho khu vực này đã bị cản trở. Ukraine đã tái chiếm thành phố Kherson vào mùa thu năm ngoái, nhưng quân đội Nga vẫn ở bờ đông sông Dnipro, sẵn sàng pháo kích dân thường và quân đội Ukraine.

Các nhà phân tích cho biết thương vong nặng nề ở Bakhmut có thể cản trở việc Ukraine tổ chức một cuộc phản công tại đây hoặc những nơi khác, làm nảy sinh những vấn đề tương tự như những vấn đề mà các chỉ huy Nga cũng đang phải đối mặt.

Michael Kofman, một chuyên gia về quân đội Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân có trụ sở tại Washington, đã viết trên Twitter hôm Chủ nhật sau khi đến thăm khu vực Bakhmut, rằng việc Ukraine đã bảo vệ Bakhmut một cách kiên cường cũng đã làm tiêu tốn nhân lực và đạn dược của Nga.

Ông viết thêm: “Các chiến lược có thể đang đạt đến điểm lợi nhuận giảm dần. Cuộc chiến này không mang lại lợi ích cho Ukraine”.

HOLODOMOR: CUỘC ĐẠI CHẾT ĐÓI CỦA NGƯỜI DÂN UKRAINE DƯỚI BÀN TAY KHÁT MÁU STALIN

ĐHL 24/2/2022
Posted by GLN

JOSEPH STALIN VÀ CUỘC DIỆT CHỦNG NGƯỜI DÂN UKRAINE

https://cla.umn.edu/chgs/olocaust-genocide-education/resource-guides/holodomor
HOLODOMOR
(manmade famine = nạn đói do bàn tay con người dàn dựng)

Xác người dân Ukraine chết đói được mang đi thiêu 1932-33 dưới chế độ Stalin

Holodomor có nghĩa là NẠN ĐÓI VĨ ĐẠI (ĐẠI CHẾT ĐÓI)để chỉ một cuộc diệt chủng do Stalin hay đảng CS Sô Viết lên kế hoạch một cách cố ý (manmade famine) và thâm hiểm bằng cách giữ lại thực phẩm để hàng triệu người dân Ukraine phải chết đói oan khiên khi quốc gia họ bị đảng CS Liên Xô thống trị. Giáo sư Andrea Graziosi thuộc đại học Naples nước Ý Đại Lợi đã minh định như thế trong bài giảng về lịch sử.

UKRAINE TRƯỚC KHI BỊ LIÊN XÔ SÁT NHẬP LÀ AI?

                                         JOSEPH STALIN 

Bắt đầu thế kỷ thứ 18 đất nước Ukraine bị đế quốc Áo và đế quốc Nga phân chia. Sau Thế Chiến I và sau khi chế độ Nga Hoàng bị Lenin lật đổ vào năm 1917, Ukraine liền thành lập Chính Phủ Lâm Thời và tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Ukraine từng chiến đấu chống Hồng quân Bolshevik của Lenin trong 3 năm ròng rã từ 1918 cho đến 1921 nhưng bị Hồng Quân đánh bại và phần lớn đất nước Ukraine bị sát nhập vào lãnh thổ của Liên Xô tức là USSR vào năm 1922 Ukraine bị ép trở thành Cộng Hòa XHCN xô viết Ukraine (UkrSSR).

Liên xô dưới thời Lenin đã trưng dụng tất cả sản phẩm nông nghiệp dư thừa tại nông thôn dẫn đến nạn suy thoái kinh tế và bất mãn trong giới nông dân khiến Lenin mở ra chính sách KINH TẾ MỚI (New Economy Plan/ NEP) nới bàn tay sắt thống trị lên nông nghiệp tư nhân nhỏ và riêng lẻ hầu lấy lại sự ủng hộ của nông dân nhất và nông dân Ukraine.
Nhưng bắt đầu 1923 Liên Xô áp dụng phi dân tộc hóa để xóa tan phong trào Ukraine hóa của dân tộc Ukraine hầu phá đi phong trào dùng ngôn ngữ Ukraine trong văn hóa truyền thng cũng như kinh tế xã hội của Cộng Hòa XHCN Sô Viết Ukraine.

NẠN ĐÓI VĨ ĐẠI / HOLODOMOR

Trong lịch sử Ukraine, cuộc chống đối sự cai trị của Liên Xô rõ ràng là mối đe dọa với Sô Viết. Lenin từng lo ngại người dân Ukraine phản đối sẽ ly khai khỏi Sô Viết do đó ông ta đã ra chính sách ép đặt CHỈ TIÊU thu mua ngũ cốc cao hơn và nhiều hơn một cách phi thực tế ngoài khả năng.

Người Ukraine chen lấn đổi tất cả của cải giá trị nào hòng lấy cái ăn nhằm khỏi chết đói (hình lịch sử)

Song song với chỉ tiêu phi lý đó Lenin đã áp dụng các biện pháp hà khắc khác nhằm xóa đi một phần lãnh thổ Ukraine. Ví dụ vào tháng 8/1932 Lenin ra sắc lệnh “5 Nhành Lúa/ Five Stalks” quy định rằng bất kỳ ai dù là trẻ con nếu lấy đi dù chỉ một nhành lúa của cánh đồng hợp tác đều bị bỏ tù vào tội “TRỘM CẮP TÀI SẢN XHCN”. Tính ngang đầu năm 1933 đã có 54,645 người Ukraine bị kết án và 2000 người bị hành quyết một cách dã man.

Thu giữ nông phẩm nhiều như thế ngoài cả sức sản xuất của người Ukraine, đưa đến tình trạng người Ukraine phải từ bỏ nông thôn ra đi ngoài Ukraine kiếm sống.  Sau khi Lenin chết đi (1922) các chỉ thị của Stalin và người cộng sự đắc lực của y là Molotov đưa ra vào tháng Giêng 1933 ngăn cấm người Ukraine bỏ đi và phong tỏa gắt gao biên giới Ukraine. Thâm hiểm hơn, Stalin cho phát hành một hệ thống hộ chiếu trong nước nhằm hạn chế sự đi lại của nông dân Ukraine, không thể nào lên thành phố hay đi đó đây, không hề có được một vé tàu ngoại trừ trường hợp đặc biệt.

Vào thời Nạn Đói Vĩ Đại đó 1/3 số làng mạc của Ukraine bị vào “sổ đen” của Stalin do không đạt được “chỉ tiêu” mà Stalin đề ra. Những ngôi làng này bị quân đội Stalin bao vây và người dân Ukraine này bị phong tỏa hoàn toàn không được rời và cũng không có một nguồn cung cấp nào. Đây là một BẢN ÁN TỬ HÌNH TẬP THỂ do bàn tay sắt độc ác của Stalin và đảng CS Sô Viết đề ra. Các toán mật thám của Stalin được phái đến từng nhà tại vùng nông thôn của Ukraine bị ghi sổ đen đó. Bọn mật vụ Stalin khám xét từng nhà, từng chuồng lợn, không sót một mảy may. Bọn mật thám Stalin còn đào tường khoét bếp xem người Ukraine còn cất dấu thức ăn ở đâu chăng?

       Người Ukraine chết đói lang thang dưới chế độ Sô Viết 

Người Ukraine chết đói vất vưởng 

A crowd gathers around a man who has fallen, dead on the streets. Ukraine, USSR. 1933

Để thoát chết đói người Ukraine ăn tất cả những gì họ ăn được, từ cỏ, quả sồi … thậm chí chó mèo. Theo các tài liệu còn lại của mật thám Sô Viết ghi lại về nỗi thống khổ và tuyệt vọng của người Ukraine đã đến đường cùng. Họ chặt chém, ăn thịt đồng loại… nạn đói khủng khiếp đó được ghi chứng tích qua nhiều ngôi mồ tập thể đào lên từ vùng nông thôn Ukraine sau này.


