Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới

Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới
Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.
Cập nhật: 03.10.2013
Việt Nam là một trong hai quốc gia đàn áp quyền tự do internet nhất ở Châu Á và đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước không có tự do internet tệ hại nhất thế giới.

Theo khảo sát về Tự do Internet 2013 do tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố hôm nay, Việt Nam bị xếp vào các nước hoàn toàn không có tự do Internet.

Ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về tình trạng kiểm duyệt internet, trấn áp, và bắt bớ các cư dân mạng.  Phúc trình của Freedom House nói ngoài việc mở rộng kiểm duyệt net, chính phủ Việt Nam còn áp dụng nhiều biện pháp để quản lý và định hướng dư luận quần chúng trên mạng.

Trong năm năm qua, theo kết quả khảo, Việt Nam không ngừng bắt bớ, thẩm vấn, bỏ tù, tấn công những người viết blog hay các ký giả trên mạng, và xu hướng đàn áp mạnh tay này càng ngày càng leo thang.

Bà Madeline Earp, chuyên gia phân tích nghiên cứu về tự do internet khu vực Châu Á thuộc Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận có thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng. Việt Nam không chỉ đứng hạng nhì trong số các nước Châu Á đàn áp internet mạnh nhất theo xếp hạng của Freedom House, mà còn đứng thứ hai trong số các nước bỏ tù nhiều blogger nhất trên danh sách xếp hạng do các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác thực hiện. Chỉ đứng sau quốc gia có dân số khổng lồ như Trung Quốc trong các lĩnh vực này thì quả thật tình trạng tự do internet của Việt Nam rất đáng quan tâm.”
Tình hình tự do internet tại Việt Nam hiện nay hết sức đáng quan ngại. Thứ nhất, số blogger bị bắt bớ gia tăng hằng năm. Thứ hai, Nghị định 72 về Quản lý internet vừa ban hành chứng tỏ nhà nước không ngừng tìm mọi cách tiếp tục siết chặt kiểm soát internet. Thứ ba, nhà nước Việt Nam thuê mướn một lực lượng hùng hậu các dư luận viên trên mạng trong nỗ lực thao túng và định hướng các nội dung trao đổi thông tin trên mạng…
Madeline Earp, Freedom House
​Bà Earp cho hay điều gây chú ý nhất đối với các nhà phân tích khi thực hiện cuộc khảo sát này là con số những người dùng net tại Việt Nam bị chính quyền sách nhiễu hay giam cầm.

Khảo sát về Tự do Internet của Freedom House được thực hiện ở 60 quốc gia trên thế giới.

Các phạm vi được đánh giá bao gồm những rào cản ngăn trở người dùng net, các hình thức giới hạn nội dung truy cập như kiểm duyệt, khóa chặn, và các hình thức vi phạm quyền của người sử dụng mạng bao gồm xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, theo dõi, tấn công, sách nhiễu hoặc bắt bớ. Trong tất cả các lĩnh vực này, Việt Nam đều có số điểm rất thấp.

So với kết quả khảo sát tương tự của Freedom House năm trước, thứ hạng của Việt Nam trong bảng Tự do Internet 2013 đã bị tuột dốc.

Chuyên gia của Freedom House nói tổ chức này lo rằng trong thời gian tới, xu hướng đàn áp internet tại Việt Nam sẽ còn tệ hơn khi mà Nghị định 72 chính thức được thực thi, công an Việt Nam càng được tạo điều kiện để kèm kẹp quyền tự do internet của công dân và bắt bớ thêm những công dân mạng thể hiện quan điểm trái với nhà nước hay chỉ trích chính phủ.

Tuy nhiên, vẫn theo bà Madeline Earp, một tín hiệu khả quan là cộng đồng cư dân mạng Việt Nam đã chứng tỏ nỗ lực phản kháng sự cản trở và kiểm duyệt của nhà nước, đặc biệt là phản đối Nghị định 72.
Việt Nam trong danh sách đàn áp tự do internet nhất thế giới
Ghi nhận nỗ lực đó, Freedom House kêu gọi quốc tế hỗ trợ người sử dụng net tại Việt Nam, tăng áp lực thúc đẩy Hà Nội tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do internet.

Bà Madeline Earp:

“Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế lưu ý hơn tới tình trạng của các blogger ở Việt Nam đang bị giam cầm với các án tù dài hạn chỉ vì họ thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do internet. Chúng ta đừng quên những người này.”

Theo khảo sát của Tổ chức Phóng viên Không biên giới, trong năm 2013 này, Việt Nam đã thế chỗ Iran trở thành nhà tù lớn thứ hai trên thế giới giam cầm các cư dân mạng, sau Trung Quốc.

Trong nửa đầu năm nay đã có 35 blogger bị bỏ tù tại Việt Nam với các bản án lên tới 13 năm.

Súng nổ bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ

Súng nổ bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ

Nhân viên khẩn cấp đứng gần một chiếc xe cảnh sát sau vụ nổ súng bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Washington, ngày 3/10/2013.

Nhân viên khẩn cấp đứng gần một chiếc xe cảnh sát sau vụ nổ súng bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Washington, ngày 3/10/2013.

Cập nhật: 03.10.2013 15:43

Tin cho hay Ðiện Capitol, nơi có trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, đã bị phong tỏa trong một thời gian ngắn chiều thứ năm 10/3 sau khi có tiếng súng nổ được báo cáo bên ngoài tòa nhà này.

Cảnh sát Capitol đưa tin rằng ít nhất có một người bị thương trong vụ nổ súng.

Nạn nhân đã được xác định là một cảnh sát viên tại Capitol.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn tới vụ nổ súng, nhưng có nhiều tin tức khác nhau cho biết đã có một cuộc rượt đuổi xe từ gần Tòa Bạch Ốc cho đến các con đường gần Trụ sở Quốc hội.

Vụ nổ súng xảy ra trong lúc chính phủ Mỹ bị đóng cửa từng phần qua tới ngày thứ ba sau khi các nhà lập pháp không đạt được thỏa thuận về một dự luật chi tiêu.

Trong một thông báo gởi qua e-mail, cảnh sát Capitol khuyên những người ở bên trong tất cả các văn phòng của Hạ Viện “khóa trái cửa và tránh xa các cửa và các cửa sổ bên ngoài.”

Thông tín viên đài VOA tại Quốc hội Cindy Saine nói rằng một số thành viên của Hạ Viện được khóa trái ở bên trong Trụ sở Hạ Viện trong một thời gian ngắn.

Thượng Viện Mỹ đã đình chỉ tất cả mọi công việc vào lúc này.

Các giới chức cho biết Tổng thống Barack Obama có mặt trong Tòa Bạch Ốc vào thời điểm xảy ra vụ nổ súng và đã được báo cáo về vụ này.

Khảo sát tham nhũng: Chạy trường 1000 USD là chuyện bình thường!

Khảo sát tham nhũng: Chạy trường 1000 USD là chuyện bình thường!
(Giáo dục)- Ngày 2/10, trong bản khảo sát về “tham nhũng trong giáo dục phổ thông” của nhóm cán bộ tổ chức Hướng Tới Minh Bạch tại Việt Nam, phát hiện mức giá chạy vào một trường Tiểu học là 3000 USD.

Theo khảo sát thì tham nhũng tuyển sinh phổ biến ngay từ cấp học ban đầu, với chi phí hối lộ 3.000 USD để được vào một trường tiểu học danh tiếng và khoảng 300 – 800 USD cho một suất vào trường “thường thường bậc trung”.
Theo đánh giá thì mức phí 3.000 USD cao hơn thu nhập bình quân đầu người của nước ta hiện nay. Nhóm nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân đầu tiên của tình trạng chạy trường là do nhu cầu lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, việc chạy trường được nhiều người chấp nhận. Có 67% phụ huynh coi chuyện này là bình thường.
Một phụ huynh khi được hỏi cho biết, mức giá 1.000 USD để chạy vào một trường tiểu học hàng đầu là hợp lý và chấp nhận được bởi mong muốn con cái được giáo dục tốt là bình thường và gia đình nào cũng mong con em mình được học ở môi trường danh tiếng.

Nhiều phụ huynh bằng lòng bỏ tiền chạy cho con vào trường tử tế
Nhiều phụ huynh bằng lòng bỏ tiền chạy cho con vào trường có tiếng

Phân tích sâu hơn, nhóm nghiên cứu cho rằng yếu tố cơ bản đằng sau nhu cầu trên là sự thiếu tin tưởng vào hệ thống giáo dục công ở Việt Nam.
“Hiện tượng hối lộ phổ biến trong các trường phổ thông và sự thừa nhận rộng rãi rằng học sinh bị buộc phải học thêm đại trà, cho thấy cảm nhận chung của phụ huynh là hệ thống trường công không có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu của học sinh” – báo cáo viết.
“Dĩ nhiên, câu chuyện đưa hối lộ để được nhận vào trường điểm đã được coi là hiện tượng thông thường mà chỉ có các gia đình khá giả mới có điều kiện thực hiện, từ đó khiến cho trẻ em ở các gia đình nghèo phải chịu thiệt thòi”, báo cáo diễn giải.
Một nguy cơ khác mà báo cáo cảnh báo là bản chất lan rộng của những hành vi như chạy trường khiến cho tham nhũng đang trở thành chuẩn mực xã hội hơn là ngoại lệ.
Chạy vào trường tiểu học ngang giá chạy công chức Hà Nội?
Mức giá chạy trường 3000 USD khiên dư luận liên tưởng tới con số được ông Trần Trọng Dực – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đưa ra  khi nói về việc chạy công chức ở Hà Nội Theo ông này, có bằng chứng việc “100 triệu đồng đỗ công chức” ở Thủ đô.
Ông Dực khẳng định: “Chất lượng thi công chức của chúng ta không ổn. Có thông tin rằng để đỗ được công chức phải chạy mất không dưới 100 triệu đồng. Cái này tập trung ở những đầu mối tiếp nhận hồ sơ. Nói đến điều này là rất đau lòng cho thành phố, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”.
Ngay sau khi có thông tin này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Nội vụ và TP Hà Nội phải tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, dù 3 đoàn kiểm tra đã nỗ lực làm việc vẫn không tìm ra có việc chạy công chức ở Hà Nội.
Thùy Minh (Tổng hợp VNN, VNE, Dân Trí)

ĐGM Vincent Nguyễn Văn Long: Cả Việt Nam thân yêu bị giam trong nhà tù gian dối và bóng tối sự dữ

ĐGM Vincent Nguyễn Văn Long: Cả Việt Nam thân yêu bị giam trong nhà tù gian dối và bóng tối sự dữ

Đăng bởi lúc 2:16 Sáng 3/10/13

chuacuuthe.com

 

VRNs (03.10.2013) – Melbourne, Aus – “Trong cuộc hội ngộ với các linh mục thuộc Giáo Phận Vinh, Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã dùng lời của chính Đức Kitô để chia sẻ và khích lệ tín hữu như đàn chiên bị sói dữ  vồ xé. “Sự thật sẽ giải phóng anh em”. Cả đất nước Việt Nam thân yêu đang bị giam giữ trong một nhà tù của gian dối và của bóng tối sự dữ. Chính quyền Cộng Sản đang mặc nhiên thao túng, khuynh đảo, áp đặt, khống chế người con dân nước Việt bằng vũ khí của bạo lực và ác độc”. Đức giám mục Vincent Nguyễn Văn Long đã nói như vậy trong bài giảng của thánh lễ cầu nguyện cho tín hữu giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh. Thánh lễ diễn ra ngày 29.09 vừa qua, tại thánh đường Saint Margaret Mary, thuộc Melbourne.

BÀI GIẢNG CỦA ĐGM VINCENT NGUYỄN VĂN LONG

NHÂN LỄ CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU TẠI MỸ YÊN, VINH

Tại Thánh Đường St Margaret Mary, Melbourne 29.9.2013

 

 

Kính thưa qúy ông bà anh chị em,

Hôm nay, chúng ta cùng họp nhau đây để dâng Thánh Lễ cầu nguyện đặc biệt cho các nạn nhân thuộc giáo xứ Mỹ Yên. Nhân danh Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne và trên khắp nước Úc, tôi xin được bày tỏ sự hiệp thông sâu xa tới qúy giám mục, linh mục và mọi tín hữu của Giáo Phận Vinh thân yêu, nơi xuất phát những tâm hồn nhiệt thành với giáo hội và tha thiết với vận mệnh tổ quốc. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào tại Mỹ Yên và nạn nhân của chế độ trên khắp quê hương là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt hậu thuẫn cho qúy vị; những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi ủng hộ cho qúy vị; lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu. Và cuối cùng, trong niềm xác tín thâm sâu là Thiên Chúa của công lý và sự thật luôn đồng hành với qúy vị về đích hướng ấy.

Thật đáng buồn cho đất nước khi ở thế kỷ thứ 21 mà còn đắm chìn trong bao nghèo khổ, bất công và băng hoại tòan diện. Sự kiện chính quyền Nghệ An đàn áp người dân vô tội khi họ tổ chức tập trung ôn hòa tại Nghi Phương ngày 4.9.2013 là tiêu biểu cho sự phi nhân của chế độ. Theo Thư Chung của Tòa Giám Mục Vinh, hàng trăm công an, cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ và côn đồ, với các loại vũ khí và chó nghiệp vụ, gây hỗn loạn và đánh đập dã man bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên ngay trong cảnh thanh thiên bạch nhật. Làm sao trong tình đồng bào ruột thịt, chúng ta không thể không đau xót cho nạn nhân, không chạnh lòng cho tổ quốc trong cơn điêu đứng và không căm phẫn với tà quyền.

Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ. Thật đáng buồn khi đất nước trước nguy cơ tụt hậu và đe dọa về chủ quyền, nhà cầm quyền lại chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để khủng bố dân lành và triệt hạ những người yêu nước. Họ không trơ trẽn khi dùng cả một cơ quan  tuyên truyền khổng lồ để bôi nhọ đối phương.

Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Trong cuộc hội ngộ với các linh mục thuộc Giáo Phận Vinh, Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã dùng lời của chính Đức Kitô để chia sẻ và khích lệ tín hữu như đàn chiên bị sói dữ  vồ xé. “Sự thật sẽ giải phóng anh em”. Cả đất nước Việt Nam thân yêu đang bị giam giữ trong một nhà tù của gian dối và của bóng tối sự dữ. Chính quyền Cộng Sản đang mặc nhiên thao túng, khuynh đảo, áp đặt, khống chế người con dân nước Việt bằng vũ khí của bạo lực và ác độc. Nhưng như Đức Kitô đã khải hòan trên sự dữ và sự chết, chúng ta xác tín rằng ai đứng về phía công lý và sự thật đều được thông phần vào chiến thắng của Ngài. Qủa thế, dù cho thế lực của sự dữ lấn án sự lành, nó không thể cưỡng lại sự viên mãn của công lý. Sự thật sẽ giải phóng chúng ta khỏi sự gian dối và bóng tối sự dữ là chính thể Cộng Sản.

Hôm nay, cùng với Giáo Hội Úc chúng ta mừng Ngày Công Lý Xã Hội. Chúng ta được mời gọi noi gương Đấng Xức Dầu “để đem tin mừng cho người sầu khổ, giải thóat cho kẻ bị giam cầm, nhân phẩm cho người bị trà đạp, chữa lành cho kẻ bị thương tích và năm hồng ân cho mọi người”. Lời Chúa hôm nay cũng thách thức chúng ta không tìm sự an phận, sự hưởng thụ, sự ích kỷ cho chính mình mà luôn lưu tâm nâng đỡ, chia sẻ cho kẻ cùng khốn cũng như quan tâm đến tiến trình công lý hóa xã hội chúng ta đang sống.

Trong bài đọc thứ nhất, tiên tri Amos đã lên án những tầng lớp cai trị trong xã hội DoThái hồi ấy. Ông gọi họ là “lũ quân phè phỡn”. Trước cảnh nước mất nhà tan, loạn ly lưu đầy, nhưng họ vẫn hưởng thụ cách vô cảm. “Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng.  Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nước nhà sụp đổ!” Qủa những lời lên án nặng nề tưởng như đang gởi đến tầng lớp lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam ở thế kỷ thứ 21! Ông đã không ngần ngại vạch trần cái căn nguyên của sự băng hoại của đất nước đó là sự hưởng thụ đến mức độc đoán và vô cảm của kẻ cầm quyền. Phải chăng ngày hôm nay, trước bao bất công tham nhũng tại quê nhà, người tín hữu cũng phải mạnh dạn gióng lên tiếng nói của lương tâm xã hội như tiên tri Amos? Phải chăng chúng ta cũng phải đánh thức những ai đang ngủ quên trước hiểm họa nước mất nhà tan và những ai đang bị lôi cuốn vào chính sách “công cụng hóa” tôn giáo của Cộng Sản?

Bài Phúc Âm nói về ngụ ngôn của ông phú hộ và người hành khất Lazarô. Ông phú hộ như lũ quân phẻ phỡn trong thời tiên tri Amos, đã thản nhiên hưởng thụ trước cảnh ngộ thống khổ của kẻ cơ bần. Ông mặc quần áo gấm lụa, ăn uống thỏa thuê nhưng hoàn toàn không chút lòng trắc ẩn với người ăn xin ngồi trước cửa. Lazarô chỉ mong chút cơm thừa bánh vụn của viên phú hộ nhưng chỉ được những con chó của chủ đến chiếu cố các vết thương của ông. Cuối cùng, Thiên Chúa đã thưởng phạt công minh trong ngày phát xét. Kẻ nghèo hèn thì được nhấc lên; còn người giầu có thì đuổi về tay không. Người phú hộ bất nhân đã bị phạt xuống âm phủ; còn Lazarô thì được an hưởng thiên quốc.

Khi suy niệm về bài Phúc Âm hôm nay, tôi hình dung ra cảnh dân oan đi đến trước cổng của các “phú hộ đỏ” trên khắp quê hương trong các dinh thự được trá hình bằng các mỹ từ như Ủy Ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân, Công An Nhân Dân … Họ như Lazarô tìm gặp ông phú hộ để đòi hỏi chân lý và công bằng, nhân phẩm và tình người. Nhưng cuối cùng, họ chỉ được thấy nơi những kẻ ăn trên ngồi trốc sự bất nhân và vô cảm. Còn đau lòng hơn nữa, họ còn bị những con chó nghiệp vụ của những “ông phú hộ đỏ” chiếu cố như trường hợp của dân oan Mỹ Tiên.

Anh chị em thân mến,

Mặc dù chúng ta phải đối diện với thế lực của sự dữ như bóng đêm dầy đặc bao phủ trên đất nước thân yêu, chúng ta không thể ngã lòng và thất vọng. Niềm tin của chúng ta là Đấng đã khải hoàn trên tà thần, sự dữ và sự chết. Vì thế, dù cho thử thách, bắt bớ, ngục tù, cơ hàn hay bất cứ sự gì  cũng không thể ngăn cách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua Đức Kitô. Như những tín hữu ban đầu, chính sự bắt bớ vì lẽ công chính đã làm họ vững mạnh trong đức tin, nhẫn nại trong đức cậy và nhiệt thành trong đức ái. Người tín hữu Việt Nam hải ngoại và tại khắp nơi cũng tìm thấy nơi Giáo Phận Vinh tinh thần của các tín hữu ban đầu. Hình ảnh các giám mục, linh mục và giáo dân tâm hợp ý đầu trong cơn thử thách chính là hoa qủa đầu mùa của tinh thần ấy. Phải chăng Vinh nơi xuất phát những tâm hồn nhiệt thành với giáo hội và tha thiết với vận mệnh tổ quốc đang đánh thức con dân nước Việt khắp nơi trước sự vô cảm và sự băng hoại của xã hội? Phải chăng họ đang thôi thúc chúng ta như lời Thánh Phaolô gởi cho Timôtêo trong bài đọc 2 hôm nay: “Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin”?

Xin Thiên Chúa kiện toàn cuộc chiến đấu chính nghĩa của các tín hữu tại Mỹ Yên, của các dân oan khắp nơi, của các nạn nhân chế độ, của các nhà yêu nước và của mọi người con dân nước Việt đang khao khát một Việt Nam nhân bản. Hãy can đảm và đừng sợ, vì “người đi gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười”.

+ ĐGM Vincent guyễn Văn Long

Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp

Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-10-02

10022013-party-1st-conti-second.mp3

Chủ tịch nước  Việt Nam Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang

AFP

Nghe bài này

Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam tuyên bố Hiến Pháp đứng sau cương lĩnh của đảng. Đảng cộng sản Việt Nam một lần nữa thể hiện nhận thức rằng mình đứng trên pháp luật. Kính Hòa trình bày.

Câu chuyện đảng cộng sản (gọi tắt là đảng) quan hệ như thế nào với các định chế nhà nước đã được bàn đến từ lâu trong đời sống chính trị Việt Nam. Câu chuyện ấy trở nên sôi động với nhịp độ nhanh hơn từ đầu năm 2013 đến nay qua những diễn biến như kiến nghị xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp, tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng về ý tưởng thành lập một đảng phái chính trị đối trọng với đảng cộng sản,…Ngày 28/9 câu chuyện đó lại được những người quan tâm đến chính trị Việt Nam chú ý sau câu nói của ông tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng rằng Hiến pháp của quốc gia là văn kiện đứng hàng thứ hai sau cương lĩnh của đảng.

Quốc hội hay Đảng hội?

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời sau khi mô hình cộng sản đã đựơc xây dựng tại Liên Sô cũ, nơi đó đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, không có các đảng phái khác, và đảng nắm tất cả các định chế nhà nước, từ quốc hội cho đến tòa án và những bộ của cơ quan hành pháp.

Cùng với phong trào giải phóng thuộc địa, đảng cộng sản Việt Nam đã lên nắm quyền từ năm 1954 tại miền bắc và sau 1975 trên cả nước, đảng đã nhanh chóng thực hiện mô hình Liên Sô, được thể hiện rõ nhất tại điều 4 của Hiến Pháp Việt nam năm 1992 rằng đảng cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất điều khiển xã hội.

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. AFP

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. AFP

Tuy nhiên, khi bước ra từ bóng tối của cuộc đấu tranh bí mật lên nắm quyền, đảng không thể ngay lập tức xóa bỏ mọi định chế nhà nước đã có, và hơn nữa đảng cũng phải lãnh đạo một quốc gia tồn tại giữa một thế giới không chỉ có cộng sản, của các quốc gia khác, nơi có các định chế nhà nước tồn tại hằng trăm, hàng nghìn năm. Và đảng cộng sản dù muốn hay không muốn cũng phải giao thiệp với họ. Vào những năm sau 1975 có một quyển tiểu thuyết gối đầu giường nổi tiếng của đòan thanh niên cộng sản lưu hành khắp nước là Thép đã tôi thế đấy, nhân vật Pavel Corshegin nói với người yêu cũ là vợ một viên chức ngọai giao Ba Lan rằng,

ĐCS Việt Nam đã lên nắm quyền từ năm 1954 tại miền bắc và sau 1975 trên cả nước, đảng đã nhanh chóng thực hiện mô hình Liên Sô, được thể hiện rõ nhất tại điều 4 của Hiến Pháp VN năm 1992 rằng đảng cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất điều khiển xã hội

“Chẳng qua là phải giao thiệp với bọn tư sản các người mà chúng tôi, những người cộng sản vẫn phải duy trì cái định chế ngọai giao này.”

Hơn nữa trong cuộc đấu tranh để nắm quyền, đảng đã liên kết với những người không cộng sản, khi cả hai có cùng một mục tiêu chung. Đó là Mặt trận Việt Minh trong cuộc chiến tranh giành độc lập 1946-1954, đó là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, hay thành phần thứ ba trong cuộc chiến Việt Nam 1955-1975. Đối với những người không cộng sản này, cái xã hội mà họ muốn là một xã hội có các định chế nhà nước, như quốc hội, tòa án,…

Một người như vậy là ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu đối lập trong quốc hội thời Việt Nam Cộng Hòa, một người chống sự có mặt quân sự của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam nói rằng,

Có những điều mà mình hy vọng là (đảng này) sẽ có những cái gì đó mới, nó là đảng Việt Nam và khác với những đảng khác.

Những điều đó chính là những định chế nhà nước, một nhà nước độc lập mà họ hy vọng. Họ hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam, một thành viên của phong trào giành độc lập cho quốc gia, sẽ khác với Liên Sô của những quần đảo Gulag đọa đày, sẽ tôn trọng một Nhà nước thay vì xóa bỏ nó, như dự trù của lý thuyết cộng sản.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam  (từ trái)Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam (từ trái)Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang . AFP

Dưới sự cai trị của đảng, nhà nước vẫn tồn tại, chính phủ vẫn tồn tại, quốc hội vẫn tồn tại, tòa án vẫn tồn tại, có điều tất cả những định chế ấy nằm dưới quyền thao túng của các đảng viên cộng sản. Một cấu trúc song trùng, chính quyền-đảng, quốc hội-đảng tồn tại một cách phức tạp, cùng với những tổ chức ngọai vi của đảng như Mặt trận tổ quốc, tạo nên một hình ảnh nhà nước có vẻ bình thường như tất cả các quốc gia khác. Ông Hồ Ngọc Nhuận nói tiếp,

Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?

Ông Hồ Ngọc Nhuận

“Bây giờ đây tôi cũng hỏi tại làm sao quốc hội Sài gòn của chúng tôi ngày xưa, các đảng phái được vô, tôn giáo được vô còn bây giờ mấy anh bít hết chỉ có đảng của mấy anh thôi. Đó là đảng hội chứ quốc hội gì?”

Và như mọi người đều biết, quân đội, tổ chức được thành lập để bảo vệ những người có cùng một quốc gia cũng bị bắt buộc thề thốt trung thành với đảng, chỉ là một bộ phận của quốc gia mà thôi.

Đảng đứng trên pháp luật

Thế nhưng, đảng cộng sản cũng ra sức tuyên truyền cho hình ảnh định chế nhà nước của họ, rằng nhân dân mà đại diện bởi quốc hội mới là đại diện tối cao, còn họ, những người cộng sản chỉ có….lãnh đạo mà thôi. Họ cũng không xóa đi văn bản căn bản nhất của mọi nhà nước hiện đại là Hiến pháp, nhưng trong ấy có điều số bốn qui định rằng họ và chỉ họ mà thôi mới là những người cầm quyền. Mặt khác, bộ máy tuyên truyền của đảng lúc nào cũng khẳng định rằng đảng không đứng trên pháp luật.

Đảng ở mọi nơi trong quần chúng

Đảng ở mọi nơi trong quần chúng. AFP

Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được

Đại tá Phạm Đình Trọng cựu đảng viên

Nay ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng bản Hiến pháp ấy, bộ luật cơ bản ấy của pháp luật của một nhà nứơc, chỉ đứng hàng thứ hai sau cương lĩnh của đảng. Những người Việt nam nghe thấy và đọc được lời tuyên bố ấy, với năng lực ngôn ngữ bình thường, không có cách hiểu nào khác hơn là đảng đứng trên pháp luật. Đại tá Phạm Đình trọng, một cựu đảng viên cộng sản nói với chúng tôi,

“Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại, vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được.

Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước vô pháp luật.”

Sự vô pháp luật ấy của xã hội Việt Nam mà Đại tá Phạm Đình Trọng đề cập ngày càng tăng. Từ việc công dân bắn chết cán bộ nhà nước rồi tự sát thay vì kêu gọi đến pháp luật, cho đến dân quê thay nhà nước xử tử hình những kẻ ăn trộm chó.

Quốc hội Việt Nam, cơ quan về lý thuyết là có quyền lực cao nhất nước, sắp bàn luận về việc sửa đổi Hiến Pháp, mà theo lời ông Trọng thì đại đa số nhân dân theo điều tra của đảng là đồng ý duy trì điều số bốn. Cùng lúc ấy, những con người quyền uy nhất Việt Nam là các ủy viên trung ương đảng cộng sản, cũng đang bàn luận nhau về việc ấy ở kỳ đại hội trung ương lần thứ tám của họ. Cơ chế song trùng nhưng bên nặng bên nhẹ vẫn đang loay hoay tìm đường tồn tại cho mình.

Chính phủ Mỹ đóng cửa, Tổng thống Obama đổ lỗi cho phe Cộng hòa

Chính phủ Mỹ đóng cửa, Tổng thống Obama đổ lỗi cho phe Cộng hòa

Tổng thống Obama phát biểu tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc về việc chính phủ đóng cửa, ngày 1/10/2013.

Tổng thống Obama phát biểu tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc về việc chính phủ đóng cửa, ngày 1/10/2013.

01.10.2013

Chính phủ đóng cửa ảnh hưởng ra sao đến các dịch vụ?

  • Khoảng 800 ngàn công chức liên bang sẽ phải nghỉ việc không lương.
  • 1 triệu 400 ngàn nhân viên quân đội hiện dịch sẽ tiếp tục thi hành nhiệm vụ, nhưng có thể phải lãnh lương trễ.
  • NASA sẽ cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên.
  • Các nhân viên kiểm soát không lưu và kiểm tra hành khách sẽ tiếp tục công tác.
  • Các toà án liên bang sẽ tiếp tục hoạt động.
  • Sẽ tiếp tục giao thư tín vì Sở Bưu chính Hoa Kỳ không được tài trợ bởi tiền thuế.
  • Phần lớn nhân viên của Bộ An ninh Nội địa sẽ tiếp tục làm việc.
  • Phần lớn các dịch vụ dành cho cựu chiến binh sẽ tiếp tục vì đã nhận tiền tài trợ từ trước.
  • Các Công viên quốc gia và các viện bảo tàng Smithsonian sẽ đóng cửa.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đổ lỗi cho phe Cộng hòa về điều mà ông gọi là “cuộc thập tự chinh ý thức hệ” nhằm tiêu diệt bộ luật chăm sóc y tế mang tính bước ngoặt của ông, dẫn tới việc chính phủ liên bang ngưng hoạt động.

Nhiều cơ quan và dịch vụ của chính phủ Mỹ phải đóng cửa sau khi Quốc hội không thỏa thuận được một dự luật chi tiêu tạm thời để duy trì hoạt động .

Phe Cộng hòa chiếm đa số ở Hạ viện Mỹ liên tục liên kết việc thông qua ngân sách chính phủ cho năm tài khóa mới với việc rút ngân quỹ, trì hoãn hoặc bãi bỏ luật cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế, thường được truyền thông và công chúng gọi là “Obamacare.”

Mỗi nỗ lực như vậy đều bị bác bởi Thượng viện do phe Dân chủ kiểm soát, một nhánh lập pháp phải thông qua dự luật ngân sách này.

Thượng viện cũng từ chối yêu cầu của Hạ viện đàm phán về vấn đề này.

Khoảng 800.000 công nhân viên chức liên bang đang bị cho nghỉ không lương, trong khi những người khác còn ở lại làm việc nhưng không bảo đảm sẽ được trả lương.

Việc ngưng hoạt động này sẽ không ảnh hưởng đến chương trình phát sóng của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, nhưng sẽ đóng cửa các công viên quốc gia, các cơ quan an toàn giao thông, và sa thải hầu hết nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng.

Quân đội Mỹ vẫn sẽ làm nhiệm vụ bình thường và các hoạt động quân sự đang diễn tiến như ở Afghanistan vẫn được tiếp tục.

Các văn phòng an ninh biên giới thuộc Bộ An ninh Nội địa, cũng như những cơ quan thực thi pháp luật khác, vẫn sẽ mở cửa.

Việc đăng ký nộp đơn xin tham gia chương trình “Obamacare” cũng đã bắt đầu theo dự kiến vào thứ Ba ngày 1 tháng 10.

Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói ông rất thất vọng vì Thượng viện bác bỏ dự luật cấp ngân sách cho chính phủ tới ngày 15 tháng 12. Ông nói dự luật sẽ “tạo sự công bằng cho người dân Mỹ dưới bộ luật Obamacare – không miễn trừ, không ngoại lệ, tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng.” Dự luật này cũng bao gồm lời kêu gọi “ngồi xuống thảo luận và cố gắng giải quyết vấn đề” của ông Boehner.

Phát biểu tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama nói chính phủ ngưng hoạt động càng lâu chừng nào thì tác động sẽ càng tồi tệ chừng đó.

Giới chuyên gia cho rằng chính phủ nghỉ làm hơn hai tuần là có phần chắc sẽ làm kinh tế Mỹ chậm lại bởi dòng tiền du lịch giảm xuống và những công nhân viên chức liên bang bị cho thôi việc giảm bớt chi tiêu cá nhân của họ.

Nếu Quốc hội sớm nhất trí một dự luật ngân sách mới, dự luật mà ông Obama khăng khăng không được chạm tới cải cách chăm sóc y tế, việc ngưng hoạt động sẽ kéo dài chỉ mấy ngày hơn là mấy tuần, và sẽ ít ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng chưa thấy có dấu hiệu thỏa hiệp nào từ phía Thượng viện.

Mỹ : Hết ngân sách, 800.000 công chức nghỉ việc không lương

Mỹ : Hết ngân sách, 800.000 công chức nghỉ việc không lương

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, 30/09/2013.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, 30/09/2013.

REUTERS/Larry Downing

RFI

Nước Mỹ gần như tê liệt. Những lời kêu gọi của Tổng thống Barack Obama không làm thay đổi tình thế. Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ không đạt được đồng thuận về Đạo luật Tài chính cho phép tránh được cái gọi là « bức tường ngân sách ». Các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục, nhưng trong khi chờ đợi, nước Mỹ phải hoạt động chậm lại do không còn tiền. Khoảng 800 000 công chức buộc phải nghỉ việc không lương.

Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình :

“Trong những giờ qua, các văn bản được trao đổi liên tục giữa Hạ viện và Thượng viện. Nhưng trên thực tế, các cuộc thương lượng giữa các nghị sĩ không hề tiến triển. Hạ viện chuyển tới Thượng viện Đạo luật tài chính đẩy lùi một năm việc thực hiện cải cách bảo hiểm xã hội. Các văn bản này, sau khi được sửa đổi và tái lập lịch trình thực hiện cải cách bảo hiểm xã hội, gọi là « Obamacare », được Thượng viện gửi trả lại Hạ viện. Có thể gọi đây là cuộc đối thoại giữa những người điếc. Do Đạo luật tài chính không được thông qua, một phần ba công chức rơi vào tình trạng thất nghiệp kỹ thuật kể từ hôm nay, 01/10/2013.

Các lời kêu gọi của Tổng thống Barack Obama về trách nhiệm của các nghị sĩ cũng như các tiếp xúc của ông với các lãnh đạo đảng Cộng Hòa không làm thay đổi được tình thế, cho dù, theo các cuộc thăm dò dư luận do các phương tiện truyền thông thực hiện, người dân Mỹ mệt mỏi về cuộc khủng hoảng này và đa số quy trách nhiệm cho đảng Cộng Hòa về việc đóng cửa các cơ quan Nhà nước.

Tuy nhiên, bên trong đảng Cộng Hòa đã bắt đầu có những thay đổi. Bởi vì giờ đây, khủng hoảng đã xảy ra và không ai chịu nhượng bộ cả, các dân biểu do vậy phải thương lượng với nhau. Mọi việc đều có thể. Bên trong đảng Cộng hòa , vào đêm qua, đã có một sự nổi dậy của những chính trị gia ôn hòa, họ đã bỏ phiếu chống lại đảng của mình để tránh một tìnht trạng thất nghiệp kỹ thuật đối với các công chức. Nhưng họ không đủ đông, thiếu mất vài phiếu. Điều này có nghĩa là một số chính trị gia bắt đầu chán ngán cuộc chiến chống Đạo luật về bảo hiểm xã hội – Obamacare, được bỏ phiếu thông qua cách nay ba năm.

Bởi vì, các nhà phân tích đều đồng ý với nhau trên một điểm : Cuộc khủng hoảng này có hại cho đảng Cộng Hòa. Được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này là các dân biểu cực hữu, thuộc Tea Party. Chính đảng cực đoan này chống lại mọi sự can thiệp của Nhà nước và bác bỏ thẳng thừng mọi đề xuất, được đánh giá là chính đáng, của Tổng thống Barack Obama.

Lãnh đạo Tea Party Amy Kremer tuyên bố : Luật cải cách bảo hiểm xã hội đã được thông qua mà không có lấy một phiếu ủng hộ của đảng Cộng Hòa. Tôi nghĩ là kết quả cuộc bầu cử tổng thống lẽ ra sẽ khác. Đúng là ông Obama đã tái đắc cử nhưng Hạ viện đã được bầu lại, với đa số thuộc đảng bảo thủ. Bà Kremer còn tố cáo Thượng nghị sĩ Harry Reid, thuộc đảng Dân Chủ là muốn đóng cửa các cơ quan của Nhà nước bởi vì ông ta nghĩ rằng đó sẽ là một thắng lợi đối với đảng Dân Chủ trong năm 2014.

Đối với các nghị sĩ ôn hòa thuộc đảng Cộng Hòa, họ có nguy cơ bị mất ghế trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Trong khi chờ đợi các dân biểu đạt được thỏa thuận, 800 000 công chức Mỹ bị thất nghiệp kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là nhiều lĩnh vực phải hoạt động chậm lại hoặc không hoạt động gì hết.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA gần như bị đóng cửa : 97% trong tổng số 18 000 nhân viên buộc phải ở nhà. Đây cũng là trường hợp các công chức làm việc trong Cơ quan bảo vệ môi trường ; hậu quả là các khuôn viên quốc gia phải đóng cửa từ 01/10/2013.

Các lĩnh vực Y tế, Quốc phòng bị mất 50% nhân viên. Trong các bệnh viện, chỉ có những nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân còn làm việc. Trong lĩnh vực Quốc phòng, tất cả những gì liên quan đến an ninh quốc gia thì vẫn hoạt động, như cuộc chiến chống khủng bố. Các binh sĩ vẫn ở vị trí của mình, các hoạt động kiểm tra hải quan không bị ảnh hưởng.

Những công chức nói trên tuy vẫn làm việc, nhưng lương của họ sẽ bị trả chậm, trong khi đó, số nhân viên được coi là « không cần thiết » thì phải nghỉ không ăn lương.

Cuộc khủng hoảng này gây ra những rối loạn trong tổ chức công việc, nhưng việc đóng cửa các cơ quan của Nhà nước gây tốn kém khoảng 200 triệu đô la mỗi ngày cho nước Mỹ”.

Công ty Luraco của người Việt ký hợp đồng với Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ

Công ty Luraco của người Việt ký hợp đồng với Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-09-26

Luraco Technologies lọt vào Top 50 , tức 50 công ty hàng đầu do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ có tiềm năng và đã phát triển mạnh.

Luraco Technologies lọt vào Top 50 , tức 50 công ty hàng đầu do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ có tiềm năng và đã phát triển mạnh.

RFA files

Luraco Technologies Inc. là một công ty kỹ thuật cao, thành lập năm 2005, do ba anh em trong một gia đình ngưởi Việt điều hành.

Đây là một gia đình từ Đông Hà, Quảng Trị, sang Mỹ theo diện HO năm 1995, định cư tại nơi Luraco ra đời là thành  phố Arlington thuộc quận Tarrant tiểu bang Texas 18 năm qua. Quận Tarrant, bao gồm hai thành phố rộng lớn Dallas Fort Worth và Arlington, cũng có một ủy viên người Mỹ gốc Việt, anh Nguyễn Xuân Hùng.

Tuần trước, trong một lần gặp gỡ với ủy viên Tarrant County Nguyễn Xuân Hùng, Thanh Trúc được nghe về Luraco Technologies như sau:

Tôi quen anh Lê Thành, anh Kevin Lê và các anh em trong gia đình đó. Tôi rất hãnh diện về những thành đạt của công ty Luraco Technologies, một trong những tiểu thương vượt bực trong vùng Bắc Texas này, đã được tổ chức SBA Small Business Administration công nhận điều đó. Tôi có đi tham dự nghi lễ trao tặng giải thưởng, tôi cũng rất hãnh diện và vui lây cho sự thành công đó của gia đình anh Lê Thành. Một trong những đặc điểm làm Luraco khác với những công ty khác là luôn khiêm nhường trước những thành công của mình, và đặc biệt Luraco lúc nào cũng đóng  góp, tái đầu tư lại trong cộng đồng Á Châu và cộng đồng Việt Nam của chúng ta.


Luraco lúc nào cũng đóng  góp, tái đầu tư lại trong cộng đồng Á Châu và cộng đồng Việt Nam của chúng ta.
– Ô. Nguyễn Xuân Hùng, UV quận Tarrant

Ba người trong năm anh chị em của gia đình đã tạo dựng công ty kỹ thuật cao Luraco là anh cả Lê Thành, giám đốc điều hành Luraco, người em kế Lê Huy Kevin, tiến sĩ ngành Quang Học Điện Tử, giám đốc kỹ thuật, đã sáng chế Bộ Cảm Ứng Thông Minh Intelligent Multi- Sensor, sử dụng trong hai động cơ trực thăng chiến đấu Blackhawk và Apache của quân đội Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Luraco Technologies còn đảm nhận hợp đồng của Bộ Quốc Phòng để nghiên cứu và sáng chế các cơ phận điều khiển và phản ứng cho phản lực cơ chiến đấu F35 của không lực Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do hai lần liên tiếp Luraco Technologies  được vào Top Denfense Contractors của Tarrant County.

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, tiến sĩ Lê Huy Kevin là người đầu tiên nói chuyện cùng quí vị:

Về hệ thống Multi Sensor, Hệ thống Cảm Ứng Thông Minh mà công ty Luraco Technologies  đã thành công phát minh  ra được thì Kevin không được phép nói nhiều. Nhưng nói sơ thì đây là hệ thống được dùng trong các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ và nó đảm nhiệm nhiều chức vụ rất quan trọng.

Bên cạnh đó, công ty Luraco Technologies đã vinh dự nhận được sự ủng hộ của US Air Force, đã cung cấp chi phí để công ty nghiên cứu và phát triển ra một hệ thống điều khiển và phản ứng trong máy của F35.

Anh Tom Le nhận bằng chứng nhân Luraco Tech. được xếp hạng 50 công ty hàng đầu do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ

Anh Lê Thành, GĐ Điều hành nhận bằng chứng nhân Luraco Tech. được xếp hạng 50 công ty hàng đầu do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ. RFA files

Để có thể ký được những hợp đồng chế tạo Bộ Cảm Ứng Thông Minh cho trực thăng Blackhawk và Apache của quân đội Hoa Kỳ, tiếp đến là hệ thống kiểm soát và cảm ứng trong máy móc của phản lực cơ chiến đấu F35, giám đốc kỹ thuật Lê Huy giải thích tiếp:

Bước chân vào lãnh vực nghiên cứu cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là một quá trình rất khó khăn. Nghiên cứu khoa học đã khó  rồi mà làm cho quốc phòng lại càng khó hơn. Thứ nhất, đối với quốc phòng Hoa Kỳ khoa học kỹ thuật của họ rất cao, người ta chỉ bỏ tiền  ra cho các công ty nghiên cứu những dự án mà chưa được làm, những gì phải rất mới mẻ phải rất novel tức phải rất advanced rất tân tiến thì người ta mới bỏ tiền ra chi các công ty nghiên cứu mà thôi.

Một điều nữa, khi  giao trách nhiệm cho một công ty làm nghiên cứu cho họ thì người ta audit tức là người ta kiểm tra công ty đó về khả năng có làm được hay không, có đủ máy móc trang thiết bị hay không, rồi thì lý lịch của từng kỹ sư từng khoa học gia trong nhóm làm nghiên cứu cho dự án đó, nói chung  là có đủ trình độ kỹ thuật cao hay không và công ty đó có tin tưởng được hay không nữa, chứ người ta không muốn giao dự án cho một công ty mà có thể một năm hay hai ba năm sau công ty đó không còn tồn tại. Thành thử khi nhận được dự án của bên chính phủ, đặc biết bên Bộ Quốc Phòng của Hoa Kỳ, thì rất khó khăn. Điều vinh dự là chúng tôi đã được sự ủy nhiệm của Bộ Quốc Phòng giao cho công ty Luraco Technology đảm nhiệm nghiên cứu khoa học được dùng trong Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Không chỉ là công ty công nghệ cao…

Theo  giám đốc điều hành Lê Thành, Luraco không phải là công ty lớn, nhưng để làm được những dự án cho quốc phòng thì cũng phải hội đủ những điều kiện cần thiết:

Như tiến sĩ Huy Lê có nói là quốc phòng họ audit thường xuyên chứ họ không muốn đưa tiền mà cuối cùng không nhận được cái gì, thành ra là cái  điều hành của một công ty mà coi như đầy đủ tất cả các ban ngành, đồng thời phải căn cứ vào cái standard của Bộ Quốc Phòng thì thực ra đó cũng là một vấn đề khó khăn.

Những ban ngành mà giám đốc điều hành Luraco, anh Lê Thành, vừa đề cập tới, có thể được kể ra là Ban Quản Lý, Ban Khoa Học Kỹ Thuật, Ban Kế Toán, Ban Nhân Sự, Ban Tiếp Thị:

Bên cạnh đó, giám đốc kỹ thuật Lê Huy trình bày tiếp:

Bằng chứng nhân Luraco Tech. được xếp hạng 50 công ty hàng đầu do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ

Bằng chứng nhân Luraco Tech. được xếp hạng 50 công ty hàng đầu do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ

Dưới sản xuất thì có  Bộ Phận Sản Xuất, Ban Yểm Trợ Sản Xuất, Ban Yểm Trợ Kỹ Thuật. Tất cả các ban phải phối hợp làm việc và hổ trợ lẫn nhau để dẫn dắt công ty mỗi ngày càng phát triển.

Rất nhiều người Mỹ làm trong này, rồi người Ấn Độ, người Việt Nam cũng nhiều. Người Mexico vô đây xin việc cũng nhiều lắm nhưng anh em vẫn nói với nhau là mình tạo ra công ăn việt làm thì mình giúp cho công đồng Việt Nam chúng ta.

Tháng Năm vừa qua, Luraco Technologies được giải thưởng Exporter Of The Year, Nhà Xuất Khẩu Của Năm,  do SBA Phòng Tiểu Thương quận Tarrant trao tặng. Cũng trong hai năm liền, 2011 và 2012, Luraco Technologies lọt vào Top 50 , tức 50 công ty hàng đầu do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ có tiềm năng và đã phát triển mạnh.

Công ty Luraco hai năm liền (2011-2012) đứng Top 50 công ty toàn quốc do người Mỹ gốc Châu Á làm chủ về sự phát triển mạnh và hứa hẹn. Đồng thời cũng hai  năm liền đạt  danh hiệu Top Defense Company Công Ty Quốc Phòng Hàng Đầu ở Tarrant County tức là vùng này. Vùng Dallas Fort Worth này có rất nhiều hãng Defense Company, trong đó ngay cả Lockheed , Bell Helicopter , Raytheon  là  những công ty tên tuổi trong ngành quốc phòng, nhưng  Luraco Technologies vinh dự được bình chọn là Top Defense Company trong quận Tarrant và được hai lần như vậy, năm 2011 và 2012.


Công ty Luraco Technologies đã vinh dự nhận được sự ủng hộ của USS Air Force, đã cung cấp chi phí để công ty nghiên cứu và phát triển ra một hệ thống điều khiển và phản ứng trong máy của F35.
– TS. Lê Huy Kevin

Với đầu óc kinh doanh nhạy bén,  cộng thêm tính cần mẫn,  anh em nhà họ Lê trong Luraco Technologies còn tận dung công nghệ cao để  chế tạo  những sản phẩm tiên phong cho ngành móng tay thẩm mỹ mà người Việt ở Hoa Kỳ gần như chiếm lĩnh thị trường của đất nước này:

Luraco có 3 divisions, một phần làm cho quốc phòng Hoa Kỳ, một phần làm cho sức khỏe và thẩm mỹ và một phần làm những bộ điều khiển hệ thống bồn tắm Jacuzzi, cái này cũng đi  vào thị trường Mỹ.

Còn về ngành Nails thì Việt Nam chúng ta chiếm 75% thị trường Nails của thế giới chứ không phải của Hoa Kỳ nữa, thì Luraco có nhiều sản phẩm tiên phong trong đó. Ví dụ Luraco là công ty đầu tiên chế tạo ra cái ghế Mini Spa cho trẻ em, Luraco là công ty đầu tiên trên toàn cầu nghĩ ra và làm ra cái ghế Pedicure Spa cho trẻ em.  Rồi Luraco đã được đài truyền hình NBC đưa tin nhiều lần vì đây là cái đột phá mới trong vấn đề vệ sinh an toàn, và có rất nhiều sản phẩm mà Luraco là công ty tiên phong.

Còn ví dụ như  ghế massage Irobotics, Luraco là công ty đầu tiên và duy nhất chế tạo ra ghế massage vật lý trị liệu y khoa. Không phải tự hào là đầu tiên nhưng ít ra Luraco cũng làm được cái điều mà Trung Quốc, Đài Loan,  Nhật Bản, Hàn Quốc đã làm, thì Việt Nam cũng có công ty đầu tiên là Luraco làm.

Với 18 năm định cư tại đất mới,  chưa được hai thập niên khi tương đối đã lớn tuổi,  do đâu mà các anh em trong gia đình lại thành đạt như vậy.  Trả lời câu hỏi này, tiến sĩ Lê Huy cho biết có thể nhiều phần là do anh em trong nhà luôn tự hào về gốc  gác Đông Hà Quảng Trị và truyền thống hiếu học mà cha mẹ trao truyền cho:

Gia đình em đi theo diện HO 31, qua Mỹ năm 1995, trước khi đi gia đình em vẫn ở Đông Hà, Quảng Trị. Năm 1995 tức là 20 năm sau khi chiến tranh kết thúc thì lúc đó Kevin ở Việt Nam  vừa mới vào  đại  học, qua đây phải làm lại tất cả từ đầu, phải đi học lại.

Từ nhỏ khi còn ở Việt Nam ba mẹ  lúc nào cũng khuyến khích con cái học hành. Ba em là người rất hiếu học. Bởi vì có vốn tiếng Anh tiếng Pháp học từ miền Nam mà sau này ba em đi làm thông dịch cho các phái  đoàn nước ngoài vào thăm Việt Nam, đồng thời ba em cũng dạy cho tụi em  tiếng Anh. Lúc bước chân  đến Mỹ thì tụi em đã có ít vốn tiếng Anh học từ trường và học từ ba.

Qua đây dĩ nhiên có nhiều cái mình phải cố gắng,  nhất là  tiếng Anh, mặc dù có học ở Việt Nam nhưng vẫn rất khó khăn. Lúc đầu thực ra mà nói vào trường mà muốn học tới bằng Cử Nhân là mừng lắm rồi. Nhưng sau khi tốt nghiệp cử nhân xong thì em thấy mình có khả năng để học lên nữa. Lúc đó xong cử nhân thì em ra làm kỹ sư ở bên ngoài, buổi đêm đi học thêm để lấy bằng Master. Sau cái Master thì em nghỉ làm và em bắt đầu chương trình Tiến Sĩ.

… mà còn là một doanh nghiệp xã hội

Dr-Kevin-Le-with-award-200.jpg

Tiến sĩ Lê Huy Kevin, GĐ Kỹ thuật Luraco Technologies nhận bằng khen. Photo courtesy of Luraco

Vừa đi làm vừa chịu khó đi học, mấy anh em của Lê Huy đều tốt nghiệp và có bằng cấp. Ngoài Lê Huy lấy bằng tiến sĩ, anh cả Lê Thành, hiện tại là giám đốc điều hành của Luraco Technologies, cũng tốt nghiệp bằng Master về ngành điện. Người em thứ ba, Lê Hiếu, tốt nghiệp Master về ngành Computer Science, còn người em trai út là bác sĩ về ngành tim:

Có rất nhiều cái dẫn dắt gia đình với bản thân Kevin đến ngày hôm nay. Thứ nhất là sự khuyến khích và sự hướng dẫn của ba mẹ, thứ hai là sự cố gắng và thứ ba nữa là sự động viên của bà xã Kevin. Bà xã Kevin lúc  nào cũng hết mình support ủng hộ cho Kevin học hành đó.

Đúng như lời ủy viên Tarrant County Nguyễn Xuân Hùng, Luraco Technologies không chỉ là một công ty công nghệ cao mà còn là một doanh nghiệp xã hội. Điều này được tiến sĩ Lê Huy xác nhận :

Đối với quê hương Đông Hà Quảng Trị của Kevin thì công ty cũng cấp học bổng cho một số trường và các em học sinh nghèo quanh Đông Hà Quảng Trị để cho họ có cơ hội tiếp tục học hành.
– Anh Lê Huy

Công ty Luraco trước tiên hết là một family company, khi là một công ty gia đình thì nói chung công ty rất quan tâm các vấn đề ngoài xã hội. Luraco thường xuyên tham gia các chương trình gây quĩ, giúp đỡ người nghèo hoặc giúp những em học giỏi ở Hoa Kỳ cũng có và ở Việt Nam cũng có. Tại Hoa Kỳ thường là công ty Luraco cũng có một quĩ trao phần thưởng cho học sinh tốt nghiệp hạng ưu để khuyến khích các em, Ở  Việt Nam thì Luraco  nhiều lần trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo  có thành tích xuất sắc,  để giúp các em học hành.

Đối với quê hương Đông Hà Quảng Trị của Kevin thì công ty cũng cấp học bổng cho một số trường và các em học sinh nghèo quanh Đông Hà Quảng Trị để cho họ có cơ hội tiếp tục học hành. Đa số thì cũng còn túng thiếu nhiều thứ, cho nên đối với bà con, nhất là những người  lớn tuổi, thì gia đình Kevin coi đó là một phần san sẻ và cố gắng giúp cho những người kém may mắn hơn mình.

Với những lời chia sẻ của tiến sĩ Lê Huy, Thanh Trúc mạn phép ngưng câu chuyện về Luraco Technologies, công ty kỹ thuật cao đang sánh vai cùng những công ty Hi-Tech tên tuổi của người bản xứ ở Dallas Fort Worth và Arlington, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Bão số 10 ập vào miền Trung, hàng chục ngàn dân phải sơ tán

Bão số 10 ập vào miền Trung, hàng chục ngàn dân phải sơ tán

Tàu bè được lệnh vào bờ để tránh bão.

Tàu bè được lệnh vào bờ để tránh bão.

30.09.2013

Hàng chục ngàn dân ở miền Trung Việt Nam được lệnh sơ tán trước cơn bão số 10 tức bão Wutip.

Cơ quan dự báo thời tiết cho biết bão số 10 với sức gió trên 140 cây số/giờ sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung trong ngày hôm nay 30/9.

Giới hữu trách Việt Nam cho hay hơn 8.000 cư dân tỉnh Quảng Trị tối 29/9 đã được sơ tán tới nơi an toàn và 35.000 người khác sinh sống tại các khu vực bị lũ lụt, đất chuồi, và lũ quét đe dọa cũng được lệnh dời đi nơi khác.

Tổng cộng có hơn 140.000 cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung đã có lịch sơ tán hôm nay.

Từ Thừa Thiên-Huế tới Hà Tĩnh  đã chuẩn bị các phương án đối phó với bão số 10. Trường học bị đóng cửa, thuyền bè được lệnh vào bờ tránh bão.

Trước khi đổ vào Việt Nam, cơn bão đã nhận chìm 3 tàu cá của Trung Quốc ở Hoàng Sa, khiến ít nhất 75 ngư dân mất tích.

Bão số 10 là cơn bão mạnh nhất đánh vào Việt Nam trong mùa này.

Tính tới nay, bão nhiệt đới dữ dội nhất ở Châu Á trong năm là bão Usagi đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 33 người ở Philippines và Trung Quốc trước đây trong tháng.

Việt Nam thường xuyên hứng chịu bão lũ, với hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu đôla thiệt hại về kinh tế mỗi năm.

Nguồn: AP, The Guardian, Reuters

Gioan Phao Lồ II và Gioan XXIII sẽ được phong thánh vào tháng 04/2014

Gioan Phao Lồ II và Gioan XXIII sẽ được phong thánh vào tháng 04/2014

Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự Công nghị Hồng y tại Tòa thánh Vatican ngày 30/09/2013.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô dự Công nghị Hồng y tại Tòa thánh Vatican ngày 30/09/2013.

REUTERS/Osservatore Romano

Mai Vân

RFI

Trong Công nghị Hồng Y triệu tập hôm nay, 30/09/2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô thông báo là vào ngày 27/04/2014, Karol Wojtyla, ngừời Ba Lan, tức Giáo hoàng Gioan Phao Lồ Đệ nhị (1978-2005) và Angelo Giuseppe Roncalli, người Ý, tức Giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1963) sẽ được phong thánh trong cùng một buổi lễ ở Vatican.

Theo AFP tin về ngày phong thánh đã được đồn đại từ mấy tuần qua. Ngày 27/04/2014 là ngày lễ Lòng thương xót Chúa, do chính Giáo hoàng người Ba Lan sáng lập.

Hàng trăm ngàn người sẽ kéo về Roma vào ngày này, đặc biệt từ Ba Lan, và từ khắp nước Ý.

Hai vị Giáo hoàng sắp được phong thánh là hai người rất được mến mộ. Đức Gioan Phao Lồ II, người Ba Lan đầu tiên trong lịch sử rất được lòng nguời tại hơn cả trăm quốc gia mà ông đến, và là người được phong thánh nhanh nhất trong lịch sử : 9 năm sau khi ngài qua đời.

Theo giới phân tích, Giáo hoàng Phanxicô cũng đã có biện pháp đổi mới để phong thánh Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, không cần phải có phép lạ. Gioan XXIII là người đã mở ra Công Đồng Vatican II, ngài đã để lại hình ảnh một người cởi mở, giản dị, rất gần gụi với người khác.

Theo AFP, khi phong thánh cùng một lúc cho cả hai Giáo hoàng, Giáo hoàng Phanxicô muốn tạo một sự cân bằng giữa hai gương mặt rất quan trọng của Giáo hội Công giáo nhưng cũng rất khác biệt và có lẽ ngài cũng muốn tránh một sự tôn sùng quá lớn cá tính của Gioan Phao Lồ II.

Miền Trung Việt Nam bị bão lớn và lũ lụt

Miền Trung Việt Nam bị bão lớn và lũ lụt

Hình ảnh vệ tinh cho thấy tâm bão Wutip trên vùng Biển Đông.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy tâm bão Wutip trên vùng Biển Đông.

@cimss

Tú Anh

RFI

Cơn bão lớn Wutip – tức bão số 10 – đổ bộ vào miền Trung Việt Nam, từ Thừa Thiên cho đến Hà Tĩnh. Hàng chục ngàn dân phải tản cư, trường học bị đóng cửa, thuyền đánh cá nằm bến… theo thông tin vào lúc trưa nay 30/10/2013.

Theo hãng AP, trước khi đổ vào Việt Nam, bão Wutip, với những cơn gió mạnh 140km/giờ đã gây thiệt hại nặng cho ngư dân Trung Quốc xâm nhập vùng Hoàng Sa, với ba tầu đánh cá bị chìm và 75 ngư dân mất tích.

Tất cả các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Thừa Thiên – Huế ra tận Hà Tĩnh đã được chuẩn bị đón bão và lũ. Trả lời câu hỏi của hãng AP, một viên chức địa phương cho biết 8.000 dân Quảng Trị đã được sơ tán, 35.000 người khác cũng đang được di dời vì có nguy cơ bị lũ quét.

Trường học ở 5 tỉnh miền Trung đều đóng cửa, hơn 61.000 chiếc tàu thuyền đánh cá được lệnh phải tìm nơi ẩn náu.

Do mưa bão, các hồ thủy điện ở miền Trung và trên vùng Tây nguyên có khả năng phải xả lũ.

Báo Thanh Niên cho biết thêm trên tổng số 15 hồ lớn ở Tây nguyên, 5 hồ đã bị đầy . Đáng lo ngại hơn nữa là các hồ nhỏ ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị , Thừa Thiên mất an toàn.

Cũng theo nguồn tin trên, hàng chục đập thủy điện đã xả lũ để « điều tiết ». Trong những năm trước, biện pháp này đã từng được những người trách nhiệm thủy điện tiến hành gây ra những trận « đại hồng thủy », làm ruộng đồng, làng mạc, thành phố ở hạ nguồn chìm trong biển nước.

Chính phủ Mỹ sắp bị đóng cửa

Chính phủ Mỹ sắp bị đóng cửa

29.09.2013

Chính phủ Hoa Kỳ hôm nay tiến gần hơn đến chỗ bị đóng cửa lần đầu tiên sau 17 năm, sau khi Hạ viện do Ðảng Cộng hòa kiểm soát đòi trì hoãn chương trình chăm sóc y tế của Tổng thống Barack Obama một năm để đổi lại việc cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ.

Hạ viện đã biểu quyết sau lúc nửa đêm để thông qua các chỉnh đổi tiếp tục cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ đến ngày 15 tháng 12, nhưng yêu cầu hoãn lại việc thực thi Ðạo luật Chăm sóc y tế giá thấp và miễn thuế đối với một số thiết bị y tế.

Trước viễn cảnh đóng cửa đang tiến dần đến vào nửa đêm thứ Hai này, Tòa Bạch Ốc và Thượng viện do Ðảng Dân chủ kiểm soát đã mạnh mẽ chỉ trích kế hoạch của Ðảng Cộng hòa mà dường như sẽ không có cơ hội nào được Thượng viện đồng ý hay được tổng thống thông qua.

Các dân biểu Hạ viện đã thông qua luật tiếp tục trả lương cho quân nhân nếu chính phủ bị đóng cửa.

Hạ viện cho Ðảng Cộng hòa kiểm soát trước đó đã bác bỏ một dự luật của Thượng viện nhằm duy trì hoạt động của chính phủ cho đến ngày 15 tháng 11, với nhiều dân biểu không chấp nhận thỏa thuận bảo đảm cho việc bắt đầu thực thi luật chăm sóc sức khỏe.

Cả Hạ viện lẫn Thượng viện không có lịch họp trong ngày Chủ nhật. Thượng viện sẽ có một phiên họp vào chiều thứ Hai.

Nếu hai viện của Quốc hội không sớm đạt đến một thỏa thuận về ngân sách, hàng trăm ngàn nhân viên liên bang sẽ bị tạm thời nghỉ việc và nhiều chương trình của chính phủ phải ngưng trệ.

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama nói với các phóng viên ở Tòa Bạch Ốc rằng phe Cộng hòa tại Hạ viện nên dừng lại điều ông gọi là “giương oai chính trị ” và thông qua ngân sách tạm cho chính phủ mà không kèm vào đó những nỗ lực ngăn cản luật cải tổ về chăm sóc y tế, thường gọi là “Obamacare.”

Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa John Boehner thì cáo buộc chính Tổng thống Obama mới “giương oai,” và nói rằng ông Obama thậm chí từ chối tham gia tiến trình này.

Một thời hạn khác cũng đang gần kề là ngày 17 tháng 10, thời điểm Quốc hội phải biểu quyết tăng mức trần nợ của chính phủ. Nếu tới lúc đó mà không đạt được thoả thuận nào, Mỹ sẽ có thể lần đầu tiên bị vỡ nợ.

Một số thủ lãnh của Ðảng Cộng hòa lo rằng việc ngưng một số hoạt động của chính phủ liên bang sẽ gây tổn hại cho uy thế của đảng trước cuộc bầu cử Quốc hội vào năm tới.

Chính phủ Mỹ từng bị ngưng hoạt động vào giữa thập niên 1990, khi đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện Quốc hội – dẫn đến việc Tổng thống Bill Clinton của đảng Dân chủ tái đắc cử vào năm 1996.

Chia sẻ Lễ An Táng Tu sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P.

Chia sẻ Lễ An Táng Tu sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P.

Sept 28, 2013 @ Nhà Thờ Ba Chuông lúc 10 Sáng.

Bài đọc: Gióp 19:1, 23-27a; Roma 6:3-9; Gioan 11:21-27.

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Chúng ta phải chân thành nhận rằng chúng ta đang thực sự rất đau thương và buồn bã trước sự ra đi cách bất ngờ và tàn nhẫn của người anh em chúng ta, Tu Sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P.

Giống như ông Gióp trong bài đọc 1, có rất nhiều người đã hỏi: “Tại sao sự xấu như vậy lại xẩy ra cho một người hiền lành và đạo đức?”  Câu hỏi này hướng về quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân của sự xấu và chắc chắn sẽ không có câu trả lời thỏa đáng; vì hoặc chúng ta sẽ đổ lỗi cho người này, người khác hoặc cuối cùng chúng ta sẽ qui trách nhiệm cho Thiên Chúa. “Tại sao, Chúa là Đấng Nhân Từ và Thương Yêu lại để một chuyện xấu như vậy xẩy ra cho người lành?”  Hoặc chúng ta sẽ trách Chúa như Marta: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây thì em con đã không chết?” (Gioan 11:21).

Đối với tôi, câu hỏi phải là: “Sự xấu này đã xẩy ra, vậy bây giờ chúng ta phải làm gì?”  Câu hỏi này giúp chúng ta học ra bài học trong quá khứ để giúp nhau vượt qua đau khổ hiện tại và cùng tìm cách ngăn ngừa thảm họa như vậy diễn ra trong tương lai.  Đó là một câu hỏi thực tiễn và cần thiết.  C.S. Lewis đã nói: “Pain is God’s megaphone to arouse the deaf world – Đau khổ là tiếng gào thét của Thiên Chúa để thức tỉnh thế giới điếc đặc. Ngôn ngữ và suy nghĩ của chúng ta rất hạn chế; vì thế chúng ta cần tìm đến với Lời Chúa để an ủi nhau và giúp nhau vượt qua nỗi đau này.

Chúa Giêsu đã chết trên Thánh Giá bằng một cái chết nhục nhã và đau thương.  Các vị Thánh Tử Đạo của Giáo Hội Nhật Bản mà hôm nay Giáo Hội mừng kính cũng đã bị giết chết hết sức dã man: người bị chém, người bị thiêu, người bị dùng tre lứa mà lóc từng miếng thịt ra!  Thật dã man và đau đớn!

Khi chứng kiến cảnh Đức Quốc Xã treo các nạn nhân lên trên các cột gỗ và giết họ, rất nhiều người đã hỏi: “Tại sao như vậy?  Chúa ơi, Chúa ở đâu mà để những người vô tội chết thảm đến thế?”  Bất ngờ trong đám đông ấy có tiếng trả lời: “Chúa đang ở đó, trên cây gỗ, cùng chịu đau và chết chung với họ.”

Kính thưa quí ông bà anh chị em,

Mỗi lần chúng ta thấy một người vô tội bị chết thảm, thì chúng ta hãy biết rằng Chúa Giêsu Kitô đang cùng chịu đau và cùng chết với họ.  Và theo lời Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay: ‘nếu anh Giuse Đỗ Văn Chung đã cùng chết với Đức Kitô thì anh cũng cùng sống với Người.’  (Rom 6:8)  Cũng như Đức Kitô đã phục sinh và bước ra khỏi mồ, thì sự phi lý và dã man của cái chết anh Giuse Đỗ Văn Chung đã trải qua cũng không thể giữ anh ở trong mồ được.  Anh sẽ cùng sống với Đức Ktiô.

Nhà vật lý học và là Giám Đốc đầu tiên của trung tâm Nasa Mỹ, tiến sĩ Wernher von Braun có nói: “Khoa học cho chúng ta hay là mọi sự trong thiên nhiên, ngay cả những phân tử nhỏ nhất, cũng không biến mất mà không để lại dấu tích chi cả.  Thiên nhiên không biết đến sự tuyệt chủng mà chỉ có sự biến đổi – từ trạng thái này sang trạng thái khác.  Những gì khoa học dạy tôi đều củng cố niềm tin của tôi vào sự liên tục của sự hiện hữu thiêng liêng sau cái chết thể lý; bởi lẽ chẳng có gì biến mất mà lại không để lại dấu tích chi cả.”  (Science tells us that nothing in nature, not even the tiniest particle, can disappear without a trace.  Nature does not know extinction.  All it knows is transformation…  And everything science has taught me… strengthens my belief in the continuity of our spiritual existence after death.  Nothing disappears without a trace).

Sống cho đến bao nhiêu tuổi ở trần gian là điều không quan trọng; điều quan trọng là sống ra sao, sống như thế nào, sống trong sự kính trọng và thương yêu hay trong khinh thường và thù hận… Có người nói: Immortality is very fearful without love.  Sự sống vĩnh cửu thì thật là đáng sợ nếu không có tình yêu.

Người anh em của chúng ta, Tu sĩ Giuse Đỗ Văn Chung, O.P. đã sống hiền hòa, quan tâm đến người khác, chân thành thương yêu mọi người và được mọi người quí mến, yêu thương.  Sự hiện diện của rất nhiều người từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới tại Thánh Đường này nói lên sự thật đó.  Chắc chắn anh đang sống trong yêu thương và kết hợp với Chúa Tình Yêu.

Thưa Cha Giám Tỉnh, quí linh mục, tu sĩ nam nữ, tang gia và quí ông bà anh chị em,

Tại thành phố Phnom Penh ở Campuchia có một trạm xá dành cho người bị bệnh SIDA (AIDS) do một linh mục Công giáo trông coi.  Cha và những người giúp việc đã đi tìm và đem về trạm xá những người bị SIDA và chăm sóc họ cách cẩn thận và tận tình.  Nơi đây các bệnh nhân được lo lắng cách chu đáo và được ăn no.  Cũng có bệnh nhân sẽ được gởi về nhà – để chết, phần lớn thì chết ở trạm xá này.

Có lần một linh mục dòng Đaminh từ Âu Châu đến thăm trạm xá thì gặp lúc một thanh niên trẻ mới được đưa đến trạm xá, anh rất gầy yếu và chắc chắn không thể sống được bao nhiêu ngày.  Anh được người ta tắm rửa sạch sẽ và được hớt tóc cho gọn gàng, lúc ấy mặt anh rạng rỡ niềm vui và hạnh phúc.

Người không có cùng niềm tin với chúng ta có thể hỏi: “Tại sao phải làm như vậy?  Các bệnh nhân này sẽ sớm qua đời thôi, tại sao phải tốn công vào những việc vặt vãnh như vậy?”  Đối với họ, việc chăm sóc này không mang ý nghĩa chi cả.

Nhưng với chúng ta, qua bí tích Rửa Tội, chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa và là anh chị em của nhau.  Chúng ta không để cho một người anh em, một người chị em của chúng ta về với Chúa trong lem luốc, bẩn thỉu hoặc chết bờ chết bụi.  Phẩm giá của con người không cho phép chúng ta để mặc họ như thế.  Mặc dù chết là một cuộc lên đường rất cá nhân, nhưng thường có người thân quen qui tụ chung quanh để tiễn ta lên đường về quê trời, hợp đoàn trong Vương Quốc của Chúa.  Do đó, chăm sóc cách dịu dàng và tận tình các bệnh nhân chờ chết như thế là một nghĩa cử giúp chuẩn bị họ tiến vào trong Vương Quốc này, và đó là điều phải làm.

Thưa cha Giám Tỉnh Giuse Ngô Sĩ Đình và các anh em trong tỉnh dòng,

Anh em Đaminh trong Phụ Tỉnh của chúng con ở Bắc Mỹ đã đồng hành với anh Giuse Đỗ Văn Chung, O.P. hơn một thập niên qua trong đời sống tu trì, trong mục vụ và trong sứ vụ ở Houston, Texas, thế mà chúng con lại không có mặt bên cạnh anh Giuse Chung trong những giây phút sau cùng của anh trên dương thế.  Thay vào đó, cha Giám Tỉnh và anh em đã đồng hành, nâng đỡ, động viên tinh thần, chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo cho anh Giuse.  Với tinh thần ‘Còn nước còn tát’, cha Giám Tỉnh và anh em đã nhờ các chuyên viên y khoa giỏi và tìm mọi cách để giúp anh Giuse Chung và như thế, cha và anh em đã đem đến cho Bà Cố và cho chúng con sự ‘hy vọng’.  Mặc dù Chúa đã làm việc theo cách khác; nhưng sự ‘hy vọng’ này lại rất cần cho chúng ta trong lúc này.  Chúng con chân thành cảm ơn cha Giám Tỉnh và quí anh em.

Có người nói: Hy vọng không phải là nhắm mắt lại trước những khó khăn, những nguy hiểm, hay những thất bại.  Nhưng hy vọng chính là tin tưởng chắc chắn cho dẫu tôi thất bại bây giờ, tôi cũng sẽ không thất bại mãi mãi; cho dẫu tôi bị thương tổn bây giờ, tôi cũng sẽ được hồi phục; đó cũng chính là tin tưởng rằng sự sống thì tốt lành, và tình yêu thì thật mãnh liệt. (Anon) Với niềm tin vào Chúa, hy vọng này: “không phải là một xác tín cho rằng mọi sự sẽ xuôi chảy, nhưng là một quả quyết mọi sự sẽ có ý nghĩa, bất kể kết quả chúng sẽ như thế nào” (‘Hope is not the conviction that something will turn out well, but the certainty that something makes sense, regardless of how it turns out’ câu nói của Vaclav Havel, một nhà viết kịch và là cựu tổng thống nước Tiệp Khắc – trích trong sách của cha Timothy Radcliffe, What is the Point of Being a Christian, trang 17).

Cha Timothy Radcliffe, O.P., nguyên Bề Trên Cả Dòng Đaminh, thuật lại việc ngài thăm viếng các anh chị em Đaminh ở Burundi như sau:

Lần đầu tiên tôi đến Burundi (miền Nam của Rwanda – thảm cảnh diệt chủng diễn ra từ tháng Tư đến tháng Bảy, 1994) vào lúc những xung đột chủng tộc giữa người Hutus và Tutsis đã xé nát mảnh đất xinh đẹp ấy.  Tôi ngỏ ý muốn thăm cộng đòan các nữ Đan sĩ Đaminh ở phía Bắc nước này.  Đi bằng đường bộ thì rất nguy hiểm … nhưng vì không còn cách nào khác nên chúng tôi đành phải phó thác và lên đường.  Thật là một chuyến đi cam go.  Chúng tôi đã bị quân lính bắt dừng xe không cho chúng tôi tiếp tục vì đang có những chiến sự trên đọan đường đó.  Dọc đường, chúng tôi đã từng thấy cả một chiếc xe búyt chứa đầy xác chết.  Có những phát đạn bắn mà tôi nghĩ là đã nhắm vào chúng tôi.  Tòan quốc gia ấy mang mầu tang thương và chết chóc.  Các cây lương thực đều bị thiêu hủy.  Và ở tuốt phía xa, chúng tôi thấy một ngọn đồi xanh tươi, nơi đó là đan viện của các chị em.

Sáu sơ là người Tutsi và sáu sơ khác là người Hutu.  Đó là một trong số rất ít địa điểm nơi hai sắc dân ‘kình địch’ ấy sống chung trong hòa bình và thương yêu.  Các nữ tu này đã mất hầu hết thân nhân trong cuộc thảm sát diệt chủng… Tôi thắc mắc làm sao họ có thể sống hòa bình với nhau như vậy.  Họ cho hay ngòai những giờ kinh chung, họ luôn luôn cùng nghe tin tức ngõ hầu họ đều biết và chia sẻ với nhau những gì đang xẩy ra.  Không người nào phải sống trong đau thương một mình.  Dần dần, người từ các sắc dân khác nhau nghe biết vùng đất của đan viện là một nơi an tòan và đã qui tụ lại trong thánh đường để cầu nguyện và trồng cây lương thực chung quanh thánh đường ấy.  Một ngọn đồi xanh tươi trong một vùng đất tan hoang – đó chính là một DẤU CHỈ HY VỌNG.” (What Is the Point of Being a Christian? Burns & Oates, 2005, p.20-21).

Thưa quí cha, quí tu sĩ nam nữ, Bà Cố và tang gia của cha Giuse Đỗ Văn Chung, ‘không ai phải sống trong đau thương một mình’.  Chúng ta qui tụ trong Thánh Đường hôm nay để chia bớt nỗi buồn đau của bà Cố và của từng người chúng ta; đồng thời cũng nâng đỡ nhau và đem đến cho nhau niềm tin và niềm hy vọng rằng ‘mọi sự sẽ có ý nghĩa, bất kể kết quả chúng sẽ như thế nào.’

Để kết thúc, con xin mợn bài thơ ngắn sau đây để gởi đến cách đặc biệt cho bà cố ngõ hầu chúng ta cùng với bà cố tin tưởng, hy vọng và phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, là Cha Nhân Từ và là Người Thầy Chí Thánh của chúng ta.  Bài thơ có tự đề: TRANG VỞ BỊ GẤP

Trên căn gác một ngôi nhà cổ

Khi hạt mưa từ mái nhà đổ xuống,

Tôi ngồi đó lật từng trang vở bị gấp nếp

Ghi dòng chữ của mình hồi nhỏ:

Thầy giáo bảo: tạm bỏ qua điều này

Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu.’

Tôi liền dở nó ra và đọc,

Đoạn gục gặc đầu mỉm cười nói:

Thầy có lý, bây giờ tôi mới hiểu.”

Trong cuộc sống có nhiều trang khó hiểu,

Ta hãy gấp lại và viết lên:

Thầy giáo bảo: tạm bỏ qua điều này

Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu.’

Rồi một ngày nào đó trên Nước Trời,

“Thầy có lý, bây giờ tôi mới hiểu.” (Vô danh).

Anh Giuse Đỗ Văn Chung thân mến, hãy cầu bầu cùng Chúa cho chúng tôi.

Ts. Giuse Trần Trung Liêm, O.P.

Phụ Tỉnh Thánh Vinh Sơn Liêm Calgary, Canada.

Hội đồng Bảo An thông qua nghị quyết buộc Syria loại trừ vũ khí hóa học

Hội đồng Bảo An thông qua nghị quyết buộc Syria loại trừ vũ khí hóa học

RFA


2013-09-27

000_Was7949563-305

Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu chấp thuận nghị quyết buộc Syria từ bỏ vũ khí hóa học tại cuộc họp ngày 27 tháng 9 năm 2013 ở trụ sở LHQ, New York.

AFP PHOTO / Stan HONDA

8:30 tối thứ sáu, giờ New York, Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết với 100% phiếu thuận, buộc Syria loại trừ kho vũ khí hóa học trước giữa năm tới, 2014.

Với toàn thể 15 phiếu thuận, nghị quyết đòi hỏi “sự loại trừ những thứ vũ khí mà chính quyền Syria đã sử dụng một cách tàn bạo và nhiều lần để chống lại người dân Syria.”  Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice vừa tuyên bố như trên.

Nghị quyết cũng minh định rằng sự bất tuân thủ nghị quyết sẽ đưa đến những hậu quả.  Tuy nhiên nghị quyết không đề cập đến biện pháp quân sự để cưỡng hành theo như Hoa Kỳ đòi hỏi, trong trường hợp Syria không tuân thủ nghị quyết.

Nghị quyết cũng buộc Syria phải cho các chuyên viên thuộc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học của Liên Hiệp Quốc (OPCW) vào kiểm soát tất cả những kho tồn trữ vũ khí hóa học và cơ sở tổn trữ hóa chất và chế tạo vũ khí hóa học trong khắp nội địa Syria.

10 phút trước giờ Hội đồng Bảo An biểu quyết 15-0 nghị quyết này, OPCW đã họp tại Hòa Lan để biểu quyết chấp nhận Syria làm thành viên mới nhất của Hiệp ước cấm vũ khí hóa học.

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Thụy My

RFI

Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) quyết định trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013, cùng với ba nhà báo của Ecuador, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Tin này được loan trên trang web của tổ chức CPJ có trụ sở tại New York vào hôm qua 26/09/2013.

Ông Joel Simon, giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tuyên bố : « Vào thời điểm mà thông tin đã trở thành tài nguyên toàn cầu, bốn nhà báo trên đây đã bất chấp nạn kiểm duyệt và trấn áp để mang lại thông tin cho chúng ta. Chúng tôi nhìn nhận lòng can đảm, sự dấn thân và sự chối từ im lặng của họ ».

Thông cáo của CPJ cho biết, bốn nhà báo được giải – Janet Hinostroza ( đài Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (đài Capital Broadcast Center, Ai Cập), Nedim Sener (báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ) và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày, Việt Nam) – đang phải đối mặt với những sự trả thù do công việc của họ, kể cả quấy rối về luật pháp, đe dọa về thân thể và bắt giam.

Cũng theo thông cáo trên, bà Janet Hinostroza đã buộc phải tạm ngưng một chương trình truyền hình sau khi bị đe dọa, ông Youssef bị điều tra về các bản tin châm biếm, ông Sener bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra mang tính chỉ trích và có thể bị lãnh án 15 năm tù.

Ông Nguyễn Văn Hải, một trong các blogger nổi tiếng nhất Việt Nam, đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong một đất nước mà báo chí đều do Nhà nước kiểm soát, và đã bị 12 năm tù kèm theo 5 năm quản chế theo một điều luật mơ hồ về « tuyên truyền chống Nhà nước ».

Các bài viết trên blog của ông dưới bút danh Điếu Cày đề cập đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, trong đó có những bài phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, và chống giới chức tham nhũng. Ông Nguyễn Văn Hải cũng kêu gọi xuống đường phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007.

CPJ nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải bị giam giữ 5 tháng vào năm 2008 trong khi không bị cáo buộc tội danh nào, đến tháng 9/2008 bị kết án hai năm rưỡi tù giam vì tội « trốn thuế ». Sau khi mãn án, ông vẫn phải tiếp tục ở tù vì lại bị lãnh thêm một bản án mới, và tháng 7/2013 blogger này đã tuyệt thực hơn một tháng để phản đối các điều kiện giam giữ. Theo một nghiên cứu của CPJ, đến cuối năm 2012 tại Việt Nam có ít nhất 14 nhà báo bị giam cầm, đứng thứ nhì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động độc lập với mục tiêu bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới. Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế được thành lập từ năm 1991, mỗi năm trao giải cho bốn nhà báo đã tỏ ra dũng cảm trước mọi đe dọa.

Bốn nhà báo đoạt giải năm nay sẽ được vinh danh tại lễ trao giải thưởng niên của CPJ và được mời dự ăn tối tại New York ngày 26/11/2013. Trong quá khứ, có những nhà báo bị cầm tù nhiều năm sau đó khi được trả tự do đã đến dự lễ, và có ba phóng viên được truy tặng giải.