Tổng thống Biden thị sát cháy rừng ở Maui

VOA Tiếng Việt 

Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Maui vào ngày 21/8 khi mà vai trò của ông là tư lệnh an ủi nỗi đau người dân sẽ được thử thách, gần hai tuần sau khi cháy rừng quét qua quần đảo Hawaii và làm hơn 100 người thiệt mạng.

Ông Biden sẽ tạm dừng kỳ nghỉ hè ở hồ Tahoe để bay từ Reno, Nevada đến Maui, nơi ông và đệ nhất phu nhân Jill Biden sẽ đi thị sát bằng trực thăng đến các khu vực bị thiêu rụi.

Sau đó, họ sẽ đến thăm cộng đồng cư dân ở Lahaina đã bị tàn phá để tận mắt chứng kiến thiệt hại do cháy rừng và sẽ nghe báo cáo từ các quan chức bang và địa phương.

Sau chuyến thị sát, ông Biden sẽ có bài phát biểu ‘bày tỏ lòng tôn trọng đối với những người đã thiệt mạng và suy ngẫm về những tác động bi thảm, lâu dài của vụ cháy rừng này đối với những người sống sót và cộng đồng’, một quan chức Nhà Trắng cho biết.

Ông Biden, vốn sẽ ra tái tranh cử vào năm 2024, đã bị một số thành viên Cộng hòa và những người khác chỉ trích vì phản ứng ban đầu của ông đối với vụ cháy ở Maui. Ông đã không nói về thảm kịch trong nhiều ngày khi nó bùng phát lúc đầu vào lúc ông đi nghỉ mát tại dinh thự bên bờ biển của ông ở Delaware.

Cơn bão lửa dữ dội do gió thổi bùng lên đã quét qua Lahaina ở phía tây Maui hôm 8/8, khiến ít nhất 114 người thiệt mạng và con số tử vong vẫn đang tiếp tục tăng.

Nhà Trắng phản bác lại chỉ trích và nói rằng ông Biden đang lãnh đạo nỗ lực ‘toàn chính phủ’ để giúp Hawaii phục hồi. Bản thân ông Biden cho biết ông không muốn đến Maui cho đến khi được đảm bảo rằng ông sẽ không can thiệp vào các nỗ lực ứng phó khẩn cấp.

Vào ngày 22/8, ông Biden sẽ công bố bổ nhiệm ông Bob Fenton, người phụ trách Khu 9 của FEMA, làm điều phối viên phản ứng chính của liên bang để giám sát nỗ lực phục hồi liên bang lâu dài, quan chức Nhà Trắng nói trên cho biết.

Ông Biden cũng sẽ gặp gỡ những nhân viên ứng phó khẩn cấp, những người sống sót và các người dân, quan chức này cho biết.

“Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp Maui phục hồi và xây dựng lại từ sau thảm kịch này,” ông Biden nói trong tuyên bố hôm 20/8. “Và thông qua nỗ lực này, chúng tôi sẽ tập trung tôn trọng những vùng đất, văn hóa và truyền thống thiêng liêng.”

Ông Biden đã đi thị sát nhiều vùng thiên tai, bao gồm cả những nơi bị bão, lũ và lốc xoáy, kể từ khi trở thành tổng thống vào tháng 1 năm 2021. Chuyến thăm của ông hôm 21/8 diễn ra khi cơn bão Hilary gây mưa ào ạt ở nam California và các bang tây nam.

Trước những lo ngại của cư dân Lahaina bị mất nhà cửa rằng các công ty xây dựng sẽ tìm cách mua đất để đẩy họ đi, quan chức FEMA Deanne Criswell hôm 20/8 nói trên chương trình ‘State of the Union’ của CNN rằng ông Biden sẽ trấn an người dân ở đây rằng họ sẽ nắm quyền kiểm soát việc tái thiết.

D2K5BY73L7LYNL.CLOUDFRONT.NET

Tng thống Biden thị sát cháy rừng ở Maui

Thẩm phán gửi tin nhắn, ‘Tôi mới bắn vợ’ cho nhân viên tòa án

Báo Nguoi-viet

August 11, 2023

ANAHEIM, California (NV) – “Tôi đã không kềm chế được. Tôi mới bắn vợ tôi. Tôi sẽ không đi làm ngày mai. Tôi sẽ bị bắt. Tôi xin lỗi,” thư ký và thừa phát lại của Tòa Thượng Thẩm Orange County nhận được tin nhắn của Thẩm Phán Jeffrey Ferguson đêm định mệnh Thứ Năm, 3 Tháng Tám, vài phút sau khi ông tòa rút khẩu súng lục Glock .40 khỏi bao và bắn bà Sheryl một phát ngay ngực, trước mặt cậu con trai của hai ông bà.

Lè nhè vì say, người nồng nặc mùi cồn, ông tòa vừa văng tục vừa có vẻ như đang thú tội với cảnh sát khi họ tới nhà, đáp ứng cuộc gọi 911, hồ sơ truy tố nộp tại tòa ghi nhận.

Nghi can Jeffrey Ferguson. (Hình: Anaheim Police Department)

“Trời ơi… Con trai tôi… Con trai tôi… Chúa ơi. Tôi xin lỗi… Tôi không ngờ mình làm chuyện này.”

Sáng Thứ Sáu, 11 Tháng Tám, ông Ferguson bị cáo tội sát nhân bậc một trong vụ giết bà Sheryl Ferguson. Luật sư bào chữa lập luận: “Đây là một bi kịch cho toàn thể gia đình Ferguson. Đó là một tai nạn, không hơn không kém.”

Nhưng trong một kiến nghị bên công tố nộp lên tòa để yêu cầu có những ràng buộc nghiêm ngặt hơn cho bị can vì ông Ferguson đã đóng tiền thế chân $1 triệu, đã được thả khỏi tù, chờ ngày xét xử, thì có những chi tiết khác đáng quan tâm.

Phía công tố cho biết, vụ nổ súng bắt nguồn từ trận cãi cọ giữa ông tòa và người vợ, khởi đi từ bữa ăn tối tại một nhà hàng gần nhà cùng với cậu con trai thành niên. Trong bữa ăn, ông tòa “chĩa ngón tay vào vợ trong cung cách như đang cầm một khẩu súng,” công tố viên viết.

Vụ cãi vã tiếp tục trong lúc cả ba về đến ngôi nhà hai tầng ở Anaheim Hills.

Bà Sheryl nói ra vẻ thách thức rằng sao ông chồng bà không gí súng thật vào bà, và thế là ông Jeffrey Ferguson rút súng từ bao rồi bắn thẳng vào ngực nạn nhân ở khoảng cách rất gần, công tố viên viết tiếp.

Con trai ông bà liền gọi 911, nói với tổng đài rằng cha của cậu uống rượu quá mức, rằng cha mẹ cậu cãi nhau từ hồi ăn tối đến giờ, và cha cậu đã bắn mẹ cậu.

Cảnh sát và con trai ông bà Ferguson, một hướng đạo sinh, đã ra sức hồi sinh cho bà Sheryl.

Sau cuộc gọi 911 của con trai, ông Jeffrey Ferguson cũng gọi 911 và nói rằng vợ ông bị bắn. Khi được tổng đài hỏi lại là có phải ông đã bắn vợ mình, thì ông tòa trả lời chung chung là không muốn nói về chuyện ấy ngay lúc này, chỉ cho biết vợ ông cần cấp cứu.

Rất đông cảnh sát có võ trang đã đến nhà để bắt ông tòa vào tù. Trực thăng bay trên trời, và cảnh sát yêu cầu ông tòa 72 tuổi quỳ gối xuống, hàng xóm thuật lại, nhưng ông tòa một mực khăng khăng, “Không, tôi sẽ không quỳ gối đâu, nhưng tôi không có võ trang.”

Bà Sheryl, 65 tuổi, đã chết tại chỗ.

Ngoài tin nhắn cho thư ký tòa và thừa phát lại, cùng những lời nói cảnh sát thu được qua máy quay hình đeo trên người khi thi hành công vụ, ông tòa Ferguson cũng nói những lời nhận tội sau khi ông được đưa tới đồn cảnh sát ở Anaheim.

Một vỏ đạn .40 nằm trên “sàn nhà ngay trước ghế bành nơi bị cáo có mặt khi bắn chết vợ,” công tố viên viết. Viên đạn trúng ngực bà, trổ ra sau lưng và “văng vào bức tường phía sau bà.”

Con trai ông bà nói với điều tra viên là chưa bao giờ thấy bạo lực trong gia đình tuy hai vợ chồng có cãi nhau nhiều lần, và cha của cậu “thường hay nổi nóng hơn khi ông uống rượu bia.”

Nhiều năm trước, theo lời kể cậu con trai, ông tòa từng kê súng vào đầu, và vợ ông thuyết phục ông đừng tự tử.

Một lần khác, cũng theo cậu con trai kể lại, ông tòa đang ở một mình trong phòng tắm thì súng nổ một phát, có lẽ chỉ là bị cướp cò.

Phe công tố đã yêu cầu quan tòa cấm bị can uống rượu bia, tàng trữ súng đạn, và không được đi ra phi trường.

Ngoài ra, mức $1 triệu thế chân, theo phía công tố, là “không đủ để bảo vệ an ninh công cộng và bảo đảm bị can sẽ có mặt tại phiên xử.”

Ông Ferguson không có hồ sơ tiền án và đã sống ở Orange County hàng chục năm trường.

Nếu bị kết án sát nhân, bị can sẽ ở tù chung thân, ít nhất tới năm 82 tuổi mới có thể xét thả ra có điều kiện, còn tệ hơn thì sẽ không được xét cho ra cho đến trước khi lìa đời, công tố viên viết. (TTHN)

Cộng đồng gốc Việt trên bức tranh chính trị Mỹ

Mỹ Anh

3 tháng 7, 2023

Vấn đề đa số trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt thích Cộng hòa hơn Dân chủ, cụ thể là khoái ông Trump hơn ông Biden, chẳng là chuyện lạ. Mới đây, trong bài báo ngày 3 Tháng Bảy 2023 trên The Washington Post, cây bút Meena Venkataramanan lại mổ xẻ lại “hiện tượng” này, qua đó cho thấy sự hiện diện ngày càng đáng chú ý của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên bức tranh chính trị Mỹ.

Trong nhiều thập niên, quy ước chính trị cho rằng dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng luôn có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, có một ngoại lệ khi điều này rất không đúng với người Mỹ gốc Việt. Theo dữ liệu từ cuộc Khảo sát Cử tri Người Mỹ gốc Á năm 2022 và 2020, người Mỹ gốc Việt là nhóm sắc dân gốc Á duy nhất chiếm đa số – 39% vào năm 2022 – được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Cộng hòa hơn Dân chủ.

Trong khi đó, đa số trong mọi nhóm dân tộc châu Á khác được khảo sát – người Mỹ gốc Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Nhật và Hàn Quốc – lại được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ. Một cuộc khảo sát lớn hơn của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố vào Tháng Năm cho thấy có đến 51% cử tri gốc Việt đăng ký đi bầu được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Cộng hòa, so với 42% được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ. Trong khi đó, cũng theo kết quả cuộc thăm dò này, đa số cử tri người Mỹ gốc Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Hàn Quốc lại ngả sang Dân chủ.

Một số ý kiến giải thích rằng quá khứ chiến tranh cùng những ám ảnh của lịch sử nhập cư đầy bi thảm bởi hậu quả trực tiếp của chiến tranh và bởi chính sách đàn áp tàn bạo của cộng sản giai đoạn hậu chiến đã tác động mạnh mẽ đến khuynh hướng chính trị của lớp người lớn tuổi – những người tin rằng đảng Cộng hòa thường có khuynh hướng “đánh” cộng sản tốt hơn Dân chủ với những chính sách đối ngoại cứng rắn hơn.

Lập luận không thuyết phục này và thiếu cơ sở chứng minh một cách đúng đắn về mặt khoa học có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi bất tận nhưng thực tế này lại được chính giới Hoa Kỳ ngày càng quan tâm và họ bắt đầu có những chiến lược cụ thể để giành phiếu cử tri người Mỹ gốc Việt – nhóm cộng đồng hiện chiếm 10% dân số người Mỹ gốc Á ở Mỹ, với tỉ lệ phát triển nhanh nhất nước Mỹ và trở thành khối cử tri ngày càng quan trọng. Với dân số khoảng 2.3 triệu vào năm 2021, theo dữ liệu điều tra dân số mới nhất, người Việt là cộng đồng gốc Á lớn thứ tư ở Mỹ, sau người Mỹ gốc Hoa, Ấn Độ và Philippines.

Những năm gần đây, Đảng Cộng hòa đã dồn sức đầu tư nhiều hơn trong việc giành phiếu cử tri Mỹ gốc Á khi xoáy mạnh vào các vấn đề như tội phạm, giáo dục và “cộng sản hóa”. Với một số chính trị gia Mỹ, việc khoác lên đối thủ chính trị chiếc áo cộng sản luôn là chiêu tranh cử hiệu quả, đặc biệt đối với người Mỹ gốc Việt – những người “rành sáu câu” về cộng sản và sự tồi tệ của chủ nghĩa cộng sản cũng như phiên bản quái thai của nó là “chủ nghĩa xã hội”.

Trong một chiến dịch quảng cáo tranh cử vào mùa Thu 2022, một nhóm bảo thủ thuộc cánh Cộng hòa đã tung ra một video về các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á, với nội dung đổ lỗi cho chính quyền Biden thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng bạo lực nhằm vào người châu Á, rằng phe Dân chủ quá mềm mỏng và nhẹ tay với tội phạm.

Cách này ít nhiều phát huy tác dụng: Cử tri người Mỹ gốc Á ngày càng nghiêng về Cộng hòa nhiều hơn trong các cuộc bầu cử gần đây, trong đó có mùa bầu cử 2020 và 2022. Chẳng phải tự nhiên mà Nainoa Johsens, phát ngôn viên của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, cho biết Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, cam kết chi hàng triệu đôla trong cuộc chiến giành phiếu tại các cộng đồng người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương tại các tiểu bang trọng điểm.

Phe Dân chủ cũng không ngồi yên. Tracy Falon King, Giám đốc truyền thông của AAPI (Cộng đồng các sắc dân đảo Thái Bình Dương và Mỹ gốc Á), cho biết phe Dân chủ “sẽ tiếp tục làm việc để thu hút và huy động các cử tri AAPI, trong đó có người Mỹ gốc Việt. Khi bước vào mùa bầu cử tổng thống, chúng tôi dự định tăng gấp đôi cam kết của mình và tiếp tục chia sẻ cách mà Dân chủ đã mang lại kết quả chưa từng có cho cộng đồng AAPI.”

Karthick Ramakrishnan, người sáng lập và đồng giám đốc của AAPI Data, một trong những nhóm tài trợ cho cuộc Khảo sát cử tri người Mỹ gốc Á định kỳ hai năm một lần, cho biết khuynh hướng “chọn phe” của người Mỹ gốc Việt cũng tương tự người Mỹ gốc Cuba – những người hiểu rõ bộ mặt chế độ cộng sản. Yếu tố chống cộng cùng với yếu tố xây dựng sức mạnh cộng đồng địa phương đã kết hợp lại với nhau để tạo nên thiên hướng chính trị của người Mỹ gốc Việt và giúp giải thích được lý do tại sao họ đặt niềm tin vào phe Cộng hòa.

Trong một cuộc chạy đua vào Quốc hội ở Quận Cam vào mùa Thu 2022, Dân biểu Michelle Steel và đối thủ Dân chủ Jay Chen đều tăng cường chiến dịch vận động nhằm vào người gốc Việt dù cả hai đều không phải người gốc Việt. Michelle Steel là người gốc Hàn; và Chen gốc Đài Loan. Trong chiến dịch tranh cử, Michelle Steel gọi Chen là “cái thứ theo đuôi cộng sản” trong khi Chen khẳng định rằng ông chống cộng sản Trung Quốc đến cùng. Kết quả, Michelle Steel tái đắc cử.

California có số lượng người Mỹ gốc Việt đông nhất nước Mỹ. Tại Quận Cam, cộng đồng gốc Việt là khu vực bầu cử chính trị quan trọng đại diện cho tỷ lệ ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo địa phương. Tất cả thành viên Hội đồng thành phố Westminster (trừ một người) đều theo Cộng hòa, kể cả thị trưởng Chi Charlie Nguyễn. Phó chủ tịch Hội đồng giám sát viên quận Cam và hai dân biểu tiểu bang cũng là “dân” Cộng hòa.

Với cộng đồng Quận Cam và đa số trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói chung, Donald Trump là tổng thống nhận được ủng hộ nhiều nhất trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ. Trong cuộc khảo sát năm 2022, gần một nửa số người Mỹ gốc Việt cho biết họ “khoái” Trump (47%) so với vỏn vẹn 29% trong cộng đồng người Mỹ gốc Á nói chung. Với nhiều người Mỹ gốc Việt, chỉ có Trump mới “tiêu diệt” được cộng sản và chỉ có Trump mới “đủ tầm” “đánh” Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều người Mỹ trẻ gốc Việt đi bỏ phiếu, khuynh hướng chính trị của cộng đồng có thể thay đổi. Một số người cho biết họ đã vỡ mộng vì Trump và một số người khác bắt đầu nhận thấy rằng Biden không “hèn” như họ tưởng và không “bán nước” cho Trung Quốc như những gì những nhân vật bảo thủ cực đoan trong Cộng hòa từng rao rêu.

Trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, giới trẻ và thành phần trí thức luôn có khuynh hướng ngả về Dân chủ. Ông bà nghị sĩ Mỹ nào muốn kiếm phiếu người Mỹ gốc Việt thì không bao giờ quên tiếp cận nhóm đối tượng này. Một cuộc khảo sát của Pew được cung cấp cho The Washington Post cho thấy, trong khi 68% cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi ủng hộ Cộng hòa thì 58% cử tri trẻ nghiêng về Dân chủ.

Vài nhân vật tham chính trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, với màu áo Dân chủ, cũng đã đạt được thành công. Năm 2022, ông Hoan Huynh, thuộc Dân chủ, đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào ghế dân biểu tiểu bang Illinois. Trong chiến dịch tranh cử, ông Hoan Huynh phát tài liệu vận động bằng tiếng Việt và tập trung vào các vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến nhóm cử tri thuộc tầng lớp lao động cũng như chính sách trợ cấp các doanh nghiệp nhỏ. Ông Hoan Huynh, 33 tuổi, đến Mỹ với tư cách người tị nạn năm 1993, nói thêm rằng chiến dịch tranh cử của ông đã thu hút các cử tri người Việt thế hệ thứ nhất lớn tuổi, những người từng ủng hộ Trump vào năm 2016 và 2020 nhưng sau đó đã bỏ phiếu cho Dân chủ lần đầu tiên vào năm 2022.

WESTMINSTER, CA – March 17: Patrons exit with their groceries from the A Dong Supermarket where the American flag and the South Vietnam flag, of the former State of Vietnam, hang in the window in the Asian Village of Little Saigon, Westminster Wednesday, March 17, 2021. Asian and Asian-owned small businesses are fearful in light of recent hate crimes against Asians. (Allen J. Schaben / Los Angeles Times via Getty Images)

FBI bắt 2 ông bà gốc Việt ở Massachusetts vì bạo loạn Quốc Hội

Báo Nguoi-viet

June 16, 2023

WORCESTER, Massachusetts (NV) – Hai ông bà gốc Việt ở Worcester, Massachusetts, bị bắt vì tham gia vụ bạo loạn Quốc Hội cách đây hơn hai năm, theo đài NBC Boston hôm Thứ Năm, 15 Tháng Sáu.

 

Ông Long Dương, 54 tuổi, còn gọi là Jimmy Hoàng Dương; và bà Julie Miller, 51 tuổi, còn gọi là Hồng Ngô, bị bắt hôm Thứ Ba với một loạt cáo buộc, gồm gây rối trật tự, sau khi camera quay được họ ở bên trong Quốc Hội ngày bạo loạn 6 Tháng Giêng, 2021, theo FBI và đơn truy tố hình sự nộp lên tòa liên bang ở Washington, DC, hôm Thứ Hai.

Ông Long Dương (dấu khoanh bên phải) và bà Julie Miller (dấu khoanh bên trái) ở bên trong Quốc Hội ngày bạo loạn 6 Tháng Giêng, 2021. (Hình: U.S. Attorney’s office in DC)

Ông Long và bà Miller bị nhận diện tham gia vụ bạo loạn thông qua dữ liệu trong điện thoại của họ, và Tháng Sáu năm ngoái, cả hai thú nhận với điều tra viên họ có mặt ở Quốc Hội hôm đó, nhưng cho hay họ không phá hoại hay gây bạo lực, theo đơn truy tố hình sự.

Bà Miller khai với FBI rằng bà và ông Long ở chung phòng, rằng hôm đó, trong lúc nghỉ mát ở Virginia, họ quyết định đi DC dự buổi mít tinh ủng hộ tổng thống lúc bấy giờ là ông Donald Trump trước vụ bạo loạn, và rằng bà có video từ bên trong Quốc Hội, theo đơn truy tố.

Khi đang ở bên trong Quốc Hội, hai người gốc Việt này vô văn phòng cố vấn Thượng Viện, công tố viên cho biết.

Hình ảnh từ video của bà Miller mà bà cung cấp cho FBI được kèm vô đơn truy tố. FBI cho hay hai người này bị bắt mà không chống cự.

Bà Miller và ông Long là người thứ 23 và 24 bị FBI ở Boston, Massachusetts, bắt giữ trong cuộc điều tra vụ bạo loạn Quốc Hội. Tới nay, trên cả nước Mỹ, hơn 1,000 người bị bắt liên quan tới vụ tấn công này. (Th.Long) [qd]

 

ĐANG CÓ ‘ĐẠI DỊCH’ SÚNG ĐẠN Ở MỸ

Những cái chết lượn lờ trên đầu dân Mỹ

Tuần hành kêu gọi kiểm soát súng tại Mỹ, Washington DC, tháng Giêng, 2013.

Hoa Kỳ cùng thế giới đã bước ra khỏi đại dịch Covid 19, nhưng ‘đại dịch súng đạn’ ở Mỹ vẫn chưa kết thúc.

Thêm một vụ xả súng vào chiều muộn ngày 6/6 ở bờ Đông, tại Richmond, Virginia sau buổi lễ tốt nghiệp trung học, làm chết tại chỗ hai người và khiến 5 người khác bị thương.

Vụ xả súng mới nhất này đưa số vụ xả súng ở Mỹ từ đầu năm đến nay lên 279 vụ.

Theo trang web trực tuyến phi lợi nhuận về bạo lực súng đạn có trụ sở tại thủ đô Washington, tính đến thời điểm này, nước Mỹ có 18.550 người bị chết vì súng đạn và làm 15.571 người bị thương.

Trong số những người chết có 780 em tuổi từ 17 trở xuống và ở độ tuổi này có hơn 2.000 bị thương. Trong khi đó, từ đầu cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine tính đến nay mới chỉ có 535 trẻ em Ukraine thiệt mạng vì các loại vũ khí của người Nga bắn ra. So sánh này để thấy nỗi đau của các gia đình và xã hội Mỹ vì súng đạn là vô cùng lớn.

Nước Mỹ Đang Có Đại Dịch Súng Đạn

Hoa Kỳ cùng thế giới đã bước ra khỏi đại dịch Covid 19, nhưng ‘đại dịch súng đạn’ ở Mỹ vẫn chưa kết thúc.

Số vụ xả súng ở Mỹ gia tăng đáng lo ngại trong những năm trở lại đây: Năm 2018 có 336 vụ, sang năm 2019 có 415 vụ, qua năm 2020 có 610 vụ, đến năm 2021 có 690 vụ, và năm 2022 có 646 vụ.

Trường học, bệnh viện, văn phòng, khu mua sắm, đường phố, công viên, gõ cửa nhầm nhà… chẳng còn nơi đâu an toàn trước việc súng đạn được bán tràn lan và dễ dàng có được chúng.

Tổng thống đương nhiệm Joe Biden không ngừng nhắc lại, “Bạo lực súng đạn ở Mỹ là một dịch bệnh”. Nhìn vào số vụ xả súng trong suốt thời gian qua và nạn nhân của súng đạn thì nhận định này không quá.

Dù không có chiến tranh, nhưng mỗi năm súng đạn vẫn giết nhiều chục ngàn người Mỹ. Theo thống kê, năm 2021, nước Mỹ có gần 49 ngàn người ở Mỹ bị chết vì súng đạn. Trong khi đó, số người chết vì tai nạn giao thông ở Mỹ năm 2021 thấp hơn 6 ngàn.

Con số này trong năm 2022 có đảo ngược, nhưng số người chết vì súng đạn ở Mỹ vẫn ở mức là 43.7 ngàn người.

So sánh với số lính Mỹ chết trong hai cuộc chiến gần đây mà nước Mỹ trực tiếp tham gia. Có 2401 lính Mỹ chết trong 20 năm tham chiến tại Afghanistan và 4550 lính Mỹ chết khi tham chiến ở Iraq.

Thời điểm hiện tại, nước Mỹ có khoảng 337 triệu người, nhưng có hơn 460 triệu khẩu súng. Tỷ lệ súng trên dân ở Mỹ cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Càng đáng lo ngại, doanh thu các loại súng tấn công tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.

Nước Mỹ Chia Rẽ Vì Súng

Và hậu quả là hàng chục ngàn cái chết oan ức, vô nghĩa vì súng đạn vẫn cứ tiếp diễn và nước Mỹ thêm chia rẽ vì súng đạn.

Các dân biểu, đại diện các đảng phái dùng việc sở hữu, hoặc kiểm soát súng nghiêm ngặt hơn để kiếm phiếu, tranh thủ cử tri.

Trong khi đảng Dân Chủ muốn siết chặt hơn về việc sở hữu súng đạn thì đảng Cộng Hòa vẫn muốn hiểu và bảo toàn Tu chính án số 2. Một quyền được xác lập từ hơn 234 năm trước theo một cách cực đoan của thời khai phá và lập quốc khi dân Mỹ còn đối mặt với mọi loại kẻ thù xung quanh.

Dù nước Mỹ hôm nay với thiết chế, tổ chức nhà nước, xã hội có nhiều thay đổi, không còn là một nhà nước lỏng lẻo, mà đó là một nhà nước mạnh về mọi mặt.

Xét về công nghệ vũ khí hiện nay là một trời một vực so với thời điểm Tu chính án số 2 hình thành. Lúc đó, ở thế kỷ 18, chỉ có súng kiểu hỏa mai có tốc độ bắn chậm, độ sát thương không cao. Ngày nay, công nghệ vũ khí phát triển cho ra lò những khẩu súng hạ gục đối phương nhanh nhất trên chiến trường với tốc độ bắn hàng chục đến hàng trăm lần nhả đạn mỗi phút.

Những khẩu súng hiện đại tưởng chừng như chỉ dùng trong quân đội, trên chiến trường này lại được bày bán một cách công khai, dễ dàng mua được trong các siêu thị, cửa hiệu bán súng đạn hiện diện trên khắp nước Mỹ. Các số liệu thống kê cho thấy, AR-15 là khẩu súng giết nhiều nạn nhân nhất trong các vụ xả súng ở Mỹ.

Nhiều tiểu bang của nước Mỹ muốn có luật để kiểm soát tốt hơn để các loại súng tấn công không được phép bán, cũng như kiểm tra lý lịch được phép mua súng một cách nghiêm ngặt hơn.

Mới đây ngày 25/4 vừa rồi, ông Jay Inslee, Thống đốc bang Washington, nơi tôi đang sống đã ký một bộ ba dự luật nhằm ngăn chặn bạo lực súng đạn, gồm: dự luật cấm bán một số loại súng trường có độ sát thương cao như R15, M 16…, dự luật áp đặt thời gian chờ 10 ngày đối với việc mua súng và dự luật dọn đường cho các vụ kiện chống lại các nhà sản xuất súng cũng như nơi bán trong một số trường hợp.

Tiểu bang Washington là một trong 9 tiểu bang ở Mỹ gần đây đã ra thêm luật để kiểm soát súng đạn tốt hơn. Những điều luật này không phải tước súng khỏi người dân mà chỉ là không cho phép bán các loại súng tấn công, kiểm tra lý lịch kỹ hơn… Các tiểu bang có luật kiểm soát súng đoạt nghiêm ngặt hơn thường do đảng Dân Chủ kiểm soát.

Vì Dân chNhững cái chết lượn lờ trên đầu dân Mỹ

ĐANG CÓ ‘ĐẠI DỊCH’ SÚNG ĐẠN Ở MỸ

Hoa Kỳ cùng thế giới đã bước ra khỏi đại dịch Covid 19, nhưng ‘đại dịch súng đạn’ ở Mỹ vẫn chưa kết thúc.

Thêm một vụ xả súng vào chiều muộn ngày 6/6 ở bờ Đông, tại Richmond, Virginia sau buổi lễ tốt nghiệp trung học, làm chết tại chỗ hai người và khiến 5 người khác bị thương.

Vụ xả súng mới nhất này đưa số vụ xả súng ở Mỹ từ đầu năm đến nay lên 279 vụ.

Theo trang web trực tuyến phi lợi nhuận về bạo lực súng đạn có trụ sở tại thủ đô Washington, tính đến thời điểm này, nước Mỹ có 18.550 người bị chết vì súng đạn và làm 15.571 người bị thương.

Trong số những người chết có 780 em tuổi từ 17 trở xuống và ở độ tuổi này có hơn 2.000 bị thương. Trong khi đó, từ đầu cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine tính đến nay mới chỉ có 535 trẻ em Ukraine thiệt mạng vì các loại vũ khí của người Nga bắn ra. So sánh này để thấy nỗi đau của các gia đình và xã hội Mỹ vì súng đạn là vô cùng lớn.

Nước Mỹ đang có đại dịch súng đạn

Hoa Kỳ cùng thế giới đã bước ra khỏi đại dịch Covid 19, nhưng ‘đại dịch súng đạn’ ở Mỹ vẫn chưa kết thúc.

Số vụ xả súng ở Mỹ gia tăng đáng lo ngại trong những năm trở lại đây: Năm 2018 có 336 vụ, sang năm 2019 có 415 vụ, qua năm 2020 có 610 vụ, đến năm 2021 có 690 vụ, và năm 2022 có 646 vụ.

Trường học, bệnh viện, văn phòng, khu mua sắm, đường phố, công viên, gõ cửa nhầm nhà… chẳng còn nơi đâu an toàn trước việc súng đạn được bán tràn lan và dễ dàng có được chúng.

Tổng thống đương nhiệm Joe Biden không ngừng nhắc lại, “Bạo lực súng đạn ở Mỹ là một dịch bệnh”. Nhìn vào số vụ xả súng trong suốt thời gian qua và nạn nhân của súng đạn thì nhận định này không quá.

Dù không có chiến tranh, nhưng mỗi năm súng đạn vẫn giết nhiều chục ngàn người Mỹ. Theo thống kê, năm 2021, nước Mỹ có gần 49 ngàn người ở Mỹ bị chết vì súng đạn. Trong khi đó, số người chết vì tai nạn giao thông ở Mỹ năm 2021 thấp hơn 6 ngàn.

Con số này trong năm 2022 có đảo ngược, nhưng số người chết vì súng đạn ở Mỹ vẫn ở mức là 43.7 ngàn người.

So sánh với số lính Mỹ chết trong hai cuộc chiến gần đây mà nước Mỹ trực tiếp tham gia. Có 2401 lính Mỹ chết trong 20 năm tham chiến tại Afghanistan và 4550 lính Mỹ chết khi tham chiến ở Iraq.

Thời điểm hiện tại, nước Mỹ có khoảng 337 triệu người, nhưng có hơn 460 triệu khẩu súng. Tỷ lệ súng trên dân ở Mỹ cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Càng đáng lo ngại, doanh thu các loại súng tấn công tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.

Nước Mỹ chia rẽ vì súng

Và hậu quả là hàng chục ngàn cái chết oan ức, vô nghĩa vì súng đạn vẫn cứ tiếp diễn và nước Mỹ thêm chia rẽ vì súng đạn.

Các dân biểu, đại diện các đảng phái dùng việc sở hữu, hoặc kiểm soát súng nghiêm ngặt hơn để kiếm phiếu, tranh thủ cử tri.

Trong khi đảng Dân Chủ muốn siết chặt hơn về việc sở hữu súng đạn thì đảng Cộng Hòa vẫn muốn hiểu và bảo toàn Tu chính án số 2. Một quyền được xác lập từ hơn 234 năm trước theo một cách cực đoan của thời khai phá và lập quốc khi dân Mỹ còn đối mặt với mọi loại kẻ thù xung quanh.

Dù nước Mỹ hôm nay với thiết chế, tổ chức nhà nước, xã hội có nhiều thay đổi, không còn là một nhà nước lỏng lẻo, mà đó là một nhà nước mạnh về mọi mặt.

Xét về công nghệ vũ khí hiện nay là một trời một vực so với thời điểm Tu chính án số 2 hình thành. Lúc đó, ở thế kỷ 18, chỉ có súng kiểu hỏa mai có tốc độ bắn chậm, độ sát thương không cao. Ngày nay, công nghệ vũ khí phát triển cho ra lò những khẩu súng hạ gục đối phương nhanh nhất trên chiến trường với tốc độ bắn hàng chục đến hàng trăm lần nhả đạn mỗi phút.

Những khẩu súng hiện đại tưởng chừng như chỉ dùng trong quân đội, trên chiến trường này lại được bày bán một cách công khai, dễ dàng mua được trong các siêu thị, cửa hiệu bán súng đạn hiện diện trên khắp nước Mỹ. Các số liệu thống kê cho thấy, AR-15 là khẩu súng giết nhiều nạn nhân nhất trong các vụ xả súng ở Mỹ.

Nhiều tiểu bang của nước Mỹ muốn có luật để kiểm soát tốt hơn để các loại súng tấn công không được phép bán, cũng như kiểm tra lý lịch được phép mua súng một cách nghiêm ngặt hơn.

Mới đây ngày 25/4 vừa rồi, ông Jay Inslee, Thống đốc bang Washington, nơi tôi đang sống đã ký một bộ ba dự luật nhằm ngăn chặn bạo lực súng đạn, gồm: dự luật cấm bán một số loại súng trường có độ sát thương cao như R15, M 16…, dự luật áp đặt thời gian chờ 10 ngày đối với việc mua súng và dự luật dọn đường cho các vụ kiện chống lại các nhà sản xuất súng cũng như nơi bán trong một số trường hợp.

Tiểu bang Washington là một trong 9 tiểu bang ở Mỹ gần đây đã ra thêm luật để kiểm soát súng đạn tốt hơn. Những điều luật này không phải tước súng khỏi người dân mà chỉ là không cho phép bán các loại súng tấn công, kiểm tra lý lịch kỹ hơn… Các tiểu bang có luật kiểm soát súng đoạt nghiêm ngặt hơn thường do đảng Dân Chủ kiểm soát.

Vì Dân Chủ Nên Cần Phải Có Súng?

Tại Mỹ, không khó để bắt gặp một người nào đó đeo súng khi vào siêu thị, dạo trong công viên…

Trên các trang Facebook, group của người Việt ở Mỹ tôi thường xuyên thấy những cảnh báo, khu mua sắm này, chỗ kia đang có bắn nhau, hoặc mới xảy ra bắn nhau, cẩn thận khi đến đó để không nguy hiểm.

Với lý do bảo vệ, nhưng thực tế việc người dân được phép sở hữu súng đạn ở Mỹ gây ra nhiều nguy hiểm cho xã hội hơn.

Không ít người Việt tôi quen biết đã khoe về việc sở hữu súng. Thứ mà ở Việt Nam và đa số các quốc gia khác trên thế giới không dễ gì được phép có. Ngoại trừ các quốc gia đang có chiến tranh.

Thích súng, sở hữu súng, nhưng liệu những người Việt có thật sự hiểu được lịch sử việc sở hữu vũ khí cá nhân ở Mỹ? Hay chỉ xem đó là món đồ trang trí, thể hiện sự mạnh mẽ, nam tính… và biện minh cho xứ dân chủ cần có súng.

Anh Cường, sống tại Mỹ hơn 30 nay nói với tôi về việc sở hữu súng, vì ở Mỹ là nước dân chủ nên cần phải có súng để bảo vệ bản thân và gia đình.

Một người Việt mà tôi quen biết tên Nhật lại cho rằng, ở Mỹ người ta lịch sự với nhau nhờ quyền sở hữu súng. Bởi không ai biết người kia có súng hay không, nếu không lịch sự sẽ bị xử bằng súng.

Cả hai nhận thức về việc sở hữu súng đều không ổn. Nó làm cho người nghe có cảm giác như Hoa Kỳ là quốc gia không có chính quyền, không có luật pháp… một xã hội còn hoang dã, lý lẽ do súng chi phối.

Hơn 400 triệu khẩu súng đang tạo ra những cái chết lởn vởn, lượn lờ trên đầu mỗi người dân Mỹ.

Võ Ngọc Ánh

https://www.voatiengviet.com/…/dang-co-mot…/7130492.html

Liệu Trump có trở lại Nhà Trắng?

Báo Tiếng Dân

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

Lời người dịch: Theo kết quả của các cuộc thăm dò gần đây về cuộc bầu cử sơ bộ cho thấy, cựu Tổng thống Trump vẫn đứng đầu với hơn 52.1% phiếu bầu, Thống đốc Florida Ron DeSantis chiếm vị trí thứ hai với khoảng 22.9%, cựu Phó Tổng thống Pence và cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đang ở vị trí thứ ba với khoảng từ 4-5%. Các ứng cử viên khác đang bắt đầu vận động gồm có cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie, Thượng nghị sĩ Tim Scott, cựu Thống đốc Arkansas Asa Hutchinson và doanh nhân ngành dược phẩm sinh học Vivek Ramaswamy.

Ngược lại với dự đoán này, giới hoạch định sách lược về bầu cử của Đảng Dân chủ có những nhận định khác hơn. Từ nay cho đến ngày bầu cử, Trump còn phải lo đối phó với khoảng 17 vụ tranh tụng trước tòa và nhiều vụ điều tra hình sự khác. Hai phán quyết trong vụ kiện liên quan đến tài tử Stormy Daniels và nhà báo E. Jean Carroll làm cho uy tín cá nhân Trump xuống thấp đến độ có thể không còn được đảng Cộng hòa đề cử; nhưng cho dù nếu có, ông cũng không thể đánh bại được Tổng thống Biden.

Nhưng Tổng thống Joe Biden cũng sẽ không vì thế mà lạc quan hơn về triển vọng thắng cử, vì hiện nay ông chỉ còn khoảng 41%, dân chúng ủng hộ, tức gần như là mức thấp nhất kể từ khi ông nắm quyền.

Với việc ban hành hai đạo luật Inflation Reduction Act và CHIPS and Science Act, Biden đã mang lại một niềm tin mới cho dân chúng trong việc chống lạm phát, biến đổi khí hậu và đầu tư sau trận đại dịch. Dù nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu đi đúng hướng, nhưng mối quan tâm lớn hiện nay của dân chúng là mức lạm phát còn tương đối cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí trong việc mượn nợ mua nhà và xe hơi. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đang cố  kiểm soát tình hình, nhưng không có gì bảo đảm cho tương lai đất nước ổn định và khởi sắc.

Bài viết sau đây, tác giả Joseph S. Nye, Jr. chỉ thảo luận đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nếu Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm 2025. Thời gian sắp tới, chính trường Mỹ sẽ sôi động hơn với nhiều tranh luận và còn gây nhiều ngạc nhiên. Do đó, các kết quả thăm dò hay nhận định trong bước đầu này sẽ còn nhiều thay đổi. Sau đây là bản dịch.

***

Nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai của Donald Trump có ý nghĩa gì đối với chính sách đối ngoại của Mỹ và thế giới? Mặc dù bản thân ông không thể tiên đoán, nhiệm kỳ đầu tiên và hành vi của ông kể từ khi thất cử hồi năm 2020 đem lại nhiều manh mối, nhưng không có chứng cứ nào trong số đó sẽ gây thoải mái cho các đồng minh của Mỹ.

Khi cuộc vận động sơ bộ cho việc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 bắt đầu, cuộc thi chung quyết có nhiều khả năng nhất là trận tái đấu giữa Tổng thống Joe Biden và Donald Trump. Đánh giá dựa theo lộ trình  bầu cử năm 2020, Biden sẽ có vị trí tốt để thắng cử. Nhưng nền chính trị Mỹ thì không thể tiên đoán, và các ngạc nhiên trong vấn đề y tế, pháp lý hoặc kinh tế có thể làm thay đổi triển vọng. Do đó, nhiều thân hữu ở nước ngoài đã hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra với chính sách đối ngoại của Mỹ nếu Trump trở lại Nhà Trắng.

Câu hỏi phức tạp bởi vì thực tế bản thân ông Trump là người không thể tiên đoán. Nhiệm kỳ tổng thống là nhiệm sở chính trị đầu tiên của ông, và kinh nghiệm nền tảng của ông biến ông ta thành một loại phong cách chính trị cực kỳ độc đáo. Thành công của Trump với tư cách là một tài tử trong chương trình truyền hình thực tế có nghĩa là Trump luôn tập trung vào việc giữ sự chú ý của ống kính thu hình, thường bằng những tuyên bố đao to búa lớn hơn là sự thật và bằng cách phá vỡ các chuẩn mực thông thường của hành vi.

Bằng trực giác Trump có thể huy động sự bất mãn qua cách chỉ trích những hậu quả bất công trong kinh tế của nền thương mại toàn cầu và gây ra sự phẫn nộ về tình trạng nhập cư và thay đổi văn hóa, đặc biệt là ở giới trung niên da trắng không có trình độ đại học. Với một loạt các tuyên bố liên tục mang màu sắc dân tộc, dân tuý và bảo hộ, ông đã tạo được cho mình những bài tường thuật thường xuyên của các phương tiện truyền thông.

Trở lại năm 2016, nhiều người kỳ vọng rằng Trump sẽ chuyển đến tâm điểm để mở rộng sức thu hút chính trị, như hầu hết các chính trị gia bình thường sẽ làm. Nhưng thay vào đó, ông ta tiếp tục giao lưu với nhóm cử tri trung thành mà ông đã sử dụng nó như một đòn bẩy mạnh để chống trả bất kỳ một thành viên quốc hội nào trong đảng dám chỉ trích hoặc gây mâu thuẫn với ông ta. Những đảng viên Cộng hòa công khai phản đối ông có xu hướng thua cuộc bầu cử sơ bộ trước những đối thủ được ông ủng hộ. Kết quả là Trump đã thiết lập quyền kiểm soát gần như hoàn toàn trong đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm 2020, lời kêu gọi của ông đối với phe cực hữu có thể đã khiến ông mất đi sự ủng hộ của một số đảng viên Cộng hòa ôn hòa và thành phần độc lập ở các tiểu bang dao động quan trọng.

Trump là tổng thống khác biệt so với tất cả những vị tiền nhiệm. Ông thường công bố các chính sách mới quan trọng (hoặc sa thải các nhân viên nội các) trên Twitter, và dường như theo ý thích bất chợt. Do đó, những thay đổi thường xuyên trong thành phần nhân sự hàng đầu và các thông điệp về chính sách đầy mâu thuẫn là đặc trưng về chính quyền của ông, trong đó có việc tổng thống cắt giảm các quan chức cao cấp của mình. Tuy nhiên, những gì ông làm mất đoàn kết về mặt tổ chức được bù đắp bằng sự chủ động gần như hoàn tòan trong chương trình nghị sự. Tính cách bất khả tiên đoán là một trong những công cụ chính trị mạnh nhất của Trump.

Trong khi Trump có quan điểm chính trị sâu sắc, chúng là chiết trung, hơn là theo truyền thống của đảng Cộng hòa. Từ lâu, Trump đã bày tỏ quan điểm về bảo hộ mậu dịch và chuyển sự phẫn nộ theo tinh thần dân tộc bằng cách cáo buộc các đồng minh của Mỹ là đang trục lợi. Trump đã công khai thách thức sự đồng thuận sau năm 1945 về trật tự quốc tế tự do và tuyên bố rằng khối NATO đã lỗi thời, khiến cho John Bolton, một trong những cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông lo âu rằng, Trump sẽ rút Mỹ ra khỏi liên minh nếu tái đắc cử. Về phần mình, gần đây, Trump hứa sẽ “hoàn tất tiến trình mà chúng ta đã bắt đầu dưới thời tôi cầm quyền là đánh giá lại một cách cơ bản về mục đích của khối NATO“.

Là tổng thống, Trump đã rút khỏi thỏa thuận về biến đổi khí hậu tại Paris và từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Tổng thống Barack Obama đã đàm phán. Ông làm suy yếu Tổ chức Thương mại Thế giới; áp thuế nhập khẩu thép và nhôm từ các đồng minh; phát động chiến tranh thương mại chống lại Trung Quốc; rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran; chỉ trích khối G7; và ca ngợi các nhà lãnh đạo độc tài với các thành tích nổi tiếng về vi phạm nhân quyền. Ông nhẹ nhàng một cách đặc biệt trong quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và hoài nghi về sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine.

Các cuộc thăm dò cho thấy, quyền lực mềm của Mỹ đã suy giảm đáng kể trong những năm Trump cầm quyển. Mặc dù các dòng tweet có thể giúp cho ông thiết lập một chương trình nghị sự trong toàn cầu, giọng điệu và nội dung của chúng cũng có thể xúc phạm các quốc gia khác. Trump rất ít quan tâm đến các vấn đề nhân quyền, và các bài phát biểu của ông đã thu hẹp các nguyên tắc dân chủ mà từ tổng thống Jimmy Carter và Ronald Reagan đã áp dụng. Ngay cả giới chỉ trích hoan nghênh Trump trong lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc cũng đổ lỗi cho ông vì đã không hợp tác với các đồng minh để đáp trả hành vi của Trung Quốc. Hơn nữa, Trump đã cắt giảm những lợi thế mà Mỹ từ lâu đã tận hưởng như một ảnh hưởng hàng đầu trong các thể chế toàn cầu.

Như vậy, điều gì sẽ xảy ra trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump?

Chúng ta hãy nhớ lại trước cuộc bầu cử năm 2016, có 50 cựu quan chức an ninh quốc gia của đảng Cộng hòa đã ký một bảng tuyên bố cảnh báo rằng: “Một vị Tổng thống phải có kỷ luật, kiểm soát các cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận… Trump không có những phẩm chất quan trọng này. Ông ta không khuyến khích những quan điểm trái chiều. Trump thiếu tự chủ và hành động bốc đồng. Trump không thể chịu đựng được những lời chỉ trích về cá nhân. Trump đã báo động cho các đồng minh thân cận nhất của chúng ta bằng hành vi thất thường của ông ta”. Khi Trump thắng cử, giới chỉ trích này đã bị ông loại ra khỏi bất kỳ vai trò nào trong chính quyền, điều này có thể sẽ xảy ra một lần nữa.

Là một nhà lãnh đạo chính trị chỉ nghĩ đến việc thu tóm quyền lực, rõ ràng là Trump đã chứng tỏ rằng mình có khả năng [trong việc này]. Nhưng tính khí nóng nảy khi cầm quyền đã cho thấy rằng ông thiếu thông mình về cảm xúc, vốn vốn làm nền tảng cho sự thành công của các tổng thống như Franklin D. Roosevelt và George H.W. Bush.

Như Tony Schwartz, tác giả cuốn tự truyện của Trump, từng nói: “Ngay từ đầu, tôi đã nhận ra rằng cảm giác tự cao tự đại của Trump luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Khi Trump cảm thấy khó chịu, ông phản ứng một cách bốc đồng và phòng thủ, bịa chuyện để tự biện minh mà không dựa trên sự thật… Đơn giản chỉ vì Trump không quan tâm đến cảm xúc hoặc không quan tâm đến người khác… Một phần quan trọng của câu chuyện là bất cứ điều gì mà Trump cho là sự thật mà nó có vào bất kỳ một ngày nào đó. Là tổng thống, do nhu cầu cá nhân, Trump thường bóp méo động cơ và can thiệp vào các mục tiêu chính sách của ông.

Tính khí của Trump cũng đã hạn chế trí thông minh tuỳ theo hoàn cảnh. Mặc dù việc thiếu kinh nghiệm về chính quyền và các vấn đề quốc tế đã khiến cho ông kém trình độ hơn hầu hết những người tiền nhiệm, nhưng sau đó ông hầu như không quan tâm đến việc bổ sung những khiếm khuyết trong kiến thức của mình. Tệ hơn nữa, do nhu cầu thường xuyên trong việc muốn xác nhận giá trị cá nhân đã dẫn ông đến các lựa chọn chính sách thiếu sót mà nó làm suy yếu các liên minh của Mỹ, ví dụ như sau các cuộc họp thượng đỉnh năm 2018 với Putin và Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên.

Không có gì thay đổi khi đánh giá về hành vi của Trump như là một cựu tổng thống, Trump vẫn không sẵn sàng chấp nhận việc thất cử năm 2020 và chiến dịch trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử năm tới đã đưa ra những tuyên bố cực đoan để huy động các nhóm cử tri trung thành của ông. Nếu ông thành công, đặc điểm duy nhất có thể dự đoán được trong chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ là sự khó lường.

______

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr., là giáo sư Đại học Harvard, Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông có tựa đề: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (do Nhà xuất bản Đại học Oxford ấn hành năm 2020).

Bài liên quan: Di sản đắt giá của Donald Trump — Trump là một bước ngoặt trong nền chính trị thế giới? — Trump: một con người, ba thái độ — Trump thiếu thông minh về cảm xúc

Chuyện đẹp ở nước Mỹ: Cô gái Texas sinh trong tù, tốt nghiệp trung học hàng đầu, sẽ vào Harvard

Báo Nguoi-viet

May 26, 2023

CONROE, Texas (NV) – Cô gái Texas sinh ra trong tù vừa gặt hái thành công lớn khi tốt nghiệp trung học hàng đầu và dự tính vào đại học Harvard University, theo nhật báo địa phương The Courier.

Mười tám năm sau khi chào đời trong nhà tù Galveston County, cô Aurora Sky Castner tốt nghiệp hạng ba trường Conroe High School hôm Thứ Năm, 25 Tháng Năm.

Cô Aurora Sky Castner. (Hình: Facebook Academy for Science & Health, Conroe ISD)

Mẹ cô Castner sinh ra cô khi bà đang ở trong nhà tù. Người mẹ không thèm liên hệ gì với cuộc sống của cô Castner từ ngày cô được cha đón từ trong tù về nuôi lúc mới sinh.

Cô Castner mở đầu đơn xin học Harvard bằng câu “Tôi sinh ra trong tù.”

Sau đó, cô được Ivy League (nhóm tám đại học hàng đầu vùng Đông Bắc Hoa Kỳ) chấp nhận, và dự tính học luật khi vô Harvard mùa Thu năm nay.

Lúc cô Castner ở tiểu học, giáo viên nhận thấy cô bé có nhiều tiềm năng nên giới thiệu cô với chương trình Project Mentor của Học Khu Conroe, chương trình kết nối thiện nguyện viên trong cộng đồng với học sinh.

Sky Castner, học sinh cuối cấp của Trường Trung học Conroe, bên phải, ôm người cố vấn của mình, Mona Hamby, khi cô ấy nói với cô ấy rằng đừng khóc trước buổi lễ tốt nghiệp tại Cynthia Woods Mitchell Pavilion, Thứ Năm, ngày 25 tháng 5 năm 2023, ở The Woodlands. Castner, 18 tuổi, được sinh ra khi mẹ cô đang ngồi tù, cô sẽ tốt nghiệp hạng 3 trong lớp và theo học Đại học Harvard vào mùa thu.

Rồi bà Mona Hamby, gia sư của cô Castner, xuất hiện.

“Người ta cho tôi coi tờ báo viết về cô bé,” bà Hamby kể. “Người hùng của cô là Rosa Parks, món ăn cô thích nhất là taco của tiệm Dairy Queen, và cô mê đọc sách. Lúc đó, tôi nghĩ nghe có vẻ là cô bé sáng dạ đây. Tôi vẫn còn giữ tờ báo đó.”

Sau khi cô Castner nói cho bà Hamby biết hoàn cảnh gia đình, bà cho hay bà cảm thấy cô Castner – lúc này đã là thiếu nữ – không chỉ cần giúp đỡ về học hành mà còn chuyện cá nhân.

Do đó, bà Hamby giúp cô Castner những việc như mua mắt kính và dẫn đi cắt tóc, còn nha sĩ và những nhà lãnh đạo khác trong cộng đồng thì lo chăm sóc răng miệng và giúp cô được sống như người đồng trang lứa, chẳng hạn được đi trại Hè.

“Tôi lớn lên trong môi trường rất khác biệt, nhưng điều đó không phải là tệ,” cô Castner nói. “Mọi thứ cô Hamby dạy tôi đều quý giá.”

11 Colleges With the Most Billionaire Alumni | GOBankingRates

Tháng Ba năm nay, vợ chồng bà Hamby đưa cô Castner đi thăm đại học Harvard. Chuyến thăm đó góp phần làm cô quyết định theo học trường này năm nay. 

https://img.particlenews.com/image.php?url=08QOC9_0mbg229S00
Quang cảnh khuôn viên Đại học Harvard vào ngày 8 tháng 7 năm 2020 tại Cambridge, Mass.

 

Những người khác trong cộng đồng cũng quan tâm đến cô thiếu niên. Một giáo sư của Đại học Boston, James Wallace, thậm chí còn tư vấn cho Castner về đơn đăng ký Harvard của cô ấy, theo tờ báo.

“Thầy ấy đã giúp tôi kể câu chuyện của mình theo cách tốt nhất có thể,” cô nói.

Nhưng sự nghiêm khắc trong học tập của Castner là do bản thân thúc đẩy. Cô lớn lên là một người ham đọc sách từ khi còn nhỏ và tham gia lớp  Dự Bị Sinh Học ở trường trung học của cô, nơi giúp chuẩn bị người trẻ đi vào ngành  khoa học và toán học.

Em nói: “Có điều gì đó thỏa mãn về việc có tất cả điểm A và đạt được thành tích. “Điểm số có ý nghĩa rất lớn đối với em.”

Castner cho biết cô quan tâm đến việc nghiên cứu tâm lý học và triết học tại Harvard với mục tiêu là lấy bằng luật trong tương lai trong một bài đăng được chia sẻ với các sinh viên sắp tới của Harvard.

“Tôi vô cùng phấn khích khi được theo học Đại học Harvard vào mùa thu,” thiếu niên viết. “… Tôi rất nóng lòng được gặp các bạn cùng lớp của mình nên đừng ngại liên hệ nhé!”

https://img.particlenews.com/image.php?url=41BRAP_0mbg229S00Mục Mục tiêu của Castner là theo học ngành tâm lý học và triết học tại Harvard.Instagram/auroraskywho

(Th.Long) 


 

Nước Mỹ sắp vỡ nợ?

Báo Tiếng Dân

Hiệu Minh

Đọc báo ta cứ như USA sắp chết tới nơi vì họ toàn trích dẫn những bài báo nhìn trần nợ công đang được hai đảng Voi, Lừa bàn thảo như một tín hiệu Mỹ sắp vỡ nợ và Chủ nghĩa Tư bản hộc máu chết tươi.

Trần nợ công (debt ceiling) là số tiền mà Quốc hội cho phép chính phủ Mỹ vay để hoạt động, từ chi trả bảo hiểm y tế đến trả lương quân đội, chi cho Ukraine là cái móng tay. Mức trần hiện tại cho tổng nợ là 31,4 nghìn tỷ đô la (117% GDP).

Tôi từng nghe ông Jeffrey Sachs nói chuyện. Ông là tác giả cuốn sách “The Price of Civilization – Cái giá của văn minh”, từng là giáo sư kinh tế trẻ nhất ở Harvard, tác giả hai cuốn bán chạy nhất của New York Times là “The End of Poverty” và “Common Wealth”, được tạp chí Times cho vào danh sách 100 người ảnh hưởng đến thế giới năm 2004 và 2005, rồi trợ lý của Tổng thư ký United Nation trong dự án Thiên niên kỷ.

Sachs bảo, nước Mỹ có hai chú Lừa và Voi chuyên đá nhau. Anh Lừa (Dân chủ) có mỗi một từ “Stimulus – kích cầu” và anh Voi (Cộng hòa) có một từ “Cut – cắt”, cắt chi tiêu và giảm thuế. Cứ thế trong Quốc hội tha hồ cãi nhau, bỏ phiếu, chế giễu lẫn nhau suốt hơn 200 năm nay. Không tranh cãi không phải là Mỹ.

Hiện nay đàm phán giữa Voi và Lừa là bàn về trần nợ công (debt ceiling) bao nhiêu thì hai bên cùng vui, hoặc làm thế nào để “bên kia chết mẹ nó đi” cũng OK.

Bầu cử 2024 sắp tới nên họ chơi nhau sát ván để cử tri nhìn thấy nên bỏ phiếu cho Voi hay Lừa.

Khi phố Wall được mở cửa thì có đồng hồ nợ công đưa vào hoạt động năm 1989 với nợ công của chính phủ Mỹ khi đó là 3000 tỷ USD và hiện là (5-2023) hơn 31.000 tỷ.

Voi hay Lừa lên thì cũng phải có tiền mới hoạt động được. Đối lập chỉ tìm cách bóp ví sao cho chính phủ hoạt động không hiệu quả thì cử tri sẽ nghĩ lại.

Đó là kiểu nghĩ của một số nhỏ “còn đảng còn mình”. Nhưng những người vì cái chung của quốc gia thì cố tìm ra con số tối ưu cho nợ công “còn đất nước còn mình” và số này chiếm đa số cả Voi lẫn Lừa.

Các nhà báo viết về kinh tế Mỹ, nợ công, vỡ nợ, dù là bài dịch, trích dẫn, cũng nên tham khảo nhiều nguồn và đọc sâu về nước Mỹ chút. Đừng viết tin kiểu Mỹ vỡ nợ là tư bản chết toi luôn sau một đêm, như là tin chiến thắng.

Năm 2023 kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt – Mỹ thì thương mại song phương từ con số 0 tròn trĩnh vào năm 2003 nay đạt 138 tỷ USD trong năm 2022. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam. Hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, tạo thành nhóm sinh viên nước ngoài lớn thứ năm tại xứ cờ hoa.

Nước Mỹ vỡ nợ, chết rồi, ai mua hàng của Việt Nam đây? Tư bản Mỹ chết khó lắm, chỉ có Liên Xô chết nhanh thôi.

Các cụ nên vào link này để xem tình hình nợ thế giới. Mỹ đầu bảng về số nợ vì nó to vật vã, vay nhiều hơn làm ra GDP, Trung Quốc vay ít hơn làm ra, Nhật Bản vay tới gần 300% GDP để xây dựng CNXH ở Tokyo mà samuraj chưa thấy mổ bụng vì vỡ nợ.

Việt Nam không có trong bảng này. Các cụ tham khảo IMF, World Bank sẽ có số liệu toàn thế giới mà Việt Nam ta vay mới có 57% GDP thôi.

Đừng quá lo và cũng đừng mừng chuyện nợ của thế giới.

Kentucky: Một ông lãnh án hơn 14 năm tù vì tham gia bạo loạn Quốc Hội

Báo Nguoi-viet

May 5, 2023

WASHINGTON, DC (NV) – Một ông ở Kentucky bị kết án kỷ lục hơn 14 năm tù tại phiên tòa hôm Thứ Sáu, 5 Tháng Năm, vì tấn công cảnh sát bằng hơi cay và ghế khi xông vào Quốc Hội cùng với vợ trong ngày bạo loạn cách đây hơn hai năm, theo AP.

Tính tới nay, bản án dành cho ông Peter Schwartz dài nhất trong số hàng trăm người bị kết án liên quan tới vụ bạo loạn 6 Tháng Giêng, 2021. Trước đó, bản án nặng nhất là 10 năm, dành cho cựu cảnh sát viên thành phố New York tấn công một cảnh sát viên bên ngoài Quốc Hội ngày bạo loạn.

Ông Peter Schwartz lãnh hơn 14 năm tù vì tấn công cảnh sát ngày bạo Quốc Hội. (Hình: DOJ)

Phía công tố đề nghị 24 năm và sáu tháng tù cho ông Schwartz, 49 tuổi, một thợ hàn có hồ sơ hình sự khá dài.

Nhưng ông Amit Mehta, chánh án liên bang, tuyên án ông Schwartz 14 năm và hai tháng tù cộng với ba năm quản chế sau khi được thả.

Chánh Án Mehta nói ông Schwartz là “chiến binh chống lại nền dân chủ,” tham gia “vụ bạo loạn chưa từng từng thấy trong lịch sử nước này.”

“Ông không phải tù nhân chính trị,” vị chánh án nói với ông Schwartz. “Ông không phải là người đấu tranh chống bất công hoặc chính quyền độc tài.”

Trước khi bị kết án, ông Schwartz nói vài lời với Chánh Án Mehta, cho hay, “Tôi thành thật hối tiếc vì thiệt hại mà vụ 6 Tháng Giêng gây ra cho quá nhiều người như vậy.”

Ông Mehta cho biết ông không tin lời ông Schwartz, lưu ý rằng ông Schartz thiếu ăn năn.

“Ông tự ý cố làm bị thương nhiều cảnh sát viên hôm đó,” ông Mehta nói.

Ngày 6 Tháng Giêng, 2021, ông Schwartz cầm dùi cui và cùng vợ ông lúc đó, bà Shelly Stallings, và những người bạo loạn khác xô xát với cảnh sát đang bảo vệ khu vực phía Tây tòa nhà Quốc Hội. Ở đó, ông ném ghế xếp vô cảnh sát.

“Bằng cách ném chiếc ghế đó, ông Schwartz trực tiếp góp phần làm ngã hàng rào cảnh sát, giúp đám bạo loạn tràn tới phía trước chiếm toàn bộ khu vực đó,” công tố viên Jocelyn Bon viết trong hồ sơ tòa án.

Ông Schwartz còn cầm bình hơi cay xịt vô cảnh sát đang rút lui. Khi tiến tới đường hầm dẫn vô Quốc Hội, ông cùng hai kẻ bạo loạn khác, ông Markus Maly và ông Jeffrey Brown, xịt chất lỏng màu cam về phía cảnh sát đang xô xát với đám đông.

Trước khi rời đi, ông Schwartz cùng đám đông xô đẩy cảnh sát trong đường hầm.

Năm ngoái, bà Stallings nhận tội liên quan tới vụ bạo loạn, và tháng trước, bà bị kết án hai năm tù.

Ông Schwartz bị xét xử cùng với hai đồng bị cáo Maly và Brown. Tháng Mười Hai năm ngoái, cả ba ông này bị bồi thẩm đoàn kết tội tấn công và nhiều tội đại hình khác.

Thứ Sáu tuần trước, Chánh Án Mehta kết án ông Brown bốn năm và sáu tháng tù. Ông Maly sẽ bị kết án ngày 9 Tháng Sáu.

Ông Schwartz từng bị truy tố và kết tội đe dọa khủng bố cấp độ ba (tội tiểu hình) và tội tàng trữ vũ khí dù đã bị kết tội đại hình, liên quan tới một số vụ hồi Tháng Mười, 2019. (Th.Long)

First Republic Bank phá sản có gây ảnh hưởng dây chuyền?

Báo Nguoi-viet

May 2, 2023

SAN FRANCISCO, California (NV) – First Republic Bank, ngân hàng thứ hai với tài sản hơn $200 tỷ bị phá sản chỉ trong vài tuần, bị sụp đổ nhanh chóng vì mô hình kinh doanh phục vụ cho một nhóm khách hàng giàu có rất dễ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng đột ngột, theo AP.

Trước đó ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank cũng phá sản trong cùng một tuần. Các nhà đầu tư tự hỏi liệu nhà băng nào vào vị trí kế tiếp.

Bên ngoài một chi nhánh của ngân hàng First Republic Bank ở San Francisco. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)

First Republic Bank là trường hợp được nhắc đến hàng đầu, ngoài ra còn có Comerica và KeyCorp, những ngân hàng có nhiều tài khoản với số tiền ký thác trên $250,000, mức nhận được bảo hiểm liên bang.

Dưới đây là một số điều cần biết về sự sụp đổ của First Republic Bank.

Tại sao First Republic Bank phá sản?

Ngân hàng này phát triển nhanh chóng nhờ tiền gửi vào tài khoản của những cá nhân và công ty giàu có. First Republic Bank sử dụng số tiền này để thực hiện các khoản vay lớn khi lãi suất đang ở mức thấp lịch sử với hy vọng thuyết phục khách hàng dùng thêm những sản phẩm khác, chẳng hạn dịch vụ quản trị tài sản.

Rất nhiều tài khoản tiền gửi tại First Republic lớn hơn con số $250,000, trong khi đây là mức cao nhất được nhận bảo hiểm liên bang. Khi ngân hàng Silicon Valley Bank phá sản, khách hàng rút tiền ồ ạt vì sợ khoản tiền trong tài khoản của họ gặp nguy hiểm. Hồi tuần trước, First Republic cho biết khách hàng rút hơn $100 tỷ, đa số diễn ra trong vài ngày giữa Tháng Ba.

Không chỉ vậy, nhiều khoản vay lớn từ First Republic bị giảm giá trị khi Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (FED) tăng lãi suất chóng mặt hồi năm ngoái. Nếu ngân hàng cố gắng bán các khoản vay để huy động vốn, thì họ sẽ thua lỗ. Chính Silicon Valley cũng sụp đổ trong hoàn cảnh tương tự.

First Republic lên kế hoạch bán các tài sản không sinh lời, sa thải 25% lực lượng lao động năm 2022. Tuy nhiên giới chuyên gia đánh giá rằng các biện pháp này là không đủ và quá trễ.

Giữa tuần trước, chính phủ can thiệp vào First Republic, với việc giới chức Bộ Tài Chính yêu cầu các ngân hàng nộp hồ sơ đấu thầu mua lại First Republic.

Ngân hàng nào sẽ vỡ nợ kế tiếp 

Cho đến bây giờ, các nhà phân tích kỳ vọng rằng sẽ không có thêm ngân hàng nào gặp chuyện nữa, khẳng định các vấn đề của Silicon Valley, Signature Bank hay First Republic chỉ là hy hữu.

Một số ngân hàng hạng trung khác cũng gặp cảnh bị khách hàng rút tiền gửi, do đó phải vay từ các chương trình liên bang. Tuy nhiên không có ngân hàng nào bị ảnh hưởng nặng nề như First Republic.

Cổ phiếu của đa số các ngân hàng hạng trung đều giảm hôm Thứ Hai, 1 Tháng Năm. Tuy nhiên mức giảm khá khiêm tốn so với mức thua lỗ hai con số của nhiều ngân hàng ngày 13 Tháng Ba.

Điều gì xảy ra với cổ đông của First Republic Bank?

Ngày 8 Tháng Ba, cổ phiếu First Republic giao dịch với mức giá $115, tuy nhiên sau đó giảm mạnh. Đến hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Tư, giá chỉ còn $3.15. Tức là khoảng $20 tỷ giá trị thị trường bị bốc hơi. Giao dịch cổ phiếu tạm dừng trước khi thị trường Mỹ mở cửa trở lại vào Thứ Hai, 1 Tháng Năm.

JPMorgan Chase, đơn vị đồng ý mua các khoản tiền gửi và đa số tài sản của First Republic, nhấn mạnh rằng họ không thừa nhận bất kỳ khoản nợ doanh nghiệp hoặc ưu đãi cổ phiếu vào của First Republic.

Khi một ngân hàng phá sản, thì những người nắm giữ trái phiếu là người được trả tiền cuối cùng, còn cổ đông thì cũng thuộc diện gần cuối.

Cơ Quan Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (FDIC) không đưa ra bất kỳ ước tính nào về khả năng các chủ nợ được trả tiền. Tuy nhiên quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC có thể tổn thất $13 tỷ vì First Republic phá sản.

Mặc dù các điều kiện có thể thay đổi theo thời gian, nhưng nguy cơ các nhà đầu tư không thu hồi lại được gì vẫn hiện diện ở đó. (MPL)

HÃY XEM CÁCH NGƯỜI MỸ KẾT THÚC NỘI CHIẾN

(Nhân ngày 30-4 copy về đọc để suy ngẫm)

Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.

Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.

Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.

Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

  1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
  2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
  3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.

Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.

Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.

Reconciliation at the 75th Anniversary of Gettysburg Then and Now ...

Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”

Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.

Xem thêm chi tiết – http://cuucshuehn.net/…/Xem-cach-nguoi-My-ket-thuc-cuoc…

Tướng Ulysses Simpson Grant – Tướng Robert Edward Lee

5 người ở Texas bị bắn chết vì than phiền hàng xóm nổ súng ồn ào

Báo Nguoi-viet

April 29, 2023

CLEVELAND, Texas (NV) – Một ông ở Texas vác súng trường sang nhà kế bên xả súng vô gia đình hàng xóm, làm năm người thiệt mạng, gồm đứa bé 8 tuổi, sau khi gia đình này yêu cầu ông ngưng bắn súng bên sân nhà ông vì nhà họ có trẻ em đang ngủ, cảnh sát loan báo hôm Thứ Bảy, 29 Tháng Tư, theo AP.

Trong buổi họp báo tại hiện trường sáng Thứ Bảy, ông Greg Capers, cảnh sát trưởng San Jacinto County, cho hay cảnh sát vẫn đang tìm nghi can Francisco Oropeza, 39 tuổi, sau vụ xả súng trong đêm ở thị trấn Cleveland, cách Houston khoảng 45 dặm về hướng Bắc. Ông Capers cho biết nghi can dùng súng trường AR-15.

Cảnh sát có mặt tại hiện trường, nơi một người đàn ông bắn chết năm người hàng xóm. (Hình: Chụp từ màn hình đài ABC)

“Các nạn nhân đều bị bắn từ cổ trở lên, gần giống như xử tử,” ông Capers nói.

Lúc vụ xả súng xảy ra, trong nhà đó có 10 người và không ai khác bị thương ngoài năm người thiệt mạng, có lẽ đều là người Honduras, theo ông Capers. Trong số năm nạn nhân, cảnh sát thấy hai người nằm đè lên hai đứa trẻ.

“Hai phụ nữ Honduras nằm đè lên để cố bảo vệ hai đứa trẻ này,” ông Capers nói. Cảnh sát thấy tổng cộng ba đứa trẻ dính đầy máu trong nhà nhưng sau khi được đưa đi bệnh viện thì được xác định không bị thương, ông Capers thêm.

Hai người khác được kiểm tra tại hiện trường rồi được thả, ông Capers cho hay.

Vụ xả súng xảy ra sau khi gia đình này bước tới hàng rào yêu cầu nghi can ngưng bắn súng bên sân nhà ông ta, ông Capers cho biết. Nghi can, lúc đó đang say rượu, đáp lại rằng đó là nhà ông, ông muốn làm gì cũng được. Rồi một người trong gia đình đó quay phim được cảnh nghi can ôm súng trường tới cửa trước nhà họ, theo ông Capers.

Trong số năm nạn nhân có ba phụ nữ và một người đàn ông. Cảnh sát không công bố tên. Các nạn nhân từ 8 tới khoảng 40 tuổi, ông Capers cho biết.

Cảnh sát từng tới nhà nghi can trước đây, theo ông Capers. “Cảnh sát từng tới nói chuyện với ông về chuyện bắn súng trong sân nhà,” ông Capers cho hay.

Ông Capers nói vài người trong gia đình hàng xóm vừa từ Houston dọn tới trong tuần này, nhưng không biết họ có dự định ở đó không.

Số vụ xả súng ở Mỹ từ đầu năm tới nay lên mức kỷ lục: Ít nhất 18 vụ, mỗi vụ có bốn người thiệt mạng trở lên. Có hàng loạt lý do cho những vụ xả súng đó: Giết người rồi tự tử và bạo lực gia đình; băng đảng trả thù; xả súng ở trường học và trả thù nơi làm việc. (Th.Long)