VỊ HOÀNG ĐẾ CUỐI CÙNG GIA NHẬP ĐẠO CÔNG GIÁO
Dịp kỷ niệm ngày an táng vị hoàng đế cuối cùng của Triều Nguyễn, tức Vua Bảo Đại, tại Paris ngày 6 tháng 8 năm 1997, tạp chí Aleteia có bài viết về việc vị hoàng đế này cuối cùng đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo do ảnh hưởng liên tiếp của hai người vợ Công Giáo:
- TÌNH YÊU TỪ LẦN GẶP ĐẦU TIÊN Ở ĐÀ LẠT
Năm 1933, khi đang đi nghỉ tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở miền Trung Việt Nam, Bảo Đại gặp Jeanne-Marie-Thérèse. Hai người trẻ tuổi ngay lập tức rất hợp nhau: Họ đã nhận được cùng một nền giáo dục phương Tây. Cô gái trẻ xuất thân từ một gia đình trí thức địa chủ giàu có, một trong những gia đình Công Giáo lâu đời nhất nước, vừa học xong ở Pháp, nơi cô đã được gửi đi, giống như Bảo Đại, năm 12 tuổi. Bắt đầu học tại trường nội trú Canons of Notre-Dame và sau đó tại tu viện Les Oiseaux ở Neuilly.
Chân thành yêu nhau, một vài tháng sau, vị vua trẻ tuyên bố đính hôn với một phụ nữ Việt Nam theo Công Giáo. Vui mừng thay, cha mẹ của cô gái trẻ – những người Công Giáo nhiệt thành đã cho xây dựng các nhà thờ và các công trình trong nước – được chứng kiến cuộc hôn nhân của con mình với hoàng đế.
Tin tức gây chấn động, triều đình không lấy làm vui mừng. Đối với triều đình, đó là một thảm họa thực sự ở một đất nước chủ yếu theo đạo Phật, nơi các Kitô hữu vốn là một số dân rất nhỏ, từng bị bách hại từ lâu, thậm chí bởi cả ông cố nội của Bảo Đại.
- KẾT HÔN VỚI 1 PHỤ NỮ CÔNG GIÁO
Tai tiếng đã nổ ra trong bối cảnh tin đồn được đưa ra trước đó bởi tờ báo cộng hòa cho rằng hoàng đế đã được rửa tội.
Frederic de Natal cho hay tin ấy hoàn toàn sai sự thật “Không có bằng chứng; nhưng tin đồn đã lan rộng. Tại sao? Bởi vì Bảo Đại thực sự quan tâm đến đạo Công Giáo.”
Vì sự náo động của dư luận do tin đồn gây ra, chính phủ Pháp cuối cùng đã nhận thức được vấn đề này và kiểm duyệt tất cả các bài báo đăng tin sai về lễ rửa tội của ông.
Về phía Tòa Thánh, Đức Piô XI ban đầu từ chối ban miễn chuẩn theo giáo luật cần thiết cho cuộc hôn nhân khác đạo, mặc dù hoàng đế đã yêu cầu. Đức Giáo Hoàng yêu cầu những đứa con tương lai phải được rửa tội, giáo dục trong đạo Công Giáo. Frédéric de Natal giải thích :“Thực tế không thể như thế được; triều đình sẽ phản đối. Nhưng Bảo Đại đã ký một giao thức bí mật, theo đó, ông sẽ bí mật nuôi dạy các con của mình theo đức tin Công Giáo”.
Chính trong bối cảnh đó, lễ cưới – kéo dài bốn ngày, với một phần các nghi lễ hoàn toàn nghiêm cấm đối với công chúng – đã diễn ra tại hoàng cung ở Huế, từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 24 tháng 3 năm 1934. Được phú cho một cá tính mạnh mẽ, cô dâu yêu cầu được phong là Hoàng hậu “Nam phương” (“Trời Nam”).
- CÁC LỚP GIÁO LÝ KÍN ĐÁO
Hoàng hậu đã nuôi dạy các con của mình theo đạo Công Giáo song song với việc giáo dục chúng trong đạo Phật. Bà đã bí mật cho chúng được rửa tội. Và khi bà cho chúng học giáo lý, chồng bà ở gần và ông cũng lắng nghe bà.
Nhà nghiên cứu lịch sử hoàng gia cho biết, “Nam Phương đã thấm nhuần giáo dục tôn giáo cho ông, đặc biệt bằng cách đọc Kinh thánh cho con trai nghe trước mặt ông. Bầu không khí khác xa với các lễ nghi hoàng gia mà người ta có thể tưởng tượng ra! Bảo Đại giữ mọi thứ bên trong ông, giống như một kho báu bí mật mà cuối cùng sẽ nở rộ vào ngày ông xin lãnh phép rửa”.
Là một phụ nữ trọng bổn phận, Nam Phương đã tận tụy cùng với các nữ tu của Tu hội Đức Bà ở Đà Lạt, mở tu viện Les Oiseaux nơi bà cho các con gái của mình theo học. Nam Phương cũng có một dự án lớn mà bà muốn giao phó cho chồng: đó là đưa Việt Nam trở thành vương quốc Công Giáo đầu tiên ở Châu Á. Trong khi không bao giờ xuất hiện trước công chúng với các nhà chức trách Công Giáo, ông đã bí mật đọc Kinh Thánh.
- CẢNH LƯU ĐÀY CỦA VỊ HOÀNG ĐẾ SA CƠ
Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng, trao trả nền độc lập cho Việt Nam dưới tay Bảo Đại. Nhưng Bảo Đại đã thoái vị ngay sau khi Hồ Chí Minh cướp chính quyền, tuyên bố lập ra chính phủ VNDCDH. Sau đó, Bảo Đại bị HCM hạ xuống chức vụ “cố vấn tối cao” để làm bù nhìn. Bảo Đại trốn HCM sang Hồng Kông sống lưu vong. Ông được người Pháp đưa trở về VN vào năm 1949, lên làm quốc trưởng chính phủ Quốc gia VN chứ không còn là hoàng đế, và cuối cùng bị phế truất vào tháng 10 năm 1955 bởi Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại Việt Nam cuối cùng đã vĩnh viễn rời bỏ chính trường.
Vị cựu hoàng đế này đã lưu vong cùng vợ và năm người con của họ ở Pháp, ở tuổi 42, để sống một cuộc hưu trí rất dài và rất kín đáo ở Cannes, và sau đó ở Paris.
Kinh tế không mấy dư giả. Chỉ còn một vài cận thần, tì nữ trung thành cùng lưu vong với ông. Bà Nam Phương, đau khổ vì sự không chung thủy của chồng, đã rời bỏ ông bất chấp lời xác tin hôn nhân của bà và đến cư trú tại căn hộ ở Corrèze, nơi bà qua đời ở tuổi 52. Về phần Bảo Đại, ông đã tìm lại ở Pháp lối sống của thời trẻ, tiếp tục săn bắn, chơi gôn và xe thể thao. Ông tiếp tục các cuộc phiêu lưu đa tình của mình… cho đến khi ông gặp Monique Baudot, một phụ nữ 23 tuổi quê ở vùng Lorraine, vào năm 1969.
5. CÔNG CHÚA MONIQUE VÀ NHÀ THỜ SAINT LOUIS DES INVALIDES
Chính tại đại sứ quán Zaire, ánh mắt họ đã gặp nhau. Monique Baudot phụ trách văn phòng báo chí của đại sứ quán. Bà kết hôn với hoàng đế năm 1972. Được gọi là Công nương Monique, bà là một phụ nữ rất sùng đạo với tính cách kín đáo, thường xuyên đi lễ tại nhà thờ Saint-Louis des Invalides ở Paris. Cuối cùng, bà đã thuyết phục được chồng mình gia nhập cộng đồng Công giáo. Năm 1988, ông được rửa tội lấy tên thánh là Jean-Robert.
Mặc dù buổi lễ diễn ra rất riêng tư, nhưng một số người thân cận với cả gia đình lẫn Đức Hồng Y Lustiger, Tổng Giám mục Paris vào thời điểm đó, xác nhận Bảo Đại đã chuẩn bị lâu dài để lãnh nhận phép rửa, một điều có thể được coi như một con đường rất đặc thù hướng tới đức tin Công giáo được đánh dấu bởi chứng từ sống động của hai người vợ: Nam Phương trước, sau đó là công nương Monique.
Nhà nghiên cứu lịch sử hoàng gia kết luận “Sau khi được rửa tội, Bảo Đại đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo một cách sốt sắng. Ông đã trở thành một Kitô hữu tận tụy. Sau khi trở thành một hoàng đế lưu vong và là một người đàn ông cô đơn, ông đã tìm thấy ơn cứu chuộc nơi Chúa Kitô.”
Vũ Văn An Vietcatholic
GS.Vũ Quốc Thúc đã gia nhập Giáo hội Công Giáo
CHUỖI MÂN CÔI cứu gia đình tôi
Ông Roman Kluska, doanh nhân người Ba Lan được ơn trở lại nhờ đọc Nhật ký Lòng Thương Xót Chúa
Thánh nữ Faustina
Ông Roman Kluska, doanh nhân người Ba Lan nổi tiếng trong lĩnh vực máy tính, được ơn trở lại, thay đổi cuộc đời nhờ đọc Nhật ký Lòng Thương Xót Chúa của thánh Faustina.
Ngọc Yến – Vatican News
Năm 1988, Roman Kluska thành lập Optimus, công ty sản xuất máy tính cá nhân. Vào thời điểm đó, Đông Âu có nhiều biến động, nhưng Optimus rất nhanh chóng khẳng định là công ty dẫn đầu tại thị trường này. Trực giác kinh doanh của Kluska rất ấn tượng. Nhiều người thắc mắc làm thế nào mà một người khởi nghiệp với 12 USD trong túi lại có thể đánh bại các công ty lớn như IBM, Dell và HP trên thị trường khu vực?
Thành công như vậy nhưng vào năm 2000, Kluska bị chính quyền Ba Lan buộc tội trốn thuế và bắt giữ. Năm 2003, Kluska hoàn toàn được minh oan và được trả tiền bồi thường. Qua sự kiện này Kluska trở thành một động lực thúc đẩy cho một cuộc cải cách cần thiết giữa các doanh nghiệp Ba Lan và chính quyền. Trường hợp của Kluska và của các doanh nhân khác phản ánh tình trạng tham nhũng và kém cỏi trong bộ máy quan liêu của Ba Lan vào giai đoạn đó.
Rõ ràng là cuộc chạy đua này với chính phủ không làm tổn hại đến danh tiếng của Kluska. Trong những năm sau đó, Kluska được nhiều người biết đến và được kính trọng vì các hoạt động bác ái, nhiều hoạt động trong số đó mang tính chất tôn giáo, như cung cấp kinh phí chính cho việc xây dựng Đền thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Krakow.
Kluska bắt đầu quan tâm và chú ý đến Lòng Thương Xót Chúa trong một kỳ nghỉ đông của gia đình ở vùng núi vào đầu những năm 1990. Kluska nói: “Do công việc tôi không có thời gian đi trượt tuyết vào ban ngày, vì thế tôi đi trượt tuyết vào chiều tối, khi các sườn núi thiếu ánh sáng. Một ngày nọ, khi đang trượt tuyết trong bóng tối, tôi bị ngã nặng và phải nằm trên giường trong một thời gian dài”.
Mặc dù tiếp tục nằm tại và chỗ quản lý công ty cách tốt đẹp bằng điện thoại, nhưng vào chiều tối, ông Kluska cảm thấy buồn chán. Không thể di chuyển, một ngày nọ, ông cố gắng tìm thứ gì đó để đọc và rồi ông thấy một tập sách nhỏ gồm những đoạn trích từ Nhật ký của Thánh Faustina trên chiếc bàn cạnh giường ngủ mà vợ ông đã đặt gần giường ông.
Về điều này, ông xác tín: “Hôm nay, tôi biết cú ngã đó không phải là một tai nạn”. Mặc dù đã quen đọc những cuốn sách khoa học hoặc những sách liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, nhưng doanh nhân này bắt đầu đọc Nhật ký, không có chút hứng thú nào với tác giả tập sách chỉ mới học ba năm tiểu học.
Tuy nhiên, tập sách lôi cuốn ông. Kluska tiếp tục đọc hết cuốn sách. Ông thú nhận: “Tôi đã quen với việc dễ dàng bắt lý hầu hết mọi cấp phó hoặc chủ tịch của các công ty cấp dưới của tôi về những điểm không nhất quán hoặc thiếu lý chứng… Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi khi đọc Nhật ký mà tôi không có một bình luận nào về Faustina! Trong đó, không có mâu thuẫn nội tại. Nó rất rõ ràng. Tôi khẳng định thánh nữ không thể tự mình viết Nhật ký, thánh nữ thực sự là thư ký của Chúa Giêsu. Thánh Faustina sẽ không thể thuyết trình một cách mạch lạc trong cuốn sách dày 600 trang về cách chúng ta cần phải sống”.
Việc đọc đã có một tác động sâu sắc đến Kluska. Ông nói: “Tôi được Chúa thu hút, được đánh động bởi sự hoàn hảo của Người trong mọi khía cạnh. Chúa nói với con người: ngươi có quyền lựa chọn giữa tình yêu thương xót vô biên của Ta hoặc công lý của Ta. Tuỳ ngươi. Ngươi được tự do! Cuối cùng tôi cũng cảm nhận được ý nghĩa của việc trở thành một người tự do… Tôi có quyền lựa chọn”.
Khi Kluska bị bắt và bỏ tù một thời gian sau đó với lý do trốn thuế, Nhật ký Lòng Thương Xót Chúa là “vũ khí mạnh nhất và duy nhất” của ông. Ông nói: “Trong tù, tôi không còn gì ngoài lời hứa của Chúa Giêsu rằng nếu tôi tin cậy Chúa, thì Người sẽ giải quyết các vấn đề của tôi. Đầu óc tôi tràn ngập những suy nghĩ đen tối. ‘Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra?’ Tôi bắt đầu nói trong phòng giam, ‘Lạy Chúa, con tin tưởng nơi Ngài’”.
Ông nói thêm: “Chúa giải quyết các vấn đề của chúng ta khi chúng ta can đảm đáp lại tình yêu Chúa bằng sự tin tưởng vô điều kiện, bất kể điều gì xảy ra. Khi chúng ta có thể tin tưởng và đón nhận ý Chúa, các vấn đề sẽ tự giải quyết. Nếu chúng không được giải quyết, điều đó có nghĩa là cần phải thay đổi điều gì đó”.
Ông nhấn mạnh: “Một công ty dựa trên đạo đức Kitô giáo là vô song so với một công ty chỉ dựa trên các thủ tục. Anh ấy đã mô tả những tình huống kịch tính từ kinh nghiệm của chính mình, khi “việc làm lương thiện được thay thế bằng điều kiện có quan hệ tốt với chính quyền.” Anh nhớ lại những chi tiết về vụ bắt giữ đầy kịch tính của mình và – với tư cách là một “tội phạm nguy hiểm” – bị còng tay và cách ly trong một chiếc lồng đặc biệt và giam giữ trong phòng giam bốn người.
Anh ấy gọi thời gian ở trong tù là “một bài kiểm tra thực sự về sức mạnh và niềm tin.” “Tôi sẽ không ở đây nếu không có St. Chị Faustina và câu nói ‘Chúa ơi, con tín thác vào Chúa’ mà tôi cứ lặp đi lặp lại,” Kluska nói trong hội nghị “doanh nhân đi hành hương” ở Łagiewniki.
Để phổ biến những lời của Thánh Faustina, ông đã phân phát miễn phí hơn một triệu bản Nhật ký của thánh nữ.
Hiện nay, ông Roman Kluska đã thành công trong việc kinh doanh chăn nuôi cừu và canh tác hữu cơ, nhưng ông vẫn tiếp tục hỗ trợ các dự án bắt nguồn từ các giá trị Kitô giáo và không ngừng làm chứng rằng niềm tin vào lòng thương xót của Chúa không bao giờ vô ích, ngay cả khi liên quan đến các vấn đề thế gian.