Chân Phước Caesar de Bus

 

Chân Phước Caesar de Bus
(1544-1607)

Như nhiều người trong chúng ta, Caesar de Bus cũng phải vất vả lắm mới tìm thấy ơn gọi đích thực của mình. Sau khi tốt nghiệp ở trường dòng Tên, ngài gặp khó khăn khi phải quyết định giữa sự nghiệp của một quân nhân và một văn gia. Ngài có sáng tác một vài kịch bản nhưng sau cùng an phận trong quân đội và toà án.

Cũng có lúc cuộc đời thật êm xuôi cho một người lính thủy tài giỏi. Ngài tin đó là một chọn lựa đúng. Cho đến khi ngài chứng kiến thực tế của một cuộc chiến, kể cả cuộc thảm sát của người Tin Lành Pháp vào ngày Thánh Batôlômêo năm 1572.

Ngài lâm bệnh nặng và bỗng dưng nhìn lại những tiên quyết trong đời, kể cả đời sống tâm linh. Khi bình phục Caesar quyết tâm trở thành một linh mục. Sau khi được chịu chức vào năm 1582, ngài đảm nhận công việc mục vụ đặc biệt là dạy giáo lý cho người dân sống trong tình trạng bị quên lãng ở nông thôn, hoặc các nơi hẻo lánh. Nỗ lực của ngài quả thật cần thiết và được đón nhận cách nồng hậu.

Cùng với người bà con, Cha Caesar thiết lập một chương trình giáo lý cho gia đình. Mục đích là để chống với sự lạc giáo của người dân, và mục tiêu này được sự chấp thuận của đức giám mục địa phương. Từ những nỗ lực này phát sinh một tu hội mới: các Cha của Giáo Thuyết Kitô Giáo.

Một trong những công trình của Cha Caesar là Huấn Thị Các Gia Ðình về Giáo Lý Công Giáo, được ấn hành vào 60 năm sau khi ngài từ trần.

Ngài được phong chân phước năm 1975.

Thánh Bernadette Soubirous

 

 

Thánh Bernadette Soubirous

(1844 – 1879)

Thánh Bernadette Soubirous tên thật là Mary Bernard, con của một gia đình thật nghèo làm nghề xay bột ở Lộ Ðức, thuộc miền nam nước Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, cô bị bệnh suyễn thật nặng nên sức khỏe rất yếu kém.

Vào ngày 11 tháng Hai 1858, cô được Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra với cô trong một cái hang nằm trên con đê của sông Gave, gần Lộ Ðức. Cô được thị kiến Ðức Trinh Nữ tất cả 18 lần, lần sau cùng vào ngày lễ Ðức Mẹ Núi Carmel, 16 tháng Bảy. Khi kể lại lần thị kiến đầu tiên, cô đã tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm đối với nhà chức trách. Nhưng Ðức Trinh Nữ hiện ra với cô hàng ngày đã khiến đám đông tuốn đến hang ngày càng đông. Nhà chức trách tìm cách đe dọa để cô công khai rút lui, nhưng cô vẫn trung thành với những gì được thấy.

Vào ngày 25 tháng Hai, một suối nước chảy ra từ hang mà cô Bernadette đã dùng tay đào xới khi vâng theo lời Ðức Trinh Nữ. Nước suối ấy đã chữa được nhiều người khỏi bệnh kể cả người tàn tật.

Vào ngày 25 tháng Ba, Bernadette cho biết trinh nữ hiện ra với cô tự xưng là Ðức Vô Nhiễm Nguyên Tội, và ngài muốn xây một nhà thờ ở đây. Nhiều giới chức dân sự tìm cách đóng suối nước lại và trì hoãn công việc xây cất nhà thờ, nhưng ảnh hưởng và tiếng vang đã thấu đến tai Hoàng Hậu Eugenie nước Pháp, vợ của Napoleon III, do đó việc xây cất được tiến hành tốt đẹp. Ðám đông lại quy tụ về Lộ Ðức, không bị phiền hà bởi các giới chức chống đối tôn giáo và hàng giáo sĩ.

Vào năm 1866, Bernadett được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers. Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại. Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị. Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15 tháng Tư 1879, khi mới 35 tuổi.

Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương lớn nhất thế giới, và suối nước nhỏ bé ấy hàng ngày vẫn cung cấp nước cho khách thập phương từ khắp nơi trên thế giới.

Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933.

Những Cái Vỗ Tay Vô Thanh & Đức Tin Là Một Hồng Ân

 
NHỮNG CÁI VỖ TAY VÔ THANH     tác giả Đỗ Tân Hưng

 
Một tin tức gây sửng sốt cho các Kitô hữu tại Việt-Nam cũng như ở hải ngoại qua bài “BA MƯƠI NĂM CHO MỘT GIẤC MƠ” đăng trên Ephata số 110. Bài đó viết về giấc mơ của một Phật tử – bác sĩ Nguyễn Viết Chung – người mà trước đây rất cảm mến cuộc đời hy sinh của Đức Cha Jean Cassaigne, vi giám mục người Pháp đã gởi nắm xương tàn ở trại cùi Di Linh. Bác sĩ đã ôm ấp một giấc mơ từ ba mươi năm nay là được phục vụ các người xấu số như Đức Cha Jean Cassaigne.

Sau khi tốt nghiệp y khoa vào năm 1980, bác sĩ Nguyên Viết Chung đã tình nguyện phục vụ ở các trại phong cùi và tại đây bác sĩ Chung đã chứng kiến sự tận tụy hy sinh của các nữ tu nghĩa tử dòng Thánh Vinh-Sơn nên đã quyết định theo đạo Công giáo vào tháng 5 năm 1994 với tên thánh Augustinô. Vào tháng 8 năm đó, bác sĩ Chung xin vào tu dòng Thánh Vinh-Sơn và đã nhận lãnh thánh chức linh mục ngày 25 tháng 3 năm nay để có thể tận hiến đời mình một cách trọn vẹn hầu phục vụ các bệnh nhân phong cùi và liệt kháng.

Vì xúc động bởi mẩu tin đó, tôi đã nhờ người bạn thân ở Saigon liên lạc để kiếm giùm cuốn video Thánh lễ phong chức của cha Augustinô Nguyễn Viết Chung. Gần đây tôi đã được toại nguyện khi một linh mục trẻ về thăm Việt-Nam và vừa trở lại Canada đã mang sang cuốn video đó cho tôi. Được xem lại Thánh lể trang nghiêm và sốt mến mà trong đó một bác sĩ – trước kia là Phật tử – nay trong phẩm phục phó tế, đang hiên ngang tiến vào thánh đường họ đạo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Saigon và đã nằm phủ phục trước bàn thờ để nhân lãnh thánh chức linh mục.

Càng cảm động hơn nữa khi tôi được xem cuốn video thứ hai trình bày những hoạt động phục vụ của cha Chung ở tại các trại phong cùi và bệnh liệt kháng. Một quang cảnh đã gây ấn tượng mạnh nơi tôi là khi thấy cha Chung sau khi thăm viếng khám bệnh các bệnh nhân phong cùi xong thì đã đứng vòng quanh với các bệnh nhân đó mà có người đứng, người ngồi hay nằm trên giường hoặc giữa sàn nhà, vừa hát vừa vỗ tay… Thật đau xót khi thấy vài bệnh nhân mà đôi bàn tay không còn một ngón hay chỉ còn một vài nửa ngón mà cũng ráng vỗ tay theo nhịp điệu bài hát!

Trong những sách thiền có đề cập đến công án về “tiếng vỗ của một bàn tay” khiến người Tây phương khi nghiên cứu phải điên đầu về ý nghĩa của công án đó. Thông thường tiếng vỗ chỉ phát ra khi hai bàn tay chạm nhanh và chạm mạnh vào nhau, Cứ suy lý đó thi với một bàn tay không thể nào gây nên tiếng vỗ tay được.

Theo thường tình, phải có môi trường (tức không khí…) thì mới có âm thanh, và chỉ có những rung động hay đột xuất làm thay đổi áp suất của môi trường mới cho chúng ta âm thanh. Vậy một tay đập mạnh trong không khí sẽ cho chúng ta tiếng cọ xát (tức gió), nhưng nếu nhanh hơn vận tốc âm thanh sẽ cho chúng ta tiếng nổ siêu thanh Từ tiếng kêu của vô thanh tới tiếng nổ của siêu thanh đều có thể thực hiện được.
Như vậy không có tiếng vỗ của một bàn tay. Thế nhưng, mục đích của công án đó là để giúp chúng ta tìm sự thinh lặng của vũ trụ, đồng thời cho chúng ta thấy những giới hạn của con người trong những vòng lẩn quẩn của lý luận và của trí thức. Chúng ta phải cảm nghiệm được sự im lặng tuyệt đối hiện hữu trước chúng ta và sau khi chúng ta thôi hiện hữu.

Và như vậy, dưới nhãn quan của thiền gia, người nào nhận ra được chân lý đó sẽ có cơ hội gạt bỏ hết các tạp niệm để hoà mình với vũ trụ, làm một với vũ trụ, trở nên một phần tử cùng hiện hữu với vũ tru. Chỉ có thế chúng ta mới thấy mình và tha nhân là một. Do đó khi mình vượt lên trên mọi đối đãi, thị phi thì mình sẽ tìm về với tuyệt đối, chân như.

Vậy tiếng vỗ “vô thanh” của hai bàn tay mà năm ngón đã rơi rụng hết đã tạo thành những tiếng nỗ siêu thanh xuyên phá quả tim con người! Tiếng nỗ siêu thanh đó đã xuyên thấu con tim của một bác sĩ trẻ tuổi, khôi ngô tuấn tú khiến bác sĩ tỉnh ngộ mà tận hiến đời mình cho những con người xấu số đang mang lấy trong thân xác khổ đau của họ những thiếu sót trong thân thể khổ nạn của Đức Kitô.

Trước đây Phi-la-tô đã trình diện cho dân Do-Thái một Đức Kitô với thương tích đầy mình cùng chiếc mũ gai trên đầu rồi nói: “Nầy là người!” (Ecce homo). Qua cuôn video đó những vết thương đau của Đức Kitô đang hiển hiện qua các thân thể đớn đau của những người phong cùi và liệt kháng cũng được trình diện cho những người dự khán. Ngày xưa khi nói về Đức Kitô khổ nạn trên thập giá, tác giả Thánh vịnh đã viết: “Hởi người bộ hành, hãy đứng lại nhìn xem, có đau khổ nào lớn hơn nỗi đau đớn mà tôi đang chịu đây chăng!” Nỗi đau đớn của Đức Kitô còn đang tiếp nối trong những thân thể bị tàn phá bởi chứng phong cùi hay bệnh liệt kháng. Những tiếng vỗ của một bàn tay vì bàn tay kia đã cùn cụt hay tiếng vỗ của đôi bàn tay mà năm ngón đã rơi rụng hết có cảm động tâm can chúng ta như đã cảm động cậu Nguyễn Viết Chung ba mươi năm về trước không?

Cùng với Lm. Nguyễn Công Đoan, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta được thực hiện trong đời sống mình những tâm tưởng sau đây để hàn gắn phần nào những thương đau của những con người xấu số, những phần thân thể còn đang bị thương tổn của Đức Kitô:

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ý Chúa
Làm chân tay cho những người què cụt,
Làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
Làm lỗ tai cho những người bị điếc,
Làm miệng lưỡi cho những người không nói được,
Làm tiếng kêu cho người chịu bất công…

(Trích bài thơ “Như Một Sự Tình Cờ”)

Tác giả: Đỗ Tân Hưng

 
ĐỨC TIN LÀ MỘT HỒNG ÂN 
nói về Lm. Nguyễn Viết Chung
 
Một ngày vào năm 1973, các báo ở Sài gòn đồng loạt đưa tin về cái chết của Jean Cassaigne, một người Pháp, nguyên là Giám Mục Sài gòn nhưng lại qua đời tại một trại phong ở Di Linh, một nơi đèo heo hút gió trên đường từ Sài gòn đi Đà Lạt. Nguyễn Viết Chung đọc tiểu sử của vị cố Giám Mục trên báo và không hiểu do đâu anh lại mong muốn được nên giống ngài ở chỗ phục vụ người cùng khổ cho đến hơi thở cuối cùng. Anh chẳng biết gì về Đạo Công giáo, thế mà Đức Cha Cassaigne lại là thần tượng của anh.

Năm 1974. Chung học Y Khoa Đại Học Sài gòn. Tại đây anh gặp người công giáo đầu tiên trong đời anh, giáo sư bác sĩ Lichtenberger người Bỉ, dạy môn Mô phôi học. Chung ngưởng mộ sự uyên bác khoa học vô song của ông. Các bài giảng vô cùng sinh động và phong phú của nhà khoa học uyên thâm một cách lạ lùng làm cho Chung mê mẫn. Chung kinh ngạc khám phá vị giáo sư khả kính này là một Linh Mục dòng tên. Anh thường cùng các bạn trường Y đến nhà thờ để xem Giáo sư Lichtenberger dâng lễ.
Những năm học Y khoa không phải là dễ dàng đối với Nguyễn Viết Chung anh phải làm thêm nhiều việc nặng nhọc kể cả đạp xích lô để kiếm tiền ăn học và phụ giúp gia đình.

Năm 1984, bác sĩ Chung khi đó 29 tuổi, xin được bổ nhiệm lên trại phong Di Linh  để thực hiện giấc mơ lớn nhất của đời anh. Nhưng theo đúng thủ tục hành chánh thì anh phải trình diện và chịu sự điều động của Sở Y tế Lâm Đồng. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:

– Anh có điên không hay là anh bị cùi?

– Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi.Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.

Từ ngày 01-7-1986 anh về làm việc tại phòng chống sốt rét của tỉnh Đồng Nai cho tới năm 1989. Từ năm 1990-1992 đổi về làm tại phòng xét nghiệm của bịnh viện da liễu Sài gòn. Ở đây anh xin học thêm chuyên khoa da liễu, vì anh không bao giờ anh quên mộng ước của mình.
Năm 1993 Bác sĩ Chung tình nguyện lên công tác tại trại Phong Bến Sắn, Bình Dương. Tại đây, anh làm việc hăng say như để đạt được tâm nguyện của mình giống như Đức Giám Mục Cassaigne trong việc phục vụ bịnh phong cùi. Anh hết sức tận tụy không nề hà. Nhưng dù như thế anh vẫn thấy mình thua xa các nữ tu nữ tử Bác ái trong việc yêu thương phục vụ người bịnh. Các nữ tu luôn nhẫn nại lắng nghe phục vụ người bịnh hết lòng, không bao giờ làm họ buồn tủi. Tinh thần hy sinh, quảng đại đó khiến cho anh cảm phục. Anh cho rằng muốn có được tinh thần yêu thương người nghèo khổ như thế, anh phải trở thành một người giống như các nữ tu. Anh chưa phải là người công giáo, nên anh không thể hiểu được tinh thần làm việc của các Sơ. Anh cũng muốn được phục vụ với tinh thần giống như các Sơ.

Ngày 28-8-1993 bác sĩ Chung đến gặp Cha Hoàng văn Đoàn, dòng tên, tại Bình Dương xin học giáo lý tân tòng. Ngày 15 tháng 5 năm 1994 bác sĩ Chung được cha chính xứ Bến Sắn, Linh mục Trần Thế Thuận làm lễ rửa tội cho anh tại nhà nguyện trại phong Bến Sắn. Nhưng bác sĩ Chung không hài lòng khi chưa được trở nên giống các Sơ để có thể yêu thương phục vụ người nghèo. Ở tuổi tứ tuần theo đuổi ơn gọi tu sĩ là một điều quá khó khăn.

Ngày 15.9.1994 bác sĩ Chung trở thành tập sinh lớn tuổi nhất của dòng Vinh Sơn nam số 40 đườngTrần Phú, Đà Lạt. Ngày lễ truyền tin 25.3.2003 Giáo hội trao tác vụ Linh mục cho thầy Augustinô Nguyễn Viết Chung qua lễ đặt tay của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài gòn.

Ngày  3.4.2003, Linh Mục Nguyễn Viết Chung quay về trại phong Bến sắn dâng Thánh lễ tạ ơn trong sự hân hoan của các bịnh nhân phong với sự hiện diện của cha sở Bến sắn, người mà 9 năm trước đây đã làm lễ rửa tội cho cha. Vẫn thái độ khiêm nhường, yêu thương và cung kính với các người bịnh vẫn xưng mình là “con” khi nói chuyện với các bịnh nhân lớn tuổi.
Tháng 3 năm 2009 tôi có về Sài gòn có dẫn người cháu đến thăm Linh mục Nguyễn Viết Chung, cha dong dõng cao, hơi ốm, nói năng nhỏ nhẹ: “ “con” cũng chỉ là cái máng để hứng lấy tình yêu thương của mọi người để mang đến cho những người kém may mắn”. 

Nhà văn Hương Vĩnh có viết: “Ba vị đã tác động mạnh mẻ trên ơn gọi của cha Chung là Giám mục Jean Cassaigne, Linh mục Lichetenberger và Dì hai Loan ( phục vụ trại phong Bến Sắn 17 năm, chết vì bịnh ung thư ở tại trại này). Cả ba cùng có mẫu số chung – như lời cha Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha bằng cuộc sống chứ không phải bằng lời nói.
Trong bài “Nguyễn Viết Chung và tiếng gọi của Chân Thiện Mỹ” cố Giáo sư Trần Duy Nhiên đã viết trong đoạn kết của bài này như sau:

“Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian. Nguyễn Viết Chung biết chắc lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan.. đấy là chưa kể đến nhiều người khác trong đó có thân mẫu của mình một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa. Giữa các gương mặt ấy có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau. Năm 25 tuổi Cha Lichtenberger vì tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa. Và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bịnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành bác sĩ năm 48 tuổi. Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Viêt Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bịnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chiụ đóng đinh trong những con người bất hạnh. Và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.”
 
KẾT LUẬN
 
Theo Vietcatholic news: Ngày 18.10.2009 Giáo phận Xuân Lộc đón nhận 1114 tân tòng và hơn 2000 người là thân nhân, họ hàng, bạn bè của các tân tòng. Chủ sự Thánh lễ, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận Xuân Lộc cùng đồng tế có Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục giáo phận Kontum và hơn 50 cha trong giáo phận.
Ở mỗi giáo xứ hay mỗi nhà thờ hàng năm đều có làm lễ “Rửa tội” cho người lớn, thông thường con số cũng vài chục người. Trong số những người nhận Bí tích thanh tẩy, con số không nhỏ là những người trí thức.
Con đường đến với Thiên Chúa tình yêu, đến với Hội Thánh Chúa bằng nhiều cách khác nhau. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương mời gọi tìm về suối nguồn tình yêu là Thiên Chúa toàn năng, để được an ủi, để được hạnh phúc đời này lẫn hạnh phúc vĩnh cữu đời sau, sau khi mất.
 
Phùng văn Phụng

 

__._,_.___

Những điều không nhìn thấy…

Những điều không nhìn thấy…
ảnh không thể làm thay đổi thế giới,nhưng có thể làm chúng ta thay đổi cách suy nghĩ

 Người ta có thể chi hàng triệu USD từ Quỹ Toàn Cầu cho việc phục hồi Đền Thờ nhưng lại không dành chút nào cho những người dân này sao???Phải chăng chúng ta đang sai lầm trong việc sắp xếp các thứ tự ưu tiên??? Phóng viên ảnh người Tây Ban Nha, Omar Havana, đã dành bảy tháng từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011 để làm quen với người dân ở bãi chứa rác này và ghi chép lại cuộc sống của họ. Ông nói rằng những gì ông nhìn thấy là “từ một thế giới khác”, nhưng những người dân lại cảm thấy hạnh phúc. Dưới đây, Havana chia sẻ hình ảnh và câu chuyện của ông với ABC News Online

 

 Trẻ em và cha mẹ lọc tìm thực phẩm từ bãi rác (Nguồn: Omar Havana)

 Một cậu bé nói với tôi rằng em đã sống nhiều năm trong các bãi rác. Tôi đã rất cố gắng để có được quyền viếng thăm họ nhưng thất bại, vì thế tôi đã quyết định cứ đi mà không cần được cho phép. Những gì tôi thấy là từ một thế giới hoàn toàn khác. Trong số khoảng 500 người làm việc ở đó, hầu hết  sống, ngủ, ăn và uống ở ngay trong các bãi rác. Sau vài tháng làm việc trong các bãi rác, tôi thậm chí còn nhìn thấy một bé sơ sinh.

Một phụ nữ cho bé ăn dưới một nơi trú ẩn tại bãi rác (Nguồn: Omar Havana)

Với 34% dân số sống dưới 1 đô-la một ngày thì những người trong bãi rác cũng còn có thể kiếm được đồ ăn và lều che thân. Họ kiếm khoảng 35 cen (0.35 $) mỗi ngày trong 14 giờ lao động.

 Một cậu bé trèo vào thùng rác để lục tìm thực phẩm (Nguồn: Omar Havana)

 Họ là những người du mục. Họ di chuyển từ bãi rác này đến bãi rác khác khi có một bãi đầy rác mới được hình thành, thường là khoảng bốn năm. Toàn bộ cuộc sống của họ là trong các bãi rác; họ chỉ di chuyển từ bãi này đến bãi khác mà thôi.

 

Bé gái tươi cười giữa đống chất thải (Nguồn: Omar Havana)

Họ là những người bình thường. Hầu hết các em nhỏ trong độ tuổi từ 3 đến 15, và chúng luôn luôn mỉm cười – đó là điều làm tôi sốc nhất. Mùi hôi thối ở đây mạnh đến nỗi nó xộc thẳng vào cổ họng của bạn. Bạn có thể nếm được cả mùi. Đôi mắt của bạn trở nên đầy nước mắt. Thật là kinh khủng, nhưng với thời gian bạn sẽ quen dần.

Mọi người tìm thực phẩm từ các chất thải mới vừa chuyển đến (Nguồn: Omar Havana)

 Ngày nọ, một cậu bé mang theo một bịch máu hỏi tôi tại sao những người ở nước tôi không bao giờ mỉm cười. Tôi không biết trả lời em thế nào. Vừa nhìn vào bịch máu em mang theo để ăn như thể đó là cả một kho tàng, em giải thích với tôi: “Cháu luôn mỉm cười, cháu thật may mắn. Hôm nay cháu sẽ ăn món này và ngày mai cháu sẽ được thấy mặt trời một lần nữa”. 


Cậu bé khoe “chiến lợi phẩm” của mình (Nguồn: Omar Havana)

Họ dường như miễn dịch từ rác. Các bệnh thông thường rất hiếm; thường chỉ là tiêu chảy, đau bụng hoặc cảm. Một điều rất chung ở đây đó là các vết cắt và vết bầm tím, vì hầu hết trẻ em ở đây đều đi chân trần giữa hàng tấn rác thải.

 

Hai người bạn trẻ (Nguồn: Omar Havana)

 Về cơ bản bãi rác là “trung tâm mua sắm” của họ. Mọi thứ cần thiết cho cuộc sống đều đến từ bãi rác. Họ luôn nói với tôi rằng họ sẽ rất may mắn nếu tìm được chuối vì đây là thực phẩm sạch nhờ lớp vỏ che phủ bên ngoài. 

 Một phụ nữ đang lấy nước (Nguồn: Omar Havana)

Nơi có nhiều khách sạn với giá phòng có thể lên đến hơn 1.500USD cho một đêm.

 

Đống “phế liệu” (Nguồn: Omar Havana)

  Họ xứng đáng được biết đến, họ xứng đáng có tiếng nói, và tôi nghĩ rằng nụ cười của họ là cách tốt nhất mà họ dùng để thể hiện mình. Họ đang hạnh phúc chỉ vì ngày mai họ sẽ lại thấy mặt trời. 

 Bé gái ngồi trong đống rác (Nguồn: Omar Havana)

 Thành thật mà nói, tôi không tìm thấy nỗi buồn ở đó. Tôi đã hạnh phúc mỗi khi được ở cùng với những người dân ở đó.

 Nụ cười vui vẻ của cô gái khi lục tìm thức ăn (Nguồn: Omar Havana)

 Nỗi buồn và những giọt nước mắt sau đó lại đến, khi bạn ngồi trong phòng khách sạn, bao quanh bởi đầy rẫy vật chất mà lại thiếu vắng nụ cười, và khuôn mặt của những người dân sống ở đó xuất hiện trong tâm trí bạn – đó là lúc nỗi buồn bắt đầu xâm chiếm bạn.

 Trẻ em sống ở bãi rác (Nguồn: Omar Havana)

 Thế Giới Bị Quên Lãng. Nhiếp ảnh không thể làm thay đổi thế giới, nhưng có thể làm chúng ta thay đổi cách suy nghĩ và chạm đến trái tim chúng ta. Đó là lý do vì sao tôi là một nhiếp ảnh gia… để lên tiếng cho những người sống trong im lặng…

HỌC NHÂN ĐIỆN VÀ THIỀN CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO

  HỌC NHÂN ĐIỆN VÀ THIỀN CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO

Lời ngỏ

Khi tôi đặt bút viết về “Học Nhân Điện và học Thiền của các tín hữu Công giáo”, tôi biết mình sẽ gặp những ý kiến bất đồng  trong giới Công giáo về vấn đề này, vì có nhiều linh mục, nam nữ Tu sĩ và giáo dân đã học “Nhân điện” và học Thiền. Tuy vậy tôi vẫn quyết định viết, hy vọng những nghiệm xét này giúp những anh chị em Công giáo học thiền và học nhân điện định hướng lại con đường mình đang đi, và hãy khám phá lại đời sống tâm linh dồi dào phong phú trong Đức Kitô:

“Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.”(x. Ga 10,10).
Từ năm 1980, tôi đã có dịp  xét nghiệm về tập thiền, và từ năm 1992 nghiệm xét về “Nhân điện”. Tôi quyết định viết ra những nghiệm xét của mình về vấn đề “học Nhân Điện và học Thiền”, khi đọc kinh nghiệm của hai cha Don Calloway và Robert Thorn trên trang web Mễ Du vào tháng 8 năm 2006.

Tôi rất mong được anh chị em trong giới Công giáo chia sẻ và đóng góp về kinh nghiệm đã trải qua khi học “Nhân điện” và “tập thiền” này. Xin chân thành cám ơn anh chị em trước.
Từ “nghiệm xét” dùng ở đây được lấy ở trong thư của Thánh Gio-an tông đồ: “Anh em thân mến, đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy nghiệm xét các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì có lắm tiên tri giả đã xuất hiện trên thế gian.”(Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn).

(1G  4:1 Anh em thân mến, anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin, nhưng hãy cân nhắc các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa hay không, vì đã có nhiều ngôn sứ giả lan tràn khắp thế gian.( giờ kinh phụng vụ)
Những tên thật của những người trong bài viết này đã được thay đổi bằng tên khác, để tránh những điều đáng tiếc sẽ xảy ra khi ai đó biết tên thật của những anh chị em đó.

Có một điều,mà bbt trang web Khơi nguồn này chúng tôi xin sửa lại chữ Thiền Kitô Giáo ra chữ : suy ngiệm trong lòng như Đức mẹ ôm ấp và suy nghiệm trong lòng theo cùng 1 ý đó,vì mình không nói: đi ăn cướp xấu, khác với ăn cướp tốt, mà nói:
Đi cứu người hay đi giúp người. Vả lại mình biết cái vụ Thiền này không đến từ Thiên Chúa mà từ kẻ nói lời dối trá,từ ma qủy, nên chi mình dùng chữ của Kinh Thánh là Suy gẫm về Chúa kitô ,về tình yêu và ơn cứu độ của Ngài,vì Ngài là ông tổ Chữa lành, sao lại còn đi học với ai khác hay ma qủy mà làm chi zậy ! Amen !
Tu Sĩ Giuse-Maria Trưông Văn Trung XV.
DÒNG SỨC SỐNG CHÚA KITÔ

I. HỌC NHÂN ĐIỆN

1. Gặp gỡ Soeur Minh học Phái nhân điện của thầy Lương Minh Đáng

Vào khoảng 1992, tôi được Sơ Lan nói rằng có Sơ Minh trong Dòng được dịp học nhân điện với Thầy Lương Minh Đáng ở Mỹ, và Sơ Lan tặng tôi một tập sách nói về “Nhân điện”. Sau khi đọc kỹ tập sách nhân điện, tôi đến Nhà Dòng xin gặp Sơ Minh để xin giải đáp một thắc mắc về nhân điện.

Tôi hỏi : Thưa Sơ, con đọc trong sách thấy nói rằng ai đã học nhân điện cao cấp có thể mở lớp học nhân điện sơ cấp và trung cấp, còn muốn mở cao cấp thì phải xin ý kiến của Thầy Lương Minh Đáng, nếu không xin mà tự mở lớp sẽ bị mất “điện”, có đúng như vậy không thưa Sơ ?

Sơ Minh : đúng như vậy.

Tôi hỏi tiếp: Nếu như vậy thì con thấy việc mất điện do không hỏi ý kiến của Thầy Đáng giống như việc  “dứt phép thông công” trong Công giáo mình quá; mà nếu đúng như vậy thì “cái nhân điện” mà chúng ta có đâu phải do luyện tập mà có, nhưng do một Đấng nào đó ở cõi vô hình ban cho khi chúng ta vâng lời giữ luật của họ, còn nếu không vâng không giữ luật thì Đấng ấy cất đi, Sơ thấy con nghĩ như vậy có đúng không  ?

Sơ Minh ngẩn người ra một lúc vì cái lập luận của tôi, nhưng rồi Sơ cũng nói: “Thú thật với Thầy, học nhân điện thì học chứ trong đó còn nhiều điều huyền bí lắm không hiểu hết được”

Khi Sơ Minh nói lên điều đó, tôi liền nghĩ trong lòng: “Chúa ơi ! còn nhiều điều huyền bí không hiểu hết, mà Sơ dám liều mình học nhân điện và để Thầy Đáng “khai luân xa” thì không khôn ngoan chút nào”. ( Chúa là Đường là sự thật ,rất trong sáng, chứ không huyền bí u u tối tối vậy đâu à, bbt Khơi-nguồn)

Tôi được biết Sơ đã mở nhiều lớp để dạy “Nhân điện”  và Sơ “khai luân xa ” cho nhiều người, rất đông giáo dân và  các Sơ đến học nhân điện với Sơ Minh. Không biết rõ về những điều huyền bí của một môn phái mà dám bước vào là hơi liều lĩnh rồi, lại còn phổ biến và kéo nhiều người đi vào theo mình thì thật là liều mạng quá trời rồi.

Thậm chí gần đây, tôi biết có một Nhà Dòng yêu cầu các em thỉnh sinh trước khi vào Nhà Tập phải học một nghề hoặc học nhân điện, tôi thực không hiểu vị Bề trên đó nghĩ gì khi yêu cầu họ phải học nhân điện như vậy.( Đui dắt mù lăn cù xuống hố .)

2. GẶP GỠ MỘT giáo dân Công giáo HỌC Phái nhân ĐIỆN CỦA THẦY Dasit Narada (1846-1942) ở Tích Lan (Sri Lanca)
Tháng 7 năm 2004, tôi có tổ chức tĩnh tâm năm cho một số anh chị em giáo dân ở Đan Viện Thánh Mẫu Vĩnh Phước. Khoảng 20 anh chị em tĩnh tâm ba ngày trọn, hai ngày lắng nghe giảng và thinh lặng hoàn toàn.

Ngày thứ  ba trong khi đồng hành với anh Hải, anh mới chia sẻ là anh có tập thiền theo Phái nhân điện của Thầy Dasit Narada. Anh Hải đã theo học một khoá “Nhân điện” với một Bà Thầy trình độ nhân điện cao cấp trong phái nhân điện này. Sau khoá học thì anh Hải có thể chữa bệnh, nhưng phải sau ba năm học với bà Thầy thì anh Hải mới có thể học  “trừ tà”.

Hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu nói trước khi về trời :
17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, …

Nghe nói về “trừ tà”, tôi liền hỏi kỹ thì anh Hải nói rằng sau khi đặt tay truyền nhân điện để chữa bệnh tà nhập (giới nhân điện gọi là bệnh thần kinh giả), thì “vẽ ấn” trên luân xa số 7 (đỉnh đầu) để tà khỏi nhập lại. Anh Hải có đưa tôi xem một miếng giấy hình vuông màu vàng trên đó có một chữ, hình như chữ Phạn màu đen.

Khi xem xong tôi nói với anh:

“Anh theo tà phái rồi, vì ấn là biểu hiện của đa số các môn phái tà”.

Nghe nói vậy anh Hải lặng người đi một lát rồi hỏi tôi:
“Thưa Thầy, như vậy bây giờ em phải làm gi ?”

Tôi trả lời:
“Anh phải can đảm từ bỏ nó thôi”.

Suy nghĩ một chút anh liền đưa cho tôi miếng giấy “vẽ ấn” và nói:
“Xin Thầy giúp em từ bỏ nó”.

Tôi liền mời anh cùng tôi đọc kinh Tin Kính để tuyên xưng đức tin Công giáo, đọc kinh kính Tổng Thần Micae xin Tổng Thần Micae cầu bầu xua đuổi Xa-tan, và đặt tay cầu nguyện cho anh. Chúng tôi xin Chúa Giêsu xua trừ ảnh hưởng của tà thần ra khỏi anh. Sau đó tôi dùng lửa đốt tờ giầy “vẽ ấn” đó.

