CHA STEFAN GẶP MA và CUỘC DÕI TÌM TIỂU SỬ NGƯỜI KHUẤT MẶT

LM Stefan Starzynski, gp Arlington tiểu bang Virginia.

Một đêm nọ, tôi đang nằm ngủ trên giường trong phòng riêng, tôi còn đang ở trạng thái mơ mơ màng màng, nửa thức nửa ngủ. Rồi tôi nhìn qua phía phải của mình, tôi thấy một người đàn ông, thân thể không có vẻ như của người, không có da thịt thể lý rõ ràng như của chúng ta. Tuy thế, người đó là đàn ông, đầu hói, khuôn mặt gầy gò, ông mặc áo chùng của linh mục với hàng nút áo dài đến cuối hàng. Trông ngài giống như một linh mục đã sống cách nay một trăm năm vậy và khá hiền từ không có gì đáng sợ cả. Thế rồi, tôi chìm vào giấc ngủ sau đó.

Đến sáng hôm sau, thức dậy đi điểm tâm, trong phòng ăn, tôi nói với Mẹ mình, tôi đã thấy có một con ma trong phòng ngủ. Tôi tả hình dáng Ma từ ký ức của mình, hình ảnh rất rõ ràng của Ngài, như trên giấy trắng mực đen vậy, cho dù chỉ được gặp Ma trong một khoảnh khắc ngắn. Tôi nhớ tỏ tường cung cách nhân từ của Ngài, chỉ tiếc một điều, tôi không biết Ngài là ai!

Thấm thoát hai năm qua, tôi vẫn không biết người đàn ông Ma đó là ai cả, cho đến một ngày nọ, có một người quen đi lễ ở Vương Cung Thánh Đường, đền Đức Mẹ Vinh Thắng ở Lackawana, Nữu Ước.

Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Vinh Thắng do Cha Baker tổ chức xây cất năm 1921

Khi bà quen về nhà, bà mang theo một ảnh và đưa khoe, bà cho tôi xem một ảnh của Cha Nelson Baker, tôi nhận ra Ngài ngay lập tức, Cha Baker rất thánh thiện và là ân nhân tận tụy của vô số người nghèo, cô nhi, quả phụ. Cơ sở từ thiện của Ngài đã đón nhận rất nhiều em trai tứ chiếng, bụi đời và em gái có chửa, chính Ngài là người đàn ông Ma đã hiện ra với tôi.

Bài toán Ma, tôi đã giải được câu đầu rồi, còn câu hỏi thứ hai quan trọng hơn nhiều, Ngài muốn tôi làm gì, tôi thầm thì, Ngài định trăn trối cho con một hoài bão gì đây? Khi đi tìm con, Ngài có nhìn sai người không vậy? Tôi nhớ lại hồi đó, khi còn là một đứa trẻ nhỏ, trong một lần nói chuyện với cô tôi khi bà về thăm chúng tôi tại nhà, Cô là một nữ tu, Sơ mục vụ ở thành phố Buffalo, tôi được nghe Sơ kể về Cha Baker, rồi sơ chỉ tay về hướng driveway ở phía cuối đường xe đi, nơi có một căn nhà, “đó chính là nhà của Cha Baker.” Cho tới giờ phút đó, căn nhà là điều duy nhất tôi được biết về đời tư của Cha Baker!

Tôi tiếp tục tìm hiểu về Cha Baker, theo Thời Báo Buffalo, trong thời gian mục vụ, cộng đoàn phục vụ của Ngài đã nuôi người nghèo, họ đã cung cấp tới 50 triệu bữa ăn.

Trong giai đoạn đại khủng hoảng kinh tế (1930) Ngài và các thành viên phục vụ đã trao tặng hơn một triệu bữa ăn một năm, cung cấp quần áo ấm cho nửa triệu người.

Cơ quan từ thiện của Ngài chăm sóc y tế cho 250 ngàn người, cộng thêm việc cung cấp thuốc men cho 200 ngàn người nữa.

Có trên 300 ngàn người từ đàn ông, đàn bà, đến thanh niên, trẻ em đã được huấn luyện nghề nghiệp ở một chừng mực nào đó thông qua các cơ sở thiện nguyện của Ngài. Có 100 ngàn các em trai được huấn luyện tay nghề kỹ thuật chuyên môn.

Nhà cho Mẹ đơn thân và em bé sơ sinh, ảnh trích từ Wikipedia

600 các em gái chửa hoang trong cơn tuyệt vọng, đau khổ đã đến gõ cửa cơ quan của Cha Baker và được cứu vớt. 6000 trẻ sơ sinh bị vứt bỏ được cứu và có một mái nhà nương thân tại cơ sở từ thiện của Ngài.

Thể rồi Ngài mất vào năm 1936, đường phố Lackawanna bỗng dưng tràn ngập người là người, họ cùng nhau đi tham dự đám tang của Cha Baker, tạo nên một đám đông gần nửa triệu người.

Càng tìm hiểu về Ngài bao nhiêu, tôi càng say mê đời sống và công việc quá vị tha của Cha, thứ công việc tàm lam chả ai muốn dấy vào nhưng lại được Chúa ban ơn một cách nhiệm mầu. Vì yêu người cùng khổ, Cha nhìn ra nhu cầu to lớn quá mức của xã hội, nhất là các trẻ nam bụi đời, các trẻ gái chửa ngoài hôn nhân (vốn là điều bị khinh bỉ và cấm kỵ, bị ruồng bỏ vào thời đó). Chúa đã dùng một người để ảnh hưởng, tạo nên sự biến đổi tốt đẹp cho biết bao nhiêu cuộc đời, hàng triệu, triệu người.

Thật là một con người vĩ đại, sau khi tìm hiểu về lai lịch của Cha Baker. Tôi cảm thấy một sự thúc đẩy, tôi cần phải đến Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vinh Thắng, nơi có hầm mộ của Ngài để tĩnh tâm vì Cha Baker đang kêu gọi tôi, dường như Ngài muốn tôi tiếp nối công việc của Ngài.

Tôi đã cầu nguyện trước mộ Cha Baker trong tám tiếng đồng thời tôi được chứng kiến đức tin tốt đẹp của những người đến viếng mộ (Cha Baker chưa được tôn phong chân phước, hay hiển thánh). Trong khi cầu nguyện, tôi nài xin Cha Thánh cho tôi một dấu chỉ, đó là được sở hữu các thánh tính của Cha và… Ngài nhận lời tôi xin. Ngay sau đó, tôi tình cờ gặp một bà cụ, là thợ may ngày xưa của Cha, bà còn giữ được nguyên một bộ áo chùng linh mục của Cha Baker. Bà liền lộng kiếng 7 mảnh nhỏ vải và đem tặng cho tôi.

Rời Vương Cung Thánh Đường, tôi đến phi trường Buffalo để bay về nhà, ngày 6, tháng 6, năm 2008. Trong lúc nhàn rỗi, chờ chuyến bay, tôi lân la chuyện trò với người ngồi bên cạnh, bà ta tên là Debbie, một ca sĩ chuyên nghiệp vừa kết thúc cuộc lưu diễn, sô diễn ở Toronto, Gia Nã Đại. Không may là bà bị một thể ung thư lạ và được bác sĩ cho biết rằng bà chỉ còn vài tháng nữa để sống mà thôi. Ông chồng liền khuyến khích bà hãy làm tất cả những gì mình muốn trước khi từ giả cõi đời. Còn đang tràn đầy thần khí, tôi kể lại cho bà Debbie về chuyến đi của mình, cuộc thăm viếng mộ và di ảnh của Cha Baker. Rồi tôi đặt tay cầu nguyện cho bà ta nhờ Cha Baker dâng lên lời chuyển cầu của Ngài trước Chúa. Sau đó, chúng tôi ra đi. Tôi chả còn nghĩ ngợi nhiều về cuộc gặp gỡ ở phi trường, rồi ngày nọ, một giáo dân đến báo cho tôi biết rằng Người Đàn Bà mà tôi cầu nguyện cho ở phi trường đã được ơn chữa lành. Hai ngày sau, Debbie điện thoại cho tôi, bà cho biết căn bệnh ung thư, Metastasis melanoma (Ung thư hắc tố đã di căn), giai đoạn 4 (giai đoạn sau cùng của bệnh) coi như đã bị phán quyết tử hình rồi. Loại Ung thư này hung hiểm, nó đứng thứ hai về mức độ hung hiểm, chỉ sau bệnh ung thư tuyến tụy. Tôi liền nhờ bà thu thập dữ liệu y khoa để góp vào hồ sơ phong thánh cho Cha Baker.

Ngày nay Cha Stefan tiếp tục phục vụ trong cơ sở thiện nguyện có tên là “Paul Stefan Homes”, cơ sở chuyên phò sự sống, cứu vớt Mẹ bầu, Thai Nhi.

Cha là thành viên tích cực của ủy ban phò sự sống của Giáo Phận Virginia.

Một số hình ảnh của Mẹ đơn thân và con sơ sinh

Bà Evenly, người đồng sáng lập cơ sở “Paul Stefan Homes” nói, “Lòng tận tụy và đức tin của Cha Stefan Starzynski đã ảnh hưởng đến cách chúng ta sống cuộc sống của mình ngày nay. Sau sáu năm kể từ khi mở cửa cho Paul Stefan Homes, hơn 150 phụ nữ và trẻ sơ sinh đã có cơ hội cải thiện cuộc sống của họ. Chúng tôi kết hợp những lời cầu nguyện của chúng tôi với Cha Stefan, hy vọng rằng chúng ta sẽ chấm dứt nạn phá thai và chúng ta tiếp tục hỗ trợ phụ nữ một cách yêu thương bằng cách thiết lập những mái ấm khác ở mọi khu vực trên khắp đất nước (Hoa Kỳ).”

Cha Stefan còn có một nhiệm vụ quan trọng khác, lo giờ sau hết cho toàn thể bệnh nhân của nhà thương Inova Fairfax, tiểu bang Virginia. Trong đợt dịch Covid vừa qua, Cha được đặc quyền đi vào tất cả các phòng bệnh, (lạ quá Bác Sĩ cũng tin Cha được đặc ân miễn nhiễm khỏi Virus hay sao?)

Quả thực, Cha không hề bị Covid vật ngã, hơn thế nữa, Virus COVID không hề có chút ảnh hưởng nào trên thể lý của Cha ít nhất là cho tới ngày tháng này, 03/2023.

Bệnh nhân Covid được Cha lần chuỗi Lòng Thương Xót và cảm thấy được sự an ủi vô bờ bến vì vào cao điểm của COVID Cha là người duy nhất mà họ được gặp mặt trong tình trạng cô lập với thế giới bên ngoài. Đó là chưa kể lời cầu nguyện của Cha thường mang lại ơn chữa lành cho mọi bệnh nhân bất kể họ đang bị bệnh nan y gì. Lời cầu nguyện linh ứng của một Linh Mục tốt lành.

Phan Sinh Trần lược dịch

Linh mục bị bướu ở não được Đức Mẹ Lộ Đức chữa lành


Thông tấn xã Công Giáo Viêtcatholic

Linh mục bị khối u não cho biết ngài đã được chữa lành khi đến thăm Lộ Đức. Việc chữa lành diễn ra tức khắc, hoàn toàn không còn dấu vết bệnh tật, và không thể giải thích được về mặt y khoa.

Hãy ngợi khen Chúa vì sự tốt lành của Ngài!

Cha John Hollowell thuộc Tổng giáo phận Indianapolis đã thông báo vào ngày 30 Tháng Giêng rằng ngài đã được chữa khỏi bệnh u não khi đến thăm Lộ Đức, bên Pháp. Việc chữa lành cho ngài diễn ra tức khắc, hoàn toàn không còn dấu vết bệnh tật, và các bác sĩ nói họ không thể giải thích được về mặt y khoa.

Cha sở của Nhà thờ Công Giáo Truyền tin ở quận Brazil, của tiểu bang Indiana lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh u não vào đầu năm 2020. Ngài quyết định dâng tất cả những đau khổ của mình cho các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng.

Trong thông báo video trên YouTube, Cha Hollowell cung cấp một lịch sử ngắn gọn và sự quan phòng của Chúa trong việc chẩn đoán và chữa lành của ngài.

Ngài đã nhận được chẩn đoán mắc khối u não vào ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức, 11 tháng 2 năm 2020 tại bệnh viện Mayo.

“Tôi phát hiện ra mình có một khối u não tại bệnh viện Mayo vào ngày 11 tháng 2, lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Đêm đó, tôi đã thực sự có Thánh lễ trong Nhà nguyện Đức Mẹ Lộ Đức của bệnh viện này.”

Sau đó, cha Hollowell giải thích lịch sử của bệnh viện Mayo, bắt đầu sau tầm nhìn siêu nhiên của một nữ tu viện trưởng dòng Phanxicô.

