“QUÊ TÔI ĐÂY: CHÁT ĐẮNG.

Bang Uong and Tai Nguyen shared a post.
Image may contain: 2 people, people smiling, people sitting

Ph Nhân is feeling pained.

Sáng nay tôi dậy từ 5 giờ sáng. Ngồi đọc sách một chút, pha cà phê vừa uống vừa lướt mạng. Tin đầu tiên đập vào mắt tôi là bài viết của Tiến sỹ Hương Khê Nguyễn. Anh viết:

“QUÊ TÔI ĐÂY: CHÁT ĐẮNG.

Hỡi các giáo sư tiến sỹ, các dân biểu , các quan lớn, thay vì bàn chuyện ruồi bu, hãy mở mắt ra đối diện với sự thật: Nhân dân đang ngắc ngoải trong bần cùng. Đừng lừa dối nhân dân mãi thế, tội to lắm.”
Rồi có lẽ anh quá đau lòng mà không viết được tiếp nữa. Anh trích bài của Nguyễn Thành Trung như sau:

” Quá đói bụng, bé gái lớp 3 chết khi đi học về!
Do gia đình quá nghèo khó, em Phạm Thị Nhung (10 tuổi, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Đức Bồng, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) nhịn ăn sáng đến trường.

Đến khoảng 10 giờ, Nhung quá đói nên xin cô giáo chủ nhiệm một hộp sữa tươi để uống. Lấy sữa cho Nhung uống nhưng thấy Nhung vẫn đói và sức khỏe yếu vì em vốn có bệnh tim bẩm sinh, cô giáo gọi điện thoại nhờ hàng xóm nhắn cha mẹ Nhung đến lớp đưa con về.

Anh Phạm Văn Vân, 38 tuổi, cha Nhung, lọc cọc đạp xe đến trường đón con, chở theo hai đứa em của Nhung cùng về. Nhung đạp xe đi trước, cha đạp xe chở hai em đi sau.

Anh Vân kể trong nấc nghẹn: Tôi đón con ở cổng trường thì Nhung nói: “Con đói, nóng trong người lắm, cha mua cho con cái kem”. Lúc ấy tôi không một đồng dính túi để mua kem, mua sữa cho con nên động viên con là về ki ốt gần nhà để cha mua nợ. Khi đi được hơn 2 km đến đầu cầu Động thì con quá đói và mệt nên đạp xe lảo đảo. Chiếc xe đâm vào thành cầu, con rơi xuống sông. Tôi vội vàng vứt hai con trên đường lao xuống cứu Nhung nhưng nước chảy xiết quá, tôi gắng hết sức nhưng không tìm thấy con…”.

Sau gần hai giờ đồng hồ chính quyền địa phương cùng người dân mới tìm vớt được thi thể Nhung. Ai cũng rơi nước mắt khi bộ quần áo ướt sũng trên người em cũ rách. Mọi người về nhà tìm quần áo thay cho Nhung mà không có bộ nào còn lành nguyên. Ba đứa em của Nhung cũng đang đói lả.

Xóm giềng đến giúp làm đám tang cho em thấy gia đình không còn gạo nấu cơm cúng, bát đũa cũng không đủ bộ sáu cái. Thầy, cô giáo và người dân đã mua bộ quần áo mới và đồ để quàn cho Nhung.

Chị Lê Thị Quý, mẹ Nhung, nói trong nước mắt: “Nhà không đủ ăn. Chúng tôi cố gắng đi làm thuê nuôi con nhưng cũng đói lắm. Nhung bị bệnh tim bẩm sinh, vừa đưa cháu đi mổ tim về nên gia đình khánh kiệt”.

P/s: Chẳng phải Việt Nam ta là đất nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Chính sách hỗ trợ gạo hằng năm của Đảng và Nhà Nước hiện đang ở đâu? Chết rồi thì còn cần gì sự quan tâm “vô cảm” đấy nữa? Mạng người chẳng phải là quan trọng nhất hay sao?”

Đọc xong bài này lòng tôi xót xa. Sự chát đắng này không phải của li cà phê tôi đang run rẩy trên tay. Lệ tôi ướt trên hai khóe mắt, mũi cay rè, cũng chỉ biết thắp cho cháu gái xấu số này nén hương lòng bằng cách trích dẫn và viết mấy câu đau đớn đi từ trái tim tôi.

Vâng, thưa các bạn chân quý của tôi; “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, mang nặng nỗi đau của mẹ…” Mẹ của ngày xưa và người mẹ trẻ ngày nay. Cái hy sinh đớn đau “3 lần tiễn con đi” không người trở lại chả lẽ chỉ có một ý nghĩa duy nhất là để người mẹ hôm nay cũng “được” “hãnh diện” cùng nếm trải cái đau của mình, của “bên thắng cuộc” ngày xưa. Ôi sự đớn đau này tôi không thể bẻ cong ngòi bút.

Nguyễn Doãn Đôn

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay