‘Người ta chơi tôi!’: Giờ thì chẳng còn mấy quan chức ‘an toàn’

‘Người ta chơi tôi!’: Giờ thì chẳng còn mấy quan chức ‘an toàn’

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí thư Trọng – bắt đầu từ tháng 6/2016 – đang có triển vọng gây chấn động lớn trong giới chính trị gia nửa mùa nhưng thậm tham.

Tháng Bảy năm 2016, không hiểu vì lẽ gì mà “bỗng dưng” gia đình Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc công an Đắc Lắc, lại bị một tờ báo nhà nước là Dân Việt lôi ra với một bài báo có tựa đề “Cơ ngơi ngàn tỷ” – ám chỉ ngôi nhà chứa đầy gỗ quý của con gái tướng Rơi, cũng là dân công an. Ngay sau đó, ông Trần Kỳ Rơi đã phải thanh minh trên mặt báo: “Người ta chơi tôi!”.

“Người ta” nào?

Giờ thì chẳng còn mấy quan chức, dù là cấp trung hay cả cấp cao, được “an toàn”.

‘Mt trn liên tc phát trin

Từ đầu tháng 6/2016 đến nay, “mặt trận” đã liên tục phát triển về chiều sâu ở các địa phương và bộ ngành. Đầu tiên là Hậu Giang với vụ Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh nhận xe Lexus 5,7 tỷ đồng, kéo theo quá khứ ông Thanh gây lỗ ở Tổng công ty dầu khí PVC đến 3.200 tỷ đồng. Từ “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng lại bị một số dư luận và báo chí cáo buộc phải chịu trách nhiệm hành chính và kể cả trách nhiệm hình sự. Vũ Huy Hoàng là nhân vật nghe nói “giàu nứt đố đổ vách”, từng được coi là một trong những cánh tay mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tưởng như đã “hạ cánh an toàn”. Ông Hoàng còn bị coi là phải chịu trách nhiệm trong việc “bổ nhiệm” con trai còn trẻ của mình làm giám đốc doanh nghiệp và gây lỗ cho doanh nghiệp này.

Sát kỳ bầu bán Quốc hội trong tháng Bảy, bất chợt một đại gia có phạm vi hoạt động liên tỉnh – bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – lại bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có quốc tịch ở tận… Malta. Ngay sau đó, báo chí lề dân lẫn lề nhà nước đã dồn dập lên tiếng tố cáo bà Hường đã thao túng các dự án bất động sản và đẩy đuổi nông dân đến mức khốn quẫn ra sao…

Nhưng vẫn chưa hết. Mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên là một trong những địa chỉ gây ô nhiễm môi trường mà có lần phóng viên nhà nước đến điều tra đã bị côn đồ hành hung tàn bạo nhưng Hội Nhà báo Việt Nam đã không dám có hành động tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình. Mỏ Núi Pháo có trữ lượng wolfram lớn vào hàng thứ hai trên thế giới, đã bị Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra toàn diện. Chưa biết kết quả thanh tra sẽ ra sao, nhưng ấn tượng lớn nhất liên quan đến vụ này là Bộ Tài nguyên Môi trường – cơ quan hầu như đã không đưa ra một tuyên bố nào sau vụ cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, nhưng lại đang trở thành một mũi tiên phong trong công cuộc “hồi tố” dự án Núi Pháo mà đằng sau đó ai cũng biết là có bàn tay giao dịch đắc lực của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đến cuối tháng Bảy, vụ Mobifone mua AVG với gần 9.000 tỷ đồng đã chính thức được Ban Bí thư và Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra. Vụ này từng được một bàn tay bí mật phanh phui đến từng chi tiết trên mạng xã hội mấy tháng trước và còn báo trước là “Thanh tra chính phủ sẽ vào cuộc”. Một lần nữa cái tên Nguyễn Thanh Phượng lại được nêu ra như một “người đứng sau ông Lê Nam Trà ở Mobifone”.

Rồi cũng “không hiểu sao”, một tờ báo nhà nước lại đùng đùng lôi ra vụ một công ty chỉ có vốn điều lệ 3 tỷ đồng nhưng lại tặng siêu xe có giá trị đến 6 tỷ đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trước vụ việc gần như y hệt vụ Trịnh Xuân Thanh này, một số dư luận không khỏi đặt câu hỏi: nếu Hậu Giang được coi là “đất” của ông Nguyễn Tấn Dũng thì Ninh Bình là “lãnh địa” của ai?

Còn có một ẩn ý khác.

Bt an thay máu

Chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng nhắm đến những “mỏ vàng” như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mỏ Núi Pháo và Mobifone đang khiến dư luận xôn xao với câu hỏi: phải chăng phía sau chiến dịch này là mưu toan thâu tóm thị trường của nhóm lợi ích mới đối với nhóm lợi ích cũ?

Câu hỏi trên là có “cơ sở thực tiễn”.

Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức thủ tướng vào tháng Giêng năm 2016, đã có nhiều đồn đoán về một chiến dịch từ tranh giành đến thâu tóm doanh nghiệp và thị phần kinh doanh, xuất phát từ những nhóm lợi ích liên quan mật thiết đến những nhóm quyền lực mới. Lãnh địa của tay chân ông Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là vô cùng lớn và vô cùng màu mỡ, bao gồm nhiều ngành nghề trải rộng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khối tài chính và ngân hàng mà đã có đủ thời gian phát triển thành một thế lực tài phiệt – tức có quyền năng chi phối, can thiệp đáng kể vào không chỉ các chỉ số kinh tế quốc gia mà còn vào cả thế lên xuống của chính trường Việt Nam.

Đương nhiên, những lãnh địa đó là điểm nhắm của mọi con mắt thèm thuồng của những kẻ muốn thâu tóm trong bối cảnh đất nước đang gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên.

Khi mà “rừng vàng biển bạc” đã trở nên trơ trụi và kiệt quệ, khi các nguồn tài trợ lãi suất ưu đãi và viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu, kể cả một số quốc gia như Nhật Bản, Úc, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy… đã tắt dần đến tắt ngấm, thì việc sát phạt nhau về mặt chính trị đang trở thành thủ đoạn bảo đảm mang lại lợi nhuận lớn nhất, chứ chẳng còn phải là kiểu kinh doanh “một vốn bốn lời” trong việc trục lợi các chính sách của nhà nước như trước đây.

Không khó hiểu nếu đảng muốn những quan chức như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng hay đại gia như Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Đăng Quang, Lê Nam Trà… phải “ói ra” – như cách nói rất dung tục của giới giang hồ chính trị chuyên sát phạt lẫn nhau.

Thậm chí, chiến dịch thâu tóm thị phần không chỉ dừng ở các con “hổ nhỏ” mà còn có thể dẫn đến những con “hổ lớn” như Ngân hàng Bản Việt cùng nhiều dự án khác của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng.

Nếu quả chiến dịch thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo và Mobifone là muốn nhắm vào vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng, thì chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng đang tiến một bước dài đáng kể.

Nếu ông Trịnh Xuân Thanh là “lính” của ông Vũ Huy Hoàng, thì ông Vũ Huy Hoàng lại là “lính” của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tất cả đều liên quan với nhau, và các “quy trình xử lý” cũng đều có vẻ logic.

Bàn cờ chính trị Việt Nam cũng bởi thế đang sôi động trở lại và trở nên cực kỳ rối rắm sau cuộc đọ sức giữa các kỳ phùng địch thủ trước Đại hội XII vào cuối năm 2015.

Thậm chí bàn cờ chính trị ấy còn diễn ra gay go, ác liệt giữa nhiều phe phái hơn cả thời kỳ đấu đá tranh giành quyền lực vào năm ngoái. Nếu trước Đại hội XII, giới quan sát chỉ tập trung vào hai lực lượng chính trị chủ yếu là “phe chính phủ” và “phe đảng”, gây ra sự xung đột giữa hai nhóm lợi ích lớn – thì hiện nay, chủ thuyết “đa trung tâm quyền lực” đang xuất hiện ngày càng rõ, kéo theo lý thuyết “đa trung tâm lợi ích”.

Vào lúc này, các nhóm lợi ích mới, hoặc nói cách khác là những nhóm lợi ích mới xuất đầu lộ diện theo từng bước chân của những nhân vật quyền lực mới, đang ở thế công. Không chỉ “anh Hai, anh Ba, anh Tư…”, mà tầm lợi ích còn trải rộng ra những trung tâm quyền lực mới như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số tỉnh thành. Chiến dịch “sáp nhập ngân hàng” mà nhóm lợi ích cũ tiến hành vào những năm 2011, 2012 coi chừng sẽ bị “thâu tóm” lại. Những dự án béo bở như mỏ Núi Pháo, Mobifone và hơn thế nữa sẽ không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của những kẻ đi sau nhưng muốn “hốt trọn ổ”.

Từ quy luật cùng logic “xét lại” ấy, mỗi chiến dịch của nhóm lợi ích mới thanh toán nhóm lợi ích cũ lại có thể gắn liền với một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, hay gọi nôm na là “quyết tâm chống tham nhũng” nổ ra ở những cấp, ngành và địa phương liên hệ. Những chiến dịch này tất yếu sẽ dẫn đến việc “thay máu” về nhân sự ở các cấp, ngành, địa phương đó.

Giờ thì chẳng còn mấy quan chức “an toàn”.

Đoàn xe của Thủ tướng VN gây ‘sốt’ mạng xã hội

Đoàn xe của Thủ tướng VN gây ‘sốt’ mạng xã hội

Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.

Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.

 

Video và hình ảnh đoàn xe khoảng 10 chiếc màu đen của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại các tuyến đường được cho là phố đi bộ ở Hội An, Quảng Nam, đang gây ra các phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.

Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin, ông Phúc chiều tối 8/8 tới thăm khu phố cổ ở miền Trung, trước khi tham dự một hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch.

Các hình ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy ông Phúc tươi cười nói chuyện với người dân địa phương, du khách và thậm chí còn chụp cả ảnh “selfie” với một số người. VOV dẫn lời ông Phúc nói rằng “tôi quảng bá cho du lịch Hội An đấy nhé”.

Trong khi đó, trên các trang mạng “lề trái”, xuất hiện các hình ảnh và video, mà VOA Việt Ngữ chưa thể kiểm chứng độc lập, cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ, hẹp trong khi các du khách vẫn đi lại.

Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.

Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.

Ông Quang Ba, nhân viên một quán ăn ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết ông có thấy đoàn xe đi qua khu phố cổ.

Ông nói thêm: “Đoàn xe đi ngang qua đây ra đường Bạch Đằng rồi lên quảng trường Sông Hoài đó. Tuyến đường đó là đường đi bộ. Trong phố cổ thì phải đi bộ, không được đi xe điện. Ôtô phải đậu ở phía ngoài đó rồi thì bắt đầu đi bộ vô phố cổ. Thấy hôm qua đi ngang qua đó thôi, còn mục đích gì thì không biết”.

Theo truyền thông trong nước, đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” được thực hiện từ năm 2004 trên tất cả các phố nằm trong nội vi đô thị cổ Hội An gồm ba trục đường chính gồm Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng làm trung tâm”.

Tờ Lao Động điện tử đưa tin rằng “ban đầu chủ trương này nhằm giảm thiểu tiếng ồn từ tiếng động cơ của xe máy, đảm bảo an toàn cho du khách, đến nay đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Hội An, góp phần rất lớn trong công tác quảng bá văn hoá, du lịch Hội An”.

Ông Nguyễn Duy Tuấn, quản lý nhà hàng Vĩnh Hưng ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng thấy đoàn xe của ông Phúc.

Ông nói tiếp: “Đi tới mười mấy chiếc, tối thui luôn, nhìn vô không thấy ai, không biết là chú Phúc. Đi một vòng quanh phố cổ vẫn là đi xe ôtô. Mặc dù ở đây cấm xe máy, xe ô tô trong thời điểm đó nhưng mà ổng vô thì phải ưu tiên chứ? Sau đó thì đi bộ, đi bộ vô thăm phố cổ”.

Ông Tuấn cho biết thêm rằng người đứng đầu chính phủ Việt Nam “có ghé thăm nhà hàng” của mình, “hỏi tình hình kinh doanh, các món ăn đặc sản rồi khách nào là chính” thì “mấy nhân viên ở đây có nói thực tế rằng khách Trung Quốc dạo này nhiều lắm”.

Báo điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Phúc hôm 9/8 rằng hội nghị quy mô lớn đầu tiên do chính phủ tổ chức sẽ “góp phần vào phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với chính quyền Hội An để hỏi rõ về các thắc mắc của các cư dân mạng liên quan tới đoàn xe của ông Phúc ở phố đi bộ.

Trong khi đó, một số cư dân mạng trích Luật Giao thông Đường bộ về quyền ưu tiên của một số loại xe để chứng minh rằng đoàn xe của ông Phúc “không phạm luật”.

Ngày vì môi trường tại giáo phận Vinh – 7/8/2016: Vì một môi trường trong lành

Ngày vì môi trường tại giáo phận Vinh – 7/8/2016: Vì một môi trường trong lành

08.08.2016

 GP VINH1

“… Rất có thể con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: Vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông, bà, cha, mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con?…” – Đức Giám mục Phaolô.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giám mục Phaolô và Ban Công lý & hòa bình giáo phận Vinh về việc tổ chức “ngày môi trường” trong toàn giáo phận, ngày 6 và 7/8/2016 vừa qua, các giáo xứ trên toàn giáo phận đã có nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường sống cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Các giáo xứ đã cùng hiệp dâng thánh lễ, chầu Thánh Thể và làm giờ cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường. Những ngọn nến cháy sáng trong đêm tối như lời mời gọi thắp lên và làm lan tỏa ý thức bảo vệ, cải thiện môi trường. Hơn lúc nào hết, môi trường sống của người dân Việt đang bị ô nhiễm nặng nề. Cách riêng là những người dân miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả khốc liệt của thảm họa ô nhiễm môi trường do công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa gây ra. Hậu quả đó càng thảm hại hơn, khi mà nhà cầm quyền giải quyết vấn đề trên cách chậm trễ và thiếu minh bạch.

Bên cạnh các hoạt động tâm linh, các giáo xứ cũng đã tổ chức các cuộc tuần hành ôn hòa và trật tự nhằm thể hiện khát khao vì một môi trường trong lành lên án những hành vi phá hoại môi trường sống và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Ngoài ra, các giáo xứ cũng đã tổ chức cải thiện môi trường sống bằng các hoạt động cụ thể như thu dọn rác, khai thông kênh rãnh, phát quang bụi rậm, thu gom và tiêu hủy rác thải…

Ban Truyền Thông giáo phận xin được cập nhật hình ảnh về “ngày môi trường” tại một số giáo xứ:

GP VINH 2

Giáo xứ Chính tòa Xã Đoài

GP VINH 3

Giáo xứ Thuận Nghĩa

GX THANH DA

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo xứ Thanh Dạ

Xin xem thêm nhiều Giáo Xứ khác nữa như:

Giáo xứ Hướng Phương, Giáo xứ Đông Yên, Giáo xứ Cồn Sẻ, Giáo xứ Cửa Lò, Giáo xứ Cửa Sót, Giáo xứ Đạo Đồng, Giáo xứ Nghĩa Thành, Giáo xứ Song Ngọc, Giáo xứ Thượng Lộc, Linh đại Trại Gáo, Giáo xứ Vạn Lộc, Giáo xứ Xuân Hòa, Giáo xứ Yên Lạc, Giáo xứ Vạn Phần, Giáo xứ Chúc A, Giáo xứ Thổ Hoàng, Giáo xứ Nghi Lộc, 

Giới trẻ Công giáo Vinh tại Glasgow – Scotland

Giới trẻ Công giáo Vinh tại Sydney – Australia,

Cộng đoàn Vinh tại Sài gòn

trong website Giáo Phận Vinh online

Formosa và MCC – Kỳ 2

Formosa và MCC – Kỳ 2

 Mai Thái Lĩnh

Bài rất quan trọng: Chúng ta từng băn khoăn về vị trí quá nhạy cảm của cảng nước sâu Vũng Áng chỉ cách đảo Hải Nam có 300 km, và có khoảng cách ngắn nhất trong các đoạn đường tính theo đường chim bay giữa bờ biển Việt Nam với Lào và Campuchia. Chúng ta từng có những nghi ngờ chưa giải đáp được về sự dính líu bên trong giữa Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh với các công ty công nghiệp của ĐCS Trung Quốc. Chúng ta từng thắc mắc không hiểu sao khi có sự cố cá chết, ông Đảng trưởng ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng vội vã cắp cặp vào ngay Vũng Áng không phải để úy lạo ngư dân nơi đây đang gặp nạn mà chỉ cốt để kiểm tra tiến độ thi công của Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh rồi lại vội vã cắp cặp ra về và… từ đấy là im thin thít. Chúng ta từng ngơ ngác trước câu tuyên bố quá ư dễ dãi của ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trong ngày 30/6 công bố nguyên nhân cá chết: thôi phạt 500 triệu USD rồi tha cho Formosa vì “đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại”, v.v… Thì bao nhiêu băn khoăn thắc mắc như vậy sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây của học giả Mai Thái Lĩnh. Bằng những chứng cứ không cãi vào đâu được, những con người có tên tuổi, chức danh, và lời nói, việc làm cụ thể không lẫn tránh đi đâu được, ông Mai Thái Lĩnh sẽ cho ta thấy rõ màn kịch Nhà máy thép Formosa thực chất hoàn toàn do bàn tay đạo diễn của Tàu Cộng, để chúng tiến thêm một bước dấn sâu vào nội bộ đất nước chúng ta nhằm thực hiện “cái bắt tay chết người tại Thành Đô” giữa tên xâm lược Giang Trạch Dân (đứng đằng sau là con sói Đặng Tiểu Bình) và kẻ “thà mất nước chứ không mất đảng” Nguyễn Văn Linh cùng đồng bọn.

Xin kính trình bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

II. Nhận diện MCC

MCC là tên viết tắt của China Metallurgical Group Corporation (Công ty – Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc). Tên gốc của MCC là 中国冶金科工集团有限公司 [Trung Quốc dã kim khoa công tập đoàn hữu hạn công ty]. Ngay trong tên gọi của Công ty, chúng ta đã thấy từ 集团 (tập đoàn, group). Nói cách khác, Công ty MCC là một công ty “mẹ” (parent company), trong đó có nhiều công ty “con”(subsidiary companies). Nhưng trong số các công ty con này, nhiều công ty cũng có tên gọi bao hàm từ tập đoàn (group). Vd: Công ty MCC5 có tên là MCC5 Group Corporation Limited (Shanghai). Chúng ta có thể hình dung cách hình thành các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước tại Trung Quốc như sau: nhiều công ty họp thành “tập đoàn”, nhiều tập đoàn nhỏ họp thành tập đoàn lớn, và cứ thế…

Vài nét về MCC

Theo dữ liệu, tháng 8 năm 2009, Tập đoàn MCC là một tập đoàn lớn với tổng tài sản hơn 60 tỷ yuan (nhân dân tệ), tương đương 7,7 tỷ đô-la Mỹ (US$ 7.7 billion). Tập đoàn sử dụng 45 ngàn người có tay nghề và có tổng cộng 70 công ty con (sở hữu toàn phần hoặc sở hữu một phần). Từ năm 1999, tập đoàn tăng trưởng hàng năm trên 30% và đạt được doanh thu kỷ lục vào năm 2005, với con số 69,1 tỷ yuan, tương đương 8,8 tỷ đô-la Mỹ (US$ 8.8 billion). Ngoài các hoạt động trong nội địa, Công ty còn mở rộng hoạt động ra hải ngoại – nhất là châu Á và châu Phi, và đã bắt đầu mở rộng qua phía châu Mỹ la-tinh và châu Đại Dương(1).

Từ 2009 đến nay, tập đoàn phát triển khá nhanh. Năm 2015, theo đánh giá của tạp chí Fortune, trong số 500 công ty lớn nhất toàn cầu (Global 500), MCC được xếp hạng 326, với thu nhập 35,8 tỷ đô-la(2).

image
Hình 6: Logo của MCC: hàng trên là tên chính thức của tập đoàn, hàng dưới là tên “thị trường hóa”
MCC là một tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy nó hoàn toàn khác với các tập đoàn tư nhân ở Trung Quốc, và cũng khác với các “doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước” (state-owned enterprise) ở các nước “tư bản”. Để hoạt động với dáng dấp của một công ty tư bản, MCC cùng với Tập đoàn Bảo Cương (宝钢集团 Baosteel Group Corporation, thường gọi tắt là Baosteel) đầu tư thành lập một công ty con lấy tên là Metallurgical Corporation of China Limited vào năm 2008. Công ty này được niêm yết trên hai thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bên ngoài. Trong thực tế, MCC vẫn là một công ty thuộc sở hữu Nhà nước và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của SASAC (State-owned Assets Supervision and Administration Commission, Ủy ban Giám sát và Quản trị các tài sản Nhà nước) trực thuộc Quốc vụ viện (tức Chính phủ Trung Quốc).

Về tổ chức nội bộ, MCC chịu sự lãnh đạo của một Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc – đứng đầu là một Đảng ủy. Và đây là một danh sách tiêu biểu của Đảng ủy tập đoàn MCC (không ghi rõ thời điểm, có lẽ vào năm 2014 hoặc 2015)(3):

· Bí thư Đảng ủy : Quốc Văn Thanh (国文清 Guo Wenqing)

· Phó bí thư Đảng ủy: Trương Triệu Tường (张兆祥 Zhang Zhaoxiang)

· Phó bí thư Đảng ủy kiêm Thư ký Ủy ban Thanh Tra Kỷ luật: Đan Trung Lập (单忠立 Shan Zhongli)

· Các ủy viên Thường vụ Đảng ủy: (1) Vương Vĩnh Quang 王永光 WangYongguang (2) Lý Thế Ngọc 李世钰 Li Shiyu (3) Trương Mạnh Tinh 张孟星 Zhang Mengxing và (4) Tiêu Học Văn 肖学文 Xiao Xuewen

Vào đầu năm 2016, để đánh dấu “sự khởi đầu một giai đoạn lịch sử mới trong việc giáo dục đảng viên và cán bộ của Tập đoàn MCC”, MCC đã áp dụng “một biện pháp quan trọng nhằm thực hiện các yêu cầu của Trung ương Đảng về việc quản lý Đảng một cách toàn diện và chặt chẽ”, đó là : thành lập một Trường Đảng (Party School) dành riêng cho Tập đoàn MCC(4).

Như vậy, dưới lớp vỏ bọc của Tập đoàn Formosa – một doanh nghiệp tư nhân của Đài Loan, phía Trung Quốc (Trung Hoa Cộng sản) đã đưa vào Việt Nam một tập đoàn xây dựng luyện kim phục vụ cho các mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể kể tên một số chi nhánh của Tập đoàn MCC tham gia xây dựng nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh: CISDI[CISDI Engineering Co., Ltd], CIE [Zhongye Changtian International Engineering Co., Ltd, Trung Dã Trường Thiên], ACRE[ACRE Coking & Refractory Engineering Technology Co., Ltd], MCC 19 [China 19th Metallurgical Corporation], MCC 5[MCC5 Group Corporation Limited – Shanghai], MCC 20, Shanghai Baoye [Shanghai Baoye Group Corp., Ltd, Thượng Hải Bảo Dã].

Trong thực tế, MCC đã phân công một số dự án quan trọng nằm trong dự án tổng thể của Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh cho các công ty con như sau:

– CISDI chịu trách nhiệm thiết kế và cung cấp các lò cao (blast furnaces) và các lò nung lại (reheating furnaces) cho Nhà máy Thép Tổng hợp Formosa Hà Tĩnh trên cơ sở EPC (thiết kế kỹ thuật, mua sắm thiết bị và lắp đặt-xây dựng). Việc xây dựng các lò cao và lò nung được giao cho Công ty China MCC 19, có trụ sở đặt tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Đây chính là đơn vị có mặt tại Vũng Áng lúc Trung Quốc điều động “giàn khoan Hải Dương 981” đến vùng biển Hoàng Sa của nước ta.

– Dự án Nung kết (sintering project) của Nhà máy Thép Hà Tĩnh được giao cho công ty CIE (Trung Dã Trường Thiên) thiết kế và Shanghai MCC 5 chịu trách nhiệm lắp đặt và xây dựng. Shanghai MCC 5 đã lặng lẽ tổ chức lễ “động thổ” dự án này vào ngày 15/4/2013(5).

– Hai lò luyện coke (coke ovens) không phải “do một công ty Đài Loan trúng thầu” như ông Vương Văn Tường lừa dối báo chí Việt Nam mà trái lại, được giao cho Công ty ACRE thực hiện việc thiết kế và cung cấp, còn việc lắp đặt, xây dựng được giao cho hai công ty MCC 5 và MCC 20 thi công(6).

Qua đó, chúng ta thấy vai trò chủ yếu trong việc thiết kế và xây dựng nhà máy thép thuộc về Tập đoàn MCC chứ không phải là những nhà thầu lẻ tẻ như báo chí thường trình bày.

Hiểu được bản chất của Tập đoàn MCC, chúng ta có thể dễ dàng giải đáp được câu hỏi: Tại sao hàng ngàn công nhân Trung Quốc có mặt tại Vũng Áng?

Báo chí chính thống của Việt Nam – luôn nằm dưới lưỡi kéo của Ban Tuyên giáo, thường gieo vào lòng người đọc cái cảm tưởng rằng công nhân Trung Quốc làm việc tại Vũng Áng là do Formosa hoặc do “các nhà thầu phụ” tuyển mộ. Thật ra, đại đa số công nhân Trung Quốc là do Tập đoàn MCC đưa sang với tư cách là “công dân Trung Quốc làm việc tại nước ngoài”. Đây mới là lực lượng lao động có tổ chức, có kỷ luật nhất.

Vào ngày 19 tháng 5 năm 2014, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa tin về cuộc “di tản” của các công nhân Trung Quốc trở về từ Vũng Áng, được miêu tả giống như một vụ “nạn kiều”. Hãy đọc thử các tiêu đề trên một số báo tiếng Anh tại Trung Hoa đại lục: “Thêm 4 ngàn kiều dân Trung Quốc sẽ di tản khỏi Việt Nam” (4,000 more Chinese nationals to be evacuated from Vietnam, China Daily), “Các nạn nhân của bạo lực Việt Nam trở về Trung Quốc” (Victims of Vietnam violence back in China, Shanghai Daily), “Trung Quốc tạm ngưng các kế hoạch trao đổi song phương với Việt Nam” (China suspends bilateral exchange plans with Vietnam, China Economic Net), v.v…

Điều nổi bật trên các trang báo này là các công nhân Trung Quốc làm việc tại Vũng Áng đều được gọi là kiều dân Trung Quốc (Chinese nationals), công dân Trung Quốc (Chinese citizens). Chính phủ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đích thân can thiệp vào vụ việc này. Trong các bản tin, Quốc Văn Thanh (国文清 Guo Wenqing) xuất hiện với tư cách Tổng giám đốc (President) của China Metallurgigal Croup Corporation – tức là Tập đoàn MCC. Ông ta công khai thừa nhận hàng ngàn công nhân Trung Quốc là người của Công ty MCC 19 – một công ty con của tập đoàn MCC. MCC 19 được gọi là một “nhà thầu” xây dựng nhà máy thép (a contractor for construction of the plant)(7). Thực ra, MCC mới là nhà thầu chính, còn MCC 19 chỉ là một đơn vị trong kế hoạch “tổng thầu” đã ký kết giữa MCC và Formosa.

Trách nhiệm của MCC trong thảm họa “Cá chết hàng loạt” tháng 4 năm 2016”

Vụ cá chết hàng loạt (mass fish death) tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên) đã thật sự trở thành một thảm họa môi trường đối với Việt Nam. Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam cũng như báo chí chính thống dường như chỉ nhắc đến trách nhiệm của Formosa. Một số bài báo “xé rào” nhắc đến vai trò của MCC đã ngay lập tức bị gỡ bỏ.

Nhưng MCC có trách nhiệm gì đối với thảm họa cá chết?

(1) Trước hết, căn cứ vào hợp đồng EPC (Engineering, Procurement and Construction) theo phương thức chìa khóa trao tay (turnkey) mà Formosa đã ký với MCC, MCC chỉ hoàn thành trách nhiệm khi bàn giao nhà máy thép cho Formosa. Đó là chưa kể đến trách nhiệm của MCC trong việc giúp Formosa bảo trì, sửa chữa thiết bị sau khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động.

(2) Trong năm 2015, đã có hai cuộc gặp mặt quan trọng giữa Formosa và MCC:

– Ngày 23 và 24/4/2015, Chủ tịch MCC là Quốc Văn Thanh (国文清 Guo Wenping) đã viếng thăm Tập đoàn Formosa và gặp gỡ ba nhân vật quan trọng của tập đoàn này: Tổng giám đốc Vương Văn Uyên (William Wang) – Phó Tổng giám đốc Vương Thụy Hoa (Susan Wang) và Trần Nguyên Thành – Chủ tịch của Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh. Tại cuộc gặp mặt này, Quốc hứa sẽ bố trí một số nhân sự nòng cốt về kỹ thuật và xây dựng lưu lại Vũng Áng sau khi nhà máy đi vào hoạt động. MCC cũng sẽ chỉ thị cho Công ty Dịch vụ Kỹ thuật MCC Baosteel (MCC Baosteel Technology Services Co., Ltd) gửi các đội chuyên nghiệp giúp thành lập Công ty Dịch vụ MCC-FPG Thép Hà Tĩnh nhằm cung ứng các dịch vụ tiếp theo (follow-up services) như sản xuất, bảo trì, và phối hợp để bảo đảm cho nhà máy thép vận hành thông suốt(8).

image image
Hình 7: Vương Văn Uyên – Formosa (trái) hội đàm với Quốc Văn Thanh – MCC (phải) / tháng 4-2015 Hình 8: Quốc Văn Thanh – MCC (trái) và Vương Thụy Hoa – Formosa (phải) / tháng 4 năm 2015

– Sáng ngày 19/8/2015 (ba tháng sau ngày Quốc Văn Thanh đến thăm Tập đoàn Formosa), Trần Nguyên Thành (陳源成 Chen Yuancheng) đã dẫn một phái đoàn của Formosa Hà Tĩnh đến Bắc Kinh để gặp gỡ Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng ủy của MCC là Quốc Văn Thanh. Tại cuộc họp này Quốc Văn Thanh hứa MCC sẽ tập trung các đội ngũ tốt nhất và các lợi thế mạnh nhất để cố gắng hoàn thành dự án Formosa Hà Tĩnh như đã dự kiến, tiếp tục tối ưu hóa bản thiết kế và xây dựng của nhà máy nhằm biến Formosa Hà Tĩnh thành một xí nghiệp thép quốc tế hàng đầu và là chuẩn mực của nền công nghiệp thép thế giới. Về phía Formosa, Trần Nguyên Thành trình bày tóm tắt về tình hình hiện tại của dự án Thép Hà Tĩnh tại Việt Nam và bày tỏ hy vọng rằng MCC sẽ tập trung lực lượng lao động, máy móc để nhà máy có thể đi vào hoạt động vào tháng 3 năm tới (2016) và làm cho nó trở thành một dự án mẫu mực về xây dựng và vận hành nhà máy thép ở Đông Nam Á hoặc cả trên phạm vi toàn cầu(9).

Như vậy, nội dung của hai cuộc họp nói trên đều phù hợp với hợp đồng EPC theo phương thức chìa khóa trao tay. Nói cách khác, trách nhiệm của MCC là phải giúp nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động và bảo đảm các dịch vụ tiếp theo (follow-up services) như “sản xuất, bảo trì, và phối hợp nhằm bảo đảm nhà máy thép vận hành thông suốt”.

(3) Trong “lá thư của Trần Nguyên Thành gửi toàn thể cán bộ nhân viên công ty FHS” ngày 30/6/2016, có đoạn viết: “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả mà tất cả chúng ta đều không mong muốn, nhưng Công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ”(10).

“Các nhà thầu phụ” mà ông Trần nói đến là những nhà thầu nào nếu không phải là các công ty con của MCC? Và như ông Trần đã nói, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra “trong giai đoạn vận hành thử”, thì theo đúng phương thức EPC, “chìa khóa trao tay” (turnkey), trách nhiệm thuộc về cả MCC lẫn Formosa chứ không phải chỉ thuộc về một mình Formosa.

Nói tóm lại, cho đến tháng 4 năm 2016, MCC vẫn chưa bàn giao toàn bộ Nhà máy thép Hà Tĩnh cho Formosa. “Nghi phạm” của vụ cá chết hàng loạt bao gồm cả Formosa và MCC, chứ không chỉ có một mình Formosa. Việc Chính phủ Việt Nam vội vàng quy kết cho Formosa, vội vàng tuyên bố “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”, nhanh chóng tha thứ cho Formosa và quyết định nhận tiền bồi thường 500 triệu đô-la phải chăng là để che đậy phần trách nhiệm của MCC? Bởi vì nếu nói đến trách nhiệm của MCC thì không thể không nói đến “trách nhiệm của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam trong việc cho phép MCC trở thành nhà thầu chính của Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh”.

Theo nguồn tin của báo chí chính thống, hiện tượng “cá chết hàng loạt” tại các tỉnh miền Trung bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến ngày 10/4/2016. Vào ngày 22/4/2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “đến thăm, thị sát tình hình sản xuất, tiến độ thi công một số công trình, dự án trọng điểm” – trong đó có “Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh”(11). Điều làm mọi người dân ngạc nhiên và thắc mắc là ông Tổng bí thư đã làm ngơ, không hề nhắc gì đến sự cố về sau được đánh giá là “thảm họa môi trường” lớn nhất trong lịch sử nước ta. Điều gì khiến cho ông Nguyễn Phú Trọng phải bối rối, kéo theo sự lúng túng của cả bộ máy Chính phủ lẫn bộ máy Đảng nếu không phải là “trách nhiệm của nhà thầu MCC” trong vụ xả thải làm cá chết hàng loạt?

Cho đến nay, hồ sơ về vụ “cá chết hàng loạt” vẫn chưa được công bố rộng rãi, khiến cho ngay cả các nhà khoa học cũng không thể xác định nguyên nhân và phạm vi ô nhiễm một cách chính xác, mà chỉ có thể tranh cãi với nhau dựa trên sự suy đoán. Ngay cả Quốc hội – một Quốc hội của Đảng do “đảng cử, dân bầu”, cũng không được phép thảo luận, chất vấn công khai. Cho nên khi người dân mất lòng tin vào các biện pháp xử lý của các cơ quan có thẩm quyền thì đó là do cách hành xử của của Đảng CS và Chính phủ, chứ không phải do sự tuyên truyền của “các phần tử xấu” hay “các thế lực thù địch” nào cả.

Điều làm cả thế giới ngạc nhiên là khi bà Tô Trị Phần (Su Chih-fen) – nghị sĩ thuộc Đảng Dân Tiến (DPP), từ Đài Loan sang khảo sát tình hình với tinh thần thiện chí, thì bà lại bị gây khó khăn vì những lý do rất khó hiểu. Trong cuộc họp báo tại Đài Bắc ngày 4/8/2016 vừa qua, bà cho biết ngay cả sau chuyến đi thăm Hà Tĩnh, nhóm của bà cũng không hiểu thêm được điều gì về sự cố ô nhiễm môi trường ngoài những gì mà các cơ quan truyền thông đã tường thuật. Mặt khác, bà nghi ngờ tính minh bạch của cuộc điều tra do Chính phủ Việt Nam tiến hành. Bà Tô nói: “Chúng tôi không đạt được một kết luận dứt khoát về sự cố ô nhiễm”và : “Chính phủ Việt Nam buộc phải công khai hóa cuộc điều tra của họ”(12.

Như tôi đã giới thiệu qua bài viết “Bà nghị sĩ và Tập đoàn Formosa”, trong số các chính trị gia Đài Loan, bà Tô Trị Phần là người đấu tranh với Formosa kiên quyết nhất. Từ chối hợp tác với bà chẳng khác nào tự thú nhận “Chúng tôi là người bao che cho tập đoàn Formosa”!

Kỳ sau (tiếp theo và hết): Ý nghĩa của sự hợp tác giữa Formosa và MCC.

M.T.L.

(1) http://www.mcc.com.cn/mccen/about_mcc/_325403/339184/index.html

(2) China Metallurgical : MCC Group Ranks 326th in 2015 Fortune Global 500: http://www.4-traders.com/news/China-Metallurgical-MCC-Group-Ranks-326th-in-2015-Fortune-Global-500–20758447/

(3) Tập đoàn Đảng ủy hội 集团党委会 (Group Party Committee): http://www.mcc.com.cn/mcc/zjzy/_132527/index.html

(4) “Official Establishment of the MCC CCP Party School”, 06 January 2016:http://www.mcc.com.cn/mccen/focus/_325415/378298/index.html

(5) The Commencement of Sintering Project of Formosa Ha Tinh Steel Plant in Vietnam”, MCC 5, 2013 May 09:http://en.sh5mcc.com/news/html/2013/5/790.htm

(6) “First Overseas Export and Operation of 7-meter Large-capacity Coking Technology Developed by ACRE”, MCC, 01 December 2015,: http://www.mcc.com.cn/mccen/focus/_325415/374099/index.html

(7) “4,000 more Chinese nationals to be evacuated from Vietnam”, China Daily 2014-05-19:http://www.chinadaily.com.cn/world/2014-05/19/content_17516145.htm

(8) “Guo Wenqing Paid A Visit to Formosa Plastic Group”, bản tin của MCC ngày 11/5/2014:http://www.mcc.com.cn/mccen/focus/_325419/346294/index.html

(9) Guo Wenqing Meets With President of Formosa HA TINH Steel Corporation Chen Yuancheng, MCC 21/8/2015:http://www.mcc.com.cn/mccen/focus/_325419/351139/index.html]

(10) Chủ tịch hội đồng quản trị Formosa thừa nhận sai sót làm cá chết hàng loạt, Thanh Niên Online 30/06/2016 :http://thanhnien.vn/thoi-su/chu-tich-hoi-dong-quan-tri-formosa-thua-nhan-sai-sot-lam-ca-chet-hang-loat-718527.html

(11) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, Báo điện tử ĐCSVN, 22/04/2016:http://dangcongsan.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-va-lam-viec-tai-ha-tinh-384835.html

(12) Hanoi silent on treatment: DPP’s Su, Taipei Times Aug 05, 2016:http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2016/08/05/2003652486

Chuyện hài không phải ngày Chủ nhật:

Chuyện hài không phải ngày Chủ nhật:

 Kỳ diệu: Thoát khỏi bệnh đại tràng sau hơn 20 năm nhờ chăm đọc báo Đảng

Trang BVN thường có mục “Thư giãn” gồm các câu chuyện văn hóa, văn học nghệ thuật hoặc các chuyện hài. Nhưng chuyện hài lần này lại xảy ra không phải vào ngày Chủ nhật. Xin mời bạn đọc đọc bài báo cùng hai bình luận dưới đây

Bauxite Việt Nam

Biết mình từng làm việc ở báo Đảng, bạn đồng nghiệp trẻ gửi cho bài viết này. Gửi cho mình xong, các bạn còn hỏi mình thế nào.

Đọc mà cười chảy nước mắt. Quảng cáo ơi là quảng cáo, tiếp thị ơi là tiếp thị.

Blog Kim Dung

Giờ báo đảng mà cũng có cả chức năng chữa được bệnh tiêu hoá nữa hả?

Ngồi trong toilet đọc báo thì thoải mái thật, nhưng mà chữa được bệnh thì e là hơi hoang tưởng và điên rồ.

Tuy nhiên, báo Nhân dân đã giật tít khiến người dân hiểu nhầm rất nguy hiểm.

LS Lê Luân

(Facebook Luân Lê)

Đáp chuyến sớm nhất xuống sân bay Liên Khương, Đà Lạt đón tôi bằng không khí trong trẻo và se lạnh. Người tôi tìm gặp là ông Nguyễn Viết Hồng, 81 tuổi, ở số nhà 7E Lý Nam Đế – Thành phố Đà Lạt, để được nghe chia sẻ về những câu chuyện rất đời và cũng rất thực trong hơn 20 năm mang trong mình căn bệnh đại tràng…

Ngày đi non chục, khi 10 ngày đi 1 lần…

Đó chỉ là một phần những khổ sở của ông Hồng trong quá trình mang bệnh. Ông vốn là người gốc Bắc, trước là Phó ban Thanh tra Tỉnh Bắc Ninh. Sau về hưu thì ông chuyển hẳn vào Lâm Đồng sống cùng 5 người con trai lập nghiệp trong này.

Ông kể, ngày xưa khổ lắm. Ngần ấy năm mang bệnh là ngần ấy năm ông vừa ôm bụng vừa làm việc. Công việc thường xuyên phải đi công tác, mỗi lần như vậy là một cơn ác mộng bởi cứ đi đến đâu việc đầu tiên ông phải hỏi là “nhà vệ sinh ở đâu”, nhiều lúc xấu hổ lắm nhưng không tránh được.

clip_image001

Ông Nguyễn Viết Hồng

Kể về những triệu chứng khi mang bệnh, ông nói sợ nhất là cảm giác đau bụng, cứ tầm 4-5h sáng là ông bắt đầu đau bụng, phải dậy đi vệ sinh ngay, sau ăn sáng xong lại phải đi 1 lần nữa mới thấy dễ chịu. Đấy là những ngày “bình thường”, còn “hôm nào mà trót ăn gì lạ miệng là cứ phải đi đến chục lần, nhưng mà có những đợt bị táo bón, đến gần chục ngày mới lại đi, nên chẳng biết đâu mà lần. Thậm chí, nhiều lúc đau bụng tôi còn sờ thấy những cục cứng nổi lên ở bên trái bụng, lúc đó còn tưởng bị ung thư sắp chết đến nơi…” – ông kể.

Mãi sau này khi nền y học phát triển, khi đi khám ở bệnh viện tỉnh Lâm Đồng, ông mới biết mình là một trường hợp điển hình của bệnh đại tràng co thắt – một căn bệnh đang ngày càng nhiều người bị mắc nhưng đang nhầm lẫn thành bệnh viêm đại tràng!

May mắn đến nhờ chăm đọc báo Đảng

Hơn 20 năm chung sống với bệnh, tuổi cũng đã ngoài 80, ông Hồng luôn xác định mình sẽ sống chung đến hết đời với căn bệnh đại tràng này. Nhưng nhờ chính sách được nhận báo miễn phí với các cụ ngoài 80, mà ông Hồng đọc được tờ báoNhân dân với bài viết “Bí quyết “vàng” cho bệnh đại tràng cấp và mạn tính” về trường hợp của bác Dương Đình Thiết số điện thoại 0948.348.169 ở số 22 đường Thanh Niên, Hà Nội bị mắc bệnh đại tràng hơn 20 năm nay cũng đã hoàn toàn bình phục.

clip_image002

Tờ báo Nhân dân được ông Hồng giữ gìn cẩn thận

Đúng là “đồng bệnh thì tương lân”, ông Hồng gọi điện cho bác Thiết để chia sẻ về những khó khăn trong suốt quá trình mắc bệnh của mình. Khi đó, ngoài những chia sẻ về chế độ ăn uống, vận động thì bác Thiết còn khuyên ông nên uống những sản phẩm dành riêng cho bệnh Đại tràng co thắt như Tràng Phục Linh Plus thì mới hiệu quả. Đặc biệt, khi biết được sản phẩm này đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng chống co thắt tại Trường Đại học Y Hà Nội, ông thấy hoàn toàn yên tâm vào chất lượng sản phẩm.
Tin tưởng tuyệt đối, ông Hồng nhắn cho con mua trước 10 hộp về dùng thử. Thật không ngờ, mới chỉ sau 1 hộp, ông Hồng đã thấy bụng dạ êm hẳn, bụng không còn sôi hay đau quặn như trước nữa. Được đà tiến lên, ông dùng liên tục trong 2 tháng với liều 6 viên/ ngày thì hiện nay bụng dạ đã gần như ổn định hoàn toàn, ông đã có thể ăn và uống sữa thoải mái mà không còn lo bệnh tái phát. Giờ ông vui với niềm vui tuổi già, có thể vô tư, thoải mái ngồi tiếp chuyện bạn bè cả ngày mà không còn nhấp nhổm lo đau bụng, đi ngoài như trước. Đó là niềm hạnh phúc ông mong mỏi suốt hơn 20 năm qua mà đến nay mới tìm thấy.

Chia sẻ thêm, ông cho biết “Thật là tốt mà nhạy lắm cháu ạ, ông giới thiệu cho 100 người thì cả 100 người đều khen. Với người khác ông không biết, chứ với ông riêng cứ đau bụng là ông chỉ cần nhai 2 viên là chỉ sau một lúc là bụng đã êm ngay!

Chia tay ông ra về, tôi không thể quên được cái nắm tay cảm ơn cùng lời nhắn nhủ “Nhiều người bị bệnh đại tràng như ông lắm cháu ạ, nên làm sao để càng nhiều người biết đến càng tốt, để họ đỡ khổ như ông cháu nhé”!

Để tìm điểm mua Tràng Phục Linh Plus gần nhất, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.clip_image003

Tràng Phục Linh Plus  là sản phẩm  dành riêng cho người bị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt với tác dụng nổi bật

–  Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng…

– Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.

  • Để tìm nhà thuốc bán sản phẩm ở gần chỗ bạn nhất, bạn hãy click VÀO ĐÂY

Nguồn:

https://kimdunghn.wordpress.com/2016/08/07/ky-dieu-thoat-khoi-benh-dai-trang-sau-hon-20-nam-nho-cham-doc-bao-dang/

Vận động viên Việt Nam phá kỷ lục Olympics

Vận động viên Việt Nam phá kỷ lục Olympics

VOA

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội.

 

Một vận động viên của Việt Nam phá kỷ lục Olympics ngay trong ngày thi đấu đầu tiên của Thế vận hội 2016 ở Brazil.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng ở chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam, sau khi giành được tổng điểm là 202.5, đồng thời phá kỷ lục Olympics ở nội dung này.

Vận động viên này đánh bại các xạ thủ mạnh khác từ các nước như Brazil, Trung Quốc, Slovakia, Hàn Quốc, Nga và Ấn Độ.

Anh trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội.

Cho tới nay, qua các kỳ Olympics, Việt Nam mới chỉ đạt được hai huy chương bạc ở nội dung Taekwondo và cử tạ.

Trong ngày thi đấu đầu tiên ở Thế vận hội Rio, sau khi xạ thủ Vinh lên ngôi vô địch, Việt Nam tạm đứng ở top đầu cùng với Mỹ, Trung Quốc, Bỉ và Brazil (tính tới 5 giờ chiều giờ địa phương thứ Bảy, ngày 6/8).

Đoàn thể thao Việt Nam hôm 6/8 ra quân ở các bộ môn như đấu kiếm, judo và bơi lội nhưng đều thất bại.

Việt Nam tham dự Olympics Rio 2016 với 23 vận động viên và 27 lãnh đạo, huấn luyện viên, bác sĩ…

Theo The Hindu, VnExpress, VOA

TỔ QUỐC ĂN NĂN – Trích một chương ở Phần hai, về Gia Long: “Cõng rắn cắn gà nhà”

TỔ QUỐC ĂN NĂN – Trích một chương ở Phần hai, về Gia Long: “Cõng rắn cắn gà nhà”

“Sự sửa đổi lịch sử được thể hiện trên thực tế. Tại Sài Gòn, đường Nguyễn Hoàng được thay bằng đường Trần Phú, theo tên một cấp lãnh đạo cộng sản đã chết. Chúa Hiền, người có công khai mở miền Nam, nhường tên đường cho Võ Thị Sáu, một nữ cán bộ khủng bố cộng sản. Đường Gia Long dĩ nhiên không còn, nay là đường Lý Tự Trọng. Vô số công thần lập quốc bị xóa tên đường nhường chỗ cho nhưng cán bộ cộng sản không tên không tuổi. Từ ngày 30-4-1975, nước Việt nam không phải chỉ thay đổi hiện tại và tương lai mà còn thay đổi cả quá khứ”.

____

Thái Bá Tân

7-8-2016

H1

Nếu nỗi oan khiên kéo dài của Lê Chiêu Thống có thể giải thích được thì sự lên án Nguyễn Ánh là cõng rắn cắn gà nhà lại càng khó hiểu.

Nguyễn Ánh bị nhiều người lên án là đã rước quân Pháp vào Việt nam, để rồi Việt nam bị Pháp đô hộ. Điều này hoàn toàn sai.

Nguyễn Ánh chết năm 1820, trong khi người Pháp chỉ bắt đầu xâm chiếm nước ta từ năm 1858, nghĩa là 38 năm sau dưới triều Tự Đức, cháu nội ông. Hai vị vua nhà Nguyễn, Minh Mạng và Tự Đức, xứng đáng bị lên án nặng nề, nhưng không phải vì họ đã thỏa hiệp với Pháp mà vì họ đã chống Pháp một cách điên cuồng và mù quáng.

Nguyễn Ánh không phải đã không làm những việc sai trái. Năm 1784, ông đã gởi hoàng tử Cảnh theo giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện Louis XVI. Hai bên ký kết thỏa ước, theo đó Nguyễn Ánh sau khi thành công sẽ dành nhiều đặc quyền lớn cho người Pháp và nhượng đứt đảo Côn Lôn cho Pháp. Ông cũng đã cầu viện quân Xiêm sang Việt nam giúp đánh quân Tây Sơn. Nhưng cả hai việc làm đáng trách này đã không giúp được gì cho ông. Thỏa ước ký với Louis XVI đã không được thực hiện, còn đám quân Xiêm thì đã bị Nguyễn Huệ đánh tan nhanh chóng. Sau này Nguyễn Ánh thành công, khôi phục được nhà Nguyễn hoàn toàn dựa vào cố gắng của chính ông. Nguyễn Ánh có sử dụng một số tay đánh thuê người Pháp, nhưng đó chỉ là những cá nhân, điều này rất bình thường thời đó. Anh em Tây Sơn cũng đã sử dụng bọn cướp biển Lý Tài và Tập Đình; họ cũng cố tranh thủ sự ủng hộ của người phương Tây mà không được vì người phương Tây chỉ coi Tây Sơn là quân cướp.

Có người nói vì Nguyễn Ánh cầu viện mà người Pháp mới biết tới Việt nam. Lời buộc tội này lại càng ngây ngô hơn nữa.

Người châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng đã đến Việt nam từ đầu thế kỷ 16, lúc tổ tiên Nguyễn Ánh là Nguyễn Hoàng chưa ra đời, rồi liên tục gia tăng sự hiện diện. Họ đã thiết lập nhiều trung tâm thương mại tại Hội An, Hà Nội và Hưng Yên. Người châu Âu đến nước ta là lẽ tự nhiên vì lúc đó họ đã mạnh và đang bung ra khám phá thế giới. Việc họ đến nước ta, đem theo một văn hóa và một kỹ thuật mới đáng lẽ phải là một may mắn lớn cho nước ta, chỉ tiếc rằng chúng ta đã không đủ sáng suốt để lợi dụng.

Nguyễn Ánh có công lớn với đất nước. Chính ông đã thống nhất được đất nước. Không có ông không chừng ngày nay miền Nam và miền Bắc vẫn còn là hai quốc gia riêng biệt.

Phe cộng sản mạt sát Nguyễn Ánh là điều dễ hiểu, nhưng điều ngạc nhiên là Nguyễn Ánh bị lên án một cách hồ đồ như thế mà không được minh oan một cách rõ rệt, trong khi tôn thất nhà Nguyễn, ngày trước và ngay bây giờ, không thiếu những người có kiến thức và trình độ cao. Đó là vì một bên có lý do để ra sức buộc tội Nguyễn Ánh, còn một bên dù muốn bênh Nguyễn Ánh cũng không thể bào chữa cho ông một cách thông suốt. Nếu muốn bào chữa cho Nguyễn Ánh thì phải mổ xẻ sự nghiệp của ông một cách khách quan nhưng điều này lại khó làm. Muốn nói rõ về Nguyễn Ánh thì bắt buộc phải nhìn nhận những sai phạm của ông đối với đất nước – cầu viện Pháp, cầu viện Xiêm, và cách đối xử thô bạo của ông đối với con cháu Tây Sơn. Cũng phải luận việc ông bội bạc và giết hại các công thần. Điều này các vua nhà Nguyễn không cho phép vì họ không thể chấp nhận một phê phán nào về ông tổ của họ. Sau này Ngô Đình Diệm, sau khi đã truất phế vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, cũng không dại gì mà bênh vực ông tổ nhà Nguyễn. Sau Ngô Đình Diệm là chế độ của các tướng tá, trong đó nhưng vấn đề văn hóa, lịch sử không đặt ra nữa.

Nguyễn Ánh bị buộc tội oan trong khi ông là người có công lớn, và hơn thế nữa tổ tiên ông còn có công rất lớn là đã khai phá ra một nửa đất nước.

Nếu ai hỏi tôi ai là người có công nhất đối với Việt nam, tôi sẽ lưỡng lự giữa Lý Công Uẩn và Nguyễn Hoàng. Lý Công Uẩn có công lập ra một quốc gia Việt nam thực sự, có kỷ cương, có triều chính, có văn hóa và đặt nền nếp cho Việt nam từ đó về sau (nhưng đồng thời ông cũng vô tình làm một điều tai hại là khẳng định vai trò của Khổng Giáo như một văn hóa chính thức). Nguyễn Hoàng có công mở ra một nửa đất nước, và đó cũng là nửa nước trù phú nhất. Lưỡng lự giữa hai người nhưng nếu bắt buộc phải chọn một người có lẽ tôi thiên về Nguyễn Hoàng.

Trước năm 1945, hình như không có chuyện buộc tội Nguyễn Ánh. Phan Chu Trinh, một người chủ trương dân chủ và công khai bài xích triều Nguyễn, khi xỉ vả vua Khải Định là hèn đốn đã viết:

Ai về âm phủ hỏi Gia Long,
Khải Định thằng này phải cháu ông?

nghĩa là cũng nhìn nhận Nguyễn Ánh là bậc anh hùng.

Sau năm 1945, nhà Nguyễn đã thoái vị, đảng cộng sản đã nắm chính quyền tất nhiên không còn muốn lòng dân nhớ nhà Nguyễn nữa. Lời cáo buộc Gia Long cõng rắn cần gà nhà bắt đầu từ đấy. Khi cựu hoàng Bảo Đại trở về thành lập chính quyền quốc gia, mạt sát và hạ bệ Gia Long dĩ nhiên nằm trong chính sách tuyên truyền của đảng cộng sản. Dưới chế độ cộng sản bênh vực Gia Long, chưa nói đến khen Gia Long, là phạm tội phản động.

Vụ án Gia Long tuy không ồn ào bề ngoài nhưng trong chiều sâu đã gây chia rẽ không nhỏ trong hàng ngũ miền Nam trước năm 1975. Tôi đều có nhiều dịp nhận ra điều đó. Một lần tôi được chứng kiến một cuộc cãi vã ngắn nhưng rất dữ dội. Trong một câu chuyện vãn, không hiểu tại sao hai nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh lại được đề cập tới. Một anh bạn khen Nguyễn Huệ là anh hùng, chê Gia Long là tầm thường, may nhờ Nguyễn Huệ mất sớm mà thắng được. Một anh bạn khác phản ứng một cách giận dữ: “Nguyễn Huệ là một tên tướng cướp gặp thời, Gia Long mới có công thống nhất đất nước”. Anh kia cũng không chịu thua. Cả hai đi tới kết luận là người trước mặt mình không có trình độ, rồi họ chấm dứt cuộc thảo luận với cùng một nét mặt khinh bỉ. Về sau tôi có hỏi người nọ về người kia, cả hai đều nói về nhau một cách nặng lời, chắc chắn là không thể hợp tác với nhau được nữa. Tại sao một giai đoạn lịch sử hai trăm năm về trước lại có thể chia rẽ những con người ngày hôm nay? Chúng ta đặt quá nhiều đam mê và xúc động vào một lịch sử rất không chính xác.

Thương nhau thương cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

Có lẽ nhiều người đã giận các vua Minh Mạng, Tự Đức mù quáng và ngoan cố làm mất nước, ghét Bảo Đại hèn nhát trác táng, rồi ghét luôn cả Gia Long.

Nhưng cách vận dụng lịch sử thiếu lương thiện nhất vẫn thuộc về đảng cộng sản. Họ luôn luôn bóp méo lịch sử cho những mục đích tuyên truyền. Năm 1979 khi vừa cải tạo về tôi nghe đứa cháu gái tôi học lịch sử: “Năm… tên bán nước Gia Long đem quân đánh Phú Xuân”. Tôi giật mình, sách sử gì mà ngôn từ hạ cấp như vậy? Tôi đòi xem cuốn sách và còn thấy cả “tên cướp nước Triệu Đà”. Triệu Đà chết đã hơn hai ngàn năm nay cũng bị vạ lây, bởi vì lúc đó hai chế độ cộng sản Việt nam và Trung Quốc đang xung đột. Để ý đến cách dạy sử lúc đó, tôi phải phẫn nộ. Hình như Việt nam chỉ mới thực sự thành lập từ khi có đảng cộng sản.

Những đề tài thi sử thường gặp lúc đó là: “Đảng cộng Sản Việt nam thành lập ngày nào, năm nào?”, “Quân Dội Nhân Dân Việt nam thành lập ngày nào, năm nào?”, “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào, ở đâu?”. Và câu hỏi quan trọng nhất: “Ngày 2-9-1945 tại vườn hoa Ba Đình, trước khi đọc tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đã nói gì?” (Câu trả lời là “Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?“).

Sự sửa đổi lịch sử được thể hiện trên thực tế. Tại Sài Gòn, đường Nguyễn Hoàng được thay bằng đường Trần Phú, theo tên một cấp lãnh đạo cộng sản đã chết. Chúa Hiền, người có công khai mở miền Nam, nhường tên đường cho Võ Thị Sáu, một nữ cán bộ khủng bố cộng sản. Đường Gia Long dĩ nhiên không còn, nay là đường Lý Tự Trọng. Vô số công thần lập quốc bị xóa tên đường nhường chỗ cho nhưng cán bộ cộng sản không tên không tuổi. Từ ngày 30-4-1975, nước Việt nam không phải chỉ thay đổi hiện tại và tương lai mà còn thay đổi cả quá khứ.

Lịch sử là gia phả chung của đất nước, là ký ức tập thể của dân tộc, xuyên tạc nó là xúc phạm đến trí tuệ của dân tộc. Chưa nói rằng bôi nhọ một người đã nằm xuống từ lâu rồi cho một mục đích giai đoạn là một việc mà chỉ có những kẻ thấp kém mới làm. Làm như thế đang cộng sản cũng đã hạ giá chính cái lý tưởng của họ. Nếu lý tưởng của họ trong sáng, dự án chính trị của họ đặc sắc thì họ cần gì phải vận dụng những thủ đoạn tồi tàn như vậy?

Nhưng một câu hỏi cũng đặt ra cho chúng ta. Tại sao họ lại có thể làm như thế và một phần nào đó đã thành công? Đó là vì chúng ta thiếu một sử quan đứng đắn. Lịch sử của ta thiếu sót và thiếu chính xác, đó là một điều đáng tiếc; nhưng điều còn đáng tiếc hơn nữa là cách tiếp cận lịch sử của chúng ta. Chúng ta không coi lịch sử như một tài sản chung của dân tộc mà mọi người phải trân trọng. Từ bao đời rồi lịch sử vẫn chỉ được coi là một diễn đàn để hạ nhục đối phương và tâng bốc mình lên.

Tập quán đó dần dần ăn rễ vào tâm lý mọi người, trong tiềm thức chúng ta. Chúng ta không coi việc xuyên tạc lịch sử là nghiêm trọng, chúng ta không coi lịch sử là ký ức của những cố gắng dựng nước, trái lại chúng ta coi lịch sử như là sự nối tiếp nhau của những trận đánh tàn phá đất nước. Chúng ta đọc lịch sử một cách sơ sài và dựa vào lịch sử để đưa ra những phê phán hồ đồ nhưng chắc nịch. Các dân tộc khác có thể chia rẽ vì không đồng ý với nhau trên những việc cần làm cho hôm nay và ngày mai; người Việt nam lại còn có thể chia rẽ và hận thù nhau vì những chuyện đã hoàn toàn thuộc về quá khứ mà mọi người chỉ biết một cách rất mơ hồ.

_____

Mời xem lại: TỔ QUỐC ĂN NĂN – Trích một chương về LÊ CHIÊU THỐNG: “Rước voi về giày mả tổ” (Thái Bá Tân/ BS).

Quy định dùng tên ‘Bún Bò Huế’ phải xin phép bị ‘ném đá’

Quy định dùng tên ‘Bún Bò Huế’ phải xin phép bị ‘ném đá’

August 7, 2016

Nguoi-viet.com

Logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế” do tỉnh Thừa Thiên-Huế “đăng ký sở hữu.” (Hình: Tuổi Trẻ)

Logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế” do tỉnh Thừa Thiên-Huế “đăng ký sở hữu.” (Hình: Tuổi Trẻ)

HUẾ (NV) – Độc giả của nhiều tờ báo tại Việt Nam đã vô cùng tức giận khi thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế bất ngờ đưa ra “quy chế” về sử dụng nhãn hiệu “Bún Bò Huế.”

Cười hay mếu? Món Bún Bò Huế nổi tiếng suốt từ biết bao nhiêu năm qua không biết ai là tác giả của cái công thức làm món ăn này, nhưng mới đây, chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế đã “đăng ký” kèm theo logo với Cục Sở Hữu Trí Tuệ ở Hà Nội rồi “ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ‘Bún Bò Huế.’”

Dư luận rộ lên với hàng trăm phản ứng gay gắt và phẫn nộ trên các báo mạng tại Việt Nam về cái sự “bảo hộ” chẳng giống ai về một món ăn mà những ông bà cầm quyền xứ Huế của cái nước “dân chủ đến thế là cùng” không phải là tác giả phát minh.

Hôm Thứ Sáu, 5 Tháng Tám, người ta thấy một số báo tại Việt Nam đưa tin kèm theo những lời bình luận của độc giả về một thứ quy định bất ngờ của chính quyền Thừa Thiên-Huế. Một trong những tờ báo đó là tờ Thanh Niên nói rằng tỉnh này đã “ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ‘Bún Bò Huế’ vào ngày 13 Tháng Bảy, 2016.”

Ông Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, được thuật lời giải thích trên tờ Thanh Niên rằng: “Việc UBND tỉnh đứng ra đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế là điều cần thiết và là trách nhiệm của địa phương.”

Theo ông này được thuật lại lời thì “Bún Bò Huế được nêu trên là một nhãn hiệu do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thiết kế và đăng ký bảo hộ, thể hiện bằng logo riêng. Nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế đang được UBND tỉnh đăng ký bảo hộ với Cục Sở Hữu Trí Tuệ theo quy định của pháp luật. Đây là nhãn hiệu do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ sở hữu và giao cho Hiệp Hội Du Lịch Thừa Thiên-Huế quản lý.”

Tiếp theo lời ông Thọ, báo Thanh Niên dẫn lời ông Đinh Mạnh Thắng, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Thừa Thiên-Huế, là “Món Bún Bò Huế đã phổ biến, tuy nhiên mỗi nơi có một hương vị khác nhau. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế nhằm mục đích xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của Huế, có uy tín trên thị trường, được bảo chứng về chất lượng, hương vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.”

Món bún bò nổi tiếng của Huế nhưng phổ biến khắp nơi “bị” tỉnh Thừa Thiên-Huế đăng ký giữ bản quyền. (Hình: Tuổi Trẻ)

Tuy cùng một nguyên tắc hay công thức chung khi nấu món Bún Bò Huế nhưng hương vị mỗi nhà, mỗi tiệm đều có thể khác nhau tùy sự nêm nếm, gia giảm các loại gia vị, mắm muối cũng như cách nấu.

Dù vậy ông Thắng vẫn nói: “Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế nhằm mục đích xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của Huế, có uy tín trên thị trường, được bảo chứng về chất lượng, hương vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi được Cục Sở Hữu Trí Tuệ công nhận, những tổ chức và cá nhân nào muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải đăng ký và bảo đảm các tiêu chí theo quy định về nguyên liệu, về cách thức chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm…”

Đồng thời, ông này bảo rằng: “Sau khi được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu Bún Bò Huế, các tổ chức, cá nhân kinh doanh Bún Bò Huế được gắn nhãn hiệu chứng nhận trên biển hiệu, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo do mình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.”

Ông này cũng như ông Thọ còn giải thích là: “Ai không muốn dùng nhãn hiệu đó thì vẫn kinh doanh bình thường và tự chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, về chất lượng món ăn theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện muốn bán bún bò thì phải đến Huế xin giấy phép.”

Hầu hết các lời bình luận của độc giả trên các tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ và Người Lao Động đều bực tức hay phẫn nộ về một quyết định bất thường của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nó cũng giống như quyết định của Bộ Y Tế mấy năm trước cấm người “ngực lép” chạy xe gắn máy nên đã bị “ném đá” tơi bời.

“Quy định tào lao, các món thức ăn Việt Nam là những loại thực phẩm thuần túy của người Việt, đã có từ bao đời, do sự biến tấu theo từng miền để hợp khẩu vị cho người ăn, ai cũng có quyền để kinh doanh buôn bán cho người ăn, không thể đưa ra các quy định không giống ai cho là đó là sản phẩm trí tuệ!!!” Độc giả tên “Dân tui” bình luận trên tờ Người Lao Động.

“Đăng ký nhãn hiệu này ở Huế là không đúng với hiện trạng thực tế. Bún bò ở Huế không bao giờ được gọi là Bún Bò Huế mà chỉ gọi là bún bò, và đặc trưng sợi bún lẫn thức ăn đều không giống với Bún Bò Huế ở Sài Gòn. Chỉ có ở Sài Gòn người ta bắt đầu định nghĩa Bún Bò Huế (và từ đó lan ra cả nước), Bún Bò Huế ở Sài Gòn khác hoàn toàn Bún Bò ở Huế, tôi có thể phân biệt được bún bò nào là Bún Bò Huế và bún bò nào làm ở Huế, ngay cả khi ở Huế tôi cũng dễ dàng phân biệt được bún bò ở Sài Gòn hay bún bò ở Huế. Đừng lạm dụng đăng ký nhãn hiệu mà sai phạm, chỉ có ở Sài Gòn mới đăng ký nhãn hiệu Bún Bò Huế vì những quán đầu tiên đã tồn tại hơn 50 năm chứ ‘Bún Bò Huế’ (thực ra là bún bò Sài Gòn nhãn hiệu Bún Bò Huế) chỉ mới được bán ở Huế trong vài năm trở lại đây, trước đó họ chỉ bán bún bò (kiểu Huế),” Một độc giả khác tên Văn Minh bình luận trên tờ Thanh Niên.

Trong một bài viết trên tờ Người Lao Động ngày 7 Tháng Tám, Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hải Vân, giảng viên trường đại học luật ở Sài Gòn, cho rằng món “Bún Bò Huế không phải là một nhãn hiệu!” Sau khi đưa ra các dẫn chứng và phân tích về nhãn hiệu hàng hóa để vạch ra sự sai trái của tỉnh Thừa Thiên-Huế “không hội đủ điều kiện để được bảo hộ như là một nhãn hiệu,” bà kết luận rằng: “Ngay từ bây giờ bất kỳ người thứ ba nào có lợi ích liên quan, như các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống có Bún Bò Huế tại địa phương hoặc trên cả nước đều có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở Hữu Trí Tuệ không cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định hủy bỏ “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Bún Bò Huế” vì không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo điều 96 Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 và sửa đổi năm 2009.” (TN)

Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị ‘chiến tranh nhân dân trên biển’

Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị ‘chiến tranh nhân dân trên biển’

VnExpress

Như Tâm

2-8-2016

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho “chiến tranh nhân dân trên biển” để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn “kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ ngoài biển”, hãng tin Xinhua hôm nay cho biết.

Quân đội, cảnh sát và người dân nên chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, ông Thường nói trong chuyến thăm tỉnh Chiết Giang. Hãng tin không nêu ngày diễn ra chuyến thăm và không cung cấp thêm chi tiết.

Bình luận của ông Thường được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tòa Trọng tài, The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.

Trung Quốc còn cải tạo một số đá chiếm phi pháp ở Biển Đông, biến chúng thành đảo nhân tạo rồi xây đường băng cùng các công trình trên đó. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên biển sát các đá để khẳng định nguyên tắc tự do đi lại, động thái khiến Trung Quốc tức tối.

Trung Quốc hôm nay ban hành bản diễn giải về cái gọi là “các vùng biển của Trung Quốc” ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây. Động thái này được cho là nhằm tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Nhật Bản cùng ngày ra sách trắng quốc phòng cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tạo ra xung đột với các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến lập trường của Bắc Kinh về tranh chấp trên biển.

_____

BBC

TQ ‘cần chuẩn bị chiến tranh nhân dân’

2-8-2016

H1Hải quân Trung Quốc tập trận. Ảnh: Xinhua

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa kêu gọi chuẩn bị “chiến tranh nhân dân ngoài biển” để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.

Tân Hoa Xã hôm thứ Ba 2/8 dẫn lời Thượng tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi người dân Trung Quốc “nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển”.

Ông Thường được hãng thông tấn nhà nước nói trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Hôm 12/7 Tòa trọng tài quốc tế phán quyết rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông.

Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia.

Cho đến bây giờ, Bắc Kinh chưa cho thấy bất kì hành động nào chỉ dấu mong muốn tác động mạnh hơn. Thay vào đó, Bắc Kinh đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán và hứa hẹn sẽ bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Nhưng một số thành phần bên trong quân đội của Trung Quốc đang đẩy mạnh cho việc trang bị vũ khí nhằm nhắm vào Mỹ và các đồng minh trong khu vực, theo những cuộc phỏng vấn với các nguồn tin có liên quan đến quân sự và lãnh đạo nước này.

H1Trung Quốc tích cực xây cất trên đảo Quang Hòa, với căn cứ trực thăng mới

“Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng,” một nguồn tin có quan hệ với quân đội nói với hãng thông tấn Reuters.

Cũng theo Reuters, một nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo Bắc Kinh mô tả khí thế của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang như diều hâu.

Trong một diễn biến liên quan quân đội Trung Quốc vừa khánh thành đài tưởng niệm liệt sỹ trên đảo Quang Hòa (tên quốc tế là Duncan, tiếng Trung là Sâm Hàng) thuộc nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa).

Hoàng Sa hiện hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc từ sau trận hải chiến với quân của Việt Nam Cộng hòa hồi tháng 1/1974.

Trận đánh đẫm máu khiến 74 thủy thủ Việt Nam tử trận, trong khi thiệt hại nhân mạng phía Trung Quốc là 18 người.

H1Biểu ngữ ở Việt Nam nhắc đến trận Hoàng Sa

Việc Trung Quốc dựng đài tưởng niệm những người chết trận ở Hoàng Sa cho thấy phần nào thái độ cứng rắn của quân đội Trung Quốc.

Bỏ tù ngư dân

Trong khi đó, Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.

Tòa này nói phán quyết này được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Tòa Tối cao Trung Quốc: “Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực thi quyền tài phán trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, hỗ trợ các ban ngành hành chính quản lý biển một cách hợp pháp… bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của Trung Quốc”.

Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.

Như vậy, theo cách định nghĩa của tòa Trung Quốc thì bất cứ ai đánh bắt trong khoảng 80% diện tích Biển Đông mà sau khi bị nhắc nhở không rút lui đều có thể bị cưỡng chế, bị phạt và có thể bị bỏ tù.

Tòa án Tối cao Trung Quốc nói phán quyết của tòa “bảo đảm về mặt pháp lý cho lực lượng chấp pháp nghề cá”.

Nó một lần nữa cho thấy sự phản kháng của Bắc Kinh trước phán quyết của tòa quốc tế.

H1Trung Quốc ‘sẽ bỏ tù ngư dân nước ngoài đánh bắt trộm’. Ảnh: AFP

Kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của giáo phận Vinh

Kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của giáo phận Vinh

Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ
2016-08-02

00-00-vinh-1.jpg

Khoảng hơn 1.000 giáo dân Giáo xứ Phú Yên, Giáo Phận Vinh thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tham gia diễu hành trong ôn hòa nhân ngày Môi Trường Thế Giới hôm 05/06/2016.

Photo courtesy of gpbuichu.org

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Chủ nhật 7 tháng 8 tới đây là ‘Một ngày vì môi trường’ theo như kêu gọi mà giáo phận Vinh vừa đưa ra vào tuần qua. Đây là giáo phận nơi có nhiều địa phương bị tác động nặng nề bởi thảm họa cá chết hằng loạt xảy ra hồi đầu tháng tư vừa rồi và đến nay hậu quả vẫn còn nặng nề đối với nhiều người dân trong khu vực.

Kêu gọi

Văn thư đề ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Công Lý- Hòa Bình, nêu lại tình trạng môi trường sống đang bị de dọa nghiêm trọng của người dân trong giáo phận Vinh với chừng nửa triệu tín đồ Công giáo. Thủ phạm gây ra thảm họa cá chết hằng loạt từng thú nhận trên truyền hình Việt Nam là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh qua hoạt động xả thải hóa chất độc hại thẳng ra biển Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngoài chất thải ra biển, công ty này còn ký kết với một số đơn vị địa phương đưa chất thải đi chôn tại nhiều nơi khác trên đất Việt Nam.

Còn phía cơ quan chức năng thì chậm chạp và thiếu minh bạch trong công tác xử lý, khắc phục hậu quả của thảm họa khiến tình trạng bị cho là thêm tệ hại.

Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.
– Linh mục Đặng Hữu Nam
 

Ủy ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra kêu gọi với 3 điểm cụ thể. Thứ nhất chọn ngày chủ nhật 7 tháng 8 tới đây thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ trong giáo phận gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Thứ hai đọc lại trong các thánh lễ thư chung của người đứng đầu giáo phận là giám mục Nguyễn Thái Hợp đưa ra vào ngày 13 tháng 5 về thảm họa môi trường biển khởi phát từ đầu tháng tư vừa qua.

Thứ ba các hội đoàn cùng toàn thể giáo dân chung tay dọn dẹp vệ sinh ở địa phương cũng như có những sáng kiến tiến hành những hoạt động bảo vệ môi trường một cách thích hợp.

Ý kiến – Hưởng ứng

Linh mục Đặng Hữu Nam, người phụ trách xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cho biết ý kiến về kêu gọi của giáo phận về ngày môi trường vào chủ nhật 7 tháng 8 tới đây như sau:

“Có thể nói đây là tiếng nói chính thức của giám mục, của những người lãnh đạo giáo phận tiếp theo Thư Chung của đức cha vào ngày 13 tháng 5 vừa rồi. Đây là tiếng nói chính thức, hiệu triệu của bề trên giáo phận đối với người dân trong mấy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình- trung tâm của thảm họa môi trường diễn ra.

Thông báo của Ban Công lý-Hòa bình nói về ngày thảm họa môi trường vào chủ nhật tới đây xem ra là chờ đợi của nhiều người; dù có chậm nhưng người dân và các linh mục tại các giáo xứ rất háo hức vì bề trên luôn đồng hành trong những lúc gian nan, nhất là trong thảm họa môi trường biển hiện nay.”

Một giáo viên trong khu vực cũng có ý kiến về kêu gọi tiến hành ngày vị môi trường mà Ban Công lý- Hòa bình, giáo phận Vinh đưa ra:

“Có lời kêu gọi bảo vệ môi trường thì tốt quá. Bảo vệ môi trường cho bản thân họ, cho đất nước, quê hương. Ai mà tham gia thì tốt quá. Tôi nghĩ giáo phận Vinh kêu gọi như thế là họ rất tử tể, có tâm huyết với quê hương mới làm được như thế. Ở Việt Nam nếu không chỉ giáo phận Vinh mà các nơi khác cũng làm thì không chỉ bảo vệ được cho Việt Nam mà còn đóng góp bảo vệ môi trường cho toàn cầu nữa.”

Thực hiện

00-00-vinh-3.jpg-400.jpg

Giáo dân Giáo xứ Phú Yên, Giáo Phận Vinh tham gia diễu hành nhân ngày Môi Trường Thế Giới – 05/06/2016. 

Là người phụ trách một giáo xứ và để hưởng ứng kêu gọi của giáo phận, linh mục Đặng Hữu Nam cho biết kế hoạch hoạt động tại giáo xứ Phú Yên do ông quản như sau:

“Trước hết tôi thông báo công khai kêu gọi của Ban Công lý- Hòa bình: đưa lên mạng truyền thông, đọc ở nhà thờ, đưa lên bản tin, in ra cho mọi người để họ biết. Tôi phân tích, khuyến khích sáng kiến của người dân đối với việc làm bảo vệ môi trường.

Riêng giáo xứ có những  việc làm trong ngày này: không chỉ dâng thánh lễ, chầu Thánh Thể, thắp nến cầu nguyện mà còn dọn vệ sinh trong giáo xứ cũng như ngoài đường phố nơi do cơ quan Nhà nước phụ trách… Chúng tôi cũng có sáng kiến trong ngày đó sẽ biểu tình, xuống đường tuần hành. Bản thân tôi hiện liên kết cùng các giáo xứ khác để cùng nhau làm việc. Như tuần trước giáo xứ của tôi cũng liên kết với giáo xứ bên cạnh tổ chức thánh lễ cầu cho hòa bình, cho môi trường và biểu tình để nói lên tiếng nói của mình. Tuần tới chúng tôi cũng sẽ làm như vậy. Có thể không chỉ 2 xứ mà 3 xứ… để nói lên tiếng nói của mình.”

Hoạt động lâu nay

Tổ chức ngày môi trường không phải là một hoạt động mới tại Việt Nam. Lâu nay Việt Nam từng hưởng ứng những công tác bảo vệ môi sinh như Ngày Môi trường Thế giới 5 tháng 6 hằng năm hay Giờ Trái Đất…

Sau khi xảy ra thảm họa cá chết dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung từ hồi tháng tư vừa qua, nhân ngày Môi trường Thế giới, một số công dân có ý thức tại Hà Nội xuống đường tiến hành kêu gọi bảo vệ môi trường cũng như có biện pháp kiên quyết đối với những thủ phạm gây ô nhiễm như Formosa Hà Tĩnh…, họ đã bị cơ quan chức năng ngăn chặn.

Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!
– Một giáo viên 
 

Người giáo viên tại giáo phận Vinh đưa ra nhận xét về cách làm của cơ quan chức năng Nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường qua các phong trào hưởng ứng sinh hoạt của thế giới như vừa nêu:

“So sánh giữa Việt Nam với các nước thì nơi nào người ta làm một cách nghiêm túc, nghiêm minh thì hiệu quả hơn. Còn chỗ nào hình thức, nửa với thì cũng chỉ ‘chơi chơi’ thế thôi.

Muốn làm tốt thì phải đồng lòng từ trên xuống dưới chứ nói một đằng làm một nẻo thì sao tốt được. Người cần làm tốt thì làm chơi chơi, còn ngược lại có người làm tốt thì lại bị ngăn cản, ghép cho tội nọ, tội kia nữa!”

Linh mục Đặng Hữu Nam cũng có đánh giá về  mặt này như sau:

“Tôi lấy ví dụ Ngày Môi trường Thế giới vừa qua, có các tổ chức dân sự,  các giáo xứ tổ chức Ngày Môi Trường, thậm chí có các cá nhân cũng tham gia. Phía Nhà nước cũng lên truyền thông rất rầm rộ nhưng chẳng mấy ai quan tâm cả. Tại Hà Nội, Sài Gòn người ta làm rất rầm rộ đem các phương tiện như xe quét rác ra biểu diễn, tốn nhiều kinh phí nhưng xem ra hiệu quả chẳng đến đâu.

Trong khi đó có những nhóm tiến hành nhặt rác, xuống đường biểu tình, tuần hành kêu gọi bảo vệ môi trường…  nếu không phải chính qui của Nhà nước thì bị ngăn chặn, đàn áp thậm chí bắt bớ. Như thế có thể hiểu những việc làm chung bảo vệ môi trường cũng chỉ dành cho các đoàn thể, quan chức của nhà nước mà thôi. Điều đó khiến người dân không còn ‘mặn mòi’ với những hoạt động đó.

Còn các tổ chức xã hội dân sự hay các tổ chức khác dù làm những công tác như bảo vệ môi trường và cả bảo vệ chính thể này nữa mà không thuộc Nhà nước thì (nhà nước) không ưa!”

Mong đợi hiệu quả

Những người hưởng ứng kêu gọi thực hiện ‘Một ngày vì môi trường’ mà Ban Công Lý- Hòa bình giáo phận Vinh đưa ra đều có mong muốn là hoạt động được duy trì đều đặn và cần có sự ủng hộ của phía cơ quan chức năng thay vì bị ngăn trở như lâu nay.

Linh mục Đặng Hữu Nam phát biểu:

“Cạnh việc chúng ta chung tay giải quyết vấn đề môi trường từ việc nhỏ nhất; đối với thảm họa môi trường hiện nay chúng ta cũng phải chung tay giải quyết. Thứ nhất nhằm nâng đỡ cho những nạn nhân của thảm họa; tìm phương án khả dĩ giúp cho họ. Thứ hai phải lên tiếng nói yêu cầu nhà cầm quyền có phương án hữu hiệu để xử lý thảm họa môi trường. Cũng như yêu cầu Formosa phải giải quyết hậu quả gây ra.

Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.
– Linh mục Đặng Hữu Nam 
 

`Trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức phải được nêu ra và xử lý một cách rốt ráo; lúc đó mới có được một môi trường trong sạch.

Có những cuộc biểu tình đòi minh bạch, Formosa cần phải đóng cửa xử lý thảm họa… thì nhà cầm quyền lại dẹp bỏ. Dù khó khăn như thế, chúng ta cần phải hành động, kiên trì đấu tranh thì mới đạt được kết quả.”

Người giáo viên tại giáo phận Vinh tỏ ra lạc quan khi cho rằng ngày càng có nhiều người dân ý thức hơn về vấn đề môi sinh. Thông qua Internet họ biết được nhiều thông tin và tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, cũng như lên tiếng đòi hỏi cơ quan chức năng phải có trách nhiệm chặn đứng mọi tác nhân gây ô nhiễm.

Trung Quốc: Nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước ở Quảng Tây

Trung Quốc: Nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước ở Quảng Tây

Thùy Dương

RFI

media

Hồng vệ binh tấn công những “phần tử phản cách mạng” trong Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc.DR

Theo kết quả một cuộc điều tra tuyệt mật, chưa từng được công bố của một số lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành từ năm 1983 đến năm 1988 về các vụ tàn sát và nạn ăn thịt người, chỉ tính riêng ở tỉnh Quảng Tây vào năm 1968, đã có 302 vụ và khoảng 150.000 cái chết bất thường.

Trong bài viết có tiêu đề « Cách Mạng Văn Hóa : nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây », Le Monde nhận định đặc trưng của Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc là « bạo lực trên diện rộng ».

Le Monde cho biết nhà sử học người Trung Quốc Tống Ủng Di (Song Yongyi), của Đại học California ở Los Angeles đang giám sát công tác xuất bản 36 tập các tài liệu lưu trữ nhà nước tuyệt mật chưa từng được công bố tại Trung Quốc về Cách mạng Văn Hóa ở tỉnh tự trị Quảng Tây. 13.000 trang tài liệu bằng tiếng Trung là kết quả cuộc điều tra mật của các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc giai đoạn 1983-1988. Trong vòng 5 năm, 100.000 quan chức nhà nước các cấp đã được huy động để làm sáng tỏ các vụ tàn sát, đặc biệt là nạn ăn thịt đồng loại xảy ra tại tỉnh tự trị Quảng Tây năm 1968.

Trước đó, năm 1981, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết, lên án Cách Mạng Văn Hóa, gọi đó là một một thảm họa, quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông và « bè lũ bốn tên ». Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, nhiều lãnh đạo bị cáo buộc là thành phần xét lại, bị cách chức và bị bắt.

Cuộc điều tra được Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành ở 40% khu vực nông thôn và 2/3 số các thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây. Theo kết luận cuộc điều tra này, có tổng cộng 302 vụ ăn thịt đồng loại và khoảng 150.000 cái chết bất thường tại Quảng Tây vào năm 1968.

Còn bản thân nhà nghiên cứu Tống Ủng Di, dựa trên cả kết quả của một nhà nghiên cứu khác, thì cho rằng có tới 415 vụ ăn thịt đồng loại. Ông cho biết : « Các vụ ăn thịt đồng loại trong nạn đói nghiêm trọng 1958-1961 xuất phát từ các hành vi cá nhân, do người dân bị đói quá. Còn trong Cách Mạng Văn Hóa, nạn ăn thịt đồng loại là hệ quả trực tiếp của các phong trào diện rộng do nhà chức trách khơi dậy. Nhiều người bị giết hại một cách có chủ ý, tim, gan họ bị moi ra cho đám đông ăn. Một số người ăn vì tin là kẻ thù đáng bị vậy, còn một số người khác thì ăn vì tin là có thể kéo dài tuổi thọ.»

Cuộc điều tra còn cho thấy, ở một số quận, huyện, có những ngày, vài ngàn người dân được mời gọi tới tham gia vào các sự kiện chết chóc, rùng rợn quen thuộc kiểu này. Một người nào đó tên là Bàng, bị coi là « kẻ thù của giai cấp » đã bị chặt ra thành từng miếng nhỏ và vài trăm người đã ăn thịt ông này.

Ông Tống Ủng Di đánh giá là đây là tội ác của cả bộ máy nhà nước Trung Quốc vì nó được các ủy ban Cách Mạng, tức là bộ máy quyền lực mới được triển khai ở tất cả các cấp vào năm 1968 cổ vũ, khích lệ. Đây là năm đẫm máu nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Các Ủy ban này phát động, tổ chức nhưng sau đó lại giấu nhẹm thông tin về các vụ ăn thịt đồng loại. Những kẻ xúi giục trực tiếp là những người đứng đầu các đơn vị dân quân tự vệ và thành viên của các đơn vị này.

Cuộc điều tra đã khiến 10 kẻ xúi giục trực tiếp các vụ ăn thịt đồng loại bị kết án tử hình nhưng nhà sử học Tống Ủng Di khẳng định các lãnh đạo Đảng và các sĩ quan quân đội thời đó vẫn được tự do, thậm chí còn được thăng chức. Ông gọi đó là chính sách « chuyển sang các việc khác, và không trừng phạt quá nhiều người ».

Ông Tống Ủng Di cho biết chính các quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hoặc gia đình họ khi đi sang phương Tây đã phổ biến các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra vì họ không muốn quá khứ bị xóa nhòa, và giải pháp là gửi các tài liệu đó cho các thư viện phương Tây.

Le Monde nhận định là câu chuyện về Cách Mạng Văn Hóa là « câu chuyện lưu vong » mà tác giả là các nhà sử học Trung Quốc và nước ngoài viết nên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, dựa trên các tư liệu được phát tán một cách bấp bênh qua các kẽ hở tạm thời của cơ quan lưu trữ Trung Quốc, và dựa trên các nghiên cứu thực địa với nhiều nhân chứng lịch sử của một số nhà nghiên cứu, phóng viên và các nhà dựng phim tài liệu Trung Quốc. Những người này thường bị cấm xuất bản tại Trung Quốc và ở cả nước ngoài.

Mặc dù cha của Tập Cận Bình đã từng là thành viên bộ Chính Trị, một trong những nhà lãnh đạo theo đường lối cải cách và chủ trương tiến hành điều tra ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình lại không cởi mở về chủ đề Cách Mạng Văn Hóa. Le Monde nhận định rằng dưới một chế độ mà lịch sử bị xuyên tạc một cách vô liêm sỉ thì sự thật lịch sử là một thứ vũ khí mà Trung Quốc muốn kiểm soát. Tin rằng Đảng Cộng sản đang gặp nguy hiểm nên khi lên nhậm chức vào năm 2013, Tập Cận Bình đã xếp « sai lầm của Đảng » về Cách Mạng Văn Hóa vào danh sách « bảy chủ đề không được nhắc tới » và tuyên chiến với những cáo buộc về lịch sử, hay còn gọi « thuyết hư vô lịch sử ».

Và 50 năm sau khi nổ ra Cách Mạng Văn Hóa, dưới nhiều sức ép mạnh mẽ, báo chí Trung Quốc hầu như vẫn không nhắc nhở gì đến cuộc Cách Mạng này.