Võ Văn Thưởng, anh đã bị lộ

March 16, 2024

Ba’o Dat Viet

Võ Văn Thưởng được Nguyễn Phú Trọng tin dùng

Trường hợp ông Võ Văn Thưởng vừa gặp “sự cố” là một trong những ví dụ chua chát nhất về cách lựa chọn nhân sự lãnh đạo của ông Trọng. Và nếu như ông không cố tình giấu giếm khuyết điểm của ông Thưởng thì hôm nay đâu có đến nông nỗi này?

Hôm 14 Tháng Ba, mạng xã hội và các diễn đàn chính trị của người Việt Nam “nóng” lên vì những đồn đoán cho rằng ông Thưởng sắp nộp đơn xin thôi chức, do liên quan tới bê bối về tham nhũng. Sự việc xảy ra dưới thời ông Thưởng làm bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ngãi, trong giai đoạn từ Tháng Tám, 2011 đến Tháng Tư, 2014.

Điều vừa kể khiến công luận và giới phân tích hết sức ngạc nhiên, vì lâu nay ông Thưởng được đánh giá là một nhân vật khá trong sạch, vì hầu như chưa có các bê bối liên quan đến tiền bạc.

Một câu hỏi đặt ra: Ông Thưởng vì sao ra nông nỗi này và ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?

Theo giới phân tích, đây chính là hệ quả của cách lựa chọn nhân sự vô trách nhiệm, mang tính cục bộ bè phái của ông Trọng, trên cương vị trưởng Tiểu Ban Nhân Sự các kỳ đại hội đảng.

Tại sao một sai phạm nhận tiền từ nhà thầu để xây dựng nhà thờ tổ của ông Thưởng lớn và tày đình như vậy nhưng trong một thời gian dài không bị cơ quan phòng chống tham nhũng và tiêu cực mà ông Trọng là người đứng đầu phát hiện và xử lý kịp thời?

Phải chăng đó là lý do tại Hội Nghị Trung Ương 8 Khóa 13 (Tháng Mười, 2023), truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin tập thể Ban Chấp Hành Trung Ương đã phê bình Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều sai phạm trong việc đưa vào ban chấp hành nhiều nhân sự không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

Trong thời gian diễn ra hội nghị, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) đăng một bài viết có nhan đề: “Lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài đưa vào Ban Chấp Hành Trung Ương khóa mới.” Đây là hiện tượng chưa từng có. Đáng chú ý, bài viết trích dẫn những phát biểu phê phán của các quan chức đương nhiệm cũng như đã nghỉ hưu thuộc Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, một cơ quan do ông Trọng trực tiếp quản lý.

Công tác nhân sự của ông Trọng trong thời gian gần đây cho thấy trên thực tế số lượng các lãnh đạo cao cấp bị khởi tố bắt giam tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng minh phẩm chất nhân sự cấp cao do ông Trọng chọn lựa là rất có vấn đề.

Trường hợp ông Võ Văn Thưởng vừa gặp “sự cố” là một trong những ví dụ chua chát nhất về cách lựa chọn nhân sự lãnh đạo của ông Trọng. Và nếu như ông không cố tình giấu giếm khuyết điểm của ông Thưởng thì hôm nay đâu có đến nông nỗi này?

“Sự cố ngã ngựa” của ông Thưởng lộ ra hình ảnh với cơ chế chọn lựa nhân sự lãnh đạo cấp cao độc đoán, thiếu giám sát trong nội bộ đảng CSVN. Vậy thì có lẽ 100% các lãnh đạo cấp cao khác của đảng sẽ không thể trong sạch và cũng vẫn chỉ là các nhân sự tham nhũng nhưng chưa bị lộ mà thôi.

Thanh Hà/Người Việt


 

 Rò rỉ thư mời họp Quốc Hội Việt Nam bãi nhiệm Võ Văn Thưởng

Ba’o Nguoi-Viet

March 17, 2024

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một văn bản bị rò rỉ qua mạng xã hội hôm 17 Tháng Ba cho thấy Quốc Hội Việt Nam sẽ tổ chức “kỳ họp bất thường” dự kiến diễn ra hôm 21 Tháng Ba, để “xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc Hội.”

Văn bản nêu trên được nhìn thấy có đóng dấu đỏ và chữ ký của ông Bùi Văn Cường, tổng thư ký Quốc Hội Việt Nam.

Ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước Việt Nam, ôm người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc cách đây một năm khi nhận bàn giao công việc tại phủ chủ tịch. (Hình: VietNamNet)

Đáng lưu ý, ở góc trái phía dưới của văn bản, có yêu cầu những người nhận thông báo “không được phép sao chụp.”

Tuy thông báo của Quốc Hội Việt Nam không đề cập chi tiết về việc “xem xét, quyết định công tác nhân sự” đối với ai, giới quan sát tin rằng đây là một hoạt động trong quy trình bãi nhiệm ghế chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng.

Nhiều khả năng vào một ngày trước đó, hôm 20 Tháng Ba, trung ương đảng sẽ nhóm họp hội nghị bất thường để quyết định số phận của ông Thưởng rồi sau đó mới chuyển kết quả cuộc họp qua Quốc Hội, để các đại biểu “đồng thuận” bãi nhiệm ông này với “đa số phiếu.”

Quy trình bãi nhiệm ông Thưởng được dự báo sẽ diễn ra y hệt như đối với ông Nguyễn Xuân Phúc, người tiền nhiệm của ông Thưởng, cách đây một năm.

Ngày 17 Tháng Giêng, 2023, cũng chính ông Bùi Văn Cường phát đi thông cáo y hệt như vậy, về dự kiến chương trình kỳ họp bất thường “để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc Hội.”

Đến ngày họp thì mới cụ thể là “xem xét miễn nhiệm Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc.”

Điều ly kỳ là tại buổi bàn giao công việc tại phủ chủ tịch cho ông Thưởng, ông Phúc đã tranh thủ lên tiếng thanh minh cho vợ con liên quan đến vụ Việt Á: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kết luận rõ ràng.”

Văn bản bị rò rỉ hôm 17 Tháng Ba về “kỳ họp bất thường” của Quốc Hội Việt Nam dự kiến diễn ra hôm 21 Tháng Ba. (Hình: Chụp qua màn hình)

Tình huống ngoài kịch bản ban đầu này khiến một số báo như tờ Tuổi Trẻ phải lập tức xóa phát ngôn của ông Phúc theo chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương.

Khó có khả năng ông Võ Văn Thưởng hành xử tương tự ông Phúc khi bàn giao cho người kế nhiệm, nhiều khả năng là một trong hai người – bà Trương Thị Mai (thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương) và ông Tô Lâm (bộ trưởng Bộ Công An Việt Nam). (N.H.K) (đ.d.)


 

 Phạt chậm trả tiền nợ thẻ tín dụng

 Ba’o Tieng Dan

Võ Xuân Sơn

16-3-2024

Câu chuyện sử dụng thẻ tín dụng “quên” trả tiền sau 11 năm phải trả hơn 1000 lần số nợ gốc đang rất ồn ào. Nhiều người cho rằng ngân hàng Eximbank đã có vấn đề về đạo đức kinh doanh trong việc này.

Việc Eximbank có vấn đề về đạo đức kinh doanh hay không thì tôi không bàn vì tôi không biết cụ thể trường hợp này. Eximbank liên quan đến một câu chuyện buồn của tôi.

Hồi dịch, tôi lên Đà Lạt ở. Càng về sau, việc đi lại giữa Sài Gòn và Đà Lạt càng khó khăn. VCB đã tích cực hỗ trợ chúng tôi, đồng ý cho chúng tôi sử dụng các phương tiện mạng để gởi ủy nhiệm chi, nhưng do phải chi nhiều khoản, như hỗ trợ nhân viên, rồi lại mua rau và các thực phẩm khác gởi về Sài Gòn, thời gian lại dài hơn dự kiến rất nhiều, tài khoản công ty và tài khoản cá nhân của tôi ở VCB đã cạn.

Trong khi đó thì Eximbank không chấp nhận cho chúng tôi làm như ở VCB. Tình hình quá khó khăn. Về việc mua rau, sau này là làm oxy, tôi đã kêu gọi trên mạng, và được mọi người ủng hộ. Nhưng còn khoản chi cho công ty tôi đâu có thể nhờ ai. Vậy là tôi thử một cách, là viết ủy nhiệm chi, ký và đóng dấu sẵn, rồi gởi về Sài Gòn trong các thùng rau, thịt.

Lần đầu, tôi chỉ gởi thử ủy nhiệm chi với số tiền nhỏ trong một cái thùng. Một câu chuyện đau lòng khác đã xảy ra. Những thùng hàng đó đã không đến được tay người nhận. Theo lời kể thì anh lái xe đã phải liều mình giành giật mới giữ lại được một cái thùng của tôi. May mắn, đó chính là cái thùng có ủy nhiệm chi ký và đóng dấu sẵn. Sau đó, tôi đã không dám mạo hiểm gởi tiếp. Cho nên, mặc dù có tiền, nhưng vẫn không thể lấy ra để xài được.

Trong khi đó thì nguyên bộ chìa khóa nhà tôi bị mất trong một thùng khác. Tôi định gởi chìa khóa về để nhờ nhân viên vô nhà lấy số tiền mặt dự phòng ở nhà để chi xài trong dịch. Sau đó, tôi đã phải kiên quyết về lại Sài Gòn, chấp nhận nguy cơ phải lang thang hoặc bị bắt cách ly tập trung, khi Lâm Đồng chỉ được ra mà không được vô lại, còn Sài Gòn thì không cho vô.

***

Nhân đây, tôi kể câu chuyện của mình liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng và bị quá hạn.

Hồi đó, do bệnh viện tôi mở tài khoản trả lương cho chúng tôi ở VCB, nên sau này, tôi thường mở tài khoản và dùng thẻ của VCB. Tuy nhiên, có lẽ do quan hệ của tôi với VCB khá tốt, nên các thẻ tín dụng của tôi mở ở ngân hàng này đều có mệnh giá khá lớn, dù chỉ là tín chấp. Để tránh bị mất tiền nếu có kẻ hack thẻ của mình, tôi muốn mở một thẻ tín dụng có mệnh giá thấp, để sử dụng giao dịch qua mạng.

Khi ấy, có một bệnh nhân của tôi, là giám đốc một chi nhánh của một ngân hàng khác. Anh này ngoài chuyện khám bệnh, lại rất tích cực chào mời tôi bằng cách cho nhân viên đến tận phòng khám, mở một thẻ tín dụng Master mệnh giá 20 triệu đồng theo ý của tôi.

Ở VCB, tôi thanh toán tiền xài thẻ tín dụng tự động. Do vậy, tôi mở một tài khoản ở ngân hàng đó, chuyển vô một số tiền, làm tài khoản thanh toán tự động, để tránh quên thanh toán. Lâu lâu tôi mở ra kiểm tra, nếu tài khoản thanh toán cạn tiền, thì tôi lại rót thêm vô.

Một thời gian sau, anh bệnh nhân của tôi nghỉ không làm ở ngân hàng đó nữa. Sau đó vài tháng, một hôm, tôi thấy cái tin nhắn ngân hàng gởi cho tôi liên quan đến thẻ tín dụng mấy bữa trước đó có gì lạ lạ. Sau khi xem kỹ, và nhờ bà xã xem lại, thì ra là do tài khoản của tôi không đủ tiền, nên số tiền xài thẻ tín dụng của tôi tháng đó trả chưa hết, còn lại hơn 1 triệu đồng.

Tôi chuyển tiền vô tài khoản. Mấy hôm sau vẫn không thấy trừ số tiền còn lại. Tôi ra ngân hàng để hỏi. Lúc ấy tôi mới té ngửa. Mặc dù tôi thiếu nợ có hơn 1 triệu đồng (khoảng 1,1 hay 1,2 triệu gì đó), và mới thiếu nợ có vài hôm, nhưng số tiền phạt áp dụng trên toàn bộ số tiền tôi xài trong tháng đó (khoảng gần 20 triệu đồng), và được tính từ đầu tháng hay từ thời điểm tôi xài thẻ (lâu rồi tôi nhớ không chính xác chi tiết này), và tính đến ngày tôi ra ngân hàng (chứ không phải ngày tôi nạp tiền vô tài khoản).

Và tổng số tiền tôi phải nộp phạt và trả nợ là hơn 3 triệu. Gần gấp 3 lần số tiền thiếu, và mới chỉ thiếu khoảng 1 tuần. Trong quá trình làm việc xung quanh vụ đó, tôi có cảm giác ngân hàng giăng sẵn các điều khoản, rồi ngồi chờ tôi mắc lỗi trong thanh toán tiền xài thẻ tín dụng để phạt.

Trong khi đó, chỉ vì khoản tiền mà họ cho mượn không tính lãi (dù có tính phí, và phí khá cao, thường là cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường), mà cũng chỉ thỉnh thoảng tôi mới mượn (xài thẻ tín dụng của họ để thanh toán tiền mua đồ qua mạng), tôi đã phải giam một khoản tiền lớn hơn số tiền tôi mượn của họ trong cái tài khoản dùng để trả tự động, để tránh bị phạt vì quên. Mặc dù vậy, chỉ cần một sơ sót nhỏ, là họ chặt mình liền. 3 triệu đồng không lớn, nhưng nó làm cho tôi ngộ ra nhiều điều.

Tôi đã rất kiên quyết đóng cái thẻ tín dụng và cả tài khoản ngân hàng đó lại, mặc dù việc đó không dễ dàng gì. Đến đó thì tôi nhận ra họ là ai.

PHẠM QUỲNH (1892-1945)

Nguyễn Thủy Nguyên   HÀ NỘI NGÀY THÁNG CŨ

MTH- Năm 1992 ở Paris, tôi được đến dự buổi báo cáo luận án Tiến sĩ của bà Phạm Thị Viên, con gái học giả Phạm Quỳnh, về những đóng góp của ông với chữ quốc ngữ và trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Phạm Quỳnh rất giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông là tác giả câu nói nổi tiếng “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”. Ông cho rằng tiếng nói gắn liền với vận mệnh dân tộc, tổ quốc. Nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá và do đó không trở thành một dân tộc ít người của Trung Quốc. Ông viết: “Người Tàu cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu, ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta nói; ta không nói tiếng Tàu.”

Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi, Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.

Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung, Trường trung học Bảo hộ (tức Trường Bưởi, nay là Chu Văn An ). Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.

Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”. Cũng trong thời kỳ 1924–1932, ông còn là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội.

Ngày 2 tháng 5 năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức. Ông Trần Trọng Kim là Trưởng ban Văn học của Hội; và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ.

Năm 1922, với tư cách đại diện cho Hội Khai trí Tiến Đức, ông đã sang Pháp dự Hội chợ triển lãm Marseille rồi diễn thuyết cả ở Ban Chính trị và Ban Luân lý Viện Hàn lâm Pháp về dân tộc giáo dục.

Năm 1924, ông được mời làm giảng viên Khoa Bác ngữ học, Văn hóa, Ngữ ngôn Hoa Việt, Trường Cao đẳng Hà Nội, trợ bút báo France – Indochine.

Từ năm 1925–1928, Phạm Quỳnh là Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ; năm 1926 ông làm ở Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.

Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.

Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội.

Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.

Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền, thôi không làm chủ bút Nam Phong tạp chí nữa. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại(1942–1945).

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông lui về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.

Trước đây, cũng có nhiều người cho rằng ông gắn bó với các chủ trương chính trị của thực dân Pháp. Ông bị coi là “ru ngủ” thanh niên trí thức trong cái “hồn nước” mơ hồ, khiến họ đi chệch khỏi chí hướng làm cách mạng chống Pháp. Trong một thời gian dài, quan điểm chính thống của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi ông là tay sai đắc lực của Pháp.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Phạm Quỳnh bị Phan Hàm và Võ Quang Hồ bắt giữ theo lệnh khẩn của Mặt trận Việt Minh và áp giải ra khỏi Huế cùng với Ngô Đình Khôi (anh cùng cha khác mẹ với Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Ba người bị xử bắn không lâu sau đó.

Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.

Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên – con trai của học giả Phạm Quỳnh, vào mùa thu năm 1945, Hồ Chí Minh đã nói với hai người chị của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức rằng: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng”.

Phạm Quỳnh được coi là người đi tiên phong trong việc dùng tiếng Việt để viết lý luận. GS Dương Quảng Hàm đánh giá các công trình của ông là đã “luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới”.

Ông là tác giả và dịch giả nhiều bài viết và sách văn học, triết học, cách ngôn, ngụ ngôn, tuồng hát tiếng Pháp dịch ra tiếng Việt và tùy bút. Gần như toàn bộ các tác phẩm của ông đều đăng trên tạp chí Nam Phong. Nhiều bài sau đó in lại thành sách do Đông Kinh ấn quán ở Hà Nội xuất bản.

 

Các tác phẩm của ông có thể chia làm ba loại:

Dịch thuật

Bao gồm các tác phẩm luận thuyết, phương pháp luận, sách cách ngôn, kịch bản và thơ văn… Ông dịch các đoạn văn và tác phẩm từ tiếng Pháp, chủ yếu thiên về triết học, như triết học của Descartes. Tuy nhiên, ông cũng có dịch một số tác phẩm nghệ thuật như kịch của Corneille.

Khảo luận

Phần quan trọng nhất trong các tác phẩm của Phạm Quỳnh là các tác phẩm khảo cứu. Ông nghiên cứu trong các sách chữ Nho, sách tiếng Pháp, và viết lại những bài chuyên khảo bằng tiếng Việt. Có ba ngành ông chú trọng là:

Các học thuyết Âu Tây, như trong Văn minh luận, Khảo về chính trị nước Pháp, Lịch sử và học thuyết của Rousseau, Lịch sử và học thuyết của Montesquieu, Lịch sử và học thuyết của Voltaire, v.v…

Học thuật Á Đông, những bài về triết học và tôn giáo Á Đông như Phật giáo lược khảo, Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng, v.v…

Văn hóa Việt Nam, với chủ đề trải rộng từ Tục ngữ ca dao, tới Việt Nam thi ca, tới Văn chương trong lối hát ả đào.

Nhiều tác phẩm của ông liên kết những học thuật Âu Tây và phân tích, so sánh chúng với các khái niệm quen thuộc của người Việt Nam. Như trong bài Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng ông có phần phân tích và so sánh giữa quan niệm người quân tử của đạo Khổng và người “chính nhân” (là chữ ông dùng cho l’honnête homme) trong văn hóa Pháp. Hay như ông có những bài Văn hóa Pháp đối với tiền đồ nước Nam hoặc Công cuộc chấn chỉnh quốc gia ở nước Pháp và khôi phục cổ điển ở nước Nam.

Văn du ký

Ông viết nhiều du ký ghi lại những điều quan sát, nhận định, nghị luận trong các chuyến du lịch đi Pháp và đi các vùng đất Việt Nam như:

Mười ngày ở Huế (1918)

Một tháng ở Nam Kỳ (1919)

Pháp du hành trình nhật ký (1922)

Từ năm 2000, nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được xuất bản tại Việt Nam:

Mười ngày ở Huế, Nhà xuất bản Văn học – 2001

Luận giải Văn học và Triết học, Nhà xuất bản Thông tin, 2003

Pháp du hành trình nhật ký, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2004

Thượng Chi văn tập, Nhà xuất bản Văn học, 2007

Du ký Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 2007

Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp, Nhà xuất bản Tri thức, 2007 (gồm những bài diễn thuyết, bài báo ông viết bằng tiếng Pháp từ 1922 đến 1932)

Gia đình

Ông có một người vợ là bà Lê Thị Vân (1892-1953) và 16 người con (3 người mất từ nhỏ). Trong đó:

– Người con cả là Phạm Giao (sinh năm Tân Hợi 1911), kết hôn với bà Nguyễn Thị Hy, con gái ông Nguyễn Văn Ngọc (về sau bà Hy kết hôn với ông Trần Huy Liệu), sinh được hai người con, một gái, một trai.

– Phạm Thị Giá (sinh năm Quý Sửu 1913), vợ của quan Đốc học trường Thăng Long Tôn Thất Bình.

– Phạm Thị Thức (sinh năm Ất Mão 1915), vợ của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ. Hai ông bà có người con trai là Đặng Vũ Minh, Giáo sư Tiến sĩ, Chủ tịch Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam.

– Phạm Bích (nam, sinh năm Mậu Ngọ 1918), Tiến sĩ Luật đã mất ở Thụy Sĩ.

– Phạm Thị Hảo (sinh năm Canh Thân 1920), vợ Dược sĩ Phùng Ngọc Duy, hiện sống tại Washington D.C., Hoa Kỳ.

– Phạm Thị Ngoạn (sinh năm Tân Dậu 1921), Tiến sĩ Văn chương, vợ của nhà văn Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng.

– Phạm Khuê (nam, sinh năm Ất Sửu 1925), cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, nguyên Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa X.

– Phạm Thị Hoàn (sinh năm Mậu Thìn 1928), từng là ca sĩ. Chồng bà là nhạc sĩ Lương Ngọc Châu (cháu nội chí sĩ Lương Văn Can), tác giả những ca khúc như Tiếng hát lênh đênh, Một đi không trở về…

– Phạm Tuyên (nam, sinh đầu năm 1930, tuổi Kỷ Tỵ), nhạc sĩ, Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.

– Phạm Thị Diễm (Giễm) (sinh năm Tân Mùi 1931) định cư tại Pháp.

– Phạm Thị Lệ (sinh năm Giáp Tuất 1934) định cư tại Pháp.

– Phạm Tuân (nam, sinh năm Bính Tý 1936) định cư tại Hoa Kỳ.

– Phạm Thị Viên (sinh năm Mậu Dần 1938) định cư tại Pháp

Ngày 28 tháng 5 năm 2016, hội đồng họ Phạm Việt Nam phối hợp cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Tuyên tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu mộ phần và dựng tượng Phạm Quỳnh tại Thành phố Huế. Bức tượng bán thân Phạm Quỳnh do chính người cháu ngoại của ông là kiến trúc sư Tôn Thất Đại thiết kế với chiều cao 60 cm, bề ngang 50 cm, được đặt ở bục cao gần 2 m nằm ngay sau ngôi mộ ông ở trước chùa Vạn Phước (phường Trường An, Thành phố Huế). Phía trước bia mộ được ốp tấm bia đá đen khắc ghi câu nói nổi tiếng của ông: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”.

Phạm Quỳnh đánh giá tiếng Việt bình dân [ông gọi là tiếng Nôm, tiếng ta] rất phong phú về ngữ âm và từ ngữ. Ông viết: Người nào hay chê tiếng Việt là nghèo hãy về nơi dân thôn hay ra chốn chợ búa, nghe bọn phụ nữ nói năng. Tôi tưởng các bậc tu mi [đàn ông]phải ghê cái tài hùng biện của các bạn quần trồi [đàn bà]… [điều đó] đủ chứng minh rằng tiếng Việt ta giàu biết bao nhiêu. Hãy thử nghe hai người đàn bà nhà quê nói chuyện hay cãi nhau, từ đầu chí cuối toàn là phươngngôn tục ngữ cả, cứ từng hồi, từng tràng, như một bài diễn thuyết trường thiên. Trong quốc âm ta có nhiều tiếng rắp đôi hay lắm [ví dụ láo nháo, xoen xoét], hay vô cùng, tưởng không có tiếng nước nào bằng.

Văn tiếng Nôm thường là văn truyền khẩu trong dân gian; ông nhận xét: Tuy không có sách nào biên chép, nhưng tôi dám quyết đó là một thứ văn chương rấtphong phú, tưởng không nước nào có một cái văn chương truyền khẩu giàu như nước ta. Tiếng ta thật giàu có mà lại tinh tế nữa.

Ông mạnh dạn vạch ra sai lầm suốt mấy nghìn năm của giới trí thức nước ta –– coi thường ngôn ngữ mẹ đẻ, tức tiếng Nôm, văn Nôm; họ “chung kiếp học mướn viết nhờ” (suốt đời học đạo Khổng Mạnh, viết chữ Hán); người coi trọng văn Nôm như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm quá ít. Các cụ ta ngày xưa vì say đắm chữ Tàu nên lãng bỏ tiếngNôm, để cho con cháu ngày nay khổ vì có nước mà không có văn. Ông kêu gọi: Các cụ đã xao lãng, bọn ta phải chăm chú. Ngày nay người nào chịu viết văn Nôm là làm một việc công đức; người nào chịu đọc văn Nôm là làm một việc nghĩa vụ vậy. Công đức, nghĩa vụ ấy, người có lòng có dạ với nước nhà, há lại chẳng nên vui vẻ mà làm ư? Quan điểm tiến bộ, yêu nước ấy của ông trái với quan điểm của nhiều trí thức Hán học và Tây học đương thời: coi thường văn tiếng Việt, sùng bái văn Tàu hoặc Pháp.

Phạm Quỳnh nhận định đúng về mặt mạnh của tiếng Việt là ngữ âm rất phong phú. Ngôn ngữ học hiện đại cho biết tiếng Việt có số lượng âm tiết không xét thanh điệu (tức “khuôn âm tiết”, syllable) nhiều gấp chục lần tiếng Hán (4312 so với 415), nhờ thế tiếng Việt thích hợp dùng loại chữ viết dễ học là chữ biểu âm (phonogaph), còn tiếng Hán thì không. Kết quả là từ giữa thế kỷ 17 dăm vị giáo sĩ người Âu đã thành công chuyển đổi chữ Nôm thành loại chữ biểu âm Latin hoá (về sau gọi là chữ Quốc ngữ). Trong khi đó ở Trung Quốc, chính phủ và toàn dân bỏ ra ngót 100 năm tiến hành Latin hoá chữ Hán mà bất thành, rốt cuộc đành phải bỏ dở (từ 1986).

Tiếng Việt cũng rất phong phú về từ ngữ, bởi lẽ khi dùng ngôn ngữ biểu âm, ai cũng có thể tự do chắp các ngữ âm lại thành từ ngữ mới. Còn Hán ngữ có kho chữ Hán làm sẵn từ mấy nghìn năm trước, tất cả mọi người chỉ được dùng trong phạm vi số chữ ấy, không được làm chữ mới.

