NHÂN SINH MỘT KIẾP HỒ DUY…

8 SÀI GÒN
NHÂN SINH MỘT KIẾP HỒ DUY…

Thật nặng nề khi xem VTV đưa tin về phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, trong khi phiên tòa còn chưa kết thúc nhưng với bản tin này HDH dường như đã bị đóng đinh vào bản án.

Vì báo chí bị hạn chế dự khán nên mọi người chỉ có thể xem tường thuật từ hai tờ báo, tạp chí chuyên ngành và dù cố gắng có thái độ trung dung nhưng có vẻ như sự tranh tụng nghiêng về phía chứng minh việc điều tra đã bỏ sót điều gì, hai cấp xét xử đã chủ quan chỗ nào chứ không nổi lên hành vi tìm những yếu tố gỡ tội theo nguyên tắc Suy đoán vô tội.

Ở bất cứ nơi đâu, tội ác cũng cần được trừng phạt, nhưng vì sao nhiều nước đòi bỏ án tử hình?

Là vì con người sợ án oan, tử hình là án không thể khắc phục được.

Là bởi nếu một người bị oan thì thủ phạm thật sự vẫn còn ngoài kia.

Nhưng cái đó không quan trọng, cho dù ở dân tộc nào, chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào thì những kẻ giết người vì lý do nào đó thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật thì vẫn bị sự trừng phạt của luật đời và luật trời, mãi mãi, cho đến khi nhắm mắt và cả ở kiếp sau.

Còn nếu tuyên án sai, án tử thì tội ác còn nghìn trùng đáng sợ hơn.

Lịch sử hình sự cho thấy chúng ta luôn có thời gian nếu đầy đủ quyết tâm để tìm ra thủ phạm thật sự.

Có hai người trẻ đã bị chết oan ức, tất cả có nghĩa vụ tìm ra thủ phạm, sự nôn nóng và tâm lý đó hoàn toàn có thể hiểu được.

Nhưng theo thiển ý của tôi, thà bỏ sót còn hơn giết lầm. Khi ấy nỗi oan này chồng lên nỗi oan khác liệu lương tâm cộng đồng có an yên hay không?

HOÀNG LINH

***
ĐIỀU TRA SAI NHƯNG KẾT QUẢ VẪN ĐÚNG??!!…

Về vụ án Hồ Duy Hải, VTV hôm qua nói rằng, tuy quá trình điều tra sai sót nhưng bản chất vụ án vẫn đúng, tức điều tra sai nhưng kết quả điều tra vẫn đúng!?

Như thế có nghĩa, cái gọi là bản chất vụ án chính là niềm tin có trước của VTV rằng ai là thủ phạm, bất cần chứng cứ khách quan.

Đó là cách làm báo vừa ngu, vừa láo và quá ác.

Những người thực hiện bản tin và xét duyệt phát sóng bản tin ấy, tôi nghĩ rằng, mùi máu, sự tanh tưởi từ ngòi bút của các anh chị, dẫu gột rửa đến hết đời cũng không thể nào sạch nổi.

Tôi không mong cái giá tương tự đến với các anh chị. Nhưng, cuộc đời vốn công bằng, nếu có một ngày phải trả giá cho ngòi bút tanh mùi máu hôm nay, thì có lẽ cũng là nhân quả khó tránh dưới bầu trời này.

BẠCH HOÀN

***

“ĐỪNG KỲ VỌNG VÀO CÔNG LÝ”…

Thẩm phán ở các nước dân chủ được lựa chọn từ những người ưu tú, không tham gia đảng phái chính trị và được bổ nhiệm suốt đời. Khi xét xử thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, không nghe theo sự chị đạo của bất kỳ ai.

Còn thẩm phán Việt Nam bắt buộc phải là đảng viên cộng sản, xét xử được xem là nhiệm vụ chính trị và theo sự chỉ đạo của Đảng.

Nhiệm kỳ thẩm phán là 5 năm, nếu thẩm phán nào đó không nghe theo sự chỉ đạo của Đảng thì đương nhiên không được bổ nhiệm lại nhiệm kỳ sau.

Trước khi xử một vụ án chính trị hoặc vụ án dư luận quan tâm thì Cơ quan nội chính của Đảng triệu tập 3 cơ quan liên quan là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án họp đề ra một ý kiến thống nhất về vụ án.

Khi đưa ra xử, Hội đồng xét xử chỉ tuyên án y như nội dung cuộc họp nói trên, chủ tọa phiên tòa và hội đồng xét xử muốn giảm án, tăng án hoặc tuyên vô tội cho bị cáo cũng không dám quyết. Đây là nỗi khổ của giới thẩm phán tại Việt Nam từ trước đến nay.

Thẩm phán phải chịu 1 cổ 3 tròng (Căn cứ vào luật pháp, tuân theo sự chỉ đạo của Đảng và chịu sự chỉ trích của dư luận).

Riêng vụ án tử tù Hồ Duy Hải, Chủ tọa phiên xử là người 3 trong 1 thì càng khó xử hơn nhiều (là người từng lãnh đạo Công an, Viện kiểm sát, Tòa án).

Công lý ở Việt Nam tìm đâu cho ra mà kỳ vọng?

LS VÕ AN ĐÔN

Image may contain: 4 people, people standing
Image may contain: 1 person, standing
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay