Cái chết của Fidel Castro gợi lại ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc

Cái chết của Fidel Castro gợi lại ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc

FB Nguyễn Thị Oanh

27-11-2016

Nguồn: Esteban Felix AP/Press Association Images

Đọc thông tin và những bình luận về cái chết của Fidel Castro. Thấy có người thì ngợi ca, thương tiếc. Có người thì mừng vui, hả dạ.

Đối với mình thì chẳng vui chẳng buồn. Cái chết của Fidel chỉ gợi lại cho mình ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc. Hồi đó, bọn trẻ chúng mình say sưa với những hình ảnh thần tượng của các lãnh tụ XHCN là bác Mao, bác Fidel và bác Stalin. Đọc thơ của Tố Hữu, thấy hình ảnh các bác ấy, và Trung Hoa, Liên Xô với Cuba sao mà vĩ đại thế! Điều kỳ lạ là hồi đó chẳng ai nghĩ mình khổ! Ai cũng thấy tự hào được sống ở một đất nước thuộc phe XHCN, ai cũng một lòng bừng bừng niềm tin đánh thắng đế quốc để mình sẽ lên CNCS, sẽ được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”…

Suốt cả tuổi thơ, từ năm 7 tuổi mình đã quen với những buổi thức dậy từ mờ sương, mắt nhắm mắt mở xếp hàng mua gạo, thịt, mắm, muối… ở các cửa hàng mậu dịch. Quen với những bìa tem phiếu và sổ mua lương thực quyết định chuyện đói, no cho cả nhà. Quen với những lúc phải ăn gạo mốc, gạo mọt. Quen với cảnh mẹ xúm xít cùng các cô chia nhau từng gam mì chính (bột ngọt). Quen với những khi bố phải lấy kẹo bột nấu chè thay đường để có chút ngọt cho cả nhà đỡ thèm… Và mơ ước cháy bỏng của mình về nghề nghiệp suốt thời thơ trẻ là mong sau này sẽ được trở thành cô mậu dịch viên oai phong, ngồi sau quầy kính đầy quyền uy để ban phát cái ăn cho mọi người 😦.

Nhiều bạn nói rằng thấy Cuba vẫn hơn VN nhiều thứ, đặc biệt về dịch vụ y tế và sự ổn định cuộc sống cho người dân của họ. Và rằng Cuba cũng giúp đỡ VN rất hào phóng trong suốt cuộc chiến chống Mỹ. Để từ đó cho rằng Fidel thật sự có công với Cuba và ông quả đúng là người bạn tốt của nhân dân VN.

Mình nhớ, năm 1975, mình nhận được một con “búp bê miền Nam” bằng nhựa do anh họ đi bộ đội trở về mang cho. Mình đã ngây ngất ngắm nó và nghĩ không hiểu sao “bọn đế quốc trong Nam” lại có thể làm được một vật đẹp đẽ như thế! Cũng trong năm đó, lần đầu tiên mình có được một cái áo hoa do bà nội mua cho, khi bà vào Sài Gòn thăm người em ruột và họ hàng di cư từ năm 54 chưa hề gặp lại. Con bé 9 tuổi hồi nào giờ chỉ biết mặc áo một màu trắng, xanh, nâu hoặc xám, lúc ấy ngượng nghịu sung sướng với tấm áo hoa đầu tiên trong đời nên nâng niu cất để dành đến Tết mới dám mặc…

Mình chưa từng tới Cuba nên không biết người dân ở đó thực sự sống thế nào và nghĩ gì về những điều mà Fidel đã mang lại cho đất nước của họ. Mình chỉ suy ra từ mình – một đứa trẻ đã từng thần tượng Fidel cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác của khối XHCN. Nhưng rồi một ngày nào đó nó chợt tỉnh và vỡ ra rằng bấy lâu nay nó khổ mà không biết mình khổ. Nó hài lòng với những gì có được mà không biết rằng nó chỉ đang được sống ở mức tối thiểu. Nó cứ tưởng nó sung sướng mà không biết rằng người ta đang thương hại nó thế nào…

Nên hôm nay, với Fidel, mình cúi đầu chia buồn khi nghe tin về cái chết của ông như nghe tin một người quen cũ vừa qua đời. Nhưng nếu bảo tiếc thương, mình không thể tiếc thương một quá khứ nông nổi, ấu trĩ và đau buồn. Vĩnh biệt ông mà cũng mong nhân dân Cuba sẽ vĩnh biệt luôn một thời kỳ u mê, mông muội quá lâu, quá dài trong suốt chiều dài lịch sử của họ!

FIDEL: SỐNG ‘HIẾN DÂNG MÁU’, CHẾT ĐỂ LẠI GÌ CHO VIỆT NAM?

FIDEL: SỐNG ‘HIẾN DÂNG MÁU’, CHẾT ĐỂ LẠI GÌ CHO VIỆT NAM?

FB Nguyễn Anh Tuấn

27-11-2016

Ảnh tư liệu, Fidel Castro và Phạm Văn Đồng. Nguồn: internet

2003, Fidel thăm Việt Nam, người Việt, vì chỉ có báo đài Nhà nước, chỉ thấy một Fidel anh hùng giải phóng dân tộc, hào hoa lãng tử, và nặng tình nặng nghĩa với Việt Nam.

2016, Fidel chết, người Việt, nhờ có Internet và mạng xã hội, lại thấy thêm nhiều Fidel khác.

Một Fidel tham quyền cố vị, nắm quyền suốt 47 năm, và trong thời gian đó đã bắt bớ đối lập, ràng buộc dư luận, khống chế các quyền tự do cơ bản của người dân, đi ngược lại các nguyên tắc nhân quyền phổ quát được cộng đồng quốc tế công nhận.

Một Fidel xa hoa phóng đãng, sống giàu sang phú quý trên cảnh thiếu thốn của phần đông dân chúng, Fidel đó cũng thất bại trong tư cách một lãnh đạo quốc gia trong việc đem đến sự thịnh vượng cho đất nước.

Một Fidel ủng hộ quyết liệt chủ nghĩa cộng sản, do đó, phát ngôn ‘Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình’ nên được hiểu là thế lực cộng sản Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình để giúp đỡ thế lực cộng sản Việt Nam nắm quyền trên toàn bộ quốc gia, trong tình hữu ái mác-xít dựa trên ý thức hệ không hơn không kém.

Chọn Fidel nào tùy vào góc nhìn, và đôi khi còn là vào niềm tin của mỗi người.

Riêng tôi, tôi chọn cái không gian tự do đã mang tới rất nhiều cách nhìn khác nhau về Fidel (và nhiều người khác nữa) – điều đang khiến người Việt trở nên rất khác so với chính họ hơn 10 năm về trước trong những sinh hoạt tâm tưởng, theo một chiều hướng rõ ràng là tích cực hơn.

Từ lúc này, người Việt, hay ít nhất là một tỷ lệ tuyệt đối đa số của họ, chẳng thể nào còn suy nghĩ chỉ theo một lối, vì bị dắt đi bởi chỉ một nguồn phát tin được nữa. Những thần tượng chính trị cũng vì đó mà sụp đổ theo, từng phần từng phần một.

Nhìn từ đó, cái chết của Fidel mang ý nghĩa kiểm chứng, cho một câu hỏi không kém phần quan trọng:

“Liệu người Việt còn có thể sùng bái cá nhân chính trị, như họ đã từng, nữa hay không?”

– Không. Đến như Fidel chết đi mà còn bị đánh giá thế kia cơ mà, huống gì lãnh đạo kiểu đồng chí X nhà ta.

Câu hỏi trên quan trong bởi lẽ một khi những tượng đài vỡ toạc sẽ mở ra một chương mới lành mạnh hơn trong mối quan hệ giữa người dân với quyền lực chính trị, trong đó quyền lực chính trị không còn là ông chủ của nhân dân được nữa, mà phải trở về đúng với vai trò công cụ của nó.

Tán tận lương tâm.

Tán tận lương tâm.
– Chúng là loài quỷ dữ, làm gì có lương tâm.
– Chúng là lũ bán nước!
– Một chính phủ khốn nạn.

CÁC ANH, MỘT CHÍNH PHỦ KHỐN NẠN! –
Nancy Nguyễn

– “…KHỐN NẠN CÁI LŨ CÁC ANH! Các anh không phải chỉ đang buôn bán cái mảnh đất này, cái dải nước này, nhưng là các anh đang buôn bán sinh mạng của mấy trăm ngàn nóc nhà, mấy triệu con người, thậm chí là mấy chục triệu con người.“

CÁC ANH, MỘT CHÍNH PHỦ KHỐN NẠN!

Nancy Nguyễn

Khi thông tin cá chết xuất hiện các anh đã trả lời dân thế nào?

“KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN KIỂM TRA FORMOSA!”

Xin lỗi các anh, đất này của người VN hay của Đài Loan, Trung Quốc mà họ có quyền cấm các anh vào kiểm tra? Giả sử Formosa không sản xuất thép, mà chế bom nguyên tử, hay đem quân đội vào đóng ngay huyết mạch bắc nam thì cái đất nước này sẽ khốn nạn thế nào? Các anh là con người hay là con chó mà chỉ 1 doanh nghiệp tư nhân cũng có thể khiến cả 1 chính phủ nghe lời?

Rồi 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày rồi từ ngày đổi sang tuần, rồi từ tuần đổi sang tháng.

Các anh ưu việt đến nỗi TỚI TẬN BÂY GIỜ VẪN CHƯA PHÁT HIỆN ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT.

Trong trường hợp này, các anh không phải đang khoe dốt, nhưng là đang khoe ÁC! Ác với đồng bào, ác với đồng loại.

Bởi các anh đâu phải không biết nguyên nhân, và thằng dân cũng vậy, nhưng các anh dùng mọi thủ đoạn để lách luồn, để chống chế, để nguỵ biện.

Tôi không biết các anh ăn gì để sống, nhưng biết các anh đã bán cái gì đi để mua thực phẩm cho cái lũ các anh. CÁC ANH BÁN NƯỚC!

Tôi không biết các anh đã họp kín gì với Formosa, với cả đống ban bệ của các anh, nhưng tôi biết một điều, bước ra khỏi hội nghị, Formosa thẳng thừng tuyên bố: CHỌN CÁ HAY CHỌN NHÀ MÁY THÉP.

Sự trơ trẽn này của Formosa chứng tỏ họ hiểu các anh, bọn thằng dân chúng tôi, và bọn Tầu, Đài ĐỀU BIẾT RÕ đâu là nguyên nhân cá chết,và tất nhiên, Tầu, Đài đã được bảo kê an toàn.

CÁC ANH CÒN NÓI MÌNH KHÔNG BÁN NƯỚC HẠI DÂN?

Màn kịch thuỷ triều đỏ là cực điểm của vở bi hài kịch Vũng Áng.

Khi mà AI-CŨNG-BIẾT-VÌ-SAO thì các anh trơ trẽn, trâng tráo đổ cho tảo đỏ.

Xin lỗi nói thẳng với anh, biển không phải là phụ nữ, mà cá chết 27 ngày không đỏ,đến ngày thứ 28 thì … hành kinh. Nhưng tột cùng khốn nạn của các anh có lẽ là chính lúc này.

Khi các anh đã chỉ FORMOSA khoá dưới mức nguy hiểm, các anh đồng loạt hô “ĐÃ AN TOÀN” và nhiệt tình quảng bá hình ảnh quan chức ăn cá, tắm biển, vui chơi DÙ VẪN CHƯA DÁM XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN NHIỄM ĐỘC. Tình trạng tái nhiễm độc có thể diễn ra bất cứ lúc nào,chỉ khi có cá chết, người chết, thì dân mới lại ngã ngửa ra lần nữa.

Cho phép tôi chửi KHỐN NẠN CÁI LŨ CÁC ANH! Các anh không phải chỉ đang buôn bán cái mảnh đất này, cái dải nước này, nhưng là các anh đang buôn bán sinh mạng của mấy trăm ngàn nóc nhà, mấy triệu con người, thậm chí là mấy chục triệu con người. Các anh không dám nhìn nhận người dân xuống đường biểu tình vì chính cái khốn nạn của các anh, cái vô liêm sỉ, cái mất nhân tính của các anh, nhưng đốn mạt hơn,các anh đổ tất thảy những cái đê tiện đó cho con ông kẹ “thế lực thù địch” rồi đem 2 thằng ký giả quèn chỉ làm được mỗi việc phỏng vấn, lấy tin, và cứu trợ nhân đạo ra tế thần. Cả VTV, VTC nữa, các anh cũng đốn mạt, hèn hạ vô cùng!

Còn Tiền Phong nữa, lương tri con người, lương tâm báo chí các anh để đâu mà bảo “Nước biển 4 tỉnh miền trung đã an toàn!” Các anh đã bao giờ làm phóng sự điều tra độc lập,cử người xâm nhập vào Formosa để tìm ra nguyên nhân,và tự mình xác định được là vấn đề đã được hoàn toàn khắc phục hay chưa, hay chỉ nghe đảng hô sao thì viết vậy?Tôi hỏi thật các anh truyền thông, câu này tôi hỏi thật lòng: Các anh là phóng viên, nhà báo,hay là đĩ điếm? Mà Đảng bảo hùng hục là hùng hục, bảo nằm im là răm rắp nằm im?

Bảo cười là cười, bảo câm phải câm, cho nói gì mới được nói ấy! Nếu phải làm báo như thế, tôi thật không bao giờ dám tự xưng mình là phóng viên, nhà báo, vì có khác gì phò đâu! Một số người bảo toàn bộ sự việc chỉ là chiêu trò của TQ, để hất cẳng Đài Loan, để đuổi dân khỏi Hà Tĩnh, để nhân cơ hội cả nước lên đồng mà âm thầm gom thêm vài cục đảo,rằng thằng dân Vệ đang bị thằng Hán lợi dụng.

Là gì đi chăng nữa thì cũng chỉ chứng tỏ 1 điều:
BỌN NÓ ĐÁNH CỜ CÒN CÁC ANH HẦU QUẠT.
Bọn nó luôn nằm trên còn các anh nằm dưới. Phò thì có thắt cà vạt, mặc áo vét lên ti vi vẫn là phò.

Lời  cuối, tôi bảo thật, ở trên kia TRỜI XANH CÓ MẮT.

Các anh xếp tôi vào loại xách động biểu tình,thì đây:
ALL ZOMBIES: LET’S RAPE THE STREETS!!!!

Nancy Nguyễn

Nancy Nguyễn

Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.

Hòa giải và bức tường than khóc

Hòa giải và bức tường than khóc

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-11-27
Ông Hùng Cửu Long (giữa) ở Washington DC.

Ông Hùng Cửu Long (giữa) ở Washington DC.

Courtesy photo

Bị phản đối dữ dội

Một người đàn ông mặc áo mang cờ đỏ sao vàng xuất hiện tại trung tâm người Việt tại miền Nam California. Ông ta bị phản đối dữ dội. Người đàn ông đó tên là Lê Đình Hùng từ Việt Nam sang. Ông ta nói rằng hành động của ông là để góp phần vào công cuộc hòa giải dân tộc.

Một cuộc họp được tổ chức tại Sài Gòn kêu gọi Việt kiều góp phần xây dựng đất nước.

Ông Lê Minh Nguyên, thành viên một tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, có trụ sở ở California viết rằng:

Cho đến nay, chưa bao giờ, người viết xin nhắc lại là “chưa bao giờ” Cộng Sản Việt Nam có chủ trương hoà giải, họ chỉ chủ trương đại đoàn kết hay hoà hợp, tức là muốn nạn nhân của họ phải thần phục họ, phải “bó thân về với triều đình”, phải chấp nhận là thần dân của họ, chung vào rọ của họ, nằm dưới sự lãnh đạo của họ.

Theo thông tin từ truyền thông nhà nước Việt Nam thì có khoảng 500 Việt kiều có mặt tại Sài gòn trong buổi họp do nhà nước Việt Nam tổ chức. Blogger Dân Nguyễn so sánh con số đó với những trí thức, những người cựu cộng sản trong nước bị đàn áp, và tác giả cho rằng buổi họp chỉ là một sự mỵ dân:

Chưa bao giờ” Cộng Sản Việt Nam có chủ trương hoà giải, họ chỉ chủ trương đại đoàn kết hay hoà hợp, tức là muốn nạn nhân của họ phải thần phục họ, phải “bó thân về với triều đình”, phải chấp nhận là thần dân của họ.
-Ông Lê Minh Nguyên

Các ông còn bày đặt việc “tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào tham gia góp ý xây dựng…”!? Mỵ dân như rứa là xưa lắm rồi. Biết bao “trí thức xã hội chủ nghĩa”, và cả trí thức (không xã hội chủ nghĩa), những con người tâm huyết với xã tắc, ngày đêm góp ý với các ông, bằng miệng có, văn bản có, các ông còn không thèm nghe, thậm chí còn đe nẹt, hăm dọa và cả tống vào tù. Nhiều “Lão thành cách mạng”, những người đáng bậc cha chú các ông về tuổi đời, tiền bối các ông về tuổi đảng và cả sự cống hiến…góp ý, các ông còn khinh lờn bỏ ngoài tai… “Việt kiều yêu nước” là cái thá gì?

Hơn 4 triệu kiều bào, liệu có được 500 “Việt kiều yêu nước”? Và trong 500 Việt kiều hôm rồi hiện diện tại cái thành phố từng là Hòn ngọc Viễn Đông xưa, liệu có mấy người “yêu nước” theo quan niệm “Yêu” của các ông?

Từ trong nước, blogger Nguyễn Lân Thắng cho rằng nếu nhà nước cộng sản Việt Nam thực tâm mong muốn hòa giải thì họ phải có những hành động khác:

Tôi nghĩ cách để hoà giải tốt nhất là những người cộng sản hãy tự khép lại thời đại độc tài đảng trị, tuyên bố bầu cử tự do, sửa đổi hiến pháp… những nạn nhân của chế độ này có lẽ hầu hết không cần lời xin lỗi, không cần đền bù những gì đã mất trong quá khứ… Tất cả chúng ta cần một nước Việt Nam trong tương lai không còn tồn tại một chế độ độc tài đè lên đầu lên cổ nhân dân..

Về hành động mang cờ đỏ sao vàng của ông Lê Đình Hùng, nhiều blogger hỏi ông rằng khi làm việc đó ông có nghĩ rằng nếu mang cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa đứng tại Sài Gòn thì sẽ bị như thế nào hay không?

Tuy vậy, Luật sư Lê Công Định cũng cho rằng ý của ông Hùng là có thực tâm:

Khi tranh cử Quốc hội khoá 14 vừa rồi anh Lê Đình Hùng (Hùng Cửu Long) tuyên bố trong chương trình tranh cử của mình ý định trùng tu nghĩa trang Biên Hoà của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà.

Đó là hành động cụ thể để hoà giải đôi bên tham chiến trong quá khứ mà anh chủ xướng. Chưa thấy ứng cử viên đại biểu quốc hội nào dám làm vậy. Cũng chưa thấy những người luyến tiếc chế độ Sài Gòn ở đây lên tiếng ủng hộ ý định đó của anh.

hung-cuu-long-622.jpg
Ông Hùng Cửu Long ở khu Phước Lộc Thọ, California. Photo by Nguyen Van Ly

Mang cờ cộng sản sang thủ đô người Việt tị nạn cộng sản có khác nào chuyện đại náo thiên cung của Tề Thiên trong Tây Du Ký. Hoà giải đâu không thấy chỉ thấy chọc giận cộng đồng. Lẽ ra anh nên suy xét khía cạnh này trước khi nhập vai Tề Thiên.

Giữa muôn vàn lời công kích anh lúc này, tôi nghĩ bà con Việt Nam tị nạn cộng sản cũng nên xét đến kế hoạch trùng tu nghĩa trang Biên Hoà của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà để thấy ý tưởng tốt đẹp và thành thật của anh Hùng.

Tôi đoan chắc rằng nhiều vị đòi đuổi cổ anh hôm qua có người thân đang yên nghỉ tại nghĩa trang đó. Nếu kế hoạch của anh được thực thi, có phải anh sẽ thay mặt nhiều bà con không thể hồi hương góp công sức hương khói cho thân nhân của mình không? Tuy chưa làm được, nhưng tấm lòng của anh Hùng rất đáng ghi nhận.

Bức tường than khóc và dân oan

Trong lúc ấy thì Quốc hội Việt Nam họp.

Lấy điển tích lịch sử bức tường than khóc tại Do Thái, blogger Cánh Cò viết:

Ở Việt Nam cũng có một bức tường than khóc như thế.

Mỗi năm một lần bức tường than khóc xuất hiện tại Quốc hội qua hình ảnh của 500 ông bà đại biểu như những viên gạch được người dân gửi tới nằm chồng lên nhau. Những viên gạch lằng nghe sự than khóc của những ông Bộ trưởng qua các báo cáo, chất vấn và những câu trả lời “nhận khuyết điểm” như tiếng than khóc của những đứa bé chưa trưởng thành được giao cho vai trò ngồi trên đầu thiên hạ.

Bức tường ấy đôi khi cũng giận dữ hay phê phán với một chừng mực nhất định để rồi cuối cùng nhận tấm giấy “hứa” nhét vào khe hở vốn toang hoác vì trơ trẽn.

Bức tường than khóc năm nay bị quá tải. Quá tải bởi sự than khóc của các Bộ trường trở nên đông đúc và khôi hài hơn.

Mỗi năm một lần bức tường than khóc xuất hiện tại Quốc hội qua hình ảnh của 500 ông bà đại biểu như những viên gạch được người dân gửi tới nằm chồng lên nhau.
-Blogger Cánh Cò

Nói theo cách của blogger Cánh Cò, thì năm nay, những lời than khóc đáng được chú ý hơn cả là của các ông Bộ trưởng Công thương, Giáo dục. Ông Bộ trưởng Công thương phải giải trình việc cựu nhân viên của Bộ này bị truy tố tham nhũng và trốn ra nước ngoài mất tích. Vị Bộ trưởng Giáo dục lại gây giận dữ cho cả truyền thông tự do lẫn truyền thông nhà nước, khi bảo vệ cho một số quan chức ngành giáo dục trong vụ bê bối điều giáo viên nữ tiếp quan chức cấp trên.

Bên ngoài Việt Nam, các tổ chức nhân quyền trao giải thưởng cho hai nông dân bị mất đất vì sự hy sinh của họ trong việc mưu tìm công lý.

Một số người lên tiếng chỉ trích rằng những người nông dân này chỉ hành động cho riêng lợi ích bản thân của họ, không phải là công việc dân chủ hóa nói chung.

Nhiều blogger không đồng tình với những chỉ trích này.

Lin mục Phan Văn Lợi, một người đấu tranh cho tự do tôn giáo viết:

Dân oan khi tranh đấu đòi lại đất chính là đánh vào nguyên tắc mang tính chất và hậu quả chính trị: “Nhà nước sở hữu đất đai” hết sức vô lý và phi pháp, khiến mọi người ý thức rằng đó là một nguyên tắc không thể chấp nhận.

Giải Nhân quyền Việt Nam trao cho bà Cấn Thị Thêu và bà Trần Ngọc Anh năm nay là lời công nhận phong trào dân oan đấu tranh đòi đất chính là đòi nhân quyền, và qua nhiều hành động khác, họ là một lực lượng đấu tranh nhân quyền rất đáng khâm phục và rất đáng được hỗ trợ. Đừng cho rằng đó là lợi dụng họ, là xúi bẫy họ kiểu “xịt chó vô gai”, là đẩy họ vào trò chính trị nguy hiểm! Không có những lực lượng quần chúng như nông dân, công nhân, ngư dân, tín đồ, thì những “bộ óc dân chủ” thông minh cũng chẳng làm gì được.

Một người tên là Nguyễn Thị Bích Nga viết trên mạng xã hội:

Các vị bảo, “Dân oan chỉ đấu tranh cho quyền lợi của chính mình.” Vâng, rất đúng. Và đó là cách đấu tranh đúng. Con người có các nhu cầu chính đáng và các nhu cầu đó cần được tôn trọng như: quyền được sống, được tự do thể hiện chính kiến, tự do tín ngưỡng, có quyền tư hữu, quyền bất khả xâm phạm thân thể… Khi một trong các nhu cầu này bị xâm phạm bởi tập đoàn độc tài, họ lên tiếng đấu tranh cho chính mình thì có gì sai? Các vị cho rằng phải đấu tranh cho người khác thì mới cao cả còn đấu tranh cho chính mình là thấp kém? Đó là một nhận định hết sức sai lầm và vô hình trung làm chia rẽ lực lượng đấu tranh ra làm hai thành phần.

Nhiều blogger cũng như những gương mặt đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cho rằng sự chia rẽ đó là có thật.

Blogger Viết từ Sài Gòn so sánh lực lượng những người hoạt động cho dân chủ với những người cộng sản đang cai trị đất nước:

Hiện tại đã có hơn 60 tổ chức và đảng phái hoạt động công khai, bán công khai và manh nha hình thành. Nhưng có một thực tế: Không có đảng nào hội tụ được chừng 5 triệu đảng viên. Rất khó tìm ra một đảng phái có đủ ma lực để thu hút hàng trăm triệu người dân. Mặc dù người dân vẫn nhìn thấy cái sai của đảng Cộng sản, vẫn nhìn thấy sự gian ác, tham lam và dối trả của họ. Nhưng ma lực của họ vẫn mạnh nhất. Đây là sự thật không thể chối bỏ. Không phải vì nhân dân ngu ngốc, mà vì ma lực của các đảng phái, tổ chức chưa đủ mạnh, phải nhìn thẳng vào sự thật này.

Đây là một thực tế. Đảng Cộng sản, qua 41 năm nắm quyền bính và dày vò đất nước này, họ có trong tay một hệ thống quân đội, nhà nước, công an, ngân hàng, bệnh viện, phương tiện tuyên truyền và đặc biệt là tài nguyên con người và tài nguyên đất đai, họ đã dùng chính sách mị dân “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý” để nắm toàn bộ.

Luật sư Lê Công Định, người từng bị chính quyền cộng sản bỏ tù vì những tư tưởng cải cách chính trị của ông cũng kêu gọi mọi người phải nhìn nhận một thực tế là vai trò của đảng cộng sản vẫn rất mạnh trong xã hội Việt Nam hiện tại:

Dù bị mọi người chỉ trích vì các chính sách trong quá khứ và hiện tại, thú thật Đảng Cộng sản vẫn là tổ chức hùng mạnh nhất. Do đó, để giải quyết các vấn nạn của xã hội ngày nay, vai trò của họ vẫn còn rất quan trọng. Đây là sự thật không thể bác bỏ.

Viết về sự không đồng nhất trong những người đối kháng tại Việt Nam, blogger Đoan Trang cho rằng:

Viết những dòng này, tôi chỉ mong những người Việt Nam trong và ngoài nước, nếu quan tâm đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, xin đừng ảo tưởng rằng cứ hễ là nhà hoạt động thì là người tốt, đáng tin cậy.

Cũng xin đừng thất vọng tổng kết, khái quát chung rằng toàn bộ phong trào dân chủ chỉ gồm những người coi “đấu tranh này là trận kiếm tiền”.

Và nhất là, hãy cứ tin dân chủ, tự do là những giá trị tốt đẹp phổ quát, mà hàng chục, hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn cá nhân xấu cũng không đại diện cho chúng được.

Những giá trị phổ quát mà blogger Đoan Trang đề cập, ngày càng thấm sâu vào xã hội Việt Nam hiện đại hơn, khi những người dân bình thường nhất đã xuống đường bảo vệ môi trường, và gần đây nhất là nhiều công dân trẻ tại Sài Gòn thể hiện sự phản kháng của mình bằng cách kéo những con cá bằng giấy trên đường phố, một hành động mà blogger Điền Phương Thảo viết trên trang Tin mừng cho người nghèo rằng người dân đã hiểu những việc làm chính đáng và đã vượt qua nổi sợ bị chụp mũ là làm chính trị. Vì chỉ có làm chính trị như thế, blogger Điền Phương Thảo viết tiếp, mới kéo đất nước này ra khỏi những vũng lầy, mà thảm họa Formosa chỉ là một.

Chính Đảng Hay Băng Đảng?

Chính Đảng Hay Băng Đảng?

 Tạp Ghi Huy Phương

 bang-dang

Đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam tham dự đại hội lần thứ 12. (Hình: KHAM./AFP/Getty Images)

Ngày 13 Tháng Mười, Ngoại Trưởng John Kerry đến vùng Silicon Valley của California tham dự một cuộc hội thảo bàn tròn về an ninh cũng như vai trò của Internet đã và đang làm thay đổi thế giới, do tổ chức Virtuous Circle mời ông làm diễn giả. Tại đây, trong bài diễn văn, ông Kerry cho rằng tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản “cuồng nhiệt.”

Ông John Kerry nói trong buổi hội luận này như thế và cho rằng Việt Nam hiện chỉ là một nước hăm hở đuổi theo tư bản chủ nghĩa mà trong đó người dân tiếp cận được với Internet. Ông Kerry nhìn nhận rằng nước Việt Nam “theo thời gian, đang có dấu hiệu thay đổi,” nhưng bây giờ vẫn còn là “một nước độc tài độc đảng và vẫn còn đàn áp nhân quyền bên cạnh những vấn đề khác.” Ông cũng nói thêm: “Cộng Sản là một lý thuyết kinh tế, và bạn không thấy một chút hơi thở nào của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam.”

Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam. Theo cương lĩnh và điều lệ chính thức được công bố hiện nay, đảng Cộng Sản Việt Nam là “đại biểu trung thành” của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng.

Bề ngoài, đảng Cộng Sản là một chính đảng, nhưng thực chất hiện nay là một băng đảng có phân chia ngôi thứ, cấu kết khắng khít với nhau vì quyền lợi.
Nói đến “chủ nghĩa” và “tư tưởng” thì liệu rằng 4.5 triệu đảng viên, 200 ủy viên trung ương, và 19 ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay có tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản đem lại no ấm cho nhân loại, Hồ Chí Minh là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam hay không? Tôi tin rằng tất cả đều không, nhưng những người này vẫn giả vờ dối trá với nhau, dối trá với cả nước, dối cả với mình, dối với vợ con, để giả vờ tin đảng. Không ai dám nói thật với ai, để vin vào sự gắn bó keo sơn vì quyền lợi thiết thân của họ. Đảng không còn thì số đông quyền lực này không còn gì để bám víu vào nhau như bầy nghêu, hà bám vào ghềnh đá.

Trong hội trường, dinh cơ, những người Cộng Sản hôm nay vẫn còn treo cờ búa liềm, hình Lenin, hình Karl Mark, và hình tượng Hồ Chí Minh, như thể họ tôn sùng và tin tưởng vào những hình ảnh ấy. Thực tế là không! Họ tự dối mình, với lương tâm mình, giả dối với đồng chí và quần chúng chung quanh mình, để có địa vị và được sống còn. Không ai có thể nói khác, cười khác đi, mà không theo đường lối đã quy định của đảng.

Họ cam phận hèn khi biết mình bị dối trá, bản thân mình cũng dối trá và cư xử với người khác cũng dối trá, y như Alexander Solzhenitsyn đã lên án: “Mình thà ở lại đàn làm một thằng hèn. Sao cũng được, miễn no bụng ấm lưng thì thôi…”

Nhưng dư luận gần đây cũng đã nêu lên câu hỏi: Chống Cộng? Bây giờ làm gì còn Cộng Sản mà chống? Không còn Cộng Sản để chống, nhưng phải chống lại với băng đảng và cái ác đang thống trị đất nước.

Băng đảng có cơ chế và qui luật của băng đảng, nhất là chuyện chia chác quyền lợi. Sau một vụ cướp nhà băng, việc đầu tiên của bọn cướp là kiếm chỗ để tụ họp chia tiền. Ngày xưa Việt Minh đi đánh đồn Tây, hay phục kích “con voi, “chiếm được đồn hay chiếm được xe là có gạo, có đường, có bơ, có thịt hộp, ai cũng hăng hái. Đánh thắng miền Nam, chiến lợi phẩm đầu tiên là 16 tấn vàng, trả nợ máu xương hay Bộ Chính Trị chia chác, bấu véo với nhau thì đã rõ. Rồi sau đó cơ man là gạo, đường, bột mì, sắt thép, xi măng, đồ điện khí, xe cộ, từ cái quạt máy, chiếc đồng hồ cho đến cái TV, bom đạn, máy bay, xe tăng… gấp triệu lần một lần đánh đồn Tây.

Đất nước “thu về một mối,” có quyền lực trong tay rồi, thì nhân dân, tài năng mà không có đảng, không ở trong băng đảng phải lo tìm đường bỏ nước ra đi. Tài năng của đất nước, chuyên viên cấp cao được đào tạo từ nước ngoài, trừ Liên Xô, không ai dùng. Chúng ta nhìn xem chuyện chia chác quyền lực của đảng Cộng Sản Việt Nam ra sao?

Theo cơ cấu của đảng, 19 ủy viên Bộ Chính Trị, đương nhiên nắm giữ tất cả những cương vị chủ chốt trong đảng và nhất là trong bộ máy chính quyền: Chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc Hội, phó thủ tướng thường trực, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, bộ trưởng Bộ Công An, bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, những người này được gọi là “các cán bộ chủ chốt của đảng và nhà nước.”

Hai trăm ủy viên trung ương đảng nắm giữ tất cả vị trí then chốt của quốc gia, không ai ngoài đảng được lọt vào như bí thư tỉnh, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ, các tướng lãnh tư lệnh các binh chủng, các quân khu cho đến các ngành quan trọng của quốc gia như các đại học quốc gia, công ty hàng không, ngân hàng, đài truyền hình, thông tấn xã, viện kiểm sát nhân dân…

Việt Nam hiện nay có 4.5 triệu đảng viên Cộng Sản thì được phân phối, chia nhau trong các lãnh vực công quyền, từ chức giám đốc, trưởng ty, trưởng, phó phòng cho đến anh công an đứng đường thổi còi phạt mang đến cấp bậc trung tá, không một con muỗi ngoài đảng nào lọt được vào trong lưới quyền lực. Ai cũng có đặc quyền, đặc lợi, nên ai cũng ôm đảng và giữ đảng cho đến chết.

Đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 11 năm 2011 chỉ có 3.6 triệu đảng viên, sang đến đại hội 12 năm 2016, số đảng viên tăng lên tới 4.5 triệu, rõ ràng là đảng có chủ trương lấy thịt đè người, tăng nhân sự, thêm vây cánh, thêm quyền lợi để giữ đảng.

Ali Baba chỉ có vây cánh là 40 tên cướp. Đảng nay có đến 4.5 triệu tên cướp. Câu thần chú của Ali để mở và đóng cửa hang động chứa kho tàng là: “Vừng ơi! Mở ra!” và “Vừng ơi! Đóng lại,” nay câu thần chú của đảng là: “Chủ nghĩa Mác- Lenin bách chiến bách thắng” và câu kinh nhật tụng là: “Hồ chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”

Xin nhắc lại câu nói của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry, có thể là một câu nói để đời: “Tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản ‘cuồng nhiệt.’”

Hiện nay chính đảng không còn, mà chỉ còn là băng đảng!

Huy Phương

Hồi ức Tị Nạn

Trong dịp cuối năm, cũng là 41 năm kể từ 1975, xin chia sẻ với quý anh chị em một chút tâm tình:

Hồi ức Tị Nạn

Nguyễn Ngọc Duy Hân

Tôi không có thói quen viết nhật ký. Hồi bé tôi cũng ráng bắt chước các chị trong nhà, nắn nót viết vì được tặng một cuốn sổ có chìa khóa bé xíu rất xinh, nhưng chỉ viết được vài dòng thì chán – chơi búp-bê, chạy nhảy ngoài sân với bạn vui hơn.

Lớn lên, khi buồn chuyện này người kia, tôi cũng có ý định trang trải tấm lòng trên trang giấy, nhưng vốn biếng lười rồi sợ có người đọc được nên thôi. Thế nhưng hôm nay tôi lại chạnh lòng, muốn viết một chút gì đó để hồi tưởng lại 40 năm tị nạn, nhớ lại chặng đường dài mà người dân Việt đã đi qua. Nếu như tôi đã viết nhật ký, việc ghi nhớ chuyện cũ có lẽ sẽ dễ dàng hơn nhiều, vì bây giờ những kỷ niệm xưa, các suy tư đã phôi pha theo ngày tháng, tuổi tác  … Nhưng hôm nay tôi nhủ lòng sẽ cố gắng ghi lại một chút tâm tình – Tâm tình của người tị nạn, của một thuyền nhân nhỏ bé tầm thường – viết lại tâm trạng khắc khoải của người di tản buồn phải lưu vong trên xứ người. Tôi vẫn thích hát “Hãy cố quên đi mà sống…”, nhưng ngược lại có những điều tôi không cho phép mình được quên để biết mình là ai và trách nhiệm như thế nào… “Mời người lên xe, về miền quá khứ”….

Ngày… tháng…

30 tháng 4, 1975, tôi chưa tròn 15 tuổi. Những tháng trước đó gia đình tôi không được ở nhà mình tại khu nhà thờ Tây Ninh nữa, mà phải xin tạm trú với người bà con ở xa khu vực tỉnh lỵ để tránh pháo kích. Sợ lắm, nửa đêm đang ngủ ngon bỗng nghe tiếng đạn nổ thật to, thật gần. Ba má và mấy chị em chúng tôi phải chạy trốn xuống hầm tránh đạn, ngồi co ro lo lắng. Tôi hay hỏi: Hết pháo kích chưa để được lên nhà nằm ngủ, ba má biết đường nào mà trả lời! Tôi đã thấy những miểng đạn thật to bay vào sân nhà, tôi đã đi đám tang của bà bán chè trong xóm chết tại chỗ, thịt da và máu lẫn trong nồi chè lênh láng. Tôi đã nghe radio loan tin về các em học sinh bị pháo kích ở Cai Lậy, và rơi nước mắt với nhiều gia đình vì người thân đi lính đã tử trận. Ôi chiến tranh, ôi thời kỳ đau thương khốn khó.

Xưa kia em có mẹ cha

Xưa kia em có ông bà

Trong một ngày em mất cả ba….

Anh tôi hiểu tình hình thời sự, nên khuyên ba má và mấy đứa em chúng tôi bỏ Tây Ninh lên thành phố sinh sống, vì Saigon dù sao cũng có tai mắt quốc tế, ít sợ bị trả thù, bị gò bó như ở tỉnh nhỏ. Rời Tây Ninh tôi buồn lắm, xa trường mất bạn nhưng biết làm sao hơn.

Nhưng buồn hơn cả là biết được 30 tháng 4 là ngày mất nước, Việt Cộng đã tràn vào tới Saigon, trên đài phát thanh ông Dương Văn Minh đã chính thức đầu hàng. Chị tôi bảo phải lo cắt móng tay cho thật ngắn, vì Việt Cộng không thích những đứa xí xọn để móng tay dài. Má tôi có vài lượng vàng, vài cái nhẫn, bắt chúng tôi giấu kín trong người, tưởng rằng như thế là qua mắt được “họ”! Chúng tôi còn ngây thơ quá, ít kinh nghiệm với Cộng Sản quá, bằng chứng là sau đó hai ông anh của tôi đã nghe lời ra trình diện học tập cải tạo 10 ngày, để rồi đi “mút mùa” bao nhiêu năm.

Mấy tháng sau ngày 30 tháng 4, tôi được đi học lại, nhưng ngày đầu tiên là học hát nhạc đỏ, nhạc “cách mạng”, nghe giảng chính trị dài dòng vô nghĩa. Dù sao tôi cũng còn may mắn có sự bảo bọc của gia đình, không phải đi kinh tế mới, không phải đi bán vé số, lượm rác…

hoi-uc-ti-nan-1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

​Ngày… tháng…

Tôi học trung học cấp Ba, tuổi học trò nên còn vô tư, còn vui với bạn bè, dù cuộc sống đã bắt đầu thay đổi. Vì lao động là vinh quang, học sinh phải làm công tác sản xuất ngoài giờ học chữ, nên chúng tôi quay quần bên nhau đan lá mây tre, tức là ngồi đan những cái rổ, cái giỏ để xuất khẩu cho nhà trường kiếm tiền. Chúng tôi thủ thỉ chuyện thơ văn, chuyện bất công đói rách đang xảy ra trên quê hương, tình bạn thật thắm thiết dù thầy cô “quốc doanh” dạy chúng tôi phải có tinh thần tập thể, cái gì cũng phải mang ơn Bác và Đảng, như ngắm trăng cũng phải cùng ngắm chung, ngồi một mình tư lự với trăng là tư duy sai lầm, là cá nhân chủ nghĩa!

Hôm nay N. đến trường nhưng không ở hết buổi học, anh tới giã biệt tôi vì phải cùng mẹ đi xa kiếm cách sinh sống. Ba của N. đã trốn vào bưng tìm cách đấu tranh giành lại chính quyền, kinh tế gia đình gặp khó khăn, công an có thể tới nhà N điều tra khó dễ. Tôi buồn lắm, một phần vì cũng có cảm tình đặc biệt với N, lũ bạn hay “cáp đôi” chúng tôi với nhau, một phần vì lo sợ cho chính gia đình tôi. Trước vận mệnh đất nước, nhiều chia ly, đau khổ sẽ diễn ra. Thầy T. đang dạy chúng tôi môn Toán cũng bị công an tới tận lớp bắt đem đi mất, nói là có tội với Cách mạng, cô T. và gia đình thầy khổ sở biết bao nhiêu. Tôi nhớ câu chuyện Bầy Phượng Vỹ Khác Thường của Nhã Ca, chúng tôi cũng đang trong tâm trạng thấp thỏm lo âu, không an tâm học hành, không biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra…

Ngày… tháng…

Sáng nay tôi giật mình dậy sớm vì nghe tiếng khóc nỉ non, tiếng kể lể từ nhà hàng xóm bên cạnh vọng lại. Trời ơi! bạn K. bị bắt đi nghĩa vụ quân sự mấy tháng trước đã bỏ mình nơi chiến trường Campuchea. Xót xa nào hơn khi cha mẹ tóc bạc phải khóc con đầu xanh, mà lại không được thấy xác con để nhìn mặt lần cuối hoặc chôn cất. Hèn chi người anh bà con của tôi nhất định không chịu trình diện làm lính thế thân cho Cộng Sản. Anh trốn chui trốn nhũi đói khát thật đáng thương. Anh không được đi học đi làm, cũng không thể ở nhà vì lệnh bắt trốn nghĩa vụ quân sự ai cũng biết, không ai dám chứa chấp. Chị tôi bị ép phải “phấn đấu” để có thể trở thành cảm tình viên của Đoàn Thanh niên Cộng Sản. Chị đâu có muốn thành đoàn viên. Gia đình tôi lý lịch xấu, cha làm công chức cho chế độ cũ, anh làm “Lính Ngụy”, phấn đấu 10 đời cũng không tới đâu, nhưng họ vẫn bắt chị đi họp hành ca hát, công tác liên tục. Mấy đứa cháu phải tham gia Thiếu Nhi Khăn Quàng Đỏ, bị nhồi sọ những chuyện sai lầm, sắt máu. Còn các bà mẹ, các người chị phải ra ngoài buôn thúng bán bưng, đầu tiên là bán các thứ trong nhà để sống cầm hơi, vì người đàn ông trụ cột trong gia đình đã đi tù cải tạo. Mọi người có thêm gánh nặng nhịn ăn nhịn mặc để lo thăm nuôi người nhà trong trại tù. Tôi có cùng chị dâu đi thăm anh tôi ở trại cải tạo một lần, thật là thương cho các chiến sĩ, nhân viên chế độ Cộng Hòa bị sa cơ thất thế. Đói rét đã đành, nhiều người bệnh nặng, bị biệt giam gông cùm thật khổ. Trong cuốn Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện có ghi lại kinh nghiệm tù mà tôi còn nhớ. Khi bị cùm lâu ngày một chân sẽ bị teo nhỏ lại không đi vững được, nhưng người tù vẫn không dám xin cán bộ đổi cùm sang chân kia. Lý do không phải vì sợ cán bộ từ chối, nhưng chân teo nhỏ lại sẽ ít bị cái cùm siết chặt, ít đau đớn hơn. Nhiều người bị nhốt trong phòng tối mười mấy năm, mắt trở nên mù lòa thật khổ. Tôi hồi ấy cũng còn ngây thơ, nên thắc mắc cán bộ không cho tù cải tạo ăn đường là phải, vì mua đường tốn tiền, nhưng muối rất rẻ mà sao họ cũng không cho ăn để cải tạo bị phù thủng? Thì ra Cộng Sản muốn làm khổ, muốn hành hạ cho phá bệnh tật để không còn sức lực tranh đấu, chứ không phải vì thiếu muối. Thật vậy, tình thương yêu thông cảm đâu tốn xu nào để mua, mà con người vẫn dè sẻn đâu đã cho nhau hết lòng, nói chi đến Đảng Cộng Sản sắt máu.

Nhiều em bé không được tới trường, phải lang thang đầu đường xó chợ đói rách kiếm ăn. Do thiếu giáo dục các em hỗn láo ma lanh, dối gian… Nhà cầm quyền lại đánh phá “Tư sản mại bản” bằng nhiều hình thức, một trong những cách là đổi tiền hai ba lần. Tôi nhớ lần đầu mỗi gia đình chỉ được đổi 200 đồng tiền Hồ, còn lại mất hết, ba má và người thân tiếc tiền phát bệnh, có người còn tự tử. Ôi, thân phận con người thế hệ chúng tôi.

hoi-uc-ti-nan-2

Ngày… tháng…

Đến thời gian này phong trào “Đi” được bắt đầu, vì cái cột đèn nếu có chân cũng sẽ bỏ trốn Cộng Sản để ra đi mà! Chuyện đút lót mua bãi để không bị bắt lại, chuyện bị lường gạt mất “cây” mà không đi được, chuyện vào tù vì dám bỏ trốn chế độ xảy ra thường xuyên. Rồi vượt biên lạc đường bị đói khát, bị cướp biển, bị làm mồi cho cá mập… Ai nấy căng thẳng sợ hãi. Nhưng ở lại cũng chết, ra đi dù sao cũng có chút hy vọng, nên đông đảo người dân đã liều mình vượt biên, tạo nên một sự kiện đặc biệt trong lịch sử. Hôm nay đi học tôi lại thấy vắng thêm một người bạn, công an đang hồ hởi phong tỏa căn nhà của gia đình bạn để làm cơ sở thành phố. Thầy bói có thêm cơ hội hành nghề, vì nhiều người quá lo phải tới nhờ thầy xem dùm có đi thoát không rồi mới dám liều. Anh chị Hai tôi ở Bến Tre, anh là Đại Úy phải đi học tập, chị bị công an tịch thu nhà để làm Ủy Ban Quân Quản Thành Phố, đuổi đi kinh tế mới. Đàn con phải làm rẫy khổ sở, nên chị liều mình vượt biên, rủ tôi cùng đi.

May mắn chuyến hải trình êm xuôi, chúng tôi không bị hải tặc, chỉ bị công an Việt Nam chặn lại cướp của làm tiền. Chúng tôi được đưa tới trại tị nạn tại Nam Dương, mừng quá là mừng. Đó cũng là nhờ cháu bé con anh Năm tôi lúc đó mới 3 tháng tuổi. Khi tàu Tây Đức đi ngang qua, họ không muốn rắc rối nên chỉ cho thức ăn nước uống để chúng tôi đi tiếp. May quá một người nhanh trí đã ẵm cháu tôi giơ lên cao cho người Đức thấy. Có lẽ vì thương trẻ em cùng với con thuyền bé nhỏ mong manh trên biển cả, họ bảo chúng tôi đục cho tàu ngập nước, rồi gọi về cho cấp trên nói là chúng tôi đang chết chìm nên phải cứu.

Trại tị nạn Indonesia được mệnh danh là “Ngưỡng cửa của Tự Do và Tình Người”, chúng tôi an tâm học Anh văn, chuẩn bị ngày đi Mỹ. Cơm Cao Ủy phát chúng tôi ăn còn đói, còn thiếu thốn rất nhiều các phương tiện khác, nhưng không dám đòi hỏi gì hơn. Chỉ buồn là thấy chung quanh cũng có một số ít người vì chút quyền lợi, vì thiếu suy nghĩ nên luồn cúi cảnh sát Indonesia làm hại bà con, hoặc có các chị chịu đi chơi riêng với người Indonesia, không tiếc phẩm giá. Lại có người độc thân tại chỗ, vì quá cô đơn yếu đuối cần nơi nương tựa, nên đã “ghép form” ở tạm với nhau, làm sau này gặp phải cảnh  hai vợ hai chồng, không biết chọn ai bỏ ai. Ở lại quê nhà là một dấu chấm than, nhưng ra đi được lại là một dấu chấm hỏi to tướng. Trách nhiệm rất nặng nề, mình sẽ làm được gì cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước đây?…

Ngày… Tháng…

Thời gian ở trại Tị nạn thật dài với những vui buồn lẫn lộn. Vui vì thoát được chế độ Cộng Sản, buồn vì xa nhà, lo lắng cho tương lai trên xứ lạ quê người. Cuối cùng tôi và gia đình anh chị cũng tới được Cali đất Mỹ. Tôi vừa học vừa làm, mỗi ngày mười mấy tiếng, có bệnh cũng không dám nghỉ, ráng dành dụm gởi tiền, gởi quà về cho gia đình và bè bạn. Ngày ấy vải vóc ở Việt Nam rất quý, hơn một thước vải xoa Pháp vài đô-la là may được một cái quần đen, nếu chúng tôi nhịn xài thì có thể giúp được nhiều người. Mỗi khi thèm quá mua bánh kẹo trái cây ăn, cô cháu gọi tôi bằng dì luôn xuýt xoa “Chèn ơi! Ăn hết một cái quần xoa Pháp rồi!”

Chúng tôi bây giờ văn minh, bắt đầu sợ mập ăn kiêng, nhưng vẫn không quên những ngày đói khổ tại quê nhà. Chúng tôi hay nhắc lại kỷ niệm cũ như lúc phải nấu cháo ăn cho đỡ tốn, hoặc lúc đi lặn lội đào kinh làm công tác thủy lợi do phường khóm đề ra, không đi là cắt hộ khẩu, cắt gạo, bị kiểm điểm. Cái màn tự kiểm và bị kiểm điểm thật ghê sợ, nếu không nói dối, không khôn khéo sẽ bị tù như chơi. Tôi khi ấy cũng phải phụ giúp gia đình, sáng đi học chiều đi bán nước mía cho người bà con kiếm thêm tiền. Tôi lượm vỏ mía về cho má tôi nấu ăn thay củi, vỏ mía cháy vèo vèo nhưng chịu cực thì cơm cũng chín. Có lần lãng đãng lo ra, tôi đút cả ngón tay vào trục xay nước mía, may mà chỉ bị mất một phần nhỏ ngón tay cái, không bị cụt!

Tôi đã từng sắp hàng cả ngày để mua được vài ký bo bo, nấu lên cứng ngắc ba tôi nhai trệu trạo thật đau lòng. Tôi cũng nhớ có lần mang sổ hộ khẩu sắp hàng để mua được một chia bia, đem bán chợ đen ngay để có tiền mua đi chợ. Chị tôi đi dạy học có tiêu chuẩn mỗi tháng nửa ký thịt, nhưng chị vừa hiền lành vừa khẳng khái không tranh dành, nên chỉ đem về chừng vài trăm gram thịt mỡ bèo nhèo, lớp cán bộ đã ăn bớt, lớp các bạn đồng nghiệp chia chác hai ba đợt. Ba tôi lâu ngày không có thịt ăn, ăn vào lạ bụng tiêu chảy quá chừng. Buổi cơm gia đình tôi lúc ấy thường chỉ là rau muống luộc, đậu hũ luộc, ngày nào có khách thì mua vài cái trứng vịt, quậy thêm với bột mì để chiên cho được nhiều. Nhiều nơi hàng xóm dòm ngó nhau, nếu có thịt, có thức ăn ngon cũng phải dấu diếm, nếu không sẽ bị tố giác, làm khó dễ. Cộng Sản quá khôn ngoan ác độc với những hình thức trừng phạt, gieo vào lòng tất cả người dân một sự sợ hãi khó lòng vượt qua được. Sợ, sợ lắm, tới bây giờ tôi vẫn còn sợ….

Nhớ lúc mới được nhà thờ bảo trợ qua Mỹ, chúng tôi còn xấu hổ. Nhà thờ hôm ấy mừng lễ Phục Sinh, tức là Easter có cho trẻ em chơi trò dấu trứng. Trứng đây là kẹo chocolate gói giấy màu thật đẹp hình trái trứng, tượng trưng cho sự đổi mới sanh sôi nảy nở. Các cháu tôi ốm nhom bé choắt, lại khai rút tuổi để dễ đi học nên khôn lanh so với con nít Mỹ thật nhiều. Có bao nhiêu kẹo dấu ở đâu chúng cũng hớn hở tìm ra hết, hình như chúng “hửi” được mùi ngọt, đám con nít Mỹ ngây thơ hầu như chẳng tìm được trái trứng nào. Gia đình “Mít” thâu lượm hết, không biết chia sẻ, không biết đây chỉ là trò chơi cho vui!

Lại còn chuyện đãi các ông bà bảo trợ cũng mắc cười. Chị tôi mua tôm càng to đút lò, làm chả giò và nhiều món ngon mời bảo trợ tới nhà ăn để tỏ lòng biết ơn. Dĩ nhiên mấy dì cháu tôi đâu có tiêu chuẩn ăn tôm, nhưng may thay khách tới trò chuyện vui quá, chị tôi quên mất món tôm còn để nguyên trong lò. Khách về chúng tôi sung sướng thưởng thức, trong khi anh chị tôi tiếc hùi hụi….

hoi-uc-ti-nan-3

Ngày… Tháng…

Vấn đề ngôn ngữ bất đồng tại xứ người cũng rắc rối. Mấy dì cháu tôi khổ sở ngày ngày tra tự điển, uốn lưỡi tập đọc tiếng Anh, ráng nói mà sao Tây Mỹ vẫn tròn xoe mắt không chịu hiểu. Bạn tôi ước gì có viên thuốc đặc biệt uống vào là tiếng Anh như gió để có thể tìm việc làm mà không cần phải học. Nói tiếng Anh chúng tôi không mỏi miệng mà mỏi tay, vì phải ra dấu diễn tả lung tung.

Hôm đó là ngày lễ, tức là longweekend không phải đi học đi làm, nhưng chúng tôi nhận điện tín báo tin buồn. Vì nhân viên bưu điện cũng nghỉ lễ, nên họ không tới nhà trao điện tín, mà đọc nội dung cho nghe qua điện thoại trước, rồi sẽ giao giấy sau. Họ đánh vần rõ ràng “Ba đã mất” nhưng khi cô cháu nhận phôn nói lại, cả nhà không ai chịu tin. Má tôi bệnh tiểu đường, rất yếu nên má mất mới hợp lý, chứ ba tôi còn khỏe lắm. Chúng tôi trách cháu nghe cò ra quạ, chữ M lại tưởng chữ B, rồi khóc mà không biết khóc ai! Hôm sau nhận điện tín mới rõ đúng là ba đã mất.

Qua được xứ Mỹ nhưng chúng tôi rất hà tiện, vì mới chân ướt chân ráo làm lương rẻ và còn đang đi học thêm. Mỗi lần chợ đại hạ giá món hàng nào, chị Hai bắt hết mấy dì cháu chúng tôi sắp hàng mua thật nhiều về để dành. Khi có dư chút đỉnh chị mua vàng lá để trong nhà ngắm nghía. Chúng tôi bàn nên gởi ngân hàng cho có tiền lời, nhưng chị bảo hồi ở Việt Nam quá khổ, cái nhẫn một chỉ cũng không có nên bây giờ chị nhất định mua ít vàng về chưng trong phòng cho bõ ghét! Ấy thế mà chị “trúng”, sau này vàng lên giá quá chừng. Chị cũng rất sáng suốt, tuy cần tiền nhưng nhất định không cho ai “share” phòng, dù lúc này việc cho mướn phòng kiếm thêm tiền đang rất phổ thông. Chị bảo cho đàn ông vào share phòng thì sẽ mất con gái, còn cho đàn bà vào ở thì sẽ mất chồng!

Các cháu tôi ít nhiều cũng biết khổ là gì vì lớn lên ở Việt Nam, biết giá trị của cuộc sống nên cố gắng học hành, sau này đều thành bác sĩ, kỹ sư thật thành công. Cô cháu Út bắt đầu quên tiếng Việt, nói tiếng Mỹ đúng giọng rất hay. Đám trẻ thật dễ hội nhập, thật là mừng và cảm ơn xứ người đã cho chúng tôi cơ hội sống tốt đẹp hơn. Nghĩ cũng lạ, nhiều nhà cha mẹ nói tiếng Anh không giỏi lắm, nhưng con cái không biết chút tiếng Việt nào. Một người quen bảo lãnh được cha mẹ sang giúp trông cháu, đứa cháu cần cái ly, nói tiếng Anh ông bà không hiểu, phải gọi điện thoại vào hãng nhờ mẹ thông dịch mới có cái ly uống sữa! Do phải làm việc nhiều, một số gia đình không có giờ dạy dỗ con cái, chúng học theo cái xấu của Tây Mỹ trở nên hư hỏng, vợ chồng bất hòa ly dị…. Được tự do no ấm, nhưng cuộc sống hải ngoại cũng không dễ vì đang có những vấn nạn khác, không có gì là toàn vẹn….

Ngày… Tháng…

Hôm nay đi chợ bất ngờ tôi gặp lại bạn cũ. Tôi không nhận ra nhưng chị gọi tôi. Chị đi với một thanh niên rất cao ráo, thì ra đây là cháu trai hồi đó sinh ra ở đảo – đứa con không mong đợi khi chị bị hải tại cưỡng hiếp trên đường vượt biên. Tôi nhớ ngày ấy chị rất buồn. Không nỡ phá thai, nhưng chị xấu hổ bó bụng lại nên sanh ra cháu èo uột đen đủi, có người bảo cháu giống … con khỉ. Tình mẹ thật nhiệm mầu, dù cháu có nhăn nhó xấu xí chăng nữa chị vẫn chăm sóc, hôn hít yêu thương. Sau khi trò chuyện, tôi biết chị sang Cali, đã lập gia đình với anh D – người cùng thời ở đảo, nhưng anh này lớp khó tính, lớp hay đem chuyện chị bị hãm hiếp ra dày vò mỗi khi nổi giận, nên chị ly dị ở một mình nuôi con. Tôi ủng hộ quyết định của chị, nếu việc bị hải tặc ngày xưa mà cứ đem ra nói đi nói lại thì chẳng khác nào làm chị bị cưỡng hiếp thêm lần nữa. Cháu trai nay sắp tốt nghiệp dược sĩ, rất ngoan và siêng năng. Tôi thật mừng cho chị. Cuộc đời có ai biết ai ngờ, nhiều người tưởng là sẽ thành công nhưng cuối cùng lại thất bại, nhiều người bị thử thách nhưng không ngờ lại có thể vượt qua mà vươn lên. “Con khỉ” ngày xưa bây giờ là một dược sĩ bảnh trai – Hạt giống đau khổ nhưng nẩy mầm trong vùng đất tốt đã trổ sinh hoa trái tươi đẹp. Thật là một phép mầu, mà nếu không ở xứ Tự Do hai ngoai thì phép mầu này khó có thể xảy ra được.

Ngày… Tháng…

Chúng tôi sống một ngày như mọi ngày, trẻ đi học, người lớn đi làm, đi chợ nấu ăn, giặt giũ, cuối tuần thì tới nhà thờ, đi chùa, dự tiệc tùng hoặc các sinh hoạt khác…. Dù bận rộn nhưng cũng vui. Khi kinh tế khó khăn, chúng tôi cũng bị thất nghiệp, phải lo lắng nhưng rồi cũng có việc khác. Một số bạn bè bắt đầu nghề làm móng tay, mở tiệm Nail khấm khá hẳn ra. Nhiều người học cao tạo được danh tiếng trong thương trường, đóng góp đáng kể cho xã hội và được vinh danh tại hải ngoại. Sinh hoạt văn nghệ, truyền hình, sách báo sáng tác cũng rất phong phú. Ngược lại cũng có người buôn lậu, trồng cần sa hoặc trộm cắp, gian lận trợ cấp welfare, medicare làm xấu hổ người Việt, nhưng cũng may số người xấu này không đông. Trên các diễn dàn, thế giới ảo email, facebook lại hay có những bài viết nặc danh chửi bới làm nản lòng mọi người, làm thối chí ai muốn đóng góp cho Tự Do Dân Chủ trên quê hương, nhưng nói chung người tốt và các sinh hoạt ý nghĩa vẫn tiếp tục được thực hiện. Thật an ủi vì đa số ai cũng sẵn lòng góp công góp của làm việc tốt, việc thiện. Truyền thống hào hùng bất khuất, lá lành đùm lá rách vẫn mãi tồn tại và được đề cao tại hải ngoại.

Riêng tại quê nhà, cuộc sống vất vả và cái nghèo luôn hiện hữu. Một số chán nản trước đời sống không lối thoát đầy tệ nạn nên đã tìm quên trong men rượu, thậm chí bài bạc làm xã hội càng thêm xuống dốc. Không có Tự do Dân chủ, sống chung quanh các giả trá dối gian, nhiều người chịu ảnh huởng trở nên xấu thật đáng tiếc. Bất công và ranh giới giàu nghèo ngày càng rõ. Chỉ có giới cán bộ tai to mặt lớn là giàu sụ, còn lại dân nghèo dân oan khắp nơi…. 40 năm thay vì phát triển và là hòn ngọc sáng chói của Viễn Đông, nước tôi trở nên lạc hậu nghèo khổ hơn bao giờ.

Dù sao, tôi cũng xin ghi lại những dòng chữ hôm nay để cảm ơn các vui buồn trong cuộc sống, cảm ơn những thử thách để có thể tôi luyện chính mình. Tôi chân thành ghi nhớ những gương lành, những vị đã kiên trì làm việc tốt cho cộng đồng, cho người khác. Tôi cũng cám ơn cuộc sống tiện nghi, những phương tiện truyền thông tân tiến giúp tin tức, kiến thức mọi người được tốt đẹp. Tạ ơn cuộc sống này dù có nhiều phức tạp âu lo….

Ngày… Tháng…

Thỉnh thoảng chúng tôi cũng hưởng ứng các sinh hoạt cộng đồng, góp tiếng tranh đấu cho Nhân Quyền, cho các Dân Oan bị áp bức không thể lên tiếng tại Việt Nam. Riêng tôi rất thông cảm cho các nhóm tổ chức. Ai cũng bận rộn khiếm khuyết, thiếu thì giờ, nếu có sai sót cũng rất đáng được bổ sung, cùng góp ý xây dựng sửa đổi, không nên chửi bới mạt sát. Ngày sanh con, đem các cháu đi bác sĩ chích ngừa các loại bệnh thông thường như đậu mùa, phong đòn gánh, tôi đã ước gì có loại thuốc chích ngừa tinh thần, tức là làm sao chủng ngừa cho các con tôi tránh được bệnh ích kỷ, bệnh lười biếng vô cảm cũng như các chứng hư tật xấu để các cháu có thể xây dựng tương lai – không những cho chính mình mà còn sống vì người khác. Bây giờ tôi thấm thía chính tôi cũng cần chích ngừa và tránh những bệnh đó. Chính tôi phải làm gương để các cháu hiểu được thế nào là tình người, là trách nhiệm với tổ quốc. Ai cũng sợ bị đột quỵ, bị stroke bất ngờ nằm bán thân bất toại, nhưng cơn stroke tâm hồn có lẽ còn nguy hiểm hơn nếu không tích cực, không sẵn lòng hy sinh và đoàn kết yêu thương. Tôi cũng đã từng bị đột quỵ tâm hồn, ú ớ không nói được lời động viên, xin lỗi với người chung quanh hoặc nhát sợ không dám lên tiếng cho sự thật, mặc “cha chung không ai khóc”!

Nhìn lại cuộc sống của một người tị nạn tầm thường nhưng đầy may mắn, tôi không biết nói sao để dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, đội ơn tiền nhân và biết ơn đất nước đã cho tôi tạm dung. Được tự do, có việc làm, có rất nhiều quyền mà trong đó quyền căn bản của con người được tôn trọng, được học hỏi nhiều điều hay tại Tây Phương, được đi du lịch đó đây, con cháu có cơ hội học hành thành đạt trong xã hội mới… tôi còn mong muốn gì hơn. Thế nhưng tôi vẫn hay tự hỏi: Bỏ nước ra đi với hai bàn tay trắng, sau mấy mươi năm nhìn lại tôi đã làm được gì cho bản thân, gia đình và việc chung? Tôi phải làm gì để san sẻ sự may mắn của mình cho người khác, đặc biệt cho những đồng bào còn đang chịu áp bức, đau khổ ở quê nhà? Tôi đã quá nửa đời người, khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại tôi nên làm gì, nghĩ gì? Cụ Phan Bội Châu đã viết những câu thơ rất hay và làm tôi suy tư thật nhiều, sống đứng chật trời không ích lợi gì thì sống làm chi?

Vì thế tôi mạnh dạn ghi thêm vài dòng suy tư, để cùng với biết bao người tị nạn khác, gạt nước mắt ly hương mà tôn vinh và tri ân các chiến sĩ, các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh cho chính nghĩa Tự do và bảo vệ đất nước. Tôi xin góp lời để hiệp thông và ủng hộ các nhà Dân Chủ tại quê hương – những anh hùng anh thư thời đại dám vượt qua sợ hãi tù đày, sợ gia đình bị liên lụy để mang khát vọng yêu chuộng Tự do và Nhân quyền của người dân trong nước để thế giới hiểu được. Tôi cũng nhủ lòng phải cố gắng tích cực hơn, lạc quan hơn và làm việc nhiều hơn, dù chỉ là những việc bé nhỏ nhưng với hết tấm lòng. Tôi tin nếu ai cũng ra sức đóng góp thì chắc chắn việc chung sẽ có kết quả cao.

Vâng, bốn mươi năm mới đó mà đã thoáng qua, biến cố 30 tháng Tư như một cơn sóng thần khủng khiếp đã quét mất nước Việt Nam Cộng Hòa, đã cuốn trôi bao sinh linh, bao đổ vỡ mà hệ lụy vẫn còn kéo dài. Mỗi khi tham dự lễ Chào Cờ với phút mặc niệm, liệu một phút ngắn ngủi ấy có đủ cho mình nhớ thương và vững lòng với trách nhiệm hay không? Câu hát hùng tráng trong bài Quốc Ca Việt Nam: “Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống”, tôi đã đồng lòng đoàn kết và đã hy sinh được bao nhiêu? Thật là tủi hổ vì câu trả lời của tôi hầu như là zero – dù tôi cũng có một chút lòng thành. Có lẽ tôi sẽ vẫn mãi hoài yếu đuối, ngại khó không làm được gì – dù tôi cũng thiết tha chờ đợi một ngày quê hương vinh sáng.

Người Do Thái sau bao năm lưu đày đã quyết tâm trở về, và họ đã làm được. Không biết tới ngày nào tôi mới có thể bắt đầu trang nhật ký mới bằng câu: Hôm nay chúng tôi vinh quang trở về xây dựng quê hương, vì gông cùm cộng sản không còn – Ngày ấy chắc tôi sẽ cảm động rơi nước mắt. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện và hi vọng. Xin chắp tay dâng một lời kinh tự đáy lòng để tình người được triển nở và đất nước, con người Việt Nam sẽ sớm bước sang chặng đường mới sáng tươi…

Nguyễn Ngọc Duy Hân

Lại Phải Chửi Thề

Lại Phải Chửi Thề

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Nhật báo Người Việt phát hành từ Orange County, California (số ra ngày 29 tháng 10 năm 2016) vừa “hân hoan” cho biết:

Tổng Thống Philippines, Rodrigo Duterte, nói rằng ông vừa hứa với Chúa là sẽ thôi không phát ngôn tục tằn nữa.

Ghé đến thành phố nhà Davao sau chuyến công du sang Nhật, ông Duterte cho biết, Chúa đưa ra tối hậu thư này với ông khi ông đang ngồi trên máy bay.

Trước mặt báo chí tại phi trường, ông Duterte nói: “Tôi nghe một tiếng nói bảo tôi hãy ngưng chửi thề, nếu không thì máy bay sẽ rơi từ trên không xuống, và thế là tôi hứa chấm dứt.

Đ…mẹ, tưởng gì chớ bỏ chửi thề thì dễ ợt. Dù chưa bị Chúa “hỏi chuyện” bao giờ, tui cũng đã thôi được cả ngàn lần rồi. Lần cuối, cách đây đã hơn tuần. Tui chỉ vừa tái phạm sau khi đọc một bài viết ngắn (“Cán Bộ Cướp Tang Vật Tiêu Hủy – Gian Dối Đến Thế Là Cùng”) của blogger Lã Yên trên trang Dân Luận:

Nhớ có lần tôi đến chơi nhà một người bạn – làm phóng viên đài truyền hình. Thấy nó nuôi một cặp vẹt rất đẹp. Tôi hỏi, tao nhớ là mày đâu có thú chơi chim, nay đổi gu rồi à? Nó cười, đâu có, chả là hôm vừa rồi đi đưa tin về vụ thả động vật hoang dã về tự nhiên, thấy có cặp vẹt đẹp nên đem về nuôi. Tôi hỏi tiếp, thế số còn lại thì sao? Chia nhau thôi, con thì nhậu, con thì bán lại cho nhà hàng. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, nó vỗ vai tôi, chuyện khó tin, nhưng đó là sự thật.

Và hôm nay, việc tranh cướp hàng chuẩn bị tiêu hủy tại Bộ Khoa học và Công nghệ, tôi chẳng lấy gì ngạc nhiên. Chỉ tiếc sự việc tương tự như thế này tồn tại từ lâu rồi, nhưng đến nay mới mới bị phanh phui. Quá muộn.”

Theo thông tin báo pháp luật, vào ngày 21-10, Thanh tra Bộ KH&CN phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP Hà Nội tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ – Cụ thể: 726 chiếc túi xách, 1.057 chiếc ví da, 39 chiếc dây lưng, 06 chiếc đồng hồ đeo tay, 19 chiếc vòng đeo tay, 290 logo, 210 mặt dây lưng và 02 bán thành phẩm túi xách.Tuy nhiên, một clip vừa được tung lên mạng cho thấy tại buổi tiêu hủy có rất đông người xông vào săm soi, lựa chọn và lấy đi nhiều tang vật thu được.

Có lẽ không có ngôn từ nào có thể diễn tả sự tệ hại của một cơ quan công quyền – cấp bộ. Theo luật định, tất cả hàng hóa được kết luận là vi phạm sở hữu công nghiệp như nhái nhãn mác, giả xuất xứ… đều phải bị tiêu hủy. Nhưng ơ đây họ làm gì ? sự thật đã được phơi bầy trong Clip. Thật xấu hổ cho cái gọi là chống hàng giải, hàng nhái.

Ảnh:vietnamnet

Đ…mẹ, mấy con vẹt hay mớ hàng nhái, hàng giả thì ăn nhằm (cái con cặc) gì! Chúng còn tịch thu và chia chác nguyên cả gia sản của hàng chục triệu lương dân, kể cả “ân nhân cách mạng” ấy chứ.

Coi nè:

– Những gì mà Cách mạng lấy được của “nhà giàu” trên toàn miền Nam được liệt kê: “Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

     –  “Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị “đánh” ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ “tư sản thương nghiệp”, 13.923 hộ “trung thương”. Những tháng sau đó có thêm 835 “con phe”, 3.300 “tiểu thương ba ngành hàng”, 4.600 “tiểu thương và trung thương chợ trời” bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.” (Sđd, trang 90).

Chỉ riêng về số lượng bị coi như là thất thu (vì cán bộ thu rồi bỏ túi) đã được ghi nhận như sau, tại một số những địa phương có tổ chức vượt biên chính thức – bán bãi thu vàng – hồi cuối thập niên 1970:

 Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. (Sđd, trang 129).

Và những vụ  cướp ngày (trắng trợn) tương tự  đâu phải chờ đến năm 1975 mới xẩy ra, ở miền Nam:

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó…

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Sđd, tập II, trang 204 – 206).

Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô.

Ảnh: hanoimoi

Thiệt là mặt dầy mày dạn. Vậy mà ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn Phòng Bộ Khoa Học và Công nghệ (KH&CN) tuy thừa nhận là có chuyện hôi của nhưng vẫn “ráng” nói thêm: “… đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp, gây ra dư luận xấu trong xã hội.”

Ông Duy, rõ ràng, muốn lấy thúng úp voi. Cướp giựt vài cái ví da, túi xách, thắt lưng … thì có (đéo) gì đáng gọi là “sự cố nghiêm trọng.” Đảng của ông cướp bóc không ngừng, từ hơn nửa thế kỷ qua, bộ tưởng là không ai biết hoặc thiên hạ đã quên ráo rồi chăng?

Chính trường VN sắp tiến vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

 Chính trường VN sắp tiến vào ‘giai đoạn quyết định’ mới?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

23-11-2016

(Từ trái sang) Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016. Ảnh: Reuters

Một năm sau “giai đoạn quyết định” trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, đang có những dấu hiệu báo trước chính trường Việt Nam có thể sắp tiến vào một “giai đoạn quyết định” mới.

Những tín hiệu đồng pha

Từ trung tuần tháng 11/2016, đột nhiên xuất hiện vài bài viết trên mạng xã hội công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ thời ông còn là Chủ tịch Quảng Nam cho đến khi làm phó thủ tướng và nay là thủ tướng.

Cùng thời gian trên, không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu Quốc hội đòi lật lại vụ Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát.

Đáng chú ý, một số tin tức dùng để công kích ông Phúc không chỉ thể hiện bằng vụ việc mà bằng cả lời thoại, cho thấy bài viết công kích ông Phúc có thể đã sử dụng những nguồn tin từ nội bộ đảng.

Trong lúc đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ khá lúng túng, tìm cách né tránh các câu hỏi về vụ Trịnh Xuân Thanh. Báo chí nhà nước vừa ám chỉ thái độ tránh né trên vừa tỏ ra nghi ngờ khi dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết lộ” từ Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương.

Theo tướng Lê Quý Vương, từ cuối tháng 9/2016, Interpol Quốc tế đã phát lệnh truy nã đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Đây là cấp độ truy nã cao nhất và được chuyển đến nhiều quốc gia. Các thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị” như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!

Tuy nhiên, chi tiết khó hiểu là vào tháng 10/2016 và đến cả đầu tháng 11/2016, trong lúc một số dư luận tỏ ra nghi ngờ về sự chậm chạp của Interpol Quốc tế trong việc đưa tên Trịnh Xuân Thanh vào lệnh truy nã, lại không thấy Bộ Công an thông tin về “lệnh truy nã đỏ”. Chẳng lẽ khi đó Bộ Công an vẫn không biết được Interpol Quốc tế đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã đỏ từ cuối tháng 9/2016? Còn nếu đã biết, tại sao không thông tin để tránh “gây hoang mang nghi ngờ trong quần chúng và cán bộ đảng viên”?

Những bài viết công kích mới nhất đối với Thủ tướng Phúc trên mạng xã hội cũng có một màu sắc na ná với những bài viết từng công kích ông Phúc trên trang mạng Chân Dung Quyền Lực – trang mạng nặc danh đã làm chấn động dư luận không chỉ trong chính trường mà còn cả trong gần như toàn bộ xã hội Việt Nam vào thời gian cuối năm 2014, đầu năm 2015 với vụ “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” – và sau đó công kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó đặc biệt công kích Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng sau chiến dịch tổng công kích ấy, Chân Dung Quyền Lực đột ngột biến mất không để lại bất kỳ tung tích nào từ đó đến nay.

Một chi tiết khác có vẻ không đồng pha với tuyên bố chắc nịch của tướng Vương về lệnh truy nã đỏ đối với Trịnh Xuân Thanh chính là lời của ông Vương: “Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp Quốc hội, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”.

Cần chú ý là vào những ngày này, trong dư luận thình lình rộ lên tin đồn về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra nộp mình, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam…

Nhưng lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa hề bị bắt. Mà như vậy, tương lai của chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng xem ra còn quá xa vời.

Sắp đột biến?

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thường có thể rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột rằng một chiến dịch công kích các quan chức cao cấp rất hay diễn ra trước khi nổ ra một biến động lớn trong đảng. Cuối năm 2012, mạng xã hội sôi động trước khi xảy ra biến động tại Hội nghị Trung ương 6 với ý đồ của ông Nguyễn Phú Trọng muốn kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng. Cuối năm 2014, Chân Dung Quyền Lực xuất hiện trước Hội nghị Trung ương 10 về việc thăm dò uy tín các ủy viên Bộ Chính trị cho chức vụ tổng bí thư. Cuối năm 2015, dư luận bùng nổ trên một số trang mạng xã hội về “đời tư” của một số ủy viên Bộ Chính trị trước Đại hội XII của đảng cầm quyền. Cứ theo lẽ đó và với một ít bài công kích Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ giữa tháng 11/2016, cùng bóng ma của Chân Dung Quyền Lực đang thấp thoáng ở đâu đó, người ta có thể cảm nhận sẽ diễn ra một biến động nào đó đủ lớn trong đảng trong thời gian tới.

Biến động đó là gì? “Tái sắp xếp nhân sự” như thường lệ hay còn nguyên do nào khác? Liệu có liên quan gì với vai trò mới nổi của Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh – người đang được giới phân tích xem là sẽ “nối dõi” Tổng Bí thư Trọng? Hay có liên đới gì đến vụ Trịnh Xuân Thanh?

Nhiều người cho rằng nhắm mắt cũng biết nếu Trịnh Xuân Thanh bị bắt thì sẽ có quá nhiều “chuyện vui” trong chính trường Việt Nam trong thời gian tới. Việc Thanh gây lỗ hơn 3.000 tỷ chỉ là “chuyện nhỏ”, mà tâm điểm bão tố hơn nhiều là nếu Thanh bị bắt, có thể cả một đường dây và sau đó có thể là cả một thế lực chính trị lớn đã bảo kê cho Thanh trốn sẽ bị khui ra.

Cũng đang xuất hiện vài dấu hiệu trên mạng xã hội cho thấy có một thế lực nào đó đang tìm cách đối phó với chiến dịch của Tổng Bí thư Trọng truy bắt Trịnh Xuân Thanh, bằng cách tung ra đe dọa “sẽ tố cáo…”

Cho tới nay, tất cả các mũi tiến công của Tổng Bí thư Trọng vào vụ “Vũ Đức Thuận và đồng bọn” tại PVC, vụ Núi Pháo, vụ MobiFone đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng phát động từ đầu tháng 6/2016.

Trong khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt, và nếu ông Trọng có xử tù được Vũ Huy Hoàng thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì, vì có nhiều khả năng sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một con “cá lớn” nào.

Và cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Đình Duy lại vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.

Cách đây 3 tháng khi Trịnh Xuân Thanh còn ở trong nước và chưa bùng nổ cú thách thức ghê gớm làm mất mặt Tổng Bí thư Trọng, vấn đề của Vũ Huy Hoàng chỉ là “chuyện vặt”. Tuy nhiên đến giờ, Trịnh Xuân Thanh đã biến mất và cả Vũ Đình Duy – một đệ tử ruột của ông Vũ Huy Hoàng – cũng thế. Tình thế này đã khiến cho ông Vũ Huy Hoàng, mặc dù nghe nói là đang trong giai đoạn điều trị bệnh tật, khó thoát khỏi số phận phải “chết thế”.

Một số trong giới quan sát cho rằng trong tình hình hiện nay, nếu Thanh mà rơi vào tay Tổng Bí thư Trọng theo quyết tâm chính trị “phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh”, có rất nhiều khả năng từ nhân vật này mà Tổng Bí thư Trọng sẽ lần ra được những nhân vật ở cấp cao hơn hẳn và còn đang tại vị chứ không phải đã “hạ cánh”.

Kết quả có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không trong thời gian tới sẽ quyết định đáng kể bàn cờ thắng/thua của ông Trọng.

Thêm một yếu tố nữa: nếu trước Đại hội XII chỉ tồn tại chủ yếu hai phe phái chính trị, thì từ sau Đại hội XII đến nay, có vẻ ngày càng nhiều nhân vật cao cấp muốn trở thành… tổng bí thư.

Hoặc nhiều tham vọng hơn nữa là chủ tịch nước kiêm tổng bí thư.

Nếu Tổng Bí thư Trọng đã có dấu hiệu mệt mỏi với lời than “Đánh tham nhũng là ta tự đánh ta” trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội gần đây, thời điểm kết thúc vai trò của ông Trọng có thể rơi vào “đại hội giữa nhiệm kỳ”, thậm chí còn có thể sớm hơn nữa.

Bầu không khí chính trường cũng bởi thế đang tiềm ẩn những xung đột lớn và có thể xảy ra đột biến vào một thời điểm không quá xa xôi.

Không có TPP, xuất khẩu của Việt Nam ảnh hưởng thế nào?

Không có TPP, xuất khẩu của Việt Nam ảnh hưởng thế nào?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-11-23
Trong đoạn video được công bố gửi nhân dân Mỹ để trình bày về những điều sẽ làm trong 100 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ bỏ Hiệp định TPP.

Trong đoạn video được công bố gửi nhân dân Mỹ để trình bày về những điều sẽ làm trong 100 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ bỏ Hiệp định TPP.

Screen capture

Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 21/11/2016 khẳng định Hoa Kỳ sẽ không theo đuổi Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương(TPP), đây là một trong những việc mà ông làm ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2017. Trường hợp không có TPP cùng với khuynh hướng chống tự do hóa thương mại của ông Trump, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Mỹ không thể quay lại làm dệt may

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2015 hàng hóa Việt Nam bán qua Mỹ trị giá gần 33,5 tỷ USD. Năm ngoái Hoa Kỳ cũng là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,7 tỷ USD.

Trong 33,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua Hoa Kỳ năm 2015,  sản phẩm dệt may dẫn đầu với với giá trị xuất khẩu 11 tỷ USD, kế tiếp là giày dép trên 4 tỷ USD, các mặt hàng vali-ô dù-cặp và túi xách trị giá 1,18 tỷ USD, sản phẩm gỗ gần 2,17 tỷ USD, riêng nhóm sản phẩm điện tử, máy điện toán và linh kiện cũng đạt trị giá gần 2,9 tỷ USD.

Ông Trump có lôi kéo công ăn việc làm về thì cũng không thể nào lôi về những ngành mà Việt Nam xuất khẩu lớn như dệt may, da giày. Bởi vì bản thân nước Mỹ không còn sản xuất những thứ đó nữa.
-Diệp Thành Kiệt

Việt Nam từng kỳ vọng tăng kim ngạch xuất khẩu từ 17% tới 30% theo lộ trình dỡ bỏ thuế quan khi TPP có hiệu lực đầy đủ. Nay có dấu hiệu rõ rệt TPP không còn hiện thực, ít nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump. Ngoài ra vị Tổng thống đắc cử còn bày tỏ khuynh hướng kinh tế hướng nội, hứa hẹn đưa một số ngành sản xuất mà doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư ở nước ngoài trở về Hoa Kỳ, để tạo thêm công việc làm cho người dân Mỹ.

Trao đổi với Nam Nguyên vào tối 22/11, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam nhận định:

“Ông Trump có lôi kéo công ăn việc làm về thì cũng không thể nào lôi về những ngành mà Việt Nam xuất khẩu lớn như dệt may, da giày. Bởi vì bản thân nước Mỹ không còn sản xuất những thứ đó nữa, đã dừng sản xuất lâu rồi. Có thể khẳng định nước Mỹ sẽ vẫn tiếp tục mua những sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam và thế giới.”

Theo ông Diệp Thành Kiệt, nếu Hoa Kỳ thay đổi chính sách, tạm gọi là bảo hộ, thì điều đó đối với Việt Nam cũng giống như tình trạng hiện nay mà thôi. Giả dụ TPP có hiệu lực thì Việt Nam sẽ có lợi thế lớn đối với đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc. Trong tình hình hiện nay lợi thế cạnh tranh của Việt Nam ngang bằng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn tăng được thị phần vào nước Mỹ. Điều này có nghĩa là nếu nước Mỹ bảo hộ thì sẽ ảnh hưởng toàn bộ thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam.

Ông Diệp Thành Kiệt nhấn mạnh:

“Vấn đề làm cho chúng tôi quan tâm là ông Trump có làm cho nền kinh tế Mỹ vươn lên hay không thôi. Bởi vì thị trường Mỹ lớn hay là nhỏ là do nội lực của nền kinh tế Mỹ, nếu ông ấy làm cho nền kinh tế Mỹ tốt hơn, giàu có hơn người dân tiêu thụ nhiều hơn, thì chúng tôi không lo việc họ tiếp tục nhập quần áo, da giày của chúng tôi. Còn nếu kinh tế Mỹ ảm đạm thì cho dù có TPP cũng chưa chắc tạo ra sức tăng về nhu cầu nhập khẩu.”

Trao đổi với chúng tôi vào tối 22/11, Giáo sư Vũ Văn Hóa phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, dù là ông Trump hay ai thì cũng không thể xóa bỏ tự do mậu dịch, nếu không có TPP thì lâu dài sẽ ảnh hưởng mức tăng trưởng xuất khẩu kỳ vọng của Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều thị trường xuất khẩu khác và nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Giáo sư Vũ Văn Hóa nhấn mạnh:

000_Hkg10188149.jpg
Sản xuất mây tre lá xuất khẩu ở Hà Nội, ảnh minh họa. AFP

“Ông Donald Trump đã tuyên bố như thế trong lúc tranh cử, khi đắc cử ông ấy cũng phải giữ lời hứa không công nhận Hiệp định TPP này. Nhưng tôi nghĩ Hoa Kỳ trước sau cũng sẽ tham gia Hiệp định này vì ông Trump không thể làm Tổng thống Mỹ quá 8 năm được… Trong quá trình ấy, nếu Việt Nam thấy là Hoa Kỳ có thể cung cấp đủ những sản phẩm trước đây từng nhập của Việt Nam và các nước khác, thì Việt Nam vẫn có thể tìm các thị trường khác và các thị trường khác cũng vẫn có thể tìm đến Việt Nam.

Ngay với một nước cung cấp tự túc cũng có thể trao đổi với nhau giữa ngành này ngành khác, bản thân trong một ngành cũng có cạnh tranh. Cho nên những ngành nào có năng suất lao động cao phù hợp với nhu cầu thị trường thì vẫn thắng lợi. Tôi nghĩ là không bao giờ mất đi mậu dịch tự do. Cũng không bao giờ lại mất đi bất cứ một ngành sản xuất nào khi nó cần thiết cho đời sống xã hội.”

Tiếp tục cải cách và hội nhập

Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ vào năm 2001, năm 2007 Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, Hoa Kỳ là một trong các nước thành viên sáng lập. Tổng thống tân cử Donald Trump có khả năng dừng việc Quốc hội phê chuẩn TPP và yêu cầu đàm phán lại với 11 nước tham gia TPP. Ông Trump mô tả TPP là thảm họa tiềm ẩn đối với Hoa Kỳ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói một câu tôi cho rằng phù hợp với những điều chúng tôi suy nghĩ: cho dù có TPP hay không thì Việt Nam vẫn tiếp tục hội nhập.
-Diệp Thành Kiệt

Từ chính sách hội nhập sâu rộng, trong 20 năm qua Việt Nam đã tăng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ gấp 13 lần. Từ mức vài trăm triệu USD, trước khi khi ký Hiệp định thương mại song phương 2001, tăng lên 33,5 tỷ USD trong năm 2015.

12 nước TPP chi phối 40% nền kinh tế thế giới, bao gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei, Chi Lê, Peru, Mexico, Canada. TPP có thể trở thành hiện thực hay không hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ là nước chiếm khoảng 62% GDP toàn khối, còn Nhật Bản chiếm tỷ lệ 17%. TPP có điều khoản qui định phải có ít nhất 6/12 nước thành viên phê chuẩn và có GDP gộp chiếm 85% tổng GDP toàn khối, thì Hiệp định mới có hiệu lực. Như vậy trước thực tế TPP không hiện thực thì Việt Nam cần điều chỉnh chính sách xuất nhập khẩu như thế nào, đặc biệt trong các sản phẩm chủ lực như dệt may, da giày. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam nhận định:

“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói một câu tôi cho rằng phù hợp với những điều chúng tôi suy nghĩ: cho dù có TPP hay không thì Việt Nam vẫn tiếp tục hội nhập. Có nghĩa là muốn vào thị trường Mỹ, nếu có TPP thì chúng ta thuận lợi hơn. Không có TPP thì chúng ta phải tìm các giải pháp để cạnh tranh.

Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, những chính sách chung về hội nhập của Việt Nam và những chính sách để phát triển mở rộng thị trường và nâng cao tính cạnh tranh của các ngành nghề chúng ta đang có thế mạnh sản xuất, kể cả dệt may, kể cả da giày, thì vẫn phải tiếp tục chứ không phải vì chuyện không có TPP mà dừng lại. Tuy nhiên những thứ đầu tư nhằm vào thị trường Mỹ không thôi, thì cần phải cân nhắc. Tôi muốn lập lại cân nhắc tức là xem rằng với chính sách của Tổng thống Mỹ công bố trong thời gian tới, nó có làm cho nước Mỹ thịnh vượng hơn hay không. Nếu nước Mỹ thịnh vượng thì việc chúng ta xuất khẩu vào Mỹ vẫn còn tốt, không đáng ngại…”

Theo giới quan sát, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới đang nín thở theo dõi 100 ngày làm việc đầu tiên của Tổng thống đắc cử Donald Trump kể từ 20/1/2017. Bởi vì nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thế giới và mọi quyết sách của chính phủ mới có thể tạo ra những ảnh hưởng hết sức lớn lao.

CÔNG AN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐÁNH DÂN TRỌNG THƯƠNG

CÔNG AN TỈNH ĐĂK NÔNG ĐÁNH DÂN TRỌNG THƯƠNG

Hôm nay 22/11/2016, chị Lê Thị Thìn là vợ anh Võ Hướng đến nhờ tôi tố cáo việc chồng chị bị Công an huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông đánh trọng thương đang cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy hơn 10 ngày nay.

Qua tìm hiểu chị Thìn cho biết: ngày 10/11/2016, Công an huyện Tuy Đức mời anh Võ Hướng đúng 14 giờ đến trụ sở làm việc. Đến 16 giờ cùng ngày thì chị Thìn nhận được tin báo chồng chị đang cấp cứu tại Bệnh viện huyện Tuy Đức.

Khi hay tin chị Thìn lập tức đến bệnh viện thì thấy anh Hướng đang nằm trên giường cấp cứu với tình trạng toàn thân co giật, miệng phèo nước bọt. Vì sức khỏe anh Hướng nguy kịch nên Bệnh viện huyện Tuy Đức chuyển anh Hướng đến Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn để điều trị.

Hai ngày sau thì anh Hướng tỉnh dậy kể cho chị Thìn và nhiều người nghe sự việc như sau: Công an huyện Tuy Đức đang điều tra ông Hiển ghi số đề, trong điện thoại ông Hiển có lưu tên Huong So, vì nghi ngờ Huong So là tên anh Hướng nên Công an mời anh Hướng đến làm việc.

Khi vào trụ sở Công an huyện Tuy Đức, anh Hướng gặp công an Nguyễn Trí Sỹ hỏi về số điện thoại rồi đánh anh Hướng 1 cái vào mặt, sau đó gọi ông Hiển đến đối chứng, nhưng ông Hiển nói Huong So là tên một người đàn ông trên 50 tuổi chứ không phải là anh Hướng.

Một lúc sau thì công an tên Phùng Danh Quảng vào phòng làm việc, ông Quảng bảo ông Sỹ ra ngoài lấy còng số 8 còng tay anh Hướng lên cửa sổ, vì cho rằng anh Hướng cứng đầu không nhận tội. Khi ông Sỹ vừa đi ra ngoài thì ông Quảng đóng tất cả các cửa phòng làm việc lại. Bất ngờ từ phía sau ông Quảng dùng tay đánh nhiều cái vào đầu anh Hướng, làm anh Hướng ngất xỉu.

Chỉ vì nghi ngờ trong tin nhắn điện thoại của người ghi số đề có lưu tên Huong So mà công an huyện Tuy Đức mời anh Võ Hướng đến làm việc và đánh đến trọng thương là phạm tội Dùng nhục hình.

Đề nghị Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao sớm vào cuộc và khởi tố những viên Công an đánh anh Võ Hướng đến trọng thương.

Lúc nào Việt Nam ‘phá sản hàng loạt?’

Lúc nào Việt Nam ‘phá sản hàng loạt?’

 Phạm Chí Dũng

Ngân sách khốn quẫn và thực trạng một nửa nợ xấu liên quan đến vụ án hẳn là nguyên do chính để Quốc hội Việt Nam phải ra một bản nghị quyết về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.

49%!

Trong lúc Công ty Quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) khẩn thiết kêu gào phải dùng ngân sách để “xử lý nợ xấu”, còn giới chuyên gia ẵm bồng lợi ích phụ họa theo cách “không còn cách nào khác” và “để giải quyết dứt điểm nợ xấu, có quốc gia phải dùng đến 10-15% GDP”, một bằng chứng về nguồn gốc nợ xấu vừa hiện ra, húc đổ toàn bộ cơ sở luận của những kẻ chỉ muốn “lấy của người nghèo chia cho người giàu”.

Tháng 10, 2016, một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết “nợ xấu vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro và việc xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là nợ xấu liên quan đến vụ án chiếm tỷ trọng cao tới gần 49% trong tổng nợ xấu. Đây là khoản nợ khó xử lý và phần lớn các khoản nợ này vẫn chưa xử lý thu hồi được”.

Một trong những vụ án “người tốt việc tốt” mà đã khiến vài ngân hàng thương mại bị trôi sông đến 5,000 tỷ đồng là vụ “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như. Ai có thể và dám quyết định rằng những ngân hàng “bị lừa” như Vietinbank và ACB sẽ được đền bù bằng chính ngân sách nhà nước và do đó bằng tiền đóng thuế của người dân?

Hay vụ Phạm Công Danh cùng Ngân hàng Xây dựng với 9,000 tỷ thất thoát, quan chức chính quyền nào sẽ dám khẳng định rằng dân sẽ phải nội tiền nhiều hơn nữa để bù đắp cho nạn tham nhũng kinh hoàng trong giới cá mập ngân hàng?

Chỉ riêng 3 ngân hàng có lãnh đạo bị bắt nhưng sau đó đã được Ngân hàng Nhà nước ưu ái đến mức nghi ngờ khi mua lại với giá 0 đồng – Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại dương và Ngân hàng GP – đã có tổng nợ xấu lên đến vài chục ngàn tỷ đồng. Và tuy đã bị làm án, khả năng thu hồi số thất thoát do tham nhũng là rất thấp.

Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam lại quá tệ so với mặt bằng chung trên thế giới. Nếu Việt Nam luôn bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) liệt vào nhóm cuối của các nước trên thế giới về độ minh bạch nhưng lại đứng ở top đầu về nạn tham nhũng, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam chỉ khoảng 8% theo số báo cáo, so với yêu cầu quốc tế ít nhất 30%.

Vấn nạn có thể trở thành quốc nạn “vỡ ngân hàng” như trên đã khiến nợ xấu trong khối ngân hàng thương mại đang biến diễn thành khối ung thư di căn giai đoạn cuối và rất có thể sẽ khiến chế độ phải “hạ cánh cứng”.

Và đó cũng là lý do chủ yếu để khẳng định rằng một khi giới quan chức ngân hàng và quan chức nhà nước phải kêu gào “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”, tình thế đã trở nên vô phương cứu chữa.

$25 tỷ!

Một trong những quan chức tỏ ra nhiệt tình đột biến khi hô hào phải dùng ngân sách để mua nợ xấu là ông Trương Văn Phước – Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

Với nhận định “cần $25 tỷ để xử lý nợ xấu”, ông Trương Văn Phước đã trở thành nhân vật thứ hai sau cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, thừa nhận tình trạng nợ xấu đã vượt quá con số 500 ngàn tỷ đồng, khác rất xa so với những báo cáo giả dối về nợ xấu chỉ chiếm khoảng 3% GDP hiện thời.

“Xử lý nợ xấu tới lúc này không phải hô khẩu hiệu suông, mà cần tiền thực. Cần cả quan điểm và cả kỹ thuật thực”, ông Phước “hô khẩu hiệu”. Viên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tính toán, để xử lý nợ xấu thì cần $25 tỷ, và cần khoảng 180,000 tỷ để xử lý tài sản trong các tổ chức tín dụng trong 5 năm tới.

Ngoài ra, để thiết lập dự phòng rủi ro thì mỗi năm các tổ chức tín dụng cần 40,000 tỷ đồng, tức là trong 5 năm cần 150,000 – 200,000 tỷ đồng. Theo ông Phước, cần lấy nguồn tiền này từ người vay, khách hàng chia sẻ dự phòng rủi ro, bên cạnh nguồn dự phòng rủi ro đang có là 126,000 tỷ đồng.

Nhận định trên được nêu ra tại Hội thảo Thách thức tái cơ cấu nền kinh tế do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 12 tháng 10, 2016.

Cần nhắc lại, con số nợ xấu khoảng 500 ngàn tỷ đồng đã được Thống đốc Nguyễn Văn Bình thú nhận vào cuối năm 2014 tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau một thời gian dài cố gắng bưng bít. Trước đó, toàn bộ số liệu nợ xấu được công bố của Ngân hàng nhà nước vẫn chỉ “khuôn” nợ xấu vào khoảng 150 ngàn đến tối đa 200 ngàn tỷ đồng. Một quyết định của Ngân hàng Nhà nước ban hành vào tháng 3, 2014 đã cho phép các ngân hàng thương mại được giãn nợ và đẩy nợ xấu từ các nhóm có nguy cơ cao nhất (nhóm 4 và nhóm 5) lên các nhóm cao hơn để tạm thời làm mất khái niệm nợ xấu.

Đến sát Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tìm nhiều cách để ép nợ xấu về dưới 3%. Khi đó, các báo cáo của Chính phủ đều “đẹp” đến quái lạ.

Chỉ sau Đại hội 12, mọi thứ mới thực sự tung tóe khi Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và một số bộ ngành phải báo cáo thực về tình trạng nợ xấu không phải chỉ 3% mà lên đến 17%.

Tuy nhiên, có “xử lý” được nợ xấu hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Công ty Quản lý tài sản tín dụng (VAMC) sinh ra từ năm 2013, nhưng cho đến nay chỉ mới mua lại được khoảng 10% số nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, mà cũng chỉ mua bằng giấy tờ chứ không phải bằng tiền mặt. Rất nhiều người đã nghi ngờ số vốn 2,000 tỷ đồng mà ngân sách cấp cho VAMC đã chỉ được công ty này mang gửi ngân hàng lấy lãi sinh sống chức chẳng hề “tác nghiệp”.

Còn bây giờ, mọi thứ đang có vẻ vô phương cứu chữa. Một khi VAMC và những bộ ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, cùng một dàn chuyên gia nhà nước phải đồng ca bài “không có ngân sách thì không thể xử lý nợ xấu”, có thể hình dung tình hình đã khốn khó đến thế nào.

“Nền kinh tế con tin”

Khốn quẫn đến mức mà ngay một chuyên gia trước đây có hơi hướng phản biện sự thật về thực trạng kinh tế và có vẻ nghiêng về khuynh hướng dân túy, nay cũng “uốn lưỡi”:

“Chúng ta không nên sa đà vào việc tranh luận có nên dùng tiền thuế của người dân để xử lý nợ xấu hay không. Vấn đề cốt lõi là bài toán đánh đổi. Nếu sử dụng 5% GDP để xử lý nợ xấu ngay bây giờ thì 5 năm sau, nền kinh tế thu lại 10% GDP từ tăng trưởng thì đây là việc các nhà quản lý phải suy nghĩ. Nếu không, nền kinh tế cứ như cỗ xe di chuyển chậm chạp, không có sức để bứt lên”, lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một lần nữa kể từ năm 2011 khi chính phủ mới của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình thành hình, toàn bộ nền kinh tế và đời sống người dân bị các nhóm lợi ích đồng hành cùng giới đảng bắt làm “con tin”. Cứu ngân hàng chính là cứu kinh tế, nếu không cứu ngân hàng thì đất nước sẽ tàn mạt!

Còn với chuyên gia Bùi Trinh, người đã đưa ra luận điểm “Dùng ngân sách để xử lý nợ xấu là lấy tiền người nghèo chia cho người giàu” thì sao?

“Nợ là con số thật còn GDP là con số chưa đáng tin cậy. Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các nhà hoạch định chính sách và cả các tổ chức quốc tế đều chỉ nhìn vào công bố tăng trưởng GDP để vui, buồn và bình luận”.

Và “Ở các quốc gia khác, họ lấy tiền ngân sách xử lý nợ xấu là có thể được vì họ minh bạch. Trong khi đó tại Việt Nam, có ngân hàng và một ông đại gia nào đó định giá các tài sản có khi chỉ 2 tỷ lên đến 20 tỷ. Vậy tại sao lại bắt người dân trả nợ cho những ông này. Tiền ngân sách là tiền của dân dù là tiền thuế hay tiền đi vay, không thể bắt người dân trả nợ cho cái mà họ không nợ”, ông Bùi Trinh như nói một lần để chẳng bao giờ muốn nhắc lại sự tình “khốn nạn” này.

Dấu hỏi còn lại là trong tương lai gần nào sẽ xuất hiện những ngân hàng bể nợ xấu và phá sản hàng loạt?

P.C.D.

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/binh-luan/ngan-sach-pham-chi-dung/

Lộ tẩy cầu xây không cốt thép ở Quảng Nam

Lộ tẩy cầu xây không cốt thép ở Quảng Nam

Cầu bị sạt lở sau đợt mưa lũ vừa qua. (Hình: báo Người Lao Ðộng)

QUẢNG NAM (NV) – Trụ cầu bị gãy lộ ra toàn bê tông, chỉ có những đoạn sắt nhỏ. Lộ tẩy, chủ đầu tư cho rằng cầu “không thép” là do thiết kế chứ không có sự gian dối trong thi công.

Cây cầu bắc qua sông Nước Oa dài 36 mét, rộng 4 mét nối giữa 2 xã Trà Tân và Trà Sơn, huyện Bắc Trà My, do Tổng Ðội Thanh Niên Xung Phong (TNXP) tỉnh Quảng Nam xây dựng với chi phí 1.6 tỉ đồng, bị mưa lũ làm gãy một nhịp cầu rơi xuống sông, trụ cầu cũng bị gãy một nửa. Ngay sau đó, người dân phát hiện nhịp cầu bị gãy không có sắt thép, còn trụ cầu có nhưng quá ít.

Trước sự phản ứng của người dân và truyền thông, chiều 21 tháng 11, TNXP đã có phúc trình về sự việc. Theo đó, “vào ngày 3 tháng 11 vừa qua, sau những ngày mưa lớn kéo dài, lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về đã phá hỏng phần mố và đường dẫn cầu phía bên xã Trà Tân.”

Cầu do công ty tư vấn xây dựng công nghệ Bách Khoa thiết kế và công ty Thanh Niên Xung Phong Quảng Nam thi công, được đưa vào sử dụng hồi tháng 10 năm 2008. Trước thông tin về việc sau khi bị sạt lở, cây cầu lộ ra có “ít thép,” chủ đầu tư lý giải rằng, theo thiết kế, phần mố cầu và đường dẫn bị sạt lở là bê tông sỏi 2×4, M150, không có cốt thép. Phần taluy bị gãy đổ xuống sông cũng được thiết kế tương tự, không cốt thép.