LẠI THẢM HỌA, CS ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN?

 LẠI THẢM HỌA, CS ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN?

Đỗ Ngà

Tháng 10 chúng ta đã chứng kiến 2 thảm họa sạt lở đất: Vụ thứ nhất là sạt lở sạt đất tại thôn Cợp, tỉnh Quảng Trị vùi lấp 22 lính Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337; Vụ thứ nhì sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 làm 17 công nhân và 13 người gồm các sĩ quan quân đội thuộc quân khu 4, ban chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế và quan chức chính quyền. Và hôm nay, ngày cuối cùng của tháng 10 chúng ta lại chứng kiến thảm họa sạt lở đất ở xã Trà Leng và Trà Vân thuộc huyện Nam Trà My – tỉnh Quảng Nam vùi lấp 76 người và đã xác định 14 người chết và 13 người mất tích. Quả thật tình trạng lở đất đáng báo động.

Lũ quét là hiện tượng nước đổ xuống một cách bất ngờ làm người dân không thể trở tay kịp. Đi kèm với lũ quét thường là hiện tượng sạt lở đất. Về nguyên nhân, tất nhiên những quan chức CS đổ lỗi cho thiên tai, nhưng sâu bên trong đó là nhân họa. Rừng bị phá trọc nên không thể giữ lại nước và đó là nguyên nhân tạo nên lũ quét và sạt lở. Theo tổng cục Phòng chống thiên tai thì hiện tượng lũ quét và sạt lở đất xảy ra ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Từ năm 1953 đến 1999 thì trung bình có 7 trận lũ quét và sạt lở đất mỗi năm, nhưng từ năm 2000 đến năm 2015 thì trung bình 16 trận. Như vậy rõ ràng là thiên tai thì năm nào cũng vậy nhưng thảm họa lũ quét và sạt lở đất thì mỗi năm một tăng, điều này nói lên điều gì? Điều này gián tiếp cho ta biết hiện tượng phá rừng vẫn tiếp diễn bất chấp thảm họa đã quá nghiêm trọng. Vậy chúng ta phải đặt câu hỏi là ĐCS được lập ra để làm gì chứ? Giành độc quyền lãnh đạo mà trách nhiệm như thế với nhân dân à?

Thiên tai ập đến, con người không thể chống, đó là thực tế. Ví dụ như cơn bão số 9 vừa ập đến hôm qua và nay lại xảy ra sạt lở đất ở huyện Nam Trà My thì không ai trở tay kịp, việc còn lại của chính quyền chỉ là cứu nạn, mà cứu nạn thì không thể gọi là “chống thiên tai” được? Việc này chỉ là dọn dẹp hậu quả thiên tai để lại chứ chẳng phải chống. Như vậy rõ ràng là con người chỉ có thể phòng mà thôi, nhưng hãy nhìn kết quả thống kê lũ quét và sạt lở đất cứ tăng mỗi năm thì rõ ràng chúng ta biết ĐCS cũng chẳng hề làm được công các “phòng” thiên tai. Có thể kết quả việc trồng rừng và ngăn phá rừng được các cơ quan của chính quyền CS báo cáo thành những con số đẹp, nhưng thực tế hậu quả của thiên tai đã tố cáo ĐCS chẳng làm được công tác “phòng”. Như vậy hàng năm dân tốn tiền thuế để nuôi Ủy Ban phòng chống Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để làm gì?

Khi quan chức có lòng thương đồng bào, có trách nhiệm với nhân dân, và chính quyền biết quý sinh mạng người dân của mình thì khi đó họ mới có thể đề ra những chính sách hiệu quả để phòng thiên tai. Còn nếu họ coi sinh mạng dân như cỏ rác thì tất những khoản chi cho công tác “phòng chống thiên tai” cũng chỉ là những khoản vỗ béo quan chức là chính. Qua cái chết của 17 thường dân và 13 cán bộ quan chức trong vụ lở đất Rào Trăng 3 đã cho ta thấy rất rõ rằng, chính quyền chỉ quý sinh mạng người đảng viên của họ, còn mạng dân thì chẳng khác nào cỏ rác. Họ chỉ tổ chức truy điệu quan chức còn dân thì không, trong khi đó mạng dân cũng là sinh mạng, mạng quan cũng là sinh mạng nhưng trong mắt CS, chỉ có mạng quan là giá trị. Với tư tưởng như thế, thì liệu CS có thể vì người dân mà phòng thiên tai cho tốt được không? Chắc chắn là không.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://nld.com.vn/…/danh-sach-22-can-bo-chien-si-doan…

https://tuoitre.vn/danh-tinh-17-cong-nhan-chet-va-mat…

https://vietbao.vn/…/tim-thay-13-thi-the-can-bo-chien…


Image may contain: text
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay