THIÊN LINH HUYỀN NHIỆM – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Ngàn ngàn hầu hạ Ngài, vạn vạn túc trực Ngài”.

William. J. Bryan nói, “Quả dưa hấu có sức hút từ mặt đất gấp 200.000 lần so với trọng lượng của nó. Nó lấy vật liệu từ đâu để tô màu cho mình; rồi sau đó, hình thành một tầng trắng, một tầng đỏ, và dát dày bằng những hạt đen! Nếu bạn có thể giải thích cho tôi bí ẩn của quả dưa hấu, tôi sẽ giải thích cho bạn bí ẩn của Thiên Chúa, mà giữa Ngài với chúng ta, dày đặc các ‘thiên linh huyền nhiệm!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, ý tưởng ‘quả dưa’ của Bryan được gặp lại trong Lời Chúa ngày lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần. Qua đó, một nguyên tắc thần học được nhắc lại! Rằng, sự cứu rỗi luôn mang tính trung gian! Người không thể tự mình đến với Chúa; Chúa không tự mình đến với người! Trên hết, phải có Đức Kitô, Trung Gian Thiên Linh Huyền Nhiệm Tối Cao; và cùng Ngài, muôn vàn thần thánh và các trung gian khác. Vì khoảng cách giữa Chúa và người thì vô cùng, nên với vô vàn ‘thiên linh huyền nhiệm’, Thiên Chúa lấp đặc nó!

Bài đọc Đaniel mô tả sự dày đặc đó, “Từ trước nhan Ngài, một sông lửa cuồn cuộn chảy, ngàn ngàn hầu hạ Ngài, vạn vạn túc trực Ngài”. Đó là các ‘thiên linh huyền nhiệm’ Thiên Chúa đã tạo dựng; ngoài ra, còn có ‘các lớp’, ‘các tầng’ trung gian khác! Tin Mừng hôm nay nói các thiên thần “lên xuống” trên Con Người, mà giấc mơ Giacóp là hình ảnh tiền trưng, báo trước việc các ngài phục vụ Thiên Chúa, nhưng họ phục vụ Ngài vì chúng ta.

Đức Phanxicô nói, “Chiến đấu là một thực tế diễn ra hàng ngày trong đời sống Kitô hữu từ trong trái tim, trong cuộc sống, trong gia đình, trong Giáo Hội… Nếu không chiến đấu, chúng ta sẽ bị đánh bại! May thay, Chúa đã giao nhiệm vụ này chủ yếu cho các thiên thần, để chiến đấu và chiến thắng!”. Các thiên thần đã hiện diện từ buổi tạo dựng và suốt lịch sử cứu độ, loan báo ơn cứu độ dù xa hay gần và phục vụ việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa, dẫn dắt Dân Chúa; loan báo các cuộc giáng sinh và các ơn gọi. Cuối cùng, Gabriel loan báo sự ra đời của Gioan Tiền Hô và chính Chúa Giêsu. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, giữa chư vị thiên thần, này con xin đàn ca kính Chúa!”.

Tin Mừng hôm nay minh hoạ vai trò trung gian của Philipphê khi ông dẫn Nathanael đến với Chúa Giêsu. Trong cái nhìn đức tin, Philipphê là một ‘thiên linh huyền nhiệm’, người đã dẫn Nathanael đến với Con Thiên Chúa, ‘Thiên Linh Huyền Nhiệm Tối Cao’. Và Chúa Giêsu đã mặc khải một cách cụ thể không dè giữ về các ngài, “Các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người”.

Anh Chị em,

“Ngàn ngàn hầu hạ Ngài, vạn vạn túc trực Ngài”. Trong cuộc sống, biết bao ‘thiên linh huyền nhiệm’ Chúa quan phòng đã chuẩn bị xa gần để bạn và tôi có thể nhận biết, yêu mến và phụng sự Ngài. Trước hết, cả triều thần thánh trên trời; tiếp đến là Mẹ Giáo Hội, trong đó, bao tâm hồn đạo đức; và này, ông bà, cha mẹ và bao con người, bao phương tiện. Như vậy, bên cạnh một triều thần vô hình, các thiên thần có cánh, còn có vô vàn các ‘thiên thần không cánh’. Họ là ‘các lớp’, ‘các tầng’ dày đặc phục vụ trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa vì mỗi người chúng ta. Hãy cảm tạ Thiên Chúa và biết ơn các ngài. Đến lượt chúng ta, bạn và tôi cũng hãy trở nên những ‘thiên linh huyền nhiệm!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con luôn trở nên một ‘thiên linh huyền nhiệm’ cho anh chị em con!”, Amen.

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lớn lên trong dối trá

Ba’o DAN CHIM VIET

Tác Giả:  Trần Gia Huấn

23/08/2023

Trước ngày xâm lược Ukraine, Putin đọc bài diễn văn 7000 từ. Putin cằn nhằn về sự sụp đổ của Liên Xô. Putin vật lộn với bóng ma lịch sử. Ukraine ra đời là sự nhầm lẫn chết người của Lenine. Bây giờ, Putin phải sửa sai. Putin sẽ tước bỏ tư cách quốc gia Ukraine. “Tiểu Nga” phải được thống nhất vào Đại Nga. Chưa đủ, Putin cho viết lại sách giáo khoa lịch sử. Vậy, có đôi dòng về bộ sách này.

Sách giáo khoa lịch sử mới cho trung học Nga được dạy ngay từ tháng 9, 2023. Những lớp còn lại ở bậc phổ thông sẽ được cải cách vào năm học tới. Nội dụng của bộ sách bao hàm giai đoạn từ 1945 cho đến nay. Điện Cẩm Linh nhằm vào tuổi 15, 16, 17 để hình thành lên cách tư duy về thế giới, về Nga, về Putin và Chiến dịch Quân sự Đặc biệt.

Văn phong rất xa lạ với lối viết sách giáo khoa. Không tôn trọng các tiêu chuẩn sư phạm. Không hàm chứa ngôn ngữ mang tính học thuật, thiên về cảm tính. Những cụm từ “Malorossiya”, “Little Russia” (Tiểu Nga) xuất hiện nhiều trong văn bản. Lưu ý “Malorossiya”, “Tiểu Nga” là những từ dùng để khinh miệt Ukraine.

Chủ biên bộ sách là Vladimir Medinsky, xuất thân làm quảng cáo, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, từng là bộ trưởng văn hóa, trưởng đoàn đàm phán với Ukraine vào những ngày đầu của cuộc chiến. Medinsky ca ngợi tốc độ viết kỷ lục chỉ trong 5 tháng, và đây là văn bản trình bày quan điểm quốc gia.

Chủ biên bộ sách Vladimir Medinsky

Giới sử gia Nga phê phán Medinsky, nhưng công chức Nga thì ca ngợi. Medinsky vâng lời, ủng hộ chủ nghĩa xét lại lịch sử. Putin chỉ định Medinsky đứng đầu ủy ban giáo dục lịch sử, và chủ biên bộ sách này.

Lịch sử thế kỷ 20 của Nga, bắt đầu là những cuộc cách mạng kinh hoàng. Chiến thắng của Liên Xô trong Thế Chiến II là sự tổn thất sinh mạng khủng kiếp, được biết tới với tên “Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.” Putin đã khai thác mỏ vàng ký ức này, gán ghép nó vào cuộc xâm lược Ukraine, rồi phóng đại là một kỳ tích, vinh quang, vĩnh cửu bao phủ lên xã hội Nga.

Nhiều trang giáo khoa lịch sử chỉ trích Đế quốc Mỹ, gây ra cuộc chiến ở Ukraine, trích dẫn lời nói dối của Putin rằng: Nga không gây chiến với ai. Nga luôn là người kết thúc mọi cuộc chiến. Putin kêu gọi: Phải đối đầu với phương Tây; Ukraine là nhà nước của phát xít; Nga là quê hương của những anh hùng.

Trong mỗi trang giáo khoa lịch sử cho tuổi trung học, Nga hiện lên là một quốc gia vĩ đại, dũng mãnh. Tâm hồn Nga thiêng liêng. Khát vọng Nga cao thượng. Người Nga hiền lành. Nga giải phóng loài người. Nga cứu rỗi hàng triệu sinh linh. Nước Nga như Đấng Cứu Thế. Nhưng Nga luôn là nạn nhân của phương Tây. Mỹ âm mưu xóa sổ nước Nga. Mỹ là thủ phạm, là bá quyền, là đế quốc, là thực dân, là bóc lột, là sen đầm, là hèn hạ, đang suy tàn cáo chung.

Trong chương về cuộc chiến ở Ukraine, cụm từ hào nhoáng và hoa mỹ “Chiến dịch Quân sự Đặc biệt” được lặp lại nhiều lần, kèm với những trích dẫn từ các diễn văn của Putin trong hai năm qua, hằn học chống phương Tây, và theo thuyết âm mưu một cách nhiệt thành.

Sách mô tả chiến trường Ukraine: Giống như thế hệ cha anh, người lính Nga đang sát cánh chiến đấu vì sự thực, vì lòng cao thượng. Họ xả thân, đưa đồng đội bị thương ra khỏi làn đạn địch. Họ quả cảm trong những chiến xa đang cháy, chỉ huy đơn vị cho đến hơi thở cuối cùng. Hy sinh cho Đất Mẹ là căn cước của người lính Nga hôm nay, và người lính Soviet trước đây. Chiến tranh là chất keo, hàn gắn, đoàn kết xã hội Nga. Rồi, tác giả gợi lên cảnh bi hùng của hàng chục triệu công dân Soviet ngã xuống trong Chiến tranh Thế giới II.

Phần lịch sử Ukraine đã bị đục bỏ. Những tư liệu tham khảo về cội nguồn Kievan Rus, một quốc gia Slavic ở thời Trung cổ đã biến mất và thay vào đó là các cụm từ “Nước Nga cổ” (Old Russian state) hay “Rus phong kiến” (feudal Rus.)

Giáo khoa lịch sử bậc trung học Nga viết: Ukraine là một quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ukraine tiêu diệt bất đồng chính kiến, đàn áp đối lập, và chống Nga. Chủ nghĩa phát xít sống lại tại những quốc gia Baltic rồi tràn vào Ukraine. Giờ đây Ukraine là một quốc gia tân phát xít. Nếu Ukraine gia nhập NATO, thì đây là sự kết liễu của nền văn minh. Nga không cho phép điều này xảy ra.

Tác giả soạn thảo sách giao khoa lịch sử đã biện minh cho cuộc chiến Ukraine bằng lời Putin: Nga chưa từng khai mào một cuộc chiến nào. Chiến dịch Quân sự Đặc biệt là bảo vệ Donbas, bảo vệ Nga. Mỹ là thủ phạm. Mỹ quyết tâm đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng. Kết thúc chương là câu: người Mỹ bảo chẳng có gì là riêng tư; tất cả chỉ là công việc kinh doanh.

Phần phụ đề có tên “Sự Xuyên tạc Lịch sử” (Falsification of history) viết: Mỹ- Âu tham vọng lập trình lại bộ não của chúng ta bằng cách viết những trang giáo khoa sử ngụy tạo nhằm lừa bịp chúng ta về bản chất xâm lược và thực dân của chúng.

Sách giáo khoa lịch sử khuyên học sinh: Đừng tin vào bọn truyền thông độc lập thổ tả phương Tây. Khi bạn học thông tin gì trên mạng về Ukraine, nên nhớ công nghệ sản xuất tin giả, dàn dựng hình ảnh đang lan tràn toàn cầu. Hãy cảnh giác và tự hỏi. Tại sao họ lại tung tin này? Ai hưởng lợi? Đừng trở thành nạn nhân của những trò thao túng rẻ tiền.

Sách giáo khoa lịch sử giải thích: Những công ty nước ngoài phản đối chiến tranh rút khỏi Nga. Đó là cơ hội tốt cho công ty Nga, cho sinh viên Nga, cho người Nga có thêm công ăn việc làm.

Một giáo viên lịch sử người Nga dấu tên nói: Những đoạn văn như thế này không phải là lịch sử. Lịch sử là quá khứ. Lịch sử giúp ta hiểu căn nguyên của hiện tại, nhưng không mô tả hiện tại; bởi vì, hiện tại chưa kết thúc.

Sau mỗi chương, học sinh phải trả lời những câu hỏi: Tại sao người Nga ủng hộ Chiến dịch Quân sự Đặc biệt? Tại sao Nga phải mở chiến dịch này?

Giai đoạn lịch sử từ 1970 tới 2010 đã được viết lại hoàn toàn, lời lẽ rất chua cay cho tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Từ 2013, Putin đã đay nghiến bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông Nga là chứa đầy những mâu thuẫn, diễn giải hàm hồ. Putin lệnh phải viết lại, loại bỏ mọi mần mống đa nguyên trong học thuật. Putin kiên quyết đục bỏ những bóng ma quá khứ theo đúng nghĩa đen, và ghi tên Putin vào từng trang sử như một con người vĩ đại, phi thường, chinh phục, và chiến thắng.

Putin được ghi vào mỗi trang sử oai hùng

Sử học trở thành nơi tuyên truyền cho quan điểm của Putin: Mỹ đánh Nga cho đến người Ukraine cuối cùng. Mỹ đang thu những món lợi khổng lồ trong cuộc chiến Ukraine.

Lịch sử là một công cụ. Bạn có thể dùng nó vào công việc khác nhau. Trong tay bạn có một chiếc búa. Bạn dùng búa đóng đinh hay để đập đầu người khác. Putin đã sử dụng công cụ lịch sử để tập hợp dân chúng phục vụ cho đường lối ngoại giao hiếu chiến và bành trướng.

Nỗ lực này còn vượt ra ngoài sách giáo khoa như: lễ hội lịch sử, phim lịch sử, truyền hình lịch sử, kịch nghệ và âm nhạc lịch sử, tranh tượng lịch sử, câu lạc bộ tái tạo lịch sử, thăm quan lịch sử. Đã 23 năm cầm quyền, sẽ còn bao năm nữa, Putin nhấn chìm xã hội Nga vào phong trào chống Mỹ, chống phương Tây, và chống Ukraine.

Những lời kêu gọi phải thống nhất nước Nga bằng mọi giá, và“Tiểu Nga” là phần không thể tách rời Đại Nga đang gia tăng đến mức nguy hiểm. Nhiều đoạn trong giáo khoa lịch sử cổ vũ chiến tranh, hận thù, và chiếm đóng.

Đừng coi nhẹ bộ sách giáo khoa này chỉ là chén thuốc độc mà Putin cho trẻ em Nga uống. Đừng coi nhẹ những đoạn phim lịch sử chỉ là lời tuyên truyền. Đừng coi nhẹ những bài hát ca ngợi chiến tranh chỉ là tiếng van xin của kẻ ăn mày dĩ vãng. Đừng coi nhẹ những màn duyệt binh, nện gót giầy trên Quảng trường Đỏ, mặt vênh về hướng Putin chỉ là màn khoa trương. Đừng coi nhẹ những huân huy chương lấp lánh phủ đầy ngực áo chỉ là sự khát khao về thời vàng son đã mất.

Nữ khôi nguyên Nobel văn chương 2015, người Belarus, sinh ra lớn lên ở Ukraine thời Soviet, mẹ là người Ukraine, viết văn bằng tiếng Nga, Svetlana Alexievich kể: Một người lính Ukraine yêu cầu một tù binh Nga: Chỉ cần anh phone về cho mẹ nói rõ sự thực về Ukraine. Anh sẽ được tự do. Người tù binh Nga phone cho mẹ, và nói, “Không có một thằng phát xít nào trên đất Ukraine.” Người mẹ Nga gào khóc, “Con đang nói cái gì? Con điên rồi! Ukraine là bọn tân phát xít rất độc ác. Kẻ nào đã nhét vào đầu con những điều dối trá.”

Nữ văn sỹ trên tâm sư: Chúng ta đã đánh giá quá thấp giáo khoa lịch sử, hay câu chuyện truyền hình. Mà phải coi đây là ý thức hệ Nga, tham vọng Nga. Sự thay đổi khủng kiếp của Putin về Ukraine, về Mỹ, về phương Tây, và phần còn lại của thế giới là rất mãnh liệt và nguy hiểm. Cuộc chiến đẫm máu, tàn nhẫn, vô vọn, kinh hoàng còn đang ở phía trước.

Vị giáo viên Nga, đã nói ở trên, thở than: bộ sách giáo khoa này là hoàn toàn hư cấu “total fiction”. Bà thương cho thế trẻ em Nga lớn lên trong dối trá.

Chỉ một năm, những đứa trẻ 17, tuổi không có gì là không đẹp; không có giấc mợ nào là không thơ mộng, sẽ nhập vào đoàn quân chống “tân phát xít” cho Putin – người đã tẩm độc dược vào từng trang sách học trò.

Canada

August 23, 2023.

Dậy sóng’ với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật. Nội dung bài viết như sau:

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”.

Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy.

Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”.

From: Phi Phuong Nguyen

Vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ

first president, George Washington.

Một cậu bé sáu tuổi rất hiếu động và nghịch ngợm. Một hôm, cậu được người ta tặng cho một chiếc rìu làm quà. Vô cùng thích thú với món quà là một chiếc rìu nhỏ sắc bén, cậu bé liền nảy ra một ý nghĩ “Hay là mình thử chặt cây anh đào này đi coi thử cây rìu này có bén không?”

Nghĩ vậy, cậu bé tinh nghịch cầm chiếc rìu, và bắt đầu chặt nhánh đầu tiên, nhánh cây đứt ra nhẹ nhàng, cậu bé thích thú chặt tiếp nhánh thứ hai, rồi nhánh thứ ba… và chỉ trong thoáng chốc cây anh đào đang ra quả đã bị đốn hạ.

Khi phát hiện ra sự việc, cha cậu bé đã rất tức giận, vì đây là cây anh đào mà ông vô cùng yêu thích.

Ông quát lớn: “Ai đã chặt cái cây này?”.

Trước sự tức giận thể hiện rõ rệt trên gương mặt người cha, cậu bé 6 tuổi run lên vì sợ. Cậu ngước lên nhìn khuôn mặt của cha mình ngay lúc này, chỉ thấy sự nghiêm nghị và phẫn nộ ở trong đó, hoàn toàn không có sự dịu dàng như thường ngày.

Cậu rụt rè nói:

– “Thưa cha, chính con đã chặt nó, con xin lỗi cha.”

Người cha thấy con quá sợ hãi nên nói:

– “Nếu con đã sợ hãi như vậy tại sao con không chối đi!”

Cậu bé ngẩng mặt lên nói:

– “Thưa cha con đã phạm lỗi rồi còn nói láo để dấu lỗi của mình nữa là rất hèn hạ, con không thể nói dối cha được.”

Nghe thấy câu nói đầy bất ngờ từ cậu con trai, người cha hoàn toàn sững sờ.

Ông không nghĩ một đứa trẻ 6 tuổi khi thấy cha mình tức giận như vậy lại không hề nghĩ cách chối tội, mà dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình, còn khẳng định, “Con không thể nói dối cha được”.

Sự việc này cũng gây sốc cho ông không khác gì việc thấy cây anh đào mà ông yêu thích đang bị đốn hạ.

Vì thế, ông đã ngồi xuống bên cậu con trai của mình, ôm cậu bé vào lòng rồi nói:

– “Lại đây, con trai. Sự trung thực của con còn đáng giá gấp ngàn lần cây anh đào đó nữa.”.

Có lẽ câu chuyện này sẽ không được ai biết tới, nếu như nhiều năm sau, cậu bé không lớn lên và trở thành một trong những vị Tổng thống vĩ đại nhất Hoa Kỳ, Tổng thống George Washington (1732 – 1799) – vị Tổng thống đầu tiên của quốc gia này.

From: haiphuoc47 & NguyenNThu

Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì?

Nguyện xin sự bình an của Chúa ngự trị trong lòng bạn hôm nay và mãi mãi.

Cha Vương

Thứ 5: 28/09/2023

GIÁO LÝ: Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì? Bí tích Giải tội cho tội nhân làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, được trở lại làm con Chúa và lại được Chúa yêu thương. (YouCat, số 239) 

SUY NIỆM: Giây phút sau khi ban phép tha tội giống như nước từ hoa sen tưới xuống sau khi thể thao, như luồng gió mát sau cơn bão mùa hè, như được thức dậy dưới tia sáng mặt trời, như người lặn không bị trọng lực hút… Hòa giải với Chúa là lại được làm con Chúa, được yêu mến, được đón nhận vào tình yêu Người, được hòa thuận lại với Người. (YouCat, số 239 t.t.)

❦ Cứ yêu mến Chúa Giêsu, đừng sợ, dù bạn có phạm mọi tội trên đời. Chúa Giêsu sẽ lặp lại lời này cho bạn: “Tội con nhiều, nhưng đã được tha, vì con yêu mến nhiều”. (Thánh Padre Piô, 1887-1968)

 LẮNG NGHE: Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần. (Dt 4:16)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa đứng trước lòng xót thương, cảm thông, tha thứ của Chúa, xin giúp con biết đáp trả lại tấm lòng bao la yêu thương của Chúa để khỏi sống trong hận thù, sống trong hờn căm.

THỰC HÀNH: Trở về với Chúa và cố gắng hết sức xin ơn Chúa làm hoà với nhau.

From: Do Dzung

Xin Lỗi Chúa – Hiền Thục  

TÌNH YÊU ĐƯỢC CHỨNG MINH BẰNG VIỆC LÀM – TGM Giuse Vũ Văn Thiên

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

Trong cuộc sống cá nhân của mỗi chúng ta, lời nói và việc làm thường có những khoảng cách xa vời, thậm chí có lúc hoàn toàn trái ngược nhau.  Những bài diễn thuyết hùng hồn với những mỹ tự bóng bảy nhiều khi chỉ là đồ trang trí cho những tư tưởng rỗng tuếch, nhất là với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.  Với công nghệ quảng cáo tiếp thị, cái gì cũng nhất thế giới, đồ gì cũng là chất lượng hàng đầu… suy cho cùng, chỉ là sự dối trá.  Để chứng minh lời nói của một người có thật hay không, người ta phải kiểm chứng việc làm của người đó.  Thiếu việc làm, tình yêu chỉ là chót lưỡi đầu môi và giả tạo.

Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay nói đến một người cha và hai người con.  Người cha sai hai con đi làm vườn nho.  Hình ảnh vườn nho một lần nữa lại được Đức Giêsu dùng để so sánh với cuộc đời.  Chúng ta dễ nhận ra, nơi hình ảnh người cha này là chính Thiên Chúa.  Người cha này có hai người con.  Một người, khi được cha trao việc thì chối từ, nhưng sau hối hận; người thứ hai mau mắn nhận lời, rồi lại không làm.  Kết luận Chúa Giêsu đưa ra là: việc làm và đời sống của một người là tiêu chuẩn lượng giá về nhân cách của người ấy chứ không phải lời nói.  Người con thứ nhất tuy từ chối lời đề nghị của cha mình, những đã sớm hối hận và đã đi làm vườn nho cho cha.  Người con này được kể là người con hiếu thảo và được cha yêu mến.  Trái lại, người con thứ hai khi được trao việc thì nhanh nhảu nhận lời, nhưng rốt cuộc lại không làm gì.  Đây là người con chỉ vâng lời và hiếu thảo bằng môi mép, còn trong thực tế thì lười biếng và dối trá.

Hai người con tượng trưng cho hai lối sống, hai trào lưu, hai quan niệm và cũng là hai cách thực hành đời sống Đức Tin của chúng ta.  Có thể hai nhân vật ấy đồng thời hiện hữu trong chính con người của mỗi chúng ta, khi chúng ta bị cám dỗ sống giả hình hoặc bất tuân.  Thiên Chúa là Cha vẫn luôn mời gọi chúng ta làm điều thiện.  Trước lời mời gọi ấy, có những người “miệng nói hay, mà tay không làm.”  Trái lại, có những người khước từ rồi sau đó nhận ra lẽ phải và gắng công thực hiện ý Chúa.

Trong bối cảnh xã hội hôm nay, cách thức thực hành Đạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  Tại nhiều nơi và đối với nhiều người, đời sống Đức tin chỉ dừng lại ở những nghi lễ bề ngoài mà ít để ý đến chiều sâu và đời sống nội tâm.  Theo lẽ thường tình, một khi hình thức tăng thì nội dung giảm.  Khi người ta quá chú trọng đến bề ngoài thì dễ quên bề trong.  Tại nhiều nơi, lời kêu gọi học hỏi giáo lý để giúp sống Đạo bị bỏ ngoài tai, thậm chí giáo dân còn “tìm cách bỏ trốn” mỗi khi đến giờ học giáo lý.  Hậu quả của việc không học giáo lý là một Đức tin mờ nhạt, một lối giữ đạo nửa vời.  Nhiều bạn trẻ đã mất Đức tin khi tiếp cận với nền văn minh và lối sống đô thị.

Lời Chúa hôm nay cũng dạy chúng ta cần thận trọng khi nhận định về tư cách của một người.  Chắc hẳn những người có mặt lúc Chúa Giêsu tuyên bố những lời này cảm thấy “sốc:”  “Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”  Lời tuyên bố của Chúa đảo ngược bậc thang giá trị mà người Do Thái thường dựa vào để nhận định một con người.  Thì ra, những người mũ cao áo dài chưa chắc đã là những người thánh thiện.  Những người biệt phái và luật sĩ dù khôn ngoan chưa hẳn đã là những người ngay chính.  Để nhận định tư cách của họ, còn phải xem đời sống hằng ngày của họ ra sao, họ có thực hành đức công bình mà họ vẫn rao giảng hay không, đó mới là điều quan trọng.  Một người có quá khứ tội lỗi, nhưng thành tâm thiện chí ăn năn hối cải, thì họ được Chúa tha thứ.  Trong cuộc sống, vì có một quá khứ nghiện ngập, tù đầy khi muốn hoàn lương vẫn gặp phải những thành kiến của những người xung quanh, để rồi những người muốn làm một con người bình thường mà cũng không được.  Ngôn sứ Edêkien đã truyền lại lời của Chúa: “Nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu thoát mạng sống mình!”   Vâng, trong cuộc đời, chúng ta còn khắt khe hơn Thiên Chúa trong việc xét đoán anh chị em mình.  Những người thu thuế và những cô gái điếm được vào Nước Trời, vì họ đã để cho Lời Chúa thấm nhập và thay đổi cuộc đời tội lỗi của họ.  Họ đã can đảm đoạn tuyệt với quá khứ xấu xa, để mặc lấy Đức Giêsu phục sinh, trở nên con người mới, thánh thiện tinh tuyền.  Như thế, đối với Chúa, không thể vin vào một quá khứ xa xưa – dù tốt lành – để biện minh cho những lỗi lầm mình đang phạm.  Thiên Chúa công minh vô cùng trong xét xử.  Ngài vừa công bằng vừa giàu lòng thương xót.

“Hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau.  Đừng làm chỉ vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình.”  Đó là lời khuyên của Thánh Phaolô gửi tới cộng đoàn tín hữu Philiphê.  Khi nhấn mạnh đến đức khiêm nhường, vị Tông đồ dân ngoại trình bày Đức Giêsu như mẫu mực và lý tưởng của mọi Kitô hữu: Người là Thiên Chúa đã tự huỷ, mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế vì yêu thương chúng ta (Bài đọc II). Những ai tiến bước theo Chúa Giêsu sẽ đẹp lòng Thiên Chúa Cha.

Hãy bớt những lời nói và hãy gia tăng việc làm.  Hãy nói ít và nghe nhiều.  Hãy học sống thinh lặng để cảm nhận sự hiện diện của Chúa và những điều kỳ diệu Chúa làm quanh ta.  Những điều kỳ diệu ấy, ta chỉ có thể cảm nhận bằng Đức tin và tình mến Chúa yêu người.

TGM Giuse Vũ Văn Thiên

From: Langthangchieutim

EM BÉ TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG NĂM XƯA.

Em bé Trần thị Ngọc Bich trên đại lộ Kinh Hoàng năm xưa

Thanh Phong – Thời Báo

Đại lộ kinh hoàng ở Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Highway of Horror in ...

 

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới .

 

EM BÉ TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG NĂM XƯA.

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.

 

Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

 

 

 

     

Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt.

Trân khắc Báo khi còn là một người lính trẻ miền Nam Việt Nam.

Ảnh của BAO TRAN / ANH DO

Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn: “Trần Khắc Báo. Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”.
Ông cố nài nỉ: “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa: “Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Vietnam War 1972 - MỸ CHÁNH - Photo by Richard Blystone | Flickr

Người ôm vòng chiếc nón lá nói: “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi: “Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao?

Người tài xế tên Tài trả lời: “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói: “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

Ông này nhìn ông Báo cười và nói: “Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”. Ông Báo thanh minh: “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.”

Thiếu tá Nhiều bảo: “Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông: “Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được thả về. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…

EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

James Mitchell cùng sơ Angela Nguyễn và em bé Trần Thị Ngọc Bích (Precious Pearl). Mitchell đã nhận nuôi đứa trẻ sơ sinh và đưa cô bé đến Hoa Kỳ vào năm 1972. Ảnh Kimberly Mitchell.

James Mitchell cùng sơ Angela Nguyễn và em bé Trần Thị Ngọc Bích (Precious Pearl). Mitchell đã nhận nuôi đứa trẻ sơ sinh và đưa cô bé đến Hoa Kỳ vào năm 1972. Ảnh Kimberly Mitchell.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

                                Ông Báu diễn tả lại hoàn cảnh lúc cứu em bé sơ sinh cho Kimberly Mitchell nghe.

Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố: “Con muốn biết con là người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

Bố nuôi James giải thích cho cô: “Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:

“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website về câu chuyện của mình.

GẶP LẠI CỐ NHÂN

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Ở nhà ở Albuquerque, Bảo Trần xem album ảnh Kimberly Mitchell làm cho anh và gia đình (Anh Đỗ / Los Angeles Times)

Ở nhà ở Albuquerque, Bảo Trần xem album ảnh Kimberly Mitchell làm cho anh và gia đình (Anh Đỗ / Los Angeles Times). Ảnh của:THỜI BÁO LA

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell: “Cô đến đây tìm ai?”. Cô trả lời: “Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu: “Đây là ông Trần Khắc Báo.”

Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo: “Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

Ông Trần Khắc Báo nói: “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.” Và Kimberly Mitchell đã gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi: “Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Graduating from USNA

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.

THANH PHONG

Nguồn: THỜI BÁO (The Vietnamese Newspape)

From: Phi Phuong Nguyen

Thi hành án hay giết người?

Ba’o Tieng Dan

26-9-2023

May be an image of 3 people, mango and text

Mấy nghìn ngày bị đày đoạ, nếu không oan thì một người tử tù phải kêu oan để làm gì? Nếu không oan mà kêu oan thì cũng chính là làm khổ gia đình vốn đã quá khổ của mình. 7 phiên toà mở ra, bao lần bị bác vì chứng cứ, lời khai không lo-gic vậy mà vẫn đang tâm thi hành án.

Với tôi, đây là một vụ giết người chứ không phải thi hành án. Lần nào ra toà, Lê Văn Mạnh cũng phản cung, tố cáo việc bị đánh đập, ép cung, chứng cứ duy nhất là cái quần đùi bị rách, Mạnh xấu hổ bỏ đi sau khi lặn tìm bé gái nghi bị đuối nước và bức thư ép phải viết khi bị đánh đập trong tù.

Lá đơn dưới đây do tử tù Lê Văn Mạnh viết vào khoảng tháng 9/2014.

***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THI HÀNH ÁN

Kính gửi: Ông Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Họ tên tôi: Lê Văn Mạnh.

Sinh ngày: 25-12-1982.

Sinh trú quán: Thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Dân tộc: Kinh.

Tôn giáo: Không.

Trình độ văn hoá: 9/12.

Ngày 20/4/2005 tôi đã bị Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa bắt tạm giam với hai tội danh hiếp dâm và giết người.

Án phạt: Tử hình.

Hiện nay tôi đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa.

Sau đây tôi xin trình bày nội dung đơn xin thi hành án.

Kính thưa ông Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi bị bắt oan về hai tội hiếp dâm và giết người. Qua 3 lần xét xử sơ thẩm, 3 lần phúc thẩm, 1 lần giám đốc thẩm tuyên hủy án, 1 lần không chấp nhận đơn xin giám đốc thẩm của tôi. Hiện tôi đã có gửi rất nhiều lá đơn kêu oan lên các cơ quan có thẩm quyền của pháp luật và cũng đã có gửi nhiều đơn kêu oan lên ông Chủ tịch nước. Và cũng đã có gửi đơn xin xử tái thẩm nhưng đã mấy năm không thấy tin tức gì.

Kính thưa ông Chủ tịch nước, bản thân tôi không gây nên tội lỗi mà phải chịu nỗi oan này gần 10 năm qua.

Vâng! Thưa ông Chủ tịch nước, đó là cả một quá trình dài, rất dài và toàn thể gia đình tôi đã phải gánh chịu sự thống khổ do nỗi oan sai này gây ra.

3433 ngày đêm tôi bị đày đọa thân xác, tâm hồn trong căn buồng biệt giam cùm kẹp suốt ngày đêm. Thân xác tôi ngày đêm đau nhức không sao chịu nổi. Sức chịu đựng của con người là có hạn và đến ngày hôm nay thì sự thống khổ này, sự đau đớn này đã vượt ra ngoài sự chịu đựng mà con người tôi có thể chịu đựng được. Sắt thép ép mãi cũng cong, phải gãy, huống gì tôi là con người bằng da bằng thịt. Và đến ngày hôm nay vì nỗi oan này của tôi mà đến ngày hôm nay gia đình tôi tan nát không còn gì cả.

Gia đình tôi vốn đã nghèo khó lại còn phải cưu mang tôi ở trong tù này. Nay càng trở nên vô cùng khó khăn, làm tôi càng thêm đau đớn biết bao khi bố mẹ sinh thành, các em, các con tôi ngày ngày phải sống trong đói rách tất cả chỉ vì nỗi oan của tôi gây ra.

Kính thưa ông Chủ tịch nước, là con người ai chả muốn được sống. Con chó, con mèo là giống súc sinh còn muốn sống, huống gì tôi mang thân phận một kiếp người. Nhưng hôm nay đây tôi phải viết lá đơn này kính gửi lên ông Chủ tịch nước để xin được chết thì ông hiểu được rằng sự thống khổ mà nỗi oan sai này gây ra cho tôi khủng khiếp như thế nào.

Qua những lần gia đình thăm tôi có cho tôi biết tình hình những vụ án oan đã được minh oan hoặc chưa được minh oan như vụ Nguyễn Thanh Chấn và một vụ án của anh Long – ở tỉnh Bắc Giang cũng mang án tử hình và vụ vườn mít của Lê Bá Mai ở tỉnh Bình Phước và vụ án oan của chính bản thân tôi thì tôi thấy rằng các vụ án oan này đều xảy ra vào khoảng năm 2004-2005 và cũng có những điểm rất giống nhau đó là đều bị bắt oan, bị đánh đập, tra tấn dã man để ép cung và bắt phải nhận tội oan, bắt phải viết đơn tự khai, tự thú, bắt phải viết thư về cho gia đình để lấy làm bằng chứng.

Vụ án đã được xử đi xử lại nhiều lần mà không giải quyết dứt điểm được vụ án vì cơ quan pháp luật cố tình làm mọi cách để buộc tội oan cho chúng tôi và có thể nói vụ án của Nguyễn Thanh Chấn thì ông Chấn đã vô cùng may mắn khi được minh oan. Qua các vụ án oan này trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam của đất nước thì tôi thấy cách điều tra để tìm mọi cách buộc tội chúng tôi cho ký bằng được không cần biết đến đúng sai đã trở thành hệ thống dây chuyền trên cả nước rồi chứ không phải riêng tỉnh, thành nào.

Những vụ án được minh oan thì toàn là hung thủ thật sự của vụ án bị cắn rứt lương tâm mà đi đầu thú hoặc là bắt được thủ phạm thật sự của vụ án rồi thì mới bắt buộc phải cho mình oan thì hệ lụy của một vụ án oan là quá lớn. Nó không chỉ một cán bộ viên chức phải gánh chịu mà là nhiều con người trong 3 cơ quan công an – viện kiểm sát – tòa án nhân dân phải chịu trách nhiệm với nỗi oan sai đó.

Mà những vụ oan án có mức án tử hình như của tôi nếu được minh oan thì sẽ gây chấn động lớn với dư luận vậy thì ngành tư pháp Việt Nam sẽ như thế nào? Cho nên dù các cán bộ các cơ quan có thẩm quyền cho dù có biết chúng tôi bị chết oan thật sự thì cũng không ai đứng ra chủ trì để minh oan cho chúng tôi cả.

Cho nên chúng tôi chỉ sống và hy vọng vào lương tâm của con người. Hy vọng rằng lương tâm của những kẻ nào gây án thật sự thức tỉnh và ra đầu thú trước pháp luật để chúng tôi được minh oan. Nhưng tỷ lệ đó của sự thức tỉnh lương tâm đó là quá thấp, tỷ lệ chỉ có 1/tỷ thôi, tôi nghĩ vậy. Và tôi cũng đã hy vọng vào điều đó và đã rất cố gắng để chờ đợi trong 3433 ngày vừa qua và đã phải gánh chịu sự thống khổ vô cùng khủng khiếp này.

Khi vụ án oan được minh oan thì Quốc hội họp lên xuống, xã hội phẫn nộ càng lên án thì các vụ án oan như của tôi càng bị giấu nhẹm đi, càng bị dập đi không thương tiếc. Giờ đây khi tôi đã chết sớm đi một ngày, gia đình tôi sẽ vơi bớt đi gánh nặng một ngày.

Le Van Manh’s case - Dân Làm Báo

Gia đình kêu cứu cho anh Lê văn Mạnh

Sống trên đời chết không phải là điều đáng sợ nhất mà phải sống trong sự chờ chết mới là điều khủng khiếp nhất. Vậy mà tôi đã phải chịu cái sự khủng khiếp đó suốt 3433 ngày trời rồi.

Vậy nên tôi tha thiết cầu xin ông Chủ tịch nước cho tôi được chết một ngày gần nhất. Đã nhiều đêm tôi phải sống trong sự chán nản vô cùng và tự mình muốn tìm đến cái chết như các anh Cường, Biền. Họ cũng là tử hình như tôi nhưng đã không chịu được sự thống khổ trong môi trường biệt giam này mà treo cổ tự tử.

Nhưng mỗi lần tôi muốn tự tử chính bản thân mình thì tiếng trẻ thơ của 2 đứa con tôi lại vang lên trong đầu rằng “Bố ơi, đừng bỏ các con” làm cho người cha như tôi như đứt từng khúc ruột, như xát muối vào vết thương lòng tôi và tôi đã luôn tự nhủ là mình phải cố gắng.

'Hoãn thi hành' án tử hình Lê Văn Mạnh - BBC News Tiếng Việt

Triển vọng hợp táp quốc phòng VN-Hoa Kỳ – theo giáo sư Nguyễn mạnh Hùng

Theo RFA tiêng Việt       2023.09.18

sharethis sharing button

Bài học Đài Loan và Philippines cho Việt Nam trong quan hệ với MỹLãnh đạo hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ họp báo chung sau khi tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương hôm 10/9/2023 tại Hà Nội

 AFP

Tiếp theo phần trước, GS. Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ với khán thính giả RFA những suy nghĩ riêng về cách ứng xử của Việt Nam khi xử lý tam giác lợi ích “chiến lược, kinh tế, giá trị” với Mỹ. Ông dẫn hai ví dụ về Đài Loan và Philippines để cho thấy những cải cách quyết đoán và quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo hai nước có thể có những tác động như thế nào đến mối quan hệ thực sự giữa hai nước trong thực tế.  

RFA. Như Giáo sư nói Việt Nam hiện nay vẫn lo sợ Mỹ bỏ rơi. Trước đây Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa. Mỹ đánh Afghanistan rồi bỏ đi. Trước đây đánh Iraq rồi giữa chừng cũng bỏ về, để cho Iraq ngày nay tự xử với các nhóm loạn quân ở bên trong. Nhưng nhìn lại, ta thấy Mỹ có nhiều đồng minh mà họ không bỏ rơi, ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ hỗ trợ cho phát triển và chung thủy đến giờ. Có phải là những đồng minh hội tụ cùng lúc cả ba quyền lợi là chiến lược, kinh tế và giá trị thì sẽ không bị bỏ rơi hay không? Có phải một đồng minh nếu chỉ có lợi ích về mặt chiến lược thì sẽ bị bỏ rơi khi lợi ích chiến lược không còn? Một đồng minh của Mỹ thường bị bỏ rơi trong điều kiện nào và không bị bỏ rơi trong điều kiện nào?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Thực ra thì ba loại quyền lợi trên không phải ngang bằng nhau. Thứ nhất là chiến lược, thứ hai là kinh tế và thứ ba mới là giá trị. Điều bạn nói một phần nào đó là đúng, ít nhất đúng với trường hợp châu Âu. Ngược lại đối với Hàn Quốc thời Park Chung Hi rất độc tài nhưng Mỹ không bỏ rơi. Đài Loan thời Tưởng Giới Thạch rất độc tài nhưng Mỹ không bỏ rơi.

Nhưng thời thế thay đổi thì chính sách Mỹ cũng thay đổi.

Khi Việt Nam hỏi tôi về vấn đề “bỏ rơi”, tôi có lấy ví dụ vấn đề Đài Loan: năm 1979 thì Đài Loan đã gần như bị Mỹ bỏ rơi. Lúc đó Carter đã điều đình với Trung Quốc, tiếp nối chính sách của Nixon. Đó là lúc Đặng Tiểu Bình sang Mỹ rồi về đánh Việt Nam. Mỹ chấp nhận Trung Quốc là một đối tác, một người để đối thoại. Trung Quốc là độc tài. Lúc đó Mỹ đã định bỏ Đài Loan. Trước hết, họ hạ thấp tầm của Đài Loan với chính sách chỉ có “một Trung Quốc”. Tất nhiên, trong thông cáo chung Hoa Kỳ – Trung Quốc khi đó cũng có thêm một câu để cứu Đài Loan: ủng hộ “một Trung Quốc” nhưng cũng ủng hộ sự thống nhất “trong hòa bình”. Câu này là cơ sở cho Đạo luật “Taiwan Relations Act” năm 1979, theo đó Mỹ phải giúp Đài Loan tự phòng thủ. Tức là họ chỉ tập trung vào vấn đề phòng thủ, không chấp nhận hai bên thống nhất bằng vũ lực. Lúc đó Mỹ đã rút quân tuần tra eo biển Đài Loan, sẵn sàng bỏ về bất kì lúc nào.

Pilipinas, aarestuhin pa rin ang mga mangingisdang Taiwanese na papasok ...

Ngay lập tức, ông Tưởng Kinh Quốc cải tổ, trở thành dân chủ. Khi cải tổ trở thành dân chủ thì trùng hợp với Mỹ về quyền lợi giá trị. Bạn nói đúng ở điểm đó là các quyền lợi về chiến lược đã khác nhau, nhưng quyền lợi giá trị trở nên giống nhau. Bất chấp chính sách của bên hành pháp, bên lập pháp Mỹ đã ủng hộ Đài Loan. Nếu như trước 1979 thì Đài Loan có thị trường còn Trung Quốc đại lục không có, thì sau 1979 đại lục cũng có thị trường như Đài Loan nhưng quy mô thị trường lớn hơn. Như vậy quyền lợi kinh tế thì Đài Loan sẽ không bằng được Trung Quốc, nhưng lúc này Đài Loan lại đem đến một quyền lợi khác là giá trị. Khi Trung Quốc phóng tên lửa qua eo biển Đài Loan vì giận dữ khi Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) tổ chức cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên năm 1996 thì ông Bill Clinton đã điều động hai hạm đội hàng không mẫu hạm đến khu vực. Đó là cuộc điều động lực lượng lớn nhất của Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam. Lúc đó, Trung Quốc đã rút lui.

Điều đó có nghĩa là không phải lúc nào Mỹ cũng bỏ rơi đồng minh. Yếu tố giá trị đã trở nên quan trọng ở thời điểm đó, ở điểm đó, trong chế độ đó.

RFA. Vậy điều đó có hàm ý cho quan hệ Việt Mỹ ngày nay không?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu có hàm ý chung chung cho quan hệ hai nước thì tôi nghĩ Mỹ muốn Việt Nam dân chủ và phát triển nhân quyền, nhưng Mỹ không tìm cách thay đổi chính quyền. Mỹ không có lợi ích trong việc thay đổi chính thể ở Việt Nam. Bởi vì nếu thay đổi chính thể và chính phủ nên hỗn loạn như khi lật đổ ông Diệm năm 1963 thì chính trị hỗn loạn. Việt Nam bị nát ra thì sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực. Mà khoảng trống quyền lực khi đó có thể bị lấp đầy bằng một lực lượng thù nghịch với Mỹ. Về phương diện chiến lược thì Mỹ không có lợi ích gì nếu Chính phủ Việt Nam bị lật đổ. Đối với Mỹ, nếu Việt Nam dân chủ hơn, phát triển về nhân quyền hơn thì càng tốt, vì như thế sẽ được sự ủng hộ của cả bên Quốc Hội, của nhân dân. Còn nếu Việt Nam không phát triển theo hướng đó thì Mỹ cũng không có lợi ích gì nếu Chính phủ Việt Nam bị lật đổ.

Tất nhiên, trong chính trị, không có công thức bất biến. Ngay cả khi Việt Nam chia sẻ thêm với Mỹ một lợi ích khác nữa là lợi ích về giá trị thì không có gì bảo đảm chắc chắn là Mỹ vẫn không bỏ rơi. Ví như thời ông Trump thì Mỹ cũng gây sự với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Không có gì đúng tuyệt đối. Cái gì cũng chỉ có tính tương đối.

Tôi nghĩ về phương diện quốc phòng, mối quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo quốc phòng hai nước rất quan trọng. Ví dụ như quan hệ quốc phòng Mỹ – Philippines đã có khoảng 70 năm quan hệ quốc phòng, nên khi ông tổng thống Duterte phá thì phá không được. Mối quan hệ lại trở lại. Quan hệ quốc phòng Mỹ – Việt Nam đòi hỏi hai bên có những vị tướng, những vị chỉ huy quốc phòng có thể nói chuyện trực tiếp với nhau, có thể gọi điện thoại nói chuyện thân mật với nhau. Nếu đạt được giai đoạn đó thì hai bên sẽ gắn bó rất nhiều.

RFA. Theo Giáo sư, để tạo ra mối quan hệ đó thì cần những điều kiện gì? 

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Bây giờ mình thấy là Mỹ đã đào tạo cho mình rồi. Như phi công thì Mỹ đã đào tạo cho mình rồi. Nếu hai bên mua bán vũ khí thì dĩ nhiên phải đào tạo cách sử dụng. Nhưng tôi nghĩ sẽ phải đến lúc hai nước có “co-production” (“sản xuất chung”) để chuyển giao công nghệ. Nếu Mỹ thành thật muốn giúp Việt Nam thì phải có sản xuất chung và chuyển giao công nghệ. Muốn như thế thì hai bên đều cần có các cấp sỹ quan cơ sở cộng tác với nhau. Những sỹ quan học ở West Point khi tốt nghiệp thì trở thành bạn của nhau, khoảng mười năm sau thì thành sỹ quan cấp cao hết cả. Và họ cộng tác với nhau.

Đó là tính chuyện lâu dài, còn trước mắt cần xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo quân sự hai nước, như ông Bộ trưởng quốc phòng, ông Tổng tham mưu trưởng. Họ cần quan hệ một cách ngang hàng, làm cho người ta kính trọng mình, tức là kính trọng thật chứ không phải ngoại giao.

Thượng úy người Việt trở thành phi công Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa huấn luyện ở Mỹ

Thượng úy Đặng Đức Toại ngày 31/5/2019 trở thành phi công quân sự Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo trong Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của không quân Mỹ.

Nếu Việt Nam muốn tăng cường quốc phòng với Mỹ thì lãnh đạo Bộ quốc phòng Việt Nam rất quan trọng. Thái độ và khả năng của Bộ Quốc phòng Việt Nam rất quan trọng trong việc quyết định mối quan hệ an ninh có tiến lên hay không, trong việc thi hành các cam kết.

4929-viet-nam-hoa-ky
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam tại lễ đón. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Nếu Bộ quốc phòng có những liên hệ cá nhân với phía Mỹ thì niềm tin chiến lược sẽ tăng lên cao. Về định chế thì hai bên đã có nhu cầu đó, nhưng về phương diện cá nhân thì các vị lãnh đạo quốc phòng có đáp ứng được nhu cầu đó hay không là vấn đề quan trọng. Hai bên đẩy được quan hệ quốc phòng tới đâu thì tùy thuộc vào phía Việt Nam thôi.


Mỹ Việt tăng cường hợp tác trong lãnh vực bảo vệ bờ biển sau nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

F-16. Image Credit: Creative Commons.

Tổng hợp Báo ChíĐài VOA

Một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển của Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ mở rộng mối quan hệ hợp tác trên biển sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden hồi giữa tháng này.

Phản ứng của Trung Cộng

Hoàn Cầu thời báo phụ trương của báo Nhân Dân Trung Cộng đã có nhận xét như sau:

Wei Dongxu, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nói với Hoàn Cầu thòi báo – Global Times hôm Chủ nhật.

Ông Ngụy (Wei) cho biết, bằng cách cung cấp máy bay chiến đấu F-16, có thể đã qua sử dụng, cho Việt Nam và tăng cường quan hệ quốc phòng, Mỹ nhằm mục đích

  • giành được một chỗ đứng khác trong khu vực thông qua việc bổ sung các ràng buộc chính trị như yêu cầu sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của Việt Nam.
  • Ông Ngụy cho rằng, tận dụng chỗ đứng mới này, quân đội Mỹ có thể gây thêm rắc rối ở Biển Đông để xây dựng vòng vây quân sự và kiềm chế Trung Quốc.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng Việt Nam có thể cân nhắc ưu và nhược điểm một cách độc lập và tránh rơi vào cái bẫy khiến nước này trở thành con tốt của Mỹ.

Ông Wei cho biết, nếu Việt Nam mua máy bay chiến đấu của Mỹ, Việt Nam có thể bị Mỹ kiểm soát và các chính sách quốc phòng cũng như hoạt động quân sự của Việt Nam có thể trở nên phụ thuộc vào các quyết định của Mỹ. “Việt Nam khó có thể chấp nhận được điều này,” ông nói.

Thánh Vinh-sơn Phaolô

Hôm nay 27/09 Giáo Hội mừng kính Thánh Vinh-sơn Phaolô, (St. Vincent de Paul), nguyện xin thánh nhân chuyển cầu cho Bạn và gia đình nhé.

 

Cha Vương

Thứ 4:27/09/23

The Catholic Reader: Saint Vincent de Paul Quotes

Thánh nhân sinh năm 1581 tại Gát-côn, nước Pháp. Người làm linh mục rồi đi Pa-ri phục vụ một giáo xứ. Người sáng lập tu hội Thừa Sai để giúp đào tạo các giáo sĩ và nâng đỡ những người nghèo. Được thánh nữ Lu-y Ma-ri-lắc cộng tác, người đã lập tu hội Nữ Tử Bác Ái. Người là gương mẫu hoàn hảo về việc sống đức bác ái như Chúa Ki-tô dạy, luôn sẵn sàng cứu giúp những người cùng khốn. Người nhận ra khuôn mặt của Chúa Ki-tô nơi bất cứ ai đang gặp đau khổ. Người qua đời tại Pa-ri năm 1660.

Saint Vincent Archabbey Vocation Blog: Saint Vincent de Paul, Our Patron

Khi gần chết, ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, con đã làm những việc theo lệnh Chúa, nay xin Chúa ban cho con những gì Chúa đã hứa.” Ngài đã an nghỉ trong Chúa vào ngày 27 tháng 9 năm 1660, lúc 80 tuổi.

Đức Giáo Hoàng Lêô 13 tôn thánh Vincent làm bổn mạng các hội Từ thiện Công Giáo. Ngày nay trên thế giới , hội Bác ái Vinh sơn đã lan tràn rất nhiều nơi.

Sau đây là những câu nói để đời của Thánh Nhân, Bạn hãy bỏ ra mấy phút để đọc và lắng nghe coi thánh nhân đang muốn nhắn nhủ Bạn điều gì mà đến gần với Chúa hơn.

Câu nào đánh động bạn nhất? Đối với mình thì câu (3) và (4)


 

(1) Anh em hãy nhớ rằng cuộc sống Kitô hữu là một cuộc sống hoạt động; chứ không phải chỉ là lời nói và mộng mơ.

(2) Vũ khí mạnh nhất để chống lại ma quỷ là đức khiêm nhường. Bởi vì, như ma quỷ không có bất cứ một ý niệm nào về sự “khiêm nhường” thì ma quỷ cũng không biết làm thế nào để rũ bỏ sự “khiêm nhường”.

(3) Chúng ta nên đơn giản trong tình cảm, ý tưởng, hành vi và ngôn từ, chúng ta nên làm những gì chúng ta thấy không có sự giả tạo hoặc lừa lọc trong đó.

(4) Tôi ước muốn từng giây phút quá khứ, hiện tại và tương lai đều được tôi cũng như mọi người sử dụng một cách tốt nhất.

(4) Trên thiên đàng chúng ta sẽ nghỉ ngơi.

(5) Một người càng tấn tới trong việc yêu mến Thiên Chúa thì nhất định càng yêu thích đau khổ, chịu bị khinh thường, đó chính là dấu hiệu của lửa tình ái, những thứ khác đều là mây khói.

 

Đỗ Dzũng sưu tầm