NGƯỜI VIỆT RA ĐI VÌ KHÓ SỐNG TỬ TẾ TRÊN CHÍNH TỔ QUỐC MÌNH

NGƯỜI VIỆT RA ĐI VÌ KHÓ SỐNG TỬ TẾ TRÊN CHÍNH TỔ QUỐC MÌNH

Người Việt không có truyền thống khám phá, thám hiểm các vùng đất khác.

Dễ nhìn thấy từ trước khi người Pháp xâm lược Việt Nam không có những người Việt đi xa, khám phá.

Quan lại triều đình đi xuất ngoài chủ yếu đi cống nạp thiên triều, hoặc cầu viện quốc gia hàng xóm trong sự tranh giành vị trí cai trị.

Việt Nam có bờ biển dài nhưng lịch sử 4000 năm người Việt chỉ quanh quẩn trong bờ, đánh bắt trong bờ.

Dãy Trường Sơn phía Tây hùng vĩ, nhưng sau khi bình định được các quốc gia phương Nam người Việt chỉ quanh quẩn ở vùng đồng bằng. Tây Nguyên, phải chờ người Pháp khai phá, đặt nền móng nhà nước cho các chính quyền của người Việt sau này.

Những cái hang động ở Phong Nha, người Việt chưa bao giờ dám khám phá… vì coi đó là nơi linh thiêng.

Từ giữa thế kỷ 20 trở về trước, truyền thống của người Việt chỉ quanh quẩn trong làng. Có người cả đời chưa một lần ra khỏi cái xã.

Đầu thế kỷ 13, những hậu duệ của nhà Lý để bảo toàn tính mạng trước một Trần Thủ Độ cương quyết tiêu diệt đã phải tìm đường biển ra đi đến Đài Loan, Triều Tiên.

Họ ra đi mà không trở về, những hậu duệ nhà Lý cùng gia nô của họ trở thành những người Việt không còn dấu ấn Việt trên văn hóa, khuôn mặt.

Trong các cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực Bắc – Nam cũng không ghi nhận lũ lượt người Việt rời bỏ quê hương ra đi. Dù bên này, bên kia vẫn có thể sống được, hay nhân danh việc yêu nước, bảo vệ lãnh thổ mà ở lại.

Ấy vậy mà, sau khi từ “giải phóng” người Việt không thể sống được ngay chính trên quê hương của mình. Họ phải rời bỏ ruộng vườn, họ hàng, mồ mả, quê hương… ra đi. Họ biết rằng chuyến đi là đối mặt với cái chết, hải tặc, cướp rừng… nhưng ít ra đi còn có cơ hội sống một cách tử tế.

Họ ra đi theo kiểu, mạnh ai nấy chạy.

Đã có những người vợ mất chồng, con mất cha… những gia đình đầy đau thương, trong một dân tộc đầy thương đau.

Đã có bao nhiêu người Việt bỏ mạng trong các chuyến đi từ sau biến cố 30/4/1975 đến đầu những năm 1990?

Lịch sử của người Việt không thể ‘không có trí nhớ’ trong việc này. Lịch sử của người Việt không thể không nhắc nhớ nhau về từ “thuyền nhân”.

Không quên để thấy đau thương của một dân tộc. Không quên để trong tương lai không lặp lại. Đừng rửa sạch lịch sử.

Lịch sử của người Việt càng không thể dấm dúi, hoặc lên án việc này.

Ngày nay người Việt tiếp tục ra. Người nghèo ra đi để bán sức lao động, mong tích góp chút vốn để có của trả nợ, chữa bệnh, xây nhà, tích lũy chút vốn cho con cái học hành.

Họ ra đi bởi hy vọng tìm cuộc sống tốt hơn, không phải trên quê hương.

Hôm nay, vẫn còn nhiều người Việt bỏ mạng trên đường, trên công trường, trong chỗ làm… nơi xứ người. Thật xót xa.

Chỉ có người vô cảm mới trách họ. Chỉ có người quá chuyên chế mới nói họ không yêu quê hương.

Họ chỉ mong tìm đường sống tốt hơn thôi mà.

Đất nước đã khá hơn, nhiều người đã thoát nghèo… chính nhờ sự đầu tư không phải của nước anh em XHCN mà của bọn tư bản, đa đảng. Việt Nam đang có thêm nhiều người khá hơn cho cái tỵ nạn giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội…

Nền giáo dục nửa quốc dân (bởi phải đóng tiền) nhiều khiếm khuyết dường như chỉ dành cho người nghèo. Bởi người có kinh tế thường cho con học trường tư, trường quốc tế.

Đảng lãnh đạo toàn diện dân tộc Việt Nam nói, “Tất cả vì con em của chúng ta”. Con chúng ta trước đây, được ưu tiên suất nhà nước, được xuất khẩu… giờ thì con chúng ta nhờ có tiền có thể chọ học trường quốc tế, đi du học…

Đảng không dại gì nói rõ, “còn con em chúng nó thì kệ”. Nhưng người Việt cần nhìn thấy.

Còn Hắn thấy người Việt cứ lại lũ lượt ra đi. Sao mà không buồn cho được.

Hắn cũng là một người đã ra đi. Ra đi để được tự do với chính suy nghĩ của mình.

Võ Ngọc Ánh

Được xem 1 lần, bởi 1 Bạn Đọc trong ngày hôm nay