Bắc Kinh chỉ trích Nhật, Anh và hội nghị thượng đỉnh G-7 là nhằm ‘chống Trung Quốc’V

VOA

22/05/2023

Các lãnh đạo nhóm G-7 nhóm họp ở Nhật. (Foto: Biro Setpres)

Global Times, cơ quan ngôn luận được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, hôm 22/5 gọi G-7 là một “hội thảo chống Trung Quốc”, sau khi Bắc Kinh triệu tập đặc phái viên của Nhật Bản và chỉ trích Anh trong một phản ứng dữ dội đối với các tuyên bố được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G-7 vào cuối tuần ở Hiroshima, theo Reuters.

Một thông cáo chung của G-7 được phát đi hôm 20/5 chỉ ra Trung Quốc về các vấn đề từ Đài Loan và vũ khí hạt nhân, đến cưỡng chế kinh tế và vi phạm nhân quyền, nhấn mạnh những căng thẳng trên diện rộng giữa Bắc Kinh và nhóm các nước giàu bao gồm Hoa Kỳ.

“Mỹ đang nỗ lực dệt một tấm lưới chống Trung Quốc ở thế giới phương Tây”, trang Global Times cho biết trong một bài xã luận hôm 22/5 có tiêu đề “G-7 đã trở thành một hội thảo chống Trung Quốc”.

“Đây không chỉ là vấn đề can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc và bôi nhọ Trung Quốc, mà còn là sự thôi thúc đối đầu rõ ràng giữa các phe”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ kiên quyết phản đối tuyên bố của G-7 và vào tối ngày 21/5 cho biết họ đã triệu tập đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc như một phần của sự phản đối rõ ràng đối với nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh.

Nga, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, cũng bị nêu tên trong tuyên bố của G-7 về cuộc xâm lược Ukraine, cho biết hội nghị thượng đỉnh này là “lò ấp” cho tâm lý bài Nga và bài Trung.

Trong một diễn biến khác, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh hôm 21/5 kêu gọi London ngừng vu khống Trung Quốc, sau khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói rằng Bắc Kinh là thách thức lớn nhất của thế giới đối với an ninh và thịnh vượng.

Bất chấp phản ứng của Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông mong đợi sự tan băng trong quan hệ băng giá với Trung Quốc “rất sớm”.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận thấy không có dấu hiệu giảm căng thẳng ngay lập tức, đặc biệt là trước sự phản bác nhanh chóng của Bắc Kinh.

Ông Moritz Rudolf, học giả nghiên cứu và thành viên tại Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai của Đại học Yale, cho biết: “Phản ứng của Bắc Kinh nhấn mạnh rằng căng thẳng trong khu vực đã khá cao và có khả năng gia tăng hơn nữa”.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) triệu tập đại sứ Nhật để nêu các phản đối về “sự cường điệu xung quanh các vấn đề liên quan đến Trung Quốc”, một tuyên bố của Bộ vào tối ngày 21/5 cho biết.

Ông Tôn cho biết Nhật Bản đã hợp tác với các nước khác tại hội nghị thượng đỉnh G-7 “để bôi nhọ và tấn công Trung Quốc, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và tinh thần của bốn văn kiện chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản”, đề cập đến tuyên bố chung Trung Quốc-Nhật Bản năm 1972.

Ông Hideo Tarumi, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc, cho biết việc G-7 đề cập đến các vấn đề cùng quan tâm là điều “tự nhiên” như họ đã làm trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai chừng nào Trung Quốc không thay đổi hành vi của mình, theo một thông báo.

Cựu Tổng Thống Pháp Sarkozy bị tuyên án 1 năm tù vì tham nhũng

Nguồn: Báo Nguoi-viêt

May 17, 2023

PARIS, Pháp (NV) – Một tòa kháng án của Pháp hôm Thứ Tư, 17 Tháng Năm, đã giữ nguyên phán quyết một năm tù đối với cựu Tổng Thống Nicolas Sarkozy về tội tham nhũng.

Luật sư của cựu tổng thống cho biết, ông Sarkozy sẽ kháng kiện lên tòa án cao nhất của Pháp và khẳng định rằng ông vô tội, theo CNN.

Ông Nicolas Sarkozy, cựu tổng thống Pháp, bước ra khỏi toà án ở Paris. (Hình: Bertrand Guay/AFP via Getty Images)

Ông Sarkozy, 68 tuổi, sẽ không phải thụ án cho đến khi có phán quyết cuối cùng, và nếu bị kết tội, ông có thể yêu cầu được tù treo tại nhà.

Cựu Tổng Thống Sarkozy bị kết án vào năm 2021 vì hối lộ một thẩm phán để đổi lấy thông tin về một rắc rối pháp lý mà ông có liên quan.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Pháp, một cựu tổng thống bị kết tội tham nhũng và bị kết án tù.

Ông Sarkozy, giữ chức tổng thống Pháp từ năm 2007 đến 2012, phủ nhận hành vi sai trái và kháng cáo phán quyết ban đầu. Tuy nhiên, Tòa Kháng Án Paris hôm Thứ Tư đã giữ nguyên phán quyết trước đó, theo lời một giới chức tòa án.

Bà Jacqueline Laffont, luật sư biện hộ của cựu tổng thống, gọi phán quyết này là “ngạc nhiên” và “bất công.”

Ông Sarkozy có quyền yêu cầu được tù giam tại nhà và phải đeo một chiếc vòng tay kiểm soát bằng điện tử, một thông lệ tiêu chuẩn cho các bản án từ hai năm trở xuống.

Đây là một trong nhiều trường hợp pháp lý mà ông Sarkoky phải đối mặt.

Ông bị kết án vào năm 2021 vì tài trợ cho chiến dịch tranh cử bất hợp pháp cho cuộc tái tranh cử năm 2012 bất thành.

Tuần trước, các công tố viên đã yêu cầu đưa ông Sarkozy ra xét xử với cáo buộc đã nhận hàng triệu franc bất hợp pháp của ông Moammar Gadhafi, cố lãnh đạo Libya, cho chiến dịch tranh cử năm 2007. (MPL)

Thái Lan: Dân chủ trở lại với những gương mặt đối lập trẻ

RFI

Đăng ngày: 15/05/2023

Paetongtarn Shinawatra, lãnh đạo đảng Pheu Thai cùng chồng và con tại Bangkok, Thái Lan, ngày 14/05/2023. AP – Wason Wanichakorn

Anh Vũ

Trong cuộc bầu cử  Quốc Hội ngày 14/05, hai đảng đối lập chính tại Thái Lan  Move Forwward và Pheu Thái đã giành thắng lợi áp đảo mở đường cho một liên minh dân chủ thay thế chính phủ của thủ tướng Prayout Chan-o-Cha do giới quân sự hậu thuẫn cầm quyền từ gần 10 năm nay.

RFI giới thiệu vài nét chân dung lãnh đạo hai đảng đối lập đang làm thay đổi căn bản diện mạo chính trường Thái Lan.

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, đảng Move Forward của ông Pita Limjaroenrat về đầu  giành được 14 triệu phiếu bầu, trở thành lực lượng chính trị chính của đất nước, đứng trên đảng Pheu Thai của bà Paetongtarn Shinawatra thu được 10,8 triệu phiếu. Trong khi đó, đảng Quốc Gia Thái Thống Nhất của thủ tướng mãn nhiệm Chan-o-Cha chỉ dành được 4,6 triệu phiếu.

Có một điểm chung của lãnh đạo hai đảng đối lập đang nổi lên này là họ còn trẻ, mới bước chân vào làm chính trị, có sức thu hút lớn và có niềm tin vào dân chủ và nhất là cả hai đảng chính trị của họ đều đã phải hứng chịu sự vùi dập của chính quyền quân sự. Chiến thắng của họ đánh dấu sự trở lại của dân chủ ở Thái Lan và ít nhiều mang hương vị phục thù.

Move Forward là một tổ chức chính trị non trẻ hậu thân của Future Forward một đảng xu hướng tiến bộ nổi nên trong cuộc tuyển cử 2019 nhưng khoogn được bao lâu sau đó đã bị giải tán. Cuộc bầu cử lập pháp ngày Chủ Nhật này là cuộc bầu cử đầu tiên từ sau làn sóng biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2020 đòi cải cách sâu rộng xã hội và thậm chí cả nền quân chủ, một chủ đề cấm kỵ và rất nhạy cảm ở Vương Quốc Thái Lan. Phong trào khi đó  đã bị chính quyền dùng công cụ tư pháp trấn áp.

Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, không mấy ai nghĩ rằng Pita Limjaroenrat có thể trở thành ứng viên cho chức thủ tướng Thái Lan. Người ta chỉ nhìn thấy ở ông con người trẻ tuổi, can đảm dám thách thức giới quân sự đầy quyền lực ở đất nước này. Thế nhưng, doanh nhân 42 tuổi này  đã khẳng định mình bằng sức hấp dẫn đông đảo giới trẻ, đang mong đợi một sự thay đổi sau 9 năm các quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt dưới chính quyền của thủ tướng Prayut Chan-O-Cha (69 tuổi) do quân đội hậu thuẫn.

Được học hành ở New Zealand và Mỹ, Pita Limjaroenrat là người được giới trẻ hâm mộ, đôi khi đến mức cuồng nhiệt như đối với một ngôi sao ca nhạc.

Sau khi tốt nghiệp đại học Harvard, Pita khởi nghiệp kinh doanh tại Mỹ, nhưng ông đã đột ngột phải trở về nước khi 25 tuổi để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình vì cha qua đời. Ông quản lý công ty vận tải và giao đồ ăn Grab bằng ứng dụng công nghệ số tại Thái Lan.  Năm 2012, ông kết hôn với nữ diễn viên truyền hình Thái sau đó đã ly hôn năm 2019. Họ có với nhau một con gái, 7 tuổi. Cô con gái duy nhất của ông đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua. Cô bé thường được đi theo cha và lên sân khấu sau các bài diễn văn của cha, tạo một hiệu ứng cuồng nhiệt của người ủng hộ. Trên mạng xã hội được cả triệu người theo dõi, Pita thường xuyên chia sẻ nhưng hình ảnh cùng với con gái trong cuộc sống hàng ngày.

Được đánh giá là cấp tiến, Move Forward của Pita là đảng duy nhất chủ trương phản đối điều luật 112 về tội khi quân, được đánh giá là hà khắc bậc nhất trên thế giới. Tôi phạm thượng khi quân là vấn đề gây nhiều tranh cãi và cực kỳ nhạy cảm, từ lâu nay vẫn được cho là vùng cấm không được phép động tới trong nền chính trị của Thái Lan.  Thế nhưng ông Pita cho đến ngày hôm qua vẫn khẳng định với báo chí rằng : «  Dù thế nào, chúng tôi cũng sẽ làm áp lực để cải các điều luật của Hoàng gia về tội khi quân ».

Giới phân tích đều cho rằng, chi dù giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ Viện, không có gì cho thấy con đường đưa ông đến vị trí thủ tướng là đơn giản. Việc trước mắt là ông phải tập hợp được một liên minh đủ để có thể lấn át được số phiếu bầu của số thượng nghị sĩ do quân đội chỉ định, cũng sẽ tham gia cùng các dân biểu mới vào việc bầu chọn tân thủ tướng Thái Lan. Theo tính toán số học phe ủng hộ quân đội chỉ cần 176 ghế ở Quốc Hội mới là có thể bầu thủ tướng của họ. Liên minh đầu tiên của Move Foward sẽ là với đảng Pheu Thai về thứ 2.

Đảng Pheu Thái sau cuộc bầu cử hôm qua,  được xác định là lực lượng chính trị lớn thứ 2 tại Thái Lan. Hai đảng đối lập vừa giành chiến thắng có đồng quan điểm về tình trạng suy yếu kinh tế của đất nước đòi hỏi phải có những cải cách mạnh mẽ, nhưng lại bất đồng với nhau về nhiều vấn đề xã hội, trong đó có điều luật về tội khi quân.

Pheu Thai dưới sự lãnh đạo của Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong, sau  khi bị đảo chính quân sự lật đổ hồi năm 2006.

Cử tri Thái Lan trong chiến dịch tranh cử vừa qua chắc hẳn chưa quên hình ảnh gây ấn tượng mạnh về bà Paetongtarn Shinawatra, một phụ nữ 36 tuổi có nụ cười rạng rỡ, bụng mang dạ chửa đến sát ngày sinh nở vẫn xuất hiện trên các diễn đàn vận động tranh cử của đảng Pheu Thai. Chỉ vài ngày sau sinh đưa con thứ hai,  bà đã trở lại ngay với các diễn đàn mít tinh phủ kín màu đỏ, tất cả với tham vọng đưa gia tộc Shinawatra giàu có, nổi tiếng trở lại chính trường Thái, một lần nữa thách thức giới quân sự bằng lá phiếu cử tri. Bà mẹ trẻ Paetongtarn Shinawatra, kêu gọi người ủng hộ : « Cùng nhau chúng ta sẽ đem lại dân chủ, thịnh vượng đã bị mất từ gần 10 năm nay ».

Paetongtarn Shinawatra, ở Thái được gọi với tên thân mật  là « Ung Ing », cũng là một người chập chững bước vào chính trị. Bà mẹ trẻ này đến năm 2022 mới được chỉ định là lãnh đạo Pheu Thai, đảng do ông Thaksin lập ra từ năm 2000 và không ít lần bị tư pháp đe dọa giải tán. Cho đến tận năm ngoái, « Ung Ing » vẫn còn làm quản lý khách san trong tập đoàn do cha bà lập ra. Chưa đầy một năm bà trở thành gương mặt nổi bật đại diện cho dòng họ nhà Shinawatra, nổi tiếng   có hai đời thủ tướng,  ông anh trai Thaksin và cô gái Yingluck, nhưng cả hai đều đã bị bị giới quân sự  lật đổ và phải lưu vong ở nước ngoài.

Paetongtarn là con thứ 3 của ông Thaksin, sinh ra ở Bangkok, theo học ngành khách sạn tại Anh Quốc. Năm 2019 bà kết hôn với một phi công, hiện có 2 con. Là người trẻ tuổi, rất thích sử dụng mạng xã hội, bà có tới hơn một nửa triệu người theo dõi trên mạng Instagram, nới bà vẫn thường xuyên đưa ảnh cuộc sống vương giả của gia đình mình. Trong suốt chiến dịch tranh cử, Paetongtarn đã thể hiện được bản lĩnh, năng lượng tràn đầy của tuổi trẻ, tạo nên sự cuốn hút khiến một số người vẫn cho bà chỉ là con rối của Thaksin không khỏi bất ngờ.

Bà hiện thân cho thế hệ chính trị thứ 3 nhà Shinawatra. Xuất thân từ gia đình giàu có nhưng bà biết nói chuyện với các cử tri thuộc tầng lớp bình dân bằng những lời nói giản dị dễ cuốn hút. Đặc biệt với cái họ Shinawatra cộng với sự trẻ trung năng động, Paetongtarn đã thu hút mạnh mẽ cử tri nông dân ở miền đông bắc Thái Lan, thành trì tuyển cử đã được cha bà tạo dựng từ những năm đầu thập niên 2000 khi bắt đầu tham gia chính trường.

Theo nhà nghiên cứu thuộc đại học Naresuan, Thái Lan, ông Paul Chambers, « uy tín của Paetongtarn có được là do sức trẻ nhưng tính chính đáng của cô lại bắt nguồn từ việc là con gái của Thaksin. Ông ta cần cô để tiếp tục được đóng vai trò lớn ( trong chính trị Thái), cô là người duy nhất trong dòng họ Shinawatra làm được việc đó ».

Hôm 09/05 vừa qua khi chiến dịch tranh cử đi vào chặng cuối, ông Thaksin Shinawatre đã đánh tiếng muốn từ nay đến tháng 7 được trở về mảnh đất quê nhà, sau 17 năm buộc phải sống lưu vong. Cựu thủ tướng,73 tuổi, nhà tài phiệt truyền thông Thái một thời tuyên bố : «  Một lần nữa tôi xin phép được về thăm các cháu mình trước ngày sinh nhật tới (26/07). Tôi đã  già rồi ».  Đang mang án tù 12 năm, ông Thaksin đặt hy vọng vào chiến thắng của con gái trong cuộc bầu cử lần này để có thể thay đổi số phận. Nhưng mong muốn của ông có thể lại làm dấy lên chia rẽ trong đất nước vốn vẫn bị phân hóa sâu sắc về chính trị -xã hội như Thái Lan.

Từ năm 1932, Thái Lan đã trải qua 12 cuộc đảo chính quân sự. Trong hai chục năm qua,  tình hình chính trị xã hội ở đất nước này luôn bất ổn với liên tiếp các phong trào biểu tình phản kháng, các cuộc đảo chính quận sự và giải tán đảng phái qua tư pháp.


 

Hun Sen là ai?

Báo Tiếng Dân

Trần Trung Đạo

11-5-2023

Bộ sưu tập đồng hồ đắt tiền của Hun Sen. Ảnh trên mạng

Đêm 5 tháng 8, 1952, một đứa bé ra đời tại làng Peam Koh Snar thuộc tỉnh Kampong Cham, phía đông sông Mekong. Đứa bé được đặt tên là Hun Bunall. Tên của cậu được thay đổi nhiều lần và lần cuối được đổi thành Hun Sen khi cậu ta gia nhập du kích Cộng Sản Cambodia năm 1970.

Ngày 14 tháng 4, 1970, Hun Sen gia nhập Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Cambodia (National United Front of Cambodia) thường được viết tắt là FUNK để chống lại chính phủ Lon Nol thân Mỹ.

Năm 1974, Hun Sen chỉ huy một đơn vị với quân số khoảng hai ngàn. Trong thời gian này ông ta biết lãnh đạo thực sự của phong trào FUNK không phải là Sihanouk mà là Pol Pot. Chức vụ chính thức của Hun Sen là Tham Mưu Trưởng trung đoàn và năm 1977 được phong lên chức Trung đoàn phó. Theo lời Hun Sen ông ta đã sử dụng đơn vị này tấn công Lon Nol và sau đó tấn công Khmer Đỏ.

Lúc 2 giờ sáng ngày 20 tháng 6, 1977, Hun Sen và một số chỉ huy của trung đoàn đào thoát sang Việt Nam.

Sau khi Pol Pot bị lật đổ, Hun Sen, 26 tuổi và chưa xong bậc trung học, được CSVN chọn làm Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Heng Samrin. Tại tuổi 33, Hun Sen là thủ tướng trẻ nhất không chỉ riêng Cambodia mà cả thế giới trong thời điểm đó.

Trong cuộc bầu cử 1993, Hun Sen thất cử trước đối thủ Norodom Ranariddh nhưng ông ta không chịu nhường quyền. Hun Sen và Hoàng thân Norodom Ranariddh chia sẻ quyền lực cho tới 1997.

000_P88U2.jpg

Bằng một biến cố bạo động, Hun Sen lật đổ Norodom Ranariddh.

Sau thời gian lưu vong, Norodom Ranariddh về ứng cử lần nữa. Trong cuộc bầu cử 1998, Hun Sen thắng cử. Norodom Ranariddh giữ chức vụ Chủ tịch Quốc Hội nhưng Hun Sen nắm chặt quyền hành thủ tướng từ đó đến nay.

Mặc dù ít học, năm 1991, Hun Sen đã trình luận án tiến sĩ dày 172 trang “Các đặc điểm chính trị tại Cambodia” tại Học Viện Chính Trị Quốc Gia, Việt Nam.

Vợ của Hun Sen là bà Bun Rany, người Cambodia gốc Quảng Đông, Trung Hoa, sinh năm 1954. Sau khi Sihanouk bị lật đổ, bà bí mật tham gia FUNK và được Khmer Đỏ huấn luyện về y tế. Năm 1974, bà là giám đốc một bịnh viện Khờ Me Đỏ và tại đây bà gặp Hun Sen. Mối tình đẹp nảy nở trong bịnh viện. Họ cưới nhau đầu năm 1976 dù khi đó chàng thanh niên Hun Sen 24 tuổi đã bị mù một mắt.

Lý lịch của Hun Sen cũng giống như các lãnh đạo CS thay đổi tùy theo thời thế. Một số nghiên cứu cho rằng ông ta tham gia Khmer Đỏ khá sớm, khoảng 1967, nhưng Hun Sen phủ nhận và tự khai chỉ gia nhập vào năm 1970 đáp lời kêu gọi của Quốc vương Norodom Sihanouk. Giống như nhiều lãnh đạo Cambodia có quá khứ Khmer Đỏ khác, Hun Sen cố tình che giấu lý lịch CS của mình càng nhiều càng tốt.

Luật sư Brad Adams, Giám đốc Khu vực Á châu của Human Rights Watch, nhận xét Hun Sen là một kẻ có bản chất độc tài thô bạo không khác gì các nhà độc tài trong cùng “câu lạc bộ 10 ngàn”, ám chỉ một nhóm gồm những nhà độc tài thông qua bạo động, kiểm soát an ninh, dựa vào sự yểm trợ từ nước ngoài để kéo dài quyền lực cai trị trên 10 ngàn ngày.

Sau sự sụp đổ của hàng loạt các nhà độc tài tại Tunisia, Ai Cập, Libya và Yemen, Hun Sen là một trong số rất ít hội viên của “câu lạc bộ 10 ngàn” còn nắm được quyền hành.

Tên danh dự của Hun Sen là Samdech Akeak Moha Sena Padei Techo Hun Sen dài không thua gì tên danh dự của nhà độc tài khát máu nhất Congo là Mobutu Sese Seko Nkuku Ngbendu wa Za Banga.

Khi được hỏi liệu ông ta có lo ngại sẽ bị lật đổ như các nhà độc tài Tunisia, Egypt, Libya, máu Khmer Đỏ trong người sục sôi lên và Hun Sen trả lời: “Tôi chẳng những làm suy yếu đối phương mà còn tận diệt chúng… Nếu kẻ nào nghĩ mình đủ mạnh để biểu tình, tôi sẽ đánh gục bọn chó đó và nhốt chúng vào trong cũi”.

Hun Sen không chỉ đe dọa thôi nhưng trong quá khứ ông ta đã trấn áp đối lập một cách thô bạo nhiều lần.

Trong năm 1991, khi các đại diện Liên Hiệp Quốc vào Cambodia tổ chức tuyển cử, Hun Sen đã ra lịnh cho an ninh dưới quyền tàn sát trên 100 đảng viên của một đảng đối lập ngay trước mắt của phái đoàn Liên Hiệp Quốc.

Một lần khác, vào năm 1997, Hun Sen ra lịnh cho cận vệ tấn công bằng lựu đạn vào một buổi họp của lãnh tụ đối lập Sam Rainsy làm 16 người chết và hơn 150 người bị thương. Cũng trong năm 1997, lo ngại bị thất cử, Hun Sen tổ chức đảo chánh chống lại đảng Hoàng gia mà ông ta đã liên minh. Hàng trăm người bị bắt và bị giết. Các nhân viên Liên Hiệp Quốc khi đào xác lên đã khám phá phần lớn đã bị bắn vào đầu trong lúc đang bị còng tay và bị bịt mắt. Những hình ảnh đó gợi lại cảnh tượng kinh hoàng của thời Pol Pot.

Bốn cựu quan chức CNRP được trả tự do khỏi nhà tù Prey Sar ở Phnom Penh lúc 7:00 tối Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2019. (Ảnh do Ma Chettra cung cấp)

Bốn cựu quan chức CNRP được trả tự do khỏi nhà tù Prey Sar ở Phnom Penh lúc 7:00 tối Thứ Sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2019. (Ảnh do Ma Chettra cung cấp)

Đối với các thành phần tàn dư Khmer Đỏ, Hun Sen khuyến khích các lãnh đạo cao cấp đầu hàng. Với quân số 50.000 thời Pol Pot, Khmer Đỏ chỉ còn lại khoảng 1.000 vào năm 1997. Khieu Samphan và Nuon Chea đầu hàng vào tháng 12, 1998. Hun Sen ân xá cho Ieng Sary.

Hun Sen và Trung Cộng

Nhiều người cho rằng Hun Sen ngã về phía Trung Cộng mới đây. Điều đó không đúng. Khuynh hướng thân Trung Cộng của Hun Sen bắt đầu sau cuộc đảo chánh đẫm máu 1997.

Cuộc đảo chánh đã làm ông ta mất uy tín trong các lãnh đạo các quốc gia dân chủ Tây phương. Nhiều quốc gia đã ngưng viện trợ cho chính phủ Hun Sen hay tiếp tục viện trợ nhưng đưa ra các điều kiện phải tôn trọng nhân quyền.

Giống như Pol Pot trước đây, Hun Sen không còn đường nào khác ngoài việc đi tìm sự ủng hộ từ phía Trung Cộng.

Dĩ nhiên giới lãnh đạo Trung Cộng nắm bắt cơ hội ngàn vàng này. Từ năm 1997 đến năm 2005, Trung Cộng cung cấp cho chính quyền Hun Sen 600 triệu dollar qua đầu tư, viện trợ không hoàn lại, hủy bỏ nợ đến thời hạn trả. Từ năm 2000, hàng loạt lãnh đạo cao cấp Trung Cộng lần lượt viếng thăm Cambodia.

Đáp lại, trong cùng thời gian, Hun Sen đã thăm viếng Trung Cộng tất cả 6 lần. Hun Sen từng tuyên bố “Trung Quốc nói ít làm nhiều”. Viện trợ của Trung Cộng không đặt ra các điều kiện nhân quyền trong khi nhân quyền lại là tiền đề thảo luận với các nước dân chủ.

Trong bang giao quốc tế, chế độ Hun Sen nhiệt tình ủng hộ các chính sách của Trung Cộng qua việc ngăn cấm các viên chức trong chính quyền Cambodia thăm viếng Đài Loan. Ông ta còn họa theo Trung Cộng khi lên tiếng kết án Mỹ trong vụ máy bay Mỹ ném bom lầm xuống tòa đại sứ Trung Cộng tại Belgrade năm 1999.

Trong lãnh vực quân sự, Trung Cộng lần nữa đóng vai trò yểm trợ tích cực như đã từng làm đối với chế độ Pol Pot.

Từ sau cuộc đảo chánh của Hun Sen năm 1997, Trung Cộng đã gởi các trang bị quân sự cho cánh Hun Sen, xây dựng các doanh trại quân đội, sửa chữa phi trường Kampong Chhnang. Hàng năm đưa 40 sĩ quan trong quân đội Cambodia sang Trung Cộng huấn luyện. Năm 2011, Trung Cộng cho Cambodia vay 195 triệu Dollar để mua một số lượng máy bay trực thăng không được tiết lộ của Trung Cộng. Tháng Tám 2012, Trung Cộng viện trợ quân sự cho Cambodia thêm 19 triệu dollar và sẽ giúp xây dựng các bệnh viện quân đội, trung tâm huấn luyện cho đạo quân 140 ngàn của Hun Sen.

Đầu năm 2023, Hun Sen thăm Trung Cộng. Trong dịp này, Tập Cận Bình cam kết “ủng hộ Cambodia bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, kiên quyết ủng hộ Cambodia trong việc thúc đẩy đều đặn các chương trình nghị sự chính trị lớn trong nước và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Cambodia”.

Về phía Hun Sen, ông ta khẳng định sự ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” của Trung Cộng.

Năm 2022, trong cương vị Chủ tịch ASEAN, Hun Sen lại một lần nữa chống lại việc ASEAN ra một thông báo chung phê bình chủ trương quân sự hóa Biển Đông của Trung Cộng.

Đối với nội bộ Cambodia, càng đóng vai trò độc lập với CSVN bao nhiêu, Hun Sen, người vẫn còn bị phe đối lập tại Cambodia tố cáo là bù nhìn Việt Nam, càng được sự ủng hộ của nhân dân Cambodia bấy nhiêu.

Thế hệ Cambodia được CSVN cứu sống năm 1979 đã già và nhiều trong số họ đã chết. Thế hệ trẻ lớn lên chỉ biết đến Việt Nam là kẻ thù truyền thống của dân tộc Khmer.

Lời tuyên bố của Hun Sen về cuộc tranh chấp Biển Đông giống như trích nguyên văn từ bản tuyên bố của Trung Cộng: “Cuối cùng đó không phải là vấn đề đối với toàn bộ ASEAN. Nó là vấn đề song phương giữa các nước liên quan mà họ cần phải nói chuyện với nhau”.

“Thảo luận song phương” là chủ trương của Trung Cộng từ khi cuộc tranh chấp mới bắt đầu nhiều năm trước.

PM: ‘I will not chair ASEAN for a fourth time’ | Phnom Penh Post

Nhiều bình luận từ phía Việt Nam có phần trách Hun Sen đang tâm phản bội những kẻ đã từng cứu vớt, bảo bọc và đưa y lên tột đỉnh danh vọng và quyền lực như hôm nay. Chính Hun Sen cũng thừa nhận, không có CSVN, không những con mắt trái mà cả mạng sống của ông ta chưa chắc đã còn.

Nhưng ngọn gió quyền lực và danh lợi đang thổi về hướng Bắc. Đối với Hun Sen việc chọn lựa đi theo Trung Cộng không chỉ vì quyền lợi quốc gia mà còn giữ được cả tài sản kếch xù ăn cắp từ máu xương của đồng bào ông ta suốt 38 năm qua.

Không có chỗ cho các yếu tố đạo đức, ơn nghĩa trong bàn cờ chính trị. Hơn ai hết Hun Sen biết chính bản thân y trước đây khi được đặt vào chức Bộ trưởng Ngoại giao ở tuổi 26 cũng chỉ là con cờ chính trị của CSVN mà thôi. Thời thế đã đổi thay và con người chính trị của ông ta thay đổi theo thời thế.

Sự kiện quân đội Trung Cộng đồn trú tại căn cứ hải quân Ream Naval Base thuộc lãnh thổ Cambodia trên Vịnh Thái Lan (Gulf of Siam) là một mối đe dọa trực tiếp cho sự ổn định trong khu vực Thái Miên Việt cũng như cả Biển Đông.

CẢNG QUÂN SỰ REAM NAVAL BASE

Trung Cộng với một giọng điệu cố hữu là bác bỏ nhưng các không ảnh cho thấy các cơ sở được xây dựng trước đây do hợp tác với Mỹ từ năm 2010 đã bị phá hủy và các cơ sở mới đang được xây.

Theo nhiều nguồn tin, năm 2017 một hiệp ước bí mật giữa Hun Sen và Tập đã được ký kết, qua đó, Trung Cộng có quyền sử dụng căn cứ Ream Naval Base ba chục năm. Hun Sen từ chối yêu cầu của Mỹ được vào xem tận mắt căn cứ.

Tại Hội Nghị về Tương Lai Á Châu Hun Sen phát biểu: “Thành thật mà nói, nếu không phải Trung Quốc tôi có thể dựa vào ai khác? Hãy nói thật”.

Cambodia's Hun Sen has an important election backer: China - Reuters

Khi đứng về phía Trung Cộng, Hun Sen được nhiều mối lợi:

  1. Giảm được áp lực trong thành phần Cambodia quá khích đang khai thác xung đột lịch sử giữa Việt Nam và Cambodia từ thời nhà Nguyễn, và kết án y chỉ là bù nhìn của CSVN.
  2. Trung Cộng sẽ gia tăng viện trợ kinh tế và tiếp tục là nước có quan hệ kinh tế thương mại lớn nhất với Cambodia.
  3. Bảo vệ được chiếc ghế thủ tướng, quyền lợi, tài sản mà luật sư Brad Adams thuộc tổ chức Human Rights Watch và Global Witness đã ước tính lên đến 500 triệu đô la.
  4. Trung Cộng bao vây Việt Nam từ hướng đông và dùng tiền để mua chuộc Cambodia bao vây Việt Nam từ hướng tây. Trong một xung đột võ trang, Việt Nam phải đương đầu với hai kẻ thù có tinh thần dân tộc quá khích vô cùng nguy hiểm.

Nhưng Hun Sen cũng biết khôn ngoan trước thời cuộc quốc tế và sợ mất lòng Mỹ. Hun Sen chọn phỏ phiếu ủng hộ Ukraine “đòi Nga rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận” trong nghị quyết quan trọng của Đại Hội Đồng LHQ ngày 2 tháng 3, 2022 nhưng chọn bỏ phiếu trắng trong nghị quyết ít quan trọng hơn loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ngày 7 tháng 4, 2022.

Với chọn lựa này, Hun Sen muốn nói lớn cho Mỹ nghe rằng (1) Cambodia không tham khảo Tập Cận Bình trước khi bỏ phiếu; (2) Cambodia chưa quên vai trò chính yếu của Mỹ trong công cuộc phục hồi Cambodia sau thời kỳ Pol Pot diệt chủng; (3) Cambodia nhận thấy vai trò mới của Mỹ trong bàn cờ chính trị thế giới, nhất là Á Châu và muốn có một sự cân đối trong mặt trận ngoại giao trong thời gian tới

PM’s visit to US embassy seen as a turning point in relations | Phnom ...

Sau cuộc bầu phiếu tại Liên Hiệp Quốc, tòa đại sứ Mỹ tại Cambodia ghi nhận lãnh đạo Cambodia đã có lập trường cứng rắn chống lại hành động xâm lược Ukraine của Nga. Tháng 12, 2022, Hun Sen viếng thăm tòa đại sứ Mỹ tại Nam Vang lần đầu tiên. Không có thù vặt trong chính trị. Quan hệ giữa hai quốc gia không chỉ đặt cơ sở trên quyền lợi chung mà còn trên quan điểm của mỗi quốc gia trước một vấn đề chung.

Mặc dù ghi nhận sự đóng góp của Hun Sen, cho tới nay các chính phủ Mỹ vẫn xem Hun Sen như là một lãnh đạo độc tài có mối quan hệ mật thiết với Trung Cộng.

Hun Sen tham nhũng

Vi trùng tham nhũng sinh sản rất nhanh trong các chế độ độc tài, nơi quyền lực tập trung trong tay một nhóm nhỏ người nắm quyền cai trị. Tham nhũng là một trong những căn bịnh đang đè nặng lên xã hội Cambodia và gia đình bị tố cáo tham nhũng nhiều nhất là Hun Sen. Mặc dù chỉ làm việc cho chính phủ trong suốt 38 năm, gia đình Hun Sen có một đời sống sung túc hơn bất cứ người dân Cambodia nào.

Sở thích của Hun Sen là sưu tập đồng hồ. Những đồng hồ ông ta đeo nhìn thấy được qua ảnh trị giá vào khoảng 13 triệu dollar. Chẳng hạn, một Patek Philippe Grandmaster Chime 5175 trị giá khoảng 2.700.000 dollar trong lúc vợ ông đeo chiếc đồng hồ Richard Mille RM037 trị giá 270.000 dollar. Hun Sen không che giấu sở thích đeo đồng hồ quý hiếm. Điều đó không sao nhưng tiền đâu để mua khi lương thủ tướng của Hun Sen là 1.150 dollar một tháng nếu không phải tiền do tham nhũng tích tụ được sau 38 năm cầm quyền.

Theo lời của luật sư Brad Adams thuộc tổ chức Human Rights Watch, mười năm trước, một viên chức Bộ ngoại giao Mỹ đã tiết lộ cho ông biết tài sản của Hun Sen được ước lượng vào khoảng 500 triệu Dollar. Không ai biết chính xác giá trị bất động sản và dự trữ dollar, vàng bạc của Hun Sen và gia đình tại các ngân hàng ngoại quốc hiện nay.

Không có CSVN, Hun Sen không chỉ mù một mắt mà đã mồ hoang mả lạnh từ lâu rồi, nhưng với bản chất bạo động, háo danh, tham vọng quyền lực sẵn có của người cựu Khmer Đỏ, Hun Sen rất dễ dàng bị Trung Cộng khích động và mua chuộc.

Tất cả những oan nghiệt đó, dùng chữ của Hun Sen trong luận án tiến sĩ chính trị của ông ta, chỉ vì cùng “từ một bào thai” CS.

_____

Tham khảo:

– Mehta, Harish C, Hun Sen: strongman of Cambodia, Singapore, 1999

– Extraordinary Chambers in the Courts of Cambodia, the United Nations.

– Frank Dikotter, Mao’s Great Famine, Walker & Company 2010

– Ian Storey, China’s Tightening Relationship with Cambodia, The Jamestown Foundation.

– Behind the Bamboo Curtain: China, Vietnam, and the World beyond Asia, edited by Priscilla Roberts, tr. 260, 393-394, Stanford University Press 2007

– Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, Harvard University/Belknap Press 2010, tr. 283.

– Philip Short, Pol Pot: Anatomy of a Nightmare, Macmillan, 2006, tr. 389

– Francis Deron, Several Improper Connections in Matters of Massacre: China, Cambodia, Indonesia, Monde Chinois, 2008.

– Xiaobing Li, China at War: An Encyclopedia, ABC-CLIO LLC, 2012

– Daniel Southerland, Uncounted Millions: Mass Death in Mao’s China, Washington Post, July 17, 1994- Brad Adams, 10,000 Days of Hun Sen, The New York Times, May 31, 2012

– Russell D. Howard, The Chinese People’s Liberation Army: “Short Arms and Slow Legs”, USAF Institute for National Security Studies 1999- Cambodian Genocide Program, Yale University

– Vũ Cao Đàm, Bài học đáng giá từ Luận án Tiến sĩ của Thủ tướng Cambodia Hun Sen, Bauxite Việt Nam, 14-8-2012

– Trần Trung Đạo, Chu kỳ thù hận Việt-Trung-Miên, Chính Luận, Cổ Loa, Boston, Hoa Kỳ 2014

Thế giới có thể đối mặt với nhiệt độ kỷ lục vào năm 2023 khi El Nino quay trở lại

Bởi Kate Abnett

BRUSSELS, ngày 20 tháng 4 (Reuters) – Thế giới có thể phá vỡ kỷ lục nhiệt độ trung bình mới vào năm 2023 hoặc 2024, do biến đổi khí hậu và sự trở lại dự kiến của hiện tượng thời tiết El Nino, các nhà khoa học khí hậu cho biết.

Các mô hình khí hậu cho thấy rằng sau ba năm của kiểu thời tiết La Nina ở Thái Bình Dương, thường làm giảm nhẹ nhiệt độ toàn cầu, thế giới sẽ trải qua sự quay trở lại của El Nino, hiện tượng nóng hơn, vào cuối năm nay.

Trong El Nino, gió thổi về phía tây dọc theo đường xích đạo chậm lại và nước ấm bị đẩy về phía đông, tạo ra nhiệt độ bề mặt đại dương ấm hơn.

“El Nino thường liên quan đến nhiệt độ phá vỡ kỷ lục ở cấp độ toàn cầu. Hiện vẫn chưa biết điều này sẽ xảy ra vào năm 2023 hay 2024, nhưng tôi nghĩ có nhiều khả năng xảy ra”, Carlo Buontempo, giám đốc Copernicus của EU cho biết. Dịch vụ biến đổi khí hậu.

Buontempo cho biết các mô hình khí hậu cho thấy tình trạng El Nino quay trở lại vào cuối mùa hè ở phương bắc và khả năng El Nino mạnh sẽ phát triển vào cuối năm, Buontempo cho biết.

Năm nóng nhất thế giới được ghi nhận cho đến nay là năm 2016, trùng với El Nino mạnh – mặc dù biến đổi khí hậu đã thúc đẩy nhiệt độ khắc nghiệt ngay cả trong những năm không có hiện tượng này.

Tám năm qua là tám năm nóng nhất được ghi nhận trên thế giới – phản ánh xu hướng nóng lên trong dài hạn do phát thải khí nhà kính.Friederike Otto, giảng viên cao cấp tại Viện Grantham của Đại học Hoàng gia Luân Đôn, cho biết nhiệt độ do El Nino gây ra có thể làm trầm trọng thêm các tác động của biến đổi khí hậu mà các quốc gia đang trải qua – bao gồm các đợt nắng nóng nghiêm trọng, hạn hán và cháy rừng.

How Global Warming Fueled Five Extreme Weather Events - The New York Times

Otto cho biết: “Nếu El Nino phát triển, rất có thể năm 2023 sẽ còn nóng hơn năm 2016 – xét đến việc thế giới tiếp tục ấm lên khi con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch”.

Các nhà khoa học Copernicus của EU đã công bố một báo cáo vào thứ Năm đánh giá các điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà thế giới đã trải qua vào năm ngoái, năm nóng thứ năm được ghi nhận.

Châu Âu đã trải qua mùa hè nóng kỷ lục vào năm 2022, trong khi mưa cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra lũ lụt thảm khốc ở Pakistan và vào tháng 2, mực nước biển ở Nam Cực xuống mức thấp kỷ lục.

 

Copernicus cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu của thế giới hiện cao hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Mặc dù hầu hết các nhà phát thải lớn trên thế giới cam kết cuối cùng sẽ cắt giảm lượng khí thải ròng của họ xuống 0, lượng khí thải CO2 toàn cầu năm ngoái vẫn tiếp tục tăng.

(Câu chuyện này đã được chắt lọc để thêm từ ‘not’ đã bỏ vào đoạn 4)

Báo cáo của Kate Abnett, chỉnh sửa bởi Deepa Babington

Nguồn: World could face record temperatures in 2023 as El Nino returns

Trung Quốc và việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Theo South China Morning Post

China’s vice-commerce minister, Wang Shouwen, speaks at a press conference in Beijing on Sunday. Photo: Kyodo

China’s vice-commerce minister, Wang Shouwen, speaks at a press conference in Beijing on Sunday. Photo: Kyodo

Trung Quốc đang cố gắng đẩy nhanh việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong bối cảnh các nỗ lực mới của Mỹ đang đe dọa chuỗi công nghiệp của Trung Quốc.

“Trung Quốc sẵn sàng tham gia CPTPP và có khả năng thực hiện các nghĩa vụ liên quan”, ông Vương Thụ Văn (Wang Shouwen), Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm nhà đàm phán thương mại quốc tế của Trung Quốc, cho biết trong họp báo hôm 23.4.

“Chúng tôi hy vọng rằng tất cả 11 quốc gia thành viên có thể ủng hộ việc chúng tôi tham gia hiệp ước”, ông Vương nói thêm.

Các phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc dường như đang gặp trục trặc.

Anh nộp đơn vào tháng 6.2021 và mới vào tháng trước đã đạt được thỏa thuận tham gia hiệp định thương mại gồm 11 thành viên. Tuy nhiên, quá trình đàm phán của Trung Quốc, nước nộp đơn sau Anh 3 tháng, dường như có rất ít tiến triển.

CPTPP có hiệu lực vào tháng 12.2018, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Đây là thị trường rộng lớn mà Bắc Kinh rất muốn khai thác, đặc biệt là khi Mỹ đang thúc đẩy các nỗ lực đưa chuỗi cung ứng trở về nước.

Mỹ là một trong những nước đề xuất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của CPTPP. Tuy nhiên, Washington đã rút khỏi hiệp định này trong những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.

Thay vào đó, Mỹ đang thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và quan hệ đối tác thương mại “dân chủ”. Điều này sẽ làm giảm vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng quốc tế.

Trung Quốc đang lo ngại về việc các đơn đặt hàng ở nước ngoài giảm và bị cô lập trong thương mại quốc tế, với việc nhiều nhà máy chuyển đến Đông Nam Á để tiết kiệm tiền và vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ. Các chuyến vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc đến Mỹ đã giảm trong 8 tháng liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái.

Vì vậy, gia nhập CPTPP được Trung Quốc coi là một bước quan trọng trong việc đảo ngược môi trường không thuận lợi bên ngoài, phá vỡ các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với nhiều đơn đặt hàng ở nước ngoài.

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chí cao như quyền sở hữu và tiêu chuẩn lao động, Trung Quốc sẽ cần có sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên nếu muốn gia nhập CPTPP.

Là nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, Trung Quốc trong nhiều năm đã nỗ lực tạo ra Khu vực Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này sẽ được hỗ trợ bởi “hai bánh xe” là CPTPP và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 thành viên.

“Nếu Trung Quốc tham gia CPTPP, điều đó sẽ giúp hai bánh xe này tiến lên”, ông Vương nói, chỉ ra thị trường tiêu dùng khổng lồ và tiềm năng tiêu thụ của nước này.

“Điều đó sẽ có lợi cho hội nhập kinh tế khu vực và rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định, an toàn và độ tin cậy của chuỗi cung ứng và công nghiệp trong khu vực”, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc nói thêm.

Phan Sinh Trần

Nga đang muốn chấm dứt cuộc chiến

Báo Tiếng Dân

Dialog

Tác giả: Dmitry Oreshkin

Kim Văn Chính, lược dịch

21-4-2023

Nhà phân tích chính trị Dmitry Oreshkin. Nguồn: Dialog

“Đây là một triệu chứng quan trọng,” Oreshkin giải thích ý nghĩa của “tâm trạng hòa bình” đang gia tăng ở Moscow.

Không chỉ Prigozhin nổi bật với “sáng kiến ​​hòa bình”, có những người khác ở Liên bang Nga, cho đến nay, đang cố gắng thận trọng, nhưng vẫn thúc đẩy ý tưởng về sự cần thiết phải chấm dứt chiến tranh.

Điện Kremlin hiểu rằng Putin đang thua cuộc. Trên thực tế, không chỉ Prigozhin đề xuất chấm dứt cái gọi là chiến dịch quân sự đặc biệt “SVO”. Lavrov cũng nói bằng ngôn ngữ ngoại giao rằng, chúng ta nên rút khỏi cuộc chiến. Maria Zakharova, một thành viên trong nhóm của ông Lavrov, cũng đột nhiên quan tâm đến các sáng kiến ​​hòa bình. Và ngay cả nhà tuyên truyền, “chiến binh” Simonyan cũng lên tiếng phụ họa.

Điều này cũng đã được một nhà khoa học chính trị đối lập người Nga nói trong một cuộc phỏng vấn với Vadim Gerasimovich, có thể xem trên kênh YouTube Politeka Online.

Điều này có nghĩa là Ukraine đã đánh vỗ mặt một vố đớn đau những chiến binh xâm lược, và chúng hiểu rằng đến lúc cần phải dừng lại và thoát khỏi cuộc chiến, nhưng phải nói với vẻ mặt chiến thắng: chúng tôi đã chiến thắng tất cả mọi người”, Oreshkin nói.

Ngoài ra, chuyên gia này nhấn mạnh, Prigozhin đã nói to lên những gì nhiều người nghĩ. Nhàlãnh đạo của Wagner PMC hiểu rằng, ông ta sẽ nhận được sự ủng hộ của các đại tá và thậm chí cả các tướng lĩnh, những người suy tính hơn nhiều so với các đại tá. Họ đều nhận ra rằng Nga đang không đạt được mục tiêu ban đầu. “Vâng, bạn có thể tin chắc rằng một cuộc tấn công quyết định đang diễn ra, nhưng hãy nhìn vào bản đồ và bảo đảm rằng quân Nga đã tiến được vài chục km trong sáu tháng”, Oreshkin nói.

Nhà khoa học chính trị cũng chỉ ra rằng, tất cả những “tâm trạng hòa bình” này ở Moscow là một triệu chứng rất quan trọng.

Theo ông, Prigozhin có một khả năng linh cảm (giống như Zhirinovsky), và ông ta hiểu rằng chủ đề này (về sự kết thúc chiến tranh) đang trở nên phù hợp ở Nga. Giờ đây, điều quan trọng nhất đối với Điện Kremlin không phải là hoàn toàn không có lối thoát, mà vấn đề có hay không là do Ukraine quyết định.

Nhớ lại rằng Dmitry Oreshkin đã trả lời câu hỏi về con át chủ bài cuối cùng của Putin: “Con người”.

Trung Quốc thử nghiệm pháo tầm xa sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể bắn trúng người cách xa 16 km

Theo Báo Bưu Điện Hoa Nam – SCMP

Stephen Cheng.

Nhiều lần phóng thử nghiệm pháo trang bị AI của Trung Quốc đã đạt được độ chính xác chết người cao hơn các loại súng được sử dụng hiện nay. Ảnh: tài liệu

Nhiều lần phóng thử nghiệm pháo trang bị AI của Trung Quốc đã đạt được độ chính xác chết người cao hơn các loại súng được sử dụng hiện nay. Ảnh: tài liệu

Theo một nhóm các nhà khoa học làm việc về công nghệ cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) , quân đội Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện độ chính xác của pháo tầm xa và có khả năng giảm chi phí chiến tranh.

Trong nhiều thử nghiệm được tiến hành trong các điều kiện khác nhau vào tháng 7 năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng pháo dẫn đường bằng laser do AI cung cấp có thể bắn trúng các mục tiêu có kích thước bằng con người ở cách xa 16km (9,9 dặm).

Độ chính xác đạt được trong các cuộc thử nghiệm, vượt quá mong đợi, cao hơn nhiều so với bất kỳ loại súng lớn nào đang được sử dụng, theo các bức ảnh về các cuộc thử nghiệm cho thấy đạn bắn trúng các bảng mục tiêu trong hồng tâm.

Trưởng nhóm dự án, Giáo sư Wang Jiang, từ Viện Công nghệ Bắc Kinh, cho biết trong một bài báo đăng trên tạp chí Acta Armamentarii vào tháng 4: “Trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng. Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu áp dụng công nghệ này vào các vấn đề lập kế hoạch quỹ đạo (cho phi đạn)”.

Đạn pháo truyền thống có thể hạ cánh cách mục tiêu 100 mét (328 feet) hoặc hơn. Đạn pháo dẫn đường, có thể điều chỉnh hướng bay trong khi bay, đang được quân đội Trung Quốc, Mỹ và các nước khác ứng dụng rộng rãi hơn .

Tuy nhiên, độ chính xác của chúng bị hạn chế do lượng dữ liệu thời gian thực khổng lồ phải được tính toán bằng các mô hình toán học truyền thống. Các biến số chuyến bay như gió, nhiệt độ và áp suất không khí có thể hạn chế độ chính xác của đạn pháo đến mức nó có thể trượt mục tiêu trong vài hoặc hàng chục mét.

Thay vì các phương pháp toán học truyền thống, AI mang lại tiềm năng cho tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn, theo Wang, cũng như các cộng tác viên từ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và các chuyên gia từ phòng thí nghiệm chung Vành đai và Con đường giữa Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về các hệ thống không người lái thông minh. .

Khi một viên đạn thông minh được khởi chạy, nó phải nhanh chóng thu thập và phân tích nhiều loại dữ liệu môi trường để tinh chỉnh hướng đi của nó – các phép tính có thể tăng theo cấp số nhân với số lượng biến.

Con chip máy tính của quả đạn pháo phải đơn giản nhất có thể vì nó phải chịu được sức nóng và sốc cực lớn của hỏa lực pháo binh. Đối mặt với những yêu cầu như vậy, bộ xử lý thường phải loại bỏ dữ liệu thô có giá trị để hoàn thành các phép tính kịp thời, do đó ảnh hưởng đến độ chính xác tổng thể.

Nhưng với AI, ngay cả một con chip máy tính chậm chạp cũng có thể hoàn thành các phép tính cần thiết bằng cách sử dụng gần như tất cả dữ liệu có sẵn, theo nhóm của Wang.

Phan Sinh Trần

Các tỷ phú Trung Quốc tiếp tục biến mất giữa đời thường

Tổng hợp báo chí, Independent Anh,  Cảnh báo Hoàn Cầu, Forbes, Tin tức

Các tỷ phú và chủ công ty Trung Quốc liên tục biến mất Hầu hết xuất hiện lại vài ngày sau đó; những người khác kết thúc sự vụ trong tù hoặc rơi từ các tòa nhà xuống đất. Vụ bắt cóc rõ ràng và mới nhất là trường hợp  của nhà tài chính nổi tiếng Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa vào ngày 27 tháng 1, là vụ mới nhất trong hàng chục vụ mất tích bí ẩn có liên quan đến các cơ quan an ninh Bắc Kinh.

Nhà tài phiệt Tiêu Kiến Hoa bị mất tích ở Khách Sạn Four Season, Hồng Kong, ảnh Reuters.

Ông Xiao, người có quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình , đã rời phòng khách sạn của mình tại khách sạn Four Seasons ở Hồng Kông , được các nhân viên an ninh Trung Quốc hộ tống đến đại lục, theo Financial Times . Cho dù, các cơ quan thực thi pháp luật bên ngoài, bao gồm cả những cơ quan từ Trung Quốc đại lục, không được phép thực thi luật ở Hồng Kông, nơi có chế độ bán tự trị kể từ khi được trả lại từ sự cai trị của Anh vào năm 1997, (tuy nhiên an ninh Trung Quốc xem ra đã  bất chấp điều này.)

Ông Xiao kiểm soát Tập đoàn Tomorrow có ảnh hưởng trong lãnh vực đầu tư ngân hàng, công ty bảo hiểm và bất động sản,  bị giam giữ mà ông không biết được lý do vì sao mình bị tạm giữ nhưng trường hợp này có những điểm tương đồng với người bán sách ở Hong Kong có hộ chiếu Anh, tên Lee Bo, người đã biến mất vào tháng 1 năm 2016 trước khi xuất hiện trở lại ở Trung Quốc ba tháng sau đó.

Ông Lee là một trong năm người bán sách biến mất trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016, gây ra làn sóng lên án và phản đối. Sau đó anh ta nói rằng anh ta đã tự nguyện đi qua biên giới (vào đại lục). Công dân Thụy Điển Gui Minhai, một trong năm người bị bắt hiện vẫn còn đang bị giam giữ ở Đại Lục.

Nhiều cư dân Hồng Kông phẫn nộ trước ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với thành phố, vốn đã gây ra các cuộc biểu tình kéo dài gần ba tháng vào cuối năm 2014.

Những vụ mất tích đó không phải là những vụ đầu tiên có liên quan đến các cuộc điều tra của Bắc Kinh. Bloomberg báo cáo rằng các giám đốc điều hành cấp cao của 34 công ty niêm yết (trên sàn chứng khoán) cũng đã biến mất vào năm 2015. Trong số đó có những người sau:

Chứng khoán sáng lập

Lei Jie, cựu chủ tịch của công ty và liên doanh của nó với Credit Suisse, đã được cảnh sát trả tự do sau khi mất tích vào tháng 1 năm 2015. Ông Jie được trả tự do sau khi ông hỗ trợ một cuộc điều tra của chính phủ. Founder Securities cho biết họ không thể liên lạc với ông Lei sau khi ông xin nghỉ ốm một tuần. Thế là, ông bị  thay thế khỏi chức vụ chủ tịch và bị loại khỏi hội đồng quản trị.

Tập đoàn Fosun

Vào tháng 12 năm 2015, giám đốc điều hành 48 tuổi Guo Guangchang, được mệnh danh là “Warren Buffett của Trung Quốc,” đã mất tích. Ông Guo có tài sản ước tính khoảng 6,9 tỷ USD. Tập đoàn đầu tư của ông, Fosun, sở hữu Club Med và Cirque du Soleil cùng các doanh nghiệp khác. Ông ấy xuất hiện trở lại ở Mỹ sau khoảng một tuần mất liên lạc.

Chứng khoán Trường Giang

Cựu chủ tịch Yang Zezhu, 62 tuổi, đã nhảy lầu tự tử vào ngày 27 tháng 1 năm 2016 sau khi bị Đảng Cộng sản điều tra vì cáo buộc tham nhũng.

Tập đoàn cho thuê máy bay Trung Quốc

Giám đốc điều hành Poon Ho Man đã từ chức bằng thư trong thời gian nghỉ phép hàng năm vào tháng 6 năm 2015 và công ty cho biết không thể liên lạc được với ông nữa. Ông đang bị điều tra như một phần của cuộc điều tra tham nhũng, những người quen thuộc với vấn đề này nói với Bloomberg. Ông ta xuất hiện trở lại một cách bí ẩn ở Hồng Kông sáu tháng sau đó.

Ngân hàng Trung Quốc Minsheng

Vào cuối tháng 1 năm 2015, tạp chí Caixin đưa tin Chủ tịch Mao Xiaofeng không thể liên lạc được sau khi bị cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản đưa đi để hỗ trợ điều tra. Ngân hàng cho biết ông Mao đã từ chức vì “lý do cá nhân”. Họ không có thêm lời chính thức nào về ông Mao.

Môi trường đông giang

Công ty xử lý chất thải công nghiệp cho biết vào tháng 10 năm 2015 rằng họ không thể liên lạc với Chủ tịch Zhang Wei Yang và được gia đình ông cho biết rằng ông đang bị điều tra. Không có thông báo nào được đưa ra về bất kỳ cáo buộc nào đối với ông Zhang.

Quốc tế Guotai Junan

Yim Fung, chủ tịch chi nhánh Hồng Kông của Guotai Junan Chứng Khoán, một trong những công ty môi giới lớn nhất Trung Quốc, đã mất liên lạc hơn một tháng sau khi biến mất vào ngày 18 tháng 11 năm 2015, trước khi xuất hiện trở lại sau khi “hỗ trợ một số cuộc điều tra”, theo báo cáo của Bloomberg .

Đài CNBC nhận xét Jack Ma, người sáng lập Alibaba, đã gây chú ý khi gần đây ông được phát hiện tại Trường Yungu ở Hàng Châu, nơi công ty đặt trụ sở chính. Ông hiếm khi xuất hiện trước công chúng kể từ khi khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc khó chịu vì chỉ trích hệ thống quản lý tài chính của đất nước vào năm 2020. Jack Ma đã mô tả họ có ‘tâm lý tiệm cầm đồ’ và điều đó thực sự “chà xát quá nhiều lông lá”. Chỉ riêng tính cách bộc trực của ông đã làm đụng chạm một cách sai đường đến các nhà hành pháp và những người lãnh đạo rất có quyền lực.

Những vụ mất tích bí ẩn của các tỷ phú Trung Quốc vẫn chưa dừng lại. Vào tháng 2, Bao Fan, một chủ ngân hàng đầu tư nổi tiếng, trở thành cái tên mới nhất trong danh sách “tỷ phú biến mất”. Tuy nhiên, vài ngày sau, công ty của anh ấy cho biết anh ấy đang “hợp tác trong một cuộc điều tra đang được thực hiện bởi một số cơ quan chức năng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Nick Marro, nhà phân tích chính về thương mại toàn cầu tại The Economist Intelligence Unit, cho biết: “Khi một người như Bao Fan biến mất, một người nổi tiếng đột nhiên biến mất mà không có lời giải thích, điều đó chắc chắn sẽ gây ra cảm giác ớn lạnh cho phần còn lại của thị trường”. “Ý tôi là, làm sao bạn có thể cảm thấy mình có thể kinh doanh ở một nơi mà bạn biết đấy, một nhà lãnh đạo quan trọng của ngành có thể đột nhiên biến mất?”

Tàn dư xô viết (Phần 2)

Báo Tiếng Dân

Nguyễn Thọ

14-4-2023

Tiếp theo Phần 1

Trong các nước thuộc Liên-Xô cũ thì Ukraine có nền kinh tế hùng mạnh nhất, có thể tự sản xuất từ tiểu liên AK47 đến tên lửa, xe tăng và cả máy bay. Đất nước 45 triệu dân từng sở hữu bom hạt nhân cho đến năm 1994 nên về lý thuyết, có đủ tiềm năng khôi phục lại vũ khí này.

Ukraine với diện tích bao la, hơn 600.000km², với nền nông nghiệp trù phú nhất châu Âu chính là hậu phương hoàn hảo cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Nền giáo dục phát triển ở đây đào tạo ra lực lượng tin học đông đảo hàng đầu châu Âu v.v…

Bên cạnh đó Ukraine còn được cả một liên minh quốc tế hùng hậu tiếp viện về vật chất, từ liều thuốc kháng sinh, bông băng quân y đến tên lửa HIMARS, xe tăng LEOPARD. Hơn 30.000 binh sỹ Ukraine đã và đang được huấn luyện ở các nước NATO. Hàng ngày, hàng giờ họ được tình báo phương Tây cung cấp các loại thông tin quan trọng.

Kể từ 2008, quân đội Ukraine đã bắt đầu tìm cách thoát Nga và chuyển theo hướng NATO. Binh pháp phương Tây đề cao quyền tự do của các sỹ quan tại chỗ, giảm bớt sụ phụ thuộc quan liêu vào cấp trên và coi trọng sinh mạng binh lính. Do vậy, quân đội Ukraine tác chiến khác hẳn Nga. Họ thường hoạt động theo nhóm nhỏ, cơ động nhanh. Họ áp dụng kỹ thuật cao: các phần mềm thu thập tọa độ của quân Nga do dân cung cấp qua Internet, kết hợp với thông tin vệ tinh, các phần mềm điều khiển drone (máy bay không người lái) do Ukraine tự tạo. Họ chủ yếu sử dụng các loại đạn thông minh với hiệu quả cao. Chiến thuật của họ là lấy yếu đánh mạnh và bảo toàn lực lượng.

Cũng vì những yếu tố trên mà số tử vong của Ukraine chỉ bằng 1/3 của Nga [1]. Ở Bakhmut tỷ lệ này theo bộ Tổng tham mưu Ukraine là 1/5 (chưa được kiểm chứng).

Sau một năm, cục diện chiến tranh đang tiến đến thế quân bình. Ở Đông Ukraine hai bên có quân số tương đương nhau. Ukraine mỗi ngày bắn 7.000 đạn đại bác thông minh, tuy ít nhưng hiệu quả hơn 21.000 viên đạn (đa số là mù) của Nga bắn sang. Nga có nhiều phi cơ hơn, nhưng không còn làm chủ được bầu trời nữa, trong khi Kyiv sắp nhận thêm gần trăm máy bay MIG-29. Các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp đã hạ 60% đến 70% số tên lửa và drone tự sát của Nga.

Từ bốn tháng nay, mặt trận không hề nhúc nhích, chỉ giằng co. Hai bên đều dọa sẽ phản công.

Đây chính là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai quốc gia đại công nghiệp kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2. Hệ thống Internet-Starlink lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi ở Ukraine. Đây cũng là nước đầu tiên thành lập lực lượng tấn công bẳng drone. Quân Ukraine kết hợp drone với các loại tên lửa thông minh để tìm và diệt hàng ngàn xe đã khiến xe tăng mất đi vai trò quyết định trên chiến trường. Điều này đã thay đổi cơ bản chiến thuật dùng tăng trên toàn cầu.

Ukraine với tiềm lực về công nghệ và con người đang cung cấp cho nhân loại nhiều nhận thức mới về chiến tranh hiện đại. Họ không còn là David chống lại Goliath.

Một quân đội vài trăm ngàn quân, tổ chức thông minh, tinh nhuệ như vậy, chiến đấu ngay trên đất nước mình, được nhân dân đùm bọc, được quốc tế hậu thuẫn tại sao lại không đánh bại được quân Nga to xác nhưng thảm hại như đã nêu trong bài trước?

Câu trả lời là: Gánh nặng xô viết cũng ăn mòn sức sống của quân đội và xã hội Ukraine đến mức mà vài năm cải cách chưa cải thiện được hết.

Sau khi tách ra khỏi Liên-Xô 1991, Ukraine ngủ quên mất 20 năm không gột rửa các tàn dư xô-viết. Giới tinh hoa Ukraine thậm chí còn học tập Nga trong các mô hình kinh tế, xã hội. Cách hoạt động của các đại tư bản Oligarch Ukraine giống y như như bên Nga (Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng mang các kinh nghiệm này từ Ukraine về xây dựng Vincom).

Nguy hiểm nhất là Kyiv đã để cho Nga lũng đoạn không chỉ kinh tế mà cả về chính trị, quân sự và an ninh. Sau vụ Maidan, Nga đã cử đặc nhiệm sang cứu tổng thống Yanukovich. Từ đó họ không chỉ có Yanukovich là con bài trong tay, mà còn rất nhiều kẻ phò Nga như tỷ phú Viktor Medvedchuk [2]. Sau này họ chấp nhận đổi ông ta lấy hàng trăm tù binh Ukraine ở Mariupol. Trong quân đội và mật vụ còn rất nhiều chỉ huy cấp cao có tình cảm với Nga. Vì thế Ukraine đã mất Crimea và một phần Donbas một cách lãng nhách.

Ảnh: Tỷ phú Viktor Medvedchuk là quân bài của Putin, dự định sẽ đưa lên làm tổng thống Ukraine, nếu bắt được Zelensky. Y bị bắt sau 1 tháng nổ ra chiến tranh và được dùng để trao đổi lấy hơn 100 tù binh Ukraine từ nhà máy thép Asovstal. Ảnh trên mạng

Từ 2014 Ukraine đã nằm trong tình trạng chiến tranh với Nga ở Donbas. Nhưng Kyiv không khởi động nền kinh tế thời chiến. Chỉ sau ngày 24.2.2022, các nhà máy công nghiệp quốc phòng mới mở hết công suất hoạt động, nhưng đã quá muộn. Nguồn thép từ Mariupol đã bị Nga cắt đứt, nguồn năng lượng bị phá hoại.

Vì quá tin vào tình hữu nghị giữa hai dân tộc anh em nên mặc dù Mỹ đã cảnh báo về một cuộc xâm lăng của Nga trong tháng 2.2022, Ukraine vẫn không có hành động thích đáng.

Nếu như Ukraine có quân đội mạnh như hôm nay, chờ đón chặn các mũi tiến công của Nga từ biên giới, họ sẽ không mất nhiều đất ngay trong 2 tuần đầu để rồi cho đến nay mới lấy lại được một phần nhỏ với cái giá quá đắt. Để lấy lại được các khu vực đó, quân Ukraine không thể áp dụng phi pháo hủy diệt như Nga. Một phần vì không có phương tiện, nhưng quan trọng hơn vì đó là quê hương của chính họ, người thân của họ còn ở đó.

Điều này giải thích tại sao trong vòng vài tuần đầu Nga chiếm khoảng 80.000 km². Cộng với Crimea và vùng Donbas trước đó, tổng diện tích Nga chiếm là 120.000 km². Trong khi Ukraine chiến đấu suốt cả năm qua chỉ giải phóng được 20.000km².

Người ta thường thơ mộng hóa cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của người Ukraine mà quên mất những vụ tham nhũng trên xương máu đồng bào của bọn quan chức Ukraine. Tổng thống Zelensky đã bắt giam và cách chức nhiều kẻ sâu mọt như vậy. Phương Tây không tin tưởng Ukraine 100% trong các vấn đề cơ mật vì không biết xung quanh Zelensky ai là gián điệp của Nga.

Đó là cái giá của gánh nặng xô-viết. Gần một thế kỷ với những khái niệm “Nước Nga xô-viết” (Báo Sovetskaya Rossiya) hay “Nước Ukraina xô-viết” (Tàu thủy Sovetskaya Ukraina) đã để lại trong tiềm thức nhân dân, bất kể nói tiếng Nga hay tiếng Ukraine hoài niệm về “Con người xô-viết”. Họ không nhất thiết phải thân Nga, nhưng ví dụ: lối tư duy kiểu Homo Sovieticus [3] còn lại trong các cấp chỉ huy quân đội Ukraine đang mâu thuẫn với lứa sỹ quan trẻ, những người vốn là trí thức, doanh nhân mới nhập ngũ sau tháng 2.2022. Việc này gây giảm sút đáng kể sức chiến đấu của quân đội Ukraine.

Lối suy nghĩ và hành động kiểu Homo Sovieticus này đã giúp quân Nga nhẹ nhàng chiếm nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Saporischschja hôm 04.03.2022, chỉ sau 10 ngày hành quân. Thất bại này đã đưa Ukraine vào một tình thế hiểm nghèo. Với 6 lò phản ứng có tổng công suất 5.700MW, đây lẽ ra phải là một nguồn cung cấp điện lực dồi dào cho đất nước trong thời chiến. Nay nó trở thành một kho chứa vũ khí quan trọng của Nga, vì họ biết pháo binh Ukraine không dám bắn vào đây.

Nhưng nguy hiểm nhất là các nhân viên điều hành Ukraine bị bắt làm con tin, trong điều kiện bị ép về tâm lý có thể gây lỗi bất cứ lúc nào. Hơn nữa, các đường điện cao thế ra vào nhà máy bị phá hỏng, khiến cho việc duy trì nguồn làm nguội các thanh hạt nhân bị đe dọa. Quả bom hạt nhân đang treo lơ lửng trên đầu dân tộc Ukraine.

Đêm 19.10.2022, một lực lượng gồm 600 biệt kích Ukraine, được trang bị súng máy hạng nặng, súng phóng lựu MK-19 và súng chống tăng, bí mật đi trên 30 thuyền bọc thép cao tốc vượt sông Dniepr. Họ tính đổ bộ sang bờ đông trên một tuyến rộng 4,8km nhằm chiếm lại nhà máy điện. Nhưng quân Nga ở đây cố thủ quyết liệt, điều cả xe tăng ra bờ sông bắn vào thuyền. Súng chống tăng lắp trên thuyền bồng bềnh không phát huy tác dụng nên đa số thuyền không vào bờ được. Chỉ một nhóm nhỏ biệt kích lên được bờ, tấn công quân Nga 3 giờ liền bên lề thị trấn Enerhodar. Rạng sáng, thấy tình thế bất lợi, sỹ quan chỉ huy ra lệnh rút quân về bên kia sông. [4]

Ảnh: Nhà máy điên Saporischschia là nhà máy điên hạt nhân lớn nhất châu Âu. Nhà máy bên bờ sông Dniepr này bị Nga chiếm hôm 04.03.2022. Ngày 19.10.2022 biệt kích Ukraine tập kích chiếm lại nhưng thất bại. Ảnh trên mạng

Cuộc tập kích thất bại này chính là một ví dụ về bi kịch mà Ukraine đang trải qua: Nhẹ dạ để mất rồi, lấy lại rất khó. Một cuộc tập kích tầm cỡ này nhưng chuẩn bị không tốt, thiếu yếu tố bất ngờ khiến địch quân phản công có hiệu quả (hoặc có thể bị lộ vì những Homo Sovieticus).

Điều tích cực duy nhất là chỉ huy biết tiếc máu của lính, kịp thời thu quân, không cố đấm ăn xôi sử dụng phi pháo, tránh một thảm họa hạt nhân.

Quân đội Ukraine tổ chức tốt việc chăm sóc thương binh. Vì vậy số tử vong của họ thấp hơn của quân Nga rất nhiều. Ảnh trên mạng

Còn nhiều lắm, những tàn dư xô-viết đang cản đường người Ukraine. Âu cũng là những bài học cho Việt Nam trước sự ràng buộc về ý thức hệ với Trung Quốc và trước việc đề cao mẫu người chung: Con người XHCN.

______

[1] Theo Bộ Quốc phòng Mỹ thì 45.000 lính Nga bị chết, so với 17.000 lính Ukraine.

[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Viktor_Medvedchuk

[3] Lối sống xô-viết, văn hóa xô-viết, khoa học xô- viết v.v… là các khái niệm được tuyên truyền ở Liên Xô, vẫn tác dụng trong thời kỳ hậu xô-viết. Nào là báo mang tên “Nước Nga Xô-viết”, tàu thủy mang tên “Nước Ukraina xô-viết“. Tất cả những điều đó tạo ra mô hình “Con người xô viết“ mà nhà văn Alexander Sinowjew gọi bằng tiếng Latin là Homo Sovieticus.

[4] https://www.thetimes.co.uk/article/ukrainian-zaporizhzhia-nuclear-power-plant-russia-putin-war-2023-fx82xz3xz

Tàn dư xô viết (Phần 1)

Báo Tiếng Dân

Nguyễn Thọ

13-4-2023

Đại giáo chủ chính thống giáo Nga Kirill và Vladimir Putin. Nguồn: DW

Người Nga theo đạo chính thống (Orthodox), thờ chúa Jesus nên ngày 16.4 tới đây cũng kỷ niệm ngày chúa phục sinh (theo lịch Sa hoàng cũ). Thời còn Liên Xô, nhà nước không thích cho dân đi đạo nên người ta nghĩ ra đủ các ngày kỷ niệm trong tháng 4 để hướng xã hội vào các ngày lễ đó.

Nào là ngày “Du hành Vũ trụ”, “Ngày truyền thống Công An”, “Ngày thành lập Công Đoàn”, “Ngày danh dự quân nhân” rồi còn ngày sinh Lenin nữa chứ. Ngày du hành vũ trụ còn có các loại bánh kẹo quốc doanh có in hình phi công Gagarin đẹp trai đang tủm tỉm cười. TV phát các chương trình nhảy múa ca nhạc liên miên. Nhưng dân chúng không quan tâm đến những buổi hòa nhạc bất tận đó. Họ tìm đến các nhà thờ, thắp nến, làm bánh lễ phục sinh và tưởng nhớ thánh Jesus, dù ông không xuống trái đất bằng tàu vũ trụ.

Thời đó nhà nước và giáo hội nhìn nhau bằng cặp mắt ác cảm.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhà nước Nga thay đổi thái độ với đạo chính thống. Bỗng nhiên các vị cựu đảng viên cộng sản rồi cả tân cộng sản, các nhà tư tưởng quốc gia, các vị từ tổng thống đến thủ tướng đều đi nhà thờ, thắp nến và cầu nguyện. Họ nhìn chúa bằng nét mặt buồn buồn, cứ như là họ đang sám hối vì từng lầm lỡ đóng đinh chúa lên thánh giá.

Chuẩn tướng Gert Gawellek, người từng tốt nghiệp học viện quân sự Frunze của Liên Xô, nay là chuyên gia phân tích tình hình chiến sự cho bộ quốc phòng Đức. Nguồn NZZ

Ngày nay nhà thờ và nhà nước lại thống nhất trong mọi việc. Đây không phải là sự thay đổi về quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, mà là sự kế thừa một di sản xô-viết: sự tráo trở và độc ác.

Tráo trở vì nhà nước giả vờ yêu giáo hội để lấy lòng dân và giáo hội cũng làm như vậy. Độc ác khi mà giáo hội và nhà nước cùng hùa nhau xua quân sang bắn giết nhân dân Ukraine cùng chính thống giáo. Trong dịp lễ chúa giáng sinh vừa qua quân đội Nga không ngừng bắn, vẫn ném bom, phóng hỏa tiễn tàn sát người Ukraine, trong khi các cha kéo ra trận địa ban phước lành cho các pháo thủ. Trong ngày chúa phục sinh tới đây sự ác độc nấp danh chúa này sẽ tiếp tục xảy ra.

Chuẩn tướng quân đội Đức Gert Gawellek cũng đánh giá về di sản xô-viết như vậy.

Nữ binh sỹ Nga. Nhiều người trong số họ là nạn nhân của xâm hại tình dục trong quân đội. Nguồn: Tagesspiegel

Năm 1987, viên sỹ quan Đông Đức này được cử sang Học viên quân sự Frunze ở Moskva để đào tạo thành lực lượng kế cận. Học viện này mang tên vị nguyên soái khét tiếng trong cuộc nội chiến Nga (1917-1922). Frunze là lò đào tạo ra các tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân Liên Xô và quân đội các nước XHCN. Đây không phải là trường võ bị bình thường, mà là nơi nghiên cứu và đào tạo về chiến lược và học thuyết quân sự. Đáng kể nhất trong số học viên là nguyên soái Georgie Schukow, anh hùng của đại chiến thế giới 2, người đã khiến binh sỹ dưới quyền khiếp sợ khi ông ra lệnh cho hàng chục ngàn quân phải vượt qua bãi mìn của Đức trong trận chiếm cao điểm Seelower để vào Berlin. “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” chính là đây. [1]

Chàng thanh niên Đức Gert Gawellek với truyền thống võ quan Phổ và lý lịch đảng đỏ chót rất vinh dự được vào Frunze. Trong số 4.800 sỹ quan Đông Đức được đào tạo ở Liên Xô, chỉ ai ưu tú nhất mới được vào học viện này. Giáo viên là các tướng lĩnh đã dày dạn khói súng từ chiến tranh Triều Tiên và sau này là từ Afghanistan trở về. Khi đó Gert coi các lý thuyết về “Bão lửa” của Liên Xô là ưu việt, sẽ nhận chìm các sư đoàn NATO thù địch.

Năm 1990 Gert tốt nghiệp với tấm bằng đỏ mà từ nó, anh có thể lên đến cấp tướng ở quê nhà. Anh về Berlin vào lúc nhà nước XHCN đang bị xóa bỏ cùng bức tường. Quân đội Nhân dân Quốc gia CHDC Đức (NVA) đang chuẩn bị sát nhập vào quân đội Tây Đức (Bundeswehr), thành viên của kẻ thù NATO. Vốn gắn bó với binh nghiệp nên Gert lo sợ sẽ bị đào thải. Nhưng anh tiếp tục được ở lại quân đội. Nước Đức thống nhất cần kiến thức và sự chuyên nghiệp ở anh chứ không cần lý lịch. Gert Gawellek không phải là sỹ quan cấp tướng duy nhất của Bundeswehr xuất thân từ quân đội cộng sản.

Năm 2001 Gert là sỹ quanh Đức lứa đầu tiên sang chiến đấu ở Afghanistan. Về nước anh từng chỉ huy các lữ đoàn tinh nhuệ, từng là sỹ quan quân báo chuyên phân tích tình hình trong bộ tổng tham mưu. Năm 2015 anh được tiến cử làm tùy viên quân sự Đức tai Nga. Nhưng tình báo Nga biết lý lịch của anh nên từ chối. Năm 2022 anh về hưu với hàm chuẩn tướng. Chiến tranh Ukraine xảy ra, chính phủ mời anh làm chuyên gia cao cấp để phân tích tình hình chiến sự ở mặt trận. Giờ đây, viên sỹ quan văn võ toàn tài, biết tiếng Nga và hiểu quân đội Nga như lòng bàn tay hàng ngày vào mạng lấy tin, xem hình ảnh để đưa ra các nhận định.

Chứng kiến những hình ảnh lính Nga chặt đầu, chặt tay, cắt tiết hoặc thiến sống tù binh Ukraine anh bỗng nhận thấy sự nhẹ dạ trước kia của mình. Hồi học ở Frunze, anh chỉ hơi lạnh gáy khi thấy người Nga rất sùng bạo lực, hở tý là đánh nhau, là rút dao. Giờ anh hiểu ra đó là tiềm năng ẩn chứa trong xã hội lâu nay.

Những sự thật anh thu thập được từ chiến trường: Bất chấp sinh mạng lính, cách đối xử tàn tệ với cấp dưới, cách sử dụng vô tội vạ phi, pháo, bom, mìn, xe tăng, kể cả các loại vũ khí “bẩn” như bom bi, bom phốt pho, bom khí, khiến anh kết luận chiến thuật của Nga là “Lấy thịt đè người”. Anh nói: Bộ Binh Nga về thực chất chỉ là pháo và xe tăng.

Không chỉ Gert nhìn ra các dấu ấn văn hóa xô, lối sống xô viết trong quân đội Nga hiện nay. Tình báo Anh có một báo cáo riêng về nạn nghiện rượu trong quân đội Nga [2]. Trong số gần 170.000 binh lính bị chết và bị thương ở mặt trận, một tỷ lệ không nhỏ là do con ma men. Bên cạnh việc làm mất đi sức chiến đấu của quân đội, nó còn tạo ra vô số sự cố về chỉ huy, thậm chí bắn nhầm vào quân mình. Đã có những binh sỹ chết vì cảm lạnh trong chiến hào sau khi say rượu.

Câu chuyện của Margarita, một nữ y tá Nga đang loan tải trên mạng [3] chỉ nói lên phần nhọn của tảng băng về nạn bạo hành trong quân đội Nga nói chung và nạn xâm hại tình dục đối với nữ binh sỹ nói riêng. Theo Margarita thì ¼ số nữ quân nhân bị ép uổng về tình dục và chỉ số ít trong họ dám nói ra điều này.

Còn việc binh sỹ nam bi đánh đập, hành hạ, thậm chí bị bắn chết nếu không tuân lệnh là điều cơm bữa. Con số lính Nga bị thương, bị chết bỏ lại trên mặt trận có thể lên đến hàng ngàn. Một phụ nữ Nga ở Kherson kể lại rằng: Một buổi tối tháng bảy 2022 chị phát hiện ra mùi hôi thối nồng nặc quyện với mùi lốp xe cháy. Thì ra quân Nga đang xếp xác của binh sỹ xen vào các lớp lốp cao su rồi đổ xăng đốt.

Nghiện rượu là một vấn nạn lớn trong quân đội Nga từ một trăm năm qua. Nguồn: Moiarussia

Nhận ra bản chất man rợ ở đó, người phụ nữ chất phác nói ngay: Khi chúng đốt xác lính của chúng, tôi hiểu ngay là chúng sẽ thua cuộc chiến này! [4]

Hình ảnh của quân đội Nga hiện nay bên cạnh những cơn bão lửa bằng bom và pháo binh hủy diệt, là một bộ máy nghiền thịt không biết tiếc sinh mạng, là một đội quân kém về tổ chức, lạc hậu về tác chiến, tha hóa về đạo đức và bệ rạc về kỷ luật.

Với cái gánh nặng xô viết đó trên lưng, Nga không thể thắng được cuộc chiến ở Ukraine.

Nga muốn thôn tính Ukraine vì nghĩ đây là mắt xích yếu nhất trong vành đai các nước lân bang đang ngả theo phương tây. Các nước Baltic và Bắc Âu tuy nhỏ nhưng có cái vỏ cứng là truyền thống văn hóa và nền dân chủ lâu đời. Cuộc chiến tranh Phần-Lan 1939-1941 và sức kháng cự liên tục của người dân Estonia, Latvia, Lithuania (Litva) trong suốt thời kỳ Liên Xô chiếm đóng đã để lại ấn tượng. Trong khi đó việc thôn tính Crimea năm 2014 không tốn một viên đạn, rồi việc mau chóng chiếm đóng một phần vùng Donbas khiến Putin mơ đến một cuộc hành quân với thế chẻ tre.

Nhưng không ngờ chỉ 8 năm sau, Ukraine đã thay đổi và bỗng trở thành kẻ khắc tinh của Nga.

(Còn tiếp)

Vệ binh không quân bị bắt vì liên quan đến tài liệu bị rò rỉ

Theo WSJ, Fox News, và các báo Hoa Kỳ

Jack Teixeira, 21 tuổi ở Massachusetts bị bắt giam

Jack Teixeira, 21 tuổi, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Massachusetts, đã bị bắt vì liên quan đến vụ rò rỉ các tài liệu được cho là tuyệt mật về Ukraine và hàng chục đối tượng khác.

Sự kiện cho thấy những thách thức trong việc bảo vệ thông tin nhạy cảm của Hoa Kỳ và gây khó cho mối quan hệ với một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ.

Các đặc vụ liên bang đã bắt giam ông Teixeira tại nhà riêng ở Dighton, Mass., vào chiều thứ Năm. Đoạn phim truyền hình cho thấy các nhân viên có vũ trang dẫn đi một người đàn ông mặc quần soóc đỏ và áo sơ mi xanh lá cây với hai tay bị còng ra sau lưng.

Bộ Trưởng Tư Pháp,  Merrick Garland xác nhận vụ bắt giữ ông Teixeira liên quan đến “cuộc điều tra về cáo buộc trích xuất, lưu giữ và  phát tán trái phép thông tin quốc phòng mật”. Ông Garland từ chối giải thích chi tiết, vì cuộc điều tra đang còn tiếp diễn.

Ông Teixeira sẽ xuất hiện sau đó tại tòa án liên bang ở Massachusetts, ông Garland nói.

Theo Fox News, Jack Teixeira là một thành viên 21 tuổi của Đội tình báo 102 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Massachusetts, là thủ lĩnh của một nhóm trò chuyện trò chơi trực tuyến nhỏ, nơi một số tài liệu mật đã bị rò rỉ trong vài tháng qua. Nhóm do Teixeira lãnh đạo, tên là Thug Shaker Central, bao gồm 20 đến 30 người, chủ yếu là thanh niên và thanh thiếu niên, những người chia sẻ meme, chuyên chú về súng ống và trò chơi điện tử.

Phần lớn trong số hơn 60 tài liệu đã được công khai cho đến nay dường như bắt nguồn từ Trung tâm Hoạt động của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA và Bộ Tham mưu Liên quân của Lầu Năm Góc.

Các tài liệu dường như lần đầu tiên được đăng trực tuyến vào tháng 1 (2023) bởi một thành viên của một nhóm nhỏ trên Discord, một phương tiện truyền thông xã hội được phổ biến bởi những người đam mê trò chơi điện tử. Các tài liệu nằm trong nhóm nhỏ đó, dường như không được thế giới bên ngoài chú ý, cho đến đầu tháng 3, khi một thành viên khác đăng lại một số tài liệu đó cho một nhóm Discord lớn hơn, nơi tài liệu bắt đầu được lưu hành rộng rãi hơn.

Vào đầu tháng 4, một tài khoản tuyên truyền của Nga trên nền tảng truyền thông xã hội Telegram đã đăng một phiên bản được chỉnh sửa thô sơ của một trong các tài liệu, cùng với một số tài liệu chưa được chỉnh sửa, thu hút sự chú ý của giới truyền thông và chính phủ Hoa Kỳ.

Vụ bắt giữ Teixeira diễn ra vài giờ sau khi một câu chuyện trên The Washington Post nêu chi tiết về một cộng đồng trực tuyến nhỏ trên nền tảng Discord, nơi các tài liệu dường như được chia sẻ lần đầu tiên bởi trưởng nhóm trong vài tháng. Báo cáo trước đó của Bellingcat đã lần theo đường dẫn được cho là của các tài liệu từ máy chủ của nhóm “Thug Shaker Central”

The báo Post cho biết, người đầu tiên chia sẻ tài liệu được các thành viên gọi là “OG” và ông ta làm việc trong một căn cứ quân sự. Các thành viên khác của nhóm nói với Post rằng OG không bị thúc đẩy bởi động cơ chính trị hay ý thức hệ và không có ý định chia sẻ các tài liệu bên ngoài cộng đồng Discord, nơi được cho là bao gồm khoảng hai chục thành viên có quyền truy cập.

Tổng thống Biden cho biết trong chuyến thăm Dublin hôm thứ Năm rằng các nhà điều tra đã gần xác định được một nghi phạm.

Khi được hỏi hôm thứ Hai liệu mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đã được ngăn chặn hay chưa, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói: “Chúng tôi không biết. Chúng tôi thực sự không biết.”

Các tiết lộ đã so sánh với các vi phạm tình báo trước đây, bao gồm việc Chelsea Manning tiết lộ thông tin mật cho WikiLeaks vào năm 2010 và Edward Snowden làm rò rỉ một kho tài liệu về các chương trình gián điệp của Cơ quan An ninh Quốc gia vào năm 2013. Tiết lộ này dường như chứa thông tin mới hơn nhiều so với thông tin được tiết lộ trong các trường hợp khác, với một số tài liệu có niên đại gần đây nhất là vào tháng 3 (2023).

Các nhà lãnh đạo quân sự đã liên hệ với các đồng minh để cố gắng ngăn chặn hậu quả từ những tiết lộ liên quan đến các hoạt động giám sát của Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã nói với người đồng cấp Hàn Quốc hôm thứ Hai, thảo luận về vụ rò rỉ và sẽ liên lạc chặt chẽ với ông ấy và hợp tác với chính phủ Hàn Quốc về vấn đề này, theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Trung Quốc đang chuyển lửa chống tham nhũng sang các ngân hàng vào thời điểm kinh tế đang có rủi ro

Theo CNN

Hồng KôngCNN — 

Các ngân hàng và công ty bảo hiểm của Trung Quốc đã trở thành trọng tâm mới nhất của cuộc đàn áp chống tham nhũng sâu rộng đang gài bẫy các quan chức hàng đầu và có nguy cơ làm rung chuyển thần kinh vốn đã mong manh của các nhà đầu tư và doanh nhân.

Cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Đảng Cộng sản, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), đã điều tra hơn một chục giám đốc điều hành cấp cao tại các tổ chức tài chính quan trọng nhất của đất nước cho đến nay trong năm nay, theo một phân tích của CNN về các tuyên bố được đăng trên trang web của CCDI.

Ba tên tuổi lớn ở cấp cao nhất của hệ thống tài chính Trung Quốc đã bị điều tra hoặc buộc tội, theo CCDI, bao gồm Li Xiaopeng, cựu chủ tịch của China Everbright Group – một trong những tập đoàn tài chính nhà nước lâu đời nhất và lớn nhất của đất nước.

Ông Lý bị nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật” và đang bị điều tra, ủy ban cho biết hôm thứ Tư trong một tuyên bố ngắn gọn.

Everbright cho biết trong một tuyên bố rằng họ “hoàn toàn ủng hộ” quyết định của đảng và sẽ “hợp tác đầy đủ” với cuộc điều tra đối với Li, người đã chủ trì ngân hàng trong bốn năm cho đến khi ông từ chức vào tháng ba năm 2022.

Thứ Sáu tuần trước, các nhà chức trách đã mở một cuộc điều tra tương tự đối với Liu Liange, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, người cho vay lớn thứ tư của đất nước. Liu đã từ chức vào tháng trước với lý do “điều chỉnh công việc”, theo một hồ sơ của ngân hàng.

 Wang Bin, người đứng đầu Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước từ năm 2022 đến đầu năm 2022, đã bị các công tố viên quốc gia buộc tội nhận hối lộ và che giấu tiền tiết kiệm ở nước ngoài. Ông bị CCDI điều tra lần đầu tiên vào tháng giêng năm 2022.

Các nhà phân tích nói rằng mạng lưới kéo cũng có thể liên quan đến Bao Fan, một chủ ngân hàng đầu tư ngôi sao và tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ, người đã mất tích vào tháng Hai.

Cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Liu Liange, chụp ảnh tại Milan, Ý, vào tháng 7 năm 2019. Ông đang bị chính quyền Trung Quốc điều tra.

Luca Bruno/AP

Có vẻ như cuộc đàn áp có thể tăng cường, họ nói.

Tuần trước, CCDI tuyên bố sẽ thanh tra hơn 30 công ty nhà nước lớn. Họ bao gồm những gã khổng lồ tài chính như Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc, quỹ tài sản có chủ quyền của quốc gia, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, cung cấp tài chính cho các dự án quan trọng của chính phủ và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, một công ty cho vay lớn khác do nhà nước kiểm soát.

Nó diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tập Cận Bình giành được nhiệm kỳ thứ ba lịch sử vào tháng Mười với tư cách là nhà lãnh đạo Trung Quốc và chọn lựa xếp đặt đội ngũ lãnh đạo hàng đầu của mình với những người trung thành với Đảng Cộng sản. Ngay sau đó, ông chuyển sang củng cố sự nắm giữ của đảng đối với nền kinh tế.

“Cuộc đàn áp tài chính hiện nay là một làn sóng mới trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình chống lại lĩnh vực tài chính để củng cố quyền lực của mình”, Chongyi Feng, phó giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney cho biết.

Cuộc đàn áp chống tham nhũng là chiến dịch đặc trưng của ông Tập. Nó đã quét qua Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ, quân đội và các công ty nhà nước theo từng đợt kể từ năm 2012, khi ông Tập nhậm chức. Hàng triệu quan chức đã bị trừng phạt.

Người đi bộ ở khu tài chính Lujiazui của Phố Đông ở Thượng Hải vào tháng giêng năm 2023.

Hình ảnh Qilai Shen / Bloomberg / Getty

‘Kiểm soát hoàn toàn’

Năm nay, cuộc đàn áp đã tập trung vào ngành tài chính rộng lớn của đất nước. Feng cho biết có thể có hai lý do cho sự “leo thang” này.

“Ngành tài chính là lĩnh vực cuối cùng trong ba lĩnh vực chính để ông Tập khẳng định quyền kiểm soát hoàn toàn sau quân đội và bộ máy an ninh , ông Feng nói và cho biết thêm rằng đó là “túi tiền” của đảng.

Ông Tập cũng cần tập trung kiểm soát lĩnh vực này để đối phó với “cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính ngày càng sâu sắc ở Trung Quốc” và chuẩn bị cho một “cuộc chiến tài chính” với Mỹ, ông nói thêm.

Tập Cận Bình trở nên không thể bị tấn công. Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư đang sợ hãi

Bắc Kinh đang phải đối mặt với một loạt các thách thức trong nước và toàn cầu. Thị trường nhà đất đang trải qua đợt suy thoái tồi tệ nhất được ghi nhận. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn ở mức cao. Chính quyền địa phương đang phải vật lộn với gánh nặng nợ khổng lồ và cắt giảm phúc lợi.

Và quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, dẫn đến căng thẳng leo thang về công nghệ và đầu tư.

Đầu tư vào Trung Quốc ngày càng trở nên bấp bênh khi môi trường cho doanh nghiệp tư nhân xấu đi và các công ty nước ngoài đã bị cuốn vào làn đạn căng thẳng địa chính trị.

Thủ tướng mới của Trung Quốc tung ra toa xe chào đón các công ty nước ngoài

Khi nền kinh tế cố gắng phục hồi, Bắc Kinh đang chịu áp lực phục hồi tăng trưởng và tạo việc làm cho hàng triệu người. Các quan chức kinh tế hàng đầu đã cố gắng nâng cao niềm tin kinh doanh bằng cách trấn an ngành công nghiệp tư nhân và tung ra toa xe chào đón các CEO toàn cầu.

Nhưng cuộc đàn áp sâu sắc đối với lĩnh vực tài chính rộng lớn có thể khiến các nhà đầu tư lo lắng. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm của Trung Quốc có tài sản trị giá 60 nghìn tỷ USD, tương đương 340% GDP hàng năm của đất nước, theo thống kê gần đây nhất từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Mục tiêu mâu thuẫn?

Sự biến mất của Bao, người sáng lập và CEO của China Renaissance, đã gây ra sự sụt giảm giá trị cổ phiếu của ngân hàng. Nó đã mất 27% kể từ giữa tháng Hai.

Trong khi đó, lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc vẫn đang nuôi dưỡng những vết bầm tím của chính cuộc chạy đua với Đảng Cộng sản cầm quyền của Tập Cận Bình, đảng đã xóa sổ hàng trăm tỷ đô la giá trị thị trường. Cổ phiếu của Alibaba vẫn giảm gần 70% so với mức đỉnh hồi cuối tháng 2020.

“Cuộc đàn áp gần đây của ông Tập có thể làm tổn thương tâm lý kinh doanh của cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhiều người trong số họ đã lo lắng về môi trường chính trị”, Neil Thomas, thành viên về chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc của Viện Chính sách Xã hội Châu Á cho biết.

“Ông Tập muốn vừa vực dậy nền kinh tế Trung Quốc vừa tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với doanh nghiệp tư nhân. Những mục tiêu này không loại trừ lẫn nhau, nhưng mục tiêu sau có khả năng hạn chế mục tiêu trước”.

Năm 2017, đảng này đã phát động một cuộc đàn áp sâu rộng đối với các khoản cho vay rủi ro của các ngân hàng và các tổ chức cho vay ngầm vì lo ngại về rủi ro hệ thống. Các nhà chức trách đã cố gắng kiềm chế các tập đoàn tư nhân lớn nhất của đất nước, như Anbang, HNA, Wanda và Fosun Group, những công ty này đã từng vay mượn nợ rất nhiều để thúc đẩy sự mở rộng toàn cầu mạnh mẽ.

Cuộc đàn áp mới nhất đối với các ngân hàng và công ty tài chính đã được tăng cường vào tháng Hai bởi cơ quan giám sát chống tham nhũng.

“Cần phải trừng phạt mạnh mẽ hơn… tham nhũng trong các lĩnh vực như tài chính, doanh nghiệp nhà nước và mua bán ngũ cốc, nơi tập trung quyền lực, vốn dồi dào và nguồn lực dồi dào”, CCDI cho biết trong một bài bình luận mạnh mẽ trên trang web của mình.

China Renaissance đình chỉ giao dịch, trì hoãn kết quả sau khi nhà sáng lập mất tích

Các chủ ngân hàng phải từ bỏ giả vờ là “tinh hoa tài chính” và ngừng sao chép “cách thức phương Tây”, báo cáo nói thêm.

Bài báo được xuất bản chỉ vài ngày sau khi Bao, nhân viên ngân hàng đầu tư, được công ty của ông báo cáo mất tích.

Ông Tập “có thể coi việc nhắm mục tiêu vào các nhân vật cấp cao trong ngành như Bao Fan là một chiến lược hiệu quả để gây sốc cho toàn bộ khu vực tài chính tuân thủ mạnh mẽ và chủ động hơn các mệnh lệnh chính trị”, Thomas nói thêm.

Bao là nhà tài phiệt cao cấp mới nhất biến mất. China Renaissance cho biết vào cuối tháng Hai rằng Bao đang “hợp tác trong một cuộc điều tra” của một số cơ quan chức năng ở nước này. Nó không đưa ra chi tiết nào khác.

Vào năm 2020, ông trùm bất động sản Ren Zhiqiang đã mất tích vài tháng sau khi ông bị cáo buộc lên tiếng phản đối cách xử lý đại dịch coronavirus của ông Tập. Cuối cùng, ông Nhậm Chính Phi đã bị bỏ tù 18 năm vì tội tham nhũng.

Vào năm 2017, gã khổng lồ bảo hiểm Anbang đã cảnh báo các cổ đông rằng chủ tịch của nó, Wu Xiaohui, sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ của mình sau khi ông bị chính quyền bắt giữ như một phần của cuộc điều tra của chính phủ. Anbang vào thời điểm đó đã viện dẫn “lý do cá nhân” cho sự vắng mặt của mình. Wu cuối cùng đã bị bỏ tù 18 năm.

– Michelle Toh của CNN đóng góp báo cáo

Phan Sinh Trần lược dịch

Trung Quốc để mắt đến các tàu thương mại Đài Loan trong một động thái leo thang mới nhằm đe dọa Đảo Quốc

Theo Nhật Báo Phố Wall – WSJ

Ngày 11-4-2023

Khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp nhau tại California vào tuần trước, Bắc Kinh đã bày tỏ sự không hài lòng. Họ đã làm như vậy bằng cách gửi tàu tuần tra đến eo biển Đài Loan, nơi chính quyền Trung Quốc cho biết các tàu có thể tiến hành kiểm tra. Trung Quốc có thể sử dụng các cuộc thanh sát như vậy để ngăn chặn huyết mạch thương mại quan trọng này. Hải quân thân thiện nên báo hiệu sự ủng hộ đối với hải quân Đài Loan. Các chính phủ nên tạo ra một hệ thống cảnh báo sớm cho thế giới vận tải biển, để các tàu có các tuyến đường thay thế.

“Một hạm đội do tàu tuần tra Haixun 06 tiên tiến dẫn đầu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở khu vực trung tâm eo biển Đài Loan vào thứ Năm, ngày thứ hai của chiến dịch đặc biệt kéo dài ba ngày”, tờ China Daily đưa tin ngày 6/4/2023. Bắc Kinh nói rõ rằng đội tàu, đến khu vực chỉ vài giờ trước khi bà Thái gặp ông McCarthy, chúng có thể kiểm tra các tàu chở hàng đi qua eo biển.

Eo biển Đài Loan, lối đi chính cho hàng hóa di chuyển giữa Đông Nam Á và Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Trung Quốc, là một trong những tuyến đường thủy bận rộn nhất thế giới, được đi qua hàng năm bởi gần một nửa số tàu container trên thế giới. Mặc dù eo biển rộng 200 hải lý, nhưng chỉ có một đoạn 15 dặm là đủ sâu cho các tàu hiện đại. Bắc Kinh nói rằng họ có “chủ quyền và quyền tài phán” đối với eo biển mà Đài Loan và các nước bao gồm cả Hoa Kỳ coi là vùng biển quốc tế. Kể từ năm 1955, sự chung sống giữa các nước tranh chấp  đã có thể thực hiện được nhờ “đường trung tuyến” được vẽ qua vùng biển do đề nghị của Tướng Không quân Hoa Kỳ Benjamin Davis, nó có chức năng như một biên giới hàng hải không chính thức.

Đài Loan đã chỉ thị cho các hãng tàu không tuân thủ bất kỳ cuộc kiểm tra nào của đội tàu Haixun 06 dẫn đầu. 

“Đây là một cuộc phong tỏa ảo”, Chuẩn đô đốc về hưu Mark Montgomery, cựu giám đốc hoạt động tại Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết. “Đó là một cách để Trung Quốc khiến các công ty vận tải biển và công ty bảo hiểm tránh xa Đài Loan”.

Lần này, hạm đội được cho là không tiến hành kiểm tra, nhưng lần sau có thể. Các cuộc kiểm tra sẽ chặn lối của 240 tàu đi qua eo biển này trung bình một ngày. “Mười tàu một giờ trong một khu vực 15 dặm có nghĩa là chúng có thể nhanh chóng nghẽn tắc nếu không được quản lý cẩn thận”, Neil Roberts, thư ký của Ủy ban Chiến tranh hỗn hợp, một cơ quan bảo hiểm hàng hải phân loại rủi ro cho biết. Thông qua các cuộc diễn tập như vậy, Trung Quốc sẽ đánh dấu eo biển Đài Loan là vùng đặc quyền kinh tế của mình và có thể tạo ra một cuộc phong tỏa. Việc đi qua eo biển là điều cần thiết không chỉ đối với các nước trong khu vực mà cả chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn phụ thuộc vào các bộ phận và lắp ráp ở Đông Nam Á và Bắc Trung Quốc.

“Sẽ là một vấn đề lớn nếu nó leo thang, và rõ ràng thị trường chiến tranh đang theo dõi, nhưng cho đến nay hiện trạng vẫn được duy trì”, Simon Lockwood, một chuyên gia hàng hải của nhà môi giới bảo hiểm Willis Towers Watson cho biết. “Trung Quốc có thể muốn kiểm soát hoàn toàn Đài Loan, nhưng họ cũng cần thương mại hàng hải”. Vào năm 2021 – năm gần nhất có dữ liệu – các tàu buôn từ khắp nơi trên thế giới đã thực hiện 260.464 chuyến ghé thăm các cảng của Trung Quốc. Tuy nhiên, thách thức của các công ty vận tải biển là Tập Cận Bình có thể áp đặt ảnh hưởng nhiều hơn nữa trên lãnh vực thương mại hàng hải. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy ông sẵn sàng hy sinh thành công kinh tế để củng cố quyền lực của mình và đã cắt đôi cánh của các công ty công nghệ nổi tiếng nhất Trung Quốc (Ant Financial của Alibaba). Khi ông Tập đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào mùa thu năm ngoái, cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã lao dốc.

Nếu bà Thái tiếp tục gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài, ông Tập có thể phong tỏa Đài Loan bằng các đội tàu kiểm tra. Bởi vì đó sẽ là một cuộc kiểm tra tàu, không phải là một cuộc tấn công quân sự, cả Đài Loan và các đồng minh sẽ không thể trả đũa một cách có ý nghĩa. Bởi vì Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, các quốc gia bao gồm Việt Nam và Philippines (và số lượng lớn vận chuyển toàn cầu đến và đi từ họ) có thể có nguy cơ bị gián đoạn tương tự nếu Bắc Kinh cảm thấy bất bình bởi chính phủ của họ.

Chúng ta nên chuẩn bị cho một kịch bản như vậy. Vài tuần trước khi có các hành động có thể chọc giận Bắc Kinh, các chính phủ nên cảnh báo Ủy ban Chiến tranh chung và các tổ chức hàng hải khác để tàu có thể đi theo các tuyến đường thay thế. Nhưng vì Bắc Kinh muốn khiến ngành vận tải biển – vốn vận chuyển 80% thương mại thế giới – sợ hãi khỏi Đài Loan, bước đầu tiên là các lực lượng hải quân thân thiện thể hiện sự ủng hộ của họ đối với hòn đảo này. “Hải quân Mỹ nên tiến hành các cuộc tập trận chung với Hải quân Đài Loan và chúng tôi có thể tiến hành chúng gần các cảng”, Đô đốc Montgomery nói. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho tài khóa 2023 bao gồm mở rộng hợp tác quân sự Mỹ-Đài Loan.

Trung Quốc hiện đang tiếp tục trả thù cuộc gặp của bà Thái với ông McCarthy bằng cách tiến hành một cuộc tấn công quân sự mô phỏng vào Đài Loan.

Quân đội Hoa Kỳ đã quen với việc làm giảm các mối đe dọa như vậy thông qua các cuộc tập trận; họ hiện đang tiến hành một kế hoạch trước với Philippines ở Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đã có thể gieo rắc nỗi sợ hãi về sự gián đoạn gây ra bởi các tàu phi quân sự vì các nước khác có rất ít kế hoạch để xử lý sự hỗn loạn trên biển. Cùng nhau, các chính phủ và ngành vận tải biển có thể làm giảm bớt các mối đe dọa do các tàu  thanh tra của Trung Quốc. Và sẽ không có lý do gì để TQ gửi một “hạm đội thanh tra” đến eo biển Đài Loan nếu nó không thể thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tường trình của Elizabeth Braw, Bà là thành viên cao cấp tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ và là cố vấn cho Gallos Technologies.

Phan Sinh Trần 

Phần Lan thoát khỏi lời nguyền địa chính trị, khi nào thì tới Việt Nam?

Báo Tiếng Dân

Jackhammer Nguyễn

9-4-2023

Ngày 4-4-2023 lá cờ Phần Lan được kéo lên tại trụ sở Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels. Từ nay, bất cứ cuộc xâm lăng nào vào Phần Lan thì sẽ bị chống trả bởi 31 quốc gia có kỹ thuật và kinh tế hàng đầu thế giới.

Báo chí thế giới đưa tin này với sự nhấn mạnh đến sự thất bại chiến lược của tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Putin rất sợ chuyện biên giới NATO ngày càng ép sát vào nước Nga. Khi ông ta vô cớ tấn công Ukraine, ngoài tham vọng vĩ cuồng là tạo dựng lại đế quốc Nga (như thời Soviet) mênh mông, còn tiềm ẩn nỗi sợ NATO, theo như lý do ông ta nêu ra.

Thế nhưng, lợi bất cập hại là cuộc xâm lăng Ukraine lại đẩy đất nước vốn đề cao chủ trương trung lập là Phần Lan vào vòng tay NATO, giúp NATO có thêm một đội quân được đào tạo tinh nhuệ là quân đội Phần Lan, đứng ngay sát cửa nước Nga, cũng như giúp biên giới NATO – Nga kéo dài thêm 830 dặm (1.336km). (Biên giới NATO – Nga sau khi Phần Lan gia nhập là 1.584 dặm, khoảng 2.549km).

Tầm mức của cuộc chiến Ukraine cũng như tham vọng quá lớn, gần như phi lý của ông Putin, làm cho người ta quên đi một thay đổi vô cùng quan trọng, liên quan đến cả một khái niệm địa chính trị, đó là nước Phần Lan thoát ra khỏi một định mệnh kéo dài hàng trăm năm, mang tên Phần Lan, đó là khái niệm Phần Lan hóa (Finlandization).

Phần Lan hóa là gì?

Phần Lan hóa có nghĩa là trở nên giống như Phần Lan, trong đó một quốc gia nhỏ và yếu như Phần Lan (thống kê dân số năm 2021 chỉ độ khoảng 5,5 triệu dân), đành phải chịu sự ảnh hưởng của một cường quốc bên cạnh (nước Nga) để giữ vững sự độc lập của mình.

Trong một góc nhìn nào đó, Phần Lan hóa cũng là khái niệm đu dây, khi nói về quan hệ của nước Việt Nam nhỏ và yếu, bị mắc kẹt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong Phần Lan hóa, Phần Lan đu dây giữa một bên là Nga Sô (bây giờ là Nga) còn bên kia là thế giới phương Tây. Khái niệm (hay chính sách) Phần Lan hóa chính thức xuất hiện sau thế chiến thứ II.

Cho đến năm 1917, Phần Lan chưa bao giờ là một quốc gia độc lập trên danh nghĩa, mặc dù bản sắc văn hóa và ngôn ngữ của Phần Lan rất mạnh mẽ, chưa bao giờ bị hai cường quốc lớn từng kiểm soát họ là Thụy Điển (trước thế kỷ 19) và Nga (sau đó là Nga Soviet) đồng hóa họ.

Thời Nga hoàng trị vì ở nước Nga từ đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Phần Lan có tên là Đại Công quốc Phần Lan, với một viên toàn quyền được Nga hoàng bổ nhiệm. Lợi dụng sự rối ren của cuộc cách mạng cộng sản năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, và nước Nga Soviet phải chấp nhận điều đó.

Nhưng điều có thể đã làm cho Phần Lan trở nên… Phần Lan hóa sau thế chiến thứ hai, chính là Cuộc chiến mùa đông năm 1939, khi quân đội Nga Sô tràn sang tấn công sau khi Phần Lan từ chối cho đế quốc cộng sản này đặt căn cứ quân sự trong cuộc cạnh tranh với Đức Quốc xã.

Mặc dù gây cho kẻ địch tổn thất nặng nề, Phần Lan cuối cùng phải chịu một hiệp ước đình chiến bất lợi, mất nhiều lãnh thổ.

Kết quả phủ phàng của Cuộc chiến mùa đông 1939, trong đó các quốc gia phương Tây không có sự ủng hộ nào ngoài vài lời tuyên bố ngoại giao, có lẽ đã làm Phần Lan, như con chim sợ cây cong, tuyên bố đứng trung lập, chịu nhiều sức ép ngoại giao và chính trị của chế độ Soviet sau thế chiến thứ hai.

So sánh Phần Lan với trường hợp Việt Nam, đó là cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979, dù quân cộng sản Trung Quốc chịu nhiều tổn hại nặng nề trước đội quân cộng sản Việt Nam, đội quân vẫn còn thiện chiến sau cuộc chiến Việt Nam, và lúc đó vẫn còn tiến hành chiến tranh ở Cambodia, nhưng Việt Nam sau đó mất một số đất đai, cũng như ký một hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao mà nhiều người cho là bất lợi.

Từ cuộc chiến 1979 đến nay, Việt Nam nằm trong vòng cương tỏa về chính trị và ngoại giao của Bắc Kinh, từa tựa như Phần Lan thời chiến tranh lạnh, dưới sức ép của Moscow.

Nhưng điều khác biệt lớn nhất giữa Phần Lan và Việt Nam là chế độ chính trị. Phần Lan là một trong những quốc gia có nền chính trị dân chủ bậc nhất thế giới, trong đó tự do báo chí, cùng với các láng giềng Bắc Âu, lúc nào cũng đứng đầu thế giới. Thể chế chính trị và tự do báo chí ấy không có gì giống với nước Nga (trước kia là Nga Sô) bên kia biên giới. Việt Nam và Trung Quốc lại có cùng một chế độ toàn trị trong đó tự do báo chí hoàn toàn vắng bóng.

Một điều quan trọng nữa là bàn cờ chính trị thế giới đã thay đổi rất nhiều. Khi Cuộc chiến mùa đông 1939 nổ ra, không có NATO, các đế quốc châu Âu như Anh, Pháp đang đi vào khủng hoảng, yếu ớt, không thể đứng ra bảo vệ Phần Lan, nước Mỹ thì ở xa và vẫn còn đang trong vòng ảnh hưởng của học thuyết Monroe, không vươn xa ra thế giới mà chỉ quanh quẩn sân nhà ở Tây bán cầu.

Khi cuộc chiến Ukraine bùng nổ, vũ khí và tiền bạc từ Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản, lập tức đổ vào Ukraine. Chỉ trong vòng một đêm, tỷ lệ người Phần Lan ủng hộ việc gia nhập NATO vọt lên từ 30% đến 80%.

Giả sử có một liên minh NATO ở phương Đông (thực sự là nó đang hình thành), thì tôi tin rằng tỷ lệ người Việt ủng hộ gia nhập liên minh ấy cũng sẽ rất cao. Trên thực tế thì tỷ lệ dân chúng Việt Nam không có cảm tình với Trung Quốc lúc nào cũng đứng ở vị trí hàng đầu châu Á và Đông Nam Á. Như thế, những người đang cai trị Việt Nam hiện nay rơi vô một thế lưỡng nan, một bên là chế độ chính trị thân Trung Quốc, bên kia là lực hút của thế giới phương Tây.

Tính lưỡng nan đó làm cho Việt Nam tuy không phải là Phần Lan, nhưng thật sự là một quốc gia Phần Lan hóa nhất thế giới.

Tình hình đó đưa đến lá phiếu trắng của Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến Ukraine. Hà Nội đứng về phe thiểu số vài chục quốc gia, trong đó có Trung Quốc, với lá phiếu y hệt như nhau.

Nhưng mặt khác, chính phủ Việt Nam biết rằng dân Việt Nam không ưa gì Trung Quốc và Nga, nên họ có những phát biểu lạ lùng và dở hơi như ông đương kim thủ tướng Phạm Minh Chính nói về lá phiếu trắng của Hà Nội, là Hà Nội chọn chính nghĩa (?) chứ không chọn phe (sic).

Thưa thủ tướng Chính, chính nghĩa hay không chính nghĩa là một khái niệm rất chủ quan, nhưng điều quan trọng hơn là lợi ích của dân chúng. Vì lợi ích ấy mà Phần Lan đã chọn phe, cũng là chọn chính nghĩa. Chính nghĩa đó chính là bảo vệ người dân Phần Lan khỏi những chiến binh man rợ người Nga của Putin, chứ không phải là một chính nghĩa chủ quan.

Trong tình trạng Phần Lan hóa của Việt Nam hiện nay, sẽ không có quốc gia NATO phương Đông nào ra tay, nếu Hà Nội bị Bắc Kinh tấn công.

Khi nhìn thấy lá cờ Phần Lan được kéo lên ở trụ sở NATO, tôi nhớ ngay đến một buổi sáng mùa đông lạnh giá, trước bức tượng kỷ niệm Cuộc chiến mùa đông 1939 tại thủ đô Helsinki, người phụ nữ Phần Lan kể với tôi rằng, có đến 200 ngàn quân Nga Sô tử trận trong cuộc chiến anh dũng của người Phần Lan.

Cũng đã có cả chục ngàn lính Trung Quốc tử trận trong cuộc xâm lăng 1979, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong lời nguyền địa chính trị Phần Lan hóa.

Trung Quốc của Tập không thể thay Mỹ làm siêu cường tài chính

Trung Quốc của Tập không thể thay Mỹ làm siêu cường tài chính

Câu chuyện của Ben Wright

THIS IMAGE WAS PROVIDED BY A THIRD PARTY. – SPUTNIK/REUTERS

March 21-2023

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã cho các nước đang phát triển ở “phía nam toàn cầu” vay tiền (với rất ít minh bạch hoặc có vẻ như là thẩm định).

Việc tài trợ cho cái gọi là các dự án cơ sở hạ tầng “vành đai và con đường” được coi là cách tốt nhất để Bắc Kinh mở rộng quyền lực mềm ngoại giao của mình ở các quốc gia đang phát triển và tệ nhất là một hình thức của chủ nghĩa gần như đế quốc tài chính.

Tổng cộng đã có 838 tỷ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ từ năm 2013 đến cuối năm 2021, theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington. Một số dự án có giá trị đáng ngờ, bao gồm “con đường dẫn đến hư không” trị giá 1 tỷ đô la ở Montenegro, “đường sắt dẫn đến hư không” trị giá 4 tỷ đô la ở Kenya, một con đập bị nứt ở Ecuador và nhiều “con voi trắng” ở Sri Lanka.

Trung Quốc thường xuyên chỉ ra rằng không có quốc gia nào bị buộc phải nhận các khoản vay và khẳng định rằng họ đến mà không có điều kiện ràng buộc nào.

Nhưng giờ đây, với lãi suất toàn cầu tăng mạnh, nhiều quốc gia mắc nợ đang gặp khó khăn về tài chính – đáng chú ý nhất là Sri Lanka, lần đầu tiên vỡ nợ vào năm ngoái. Giờ đây, Bắc Kinh đang chuyển từ vị trí chỉ là chủ nợ sang đồng thời là “người cho vay cuối cùng”. Một nghiên cứu được công bố vào tuần trước bởi các nhà nghiên cứu tại AidData và Ngân hàng Thế giới (cùng với các tổ chức khác) cho thấy Trung Quốc đã cấp 104 tỷ USD khoản vay cứu trợ cho các quốc gia đang phát triển từ năm 2019 đến cuối năm 2021. Con số đó có thể đã tăng lên kể từ khi lãi suất toàn cầu tăng và đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh khiến chi phí trả nợ trở nên đắt đỏ hơn, đặc biệt là đối với những quốc gia không thể vay bằng đồng tiền của mình.Nhưng bất kể Trung Quốc nói gì, có ít nhất ba khoản thu đáng kể đối với các khoản vay khẩn cấp này.

Đầu tiên, tiền của Trung Quốc đắt hơn: một khoản vay điển hình từ IMF có lãi suất khoảng 2% trong khi một khoản vay từ Trung Quốc có thể tính phí 5%. Đúng là các khoản vay của IMF cũng áp đặt các điều kiện được thiết kế để ngăn chặn các quốc gia vay mượn quá mức và khuyến khích họ sắp xếp lại ngôi nhà tài chính của mình. Một số sẽ gọi những điều kiện này là “hà khắc”, những người khác có thể gọi chúng là “thận trọng”.

Thứ hai, những người đi vay mà Bắc Kinh đang chọn giải cứu cho thấy họ có thể lo lắng hơn về việc bảo vệ các ngân hàng Trung Quốc đang phải vay các khoản vay cơ sở hạ tầng nước ngoài hơn là tính bền vững của các khoản nợ của các quốc gia khác, theo Carmen Reinhart, giáo sư tại Trường Harvard Kennedy và là một cựu giáo sư tại Trường Harvard Kennedy. giám đốc điều hành tại Ngân hàng Thế giới.

Và, thứ ba, Trung Quốc đang từ chối tham gia đàm phán lại nợ quốc tế khiến các quốc gia khó giải quyết vấn đề của họ hơn và khiến họ rơi vào tình trạng lấp lửng về tài chính. Tháng trước, Ranil Wickremesinghe, tổng thống tương đối mới của Sri Lanka, đã kêu gọi Trung Quốc đồng ý thỏa hiệp về việc tái cơ cấu nợ của nước này sau khi IMF thông qua chương trình cho vay 3 tỷ đô la trong bốn năm.

Nguon: Xi’s China can’t replace the US as a financial superpower

From: Phan Sinh Tran

Phóng sự Nga: Sĩ quan phản chiến trong đội an ninh tinh nhuệ của Putin đã đào tẩu

Báo Tiếng Dân

AP

Tác giả: Erika Kinetz

Cù Tuấn biên dịch

5-4-2023

LONDON (AP) — Vào ngày 14 tháng 10, một kỹ sư người Nga tên là Gleb Karakulov đáp chuyến bay từ Kazakhstan đến Thổ Nhĩ Kỳ cùng vợ và con gái. Anh tắt điện thoại để không phải xem những tin nhắn khẩn cấp và tức giận, nói lời tạm biệt với cuộc sống ở Nga và cố gắng làm dịu trái tim đang đập nhanh của mình.

Nhưng đây không phải là một người Nga đào thoát bình thường. Karakulov là một sĩ quan trong cơ quan an ninh cá nhân ưu tú bí mật của Tổng thống Vladimir Putin – một trong số ít người Nga bỏ trốn công khai có cấp bậc, cũng như biết về các chi tiết thân mật về cuộc đời của Putin và các thông tin mật.

Karakulov, người chịu trách nhiệm về thông tin liên lạc an toàn, cho biết sự phản đối về mặt đạo đức đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga và nỗi sợ chết ở đó đã khiến anh phải lên tiếng, bất chấp rủi ro cho bản thân và gia đình.

Anh nói: “Tổng thống của chúng tôi đã trở thành tội phạm chiến tranh. Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến này và ngừng im lặng”.

Lời kể của Karakulov nhìn chung phù hợp với những lời kể khác đã miêu tả tổng thống Nga là một nhà lãnh đạo từng có sức thu hút nhưng ngày càng bị cô lập, người không sử dụng điện thoại di động hoặc internet và khăng khăng đòi quyền được xem truyền hình nhà nước Nga ở bất cứ đâu.

Karakulov cũng đưa ra những chi tiết mới về chứng hoang tưởng của Putin dường như đã trở nên sâu sắc như thế nào kể từ khi ông ta quyết định xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Putin hiện tại tránh dùng máy bay và đi trên một đoàn tàu bọc thép đặc biệt, và Putin đã ra lệnh xây boong-ke tại Đại sứ quán Nga ở Kazakhstan đã trang bị một đường dây liên lạc an toàn vào tháng 10 – lần đầu tiên Karakulov đã trả lời như vậy.

Một quan chức xuất thân từ ngành an ninh của một quốc gia NATO, người đã nói với điều kiện giấu tên để thảo luận về các vấn đề chính trị nhạy cảm, cho biết một vụ đào tẩu như của Karakulov “được quan tâm rất nhiều”.

Ông nói: “Đó sẽ được coi là một đòn rất nghiêm trọng đối với bản thân Tổng thống vì ông ấy cực kỳ quan tâm đến vấn đề an ninh của mình và an ninh của ông ấy lại bị xâm phạm“.

Điện Kremlin đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Cha hay anh trai của Karakulov cũng vậy.

Là một kỹ sư trong một đơn vị hiện trường của bộ phận truyền thông tổng thống của Cơ quan Bảo vệ Liên bang, hay FSO, Karakulov chịu trách nhiệm thiết lập thông tin liên lạc an toàn cho tổng thống và thủ tướng Nga ở bất cứ nơi nào họ đến. Mặc dù không phải là người thân tín của Putin, nhưng Karakulov đã dành nhiều năm phục vụ cho Putin, quan sát ông ta từ những khoảng cách gần bất thường từ năm 2009 đến cuối năm 2022.

Karakulov, vợ và con của anh ấy đã rút vào bí mật và không thể nói chuyện trực tiếp với họ do những hạn chế về an ninh.

Trung tâm Dossier, một nhóm điều tra có trụ sở tại London được tài trợ bởi nhân vật đối lập người Nga Mikhail Khodorkovsky, đã phỏng vấn Karakulov nhiều lần và chia sẻ video và bản ghi hơn sáu giờ của những cuộc phỏng vấn đó với Associated Press, cũng như Danish Broadcasting Corporation DR, Swedish Television SVT, và Norwegian Broadcasting Corporation NRK.

Trung tâm Hồ sơ đã xác nhận tính xác thực của hộ chiếu và chứng minh nhân dân FSO của Karakulov, đồng thời kiểm tra chéo các chi tiết về tiểu sử của anh với hồ sơ của chính phủ Nga, dữ liệu cá nhân bị rò rỉ và các bài đăng trên mạng xã hội, tất cả đều được AP xem xét.

AP cũng xác nhận danh tính của Karakulov một cách độc lập với ba nguồn tin ở Hoa Kỳ và Châu Âu, đồng thời chứng thực các chi tiết cá nhân của anh ta, bao gồm số hộ chiếu, ngày và nơi sinh, hai địa chỉ đã đăng ký, tên và tuổi của các thành viên trong gia đình. AP đã không thể xác minh tất cả các chi tiết về cuộc đào tẩu của Karakulov.

AP cũng xác nhận rằng Karakulov bị liệt vào danh sách truy nã trong cơ sở dữ liệu công khai về các nghi phạm hình sự của Bộ Nội vụ Nga. Bộ đã khởi xướng một cuộc điều tra hình sự đối với Karakulov vào ngày 26 tháng 10 vì tội đào ngũ trong thời gian bị động viên quân sự, theo các tài liệu mà Trung tâm Hồ sơ có được và được AP xem xét.

FSO là một trong những chi nhánh bí mật nhất của các dịch vụ an ninh của Nga.

Katya Hakim, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Hồ sơ cho biết: “Ngay cả khi nghỉ việc, họ không bao giờ nói gì, nhưng họ biết rất nhiều chi tiết về cuộc sống riêng tư của tổng thống và thủ tướng.”

Karakulov di chuyển như một phần của đội tiên phong, thường mang theo đủ thiết bị liên lạc chuyên dụng để lấp đầy một chiếc xe tải KAMAZ. Ông cho biết ông đã thực hiện hơn 180 chuyến đi cùng tổng thống Nga, và trái với suy đoán của nhiều người, Putin dường như có thể trạng tốt hơn so với hầu hết những người cùng tuổi với ông. Ông Putin chỉ hủy một vài chuyến công du do bị đau ốm.

Karakulov cho biết, không giống như Thủ tướng Nga, Putin không yêu cầu truy cập internet an toàn trong các chuyến đi của mình.

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy ông ấy với một chiếc điện thoại di động,” anh nói. “Tất cả thông tin ông ấy nhận được chỉ từ những người thân thiết với ông ấy. Nghĩa là ông ấy sống trong một loại chân không thông tin.”

Công việc của Karakulov đã đưa anh đến những khách sạn sang trọng dành cho các hội nghị thượng đỉnh, những khu nghỉ mát trên bãi biển ở Cuba, du thuyền – và trên một đoàn tàu bọc thép đặc biệt được trang bị cho tổng thống Nga.

Đoàn tàu của Putin trông giống như bất kỳ đoàn tàu nào khác, được sơn màu xám với sọc đỏ để hòa hợp với các toa tàu khác ở Nga. Ông Karakulov nói rằng, Putin không thích việc máy bay có thể bị theo dõi, ông thích khả năng tàng hình của một toa tàu có vẻ ngoài bình thường.

Tôi hiểu rằng ông ấy chỉ đơn giản là sợ hãi,” anh nói.

Karakulov cho biết Putin bắt đầu sử dụng tàu thường xuyên trước cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Thậm chí vào năm ngoái, Putin tiếp tục nhấn mạnh vào các biện pháp nghiêm ngặt chống COVID-19 và các nhân viên của FSO đã thay ca trong hai tuần cách ly để luôn có một nhóm người được phép đi cùng Putin trên tàu, anh nói.

Putin đã thiết lập các văn phòng giống hệt nhau ở nhiều địa điểm, với các chi tiết giống nhau từ bàn làm việc và tranh treo tường, và các báo cáo chính thức đôi khi nói rằng ông ấy ở một nơi trong khi thực tế ông ấy đang ở một nơi khác, theo Karakulov và báo cáo trước đó của một hãng truyền thông Nga.

Karakulov cho biết, khi Putin ở Sochi, các quan chức an ninh sẽ cố tình giả vờ rằng ông sắp rời đi, mang máy bay đến và cử một đoàn xe hộ tống, trong khi thực tế là Putin đang ở lại.

Tôi nghĩ rằng đây là một nỗ lực nhằm, thứ nhất, gây nhầm lẫn trong thông tin tình báo, và thứ hai, để không có âm mưu ám sát nào xảy ra,” anh nói.

Việc Karakulov đào tẩu là một bước ngoặt đáng ngạc nhiên đối với một gia đình có truyền thống quân sự yêu nước. Cha của Karakulov là một cựu quân nhân và anh trai của anh là một quan chức chính quyền địa phương.

Karakulov cho biết anh không thể nói với bố mẹ về sự vỡ mộng của mình, bởi vì tâm trí của họ đã bị xơ cứng do nhiều năm xem truyền hình nhà nước Nga. Vì vậy, anh không bao giờ nói với họ rằng anh ấy sẽ rời đi.

Nhưng Karakulov phủ nhận các cáo buộc rằng anh không yêu nước và kêu gọi những người khác phá vỡ sự im lặng của họ để ngăn chặn chiến tranh.

Anh nói: “Yêu nước là khi bạn yêu quê hương mình. Trong trường hợp này, quê hương của chúng ta cần được cứu vì một điều gì đó điên rồ và khủng khiếp đang xảy ra”.

Các động thái của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát dọc theo biên giới tranh chấp có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với Ấn Độ

Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng

Theo Laura Zhou • 5-4-2023

Quân đội Ấn ở khu vực tranh chấp Tawang, ảnh của AFP vào cuối năm ngoái.

    • Kế hoạch nâng cấp 2 thị trấn biên giới lên thành phố có khả năng dẫn đến đầu tư nhiều hơn vào khu vực bao gồm lãnh thổ mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền
    • Hai bên đã xung đột về một địa danh ‘chuẩn hóa’ trong lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần của Tây Tạng nhưng do Ấn Độ nắm giữ là bang Arunachal Pradesh

Trung Quốc đang lên kế hoạch nâng cấp hai thị trấn biên giới Tây Tạng dọc theo biên giới tranh chấp với Ấn Độ lên thành phố, trong một động thái có thể giúp củng cố quyền kiểm soát khu vực nhưng có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng.

Thông báo này, mà một nhà phân tích cho là nhằm khẳng định chủ quyền của họ, diễn ra sau một cuộc tranh cãi trong tuần này với Ấn Độ sau khi chính quyền Trung Quốc công bố bản đồ các địa danh mới được “tiêu chuẩn hóa” bao gồm lãnh thổ do Ấn Độ nắm giữ ở phía nam Đường kiểm soát thực tế. (LẠC).

Hai bên chưa bao giờ có thể đồng ý về vị trí biên giới của họ và cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền với các vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bên kia của Đường kiểm soát thực tế. Đồ họa: SCMP© Được cung cấp bởi South China Morning Post

Trung Quốc và Ấn Độ chưa bao giờ đồng ý về việc phân định biên giới của họ và kể từ cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu về vấn đề này vào năm 1962, họ đã bị chia cắt bởi 3.200 km (1.990 dặm) LAC – mặc dù họ thậm chí không thể thống nhất chính xác vị trí của ranh giới đó.

Lãnh thổ nằm ở trung tâm của cuộc tranh chấp mới nhất được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là Nam Tây Tạng, nhưng do Ấn Độ nắm giữ với tên gọi bang Arunachal Pradesh.

Vào tháng 12 năm ngoái, quân đội của cả hai bên đã đụng độ ở khu vực Tawang, khiến hàng chục người bị quân đội Ấn Độ mô tả là “bị thương nhẹ”. Hai bên cũng đã tham gia vào một cuộc đối đầu kéo dài hàng nghìn km về phía tây dọc theo một phần khác của LAC, nơi cả hai bên đều nắm giữ lãnh thổ mà bên kia tuyên bố chủ quyền. Đoạn này là nơi xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong nhiều năm giữa hai bên tại thung lũng Galwan ở Ladakh vào tháng 6/2020.

Phan Sinh Trần 

Tâm lý thị trường việc làm Trung Quốc vẫn ảm đạm hậu zero-COVID theo cuộc thăm dò ý kiến của báo Nikkei Á Châu

IORI KAWATE, cây bút của Nikkei

Tháng Tư 5, 2023

VN – Việc chấm dứt chính sách zero-COVID của chính phủ Trung Quốc vào tháng 1 chỉ tạo ra một vết lõm nhỏ trên thị trường việc làm khó khăn của nước này, một cuộc khảo sát hàng quý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho thấy.

Tổng cộng 41,2% trong số khoảng 20.000 người gửi tiền thành thị được khảo sát trong cuộc thăm dò từ tháng 4 đến tháng 6 cho biết việc tìm kiếm việc làm là khó khăn hoặc họ cảm thấy “không chắc chắn”.

Con số này giảm mạnh so với quý cuối cùng của năm 2022 – khi đạt mức cao kỷ lục 49,1% – sau khi kết thúc zero-COVID, nhưng vẫn được nâng cao theo tiêu chuẩn lịch sử.

Dữ liệu gần đây của chính phủ cũng tương đồng với chỉ số này. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng 0,2 điểm trong năm lên 5,6% trong hai tháng đầu năm 2023. Mặc dù thị trường việc làm ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đã được cải thiện, nhờ khu vực dịch vụ tương đối mạnh, các thành phố nhỏ hơn phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất và xây dựng đã phải vật lộn nhiều hơn.

Các điều kiện khó khăn hơn nhiều đối với lao động trẻ, những người có tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,8 điểm lên 18,1% trong tháng Hai.

Người tìm việc tham dự một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh vào tháng Hai. Thị trường vẫn còn nhiều thách thức đối với nhiều người, theo khảo sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. © Reuters

Sự không chắc chắn về việc làm đang che mờ triển vọng phục hồi hậu COVID được chờ đợi nhiều trong chi tiêu của người tiêu dùng. Tỷ lệ người được hỏi cho biết họ tìm cách tiết kiệm nhiều hơn giảm 3,8 điểm xuống còn 58%. Nhưng 3,3 điểm của sự thay đổi này dành cho đầu tư, trong khi chi tiêu chỉ tăng 0,5 điểm.

Khi được hỏi họ có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn vào những gì trong ba tháng tới, 24% số người được hỏi cho biết du lịch, tăng hơn 10 điểm so với quý trước phản ánh việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại.

Nhà ở và các mặt hàng có giá trị lớn như ô tô đều có mức tăng nhỏ hơn nhiều. Dữ liệu chính thức cho thấy chi tiêu cho ô tô giảm 9% trong năm vào tháng 8 và tháng 2, trong khi điện thoại thông minh giảm 8% và thiết bị gia dụng giảm 2%, ngay cả khi lĩnh vực dịch vụ chứng kiến mức tăng vững chắc. Và mặc dù lãi suất giảm, các khoản thế chấp (mua nhà) và các khoản cho vay dài hạn khác đối với các hộ gia đình vẫn chậm chạp.

Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh đang gấp rút đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế vốn đã bị chậm hơn dự kiến. PBOC- Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc vào tháng 3 đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc – cho phép các ngân hàng giải phóng nhiều tiền hơn để lưu thông trong nền kinh tế, điều này xảy ra sớm hơn dự kiến và các nhà băng không cần thông báo trước cho PBOC như thông lệ.

Phan Sinh Trần 

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng nhà máy châu Á trượt dốc khi nhu cầu toàn cầu sụt giảm

Bài viết của Bản tin Bloomberg

Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất Caixin của Trung Quốc – chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ hơn và định hướng xuất khẩu – đã giảm nhẹ vào tháng trước khi các đơn đặt hàng mới và sản lượng đều giảm, đạt mức 50, chính xác là ranh giới giữa mở rộng và thu hẹp.

Chỉ số PMI cho các nhà máy trên khắp châu Á cho thấy sự khác biệt liên tục giữa Bắc và Nam trong tháng Ba. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều nằm trong vùng thu hẹp trong khi triển vọng của phần lớn các nhà máy ở Đông Nam Á vẫn mở rộng, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút hoặc ít thay đổi so với tháng trước, theo S&P Global hôm thứ Hai. Chỉ số PMI của Ấn Độ là một ngoại lệ cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn, với chỉ số tháng 3 nhảy xa hơn trong lãnh thổ mở rộng lên 56,4 từ 55,3.

Các cường quốc xuất khẩu của châu Á đang chứng kiến ​​nhu cầu yếu trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu bị bao vây bởi lạm phát và chi phí vay tăng cao cũng như rủi ro suy thoái gia tăng. Các nền kinh tế Bắc Á cũng đang đối phó với rủi ro địa chính trị và sự biến động trong ngành công nghiệp bán dẫn. Giá dầu tăng sau quyết định cắt giảm nguồn cung một triệu thùng của OPEC+ đã làm tăng thêm những thách thức trong triển vọng kinh tế toàn cầu.Tại Trung Quốc, các chỉ số mới nhất cho thấy sự phục hồi sau khi mở cửa trở lại chủ yếu được dẫn dắt bởi các lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là chi tiêu của người tiêu dùng cho các dịch vụ và sự gia tăng trong lĩnh vực xây dựng.

Chỉ số Caixin PMI – thấp hơn mức 51,6 của tháng 2 và mức trung bình 51,4 trong một cuộc khảo sát của Bloomberg đối với các nhà kinh tế – cũng yếu hơn so với chỉ số PMI chính thức cho ngành sản xuất, được công bố vào thứ Sáu. Chỉ số đó cho thấy sự mở rộng trong hoạt động sản xuất trong tháng 3, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút so với tháng trước. Chỉ số phi sản xuất đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, dữ liệu chính thức cho thấy vào tuần trước.

Nguồn:

China Leads Slide in Asian Factories as Global Demand Slumps

Nga tịch thu hộ chiếu quan chức cấp cao nhằm ngăn việc đào tẩu

Báo Tiếng Dân

Financial Times

Tác giả: Sinéad Baker

Cù Tuấn, dịch

2-4-2023

Tóm tắt: Điện Kremlin thắt chặt các hạn chế đi lại từ thời Liên Xô ở các khu vực ‘nhạy cảm’.

Các cơ quan an ninh của Nga đang tịch thu hộ chiếu của các quan chức cấp cao và giám đốc điều hành công ty nhà nước để ngăn chặn việc đi ra nước ngoài, vì hoang tưởng về rò rỉ và đào tẩu lan rộng trong chế độ của Tổng thống Vladimir Putin.

Với việc Nga vẫn tiếp tục xâm lược Ukraine, các quan chức an ninh đã thắt chặt các yêu cầu đi lại trong khu vực nhà nước, yêu cầu một số nhân vật nổi tiếng và cựu quan chức giao nộp giấy tờ đi lại, một số người quen thuộc với vấn đề này cho biết.

Áp lực gia tăng phản ánh sự nghi ngờ sâu sắc trong Điện Kremlin và FSB, cơ quan kế thừa của KGB, về lòng trung thành của giới tinh hoa dân sự Nga, nhiều người trong số họ phản đối cuộc chiến ở Ukraine một cách riêng tư và đang lo lắng về tác động của nó đối với lối sống của họ.

Dmitry Peskov, người phát ngôn của ông Putin, xác nhận Nga đã thắt chặt hạn chế đi lại nước ngoài đối với một số người làm việc trong các khu vực “nhạy cảm”. “Có những quy tắc chặt chẽ hơn cho việc này. Ở một số nơi chúng được chính thức hóa và ở một số nơi chúng phụ thuộc vào một quyết định cụ thể… về những nhân viên cụ thể”, ông nói với Financial Times. “Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, vấn đề này đã được chú ý nhiều hơn”.

Kể từ thời Xô Viết, các quan chức Nga có quyền tiếp cận các bí mật nhà nước cấp trung đã được yêu cầu để lại hộ chiếu của họ trong một nơi an toàn do “bộ phận đặc biệt” trực thuộc các bộ và công ty của họ điều hành. Nhưng các cơ quan an ninh của Nga hiếm khi thực thi các quy tắc, theo các cựu quan chức và giám đốc điều hành.

Điều này đã thay đổi sau cuộc xâm lược Crimea vào năm 2014, khi các cơ quan an ninh bắt đầu cảnh báo việc đi du lịch đến các quốc gia như Mỹ hoặc Anh. Người dân Nga cho biết, sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine năm ngoái, các hạn chế đã được áp dụng rộng rãi hơn nhiều và phụ thuộc nhiều vào ý muốn bất chợt của các sĩ quan an ninh cá nhân trong các cơ quan nhà nước.

Vì lý do này, các biện pháp an ninh khác nhau giữa các cơ quan nhà nước, với một số yêu cầu ngay cả những nhân vật cấp trung hạn không được ra nước ngoài và những cơ quan khác cho phép các quan chức cấp cao đi ra nước ngoài, nếu có lý do.

Các giám đốc điều hành tại một công ty công nghiệp lớn của nhà nước Nga bị cấm đi du lịch hơn hai giờ lái xe từ Matxcơva mà không có sự cho phép chính thức, một trong các giám đốc này nói.

Trong những trường hợp khác, các quan chức của FSB đã yêu cầu các cựu quan chức trước đây có quyền tiếp cận bí mật nhà nước giao nộp hộ chiếu của họ, và thậm chí hộ chiếu của một số người chưa bao giờ có quyền tiếp cận các bí mật này, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết.

Alexandra Prokopenko, cựu quan chức ngân hàng trung ương Nga, cho biết các hạn chế về hộ chiếu hiện đã mở rộng ra ngoài các cá nhân có giấy phép an ninh.

Bây giờ họ đang đến gặp một số người và nói, ‘vui lòng giao hộ chiếu dân sự màu đỏ của bạn, vì bạn có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm quốc gia, vì vậy chúng tôi muốn kiểm soát các hoạt động của bạn‘”, bà nói.

Prokopenko cho biết, các cơ quan an ninh của Nga gần như được quyền tùy tiện giải thích các quy tắc theo các sửa đổi đối với luật về bí mật nhà nước, gián điệp và phản quốc. Bà đã rời ngân hàng trung ương sau cuộc xâm lược năm ngoái và hiện là thành viên khách mời tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức.

Về cơ bản, bất kỳ thông tin nào cũng có thể được coi là bí mật, vì vậy các sĩ quan FSB ngầm bắt đầu nói với bạn rằng bạn có thông tin nhạy cảm. Nó là gì? Tại sao lại là bí mật và ai là người quyết định điều đó? Không ai biết”, Prokopenko nói.

Peskov cho biết, các quyết định “phụ thuộc vào lĩnh vực công việc cụ thể” của cả công ty và cá nhân. “Công việc có thể ít hay nhiều nhạy cảm,” ông nói.

Điện Kremlin cũng đã thực hiện một số nỗ lực để mở rộng lệnh cấm không chính thức này cho nhiều quan chức hơn. Sau một loạt vụ bê bối công khai về đoạn phim bị rò rỉ về các nghị sĩ đi nghỉ ở Dubai và Mexico, hạ viện Nga hồi tháng 1 đã yêu cầu các nhà lập pháp thông báo cho cấp trên về các chuyến công tác nước ngoài.

Tờ Kommersant của Nga đưa tin, ít nhất 7 khu vực đã đưa ra các khuyến cáo nghiêm ngặt về việc cấm các quan chức địa phương đi du lịch nước ngoài.

Vào tháng 2, Yevgeny Prigozhin, người sáng lập nhóm bán quân sự khét tiếng Wagner, đã kêu gọi cấm hoàn toàn việc đi nước ngoài đối với các quan chức, cũng như chịu trách nhiệm về “hành vi vô đạo đức, phô trương của cải và hàng xa xỉ” của họ.

Các động thái đã diễn ra khi sự bất mãn gia tăng trong giới thượng lưu Nga khi nỗ lực chiến tranh lan rộng và tác động của nó đối với lối sống của họ. Đã từng có thể chi tiêu sự giàu có của mình để mua biệt thự, du thuyền và trường nội trú cho con cái của họ ở phương Tây, các quan chức và đầu sỏ chính trị Nga hiện đang cảm thấy khó chịu khi bị giới hạn ở các quốc gia không bị coi là “không thân thiện”, một số thành viên của giới thượng lưu nói với Financial Times.

Sự bất mãn đó đã bộc lộ ra ngoài trong tuần này sau khi truyền thông Ukraine công bố một đoạn ghi âm được cho là cuộc trò chuyện giữa Farkhad Akhmedov, một nhà tài phiệt Nga-Azerbaijan bị trừng phạt, và Iosif Prigozhin, một nhà sản xuất âm nhạc có liên hệ với Điện Kremlin, có vợ là một ca sĩ nổi tiếng, đã biểu diễn tại một buổi hòa nhạc ủng hộ chiến tranh cùng với Putin năm ngoái.

Cuộc gọi này bao gồm những lời phàn nàn về việc Nga ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế và áp lực từ các cơ quan an ninh. Akhmedov không thể đưa ra bình luận nhưng một người thân cận với ông cho biết đoạn ghi âm này là thật. Prigozhin – người không có quan hệ họ hàng với nhà tài phiệt – cho biết đoạn ghi âm “đã bị bóp méo một phần hoặc toàn bộ” và tuyên bố sẽ có hành động pháp lý chống lại người đã ghi lại đoạn video đó.

Bọn chúng đã lừa dối chúng tôi, con cái chúng tôi, tương lai và số phận của chúng. Bạn hiểu không?” Akhmedov nói trong cuộc gọi. “Tổ sư chúng nó. Chúng tôi đều hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đó. Hãy đến Maldives, đến Dubai… Tôi không biết… đến Altai, Baikal, bất cứ nơi nào bạn muốn, nhưng hãy tránh xa Matxcơva”, ông nói thêm.

Giao tranh leo thang ở Bakhmut của Ukraine, khi thủ lĩnh Wagner tuyên bố đã treo cờ Nga ở thành phố này

Báo Tiếng Dân

Wall Street Journal

Cù Tuấn, dịch

4-4-2023

Tóm tắt: Ukraine bác bỏ tuyên bố của Nga rằng thành phố chiến lược Bakhmut đã thất thủ

Tổng thống Ukraine cho biết, giao tranh đã gia tăng xung quanh thành phố tiền tuyến đang tranh chấp Bakhmut, trong khi thủ lĩnh nhóm bán quân sự Wagner của Nga cho biết, ông đã treo cờ Nga gần Tòa thị chính của thành phố chiến lược này.

Trận chiến giành Bakhmut, một trung tâm khai thác than ở khu vực Donetsk của Ukraine, đã trở thành một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến rộng lớn hơn cho cả Nga và Ukraine. Mátxcơva coi việc chiếm đóng Bakhmut là mục tiêu cốt lõi, trong khi quân đội Ukraine đã cầm cự trước các đợt tấn công của Nga ở Bakhmut trong hơn sáu tháng. Các nhà phân tích quân sự cho biết, sự khốc liệt của cuộc giao tranh đã biến phần lớn thành phố này thành đống đổ nát và mang lại cho Bakhmut nhiều biểu tượng cũng như tầm quan trọng chiến lược.

