Gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than

From facebook: Trần Bang added 2 photos and a video.
Motthegioi: Báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than đã ước tính rằng số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca (năm 2011) lên 15.700 ca vào năm 2030 (sẽ là 25.000 ca người chết/ năm nếu xây dựng đúng quy hoạch dự án nhiệt điện than theo sơ đồ quy hoạch điện VII ).

Đây là những thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo “Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ cộng đồng” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) – Tổ chức điều phối liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID) – Tổ chức điều phối Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA) phối hợp tổ chức sáng 28.7, tại Hà Nội.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người trong đó trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất về sức khoẻ. Các nguồn ô nhiễm không khí liên tục tăng trong thời gian qua. Ô nhiễm có thể xuất phát từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện giao thông và đặc biệt là nguồn ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện chạy than. Hiện nay, vẫn chưa có số liệu chính xác xác định được đâu là nguyên nhân hàng đầu.

Tuy nhiên, trong một dự án thí điểm ở Hà Nam (8.2016 – 7.2017), nhóm khảo sát đã tiến hành khám lâm sàng cho 54 trẻ em dưới 5 tuổi và 69 người trên 65 tuổi ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Địa điểm này được biết nằm cách Nhà máy Nhiệt điện than Ninh Bình 14km về phía Tây Nam, có nhiều nhà máy sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng khác.

Qua kết quả khám lâm sàng cho thấy 70% số người trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh hô hấp hoặc tim mạch. Tỷ lệ bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em tương đương nhóm trẻ em bị phơi nhiễm ở khu vực ô nhiễm nặng trong các nghiên cứu quốc tế khác.

Thậm chí, ThS.BS Nguyễn Trọng An – Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, chuyên gia về Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em chia sẻ: “Một xã đô thị hạng 5 ở tỉnh Hà Nam 1 năm có tới 79 người chết, từ già đến trẻ, mà có tới 39 người chết vì ung thư, chủ yếu là ung thư phổi”.

Năm 2011, ở Việt Nam có thêm 4.300 người chết do ô nhiệm nhiệt điện than (Báo cáo của nhóm nghiên cứu Đại học Harvard). Có thể thấy, lượng khói thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than có liên quan đến hàng ngàn cái chết ở Việt Nam, chưa kể những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng đất, mùa màng. Nhưng điều đáng nói là hiện nay, số lượng các nhà máy nhiệt điện lại đang tăng lên rất nhanh.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 41 nhà máy nhiệt điện than. Nếu các dự án nhiệt điện này đều được đưa vào vận hành thì số người “chết yểu” ở Việt Nam có thể tăng lên đến 25.000 người mỗi năm, chưa kể kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khoẻ của người dân.

http://motthegioi.vn/…/hang-chuc-nghin-nguoi-viet-se-chet-v…

http://tuoitre.vn/…/bat-an-ben-bai-tro-xi-o-vi…/1361170.html

Ảnh và clip Nhóm VMT và ACE từ SG ra nhiệt điện than ( NĐT) Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận phản đối xả thải ra MT và biển của dự án NĐT Vĩnh Tân.

Image may contain: 5 people, people standing and outdoor

 
Image may contain: 6 people, people smiling, people standing and outdoor 
 

Bắt cóc hay đầu thú?

From facebook:Trần Bang
Bắt cóc hay đầu thú?

Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang đi dạo ở công viên Tiergarten (vườn thú) ở Berlin, ông Trịnh Xuận Thanh cùng 1 nữ cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam có trang bị vũ khí xông tới, dùng vũ lực khống chế bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước châu Âu có chung đường biên giới với Đức.

Nhận được tin, An Ninh Đức lập tức vào cuộc để điều tra nhóm người gốc Việt có vũ trang này và các hoạt động của họ trong thời gian vào Đức và châu Âu.
Nhân chứng người Đức có mặt tại thời điểm đó cũng cho chúng tôi biết thêm về diễn biến khi ông Trịnh Xuân Thanh và người nữ cán bộ nữ bị bắt cóc .
Được biết, ông Trịnh Xuân Thanh đang được Chính quyền Đức bảo hộ lưu trú hợp pháp và đã có lịch hẹn sáng 24.7 làm các thủ tục pháp lý tiếp theo ở Sở lưu trú Berlin, CHLB Đức.

Phía Đức thông báo, chỉ ít giờ nữa họ sẽ ra thông cáo báo chí về vụ này. Việc cho người mang theo vũ khí xâm nhập trái phép lãnh thổ Đức để bắt cóc cá nhân đang sống hợp pháp tại đây sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức cùng liên minh châu Âu.

Nhiều báo lớn của Đức và châu Âu đang chuẩn bị lên bản tin đặc biệt về vụ việc bắt cóc người ngay tại Thủ đô Berlin, nơi đặt cơ quan đầu não của Chính phủ Đức và đại diện của hàng trăm nước cùng các tổ chức khác nhau trên thế giới.

Đức và Việt Nam cho đến thời điểm này chưa hề có Hiệp định dẫn độ song phương, đồng thời Đức đang là một thành viên chủ chốt trong khối NATO sẽ có hành động thích hợp về vụ việc nghiêm trọng này.

Công viên Tiergarten ( vườn thú) ở Berlin, nơi ông Trịnh Xuân Thanh và nữ cán bộ Bộ Công thương Việt Nam bị bắt cóc lúc 10 Giờ 30 sáng Chủ nhật, ngày 23.07.2017.
Trung Khoa – Thoibao.de

Vụ việc đang trong quá trình điều tra của An Ninh Đức cùng INTERPOL quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp ngay các tài liệu từ phía Luật sư và cảnh sát Đức khi được phép.

Thời báo là trang web của cộng đồng người Việt tại Châu Âu, cung cấp thường xuyên và tức thì các tin tức nóng hổi từ quê hương Việt Nam cùng các hoạt động của cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới.
THOIBAO.DE
 

TRẢ LỜI CHÍNH XÁC.

From facebook: Hoa Kim Ngo shared Phạm Thanh Nghiên‘s post.
TRẢ LỜI CHÍNH XÁC.

NB Trương Minh Đức: Những kẻ lật đổ chính quyền không ai khác mà chính là các ông. Chỉ có các ông lãnh đạo cộng sản mới đủ sức để lật đổ chính quyền, bằng sự thanh trừng, đấu đá nhau. Chứ những người dân bé nhỏ như chúng tôi, vừa không có sức mà lật, vừa không cần lật vì chính các ông đang làm việc ấy.

 
Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Phạm Thanh NghiênFollow

Khi bị đưa tới trụ sở Cơ quan An ninh điều tra 235 Nguyễn Văn Cừ, côn an đọc lệnh bắt ông Trương Minh Đức theo điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ông Đức khảng khái đáp:
– Những kẻ lật đổ chính quyền không ai khác mà chính là các ông. Chỉ có các ông lãnh đạo cộng sản mới đủ sức để lật đổ chính quyền, bằng sự thanh trừng, đấu đá nhau. Chứ những người dân bé nhỏ như chúng tôi, vừa không có sức mà lật, vừa không cần lật vì chính các ông đang làm việc ấy.
Huỳnh Anh Tú
Nguyễn Kim Thanh.

TIN NÓNG: Dân Oan Biểu Tình tại trụ sở Thanh Tra Chính Phủ & Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

From facebook: Hoa Kim Ngo shared Đoàn Giang Thanh‘s post. 
 
Image may contain: 1 person, outdoor
+4
Đoàn Giang Thanh added 4 photos and 4 videos — with Đỗ Thị Duyên and 26 others.

17 hrs · 

 

TIN NÓNG: Dân Oan Biểu Tình tại trụ sở Thanh Tra Chính Phủ & Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

8g sáng nay, 31-7-2017 Dân Oan các tỉnh: Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Ninh Bình, Nam Định, Lâm Đồng, Gia Lai. Biểu Tình trước 2 cơ quan Thanh Tra Chính Phủ ( Lô D29, khu đô thị mới, đường Trần Thái Tông, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội & Bộ Tài Nguyên Môi Trường ( Số 10, Tôn Thất Thuyết, Hà Nội ).

Quá bức xúc việc giải quyết khiếu Nai- tố cáo về đất đai của dân. QUAN Trung ương cứ để kéo dài ” Sống Chết Mặc Bay “. Hàng ngày Dân Oan đến từng cơ quan có thẩm quyền để KÊU OAN THẢM THIẾT và TỐ CÁO hành vi tội ác của Quan Tham chính quyền địa phương tham nhũng đập phá TANH BÀNH nhà và CƯỚP SẠCH đất đai của dân.

Dân Oan đang kêu oan thảm thiết tại 2 cơ quan nói trên. Yêu Cầu : Giải quyết trả nhà, trả đất cho người dân ổn định cuộc sống.

Mong Quý Quan tứ trụ triều đình nghe tiếng dân kêu oan & có biện pháp chỉ đạo sớm giải quyết. Chứ đừng VÔ CẢM, đừng để dân phải lang thang kêu oan khắp Hà Thành!

“Thủ tướng trăn trở vì người Việt gửi tiền ra nước ngoài mua nhà”???

From facebook: Tran Dat shared Amy Truc Tran‘s post.
 
Image may contain: 1 person, standing and text
Amy Truc Tran

 

(Tận cùng của sự giả dối….)

“Thủ tướng trăn trở vì người Việt gửi tiền ra nước ngoài mua nhà”

Thế ngài thủ tướng có thống kê được phần lớn những người gửi tiền ra nước ngoài là thuộc thành phần nào, phải chăng là những quan chức cộng sản, những “đồng bọn” của ngài thủ tướng trong đó nổi bật là con trai ngài thủ tướng đang sống trong biệt thự xa hoa tại Mỹ…

Sự “trăn trở” của ngài thủ tướng càng làm bộc lộ rõ sự giả dối của người đứng đầu bộ máy nhà nước nói riêng và của cả chế độ nói chung…buồn cho dân tộc Việt Nam khi bị cai trị bởi sự giả dối…

Nghi vấn xung quanh vụ Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Nghi vấn xung quanh vụ Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Kính Hòa RFA
2017-07-31
 
Hình minh họa cho bài viết về ông Trịnh Xuân Thanh trên trang mạng nguyentandung.org

Hình minh họa cho bài viết về ông Trịnh Xuân Thanh trên trang mạng nguyentandung.org

Courtesy of nguyentandung.org
 
 Ngày 31 tháng Bảy, 2017, ông Trịnh Xuân Thanh, người bị nã quốc tế suốt một năm nay ra đầu thú cơ quan công an tại Hà Nội.

Trước đó 1 ngày, Tướng Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công An nói với báo chí rằng ông không biết gì về chuyện này cả.

Ông Bùi Thanh Hiếu, hay blogger Người Buôn Gió, người sống tại Đức và trước đây có một số bài viết về nhân nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nói với đài RFA rằng ông gặp ông Trịnh Xuân Thanh lần cuối cùng vào tháng ba năm nay, 2017, tại Đức. Lúc đó ông Trịnh Xuân Thanh có nói ý định của mình là về Việt Nam để ra tòa.

Ông Thanh thì cứ muốn về rồi ra tòa, thế nọ thế kia, xử công khai rồi có giám sát quốc tế các thứ, để ông ấy tranh luận làm rõ cái vụ 3300 tỉ ấy.”

Theo trình bày của ông Bùi Thanh Hiếu thì ông Thanh không có ý định định cư ở nước ngoài ngay từ đầu, hành động trốn ra nước ngoài của ông vào năm 2016 là để tránh bị bắt rồi bị xử bất công.

Trong thời gian một năm qua, có nhiều tin đồng rằng ông Trịnh Xuân Thanh sống ở vài nước khác nhau. Ông Bùi Thanh Hiếu xác nhận rằng ông Thanh có sống ở Đức, và đã gặp ông Hiếu. Ngay sau khi có tin ông Thanh trốn khỏi Việt Nam, blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu viết rất nhiều bài về ông Trịnh Xuân Thanh, dựa trên những thông tin được cho là do ông Thanh cung cấp.

Ngày 30 tháng bảy năm 2017, tin ông Trịnh Xuân Thanh về nước được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, bắt nguồn từ facebook của nhà báo Huy Đức.

Nhà báo Phạm Chí Dũng hiện sống tại Sài Gòn nói về những tin tức trái ngược nhau trong ngày 30 tháng bảy:

“Cùng ngày 30 tháng bảy tôi lại ngỡ ngàng đọc cái bài trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, phỏng vấn ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, hỏi về thông tin cho rằng cơ quan điều tra đã di lý ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi. Ông Bộ trưởng Bộ công an lại nói như phân bua là đến giờ vẫn chưa có thông tin gì. Thế là có người kêu lên rằng tôi biết tin vào ông Huy Đức hay ông Tô Lâm đây. Chẳng lẽ một bộ máy khổng lồ của Bộ Công an, cơ quan công an Việt Nam giỏi như thế, giỏi nhất thế giới, lại thua một cá nhân nhà báo Huy Đức. Mới hôm qua đây công an đã huy động bắt giữ bốn người bất đồng chính kiến của Hội anh em dân chủ, mà tại sao Huy Đức biết trước (vụ ông Thanh bị bắt) mà Bộ Công an lại không biết gì?”

Theo ông Phạm Chí Dũng thì những tin tức mà nhà báo Huy Đức đưa ra trong thời gian gần đây là đáng tin.

Ông Thanh thì cứ muốn về rồi ra tòa, thế nọ thế kia, xử công khai rồi có giám sát quốc tế các thứ.
-Blogger Bùi Thanh Hiếu.

Khi được hỏi về khả năng chính công an Việt Nam đã ra nước ngoài bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh rồi đưa về Việt Nam, ông Bùi Thanh Hiếu cho rằng không có điều đó:

Chuyện cơ quan công an ra nước ngoài bắt ông Thanh là không thể được. Thứ nhất là ông ấy có luật sư ở đây. Muốn bắt ông ấy thì phải ra tòa, rồi căn cứ theo các luật của người ta để phán quyết là không chấp nhận đơn của luật sư, trục xuất ông ấy về, rồi mới tới thủ tục bàn giao cho công an Việt Nam để công an Việt Nam đưa ông Thanh về.”

Trong suốt thời gian một năm qua, từ khi có tin ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, các vị đại diện cơ quan pháp luật Việt Nam thường khẳng định rằng sẽ di lý ông Thanh về Việt Nam để xử tội dù ông đang ở đâu.

Nhà báo Phạm Chí Dũng kết luận về diễn biến ra đầu thú của ông Trịnh Xuân Thanh:

Có cái gì đó rất khó hiểu trong việc ông Trịnh Xuân Thanh đi đầu thú. Vừa khó hiểu, vừa kịch tính, vừa hài hước. Tôi có cảm giác như đang xem những cuốn phim Nguyễn Bá Thanh 2014, Phùng Quang Thanh 2015, chiếu lại. Có cái gì kỳ bí giống như trong một màn sương mù, có những bàn tay nhớp nhúa thò ra đạo diễn giống như lên đồng.”

Ông Nguyễn Bá Thanh nguyên là Trưởng Ban Nội chính trung ương, cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam có trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, đi nước ngoài vào năm 2014. Lúc ấy nhiều tin đồn trên mạng xã hội nói rằng ông mắc bệnh hiểm nghèo, thậm chí bị đầu độc, nhưng truyền thông Việt Nam im tiếng. Sau đó tin ông Nguyễn Bá Thanh mất cũng được mạng xã hội đưa tin trước khi nhà nước Việt Nam xác nhận rằng ông mất.

Ông Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng sang Pháp trị bệnh vào năm 2015 cũng dấy lên rất nhiều đồn đoán về bệnh tình của ông, nhưng cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không bình luận gì.

Nhìn vào sự khác biệt của lời phủ nhận của tướng Tô Lâm về tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, và tin chính thức xác nhận của Bộ Công an sau đó chỉ có 1 ngày rằng ông Thanh đã đầu thú, nhà báo Phạm Chí Dũng đặt nghi vấn rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã gặp một ai đó có quyền lực trước khi đến đầu thú tại cơ quan công an.

Có cái gì đó rất khó hiểu trong việc ông Trịnh Xuân Thanh đi đầu thú. Vừa khó hiểu, vừa kịch tính, vừa hài hước.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Vụ thất thoát số tiền 3300 tỉ đồng tại tổng công ty này được cho là diễn ra dưới thời ông Thanh chịu trách nhiệm đứng đầu. Nhưng sau khi rời Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh lại trúng cử đại biểu quốc hội, rồi làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Khi ông làm việc tại tỉnh này thì tin tức về những vụ tham nhũng có liên quan đến ông được báo chí Việt Nam đưa tin vào khoảng giữa năm. Sau đó ông trốn ra nước ngoài, và bị chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế.

“ĐÔI DÉP”

 “ĐÔI DÉP”

MỘT BÀI THƠ CHÂN THẬT, CẢM ĐỘNG VỀ TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG.

Quý Vân chuyển

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh viết về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp gỡ bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi, cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục, không đi cùng người khác
Số phận chiếc nầy phụ thuộc ở chiếc kia.

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.

Không thể thiếu nhau trên mọi bước đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái
Nhưng anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau một bước đi chung.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.

Nguyễn Trung Kiên

Tại sao Jerusalem Quan Trọng với cả Hồi giáo Cơ đốc và Do Thái giáo ?

Tại sao Jerusalem Quan Trọng với cả Hồi giáo Cơ đốc và Do Thái giáo ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tại Jerusalem, mỗi hòn đá đều có câu chuyện, mỗi cây ô liu là một lịch sử, và mỗi ngọn núi có tên khác nhau, tùy thuộc vào người kể cho chúng ta về những địa danh đó là ai. Bởi vì nơi đây là cội nguồn và nơi cùng chung sống của cả 3 tôn giáo hàng đầu thế giới: Hồi giáo, Cơ đốc giáo và Do Thái giáo.

Thành phố ngày nay là một bức tranh khảm vừa cổ kính vừa hiện đại. Từ các bức tường cũ kỹ đầy những cây bụi phủ rêu phong đến tuyến đường sắt hiện đại đi qua các cửa hàng cao cấp và khách sạn năm sao của khu phố đi bộ Mamilla.  Cảnh quan sắc tộc của Jerusalem phản ánh sự đa dạng về dân cư, xã hội.

Một góc nhìn về Thành phố cổ Jerusalem. Ảnh (Getty Image)

Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại của mình, Jerusalem cũng là khởi nguồn của những tranh cãi gay gắt bất tận. Đây là một thành phố bị chia cắt, một phần của người Ả Rập, một phần của người Do Thái, và các bên vẫn đang tranh đấu không ngừng nghỉ cho quyền sở hữu thánh địa này. Cả Israel và Palestine đều tuyên bố Jerusalem là thủ đô của nước mình. Israel đã chiếm Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh năm 1967 và sau đó sát nhập lãnh thổ này vào quốc gia Do Thái, nhưng cộng đồng quốc tế chưa công nhận chủ quyền này.

Ngoài nổi tiếng là vùng đất tranh chấp triền miên giữa Israel và Palestine, Jerusalem cũng được biết đến là thánh địa của cả 3 tôn giáo hàng đầu thế giới là Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do thái giáo, những tín ngưỡng cùng chia sẻ nguồn gốc chung về Thánh Abraham.

Trung tâm của thánh địa này là ‘Thành phố cổ’, một ​”​mê cung ​”​

những ngõ hẹp và kiến trúc lịch sử đặc trưng cho bốn phần dân cư: Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Do thái và người Armenian. Thành cổ được bao quanh bởi một bức tường và những ngôi nhà bằng đá pháo đài, cùng các địa điểm linh thiêng nhất thế giới.

​Mỗi một thành phần chủng tộc, tôn giáo sinh sống tại ¼ lãnh thổ thành phố cổ. Người Cơ đốc giáo có 2 phần vì người Armenia cũng theo đạo Cơ đốc. Người Armenia sống ở ¼ nhỏ nhất và đó là một trong những trung tâm lâu đời nhất của người Armenia trên thế giới.

Vùng đất thiêng của Cơ đốc giáo

Những người hành hương Cơ đốc giáo tổ chức thắp nến tại Nhà thờ Holy Sepulcher ở Jerusalem, theo truyền thuyết là nơi chôn cất của Chúa Jesus. (Ảnh Sebastian Scheiner/AP)

Khi bước vào bất kỳ một nhà thờ Cơ đốc giáo nào, hình ảnh đập vào mắt chúng ta ở trên các bức tường chính là khung cảnh về thánh địa Jerusalem. Trên đó có vẽ các Trạm Thập tự là một chuỗi 14 bức ảnh miêu tả hành trình cuộc đời của Chúa Jesus cho tới khi qua đời. Vào mùa Lễ Mùa Chay các tín đồ Cơ đốc hàng ngày vẫn cầu nguyện trước mỗi bức tranh này. Với mỗi tín đồ Cơ đốc điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là tới được Jerusalem và trở thành một người hành hương đi bộ qua đường Dolorosa – Con đường Đau khổ – theo bước chân của Chúa Jesus đã từng trải qua khi vác thập tự giá. Từ thời trung cổ, hàng ngàn Trạm Thập tự đã được tạo ra ở khắp nơi trên thế giới để cho phép bất cứ con chiên nào cũng có thể hành hương thông qua các bức tranh dù không có khả năng để thực sự tới được Đất Thánh.

Bethlehem là nơi sinh của Chúa Jesus, Nazareth là nơi ông lớn lên, nhưng Jerusalem mới là thành phố thực sự quan trọng đối với các tín đồ Cơ đốc. Đây là nơi mà Chúa Jesus thuyết giảng, dự ‘Bữa tiệc Cuối cùng’ với các môn đồ trước khi chết; cũng là nơi ông bị bắt, đưa ra xét xử, bị kết án tử hình, bị đóng đinh và qua đời; là nơi Jesus bị chế nhạo và tra tấn bởi những người La Mã chiếm đóng. Đó là nơi, các tín đồ Cơ đốc giáo tin rằng, ngôi mộ của ông đã được tìm thấy trống rỗng và Jesus đã hồi sinh từ cõi chết. Do đó, Jerusalem là một nơi đau khổ sâu sắc, tuyệt vọng cùng cực, nhưng cũng là mảnh đất của hy vọng và cứu rỗi. Đó là trái tim thiêng liêng của câu chuyện Cơ đốc giáo.

Nhà thờ tại Jerusalem được quản lý cùng nhau bởi các đại diện của các giáo phái Cơ đốc giáo khác nhau, chủ yếu là Chính thống giáo Hy Lạp, các tu sĩ dòng Franciscan từ Giáo hội Công giáo La Mã và Hội dòng Armenia, và có cả người Ethiopia, Coptics và Giáo hội Chính thống Syria.

Jerusalem không chỉ là một nơi lịch sử cho các tín đố Cơ đốc giáo, nó cũng là phép ẩn dụ cho tất cả những gì mà họ khao khát trong thế giới này và thế giới tiếp theo. Đó là một nơi hoàn hảo, một thành phố hoàng kim, một thiên đường mà họ sẽ đạt được vào một ngày nào đó sau khi chết. Nó cũng đại diện cho việc tạo ra một trái đất mới.

Đế chế Hồi giáo ở Jerusalem kéo dài trong 12 thế kỷ

   Phụ nữ Palestine tham dự vào các buổi cầu nguyện thứ Sáu trong tháng lễ Ramadan tại nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem. (Ảnh: Getty Image)

   Jerusalem (trong tiếng Ả Rập là al-Bayt al-Maqdis – “Nhà Thánh hóa” – hay đơn giản là Al-Quds, “Thành Thánh”) là nơi quan trọng với người Hồi giáo vì nhiều lý do.

Trước tiên, Jerusalem là nơi đầu tiên mà tín đồ Hồi giáo hướng về cầu nguyện (qibla), trước khi nó được đổi sang hướng tới thánh địa Mecca. Khi Nhà tiên tri Muhammad bắt đầu sứ mệnh của mình vào năm 610 sau công nguyên, ông đã theo sau Do Thái và Cơ đốc giáo hướng về Jerusalem khi cầu nguyện hàng ngày và coi Hồi giáo là sự tiếp nối và đổi mới của dòng họ tín ngưỡng Abraham.  Tuy nhiên, ông ước rằng Chúa sẽ thay đổi qibla tới Ka’ba ở Mecca và đó là những gì đã xảy ra sau đó.

Jerusalem cũng là một nơi quan trọng của chuyến hành trình tâm linh sâu sắc về đêm của Nhà tiên tri Muhammad được gọi là wal-Mi’raj của al-Isra (“cuộc hành trình ban đêm và hướng thượng”), trong đó ông đã được gặp hiện thân của Chúa. Cuộc hành trình này bắt đầu từ “nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng” (al-masjid al-haram, tức là thánh địa Mecca) tới “nhà thờ Hồi giáo xa nhất” (al-masjid al-aqsa, tức là Thánh địa Jerusalem, còn gọi là Núi Đền).

Theo truyền thuyết Hồi giáo, nhà Tiên tri đã đi một cách kỳ diệu từ Mecca đến Jerusalem và sau đó đi lên qua bảy thiên đường, lên đến đỉnh điểm và có một cuộc trò chuyện trực tiếp với hiện thân của Chúa. Trước khi lên thiên đường, Nhà tiên tri Muhammad đã dẫn dắt linh hồn của tất cả các vị tiên tri trước đây của Chúa cầu nguyện, bao gồm tất cả các vị tiên tri trong Kinh thánh và truyền tụng trong người dân Do Thái. Chính theo cách tiếp nối đức tin Abraham này, mà người Hồi giáo thường coi al-masjid al-aqsa (còn được gọi là al-haram al-sharif, hay “Thánh địa Cao quý”) tại  Jerusalem như “Đền thờ của Vua Solomon”. Thánh địa này đã trở thành nơi thiêng liêng thứ ba trong hành trình hành hương của các tín đồ Hồi giáo.

Các tín đồ Hồi giáo hành hương tới khu thánh địa này quanh năm, nhưng mỗi thứ Sáu trong tháng Ramadan, hàng trăm ngàn người Hồi giáo đến cầu nguyện tại “Thánh địa Cao quý”.

Luật Hồi giáo đã áp dụng ở Jerusalem kéo dài 12 thế kỷ, dài hơn bất kỳ hệ thống luật lệ nào khác, dù là của Do thái, La Mã, Ba Tư hay Cơ đốc giáo.

​Những điểm nổi bật về chính trị bao gồm cuộc chinh phục của Vua Hồi Omar, cuộc phục hồi của Saladin từ những người theo chủ nghĩa thánh chiến, và việc xây dựng lại các bức tường thành của Sulejyman. Ngoài ra, Jerusalem cũng có lịch sử tâm linh và trí tuệ Hồi giáo mạnh mẽ – ví dụ, nhà thần học Al-Ghazali được cho là đã dành cả năm để tĩnh tâm, thiền định và cầu nguyện ở một tháp giáo đường của “Thánh địa Cao quý”.

Từ năm 1967, đối với nhiều người Hồi giáo, Jerusalem đã trở thành biểu tượng kháng chiến chống lại sự chiếm đóng các lãnh thổ Ả Rập của người Israel và tình trạng của Jerusalem là một trong những vấn đề chính cần được giải quyết như là một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Israel và Ả Rập ở hiện tại và trong tương lai. Trong khi đó, các nhóm cực đoan và khủng bố như al-Qaeda, IS và lực lượng Al-Quds của Iran vẫn thường xuyên gọi “giải phóng Jerusalem” là một trong những mục tiêu chính của họ.

Với người Do Thái, Jerusalem là một ý niệm tôn giáo vượt thời gian

   Những người Do Thái được phủ khăn choàng cầu nguyện thực hiện lời cầu nguyện ở Bức tường phương Tây tại Thành phố cổ Jerusalem. (Ảnh: Getty Image)

Đối với người Do Thái, Jerusalem không chỉ là một địa điểm thực tế đầy ý nghĩa trong cả lịch sử Do Thái trong quá khứ và hiện tại, mà đó còn được coi là một lý niệm tôn giáo vượt thời gian. Khu vực này đã được người Do Thái đầu tiên, Abraham (năm 1800 trước Công nguyên) tìm ra trong khi đi vân du khắp các vùng đất để tìm “Miền đất hứa”. Theo truyền thuyết, nơi mà Abraham chuẩn bị quyên sinh đứa con trai Isaac của mình cho Thiên Chúa nhưng sau đã được lệnh không làm như vậy, bởi đây chỉ là một thử thách về đức tin dành cho Abraham, chính là địa điểm mà sau đó thành Jerusalem được xây dựng.

Sau khi người Do Thái đi tới Ai Cập để tránh nạn đói, bị bắt làm nô lệ và sau đó trở về Israel và David đã chọn Jerusalem làm thủ đô của vương quốc mình (khoảng năm 1000 trước công nguyên). Do đó, Jerusalem là một phần quan trọng của vương quốc đầu tiên của Israel. Jerusalem cũng đã trở thành trung tâm tôn giáo, vì ở đó là nơi vua của vương quốc Israel, Solomon đã xây dựng Đền thờ – trung tâm thờ phụng quốc gia. Người đứng đầu tất cả các hộ gia đình Israel đều được yêu cầu phải tổ chức một cuộc hành hương tới Đền thờ đó ba lần một năm để cùng nhau tổ chức ba lễ hội lớn.

Jerusalem là thành phố cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đó và những ai không thể hành hương đến đây, ít nhất cũng nên hướng về đất thánh Jerusalem để  ​cầu nguyện, trong trường hợp đó, lời cầu nguyện của họ sẽ được nghe như thể họ có mặt. Cho đến ngày nay, tất cả các giáo hội đều phải hướng về Jerusalem, để những tín đồ Do Thái được định hướng theo đúng truyền thống. Jerusalem bị phá huỷ hai lần, lần đầu bởi người Babylon vào năm 586 trước công nguyên, và lần thứ 2 là trong cuộc chiến Do Thái – La Mã vào năm 70 sau công nguyên.

Người Do Thái đã phải sống lưu vong trong 2.000 năm tiếp theo, nhưng trong trái tim họ Jerusalem vẫn còn nguyên vẹn như là biểu tượng của sự thống nhất quốc gia. Khi nhà nước Israel được khai sinh vào năm 1948, một cách tự nhiên Jerusalem đã được phục hồi là thủ đô của đất nước.

​  ​Ngày nay, tại nơi Vua Solomon xây dựng Đền thờ vẫn còn lưu giữ được Bức tường Than khóc – Kotel hay còn gọi là  Bức tường phía Tây – là nơi gần nhất mà người Do Thái cho rằng họ có thể cầu nguyện tới Đức Thánh Cha Abraham.

 

Vấn đề khó khăn nhất để giải quyết tranh chấp giữa Do Thái và khối Ả Rập là thành phố Jerusalem, ai sẽ làm chủ thành phố này ?

Ngược dòng thời gian khi quốc gia Do Thái được thành lập 1948, thành phố Jerusalem bị chia đôi, Do Thái kiểm soát phân nửa phía tây và phía Ả Rập (nước Jordan ) giữ phân nửa phía đông, sự phân chia rất có ý nghĩa để cân bằng lực lượng hai bên.

Trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Do Thái chiến thắng vẻ vang chiếm luôn phần phía đông của Jerusalem và một phần đất giáp giới với Do Thái của Jordan, bao gồm thành phố Jerusalem.

Do Thái có tham vọng giữ luôn hoàn toàn thánh địa Jerusalem và dời thủ đô của họ từ Tel Aviv về Jerusalem. Mỹ và khối Tây Phương cho đến nay từ chối công nhận phần đất phía đông Jerusalem mới chiếm là thuộc về Do Thái vì lý do rất tế nhị là không muốn làm khối Ả Rập tức giận và xung đột sẽ lan rộng.

Từ 1967 đến nay các tổng thống Mỹ đã khôn khéo tránh đặt chân đến Jerusalem vì có ý không công nhận cả thành phố Jerusalem vĩnh viễn là của Do Thái, tòa đại sứ Mỹ vẫn nằm ở Tel Aviv, cho đến khi mới đây Donald Trump phá lệ đến thánh địa này và còn viếng thăm Western​ ​Wall , một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Do Thái. ​

Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt tay lên bức tường Than khóc

 

Bức tường phía Tây hàng năm thu hút hàng  triệu lượt khách du lịch khắp nơi trên thế giới tới thăm quan.

​ ​Người Do Thái từ năm châu cũng đến thăm nơi này để cầu nguyện và kết nối với quá khứ của họ.

Có tin cho rằng TXT bị bắt ở Đức, rồi đưa bằng ô tô sang nước khác thân cộng, sau đó đưa về Việt Nam.

From facebook:  Trần Bang

 

NÓNG!

20 giờ VN, ngày 31-07-2017, NGƯỜI BUÔN GIÓ: Trịnh Xuân Thanh

Có tin cho rằng TXT bị bắt ở Đức, rồi đưa bằng ô tô sang nước khác thân cộng, sau đó đưa về Việt Nam.

Nếu thế quan hệ Việt Đức nguy to rồi, xâm nhập lãnh thổ, bắt cóc rồi ép là tự thú. Bảo sao không thấy đưa clip chỉ thấy báo chí nói với nhau.

Nhưng thằng nào cung cấp tin TXT cho an ninh Việt Nam bắt cóc?
Nếu đang ở Đức thì liệu hồn, định xúi bắt Thanh để nuốt trôi số tài sản TXT nhờ giữ hộ à.

Anh sẽ có bằng chứng những chú giữ hộ tài sản của TXT.
————
Như vậy, theo anh Gió thì Xuân Thanh KHÔNG bị bắt “chính thức, công khai” và cũng KHÔNG tự ra đầu thú.

( FB Nam Liên Phan )

BBC: Nhà báo Lê Trung Khoa từ Đức, khách mời tham gia Bàn tròn nói:
“Ông Trịnh Xuân Thanh không tự động về nước mà đã bị bắt cóc về nước hôm Chủ Nhật hôm 30/7. Phía Đức trong ít giờ nữa sẽ ra thông báo về việc vi phạm chủ quyền.”

Nhà báo Lê Trung Khoa nói tại Tọa đàm Bàn tròn của BBC Tiếng Việt: “Tôi đã gặp trực tiếp cán bộ điều tra và luật sư người Đức của ông Trịnh Xuân Thanh. Việt Nam đã dựng lên việc ông Trịnh Xuân Thanh về nước. Đức vẫn chưa ký kết với Việt Nam về thỏa thuận dẫn độ trong lúc có lẽ Việt Nam đã cử một đội sang bắt cóc ông Thanh. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước.”

 
Bàn tròn của BBC về sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang của Việt Nam ‘ra đầu thú’. Chương trình được bắt đầu vào lúc 20h30 ngày …

THÁNH INHAXIÔ, TỔ PHỤ DÒNG TÊN

THÁNH INHAXIÔ, TỔ PHỤ DÒNG TÊN

Từ Lộ Đức (Pháp) đến Burgos (Tây Ban Nha) hơn 400km.  Tại Burgos có Đền Thánh Loyola nổi tiếng.  Từ xa, nhìn Nhà thờ với dáng vẻ cổ kính và khuôn viên rộng lớn.  Bên trong Nhà thờ có nhiều nhà nguyện ở chung quanh với những cột đá cẩm thạch nhiều màu sắc khác nhau thật lộng lẫy, có nhiều tác phẩm nghệ thuật trên cung thánh, trên trần và trên các bức tường.

Chúng tôi viếng thăm những nơi liên hệ đến cuộc hoán cải của Thánh Inhaxiô.  Hướng dẫn chương trình tham quan đã được thu âm bằng nhiều ngôn ngữ.  Chọn phần tiếng Việt, chúng tôi lắng nghe về hành trình hoán cải và nên thánh của Inhaxiô, đi đến những căn phòng giới thiệu về cuộc đời của thánh nhân và đến Nhà nguyện “hoán cải” dâng thánh lễ.

  1. Đôi dòng tiểu sử Thánh Inhaxiô

 Thánh Inhaxiô sinh tại Loyola vào năm 1491, trong một gia đình quí tộc xứ Basque của Tây Ban Nha.  Inhaxiô là người em út trong số 13 người con.  Thời niên thiếu, Ignatiô được nhà vua chọn làm người hầu cận, tiếp đến là chiến sĩ trong quân đội hoàng gia.

Năm 1509, Inhaxiô tòng quân Antonio Manrique de Lara, Duke thành Najera và Viceroy thành Navarre với mục đích là được thăng tiến thành một công tước.  Dưới sự lãnh đạo của Duke, Inhaxiô đã tham gia nhiều trận đánh mà không bị thương tích gì.

Ý Chúa thật nhiệm mầu.  Sức mạnh lại bày tỏ qua sự yếu đuối như lời thánh Phaolô:“…vì quyền năng của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối ” (2 Cr 12,9).  Ngày 20 tháng 5 năm 1521, cột mốc ghi dấu đặc biệt.  Quân Pháp đánh chiếm thành Pamplona.  Inhaxiô bị một viên đạn đại bác bắn gãy chân và bị thương nặng.  Bức tượng bằng đồng phía ngoài hành lang kể lại sự kiện này.  Trở về dưỡng bệnh trong lâu đài của gia đình, Inhaxiô giết thời giờ bằng cách đọc những sách kể lại những hành động phi thường và lãng mạng của các hiệp sĩ.  Người chị dâu đã đem đến cho ngài cuốn “Cuộc đời Chúa Kitô” và cuốn “Hạnh các thánh”.  Dần dần, những quyển sách này đã thu hút ngài.  Khi đọc về cuộc đời của thánh Phanxicô Assisi, Thánh Đaminh và nhiều tu sĩ nổi tiếng khác, Inhaxiô quyết tâm noi gương các bậc thánh nhân hiến mình để đi chinh phục Đất Thánh cho Giáo hội.  Sau khi phục hồi, Inhaxiô đến thăm tu viện Santa Maria de Montserrat của dòng Biển Đức.  Tại đây, ngài treo bộ quân phục của mình trước một bức hình Đức Mẹ Maria.  Sau đó, ngài đến thị trấn Manresa, Catalonia và đã dành nhiều tháng sống trong một hang động để thực hành khổ hạnh khắt khe.  Tại Manresa, Inhaxiô bắt đầu thay đổi lối sống và cảm nghiệm sự thay đổi trong tâm hồn xen lẫn niềm vui và nỗi khổ đau.  Được Chúa đánh động, từ đó ngài khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô.  Một lời cầu nguyện cho các hối nhân mà Inhaxiô rất tâm đắc: “Lạy Chúa, xin hãy nhận lấy tất cả tự do, trí khôn và cả ý chí con.  Tất cả những gì con có và đang làm chủ, Chúa đã cho con; nay con xin dâng lại cho Chúa.  Tất cả là của Chúa, xin Chúa xử dụng hoàn toàn theo tôn ý Ngài.  Lạy Chúa, xin hãy ban cho con tình yêu và ân sủng Chúa.  Đối với con, thế là đủ.  Amen!”

Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Ðức ở Monserrat.  Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria, thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.

Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện.  Chính trong thời gian hoán cải này, Linh Thao là con đường thiêng liêng đặc biệt và ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, đó là cuốn “Những Thao Luyện Tâm Linh”.

Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Roma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây.  Vì lo sợ cho tính mạng của ngài, các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona.  Tin tưởng rằng, kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Paris.

Sau khi đi hành hương ở Đất Thánh về, Inhaxiô quyết định trở thành một linh mục.  Việc này đòi hỏi ngài phải bắt đầu lại việc học hành.  Inhaxiô đã cố gắng học tiếng La tinh và ghi tên vào học ở Đại học Paris.  Trong lúc theo học ở Paris, ngài đã thu phục được một nhóm nhỏ sinh viên thành lập một hội đoàn trong đó có Phanxicô Xaviê và Pierre Fabre.

  1. Sáng lập Dòng Tên

Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15-8-1534, bảy sinh viên Đại Học Paris cùng nhau đến nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre (Crypte du Martyrium de Montmartre) để tuyên khấn.  Chân phước Phêrô Favre, linh mục duy nhất của nhóm, dâng lễ, một lễ dành riêng cho họ.  Trước khi rước Mình Thánh Chúa, mỗi người lần lượt đọc lời khấn đã viết sẵn.  Trong tinh thần này, bảy anh em đã ý thức được một tâm tình: Tất cả là những người Bạn của Chúa Kitô.  Trong số bảy người đó, ngoài Thánh Inhaxiô ra còn có Thánh Phanxicô Xaviê.  Khi viếng thăm nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo ở Montmatre, chúng tôi đọc được một bảng bằng đồng viết bằng tiếng La tinh: “Societas Jesu Quae Sanctum Ignatium Loyolam Patrem agnoscit, Lutetiam matrem Hic nata est. – Dòng Tên sinh tại nơi đây.  Cha: Thánh Inhaxiô, Mẹ: Paris”.

Sau thời gian sống ở Paris, Inhaxiô và nhóm bạn bảy người đã nuôi mộng sẽ đi Giêrusalem và dấn thân ở đó.  Tuy nhiên, họ cũng có một ý tưởng thứ hai, là nếu điều kiện không cho phép họ đi Giêrusalem, thì tất cả sẽ xin tự nguyện tùng phục Đức Thánh Cha, và sẽ đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ việc gì để phục vụ Giáo Hội.

Khi từng người lần lượt đã đến Roma, họ nhận được sự chúc lành của Đức Thánh Cha, Ngài cũng cho phép họ đi Đất Thánh và Ngài còn cho phép tất cả được chịu chức Linh Mục.

Trong năm đó, năm 1537, vì điều kiện không cho phép, nên việc đi Giêrusalem phải hoãn lại, và với thời gian, Chúa đã muốn hướng đi khác cho những người trẻ này.  Đặc biệt trong thời gian này Inhaxiô đã có được một thị kiến tại La Storta: “Một hôm khi còn cách xa Roma mấy dặm, đang khi cầu nguyện trong một nhà thờ, Inhaxiô nhận thấy một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn, và thấy rõ ràng Chúa Cha đặt ông cùng Chúa Kitô, con của Ngài.  Inhaxiô không thể nào nghi ngờ điều đó chỉ biết rằng Chúa Cha đặt mình cùng Chúa Con” (Hồi ký I-nhã số 96).  Đó chính là một trong những kinh nghiệm giúp Inhaxiô và các anh em nhận ra được ơn gọi để trở nên những người kết thân với Chúa Kitô, trở nên những môn đệ của Ngài và cùng Ngài lên đường phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn.

Trong thời gian này, các anh em tiếp tục sống tinh thần tông đồ, giúp các các linh hồn, và đưa mọi người về với Đức Kitô đúng theo tinh thần của Linh Thao.  Đây cũng là một trong những trọng tâm sống của họ.  Các anh em đều tiếp tục xây dựng cuộc sống của mình trên đặc sủng Linh Thao.  Họ cũng nhận định và suy nghĩ về tương lai của mình.  Một trong những điều họ suy nghĩ là: “Nên đặt tên cho nhóm bạn mình là gì đây?”  Với tâm tình “là những người bạn trong Chúa Kitô”, tất cả đều đồng tâm chọn chính tên của Đấng đã làm cho mọi người yêu mến và ao ước phục vụ.  Vì thế, họ đã chọn tên cho nhóm là: “Societatis Jesus – Cộng đoàn Giêsu hữu”.

Sau đó, vào Mùa Chay năm 1539 tại Roma, Inhaxiô và các bạn đã nhất trí xin lập một dòng tu mới.  Đức Thánh Cha Phaolô III đã chính thức phê chuẩn Dòng Chúa Giêsu vào năm 1540, với tên gọi “Cộng đoàn Giêsu hữu”.  Thánh Inhaxiô được bầu làm bề trên đầu tiên.  Ở đây xin mở ngoặc để phần nào trả lời cho câu hỏi: “Tại sao ở Việt Nam lại kêu Dòng Chúa Giêsu là Dòng Tên?”  Vì khi Dòng Chúa Giêsu vào Việt Nam, thì trong bối cảnh xã hội thời đó, ai kêu tên của Ông Bà Cha Mẹ, đặc biệt tên của Chúa, thì rất phạm thượng, nên “Dòng Chúa Giêsu” đã được kêu là “Dòng Tên”, để không phạm húy, để mọi người dễ chấp nhận, và cũng dễ dàng cho anh em Giêsu Hữu thời đó trong việc truyền giáo.

Khi Dòng Tên được phê chuẩn và hình thành, Inhaxiô và các anh em đã quyết định một vài điều liên quan đến đời sống thiêng liêng và phục vụ.  Cộng đoàn Dòng Tên sẽ không có giờ kinh phụng vụ chung, tu sĩ dòng không có áo dòng như các tu viện và dòng Tu thời đó, và Dòng Tên cũng không là một tu viện với một “chỗ gối đầu” êm ấm, được bao quanh bởi bốn bức tường kiên cố.  Nhưng tại sao lại có những quyết định như thế?  Đơn giản là các tu sĩ Dòng Tên cần phải sống ơn gọi tông đồ mà Thiên Chúa đã mời gọi.  Vì thế, họ đã chọn lựa một số cách thức giúp họ dễ dàng thi hành sứ mạng tông đồ hơn.  Vì thế, tu viện của Dòng Tên sẽ là phố phường và thế giới, nơi các tu sĩ Dòng Tên đặt chân tới để giúp các linh hồn và phục vụ anh chị em.  Đó chính là tinh thần sống của Inhaxiô, một người lữ hành, và của những anh em Dòng Tên từ xưa cũng như hôm nay.

Từ đó trở đi, theo gương của Chúa Giêsu, các tu sĩ Dòng Tên đã đi đến từng phố phường, làng mạc…, để đem Tin Mừng của Chúa đến khắp mọi nơi, cùng chia sẻ và giúp đỡ từng tâm hồn nhận ra được tình yêu của Chúa, tin vào Tin Mừng của Ngài, và tập sống theo mẫu gương của Đức Kitô.  Đặc biệt, ở đâu cần giúp đỡ hơn, ở đâu khó khăn hơn, ở đâu Tin Mừng Chúa cần “nở hoa” hơn thì các anh em Dòng Tên quyết tâm lên đường dấn thân nơi đó.  Vì vậy mà Phanxicô Xaviê đã phải xa lánh nhóm bạn, đáp tàu đến một vùng đất xa xôi và lạ lẫm ở Ấn Độ và Nhật Bản, Mattheo Ricci và Adam Schall ở Trung Quốc, Alexandre de Rhode (cha Đắc Lộ) ở Việt Nam, và còn bao tu sĩ Dòng Tên khác đã đặt chân lên Nam Mỹ, Châu Phi.

Ngoài ra, môi trường phục vụ của dòng Tên ngày xưa, cũng như hiện nay với trên 20 ngàn tu sĩ tại 127 quốc gia, không giới hạn ở một chân trời nào cả.  Không chỉ có chân trong triều đình nhà Vua thời xưa, mà còn ở những góc phố dơ bẩn tại Manila thời nay.  Không chỉ ở tại những đại học danh tiếng như Georgetown University – Hoa Kỳ, mà còn tại những vùng hoang vu đất đỏ ở Việt Nam.  Thực vậy, nơi nào Vinh Danh Thiên Chúa hơn, thì các tu sĩ Dòng Tên có mặt ở đó.

  1. Inhaxiô một vị thánh lớn của Giáo hội

Trong khi các bạn đồng hành được Đức Giáo Hoàng sai đi truyền giáo thì Inhaxiô vẫn ở Roma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.

Trong thị kiến ở La Storta, Inhaxiô xin và đã được “Chúa Cha và Đức Giêsu vác thập giá nhận Inhaxiô làm người phục vụ.”  Đức Giêsu vác thập giá đã nói với Inhaxiô: “Ta muốn con phục vụ chúng ta”.

Thánh Inhaxiô qua đời ngày 31-7-1556, hưởng thọ 65 tuổi.  Đức Giáo hoàng Phaolô V phong chân phước cho ngài vào ngày 27-7-1609.  Đức Giáo hoàng Grêgôriô XV phong thánh ngày 13-3-1622.  Lễ kính Thánh Inhaxiô vào ngày 31-7 hằng năm.

Thánh Inhaxiô đích thực là một nhà thần bí.  Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo như Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể.  Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên “ad majorem Dei gloriam” nghĩa là  “để Thiên Chúa được vinh danh hơn”.  Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội.  Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện.  Vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà Đức Giáo Hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.

Các linh mục Dòng Tên gồm những nhà bác học, thần học, giáo dục, khoa học cho đến những nhà truyền giáo danh tiếng và nhiều đấng tử đạo.  Những thần học gia vĩ đại, con cái của Thánh Inhaxiô như: Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955) và Henri de Lubac (1896-1991) của Pháp, Karl Rahner (1904-84) của Đức, Bernard Lonergan (1904-84) của Canađa và John Courtney Murray (1904-67) của Hoa Kỳ, Hans Urs von Balthasar (1905-88), người Thụy Sĩ… Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng là Tu sĩ Dòng Tên.

Đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, tổng số tu sĩ Dòng Tên là 17.637 tu sĩ, trong đó có 12.526 linh mục, 1.470 tu huynh, 2.896 học viên và 745 tập sinh, phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới trong 84 tỉnh dòng, 5 miền độc lập và 10 miền phụ thuộc.  Các tu sĩ của Dòng có mặt trong hầu hết các hoạt động của Giáo Hội (suy tư thần học, giảng thuyết, mục vụ giới trẻ, giúp Linh thao, truyền giáo…) cũng như của xã hội (giáo dục, truyền thông, phục vụ người tị nạn và di dân,…) nhằm phục vụ và thăng tiến con người.  Họ là các thần học gia, các vị linh hướng, giáo sư, kỹ sư, nhạc sĩ, nhân viên xã hội, tâm lý gia, bác sĩ, luật sư, nhà báo, nhà truyền giáo…(x.dongten.net).

Khi dâng lễ ở Nhà nguyện “hoán cải”, tôi suy gẫm về ơn trở lại của thánh nhân.  Nhờ đọc sách thiêng liêng mà Inhaxiô được biến đổi.  Thiên Chúa đã dùng sách thiêng liêng như một khí cụ để hoán cải Inhaxiô.  Việc đọc sách thiêng liêng đã tạo nên nhiều vị thánh.  Nhờ việc đọc sách thiêng liêng, con người trau dồi tri thức về giáo lý Kitô Giáo, đồng thời tìm được những kiến thức cho cuộc thưa chuyện mỗi ngày với Thiên Chúa.  Một cuốn sách thiêng liêng hay có thể được coi như một người bạn tốt.

Thời đại kỹ thuật số hôm nay, các phương tiện truyền thông hằng ngày luôn tấn công con người bằng những âm thanh và hình ảnh thế tục, nó muốn tách lìa từng người ra khỏi Thiên Chúa.  Một quyển sách tốt có thể trở thành một người bạn tuyệt vời, một nhà tư vấn khôn ngoan.  Một quyển sách tốt là một kho tàng tâm linh.  Một vài phút suy niệm về một bài đọc thiêng liêng sẽ giúp chúng ta gần Chúa hơn.

Inhaxiô là một vị đại thánh cho Giáo Hội và một nhân cách lớn cho xã hội.  Ngài là một thiên tài trong lịch sử loài người.  Nơi ngài, ân sủng và tự nhiên hòa hợp cách mỹ mãn để biến đổi một hiệp sĩ đầy tham vọng thế tục thành một vị thánh lớn để bước theo Chúa Kitô xây dựng Vương Quốc Thiên Chúa và phục vụ mọi người.  Thật khó mà mô tả đầy đủ những đức tính phong phú và có phần đối nghịch của Inhaxiô: hăng hái nhưng biết kềm chế; dũng cảm, quyết tâm, nhưng đơn sơ, cẩn trọng; mạnh mẽ, cương nghị nhưng dịu dàng, yêu thương.  Một con người của những khát vọng lớn lao.  Cả những tham vọng, đam mê thế tục.  Trước khi hoán cải, phục vụ vua chúa trần gian, tìm kiếm danh vọng cho bản thân.  Sau khi hoán cải, cũng với khát vọng và hoài bão lớn lao cố hữu, nhưng được thanh luyện, để không còn tìm kiếm chính mình mà tìm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Mừng lễ kính thánh Inhaxiô, xin Chúa cho mỗi người chúng ta được noi gương ngài luôn sống và làm việc “Để Thiên Chúa được vinh hiển hơn”.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn

Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn

 
Trong khi họ đang ăn trong một tiệm ăn ở San Antonio (Texas, nước Mỹ) thì các cảnh sát viên ngạc nhiên vì đề nghị của em bé gái.
Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn
Bé gái 8 tuổi cầu nguyện với một nhóm cảnh sát trong tiệm ăn
Câu chuyện thật cảm động vừa xảy ra gần đây trong một tiệm ăn ở tiểu bang Texas. Đầu tiên hết, câu chuyện được đăng trên Facebook ngày thứ tư 5 tháng 7, được hàng ngàn người chia sẻ, sau đó được báo chí Mỹ đăng tiếp. Và người ta hiểu vì sao nó đã được đăng.
 Hôm đó, cô bé Paige 8 tuổi đi ăn với dì Martha ở tiệm ăn Luby’s, Paige Bosquez, em thấy một nhóm cảnh sát mặc đồng phục ngồi ăn gần đó.

Xin Chúa bảo vệ

Người mảnh khảnh, em mặc áo thun màu xanh da trời, quần ngắn bermuda cũng màu xanh da trời, em đến gần họ và hỏi một câu làm những người dũng cảm này quá ngạc nhiên: “Các ông có muốn con cầu nguyện cho các ông được an toàn và Chúa bảo vệ các ông trong sự che chở của Ngài không?”.

Sững sờ, các cảnh sát viên đồng ý ngay và họ cùng em Paige cầu nguyện, và phản xạ tự nhiên của dì Martha là chụp hình cảnh đang ghi nhớ này. Khi cầu nguyện xong và ăn xong, họ đến bàn của em Paige để cám ơn trước khi rời tiệm ăn.

Phải nói là các cảnh sát viên này vẫn còn sốc sau cái chết của một trong các đồng nghiệp của họ, ông Miguel Moreno đã bị hạ khi ông điều tra các vụ ăn cắp xe hơi vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Sáng kiến của em Paige đã làm cho họ rất xúc động.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: Phanxico

Tại sao đồng tiền Mỹ lại có dòng chữ “In God We Trust”?

 Tại sao đồng tiền Mỹ lại có dòng chữ

“In God We Trust”?

 By   QUỲNH VI

Dòng tiêu ngữ trên đồng tiền Mỹ. Ảnh: Liberty News Now.

Vào ngày này cách đây 61 năm, cụm từ “In God We Trust” (tạm dịch: “Chúng ta tin Chúa”) trở thành tiêu ngữ quốc gia Mỹ.

Ai đã từng cầm một tờ đô-la Mỹ trên tay đều dễ dàng nhìn thấy dòng chữ này. Vì sao một nhà nước thế tục như Mỹ lại sử dụng dòng chữ mang đầy tính tôn giáo này làm tiêu ngữ quốc gia?

“Chúng ta tin Chúa” bắt nguồn từ bài thơ Lá cờ sao lấp lánh được luật sư Francis Scott Key viết trong Cuộc chiến Anh-Mỹ năm 1812. Bài thơ này được nhà soạn nhạc John Stafford Smith phổ nhạc, và vào năm 1931, đã chính thức trở thành Quốc ca Hoa Kỳ.

Một đạo luật của Quốc hội vào năm 1864 đã cho phép khắc dòng chữ này trên đồng hai xu sau khi có rất nhiều người dân đưa ra đề xuất. Người đi đầu trong nỗ lực này là mục sư M. R. Watkinson của bang Pennsylvania.

Theo thông tin từ Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, mục sư M. R. Watkinson cho rằng, khi Cuộc chiến Nam – Bắc trở nên khốc liệt hơn, đại bộ phận người dân miền Bắc cảm thấy họ cần phải được tiếp sức niềm tin để tiếp tục chiến đấu.

Niềm tin của họ, theo Watkinson, chính là GodGod ở đây được hiểu là Chúa trời, hay Thượng đế. Nhiều người Mỹ tin rằng Chúa trời đã bảo vệ nước Mỹ từ những năm đầu lập quốc, nhờ vậy, cho dù đã từng trải qua nhiều cuộc chiến ác liệt, Liên bang Hoa Kỳ (the Union) vẫn tồn tại.

Bài thơ Lá cờ sao lấp lánh đã truyền cảm hứng đặc biệt cho người dân miền Bắc. Lý do là nó ra đời sau khi tác giả chứng kiến pháo đài McHenry tại thành phố Baltimore, bang Maryland vẫn ngoan cường chiến đấu và không thất thủ, dù bị quân đội Anh tấn công dữ dội vào đêm 18/6/1812.

Francis Scott Key hoàn thành bài thơ vào năm 1814, và ông đã viết:

“Hãy cùng ca tụng quyền lực nào đã làm nên và bảo toàn Tổ quốc ta! Chiến thắng rồi sẽ đến với những ai mang lý tưởng của sự công bình. Hãy lấy điều này mà làm tiêu ngữ, ‘Chúng ta tin Chúa’!”

Và theo mục sư Watkinson, niềm tin của các binh sĩ trong cuộc chiến Anh – Mỹ cũng chính là niềm tin của người miền Bắc trong thời kỳ Nội chiến, rằng Chúa đứng về phía họ, như đã từng đứng về phía cha ông họ trong những cuộc chiến trước, và sẽ giúp họ chiến đấu bảo vệ một nước Mỹ toàn vẹn.

Đến tháng 3/1865, khi Nội chiến sắp kết thúc, Quốc hội Mỹ tiếp tục ban hành một đạo luật nữa, cho phép tiêu ngữ này được khắc trên tất cả các đồng tiền kim loại. Ngay sau khi Nội chiến chấm dứt, từ năm 1866 trở đi, tiêu ngữ này đã bắt đầu xuất hiện trên các đồng xu Hoa Kỳ.

Tiến vào thập niên 1950, cuộc chiến chống lại ý thức hệ cộng sản dâng cao tại Mỹ. Một số người dân cho rằng, việc xác quyết niềm tin vào tôn giáo một lần nữa cần được đề cao để khẳng định Hoa Kỳ là một đất nước có niềm tin tôn giáo, trái ngược với tư tưởng vô thần của những người cộng sản. God đến lúc này được họ hiểu là đấng tối cao nói chung của các tôn giáo, chứ không riêng tôn giáo nào.

