Người bên thua cuộc – Trần Bạch Thu- Truyện ngắn HAY

Ba’o Nguoi -Viet

July 2, 2025

Trần Bạch Thu

Trời chưa tắt nắng, những tia sáng màu vàng ối còn chiếu rọi qua hàng cây cao trên con đường mùa Hè làm thành một vùng ánh sáng chói lòa đan xen vào nhau, soi rõ từng đám bụi mù chen lẫn với khói xe lãng đãng trên con đường chật cứng xe cộ đang di chuyển vào một chiều thứ Bảy ở thành phố Westminster.

Tôi đi đến nhà hàng The Villa nằm trên đường Beach để dự đám cưới của một đứa cháu gái kêu vợ chồng tôi bằng dì dượng. Đây là một nhà hàng rất quen thuộc với người Việt Nam lúc gần đây, nơi nầy thường được người địa phương đến đặt tiệc cưới vì giá cả tương đối trung bình với thức ăn Việt hoàn toàn và đặc biệt hơn nữa là nhà hàng tọa lạc trong một khu vườn cây cao bóng mát, bãi đậu xe rộng rãi, nhất là nhà hàng thiết kế nhiều chỗ chụp hình được trang hoàng cây cảnh rất đẹp.

Vì là người thân trong gia đình họ nhà gái nên chúng tôi đến rất sớm, khi bên trong khu nhà tiếp tân chỉ có một ít nhân viên đang sửa soạn quầy rượu cùng với các cô phụ dâu đang sắp xếp bàn ghế trưng bày ảnh của cô dâu, chú rễ cũng như kê bàn đặt phiếu dành cho khách mời đến lấy dễ dàng và dò biết mình thuộc bàn số mấy, tất cả đều rất ngay ngắn, ngăn nắp sao cho mọi người đều có thể thấy rõ.

Đúng 6 giờ tối quầy rượu bắt đầu hoạt động, nhân viên nhà hàng bưng từng khay đựng thức ăn nhẹ đi quanh khu nhà tiếp tân để mời mọi người thưởng thức những món ăn được ghim sẵn để trên khay như chạo tôm, bánh bao nhỏ nhưn mặn, tôm chiên giòn, bánh nướng …. Mọi người đứng quanh từng nhóm năm, ba người tụm nhau trò chuyện râm ran chật kín cả khu tiếp tân. Âm thanh ồn ào, mọi người đi đi, lại lại thật là uyên náo. Ở đầu cửa ra vào một số người đang xếp hàng để đến lượt ra đứng bên cạnh cô dâu chú rể chụp hình kỷ niệm, lấy liền sau chừng nửa tiếng đồng hồ, hình được đặt trên bàn ở gần chỗ chụp hình cho chủ nhân hình ai nấy tìm.

Đang còn loay quay trò chuyện với nhiều người quen thân, bất ngờ có một người đàn ông chen chân bước tới nhìn sững ngay trước mặt khiến tôi hơi ngờ ngợ, nhưng rồi sau đó hai người chợt bùng lên một tràng cười như bể rạp. Người đàn ông ấy vẫn gương mặt thật hiền lành, tuy có vài nếp nhăn nhưng không thể nào lầm lẫn vào đâu được qua cặp mắt u uất, buồn rười rượi dài hơn thế kỷ. Anh Võ Ngọc Hòa nguyên Tỉnh đoàn trưởng Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Kontum! Tôi ôm chầm lấy anh mà nước mắt muốn ứa ra. Gần 40 năm trời chưa một lần gặp mặt. Biết bao nhiêu câu chuyện đời tưởng chừng như đã đi vào quên lãng, nay bất chợt hiện về, rõ mồn một như một khúc phim quay chậm.

* * *

Hồi ấy tôi mới lên Kontum nhận nhiệm sở về quận, anh là tỉnh đoàn trưởng xây dựng nông thôn nhiều năm trước đó, anh có gương mặt thật hiền như “thầy tu.” Tôi gặp anh qua những lần họp hàng tháng ở Tòa hành chánh tỉnh. Trong buổi họp anh ngồi im, ít nói nhưng khi trình bày công việc ở ty sở thì anh lại nói năng rất mạch lạc hấp dẫn. Tôi rất thích kiểu cách nầy nên bắt đầu làm quen thân với anh từ đó. Cứ một vài hôm, chiều ở quận về sớm là tôi đến rủ anh ra quán bún thịt nướng uống bia. Lâu dần tôi biết anh là người chăm sóc gia đình, một vợ 4 con, ba gái một trai rất chu đáo đầy trách nhiệm với tình thương yêu hết mực. Trong xứ đạo Tân Hương (Kontum) gia đình anh là một gia đình công giáo thuần thành.

Lúc bấy giờ có chương trình “ngủ ấp,” các viên chức và cán bộ tối về sinh hoạt ở nông thôn theo lịch định kỳ cho nên tất cả đều mặc bộ đồ “bà ba” đen, xây dựng nông thôn, vải kaki dày cho tiện lợi. Anh tặng cho tôi hai bộ đồ để thay đổi, ngoài ra anh còn tặng thêm một cái áo jacket hai lớp màu xanh trây dzi “mặc cho ấm” trên đường đi xuống quận.

Anh em gần gũi nhau qua những lần đi công tác chung, tiếp nhận các dự án xây dựng đường xá, cầu cống hay trạm xá, trường học ở các xã, ấp. Có khi ngủ lại ở nơi đây, sáng cùng lên trực thăng về lại tỉnh. Vui buồn đời công vụ ở tỉnh lẻ, thật thắm tình đồng đội.

Mãi cho đến Tháng Ba năm 1975, tôi di tản về Sài Gòn an toàn, anh cùng vợ con chạy giặc tới sông Ba, Phú Bổn bị địch pháo kích dữ dội nên cùng đường, hết lương thực cả gia đình bèn trở về lại Kontum.

Khi về tới nơi thì cộng sản đã chiếm được thị xã, anh và vợ con phải trốn ngược lên phía Đakto ở nhờ nhà người bà con để rồi từ từ sẽ tìm đường vượt thoát vào Nam. Chưa được bao lâu thì nhận được tin Sài Gòn thất thủ, tướng Dương Văn Minh đầu hàng, chiến tranh kết thúc, anh đành thúc thủ tại quê nhà.

Ở địa phương Kontum, một vài viên chức VNCH trở cờ, tham gia hăng hái vào hàng ngũ bộ đội cộng sản làm kẻ chỉ điểm, ruồng bố vào từng nhà bắt giữ đồng đội cũ của mình. Anh bị bắt trong đợt truy quét nầy do một viên chức trước đây từng là Chánh văn phòng Tòa hành chánh tỉnh chỉ điểm.

Anh bị bắt đưa đi nhốt ở Trung Tâm Cải Huấn cũ của VNCH. Đến khoảng trung tuần tháng Năm năm 1975 thì anh bị đưa ra Sân Vận Động tỉnh xét xử công khai cùng với hơn 20 người khác được cho là có nợ máu với nhân dân.

Hôm ấy, dân chúng tụ tập rất đông theo lệnh của cán bộ cộng sản. Chủ trì phiên tòa xét xử là một cán bộ nằm vùng, tục gọi là chị Ba ngồi trên chiếc ghế sa lon màu đỏ huyết dụ đặt ở giữa sân, phía sau lưng là 2 cái bàn dài dành cho 3 cán bộ miền Bắc đầu đội mũ cối, bên hông giắt súng ngắn cùng với 4 nam, nữ dân quân du kích mặc đồ bà ba đen đội mũ xanh tai bèo.

Mở đầu phiên xét xử, chủ tọa gọi tên từng người ra đứng đối diện với chủ tọa đoàn khai tên họ và chức vụ trong bộ máy chính quyền cũ, sau đó chỉ một mình chị Ba đứng lên nêu tội ác của các đương sự một cách chung chung. Rồi cũng chính chị ấy tuyên án mà không có tranh cải. Đến phiên anh, sau khi khai rõ họ tên chức vụ, chủ tọa buổi xét xử đột nhiên rời ghế bước tới tát vào mặt anh liên tiếp và gầm lên, mắng như mưa:

-Mày là đồ ngụy gian ác mang nợ máu với nhân dân, chống phá cách mạng triệt để.

Sau đó trở về chỗ cũ, chị đứng thẳng người lên dõng dạc đề nghị xử tử hình tên tỉnh đoàn trưởng ngụy.

Đám đông dân chúng im phăng phắc, không có một ai lên tiếng, rồi cũng giống như các trường hợp vừa xử trước vì không có ai lên tiếng nên chị Ba giảm án dần xuống còn 20 năm, 15 năm, 10 năm… và khi đến mức 5 năm thì cán bộ ra hiệu cho mọi người giơ tay lên đồng ý. Lúc bấy giờ chị Ba mới ra lệnh cho tội nhân phải quỳ xuống chấp nhận bản án và cúi đầu nói lời xin lỗi nhân dân. Tiếp theo sau đó, hai cán binh đến kè xốc nách dẫn tội nhân đi nhanh để phiên tòa còn tiếp tục xử người khác.

Kể từ sau ngày đó, anh bị chuyển đi khắp các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, thời gian kéo dài hơn 6 năm rồi mà vẫn chưa được thả, mặc dù đã có án 5 năm cải tạo như phiên tòa xét xử năm 1975. Cho đến khi được chuyển về trại Gia Trung ở Plei ku anh mới có hy vọng là sẽ được thả trong một thời gian ngắn chừng một, hai năm nữa, theo như lời kể của các bạn tù ở đây, nhiều năm kinh nghiệm. Trong tù anh thuộc diện “mồ côi” không có thăm nuôi, họa hoằn lắm đôi ba lần anh mới được người nhà gởi theo thân nhân đi thăm tù cải tạo một gói quà chừng 5 kí lô, gồm một ít đường tán và muối đậu.

Khi về tới Gia Trung, tình hình cải tạo bớt căng thẳng, không còn hà khắc như ở miền Bắc, tù cải tạo được sinh hoạt thoải mái trong trại, nấu ăn và tụ tập từng tụm 5,7 người trong những ngày nghỉ lao động. Lúc bấy giờ các Cha, Thầy cũng được xả ra nhốt chung với ngụy quân, ngụy quyền. Đặc biệt là các Cha còn bí mật làm lễ trong trại cải tạo, hình thức cũng đơn giản và kín đáo, cũng có đọc kinh ban phép lành và cho rước bánh Thánh (Mình Thánh Chúa) được lén lút đưa từ bên ngoài vào trại.

Không biết cán bộ biết tin từ đâu, có thể là do “ăng ten” mật báo không chừng mà có một hôm toàn trại được lệnh tập trung mang hết đồ đạc cá nhân ra sân thật khẩn trương, ban đầu mọi người tưởng là chuẩn bị chuyển trại vì đã quen rồi với việc tập họp đột biến như vậy, nhưng hôm nay khác, sau khi tập họp xong cán bộ quản giáo cho biết trong trại có một số trại viên phản động đã cử hành bí mật lễ nghi tôn giáo là điều cấm kỵ, vi phạm nội quy của trại và ra lệnh ai đã tham gia thì phải khai ra để được khoan hồng còn bằng không thì sẽ bị thi hành kỷ luật tùy theo mức độ nặng nhẹ.

Mọi người im lặng không có một ai lên tiếng tự giác hay tự thú về sự vi phạm vừa nêu nên cán bộ ra lệnh bắt đầu lục soát tất cả tư trang của tù nhân. Lúc bấy giờ anh em đều kín đáo liếc nhìn về phía anh Hòa để xem anh phản ứng như thế nào. Tuyệt nhiên không thấy có dấu hiệu gì lo sợ từ phía anh.

Thình lình loa trại phát thanh “Trâu xảy chuồng! Trâu xảy chuồng!” và cán bộ trại yêu cầu anh Hòa là người tù tự giác chăn đàn trâu hơn 40 con phải xuất trại gấp để lùa trâu vô chuồng, vì không nói ra nhưng mọi người đều thừa biết rằng hơn 40 con trâu mà lạc vào khu rẫy đang trồng hoa màu thì thiệt hại chắc chắn là không nhỏ.

Một số anh em tù nhân trong trại thở phào nhẹ nhõm vì chính anh Hòa là người cất giữ bánh Thánh. Nếu không có bàn tay của Chúa phù trợ thì sự thể xảy ra không biết sẽ tồi tệ đến mức nào khi mà cán bộ phát hiện ra chứng cứ. Hơn nữa bản chất con người của anh là rất tận tâm trong công việc được giao phó, làm đến nơi đến chốn “từ khởi sự cho đến lúc hoàn thành”, biết kính trên nhường dưới nên rất được mọi người kính mến từ xưa đến nay dù ở bất cứ nơi đâu trong mọi hoàn cảnh.

Thật ra anh Hòa là một người công giáo thuần thành được nhiều người tin cẩn thì sẽ không dễ gì anh tự mình tiêu hủy Mình Thánh Chúa. Chưa biết ra sao, nhưng rồi trong khoảnh khắc linh thiêng ấy anh đã cầu nguyện và xin phó thác. Chúa đã nhậm lời cho anh thời cơ có một không hai để giữ gìn được bánh Thánh và sau đó anh cầu nguyện xin được giấu Mình Thánh Chúa trên trần nhà chuồng trâu.

Tất cả mọi việc đều êm xuôi và anh em sau đó vẫn tiếp tục kín đáo cử hành thánh lễ ngay trong trại cải tạo, duy chỉ có một điều là từ nay anh Hòa sẽ cất giấu Chúa ở ngoài chuồng trâu.

Câu chuyện “Võ Hòa giấu Chúa” được loan truyền rộng rãi trong mọi người như là một phép mầu khiến cho nhiều người tin vào quyền năng Thiên chúa nhiều hơn và có không ít người đã xin rửa tội theo đạo công giáo ngay trong trại cải tạo Gia Trung kể từ sau đó.

Sau gần 7 năm cải tạo, anh được thả ra cho về nguyên quán tỉnh Kontum, ngày anh ra tù, nguyên Chánh văn phòng Tòa hành chánh tỉnh theo cách mạng ngày 30 vẫn còn ở lại trong tù, vẫn tiếp tục được ưu đãi “đoái công chuộc tội” là hàng ngày xách tông đơ đi hớt tóc cho tù nhân, khỏi phải đi lao động ngoài ruộng rẫy. Có lẽ đến giờ nầy ông ấy mới thấm thía câu nói của Tổng Thống Thiệu “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.”

Đã trải qua muôn vàn khó khăn, ngày về của anh Hòa còn thảm thương hơn nhiều, nhà cửa ở thị xã bị cộng sản tịch thu, cả gia đình bị bắt đi vùng kinh tế mới tận trên Ngô Trang (Đakto). Khi anh đi mấy đứa con còn nhỏ dại chưa quen đời sống kham khổ nay đối diện với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vật chất đã đành giờ còn thêm chấn thương về tinh thần. Cha đi tù, mẹ bỏ đi biệt xứ từ rất sớm, bốn anh chị em thì đứa con gái thứ hai mất vì bệnh tật, đứa con trai kế đi chăn bò bị điện giật chết, chỉ còn hai đứa sống nhờ vào người bà con bên Nội ở khu kinh tế mới xã Ngô Trang. Không còn gì để nói thêm nữa, tình cảnh cura anh thật vô cùng bi đát.

Nhưng trong mọi hoàn cảnh anh đều tin có Chúa quan phòng nên rất vững tâm, phấn đấu xây dựng lại cuộc sống. Trong những năm còn ở trong trại cải tạo, thỉnh thoảng anh có nhận được những gói quà 5kg, giờ mới biết đó là do một phụ nữ láng giềng ở khu kinh tế mới giúp đỡ gởi cho. Đồng thời chị cùng hết lòng trợ giúp 2 đứa con của anh, kể từ khi vợ anh bỏ đi biệt không về. Người đàn bà tốt bụng nầy biết anh Hòa trước đây, thời chế độ cũ. Nay thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên chị tự nguyện đứng ra giúp đỡ vậy thôi. Riêng anh Hòa, không thể không nói lời mang ơn nặng đối với người đàn bà có lòng từ tâm nầy khi anh trở về. Chỉ có một cách để đền ơn là ngỏ lời cầu hôn với chị.

Ba tháng sau, đám cưới của hai người đã diễn ra ở khu kinh tế mới Ngô Trang dưới sự chủ tế của Cha sở tại cùng với đông đảo bà con, chòm xóm xung quanh. Kể từ sau đó vợ chồng anh bắt đầu xây dựng lại một mái ấm gia đình thật hạnh phúc, sinh sống bằng nghề nông, trồng lúa, làm rẫy ở nông trường Ngô Trang.

Đến năm 1989 anh nộp đơn xin đi Mỹ định cư theo diện HO, hồ sơ gia đình gồm hai vợ chồng bốn đứa con, hai đứa đời vợ trước, hai đứa đời vợ sau, lại thêm một cháu trai, con của đứa con gái lớn. Thật cũng hơi rắc rối.

Trong khoảng thời gian anh còn ở trại cải tạo, hai đứa con anh sống côi cút ở khu kinh tế mới Ngô Trang, có một anh bộ đội còn trẻ đóng quân ở Đakto thấy hoàn cảnh đáng thương của hai chị em, ngày ngày ra đồng làm thuê, làm mướn sống qua ngày, cô chị tuy đen đúa nhưng không giấu được nét trâm anh và duyên dáng của người thiếu nữ mới lớn nên anh bộ đội ban đầu động lòng trắc ẩn chỉ muốn giúp đỡ thôi, nhưng dần dần theo thời gian thấy vừa hợp nhãn lại vừa lòng nên hai người đã yêu nhau và có với nhau được một đứa con trai. Sau đó anh bộ đội ra quân về sinh sống luôn ở Ngô Trang với gia đình hai chị em trước khi anh Hòa về.

Đến khi có chương trình đi Mỹ theo diện HO, anh Hòa quyết định là hai mẹ con cô con gái lớn được liệt kê trong danh sách gia đình đi định cư với sự đồng ý ở lại của anh con rễ. Khi lên phỏng vấn anh trả lời thật về hoàn cảnh gia đình riêng của mình và được phái đoàn phỏng vấn chấp thuận. Năm 1992 cả gia đình anh lên máy bay đi Mỹ còn anh bộ đội năm xưa đành trở về quê cũ, một làng quê xa xôi ở tận ngoài miền Bắc. Trời Ngô Trang hôm ấy mưa bão sụt sùi.

* * *

Sau khi tàn tiệc cưới, gia đình tôi mời hết gia đình anh 6 người gồm cả con cháu hẹn nhau về Long Beach chơi một bữa BBQ sườn bò Đại Hàn trước khi anh trở về thành phố Baton Rouge, Louisiana. Bữa ấy vui lắm, rượu vào lời ra biết bao nhiêu câu chuyện đời của nhau được kể ra, nhưng cảm động nhất là câu chuyện đứa con gái lớn của anh, sau khi đến Mỹ được hai năm, có nhiều mai mối đàng hoàng đứng đắn, con nhà tử tế ở đây muốn kết tình sui gia với anh nhưng anh để tùy con quyết định.

Một buổi tối, sau khi cơm nước xong xuôi, cô con gái lớn quyết định dứt khoát xin phép ba má cho về quê anh bộ đội năm xưa để làm đám cưới, mặc dù lúc bấy giờ liên lạc về Việt Nam, nhất là ngoài miền Bắc còn rất hạn chế. Anh đồng ý… Và hôm nay trong bữa tiệc tại nhà tôi có sự hiện diện của anh con rể ấy, rất hiền lành, ăn nói thật lễ phép. Tôi nói đùa:

-Thế thì em Trang làm sao quên được.

Nói chung gia đình anh rất an vui hạnh phúc. À mà quên nữa, em Trang sau nầy còn bảo lãnh cho mẹ ruột của mình sang Mỹ sum họp, ở với gia đình em. Thế mới biết con lúc nào cũng thương Mẹ nên không bao giờ lên án mẹ. Tôi hỏi, còn riêng anh thì sao, có gì lấn cấn không. Anh nói:

-Bây giờ mọi chuyện xem như nước chảy qua cầu, tất cả mọi sự trên đời đều do Chúa xếp đặt. Mình có biết đâu mà lấn cấn, còn chuyện vợ chồng còn duyên phận thì ở với nhau, hết duyên thì xa nhau. Chỉ có vậy thôi.

Hiện nay tất cả các con anh đều có gia đình nhà cửa riêng và công ăn việc làm tốt, ổn định. Hai đứa con với người vợ sau, một đứa trai là bác sĩ y khoa, một đứa gái là tiến sỹ vật lý cùng làm việc ở Louisiana, Hoa Kỳ.

Anh nói thêm, sau nầy khi gia đình có đám tiệc mọi người đều cùng họp mặt chung với nhau rất vui vẻ. Tôi hơi liếc khéo nhìn về phía anh vì tôi biết người vợ trước của anh… cũng một thời sắc nước hương trời. Biết ý nhau anh nói nho nhỏ cho tôi vừa đủ nghe:

-Già rồi tình nghĩa là chính, sự đời đã tắt lửa lòng lâu rồi bạn ơi!

Nghe xong tôi chợt nhận ra năm nay anh cũng đã U90 rồi, quỹ thời gian chắc không còn nhiều. Bất giác tôi nhìn lên cổ áo, anh đang đeo một sợi dây chuyền vàng mặt cây thánh giá to quá khổ. Tôi biết anh thường có trang sức dây chuyền mặt cây thánh giá lâu lắm rồi kể từ thời trước nhưng sợi dây chuyền ngày xưa nhuyễn hơn nhiều chứ không to bản như bây giờ. Thấy lạ tôi hỏi như đùa:

-Chắc bây giờ ở Mỹ anh được ơn Chúa nhiều hơn chăng?

-Đúng vậy, sinh hoạt chính hiện nay của tôi là tham dự vào các công tác thiện nguyện ở nhà thờ giáo xứ nơi tôi cư ngụ để tạ ơn Chúa đã cho gia đình tôi nhiều hồng ân chan chứa.

-Anh có về Việt Nam không?

-Có, cách đây vài năm tôi có về Việt Nam lo mồ mả cho cha mẹ, ông bà ở Bình Định.

Anh kể cũng là một chuyện lạ. Anh rời Qui Nhơn (Bình Định) lúc còn nhỏ nên chỉ nhớ lờ mờ khu nghĩa trang địa phương, sau nầy chính quyền giải tỏa biến thành khu đất canh tác, phân lô cho dân chúng trồng trọt. Khi đến nơi quê xưa chốn cũ anh còn nhận ra được khu mộ, một dãy 5 ngôi mộ gần liền nhau của cha mẹ ông bà, trong khi chung quanh mọi người đã san bằng tất cả. Anh hỏi người chủ miếng đất có 5 ngôi mộ sao vẫn còn y nguyên, chị kể:

Khi được chia đất về đây đã có sẵn 5 ngôi mộ nầy, thay vì để thành mã lạn, tôi giữ lại bằng cách bồi đắp mỗi năm vì tin rằng sống trên đời có âm có dương, có người sống cũng có người khuất nên lấy lòng thành mà tôn kính, biết đâu sẽ được người khuất phò hộ.

Nghe qua rất cảm động, anh đề nghị mua riêng khu đất có 5 ngôi mộ này, chị trả lời là không cần thiết, nhưng anh cũng xin một tờ giấy viết tay ghi rõ chu vi khu đất nhỏ nấy dành riêng cho gia đình anh, người em của anh ở Sài Gòn sẽ giữ tờ giấy nầy. Anh tặng cho chị chủ nhân miếng đất 5 ngàn đô la và xin được giúp xây  sửa lại căn nhà của chị cho khang trang hơn, đồng thời hằng năm anh sẽ gởi về cho chị chút đỉnh tiền coi như tiền trông nom mả mồ cho gia đình anh.

Thế mới biết sống hiền lành tử tế, biết giữ gìn nhân cách không có ác tâm, biết thờ kính người đã khuất dù thân hay sơ, rồi ra sẽ được ơn trên phù trợ, giúp tai qua nạn khỏi, chưa kể là sẽ được phúc lộc trời ban.

Chuyện đời của anh đến đây xem như đã nhẹ, giờ đây anh chỉ còn sống theo câu châm ngôn thuộc nằm lòng “kính Chúa yêu người” kể cả người cộng sản.

Trời càng lúc càng khuya, tôi tiễn gia đình anh ra về mà lòng bâng khuâng khó tả, biết còn có ngày gặp lại nữa không. Đời là vô thường mà.

(Long Beach, 2025)


 

KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Ông đứng dậy đi theo Người”.

Trong “Vinh Quang Ngày Mới” – “Morning Glory” – tác giả kể lại cuộc đào thoát của Lana, 31 tuổi, con gái một của Stalin; một biến cố khiến thế giới sửng sốt và nước Nga vuốt mặt. Vừa đáp xuống New York, cô tiết lộ, “Tôi cảm nhận, không thể tồn tại nếu không có Chúa trong lòng!”. Cuộc đấu tranh của cô thật khủng khiếp. Để rời Nga, Lana phải trả một giá quá đắt, “bỏ lại hai đứa con nhỏ” và “buộc mình không bao giờ trở lại!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Không bao giờ trở lại!’, một trong những chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Một khi đã vào Đất Mới, Abraham tổ phụ sẽ ‘không bao giờ trở lại’ chốn cũ! Cũng thế, Matthêu quan thuế sẽ vĩnh viễn rời bỏ nếp xưa!

Câu chuyện tìm vợ cho Isaac vừa ly kỳ, vừa giản dị – bài đọc một. Abraham buộc lão quản gia, “Chú sẽ về quê tôi mà cưới vợ cho nó!”; nhưng “Đừng đưa con trai tôi về đó!” – nói như thế, khác nào nói – ‘Đừng đưa tôi về đó!’. Với Chúa, ai đã ra đi, sẽ ‘không bao giờ trở lại’ chốn xưa. Nhưng câu chuyện trở nên giản dị khi Ngài sắp đặt để viên quản gia đưa Rêbêca về, “Cậu lấy cô làm vợ và yêu thương cô”. Ngày ấy, nhà Abraham sống trong tâm tình tri ân, “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Tin Mừng nói đến một cuộc ra đi tương tự, “Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thấy một người tên là Matthêu đang ngồi ở đó, Người bảo ông, “Hãy theo tôi!”. Ông đứng dậy đi theo Người!”. Sự vắn gọn tiết lộ ‘một sự bị động hoàn toàn’. Ở đây, xem ra tác giả ‘đổ lỗi’ cho người gọi, “Ngài bất thần đột nhập thế giới của tôi – thế giới tiền bạc của tôi – chộp tôi và xô tôi đi tới!”. Trong kiệt tác “Ơn Gọi của Matthêu”, Caravaggio đã nhanh tay ‘chụp’ được khoảnh khắc đó. Ông vẽ Chúa Giêsu nhìn Matthêu và gọi ông. Matthêu đang ngồi với nhiều người khác; tay phải giữ chặt nhúm tiền, tay trái chỉ vào mình, như thể đang nói, “Ai? Tôi? Tiền này của tôi!”.

Câu chuyện của Matthêu là câu chuyện của một tội nhân. Như Phaolô, Matthêu “Quên đi chặng đường đã qua, lao mình về phía trước”; quên chặng đường của một thu thuế để trải nghiệm chặng đường ‘vô định’ của một môn đệ mà ‘Đấng là Đường’ chỉ ra. Từ đó, Matthêu rời sổ sách, bỏ hòm tiền; học bài học của chim muông, của hoa đồng nội – những loài không hề tính toán. Và thật thú vị, ngay trong nhóm Mười Hai, Matthêu cũng không đảm trách vai trò thủ quỹ! “Từ bỏ con người cũ không phải là mất mát, mà là sự mở đường cho Đấng đang hình thành một tạo vật mới trong ta!” – Edith Stein.

Anh Chị em,

‘Không bao giờ trở lại!’. Một lúc nào đó, Chúa Giêsu cũng tìm cách đột nhập thế giới của chúng ta. Đó có thể là một cuộc đấu tranh mà ở đó, ‘các thứ khác’ và tiền bạc có lẽ sẽ ‘nhỉnh hơn’ Chúa. Chớ gì bạn và tôi nhanh nhẹn đứng lên, đi tới trong ý thức rằng, “Khi Chúa gọi, Ngài không mời chúng ta cải thiện quá khứ, nhưng là tái sinh hiện tại và sống trọn cho điều đang đến!” – Dietrich Bonhoeffer.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, Chúa không đòi con trở nên hoàn hảo trước khi đến với Chúa, nhưng đòi con can đảm buông bỏ điều không còn là sự sống!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

*******************************************

Thứ Sáu Tuần XIII Thường Niên, Năm Lẻ

Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc. Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 9,9-13

9 Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người.

10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. 11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng : “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” 12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói : “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. 13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này : Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”


 

Thánh Tô-ma tông đồ- Cha Vương

Hôm nay 03/07 Giáo hội mừng kính Thánh Tô-ma tông đồ, ông Thánh Hồ nghi,  mừng lễ bổn mạng đến những ai chọn Ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 03/07/2025 -2-24

Thánh Thomas Tông Đồ được mô tả như một con người sáng suốt, thực tế và quả cảm theo Phúc  m của Gioan. Ông có biệt danh là Didymô nghĩa là song sanh. Thomas đoán chắc những việc lớn lao sẽ diễn ra ở Jérusalem dịp lễ Vượt Qua “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Người” (Gn 11, 6)

   Thật tội nghiệp cho Thánh Tôma! Chỉ có một câu nói của ngài mà bị gán cho cái tên “Tôma Hồ Nghi” trong suốt 20 thế kỷ. Nhưng nếu ngài nghi ngờ thì ngài cũng đã tin. Lời ngài tuyên xưng đã trở thành một phát biểu đức tin trong Tân Ước: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” (x. Gioan 20:24-28), và lời ấy đã trở thành lời cầu nguyện được đọc cho đến tận thế. Cũng nhờ ngài mà Kitô Hữu chúng ta có được lời nhận định của Ðức Giêsu: “Anh tin là vì anh đã thấy Thầy. Phúc cho những người không thấy mà tin” (Gioan 20:29).

   Thánh Tôma cũng nổi tiếng vì sự can đảm của ngài. Có thể điều ngài nói là do bốc đồng—vì ngài cũng bỏ chạy như các tông đồ khác khi Ðức Giêsu bị bắt bớ— nhưng chắc chắn ngài đã không giả dối khi nói lên ý muốn cùng chết với Ðức Giêsu. Ðó là khi Ðức Giêsu đề nghị đến Bêtania sau khi Lagiarô từ trần. Vì Bêtania rất gần với Giêrusalem, điều đó có nghĩa phải đi bộ ngang qua phần đất của kẻ thù và rất có thể sẽ bị giết chết. Nhận biết sự kiện này, Thánh Tôma nói với các tông đồ khác, “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Thầy” (Gioan 11:16b).

   Thánh Tôma còn được nhắc đến khi Ðức Giêsu hiện ra sau Phục Sinh, tại Hồ Tibêria khi bắt được nhiều cá một cách lạ lùng. Truyền thống nói rằng, sau biến cố Hiện Xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Ðồ đi rao giảng khắp nơi, và Thánh Tôma đã loan truyền Tin Mừng cho người Parthia, Medes  và Persia (Ba Tư); sau cùng ngài đến Ấn Ðộ, đem Ðức Tin cho dân chúng ở vùng ven biển Malaba, mà giáo đoàn đông đảo ấy tự nhận họ là “Kitô Hữu của Thánh Tôma” theo lễ điển Malabar còn làm chứng tá cho tương truyền ấy. Ngài đã chấm dứt cuộc đời qua sự đổ máu cho Thầy mình, đã bị đâm bằng giáo cho đến chết năm 72 ở nơi gọi là Calamine.

   Trong các hình của thánh nhân tay cầm một cây thước thợ nề mà theo tương truyền thánh nhân đã xây cung điện cho vua Guduphara ở Ấn Độ. Lễ kính thánh nhân ngày 03 tháng 7 là ngày chuyển dời thánh tích của thánh nhân về Edessa ở Mesopotamia. (Nguồn: “Điển Ngữ Các Thánh” của cố linh mục Hồng Phúc, CSsR)

❦  Trong ngày hôm nay hay mỗi khi Bạn cảm thấy mệt mỏi và bất lực về một vấn đề nào đó, mời Bạn, nếu có thể, hãy nhắm mắt lại và thốt lên lời tuyên xưng đức tin của Thánh Tô-ma: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Bạn có thể coi câu này như là lời chân thật từ đáy lòng của mình và lập đi lập lại nhiều lần để đón nhận sự bình an của Chúa. 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=2v7Bm7G1r70

Thánh Ca | Tôi Tin


 

 ĐỌC VÀ SUY NGẪM…

Gieo Mầm Ơn Gọi

 

– Người nghèo nói: Có tiền là hạnh phúc

– Người tàn tật nói : Đi được là hạnh phúc

– Người mù nói : Nhìn được là hạnh phúc

– Người điếc nói : Nghe được là hạnh phúc

– Người bệnh nói : Mạnh khỏe là hạnh phúc

– Người chưa chồng nói: Có chồng sẽ hạnh phúc

– Người chưa vợ nói: Có vợ sẽ hạnh phúc

– Người chưa có con nói : Có con sẽ hạnh phúc

– Người lo lắng sợ hãi nói: Bình an là hạnh phúc

– Người xấu nghĩ mình xinh sẽ hạnh phúc

– Người lùn nghĩ mình cao sẽ hạnh phúc

– Dân đen nói : Làm quan sẽ hạnh phúc

– Người đang rất đói nói: Được bữa cơm là hạnh phúc

– Người đang buồn ngủ nói: Nếu được ngủ một giấc sẽ hạnh phúc

– Người không có quần áo đẹp nói: Nếu có bộ quần áo đẹp sẽ hạnh phúc

– Người không có xe nói: Có xe để đi sẽ hạnh phúc

– Người không có điện thoại nói: Nếu có chiếc điện thoại sẽ hạnh phúc…

Thực ra con người họ thấy thiếu cái gì thì họ nghĩ rằng có nó sẽ hạnh phúc. Nhưng khi có rồi họ lại muốn cái khác và nhiều hơn nữa. Thành ra mãi mãi không bao giờ họ thấy hạnh phúc vì ham muốn là vô cùng. Vậy thì bạn làm sao đủ sức để thỏa mãn ham muốn đây!

“BIẾT ĐỦ” và hài lòng với những gì mình có chính là hạnh phúc.

Hay nói cách khác, hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có

Hãy tạ ơn Chúa về tất cả những gì bạn đang có

St


 

Tư liệu – NÊN BIẾT ĐỂ BẰNG LÒNG

Thầy Lê Văn Thông 

Thế giới hiện có khoảng 7,8 tỷ người. Đây là một con số rất lớn. Tuy nhiên, nếu ta quy đổi ra phần trăm, thì dễ hình dung bức tranh hơn.

Trong số 7,8 tỷ dân số thế giới:

11% ở Châu Âu

5% ở Bắc Mỹ

9%  ở Nam Mỹ

15% ở Châu Phi

60% ở Châu Á

49% sống ở nông thôn

51% ở thành phố

12% nói tiếng Trung

5% nói Tây Ban Nha

5% nói tiếng Anh

3% nói tiếng Ả Rập

3% nói tiếng Hindi

3% nói tiếng Bengali

3% nói tiếng Bồ Đào Nha

2% nói tiếng Nga

2% nói tiếng Nhật

62% nói bằng ngôn ngữ của họ.

77% có nhà ở

23% không có nơi nào để sống.

21% ăn quá nhiều

63% có thể ăn bao nhiêu tùy thích

15% suy dinh dưỡng

48% dân số có chi phí sinh hoạt hằng ngày dưới 2 đô-la Mỹ.