“Viện trưởng đã nhìn thấy một bệnh viện và Chúa Giêsu bảo bà ấy đi vào thị trấn và tìm bác sĩ Mayo. Vì vậy, cô ấy đã làm, và đó là cách bệnh viện Mayo bắt đầu,” vị linh mục nói. “Các nữ tu là những y tá đầu tiên của bệnh viện. Bệnh viện Mayo thực sự được kết nối, và trong cùng tòa nhà với nhà nguyện Đức Mẹ Lộ Đức.”

Kể từ đó, vị linh mục đã trải qua phẫu thuật và điều trị, nhưng không lâu trước khi lên đường đến Lộ Đức, khối u của ngài tái phát. Tuy nhiên, ngài nói rằng ngài hài lòng với cái chết nếu Chúa muốn.

Ngài nói: “Kết quả chụp MRI cho thấy nó đang phát triển trở lại. Trên thực tế, chụp MRI cũng tìm thấy một khối u trên tuyến yên của tôi. Tôi không sao nếu tôi chết…Tôi sẵn sàng hy sinh cho những nạn nhân bị giáo sĩ Công Giáo ngược đãi”.

“Nhưng tôi nghĩ, nếu tôi đến Lộ Đức và tôi được chữa lành ở đó, thì điều đó có thể ảnh hưởng đến một số gia đình và bạn bè đã lìa xa Giáo Hội Công Giáo. Vì vậy, tôi đã đến đó và tôi đã được chữa lành,” ngài nói.

“Tạ ơn Chúa,” vị linh mục vui mừng. “Tôi rất phấn khích – dù thế nào thì tôi cũng rất vui, nhưng một lần nữa, tôi đã đến Lộ Đức và được chữa lành.”

Nhiều người dùng mạng xã hội đã vui mừng sau khi biết tin.

Nữ tu Veronica Paul đã viết: “Thật là một câu chuyện vinh quang tuyệt vời! Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, xin cầu cho chúng con. Thánh Bernadette, xin cầu cho chúng con.”

Một người dùng mạng xã hội khác nói: “Ngợi khen Chúa, Thiên Chúa của chúng con! Cha Hollowell đã nằm trong danh sách cầu nguyện của tôi kể từ khi được chẩn đoán vì ngài là một linh mục nổi tiếng thánh thiện và đây là Tin Vinh Quang!!! Tạ ơn Chúa!!! Xin Chúa tiếp tục chúc lành cho Cha Hollowell, khi cha ấy phục vụ Chúa Giêsu và chúng ta hàng ngày!

“Tôi nhớ đến cha ấy! Thật là một ân sủng đẹp đẽ mà ngài đã nhận được. Ngài đúng là một linh mục thánh thiện.”

Người dùng Twitter Karolina Beccue cũng cho biết: “Thật là một tin tức quá hay! Tôi rất mừng cho ngài! Vâng, Đức Mẹ thật tuyệt vời…”

Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, xin cầu cho chúng con!

Source:ChurchPOPPriest With Brain Tumor Says He Was Healed While Visiting Lourdes: “I’m Very Excited”

Tổng Bí thư đầu tiên của đảng Cộng Sản Việt Nam đã được rửa tội tại bệnh viện Chợ Quán

Phan Sinh Trần

Nguồn WikipediaVăn thơ Lạc ViệtThôn Quê Sài Gòn TVReuters

Tháng 3 năm 1931, với bí danh Anh Năm, Trần Phú chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 2 tại Sài Gòn bàn việc chấn chỉnh Đảng sau đợt khủng bố của thực dân Pháp. Hội nghị đã vạch ra nghị quyết về nhiệm vụ hiện tại của Đảng, nghị quyết về tổ chức của Đảng, nghị quyết về cổ động tuyên truyền. Tại hội nghị này, một quyết định về “Tổ chức ra cộng sản thanh niên Đoàn…tiền đề để hình thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về sau này.

Ngay sau Hội nghị, do sự phản bội của Ngô Đức Trì, ngày 19 tháng 4 năm 1931, Trần Phú bị chính quyền thuộc địa Pháp bắt tại nhà số 66 đường Champagne (đường Lý Chính Thắng hiện nay), Sài Gòn.

Biết ông là cán bộ cao cấp, chính quyền tìm cách dụ dỗ và tra tấn để khai thác thông tin. Nhưng với chí khí kiên cường, ông không bị khuất phục, dù bị đày ải nhiều lần. Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán ở tuổi 27 với lời nhắn nhủ bạn bè “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Sau khi ông qua đời, người thân ông vào Sài Gòn, tìm cách đưa thi hài ông ra chôn cất tại khuôn viên nghĩa trang Nhà thờ Họ đạo Chợ Quán Sài Gòn (tại cư xá Bắc Hải, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 1998, chính quyền TP. HCM có chủ trương di dời các nghĩa trang của các xứ đạo tại cư xá Bắc Hải trên đường CMT8, Q.10 (mỗi xứ đạo có nghĩa trang riêng tại đây). Nghĩa trang các xứ đạo được gọi là Đất Thánh và chôn cất người Công giáo. Trong số những nghĩa trang bị di dời có nghĩa trang của họ đạo Chợ Quán.

Hội đồng giáo xứ (HĐGX) họ đạo Chợ Quán thông báo cho các thân nhân tự di dời hài cốt người thân của mình. Những ngôi mộ không có thân nhân thì HĐGX lo việc cất bốc và mai táng.

Trong quá trình cất bốc các ngôi mộ không có thân nhân, đã phát hiện một ngôi mộ trên tấm bia có ghi Phêrô Trần Phú. HĐGX báo cáo cho chính quyền sự việc trên. Chính quyền đã làm xét nghiệm ADN, và xác định bộ hài cốt này là của Trần Phú, vị TBT đầu tiên của ĐCSVN. Sau đó Trung ương Đảng, UBND TP.HCM, Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức đưa rước hài cốt ông về an táng tại quê nhà: Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Khoảng đầu tháng 12 năm 1998, báo Sài Gòn Giải Phóng (Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TP. HCM) có bài đăng trên trang nhất với tựa đề: “Tại sao Đồng chí Trần Phú lại được an táng tại nghĩa trang họ đạo Chợ Quán?”

Sau khi báo loan tin khiến độc giả nhiều người thắc mắc, nhưng rồi cũng rơi vào im lặng vì không ai có câu trả lời.

Vào năm 2018, một chuyện tình cờ xảy ra: Một cụ già là lão thành cách mạng ở Trà Vinh, tình cờ phát hiện bài báo nói trên được dùng để gói thuốc bắc. Ông liền tò mò đọc và phát hiện ra sự việc. Ông là người từng hoạt động và từng bị giam cầm cùng nơi với Trần Phú bị giam trước đây. Do bị địch hành hạ dã man nên ông được chuyển tới bệnh viện gần đó và được các sơ Công giáo chăm sóc tận tình cùng với những người khác. Hàng ngày các sơ chăm sóc, kể chuyện đạo cho Trần Phú và các chiến sĩ khác và ông thấy lòng mình được bình yên nơi chúa Giê-su và ông quyết định theo đạo cùng các đồng chí khác và được an táng tại bệnh viện Chợ Quán.

Vào ngày 03/7/2018, ông viết thư kể lại toàn bộ sự việc và gửi Cha sở họ đạo Chợ Quán, là Linh mục Phanxicô Lê Văn Nhạc.

Linh mục Phanxicô Lê Văn Nhạc đã kiểm tra hồ sơ lưu trữ của giáo xứ Chợ Quán giai đoạn 1930-1940, và phát hiện trong sổ rửa tội năm 1931 có ghi tân tòng Phêrô Trần Phú; Sau đó ông sao chụp hồ sơ lưu sổ rửa tội, bài báo đăng trên SGGP và bức thư của vị lão thành cách mạng Trà Vinh, gửi ba nơi. Một gửi cho chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, một gửi lên Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, một lưu tại giáo xứ. Sau đó có người (là cán bộ an ninh) đến nói với linh mục Lê Văn Nhạc rằng không được tiết lộ thông tin này.

Hiện tài liệu của đảng chỉ viết: “Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán” mà thôi.

Ngày 4 tháng 1 năm 1999, phần mộ được cho rằng của ông đã được phát hiện. Ngày 12 tháng 1 năm 1999, hài cốt của Trần Phú được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Hiện nay tại bệnh viện Nhiệt Đới (nhà thương Chợ Quán cũ) số 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5; bước vào cổng phía tay trái có một công viên nhỏ và tượng đài Đức Mẹ nay vẫn còn lưu giữ, là nơi các dì phước thời xưa mỗi buổi chiều đến thăm nom, chăm sóc bệnh nhân và đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân có đạo được rước Chúa. Vào các chiều thứ bảy, các dì tổ chức dạy Giáo lý và có các Cha đến giải tội.


Ông Trần Phú là một trong những bệnh nhân được cảm hóa, tin Chúa và cảm mến Chúa để được rửa tội tại đây. Đi vào hành lang bên tay phải, nhà cầm quyền cho dựng lại “một chuồng cọp” nói là nơi giam giữ ông Trần Phú lúc được đem đến đây chữa bệnh. Người ta cũng dựng lên một bức tượng của ông tại đó.


Một nữ y tá làm việc lâu năm tại nơi này cho biết: “Cái nhà đá nói là nơi giam giữ ông Trần Phú là chuyện tưởng tượng. Bởi thời đó Bệnh viện là bệnh viện, và nếu là phạm nhân thì họ chỉ cần còng tay vào giường và có người canh gác là đủ”.

Riêng Cha sở Lê Văn Nhạc nay đã 80 tuổi. Ngài đang nghỉ hưu tại GX Hạnh Thông Tây, Gò Vấp”.

Cần biết, một người trưởng thành xin rửa tội vào đạo Công Giáo thủ tục còn khó hơn đứa trẻ sơ sinh. Giáo hội đòi hỏi người tân tòng phải học đạo, có người “đỡ đầu”, và trí óc còn minh mẫn (nếu là bệnh nhân).

Câu chuyện trên, chắc chắn không được nhà cầm quyền CSVN công nhận, bởi Lm Lê Văn Nhạc cho biết, ngài từng được Cán bộ CS đến hỏi thăm khi nhận được “hồ sơ” về việc rửa tội xin vào đạo Công Giáo của ông Trần Phú, và yêu cầu ngài không phổ biến tin tức này.

Và nếu phải nói về việc “ngoài dự kiến” không hay ấy, các văn nô viết lịch sử Đảng cũng sẽ nói “bọn thực dân và tay sai” đã ép buộc Đ/c Trần Phú vào đạo, để phá bỏ hình ảnh “vô thần” của Tổng Bí Thư.

Cho đến nay CSVN đã có 12 người làm TBT, nhưng rất nhiều ông khi chết đã bị hé lộ chuyện vẫn tin tưởng có thế giới bên kia, chứ không “vô thần” như lúc tuyên thệ vào Đảng. Ông HCM cũng nói khi chết sẽ đi gặp Các Mác và Lê Nin. Ông Lê Khả Phiêu trong nhà có bàn thờ Phật to tướng, và khi hạ huyệt có nhiều sư tụng kinh gõ mõ..v.v.

Chi tiết câu chuyện Trần Phú theo đạo còn được Thôn Quê Sài Gòn TV kể rõ ở đây:

https://youtu.be/wTm1ScGfJa0?t=638

Không phải chỉ có Trần Phú tin vào linh hồn bất tử, còn phải kể đến ông trùm cộng sản Fidel Castro, tổng bí thư đảng Cộng Sản Cuba,

Theo các bà vợ cũ và nạn nhân của Fidel kể lại, ông là một người chồng vũ phu và bệnh hoạn, đã từng cưỡng hiếp nhiều trẻ nhỏ từ 12 tới 17 tuổi, giao cấu với các tử tù nữ do cơ quan an ninh đưa nạp mỗi đêm, cho phép hút hết máu của tử tù trước giờ hành quyết để xuất khẩu lấy ngoại tệ giá 50 đô la một bịch máu.

Chính vợ và một số con gái phải chạy trốn vượt biên và đang sống ở Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Con trai lớn nhất của ông,  Castro Diaz-Balart một nhà khoa học, 68 tuổi,  đã tự sát năm 2017 vì bị trầm cảm nặng.

Cho đến nay, Cơ quan Lưu trữ ghi nhận khoảng 10.723 cái chết do chế độ Castro thực hiện. Bao gồm gần 1.000 trường hợp tử vong liên quan đến “mất tích”, hơn 2.000 vụ giết người không xét xử và hơn 3.100 người bị xử bắn. Khoảng 100 trẻ vị thành niên đã bị chế độ sát hại bằng cách đánh đập cho đến chết, không cho chăm sóc y tế và cấp dưỡng. Ngoài những vụ giết người này, ước tính có khoảng 78.000 người đã chết khi cố gắng chạy trốn khỏi đất nước.

Theo tờ Washington Thời Báo, trong những bức thư từ nhà tù của cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro lúc còn là một thanh niên trẻ, khi chưa cướp được chính quyền ông từng tỏ ra “là một người có chiều sâu tâm linh khác thường – và là một người tin tưởng nhiệt thành vào Chúa”. Ông viết cho cha của một đồng chí đã ngã xuống, như sau:

– Tôi sẽ không nói về anh ấy như thể anh ấy vắng mặt, anh ấy đã không có mặt và sẽ không bao giờ có mặt. Đây không chỉ là những lời an ủi. Chỉ những ai trong chúng ta, những người cảm nhận nó một cách thực sự và vĩnh viễn trong sâu thẳm tâm hồn mình mới có thể hiểu được điều này. Cuộc sống vật chất là phù du, nó trôi qua không thể tránh khỏi… Sự thật này nên được dạy cho mọi người – rằng những giá trị bất tử của tinh thần ở trên cuộc sống vật chất. Cuộc sống có ý nghĩa gì nếu không có những giá trị này? Thế thì sống để làm gì? Những người hiểu điều này và hào phóng hy sinh mạng sống thể xác của mình vì lợi ích và công lý – làm sao họ có thể chết được? Thượng đế là ý niệm tối cao về sự tốt lành và công bằng.

Trong cuốn tự truyện viết năm 2009 của mình, Castro nói rằng Kitô giáo thể hiện “một nhóm giới luật rất nhân đạo” mang lại cho thế giới “các giá trị đạo đức” và “ý thức về công bằng xã hội”, sau đó ông kết luận một cách rõ ràng, “Nếu mọi người gọi tôi là Kitô hữu, không phải từ cách nhìn tôn giáo, nhưng từ quan điểm xã hội, tôi tuyên bố rằng tôi là một Kitô hữu.” Có tin đồn rằng Fidel đã trở lại đạo trước khi chết.

Lời Bàn:

– Chúa yêu thương mọi người và có thể cứu độ bất cứ tội nhân nào kể cả người Cộng Sản miễn là họ biết từ bỏ tội lỗi và sám hối quay về với tình thương của Chúa. Họ sẽ phải trả lẽ công bằng cho các nạn nhân khiếu nại với Chúa, tuy nhiên sau thời gian ở luyện hình, linh hồn họ cũng sẽ được cứu vớt.

Phan Sinh Trần

Tổng Bí Thư Trần Phú được rửa tội tại giáo xứ Chợ Quán trước khi qua đời

VỊ LINH MỤC VIỆT NAM RẤT ĐẶC BIỆT VÌ CÓ CHA THUỘC ĐẠO CAO ĐÀI VÀ CÓ MẸ THUỘC ĐẠO PHẬT

Nguyễn Văn Hùng

Nhất gia tam Đạo. Tam nhân tam Tôn. Gia đình liên Tôn. Một gia đình ba Tôn giáo. Ba thành viên trong cùng một gia đình lại thuộc ba Tôn giáo khác nhau.

Chuyện lạ không tưởng này đã xảy ra trong gia đình cha Phêrô Giuse Maria HÀ THIÊN TRÚC, đương kim Chánh xứ Martinô và nguyên là Phó xứ Hàng Xanh thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Quả vậy, cha Trúc đã xuất thân trong một gia đình có thân phụ là một tín đồ thuộc Đạo Cao Đài và thân mẫu thuộc Đạo Phật.

Ngài nguyên là một bác sĩ y khoa có tâm và kiêm là một ca sĩ hát rất chân tình.

Cha ngài vì muốn con trai trưởng thành về tâm linh và vững mạnh về kiến thức nên đã đặt tên ngài là Thiên Trúc, tên cũ của Ấn Độ, một quốc gia Phật Giáo.

Cả ông cố và bà cố đều tôn trọng niềm tin của nhau, cùng sùng Đạo của riêng mình và đã tôn trọng sự chọn lựa tâm linh của các con, nên đã vui vẻ chấp nhận cho con trai mình là Hà Thiên Trúc được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Chính Chúa Giêsu đã phán: “Cây tốt thì sinh trái tốt. Xem quả thì biết cây” (Lc 6, 43-44). Ông bà cố bố mẹ cha Trúc quả thật rất tốt lành. Hiện nay cả hai ông bà cố đều đã an nghỉ. Lễ tang của ông bà cố đã được cử hành theo nghi thức của riêng Đạo mình.

Cha Trúc đã từng sống bên những người Công giáo đạo đức thánh thiện, đã được nghe biết về Chúa Giêsu cách sâu xa ấn tượng thuyết phục.

Chính vì thế mà cha Trúc đã gia nhập Đạo Công giáo vào năm 19 tuổi với sự chấp thuận, tôn trọng và ủng hộ rất vô tư của cả cha lẫn mẹ.

Ngài được Rửa tội ở Giáo xứ Tân Định, Sài Gòn năm 1989 và được gia nhập vào Giáo xứ này.

Không dừng lại ở đó, cha còn say mê Đạo Công giáo đến nỗi đã muốn trở thành một Linh mục để phục vụ nhằm đem ơn cứu độ cho nhân thế.

Cha đã được cha sở Gioan Baotixita Võ Văn Ánh giới thiệu vào Đại Chủng viện dưới sự dìu dắt tận tình vô tư trước đó của cha nghĩa phụ Giuse Maria Đỗ Duy Lạn.

Chính cha Lạn đã khuyến khích, đã nâng đỡ, đã hướng dẫn bác sĩ Hà Thiên Trúc trong những bước đầu của ơn gọi linh mục.

Và cuối cùng, sau 20 năm liên lỷ tận tụy theo Chúa, cha đã được truyền chức Linh mục vào ngày 19.06.2009. Năm nay 2021, cha vừa tròn 12 năm được làm Linh mục.

Vậy là cha Trúc tuy đang có một tương lai xán lạn, cũng đang phục vụ, mang lại an ủi cho nhiều bệnh nhân, nhưng đã chọn đi tu trở thành linh mục, và có lẽ đã làm nhiều người thắc mắc, khó hiểu.

Vậy là bác sĩ Trúc từ việc chữa lành thể xác con người cách chóng qua lại trở nên “bác sĩ” chữa lành tâm linh con người cách Vĩnh cửu.

Vậy là cha Trúc từ là người không hiểu gì về Đạo Công giáo đã trở thành thầy dạy sâu sắc về Đức tin Công giáo.

Khẩu hiệu đời linh mục mà cha đã chọn lại chính là những câu ca ngợi Thiên Chúa của Đức Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa” (Lc 1,46).

Sở dĩ cha Trúc có đến 3 tên Thánh vì cha rất yêu thích Thánh Phêrô, rất sùng kính Đức Mẹ và tri ân cha nghĩa phụ Giuse Maria Đỗ Duy Lạn nên đã chọn tên Thánh Giuse để tưởng nhớ cha cố.

Cha đã thành tâm thiện chí tìm hiểu Đạo Công giáo nên đã khiến cha hết sức thán phục và quyết định gia nhập Đạo.

Hiện nay cha Trúc còn là thành viên tích cực của ủy ban đối thoại liên Tôn thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn và là phó Linh giám hội Legio Mariae Việt Nam.

Cha Trúc khi còn là một Chủng sinh đã từng chân thành tâm sự như sau:

“Ba con rất sùng đạo Cao Đài, ăn chay trường, đạo đức, có ước muốn con cái giúp ích cho đời (như: đặt tên chị con là “Thanh Tuyền” với ước mong phục vụ vô vị lợi cho đời như “dòng suối trong” chảy hoài không ngưng nghỉ, và hiện chị con là bác sĩ đang giúp ích rất nhiều cho các bệnh nhân và cho xã hội trong lãnh vực ngoại thần kinh và chẩn đoán hình ảnh).

“Và ba con cũng đã giác ngộ trên đường Đạo nên có ước mong các con cái sẽ được thăng tiến trong đời sống tâm linh (như đặt tên con là “Thiên Trúc”, tên cũ của Nước Ấn Độ – cái nôi của Phật giáo).

“Má con cũng là người sùng đạo Phật, đã dẫn các con cái quy y Phật. Má cũng thường đi học và nghe thuyết pháp về Phật giáo vào các chiều chủ nhật hàng tuần ở chùa Xá Lợi. Bản thân con cũng được má con dẫn quy y Phật vào năm học lớp 6, pháp danh “Thiện Tuấn”.

“Ba má con rất quan tâm, chăm sóc, giáo dục nhiều cho các con cái về tri thức và đạo đức.”

Cha Trúc chính là chứng nhân cho câu nói của Thánh Phê-rô: “Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận!” (Cv 10, 34-35).

Hồng ân Chúa vẫn ngày ngày tuôn đổ như nắng như mưa xuống trần gian không phân biệt.

Bất cứ ai thành tâm thiện chí mở rộng tâm hồn, thì sẽ được đón nhận dồi dào ơn Chúa.

Chúng ta cùng nhau thành tâm cúi đầu tạ ơn Chúa, ngợi khen Chúa, chúc mừng cha Thiên Trúc, cám ơn sự thiện chí của cha, cám ơn sự quảng đại của ông bà cố, rồi cầu cho cha, cho ông bà cố và tất cả chúng ta ngày càng gần trái tim Chúa hơn.

Ước được như vậy. Amen.

Giuse Thanh Bình

(Bài viết có tham khảo một số nguồn tin).

Hơn 10 ngàn người tham dự Thánh lễ an táng thầy Biagio Conte, Phanxicô Assi thời nay

18/01/2023

Thầy Biagio Conte 

Ngọc Yến – Vatican News

Vatican News (18.01.2023) – Sáng thứ Ba 17/01/2023, hơn 10 ngàn người tham dự Thánh lễ an táng thầy Biagio Conte, một thừa sai giáo dân tông đồ bác ái, được gọi là Phanxicô Assisi thời nay, vì đã từ bỏ mọi sự, cho đi tất cả những gì mình có, sống như một ẩn sĩ và người hành hương, bắt đầu tìm kiếm tự do và an bình đích thực và theo gương thánh Phanxicô Assisi.

Biagio Conte sinh năm 1963 trong một gia đình giàu có ở Palermo. Năm 16 tuổi Biagio bắt đầu làm việc tại một công ty xây dựng do gia đình làm chủ. Anh sống thoải mái và vô tư trong một xã hội tiêu thụ. Nhưng rồi anh cảm thấy khó chịu, bất an trước những bất công xã hội mà anh chứng kiến hằng ngày, sự trống rỗng trong cuộc sống, sự vắng bóng các giá trị.

Thầy Biagio giữa mọi người

Năm 26 tuổi, anh từ bỏ mọi sự, sống như một ẩn sĩ và người hành hương, bắt đầu tìm kiếm tự do và an bình đích thực và theo gương thánh Phanxicô Assisi. Anh cho đi tất cả những gì mình có. Lúc đầu muốn đi truyền giáo ở châu Phi, nhưng khi ghé qua Palermo để chào người thân, Biagio thấy hoàn cảnh nghèo khó của người dân trong thành phố, nên quyết định ở lại, và vào năm 1993 thầy thiết lập trung tâm “Hy vọng và Bác ái”, trợ giúp và đón tiếp hơn 600 người vô gia cư và di dân trong hàng chục nhà. Ngày 15/9/2018, khi viếng thăm mục vụ tại thành phố Palermo, Đức Thánh cha đã đến thăm và dùng bữa trưa với thầy tại trung tâm “Hy vọng và Bác ái”.

Thầy Biagio thường mặc một chiếc áo choàng màu nâu, mang theo một cây gậy và vác thánh giá, đồng thời cũng được chú ý vì những lần tuyệt thực yêu cầu chính quyền dân sự quan tâm nhiều hơn đến những người gặp khó khăn.

Ngày 12/01/2023 thầy Biagio qua đời ở tuổi 59, sau một thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư ruột già.

Thầy Biagio sống bên lề đường như những người vô gia cư

Hay tin vị thừa sai giáo dân tông đồ bác ái qua đời, qua Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã gửi điện thư chia buồn đến Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice của Palermo. Ngài nói : “Thầy Biagio Conte là thừa sai giáo dân đã nhận ra nơi những người nghèo khuôn mặt của Chúa Giêsu và đã dấn thân không biết mệt mỏi, an ủi, bảo vệ và mang lại hy vọng cho họ. Chứng tá can đảm theo tinh thần Tin Mừng của thầy Biagio Conte, người môn đệ của Chúa Kitô, đã thắp lên một ngọn lửa tình thương tại thành Palermo và trong tâm hồn những người gặp gỡ thầy”.

Đức Thánh Cha gặp thầy Biagio

Trong Thánh lễ an táng được cử hành vào sáng thứ Ba tại Nhà thờ Chính toà Palermo, trước sự hiện diện của hơn 10 Giám mục, nhiều linh mục cùng với 1.500 giáo dân trong nhà thờ và hơn 10 ngàn tham dự bên ngoài, Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice nói: “Thầy Biagio đã nghe tiếng Chúa Giêsu, đã bỏ tất cả những gì mình có và đã sống nghèo khó với người nghèo, vì người nghèo. Trong thầy luôn có niềm vui. Thầy có tất cả, giàu có nhưng lại không có gì, không thiếu điều gì. Người nghèo, bình an và công lý là niềm say mê của người giáo dân này. Sự bảo đảm của thầy đến từ một nơi khác. Vì thế thầy đầy tràn sức sống ngay cả trên giường bệnh”.

Hàng ngàn người đưa tiễn thầy Biagio

Ngài nói thêm: “Kim chỉ nam cho cuộc đời của thầy Biagio là cầu nguyện tin tưởng. Mẫu gương của thầy sưởi ấm tâm hồn chúng ta. Thầy đã cùng đi trên con đường của chúng ta để bày tỏ lòng ưu ái dành cho người nghèo qua nụ cười. Bất công, tội ác và mafia sẽ không phải là lời cuối cùng. Thầy Biagio là một chiến binh ôn hòa và mạnh mẽ. Thầy đã chiến đấu để dạy chúng ta rằng có thể đấu tranh chống lại mọi hình thức bạo lực, mafia”.

Nguồn: vaticannews.va/vi

Nghệ sĩ Hoài Linh đã trở lại đạo Công Giáo sau bao năm tháng anh xa Chúa.

GIÁO XỨ ĐA MINH – BA CHUÔNG

Thật vui Trong đêm Chương Trình Xuân Yêu Thương, ngày 12.1.2023, tại giáo xứ Đa Minh Ba chuông, đã mời Nghệ sĩ Hoài Linh lên chia sẻ cuộc đời sống đạo trước đây của mình, và bây giờ Nghệ sĩ Hoài Linh đã trở lại đạo Công Giáo sau bao năm tháng anh xa Chúa.Hoài Linh, lúc bé đã từng là cậu bé giúp lễ tại giáo xứ Dầu Giây, giáo phận Xuân Lộc. Hoài Linh theo bà Nội đi lễ từ lúc 4 giờ sáng mỗi ngày.

Video gốc của nhà thờ ba chuông với phần trình diễn và tâm sự của Hoài Linh:

Trực tiếp đêm nhạc Xuân Yêu Thương lần 9 – 12.01.2023

From: Phan Sinh Trần

CÔ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG

Kẻ Đi Tìm

Hôm đó, trên chuyến bay từ Ý về Mỹ, mang theo một số Giám Mục mới đi dự Công đồng Vaticanô II về, trên máy bay có một nữ tiếp viên hàng không rất xinh đẹp tên là Louise Bannet.

Suốt chuyến bay, cô rất bực mình vì một đôi mắt cứ nhìn chòng chọc vào cô, và đôi mắt đó không phải của ai khác hơn là Đức Cha Fulton Sheen, vị tông đồ lừng danh nước Mỹ.

Khi phi cơ hạ cánh, và đợi cho hành khách xuống hết, vị Giám mục mới tiến đến trước mặt cô, nói nửa nghiêm trang nửa bông đùa:

– Cô đẹp lắm! Cô hãy cám ơn Chúa vì đã cho cô đẹp.

Câu chuyện tưởng như vậy là xong.

Có ai dè đâu là mấy hôm sau, có tiếng gõ cửa văn phòng làm việc của Đức Cha Fulton Sheen.

Cô tiếp viên hàng không hôm nọ xuất hiện một cách đầy tự tin. Cô vào thẳng đề tài:

– Câu nói của Đức Cha mấy bữa trước làm cho con suy nghĩ mãi. Con phải cám ơn Chúa thế nào đây?

– Cô biết trại phong cùi Di linh ở Việt Nam chứ?

– Vâng, con đọc báo có nghe nói đến!

– Chúa đã lấy hết sắc đẹp của những người ở đó mà ban cho cô. Cô hãy qua bên đó an ủi họ.

Vâng! Chỉ từng ấy! Cô ctiếp viên hàng không trút bỏ cả tương lai huy hoàng, đã tự nguyện khoác lấy chiếc áo nữ tu trong Hội Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Việt Nam, tình nguyện phục vụ những người cùi ở Di Linh tại Việt Nam, để cảm ơn Chúa đã ban cho mình sắc đẹp.

Chị Louise Bannet đã tình nguyện ở lại trại phong Di Linh suốt đời. Nhưng biến cố của năm 1975 gây ra nhiều biến động, khiến Chị không thể tiếp tục ý nguyện của mình. Sau mười năm phục vụ người phong, Chị đã phải lên đường về nước. Một thời gian sau, Chị lại xin Nhà Dòng cho đi phục vụ bệnh nhân phong cùi ở Tahiti.

Năm 1982, sau nhiều ngày bị căn bệnh ung thư quái ác hoành hành, Chị Louise Bannet đã qua đời giữa sự tiếc thương vô cùng của cộng đoàn anh chị em phong cùi tại Tahiti.

Sơ Cecilia trút hơi thở cuối cùng (43 tuổi) với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Tu Le

Mình đã chứng kiến rất nhiều cái chết, đủ kiểu, vì nhiều nguyên nhân, trong nhiều tình huống khác nhau.

Nhưng đây là hình ảnh vô cùng hiếm hoi:

Sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi, sơ Cecilia (Tu viện Thánh Têrêsa ở Santa Fe – Argentina) trút hơi thở cuối cùng (43 tuổi) với nụ cười rạng rỡ trên môi.

Sau này, khi biết đến khái niệm “cận tử nghiệp” của Đạo Phật, thì 10 phần hiểu đến 7, 8 phần, cái khoảnh khắc ấy thể hiện toàn bộ “nghiệp” lúc sinh thời (trừ trường hợp chết bất ngờ, đột tử)

Tâm lý của tuyệt đại đa số đều sợ chết, điều ấy là tất nhiên. đặc biệt với những người khi còn sống tham lam, ích kỷ thì càng sợ chết, thậm chí không bao giờ dám “đả động” đến khoảnh khắc ấy (sợ xui!).

Ngược lại, những người có đức tin, hầu như không sợ điều đó.

Tất nhiên, đức tin của mỗi tôn giáo là khác nhau, nhưng đều có chung một điểm: “Chết không phải là hết !”

Ở đây không làm cái việc so sánh giữa các đức tin (điều ấy không phù hợp) chỉ nói trong phạm vi biết và hiểu rất hẹp của mình.

Ngày còn sống, ông Thản kể lần ổng chết lâm sàng (rất giống và khớp với những trường hợp khác mà mình biết) Chỉ trong khoảnh khắc, ổng thấy lại gần như toàn bộ cuộc đời từ lúc còn nhỏ, những kỷ niệm sâu sắc nhất lần lượt xuất hiện rất nhanh như cuộn phim đang “tour” lại, rồi bị hút vào một không gian sáng trắng, không có gì, cho đến lúc ông nghe thấy các y tá, bác sĩ đang gọi ông.

Khoảnh khắc sắp lìa đời trong đạo Phật gọi là “cận tử nghiệp” và được Phật tử rất chú trọng (đặc biệt trong Kim Cang thừa)

Một đời người luôn luôn ở trong ba trạng thái : thiện, ác và không thiện không ác. Khoảnh khắc sắp chấm dứt hiện đời quyết định con đường (luân hồi) kế tiếp, dựa trên ba trạng thái đó, vì vậy mà ta có thể thấy hiện tượng : có người ra đi rất thanh thản, có người đau đớn vật vã và cũng có người ra đi trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh.

(Để biết sâu hơn, bạn hãy tìm nghe các bài giảng của các thượng toa, hòa thượng nói về cận tử nghiệp)

Dĩ nhiên, sống một đời tham tàn, đến lúc đó mới hối hận là quá muộn, thậm chí không cần là một người quá tham lam, độc ác mà chỉ là người luôn khó chịu với người xung quanh, luôn coi thường người khác hoặc chỉ bo bo vì mình, khoảnh khắc cuối cùng luôn tạo ra sự ăn năn, hối hận muộn màng.

Nữ tu Cecilia (Argentina) ra đi với nụ cười vì chẳng những cô sống một đời phạm hạnh mà cả cuộc đời cô mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác, cô không có gì để hối tiếc khi ra đi,

Tất cả những ai (không phải người tu hành) khi sống một đời tương tự sẽ ra đi thanh thản tương tự.

Ý thức đã ngưng, nhưng nghiệp thức vẫn còn để đi tiếp …

Bài này viết cũng đã lâu (2017), nhưng vì vừa cày vừa nhớ lại câu chuyện hôm qua …

Karen hỏi mình về “democracy … here and there …!” Mình bảo “… do nothing …!”

“Do nothing” nghĩa đen là “chẳng làm gì cả” … nhưng nghĩa bóng (không giải thích cho Karen – vì câu chuyện xoay quanh sự khác nhau trong tranh mình vẽ cho mình và cho khách) là: không tạo ra “nhân” dù lớn, dù nhỏ, ít hay nhiều cho bất cứ “quả” độc nào!

Le Van Quy Share từ FB anh Nguyen Thanh Binh

MỘT CON NGƯỜI, MỘT BÁC SĨ, MỘT TÍN HỮU: Trần Hữu Ngoạn

MỘT CON NGƯỜI, MỘT BÁC SĨ, MỘT TÍN HỮU: Trần Hữu Ngoạn

Trần Thị Quỳnh Giao – FMM.

Một cuộc đời dày đặc yêu thương, nghiêm khắc với chính mình và biết cười… tươi, hoàn toàn thoải mái với những câu nghịch ngợm khôi hài của người khác, đặc biệt khi bị chọc quê. Một cuộc đời cho đi mà không tính toán, không tìm lợi danh… Hình như đó là cuộc sống mà Thầy Chí Thánh ước muốn cho môn đệ mình.

MỘT CON NGƯỜI, MỘT BÁC SĨ, MỘT TÍN HỮU

Viết về Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn đối với tôi là một cuộc trở về, trở về với quá khứ của một con người cũng như trở về với chính mình. Với một con người trước đây là một đảng viên cấp cao, đầy quyền lực trong một xã hội quyền thế vốn nhiều bóng tối. Với chính mình vì phải làm một cuộc ngoảnh mặt với những biến cố ít nhiều đã gây nhức nhối một thời… để tìm về một cái gì sâu thẳm hơn còn dấu kín trong lòng người, để có thể vươn cao hơn cái tầm thường của bản tính nhân loại và qua đó khám phá được Chân Lý tiềm ẩn nơi họ. Chân Lý đó chính là sự hiện diện của Thiên Chúa trong sâu thẳm của lòng người vì “con người là đường đi của Giáo Hội”, mời gọi ta tôn trọng và yêu thương.

Cần nói thêm là những gì tôi viết ra đây phần rất lớn là do những lần tâm sự của hai Ông Bà. Có thể có những điều báo chí đã biết và viết về Bác Sĩ, nhưng những chia sẻ sau đây hoàn toàn là những chia sẻ thâm tình mà Bác Sĩ và Chị Yến đã gởi gắm vào tôi “ước mong một ngày kia Soeur Quỳnh Giao có dịp viết về mình với những tâm tư thầm kín sâu thẳm nhất của tôi dành cho Soeur…”. Giờ đây, tôi lại có dịp viết về Bác Sĩ và Chị Yến.

  1. CON NGƯỜI.

Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn người gốc làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở ngọai thành Hà Nội. Cha mẹ không có cơ may học hành, không thể hướng nghiệp gì cho chàng trai trẻ. Học hết phổ thông, anh Ngoạn nộp đơn xin vào Đại Học Y Hà nội. Năm đó là năm 1955. Ngày nộp đơn, bạn bè cũng như cha vợ tương lai ngăn cản và nài xin con gái “cố gắng khuyên Ngoạn nên đổi nghề khác chứ làm nghề ấy khổ lắm!”. Nhưng sau lần đi khuyên ấy, người bị thuyết phục lại là con gái cụ, bởi “em yêu anh nên muốn điều anh muốn”. Nhắc lại chuyên xưa, Chị Yến cười nói : “Em nói …nhưng anh ấy có nghe đâu, lại còn bảo: “Em ủng hộ anh nhé !”. Nói sao đây, thôi đành kệ anh !”.

Tháng 2 năm 1962, tốt nghiệp y khoa, với lời thề Hippocrate, Bác Sĩ Ngoạn nắm tấm bằng trong tay và… mới cưới vợ chưa đầy 1 tháng, sống với vợ vỏn vẹn chừng 10 ngày… để biền biệt đi mãi… – chàng Bác Sĩ trẻ 27 tuổi Trần Hữu Ngoạn lại làm cho ông Cha vợ một phen “sốc” lần nữa khi xung phong vào làm Bác sĩ ở Khu điều trị phong Qùynh Lập. Chị Yến tâm sự : “Lúc đó em được 18 tuổi. Để em khỏi bịn rịn khóc lóc, anh ấy chờ em đi dạy, viết lại mấy chữ đặt ở bàn nước rồi khoác balô lên đường. Em không hề được hưởng hạnh phúc lâu dài với anh…. Đến giờ Soeur biết không… gần hơn 35 năm chung sống, anh chỉ ở với em tổng cộng nhiều lắm hơn 18 tháng !… ” (bây giờ bệnh hoạn, chị Yến một tay nuôi chồng…).

Một điều thú vị mà có lẽ nhiều người không biết, Bác Sĩ Ngoạn là một người Hà Nội ham mê âm nhạc từ nhỏ. Có dịp đi Mỹ dự một Hội Nghị Phong quốc tế năm Bính Thìn, Bác Sĩ rạng rỡ vui mừng khoe một trong những “thắng lợi”của chuyến đi nầy: “Một Bác Sĩ Mỹ tặng tòan bộ tác phẩm của Beethoven trong cuốn băng có chất lượng thu thanh tuyệt hảo : về hưu sẽ thưởng thức cái thú nghe những băng nhạc ấy trên căn gác nhỏ thanh tịnh chứ !…”. Có lần, để tưởng nhớ 200 năm ngày sinh của Beethoven, Bác Sĩ đã vượt qua bom đạn trở về Hà Nội …chỉ để mời bạn bè yêu thích nhạc đến nhà làm một cuộc kỷ niệm nho nhỏ về nhạc sĩ vĩ đại nầy. Tại Qui Hòa, Bác Sĩ có cho làm một khu du lịch với hình một chiếc đàn, được hỏi vì sao lấy chiếc đàn nầy, Bác Sĩ cho biết:” Vì còn trẻ tôi đã chơi đàn nầy …và Nhạc Sư của tôi là Thầy Đỗ Tình”. Khi trốn vợ đi phục vụ người phong Bác Sĩ đã để lại cây đàn violon và niềm vui tinh thần lẫn vật chất để đến với người phong.

CON NGƯỜI Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn được mang nhiều tên khác nhau làm nên CON NGƯỜI được nhiều người qúy trọng và thương yêu : Người Bác Sĩ “điên khùng” và mặc cảm. Người Bác Sĩ thích dây dưa với…hủi. Một người khùng đáng yêu. Người của người bất hạnh. Người của lòng nhân ái. Người “xúc cảm với bệnh nhân phong”. Người ta chỉ “xúc cảm” với cái đẹp, với nghệ thuật, với người đẹp !… Một Nhà Khoa Học với tâm lòng nhân hậu… Vì sự nghiệp, Bác Sĩ là một trong số ít nhân viên không có gia đình ở gần. Hầu hết các Bác Sĩ trong trại là những nhân viên địa phương, có nhà trong thành phố ; hết giờ làm việc thì về với gia đình. Cuộc đời Bác Sĩ, hơn 31 năm vào nghề cũng bằng từng ấy năm sống xa vợ con. Nhiều bạn bè khoa học có tầm cỡ cũng khuyên Bác Sĩ nên xin về với vợ con để họ bớt bị thiệt thòi, nhưng Bác Sĩ không nỡ bỏ bệnh nhân. Bác Sĩ kể : “Một lần mình được Bộ Trưởng Y tế mời đến họp. Đã lâu không gặp ông Bộ Trưởng, nên khi gặp Ông ta, ông liền nói : “Ah! Anh Ngoạn ơi ! Người ta thường khi gặp ông lớn thì ngưới ta xin 3 điều: một cho tăng lương, hai cho tăng chức, ba cho về ở gần gia đình. Anh nên xin một điều gì cho anh.” Bác Sĩ trả lời : “Lương đối với tôi tương đối đủ sống !… Chức thì anh biết rồi đó, đối với tôi chỉ là một trò cướp giựt dơ bẩn. Còn về ở gần gia đình, thì người thầy thuốc ưu tiên là người của bệnh nhân …”. Và Bác Sĩ đã không xin gì cả.

Một sự kiện lớn khác minh họa cho con người không tham quyền hành mà chỉ chú tâm phục vụ người xấu số. Tháng 8 năm 1995, Liên Hịêp Bệnh Viện Phong Quốc Tế (International Leprosy Union) của Ấn Độ bầu chọn Bác Sĩ Trần Hũu Ngoạn lãnh giải thưởng quốc tế Gandhi. Bộ Trưởng Y Tế liền lệnh cho Bác sĩ và các cơ quan nhanh chóng làm hồ sơ để kịp đi. Bác sĩ Ngoạn trả lời trong một bức thơ đề ngày 9 tháng 10 năm1995: “…Tôi công tác phục vụ bệnh nhân phong đã lâu, thấy người bệnh đang còn bao nỗi khổ mà bản thân mình vì nhiều lý do cũng chưa phục vụ họ được nhiều lắm. Từ nay đến cuối đời, tôi sẽ để tâm trí phục vụ họ nhiều hơn nữa. Khi nào thấy mình xứng đáng với giải thưởng lấy tên là Gandhi, lúc đó được Bộ cho phép làm hồ sơ nhận giải thưởng thì tôi vô cùng sung sướng và thanh thản …”. Sau đó qua các cơ quan Y tế và Vụ Hợp Tác Quốc Tế, Bác Sĩ Bộ Trưởng gởi kèm ít chữ sau đây cho Bác Sĩ Ngoạn : “Rất thông cảm với sự khiêm tốn của Anh Ngoạn. Đề nghị Anh Ngoạn làm hồ sơ để nhận vì vinh dự của đất nước, của ngành và cá nhân. Sau nầy Anh Ngoạn dùng số tiền đó cho cá nhân hoặc cho sự nghiệp đều có lợi cả. Nên làm sớm cho kịp.” Với bức thư nầy, Bác Sĩ đã rất ưu tư, tìm đến gặp tôi mong được soi sáng. Tôi chân thành góp ý nên đi, để nhiều bệnh nhân được nhờ. Bác sĩ bèn nổi nóng, cho tôi biết :” Quỳnh Giao có biết Bộ trưởng nói gì với tôi không ?Anh nhận đi, 1 phần dành cho anh và phần còn lại cho Bộ (giải thưởng là 30.000 USD)”. Tôi buộc phải trả lời : “Người đáng nhận giải thưởng này nhất, là các Nữ Tu Phan Sinh và các bệnh nhân của họ”. Và Bác Sĩ đã không làm hồ sơ nhận giải thưởng trên. Nhiều nhà báo sau đó đến phỏng vấn Bác Sĩ và muốn biết vì lý do gì mà Bác Sĩ không nhận. Bác Sĩ trả lòi : “Nhiều năm sống và làm việc bên cạnh những người tu hành của dòng tu nầy mới biết họ có một lẽ sống đặc biệt. Họ chấp nhận cuộc sống khổ hạnh, tự nguyện làm những việc thiện một cách âm thầm để phục vụ những người bất hạnh. Họ không muốn những lời ca tụng, vì họ quan niệm chấp nhận sự ca tụng cũng có nghĩa là chấp nhận một tội ác”. Cuộc sống của họ tuân theo một nguyên tắc thật đơn giản : “bàn tay trái không được biết việc làm của bàn tay phải và ngược lại. Nhiều tấm gương của dòng tu nầy đã được nhiều bệnh nhân truyền tụng. Họ kể về một bà sơ Charles Antoine, nguyên là Giám Đốc trại, có lần đến thăm nơi ăn ở của bệnh nhân, thấy một hố xí bị tắc mà không ai dám dọn, Bà liền thọc tay xuống và moi từ dưới lên những mảnh giẻ mà họ đã vô ý vứt xuống.”

  1. SỰ NGHIỆP…. :

1/ Quỳnh Lập :

Quỳnh Lập là trại phong lớn nhất miền Bắc. Khoảng 2600 bệnh nhân đã sống trong những mái nhà tranh tre lụp xụp, nghèo nàn. Thời còn sinh viên, thực tập tại Quỳnh Lập, Bác Sĩ chia sẻ : “Có lẽ khởi nguồn tôi đến với các bệnh nhân phong là từ nỗi đau đớn tinh thần của họ, sự mặc cảm sâu sắc của họ trước sự kỳ thị ghê gớm của xã hội, và cả tấm lòng qúy người cách kỳ lạ của họ nữa… đã khiến tôi phải suy tư rất nhiều. ”

Bác Sĩ tiếp : “Ngày còn là sinh viên thực tập, tôi đã chứng kiến cảnh người đi khám bệnh, biết mình bị hủi là về nhà tự tử. Ngay cả ngành Y cũng đã làm cho người ta sợ vì những quy định kỳ cục : thư từ của bệnh nhân gởi ra ngoài phải được đóng dấu : “đã hấp chín”; có nơi ngưòi bệnh chỉ được nói chuyện với người thân qua một lớp kính chắn. Nơi tôi làm việc -Quỳnh Lập- nhân viên y tế làm ở khu vực riêng cách bệnh nhân mấy cây số !. Khắc phục một tâm lý sai lầm còn gay go hơn tìm ra cách chữa một căn bệnh. Việc làm đầu tiên của tôi để chống lại tâm lý ấy là tự động vào sống chung với bệnh nhân. Sau khi nhận trách nhiệm Giám Đốc tôi quyết định đưa khu làm việc vào sát khu bệnh; lấy một số bệnh nhân đã được khỏi, làm nhân viên”.

Trở lại Quỳnh Lập với chức Giám Đốc –lần nầy không còn có thể trốn vợ như truớc bởi đã 40 tuổi và là cha của ba người con – hai trai một gái. Sợ vợ ngăn cản, ông mặc cả rằng: “Cho anh đi 10 năm nữa, năm em 40 tuổi thì anh về Hà Nội”. Trở lại chỗ cũ, tất cả chỉ còn một đống tan hoang vì bom đạn đã tàn phá ngôi làng. Hơn 200 bệnh nhân chết, chỉ còn lại vài người trong những túp lều tranh lụp xụp. Không nhà cửa, nhiều người tìm về các hang núi sống như người rừng. Tất cả phải làm lại. Vừa xây nhà, ông vừa phải đi đến từng hang núi tìm và đem bệnh nhân về.

Qua tiếp xúc với họ Bác Sĩ Ngoạn hiểu thêm rằng người phong sống một cuộc đời đau đớn về thể xác và tinh thần, bị người đời và cả gia đình xa lánh. Những bệnh nhân khỏi bệnh nhưng không được xã hội đón nhận, Bác Sĩ bố trí việc làm cho họ và đấu tranh cho sự bình đẳng của họ.

2/Quy Hòa :

Có thể nói giờ đây không ai mà không biết đến tên tuổi của Bệnh Viện Hansen Qui Hòa–Qui Nhơn thuộc Hội Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, được thành lập từ năm 1929, Qui Hòa càng ngày phát triển và nhiều bệnh nhân từ xa xin đến được chữa trị. Bệnh Viện cũng đã đón tiếp những nhà thơ, những ca sĩ, tu sĩ, được chọn làm nơi quay những chuyện phim với những cảnh núi đồi biển cả hùng vĩ, thơ mộng.

Chấp nhận làm Giám Đốc bệnh viện mặc dù việc quản lý Bệnh viện gặp vô vàn khó khăn, Bác Sĩ Trần Hữu Ngoạn chấp nhận khoảng cách tình cảm giữa vợ chồng con cái, gia đình kéo dài thêm hằng ngàn cây số ! Bác Sĩ Ngoạn không có “mộng ước làm quan”, một đời chỉ mong sao góp phần giảm bớt nỗi đau, đem lại hạnh phúc cho người bệnh và nghiên cứu thực hiện những công trình khoa học cùng với Viện dịch tể Hà Nội nghiên cứu vi trùng qua kính hiển vi điện tử và hợp tác với các nhà khoa học Pháp, Hà Lan, Bỉ cùng nghiên cứu về bệnh phong.

Ngày nay với tiến bộ y học, người ta có thể chữa trị bệnh phong theo phương pháp đa hóa trị liệu, chứ không đơn thuần dùng DDS như trước đây. Ngay trong Quy Hoà, Bác Sĩ dành riêng một khu vực điều trị cho những người mắc bệnh mới vào, chữa cho khỏi rồi cho họ ra về với cộng đồng. Bác Sĩ thường đi Tây Nguyên giúp người bệnh có những kiến thức cần thiềt để có khả năng phát hiện bệnh sớm.

Nhân làm Giám Đốc Qui Hòa từ năm 1985 đến 2001, Bác Sĩ muốn biến khu bờ biển tuyệt đẹp này thành khu du lịch. Ông nghĩ điều nầy sẽ giúp quan niệm của ông là xoá bỏ dần sự ngăn cách giữa người bệnh và xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho nhân viên. Vì vậy phải làm lại con đường vào Qui Hòa lâu năm bị mưa lũ xói lở. Con đường dài 2.600m. Khi Bộ đồng ý đầu tư cho trại làm lại con đường đèo, nhiều chủ đầu tư đã đến xin ông cho họ làm theo hình thức khoán gọn công trình, trong đó ông được 12% giá trị công trình. 12% của con đường trị giá vài tỉ là món tiền không nhỏ. Cơ quan giao thông dự trù 700 triệu. Bác Sĩ Ngoạn nhờ người thiết kế và cho những người dân làng phong còn sức khoẻ thi công, vừa tạo vịêc làm, có thu nhập và quan trọng hơn, giúp người bệnh xóa bỏ mặc cảm. Cuối cùng chi phí chỉ lên 140 triệu ! Không được ăn thì đạp đổ: đơn kiện ông bay đi khắp nơi, vu cáo là ông không trong sáng trong vấn đề tiền bạc, ăn chặn tiền từ thiện, tha hoá về tư tưởng… Và một ngày kia … cũng chẵn 10 năm làm Giám Đốc, một lần nữa ông nhận quyết định thôi làm giám đốc vì “không đủ khả năng làm quản lý” …và nhận nhiệm vụ mới: chuyên viên của Vụ Điều Trị kiêm…tạp vụ.

Bác Sĩ đã nếm đủ vinh quang và cay đắng của cuộc đời, của một thể chế bất công, dành giựt quyền hành mà không sợ chà đạp trên danh tánh và lương tri của một con người. Hai lần làm Giám Đốc, hai lần bị cách chức không có lý do! Giữa hai làn bom đạn, Bác Sĩ Ngoạn được gọi về Hà Nội làm ở khoa Da Liễu Bệnh Viện Bạch Mai, và vẫn là Bác Sĩ điều trị phong.

3/ Biến cố 23 tháng 10.1984 tại Phú Khánh :

Đó là biến cố của lòng nhân ái, liên đới với bệnh nhân mà mình phục vụ đồng thời cũng là một biến cố khoa học dũng cảm của một con người yêu thương bệnh nhân thật sự. Vào ngày ấy Bác Sĩ Ngoạn có dịp ghé thăm bệnh Viện Da Liễu Nha Trang. Trong đó có vài giường chứa bệnh phong. Nhân viên y tế có thái độ kiêng kỵ, tách biệt rõ rệt với bệnh nhân, Bác Sĩ giải thích nhưng nhân viên không tin. Ông bèn nói : “Các cô cậu có muốn tớ tiêm trực tiếp trực khuẩn Hansen vào mình tớ không ?” – “Đuợc vậy thì thuyết phục chúng em ngàn lần hơn các tài liệu y khoa”. Cuộc thí nghiệm đựơc bắt đầu với sự chứng kiến của các giới chức khoa học, Giám Đốc Viện Pasteur Nha trang, Tiến Sĩ vi trùng học Nguyễn Thị Thế Trâm và nhiều Bác Sĩ chuyên khoa của Bệnh Viện. Lúc đó có hai bệnh nhân phong, thể ác tính, 25 và 12 tuổi. Bác Sĩ Ngoạn đã lấy 200 milligramme u phong ở dái tai của người bệnh, được sự kiểm tra phân chất của các nhà khoa học chuyên môn có mặt. Mầm bệnh được lấy từ những vết lở loét trên cơ thể bệnh nhân. Bệnh phẩm, sau khi được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý, lọc lấy phần “tinh túy” và kiểm tra có đủ trực khuẩn có thể gây bệnh. Như vậy Bác Sĩ Ngoạn đã đưa vào cơ thể mình hàng tỷ trực khuẩn bằng nhiều đường : nhỏ vào mũi, uống và tiêm vào hai khuỷu tay và hai dái tai là những nơi trực khuẩn nầy dễ phát triển. Dám làm điều đó chỉ vì tin vào mình, tin vào kiến thức của nhân loại và đồng thời cũng chứng minh là bệnh phong không lây nhiễm và qua đó đánh tan mặc cảm cho bệnh nhân và xích xã hội lại gần hơn với họ.

Với biến cố nầy Bác Sĩ Ngoạn đã chiếm lòng mọi người, đặc biệt các bệnh nhân phong.

4/Vụ Điều Trị của Bộ :

Về đây Bác Sĩ vẫn tiếp tục nghiên cứu và giúp đỡ bệnh nhân qua những lần đi đây đó trên quê hương tìm thăm bệnh nhân và xem cách điều trị hữu hiệu hơn nữa.

III….. VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ PHÚC ÂM :

1/ Một lòng yêu thương người phong hủi :

Những điều đã nói trên chắc chắn đã cho thấy lòng tận tụy yêu thương bệnh nhân phong hiếm có nơi CON NGƯỜI nầy. Nhưng tôi cũng không thể bỏ qua một sự việc khác, mà đối với chúng ta là những người Kitô hữu và Tu sĩ, không biết chúng ta đã làm được chưa ?

Trong cuộc đời bình thường, BS là một con người giản dị, lạc quan, rất biết cười và cười thoải mái, đặc biệt khi tôi chọc “quê”. Chị nhà cứ nói : “Không hiểu sao anh Ngoạn khi nào mà có Soeur Quỳnh Giao chọc ghẹo thì anh cười thoải mái và cười “hết mình”…!”. Một cô gái Hà Nội duyên dáng, dễ mến, là giáo viên cấp II, lấy một anh chàng Hà Thành như Bác Sĩ Ngoạn, mê nhạc, khôi hài, lạc quan, phúc hậu, là mẫu người mà vợ anh xưa kia hằng ao ước, mà bây giờ vẫn còn là thần tượng của chị… lại chấp nhận, vì người bệnh phong… để sống xa vợ con suốt một quãng đời dài !… Cuộc sống vợ chồng, được ở bên nhau là điều hết sức tự nhiên mà cũng khước từ để cống hiến cho tha nhân. Bác Sĩ sẵn sàng đến với thế giới phong hủi để chữa bệnh cho những người hằng tuyệt vọng…

2/Một tấm lòng thẳng thắn tìm về chân lý :

Vì tâm hồn trong sáng, nên khi gặp các Nữ Tu, Bác Sĩ qúy trọng và tín nhiệm “bởi họ sống trong sạch hết mình, không bon chen, lừa lọc…Tư tưởng vô thần và hữu thần ở đây không có nghĩa gì cả, cao nhất trong đạo lý làm người là yêu thương tận tụy đối với nhau …” Bác Sĩ trả lời khi bị vu khống là thiên về tôn giáo! …

Trong xã hội hiện thời, khi cuộc sống không còn chuẩn mực thước đo, khi nghĩa cử tốt đẹp còn hiếm, khi tiền là tất cả và giả dối lan tràn khắp phố phường, nghành nghề, ở mọi cấp bậc, khi người ta bịa đặt xấu xa để vu cáo nhau, lại dễ làm người ta tin hơn là nói thật những điều tốt đẹp… thì tìm được một viên ngọc qúy thật là vất vả. Và Bác Sĩ Ngoạn là mẫu người của lòng trong sáng, thẳn thắng, không ham danh lợi. Một tấm lòng như thế chỉ có thể hướng về chân lý, chuẩn bị đón nhận hồng ân của Sự Thật, của Chân lý, là chính Thiên Chúa.

3/ Một con người liêm chính, khiêm tốn và khắc khổ :

Mấy năm cuối cùng làm việc ở Vụ Điều Trị, ông sống lặng lẽ, hoàn thành công việc của một công chức liêm chính. Thời gian còn lại, ông cố gắng tập họp tư liệu để viết quyển sách : “Bệnh phong, lý thuyết và thực hành – Tóm Tắt” dày 600 trang được in tại nhà Xuất Bản Y Học.

Lần kia, trong một cuộc gặp mặt cuối năm giữa Bộ Trưởng Đỗ Nguyên Phương với anh em cơ quan Bộ, sau khi nhận bó hoa do công đoàn cơ quan tặng, Bộ Trưởng nói rằng, chính Bác Sĩ Ngoạn là người xứng đáng nhận bó hoa nầy. Lúc nầy nhiều người mới biết hai người cùng là bạn học ở Đại Học Y Hà Nội ! Đó cũng là lần duy nhất ông được “vua biết mặt, chúa biết tên !” Vì nguyện vọng của ông sau khi nghỉ hưu là làm tình nguyện viên y tế để giúp đồng bào dân tộc ít người ở các vùng nghèo nàn lạc hậu còn nhiều khó khăn về y tế, nên Bộ Trưởng Bộ Y tế đã viết ngày 28 tháng 9 năm 1998 : “…Tôi thật sự rất cảm kích và hoan nghênh tinh thần xung phong tình nguyện của anh. Cá nhân tôi cũng như tập thể lãnh đạo Bộ Y Tế luôn đánh giá cao công lao đóng góp của anh liên tục trong nhiều năm qua cũng như hiện nay đối với sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung… đối với công tác phòng chống và thanh toán bệnh phong nói riêng… là một nghĩa cử cao đẹp, là tấm gương rất đáng học tập…”. Suốt một cuộc đời, Bác Sĩ Ngoạn không hề nhận về cho mình một thành tích nào mà chỉ lẳng lặng đi tìm phục vụ người xấu số.

“Vị ẩn sĩ” liêm chính, khiêm tốn nầy cũng sống rất khắc khổ và ít nói. Ngồi trong xe đi công tác đây đó, đôi khi mở miệng chỉ để nói : “ai cần mở cửa sổ thì cứ mở, tôi chịu lạnh quen rồi”. Hành lý đi đường của ông lẹp xẹp dù mới đi Mỹ đi Pháp về. Đôi dép thì mòn gót, te tua. Ăn mặc đơn giản: có lẽ gia tài của ông không quá ba bộ áo quần. Được hỏi qua Mỹ hay Pháp có mua sắm gì cho mình không, Bác Sĩ trả lời : “Không, không sắm gì, chỉ xin đươc một lô quần áo cho khu điều trị. Mua cho vợ con vài món… Của ăn đường dài chỉ một ổ bánh mì khô, hoặc vài bánh biscuit !… Bác Sĩ nói : “Mình đã chuẩn bị sống thích nghi với hoàn cảnh khó khăn nhất. Mình có thể ăn thật ít, thật khổ, có khi nhịn cả ngày cũng được. Nếu bị bệnh thông thường mình không hề uống thuốc mà để bệnh tự hết. Mình không có nhu cầu gì lớn cho bản thân. Nếu không tập một sức đề kháng như vậy, không sống với bệnh nhân và đồng bào dân tộc được đâu”.

Không hút thuốc, không rượu chè café. Bia chỉ uống một lon khi cần. Do nếp sống khắc khổ bản thân của ông, đã gặp nhiều điều không mấy dễ chịu trong công việc. Có những người không thích cách sống khổ hạnh, liêm khiết của ông; không thích ông có vẻ như tán dương tinh thần làm việc tận tụy của các bà sơ “vì suốt đời cống hiến cho người bệnh, tới lúc chết vẫn không cho phép ai nhắc đến việc làm của mình”.

Đó là tác phong và y đức của một người thầy thuốc, quả là hiếm có trong thời buổi nầy.

  1. CHẶNG DỪNG CHÂN :

Tâm hồn màu mỡ ấy đã sẵn sàng để đón nhận hồng ân Thiên Chúa ban. Sau đây tôi chỉ xin kể lại sự kiện Bác Sĩ Ngoạn chọn Chúa làm lẽ sống.

Tuy rất có nhiều cảm tình với các chị em Phan Sinh phuc vụ tại Qui Hòa, nhưng Bác Sĩ chưa hề một lần nói lên ý nguyện “theo” Chúa của mình. Nghỉ hưu, Bác Sĩ vẫn tiếp tục đi đây đó giúp bệnh nhân phong và về lại sống với gia đình một nếp sống bình thường. Ba cháu, hai trai là Bác Sĩ với hai con dâu cũng Bác Sĩ và một gái, Kế Toán. Thời gian gần đây, bị bệnh, Bác Sĩ thường xuyên ở nhà hơn. Được vợ chăm sóc chu đáo và tận tụy hết mình…

Nhờ có dịp ra công tác tại Hà Nội, tôi lui tới thăm viếng Bác Sĩ, mang nặng trong tâm hồn một ước vọng dày vò, là làm sao cho Bác Sĩ Ngoạn nói lên lời ưng thuận “Theo Chúa”, rõ ràng, dứt khoát. Truớc đó tôi đã có vài giờ giáo lý cho Bác Sĩ và có dịp biếu tặng ông video về Đức Mẹ Lộ Đức và Thánh Phanxicô Assisi. Bác Sĩ đã bị ấn tượng nhiều, suy tư nhiều và càng trầm lặng hơn… Sau đó vài tháng, ra Hà Nội đến thăm Bác Sĩ, tôi vui mừng nhận thấy ở vách tường đối diện với cửa đi vào nhà, một bức tranh vừa quen thuộc vừa lạ kỳ. Quen thuộc vì vị thánh trong bức tranh ví tựa như Chúa Giêsu quỳ gối trong Vườn Cây Dầu. Kỳ lạ vì hình tượng vẽ lại là hình tượng của Thánh Phanxicô. Sau đó được biết là chính Thánh Phanxicô, một bức tranh mà Bác Sĩ rât thích được ai đó tặng và nói là Thánh Phanxicô Nghèo Khó”. Mình khổ nhiều vì bức tranh nầy, chị Quỳnh Giao có biết không? Các anh cán bộ vào nhà cứ hỏi hình nầy là ai ?… Sao không treo hình Bác Hồ nơi chính của căn nhà ?..

Một tháng trước khi đi Anh, tôi tự vạch cho chính mình một kế hoạch là khi đi công tác Hà Nội tôi sẽ dành một tuần và liên tiếp đến dạy giáo lý mỗi ngày cho Bác Sĩ. Từ thứ hai đến thứ năm hay thứ sáu, tôi muốn Bác Sĩ sẽ nói lên lời ưng thuận công khai đó với tôi. Tôi cầu nguyện nhiều. Tôi vẫn hiểu một người tự trong thâm tâm muốn theo Chúa đã là người “công giáo”, là người “có đạo” rồi. Nhưng sao tôi vẫn mơ uớc thấy Bác Sĩ đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy và mang tên Phanxicô.

Mỗi lần bắt đầu giờ giáo lý, tôi thường hỏi han sức khoẻ và ngày sống của hai ông bà, sau đó là một giờ giáo lý. Bác Sĩ lắng nghe chăm chú, thỉnh thỏang hỏi đôi câu. Đến ngày thứ năm vẫn không thấy gì, thứ bảy tôi phải bay về HCM. Sáng thứ sáu đó, tôi đến, lòng thổn thức âm thầm… Lần nầy, ngồi xuống, Bác Sĩ không để cho tôi nói truớc, ông làm một mạch không ngừng –người vốn ít nói- : “Tôi muốn được nhận lãnh bí tích thanh tẩy. Một ngày lễ của Đức Mẹ… Sớm nhất…v. v…”. Tôi hỏi : “Vậy Chị có đồng ý không ?” –“Không chịu tôi cũng làm ! Nhưng nhà tôi từ trước vẫn để tôi tự do trong việc nầy. Bà thì theo Phật rồi đó. Chúng tôi không vô thần đâu!” Sau khi kê ra danh sách các ngày lễ của Đức Mẹ, và được giải thích, Bác Sĩ và tôi ưng thuận chọn ngày 8.12.2003. Sau đó vì Bác Sĩ có chút vấn đề sức khoẻ nên chúng tôi dời lại vào ngày 1 tháng Giêng 2004, lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Bác Sĩ muốn làm nghi thức tại Qui Hòa để “thanh tẩy những vết nhơ ô uế mà một số người đã gây ra trên đất thánh nầy… và hôm đó tôi sẽ đứng ra công khai tuyên xưng đức tin của mình truớc các thành phần của cơ quan và bệnh viện”. Đức TGM Hà Nội được biết tin, đề nghị để Ngài chủ sự trao ban bí tích và chủ tọa Thánh Lễ. Năm đó là năm Truyền Giáo. Bác Sĩ vui mừng ra mặt vì Ngài đã đến viếng thăm Bác Sĩ hai lần, dịp Noel và Phục Sinh, rồi còn chụp hình với Bác Sĩ, điều này làm Bác Sĩ hãnh diện và khoe với mọi người.

Biến cố vĩ đại nầy mà tôi đang sống và chứng kiến lúc bấy giờ có quá nhiều điều vui đến từ quá nhiều điểm mà lòng tôi uớc mơ ôm ấp từ những tháng qua. Lẽ nào niềm vui lớn lao nầy mà Thiên Chúa trao ban, lại được hưởng dễ dàng như vậy mà không một chút hy sinh, không chút phó thác vào quyền năng của Ngài sao ? Ngài mời gọi ai đây phải dâng hiến, dâng hiến trong tin tưởng, trong âm thầm khiêm tốn như chính cuộc đời đã được sống và Ngài xin một không gian thóang, rộng, để thể hiện Ý của Ngài theo cách thức riêng của mình? Cả hai, chúng tôi chờ ngày vui lớn của Đại Gia Đình Giáo Hội….

Một ngày nọ, chị Madeleine Nguyễn Thị Triệu, cựu Giám Tỉnh của chúng tôi gọi tôi và thông báo cho biết là tôi phải ra Hà Nội ngay “Vì chỉ có em mới ngăn đươc Bác Sĩ. Bác Sĩ không chịu nghe ai cả, chị Yến qùy lạy xin em đó !…”. Thì ra có biến cố đã xảy ra vì “ước muốn nầy”.

Không hiểu làm sao “người khác” lại biết rõ chuyện nầy, để khi người con gái sau thời gian nghỉ phép vì sanh nở đi làm lại, thì Bác Sĩ Giám Đốc “đề nghị cho nghỉ tiếp, cứ nghỉ dài dài…”. Sau nhiều lần trao đổi, cô ta đươc hỏi “Có phải bố sắp theo đạo phải không ?”. Người con cả là Bác Sĩ, trước đây được du học tại Mỹ chăm lo học hành nên lần nầy được đi tiếp để trình luận án cũng gặp khó khăn rằng : “Gia đình cháu có Bác Sĩ nhiều mà chưa ai đóng góp gì cho đất nước. Cháu nên vào Đảng để có cơ hội đóng góp nhiều hơn”… và nhiều chuyện khác nữa…

Phần Bác Sĩ Ngoạn vẫn một mực giữ ý định không thay đổi. Bạn bè, các Linh mục, các Soeurs góp ý nên nhường bước để vợ con không bị ảnh hưởng gì. ĐTGM/Hà Nội cũng khuyên lơn, nhưng Bác Sĩ nghĩ “tôi không có gì để mất… Tôi chỉ được thêm thôi !…”. Chị Yến thì lạy lục xin tôi góp ý với Bác Sĩ, – dù tôi cũng đã phải buộc lòng đi ngược lại với ước nguyện ban đầu của mình – Bác Sĩ trầm ngâm một hồi và nói : “Soeur đề nghị làm tại CĐ của Soeur tại Nam Định …. như thế có vẻ lén lút. Mà đây không có gì phải lén lút cả !”. Chị Yến lại nài nỉ thảm thương với tôi : “Một đời em đã làm theo ý anh. Em và con đã không sợ gì cả để cho anh đi con đường đúng đắn của anh. Nhưng giờ đây đụng đến tương lai con cái, em xin chị nói với anh… Mai nầy êm xuôi, anh sẽ thể hiện ý nguyện của anh và lòng em vẫn hòan toàn toại nguyện”… Bác Sĩ đã miễn cưỡng chấp nhận lùi lại ngày trọng đại đó.

Và tôi đã từ giã Bác Sĩ và gia đình, tạm vắng trong một thời gian xa quê hương. Từ xa, tôi nhận được tin, ngày kia, Bác Sĩ Trần Hũu Ngoạn đã nhận lãnh bí tích thanh tẩy từ một người âm thầm trao ban hồng ân lớn lao và được làm Con Thiên Chúa và Giáo Hội Ngài. Buồn hay vui lúc đó? Tôi chỉ biết là mình cảm thấy rất tiếc vì lời tuyên xưng ngôn sứ bị chặn đứng bởi sự hời hợt vội vã của một hình thức bên ngoài mà ta thường quá lưu tâm, thay vì đi sâu vào chiều kích ngôn sứ và có tính Giáo hội của một Bí Tích như Bí Tích Thanh Tẩy: tuyên xưng đức tin của một người vào một Con Người, nói lên cho mọi người biết mình chọn Con Người ấy vì mình tin tưởng phó thác đời mình cho Người đó. Và việc làm nầy được Giáo Hội chứng giám, phê chuẩn và chấp nhận. Còn niềm vui nào hơn niềm vui được làm Con Thiên Chúa và được Giáo Hội nuôi dưỡng, đón nhận. Và vì vậy, sự kiện nầy đáng ra phải được công khai và công nhận…

Giờ đây, với cuộc sống bệnh tật, có thời gian gẫm suy và lặng tĩnh bên cạnh người vợ tuyệt vời, kiên nhẫn và yêu thương chăm sóc, Bác Sĩ Ngoạn cảm thấy tâm hồn thanh thản nhiều lắm, vẫn còn cười đùa mỗi khi tôi đến, nhưng “vẫn tiếc nuối cái gì đó …làm lòng chưa hoàn toàn được toại nguyện”. “Cái gì đó”  phải chăng là vai trò Ngôn Sứ mà mỗi người tín hữu có nhiệm vụ thể hiện ?

Khi còn trò chuyện đuợc, tôi có lần hỏi Bác Sĩ, nếu muốn truyền đạt điều gì đó thiết yếu mà Bác Sĩ tâm niệm nhất, thì Hà Nội sẽ nói điều gì ? Bác Sĩ trả lời : “Hãy đến với những người không ai đến, hãy cho những người không ai cho. Hình như đó là một câu trong Kinh Thánh. ”

Một cuộc đời dày đặc yêu thương, nghiêm khắc với chính mình và biết cười… tươi, hoàn toàn thoải mái với những câu nghịch ngợm khôi hài của người khác, đặc biệt khi bị chọc quê. Một cuộc đời cho đi mà không tính toán, không tìm lợi danh… Hình như đó là cuộc sống mà Thầy Chí Thánh ước muốn cho môn đệ mình.

Trần Thị Quỳnh Giao – FMM.

TẠ PHONG TẦN: THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN VỚI TÔI NHƯ THẾ NÀO?

TẠ PHONG TẦN: THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN VỚI TÔI NHƯ THẾ NÀO?

Posted on 10/01/2016

Tạ Phong Tần 

Năm tôi học lớp 9, tình cờ có lần tôi mượn được một quyển sách dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt ở thư viện tỉnh Bạc Liêu và đọc nó với tất cả sự tò mò của tuổi trẻ.  Sách dày khoảng 300 trang, bìa mỏng màu xanh biển, ruột giấy rơm vàng khè, chữ đen mờ mờ (giống như tất cả những sách in thời đó), tên sách là gì thì tôi đã quên bẵng từ lâu, nhưng nội dung thì tôi nhớ, “ấn tượng” là đàng khác. Trong đó, tác giả (xin cứ cho là vậy, bởi lẽ sách dịch, nên nội dung tiếng Việt là của chính tác giả viết ra hay của người dịch thì còn phải xem lại) mô tả cuộc đời Chúa Yêsu bằng cách trích dẫn từng đoạn, từng đoạn Thánh Kinh (sau nầy tôi mới biết đó là Tin Mừng) rồi diễn giải theo kiểu Yêsu là một kẻ lười biếng, khôn vặt, láu cá, hèn nhát, có chút khả năng về tâm lý quần chúng, dùng lời nói lừa bịp quần chúng để kiếm cơm, kiếm tiền. Tất nhiên, lúc đó tôi không biết gì về một người tên là Yêsu “tự xưng con Thiên Chúa” và một đứa nhỏ như tôi càng không đủ trình độ lý luận lẫn kiến thức để nhận biết sách viết đúng hay sai. Và tôi đã tin những điều trong sách này.

Cuối năm lớp 9, chương trình môn Văn, học sinh được học tác phẩm Bão Biển của Chu Văn. Tác phẩm lại dựng lên hình ảnh các linh mục, tu sĩ là những người có tâm hồn dị dạng, lạnh lùng và thâm độc, còn giáo dân là những người nhà quê ii1t học rất dễ sai khiến “bảo sao nghe vậy”, mở miệng ra là cứ kêu lên câu “Giê-su-ma.”Những người Công giáo ở quê tôi sống biệt lập, các sinh hoạt tôn giáo tách khỏi đời sống dân cư. Người không Công giáo khinh thường người Công giáo là không khoa học, mê tín, quái đản; còn người Công giáo khinh khỉnh với người không Công giáo là một lũ vô thần, không có linh hồn đáng tởm.

Có câu chuyện được kể truyền miệng như vầy: Đứa trẻ Công giáo nói: “Chúa ở khắp mọi nơi”. Đứa không Công giáo hỏi vặn lại: “Chúa ở khắp mọi nơi. Vậy Chúa của mầy có ở dưới gầm giường không?”. Vậy là nhảy xổ vào đánh nhau chí chóe. Lũ trẻ con cứ vậy mà hầm hè nhau suốt.

“Vật chất là nguồn gốc của ý thức”, đứa trẻ nào đi học cũng được nhà trường nhồi nhét như thế cả. Suốt một thời gian dài, tôi đã cho rằng khoa học mới là thứ đáng tôn thờ.

Khỏang năm 1998-1999, đơn vị tôi nhận điều tra vụ án “Truyền đạo trái phép” do nhóm các đệ tử của bà Thanh Hải Vô Thượng Sư thực hiện. Lúc này, tôi đang công tác tại Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An tỉnh Bạc Liêu. Có khoảng 7 người bị bắt giam, và chúng tôi có nhiệm vụ phải hỏi cung, ghi lời khai, lập hồ sơ đề nghị truy tố những người ấy ra Tòa. Trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ rằng họ là những kẻ kém văn hóa, cuồng tín và bị người khác dụ dỗ trục lợi. Nhưng khi tiếp xúc, làm việc với họ, tôi bỗng nhận ra một điều: Trong khi các cán bộ điều tra bực tức,nóng nảy gọi họ là “những kẻ cuồng tín ngoan cố” thì các bị can lại bình thản, an nhiên, vui vẻ vì có thể…hy sinh thân mình làm sáng danh đạo của họ.

Thời đó, “án tại hồ sơ” được coi là chuyện bình thường. Về mặt quản lý nhà nước, có thể coi như chúng tôi là người có quyền quyết định số phận của họ, chúng tôi đứng trên họ, án tù của họ bị tuyên dài hay ngắn phụ thuộc vào hồ sơ điều tra của chúng tôi. Tuy nhiên, họ không khúm núm, van xin chúng tôi như những kẻ trộm cắp, cướp giật hay buôn bán phụ nữ…mà tôi đã từng làm việc. Tôi bỗng nhận ra một điều, tôi là kẻ chiến bại chứ không phải các bị can đang ngồi trước mặt tôi. Tôi cảm thấy mình thất bại thê thảm vì tôi không thể đem cái kiến thức khoa học lẫn pháp luật (mà tôi vốn vẫn tự hào hơn hẳn người đồng sự) thuyết phục họ chấp nhận rằng họ mê tín vớ vẩn. Tôi thua họ vì họ thản nhiên, tự hào, vui vẻ chấp nhận “cái gông” chúng tôi tròng vào cổ họ. Bởi đâu mà họ có được sức mạnh đó? Phải chăng là niềm tin mãnh liệt vào cái tôn giáo của họ?

Thời gian trôi đi, tôi chuyển ngành làm công tác quản lý du lịch thì chuyện vụ án Thanh Hải Vô Thượng Sư kia tôi cũng quên lãng. Nhưng cũng chính thời gian làm quản lý du lịch, phải tự học những tài liệu khoa học về di tích lịch sử, các cơ sở thờ tự đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, văn hóa tín ngưỡng…để làm hướng dẫn viên chuyên dẫn các đoàn khách báo chí, cán bộ nơi khác đến tham quan thì tôi lại có dịp quay về tìm hiểu sâu hơn về thế giới tâm linh của con người.

Không biết từ bao giờ, các cơ quan nhà nước tỉnh tôi có tâm lý ngán ngại cảnh báo chí, và các đoàn cán bộ ở trên xuống, nói chuyện với báo chí sợ họ “bắt giò” đưa lên báo. Sếp bự nhất cơ quan tôi (xin nói rõ ông nầy là một người tốt) nói rằng tôi có trình độ pháp luật lẫn chính trị, đi với cánh báo chí đỡ “nói hớ” nên không phải lo “cơ quan ta” bị “vạch áo trên báo”. Âu cũng là một chữ “duyên”.

Mấy năm sau, sự kiện giáo dân Hà Nội cầu nguyện suốt 9 tháng trời ở khu đất Tòa Khâm sứ làm cho những ai thờ ơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Những người cầu nguyện đó là ai? Cầu nguyện như thế nào? Cầu nguyện thì được cái gì và thiệt hại cái gì? Tại sao họ lại làm như vậy?…

Tự mình đặt câu hỏi, và tìm hiểu, tôi mới biết những giáo dân ấy không phải là các mụ nhà quê mê tín, dễ bảo như được mô tả trong “Bão Biển”, có rất nhiều người tham gia là thành phần trung lưu, trí thức. Họ im lặng và đọc kinh, hát thánh ca ở khu đất mà trước đây chính là “nhà của Chúa”. Tham gia cầu nguyện, họ bị mất thời gian, mất việc làm, mất thu nhập, đau ốm khi thời tiết bất lợi, và bị đánh đập dã man…chớ không hề được… lãnh lương. Cả một đám đông chấp nhận thiệt hại vật chất chỉ để bảo vệ điều mà họ cho là đúng, là bảo vệ công lý, bảo vệ tài sản hợp pháp của Giáo Hội. Chỉ có niềm tin, tình yêu thương trong sáng không vụ lợi mới đủ sức giữ chân từng ấy con người kiên nhẫn đem thân thể phàm tục của mình thi gan cùng mưa nắng.

Một người bạn của tôi ở nước ngoài nói: “Trong chữ nghĩa thánh hiền “đạo” tức là “đường” bất kể là Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, Hồi giáo. Con người ai cũng phải đi theo một con đường nào đó, người không có đạo cũng như không đi theo con đường, tất đâm quàng vào bụi rậm”. Chân lý thực đơn giản, vậy mà phải mất mấy chục năm mới có người nói cho tôi nghe.

May mắn thay, sau đó Văn Phòng Luật Sư (VPLS) nơi tôi làm việc nhận bào chữa cho 8 giáo dân Thái Hà bị nhà cầm quyền Hà Nội truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” và “Hủy hoại tài sản”. Cáo trạng buộc rằng các bị cáo đã “hành lễ trái phép”. Các bị cáo phản bác rằng họ chỉ “cầu nguyện” chớ không “hành lễ”. Lục tìm trong toàn bộ các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành tôi không tìm thấy văn bản nào có khái niệm “cầu nguyện” và “hành lễ”, hình như chính những người thảo ra văn bản pháp luật cũng không phân biệt được hai khái niệm này. Tất nhiên muốn bác bỏ khái niệm của cáo trạng, tôi phải tìm hiểu sự khác biệt nhau giữa “cầu nguyện” và “hành lễ”, ai có quyền “cầu nguyện” và ai có quyền “hành Lễ”.

Trong đời tôi đã vài lần đến nhà thờ với tư cách bàng quan, dạo chơi theo đuôi người khác, khi cần thiết tôi lại không nhớ ra địa chỉ của nhà thờ ấy ở chỗ nào. Để làm sáng tỏ vấn đề, nơi tôi nghĩ đến trước nhất là nhà thờ Kỳ Đồng, vì có lần tôi thấy thông tin trên mạng nhà thờ nầy tổ chức hiệp thông cầu nguyện với giáo xứ Thái Hà. Một buổi sáng, lên mạng tìm địa chỉ xong, tôi dắt xe máy ra, từ Gò Vấp chạy đi một mach mờ ớ, không biết đường Kỳ Đồng nằm ở hướng nào, cứ thế đi đại tới thôi. Thấy người ta đi thì tôi đi, thấy người ta đứng thì tôi đứng, thấy người ta quẹo thì tôi quẹo, trong bụng nghĩ: “Chạy lộn thì chạy lại, lo gì, ngồi xe chớ có phải đi bộ đâu mà sợ mệt”. Không ngờ chạy bon bon một hồi, tôi bỗng thấy lù lù trước mặt mình cái bảng hiệu tên đường Kỳ Đồng và tấm bảng to tướng Giáo Xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp đập ngay vào mặt mình. Mừng quá, tôi bèn lùi ngay vào.

Sau vài lần tiếp xúc với các linh mục và được giảng giải tận tình, tôi thầm tiếc tại sao đến bây giờ tôi mới được biết những người này. Các linh mục, tu sĩ không có khả năng ban cho ai quyền lực, danh vọng, địa vị, tiền bạc… nhưng có thể rộng rãi ban phát cho những con người bất hạnh đang bị xã hội vô tình chà đạp những thứ mà có quyền lực, danh vọng, địa vị, tiền bạc cũng không thể mua được. Đó là tình thương và sư tôn trọng phẩm giá con người. Trong lúc cao hứng, tôi đã trình bày với quý Cha tôi muốn học giáo lý để theo Chúa Yêsu.

Ngày đầu tiên đi học giáo lý, sắp đến giờ học thì bỗng đổ trận mưa tối trời tối đất, làm tôi hết muốn đi học. Bệnh làm biếng nổi lên, nhưng đã lỡ nói là đi học rồi, mình là người lớn (chẳng những lớn mà còn hơi già nữa) nói không giữ lời thì kỳ lắm, ai còn coi mình ra gì, phải có “lý do chính đáng” để trốn học chớ. Tôi ra đứng ngoài sân ngước nhìn lên bầu trời u ám đang đổ nước xuống xối xả, chống nạnh hai quai nói to với lên: “Mưa gì mà vô duyên, bộ không biết bữa nay bản tại hạ đi học giáo lý sao? Đúng 4 giờ kém 10 mà không nắng thì nghỉ học”, rồi vô nhà ngồi xem ti-vi tiếp. Không ngờ, đúng 4 giờ kém 10 thì trời quang mây tạnh, nắng chói chang. “Ý trời! Hồi nãy nói chơi vậy, bộ “ở trên” nghe được hay sao dị? Sợ quá!” Bèn lếch thếch dắt xe ra đi học.

Có học rồi, tôi mới biết Tân Ước. Hóa ra ngoài phần Tin Mừng có có phần Công Vụ Tông Đồ và những cuốn khác, mà theo ý tôi thì các phần sau quan trọng chẳng kém gì phần trước, thậm chí nhờ phần sau mà đánh bại được cái kiểu suy diễn bậy bạ, vớ vẩn như kiểu quyển sách dịch tôi đọc hồi nhỏ. Một người có hơn 20 năm bị nhồi nhét vào đầu tư tưởng “chủ nghĩa duy vật biện chứng” tôn sung vật chất, quen với lập luận “Yêsu là kẻ lừa đảo” đâu dễ gì một sớm một chiều gột rửa cái tư tưởng ấy. Ngay cả Chúa Yêsu mà có xuất hiện trước mặt, có thể tôi cũng giống như ông Tôma, ccoi người như một kiểu David Copperfield (“ông vua” ảo thuật) mà thôi. Thánh Phaolô chứ không phải ai khác, là người làm thay đổi và rung động tâm hồn những kẻ cứng lòng không tin Chúa. Tôi “tâm phục khẩu phục” tin rằng Chúa Yêsu thật sáng suốt khi Người chọn ông Saolô (tức Phaolô) làm người truyền giáo cho mình.

Trong nhà sách Đức Mẹ (nhà thờ Kỳ Đồng), tôi thấy có bức tượng Thánh Phao lô cao chừng 1 mét. Tôi rất thich bức tượng này. Tượng khắc họa hình ảnh một người đàn ông nước ngoài đứng tuổi, dáng người ốm, gò má hơi cao, tóc đen quăn thả dài xuống vai, nét mặt khắc khổ, mình mặc y phục kiểu cổ La Mã thường thấy trong phim. Điểm nổi bật ở bức tượng này (và khác hoàn toàn với tất cả những bức tượng Thánh khác) là tay trái Thánh Phaolô cầm một thanh gươm tuốt trần, mũi gươm chúc xuống chân; tay phải nâng cao ngang ngực quyển Kinh Thánh đang mở ra. Tượng các Thánh tay cầm quyển Kinh Thánh là bình thường, chỉ duy nhất mỗi một mình tượng Thánh Phaolô là có kèm gươm thôi. Thanh gươm trong tay ông Pharisêu trẻ Saolô đã một thời, mỗi khi vung lên là con chiên của Chúa phải đầu rơi máu chảy, giờ đây nó đã chúc mũi xuống đất khi ông Saolô trở thành ông Phaolô dâng hiến cả cuộc đời cho mục đích vinh danh Thiên Chúa. Nhưng ông Phaolô vẫn giữ thanh gươm bên mình tượng trưng cho tinh thần mạnh mẽ, quyết liệt đấu tranh và hy sinh cho sự nghiệp rao giảng Tin Mừng.

Cảm ơn hồng ân Chúa Yêsu, bằng những phép lạ gần như tình cờ, và thông qua hình ảnh Thánh Phaolô, đã đến và dẫn dắt tôi đến bên Người.

Tạ Phong Tần

(Trích sách “Hành Trình Đức Tin”, trang. 39-45 do Nguyễn Đức Tuyên thực hiện, phát hành 2014