Đại sứ VN: Học tiếng Trung là nhu cầu của dân Việt

 Đại sứ VN: Học tiếng Trung là nhu cầu của dân Việt

VOA

Đại sứ Phạm Quang Vinh.

Đại sứ Phạm Quang Vinh.

Hôm 16/11, trong bài phát biểu trước báo giới tại Trung tâm Lợi ích quốc gia ở thủ đô Washington (Hoa Kỳ), đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Châu Á cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Tuy nhiên ông cho rằng Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng số một tại khu vực. Ông nói:

“V mt chiến lược, chúng ta có nhng nước ln trong khu vc, s mt vn là Hoa K, mt quc gia có vai trò đc bit quan trng. Xếp th hai và th ba ln lượt là Nht Bn và Trung Quc vi vai trò ngày càng tăng trong khu vc và trên toàn thế gii.

Ông Vinh cho rằng quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khu vực Châu Á có lich sử lâu dài và mật thiết. Vẫn theo lời ông, Việt Nam hy vọng và tin rằng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho mối quan hệ này.

TPP và quan h Vit Nam- Hoa K trong nhim kì Tng thng đc c Donald Trump

Khi được hỏi về kế hoạch của Việt Nam trước những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, đại sứ Việt Nam tỏ ra khá dè dặt. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, du lịch, giáo dục, và xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.

Một trong những trọng tâm của cuộc trao đổi lần này là vấn đề Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã liên tục khẳng định sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama mới đây cũng tuyên bố ngừng nỗ lực để Quốc hội phê chuẩn TPP. Hôm 17/11, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết “Việt Nam chưa có đủ cơ sở trình tham gia TPP”.

Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng nếu không có TPP, Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn là Đối tác toàn diện, cùng tham gia nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế.

“M và Vit Nam đã xác lp quan h đi tác toàn din, trong đó bao gm nhiu lĩnh vc t chính tr, kinh tế, giáo dc, an ninh và c vn đ nhân quyn. Chúng tôi tin rng cho dù hai nước có th chế chính tr xã hi không ging nhau, chúng ta đu là thành viên ca Liên hip quc. Hai nước đã có nhng kênh đi thoi hiu qu đ gii quyết nhng khác bit, và tôi tin rng cho dù ai tr thành Tng thng kế tiếp ca Hoa K, hai nước s tiếp tc hp tác trong tt c lĩnh vc.

Ông Vinh cũng khẳng định Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho dù thừa nhận quan liêu, tham nhũng đang là những trở lực lớn trong quá trình dân chủ hoá.

Quan h Vit- M– Trung và vic dy tiếng Trung ti trường ph thông

Trong cuộc thảo luận lần này với báo chí, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đa phương hoá, đa dạng hoá và mong muốn củng cố mối quan hệ với hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên VOA về việc dạy tiếng Trung bắt buộc tại các cấp học của Việt Nam, ông Vinh cho biết:

“Khi nn kinh tế m ca, chiến tranh lùi xa, Vit Nam hi nhp nhiu hơn vi thế gii, thì vic hc các ngoi ng, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Nht, Hàn và c tiếng Trung, là mt nhu cu ca người dân hơn là mt th bt buc. Đây là kết qu ca quá trình toàn cu hoá, sc ép ca nhu cu tìm vic và cơ hi làm ăn.

Trước đó ngày 22/09, bộ GD-ĐT Việt Nam đã có thông tin chính thức giải thích về kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường, trong đó khẳng định học sinh có thể lựa chọn 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung là ngoại ngữ bắt buộc.

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay