LỜI NÓI DỐI GIÁ TRỊ

LỜI NÓI DỐI GIÁ TRỊ

Chắc chắn ai cũng biết rằng nói dối là điều không thể chấp – dù trong chuyện nhỏ, và lời chân thật luôn được đề cao. Hơn nữa, chính Chúa Giêsu đã minh định: “Hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5:37). Cái “gian” nhỏ sẽ dẫn tới cái “dối” lớn, và người ta ngụy biện đủ kiểu, hóa thành vô cảm mà “miễn nhiễm” với cái xấu. Rất nguy hiểm, lỗ nhỏ làm đắm thuyền!

Tuy nhiên, khi vì lợi ích của người khác, nhất là vì lợi ích cho trẻ em, không làm “hoen ố” tâm trí trắng trong của trẻ em, lúc đó lời nói dối lại cần thiết và thực sự có giá trị cao.

Có câu truyện kể rằng, tại một thị trấn nhỏ của Anh quốc đã xảy ra một vụ cướp ngân hàng. Tên cướp đã không thể cướp được tiền mà lại bị bảo vệ bao vây trong ngân hàng.

Hắn bắt có một cậu bé 5 tuổi rồi yêu cầu phía cảnh sát phải chuẩn bị cho hắn 500.000 USD và một chiếc xe ô-tô, nếu không sẽ nổ súng giết chết con tin.

Phía cảnh sát đã cử chuyên gia đàm phán Nelson tới hiện trường. Sau thời gian lâu đàm phán mà không đạt kết quả, ông đành phải tận lực kéo dài thời gian để phía cảnh sát vào vị trí.

Khi thấy tên cướp muốn giết con tin, phía cảnh sát đã nổ súng bắn tỉa, tên cướp kêu lên một tiếng rồi lăn xuống đất. Cậu bé nhìn những vết máu bắn tung tóe trên người tên cướp và trên mặt đất mà sợ hãi khóc thất thanh. Ông Nelson tranh thủ cơ hội chạy tới ôm cậu bé vào lòng.

Giờ phút ấy, bên ngoài, các hãng truyền thông ùn ùn kéo đến. Chợt mọi người nghe tiếng ông Nelson hô to:

– Diễn tập đến đây là kết thúc!

Cậu bé nghe xong câu nói ấy liền ngừng khóc, và cậu hỏi mẹ xem có đúng không. Mẹ cậu ngậm nước mắt và gật đầu. Một viên cảnh sát khác cũng đi đến bên cạnh cậu an ủi và nói:

– Cháu diễn tốt lắm, xứng đáng đạt huy chương khen thưởng.

Ngày hôm sau, truyền thông cả thị trấn đều im lặng, không ai nói một lời về vụ cướp bởi vì họ tự hiểu ngầm với nhau rằng, đó là cách tốt nhất để bảo vệ tâm hồn cậu bé.

Nhiều năm sau, có một người đàn ông trung niên tới gặp và hỏi Nelson:

– Khi ấy, tại sao ông lại hô lên câu nói đó?

Ông Nelson cười và trả lời:

– Khi tiếng súng vang lên, tôi nghĩ rất có thể cậu bé sẽ bị ám ảnh cả đời vì chuyện này. Nhưng khi tôi tới gần cậu bé hơn thì hình như Thượng Đế đã gợi ý cho tôi và tôi nói ra câu “Diễn tập kết thúc!”.

Lúc này, người đàn ông trung niên với vẻ mặt xúc động bỗng ôm chầm lấy ông Nelson và nói:

– Con đã bị nói dối suốt 30 năm qua, mãi cho tới gần đây, mẹ của con mới nói rõ sự thật cho con biết. Con cảm ơn cha Nelson. Cha đã cho con có được một cuộc đời lành mạnh!

Nelson mở to mắt nhìn người đàn ông trung niên rồi cười nói:

– Con đừng cảm ơn ta! Nếu con muốn cảm ơn thì hãy cảm ơn tất cả những người đã biết chuyện đó mà vẫn sẵn lòng “lừa gạt” con!

SUY TƯ: Cuộc sống luôn nhiêu khê, thế nên rất cần khôn ngoan để phân định chính xác. Giáo dục là vấn đề quan trọng, có thể biến đổi một con người. Nhìn vào nền giáo dục của một quốc gia, người ta có thể biết được tương lai của dân tộc đó.

Lời nói cần cẩn trọng, “đừng tâm sự với bất cứ người nào, đừng tưởng làm như vậy là người ta thích” (Hc 8:19). Về cuộc sống, đôi khi phải biết buông bỏ tư lợi để hành động vì công ích. Buông bỏ mọi thứ – hữu hình và vô hình, nhất là “cái tôi” – để có thể nhẹ bước.

Về đời thường, một người mang nhiều hành lý trên mình không thể đi nhanh bằng một người có ít hành lý hoặc không có hành lý gì. Về tâm linh, chắc chắn không thể mang bất cứ thứ hành lý gì khi qua “cửa khẩu” Sinh – Tử, nhân viên kiểm soát Tử Thần sẽ bắt bỏ mọi thứ mới được qua.

Giáo dục là một cách yêu thương, không thể giáo dục hận thù, ghen ghét, căm thù,… Giáo dục những điều sai lầm là giết chết cả một thế hệ. Thánh Gioan nói: “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó” (1 Ga 3:15).

TRẦM THIÊN THU

BÀI HỌC VỀ LỄ NGŨ TUẦN

BÀI HỌC VỀ LỄ NGŨ TUẦN

Khi suy nghĩ về lịch sử và phụng vụ của Lễ Ngũ Tuần, chúng ta có 7 bài học sau đây.

  1. Chúng ta không thể “có đủ” Thiên Chúa

Cân nhắc: các tông đồ trải qua 3 năm sống với Chúa Giêsu, Thiên Chúa Nhập Thể.  Họ nghe Ngài giáo huấn, thấy Ngài làm phép lạ, thấy Ngài bị đóng đinh.  Rồi họ nhận biết Đức Kitô phục sinh và tin Ngài thật là Con Thiên Chúa.  Nhưng sau khi trải nghiệm biến đổi với Thiên Chúa, có điều khác chờ đợi họ: Chúa Thánh Thần hiện xuống.  Chúng ta không bao giờ “có đủ” Thiên Chúa.  Chúng ta có thể đầy ắp nhưng vẫn muốn lại được có Ngài tràn đầy.

  1. Ngôi này dẫn tới Ngôi khác trong Ba Ngôi

Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là Chúa Giêsu “không đủ” đối với các tông đồ.  Hơn nữa, mỗi Ngôi trong Ba Ngôi cho chúng ta biết các Ngôi khác.  Chúng ta càng gần một Ngôi thì càng muốn các Ngôi khác.  Điển hình về điều này là diễn từ về cây nho thật và cành nho trong Ga 15:1-17.

  1. Thiên Chúa đến với chúng ta qua nhiều cách

Thời Tân Ước, trước tiên Chúa Giêsu đến với chúng ta qua việc hóa thành nhục thể – Thiên Chúa nhập thể.  Rồi Ngài hứa ở với chúng ta qua Bí tích Thánh Thể với hình bánh và rượu.  Chúa Thánh Thần nhắc chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa đến với chúng ta bằng nhiều cách khác nhau.  Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, đó là gió thổi đến từ trời và hình lưỡi lửa.

  1. Cảm nghiệm Thiên Chúa – riêng tư và cộng đồng

Lễ Ngũ Tuần vừa mang tính riêng tư vừa mang tính cộng đồng.  Lưỡi lửa đậu trên đầu các tông đồ: mỗi lưỡi lửa đầy Chúa Thánh Thần.  Nhưng đó cũng là cảm nghiệm cộng đồng với ý nghĩa rộng lớn hết sức có thể.

Như Thánh Luca nói trong Cv 2:1-13, tại Giêrusalem “có những người Do Thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về.  Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình.”  Họ đã từng vô tổ chức trong cộng đồng Do Thái mà nay trở thành cộng đồng toàn cầu và Giáo Hội được khai sinh.

  1. Chuẩn bị cho Thiên Chúa

Trong những ngày gần tới Lễ Ngũ Tuần, các tông đồ tích cực chuẩn bị, mặc dù họ không biết phải chuẩn bị thứ gì.  Theo Cv 1, các tông đồ làm ba việc chính: [1] thành lập cộng đoàn, [2] chuyên cần cầu nguyện, và [3] chọn một tông đồ mới cho đủ số mười hai – vì Giuđa đã chết.  Mặc dù chúng ta chuẩn bị lãnh nhận Thiên Chúa bằng những cách khác nhau, chúng ta có thể noi gương họ về mức độ cơ bản trong việc yêu thương người lân cận, yêu mến Thiên Chúa qua việc cầu nguyện, và vẫn vững vàng trong Nhiệm Thể Đức Kitô – Giáo Hội.

  1. Mong chờ Thiên Chúa

Lúc này, sự chuẩn bị có vẻ dẫn tới sự trái ngược: mong chờ.  Ngay cả sau khi Thiên Chúa can thiệp mạnh mẽ vào cuộc sống của chúng ta, các tông đồ vẫn phải phục vụ Thiên Chúa.  Về phương diện này của Nước Trời, chúng ta cũng không ngừng làm điều đó.

  1. Thiên Chúa không đến thế gian mà không có Đức Mẹ

Chúa Giêsu không đến thế gian này mà không có Đức Mẹ, và Chúa Thánh Thần cũng vậy.  Tác giả sách Công Vụ rất cẩn thận cho biết rằng Đức Mẹ ở với họ và cùng cầu nguyện chuẩn bị Lễ Ngũ Tuần: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1:14).  Dĩ nhiên cũng các phụ nữ khác cũng ở đó, nhưng Đức Mẹ là người duy nhất được nhắc tới cùng với 11 tông đồ.  Sự hiện diện của Đức Mẹ vô cùng quan trọng khi chúng ta nhớ lại rằng Đức Mẹ sống từng thời điểm trong sứ vụ của Chúa Giêsu – từ tiệc cưới Cana tới đồi Canvê.  Trên thế gian, nơi nào có Đức Mẹ thì nơi đó có Thiên Chúa làm công việc của Ngài.

Stephen Beale

Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

From: Langthangchieutim

HÀNH ĐỘNG MÙA CHAY 

HÀNH ĐỘNG MÙA CHAY 

Kinh Thánh nhắn nhủ: “Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để ĐÓN CHỊU THỬ THÁCH.  Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì, đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ” (Hc 2:1-2).  Thử thách đó không chỉ là những nỗi khổ niềm đau, mà còn là những cơn cám dỗ như sóng xô không ngừng.

Phàm nhân là cát bụi, tro bụi, vì được Thiên Chúa tạo nên từ đất, thế nên rất yếu đuối, dễ dàng sa ngã, nhưng khốn nạn là vẫn kiêu căng, và tất nhiên cũng luôn cần nhận diện mình mà ăn năn sám hối.  Thánh Louis Marie de Montfort nói: “Thiên Chúa thường xuyên và thực sự rất thường xuyên để cho các tôi trung cao cả của Người vấp phải những sai lỗi nhục nhã nhất.  Điều ấy hạ thấp họ trước mắt họ và trước mắt những người đồng sự của họ.  Điều ấy giữ cho họ khỏi nhìn thấy và không kiêu hãnh về những ân sủng Thiên Chúa đã ban cho họ.”

Sám hối liên quan cầu nguyện và ăn chay.  Ăn chay không chỉ là nhịn đói và từ khước thói quen vui thú nào đó, mà còn liên quan thực tế đời sống.  Kinh Thánh đặt ra vấn đề thực tế: “Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe dọa và lời nói hại người, nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thoả lòng người bị hạ nhục, ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ” (Is 58:9b-10).  Còn thời gian để ăn chay và đền tội là còn diễm phúc lắm.

Mùa Chay – dịp tốt ăn năn

Bụi tro nhắc nhớ chớ quên phận mình!

Ăn chay, sám hối, hy sinh

Yêu thương, bác ái, công bình, thứ tha

Mùa Chay là thời điểm hành động cụ thể – làm thật chứ không chỉ mong ước hoặc nói suông.  Mùa Chay nhắc nhớ về thân phận bụi tro, yếu đuối và tội lỗi, chắc chắn như vậy, nhưng quan trọng là nhớ đến cái chết: Memento Mori – Hãy nhớ mình sẽ chết.  Màu Tím phủ đầy: Tím cõi lòng, tím ăn năn, tím sám hối, tím khiêm nhường, tím yêu thương, tím chia sẻ, tím cầu nguyện, tím nghĩ suy, tím tin kính, tím thú tội…  Màu tím tươi đẹp sắc thánh đức chứ không buồn sầu thảm não.

Ai cũng sa ngã, nhưng quan trọng hơn là can đảm đứng dậy.  Thánh François de Sales động viên: “Sau khi đã sa ngã, hãy hướng tâm hồn lên một cách dịu dàng và êm đềm.  Hãy sấp mình trước thánh nhan Thiên Chúa trong sự ý thức về nỗi khốn cùng của mình.  Đừng ngạc nhiên trước sự yếu đuối của mình, bởi vì chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả, sự yếu đuối thì phải yếu đuối thôi.”  Đừng bao giờ ỷ lại hoặc tuyệt vọng, bởi vì như thế là động thái cố chấp và kiêu ngạo!

Cần Thiết Trở Về

Trở về không chỉ cần thiết mà còn cấp bách, vì đó là bước khởi đầu để được Thiên Chúa xót thương.  Vả lại, chính Đức Kitô đã khuyến cáo: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3:2; Mt 4:17).

Biết ăn năn sám hối là điều tốt, nhưng coi chừng thói hợm mình và ỷ lại, rồi tự nhủ: “Tôi đã phạm tội nhưng nào có sao?  Bởi vì Đức Chúa nhẫn nại!  Đừng ỷ được tha thứ mà khinh thường, rồi cứ chồng chất tội này lên tội khác” (Hc 5:4-5).  Đừng lần lữa hoặc chần chừ, mà hãy nghe lời nhắn nhủ của Đức Chúa: “Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van”(Ge 2:12).  Tuy nhiên, vấn đề là “ĐỪNG xé áo, nhưng HÃY xé lòng” và “TRỞ VỀ cùng Đức Chúa là Thiên Chúa, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng họa” (Ge 2:13).  Vì thế, nếu chúng ta thành tâm sám hối, nhận biết sự khốn nạn của mình, Thiên Chúa sẽ “nghĩ lại và hối tiếc mà để lại phúc lành, hầu chúng ta có lễ phẩm và lễ tưới rượu dâng lên Đức Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” (Ge 2:14).  Thiên Chúa luôn kiên nhẫn chờ đợi tội nhân ăn năn.

Từ xưa, qua miệng ngôn sứ Giô-en, Thiên Chúa đã tuyên ngôn: “Hãy rúc tù và tại Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú.  Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê!” (Ge 2:16).  Ai cũng đã từng phạm tội nên cũng phải sám hối: “Giữa tiền đình và tế đàn, các tư tế phụng sự Đức Chúa hãy than khóc và thân thưa: Lạy Đức Chúa, xin dủ lòng thương xót dân Ngài!  Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại!” (Ge 2:17).  Quả thật, “Đức Chúa đã nồng nhiệt yêu thương đất của Người, đã tỏ lòng khoan dung đối với dân Người.  Tai ương chấm dứt và dân được giải thoát” (Ge 2:18).  Thiên Chúa không muốn ai phải hư mất, bởi vì ai cũng là tác phẩm do Ngài tạo nên, ai cũng là con cái của Ngài.

Mới được hình thành, chưa được sinh ra, chúng ta đã mắc tội rồi: Tội Tổ Tông.  Rồi lớn khôn, càng sống lâu càng nhiều tội.  Như vậy, không ai lại không có tội, cho nên không ai lại không phải khẩn khoản cầu xin Lòng Chúa Thương Xót: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm.  Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51:3-4).  Phạm tội là lầm đường lạc lối, vì lầm lạc mà phải trở về.

Trở về là từ bỏ con đường cũ, là sám hối, là ăn năn.  Nhưng để có thể trở về thì phải khiêm nhường nhận ra sự đốn hèn của mình: “Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.  Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài.  Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử” (Tv 51:5-6).  Và rồi lại phải tiếp tục van xin: “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thuỷ.  Xin đừng nỡ đuổi con không cho gần Nhan Thánh, đừng cất khỏi lòng con thần khí thánh của Ngài.  Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con” (Tv 51:12-14).  Chắc chắn Thiên Chúa sẽ mủi lòng mà động lòng trắc ẩn.

Thiên Chúa kêu gọi: “Hãy RỬA cho sạch, TẨY cho hết, và VỨT BỎ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.  ĐỪNG làm điều ác nữa!” (Is 1:16). S ám hối và cầu nguyện không chỉ phải thực hiện trong Mùa Chay, mà phải thực hiện suốt đời – bao lâu còn thở, như Giáo Hội vẫn cầu xin hằng ngày: “Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài” (Tv 51:17).  Đời sống tâm linh lúc nào cũng cấp bách: “Đừng trì hoãn, hãy trở về với Đức Chúa đi; đừng lần lữa hết ngày này qua ngày khác, vì thình lình Đức Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ, và trong thời trừng phạt, con sẽ phải tiêu vong” (Hc 5:7).

Chân thành khuyên nhủ, Thánh Phaolô cho biết: “Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy.  Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.  Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5:20-21).  Chúng ta không thể hiểu thấu và không thể dùng trí thông minh của phàm nhân mà lý luận về cách hành động “ngược đời” như vậy của Chúa Giêsu.  Chúng ta chỉ có thể cúi đầu mà cảm phục và tạ ơn Ngài mà thôi, đồng thời tín nhân chúng ta cũng phải không ngừng cố gắng sống “ngược đời” như Ngài.

Và rồi Thánh Phaolô còn cho biết thêm: “Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa thì đừng để trở nên vô hiệu.  Quả thế, Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ.  Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6:2).  Sám hối lúc nào cũng cần đối với loài người chúng ta, nhưng sám hối càng cần hơn vào các thời điểm đặc biệt như cuối ngày, đặc biệt là Mùa Chay.

Mục Đích Trở Về

Làm gì cũng đều có mục đích.  Học hỏi để thành nhân.  Kiêng cữ để giảm cân hoặc chữa bệnh.  Ăn chay để kiềm chế xác thịt – vì “ăn no rửng mỡ.”  Trở về để gặp gỡ Thiên Chúa, để được Ngài xót thương, tha thứ và cứu độ.  Thế nhưng trở về cũng phải biết cách: Ăn chay đúng cách, sám hối đúng cách, làm việc lành đúng cách.  Chúa Giêsu hướng dẫn cụ thể: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.  Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng”(Mt 6:1).  Chúa Giêsu sống khiêm nhường nên Ngài rất thích những người khiêm nhường.  Và Ngài tiếp tục khuyến cáo: “Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen.  Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi” (Mt 6:2).  Những mệnh lệnh phủ định mang thông điệp mạnh mẽ về cách thực hiện: Đừng và Chớ.

Cách thức của Chúa Giêsu luôn khác cách thức của chúng ta, chắc hẳn đôi khi chúng ta cũng thực sự cảm thấy “khó chịu”, bởi vì những gì mình làm không được ai biết đến – nhất là những điều hay, điều tốt.  Chỉ trong một đám tiệc nhỏ, chẳng nhiều người, vậy mà người ta cũng muốn thể hiện “tài năng” của mình bằng cách giành nhau hát, giành nhau nói.  Thế nhưng Chúa Giêsu lại bảo chúng ta phải âm thầm và kín đáo, không được phô trương hoặc khoe khoang.  Thật vậy, chính Ngài kề tai nhắn nhủ mỗi chúng ta: “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc bố thí được kín đáo.  Và Cha của bạn, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho bạn” (Mt 6:3-4).  

Để chúng ta có thể nhận thức rõ ràng hơn, Chúa Giêsu đưa ra ví dụ rất cụ thể: “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy.  Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi.  Còn bạn, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của bạn, Đấng hiện diện nơi kín đáo.  Và Cha của bạn, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho bạn” (Mt 6:5-6).  Im lặng là khôn ngoan, im lặng là mạnh mẽ, không phải ai cũng có thể làm được như vậy!

Mùa Chay có một chuỗi hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau: sám hối – ăn chay – cầu nguyện – bác ái. Đó là quy trình cần thiết trong Hành Trình Mùa Chay.  Hành trình đó không là 40 ngày hoặc 40 năm, mà là hành trình cả đời, không được lơ đãng bất kỳ một giây phút nào.  Tịnh tâm rất cần để hồi phục, cả về thể lý lẫn tinh thần.  Trai tịnh nghĩa là ăn chay cả thể lý lẫn tinh thần.

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin biến đổi chúng con, xin giúp chúng con biết chân thành trở về với Ngài và trở về với tha nhân bằng hành động cụ thể là yêu thương và tha thứ cho nhau, để chúng con xứng đáng được thông phần đau khổ với Con Một Ngài, tràn trề hy vọng được sống lại với Đấng-Tử-Nạn-và-Phục-Sinh.  Xin biến đổi các tội nhân và nâng đỡ những người đau khổ.  Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.  Amen!

Trầm Thiên Thu

From: suyniemhangngay1 & NguyenNThu

CHUYỆN CỦA BIỂN 

CHUYỆN CỦA BIỂN 

Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.  Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 –2001) nổi tiếng từ lúc còn sinh thời, cả quốc nội và quốc ngoại.  Ông là một trong ba “cây lạ” của làng nhạc Việt Nam – hai “cây” đàn anh kia là nhạc sĩ Văn Cao ( 1923–1995) và Phạm Duy (một “phù thủy” âm nhạc, 1921–2013).

Các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không cầu kỳ về tiết tấu và giai điệu, nhưng ca từ như thơ và chứa đầy triết lý sống của kiếp người, có gì đó “bí ẩn.”  Khi sinh thời, cuộc sống đời thường của ông cũng thâm trầm, ít nói.  Hầu như những người có tư tưởng “khác người” thì thường có phong cách như vậy, có lẽ họ “bận” suy tư nhiều.

Thật vậy, văn sĩ William Hazlitt (1778-1830, Anh quốc) vừa so sánh vừa định nghĩa: “Bản chất giản dị là kết quả tự nhiên của tư tưởng sâu sắc.”  Còn ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Bình dị là nhịp cầu nối nhân ái và cái đẹp.”

Một trong số ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bài “Biển Nghìn Thu Ở Lại.”  Bài này rất ngắn, chỉ 40 chữ, hiếm có bài ngắn như vậy, nhưng nó lại có thể “chở nặng” loại triết lý sống tích cực: Yêu thương và tha thứ.  Ca khúc này được viết ở âm thể LA thứ (Am), nhịp 4/4, tiết tấu cũng hoàn toàn đơn giản.

Ông dùng hình ảnh biển để mô tả, với những mệnh lệnh cách ở thể phủ định:“Biển đánh bờ, xôn xao bờ đánh biển.  Đừng đánh nhau, ơi biển sẽ tàn phai!  Đừng gạch tên, vì yêu đừng xé nát!  Biển là em ngọt đắng trùng khơi.”

Biển luôn có gì đó rất đặc biệt, rất tĩnh mà cũng rất động, rất hiền dịu mà cũng rất dữ dội, rất mềm mà cũng rất cứng, rất yếu mà cũng rất mạnh…  Đặc biệt là biển luôn bao la và sâu thẳm, khôn dò, bí ẩn.  Có lẽ vì vậy mà người ta gọi là biển cả.  Chỉ vì yêu thương mà biển luôn nôn nao, luôn xao xuyến, luôn nổi sóng, lúc thì lăn tăn, lúc thì cồn cào, có lúc vỗ về bờ cát và vách đá, nhưng cũng có lúc biển biết ghen nên xô bờ dữ dội.  Thủy triều cũng biến động theo con trăng, lúc thì nước ròng, lúc thì nước lớn.  Biển rất kỳ lạ!  Và con người cũng vậy…

“Đừng đánh nhau” vì đánh nhau là tự làm hại mình, tự làm mình tàn phai; “đừng gạch tên” bất kỳ ai và “đừng xé nát” mối quan hệ nào, thế mới là “vì yêu thương.”  Chữ “em” ở đây không có nghĩa là một cô gái hoặc một phụ nữ, mà là những người lân cận, những người ở bên mình, những người mà mình gặp gỡ và nhìn thấy hằng ngày – dù người đó cao hay thấp, đẹp hay xấu, dở hay giỏi, dại hay khôn, mập hay gầy, bình thường hay khuyết tật, già hay trẻ, giàu hay nghèo, thông minh hay chậm hiểu, nam hay nữ, quen hay lạ, ưa hay ghét…  Chỉ cần biết một điều: Họ là con người.  Họ có đủ nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền cũng như mình.  Thế thôi!

Câu cuối được chuyển sang LA trưởng (A) như một điệp khúc, với 9 chữ được lặp lại 2 lần: “Biển nghìn thu ở lại, nghìn thu ngậm ngùi.”  Chỉ vài chữ nhưng khiến lòng lắng đọng, trầm tư, buồn riêng cho phận mình, vừa chịu đựng vừa chấp nhận thiệt thòi chứ không trách cứ ai khác.

Thật tốt đẹp thay những người có “tấm lòng của biển”, biết quên mình, biết nhịn nhục và chịu đựng như vậy!

Đức mến rất quan trọng.  Đức mến không chỉ là mến Chúa, mà còn là yêu thương nhau, là thương xót nhau.  Tại sao đức mến quan trọng?  Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.  Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.  Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” 1 Cr 13:1-3).

Và rồi Thánh Phaolô giải thích tường tận: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.  Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.  Đức mến không bao giờ mất được.  Ơn nói tiên tri ư?  Cũng chỉ nhất thời.  Nói các tiếng lạ chăng?  Có ngày sẽ hết.  Ơn hiểu biết ư?  Rồi cũng chẳng còn.  Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn” (1 Cr 13:4-9).

Còn Thánh Gioan phân tích: “Nếu ai nói ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4:20).

Lạy Thiên Chúa Cha, xin giúp chúng con “thuộc lòng” Bài Học Yêu của Chúa Con đã dạy, và quyết tâm thực hiện bằng mọi giá.  Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ chúng con. Amen.

Trầm Thiên Thu

TẠI SAO ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI?

TẠI SAO ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI?

Vô Nhiễm Nguyên Tội là đặc ân Thiên Chúa dành cho Đức Mẹ.  Nhưng tại sao là Đức Maria mà không là người khác?  Tại sao chúng ta phải chịu hệ lụy của Tội Nguyên Tổ?  Tại sao Áp-ra-ham, Mô-sê hoặc Đa-vít được tuyển chọn mà không là người khác?

Theo Kinh Thánh, người được tuyển chọn luôn được chọn vì người không được chọn.  Như vậy, Áp-ra-ham được chọn để các quốc gia không được chọn trên trái đất sẽ được chúc lành qua ông.  Cũng vậy, Mô-sê và dân Ít-ra-en được chọn để họ có thể là dân tư tế vì các dân-tộc-không-được-chọn trên thế giới.  Đa-vít được chọn để con trai của ông có thể dẫn đưa các dân-tộc-không-được-chọn đến với Vương Quốc của Thiên Chúa.

Với Đức Maria cũng vậy.  Ơn Cứu Độ được Thiên Chúa hoàn tất qua Mẹ.  Ơn Cứu Độ hoàn toàn mang tính ngăn ngừa chứ không mang tính chữa trị, không là dấu chỉ loại trừ.  Đó là dấu chỉ về quyền năng cứu độ nơi Chúa Giêsu, dành cho chúng ta theo sự quan phòng mầu nhiệm của Thiên Chúa, để chúng ta chiến đấu với Tội Nguyên Tổ.  Vì Đức Mẹ là biểu tượng của Giáo hội và là thụ tạo đặc biệt trong các thụ tạo của Thiên Chúa, chính Đức Mẹ có thể đưa ra một ước lệ đối với sự kiêu ngạo và lời hứa giải thoát qua cuộc nổi loạn bằng cách cho chúng ta thấy rằng:

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa.

Con người phát xuất từ Thiên Chúa và được tạo nên để kết hiệp với Ngài.

Quyền tha tội của Chúa Giêsu được biểu hiện trọn vẹn nơi Đức Mẹ, chúng ta có thể biết chắc rằng Ngài cũng có quyền tha tội của chúng ta, dù tội nặng tới mức nào.

Con người là sản phẩm tình yêu vô biên của Thiên Chúa.

Tội lỗi không là sự thật nền tảng, cũng không là nền tảng cuối cùng của con người.  Chính Chúa Giêsu mới là nền tảng.

Con người được xác định bởi tình yêu, chứ không bởi sự hận thù.

Con người được mời gọi yêu mến Thiên Chúa và tha nhân.

Con người phản ánh lý lẽ, trật tự và tình yêu của Thiên Chúa.

Con người tìm thấy sự sống khi mất sự sống và tiếp nhận tình yêu của Thiên Chúa.

Con người chỉ trở nên “người” hơn qua tình yêu, lòng khiêm nhường và lòng thương xót.

Con người lớn lên trong tình yêu bằng cách quan tâm “những người bé mọn” vì họ quý giá đối với Đức Kitô, Đấng đã tự hạ tới mức sinh nơi hang đá.

Con người nên tìm kiếm tình yêu tự dâng hiến ngay trên thế gian và phần thưởng trên trời, vì cuộc đời này không tồn tại mãi.

Chúng ta nên khiêm nhường vì chúng ta “được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa”, và sự thật là thế. Khiêm nhường giúp chúng ta nhận biết mình cần có ơn Chúa.

Bản chất Thiên Chúa là tình yêu.  Chúng ta chỉ là thụ tạo, chúng ta không tìm thấy mình bằng cách tôn thờ bản chất đó mà bằng cách tôn thờ chính Thiên Chúa, Đấng tạo nên chúng ta và cứu độ chúng ta qua Đức Giêsu Kitô.

Tóm lại, khi nhân loại tạo nên văn hóa sự chết, Chúa Thánh Thần đã đưa Giáo hội đến với Đức Mẹ, Đấng trung gian cầu xin Thiên Chúa cứu độ chúng ta.  Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phúc, nhân chứng duy nhất về ơn cứu độ của Đức Kitô.  Là người che chở nhân loại, Đức Mẹ như hàng rào bao quanh sự thật về Ơn Cứu Độ của Đức Kitô.  Là Tông Đồ mẫu mực, Đức Mẹ cho chúng ta biết Ơn Cứu Độ vô biên của Đức Kitô có thể tẩy sạch tội lỗi của chúng ta và cho chúng ta biết sự xứng đáng về nguồn gốc của chúng ta từ Thiên Chúa.  Đức Mẹ là “máng chuyển” ơn Chúa, như Thánh Irênê nói: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống viên mãn.”

Mark Shea

Trầm Thiên Thu, chuyển ngữ từ http://www.ncregister.com/

BÍ QUYẾT YÊU MẾN KINH THÁNH

BÍ QUYẾT YÊU MẾN KINH THÁNH

Cuối tháng Chín hàng năm, Giáo hội kính nhớ Thánh tiến sĩ Giêrônimô, bổn mạng các dịch giả.  Ngài sinh ra không là thánh ngay, ngài có tính nóng này và gay gắt nên nhiều người không ưa, ngài còn bị cám dỗ dữ dội về đức khiết tịnh nên ngài chiến đấu bằng cách cầu nguyện và ăn chay nhiều.

Mặc dù khuyết điểm về tính khí và thường xuyên bị kẻ thù tấn công, ngài vẫn là người thông minh xuất chúng, đam mê nghiên cứu, nhất là say mê Lời Chúa.

Giáo Hội rất biết ơnThánh Giêrônimô, đặc biệt về lòng yêu mến Lời Chúa và tác phẩm nghiên cứu của ngài.  Có điều quan trọng là ngài đã hoàn tất bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin – chúng ta gọi là “Vulgate” (bản phổ thông), và từ bản phổ thông này, Kinh Thánh đã tiếp tục được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ khác – tiếng Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Việt Nam,…  Kinh Thánh là sách được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất, khoảng 2.500 ngôn ngữ.  Tất cả đều nhờ công việc khó nhọc của Thánh Giêrônimô.

Công Đồng Vatican II đã xuất bản bốn Hiến chế về Tín lý, bốn cột trụ của Giáo Hội trong thế giới ngày nay: Sacrosanctum Concilium (Hiến chế về Phụng Vụ Thánh), Gaudiumet Spes (Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội), Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) và Dei Verbum (Lời Thiên Chúa) – đề cập sự mặc khải và Lời Chúa. Thánh Giêrônimô nổi tiếng với câu nói này: “KHÔNG BIẾT Kinh Thánh là KHÔNG BIẾT Đức Kitô – IGNORANCE of Sacred Scripture is IGNORANCE of Christ.”

Đúng vậy!  Nếu chúng ta không đọc Kinh Thánh, đặc biệt là các Phúc Âm, chúng ta không thể biết Chúa Giêsu là ai, không biết Ngài thì không thể yêu mến Ngài, do đó mà khó có thể đi theo Ngài và làm môn đệ của Ngài được.  Vì thế, chúng ta phải dành cho Chúa tâm hồn mình, yêu mến và quý trọng Lời Chúa, bằng cách thực hiện ít nhất vài điều trong số các điều này:

  1. SỞ HỮU KINH THÁNH – Kinh Thánh có nhiều cuốn và đa dạng, nhưng bạn nên có được cuốn Kinh Thánh của Giáo Hội Công giáo.  Với điện thoại thông minh, bạn có thể sử dụng các Apps liên quan Kinh Thánh, nhưng phải cẩn trọng và chọn đúng Kinh Thánh Công giáo!
  2. TRAO TẶNG KINH THÁNH – Các dịp đám cưới, sinh nhật, kỷ niệm ngày rửa tội, thêm sức, ngân khánh, kim khánh,…  Thật là rất ý nghĩa nếu chúng ta tặng nhau một cuốn Kinh Thánh.
  3. YÊU MẾN KINH THÁNH – Hãy đặt cuốn Kinh Thánh ở nơi trang trọng, đừng bao giờ bất kính.  Điều đó có nghĩa là đừng bao giờ để sách Kinh Thánh ở nơi bất xứng – để trên nền nhà, ghế ngồi,… Kinh Thánh là Lời Chúa, chúng ta phải nâng niu, trân quý.
  4. ĐỌC VÀ SUY NIỆM – Kinh Thánh không là phần trang trí hoặc bộ sưu tập của lễ Giáng Sinh, cũng chẳng là vật kỷ niệm.  Kinh Thánh là để đọc và suy niệm không ngừng.  Hãy khắc dạ ghi tâm lời Thánh Vịnh: “Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân, chẳng bước vào đường quân tội lỗi, không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng, nhưng vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày”(Tv 1:1-2).  Ước gì chúng ta cũng thích đọc Kinh Thánh và suy niệm Lời Chúa suốt ngày đêm!
  5. GHI NHỚ NHỮNG CÂU QUAN TRỌNG– Chúa Giêsu là gương mẫu của chúng ta!  Ngài ăn chay 40 đêm ngày, ma quỷ cám dỗ Ngài.  Cơn cám dỗ thứ nhất nó xúi giục Chúa Giêsu biến đá thành bánh mà ăn.  Ngài nói thẳng với nó: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”(Mt 4:4).
  6. BẢO VỆ ĐỨC TIN BẰNG LỜI CHÚA – Thánh Phaolô nói rằng Lời Chúa như gươm hai lưỡi tách xương và tủy.  Ngài có ý nói rằng Lời Chúa mạnh mẽ, nên được dùng làm linh khí để chiến đấu với Satan và đồng bọn của nó – những kẻ dối trá.  Hãy đọc Thánh Thomas Aquinô với Tổng Luận Thần Học (Summa Theologica) và cách ngài bảo vệ tín lý dựa vào Lời Chúa.
  7. THÁNH LỄ VÀ LỜI CHÚA – Hãy tham dự Thánh Lễ hằng ngày – cách cầu nguyện tuyệt vời nhất trên thế gian này!  Hiến chế Sacrosanctum Concilium giải thích về Thánh Lễ và Phụng Vụ, cho biết rằng có hai bàn tiệc nuôi dưỡng chúng ta trong Thánh Lễ: Bàn Tiệc Lời Chúa với Bàn Tiệc Thánh Thể.  Hãy tham dự Thánh Lễ – thực sự là Bàn Tiệc Nước Trời!
  8. LINH THAO VÀ LỜI CHÚA – Khi có cơ hội, cố gắng sống theo cách Linh Thao (Spiritual Exercises) của Thánh Inhaxiô Loyola.  Có thể đó là cuộc tĩnh tâm một tháng, tám ngày, hoặc một tuần, hoặc ngay hôm nay, tĩnh tâm giữa đời thường, có thể kéo dài sáu tháng hoặc một năm, cùng với một vị linh hướng.  Phương pháp Linh Thao của Thánh Inhaxiô Loyola là cách suy niệm hoặc chiêm niệm Lời Chúa.  Hãy thử và bạn sẽ không bao giờ hối tiếc!
  9. ĐỨC MẸ VÀ LỜI CHÚA – Khi cố gắng phát triển lòng yêu mến đối với Lời Chúa,đừng quên đến với Đức Trinh Nữ Maria, vì chính Đức Mẹ đã cưu mang Ngôi-Lời-hóa-thành-nhục-thể trong cung lòng 9 tháng.  Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ đã suy niệm Lời Chúa trong Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.  Sau khi các mục đồng đến kính viếng Hài Nhi, Đức Mẹ hoàn toàn im lặng: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”(Lc 2:19).  Cầu xin Đức Mẹ thêm sức cho chúng ta làm được như vậy – suy niệm Lời Chúa bằng cách đọc Kinh Thánh, cầu nguyện bằng Kinh Thánh, thấm nhuần Kinh Thánh và noi gương Đức Mẹ sống Lời Chúa!

Lm Ed Broom, OMV

– Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ Catholic

From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

Lá thư của người mẹ gởi đứa-con-trai-chống-Công-giáo

 

Tác giả Kimberly Scott cho biết: Tôi có người bạn thân, người mẹ của 6 đứa con đã khôn lớn, nói rằng định nghĩa sự khôn ngoan có nhiều điều để nói – và đừng nói về nó. Tôi luôn phá vỡ quy luật này, điều mà tôi cho rằng sẽ khiến tôi ngớ ngẩn. Nhưng đôi khi chúng ta phải nói ra từ đáy lòng, ngay cả khi chúng ta có nguy cơ bị hiểu lầm.

Một số vị thánh được gọi làm “những người ngớ ngẩn vì Đức Kitô”. Có thể một ngày nào đó tôi sẽ vui mừng được kể vào số những người đó. Và đây là lá thư của một người mẹ viết cho con trai vào đúng ngày lễ Chúa Phục Sinh. Thư viết như sau…
Con trai yêu dấu của mẹ,

Mẹ muốn chia sẻ với con về tất cả ánh sáng, vẻ đẹp và niềm vui mà mẹ phát hiện từ khi mẹ gia nhập Giáo hội Công giáo. Mẹ biết con miễn cưỡng tin “Thiên Chúa ở với chúng ta” vì một vấn đề chung: Nếu Ngài ở với chúng ta, tại sao vẫn có đau khổ trên đời này? 

Đó là điều mầu nhiệm lớn lao. Chắc chắn rằng đau khổ mà là kết thúc như chính nó thì thật là kinh khủng. Nhưng khi đau khổ vượt qua chính nó – như khi đau khổ hướng về Đức Kitô trên Thánh Giá, nó trở nên có giá trị cứu độ và thánh hóa. Mẹ đã cầm tay cha con khi ông qua đời, thế nên mẹ biết rằng nước mắt và đau khổ có thể trở nên “ngọt ngào” nếu đau khổ đó được kết hiệp với đau khổ của Đức Kitô trên Thánh Giá. Nếu con sống trong tình yêu thương của cha con thì con nhận ra rằng chẳng có gì có thể làm mẹ tổn thương – không đau đớn, bệnh tật hoặc già nua, thậm chí cả cái chết. Vì Thiên Chúa ở với chúng ta, không ở xa trên những đám mây trên trời kia. NGÀI Ở GẦN CHÚNG TA NHẤT KHI CHÚNG TA ĐAU KHỔ. Mẹ biết đó là sự thật, vì mẹ đã gặp Ngài trong những đêm tăm tối nhất của cuộc đời.

Từ khi Đức Kitô phục sinh, tử thần bị tước quyền, chúng ta còn sợ gì nữa? Bệnh tật, bạo lực, hỏa hoạn, lụt lội và các tai họa khác có thể giết chết chúng ta. Vậy thì sao? Với cái chết trên Thập Giá và phục sinh vào ngày thứ ba, Đức Kitô đã đánh bại tử thần vĩnh viễn và trao ban cho chúng ta sự sống đời đời.

Điều đó thực sự là TIN VUI MỪNG – tin tốt lành như thế mà đầu óc thời đại mới của chúng ta khó có thể tin được, vì “bị mắc kẹt” trong sự rối loạn của tiếng ồn ào, u uẩn và thất vọng! Nghe có vẻ như chuyện thần thoại vậy. Hãy nhìn vào những người nằm lặng lẽ nơi nghĩa địa mà xem. Họ chết rồi, phải không? 

 
TÌNH MẪU TỬ

Đúng và không đúng. Bề ngoài có thể đánh lừa chúng ta. Thật khó tin, ánh sao trên bầu trời đêm đã rời bỏ những ngôi sao đó từ hằng trăm hoặc hằng ngàn năm trước. Các nhà vật lý cho chúng ta biết rằng mọi vật thể trên thế giới này có vẻ rắn theo cách nhìn của chúng ta – đá sỏi, cây cối, trái đất – lại được tạo nên từ những phân tử vô hình luôn chuyển động không ngừng.

Cuộc sống là điều mầu nhiệm. Ngay cả các phát hiện khoa học mới nhất khiến chúng ta kinh hãi. Tin các phần tử đó đang chuyển động không ngừng là chấp nhận tin vào sự sống và thấy vẻ đẹp kỳ diệu của sự sống. Tin những người nằm im trong mộ đã chết (trong thế giới hữu hình) và vẫn sống (trong tầm nhìn của Thiên Chúa) cũng là chấp nhận tin.

Ngay cả trọng lực cũng phải chấp nhận tin. Mẹ muốn nói với con rằng có một lực vô hình neo giữ chúng ta trên trái đất này, không có nó thì chúng ta có rơi vào không gian? Điều này cũng giống như thần thoại vậy. Nhưng dù muốn hay không thì con vẫn tin vào trọng lực, con vẫn là người thừa hưởng sự tốt lành của nó. Con không thể trốn khỏi sự tốt lành của trọng lực, cũng không thể trốn khỏi sự tốt lành của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa nắm giữ chúng ta an toàn trong bàn tay của Ngài, giống như tọng lực neo giữ chúng ta an toàn trên trái đất vậy. Cả ngàn cách từ chối thực tế cũng chẳng bao giờ làm cho nó hóa thành điều không thật.

Điều mà con coi mẹ là “liều lĩnh” (vì mẹ làm nhiều việc hèn mọn và không lương cho Giáo hội, trong khi mẹ có thể kiếm nhiều tiền) phát xuất từ sự bình an nội tâm và vì mẹ trút bỏ mọi lo lắng. Trước khi mẹ tìm thấy Thiên Chúa (hoặc có thể là trức khi Ngài tìm thấy mẹ, bởi vì Ngài luôn đi bước trước), mẹ thường lo lắng nhiều thứ trên thế gian này. Mẹ thường lo sợ, một điều nguy hiểm, về bạo lực không đến từ Thiên Chúa, mà đến từ sự sợ hãi của con người. Khi chúng ta nhận biết và yêu mến Thiên Chúa (mẹ nói về Thiên Chúa đích thực chứ không nói về ảo giác mà chúng ta có trong đầu), nỗi sợ hãi được biến thành niềm tin. Có lẽ con cho rằng mẹ lẩn thẩn và khổ sở với tuổi già. Điều con hiểu sai mà cho rằng mẹ “quá liều lĩnh” lại chính là cách mẹ trút bỏ nỗi sợ hãi. TÌNH YÊU HOÀN HẢO CỦA NGÀI LOẠI BỎ SỰ SỢ HÃI.

Con ơi, tình yêu thương của mẹ dành cho con chưa trọn vẹn, thế nên con buồn vì điều đó. Nhưng như Chúa Giêsu và Đức Mẹ cho chúng ta biết, mối quan hệ giữa mẹ và con thiêng liêng lắm, và không thể dễ dàng rạn nứt, cả trong đời này và đời sau. Mẹ con mình hãy bỏ qua những khác biệt và hãy đơn giản là yêu thương nhau thật lòng, luôn tin rằng Thiên Chúa quan phòng và định liệu mọi sự. Con trai ơi, ĐỨC KITÔ ĐÃ PHỤC SINH!

Yêu con nhiều,

Mẹ của con

TRẦM THIÊN THU 

(chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Tại sao quan tâm Chúa Giêsu phục sinh?

Tại sao quan tâm Chúa Giêsu phục sinh?

Hằng ngày, càng ngày càng có nhiều người lưu tâm con người lịch sử là Giêsu Nadarét. Với một người bị người ta ghét cay ghét đắng đến nỗi giết chết mà tại sao ngày nay người ta vẫn quan tâm tới cuộc đời và các giáo huấn của Ngài như vậy?

ĐIỀU PHÁT HIỆN
Mọi điều về Ngài đều xảy ra chính xác: Các lời tiên tri về việc Ngài đến, sinh ra, cuộc sống, giáo huấn, phép lạ, sự chết, và nhất là sự sống lại của Ngài. Đó là các sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

Hiệu quả chính xác về chính Ngài đối với sự Phục Sinh – dù Ngài đã sống lại từ cõi chết hay vẫn còn trong mộ đá. Nhiều người đa nghi nói rằng tin vào Đức Kitô phục sinh không gì hơn chỉ là “bước nhảy mù quáng của niềm tin vô căn cứ” (sic!).

Tuy nhiên, khi đối diện với các sự kiện này, những người chân thật một cách thông minh đã phải chân nhận rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện lịch sử dựa trên các chứng cớ không thể bác bỏ.

Trên hành trình tâm linh từ không biết gì tới lúc tin vào Đức Kitô, người ta có vấn đề về sự phục sinh. Nhưng xét kỹ thì chúng ta thấy sức thuyết phục rằng sự sống lại về thể lý là lời giải thích duy nhất về ngôi mộ trống, nơi đã mai táng thi hài Đức Kitô.

Đây là vài chứng cớ lịch sử khiến tâm phục khẩu phục:

CHỨNG CỚ PHỤC SINH

• Đức Kitô đã báo trước việc Ngài phục sinh. Kinh thánh nói: “Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16:21). Mặc dù những người theo Ngài không hiểu Ngài nói gì với họ lúc đó, nhưng họ vẫn ghi nhớ lời Ngài.

  • Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với những người theo Ngài. Ngài an ủi những người than khóc bên ngoài mộ vào sáng Chúa Nhật. Trên đường đi Emmaus, Ngài đã giải thích những điều nói về chính Ngài từ Cựu Ước. Sau đó, Ngài ăn uống trước mặt họ và mời họ chạm vào Ngài. Kinh thánh nói rằng Chúa Giêsu được hơn 500 người thấy một lúc. Một số người có thể cho rằng chỉ có một số ít người đồng ý với sự dối trá đó, nhưng làm sao người ta có thể giải thích về sự cộng tác của 500 người đó?
  • Đức tin kiên cường của các Tông đồ đủ thuyết phục chúng ta về việc Chúa Giêsu phục sinh. Các Tông đồ này đã từng sợ hãi mà bỏ trốn và chối bỏ Thầy, nhưng nay họ can đảm công bố tin vui này, rao truyền mà không sợ chết. Hành động kiên cường và can đảm của họ sẽ vô nghĩa nếu họ không biết với sự chắc chắn tuyệt đối rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết.
  • Sự phát triển của Kitô giáo đủ xác minh Chúa Giêsu phục sinh. Bài giảng đầu tiên của ông Phêrô, nói về sự phục sinh của Chúa Giêsu, đã khiến người ta tin nhận Đức Kitô là Đấng Cứu Độ hằng sống của họ. Thánh Luca cho biết một con số kỷ lục: “Hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn ngườitheo đạo” (Cv 2:41). Cho tới nay, số người tin đó càng ngày càng tăng thêm trên khắp thế giời. Ngày nay, có hàng tỷ người tin.
  • Chứng cớ của hàng tỷ người đã thay đổi đời sống qua các thế kỷ qua cho thấy sức mạnh của Đức Kitô phục sinh. Nhiều người đã bỏ được các chứng nghiện. Những người nghèo khổ và những người thất vọng đã tìm được niềm hy vọng. Những cuộc hôn nhân đổ vỡ đã được hàn gắn. Chứng cớ thuyết phục nhất về sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô là ngày nay Ngài vẫn đang sống giữa những người tin vào sự sống lại và sức mạnh hoán cải.

Sự Phục Sinh làm cho Kitô giáo trở nên đặc biệt. Chưa có một vị lãnh đạo tôn giáo nào đập tan sức mạnh của Tử thần và chiến thắng tội lỗi như Đức Giêsu Kitô.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ PHỤC SINH

Sự Phục Sinh xác nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng mà chính Ngài đã tuyên bố. Chúng ta hãy cân nhắc tầm quan trọng của sự kiện này:

  • Sự Phục Sinh chứng tỏ rằng Đức Kitô là Thiên Chúa. Việc Chúa Giêsu chết trên Thập Giá không chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa. Chúa Giêsu chứng tỏ thần tính của Ngài bằng việc hoàn tất các lời tiên tri về cái chết của Ngài và bằng việc Ngài trỗi dậy từ trong mộ. Kinh thánh tuyên bó: “Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1:4).
  • Sự Phục Sinh chứng tỏ quyền năng của Đức Kitô trong việc tha tội. Kinh thánh quả quyết: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em” (1 Cr 15:17). Qua việc sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu chứng tỏ quyền năng và quyền lực phá vỡ mối ràng buộc của tội lỗi, bảo đảm ơn tha thứ và sự sống đời đời cho những ai tin vào Ơn Cứu Độ của Ngài.
  • Sự Phục Sinh mặc khải quyền lực của Đức Kitô đối với sự chết. Kinh thánh cho biết: “Một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rm 6:9). Sự Phục Sinh bảo đảm chúng ta cũng chiến thắng sự chết: “Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Kitô Giêsu trên cõi trời” (Ep 2:6).
  • Sự Phục Sinh đánh bại kẻ thù của Thiên Chúa. Từ cuộc nổi loạn đầu tiên cho đến Thập Giá, ma quỷ đã nham hiểm đấu tranh và xảo quyệt muốn lật đổ Thiên Quốc. Satan phải biết rằng nó đã bị một đòn chí tử trong cuộc chiến xưa kia. Nhưng cuộc chiến này là sự tính toán sai lầm của ma quỷ. Thập Giá là chiến thắng của Nước Trời. Khi Đức Kitô sống lại, quyền lực của tội lỗi và Tử thần đã bị đập tan vĩnh viễn. Nhờ sự Phục Sinh của Đức Kitô, các Kitô hữu không còn sợ Satan hoặc Tử thần nữa!

    HOÀN TẤT ƠN CỨU ĐỘ

    40 ngày sau khi Chúa Giêsu chết và sống lại, Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Có lần Ngài quy tụ 11 môn đệ (không còn Giuđa) trên núi tại Galilê và trao cho họ sứ vụ quan trọng. Ngài nói: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:18-20).

Rồi sau đó, sách Công vụ nói: “Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Đức Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần. Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt,8 nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:4-5, 7-8).

Ngay sau đó, Ngài lên trời và biến vào trong đám mây, để các môn đệ ngơ ngẩn nhìn theo, mắt chữ O mà miệng chữ A. Chúa Giêsu lên trời là hành động cuối cùng trong công cuộc cứu độ. Sứ vụ của Ngài hoàn tất, Đức Giêsu Kitô được tán dương và vinh quang. Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô là sự kiện cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại.

Người ta không thể từ chối rằng Ngài đã làm rung động thế giới khi Ngài làm người trên thế gian. Nhưng cuộc đời Ngài đã hình thành lịch sử cả trong thời đại chúng ta. Sự Phục Sinh là minh chứng cuối cùng rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng mà chính Ngài đã tuyên bố.

Nhân chứng sống của chàng trai trẻ Gioan, người luôn kề cận Chúa Giêsu và chứng kiến từ đầu tới cuối, ngay cả khi đứng dưới chân Thập Giá, đã viết: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra” (Ga 21:24-25).

TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ ccci.com)

KHÁT TÌNH

KHÁT TÌNH

(Thứ Sáu Tuần Thánh)

BỬU HUYẾT GIÊSU TƯƠI MÀU CỨU ĐỘ

OAN KHIÊN THẾ GIỚI HÓA SẮC TINH TUYỀN

Có nhiều dạng khát – bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nhưng có lẽ mạnh mẽ và ray rứt nhất là dạng “khát tình”. Thật vậy, chính Chúa Giêsu cũng đã phải thốt lên trong những giây phút cuối cùng: “TÔI KHÁT!” (Ga 19:28) – khát cả thể lý lẫn tinh thần.

Tam Nhật Vượt Qua là“đỉnh cao” của Mùa Chay, còn gọi là Tam Nhật Thánh(Triduum). Trong đó,ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là Ngày Đại Tang, là đỉnh cao của Ơn Cứu Độ, đặc biệt là Giờ Thứ Chín (tức 15 giờ), giờ của Lòng Chúa Thương Xót.

Khoảnh khắc hấp hối là “phút cuối” của một con người, là lúc lắng đọng và xúc động nhất đời người – dù người đó đáng yêu hay đáng ghét. Càng xúc động hơn khi thấy người hấp hối chịu đau nhức quằn quại từng cơn, có những người toát mồ hôi hột nhưng âm thầm chịu đựng, có những người phải la hét dữ dội.Phút cuối là khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ trong tích tắc, nhưng lại nặng nề trôi… Và phút cuối là lúc người ta bịn rịn nhất, cũng là lúc nói thật nhất của một con người.

Đối với Chúa Giêsu, Ngài có 2 bản tính: Thần tính và nhân tính. Và theo nhân tính, Ngài nên giống chúng ta mọi sự – trừ tội lỗi. Tất nhiên Ngài cũng rất đau đớn và rời rã vì kiệt sức do đòn roi, phải tự vác Thập giá lên đồi, té lên té xuống nhiều lần, chịu đói khát, bị những gai nhọn đâm thấu đầu, bị đinh ghim chặt chân tay và lưỡi đòng đâm thâu tim. Rất đau đớn, không thể tưởng tượng nổi, đến nỗi thân xác Ngài chảy ra đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng. Thật thê thảm!

CHIÊN CON HIỀN LÀNH

Chiên con là “cừu nhỏ” –chỉ 1 năm trở xuống, còn cừu là “chiên lớn” (hơn 1 năm trở lên). Chiên con không chỉ nhỏ bé, ngây thơ, mà còn hiền lành. Khi nói về Chiên Thiên Chúa,Đức Chúa đã mô tả: “Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng. Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa” (Is 52:13-14 – Bài ca thứ tư về Người Tôi Trung). Mặc dù vậy, mọi người vẫn phải sửng sốt khi thế cờ đảo ngược hoàn toàn.Chính Người-Tôi-Trung đó làm cho “muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng” (Is 52:15).Người-Tôi-Trung đó là Đức Kitô, cũng chính là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ,“như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Ngài chẳng mở miệng kêu ca” (Is 53:6; Cv 8:32).

Ngày nay, chúng ta đã được biết về “hành trình đau khổ” của Chúa Giêsu, nhưng có lẽ khó mà cảm nhận hết mức đau khổ trong cuộc khổ nạn tang thương của Ngài, thậm chí có thể nghe nhiều năm đã quen tai nên cảm thấy… bình thường, và cũng cho đó là “chuyện nhỏ”.Có thể có người đặt vấn đề: “Điều chúng ta đã nghe, ai mà tin được?”(Is 53:1). Đúng là khó tin thật, thế nhưng đó lại là sự thật minh nhiên, không thể chối cãi!

Từ ngàn xưa, ngôn sứ Isaia mô tả: “Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn. Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới” (Is 53:2-3). Tuy nhiên, “chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta lại tưởng Ngài bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề” (Is 53:4). Thật là nghịch lý quá, có lẽ vì chúng ta ảo tưởng quá chăng?

Ngôn sứ Isaia đưa ra bảng đối chiếu và liệt kê rõ ràng: “Chính Ngài đã bị đâm VÌ chúng ta phạm tội, Ngài bị nghiền nát VÌ chúng ta lỗi lầm,Ngài đã chịu sửa trị ĐỂ chúng ta được bình an, Ngài đã phải mang thương tích ĐỂ chúng ta được chữa lành” (Is 53:5). Bốn “cặp đối” rất tuyệt vời, chứng tỏ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chắc chắn trí óc loài người chúng ta không thể tưởng tượng nổi có một Con Người lạ lùng như vậy. Nếu cuộc đời có ai gần giống như vậy thì ắt chúng ta cho là “dại dột”, là “ngu xuẩn”, là “điên khùng”, là “mất trí”, là “tâm thần”.Thiên Chúa thấy “tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả”,nhưng Đức Chúa đã đổ tội lỗi của tất cả chúng ta lên đầu Người-Tôi-Trung kia. Người Ấy bị lũ-người-ghen-tị “ngược đãimà vẫn cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Người Ấy chẳng hề mở miệng” (Is 53:6). Người Ấy còn“bị ức hiếp, bị buộc tội, rồi bị thủ tiêu” (Is 53:8a). Thậm chí“Người Ấy còn bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh”, và“vì tội lỗi của dân, Người Ấy bị đánh phạt” (Is 53:8b). Người Ấy bị hàm oan chỉ vì chúng ta quá khốn nạn!

Và cuối cùng, Người Ấy đã “bị chôn cất giữa bọn ác ôn, bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa” (Is 53:9). Nhưng đó là Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, để nhờ Người Ấy màÝ Chúa được nên trọn. Thiên Chúa xác định: “Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53:11). Đức Giêsu đã “hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra Ngài đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (Is 53:12). Trong “núi tội” đó có nhiều tội của mỗi chúng ta!

Qua miệng lưỡi của Thánh Vịnh gia, Người Ấy đã nói lời cuối của Con Người hấp hối: “Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. Bởi vì Ngài công chính, xin giải thoát con. Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con, Ngài đã cứu chuộc con, lạy Chúa Trời thành tín”(Tv 31:2 & 6). Người Ấy tâm sự với Chúa về cuộc đời mình: “Con đã nên trò cười cho thù địch và cho cả hàng xóm láng giềng. Bạn bè thân thích đều kinh hãi, thấy con ngoài đường, ai cũng tránh xa. Bị lãng quên, như kẻ chết không người tưởng nhớ, con hoá thành đồ hư vất bỏ” (Tv 31:12-13). Là con người thì ai cũng cảm thấy cô đơn tột cùng khi ai cũng khinh ghét và bỏ rơi mình nên nói vậy thôi, nhưng vẫn tin tưởng vào Chúa, cho nên mới dám thân thưa: “Ngài là Thượng Đế của con. Số phận con ở trong tay ngài. Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ, khỏi người bách hại con” (Tv 31:15-16).

Dù cho thế nào thì Người Ấy vẫn chấp nhận mọi thiệt thòi, vui chịu chứ không cam chịu, và thành tâm cầu khấn: “Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Ngài đây, và lấy tình thương mà cứu độ” (Tv 31:17), đồng thời mạnh dạn chia sẻ với những người khác như một lời khuyên: “Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!” (Tv 31:25). Người Ấy đã nêu gương sáng cho chúng ta, vì chúng ta cũng phải nên giống Người Ấy: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước” (Ga 15:18).

Lời minh định của Thánh Phaolô rất rạch ròi:“Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa”(Dt 4:14). Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin, và giải thích: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, chúng ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần” (Dt 4:15-16). Trong tất cả các ân sủng, Lòng Chúa Thương Xót là hồng ân cao cả và kỳ lạ vô cùng! Chính Chúa Giêsu đã trải qua nỗi đau khổ tột cùng nên Ngài rất thương xót chúng ta, những con người còn phải đối mặt với đủ loại “khổ não trần ai” của kiếp này.

Lúc còn sinh thời của kiếp phàm nhân, Đức Giêsu cũng đã từng lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Ngài khỏi chết. Ngài đã được nhậm lời vì có lòng tôn kính. Vâng phục không là điều dễ, vì phàm nhân chúng ta đầy tự ái và kiêu sa, ngay cả Con Thiên Chúa cũng đã “phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5:7). Thật không hề đơn giản chút nào khi phải miệt mài chịu đau khổ như vậy!

Tuy nhiên, chính lúc đó lại là lúc bản thân đạt tới mức thập toàn để rồi“Ngài trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Ngài” (Dt 5:9). Trước khi vinh quang và được coi là công trạng thì luôn phải trải qua chặng đường gian khổ. Đức Kitô cũng đã trải qua “chặng đàng Thánh Giá” và cái chết mới tới sự phục sinh vinh quang. Chúng ta không thể không “nhâm nhi chén đắng” để trải nghiệm đau khổ. Không có hạnh phúc nào không có đau khổ, thiếu vắng hy sinh. Chắc chắn không thể cứ tà tà mà được tận hưởng.

Thánh Gregorio Khandzta (759-861, người thành lập nhiều cộng đoàn tu trì tại Tao-Klarjeti, thuộc Tây Nam Georgia) đã tha thiết cầu nguyện:“Lạy Chúa Giêsu, Ngài đã BỊ CÁM DỖ và CHỊU ĐAU KHỔ. Ngài là Đấng quyền năng đã đến để CỨU GIÚP những người đang bị xiềng xích bởi ma qủy, vì Ngài luôn nâng đỡ những kẻ đi theo Ngài. Lạy Chúa, xin GÌN GIỮ những kẻ tin vào Danh Thánh Ngài trong cánh tay Ngài. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, mà ban niềm hoan lạc bất diệt”.

CHIÊN CON BỊ GIẾT

Trình thuật Phúc Âm hôm nay là tấn bi kịch, là bộ phim dài sầu thảm, Giáo Hội gọi là Bài Thương Khó, thuật lại đầy đủ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Bi kịch thảm thiết như vậy mà lại gọi là Phúc Âm, là Tin Mừng, quả thật là điều kỳ diệu!

Chúng ta thường nói: “Dòi trong xương dòi ra”. Một trong 12 môn đệ “ruột” là Giuđa đã dùng nụ hôn để “chỉ điểm” mà bán rẻ Thầy mình với giá quá bèo. Người ta lục soát, tìm cách gài bẫy và đi bắt Chúa Giêsu như một tên côn đồ. Họ ghen tị và sợ Ngài tiếm ngôi, giành quyền lực, lấy mất “ghế”, thế nên họ làm mọi cách để hạ nhục Ngài đủ kiểu. Hàng ngày Ngài thường tụ họp với các môn đệ công khai mà họ không bắt, thế mà họ lại cấu kết với đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu để đi tìm bắt Ngài trong đêm tối, dùng vũ khí để đối với một người tay không và thân cô thế cô – vì các môn đệ bỏ trốn hết. Thật là tồi và hèn hạ!

Ngài hỏi: “Các anh tìm ai?”,thì họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét”. Ngài vừa nói“chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Ngoạn mục thật! Có lẽ lúc này Giuđa đắc chí nhất, vì có thể ông cũng rất tin rằng Thầy mình “ngon” lắm, quyền phép đầy mình, chúng chẳng làm gì được, mà ông lại có tiền tiêu xài. Thế nhưng Ngài không dùng thần quyền của Ngài vào chuyện không cần thiết. Đó là “cách lạ” của Ngài!

Ngài lại hỏi họ muốn tìm ai. Họ vẫn cương quyết là tìm Giêsu Nadarét, họ không hề thấy tởn chút nào. Lì thật! Đức Giêsu thản nhiên xác nhận: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi” (Ga 18:8). Ngài không muốn bất kỳ ai phải liên lụy vì Ngài. Nhưng điều đó ứng nghiệm lời Ngài đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai” (Ga 18:9).Tính nóng hơn Trương Phi, ông Simôn Phêrô bèn tuốt gươm ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế mà “chơi” một phát đứt tai phải của Man-khô. Một đường gươm tuyệt hảo y như xiếc! Thấy vậy, Đức Giêsu bảo ông Phêrô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” (Ga 18:11).Nghe vậy chưa chắc ai hiểu ý Ngài nói.

Cơn tức giận dâng cao, nỗi hận thù đầy ắp, họliền bắt trói Ngài lại, rồi điệu Ngài đến ông Kha-nan – nhạc phụ ông Cai-pha. Năm đó ông Cai-pha làm thượng tế. Chính ông này đã nói với người Do Thái một đề nghị tồi tệ:“Nên để một người chết thay cho dân thì hơn” (Ga 18:14).Nghe chừng nhân đạo nhưng lại vô cùng thâm độc.Lúc đó có ông Simôn Phêrô và người môn đệ khác (tức Gioan) đi theo Đức Giêsu. Gioan quen biết vị thượng tế nên được vào sân trong của tư dinh của thượng tế. Còn ông Phêrô phải đứng ở phía ngoài, gần cổng. Gioan ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phêrô vào. Gioan cũng “oai” thật, quen biết có khác!

Thế nhưng vấn đề là người tớ gái giữ cổng nhận ra ông Phêrô “thuộc nhóm của Chúa Giêsu” nên ông chối ngay: “Không phải đâu!”. Và ông chối phắt bất kỳ ai nhận ra ông, tổng cộng 3 lần trước khi gà gáy.Với bản tính nhân loại nên ông rất sợ, sợ đến nỗi phát run ngay cả với mấy phụ nữ chân yếu tay mềm. Thật tội nghiệp! Ông Phêrô nóng tính, thẳng như ruột ngựa, nhưng cũng rất yếu đuối. Đó là “biểu tượng” của chúng ta ngày nay. Buồn thế đấy!

Tuy Chúa Giêsu bị bắt, bị trói, bị đánh đập, bị tra xét, bị hành hạ,… nhưng Ngài vẫn thản nhiên và không nói chi cả, không tự biện minh cho mình là đúng, cũng chẳng một lời kêu oan hoặc oán trách. Chiên Con hiền lành lắm!

Mãi tới lúc bị tra hỏi về các môn đệ và giáo huấn – nghĩa là liên quan người khác,Ngàimới trả lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do Thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì” (Ga 18:19-21). Ngài vừa dứt lời thì một tên trong nhóm thuộc hạ vả vào mặt Ngài: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?”(Ga 18:22). Hỗn láo và ngang ngược thật! Ngày nay người ta cũng hống hách kiểu như vậy khi đối xử với đồng loại. Mặc dù bị xử tệ, Ngài vẫn thản nhiên lý luận: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?”(Ga 18:23). Cách đối đáp và lý luận của Chúa Giêsu tuyệt vời quá. Và tất nhiên họ phải câm họng thôi!

Sau đó, ông Kha-nan cho giải Ngài đến thượng tế Cai-pha, Ngài vẫn bị trói. Lúc đó trời vừa sáng. Họ không vào dinh vì sợ bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Họ chỉ lo giữ bề ngoài mà không chú trọng bề trong. Đó là một dạng động thái giả hình. Tổng trấn Philatô ra ngoài gặp họ và hỏi xem họ tố cáo Chúa Giêsu về tội gì, nhưng họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan”(Ga 18:30). Họ cố chấp và cố tình không thèm nhận những hành động tốt của Chúa Giêsu. Trước áp lực của dân, ông Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?”. Đức Giêsu không trả lời đúng hay sai, mà bình thản nói: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18:36). Ui da, thế mà lão Philatô vẫn không hiểu ất giáp chi cả, mà còn hỏi:“Vậy ông là vua sao?”. Đức Giêsu ôn tồn: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích là làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37). Ông Philatô tỏ ra ngớ ngẩn nên hỏi: “Sự thật là gì?” (Ga 18:38). Đúng là “dốt đặc cán mai” mà!

Vào dịp lễ Vượt Qua và theo tục lệ Do Thái, người ta thường ân xá cho một tội nhân. Ông Philatô hỏi họ muốn tha Chúa Giêsu hay không, họ liền la to:“Đừng tha nó, nhưng xin tha Baraba!” (Ga 18:40).Baraba là một tên cướp khét tiếng, vậy mà họ còn thương và quý hơn là Chúa Giêsu – dù chính Philatô hai lần xác định là Chúa Giêsu “không có tội gì” (Lc 23:4 và 22).

Và rồi Philatô truyền đem Ngài đi mà đánh đòn. Họ chụp lên đầu Ngài một vòng gai và khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi mỉa mai: “Kính chào Vua dân Do Thái!”, và vả vào mặt Ngài.Như vậy, nhân vị của Ngài bị khinh miệt, nhân phẩm của Ngài bị chà đạp, và nhân quyền của Ngài cũng bị tước đoạt. Ông Philatô dẫn Chúa Giêsu ra ngoài để đám đông thấy Ngài không còn hình tượng một con người mà thương. Nhưng vừa thấy Ngài, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Ga 19:6). Một lần nữa, ông Philatô lại khiếp nhược nên bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy” (Ga 19:6).Một người nắm quyền trong tay và biết rõ bị cáo không có tội mà vẫn không dám tha, thì quả là bất tài, vô dụng, ích kỷ, chỉ lo giữ “cái ghế” của mình, chỉ muốn lợi cho mình mà chà đạp người khác.Đó là một dạng bóc lột, không tôn trọng công lý. Vậy người đó có đáng được tôn trọng? Người nắm quyền lực mà không đề cao nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền, không lấy dân làm gốc, làm sao quốc thái dân an?

Dù ai nói gì thì nói, Chúa Giêsu vẫn im lặng. Ngài biết rằng có nói cũng vô ích, chỉ như nước đổ lá môn, không bằng nói với đầu gối. Sau khi tòa tuyên án, bị cáo nào cũng có quyền kháng cáo, nhưng “bị cáo” Giêsu lại không có quyền tối thiểu đó. Bất nhân quá! Nhân quyền của Ngài hoàn toàn bị tước đoạt.Nhưng Ngài nói thẳng với ông Philatô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn” (Ga 19:11). Nghe vậy, ông Philatô cũng thấy “nổi gai óc” nên tìm cách tha Ngài, nhưng ông vẫn không dám quyết định theo quyền hạn của mình vì áp lực dân chúng. Cách xử sự hèn nhát của Philatô cũng chính là động thái hèn hạ của chúng ta ngày nay đối với tha nhân.

Cuối cùng, ông Philatô đành cho thi hành án tử đối với Chúa Giêsu. Họ bắt Ngài tự vác Thập giá lên đồi Gôn-gô-tha, nghĩa là Cái Sọ – cũng gọi là Đồi Sọ, Can-vê, nơi xử tử các tội nhân. Đồng án tử với Ngài có hai người khác nữa, hai người hai bên Chúa Giêsu. Tấm bảng ghi “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái” treo phía trên đầu Ngài, được viết bằng 3 ngôn ngữ: Hípri, La Tinh và Hy Lạp. Các thượng tế không đồng ý gọi Chúa Giêsu là “Vua dân Do Thái”, nhưng ông Philatô nói: “Ta viết sao, cứ để vậy!” (Ga 19:22). Tấm bảng đó nhằm mỉa mai nhưng chính nó lại là lời xác nhận công khai rằng “Chúa Giêsu là Vua dân Do Thái”. Lão Philatô chỉ lăm le với người dưới quyền chứ không dám “nói mạnh” với đám đông nổi loạn, dù họ chỉ là đám dân đen. Hèn!

Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, họ chia chác quần áo của Ngài. Họ muốn chế nhạo Ngài chứ có gì đáng giá đâu! Lúc đó, Chúa Giêsu bắt đầu kiệt sức. Ngài trối Đức Mẹ cho Gioan và trao Gioan cho Đức Mẹ.Đức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Mất máu nhiều nên Ngài nói: “Tôi khát!”(Ga 19:28).Nhưng người ta lại nỡ lấy miếng bọt biển thấm giấm chua mà cho Ngài giải khát. Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Tetelestai! Mọi sự đã hoàn tất!” (Ga 19:30). Rồi Ngài gục đầu xuống và dâng trao Thần Khí. Tang thương bao trùm, đất trời rung động!

Sự kiện bi thương hôm nay là “nghi lễ của mọi nghi lễ”, là “hiến lễ của mọi hiến lễ”, là “thánh lễ của mọi thánh lễ”. Vì thế Giáo Hội không cử hành thánh lễ hôm nay mà chỉ có phụng vụ Lời Chúa, tôn kính Thánh giá và rước lễ.

Thiên Tình Giêsu là “tình cho không biếu không”,nhưng chúng ta thường có khuynh hướng “tội nghiệp” Chúa Giêsu hơn là tội nghiệp chính mình. Thật vậy, khi Chúa Giêsu thấy có nhiều phụ nữ, vừa đấm ngực vừa than khóc, trong đám đông đi xem Ngài lên đồi chịu xử tử,chính Ngài đã quay lại và nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28). Chính chúng ta mới là những kẻ đáng phải khóc thương!

Và có một điểm khác mà chúng ta cần lưu ý là “tính a dua”, như người ta thường nói: “Người ta làm sao thì tôi làm vậy, người ta làm bậy thì tôi… làm theo”.Kiểu này rất nguy hiểm, vì đó là lối sống quá tiêu cực, không có lập trường, mạnh đâu âu đó. Cần chấn chỉnh và cần can đảm là chính mình, đặc biệt là phải biết khát và nhận ra cơn khát của người khác để cố gắng giúp họ thỏa cơn khát!

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chính con là kẻ khốn nạn mà vẫn tưởng mình tốt lành hơn người khác, con đã hèn nhát khi a dua và đồng lõa với cái ác mà cứ tưởng mình chân chính hơn người khác. Hôm nay, con chân thành nhận lỗi, xin lỗi Ngài và xin lỗi mọi người. Xin Ngài thương xót con mà đại lượng ban cho con được hưởng nhờ Ơn Cứu Độ của Con Yêu Dấu của Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

 Mạng Lưới Cầu Ngyện

From: ngocnga_12 & Anh chị Thụ & Mai gởi

THÂM TÌNH


THÂM TÌNH

(Thứ Năm Tuần Thánh)

THÁNH THỂ THẦN LƯƠNG TRAO BAN NGUỒN SỐNG

NHÂN GIAN TỘI LỖI ĐÓN NHẬN PHÚC VINH

Thánh Phanxicô Assisi nói: “Cần đốt lên LỬA YÊU THƯƠNG, bởi vì có yêu thương thì tự nhiên sẽ đối đãi tốt với mọi người, luôn nói những lời yêu thương, và tâm hồn sẽ tự nhiên thu hoạch được rất nhiều kết quả”. Còn “Đoá Hồng Nhỏ” Teresa Lisieux, một chuyên gia tình yêu, cho biết: “Mặc dù tôi chỉ là người nhỏ nhất không chuyên làm những việc khác, nhưng chuyên làm việc yêu mến Thiên Chúa và hy sinh bản thân mình”.

Không thể tưởng tượng nổi nếu thế gian này vắng bóng tình yêu thương. Ai cũng muốnn yêu và được yêu, dù biết rằng “yêu là chết trong lòng một ít”. Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, thôi thì thà chịu khổ hơn chịu lỗ. Rất lô-gích. Và người ta có cách gọi đó là “thú đau thương”. Chính Chúa Giêsu cũng đã xác định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Sau những ngày tháng hoang đàng, Thánh Giám mục Tiến sĩ Augustinô đã hối tiếc và thốt lên:“Con yêu Chúa quá muộn màng”, và rồi ngài cho biết: “Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn”. Một mức độ kỳ lạ: mức-độ-không-giới-hạn. Thật thú vị!

Từ cổ chí kim, chắc hẳn chưa có một định nghĩa nào về tình yêu được coi là trọn vẹn nhất và có thể khiến người ta thỏa mãn. Chữ Yêu rất đơn giản mà cũng rất nhiêu khê. Chỉ có một tình yêu đích thực nhưng được nhìn với nhiều lăng kính, mỗi người yêu mỗi cách và mức độ cũng rất khác nhau.Nói chung, yêu là CHO nhiều hơn NHẬN, yêu đến quên mình, đó mới là Tình Yêu chân chính. Việt Nam có chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và chuyện tình Lan và Điệp, còn Tây phương có chuyện tình Romeo và Juliet. Những chuyện tình thật lãng mạn và đẹp, mà cũng đầy chất bi thương, thế nhưng vẫn có sự vị kỷ trong tình yêu đó!

DẤU CHỈ

Dù tốt hay xấu, sự gì cũng đều có dấu chỉ – dấu hiệu, triệu chứng, điềm báo,… Bề ngoài khả dĩ thể hiện bề trong, và bề trong khả dĩ biểu lộ ra bề ngoài. Lửa và khói có loan lẫn nhau.

Trình thuật sách Xuất hành (Xh 12:1-8,11-14) cho biết chi tiết về cách mừng lễ: Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon trên đất Ai Cập:“Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng”.

Luật cũ chú trọng cách sống tự nhiên của con người, và cách hành lễ cũng cụ thể hơn ngày nay, nhưng đó là cách thể hiện đức vâng lời – vâng lời Thiên Chúa nghĩa là yêu mến Ngài, giữ luật Ngài.

Cái gì cũng có nguyên tắc, và cách ăn cũng có luật riêng: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Cách ăn “lạ” nhất là“phải ăn vội vã”, vì đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. Ngay đêm ấy Thiên Chúa rảo khắp đất Ai Cập, sát hại các con đầu lòng trong đất Ai Cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai Cập. Nghe vậy chúng ta cảm thấy Chúa “dữ tợn” quá. Nhưng không phải vậy, vì luật cũ là luật tự nhiên, những gì là “đầu tiên” thì phải được dành ưu tiên cho Thiên Chúa, gọi là “của lễ đầu mùa” – kể cả con đầu lòng. Ngày nay, một số dân tộc cũng vẫn có cách mừng thu hoạch mùa màng như lễ mừng lúa mới, lễ mừng thu hoạch, lễ mừng cơm mới,…

Dịp lễ Vượt Qua, chính “vết máu bôi trên nhà” là dấu chỉ về việc “giữ luật”,là dấu chỉ của tình yêu thương, và những người trong nhà đó sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Thiên Chúa giáng họa trên đất Ai Cập.Ngày hôm đó được chọn làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Và Ngài xác nhận rằng “đó là luật quy định cho đến muôn đời”. Luật đó là hồng ân Chúa ban. Ngài ban đủ thứ ân sủng để con người đủ sức “vượt qua” biển đời. Thiên Chúa YÊU THƯƠNG nhiều vàTRAO BAN nhiều, còn chúng ta ĐÓN NHẬN quá nhiều, thế nên cảm thấy ngại. Nhưng chính lúc biết ngại như vậy là tỏ lòng biết ơn, và tự đặt vấn đề:

Lấy chi đền đáp Chúa đây

Vì baoân huệ chính Ngài đã ban?

(Tv 116:12)

Mặc dù chúng ta thật lòng muốn đền ơn đáp nghĩa đối với Thiên Chúa nhưng lại chẳng có gì để tiến dâng, nếu có thì cũng chỉ là những thứ bất xứng mà thôi. Thân tro phận bụi quá đỗi mọn hèn,nhưng vì tin yêu mà cả dám thân thưa:

Con nâng chén hồng ân cứu độ

Mà xưng tụng danh Chúa mãi thôi

(Tv 116:13)

Trong thời quân chủ, thần dân không được phép ngước nhìn Long Nhan, ai nhìn sẽ bị tội “khi quân” và phải chết. Thần dân muốn tâu trình điều gì đều phải quay hướng khác và không được tâu trực tiếp,chỉ được tâu với cái “bệ rồng” Vua ngồi: “Muôn tâu bệ hạ”. Thế nhưng, đối với Thiên Chúa là Vua các vua và Chúa các chúa, thân sâu bọ chúng ta lại được diện kiến Tôn Nhan thì quả là vô cùng diễm phúc: “Trước Thánh Nhan thật là quý giá, cái chết của những ai hiếu nghĩa với Ngài” (Tv 116:15). Chúng ta chỉ là tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, mà lại được diễm phúc như thế thì phải hết lòng ghi nhớ thâm ân:“Con sẽ dâng hiến lễ tạ ơn mà xưng tụng danh Chúa” (Tv 116:17),đồng thời phải luôn tự thề hứa: “Lời khấn nguyền với Chúa, con xin giữ trọn, trước toàn thể Dân Ngài” (Tv 116:18).

Chúng ta có làm vậy thì cũng là điều tất yếu mà thôi! Nhưng không thể yêu suông bằng lời nói, mà phải yêu bằng hành động cụ thể. Nói chưa đủ tin, làm mới thuyết phục.

CHỨNG TỎ

Hành động là thể hiện bằng việc làm, chia sẻ bằng cách nào đó. Thật vậy, Thánh Phaolô cho biết: “Điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em” (1 Cr 11:23).Rồi ngài kể lại việc Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”, và cuối bữa thì Chúa Giêsu nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”(1 Cr 11:24-25).

Thánh Phaolô giải thích: “Từ nay cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1 Cr 11:26), do đó mà chúng ta hằng ngày tuyên tín trong mỗi Thánh lễ: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”, hoặc “Lạy Chúa, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến”.

Không lâu trước dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết “giờ của Ngài” đã đến, giờ mà Ngài phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Với nhân tính, Ngài cũng cảm thấy lưu luyến người thân, những người mà Ngài yêu thương đến giọt Nước và giọt Máu cuối cùng.

Là Thiên Chúa, Ngài biết rõ Giuđa nghĩ gì, tính toán ra sao, và sắp làm gì. Nhưng Thánh Ý Chúa Cha nhiệm mầu.Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa mà đến, và Ngài sắp trở về cùng Thiên Chúa.Do đó, trong một bữa ăn tối, bữa mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ, Ngài đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Ngài đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Chắc hẳn môn đệ nào cũng ngạc nhiên vô cùng khi thấy Sư Phụ có cách hành động “kỳ lạ nhất thế gian”.

Vì thế, khi Ngài đến chỗ Simôn Phêrô, ông liền thưa: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13:6).Theo lẽ thường, không hề có bề trên nào dám làm chuyện “ngược đời” và “động trời” như vậy. Nghe Phêrô nói, Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13:7).Ông Phêrô chưa thể hiểu nên lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13:8a). Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13:8b).Nghe Thầy nói “không được chung phần” thì ông Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa” (Ga 13:9).Nhưng Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!”(Ga 13:10). Ông Phêrô cụt hứng, như bị tạt ca nước lạnh. Rõ ràng Ý Chúa hoàn toàn khác ý loài người.Ngài rất thâm ý nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch”.

Sau khi rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài mặc áo vào, về chỗ và thổ lộ tâm sự: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?” (Ga 13:11). Hỏi vậy thôi, chứ Ngài biết tỏng là chẳng ai hiểu gì ráo trọi, bởi vì đệ tử nào cũng “mắt chữ O và miệng chữ A”, y như trời trồng hết thảy. Thế nên Ngài nói luôn:“Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13:13-15).

Thật vậy, Thầy mà còn rửa chân cho đệ tử thì chắc chắn đệ tử không thể không rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho đệ tử, để đệ tử cũng làm như Thầy đã làm cho đệ tử.Đó là Luật Yêu của Chúa. Luật nhẹ nhàng thế mà lại không dễ thực hiện, lời giản dị mà lại thâm thúy lắm. Và đó cũng là điều mỗi chúng ta phải suy nghĩ, bởi vì chính Chúa Tể muôn loài đã làm gương cho mọi người soi chung.

Xét theo Việt ngữ, chữ Yêu bắt đầu bằng mẫu tự Y có hình “ngã ba”, nghĩa là có 3 hướng: Hướng lên Thiên Chúa, hướng tới tha nhân, và hướng về chính mình. Yêu Chúa hết linh hồn và hết trí khôn, yêu người như chính mình, còn yêu mình ít thôi – không được yêu mình thái quá, vì sẽ biến thành“tự ái”(tự yêu mình thái quá)mà hóa thành vị kỷ (ích kỷ). Yêu có những hệ lụy quan yếu. Yêu là điều luôn có mối liên kết quan trọng: Cần Thiết ⇾Thiết Tha ⇾Tha Thứ. Đó là chu-trình-yêu-thương kỳ diệu vô cùng!

Và rồi phát sinh một hệ lụy khác: YÊU thì phải KÍNH (yêu kính), KÍNH thì phải NỂ (kính nể), NỂ thì phải TRỌNG (nể trọng), TRỌNG thì phải VỌNG (trọng vọng – vọng là mong), MONG thì thấy NHỚ (mong nhớ), NHỚ nghĩa là THƯƠNG (nhớ thương), tức là YÊU rồi đấy. Đó là vòng-tròn-tình-yêu bắt đầu và kết thúc bằng động từ YÊU. Chúa nhớ chúng ta và chúng ta cũng phải nhớ Chúa, mà NHỚ Ngài thì PHẢI THỰC THI Thánh Ý Ngài. Hoàn toàn hợp lý!

Tương tự, khi nói về gia đình, chúng ta áp dụng từ ngữ “hiếu đễ”. HIẾU thì phải ĐỄ (nhường), NHƯỜNG thì phải NHỊN. Nhờ đó mà gia đình luôn “trong ấm, ngoài êm”, tạo nên “tổ ấm” đích thực, đó làhạnh phúc gia đình.Đối với các mối quan hệ xã hội hoặc cộng đoàn cũng vậy. Nói chung, tất cả tóm gọn trong một chữ YÊU.Biết thương yêu cũng chính là biết thương xót theo ý muốn của Thầy Chí Thánh Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, xin thánh hóa và biến đổi trái tim chúng con nên giống Thánh Tâm Ngài, để càng ngày trái tim của chúng con càng chứa nhiều “máu yêu” hơn, nhờ đó chúng con biết thể hiện cách yêu Ngài qua việc yêu tha nhân, đồng thời cũng can đảm sống và hành động “ngược đời” như Ngài, hôm nay và mãi mãi. Xin làm cho chúng con xứng đáng và vui mừng đón nhận Nguồn Sống từ Thánh Thể Ngài, và xin Thánh Thể tăng lực cho những người đau khổ phần hồn và phần xác. Chúng con tin kính Ngài là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

TRẦM THIÊN THU 

 Mạng Lưới Cầu Ngyện

From: ngocnga_12 & Anh chị Thụ & Mai gởi

HƯỚNG VỀ TUẦN THÁNH

HƯỚNG VỀ TUẦN THÁNH

theo cách sống của Chúa Giêsu, đừng để tội lỗi đẩy chúng ta ra xa.

Trầm Thiên Thu

Chúng ta nghe nói nhiều về các linh mục lạm dụng tình dục (dù chỉ là số ít) và các giám mục không nghiêm nên vẫn bổ nhiệm họ (lax bishops who reassigned them).  Có những chuyện về các linh mục biển thủ tiền bạc của các giáo xứ.  Đó là những vụ bê bối, tội lỗi và kinh tởm.

Không có gì lạ vì các giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ, vẫn là con người, nghĩa là vẫn có thể phạm tội.  Khi một người sa ngã, điều đó gây tổn thương và gây “sốc”.  Người ta mong đợi các nhà lãnh đạo tinh thần thực hiện điều mình giảng dạy.  Nếu không thì chỉ là giả hình (hypocrites).  Và chúng ta biết Chúa Giêsu nghĩ gì về những kẻ giả hình rồi.  Nhưng điều này cũng không lạ.  Nếu bạn nghĩ ngày nay tệ hơn ngày xưa, hãy suy nghĩ về những ngày lễ trọng mà chúng ta cử hành trong Tuần Thánh: Thứ Năm tuần thánh và Thứ Sáu tuần thánh.

Trong khoảng 1 giờ sau khi Chúa Giêsu truyền chức các giám mục và các linh mục đầu tiên – 12 tông đồ – điều gì xảy ra?

Họ đã ngủ khi Chúa bảo họ cầu nguyện và canh thức với Ngài; một người đã phản bội Ngài chỉ vì 30 đồng bạc; một người là giáo hoàng đầu tiên đã chối Chúa 3 lần; và người trẻ đã chạy xa vì sợ trong khi Chúa cần họ nhất.  Chỉ có một người trung thành là Gioan còn ở lại với Đức Mẹ đứng dưới chân Thánh giá trên đồi Can-vê vào ngày thứ Sáu – ngày có cách gọi lạ là “ngày tốt lành” (Good Friday).

Không là một khởi đầu tốt đẹp cho các giám mục và linh mục.  Chỉ vài giờ sau khi thụ phong chức thánh, 11 trong 12 người đã bỏ rơi Chúa Giêsu.  Thật là tồi tệ chưa từng thấy!

Chúng ta có nên tha thứ và bỏ qua tội lỗi và tật xấu của các giáo sĩ?  Tuyệt đối không nên! (Absolutely not!).  Các giám mục và linh mục có nên ngừng tìm kiếm nhân đức lớn lao, sự thánh thiện, và sự hoàn hảo được Chúa kêu gọi?  Không bao giờ! (Never!).

Vấn đề là nếu cuộc sống, sinh lực, sự thánh thiện, và tính hiệu quả của Giáo hội tùy vào nhân đức của các giám mục và linh mục.  Chúng ta không tin giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục, hoặc đức ông.  Không, chúng ta chỉ tin vào Chúa Giêsu.  Chỉ mình Ngài sẽ không làm chúng ta thất vọng, chỉ mình Ngài không bao giờ phạm tội, chỉ mình Ngài không bao giờ nuốt lời hứa, chỉ mình Ngài xứng đáng được chúng ta tin tưởng tuyệt đối.

Đó là lý do xảy ra bi kịch khi ai đó bỏ Chúa Giêsu và giáo hội vì phạm tội, vì bê bối, dù chỉ là tội nhẹ của một giám mục hoặc linh mục.  Nếu đức tin tùy vào chúng ta, đó là đã đặt sai chỗ ngay từ đầu.  Các giám mục và linh mục có thể đại diện cho Chúa Giêsu chăm sóc Giáo hội của Ngài, dù lúng túng, nhưng giám mục và linh mục không là Chúa Giêsu và Giáo hội của Ngài.

Một người vợ của một nạn nhân đã nói với một giám mục: “Xin đức cha giúp con lấy lại niềm tin vào giáo hội!  Con tin vào đức cha!”  Vị giám mục đó trả lời: “Đừng tin tuyệt đối vào tôi.  Tôi sẽ cố gắng hằng ngày để giữ niềm tin của chị, cầu nguyện hàng ngày để chị không thất vọng, nhưng hãy tin tôi, chẳng chóng thì chày, tôi e rằng tôi sẽ làm chị thất vọng.  Xin chị hãy hoàn toàn tin vào Chúa Giêsu!  Không có gì khác là thần tượng!”

Frank Sheed, một thần học gia của thế kỷ 20, nói: “Chúng ta không được rửa tội theo phẩm trật.  Chỉ có Chúa là quan trọng nhất.  Không có giáo hoàng, giám mục, hay linh mục nào có thể làm gì hoặc nói gì khiến chúng ta muốn từ bỏ giáo hội.”

Hãy cầu nguyện cho các giám mục và linh mục.  Chúng ta phải cố gắng sống theo cách sống của Chúa Giêsu, đừng để tội lỗi đẩy chúng ta ra xa.

Trầm Thiên Thu

 chuyển ngữ từ Archdiocese of New York

****************************** *********

Lạy Chúa, xin hãy gìn giữ các Linh mục,

vì các ngài là của riêng Chúa,

đã tận hiến cả cuộc đời

để lo việc mở mang nước Chúa.

 Xin Chúa gìn giữ các Linh mục vì các ngài sống giữa thế gian

nhưng không thuộc về thế gian;

những lúc bị lạc thú trần gian cám dỗ

xin Chúa ấp ủ các Linh mục trong Trái Tim Ngài.

 Xin Chúa hãy gìn giữ và an ủi các Linh mục,

trong những lúc các ngài cô đơn sầu khổ;

khi suốt cả cuộc đời hy sinh cho các linh hồn

bị xem ra vô ích. 

Xin Chúa gìn giữ các Linh mục,

và xin Chúa thương nhớ, lạy Chúa,

các ngài không có ai chỉ trừ một mình Chúa thôi!

Các ngài chỉ có con tim của con người

với những mỏng dòn yếu đuối của nó. 

Xin Chúa giữ gìn các Linh mục trong trắng

như Mình Thánh Chúa mà hằng ngày các ngài nâng niu.

Xin Chúa thương chúc lành cho các Linh mục,

xin thánh hóa mọi tư tưởng, lời nói và việc làm của các ngài.  Amen!

THIÊN CHÚA MỜI GỌI MÙA CHAY

 THIÊN CHÚA MỜI GỌI MÙA CHAY 

 Trầm Thiên Thu 

Mùa Chay là mùa Thiên Chúa mời gọi riêng từng người: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng.”  Chúng ta trả lời: “Chúng con sẽ trở về.”  Nhưng chúng ta lại chưa sẵn sàng, chúng ta chưa thực sự chuẩn bị tâm hồn, còn nuối tiếc!  Chúng ta muốn lòng vòng, lẩn tránh, lần lữa, viện cớ…  Tâm hồn chúng ta chưa hoàn hảo.  Chúng ta chưa sẵn sàng để Thiên Chúa yêu thương chúng ta! 

Đúng vậy, nhưng chúng ta rất muốn quan hệ thân mật với Thiên Chúa, chúng ta nhiệt thành tự nhủ như vậy.  Và chúng ta sẽ…  Không bao lâu nữa.  Chúng ta vẫn trì hoãn.  Thiên Chúa lại mời gọi chúng ta: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”

Vâng, lạy Chúa, con sẽ trở về với Ngài.  Con chỉ còn vài việc cần làm nữa thôi.  Trước tiên cho con thêm thời gian để cầu nguyện.  Rồi con sẽ hòa giải.  Xin cho con lau chùi nhà bếp, dọn dẹp nhà cửa, bán bớt mấy thứ lặt vặt, chăm sóc miếng đất con mới mua,…  Thiên Chúa nhắc lại: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng”

Đó là lời mời gọi đặc biệt dành cho mỗi chúng ta, theo cách riêng của mỗi người.  Thiên Chúa mời gọi chúng ta đừng biện hộ vì điều đó là khoảng cách giữa chúng ta và Thiên Chúa.  Những gì Thiên Chúa muốn là chúng ta nhận biết các tiêu chuẩn của mình, cách phê bình và cách yêu thương của chúng ta cũng rất khác cách của Thiên Chúa.  Ngài cho chúng ta cả Mùa Chay, cả cuộc sống, vì yêu thương chúng ta vô điều kiện, dù chúng ta làm gì hoặc nghĩ gì mà chúng ta giấu giếm Ngài. 

Từ thứ Tư lễ Tro, ngày khởi đầu Mùa Chay, các bài đọc đều nhắc lại lời Chúa: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng.”  Tv 51 cũng nhắc nhở: “Lạy Chúa, xin tạo cho con trái tim trong sạch.  Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.”  Đó là chính xác những gì Thiên Chúa muốn trao ban cho chúng ta, đó chính là niềm vui ơn cứu độ. 

Ở Bắc Mỹ, Mùa Chay rơi vào mùa Đông, những ngày này lạnh lẽo và tối tăm, hoàn toàn phải giấu mình trong nhà, hoàn toàn ẩn mình khỏi Thiên Chúa – chúng ta nghĩ vậy.  Nhưng Thiên Chúa vẫn kiên trì, yêu thương, nhân hậu.  Thiên Chúa là Người Cha của Đứa Con Hoang Đàng, nhẫn nại chờ đợi, tha thiết muốn đứa con trở về, chờ suốt ngày thâu đêm.  Không hề khép vòng tay, không hề có ánh mắt xét đoán, chỉ có đôi mắt mỏi mòn chờ đứa con trở về.  Thiên Chúa khao khát được ôm choàng lấy chúng ta và vui mừng thấy chúng ta trở về.

Nhưng chúng ta vẫn quan ngại tìm cách nào để trở về và đắn đo lời nói, tìm cách để đối thoại.  Đó chỉ là lúc chúng ta còn ở xa, lúng túng và lẫn lộn, nhưng chúng ta không cần phải nói chi cả, chúng ta chỉ cần cho Ngài nhìn thấy chúng ta. 

Hãy nhìn con đường phía trước: Thiên Chúa yêu thương đang vui mừng khi nhìn thấy chúng ta trở về. Lời mời gọi của Ngài đã được chúng ta nghe thấy và đáp lại: “Chúng ta phải mau về nhà thôi!” 

Nhưng điều gì cản trở chúng ta về đoàn tụ với Cha?  Điều gì khiến chúng ta không đáp lại lời mời gọi để trở về sống với Thiên Chúa?  Đó là sự trì hoãn, lần lữa, so đo: “Từ từ… Chờ chút…  Vì không biết Thiên Chúa có biết mình hay không…” 

Tất cả không thành vấn đề.  Chỉ cần biết rằng chúng ta phải trở về với Thiên Chúa, Ngài đang mỏi mòn chờ đợi chúng ta trở về để được ôm hôn mỗi chúng ta.  Vậy chúng ta phải mau trở về!  Tiếng Chúa vẫn âm vang: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng.”

Chấp nhận lời mời gọi này là điều đơn giản nếu chúng ta có thể vượt qua nỗi sợ hãi.  Những gì chúng ta cần làm là thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con đây.  Con phải bắt đầu từ đâu?  Vâng, con muốn được ở bên Ngài.”  Lòng chúng ta đã mở ra và chúng ta đã bắt đầu bước về phía người cha đang đứng ở phía trước.  Không cần giải thích chi hết, chỉ cần vui mừng trong yêu thương mà nhìn vào ánh mắt nhân từ của Thiên Chúa đang nhìn chúng ta. 

Bước kế tiếp trên đường về nhà là gì?  Chúng ta có thể dùng những giây phút đầu ngày, trước khi ra khỏi giường, để tạ ơn Chúa đã dành cho chúng ta lời mời gọi yêu thương như thế, và xin Ngài mở lòng chúng ta để chúng ta có thể đón nhận.  Hãy bắt đầu từ hôm nay, đang là thời gian Mùa Chay.  Suốt ngày, chúng ta có thể nhớ lời mời gọi của Chúa khiến lòng chúng ta lay động: “Hãy trở về với Ta bằng cả tấm lòng.”  Và chúng ta có thể cùng vui mừng với Thiên Chúa.

 Đó là lời mời gọi mỗi ngày trong Mùa Chay.  Và hôm nay là ngày chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa.

 Trầm Thiên Thu 

(chuyển ngữ từ OnlineMinistries.Creighton.Edu )

HỆ LỤY TÔN GIÁO

HỆ LỤY TÔN GIÁO

[Bài chủ đề báo ĐMHCG, số 377, tháng 01-2018, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]

Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 500.000 tôn giáo đang tồn tại, Á Châu chiếm đa số. Trong số hơn 7 tỉ người trên trái đất, có 85% là những người có niềm tin tôn giáo. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng các cuộc xung đột trong thế kỷ 21 này có thể là sự xung đột giữa các tôn giáo. Đó là mối quan ngại, và thực tế này đang manh nha!

Trong Tông Huấn “Giáo Hội tại Á Châu” (Ecclesia in Asia – ĐGH Gioan Phaolô II, 6-11-1999) cho biết: “Á Châu là nơi khai sinh của Ðức Giêsu và của Giáo Hội”. Thánh GH Gioan Phaolô II đã nhận thấy Á Châu là một chân trời mới đầy hứa hẹn cho một “mùa gặt các linh hồn mà Ngài thấy đã chín mùi và phong phú” cho sứ vụ của Giáo Hội trong Ngàn Năm Thứ Ba (số 9). Tông Huấn này xác định:“Ðức Giêsu đã sinh ra, sống, chết và phục sinh nơi Thánh địa, vùng đất bé nhỏ này ở Tây Á đã trở nên một vùng đất đầy hứa hẹn và hy vọng cho tất cả nhân loại” (số 4). Á Châu chính là “chiếc nôi của tôn giáo”. Thật kỳ lạ!

CHIẾC NÔI TÔN GIÁO

Dân số Á châu hiện nay là hơn 3 tỉ người, nghĩa là chiếm hơn nửa dân số thế giới. Đó là một lục địa mênh mông, đồng thời cũng là quê hương của chính Ðức Kitô, thế mà số người Công giáo chỉ có vỏn vẹn hơn 132 triệu tín hữu, tỷ lệ là 3,95%.

Michael Inzlicht, nhà thần kinh học thuộc ĐH Toronto, Scarborough, người hướng dẫn cuộc nghiên cứu về mối liên quan giữa tôn giáo và não bộ, cho biết: “Tôn giáo đưa ra khung-biểu-diễn để hiểu biết thế giới. Nó cho bạn biết thời điểm hành động, cách hành động, và những gì cần làm trong mỗi tình huống. Nó cung cấp chi tiết kế họach về cách tương tác với thế giới”. Tôn giáo – và có thể khác hơn là hệ thống niềm tin – làm vật đệm cho quyết định dự đoán khác.

Cuối năm 2011, để phân tích kinh nghiệm về nỗ lực của tôn giáo đối với hạnh phúc, người ta đã sử dụng các dữ liệu từ 3 đợt (2002-2003, 2004 và 2006) của tổ chức Nghiên cứu Xã hội Âu châu (ESS – European Social Survey) đối với 114.019 cá nhân ở 24 quốc gia.

Các dữ liệu này cung cấp thông tin về đặc tính cá nhân như giới tính, tuổi tác, thu nhập, sức khỏe tổng quát theo quan điểm cá nhân, tình trạng hôn nhân, hoạt động chính, số con và trình độ học vấn, và những phương diện khác,… Dường như có mối liên quan tích cực giữa mức độ tôn giáo ở một người đối với hạnh phúc: NHỮNG NGƯỜI CÀNG SÙNG ĐẠO CÀNG HẠNH PHÚC.

Chủ nghĩa vô thần muốn loại bỏ tôn giáo, nhưng đó là sai lầm nghiêm trọng. Thật vậy, chính họ cũng vẫn thắp nhang và vái lạy thì sao lại nói là mình vô thần? Vừa mặc nhiên vừa mình nhiên, họ đã tự mâu thuẫn!

Tôn giáo liên quan thế giới vô hình, liên quan các thần linh, đặc biệt là Thiên Chúa – Đấng tạo tác muôn sự muôn loài. Con người vốn dĩ duy tâm, chắc chắn không thể thiếu tôn giáo trong cuộc sống thường nhật.

Riêng tại Việt Nam, tôn giáo khá đa dạng – gồm các nhánh Kitô giáo như Công giáo Rôma, Tin Lành (Lutheran, Cơ Đốc phục lâm,…); các nhánh Phật giáo như Đại thừa, Tiểu thừa, Hòa Hảo…; tôn giáo nội sinh như Đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác. Cho tới nay, tín ngưỡng dân gian bản địa vẫn có ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

Có những người Việt nhận mình là những người không tôn giáo, mặc dù thi thoảng họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo vào một vài dịp trong năm. Theo tác giả Trần Đình Hượu, người Việt được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung về phương diện thờ cúng, còn về giáo lý và tinh thần lại ít được quan tâm. Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, toàn quốc có 15.651.467 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó. Cùng với điều đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình sinh hoạt tôn giáo phổ biến, được thực hành bởi đa số dân chúng.

Từ xưa, Việt Nam đã có các hình thức thực hành tôn giáo đối với các đối tượng tự nhiên. Các hình trang trí trên trống đồng Đông Sơn đã phản ánh các nghi lễ tôn giáo thời ấy, mô tả nhiều về hình ảnh một loài chim – cụ thể là chim Lạc, khiến các sử gia tin rằng chúng là đối tượng được người Việt xưa tin thờ. Ngoài ra, con Rồng cũng xuất hiện nhiều trong các sản phẩm nghệ thuật và mỹ thuật Việt Nam, phát sinh từ việc thờ cúng Lạc Long Quân – huyền thoại về một con người được cho là cha đẻ của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng tự nhiên khác như động vật, núi, sông, biển,… cũng được người Việt tôn làm vị thần bảo vệ và chúc phúc cho con người. Tôn giáo tại Việt Nam có mối liên hệ với nền văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ, nhưng người Việt còn kết hợp yếu tố truyền thống đạo đức của dân tộc mình vào đó để hình thành loại tôn giáo mang bản sắc riêng biệt.

Thời quân chủ tại Việt Nam, Nho giáo được chính quyền khuyến khích, được xem là nền tảng của chế độ khoa cử, nhiều văn miếu được xây dựng trong cả nước. Các tôn giáo hiện diện lâu đời tại Việt Nam là Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo (gọi chung là tam giáo). Tuy nhiên, Phật giáo có vai trò quan trọng trong các triều đại như nhà Lý, nhà Trần và các chúa Nguyễn.

Sau năm 1954, khi người cộng sản cầm quyền tại miền Bắc, vấn đề tâm linh bị coi là đối tượng đấu tranh về tư tưởng, thậm chí là đấu tranh bằng ý thức hệ, thế nên họ cố gắng bài trừ mê tín dị đoan đến mức mọi chuyện liên quan đến tâm linh đều bị đả phá. Họ muốn xóa bỏ tất cả, mặc dù tín ngưỡng tôn giáo thuộc nhu cầu tâm linh và là quyền cơ bản của con người – tự do tín ngưỡng. Ở miền Bắc, từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu như không tồn tại các hoạt động thực hành tín ngưỡng nữa, nhưng tại miền Trung và miền Nam vẫn duy trì hoạt động đó. Việc ngắt quãng trong một thời gian dài, từ 1954 đến đầu thập niên 1980 khiến cho hệ thống lễ hội bị phá vỡ. Từ năm 1986 đến nay, gần 8.000 lễ hội đã được phục hồi và hình thành các lễ hội mới, được quan tâm nhiều nhất là lễ hội dân gian.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo, nhận xét: “Dường như những chính sách về tôn giáo nghiêm trọng và sai lầm trước đây, và cả hiện nay nữa, đã tạo ra một quá trình sa mạc hóa về tâm linh ở Việt Nam, để giờ đây tâm hồn của người Việt đã biến thành một bãi hoang có thể chấp nhận các loại bụi gai xương rồng và không thể trồng được loại cây có hoa thơm, quả ngọt”. Theo ông, đó là bài học về việc đừng tạo ra những sa mạc nhận thức như đã từng làm, vì không ai khác, chính các thế hệ người Việt sau này sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Tại Việt Nam có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, và Hồi giáo. Trong số đó, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê dân số năm 2009, số tín đồ Phật giáo là 6.802.318 người. Còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ đã quy y tam bảo.

Công giáo Rôma tới Việt Nam vào đầu thế kỷ 16, tại Nam Định (thời Nhà Lê trung hưng), bởi những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau đó là người Pháp, trước cả khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Về sau, chính quyền Pháp không khuyến khích người dân theo tôn giáo nào, nhưng họ bảo đảm quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trên đất nước Việt Nam, nhất là Bắc Kỳ và Nam Kỳ – nơi chịu sự bảo hộ của Pháp. Nhờ vậy Công giáo cũng như những tôn giáo khác đã thoát khỏi thời kỳ bách hại lớn nhất dưới các triều đại phong kiến kể từ thế kỷ 16. Công giáo lan truyền trong dân tại các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị. Theo thống kê năm 2009, Việt Nam có khoảng 5.677.086 tín hữu Công giáo, GP Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) có nhiều tín hữu Công giáo nhất, với khoảng 800.000 tín hữu, và có khoảng 6.000 nhà thờ tại Việt Nam. Công giáo được mệnh danh là “đạo yêu thương”, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8 & 16), và luật Chúa tóm gọn trong hai điều: Mến Chúa và yêu người.

Cao Đài (còn gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) là một tôn giáo do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc thành lập năm 1926, có trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh, thờ cúng Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Các tín đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không sát sanh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay. Mục tiêu tối thiểu của họ là đem hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới, và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi. Theo số liệu năm 2011, có 2,4 triệu tín đồ Cao Đài trên cả nước, đông nhất tại Tây Ninh, và có khoảng 30.000 tín đồ sống tại Bắc Mỹ, Âu Châu và Úc Châu.

Hòa Hảo (Phật giáo Hòa Hảo) là một tôn giáo Việt Nam gắn chặt với truyền thống Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ (gọi là Đức Huỳnh giáo chủ) thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi người sống hòa hợp, đánh giá cao triết lý “Phật tại tâm”, khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ được tổ chức rất đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo khác. Đạo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và việc đời. Theo thống kê năm 2009, có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, chủ yếu tập trung ở miền Tây Nam Bộ (đặc biệt là An Giang, nơi có nhiều tín đồ nhất – gần 1 triệu).

Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo này chỉ được phép hoạt động tại các vùng do Pháp quản lý, các vùng khác bị cấm. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động trên khắp Việt Nam. Theo thống kê năm 2009, Tin Lành là tôn giáo chính của nhiều dân tộc thiểu số, và số tín đồ chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc, nơi có nhiều tín đồ Tin Lành nhất là Đăk Lăk.

Hầu hết tín đồ Hồi giáo và Hindu giáo tại Việt Nam là người Chăm. Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên là khoảng thế kỷ 10 và 11, trong cộng đồng người Chăm. Theo thống kê năm 2009, tại Việt Nam có khoảng 75.268 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, và Saigon, đông nhất là tại Ninh Thuận (hơn 25.000 tín đồ). Có hai phái Hồi giáo của người Chăm: người Chăm ở Châu Đốc, Saigon, Tây Ninh và Đồng Nai theo Hồi giáo Chính thống, còn người Chăm ở Bình Thuận và Ninh Thuận theo phái Chăm Bà Ni.

Một tôn giáo chính khác của cộng đồng người Chăm là đạo Bà La Môn (hơn 56.000 tín đồ) chủ yếu tập trung ở Ninh Thuận (hơn 40.000 tín đồ).

Ngoài 6 tôn giáo lớn vừa đề cập, Việt Nam còn có nhiều tôn giáo nhỏ khác được chính quyền công nhận như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa (hơn 41.000 tín đồ), Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (hơn 11.000 tín đồ), Bửu Sơn Kỳ Hương (hơn 10.000 tín đồ), Baha’I (khoảng 8.000 tín đồ), Minh Lý Đạo và Minh Sư Đạo.

Đồng thời còn có vài tin ngưỡng và tôn giáo không chính thức như tín ngưỡng bản địa ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, Đạo Ông Trần tại Đảo Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu); các tín ngưỡng phụ phổ biến như Đạo Mẫu, Đạo giáo, Nho giáo, thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; Chính Thống giáo tại Việt Nam có đại diện là giáo xứ Đức Mẹ Kazan (thuộc Giáo hội Chính thống Nga) ở Vũng Tàu, nơi có vài trăm chuyên gia người Nga của Công ty Liên doanh Vietsovpetro. Các đại diện của Bộ phận liên lạc các giáo xứ ở ngoại quốc của tòa thượng phụ Moskva thường xuyên thăm giáo xứ này để tổ chức các thánh lễ theo lịch phụng vụ dịp Lễ Phục Sinh và các thánh lễ tại nơi khác.

HỆ LỤY TÔN GIÁO

Thống kê cho thấy rằng số người Việt thực hiện việc thờ cúng tổ tiên chiếm tỷ lệ trung bình là 98% dân số. Điều này chứng tỏ người Việt duy tâm lắm đấy, nghĩa là tôn giáo rất quan trọng trong đời sống của họ!

Vì nhu cầu tâm linh mà người ta tìm đến tôn giáo, vì có niềm tin tôn giáo mà nhiều người bị bách hại, và họ tìm đường thoát thân bằng cách di tản để được sống tự do – đặc biệt là tự do tôn giáo. Nhiều nơi trên thế giới đã và đang có những cuộc di tản, tạo nên tình trạng di dân và người tỵ nạn. Riêng tại Việt Nam đã có cuộc di cư năm 1954 và 1975, đó là lịch sử minh nhiên, đồng thời cũng có hệ lụy tất yếu.

Hai mươi năm là một thế hệ. Hai mươi năm không dài mà Việt Nam phải mang hai nỗi buồn rười rượi. Đau lòng lắm, quê hương ơi! Với tâm tình đó, cố nhạc sĩ Phạm Duy đã viết ca khúc “Năm Bốn, Bảy Lăm” (1954-1975) nói về tình trạng tỵ nạn của nhiều người Việt: “Một ngày năm bốn cha bỏ quê xa, chốn đã chôn nhau cắt rốn bao nhiêu đời. Một ngày năm bốn cha bỏ phương trời, một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi… Một ngày bảy lăm con bỏ nước ra đi, hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ. Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta, và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ!… Một ngày năm bốn xa mộ ông cha, với lũy tre xanh khóm chuối bên sau nhà. Một ngày năm bốn cha phải chia lìa, cùng mảnh đất nóc gia cha làm ra… Một ngày bảy lăm con bỏ hết giang sơn, hai mươi năm tình yêu người yêu cuộc sống. Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui, Saigon đã chết rồi phải mang tên xác người…”. Lời ca da diết niềm đau như mũi dao cứ xoáy sâu vào lòng vậy. Buồn và đau lắm!

Nói chung, dân tỵ nạn là những người muốn tránh khổ, thoát khổ, tức là họ quyết đi tìm tự do, bình an và hạnh phúc ở một nơi khác. Nơi nào có tự do, bình an và hạnh phúc thì họ tìm đến bằng mọi giá, và nơi đó trở thành quê hương của họ. Tuy nhiên, có những người đã phải trả giá rất đắt vì họ gặp đủ thứ nguy hiểm, thậm chí phải mất mạng trong cuộc chạy trốn đó. Quả thật, tình trạng tỵ nạn là cảnh đáng sợ, vì kiếp tỵ nạn gian khổ lắm thôi!

Về phương diện tâm linh, chúng ta không thể dùng danh từ tỵ nạn, nhưng chúng ta cũng chẳng khác gì dân tỵ nạn – theo nghĩa phiến diện nào đó, bởi vì chúng ta đang trên đường lữ hành trần gian đầy đau khổ, với hy vọng sẽ thoát cảnh “khổ não trần ai” để về tới Bến Hạnh Phúc đích thực là Nước Trời, Quê Hương vĩnh cửu. Xét về ý nghĩa đó, chúng ta có thể coi mình cũng đang là “dân tỵ nạn”. Khổ hết sức! Khổ vô cùng! Khổ trên từng cây số! Khổ tận cùng bảng số! Thế nên chúng ta luôn thao thức cầu xin: “Lạy Chúa, xin cứu thoát! Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến!” (Kh 22:20b).

Đúng như vậy, nguy hiểm lúc nào cũng cận kề trên đường lữ hành trần gian, sơ sảy một chút là “chết” ngay, vì thế mà Thánh Phêrô đã cảnh báo: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5:8).

Trong Tân Ước, chúng ta không thấy đề cập vấn đề tỵ nạn, nhưng Cựu Ước có nhắc tới việc tỵ nạn hai lần.

Sách Sử Biên Niên đề cập nơi sinh sống của con cháu A-ha-ron: “Đây là nơi cư trú của họ, theo ranh giới các trại dành cho họ: Nên người ta cho họ vùng Khép-rôn trong đất Giu-đa, cùng với các đồng cỏ chung quanh. Đồng ruộng của thành ấy và các thôn làng thì người ta cho ông Ca-lếp con ông Giơ-phun-ne. Nhưng người ta lại cho con cháu ông A-ha-ron các thành tỵ nạn là Khép-rôn và Líp-na với các đồng cỏ, Giát-tia, Ét-tơ-mô-a với các đồng cỏ, Khi-lết với các đồng cỏ, Đơ-via với các đồng cỏ, A-san với các đồng cỏ, Bết Se-mét với các đồng cỏ. Còn chi tộc Ben-gia-min thì người ta cho họ: Ghe-va với các đồng cỏ, A-le-mét với các đồng cỏ, A-na-tốt với các đồng cỏ. Tất cả các thành của họ là mười ba, tính theo số các thị tộc của họ” (1 Sbn 6:39-45).

Sách Isaia nói tới vấn đề tỵ nạn trong lời sấm hạch tội Mô-áp: “Lòng tôi kêu gào bênh vực Mô-áp; những người dân tỵ nạn đã đến tận Xô-a và Éc-lát Sơ-li-si-gia. Thật vậy, tại dốc Lu-khít, họ vừa trèo vừa khóc; quả thế, trên đường Khô-rô-na-gim, họ thốt lên những tiếng kêu than thảm bại” (Is 15:5).

Thế giới có nhiều trại tỵ nạn, nhiều dạng tỵ nạn, nhiều mức độ tỵ nạn, nhưng luôn có một mẫu số chung là KHỔ. Đành rằng “ngày nào có cái khổ của ngày đó” (Mt 6:34), nhưng cái khổ của kiếp tỵ nạn thì chỉ hơn kiếp tù tội là có tự do. Chẳng nơi nào có thể để chúng ta an tâm nếu “chẳng may” là dân tỵ nạn.

Chỉ có một “trại tỵ nạn” đầy đủ “tiện nghi” nhất, thậm chí còn sướng hơn sống tại nhà mình, đó là Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thật vậy, chính Ngài đã mời gọi mọi người, nhất là những người đau khổ: “Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:28). Chúa Giêsu là nơi để chúng ta có thể “tỵ nạn” an toàn nhất, vì chúng ta không chỉ được sống mà còn sống dồi dào (x. Ga 10:10).

Ước gì mỗi chúng ta biết lánh nạn trần gian để an tâm tỵ nạn nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu, nơi đó có Nguồn Nước và Máu biến đổi chúng ta, để chúng ta có thể nên thánh theo Tôn Ý của Chúa Giêsu: “Hãy hoàn thiện như Chúa Cha trên trời” (Mt 5:48). Hãy mau ngụp lặn trong Đại Dương Lòng Chúa Thương Xót, đừng chần chừ nữa, vì thời gian sắp hết, nghĩa là giờ thương xót của Thiên Chúa gần hết rồi!

Khi tỵ nạn trần gian, chắc hẳn chúng ta không thể thiếu Người Mẹ, vì có Mẹ là có bình an – bình an ngay trong cảnh khổ. Trong Kinh Cầu Đức Bà, chúng ta tha thiết cầu xin: “NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN – Cầu Cho Chúng Con!”. Đức Mẹ thông ban những ơn cần thiết trong cuộc sống trần gian, bởi vì Mẹ là Thánh Mẫu của Thiên Chúa và cũng là Nữ Vương Hòa Bình.

Trong đời thường, ngày khởi đầu công việc luôn được người ta coi trọng. Ngày khởi đầu càng quan trọng hơn khi ngày đó là Ngày Đầu Năm. Do đó, ngày 1 tháng 1 là ngày rất đặc biệt đối với thế giới, cả đạo và đời, vì đó là ngày khởi đầu năm mới. Với người Âu Tây, đó là ngày Tết; với quốc tế, đó là ngày Hòa bình Thế giới; với người Công giáo, đó là ngày lễ Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta mới vừa mừng lễ Giáng sinh để tôn vinh Con Thiên Chúa, liền sau đó lại tiếp tục mừng lễ Mẹ Thiên Chúa để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa. Giáo hội tạo một nối kết tuyệt vời để đề cao Tình Mẫu Tử!

Không biết Thiên Chúa có “tiền định” hay không mà các ngôn ngữ đều mở miệng gọi Mẹ bằng âm bật mở đầu là mẫu tự M. Chẳng hạn cách gọi người sinh ra mình là Mẹ hoặc Má (tiếng Việt), Mother (Mom, Mum – tiếng Anh), Mère (Maman – tiếng Pháp), Mutter (Mumie – tiếng Đức), Madre (Mamá – tiếng Tây Ban Nha), Madre (Mamma – tiếng Ý), Moeder (Mummie – tiếng Hà Lan),… Nhưng khi gọi Cha thì các nước không dùng chung âm mở đầu, mỗi nước mỗi khác. Phải chăng đây là “đặc cách” mà Thiên Chúa đã dành cho Đức Mẹ, Mẹ của những người Mẹ, và tất cả những phụ nữ làm Mẹ?

Nói đến mẹ thì luôn liên quan con. Tình Mẫu Tử có gì đó rất kỳ diệu, hầu như chúng ta không thể hiểu hết. Dù người con tật nguyền, không đẹp, thậm chí là hư hỏng, phản bội, nhưng vì “nước mắt luôn chảy xuôi” nên người Mẹ vẫn sẵn sàng tha thứ và vẫn yêu thương hết lòng. Người bàng quan có thể trách người Mẹ là nhu nhược, là sợ sệt, nhưng ai đã làm Mẹ mới khả dĩ hiểu thấu. Thế mới là Tình MẫuTử đích thực – trong đó Tình Phụ Tử đích thực cũng được “hiểu ngầm”. Không thể chỉ kính trọng Tình Mẹ mà “coi nhẹ” Tình Cha, vìngười Mẹ khởi đầu cho cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc; người Cha khởi đầu cho ý chí, niềm tin và sức mạnh.

Hình như chữ T luôn có gì đó khá đặc biệt, tạo nên chuỗi liên kết kỳ diệu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nhất là các Kitô hữu: Tôn giáo – Tâm linh – Tình yêu – Thanh bình (hòa bình, bình an, an bình).

Cùng với cố NS Hải Linh (1920-1988), chúng ta cùng xưng tụng Đức Mẹ qua bài Thánh ca “Nữ Vương Hòa Bình” (1959), ca từ nói lên tâm tình thảo kính của người Việt được hòa quyện vào giai điệu du dương: “Kính mừng Nữ vương, Nữ vương Hòa bình, Nữ vương Hòa bình. Đây bao tâm hồn thao thức, dân con đất Việt nao nức, cất tiếng ca mừng vui: Kính chào Nữ vương Hòa bình. Tung hô Mẹ Maria! Tung hô Mẹ đầy ơn phúc! Mẹ là sáng khắp đất nước bao la! Tung hô Mẹ Maria! Tung hô Mẹ đầy ơn phúc! Đem nguồn sống an vui chan hòa”.

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin giải thoát chúng con khỏi cảnh đời lầm than, xin ban bình an cho chúng con, xin cho chúng con được hưởng nền hòa bình và tự do đích thực. Xin Thánh Mẫu Thiên Chúa nguyện giúp cầu thay cho chúng con, đặc biệt là dân con Nước Việt. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU

DẤU CHỈ THỜI CÁNH CHUNG

DẤU CHỈ THỜI CÁNH CHUNG

Nhiều người cố gắng xác định thời gian trở lại của Đức Kitô nhưng rồi chẳng ai đoán đúng. Trật lất hết ráo. Chúng ta cũng đã biết tình trạng này trong những năm vừa qua!

Cuộc tái lâm của Chúa Giêsu là lúc Chúa Giêsu trở lại thế gian, sau khi Ngài đã về trời, khi đó Ngài sẽ chiến thắng kẻ thù, tiêu diệt ma quỷ và thiết lập Vương Quốc vĩnh hằng.

Cuộc tái lâm của Chúa Giêsu đã được mô tả trong sách Khải Huyền: “Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ‘Trung thành và Chân thật’, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là: ‘Lời của Thiên Chúa’. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng. Người đạp trong bồn đạp nho chứa thứ rượu là cơn lôi đình thịnh nộ của Thiên Chúa Toàn Năng. Người mang một danh hiệu viết trên áo choàng và trên vế: Vua các vua, Chúa các chúa” (Kh 19:11-16).

Là Kitô hữu, chúng ta tin Chúa Giêsu sẽ trở lại để hoàn tất lời hứa của Ngài và các lời tiên tri đã nói về Ngài. Mt 24:30 cho biết về lời hứa này: “Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến”. Chúng ta không biết chi tiết về cuộc tái lâm của Chúa Giêsu, nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết thông tin chủ yếu về điều đó, tức là lời hứa Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta.

Đây là 7 dấu chỉ về cuộc tái lâm của Chúa Giêsu:

  1. CÁC TIÊN TRI GIẢ

Đừng để bị lừa. Chính Chúa Giêsu đã cho biết chiều hướng và dấu chỉ tiên báo cuộc tái lâm của Ngài. Một trong các dấu chỉ là thế lực của một tôn giáo giả dối có ảnh hưởng mạnh. Chúng ta có thể biết hệ thống này trong chương 17 của sách Khải Huyền, nó được gọi là “Con Điếm khét tiếng”.

Một trong bảy thiên thần nói với Thánh Gioan: “Lại đây, tôi sẽ chỉ cho ông thấy Con Điếm khét tiếng, đang ngồi bên những làn nước mênh mông, bị xét xử như thế nào. Vua chúa trần gian đã làm chuyện gian dâm với nó, và những người sống trên mặt đất đã say vì thứ rượu là sự gian dâm của nó” (Kh 17:1-2). Tiên tri giả này sẽ hướng dẫn hệ thống đó. Thánh Phaolô cũng cảnh báo: “Nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được thần khí mặc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến, anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ” (2 Tx 2:3).

Chúa Giêsu đã cảnh báo chúng ta rằng trong những ngày cuối cùng, các Kitô giả sẽ nổi dậy, giả danh là Mêsia và tự xưng là người cứu độ thế giới. Thánh sử Mátthêu cho biết: “Đức Giêsu đáp: ‘Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘Chính Ta đây là Đấng Kitô’, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người” (Mt 24:4-5). Ngay trước khi chịu đóng đinh, Chúa Giêsu đã đã có sứ điệp quan trọng nói về các sự kiện sẽ xảy ra vào cuối thời, ngay trước khi Ngài tái lâm. Trong các sự kiện đó là sự xuất hiện của các tiên tri giả và và các Kitô giả. Chúa Giêsu cũng đã nhấn mạnh rằng các Kitô giả này sẽ làm các điềm thiêng dấu lạ, các phép lạ, và lừa bịp người ta.

  1. CHIẾN TRANH KHẮP NƠI

Chúa Giêsu nói trước rằng trước khi Ngài trở lại sẽ xảy ra “chiến tranh và tin đồn về chiến tranh”. Những người đa nghi và những người nhạo báng có thể nói: “Ôi dào! Chẳng lúc nào không có chiến tranh!”. Đúng vậy, hiếm khi người ta sống trong an bình. Nhưng trong thời buổi hiện đại ngày nay, có sự khác biệt – chỉ mới khoảng 70 năm qua mới có kỹ thuật, nhưng người ta lại tìm cách hủy diệt nhau bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học.

Khi đọc cách mô tả về chiến tranh thời cuối cùng trong sách Khải Huyền, chúng ta thấy rằng trong thời cuối cùng, chiến tranh không chỉ là mối quan ngại của vùng miền, mà là cả thế giới. Chúng ta hy vọng Đức Kitô trở lại để cứu thoát chúng ta khỏi sự hủy diệt đó và mở ra một vương quốc mới trên trái đất.

  1. NGÀI TỪ TRỜI TRỞ LẠI

Chúa Giêsu đã nói về sự trở lại của Ngài khi Ngài thi hành sứ vụ trên trái đất này. Theo Ngài, mục đích của việc Ngài lên trời là để tiếp nhận Vương Quốc từ Chúa Cha, Ngài sẽ trở lại với quyền cai trị toàn cõi đất. also tells us that Jesus will not return alone. Kinh Thánh cho biết: “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người” (Mt 25:31). Không chỉ có một số ít thiên thần mà có “tất cả các thiên thần” theo hầu khi Ngài tái lâm.

  1. NGÀI XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI

Kinh Thánh cho chúng ta biết về cuộc tái lâm của Chúa Giêsu, nhưng chúng ta không biết lúc nào Ngài trở lại và xuất hiện trên trời. Nhiều người đã cố gắng xác định thời điểm trở lại của Đức Kitô nhưng tất cả đều sai bét. Trên Núi Ô-liu, Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ rằng “không ai biết ngày giờ đó, kể cả chính Con Người và các thiên sứ” (Mt 24:36), thế thì không ai có thể biết thời điểm Chúa Giêsu tái lâm.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằng Ngài sắp trở lại: “Ngay sau những ngày gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến” (Mt 24:29-30). Đó là dấu chỉ chính xác lúc Chúa Giêsu quang lâm, thời điểm tận thế.

  1. KẺ NHẠO BÁNG XUẤT HIỆN

Thánh Phêrô đã nói tiên tri: “Trước tiên, anh em hãy biết điều này: trong những ngày sau hết, sẽ xuất hiện những kẻ nhạo báng chê cười, sống theo những đam mê riêng của họ. Họ nói: ‘Đâu rồi lời Người hứa sẽ quang lâm? Vì từ ngày các bậc cha ông an nghỉ, mọi sự vẫn y nguyên như khi trời đất mới được tạo thành’. Thật vậy, họ không muốn biết rằng từ lâu đã có trời và đất, và đất từ nước mà ra và nhờ nước mà đứng vững do lời của Thiên Chúa. Cũng vì các nguyên cớ ấy, thế gian thời đó đã tiêu vong trong cơn hồng thuỷ. Còn trời và đất hiện nay, cũng chính lời ấy giữ lại, dành cho lửa trong ngày phán xét, ngày những kẻ vô luân phải diệt vong” (2 Pr 3:3-7).

Thánh Phêrô cho biết thêm: “Anh em thân mến, một điều duy nhất, xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ” (2 Pr 3:8-10).

  1. KHẢ THỊ và KHẢ THÍNH

Khi Chúa Giêsu trở lại, mọi thứ đều khả thị và khả thính. Mt 24:31 nói về các thiên thần “thổi loa vang dội từ chân trời này tới chân trời kia”, đó là tiếng loa “tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương”. Thánh Phaolô cũng nói về tiếng loa vang dội đó: “Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước tiên”(1 Tx 4:16). Sách Khải Huyền cho chúng ta biết rằng Ngài sẽ được cả thế giới nhìn thấy: “Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! A-men!” (Kh 1:7).

Chúng ta đã được Chúa Giêsu cảnh báo về các tiên tri giả, điều này được Thánh Mátthêu ghi lại: “Vậy, nếu người ta bảo anh em: ‘Này, Người ở trong hoang địa’, anh em chớ ra đó; ‘Kìa, Người ở trong phòng kín’, anh em cũng đừng tin. Vì, như chớp loé ra từ phương đông và chiếu sáng đến phương tây thế nào thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. Xác chết nằm đâu, diều hâu tụ đó” (Mt 24:26-28).

  1. KHÁC LẦN THỨ NHẤT

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng cuộc tái lâm của Chúa Giêsu sẽ đầy quyền năng và vinh quang rực rỡ. Khi Chúa Giêsu đến thế gian lần thứ nhất, Ngài tự hạ, sinh nơi Belem và sống nghèo khó. Tuy nhiên, khi Ngài trở lại, Ngài sẽ là Vua của các vua và Chúa của các chúa. Vào ngày Ngài tái lâm trong vinh quang hiển hách, cả thế giới sẽ nhận biết Chúa Giêsu là ai. Sự khiêm nhường nổi bật trong khi Chúa Giêsu đến thế gian lần thứ nhất, vẻ vinh quang chói lọi nổi bật trong khi Ngài đến thế gian lần thứ hai. Cuộc tái lâm của Ngài sẽ hiển hách, có các thiên thần và các thánh hộ tống.

TRẦM THIÊN THU

 (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Đêm 8-10-2017

10 lý do chịu đau khổ

10 lý do chịu đau khổ

Horatio G. Spafford là một luật sư giỏi ở Chicago hồi thập niên 1800 và là bạn của nhà truyền giáo Dwight L. Moody.  Luật sư Spafford được kính trọng và tốt lành, nhưng ông vẫn không tránh khỏi những lúc khổ đau.

Trước hết, ông mất đứa con trai vì chứng ban đỏ (scarlet fever).  Rồi vốn đầu tư làm ăn cũng bị thua lỗ.  Không lâu sau đó, 4 cô con gái của ông chết trong một vụ đắm tàu ở Đại Tây Dương, chỉ còn bà vợ Anna của ông sống sót nhờ bám vào chiếc phao rồi được cứu.

 Tại sao bi kịch xảy ra với người tốt?  Luật sư Spafford không thể hiểu, nhưng rồi ông vẫn vững tin vào quyền năng của Thiên Chúa.  Mọi người có thể tôn vinh Thiên Chúa ngay cả trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời.  Theo Kinh Thánh, đây là 10 lý do để chúng ta chịu đau khổ.

  1. Chúng ta chịu đau khổ vì chúng ta phạm tội.  Chẳng có ai công chính (Rm 3:10), nghĩa là ai cũng là tội nhân (Rm 3:23). Những người không có đức tin thì sống biệt lập với Chúa, còn những người có đức tin thì trải nghiệm từng khoảnh khắc, từng ngày, từng mùa… về niềm tin vào Thiên Chúa. Quy luật tâm linh được tạo ra để triệt tiêu tội lỗi trong đời sống của tín hữu, quy luật này nghiêm khắc, kể cả cái chết: “Ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết.  Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta đã không bị xét xử.  Nhưng khi Chúa xét xử là Người sửa dạy chúng ta, để chúng ta khỏi bị kết án cùng với thế gian” (1 Cr 11:29-32).
  2. Chúng ta chịu đau khổ vì người khác phạm tội.  Vợ chồng và con cái chịu đau khổ vì bị lạm dụng.  Công dân chịu đau khổ vì chính quyền tham những.  Satan xúi giục vua Đa-vít thống kê dân số Ít-ra-en, và có 470.000 người chịu hậu quả (2 Mcb 10:20).  Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết không phải vì lỗi của Ngài mà vì tội lỗi của nhân loại.
  3. Chúng ta chịu đau khổ vì chúng ta sống trong thế giới tội lỗi.  Tai nạn và tai họa xảy ra, mỗi năm có hàng triệu người chết. Thánh Phaolô nói rằng “muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8:22).  Đó là hậu quả của tội lỗi.
  1. Chúng ta chịu đau khổ vì chúng ta được tự do chọn lựa.  Quyền năng Thiên Chúa và khả năng của con người là hai sự thật trong Kinh Thánh.  Chúng ta không là robot, chúng ta có thể chọn lựa vì Thiên Chúa cho chúng ta quyền tự do.  Đôi khi sự chọn lựa của chúng ta gây đau khổ – cho mình và cho người khác.  Randy Alcorn viết: “Nếu Thiên Chúa tước hết vũ khí và ngăn chặn các tài xế say xỉn, thế giới này sẽ không là thế giới thật để con người chọn lựa…  Trong một thế giới như vậy, người ta sẽ chết mà không có nhu cầu, chỉ thấy mình ở Địa ngục”.
  2.   Chúng ta chịu đau khổ vì sự sống đời đời.  Thế giới này không là nhà của chúng ta, chúng ta chỉ là khách vãng lai.  Chúng ta là công dân Nước Trời.  Thánh Phaolô nói: “Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất” (Dt 11:13).  Chính đau khổ ngăn cản chúng ta bám víu vào thế gian này, vì thế gian sẽ qua đi.
  3. Chúng ta chịu đau khổ để không gặp điều tệ hại hơn.  Đau khổ làm cho chúng ta tập trung vào nguyên nhân, để cố gắng sửa đổi trước khi tệ hại hơn.  Cơn sốt dẫn chúng ta tới bác sĩ, tại đây chúng ta được chẩn đoán và chữa trị.  Ở mức lớn hơn, đau khổ cho chúng ta biết có gì đó bất ổn, và dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu.  Bóng tối, đau khổ, cô đơn, lo buồn…  Mọi thứ đó giúp chúng ta nắm bắt thực tế cuộc sống, giúp chúng ta cần đến Chúa.
  1. Chúng ta chịu đau khổ để thông phần đau khổ với Đức Kitô và nên giống Ngài.  Thánh Phaolô nói: “Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết” (Pl 3:10-11).  Nhờ kinh nghiệm đau khổ mà chúng ta có thể an ủi người khác khi họ chịu đau khổ.  Khi chúng ta chịu đau khổ là chúng ta được nên giống Đức Kitô.  Thánh Phaolô phân tích: “Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2 Cr 4:17).
  2. Chúng ta chịu đau khổ để tôn vinh Thiên Chúa.  Chúa Giêsu động viên chúng ta nếu chúng ta chịu đau khổ vì danh Ngài: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa” (Mt 5:10-11).  Ngài cảnh báo rằng thế gian sẽ ghét chúng ta vì họ đã ghét Ngài trước (Ga 15:18).  Trong thư gởi giáo đoàn Do Thái, chương 11, có người nhờ đức tin mà được chúc lành bằng của cải và thành công, có người lại được chúc lành bằng đau khổ và cái chết.  Thiên Chúa không phân loại các anh hùng đức tin này tùy trường hợp của họ, Ngài chỉ tôn vinh họ vì vững mạnh đức tin.  Nếu các Kitô hữu có cuộc sống thoải mái thì sẽ làm cho Phúc Âm hấp dẫn vì các lý do sai lệch.
  3. Chúng ta chịu đau khổ để trưởng thành tâm linh. Chúa Giêsu là Đấng hoàn hảo, vậy mà Ngài còn phải chịu đau khổ để học được đức vâng phục.  Thánh Phaolô cho biết: “Nhờ Chúa, tôi rất vui mừng vì cuối cùng thấy tình cảm của anh em đối với tôi lại thắm thiết.  Tình cảm đó vẫn sống động, nhưng anh em chỉ thiếu dịp tỏ ra.  Không phải vì thiếu thốn mà tôi nói thế, bởi lẽ tôi đã học sống tự lập trong bất cứ hoàn cảnh nào.  Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được.  Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả.  Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4:10-13).  Thánh Phaolô xác định: “Để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại” (2 Cr 12).
  1. Chúng ta chịu đau khổ để hy vọng vinh quang Nước Trời.  Kh 21:4 nói: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.  Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”  Thánh Phaolô nói: “Tôi nghĩ rằng những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8:18).

 Có nhiều lý do để chúng ta chịu đau khổ, đôi khi khó nhận biết chính xác.   Như trường hợp Thánh Gióp, ông không bao giờ biết việc đánh cược của Satan với Thiên Chúa.  Nhưng đây là sự thật:

  • Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi đau khổ của chúng ta.
  • Thiên Chúa vẫn hiện hữu ở bên chúng ta khi chúng ta gặp đau khổ.
  • Thiên Chúa luôn hành động với chúng ta khi chúng ta gặp đau khổ.
  • Nếu Thiên Chúa muốn chúng ta biết lý do, Ngài sẽ nói với chúng ta (qua Kinh Thánh hoặc cách nào đó).
  • Thiên Chúa tác động qua cái ác và đau khổ để sinh ra điều tốt, loại bỏ điều xấu mà Satan và kẻ xấu có thể làm cho chúng ta.

Ngày nào cũng có đau khổ, nhưng hãy nghĩ về hạnh phúc vĩnh hằng ở Nước Trời mai sau.  Randy Alcorn viết: “Số phận của chúng ta không lệ thuộc vào những người kiện cáo, hoặc những chính trị gia, luật sư, giáo viên, huấn luyện viên, sĩ quan quân đội, hoặc chủ nhân.  Họ có thể chống lại chúng ta – và Thiên Chúa hoàn toàn có thể chuyển những điều xấu thành điều tốt nhất cho chúng ta”.

Trầm Thiên Thu 

Anh chi Thu & Mai goi

(chuyển ngữ từ 

OnceDelivered.net)