      Con nít Ukraine tranh nhau moi đất hòng kiếm ra củ khoai tây nào còn sót lại (lịch sử chết đói Ukraine)

      Du kích CS gác kho thóc sẽ bắn những ai vào trộm 

Thời đỉnh cao của cuộc Đại Chết Đói này là vào tháng 6/ 1933 người Ukraine đã chết đến28,000 người một ngày. Có khoảng 3,9 triệu nạn nhân Ukraine đã chết đói dưới bàn tay khát máu của tên đồ tể Stalin bậc thầy của Putin người đang thi hành chính sách xâm lược Ukraine một lần nữa trong thế kỷ 21 hôm nay.

From: Đo Tan Hung & KimBang Nguyen

Xem thêm:

Ukraine: Mồ chôn tập thể lớn nhất từ thời Stalin và Nạn đói Holodomor (BBC)

Vũ khí mới cho Ukraine, bom cánh thông minh JDAM

Theo Newsweek

Ellie Cook – 08-03-2023

Một chiếc JDAM-ER do Boeing và Tổ chức Công nghệ và Khoa học Quốc phòng Australia chế tạo

Các lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng một số lượng hạn chế các loại vũ khí không đối đất dẫn đường “thông minh” do Mỹ cung cấp với tầm bắn mở rộng để chống lại lực lượng Nga. Theo Tướng James Hecker, chỉ huy hàng đầu của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ tại Châu Âu và Châu Phi, bom dẫn đường chính xác JDAM-ER đã đến Ukraine khoảng ba tuần trước.

Hecker cho biết Mỹ “gần đây” đã chuyển giao “một số loại vũ khí chính xác” cho Ukraine có “tầm bắn mở rộng”. “Đó là một khả năng gần đây mà chúng tôi có thể cung cấp cho họ trong ba tuần qua,” ông nói thêm.

Newsweek đã đưa tin vào tháng 12 năm ngoái rằng gói viện trợ quân sự trị giá 1,85 tỷ đô la Mỹ dành cho Ukraine sẽ bao gồm một số lượng không được tiết lộ “đạn dược trên không chính xác”, mà Lầu Năm Góc sau đó đã làm rõ nghĩa là Đạn dược tấn công trực tiếp chung.

JDAM-ER có cánh, sửa đổi có tầm bắn xa hơn JDAM, vào khoảng 45 dặm. Phiên bản trước đó có phạm vi ước tính là 15 dặm.

Các bộ JDAM và JDAM-ER biến “bom câm” thành đạn dẫn đường chính xác, hoặc “đạn ‘thông minh’ chính xác trong môi trường thời tiết bất lợi”, theo cách nói của Không quân Hoa Kỳ.

Theo nhà sản xuất Boeing, loại vũ khí “bắn và quên” nặng 226 kg này là một cách rẻ tiền để biến những quả bom rơi tự do, không điều khiển thành “vũ khí thông minh”. Sau khi được phóng ra khỏi máy bay, JDAM hoặc JDAM-ER tự động nhắm mục tiêu theo tọa độ được lập trình sẵn, với bộ cánh JDAM-ER mở ra để cho phép nó đạt được phạm vi hoạt động lớn hơn.

Hoa Kỳ gửi hệ thống phòng không Patriot tới Ukraine

Patriot nằm trong gói viện trợ trị giá 1,85 tỷ đô la.

Yurii Ihnat, Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine trên sóng quốc gia 24/7 nói, “Chắc chắn, Patriot sẽ có mặt ở Ukraine. Quyết định đã được đưa ra và mọi người đang học (cách sử dụng các hệ thống này). Khi bạn thấy rằng chỉ huy Lực lượng Không quân đang tập thử vận hành một chiếc Patriot thì nó chắc chắn sẽ ở Ukraine. Hoặc chúng tôi sẽ công bố khi có một chiếc máy bay Nga đầu tiên bị hỏa tiễn Patriot bắn hạ (chúng có thể bắn hạ mục tiêu cách xa tới 150 km).

Phan Sinh Trần