Tranh cãi về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật?

Đài Á Châu Tự Do shared a link to the group: Friends Who Like Đài Á Châu Tự Do

Trong hai ngày 14/4 và 15/4, các trạng mạng ở Việt Nam dồn dập đưa tin về tình trạng sức khỏe của Tổng  Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người vừa có chuyến thăm tỉnh Kiên Giang từ ngày 13/4 đến 15/4.

Thông tin bắt đầu từ ngày 14/4 với dòng trạng thái trên trang facebook của một facebooker nổi tiếng cũng đồng thời là nhà báo, người thường xuyên đưa các tin về tình hình chính trường Việt Nam, Lê Nguyễn Hương Trà. Đoạn trạng thái viết: “Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫyđang được điều xuống. Bí Thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng

Sau đó, một loạt các trang facebook khác cũng đưa lại thông tin này và facebook của Người Buôn Gió, một facebooker cũng thường viết về tình hình chính trường Việt Nam còn có nhiều thông tin cập nhật hơn sau đó mà Đài Á Châu Tự Do không thể kiểm chứng.

Một trong những đoạn trạng thái vào ngày 14/4 của Người Buôn Gió viết: “Do thời tiết nắng nóng đột ngột và di chuyển nhiều ông bị chóng mặt, choáng. Bác sĩ xác định cần chuyển viện về Chợ Rẫy để xử lý”. Các thông tin được cập nhật sau đó trên trang facebook Người Buôn Gió cho biết Tổng Bí thư bị chảy máu não nhưng tình hình đã dần ổn định và đang chuẩn bị chuyển ra Hà Nội.

Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại về bệnh viện Chợ Rẫy ở thành phố Hồ Chí Minh để xác định thông tin này nhưng không nhận được trả lời.

Các thông tin liên tiếp trên mạng về sức khỏe của người đứng đầu đất nước nhiều đến nỗi Google trend, một công cụ thống kê về số lượt tìm kiếm trên mạng hôm 14/4 cho thấy các tin về Nguyễn Phú Trọng đứng trong danh sách 5 từ khóa được tìm nhiều nhất với hơn 200 ngàn lượt tìm kiếm.

Trong khi đó, các báo trong nước không đưa bất cứ thông tin nào về sức khỏe của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Tất cả các báo chính thống đều đưa hình ảnh và tin về chuyến thăm vào buổi sáng ngày 14/4 của ông Nguyễn Phú Trọng với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang mà không có thêm hình ảnh và thông tin nào khác về các hoạt động của ông sau đó. Các thông tin và hình ảnh của truyền thông trong nước cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ vẫn khỏe mạnh vào buổi sáng ngày 14/4 khi làm việc ở Kiên Giang.

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước thăm Kiên Giang hôm 14/4/2019Courtesy of nhandan.com.vn

Sang ngày 15/4, một loạt các trang mạng không phải chính thống nhưng thường xuyên đưa các bài viết ủng hộ chính quyền như nguyenphutrong.org, hay nguyenxuanphuc.org (các trang mang tên các lãnh đạo trong Bộ Chính trị) đưa bài phản bác các thông tin của các trang lề trái về sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bài viết trên các trang ủng hộ chính phủ có tựa “Hãy chấm dứt xuyên tạc sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”, chỉ trích các bloggers và facebooker là “tỏ ra hả hê, vui sướng mỉa mai về tình hình sức khỏe của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước”.

Bài viết cho rằng “tất cả là một chiến dịch có chủ đích của các đối tượng. Tình trạng sức khỏe của lãnh đạo cấp cao ở quốc gia nào cũng luôn là vấn đề được quan tâm chú ý vì những quyết định của họ liên quan mật thiết đến đất nước, nên những lời đồn về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ít nhiều sẽ gây tâm lý hoang mang trong dư luận, gây nhiễu loạn chính sự, ảnh hưởng trực tiếp đến những câu chuyện ngoại giao. Thêm nữa, đây chính là miếng mồi ngon cho các cơ quan tình báo nước ngoài khai thác để tấn công Việt Nam”.

Mặc dù vậy, bài viết trên các trang ủng hộ chính phủ cũng không đưa ra bằng chứng hay thông tin nào về tình hình sức khỏe thực sự của Tổng Bí thư nay đã 75 tuổi.

Việt Nam thường coi các thông tin về sức khỏe của lãnh đạo là vấn đề bí mật quốc gia và vì vậy thường không công bố rộng rãi, ngay cả khi họ đã qua đời.

Ví dụ gần đây nhất là tình trạng sức khỏe của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người được cho là đã bị bệnh nhiều tháng trời và phải sang Nhật để điều trị theo các thông tin lề trái nhưng truyền thông trong nước cũng không đưa tin cho đến khi ông qua đời vào ngày 21/9/2018. Thông tin được công bố sau đó trên báo cũng chỉ nói rằng ông bị nhiễm một loại virut hiếm và độc nhưng không nói cụ thể là ông bị virut gì.

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 15/11/0218, quy định thông tin cá nhân và bảo vệ sức khỏe lãnh đạo Đảng, Nhà nước thuộc bí mật nhà nước, vì cho rằng nếu bị lộ có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thông tin bắt đầu từ ngày 14/4 với dòng trạng thái trên trang facebook của một facebooker nổi tiếng cũng đồng thời là nhà báo, người thường xuyên đưa các tin về tình hình chính trường Việt Nam, Lê Nguyễn Hương Trà. Đoạn trạng thái viết: “Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫyđang được điều xuống. Bí Thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng”
About this website

 

RFA.ORG
Trong hai ngày 14/4 và 15/4, các trạng mạng ở Việt Nam dồn dập đưa tin về tình trạng sức khỏe của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người vừa có chuyến thăm tỉnh Kiên Giang từ ngày 13/4 đến 15/4.
Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay