“ĐÀY VUA KHÔNG KHẢ- ĐÀO MÃ KHÔNG BÀI”

Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: 1 person
Thai NC

“ĐÀY VUA KHÔNG KHẢ- ĐÀO MÃ KHÔNG BÀI”

Những bạn cùng thế hệ tôi có lẽ ít nhất một lần đã từng nghe hay đọc đâu đó 2 câu ca dao trên, và có bao giờ muốn biết nguồn gốc của nó từ đâu?
Năm 1907, do nhiều lần tỏ thái độ và có hành vi chống Pháp, vua Thành Thái bị chính quyền bảo hộ, dưới sự vận động của khâm sứ Ferdinand Lévecque, đòi truất phế. Triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị với lý do “sức khỏe không bảo đảm.” Xem xong bản dự thảo, vua Thành Thái chỉ cười nhạt, ghi ngay hai chữ “phê chuẩn” rồi quay lưng đi vào. Trong bản dự thảo này có đầy đủ chữ ký của các đại thần, trừ Tổng quản Cấm thành Ngô Đình Khả.
Thực dân Pháp sau khi phế truất vua Thành Thái đã quản thúc ngài tại Vũng Tàu, và đến năm 1916 đày sang đảo Reunion, thuộc châu Phi cùng với con là vua Duy Tân.

Năm 1912, một người Pháp tên là Mahé lên làm khâm sứ ở Huế, và ngay lập tức mở một chiến dịch đào tìm vàng ráo riết. Sau khi cướp lấy tượng vàng đúc từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, ông này lại muốn đào lăng vua Tự Ðức, vì nghe rằng dưới lăng có chôn nhiều báu vật. Trong khi các đại thần ngậm bồ hòn làm ngọt, thì duy có một người đứng lên phản đối. Người ấy tên là Nguyễn Hữu Bài, lúc ấy đang là Thượng thư bộ Công.

Dân chúng thời ấy vì vậy mà có câu “Đày vua không Khả, đào mả không Bài.”
Xin nói thêm rằng, đại thần Ngô Đình Khả là thân sinh của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.

(st)

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay