THIÊN ĐÀNG VÀ HOẢ NGỤC – Cao Gia An, S.J. 

Cao Gia An, S.J. 

Câu hỏi Con nghe người ta nói là năm 1999 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã từng tuyên bố: Thiên Đàng không ở trên chín tầng mây, hoả ngục cũng không ở trong lòng đất. Nếu thế, không lẽ Đức Cố Giáo Hoàng đi ngược lại với Giáo Lý Công Giáo? Hơn nữa, còn mâu thuẫn với bí mật thứ nhất Fatima khi ba trẻ được Đức Mẹ cho thấy hoả ngục dưới lòng đất? 

******

Câu hỏi này sẽ được trả lời theo hai bước. Thứ nhất, thay vì nghe “người ta nói”, chúng ta thử lục lại xem thật sự Đức Cố Giáo Hoàng đã nói gì. Tiếp đó, chúng ta sẽ cùng phân tích chính những điều Đức Cố Giáo Hoàng đã nói, để xem liệu có thật những điều Ngài nói đi ngược với Giáo Lý Công Giáo (GLCG) hay ngược với bí mật thứ nhất của Fatima không nhé! Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói gì? Điều mà bạn “nghe người ta nói” có vẻ như có liên hệ đến hai bài nói chuyện của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong buổi tiếp kiến khách hành hương tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào hai ngày Thứ Tư cuối tháng 7 năm 1999. Đức Cố Giáo Hoàng đã dựa trên nền tảng Kinh Thánh và các suy tư thần học để quảng diễn về ý nghĩa của Thiên Đàng và Hoả Ngục. Có thể tìm đọc hai bài này ở trang web chính thức của Vatican.

Đây là link của bài nói chuyện ngày 21 tháng 7: http://w2.vatican.va/content/johnpaul-ii/en/audiences/1999/documents/hf_jp-ii_aud_21071999.html.

Có thể tạm tóm lược điều Ngài nói như sau: Được làm người, con người nào cũng có một cùng đích tối hậu là được thông hiệp trọn vẹn với Thiên Chúa Ba Ngôi. Sự thông hiệp trọn vẹn này được gọi là “Thiên Đàng”. Tư tưởng này được Đức Cố Giáo Hoàng trích từ sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo:

“Thiên Đàng là cùng đích tối hậu và là thành toàn của khát vọng sâu thẳm nhất trong mọi trái tim con người, là tình trạng hạnh phúc tối cao và viên mãn” (GLCG, số 1024). Đức Giáo Hoàng còn quãng diễn rằng: Theo dòng văn chương Kinh Thánh, Thiên Đàng là một lối nói ẩn dụ để chỉ về “nơi” Thiên Chúa ngự. Nhưng nơi ấy không được hiểu theo nghĩa không gian địa lý. Ngài lại trích dẫn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo: “Thiên Đàng là cộng đoàn của tất cả những ai hoàn toàn được tháp nhập trong Đức Kitô, được hưởng nhờ Ơn Cứu Độ từ Đức Kitô” (GLCG, số 1026).

Như thế, Thiên Đàng không phải là một khái niệm trừu tượng nay một nơi chốn địa lý nào đó trên chín tầng mây, nhưng là một mối tương quan sống động và cá vị với chính Ba Ngôi Thiên Chúa.

Còn đây là link của bài nói chuyện ngày 28 tháng 7 http://w2.vatican.va/content/johnpaul-ii/en/audiences/1999/documents/hf_jp-ii_aud_28071999.html.

Có thể tạm tóm lược điều Ngài nói như sau: Hoả ngục là nơi dành cho những người chủ ý từ khước tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa, tự tách mình ra khỏi sự kết hiệp hạnh phúc với Người. Đây là điều mà Giáo Hội gọi là “sự kết án đời đời”, là hoả ngục. Đức Cố Giáo Hoàng lại trích dẫn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo: “Chết trong tình trạng còn mang tội trọng, lại từ chối hoán cải và từ chối chấp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, đồng nghĩa với việc tự do chọn xa cách Thiên Chúa mãi mãi.

Tình trạng tự mình loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa như thế được gọi là hoả ngục” (CLCG, số 1033).

Như thế, hoả ngục không phải là một hình phạt do Thiên Chúa áp đặt trên con người, nhưng là hậu quả tất yếu của lựa chọn tự do của con người khi phạm tội và tự cách ly mình khỏi Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của mọi niềm vui và hạnh phúc. Như vậy, hoả ngục không phải là một nơi nào đó dưới lòng đất, nhưng là tình trạng của những người chọn lựa từ chối tình yêu và lòng thương xót của Chúa, thậm chí trong chính giây phút cuối cùng của đời mình. Điều Đức Cố Giáo Hoàng nói có đi ngược với GLCG? Bạn thấy đấy, trong cải hai bài nói chuyện, để quãng diễn về hình ảnh Thiên Đàng và hoả ngục, Đức Cố Giáo Hoàng đều dựa trên nền tảng Kinh Thánh và những suy tư thần học. Đặc biệt, Ngài minh nhiên trích dẫn GLCG. Vậy, nếu dựa vào chính điều Đức Cố Giáo Hoàng đã nói, liệu bạn có thể kết luận rằng Ngài đi ngược với GLCG không? Thiên Đàng không ở trên chín tầng mây, theo nghĩa như là một nơi chốn địa lý cụ thể nào đó cách xa khỏi trần gian này. Ấy là một tuyên bố đúng đắn. Não trạng bình dân hay nghĩ về Thiên Đàng như một nơi chốn trên trời cao. Nhưng đó là lối nói ẩn dụ, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen được. Có bao giờ bạn nghe nói về những Thiên Đàng tại thế không? Ấy là những thời khắc mà người ta được sống trong tâm trạng bình an, hoan lạc, hạnh phúc, chẳng hạn như khi người ta cảm nghiệm được sự kết hợp ngọt ngào với Thiên Chúa trong cử hành Thánh Lễ, được kết hợp với Chúa qua Bí Tích Thánh Thể, cảm nghiệm được sự an ủi thiêng liêng của Ngài, cảm nghiệm được sự hiện diện gần gũi và thân mật của Ngài. Đó có thể chỉ là những giây phút ngắn ngủi. Nhưng trong những giây phút ấy, có thể nói rằng con người được cảm nếm Thiên Đàng tại thế rồi. Cũng vậy, Hoả Ngục dưới lòng đất cũng chỉ là một lối nói ẩn dụ dân gian. Sự phát triển của khoa học ngày nay cho thấy trong lòng đất làm gì có một nơi chốn gọi là Hoả Ngục. Thật ra, đâu cần phải xuống tận sâu lòng đất với những lò lửa cháy hừng hực thì mới gọi là hoả ngục.

Trong cuộc sống thường ngày, đâu hiếm những trường hợp cuộc sống của người ta trở thành Hoả Ngục. Chẳng phải bạn vẫn từng nghe “cuộc sống như địa ngục” đấy sao? Đó không phải là một nơi chốn cụ thể, nhưng là một tình trạng, một cảnh huống bi thảm và đau khổ. Cuối cùng, cần thấy rằng điều Đức Cố Giáo Hoàng nói hoàn toàn không có gì trái ngược với điều được gọi là “bí mật thứ nhất của Fatima”, như được kể lại trong nhật ký của nữ tu Lucia dos Santos. Để hiểu thấu đáo hơn về bí mật Fatima, có lẽ bạn nên đọc lại văn kiện chính thức của Giáo Hội, với sự trích dẫn nguyên văn và bút tích của sơ Lucia dos Santos. Bạn có thể tìm đọc ở đây:

https://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_ 20000626_message-fatima_en.html

Theo đó, điều được gọi là “bí mật” thật ra là một thị kiến về Hoả Ngục. Sơ Lucia dos Santos đã viết lại trong nhật ký của mình kinh nghiệm về Hoả Ngục bằng ngôn ngữ của thị kiến. Chúng ta biết rằng, những người có thị kiến là những người được cho thấy về những điều vốn vượt quá sức hiểu biết và khả năng diễn đạt của con người. Bởi thế, để diễn tả về thị kiến, những hình ảnh ẩn dụ dân gian thường được sử dụng. Sơ Lucia đã mô tả hình ảnh kinh sợ của Hoả Ngục như là một biển lửa có vẻ như ở dưới lòng đất. Đây hoàn toàn không phải là một Mạc Khải về đức tin nhằm khẳng định rằng Hoả Ngục là một nơi ở dưới lòng đất. Hình ảnh “biển lửa”, “có vẻ như ở dưới lòng đất”, “tiếng than khóc rên la”… là những hình ảnh ẩn dụ mà con người có thể hiểu được, để nói về những đau khổ khốn cùng không cách nào diễn đạt trọn vẹn của Hoả Ngục, tình trạng của những người tội nhân bị vĩnh viễn kết án xa rời Thiên Chúa.

Hơn nữa, sứ điệp chính của thị kiến này cũng không chỉ dừng lại ở việc mô tả Hoả Ngục mà là lời kêu gọi việc sùng kính Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, như là một sứ mạng cầu nguyện được gởi đến cho mọi người, nhằm xin ơn cứu rỗi cho những linh hồn đang khổ đau vì tình trạng bị lìa xa Thiên Chúa.

Thay lời kết Trước khi kết thúc, chúng ta thử phân tích thêm một chút về cách đặt câu hỏi của bạn nhé. Bạn khởi đầu câu hỏi của mình bằng cụm từ “con nghe người ta nói”. Đây là cách đặt câu hỏi thường thấy trong giới trẻ ngày nay. Chúng ta thường bắt đầu câu hỏi của mình bằng những thông tin “nghe người ta nói”. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mở ra cho chúng ta một thế giới bao la. Thật tốt khi chúng ta chịu khó đọc, chịu khó lượm lặt thông tin về Giáo Hội và về đức tin, chịu khó “nghe người ta nói”… Nhưng bạn biết không, cái biết từ việc nghe người ta nói là một cái biết rất đại khái. Trong cuộc sống thường ngày, có nhiều điều chúng ta “nghe người ta nói”, nhưng đâu phải điều gì người ta nói cũng đều đúng, phải không? Một người cẩn trọng là người phải tìm cách kiểm chứng rõ ràng điều mình “nghe người ta nói”, trước khi đặt niềm tin vào đó và dựa vào đó để suy diễn thêm. Trong câu hỏi của mình, bạn đã không thật sự dựa vào điều Đức Giáo Hoàng nói, chỉ dựa vào điều “người ta nói” rằng Đức Cố Giáo Hoàng đã nói. Giả như “người ta” ở đây là những người có ác ý, muốn công kích Đức Cố Giáo Hoàng, thì sao nhỉ? Nếu người ta nói theo hướng cắt xén và lèo lái lời của Ngài để tấn công Ngài, thì sao nhỉ? Liệu có phải cái phản ứng của bạn cũng đang bị người ta lèo lái và định hướng không? Như thế, cái lạ của bạn nằm ở chỗ này: khởi đi từ một điều “nghe người ta nói” chưa được kiểm chứng rõ ràng, bạn lại có xu hướng đi đến một kết luận đầy tính nghi nan: liệu Đức Cố Giáo Hoàng có đi ngược lại với Giáo Lý Công Giáo không? Nếu là một người được sinh ra trong lòng Giáo Hội Công Giáo, tại sao bạn lại chọn nghe và tin điều “người ta” xa lạ nào đó nói về điều Đức Giáo Hoàng đã nói, và phản ứng theo hướng đặt nghi nan về phía Đức Giáo Hoàng, là “người nhà” của mình? Đây là một điều dở, phải không? Nếu thật sự là một người tín hữu, mang trái tim của một người con trong Giáo Hội, bạn vẫn có thể chọn đứng về phía Đức Giáo Hoàng để chất vấn ngược lại điều “người ta nói” mà, đúng không? Chúc bạn tiếp tục phát huy nét đẹp của việc thích tìm tòi và học hỏi, nhằm đào sâu hiểu biết về Giáo Hội và đức tin của mình. 

Đồng thời, chúc bạn luôn mang một trái tim tin tưởng và bình an của một người con trong Giáo Hội. 

nguon:https://giaoly.org.


 

Ý TƯỞNG CỘNG SẢN CỦA FIDEL ĐÃ TÀN PHÁ CUBA NHƯ THẾ NÀO?!

Xuyên Sơn

Trước cuộc cách mạng 1959 của Fidel Castro, Cuba là một trong những quốc gia giàu nhất Mỹ Latin.

51 năm sau, trong buổi ăn trưa với nhà báo Mỹ Jeffrey Goldberg, vị cha đẻ cuộc cách mạng lật đổ một “kẻ độc tài thân Mỹ” để xây dựng một Cuba “anh hùng” làm “ngọn cờ đầu cho phong trào vô sản thế giới”, đã phải thừa nhận:

“Mô hình Cuba không còn hiệu quả cho chúng tôi”.

Có thể khác như thế được không, khi mà toàn bộ sinh lực quốc gia bị dành hết để mạ vàng cho cụm từ vô nghĩa “xã hội chủ nghĩa”?

Đây là cách mà sự điên rồ của một lãnh đạo có thể phá tan nát một quốc gia Đòn cấm vận của Mỹ chỉ là một yếu tố. Cho đến ngày 31 Tháng Bảy 2006 khi truyền hình nhà nước Cuba loan tin Fidel nhập viện phẫu thuật và tạm giao quyền cho em trai Raúl Castro, Cuba trông chẳng khác gì một mẩu xì gà cháy dở mà Fidel ném lại: nham nhở, nặng mùi và méo mó.

Di sản Fidel mà Raúl tiếp nhận khi ngồi ghế chủ tịch vào Tháng Hai 2008 là một “ngọn đuốc cách mạng” gần tàn. Không một thể chế kinh tế nào có thể phát triển nếu nó “kiên định” với đường lối phi thị trường.

Ấy thế Fidel vẫn ôm tất.

Cần biết, cho đến tận năm 2012, chế độ tem phiếu thực phẩm vẫn tồn tại.

Lúc đó, toàn Cuba chỉ có khoảng 600,000 xe hơi, hầu hết thuộc thập niên 1960 và ½ trong số đó là sở hữu nhà nước.

Lương tối đa trung bình chỉ $20 và bệnh viện xơ xác đến mức bệnh nhân phải tự mang theo tấm trải giường. Carmelo Mesa Lago thuộc Đại học Pittsburgh cho biết, sản lượng bình quân đầu người của 15 trong 22 ngành công-nông nghiệp vào năm 2007 thậm chí thấp hơn 1958!

Nông trại nhà nước chiếm 75% trong 6.7 triệu hecta đất nông nghiệp. Năm 2007, khoảng 45% trong số đó bị bỏ hoang.

Và dù là quốc gia duy nhất Mỹ Latin xem việc giết bò là tội phạm, số bò vẫn giảm từ 7 triệu năm 1967 xuống còn 4 triệu năm 2011.

Năm 2008, Raúl cho phép nông dân và hợp tác xã thuê đất trong thời hạn 10 năm (sau đó nâng lên 25 năm) nhưng bóng dáng nhà nước vẫn hiện diện.

Nông dân tiếp tục bị chi phối bởi Acopio – công ty nhà nước độc quyền cung cấp hạt giống, phân bón, thiết bị…, và là nơi duy nhất có thể mua sản phẩm nông dân!

Năm 2012, nông dân bắt đầu có thể bán “sản lượng thặng dư” nhưng chỉ giới hạn với 17 nông sản.

Tất cả điều đó đã dẫn đến một cảm thán của chính Raúl Castro mà bản thân ông phải hiểu rõ nguyên nhân: Cuba phải nhập 80% lương thực từ 2007-2009 với chi phí $1.7 tỉ/năm.

Trong cuộc phỏng vấn “CBS This Morning” (ngày 18 Tháng Mười Hai 2014), cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, dù bày tỏ ủng hộ chính sách tái lập quan hệ với Havana, nói rằng Cuba vẫn là “một chế độ kinh khủng”.

Điều gì khiến Powell nhận xét như vậy?

Năm 2002, khi một số nhà hoạt động dân chủ kêu gọi 10,000 chữ ký trong một thỉnh nguyện thư gửi Quốc hội yêu cầu lấy ý kiến xã hội về bầu cử đa đảng, Chính phủ Havana đã phản ứng bằng cách tổ chức “trưng cầu dân ý” với kết quả tám triệu người nói rằng chế độ XHCN vẫn ưu việt và không thể thay thế!

Tháng Tư 2011, Đảng Cộng sản Cuba đưa ra chương trình cải cách với 313 “hướng dẫn”.

Tuy nhiên, từ “cải cách” hoặc “chuyển giao” luôn bị tránh đề cập và được thay bằng từ “nâng cấp”; trong khi “tư nhân hóa” lại được hiểu với khái niệm “các tác nhân phi nhà nước và hợp tác xã sẽ được khuyến khích”.

Raúl vẫn nói mục tiêu của ông là “biến XHCN trở nên bền vững và không thể đảo ngược”.

Đất nước tiếp tục dựa vào “nền kinh tế kế hoạch” chứ không phải thị trường, và “sự tích cóp tài sản” là điều nghiêm cấm tuyệt đối (phát biểu trước Quốc hội vào Tháng Mười Hai 2010).

  • Tại sao Cuba thất bại thảm hại?

Đã có những bài viết nhìn lại thành tựu “xây dựng XHCN” của Fidel Castro. Việc Cuba có một chính sách giáo dục miễn phí “tuyệt vời” luôn được nhắc lại như một trong những ưu điểm nổi trội của đất nước này.

Tuy nhiên, người ta không đặt ra một câu hỏi liên quan: tại sao nền giáo dục ấy không mang lại sự thịnh vượng cho đất nước Cuba? Cuba có một “nền y học xuất sắc” nhưng tại sao Cuba chỉ “xuất khẩu” được các bác sĩ thay vì có những công trình nghiên cứu cách mạng đột phá đóng góp cho y học thế giới?

Để có cái nhìn rõ hơn, thử so sánh Cuba với Singapore, hay chính xác hơn là so sánh Fidel Castro với Lý Quang Diệu (ông Lý chết năm 2015 khi 91 tuổi; Fidel chết năm 2016 khi 90 tuổi).

Cả Fidel và Lý đều lên nắm quyền cùng năm 1959, thời điểm mà Cuba giàu hơn Singapore.

Trong khi Singapore là một thương cảng nghèo, Cuba đã nổi tiếng với nền công nghiệp du lịch và giàu tài nguyên.

Đó là thời điểm Cuba xếp hạng năm khu vực về thu nhập đầu người,

hạng ba về tuổi thọ, hạng hai tỷ lệ đầu người sở hữu xe hơi, và hạng nhất về tỷ lệ đầu người sở hữu tivi.

Sau hơn nửa thế kỷ, sự khác biệt giữa Cuba và Singapore chẳng có gì để bàn cãi.

Nó cho thấy sự thành công và thất bại giữa hai mô hình kinh tế:

kinh tế tập trung và thị trường tự do.

Nó cũng cho thấy sự thất bại và thành công giữa hai mô hình chính trị: XHCN và tư bản tự do.

Năm 1959, khi Fidel lên nắm quyền, GDP đầu người Cuba là khoảng $2,067/năm, so với $3,239 của Puerto Rico.

Đến 1999, 40 năm sau,

GDP Cuba gần như giậm chân tại chỗ với $2,307; trong khi đó Puerto Rico là $13,738.

Từ 1965 đến 1990, năm mà họ Lý rời ghế thủ tướng, GDP Singapore tăng 2,800%, từ $500 lên $14,500.

Trong khi đó, Cuba dưới sự cai trị độc tài của Fidel, kinh tế quốc gia suy tàn, doanh nghiệp tư nhân bị xóa sổ và tỷ lệ nghèo vọt lên 26%.

Chuẩn sống trung bình người dân tệ hơn trước thời Liên Xô sụp đổ.

Tính đến năm 2015, trong số 11.3 triệu người Cuba, chỉ 5 triệu (không đến 45% dân số) là tham gia lực lượng lao động.

Với Singapore (5.4 triệu dân), lực lượng lao động chiếm hơn 3.4 triệu người!

Xét về các chính sách thị trường tự do, Singapore hạng nhất thế giới trong danh sách các quốc gia có chính sách ưu đãi doanh nghiệp do Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) xếp chọn.

Tính đến năm 2015, Singapore đứng thứ hai liên tiếp trong bốn năm trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới bình chọn.

Tổ chức Heritage xếp Singapore hạng nhì thế giới trong danh sách Chỉ số tự do kinh tế 2015 (Index of Economic Freedom-IEF). Trong khi đó, Cuba được xếp hạng 177 trong danh sách IEF và bị đánh giá là nước có nền kinh tế “ít tự do nhất trong 29 quốc gia khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ và Caribê”. Cuba thậm chí không được xếp hạng trong danh sách 189 nền kinh tế của World Bank Group.

Người dân Cuba, với cái bụng lép, trong nhiều thập niên, vẫn phải gượng sức hô to những khẩu hiệu sáo rỗng và lặp đi lặp lại như cái máy hát rằng “XHCN là ưu việt”, là “con đường tất yếu của thời đại”,

là “xu thế của loài người văn minh”. Tuy nhiên, Fidel đã thiết kế một mô hình xã hội khác khá xa với văn minh loài người.

Ở đất nước ông, người dân không phải đóng thuế bất động sản hoặc trả tiền lãi cho nhà mua góp nhưng người dân cũng không được phép xây ngôi nhà của chính mình (mãi đến năm 2010 họ mới được phép làm điều này!).

Ở đất nước ông, học sinh được miễn phí đi học.

Tuy nhiên, miễn phí giáo dục không đồng nghĩa với tự do trong giáo dục và tự do trong tư duy.

Mãi đến năm 2008, Raúl Castro mới đề cập một “chủ trương” “chưa từng có” trước đó: lần đầu tiên, việc mua máy tính, đầu máy DVD và lò viba là có thể được hợp pháp hóa!

Đó cũng là năm mà người dân Cuba được phép sử dụng điện thoại di động…

Cuộc cách mạng “chấn động địa cầu” của Fidel đã đóng một dấu ấn lịch sử chính trị thế giới và nó ít nhiều từng “gây cảm hứng” cho một thế hệ “sôi sục cách mạng” của thời ông, nhưng di sản cai trị của ông đã để lại quá nhiều hậu quả bi thảm mà ảnh hưởng của nó không chỉ đối với một thế hệ người dân Cuba.

Ông có thể được các “đồng chí XHCN” của ông nhìn nhận như là một nhân vật “tiên phong cách mạng”

nhưng ông thật ra là một trong những người đi chậm nhất, lạc hậu nhất, và bảo thủ nhất, ngay cả trong chính thời đại của mình.

Như nhiều lãnh tụ cộng sản khác, ông xây dựng nên một huyền thoại cho cá nhân mình hơn là tạo dựng ấm no và hạnh phúc thật sự cho người dân của ông.

Từ khi Fidel chết năm 2016 đến nay, di sản của ông vẫn còn đó.

Điếu xì gà cháy dở của Fidel vẫn còn đó.

Người ta chưa đủ cam đảm dập tắt tàn lửa ngúm khói âm ỉ của nó.

Tuy nhiên, phải thấy rằng, luồng gió từ bên ngoài cũng bắt đầu khiến nó lạnh tàn, từng ngày.

Không chỉ Fidel, “histórico” – thế hệ những đồng chí cách mạng chiến đấu bên cạnh ông – đã bắt đầu trở thành một phần của lịch sử.

Havana không còn đường để quay trở lại.

Sẽ chẳng bao giờ Cuba có thể quay trở lại một Cuba cộng sản mà Fidel từng dùng nắm đấm sắt để dựng lên.

Nguồn fb Calvin Nguyen


 

Nhìn lại thập niên 1980–90 và phong trào kháng chiến phục quốc hải ngoại

Ba’o Dan Chim Viet
Tác Giả: Nguyễn Hữu Liêm 12/07/2025

SAN JOSE.  Một ngày cuối tháng Chín, 2006, vào trang web của Calitoday, đọc bài “Chuyện Dài Kháng Chiến” của Dân Sinh News do Vũ Văn Lộc chủ trương, tôi lại liên tưởng đến chuyện hơn hai mươi năm trước.  Bài của Dân Sinh kể lại chuyện ba người bạn trẻ Việt Nam tên Thọ, Tùng và Quang, năm 1983, gặp nhau trong trại tỵ nạn Sikiw ở Thái Lan.  Thọ đi định cư ở Mỹ, còn Tùng và Quang vào chiến khu tham gia kháng chiến phục quốc.  Bây giờ Thọ đang ở San Jose, có tên Mỹ là Peter, còn Quang thì mất tích, Tùng thì lưu lạc làm dân di cư ở lậu bên Cam Bốt.  Câu chuyện trong bài báo này, qua lời Thọ kể, thì rất ngắn gọn, nhưng rõ ràng và mang nhiều chi tiết về một số thanh niên, nhiệt tình tham gia phong trào kháng chiến thuở ấy, cái lúc mà cả cộng đồng hải ngoại ai cũng chỉ muốn đứng lên “phục quốc.”  Tôi lạnh mình nhớ lại khoảng thời gian này, vì chính tôi cũng đã nằm ở trong vùng nước xoáy đó.

MỘT THỜI GIAN HỪNG HỰC LỬA HẬN THÙ 

Tôi mong là các nhân vật từng tham gia vào trong trào kháng chiến phục quốc những năm này hãy để dành thời gian mà viết lại những gì đã thực sự xãy ra.  Tôi muốn nhắn với các sử gia người Việt hải ngoại hãy viết lại những trang sử, một loại lịch sử qua chuyện kể, an oral history from the first hand accounts, nói ra từ miệng của những người đã tham dự vào phong trào kháng chiến phục quốc thuở ấy – mà hơn bốn mươi năm qua, nay họ đã có thời gian chín mùi, thanh thản để nhìn lại những đau thương, bi đát, nhục nhằn lẫn vinh dự và thống thiết của cả nguyên một thế hệ thanh niên hải ngoại nhức nhối nhiệt tình muốn làm gì cho Việt Nam.

Tôi nói “cả nguyên một thế hệ thanh niên hải ngoại” không phải là một điều quá đáng.  Giai đoạn của thập niên 1980-90, không những chỉ có các cựu binh lính miền Nam, hay là các nhóm hữu khuynh muốn “kháng chiến” – mà cả phần đông các giới trí thức thiên tả cũng muốn giấy động một phong trào “cứu nước.”  Tôi có được nhiều dịp cùng tham dự hay biết đến phong trào này, từ hữu sang tả, từ lúc tôi tham dự các buổi họp mặt ở Oklahoma có Hoàng Cơ Minh tham dự, đến các buổi gặp gỡ riêng ở California với Võ Đại Tôn, hay với Trương Như Tảng từ Pháp sang, cũng như tiếp xúc với Bùi Tín, hay Vương Văn Đông ở Paris, Thái Quang Trung từ Singapore, hay là các sinh viên Việt Nam trong nhóm Tia Sáng ở Đông Âu.

KINH TẾ CHUYỂN HÓA CHÍNH TRỊ

Trong một mùa hè năm 1983, có một tổ chức chính trị người Việt ở Đông Nam Á họp mặt ở California, trong đó có nhiều nhân vật tả phái uy tín trong đảng Nhân Dân Hành Động – mô hình theo Đảng cầm quyền ở Singapore thời đó.  Tôi được yêu cầu soạn thảo bản tuyên ngôn và cương lĩnh chính trị cho tổ chức này.  Đây không phải là lần đầu tôi làm chuyện lý thuyết. Tôi đưa ra chủ thuyết, “Kinh tế chuyển hóa chính trị” để mở đường cho một khả thể cứu nước mà mọi người đang nao nức mong chờ.  Tôi chủ trương rằng cuộc cách mạng kế tiếp cho dân tộc sẽ phải do những người cộng sản Việt Nam chủ động – họ phải tự ý thức được những sai lầm đang đi qua và thay đổi chính mình, chọn hướng đi mới.  

Tôi nhấn mạnh rằng về phía người Việt hải ngoại, chúng ta hãy kêu gọi Mỹ và thế giới bỏ cấm vận Việt Nam, bang giao bình thường để tạo cơ hội chuyển hóa kinh tế và dân trí cho một tiến trình giải hóa sự lạc hậu của con người và cơ chế chính trị cộng sản.  Việt Nam như là một góc bóng tối của nhân loại và lịch sử.  Hãy mở cửa và đem ánh sáng vào.  Đó là con đường khả thi nhất.  Mọi nỗ lực “kháng chiến” bằng vũ lực đều là vô lý, chỉ là ảo vọng và vô trách nhiệm. 

Tuy nhiên, khi bản thảo tuyên ngôn và cương lĩnh của tôi được đưa đến tay các lãnh tụ của tổ chức thì bị phản bác mạnh mẽ – vì lập trường như thế là “thiên tả,” là “thân cộng,” là “ngây thơ.”  Nên nhớ rằng, chuyện này xẩy ra vào những năm 1983-84.  Ngay cả các anh chàng trí thức tả phái nhất hồi ấy cũng muốn cách mạng vũ lực để cứu Việt Nam vì tình thế đất nước quá đen tối.  Trong ngày hội họp đầu tiên của tổ chức này, tôi nhất quyết chống đối con đường vũ trang kháng chiến.  

Qua đến ngày thứ hai, tôi bị trục xuất ra khỏi phòng họp.  Khi chia tay, có hai anh trong hàng ngũ lãnh đạo chạy ra xe bắt tay, có anh phát khóc lên.  Tôi một mình đi về, buồn vô hạn.  May mà chuyện này xãy ra ở Mỹ; nếu ở trong rừng Thái Lan hay Cam Bốt thì tôi đã bị xử bắn, như một vài anh em đã bị sau này.  Có lúc tôi muốn thay đổi lập trường để đi theo cơn sóng tinh thần cực đoan của thời thế – nhưng có một cái gì đó giữ tôi lại.  Con đường kháng chiến bạo lực là vô vọng và vô trách nhiệm – nếu không nói là ngu xuẩn.  Tôi nhất quyết giữ lập trường “kinh tế chuyển hóa chính trị,” chia tay với các “chí hữu cứu nước,” về ghi danh đi học luật.  Thời gian sẽ chứng minh là tôi sẽ đúng, tôi tự tin như vậy.

Hai năm sau, 1985, trong khi đang học luật ở Hastings, trong căn phòng nội trú đại học chật hẹp, tôi đón một phái đoàn các vị lãnh đạo chính trị Kháng chiến từ Đông Nam Á đến thăm.  Họ chính thức yêu cầu tôi bỏ việc học luật, về Đông Nam Á đảm trách vai trò uỷ viên chính trị trung ương cho một đảng chính trị vừa mới thành lập.  Có anh bảo tôi câu này, “Trời ơi, giờ này mà anh còn đi học làm gì.  Đất nước đang vùng lên, chuyển mình, cơ hội đã đến.”  Lần nữa tôi từ chối.  Lập trường của tôi rất là rõ:  Hãy để cho người Cộng sản Việt Nam tỉnh thức và thay đổi chính mình.  Không ai khác hơn sẽ làm cuộc cách mạng dân chủ cho dân tộc Việt Nam.

MỘT ĐỒNG THUẬN MỚI CHO VIỆT NAM

Năm 1989, khi đang làm phó biện lý ở Santa Cruz, California, theo lời đề nghị của một người bạn, Tôi bỏ về mở văn phòng luật sư riêng.  Một ngày nọ, có hai nhân vật chính trị đến thăm tôi và mời tôi làm luật sư cố vấn đi Paris để dự hội nghị với ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch.  Lần nữa, tôi viết một bài luận thuyết cho tổ chức mới này.  Tôi đề nghị tên gọi, “Phong trào Dân Chủ và Phú Cường cho Việt Nam.”  Tôi lập lại quan điểm “Kinh tế chuyển hóa chính trị” và đưa thêm một luận điểm khác, “Đi tìm một đồng thuận mới cho dân tộc.” 

Tổ chức này được dẫn đầu bởi cựu Đại tá Nguyễn Huy Lợi, cùng với Vương Văn Đông, những người đã từng tham gia đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1960.  Ông Lợi đồng ý gần như hoàn toàn với quan điểm của tôi.  Và bài diễn văn tôi soạn được ông Lợi đọc nguyên văn khi họp với Nguyễn Cơ Thạch ở Paris. 

Nhưng khi họp xong với phái đoàn Việt Nam, tôi mới vỡ lẻ ra là mình đúng là ngây thơ, làm trò cười cho thiên hạ.  Ngoại trưởng Thạch và đại sứ Bình ở Pháp đón chúng tôi chỉ là như một buổi gặp gỡ những người khách Việt kiều xã giao.  Có thế thôi.  Vậy mà phía chúng tôi lại làm to lên như là một hội nghị “cao cấp” của chính phủ Cộng Sản Việt Nam và đại diện người Việt hải ngoại để đi tìm một “đồng thuận mới cho dân tộc.”  Tôi tự cười vào lổ mũi của mình.  

Sau khi nghe bài nói chuyện của Đại tá Lợi, Ngoại trưởng Thạch cười mĩm và trách chúng tôi là cường điệu. Tôi còn nhớ ông Thạch khẳng định, “Các anh đừng nhầm tưởng. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê cả.” Ông Đại sứ VN tại Pháp Nguyễn Văn Bình, đeo kiếng đen trong phòng họp, gật đầu lia lịa. Suốt cả buổi gặp mặt, tôi không nói được một lời. 

Nhưng cái gì nó cũng xẩy ra không như mình nghĩ.  Dư luận hải ngoại làm ầm ĩ  lên về cuộc gặp này.  Một số các vị trong “Phong trào” cũng đi đây đó, họp báo tuyên bố như thể là họ sắp lên nắm chính quyền vậy.  Có người còn cho rằng ngoại trưởng Thạch sau đó bị mất chức trong Bộ chính trị cũng vì sự cố này.  Tôi nghĩ lại mà thấy chuyện cũng như là của trẻ con. 

CƠN BÃO TRONG TÁCH TRÀ

Đúng là, nói theo Shakespeare, “một cơn bão trong tách trà.”  Nhưng ôi thôi, có người lại chết chìm trong những thứ bão tố nhỏ nhoi loại này. Sau đó, khi về lại Mỹ thì tôi bị de dọa ám sát.  Văn phòng luật sư của tôi phải dời đi nơi khác vì bị dọa đặt bom.  Tất cả chỉ vì tôi là “tên chủ trương đồng thuận với Cộng sản.” Đài TV tiếng Việt ở San Jose do  Nguyễn Mạnh làm chủ phỏng vấn tôi và cho chạy clip đó suốt cả tuần lễ. Tôi mang nhãn hiệu “thân Cộng” từ đó.

Thời gian trôi qua.  Đến khoảng năm 2000 thì hầu hết các tổ chức “phục quốc” và “cứu nước” của thập niên 1980’s đều tan rã.  Họ chia ra thành nhiều phe phái, đánh phá, kiện tụng, chỉ trích, lên án lẫn nhau, với một mức độ hận thù còn hơn  là đối với chế độ Cộng sản mà họ muốn chống lại.  Một số anh em về “chiến khu” thì hầu hết đều bỏ cuộc, dang dỡ cuộc sống, bất mãn.  Một số không nhỏ hy sinh ở Lào trong các trận đánh hay là bị thủ tiêu bởi đồng đội của mình.  Một số khác bây giờ về Việt Nam làm ăn, sinh sống, thề không bao giờ dính dáng đến chính trị.  Cơn sốt thanh niên yêu nước đã mất đi nhiệt độ tinh thần của thời tính. 

Nói như Gurdjieff, “Hãy cẩn thận. Cái tổ chức mà mình bỏ cả cuộc đời niên thiếu để xây dựng và củng cố thì khi đến tuổi về chiều mình sẽ bỏ hết năng lực tâm trí để huỷ bỏ nó.”  Con người, tóm lại, hoàn toàn bất lực trước lịch sử – vì hắn chỉ là một con số không.  Những gì hắn làm cuối cùng đều trở nên trò cười cho chính mình và cho thiên hạ.

MIẾNG THỊT HEO THAY THỊT NGƯỜI

 Một hôm vào năm 1999, có lần tôi đang ăn trưa với một người bạn ở một tiệm ăn Việt trên đường Berryessa, San Jose, thì chuyện xưa lại trở về.  Số là tôi và anh bạn đều kêu cơm dĩa sườn heo.  Nhưng khi cơm đem ra, tôi thấy dĩa cơm của tôi có hai miếng thịt, trong khi của người bạn thì chỉ có một.  Tôi nhắn với người hầu bàn cám ơn người soạn cơm trong bếp. 

Khi ăn vừa xong, có người đàn ông khoảng trên 50 ra chào tôi.  “Luật sư Liêm!  Chắc là anh không biết tôi, nhưng tôi biết rõ về anh.” Anh chìa bắt tay và nói tiếp,  “Tôi là Q., mới ở tù về từ Việt Nam vì tội âm mưu đặt bom tượng Hồ Chí Minh ở Sài Gòn.  Mười mấy năm trước, tôi ở trong tổ định ‘làm thịt’ anh đấy.”

Anh kéo chiếc ghế ngồi xuống bàn và nói tiếp, “Nhưng chúng tôi đã nghĩ lại thì anh không phải là Cộng sản, mà chỉ là thiên tả thôi.  Nếu không thì anh đã bị bắn rồi.”  Tôi lắng nghe anh nói tiếp, “Nay tôi mời anh một miếng thịt nướng để hòa giải chuyện xưa.” Anh Q. kết luận, “Hồi đó ai cũng cực đoan cả. Anh thông cảm!”  

Tôi cười to và cám ơn anh ta về miếng thịt – nhất là điều thập niên trước anh đã quyết định “không thịt” tôi. “Đồng ý với anh,” tôi nói với anh Q.,  “Hồi đó hình như là ai cũng cực đoan theo kiểu vũ lực bạo hành như thế cả.”

Nguyễn Hữu Liêm


GIA ĐÌNH KHÁC ĐẠO – Cao Gia An, S.J.

Cao Gia An, S.J.

 Câu hỏi Con được sinh ra trong gia đình có Bố là người bên lương và Mẹ là người Công Giáo. Bố con vẫn giữ những nghi thức cúng bái, đưa tang, ăn cơm cúng… Bà nội con thường đi gặp Thầy ở Chùa để xin giải hạn cho con. Con đã được rửa tội, và hiểu rõ những bối rối của Mẹ con. Vậy, chúng con có được tham gia những nghi thức mà Bố và Bà con tham gia không?

Đây là một câu hỏi thường gặp, vì thật ra trường hợp của gia đình bạn không phải là trường hợp hoạ hiếm ngày nay. Sau hơn 400 năm Tin Mừng đến Đất Việt, người Công Giáo ở thời điểm hiện tại vẫn chỉ là một thiểu số trong lòng dân tộc Việt Nam.

Trước đây, Đạo Công Giáo ở Việt Nam đã phải trải qua một thời gian dài sống khép và kín theo hướng tự vệ. Khi đó người Công Giáo chỉ được phép lấy người Công Giáo và không có nhiều gia đình sống theo hôn nhân khác đạo. Nhưng khi cuộc sống mở ra, nhất là khi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã chọn “sống đức tin giữa lòng dân tộc”, nhiều khả thể khác được mở ra với các gia đình Công Giáo.

Hôn nhân khác đạo đã không còn là chuyện quá lạ lùng hay cấm kỵ. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những khó khăn và thử thách trong đời sống đạo của hai mẹ con bạn. Mẹ của bạn đã theo tiếng gọi của con tim, đã can đảm chọn đi một con đường khó. Trên con đường ấy, nỗ lực gìn giữ đức tin và việc nuôi dưỡng bạn lớn lên theo truyền thống Công Giáo là điều rất đáng trân trọng.

Những bối rối và trăn trở của cả hai mẹ con bạn trong trong việc làm sao để sống đúng đức tin của mình cho chính đáng và phù hợp cũng là điều rất đáng trân trọng. Để phần nào giãi gỡ những bối rối và trăn trở ấy, trước hết, chúng ta cần nhận ra những điều tích cực trong gia đình của bạn. Nếu ngay từ đầu, bố mẹ của bạn và gia đình nội ngoại hai bên đã đồng thuận trong việc Đạo ai nấy giữ, đồng thời Giáo Hội đã chuẩn nhận việc hôn nhân khác đạo, thì điều quan trọng nhất là việc thực hành đức tin riêng của mỗi bên cần phải được tôn trọng, đúng không?

Bạn đã được cho rửa tội để làm người Công Giáo, nghĩa là gia đình bên nội đã có một sự tôn trọng nhất định đối với mẹ bạn và tôn giáo của mẹ bạn rồi. Việc chấp thuận để cho bạn được rửa tội và được giáo dục theo đức tin Công Giáo cũng cho thấy gia đình bên nội cũng đã giữ lời hứa so với cam kết ban đầu của mình. Nếu hai mẹ con bạn đã có đủ tự do để sống đức tin Công Giáo của mình, bố của bạn cũng xứng đáng có được sự tự do ấy để sống đức tin của mình, phải không? Vì thế, việc bố của bạn theo những nghi thức của Phật Giáo, hay của niềm tin tự nhiên theo truyền thống gia đình bên nội, là điều cần được tôn trọng. Việc thực hành những nghi thức cúng bái, đưa tang, ăn cơm cúng… cho thấy bố của bạn là một người có đời sống tâm linh, có tâm tình tôn giáo. Đây là phẩm chất rất quý của con người sống trong thời hiện đại. Cũng vậy, việc bà nội đi Chùa cầu siêu cho cháu của mình cũng là một điều chính đáng, phải không? Đó là cách bà thể hiện tình thương và sự chăm sóc cho cháu mình. Bạn nên nhận sự quan tâm và chăm sóc ấy, nên cám ơn bà nội của mình về điều ấy. Hơn nữa, cả gia đình bên nội của bạn theo Phật Giáo, chắc chắn những ngày giỗ chạp hay đám tiệc của nhà nội sẽ phải được tổ chức theo nghi thức tôn giáo của bên ấy. Đối với những nghi thức ấy, bạn nên có sự tôn trọng đúng mực. Sự hiện diện của mẹ con bạn với cả đại gia đình trong những dịp họp mặt và lễ truyền thống như thế là cách sống sự hiệp thông và nuôi dưỡng tình thân gia đình. Đó là một phần của gia đình mà mẹ bạn đã chọn để sinh bạn ra và nuôi dưỡng bạn lớn lên. Vì vậy, hai mẹ con bạn không nên tự tách mình ra khỏi bầu khí gia đình chỉ vì lý do khác biệt về tôn giáo. Bởi lẽ, nếu nại vào lý do khác biệt tôn giáo để hai mẹ con bạn sống tách biệt và cô lập, thì hoá ra tôn giáo lại trở thành duyên cớ của sự phân biệt và chia rẽ trong cùng một gia đình hay sao?

Cần phân biệt rõ rằng việc vái hương hay cúi đầu tỏ lòng tôn kính trước Đức Phật không phải là việc tôn thờ ngẫu tượng. Cũng giống như việc người Công Giáo thắp nhang và cúi đầu trước bàn thờ của ông bà tổ tiên: đó là cách thể hiện lòng hiếu thảo và tôn kính, chứ không phải là tôn thờ.

Chúng ta chỉ tôn thờ một mình Thiên Chúa. Trong đức tin của chúng ta, Đức Phật là một Đấng đáng kính, đáng để chúng ta bày tỏ lòng kính ngưỡng và tôn trọng. Thêm nữa có thể phân biệt rằng tham dự thì khác với tham gia. Bạn có thể tham dự vào những nghi lễ trong gia đình bên nội bằng sự hiện diện và sự tôn trọng, bằng mối dây hiệp thông gia đình. Nhưng sự tham dự ấy không có nghĩa là bạn tham gia vào việc thờ phượng của một tôn giáo khác. Bởi vì bạn mang một đức tin khác, một văn hoá khác, lòng của bạn hướng về một Đấng khác. Chúng ta thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất không loại trừ và cấm chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với những bậc đáng kính, dù là trong tôn giáo mình hay trong các tôn giáo bạn. Cần nhìn nhận rõ ràng rằng những người thuộc các tôn giáo khác không phải là đối thủ, càng không phải là kẻ thù nguy hiểm cho đức tin chúng ta. Chúng ta luôn có thể chung sống trong an bình và dành cho nhau sự tôn trọng sâu sắc với những người khác niềm tin với chúng ta. Đó là cách để chúng ta xây dựng một thế giới hoà bình. Thế giới ấy khởi đi từ chính gia đình của bạn. Đây là lời khuyên quan trọng dành cho bạn: khi bạn và mẹ của bạn đã cùng chia sẻ với gia đình bên nội những sinh hoạt của họ, thì thỉnh thoảng cũng nên mời họ tham dự vào các sinh hoạt cầu nguyện của bên mình, phải không?

Nếu bạn đã cùng tham dự những buổi cầu nguyện với gia đình nhà nội, bạn có từng thử cũng mời họ tham dự giờ cầu nguyện và giải thích cho họ về ý nghĩa của việc cầu nguyện trong đạo Công Giáo không?

Nếu bạn đã một vài lần đến Chùa cùng với bố và nội, bạn có từng thử mời họ một vài lần đến Nhà Thờ với mình không? Chẳng hạn: vào những dịp quan trọng như Giáng Sinh, Phục Sinh, các buổi diễn nguyện thánh ca, hay các hoạt động bác ái xã hội…

Đã bao giờ bạn thử mời bố cùng tham dự vào giờ kinh tối, phút hồi tâm cuối ngày, hay một giờ trầm lắng cầu nguyện nào đó với mẹ con bạn không? Mục đích của chúng ta ở đây không phải là việc “dụ khị” bố của bạn hay nhà bên nội của bạn vào đạo Công Giáo. Mục đích chính ở đây, trước hết là giúp cho bố bạn và nhà bên nội có cơ hội để hiểu và có thiện cảm với Đạo của mẹ con bạn. Đừng trình bày với gia đình bên nội về Đạo của mình như là Đạo cho phép làm điều này, cấm làm điều kia… như thể Đạo chỉ là một bộ luật và một mớ nguyên tắc.

Hãy giới thiệu cho họ về một Thiên Chúa là Cha bao dung và yêu thương, một Thiên Chúa không nhất thiết phải luôn luôn đòi hỏi và áp đặt, một Thiên Chúa dám đặt niềm tin của mình vào tự do của con người. Biết cách sống tốt đức tin của mình trong gia đình, biết bám rễ từ tinh thần đại đồng Kitô giáo để xây dựng hạnh phúc gia đình, biết đâu bạn và mẹ của bạn có thể thuyết phục được bố và chia sẻ được với bố về niềm tin của mình thì sao! Chân lý luôn có cách tự tỏ lộ mình. Sau khi bạn đã làm hết mọi sự tốt đẹp trong khả năng của mình, phần còn lại Chúa sẽ lo.

nguon: https://giaoly.org

Suy Niệm: SỰ THẬT GIẢI THOÁT CHÚNG TA – Phó Tế Nguyễn Sĩ Bạch

Suy Niệm: SỰ THẬT GIẢI THOÁT CHÚNG TA

Tin Mừng

Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

10 34 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất ; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. 35 Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. 36 Kẻ thù của mình chính là người nhà.

37 “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. 38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. 39 Ai tìm giữ mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.

40 “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.

41 “Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.

42 “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.”

11 1 Khi Đức Giê-su ra chỉ thị cho mười hai môn đệ xong, Người rời chỗ đó, đi dạy dỗ và rao giảng trong các thành thị trong miền.

 *********

Suy Niệm: SỰ THẬT GIẢI THOÁT CHÚNG TA

Ông bà anh chị em thân mến, qua bài Tin Mừng, rất nhiều người và có thể một số trong chúng ta cũng không hài lòng về những lời Chúa Giêsu nói. Không hài lòng vì những lời này – nhiều hay ít đều làm mất lòng một số chúng ta, gây bối rối và tạo sự bất ổn trong tâm hồn một số chúng ta. Chúa biết rõ phản ứng này của chúng ta bởi vì như chúng ta vẫn cho rằng, SỰ THẬT rất dễ làm mất lòng người khác. Chúa quá biết rõ Chúa đang làm mất lòng một số chúng ta. Tuy nhiên, vì quá yêu thương chúng ta, vì muốn chúng ta được SỰ THẬT giải thoát, được cứu độ, Chúa vẫn quyết nói SỰ THẬT. Chúng ta cũng thế, đã có lúc vì nói sự thật làm phật lòng người thân, cha me, vợ chồng, con cái, bạn hữu. Vậy SỰ THẬT nằm ở đâu trong những lời này nghe rất ư là khó chịu:  ““Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất ; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. 35 Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. 36 Kẻ thù của mình chính là người nhà.” – Thưa, thứ nhất SỰ THẬT nằm ở sự quyết tâm chọn lựa Thiên Chúa là ưu tiên trong mọi mối tương quan yêu thương và thứ hai một khi đã chọn lựa Thiên Chúa là ưu tiên, điều kiện ắt và đủ để được cứu độ, giải thoát là dứt khoát sống theo, sống cho và sống vì SỰ THẬT. SỰ THẬT đây chính là Thiên Chúa, Đấng sẽ giải thoát chúng ta.

SỰ THẬT CỦA TƯƠNG QUAN YÊU THƯƠNG

Trước hết, SỰ THẬT nằm ở bên trong, nằm đằng sau, nằm sâu dưới những lời đó mà Lề Luật khẳng định như một mệnh lệnh là “ Ngươi phải yêu mến Chúa hết trọn cả lòng, hết trọn cả trí khôn, hết trọn cả linh hồn, hết trọn cả sức mình và yêu mến người thân cận như chính mình.” .” Như thế, chọn Chúa phải là ưu tiên trên hết mọi ưu tiên của tương quan yêu thương, dĩ nhiên là trên cả cha mẹ, trên hết mọi sự. Đây là điều răn thứ nhất chúng ta đã học thuộc, đã tin từ thời thơ ấu. Thật quá dễ chọn Chúa bởi vì có ai yêu thương, tạo dựng, ban sự sống, chăm sóc, quan phòng chúng ta hơn Chúa cho đến ngày hôm nay đâu. Chính Chúa Giêsu cũng cho chúng ta biết trong tương quan yêu thương, Ngài đã chọn Chúa Cha là ưu tiên khi trả lời với thánh Giuse và Đức Mẹ tìm lại được Ngài ngồi giữa các thầy tiến sĩ trong đền thờ lúc lên 12 tuổi: “Cha mẹ không biết con phải lo công việc của Cha con sao”. Do đó, để chọn Chúa là ưu tiên của đời mình, mỗi chúng ta cần nhận lấy “gươm giáo” Chúa mang vào trần gian để gọt rửa, để cắt đức cái tôi khổng lồ, dể đặt lại thứ tự ưu tiên trong tương quan yêu thương mà Chúa là tất cả của đời mình. Thêm vào SỰ THẬT nằm ở trong những lời Chúa nói, thứ đến là yêu mến người thân cận như chính mình, tức đón tiếp anh em, đón tiếp ngôn sứ, đón tiếp một người công chính, hay cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống dù chỉ một chén nước lã thôi.

SỐNG CHO SỰ THẬT 

Thứ hai, SỰ THẬT nằm ở trong những lời nghe quá khó chịu đó là một khi chọn Chúa là tất cả, một khi chấp nhận tuyệt đối sống cho và sống vì những điều Chúa dạy thì hậu quả sẽ gặp chống đối, chia rẽ, tẩy chay từ những ai không đặt Chúa là ưu tiên, từ chối sống những lời ban sự sống của Chúa, phủ nhận giáo huấn của Giáo Hội, thờ ơ với con đường dẫn đến sự sống đời đời.  Kinh nghiệm này chắc hẳn ai cũng có, nhất là làm cha làm mẹ sống gắn bó với Giáo Hội trong thời đại này, thời đại tôn thờ và thoả mãn cái tôi là ưu tiên, bất chấp cả đời sống luân lý hay tôn giáo. Một số con cái bỏ Chúa, bỏ nhà thờ và chống lại vì cha mẹtin tưởng sắt đá vào Chúa. Làm cha làm mẹ trong hoàn cảnh này sao mà không đau điếng tim can, dau như bị những thứ gươm giáo này của con cái cắt đứt vậy. Đứng trước loại thập giá khá nặng nề vì sự rạn nứt tương quan yêu thương này, chúng ta cần xin ơn can đảm, bởi vì yêu Chúa trên hết mọi sự mà từ chối thập giá là chưa yêu thật. Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta: Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng đáng với Thầy.”. Chống đối, chia rẻ, tầy chay là có thật, vì thế, đã yêu mến Chúa như là lẽ sống, LÀ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI thì đừng bao giờ thoả hiệp với những sự thật tương đối, giã tao, chóng qua. Chúa Giê-su đã chọn Chúa Cha là tất cả cũng đã để lại cho chúng ta một minh chứng bị chống đối, bị tẩy chay, bị đánh đập, bị treo chết trên thập giá. Vì thế, đừng ngạc nhiên nếu sự chia rẻ xảy đến, đừng ngạc nhiên cả khi còn bị bắt hại vì đã chọn Chúa. Một trong những câu chuyện trong đời phục vụ làm tôi rất đau đớn nhưng rất bình an. Hôm đó tôi và cô đến thăm người học trò vừa dọn vào ở với một bạn trai chưa cưới hỏi.  Sau hơn nữa tiếng chuyện trò thân mật, chúng tôi khuyên là nếu đã chọn Chúa rồi thì cố gắng đừng sống chung cho đến ngày thành hôn theo như giáo huấn của Giáo Hôi. Cả hai cám ơn đã đến thăm và nói rằng từ nay đừng bao giờ đến thăm và cũng đừng bao giờ điện thoai liên lạc nữa. Cho đến nay, tôi vẫn cảm thấy đau như gươm giáo cắt tim. Nhưng lạ lùng thay, sư can đãm Chúa ban để gặp gỡ người học trò là hành động chọn Chúa mà chúng tôi có thể thực hiện, lại được Chúa ban cho chúng tôi một phần thưởng, phần thưởng đó là sự BÌNH AN Chúa đã mang xuống trần gianhơn 2000 năm trước, phần thưởng được giải thoát khỏi sự cả nể người học trò. Chọn Chúa, theo Chúa, sống cho và vì Chúa chắc chắn sẽ được giải thoát ngay từ đời này, vì Ngài là SỰ THẬT TOÀN VẸN.

Phó Tế Nguyễn Sĩ Bạch


 

NGƯỜI THÂN CẬN – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Hãy đi, và cũng hãy làm như vậy!”.

“Chúa Kitô không đi ngang qua cuộc khổ đau của con người – Ngài bước vào đó. Như người Samaritanô, Ngài không hỏi quá khứ, không tính toán hậu quả – chỉ biết cúi xuống và mang lấy!” – Adrienne von Speyr.

Kính thưa Anh Chị em,

Theo Đức Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là cuốn Phúc Âm rút gọn; qua đó, hai giới răn trọng nhất được Chúa Giêsu nêu bật – đặc biệt, giới răn thứ hai, Ngài trả lời câu hỏi của một người thông luật, “Ai là người thân cận của tôi?”. Thật bất ngờ, chính Ngài, ‘người thân cận!’. 

Người bị nạn là hình ảnh của Ađam, biểu tượng cho một nhân loại sa ngã; các Thầy Tư tế và Lêvi, biểu tượng của Lề Luật vốn không thể cứu chuộc. Nhưng người Samaritanô – Đấng mà thế gian coi thường – chính là Chúa Kitô; Ngài băng bó vết thương người bị nạn bằng dầu và rượu – biểu tượng của lòng thương xót và hy sinh! Do đó, chính Chúa Kitô đã hành động như một ‘người thân cận’ với nhân loại, với mỗi người chúng ta; chúng ta yêu mến Ngài “hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn” là điều phải lẽ.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, Chúa Giêsu còn nói, “Hãy đi và làm như vậy!”. Đây là một sứ mệnh dành cho nhân loại sa ngã, trong đó, có chúng ta – nay đã được chữa lành khỏi tội lỗi – là ra đi đến với người khác để hành động như Ngài, nghĩa là mang ân sủng chữa lành đã lãnh nhận và quảng đại trao tặng nó cho người khác. “Chúng ta không thể là ‘người thân cận’ thật sự nếu chưa một lần là kẻ bị bỏ rơi mà Chúa Giêsu đã cúi xuống. Tình yêu thương thật sự bắt đầu từ lòng biết ơn – và đến lượt mình – biến lòng biết ơn này thành hành động cúi xuống như Ngài!” – Henri Nouwen.

Mặc dù tình yêu thường đi kèm với những cảm xúc và một số tình cảm nhất định, nhưng tình yêu còn nhiều hơn thế. Nó là một hành động! Nếu người Samaritanô chỉ nhìn nạn nhân, cảm thấy thương hại, động lòng trắc ẩn nhưng rồi bỏ đi, ông đã không thể hiện tình yêu. Tình yêu là một hành động vốn rất đòi hỏi. Nếu muốn thực hiện điều răn đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta không thể chờ đợi cho đến khi cảm thấy muốn yêu thương rồi mới hành động. Thay vào đó, phải hành động ngay bây giờ và không do dự. “Tình yêu không sống trong ý định, nhưng trong quyết định. Nó buộc ta hành động ngay khi bất tiện nhất – như người Samaritanô giữa đường vắng!” – Romano Guardini.

Anh Chị em,

“Hãy đi, và cũng hãy làm như vậy!”. Hôm nay, hãy suy ngẫm về bản chất thực sự của tình yêu ở dạng cao cả nhất – chọn làm điều tốt nhất cho người khác – giúp họ thoát khỏi tội lỗi và bạn trở thành ‘người thân cận’ – công cụ quan phòng của Chúa – trong cuộc sống của tất cả những ai cần trợ giúp. Đó là sự tham gia vào tình yêu Thiên Chúa đã thể hiện với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô; nói cách khác, chúng ta được kêu gọi cống hiến bản thân cho cùng một hình thức tình yêu vị tha hy sinh này; và như thế, được chia sẻ vinh quang trong cuộc sống vĩnh cửu với Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con đến với người khác như một người đạo đức, nhưng như một người đi đường – sẵn sàng dừng lại trước một linh hồn thương tích!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

*************************************

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN, NĂM C

Ai là người thân cận của tôi ?

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.         Lc 10,25-37

25 Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?” 26 Người đáp : “Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?” 27 Ông ấy thưa : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28 Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”

29 Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Nhưng ai là người thân cận của tôi ?” 30 Đức Giê-su đáp : “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32 Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua bên kia mà đi. 33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói : “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” 36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?” 37 Người thông luật trả lời :“Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta : “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”

Đừng đợi đến phút cuối cùng mới trân trọng cả một đời

 Anh Chi -Tâm Thức Việt

“Khi máy bay bắt đầu rơi, tôi không nghĩ đến công việc. Hay tiền bạc. Tôi chỉ nghĩ đến các con mình — và tất cả những điều tôi chưa từng nói với chúng.”

— Dave Sanderson

Đó bắt đầu như một ngày rất bình thường.

Chuyến bay US Airways 1549, hành trình từ New York đến Bắc Carolina.

Chỉ vài phút sau khi cất cánh — ầm — một đàn chim lao vào động cơ.

Cả hai động cơ mất hoàn toàn sức đẩy.

Chưa đầy ba phút sau, giọng nói của cơ trưởng vang lên qua bộ đàm:

“Chuẩn bị va chạm.”

Không khí thay đổi.

Tiếng hét vang lên khắp khoang.

Dưới chân chúng tôi là sông Hudson – như một nấm mồ lỏng lẻo đang chờ sẵn.

Tôi thì thầm lời tạm biệt trong im lặng…

Và chuẩn bị đón nhận cái kết.

Nhưng rồi – điều không tưởng đã xảy ra.

Chiếc máy bay tiếp nước an toàn trên sông Hudson.

Nhưng sống sót không đến ngay lập tức.

Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng.

Tôi cảm thấy dòng nước lạnh buốt tràn vào.

Tôi đẩy những người khác đi trước – tôi cần chắc chắn rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Khi tôi cuối cùng cũng thoát ra ngoài, cơ thể tôi tê cứng, bàn chân bị cắt bởi kim loại vỡ, và… linh hồn tôi – như bị tách đôi.

Ngày hôm đó, tôi được sinh ra lần nữa.

Sau tai nạn đó, tôi đã thay đổi mãi mãi.

Tôi bắt đầu chu du khắp thế giới – không phải để nổi tiếng, mà để nói lên một sự thật:

Cuộc đời không nợ bạn điều gì cả.

Bạn không cần phải đợi một cú rơi để nhận ra điều gì thực sự quan trọng.

Bạn chỉ cần tỉnh thức… trước khi “chiếc máy bay của đời mình” lao xuống.

Vì sự thật là thế này:

“Đừng đợi đến phút cuối cùng mới trân trọng cả một đời.

Thời gian không cảnh báo bạn — nhưng nó sẽ dạy bạn.”


 

KHI TA ĐÃ ĐẾN TUỔI…

Tu Le

Rồi đến tuổi, ta cũng sẽ hiểu ra…

Không phải lúc đôi mươi – khi ta còn đầy lý tưởng và háo hức đoạt lấy thế gian. Cũng chẳng phải lúc ba mươi – khi ta bận rộn với cơm áo, danh phận, và giấc mộng đứng đầu. Mà là một lúc nào đó, sau những được-mất, hân-hoan và nuối tiếc, ta bỗng nhìn lại – và nhận ra:

Sống là học cách chấp nhận những khuyết hao.

Không ai hoàn hảo. Không ai đủ đầy. Không ai không từng hụt hơi, vấp ngã, đi sai đường. Nhưng chính sự thiếu hụt ấy khiến ta người hơn – biết đau để biết thương, biết mất để biết quý, biết không có tất cả cũng chẳng sao… miễn còn giữ được tâm lành.

Rồi ta sẽ học cách bớt ham muốn. Không phải vì không dám mơ nữa – mà vì thấy rằng có những thứ càng mơ càng mỏi, càng đuổi càng xa. Hạnh phúc không ở chỗ vươn lên cao, mà ở chỗ biết dừng đúng lúc. Có đôi khi, bớt một chút kỳ vọng lại thêm được một chút an yên.

Rồi ta sẽ biết tu dưỡng mình bằng sự trân trọng từng phút giây đang sống. Đời người là hữu hạn, mà lo nghĩ thì vô cùng. Có bao nhiêu lần ta ngồi bên người thân nhưng lòng lại nghĩ về điều khác? Có bao nhiêu bữa cơm diễn ra trong im lặng hoặc lướt vội?

Biết trân trọng những điều bình thường – đó là bước đầu của hạnh phúc.

Rồi ta sẽ thấy: có là ai, cũng đều trở về với cát bụi. Không ai mang theo chức tước, tài khoản, hay tiếng khen. Điều còn lại là cách ta đã sống: có tử tế không? Có bao dung không? Có từng làm ai ấm lòng? Có từng sống vui, sống thật?

Rồi ta sẽ học cách sống giản dị, không khắt khe với đời, không nặng lời với người, không soi mói vào những khác biệt. Mỗi người là một bản nhạc riêng – có thể không cùng tông, nhưng vẫn có thể hòa nhã.

Chỉ cần biết mở lòng, lắng nghe bằng thương yêu, và san sẻ bằng thấu cảm.

Rồi ta sẽ hiểu – điều quý nhất không phải là sống lâu, mà là sống ấm. Một đời người chỉ cần vậy thôi:

Một tâm hồn không lạnh,

Một ánh mắt biết mỉm cười,

Và một trái tim luôn còn chỗ cho người khác.


 

TÂM HỒN CHÚNG TA MẠNH HƠN NHỮNG THƯƠNG TÍCH – Rev. Ron Rolheiser, OMI

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Mười năm trước khi qua đời, cha Henri Nouwen đã chịu một cơn trầm cảm gần như đánh gục ngài.  Trong thời gian trị liệu, ngài đã viết một quyển sách rất hùng hồn, Tiếng Nói Bên Trong Của Tình Yêu (The Inner Voice of Love), trong đó, ngài khiêm nhượng và thẳng thắn chia sẻ những đấu tranh và nỗ lực của mình để vượt qua căn bệnh trầm cảm.  Nhiều lúc, ngài cảm thấy không chịu nổi những nỗi đau và ám ảnh của mình đến mức gần như bị nhận chìm, bị sụp đổ, và những lúc như thế, ngài chỉ biết khóc.  Dù cho cuối cùng ngài đã tìm lại được sức mạnh nội tâm và sức bật kiên cường, sẵn sàng trở lại cuộc sống với sinh lực được tân tạo.  Khi nói về những gì ngài đã học được trong sự sụp đổ nội tâm và sự phục hồi của mình, ngài đã viết rằng, đến tận cùng, tâm hồn chúng ta mạnh hơn những vết thương của chúng ta. 

Đấy là một lời khẳng định từ một chân lý phải gian khổ mới ngộ ra, nhưng liệu nó có luôn đúng?  Tâm hồn chúng ta luôn mạnh hơn những vết thương của chúng ta sao?  Chúng ta luôn có những nguồn lực trong mình để thắng vượt những thương tích của mình sao? 

Có lúc đúng như thế, như trong trường hợp của cha Nouwen, nhưng có lúc lại không, như chúng ta đã chứng kiến nơi cuộc sống tan vỡ của biết bao nhiêu người.  Có lúc dường như thương tích mạnh hơn tâm hồn.  Tôi có một ví dụ thấm thía của trường hợp này: Trong bài hát Tôi Mơ Có Một Giấc Mơ (I Dreamed a Dream) của vở nhạc kịch lừng danh Những Người Khốn Khổ, có một dòng đầy đau buồn, bi thương, ám ảnh.  Câu chuyện trong vở Những Người Khốn Khổ được dựa trên tiểu thuyết cùng tên của văn hào Pháp Victor Hugo, kể một loạt câu chuyện về cách sự nghèo khổ và áp bức có thể làm tan nát cõi lòng, suy sụp sức sống và hủy hoại cuộc đời của người nghèo đến như thế nào.  Fantine, một nhân vật trong truyện, một người mẹ đơn thân, bị phụ tình và quả tim tan nát.  Cô cũng phải vật lộn để nuôi đứa con gái, vật lộn với công việc và điều kiện làm việc đã dần dần hủy hoại sức khỏe cô, vật lộn với sự quấy rối tình dục từ ông chủ vốn tích tụ dần và dẫn đến chuyện cô bị đuổi việc một cách bất công.  Có lúc, mọi chuyện quá sức chịu đựng, cô đã sụp đổ, và trong lúc hấp hối, cô đã hát một bài từ biệt với những lời nói lên rằng tâm hồn chúng ta không phải lúc nào cũng mạnh hơn những thương tích, đôi khi có những cơn bão không thể chống nổi.  Đôi khi tâm hồn không thể chống nổi cơn bão và sụp đổ trước sức nặng của những thương tích.

 Ai nói đúng, cha Nouwen hay Fantine?  Tôi cho là cả hai đều đúng, dựa trên hoàn cảnh, sức khỏe nội tâm và nguồn lực cảm xúc của mỗi người.  Như câu ngạn ngữ: Cái gì không giết được ta sẽ làm ta mạnh hơn! 

Đúng là thế, với điều kiện nó không giết ta.  Đáng buồn thay, có những lúc nó lại giết ta thật.  Tôi cho rằng tất cả những ai đang đọc bài này đều đã từng mắt thấy tai nghe một người chúng ta quen biết hay yêu thương đã bị sụp đổ và chết, hoặc tự sát hoặc sụp đổ theo kiểu khác, do cuộc sống tan nát, con tim tan nát, tâm thần tan nát, do một thương tích mạnh hơn tâm hồn của họ.

 Do đó, khi nhìn vào hai khẳng định đối lập nhau này, chúng ta cần thêm một sự thật nữa có thể thêm một sự thật có thể bao hàm cả hai.  Ơn Chúa, sự tha thứ, và tình yêu thì mạnh hơn những thương tích, sụp đổ, thất bại và cái dường như là tuyệt vọng của chúng ta. 

Có lúc, khi đấu tranh, chúng ta có thể tìm được sức mạnh nội tại chôn sâu dưới những thương tích của mình, và nó cho chúng ta có thể vươn lên, vượt qua những thương tích, trở lại với sự lành mạnh, sức mạnh và tinh thần hăng hái nhiệt tình.  Tuy nhiên, có lúc những vết thương của chúng ta làm tê liệt tâm hồn và chúng ta không thể nào đến được với sức mạnh ẩn sâu trong lòng mình.  Trong đời này, sự tan nát đó có thể bị cảm nhận như là sự sụp đổ tối hậu, một nỗi đau buồn không thể chữa lành, một tuyệt vọng, một cuộc đời vứt đi.  Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào hoàn cảnh cay đắng và sự mỏng manh tinh thần ập đến cùng lúc, khi nào tâm hồn chúng ta không còn mạnh hơn những thương tích, chúng ta đều có thể nương ẩn nơi một chân lý sâu sắc ơn, một sự an ủi thâm sâu hơn, cụ thể là sức mạnh nơi trái tim Thiên Chúa.  Ơn Chúa, sự tha thứ, và tình yêu thì mạnh hơn những thương tích, sụp đổ, thất bại và cái dường như là tuyệt vọng của chúng ta. 

Điều khiến đức tin Kitô khác với các tôn giáo khác (cũng như khác với các phúc âm thịnh vượng) chính là Kitô giáo là một tôn giáo của ơn sủng chứ không phải của nỗ lực tự thân (dù cho nó cũng có tầm quan trọng).  Là người tín hữu Kitô, chúng ta không cần phải tự cứu rỗi mình, không cần phải tự lực cứu vớt cuộc sống mình.  Thật sự là không một ai cần làm thế.  Như thánh Phaolô đã nói rõ trong thư gửi tín hữu Rôma, không một ai trong chúng ta tự cứu vớt cuộc sống mình bằng chính sức mình.  Điều này cũng đúng khi muốn thắng vượt những thương tích của mình.  Tất cả chúng ta đều có những lúc yếu đuối và sụp đổ.  Tuy nhiên, chính lúc này đây, chính khi cơn bão đè bẹp chúng ta, khi chúng ta tìm sức mạnh để đương cự cơn bão nhưng rồi chỉ để thấy rằng cơn bão mạnh hơn chúng ta, chính lúc như thế, chúng ta cần tìm tìm sâu hơn nữa và sẽ thấy được rằng trái tim của Thiên Chúa mạnh hơn những vỡ nát của chúng ta.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim


 

Luôn có một chỗ cho niềm hy vọng.- Truyện ngắn HAY

Trầm Mặc Huơng Lai

Vào năm 1954, Annie Wilkins 63 tuổi.

Bà cô đơn, bệnh tật, không một xu dính túi và không còn nhà để về.

Bác sĩ nói rằng bà chỉ còn sống được khoảng hai năm nữa.

Nhưng Annie không chấp nhận cái chết đến mà chưa thực hiện được ước mơ cuối cùng của đời mình: được tận mắt nhìn thấy Thái Bình Dương.Thay vì buông xuôi hay vào viện dưỡng lão như mọi người khuyên,bà mua một con ngựa, mặc đồ đàn ông, và lên đường về phía Tây.

Không bản đồ. Không la bàn. Không sợ hãi.

Bạn đồng hành của bà là Tarzan, một con ngựa đua già mà bà đã cứu sống.

Đi cùng họ là Dépêche-Toi, con chó lai trung thành của bà.

Bộ ba này bắt đầu một hành trình hơn 6.000 km xuyên nước Mỹ, vượt qua bão tuyết, đường núi, sa mạc và sự hoài nghi của người đời.

Annie cưỡi ngựa giữa làn xe tải trên những xa lộ mới, băng qua những thị trấn, cánh đồng, núi tuyết, ngủ trong các chuồng trại,được người lạ mời ở lại — và đôi khi, trở thành bạn bè thân thiết.

Trên đường đi, bà gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng như Andrew Wyeth, Groucho Marx, và Art Linkletter.

Người ta đề nghị cho bà chỗ ở, việc làm, thậm chí… lời cầu hôn.

Nhưng Annie chỉ mỉm cười, và tiếp tục tiến về phía trước.

Vào thời đại mà ô tô tượng trưng cho văn minh, truyền hình bắt đầu chi phối cuộc sống, thì một người phụ nữ, một con ngựa, và một chú chó đã nhắc cả nước Mỹ nhớ lại giá trị của sự gần gũi, lòng tốt, và tình người.

Và bà không chết sau hai năm.

Bà đã đến được bờ Thái Bình Dương.

Và sống thêm nhiều năm nữa để kể lại câu chuyện của mình. Annie Wilkins không chỉ băng qua một đất nước.

Bà đã chứng minh rằng: Lòng dũng cảm không có tuổi.

Cuộc phiêu lưu có thể bắt đầu khi mọi thứ tưởng như đã chấm hết.

Và ngay cả trên những con đường gồ ghề nhất, vẫn luôn có một chỗ cho niềm hy vọng.

st 


 

RỈ TAI – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng!”.

Mary, một học sinh hở hàm ếch, điếc một tai. Nhưng ngày kia, kiểm tra thính giác, cô giáo Léonard đã dành cho Mary một ánh mắt ấm áp và một phép mầu! Học sinh xếp hàng để nghe một lời rất khẽ của cô giáo; sau đó, viết ra giấy. Và đây, những gì Mary viết ra: “Ước gì con là con gái nhỏ của mẹ!”. Đó là một lời rỉ tai thay đổi một cuộc đời!

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những lời ‘rỉ tai’. Đó là trối trăng mà các anh của Giuse ‘cho là’ đã nhận từ cha trước khi ông qua đời; đó còn là những lời “rỉ tai” lúc đêm hôm của Chúa Giêsu mà các môn đệ sẽ “nói ra giữa ban ngày” và “lên mái nhà rao giảng!”.

Sợ rằng, Giuse nhớ lại chuyện xưa, các con của Giacóp sai người đến nói với Giuse những lời ‘rỉ tai’ được cho là của cha – bài đọc một. “Cha của chú trước khi chết đã truyền rằng: Các con hãy nói thế này với Giuse: Thôi ! Xin con tha tội tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây ra điều ác cho con!”. Nghe thế, Giuse bật khóc. “Không phải Giuse khiến các anh mình run sợ, mà là chính lương tâm của họ tố cáo. Khi lòng mình không ngay chính, người ta nhìn sự tha thứ cũng thành mối đe dọa!” – Augustinô; đang khi “Hỡi những ai nghèo hèn, hãy tìm kiếm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Với bài Tin Mừng, lời ‘rỉ tai’ Chúa Giêsu nói lúc đêm hôm là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng. Hãy nhớ lại cách thức Ngài giảng dạy! Đầu tiên, Ngài nói xa gần bằng dụ ngôn để khơi gợi sự tò mò; một khi người nghe đã lớn lên trong đức tin, Ngài sẽ bắt đầu nhỏ to những lẽ thật sâu sắc – lẽ thật sâu sắc nhất là Chúa Cha! Ngài sẽ truyền đạt theo những cách thức vượt quá ngôn từ – che đậy bởi các hình tượng – để rồi, tỉ tê về Chúa Cha và con người Ngài theo những cách thức ‘không lời’ thầm kín nhất.

Như vậy, rất nhiều điều Chúa Giêsu muốn nói, nhưng Ngài chỉ nói “lúc đêm hôm” của đời sống nội tâm; qua đó – nhờ cầu nguyện, chiêm ngắm và soi rọi của Thánh Thần – ngay cả giữa tối tăm, chúng ta sẽ nghe được những lời ‘rỉ tai’ sâu sắc nhất vượt quá ngôn từ, khái niệm và hình ảnh. “Chúa nói với linh hồn trong thinh lặng. Và những lời thì thầm ấy, linh hồn chỉ nghe được khi đêm xuống và mọi tiếng ồn bên ngoài lặng đi!” – Gioan Thánh Giá.

Anh Chị em,

“Điều anh em nghe rỉ tai!”. Dưới ánh quang Thánh Thể, chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu ‘rỉ tai’ từ bóng tối của đức tin những lời vốn có thể thay đổi cả một cuộc đời. Hãy để Thánh Thể lôi kéo chúng ta vào niềm tin sâu sắc nhất, chắc chắn nhất về tình yêu, sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa. “Hãy ở lại với Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Chính trong im lặng của sự hiện diện ấy, Ngài sẽ nói với bạn những lời không ai khác có thể nói – những lời có thể thay đổi đời bạn từ cội rễ!” – Gioan Phaolô II.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, không ao ước những ‘thủ thỉ’ của Chúa, con sẽ bị mê hoặc bởi những ‘thì thầm’ của thế gian. Dạy con chìm sâu hơn trong cầu nguyện và chiêm ngắm mỗi ngày!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

******************************************

Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XIV Thường Niên, Năm Lẻ

Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.   Mt 10,24-33

24 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng : “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. 25 Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là đủ rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.

26 “Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. 27 Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày ; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

28 “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. 29 Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không ? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. 30 Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. 31 Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

32 “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 33 Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”