|
|||||
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện một chuyến thăm bất ngờ đến nhà trọ dành cho người vô gia cư mới được Tòa Thánh khánh thành ngay bên ngoài thành phố Vatican. Đây là động thái mới nhất của vị giáo hoàng nhằm kêu gọi sự chú ý tới tình cảnh nghèo nàn trên thế giới. Đức Thánh Cha đã thực hiện một chuyến đi ngắn từ Vatican đến trung tâm Rôma, gần sông Tiber, vào khoảng 7 giờ tối ngày thứ Năm 15 tháng 10. Khoảng 30 người đàn ông vô gia cư đang cư ngụ tại đây đã hết sức vui mừng. Nhiều người đã có thể nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, kể lại câu chuyện của họ và yêu cầu ngài ban phép lành cho mình. Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đã kéo dài khoảng 20 phút. Cùng đi với Đức Thánh Cha còn có quan phát chẩn của Tòa Thánh là Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski và cha Adolfo Nicolas, là bề trên Tổng Quyền Dòng Tên; và ba nữ tu làm việc tại nhà trọ này. Nhà trọ Dono di Misericordia, nghĩa là “Món quà của lòng Từ Bi”, đã được khánh thành vào đầu tháng này và có thể cung cấp chỗ nghỉ đêm cho 34 người. Tòa nhà này đã được các tu sĩ Dòng Tên hiến tặng theo lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc giúp đỡ người nghèo. Có những tin đồn rằng Đức Thánh Cha thỉnh thoảng vẫn ra khỏi Vatican để gặp gỡ những người vô gia cư và các nhân viên giúp đỡ họ. Trong các nỗ lực kêu gọi sự chú ý đến người nghèo đặc biệt là những người vô gia cư, Tòa Thánh đã lần lượt khánh thành nhà tắm miễn phí, cũng như nơi cắt tóc và cạo râu miễn phí. Một nhóm người vô gia cư đã được mời tham gia một chuyến du lịch bảo tàng viện Vatican, bao gồm cả nhà nguyện Sistina. Trong chuyến thăm gần đây của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ, ngài đã đến thăm một cư xá dành cho người vô gia cư ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi ngài nói rằng “không thể biện minh cho việc thiếu nhà ở.” |
Giới nhà giàu đang tháo chạy khỏi Trung Quốc như thế nào?
Giới nhà giàu đang tháo chạy khỏi Trung Quốc như thế nào?
Làn sóng di dân này cũng giống như lời tuyên bố của người Trung Quốc: “Chúng tôi muốn tất cả các bạn biết rằng chúng tôi đã đánh dấu tên mình cho hầu như mọi thứ trên thế giới”.

ảnh minh họa
Trong năm qua, thống kê cho thấy số triệu phú Trung Quốc đã đạt mức tối đa trong tổng Visa loại EB-5 được cấp theo diện Chương trình Đầu tư Nhập Cảnh của Hoa Kỳ.
Và theo những thống kê gần đây cho thấy 90% visa tạm trú của Úc được cấp cho công dân Trung Quốc. (Significant Investor: Visa tạm trú 4 năm cho những người sẵn sàng đầu tư 5 triệu AUD vào Úc). Trên toàn thế giới, chương trình nhập cảnh đầu tư của các quốc gia phương Tây đang bị quá tải do lượng người Trung Quốc mong muốn nhập cư quá đông.
Từ năm 1990, Trung Quốc đã từ nước có số dân xuất cảnh nhiều thứ 7 trên thế giới trở thành nước nhiều thứ 4, với số dân xuất cảnh tăng hơn 125%. Rất đông người Trung Quốc đang xuất cảnh sang các nước khác, đặc biệt là người giàu.
Ngày càng nhiều đại gia Trung Quốc muốn di dân
Phần trăm người giàu đã xuất cảnh
Số người siêu giàu Trung Quốc (trung bình tài sản 16 triệu USD) nhập cảnh vào Mỹ chiếm 33% tổng số người siêu giàu ở Trung Quốc. Số triệu phú muốn di dân hoặc đang lên kế hoạch di dân trong vòng 5 năm tới chiếm 64%.
Một khảo sát gần đây từ Barclays cho thấy có hơn 47% đại gia Trung Quốc muốn di dân. Trong khi tỷ lệ bình quân theo khảo sát chiếm 29% trên toàn thế giới.
Cùng với việc càng nhiều công dân Trung Quốc trở nên giàu có, số lượng người muốn xuất cảnh cũng gia tăng. Vậy những quốc gia nào mà đại gia Trung Quốc muốn đến?
Bắc Mỹ, nơi giới thượng lưu Trung Quốc hướng đến
Theo báo cáo của Hurun – Sách trắng Về Đầu Tư Nhập Cảnh 2014 (2014 Immigrant Investor White Paper), Hoa Kỳ và Canada là những lựa chọn đầu tiên của những giới thượng lưu Trung Quốc đang lên kế hoạch xuất cảnh.
Thống kê những quốc gia hàng đầu mà người giàu Trung Quốc chọn khi di dân.
Bởi vì phần đông đại gia Trung Quốc tích lũy của cải tại chính quốc gia của mình, cho nên, từ quan điểm của một doanh nhân, sẽ tiện hơn cho họ khi sống gần Trung Quốc. Vậy để nhận được visa nhập cảnh từ một quốc gia khác thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Những yêu cầu cần thiết để nhận Visa di dân theo hình thức Nhà đầu tư
Những loại di dân bao gồm nhập cảnh theo diện đầu tư, diện tay nghề, diện du học, và diện nhập cảnh phi pháp (không giấy tờ). Đa phần người Trung Quốc giàu có đều nhập cảnh thông qua việc đầu tư.
Yêu cầu Đầu tư là điều kiện tối thiểu để di dân.
Yêu cầu cấp quốc tịch cho nhà đầu tư của một số quốc gia
Hoa Kỳ: Visa Đầu tư nhập cảnh EB-5
Vốn đầu tư tối thiểu 500.000 USD vào các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Trực tiếp hoặc gián tiếp tạo việc làm cho 10 người và thời gian đầu tư ít nhất 5 năm. Sau khi nhận quyền cư trú hợp pháp, phải tiếp tục định cư tại Hoa Kỳ trong 5 năm.
Canada: Chương trình Nhập cư dành cho Nhà đầu tư – IIP (hủy bỏ năm 2014)
Sở hữu tài sản cá nhân tối thiểu 1,6 triệu CAD và đang là nhân viên quản lý cấp cao hoặc chủ doanh nghiệp trong ít nhất 2 năm, tính trong mốc thời gian 5 năm gần đây. Hoặc phải đầu tư 800.000 CAD vào một ngân hàng theo chỉ thị của Chính phủ Canada và sẽ được hoàn trả đầy đủ sau 5 năm, không lãi suất.
Australia: Visa đầu tư và Đổi mới kinh doanh (tạm thời)
Phải đầu tư 5 triệu AUD vào trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu liên bang; đầu tư vào các Quỹ đầu tư được Ban Kiểm soát đầu tư nước ngoài của Úc quản lý, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản, bất động sản… Dân nhập cảnh bằng Visa tạm trú có thể nộp đơn xin làm công dân chính thức sau khi sinh sống tại Úc được 2 năm trong vòng 5 năm gần nhất.
Vương Quốc Anh: Visa bậc 1 (Nhà đầu tư)
Đầu tư 2 triệu bảng Anh vào trái phiếu Kho bạc theo chỉ định và được hoàn trả 100 bảng Anh lãi suất sau 5 năm. Có thể trở thành dân tạm trú sau 5 năm và nộp đơn xin làm công dân chính thức sau 6 năm. Người nộp đơn phải sinh sống tại Anh 9 tháng trong thời gian 1 năm gần nhất trước khi được xét cấp quyền công dân.
New Zealand: Visa doanh nhân
Phải đầu tư 1,5 tỷ NZD vào những quỹ được chỉ định trong khoảng thời gian 4 năm. Phải sinh sống tại New Zealand 4 năm trong 5 năm gần nhất và phải vượt qua bài kiểm tra quyền công dân.
Singapore: Chương trình Nhà đầu tư toàn cầu – GIP
Đầu tư tối thiểu 2,5 triệu SGD vào một chủ thể kinh doanh mới hoặc mở rộng chiến dịch kinh doanh đã có sẵn hoặc đầu tư vào một quỹ GIP thuộc Nhà nước Singapore dùng để đầu tư vào những công ty ở Singapore. Công dân tạm trú trên 21 tuổi đã sống ít nhất 2 năm trong 6 năm gần nhất tại Singapore có thể nộp đơn cấp quyền công dân chính thức của Singapore.
Hàn Quốc: Visa đầu tư Công ty (D-8)
Đầu tư hơn 500 triệu won vào bất động sản. Sau 5 năm, nếu những người này không bị loại hồ sơ xét duyệt nhập cảnh vì nhiều lý do khác nhau, họ và vợ/ chồng cùng con cái sẽ được cấp quyền công dân tạm thời.
Đối với những đại gia Trung Quốc, những người có thể dễ dàng thu được hàng chục triệu USD, thì ngưỡng đầu tư được nhập cảnh không hề cao. Và đó là chưa kể ngưỡng đầu vào của nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã giảm một cách đáng kể.
Trước tình cảnh vươn lên của giới thượng lưu Trung Quốc, những chương trình đầu tư nhập cảnh thuộc nhiều quốc gia có ngưỡng thấp đang thu hút ngày càng nhiều đại gia Trung Quốc tham gia vào cơn sốt nhập cư này. Theo số liệu thống kê của chính phủ được CNN biên soạn:
Tổng số dân Trung Quốc được nhận Visa đầu tư nhập cảnh của Mỹ từ năm 2004 đến năm 2014 (Mỹ chỉ cấp 10.000 visa mỗi năm cho diện di dân đầu tư cấp theo diện EB-5)
Trong năm 2014 số lượng đơn xin nhập cảnh cho các chương trình đầu tư nhập cảnh Hoa Kỳ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 85% số người nộp đơn là công dân Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các hạn ngạch hàng năm đạt mức tối đa, do đó chính phủ Mỹ tạm ngừng xem xét những hồ sơ nhập cảnh.
Một trường hợp tương tự đã phát sinh tại Canada. Trong vòng vài năm qua, số lượng người Trung Quốc xin nhập cảnh đã bùng bổ, vào tháng Hai năm 2014, chính phủ Canada đã tuyên bố tạm dừng Chương trình Đầu tư Nhập Cảnh (IIP) này kể từ năm 1986, thời điểm chương trình được triển khai.
Trước khi loại bỏ Chương trình IIP, Canada công cố đang có 65.000 hồ sơ đợi duyệt, trong đó có 70% là hồ sơ của người Trung Quốc.
Di dân bằng việc đầu tư đang làm cạn kiệt của cải Trung Quốc
Tài sản thu về: Tính tới năm 2012, công dân đã di dân gửi về Trung Quốc 66 tỷ USD, tương đương 4.000 tỷ Nhân dân tệ (RMB). Tài sản thất thoát: Năm 2011, những người Trung Quốc có tài sản có thể đầu tư hơn 6 triệu RMB lên đến 33.000 tỷ RMB, trong đó 2.800 tỷ RMB đã chuyển ra nước ngoài.
Số tiền mà người giàu đầu tư ra hải ngoại vượt xa số của cải họ mang về cho Trung Quốc. Vậy chính xác họ đang đầu tư vào điều gì?
Những nhà đầu tư Trung Quốc đang điên đảo vì bất động sản nước ngoài.
Bên cạnh việc được cấp Visa thông qua hình thức mua trái phiếu, nhiều người giới thượng lưu Trung Quốc đang đặc biệt “say mê” đầu tư vào bất động sản, và đang điên cuồng mua đất ở nước ngoài. Dân Trung Quốc trở thành người mua chính trong lĩnh vực bất động sản nước ngoài .
Khoảng giữa tháng Tư năm 2013 và tháng Ba năm 2014, người Trung Quốc đã chi hơn 221 tỷ USD cho bất động sản Hoa Kỳ, chiếm 24% tổng số giao dịch bất động sản nhà đất của quốc gia này.
Theo “Báo cáo thường niên 2014 về tình trạng Di cư Quốc tế của Trung Quốc”, công dân nước này là những nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn lớn vào bất động sản của thành phố Vancouver, Brisbane, và London.
Việc mua nhà đất được người Trung Quốc thực hiện lên đến 20-40% trong tổng số giá trị giao dịch của bất động sản địa phương. Nhưng giao dịch này như lời tuyên bố: “Chúng tôi muốn tất cả các bạn biết rằng chúng tôi đã đánh dấu tên mình cho hầu như mọi thứ trên thế giới”.
Giáo sư Đại học Princeton đoạt giải Nobel Kinh tế
Giáo sư Đại học Princeton đoạt giải Nobel Kinh tế
VOA
Giáo sư Đại học Princeton, ông Angus Deaton, đoạt Giải Nobel Kinh tế 2015 cho công trình “phân tích về tình trạng tiêu thụ, nghèo đói và an sinh xã hội.”
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói qua việc liên kết những sự lựa chọn đơn lẻ chi tiết với các kết quả tổng hợp, nghiên cứu của ông Deaton ‘đã giúp chuyển hóa các lĩnh vực kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế phát triển.’
Ủy ban Nobel cho hay công trình của Giáo sư Deaton xoay quanh ba câu hỏi: người tiêu dùng phân phối chi tiêu thế nào giữa các hàng hóa khác nhau; thu nhập xã hội chi ra và tiết kiệm lại được ba nhiêu; và làm cách nào chúng ta có thể đo lường-phân tích an sinh xã hội và nghèo đói một cách tốt nhất?
Ủy ban Nobel nói công trình nghiên cứu của ông Deaton cho thấy “sử dụng khôn khéo các dữ kiện về hộ gia đình có thể làm sáng tỏ các vấn đề như mối quan hệ giữa thu nhập và lượng calo hấp thụ cũng như và mức độ phân biệt đối xử giới tính với gia đình.”
Ủy ban Nobel tuyên bố “Sự tập trung của Giáo sư Deaton vào các cuộc khảo sát hộ gia đình đã giúp chuyển hóa kinh tế phát triển từ một lĩnh vực lý thuyết dựa trên số liệu tổng hợp bước sang một lĩnh vực thực nghiệm dựa trên các dữ liệu cá nhân được chi tiết hóa”.
Trong một cuộc họp báo sau khi giải thưởng được công bố, ông Deaton cho biết ông rất vui vì công trình của ông được ghi nhận. Ông nói với các phóng viên ông tin rằng tình trạng nghèo đói sẽ giảm. “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã giảm nghèo đói đáng kể trong 2, 3 chục năm qua và tôi kỳ vọng xu thế này sẽ tiếp tục.”
Deaton là một công dân song tịch Anh và Mỹ sinh ra ở Scotland. Ông là giáo sư kinh tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton ở New Jersey từ năm 1983.
Giải Nobel Kinh tế năm nay có trị giá 978.000 đô la tiền thưởng.
Người di dân kéo tới quá đông, mức ủng hộ bà Merkel giảm
Người di dân kéo tới quá đông, mức ủng hộ bà Merkel giảm
Nguoi-viet.com
BERLIN, Đức (AFP) – Sự ủng hộ của dân chúng dành cho đảng của nữ thủ tướng Đức Angela Merkel đã rớt xuống mức thấp nhất từ hai năm nay, theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm Chủ Nhật, do các bất mãn ngày càng tăng về số người di dân kéo tới quá đông.
Một người tị nạn khoe bà Angela Merkel một tấm hình “selfie” trong một chuyến thăm viếng trại tị nạn của bà Merkel hôm 10 Tháng Chín, 2015. (Hình: AFP Photo/Bernd Von Jutrczenka)
Sự ủng hộ dành cho đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) đã giảm 2 điểm, xuống còn 38%, thấp nhất kể từ sau cuộc bầu cử quốc hội hồi Tháng Chín năm 2013, theo kết quả cuộc thăm dò hàng tuần mới nhất do tờ báo Bild am Sonntag thực hiện.
Có tới gần 50% dân Đức tin rằng quyết định mở cửa đón tất cả người di dân tị nạn chiến tranh của bà Merkel là sai lầm. Chỉ có khoảng 39% dân Đức ủng hộ thủ tướng Merkel.
Cuộc thăm dò cũng cho thấy các đảng phái đòi hỏi Đức phải đóng cửa, không để người di dân tràn vào, hiện đang thắng thế.
Đức dự trù sẽ đón nhận từ 800,000 đến 1 triệu người di dân chỉ trong năm nay.
Bà Merkel cho đến nay vẫn khẳng định rằng nước Đức có đủ khả năng để đón nhận số người này.
Tuy nhiên, sự nghi ngại của dân Đức đang ngày càng gia tăng, nhất là ở khu vực Bavaria ở phía Nam, cửa ngõ vào Đức của nhiều di dân mới tới. (V.Giang)
Cảnh khổ nơi nơi…Nào than vản…?!
Ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần than vãn rằng tại sao cuộc đời lại khó khăn với mình như vậy. Tuy nhiên nếu bạn vẫn có thể ngồi đó và xem những bức hình này, hãy hiểu rằng bạn vẫn đang may mắn hơn hàng triệu người khác ở ngoài kia. Hãy trân trọng những gì mình đang có và bạn sẽ thấy cuộc đời tươi sáng hơn rất nhiều.
1. Khi bạn vẫn đang mải mê chăm chút và buồn bã vì tại sao mình không có nhiều tiền mua sắm quần áo mới thì vẫn có những người đang phải đi trên những đôi giày rách bươm.
2. Nếu bạn vẫn chưa hài lòng về ngôi nhà của mình thì vẫn có những người vẫn đang mơ ước căn nhà lá của họ thôi bị dột.
3. Cuộc sống mưu sinh chưa bao giờ là dễ dàng, thậm chí là khi người ta phải làm việc ở những bãi rác như thế này!
4. Nhưng ngay cả khi cuộc đời có trái ngược với những ước mơ của con người, người ta vẫn cứ mỉm cười vượt lên trên cả số phận.
5. Và nếu có một lúc nào đó bạn nghĩ rằng sao công việc của mình nặng nhọc quá, có những việc còn nặng hơn thế gấp trăm lần.
6. Nếu với bạn học hành là một gánh nặng, thì đứa trẻ này đang phải “ngồi nhờ” ánh đèn ở 1 cửa hàng thức ánh nhanh để học cho nốt.
7. Bạn không hài lòng với công việc của mình, hàng triệu người đang thất nghiệp ngoài kia, họ thậm chí còn không có cơ hội để than vãn về điều đó.
8. Người ta vẫn thường hay nói về vấn đề lãng phí thức ăn, đúng vậy, vì còn đó rất nhiều người dân Châu Phi đang thiếu thức ăn trầm trọng.
9. Và với những người vô gia cư, một chỗ ngủ đàng hoàng cũng là một điều ước quá xa xỉ.
10. Bạn luôn than vãn về đất nước của mình, vẫn còn đang rất nhiều trẻ em ngoài kia phải sống cùng chiến tranh, bom đạn và bạo lực.
11. Vẫn còn đó rất nhiều những ánh mắt mang tên “chờ đợi”, chờ đợi về một cuộc sống khác hơn.
12. Cũng có những ánh mắt mang trong đó “khát vọng”, khát vọng được đổi đời.
Nhà văn Ukraine Svetlana Alexievich đoạt giải Nobel Văn chương
Nhà văn Ukraine Svetlana Alexievich đoạt giải Nobel Văn chương
VOA
Nhà văn Svetlana Alexievich.
Ủy ban Giải Nobel ở Stockhom, Thụy Điển, đã trao giải thưởng Nobel văn học năm nay cho nhà báo người Belarus Svetlana Alexievich cho “những tác phẩm giàu âm điệu của bà là một đài tưởng niệm về những nỗi đau khổ và lòng dũng cảm của thời đại chúng ta.”
Bà Alexievich đã viết những cuốn sách về ảnh hưởng đối với con người của thảm hoạ Chernobyl, chiến tranh ở Afghanistan, và chiến tranh ở Liên Xô cũ và thời kỳ hậu Xô viết. Những tác phẩm của nhà văn, nhà báo người Ukraine này dựa nhiều vào lịch sử truyền khẩu và những cái nhìn của người trong cuộc.
Nhà văn Alexievich sinh ra ở thị trấn Ivano-Frankivsk của Ukraine trong một gia đình có bố người Belarus và mẹ người Ukraine. Gia đình của bà chuyển đến Belarus ngay sau khi bố của bà hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Alexievich làm việc cho một vài tờ báo nơi bà đã giành được danh tiếng là một “nhà báo có ý kiến chống đối với quan điểm chống Xô Viết.”
Năm 1985, bà Alexievich xuất bản cuốn The Umwomanly Face of War (Khuôn mặt không có tính đàn bà của chiến tranh), là một cuốn tiểu thuyết của những độc thoại của khoảng 200 người phụ nữ đã tham gia Chiến Tranh Thế Giới thứ 2.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó được đăng trên trang web cá nhân, nhà văn Alexievich nói: “Tôi đã đi tìm một phương pháp văn học có thể cho chúng ta tiếp cận gần nhất có thể tới cuộc sống thực… Thực tế luôn hấp dẫn tôi như một cục nam châm, nó hành hạ và làm tôi mê muội, tôi muốn nắm lấy nó trên tờ giấy.”
Những tác phẩm nổi tiếng khác của bà bao gồm Voices from Chernobyl (Những tiếng nói từ Chernobyl), một lịch sử kể bằng miệng, từ khoảng 500 cuộc phỏng vấn, về thảm họa nhà máy điện hạt nhân năm 1986 ở Ukraine, và Zinky Boys (Những cậu bé bằng kẽm) là một sự ghi chép đầu tiên về cuộc chiến Soviet-Afghan ở Afghanistan.
Giải Nobel là giải thưởng gần đây nhất và danh giá nhất trong chuỗi giải thưởng mà bà Alexievich đã nhận được cho những tác phẩm của bà. Bà là người phụ nữ thứ 14 nhận giải Nobel văn học.
Tư lệnh Mỹ cảnh cáo TQ phải tuân thủ luật quốc tế ở Biển Đông
Tư lệnh Mỹ cảnh cáo TQ phải tuân thủ luật quốc tế ở Biển Đông
Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, khẳng định ‘hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải’
07.10.2015
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực phải tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Trang mạng News.com của Australia tường thuật rằng Đô Đốc Scott Swift đưa ra lời cảnh báo đó hôm qua trước một cử toạ gồm các giới chức hải quân cấp cao đến từ hơn 10 quốc gia để tham dự Hội chợ Thái Bình Dương năm 2015 tại Sydney. Đô đốc Swift cảnh cáo rằng những ‘điểm bất đồng có khả năng gây xung đột’ trên biển và lập trường ‘lấy sức mạnh để giành lý về phần mình’– ám chỉ Trung Quốc, có thể dẫn tới xung đột toàn diện tại Biển Đông, một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất của thế giới hiện nay.
Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói: “Nếu chúng ta không sẵn sàng cam kết sẽ giải quyết những bất đồng một cách hoà bình, sử dụng các công cụ dựa trên hệ thống pháp trị đã phục vụ thế giới bấy lâu nay…thì kể như chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận khả năng các giải pháp áp đặt để giải quyết bất đồng giữa các nước trên biển.”
Đô Đốc Scott Swift, người được trang mạng News.com.au miêu tả là ‘giới chức hải quân quyền lực nhất trên trái đất’, hiện có dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông khoảng 250,000 thuỷ thủ và binh sĩ thuỷ quân lục chiến, 2.000 máy bay, 200 tàu và 43 tàu ngầm hạt nhân.
Trong những lời chỉ trích được coi là nhắm trực tiếp tới Trung Quốc và các hoạt động xây đảo nhân tạo cũng như ý đồ của Bắc Kinh muốn thiết lập những khu cấm bay ở Biển Đông, Đô Đốc Scott Swift tuyên bố “tự do hàng hải không thể bị cản trở hoặc xâm phạm”.
Ông nói: “Tự do hàng hải phải được duy trì bất chấp những tranh chấp chủ quyền biển đảo, bất chấp những vụ tranh chấp này kéo dài bao lâu và bất chấp các đảo này là do thiên nhiên tạo ra hay bàn tay con người tạo ra.”
Đô đốc Swift cảnh giác rằng lập ra một hệ thống dựa trên ‘lấy sức mạnh để dành lý về phần mình’ là con đường nào ngắn nhất để phá huỷ nền móng trên đó khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã xây dựng và phát triển các xã hội thịnh vượng trong bao nhiêu năm qua.
Tư lệnh Swift nói ông tin rằng một số nước coi tự do trên biển là những gì có thể lấy về làm của riêng, và do đó có ý định hạn chế quyền tự do hàng hải trên vùng biển mà họ cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hãng tin Reuters dẫn lới Đô Đốc Scott Swift nói: “Một số các quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo vô giá trị, những đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên các vùng biển quốc tế, hoàn toàn không phù hợp với Công ước quốc tế về Luật Biển”.
Tư lệnh Quân đội Úc, Tướng Angus Campbell mô tả tình hình Biển Đông là vô cùng phức tạp, ông kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy tiếp tục đối thoại.
Phó Đô Đốc Tim Barrett, Tư Lệnh Hải quân Úc, thì nói rằng cần phải chống đối giải pháp dùng vũ lực quân sự để trấn áp nước khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khẳng định “hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải”.
Lên tiếng hôm nay tại Hội nghị Seapower, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne nói rằng căng thẳng đang tăng cao trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Bà khẳng định: “Australia sẽ tiếp tục mạnh mẽ chống đối các hành động trấn áp, hiếu chiến để củng cố đòi hỏi chủ quyền của bất cứ nước nào muốn đơn phương thay đổi hiện trạng trong Biển Đông”.
