Vỡ đập thủy điện Kakhovka : Ukraina và Nga đổ trách nhiệm cho nhau

Theo Đài Radio Pháp Quốc Tế

Đập thủy điện Nova Kakhovka ở miền nam Ukraina sáng nay 06/06/2023 đã bị phá hỏng một phần sau nhiều vụ nổ chưa xác định được nguồn gốc, gây ngập lụt lớn dọc theo bờ sông Dniepr. Matxcơva và Kiev đều đổ trách nhiệm cho nhau về thảm họa môi trường này.

Một phần đập thủy điện Khakovka, Ukraina, bị phá hoại. Ảnh chụp ngày 06/06/2023.
Một phần đập thủy điện Khakovka, Ukraina, bị phá hoại. Ảnh chụp ngày 06/06/2023. AP

Theo các hình ảnh video đăng trên các mạng xã hội mà Reuters chưa thể thẩm định tính xác thực, nhiều tiếng nổ lớn xảy ra xung quanh đập và một nửa cấu trúc đập đã bị hàng triệu lít nước cuốn trôi, theo như thông tin được hãng thông tấn Nga Tass dẫn lại từ các cơ quan khẩn cấp địa phương.

Nga và Ukraina cáo buộc nhau về vụ phá hủy đập thủy điện được xây dựng từ thời Xô Viết và hiện do quân Nga chiếm đóng kiểm soát. Trên mạng Telegram, thị trưởng thành phố Nova Kakhovka, ông Vladimir Leontiev, tố cáo quân đội Ukraina tiến hành « nhiều cuộc tấn công » nhắm vào đập thủy điện trong đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba, phá hỏng nhiều van khóa đập và gây ra tình trạng « xả nước không thể kiểm soát. »

Ngược lại, quân đội Ukraina trong thông cáo lên án Nga đã tổ chức đánh sập đập thủy điện nhằm cản trở cuộc phản công sắp tới của Kiev. Ông Andriy Yermak, cố vấn tổng thống Ukraina trên mạng Telegram còn cho rằng việc phá hoại đập thủy điện của Nga còn nhằm « kích hoạt nỗi sợ thảm họa hạt nhân », buộc Ukraina phải tiến hành đàm phán và từ bỏ kế hoạch thu hồi những thành phố bị Nga chiếm đóng. Cũng theo ông Andriy Yermak, tổng thống Zelensky sẽ cho triệu tập một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia trong ngày.

Hôm nay, bộ Nội Vụ Ukraina kêu gọi khoảng 16 ngàn người dân sinh sống tại 10 ngôi làng thuộc tả ngạn sông Dniepr và một số khu phố thành phố Kherson thu gom những giấy tờ thiết yếu, gia súc, tắt các thiết bị điện tử và đi sơ tán.

Tuy nhiên, một trong những nỗi lo chính là nhà máy điện hạt nhân Zaporijia, cho đến lúc này được làm mát một phần nhờ vào bể chứa nước Kakhovka. Hiện tại, theo đánh giá từ các chuyên gia Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA, « chưa có mối nguy hạt nhân nào trong tức thì ». Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu sẽ được giám sát chặt chẽ.

Ukraine war: Flooding fears after major dam breach in Russia-controlled ...

Vỡ đập thủy điện Nova Kakhovka cũng gây ra thảm họa môi trường vì có ít nhất 150 tấn dầu máy bị đổ xuống sông Dniepr. Trong thông cáo sáng nay, phủ tổng thống Ukraina dự báo rủi ro rò rỉ dầu máy bổ sung, lên đến hơn 300 tấn. Vụ vỡ đập đã tàn phá hệ sinh thái cho miền nam Ukraina, có nguy cơ đối mặt với những thiệt hại dài hạn về môi trường không thể đảo chiều. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba cho biết thêm, các loài động vật trong vườn thú Nova Kakhovka đều chết do nước dâng cao. Ukraina tố cáo Nga phạm tội ác hủy diệt môi trường.


 

PHIẾM LUẬN TRƯA HÈ-GIAI CẤP VÔ VÀN SẢN

  1. “GIAI CẤP VÔ VÀN SẢN”, là một thuật ngữ rất hay của nhà văn Lao Ta vừa dùng: xưa nay ta vẫn dùng thuật ngữ “giai cấp vô sản”, để chỉ tầng lớp dân nghèo, không có một tài sản gì trong tay. Nay có rất nhiều người xuất thân “vô sản”, hiện có không biết bao nhiêu là tài sản, nhưng họ vẫn nhận mình là “vô sản”! Kiên quyết không đứng sang hàng ngũ “tư sản”!

Thôi, cho thêm chữ “vàn” vào thành ra cái “vô vàn sản”, vừa giữ được lập trường cách mạng, kiên định vững vàng, lại vừa rõ nghĩa trên thực tế! Quá hay! Xin kính cẩn nghiêng mình trước đại văn nhân!

  1. Mẹ tôi cho đến hồi gần đây vẫn bán rau. Chỉ mấy năm nay, yếu quá không ra chợ được mới thôi. Tài sản cuối đời không có gì đáng kể, chắc có vài ba chỉ vàng dắt kỹ đâu đó, đợi lúc sắp thở hắt ra mới di chúc cho con cháu… Vậy mà cụ Từ Thị Loan, thân mẫu tân Thiếu tướng Phạm Bá Hiền tư lệnh binh đoàn 16, người trong xã Mai Phụ, Lộc Hà, Hà Tĩnh cũng hàng ngày đi bán rau mà có tài sản đến 60 tỷ! Tiếc là mẹ tôi yếu quá rồi, chứ không thể nào tôi cũng chở cụ vào Hà Tĩnh tỉ tê tâm sự học cách bán rau, về khởi nghiệp lại kiếm cho con cháu cái nhà độ bằng góc cái tòa trên có phải hay không! Ngẫm thấy tiếc tiếc là, phải chi mẹ tôi còn khỏe…
  2. Nếu tôi có 60 tỷ?

Tôi làm cái nhà độ 10 tỷ là đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi, mát về mùa hè ấm về mùa đông. Còn 50 tỷ kia, đem xây trường học xịn, có đủ bể bơi, sân vận động, thư viện, vườn hoa… cho trẻ con quê nghèo được hưởng. Đảm bảo dân cả vùng ấy sẽ lập “sinh từ” cho ngay…

(sinh từ: đền thờ dân lập cho người có công đức với dân ngay khi người ấy còn đang sống).

Cơ mà chắc chắn tôi chẳng bao giờ có số tiền ấy nên cứ nói chơi thế, như là một giấc mơ vậy!

  1. Nhân đây nói lại ý kiến từ lâu: “cộng sản”, chính xác là cộng tất cả các tài sản lại thành tài sản chung của xã hội. Vậy mà nay, các quan nhớn ông nào ông nấy của chìm của nổi, vô vàn, toàn món kếch sù cả! Nhưng ông nào ông nấy khi đăng đàn diễn thuyết, viết lách lăng nhăng, cũng đều vỗ ngực “ta là người cộng sản” là đại diện của “giai cấp vô sản” cả! Đến lạ! Toàn loại nói điêu không biết đỏ lưng!

“Tư sản” hay tư hữu, tư lợi không phải là xấu. Cụ Adam Smith còn nói nó chính là bản chất và nguồn lực cho sự giàu có và phát triển của xã hội kia! Vậy sao giàu nứt đố đổ vách, có vô vàn tài sản trong tay, lại không dám nhận mình tư sản mà cứ phải điêu toa “cộng sản” với cả “vô sản” làm gì? Khổ thân ông bạn, nghĩ mãi mới ra cái thuật ngữ đến là hay ho: “GIAI CẤP VÔ VÀN SẢN”!

Cụ Adam Smith có sống lại cũng phải vái ông ba vái ông Tạ ạ!

CANH TRANTHANH

Trung Quốc hiện có đường hầm gió để thử vật thể bay siêu thanh mạnh nhất thế giới

Theo Báo Bưu Điện Hoa Nam

 

  • Hầm gió có tên là JF-22, có thể mô phỏng điều kiện bay khắc nghiệt ở tốc độ Mach 30.
  • Hầm gió sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chương trình vũ khí siêu thanh của Bắc Kinh và máy bay.
JF-22, đặt tại Bắc Kinh, có thể mô phỏng các điều kiện bay khắc nghiệt với tốc độ gấp 30 lần âm thanh. Ảnh: tài liệu
JF-22, đặt tại Bắc Kinh, có thể mô phỏng các điều kiện bay khắc nghiệt với tốc độ gấp 30 lần âm thanh. Ảnh: tài liệu
 
 

Sau 5 năm xây dựng, đường hầm gió mạnh nhất hành tinh đã đi vào hoạt động ở thủ đô của Trung Quốc – một cơ sở sẽ là chìa khóa để thúc đẩy tham vọng siêu thanh của Bắc Kinh .

Nằm ở quận miền núi Huairou phía bắc Bắc Kinh, đường hầm gió JF-22 có đường kính 4 mét (13 feet) và có thể tạo ra tốc độ luồng không khí lên tới 10 km (6,2 dặm) mỗi giây, theo đánh giá cuối cùng được tiến hành vào ngày 30 tháng 5.

Để so sánh, đường hầm Mach 10 tại Trung tâm Nghiên cứu Langley của Nasa ở Hoa Kỳ, một cơ sở thử nghiệm siêu thanh chính, có đường kính phần thử nghiệm gần 0,8 mét. Phần thử nghiệm lớn hơn cho phép các nhà nghiên cứu đưa các mô hình máy bay lớn hơn hoặc thậm chí toàn bộ vũ khí vào đường hầm gió để thu được dữ liệu chuyến bay chính xác hơn.

JF-22 là một phần không thể thiếu trong các mục tiêu mà chính phủ Trung Quốc đặt ra là đạt được vào năm 2035. Đến lúc đó, Bắc Kinh hy vọng sẽ triển khai một phi đội máy bay siêu thanh có thể chở hàng nghìn hành khách vào vũ trụ mỗi năm hoặc đến bất kỳ đâu trên hành tinh trong vòng một giờ.

Thử nghiệm đường hầm gió cũng có thể giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn hoặc lỗi thiết kế trước khi phương tiện thực sự được chế tạo và bay, giảm nguy cơ hỏng hóc hoặc tai nạn.

Theo một số ước tính, việc mô phỏng các điều kiện của chuyến bay Mach 30 bên trong một đường hầm lớn, đòi hỏi năng lượng tương đương với năng lượng do đập Tam Hiệp tạo ra – một điều không thể thực hiện được. Vì vậy, Giáo sư Jiang Zonglin, nhà khoa học hàng đầu của dự án JF-22, đã đưa ra một giải pháp sáng tạo.

 

Để tạo ra luồng không khí tốc độ cao cần thiết cho thử nghiệm siêu thanh , Jiang đã đề xuất một loại máy tạo sóng xung kích mới được gọi là “trình điều khiển sóng xung kích trực tiếp phản xạ”.

Trong các đường hầm gió siêu thanh truyền thống, luồng không khí được tạo ra bởi một quá trình gọi là “giãn nở”, trong đó khí áp suất cao nhanh chóng được giải phóng vào buồng áp suất thấp, tạo ra luồng siêu thanh.

Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế khi tạo ra tốc độ và nhiệt độ cực cao cần thiết cho thử nghiệm siêu thanh.

 

Trình điều khiển sóng xung kích phản xạ của Jiang khắc phục những hạn chế này bằng cách sử dụng một loạt vụ nổ được định thời gian chính xác để tạo ra một loạt sóng xung kích phản xạ lẫn nhau và hội tụ tại một điểm.

Kết quả là sự bùng nổ năng lượng dữ dội được sử dụng để điều khiển luồng không khí trong đường hầm gió ở tốc độ cực cao.

Theo viện nghiên cứu, sự đổi mới này đã mở đường cho nhiều tiến bộ hơn bằng cách mang lại độ chính xác và hiệu quả cao hơn cho nghiên cứu về chuyến bay siêu thanh.

Sử dụng chất nổ để tạo ra năng lượng trong đường hầm gió có rất nhiều nhược điểm – chúng nguy hiểm cho cả con người và thiết bị, đồng thời tạo ra tiếng ồn và ô nhiễm không khí.

Nhưng một đường hầm sốc nổ cho phép bùng nổ năng lượng rất nhanh và mạnh, cần thiết để điều khiển luồng không khí trong đường hầm gió ở tốc độ cực cao.

Và bởi vì nguồn năng lượng được tạo ra từ các vụ nổ chứ không phải từ một hệ thống cơ học cố định, cường độ và thời gian của các vụ nổ có thể được điều chỉnh để tạo ra nhiều luồng không khí khác nhau nhằm thử nghiệm các loại phương tiện hoặc vật liệu khác nhau.

Hầm gió JF-12, đã hoạt động từ năm 2012 tại cùng địa điểm với JF-22, được thiết kế để mô phỏng các điều kiện bay cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên tới Mach 9 .

Theo nhóm của Jiang, các cơ sở này có thể đưa Trung Quốc đi trước các đối thủ cạnh tranh nhiều năm.

SÁCH DẠY!

SÁCH DẠY!

Có gì cũng được trừ có bệnh;
Không có gì cũng được trừ không có tiền;
Thiếu gì cũng được trừ thiếu sức khỏe;
Sức khỏe không phải là tất cả nhưng không có sức khỏe sẽ chẳng có thứ gì!

Quan lớn không bằng trí lớn;
Trí lớn không bằng lương cao;
Lương cao không bằng thọ lâu;
Thọ lâu không bằng vui vẻ;
Không sợ đãi ngộ thấp, chỉ sợ mệnh đoản;
Không sợ kiếm được ít tiền, chỉ sợ ra đi quá sớm!

Cái gì cũng có thể không tốt nhưng tâm trạng không thể không tốt;
Cái gì cũng có thể thiếu nhưng tự tin thì không thế thiếu;
Cái gì cũng có thể không cần nhưng vui vẻ thì bắt buộc phải cần;
Cái gì cũng có thể quên nhưng việc rèn luyện sức khỏe không được phép quên!

Đối xử tốt với bản thân, hạnh phúc không gì so sánh được.
Đối xử tốt với người khác, vui vẻ không gì so sánh được;
Đối xử tốt với sinh mệnh, sẽ khỏe mạnh không gì so sánh được;
Có ba thứ cần lãng quên: Lãng quên tuổi tác, lãng quên quá khứ và lãng quên ân oán./.
(St).

From: Phong Dương

” Gánh xiếc trong xứ thiên đường CSVN”…

Lmdc Viet Nam

Thày giáo dạy nhạc Đặng Đăng Phước ôm cây đàn ghi ta say sưa hát bài “Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ” của nhạc sĩ Tuấn Khanh với các ca từ da diết:

Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ

Người người lặng yên, u uất trong tim

Gánh xiếc to trên quê hương cháy đỏ

Bài học tự do đâu chỉ cơm no

Gánh xiếc to sao không nghe tiếng cười

Tiếng vỗ tay sao như tiếng khóc người

Vuốt mặt nhìn nhau

Bỗng thấy nghẹn lời

Đoạn video bài hát dài năm phút này được ông đăng trên Facebook cá nhân có tên Đặng Phước vào ngày 1/8/2021.

Khoảng một năm sau, vào ngày 8/9/2022, ông bị bắt với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” và đoạn video bài hát này là một trong ba đoạn video bài hát yêu nước có sự tham gia của ông được đăng trên Facebook ở các thời điểm khác nhau trở thành bằng chứng để Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk dùng để cáo buộc ông vi phạm Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Theo bản cáo trạng mà RFA có được, đĩa CD ghi lại hình ảnh và âm thanh ba bài hát của ông đã được Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đem đi giám định và kết luận:

“Đây là những nội dung có chứa nhiều ngôn từ xuyên tạc sự thật, phỉ báng chính quyền nhân dân, cố tình bôi đen sự thật, nói xấu chính quyền nhằm làm suy giảm lòng tin của người dân vào sự quản lý, điều hành của chính quyền, Nhà nước, cổ suý tinh thần ‘dấn thân’ đấu tranh cho cái gọi là ‘dân chủ, nhân quyền’ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Phó Giám đốc phân ban Châu Á, đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế – Human Rights Watch (HRW), ông Phil Robertson nói: “Sự coi thường quyền tự do ngôn luận của giới lãnh đạo Việt Nam thậm chí còn lan sang cả những nhà hoạt động đã hát một vài bài hát chỉ trích họ.

* Thật buồn cho đất nước VN, tất cả những người yêu nước như cô giáo Trần Thị Lam ( tác giả bài thơ: Đất nước mình ngộ quá phải không anh) hay ông Thầy Đặng Đăng Phước đều bị nhà cầm quyền độc tài CS bỏ tù.

TL RFA.

Đại Đế Putin làm khổ dân…

Lmdc Viet Nam

Đại Đế Putin làm khổ dân…

Hết thường dân Ukraine ăn hỏa tiễn Nga, đến lượt dân Nga bị oanh kích

– Nga : Thống đốc vùng Belgorod kêu gọi thường dân di tản khỏi các khu vực bị oanh kích.

Lời kêu gọi của thống đốc Viatcheslav Gladkov, được đưa ra hôm nay 04/06/2023. Theo ông, trong đêm qua rạng sáng nay, các đợt oanh kích mới nhắm vào thành phố Chekekino và Volokonovski, vùng Belgorod sát biên giới Ukraina, đã gây ra nhiều thiệt hại, nhưng không có ai bị thương.

Thành phố Chekekino, 40.000 dân, trong tuần qua đã trúng hàng trăm đạn pháo, khiến nhiều người chết và hàng ngàn người phải đi sơ tán.

(AFP)

Thế tiến thoái lưỡng nan của tổng thống Nga Putin

Theo Báo Tuần Tin Tức – Newsweek và Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đang bị ràng buộc trong các kế hoạch chống đỡ. Các lực lượng của Moscow đang phải đối mặt với hai cuộc tấn công của Ukraine:

  • một là cuộc tấn công xuyên biên giới tương đối nhỏ của lực lượng người Nga liên minh với Kyiv để chiếm giữ các khu định cư trên lãnh thổ Nga,  ,
  • Cuộc phản công lớn thứ hai đã được chờ đợi từ lâu mà Kyiv hy vọng sẽ giải phóng phần lớn lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng .

Đầu tiên là một sự sỉ nhục đối với Putin và quân đội của ông, cho thấy biên giới quốc gia được bảo vệ hời hợt và người Nga sống ở các khu vực biên giới không được an toàn. Thứ hai đặt ra một mối đe dọa chiến lược, và nếu Ukraine thành công, chiến dịch của họ có thể chọc thủng tham vọng của Putin trong việc sáp nhập các vùng phía nam và phía đông Ukraine vào lãnh thổ của nước Nga.

Oleg Ignatov, nhà phân tích cấp cao của Crisis Group think tank về Nga, nói với Newsweek rằng có vẻ như Moscow đang “bị mắc kẹt” giữa hai vấn đề đồng thời .

“Có vẻ như họ không có sự lựa chọn ngay bây giờ,” Ignatov nói về các nhà hoạch định Nga. “Họ hiểu rằng người Ukraine đang cố đánh lạc hướng họ và các nguồn lực của họ. Họ muốn gây ra phản ứng của Nga. Họ muốn người Nga triển khai lại lực lượng từ Ukraine để bảo vệ biên giới”.

Chiến binh Quân đoàn tình nguyện Nga với APC Ukraine
Một chiến binh của Quân đoàn tình nguyện Nga tạo dáng trên một xe bọc thép chở quân bị tịch thu trong buổi thuyết trình trước giới truyền thông ở miền bắc Ukraine, không xa biên giới Nga, vào ngày 24 tháng 5 năm 2023, giữa cuộc xâm lược của quân đội Nga.SERGEY BOBOK/AFP QUA GETTY IMAGES

Các nhà quan sát nước ngoài và các blogger Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã rất ngạc nhiên trước sự thành công của các cuộc tấn công xuyên biên giới, được phát động trong những tuần gần đây bởi các đơn vị Quân đoàn Tự do Nga và Quân đoàn Tình nguyện Nga , những đơn vị đã chiến đấu bên cạnh quân đội Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Moscow.

Kể từ thứ Hai, hàng ngàn cư dân ở khu vực Belgorod phía tây của Nga đã được sơ tán trong bối cảnh giao tranh tiếp diễn, bao gồm cả việc Nga pháo kích vào các khu định cư bị chiếm đóng . Các chiến binh thân Ukraine thậm chí còn tuyên bố đã bắt được binh lính Nga và đề nghị đàm phán về một thỏa thuận trao đổi tù nhân.

“Các phản ứng bất đồng của Nga đối với và báo cáo về cuộc đột kích hạn chế ở Belgorod Oblast tiếp tục cho thấy rằng giới lãnh đạo Nga vẫn chưa quyết định cách phản ứng với các cuộc tấn công xuyên biên giới hạn chế này”, bản tin Chủ nhật của Viện Nghiên cứu Chiến tranh viết.

Ông Ignatov nói, phản ứng chậm chạp và không thành công của Nga có thể nói lên ưu tiên bảo vệ lãnh thổ bị chiếm đóng ở Ukraine, cho thấy cuộc giao tranh gần đây trên đất Nga là một sự bối rối đối với Điện Kremlin và quân đội.

Dấu hiệu thành phố Belgorod Nga được chụp vào tháng Năm
Một tấm biển ghi “Belgorod, thành phố của vinh quang quân sự” được in hình ở lối vào thành phố Belgorod của Nga, cách biên giới với Ukraine khoảng 25 dặm, vào ngày 28/5/2023. Ảnh của OLGA MALTSEVA/AFP QUA GETTY IMAGES

Ignatov giải thích: “Họ đang cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của tình huống này. “Họ nói rằng không có gì đặc biệt đang xảy ra, và tôi nghĩ hành vi của họ cho thấy họ không ngờ rằng quân đội Ukraine sẽ xâm chiếm vùng Belgorod hoặc vùng Kursk.”

Theo hãng Tin Reuters của Anh, 

Kiev phủ nhận việc gửi bất kỳ quân đội nào vào Nga nhưng các lực lượng thân Ukraine đã nhiều lần tiến vào một trong những khu vực, Belgorod, trong những ngày gần đây và vào Chủ nhật cho biết họ đã bắt được một số binh sĩ Nga.

Russia Reports 4 Dead in Attack on Border City Belgorod - The Moscow Times

Hình của Thời Báo Mạc Tự Khoa

Xa hơn về phía bắc gần Bakhmut, các lực lượng Ukraine được chỉ huy lực lượng mặt đất của Ukraine, Oleksandr Syrskyi, báo cáo là đã “tiến lên phía trước”.

Một video của lực lượng vũ trang cho thấy các vị trí của Nga đang bị hỏa lực tấn công và lãnh đạo lính đánh thuê Nga Yevgeny Prigozhin cho biết các lực lượng Ukraine đã chiếm lại một phần khu định cư Berkhivka, phía bắc Bakhmut ở miền đông Ukraine, gọi đó là “sự ô nhục”.

Quân đội Wagner tư nhân của Prigozhin đã chiếm được Bakhmut vào tháng trước sau trận chiến dài nhất trong cuộc chiến và trao các vị trí của nó ở đó cho quân đội chính quy của Nga.

Nhưng ngay cả khi Kiev không tìm cách mở rộng cuộc tấn công, các cuộc tấn công đã đặt Moscow vào một tình thế khó khăn.

“Chiến tuyến rất dài, khoảng 1.300 km [800 dặm],” Ignatov nói. “Họ không thể bao quát toàn bộ chiến tuyến. Họ đã triển khai gần như toàn bộ lực lượng của mình ở Donbas và ở phía nam Ukraine. Điều này có nghĩa là họ mong đợi cuộc tấn công của Ukraine ở đó, ở Donbas hoặc ở khu vực Zaporizhzhia.”

“Điều đó cho thấy điểm yếu của họ,” Ignatov nói thêm. “Phản ứng của chính quyền rất yếu. Họ bắt đầu sơ tán người dân ở đó muộn. Sẽ là hợp lý nếu sơ tán tất cả người dân khỏi đường biên giới, bởi vì nếu người Nga chiến đấu với người Ukraine có thể xâm chiếm lãnh thổ Nga, họ có thể tấn công [các khu định cư ở biên giới]. Đó là một rủi ro lớn đối với dân thường.”

Rắc rối trong nước

Vladimir Putin trong cuộc họp tháng 6 ở Điện Kremlin

Tổng thống Nga Vladimir Putin được chụp trong cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow, Nga vào ngày 1 tháng 6 năm 2023. Putin đã phải đối mặt với sự chỉ trích trong nước vì phản ứng chậm chạp của chính quyền đối với các cuộc xâm nhập do Ukraine hậu thuẫn vào các khu vực biên giới phía tây.GAVRIIL GRIGOROV/SPUTNIK/AFP QUA GETTY IMAGES

Các cuộc xâm nhập đã chọc giận những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, các blogger ủng hộ chiến tranh và các nhân vật truyền thông, những người từ lâu đã thúc giục Điện Kremlin tăng cường chiến tranh với Ukraine. Kết hợp với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bị nghi ngờ đang diễn ra và các hành động phá hoại sâu bên trong nước Nga, cuộc giao tranh ở biên giới càng làm suy yếu quân đội chính quy của Nga .

Giám đốc Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin – người đã từng là cái gai trong hệ thống cấp bậc quân sự thông thường trong suốt cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Điện Kremlin – đã nói rằng lính đánh thuê của ông ta sẵn sàng tham gia nếu cần.

“Điều duy nhất chúng tôi sẽ yêu cầu là cung cấp đạn dược,” nhà tài phiệt đã trở thành lãnh chúa viết trên Twitter . “Nếu Bộ Quốc phòng không sớm ngăn chặn những gì đang xảy ra ở khu vực Belgorod, thì tất nhiên, chúng tôi sẽ đến khu vực Belgorod và bảo vệ người dân Nga của chúng tôi cũng như tất cả những người đang sống ở đó.”

 


Hãng Thụy Sĩ sản xuất đồng hồ khắc họa Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc

Báo Nguoi-viet

June 4, 2023

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một nhà sản xuất đồng hồ ở Thụy Sĩ tung ra mẫu đồng hồ đặc biệt trong đó khắc họa Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc.

Hãng sản xuất đồng hồ đeo tay Christophe Claret loan báo hôm 26 Tháng Năm trên trang Facebook của họ là làm một ấn bản đặc biệt “để tỏ lòng tôn kính hai chị em Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng ở thế kỷ thứ nhất (Tây Lịch) đã đánh đuổi quân đô hộ Đông Hán trong suốt ba năm.

Đồng hồ của nhà sản xuất Christophe Claret khắc họa Hai Bà Trưng. (Hình: FB Christophe Claret)

Hình ảnh chiếc đồng hồ đặc biệt “Hai Bà Trưng” được thiết kế với những nét độc đáo từ vận hành tự động phát ra tiếng nhạc mô phỏng theo tiếng chuông đồng hồ Westminster mỗi 15 phút theo ba nhạc chuông (ringstone) khác nhau. Không những vậy, hình ảnh Hai Bà Trưng còn cử động theo nhịp vận hành lập lại của quy tắc tự động.

Nhà sản xuất cho hay tranh khắc họa Hai Bà Trưng do nhà vẽ kiểu André Martinez thực hiện trong khi nhạc chuông được chính nhà sản xuất Christophe Claret hợp tác với một bậc thầy vĩ cầm “cống hiến những nốt nhạc với phẩm chất tối hảo”.

Nhiều Facebooker ở Việt Nam truyền nhau bản tin của hãng đồng hồ Christophe Claret dẫn đến các lời bàn thích thú vì không ngờ một nhà sản xuất đồng hồ ở Thụy Sĩ lại có sáng kiến đặc biệt như vậy.

Trên trang Facebook của hãng Christophe Claret nhiều người hỏi xem giá bán mỗi chiếc đồng hồ đặc biệt này là bao nhiêu, chưa thấy nhà sản xuất trả lời. Nhưng tờ Lao Động cũng đưa tin này cho rằng “dự đoán sẽ có giá bán khoảng $700,000.”

Trên trang mạng của hãng Christophe Claret (christopheclaret.com) người ta thấy quảng cáo chiếc đồng hồ khắc họa danh tướng, hoàng đế Pháp Napoleon bán với giá từ $649,000 đến $682,000 tùy phiên bản mà hãng đưa ra năm 2021.

Đồng hồ của hãng này cũng có bán tại một số cửa hàng bán đồng hồ, nữ trang ở Mỹ tại các tiểu bang California, New York, Lousiana.

Theo Facebooker Võ Hồng Ly bình luận, “Với phiên bản Hai Bà Trưng huyền thoại lần này, Christophe Claret cùng đội ngũ chế tác muốn gởi gắm ra thế giới hình ảnh đấu tranh bất khuất của hai vị nữ tướng dũng cảm cũng như tinh thần yêu nước và khát vọng tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.”

Hãng Christophe Claret, cũng là tên của nhà thiết kế sáng lập thương hiệu đồng hồ đeo tay, đã sản xuất nhiều bộ sưu tập (collection) đặc biệt, vinh danh các nhân vật lịch sử trên thế giới từ Âu sang Á. Một số thành phố lớn của thế giới cũng từng được thiết kế trên mặt đồng hồ của họ, gồm cả thành phố Hà Nội cổ.(TN)

Đồng hồ Christopher Claret, phiên bản Hoàng Đế Napoleon

Tàu khảo sát của Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam

Tàu khảo sát của Trung Quốc rời vùng biển Việt NamTàu Xiang Yang Hong 10 rời vùng biển Việt Nam hôm 5/6/2023. Ảnh trích từ  Twitter/RayPowell

Tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc và đoàn tàu hộ tống gồm tàu hải cảnh và dân quân biển đã rời vùng biển Việt Nam sau 28 ngày liên tục đi lại trong vùng nước này.

Chuyên gia Raymond Powell, người đứng đầu dự án Myoushu thuộc Trung tâm Gordian Knot về An ninh Quốc gia thuộc Đại học Standford, Mỹ, cho biết thông tin này trên Twitter với hình ảnh theo dõi đoàn tàu được cập nhật.

Chuyên gia Raymond Powell là người liên tục theo dõi các hoạt động của tàu Trung Quốc ở vùng Biển Đông và đưa tin về hoạt động của các tàu này trong vùng biển của Việt Nam thời gian qua.

Chuyên gia này viết trên Twitter hôm 5/6: “Cuối cùng cũng kết thúc (có thể). 28 ngày sau khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiên cứu trái phép, tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc cùng đoàn tàu hộ tống lớn bao gồm hải cảnh và dân quân biển dường như đang hướng trở về nước”.

Thông tin tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam xảy ra vào khi Đối thoại an ninh thường niên Shangri-La đang diễn ra ở Singapore. Phát biểu tại diễn đàn này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói “Nhờ những nỗ lực chung của các nước trong khu vực, tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, các trao đổi và hợp tác đã phát triển mạnh hơn”.

Ông Lý Thượng Phúc đồng thời cũng đổ lỗi cho Mỹ đang gây phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 25/5 đã chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc điều tàu Hướng Dương Hồng 10 vào vùng biển Việt Nam và đề nghị Bắc Kinh rút các tàu này về nước. Tuy nhiên các tàu này vẫn tiếp tục ở lại. Bà Mao Ning, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/5 khi trả lời câu hỏi về việc Việt Nam yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi Biển Đông:

Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển lân cận, đồng thời có quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan.

Các tàu liên quan của Trung Quốc thực hiện các hoạt động bình thường dưới quyền tài phán của Trung Quốc, điều đó hợp pháp và hợp lệ, đồng thời không có vấn đề gì khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.”

Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông với đường đứt khúc chín đoạn vẽ sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng. Toà Trọng tại Quốc tế trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường này nhưng Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của toà.


 

CHUYỆN ĐỊNH CƯ

Xuyên Sơn

CHUYỆN ĐỊNH CƯ

Trong tháng này, tui tiễn ba gia đình cùa ba người bạn đi định cư ở nước ngoài.

Họ đều là những người thành đạt, giàu có ở Việt Nam.

Rất thành đạt và tài sản tính đơn vị hàng triệu đô la.

  • Một bạn là doanh nhân, hai vợ chồng có tài sản khá lớn,

nhiều bất động sản trên những khu phố vàng của Sài Gòn.

Họ có ba đứa con đang tuổi lớn và đã có hai đứa đang học ở Mỹ.

Gia đình anh đi diện EB5 định cư ở Mỹ.

  • Người thứ hai là một bác sĩ, anh là người thầy thuốc giỏi,

từng tu nghiệp nhiều nước trên thế giới, tự hào đã nội trú nhiều bệnh viện lớn ở nước ngoài.

Ở Việt Nam anh là bác sĩ có thu nhập khá cao, có biệt thự ở quận 2, có công việc ổn định.

Vợ cũng là dược sĩ, có một pharmacie rất đông khách ngay trung tâm Sài Gòn. Anh chị chỉ có một đứa con gái,

đang chuẩn bị vào đại học. Gia đình anh đi theo diện người chị vợ bảo lãnh đi Mỹ, hổ sơ chờ đã mười ba năm, từ lúc sự nghiệp anh chị chưa có bao nhiêu.

  • Người thứ ba là anh bạn học chung trường đại học, năm nay vừa đúng bảy mươi tuổi, đã đến tuổi già. Anh này cũng có một đời sống sung túc ở Việt Nam, hồi còn tuổi làm việc, anh là một quan chức ngân hàng, vốn là nghề của anh trước 1975.

Hồi đó, sinh viên ngành ngân hàng, tài chánh ở Đại học Vạn Hạnh ra trường vào năm 1971-1972 đều được nhận vào các ngân hàng với chức vụ cao, một số làm ngay giám đốc các chi nhánh.

Anh nằm trong số người được giao làm giám đốc. Sau 75, anh tiếp tục cho đến lúc nghỉ hưu. Nghề nghiệp thế nên cũng có thể gọi anh là giàu, có của ăn của để, có hai thằng con trai, đứa nào cũng thành đạt, một thằng có chức vụ trong ngành ngân hàng của Việt Nam, đứa kia làm chuyên viên tiền tệ ở nhà băng của Anh quốc.

Nói tóm lại là thuộc giới thượng lưu ở xứ này.

Bây giờ anh lại đi định cư ở Pháp theo diện bảo lãnh của người em.Ba trường hợp nêu trên chứng minh họ đi định cư không phải vì sinh kế. Trước đây, ngoài lý do chính trị, đa phần ra đi vì đời sống ở Việt Nam thời đấy khổ quá, cả nước đói nghèo,

họ đành dứt áo ra đi mong có tương lai sáng sủa, sung túc hơn.

Còn bây giờ, như ba người bạn tui đó, họ ở Việt Nam rõ ràng là quá sung sướng về vật chất, họ chẳng thiếu thứ gì. Gia đình sinh hoạt như quý tộc, con cái sống như những hoàng tử và công chúa. Hàng năm họ đi du lịch khắp nơi, ở những khách sạn sang trọng, ăn những thức ăn với giá ngất trời. Nhưng họ vẫn ra đi.

Hỏi chuyện với họ, họ biết ra đi là sẽ gặp không biết bao khó khăn đang chờ trước mắt.

Để làm lại một cuộc đời mới trên xứ sở xa lạ không phải là điều dễ dàng. Họ không ảo tưởng về nơi họ sẽ đến, vì họ đã từng du lịch qua đấy nhiều lần.

Anh bạn bác sĩ bảo rằng anh rất yêu nghề y, nhưng khi định cư, muốn tiếp tục làm nghề, anh phải đi học lại, cũng đã gần qua tuổi năm mươi, ngổi học cũng không phải là điều dễ dàng.

Anh bạn doanh nhân dù có nhiều tiền nhưng để hợp thức hoá số tiền lớn đó cho hợp pháp cũng là điều khó khăn. Cho đến bây giờ, ngày đi đã đến, anh vẫn chưa hình dung con đường phía trước sẽ như thế nào?Còn anh bạn đồng môn của tui, đã bảy mươi, sẽ chẳng có công việc gì dành cho anh nữa. Tui giỡn với anh thôi thì qua đó chiều chiều đi dạo sông Seine, hay lên đồi Montmartre ngắm mây bay hay ngồi trong khung cửa nhìn đám bồ câu bay lượn, chờ cuối đời nằm trơ trọi ở nghĩa trang xa lạ hay là trở thành một nhúm tro cốt nằm trong ngôi chùa hoặc thả bay trong gió.

Ai cũng buồn khi sắp rời bỏ quê hương.

Ai cũng thấy đoạn đường còn lại cũng lắm gian nan.

Nhưng ai cũng bảo phải đi. Sức chịu đựng đã lên đến đỉnh rồi.

Bởi cuộc sống không chỉ là tiện nghi, là vật chất để thụ hưởng.

Mà cuộc sống còn cần phải có không khí để thở, tự do để sống, thoải mái để sinh hoạt. Sống chứ không phải để tồn tại.

Sống là phải biết tương lai.

Những người bạn tui cho rằng ở lại là chấp nhận những bất công, những điều chướng tai gai mắt mà bất lực chẳng làm chi được. Xã hội tàn nhẫn quá, con người tàn ác quá. Ở lại là chấp nhận bị đầu độc, không chỉ bị đánh thuốc độc ở thực phẩm, ở hơi thở mà còn bị đánh độc cả tư duy. Chưa kể đất nước này, dân tộc này có còn tồn tại được không trước biết bao âm mưu thâm độc của kẻ thù và sự hà hơi tiếp sức của một bộ phận có quyền lực.

Anh bạn già hỏi tui với ánh mắt buồn rầu:

Cho thuê đất 99 năm thì nước Việt còn gì? Bạn trả lời tôi đi.

Anh bạn bác sĩ thì bảo không thể cho các con của mình lớn lên với một tâm hồn bệnh hoạn, một nhân cách méo mó và một cách sống giả tạo, dối lừa.

Anh hỏi tui:

Bây giờ ở Việt Nam, có gì là không láo? Láo tất. Do vậy tôi phải đi để tôi, gia đình tôi, con cháu tôi được sống và nghĩ suy bằng sự thật không dối lừa.

Chúng tôi chọn ra đi như một cách phản kháng.

Phản kháng trong im lặng.

Và đành bỏ lại những thứ mà chúng tôi sẽ không bao giờ làm lại được ở xứ người.

Anh bạn doanh nhân thì bảo rằng, biết con đường trước mặt, sau lưng đầy cứt, thì tại sao không chọn con đường sạch mà đi.

Mà thôi, mỗi người có một cách để chọn lựa cuộc sống cho mình. Đó cũng là chút tự do mỗi người có được.

Ngày xưa chỉ cần rời làng, đã mang tiếng ly hương, xa quê là nỗi đau. Bây giờ, người ta ồ ạt tìm mọi cách bỏ nước mà đi, có nỗi đau nào hơn cho một dân tộc, nhưng phải chấp nhận thôi.

Tất cả các loài hoa đều vươn về phía ánh sáng, có hoa nào chịu chết rũ héo hon trong bóng tối đâu.

Và ở trong bóng tối, có ai lại không nguyền rủa bóng tối.

Chúc những người bạn của tôi bình an và có cuộc sống mới như ước mơ ở xứ người.

1.6.2018

DODUYNGOC

Ô tô điện với khoảng cách di chuyển siêu dài sắp ra mắt. Nói lời tạm biệt với các điểm dừng sạc điện.

Theo Nhật Báo Phố Wall và Mạng Lucid

Nếu bạn muốn trải nghiệm tương lai của phương tiện giao thông điện khí hóa hoàn toàn ngay hôm nay, tất cả những gì bạn phải làm là mua một chiếc xe điện trị giá 138.000 đô la, bạn có thể linh hoạt chọn  nơi bạn muốn đỗ xe vào ban đêm và rèn luyện tính kiên nhẫn của mình.

Đó là một số điều tôi học được trong chuyến đi dài 1.000 dặm bằng xe điện mà tôi không bao giờ phải dừng lại chỉ để sạc lại. Trong một chiếc Lucid Air Grand Touring, tôi có thể đi từ Thành phố New York đến Montreal và quay lại mà chỉ phải sạc qua đêm. Vì hành trình của tôi cho phép nên tôi có thể làm như vậy trên loại bộ sạc chậm hơn, phổ biến rộng rãi, ngày càng nhiều ở Hoa Kỳ và dường như phổ biến ở Canada nơi bị ám ảnh nỗi yêu xe điện.

Trước năm ngoái, một chuyến đi trên đường với hành trình này và không có điểm dừng ban ngày nào để sạc pin là điều không thể. Đó là khi một loại xe điện siêu xa mới ra mắt, bao gồm cả Tesla Model S Long Range, đã đạt đến phạm vi ước tính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường là 405 dặm, và Lucid Air Dream Edition, với phạm vi EPA là 520 dặm (mẫu Tôi đã lái xe được đánh giá ở mức 516 dặm). Đối với viễn cảnh, ngay cả một chiếc ô tô thông thường hiệu quả như Honda Civic cũng có phạm vi kết hợp trong thành phố/đường cao tốc ước tính của EPA là khoảng 450 dặm trên một bình xăng.

Hiện tại, loại chuyến đi đường không dừng sạc điên này chỉ là đặc quyền của những người có khả năng trả tiền cho nó — ngay cả chiếc Tesla tầm xa rẻ hơn cũng có giá khởi điểm khoảng 89.000 USD.

Điều này một phần là do các phương tiện chạy điện siêu xa hiện yêu cầu cả pin tương đối lớn (và đắt tiền) và các biện pháp cực đoan để làm cho phương tiện có tính khí động học và trọng lượng nhẹ. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng, theo các kỹ sư mà tôi đã nói chuyện, nhiều người trong số họ đang thiết kế các thế hệ xe điện tiên tiến trong tương lai.

Sau khi được hoàn thiện và có mặt trên thị trường phổ thông, những chiếc xe điện siêu hiệu quả này có thể loại bỏ nỗi lo về phạm vi hoạt động—nỗi sợ hết điện trước khi đến bộ sạc tiếp theo dọc đường—điều đã ngăn cản nhiều người lái xe sử dụng điện. Họ cũng có thể giảm nhu cầu dừng sạc cho tất cả trừ những chuyến đi đường dài nhất.

Công nghệ giúp EV tầm xa khả thi cũng có thể được sử dụng trên các phương tiện có phạm vi hoạt động khiêm tốn hơn nhiều, cho phép pin của chúng — theo truyền thống là bộ phận đắt nhất của EV — nhỏ hơn nhiều. Đổi lại, điều này cuối cùng có thể làm cho việc sở hữu và vận hành hầu hết các xe điện rẻ hơn so với xe chạy xăng .

Những người điều khiển các phương tiện như xe tải giao hàng, taxi và Ubers, có thể tiếp nhiên liệu khi tài xế tan ca. Xe điện phạm vi siêu dài có thể là một giải pháp cho những hành khách không có nhà để xe để đậu vào ban đêm và chỉ sạc nhanh cho chúng vài tuần một lần.

Nhà báo chuyên mục Christopher Mims của tờ Wall Street Journal đã đi trên đường từ Thành phố New York đến Montreal và quay trở lại trong chiếc xe hơi Lucid Air Grand Touring, đây là chiếc xe điện có phạm vi hoạt động dài nhất thế giới mà bạn có thể mua. Nó có thể di chuyển trong phạm vi ước tính của Cơ quan Bảo vệ Môi trường là 516 dặm trước khi phải sạc lại.

Xe như tàu vũ trụ

Chiếc Lucid Air Grand Touring mà tôi mượn là sản phẩm của một công ty do Giám đốc điều hành Peter Rawlinson , một cựu giám đốc điều hành của Tesla, lãnh đạo. Tôi không phải là người đánh giá ô tô, nhưng đồng nghiệp của tôi, Dan Neil, với một số cảnh báo nhỏ, đã ca ngợi về một mẫu tương tự của chiếc ô tô này .

Ở hầu hết mọi khía cạnh, nó là một chiếc xe hạng sang hiệu suất cao đích thực—nó tăng tốc từ 0 đến 60 dặm một giờ trong 3 giây và trông rất tuyệt khi làm điều đó. Đối với mục đích của tôi, điều quan trọng là nó đi xa hơn bất kỳ phương tiện sản xuất nào khác mà bạn có thể mua.

Một phần lý do khiến nó có thể đạt được phạm vi hoạt động xa như vậy là do toàn bộ hệ thống truyền động điện của nó rất hiệu quả—hơn đáng kể so với các đối thủ như Porsche Taycan .

Người phát ngôn của Porsche cho biết Taycan được thiết kế để mang lại trải nghiệm lái hấp dẫn, trái ngược với hiệu quả cực cao.

Chìa khóa khác là khí động học. James Hawkins, giám đốc kỹ thuật cấp cao của Lucid cho biết, một trong những kẻ đánh cắp hiệu quả lớn nhất của bất kỳ phương tiện nào là lực cản khí động học. Theo các nhà sản xuất và EPA, Lucid Air Grand Touring là phương tiện khí động học nhất mà bạn có thể mua, vượt qua Mercedes EQS, vốn chỉ có phạm vi hoạt động 350 dặm, so với hơn 500 dặm trên chiếc Lucid của tôi.

Số dặm của bạn có thể thay đổi

Vào ngày đầu tiên trong chuyến hành trình của mình, tôi đã đặt ra những mục tiêu khiêm tốn. Khoảng cách giữa nơi tôi đón xe ở phía tây Manhattan và điểm đến của tôi ở Cambridge, Mass., ngay phía bắc Boston, chỉ vỏn vẹn 220 dặm, theo Google Maps. Tôi nghĩ rằng tôi có thể lái xe đến đó và quay trở lại trên chiếc xe này mà không đổ một giọt mồ hôi nào.

Nếu tôi cố gắng làm điều đó, tôi sẽ bị mắc kẹt ở bên đường.

Mặc dù điều kiện lái xe gần như lý tưởng—thời tiết quang đãng, một ngày mùa xuân ấm áp—Lucid Air Grand Touring đã sử dụng hơn một nửa dung lượng pin của nó. Điều đó khiến tôi có nhiều phạm vi hoạt động vào cuối chuyến đi, nhưng gợi ý rằng nếu tôi tiếp tục lái xe vào ban đêm, chiếc xe sẽ đi được tổng cộng khoảng 393 dặm trước khi cạn kiệt nước hoàn toàn. Điều đó khác xa với phạm vi hoạt động 516 dặm mà EPA ước tính chiếc sedan này có thể đạt được.

Đây là một phần lý do giải thích sự khác biệt: Ước tính của EPA về phạm vi hoạt động luôn cao hơn 12,5% so với những gì các phương tiện đó mang lại khi lái xe trên đường cao tốc ổn định với tốc độ 75 dặm / giờ, theo một bài báo gần đây do SAE International xuất bản . Điều này xảy ra vì một số lý do, nhưng kết quả là một số phương tiện có xu hướng phù hợp với phạm vi ước tính của chúng—đặc biệt là xe của Đức—còn những xe khác thì không—thường là xe của Mỹ.

Kết quả cuối cùng là bất kỳ ai mua chiếc Lucid được cho là chạy 500 dặm với suy nghĩ rằng họ thực sự có thể đi 500 dặm trong thế giới thực trên đường cao tốc chỉ với một lần sạc thì sẽ gặp phải một bất ngờ tệ hại. Các bài kiểm tra thực tế ở tốc độ 75 dặm/giờ do Car and Driver thực hiện cho thấy chiếc xe đã tiến gần hơn đến phạm vi hoạt động 410 dặm.

Đối với trải nghiệm của riêng tôi về phạm vi hoạt động của chiếc xe, hiệu suất dưới 400 dặm của nó có thể được giải thích là do chiếc xe đã dành vài giờ chạy điều hòa trong một buổi chụp ảnh trước khi tôi rời Manhattan. Và sau đó là bánh xe 21 inch trên mẫu xe này, người phát ngôn của Lucid cho biết thường giảm phạm vi hoạt động của xe khoảng 10% so với bánh xe 19 inch tối ưu hóa trên phạm vi hoạt động của xe.

 

Vào vùng hoang dã của Canada nơi nói tiếng Pháp

Đêm đầu tiên đó, tôi mất khoảng 12 giờ để sạc đầy 100% cho chiếc xe của mình—trong khi tôi ăn, ngủ và uống cà phê buổi sáng. Phương tiện này có khả năng sạc nhanh (sẽ nói thêm về điều đó sau), nhưng những bộ sạc như vậy vẫn còn tương đối hiếm ở Hoa Kỳ và bất kỳ ai thực hiện một chuyến đi đường thông thường đều có nhiều khả năng gặp phải bộ sạc Cấp 2 phổ biến hơn và rẻ hơn nhiều, chẳng hạn như cái tôi đã sử dụng.

Khi lên kế hoạch cho chuyến đi, tôi đã tìm thấy một trạm sạc trên trang web phổ biến PlugShare. Là một phần của mạng ChargePoint, tôi có thể thấy từ ứng dụng của công ty đó rằng bộ sạc tại sở công chính địa phương có sẵn và đi kèm với phần thưởng bổ sung là đỗ xe qua đêm miễn phí.

Ở Canada, may mắn của tôi đã hết. Tất cả các phích cắm sạc đã bị chiếm dụng ở điểm dừng đầu tiên của tôi và bộ sạc tiếp theo tôi đã thử không hoạt động. Ở lần sạc thứ ba mà tôi đã thử, ai đó đã đánh cắp biển số xe California của tôi khi tôi đang ngủ. Tất cả những điều này xảy ra sau khi đại lý biên giới Canada khu vực nói tiếng Pháp hứa rằng đất nước của anh ấy có mạng lưới sạc điện còn tốt hơn cả ở Mỹ.

Chuyến đi từ Cambridge đến Montreal kéo dài khoảng 320 dặm, và đã đưa tôi vượt qua một ngọn núi ở New Hampshire, điều này đã làm giảm phạm vi hiệu quả của chiếc xe thậm chí còn nhiều hơn so với khả năng lái xe kém thận trọng của tôi. Kết quả là tôi đến Montreal chỉ còn lại vài kilowatt giờ điện quý giá—chỉ đủ để tranh giành một trạm sạc và coi như phải dừng qua đêm ở đây.

Một lần nữa, nó khác xa so với phạm vi ước tính của EPA là hơn 500 dặm, và vẫn mất cả ngày lái xe.

Khi sạc qua đêm thực sự có nghĩa là sạc trong hai đêm

Một số yếu tố khác ngoài lực cản khí động học tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa về hiệu quả EV. Một là hiệu quả của hệ thống truyền động. Đối với xe chạy xăng, đó có thể là tất cả về động cơ sử dụng ít nhiên liệu hơn và liên kết cơ học tốt hơn, nhưng ở EV, vấn đề chủ yếu là về động cơ điện hiệu quả và có hệ thống điện cao áp giúp giảm thiểu tổn thất khi năng lượng được bơm ra khỏi động cơ. hoặc vào ắc quy trong khi lái xe, hoặc sạc và phanh tái tạo.

Có rất nhiều vấn đề vật lý xảy ra ở đây, nhưng điểm mấu chốt là, tất cả những thứ khác đều bằng nhau, nhiều vôn hơn trong hệ thống điện tương đương với hệ thống truyền động hiệu quả hơn, sạc nhanh hơn và có khả năng tăng tốc tốt hơn.

Ở đây, Lucid là nhà vô địch, với hệ thống điện 924 vôn. Hệ thống này, kết hợp với công nghệ cho phép pin tiếp nhận tất cả lượng điện đó, có nghĩa là Lucid Air Grand Touring có thể sạc đủ nhanh để lấy lại phạm vi hoạt động lên đến 300 dặm chỉ trong 20 phút—nhưng chỉ khi nó được kết nối đúng loại của bộ sạc, được gọi là bộ sạc nhanh DC. Những thứ đó vẫn còn hiếm ở Hoa Kỳ và Canada, nhưng đã có những nỗ lực để giải quyết vấn đề.

Vì tôi dự định ở lại Montreal hai đêm, nên việc để xe cắm điện qua thời gian nhiều hơn là chỉ cắm điện qua đêm không phải là vấn đề, nhưng điều đáng chú ý là trên bộ sạc Cấp 2, phải mất 18 giờ để sạc đầy năng lượng điện cho xe. .

Xe điện tầm xa trong tương lai

Trọng lượng là một yếu tố quan trọng khác trong hiệu quả của xe. Bạn càng phải di chuyển nhiều khối lượng, bạn càng cần nhiều hơn.

Một số công ty EV đang thử nghiệm các phương tiện được thu gọn triệt để để có thêm phạm vi hoạt động. Một công ty khởi nghiệp có tên là Aptera có một nguyên mẫu xe ba bánh hình giọt nước, chở được hai hành khách và, công ty cho biết, có thể đi được 16 km với một kilowatt giờ điện.

Một phương tiện di chuyển hiệu Aptera Gamma, mà công ty cho biết có hiệu quả vượt trội. ẢNH: APTERA

Để so sánh, trên chặng đầu tiên và bằng phẳng nhất trong chuyến hành trình của tôi, Lucid Air Grand Touring đã đạt được điều mà bảng điều khiển của nó cho tôi biết là 3,7 dặm/kWh điện được lấy từ bộ pin với cùng một lượng năng lượng.

Một mẫu xe nguyên mẫu khác đạt được hiệu suất gần như tương tự là Mercedes EQXX, được thiết kế và chế tạo bởi cùng một nhóm chịu trách nhiệm về động cơ trong xe Công thức 1 của Mercedes.

Mặc dù Lucid hiện được biết đến với những chiếc xe sang, nhưng mục tiêu cuối cùng của nó là chuyển những gì đã đạt được thành những chiếc xe giá cả phải chăng hơn. Tất nhiên, đây cũng là mục tiêu đã nêu từ lâu của Elon Musk , làm cơ sở cho việc Tesla ngày càng tung ra những chiếc xe điện có giá cả phải chăng hơn.

Khi tôi đi trên đường cao tốc từ Boston đến Thành phố New York, tôi chỉ thấy một số ít xe điện khác—một chiếc Mustang Mach E, một ít Teslas, và không chắc chắn là công ty đã bán được ít hơn 10.000 xe vào năm 2022, một chiếc Lucid Air khác . Nó cho thấy một thực tế rằng để xe điện trở nên thực sự phổ biến trên bất kỳ thứ gì gần với thời gian biểu mà các nhà sản xuất ô tô dự kiến ​​và được các chính phủ hứa hẹn, nó sẽ yêu cầu mọi kỹ sư hiệu quả có thể vắt kiệt sức lực của chúng, để làm cho chúng có khả năng hoạt động tốt hơn và giá cả phải chăng hơn.

Người phụ trách chuyên mục của WSJ, Christopher Mims lái chiếc xe điện Lucid Air Grand Touring ở thành phố New York. Một số loại xe điện mới đang cải thiện phạm vi hoạt động của chúng với tính khí động học và hiệu quả sử dụng pin tốt hơn. ẢNH: DANIELLE AMY CHO TẠP CHÍ PHỐ WALL

Viết thư cho Christopher Mims tại christopher.mims@wsj.com


Tại sao ‘các trụ’ tréo ngoe nhau về tình hình Việt Nam?

Theo VOA tiếng Việt

5-6-2023

Ngay cả những khó khăn mà ông Lê Minh Khái hay ông Vũ Hồng Thanh trình bày trong các báo cáo trước Quốc hội cũng chỉ là bề mặt.

Trong “Tứ trụ”, ông Trọng và ông Huệ đánh giá ngược nhau về tình trạng kinh tế – xã hội. Tại Quốc hội, “các trụ” nhỏ hơn như Phó Thủ tướng hay Chủ nhiệm Ủy ban khi đăng đàn cũng tỏ ra không mấy lạc quan trước tương lai của đất nước. Tại sao?

Trong con mắt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tình hình kinh tế – xã hội nhìn chung vẫn sáng sủa, phấn khởi và tràn đầy hy vọng. Từ Đại hội đảng 13 đến nay, hầu như phát biểu tại bất cứ diễn đàn nào, ông Trọng vẫn say sưa với câu “bùa chú”: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Tất nhiên, đánh giá này của Đảng trưởng đã không được sự tán đồng rộng rãi trong dư luận.

Chẳng phải nói đâu xa, ngay tại “Tứ trụ” của ông – do chính ông nhào nặn qua năm bước, bảy bước trước Đại hội – đánh giá ấy cũng bị “phản pháo” ngay bởi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Blogger Trân Văn trên VOA đã chỉ ra khá thuyết phục về sự tréo ngoe trong lượng định tình hình giữa “hai trụ” này. Bài viết thu hút được sự chú ý, vì chỉ trong có năm ngày, tình trạng kinh tế – xã hội Việt Nam đột nhiên rơi từ trên “đỉnh” xuống “đáy”. “Đỉnh” do TBT Nguyễn Phú Trọng dựng lên hôm 17/5/2023. Còn “đáy” do ông Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ xác lập vào ngày 22/5/2023.

Sự vênh nhau giữa “các trụ” do đâu?

Trước hết là do chỗ đứng (positioning) của người diễn ngôn. Tọa độ của ông Trọng quanh năm suốt tháng xoay quanh “cái lò” của ông. Vũ khí “nguyên tử” của Tổng Trọng bao năm nay là diệt người này, đưa người kia, là nhào nặn qua năm bước, bảy bước để có được một “Bộ tứ”, một “Trung ương” dễ sai khiến. Không có trình độ chuyên môn, lại không nắm được vấn đề và ông cũng chẳng có cái tâm để nghĩ về quốc kế dân sinh. Còn bên Quốc hội và Chính phủ là những người “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Nếu những người này không dụng công, không làm ra sản phẩm thì quốc kế dân sinh sẽ điêu đứng, đến kỳ họp cử tri và đại biểu sẽ chất vấn, dù chất vấn lâu nay cũng chưa đi đến đâu. Tại diễn đàn tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 13/5, ông Trọng tiếp tục đay nghiến: “Cán bộ, nhất là khi có quyền, có chức dễ lợi dụng để chấm mút, đó là nói nhẹ, nói nặng là ăn cắp, ăn cướp của dân. Cấu kết với nhau nhằm tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng, làm cho Đảng mất uy tín, làm cho Nhà nước mất uy tín”. Ông còn đe nẹt “nhưng trốn cũng không được đâu. Ta sẽ xử vắng mặt và tòa đã xử vắng mặt rồi”.

Kết thúc Hội nghị TW7 hôm 17/5, TBT Trọng vẫn riết ráo “kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người sa vào tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn…” Cho nên câu chuyện duy ý chí của ông – tăng trưởng trong quý I năm 2023 tuy chỉ đạt 3,2%, nhưng cả năm Việt Nam vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5%” – là nói lấy được, chứ bản thân ông chắc gì đã tin như thế!

Sau đó mấy ngày, tại Kỳ họp thứ năm của Quốc hội, Chính phủ đã trình bày một bức tranh khác hẳn. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo ngày 22/5/2023: “Nước ta vẫn còn những hạn chế…, trong đó có hai chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch là tỷ trọng công nghiệp chế biến và tốc độ tăng năng suất lao động xã hội”. Ông Khái liệt kê những hạn chế gồm: “Giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, ba Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu; công tác lập quy hoạch còn chậm; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả”

Thứ hai, độ vênh trong đánh giá tình hình giữa “các trụ” còn là do cục diện kinh tế  chính trị thế giới diễn biến phức tạp, vượt dự báo, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo điều hành. Khi độ mở của nền kinh tế lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu và tính cạnh tranh chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa quyết liệt, có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, theo như Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội. 

Theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, khi nghe nói độ mở lớn, nhiều người tưởng không có vấn đề gì, nhưng nếu nhìn sâu vào thì có thể hiểu độ mở đó theo chỉ số tỷ lệ tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trên GDP, thì độ mở đó của Việt Nam là rất lớn, không có nước nào có độ mở lớn đến như thế. Do độ mở quá lớn, khi nền kinh tế thế giới chậm lại, gặp khó khăn, thì nó sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế trong nước, dẫn đến đánh giá giữa “các trụ” có những điểm chưa đồng nhất.

Triển vọng “Đổi mới 2” vẫn mờ mịt

Thứ ba, sự vênh nhau giữa “các trụ” còn do một nguyên nhân căn bản khác nữa là các đánh giá không xuất phát từ thực tiễn. Nền kinh tế Việt Nam phát triển được cho đến trước đại dịch không phải do thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, mà vai trò đó chủ yếu là của và do nền kinh tế quốc dân – tức là của toàn dân – trong đó kinh tế tư nhân có vị trí rất lớn, nhưng chưa bao giờ được đánh giá đúng mức. 

Tại Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo: “Sức khỏe doanh nghiệp đang giảm sút, nền kinh tế rất khó khăn. Bốn tháng đầu năm 2023, bình quân mỗi tháng khoảng 19.700 doanh nghiệp lập mới. Tuy nhiên, mỗi tháng cũng có 19.200 đơn vị rút lui khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp phải bán cho nước ngoài”. Những khó khăn giây chuyền này khiến cho “nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp”. Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, có gần 547.000 lao động tại 1.300 doanh nghiệp bị giảm giờ làm, ngừng việc do đơn hàng giảm từ tháng 9/2022 đến 1/2023. 75% trong số này thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đằng sau các con số khô cứng ông Trọng trưng ra tại Hội nghị Trung ương không phản ánh được những căn nguyên của những bế tắc hiện nay. Ngay cả những khó khăn mà ông Khái hay ông Thanh trình bày trong các báo cáo trước Quốc hội cũng chỉ là bề mặt. Sâu xa bên dưới chính là do Việt Nam đã không có quyết sách “tư nhân hóa nền kinh tế” một cách rõ ràng. Mà ở đây, chính sách phải đi kèm theo mọi điều kiện cần và đủ cho nền kinh tế tư nhân phát triển, chứ không phải lo giành giật lại những thành phần nào đó để giao cho doanh nghiệp nhà nước, rồi lại quản lý không đến nơi, đến chốn, lỗ triền miên. Tình trạng ấy ai cũng thấy qua những dự án đang “chết đứng, chết ngồi” do Bộ Công thương quản lý. Chúng ta phải nhanh chóng khắc phục giải quyết tình trạng này để tiến tới một nền kinh tế quốc dân hiện đại, hội nhập được với kinh tế thế giới. Đây là nhận xét của kinh tế gia Bùi Kiến Thành tại trả lời phỏng vấn ông dành cho đài RFA hôm 29/5 vừa qua

Tình trạng kinh tế – xã hội nói trên, ông Huệ, ông Chính biết khá rõ, cho nên ông Huệ hôm khai mạc Quốc hội đã đưa ra những nhận định: “Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra, một số địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp. Trong khi đó, một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả và nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động; kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro. Áp lực tỉ giá, lãi suất tăng cao; nguy cơ nợ xấu gia tăng”. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị: Quốc hội phải tập trung phân tích cụ thể, đánh giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm… Làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan cả trong công tác tổ chức thực hiện và những vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế, pháp luật… Từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực, kịp thời, nhất là có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu năm 2023…

Sáng 13/5/2023, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chỉ đạo nhân Lễ kỷ niệm 70 năm “Ngày truyền thống lực lượng An ninh kinh tế”. Ông Chính chỉ thị cho cán bộ cấp dưới phải chủ động nắm chắc tình hình, nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời từ sớm, từ xa nguy cơ xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, các dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế thế giới, khu vực có tác động, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế của nước ta để kịp thời tham mưu, đề xuất chiến lược với Đảng/Nhà nước trong hoạch định đường lối. Đáng ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể bổ sung thêm ý kiến của chuyên gia Bùi Kiến Thành: Bộ máy hoạt động hiệu quả thì phải cố gắng làm cho hiệu quả hơn, đừng để nó thối nát, bại vong rồi khi đó mới níu kéo, quy kết trách nhiệm. Ông Chính hẳn ý thức rõ, trách nhiệm của lãnh đạo là phải “nhất ngôn dĩ hưng bang” (Một câu nói có thể mang lại sự thịnh vượng cho đất nước) để làm cho đất nước phát triển, chứ không phải vì quyền lợi của phe nhóm mà níu kéo cả một dân tộc đi xuống, nhận đầu “con rồng” vào sình lầy, chỉ vì quyền hành hay lợi ích nhất thời của một thiểu số nào đó. Khi chưa đạt được nhận thức như thế, triển vọng của “Đổi mới 2” vẫn còn mờ mịt.


 

Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc minh bạch hóa yêu sách “cấm biển” và chuẩn bị “ra tòa quốc tế”

Theo Đài Á Châu Tự Do

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London

2023.06.01
Đảo Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island, Storm Island)

Để ngăn chặn các hành vi “xâm phạm chủ quyền” trên Biển Đông đối với Việt Nam, Chính phủ Hà Nội cần yêu sách Trung Quốc minh bạch hóa những căn cứ về “quyền tài phán” của họ và cơ sở của việc nước này hàng năm ra lệnh “cấm biển”, ngăn cấm ngư dân Việt khai thác ngay trên ngư trường truyền thống của mình tại Biển Đông. Song song đó, Chính phủ cũng cần chuẩn bị cho biện pháp “đấu tranh pháp lý” đưa vụ kiện ra tòa án quốc tế, một nhà nghiên cứu lịch sử chủ quyền Việt Nam và quan sát an ninh Biển Đông, từ châu Âu nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do hôm 01/6/2023.

Trước hết ở vùng biển Hoàng Sa, mỗi năm Trung Quốc cấm biển khoảng sáu tháng, ngư dân Việt Nam không làm ăn gì được hết, tức là ngư trường Hoàng Sa, ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ xưa đến nay, từ thời lập quốc đến bây giờ, tự nhiên bị người khác cấm. Trước hết xin hỏi tại sao từ 20 năm nay rồi, nói chính xác là 10 năm theo luật quốc gia của Trung Quốc, nhưng là 20 năm theo luật nội bộ của đảo Hải Nam, mỗi năm Trung Quốc đều ra lệnh cấm biển ở khu vực này như thế?  Theo lẽ, Chính phủ Việt Nam phải đặt vấn đề về việc này.” –  Ông Trương Nhân Tuấn, nhà nghiên cứu Biển Đông từ Marseille, Pháp đưa ra bình luận với RFA Tiếng Việt về điều mà ông cho là diễn biến đáng lưu ý hiện nay và tới nay, do Trung Quốc gây ra ở vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt.

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có trách nhiệm, bổn phận bảo vệ lợi ích và an ninh của người dân Việt Nam, và thứ hai phải đặt vấn đề với nhà cầm quyền Trung Quốc rằng Trung Quốc đã dựa vào căn cứ nào để nói rằng họ có quyền cấm biển ở vùng biển Hoàng Sa. Ngoài ra, từ đầu tháng 5/2023 đến giờ, Trung Quốc cho tàu bè đi rà trên thềm lục địa của Việt Nam, trên hải phận kinh tế độc quyền hay vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam, đặc biệt ở vùng mà Việt Nam đặt tên là bãi Tư Chính, Vũng Mây (Vanguard Bank) và Trung Quốc đặt tên là Vạn An Bắc (Wan’an Tan). Khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút tàu bè và các phương tiện khảo sát vùng biển ở đó đi, thì Trung Quốc trả lời rằng Trung Quốc đang thực thi quyền tài phán của họ ở vùng biển đó.

Nhà dàn trên đá Vũng Mây Nhỏ (Johnson Patch), Bãi Vũng Mây (Lớn) có 8 bãi  đá nhỏ, Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây “nhỏ”), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal), Bãi Ráng Chiều, bãi Ngũ Sắc, bãi Xà Cừ, bãi Vũ Tích.

Anh của HoangSa.org

Tranh chấp ở vùng biển Tư Chính, Vũng Mây này, nếu nói theo lịch sử, bắt nguồn từ năm 1993, đến nay đã là 30 năm, và nên biết rằng cuộc khủng hoảng năm 1993 rất sâu sắc, sâu sắc nhiều lần hơn bây giờ, tức là Trung Quốc cho đấu thầu khai thác vùng biển đó, mà họ gọi là Vạn An Bắc, tức là vùng Tư Chính, Vũng Mây, vốn chỉ cách bờ biển của Việt Nam từ 150 đến 200 km thôi, tức là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa, cả về mặt pháp lý lẫn địa lý của Việt Nam. Khi Trung Quốc cho đấu thầu để khai thác, Việt Nam lúc đó phải đưa tàu hải quân ra, lúc đó phải nói là tình trạng rất căng thẳng.

Vị trí chiến lược của bãi đá Tư Chính - Điểm nóng - Nhật Báo Văn Hóa Online

Năm 1995, Việt Nam thiết lập bang giao với Mỹ, từ khi Mỹ thiết lập bang giao với Việt Nam, thấy rằng tình hình Biển Đông êm dịu hẳn đi, mặc dù tới năm 2014, Trung Quốc có biện pháp gọi là ‘tằm ăn dâu’, tức là họ xây dựng các đảo, các đá chiếm của Việt Nam hồi năm 1988 trở thành các đảo nhân tạo. Và sau đó, bắt đầu từ năm 2015-2017, khi chuyện xây dựng trên xong, thì họ liền quân sự hóa các đảo đó.

No photo description available.

Bãi đá Tư Chính, có 5 nhà Dàn (tên đầu là DK) do Petro Việt Nam xây dựng, hiện nay có 3 nhà còn sử dụng được DK1-11, DK1-12, DK1-14.

Như vậy, cuộc tranh chấp đó đã kéo dài 30 năm nay (1993-2023), mà Việt Nam không có bất cứ một biện pháp nào để giải quyết vấn đề hết, chính vì vậy, trọng tâm ngày hôm nay, chuyện mà nên được nói ngày hôm nay mà vào thời điểm này tôi chưa thấy ai nói là Việt Nam phải có một phương pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này, chứ không thể nào nói khơi khơi rằng ‘Việt Nam có cách tự bảo vệ hay lắm’, hay rằng ông Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đi lên thắp nhang các liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên tức là hành vi đủ để đáp trả những hành vi trên Biển của Trung Quốc v.v…, theo tôi đó không phải là giải pháp.”

Lẽ ra cần yêu cầu Trung Quốc bạch hóa “quyền” và thăm Văn phòng đại diện tòa PCA

Theo quan điểm riêng của nhà nghiên cứu độc lập này, ba mươi năm đã trôi qua, nhưng việc xử lý vẫn không căn bản ở trên Biển Đông. Trung Quốc, một bên tranh chấp chủ quyền ở khu vực, tiếp tục xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mà không thấy Chính phủ Hà Nội Nam “giải quyết được chuyện gì hết”. Trái lại, vẫn theo nhà nghiên cứu này, “tình trạng mỗi ngày một trầm trọng thêm” với việc Trung Quốc được cho là ngày một chèn ép và lấn lướt chủ quyền của Việt Nam, do đó đã tới lúc Việt Nam có hành động theo một hướng đi khác. Từ Marseille, Pháp quốc, ông Trương Nhân Tuấn nói tiếp:

Theo tôi, Chính phủ Việt Nam trước hết phải yêu sách Trung Quốc, yêu cầu họ phải bạch hóa ‘quyền’ mà họ nói là có ở vùng Tư Chính, Vũng Mây của Việt Nam, xem ‘quyền’ đó dựa trên căn bản, cơ sở nào? Còn theo tôi thấy rằng thay vì chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vừa đi lên tỉnh Hà Giang để thăm nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, ông nên đến Văn phòng của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) mà mới được mở đại diện, chi nhánh ở ngay Hà Nội (1), theo một thỏa thuận hợp tác mà văn phòng này được mở tại Việt Nam.

Tôi đặt câu hỏi là tại sao ông Phạm Minh Chính không đi tới đó thăm? Tức là nếu ông đi tới đó, thì cái đó cho người dân Việt Nam thấy rằng Chính phủ Việt Nam có một khuynh hướng giải quyết vấn đề trên Biển Đông, còn bây giờ chỉ đi lên viếng nghĩa trang Vị Xuyên, tức là ông ra một dấu hiệu cho thấy rằng Việt Nam sẵn sàng dùng vũ lực, đổ máu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ? Theo tôi nếu như thế thì là sai, đưa ra một dấu hiệu như thế là hoàn toàn sai.

Trước hết, phải thấy rằng, ở trên bộ thì không nói, nhưng nếu một cuộc chiến xảy ra ở trên biển, Việt Nam là một nước nhỏ, trong khi lực lượng hải quân của Việt Nam bây giờ tôi thấy đăng toàn tin là có tham nhũng thôi, tướng này tướng kia ăn chặn những nguồn này, ăn chặn những nguồn kia, thì thấy lực lượng hải quân của Việt Nam đang thế nào. Trong khi xét lực lượng hải quân của Trung Quốc, về mặt ngân sách quốc phòng nếu tính chung ra là khoảng 2% trên tổng sản lượng quốc nội GDP của họ thôi, nhưng số lượng lớn gấp 30 lần của Việt Nam. Còn Việt Nam có tỷ lệ là 5,5% tổng sản lượng quốc nội dành cho ngân sách quốc phòng, nhưng tôi thấy ngay cả khi hải quân của Trung Quốc phân chia ra làm ba lực lượng: một lực lượng là Bắc dương, một lực lượng là Đông dương và một lực lượng là Nam dương, trong đó Bắc dương để đối phó với Nhật Bản và Nam Hàn, Đông dương để đối phó với Đài Loan và Nam dương là để đặc biệt đối phó với vùng biển Đông Nam Á, thì lực lượng hải quân của Việt Nam cũng không thể nào so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc.

Vậy mà ông Thủ tướng Phạm Minh Chính của Việt Nam đi lên nghĩa trang Vị Xuyên đưa ra một tín hiệu như là Việt Nam sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ, tôi hoàn toàn đồng ý với việc là Việt Nam có sự chính đáng hoàn toàn để bảo vệ lãnh thổ của mình, nhưng Trung Quốc họ nói rằng họ thực thi ‘quyền tài phán’ của họ, thì ít nhất chính phủ Việt Nam phải yêu cầu làm rõ ‘quyền tài phán’ đó của Trung Quốc xuất phát từ đâu? Chúng ta đâu có biết rằng tại sao vấn đề tranh chấp ở Tư Chính, Vũng Mây bắt đầu từ năm 1992-1993, sau khi Hội nghị Thành Đô kết thúc, mặc dù có những ‘đồn đại’ mà tôi phải mở ngoặc, nhưng biết đâu tại Hội nghị đó lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận ‘quyền lịch sử’ của Trung Quốc ở Biển Đông? Chúng ta không biết được liệu có chuyện đó không, nhưng vậy Trung Quốc phải có một ‘căn cứ’ gì để họ nói rằng họ có ‘quyền tài phán’ ở vùng biển của Việt Nam.

Thành thử theo tôi, điều chính yếu nhất, khẩn cấp nhất của Việt Nam là nhà nước Việt Nam phải yêu cầu mấy điểm sau: thứ nhất, Trung Quốc đã dựa trên căn cứ, cơ sở nào, thực thi quyền nào, để ra lệnh cấm biển đối với ngư dân Việt Nam trên những vùng biển truyền thống của Việt Nam; thứ hai là Việt Nam phải yêu sách Trung Quốc làm rạch ròi ‘quyền tài phán’ của Trung Quốc ở vùng biển Tư Chính và Vũng Mây đó, xem nó đặt trên căn bản, cơ sở nào.

Để rồi từ đó, Việt Nam mới có một biện pháp để đối phó với những yêu sách của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc dựa trên, chẳng hạn, thí dụ cam kết giữa hai đảng cộng sản từ Hội nghị Thành Đô (9/1990), thì Việt Nam nay phải biết cách hóa giải điều đó như thế nào để không bị thiệt hại.

Và ngay cả vùng biển Hoàng Sa cũng vậy, ngay cả khi quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi, chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn luôn thuộc về Việt Nam và vùng biển Hoàng Sa là ngư trường lịch sử của ngư dân Việt Nam, với bao nhiêu đời nay ngư dân Việt Nam đánh cá ở đó rồi. Do vậy, tôi xin nói rằng Việt Nam có quyền chính đáng, để dựa trên quyền chính đáng đó để nhờ một cơ quan trọng tài Quốc tế phân giải.”

TN Tuan.jpg

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn. Hình: tác giả cung cấp

Thời điểm đưa ra tòa trọng tài quốc tế và “vùng xám” nào cần được hiểu?

Theo ông Trương Nhân Tuấn, hành động đưa một vụ kiện liên quan vấn đề chủ quyền nói trên ra một tòa án trọng tài quốc tế để phân giải là một lựa chọn sau khi đã có những lựa chọn khác được bên khiếu kiện tiến hành, mà không đạt kết quả, và nhà nghiên cứu từ Pháp đưa ra lời giải thích, tiếp tục trên quan điểm riêng của ông:

Trường hợp đưa ra trọng tài phân giải là sau khi yêu sách của Việt Nam đặt ra cho Trung Quốc mà Trung Quốc từ khước giải thích, từ khước đàm phán, khi đó bắt buộc Việt Nam phải đi tới giải pháp pháp lý.

Và đến khi giải pháp pháp lý kiệt cùng rồi, lúc đó mới nhắm tới những giải pháp khác, và khi Việt Nam đã trải qua những thủ tục bắt buộc, giả sử như đàm phán, ngoại giao, hay là thương lượng, rồi qua đến pháp lý, mà tất cả đều bị Trung Quốc bác bỏ hết, thì Việt Nam lúc đó sẽ có một tư cách chính đáng để nói về quyền tự vệ chính đáng.

Khi Việt Nam có quyền tự vệ chính đáng đó, giả sử như là với Ukraine hiện nay, thì quốc tế mới có thể giúp đỡ chúng ta. Còn khi Việt Nam chưa đòi minh bạch hết căn cứ về các ‘quyền’ của Trung Quốc, mà đề cập vấn đề rằng ‘tôi sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ’, thì liệu quốc tế có biết rằng hành vi sẵn sàng sử dụng vũ lực của Việt Nam, khi nói rằng là để ‘bảo vệ’, có thuyết phục hay không?

Do đó, trước hết, điểm nóng nhất là Việt Nam phải cho quốc tế biết là những yêu sách, những hành vi của Trung Quốc mà họ đã và đang hiện thời làm, riêng từ hai thập niên nay ở Biển Đông, là không có một căn cứ nào hết, và điều đó phải được quốc tế nhìn nhận, hoặc được tất cả các quốc gia nhìn nhận như đã được thấy xảy ra trong ‘Cuộc chiến Công hàm’ ở Ủy ban Biên giới, thềm lục địa của Liên Hợp Quốc gần đây, khi đó có thể thấy một số lớn các quốc gia, những quốc gia lớn như là Mỹ hay ở châu Âu, hay Nhật Bản, nhìn nhận phán quyết ngày 12/7/2016 của tòa PCA đối với vụ kiện của Philippines (2) là dù như thế nào, thì ở vùng biển phía Nam, tức là vùng biển Hoàng Sa, nó không còn là vùng xám nữa, mà ở vùng đó, pháp lý đã được minh bạch.

Vùng xám ở đây, tôi thấy nhiều người có quan điểm khác nhau về định nghĩa của ‘vùng xám’, có người hiểu theo tinh thần của địa lý chiến lược, có người hiểu theo giải thích của quân sự – tức là Trung Quốc sử dụng biện pháp mà ‘dưới chiến tranh một chút’, nhưng theo tôi, nếu đứng trên quan điểm pháp lý mà nói, vùng xám là những vùng, nói về mặt địa lý tiếng Anh gọi là ‘zone’, mà ở đó pháp lý chưa nói một cách rõ rệt. Chẳng hạn như vùng Trường Sa trước khi mà Tòa trọng tài thường trực Quốc tế ra phán quyết ngày 12/7/2016, theo phụ lục 7 của Bộ luật quốc tế về Biển (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển – Unclos, 1982) (3), là một ‘vùng xám’.

Tức là Trung Quốc đưa ra những yêu sách này, kia, rằng đều có hiệu lực với tất cả các đảo nọ hết, và Trung Quốc có quyền vẽ vùng nước nội hải của một quần đảo ấy, thí dụ như vậy. Đó là tình huống nằm giữa hai sự phân tích, giải thích khác nhau, chẳng hạn Việt Nam giải thích khác, hay là Malaysia có sự giải thích khác về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ đến khi tòa PCA ra phán quyết 12/7/2016 thì tất cả đều minh bạch, và ở vùng Trường Sa không còn là ‘vùng xám nữa’.

Nói tới ‘vùng xám’ là phải nói tới một phạm trù khác, mà theo tôi thấy Trung Quốc không sử dụng chiến thuật ‘vùng xám’ như nhiều người đã nói. Nhưng ở vùng biển Hoàng Sa thì hoàn toàn khác, ở đó sự tranh chấp chủ yếu là hoàn toàn giữa Việt Nam và Trung Quốc thôi, và yêu sách của Trung Quốc và Việt Nam có thể đối kháng nhau. Cho nên tới điểm thứ ba tôi muốn nói ở đây, là khi Việt Nam đòi làm minh bạch tất cả những yêu sách của Trung Quốc rồi, và khi những yêu sách của Việt Nam như thế này, của Trung Quốc như thế kia, mà không giải quyết được, thì phải đưa ra một Tòa trọng tài quốc tế phân xử.

Khi ấy ‘vùng xám’ ấy không còn nữa, lúc đó đã có sự minh bạch hóa với một vùng chưa có ‘luật lệ’. Còn khi luật lệ đã rõ rệt rồi, tất cả những hành vi quá lố của Trung Quốc sẽ đều là phạm luật hết, khi đó không còn có vấn đề ‘vùng xám’ hay ‘không vùng xám’ nữa.

Cho nên, trọng tâm của ngày hôm nay đối với Việt Nam, tôi xin nhắc lại, là phải làm rõ yêu sách của Trung Quốc như thế nào ở Hoàng Sa, Trung Quốc dựa trên những căn cứ gì, những yêu sách nào dựa trên những bằng chứng pháp lý, lịch sử nào, để mà họ ra lệnh cấm biển, cấm ngư dân Việt Nam khai thác trong vùng biển, mà là vùng đánh cá truyền thống của Việt Nam.

Và điều thứ hai là phải làm rõ ‘quyền tài phán’ của Trung Quốc ở vùng Tư Chính, Vũng Mây là đặt trên nền tảng nào, hay giả sử dựa trên hiệp ước nào (nếu có) giữa Việt Nam và Trung Quốc, và điểm thứ ba, kết luận từ điểm một và điểm hai ở trên, Việt Nam sẽ có một lối thoát, tức là minh bạch hóa tất cả những vùng xám về địa lý, những vùng mà pháp lý chưa được giải thích rõ rệt.

Khi mọi sự được bạch hóa rồi, nếu Trung Quốc đi ngược lại những gì mà luật pháp quy định, Việt Nam khi đó có một tính chính đáng để nói lên lời nói của mình, hay để thể hiện ý chí của Việt Nam qua hay bằng một hành động nào đó. Đó là ý kiến của tôi về vấn đề trọng tâm của Biển Đông hiện nay của Việt Nam, ấy là phải đi tìm giải pháp cụ thể, chứ không nên đi tìm những giải thích suy diễn chuyện này, chuyện kia được. Ba mươi năm nay ở vùng Tư Chính, Vũng Mây và 50 năm nay ở vùng biển Hoàng Sa là quá dài, theo tôi việc kéo dài đó cần phải chấm dứt.”

Trên đây là ý kiến trên quan điểm riêng của ông Trương Nhân Tuấn, nhà khảo cứu, quan sát và nghiên cứu độc lập từ Pháp về lịch sử chủ quyền Việt Nam và an ninh trên Biển Đông, tác giả của cuốn sách biên khảo “Biên giới Việt Trung 1885-2000: Lịch sử thành hình và những tranh chấp”. Ở phần tiếp theo của cuộc trao đổi này, nhà nghiên cứu độc lập từ Pháp phân tích một số tiếp cận và phương pháp mà các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sử dụng, cũng như đề cập một số trường hợp và kinh nghiệm xử lý tranh chấp chủ quyền biển đảo tại ngay khu vực châu Á, mà theo ông là Việt Nam có thể tham khảo, xin mời quý vị đón theo dõi.


 

Tàu Trung Quốc đi cắt ngang mũi tàu của Mỹ ở Eo biển Đài Loan

Theo Đài Á Châu Tự Do
2023.06.04
Tàu Trung Quốc đi cắt ngang mũi tàu của Mỹ ở Eo biển Đài LoanTàu khu trục USS Chung-Hoon của Mỹ ở Thái Bình Dương hôm 11/8/2020 (minh hoạ) ảnh của  AFP
 

Một tàu chiến của Trung Quốc đã đi cắt ngang mũi tàu chiến Mỹ ở mức nguy hiểm khi hai tàu chiến của Mỹ và Canada đang đi ngang qua Eo biển Đài Loan hôm 3/6.

Thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ cho biết tàu chiến của quân đội Trung Quốc là Luyang III DDG 132 (PRC LY 132) đã thực hiện hành vi nguy hiểm gần tàu khu trục USS Chung-Hoon và có lúc chỉ cách mũi tàu này 150 yard. Thông cáo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương xác định cách tiếp cận của tàu LY 132 là vi phạm các nguyên tắc và đường đi an toàn trong vùng biển quốc tế.

Phóng viên đài Global News đã theo tàu hộ vệ HMCS Montreal của Canada tác nghiệp từ ngày 25/5 khi con tàu này tiến vào Biển Đông và do đó đã chứng kiến vụ suýt va chạm nói trên.

Theo phóng viên, khi tàu của Mỹ và Canada đang cùng di chuyển qua eo biển Đài Loan thì một tàu của hải quân TQ đã tăng tốc đáng kể và cắt ngang mũi tàu USS Chung-Hoon, hành động mà Đại úy Paul Mountford – chỉ huy tàu HMCS Montreal gọi là “không chuyên nghiệp”.

Theo thông cáo báo chí của Hạm đội 7 của Mỹ công bố hôm 3/6, hai tàu chiến USS Chung-Hoon của Mỹ và HMCS Montreal của Canada thực hiện chiến đi thường kỳ qua Eo biển Đài Loan và tuân thủ luật quốc tế.

Thông báo này cho biết chuyến đi qua của hai tàu chiến “cho thấy cam kết của Mỹ và các đồng minh và đối tác của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở”.

Vụ chạm trán giữa tàu chiến Trung Quốc và Mỹ diễn ra chỉ trong vòng một tuần sau vụ chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc thực hiện chuyển động “gây hấn không cần thiết” khi bay chặn ngang một máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông.

Vụ việc cũng diễn ra vào khi Đối thoại An ninh khu vực Shangri-La đang diễn ra ở Singapore nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc lên tiếng chỉ trích lẫn nhau về căng thẳng ở khu vực.


 

Video thu hình cảnh tầu chiến Trung Quốc cắt ngang đầu tầu USS Chung Hoon ở khoảng cách 150 yard.(137 mét)

Đối thoại Shangri-La: Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về thái độ của Trung Quốc

Theo Đài Á Châu Tự Do

Đối thoại Shangri-La: Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về thái độ của Trung QuốcBộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu tại phiên toàn thể thứ nhất Đối thoại Shangri-La 2023 Roslan Rahman/AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thúc giục các lãnh đạo quân sự của Trung Quốc hãy tiếp xúc sau khi yêu cầu gặp gỡ của người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ bị người đồng cấp Trung Quốc khước từ.

Phát biểu của Bộ trưởng Lloyd Austin được đưa ra trong phát biểu tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày thứ bảy 3/6. Ông Lloyd Austin đề cập trực tiếp đến tên chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong phát biểu chính thức của mình tại sự kiện này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng đối với những vị lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm, thì thời điểm phù hợp để nói chuyện là bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào và đây là lúc thích hợp. Theo ông thì đối thoại không phải là một món quà để tưởng thưởng mà là một sự cần thiết; bởi lẽ càng trao đổi, thì càng tránh được hiểu lầm và tính toán sai lệch dẫn đến khủng hoảng hay xung đột.

Trước đó một hôm, vào ngày thứ sáu 2/3, hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc có bắt tay nhau trước cuộc ăn tối chính thức tại Đối thoại; nhưng không nói gì với nhau. Trong phát biểu chính thức ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nhắc lại rằng cái bắt tay xã giao tại bữa ăn tối không thể thay thế cho một cuộc tiếp xúc nghiêm túc thực sự.

Ông Lloyd Austin chỉ trích Trung Quốc tiếp tục tiến hành số vụ ở mức cảnh báo việc chặn đầu nguy hiểm đối với máy bay Hoa Kỳ và đồng minh hoạt động hợp pháp trong không phận quốc tế.

Vào tuần qua, Quân đội Hoa Kỳ cáo buộc chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc thực hiện chuyển động “gây hấn không cần thiết” khi bay chặn ngang một máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Hoa Kỳ.

Ông Austin phát biểu, “Chúng tôi không muốn có xung đột hay đối đầu, nhưng chúng tôi sẽ không chùn bước trước sự ức hiếp hay cưỡng bức”.

Nhà nghiên cứu Lê Thu Hương thuộc Trung tâm Chiến lược & Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) nói với RFA rằng “Sự chia rẽ giữa hai cường quốc đã “trở nên một thực tế mới”; cho dù các nước trong khu vực có chấp nhận hay không. Tuy nhiên, những nước này có thể đóng góp giúp kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm nhiệt thông qua tạo điều kiện và khuyến khích đối thoại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

li Shangfu shangri-la 2023.jpeg
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc dự cuộc thảo luận bàn tròn hôm 3/6 ở Đối thoại Shangri-La. AP/Vincent Thian

Tầm nhìn chung

Ông Carlito Galvez Jr., Thứ trưởng Quốc phòng, cho biết Manila tin rằng “luật pháp quốc tế là thiết bị cân bằng lớn nhất giữa các quốc gia”.

Philippines từng được Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên thắng trong vụ kiện về tuyên bố của Trung Quốc tại Biển Đông; thế nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết quả tòa.

Trung Quốc và Philippines gần đây lại vướng vào đợt  tranh chấp mới về chủ quyền đối với một số đảo ở Trường Sa. Và ông Galvez dẫn câu nói “phên giậu tối giúp giữ láng giềng tốt với nhau”. Theo ông này chỉ khi nào các láng giềng có ranh giới rõ ràng và tôn trọng ranh giới đã định đó thì mối quan hệ thân thiện mới thực sự có được.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto phát biểu rằng cần phài vượt qua mọi tranh cấp địa lý, giải pháp cho các tranh chấp chủ quyền là đối thoại, đàm phán và cùng thắng.

Người đứng đầu ngành quốc phòng Indonesia cảnh báo tranh chấp giữa các siêu cưởng có thể dẫn đến Chiến Tranh Lạnh. Ông nói rõ “Tương nhượng là cách duy nhất để các cộng đồng và xã hội có thể phồn thịnh; trong bất cứ cuộc chiến nào mối nguy thảm họa luôn luôn rõ ràng.”

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin lặp lại rằng nước ông không hề muốn có Chiến tranh Lạnh. Ông cho rằng cạnh tranh không bao giờ trở nên xung đột; và khu vực này sẽ không bao giờ bị chia ra thành những khối thù địch nhau.

Ông Austin nói Washington không tạo ra và cũng không muốn tạo nên một Khối NATO mới tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương như cáo buộc mà Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại.

Theo lời người đứng đầu ngày quốc phòng Hoa Kỳ thì Washington ước muốn xây dựng “những liên minh nhanh nhẹn nhằm tăng tiến tầm nhìn chung” để làm cho khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương “thêm ổn định và linh hoạt hơn”.

Washington xếp Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và Thái Lan là những “đồng minh đáng tin cậy” trong khu vực; và Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Singapore là những “đối tác quí giá”.

Đề cập đến Đảo quốc Đài Loan tự trị, Bộ trưởng Lloyd Austin cho rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh mẽ về việc duy trì hiện trạng tại đó; nhất quán với chính sách “một nước Trung Hoa”, và với việc hoàn thành cam kết lâu nay theo Đạo luật Quan hệ với Đài Loan.

Ông Lloyd Austin nói “Xung đột sẽ không xảy ra cũng như không thể không tránh được. Việc ngăn chặn hiện nay là rất mạnh, và công việc của chúng ta là phải giữ theo cách đó.

Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh của Hoa Lục và cương quyết pah3n đối mọi can dự của “các thế lực bên ngoài” vào vấn đề chính trị của hòn đảo này.

Trung tướng Jing Jianfeng, Phó Quân ủy Trung ương thuộc Bộ Tham mưu Trung Quốc, phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về Đài Loan, cho rằng đó là “hoàn toàn sai”.

Ông tướng này nói “Chỉ có một nước Trung Hoa trên thế giới, và Đài Loan là một phần lãnh thổ thiêng liêng và không thể chia cắt của Hoa Lục. Nguyện vọng chung và trách nhiệm thiêng liêng của nhân dân Trung Hoa, trong đó có đồng bào Đài Loan, là hoàn thành thống nhất đất nước.”

ly shangfu b.jpeg
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nghe Thủ tướng Úc phát biểu tại buổi ăn tối ngày 2/6/2023 ở Đối thoại Shangri-La. AP/Vincent Thian

Trung Quốc phản pháo  

Một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Quân sự của Giải phóng Quân Trung Quốc, ông Zhao Xiaozhuo, cho rằng chính Hoa Kỳ là nước đang cố làm thay đổi hiện trạng qua Eo biển Đài Loan.

Ông này nói với báo giới tại Đối thoại Shangri-la rằng “Eo biển Đài Loan khá ổn định suốt chục năm qua; nhưng Hoa Kỳ muốn phá hủy sự ổn định này qua việc bán vũ khí cho Đài Loan và thu thật nhiều tiền về.” Ông này kêu gọi Wahsington cần thay đổi điều mà ông gọi là “hành động sai trái” trong cách giao tiếp với người khác. Theo ông khi đối thoại, cần phải quan tâm đến quyền lợi của người đối thoại, và ông cáo buộc Hoa Kỳ không hiểu nguyên tắc cơ bản này.

Một thành viên khác của đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Sharangri-la chất vấn phía Hoa Kỳ có tự mâu thuẫn không khi vừa cho thành lập những định chế đa phương vừa cổ xúy cho một khối ASEAN tập trung.

Một người khác phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Canada tại Đối thoại Shangri-la khi cho Trung Quốc là một lực lượng gây ra trục trặc trong khu vực. Người này cho rằng Trung Quốc nỗ lực rất nhiều trong việc duy trì hòa bình và ổn định.

Vào ngày Chủ nhật 4/6, ngày cuối của Đối thoại Shangri-la lần thứ 20, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc- Lý Thượng Phúc, sẽ có bài phát biểu chính thức. Ông Lý Thượng Phúc là người từng bị Hoa Kỳ cấm vận từ năm 2018.


 

Thôi ông thích nói gì thì nói

Theo Đài Á Châu Tự Do

Bình Luận: Nguyễn Mai

Thôi ông thích nói gì thì nóiĐại biểu Nguyễn Văn Cảnh phát biểu tại Quốc hội hôm 31/5/2023. Ảnh của báo  Thanh Niên

 

Bà con hóng tình hình thời sự mấy hôm vừa qua tức khí chửi ầm lên. Sư bố nhà anh, làm đến cái chức đại biểu Quốc hội đại diện cho dân mà anh dùng thời gian vàng bạc ở Quốc hội anh nói những chuyện ấm ớ.

Trích nguyên văn trên trang web của Truyền hình Quốc hội Việt Nam:

“Sáng 31/5, thảo luận về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, những tháng đầu năm 2023, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã dành nửa thời lượng phát biểu để nêu ý kiến về trang phục truyền thống áo dài ngũ thân”.

Ông nghị quan tâm nhất cái áo dài

Sau khi phát biểu rập khuôn kiểu ai cũng biết về vai trò giáo dục trẻ em, đại biểu Cảnh phân tích tính chỉn chu, trang trọng của áo dài ngũ thân (áo dài nam giới cổ của người Việt) thông qua bốn tà áo tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một tà con chính là người con. Tổng cộng năm tà áo cũng tượng trưng cho nhân-nghĩa-lễ-trí-tín. Gợi nhắc văn hóa truyền thống của người Việt .v.v Sau đó, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét đưa một nội dung vào nghị quyết kỳ họp này, cho phép đại biểu được mặc áo dài ngũ thân tại các phiên họp, khi viếng lăng Hồ Chí Minh và trong lễ chào cờ.

Úi cha chả là tức!

Kinh tế đang đóng băng. Doanh nghiệp chết lâm sàng hàng loạt. Dân thiếu việc làm, giá cả tăng vọt, người bệnh thiếu thuốc chữa, dịch bệnh mới rình rập, suất cơm 120 ngàn đồng ở công viên Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội) chỉ có một miếng sườn nhỏ, rau luộc và nước canh, đựng trong chén đĩa nhựa rẻ tiền… Ông đường đường là đại biểu Quốc hội đến khóa thứ ba rồi, lại là doanh nhân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện cho nhân dân tỉnh Bình Định, trong lúc này không đau đáu việc làm ăn của doanh nghiệp, về các vấn đề kinh tế đang gặp phải của đất nước mà quan tâm áo áo quần quần.

Thôi thì miệng ông Cảnh ở trên người ông, ông muốn nói gì thì nói, cũng là quyền của ông thôi. Nhưng qua đó, người dân Bình Định cũng được hiểu biết thêm về cách thức ông mần đại diện cho họ.

Nhưng nói đi phải nói lại, đứng về phía ông nghị Cảnh, cũng không dễ như người ta tưởng.

Ai nói, nói gì… cho an toàn?

Quốc hội kỳ này có tất cả 499 đại biểu…

Nhưng kỳ Quốc hội này chỉ có nhõn 14 đại biểu là người ngoài Đảng. Chiếm tỷ lệ vỏn vẹn 2,8%. Trong đó có bảy người tái cử, chỉ có bảy người là được bầu mới…

14 đại biểu ngoài Đảng là những ai?

1. Đinh Thị Ngọc Dung, Nhân viên Phòng Dạy nghề – Lao động trị liệu, Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Hải Dương; đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử.

2. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XIV. Đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử.

3. Đặng Minh Châu (Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm), Tu sĩ Phật giáo, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.

4. Nguyễn Thị Hà, giáo viên, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Trường Trung học phổ thông Lương Tài, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

5. Nguyễn Văn Riễn (Linh mục Nguyễn Văn Riễn), Linh mục, Chánh xứ Giáo xứ Thánh Giuse, giáo phận Phú Cường; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương, đại biểu quốc hội khóa XIV.

6. Huỳnh Thành Chung, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Bình Phước, đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử.

7. Nguyễn Duy Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cà Mau; Tổng Giám đốc công ty TNHH xây dựng và trang trí nội thất Thanh Phương.

8. Quàng Thị Nguyệt, nông dân ở Bản Púng Giắt I, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

9. Nguyễn Tiến Thiện (Thượng tọa Thích Đức Thiện) Tu sĩ Phật giáo; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

10. Nàng Xô Vi, giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú tại huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.

11. Trần Thị Quỳnh, giáo viên, Phó Bí thư Đoàn trường Trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

12. Lương Công Quyết (Hòa thượng Thích Thanh Quyết), Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam, đại biểu quốc hội khóa XIII, XIV.

13. Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử.

14. Phạm Thị Xuân, Thư ký viên Tòa án nhân dân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Đại biểu Quàng Thị Nguyệt được báo chí ca ngợi là niềm tự hào của địa phương vì là người Khơ Mú đầu tiên trúng cử đại biểu Quốc hội. Trên lý lịch ghi “nông dân”, nhưng Quàng Thị Nguyệt đã tốt nghiệp đại học ngành Công tác xã hội tại Học viện phụ nữ, sau đó không tìm được việc làm nên trở về nhà bán quán tạp hóa… Hai năm hoạt động trong Quốc hội, dường như đại biểu này chưa từng một lần phát biểu trong nghị trường.

Đại biểu Trần Thị Quỳnh (giáo viên, Phó Bí thư Đoàn trường Trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) cũng vậy.

Năm 2017, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) từng nói thẳng: “Có cảm giác chúng ta làm việc lặng lẽ, tổ chức góp ý văn bản luật. Còn những vấn đề bức xúc xã hội, đại biểu có tiếng nói với công luận còn ít. Các đại biểu kiêm nhiệm rất ngại phát biểu”.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM cũng thừa nhận sự lưỡng nan này: “Nếu phát biểu với tư cách đại biểu quốc hội thì tôi có thể nói ngay. Nhưng nói với tư cách người của ngành y tế thì phải theo đúng sự phân công của tổ chức”.

Tuyệt đại đa số đại biểu là đảng viên, hơn thế còn là đảng viên đang lãnh đạo các cơ quan đơn vị từ trung ương đến địa phương. Theo quy định, họ phải hoàn toàn phục tùng mọi nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định… của Đảng. Những ý kiến trái chiều, “phạm húy” mặc dù có tính đột phá hay gợi mở, tháo gỡ khúc mắc, đề xuất giải pháp … tốt nhất không nên nói. Nói ra, bị quy chụp trái với nghị quyết, quy định của đảng… thì rầy rà vô cùng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến công danh sự nghiệp.

Bên cạnh đó, những đại biểu được bầu do cơ cấu, cho đẹp đội hình, trong khi trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trải nghiệm sống, tầm suy nghĩ… đều chưa đủ đảm đương chức trách đại biểu. Trên nghị trường, họ yên lặng ngồi nghe và bấm nút biểu quyết theo đa số, chứ không có lý giải của riêng mình.

Nên đa số đại biểu đều sẽ phát biểu chung chung, vô thưởng vô phạt hoặc nói những điều ai cũng biết, như đề cao trách nhiệm của gia đình trong giáo dục trẻ em, phải tích cực chống tham nhũng lãng phí, nêu bật vai trò làm gương của cán bộ lãnh đạo, giữ gìn bản sắc văn hóa… Rất ít người có những phản ánh phong phú thẳng thắn từ thực tế, hoặc dám phân tích, yêu cầu chặt bỏ những nút thắt pháp lý đang kìm hãm sự phát triển của đất nước. Như sự độc quyền về sở hữu đất đai và quản lý xã hội của Nhà nước, nguyên nhân nền tảng của tham nhũng, hối lộ chẳng hạn…

Vì thế, phát biểu như ông Cảnh về tấm áo dài nam giới tuy chẳng liên quan gì đến tình hình kinh tế đất nước, nhưng cũng còn có nội dung chán. Thượng thừa về trình phát biểu trơn như lụa làng Vân phải kể đến thượng tọa Thích Thanh Quyết, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

thichthanhquyetnld.jpeg
Thượng toạ Thích Thanh Quyết phát biểu tại Quốc hội trước đây (minh hoạ). Hình: Người Lao Động

“Chính phủ ta khiêm tốn quá”

Cuối năm 2018, sư Quyết đứng lên ca ngợi việc Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức Chủ tịch nước là việc làm đi vào lịch sử, được “cơ trời, vận nước, mệnh trời giao phó”, là quyết sách “hợp với ý Đảng, lòng dân, tâm Phật”. Phần còn lại, sư bày tỏ bức bối trước việc một số địa phương đòi quản lý tiền công đức của nhà chùa. “Tại sao chính quyền không quản lý tài chính của các tôn giáo khác cho công bằng? (…) (chính quyền) có tu đâu mà quản lý tiền chùa?”.

Tháng 3/2021, sư phát biểu: “Qua COVID-19, có thể khẳng định nhân dân ta tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và giá trị một đảng cầm quyền là hoàn toàn đúng đắn, uy tín của đất nước, đặc biệt là những người đứng đầu đất nước rất cao”.

Sáng 1/6/2023, sư Quyết tiếp tục gây cảm động nghị trường: “Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Hoa là chuyến thăm có tính lịch sử (…) dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng toàn hệ thống chính trị và nhân dân thì trong bối cảnh khó lường vượt ngoài dự báo nhưng đất nước ta vẫn đạt được những kết quả toàn diện. Báo cáo của Chính phủ phản ánh khiêm tốn, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, kết quả tăng trưởng trong thời gian qua đạt được như vậy là rất đáng trân quý (…) Tăng trưởng thấp là dịp nhìn lại để lấy đà cho tăng trưởng trong thời gian tới”.

Sư Quyết cực kỳ nổi tiếng với hoạt động dâng lễ cúng sao giải hạn, thu về rất nhiều tiền ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội). Năm 2019, chùa này từng từ chối dâng lễ cúng sao giải hạn cho một Phật tử vì họ không đem đủ tiền, thiếu mất 50 ngàn đồng so với mức thu của chùa.

Khi sự việc om sòm trên truyền thông, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn nói rõ nghi lễ dâng sao giải hạn không phải của Phật giáo, thì tại chùa Phúc Khánh, những nhân viên làm việc tiếp khách thu tiền vẫn giải thích với phóng viên: “Thầy Quyết lấy rất rẻ (…) bố thí làm phúc thôi”.

Nhưng trong một đoạn giải thích khác, bà này khẳng định “Làm kinh tế là phải sòng phẳng”.

Một người khác cũng đang làm công đức trong chùa thì bức xúc hộ thầy Quyết: “Một cái sớ, một quả chuối, một cái oản mà 12 tháng, thầy lỗ chổng vó. Những người “dựng vở” (ý nói vu oan cho thầy Quyết và chùa Phúc Khánh) sẽ chết, chết rất nhiều rồi”.

Một sư thầy như thế lại là người “được nhân dân tín nhiệm bầu ra thông qua tổng tuyển cử tự do, trực tiếp, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội” như luật định.

Lục lọi quá khứ, có những ông bà nghị từng phát biểu những nội dung rất giải trí.

Nhưng nói cho cùng, bây giờ chẳng mấy người dân thực sự quan tâm đến phát biểu của các đại biểu quốc hội trên nghị trường. Vì sự thật là dân đâu có bầu ra họ.


 

Thư giãn cuối tuần: Chuyện kể của Nàng Dâu “Khôn Lanh” xứ Bắc thời XHCN

Theo Facebook của Linh Đan, Ninh Bình Việt Nam

NHÀ CHỒNG KHÔN LỎI, GẶP PHẢI CÔ CON DÂU CAO TAY
Nhà chồng mình hơi phức tạp xí, ở hẳn 3 gia đình trong cái nhà ống diện tích 45m2. Bố mẹ chồng mình, chị chồng anh rể cộng 2 đứa con và vợ chồng mình nữa.
Hôm cưới nhà chồng cho mình được 2 chỉ vàng, nhà ngoại cô dì chú bác cho được 2 cây trao công khai nên ai cũng biết. Buổi đang chuẩn bị đi ngủ thì mẹ chồng lên gõ cửa nói chuyện, bảo cái A. Đưa vàng cho mẹ, mẹ trả tiền cỗ bị lỗ còn bao nhiều mẹ giữ cho. Được các chị em dặn dò từ trước nên mình đưa lại đúng 2 chỉ vàng nhà chồng trao, mình bảo vâng con thêm cho nhà mình trả tiền cỗ, Còn vàng này là bố mẹ con thuê để trao thôi mai phải trả lại, thực tế được có 3 chỉ thôi mẹ cho con xin làm vốn sau này còn đẻ sợ không có tiền. Thấy mẹ chồng tái mặt đi xuống nhà luôn không nói thêm câu nào.
Vài hôm sau đi làm về thấy tủ quần áo bị lục lên, chỗ để nữ trang cũng lộn xộn, hỏi chồng thì chồng lấp liếm bảo tìm đồ. Nhưng biết thừa chắc mẹ chồng rình xem mình còn vàng không mà thôi kệ dù sao mình cũng đ’ để ở nhà.
Sau vụ tiền nong ban đầu thì mẹ chồng không hài lòng với mình thấy rõ, nhưng mình vẫn hoàn thành đủ nghĩa vụ nên cũng chẳng có cớ gì để nói. Có điều chị chồng với mẹ chồng thì hay thủ thỉ với nhau nói xấu mình, nào là tắm cho cháu không sạch, rồi ăn uống như tiêu thư (mình ăn kiêng). Thế xong từ hôm ấy đ’ hôm nào mình về sớm tắm hộ 2 đứa cháu nữa, tự về mà tắm đằng nào chả mang tiếng.
Mình nội tiết kém nên bị hỏng 1 đứa, tầm 3 tháng sau chưa thấy có lại, mẹ chồng rêu rao khắp nơi là mình bị điếc rồi tình hình thế chăc cho thằng T. thay mái sớm, hàng xóm nói lại với mình cũng chả quan tâm. Rồi sau ấy 2 tháng mình có bầu, vì bác sĩ cảnh báo không được để gần quá nên lúc ấy mới thả. Nội tiết kém nên mình phải nằm dưỡng thai có những lúc máu chảy dầm dề sợ hết hồn, chị chồng mỉa mai đúng là tiểu thư, chị đẻ sòn sòn có sao đâu, dậy mà nhà cửa cơm nước đi toàn lười. Mình về mẹ nhà ngoại nằm cho yên, cơm bưng nước rót đến tận ngày đẻ. Chồng đi đi lại lại còn nhà chồng thì không 1 câu hỏi han, thấy chị chồng nhắn tin cho chồng là vợ chửa đẻ thế này muốn có chỗ đi lại thì chị giới thiệu cho đứa chơi cùng chỗ làm, 1 đời chồng mà biết điều lắm. D-m chồng thì yếu sinh lý, được nửa cây ra “chuẩn mẹ nó rồi” thì cặp bồ thế nào được nên mình cũng chẳng lo.
4 Ways to Avoid Offending Someone With a Strong Opinion - wikiHow
Con 6 tháng thì mình đi làm lại, bố mẹ mình mua cho cái ô tô nhỏ để đi làm cho tiện đỡ mưa nắng. Thế tự dưng thấy cả nhà chồng sang xin đón 2 mẹ con về với văn mẫu nào là nhớ lắm thương lắm.Thế bố mẹ mình cũng bảo về ấy 1 thời gian xem thế nào rồi tính vì thật sự cũng chán lắm rồi, mà bảo ra ngoài ở thì chồng mình không chịu. Thế lại dắt díu kéo nhau về, phòng của vợ chồng mình thì giờ cho đứa cháu lớn ở, bảo kê tạm cái giường ở phòng khách nhà mình sinh hoạt ở đấy mà mình không chịu. Chị chồng uất ức chửi mình là không biết nhường nhịn người nhà, ủa rồi con tao mới được 7 tháng sao không ai nhường???
Từ ngày mình về xe ô tô đỗ ngoài sân bố mẹ chồng oai lắm, mẹ chồng bảo mình từ giờ đi xe máy đi, xe để cho chồng đi làm vì lão làm xa hơn. Dĩ nhiên là mình không rồi vì tiện đường sáng mình đưa con gửi về bà ngoại trông rồi chiều đón về thì đi xe máy sao được. Thế cứ hôm nào trời mưa mà mình đi ô tô đi làm, chồng khoác áo mưa đi xe máy là mẹ chồng lại hậm hực lườm nguýt, bảo mình không biết hi sinh blo bla.
3 Ways to Overcome Jealousy in Marriage - wikiHow
Trước khi mua ô tô thì mình có cái xe SH đi từ thời sinh viên, mẹ chồng chỉ thị là mua xe ô tô rồi thì tặng lại xe máy cho chị chồng vì xe của chị cũ quá rồi. Mình bảo con bán rẻ 50 triệu này thì cả nhà coi mình như tội đồ. Họp gia đình nói mình ích kỷ chưa làm được gì cho cái nhà này, có mỗi cái xe mà cũng tiếc. Tiện mình nói luôn vụ chồng mình n-goại t-ình với bà ở công ty của chị chồng, đ ngờ trym ở nhà thì ủ rũ mà trym sang hàng xóm thì hót véo von. Cả nhà lại tiếp tục đổ tội cho mình là sống không biết điều thì chồng n-goại tì-nh là đúng, chưa kể còn đẻ con gái nữa thì nó tìm con trai là đúng rồi…..
Hiện tại con mình được 13 tháng, thành nhà chồng cũ rồi :))
No photo description available.

Chuyện hay cuối tuần: Hú Hồn với cái nón của đại tướng Đỗ Cao Trí

Trích từ Facebook của Nguyễn Anh Vũ

Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn.

ĐẠI TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ VÀ TÔI….!
Tôi có một thói quen. mỗi khi sắp tham dự vào một cuộc hành quân xa, tôi thường xin về Sài Gòn một thoáng để thăm mẹ. Phần nghĩ đến một thời gian dài sắp tới phải nhai cái khẩu phần C. chết tiệt. Phải về với mẹ để được ăn một món gì cho khoái khẩu. Phần vì tôi luôn đeo đẳng cái cảm giác, sự sống của những người lính trận chỉ đếm bằng từng ngày một. . . “Mình không về gặp bả, ngộ có gì. . .”
Tôi lại không bao giờ dám nói với mẹ là mình sắp đi xa:”Con hành quân ở vùng ven biên ấy mà, tạt về thăm đẻ một chút thôi rồi con phải đi liền!”
“ Một chút” của tôi thường bị kéo dài bởi nồi canh cua rau đay nấu với mướp hương hoặc những miếng thịt heo cháy cạnh mà chỉ tự tay mẹ làm thì mới vừa miệng tôi thôi. . .
Làn này, chính cậu “Tà loọc” đã làm hại tôi:
– Bà có hộp dầu ông hổ nào không, con xin cho Trung úy một hộp? Ở Miên nghe nói mùa này là mùa gió chướng, Trung úy lại chỉ hợp với loại dầu này!
Mẹ tôi ngừng têm trầu:
– Lại đi đánh nhau tận bên Miên cơ à?
Tôi thấy mẹ tôi lấy khăn lau nước mắt.Ăn cơm xong, mẹ ra đi văng ngồi nhai trầu, giọng bà như muốn khóc:
– Ðánh nhau như vậy đủ rồi, hay để đẻ nói với chú Hạ ( thông gia nhà tôi), nói với bác Thuần xin cho con về văn phòng?
Biết sẽ phải nghe điệp khúc ấy, tôi đứng dậy vuông vai, lấy chiếc áo trận, vừa mặc vừa nói như hát vọng cổ:
– Mẹ ơi! Mai kia mốt nọ yên giặc con cũng trở . . . Dzề!.
Mẹ tôi chì chiết:
– Con người ta, cha mẹ bảo sao nghe vậy, chúng nó ăn trắng mặc trơn, nhơn nhơn ăn học. . . Còn cái thứ con nhà này. . . Ngu như bò!
Mẹ tôi đưa hộp dầu ông hổ cho chú lính, mẹ nói:
– Ở Miên họ hay dùng bùa ngải lắm đấy! Lại hay “thư” nữa đấy! Có người bụng cứ trướng lên, mổ ra một đống toàn răng với tóc không đấy nghe con! Con gái của họ, không phải như gái bên mình, đá gà đá vịt vào rồi không thích thì bỏ đâu đấy! Ðừng dại nghe con..
Khác với những lần trước,mẹ tôi đưa tôi ra tận cổng,hành động này của mẹ khiến tôi vừa xúc động vừa lo lắng. Mẹ tôi chỉ vào chiếc balô căng đầy mà chú lính đang để vào băng sau xe jeep:
– Mẹ có cho mang cho con một cỗ bài chắn, đóng quân ở đâu, trong lúc rảnh rỗi, thày trò rủ nhau đánh cò con cho vui, nhớ đừng đi lang thang nghe con.
Hai mẹ con đang bịn rịn thì Hương phóng xe tới.Mặt cô đỏ au. Mẹ tôi giữ ý, chỉ Hương:
– Thôi cô cậu giã từ rồi lên đường cho sớm, mẹ vào..
Hương cầm lấy hai cánh tay tôi, chân dậm dậm xuống đất:
– Em vừa lên hậu cứ kiếm anh, anh sắp đi Miên hả?
Tôi cười:
– Việc binh cốt ở thần tốc và bất ngờ, anh chưa xuất phát mà ngã ba Ông Tạ đã biết, Hàng Xanh đã biết thì còn đánh đấm cái mẹ gì nữa?
Hương đưa ngón tay dí vào môi tôi:
– Sao lại nói tục với em?Hôm nọ hứa cái gì nào? Em có tin mừng mới phải lên báo cho anh chứ bộ!
Tôi sướng run lên, tôi biết ngay cái tin đó là gì rồi, nhưng cũng giả vờ hỏi:
– Tin gì vậy?
Nàng lại ghé sát vào má tôi, mái tóc có mùi bồ kết làm tôi ngây ngất:
– Em “ Có” rồi. Hú vía, hú vía! Mà này, anh qua bên Miên, ăn bánh trả tiền nhe! Con gái Miên ghê lắm đấy!
Ngày N. . .
Lần đầu tiên từ khi tôi ra trường, tôi được “ đối đáp” với một vị Tướng, mà lại là vị tướng nổi danh mới oách chứ:
Trung tướng Ðỗ Cao Trí ngoái cổ lại hàng ghế phía sau hỏi to:
– Ông nào là Ðại đội trưởng Trinh sát đâu?
Tôi đứng bật dậy như lò xo bung:
– Có mặt.
– Nãy giờ ông có nghe kỹ diễn tiến của ngày N và N+1 không?
– Nghe rõ!
Ông Tướng đứng dậy, đưa tay ra hiệu cho Ðại tá Lều Thọ Cường, Chiến đoàn trưởng chiến đoàn 333, đưa que chỉ bảng cho ông.
undefined
Bây giờ tôi mới nhìn thấy rất rõ ngoại mạo một ông Tướng khét tiếng này. Vầng trán cao xám ngoét, đôi mắt sáng, đỏ au như mắt cá chầy (Người ta bảo con mắt ổng có cô hồn đấy!Nhất tướng công thành vạn cốt khô mà!) Phần từ đầu tới thắt lưng, tướng pháp không chê vào đâu được, nhưng từ thắt lưng xuống tới đôi giầy “Máp”, giống như củ khoai lang cắt đôi, dựng ngược, từ từ teo tóp. . . Tôi bỗng rùng mình, chua chát nghĩ đến chiếc bóng chênh vênh của Kinh Kha bên dòng Dịch Thủy:
Gió hiu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê.
Tráng sĩ một đi không trở về!
Tướng Trí xòe nguyên bàn tay mum múp trên tấm bản đồ không ảnh, kéo một đường dài từ Gò Dầu Hạ, dọc theo quốc lộ 1 lên tận Svayrieng:
( Ôi! Những ai từng “đi” nhận lệnh hành quân, còn nhớ chăng cái cảm giác xương sống lành lạnh, mỗi khi thấy ông đơn vị trưởng của mình xòe tay trên một tấm bản đồ 1/25.000 trong đó một ô vuông nhỏ xíu nhưng ngoài thực tế là một cánh đồng bát ngàn, đi mù con mắt mà vẫn không tới ?)
– Ông Chuyên, cho các mục tiêu vừa thuyết trình, giạt ra xa quốc lộ 1 chừng một cây số…
Bỗng ông ngừng lại:
– Ông Cường, thằng Tiểu đoàn 1 của ông đến đâu rồi?
Ðại tá Cường, rập hai chân lại trong một cữ chỉ vừa nghiêm trang, vừa như lấp ló có tin vui:
– Thưa Trung tướng, thằng 1 của tôi vừa làm chủ Chi-Phu.
– Tốt, như thế này nhá: Ông Cường cho Bộ chỉ huy Chiến đoàn của ông, dời từ đây lên Chi-Phu. Tôi nhắc các ông từ bây giờ bọn cố vấn Mỹ không theo mình vào Miên nữa đâu đấy!
Ông nhìn mấy cố vấn Mỹ, rồi bảo người thông dịch viên:
– Dịch nguyên văn cho “chúng nó” nghe câu này: “ Phải tập đánh độc lập đi, dựa mãi vào mấy thằng Mỹ mai kia mốt nọ, chúng qua cổng rút cầu thì sao?”
Ông lại xòe bàn tay ra, dùng ngón trỏ và ngón giữa căng theo quốc lộ 1, rồi ông dùng que chỉ bảng chỉ ngay vào mặt Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư lệnh sư đoàn 25, gốc pháo binh:
– Ông Thịnh, từ đây lên Xoài Riêng còn trong tầm bắn tác xạ của Tiểu đoàn 252 Pháo binh không?
Tôi thích thú nhìn tướng Thịnh, ông Tướng có mấy sợi lông tài trên nốt ruồi đen, trên khuôn mặt to đen lạnh lùng như ông thần đất, mà mọi khi chúng tôi rất hãi, cũng phải đứng bật lên :
– Thưa, tới!
Bất ngờ tướng Trí chỉ ngay vào tôi:
– Trung úy Hoàn, mở sổ tay ra.
Tôi rụng rời. . . Trong cái nóng hầm hập của phòng hành quân tạm, mọi người đổ dồn về phía tôi, một sĩ quan có cấp bậc nhỏ nhất, lại được tướng Trí nhớ tên. Tôi đỏ mặt, tính háo danh, và sự sung sướng lấn át hết cảm giác sợ hãi. Tự tin hơn là tôi đã chuẩn bị một quyển sổ tay, mà những sĩ quan nào, hơn một lần bị “ ông Tướng sổ tay” hạch hỏi vì: “ Là cấp chỉ huy mà không có quyển các-nê-đờ-nốt là một sĩ quan tồi. . .”
Tôi cầm quyển sổ tay. A! Có một điểm đầu tiên rồi đấy! Tôi thấy Tướng Trí cười:
– Quân số hành quân của ông bao nhiêu?
– Trình Trung tướng: 102. sĩ quan 9. Hạ Sĩ quan 15, binh sĩ. . .
Tướng Trí hét lên:
– Sao nhiều thế, sao sĩ quan nhiều thế, hạ sĩ quan ít thế? Bịa hả?
Lt. Gen. Do Cao Tri while on an inspection tour of a Vietnamese... News ...
Ðại tá Cường đỡ cho tôi:
– Thi hành khẩu lệnh của Trung tướng trước đây, quân số các đơn vị Trinh sát phải luôn luôn bổ sung đầy đủ. Sĩ quan nhiều vì trong Trung đội viễn thám, mỗi Toán viễn thám phải có một sĩ quan trưởng toán. . .
Tướng Trí ngắt lời:
– Tôi biết rồi.
Rồi ông lại dùng que thuyết trình chỉ xuống phía dưới, giọng ông chắc nịch:
– Tất cả mở sổ tay ra.
Như cái máy, Tướng, Tá phía dưới đồng loạt để tay lên túi áo trận.
Tướng Trí đọc chính tả:
– Viết đi: Sức mạnh của một đơn vị bộ binh chiến đấu ( phẩy) không phải ở lớp Sĩ quan chuyên chỉ tay năm ngón (phẩy) mà nằm trong lớp Hạ sĩ quan cốt cán( chấm) Tóm lại, bộ binh là hoàng hậu của chiến trường ( phẩy) mà chiến trường thắng hay bại tùy thuộc vào cấp bậc từ Hạ sĩ nhất đến Thượng sĩ nhất, viết rõ chưa? ( Chấm hết)
Rồi ông lại chỉ vào mặt tôi:
– Trung Úy lên đây.
Con người nhỏ con kia sao toát ra cái uy quyền lạ kỳ. Tôi đã vào sinh ra tử nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi lúng túng đến như thế. Tôi ríu tíu đỡ cây que chỉ bảng:
– Trung úy chỉ cho tôi xem đâu là Quốc lộ 1. Tốt. Ðâu là cây cầu chính vào thành phố. Tốt. . . Trung úy có thể chiếm thành phố này chỉ với một mình đại đội của Trung úy được không?
Đại Tướng Đỗ Cao Trí - Dưỡng Sinh Thức Pháp
Cả sống lưng của tôi như bị điện giật. . . Một đại đội Trinh sát với một nhúm người như thế này, làm sao đây?
Tính háo danh của tôi lại bật dậy:
– Ðược, thưa Trung Tướng.
– Tốt, thế mới là trinh sát chứ! Như thế này nhá. Ông Cường cho . . .
. . . Máu háo thắng cùng niềm kiêu hãnh cứ dâng lên từng đợt trong con người phàm của tôi cho đến khi tôi tập họp đại đội dưới một thửa ruộng khô vừa xong mùa gặt. Tôi huênh hoang khoe:
– Ðích thân Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn vừa chỉ thị, một mình Ðại đội ta sẽ chiếm Tòa thị sảnh Svâyriêng !
Từ sĩ quan cho tới lính mặt mày nhớn nhác. Có nhiều người nhẩy lên vì thích thú. Có người dơ cao khẩu M16 hét lên:
– Chơi luôn!
Có vài nét mặt đăm chiêu của sĩ quan, tôi lờ đi, nói lớn, ngất ngất hào khí:
– Mọi người có nửa tiếng để sắp xếp lại quân trang quân dụng, bỏ lại hết thực phẩm, quân trang nặng nề. Tóm lại chỉ mang súng đạn cá nhân. Hai Trung đội trưởng trinh sát và Trung đội trưởng viễn thám ra đây nhận lệnh.
Lệnh có gì đâu, nhưng nghe xong, mặt ai cũng như chàm đổ. . .
Sau đấy khoảng hơn một tiếng. Hơn 10 chiếc xe vận tải dân sự từ Gò Dầu Hạ trở về Miên, bị chúng tôi trưng dụng. Trung đội trưởng kè súng vào hông người tài xế Miên, còn lính nằm ở phía sau. Ðạn lên nòng, xe cứ thế mà chạy. Trên quốc lộ phía bên Miên ngày ấy, cứ vài cây số lại có một cái bàn đặt ngay quốc lộ để đơn vị Miên nào đóng gần quốc lộ . . . thâu tiền mãi lộ!
Ðoàn xe của Ðại đội cứ thế mà chạy, qua trạm, chạy luôn, khiến những người lính Miên trên các trạm ấy xả súng vào đoàn xe, cũng may không có ai bị thương.
Tôi ngồi ngay xe thứ 2, xe trước tôi là Toán viễn thám 1 của Chuẩn úy Cừu.
Bỗng tôi thấy đoàn xe chạy chậm lại, cái dốc cầu vào thị xã cong cong làm tôi không quan sát được chiếc xe phía trước.
Có tiếng thằng Một:
– Hải Ðiểu, đây Một.
Tôi chụp máy:
– Tôi nghe đây!
Tiếng của Cừu gấp gáp:
– Trình Thẩm quyền trên đường tụi Miên giăng concertina nhiều quá, có cả mấy con ngựa gỗ nữa. . .
Một tràng súng xé không gian, tiếp theo là những tràng súng khác thi nhau vãi vào đoàn xe.
Tôi hét to trong máy:
– Cho xuống xe ngay, xung phong! Cả đại đội sẽ yểm trợ cho ông, chiếm ngay cái bốt canh kia kìa!
Một chiếc trực thăng xà ngay xuống, tôi thấy rõ Tướng Trí đội nón đỏ đang quần quần ngay trên cái đồn tôi vừa ra lệnh cho Cừu chiếm. Chiếc trực thăng đảo một vòng rồi bay lơ lửng ngay trên đồn Miên. Tôi vừa hô xung phong vừa kinh ngạc nhìn lên thấy Tướng Trí đã ngồi vào vị trí của người xạ thủ đại liên. Ông xoay họng súng vào phía lô cốt, một tay khoác khóac như cổ động cho đám quân dưới đất. Có tiếng hét của Cừu:
– Tụi nó bắn lên máy bay của ông Tướng kìa.
Một khẩu đại liên phòng không từ một cái đồn nhỏ bên phải cầu đang khạc hung hãn lên hông bên kia của chiếc máy bay. Chiếc trực thăng chao nghiêng. . .
Tôi kéo trung sĩ Thuận trong toán Viễn thám , chỉ tay về hướng ổ đại bác phòng không:
– Cậu dẫn toán men theo bên này cầu, diệt phứt cái lô cốt kia đi cho tôi.
Thuận nhận lệnh, anh dẫn toán chạy lên, vừa dùng súng M79 hướng mũi trực xạ, một tiếng nổ làm bật tung khẩu súng phòng không, đồng thời biến mất những tên lính Miên, xạ thủ của khẩu phòng không ấy. .
Chiếc trực thăng chở Tướng Trí lại vòng tới, lần này ông lại bay thấp hơn, ông biến thành xạ thủ của chiếc “ gunship”, chĩa những lằn đạn về phía đồn chính.
Bỗng mọi người dưới đất xanh mặt khi chiếc máy bay rung lên, như con rồng chuyển mình, bốc lên cao. Một cái nón đỏ, đúng là nón của ông Tướng bay vụt ra, xoay vòng vòng như chiếc lá rồi bay vút về phía cây cầu. . .
Những người lính trinh sát vừa hò hét vừa tiến lên, đen kịt thành cầu, những tiếng la phát ra từ những trái tim nóng hổi:
– Việt Nam, Việt Nam!
Tôi kéo chú hiệu thính viên lao tới, hai mắt tôi rưng rưng. . .
Thuận hớn hở chạy về phía tôi giơ cao chiếc mũ đỏ có ba ngôi sao gắn chéo. Người ta bảo nóng giận thì mất khôn, nhưng vui mừng quá cũng mất khôn luôn, với lại tính háo danh nằm sẵn trong tôi, nó sai bàn tay tôi, ném cái mũ sắt đang đội, lấy cái nón đỏ đội vào đầu. Lại nghĩ: “ Có ngày “mày” cũng được “ nằm” vào đầu tao thôi!”
Tôi vừa đắc chí vừa chạy tới, chạy một quãng thì hiệu thính viên đưa cho tôi chiếc combiné:
– Mặt Trời gặp Trung úy.
Tôi nghe tiếng Tướng Trí.
– Ðừng bắn, đừng bắn nữa, chúng nó từ chân cầu đang phất cờ trắng kia kìa.
Một hàng dài lính Miên, có cả đàn bà, con nít đang cầm những mảnh khăn trắng giơ cao trên đầu. Tôi vừa ra lệnh ngừng bắn thì hiệu thính viên lại đưa ống nghe cho tôi:
Tiếng tướng Trí:
– Tốt lắm, để một toán nhỏ lại giữ đầu cầu thôi, còn cậu tiếp tục đi.
Như những con gà chọi đang say đấu, chúng tôi lao cả đoàn xe về phía trung tâm thành phố. Dưới đường người ta vẫn thong thả đi lại, những người lính Miên vẫn đeo súng lơ ngơ ngắm phố.Chắc không có một ai hiểu việc gì đang sắp xẩy ra với họ.
Tiếng Cừu báo qua máy:
– Trình Thẩm quyền mục tiêu kia rồi
“Băng ga lo” hoành tráng, nơi tôi phải chiếm, đang ẩn mình dưới những tàn cây cổ thụ, mục tiêu diễm lệ của tôi kia rồi!
Xe của Cừu húc đổ ngay con ngưạ gỗ, tiếp theo xe của tôi và các xe sau trờ tới. . .
Cừu đưa khẩu colt vào ngay ngực tên lính gác,qua một người lính gốc Miên thông dịch.
– Văn phòng Tỉnh trưởng đâu?
Tên lính đưa tay chỉ về phía cổng lớn nơi có hai con ngựa đá rất to. Cả đại đội lại lao về phía đó.Chẳng có đội hình gì cả. Khi Ban chỉ huy của tôi chạy vào trong đại sảnh thì một cảnh tượng vừa tức cười, vừa thống khoái hiện ra trước mặt: Trung úy đại đội phó Trần Như Xuyên đang ghìm khẩu súng M16 về hướng những người mặc toàn lễ phục đang chắp tay lậy như tế sao!
Té ra tại đây đang diễn ra buổi đại tiệc!
Tiếng người thông dịch:
– Trong các ông, ai là Tỉnh trưởng?
Một người chắp tay xá xá. Bỗng có tiếng lao xao phía sau tôi. Có người lính hét to:
– Sao sẹt! Sao sẹt kìa!
– Vào hàng, Phắc!
Tướng Trí xông thẳng đến tôi,ông đến trước tôi khoảng ba bước,ông rập hai chân vào nhau rồi đứng nghiêm chào tôi. Tất cả quan quân mặt ai cũng xanh như tầu lá! Chết mẹ tôi rồi!Cái nón đỏ có hàng lon Trung tướng tôi đang đội trên đầu, chỉ đem cho tôi cái thích thú phù du, nhưng sẽ là một thảm họa khôn lường cho tôi.
Tôi vừa sợ hãi vừa xấu hổ, đưa tay lên đầu, giật ngay cái mũ xuống rồi bằng hai tay, trịnh trọng đưa trả nón, y như kẻ bại trận dâng cây kiếm quy hàng.
Tướng Trí, chìa cả hai tay lấy chiềc nón đỏ. . . Mọi người chờ con thịnh nộ của ông Tướng Sấm Sét. . .
Ông cúi xuống gỡ ba ngôi sao ra cười hiền từ:
– Giữ giùm cậu ba ngôi sao này, còn tặng cậu cái mũ làm kỷ niệm, làm kỷ niệm thôi nhé !Coi chừng quân cảnh bắt về tội tiếm phục quân hiệu đấy.
Mặt tôi nóng ran lên như người lên cơn sốt.
Tướng Trí đến ngay trước viên Tỉnh trưởng Miên, tính võ biền cố hữu của ông biến mất và y như một chánh khách chuyên nghiệp, ông dơ tay, bắt tay viên Tỉnh trưởng. Ông nói một tràng tiếng Pháp, tôi nghe lỏm bõm, hình như ông ra lệnh cho viên Tỉnh trưởng phải kêu gọi các lực lượng dưới quyền quy hàng, bằng cách ra lệnh cho các đơn vị ấy, tháo hết các cơ bẩm của các loại súng rồi cho chở lên các bộ chỉ huy liên hệ.
. . Rồi y như ông chủ, chính tay ông khui whisky:
– Vào đây, Ðại đội trinh sát vào đây, các chú khá lắm, “moi” phải khao các “toi” một chầu mới được. Tôi bước ra trước, nhưng ông làm tôi quê hết sức khi ông hỏi lớn:
– Chú lính nào ít thâm niên nhất, cấp bậc nhỏ nhất vào đây.
Rồi cũng y như khi lúc xung phong,chẳng kể quan lính, mạnh ai nấy ùa tới vây quanh ông y như một người thân. Chính tay ông rót cho mỗi người một ly ruợu nhỏ.
Bỗng tướng Trí lấy tay đập vào trán:
– Chú nào bắn trái M79 trúng ổ đại liên cứu “ moi” thế?
Tôi chỉ vào viên Trung sĩ viễn thám:
– Trình Trung tướng, Toán phó viễn thám, Trung sĩ Thuận !
– Thấy “moi” nói có đúng không? Nhớ đấy! Hạ sĩ quan mới là lực lượng nòng cốt của quân đội!
Ông rút trong túi ra quyển sổ tay, nhìn chăm chăm vào bảng tên của Thuận, ghi xong ông hất hàm hỏi:
– Trung sĩ nhất bao lâu rồi?
Thuận hớn hở trả lới:
– Thưa Trung tướng, gần hai năm.
Tướng Trí nghiêm nghị:
– Cho cậu lên Thượng sĩ.
Rồi ông quay lại phía tôi, nhắc lại điệp khúc:
– Phải nằm lòng, Hạ sĩ quan mới là nòng cốt. . .
Lần này không thấy ông bắt ai ghi vào sổ tay cả.
Đỗ Cao Trí (1929-1971) - Nhân Vật Lịch Sử
Sau khi chiếm xong dinh Tỉnh trưởng, Ðại đội Trinh sát của tôi, được lệnh kéo trở ngược lại Bravét, một thị trấn nằm giữa Chi-Pu và Svrâyriêng, vừa đóng chốt, vừa giữ an ninh cho một toán công binh chiến đấu làm cầu. Ðây là một cây cầu nhỏ nhưng rất quan trọng về mặt chiến lược đã bị quân lính của Si- Ha-Núc phá sập khi họ rút lui về Nam Vang. . . Buổi chiều,tôi dẫn các Trung đội trưởng đi tìm chỗ đóng quân.
Sáu tháng sau, tôi dời Ðại đội trinh sát để sang Tiểu đoàn 2, người ta bảo, đi kèm với một sự may mắn thường là một tai nạn . . .
Hai viên đạn súng colt hôm ấy, có một viên trúng bắp vế của viên sĩ quan nọ, và viên đạn này đã đưa tôi đến cái ngưỡng cửa của Quân lao Gò Vấp
Tôi sẽ phải về trình diện phòng dự thẩm 1 ở bến Bạch Ðằng, nơi có một ông Ðại tá tên X. chẳng tha một ai khi phải trình diện ông ta. . .
Ðại tá Lều Thọ Cường bắt tay tôi như bắt tay một thuộc cấp lần chót. Tôi leo lên trực thăng, rồi nhìn xuống bến phà Neak-Luông. Nơi đóng quân của đơn vị tôi, nước sông cuồn cuộn đục ngầu, phẫn nộ. . . Bỗng lòng tôi chùng hẳn xuống.Tại sao cuộc đời lại có thể bất công thế nhỉ? . . .
Tôi vừa xuống máy bay tại sân bay Trảng Lớn, thì gặp máy bay của Trung tướng Ðỗ Cao Trí cùng sĩ quan tham mưu của ông cũng vừa đáp xuống. Tôi đang tính né qua cái hunger để tránh mặt ông thì có một Ðại tá cầm tấm bản đồ vẫy tôi:
– Ðại úy, đến trình diện Trung tướng.
Tướng Trí hỏi tôi:
– Cậu đi phép hả?
Tôi chưa kịp trả lời thì ông đã móc quyển sổ tay ra. Nhưng tôi vội nói:
– Trình Trung tướng, tôi không về phép.
Tướng Trí tròn mắt:
– Dù hả, oai nhỉ, dù bằng máy bay cơ à?
Giọng tôi bi ai:
– Trình Trung tướng lần này tôi về Sài Gòn để ra Tòa án binh!
– A!Cái vụ cậu nện cái thằng sĩ quan hiếp dâm chứ gì.Sao không bắn què cả hai chân nó luôn cho rồi? Quân đoàn đã có văn thư gửi Nha quân pháp về vụ này rồi! Khỏi, khỏi, cho cậu về thăm cha mẹ, thăm bồ bịch 48 tiếng rồi trở lại mặt trận giết giặc cho tốt. . .
Không để tôi cám ơn,ông bỏ đi ngay.
Tôi đứng như trời trồng, giữa trùng vây của bụi, khói và nóng, thế mà người tôi mát lạnh, nhẹ tênh, tôi có cảm giác như đang đi vào cổng nhà Hương. Có giàn hoa thiên lý ngan ngát.Có nếp nhăn áo lụa vàng dậy muộn. Có hương bồ kết thoang thoảng quyện theo bước chân chim. . .
Một tháng sau, Tiểu đoàn tôi đang hành quân tại Kăm Pông Trapeck, vùng biên giới phía Ðông nam căn cứ Thiện Ngôn, trên một ngọn đồi trọc, một người lính hiệu thính viên chỉ về phía Trảng Lớn la to:
– Một em gẫy cánh rồi!
Tôi ngoảnh lại,một khối đỏ như một quả cầu, đang ôm một chiếc trực thăng xoay vòng vòng rồi đâm nhào xuống đất.
Ngay tối hôm ấy, tôi được biết chiếc máy bay ấy đã chở cố Ðại tướng Ðỗ Cao Trí về miền đất yên lành không bao giờ có tiếng súng trận nữa.
Sinh Hoạt QLVNCH: Tướng Đổ Cao Trí
Tôi bước ra ngoài lều vải, chòm sao Hiệp sĩ (Orion) đêm nay có cái đầu bị mây đen che khuất, có thanh gươm mờ nhạt, nhấp nháy như muốn khóc.
NGUYỄN TRỌNG HOÀN

Nghe đọc truyện cuối tuần: Đêm Giữa Ban Ngày – Vũ Thư Hiên

Tiếp theo tuần trước:

    • Chương 13 – Cái giá của sự đầu hàng
    • Chương 14 – Được khuyến dụ phải làm chỉ điểm tố cáo bạn bè, người thân cho Đảng
    • Chương 15 – Đảng theo Mao khinh bỉ và trừng trị trí thức
    • Chương 16 – Dời gia đình vào miền Nam cho dễ thở hơn.
    • Chương 17 – Chia rẽ, đấu đá trong hàng ngũ chóp bu của Đảng.

Còn tiếp vào tuần tới. Cám ơn Bạn Đọc.

Tên lửa Artemis 1 được lắp ráp như thế nào?

Quá trình lắp ráp tên lửa Artemis 1 khổng lồ dùng để thám hiểm Chị Hằng.

Hệ thống Tên lửa phóng vào không gian sẽ cung cấp phương tiện cho sứ mệnh lên mặt trăng của NASA- Cơ Quan Hàng Không và Không gian của Hoa Kỳ, tên lửa có tên là  Artemis 1 đã được lắp ráp tại Tòa nhà lắp ráp phương tiện di chuyển ở Florida. Xem tất cả các tầng được kết nối với nhau theo trình tự thời gian. Tín dụng video: NASA

  • Lắp ráp hai tên lửa phụ, ở hai bên.
  • Sau đó đến tên lửa chính ở giữa.
  • Ở mỗi tên lửa, động cơ phản lực được ráp đầu tiên ở tầng dưới cùng, rồi đến bồn chúa nhiên liệu ở tầng tiếp theo bên trên
  • Tên lửa chính được lắp tầng chứa phi thuyền ở chóp đỉnh.

CÁI QUÁI GÌ VẬY?

Lê Khôi – ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ (Nhóm Muôn Chiều)

Michael Paul

CÁI QUÁI GÌ VẬY?

Hôm qua tôi hỏi một bạn, bạn này là đảng viên, rất yêu chế độ cộng sản.

Tôi hỏi: Giờ có hai lựa chọn đi du lịch và học tập, một là Hàn Quốc, hai là Triều Tiên, em chọn nơi nào để đi?

Ảnh: Hoàng Thị Nhật Lệ, cô gái vàng của làng Dư Luận Viên đã giành được suất lao động tại Nhật Bản.

Cô gái: Tất nhiên em không muốn ăn cỏ và gặp lãnh tụ là khóc như mưa mà chỉ để học phóng tên lửa hạt nhân rồi, em muốn sang xứ sở xứ Kim Chi Hàn Quốc.

Tôi lại hỏi tiếp: Bây giờ có hai nước là Mỹ và Venezuela, em chọn quốc gia nào để sinh sống và phát triển sự nghiệp?

Cô gái: Rõ ràng là em không muốn bới rác để ăn rồi. Em sẽ qua Mỹ bằng mọi cách.

Tôi lại hỏi tiếp: Bây giờ có hai đất nước, là Indonesia và Malaysia, họ cấm cộng sản hoạt động. Em sẽ vẫn đeo huy hiệu hoặc cờ đảng cộng sản ra đường bày tỏ chứ?

Cô gái: Dạ không. Em phải giấu đi chứ, bên đó họ tấn công người nào có biểu hiện như vậy.

Giờ thế này nhé: Giữa nước Pháp bảo vệ tự do, dân chủ đến cùng và một nước Trung Quốc muốn kiểm soát, chấm điểm phân hạng công dân, em chọn nơi nào để sinh sống?

Cô gái: Em không muốn làm nạn nhân của Thiên An Môn hay bị soi xét đến cả lời ăn tiếng nói và nội tạng, rõ ràng là em chọn Pháp rồi.

Tôi lại đặt ra giả dụ: Giờ có hai nơi, một là Việt Nam và hai là Nhật Bản, em có chọn Việt Nam để chữa bệnh hoặc học tập không?

Cô gái: Xứ sở mặt trời mọc là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của em. Em đang làm thủ tục để qua đó.

Tôi đành phải nói: Sao em vừa lưu manh lại vừa khốn nạn thế? Mặc áo một đằng mà lại sẵn sàng xảo trá để đạt mục đích của mình và chỉ chọn những “đế quốc tư bản” vậy?

Luân Lê


 

Tô Thùy Yên Và Những Bài Thơ Viết Trong Tù – Phạm Tín An Ninh

Thu HươngTRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM

Để tưởng niệm nhà thơ Tô Thùy Yên (nhân dịp giỗ lần thứ tư của ông), mời đọc (lại): Tô Thùy Yên Và Những Bài Thơ Viết Trong Tù

Phạm Tín An Ninh

(Hình minh họa :  Nhà thơ Tô Thùy Yên ) Ảnh của Wikipedia.

Một người dốt đặc về thơ phú như tôi mà lại từng được làm bạn và lạm bàn về thơ cùng với một nhà thơ nổi danh như Tô Thùy Yên thì đúng là chuyện lạ. Cho dù đó là chuyện ở trong tù. Vì vậy, khi biết tin anh qua đời, một số bạn tù khuyên tôi nên viết một bài để tưởng niệm anh, nhưng tôi không dám, vì thấy rất nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi bậc thầy đã viết về anh, hơn nữa tôi ngại người đời thường dị nghị chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ.” Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ ba của anh, theo tập tục Việt nam, là ngày chính thức mãn tang anh, tôi xin viết đôi điều để tưởng nhớ anh và nhắc lại vài kỷ niệm cùng anh trong tù.

Khi còn ngoài Bắc, có thời gian tôi đã từng ở chung trại tù với anh Đinh Thành Tiên (tên khai sanh của Tô Thùy Yên), nhưng khác đội, lúc ấy chưa biết nhiều về anh và cũng chưa có dịp thân quen anh. Mãi đến tháng 9 năm 1981, chuyển vào Nam, đến Trại Z- 30 C Hàm Tân, anh và tôi được “biên chế” ở cùng một đội, và nằm gần nhau trong gần hai năm, cho đến khi tôi ra tù. Đặc biệt trong đội này có cả anh Đặng Trần Huân, cũng nằm cách chúng tôi vài ba người. Và tôi được hân hạnh thân thiết với cả hai. Khi ấy, tôi biết danh anh Đặng Trần Huân nhiều hơn là anh Đinh Thành Tiên, vì trước đây quanh năm chỉ hành quân trong núi rừng chưa có cơ hội được đọc nhiều thơ Tô Thùy Yên, chỉ biết mỗi bài Chiều Trên Phá Tam Giang được phổ nhạc và loáng thoáng chuyện tình giữa anh và nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Riêng anh Đặng Trần Huân thì có nhiều chuyện vui trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa, và “Chuyện Cấm Đàn Bà”mà tôi thường đọc. Cả hai anh đều lớn tuổi hơn tôi, và sau khi biết cha tôi bị chết ở một trại tù khác trong Nam, vợ con nheo nhóc, nên tôi trở thành một trong những con bà Phước trong tù, hai anh đều thương quí tôi.

Nằm bên cạnh anh Tô Thùy Yên, nên tôi thường được anh đọc cho nghe những đoạn thơ anh ứng khẩu hay sáng tác. Anh có thói quen làm bài thơ nào cũng dài. Bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang phải lao động, anh thì thầm ứng khẩu một vài câu hay vài đoạn, đến tối nằm đọc lại, ghi vào mẩu giấy nhỏ để sau đó ghép thành một bài dài. Có khi cả năm mới đủ một bài. Nghe anh thì thầm những câu thơ anh viết, thét rồi tôi thuộc lòng và còn nhớ hơn cả chính anh. Tôi dốt về thơ nhưng lại có tính mê thơ từ nhỏ. Vì vậy có nhiều khi anh quên, tôi có nhiệm vụ phải nhắc bài thơ đã đến đâu rồi, để anh tiếp tục. Anh làm thơ trong trí, lẩm bẩm một minh, đọc cho tôi nghe, rồi chép vội vào một mảnh giấy nhỏ, nhét ở đâu đó.Thỉnh thoảng anh nhờ tôi giữ hộ một số.

Có lần anh bỏ vào cuốn tự điển Anh-Việt được gia đình thăm nuôi, không biết nhờ ngụy trang bằng cái bìa của cuốn truyện “Thép Đã Tôi Thê Đấy”hay bằng cách nào đó, nên qua mắt được gã công an kiểm soát. Anh học Anh văn bằng cách say sưa đọc cuốn sách gối đầu giường của người cộng sản, tác phẩm nổi tiếng của văn hào Nga Nikolai A. Ostrovsky, nhưng kỳ thực, chỉ có cài bìa, còn cả phần ruột là cuốn tự đỉển Anh – Việt của tác giả Nguyễn Văn Khôn.

Có một lần không may, bất ngờ cả trại bị khám xét “đột xuất”. Các tù nhân có lệnh mang theo tất cả đồ đạc tư trang ra ngoài sân để chuyển trại. Một tên công an lục lọi đủ mọi thứ, khám phá cuốn sách mang tên “Thép đã tôi thế đấy” lại là cuốn sách toàn chữ của “đế quốc Mỹ”, và trong đó còn có cả mấy mẩu giấy có vài câu thơ “phản động” nên anh bị cùm hơn hai tuần. Cuốn sách và mấy bài thơ, tất nhiên bị tịch thu. Hôm mới được thả về đội, anh yếu và mệt quá, thêm một chút “phản kháng” nữa, nên anh dặn tôi, khuya này, khi nào nghe anh rên thì tôi hô to ‘cấp cứu, có tù bệnh đột xuất”. Lúc ấy người phụ trách trạm xá là Bác sĩ Anh, nguyên là Y sĩ Thiếu Tá bị bắt trong vụ nhà thờ Vinh Sơn sau 1975, kêu án 30 năm tù. Nghe nói ông có một ông anh lại là Trung Tá Bác sĩ Công An CS, nên bảo lãnh để được ra làm ở trạm xá thay vì phải lao đông. Dường như Bác sĩ Anh là bạn khá thân với anh Đinh Thành Tiên trước kia, nên hai người có hẹn nhau, nếu khi nào anh Tiên gọi cấp cứu thì bác sĩ Anh đến khám và cho lên bệnh xá nằm vài hôm, khỏi phải đi lao động. Anh được ban cho cái bệnh loét bao tử. Đây cũng là dịp để anh thoải mái làm thơ. Chỉ có tôi là người duy nhất biết được giao kèo bí mật này, nên khi anh Tiên kéo tay tôi và bắt đầu rên là tôi hô to “Cấp cứu! Cấp Cứu! Có tù bị bệnh đột xuất”. Và lần nào, đám công an cũng đưa Bs Anh đến khám và cho khiêng anh vê trạm xá! Bac sĩ Anh là một bác sĩ giỏi, một con người khẳng khái, tư cách và rất hết lòng với anh em.

Trong những bài thơ anh viết, bài mà tôi thuộc lòng và thích nhất đó là bài “Tháng Chạp Buồn”. Anh viết mấy đoạn đầu của bài thơ này vào giữa tháng Chạp năm 1981, mãi đến tháng Chạp năm 1982 anh mới viết xong mấy đoạn cuối (tức là khi đã ở tù gần tám năm, nhưng sau này có bài được viết là chín năm) Anh đọc và giải thích từng câu, từng đoạn trong bài thơ cho tôi nghe. Có nhiều câu tôi rất tâm đắc, như : “Tám năm áo rách bao nhiêu lượt, con vá chồng lên những nỗi niềm”, nhưng cũng có đôi câu tôi dốt nên không hiểu, như “Cha mẹ già như trúc trổ bông”, nhờ anh giải thích tôi mới biết khi trúc trổ bông là trúc sắp chết. Tôi nể phục sự hiểu biết, tài làm thơ của anh và rất cảm động khi đọc bài thơ anh viết, bởi câu nào cũng mang đầy tâm trạng của anh mà cũng của chính tôi và những người bạn tù khác nữa. Anh bảo viết bài thơ này tặng tôi. Và anh tặng thật. Anh viết vào một mảnh giấy được xếp thật nhỏ với chữ cũng thật nhỏ đầy kín cả hai mặt. Chữ anh viết khá đẹp. Mảnh giấy xếp nhỏ có thể kẹp giữa hai ngón tay. Khi nghe báo tin tôi được ra tù, anh mừng cho tôi, nhưng tôi cũng nhận ra nét thoáng buồn trong mắt anh, vì từ nay sẽ mất thằng bạn tù anh xem như thằng em thân thiết, từng lắng nghe và thuộc những bài thơ mang cả nỗi lòng anh. Biết tôi đã thuộc nằm lòng, anh vẫn bảo cố giấu mảnh giấy có chép bài thơ mang về làm kỷ niệm, vì khá dài nên cũng chóng quên. Nhưng khi lên ban chỉ huy trại xếp hàng chờ lãnh tấm giấy ra trại, thấy mấy anh bạn tù phía trước bị khám xét quá kỹ quá, tôi nhát gan, vội bỏ mảnh giấy vào miệng nhai nát rồi nuốt vao cái dạ dày đang đói. Khi về đến nhà, tôi liền ngồi viết lại cả bài thơ và đưa cho vợ tôi đọc. Nàng rơm rớm nước mắt.

Khi biết tin anh đến Mỹ, tôi đang định cư ở NaUy, nên nhờ cô con gái lớn đang sang học ở Cali liên lạc tìm thăm anh. Anh vui lắm. Từ đó anh em thường liên lạc thăm nhau. Tôi chép lại bài thơ “Tháng Chạp Buồn” gởi cho anh, vì anh cho biết đã không còn nhớ rõ một vài câu trong đó.

THÁNG CHẠP BUỒN

Tết này con vẫn chưa về được

Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù

Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ

Tám năm lòng bạc những thiên thu

Tám năm những tưởng là vô tận

Rồi cũng qua như tiếng rụng rời …

Thương nhớ nghe chừng sông biển cạn

Nghe chừng gãy những cánh chim bay

Con đi đã mấy miền Nam Bắc

Ðâu cũng thì đau đớn giống nòi

Con khóc hồn tan thành nước mắt

Lâu rồi trời đất hết ban mai

Tuổi con đã quá thời nghi hoặc

Sao vẫn như người đi giữa đêm

Tám năm áo rách bao nhiêu lượt

Con vá chồng lên những nỗi niềm

Con nhớ cội mai già trước ngõ

Xuân này có gắng gượng ra hoa

Xót xa thế, thiết tha là thế

Ðời mất đi từng mảng thịt da

Căn nhà đã có thời gian ngụ

Bụi mọt rơi và ngọn gió qua

Thăm thẳm nghìn đêm chong mắt đợi

Ai trầm luân đó đã về chưa ?

Con nhớ khu vườn sau vắng lạnh

Mỗi cây làm chứng một thâm tình

Quây quần bên mẹ cha buồn bã

Như một phần con đứng lặng thinh

Tám năm con thức ngàn đêm trắng

Mơ sáng ngày mai đời đổi thay

Con nắm tay mình trong bóng tối

Hiểu rằng sống được cũng là may

Tám năm con giấu trong tâm tưởng

Thanh kiếm giang hồ thuở thiếu niên

Mà đợi ngày mai trời trở giấc

Ðem thân làm trận lốc kinh thiên

Tết này con vẫn chưa về được

Sông núi còn ngăn những tấm lòng

Nên đành lấy nhớ thương mừng tuổi

Cha mẹ già như trúc trổ bông

Image result for trại cải tạo | Outdoor, Outdoor decor, Communist vietnam

* * *

Tết này anh vẫn chưa về được

Chắc hẳn em buồn như cỏ thu

Ngọn gió mùa xưa hiu hắt thổi

Dòng đời nghe lạnh nỗi thờ ơ

Tám năm hiu quạnh vang mòn mỏi

Những tiếng vang từ mỗi nhịp tim

Những tiếng vang sâu từ cõi chết

Qua ngàn lớp cửa nặng nề im

Con sông nước chảy đôi miền nhớ

Biền biệt trôi, ngày một một xa

Còn gọi nhau qua từng giấc mộng

Bàng hoàng như một cánh chim sa

Trong ấy mùa xuân có đến không ?

Mùa xuân hoa nở má em hồng

Mùa xuân áo mới như hy vọng

Nắng mật ngời lên ánh mắt trong

Ở đây có lẽ xuân không đến

Rừng núi chưa tan giấc não nề

Thương nhớ tràn như cơn lũ máu

Lòng anh đã vỡ những con đê

Lòng anh đau nỗi quê hương mất

Ðời bỏ đi chưa hả nhục nhằn

Có chết cũng thành ma vất vưởng

Ðêm về thương khóc nhớ quê hương

Anh nhớ con đường em vẫn đi

Cỏ hoa bối rối gọi nhau về

Thời gian có ngủ mê từ đó

Nhan sắc bây giờ có ủ ê ?

Anh nhớ bao điều tưởng đã quên

Tình xưa như nước chảy trăm miền

Tình xưa như hạt cây khô rụng

Từ những mùa xa lá phủ lên

Anh nhớ làm sao mà chẳng nhớ

Căn nhà ấm tiếng nói thân thương

Căn nhà như giấc chiêm bao biếc

Có ánh trăng và hương dạ lan

Làm sao em chẳng buồn cho được

Tám độ mai rơi hết mộng vàng

Mái tóc ủ thời con gái cũ

Bây giờ e cũng đã phai hương

Tết này anh vẫn chưa về được

Lau sậy già thêm một tuổi xuân

Còn nhớ thương ai miền gió cát

Bao giờ mới dứt được trầm luân !

* * *

LHN...: Con Trâu đâu có "Cải tạo"!

Tết này cha vẫn chưa về được

Chắc hẳn con buồn cạn tuổi thơ

Từ buổi cha đi, nhà tróc nóc

Tuổi thơ thôi cũng nhuốm bơ phờ

Từ buổi cha đi đời lặng lẽ

Mắt nai héo đỏ nỗi mong chờ

Mỗi lần có khách đi vào ngõ

Con bỏ vui đùa đứng ngẩn ngơ

Con sáo trong lòng con đã chết

Bé ơi sao bé mãi đi tìm

Con kêu lạc giọng ơi… ơi… sáo

Rồi khóc trong chiều muộn nhá nhem

Tám năm mưa gió qua rền rĩ

Chim nhỏ không còn vui líu lo

Ngơ ngác tuổi thơ người lớn sớm

Nhìn đâu cũng chỉ thấy bơ vơ

Ðã tám năm rồi con bỏ học

Cuộc đời như một bát cơm thiu

Mỗi lần có phải qua trường cũ

Con bước nhanh vì sợ bạn kêu

Lần hồi rau cháo mẹ nuôi con

Con lớn lên theo vạn nỗi buồn

Mơ ước ngày sau làm tráng sĩ

Ðem thân vào những chốn đau thương

Ngày sau con dựng ngôi nhà lớn

Trồng lại tình thương dọc nẻo đời

Tạc lại con người khôi việt đẹp

Làm nên thế giới mới tinh khôi

Cha thương con biết bao mà kể

Ôi mắt nhung reo ánh nỗi niềm

Mái tóc tơ hồng hương nắng hạ

Tuổi thơ mùi sách mới lâng lâng

Xa con cha thấy buồn vô hạn

Như mất thêm lần nữa tuổi thơ

Cha tiếc không cùng con sống lại

Ngày vui cha vẫn giấu trong mơ

Ôi cánh diều băng mùa hạ cũ

Xương tàn còn đọng ngọn tre cao

Ðến nay trời nổi bao lần gió

Con tưởng oan hồn vật vã đau

Tết này cha vẫn chưa về được

Ðành hẹn cùng con tết khác thôi

Con nhớ để dành cây pháo cũ

Ðể dành một chút tuổi thơ vui.

Tô Thùy Yên

Sau này, bài thơ TA VỀ, anh viết khi ra tù, đã trở thành một tuyệt tác, đưa tên tuổi anh lên tột đỉnh thi ca. Bài thơ mà gần như người Việt khắp thế giới đều biết đến, ngay một vài tờ báo văn nghệ trong nước cũng đã đăng tải, bình phẩm và ngợi ca. Bài thơ rất dài, nhưng nhiều người thuộc nằm lòng, chỉ cần nhắc đến một vài chữ, như “cám ơn hoa đã vì ta nở”…là biết ngay đến Tô Thùy Yên. Nhưng với tôi, bài thơ “Tháng Chạp Buồn” lại gây cho tôi nhiều xúc động hơn, không chỉ nó mang nhiều tâm trạng của “tám năm áo rách bao nhiêu lượt, tôi vá chồng lên những nỗi niềm” mà còn gợi lại nhiều kỷ niệm gắn bó giữa anh Tô Thùy Yên và cá nhân tôi trong những năm tù ngục

Trong tù, anh có kể cho tôi nghe cuộc tình của anh với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Anh cũng tỏ ra ân hận và thấy có lỗi với cả hai người đàn bà, chị Nguyễn Thị Thụy Vũ và chị Huỳnh Diệu Bích, người vợ chính thức mà anh hết lời ca ngợi. Cuộc tình này đã gây cho anh khá nhiều tai tiếng và cũng để lại nhiều dằn vặt trong anh.

Nguyễn Thị Thụy Vũ

Nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ

Anh Đặng Trần Huân lớn hơn anh Đinh Thành Tiên mười tuổi, khi ấy tóc đã bạc trắng, cùng phục vụ trong Tổng Cục CTCT nhưng người Bắc người Nam, khác tính nhau và dường như không mấy thân nhau. Tô Thùy Yên thì trầm ngâm, ít nói, còn Đặng Trần Huân thì thường vui đùa, bỡn cợt. Khi tâm tình với tôi, anh Đặng Trần Huân cũng thường có ý trách anh Tô Thùy Yên về chuyện Nguyễn Thị Thụy Vũ. Tôi vừa đùa vừa bênh vực: tình của giới văn nghệ mà, nên thông cảm, bố ạ! Tôi thường gọi anh Đặng Trần Huân là bố và anh cũng xưng bố với tôi. Vì có lần anh đùa, bảo “ bố có cô con gái út chưa chồng, nếu mai này mày ra tù mà vợ đã lấy chồng khác tao sẽ gã nó cho mày!” (xin lỗi cô gái út, nếu đọc được mấy dòng này)

Cả hai anh đều sang Mỹ cùng gia đình theo diện HO. Anh Đặng Trần Huân mất vào năm 2003 tại Nam Cali, sau khi sinh hoạt báo chí, văn nghệ một thời gian. Anh Tô Thùy Yên thì nổi tiếng với bài thơ Ta Về, nhưng không còn sáng tác nhiều.. Sau khi in Thơ Tuyển (1994 và 1995), anh chỉ tổ chức ra mắt duy nhất tập thơ Thắp Tạ (2004), và sau đó in thêm Tô Thùy Yên-Tuyển Tập Thơ (2019), nhưng chỉ dành để tặng bạn bè).

Đọc tập thơ Thắp Tạ anh gởi tặng, tôi nghĩ có lẽ đây là một kết thúc, khi ở đầu tập thơ anh viết:

Thắp tạ càn khôn một vô ích

Thắp tạ nhân quần một luyến thương

Thức cho xong bài thơ

Mai sớm ra đi

Cài hờ lên cửa tặng

Tôi gọi sang cám ơn anh và đùa:

–Đọc tập thơ này có nhiều câu em không hiểu được. Vả lại, ông anh còn yêu đời quá mà “thắp tạ” làm chi sớm vây?

Tập thơ xuất bản năm 2004, mãi đến mười lăm năm sau, ngày 21 tháng 5 năm 2019, nhà thơ Tô Thùy Yên mới ra đi. Và đúng là anh cũng đã yêu đời thật, khi trải qua một cuộc tình đẹp đầy tính văn nghệ với một cô con gái trẻ, mê thơ và ngưỡng mộ anh!

Rồi mọi người sẽ nhớ tới anh, nhớ mãi thơ anh. Bài thơ Ta Về sẽ trở thành bất tử. Riêng tôi sẽ không thể nào quên người anh, bạn tù, một nhà thơ lớn, có tâm hồn, lãng mạn, nhưng luôn khí khái, đã cho tôi nhiều kỷ niệm dễ thương, thi vị ngay trong cảnh khốn cùng nhất của kiếp con người.

Bắc Âu, 21.5.2022

Phạm Tín An Ninh

https://phamtinanninh.com/?p=6365

 


 

TÌNH GIÀ – (Tác giả: Phan Khôi)

Thu HươngTRANG VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM

Kỷ niệm 91 năm bài thơ Tình Già của Phan Khôi ra đời, mở đầu cho phòng trào thơ mới ở Việt Nam.

Phan Khôi (1887 – 1959), bút danh Chương Dân, là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, thành viên nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.

TÌNH GIÀ

(Tác giả: Phan Khôi)

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai mái đầu xanh kề nhau than thở:

– “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn đà không đặng;

Để đến nỗi tình trước phụ sau, chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau!”

– “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ?

Thương được chừng nào hay chừng nấy, chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!

Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung”

Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau;

Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được!

Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi! Con mắt còn có đuôi!

Ảnh minh họa

Nhà văn Phan Khôi cùng người vợ thứ hai Nguyễn Thị Huệ và hai con: Phan Nam Sinh, Phan An Sa

Share từ Fb:Nhất Thống Nguyễn


 

Báo kinh tế Bloomberg: Amazon đàm phán cung cấp dịch vụ di động giá rẻ

Theo Hãng Tin Reuters

Tanya Jain, Akash Sriram và Yuvraj Malik, ngày 2-6-2023.

Điện thoại di động miễn phí Amazon

Amazon đang đàm phán để cung cấp dịch vụ di động miễn phí cho các thành viên chính của Hoa Kỳ Tín dụng hình ảnh: Tin tức công nghệ Logll.

Ngày 2 tháng 6 (Reuters) – Amazon.com Inc (AMZN.O) đang đàm phán với một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để cung cấp dịch vụ điện thoại di động giá rẻ hoặc có thể miễn phí cho các thuê bao Prime của Hoa Kỳ, Bloomberg News đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này .

Chuyên gia thương mại điện tử đang hợp tác với Verizon Communications (VZ.N) , T-Mobile US Inc (TMUS.O) và Dish Network Corp (DISH.O) và đang tìm cách cung cấp các gói không dây với giá 10 đô la một tháng hoặc thấp hơn cho Prime thành viên, theo báo cáo. Amazon cũng đã có cuộc đàm phán với AT&T Inc (TN) trước đó.

Cổ phiếu của Verizon, AT&T và T-Mobile giảm khoảng 4% đến 7%, trong khi cổ phiếu Amazon tăng 2%. Dish Network tăng 17%. Các cuộc nói chuyện giữa Amazon và Dish đã được báo cáo vào tuần trước .

Các công ty viễn thông nói trên đã không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters.

Amazon In Talks For Free Mobile Service To US Prime Members

Người phát ngôn của Amazon cho biết: “Chúng tôi luôn khám phá việc bổ sung thêm nhiều lợi ích hơn nữa cho các thành viên Prime, nhưng không có kế hoạch bổ sung mạng không dây vào thời điểm này”.

Các cuộc đàm phán được báo cáo diễn ra khi Amazon phải đối mặt với sự chậm lại trong số lượng đăng ký mới cho dịch vụ Prime, chương trình khách hàng thân thiết quan trọng của nó cung cấp cho người đăng ký vận chuyển nhanh hơn và truyền phát video.

Đối với các công ty viễn thông, quan hệ đối tác bán lại với Amazon có thể đóng vai trò là phương tiện để thu hút người dùng mới và tăng doanh thu. Chi tiết về các thỏa thuận tiềm năng giữa Amazon và các công ty viễn thông không được họ cho biết ngay vào lúc này.


Thư giãn Cuối Tuần: Chuyện Cười Đỉnh Cao – 2

  • Hoàng Tuấn có tài giả tiếng ba miền : Bắc, Trung, Nam với độ chính xác phải kể là tài tình.
  • Ông cung cấp những nụ cười ý nhị và những tràng cười không dứt, tuy nhiên đôi khi cười ra nước mắt vì buồn cho vận nước.
  • Dù chuyện cười đã kể từ mươi năm trước nhưng tính thời sự vẫn còn và vẫn có sức thọc léc người đọc.

Mời bạn cùng xem và cùng cười.