Các chỉ huy của Ukraine nói rằng, những nỗ lực của họ nhằm làm suy kiệt lực lượng Nga ở Bakhmut có thể giúp lực lượng Ukraine chiếm lại lãnh thổ ở những nơi khác trong nước. Bộ trưởng Quốc phòng Nga nói rằng, thành phố này là một trung tâm phòng thủ quan trọng của Ukraine và việc chiếm được nó sẽ cho phép quân Nga tiếp tục tiến công ở khu vực phía đông rộng lớn hơn của Donbas, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi nỗ lực phòng thủ trong bài phát biểu hàng đêm trước Quốc hội Ukraine vào Chủ Nhật 2/4.

Ông nói: “Tôi biết ơn những chiến binh của chúng ta đang chiến đấu gần Avdiivka, Maryinka, gần Bakhmut… Đặc biệt là Bakhmut! Ở đó hôm nay đặc biệt nóng!

Bình luận của Zelensky được đưa ra khi Yevgeny Prigozhin, người sáng lập nhóm Wagner, cho biết ông đã treo cờ Nga gần Tòa thị chính của Bakhmut trong một video được đăng tải vào tối 2/4.

Theo các quy tắc pháp lý, chúng tôi đã chiếm được Bakhmut. Và những người đứng đầu các đơn vị nắm quyền quản lý [tòa nhà] và toàn bộ quận trung tâm sẽ mang và treo những biểu ngữ này,” ông Prigozhin nói trong một video được quay theo phong cách nhìn ban đêm với tông màu xanh lá cây. “Những người này đã chiếm Bakhmut”, ông nói, ám chỉ lực lượng của Wagner.

Ông cũng thừa nhận trong đoạn video mà ông cho biết được quay vào tối Chủ nhật, rằng “kẻ thù vẫn ở các quận phía tây” của thành phố.

Trận chiến giành Bakhmut cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với ông Prigozhin, một doanh nhân và là thành viên thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Prigozhin đã nổi lên kể từ khi Matxcơva tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào năm ngoái. Nếu các binh sĩ của Wagner thành công trong việc chiếm Bakhmut, đó sẽ là bước đột phá lớn đầu tiên của Nga trong cuộc chiến kể từ mùa hè năm ngoái. Các lực lượng quân sự chính thống của Nga đã không chiếm được các thị trấn khác trong những tháng gần đây.

Giao tranh gia tăng ở Bakhmut diễn ra sau khi ông Prigozhin nói rằng, tổ chức của ông sẽ ngừng tuyển mộ tù nhân, một chiến thuật mang lại cho ông một đội quân 50.000 người và cho phép ông thay thế những tổn thất to lớn của Wagner ở Bakhmut. Ông cũng công khai phàn nàn rằng Bộ Quốc phòng Nga đã hạn chế nguồn cung cấp đạn dược cho lực lượng bán quân sự của ông.

Các quan chức Ukraine phủ nhận tuyên bố chiến thắng của Nga trong thành phố và nói rằng họ vẫn đang chiến đấu ở đó. Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết trong bản cập nhật sáng 3/4 rằng, các cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp tục khi các lực lượng của Matxcơva cố gắng kiểm soát hoàn toàn Bakhmut, nhưng các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi hơn 20 cuộc tấn công.

“Bakhmut vẫn là của [Ukraine],” Andriy Yermak, người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết trên Twitter. Ông gọi những tuyên bố của Nga về việc chiếm được thành phố là “giả tạo” và “thậm chí không gần với thực tế”.

Tình hình ở Bakhmut vẫn rất căng thẳng,” Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết vào Chủ nhật 2/4.

Kẻ thù đang cố gắng giao chiến, không chỉ gồm quân Wagner mà còn cả các đơn vị lính dù chuyên nghiệp,” bà nói trong một bài đăng trên kênh Telegram chính thức của mình. “Tổn thất nhân sự quá cao không ngăn được kẻ thù. Các quyết định được đưa ra theo cảm tính.”

Trong khi đó, các nhà chức trách Nga đã bắt giữ một nghi phạm trong vụ sát hại một blogger ủng hộ chiến tranh có ảnh hưởng tại một quán cà phê ở St. Petersburg hôm 2/4, với cáo buộc rằng cô ấy đã đưa cho anh ta một bức tượng giống anh ta có chứa chất nổ. Nghi phạm Darya Trepova đang bị giam giữ và không thể đưa ra bình luận về việc bắt giữ cô ấy hoặc các cáo buộc này.

Điện Kremlin đổ lỗi cho Ukraine đã lên kế hoạch cho vụ tấn công trên và các nhà điều tra cáo buộc rằng Trepova có liên hệ với các phong trào đối lập bị cấm. Kyiv đã phủ nhận có liên quan, cho thấy nó có khả năng là kết quả của cuộc đấu đá chính trị ở Nga.

Vladlen Tatarsky, tên thật là Maxim Fomin, từng là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và trước đó đã chiến đấu trong lực lượng dân quân ở miền đông Ukraine. Nhà chức trách cho biết, hơn hai chục người đã bị thương trong vụ nổ trên.

Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hôm thứ Hai cho biết Phần Lan sẽ chính thức trở thành thành viên của liên minh vào thứ Ba ngày 4/4, trong một phản ứng lịch sử đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Đây sẽ là một ngày tốt lành cho an ninh của Phần Lan, cho an ninh Bắc Âu và cho toàn bộ NATO,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai ngày 2/4.

Việc Phần Lan gia nhập NATO có nghĩa là tổ chức này sẽ mở rộng để bao gồm biên giới dài 800 dặm được bảo mật cao của nước này với Nga. Nó cũng sẽ tăng cường khả năng của NATO bằng cách bao gồm quân đội tự cung tự cấp và ngành công nghiệp vũ khí mạnh mẽ của Phần Lan.

Phần Lan đã vượt qua trở ngại cuối cùng để gia nhập liên minh vào tuần trước khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận tư cách thành viên của quốc gia Bắc Âu này, sau tranh chấp ngoại giao kéo dài hàng tháng, trong đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đe dọa sẽ ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh vì mối quan hệ bị cáo buộc của họ với các nhóm chiến binh người Kurd. Thụy Điển, quốc gia bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn đang chờ sự chấp thuận của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.

Một cách riêng biệt, ông Zelensky sẽ thăm Ba Lan vào cuối tuần này, chính phủ Ba Lan cho biết vào ngày 3/4, với thông báo về chuyến công du nước ngoài hiếm hoi của nhà lãnh đạo Ukraine, người phần lớn vẫn ở Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga hơn một năm trước.

Văn phòng tổng thống Ba Lan cho biết, ông Zelensky sẽ đến thăm Ba Lan vào ngày 5 tháng 4 và sẽ gặp gỡ một số người Ba Lan và người Ukraine ở nước này. Ông Zelensky rời Ukraine lần cuối trong chuyến thăm lịch sử tới Washington vào tháng 12.

Ông Zelensky cho biết sau khi trở lại Kyiv vào thứ Hai, ông đã gặp cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và các thành viên Quốc hội thuộc Đảng Cộng hòa, bao gồm Hạ nghị sĩ Michael Turner của Ohio, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện.

Ông Turner viết trên Twitter: “Có sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng ở Mỹ trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga“.

Trong khi đó, một quả bom xe đã phát nổ ở thành phố Melitopol do Nga chiếm đóng, làm bị thương một quan chức của chính quyền do Nga dựng lên, theo cả các quan chức Ukraine và do Nga hậu thuẫn.

Chính quyền do Nga hậu thuẫn trong thành phố này đã xác định người bị thương là Maksym Zubarev, người đứng đầu chính quyền chiếm đóng ở một ngôi làng gần đó.

Nga: Bị tù giam, đầu độc hay trục xuất? Cái giá phải trả cho việc chống lại Putin

Những nhân vật chỉ trích hoặc đối lập với Tổng thống Putin thường bị trừng phạt, hoặc tệ hơn thế

Tổng thống Vladimir Putin hầu như không bị thách thức trong nền cai trị của mình tại Nga. Nhiều tiếng nói chỉ trích ông ta đã bị trục xuất, trong khi các nhân vật đối lập khác bị bỏ tù, hoặc một số trường hợp bị giết chết.

Trước khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào tháng 02/2022, hơn hai thập kỷ triệt tiêu những tiếng nói bất đồng dường như đã đánh bại hoàn toàn phe đối lập tại Nga.

Vào thời điểm Putin lên nắm quyền, ông ta đã buộc những nhà tài phiệt quyền lực của nước Nga tuân theo mệnh lệnh của mình, đây vốn là giới rất giàu có, và mang những tham vọng chính trị.

Mikhail Khodorkovsky, từng là người đứng đầu của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Yukos, bị bắt năm 2003 và bị tuyên án 10 năm tù giam vì tội trốn thuế và biển thủ sau khi tài trợ cho các đảng đối lập. Sau khi được thả, ông ấy đã rời khỏi nước Nga.

Boris Berezovsky, một nhà tài phiệt khác giúp Putin lên nắm quyền, sau đó cũng đối chọi với Putin và cuối cùng chết tại Anh vào năm 2013 sau khi bị trục xuất, theo thông tin là do tự sát.

Tất cả các hãng truyền thông chính tại Nga dần dần bị nhà nước kiểm soát hoặc phải tuân theo mệnh lệnh từ Điện Kremlin.

Alexei Navalny

Một nhân vật đối lập nổi bật nhất tại Nga hiện nay là Alexei Navalny, người đã cáo buộc ông Putin bỏ tù nhằm triệt hạ hàng trăm ngàn người phản kháng trong một cuộc chiến “tội phạm, đàn áp”.

Vào tháng 08/2020, Navalny đã bị đầu độc bằng Novichok, một chất độc thần kinh chỉ quân đội mới sở hữu, khi ông ấy trên đường đi đến Siberia. Ông ấy suýt mất mạng vì vụ tấn công này và sau đó phải bay đến Đức để chữa trị.

Tổ chức Ân xá Quốc tế tước danh hiệu ‘tù nhân lương tâm’ của Alexei Navalny

Alexei Navalny: Hàng nghìn người biểu tình khắp nước Nga bất chấp lệnh cấm

Vào tháng 05/2022, Alexei Navalny đã kháng cáo bất thành đối với mức án tù giam 9 năm

Khi Alexei Navalny trở về Nga vào tháng 01/2021, ông ấy đã giúp những người thuộc phe đối lập lên tinh thần chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng ngay lập tức sau đó bị bỏ tù vì tội biển thủ và khinh miệt tòa án. Hiện chính trị gia đối lập này đang thụ án chín năm tù giam, và trở thành nhân vật chính trong một bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar năm nay.

Vào những năm 2010, ông Navalny tích cực tham gia vào các cuộc tuần hành phản đối chính phủ quy mô lớn và quỹ phi chính phủ chống tham nhũng mang tên Anti-Corruption Foundation (FBK) của ông đã vạch trần nhiều vụ tham nhũng, trang web của FBK cũng thu hút hàng triệu lượt xem. Vào năm 2021, quỹ này được Nga xem là cực đoan, bất hợp pháp và Navalny liên tục bác bỏ các cáo buộc và cho rằng chúng đều mang động cơ chính trị.

Nhiều nhân vật hợp tác với Nalvany chịu áp lực từ các cơ quan an ninh Nga, một số đã rời khỏi Nga, bao gồm người từng đứng đầu FBK Ivan Zhdanov, cựu luật sư của FBK Lyubov Sobol và hầu như, nếu không phải là tất cả, những người đứng đầu trong mạng lưới văn phòng mở rộng của Navalny trên khắp nước Nga.

Cánh tay phải đắc lực của Nalvany là Leonid Volkov cũng rời Nga sau khi có vụ án rửa tiền được nhắm vào ông ta vào năm 2019.

Phản chiến

Một nhân vật chỉ trích Putin quan trọng khác, hiện đang bị tù giam là Ilya Yashin, người đã chỉ trích kịch liệt cuộc chiến tranh của Nga nhằm vào Ukraine. Trong buổi livestream trên YouTube vào tháng 04/2022, ông ấy đã kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào những tội ác chiến tranh có thể do phía Nga gây nên và gọi Tổng thống Putin là “một tên đồ tể tồi tệ nhất trong cuộc chiến này”.

Buổi livestream đó đã mang đến mức án tù giam 8,5 năm với tội vi phạm pháp luật vì cố tình reo rắc tin giả liên quan đến quân đội Nga. Luật này đã được Quốc hội Nga thông qua không lâu sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02/2022.

Ilya Yashin bị bắt vào tháng 06/2022 sau khi ông ấy lên án những cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga tại thị trấn Bucha ở Ukraine

Yashin tham gia chính trường từ năm 2000 khi 17 tuổi, cũng là thời điểm Putin lên nắm quyền.

Vào năm 2017, sau những năm hoạt động phản kháng, Yashin đã được bầu làm người đứng đầu hội đồng quận Krasnoselsky ở Moscow, nơi ông ấy tiếp tục cất tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.

Vào năm 2019, ông Yashin đã bị hơn một tháng tù giam vì tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình chống lại sự loại trừ những ứng viên độc lập và mang tư tưởng đối lập của chính quyền trong các cuộc bầu cử hội đồng thành phố Moscow.

Nhà báo và nhà hoạt động từng học tại Đại học Cambridge, Vladimir Kara-Murza đã hai lần là nạn nhân trong các vụ đầu độc bí mật khiến ông ấy bị hôn mê, vào năm 2015 và sau đó là năm 2017. Ông ta đã bị bắt vào tháng 04/2022 theo sau sự chỉ trích nhằm vào cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và bị cáo buộc chia sẻ “tin giả” về quân đội Nga, sắp xếp các hoạt động của một “tổ chức trái phép” và bội phản. Luật sư của ông ấy cho biết thân chủ của mình đang đối mặt với mức án 25 tù giam nếu bị kết tội.

Vladimir Kara-Murza là tác giả của rất nhiều bài báo chỉ trích ông Putin ở những hãng truyền thông lớn của Nga và Phương Tây, và vào năm 2011, ông ấy đã đi đầu trong các nỗ lực của phe đối lập nhằm đảm bảo việc thực thi các lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm vào những kẻ vi phạm nhân quyền tại Nga.

Các lệnh trừng phạt được nhiều quốc gia Phương Tây áp dụng được biết đến là đạo luật Magnitsky, sau khi “người thổi còi” là luật sư Sergei Magnitsky, đã chết trong nhà tù của Nga vào năm 2009 sau khi bị giới chức đưa ra cáo buộc về tội gian lận.

Tranh đấu vì dân chủ

Kara-Murza là phó chủ tịch Open Russia, một nhóm ủng hộ dân chủ hàng đầu tại Nga, được cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky, người đã rời khỏi Nga, thành lập. Nhóm này bị Nga tuyên bố chính thức là “trái phép” và cuối cùng phải đóng cửa vào năm 2021. Người đứng đầu Open Russia, Andrei Pivovarov, đang thụ án bốn năm tù giam, sau khi bị kết tội có liên quan đến tổ chức “trái phép” này.

Kara-Murza có thể phải đối mặt với án tù giam lâu hơn nhưng ít ra là ông ấy còn giữ được mạng sống, không giống như người bạn thân và cũng là một lãnh đạo đối lập với Putin, Boris Nemtsov.

Boris Nemtsov bị một điệp viên có liên quan đến một đội ám sát chính trị, tiến hành theo dõi trong gần một năm trước khi bị bắn chết tại cầu Bolshoi Moskvoretsky vào ngày 27/02/2015

Trước kỷ nguyên quyền lực của Putin, ông Nemtsov là thống đốc vùng Nizhny Novgorod, bộ trưởng năng lượng và sau đó là phó thủ tướng, ông ấy cũng được bầu vào Quốc hội Nga. Sau đó ông ấy trở thành một tiếng nói đối lập với Điện Kremlin, và đăng tải một số báo cáo có nội dung chỉ trích Vladimir Putin và lãnh đạo nhiều cuộc tuần hành phản đối nhà lãnh đạo Nga.

Vào ngày 27/02/2015, Nemtsov đã bị bắn bốn phát đạn khi đi qua cây cầu bên ngoài Điện Kremlin, vài giờ sau khi kêu gọi sự ủng hộ đối với một cuộc tuần hành chống lại cuộc xâm lược đầu tiên của Nga nhằm vào Ukraine vào năm 2014.

Bốn người đàn ông gốc Chechnya bị cáo buộc đã gây nên cái chết của Nemtsov, nhưng không rõ ai và với lý do gì đã ra lệnh giết ông ta. Bảy năm sau cái chết của Nemtsov, một cuộc điều tra cho thấy bằng chứng rằng những tháng trước khi xảy ra vụ việc, Nemtsov đã bị một điệp viên chính phủ Nga theo dõi, người có liên quan đến một đội ám sát bí mật.

Những nhân vật đối lập hàng đầu này chỉ là một vài người bị nhắm đến tại Nga vì bày tỏ tiếng nói phản kháng.

Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine vào năm 2022, các hãng truyền thông độc lập của Nga đã phải ra khỏi đất nước, như các trang tin Meduza và Novaya Gazeta, và kênh TV Rain. Những cơ quan khác như đài phát thanh Ekho Moskvy phải đóng cửa.

Rất nhiều các nhà bình luận bị buộc phải rời khỏi đất nước, như nhà báo dày dặn kinh nghiệm Alexander Nevzorov, người bị Nga dán nhãn là “điệp viên nước ngoài” và bị tuyên án tám năm tù giam trong phiên xử vắng mặt vì đã reo rắc “sự giả mạo” nhằm vào quân đội Nga.

Nhưng không cần phải có hàng triệu khán giả mới bị nhắm đến. Hồi tháng 03/2023, Dmitry Ivanov, một sinh viên toán học, người điều hành một kênh Telegram phản chiến, đã bị kết án 8,5 năm tù giam – cùng vì đã reo rắc “sự giả mạo” nhằm vào quân đội Nga.

Trong khi đó, người cha Alexei Moskalev cũng bị kết án hai năm tù giam vì tội bất đồng chính kiến trên mạng xã hội sau một cuộc điều tra liên quan đến bức tranh phản chiến của cô con gái 13 tuổi ở trường học.

Vladimir Putin đã mất hơn hai thập niên để đảm bảo không có đối thủ đáng gờm nào có thể tự do thách thức quyền lực của mình. Nếu đó là kế hoạch của ông ta, thì giờ đã phát huy tác dụng.

Nga: Bé gái bị tách khỏi cha vì vẽ tranh phản chiến

Số phận của Putin gắn liền với cuộc chiến của Nga ở Ukraine ra sao?

Tại sao Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) thất bại?

Prarthana Prakash

Finance.yahoo

Kể từ khi Ngân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ, các chuyên gia và người theo dõi thị trường đã công khai lo lắng rằng sự sụp đổ của tổ chức đó, cùng với Ngân hàng Shingature và Ngân hàng Silvergate, có thể dẫn đến một sự lây lan lan sang phần còn lại của lĩnh vực tài chính.

Nhưng Giám đốc điều hành của một nhóm cổ phần tư nhân hàng đầu không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra vì sự điên cuồng dựa trên công nghệ cụ thể xung quanh SVB.

 Giám đốc điều hành Blackstone Steve Schwarzman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại Tokyo hôm thứ Năm: “Cuộc khủng hoảng này là do những người sử dụng iPhone và các thiết bị khác gây ra, nghe thấy trên mạng xã hội rằng một số ngân hàng có thể gặp rắc rối. “Họ đã phản ứng bằng những khoản rút tiền khổng lồ trong một khoảng thời gian rất ngắn, làm sụp đổ ngân hàng.”

Schwarzman, người có công ty quản lý tài sản trị giá 975 tỷ đô la, nói thêm rằng tình trạng hỗn loạn ngân hàng hiện tại không giống như một “cuộc khủng hoảng thông thường”. Trong trường hợp của SVB, thay vì nắm giữ các tài sản rủi ro, họ lại mất cân bằng các tài sản trái phiếu rất an toàn, đáo hạn trong thời gian dài hơn. Khi Fed tăng lãi suất, giá trị của những trái phiếu đó giảm xuống, nhưng sẽ được hoàn trả kịp thời nếu không phải vì ngân hàng rút tiền.

“Chúng tôi chỉ gặp vấn đề tạm thời với lãi suất tăng và chúng tôi gặp vấn đề về tiền gửi do công nghệ gây ra. Và đây là cả hai vấn đề có thể giải quyết được đối với số lượng lớn các ngân hàng,” Schwarzman nói.

Tuy nhiên, tỷ phú cho biết điều quan trọng là các ngân hàng và tổ chức tài chính phải hiểu được cuộc khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến họ như thế nào. Schwarzman nói: “Điều quan trọng là phải hiểu rằng rủi ro thực sự chỉ xảy ra với hệ thống ngân hàng do các khoản tiền gửi và hầu như không liên quan gì đến các loại tổ chức tài chính khác không có yêu cầu cung cấp tiền cho mọi người ngay lập tức”. Các đại diện tại Blackstone từ chối bình luận thêm với Fortune về nhận xét của Schwarzman.

Nguồn:

One of the world’s richest men knows why Silicon Valley Bank really failed: ‘People on iPhones’