Bà Payne tuyên bố quan hệ liên minh với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là nền móng của nền an ninh Australia, giữa lúc thế giới đang trở nên bất ổn hơn từ nay cho tới năm 2035.
Theo News.com au, Reuters, Business Insider
Hiệp định TPP châm ngòi tranh luận trên mạng ở Trung Quốc
Hiệp định TPP châm ngòi tranh luận trên mạng ở Trung Quốc
Mỹ và 11 quốc gia đạt thỏa thuận TPP
Mỹ và 11 quốc gia đạt thỏa thuận TPP
Nguoi-viet.com
ATLANTA, Hoa Kỳ (NV) – Hoa Kỳ, Nhật và 10 quốc gia khác hôm Thứ Hai đạt thỏa thuận về tự do mậu dịch lớn nhất trong hơn thập niên nay.
Một công nhân làm việc trong xưởng may giày ở Sài Gòn. Việt Nam sẽ là
một trong các quốc gia tham gia TPP. (Hình: Getty Images)
Đây là một nỗ lực đầy tham vọng của Tổng Thống Barack Obama nhằm liên kết các nền kinh tế trong một khu vực rộng lớn của thế giới.
Bản tin của tờ Washington Post cho hay thỏa thuận này là kết qủa của hơn năm năm thương thảo khó khăn về một vấn đề trọng yếu trong các chương trình kinh tế của ông Obama và có thể sẽ là một dấu ấn quan trọng ông để lại sau thời gian cầm quyền.
Các thương thuyết gia trong tuần qua đã hối hả có các cuộc thảo luận để tạo sự đồng thuận về các điểm trong thỏa ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hôm Chủ Nhật, các kế hoạch công bố thỏa thuận đã mấy lần phải đình lại vì các phía vẫn còn tranh cãi về chi tiết kỹ thuật của một số vấn đề liên quan đến việc tiếp cận thị trường sản phẩm sữa cũng như các loại thuốc thế hệ mới.
Theo tờ Washington Post, các vấn đề tạo nhiều tranh cãi gồm cả việc giảm mức thuế nhập cảng cho sản phẩm nông nghiệp, xe cộ cũng như quyền sở hữu trí tuệ cho các loại thuốc và phim ảnh, tự do internet, bảo vệ đời sống hoang dã, buôn bán trên mạng và giải quyết tranh chấp giữa các công ty đa quốc gia.
Tổng Thống Obama cũng nhiều lần đích thân can thiệp vào những ngày cuối của cuộc thảo luận, gọi điện thoại cho một số nhà lãnh đạo, kể cả Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull.
Bước tới cũng rất quan trọng đối với ông Obama là vận động để Quốc Hội thông qua đạo luật này, sớm nhất là đầu năm tới, tờ Washington Post cho hay. (V.Giang)
Tổng thống và phó tổng thống Mỹ cùng đón Ðức Giáo Hoàng
Tổng thống và phó tổng thống Mỹ cùng đón Ðức Giáo Hoàng
Nguoi-viet.com
ANDREWS AIR FORCE BASE, Maryland (NV) – Chiếc máy bay hãng hàng không Alitalia chở Ðức Giáo Hoàng Francis từ Cuba đáp xuống sân bay quân sự Andrews, Maryland, lúc 3 giờ 50 phút chiều, giờ miền Ðông, hôm Thứ Ba, đánh dấu cuộc viếng thăm lịch sử Hoa Kỳ kéo dài trong năm ngày.
![]() Ðức Giáo Hoàng Francis và Tổng Thống Barack Obama đi qua hàng quân danh dự tại phi trường Andrews, Maryland. (Hình: Olivier Douliery-Pool/Getty Images) |
Ðây là lần đầu tiên Ðức Giáo Hoàng Francis đến Mỹ kể từ khi ngài lên ngôi năm 2013.
Ngay sau khi đáp xuống phi đạo, hai lá cờ Mỹ và Vatican được phi công cắm ngay phía bên ngoài buồng lái, chiếc máy bay từ từ tiến vào, đậu ngay cầu thang máy bay.
Các binh sĩ danh dự Hoa Kỳ từ từ trải thảm đỏ từ chân cầu thang ra một đoạn khoảng 50 mét.
Cửa máy bay từ từ mở ra.
Hàng trăm giáo dân đứng trên một khán đài đón ngài, đồng thanh la lớn, “Francisco, Francisco, Francisco…” và “Welcome to the US, Welcome to the US…” khi Ðức Giáo Hoàng Francis bước ra.
Từ trong một căn nhà gần đó, hai gia đình Tổng Thống Barack Obama và Phó Tổng Thống Joe Biden đi bộ ra, bước chân lên thảm đỏ, đến tận chân cầu thang.
Ngay lúc đó, vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo toàn cầu từ từ bước từng bước xuống cầu thang.
Tại chân cầu thang, ngài được hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và gia đình đón và bắt tay.
Sau đó, Ðức Giáo Hoàng Francis đến bắt tay các thành viên Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ trong lúc hai hàng quân danh dự đưa súng lên chào.
Trong lúc bước trên thảm đỏ cùng Tổng Thống Barack Obama, ngài dừng lại trước bốn em nhỏ, hai trai hai gái, thuộc một giáo xứ địa phương, và ban phép lành cho các em. Một em trong nhóm tặng ngài một bó hoa.
Kế đến, Ðức Giáo Hoàng và Tổng Thống Barack Obama cùng phu nhân đi bộ vào một căn nhà.
Khoảng 10 phút sau, mọi người cùng bước ra ngoài, và tổng thống bắt tay đức giáo hoàng một lần nữa, tiễn ngài lên xe hơi đi về nơi nghỉ.
Cũng như các chuyến tông du khác, Ðức Giáo Hoàng Francis luôn sử dụng loại xe bình thường, chứ không bao giờ sử dụng loại xe đắt tiền, tráng lệ.
Ngài bước vào ghế sau chiếc xe Fiat do Ý sản xuất, nhoẻn miệng cười với mọi người, trước khi xe lăn bánh cùng với nhiều xe khác hộ tống đi trước và sau.
Sau đây là lịch trình của Ðức Giáo Hoàng Francis trong những ngày ở Hoa Kỳ (giờ miền Ðông):
Thứ Ba, 22 Tháng Chín
-3:50 PM: Ðến phi trường Andrews, Maryland.
Thứ Tư, 23 Tháng Chín
-9:15 AM: Gặp Tổng Thống Barack Obama trong Tòa Bạch Ốc, Washington, DC.
-11 AM: Đi xe Popemobile một vòng ở National Mall, Washington, DC.
-11:30 AM: Cầu nguyện với Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ tại nhà thờ St. Matthew’s Cathedral, Washington, DC.
-4:15 PM: Chủ tế Thánh Lễ Phong Thánh Junipero Serra tại nhà thờ Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception, Washington, DC.
Thứ Năm, 24 Tháng Chín
-9:20 AM: Ðọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Washington, DC.
-11:15 AM: Thăm thánh đường St. Patrick và Cơ Quan Thiện Nguyện Tổng Giáo Phận Washington, DC.
-4 PM: Rời phi trường Andrews, Maryland, bay đi New York.
-5 PM: Ðến phi trường quốc tế John F. Kennedy, New York.
-6:45 PM: Cầu nguyện tại nhà thờ chánh tòa St. Patrick’s Cathedral, New York.
Thứ Sáu, 25 Tháng Chín
-8:30 AM: Thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, và đọc diễn văn trước Ðại Hội Ðồng LHQ.
-11:30 AM: Tham dự Thánh Lễ đa tôn giáo tại đài tưởng niệm và viện bảo tàng 9-11 ở Trung Tâm Thương Mại, New York.
-4 PM: Thăm trường học Our Lady Queen of Angels, East Harlem, New York.
-6 PM: Chủ tế Thánh Lễ tại Madison Square Garden, New York.
Thứ Bảy, 26 Tháng Chín
-8:40 AM: Rời phi trường quốc tế John F. Kennedy, New York, để bay đi Philadelphia, Pennsylvania.
-9:30 AM: Ðến phi trường Atlantic Aviation, Philadelphia.
-10:30 AM: Chủ tế Thánh Lễ tại thánh đường Cathedral Basilica of St. Peter and St. Paul, Philadelphia.
-4:45 PM: Thăm tòa nhà Ðộc Lập, Philadelphia.
-7:30 PM: Thăm Ðại Hội Gia Ðình Công Giáo Thế Giới tại Benjamin Franklin Parkway, Philadelphia.
Chủ Nhật, 27 Tháng Chín
-9:15 AM: Gặp các giám mục tại giáo đường St. Martin’s Chapel và tu viện St. Charles Borromeo, Philadelphia.
-11 AM: Thăm nhà tù Curran-Fromhold, Philadelphia.
-4 PM: Chủ tế Thánh Lễ kết thúc Ðại Hội Gia Ðình Công Giáo Thế Giới tại Benjamin Franklin Parkway, Philadelphia.
-7 PM: Thăm ban tổ chức, thiện nguyện viên, và các nhà bảo trợ Ðại Hội Gia Ðình Công Giáo Thế Giới tại phi trường Atlantic Aviation, Philadelphia.
-8 PM: Bay về Rome, Ý. (Ð.D.)
Các chiến binh được Mỹ huấn luyện tiến vào Syria
Các chiến binh được Mỹ huấn luyện tiến vào Syria
• VOA
Các chiến binh từ ‘Trung đoàn thứ nhất’ thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng Syria tham gia một cuộc huấn luyện quân sự ở vùng nông thôn miền tây Aleppo.
20.09.2015
Nhiều chiến binh nổi dậy Syria được Mỹ và các đối tác liên quân huấn luyện đã tiến vào miền bắc Syria, theo tin của một nhóm quan sát.
Ðài quan sát Nhân quyền Syria hôm Chủ nhật nói rằng 75 chiến binh được huấn luyện tại Thổ Nhĩ Kỳ đã băng qua biên giới vào Syria sáng sớm thứ Bảy.
Các giới chức của liên quân do Mỹ lãnh đạo chưa bình luận về diễn biến mới này.
Trong khi đó, Pháp tấn xã loan tin rằng phe nổi dậy và các lực lượng chính phủ vừa thỏa thuận ngưng bắn với hiệu lực tức thời.
Không có tin tức về thời hạn của thỏa thuận ngưng bắn, nhưng Ðài quan sát Nhân quyền Syria nói với Pháp tấn xã rằng các bên xung đột sẽ tiếp tục đàm phán cho một thỏa thuận ngừng bắn rộng lớn hơn.
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry nói rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức, nhưng thời điểm để ông ra đi sẽ được quyết định qua thương lượng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Syria trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond tại Lonon, ngày 19/9/2015.
Ông Kerry phát biểu như vậy tại London sau khi hội đàm với người tương nhiệm Anh Philip Hammond. Ông kêu gọi cả Nga và Iran dùng ảnh hưởng của họ đối với Syria để thuyết phục ông Assad thương lượng việc từ chức nhằm chấm dứt cuộc nội chiến thảm khốc ở Syria.
Ông Kerry cũng nhấn mạnh đến sự liên hệ của cuộc nội chiến Syria với làn sóng khổng lồ người tị nạn đổ vào Châu Âu. Ông gọi 4 năm nội chiến Syria là “căn nguyên” của cuộc khủng hoảng di dân, và gọi làn sóng di dân khổng lồ là “thách thức chính cho Châu Âu.”
“Chúng tôi cần phải thương lượng với ông Assad,” Ngoại trưởng Kerry nói. “Đó là điều chúng tôi đang tìm cách thực hiện, và chúng tôi hy vọng Nga và Iran hay bất cứ quốc gia nào khác có ảnh hưởng giúp cho tiến trình đó.
“Chúng tôi sẽ bàn về một số ý tưởng…làm thế nào để sử dụng thời điểm này khi Nga hình như muốn hành động nhiều hơn” để chống lại các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo đang tìm cách chiếm quyền kiểm soát Syria.”
Ông Kerry nói: “Đó là mục tiêu.”
Moscow và phương Tây bất đồng sâu sắc về các chiến lược nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đã nổ ra vào năm 2011. Các chính phủ Tây phương quả quyết rằng cuộc khủng hoảng sẽ không chấm dứt cho đến khi nào ông Assad tự thôi chức hay bị truất bỏ quyền hành, trong khi Moscow nói rằng mối đe dọa do các phần tử hiếu chiến đề ra cần phải dập tắt trước khi giải quyết tương lai của ông Assad.
Ước tính 250.000 người Syria đã thiệt mạng trong khi tiến trình ngoại giao bế tắt. Hàng trăm ngàn người bị Nhà nước Hồi giáo đe dọa và các binh sĩ chính phủ tháo chạy, tìm đến những nơi an toàn và sung túc hơn ở Châu Âu.
Giới đòi dân chủ ở Thái Lan xuống đường biểu tình
Giới đòi dân chủ ở Thái Lan xuống đường biểu tình
Nguoi-viet.com
BANGKOK, Thái Lan (AP) – Hơn 200 người tranh đấu đòi dân chủ đã bất chấp các đe dọa của hội đồng quân nhân cai trị Thái Lan đã xuống đường để tham dự cuộc biểu tình hiếm thấy tại thủ đô Bangkok, đánh dấu ngày xảy ra cuộc đảo chánh của quân đội lật đổ một chính phủ do dân bầu lên và đưa quốc gia vùng Đông Nam Á này vào gần một thập niên bất ổn chính trị.
Khoảng 200 người đấu tranh đòi dân chủ biểu tình tại thủ đô Bangkok, đánh
dấu ngày xảy ra cuộc đảo chánh của quân đội nước này. (Hình: Christophe
Archambault/AFP/Getty Images)
Các nhà tranh đấu đã tuần hành tới Tượng Đài Dân Chủ, một biểu tượng đã trở thành nơi tập trung của các cuộc biểu tình đòi dân chủ mấy năm trở lại đây.
Người biểu tình mang theo bích chương biểu ngữ chống hội đồng quân nhân và hô khẩu hiệu đòi dân chủ. Lực lượng cảnh sát túc trực đông đảo nhưng không tìm cách phá vỡ cuộc biểu tình.
Cuộc biểu tình khởi sự bằng hội thảo ở đại học Thammasat ở Bangkok, vốn được phép của giới hữu trách, nhưng không cho phép tuần hành bên ngoài khuôn viên đại học.
Người biểu tình, thuộc một nhóm mệnh danh là Phong Trào Tân Dân Chủ, kêu gọi hãy đánh dấu cuộc đảo chánh ngày 19 Tháng Chín năm 2006 lật đổ chế độ của Thủ Tướng Thaksin Shinawatra, với lý do là ông này tham nhũng, lạm quyền và bất kính với nhà vua. Cuộc đảo chánh đưa Thái Lan vào các đợt biểu tình bạo động giữ những người ủng hộ ông Thaksin và thành phần chống ông.
Năm ngoái, quân đội Thái Lan lật đổ chính quyền của bà Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, lấy lý do là phải tái lập trật tự và hòa giải chính trị giữa các phe phái.
Các giới chỉ trích, ở cả trong và ngoài nước, cho rằng hội đồng quân nhân từng do tướng Prayuth Chan-ocha lãnh đạo, người hiện là thủ tướng Thái Lan, không hề có nỗ lực tạo hòa giải mà chỉ chú trọng vào việc đàn áp đối lập, giới hạn các quyền công dân.
Lúc đầu ông Prayuth hứa sẽ nhanh chóng tổ chức bầu cử để tái lập nền dân chủ, nhưng nay ông cho hay phải sớm nhất là năm 2017 mới có bầu cử. (V.Giang)