Khoe

Khoe

(Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

Tạp ghi Huy Phương

Sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét về đặc tính của người Việt Nam như sau: “…hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài…” Nhận xét này có phần đúng nếu chúng ta chịu khó quan sát ngay trong đời sống cộng đồng của người Việt chúng ta. Có người khoe cá lạ đắt tiền trong hồ, người lại thích khoe chim quý trong lồng, người thì khoe vườn cây cảnh, không có những điều này thì khoe gia thế, địa vị, con cái, nhà cửa, xe cộ, tiền của… Các bạn có quan sát ở ngoài đường, những người có bắp thịt thì thích mặc áo ba lỗ không?

Khoe cái mình có đã không ai thích, vin vào cái bóng râm của người khác để khoe mình, kiểu “tiêu bạc giả” lại là một điều tệ hại. Một ông nhà văn kể chuyện ở tù mà cũng dẫn ra là ông chung trại với nhà văn này hay ông họa sĩ kia, hay một thời đã chơi thân với cô ca sĩ nổi tiếng này, uống rượu với nhạc sĩ lừng danh nọ.

Ông bạn viết lách của tôi có kể câu chuyện một người, trong lúc có chuyện đụng chạm với người lạ, cao hứng đã vỗ ngực hỏi người kia: “Ông có biết tôi là ai không?” Sau này hỏi ra mới biết ông ấy là chuyên viên hộ tống, theo xách cặp cho một ông tướng.

Chuyện khoe khoang rất dễ thấy nếu bạn ở xa mới lại. Trừ khi là người cần bán ngôi nhà đang ở hay đang làm công việc môi giới bán nhà, còn thì đừng bao giờ khoe nhà với bất cứ ai cả. Ngày nọ, một người mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, gặp một ông bạn trên phố Bolsa, khẩn khoản mời về nhà, không phải là để dùng bữa tối hay hàn huyên tâm sự, mà là để “xem nhà cho biết!” Ông chủ nhà sợ bạn từ chối nên nói nhà ông cách đây có năm mười phút, nhưng đến ngôi nhà đẹp đẽ này, họ phải mất gần nửa giờ.

Người bạn mới gặp được yêu cầu cởi giày trước bậc cửa, và theo sự hướng dẫn của chủ nhà, lần lượt đi từ phòng khách, phòng gia đình đến nhà bếp, từ phòng ngủ lớn đến phòng ngủ nhỏ và mấy cái nhà cầu. Khi khoe nhà, người chủ dùng mấy chữ tiếng Anh để chỉ các loại phòng, khiến người mới đến cũng ngẩn ra. Ở mỗi nơi khách cũng lịch sự ghé đầu vào một tí, mà chủ nhà cũng không muốn cho khách vào sâu hơn, chỉ đủ cho người xem gật gù, chậc lưỡi hay xuýt xoa để làm vừa lòng bạn.

Đương nhiên, trong một ngôi nhà sang trọng phải có những vật dụng quí giá, đó là mức “tra tấn” tiếp theo về giá trị của mấy bức tượng mua từ Thái Lan trong chuyến du lịch 10 năm về trước hay một bức tranh thủy mặc được đem từ Đài Loan về. Tất cả đều xa lạ và làm buồn lòng cho khách viếng. Người vui và thỏa mãn trong buổi chiều hôm nay chính là người chủ của ngôi nhà lộng lẫy này, kiếm được người khoe nhà đâu phải chuyện dễ.

Những người Việt Nam mới sang, thường là những ngày đầu còn bị chao đảo vì múi giờ khác nhau, nhưng được bà con chở đi thăm một vài gia đình quen biết, mà đáng lý ra người mới sang là người được thăm viếng mới phải. Chủ nhà sau khi trà nước, đem một DVD cuốn phim đám cưới cô con gái đầu ra, bỏ vào máy cho phát hình, gọi là “để chú thím xem cho biết, kẻo hồi đám cưới cháu, chú thím ở xa.” Những hoạt cảnh của một buổi tiếp tân trong một nhà hàng Tàu với những ông bà áo quần lượt là, những lời chúc tụng được lặp đi lặp lại nhiều lần, MC nói chuyện nham nhở cùng với những trò chơi sàm sỡ lai căng, kèm theo lời thuyết giảng của ông bà chủ nhà là những gì rất xa lạ, mà khách buồn ngủ cũng phải lịch sự mở mắt xem. Không là phim đám cưới thì cũng là phim quay trong một chuyến du lịch, hay sinh nhật đứa cháu. Những cuốn phim này thường thường bỏ xó tủ, không có khán giả nên cần người xem.

Nhiều người thường đang ngồi trên ghế trong một tiệm hớt tóc hay uốn tóc, tay chân không động đậy được thì phải mở miệng, thường cao hứng đem hết chuyện gia đình, con cái ra khoe. Cũng tại nơi này, thỉnh thoảng đi hớt tóc, tôi lại bị một ông khách đang ngồi ghế bên cạnh tra tấn khi kể chuyện du lịch phương xa mới về, thường là Việt Nam mới có cái để nói, huênh hoang với số tiền đã tiêu. Thường thì khoe khoang hay đi đôi với khoác lác. Có những người phụ nữ, chỉ sau mấy phút sơ giao, không ai đánh đập, tra hỏi, cũng đã cung khai hết sự thành đạt của các con bà: bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, bao nhiêu ngôi nhà bạc triệu ngoài biển hay trên đồi. Nhiều ông bà muốn khoe con vừa tốt nghiệp, phải dùng lối quảng cáo bằng cách đăng một cột báo cha mẹ chúc mừng con (!), không chúc mừng kiểu này thì ai biết đến phúc nhà.

Trong đám cưới, khi giới thiệu anh em cô dâu chú rể cũng không quên kèm theo văn bằng. Có gia đình gặp cảnh tang tóc, cũng ráng ghi chức tước bằng cấp của con cái người chết trên trang cáo phó, một công đôi việc, không ghi thì ai biết con cái làm rạng rỡ tông môn.

Nếu hai người cùng khoe cái mình có như nhau thì không ai nghe ai, nên thường người ta muốn khoe cái mình có trước mặt những người thiệt thòi hơn mình. Vì vậy nên có những người vụng về không có ý tứ, khoe nhà trước mặt người suốt đời ở nhà thuê, khoe con thành đạt với những gia đình có con chỉ làm thợ hay thất bại trong học vấn. Đã có lần giữa bạn bè, tại Sài Gòn, trong thời điểm có nhiều người vượt biên, một người bạn có con vượt biển, khoe con vừa được tàu Hòa Lan vớt trên Biển Đông, được nữ hoàng xứ này tiếp đón, được trợ cấp nhà cửa và tiền bạc, trước mặt một người bạn có con mới tử nạn trên biển cách đó không lâu. Khi người ta hứng khởi, sung sướng bởi cái mình có, khó mà giấu kín trong lòng.

Được khoe khoang nhiều nhất là chức tước và học vị. Nhiều khi tước vị không xứng với kiến thức và tài năng. Trên truyền hình có người để luôn hai tước vị giáo sư (!) và nhà văn cùng một lúc, nhưng khi nghe ông này giải thích với người nghe và người xem rằng Bộ Lại là… Bộ Học (dưới triều Nguyễn), nghĩa là Bộ Nội Vụ là… Bộ Giáo Dục thì xem chừng ông bà xưa có câu “dốt hay khoe chữ” quả không sai. Trong cộng đồng này nhiều người chưa đến tuổi sắp chết đã làm tổng kết tự khen mình với những tác phẩm kiểu “Vừa Đi Vừa Kể Chuyện” của “bác” như “60 Năm Viết Văn,” “50 Năm Sân Khấu,” “40 Năm Hoạt Động Cộng Đồng,” “20 Năm Làm Truyền Thông.”

Có nhà thơ dùng thêm một bút hiệu khác để tiện cho việc…tâng bốc mình.

Trong 10 cuốn hồi ký xuất bản ở hải ngoại thì đã có tám cuốn viết ra để kể công trận, khoe tài, chứ không thấy ai đấm ngực nhận lỗi mình hay sám hối.

Một bác sĩ tâm thần người Pháp, Dominique Esquirol, đã ví von một câu nghe thấm thía: “Con người cũng như bông lúa: Khi không hạt, nó ngẩng cao đầu, khi trĩu hạt, nó cúi mình xuống!”.

Báo chí cám cảnh Saigon ngập như sông

Báo chí cám cảnh Saigon ngập như sông

000_APH2001061150264.jpg

Mưa ngập sau một trận mưa lớn ở Việt Nam.

AFP photo

Hai trận mưa lịch sử ngày 26 và 27/9/2016 biến Saigon kể cả Phi trường Quốc tế Tân Sơn Nhất và nhiều thành phố khác ở miền Đông Nam Bộ chìm ngập trong biển nước. Báo chí do Nhà nước quản lý tích cực đưa tin bài hình ảnh và có những tựa bài thể hiện sự mỉa mai đối với trách nhiệm Nhà nước về quản lý đô thị.

Nghệ thuật giật tít

“Mưa vượt ‘tầm nhìn’, chống ngập ra sao?” “Dân thừa nước ngập, thiếu nước sạch”; “TP.HCM ngập khủng khiếp có nguyên nhân sai lầm từ qui hoạch và thiết kế lỗi thời” là những tựa bài có thừa sự phê phán lẫn cay đắng của nhà báo, họ thể hiện sự chia sẻ nỗi lòng nặng trĩu cùng 5 triệu dân Saigon. Suy cho cùng nhà báo cũng là nhân dân và họ cũng lội nước đẩy xe hoặc tát nước chạy lụt trong nhà như mọi người.

Tuy vậy cao trào của nghệ thuật đặt tít khiến người đọc báo không thể bỏ qua không xem bài thuộc về báo Lao Động Online: “Đừng im lặng: Họ đã làm gì với 20.000 tỷ chống ngập của chúng tôi, thưa ông trời!”

Không chỉ người dân và nhà báo, giới doanh nhân cũng mệt mỏi về chuyện đường phố biến thành sông. Ông Nguyễn Văn Mỹ Chủ tịch Du Lịch Lửa Việt trụ sở ở TP.HCM nói với chúng tôi là, tình trạng ngập như lụt ở Saigon và các tỉnh khác sau các trận mưa lớn, ảnh hưởng nặng cho ngành du lịch, xe chở các đoàn khách bị tắc đường không thể vào thành phố, chưa kể sự nguy hiểm mà khách nước ngoài cảm nhận. Ông Nguyễn Văn Mỹ đưa ra nhận định đầy suy gẫm về vấn đề quản lý đô thị:

“Trước hết câu chuyện không có hiệu quả thì ai cũng thấy rồi, đáng lo hơn nữa là những người giữ trọng trách lo nhiệm vụ chống ngập cho thành phố không thấy được cách làm không hiệu quả của mình mà cứ đổ cho tại và bị thôi. Điều này rất là nguy hiểm, cách đây mấy hôm tôi có tham gia một talk show TV cùng kỹ sư Phạm Sanh, anh em chúng tôi cùng ngồi lại đưa ra rất nhiều nhận định về các nguyên nhân và cách chống ngập. Bởi vì ngập và kẹt xe là vấn nạn của tất cả những thành phố lớn nhưng họ làm càng ngày càng hiệu quả nhưng Việt Nam thì càng ngày càng trầm trọng, càng ngày càng xấu hơn.”

Ta đã thấy trước chỉ có điều nguồn lực không đủ, phối hợp lại chồng chéo nó làm cho việc chống ngập đi chậm hơn so với phát triển hạ tầng…
– Chuyên gia Hồ Long Phi

Báo Pháp Luật Online ngày 28/9 có bài Mưa vượt ‘tầm nhìn’, chống ngập ra sao? Trong bài, Trung tâm chống ngập TP.HCM cho rằng nguyên nhân chính là do mưa vượt xa tần suất thiết kế. Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020, vũ lượng mưa đạt 90 phút ứng với chu kỳ 100 năm chỉ tới mức 137,70 mm. Trong khi đó, trận mưa chiều 26/9, vũ lượng mưa lên đến hơn 179,6 mm. Ngoài ra tình trạng xả rác, lấn chiếm kênh rạch cản đường thoát nước cũng góp phần gây ngập nặng.

Pháp Luật Online dẫn lời ông Hồ Long Phi chuyên gia chống ngập cho rằng, việc mưa vượt tần suất thiết kế là chuyện đã được cảnh báo từ lâu, nhưng vấn đề nằm ở chỗ bao giờ thì sửa được quy chuẩn thiết kế, tăng tiết diện cống thoát nước lên cao để chống ngập. Ngoài ra nguồn vốn đầu tư cũng là vấn đề khá nan giải.

Trả lời Mặc Lâm Đài RFA, ông Hồ Long Phi nguyên Phó ban điều phối và chống ngập TP.HCM, hiện là giảng viên đại học chuyên ngành, không đặt nặng vấn đề lỗi kỹ thuật vì theo ông quy hoạch thoát nước tổng thể ban hành 2001 là do chuyên gia quốc tế soạn thảo và chính phủ Nhật Bản tài trợ. Tuy vậy Theo chuyên gia Hồ Long Phi nguyên nhân chính là TP.HCM không có đủ tiền để làm đúng như thiết kế quy hoạch. Ông nói:

“Định hướng tầm nhìn cho tới 2020 chúng ta phải tiêu tốn từ 6 tới 7 tỷ đô la để hoàn thiện hệ thống thoát nước, nhưng chúng ta mới có chưa tới phân nửa mà đã 2016 rồi, có nghĩa là quá chậm so với định hướng đó chứ không phải đỉnh hướng đó sai. Ta đã thấy trước chỉ có điều nguồn lực không đủ, phối hợp lại chồng chéo nó làm cho việc chống ngập đi chậm hơn so với phát triển hạ tầng…”

Theo báo Pháp Luật Online, chuyên gia không muốn nêu tên cho rằng, lãnh đạo TP.HCM bố trí nguồn vốn không hợp lý. Hiện nay TP.HCM  đang dồn sức thực hiện dự án ngăn triều cường nước sông dâng tràn bờ  với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tình trạng ngập do mưa mới là vấn đề gây bức xúc, cần ưu tiên giải quyết trước.

Đừng im lặng hãy phê phán

dfa6fb64-8574-496c-b9b5-b479e770e110.jpg-400.jpg
Sau một cơn mưa lớn. AFP photo

Một trong những bài báo gây chú ý thuộc về báo Lao Động Online với bài: “Đừng im lặng: Họ đã làm gì với 20.000 tỷ chống ngập của chúng tôi, thưa ông Trời!”. Bằng thái độ vừa cười cợt vừa mỉa mai nhà báo Hà Phan muốn người dân bắc thang lên hỏi ông Trời về trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với vấn đề thoát nước chống ngập của TP.HCM.

Báo Lao Động Online kêu gọi bạn đọc là Đừng im lặng! hãy cùng Tòa soạn bình luận về vấn đề Saigon chìm trong nước, sau khi 20.000 tỷ đồng đã được giải ngân và tiêu hết trong các dự án thoát nước chống ngập. Nhà báo đã dẫn lời bà Phạm Phương Thảo nguyên Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM nhiệm kỳ 2004-2011.

Được biết khi công bố các dự án thoát nước chống ngập sử dụng vốn ODA và ngân sách quốc gia khi còn tại nhiệm, bà Phạm Phương Thảo từng hứa hẹn nhân dân là với các dự án triển khai, TP.HCM sau này có thể chỉ còn một điểm ngập. Bài báo khá diễu cợt trong đoạn mở đầu khi cho rằng tiên đoán của Bà Phạm Phương Thảo sắp trở thành hiện thực, hàm ý TP.HCM chỉ còn một điểm ngập nhưng rộng lớn phủ trùm toàn thành phố. Bài báo dẫn nhập, Tối 26/9/2016, Saigon hỗn loạn trong biển nước và dân chúng chỉ còn biết ngửa mặt cầu Trời ngừng mưa. Và người ta nhìn trời, rồi lại nhìn nhau ngơ ngác hỏi hơn 20.000 tỷ đã giải ngân chống ngập đi đâu rồi?

Ngược dòng thời gian báo mạng Sống Mới Online, trụ sở chính ở Hà Nội, bản tin trên mạng ngày 13/7/2015 cho thấy số tiền chi cho chống ngập ở TP.HCM còn cao hơn nữa. Tờ báo lúc đó có bài với tựa: “Dân Sài Gòn lội nước “gánh nợ” 24.000 tỷ đồng cho các dự án thoát ngập. Theo đó, suốt 10 năm qua TP.HCM đã đầu tư hơn 24.000 tỷ đồng cho các dự án chống ngập của thành phố.

Nhưng cho đến nay, bình quân mỗi năm người dân và thành phố vẫn đang vừa lội nước, vừa phải gánh nợ khoảng 4.250 tỷ đồng để chi trả nợ gốc và lãi vay cho các dự án trên. Trong chi phí 24.300 tỷ đồng đã tiêu hết, gồm 9.000 tỷ đồng vốn ngân sách và 15.000 tỷ đồng vốn ODA. Thế nhưng, cho đến thời điểm tháng 7/2015, cứ khi nào mưa thành phố lại ngập trong nước. Nhiều tuyến đường bị nước ngập cao tới nửa mét, gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống người dân. Các điểm ngập úng giống như chiếc túi bục, cứ bịt chỗ nọ lại tức nước bung ra chỗ khác.

Khắp thế giới có nước nào mà cứ đào lên rồi lấp xuống như Việt Nam không. Đào thì đào một lần thôi, nhưng đây cứ đào lên rồi lại lấp xuống, cứ mạnh ai nấy làm. Tư duy kiểu đó thì làm sao không ngập mới là lạ.
– Ông Nguyễn Văn Mỹ

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Du lịch Lửa Việt trụ sở ở TP.HCM là một người đi nhiều thấy nhiều, nhận định về tình trạng mưa là ngập ở TP.HCM và các tỉnh thành khác.

“Việt Nam đang làm khác quy luật của thế giới rất nhiều kênh rạch của thành phố bị lấp và thay bằng cống hộp để lấy đất làm dự án…rồi xây cất vô tội vạ không tính tới hệ thống thoát nước, rồi ý thức người dân kém…rất nhiều nguyên nhân. Nhưng mà suy cho cùng nguyên nhân lớn nhất vẫn là của nhà nước, vừa rồi Trưởng ban chống ngập thành phố tuyên bố rằng không chống ngập được vì người dân lấn chiếm…ai cho người dân lấn chiếm, anh quản lý thế nào bây giờ nói tại với bị…”

Nhắc lại sự kiện xảy ra mà báo chí tường thuật, đó là đường xá cứ đắp cao hơn nhà dân để chống ngập trên đường, mặc mưa nước đổ vào nhà dân.  Ông Nguyễn Văn Mỹ tiếp lời:

“ Khắp thế giới có nước nào mà cứ đào lên rồi lấp xuống như Việt Nam không. Đào thì đào một lần thôi, nhưng đây cứ đào lên rối lại lấp xuống, cứ mạnh ai nấy làm. Tư duy kiểu đó thì làm sao không ngập mới là lạ. Đó là kiểu tư duy quản lý làng xã, bây giờ ra quản lý đô thị lớn cả chục triệu dân làm sao quản lý nổi. Nhưng không chịu nhận sai lầm không dám dũng cảm…đâu có nghe các nhà phản biện nói, đâu có nghe người dân góp ý…Cho nên vấn đề hiện nay cái gốc nằm ở chỗ khác, không riêng TP.HCM mà chỗ nào cũng ngập như thế cả, tư duy quản lý kiểu đó thì không ngập mới là lạ…”

Saigon mưa là ngập đã diễn ra 20 năm qua với tốc độ đô thị hóa thiếu kiểm soát, cộng với tình trạng dân trí thấp. Nhưng chỉ năm 2016 này mới có hiện tượng toàn thành phố đắm chìm dưới nửa mét nước và  Phi trường Quốc tế Tân Sơn Nhất cũng ít nhất đả hai lần ngập nặng, làm hàng chục chuyến bay phải hạ cánh ở phi trường khác, hay bay sang nước khác.

Trận ngập ngày 26 và 27/9 ở TP.HCM và một số tỉnh thành miền Đông Nam Bộ có thể vẫn tái diễn trong mùa mưa hàng năm, cùng với hoạn nạn của người dân và sự chia sẻ của báo chí.

CHỨNG NHÂN KYTÔ HỮU

CHỨNG NHÂN KYTÔ HỮU

Bùi Ngọc Thắng.

Tôi vào chùa tu học Từ khi còn bé tôi đã thắc mắc tại sao linh hồn người chết có thể về ăn đồ cúng? Tại sao khi sống thì người ta bất lực nhưng sau khi chết thì linh thiêng và có thể phù hộ hoặc gieo họa cho bà con thân quyến? Những thắc mắc này thúc đẩy tôi vào chùa tu học. Trong chùa có bàn thờ một vị Bồ tát có nét mặt dữ tợn, cái lưỡi của ông dài hơn lưỡi rắn. Tên ông là Tiêu Diện Đại Sĩ. Theo giáo lý nhà chùa thì đây là vị thần cai trị các linh hồn vất vưởng đói rách không được ai cúng thức ăn. Mỗi buổi chiều nhà chùa cúng một bát cháo lỏng đặt ngay bàn thờ ông Tiêu Diện và tụng bài kinh Thí thực. Niềm tin này rất thich hợp với người bình dân Việt Nam. Tôi đã học giáo lý đạo Phật để tìm giải đáp, nhưng càng học càng có thêm những thắc mắc khó giải thích hơn. Ví dụ có chùa chuyên làm bùa Quang Minh và bùa Hải hội, để giải oan cho những linh hồn nghiệp nặng, chết nhầm vào ngày xấu. Ngày nay nhiều chùa bói toán xin quẻ. Là một tu sĩ tôi phải học nhiều giới cấm. Càng nhiều giới cấm người ta càng dễ phạm giới, vì thế có một giới cấm đặc biệt là tu sĩ cấp dưới không được tò mò giới luật của tu sĩ cấp trên. Mỗi sáng thức dậy, ai quên đọc câu thần chú trước khi đặt chân xuống đất là mắc tội sát sanh, vì vô ý đạp chết côn trùng trong ngày đó. Hoặc quên đọc câu thần chú uống nước, là mắc tội ăn thịt 8 vạn bốn ngàn con vi khuẩn trong một ly nước. Cạo đầu mà không đọc thần chú cũng có tội. Ở chùa ăn nhiều rau, lắm lần tôi thấy sâu chết trong rau muống luộc. Luộc những nồi rau to tướng như thế là giết rât nhiều sinh vật, thế nhưng không ai học câu thần chú luộc rau cả.

Ngày xưa Đức Phật cấm nam tu sĩ đứng tiển tiện, nhưng sau đó dân chúng tưởng rằng tất cả đệ tử của Phật là phụ nữ, Đức Phật phải hủy giới cấm ấy để tránh hiểu lầm. Vì giới luật nhà tu qúa chi li, nên không ai giữ được trọn vẹn một giới luật nào cả. Chẳng ai muốn tiết lộ sự phạm giới của mình. Đáng tiếc là đạo Phật không nhìn nhận một cách minh bạch về vấn đề tội lỗi. Để phá chấp người tu sĩ câp cao, học về ý nghĩa của sự phi giới và cao hơn nữa là vô phi giới. Mỗi khi ăn cơm, người tu hành đọc ba câu thề nguyện mà không một ai tin mình làm được. Thậm chí người ta đọc quen đến nỗi không cần một ý niệm tha thiết chân thành.

Một là từ bỏ tât cả việc ác (nguyện đoạn nhât thiết ác) .

Hai là làm trọn tât cả việc lành (nguyện tu nhât thiêt thiện).

Ba là hóa độ tât cả chúng sanh (thề độ nhât thiết chúng sanh). Khi học đến giáo lý cao siêu, tôi được dạy rằng không có tội lỗi, không ai tha tội cho ai, không có địa ngục, không có niết bàn, không ai dựng nên vũ trụ vạn vật mà chỉ do tâm con người tạo ra. Giáo lý nhà Phật không tin vào Đấng Tạo Hóa, không tin nguyên nhân khởi đầu, mà chỉ tin vào lý nhân duyên điệp trùng tiếp nối, khiến vạn vật lưu chuyển như là đang hiện hữu. Vạn vật vốn là vô thủy vô chung, không có cái gì vĩnh cửu (vô thường). Tâm con người chấp vào đâu thì có vào đó, chứ thật ra chẳng có cái gì hiện hữu thật sự. Ngay cả tôi đây cũng không phải là tôi. Phần đông tín đồ Phật giáo không hiểu giáo lý của Phật, mà chỉ nghe theo các vị tu sĩ. Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ.

Có tám nguyên nhân chính gây ra đau khổ. Sinh khổ. Lão khổ. Bịnh khổ. Tử khổ. Thương yêu mà không được gần nhau là khổ (ái biệt ly khổ). Ghét nhau mà phải gần nhau là khổ (oán tăng hội khổ). Ước muốn không thành là khổ (cầu bất đắc khổ). Thân thể và tâm hồn mất thăng bằng là khổ (ngủ ấm thạnh khổ).  Giáo lý quan trọng đầu tiên của đạo Phật là Chân Lý Của Sự Đau Khổ. Muốn diệt đau khổ thì phải diệt sanh sản (diệt dục), diệt gìa nua (diệt lão), diệt bịnh tật, diệt sự chết. Nhưng chưa đủ, còn phải diệt thương yêu (ái nghiệp), diệt ham muốn (tham), diệt giận hờn (sân si). Muốn diệt khổ tuyệt đối thì phải diệt luôn cả ý muốn thành Phật (vì ai muốn thành Phật là còn tham). Đạo Phật tin vào luật quả báo thiện ác, nhưng không chấp nhận ai là đấng tạo ra luật quả báo thiện ác công minh, cũng không giải thích luật nhân quả công minh này từ đâu mà ra. Tôi cần mẫn học từng bậc, đến khi tốt nghiệp trường đào tạo tăng tài Phật Học Viện Nha Trang, tôi tự cảm thấy mình đi tu như thế vẫn không tiêu diệt bớt tội lỗi trong tôi. Chưa kịp tiêu diệt tội cũ, tội mới ló mặt ra trong tôi. Nếu có địa ngục, chắc tôi phải vào trước nhất. Làm một ông thầy tu phải biết che dấu tội lỗi để được các đệ tử thờ lạy khi mình còn sống. Người tu hành sau khi đã lên đến bực Đại Đức, thì khó hoàn tục vì được sự kính trọng quá cao và hưởng nhiều ưu đãi quá lớn. Tôi cởi áo nhà tu. Tự xét lấy mình tôi đã từng thất vọng trong con đường tu. Đã có khi tôi cảm thấy cần tìm một cái chết, để giảỉ quyết ngõ bí trong tâm hồn mình. Nhưng sau bao năm quen sống trong chiêc áo tu hành, tôi trở thành người thanh niên khờ khạo, vụng về, không thăng bằng và thất bại.. Ý nghĩ tự tử càng dễ xuất hiện trong tôi.Một cuộc đời rắc rối đầy rủi ro và thât bại như thế thì chẳng có gì đáng sống nếu theo con mắt phàm tục.

Lúc đầu tôi không có thiện cảm với Kinh Thánh, nhưng lạ thay, càng đọc Kinh Thánh, tôi càng thấy lời dạy của Chúa là rõ ràng và thực tế hơn giáo lý nhà Phật. Kinh Thánh nói về sự sáng tạo vũ trụ và Đấng Sáng Tạo, trong khi đạo Phật dạy rằng không ai dựng nên vũ trụ mênh mông vô lượng này cả, mà chỉ do tâm con người châp có nên mới có. Kinh Thánh dạy rằng Chúa là tình yêu, trong khi đạo Phật dạy rằng yêu là một sự cảm thọ, là ái nghiệp. Chúa dạy về tội lỗi, nguồn gốc của tội lỗi, quyền năng tha tội và cách giải quyết vấn đề tội lỗi tận gốc để chiến thắng điều ác. Nhưng đạo Phật dạy rằng tội bổn tánh không (tội lỗi vốn là không), không ai tha tội cho ai, con người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi. Chúa dạy phải hiếu kính cha mẹ khi họ còn sống với mình, còn đạo Phật dạy cắt ái từ sở thân (lìa bỏ tình thương cha mẹ) như Đức Thích Ca đã lìa bỏ cha mẹ vợ con, nhưng lại thờ cúng cha mẹ sau khi họ đã qua đời. Chúa dạy chúng ta lấy thân thể mình làm đền thờ Ngài, nhưng Phật giáo dạy sự thờ phụng hình tượng trên bàn thờ gỗ, đá, xi măng. Chúa dạy con người dâng lời cầu nguyện để mở lòng tương giao với Chúa, nhưng Phật giáo dạy dâng nhang đèn, trầm hương lễ vật lên hình tượng, để bày tỏ lòng thành.

Chúa mặc khải ơn cứu rỗi để giải phóng con người ra khỏi bản tính tội lỗi trước, rồi sẽ học làm điều lành sau; nhưng Phật giáo dạy rằng con người phải giữ giới cấm, để tự làm cho mình trở nên toàn thiện, không cần ơn thiên thượng. Trên thực tế, con người dễ làm ác khó làm điều lành. Có những tu sĩ thật tâm tu niệm, họ tự cấm khẩu hàng tháng trời, cũng có vị tự nhập thất giam mình hàng tháng trong phòng kín để ngồi thiền hoặc tụng kinh. Nhưng bản chất của tội lỗi trong con người không thể xóa sạch bằng hành vi hãm mình khổ hạnh. Lắm khi vì hãm mình khổ hạnh, người tu sĩ vấp phải những tội lỗi kỳ cục hơn người ngoài. Trong giới tu sĩ Phật giáo có nhiều người tốt, nhưng người tốt chưa hẳn là người chiến thắng tội lỗi của mình. Thậm chí có người biết mình tu không được, đã từng đốt từng ngón tay để thề nguyện, quyết tâm tu; hoặc tự chặt đứt bộ phận kín của mình, nhưng sau đó vẫn phạm giới rất thê thảm. Chỉ có người quyết chí đi tu mới phải đau lòng khi thấy mình không làm sao tu được. Nhưng đa số tu sĩ khó rời chiêc áo, vỉ quyền lợi của một bậc tu hành trong Phật giáo qúa lớn. Người Phật tử phải thờ ba ngôi Tam bảo : Phật Bảo (tất cả các Đức Phật), Pháp Bảo (tất cả giáo lý nhà Phật), Tăng Bảo (hàng ngũ tu sĩ). Hồi đó tôi sợ nhất là mình được xêp vào hàng ngũ đáng tôn thờ, vì tôi nghĩ đây là lý do khiến tôi dễ vào địa ngục nhất. Khi ngồi trên cao cho hằng trăm người khác lạy, làm sao người ta thể hiện đức khiêm nhường và vô ngã trong thâm tâm?

Cầu nguyện Chúa có kết quả, tôi phải tin . Khi đọc Kinh Thánh, tôi thấy lời Chúa dạy rõ ràng và đơn giản. Nếu mình thật lòng thực hành là có thể thấy kết quả đúng hay sai. Lúc đầu tôi chỉ làm thử; nếu đúng tôi tin, nếu sai tôi bỏ Kinh Thánh. Sau khi tôi đã thử cầu nguyện âm thầm một mình, theo lời dạy của Chúa trong sách Gioan: 3:16. Chúa đã ban cho tôi những phép lạ thật kỳ diệu và thật là cụ thể. Bước đầu tiên tôi không dám tin lắm, nhưng nhiều lần cầu nguyện có kết quả tôi phải tin.

Ngày nay tôi sống trong Đức Tin của Chúa, sự cầu nguyện và kết quả của sự cầu nguyện chẳng khác gì mình thụ hưởng thức ăn điều độ và hít thở khí trời trong lành, ắt phải có sức khỏe tốt cho mình mà thôi. Sau khi trở về trong Chúa, tôi được Chúa thay đổi bản tính tội lỗi, để được mặc vào bản tính mới: tự do, nhẹ nhàng, khoan khoái thật là tuyệt vời. Chúa cho tôi đắc thắng tội lỗi mà không kiêu ngạo và Chúa cũng cho tôi thấy cái vực thẳm giữa sự thanh khiết và tội lỗi là rât mong manh, nhưng hai thế giới ấy cách xa nhau lắm. Mỗi ngày sống trong Chúa quả thật là qúy báu.

Dù bị thế gian hiểu lầm, bị xuyên tạc, tôi vẫn là một người hạnh phúc và yêu qúy mọi người. Không thất vọng, không nghi ngờ, tôi vui thỏa từng giờ, từng ngày. Đó là sự bình an, sự yên nghỉ mà Chúa hứa ban cho bât cứ ai muốn đi theo Ngài.

Tôi tiếp tục sống với Lời Chúa và nhận được những kết quả vô cùng lớn lao. Khi cầu nguyện linh hồn tôi bình tĩnh, tỉnh táo, nhẹ nhàng, khiêm hạ và thực tế chứ không mù mờ như khi ngồi thiền trước đây. Bản tánh nhân từ thánh khiết của Chúa, được bồi đắp thêm trong con người mới của tôi mỗi ngày rất cụ thể.

Đây là những kết quả qúy báu, để làm bằng chứng về nước Thiên đàng mai sau như lời Chúa hứa. Đối chiếu Phật Học và Kinh Thánh, nhất là kinh nghiệm tu hành theo đạo Phật với kết quả kỳ diệu trong Đức Tin Chúa ban cho tôi, tôi nhận thấy rằng Thái tử Tất Đạt Đa là một người thiết tha tìm con đường giải thoát, sau bốn lần ra khỏi cung vua để nhìn thấy cuộc đời toàn là đau khổ. Với bản tính một người Ấn Độ, thái tử đã suy niệm sâu xa về sự huấn tập đức tánh xấu trong con người, nhưng thái tử chưa thấu đạt nguyên nhân của sự huấn tập ấy, là tội lỗi của con người như Kinh Thánh đã nói rõ. Vì thế thái tử cho là nghiệp lực thay vì là tội lỗi. Tiếc thay thời đó Kinh Thánh Cựu Ước chưa được truyền qua Ấn Độ, mặc dù thái tử đã học nhiều tôn giáo khác nhau. Là một người thông minh vượt bực, lại có lương tâm nhạy bén, thái tử Tât Đạt Đa không thỏa mãn với những luồng tư tưởng và tôn giáo nặng thần bí theo văn hóa Ấn Độ. Sáu năm đầu sau khi từ bỏ hoàng cung để quyết chí tu học, thái tử đã thất bại với pháp môn khổ hạnh đầu đà. Rốt cuộc thái tử Tất Đạt Đa cương quyêt ngồi thiền bên bờ sông Ni Liên. Ngài thề rằng : Nếu ta không tìm ra chân lý thà chết chứ không đứng dậy khỏi chổ này. Khi ngồi thiền, thái tử đã thấy những hiện tượng nội tại như ngày nay nhiều người ngồi thiền cũng đã thấy. Từ đó Ngài nghĩ rằng mình đã thành Phật. (Ngày nay nhiều người ngồi thiền cũng đã tự xưng mình đã thành Phật). Giáo lý của Ngài đã bị các thế hệ sau thêm thắt qúa nhiều, khiến cho mâu thuẫn và bị mê tín hóa. Ví dụ Phật giaó Việt Nam có nhiều điều không bà con gì với Phật giáo Ấn độ. Các bộ kinh của Phật chỉ được truyền khẩu qua nhiều thế kỷ, trước khi được ghi lại bằng trí nhớ của môn đệ. Đó là lý do khiến kinh Phật bị thất bản và bị thêm thắt thành thiên kinh vạn quyển, khiến nhiều người học đạo đã lạc đường rồi mà vẫn chưa hay biết gì cả, hoặc có biêt phần nào cũng cam chịu nhắm mắt đưa chân. Phần đông người ta không đủ can đảm để tự hỏi đâu là chân lý ngoài các nghi thức cố châp và triêt lý mơ hồ. Vì không có chân lý, những mâu thuẫn sờ sờ cũng không ai màng che đậy. Ví dụ nghi thức quy y thì có ba câu thề nguyện, câu đầu là Qui y Phật, tôi thề sẽ không quy y, trời, thần, quỷ vật, nhưng câu nói đầu tiên ở cửa miệng người ta là Cầu Trời, khẩn Phật. Nghĩa là cầu Trời trước, khẩn Phật sau. Còn thờ lạy thì thờ lạy đủ các loại thần mà họ không biết, kể cả thần Quan Công, thần Hộ Pháp, thần chú, thần hoàng thổ địa, thần cô hồn các đảng.  Kinh nghiệm theo Chúa của tôi .

Sau khi tin Chúa, mọi thắc mắc của tôi đã được Kinh Thánh giải đáp cả ba mặt: thân thể, tâm trí và tâm linh. Tôi đã nhận được nhiều phép lạ lớn lao. Bản thân tôi được Ngài chữa lành bịnh. Những thói hư tật xấu của tôi được loại bỏ, để được thay thế vào những đức tánh mới mẻ, nhân từ, thánh khiết từ Chúa mà tôi không cần phải khổ công tu luyện như trước đây.

Giải đáp lớn nhất đối với tôi là sự hiện diện của Chúa Thánh thần trong con người vốn tầm thường yếu đuối của tôi, để làm cho tôi nên mạnh mẽ. Chúa đã cho tôi kinh nghiệm sống để biết Kinh Thánh là Lời sống trong năng quyền của Đức Thánh Thần chứ không phải là lý thuyết suông. Để mạc khải ơn tha thứ, trước hết Ngài đã tha tội cho tôi. Để mạc khải tình yêu thiêng liêng, trước hết Ngài đã yêu tôi và gánh chịu tội lỗi cho tôi trên thập gía. Tình yêu của Chúa là một bản tính thực tế đầy hiệu năng trong cuộc sống thường nhật, chứ không chỉ là một sự diễn tả bằng lời nói hay chữ viêt. Với những bằng chứng thực tế này, tôi quả quyết tiêp tục vui mừng và tin cậy Chúa như những gì Ngài dạy trong Kinh Thánh, dù hôm nay tôi chưa nhìn thấy hết. Chúng ta có thể tu và sửa cái phong cách bề ngoài cho tốt đẹp, nhưng bản tính tội lỗi bên trong thì không thể nào tự sửa chữa được.

Vì thế Ngài ban Con Một của Ngài đến thế gian để gánh cái ách tội lỗi cho chúng ta. Điều đáng tiếc là còn nhiều người đang khước từ ơn cứu rỗi của Chúa. Ai muốn giải quyết nguồn gốc tội lỗi thì phải quay về với Đấng dựng nên chúng ta. Ngài có quyền xét đoán chúng ta và cũng có quyền tha thứ cho chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Ảnh Tượng của Ngài, nhưng chúng ta phạm tội nên đã đánh mât Ảnh Tượng thiêng liêng của Ngài.

Tôi thành tâm tha thiết kêu gọi anh chị em từ mọi tôn giáo, văn hóa và dân tộc nên mạnh dạn trở về trong Chúa để nhận ơn tha tội, để được tái sinh, để được sống đời đời và được nhận lại bản tính nhân lành của Cha thiêng thượng.

Bùi Ngọc Thắng.

21226 Somerset Park Ln

Katy, TX 77450.

(713) 820 – 1470

Anh chị Thụ & Mai gởi

Thấy gì sau ngày 30 tháng 04 năm 1975.

 Thấy gì sau ngày 30 tháng 04 năm 1975.

Vài hôm sau ngày 30-4-1975, tôi đi trên đường Lê Lợi, thấy từng đống sách bị đem ra để trên vĩa hè, trước nhà sách Khai trí mà đốt. Tôi nhìn thấy những quyển sách bìa cứng, dày, giấy trắng đẹp như tự điển Anh Việt, Pháp Việt, những sách về y khoa, những sách về văn học quí hiếm bị đem ra đốt, làm tôi liên tưởng đến thời Tần Thủy Hoàng ( tháng 12 năm 259 TCN  đến tháng  8 năm 210 TCN)….    của Trung Hoa , đốt sách chôn học trò.

Tôi không biết thời đó đốt sách ra sao, chứ thời này, cuối thế kỷ 20, các sách rất quí, được biểu tượng cho sự hiểu biết của nhân loại bị đốt , lòng tôi chán nản và buồn vô hạn. Rồi đây dân tộc này sẽ ra sao? Khi sách vở đã bị đốt, bị xem thường.?

Nhà tôi có những sách quí như bộ Chiến tranh và Hoà Bình của Leon Tolstoi do nhà văn Nguyễn Hiến Lê dịch, có 4 cuốn, sách giấy trắng, đẹp cũng phải xé bìa vất vào thùng rác. Mất một tủ sách xé bìa, bán ve chai hoặc đốt bỏ. Đau lòng lắm khi đốt những sách mà tôi yêu quí.

Tần Thủy Hoàng 

Tần Thủy Hoàng hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương

Để tránh sự phản kháng của dân chúng, Thừa tướng Lý Tư đã áp dụng chính sách “ngủ gia liên bảo” , năm nhà xài chung một con dao và năm nhà kiểm soát lẫn nhau. Một nhà làm tội trừng phạt bốn nhà kia.

Tần Thủy Hoàng giết hơn 460 nho sinh đã mang tiếng ngàn đời là tội “đốt sách chôn học trò”

Trong cuối thế kỷ 20 này, sau hơn hai ngàn năm, thì người cộng sản Việt nam đã dựa theo chính sách của Tần Thủy Hoàng, áp dụng triệt để chánh sách này. Để lường gạt dân miền nam hiền hậu, thơ ngây , nhà cầm quyền cộng sản ra thông báo , người lính đi học ba ngày rồ về. Sau ba ngày lính được thả về thực. Sau đó thông báo sĩ quan cấp úy đi trình diện học trong 10 ngày,  sĩ quan cấp tá , hành chánh cấp phó quận, đảng phái phó chủ tịch cấp quận trở lên , đi trình diện  đem thức ăn đi học một tháng. Mục đích để quân cán chính Việt nam cộng hòa lầm tưởng đi học trong 10 ngày hay một tháng rồi sẽ về.

Nhà tù không dùng trại tù  mà dùng chữ mỹ miều “ Trường học tập cải tạo” giống như trường trung học, trường đại học để lừa gạt nhân dân miền nam thơ ngây.

Một sự lừa dối lường gạt vĩ đại vô tiền, khoáng hậu trong lịch sử nhân loại

Số người đi học tập 

Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các đảng phái “phản động”.[18] Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện.[19] Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam xác nhận có 26.000 người vẫn còn giam trong trại. Tuy nhiên một số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam.[9] Ước tính của Hoa Kỳ cho rằng khoảng 165.000 người đã chết trong khi bị giam.[2

Chưa kể trong một tháng đầu sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 sự giết chóc, trả thù lén trong toàn miền nam ước tính khoảng 60,000 người.

Tác giả Phùng văn Phụng

Quý soeurs Dòng Phaolo Hàng Bột, Hà Nội đang bị khủng bố tinh thần

Quý soeurs Dòng Phaolo Hàng Bột, Hà Nội đang bị khủng bố tinh thần

Nhà thờ Thái Hà

29-9-2016

Những thanh niên mặc thường phục, họ có liên quan gì đến lợi ích khi muốn chiếm đất đai các nữ tu Dòng Phaolô? Ảnh: Nhà thờ TH

Thái Hà – Soeurs Nguyễn Thị Vi, Bề trên Tu viện cho biết, ông Phương, giới thiệu là Giám đốc Công ty dược tuyên bố: “Tôi thuê lại đất của nhà nước. Tôi đóng thuế cho nhà nước. Tôi không biết các soeurs là ai. Vụ việc này xảy ra, các soeurs đừng cho giáo dân đến. Nếu không sẽ có đổ máu’.

Ông Phương nói với soeur Bề Trên khi 40-50 thanh niên ‘côn đồ’ chĩa máy quay, một số nhảy vào khu vực đất của Tu viện đòi đo đất.

Những người trong nhóm ‘côn đồ’ đe dọa: Tối nay sẽ cắt điện Tu viện, cài đặt thêm 2 camera thông dụng không dây để theo dõi (hiện đang đặt 1 camera)

Vụ việc chiều này, như sau:

15 giờ, 29.09, khoảng 10 người mặc thường phục và một số người cầm máy đứng quay khu vực đất phía sau Tu viện.

Khoảng 17 giờ có ông Khương, công an Quận Đống Đa (có lúc ông nói an ninh tôn giáo) có mặt tại khu vực nhà của quý soeurs đang cho Công Ty Dược thuê.

Khi ông Khương rút đi có khoảng 40-50 thanh niên chĩa máy quay, xông vào khu đất của Tu viện đo đạc.

Cùng lúc này, một người giới thiệu tên là Phương Giám đốc Công ty dược vào gặp soeur Bề Trên Tu viện. Ông nói với soeur: “Tôi thuê lại đất của nhà nước. Tôi đóng thuế cho nhà nước. Tôi không biết các soeurs là ai. Vụ việc này xảy ra, các soeurs đừng cho giáo dân đến. Nếu không sẽ có đổ máu’.

Trong khi ông Phương có lời như đang đe dọa, quý soeurs thấy những thanh niên ngang nhiên vào khu vực Tu viện hoành hành nên đứng lên phản đối. Những người này xô đẩy quý soeurs,quyết đo đất.

Lúc này chuông nhà thờ đổ, kêu gọi bà con đến trợ giúp. Những người này rút dần, tụ tập về Công ty dược.

Quý soeurs cho biết, khu vực Công ty dược vốn trước là Trại Tế Bần của Dòng. Xí Nghiệp Xưởng Bào Chế Trung Ương Nước Việt Nam đã thuê lại của quý soeurs.

Hợp đồng thuê từ những năm 1955 đến nay quý soeurs vẫn còn giữ. Từ những năm 1993, phía công ty nhà nước vẫn còn trả tiền thuê đất thuê nhà.

Sau năm 1993, Công ty Dược không trả tiền thuê đất, thuê nhà, nhưng cũng không trả đất, trả cơ sở cho quý soeurs.

Quý soeurs cho biết, Công Ty Dược Phẩm Hà Nội đang dần chuyển đi và đang cho tư nhân thuê lại.

Tối 27.09, một số người những người bên Công ty Dược cho người đưa thép gai bít cửa sổ, cửa từ Tu viện ra khu đất sau Tu viện.

Quý soeurs và bà con giáo dân đã phản đối hành động phi pháp này.

Sáng 28.09, quý soeurs và bà con giáo dân đã đưa đơn khiếu nại khẩn cấp đến UBND Tp. Hà Nội, UBND Quận Đống Đa và Phường Hàng Bột cũng như Công an Phường Hàng Bột và Công an Quận Đống Đa.

Khi các cơ quan công quyền chưa trả lời thì vụ việc như chúng tôi nói đã diễn ra.

h1

h1

h1

Truyền Thông Thái Hà

‘Bộ tham nhũng, quyền lực’ đầu độc môi trường Việt Nam

‘Bộ tham nhũng, quyền lực’ đầu độc môi trường Việt Nam

Nguoi-viet.com

Người dân Hà Tĩnh biểu tình chống Formosa. (Hình: An Thanh Linh Giang)

Trần Tiến Dũng/Người Việt

SÀI GÒN (NV) – Sau sự kiện Formosa đầu độc biển, dạo gần đây người ta thấy hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền Việt Nam khuếch tán nhiều diễn văn, câu nói về quyết tâm bảo vệ mội trường của chóp bu chế độ. Ai nghi ngờ, ai cả tin u mê thì đó là quyền cá nhân nhưng chỉ cần tay tư sản đỏ Lê Phước Vũ, chủ tập đoàn Tôn Hoa Sen, lên giọng vài câu nói về dự án thép Cà Ná là phơi trần sự thật về quyền lực ngầm ở Việt Nam.

Ông ta nói: “Chúng ta chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện! Tại sao chúng ta lại quá sợ sệt như thế?” Rồi ông ta hăng máu tuyên bố tiếp: “Ngu gì mà không làm thép.” Từ lâu dư luận Việt Nam đã hiểu: Yếu tố quyết định sự sinh tồn của môi trường sống Việt Nam hiện nay và tương lai không phải là các lãnh tụ Hà Nội, hay các tay tư sản trong và ngoài nước ăn theo chế độ mà chính quyền lực ghê tởm của đồng tiền tham nhũng.

Dưới chế độ hiện hành, ai dám nói có quyền lực lớn hơn quyền lực của đồng tiền tham nhũng. Thật vô ích khi chối bỏ thực tế đó! Ngay cả các ông được gọi là cộng sản tốt cũng phải cay đắng thừa nhận tham nhũng là số một. Dưới chế độ này, câu khẩu hiệu duy nhất được coi là đúng đã thuộc về hệ thống tham nhũng lũng đoạn: “Cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.”

Hôm coi TV thời sự về Hội Nghị Cấp Cao Khối Đông Nam Á, 2016 ở Lào. Ông H, người xe ôm la lớn trong quán cà phê. “Tao thấy có thằng Vũ -Tôn Hoa Sen ngồi sau lưng ông thủ tướng mới, có thằng nào cá với tao chầu nhậu không? Tao đố ai cản được vụ siêu nhà máy thép Ninh Thuận của thằng Vũ, nó sẽ ăn trùm?” Cả quán cà phê bình dân im phăng phắc.

Nhưng vụ Lê Phước Vũ đang âm mưu hốt nuốt cả vùng biển Nam Trung Phần chỉ là bề nổi của thảm trạng hủy hoại môi trường sống của cả dân tộc. Dự án nhà máy giấy Lee & Man đang chực chờ như lưỡi dao tẩm độc hạ sát sông Hậu, dư luận được biết thêm trên sông Tiền cũng sẽ có siêu nhà máy giấy của Trung Quốc, dự án siêu nhà máy giấy Đại Dương với 100% vốn đầu tư Trung Quốc. Đã được tỉnh Tiền Giang cấp phép. Sông Cửu Long đang chờ chết!

Lê Phước Vũ và dự án sản xuất thép Cà Ná bị dư luận tại Việt Nam chỉ trích. (Hình: Báo Lao Động)

Lê Phước Vũ và dự án sản xuất thép Cà Ná bị dư luận tại Việt Nam chỉ trích. (Hình: Báo Lao Động)

Từ khi có các cuộc biểu tình chống Formosa đầu độc biển Bắc Trung Phần bị chế độ đàn áp, nhưng các công dân ý thức thuộc các vùng miền khác của Việt Nam vẫn tin rằng chỉ cần không ăn cá và tắm biển Hà Tĩnh là có thể tạm thời tự vệ được trước các độc tố của tập đoàn tội phạm Formosa và bọn tham nhũng. Nhưng thời gian tới đây dân Việt cả Bắc Trung Nam sẽ chạy đâu cho thoát trước sự đầu độc có hệ thống này.

Một số nhà khoa học có lương tri lên tiếng rằng: Dù cho nước thảy công nghiệp có xử lý đúng tiêu chuẩn an toàn cũng sẽ không bao giờ bằng nguồn nước tự nhiên vốn có. Hơn thế nữa, thực trạng chế độ hiện hành cho thấy, dù hệ thống xử lý nước thải có hiện đại cỡ nào cũng chỉ là hệ thống bình phong mị dân, che cho các đường ống được lắp đặt với sự gật đầu của quyền lực tham nhũng xả thẳng chất độc ra môi trường.

Sau sự việc chế độ Hà Nội nhận tiền đền bù rồi ngó lơ không truy tố tập đoàn Formosa – Hà Tĩnh, dư luận cho rằng, ở Việt Nam, dưới chế độ hiện hành, ai cũng biết hệ thống chóp bu cầm quyền sống trên pháp luật của chính họ; nay lại có thêm một thành phần mới sống và làm ăn trên pháp luật, đó là các băng lợi ích sân sau của cán bộ cấp cao và các tập đoàn tư sản đỏ đa quốc tịch, mà nhiều nhất là quốc tịch Trung Quốc và các vùng lãnh thổ khác thuộc Trung Quốc.

Như vậy từ hạt cơm, cọng rau, con cá… cho đến các dự án công nghiệp đang được quyền lực tham nhũng cò con đến cấp cao bảo kê thì lấy đâu ra một tòa án nghiêm khắc dám xử lý.

Có người nói rằng đã lác đác vài vụ tịch thu, bỏ tù các thương buôn bán chất cấm trong nông nghiệp, thực phẩm… Nhưng người công bằng thì cho rằng chưa hề có vụ án đóng cửa khu công nghiệp, siêu nhà máy nào dù họ đã có bằng chứng phạm tội hủy hoại môi trường, đơn cử là Formosa hay trước đây là Vedan…

Thế nên, dư luận rành “luật chơi” của quyền lực tham nhũng nói với nhau rằng: Càng có nhiều con buôn hủy hoại môi trường thì cán bộ tham nhũng lớn ăn kiểu cá mập, cán bộ nhỏ ăn kiểu cá chốt, bọn nào cũng no nê cả.”

Không lạ khi dư luận khắp cả nước đều chung một nhận định về hệ thống cầm quyền Hà Nội hiện hành rất chính xác như sau: “Ở Việt Nam chỉ có một bộ duy nhất và bộ ấy có quyền lực bao trùm tất cả đấy là: Bộ tham nhũng!”

Những người yêu thích nhạc vàng ở Hà Nội xưa và nay

Những người yêu thích nhạc vàng ở Hà Nội xưa và nay

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-09-29
loc-vang-622.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc hát tình ca tại quán Cà Phê Lộc Vàng.

Hình do Ông Lộc Vàng cung cấp

Nhạc phẩm Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Đoàn Chuẩn Từ Linh, với tiếng hát của Nguyễn Văn Lộc hay Lộc Vàng, người một đời đam mê gắn bó với nhạc vàng từng bị cấm bị liệt vào dạng văn hóa đồi trụy ở miền Bắc và suốt hai thập niên sau 1975 ở miền Nam:

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bạn bè gọi tôi là Lộc Vàng vì ngày xưa tôi mê nhạc vàng, tôi hay hát nhạc vàng.

Nhạc vàng là dòng nhạc từ trước 1954, khi đất nước Việt Nam là một nước, thì những nhạc sĩ sáng tác những nốt nhạc những lời văn quí như vàng cho nên người ta gọi đó là nhạc vàng . Đấy là dòng nhạc trữ tình của Việt Nam, thí dụ như những tác phẩm của Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Tý, Đặng Thế Phong, Châu Kỳ, và cả Phạm Duy nữa… mà người ta gọi là nền tân nhạc cũng là đúng.

Tù tội vì trót yêu nhạc vàng

Năm 1965, ba cậu thanh niên cùng mê nhạc vàng là Thành, Toán Xồm và Lộc Vàng gặp nhau:

Anh Toán nhiều tuổi hơn tôi, sinh năm 1932, còn anh Thành sinh năm 1944, hơn tôi một tuổi. Ba anh em đều thích đàn thích hát, tập trung với nhau thành một tốp 3 người đóng cửa hát ở trong nhà. Toàn hát nhạc tiền chiến ngày xưa thôi, bạn bè ai thích nghe thì đến. Cứ đóng của hát với bnhau, hát dấm hát dúi, hát không cho hàng xóm nghe. Bọn tôi thậm chí một bao thuốc lá một ấm trà có thể ngồi hát thâu đêm suốt sáng được.

Họ bảo bọn tôi phản động, tuyên truyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc, chống lại chính sách của nhà nước, phá hoại nền văn hóa của chủ nghĩa xã hội.
-Nghệ sĩ Lộc Vàng

Bởi duyên nợ ba sinh với nhạc vàng, ông Lộc Vàng kể tiếp, năm 1968 cả 3 anh em Toán Xồm, Thành, Lộc Vàng bị bắt và bị nhốt tại Hòa Lò. Cho đến năm 1971 mới được mang ra xét xử tại tòa án thành phố Hà Nội:

Họ bảo bọn tôi phản động, tuyên truyền văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc, chống lại chính sách của nhà nước, phá hoại nền văn hóa của chủ nghĩa xã hội.

Ngưởi ta cũng nghi là bọn tôi ăn lương ở trong miền Nam, tung tiền cho bọn tôi ăn chơi.

Kết quả, ông Toán Xồm bị kêu án 15 năm tù cộng 5 năm mất quyền công dân, ông Lộc Vàng 10 năm tù cộng 4 năm mất quyền công dân, ông Thành 5 năm tù và 3 năm mất quyền công dân. Năm 1973, sau khi Hà Nội ký kết Hiệp Định Paris thì cả 3 được giảm án:

Người ta giảm cho anh Toán Xồm 3 năm, tôi thì họ giảm 2 năm, anh Thành được giảm một năm rưỡi. Tức là trong văn bản Hiệp Định Paris 73 là Ủy Ban Quốc Tế có trách nhiệm giám sát đáp ứng tù nhân giữa hài miền nhưng miền Nam họ làm mà miền Bắc họ không làm, họ giảm án cho bọn tôi thôi chứ không cho Ủy Ban Quốc Tế giám sát. Cuối cùng tôi ở 8 năm tôi về, anh Toán Xồm 12 năm còn anh Thành ở 3 năm 6 tháng.

Buồn nhất và đau nhất không chỉ là những năm dài tù tội đối với những thanh niên trót yêu nhạc vàng mà còn là cái chết thương tâm của ông Toán Xồm, tên thật là Phan Thắng Toán

Anh Toán Xồm thì cuộc đời bi thảm nhất, sau khi về thì mất hết nhà cửa thề là anh ngủ vĩa hè và cuối cùng chết ở vĩa hè. Tấm ảnh chụp tôi châm thuốc lá cho anh tôi treo ở quán cà phê của tôi được nhiều người chụp đưa lên mạng. Sáng 30 tháng Tư 1994 anh Toán Xồm chết còng queo ở vĩa hè ngoài đường, anh được 62 tuổi.

Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả tập truyện Đêm Giữa Ban Ngày, cho Thanh Trúc biết ông Lộc Vàng là bạn tù của ông ở trại Phong Quang ngày trước.

Cái này thì nó buồn cười, nó phải xuất phát từ những cái đầu cực kỳ ngu xuẩn thì mới làm như vậy. Những người như anh Toán Xồm hay anh Lộc Vàng mà bị bắt lên và ở tù cùng với chúng tôi thì chúng tôi chỉ lấy làm lạ tại sao họ có thể làm một việc phi lý đến như vậy được mà lại có cả tòa án xử. Chứ còn như chúng tôi thì không có tòa án xử nà người ta cứ bỏ vào tù và khi nào hỏi là các anh đinh giam chúng tôi đến bao giờ thì họ chỉ tay lên trời nếu lúc đó đứng ở ngoài trời, còn nếu ở trong nhà thì họ chỉ tay lên trần, họ nói cái này là ở trên chứ chúng tôi không biết.

nguyen-van-loc-phan-thang-toan-400.jpg
Nghệ sĩ Lộc Vàng và người bạn cùng hát nhạc vàng Phan Thắng Toán ( đã chết).

Chuyện yêu và hát nhạc vàng đến phải đi tù như những người mang trọng án đã gây chấn động một thời ở Hà Nội. Nhạc sĩ tài danh Tô Hải, hiện đang sống ở Pháp, từng ghi lại chuyện nàytrong tác phẩm Hồi Ký Một Thàng Hèn của ông. Một nhà báo độc lập là ông Trần Ngọc Quang, từ Hà Nội vào sống ở Nha Trang, cho biết:

Nhạc vàng nó đi vào lòng người Việt Nam. Bọn tôi lúc trẻ bắt đầu vào đại học thì vụ của anh Lộc Vàng đã ầm ĩ cả lên rồi. Suy ra thì một chế độ mà cứ theo cái quan niệm tuyên truyền rằng những bài hát đi vào lòng người như vậy thì nó ảnh hưởng đến ý chí chiến đấu của những người cộng sản thì đấy là quan điểm phiến diện của họ, không thể nào hội nhập với ý thức của nhân loại.

Cuốn Hồi Ký Một Thằng Hèn của anh Tô Hải nhắc lại vụ án như vậy bởi nó hằn sâu trong ký ức của mỗi người Việt. Cho nên lịch sử Việt Nam hiện đại là một lịch sử đau thương nhục nhã bởi cái lề thói nắm quyền của một chế độ mà người ta coi đấy là quyền năng vô hạn.

Cà phê Lộc Vàng ra đời

Thế rồi, từ những qui định ngặt nghèo và những cấm đoán khắc khe như tận diệt văn hóa đồi trụy, tiêu hủy tàn du đế quốc, giữa thập niên 90 trở về sau nhạc vàng gần như được cởi trói, và giữa lòng Hà Nội, bên cạnh một số quán cà phê hiếm hoi mang dư vị nhạc tiền chiến, quán Lộc Vàng ven Hồ Tây cũng góp mặt một cách khiêm tốn nhưng bền bỉ.

Tại đây, mỗi tối thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy, người từng bị tù 46 năm xưa, nay là nghệ sĩ Lộc Vàng với mái tóc ngã màu năm tháng, đêm đêm say đắm mà trang trọng thả hồn và trải từng lời ca đẹp như thơ như mơ vào lòng người thưởng ngoạn. Những bài ca ngày xưa, những tiếng hát bây giờ ở Cà Phê Lộc Vàng gợi nhớ một thời thanh xuân lãng mạn trước chiến tranh, khiến người thưởng thức suy gẫm về giá trị của dòng nhạc mà ông Lộc Vàng cho là đã ngấm vào máu của ông và bằng hữu:

Sau 75 thì tất cả những băng đĩa miền Nam tràn ngập ra ngoài Bắc và mãi đến năm 97 nhà nước Việt Nam này mới khôi phục, ca ngợi, tôn vinh dòng nhạc đó. Cho đến ngày hôm nay chính bản thân dòng nhạc vàng đó nhà nước người ta gọi là nhạc tiền chiến và người ta còn bảo là di sản văn hóa của dân tộc.

Tất cả những thứ đó nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình cảm, nuôi dưỡng trí tuệ, nuôi dưỡng tình người của bọn tôi mà tôi có được như ngày hôm nay.

Nhưng đó là sau nhiều lần mở quán cà phê hát nhạc vàng mà bị cấm cản thì cuối cùng Cà Phê Lộc Vàng mới ra đời và trụ được tám năm ở một Hà Nội đang phát triển một cách hối hả. Nghệ sĩ Lộc Vàng chia sẻ:

Sau 75 thì tất cả những băng đĩa miền Nam tràn ngập ra ngoài Bắc và mãi đến năm 97 nhà nước Việt Nam này mới khôi phục, ca ngợi, tôn vinh dòng nhạc đó. Cho đến ngày hôm nay chính bản thân dòng nhạc vàng đó nhà nước người ta gọi là nhạc tiền chiến và người ta còn bảo là di sản văn hóa của dân tộc.
-Nghệ sĩ Lộc Vàng

Tôi mở quán cà phê không phải lần thứ nhất mà lần này là lần thứ tư. Năm 91 tôi mở một quán, 94 mở một quán, 97 mở một quán, ba lần đều mất trắng hết, không có giấy phép của nhà nước. Cuối cùng, đến 2008, tôi quyết tâm gây dựng lên một quán cà phê đẹp ở Hồ Tây. Thời điểm này nhà nước bung ra, nhạc tiền chiến được ca ngợi, tôi mới tồn tại được 8 năm trời.

Nhưng trong 8 năm này tôi lỗ vốn hàng mấy tỷ đồng, tôi bán sạch hết nhà cửa, tôi chấp nhận bù lỗ để mở một quán cà phê. Tôi gây dựng lại nền tân nhạc Việt Nam cũng chỉ vì mê hát, tôi mở quán ra để tôi được hát cho những người yêu thích dòng nhạc xưa đến quán tôi thưởng thức. Tôi hát và tôi bảo vệ đúng gốc của những bản nhạc đó.

Sức cuốn hút của quán Cà Phê Lộc Vàng như thế nào được chủ nhân của nó trình bày như sau:

Dòng nhạc này là dòng nhạc trí thức của người Việt Nam. Người già bản thân đã có tâm hồn và trí tuệ và yêu thích dòng nhạc này thì không nói làm gì thì không nói làm gì. Còn lớp trẻ, tôi bảo những người trẻ đã đến quan tôi, đã tìm và đã hiểu được những lời văn sâu sắc, những nét nhạc mượt mà và những tình cảm chứa đọng của con người… Những lớp trẻ đó tôi đánh giá là có trí thức,có ý thức, có tâm hồn. Bây giờ các cháu đến tìm hiểu nhiều lắm.

Còn trẻ mà thấm thía và say mê nhạc vàng để rồi trở thành người chuyên hát nhạc vàng thì không ai hơn được Hồng Hải, hiện là ca sĩ thường trực của Cà Phê Lộc Vàng:

Hồng Hải sinh năm 78, sinh ra thì đã hết chiến tranh rồi. Hồng Hải đi hát từ lúc nhỏ, sinh hoạt ở Khu Văn Hóa. Năm 17 tuổi thì hình như nghe và hát dòng nhạc vàng trữ tình này thì tự nhiên nghe thấm thía lắm, nó cứ ngấm vào trong máu của mình thôi, và cứ thế là theo đuổi là hát dòng nhạc này thôi. Cộng theo với cả biết chú Lộc, biết về cuộc đời của chú, cùng hát với chú ở trên quán thì cũng ảnh hưởng những ca khúc mà ở lứa tuổi Hồng Hải thì không thể biết được.

Tất cả những ca khúc mà ngày xưa bị cấm thì bây giờ đang hát trên truyền hình. Những ca khúc này đi vào tình yêu đời sống của từng người một. đời sống, Theo như cá nhân Hồng Hải nghĩ thì chắc là do thời cuộc, do vì đất nước hai miền chia cách rồi là chiến tranh cho nên có thể hát những ca khúc này thì nó làm chùng lòng xuống. Thời bây giờ thì không đúng rồi, đấy là theo như những người trẻ như Hồng Hải cảm nhận như thế.

Theo nhận xét của Hồng Hải, khách đến Cà Phê Lộc Vàng khá là đa dạng, người lớn tuổi đương nhiên là đông mà người trẻ cũng không thiếu, đặc biệt có cả những người xa xứ về thăm quê hương và kể cả người ngoại quốc. Điều này được ông Lộc Vàng xác nhận:

Có những người khách quốc tế tôi hỏi người ta thì người ta bảo người ta không biết tiếng nhưng mà nghe giai điệu người ta thích. Thì cũng giống như tôi nghe nhạc Mỹ, tôi có biết tiếng Mỹ đâu, thế nhưng nghe giai điệu, nghe ca sĩ hát hay là tôi vẫn mê.

Ông Lê Đắc Long, khách quen thuộc của quàn Cà Phê Lộc Vàng, nói rằng ông thích không khí văn nghệ đầm ấm và thân mật của quán cà phê cũng như đồng cảm với tình yêu mà ông Lộc Vàng dành cho nhạc vàng:

Dòng nhạc này tôi thích từ xưa chứ không phải vì tôi là người Hà Nội mà tôi thích. Cùng một ý cùng sở thích là thích chứ không phải cứ người Hà Nội mới thích đâu.

Quán của anh Lộc là môt quán bình thường ở Hà Nội, chúng tôi đến quán vì chúng tôi thích nghe lời những bài hát. Bọn tôi trong xã hội chủ nghĩa thì được đào tạo như nhau nhưng mà con người vẫn là con người. Tôi may mắn là vợ cũng thích nghe những dòng nhạc này, mình cảm tưởng có mình trong đó, có vợ mình ngày xưa yêu đương như thế nào. Chứ còn nói xin lỗi nhạc cộng sản tôi không bao giờ nghe. Chúng tôi thích những cái về tâm hồn, về những vui buồn sướng khổ đúng tâm hồn của mình. Cứ rỗi tối nào thì vợ chồng tôi lên đây, uống cà phê là phụ nhưng gặp bạn bè, gặp anh em rồi nghe nhạc là chính.

Quí vị có đồng ý với Thanh Trúc là có những người, dẫu ít ỏi như ông Lộc Vàng hôm nay, không chỉ nhờ giọng ca để có thể say sưa hát ngày nay qua ngày khác những nhạc phẩm lừng danh của những Đoàn Chuẩn Từ Linh, Văn Cao, Nguyễn Thế Phong, Nguyễn Văn Khánh, Phạm Duy, mà còn làm cho những ca từ tuyệt vời của các nhạc sĩ lừng danh đó bay cao, bay xa và thăng hoa trong cảm xúc rất đổi chân thật và rất đời.

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị thứ Năm tuần tới.

NGƯỜI GIẦU NGƯỜI NGHÈO ĐỀU PHẢI CHẾT

NGƯỜI GIẦU NGƯỜI NGHÈO ĐỀU PHẢI CHẾT

(CN 26 TN, năm C)

 Tuyết Mai

Nhưng thế giới con người thì có ai nghĩ rằng ngay ngày hôm nay mình sẽ chết, bỏ lại tất cả hay không? Hay chúng ta cứ sống mãi kiểu nhắm mắt làm ngơ trước mọi sự tình, mọi người và mọi biến chuyển chung quanh mà không cần biết đến Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng có thể lấy đi sinh mạng của chúng ta bất cứ ở giờ phút nào.

Ai trong chúng ta hiện có khả năng vung tiền ra để sống hằng ngày trong tiệc tùng, nhậu nhẹt, cờ bạc, mua sắm điên khùng, hút sách và làm ăn gian xảo lọc lừa để được giầu có? Ai trong chúng ta hiện đang sống trong vất vả chỉ đủ ăn, đủ xài và có dư chút đỉnh để dành cho mai này về hưu còn có tiền xoay xở mà không cần nhờ đến con cái? Và ai hiện đang sống trong nghèo khổ cộng bệnh tật hoành hành trong thân xác mà cần lắm lòng hảo tâm của mọi người?.

Thế thì chúng ta là thành phần nào ở trên để luôn cần có Thiên Chúa trong cuộc đời? Mà ai cũng hiểu biết rằng Thiên Chúa dạy chúng ta là chỉ nên chọn một Chủ để thờ mà thôi.   Để cuối cuộc đời chúng ta không giống như anh phú hộ giầu có kia vì đã sống ngày ngày trong yến tiệc mà lại rất vô tâm với anh Lazarô nghèo, ghẻ chốc hằng ngày đói cơm sống trước cửa nhà anh.

Còn anh Lazarô nghèo ghẻ chốc kia hiểu rằng cuộc sống của anh đã ra như thế và không thể làm gì hơn đành chấp nhận cuộc sống hằng ngày ngửa tay xin ăn để có thể sống qua ngày đoạn tháng.   Nhưng bài học Phúc Âm của tuần này Chúa Giêsu đã không nói đến chi tiết của từng cá nhân nhưng Chúa chỉ dạy con cái Người là hãy có lòng bác ái, biết chia sẻ cho người cùng khổ.   Hoặc ít nhất cũng ban phát cho một ít người nghèo khổ những mảnh vụn thừa dư trong những buổi yến tiệc thì chắc anh cũng không đến nỗi bị Chúa phạt xuống Hỏa Ngục, thưa có phải?.

Sở dĩ Thiên Đàng bao giờ cũng có rộng chỗ vì ít có người lên được trên đó nơi mà Thiên Chúa hoan nghênh, khuyến khích tất cả mọi con cái Người hãy sống sao để ở cuối đời được Người đón rước cách nồng nhiệt, cách yêu thương và ban thưởng cho triều thiên hạnh phúc.   Điều số một mà con cái người khao khát nhất là được sống chung với Đức Chúa Trời, Đức Maria hiền mẫu, tất cả Thiên Thần, các Thánh, họ hàng và hết thảy anh chị em.

Nhưng cái khó là ở ngay trong lòng người đã không muốn được lên Thiên Đàng như Thiên Chúa thiết tha mong muốn.   Vì lòng của họ thì luôn ở xa Thiên Chúa.   Vì lòng của họ đã luôn bị chúng quỷ che mắt bằng những của cải trần gian.   Bằng những danh vọng, quyền lực và đam mê thú trần không có giờ để cho họ còn tưởng nhớ đến Thiên Chúa nữa.   Họ đã để cho chúng quỷ tự do lui tới trong tâm hồn, trong trái tim và trong tấm lòng của họ.

Họ đã nhẫn tâm gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của họ và Thiên Chúa đang nhiên trở thành những người vô gia cư, nghèo khổ, bệnh tật sống rất gần họ và đang ở chung quanh chúng ta đây.   Vâng, chính những người nghèo khổ đó là Thiên Chúa đã bị người giầu có đuổi Chúa ra khỏi căn nhà tâm hồn của họ.   Nên ai có tấm lòng biết chia sẻ cho người nghèo khổ ấy là đã làm cho Chúa được có cơm ăn, có áo mặc, thuốc men, an ủi vỗ về và được yêu thương.

Có thế thì cuộc đời trần thế của chúng ta hằng ngày sống cũng không ra vô ích nhưng là có ý nghĩa.   Chẳng những thế mà chúng ta còn có cơ hội mời gọi nhiều người vào cộng tác để chương trình CỨU ĐỘ của Thiên Chúa nơi trần gian này được thực hiện theo thánh ý Chúa.   Qua đó danh Đức Chúa được cả sáng vì không tình yêu nào bằng tình yêu hy sinh cho anh chị em đồng loại luôn rất cần sự giúp đỡ của chúng ta.

Tuy của nhận thì ít vì khả năng của chúng ta có ít nhưng tấm lòng thì đầy tràn và sự hy sinh ấy luôn mang lại cho người sự ấm áp đầy tình người và đầy tình Chúa.   Thì thật, cho dù sau này Thiên Chúa có để cho chúng ta ở lâu nơi Luyện Ngục do tội lỗi chúng ta phải đền thì bao nhiêu người mà chúng ta hằng giúp đỡ (nay đang được ở trên Trời), họ sẽ cầu khẩn van nài cùng Đức Maria và Đức Chúa Trời ban cho ta được về Nước Trời sớm hơn hạn định.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

22 tháng 9, 2016

Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?

Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay hoài nghi về mức độ chân thật của nó.

Từ Hồ sơ Panama đến đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng một số quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm qua.

Người Việt âm thầm ra nước ngoài
Người Việt âm thầm ra nước ngoài

Nhưng sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.

Người Việt âm thầm ra nước ngoài

Chỉ đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta – một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.

Hẳn nhiên với lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về việc công dân Việt Nam không được có hai quốc tịch, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất để bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu của bà Hường.

Tuy nhiên, vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội xen kẽ tư cách “công dân Malta” của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mà từ vụ việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác thực về chuyện đến cả đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay chuồn ra nước ngoài nếu Tổ quốc “có biến”.

‘Đặt vé chưa?’ và nhìn từ Trung Quốc

Thật thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.

Cũng đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được nhập tịch Canada. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…

Người Việt âm thầm ra nước ngoài
Người Việt âm thầm ra nước ngoài

Dù chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”.

Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với Trung Quốc.

Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.

Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.

Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada… Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.

Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.

Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:

Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?
Sự thật: Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?

– Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.

– Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.

– Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.

– Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài.

– Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.

– Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng. Người thắng bạc có thể được trả bằng đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi…

Thế giới thu hồi tài sản tham nhũng ra sao?

Chỉ đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã lên đến 19 tỷ USD. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc “thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan tham Việt Nam có lẽ cũng như vậy.

Không khó để hình dung rằng số tiền từ 500.000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có thể chẳng là gì so với những quan tham giàu có ở Việt Nam.

Nhưng cho tới nay, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán vẫn hoàn toàn chưa có biện pháp chế tài. Việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài vẫn rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.

Năm 2014, trong một bài viết cho đài VOA, Bùi Tín – một người tỵ nạn chính trị, đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý về cơ chế nhằm thu hồi tài sản tham nhũng từ các chế độ cũ. Một kinh nghiệm từng có là khi cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia đỏ ” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm quyền cũ; nhờ thế số người này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang.

Tháng 3 năm 2007, cuộc họp liên tịch giữa Tổ chức chống buôn lậu và tội ác của LHQ (UNODC) và một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã lập ra một cơ chế mang tên Stolen Asset Recovery Initiative (StAR– Chương trình thu hồi tài sản phi pháp) nhằm hướng dẫn và giúp đỡ các nước thực hiện việc thu hồi các tài sản phi pháp bị mất bởi nạn hối lộ, tham nhũng, buôn lậu cấp quốc gia và nộp các tài sản được thu hồi đó vào ngân sách nhà nước hoặc vào các quỹ từ thiện quốc tế nhằm giúp các nước đói nghèo trên thế giới.

Trước đó ở châu Âu đã có tổ chức Serious Organized Crime Agency (SOCA – Cơ quan chống tội ác có tổ chức nghiêm trọng) mang tính chất nghiệp vụ pháp lý chuyên giúp đỡ việc truy tìm những người phạm tội ác nghiêm trọng trong đó có tội tham nhũng ở mọi nơi, mọi nước, cũng như tổ chức Financial Crimes Enforcement Network (FICEN – Mạng luới chống tội ác về tài chính), hay tổ chức Agence Gestion et Recourement des Avoirs Confisqués (AGRAC – Cơ quan quản lý và giải quyết tài sản bị tịch thu). Chính những tổ chức này đã tham gia có hiệu quả vào việc giúp cho Indonesia và Philippines thu hồi một số tài sản phi pháp khá lớn của 2 cựu Tổng thống Suharto và Ferdinand Marcos sau khi 2 ông này bị lật đổ và truy tố. Riêng tài sản phi pháp của vợ chồng Marcos đã được thu về cho ngân sách nhà nước là 4 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ họ đã tước đoạt của công quỹ và nhân dân.

Các tổ chức trên đã giúp cho chính quyền mới ở Libya thu về hơn 1 tỷ USD của nhà độc tài Gaddafi để trao cho Hội đồng Chuyển tiếp sung vào ngân sách quốc gia; ngoài ra các ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã tự nguyện trao trả cho chính quyền mới ở Tunisia 60 triệu Francs Thụy Sỹ, cho chính quyền mới ở Ai Cập 410 triệu Francs Thụy Sỹ và cho chính quyền mới ở Libya 650 triệu Francs Thụy Sỹ là tiền ký gửi của các nhà độc tài tham ô Ben Bella, Mubarak và Gaddafi…

Còn với trường hợp Việt Nam thì sao?

Nếu không gấp rút có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan tham “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang.

Jessica N – theo VOA

Tân Sơn Nhất ngập do đâu?

Tân Sơn Nhất ngập do đâu?

  • 28 tháng 9 2016

BBC

Image copyrightGOOGLE 
“Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó”

Trận lụt lịch sử 26/9 lại làm nổi trở lại câu hỏi về tình trạng ách tắc xe cộ, thoát nước ở một số địa điểm thuộc TP Hồ Chí Minh và một trong các chủ đề mạng xã hội nêu ra là có phải thiết kết, xây dựng xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất là một tác nhân.

Một nhân chứng từ TP Hồ Chí Minh cho BBC Tiếng Việt biết, “lụt nặng chỉ ở khu sân bay và các khu mới xây”.

Các báo Việt Nam hôm 27/9 đồng loạt đưa tin, “Tân Sơn Nhất ngập nặng” khiến nhiều chuyến bay phải hủy hoặc đổi hướng.

Trước đó, hôm 13/9, trang Dân Trí đã đặt câu hỏi, “Vì sao sân bay Tân Sơn Nhất hễ mưa là ngập?” và cho rằng hệ thống thoát nước tại đây có vấn đề.

Sau trận mưa hôm 26/08 “sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những địa điểm bị ảnh hưởng vì nước dâng cao gây ngập khu vực sân đỗ cũng như các tuyến phố xung quanh và đến đêm, nước trong sân bay vẫn chưa rút hết”, theo trang Zing.

‘Không phải vì sân golf’

Nhưng như trang VietnamNet hôm 12/8 vừa qua trích lời một vị tướng của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì việc sân golf ngay cạnh phi cảng hàng không và sân bay quân sự Tân Sơn Nhất ‘không làm ách tắc’ giao thông.

“Liên quan đến việc làm rõ nguyên nhân tình trạng ách tắc tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, Trung tướng Trần Đơn cho biết: “1-2 năm nay râm ran tại Quốc hội, rồi dân hay phản ánh chỗ sân golf trong sân bay. Tôi nghĩ cái này Bộ Quốc phòng đã có trả lời rất nhiều lần rồi.

“Thực ra cái lõm 127 ha trong sân bay, là sân golf bây giờ, báo cáo Phó Thủ tướng là chung quanh đấy đã bố trí các đơn vị phòng không để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất”.

Image copyrightGETTY

“Không phải vì cái cái sân golf ấy làm ách tắc Tân Sơn Nhất. Báo cáo Phó Thủ tướng là Bộ Quốc phòng được Thủ tướng cho phép làm sân golf là để cho sạch sẽ thôi.

“Đất đó vẫn là đất dự trữ quốc gia, của quốc phòng, của nhà nước, khi cần thiết thì có thể thu hồi bất cứ lúc nào. Hiện nay có hội nghị ở đây thì tôi nói cho chúng ta hiểu vấn đề cho nó đúng”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng vừa có bài trên trang Người Việt ra ở Hoa Kỳ hôm 25/9/2016 mô tả chuyện này:

“Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên ‘sân bơi Tân Sơn Nhất’. Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.”

“Nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.

Image copyright
Image captionMột lần ngập lụt năm nay tại sân bay Tân Sơn Nhất – hình tư liệu

“Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.”

Trang golfasian.com giới thiệu về sân golf Tân Sơn Nhất như sau:

“Sân golf Tân Sơn Nhất có vị trí thuận lợi ngay cạnh sân bay bận rộn nhất Việt Nam (adjacent to Vietnam’s busiest airport)”.

“Đây là sân có 156 hectares, 36 lỗ, do hãng Nelson & Haworth Golf Course Architects thiết kết.”

Cũng trang này cho biết sau khi được hoàn tất năm 2015, sân golf Tân Sơn Nhất, “chỉ cách Quận 1 có 30 phút, và nằm ngay sát đường băng phi trường” và có tòa nhà câu lạc bộ chơi golf “thuộc loại lớn nhất châu Á”, đủ sức chứa tới 5.000 người.

ĐỪNG IM LẶNG ! PHẢI HỎI CHO RA 20 NGÀN TỶ CHỐNG NGẬP ĐI ĐÂU?

ĐỪNG IM LẶNG ! PHẢI HỎI CHO RA 20 NGÀN TỶ CHỐNG NGẬP ĐI ĐÂU?

Đừng im lặng: Họ đã làm gì với 20.000 tỷ chống ngập của chúng tôi, thưa ông Trời!
Hà Phan
Lao Động 27/09/2016
“Tiên đoán” của bà Phạm Phương Thảo là TP HCM sẽ chỉ còn một điểm ngập: Toàn TP sắp trở thành hiện thực các bạn ạ! Tối qua, Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước và dân chúng chỉ còn biết ngửa mặt cầu Trời ngưng mưa. Và người ta nhìn trời, rồi lại nhìn nhau ngơ ngác hỏi hơn 20.000 tỷ đã giải ngân chống ngập đi đâu rồi?
 
Sân bay thành “sân bơi”, biệt thự 60 tỷ của Mr Đàm ngập chìm và đồ đạc trôi lung tung, từ anh xe ôm cho đến đại gia ngồi Mẹc cũng bì bõm trong nước…
Nhưng bi hài hơn cả là Bitexco, biểu tượng TP nước vào xối xả và clip thác nước đường phố cuốn trôi xe máy đang là một video được like nhiều nhất!
Người ta nói đó là trận mưa lịch sử, 5 năm qua mới có.. Họ còn bảo rằng nước trút xuống cộng triều cường đã nhận chìm đường phố và nhà cửa. Ai đó biện hộ rằng mưa to thế thì chỉ bó tay, chỉ có Trời cứu! Có lẽ hôm nay sẽ lại thêm rất nhiều lý do abcd nào đó. Nhưng chưa thấy ai nói đến trách nhiệm cá nhân và hiệu quả của các chương trình chống ngập đã tiêu tốn 20.000 tỷ đồng !
Nhưng tôi thì phải hỏi, bởi trong đó có tiền thuế của mình cùng hàng triệu công dân khác. Nếu 20.000 tỷ ấy không giúp TP bớt ngập thì cũng đừng tồi tệ thêm chứ? Chẳng có lý lẽ nào để biện minh tại sao tiền đổ xuống nước cứ dâng lên.
Trận mưa to nào cũng lịch sử, chiều ngập nào TP cũng rối loạn, dân tình điêu đứng. Hãy ra xem những bà mẹ chở con ngã dúi dụi trong biển nước, biết bao người hoặc chôn chân chờ bớt ngập hoặc vừa đi vừa hoảng sợ không biết mình nhào xuống hố hay trôi theo nước… Nếu không cứ nhìn và đọc thật nhiều những tin tức sáng nay rồi trả lời cho rạch ròi và minh bạch hàng chục ngàn tỷ ấy đã sử dụng ra sao? Hiệu quả và hậu quả như thế nào? Đừng im lặng và đừng đổ tại ông Trời.
Tôi còn nhớ rất rõ Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong nói rằng: “Tôi có cảm tưởng chủ đầu tư chỉ làm cho được dự án” khi ông chứng kiến hàng trăm nhà dân biến thành hầm, bị chủ đầu tư dự án chống ngập đường Kinh Dương Vương xây tường cao chắn lối đi! Tôi không thể quên những giải pháp “đang” và “ sẽ” tràn ngập trên các báo sau trận mưa lịch sử cuối tháng 8 vừa qua. Rồi hàng chục dự án với những kinh phí cao ngất ngưởng để TP sau mỗi trặn mưa gọi là lịch sử lại ngập sâu thế này đây.
Một lời xin lỗi chưa hề thấy, một lần nhận trách nhiệm không có, ít ra dân chúng cũng phải biết tiền của mình họ chi tiêu thế nào chứ nhỉ? Không ai có lỗi, chẳng ai sai thì chẳng lẽ chúng tôi, những người giao tiền cho họ sai sao?
TP vừa triển khai “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ cách đây 3 tháng, tôi chỉ biết cầu trời cho 10.000 tỷ này không giống 20.000 tỷ trước. Còn bây giờ, cần những tiếng nói để những ngàn tỉ trước đây sẽ “hiện rõ” và cả nhiều ngàn tỉ sau này bớt “chìm” trong nước.
Phải có câu trả lời rõ ràng nhanh chóng và minh bạch các vị ạ!
—-
Đừng im lặng! Hãy cùng Lao Động bình luận về vấn đề này, cũng như các vấn đề bạn đọc quan tâm khác. Mời bạn đọc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục “Làm báo cùng Lao Động” hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.

 


Sài Gòn hỗn loạn trong biển nước

 

Câu chuyện của chiếc quan tài

Câu chuyện của chiếc quan tài

co31-960x670

Tôi là chiếc quan tài. Từ một cây bá hương lớn, con người đốn hạ, xẻ thành gỗ và làm ra tôi. Con người nhìn tôi như hình ảnh của sự chết chóc đầy đau buồn và mất mát. Quả vậy, tôi chưa thấy ai tới cửa hàng của ông chủ tôi mua quan tài mà vui vẻ cả. Ánh mắt ai cũng đượm buồn. Có khuôn mặt còn vương những dòng lệ nhạt nhòa. Âu cũng vì thế mà tôi thấy cuộc đời mình thật tẻ nhạt và vô nghĩa. Dường như sự xuất hiện của tôi trên trái đất này làm những nụ cười thêm ít đi. Nhưng có một ngày, một ngày tôi chợt khám phá ra đời mình thật ý nghĩa, một “ơn gọi” lớn lao.

Vào buổi chiều nọ, một người đàn ông trung tuổi tới hỏi mua một trong số chúng tôi. Sau khi xem qua một lượt, ông chỉ vào tôi và nói với ông chủ: “bác cho tôi cái này”. Chiếc quan tài kế bên quay sang thủ thỉ: “Đến lượt cậu nhé! Chắc nhà ông này có điều kiện lắm. Thôi! Chào người anh em”.  Tôi lặng thinh, nhìn ngắm người đàn ông mang nét mặt đầy tuyệt vọng. Chắc ông “có điều kiện” thật, bởi người nghèo thì chẳng đủ tiền mua một chiếc quan tài gỗ bá hương. Ánh mắt ông nhìn tôi. Một ánh mắt buồn. Buồn quá!

Người đàn ông đưa tôi về nhà. Vừa tới đầu ngõ, tôi cảm thấy một bầu khí ảm đạm bao trùm. Tiếng khóc từ trong ngôi nhà của ông nghe ngày một rõ hơn, tiếng khóc của một gia đình “có điều kiện”. Bước vào ngôi nhà ấy, tôi choáng ngợp trước sự giàu có của gia chủ. Tôi nhận ra người anh em cùng “mẹ bá hương” giờ là chiếc tủ gụ. Tôi cũng gặp người bạn vốn là một cây lim lớn trong mái nhà rừng xanh giờ đây được người ta làm thành bộ phản, thân nạm ngọc trai. Rồi biết bao những tiện nghi quý giá trong nhà ông mà có lẽ bất cứ ai nhìn thấy cũng phải ngỡ ngàng.

Thế nhưng trong ngôi nhà ấy, sự giàu có giờ đây chẳng được ai chú ý. Không những vậy, dường như nó càng làm sự mất mát của gia đình ông thêm tang thương. Vợ chồng ông hiếm hoi, khó khăn lắm mới sinh được một người con. Và ông vừa mất đi người con duy nhất ấy của mình. “Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, thật trớ trêu thay! Người ta niệm xác con ông và đặt vào tôi. Tôi nhẹ nhàng đưa tay ôm lấy đứa con duy nhất của ông vào lòng.

Sáng sớm hôm sau, khi những ánh đèn đường còn chưa kịp tắt, họ đưa tôi tới một nơi mà người ta gọi là nhà thờ. Những giọt mưa bay cùng những cơn gió se lạnh khiến đoàn tang thêm lặng lẽ, u buồn. Lúc đến nơi, vừa bước vào trong nhà thờ, tôi chợt bắt gặp một sự lạ lùng đến khó hiểu. Ở đó, người ta đến dự lễ tiễn đưa con ông nhưng không một tiếng khóc. Trái lại, qua những gương mặt ấy, tôi cảm nhận được sự an bình và niềm hy vọng phát xuất từ sâu thẳm mỗi người. Tôi bắt đầu tò mò. Họ đặt tôi ở lối đi chính giữa nhà thờ. Những tiếng hát du dương được cất lên, và người ta bắt đầu “làm lễ”. Tôi lặng lẽ và chăm chú dõi theo những nghi thức được cử hành.

“Cuộc sống này, chỉ thay đổi mà không mất đi. Lúc con người năm yên giấc ngủ, mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai”. Lời hát ấy làm tôi xúc động mạnh và khó hiểu quá. Trước giờ tôi vẫn nghĩ: “chết là hết”. Những ai được tôi ôm vào lòng và đưa về với đất mẹ để rồi đi vào cõi chết thì làm gì có tương lai. Tương lai ở đâu khi con người ta đã kết thúc cuộc đời này? Tôi chẳng tìm ra chút ánh sáng hy vọng nào, nhưng chỉ thấy còn lại đây nỗi tuyệt vọng cho một kiếp người vừa nằm xuống. Tôi thả tâm trí của mình cuốn theo nhưng lời bài hát kia, đầu óc vẩn vơ những câu hỏi không lời giải đáp.

Chợt một câu nói từ phía trên ngắt ngang dòng suy nghĩ của tôi và làm tôi chú ý: “Chính Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống”. Tôi chưa từng nghe ai có khả năng làm cho người chết sống lại, hay có một sự sống vĩnh cửu nào đó sau khi con người ta mất đi. Vị linh mục nói đó là Lời của Chúa Giê-su. Tôi tự hỏi: ông Giê-su đó là ai? Ông là ai mà có thể đánh bại nỗi khiếp sợ của loài người: sự chết.

“Đức Giê-su là nguồn mạch sự sống. Chính người là con đường dẫn mọi người đến với hạnh phúc trường sinh. Sự chết giờ đây không còn là nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nhưng là cánh cửa mở ra sự sống đời đời. Vì thế, sự chết là nguồn hy vọng và niềm hoan lạc cho những người tìm sống công chính, tốt lành”. Những lời giảng của vị linh mục đối với tôi thật mới mẻ.

Thần Chết đáng sợ quá! Hắn chẳng quan tâm sang, hèn, già, trẻ. Hắn thích ai là hắn đến gọi đi. Những cuộc viếng thăm không báo trước. Suy ngẫm về những kiếp người mong manh ấy, tôi chợt ngộ ra rằng: Quả thật, khi chết đi, con người trở về lòng đất với hai bàn tay trắng. Họ chẳng mang theo được gì trong số những của cải mình gom góp bao năm. Lắm khi con người ngộ nhận những sự phù vân ấy là cứu cánh đời mình, cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, con người vỡ mộng. Để rồi họ đau đớn nhận ra: những điều bấy lâu mình khổ công theo đuổi giờ đây chẳng còn nghĩa lý gì. Có một câu hỏi làm tôi đau đáu: Sau hành trình gian nan của kiếp người, con người đi vào cõi hư vô, chẳng còn chút hy vọng nào ư? “Chết là hết”. Ôi! Cuộc đời con người thật đáng thương và vô nghĩa.

Nhưng giờ đây, chính những lời giảng mới mẻ kia của vị linh mục làm thay đổi những điều tôi vốn nghĩ. Tôi khám phá ra một nguồn hy vọng lớn lao cho mỗi kiếp người. Tôi lần đầu tiên nghe biết về một sự sống sau cái chết, và quan trọng hơn là con đường dẫn tới sự sống vĩnh cửu ấy: Đức Giê-su Ki-tô. Điều đó làm tôi biến đổi mạnh mẽ. Tôi không còn nghĩ sự xuất hiện của mình chỉ đem lại nước mắt đau khổ cho con người nữa. Nhưng mỗi khi thấy tôi, con người biết phản tỉnh chính mình để ý thức sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn, và hy vọng vào một tương lai sau sự chết. Để rồi sau khi con người nhắm mắt xuôi tay, tôi lại thực hiện sứ mạng của mình, ôm con người vào lòng và đưa họ đến sự sống đời đời như họ vẫn hằng mong ước.

(Fx.NVL)