Tuy bênh vực tiếng Nôm nhưng Phạm Quỳnh cho rằng Tiếng ta giàu về phần cụ tượng [hình tượng] mà nghèo về phần trừu tượng…Bởi vậy tiếng ta sở trường về lối vận văn [văn vần, như thơ ca, vè, hát nói], còn lối tản văn [văn xuôi] là văn nghị luận thuyết lý thì vụng lắm. Những danh từ về nghĩa lý nếu không mượn chữ Nho[tức từ Hán Việt] thì không đủ tiếng mà dùng… Nói đến nghĩa lý thì các cụ ta toàn dùng Hán văn cả, cho rằng tiếng nước nhà là nôm na thô thiển. Thành ra tiếng ta[hiểu là chữ Nôm] xưa nay không bao giờ được cái danh dự dùng làm văn tự [chữ viết] để truyền bá học thuật. Danh dự ấy toàn thuộc về chữ Hán. Thật là những nhận xét rất xác đáng về ngôn ngữ học. Đúng thế, văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ ca, hiếm có tác phẩm văn xuôi. Tác phẩm nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học nước ta – Truyện Kiều, là truyện thơ, mượn nội dung của Trung Quốc, chủ yếu hay ở ngôn ngữ.

Phạm Quỳnh cho rằng tiếng Việt có sức sống vô cùng lớn, vì có thể mượn từ ngoại lai để làm giàu kho từ ngữ của mình. Nhờ mượn chữ Tàu [hiểu là từ Hán Việt] mà tiếng Việt mỗi ngày một giàu thêm; mượn chữ Tàu thì mượn bao nhiêu cũng có thể tiêu hoá được… không kể ngày nay đôi khi có thể mượn thêm chữ Tây nữa. Đúng vậy, ngót nghìn từ Hán-Nhật do người Nhật đặt ra vào cuối thế kỷ 19, khi du nhập nước ta cũng được người Việt Nam tiếp nhận, sử dụng toàn bộ.

Phạm Quỳnh nhận thức rất đúng về tính chất ngôn ngữ Việt. 100 năm trước, ông viết: Tiếng Việt Nam ta là một thứ tiếng độc vận, khác với các tiếngÂu Mỹ là những tiếng liên vận. Độc vận là đọc rời từng vần một, mỗi chữ là một vần [tức âm tiết]… Tiếng ta và tiếng Tàu mỗi vần là một tiếng, mỗi tiếng là một chữ. Cách giải thích như thế thật mạch lạc, dễ hiểu, uyên bác.

Ngày nay ta biết rằng tiếng Việt và tiếng Hán thuộc loại ngôn ngữ đơn âm tiết (monosyllabic, ông gọi là độc vận), mỗi tiếng một âm tiết. Vì thế hai thứ tiếng này “ngốn” rất nhiều âm tiết. Như trên đã nói, tiếng Việt vốn dĩ giàu âm tiết, cho phép làm được chữ viết biểu âm. Tiếng Hán quá nghèo âm tiết, chỉ thích hợp dùng chữ biểu ý (ideograph). Phần lớn ngôn ngữ trên thế giới thuộc loại đa âm tiết (multisyllabic, ông gọi là liên vận), ví dụ từ tiếng Nhật “Bushido”, tiếng Anh “Potato”, tiếng Nga “Rodina” đều có 3 âm tiết ghép theo kiểu tổ hợp (chỉnh hợp), có thể làm ra rất nhiều âm đọc, vì thế thích hợp dùng chữ biểu âm.

Phạm Quỳnh đánh giá đúng: nước ta không tồn tại nhiều tiếng địa phương khác nhau quá xa: Cứ thực mà nói, dân Việt Nam ta thật được hơn các dân tộc khác là chỉ có một thứ tiếng trong cả nước, người Việt Nam đi đến đâu cũngcó thể nghe hiểu được không khó gì. Ấy là ta chưa có văn chương sách vở gì nhiều, nếu có nhiều sách vở văn chương thì tiếng nói còn nhất trí hơn nữa. (Trong khi đó, tại Trung Quốc đến cuối năm 2000 mới có 80% số dân dùng Tiếng Phổ thông thống nhất toàn dân).

Phạm Quỳnh nhận thức đúng về chữ Hán và mối quan hệ giữa chữ Hán với tiếng Việt: Chữ Hán tuy phát tích từ Tàu mà từ thượng cổ đã không phải là văn tự riêng của một dân tộc Tàu. Chính nước Tàu ngày xưa cũng không phải là một nước, thực là một “thế giới” gồm nhiều nước. Mỗi dân có một tiếng nói riêng, có dân độc lập rồi vẫn chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Chữ Hán là khí cụ để truyền bá cái văn hoá ấy. Nó là một thứ chữ viết, không phải là một thứ tiếng nói, đem vào nước nào thì đọc theo thanh âm của nước ấy; chữ là chữ chung, nước nào cũng học chữ ấy mà đọc khác đi, nghe nhau không hiểu, phải viết ra chữ mới hiểu được.

Đúng thế, người Việt Nam, người Nhật, người Triều Tiên đều đọc chữ Hán theo âm của mình. Ông cho rằng nước ta chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa lâu đời quá nên tiếng Việt có quan hệ mật thiết với chữ Hán, vì vậyAi muốn gây dựng tiếng ta thành một nền quốc văn xứng đáng thì không thể nào đoạn tuyệt được cái cổ điển của ông cha ta, mà cái cổ điển ấy, ngoài chữ Nho thì không kiếm đâu được. Người nước ta không thể bỏ chữ Nho [tức từ Hán Việt]. Văn kỹ thuật, văn nghị luận càng cần phải mượn từ Hán Việt, vì tiếng Nôm không đủ dùng; chớ nên vì ghét người Tàu về chính trị, kinh tế mà ghét cả từ Hán Việt có gốc chữ Tàu. Thật là một quan điểm sáng suốt!

Rõ ràng, từ Hán Việt chiếm khoảng một nửa vốn từ tiếng ta, vả lại ngày nay đã Việt Nam hoá tới mức khó phân biệt với từ thuần Việt, càng không thể bỏ được.

Phạm Quỳnh ra sức đề cao chữ Quốc ngữ và đi đầu phong trào dùng chữ Quốc ngữ. Ông nói chữ Quốc ngữ là công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ của người Việt Nam, là cái bè cứu vớt chúng ta trong biển trầm luân. Học giả Dương Quảng Hàm đánh giá các bài viết bằng chữ Quốc ngữ của Phạm Quỳnh đã “luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới”. Rõ ràng, chữ Quốc ngữ tuy mới chính thức sử dụng được hơn 100 năm nhưng đã góp phần quyết định đưa nền văn minh Việt Nam lên một tầng cao chưa từng thấy, hoà nhập văn minh nhân loại, giành được những thành tựu bỏ xa mấy nghìn năm trước.

Cuối cùng, Phạm Quỳnh đưa ra đường lối đúng đắn phát triển ngôn ngữ Việt: xây dựng nền Quốc học Việt Nam trên cơ sở nền Quốc văn bằng tiếng Việt có kết hợp sử dụng đúng mức từ Hán Việt và từ Pháp văn. Ông nói nước ta tất phải có nền quốc học riêng của mình, có thế nước nhà mới thật là được độc lập về đường tinh thần. Ta xưa nay chưa có nền quốc học, đó là do Kẻ thượng lưu thì học mướn viết nhờ, chung kiếp làm nô lệ tinh thần cho người [người nước ngoài]. Kẻ bình dân thì để mặc cho tối tăm dốt nát, không hề được chịu cái ảnh hưởng giáo hoá của người trên, vì trên dưới cách biệt nhau, dường như không cùng nhau nói một thứ tiếng vậy.”

Đúng vậy, ngày xưa nước ta tồn tại tiếng nói của tầng lớp trên (kiểu “nói chữ”, bắt chước lối nói “văn ngôn” của người Hán, chỉ dùng từ gốc Hán, ai không biết chữ Nho nghe không hiểu), và tiếng Việt bình dân mà Phạm Quỳnh gọi là tiếng Nôm. Ông nêu ví dụ: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo rất hay, nhưng tiếc thay lại làm bằng chữ Nho, dẫu trong hàng tỳ tướng có lẽ cũng nhiều người không hiểu hết lời lẽ, nói chi đến trong dân gian. Nếu bài đó viết bằng tiếng [chữ] Nôm thì giọng văn hùng tráng đó lại còn thấm thía biết bao nhiêu, không những cảm các tỳ tướng mà lại cảm đến cả ba quân… còn cảm đến cả dân chúng nữa.

Đúng thế! Các học giả Việt Nam thời xưa rất ít viết bằng chữ Nôm. Đó là do Các cụ đời trước quá sùng thượng chữ Hán, không chịu viết bằng tiếng nước nhà. Văn thơ chữ Hán không phải là thứ của ta, phải dịch ra tiếng Nôm thì dân chúng mới hiểu. Vì thế ông chủ trương Muốn cho nước Nam có quốc học thì phải có quốc văn bằng tiếngNam, và kịch liệt phản đối quan điểm xây dựng nền quốc học trên cơ sở mượn dùng tiếng nước ngoài, bởi lẽ mượn tiếng người thì mượn cả tư tưởng của người, mượn cả học thuật của người rồi đến mượn cả tính tình phong tục của người nữa.

Dĩ nhiên, đã đề cao tiếng Nôm thì tất nhiên phải đề cao vai trò của văn chữ Nôm. Hàn Thuyên, tác giả đầu tiên của chữ Nôm, được ông ca ngợi “Vơ vẩn tơ vương hồn Đại Việt. Thanh tao thép lột giọng Hàn Thuyên”…Hai câu ấy thực là gồm cả các hy vọng tối thiết của bọn ta. Than ôi, vì sao mà ta khắc khoải trong lòng, băn khoăn trong dạ, vì sao ta mong mỏi mà tủi thương? Chẳng phải là từ xưa tới nay ta chưa từng được đem cái giọng Hàn Thuyên này mà diễn cái hồn Đại Việt kia ư? Khi được ngâm văn thơ Nôm, trong lòng ông có cái cảm vô hạn, tưởng như hồn xưa của đất Việt ta còn phảng phất đâu đây.

Chữ Nôm dù chưa được hoàn thiện do bị tầng lớp vua quan không thừa nhận, nhưng nhờ có chữ Nôm mà Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương v.v… đã viết nên một trang sáng ngời trong lịch sử văn học nước nhà. Không có chữ Nôm thì ta không thể biết tổ tiên mình mấy trăm năm trước nghĩ gì, nói thế nào, dùng từ thế nào. Hãy đọc mấy câu thơ chữ Nôm “Chơi cho liễu chán hoa chê, Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời….Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như nước suối mới sa nửa vời.” thì đủ biết tiếng Việt ngày xưa đã rất phát triển, chẳng khác gì lắm tiếng Việt hiện nay. Cho nên phát minh chữ Nôm thực là một sáng tạo kiệt xuất về ngôn ngữ học của tổ tiên ta.

Tuy đề cao tiếng Việt nhưng Phạm Quỳnh chủ trương rất đúng là nên sử dụng thêm từ Hán Việt ở mức vừa phải. Ông phản đối quan điểm cực đoan vì muốn bảo tồn tiếng thuần Việt mà bỏ hết từ Hán Việt (ông gọi là chữ Nho). Ông nêu ví dụ: Nếu nói “Ông vua Việt Nam đi chơi Bắc Kỳ nay đã về kinh rồi”, nghe sống sượng quá… Nếu dùng mấy chữ Nho [hiểu là từ Hán Việt] mà nói “Hoàng thượng ngự giá Bắc Kỳ, nay đã hồi loan”, có phải là lời văn trang trọng biết bao!

Những khảo sát trên đây của chúng tôi dù còn chưa đầy đủ và sâu sắc nhưng cũng đủ chứng tỏ Thượng Chi Phạm Quỳnh đích thực là nhà ngôn ngữ học của nước ta, hơn nữa, là người đi đầu nghiên cứu ngôn ngữ Việt, đề cao ngôn ngữ Việt. Những tìm tòi, sáng tạo và quan điểm của ông trên lĩnh vực ngôn ngữ đáng để chúng ta nghiên cứu học hỏi.

(Tham khảo, trích dẫn Từ điển bách khoa, Nguyễn Hải Hoành (Nghiên cứu quốc tế) và các báo tạp chí tiếng Việt)

Hình 1- Học giả Phạm Quỳnh

Hình 3- Từ trái qua: Nhà văn Phạm Duy Tốn, học giả Phạm Quỳnh và học giả Nguyễn Văn Vĩnh tại Paris năm 1922.

Hình 2- 5 vị Thượng thư thời vua Bảo Đại, từ trái qua phải: Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn.

(*) Bài và ảnh – Nguồn từ fb Minh Tran Hop


 

 Công an sang Thái Lan truy tìm người Thượng tị nạn

Ba’o Dat Viet

March 15, 2024

Trung tá công an Y Lương Niê (thứ hai từ phải) với người tị nạn ngày 14/3/2023

Chúng tôi mà về Việt Nam lúc đó là chúng tôi sẽ chết, không bao giờ chúng tôi có đường sống. Phía Việt Nam chỉ muốn bỏ tù chúng tôi thôi.”

Cộng đồng người Thượng đang xin tị nạn chính trị ở Thái Lan vô cùng hoang mang sau khi cơ quan an ninh Việt Nam tìm tới xóm trọ để thuyết phục cũng như đe dọa họ phải hồi hương, đồng thời truy tìm những người đang có lệnh truy nã liên quan đến vụ việc ở Đắk Lắk.

Một số người Thượng ở khu vực quận Bang Len, tỉnh Nakhon Pathom, cách Bangkok khoảng 60 km, cho biết vào sáng ngày 14/3, một toán công an Việt Nam được cảnh sát Hoàng gia Thái Lan dẫn đường vào nơi họ đang sinh sống.

Ban đầu, cảnh sát Thái gõ cửa các phòng trọ để buộc họ ra tập trung trước sân rồi một nhóm công an Việt Nam mặc thường phục đến nói chuyện.

Một người tị nạn muốn giấu tên vì lý do an ninh, nói:

“Ngày hôm qua tầm cỡ 10 giờ có cảnh sát Thái tập trung tại Bang Len, có công an Việt Nam xuống hỏi thăm bên khu vực Bang Len của người Thượng của chúng tôi, hỏi thăm về nơi ở, bên phát gạo, hỏi chúng tôi rất nhiều điều.”

Theo người này, đoàn an ninh Việt Nam có tất cả tám người, nhưng chỉ có hai người nói chuyện với người tị nạn, sáu người còn lại dùng điện thoại và camera để quay phim, chụp hình.

“Đầu tiên họ tự giới thiệu, ông Y Lương Niê nói ‘tôi là An ninh nội địa’ ở tỉnh Đắk Lắk. Ông ấy nói tiếng mẹ đẻ (Ê-đê) luôn. Còn người kia thì anh em Jrai nói với tôi là ông này là ông Rah Lan Lâm- Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai,” người tị nạn giấu tên nói.

Người tị nạn ẩn danh kể lại:

“Họ thuyết phục chúng tôi về. Họ nói với chúng tôi là ‘ở đây làm gì, ở đây khổ, ở đây bất hợp pháp ở đây là không có gạo ăn, không có tiền xài. Thôi về đi, chúng tôi lo tiền xe, tiền ăn uống, tiền nhà. Tới Việt Nam chúng tôi lo hết tất tần tật’.”

Người này dự đoán ý định của phía công an Việt Nam:

“Họ nói xuống hỏi thăm chúng tôi nhưng mục đích là bắt chúng tôi hồi hương, nhất là những người có lệnh truy nã.

Chúng tôi mà về Việt Nam lúc đó là chúng tôi sẽ chết, không bao giờ chúng tôi có đường sống. Phía Việt Nam chỉ muốn bỏ tù chúng tôi thôi.”

Ông Đinh Ngân, một người dân tộc Bana đang tị nạn ở Bang Len kể:

“Rahlan Lâm nói là ‘nếu mà anh em muốn về thì tôi bảo lãnh cho nếu mà không về thì sẽ có công an bắt hoặc khó khăn đấy’.”

Ông Nay Phớt, một người tị nạn khác, cho biết phía công an xuống hai khu vực có người Thượng tị nạn sinh sống khuyên nhủ:

“Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai Rahlan Lâm xuống khu Bang Len và Wat In, bảo anh em hãy về nước chính quyền sẽ khoan hồng cho và cho anh em đất đai, xe cộ hoặc những thứ gì người dân thiếu thì họ sẽ cho.

Họ đe doạ là nếu mà các anh không theo tôi về, sau này công an mà bắt các anh về chính quyền không tha thứ nữa.”

Cách đây 9 ngày, Bộ Công an Việt Nam ra thông báo xếp hai tổ chức MSFJ và Nhóm Hỗ trợ người Thượng” (Montagnard Support Group, Inc. hay MSGI) là tổ chức khủng bố, có liên hệ với vụ xả súng ngày 11/6/2023.

Một người tị nạn không nêu danh tính cho biết, trong lúc nói chuyện hai công an Việt Nam dò hỏi về ông Y Quynh Bdap và một số người Thượng đang bị truy nã khác, đồng thời cho xem hình ảnh và quyết định truy nã trong điện thoại của họ.

Ông Y Quynh Bdap, người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ), bị quy kết là có liên hệ với vụ tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân và Công an hai xã Ea Tieu và Ea Ktur ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) rạng sáng 11/6/2023 và sau đó bị kết án vắng mặt 10 năm tù giam về tội danh “khủng bố” trong phiên toà tháng 1 vừa qua.

Ông nói về hậu quả của việc an ninh Việt Nam viếng thăm khu người Thượng tị nạn.

“Những người chưa có quy chế tị nạn của Liên Hợp Quốc có khả năng cao bị trục xuất về Việt Nam trong khi những người hoạt động- là đối tượng truy nã của Nhà nước Việt Nam như bản thân tôi có thể họ sẽ tìm cách cùng với Chính phủ Thái để dẫn độ về.”

Ông biết thông tin an ninh Việt Nam sang Thái Lan từ trước, do vậy ông cùng một số nhà hoạt động đã lánh đến một nơi an toàn trong mấy ngày qua.

(Theo RFA)


 

NHÀ SÁCH KHAI TRÍ

Kimtrong Lam

Hầu hết những học sinh, sinh viên và trí thức ở Sài Gòn trước năm 1975 đều biết đến và ít nhất một lần đến hiệu sách Khai Trí trên đường Lê Lợi (nay là nhà sách FAHASA Sài Gòn).

Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam được bán theo kiểu “tự chọn”, khách vào có thể lấy sách đọc thỏa thích rồi có thể đi về dù mua hay không mua. Hiện nay hầu hết các nhà sách lớn đều có hình thức này, nhưng vào thời điểm thập niên 1950 thì đó là một sự đột phá đi trước thời đại. Bởi vì thời đó người ta thường bán sách theo kiểu người mua nói tên cuốn sách rồi chủ tiệm lấy ra bán, chứ người mua không được vào trong để lật giở từng cuốn để đọc như sau này. Sau 1975, trụ sở nhà sách Khai Trí trở thành Nhà Sách Sài Gòn, nay là FAHASA Sài Gòn.

Nhà sách Khai Trí được mở tại Sài Gòn từ năm 1952 trên đại lộ Bonard, là con đường mà chỉ chưa đầy 3 năm sau đó đổi tên thành Lê Lợi và vẫn giữ nguyên tên cho đến ngày nay. Thời trước năm 1975, đại lộ Lê Lợi ở đoạn Pasteur – Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) được mệnh danh là “phố sách”. Ngoài nhà sách Khai Trí nổi tiếng chiếm hết mặt tiền 2 căn nhà ở số 60-62 đường Lê Lợi, thì sau đó ở bên cạnh còn mọc lên một loạt nhà sách như Dân Trí, Thanh Tuân và Phúc Thành nằm chen nhau.

Đi vài bước nữa về hướng ngã 4 Lê Lợi – Công Lý (đúng ra là Ngã 5 vì có thêm đường Nguyễn Trung Trực) là khu vực bán sách cũ nổi tiếng nhất của Sài Gòn, nằm sau bờ tường của Bộ Công Chánh.

Nơi này được ký giả thời đó mô tả trong trang báo năm 1972 đăng trên Đời như sau: Xem bài khác Việc soạn Sách giáo khoa bậc Tiểu học ở miền Nam trước 1975 diễn ra như thế nào Nhớ lại những bài học thuộc lòng trong sách giáo khoa tiểu học thập niên 1950-1960 ở miền Nam “Các khu bán sách báo cũ nằm rải rác nhiều nơi ở Sài Gòn ngày nay đã trở nên gần gũi với một phần lớn dân chúng thành phố. Thường lệ và đặc biệt vào các chủ nhật và ngày lễ, khách hàng thuộc đủ giai cấp xã hội tấp nập đến các khu sách báo cũ chọn mua những món ăn tinh thần với giá rất hạ”.

Phố sách cũ trên lề đường Lê Lợi năm 1969 Phố sách Lê Lợi lúc nào cũng tấp nập quanh năm, mà khách đa số là thuộc giới trí thức bình dân, những “mọt sách” là sinh viên hay học sinh có thể tìm được hầu hết sách mình cần, từ cũ đến mới ở phố sách này. Còn đối người mê sách thuộc giới “quý tộc” thì thường tìm đến nhà sách Xuân Thu bên đường Tự Do.

Nhà sách Xuân Thu được mở trước Khai Trí khá lâu, có tên cũ là Albert Portail, là nhà sách sang trọng có máy lạnh, chuyên bán sách ngoại văn nhập từ nước ngoài. Khi ông Nguyễn Hùng Trương mở nhà sách Khai Trí ở đại lộ Bonard thì sách Việt văn chưa phong phú. Sau một thời gian bán sách, ông chủ Khai Trí bắt đầu tự tổ chức biên soạn sách báo rồi phát hành, với những đầu sách được chính ông thực hiện được lựa chọn kỹ càng và phong phú, phù hợp với hầu hết các lứa tuổi, từ thiếu nhi cho đến trung niên, lão niên. Có thể nói “ông Khai Trí” (tên mà người ta thường gọi ông Nguyễn Hùng Trương) là một trong những người góp công lớn nhất trong việc “khai trí” cho người Việt thời thập niên 1950-60-70. Ngay từ khi mở nhà sách năm 1952 và chọn tên, hẳn là ông đã ấp ủ giấc mơ khai dân trí nên lấy tên đặt cho hiệu sách, và chỉ trong vài năm ông đã hiện thực hóa được điều đó.

Ông Nguyễn Hùng Trương sinh năm 1926 tại tỉnh Biên Hòa, ngày nay thuộc địa giới Thủ Đức. Thuở nhỏ ông thường nhịn ăn sáng, để dành tiền để mua sách báo đọc. Lên trung học, ông vào học trường Petrus Ký và mỗi cuối tuần phải đạp xe đạp về nhà vài chục cây số, đầu tuần trở lại học với số tiền gia đình cho đủ để chi tiêu dè sẻn. Niềm đam mê sách đối với ông mãnh liệt đến nỗi cứ chiều thứ 2 là ông dùng hết tiền đó để mua sách báo rồi nhịn ăn sáng nguyên tuần. Cũng nhờ mê sách mà ông dần dần bước vào lĩnh vực kinh doanh sách.

Quá trình từ một học sinh nghèo trở thành ông chủ tiệm sách từng là lớn bậc nhất Việt Nam được ông kể lại trên báo như sau: “Tôi mê sách từ hồi nhỏ, khi trưởng thành, niềm đam mê cũng lớn theo, trong nhà chung quanh tôi chỗ nào cũng sách là sách.

Tôi nhớ có một lần mấy anh bạn đồng môn đến nhờ tôi mua hộ các anh 5 cuốn sách về văn học Pháp. Tôi cũng đang cần một cuốn để lưu, vì cuốn đó rất hiếm, xuất bản tại Pháp, nên các nhà sách ở trong nước không có. Tôi bèn gửi thư cho nhà xuất bản xin mua 6 cuốn. Ông giám đốc nhà xuất bản gởi thư cho biết nếu tôi mua từ 10 cuốn trở lên thì sẽ được trừ 30% giá bìa. Nhẩm tính tôi thấy nếu mua luôn 10 cuốn thì giá tiền chẳng hơn 6 cuốn chưa chiết khấu là bao, nên đã mượn tiền gởi mua đủ 10 cuốn để được giảm giá. Sách gửi về, tôi đưa mấy anh bạn năm cuốn, tôi giữ 1 cuốn, còn 4 cuốn đem ra nhà sách để ký gởi. Tưởng là còn lâu mới bán được, ai dè gửi được 2-3 ngày tôi ra thăm chừng thì sách đã bán hết, ông chủ tiệm trả tiền và nói rằng nếu có sách gì cần bán thì cứ đem đến ký gởi…

Thấy bán hết số sách, vừa lời được một cuốn để đọc, vừa còn lại một số tiền kha khá, thế là tôi nảy ra ý định tìm các loại sách báo có giá trị, quý hiếm đặt mua ngay tại cơ sở rồi mang ra hiệu sách ký gởi. Tôi trở thành “nhà phát hành” nghiệp dư từ đó. Tiền lãi bán sách tôi ky cóp để dành, rồi lại tất tả đi làm thuê, dạy học, tất cả tiền kiếm được tôi dành dụm trong 4-5 năm, khi có vốn rồi tôi mới mở nhà sách Khai Trí vào năm 1952. Nếu không có niềm đam mê về sách báo, không có nghị lực và lòng quyết tâm thì tôi đã không thể có nhà sách Khai Trí như mọi người đã biết”.

Trước khi đủ vốn để mở một nhà sách lớn như Khai Trí, thời gian đầu ông khởi nghiệp bằng một chiếc xe đẩy bán sách dừng trước trường Chassesloup Laubat (nay là trường THPT Lê Quý Đôn). Là một người mê sách, tìm tòi mua sách đã nhiều năm, nên ông Khai Trí có khả năng chọn được nhiều loại sách hiếm, có giá trị, đặc biệt là phù hợp với người Việt Nam, phù hợp với thời điểm mà nhiều người cần tìm, cần mua. Đó là khả năng mà ít người có được giống như ông. Nhờ vậy mà sau nhiều năm cần mẫn thì ông Khai Trí cũng để dành được đủ vốn để mở một nhà sách lớn năm 1952.

Kể từ đó, cái tên Khai Trí đã gắn liền với cả cuộc đời của ông chủ hiệu sách, người ta quen gọi ông với cái tên là “ông Khai Trí” nên thậm chí có nhiều người quên mất tên thật của ông là Nguyễn Văn Trương (bút danh Nguyễn Hùng Trương). Suốt trong hơn 2 thập niên ở Sài Gòn, hiệu sách Khai Trí như là một trung tâm văn hoá của đất Sài Gòn, kinh doanh rất phát đạt và trở thành nhà sách lớn nhất Sài Gòn và toàn cõi Việt Nam chỉ sau một thời gian rất ngắn.

Để đạt được thành công lớn như vậy, có thể nói ông chủ Khai Trí đã có triết lý và mô hình kinh doanh đi trước thời đại và được hầu hết các cửa hiệu buôn hiện nay áp dụng, được kể lại như sau: “…hai căn nhà rộng thênh thang trên đại lộ Bonard của nhà sách Khai Trí luôn mở toang các cửa, sách được phân chia từng loại trưng bày rộng rãi trên các kệ sắt. Người mua tha hồ lấy xem, lựa chọn và dù khách mua hay không mua, khi ra về đều nhận được cái nghiêng đầu nhẹ nhàng và cụ cười cảm ơn rất thân tình, lịch sự của những cô nhân viên trẻ đẹp, mặc áo dài màu xanh dương thanh lịch.

Sách mua được nhân viên bao gói bằng loại giấy đặc biệt có in tên nhà sách và sách được đóng dấu tên của tiệm, nên nhà sách Khai Trí mau chóng được nổi tiếng, giới sinh viên học sinh, giới nhân sĩ trí thức, những người thích đọc sách ở các tỉnh phía Nam hầu như ai cũng từng nghe danh bảng hiệu Khai Trí”. Một điều nói lên cái tâm của ông Khai Trí là những cái ông làm cho thế hệ thiếu nhi của Sài Gòn năm xưa.

Trong nhà sách Khai Trí có một gian sách thiếu nhi, có sẵn băng ghế ngồi cho những đứa trẻ vào đọc thoả thích. Những đứa trẻ nghèo có thể đến gặp ông để được cho những tấm thiếp và được vào Khai Trí mua sách miễn phí. Ông Khai Trí còn chủ trương in tuần báo Thiếu Nhi (Chủ nhiệm: Nguyễn Hùng Trương, Chủ biên: Nhật Tiến). Về hình thức, trang bìa và trang cuối của tờ Thiếu Nhi lúc nào cũng được trình bày rất công phu, dùng kỹ thuật in offset, một kỹ thuật tân tiến (và cũng đắt tiền) nhất thời bấy giờ. Trang bìa thường in hình vẽ của họa sĩ Vi-Vi về các đề tài khác nhau.

Sau đây, xin chép lại một câu chuyện khác để nói lên cái tâm của ông Nguyễn Hùng Trương trong việc kinh doanh, cũng đồng thời là công việc “khai trí”: Vào khoảng năm 1960, báo chí đăng tin về một câu học sinh trường trung học danh tiếng là Petrus Ký chừng 14-15 tuổi bị bắt quả tang ăn cắp sách ở nhà sách Khai Trí và cách xử lý đi vào lòng người của ông chủ Nguyễn Hùng Trương.

Câu chuyện như sau: Một buổi sáng cậu học sinh này cứ lang thang mở coi hết cuốn này đến cuốn khác ở các giá sách tiếng Pháp. Việc lấm lét nhìn tới nhìn lui của cậu bé khiến nhân viên trông coi khu sách tiếng Pháp nghi ngờ. Lúc cậu đi ra, họ giữ lại, sờ ngực áo cậu và lôi ra một cuốn Toán Hình học và Đại số của Réunion de Professeurs rất quý.

Cậu học sinh sợ hãi khi nghe rằng sẽ bị báo cảnh sát, nên khóc lóc van xin nhân viên thu ngân: – Lạy chị, nhà em nghèo không có tiền mua sách, chị nói với chú ấy tha cho em đừng gọi cảnh sát… Cậu bé khóc quá khiến cô thâu ngân viên cũng thấy mủi lòng: – Ba má em làm gì mà nghèo? – Ba em không còn, má em quét chợ An Đông… – Mẹ quét chợ An Đông mà con học Pétrus Ký? Em học đến đâu rồi? – Dạ thưa quatrième année (lớp tư). Chị tha cho em, nếu cảnh sát bắt, đưa giấy về trường em bị đuổi học tội nghiệp má em… Nói rồi cậu bé khóc nấc. Lúc đó có một ông khách lớn tuổi đã theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối, đến nói: – Thôi được, cuốn sách giá bao nhiêu để tôi trả tiền. Học trò nghèo mà, lấy một cuốn sách, lỡ bị đuổi học tội nghiệp… Trước lời đề nghị đó, cô thu nhân lúng túng chưa biết giải quyết thế nào thì đúng lúc đó ông Nguyễn Hùng Trương đi từ ngoài vô.

Thấy chuyện lạ, ông dừng lại hỏi chuyện gì. Cô thu ngân viên thuật lại sự việc. Ông Khai Trí cầm cuốn sách lên coi sơ qua rồi nói với ông khách: – Phải học trò giỏi mới dùng tới cuốn sách này chứ kém không dùng tới. Cám ơn lòng tốt của ông nhưng để tôi tặng cậu ta, không lấy tiền và sẽ còn giúp cậu ta thêm nữa… Ông đưa cuốn sách cho cậu bé, thân mật vỗ vai khuyên cậu cố gắng học hành rồi lấy tấm danh thiếp, viết vài chữ, ký tên và đưa cho cậu: – Từ nay hễ cần sách gì cháu cứ đem danh thiếp này đến đưa cho ông quản lý hay cô thâu ngân, cô ấy sẽ lấy cho cháu. Ngày trước bác cũng là học sinh trường Pétrus Ký mà… Ông bắt tay, cám ơn ông khách lần nữa rồi đi vào trong.

Ba năm sau, cậu bé nọ thi đậu xong Tú tài phần II, được học bổng du học nước ngoài.

Ông chủ Khai Trí thành công với nghề kinh doanh sách, trước tiên là vì ông rất mê sách. Việc một người làm đúng đam mê của mình, làm bằng cái tâm và cái tầm khó ai bì kịp nên việc đạt được thành công lớn là điều hiển nhiên. Tuy nhiên những thành tựu cả đời đó của ông bị sụp đổ chỉ sau hơn 20 năm, cùng chung số phận với cả miền Nam, làm cho nhiều người phải xót xa.

Sau tháng 4 năm 1975, nhà sách phải đóng cửa, rồi 1 năm sau đó, toàn bộ sách giá trị mà ông đã dành tâm huyết cả đời để thực hiện đã bị đốt vì mang tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ. Bản thân ông Nguyễn Hùng Trương cũng bị đi tù.

Năm 1991, ông Nguyễn Hùng Trương được con bảo lãnh sang Mỹ định cư. Tại hải ngoại, ông rất ngạc nhiên khi thấy tất cả những đầu sách của Khai Trí thực hiện trước năm 1975 bị người ta tái bản rồi phát hành, bán sách thu lợi một cách công khai, vi phạm bản quyền của ông một cách nghiêm trọng. Khi đó ông Nguyễn Hùng Trương bị thiếu cả vốn lẫn nhân lực để gầy dựng lại Khai Trí tại nước ngoài, lại bị thất vọng khi thấy 90% sách của mình đang bị in lậu tại đây, nên ông quyết định hồi cư về nước chỉ sau 5 năm.

Những năm cuối đời, giường ngủ của ông vẫn chất đầy sách Năm 1996, khi nghe nói nhà nước Việt Nam đang có chủ trương trả lại nhà cửa đã tịch thu sau năm 1975 nên ông Khai Trí về, đề nghị nhà nước trả lại cơ sở cho ông, cũng như xin lại 1 phần sở hữu nhà sách đường Lê Lợi, nhưng không thành.

Những gì ông nhận được chỉ là 1 ngôi nhà cũ được xây từ thập niên 1930 trên đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Ông sống tại đây cho đến khi qua đời năm năm 2005, hưởng thọ 80 tuổi. Nguyện vọng của gia đình là tiền phúng điếu sẽ tặng cho quỹ từ thiện thành phố.


 

Chỉ có người Mỹ !

QUẲNG XUỐNG BIỂN HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA VÀ VƯỢT QUA KỶ LUẬT KHẮT KHE CỦA QUÂN ĐỘI, ĐỂ CỨU MẠNG 7 NGƯỜI.

Bảy mạng người hay 10 triệu Mỹ kim năm 1975.

Người Mỹ có thể quyết định những việc phi thường trong thời khắc ngắn ngủi. Sống trên trái đất này sẽ cảm thấy không uổng phí, khi được chứng kiến cuộc sống vẫn còn nhiều TÌNH NGƯỜI, ở nơi này nơi khác, ở quá khứ hay hiện tại.

Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất của chiến tranh Việt Nam. Có lẽ nó cũng không mấy xa lạ với nhiều người trong chúng ta, bởi lẽ năm nào người ta cũng chiếu trên tivi vào dịp 30 tháng 4.

Tôi không nhớ tôi thấy bức ảnh này lần đầu tiên là khi nào, nhưng tôi vẫn còn nhớ câu chuyện của nó: đây là cảnh lính Mỹ và miền Nam Việt Nam vứt trực thăng xuống biển trong khi tháo chạy khỏi Sài Gòn vào ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam.

Tại sao họ lại đẩy trực thăng xuống biển? Tôi không nhớ ai đã trả lời câu hỏi này cho tôi, người kể chuyện trên tivi, trên báo đài hay ở trường học, nhưng câu trả lời mà tôi biết đã luôn là: họ không muốn những trực thăng này rơi vào tay của quân đội Bắc Việt Nam.

Thực sự thì đây cũng là một câu trả lời khá hợp lý, mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ thắc mắc nếu không vô tình biết đến viện bảo tàng cũng là hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego. Hóa ra có một câu chuyện khác, rất khác so với những gì tôi đã nghĩ, đằng sau bức hình này.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 30/4/1975 trên boong sàn bay (flight deck) của USS Midway, một trong nhiều tàu chiến Mỹ tham gia vào chiến dịch Gió Lốc (Operation Frequent Wind), chiến dịch di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Trong vòng hai ngày, lính Mỹ đã di tản toàn bộ người Mỹ ở miền Nam Việt Nam cũng như hơn 6.000 người Việt Nam tị nạn. Mặc dù được đánh giá là một chiến dịch thành công, nhưng những hình ảnh di tản trong hoảng loạn đã đánh dấu một trong những thời điểm đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ và cả Việt Nam.

Quay trở lại bức hình trên. Chiếc trực thăng trong hình là một trong nhiều chiếc máy bay do các sĩ quan không quân Nam Việt Nam tự chở gia đình đáp xuống USS Midway. Khi trên boong đã kín chỗ thì các thủy thủ phát hiện thêm một chiếc máy bay cánh quạt L-19 Bird Dog đang tìm cách hạ cánh xuống Midway.

Người ta liền liên lạc với viên phi công, yêu cầu ông ấy bay sát mặt nước biển và nhảy ra khỏi máy bay, rồi cho thuyền ra cứu, chứ trên boong không còn chỗ đậu trực thăng nói chi là máy bay hạ cánh.

Có vài chiếc trực thăng trước đó đã phải xử dụng phương pháp nhảy xuống biển này. Tuy nhiên viên phi công không nhận được tín hiệu liên lạc và cứ bay vòng tròn trên đầu như muốn hạ cánh trên boong.

Viên phi công không có radio, nên ông ấy cố gắng liên lạc với Midway bằng cách thả giấy xuống boong tàu. Lần thứ nhất ông ấy gắn mảnh ghi chú vào một con dao và quăng nó xuống boong, nhưng gió lại thổi nó rơi xuống biển. Ông ấy thử lại với một chiếc giày rồi một chùm chìa khóa nhưng tất cả đều rớt xuống biển.

Chỉ đến khi ông ấy quấn mảnh ghi chú vào một khẩu súng lục thì nó mới rơi trúng boong. Vài dòng ngắn ghi bằng tiếng Anh dịch ra là như thế này:

Các ông có thể di chuyển những chiếc trực thăng này sang một bên được không? Tôi có thể hạ cánh trên đường băng của tàu. Tôi có thể bay được thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để di chuyển. Làm ơn cứu gia đình tôi với, Thiếu tá Lý Bửng, vợ và 5 con.” 

Thế là mọi kế hoạch đáp xuống biển bị hủy bỏ vì người ta e rằng những người ngồi sau sẽ chìm cùng chiếc máy bay trước khi thuyền cứu hộ đến kịp. Thế là thuyền trưởng tàu L. C. Chambers bất chấp án binh treo trên đầu, ra một quyết định có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

Ông lệnh di dời những chiếc trực thăng, và những chiếc nào không thể nhanh chóng chuyển qua một chỗ khác an toàn hơn thì sẽ bị đẩy xuống biển. Ông kêu gọi mọi người góp sức và ngay lập tức nhiều thủy thủ trên tàu, bất kể cấp bậc, cùng tham gia đẩy xuống biển hàng chục chiếc trực thăng, có giá trị tổng cộng gần 10 triệu Mỹ kim. Đó cũng là lúc bức ảnh ở trên được chụp.

Hôm ấy trời có mưa, boong tàu trơn ướt và có gió. Chiếc L19 không được thiết kế để đáp trên hàng không mẫu hạm. Phi công Việt Nam cũng chưa bao giờ được huấn luyện để đáp lên tàu sân bay, vì Việt Nam đâu có tàu sân bay.

Nhưng kết quả thật có hậu, dù chỉ một lần thử và không được sai sót, ☹️Đáp không được thì bay lên, đáp lại vài chục lần nữa. Xăng còn cả̀ tiếng đồng hồ mà. thiếu tá Bửng thành công đáp máy bay xuống tàu. Ông cùng vợ con xuống Midway trong sự kinh ngạc tiếng vỗ tay hoan hô của những người trên tàu.

Khi tất cả đã là lịch sử, ta nhận ra rằng những quyết định anh hùng chỉ đến trong khoảnh khắc. Chiếc Bird Dog chở họ ngày hôm đó ngày nay được trưng bày ở bảo tàng Hải Không Quân ở Florida.

Người hùng Lý Bửng trong khoảnh khắc sinh tử đưa cả gia đình vào cõi chết để tìm cõi sống. Gia đình ông này đã định cư ở Mỹ. Thuyền trưởng Chambers không bị kỷ luật. Ông Chambers và ông Bửng thỉnh thoảng vẫn gặp nhau.

Trong một phỏng vấn khi ông Chambers được hỏi rằng: Ông là một người hùng khi trực tiếp cứu hàng ngàn người Việt, và quyết định nhân văn của ông khi đẩy những chiếc trực thăng xuống biển để cứu gia đình ông Bửng, ông muốn cộng đồng người Việt làm gì cho ông?

Ông Chambers hóm hỉnh trả lời: Chỉ cần có thêm nhiều nhà hàng Việt Nam với những món ăn Việt thật ngon quanh khu tôi sống là đủ.

@Dan Van sưu tầm

From: NguyenNThu


 

  Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Tấu hài trên những xác người

Ba’o Dat Viet

March 12, 2024

Có ít nhất là sáu người đột tử liên quan Vạn Thịnh Phát, trong đó có ba quan chức cấp cao

Nhiều người thắc mắc vì sao công an Việt Nam tài ba lỗi lạc, đảng quang vinh sáng suốt lãnh đạo toàn diện lại để cho Trương Mỹ Lanmột bà bán vải chưa qua trung cấp chính trị, rút ruột quốc gia số tiền khổng lồ như vậy trong suốt 10 năm trời.

Ngay khi vụ án khởi tố đã liên tiếp xảy ra ba vụ đột tử bí ẩn. Đầu tiên là ngày 7/10/2023 ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên Hội đồng Quản trị độc lập của ngân hàng SCB “bị đột quỵ” (theo cáo phó của gia đình). Theo hồ sơ vụ án, ông Thành chết ngay trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt.

Tiếp đến là bà Nguyễn Phương Hồng, bị can được thông báo đã bị bắt cùng doanh nhân Trương Mỹ Lan, bất ngờ qua đời vào ba ngày sau đó. Bà Hồng được giới thiệu là trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng đồng thời cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng SCB.

Ông Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, kiêm cựu Tổng Giám đốc Công ty Vạn Phát Hưng, cũng đột ngột qua đời vào ngày 14/10/2022.

Cả ba cái chết này đều không được cơ quan điều tra thông tin lý giải và báo chí trong nước hầu như im lặng. Hiếm hoi có báo đưa tin online nhưng vài giờ sau bị rút xuống ngay.

Đối chiếu với lời khai của bà Trương Mỹ Lan, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập của ngân hàng SCB đã chết bí ẩn một ngày sau khi bà bị bắt. Với vai trò quan trọng mật thiết của cả hai pháp nhân đều mối của vụ án là Chứng khoán Tân Việt lẩn SCB liệu ông Nguyễn Tấn Thành có thể tại ngoại khi bà Lan đã bị bắt không? Ông Thành thật sự đã chết ở đâu, vì sao ông chết, ông đã tiết lộ điều gì trước khi chết? Vì sao cơ quan tố tụng đã có độ trễ hai ngày khi xác định thời điểm khởi tố, bắt giam bà Trương Mỹ Lan?

Những câu hỏi tương tự cũng có thể đặt ra với bà Nguyễn Phương Hồng và ông Nguyễn Ngọc Dương. Đặc biệt bà Phương Hồng chết trong thời điểm đang bị tạm giam trong vụ trọng án thì càng khó hiểu.

Các câu hỏi trên không có lời đáp từ các cơ quan tố tụng. Nhưng điều ai cũng bết những yếu nhân ấy là mắt xích, là nguồn thông tin quan trọng nhất. Họ đột tử sẽ mang theo rất nhiều tình tiết, sự kiện về việc làm, sự hiểu biết, những mối quan hệ của họ xuống mồ.

Không dừng lại ở đó. Trong khoảng thời gian khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Cao Trí nhưng không công bố, (15-1-2023 đến tháng 8 2023) đã xảy ra thêm vụ đột tử của một quan chức tầm cỡ gây xôn xao dư luận. Không chỉ báo trong nước mà cả báo Nga cũng thông tin thật ý nhị “Về thăm nhà ở TP.HCM, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh đột tử”.

Sputniknews dẫn thông tin báo chí trong nước cho biết: Sáng 4/3, ông Trần Văn Minh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, đột ngột qua đời tại TP.HCM ở tuổi 56. Thông tin ban đầu, ông Minh bị “ngưng tim, ngưng thở” tại nhà, được các bác sĩ bệnh viện Nguyễn Tri Phương cấp cứu trong 3 giờ liên tục nhưng không qua khỏi.

Ông được giao nhiệm vụ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (gồm 18 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên)

Mạng xã hội dẫn thông tin nội bộ thông tin khác hoàn toàn “ông Trần Văn Minh đã treo cổ tự tử tại nhà riêng vào rạng sáng ngày 4-3-2023. Gia đình phát hiện nên cắt dây, hô hấp nhân tạo và gọi điện thoại cho bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Khi xe cấp cứu đến nơi, bác sĩ xác định ông Minh đã chết, trạng thái “ngưng tim, ngưng thở”, nhưng chìu theo ý gia đình, vẫn đưa vào bệnh viện để “còn nước, còn tát”.

Hiện nay cơ quan điều tra công an đang vào cuộc, theo hướng bịt miệng và dẫn dắt dư luận đi theo thông tin chính thống của đảng, là ông Trần Văn Minh tử vong do đột quỵ vì bệnh lý.

Tuy nhiên, thông tin rò rỉ cho hay, ông Minh đã nhận hàng chục tỷ đồng từ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các quan chức tại các tỉnh thành. Vụ việc đang bị các cơ quan nội chính của đảng soi kỹ, nên ông Minh bị dồn đến đường cùng. Ông Trần Văn Minh cùng với ông Nguyễn Văn Hùng, đều là nhóm theo phe cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Trước đó, chiều ngày 21-11-2022, tại trụ sở Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cũng đã nhảy lầu và tử vong tại chỗ. Cái chết của ông Hùng cũng được cho là bị các đồng chí của ông ta bức tử, vì liên đới đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát”.

Theo hồ sơ vụ án, sai phạm của Vạn Thịnh Phát đã bắt đầu từ 2012. Đến ngày 17/10/2022, nhóm khách hàng của bà Trương Mỹ Lan còn 1.284 khoản vay với tổng dư nợ là 677.286 tỷ đồng (gồm 483.971 nợ gốc và 193.315 nợ lãi) không thể thu hồi. Con số 677.286 tỷ đồng được chia làm hai giai đoạn. Từ năm 2012-2017 là 132.247 tỷ (68.305 tỷ nợ gốc và 63.942 tỷ lãi). Từ năm 2018-2022 là 545.039 tỷ (415.666 tỷ nợ gốc và 129.373 tỷ lãi) gấp bốn lần giai đoạn trước.

Nhiều người thắc mắc vì sao công an Việt Nam tài ba lỗi lạc, đảng quang vinh sáng suốt lãnh đạo toàn diện lại để cho một bà bán vải chưa qua trung cấp chính trị, rút ruột quốc gia số tiền khổng lồ như vậy trong suốt 10 năm trời. Điều đáng nói hơn, có cơ hội mười mươi, một sự kiện chấn động xảy ra từ năm 2014 tố cáo đích danh Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát. Nếu xử lý ngay thẳng vụ việc từ thời điểm ấy mức thiệt hại sẽ thấp hơn nhiều. Nhưng đảng, pháp luật tự bịt mắt mình, bịt miệng dân để Trương Mỹ Lan tự do tác quái, bành trướng theo cấp số nhân.

(Theo RFA)


 

  Về vị linh mục bị sát hại gần 80 năm trước

Ba’o Tieng Dan

Dương Quốc Chính

11-3-2024

Mình đi Sapa bốn lần rồi, hầu như đều lượn qua nhà thờ ngó nghiêng, nhưng lần này mới để ý tới hai ngôi mộ phía sau nhà thờ.

Linh mục Jean Pierre Jean-Pierre Idiart Alhor (1904 – 1948). Nguồn: CGVN

Nhìn một cái bia mộ, thấy ông cha chết trẻ quá, mà chết đúng năm 1948, nên đầu nảy số ngay, chắc bị Việt Minh ám sát.

Google năm phút thì thấy đoán chuẩn luôn, Việt Minh che’m đầu ông ấy vứt ra sau rừng, một tuần sau mới tìm được để chôn. Ông cha này còn là một kiến trúc sư.

Năm 1948 thì đây là thuộc chiến khu, nên có lẽ Việt Minh không muốn sự tồn tại của một linh mục ở chiến khu. Có thể họ lo ngại rằng những người này sẽ do thám tin tức cho quân Pháp. Hồi đó thì không cần biết có tội gì không, việc ám sát khá là phổ biến, cả ở miền Nam cũng vậy thôi, giai đoạn tướng Nguyễn Bình làm tư lệnh thì những ai cộng tác với Pháp là rất dễ bị ám sát.

Có chi tiết này người ngoại đạo có lẽ dễ nhầm. Đó là khi Cách Mạng Tháng Tám diễn ra, các linh mục không bỏ chạy khỏi vùng Việt Minh chiếm được. Hay năm 1954, khi Hiệp định Geneva được ký, các linh mục cũng không bị buộc phải di cư vào Nam. Hình như tầm năm 1956 gì đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới chính thức trục xuất Khâm sứ Vatican, không còn quan hệ ngoại giao với toà thánh nữa. Gần đây mới có rục rịch tái quan hệ với Vatican nhưng chưa xong.

Năm 1995, nhà thờ này mới được trả về cho bên Công giáo. Giống như nhà thờ đá Tam Đảo, nhà thờ đá Sapa không bị tiêu thổ kháng chiến, nên mới còn nguyên vẹn tới giờ.

Sáng nay mình mới đến cái tu viện cổ bị bỏ hoang, đang nghiên cứu xem lịch sử nó thế nào. Mình bị cái tật rất mất thời gian là đi đâu cũng tìm hiểu lịch sử những nơi mình đến.

Bài liên quanÍt ai biết Vị Linh mục quản xứ đầu tiên của Giáo xứ Sapa bị CS sát hại (CGVN). – Quá trình truyền nhập và phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai (NCTG/ Lê Đình Lợi).

_______

Một số hình ảnh của tác giả đăng kèm bài viết:

 

Luật sư Võ An Đôn và chuyện bị đàn áp vì bảo vệ người yếu thế ở VN

Luật sư Võ An Đôn và chuyện bị đàn áp vì bảo vệ người yếu thế ở VN

08:39 | Posted by BVN4

RFA 2024.03.07

Luật sư Võ An ĐônRFA

Luật sư Võ An Đôn, sau sáu năm bị tước thẻ luật sư do bào chữa miễn phí người nghèo trong các vụ án nhạy cảm như “người dân chết trong đồn công an”, đã đến Mỹ định cư theo diện tỵ nạn hồi tháng 10/2023 cùng gia đình.

Vào ngày 5/3/2024 ông đã dành cho RFA một cuộc trò chuyện, chia sẻ về chuyện hành nghề luật sư ở Việt Nam, chuyện ông đã bị chính quyền trả thù như thế nào đến mức phải quyết định ra đi.

Bảo vệ miễn phí cho dân nghèo

Cao Nguyên: Xin chào luật sư Võ An Đôn, trước khi sang Mỹ, ông nổi tiếng với các vụ án bảo vệ miễn phí cho người nghèo. Những vụ án nào mà ông cho là đáng nhớ trong khoảng thời gian mà ông còn hành nghề luật sư ở Việt Nam?

Trước kia, khi còn hành nghề luật sư thì mình đã tham gia rất là nhiều vụ án miễn phí cho người dân, khoảng hơn 200 vụ án hình sự, nhưng mà đáng nhớ nhất là những vụ mà liên quan tới chính quyền và rất là nhạy cảm mà công chúng quan tâm ấy.

Ví dụ như khi còn làm luật sư thì mình đã tham gia ba vụ công an đánh chết dân ở ba tỉnh khác nhau là ở Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Ngoài ra còn có bào chữa những vụ án của các tù nhân Lương Tâm.

Cao Nguyên: Thế thì ông có thể nói rõ hơn về ba cái vụ án công an đánh chết dân trong đồn không?

Vụ thứ nhất là bị hại Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên, khi ra tòa khoảng năm 2014. Vụ thứ hai là công an xã Vạn Ninh đánh chết em bé học lớp 9 ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vụ thứ ba là một anh ở tỉnh Ninh Thuận, thành phố Phan Rang Tháp Chàm.

Tổng cộng truy tố khoảng 13 sĩ quan công an với khoảng hơn 50 năm tù. Hiện giờ, mình đã nghỉ luật sư sáu năm rồi nhưng mà cũng còn một số công an Ninh Thuận vẫn còn ở tù.

Vụ án anh Ngô Thanh Kiều thì bên công an nói nghi ngờ anh tham gia vụ trộm cắp, rồi bắt giữ đánh chết. Mình giúp làm đơn tố cáo gửi cho các cơ quan trung ương và địa phương ở tỉnh Phú Yên và ở Hà Nội. Sau đó thì được Chủ tịch nước chỉ đạo giải quyết cái vụ này.

Cao Nguyên: Cơ duyên nào khiến ông biết được gia đình của anh Kiều để có thể bảo vệ pháp lý cho họ?

Gia đình mình và gia đình anh Kiều ở gần nhau. Khi xảy ra sự việc thì người nhà có tới nhờ và sau đó mình nhận làm.

Cao Nguyên: Ông đánh giá như thế nào về tình trạng tra tấn cũng như là người dân chết trong đồn công an?

Trước đây, tình trạng người dân chết trong tù rất là nhiều, công an họ tra tấn khủng khiếp lắm, khi chết thì họ nói là tự tử chết nhưng mà vô đó làm sao tự tử được.

Họ đánh đập rất nhiều trong giai đoạn đầu, đặc biệt là những vụ án hình sự mà giai đoạn đầu, ví dụ ngày đêm đầu bị bắt ra thì đánh dã man, có chết hay không là thời gian đó là đa số. Nhưng mà sau này những vụ bị đưa ra tòa rồi công luận nữa thì nó giảm bớt nhưng mà tình trạng đó vẫn còn.

Bị đàn áp

Cao Nguyên: Khi mà tham gia những vụ án như vậy thì ông phải chịu những cái áp lực gì?

Mình cũng vẫn biết là khi mà tham gia vào những vụ này thì rất là khó khăn cho việc hành nghề và cả tính mạng của mình, nhưng mà nếu mình không tham gia, mình sợ thì cái lương tâm mình cắn rứt. Dù biết trước điều đó nhưng mà mình vẫn tham gia, mình chấp nhận tất cả.

Cao Nguyên: Theo như báo chí trong nước thì từ sau khi tham gia vụ án Nguyễn Thanh Kiều vào khoảng năm 2015, ông bị đoàn luật sư Phú Yên đề nghị xoá tên ra khỏi đoàn luật sư tỉnh này. Sự việc đó diễn ra như thế nào?

Khi mà vụ án của anh Kiều đưa ra sơ thẩm tại tòa án Thành phố Tuy Hòa thì toà xử mức án các bị cáo là công an rất là nhẹ, trong đó bỏ lọt người phạm tội là ông Thượng tá Công an thành phố Tuy Hòa thì tôi đã đề nghị tăng hình phạt cũng như khởi tố cái người đứng đầu của Công an thành phố Tuy Hòa đó.

Sau đó vài ngày sau thì liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án cho ra văn bản đề nghị tước quyền hành nghề luật sư của tôi nhưng mà do dư luận trong và ngoài nước lúc đó ủng hộ tôi và lên án cái việc ra quyết định tước giấy phép hành nghề của tôi cho nên việc tước đó không được. Cho đến khi 2017, họ thực hiện lần thứ hai thì mới được tước vĩnh viễn cái việc hành nghề của tôi.

Cao Nguyên: Như vậy thì có thể hiểu là mặc dù những người công an đánh chết dân vẫn bị truy tố, nhưng mặt khác, những người luật sư bảo vệ người dân, dám lên tiếng tố cáo công an vẫn bị trả thù hay không?

Đúng vậy, nếu mình không đứng lên thì cái vụ án nó có thể bị không khởi tố. Người ta ghét mình bởi vì mình đi khiếu kiện, viết đơn thư rồi cho dư luận biết cho nên những công an sĩ quan đó mới bị ra tòa. Nếu mà không có mình thì nó sẽ im đi không có bị khởi tố.

Cao Nguyên: Cuộc sống của anh như thế nào sau khi bị tước thẻ luật sư?

Sau khi bị tước thẻ luật sư thì mình trở về làm nông giống như mọi người nông dân ở Việt Nam. Mình muốn ở lại Việt Nam để đỡ giúp người dân, dùng kiến thức mình để giúp người dân. Dù mình tư vấn và hoàn toàn miễn phí nhưng mà không ai dám tới hết.

Mình thấy ở lại Việt Nam tới nay là sáu năm nhưng mà cái việc mình ở lại để giúp người dân là không có đạt kết quả. Thứ hai là mình đi đâu cũng bị theo dõi nghe lén, mọi người thân, bạn bè, họ hàng không ai dám tới thăm. Con cái càng ngày càng lớn mà không làm gì có tiền, cho nên mình quyết định bỏ nước ra đi chứ thật sự là trong lòng không muốn.

Tới Mỹ t nạn

Cao Nguyên: Ông có thể nói về quá trình mình đã xin t nạn ở Hoa Kỳ như thế nào không?

Sau khi bị tước quyền hành nghề luật sư thì mình muốn ở lại mình phục vụ người dân như mình đã trình bày, nhưng mà kéo dài 5-6 năm không có tác dụng gì hết.

Mình muốn hy sinh, mình muốn phục vụ người dân thì người dân không dám tới, cho nên mình quyết định đi xin tỵ nạn ở Hoa Kỳ để cho gia đình qua đó sinh sống và tiếp tục hoạt động cho Việt Nam.

Riêng bản thân mình, mình làm cái đơn xin tỵ nạn sau đó gửi qua mail cho Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Sài Gòn. Sau đó vài ngày thì có anh nhân viên sứ quán gọi điện cho mình hỏi là có phải hay không, rồi anh có làm đơn xin tỵ nạn không thì mình nói có.

Sau đó Lãnh sự quán mời mình qua phỏng vấn hỏi lý do sao tỵ nạn, rồi sau đó một lần nữa thì họ yêu cầu cả gia đình vô, đem giấy khai sinh với giấy kết hôn vô rồi sau đó cho đi khám sức khỏe rồi cho đi định cư. Khoảng thời gian đó kéo dài khoảng một năm.

Cao Nguyên: Ông đã một lần bị chặn xuất cảnh ngay tại sân bay, trong suốt một năm sau đó cho tới khi ông được đi trở lại thì cuộc sống của gia đình anh như thế nào?

Thật sự đi thì khi mà bước chân đến sân bay, trước đó thì không bao giờ trong đầu mình nghĩ là mình bị cấm xuất cảnh, nhưng mà khi làm xong thủ tục, hành lý chuyển lên máy bay hết rồi, khi bước qua cổng an ninh thì vợ con đi trước, mình đi sau thì anh công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất hỏi anh có phải  Võ An Đôn hay không, mình nói phải thì bị mời vô phòng an ninh sân bay làm việc, rồi sau đó họ ra quyết định là cấm xuất cảnh mình vì lý do an ninh quốc gia.

Hồi đó bất ngờ quá, cả gia đình mình không đi được phải về thì may mắn là mình nhà mình ở nông thôn, không có giá trị cho nên vẫn còn nguyên nguyên nhà, vẫn còn đất nên về sống bình thường, hơi khó khăn đấy nhưng mà bình thường.

Nhưng mà mục đích của điều luật này thì rất là tàn ác, để trả thù những cái người đấu tranh, gây ra sự bất ngờ, thiệt hại về vật chất và tinh thần đối với những người bị cấm xuất cảnh như mình.

Cao Nguyên: Có bao giờ ông từng hối hận vì những việc mình đã làm? Nếu không tham gia đấu tranh bảo vệ người nghèo thì anh vẫn là một luật sư sống ổn định tại Việt Nam.

Không. Tôi rất là vui và hạnh phúc khi mình làm những vụ đó. Bởi vì, mình dùng kiến thức mình để mình phục vụ người dân. Mình muốn xã hội thay đổi tốt đẹp cho người dân thì rất là ý nghĩa chứ mình không có bao giờ nói rằng cái việc đó là mình không muốn.

Cao Nguyên: Vậy thì dự định sắp tới của anh là gì?

Mình mong muốn nhất trong lòng mà trước khi qua Mỹ cũng như ở đây là muốn tiếp tục hoạt động luật sư để giúp người dân trong nước, đặc biệt là mình muốn thành lập đoàn luật sư Việt Nam ở hải ngoại, quy

tụ những luật sư đang tỵ nạn đây và tiếp tục làm công việc luật sư. Ví dụ như là tư vấn pháp luật và soạn thảo đơn thư, cũng như lên tiếng với những bất công trong xã hội Việt Nam qua hệ thống mạng xã hội.

Một lần nữa cảm ơn luật sư đã dành thời gian cho RFA. Chúc cho những dự định của ông sẽ sớm được thực hiện.

Nguồn: RFA Tiếng Việt 


 

Sau cãi vã, ông Bình Phước chém chết vợ cũ ngoài đường

Ba’o Nguoi-Viet

March 9, 2024

BÌNH PHƯỚC, Việt Nam (NV) – Nghi can Nguyễn Đức Thiện Tâm, 47 tuổi, quê Tiền Giang, vừa bị bắt với cáo buộc dùng dao chém chết vợ cũ tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Theo báo VOV, trong sự việc xảy ra vào trưa 9 Tháng Ba, một video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh nghi can Tâm đánh tới tấp một người phụ nữ ngay trên đường.

Vụ án mạng xảy ra tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. (Hình: VOV)

Những người chứng kiến vụ việc đến can ngăn thì bị ông này hù dọa.

Nghi can Tâm sau đó chạy lại xe gắn máy lấy một con dao rựa tiếp tục chém người phụ nữ đang nằm bò dưới đất.

Do thấy nghi can quá hung hăng nên những người xung quanh chỉ đứng từ xa, dùng ghế nhựa, thang, cây dài ném ông ta.

Trong đoạn còn có một đứa bé chạy lại can ngăn, quỳ lạy nhưng nghi can vẫn không dừng tay mà tiếp tục chém nạn nhân.

Đến khi người phụ nữ nằm bất động thì nghi can mới bỏ đi.

Liên quan vụ việc, Công An Tỉnh Bình Phước cho hay, sau khi biết nạn nhân thiệt mạng, nghi can Tâm đã ra đầu thú rồi bị bắt.

Danh tính nạn nhân là bà Kim Hạnh, 46 tuổi, quê Đồng Tháp.

Được biết sau vợ chồng ly hôn, bà Hạnh sống cùng hai đứa con tại thị xã Chơn Thành, còn nghi can Tâm ở huyện Củ Chi, Sài Gòn.

Do cả hai xảy ra mâu thuẫn nên nghi can Tâm đã chạy xe gắn máy lên Bình Phước gặp vợ cũ, mang theo một dao Thái Lan và một dao rựa.

Khi vừa gặp nhau, cả hai lập tức xảy ra cãi vã nên nghi can Tâm đã dùng dao chém chết vợ cũ.

Trong một bi kịch tương tự, báo Hà Nội Mới hồi cuối Tháng Giêng cho biết, bị cáo Nguyễn Văn Mạnh, 40 tuổi, quê Hải Phòng, bị một tòa án ở Hà Nội kết án chín năm tù với cáo buộc “giết người.”

Nạn nhân là bà Dương Thị Thiết, 39 tuổi, ở Hà Nội, vợ cũ của bị cáo.

Theo cáo trạng, hồi năm 2014, vợ chồng ông Mạnh ly hôn. Sau đó ông Mạnh kết hôn với bà NTL, cũng ở Hà Nội.

Nhà chức trách phong tỏa hiện trường. (Hình: VOV)

Đến năm 2019, ông Mạnh và bà L. quyết định ly thân. Thời gian này, ông Mạnh thường quay về nhà bà Thiết để cùng chăm sóc hai đứa con nhưng chẳng bao lâu, cả hai lại tiếp tục mâu thuẫn.

Hồi Tháng Chín năm ngoái, sau khi uống rượu, ông Mạnh đến nhà bà Thiết rồi nảy sinh ý định dùng một khúc gỗ sát hại vợ cũ trong lúc bà này đang ngủ.

Do được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời, bà Thiết giữ được mạng sống, bị tổn hại sức khỏe 10%. Sau sự việc, ông Mạnh ra công an đầu thú. (N.H.K) [qd]


 

 Những người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 2)

Ba’o Tieng Dan

08/03/2024

InsideEVs

Tác giả: Kevin Williams

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

12-2-2024

Tiếp theo phần 1

Những điều mà Trần cáo buộc

Trong nhiều tháng, Trần đã đăng bài trên Facebook và các nền tảng khác, đặt ra câu hỏi về tài chính của VinFast, những tuyên bố với công chúng và phương pháp phát triển xe cộ. (Không phải tất cả các tuyên bố của Trần đều có thể được InsideEVs xác minh độc lập).

Đặc biệt, Trần đăng tải rằng, các tài liệu tài chính cho biết, công ty kỹ thuật Ấn Độ Tata Technologies (Công ty con của hãng sản xuất xe hơi Tata Motors, công ty sở hữu Jaguar Land Rover) đã tham gia nhiều hơn đáng kể vào việc phát triển xe, so với lối kể “đột nhiên” của VinFast chỉ ra. “Gần đây, hồ sơ IPO của Tata ở Ấn Độ tiết lộ rằng, họ là nhà phát triển chìa khóa trao tay các mẫu xe hơi VF6, 7, 8, 9 cho VinFast dựa trên nền tảng eVMP của Tata”, ông Trần viết.

Tuyên bố của ông Trần dựa trên các tài liệu tài chính phổ biến công khai. Trong giấy tờ IPO của VinFast, Tata Technologies được coi là đối tác chính. Thật vậy, tài liệu IPO hồi tháng 11 năm 2023 của Tata Technologies càng chứng minh thêm những tuyên bố này vì nó giải thích các dịch vụ mà nó cung cấp.

Tài liệu tài chính của Tata Technologies giải thích công việc họ thực hiện cho nhiều khách hàng khác nhau, bao gồm cả Vinfast.

Khi đề cập đến chủ đề phát triển kiến ​​trúc xe và thiết kế điện, điện tử, Tata trích dẫn hợp tác với VinFast và cho rằng hãng xe Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất của họ. (Cần lưu ý rằng, Tata có vẻ lạc quan về triển vọng của VinFast; Giám đốc điều hành của Tata Technologies, Warren Kevin Harris, nói với Thời báo Kinh tế Ấn Độ hồi tháng 12 [năm 2023]: “Cũng như nhiều công ty sản xuất xe sử dụng năng lượng mới, khi phát triển xe cộ, họ chuyển trọng tâm sang chế tạo xe cộ, và đạt được sự công nhận và sự quan tâm đến thương hiệu của họ. Với VinFast, chúng tôi dự kiến ​​doanh thu sẽ giảm nhẹ trong 12-18 tháng tới. Nhưng công ty đó đã sẵn sàng để thành công và chúng tôi hoàn toàn kỳ vọng sẽ là một phần trong đó”).

Mặc dù nhận được sự giúp đỡ từ những người trong nghề có kinh nghiệm nhưng màn ra mắt quốc tế của VinFast không mấy suôn sẻ. Các phương tiện truyền thông ban đầu đưa tin về sự ra mắt của thương hiệu này thường đầy sự tò mò về đất nước này về cơ bản không có ngành công nghiệp xe hơi trong nước. Nó bắt đầu bằng việc sản xuất xe chạy xăng dầu dùng động cơ của BMW, sau đó nhanh chóng dừng những hoạt động đó để tập trung vào nỗ lực xe điện của riêng mình. Nhưng nhiều câu hỏi đã nảy sinh kể từ đó.

VF8 chậm tiến độ nhiều tháng và xuất hiện với loạt xe điện không gây ấn tượng cũng như chất lượng kém, dẫn đến việc bị đánh giá kém. Vào tháng 8 năm 2023, đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã định giá thương hiệu này trước các nhà sản xuất xe hơi truyền thống như General Motors và Ford, nhưng giá cổ phiếu lại giảm 75% vào tháng 10, một phần vì có quá ít cổ phiếu để giao dịch, phần lớn trong số đó bị ràng buộc trong các công ty liên kết với người sáng lập Tập đoàn Vingroup của ông Vượng, là người sáng lập.

Trong khi đó, Barrons và Carolina Journal, tờ báo chuyên đưa tin về lĩnh vực mà VinFast có kế hoạch mở một nhà máy ở Mỹ, cho biết, phần lớn doanh thu của VinFast đến từ thương hiệu bán xe cho các đơn vị do Vượng kiểm soát. Các cơ quan này cho biết, 7.100 trong số 13.000 doanh số bán hàng toàn cầu của VinFast, thuộc về một hãng taxi Việt Nam có tên Green and Smart Mobility, do Tập đoàn VinFast điều hành. Theo tin tức tường thuật, cho đến nay, nhà sản xuất xe hơi này cũng đã phải đối mặt với tình trạng luân chuyển nhân viên ở mức độ cao.

Mặc dù vậy, thương hiệu này vẫn tiếp tục với kế hoạch mở rộng thị trường Mỹ. Nó được đa dạng hóa từ việc chỉ sử dụng mô hình bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, tranh thủ dùng mạng lưới đại lý để bán xe của mình. Họ có kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm của mình ra bên ngoài từ VF8 và VF9 đang thiếu hoạt động sang các phân khúc xe nhỏ gọn, xe cỡ nhỏ và xe siêu nhỏ với lần lượt là VF7, VF6 và VF3.

Tuy nhiên, VinFast vẫn cần những nguồn lực – chẳng hạn như các khoản vay và giảm thuế được chính phủ liên bang và tiểu bang hứa hẹn – để tiếp tục kế hoạch mở rộng của mình vào thời điểm mà nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích Wall Street lo ngại thị trường xe điện đang chậm lại, hoặc nghi ngờ về các công ty khởi nghiệp mới thành lập.

Tú Lê, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn xe hơi Sino Auto Insights, cho biết: “Vượng có thể là người giàu nhất Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh đạo Việt Nam trước đây, nhưng giá trị tài sản ròng của ông chỉ khoảng 4,5 tỷ USD và phần lớn trong số đó gắn liền với bất động sản”. Công ty của Lê nghiên cứu về ngành xe hơi ở châu Á và bản thân anh là người gốc Việt. “Ngay cả khi [Vượng] có khả năng thanh khoản, toàn bộ tài khoản ngân hàng của ông ấy sẽ không thể tài trợ cho các chi phí của Vinfast và mở rộng mạnh mẽ trên toàn cầu”.

Lê cho biết, chiến lược của VinFast trong những ngày đầu là nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài để thử và không chỉ đánh bại các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc, mà còn tận dụng làn sóng đầu tư điên cuồng vào xe điện – điều đã dẫn đến mức định giá khổng lồ cho các công ty như Rivian và NIO.

Lê nói: “Bây giờ, VinFast đang rơi vào tình trạng không chắc chắn. Trừ khi họ có thể huy động được thêm rất nhiều vốn, họ sẽ không có cơ hội khắc phục những vấn đề về chất lượng hoặc tung ra những chiếc xe khác mà họ đã nêu bật tại các cuộc triển lãm xe hơi, chứ chưa nói đến việc [chiếc xe mà họ sản xuất ở Mỹ đầu tiên] ra mắt từ một dây chuyền sản xuất ở North Carolina”.

Ở hầu hết mọi nơi, việc chỉ trích một công ty — ngay cả một công ty được coi là quan trọng đối với lợi ích quốc gia và có vị thế trên thế giới — trên mạng xã hội sẽ khiến bạn bị phớt lờ và bị chặn, hoặc cùng lắm là bị kiện vì tội phỉ báng. Nhưng VinFast không giống như hầu hết các công ty khác. Theo luật pháp nghiêm ngặt của Việt Nam về ngôn luận, các bài đăng của Trần có thể khiến anh và những người khác có thể phải đối mặt với án tù nghiêm trọng ở quê nhà.

‘Miễn bình luận’

Trọng tâm của những hạn chế của Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận là một điều luật được định nghĩa lỏng lẻo, có tên là Điều 331.

Điều 331 là một điều luật của luật pháp Việt Nam, cho phép chính phủ hình sự hóa bất kỳ ai và cho rằng họ “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân”. Trước đây, nó đã được sử dụng để hình sự hóa bất kỳ ai chỉ trích lợi ích của Việt Nam.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng về Điều 331, khi kết hợp với luật kiểm duyệt hà khắc trên mạng, có thể gây nguy hiểm cho các nhà phê bình trên mạng. Nhóm này cho biết, họ thừa nhận rằng “một tỷ lệ lớn và ngày càng gia tăng các tù nhân lương tâm ở Việt Nam bị bỏ tù vì sự lên tiếng trên mạng của họ, với 41% trong số đó được Tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là họ bị bỏ tù vì phát biểu ôn hòa trên mạng”.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các lời chỉ trích Tập đoàn VinGroup gây rắc rối cho những người trong nước. Tháng 4 năm 2021, YouTuber người Việt GogoTV phàn nàn về vấn đề chất lượng với chiếc VinFast Lux SA 2.0 chạy bằng động cơ xăng dầu của mình. Reuters sau đó viết rằng, thương hiệu này, [VinFast] đã báo cáo YouTuber này với cảnh sát “để bảo vệ danh tiếng của [mình] và khách hàng của [mình]”, lập luận rằng khiếu nại này “nặng nề hơn một khiếu nại thông thường” và những lời tuyên bố của GogoTV là sai sự thật.

Ngày 25/1/2022, luật sư của GogoTV cho biết, khiếu nại của VinFast và vụ kiện đã chính thức khép lại. Video gốc gây ra tranh cãi đã biến mất khỏi kênh của GogoTV, mặc dù được một tài khoản YouTube không liên quan tải lên lại.

Chính quyền Quận Chatham, ngôi nhà tiềm năng của nhà máy tương lai ở North Carolina, đã nói với InsideEVs trong một email rằng: “Các cáo buộc được đề cập nằm ngoài phạm vi quyền hạn của chúng tôi và do đó, chúng không thuộc thẩm quyền đưa ra bình luận của chúng tôi”.

Việc nhận được bình luận chính thức từ VinFast về trường hợp của Trần hoàn toàn trái ngược với cách thức hoạt động của quy trình liên lạc thường diễn ra ở hầu hết các nhà sản xuất xe hơi có giao tiếp với các cơ quan truyền thông Mỹ. (Khi được hỏi, liệu có quan chức Mỹ nào của công ty biết về cáo buộc giam giữ những người chỉ trích ở Việt Nam hay không, một phát ngôn viên dường như tỏ ra lưỡng lự; nói: “Cam kết với sự minh bạch, chúng tôi cung cấp thông tin có được từ  các phương tiện truyền thông đại chúng, cho phép nhân viên dễ dàng cập nhật thông tin”).

Tại CES (một sự kiện công nghệ toàn cầu), phóng viên InsideEVs trò chuyện với hai người tự nhận là thành viên nhóm truyền thông của VinFast. Khi được hỏi về vụ việc của Trần, một trong những người đại diện cho biết: “Thông thường, chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào liên quan đến các bài đăng trên mạng xã hội [vì] chúng tôi không biết nguồn thông tin”.

Một người khác nói thêm: “Thật ra điều đó không liên quan gì đến chúng tôi. Bởi vì người đó có vẻ chống VinFast, nhưng anh ta cũng chống chính phủ Việt Nam. Và do luật an ninh mạng ở Việt Nam nên mọi chuyện xảy ra và không liên quan gì đến chúng tôi”.

Một cuộc trao đổi qua email với InsideEVs sau sự kiện CES, công ty [VinFast] sau đó giải thích thêm: “Theo luật pháp Việt Nam, các cá nhân, tổ chức có quyền kiện, chống lại các chủ thể lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm hoen ố danh dự, uy tín của người khác. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết những vấn đề như thế. Sau đó, chúng tôi quyết định không theo đuổi vấn đề này nữa“,  một quan chức của VinFast cho biết, đồng thời sau đó xác nhận rằng họ đang đề cập đến trường hợp của Trần.

Khi được hỏi, bằng cách nào để những khách hàng Mỹ đó có thể đọc được trải nghiệm của ông Sơn [Trần], một quan chức của công ty cho biết thêm: “Chúng tôi tiến hành mọi hoạt động của mình một cách công khai và minh bạch, tuân thủ luật pháp và các quyền theo luật định của chúng tôi. Chúng tôi khuyến khích giao tiếp cởi mở và niềm tin phản hồi mang tính xây dựng sẽ giúp chúng tôi phát triển và cải thiện. Chúng tôi hoan nghênh phản hồi từ khách hàng và công chúng”.

Các nguồn tin thân cận với Trần cho biết, anh chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ VinFast hay VinGroup, rằng họ không còn theo đuổi khiếu nại chống lại anh nữa. Máy tính và điện thoại bị tịch thu của anh vẫn chưa được trả lại.

Bài viết có sự đóng góp của Patrick George. Liên lạc với tác giả: kevin.williams@insideevs.com

InsideEVs là một trang web chuyên về xe điện (EV) và xe plug-in hybrid.