X92 ĐIỆP VIÊN SỐ 1 CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ…


X92 ĐIỆP VIÊN SỐ 1 CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ…

Các bài viết của báo chí Việt Nam đã huyền thoại hoá Phạm Xuân Ẩn, một nhân viên tình báo của Bắc Việt hoạt động tại Sài Gòn. Tuy nhiên, theo Frank Snepp, nhà phân tích tình báo của CIA, làm việc lâu năm tại Việt Nam, cũng chính là người trực tiếp đưa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất tháng Tư năm 75 thì X92 tức Võ Văn Ba mới là “vàng ròng”, là điệp viên số1. Nếu so sánh Phạm Xuân Ẩn với Võ Văn Ba là một sự xúc phạm đến Võ Văn Ba.

Còn theo, John Sullivan, một nhân viên tình báo Mỹ khác nhận xét: Võ Văn Ba là điệp viên giỏi nhất mà chúng ta từng có ở Việt Nam.

Võ Văn Ba là ai và đã có những thành tích gì để được những chuyện viển tình báo lão luyện nước ngoài đánh giá như vậy?

Theo hồ sơ, Võ văn Ba sinh năm 1923 tại Mộc Hoá, Kiến Tường, sau lưu lạc về vùng Long Hoa Tây Ninh và là một cán bộ VC. Nhưng khi ở trong hàng ngũ nầy, Võ Văn Ba nhận thấy những việc mà “cách mạng” làm chỉ là ám sát, khủng bố người dân vô tội, không phải là cách chính nghĩa. Từ đó ông ta lơ là và được Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà móc nối. Cấp trên, điều khiển Võ Văn Ba là Thiếu tá Phan Tấn Ngưu, Chỉ huy Trưởng Cảnh sát Đặc biệt tỉnh Tây Ninh, về phía Mỹ cũng có một nhân viên tình báo làm việc tại Tây Ninh điều khiển Võ văn Ba

Võ Văn Ba đã có mặt trong các buổi hợp của Trung ương Cục miền Nam. Từ đó tin tức của ông mới chính xác và có giá trí cực lớn.

Thành tích:

Mậu Thân 68: Chính Võ Văn Ba là người báo tin cho Cảnh sát Quốc gia là VC sẽ mở tấn công đồng loạt toàn miền Nam vào giao thừa Tết Mậu Thân 68. Tin này, thiếu tá Phan Tấn Ngưu đã lập tức báo cáo về Tổng Nha Cảnh Sát để phân tích. Người Mỹ cũng được cung cấp tin nầy, nhưng họ không đánh giá cao khá năng xảy ra. Tuy nhiên tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư lịnh Cảnh Sát Quốc gia thì tin và ra lịnh cho lực lượng cảnh sát toàn quốc cắm trại 100%. Đó là lý do vì sao Mậu Thân 68 Cảnh sát đã sẵn sàng ứng phó và VC đã không chiếm được bất cứ Ty, Chi, cuộc cảnh sát nào trên toàn quốc.

Đánh chiếm Tây Ninh: Vào tháng 12 năm 1971 sau cuộc hợp với Trung ương Cục, Võ Văn Ba cho biết VC có kế hoạch đánh chiếm tỉnh Tây Ninh , đặc biệt là Tòa thánh phải chiếm cho bằng được để mặc cả với Sài Gòn tại hiệp định Ba Lê. Kế hoạch đánh chiếm chi tiết, vũ khí, đơn vị, nội công ngoại kích sẽ thực hiện như thế nào. Tin nầy được báo cáo cho Tổng thống và ông ra lịnh cho đại tá Lê Văn Thiện, Tỉnh trưởng Tây Ninh phải phòng thủ Tây Ninh bằng mọi giá. Vì kế hoạch phòng thủ nầy quá chặt chẽ nên VC đã không tấn côn Tây Ninh năm 72 mà chuyển sang mặt trận An Lộc.

Hiệp định Ba Lê 1973: Vào tháng 10 năm 1972, sau khi họp với Trung ương Cục, Võ Văn Ba đã tức tốc chuyển một tin tức quan trọng là bản sao nghị quyết của Bộ Chính Trị ở Hà Nội, nội dung đang có một cuộc gặp gỡ thương thuyết bí mật giữ Lễ Đúc Thọ là Kisssinger . Trong đó có một điều khoản không thể chấp nhận đó là: Người Mỹ, VNCH chấp nhận cho quân Bắc Việt ở lại lãnh thổ miền Nam ! Tin này lập tức được chuyển về Phủ Tổng Thống. Ông Thiệu đã nói giận vì Mỹ đã “xỏ lá” miền Nam, ông đã liên hệ với Hoa kỳ và phản đối quyết liệt. Để xoá dịu, Mỹ đã ném bom miền Bắc để chứng tỏ Mỹ vẫn là đồng minh đáng tin cậy.

Chiến thắng năm 1975: Vào tháng 1 năm 75 Võ văn Ba đã chuyển nghị quyết 24 của Bộ Chính trị , Trung Ương cục biến thành nghị quyết 12 để thi hành nghị quyết nầy ở miền Nam:

Hội nghị Ba lê có hay không cũng chỉ là điều kiện để Mỹ rút quân, cái chính là phải “giải phóng miền Nam”.

Báo cáo nầy đã khiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lập tức triệu tập Hội đồng An Ninh Quốc Gia để tìm cách ứng phó. Tất cả diễn biến quân sự diễn ra của VC đều đúng như vậy.

Từ sau khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà rời bỏ miền Trung vào tháng 3 năm 73, X92 đi họp trung ương Cục liên tục và các báo cáo đều chính xác.

Truy tìm.

Bắc Việt hoài nghi trong hàng ngũ cấp cao của họ đã có nội gián và ra lịnh phải truy tìm. Theo báo chí Việt Nam thì một điệp viên cao cấp của họ đang làm việc tại Sài Gòn là Nguyễn Văn Tá (tức Ba Quốc) được giao nhiệm vụ săn lùng nội gián vào năm 1972. Ông ta có đủ thẩm quyền để vào Nha điệp báo thuộc Phủ Đặc ủy trung ương tình báo, vừa mở tủ hồ sơ để tìm thì bất ngờ có người vào nên phải dở dang. Ba Quốc sau đó bi VNCH phát hiện là nội gián, ông ta phải bỏ trốn trước khi bị bắt.

Khi quân đội Bắc Việt chiếm văn phòng Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo ở Sài Gòn. Cục Trưởng Cục Tình Báo của Bộ Công an là Viễn Chi, nói là đã tìm thấy hồ sơ Võ Văn Ba trong ngăn khóa của Nguyễn Khắc Bình, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia. Tin nầy theo Thiếu tá Phan Tấn Ngưu nhận xét là không đúng sự thật là vì tất cả tên tuổi của các cảm tình viên, mật báo viên, tình báo viên đều mã hoá dù người ở chức vụ cao nhất của Cảnh sát Quốc gia cũng không biết tên, người thật ngoài đời ngoại trừ người điều khiển trực tiếp Ba.

Bại lộ.

Văn phòng CIA tại Tây Ninh, có một phiên dịch được cảnh sát Quốc Gia cung cấp tên là Nguyễn Sĩ Phong, người miền Bắc, lý lịch đã được nghiên cứu cẩn thận và điều kiện bắt buột là người nầy không có họ hàng, bạn bè gì ở Tây Ninh. Anh ta đã đạt tất cả các đòi hỏi về an ninh , nhưng sau đó anh lấy vợ Tây Ninh nên được Tổng Nha Cảnh sát chuyển về Ban Mê Thuộc làm tại Tổng lãnh sự vùng II, về tổ chức là anh được thăng cấp, nhưng sự thật là hoàn cảnh của Phong sau khi lấy vợ Tây Ninh khả năng bảo mật X92 đã không còn.

Vào ngày 10 tháng 3 năm 75, CS chiếm Ban Mê Thuộc, cả gia đình ông Phong chạy đến nhà Paul Struharik, người Mỹ duy nhất ở đây nên ngôi nhà bị bao vây, ông Phong bị bắt và khai làm việc cho CIA. Phong bị khai thác từ đó ông khai ra x92.

X92 Võ Văn Ba bại lộ, bị bắt ngày 01- 5-1975.

Những ngày cuối cùng của năm 1975, Võ Văn Ba đã được để nghị rời Việt Nam với mọi điều kiện thuận lợi nhưng ông đã từ chối vì lý do lớn tuổi, khó hội nhập ở xứ sở xa lạ. Tuy nhiên, như một giao ước với Ông Phan Tấn Ngưu, chỉ Huy Trường Cảnh sát đặc Biệt Tây Ninh, ông Ba nói: “Nếu thân phần bại lộ tôi sẽ tự sát”. Và điều nầy có thề là nguyên nhân cái chết của ông sau khi đã bị bắt.

Di chuyển: Để tránh bại lộ, X92 thường được đưa về Sài Gòn bằng máy bay. Mỗi lần như vậy, ông bước qua một cánh cửa được giao ước trước ở bịnh viện Tây Ninh, sau đó nằm trên băng ca, phủ khăn kín, được 4 nhân viên an ninh giả làm y tá, cũng không được phép thấy mặt ông khiêng ông ra xe rồi lên máy bay đợi sẵn bay về Sài gòn. Tại đây, ông vẫn được hoá trang và tuyệt đối chỉ ở trong 1 phòng được chỉ định.

Tại Tây Ninh, theo Thiếu tá Phan Tấn Ngưu thì hình thức Hộp thư di động thường được dùng với X92. Đó là một chiếc xe lôi quen thuộc ở Tây Ninh được cảnh sát đặt biệt giả danh, chạy trên một tuyến đường định trước. Dọc đường sẽ dừng lại 2 lần rước 2 nữ sinh ôm cặp sách giống nhau đi học. Tới khi xuống xe, 2 nữ sinh nầy đã trao đổi nhau cặp. Trong đó là báo cáo của Võ văn Ba

Ưu,Yếu điểm: Ưu điểm là X92 có trí nhớ phi thường. Các nghị quyết đảng ông đọc qua là nhớ và tài hiện hoàn toàn chính xác, kể các các con số,tên các đơn vị, số lượng, loại vũ khí sẽ được VC dùng. Khuyết điểm: Võ Văn Ba có yếu điểm là thích bia Budweiser và thuốc lá Salem. Võ văn Ba luôn đề nghị được “thưởng” 2 loại nầy khi làm xong một công tác Đó là 2 đặc điểm khác lạ so với các nông dân tại vùng ông ta sinh sống.

Chiến cuộc đã tàn gần 50 năm,nhưng trong đó vẫn còn những câu chuyện kỳ thú của những con người tận trung với lý tưởng đã đóng góp những khả năng đặc biệt của họ để miền Nam tồn tại cho tới năm 1975.

Họ sống lặng lẽ, chết âm thầm, nhưng chiến công thật là to tát.

Tổ quốc ghi ơn những ai đã nằm xuống cho miền Nam thân yêu, Tự do, chan chứa tình người, Công bằng và Bác ái.

Riêng Phan Tấn Ngưu, dù cũng đủ điều kiện để rời Việt Nam, nhưng ông cũng từ chối vì không thể bỏ lại những đồng đội đã sống chết với ông. Phan Tấn Ngưu đã bị bắt vào đêm 30 tháng Từ năm 1975 tại Tòa Thanh Tây Ninh, ông bị đưa ra Bắc, mãi đến năm 1992 mới được thả tự do.

Tổ quốc ghi ơn.

Nguoiu Anhuu

From: Tu-Phung 

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay