Cường Quyền & Nhân Sĩ

Cường Quyền & Nhân Sĩ –  S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Với tất cả trân trọng và thương cảm, nhà văn Ngô Thế Vinh vừa gửi đến cho mọi người một tin buồn lớn: Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã từ trần vào hôm 29 tháng 1 năm 2017.

Ông để lại một sự nghiệp đồ sộ, bộ sách Cây Cỏ Việt Nam  (gồm 6 quyển, hai tập) với lời đề tặng:

  • Những ai còn sống hay đã chết trong tù vì tháng Tư năm 1975 đã quyết định ở lại để tiếp tục dâng góp cho đất nước.
  •  Tặng giáo sư Nguyễn Duy Xuân nguyên viện trưởng Đại Học Cần Thơ, mất ngày 10/XI/1986 tại trại Cải Tạo Hà-Nam-Ninh.
  • Tặng hương hồn những ai trên biển Đông đã chết nghẹn ngào.

Tôi băn khoăn tự hỏi: Giáo sư Nguyễn Duy Xuân là ai? Sao một công trình nghiên cứu về thực vật học mà lại mở đầu bằng những “lời đề tặng” u ám, u uẩn và u uất thế? Chúng ta đang sống trong một thời đại, và một đất nước, bi thương đến độ này sao?

Những trang viết kế tiếp của nhà văn Ngô Thế Vinh, với nhiều dòng chữ  nghẹn ngào, đã giúp cho tôi lý giải những câu hỏi vừa nêu:

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng là người Cần Thơ, sinh năm 1925 hơn Giáo sư Phạm Hoàng Hộ 4 tuổi, tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ, trở về Việt Nam 1963, giáo sư Luật. Nhận chức Viện trưởng từ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã nỗ lực phát triển Viện Đại học Cần Thơ trên mọi lãnh vực từ chương trình giảng dạy, đào tạo ban giảng huấn, xây cất thêm giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết lập ký túc xá như hệ thống campus cho sinh viên đến từ các tỉnh xa Miền Tây...

Chỉ trong vòng 9 năm [1966 – 1975] với công lao xây dựng của hai Viện trưởng tiền nhiệm: GS Phạm Hoàng Hộ, GS Nguyễn Duy Xuân, Viện Đại Học Cần Thơ như một Ngọn Hải đăng Miền Tây, trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt bước đầu ưu tiên phát triển hai lãnh vực Sư phạm và Nông nghiệp, vững vàng sánh bước với các Viện Đại học lâu đời khác của Miền Nam, đóng góp cho sự thăng tiến của vùng ĐBSCL...

 Chỉ mấy ngày trước biến cố 30 tháng 4, 1975, cũng như GS Phạm Hoàng Hộ, GS Nguyễn Duy Xuân như một trí thức dấn thân, quyết định ở lại và giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, ông vẫn can đảm nhận chức Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Giữ chức vụ đó chưa đầy một tuần lễ thì chính quyền Miền Nam xụp đổ, TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

 GS Nguyễn Duy Xuân bị đưa vào trại tù cải tạo, sau đó bị đưa ra Bắcđã chết trong tù cải tạo Hà Nam Ninh ngày 10 tháng 11 năm 1986 trong đói khát và bệnh tật không thuốc men. Xác của ông được vùi nông trong nghĩa địa tù cải tạo trên triền núi phía sau trại tù Ba Sao.

Tôi đã có lần nhìn thấy tấm ảnh chụp bia thờ 626 linh hồn tử vong (từ năm 1975 đến năm 1988) của trại tù này, trên trang web của blogger Phạm Thanh Nghiên.

Có lẽ tên tuổi của giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng được ghi trên tấm bia này vì ông từ trần vào năm 1986, thời điểm mà giới truyền thông nhà nước vẫn xưng tụng (không tiếc lời) về sự “dũng cảm nhìn vào sự thực” và “quyết tâm đổi mới của ĐCSVN.

Nếu “dũng cảm nhìn vào sự thực” thì đây chỉ là sự quyết tâm “bẻ lái con tầu đất nước” theo hướng Trung Nam Hải – như nhận xét và cảnh báo của blogger Trần Huỳnh Duy Thức:

Trung Quốc và Việt Nam tạo ra một phiên bản khác về sự vi phạm tính toàn vẹn của các quyền con người. Hai nước này đã thừa nhận quyền kinh tế cho người dân nhưng vẫn tước đoạt không khoan nhượng quyền chính trị của họ, gây nên một kiểu tự do què quặt khác. Mặc dù mô hình này có thể tạo nên sự tiến bộ kinh tế và các thành tích ấn tượng về xóa đói giảm nghèo, nhưng nó cũng đồng thời nuôi dưỡng bất bình và suy thoái xã hội rồi nhốt chúng lại.

Khi sự trầm trọng này trở nên mục rỗng thì nó sẽ dẫn tới việc bộ máy chính trị tự dân chủ hóa hoặc sẽ kết thúc trong sụp đổ toàn diện về kinh tế, xã hội, chính trị và một chế độ bị lật nhào. Đây là tiến trình tất yếu vì nó phá vỡ sự toàn vẹn của các quyền con người vốn thuộc về luật của Tạo hóa. Dưới tác động của toàn cầu hóa và xã hội Internet, tiến trình này sẽ diễn biến rất nhanh, nhanh hơn đã từng chứng kiến trong thời gian chiến tranh lạnh dẫn đến sự tan rã của hệ thống Đông Âu và Liên Xô.

Lời cảnh báo này, tiếc thay, đã bị những người đứng đầu chế độ hiện hành coi như là một “lời nguyền” hay “trù ẻo.” Tuy mang tiếng là theo chủ nghĩa duy vật nhưng họ lại là những kẻ rất dị đoan. Vốn bệnh tật nên họ sợ “tiếng cú,” và đã vu vạ cho Trần Huỳnh Duy Thức đủ loại tội danh (trộm cắp cước điện thoại, hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền) cùng một bản án nặng nề –16 năm tù và 5 năm quản chế, vào ngày 20 tháng 1 năm 2010 – qua một phiên toà mà đại diện của Hội Ân Xá Quốc Tế đã mô tả như là “sự nhạo báng công lý.”

Hơn bẩy năm đã trôi qua nhưng chưa bao giờ người tù nhân lương tâm quả cảm này bị công luận lãng quên. Ông vẫn luôn được nhắc đến với rất nhiều trân trọng, qúi mến, cùng quan ngại:

  • BBC (21/01/2010) Người Có Án Nặng Nhất Nói Bị Bức Cung
  • BBC (21/01/2010) Các Nhóm Nhân Quyền Chỉ Trích Bản Án
  • RFI (30/01/2010) Bốn Nhà Bất Đồng Chính Kiến Ở Việt Nam Kháng Án
  • Bauxite VN (14/06/2013) Duy Thức Đã Không Ngủ Suốt 10 Ngày Biệt Giam
  • RFA (15/10/2013) Trần Huỳnh Duy Thức Được Vinh Danh Giải Nhân Quyền
  • RFA (07/05/2016) Tù Nhân Trần Huỳnh Duy Thức Bị Chuyển Trại Giam
  • BBC (17/05/2016) Ông Trần Huỳnh Duy Thức Sẽ Tuyệt Thực
  • Ba Sàm (28/05/2016) Trí Thức Tuyệt Thực Cùng Trần Huỳnh Duy Thức
  • VOA (31/01/2017) Ông Thức Nhất Quyết Không Lưu Vong

Tôi chưa bao có cái hân hạnh được giao tiếp với ông Trần Huỳnh Duy Thức. Tôi chỉ được biết người tù nhân lương tâm bất khuất này qua công luận. Và công luận thì đã vạch rõ sự ác độc và tính man rợ của những kẻ đứng đầu chế độ công an trị hiện hành. Họ đã gây ra không biết bao nhiêu là cái chết đớn đau và oan khuất:

Những người bị giết đều là những tinh hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan: Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trắn sông, Phạm Quỳnh đối thủ đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi mãi không về; vị bồ tát Thiều Chửubị bức hại nhảy xuống sông tự tận…

Đó là tất cả sự thực về những cái chết tức tưởi oan khuất của các nhà văn, nhân sĩ mà bọn gieo ác vẫn sống nhởn nhơ trên pháp luật với bộ mặt người lương thiện! Nguyên tắc bất di bất dịch nằm trong ý thức hệ tư tưởng của những kẻ sát nhân lương thiện này là: yêu nước và chính kiến là độc quyền của tao, mày không đi với tao, mày là kẻ thù của tao. Đã là kẻ thù thì mày không có quyền tồn tại!  (“Thái Doãn Hiểu – Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn, Chuyện Bây Giờ Mới Kể”).

Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Khái Hưng, Dương Quảng Hàm sinh vào cuối thế kỷ XIX. Lan Khai, Thu Hồng, Nhượng Tống, Nguyễn Duy Xuân sinh vào đầu thế kỷ XX. Kể từ khi cướp được quyền bính đến nay, những người cộng sản Việt Nam đã giết chết bao nhiêu là anh tài và nhân sĩ (thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau) rồi?

Chúng ta bắt buộc phải luôn quan ngại (và canh thức) về sinh mệnh của Trần Huỳnh Duy Thức, cùng hàng trăm tù nhân lương tâm khác, đang nằm trong vòng tay của cường quyền và bạo lực!

Tóm tắt lịch sử giết người của đảng Cộng sản Trung Quốc

From facebook:  Tinh Hoa

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị chết bất thường (bức hại, đói khổ, hành quyết…) dưới thời cai trị của ĐCSTQ. Con số này nhiều hơn số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Hãy cùng điểm lại hành trình giết và giết của ĐCSTQ…

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập năm 1921, giành được chính quyền năm 1949. Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị…
TRITHUCVN.NET

Nếu Ai Hỏi..

Nếu Ai Hỏi..

Nếu ai hỏi tôi sợ điều chi nhất ?

Tôi sợ nhiều.. bóng tối cõi lòng tôi

Danh lợi mất, xem như rằng chưa mất

Mất lương tri là mất đã nhiều rồi!

 

Nếu ai hỏi tôi ghét điều chi nhất ?

Ghét chính là đánh mất sự bình yên

Nếu không thương- tôi không ghét, không phiền!

    Có thương, ghét.. hồn nhiên như trẻ nhỏ. 

 

Nếu ai hỏi về tình yêu chân thật ?

– Biết nhịn nhường, sống chấp nhận lẫn nhau!

Yêu trói buộc làm người kia chật vật

Hạnh phúc song hành chiếc bóng khổ đau.


Nếu ai hỏi tôi biết ơn gì nhất ?

Thưa, chính là những trở ngại, chướng duyên..

Đời sóng gió giúp buông lòng kiêu ngạo

Sớm quay về nẻo Đạo, biết nhu khiêm.


Nếu ai hỏi điều làm tôi thất vọng ?

Đó chính là mơ mộng đổi thay đời.

Nếu tôi biết đổi chính mình quan trọng

Thay cái nhìn, thế giới đẹp tinh khôi!


Nếu ai hỏi điều gì tôi hy vọng ?

– Ước mong mình mở rộng cõi lòng hơn!.

Cái tôi lớn đất trời thu nhỏ lại

Tôi bé đi, đời bát ngát yêu thương..

Thích Tánh Tuệ – Như Nhiên 

ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO CHÚA

ĐỪNG ĐỔ THỪA CHO CHÚA

Tôi có thói quen hay cắt nghĩa tất cả mọi sự đều do Chúa định.  Thói quen đó được tôi dùng như một giải pháp đạo đức dễ dàng để trấn an lương tâm.

Đối với những điều lành xảy ra, thì lối cắt nghĩa đó không gây thắc mắc.  Nhưng đối với những điều dữ, thì nhiều khi tôi nghĩ rằng lối giải thích đó hơi mơ hồ.

Chẳng hạn tôi bị ghẻ, tôi cho là do Chúa định.  Nhưng thực ra cũng có thể là do tôi không giữ vệ sinh.

Tôi nghèo, tôi cũng bảo là do Chúa muốn.  Nhưng thực ra cũng có thể là do tôi không biết làm ăn.

Tôi thấy chiến tranh tàn phá làng tôi, cướp mất gia đình tôi.  Tôi cho là do Chúa định.  Nhưng thực ra cũng có thể là do tội những người lãnh đạo chiến tranh.

Tôi thất bại trong chuyện đời, đạo.  Tôi cho là tại Chúa xếp đặt như thế. Nhưng thực ra cũng có thể là vì tôi đã thiếu tài thiếu đức.

Tôi thấy Xứ Đạo tôi, Địa Phận tôi, Giáo Hội tôi có những khuyết điểm lớn nhỏ.  Tôi cho là Chúa an bài như vậy.  Nhưng thực ra cũng có thể là tại lỗi lầm của tôi, của các bề trên tôi, của anh chị em đồng đạo và của cả cộng đoàn Kitô hữu.

Tôi không nên đổ thừa cho Chúa các tội lỗi và hậu quả tội lỗi của chính tôi và của người ta.

Tôi không nên gán cho Chúa những sự không thể hợp với sự thánh thiện, khôn ngoan và tình thương vô cùng của Chúa.

Tôi không nên lôi Chúa ra để bắt Chúa lãnh chịu những cái dở do tôi và người khác đã dại dột gây ra.

Tôi phải nhận rằng: trên đời này chỉ có Đức Giáo Hoàng là không sai, và Ngài chỉ được ơn không sai lầm trong một số trường hợp rất hiếm hoi, đó là khi Ngài phán quyết điều gì về đức tin và phong hóa nhân danh đại diện Chúa Kitô.

Chỉ có thế thôi.  Còn ngoài ra, mọi người đều có thể sai lầm trong bất cứ phương diện nào.  Lỗi lầm là điều thường tình theo sát thân phận con người.  Ai dám nói rằng: Cả đến Tòa Thánh cũng có thể tránh được hoàn toàn mọi lầm lỡ thiếu sót.

Nhìn nhận những sự thật đó mới là lương thiện.  Đừng đổ thừa cho Chúa những điều mà chẳng ai muốn nhận là của mình.  Oan cho Chúa quá!

Đã hẳn, Chúa quan phòng mọi sự.  Nhưng sự quan phòng của Chúa được thực hiện với sự cộng tác tự do của con người.  Chúa có chương trình của Chúa.  Nhưng Chúa không ngăn trở người ta làm sai chương trình của Chúa.  Chúa không cưỡng bách ai, kẻo họ mất hết tự do, hết trách nhiệm và hết điều kiện để thưởng phạt.

Vì thế, bao nhiêu sự không hay đã xảy ra rõ ràng không phải do Chúa.  Chỉ tại người ta đã thiếu cộng tác vào ý muốn của Chúa.

Nếu chân thành nhìn nhận như thế, rồi cố gắng sửa sai bằng cách rút ra từ những lỗi lầm đó các bài học hữu ích, đồng thời nỗ lực cộng tác với ơn Chúa mà vươn lên, thì đó mới là điều người ta quen nói: “Mọi sự đều có thể trở nên tốt cho những người có lòng mến Chúa.”

Nhưng để biết lợi dụng thất bại, thì cũng cần và càng cần cộng tác sự tự do của con người vào ơn Chúa.  Nếu không, thì thất bại vẫn chỉ là thất bại, hay có thể trở thành thất bại nặng nề hơn.  Nguyên nhân cũng lại do tại con người đã không cộng tác vào chương trình của Chúa.

Lạy Chúa, con nhìn nhận rằng: Tất cả mọi sự xấu xảy ra ở trần gian này đều phát xuất do tội lỗi con người đã thiếu cộng tác với ơn Thánh Chúa.  Lỗi của tổ tông, lỗi của riêng con, lỗi của người khác.  Con dốc lòng từ nay sẽ cố gắng cộng tác với ơn Thánh Chúa, để mọi chương trình Chúa muốn về con được hoàn toàn thực hiện.  Amen!

GM Bùi Tuần

Mạng Lưới Dũng Lạc

Langthangchieutim goi

Có hoa nào qua mùa không héo?

Suy Tư Tin Mừng Trong tuần thứ 8 thường niên năm A 26/02/2017

Tin Mừng: (Mt 6: 24-34)

Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.

“Có hoa nào qua mùa không héo?”

“Có tiếng nào, giàu đẹp hơn không?”

(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Mai Tá lược dịch

Hoa nào lại không héo, vào mùa Đông? Tiếng nào giàu/đẹp hơn Lời Vàng được thánh Mátthêu Tin Mừng những ghi chép? Lời Vàng thánh Mátthêu Tin Mừng ghi, là hoa tươi, là tiếng nói giàu/đẹp thánh nhân đưa vào trình thuật truyện kể và bài giảng lấy hứng từ Tin Mừng thánh Mác-cô. Và, đó cũng là điều mà hầu hết các nhà chú giải đều đồng ý. Tuy nhiên, vẫn có những đoạn trình thuật mang tính chất rất riêng tư như thánh Mátthêu đề cập đến ở Lời Chúa, rất hôm nay.

Điển hình hơn cả, là: đoạn trích được thánh sử rút từ sách Ysaya, nhằm

phản ánh truyền thống sống động về sinh hoạt của Đức Giêsu và về Lời dạy rất thánh, của Ngài. Các đoạn trích tập trung nơi Tin mừng thời tiên khởi. Thời này, đã tràn lan xuất hiện các chỉ thảo có từ Sách Tanak như: thánh vịnh, Đệ Nhị Luật và Sách ngôn sứ Ysaya. Xem thế, ta có thể kết luận là: cộng đoàn Mát-thêu ngay từ đầu, đã thủ đắc các phó bản của sách Ysaya này.

Tuy là thế, Mátthêu đây vẫn dùng đến sách của các ngôn sứ khác, nhưng chỉ để hỗ trợ cho việc trưng dẫn sách Ysaya, trong chủ đích này. Tin Mừng thánh nhân ghi, tuy không trích dẫn từng lời nói của vị ngôn sứ, nhưng thánh nhân cũng sử dụng nhu liệu làm nền từ vị ngôn sứ này. Vì thế, có thể nói: thánh Mát-thêu nhận ra Đức Giêsu là Đấng đã thực thi những gì được ngôn sứ nói, từ thời Cựu Uớc.

Điều mà thánh nhân nhấn mạnh, là: bảo vệ niềm tin của cộng đoàn mình đặt nơi Chúa. Và từ đó, xác tín rằng chính Đức Giêsu là Đấng Mêsia, như chủ thuyết Giuđa minh định. Ngang qua sách Ysaya, thánh sử có nói về 3 chủ đề chính ngõ hầu hỗ trợ cho lập trường được nhắm đến, là: Tạo Dựng Mới. Tin Mừng Cứu Độ ở nơi Chúa. Và, Trở về từ đất miền lưu đày, ngang qua sa mạc.

Ngoài ra, Mátthêu Tin Mừng còn chứng minh điều mà Đức Giêsu nói: Ngài là Đấng Tạo Thành Mới. Tin Mừng là Tin Vui Cứu Độ gửi đến mọi người. Nếu ai cũng biết đặt mình vào Tạo Dựng Mới, sẽ chẳng còn ai phải lưu đày ở chốn khách này, nữa. Thế nên, thánh nhân coi Tin Mừng do mình viết, là một Khởi Nguyên mới. Là, công việc mới mẻ để mọi người hiểu rằng: Chúa đã và đang thực hiện vai trò Luật gia Torah rất đích thực. Và, những gì khi xưa sách Ysaya xưa đã đề cập, nay thành hiện thực nơi Ngài. Và, sự thực ấy, nay trải dài ở Tin Mừng của thánh nhân, ít là ở 10 bản văn.

Bản văn đầu, về Gia Phả, Mátthêu muốn minh định: lời ngôn sứ loan: “Nhà Đavít có Vị nối dõi tông đường nay đã thể hiện nơi Đức Kitô”. Loan báo, là loan và báo khác hẳn gia phả giòng tộc vua quan khác ở Đamát, Samari và Assyri (Is 7: 10, 9: 11). Vì thế, thánh nhân kể rõ từng chi tiết trong gia phả của Chúa. Và, việc Đức Mẹ đưa Hài Nhi Giêsu qua Ai Cập là để xác chứng rằng lời Chúa hứa giúp dân Do thái thoát khỏi ách nô lệ để trở về, nay đã thành chuyện có thực.

Bản văn thứ hai chứng minh thêm một điều, là: ngôn sứ Ysaya hứa giải cứu dân Do thái thoát ách nô lệ ngoại bang để trở về, nay hiện thực hiện ngay nơi hoang vắng có Chúa nguyện cầu. Đây, còn là chốn miền để Chúa gặp gỡ Cha Ngài. Ở Tin Mừng, Mátthêu nói nhiều về chốn hoang sơ/sa mạc ở Giuđêa, nơi đó thánh Gioan Tiền Hô từng rao báo những điều đã ghi ở sách Ysaya ở chương 40.

Với Ysaya, dân Do thái trở về, là về từ nơi chốn lưu lạc bên Ai cập, ngang qua chốn hoang vu sa mạc. Và trở về mà hoàn tất ơn cứu độ nhờ Đức Chúa dẫn dắt như vị Chủ chăn. Tổ phụ Môsê, vị chủ chăn từng giúp dân Do thái vượt biên/vượt biển thành công được, cũng nhờ có sự trợ giúp của Thần Khí Chúa. Với Tin Mừng, Mátthêu Tin Mừng kể về việc Chúa chấp nhận dìm mình dưới nước sông Giođan, để rồi dẫn dắt dân con Ngài vào chốn hoang vu, nhờ đó Thần Khí Chúa biến Ngài thành Con Thiên Chúa Hằng Sống. Ở Tin Mừng, Đức Giêsu là Môsê Mới cũng sử dụng lời lẽ từ sách Đệ Nhị Luật để đuổi xua tên cám dỗ sừng sỏ dám thách đố Ngài. Và, Ngài nói đến “chốn núi cao”, như Cựu Ước từng nói.

Bản văn thứ ba, đem đến cho người đọc nguồn ánh sáng chiếu rọi trên dân con Chúa. Họ đón nhận ánh sáng ấy nếu biết ứng dụng Luật Torah theo tinh thần Chúa sáng soi (Is 9: 4). Động lực ‘ánh sáng’ đưa mọi người đến ý nghĩ về “cặp mắt xấu” (tức lòng tham vô đáy) và năng lượng tạo lửa ngọn hực cháy. Tạo nên đá tảng cho an bình nội tâm, càng thêm vững.

Bản văn thứ tư gợi ý nói về Người Tớ Khổ Đau. Tức, tập trung vào nỗi khốn khổ, đớn đau của con người. Từ đó, thánh nhân diễn rộng thành truyền thống coi Chúa là Vị Thày Chữa Lành mọi sự. Các chương 8 và 9 gồm 10 trình thuật nói về việc Chúa chữa lành. Tất cả chia thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm 5 trình thuật truyện kể. Mỗi nhóm, nói đến người bị ruồng bỏ như trẻ nhỏ, kẻ goá bụa và những người được chữa đến hai lần. Tất cả, nói lên lý lịch của Chúa là Đấng Mêsia, rất đích thực. Rõ nhất, là vai trò Chủ Chăn của Chúa (như vua Đavít), rút từ sách Isaya chương 53. Và từ đó, Chúa nói đến chiên lạc nhà Israel. Rồi, Ngài diễn rộng bằng bài thuyết giảng về sứ vụ rao báo, ngõ hầu giúp tông đồ Ngài trở nên sứ giả chuyên phổ biến Tin Vui An Bình, ngang qua trình thuật kể về nỗi khổ đau của Tôi Tớ Đau Khổ.

Bản thứ năm trích nhiều từ đoạn 42, qua đó người đọc thấy được lý lịch của Chúa như Con Người. Và, như Người Con của Giavê Thiên Chúa, Đấng sẽ đến lại vào ngày Quang Lâm. Đức Chúa của ngày Sabát, là Con vua Đavít, vẫn cao sang hơn đền thánh. Hơn Yôna, Salômôn khôn ngoan/quyền quý mà mọi người quý trọng. Với Mátthêu, cung cách của Người Tớ Khổ Đau nói ở Cựu Ước được đánh giá cao qua công việc Ngài làm. Việc này, còn được diễn bày rất nhiều, về sau. Nhưng trước mắt, thành công đạt được là nhờ Thần Khí Chúa dẫn dắt. Và Mátthêu định danh Thần Khí Chúa như Nguồn Mạch chữa lành và trừ tà.

Bản văn thứ sáu, là trình thuật về lời mời gọi Ysaya trở thành ngôn sứ. Lời mời, ăn khớp với việc Chúa quan phòng dẫn dắt dân con Ngài ngang qua lưu đầy, khốn khổ. Thời đó, các nhiệm tích được chuyển tải theo cung cách kín ẩn cho đến khi dân con kết cuộc mọi lưu lạc, trở về thành “hạt giống thánh”. Hạt giống đâm chồi nảy lộc ngay trên đất của mình. “Hạt Giống Thánh Thiêng” đây, là Đấng Mêsia thuộc giòng họ rất Đavít.

Bản văn thứ bảy, rút từ chương 29 được thánh Mát-thêu coi như cảnh tình của dân con mọi người có nghe biết, mà chưa hiểu. Và, thánh nhân diễn rộng điểm này ở chương 6. Ở Isaya 29, toàn bộ thị kiến của ngôn sứ là sách quí dành cho cả người không biết đọc, lẫn người học rộng. Bởi, Chúa giấu kín mọi nhiệm tích khỏi người khôn ngoan. Ngài khiến kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy, để họ hiểu rõ những gì mình nghe và biết, điều quan trọng hơn là lập đi lập lại giới luật do Pharisêu và Xađốc quảng bá. Chính vì thế, Mátthêu đưa ra các khích bác về Lời của Chúa, cho người thời đại, cả đến hôm nay.

Truyền thống Giáo Hội liên kết các khích bác ấy với trình thuật Chúa làm dấu lạ qua nhân rộng 5 chiếc bánh và hai con cá, cho cả ngàn người no đầy. Đây là chi tiết rất ăn khớp với truyện kể ở Isaya 29, câu 8 khi tác giả sách ngôn sứ kể về người đói bụng chìm trong giấc mơ tuy ăn nhiều nhưng không mãn nguyện. Và, qua trình thuật phép lạ về bánh và cá, Mátthêu Tin Mừng muốn đề cập đến việc Chúa chữa lành cho cả người điếc lẫn người mù, khiến họ thoả mãn, thích thú.

Bản văn thứ 8 là chương 68-69, tóm lược từ đoạn Zakaria 9, được thánh Mát-thêu sử dụng cốt ý nói đến việc Chúa về với Giêrusalem. Chủ đề này, là để đền bù đáp ứng lòng thù hận; lấy xót thương, tử tế, sẻ san nỗi thống khổ mà đoàn dân quay trở về từ đất miền lưu lạc, nay cảm nghiệm. Đavít xưa tuy toàn thắng nhưng vẫn khiêm hạ. Ông quyết ngồi trên lưng lừa, chứ không dùng ngựa, bởi ngựa bị cấm không được trở về với Giêrusalem. Nhất nhất mọi điều nói lên lòng xót thương/khiêm hạ của Đấng chủ chăn cộng đoàn.

Bản văn thứ 9 là từ Ysaya 56 đặt nặng nhu cầu bảo vệ công lý/chính trực cho kẻ thấp cổ bé họng, những người bị bỏ rơi, cô quạnh. Ngài có nói: đền thờ là nơi nguyện cầu, dành cho hết mọi người. Đối nghịch tính đồi bại, nguy hại của thể chế rất thành văn, của tôn giáo. Điều này đuợc nhắc đến ở Gêrêmia 7, là sách nói đến sào huyệt của dân cướp cạn. Bởi, ở nơi đó, họ thực hiện những bất công, cùng tệ nạn sùng bái ngẫu thần và cả chuyện hy sinh giết trẻ nhỏ để tế lễ. Các sự kiện cuối đời hoạt động của Chúa, soi rọi quanh chủ đề cánh chung, ngày Chúa đến lại, trong vinh quang mai ngày.

Và, bản văn 10 từ Isaya 53: 4-6, cho chí Is 52: 13 và 53: 12, được thánh Mát-thêu sử dụng để tóm kết đoạn sách Gerêmia 13: 7. Mátthêu dùng chương này, cốt để nói lên cố gắng của Chúa Chiên Lành là Đức Giêsu trước âm mưu ám hại Ngài. Chúa vẫn âm thầm, câm nín như chiên con đi vào lò sát sinh. Chủ đề, thấy rõ ở sách ngôn sứ Gêrêmia, qua đó vị chủ chăn bị đánh, chiên con chạy tán loạn. Ở Tin Mừng, Mátthêu thánh nhân thêm vào đoạn nói ở sách Ysaya, qua đó cho biết Đức Giêsu sẽ trỗi dậy từ cõi chết. Và, Ngài về lại Galilê là để gặp gỡ hết mọi người, cả tông đồ cũng như dân con, hằng mong đời.

Nói cho cùng, hai sách Đệ Nhị Luật và Ysaya gộp lại thành tấn thảm kịch diễn lại sự giải thoát dân Israel, qua Cyrus và dân con người Ba Tư. Nhưng Mátthêu dùng sách, để trình bày về Đức Giêsu là Đavít Mới. Là, Đức Vua. Là, Thi nhân Đavít Mới quyết đem mọi điều tích cực đến với mọi người. Chứ Ngài không chỉ dành ân huệ cao quí ấy cho mỗi dân Do thái. Đavít không chỉ là vua quan/lãnh chúa, mà còn là “nhà thơ” từng chứng kiến mọi đổi thay nơi dân mình, qua các thánh vịnh do ông sáng tác. Ở đó, có sự nối kết giữa Đavít toàn thắng về binh bị với Đavít chuyên gia âm nhạc và thơ. Tất cả, đều là ý của vị ngôn sứ.

Đức Giêsu, đích thực là hậu duệ của “thi sĩ” Đavít. Ở nơi hoang vu, Ngài học hát những bài ca của Môsê. Là Môsê Mới, Ngài chữa lành hết mọi người bằng thi ca/âm nhạc, biến Giêrusalem là chốn Ngài lấy lại, thành Vương Quốc Nước Trời. Nước Trời, không theo nghĩa của trần gian mà là sự công chính. Vương quốc của Ngài biến thành bài ca/giọng hát, cho muôn người. Trên thập tự, “vương quốc” bình thường đã qua đi. Nhưng, nhờ sống lại, “Nước Trời” ấy trổi lên thành thi ca/âm nhạc vượt quá văn xuôi, rất tầm thường. Từ đó, thánh Mát-thêu đã lấy lại chất thơ rất Ysaya. Bởi, Đức Giêsu đã cấu trúc Giuđêa lại, qua cung cách rất thơ của ngôn sứ Ysaya.

Xem thế thì, Đức Giêsu là hậu duệ của nền thơ Đavít. Thứ thi ca đã kinh qua hoang vắng, và qua cả cốt cách Môsê, rất đổi mới. Ngài là Đấng chiếu sáng muôn dân bằng thơ. Chữa lành mọi người bằng nhạc, chứ không thuần mỗi chính trị, hoặc, binh bị cho mọi người, cả những người đang có, lẫn các kẻ còn thiếu thốn. Nơi Ngài, Nhà Thơ Tối Cao, Thiên Chúa đã đến để lấy lại Giêrusalem vì mục đích cao cả hơn chính trị.

Công lý, hoà bình và ơn cứu độ sẽ theo đó mà về với mọi người, chứ không chỉ với một dân tộc. Dù dân tộc ấy đã được chọn. Trên thập tự, vương quốc của Ngài đã qua đi. Nhưng qua sự sống lại, hồn thơ đã trỗi dậy. Hồn thơ ấy, là sự giải thoát. Là Đức Giêsu, Đấng chữa lành/giải thoát hết mọi dân tộc, mọi người. Ở đây đó.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn – 

Mai Tá lược dịch

“Một đời tôi vẫn nhớ đến em

Video  Quang Dũng – Một Đời Vẫn Nhớ

httpv://www.youtube.com/watch?v=wd3de6LxF1k

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần thứ 8 mùa Thường niên năm A 26/02/2017

“Một đời tôi vẫn nhớ đến em

trong những tháng năm dài,
Ôm mối tình sầu với em tôi biết sẽ tàn phai.
Một hồn tôi ray rứt bước chân đi trên cát buồn.
Biển vắng đêm nay xót xa một mối tình không may.”

(Diệu Hương – Một Đời Vẫn Nhớ)

(Giacôbê 1: 2-3)

Trần Ngọc Mười Hai

Nhớ thế sao? Thế bạn và tôi, ta có nhớ “người em bé bỏng” ở đâu đó, trong các “viện” như được kể thế này không? Truyện kể, là kể về các người “Em” ấy như thế này đây:

“Theo thống kê của Cơ quan an sinh xã hội bang California, Mỹ thì: trong tổng số 400 nghìn người Việt hiện đang sống ở miền Nam California, có khoảng 15 nghìn người trên 65 tuổi. 1/3 số người ấy đang sống chung với con cháu. Số còn lại, đang ở trong viện dưỡng lão (nursing home). Vẫn theo thống kê này, những người Việt già trên đất Mỹ rất sợ bị đưa vào nursing home! Dưới đây là vài dữ-kiện:


Xế chiều 29 tháng Chạp vừa qua, tôi lái xe đến Viện Dưỡng Lão ở thành phố Westminster, Orange County. Đây là cơ sở được xem như khá nhất trong số các viện dưỡng lão tại miền Nam Cali. Vì là ngày giáp tết nên quang cảnh ở đây khá lặng lẽ. Các lối đi trong khu vực dành cho người Việt, trên những băng ghế đặt rải rác dưới những tàn cây, không thấy cụ nào tản bộ hay ngồi nghỉ chân, trò chuyện với nhau. Bãi đậu xe cũng chỉ lác đác vài chiếc của nhân viên trực. Nhìn khu dành cho người Mỹ, người Hàn Quốc và khu dành cho người Mexico thì đông người hơn, có lẽ các vị này không biết hôm nay là đêm giao thừa của người Việt.

 Bước vào bên trong, tất cả đều vắng vẻ. Nhìn một lát, tôi mới thấy y tá đẩy một chiếc xe lăn, trên đó có một cụ ngồi ngoẹo đầu, mắt nhắm nghiền, nước dãi chảy dài xuống khóe miệng. Trước cửa phòng số 6, một cụ bà khác ngồi im lìm trên ghế nhựa, nét thẫn thờ. Tôi hỏi: “Có con cháu nào vào thăm Bà chưa?”. Nhìn tôi một lát, bà lắc đầu kèm theo tiếng thở dài nghe mệt mỏi.

 Tên bà là Trần Thị Nghị, 74 tuổi. Bà sang đây theo diện bảo lãnh của con trai. Bà kể: “Lúc đầu, mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng chỉ được vài năm, con dâu nói: thấy tôi ở dơ vì khi cháu nội của tôi sổ mũi, tôi bèn lấy tay bóp vào mũi nó, vắt nước cho sạch. Bực mình quá, tôi bèn nói: hồi nhỏ, tao cũng hay vắt nước mũi cho chồng mày vậy, có sao đâu! Thế là nó cấm tôi không được đụng đến con nó nữa. 3 tháng sau, chồng nó nghe lời ton hót của nó, bèn đẩy tôi vào đây”.

 Một phòng khác, cụ ông Nguyễn Văn Đức, 71 tuổi, nằm co quắp trên giường. Hỏi ra mới biết cụ bị bệnh suyễn. Đưa tay chỉ vào hộp bánh, 2 hộp mứt, 2 hộp kẹo nằm chỏng chơ trên bàn, cụ phều phào bảo: “Cái này con tôi nó cho, cái kia là của hội, còn hộp đó là quà của nhà chùa”.

 Theo tập tục người Việt mình, thì cứ gia đình nào gồm 2, 3 thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng ở chung với nhau đều được xem là gia đình hạnh phúc, ăn ở có đức, có hiếu. Nhưng, đối với  người Mỹ và người phương Tây có bản tính thực tế, thì họ lại không nghĩ vậy; bởi lẽ, ngay từ hồi còn trẻ, họ đã học được tính tự lập – và điều này đã tác động rất mạnh lên thế hệ thứ 2 người Việt. Thứ 3 nữa, là: người sang Mỹ từ khi còn bé, hoặc sinh ra trên đất Mỹ, tất cả hầu như ít nói tiếng Việt mà chỉ sử-dụng tiếng Anh, tiếng Mỹ, cả khi về nhà.

 Phần lớn họ chịu ảnh hưởng nặng từ lối sống của Mỹ: 18 tuổi ra ở riêng; cha mẹ già thì đưa vào viện dưỡng lão. Mọi thành công về mặt tiền bạc, học vấn, vv. đã khiến họ chẳng quan tâm nhiều đến quá khứ của bậc cha ông. Nếu như còn ở Việt Nam, hầu như con cái đều ngồi im nghe cha mẹ chỉ giáo, dù miễn cưỡng; còn thì ở Mỹ, phần lớn người Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 lại chọn lối bỏ ra ngoài sống, không quan tâm gì đến cha mẹ, và điều đó dẫn đến xung đột thế-hệ… Xung đột có khi chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân nhỏ nhưng không được giải quyết cho thấu đáo, thường dẫn đến mâu thuẫn ngày một trầm trọng.

 Bà Lý Thị Vân, 69 tuổi nằm phòng số 3 có nói: “Có nhiều điều ở Việt Nam ta coi như bình thường thì qua đây lại trở thành bất thường. Về bữa ăn chẳng hạn, nếu tôi dùng muỗng riêng của mình để múc canh trong tô chung thì anh rể nhà tôi sẽ trợn mắt nhìn tôi, rồi từ lúc đó đến cuối bữa ăn, nó không hề đụng vào tô canh ấy nữa!”

 Vì vậy, đối với người Việt cao tuổi sống ở Nam Cali, thì ba chữ “viện dưỡng lão” từ lâu vẫn là cơn ác mộng. Nó đánh thốc vào tâm can, tạo cơn kinh hoàng đến độ có cụ quỳ sụp xuống ngay trước cổng vào viện dưỡng lão, chắp tay vái con ruột mình: “Ba lạy con, con cho ba về nhà, ba trải ghế bố nằm trong gara cũng được chứ đừng bắt ba vô đây”. Ông Trần Ngọc Lâm chẳng hạn, khi tôi hỏi vợ con ông ra sao, có thường xuyên đến thăm ông không, thì ông bực bội nói: “Làm ơn đừng nhắc đến vợ con tôi nữa. Vợ, con gì mà để tôi sống như thế này đấy!”

 Ông Lê Cẩm, phòng số 9 kể: “Năm tôi 68 tuổi, việc đi đứng bắt đầu yếu, mắt bắt đầu mờ, tay thì run nên con trai tôi nó bảo: mai con đưa ba vô “nursing home”. Tưởng nó giỡn chơi, ai dè sáng hôm sau nó đưa tôi vô đây thiệt. Tôi có bảo nó là sao con nỡ lòng nào làm vậy đối với ba?, thì nó nói tỉnh bơ: Ba già rồi thì vô viện dưỡng lão sống, chứ làm vậy là làm sao?” Tôi hỏi: bác có biết mai là Tết Nguyên Đán rồi không? Ông nói: tôi cũng biết chuyện đó, vì ba bữa trước đây con tôi vô thăm, có đem cho tôi mấy hộp kẹo, mứt. Thoáng nhìn gò má nhăn nheo của ông, tôi bỗng thấy lăn dài những giọt nước mắt: “Tết nhất là ngày sum họp gia đình. Vậy mà…”.

 Công bằng mà nói, nỗi kinh hoàng viện dưỡng lão của các cụ cao tuổi người Việt – ngoài việc bị tách khỏi môi trường gia đình quen thuộc ra, thì: hầu hết các cụ đều nghĩ là mình bị bỏ rơi, hoặc con cháu hắt hủi nên mới thế. Còn một nguyên nhân nữa, đó là: khi tuổi tác đã  cao, sức khỏe tàn dần, các cụ cũng xuống tinh-thần nhiều thì bệnh tật ắt phải có. Chuyện các cụ không thể tự chăm sóc cho mình là lẽ thường tình nên khi bệnh tật của các cụ đã đến thời kỳ nghiêm trọng, thì chỉ còn cách duy nhất là đưa các cụ vào viện dưỡng lão thôi.

 Kevin Nguyen, có người mẹ 72 tuổi, hiện đang sống ở viện dưỡng lão, có nói: “Tôi và vợ tôi đều phải đi làm, hai đứa con thì đi học, nên không lấy đâu ra thời giờ chăm sóc mẹ.  Còn, mướn y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc cho mẹ thì tôi không đủ tiền”.

 Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến việc các cụ buộc phải vào viện dưỡng lão, đó là: khi về già, các cụ thường bị lú lẫn hoặc ít ra là mất trí nhớ, thậm chí không nhận ra vợ ra chồng hoặc con cái, nên mới bảo mấy người đừng tới gần. Kevin Nguyen nói tiếp: “Mẹ tôi nay đã đổi tính, nên khó chịu. Lúc nào cụ cũng gắt gỏng, nghi ngờ hết mọi người”.

 Chị Lam Hương, cũng có mẹ sống ở viện dưỡng lão, đã tâm sự: “Cụ nhà tôi lúc nào cũng nghi ngờ là trong nhà có người ăn cắp tiền của cụ mặc dù tiền đó là của con, cháu cho cụ. Ngày nào cũng vậy, cụ cú lôi túi tiền ra đếm đi đếm lại đến vài chục lần rồi cụ chửi um xùm, bỏ ăn, thậm chí có hôm còn cuốn quần áo đòi ra khỏi nhà, vì như cụ nói: “Nhà này toàn quân ăn trọm không à!”. Riết rồi không ai chịu nổi cụ nữa đành đưa cụ vào viện”.

 Lại có lý-do dẫn tới nỗi sợ phải nhập viện dưỡng lão, đó là: một số nhân viên ở nhiều viện do thiếu khả năng chuyên môn, thiếu nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ, cộng với tình hình bị cắt giảm ngân-sách tài trợ từ chính phủ do thâm thủng ngân quỹ dẫn đến tình trạng nhiều người bị ngược đãi hoặc bỏ mặc về phương diện sinh lý lẫn tâm lý ngày càng tăng, chưa kể tình-trạng có cụ bị bắt phải nín lặng, không được phép than-van, kêu cứu khi lên cơn đau dạ dày hay thấp khớp.

 Cụ Trần Văn Sinh, trước khi sang Mỹ là y tá ở Bệnh viện Bình Dân ở thành-phố có nói: “Một thời gian dài, tôi bị trầm cảm vì tuyệt vọng và tôi buộc phải uống thuốc an thần nhiều nên rất thản nhiên. Khi tôi báo cáo sự việc này lên ban quản trị, thì con tôi lúc vào thăm đã bị ngăn chặn với lý do là làm trở ngại công việc điều hành bệnh viện”.

 Theo tôi tìm hiểu, Viện Dưỡng lão ở Westminster có khoảng 90% người già trên 65 tuổi. Số còn lại từ 80 trở lên. Cũng xin nói thêm là ở Orange County, các viện dưỡng lão đều do người Mỹ làm chủ và điều hành. Các viện này thường được chia làm hai khu chính là: nội trú và bán trú với nhiều khu phụ. Khu nội trú dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho bệnh nhân sau khi điều trị ở bệnh viện, nhưng không đủ tiền nằm lại vì viện-phí rất cao, nên phải chuyển vào viện dưỡng lão để nằm chờ bình phục rồi mới về nhà.

 Thường, thì nhân viên quản lý sắp xếp các khu ốc theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu người Việt, khu Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan v.v… Nếu thiếu phòng, các cụ phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Chả thế mà cụ Lê Thị Lài 67 tuổi, sau hơn 2 tháng ở chung với khu người Mỹ da đen rồi được chuyển sang khu người Việt, cụ cứ ngơ ngác như người bị tâm thần, hỏi gì cũng ú ớ. Nếu con số người Việt ở đây đông, các cụ sẽ được nhà bếp nấu riêng món ăn Việt, nhưng chỉ là bữa trưa và tối thôi, còn bữa sáng vẫn phải ăn món ăn của Mỹ.

 Hầu hết trường hợp các cụ được đưa vào đây là do bị bệnh cần có sự trợ giúp thường xuyên của nhân viên y tế cũng như thiết bị mà chỉ các viện dưỡng lão mới có khả năng cung cấp. Các cụ đây thường mắc những bệnh mất năng lực thể chất lẫn tinh thần các cụ yếu đến độ không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được.

 Trao đổi với tôi, phóng viên Vince Gonzales thuộc Đài CBS, người từng thực-hiện nhiều phóng sự về chuyện ngược đãi người già ở viện dưỡng lão cho biết: “Nhiều người trong số các cụ cần có được chăm sóc suốt đời, vì các cụ không thể hồi phục để tự chăm sóc cho mình, chứ đừng nói là cho về nhà. Tương lai các cụ một là sẽ chết trong viện dưỡng lão, hai là chuyển vào bệnh viện nếu bệnh nặng rồi sẽ chết ở đó, và thứ ba là bệnh viện trả về để chờ chết…”. 

Đến bữa, các cụ còn khỏe thì chậm chạp lê chân bước hoặc tự mình lăn xe xuống nhà ăn. Yếu quá thì nằm trong phòng chờ điều dưỡng mang thức ăn đến. Cô Jenny Pham, một điều-dưỡng-viên người Việt ở đây, cho biết: “Viện có rất ít điều dưỡng người Việt nên tụi em thường bị điều đi phục vụ trong toàn khu, chứ không chỉ khu người Việt mà thôi”. Theo luật tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là dịch vụ khẩn cấp, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3 hoặc 2 tiếng một ngày. 

Jenny Pham tiếp: “Khi có kiểm tra, viện dưỡng lão thuê thêm điều dưỡng cho đông, đồng thời sắp xếp cứ 1 điều-dưỡng-viên chăm sóc 10 người theo luật định để che mắt đoàn. Khi kiểm tra đi rồi, mỗi đứa tụi em lại phải chăm sóc đến 19, 20 người…”. Tôi hỏi: “Mấy bữa nay, gia đình có vào thăm các cụ nhiều không?” Jenny Pham đáp: “Cũng ít thôi, chủ yếu là các hội đoàn thiện nguyện, hoặc các tổ chức tôn giáo. Em biết có 26 cụ từ ngày vào đây, có cụ ở đã 5 năm trời không có ai đến thăm lần nào”. 

Tôi hỏi: “Đêm giao thừa, đây có tổ chức gì không?” Jenny Pham lắc đầu: “Dạ không, mấy cụ còn khỏe hoặc minh mẫn thì tụ họp nhau lại uống trà, kể chuyện xưa. Còn, thì hầu hết đều nằm trên giường. Nhiều cụ khi em hỏi ngày mai là mùng 1 tết rồi, có biết không? Có cụ nhe răng cười, chẳng biết gì hết”.

 Tôi ra về và khi bước ngang phòng số 7, thấy có đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con đứng cạnh một cụ già ngồi xe lăn, người phụ nữ nói: “Chào ông nội rồi đi về con”. Ông cụ miệng méo xệch: “Bay cho nó ở chơi thêm chút nữa, vừa mới vô mà”. Anh con trai đỡ lời: “Con đưa các cháu vào chúc Tết ba, bây giờ dẫn  tụi nó đi coi xiếc cá heo. Vé mua rồi, sắp tới giờ diễn rồi…”.

 Dù có biết là: ở bầu thì tròn ở ống thì dài, sống đâu theo đó, nhưng sao tôi vẫn thấy nao nao vì bên quê nhà giờ này, gia đình nào cũng đang quây quần, họp nhau vui vẻ…” (Siêu Tầm sưu tầm) 

Niềm vui nỗi nhớ xảy đến vào ngày “đầu năm”, kể cũng nhiều. Nhưng, nỗi-niềm nhung nhớ của mỗi người và mỗi vị, lại vẫn khác. Khác hoàn cảnh, tuỳ vào văn-minh/văn-hoá mỗi sắc tộc của nhiều người.

Ngày đầu xuân mỗi năm, người người đều có niềm vui riêng. Niềm vui ấy, có khi đượm ướt nỗi niềm nhung nhớ những ngày xa xưa, lại cũng là nỗi nhớ “ngày đầu xuân”, thôi. Bần đạo đây, nay bất chợt tìm ra được nhạc-bản cũng hơi buồn của tác-giả Diệu Hương, xứng-hợp với đề tài dự tính bàn-luận, thế nên xin trích-dẫn đôi ba ý-tứ nơi ca-từ của tác-giả, rất như sau:

“Làm sao em biết tình này chất chứa thật đầy,
Giấu kín từ trong con tim buồn bã?
Tình vô biên quá, để rồi khó nói bằng lời,
Cho môi khô héo dần thôi.
Một đời tôi vẫn nhớ tới em, trong những phút xa xôi.
Em đến tình cờ với tôi, như thoáng một giấc mơ.
Vì biển ơi! con sóng xóa tan con thuyền trôi giữa giòng.
Tôi biết tình ta mãi là một góc đời cách xa.”

(Diệu Hương – bđd)

Nghe hát câu “Nhớ tới Em trong những phút xa xôi”, bần đạo lại nhớ đến “Người Em” nọ trong Hội thánh từng viết bức thư đầy tình-tiết gửi lên Mẹ Bề Trên Cabrini có ý/lời như sau:

“Mẹ Cabrini thân mến,

 Tôi viết cho Mẹ bức thư này kèm một ý-tưởng về bộ phim tập nhiều kỳ có tiêu-đề là “Saint and the City” lồng trong truyện kể về đời của Mẹ.

 Dĩ nhiên, chốn thị-thành được kể ở trong phim, chắc phải là thành-phố New York, nơi Mẹ từng đặt chân đến tá-túc, sau khi rời nước Ý năm 1889. Nhưng, bộ phim dài nhiều tập kể ở đây, lại nói đủ mọi thứ chuyện chứ không như cuốn phim có tựa đề hơi hơi giống là phim: “Sex and the City”, nói rất ít.

 Phim truyện đây, không thấy nói đến các cô đi giày cao gót cứ “ì xèo”, mà chỉ lác đác trình chiếu một vài cao ốc rải rác thôi. Tuy nhiên, phim truyện đây, lại có đủ của ăn/thức uống, áo quần, tức những nhu-yếu-phẩm cần cho cuộc sống, mà Mẹ đem giúp đám di-dân vừa rời châu Âu chốn tả tơi tuyệt vọng, đi loạng-choạng trong khung-cảnh một châu Mỹ khá chộn-rộn. 

 Tôi thầm đoán là Mẹ cũng cần đến “Netflix” để giải khuây ở trên đó chốn quê trời lồng lộng. Thế nên, xin cho phép tôi được kể cho Mẹ nghe một trong các chủ-đề được đề-cập ở phim “Sex and the City” khi mọi người cứ đi tìm ông Chủ Bự, một đối-tác trọn-hảo trong phim truyện. Còn, phim của Mẹ, thì việc kiếm tìm ông Chủ Bự, là một tìm kiếm rất sâu-sắc khiến Mẹ bị đánh động nhiều, đó là độ dài nối kết với việc kiếm tìm tương-quan đích-thực với Thiên-Chúa. Mẹ dư biết, là: Thiên-Chúa có bao giờ Ngài chịu đi mua sắm ở Đại-lộ số 5 đâu. Ngài cũng không ăn vận diêm dúa, đầy những lụa-là để gây ấn-tượng cho bất cứ một ai.

 Thế nhưng, ông Chủ Bự đây, lại không biết đến hãi sợ, nếu ông buộc phải có quyết-tâm nào đó. Không như hàng triệu người khác, tâm can Mẹ đây không bị đánh động từ các truyện thần kỳ kể về thành-tựu của nước Mỹ, coi đó như truyện kể về những người từng đạt mọi thành-tựu. Thần dân của Mẹ, vẫn chiến-đấu không ngừng nghỉ bằng mọi cách, từ: ngôn-ngữ, nghề-nghiệp, tiền bạc, cho đến nỗi nhớ nhà, sự hỗn độn/căng-thẳng về gia-cảnh, và cả đến nỗi sầu mất mát, những cố-gắng nghèo-nàn để có được một nền y-tế, giáo-dục cũng khả-quan. Mẹ là nguồn hứng-khởi cho phần đông chúng tôi, những người được mời gọi hãy đáp trả mức-độ hỗn-độn ngoại-thường ở thế-giới tân-kỳ này.

 Cao Uỷ Tỵ Nạn cho chúng tôi biết, là: hơn 60 triệu người trên thế-giới, nay bị bứng gốc; hơn 20 triệu người buộc phải rời bỏ nước ra đi làm kẻ tỵ nạn, xin tầm trú. Mỗi ngày, có đến 34 ngàn người phải xa quê chỉ vì nơi họ ở, đang có xung-đột/bức-bách đủ mọi cách. Con số những người như thế, vẫn dao-động hết mọi người. Vâng. Mẹ thấy đó, từng đợt và từng đợt, rất nhiều người cứ phải di-dời ra khỏi nơi mình ở, như vận-chuyển của Thánh Thần Chúa, đấy.

 Thật khó có thể thăm-dò đo-đạc hiện-tượng dao-động này. Nhưng, đây lại vẫn là lời mời gọi gửi đến hết mọi người, để ta ôm chặt sự sống mà không biết đến hãi sợ. Mẹ là lữ-khách đi khắp nơi về khắp chốn mà không biết mệt, hiểu theo nhiều nghĩa. Khi Mẹ đặt chân đến vùng trời New York vào độ tuổi 38 cùng với 6 nữ-tu khác, Mẹ chỉ có một ít thứ gọi là “của riêng”. Lúc ấy, Mẹ cũng chẳng biết mọi người có vui lòng đón tiếp Mẹ hay không nữa. Cộng-đoàn Dòng bé nhỏ của Mẹ đã di-dời về khu nhà ổ chuột và phải xin xỏ đây đó mới đủ nuôi sống bấy nhiêu chị. Tự trong xương tuỷ, Mẹ biết thế nào là tình-trạng không được nghênh-đón đành phải phục-vụ những người có cùng một trải-nghiệm như mình. Tôi nắm chắc rằng, những năm tháng ngày giờ trở về sau, Mẹ thấy vui hơn khi biết được rằng tên tuổi của Mẹ nay gắn liền với Trạm trú-ẩn, tỵ nạn ngay trong thành-phố Melbourne của Úc.

 Tôi tự biết mình không nên đề-cập những chuyện như: tầm-cỡ cao thấp/lớn nhỏ như bao giờ. Thế nhưng, khi ấy Mẹ thuộc những người nhỏ thó, thấp bé không ai quan-tâm. Tôi bị mê-hoặc bởi truyện kể về những người hăng say/kiên-quyết nhưng cứ lầm lẫn về tầm vóc, kích-thước của mỗi người. Thánh nữ Têrêxa thành Calcutta chẳng hạn, bà cũng chỉ cao không đầy thước rưỡi thế mà bà vẫn làm được nhiều việc cả thế. Mẹ đây, lại cũng thấp bé như bà và có thể thấp hơn nữa. Mẹ là người con áp út trong số 11 anh chị em trong gia đình đông-đúc, trong đó chỉ có 4 người đạt đến tuổi trưởng-thành.

 Như thế nghĩa là, Mẹ được dưỡng-nuôi trong một gia-đình có khả-năng đối-đầu với mọi mất mát, thua thiệt. Ngay đến sức khoẻ, Mẹ cũng bị coi là người mỏng-mảnh, dễ bể. Bất cứ ai gặp Mẹ, đều nghi-ngờ rằng với sức khoẻ tồi-tệ như thế, sao Mẹ lại có thể kéo dài, tồn tại được.

 Nước Mỹ, nay có vai-trò đáng kể trong việc vượt lằn ranh của chính họ. Và nay, họ vừa  trải qua cuộc vận-động tranh cử vào cuối năm 2016 rồi, khiến đôi lúc, tôi cũng mong sao có người như Mẹ đây, và một số công-dân rất ít được tấn-phong thành bậc hiển-thánh, đứng trên bệ cao để chỉ đường đi nước bước cho mọi người; và cũng cởi mở đủ, để không cần gì đến ảnh hình này khác mà chỉ cần lương-thiện và tình thương, thôi. Tôi vẫn tin vào lời thán-phục ghi bên cạnh Nữ Thần Tự Do, một tượng đài luôn ghi rõ lời mời chào nổi tiếng những bảo rằng: “Hãy cho tôi đám đông nghèo đói, mệt mỏi và chộn rộn của bạn đi!”

 Điều trớ trêu, là Mẹ đã ra đi về cõi vĩnh hằng chỉ ít ngày trước lễ Giáng Sinh năm 1917, khi Mẹ trở bệnh sau ngày chuẩn bị gói quà đem cho trẻ nghèo. Giáng sinh mời gọi Mẹ và tôi, ta suy tư nhiều hơn nữa về lời của Thân Mẫu Đức Giêsu khi Cụ bảo: “Lòng từ-bi của Ngài ở tuổi này tuổi khác, đạt đến những người biết kính sợ Ngài”. Thông điệp đây, còn tốt và đẹp hơn ánh đèn mầu nhấp-nháy ở Quảng Trường Thời-Đại bên New York nhiều. Hẳn, ta cũng nên dựng lên kênh truyền-hình để chiếu phim tập hay như thế.

 Michael McGirr

(X. A Letter to Mother Cabrini, Australiancatholics magazine số Christmas 2016 tr.27)

Thông-điệp trên, nay ta cũng nên phổ-biến cho chán vạn người đang sầu/buồn vào đêm Giáng Sinh, ở đây đó. Ấy đấy, lại là ý-tưởng mà bần đạo có được sau lễ Giáng Sinh 2016 và đầu năm Đinh Dậu 2017, rất Âm-Lịch.

Sầu/buồn ngày lễ hội, lại vẫn là tâm-trạng của nhiều người thời cách-mạng vi-tính, rất tinh-vi. Sầu/buồn đây, có thể cũng giống như mối sầu thành thị, rất không tên. Sầu và buồn, là nỗi-niềm từ đâu tới, thật không rõ. Chỉ rõ có một điều, là: buồn và sầu đến độ chẳng biết vì sao và làm thế nào cho vợi bớt nỗi niềm không tên ấy.

Sầu/buồn nhiều nỗi, còn là tâm-trạng người nhà Đạo hôm nay, khi thấy Giáo-Hội vẫn có những thứ được nhiều linh mục nói đến ở các bài giảng và bài viết, như giòng chảy, ở bên dưới:

“Tình thương-yêu và lòng từ-bi nhân-hậu của Chúa đã tạo nhiều ảnh-hưởng hơn những chuyện tầm-phào/yếu kém trong cuộc sống của ta. Thành ra, ta có thể vui hưởng tính hài-hước trong cặp đôi bất-xứng giữa sự thật lớn lao ta tin tưởng và cung-cách bé nhỏ qua đó ta xử-thế. Hoặc, các vụ tranh-cãi giữa những người không hợp lòng hợp ý với nhau và cả những chuyện người đi nhà thờ không chịu nổi cảnh cứ phải ngồi lâu nghe giảng giải đến khá dài ở nhà thờ.

 Vốn biết Chúa thương yêu mỗi người chúng ta cả vào khi ta phạm lỗi tày trời rất nhiều lần, Ngài vẫn tha thứ cho ta trước khi ta xưng thú hoặc yêu cầu Ngài quên đi; mặc dù thế, ta vẫn có thể vui vẻ chịu đựng tính-khí rất thất-thường đối với nhau; cả những khi kể cho nhau nghe những câu chuyện về các giám mục và linh-mục hoặc thấy thoải mái khi nghe người ngoài đạo kể chuyện tiếu lâm về người đi Đạo…” (Xem thêm Lm Andrew Hamilton sj, The Church’s Divine Comedy, AustralianCatholics Magazine số Christmas 2016 tr. 17-20)

Nói về các bậc nữ-lưu chân-phương/lành thánh giống như trên, là nói rất nhiều về giáo hội ở nhiều nơi. Nói như trên, chỉ có thể nói về người đi Đạo và/hoặc cho người đồng Đạo, rất quen với giáo-lý, thần học, đúng ra là nói về các nữ-phụ an lành/hạnh đạo, là phải nói như người ngoài đời sống ở đời, rất “ngoài luồng”. Tức, đượm chút mắm muối tiêu đường, thật rất tếu.

Nói về nam-nhân/nữ-phụ tốt lành/hạnh đạo, đôi lúc ta cũng nên nói như kể truyện đời nhiều chất dí-dỏm, dị-hợm để cười đùa cho quên nỗi sầu buồn, một đời người. Nói thế, là nói như truyện kể thêm thắt ở bên dưới cho đỡ buồn đời:

“Hai vợ chồng nọ kéo nhau vào siêu-thị mua sắm. Đến gian-hàng nọ có đặt chiếc cân điện-tử nói thành tiếng, khi từng lượt người bước lên cân. Thấy chiếc cân quá hiện-đại rất tầm cỡ, mọi người đều thích thú thay nhau, bước lên bàn cân.

 Một cô khách bước lên bàn cân, thì chiếc cân điện-tử bèn nói: “Cô cân nặng 62 pounds, so với chiều cao như thế này mà cân được 92 pounds thì cô là người hoàn-toàn, có sức hấp-dẫn nhiều đàn ông.

 Một bà mệnh-phụ vừa bước lên cân, đã nghe chiếc cân điện-tử phán những câu xanh rờn, rằng: “Bà cân nặng 102 pounds, hơi bị quá có một chút thôi, chỉ cần đi bộ 2, 3 cây số mỗi ngày là bà sẽ có vóc dáng đáng yêu ngay thôi, chẳng cần phải kiêng cữ gì hết”. Bà vợ nghe thế, lấy tay đẩy ông chồng  rồi nói: “Anh lên cân thử đi!”

 Khi đức ông chồng bước lên, thì chiếc cân liền lên tiếng: “Ông bạn chỉ có 93 pounds thôi thì quá gầy ốm. Vợ ông cần phải tẩm bổ/bồi dưỡng cho ông, và cấm ngặt không được làm ăn chăn gối gì hết trong 3 tháng…”

 Nghe thế, bà vợ nhà lại bước lên cân lần nữa, thì lần này chiếc cân chẳng nói năng gì, đợi mãi cũng chẳng thấy tăm hơi gì hết, bà bực quá bước xuống. Tức thì, chiếc cân mới phát ra hiệu lệnh thật rõ ràng: “Xin bà con vui lòng bước lên từng người một, đừng chen lấn kẻo hư cân…” (Truyện kể đăng trên mạng)       

 Kể những chuyện vui cười xảy ra trong cộng đồng nhà Đạo hay ngoài luồng, không phải và không chỉ kể về những giòng chảy thần học khô cứng đến chán nản, không ai còn muốn nghe nữa. Thế nhưng, nói về chuyện đạo hạnh nhà Đạo, tưởng cũng nên kể những lời hay/ý đẹp của đấng thánh hiền vẫn nhủ khuyên dân con Đạo mình như sau:

“Thưa anh chị em,

anh chị em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui

khi gặp thử thách trăm chiều.

Vì như anh chị em biết:

đức tin có vượt qua thử thách mới sinh lòng kiên nhẫn.

Chớ gì anh chị em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra

bằng những việc hoàn hảo, để anh chị em nên hoàn hảo,

không có gì đáng trách, không thiếu sót điều gì.”

(Giacôbê 1: 2-3)

 Nói gì thì nói, tưởng cũng nên nói cho mọi người bằng giòng nhạc có giai-điệu bay bổng hoặc trầm lắng như sau:

“Tình vô biên quá để rồi khó nói bằng lời
Cho môi khô héo dần thôi
Một đời tôi vẫn nhớ tới em trong những phút xa xôi
Em đến tình cờ với tôi như thoáng một giấc mơ
Vì biển ơi con sóng xóa tan con thuyền trôi giữa dòng
Tôi biết tình ta mãi là một góc đời cách xa. “

(Diệu Hương – bđd)

Hôm nay đây, người viết nhạc mang tên Diệu Hương đã nói thay cho nhiều vị, nhiều người. Chí ít, là những người, hoặc những vị đang có vấn-đề gì đó trong cuộc sống khó phôi pha. Thế nhưng, như câu hát ở trên đã đề-cập, cũng nên đề nghị với bạn và với tôi, những người đang đọc các giòng chữ ở đây, một lời nhắn thêm nữa của tác-giả, mà rằng:

“Một đời tôi vẫn nhớ đến em trong những tháng năm dài
Ôm mối tình sầu với em tôi biết sẽ tàn phai
Một hồn tôi ray rứt bước chân đi trên cát buồn
Biển vắng đêm nay xót xa một mối tình không may.

(Diệu Hương – Một Đời Vẫn Nhớ)

Vẫn nhớ một đời người, không là “xót xa một mối tình không may”, hoặc tệ hơn nữa khi em “Ôm mối tình sầu với em tôi biết sẽ tàn phai.” Nhưng vẫn là: “Em đến tình cờ với tôi như thoáng một giấc mơ.Giấc mơ có một đời phúc hạnh, sướng vui mãi không ngờ.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ chúc và mừng mọi người

Những ngày vui hơn pháo Tết

Suốt một đời.  

Sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.

From facebook: Lê hồng Song
khẳng định của ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn Cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương): “Sự tăng vọt về số người siêu giàu của Việt Nam lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng GDP của đất nước. Nhiều tỷ phú USD nhưng lại không có nhiều người giàu lên nhờ sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao, tạo thêm việc làm đóng góp vào GDP hoặc tham gia vào phát triển bền vững. Chính điều này làm cho nợ công tăng cao”.

Giới siêu giàu ngày càng đông, nợ công Việt Nam ngày càng lớn. “Điều này chứng tỏ sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.” – ông Thắng kết luận.

Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. Nó cũng là “quả bơm nợ” của nền kinh tế, vì tình trạng cho vay bất động sản quá nhiều làm cho các …
BLUEVN.ORG

Giàu.

Giàu.

Một người đàn ông tên Bubba, sống ở Texas đang  cần vay một khoản tiền nên đã đến một Ngân hàng ở New-York. Ông nói với nhân viên Ngân hàng là mình sẽ đến Paris trong vòng 2 tuần lễ để dự hội thảo nên cần vay số tiền là $5,000.00. Nhân viên NH cho biết, Bubba cần có tài sản thế chấp để được vay. Vì vậy Bubba đã giao chiếc chìa khóa xe Ferrari còn khá mới cho Ngân hàng.
Sau khi kiểm tra xe, NH đã đồng ý giữ chiếc xe nầy, như vật thế chấp và tính lãi suất cho khoản vay của Bubba.

Sự việc nầy khiến cho nhân viên NH cảm thấy khôi hài, vì chiếc xe của người đàn ông nầy trị giá đến $250,000.00. Và ông ta đã dùng một chiếc xe siêu đắt như vậy để chỉ vay có …$5,000.00.

Hai tuần sau người đàn ông trở lạ, trả $5,000.00 với lãi suất $23.07. Nhân viên NH đã nói : “Thưa ông, chúng tôi rất vui được làm việc với ông, nhưng chúng tôi có chút thắc mắc. Khi ông rời đi, chúng tôi đã tìm hiểu về ông, và được biết ông là một Tỷ phú, một nhà đầu tư trong lãnh vực bất động sản. Chúng tôi thắc mắc là tại sao ông chỉ vay 5 ngàn và cầm thế một chiết xe rất đáng giá ?

Người đàn ông tên Bubba mỉm cười, và đưa ra câu hỏi thật bất ngờ :”Xin ông vui lòng chỉ cho tôi, tôi có thể đậu xe bất cứ nơi nào trong TP New-York nầy trong hai tuần, mà chỉ trả có $23.07 ở một nơi giữ xe thật an toàn và kín đáo như NH quý ông không ?”

Bài học được rút ra : Người giàu có luôn có những ý tưởng đi trước thời đại. Họ biết cách để tiết kiệm tiền bạc một cách tối đa. Đôi khi cuộc sống như những trò chơi cờ và phải biết những sáng kiến cho những bước tiếp theo.

Đừng hỏi vì sao họ giàu ?

Anh chi Thu & Mai Goi

Lầm Lỗi Là Chuyện Thường khi biết nhận lỗi

Lầm Lỗi Là Chuyện Thường khi biết nhận lỗi

Hôm nay kỷ niệm ngày sinh của George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Con người đã có công đưa nước Mỹ đến độc lập, tự do và phồn thịnh ấy nổi tiếng là người nóng nảy, nhưng luôn biết phục thiện và yêu sự thanh liêm. Ngay từ lúc thiếu thời, ông đã tỏ ra là người đơn thành và sẵn sàng nhận lỗi của mình…

Ngày kia, cậu bé George được trao cho một con dao để ra vườn làm cỏ. Trong vườn có một cây anh đào nhỏ mà cha mẹ cậu rất quý. Chưa phân biệt được thế nào là cỏ dại thế nào là cây trái, George đã chặt đứt cây anh đào vô cùng qúy giá của cha mẹ mình.

Cha của George đau lòng nhìn thấy cây anh đào đổ xuống mặt đất. Ông đã thoáng nghi George là thủ phạm, nên mới hỏi cậu: “Con có biết ai là người đốn hạ cây anh đào không? Cha không muốn thấy điều đó lập lại một lần nữa…”. George suy nghĩ một lúc và trả lời: “Chính con là người đã đốn cây anh đào. Cha cứ phạt con đi”.

Và George ngạc nhiên vô cùng khi nghe cha cậu trả lời: “Ðiều con vừa làm là một điều sai trái.Nhưng con đã chữa được điều sai trái đó khi dám nói lên sự thật. Cha đánh giá lòng can đảm và sự thành thật của con cao hơn là trăm nghìn những cây đẹp như thế…”.

Không ai trong chúng ta, đặc biệt là tuổi trẻ, mà lại không sống với hy vọng tốt đẹp hơn trong tương lai. Nhưng phải thành thật mà nói thì cuộc đời không phải lúc nào cũng là con đường trải hoa, vì nhiều lần chúng ta gặp hoàn cảnh vô cùng tệ hại. Ðố với nhiều người, dường như hy vọng về những điều tốt đẹp chỉ thành tựu trong mơ mộng mà thôi và thực tế rất phũ phàng.

Tuổi trẻ đi qua rất nhanh. Ngày tháng trôi qua, chúng ta chẳng mấy chốc già đi. Tóc trên đầu chúng ta mỗi lúc một điểm thêm nhiều muối tiêu. Sau khoảng 45, mỗi lần nhìn vào trong gương, chúng ta giật mình thấy mình già mau quá. nhìn lại tập ảnh của gia đình, lắm khi chúng ta không có can đảm ngắm lâu hơn. Chẳng những gương mặt, mái tóc bên ngoài, mà tuổi già còn gặp nhiều hạn chế hơn tuổi trẻ. Những môn thể thao trước kia ưa thích, nay không còn đủ sức để chơi nữa. Cặp mắt sắc sảo đã phải đeo thêm kính mới đọc được sách. Khi bước vào lớp tuổi 60 trở lên, bước đi của chúng trỏe nên chậm chạp hơn. Trí nhớ mỗi lúc một ra kém cỏi…

Tuổi trẻ là một chuỗi những vấp ngã, tuổi già là những tháng ngày để ân hận và hối tiếc khi chợt nhận ra giới hạn của mình. Cuộc đời là thế. Chúng ta có nên bi quan không?

Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để sống hy vọng. Ðổ vỡ, thất bại không phải là những ngõ cụt trong cuốc sống, nhưng phải là bàn đạp để chúng ta vươn cao hơn. Cuộc đời không phải là một chuỗi ngày giữa chiếc nôi và ngôi mộ. Cuộc đời là một hành trình đi từ chỗ hữu hạn đến chỗ vô hạn, từ chỗ tuyệt vọng đến chỗ đầy hy vọng. Và cuối cùng cánh cửa của sự chết mà chúng ta rồi đây sẽ bước qua chỉ là một khúc quanh của cuộc hành trình này mà thôi…

    Trích sách Lẽ Sống

Anh chị Thụ & Mai gởi

NÔ LỆ HAY TỰ DO

NÔ LỆ HAY TỰ DO

Hôm ấy, trời vừa rạng đông, ông hoàng nói với tên đầy tớ: “Xem chừng anh mơ ước giàu có lắm. Vậy từ giờ này cho tới lúc mặt trời lặn, anh có sức ngần nào thì cứ chạy.  Tất cả những ruộng vườn, ao cá anh chạy vòng quanh được, ta cho anh hết.”

Anh vui sướng quá!  Cha chết sống dậy cũng không bằng.  Anh liền cắm đầu chạy, chạy vùn vụt như Hạng Vũ trên con ngựa Ô-Truy.  Chín mười tiếng đồng hồ qua, chàng làm chủ được mấy cánh đồng bao la mù mịt.  Chàng vừa dừng chân, thì một hồ cá mênh mông với mặt nước trong ngần huyền ảo phản chiếu ánh mặt trời đã xế chiều.  Chàng lại chạy tiếp.  Sau cùng, màn đêm buông rơi.  Chàng thở hổn hển quay bước trở về, để làm bậc tỉ phú với “Ruộng vườn cò bay thẳng cánh, ao hồ mặc sức cá đua.”

Nhưng vừa bước chân vào ngưỡng cửa, chàng ngã lăn xuống bất tỉnh.  Vợ con vội vàng thuốc thang săn sóc…  Nhưng vô hiệu.  Nhà tỉ phú đã trút linh hồn sau một ngày dài lao lực quá mức.  Người ta đào cho chàng một chỗ nghỉ trong lòng đất, vừa dài, vừa rộng, nhưng không quá ba tấc đất!

****************

Đó là kết cục của một con người ham mê tiền của, để nó sai khiến như một tên nô lệ, phải vắt cạn kiệt sức lực cho tới chết, mà không được mảy may hưởng dùng!

Đức Giêsu đã cảnh báo cho những con người tôn thờ tiền của ấy như sau: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được” (Mt 6, 24).  Tiền của ở đây được viết hoa, tiếng Aram là Mammon, có nghĩa là Thần tiền.  Nếu tiền được thần hóa như thế, thì sức mạnh thống trị của nó không thể coi thường.  Nếu tiền và Thiên Chúa đã được Đức Giêsu đưa lên bàn cân để người ta chọn lựa, thì quyền lực của nó phải là vô song.

Sống là một chuỗi những chọn lựa.  Chính những chọn lựa này sẽ làm cho người ta thành công hay thất bại, trở nên người tốt hay hóa ra kẻ xấu, được hạnh phúc hay phải khổ đau.  Đã chọn lựa điều này thì phải từ bỏ điều kia.  Từ bỏ bao giờ cũng nuối tiếc dằng co.  Đức Giêsu muốn các môn đệ của Người phải chọn lựa dứt khoát, không có thái độ lưng chừng hoặc bắt cá hai tay.  Người bắt cá hai tay bao giờ cũng là kẻ thua thiệt nhất.  Hoặc làm tôi Thiên Chúa hoặc làm tôi tiền của.

Tiền của có một sức mạnh vạn năng, nó giải quyết phần lớn các nhu cầu của con người, nên tiền của hấp dẫn lạ thường.  Việt nam ta có câu: “Có tiền mua tiên cũng được.”  Ngay cả việc đạo cũng phải có tiền mới xong: “Có thực mới vực được đạo.”  Nhưng tại sao Đức Giêsu lại gay gắt với tiền của như thế?  Thật ra, Người không lên án tiền của, Người chỉ cảnh báo những ai ham mê của cải mà thôi.

Tiền của là phương tiện hữu hiệu Chúa ban, để bảo tồn sự sống đời này, và để mua nước Thiên Đàng đời sau.  Tự bản chất tiền của là tốt, nó là hồng ân của Thiên Chúa tặng ban cho con người.  Tiền của chỉ trở nên xấu khi ta quá tôn thờ nó, như một ông chủ sai khiến hành hạ đời ta, thậm chí lấy luôn mạng sống ta như anh đầy tớ trong câu chuyện trên đây.  Tiền của chỉ trở nên đáng ghét khi ta quá tham lam thu tích nó mà quên đi bổn phận chia sẻ với anh em, như người giàu có xử tệ với Ladarô nghèo khó.  Tiền của chỉ trở nên án phạt khi ta quá ham mê nó mà từ bỏ Thiên Chúa, như Giuđa bán Thầy vì mê 30 đồng bạc.  Tiền của chỉ trở nên cạm bẫy khi ta quá bám víu vào nó mà không còn tin cậy nơi Thiên Chúa quan phòng, như người phú hộ ham hưởng khoái lạc không kịp ăn năn.

Vì thế Đức Giêsu thật có lý khi cấm chúng ta không được làm tôi tiền của.  Người còn khuyên chúng ta đừng lo lắng về “của ăn, áo mặc.”  Động từ “lo lắng” được lập đi lập lại 6 lần, chứng tỏ tính cấp bách phải từ bỏ mọi lo âu thái quá, vì cả cuộc sống chúng ta đều ở trước mặt Chúa Cha, Đấng biết rõ mọi thứ chúng ta cần.

Nói như thế, không phải là Người cổ vũ cho sự lười biếng ỷ lại, hay sự vô tâm thụ động, không làm gì để Chúa làm tất cả.  Người khuyên chúng ta đừng lo lắng, chứ không cản chúng ta lo liệu.  Lo lắng vì không tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng.  Mọi lo lắng đều liên hệ đến tương lai, mà tương lai là điều chưa có thật.  Trái lại, lo liệu là vẫn lo làm việc hôm nay, tiên liệu cho ngày mai, nhưng luôn tin cậy phó thác nơi Chúa.

Nếu Chúa đã nói: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngài mai, cứ để ngày mai lo.  Ngày nào có cái khổ của ngày đó” (Mt 6,34) thì chúng ta phải hiểu là: Quá khứ đã qua đi rồi, hãy quên nó đi; hiện tại đang trong tầm tay, phải chu toàn nó; tương là là của Chúa, hãy phó thác cho Người.

****************

Lạy Chúa, Chúa đã dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người trước” (Mt 6,33), xin cho chúng con trong khi bôn ba cho cuộc sống này, vẫn dành ưu tiên cho việc làm sáng danh Chúa và luôn sống theo thánh ý Người.  Amen.

Thiên Phúc

(Trích trong “Như Thầy Đã Yêu”)

Anh chị Thụ & Mai gởi

Hàng triệu di dân tại Mỹ có thể bị trục xuất

Hàng triệu di dân tại Mỹ có thể bị trục xuất

Ông Sean Spicer tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Ba, nói về việc áp dụng luật di trú mới. (Hình: Aaron P. Bernstein/Getty Images)

WASHINGTON, DC (AP) – Hàng triệu người sống ở Mỹ bất hợp pháp có thể bị bắt và bị trục xuất – bao gồm cả người bị bắt chỉ vì vi phạm luật giao thông – dựa theo các chính sách vừa được chính quyền Tổng Thống Donald Trump điều chỉnh và thông báo hôm Thứ Ba.

Bất cứ di dân nào sống bất hợp pháp và bị truy tố hoặc kết tội bất cứ tội nào, hoặc ngay cả tình nghi phạm tội hình sự, sẽ nằm trong nhóm ưu tiên bị trục xuất, theo thông báo do Bộ Trưởng Bộ Nội An John Kelly ký.

 Nhóm ưu tiên này có thể bao gồm người bị bắt vì ăn cắp vặt trong cửa hàng hoặc những tội hình nhẹ – hoặc đơn giản là vượt biên giới vào Mỹ một cách bất hợp pháp.

Các thông báo của chính quyền Tổng Thống Trump mới đưa ra, có hướng dẫn tập trung hơn vào việc bắt di dân từng bị kết tội nặng, bị coi là đe dọa đối với an ninh quốc gia, hoặc mới vượt biên vào Mỹ thời gian gần đây.

Theo hướng dẫn dưới thời Tổng Thống Barack Obama, di dân sống bất hợp pháp tại Mỹ nói chung là được để yên. Những người này được chia ra thành hai nhóm: Nhóm vượt biên giới vào Mỹ và nhóm ở lại quá hạn visa.

Vượt biên giới là một tội hình (criminal offense), và thông cáo mới cho thấy rõ ràng những người trong nhóm này được bao gồm trong các ưu tiên bị bắt và trục xuất.

Ở lại quá hạn visa chỉ là tội thuộc về dân sự (civil offense), không phải tội hình.

Những người ở lại quá hạn visa không nằm trong ưu tiên bị bắt và trục xuất, nhưng theo các thông cáo, họ vẫn có thể có nhiều khả năng bị trục xuất hơn so với trước đây.

Các tài liệu mới này cho thấy, đây là những cố gắng mới nhất của Tổng Thống Donald Trump để thực hiện các lời hứa của ông trong lúc đi vận động, đó là, thực hiện luật di trú một cách chặt chẽ. Ông cũng hứa sẽ xây bức tường giữa Mỹ và Mexico, và nhất định buộc phía Mexico phải trả chi phí xây tường.

Và trong thông cáo đưa ra, ông Kelly nhắc lại yêu cầu Bộ Nội An bắt đầu tính toán chi phí xây bức tường này.

Hồi tháng trước, Tổng Thống Trump có ký sắc lệnh di dân, cấm người tị nạn tại bảy quốc gia có đa số dân Hồi Giáo nhập cảnh Hoa Kỳ trong 90 ngày, cũng như cấm vô thời hạn chương trình tị nạn của Syria, và tạm ngưng chương trình tị nạn của mọi quốc gia trên thế giới trong 120 ngày.

Tuy nhiên, sắc lệnh này bị tòa liên bang chặn lại, cho rằng nó không hợp hiến, và Tòa Bạch Ốc chấp nhận.

Kế hoạch của ông Kelly kêu gọi áp dụng một số điều khoản di trú có sẵn lâu nay nhưng đã lỗi thời, đó là, cho phép chính quyền trục xuất người bị bắt vượt biên giới Mexico bất hợp pháp trở lại Mexico, cho dù họ xuất thân từ quốc gia nào. Những người này thường được tạm giữ, chờ hoàn tất thủ tục trục xuất tại Mỹ. Và điều này sẽ được áp dụng cho những người tái vượt biên, cho dù họ không bị coi là đe dọa cho Hoa Kỳ, theo bản thông cáo.

Điều khoản này chắc chắn sẽ bị các nhà đấu tranh dân quyền và chính phủ Mexico phản đối, và hiện không rõ Hoa Kỳ có quyền ép Mexico nhận những người thuộc các nước thứ ba này hay không.

Tuy nhiên, thông báo nói rằng, Bộ Nội An Mỹ tìm một cách nào đó giúp Mexico nhận những người này, một dấu hiệu cho thấy, có thể Tổng Thống Trump sử dụng một khoản ngân sách nào đó giúp Mexico nhận những người không phải công dân của họ.

Lâu nay, Hoa Kỳ thường mau chóng trục xuất công dân Mexico bị bắt ở biên giới trở lại nước của họ, nhưng giữ những công dân quốc gia khác để xử, và tiến trình xử này có khi kéo dài nhiều năm.

Ông Geronimo Gutierrez, tân đại sứ Mexico tại Mỹ, gọi sự thay đổi chính sách này là “một điều gì đó vô cùng nghiêm trọng.”

Trong một cuộc điều trần với các thượng nghị sĩ Mexico hôm Thứ Ba, ông Gutierrez nói: “Rõ ràng, họ muốn tạo một sự lôi thôi cho các bộ ngoại giao, cho chính phủ Mexico, và cho tất cả người Mexico.”

Nội dung các thông cáo không thay đổi luật di trú của Mỹ, nhưng tiến hành một bước cứng rắn hơn trong việc thực thi.

Một ví dụ là chương trình “trục xuất nhanh” (fast-tracks deportation).

Chương trình này bây giờ được áp dụng với di dân không thể chứng minh là họ cư ngụ tại Mỹ trên hai năm. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người nằm trong trường hợp này.

Kể từ năm 2002, chương trình này – không cần phán quyết của tòa – chỉ áp dụng với những ai bị bắt trong vòng 100 dặm tính từ biên giới, và mới vượt biên vào Mỹ trong vòng hai tuần.

Chính quyền cũng dự trù mở rộng trại tạm giam di dân. Hiện nay, Bộ Nội An chỉ có tiền và chỗ ở để giam 34,000 cùng một lúc. Không biết mức gia tăng này sẽ tốn bao nhiêu, nhưng phải được Quốc Hội chuẩn thuận mới có tiền thực hiện.

Hiệp Hội Dân Quyền Mỹ (ACLU) nói rằng họ sẽ thách thức các chỉ đạo chính sách này.

“Những thông cáo này xác nhận rằng chính quyền Donald Trump sẵn sàng chà đạp lên tiếng trình phân xử công bằng, phép tắc nhân bản, sự lành mạnh của các cộng đồng chúng ta, và ngay cả bảo vệ trẻ em bị thất thế trong xã hội, để thực hiện một chính sách trục xuất rầm rộ,” ông Omar Jadwat, giám đốc dự án nhân quyền của di dân, thuộc ACLU, nói.

Tuy nhiên, Dân Biểu Lamar Smith (Cộng Hòa-Texas), thành viên Ủy Ban Nội An Hạ Viện, hoan hô cố gắng của Tổng Thống Trump, nói rằng các thông báo này “lật ngược” các chính sách nguy hiểm dưới thời Tổng Thống Obama.

Cũng trong Thứ Ba, ông Sean Spicer, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, xác nhận, các quy định mới này không ảnh hưởng chương trình “Deferred Action for Childhood Arrivals” (DACA) và chương trình “Deferred Action for Parents of Americans” (DAPA) do Tổng Thống Obama ký sắc lệnh ban hành.

“Tổng thống đã bày tỏ quan điểm rõ ràng, khi chúng ta có từ 12 đến 14 triệu người ở bất hợp pháp tại quốc gia này. Những người thuộc diện DACA và DAPA không phải là chủ đề trong chính sách hiện nay,” ông Spencer nói.

Hiện có khoảng hơn 750,000 người thuộc diện DACA, là những người được cha mẹ dẫn vượt biên vào Mỹ khi còn nhỏ.

DAPA bao gồm di dân bất hợp pháp sống tại Mỹ từ năm 2010 và có con là công dân Mỹ, hoặc là cư dân thường trú hợp pháp. Di dân thuộc diện này không được hưởng quy chế hợp pháp hoàn toàn, nhưng có quyền xin giấy đi làm trong mỗi ba năm, và không bị trục xuất.

Trong lúc vận động, ông Trump hứa sẽ ngay lập tức chấm dứt hai chương trình này, mà ông gọi là “ân xá bất hợp pháp.”

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 16 Tháng Hai, Tổng Thống Trump nói về DACA như sau: “Chúng ta sẽ giải quyết DACA với trái tim. Tôi phải đối diện với nhiều chính trị gia – và đừng quên – tôi phải thuyết phục họ rằng điều tôi nói là đúng. Và tôi trân trọng nếu quý vị hiểu điều này.”

Ông cũng nói rằng DACA là “rất, rất khó,” nhưng khẳng định rằng, là một người cha và ông nội, ông cũng yêu thích trẻ em.

“Tôi thấy rất, rất khó trong việc thực hiện những gì theo luật. Và chúng ta biết, sự khó khăn của luật. Tôi không nói về luật mới. Tôi nói về luật hiện hữu rất, rất khó,” ông Trump nói. “DACA là một chủ đề rất, rất khó đối với tôi.”

Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump dự trù sẽ đưa ra một sắc lệnh tạm thời cấm di dân, được cải sửa từ lệnh cấm trước đây, chú trọng vào ít thành phần hơn để có thể đối chọi được với các thử thách pháp lý.

Hãng thông tấn AP cho hay họ có được bản dự thảo của sắc lệnh mới này cũng sẽ chú trọng vào bảy quốc gia như trước đây là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, nhưng chỉ cấm vào Mỹ những người không có chiếu khán và những người chưa từng vào Mỹ trước đây.

Không giống như sắc lệnh đầu, người dân từ bảy quốc gia này nếu có thẻ xanh hay chiếu khán sẽ không bị ngăn cấm.

Sắc lệnh do ông Trump ban hành hồi tháng qua tạo ra tình tạng hỗn loạn trên khắp thế giới vì người ngoại quốc với thẻ xanh và chiếu khán hợp pháp bị cầm giữ ở các phi trường Mỹ hay bị cấm lên các phi cơ bay sang Mỹ.

Lệnh này bị một số chánh án liên bang cấm thi hành, nói rằng có thể vi phạm sự bảo vệ của Hiến Pháp Mỹ đối với người di dân hợp pháp.

Ông Trump hồi tuần qua nói rằng tuy ông không đồng ý với các phán quyết vừa qua, ông sẽ có sắc lệnh mới để không gặp sự cản ngăn của các phán quyết này. (Đ.D., V.Giang)

Từ Hương sát thủ, bàn về chuyện làm cha làm mẹ

Từ Hương sát thủ, bàn về chuyện làm cha làm mẹ

Blog RFA

VietTuSaiGon

22-2-2017

Đoàn Thị Hương, một trong những nghi can giết ông Kim Yong-nam. Ảnh: internet

Trong cổ tích Việt Nam, có bà mẹ bồng con ra đứng chờ chồng đến hóa đá chứ không có bà mẹ nào chờ con đến hóa đá. Nói cho cùng, việc cho con mình phải chịu cảnh hóa đá theo mình là một việc hết sức ngớ ngẩn và dã man nếu xét trên khía cạnh tình mẹ con. Việt Nam hiện đại, có bà mẹ sẵn sàng ném chín đứa con vào khói lửa chiến tranh chỉ vì lòng thù hận, vì trả thù. Và chuyện mới xảy ra, có người cha, người mẹ suốt mười năm cho con đi học, con làm gì cũng không biết, thậm chí không nhớ nổi con về thăm nhà bao nhiêu lần trong mười năm đó, mọi thông tin của nắm ruột mình rứt ra nghe đầy vẻ nhạt loãng và hời hợt như chuyện sát thủ Đoàn Thị Hương. Lẽ nào bậc làm cha làm mẹ người Việt hỏng đến độ như vậy sao?

Câu trả lời là không, hoàn toàn không phải vậy, bản năng yêu thương của con người thì Tây cũng giống Ta, Nam cũng như Bắc, Đông cũng như Tây. Bởi đâu cũng máu đỏ và nước mắt mặn chát, thậm chí dân Á Đông nước mắt còn mặn và chảy nhiều hơn dân phương Tây. Nhưng, có một sự khác biệt rất rõ rệt là hệ tham chiếu cũng như định nghĩa về giá trị tình yêu gia đình hoàn toàn khác biệt giữa Tây và Đông (cụ thể là Tàu). Mà nghiệt nỗi, Việt Nam thì ảnh hưởng Tàu quá nặng nên mọi thứ trở nên đảo lộn trong cơn hổ lốn hầm bà lằng lịch sử.

Nếu như giáo dục phương Tây đề cao giá trị cá nhân, đề cao sự sáng tạo và mỗi đứa trẻ ra đời trong thế giới phương Tây cũng đồng nghĩa với một vũ trụ mới, một tinh cầu mới ẩn chứa cả sự bí ẩn sáng thế đang chào đời. Đứa trẻ được nuôi nấng, được dung dưỡng và được xem là trung tâm để người lớn cưu mang, thậm chí phục vụ. Ngược lại, phương Đông nói chung và Trung Hoa hay Việt Nam nói riêng, một đứa trẻ ra đời, nếu là bé gái, người ta sẽ theo tục lệ, gắp một cục than hồng ném qua cửa với hàm ý đứa bé lớn lên sẽ không phải là thành viên gia đình, không phải là huyết hệ. Và nếu sinh ra một bé trai thì bé trai nghiễm nhiên trở thành trung tâm gánh vác trách nhiệm gia đình, trách nhiệm dòng tộc, trách nhiệm duy trì giống đực để củng cố thế lực gia đình, dòng tộc…

Nếu như đứa trẻ phương Tây từ nhỏ được giáo dục những bài học về lòng yêu thương, về đúng, sai, đạo đức làm người và ý nghĩa, giá trị của khoa học cũng như sự sáng tạo… Thì đứa trẻ phương Đông được giáo dục về niềm tự hào dòng tộc, tự hào quốc gia, tôn thờ vua chúa, tôn thờ lãnh đạo quốc gia và tôn thờ dòng tộc, ông bà. Có một điều nữa là phương Tây có hẳn một khóa nhọc làm cha làm mẹ, phương Đông chỉ có khóa học làm con kéo dài cả đời người cho đến lúc chết.

Và tư tưởng này không phải ngày một ngày hai mà có, tư tưởng Khổng Giáo đã ăn dằm trong huyết hệ người Việt. Từ việc tuân thủ các lễ nghi dòng tộc, gia đình cho đến tinh thần gia trưởng rồi tôn thờ cha mẹ một cách mù quáng (điều này khác xa với hiếu đạo) tỉ như cha có ăn trộm thì việc ăn trộm đó vẫn là đúng. Ngay trong hệ thống đạo đức Phật Giáo cũng dạy con người hiếu thảo nhưng chưa có bất kì một chương hay một câu nào dạy cách làm cha làm mẹ đúng mực. Giáo điều dạy con cái hiếu thảo một cách bất tận mà không dạy cách làm cha làm mẹ đúng mực là con dao hai lưỡi.

Nếu mặt tốt của nó có khả năng giúp cho con cái hiếu thuận bao nhiêu thì mặt xấu của nó là dung túng những đức tính không lành mạnh, thậm chí bệnh hoạn cũng như kiểu tư duy một chiều rằng “con cái phải theo cha mẹ chứ cha mẹ không theo con cái”, điều này nhanh chóng đẩy đến chỗ đổ vỡ hình tượng, thất vọng về cha mẹ, và con cái phải cắn răng chịu đựng và có thể tuân phục một cách vô ý thức, dẫn đến xã hội nhiễu loạn.

Bằng chứng của thứ đạo đức một chiều và bệnh hoạn này là có vẻ như đức hi sinh của bậc làm cha làm mẹ phương Tây cao hơn rất nhiều đức hi sinh của bậc làm cha làm mẹ phương Đông. Và đáng sợ hơn là lòng hiếu đạo cũng như cung cách ứng xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ, Phương Tây tốt hơn hẳn phương Đông. Vì sao? Vì nói cho cùng thì chữ Hiếu của phương Đông chứa quá nhiều sự ẩn ức tâm lý, sự bất cân bằng về tính tự trọng và dân chủ so với chữ Hiếu của phương Tây không cần qua nhồi nhét giáo dục, không cần giáo điều nhưng lại được phát triển tự nhiên thông qua sự tương ái của cha mẹ và tương kính của con cái.

Và nói rộng ra một chút, hiếm có đất nước nào mà cha mẹ sẵn lòng bán con như Việt Nam, từ việc bán con cho các ông chồng Đài Loan, Hàn Quốc, chồng ngoại có đô la cho đến mặc nhiên để con làm gái gọi, để con làm hớt tóc thanh nữ, đi massage, đi làm những công việc tổn thương phẩm hạnh, miễn sao mang tiền về gia đình càng nhiều càng tốt. Và kinh tởm nhất là các ông cha, bà mẹ biết con mình làm những việc tổn thương đạo đức, phẩm hạnh, mất hết tương lai và nhân vị nhưng vẫn cứ ung dung cầm đồng tiền của con mình mang về mà tiêu xài, mua sắm và xem như đó là thứ phước báu nổi trội của gia đình so với xã hội chung quanh. Bởi con cái có hiếu, có phước mới có được con cái chấp nhận bán thân nuôi cha mẹ (!?).

Mà trong đó, truyện Kiều, một bản mẫu bán mình chuộc cha cũng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi quan niệm, hệ qui tham chiếu đạo đức, chữ Hiếu của Việt Nam. Bởi, lúc còn trẻ, họ cũng sống trong tâm thức, trong hệ tham chiếu đạo đức nếu cần thiết thì bán mình chuộc cha, vì chữ hiếu, khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, họ tiếp tục sống theo lối mòn này. Không thiếu những bậc làm cha làm mẹ lấy làm hãnh diện khi xây mộ cho gia tộc, cho cha mẹ của họ tiền tỉ này tỉ nọ mà đáng sợ là số tiền đó do con cái của họ buôn  ma túy, bán dâm, lừa đảo, tham nhũng, bòn rút của công mang về. Họ vẫn tự hào vì “phước báu gia đình lớn”.

Tôi từng tởm lợm khi nói chuyện với một ông bạn, ông này từng tuyên bố: “Có con gái mà cho nó ăn học thì uổng lắm, lựa chọn đó kém lắm. Cho nó đi bán bia ôm, nó mang tiền về cho mình xây nhà cho bề thế, tới khi nó có chồng, cho nó hai chỉ vàng là to đùng rồi!… “. Chuyện này có thật 100%, và đây không phải là trường hợp cá biệt tại Việt Nam. Không phải tự dưng mà đùng một cái, ở các làng quê mọc lên đầy biệt thự của nông dân làm ruộng ba đồng ba cọc, không có nghề ngỗng, con gái họ thì đi làm xa một cách bất minh, bặt vô âm tín và số lượng gái mại dâm người Việt tại nước ngoài cũng như trong nước chiếm con số hết sức khủng khiếp. Tất cả đều do định nghĩa sai lệch và bệnh hoạn về chữ Hiếu. Điều này để lại hậu quả không nhỏ chút nào.

Đã đến lúc dân tộc Việt Nam phải xem lại, phải học cách làm cha làm mẹ trước khi con mình học chữ Hiếu, nếu không, dân tộc này sẽ tự hủy hoại bởi đạo đức gia đình băng hoại từ trứng nước. Tôi muốn khẳng định thêm một lần nữa, Việt Nam không thiếu những bậc làm cha làm mẹ biết hi sinh và thương yêu con mình. Nhưng Việt Nam cũng không thiếu những loại cha mẹ sẵn sàng bán con để lấy tiền. Chúng ta hãy thôi tự huyễn hoặc mình bằng một thứ giáo điều bệnh hoạn, bằng kiểu áp đặt ngớ ngẩn và thiếu nhân tính nếu như vẫn còn hi vọng vào một tương lai tốt đẹp!