SỰ PHẢN BỘI CỦA CÁC LÃNH ĐẠO ĐẢNG CỘNG SẢN LIÊN XÔ?

Tran Thien Cong is with Đoàn Xuân Đài.

Ngay sau khi Lenin qua đời (1924), người thứ hai trong đảng, đồng chí Trotsky, là một kẻ phản bội. Kamenev, Zinoviev, Bukharin và Stalin đã lật đổ Trotsky và trục xuất ông ta khỏi Liên Xô (1927).

Nhưng sau vài năm, hóa ra Kamenev, Zinoviev và Bukharin cũng là kẻ thù và là loài sâu bọ.

Sau đó đồng chí dũng cảm Heinrich Yagoda bắt họ (1936).

Chưa đầy 1 năm sau, Yagoda bị Yezhov bắt giữ vì làm điệp viên cho kẻ thù (1937). Nhưng sau một năm nữa, hóa ra Yezhov không phải là đồng chí, mà là một kẻ phản bội tầm thường và là tay sai của kẻ thù. Và Yezhov bị Beria bắt (1938).

Sau cái chết của Stalin, mọi người đều nhận ra rằng Beria cũng là một kẻ phản bội. Sau đó Zhukov bắt Beria (1953).

Nhưng ngay sau đó Khrushchev biết được Zhukov là kẻ có âm mưu. Và ông đã đày Zhukov đến Ural, tước mọi quyền hành cho đến chết.

Và một thời gian sau, người ta tiết lộ rằng Stalin là kẻ thù, kẻ phá hoạt và kẻ phản bội (1956). Và cùng với ông ta là hầu hết Bộ Chính trị đương thời. Sau đó, Stalin được đưa ra khỏi lăng, Bộ Chính trị và Shepilov, những người cùng hội cùng thuyền với họ, đã bị giải tán bởi các đảng viên trung thực do Khrushchev lãnh đạo (1957).

Nhiều năm trôi qua và các lãnh đạo trẻ hơn phát hiện: hóa ra Khrushchev là một người bốc đồng, bất hảo, phiêu lưu và cũng là kẻ thù của đảng và nhân dân Xô Viết. Sau đó Brezhnev tống Khrushchev về hưu và sống ẩn dật (1964). Sau cái chết của Brezhnev, mới thấy hóa ra ông là kẻ gây hại và là nguyên nhân của sự trì trệ (1964 – 1982).

Sau đó, có hai người nữa mà không ai đủ rảnh để nhớ ra (1982 – 1985) là Chernhenko và Andropov. Nhưng rồi một Gorbachev trẻ trung, năng động lên nắm quyền. Và hóa ra toàn bộ đảng là đảng của những kẻ tàn phá và kẻ thù. Gorbachev bắt tay vào sửa chữa mọi thứ ngay lập tức. Cái mà người ta gọi là Cải tổ, Đổi mới, Perestroyka … đó

Thế rồi, cải không kịp, Liên Xô sụp đổ (1991).

Và Gorbachev thành ra kẻ tội đồ, là kẻ thù và kẻ phản bội lại tất cả những kẻ phản bội trước đó … Rồi Elsin lãnh đạo nước Nga khi về hưu cũng bị quy là kẻ phản bội này nọ.

Tóm lại duy nhất chỉ có Putin hiện nay là “vị lãnh tụ vĩ đại của dân Nga”.

* Tác giả của câu chuyện này là Stanislav Sadalsky.

Bốn bất ngờ có thể đảo lộn kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024

NguồnBBC 

Ngày đăng: 2023-11-12

Khủng hoảng con tin Iran đã giúp Tổng thống Ronald Reagan khi đó là cựu Thống đốc bang California đánh bại đối thủ là đương kim Tổng thống Jimmy Carter vào năm 1980

Một năm nữa, và tất cả dấu hiệu cho thấy cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ ‘bộ phim chiếu lại’ của năm 2020 nhưng với vai trò đảo ngược – Donald Trump đảm nhận vai tổng thống của Joe Biden.

Một bầu không khí không mấy hào hứng bao trùm khi các cử tri chỉ có một lựa chọn tương tự, và mọi chuyện dường như được thiết lập theo một mô thức quen thuộc. Thậm chí khi các cuộc thăm dò cho thấy một cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang ‘ngang tài ngang sức’.

Nhưng lịch sử sẽ cho thấy, mọi chuyện diễn ra trong một năm tới sẽ có thể đảo ngược kết quả cuộc tranh đua này.

Vào năm 1979, một cuộc khủng hoảng con tin đã khiến Tổng thống Jimmy Carter vuột mất cơ hội được tái đắc cử. Và trong năm 2020, đại dịch Covid đã định hình lại đất nước Hoa Kỳ.

Sau đây là bốn bất ngờ có thể đảo ngược tiến trình bầu cử tổng thống Mỹ 2024.

1-  Chuyện gì xảy ra nếu một ứng viên độc lập giành được ưu thế vượt trội?

Robert F Kennedy Jr, người gần đây đã tuyên bố không theo đuổi vai trò là ứng viên của Đảng Dân chủ, thay vào đó trở thành ứng viên tổng thống độc lập 

  • Tường trình bởi Katty Kay:

Nếu một người không phải là ứng viên từ Đảng Cộng hòa hay Dân chủ, cơ hội trở thành tổng thống Mỹ là quá mong manh. Thế nhưng các ứng viên của một đảng thứ ba trong quá khứ đã đảo ngược được kết quả bầu cử – và chuyện này có thể lặp lại trong năm 2024.

Vào năm 1992, một doanh nhân giàu có Ross Perot đã giành được 19% số phiếu bầu, và được xem đã khiến phe Cộng hòa đánh mất một chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Năm 2000, ứng viên Đảng Xanh (Green Party) Ralph Nader giành được 97.488 phiếu ở Florida, giúp Tổng thống George W Bush giành được ưu thế ở những bang không phải chiến trường (swing state). Và một số người còn nhận định ứng viên Đảng Xanh, Jill Stein cũng đã khiến bà Hillary Clinton chịu tác động bất lợi trong cuộc bầu cử năm 2016.

Cuộc bầu cử lần này có thể có khả năng bất ngờ tương tự. Một chính trị gia cấp cao người Mỹ mà tôi phỏng vấn trong tuần qua cho biết tỷ lệ ủng hộ thấp dành cho cả Tổng thống Joe Biden và ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng Hòa, Donald Trump, có thể mở rộng cửa cho thêm các ứng viên khác, cuộc thăm dò của Gallup mới đây cho thấy điều tương tự.

Hai ứng viên độc lập đã bước vào cuộc tranh đua. Nhà hoạt động Cornel West theo đường lối cấp tiến, và Robert F Kennedy Jr, người gần đây đã tuyên bố không theo đuổi vai trò là ứng viên của Đảng Dân chủ.

Trước động thái này, các cuộc thăm dò cho thấy ông Robert F Kennedy Jr có thể giành được sự ủng hộ của khoảng 20% cử tri Đảng Dân chủ. Hiện không có mối liên quan đảng phái nào, ông Kennedy, người cũng ‘được lòng’ các cử tri có tư tưởng theo thuyết âm mưu – cũng có thể lấy số phiếu khỏi tay của Trump.

Cuộc bầu cử lần này có khả năng là cuộc rượt đuổi sát nút, và thậm chí một vài phiếu bầu dành cho ứng viên đảng thứ ba cũng có thể tạo sự khác biệt.

2-  Chuyện gì xảy ra nếu một trong các ứng viên chết trước ngày bầu cử?

Ông Biden bị ngã trong buổi lễ tốt nghiệp tại Học viện Không quân Hoa Kỳ hồi tháng 6/2023. Nhà Trắng nói ông vẫn “ổn”, và chỉ trượt ngã do một bao cát

  • Tường trình bởi Nomia Iqbal:

Đúng vậy, chúng ta đã nghe nhiều về điều này – cả Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump đều đã cao tuổi. Vào ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống năm 2025, ông Biden sẽ 82 tuổi, còn ông Trump là 78 tuổi. Không có dấu hiệu cho thấy họ đang trong tình trạng sức khỏe kém, nhưng cuộc bầu cử sẽ thế nào nếu chuyện gì xảy ra với họ trong cuộc chạy đua nước rút?

Vâng, câu trả lời phụ thuộc vào khi nào.

Nếu họ bị bệnh nghiêm trọng hoặc chết trong khoảng từ nay đến năm mới 2024, thì cả hai phe đều có nhiều ứng viên sẵn sàng cạnh tranh để được chọn đại diện ứng cử. Thế nhưng tình hình trở nên phức tạp khi các bang hoàn tất số phiếu cho cuộc bầu cử sơ bộ.

Nếu tình hình xấu nhất xảy ra vào giữa tháng 10/2024, tên của họ sẽ vẫn nằm trên phiếu bầu quốc gia. Theo Hiến pháp Mỹ, ứng viên vẫn có thể tranh cử khi đã qua đời, thậm chí khi không thể tuyên thệ nhậm chức.

Chuyện này đã xảy ra trước đây: Vào năm 2000, Mel Carnahan chạy đua vào Thượng viện Mỹ khi ông bị thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay trên đường đến một sự kiện vận động tranh cử. Ông ấy được bầu sau khi qua đời và vợ của ông ấy, Jean, đảm nhiệm chức vụ này cho đến khi diễn ra một cuộc bầu cử đặc biệt được tổ chức vào năm 2002.

Nếu một ứng viên thắng cử chết sau ngày bầu cử, thậm chí trước ngày tuyên thệ, thì phó tổng thống sẽ tuyên thệ thay. Họ sau đó thậm chí phải đề cử một phó tổng thống để thay thế mình – người này sẽ cần phải được Quốc hội phê chuẩn.

Vấn đề này trở nên vô cùng phức tạp nên chúng ta hãy cùng hy vọng tất cả các ứng viên đều thật mạnh khỏe!

3-  Nếu một cuộc chiến tranh ở nước ngoài leo thang thì sao?

  • Tường trình bởi Barbara Plett Usher:

Cuộc chạy đua của Tổng thống Biden lần này diễn ra trong bối cảnh bị định hình trước bởi những cuộc khủng hoảng quốc tế – Nga xâm lược Ukraine và cuộc chiến giữa Israel chống lại Hamas. Ngoài ra phải kể đến Trung Quốc đang ngày càng gia tăng áp lực quân sự lên vùng không phận của Đài Loan, điều này cũng tạo một bối cảnh nguy hiểm.

Đội ngũ của ông Biden đang cố gắng đạt được lợi thế từ điều này, khắc họa ông như một vị tổng tư lệnh đáng tin cậy, và ông ấy cũng đạt được những điểm cộng tương đối trong các cuộc thăm dò ý kiến liên quan đến cách xử lý hai cuộc chiến tranh đang ‘nóng’ hiện nay. Thế nhưng cũng có một xu thế lo ngại về chiến dịch của vị tổng thống: ủng hộ sụt giảm từ các thành phần quan trọng của những cử tri trẻ theo phe Dân chủ, những người tức giận trong việc Biden ủng hộ mạnh mẽ Israel và thương vong của Palestine đang gia tăng.

Và nếu như có có bất kỳ cuộc chiến tranh nào vượt khỏi biên giới hiện tại – nếu Nga tấn công một quốc gia thành viên Nato, nếu các nhóm vũ trang liên minh với Iran để cùng Hamas chống lại Israel – điều này sẽ làm đảo lộn những tính toán bầu cử và thay đổi cục diện.

Liệu Mỹ sẽ bị kéo vào cuộc chiến thay vì đứng bên lề như lập trường hiện nay cùng sức mạnh ngăn chặn?

Liệu các cuộc khủng hoảng quốc tế sẽ làm tổn hại đến viễn cảnh dành cho đối thủ có thể của ông Biden là Donald Trump hay không? Hoặc nếu khi ông Trump đạt được sự ủng hộ từ các cử tri vốn đã chán ngán với việc viện trợ của Mỹ và, có thể cả về khả năng Mỹ tham chiến ở nước ngoài?

Nhiều nhân tố đang vượt khỏi tầm kiểm soát của họ, đặc biệt ở Trung Đông. Đây không phải là một vị thế tốt cho bất kỳ ứng viên tổng thống Mỹ nào.

4-  Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Donald Trump phải ngồi tù?

  • Tường trình bởi Gary O’Donoghue:

Cựu tổng thống Mỹ đang đối mặt với 91 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án riêng biệt, có thể tất cả sẽ được đưa ra xét xử vào năm tới.

Mức án có thể tối đa lên đến hàng trăm năm, thế nhưng ít chuyên gia pháp lý nghĩ chuyện này có thể xảy ra, thậm chí khi ông Trump bị kết án là có tội.

Ông Donald Trump đã trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị chụp ảnh nghi phạm của cảnh sát tại bang Georgia vào tháng 8/2023, liên quan đến cáo buộc can thiệp bầu cử, đây là một trong số các vụ kiện pháp lý mà ông ta hiện đang đối mặt

Các luật sư của ông Trump đã ra sức rất nhiều, nhưng không giúp hoãn được phiên xét xử sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Họ biết việc chiến thắng cuộc bầu cử năm 2024 sẽ có thể đồng nghĩa một thời gian hoãn bốn năm, bởi vì hầu hết các ý kiến pháp lý đều loại trừ khả năng truy tố một vị tổng thống đương nhiệm, mà chỉ có một khả năng bị Quốc hội luận tội.

Nếu ông Trump đi tù trước cuộc bầu cử, thì không có gì có thể khẳng định rằng ông ta sẽ không chiến thắng.

Bị kết tội không ngăn chặn khả năng ông ấy chạy đua vào Nhà Trắng – 100 năm trước đây, một ứng viên đã đạt được gần một triệu số phiếu bầu khi ở sau song sắt.

Chuyện này rõ ràng ngăn chặn bất kỳ chiến dịch vận động tranh cử nào thế nhưng các cuộc thăm dò cho thấy những cử tri Đảng Cộng hòa sẽ không từ bỏ.

Nếu được bầu làm tổng thống Mỹ từ trại giam, ông Trump có thể tự ân xá cho mình khỏi các tội danh liên bang, nhưng nếu ông ấy bị giam theo một trong hai vụ án cấp quốc gia, ông ta sẽ không có quyền hạn làm điều tương tự.

Điều này đã tạo nên một khả năng kỳ lạ về một vị tổng thống đương chức đằng sau song sắt nhà tù.

Chúng ta đang trong một tình huống thật sự chưa từng có trước đây, và thậm chí những bộ não pháp lý hàng đầu cũng phải ‘vò đầu bứt tai’ về câu chuyện này.

From: Tu-Phung


 

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị

Tác Giả: Nguyễn Quang Duy

Báo Đàn Chim Việt

28/08/2023

GS Nguyễn Ngọc Huy

Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tiểu bang Victoria Úc, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Từ một đảng cách mạng sang một đảng chống cộng…

Ông Huy gia nhập Đảng Đại Việt vào đầu năm 1945 ở tuổi 21, khi ấy Việt Nam đang chịu 2 gọng kềm là thực dân Pháp và quân phiệt Nhật nên đảng Đại Việt là một đảng cách mạng với mục tiêu giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Theo ông Huy ưu điểm của Đảng Đại Việt là có Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn làm căn bản triết lý. Chủ nghĩa này đặt quyền lợi dân tộc lên trên, nên Đảng Đại Việt rất quan tâm đến các vấn đề chính trị và xã hội. Nhưng nó cũng chính là nhược điểm vì quá đề cao dân tộc mà hướng đến một chế độ “độc tài sáng suốt”, một “chế độ quyền uy”, xây dựng một quốc gia, một dân tộc hùng cường, nên không thể phát huy tự do và dân chủ.

Cụ thể là Trong đảng Đại Việt theo lãnh tụ chế nghĩa là người lãnh đạo nắm hết mọi quyền hành trong tổ chức, như ở miền Nam, xứ ủy là người quyết định mọi việc. Nhưng người miền Nam vốn tính tình cởi mở và với ảnh hưởng của tự do, dân chủ từ thể chế thuộc địa Pháp, nên ngay từ năm 1947 đã có một cuộc “cách mạng nội bộ” về tư tưởng và phương cách sinh hoạt. Xứ bộ miền Nam từ đó hoạt động theo nguyên tắc đặt quyền lợi dân tộc lên trên, nhưng các đảng viên được sinh hoạt trong vòng tự do, dân chủ và có trật tự.

Theo ông Huy sau khi đảng Cộng Sản cướp chính quyền, đảng Đại Việt chuyển từ một đảng cách mạng sang một đảng chống cộng vì 2 lý do chính là (1) đảng Cộng Sản đặt quyền lợi dân tộc đằng sau quyền lợi quốc tế cộng sản và (2) đảng Cộng Sản là một đảng độc tài mục tiêu là tiêu diệt tất cả những đảng phái khác do đó để “sinh tồn” hay tồn tại đảng Đại Việt như hầu hết các đảng phái không cộng sản khác không có con đường khác hơn là chống lại cộng sản. Từ đó đảng Đại Việt chọn con đường cộng tác với Quốc Trưởng Bảo Đại để từng bước giành lại độc lập cho Việt Nam.

Trong thời gian từ 1946 đến 1955 ông Huy được đảng giao trách nhiệm nghiên cứu chính trị, viết tài liệu chính trị và viết các bài báo có liên quan đến chính trị. Ông được xem là một lý thuyết gia và người truyền bá tư tưởng chính trị cho đảng Đại Việt.

Học và dạy về chính trị

Năm 1955, ông Huy được đảng chỉ định đi Pháp vừa để phụ giúp cho ông Nguyễn Tôn Hoàn lãnh đạo Đại Việt, vừa để lánh nạn chính trị, vừa để đi học. Ông học trường Khoa Học Chính trị Paris và trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế Paris. Ông lấy Tiến Sĩ Chính Trị Học vào tháng 3 năm 1963.

Ngay sau cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm ông trở về Sài Gòn vào tháng 11-1963. Ông làm Đổng lý Văn phòng cho Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn cho đến khi ông Hoàn từ chức vào tháng 9/1964.

Từ năm 1965, ông vào làm giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh dạy về chính trị và luật hiến pháp, đồng thời làm giảng viên ở nhiều trường đại học và các trường quân sự như trường Cao Đẳng Quốc Phòng, trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị.

Nói chung, ông là 1 người có ảnh hưởng rất lớn với cả trí thức dân sự cũng như sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Lập đảng Tân Đại Việt…

Trong năm 1964, đảng Đại Việt lâm vào tình trạng phân hóa nặng nề, ông Hoàn và ông Huy bị khép tội “phản đảng” bị khai trừ khỏi đảng. Ông Huy cho rằng lãnh đạo đảng Đại Việt khi ấy rất độc tài họ chống lại bất cứ ai không theo họ.

Nhưng không phải vì thế mà ông Huy bỏ cuộc, ông thuyết phục Xứ bộ Nam Việt tách ra và thành lập đảng Tân Đại Việt theo đường lối dân chủ, thành thật hợp tác và đoàn kết với các đoàn thể quốc gia. Theo ông như thế thì mới giữ được miền Nam Việt Nam khỏi mất vào tay cộng sản.

Ông làm Tổng Bí Thư cho đảng Tân Đại Việt và sau đó ông thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến do ông làm Tổng Thư Ký.

Lập trường của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến là ủng hộ chính phủ đối phó với cộng sản, nhưng không tham dự chính quyền và đòi hỏi chính quyền phải áp dụng đúng quy tắc dân chủ, chấm dứt nạn tham nhũng, cũng như nạn bè phái đưa những người thiếu tài đức nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền.

Cộng tác với chính quyền

Từ năm 1968, ông tham dự Hòa đàm Paris giúp phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa xây dựng một hệ thống lý luận để có thể tranh cãi với cộng sản và ông đi các nước Âu châu để trình bày cho đồng hương tình hình chung và lập trường của Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1973, ông cùng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tham dự hội nghị La Celle Saint Cloud.

Ông cũng là thành viên sáng lập và là đồng Chủ tịch của Liên minh Dân chủ Xã hội, một tổ chức gồm 6 chính đảng đối lập theo xu hướng dân chủ trên chính trường Việt Nam Cộng hòa.

Tị nạn cộng sản…

Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, ra hải ngoại ông vẫn không ngừng hoạt động chính trị như gầy dựng đảng Tân Đại Việt, vào năm 1981 ông thành lập Liên minh Dân chủ Việt Nam do ông làm Chủ tịch Ủy ban chấp hành Trung ương, đến năm 1986 ông sáng lập và làm Ủy viên danh dự của Ủy ban Quốc tế Yểm trợ Việt Nam Tự do năm. Ông hoạt động chính trị cho đến ngày ông qua đời ngày 28 tháng 7 năm 1990. Như vậy là cả cuộc đời ông đã dành cho những hoạt động chính trị Việt Nam.

Lý do thúc đẩy

Về lý do thúc đẩy Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy suốt đời hoạt động chính trị đã được ông Huy trả lời trong cuộc phỏng vấn do Hoàng Khởi Phong và Lê Đình Điểu thực hiện như sau:

“Nếu sanh ra trong một nước Việt Nam độc lập, tự do và thái bình, thì tôi đã theo hoài bảo lúc nhỏ của tôi là làm thi sĩ Đằng Phương chuyên viết thơ hùng tráng; có cần phải thêm một việc làm để mưu sinh thì tôi lấy bằng của Đại Học Văn Khoa và làm giáo sư văn khoa. Vì sanh trong một nước Việt Nam không độc lập, thiếu tự do và chìm đắm trong sự loạn lạc, nên tôi phải dấn thân vào cuộc tranh đấu chính trị và do đó mà phải học về chính trị, dạy về chính trị, và đứng ra lãnh đạo một đoàn thể chính trị. Dầu cho có được làm lại cuộc đời từ đầu mà hoàn cảnh Việt Nam không khác hoàn cảnh tôi đã trải qua, thì tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm.”

Chính trị chân chính

Khó có thể kiếm được một nhà hoạt động chính trị có tài có đức, luôn đặt quyền lợi dân tộc Việt lên trên và suốt cuộc đời đã cống hiến cho các hoạt động chính trị Việt Nam như giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Nhưng điều đáng nói là ông Huy không vì thế mà tự cho là một nhà hoạt động chính trị chân chính, mà ngược lại ông luôn nhìn vào tình hình Việt Nam và luôn thông cảm cho những nhà hoạt động chính trị khác.

Ông trả lời cuộc phỏng vấn của Giáo sư Chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng vào ngày 03/02/1987, nghĩa là trước khi ông Huy mất vài năm. Cuộc phỏng vấn được đăng trên “TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ” thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, viện Đại học Oregon, vào 24 Tháng Sáu, 2022.

“… Người Quốc Gia Việt Nam mà trong sạch đàng hoàng thì lại không được người ngoại quốc tin cậy. Bởi vì họ cho là cái thứ người trong sạch, đàng hoàng thì cứng đầu, cứng cổ và khi quyền lợi Việt Nam xung đột quyền lợi nước họ thì sẽ không nhân nhượng cho họ. Cho nên họ phải tìm những người dễ sai bảo…”

Sự chân chính của người làm chính trị là luôn thông cảm và đồng cảm với những người đang đồng hành trên con đường chính trị có chung một mục đích và một mục tiêu. Đó chính là bài học mà tôi đã học được từ giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.

Nguyễn Quang Duy

13/8/2023, Melbourne Úc Đại Lợi.

Kính mời xem bài phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Huy được đăng trên TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VIỆT MỸ

Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI): bệnh hội chứng Havana khó có nguyên do từ kẻ thù địch ở nước ngoài.

Thời Báo Nữu Ước NYTimes và các báo Hoa Kỳ khác

Những căn bệnh bí ẩn được gọi là hội chứng Havana

Những trường hợp đầu tiên được biết đến đã được báo cáo bởi C.I.A. các sĩ quan ở thủ đô Cuba vào năm 2016. Các trường hợp sau đó đã được báo cáo bởi các sĩ quan tình báo, nhà ngoại giao và các nhân viên chính phủ Hoa Kỳ khác ở Trung Quốc, Áo và hàng chục quốc gia khác.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã xác định rằng một kẻ thù nước ngoài “rất khó có khả năng” chịu trách nhiệm về căn bệnh bí ẩn được gọi là hội chứng Havana mà các điệp viên và nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã báo cáo đã gặp phải tại các nhiệm vụ trên khắp thế giới kể từ năm 2016, các quan chức tuyên bố hôm thứ Tư (1-3-2023).

Bản báo cáo thuộc loại không bảo mật, được Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) công bố hôm thứ Tư, phản ánh quan điểm của bảy cơ quan tham gia cuộc điều tra.

Đại sứ quán Mỹ ở Havana, Cuba, nơi bắt nguồn của “hội chứng Havana” – Ảnh: REUTERS

Đánh giá được xây dựng dựa trên những phát hiện tạm thời từ Cơ quan Tình báo Trung ương vào năm ngoái rằng cả Nga và một thế lực thù địch khác đều không chịu trách nhiệm cho một chiến dịch toàn cầu nhắm vào các sĩ quan tình báo và nhà ngoại giao đã báo cáo một loạt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và mất thăng bằng. Trong nhiều trường hợp này, các bệnh nhân cho biết các triệu chứng bắt đầu sau khi họ nghe thấy một âm thanh lạ và cảm thấy áp lực dữ dội trong đầu.

Hội chứng Havana khó có yếu tố nước ngoài thủ ác

Nhưng các kết luận được đưa ra hôm thứ Tư đã rộng hơn, phát hiện ra rằng không có tình tiết nào mà chính phủ điều tra có thể là do hành động thù địch của nước ngoài. Đánh giá của cộng đồng tình báo cho thấy rằng mặc dù bảy cơ quan khác nhau có kết luận về vấn đề với các mức độ tin cậy được họ lượng giá khác nhau, nhưng hầu hết đều “kết luận rằng ‘rất khó xảy ra’ yếu tố từ một kẻ thù nước ngoài, đối với thủ phạm chịu trách nhiệm gây ra các bệnh được báo cáo”. Đây là một phần của cuộc điều tra, các cơ quan gián điệp Hoa Kỳ đã xem xét thông tin tình báo, cho thấy các đối tượng nghi vấn đã bối rối và nghĩ rằng các triệu chứng được báo cáo là một phần trong âm mưu của Mỹ.

Một số nhà nghiên cứu, bao gồm cả trong một báo cáo năm 2020 của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, đã cho biết thiết bị vi sóng hoặc vũ khí sử dụng năng lượng định hướng xung là nguyên nhân có thể xảy ra nhất.

giải trình về hội chứng “Havana”  https://youtu.be/tHbM20cWE_0

Nhưng hôm thứ Tư, các cơ quan tình báo kết luận rằng không có “bằng chứng đáng tin cậy” nào cho thấy bất kỳ đối thủ nào đã phát triển vũ khí hoặc thiết bị thu thập thông tin tình báo có khả năng gây thương tích như các quan chức Mỹ đã báo cáo. Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia tại Lầu Năm Góc vẫn đang tiếp tục điều tra sự việc.

Một hội đồng chuyên gia do chính quyền Biden triệu tập vào năm ngoái đã phát hiện ra rằng cả căng thẳng hay phản ứng tâm lý đều không thể giải thích cho những chấn thương đã xảy ra (trong hội chứng Havana).

Do Đạo luật Havana, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu trả tiền bồi thường cho sĩ quan tình báo C.I.A., nhân viên của Bộ Ngoại giao và các quan chức khác đã được chẩn đoán là bị thương ở đầu sau các sự cố được báo cáo. Các quan chức cho biết hôm thứ Tư rằng các khoản thanh toán đó sẽ tiếp tục bất chấp những phát hiện của các cơ quan tình báo.

Mark Zaid, luật sư đại diện cho một số bệnh nhân mắc hội chứng Havana, nói rằng, “Đánh giá tình báo mới nhất của Hoa Kỳ thiếu minh bạch và chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi về tính chính xác của những giải trình”.

 Phan Sinh Trần

Vaclav Havel: Vì sao người bất đồng chính kiến bị coi là ‘phản động’ ở các nước XHCN?(BBC)

BBC

21 tháng 12 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,LUBOMIR KOTEK

Vaclav Havel, một nhà viết kịch bất đồng chính kiến và là thành viên hàng đầu của Diễn đàn Công dân đối lập Tiệp Khắc, vẫy tay chào người dân, 29/12/1989 sau khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Tiệp Khắc.

Kỷ niệm ngày mất của cố tổng thống CH Czech Vaclav Havel (18/12/2011), BBC giới thiệu lại một phần tiểu luận của ông ‘Quyền lực của kẻ không quyền lực’, phần về khái niệm ‘bất đồng chính kiến’:

“Trong nhiều thập kỉ, lực lượng cai trị xã hội trong các nước thuộc khối Xô Viết đã dùng nhãn hiệu “đối lập” như là lời buộc tội ghê gớm nhất, đồng nghĩa với từ “kẻ thù”.

Dán cho ai đó cái nhãn “phần tử thuộc phe đối lập” cũng ngang với việc nói rằng anh ta, chị ta đang cố gắng lật đổ chính quyền và tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (tất nhiên được bọn đế quốc trả tiền). Có thời cái nhãn đó đưa người ta thẳng tới giá treo cổ, và tất nhiên, vì thế mà chẳng ai muốn dán lên mình cái nhãn ấy.

Hơn nữa, đấy chỉ là một từ, và việc làm bao giờ cũng quan trọng hơn là nhãn mác. Lí do cuối cùng làm cho nhiều người bác bỏ thuật ngữ đó vì khái niệm “đối lập” hàm chứa một cái gì đó có tính chất tiêu cực.

Những người tự coi mình là đối lập nghĩa là chống đối một quan điểm nào đó. Nói cách khác, họ đặt mình trong mối quan hệ đặc biệt với quyền lực đang cai trị xã hội, và qua đó mà định nghĩa mình, rút ra quan điểm của mình từ quan điểm của chính quyền.

Những người chỉ đơn giản là quyết định sống trong sự thật, nói mà không cần nhìn ngang nhìn ngửa, tỏ lòng đoàn kết với đồng bào của mình, sáng tạo theo ý mình, và chỉ đơn giản là sống hòa hợp với cái Tôi tốt đẹp nhất của mình, dĩ nhiên là sẽ cảm thấy khó chịu khi phải coi quan điểm độc đáo và có tính tích cực của mình là tiêu cực, theo một nghĩa nào đó và coi mình là đang chống lại một cái gì đó chứ không đơn giản là những người như họ vốn là.

Rõ ràng là chỉ có một cách duy nhất để tránh hiểu nhầm là nói rõ – trước khi người ta sử dụng – các thuật ngữ “đối lập” và “thành viên thuộc phe đối lập” đang được sử dụng có nghĩa là gì và trong hoàn cảnh của chúng ta, chúng thực sự có nghĩa là gì.

Nếu thuật ngữ “đối lập” đã được du nhập từ các xã hội dân chủ vào hệ thống hậu toàn trị mà thiếu sự thống nhất về việc từ này có nghĩa là gì trong những hoàn cảnh vốn rất khác nhau, thì ngược lại, thuật ngữ “bất đồng chính kiến” lại được các nhà báo phương Tây chọn và bây giờ được nhiều người coi là nhãn mác cho một hiện tượng đặc trưng cho hệ thống hậu toàn trị và không bao giờ xảy ra nhất ít nhất là không ở trong hình thức như thế – trong các xã hội dân chủ.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LUBOMIR KOTEK

Hàng trăm sinh viên Tiệp Khắc quỳ gối khi đối mặt với cảnh sát chống bạo động,19/11/1989 tại trung tâm thành phố Praha trong cuộc biểu tình đòi dân chủ hơn và yêu cầu chấm dứt chế độ Cộng sản và bầu cử đa đảng tự do. Cảnh sát chống bạo động sau đó đã đánh đập và bắt giữ nhiều người trong số họ. Một phong trào phản đối bất đồng chính kiến mạnh mẽ đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào ngày 10/12 và sự hình thành của một chính phủ phi cộng sản ở Tiệp Khắc, 10 ngày sau khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ở Malta, nơi Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và người đồng cấp Hoa Kỳ George Bush thiết lập một kỷ nguyên mới, kết thúc Chiến tranh lạnh.

Những “người bất đồng chính kiến” này là ai?

Dường như thuật ngữ này được áp dụng chủ yếu cho công dân các nước thuộc khối Xô Viết, những người đã quyết định sống trong sự thật và thêm vào đó, đáp ứng được những tiêu chí sau đây:

  1. Họ thể hiện quan điểm bất phục tùng và ý kiến phê phán một cách công khai và có hệ thống, trong những giới hạn rất nghiêm ngặt dành cho họ và vì vậy mà họ được phương Tây biết tới.
  2. Mặc dù không được xuất bản ở trong nước và mặc dù bị chính quyền ngược đãi bằng đủ mọi cách, nhờ thái độ của mình, họ vẫn giành được sự kính trọng nhất định, cả từ phía công chúng lẫn từ phía chính quyền, và do đó mà họ thực sự có – dù mức độ rất hạn chế và thậm chí là lạ lùng nữa – quyền lực gián tiếp trong môi trường của mình. Quyền lực đó đã bảo vệ họ khỏi những hình thức ngược đãi tồi tệ nhất, hoặc ít nhất cũng đảm bảo rằng nếu họ bị ngược đãi thì chính quyền sẽ gặp một số rắc rối chính trị nhất định.
  3. Phạm vi phê phán và những cam kết của họ đã vượt ra ngoài khung cảnh chật hẹp của môi trường xung quanh họ hay vượt ra ngoài những lợi ích đặc thù, nó bao trùm lên những chủ đề thảo luận có tính bao quát hơn; và do đó, về thực chất là có tính chính trị mặc dù mỗi người lại tự coi mình như một lực lượng chính trị nhất ở những mức độ rất khác nhau.
  4. Họ là những người nghiêng về việc tìm kiếm tri thức, có nghĩa là, họ là những người “cầm bút”, những người mà ngôn từ được viết ra là phương tiện trực tiếp – và thường là phương tiện duy nhất họ có thể điều khiển được, và nhờ thế mà họ được sự chú ý, đặc biệt là từ nước ngoài. Những cách sống trong sự thật khác thì hoặc là không được các nhà quan sát nước ngoài chú ý tới vì nằm trong môi trường địa phương khó nắm bắt – đấy là nói nếu chúng vượt qua được khuôn khổ địa phương – hoặc chỉ là thành tố bổ sung cho những điều mà họ đã viết ra mà thôi.
  5. Dù nghề nghiệp của họ có là gì thì những người này cũng đã được nói tới ở phương Tây, chủ yếu là vì những hoạt động của họ trong vai trò những công dân tận tụy hay khía cạnh chính trị, khía cạnh phê phán trong các tác phẩm của họ chứ không phải là vì những công trình họ làm trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi biết rằng có một lằn ranh vô hình mà nếu bạn vượt qua – mà thậm chí dù không muốn hay không nhận ra – thì họ sẽ không còn coi bạn như là người cầm bút vô tình trở thành một người công dân có quan tâm tới thời cuộc mà sẽ bắt đầu nói về bạn như là một “người bất đồng chính kiến” tình cờ cũng thích viết kịch (có thể là trong lúc trà dư tửu hậu?). Không nghi ngờ gì rằng có những người đạt được tất cả những tiêu chí này. Điều cần thảo luận là liệu chúng ta có nên dùng một thuật ngữ riêng cho một nhóm được định nghĩa một cách tình cờ như vậy không, và đặc biệt là có nên gọi họ là những “người bất đồng chính kiến” hay không. Nhưng, rõ ràng là, ta chẳng thể làm gì khác được.

Đôi khi để dễ nói chuyện, thậm chí tự bản thân chúng ta cũng dùng cái nhãn này, mặc dù không ưa, khá hài hước và hầu như lúc nào cũng để trong ngoặc kép nữa. Có lẽ đã đến lúc liệt kê một vài lí do vì sao chính những “người bất đồng chính kiến” lại không thích bị gọi như vậy.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGEVIN JACQUES

Nhà lãnh đạo cách mạng Vaclav Havel phát biểu trước đám đông tụ tập trên một con phố chính, trong cuộc biểu tình chống chính phủ dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Cộng sản.

‘Họ không phản bội ai cả, chỉ muốn bình đẳng’

Trước hết, cách gọi này có vấn đề về mặt từ nguyên.

“Người bất đồng chính kiến”, như báo chí chúng ta vẫn nói, cũng tương tự “kẻ phản bội” hay “tái phạm” vậy. Nhưng những người bất đồng chính kiến không coi họ là phản bội, vì một lẽ đơn giản là họ chẳng phủ định hay bác bỏ bất cứ điều gì.

Ngược lại, họ đã và đang cố gắng khẳng định bản sắc nhân văn của chính họ, và nếu họ có bác bỏ cái gì đó, thì đó chỉ là những thứ sai lầm và vong thân trong cuộc đời họ, tức là bác bỏ khía cạnh của “sống trong dối trá” mà thôi.

Nhưng đấy không phải là điều quan trọng nhất. Thuật ngữ “người bất đồng chính kiến” thường ám chỉ một nghề đặc biệt, như thể, cùng với những nghề bình thường hơn, có một nghề đặc biệt nữa là cằn nhằn về tình trạng của đời sống.

Trên thực tế, một “người bất đồng chính kiến” chỉ đơn giản là một nhà vật lí học, nhà xã hội học, một người công nhân hay một nhà thơ, là những cá nhân đang làm những việc mà họ cảm thấy là cần phải làm, và vì thế, họ thấy mình xung đột công khai với chế độ. Về phần họ, cuộc xung đột này không xuất phát từ bất cứ mục đích hữu thức nào, mà xuất phát từ logic nội tại của tư tưởng, hành vi hay tác phẩm của họ (thường là xung đột với ngoại cảnh, nằm ngoài tầm kiểm soát của họ).

NGUỒN HÌNH ẢNH,LUBOMIR KOTEK

Nhà cựu bất đồng chính kiến và nhà viết kịch Vaclav Havel, tân Tổng thống Tiệp Khắc, phát biểu 23/2/1990 từ ban công của Cung điện Kinsky tại Quảng trường Thành phố Cổ với khoảng 100.000 người trong cuộc mít tinh kỷ niệm 42 năm cuộc đảo chính năm 1948 của cộng sản. Đảng Cộng sản đầu hàng vào cuối tháng 11/1989 (trong “Cách mạng nhung” không đổ máu) và thành lập một chính phủ liên minh với Diễn đàn Công dân, và Havel được bầu làm chủ tịch, 29/12/1989. Vào tháng 6/1990, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ 1946 được tổ chức tại Tiệp Khắc, kết quả trong chính phủ hoàn toàn phi cộng sản đầu tiên của đất nước trong hơn bốn mươi năm.

Nói cách khác, họ không cố tình trở thành một người bất mãn chuyên nghiệp, như người ta quyết định trở thành chị thợ may hay anh thợ rèn.

Trên thực tế, dĩ nhiên là họ thường không biết mình là những “người bất đồng chính kiến” cho đến khi họ thực sự trở thành một người như thế. “Người bất đồng chính kiến” xuất phát từ những động cơ khác hẳn với thói háo danh và chức tước. Nói ngắn, họ không quyết định trở thành “người bất đồng chính kiến”, và thậm chí nếu họ có dành hai bốn giờ một ngày cho nó, nó vẫn không phải là một nghề, mà trước hết đấy là một thái độ sống.

Hơn nữa, thái độ đó hoàn toàn không phải là tài sản độc quyền của những người xứng đáng với danh hiệu “người bất đồng chính kiến”, chỉ vì vô tình mà họ đáp ứng được những điều kiện bên ngoài, đã nói đến bên trên.

Có hàng ngàn người không tên tuổi khác đang cố gắng sống trong sự thật, và hàng triệu người muốn mà chưa thể, đơn giản vì có lẽ làm như thế trong điều kiện của họ cần lòng can đảm lớn hơn mười lần lòng can đảm của những người đã đi bước đầu tiên. Nếu vài chục người trong số đó được chọn ra một cách ngẫu nhiên và được xếp vào loại đặc biệt thì nó sẽ làm méo mó hoàn toàn bức tranh chung. Nó làm méo mó theo hai cách.

Hoặc là nó ngụ ý rằng những “người bất đồng chính kiến” là những người lỗi lạc, như “những loài cần được bảo vệ”, tức là người được phép làm những việc mà người khác không được làm, là những người mà chính phủ thậm chí còn nuôi dưỡng để làm bằng chứng về lòng khoan dung của nó; hoặc là nó đánh lừa người ta rằng đấy chỉ là một nhúm những kẻ bất mãn chẳng làm được trò trống gì, tất cả những người khác đều cảm thấy hài lòng, bởi vì nếu không thì họ đã là những “người bất đồng chính kiến” rồi.

NGUỒN HÌNH ẢNH,LANGEVIN JACQUES

Mọi người cầm biểu ngữ và cờ trong cuộc biểu tình chống chính phủ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Cộng sản.

Nhưng đấy không phải là tất cả.

Cách phân loại này vô tình đã tô đậm ấn tượng rằng quan tâm chủ yếu của những “người bất đồng chính kiến” là quyền lợi phe nhóm mà họ cùng chia sẻ, như thể toàn bộ cuộc tranh luận của họ với nhà nước chỉ là xung đột trừu tượng giữa hai nhóm đối đầu nhau, chẳng liên quan gì đến xã hội.

Nhưng ấn tượng này mâu thuẫn sâu sắc với ý nghĩa thực sự của thái độ “bất đồng chính kiến”, tức là lo lắng cho quyền lợi của người khác, lo lắng trước những hiện tượng đang làm cho xã hội nhức nhối, nói cách khác, lo lắng cho quyền lợi của những người chưa dám lên tiếng.

Nếu những “người bất đồng chính kiến” có một thứ uy quyền nào đó, và nếu họ còn chưa bị tiêu diệt như những con côn trùng ngoại lai có mặt không đúng chỗ, thì đấy không phải vì nhà nước muốn giữ lại một nhóm đặc biệt này và tôn trọng tư tưởng đặc biệt của họ, mà vì chính phủ hiểu rất rõ rằng sức mạnh chính trị tiềm tàng của “sống trong sự thật” bắt rễ từ không gian bị che giấu, nó cũng nhận thức rõ thế giới, nơi bất đồng chính kiến lớn lên và thế giới mà nó hướng tới: Đấy là thế giới của đời sống thường nhật, thế giới của mâu thuẫn hàng ngày giữa những mục tiêu của cuộc đời với mục tiêu của hệ thống.

NGUỒN HÌNH ẢNH,DEREK HUDSON

Khoảng 250.000 người biểu tình tại Quảng trường Wenceslas để kêu gọi tự do hơn và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc từ chức, Miloš Jakeš, Prague, hôm 22/11/1989

Các tổ chức chính trị và cảnh sát không phí nhiều thì giờ với những “người bất đồng chính kiến” – có thể tạo ra ấn tượng là chính quyền sợ họ như thể sợ một nhóm quyền lực khác vậy – chỉ vì họ thực sự là một nhóm quyền lực khác; mà bởi vì họ là những người bình thường, với những lo lắng của người bình thường, họ chỉ khác với những người kia ở chỗ họ nói lớn điều mà những người khác không thể nói hoặc vì sợ mà không dám nói.

Tôi đã từng nhắc đến ảnh hưởng chính trị của nhà văn Nga bị đày ải Aeksandr Solzhenitsyn: nó không nằm trong sức mạnh chính trị riêng biệt mà ông có với tư cách là một cá nhân, mà ở trải nghiệm của hàng triệu nạn nhân trại cải tạo Gulag, ông chỉ làm mỗi một việc là khuếch đại và nói lại cho hàng triệu người có lương tri biết mà thôi. Tách ra một nhóm những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng hoặc lỗi lạc, trên thực tế, cũng có nghĩa là phủ nhận khía cạnh đạo đức cốt lõi nhất trong hoạt động của họ.

Như ta đã thấy, phong trào “bất đồng chính kiến” phát sinh từ nguyên tắc bình đẳng, dựa trên quan niệm rằng quyền con người và quyền tự do là không chia tách được. Cuối cùng, chẳng phải là những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng trong KOR ở Ba Lan đã đứng lên bảo vệ những người lao động không tên tuổi hay sao?

Và chẳng phải chính vì lí do này mà họ trở thành những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng hay sao? Và chẳng phải là những “người bất đồng chính kiến” nổi tiếng tập hợp lại trong Hiến chương 77, sau khi họ đã tập hợp cùng nhau nhằm bảo vệ những nhạc sĩ vô danh và liên kết với họ, và chính vì lẽ đó mà trở thành những “người bất đồng chính kiến nổi tiếng” hay sao? Đúng là một nghịch lí tàn nhẫn: Càng nhiều người đứng lên bảo vệ những người khác, thì họ lại càng dễ bị gọi bằng một từ làm họ xa cách với “các công dân khác”. Tôi hi vọng rằng cách giải thích này sẽ làm rõ ý nghĩa của các dấu ngoặc kép mà tôi đặt cạnh từ “người bất đồng chính kiến” trong suốt tiểu luận này…

“Quyền lực của kẻ không quyền lực” là tiểu luận trên 130 trang được Vaclav Havel viết khi ông là trí thức đối lập ở Tiệp Khắc tháng 10/1978. Vaclav Havel (1933-2011) được bầu làm tổng thống cuối cùng của Tiệp Khắc và tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Czech. Bản tiếng Việt trích đoạn ở trên có nguồn từ bản tiếng Việt xuất bản năm 2014 (xem thêm trên trang của nhóm Văn Lang, CH Czech: QuyenLuc.pdf (vanlang.eu)). Tựa đề của bài này do BBC đặt.

Chú thích: *Ủy ban Bảo vệ Công nhân, KOR – một tổ chức của Ba Lan tồn tại trước khi có sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết năm 1980, sau được đổi tên thành KSS-KOR (Ủy ban Tự vệ Xã hội-KOR) để nhấn mạnh đến cam kết bảo vệ các quyền dân sự và ủng hộ các sáng kiến xã hội chống lại các thể chế của nhà nước toàn trị. Tiểu luận của Vaclav Havel đã đem lại hy vọng cho phong trào tại Ba Lan như lời kể của một lãnh tụ nghiệp đoàn cơ sở ở nhà máy Ursus, gần Warsaw, ông Zbigniew Bujak, khi họ bị công an Ba Lan nhốt nhiều ngày trong xưởng máy vì đình công.

** Khi Hiến chương 77 xuất hiện, chính quyền Tiệp Khắc đã tung ra chiến dịch buộc toàn dân phải tuyên bố rằng Hiến chương 77 là sai. Hàng triệu người buộc phải kí giấy ủng hộ quan điểm đó của Đảng CS.

Cái sợ nay ngả về phía độc tài

Báo Đàn Chim Việt

Tác Giả:  Nguyễn Thị Cỏ May

Dân Trung Quốc xuống đường với những tờ giấy trắng. Ảnh Onet

Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học, xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn  « Zéro Covid »  của Xi chống dịch vũ hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy.

Biện pháp Zéro Covid mà Xi trong Đại hội đảng cộng sản tàu thứ XX vẫn đề cao là độc đáo và hiệu quả tuyệt vời nên Xi tiếp tục duy trì. Những người biểu tình qui thẳng trách nhiệm làm chết người, làm suy thoái đời sống xã hội chính là đảng cộng sản và Xi vừa chiếm thêm một nhiệm kỳ Tổng Bí Thư đảng nữa.

Trước khí thế hùng hậu và căm ghét của người biểu tình, nhà cầm quyền phải chấp nhận nới lỏng biện pháp « Zéro Covid » ở vài nơi và ban hành lại chiến dịch chích ngừa cho người lớn tuổi, sau một loạt bắt bớ, đàn áp.

Tức nước vở bờ

Mọi người ai cũng nói biểu tình. Nhưng Xi không cho nói « biểu tình » mà hảy gọi đó là những « sự cố tập thể » . Tiếng gọi chánh thức những cuộc biểu tình của dân chúng tàu chống chế độ. Cũng như kéo quân, dàn trận đánh chiếm nước độc lập Ukraine mà Poutine gọi đó là cuộc  «hành quân đặc biệt »!  Cùng gốc Sịt (Staline) nên ngôn ngữ của 2 tay độc tài giống nhau tuy Á-Âu, chủng tộc khác nhau, nhưng vì bản chất lại giống nhau!

Ở Tàu, cũng như ở Nga, ở Hà nội hay ở bất kỳ xứ Độc tài nào khác, biểu tình là tuyệt đối bị cấm.

Thế mà ở Tàu, từ năm 2005, theo thống kê được phổ biến năm đó, người ta thấy có 87 000 cuộc biểu tình. Tới năm 2010, con số biểu tình tăng gắp đôi, trung bình 500 vụ mỗi ngày.  Như vậy chế độ Xi hiểu rỏ biểu tình và cũng biết rỏ cách đàn áp biểu tình hơn ai hết.

Tuy có kinh nghiệm nhiều năm về biểu tình nhưng nay Đảng-Nhà nước vẫn thấy hụt hẫng trước phong trào biểu tình hiện nay bắt đầu từ vụ cháy nhà ở Urumqi, Thủ đô của xứ Ouigour, làm chết hằng mươi người ouigours theo tin chánh thức, theo tin của các hội phi chánh phủ (ONG) thì số nạn nhơn phải lên tới nhiểu chục người. Nhiều gia đình bị chết cháy hết cả nhà. Họ đều là người ouigours. Nguyên nhơn rất đơn giản. Lửa cháy, người ở trong nhà, nhơn viên cứu hỏa không vào chữa được vì cửa đều bị khóa cứng theo biện pháp « Zéro Covid », ngõ vào khu nhà ở bị xe cộ bỏ nằm ngổn ngang ngăn cản lưu thông.

Một làn sóng phẫn nộ ập xuống chế độ Xi, đánh tan cái sợ cố hũu, cái tâm lý ngoan ngoãn nghe theo nhà cầm quyền, biến đại bộ phận dân chúng thành những người biểu tình quyết tâm và gan lì .

Nhiều người nhận xét xưa nay, người tàu chánh gốc ít khi tỏ ra thương xót cho người ouigours khi bị áp bức, đánh đập. Họ vẫn có thể dửng dưng trước nạn bị diệt chủng của dân ouigour từ những năm 2017 . Nhưng lần này, tất cả lớp dân tàu chánh gốc trung bình cùng ở những tòa nhà tương tự nhà bị cháy gần đó bỗng cảm thấy như chính mình là nạn nhơn. Họ đồng cảm sâu sắc và cùng phản ứng chống nhà cầm quyền như để bảo vệ chính mình vậy. Từ đó mà cuộc biểu tình nổi dậy cùng khắp nước Tàu.

Giáo sư Yasheng Huang ở MIT giải thích « Xưa nay, biểu tình chẳng mấy khi xảy ra ở Tàu vì thiếu những bộ phân phối hợp như tôn giáo, hội đoàn, mạng kỹ thuật. Thật mỉa mai là cái « Zéro Covid », chính nó đã thay thế cái bộ phận phối hợp đang thiếu vắng đó mà chuyển tải làn sóng biểu tình tràn lan từ tỉnh  thành đi khắp nước Tàu».

Một cơn ác mộng đen cho Xi chớ không phải là «giấc mơ tàu  như xưa nay Xi từng ôm ấp. Biểu tình không phải từng khu vực để có thể dập tắt, sau  đó truy tìm những người xách động thanh toán làm gương. Mà động lực phát động phong trào là sự giận dữ, sự căm phẫn của cả nước, không phân biệt thành phần xã hội, địa phương, chỉ nhằm thẳng vào chế độ, vào Xi. Với một mục tiêu chung là dẹp bỏ ngay cái «Zéro Covid».

Nhiều sinh viên và giới trẻ nghĩ là sau Đại hội đảng cộng sản, Xi sẽ bỏ cái «Zéro Covid », thứ đã làm chết người, tê liệt xã hội, nhưng không. Nó, không ai biết nó sẽ còn tới bao giờ. Tests, cô lập tập thể, khóa cửa nhà, cửa chung cư, … được tăng cường mạnh thêm  Ngay cả những khu sang trọng ở Bắc kinh.

Từ đó sự thất vọng, một sớm một chiều đã biến thành sự điên tiết của toàn xã hội. Thế là người người tự động đồng loạt xuống đường.

Giới trẻ và sinh viên biểu tình không chỉ nhằm đòi hỏi đơn giản tháo gỡ cái « Zéro Covid » mà chủ yếu nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi nguyện vọng chánh đáng của họ là tôn trọng «Tự do», «Dân chủ», «Nhà nước pháp trị », những đòi hỏi mà người ta không được nghe từ cuộc biểu tình của sinh viên ở Thiên An môn.

Họ hô khẩu hiệu «Đả đảo đảng cộng sản». Họ dường như đang say men gan lì nên không còn biết sợ bạo quyền nữa. Và ở một nơi khác, giới trẻ và sinh viên, cùng hô lớn một khẩu hiệu độc đáo, chưa bao giờ có ở Tàu từ năm 1949 «Đả đảo Xi» . Ở cửa sổ trên lầu của một Đại học xá, một biểu ngữ vải trắng với hàng chữ vắn tắc « Xi, một tên khốn nạn». Lần đầu tiên một nhơn vật lãnh đạo đảng tối cao được nêu đích danh và bị đả đảo! Ở Thiên An môn, Đặng Tiểu bình cũng không bị chỉ măt gọi tên như vậy nữa.

Đúng là một sự phạm thượng đáng tội chết!

Liệu Xi, một con người vốn kém hiểu biết, cao ngạo và tàn bạo, sẽ phản ứng như thế nào? Nhượng bộ để giữ ghế ? Hay ra tay dẹp loạn như Mao và Sịt?

Dân chúng biểu tình trên khắp nước Tàu từ hôm 24/11/22 còn do một nguyên nhơn khác nữa. Khi đá banh ở Qatar khai mạc, dân tàu mê đá banh tụ tập trước TV của café ở khu phố theo dõi trận đấu.

Bỗng ở đâu đó, có một trường hợp bị lây nhiểm virus Vũ hán xảy ra, lập tức cả khu vực bị phong tỏa.

Nhà cửa, hàng quán đều phải đóng cửa. Thú mê đá banh bị cụt hứng, hàng quán thua lỗ làm cho mọi người nổi điên lên. Nhà xã hội học huê kỳ Jeffrey Vasserstrom ở Đại học Californie gọi hiện tượng này là « trận bão hoàn hảo »

Ngoài sự mất hứng, dân mê coi đá banh còn lấy làm khó chịu khi nhìn thấy những cầu thủ đá banh, khán giả của các nước, ai nấy đều không mang mặt nạ, còn bắt tay nhau, ôm nhau, vui cười hớn hở mỗi khi kết thúc một màn trên sân cỏ. Trong lúc đó, dân tàu lại bị khủng bố để tránh bị lây nhiễm covid .

Người ta hiểu ngay biện pháp của Xi đang áp dụng triệt để ở đây là hoang tưởng, không thật sự hiệu quả .

Một cuộc «Cách mạng tờ giấy trắng»

Những tờ giấy trắng xuất hiện ở khắp nơi, trên tay người biểu tình hoặc trên tay người hưởng ứng. Nhà cầm quyền bắt đầu hiểu ý nghĩa của tờ giấy trắng là kiểm duyệt sạch trơn. Ở Tàu chỉ có một tiếng nói duy nhứt của đảng và Nhà nước. Cái gì khác hơn đều bị kiểm duyệt. Sạch trơn như tờ giấy trắng!

Nhưng giới trẻ vẫn xoay sở được tin tức thiệt về xứ Tàu và thế giới bằng cách liên hệ với hải ngoại qua hệ thống mạng xã hội rồi truyền cho nhau.

Điều gì sẽ xảy ra ở Tàu trong những ngày tới? Theo bà Cai Xia, Giáo sư trường đảng, tỵ nạn ở Huê kỳ, thì rất khó đoán cho chính xác được.

Tánh tình của Xi, con người kém hiểu biết mà lại cao ngạo và tàn bạo, rất có thể đưa Xi tới cứng đầu trong mọi phản ứng. Xi quan niệm quyền lực thì mọi khoan nhượng đều là biểu hiện của sự yếu kém.

Hơn nữa xung quanh hắn ta chỉ có những kẻ tuân phục, không có ai dám có ý khiến khác hơn hắn.

Vụ Thiên An môn năm 1989 ngày nay vẫn còn ám ảnh nhiều người trong đảng. Nó vẫn bị cấm nhắc tới và xuất hiện trong ngôn ngữ hằng ngày. Vụ Thiên An môn lúc đầu cũng động viên một nhóm sinh viên, trong thời gian ngắn, nó kết thành một phong trào rộng lớn, đòi hỏi hảy thay đổi chế độ độc tài, chuyển qua Dân chủ Tự do. Mặc dầu thất bại và thất bại trong xương máu nên vụ Thiên An môn vẫn còn ám ảnh chế độ độc tài và là hồn ma linh thiêng của giới trẻ và sinh viên.

Nhưng từ sau vụ Thiên An môn, nhà cầm quyền độc tài Bắc kinh đã học được bài học mới. Họ tăng cường ngân sách an ninh, trang bị mạnh và tối tân lực lượng an ninh để khi có biểu tình đòi Dân chủ, họ sẽ ra tay đàn áp hữu hiệu và nhanh chóng mà không cần tới quân đội và chiến xa nữa.

Nhiều người nghĩ là rất có thể Xi sẽ ra tay dẹp mau phong trào biểu tình này sau vài tương nhượng nhỏ như đã làm đối với công nhơn lả trả lương cho họ trong những ngày xí nghiệp đóng cửa theo lệnh phong tỏa, hay làm ngơ cho một số công nhơn khác phá rào nơi phong tỏa, ra đi bộ về quê quán.

Thực tế ai cũng thấy Zéro Covid không mang lại hiệu quả mong muốn mà số người được chích ngừa lại quá ít. Nên con số người được miễn nhiễm quá it. Thuốc chích ngừa lại kém hiệu quả. Nay là lúc covid đang lây lan mạnh. Mọi biện pháp cực đoan, chỉ nhằm mục tiêu chánh trị, thiếu bảo đảm y tế, chắc chắn sẽ làm cho dân tàu chết không dưới 1, 5 triêu người ngay đợt đầu tiên, theo những nhà khoa học ước tính.

Một thảm nạn y tế có khả năng làm rung chuyển mọi chế độ.

Về mặt kinh tế, Xi vẫn tự hào là Tàu sẽ vượt qua Mỹ trong nay mai. Nhưng xưa nay, cây cổ thụ thường không làm sao vươn lên tới trời được. Chánh sách « Zéro Covid » mà Xi từng khoe khoang – một thời Hà Nội bắt chước, nhưng một hôm bỗng khôn ra, vội tháo gỡ – đã làm cho kinh tế tàu nghẹt thở . Từ tăng trưởng 8, 1% năm trước, năm nay xuống còn 3, 2% trong lúc mức tăng trưởng trong vùng là 4, 4% .

Trong lúc đó, dân số Tàu già nua mau mà thế hệ nối tiếp không kịp và không đủ thay thế . Đây là một hiểm họa cho tương lai không xa của Tàu.

Trước thục tế và viễn ảnh không xa đó, liệu Xi vẫn kiên quyết bảo vệ đường lối độc tôn có một không hai hay thay đổi để đất nước khá lên và Xi còn vào nhà dưỡng lão?

Nguyễn thị Cỏ May

Hai cuốn sách, hai góc nhìn và một kết quả

Báo Tiếng Dân

Đỗ Ngà

2-12-2022

Cuốn sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Why nations fail?) của đồng tác giả Daron Acemoglu và James Robinson là một cuốn sách nói về lịch sử, kinh tế chính trị rất hay. Hai tác giả này cho rằng, nguyên nhân thất bại của một quốc gia không do địa lý, không do văn hóa v.v… mà là do thể chế chính trị. Bởi thể chế chính trị quyết định thể chế kinh tế quốc gia đó. Và đây là lý do quốc gia đấy giàu mạnh hay đói nghèo.

Hai vị giáo sư này phân biệt hai loại thể chế kinh tế rất rõ ràng, đó là thể chế kinh tế có tính dung nạp và thể chế kinh tế có tính bòn rút. Độc tài dù là loại độc đảng như Cộng sản hay độc tài cá nhân đều là loại thể chế chính trị ích kỷ, vì lợi ích của một cá nhân hay một nhóm người có cùng quyền lợi.

Kiểu thể chế kinh tế dung nạp khuyến khích mọi thành phần kinh tế, cho họ phát huy mọi tài năng cống hiến và quyền lực được chia sẻ, chứ không tập trung vào một thành phần doanh nghiệp có lợi thế, đặc biệt là lợi thế được quyền lực chính trị bảo kê như lợi ích nhóm của Việt Nam. Để có được thể chế kinh tế dung nạp thì nền tảng về thể chế chính trị phải tương xứng. Luật pháp phải bảo đảm tính công bằng và được thượng tôn.

Tại Việt Nam, Đảng Cộng Sản điên cuồng chống lại việc đa đảng, là một thứ chủ nghĩa ích kỷ. Vì ý đồ bòn rút trên đầu trên cổ dân tộc nên họ nhất quyết không chia sẻ quyền lực chính trị cho bất kỳ tổ chức chính trị nào khác. Tự ra Hiến pháp cho phép chỉ có mình mới đủ tư cách lãnh đạo đất nước.

Cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một loại thể chế kinh tế lai căng, nó muốn được phát triển như các nước tư bản nhưng lại cũng muốn bảo vệ lợi ích nhóm. Nhà nước giữ độc quyền các ngành mang tính thiết yếu tạo ra độc quyền nhà nước, buộc dân phải chấp nhận.

Trong Chính phủ có một “siêu ủy ban”, đó là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ủy ban này quản lý nguồn vốn đến 5 triệu tỷ đồng, tức khoảng 200 tỷ đô la Mỹ. Ủy ban này được lập ra để cho đảng luôn được bảo đảm phần hơn trong miếng bánh kinh tế đất nước, bất chấp nền kinh tế có bị ảnh hưởng tiêu cực thế nào.

Nhân đây tôi cũng nói về một quyển sách mà nếu ai quan tâm đến tâm linh cũng nên đọc. Đó là quyển Power vs Force của tác giả David R. Hawkins. Tựa tiếng Việt khá dài, đó là “Trường năng lượng và những nhân tố quyết định tinh thần, sức khỏe con người”. Quyển sách có hơi hướng tâm linh nhưng tâm linh được lý giải dưới góc độ khoa học. Khó có cuốn sách về tâm linh nào thuyết phục bằng cuốn sách này. Tác giả phân các tầng nhận thức của con người tương ứng với mức năng lượng khác nhau.

Ở khía cạnh phân loại tầng nhận thức theo mức năng lượng thì con người chứa “tham – sân – si” trong nhận thức thì được liệt ở mức năng lượng thấp, mức năng lượng phá hủy. Nói về bản thân con người thì ai cũng dễ dàng nhận thấy điều đó. Khó ai vứt bỏ được “tham – sân – si” nhưng ở mỗi con người, mức độ “đậm đặc” của “tham – sân – si” là hoàn toàn khác nhau do mức tu tập hoặc mức giáo dục đạo đức khác nhau. Càng có giáo dục thì mức “tham – sân – si” càng thấp (giáo dục khác với học vấn, học vấn cao chưa chắc gì có giáo dục), chính vì thế mức năng lượng của họ cũng khác nhau.

****

Nói về xã hội Việt Nam thì tôi có thể dùng một từ là “kinh khủng”. Ở xã hội chúng ta không hề có lòng tin, con người lừa gạt nhau mà sống, trộm cướp khắp nơi. Trên từng mét vuông đều có thể bị cướp giật. Kẻ thấp kém thì cướp giật hay lừa đảo bất kỳ món đồ nào có thể quy đổi ra tiền được dù  giá trị thấp. Tầng trên, những đại gia nhìn vẻ bề ngoài đạo mạo, đáng kính, nhiều tiền và hay lên tiếng dạy đời thiên hạ thì té ra không ít trong đó lại là những tên siêu lừa thất đức.

Ở xã hội Việt Nam, con người sống vô cảm, chỉ biết quan tâm tới mình còn quyền lợi người khác thì mặc kệ v.v… Những gì đang diễn ra như thế, cho thấy tầng năng lượng của quốc gia chúng ta rất thấp. Ở xã hội Việt Nam, mùi “tham – sân – si” nồng nặc, mà “tham – sân – si” càng đậm đặc thì xã hội càng bất an.

Có thể nói rằng tầng năng lượng của Việt Nam là thước đo cho nguyên khí quốc gia. Nguyên khí quốc gia bị phá hủy và bị kìm hãm bởi một con người tự xưng “đi tìm đường cứu nước”. Đảng Cộng sản chính là là thủ phạm làm cho nguyên khí quốc gia bị kìm giữ ở mức thấp, chứ không ai khác. Điều thực tế ai cũng có thể nhận ra, đó là quốc gia càng giàu thì xã hội càng nhân bản chứ không phải “càng giàu càng xấu xa” như tư tưởng đấu tranh giai cấp của Cộng sản được tuyên truyền bao năm qua.

Ở hai cuốn sách, khi đọc, nó cho tôi cái nhìn đất nước Việt Nam ở hai góc độ khác nhau. Cuốn sách đầu cho tôi cái nhìn lý tính, cái nhìn logic. Cuốn thứ nhì giúp tôi nhìn đất nước mình dưới góc độ tâm linh. Dù cho ở góc độ nào thì nó đều dẫn đến một kết quả như nhau. Đó là đất nước nát, nát từ kinh tế chính trị đến nát về xã hội. Rất khó để nước ta bước ra khỏi vùng tối u ám với tình trạng năng lượng cực thấp như thế này.

Có lẽ, mỗi người cần đọc, cần lắng nghe để sửa mình nhằm cải thiện mức năng lượng cho bản thân là khả năng dễ thực hiện hơn. Nếu tích đủ lượng thì chất ắt sẽ tự biến đổi.

Ivan Bạo chúa và Stalin: Putin tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia

Ivan Bạo chúa và Stalin: Putin tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia

Hubertus Volmer trò chuyện với Dina Khapaeva

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

29-5-2022

Matryoshkas (búp bê lồng nhau) với hình ảnh Stalin và Putin trong một cửa hàng ở St.Petersburg. Nguồn: AP

Nhà khoa học văn hóa Nga, Dina Khapaeva cho biết: “Niềm đam mê về phương Tây là cốt lõi của bản sắc Nga. Điều này không có nghĩa tích cực: “Nếu không có sự khước từ phương Tây, bản sắc Nga không tồn tại”.

Khapaeva nói đến chính trị tưởng nhớ của Putin, có mục đích “khôi phục đế chế, quân sự hóa dư luận và tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia lớn”. Bà nói: “Bởi vì Putin và lũ bạn của ông ta không có dự án nào cho tương lai, họ chỉ có thể nhìn lại lịch sử và bắt chước quá khứ”.

***

Nhà khoa học văn hóa đề cập đến một cuốn tiểu thuyết của Nga xuất bản năm 2006 phù hợp “hoàn toàn với chính trị tưởng nhớ của Putin”. Lấy bối cảnh tương lai, cuốn sách mô tả cách Nga khuất phục châu Âu. Trong đó, việc xây dựng đế chế Nga bắt đầu bằng cuộc chiến chống lại Ukraine.

Trong cuốn tiểu thuyết này, nước Nga bị cai trị và khủng bố bởi một lực lượng quân cảnh. Theo quan điểm của Khapaeva, nước Nga ngày nay đang trên đường đi đến một hệ thống như vậy: “Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là nhu cầu về  khủng bố nhà nước”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn với ntv.de. “Thật không may, một bộ phận đáng kể dân chúng tin rằng khủng bố nhà nước, khi nó xảy ra, là vì lợi ích của nước Nga”.

Dina Khapaeva là giáo sư tại Trường Ngôn ngữ Hiện đại, thuộc Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ). Bà vừa hoàn thành một cuốn sách đề cập đến chính trị tưởng nhớ tân trung cổ của Putin và quá trình tái Stalin hóa (Nguồn riêng của NTV)

Ntv.de: Vài năm trước, bà đã viết trong một cuốn sách về “Lịch sử các quốc gia” rằng cốt lõi của lịch sử Nga là “sự mê hoặc thường xuyên đối với phương Tây, cùng với sự thôi thúc vượt qua nó để tránh ảnh hưởng của nó”. Nghe giống như một mối quan hệ yêu-ghét.

Dina Khapaeva: Ý tưởng của phương Tây là trọng tâm của bản sắc Nga. Nếu không có sự khước từ phương Tây, bản sắc Nga không tồn tại. Điều này làm cho họ rất khác biệt so với các nền văn hóa châu Âu khác. Sự say mê về phương Tây là cốt lõi của bản sắc Nga. Đó không chỉ là một mối quan hệ yêu – ghét: Nga không thể tưởng tượng ra được mình nếu không so sánh mình với phương Tây và không từ chối phương Tây. Đó là một nền văn hóa rất đặc biệt về mặt đó.

Ntv.de: Làm thế nào để Nga và phương Tây có thể có một mối quan hệ hòa bình bình đẳng?

Sau cuộc chiến ở Ukraine, tôi không nghĩ điều này có thể xảy ra. Theo tôi, cuộc chiến này là kết quả của một chính sách tưởng nhớ mà Putin đã theo đuổi rất nhất quán trong ít nhất hai mươi năm. Chiến tranh cũng là kết quả của việc không sẵn sàng chịu trách nhiệm về những tội ác của chủ nghĩa Stalin. Rất có thể Nga sẽ bị đánh bại về mặt quân sự trong cuộc chiến này. Nếu sau đó nó không còn tồn tại như một quốc gia, nó có thể giúp xóa bỏ tham vọng đế quốc của mình.

Ntv.de: Nga nên chấm dứt là một quốc gia?

Tôi nghĩ rằng rất có thể vì cuộc chiến này mà Liên bang Nga sẽ ngừng tồn tại và tách ra thành một số quốc gia độc lập. Ở Liên bang Nga có nhiều đơn vị quốc gia có thể trở thành quốc gia độc lập.

Ntv.de: Nhưng ý bà không phải là phương Tây nên tấn công và giải thể Nga?

Tất nhiên là không rồi. Tôi hy vọng rằng chế độ này sẽ sụp đổ sau thất bại ở Ukraine. Tôi cũng hy vọng rằng phương Tây sẽ hỗ trợ quân sự kiên quyết hơn cho Ukraine. Sau chiến tranh, phương Tây sẽ không bị lừa một lần nữa bởi luận điệu của Điện Kremlin rằng Nga cần “công nhận”, “bị xúc phạm” và phải “vương dậy”. Vào năm 2007, khi tôi và gia đình vẫn còn sống ở Nga, người bạn thân yêu của chúng tôi, Hans Ulrich Gumbrecht đã đến thăm chúng tôi …

… trí thức người Mỹ gốc Đức và giảng viên đại học.

Ông ấy đến thăm chúng tôi ở St. Petersburg. Chúng tôi rất quan tâm đến hướng đi của đất nước và ông ấy nói với chúng tôi rằng tạp chí Time vừa đặt tên cho Putin là “Người đàn ông của năm”. Việc đề cử Putin là “Người đàn ông của năm” là hoàn toàn không phù hợp: các cuộc tấn công của chế độ nhằm vào các tổ chức nhân quyền và tự do dân chủ đang diễn ra rầm rộ. Bây giờ khi tôi đọc được rằng các chính trị gia phương Tây đang hành hương đến Moscow để gặp Putin, hoặc rằng Macron dành hàng giờ để nói chuyện với Putin, tôi thấy điều đó thật đáng xấu hổ. Khi các chính trị gia phương Tây giao tiếp với tội phạm chiến tranh này trên cơ sở bình đẳng, họ phá hoại nền dân chủ ở chính quốc gia của họ. Một nhà nước mafia nên được đối đãi như những kẻ lừa đảo mafia.

Ntv.de: Vào ngày 9 tháng 5, trong bài phát biểu tại Moscow, Putin nói rằng Nga là “một quốc gia có tính cách khác biệt”. “Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu đối với quê hương, niềm tin vào các giá trị truyền thống, phong tục của tổ tiên của chúng tôi và tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hóa”. Ông ta muốn nói gì qua điều đó?

Câu trả lời cho câu hỏi này có hai khía cạnh. Đầu tiên, tôi không nghĩ rằng quá trình suy nghĩ của Putin đủ phức tạp để chúng ta phải bận tâm phân tích nó. Tôi nghĩ những gì ông ấy nói chủ yếu là những gì mà đội ngũ nghiên cứu chính sách KGB của ông ấy sản xuất ra. Người ta không được quên: Putin không phải là Napoléon hay Alexander Đại đế. Đây chỉ là một kẻ lừa đảo của KGB, một cách tình cờ hay may mắn, đã vươn lên đứng đầu quốc gia rộng lớn này. Tôi không phủ nhận khả năng nắm và giữ quyền lực của ông ấy, nhưng chúng ta không nên cho rằng ông ấy có những ý tưởng phức tạp. Khi ông ta và băng đảng của mình lên nắm quyền, họ không quan tâm đến hệ tư tưởng. Họ muốn cướp của đất nước.

Tới một thời điểm nào đó, họ tin rằng Nhà thờ Chính thống sẽ cung cấp cho họ một loại tính hợp pháp, nhưng Nhà thờ đã không thể làm như vậy. Vì vậy, phe cực hữu của Nga bắt đầu cung cấp cho Putin và những kẻ lừa đảo khác những ý tưởng đơn giản nhất về nước Nga và lịch sử Nga. Và bởi vì Putin và bạn bè ông ta không có dự án nào cho tương lai, họ chỉ có thể nhìn lại quá khứ và mô phỏng quá khứ: hãy làm giống như tổ tiên của chúng ta, hãy gắn bó với những giá trị bảo thủ! Các sự kiện lịch sử yêu thích của họ bao gồm chủ nghĩa Stalin và Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như thời Trung cổ của Nga, đặc biệt là thời kỳ của Ivan IV “Bạo chúa”, 1565-1572. Đây là hai thời kỳ khủng bố nhà nước ở Nga. Theo phe cực hữu ở Nga, những thời điểm này được coi là nền tảng cho việc xây dựng đế chế Nga. Sự tôn vinh hai trường hợp trị vì khủng bố này được phản ánh rất rõ ràng trong cái mà tôi gọi là nền chính trị tưởng nhớ thời tân trung cổ và nền chính trị của thời kỳ tái Stalin hóa mà Putin đã theo đuổi trong hai mươi năm qua.

Ntv.de: Putin cũng cho biết, Nga sẽ hỗ trợ đặc biệt cho con em của các binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương ở Ukraine. “Cái chết của mỗi quân nhân và sĩ quan của chúng ta là một nỗi đau cho tất cả chúng ta và là một mất mát không thể thay thế đối với gia đình và bạn bè của họ”. Về khả năng thuyế t phục, điều đó không khác gì cách các chính trị gia Mỹ nói về những người lính đã ngã xuống, phải không?

Khi Putin nói về “sự tôn trọng đối với tất cả các dân tộc và nền văn hóa”, ông ấy sử dụng ngôn ngữ phương Tây. Đây là tầng cấp thứ hai cần được xem xét để hiểu những phát biểu của Putin: Công chúng và các chính trị gia phương Tây nghe ông ta nói và nghĩ rằng ông ta có vẻ giống họ. Nhưng họ không nên nghe lời ông ta mà hãy nhìn vào hành động của ông ta: Cuộc chiến khủng khiếp ở Ukraine đã diễn ra hơn ba tháng nay – ông có thiệt nghĩ như vậy khi nói “tôn trọng tất cả mọi người”? Dân thường Ukraine bị khủng bố, các thành phố bị tàn phá, quân đội Nga sử dụng nhà hỏa táng di động cho chính binh lính của mình. Thi thể của binh sĩ Nga bị bỏ lại. Những người đàn ông trẻ tuổi, lớn hơn một đứa con trai một chút, được đưa vào một cuộc chiến vô nghĩa, đôi khi không có thẻ xác nhận. Khi họ chết, họ thậm chí không thể được xác định, vì vậy mẹ của họ sẽ không bao giờ biết số phận của họ. Đó là mức độ giễu cợt mà tôi không thể tưởng tượng có được ở các chính trị gia Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, nhiều binh sĩ chết ở Ukraine còn quá trẻ để có con. Vì vậy, không có gì to tát khi Putin nói rằng ông sẽ hỗ trợ các con của họ.

Điều này làm tôi nghĩ tới những tuyên bố thông thường của Putin về sự độc đáo của nước Nga. Đối với tôi, điều đó giống như sự khởi đầu của chủ nghĩa phát xít ở Đức và Ý. Ý tưởng rằng Nga khác biệt, rằng nó là duy nhất: Điều này rất quan trọng đối với Putin và các hệ tư tưởng của ông, nó giúp họ loại bỏ Nga khỏi các chuẩn mực quốc tế và tuyên bố rằng Nga có phiên bản dân chủ của riêng mình và phương Tây không thể phán xét nếu nhân quyền hay tự do dân chủ bị vi phạm ở Nga. Điện Kremlin tuyên bố có quyền làm theo ý mình vì Nga là một nơi độc nhất.

Ntv.de: Gần đây, bà đã viết một bài báo trên tạp chí “The Atlantic“, trong đó bà đã cho là một cuốn tiểu thuyết không tưởng từ năm 2006 là một hình mẫu cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc Putin: “Đế chế thứ ba” của Mikhail Yuriev. Trong cuốn tiểu thuyết này, một nhà cai trị người Nga tên là “Vladimir II”. lập nền tảng cho một đế chế bao gồm cả châu Âu. Sự mở rộng này bắt đầu với một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Có bằng chứng nào cho thấy Putin biết cuốn sách này không?

Năm 2014, nhật báo Vedomosti của Nga gọi cuốn tiểu thuyết này là “cuốn sách yêu thích của Điện Kremlin” và viết rằng có tin đồn rằng nhiều thành viên trong chính quyền tổng thống, bao gồm cả Putin, đã đọc cuốn sách.

Ntv.de: Mikhail Yuriev là ai vậy?

Yuriev là một trong những nhà tư tưởng của phe cực hữu Nga, người đã cung cấp Putin với những tư tưởng tân phát xít của họ. Trước khi qua đời vào năm 2019, Yuryev thuộc về cái được gọi là – trong ngoặc kép – “giới tinh hoa chính trị”. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã cố gắng gây ảnh hưởng đến Putin. Năm 2004, ông xuất bản một tập sách nhỏ có tựa đề “Pháo đài nước Nga. Một khái niệm cho Tổng thống” – một năm sau khi nhà tài phiệt Mikhail Khodorkovsky bị bắt và bỏ tù vì tội trốn thuế và biển thủ. Khodorkovsky đã tìm cách ủng hộ phe đối lập với Putin, và việc ông bị bắt giam là một phần trong quá trình chuẩn bị cho việc Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Đây là lúc nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Nga, bao gồm cả Yuryev, bắt đầu đưa ra các khái niệm tư tưởng của họ cho Putin.

“Đế chế thứ 3” phát hành 2006. (Ảnh bìa)

Yuryev là một trong những tác giả ẩn danh của bộ sách “Dự án nước Nga”, bộ sách cổ vũ tư tưởng của phong trào tân Âu-Á. Cùng một hệ tư tưởng chứa đựng trong cuốn sách Đế chế thứ ba của ông: Nga nên trở lại thời Trung cổ, Nga nên là một xã hội phụ hệ do một sa hoàng thần thánh lãnh đạo, Nga nên chinh phục phần còn lại của thế giới, phương Tây là kẻ thù không đội trời chung của Nga và phải bị phá hủy. “Dự án nước Nga” đã được gửi đến tất cả các cơ quan cao cấp trong chính phủ Nga vào năm 2005. Vài năm sau, nó được xuất bản thành sách bởi một trong những nhà xuất bản lớn nhất của Nga.

Ntv.de: Nghe có vẻ có ảnh hưởng khá lớn

Để cho bạn biết Yuriev thuộc nhóm quyền lực bên trong như thế nào, vào năm 1996, ông trở thành Phó Chủ tịch Duma. Cùng năm, Putin bắt đầu sự nghiệp của mình ở Moscow, trong chính phủ Yeltsin. Yuryev từng là thành viên ban điều hành của Đảng Á-Âu do “Rasputin của Putin” Alexander Dugin, một trùm phát xít khét tiếng, thành lập. Ông đã làm ăn với những người thân tín nhất của Putin: cùng với Alexander Voloshin, thành viên chính phủ của Putin từ năm 1999 đến 2003, và Roman Abramovich, một trong những nhà tài phiệt của Putin, Yuriev là nhà đầu tư vào công ty Ethane Company của Mỹ. Người bạn thân và cũng là người bảo trợ của Yuriev, Mikhail Leontyev, một nhà tuyên truyền khét tiếng có chương trình trò chuyện Odnako phát sóng vào khung giờ vàng trên Channel One, đã được CEO Igor Sechin của Rosneft bổ nhiệm làm phó chủ tịch công ty. Sechin thân thiết với Putin từ những ngày còn ở St. Petersburg và có lẽ là một trong những người có ảnh hưởng nhất xung quanh ông.

Ntv.de: Bìa cuốn sách của Yuryev cho thấy một thế giới được chia thành năm nước. Sự phân chia thế giới này có phải là kết cục của cuốn tiểu thuyết?

Cuốn tiểu thuyết bắt đầu với việc Nga chinh phục thế giới và khuất phục châu Mỹ và châu Âu. Nhưng đó không phải là chủ đề chính của cuốn sách. Hai phần ba quyển sách nói về trật tự xã hội mới ở Nga. Nó mô tả sự cai trị của oprichniks, một lực lượng quân cảnh do Ivan Bạo chúa thành lập vào thế kỷ 16. Cuốn sách tuyên truyền một chương trình xã hội tân trung cổ: Nga là một đế chế thần quyền và một xã hội giai cấp, trong đó mọi người sống theo tầng lớp xã hội kế thừa của họ. Các oprichniks cai trị đất nước với khủng bố trắng trợn, mà Juriev mô tả chi tiết đẫm máu. Họ có tất cả quyền lực chính trị. Hai giai cấp khác – các giáo sĩ chính thống và giai cấp thứ ba, bao gồm phần còn lại của dân chúng – không có bất kỳ quyền chính trị nào.

Ntv.tv: “Đế chế thứ ba” có phải là một phần chính trị tưởng nhớ mà bà đã đề cập đến không?

Cuốn sách hoàn toàn phù hợp với chính sách tưởng nhớ của Putin, việc Điện Kremlin chỉnh sửa ký ức lịch sử của người Nga, đã được thực hiện trong hơn hai mươi năm qua. Toàn bộ ý nghĩa  chính trị tưởng nhớ của Putin là làm cho người Nga tin rằng nước Nga thời trung cổ là một xã hội tuyệt vời, một sự thay thế tuyệt vời cho nền dân chủ, tốt hơn nhiều so với nền dân chủ. Mục tiêu của chính trị tưởng nhớ này là khôi phục đế chế, quân sự hóa dư luận xã hội và tuyên truyền khủng bố nhà nước như một truyền thống quốc gia vĩ đại.

Ntv.tv: Stalin có vai trò gì đối với hệ tư tưởng này và đối với công chúng Nga?

Có hai xu hướng quan trọng trong chính sách tưởng nhớ của Nga bổ sung cho nhau. Một là sự trở lại thời Trung cổ, được hỗ trợ bởi các bộ phim, phim truyền hình và các tượng đài. Xu hướng thứ hai là tái Stalin hóa: cam kết cởi mở với chủ nghĩa Stalin, đặc biệt là chủ nghĩa quân phiệt. Việc quân sự hóa công chúng thông qua việc sùng bái chiến thắng trong Thế chiến thứ hai là một khía cạnh quan trọng của quá trình tái Stalin hóa. Theo thông tin chính thức của Điện Kremlin, sự khủng bố của chủ nghĩa Stalin đã làm cho nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn và giúp đạt được một đế chế Liên Xô của Nga. Vì vậy, khủng bố là tốt.

Ntv.tv: Người Nga trung bình không biết rằng Stalin phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người sao?

Có chứ. Có nhiều cuộc thăm dò dư luận – bao gồm cả cuộc thăm dò ý kiến ​​mà tôi đã thực hiện với Nikolay Koposov – cho thấy rằng người Nga được thông báo đầy đủ về mức độ của cuộc đàn áp.

Ntv.tv: Và họ vẫn thích ông ấy? Tưởng điều đó đóng một vai trò quan trọng.

Người ta có thể mong đợi điều đó, nhưng nó không xảy ra. Xã hội này chưa bao giờ bận tâm đến những câu hỏi về trách nhiệm lịch sử. Những gì chúng ta đang chứng kiến ​​ngày nay là nhu cầu khủng bố nhà nước, được xây dựng từ thời hậu Xô Viết thông qua chính trị tưởng nhớ. Thật không may, một bộ phận đáng kể dân chúng tin rằng khủng bố nhà nước, khi nó xảy ra, là vì lợi ích của nước Nga.

Ntv.tv: Có hai cách để dịch tiêu đề cuốn sách của Yuryev sang tiếng Đức, “The Third Imperium” hoặc “The Third Reich”. Đó có phải là một bản dịch bất công cho cuốn sách?

Ồ không, đó là một bản dịch tuyệt vời. “Đế chế thứ ba” gợi lên một ý nghĩa lịch sử rất phù hợp, đặc biệt là vì Yuriev – giống như nhiều nhà tư tưởng cực hữu khác của Nga – công khai nói rằng Đức Quốc xã đưa ra những mô hình tuyệt vời cho chính trị Nga. Càng nực cười hơn khi Putin và bộ máy tuyên truyền của ông ta gọi người Ukraine là “Quốc xã” – một dân tộc đã chọn dân chủ thay vì chủ nghĩa toàn trị của Putin.

Ntv.tv: Đó không phải là một kết luận đặc biệt đáng khích lệ cho cuộc phỏng vấn này.

Thời đại chúng ta đang sống và cuộc chiến ở Ukraine không đáng khích lệ. Thật không may, cho dù bạn có ở cách nước Nga bao xa, cho dù bạn có viết bao nhiêu bài chống lại chủ nghĩa Putin, thì khi bạn sinh ra trong nền văn hóa này như tôi, đều có ý thức trách nhiệm khủng khiếp này về cuộc chiến ở Ukraine, về tội ác của chủ nghĩa Putin, mà chúng tôi không thể ngăn cản được.

Một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài ở Ukraine sẽ gây ra những hậu quả to lớn trên toàn cầu

Một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài ở Ukraine sẽ gây ra những hậu quả to lớn trên toàn cầu

Phân tích của Stephen Collinson, CNN

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài nhiều tháng tàn sát con người nhiều hơn và sẽ truyền sóng chấn động từ cuộc tấn công dữ dội của Vladimir Putin tới hàng triệu người trên toàn cầu.

Người ta đang đánh giá lại thời gian, tính chất và chi phí của cuộc chiến vì sự chuyển chiến lược của Nga nhằm tránh sa lầy, cố chiếm Kyiv và lật đổ chính phủ để sang chiều hướng tái tập trung lực lượng quân sự ở các khu vực phía nam và phía đông.

Trong những ngày đầu của cuộc chiến cách đây sáu tuần, có vẻ như một chiến dịch của Nga có thể nhanh chóng tấn công đất nước và chiếm giữ thủ đô. Tuy nhiên, sự kháng cự quyết liệt của Ukraine, được hỗ trợ bởi vũ khí của phương Tây và thương vong nặng nề của Nga đã khiến Moscow phải thay đổi kế hoạch.

Tuy nhiên, việc tái phối trí sau khi để lại những dấu vết tàn bạo khủng khiếp được công bố cho thế giới, không có nghĩa là một cuộc chiến tàn khốc mà Putin không thể để mất sẽ gần kết thúc. Trên thực tế, nó khiến các lực lượng kinh tế, chính trị và quốc tế do xung đột gây ra sẽ kéo dài trong nhiều tháng và chính xác là một thiệt hại về người sâu sắc hơn.

Andrzej Duda – Tổng thống Ba Lan, quốc gia có biên giới với Ukraine – cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm thứ Tư rằng mục tiêu của Putin là rõ ràng.

Ông nói với Dana Bash của CNN thông qua một phiên dịch viên rằng: “Thực tế là các thường dân của Ukraine đang bị giết cho thấy rõ nhất mục tiêu của cuộc xâm lược của Nga là gì. Mục tiêu của cuộc xâm lược đó chỉ đơn giản là để diệt vong quốc gia Ukraine.”

Hậu quả của sứ mệnh tàn nhẫn của Nga sẽ không thể nào kiềm chế được ở châu Âu.

Chẳng hạn, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen hôm thứ Tư đã cảnh báo về “những hậu quả to lớn” của cuộc xâm lược đối với nguồn cung cấp năng lượng và thực phẩm toàn cầu. Điều đó sẽ tạo ra một chuỗi hậu quả chính trị ở Mỹ và các thủ đô phương Tây.

Ngay lập tức ở Mỹ, cuộc chiến với giá xăng và giá hàng tạp hóa – vốn đã tăng lên do lạm phát cao – có thể có những tác động chính trị, bao gồm cả đối với đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra.

Một cuộc chiến kéo dài cũng sẽ gây ra những hậu quả nhân đạo khủng khiếp, với chiến lược tấn công các thành phố của Putin và những hành động tàn bạo rõ ràng mà quân đội của ông đã gây ra.

Trong khi thế giới đang nổi dậy bởi hình ảnh của những thường dân thiệt mạng, một số người rõ ràng là bị hành quyết tại các khu vực do quân đội Nga bỏ lại, thì nỗi kinh hoàng đang diễn ra ở các thành phố phía nam và phía đông bị bao vây có thể còn ở mức độ nguy hiểm hơn, nhưng sẽ khó khăn hơn cho người Ukraine và các nhà báo nước ngoài . Điều này làm tăng khả năng bị trừng phạt đối với một số tội ác chiến tranh tồi tệ nhất đã gây ra trên lục địa châu Âu, ít nhất là kể từ sau chiến tranh Bosnia, và có thể có từ sau Thế chiến thứ hai.

***

Putin sẽ thử nghiệm NATO bằng một cuộc chiến Ukraine kéo dài

Một cuộc chiến kéo dài cũng sẽ là một thử thách cam go về sự thống nhất của NATO, sau quyết tâm mạnh mẽ đáng ngạc nhiên của liên minh phương Tây.

Nó cũng sẽ chứa đựng một cuộc xung đột địa chính trị kéo dài thứ hai giữa Moscow và phương Tây. Putin sẽ tìm kiếm những cơ hội để mở ra những chia rẽ mới giữa các đối tác NATO khi ông tìm cách chiếm một mảnh đất ở phía đông để lấy cớ tuyên bố chiến thắng ở quê nhà.

Steve Hall, cựu Giám đốc phụ trách hoạt động của CIA tại Nga, cho biết trên CNN hôm thứ Tư rằng: “Phần đầu của cuộc chiến đã kết thúc và Putin đã thua phần đầu của cuộc chiến, khiến ông ấy thất vọng”.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ ở trong tình trạng này lâu dài và tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc chiến tranh tiêu hao. Nó sẽ rất khó khăn đối với Ukraine.”

Ông Biden đưa ra cảnh báo hôm thứ Tư rằng hòa bình sẽ khó nắm bắt trong nhiều tháng.

“Cuộc chiến này có thể tiếp diễn trong thời gian dài, nhưng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với Ukraine và người dân Ukraine trong cuộc chiến giành tự do”, ông Biden nói với các công đoàn ngành xây dựng ở Washington.

Lời cảnh báo của ông nhấn mạnh rằng toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống của ông – sinh ra trong một cuộc khủng hoảng, một đại dịch của thế kỷ – giờ đây có khả năng được xác định bởi sự bế tắc lớn thứ hai của phương Tây với Điện Kremlin. Dư âm chính trị từ cuộc đụng độ có thể sẽ vang vọng ngoài cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 và cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Việc 63 thành viên Đảng Cộng hòa, nhiều người trong số đó là những người ủng hộ hàng đầu của Donald Trump, đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết ủng hộ NATO trong tuần này sẽ làm dấy lên lo ngại rằng việc cựu Tổng thống trở lại Nhà Trắng có thể phá vỡ sự đoàn kết của liên minh.

***

Putin vẫn muốn ‘toàn bộ Ukraine’

Cảnh báo rằng cuộc chiến Ukraine hiện có khả năng là một cuộc khủng hoảng bán thường trực đang rình rập phương Tây lần đầu tiên được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra vào hôm thứ Tư. Cựu Thủ tướng Na Uy cho rằng việc ông Putin tái triển khai quân không có nghĩa là ông đã từ bỏ mục tiêu lâu dài là chiếm được Kyiv.

“Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Putin đã thay đổi tham vọng kiểm soát toàn bộ Ukraine và cũng để viết lại trật tự quốc tế, vì vậy chúng tôi cần chuẩn bị cho chặng đường dài”, ông Stoltenberg nói. “Chúng ta phải thực tế và nhận ra rằng điều này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm”.

Người đứng đầu NATO đã phát biểu trước cuộc họp vào thứ Năm tại Brussels, tại đó các bộ trưởng của liên minh sẽ thảo luận về các bước tiếp theo của họ trong việc trang bị vũ khí cho Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã yêu cầu cung cấp xe tăng và vũ khí hạng nặng. Cho đến nay, các quốc gia phương Tây chủ yếu gửi vũ khí chống tăng và phòng không tới Ukraine, những vũ khí có tác dụng giúp đẩy lùi bước tiến của Nga.

Nhưng bây giờ câu hỏi đặt ra là liệu có nên gửi vũ khí mà Ukraine có thể sử dụng để đẩy Nga ra khỏi nước này hay không, một quyết định có thể kéo phương Tây vào cuộc chiến hơn nữa. Biden đã ngăn chặn kế hoạch của Ba Lan gửi máy bay phản lực từ thời Liên Xô cho lực lượng không quân Ukraine.

“Tôi tin rằng những gì NATO đang làm chắc chắn là chưa đủ”, Thiếu tướng về hưu Dana Pittard nói với John King của CNN trên “Inside Politics” hôm thứ Tư.

“Mục tiêu phải là để các lực lượng Ukraine thực sự giành chiến thắng. Để làm được điều đó, họ sẽ không chỉ cần xe tăng ở đây, máy bay không người lái ở đó, tên lửa Javelin. Họ cần những hệ thống, họ cần đào tạo, họ cần hỗ trợ”, Pittard nói.

Sau đó, có những câu hỏi lớn hơn mà các nhà lãnh đạo đồng minh có thể phải đối mặt về sự cần thiết phải ngăn chặn Putin hơn nữa ở Đông Âu, trong bối cảnh lo ngại liên tục rằng cuộc chiến có thể lan sang một cuộc đụng độ trực tiếp giữa phương Tây và Nga.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss vào cuối ngày thứ Tư đã kêu gọi suy nghĩ lại về thế trận an ninh của phương Tây. Ông Truss nói tại Brussels: “Thời đại gắn bó với Nga đã qua. Chúng ta cần một cách tiếp cận mới đối với an ninh ở châu Âu dựa trên khả năng phục hồi, khả năng phòng thủ và răn đe”.

***

Yellen cảnh báo về những chấn động kinh tế toàn cầu

Nền kinh tế thế giới đã phải đối mặt với những thách thức gay gắt trước khi Putin xâm lược Ukraine.

Đại dịch đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đẩy lạm phát cao hơn. Giờ đây, các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với nền kinh tế Nga không chỉ trừng phạt Putin mà còn đang gây ra phản ứng dữ dội ở các quốc gia áp đặt chúng.

Thứ nhất, giá xăng tăng cao cùng với việc Nga đóng cửa phần lớn thị trường dầu toàn cầu. Biden đã công kích “việc tăng giá của Putin” trong một nỗ lực nhằm chống đỡ chính trị với các cử tri vốn đã có tâm trạng chua chát khi nghĩ về bầu cử giữa kỳ.

Vào hôm thứ Tư, Yellen đã nêu ra viễn cảnh về sự gián đoạn toàn cầu kéo dài hơn do một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine. “Hành động của Nga thể hiện sự sỉ nhục không thể chấp nhận được đối với trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ và sẽ gây ra những hậu quả kinh tế to lớn ở Ukraine và hơn thế nữa”, Yellen nói với một ủy ban của Hạ viện. Bà cũng cảnh báo rằng các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với gánh nặng nợ nần chồng chất và các cuộc đấu tranh để thoát khỏi Covid-19 có thể đặc biệt dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, cuối cùng, viễn cảnh chiến tranh kéo dài nhiều tháng nữa – ở một đất nước bị cắt đứt bởi cuộc xâm lược tàn bạo của Putin – sẽ thử thách lòng dũng cảm, sự đoàn kết và sức mạnh trụ vững của chính người dân Ukraine. Sự man rợ được đưa ra ánh sáng trong những ngày gần đây có thể chỉ là bước khởi đầu. Ví dụ như Mariupol, nơi hàng nghìn dân thường vẫn bị mắc kẹt trong một thành phố đã biến thành đống đổ nát sau nhiều tuần bị Nga ném bom.

“Thế giới chưa từng chứng kiến quy mô của một thảm kịch như ở Mariupol kể từ sau các trại tập trung của Đức Quốc xã”, ông thị trưởng Vadym Boychenko của thành phố cho biết trong một tuyên bố. “Những kẻ ruscists (phát xít Nga) đã biến cả thành phố của chúng tôi thành một trại tử thần.”

Một cuộc chiến kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm có thể khiến phần lớn đất nước phải chịu chung số phận vô nhân đạo.

https://www.cnn.com/2022/04/07/politics/ukraine-war-of-attrition/index.html

From: TU-PHUNG

Hà Nội, đồng minh ởm ờ của Washington

Hà Nội, đồng minh ởm ờ của Washington

Bởi  AdminTD

Jackhammer Nguyễn

10-4-2022

Ngày 7/4/2022 tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York, Mỹ; Việt Nam đã bỏ phiếu chống lại việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức này. Các cơ quan truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Đặng Hoàng Giang, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp quốc, rằng Việt Nam chống lại việc tàn sát dân thường, nhưng các thông tin phải được kiểm chứng. Báo chí Việt Nam không nói đến lá phiếu chống của Việt Nam.

Cùng ngày đó, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Marc Knapper, có mặt tại Cần Thơ để bàn về những kế hoạch bảo vệ môi trường tại vùng đồng bằng quan trọng này của Việt Nam. Tại đây ông cam kết sự ủng hộ của Mỹ với Việt Nam.

Một bên là âm thanh cuồng nộ của những hỏa tiễn Nga bắn vào trạm xe lửa Ukraine, giết chết 50 dân thường, trong đó có cả trẻ em, bên kia là những cái bắt tay thân mật giữa các viên chức Việt – Mỹ trong không gian oi ả, nhưng hãy còn yên bình của đồng bằng Cửu Long.

Không có gì diễn tả rõ ràng hơn cuộc hôn nhân thương mại Việt – Mỹ bằng những ngày đầu tháng Tư này. Bên kia bờ đại dương, tổng thống Biden gọi Putin là tên đồ tể (từ mà Hà Nội dùng gọi chế độ Polpot ở Cambodia trước đây), trong khi tại Cần Thơ, người đại diện cao nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam không hề nhắc tới nước Nga, mà thả hồn mình vào những cảm xúc cố tri với vùng sông Hậu.

Như vậy là sau khi Nga xâm lược Ukraine hơn một tháng, Hà Nội đã ba lần bỏ phiếu ngược lại với Washington. Lần đầu vào ngày 2-3-2022, Hà Nội bỏ phiếu trắng cho nghị quyết lên án cuộc xâm lược. Lần thứ hai, ngày 24-3-2022 Hà Nội cũng bỏ phiếu trắng cho nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt hành động xâm lược Ukraine, cũng như kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Lần thứ ba, ngày 7-4-2022, Hà Nội bỏ phiếu chống lại chuyện trục xuất Moscow ra khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Cả ba lần, Việt Nam bỏ phiếu giống hệt Trung Quốc, mà dư luận cho rằng Hà Nội đang đứng về phía Bắc Kinh và Moscow để chống Mỹ. Một số người dự đoán rằng, nếu có những lần bỏ phiếu sắp tới liên quan tới cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, Hà Nội cũng sẽ không dám bỏ phiếu ngược lại với Bắc Kinh.

Thế nhưng, phía Mỹ vẫn không có vẻ phiền trách gì Việt Nam cả. Trước cuộc xâm lăng, Mỹ làm ngơ cho Việt Nam mua vũ khí Nga, làm ngơ luôn những vi phạm nhân quyền bên trong Việt Nam, thế thì cũng không có gì lạ khi bây giờ Mỹ làm ngơ nốt thái độ của Việt Nam về chuyện Nga và nhân quyền.

Việt Nam là một hiểm địa trong cuộc đối đầu Mỹ –Trung hiện nay, với hơn 1000 km biên giới đất liền với Trung Quốc, một bờ biển dài hơn 3000 km ở biển Đông, và quan trọng hơn cả, Việt Nam là quốc gia hiểu rõ Trung Quốc nhất trên thế giới này.

Kể từ khi bắt đầu dính líu đến Việt Nam từ năm 1945, người Mỹ ngày càng hiểu Việt Nam hơn, và bây giờ chính là lúc áp dụng sự hiểu biết đó.

Tôi hoàn toàn đồng ý với sự so sánh của ông Khang Vu, một nhà quan sát người Việt ở Mỹ. Ông Khang Vu cho rằng, Mỹ xem quan hệ với Việt Nam hiện nay giống như Mỹ quan hệ với Trung Quốc sau khi cặp đôi Nixon – Kissinger đi đêm, rồi đi ngày với Bắc Kinh. Trước kia Mỹ liên minh không công khai với Trung Quốc để xé toạc Liên Xô cộng sản, nay Mỹ liên minh không công khai với Việt Nam để đối đầu với Trung Quốc.

Tùy vào mục tiêu toàn cầu của người Mỹ mà họ thay đổi các dự án của mình. Năm 1972, khi thấy cần thực hiện dự án chống Liên Xô với con bài Trung Quốc, người Mỹ bèn kết thúc dự án Việt Nam Cộng hòa. Có vẻ như hiện nay họ bắt đầu dự án mới trong đó Việt Nam là một phần rất quan trọng để chống Trung Quốc. Tương tự như vậy, dự án Afghanistan không còn cần thiết nữa, họ bỏ ngay, không đoái hoài gì đến hàng ngàn phương tiện vũ khí để lại vương vãi khắp nơi, cũng như năm 1973, sau khi rút khỏi miền Nam Việt Nam, họ để lại cả ngàn máy bay.

Rất chắc chắn, Việt Nam cộng sản đang nằm trong một dự án của Mỹ chống Bắc Kinh. Trong các dự án như vậy, Washington cũng đã từng không ngại ngùng sử dụng những chế độ độc tài, cũng như họ liên minh với Hà Nội hiện nay. Rõ ràng nhất là vào thời chiến tranh lạnh, Mỹ liên minh với các chế độ độc tài Nam Triều Tiên, Đài Loan, Bồ Đào Nha để chống cộng sản. Tại Nam Mỹ, Mỹ giúp nhà độc tài Pinochet lật đổ tổng thống dân cử Allende của Chile, để nhằm chặn đứng phong trào cánh tả tại lục địa này. Tất cả các chế độ này, theo tiêu chuẩn bên trong nước Mỹ về tự do ngôn luận, tự do bầu cử, … đều không thỏa mãn.

Hà Nội biết rõ như vậy. Trong cuộc chiến Ukraine hiện nay, Hà Nội chủ trương im lặng càng nhiều càng tốt, cực chẳng đã lắm họ mới bị bắt buộc phải xuất hiện ở diễn đàn Liên Hiệp quốc, khẽ khàng bỏ phiếu trắng và phiếu chống, phát biểu không nhắm tới quốc gia nào cả. Và dường như họ đã thành công, báo chí Mỹ không thấy họ đâu cả, thế là không bình luận gì về họ.

Bên cạnh đó họ nỗ lực “đi đêm”, họ nói với người Mỹ rằng, cả hai bên đâu cần mang danh chiến lược làm gì cho phiền, mà chỉ cần thực chất thôi. Không rõ ông thủ tướng Phạm Minh Chính khi gặp ngài tân đại sứ Knapper có nói điều gì quan trọng không, mà ông Knapper nói tại Cần Thơ rằng, Mỹ khẳng định sự cam kết của họ với vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Điều quan trọng hiện nay của Hà Nội là giữ cho việc đàn áp trong nước không tăng lên, không quá đáng đến mức đánh động các nhà lập pháp của Mỹ. May mắn cho họ là cũng chẳng còn bao nhiêu những nhân vật bất đồng chính kiến, hay các tổ chức đối lập nào gây cho họ lo ngại để mà đàn áp.

Nhưng không phải họ hoàn toàn thành công với kiểu quan hệ “đồng sàng dị mộng” đó với người Mỹ. Là quốc gia lớn hàng thứ nhì ở Đông Nam Á, chính sách ngoại giao ởm ờ, lặn sâu đó của họ là một chính sách thụ động, sẽ làm cho Việt Nam phí phạm vị trí địa chính trị đắc địa của mình. Họ đã để cho anh láng giềng Singapore bé nhỏ qua mặt, trong những động tác ngoại giao của nước này gần đây. Thủ tướng Singapore bất ngờ xuất hiện tại tòa Bạch Ốc, không cần đợi đến thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, hiện vẫn chưa biết sắp xếp ra sao.

Hà Nội cũng không tự tin lắm đối với dư luận trong nước về hồ sơ Nga-Ukraine, vì dân chúng trong nước ngày càng chịu ảnh hưởng mạnh của truyền thông phương Tây, thông qua mạng xã hội, hay thậm chí là báo chí chính thống. Hà Nội đã không dám công bố với dân chúng Việt Nam rằng, họ chống lại việc trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền ở Liên Hiệp quốc.

Mà liệu dự án Việt Nam hiện nay của Mỹ có kéo dài hay không? Thiết nghĩ “đồng sàng dị mộng” chẳng có điều gì tốt đẹp, hơn nữa có một câu nói của người Việt xưa nay là “già néo đứt dây”!

Nói rằng Việt Nam là quan trọng với vị trí địa chiến lược của mình và kinh nghiệm Trung Quốc, điều đó đúng. Nhưng nói rằng Mỹ là một siêu cường, có nhiều khả năng, nhiều con bài trong tay, họ có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Điều này đúng và đúng hơn điều kia.

Và Hà Nội có nghĩ tới khả năng Trung Quốc thay đổi chiến lược khi nhìn thấy đồng minh Nga Putin èo uột quá?

Khi ấy không khó để nghĩ tới chuyện Mỹ – Trung đề huề tại biển Đông.

Xin nhắc lại dự án Việt Nam Cộng hòa với một góc nhìn khác.

Khi Trung Quốc tấn công Hoàng Sa vào năm 1974, tàu chiến Mỹ ở gần đó im lặng, dù Việt Nam Cộng hòa vẫn là đồng minh. Lâu nay Hà Nội hay lấy kinh nghiệm đó để nói rằng không nên dính líu quá nhiều đến Mỹ để có thể bị bỏ rơi. Sự sụp đổ của chính phủ thân phương Tây của Afghanistan gần đây lại thêm một ví dụ nữa về góc nhìn này.

Xin hãy nhìn hai trường hợp đó từ một góc khác, rằng đó là hai đồng minh không hoàn hảo, với sự yếu kém về tổ chức, quân sự lẫn chính trị, hai đồng minh đó trở thành gánh nặng cho nước Mỹ khi họ chuyển đổi dự án.

Hãy so sánh với Đài Loan và Nam Hàn. Hai chế độ độc tài đã chuyển đổi sang dân chủ thành công, và họ trở thành hai đồng minh rất mạnh, san sẻ gánh nặng cho Mỹ. Hãy nhìn sự giúp sức của phương Tây cho Ukraine kể từ cuộc nổi dậy Maidan 2014, và cuộc chiến đấu hiện nay của quân Ukraine chống Nga xâm lăng. Sự hiệu quả của nền dân chủ Ukraine non trẻ rơi đúng vào bàn cờ chiến lược phương Tây.

Vụ rút quân ra khỏi Afghanistan và những chuyến đi “chuyển trục” tới tấp của Mỹ sang châu Á, nói rằng Mỹ không hề muốn cuộc xâm lăng Ukraine diễn ra, nhưng khi nó diễn ra thì họ giúp đỡ cật lực cho Kyiv, vì Ukraine là một nền dân chủ, và sẵn sàng làm đồng minh, không ỡm ờ, không lặn sâu.

Còn đồng minh ỡm ờ Việt Nam sẽ ra sao, khi một mặt bắt tay với Mỹ, trong khi hành động thì đứng về phía Trung Quốc? Hãy nhìn lại lịch sử sau chiến tranh năm 1975, Hà Nội đã chậm hơn Bắc Kinh trong việc bình thường hóa quan hệ với Washington, để rồi phải hứng chịu cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, lẽ ra đã tránh được.

Vladimir Putin và Viktor Orban

Vladimir Putin và Viktor Orban

11/04/2022

Viktor Orban chịu khuất phục Vladimir Putin cũng dễ hiểu; giống như học trò phục thầy.

Khi nào dân Nga, dân Hungary được thi hành các quyền đó, các ông Vladimir Putin và Viktor Orban sẽ hết chỗ.

Nói những điều dối trá trắng trợn là cố ý sỉ nhục người nghe. Đó cũng là một cách thử thách xem người kia đã chịu khuất phục mình hay chưa. Sử Ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ, kể chuyện “chỉ lộc vi mã.” Thời Trần Nhị Thế, Thừa tướng Triệu Cao nói muốn dâng vua con ngựa, nhưng sai đem đến một con hươu. Ông vua lắc đầu, bảo con ngựa làm gì có sừng! Triệu Cao chỉ con hươu hỏi các đại thần; nhiều người công nhận đó chính là một con ngựa. Nhị Thế chịu thua.

Thứ Tư tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi điện thoại chúc mừng Tổng thống Hungary Viktor Orban, mới thắng cử lần nữa. Theo báo The Moscow Times, trong cuộc điện đàm ông Putin đã tố cáo chính phủ Ukraine gây hấn một cách “thô bạo và trâng tráo” bằng cách bịa đặt ra hình ảnh những xác chết ở Bucha sau khi quân Nga rút đi.

Không ai có thể “bịa đặt” được hai hố chôn tập thể với 320 thi hài đã sình thối rải rác trên đường trong một hai ngày sau khi quân Ukraine chiếm lại được Bucha. Phóng viên báo The Economist kể sau khi đi một vòng kiểm chứng trở về quần áo còn thấy mùi.

The Moscow Times không cho biết ông Orban phản ứng thế nào khi nghe ông Putin nói dối trắng trợn. Có lẽ ông Orban không phản đối, như mấy ông quan Tần nghe Triệu Cao “chỉ hươu nói ngựa.”

Viktor Orban chịu khuất phục Vladimir Putin cũng dễ hiểu; giống như học trò phục thầy. Orban làm tổng thống Hungary 10 năm sau khi Putin lên ngôi ở Nga; đã học được ông thầy các mánh khóe củng cố địa vị độc tài. Orban học được đủ các ngón nghề. Nắm lấy các cơ sở truyền thông công và tư để kiểm soát dư luận. Các đại gia chịu làm tay sai được thả cho làm giàu, trúng những mối thầu lớn; rồi mua hết các báo, đài lớn của tư nhân. Từ đó nói cùng một luận điệu như các báo, đài chính phủ. Dối trá, vu cáo, dựng lên những mối đe dọa từ bên ngoài khiến dân sợ hãi cầu mong một lãnh tụ anh minh đứng ra cứu nước. Thay đổi hiến pháp và luật bầu cử để bảo đảm phe đảng của mình chiếm được nhiều ghế nhất trong quốc hội. Trấn áp những người đối lập để ngoài mình ra dân không còn thấy ai để lựa chọn. Dùng tài sản quốc gia để ban phát ân huệ.

Trước ngày bỏ phiếu ông Orban đã gia tăng trợ cấp cho người già về hưu. Ông ra lệnh cấm tăng giá thực phẩm và thuốc men, cắt thuế cho những người lợi tức thấp, chuyện lạm phát đang tăng lên 8.3% và ngân sách khiếm hụt sẽ tính sau. Ông đe dọa dân chúng rằng nếu phe đối lập thắng họ sẽ kết thân với Cộng Đồng Âu châu hơn, sẽ ủng hộ Ukraine mạnh hơn. Nếu muốn Hungary không bị lôi cuốn vào chiến tranh thì hãy bỏ phiếu cho đảng Fidesz!

Những biện pháp mua chuộc lòng dân và các lời đe dọa đó giúp Fidesz thêm phiếu, nhưng Viktor Orban đã tin chắc sẽ thắng vì trong các năm qua đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để thao túng các cuộc bầu cử. Đảng đã Fidesz được 53% số phiếu, nhưng chiếm 135 ghế, hai phần ba số ghế trong quốc hội, phần lớn nhờ những đơn vị ở nông thôn! Phe đối lập chiếm 35% nhưng chỉ được 56 ghế. Các luật lệ về bầu cử được ban hành trong 10 năm qua giúp Fidesz chiếm địa vị này.

Trước ngày bầu cử, nhật báo The New York Times kể chuyện ở trong ngôi làng Kispalad nhỏ bé, nằm phía Đông Bắc, giáp giới Ukraine. Năm 2014, ông xã trưởng thuộc đảng Fidesz đang lo bị thất cử. Ông mời bà Jozsefne Sanko đến nói chuyện. Bà chuyên nghề hái dưa, khi có việc làm, khi không. Ông xã trưởng nói với bà rằng xã có thể sắp xếp để cả gia đình bà có việc làm chắc chắn. Ông chỉ yêu cầu bà ký tên xác nhận 135 người đang sống trong nhà bà, họ sẽ là cử tri, có quyền bỏ phiếu. Những người đó là dân Ukraine, không sao. Con trai bà, Adam Sanko, nói với nhà báo, “Ở đây không có việc làm. Cho nên mẹ tôi đã chịu ký những tờ giấy chứng nhận đó.”

Đến ngày bỏ phiếu, các “cử tri” đã qua bỏ phiếu vì họ có địa chỉ ở Hungary. Họ đi bằng xe hơi, xe đạp hay xe buýt, bỏ phiếu xong lại về nước. Phương pháp dùng “cử tri du khách” này rất thịnh hành ở các vùng quê Hungary.

Trước ngày dân Hungary bỏ phiếu lãnh tụ đối lập Peter Mari-Zay đã được đảng Xanh, đảng Xã hội, đảng Thiên Chúa Giáo Bảo Thủ, tất cả sáu đảng ủng hộ. Nhưng ông Mari-Zay chỉ được lên truyền hình công cộng vận động dân chúng một lần duy nhất, trong 5 phút! Còn đảng cầm quyền thì được đề cao quanh năm suốt tháng. Ông mỉa mai nói cám ơn chính phủ, trong bốn năm trời, đã cho phép ông được nói 5 phút.

Bà Klara Dobrev, một đại biểu của Hungary trong quốc hội Âu châu tố cáo: “Gian lận bầu cử không phải chỉ bắt đầu lúc 7 giờ sáng khi phòng phiếu mở cửa. Nó đã diễn ra từ bao nhiêu năm rồi!” Các báo, đài công cộng do tiền thuế của người dân nuôi dưỡng chứ không phải tiền của đảng Fidesz. Bà Dobrev lên án: “Sử dụng tài nguyên chung của quốc gia để tuyên truyền cho một đảng chính trị là cái gì? Rõ ràng là gian lận bầu cử.”

Những lãnh tụ độc tài kiểu Vladimir Putin và Viktor Orban coi tài sản quốc gia như của riêng mình. Họ ban phát ân huệ cho phe đảng bằng các chức vụ trong các doanh nghiệp nhà nước. Họ ưu đãi cho đàn em khai thác tài nguyên quốc gia, rừng, biển, quặng mỏ. Họ dùng tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước để quảng cáo cho chính mình và đảng mình. Mỗi chế độ độc tài đều là một “chế độ ăn cướp.”

Tại sao những quốc gia đã có các hiến pháp dân chủ có thể đưa các thủ lãnh độc tài lên như vậy? Chúng ta không quên rằng nước Pháp đã thiết lập chế độ dân chủ nhiều lần trong lịch sử, rồi quay trở lại vương chế, có lúc còn suy tôn một hoàng đế mang tên Napoleon, hai lần. Adolf Hitler lần đầu lên cầm quyền cũng vì được dân Đức bầu dưới chế độ Cộng Hòa. Napoleon và Hitler còn mất công sửa đổi bản hiến pháp trước khi cai trị chuyên chế. Nhiều tay lãnh tụ khác không mất thời giờ như vậy. Họ củng cố địa vị độc tài bằng cách thao túng chế độ trong khuôn khổ của bản hiến pháp.

Cần phải phân biệt hai khái niệm Dân Chủ và Tự Do. Thể chế Dân Chủ chỉ là một cái khung nhà, cái vỏ bọc bên ngoài. Nội dung căn bản là Tự Do. Khi nào một chính quyền bắt đầu cấm đoán quyền tự do của người dân, tất cả phải thấy đó là một dấu hiệu báo động. Vladimir Putin và Viktor Orban đã gậm nhấm dần dần các quyền tự do của dân Nga và dân Hungary từ khi lên nắm quyền. Hai quyền quan trọng nhất là tự do báo chí và tự do hội họp.

Bắt bỏ tù một nhà báo, các nhà chính trị đối lập. Triệt hạ một đài truyền hình bằng cách gây khó khăn cho công ty chủ nhân trong các hoạt động kinh doanh khác; để sau cùng thương lượng cho phe đảng mình mua lại. Đàn áp các cuộc biểu tình. Ngăn cản các hội đoàn trong xã hội công dân. Đó đều là những tiếng chuông báo nguy.

Mất tự do thì không còn dân chủ. Vậy trong khuôn khổ ngôi nhà hiến pháp dân chủ, cái gì có thể giúp bảo vệ các quyền tự do? Thể thức phân quyền có thể vẽ ra coi rất đẹp, nhưng chưa đủ. Các lãnh tụ độc tài biết cách thao túng cả ba ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp.

Yếu tố quan trọng nhất trong các bản hiến pháp dân chủ không phải chỉ là phân quyền mà là đặt ra các định chế nhằm giới hạn quyền hành của những chức vụ nắm quyền. Giới hạn bằng luật pháp chưa đủ, còn phải giới hạn bằng dư luận và phản ứng của người dân nữa. Do đó, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp cần tôn trọng nhất. Khi nào dân Nga, dân Hungary được thi hành các quyền đó, các ông Vladimir Putin và Viktor Orban sẽ hết chỗ.

Hiện tượng Ukraine

Hiện tượng Ukraine

Trần Gia Phụng (Danlambao) – Điều dễ nhận thấy là các nước Đông Âu luôn luôn nằm giữa hai thế lực chính trị quan trọng. Trước đây là đế quốc Áo-Hung ở phía tây, và đế quốc Nga về phía đông. Từ thế chiến thứ hai (1939-1945), các nước Đông Âu nằm giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô. Hai nước nầy đều độc tài, nhưng hoàn toàn khác nhau về ý thức hệ chính trị, và cả hai đều lăm le nuốt trọn Đông Âu, Ngày nay, Đông Âu cũng nằm giữa hai khối chống đối nhau: Môt bên là NATO (North Atlantic Treaty Organization) tức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, lúc đầu gồm các nước tự do dân chủ Tây Âu và Hoa Kỳ, sau có thêm một số nước Đông Âu sau khi thoát ra khỏi khối cộng sản (CS), và bên kia là Cộng Hòa Nga là một nước hậu CS. Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn là một sĩ quan công an CS Liên Xô. Liên Xô bị sụp đổ năm 1991, đổi thành Cộng Hoa Nga.

Trong số các nước Đông Âu hiện nay, các nước giáp giới về phía đông với Nga từ bắc xuống nam là Estonia, Latvia, Belarus va Ukraine. Ukraine là nước rộng nhứt và có nhiều dân gốc Nga ở phía đông. Hai nước Estonia và Latvia là thành viên của NATO từ 29-3-2004. Bealarus và Ukraine chưa gia nhập NATO. Nói chung, hai nước nầy đều trung lập, và chịu nhiều ảnh hưởng của Nga.

Bản đồ Đông Âu (Internet)

Vị trí địa lý của các nước Đông Âu gần giống như trướng hợp Việt Nam ở Đông Nam Á. Việt Nam nằm về phía đông của Indochina (Anh ngữ) hay Indochine (Pháp ngữ). Rõ ràng Indochina là chữ ghép lại từ hai địa danh là India (Ấn Độ) và China (Trung Hoa). Hai nước India và China có hai nền văn hóa và văn minh cổ xưa rất khác nhau. Ngày nay, Indochina cũng nằm giữa hai thế lực chính trị đối kháng nhau. Đó là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa theo chủ nghĩa CS, độc đảng độc tài toàn trị một bên, và bên kia là Hoa Kỳ cùng các nước Tây phương, chủ trương tự do dân chủ.

Năm 2014, hai vùng Donetsk và Lugansk ở phía đông của Ukraine gồm đa số là dân Nga, tách ra ly khai khỏi Ukraine và thành lập hai nước cộng hòa biệt lập. Lúc đầu, hai nước cộng hòa mới nầy được một số nước nhỏ công nhận, và cho đến ngày 21-2-2022, tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận nền độc lập của hai nước nầy.

Có thể vì việc nầy, tổng thống Ukraine là Volodymyr Oleksandrovych Zelensky, một chính khách độc lập, liền cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga ngày 24-2-2022. Tổng thống Nga quan ngại rằng đây là dấu hiệu Ukraine nghiêng về NATO, liền xua quân đánh Ukraine cùng ngày đó.

Hành động của Vladimir Putin gần giống như hành động của lãnh tụ Đức Quốc Xã là Aolf Hitler trước thế chiến thứ hai. Ngày 1-9-1939, Hitler xua quân tấn công Ba Lan, vì trước đó một tuần, ngày 25-8-1939, Ba Lan ký hiệp định liên minh quân sự với Anh Quốc. Việc nầy làm cho Hitler lo ngại rằng quân đội và võ khí Anh sẽ đến Ba Lan và đe dọa Đức Quốc. Vì vậy, Hitler ra tay trước, xua quân tấn công Ba Lan ngày 1-9-1939. Ba ngày sau, Anh Quốc cùng Pháp trả đũa Đức Quốc Xã ngày 3-9-1939. Thê là thế chiến thứ hai bùng nổ. Phải chăng nhà dộc tài Vladimir Putin đã học theo bài học của nhà độc tài Adolf Hitler, hay lịch sử đã tái diễn?

Khi Nga, một cường quốc trên thế giới, đưa quân xâm lăng Ukraine, hầu như ai cũng nghĩ rằng Ukraine sẽ nhanh chóng sụp đổ, nhưng không ngờ là Ukraine đã anh dũng chống trả mãnh liệt, chận đứng, hoặc ít ra cũng đã làm chậm lại bước tiến của quân Nga, đúng như câu ca dao lịch sử của người Việt chúng ta thường truyền tụng: “Nực cười châu chấu đá xe / Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.”

Thiên hạ còn mỉa mai rằng tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Oleksandrovych Zelensky, chỉ là một diễn viên hài kịch, hay nói nôm na là một “tên hề” trên sân khấu kịch nghệ. Và thiên hạ còn bàn tán rằng một “tên hề” thì làm sao cai trị đất nước và làm sao lãnh đạo quân đội trong cuộc kháng chiến chống xâm lược?

Tuy nhiên, dù bị lực lượng hùng hậu của Nga tấn công, dù bị đe dọa, ám sát, và ba lần thoát chêt, dù đã được Hoa Kỳ mời di tản ra nước ngoài, nhưng ông Zelensky tuyên bố chiến đấu đến cùng, cương quyết ở lại Ukraine, lãnh đạo dân chúng Ukraine chống lại cuộc xâm lăng của Nga. Chưa biết tương lai sẽ như thế nào, nhưng cho đến nay, bàn dân thiên hạ trên thế giới đều phải công nhận ông Zelensky là một người yêu nước vĩ đại, cùng sống chết với toàn dân Ukraine chiến đấu chống ngoại xâm. Như thế, kinh nghiệm Ukraine cho thấy thà bầu “tên hề” làm lãnh đạo, còn hơn là bầu lãnh đạo lên làm tên hề, như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. “Cuba thức Việt Nam ngủ…” đúng là sản phẩm khôi hài đen “ma dề [made] in Việt Nam.”

Trong cuộc kháng chiến nầy, ngoài tổng thống Zelensky anh hùng, có thể nói toàn dân Ukraine đều anh hùng. Những thanh niên Ukraine đưa gia đình đi lánh nạn, rồi quay trở về làm nhiệm vụ chiến binh. Những người phụ nữ can đảm nếu không được ở lại để chiến đấu, thì tuyên bố chấp nhận hy sinh, một mình đưa gia đình ra đi lánh nạn, để chồng ở lại chiến đấu, chống ngoại xâm. Cuộc chiến đấu anh dũng của người Ukraine trong nước chẳng những làm cho thế giới khâm phục, mà thế giới còn khâm phục hơn nữa khi nhiều người Ukraine đang sống an vui, sung sướng và thanh bình ở nước ngoài, đã tình nguyện xin về nước để góp sức chiến đấu Đây mới đúng là đất nước anh hùng như thời nhà Trần chúng ta chống quân Nguyên.

Trong cuộc chiến đấu anh dũng của toàn dân Ukraine chống lại quân Nga xâm lược, truyền thông thế giới loan tin rằng quân đội Ukraine đã chận đứng được quân Nga nhờ sử dụng tài tình và hữu hiệu hai loại võ khí quan trọng.

Loại thứ nhứt là những máy bay không người lái (drone). Có hai loại drone. Drone làm công việc thám thính, theo dõi đối phương, rồi thông báo tin tức đối phương về hậu cứ để các chuyên viên hậu cứ lên chương trình tấn công địch thủ. Loại thứ hai là loại drone được các chuyên viên dựa vào những tin tức đó, rồi đặt chất nổ lên drone, và gởi đi tấn công mạnh mẽ các đoàn quân Nga xâm nhập vào Ukraine, làm cho quân Nga tiến thoái lưỡng nan, như ăn phải gân gà, nuốt vào không được, mà nhả ra cũng không xong.

Loại võ khí quan trọng thứ hai là các hỏa tiển FGM 148 JAVELIN, là loại võ khí chống tăng tầm trung rất hữu hiệu, dễ di chuyển, dễ sử dụng do Hoa Kỳ sản xuất, có thể là quân đội Nga chưa có, hoặc cũng có thể quân đội Nga chưa biết đến.

Sự kiện nầy khiến chúng ta chú ý thêm một điều là chiến tranh là cơ hội sử dụng, trình diễn và tiêu thụ võ khí, giúp cho sự phát triển kỹ nghệ quân sự. Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô (nước Nga CS) viện trợ võ khí còn tồn đọng từ thế chiến hai cho các nước và các tổ chức thiên tả trên thế giới, từ Á Châu, qua Phi Châu, Nam Mỹ, nhằm tranh đấu để thiết lập các chế độ CS. Chính Liên Xô đã gia tăng viện trợ quân sự gấp bốn (4) lần cho Bắc Việt Nam để Bắc Việt Nam có điều kiện tấn công Nam Việt Nam, trong khi Nam Việt Nam bị phía Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ lớn lao sau hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đưa đến kết quả ngày 30-4-1975.

Khi Liên Xô chuyển qua Cộng Hòa Nga năm 1991, kỹ nghệ võ khí Nga tiếp tục phát triển tuy âm thầm nhưng mạnh mẽ, chẳng những cần phải có thị trường tiêu thụ, mà còn cần phải có cơ hội thí nghiệm võ khi và thi triển võ công mới, võ khí mới, để chào hàng với thế giới và chiêu dụ khách hàng, cạnh tranh với các nước khác.

Ukraine là cơ hội thuận tiên cho Putin biểu diễn võ công. Vì vậy, Putin mở cuộc chiến tranh ở Ukraine không phải chỉ vì vấn đề Donetsk và Lugansk, mà còn để tiêu thụ kho võ khí mà Nga đã sản xuất, giới thiệu các sản phẩm quân sự của Nga, và chiêu khách để bán võ khí.

Vì vậy Putin ra lệnh tấn công Ukraine đúng như câu nói của các cụ đồ nho Việt Nam ngày xưa: “Đột phá nhứt điểm, khai thông toàn bộ” (tấn công một điểm, mở ra toàn bộ), nghĩa là Nga chỉ cần đánh Ukraine, thì Nga có thể mở ra được nhiều lối thoát bế tắc của Nga.

Dĩ nhiên các cường quốc kỹ nghệ võ khí Tây phương cũng không bỏ lỡ cơ hội, đáp ứng ngay cuộc tấn công của Nga, dựa vào thời cơ rất thuận tiện, gởi ngay võ khí giúp Ukraine chống lại Nga một cách hợp lý, hợp tình, hợp pháp, đồng thời bán ngay võ khí cho các nước láng giềng của Ukraine để các nước nầy tự phòng thân, vì biết đâu Putin sẽ dựa vào những lý do vu vơ, tiếp tục lấn sân, tiếp tục tung quân xâm lăng các nước Đông Âu khác như đã xâm lăng Ukraine.

Gần đây, tổng thống Ukraine là Zelenski lên TV kêu gọi Hoa Kỳ và NATO thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine, để ngăn cản hoạt động của phi cơ Nga trên vòm trời Ukraine, nhưng Hoa Kỳ và NATO không đáp ứng. Theo tin truyền thông Tây phương, Hoa Kỳ và NATO không thiết lập vùng cấm bay trên vòm trời Ukraine, vì quan ngại quân đội Hoa Kỳ và NATO sẽ đụng độ với quân đội Nga, thì chiến tranh sẽ lan rộng, có thể đưa đến thế chiến thứ ba. Điều nầy thoạt nghe thì hợp lý và nhân bản, nhưng Hoa Kỳ và NATO lại khẩn cấp viện trợ võ khí cho Ukraine thì cũng là một cách tiếp tay với Ucraine chống Nga, vậy cũng có thể làm cho chiến tranh lan rộng.

Ở đây, xin chú ý rằng, nếu thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine, thì Nga không có cơ hội thi triển võ khí mới của Nga, như máy bay, hỏa tiễn, súng đạn… Nếu thế thì các địch thủ của Nga (tức Hoa Kỳ, NATO) không có cơ hội tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu võ khí của Nga đã sản xuất trong thời gia gần đây. Đồng thời các nước địch thủ của Nga cũng sẽ không có cơ hội cung cấp, bán thêm sản phẩm quân sự, võ khí, máy bay, hỏa tiễn, súng đạn, quân nhu cho các nước có nhu cầu phòng thủ và chống Nga như Ukraine và các nước Đông Âu khác. Vì vậy chuyện cấm bay trên vòm trời Ukraine khó xảy ra. Ngày nay, phức trạng kỹ nghệ quân sự (military industrial complex) sinh lợi không kém các loại kỹ nghệ khác trên thế giới, kể cả kỹ nghệ xe hơi.

Một hiện tượng rõ ràng nhứt là từ trước đến nay, do ảnh hưởng của tuyên truyền, người ta cho rằng Nga là một cường quốc quân sự, võ khí hiện đại tối tân như Hoa Kỳ, nhưng qua những ngày chiến tranh vừa qua, sức mạnh võ khí của Nga không như người ta tưởng, mà chỉ là huyền thoại đồn đãi mà thôi, khác với Hoa Kỳ.

Có một điểm khá quan trọng xảy ra sau “hiện tượng Ukraine”, là ở Nga dân tình chia rẽ khá trầm trọng. Một điều hiếm thấy là sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, thì ở bên trong nước Nga xảy ra nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh Ukraine, chống Putin. Quân đội và cảnh sát Nga đã vất vả dẹp bỏ biểu tình và bắt bớ dân chúng. Chẳng những thế, truyền thông Nga nói chung, tức các hãng thông tấn, báo chí, truyền hình, không được đưa tin chiến sự ở Ucraine, mà chỉ loan tin là quân Nga đang qua Ukraine để giúp nhân dân Ukraine xây dựng đất nước. Sao mà rất giống với truyền thông, báo chí, truyền hình Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay quá vậy?

Điều nầy ngược lại ở Hoa Kỳ. Tin tức báo chí cho biết hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vốn hiện tranh chấp nhau quyết liệt, nay lại cùng nhau lên án Nga và đòi hỏi trừng phát Nga. Vì vậy, lúc đầu tổng thống Biden còn lưỡng lự, nhưng sau khi thấy lưỡng đảng đồng tình lên án Nga, tổng thống Biden liền quyết định trừng phạt kinh tế, ngưng mua dầu khí của Nga.

Cho đến nay, cuộc xâm lăng của quân Nga vào Ukraine chưa kết thúc. Kết quả cuối cùng chưa ngã ngũ. Tuy nhiên cả thế giới đều thấy rõ, chiến tranh Ukraine là một hiện tượng lịch sử đặc biệt sau một thời gian dài hòa bình ở Âu Châu, nhắc nhở rằng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc luôn luôn âm thầm nuôi dưỡng con người đứng lên bảo vệ quê hương khi lâm nguy. Và cuồng vọng xâm lăng, làm bá chủ thiên hạ không còn chỗ đứng trong tâm thức của loài người chúng ta. HIỆN TƯỢNG UKRAINE đã chứng minh điều đó.

(Texas, 08-03-2022)

Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com