Vì vậy, ngày 11/7/1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ký ban hành Đạo luật H.R.619, và kể từ năm 1957 trở về sau thì không chỉ các đồng xu, mà tất cả các đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ sẽ đều in dòng chữ “In God We Trust”.

Ngày 30/7/1956, tiến thêm một bước, Tổng thống Eisenhower lại ký ban hành Đạo luật P.L.84-140, chính thức công nhận dòng chữ “In God We Trust” là tiêu ngữ quốc gia của Hoa Kỳ.

Luật sư Francis Scott Key, tác giả bài thơ “Lá cờ sao lấp lánh”, sáng tác năm 1812, sau này được phổ nhạc thành Quốc ca Hoa Kỳ. Ảnh: Maryland Public Television.

Có trái ngược với Hiến pháp không?

Ngay từ những ngày đầu tiên khi “In God We Trust” trở thành tiêu ngữ quốc gia, nó đã bị phản đối.

Những người ủng hộ một nhà nước thế tục tuyệt đối (secularists) cho rằng nó vi phạm Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Mỹ, vốn ngăn cấm Quốc hội ban hành bất kỳ đạo luật nào tôn vinh một tôn giáo nào hay cấm đoán quyền tự do tôn giáo của người dân.

Hầu hết những người cho rằng tiêu ngữ này vi hiến đều dựa vào lập luận của Thomas Jefferson, là một trong những tổ phụ cổ xúy cho việc Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ phải tuyệt đối trở thành một nhà nước thế tục.

“Tôi, cũng như quý vị, tin rằng tôn giáo là vấn đề riêng tư giữa một cá nhân và Thượng đế, rằng một người không cần phải giải thích với bất kỳ ai về niềm tin hay cách thức mà anh ta thờ phụng, và rằng các quyền lực chính đáng của một nhà nước chỉ có thể vươn đến các hành vi của một người chứ không phải là những suy nghĩ của anh ta.

Tôi đoan chắc, với chủ quyền nhân dân đáng kính mà người dân Hoa Kỳ đã dùng để tuyên bố rằng, cơ quan lập pháp của họ sẽ ‘không tạo ra những luật lệ chỉ tôn vinh sự thiết lập của một tôn giáo, hay cấm đoán quyền được có tự do tín ngưỡng’, là chính người dân đã dựng lên một bức tường phân cách giữa Nhà nước và Tôn giáo” – Thomas Jefferson (1802).

Trong bức thư gửi Hội thánh Danbury năm 1802, Jefferson đã giải thích lý do vì sao ông ủng hộ việc phân chia rõ ràng giữa quyền lực nhà nước và thần quyền của một tôn giáo.

Theo Giáo sư Công pháp Jesse H. Choper của Đại học Luật Berkeley, bang California, Tu chính án thứ Nhất thường được các án lệ diễn giải là Hiến pháp không cho phép nước Mỹ có quốc giáo (national religion) và cũng nghiêm cấm chính quyền liên bang dùng ngân sách quốc gia để ủng hộ việc thiết lập hoặc vận hành của bất kỳ một tôn giáo nào.

Vào năm 1971, trong án lệ Lemon v. Kurtzman, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra ba tiêu chuẩn để giúp xác định một hành vi hay đạo luật của chính phủ có vi phạm Tu chính án thứ Nhất hay không, bao gồm:

  • mục đích của nhà nước phải mang tính thế tục (secular purpose),
  • kết quả tiên quyết (primary purpose) của hành vi hay đạo luật của nhà nước không thể ủng hộ hay ngăn cấm bất kỳ một tôn giáo nào, và
  • không được tạo ra quan hệ đan xen quá mức giữa nhà nước và tôn giáo.

Tự do tôn giáo lại còn có nghĩa là người ta có quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào. Những ai phản đối sử dụng “Chúng ta tin Chúa” thì cho rằng, mục đích của việc đưa nó trở thành tiêu ngữ rõ ràng là ý tứ của những người tin vào thần quyền. Vì thế, mục đích của đạo luật này đã mất đi tính thế tục, và là hành vi vi hiến.

Tuy nhiên, tòa án Hoa Kỳ đã không đồng ý với lập luận trên, và tiêu ngữ này vẫn tiếp tục được sử dụng.

Tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa” trên tem Hoa Kỳ thập niên 1960. Nguồn: Shutterstock.

Tòa án nghiêng về phe ủng hộ tiêu ngữ

Trong 61 năm kể từ khi “Chúng ta tin Chúa” trở thành tiêu ngữ quốc gia, đã có khá nhiều vụ kiện phản đối nó. Lần gần đây nhất là vào năm 2016, khi một người theo chủ nghĩa vô thần (atheist), luật sư Michael Newdow, nộp đơn kiện yêu cầu tòa án không công nhận “Chúng ta tin Chúa” là tiêu ngữ quốc gia vì lý do vi hiến.

Nhưng mặc cho các nỗ lực của những người như Michael Newdow, cho đến thời điểm hiện tại, quan điểm của các vị thẩm phán Hoa Kỳ trong các án lệ liên quan vẫn không thay đổi, và nghiêng về phía ủng hộ tiêu ngữ.

Theo các thẩm phán, tiêu ngữ “In God We Trust – Chúng ta tin Chúa”, không phải là một câu văn có ý nghĩa tôn giáo tại Mỹ. Do đó, tiêu ngữ này không vi phạm Tu chính án thứ Nhất.

Ngoài ra, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ liên tục từ chối, cũng như chưa bao giờ xem xét những vụ kiện liên quan đến tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa”.

Và vì thế, hiện nay, án lệ Aronow v. United States (1970) của Toà Phúc thẩm Liên bang Khu vực số 9 có thể được xem là phán quyết có thẩm quyền cao nhất về vấn đề pháp lý này.

Theo án lệ này“rất hiển nhiên là câu tiêu ngữ quốc gia được in trên các đồng xu và toàn bộ hệ thống tiền tệ của Hoa Kỳ – ‘Chúng ta tin Chúa’ – không có bất cứ mối liên quan gì đến việc thiết lập một tôn giáo nào (làm quốc giáo)”.

Ngoài ra, những gì thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, William J. Brennan Jr., viết trong án lệ Lynch v. Donnelly (1984) – là một vụ kiện liên quan đến lời tuyên thệ trung thành với nước Mỹ (pledge of allegiance) – cũng nói rõ quan điểm chung của các tòa án Mỹ về vấn đề này.

Đó là, ngày nay, các tiêu ngữ như “Chúng ta tin Chúa” hay “Dưới Thiên Chúa” (Under God) đã mất đi màu sắc tôn giáo của nó bởi vì mọi người cứ nhai đi nhai lại những câu nói này theo kiểu học vẹt. Điều này đã khiến chúng không còn được xem là một cách tuyên xưng tôn giáo nữa, mà chỉ còn mang tính hình thức, đủ để xem đó là một phần của nghi lễ dân sự (civil religion).

Thái độ của các thẩm phán cũng đại diện cho số đông dân chúng.

Đến thời điểm hiện tại, đa số người Mỹ vẫn ủng hộ “In God We Trust”, và điều này được thể hiện qua việc Quốc hội Mỹ đã rất nhiều lần tái khẳng định đó chính là tiêu ngữ quốc gia. Lần gần nhất là vào năm 2011.

Vì sao người Mỹ lại có thái độ như vậy?

Ủng hộ tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa” vì lý do lịch sử 

Ngoài việc nghe quen tai như các thẩm phán đã chỉ ra ở trên, đa phần những người ủng hộ (hoặc không phản đối) dựa vào lịch sử và bối cảnh ra đời của nó tại Hoa Kỳ, chứ không hẳn bởi vì họ là những người sùng đạo.

Theo thời gian, trong sâu thẳm tâm thức của người Mỹ, ca từ của bài Quốc ca hiển nhiên được xem là một phần của lịch sử đất nước, với một tinh thần rất thế tục chứ không có mục đích tôn giáo nào nữa.

Hơn thế, hoàn cảnh ra đời của tiêu ngữ trong thời kỳ Nội chiến càng giúp người Mỹ khẳng định niềm tin vào sự vẹn toàn của Tổ quốc họ, cũng như lý do để họ tiếp tục bảo vệ quốc gia và những giá trị, di sản ông cha để lại.

Vì vậy, chúng ta có thể phần nào hiểu được vì sao đa số người Mỹ không cảm thấy họ đang tuyên xưng cho một quốc giáo, khi chọn một câu trong bài thơ Lá cờ sao lấp lánh của luật sư Francis Scott Key làm tiêu ngữ quốc gia của mình.

Tài liệu tham khảo: