LỐC THÁNH THẦN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?”.

Tại một bữa tiệc, văn hào Mark Twain ngồi đối diện với một mệnh phụ xinh đẹp nhưng xem ra khá kênh kiệu. Ông nói, “Cô thật xinh!”. Phụ nữ ấy không hề cảm kích mà còn khích nộ, “Rất tiếc, không cách nào để tôi có một lời khen tương tự dành cho ông!”. Mark Twain bình thản, “Không sao, cô có thể nói một điều gì đó ‘hơi dối’ như tôi vậy!”. Nghe xong, cô ấy xấu hổ, cúi mặt lí nhí, “Tôi quá cao ngạo, thành thật xin lỗi ông!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu hai tuần qua, chúng ta mục kích những hoạt động của Thánh Thần trên các tông đồ – những con người ‘được ru hời’ – khi họ để mình ‘cuốn theo chiều gió’ Thánh Linh, thì trình thuật Saolô – “một người quá cao ngạo” – bị quật ngã và trỗi dậy hôm nay là một điều gì chớp nhoáng, mạnh mẽ và khốc liệt hơn. Nó được gọi là ‘lốc Thánh Thần!’.

“Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?”, tiếng từ trời tựa hồ sấm ran ấy đã hỏi một con người nửa tỉnh nửa mê đang ngã quỵ; một người ‘cuồng nhiệt’ với dáng dấp một kẻ ‘cuồng tín!’. Saolô đâu biết ‘cuồng nhiệt’ với điều thánh thiêng không luôn luôn đồng nghĩa với việc làm đẹp lòng Chúa. Saolô gục ngã; nhưng may thay, lốc dịu lại và gió Thánh Thần đã nâng ông lên. Dầu sợ hãi, nhưng tâm hồn Saolô bắt đầu nhũn nhặn, mở ra để ân sủng đổ xuống cho một phẩm giá được phục hồi. Vậy mà tất cả những điều ấy chỉ xảy ra ngang qua sự khiêm nhường của một con người ngoan nguỳ.

Hành trình đức tin của Saolô là hành trình của một con người dám để Chúa  Phục Sinh biến đổi trái tim. Tiếng sấm từ trời không chỉ tra vấn Saolô, nhưng còn mời ông “Đứng lên!”. Trỗi dậy, Saolô biết mình mù, ông đưa tay cho người ta dắt. Từ đó, tim ông mở ra và Thánh Thần đã biến Saolô thành một “Phaolô” khiêm hạ. Cũng từ đó, Phaolô nhận một sứ vụ mới, “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Để từ đó, Phaolô không còn là mình, nhưng đã ‘nên một’ với Chúa Kitô, “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà Chúa Kitô sống trong tôi!”. Tin Mừng hôm nay cũng nói đến ‘nên một’ với Chúa Kitô, “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy!”. Chớ gì ‘lốc Thánh Thần’ không chỉ thổi tróc những cao ngạo của bạn và tôi nhưng còn ‘lôi kéo’ chúng ta đến với Thánh Thể hầu có thể nên một với Chúa Kitô mỗi ngày!

Anh Chị em,

“Sao ngươi bắt bớ Ta?”. Một khi mời gọi ai, Thiên Chúa luôn tra vấn người ấy và Ngài cho phép những gì cần thiết xảy ra nhằm giúp người ấy trở nên khiêm tốn vốn có thể mở rộng lòng mình cho Ngài. Thế nhưng, đừng quên, nhân vật chính ở các câu chuyện của những con người được ‘lốc Thánh Thần’ thổi tung không phải là các ‘đương sự’ nhưng là Chúa Thánh Thần. Chủ thể của các câu chuyện trong Tông Đồ Công Vụ là Thánh Thần. Ngài không ngừng ‘hà hơi ru hời’ – và nếu cần – tạo nên những cơn lốc. Đó có thể là việc quật ngã một sự nhiệt thành cuồng tín hay một ý chí lệch lạc; cũng có thể là đánh sập một sự tự phụ nơi một ai đó. Tất cả như để dọn đường cho những kế sách Ngài đã hoạch định.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Thánh Thần, cứ thổi tróc cao ngạo của con, nhưng đừng quên nâng con lên, cho con được ru hời hầu có thể trở nên con người Chúa muốn con trở thành!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

************************************************

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh

Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.        Ga 6,52-59

52 Khi ấy, người Do-thái tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” 53 Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”

59 Đó là những điều Đức Giê-su đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Ca-phác-na-um


 

TIỂU SỬ ĐỨC TÂN GIÁO TÔNG LEO XIV – Lm. Phê rô Nguyễn Văn Khải DCCT

Phêrô Nguyễn Văn Khải

Đức Tân Giáo tông tên là Robert Francis Prevost, người Hoa Kỳ, tu sĩ Dòng Thánh Augustino, nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục.

Ngài sinh ra tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ, ngày 14 tháng 9 năm 1955, trong một gia đình di dân mà thân phụ là Louis Marius Prevost, một Pháp lai Ý, còn thân mẫu là Mildred Martínez, người gốc Tây Ban Nha, ngài có hai anh là Louis Martín và John Joseph.

Ngài học xong trung học tại tiểu chủng viện Dòng Thánh Augustinô năm 1973. Năm 1977 ngài tốt nghiệp Cử nhân Toán học và Cao học Triết tại Đại học Villanova, Philadelphia.

Ngày 1 tháng 9 năm 1977, ngài vào tập viện Dòng Thánh Augustino tại Saint Louis, Hoa Kỳ và ngài khấn trọng trong Dòng này ngày 29 tháng 8 năm 1981.

Năm 1982 ngài tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện Thần học Công giáo Chicago và được thụ phong linh mục tại Roma ngày 19 tháng 6 năm 1982.

Năm 1985, ngài được gửi đi truyền giáo tại Peru và giữ chức vụ Chưởng ấn của giáo phận Chulucanas và Phó xứ giáo xứ Chính Tòa tại đây cho đến năm 1986.

Năm 1987, ngài tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Tôma Aquino. Luận án của ngài có tựa đề là “Vai trò của bề trên địa phương trong Dòng Thánh Augustino”.

Từ năm 1987 đến năm 1988, ngài cư trú tại Olympia Fields, phụ trách mục vụ ơn gọi và làm giám đốc các sứ vụ tông đồ của Tỉnh Dòng tại Hoa Kỳ.

Năm 1988, ngài trở lại Peru làm bề trên cộng đoàn cho đến năm 1992; rồi làm giám đốc chủng viện Augustino tại Trujillo từ 1988 đến năm 1998, kiêm giáo sư Giáo luật, giáo sư luân lý và Giáo phụ tại Chủng viện của các giáo phận San Carlo và San Marcello.

Ngài cũng làm giám học và sau đó làm giám đốc của chủng viện giáo phận Trujillo một năm, rồi làm thẩm phán của tòa án và thành viên của hội đồng cố vấn của Tổng giáo phận Trujillo.

Ngài là người sáng lập giáo xứ Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội mà ngày nay là giáo xứ Thánh Rita da Cascia từ năm 1988 đến năm 1999, và từ năm 1992 ngài còn quản nhiệm giáo xứ Đức Mẹ Montserrat.

Năm 1999 ngài trở về Chicago làm Giám tỉnh của Tỉnh Dòng Thánh Augustino Chicago. Ngày 14 tháng 9 năm 2001, ngài được bầu làm Bề trên Tổng quyền của Dòng và ngài giữ chức vụ này trong hai nhiệm kỳ 6 năm, cho đến ngày 4 tháng 9 năm 2013.

Sau đó, ngài giữ chức giám đốc đào tạo tại Tu viện Thánh Augustino ở Chicago, cố vấn thứ nhất và Phó Giám tỉnh của Tỉnh Dòng Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành.

Vào ngày 3 tháng 11 năm 2014, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm giám quản tông tòa của giáo phận Chiclayo và giám mục hiệu tòa Sufar. Ngày 7 tháng 11, ngài đã tiếp quản sứ vụ trước sự hiện diện của Đức TGM James Patrick Green, sứ thần tòa thánh và của hội đồng cố vấn.

Ngài đã được Đức Tổng Giám mục James Patrick Green truyền chức giám mục vào ngày 12 tháng 12 tại Nhà thờ Santa Maria ở Chiclayo từ, Sứ thần Tòa thánh tại Peru.

Vào ngày 26 tháng 9 năm 2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm giám mục của giáo phận Chiclayo.

Từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 1 năm 2023, ngài là Phó Chủ tịch thứ hai của Hội đồng Giám mục Peru, kiêm Chủ tịch của Ủy ban Văn hóa và Giáo dục và là thành viên của Hội đồng Kinh tế.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2020, chính Giáo hoàng Phanxicô cũng bổ nhiệm ngài làm giám quản tông tòa Callao. Ngài giữ chức vụ này đến ngài 26 tháng 5 năm 2021.

Ngài được bổ nhiệm làm thành viên của Bộ Giáo sĩ kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2019 và của Bộ Giám mục kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2020.

Ngày 30 tháng 1 năm 2023, Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Bộ Giám mục và Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, đồng thời phong cho ngài chức danh Tổng giám mục-Giám mục danh dự của Chiclayo. Ngài bắt đầu nắm giữ cả hai chức vụ vào ngày 12 tháng 4 năm 2023.

Ngài còn được bổ nhiệm làm thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin, Bộ các Giáo hội Đông phương, Bộ Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Tông đồ, Bộ Văn hóa và Giáo dục, Bộ Rao giảng Tin Mừng, Uỷ Ban Giải Thích Văn bản Lập pháp và  Ủy ban Giáo hoàng về Thành quốc Vatican.

Ngày 9 tháng 7 năm 2023, khi kết thúc Kinh Truyền Tin, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công bố tấn phong ngài làm hồng y phó tế.

Ngày 6 tháng 2 năm 2025, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nâng ngài làm hồng y giám mục và trao cho ngài chức vụ giám mục danh dự của Albano, một giáo phận ngoại ô Roma.

Ngày 8 tháng 5 năm 2025, ngài được các đức hồng y trong Mật nghị bầu làm vị giáo tông 267. Ngài lấy tên gọi là Leo XIV (Tiếng Việt đọc là “Lê – Ô Thứ Mười Bốn”, hoặc “Lê-ô Mười Bốn”).

Ngài là một mục tử, một nhà truyền giáo, một nhà đào tạo, một nhà quản trị, có kinh nghiệm mục vụ quốc tế, cả ở Giáo triều Roma lẫn các quốc gia trên thế giới.

Ngày là người Mỹ đầu tiên được bầu làm Giáo tông,  đứng đầu Giáo hội Công giáo hoàn vũ.

Ngoài tiếng Anh, ngài còn nói được tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha. Ngài cũng đọc hiểu được tiếng Latin và tiếng Đức.

Sự xuất hiện đầu tiên của ngài, từ phong cách đến nội dung thông điệp làm tôi nhớ đến dung nhan và phong cách của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II trước đây.

Lm. Phê rô Nguyễn Văn Khải DCCT.

(Tổng hợp từ các tài liệu Tây Phương).


 

Giáo hoàng Lêô XIV – (Leo thứ 14)

Khang Duy Nguyen

https://www.youtube.com/live/CzUFyGkebhA?si=0SG9Mme2I7zDUKIo

HABEMUS PAPAM!!! ĐGH  Robert Francis Prevost _ lấy danh xưng là Giáo hoàng Lêô XIV _ (Leo thứ 14) tên khai sinh là Robert Francis Prevost) OSA (sinh ngày 14 tháng 9 năm 1955) là một giáo sĩ Công giáo người Mỹ, dòng Thánh Augustino và là người đứng đầu Giáo hội Công giáo và là quốc vương của Thành quốc Vatican kể từ ngày 8 tháng 5 năm 2025. Là vị Tân Giáo Hoàng gốc Hoa Kỳ đầu tiên.  ĐHY từng giữ chức vụ Tổng trưởng Bộ Giám mục và chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh kể từ năm 2023. Trước đó, ĐHY từng giữ chức Giám mục của Chiclayo ở Peru từ năm 2015 đến năm 2023, và là cựu tổng quyền của Dòng Thánh Augustine từ năm 2001 đến năm 2013. Năm 2015, Hồng y Prevost đã trở thành công dân nhập tịch của Peru theo xác nhận của Cơ quan Đăng ký Dân sự Quốc gia Peru.

Ngày hôm nay 8 tháng 5 năm 2025 được bầu làm Giáo hoàng.  Một Hồng Y trẻ tuổi nhất trong Hồng Y Đoàn _ vừa nhận Hồng y vào ngày 6 tháng 2 năm 2025 _ vỏn vẹn hơn 3 tháng.


NGHỊ QUYÊT 68

Manh Dang 

Đảng áp đặt kinh tế quốc doanh làm chủ đạo là ngược tự nhiên. Cho nên, cái cần là ra nghị quyết bãi bỏ cái ngược tự nhiên của chính mình.

Sẵn thì thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm và xin lỗi nhân dân vì đã đưa lý thuyết phản động của Mac Lenin vào nền kinh tế Việt Nam, làm triệt tiêu hết mọi động lực phát triển, kéo đất nước tụt hậu hàng nửa thế kỷ qua.

Đồng thời, hứa hẹn bảo đảm sẽ thể chế hóa luật pháp theo hướng tôn trọng nền kinh tế thị trường, trong đó có kinh tế tư nhân. Nghiêm cấm công an “trấn lột” nền kinh tế ấy dưới mọi hình thức, chứ không phải khi thấy ai đó lớn mạnh, vỗ béo rồi trấn lột như những nạn nhân Vua Lốp, Minh Phụng một thời.

Còn kinh tế tư nhân vốn không cấm thì nó đã tự nhiên vận hành, không cần phải nghị quyết “cởi trói” gì cả. Cái cần “cởi trói” là nhận thức của đảng cho đúng, cho kịp với tri thức của xã hội văn minh loài người.

Cứ ngược đời mới chịu!

Có ông chú đang sống trên Dalat đã từng nói ” Đảng Cộng Sản như người dẫn đường không biết sử dụng bản đồ, đưa cả dân tộc rơi xuống hết hố này đến hố khác. Đến khi lóp ngóp trèo lên được miệng hố thì lại hô vang “Thắng lợi”. Cứ như thế, đảng đi từ “thắng lợi” này đến “thắng lợi” khác”.


 

NHỮNG KẺ PHẢN TRẮC – Đỗ Duy Ngọc

Đỗ Duy Ngọc

Thuở hàn vi, tôi có một người bạn cùng đồng cam cộng khổ một thời gian. Có một thời tôi và người ấy sống bằng bánh mì từ thiện xin được ở trung tâm từ thiện Caritas của Công giáo. Sau 1975, bạn tôi trở thành cán bộ lãnh đạo của chế độ mới với một chức vụ khá to. Anh bạn này từ chối quá khứ và không công nhận mình có thời kỳ sống bằng bánh mì từ thiện. Tôi gọi anh này là kẻ phản trắc.

Trên báo chí và mạng xã hội mấy năm trước, tôi đọc được một câu chuyện kể một ông Tiến sĩ đang là lãnh đạo một cơ quan nhà nước. Một lần nọ, anh trở về trường nơi anh đã từng học thời trung học họp mặt nhân ngày kỷ niệm của trường. Anh ta đứng giữa sân khấu và nói to lên rằng:” Trong hội trường này ai đã từng là thầy giáo của tôi, đề nghị giơ tay”. Tôi cũng gọi anh Tiến sĩ này là kẻ phản trắc.

Trong chiến tranh, một anh bộ đội bị thương, lạc đơn vị, được người dân nuôi trong hầm, chăm sóc vết thương, lo lắng bữa ăn, áo mặc suốt thời gian dài. Sau 75, anh trở thành một cán bộ lãnh đạo bắt đầu từ địa phương nơi anh đã từng được cưu mang, sau đó về trung ương nhận một chức vụ khá cao. Suốt mấy chục năm nay, anh chưa bao giờ ghé lại thăm căn hầm xưa và những người đã tửng cứu giúp, cưu mang anh trong thời kỳ chiến tranh. Tôi cũng gọi đó là kẻ phản trắc.

Cũng cùng một trường hợp như trên, nhưng anh cán bộ đó có lần về nơi cũ trong một chuyến công tác tiền hô hậu ủng, cả đoàn xe hộ tống. Anh cán bộ lãnh đạo đến ngồi trong uỷ ban tỉnh và nói với lãnh đạo tỉnh kêu người đã từng nuôi giấu anh trong lúc hiểm nguy thời chiến tranh dến gặp anh ở văn phòng uỷ ban. Tôi cũng xem anh này là kẻ phản trắc.

Năm 1968, trong cuộc tấn công Mậu Thân vào Sài Gòn, Ba của người bạn tôi ở Bảy Hiền cũng đã từng cứu một anh bộ đội miền Bắc. Băng bó vết thương cho anh, nuôi dưỡng anh một thời gian dài. Cũng vì hành động đó, ba của bạn tôi phải đi tù. Sau 1975, trong chiến dịch đánh tư sản, ba của người bạn tôi là chủ một nhà máy dệt ở Bảy Hiền cũng bị tịch thu tài sản. Người ra lệnh và trực tiếp tiếp quản nhà máy cũng chính là anh chàng bộ đội kia. Tôi gọi đấy là kẻ phản trắc.

Những người lãnh đạo thành phố này một thời đã cướp đất của dân Thủ Thiêm, đẩy dân vào cảnh màn trời chiếu đất, trở thành những kẻ không nhà. Họ xoá sạch ngôi nhà thân thiết của dân, họ đẩy dân vào chỗ chết, họ đã khiến nhiều người dân uất ức mà chết. Họ gây phẫn nộ trong dân bằng những việc dối lừa. Họ làm giàu trên nỗi khổ đau của dân. Khi mọi chuyện vỡ lở, họ tránh mặt, cho người khác đứng ra hứa hẹn, xin lỗi dân một cách vô cảm, kéo dài thời gian để hòng trốn tội. Tôi gọi lũ người ấy là bọn phản trắc.

Chùa chiền bây giờ được xây to, tượng Phật nào cũng lớn, sân chùa nào cũng la liệt Bồ Tát. Thầy tu nào cũng đi xe hơi sang trọng, ăn uống bỗ dưỡng, toàn dùng thiết bị đắt tiền. Mượn hào quang của Phật, mượn kinh kệ loè người, mượn của chùa để làm điều phi pháp, mượn áo Tăng để lừa bịp. Tôi gọi đó là lũ thầy chùa phản trắc.

Bà bạn hàng xóm của tôi thời tôi ở đường Trần Quang Diệu là một bà chủ khá giàu thời đó. Bà không có con nên nuôi một cô con nuôi. Bà thương cô như con ruột. Cho ăn học đàng hoàng đến nơi đến chốn, sống trên nhung lụa. Sau 75, bà cho tiền vàng cho cô ấy vượt biên, sau đó định  cư ở Mỹ. Bà chuyển tiền cho cô ấy làm ăn buôn bán, trở thành người giàu có ở xứ người. Bà qua Mỹ, cô ta gởi bà vào nhà của người già không thân nhân, chẳng bao giờ thăm hỏi. Buồn quá, bà về lại Việt Nam rồi qua đời trong cô đơn, hàng xóm bỏ bà vào một quan tài từ thiện rẻ tiền và thiêu, tro rải đâu không biết. Cô ta cũng đã về ở Việt Nam nhưng lấy cớ tour du lịch đã đăng ký, cô ta không viếng thăm, chẳng thắp được cây nhang cho bà cụ, cũng không quấn được vành khăn tang. Tôi gọi cô này là người phản trắc.

Đọc trên báo thấy tin con giết cha vì tranh chấp đất đai, cháu giết bà vì không xin được tiền đánh bạc, con giết mẹ vì mẹ không cho tiền hút chích, vợ giết chồng để dễ dàng đến với tình nhân. Lũ người đó cũng là lũ phản trắc.

Theo từ điển thì phản trắc là loại người tráo trở, không thể tin được, không thể hợp tác được, là loại người luôn rắp tâm làm phản. Đồng nghĩa với phản phúc. Thời nay, loại người phản trắc ấy đầy dẫy khắp nơi, chỗ nào cũng có. Ở đâu mà lắm thế? Sao xã hội bây giờ toàn lũ phản trắc ấy?

Thế bây giờ có còn người tốt không? Còn chứ. Sao mà không có được. Thế họ đi đâu hết rồi? Họ đang ở đâu hết rồi? Họ đang cô đơn, họ đang lạc lõng. Họ đang ở trong lớp người cùng quẫn đang bị dồn vào chân tường. Họ phản kháng yếu ớt vì chẳng có quyền lực mà cũng chẳng có vũ khí. Một xã hội vắng bóng người tốt, đó là biểu hiện của sự thất bại của một chế độ.

24.10.2018

ĐODUYNGOC

Cóp từ FB Dan Dao


 

“VÌ ĐÂU TA KHỔ?”

Kimtrong Lam

– Con người ta vì đâu lại chất chứa quá nhiều những muộn phiền khổ não?

Con người ta sống vì sao luôn cảm thấy muộn phiền, khổ não? Điều mấu chốt ở đây dường như nằm ở chính cái tâm cố chấp không muốn buông bỏ của mình…

Buông bỏ một chút gánh nặng trong tư tưởng, buông bỏ một chút được mất vật chất, khiến cho hết thảy thuận theo tự nhiên, thì lòng sẽ nhận được thản nhiên và tự tại.

– Con người sở dĩ phiền não chính là bởi vì trí nhớ “quá tốt”:

Hết thảy những gì nên nhớ, không nên nhớ đều lưu lại trong tâm trí của mình. Chúng ta thường xuyên nhớ kỹ những sự tình nên quên đi và quên mất những gì nên nhớ.

Người xưa thường nói: “Người ngốc là người đáng yêu!”

Sở dĩ người ngốc đáng yêu là bởi họ quên mất những sự tình không vui, những lời chế giễu cười nhạo của người đời dành cho họ, quên những ân oán trong cuộc đời, quên công danh lợi lộc trong thế tục, quên hết thảy thế giới này. Họ sống trong thế giới của mình mà vui cười, khoái hoạt.

Nhưng có nhiều người thà rằng khiến mình không vui chứ không muốn làm người ngốc. Nếu có thể nhớ kỹ việc cần nhớ, quên bỏ điều cần quên, mỗi ngày lại bắt đầu một ngày mới thì sẽ tốt biết bao!

– Con người sở dĩ thống khổ chính là bởi vì họ truy cầu quá nhiều:

Đời người không thể việc gì cũng thuận theo ý mình, cho nên đừng thường xuyên nghĩ rằng mình thống khổ. Kỳ thực, trên thế giới này còn rất nhiều người khổ hơn mình.

Người thông minh hiểu rõ rằng, trong cuộc sống có những ước mơ là xa vời mãi mãi không thành hiện thực được, có một số vấn đề vĩnh viễn không có câu trả lời, có một số chuyện vĩnh viễn không có kết thúc, có một số người xa lạ mãi mãi vẫn chẳng thể làm thân.

Thống khổ thực sự cũng không phải bởi người khác đem đến cho mình, mà chính là bởi sự tu dưỡng của bản thân chưa đủ, không có khả năng chấp nhận. Có những việc rất đơn giản nhưng bị con người làm phức tạp lên, rồi người ta lại cảm thấy khổ.

Hãy học cách buông bỏ, buông bỏ một chút gánh nặng trong tư tưởng, suy nghĩ, thản nhiên đối mặt, khiến cho hết thảy thuận theo tự nhiên, có như vậy bạn mới sống được thản nhiên và tự tại.

– Con người sở dĩ không vui vẻ, khoái hoạt chính là bởi vì họ toan tính quá nhiều:

Không phải chúng ta nắm giữ được quá ít mà là chúng ta tính toán quá nhiều. Đừng nhìn người khác sống hạnh phúc mà cảm thấy mình bị mất mát và áp lực. Kỳ thực những thứ mà bạn nhìn thấy chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn bên trong chỉ mỗi người tự biết .

Dục vọng và ham muốn của con người thì vô cùng nhiều, nhiều không kể hết, ai cũng truy cầu cuộc sống cao sang, mong muốn bản thân có mọi thứ, đạt được mục tiêu của mình. Nếu đạt được rồi thì nhất thời cảm thấy vui vẻ, nếu không đạt được thì thống khổ cả đời.

Trên thế gian, không có thứ gì là hoàn mỹ, nhưng ít ai biết được rằng, không hoàn mỹ mới là một dạng đẹp đẽ. Chỉ có không ngừng vượt qua những thất bại, bạn mới cảm nhận được niềm vui trong cuộc đời.

– Con người sở dĩ không biết đủ chính là bởi vì họ truy cầu quá nhiều hư vinh:

Người xưa thường nói: “Người biết đủ thường vui”, nhưng mấy ai đạt được cảnh giới này? Không phải con người đạt được quá ít mà là mong muốn của con người quá nhiều nên mới thường xuyên thấy chưa đủ. Trời đất rộng lớn có đủ những thứ kỳ lạ, có quá nhiều thứ hấp dẫn, mê đắm lòng người, chúng ta khó có thể không động tâm, khó có thể không ham muốn, khó có thể ngừng ảo tưởng.

Đứng trước những điều say mê hấp dẫn ấy, có bao nhiêu người bị cuốn đi? Có bao nhiêu người không bị lạc đường? Biết đủ mới có thể kìm hãm được dục vọng của bản thân, đứng vững trên đường đời!

– Con người sở dĩ không hạnh phúc là bởi vì họ không có lòng thỏa mãn:

Mỗi người có cảm giác và mong cầu hạnh phúc khác nhau. Người nào nếu dễ dàng cảm thấy thỏa mãn thì dễ dàng tìm kiếm được hạnh phúc. Người xưa từng có câu: “Hạnh phúc giống như một tòa kim tự tháp, có rất nhiều tầng, càng lên cao thì hạnh phúc càng ít, đạt được hạnh phúc lại càng khó. Càng ở tầng dưới thì càng dễ đạt được hạnh phúc.”

– Hạnh phúc không ở đâu xa:

Kỳ thực, hạnh phúc là một loại mong mỏi, một loại cảm nhận của tâm hồn. Chỉ cần chúng ta dụng tâm phát hiện, dụng tâm cảm thụ, thì sẽ phát hiện ra hạnh phúc đang ở ngay bên cạnh mình.

Chẳng qua những hạnh phúc ấy đã bị chúng ta xem nhẹ mà thôi.

– Con người sở dĩ mệt mỏi chính là bởi vì họ nghĩ quá nhiều:

Thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm hồn mệt mỏi. Sống trong đời thường, ai ai cũng không tránh khỏi việc bị phiền muộn do bản thân mình hay liên lụy từ người khác. Tuy nhiên, có người sẽ chọn cách xem nhẹ, nhanh chóng quên đi để tận hưởng cuộc sống, nhưng có người lại chấp trước vào đó, suy nghĩ ngày này qua ngày khác khiến tâm mệt mỏi. Hãy suy nghĩ ít đi để sống thoái mái hơn.

“Hiểu rõ nhất về bản thân vĩnh viễn chỉ có bản thân mình. Cuộc sống không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, vui vẻ cũng là sống qua một ngày, phiền muộn cũng là sống qua một ngày, vậy vì sao không để bản thân sống từng ngày vui vẻ?”

VietBF@sưu tập

VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam


 

Diễn tiến và kết quả bầu Giáo Hoàng tại Cơ Mật Viện Sistine

Theo TTX AP và Vatican

Thánh lễ buổi sáng tại Vương cung thánh đường Thánh Peter đã kết thúc, cho phép các hồng y bầu ra giáo hoàng tiếp theo trở về nơi ở của mình trong vài giờ trước khi diễn ra mật nghị.

Sách Phúc ÂmSistineChapel56Sách Phúc Âm được trưng bày tại Nhà nguyện Sistine cho cuộc họp kín bầu giáo hoàng tiếp theo, thứ Ba, ngày 6 tháng 5 năm 2025. | ảnh của: Vatican Media

Tòa thánh Vatican cho biết vào buổi chiều, mọi phương tiện liên lạc xung quanh Vatican sẽ bị chặn khi các hồng y chuẩn bị rút lui khỏi thế giới bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ bí mật và thiêng liêng phía trước.

Tường Thuật của TTX Công Giáo Hoa Kỳ – CNA

Các hồng y tập trung tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ 'Pro Eligendo Romano Pontifice' vào ngày 7 tháng 5, ngày bắt đầu mật nghị bầu người kế nhiệm Đức Giáo hoàng Phanxicô.Các Hồng y tập trung tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ ‘Pro Eligendo Romano Pontifice’ vào ngày 7 tháng 5, ngày mật nghị bầu người kế nhiệm Đức Giáo hoàng Phanxicô bắt đầu. | Courtney Mares / CNA

Đức Hồng y Giovanni Battista Re, 91 tuổi, niên trưởng của Hồng y đoàn, đã chủ trì buổi lễ, nhấn mạnh đến nhu cầu hiệp nhất trong Giáo hội. “Trong số các nhiệm vụ của mỗi người kế nhiệm Thánh Phêrô là việc thúc đẩy sự hiệp thông: sự hiệp thông của tất cả các Kitô hữu với Chúa Kitô; sự hiệp thông của các giám mục với Đức Giáo hoàng; sự hiệp thông của các giám mục với nhau,” ngài nói.

“Sự hiệp nhất của Giáo hội là ý muốn của Chúa Kitô; một sự hiệp nhất không có nghĩa là đồng nhất, nhưng là sự hiệp thông vững chắc và sâu sắc trong sự đa dạng, miễn là vẫn duy trì được lòng trung thành trọn vẹn với Tin Mừng,” ngài nói thêm.

Đức Hồng Y Re cho biết: “Trong tác phẩm Triptych ở Rome, Đức Giáo hoàng John Paul II đã bày tỏ hy vọng rằng trong những giờ bỏ phiếu cho quyết định quan trọng này, hình ảnh Chúa Jesus, Đấng phán xét hiện ra thấp thoáng (trong họa phẩm) của Michelangelo sẽ nhắc nhở mọi người về trách nhiệm to lớn trong việc trao ‘chìa khóa tối cao’ (Dante) vào đúng tay người nắm giữ”.

“Vậy chúng ta hãy cầu nguyện để Chúa Thánh Thần, Đấng trong một trăm năm qua đã ban cho chúng ta một loạt các Giáo hoàng thực sự thánh thiện và vĩ đại, sẽ ban cho chúng ta một Giáo hoàng mới theo lòng Chúa vì lợi ích của Giáo hội và nhân loại,” ngài nói thêm.

Thương Chiến Mỹ Hoa hạ nhiệt – Đàm phán ở Thụy sĩ ?

Theo báo Bloomberg và phố Wall – WSJ

(Bloomberg) — Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer sẽ tới Thụy Sĩ vào cuối tuần này để đàm phán thương mại với Trung Quốc do Phó Thủ tướng He Lifeng dẫn đầu, nhằm tìm cách hạ nhiệt căng thẳng thuế quan đe dọa gây tổn hại đến cả hai nền kinh tế.

Chuyến đi được công bố trong các tuyên bố hôm thứ Ba từ chính phủ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây sẽ là cuộc đàm phán thương mại đầu tiên được xác nhận giữa hai nước kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế trừng phạt lên tới 145% đối với Trung Quốc, và Bắc Kinh đáp trả bằng mức thuế trả đũa 125%.

Bessent, trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News, cho biết mức thuế quan hiện tại không bền vững và tương đương với lệnh cấm vận thương mại. Các cuộc đàm phán vào thứ Bảy và Chủ Nhật sẽ tập trung vào việc giảm leo thang hơn là một thỏa thuận thương mại lớn.

“Chúng ta phải hạ nhiệt trước khi tiến lên phía trước,” Bessent nói. “Chúng ta không muốn tách rời, điều chúng ta muốn là thương mại công bằng.”

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent.

Hoa Kỳ nên “thể hiện sự chân thành” trong các cuộc đàm phán, sửa chữa các hành vi sai trái và giải quyết mối quan tâm của cả hai bên thông qua “tham vấn bình đẳng”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố sau khi các cuộc đàm phán được công bố. Trung Quốc đã đồng ý tham gia với Hoa Kỳ sau khi đánh giá các cuộc gọi từ phía Hoa Kỳ và lợi ích riêng của Trung Quốc, Bộ này cho biết.

Theo báo WSJ

“Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, chúng tôi sẽ thống nhất về những gì chúng tôi sẽ nói đến”, Bessent cho biết. “Tôi cảm thấy rằng đây sẽ là về việc hạ nhiệt căng thẳng, không phải về thỏa thuận thương mại lớn”. Bessent cũng sẽ gặp Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter.

Phó Thủ tướng Trung Quốc He Lifeng

He Lifeng, phó thủ tướng Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Ảnh: Johannes Neudecker/dpa/Zuma Press

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đồng ý đàm phán thương mại với Bessent vì Hoa Kỳ đã gửi tín hiệu rằng họ sẵn sàng điều chỉnh thuế quan. Bộ này cho biết Hoa Kỳ “phải thừa nhận tác động tiêu cực nghiêm trọng của các biện pháp thuế quan đơn phương”. Bộ này cho biết Trung Quốc đã sẵn sàng đối thoại nhưng “chắc chắn sẽ không hy sinh các lập trường có nguyên tắc”.

Wendy Cutler, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Hoa Kỳ và hiện là phó chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho biết những diễn biến cho thấy cả hai bên đều “sẵn sàng thực hiện bước đi tích cực để hạ nhiệt căng thẳng và vạch ra chiến lược tái hợp”.

Đối mặt với áp lực từ các nhà đầu tư và các công ty Hoa Kỳ phàn nàn về các kệ hàng sắp trống trơn, chính quyền Trump đã cân nhắc đến việc cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm giảm căng thẳng với Bắc Kinh, The Wall Street Journal đưa tin. Nhưng các quan chức chính quyền cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ không hành động đơn phương và cần phải thấy một số hành động từ Bắc Kinh.

Mặt khác, giới lãnh đạo của Tập Cận Bình đã chuẩn bị cho Trung Quốc trong cuộc đấu tranh lâu dài với Hoa Kỳ. Đồng thời, họ đang chịu áp lực ngày càng tăng từ nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu mạnh mẽ trong việc cố gắng tái hợp tác với Washington để giảm bớt nỗi đau kinh tế trong ngắn hạn.

Tạp chí Journal đưa tin rằng Tập Cận Bình gần đây đã chỉ đạo ông trùm an ninh công cộng của mình, Vương Hiểu Hồng, tìm cách giải quyết mối quan ngại của chính quyền Trump về vai trò của Trung Quốc trong hoạt động buôn bán fentanyl . Những người hiểu rõ vấn đề này cho biết một phần trong suy nghĩ của Bắc Kinh liên quan đến việc cử Vương đến Hoa Kỳ hoặc một quốc gia thứ ba để gặp các quan chức Hoa Kỳ. Đó sẽ là một cuộc họp riêng biệt với cuộc họp được lên lịch ở Thụy Sĩ.

Wang Xiaohong, has named as the party chief of the Ministry of Public Security. Photo: Weibo

Vương Hiểu Hồng, bộ trưởng an ninh công cộng của Trung Cộng,                            ảnh của báo SCMP

Các nhà phân tích từ  Goldman Sachs đã cảnh báo rằng thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khiến 16 triệu việc làm tại Trung Quốc gặp rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Ngân hàng Goldman tuyên bố rằng mức thuế quan cao liên tục của Hoa Kỳ-Trung Quốc và sự sụt giảm đáng kể trong xuất khẩu của Trung Quốc có thể gây áp lực lên thị trường lao động.

China's Youth Unemployment Problem - The Wire China

Các công việc bị đe dọa chủ yếu liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, với gần một phần tư trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, theo báo cáo của báo Bưu Điện Hoa Nam – South China Morning Post.


Hoa Kỳ đã trở nên khiếp sợ ‘Kẻ Khác’ như thế nào

Ba’o Tieng Dan

03/05/2025

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Việt Báo biên dịch

2-5-2025

LTS: Nguyễn Thanh Việt là tác giả gốc Việt đoạt giải Pulitzer. Tác phẩm mới nhất của ông là cuốn To Save and to Destroy: Writing as an Other. Dưới đây là bài “How America Became Afraid of The Other” của ông viết về tình hình bài trừ di dân hiện tại ở Hoa Kỳ dưới chính quyền đương thời, đăng trên tạp chí TIME ngày 28 tháng 4.

Việt Nam năm 2024

Nguyễn Thanh Việt, giáo sư đại học Havard (tiểu ban thơ văn)

Tiểu thuyết đầu tay của Viet, The Sympathizer được xuất bản năm 2015 bởi Grove Press /Atlantic. The Sympathizer đã giành giải Pulitzer năm 2016 cho tiểu thuyết hư cấu, giành giải thưởng tiểu thuyết đầu tay của Trung tâm tiểu thuyết hư cấu , huy chương Carnegie cho tiểu thuyết xuất sắc từ Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ và giải thưởng văn học tiểu thuyết châu Á/Thái Bình Dương của Hiệp hội thủ thư châu Á/Thái Bình Dương .  Cuốn sách cũng đã giành giải Edgar cho tiểu thuyết đầu tay hay nhất của một tác giả người Mỹ từ Hiệp hội nhà văn trinh thám Hoa Kỳ. Cuốn tiểu thuyết này cũng đã giành giải thưởng hòa bình văn học Dayton

***

Hoa Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn có một mối quan hệ phức tạp với di dân và tị nạn, mặc cho một phần trong huyền thoại quốc gia luôn khắc họa hình ảnh chúng ta là một xứ sở của những người mới đến. Trong huyền thoại đó, họ — những di dân — là một phần của chúng ta.

Song song với điều đó, nước Mỹ cũng từng nhiều lần trải qua những cơn bùng phát dữ dội của tâm lý bài ngoại.

Hiện nay cũng vậy, khi chính quyền Trump vũ khí hóa nỗi sợ đối với ‘người khác’, đồng thời khơi dậy một cơn hoảng loạn tinh thần đối với những người được cho là những kẻ xa lạ đang mon men đến bờ cõi chúng ta. Khi những người này, bao gồm cả những người đã là người Mỹ, bị nhìn nhận như một mối đe dọa đối với quốc gia, thì họ không còn được xem là một phần của “chúng ta” nữa. Thay vào đó, họ trở thành “kẻ khác” đối với cái bản ngã tập thể của đất nước.

Điều này không phải là chuyện mới lạ. Vào cuối thập niên 1800, nhiều người Mỹ tin rằng, di dân Trung Hoa mang theo bệnh tật, tội phạm và các tệ nạn, cùng với đạo đức lao động phi nhân tính. Kết quả của những thành kiến ấy là việc đốt phá các khu phố Tàu, các vụ hành quyết tập thể đối với người Trung Hoa, và việc ban hành lệnh cấm gần như toàn bộ di dân từ Trung Hoa.

Với các chính sách thuế quan của mình, Tổng thống Donald Trump có lẽ còn nhắm mục tiêu vào người Trung Hoa một cách công khai hơn, so với khi ông từng gọi COVID-19 là “kung flu”. Tuy nhiên, ông đã khởi đầu chiến dịch tranh cử của mình bằng lời cam kết đóng chặt biên giới Hoa Kỳ để bảo vệ quốc gia khỏi “những kẻ hiếp dâm” người Mexico vào năm 2015, và đến năm 2024 lại cáo buộc các băng đảng Venezuela là mối đe dọa.

Chiến dịch trục xuất mà ông Trump hứa hẹn ngày nay gợi lại những hình ảnh cũ thời thập niên 1920 và 1930, khi chính phủ Hoa Kỳ tiến hành việc vây bắt và cưỡng bức hồi hương khoảng một triệu người Mexico và công dân Mỹ gốc Mexico về lại Mexico.

Việc trừng phạt “kẻ khác” thường mang hình thức một màn kịch và trình diễn, nhằm mục đích giải trí và làm thỏa mãn một số người, đồng thời khiến những người còn lại phải im lặng và quy phục.

Bởi thế, việc trục xuất các băng đảng Venezuela bị cáo buộc, bằng những chuyến bay do Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) vận hành, được thực hiện trước ống kính máy quay: Họ bị ghi hình như những sinh vật hạ đẳng, đầu cạo trọc, mặc đồng phục trắng trẻ con gồm áo sơ mi và quần đùi, bị tước đoạt nhân phẩm.

“Cưỡng bức di dời” (renditioning) là từ ngữ thích hợp hơn “trục xuất” (deportation), vì nhiều người trong số này không được đưa về quê hương gốc, mà bị đưa đến những nơi khác — như các di dân nhiều quốc tịch bị giam giữ trong khách sạn hoặc các trại tập trung giữa rừng ở Panama.

Từ “cưỡng bức di dời” cũng gợi nhắc đến những hành động mà Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) từng thực hiện đối với các nghi phạm khủng bố bị “biến mất” vào những “địa điểm đen” bí mật — điều hoàn toàn phù hợp khi Trump viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Ngoại bang năm 1798, một đạo luật thời chiến từng được dùng để giam giữ người Nhật và công dân Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến II, nhằm mô tả các băng đảng Venezuela như những “kẻ khủng bố” đang “xâm nhập” Hoa Kỳ (Tuy nhiên, các thẩm phán liên bang ở New York và Texas đã thách thức hành động này tại tòa án).

Việc các tổng thống và chính phủ mô tả những kẻ bị cáo buộc phạm tội là “khủng bố” khiến tất cả chúng ta lo ngại, bởi “khủng bố” là một nhãn mác có khả năng co giãn vô tận, có thể được áp đặt lên bất kỳ ai mà chính quyền cho rằng đang phá hoại quyền lực của mình.

Điều tồi tệ hơn nữa là một “Cuộc chiến chống Khủng bố” — như cuộc chiến mà Tổng thống George W. Bush tuyên bố sau sự kiện 11/9 — thì không thể nào giành chiến thắng được. Đó là một tình trạng chiến tranh vĩnh viễn, được áp đặt lên một dòng người là “kẻ khác” không bao giờ dứt, đồng thời buộc sự đồng hóa trong lòng nước Mỹ, như khi Bush tuyên bố: “Hoặc các vị đứng về phía chúng tôi, hoặc các vị chống lại chúng tôi”.

Dù có thể chiến thắng trước một nhóm thù địch cụ thể, làm sao có thể đánh bại được sự kinh hoàng? Mối đe dọa của nỗi kinh hoàng sẽ còn tiếp diễn, bởi lẽ kinh hoàng đã tồn tại cùng với sự tò mò và nỗi sợ hãi, với tình yêu và thù hận, ánh sáng và bóng tối — như chính nhịp đập của trái tim con người.

Chủ nghĩa cộng sản, hay bất kỳ hệ tư tưởng nào không được lòng chính quyền đương nhiệm, có thể bị đánh bại — nhưng “kẻ khủng bố” thì không bao giờ mất đi, bởi nỗi kinh hoàng không chỉ đến từ các mối đe dọa thực sự mà còn từ trong chính chúng ta, liên tục sinh ra những bóng ma mới.

Cuộc chiến chống khủng bố có lẽ đã đánh động sâu sắc tâm thức người Mỹ, bởi nỗi kinh hoàng đã luôn là một phần trong đời sống Hoa Kỳ, kể từ những ngày đầu tiên những người định cư châu Âu đặt chân lên mảnh đất này.

Có lẽ, những “người khác” đầu tiên đối với người định cư đến vùng đất này chính là người bản địa. Tiếp theo là những người châu Phi bị bắt cóc và nô lệ, những người mà công sức lao động và thân xác của họ đã giúp tạo dựng nên Hoa Kỳ.

Hoặc cũng có thể, “kẻ khác” đầu tiên đối với những người định cư chính là bản thân vùng đất rộng lớn này — một nơi vừa hứa hẹn sự phong phú, vừa rình rập hiểm họa.

Điều đó vẫn còn đúng cho đến ngày nay, khi những người có quyền lợi trong ngành nhiên liệu hóa thạch hứa hẹn rằng đất đai có thể bị khuất phục và biến thành lợi nhuận — cũng như những “kẻ khác” từng khai thác đất đai, từ người nô lệ đến công nhân di trú, từng bị bóc lột.

Bằng cách đối mặt với thiên nhiên hay với con người, những người định cư đã chạm trán điều mà triết gia Emmanuel Levinas gọi là “khuôn mặt của Kẻ Khác”, điều mà Levinas cho rằng có thể khơi dậy lòng trắc ẩn hoặc sự kinh hoàng. Hai cảm xúc đối lập này tiếp tục định hình cảnh quan chính trị và văn hóa Hoa Kỳ ngày nay.

Trong khi có người kêu gọi lòng cảm thông đối với tha nhân, chính quyền Trump lại mô tả các cử chỉ ấy như là sản phẩm của một hệ tư tưởng “đa dạng, công bằng và hòa nhập” – DEI cần phải tiêu diệt. Levinas tin rằng, cuộc gặp gỡ trực diện với ‘Kẻ Khác’ là một nhiệm vụ đạo đức cấp thiết, nhưng Elon Musk lại cho rằng “điểm yếu căn bản của nền văn minh phương Tây chính là lòng trắc ẩn”, vì nó mở ra cánh cửa cho những người không thuộc phương Tây và không [phải là người] da trắng chiếm đoạt.

Không phải ngẫu nhiên khi những người bị đưa tới các nhà tù ở El Salvador bị buộc phải cúi đầu, không cho phép người ta nhìn thấy gương mặt con người của họ.

Không chỉ những kẻ bị cáo buộc là băng đảng mới bị gán nhãn “khủng bố” trong trí tưởng tượng bài ngoại, mà cả những người tị nạn, di dân, dù có giấy tờ hay không, cũng bị xem như những kẻ âm mưu thay thế người da trắng.

Để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị trục xuất, những di dân này bị buộc phải thể hiện lòng trung thành tuyệt đối. Sự khác biệt của họ so với những chuẩn mực quốc gia — da trắng, nam giới, một giới tính, Cơ Đốc giáo — bị xem như là một trở ngại cho quyền tự do ngôn luận, một quyền mà lẽ ra là cốt lõi của nước Mỹ.

Do đó, tất cả những sinh viên quốc tế cho đến nay đã bị bắt và giam giữ bí mật vì biểu tình phản đối cuộc tấn công của Israel vào Gaza đều là người không da trắng, có gốc gác từ các quốc gia như Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.

Dù người ta có đồng tình hay không với lời nói của họ, thì họ cũng có quyền tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Hiến pháp Hoa Kỳ, với tư cách là cư dân hợp pháp lâu dài hoặc sinh viên quốc tế.

Nhưng điều đáng hỏi là: Khoảng cách giữa một công dân Mỹ, nhất là người không da trắng hay người nhập tịch, với Mahmoud Khalil — cựu sinh viên tốt nghiệp Columbia, hiện là thường trú nhân hợp pháp — hay Rümeysa Öztürk — sinh viên cao học tại Tufts, bị các sĩ quan ICE đeo mặt nạ bắt giữ mà hầu như không thèm xuất trình thẻ hoặc phù hiệu — thực sự đã đi xa đến đâu?

Sự gia tăng quyền hạn đối với họ có thể nhanh chóng lan đến cả công dân Mỹ.

Khi ranh giới giữa việc bắt giữ và bắt cóc, giữa cảnh sát chính quy và mật vụ bí mật, bị làm cho lu mờ, thì tất cả chúng ta — dù là công dân hay không — đều bị đe dọa. Chúng ta bị buộc phải khuất phục trước bất kỳ ai đeo mặt nạ tuyên bố rằng họ đại diện cho pháp luật, giống như những người Venezuela bị đưa đến El Salvador bị buộc phải quỳ trước các lính canh đeo mặt nạ và mặc áo giáp.

Trong nước, cơ chế trục xuất hay đàn áp những kẻ mà nhà nước xem là thù địch sẽ không dừng lại ở người Venezuela hay những người ủng hộ nhà nước Palestine.

Cơ chế quyền lực này dựa trên sự hoang tưởng, với mỗi mối đe dọa mới nảy sinh và lan rộng.

Chiến dịch của chính quyền Trump nhắm vào sinh viên ủng hộ Palestine, chẳng hạn, gắn liền với luận điệu rằng họ đang bảo vệ người Do Thái trong và ngoài các trường đại học.

Nhưng đây chỉ là việc vũ khí hóa chủ nghĩa bài Do Thái, biến một hình thức phân biệt chủng tộc có thật thành công cụ phục vụ mục tiêu chính trị — nơi người Palestine tạm thời thay thế người Do Thái để trở thành “kẻ khác” vĩnh viễn.

Việc trừng phạt những “kẻ khác” làm tê liệt lòng trắc ẩn và sự phản kháng, bởi không ai muốn trở thành mục tiêu tiếp theo.

Vì vậy, chúng ta thấy những người có thể lẽ ra bị xem là “khác” lại quay sang chống lại những kẻ khác đã bị gán mác, như khi một số di dân có giấy tờ hợp pháp ủng hộ việc trục xuất những người di dân bất hợp pháp.

Đừng lầm nghĩ đây chỉ là sự hoang tưởng, bởi nó là một chiến lược chính trị cổ điển được lập lại: chia rẽ để cai trị  — chính quyền Trump tấn công từng trường đại học, từng hãng luật, từng nhóm di dân, từng cá nhân.

Mỗi nhóm hy vọng mình sẽ được tha, nhưng cuối cùng, chẳng ai được tha cả.

Bài học cần rút ra là: Chúng ta không thể an toàn bằng cách hiến tế những kẻ khác.

Chủ nghĩa độc tài sẽ không bao giờ hài lòng với chỉ một vật tế thần hay một kẻ thù — nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn, vì quyền lực của nó phụ thuộc vào sự trình diễn trừng phạt. Mỗi lần trừng phạt, khả năng kháng cự của tất cả mọi người lại bị suy yếu.

Khi chủ nghĩa độc tài sẵn sàng phá vỡ mọi quy tắc và luật lệ, thì chính các quy tắc và luật lệ ấy cũng dần mất đi khả năng bảo vệ chúng ta.

Giải pháp duy nhất vẫn luôn như vậy và cần được nhắc lại: Đoàn kết là hy vọng duy nhất của chúng ta, đoàn kết là chiến lược tối thượng.

Chúng ta phải từ chối sự chia rẽ, dù được hứa hẹn an toàn bằng cách hiến tế kẻ khác, hay được đề nghị từ bỏ từng quyền một để mong giữ gìn bản thân khỏi nỗi kinh hoàng bất tận.

Giờ đây, Trump đang theo đuổi ý tưởng xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh, với mục tiêu đưa cả những công dân “sinh ra tại chỗ” đến các nhà tù El Salvador.

Chính quyền của ông cũng đang tìm cách mở rộng hệ thống trại giam di dân vì lợi nhuận, với ngân sách 45 tỷ đô la.

Khi nào những trại giam sẽ trở thành trại tập trung — như Franklin Delano Roosevelt đã từng gọi nơi giam giữ người Mỹ gốc Nhật?

Khi nào thì chúng ta sẽ nói: Đủ rồi?

Điều có thể phá hủy xã hội chúng ta không phải là di dân, tị nạn, người Palestine, phụ nữ đòi quyền phá thai, người chuyển giới, hay bất kỳ ai trong số những “kẻ khác” bị dựng lên.

Điều có thể hủy diệt chúng ta chính là nỗi sợ của chính chúng ta — không chỉ đối với tha nhân mà còn đối với chính bản thân mình, với những bí ẩn sâu thẳm không thể giải mã trong lòng mỗi con người.

Và điều có thể giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ và kinh hoàng ấy không phải là trục xuất hay bài xích tha nhân, mà là đồng hành cùng họ, trò chuyện cùng họ, đối mặt với họ.


 

Tình trạng thất vọng của công nhân Trung Cộng bị thất nghiệp vì thuế nhập cảng cao của Hoa Kỳ

Đài Á Châu Tự Do và các báo 

Công nhân nhà máy điện tử Shangda biểu tình ở thành phố Toại Ninh, Trung Quốc.

Công nhân nhà máy điện tử Shangda biểu tình ở thành phố Toại Ninh, Trung Quốc. (@YesterdayBigcat)

“Đình công! Đình công!”, công nhân hét lớn bên ngoài nhà máy Shangda Electronics ở thành phố Toại Ninh vào Chủ Nhật, trong một video về cuộc biểu tình được người dùng X ‘ @YesterdayBigcat ‘ đăng tải trên mạng xã hội, một nguồn thông tin nổi bật về các cuộc biểu tình ở Trung Quốc.

Các công nhân cho biết công ty này, có trụ sở tại tỉnh Tứ Xuyên, chuyên sản xuất bảng mạch mềm, đã không trả lương cho họ kể từ đầu năm và các chế độ phúc lợi an sinh xã hội trong gần hai năm – kể từ tháng 6 năm 2023.

Tuần trước, vào ngày 24 tháng 4, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH Hàng thể thao Guangxin ở huyện Đạo đã đình công sau khi nhà máy của công ty đóng cửa mà không trả lương cho nhân viên hoặc các chế độ phúc lợi an sinh xã hội.

Tại Nội Mông, nhiều công nhân xây dựng đã leo lên, đứng trên các mái nhà của Cộng đồng Vườn Hoàng gia Jincan ở thành phố Thông Liêu vào ngày 25 tháng 4, nơi họ đe dọa sẽ nhảy khỏi tòa nhà nếu không được trả số tiền lương còn nợ, một video khác được đăng trên cùng tài khoản X cho thấy.

“Hiện tại không dễ dàng gì,” một công nhân khác ở nhà máy sản xuất đồ chơi 26 tuổi nói với tờ thời báo Tài Chính – Financial Times. Chủ lao động của anh, ở thành phố Chiết Giang, Trung Quốc, chủ yếu bán cho Hoa Kỳ, và ban quản lý gần đây đã buộc công nhân phải nghỉ hai tuần không lương vì thuế quan.

Theo phân tích của Goldman Sachs, ít nhất 16 triệu việc làm trong nhiều ngành công nghiệp ở Trung Quốc đang bị đe dọa do Tổng thống Trump áp dụng mức thuế 145% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong ngành sản xuất của Trung Quốc, ngành thiết bị truyền thông có khả năng mất nhiều việc làm nhất, tiếp theo là ngành may mặc và sản phẩm hóa chất, các nhà phân tích của Goldman, bao gồm Xinquan Chen và Lisheng Wang, đã viết trong một lưu ý gửi cho khách hàng vào Chủ Nhật, 4-5-2025.

Báo Bưu Điện Hoa Nam – SCMP cho biết:

Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển cơ sở sang đất Hoa Kỳ. Sự di chuyển này diễn ra trực tiếp để đáp trả mức thuế quan đáng kể mà Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc, khiến việc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ngày càng trở nên đắt đỏ.

Ryan Zhou, người điều hành một doanh nghiệp quà tặng mới lạ ở miền đông Trung Quốc, đã nhấn mạnh bản chất quan trọng của thị trường Mỹ.

“Hoa Kỳ chiếm gần 95% đơn đặt hàng của chúng tôi. Đây không phải là thị trường mà chúng tôi có thể để mất”, Zhou nói với SCMP. Đối mặt với mức thuế quan khổng lồ 90% đối với các lô hàng của Trung Quốc, Zhou chuẩn bị mở một cơ sở mới tại Dallas, Texas vào tháng tới như một hậu quả trực tiếp của các rào cản thương mại này.

Zhu Ning, một chuyên gia tư vấn cho các công ty Trung Quốc về việc mở rộng ra nước ngoài, đã ghi nhận sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu di dời. Ông báo cáo đã xử lý hơn 100 yêu cầu như vậy chỉ trong bốn tháng qua, mức độ quan tâm chưa từng có trước khi áp dụng thuế quan của Trump, theo SCMP.

Có một ngày 30 Tháng Tư khác

Ba’o Nguoi- Viet

May 1, 2025

Thủy Như

Sau năm 75, ngày nào cũng là ngày 30 Tháng Tư đối với tôi, bởi gia đình tôi bị gọi là ngụy quyền phản động bán nước, và cái loa phóng thanh của thị xã sáng nào cũng hát “diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước…” làm tôi nhức cả đầu.

Những người đàn ông trong họ nhà tôi là lũ bán nước đó. Tôi nghe hoài bài hát ấy mà muốn điên. Cả mười năm như vậy, tôi cảm thấy đời mình bị dập sát đất. Sau đó tôi vào ở ruộng rẫy của miền Nam, chẳng có điện đóm, nên thấy đời tối hơn, nhưng được cái là không phải nghe mấy câu hát đó hét vào tai. Rồi cả nhà đùm túm theo ba sang Mỹ, túi bụi với việc làm để bắt đầu cuộc sống nơi xứ người, nên cái ngày 30 Tháng Tư đó ra khỏi đời tôi. Tôi nghĩ mình chẳng việc gì phải bận tâm đến cái ngày đã nhận chìm biết bao cuộc đời.

Giờ tôi đã ở xứ tự do, chả có ai kêu gia đình tôi là lũ này lũ nọ. Thôi thì cho cái ngày đen tối ấy trôi tuột vào quá khứ đi cho rồi. 

Vậy mà những năm gần đây, mỗi năm vào ngày 30 Tháng Tư tôi lại nghĩ ngợi về ngày khổ cực, đầy lo sợ và đau đớn ấy. Càng nghĩ càng cảm thấy buồn và tức giận về một thời kinh khủng.  Mấy hôm nay ngày nào cũng đọc những bài viết về kỷ niệm buồn 30 Tháng Tư, rồi một người bạn cho nghe Lê Khôi hát “Biết bao giờ quay trở lại.” Một người bạn khác gởi bài “Sài gòn niềm nhớ không tên.” Tôi nghe mà cảm thấy thật nặng nề.

Sáng nay trước khi đưa con đi học, tôi đọc cho các con câu Kinh thánh trong bài tĩnh nguyện Thi thiên 119: 147, “Buổi sáng tôi dậy sớm và kêu xin. Tôi đặt hi vọng nơi lời Ngài.” Chàng của tôi hỏi, “Có gì mà nặng nề thế?” Tôi đáp, “Em cần câu này. Hôm nay là 30 Tháng Tư, ngày mất Việt Nam.”

Ngày xưa, nếu tôi đọc những câu này, tôi sẽ nghĩ người viết chính trị hoá vấn đề. Đó không phải là những câu nói chuyện thường ngày trong một gia đình bình thường.  Nhưng hôm nay tôi nói như vậy và cảm thấy buồn, rất buồn khi nhớ về 30 Tháng Tư, 1975, khởi đầu những chuỗi ngày cơ cực nghèo khó của đại gia đình tôi 50 năm trước. Tôi cầu nguyện, xin Chúa cất khỏi tôi cái cảm nghĩ nặng nề ấy trước khi đi làm.

Tôi vào xe mở máy, đài KUSC phát nhạc cổ điển cho tôi nghe. Mỗi sáng vào lúc 7:45, đài có chương trình Mystery in History. Hôm 30 Tháng Tư cũng vậy. MC kể cho vài chi tiết về một ngày quan trọng trong lịch sử nước Mỹ để thính giả có thể đoán xem 30 Tháng Tư có sự kiện quan trọng gì.  Tôi thật ngạc nhiên khi nghe câu trả lời. Hôm nay, 236 năm trước là một ngày quan trọng của vị tổng thống mà tôi ngưỡng mộ nhất – Tổng thống George Washington. Vậy mà tôi không biết và chưa bao giờ nghe ngày lịch sử 30 Tháng Tư có liên hệ đến vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.

Nhớ lại lúc học lịch sử nước Mỹ, ông giáo sư già kể lịch sử nước Mỹ mỗi buổi học.  Ông chẳng bao giờ cho học trò có ý kiến, ý cò gì cả.  Mình ông nói thao thao bất tuyệt.  Tôi nghe mấy người bạn giới thiệu về ông thầy này trước khi ghi danh lấy lớp. Chẳng phải vì tôi yêu thích môn lịch sử nước Mỹ, bởi tôi đâu có giỏi tiếng Anh mà lấy lớp học đầy chữ ấy, nhưng phải học vì đó là môn bắt buộc để đủ tiêu chuẩn xin học chương trình cử nhân. Một cậu em trong nhà thờ giới thiệu, “Chị lấy lớp học với ông này đi. Bảo đảm đậu, miễn là chị đừng trốn học, nhưng cái này thì không phải lo, vì em nghĩ chị không trốn học bao giờ. Nhưng mà nhớ là đừng cho ổng thấy chị ngủ gục trong khi ổng giảng bài nha. Nếu chị làm được vậy không chừng chị được A đó. Nói thiệt chứ không phải chơi đâu nghe.” Cả đám bật cười với lời giới thiệu của cậu em đó.

Theo lời khuyên của cậu em, tôi thường ngủ một giấc trong xe trước khi vào lớp để khỏi ngủ gục trong lớp. Vào giờ học, tôi ráng căng tai căng óc ra chăm chú nghe ông thầy giảng. Tiếng được tiếng mất. Mấy chục năm rồi chẳng nhớ ông thầy giảng những gì ngoại trừ một điều. Ông thầy bảo, “Người ta nói Tổng Thống Washington là người cha của nước Mỹ. Tôi nghĩ vì ông là một trong những người sáng lập ra nước Mỹ, và là tổng thống đầu tiên nên người ta phong cho ông ấy danh hiệu đó. Ông Tổng Thống Abraham Lincoln xứng đáng với danh hiệu đó hơn. Nhưng càng ngày tôi càng nghĩ họ đúng. Ông Washington là tổng thống đầu tiên. Khi một người ngồi vào một chiếc uy quyền như vậy thì họ không muốn xuống. Họ sẽ làm mọi cách để giữ chiếc ghế đó. Ông Washington thật khác người. Ông làm hai nhiệm kỳ và về hưu. Ông định ra một thể chế chính trị mới cho một quốc gia mới. Ông Washington là một người giỏi nhưng rất khiêm nhường, có tinh thần xây dựng một đất nước theo thể chế dân chủ. Tổng thống Washington xứng đáng là người cha của nước Mỹ.”

Sau khi nghe câu chuyện trên đài KUSC, tôi tìm trên mạng thấy có nhiều điều lý thú về Tổng Thống Washington. Chắc ai cũng biết ông đã lãnh đạo nước Mỹ non trẻ dành độc lập từ nước Anh như thế nào. Chính vì vậy, dân Mỹ qua cử tri đoàn đã bỏ phiếu 100% để ông làm vị tổng thống đầu tiên. Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông vào thứ năm ngày 30 Tháng Tư năm 1789. Sau nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng Thống Washington không muốn ra tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ hai. Nhưng vì nhiều người trong đó, mạnh mẽ nhất là hai ông Jefferson và Hamilton thúc dục, ông ra tranh cử nhiệm kỳ hai và thắng với số phiếu 77-50.  Ngày 4 Tháng Ba năm 1797, Tổng Thống Washington đã từ biệt quốc dân để về hưu, sau hai nhiệm kỳ tổng thống. 

Diễn văn từ biệt của Tổng Thống George Washington. (Hình: United States Library of Congress’s Religion and the Founding of the American Republic exhibition/commons.wikimedia.org)

Phó Tổng Thống John Adams thành vị tổng thống thứ hai của nước Mỹ, bắt đầu vào năm 1797.  Tháng Bảy năm 1798, Tổng Thống John Adams mời cựu Tổng Thống Washington quay lại phục vụ đất nước với nhiệm vụ là sĩ quan chỉ huy của Quân Hội Hoa Kỳ để giúp lập kế hoạch cho cuộc xung đột có thể xảy ra với người Pháp. Cựu Tổng Thống Washington miễn cưỡng chấp nhận. Vì lẽ đó, một năm sau, vào Tháng Sáu năm 1799, Jonathan Trumbull Jr., thống đốc Connecticut, người đã từng là thư ký quân sự của ông Washington trong cuộc cách mạng, nài nỉ ông Washington ra tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ ba. Ông Washington từ chối lời kêu gọi đó. 

Trong thư trả lời cho Thống Đốc Trumbull, ông Washington viết, “Ranh giới giữa các Đảng phái trở nên rõ ràng đến mức các chính trị gia “không coi trọng sự thật hay sự đứng đắn; tấn công mọi nhân vật, không tôn trọng những người – công hay tư – tình cờ khác biệt với họ về chính trị.” Ông viết thêm rằng, ngay cả khi ông sẵn sàng tranh cử tổng thống một lần nữa, với tư cách là một người theo chủ nghĩa liên bang, “tôi hoàn toàn tin rằng tôi không nên thu hút một phiếu bầu nào từ phe chống liên bang.” Đối với ông Washington, các đảng phái chính trị đã làm cho tình hình chính trị của đất nước trở nên tồi tệ và tạo ra một bầu không khí mà theo như ông dự đoán trong bài phát biểu từ biệt năm 1796, “những kẻ vô nguyên tắc sẽ có thể lật đổ quyền lực của nhân dân và chiếm đoạt quyền lực của chính phủ.”

Nếu ông Washington tham gia tranh cử lần thứ ba, có lẽ ông thắng. Nhưng việc ông không ra tranh cử đã nâng ông lên thành một nguyên thủ quốc gia có một không hai trên thế giới.  Ông không tham quyền lực, và vì vậy mà thể chế chính trị do ông góp phần xây dựng được tiếp tục cho đến ngày nay.

Tổng Thống George Washington tuyên thệ nhậm chức vào thứ năm ngày 30 Tháng Tư năm 1789. (Hình: Tranh vẽ Tổng Thống George Washington của Gilbert Stuart năm 1797 – The Athenaeum/commons.wikimedia.org)

Dường như Tổng Thống Washington cũng có một tuổi thơ khó nhọc. Thuở nhỏ ông không qua một trường lớp chính qui nào cả. Ông mất cha lúc 11 tuổi, mẹ ông vất vả nuôi sáu người con, nên không có tiền để cho ông đến trường. Ông có một người thầy dạy kèm, giúp ông tự học nhiều thứ. Thấy những bản viết tay của ông mà tôi cứ tưởng như là chữ in vì nét chữ rất đẹp và đều răm rắp. Ông tự học hình học và lượng giác, hai môn học không dễ chút nào, nếu không có thầy dạy. Nhờ hai môn học này mà ông trở thành người đo đạc đất đai, một nghề chính của ông. Ông tự học mọi thứ qua sách vở. Trước khi trở thành tổng thống, ông có một thư viện với khoảng 400 – 500 đầu sách, trong số đó đa số viết về chính trị và triết học.

Tổng Thống Washington có quá nhiều điều hay để ngưỡng mộ. Nhưng điều tôi thích nhất là ông đã tuyên thệ nhậm chức lần đầu tiên vào ngày 30 Tháng Tư.  Từ nay về sau, tôi sẽ nghĩ về ngày này như vậy, để không phải buồn phiền vì cái ngày 30 Tháng Tư của Việt Nam với bao kỷ niệm buồn đến rã người. Hãy nhớ ngày 30 Tháng Tư là ngày nhậm chức của một vị tổng thống tài ba lỗi lạc, nhưng không hám danh, lạm quyền. Điều này thật tốt hơn nhiều so với ngày kia.

(30 Tháng Tư, 2025)