87% dân số có nước sạch

13% hoặc không có nước sạch để uống hoặc tiếp cận với nguồn nước bị ô nhiễm.

75% có điện thoại di động

25% không có.

30% được truy cập Internet

70% không được truy cập Internet

7% có bằng đại học

93% không học đại học hoặc cao đẳng.

83% biết đọc

17% mù chữ

33%  theo đạo Cơ đốc

22%  theo đạo Hồi

14%  người da đỏ

7%  theo đạo Phật

12%  theo các tôn giáo khác

12% không có tín ngưỡng tôn giáo.

26% sống dưới 14 tuổi

66% chết trong độ tuổi từ 15 đến 64.

8% sống trên 65 tuổi.

Nếu bạn có nhà ở, ăn uống lành mạnh và uống nước sạch, có điện thoại di động, có thể lướt Internet và tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, bạn đang ở trong một nhóm đặc quyền nhỏ (dưới 7%).

* Trong 100% dân số trên thế giới, chỉ có 8% có thể sống đến 65 tuổi.

* Nếu bạn trên 65 tuổi, hãy bằng lòng và biết ơn số phận. Hãy bảo vệ cuộc sống của bạn và trân trọng từng khoảnh khắc còn lại!

(Phạm Tất Đồng St.)


 

TÂM BÃO – Lm. Mark Link, S.J.

Lm. Mark Link, S.J.

Trong năm 1980, một tờ báo phát hành trên toàn quốc có đăng một câu chuyện khác thường.  Một người kia ra xe của ông đang đậu trước một trung tâm thương mại lớn.  Ngay trên ghế ngồi, có một mẩu giấy viết:

“Thưa ông/bà;
Tôi đã định ăn cắp chiếc xe này cho đến khi tôi chợt nhìn thấy hàng chữ ‘Peace-Be-to-You’ (Bình An-Cho-Bạn) dán trên kính xe.  Nó làm tôi do dự và suy nghĩ.  Tôi nghĩ nếu tôi ăn cắp chiếc xe này, ông bà chắc chắn sẽ không có bình an, và ngược lại, tôi cũng không cảm thấy bình an, vì đây là ‘chuyến ăn hàng’ đầu tiên của tôi.

 Do đó, ‘bình an cho bạn’ và cho tôi.  Nhớ lái xe cẩn thận và lần sau đừng quên khóa cửa.”

Ký tên: “Người Muốn Ăn Cắp Xe.”

 Câu chuyện khác thường đó làm sáng tỏ mệnh lệnh khác thường của Chúa Giêsu mà Người đã ban cho các môn đệ trong bài phúc âm hôm nay:

 “Vào bất cứ nhà nào, trước hết các con hãy nói, ‘Bình an cho nhà này.’  Nếu một người yêu chuộng bình an sống ở đó, lời chúc bình an của các con sẽ ở với họ; nếu không, hãy lấy lại lời chúc bình an.” 

Áp dụng điều này vào câu chuyện nói trên, chúng ta thấy câu “Bình An-Cho-Bạn” đã nới rộng sự bình an của Đức Kitô đến cho người muốn ăn cắp xe.  Tên trộm này là người bình an trong tâm hồn, và bình an của Đức Kitô đã ngự trên hắn ta.

 Điều đó nêu lên một câu hỏi: Chúng ta muốn nói gì về “bình an của Đức Kitô”?  Bình an đó được cấu tạo bởi những gì?

 Khi Kinh Thánh dùng chữ bình an, nó có bốn ý nghĩa khác nhau.

 Thứ nhất, nó được dùng trong ý nghĩa quân sự – để chỉ về sự thiếu vắng chiến tranh giữa các quốc gia.  Do đó, chúng ta nói, “Các quốc gia đang sống bình yên.”

 Thứ hai, nó được dùng ý nghĩa cá nhân – để chỉ về một cảm giác hạnh phúc của con người.  Do đó, chúng ta nói, “Chúng tôi hòa thuận với nhau.”

 Thứ ba, Kinh Thánh dùng chữ bình an trong ý nghĩa tôn giáo – để chỉ về một tương giao đúng đắn giữa Thiên Chúa và con người.  Do đó, chúng ta nói, “Chúng ta hài hòa với Thiên Chúa.” 

The Peace of God - Men of Change

Sau cùng, Kinh Thánh dùng chữ bình an để chỉ một tình trạng mà trong đó mọi người trên mặt đất hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân, và với chính mình.  Đây là điều chúng ta muốn nói qua chữ “bình an của Đức Kitô.”

 Đây cũng là điều Đức Giêsu muốn nói khi Người tuyên bố, “Thầy để lại bình an cho các con; chính bình an của Thầy mà Thầy ban cho các con” (Gioan 14:27).  Vị linh mục nhắc lại lời này khi cử hành Thánh Lễ.  Sự bình an này thì không gì khác hơn là Nước Thiên Chúa được trị đến trên mặt đất – là vương quốc mà chúng ta thường cầu xin trong kinh Lạy Cha khi chúng ta đọc, “Xin cho Nước Cha trị đến…”

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ hãy đem vào thế gian trong thời ấy.  Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền cho chúng ta đem vào thế gian trong thời đại chúng ta. 

Chúng ta sẽ là các khí cụ mà sự bình an của Đức Kitô sẽ được trải rộng đến mọi người trong mọi quốc gia trên thế giới.

 Một suy diễn sau đây có thể giúp chúng ta biết ý Chúa muốn chúng ta thi hành điều này như thế nào. 

 Khi gió của cơn bão nhiệt đới lên quá 75 dặm một giờ, người ta gọi nó là “typhoon” (bão lớn) khi xảy ra ở Thái Bình Dương, và gọi là “hurricane” (cuồng phong) khi xảy ra ở Đại Tây Dương.

 Để có một ý niệm thế nào là trận cuồng phong, hãy tưởng tượng ra đĩa “frisbee” với một lỗ hổng ở giữa.

 Bây giờ, thử tưởng tượng đĩa ấy lớn dần cho tới khi nó rộng đến 100 dặm và lỗ hổng ở giữa rộng đến 10 dặm. Và rồi hãy tưởng tượng cái đĩa khổng lồ ấy xoay tròn với tốc độ 100 dặm một giờ.  Đó là cơn cuồng phong hay cơn bão.

A Satellite Image Showing the Formation of a Distinct Eye in the Midst ...

 Phần đáng chú ý của cơn bão là tâm điểm của nó – cái lỗ hổng ở giữa đĩa “frisbee.”  Mặc dù gió lốc đang gào thét chung quanh tâm bão với tốc độ 100 dặm một giờ, nhưng ở tâm bão thì lại êm ả.  Không có một chút gió lốc.

 Nếu bạn đứng trong tâm bão và nhìn lên, bạn sẽ thấy bầu trời xanh và ánh nắng chói chang. 

Tâm bão là một hình ảnh tốt để nói lên điều Đức Giêsu nhắn nhủ chúng ta trong Tiệc Thánh Thể, khi chúng ta quy tụ để chia sẻ bữa tiệc ấy vào mỗi Chúa Nhật.

 Có biết bao cơn bão chung quanh chúng ta ở trong thế giới này.  Con người gào thét và lấy của nhau; các nhóm dấy loạn và cướp bóc; quốc gia này đánh nhau với quốc gia khác.

Hurricane Weather

 Tuy nhiên, ở bàn Tiệc Thánh Thể thì lại êm ả.  Chúng ta nhìn lên và thấy bầu trời xanh cùng ánh nắng chói chang.  Chúng ta đang ở tâm bão.  Chúng ta vui hưởng “bình an của Đức Kitô.”

 Đức Giêsu ban cho chúng ta sự bình an này không phải để chúng ta ở mãi trong đó, nhưng để bồi dưỡng trong giây lát.

 Cũng như tâm bão chỉ kéo dài chừng một giờ đồng hồ khi bão đi qua, bữa Tiệc Thánh Thể cũng chỉ khoảng một giờ.

 Đức Giêsu không bao giờ muốn chúng ta ở mãi trong tâm bão.  Người muốn chúng ta đi vào cơn bão.  Đức Giêsu muốn từ bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta tiến bước để trở nên tâm bão giữa các trận cuồng phong của thế gian.

 Người muốn chúng ta chia sẻ sự bình an của Người, mà chúng ta được cảm nghiệm trong Thánh Lễ, với toàn thế giới.

 Người muốn chúng ta trở thành các khí cụ mà qua đó sự bình an của Đức Kitô được trải rộng trên toàn thế giới.

 Và vì thế Kinh Thánh nói về bốn loại bình an: sự bình yên giữa các quốc gia, sự hòa thuận giữa chúng ta, sự hài hòa với Thiên Chúa, và bình an của Đức Kitô – đó là một tình trạng mà mọi người trên thế giới hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình.

 Sự bình an sau cùng này, bình an của Đức Kitô, thì không gì khác hơn là sự trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa. 

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã thể hiện khi làm người.

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải đem vào thế gian trong thời đại của họ.

Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền chúng ta phải đem vào thế gian trong thời đại chúng ta.

Chính sự bình an này mà chúng ta cầu xin Chúa Giêsu tuôn đổ trên chúng ta vào sáng hôm nay: 

Lạy Chúa, xin giúp con trở nên khí cụ bình an của Chúa,
Để nơi thù hận, con đem đến tình yêu;
nơi xúc phạm, con đem đến tinh thần tha thứ;
nơi nghi kỵ, con đem đến niềm tin;
nơi bất hoà, con đem đến sự hoà hợp;
nơi thất vọng, con đem đến hy vọng;
nơi bóng tối, con đem đến sự sáng;
nơi buồn sầu, con đem đến niềm vui.

Lạy Chúa, xin hãy dạy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết;
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ;
chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân;
chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.”
(Thánh Phanxicô Assisi) 

Lm. Mark Link, S.J.

From: Langthangchieutim

Hunsen nổi giận với Thái Lan

Theo hãng tin CNN

 

Thủ tướng Thái Lan đang gặp nhiều chỉ trích đã bị đình chỉ chức vụ vào thứ Ba và có thể bị sa thải trong khi chờ cuộc điều tra về đạo đức liên quan đến cuộc điện thoại bị rò rỉ giữa bà với cựu lãnh đạo quyền lực của Campuchia.

Paetongtarn Shinawatra, 38 tuổi, chỉ mới giữ chức thủ tướng được 10 tháng sau khi thay thế người tiền nhiệm, người đã bị cách chức . Việc đình chỉ chức vụ của bà mang đến sự bất ổn mới cho vương quốc Đông Nam Á này, vốn đã bị xáo trộn bởi nhiều năm bất ổn chính trị và thay đổi lãnh đạo.

Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn thỉnh cầu của nhóm 36 thượng nghị sĩ cáo buộc Paetongtarn vi phạm hiến pháp vì vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức trong cuộc gọi bị rò rỉ, được cả hai bên xác nhận là xác thực.

Tòa án đã bỏ phiếu đình chỉ Paetongtarn khỏi nhiệm vụ thủ tướng cho đến khi có phán quyết trong vụ kiện đạo đức. Paetongtarn sẽ vẫn giữ chức bộ trưởng văn hóa trong Nội các.

Paetongtarn phải đối mặt với ngày càng nhiều lời kêu gọi từ chức khi những người biểu tình chống chính phủ xuống đường ở thủ đô Bangkok vào thứ Bảy, sau khi cuộc gọi bị rò rỉ với Hun Sen của Campuchia về một tranh chấp biên giới leo thang đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi trong nước.

Vụ bê bối đã thúc đẩy đảng Bhumjaithai, một đối tác chính của chính phủ, rút ​​khỏi liên minh vào tuần trước, giáng một đòn mạnh vào khả năng nắm giữ quyền lực của đảng Pheu Thai của bà. Paetongtarn cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ chấp thuận giảm mạnh và phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội.

VỀ GIÀ

Chuyện tuổi Xế ChiềuCông Tú Nguyễn

Về già, là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt, và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần.

Về già, là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa.

Về già, là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa.

Về già, là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không?

Về già, là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý.

Về già, là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc…

Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng bình yên. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có những người gần lúc cuối đời mới nhận ra được điều đó.

Sưu tầm


 

VỀ VỚI CỘNG ĐOÀN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông!”.

“Không có cộng đoàn thì khó tìm được Chúa Giêsu!” – Phanxicô.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa lễ kính thánh Tôma tông đồ cho thấy cách tốt nhất, nhanh nhất để gặp lại Chúa Giêsu là ‘về với cộng đoàn!’.

Khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ chiều ngày Phục Sinh, Tôma không có mặt. Thật thú vị, tên của ông có nghĩa là “Đi đy mô!”; nhưng “Tám ngày sau, các môn đệ lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông”, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ. Rõ ràng tự tách mình khỏi cộng đoàn, Tôma bỏ lỡ cơ hội gặp Thầy; rời xa cộng đoàn, đương nhiên Tôma sống trong sợ hãi, buồn sầu và nghi nan. Khi Tôma trở lại, những người bạn thân yêu nói với ông, “Chúng tôi đã được thấy Chúa!”. Dĩ nhiên là Tôma không tin và ông đưa ra một loạt các điều kiện.

Chúa Giêsu đã đến, đáp ứng những điều kiện đó; Ngài chỉ cho Tôma thấy những vết thương theo cách thông thường, trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên ngoài. “Cộng đoàn là nơi những vết thương được đụng chạm và đức tin được phục hồi. Không ở đó, Tôma không thể chạm vào những dấu đinh!” – James Martin. Chúa Giêsu như muốn nói với Tôma rằng, “Muốn gặp Thầy, con đừng tìm đâu xa; hãy về đây – ‘về với cộng đoàn’ của con – anh em của con, đừng bao giờ rời xa họ! Hãy cầu nguyện với họ, bẻ bánh với họ!”.

Chúa Giêsu cũng nói điều này với chúng ta, “Hãy ‘về với cộng đoàn’, về với gia đình; ở đó, con sẽ tìm thấy ta. Đó là nơi ta sẽ tỏ cho chúng con thấy những dấu đinh của những vết thương in trên cơ thể ta – những dấu hiệu của tình yêu – dấu hiệu của sự sống chiến thắng sự chết, tình yêu chiến thắng ích kỷ và tha thứ chiến thắng trả thù. Chính ở đó – cộng đoàn, gia đình – chúng con sẽ khám phá ra khuôn mặt của ta, khi chúng con chia sẻ những khoảnh khắc nghi ngờ và sợ hãi với những người thân yêu. Hãy bám chặt vào họ hơn!”. “Chúa Giêsu không hiện ra riêng cho Tôma trong một khoảnh khắc đặc biệt cá nhân, nhưng nơi các môn đệ tụ họp. Đó là bài học cho tất cả những ai tìm Ngài!” – Erik Varden.

Anh Chị em,

“Có cả Tôma ở đó với các ông!”. ‘Về với cộng đoàn’ cho dù cộng đoàn không hoàn hảo, nhưng là nơi Chúa hiện diện. Tôma phải quay lại cộng đoàn để thấy điều ông khao khát. Cộng đoàn là nơi phải trở về vì ít nhất ba lý do: nơi an ủi chúng ta trong những lúc bất an; nơi mọi nghi ngờ đều có thể dẫn đến một kết quả sáng sủa hơn – bất chấp một sự không chắc chắn nào đó; và cuối cùng, thông thường, đó là nơi Chúa Giêsu tỏ mình cho những ai biết gắn bó với nhau trong cầu nguyện, trong hiện diện và trong những chia sẻ yêu thương. “Tôma không tin không phải vì ông thiếu lý trí, mà vì ông ‘thiếu cộng đoàn’. Đức tin được củng cố trong sự hiệp thông. Nơi nào có hai hay ba người họp lại, nơi đó có Đức Kitô sống động như Ngài đã nói!” – Luis Antonio Tagle.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, rời xa cộng đoàn, con có thể giữ lý thuyết về Chúa, nhưng đánh mất sự hiện diện của Ngài!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

**************************************

LỄ KÍNH THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ 03/7

Thứ Năm Tuần XIII Thường Niên

Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.       Ga 20,24-29

24 Có một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em.” 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 28 Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” 29 Đức Giê-su bảo : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”


 

NHỮNG KIỂU PHỤ NỮ RẤT KHÓ ĐỂ HẠNH PHÚC

Huy Chiêu

Anh Nguyen 

– Kiểu phụ nữ luôn tự cho mình quyền áp chế, im lặng như một kiểu bạo hành tâm lý với chồng, con mình.

– Kiểu phụ nữ luôn coi đàn ông là nơi “trú nắng trú mưa” mà không nghĩ rằng cuộc sống vợ chồng là nơi cả 2 cùng xây mái ấm.

– Kiểu phụ nữ xem tình yêu là một cuộc giao dịch hơn là sự đồng hành và sẻ chia.

– Kiểu phụ nữ luôn thấy mình đúng, không chịu lắng nghe hay nhìn lại chính mình.

– Kiểu phụ nữ coi việc hy sinh của đàn ông cho mình là đặc quyền rồi dùng nó để mặc cả tình cảm.

– Kiểu phụ nữ không biết chăm sóc chính mình, nhưng lại đòi hỏi người khác phải chăm sóc mình đủ đầy.

– Kiểu phụ nữ luôn nghĩ rằng đàn ông phải đọc được suy nghĩ mình, thay vì học cách giao tiếp rõ ràng.

– Kiểu phụ nữ thích kiểm soát, nhưng lại không bao giờ chịu trách nhiệm khi mọi thứ không như ý.

– Kiểu phụ nữ xem con cái là “tài sản riêng”, bắt chồng đứng ngoài trong việc dạy dỗ, rồi quay lại trách chồng vô tâm.

– Kiểu phụ nữ luôn sống trong thế giới của “người ta” – người ta đẹp hơn, giàu hơn, chồng tốt hơn – nên chẳng bao giờ thấy đủ với những gì mình có.

– Kiểu phụ nữ nghĩ rằng hôn nhân là sự đảm bảo vĩnh viễn cho hạnh phúc, nên buông xuôi việc làm mới bản thân.

– Kiểu phụ nữ sống quá nhiều bằng cảm xúc, để cảm xúc quyết định mọi hành vi và lời nói, rồi vô tình khiến người bên cạnh kiệt sức.

– Kiểu phụ nữ không bao giờ biết biết ơn, chỉ nhớ những gì chồng chưa làm được, mà quên hết những điều tốt đẹp anh ấy từng làm.

– Kiểu phụ nữ không bao giờ có từ “xin lỗi” và “cảm ơn” trong từ điển!


 

NGÀY CỦA CHA- Truyện ngắn HAY

Xuyên Sơn

Một bài viết lấy đi nhiều nước mắt, đọc để thấy được sự vĩ đại của người CHA dành cả cuộc đời cho con mình

Xin chuyển tải hầu quí anh chị

———————–

Một ngày, anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen.

Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt:

– Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây?

Anh cúi đầu trả lời lí nhí trong hổ thẹn:

– Ừ thì bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm!

Chị sầm mặt xuống:

– Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không ngóc đầu lên được. Hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?

Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ.

Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối:

– Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e sẽ chẳng còn được bình yên nữa!

Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối:

– Con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được. Anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi. Chỉ cần nửa năm hay vài ba tháng gì cũng được. Em là phụ nữ em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh sẽ lại đón nó về.

Chị thở dài:

– Ông lúc nào cũng mang xui xẻo cho tôi. Thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã. Có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.

Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi, tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.

……….

Anh và chị trước kia là vợ chồng.

Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Ðông Ðức.

Chị theo học Ðại Học Sư Phạm Hà Nội

Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây Ðức.

Chị tốt nghiệp đại học, về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.

Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị,rồi làm thủ tục đón chị sang Ðức.

Vừa sang Ðức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt, đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta.

Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu:

Ðể có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Chỉ vì vậy mà anh đã không dám mạo hiểm ra làm ăn.

“Ðồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…” đó là câu nói cửa miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.

Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nửa năm mới được về nhà.

Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh.

Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó: Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn thì hỏi làm được gì chứ.

Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.

Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh.

Chị nói, ông buông tha cho tôi,sống với ông đời tôi coi như tàn.

Anh đồng ý vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ ràng buộc sẽ làm khổ chị.

Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói.

Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.

Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.

Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá.

Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.

Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau.

Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố.

Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.

Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ.

Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Chị chỉ hiểu, dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu nhưng anh rất thương nó.

Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan.

Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều.

Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà…

………..

Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm.

Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.

Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng.

Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.

Ði học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Ðứa em trai cùng mẹ của nó, cũng như mẹ nó và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó.

Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố.

Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.

Em trai nó học thêm piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn piano rất đẹp để ở phòng khách.

Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt.

Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa.

Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lõm bõm:

“…đàn… đàn…klavia…con muốn…” Anh thở dài và hát cho nó nghe.

Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó.

Rồi thưa dần, thưa dần….

Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa.

Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học.

Chị không biết gì cứ mắng nó giở chứng.

Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn piano vang lên.

Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa.

Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng.

Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc.

Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi piano điêu luyện như vậy.

Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng nên chị không quan tâm.

Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì… Và chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo… sống với cha êm như làn mây trắng… Nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con…với tháng năm nhanh tựa gió… Ôi cha già đi, cha biết không…”

Chị vòng tay ra trước cổ nó và ôm nó vào lòng.

Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm.

Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lồng ngực.

Nó khóc.

Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó.

Nó chìa cho chị một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.

Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa.

Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, bốn tháng rồi hả.

Nó gật đầu. Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.

Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ.

Ðại ý là nó diễn đạt rằng:

– Bố lên ở trên Thiên Ðường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra đi được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con.

(Đoàn Đức)

Nguồn fb Lê Trung Thận