Sáng hôm sau trong nghi thức dâng mình cho Chúa Giê-su, anh chia sẻ và thú nhận thêm rằng lần đầu tiên trong mấy năm nay (có lẽ từ khi bắt đầu học nhân điện) anh thoát khỏi một cám dỗ dai dẳng về ham muốn tình dục (dù anh đã có vợ, và có con), và anh cảm nhận một niềm vui nội tâm sâu xa khi dâng mình cho Chúa Giê-su.

3. KINH NGHIỆM CỦA LINH MỤC DON CALLOWAY

Ở Mễ Du, Mẹ Đầy Ơn Phúc có đề cập đến “An bình giả tạo” trong thông điệp ngày 20/07/2006. Nữ tu Emmanuel có phỏng vấn Cha Don Calloway ở Mễ du, Cha nói về cách mà người ta bị lầm lạc hiện nay. Xin bạn vào trang http://www.childrenofmedjugorje.com/medj/reports/  07_15_06.html

3.1. Những điều huyền bí

Nữ tu Emmanuel: Xin Cha cho biết Cha phổ biến thông điệp Mễ du bằng cách nào?

Cha Don Calloway: Hầu như trong mọi lần tôi tới các giáo xứ, các điểm truyền giáo, các hội nghị, các nhóm bạn trẻ, các nhà tù. Thường khi tới những nơi đó, tôi nói những điều căn bản, như về năm hòn sỏi, nói thật đơn giản để mọi người có thể nhớ. Nhiều người đến với tôi vì thấy ma, những điều liên quan đến ma quỷ, những điều huyền bí, chúng ở nhan nhản mọi nơi. Họ tham gia các thứ như Wicca, New Age, Nhân Điện hay các môn như mát-xa, Yoga, v.v… Bạn phải bảo họ rằng những thứ đó chỉ có thể được xua trừ bằng cầu nguyện và chay tịnh. Đó là một phần của thông điệp, bạn phải làm như vậy !

3.2. Luyện tập Nhân Điện

Nữ tu Emmanuel: Thưa Cha, nhiều người đang mắc mưu trong các luyện tập Nhân Điện. Cha khuyên họ điều gì ạ?

Cha Don Calloway: Có một cuốn sách tên là “Thế Mạng cho Thần Tăm Tối” (Ransomed from Darkness). Có rất nhiều người bị những thứ như vậy lừa phỉnh, ví dụ bộ truyện Harry Porter. Bởi vậy nên tôi sẽ nói như Chúa Giêsu:
“Thà con các ngươi ngu dốt mà được vào Nước Trời còn hơn.”

Nhiều người, đặc biệt là trong các tu viện và các xứ đạo, nghĩ rằng mấy chuyện đó cũng ổn.

Yoga, Thái Cực Quyền, những thứ này không chỉ đơn giản là các môn thể dục,  mà còn là một triết lý sống mà bạn phải theo, và bạn đang cố trở nên tự mình giúp mình, hay là Đấng Cứu Độ cho chính mình, cố tự chữa lành. Không thể nào đâu! Nhiều người đã rất bối rối khi tôi nói đến những điều này.

Chuỗi Mân Côi chính là câu trả lời. Nếu bạn muốn học cách trở nên điềm tĩnh và an bình, và nếu hơi thở bạn đã trở nên đều hoà và thấy khỏe hơn, tuyệt! Nhưng nếu bạn không có một hy sinh gì đó kèm theo, thì bình an đó có thể là do ma quỷ.

4. Nhận định

4.1. “Nhân điện” không phải là tôn giáo nên dễ lôi cuốn người có tôn giáo vào Phái “Nhân điện” :

Trong tập “Tài liệu Lớp 4” của một lớp nhân điện được tổ chức tại Hoà  Lan ngày 11-12/05/1996. Khi có người hỏi : “… có phải đây là tôn giáo mới hay không ? “ (câu hỏi số 90).
Thầy Lương Minh Đáng trả lời:
“Đây không phải là tôn giáo nào hết vì tôi đâu có đưa ra điều lệ gì đâu, hay là giáo điều và luật lệ gì đâu”

Câu trả lời của Thầy Lương Minh Đáng là một câu trả lời rất hay, vì nếu nó là một tôn giáo thì các linh mục, Tu sĩ và giáo dân Công giáo thấy “Tôn giáo Nhân điện” đã chạy xa rồi, đâu có chịu để các Thầy nhân điện đặt tay lên đầu để “khai luân xa” cho họ đâu. Các thầy nhân điện nói rằng bạn cứ giữ nguyên tôn giáo của bạn, bạn vẫn cứ cầu nguyện với Chúa, với Mẹ Maria  …. nhưng chúng tôi chỉ nói về một ít điều này thôi…,

Thánh Phê-rô nhắc nhở chúng ta :

“Trong dân cũng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả hiệu, đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong. Vì chối bỏ vị Chúa Tể đã chuộc họ về, họ sẽ mau chóng chuốc lấy hoạ diệt vong” (2 Pr 2,1).

Như một con virus đi vào máy tính, nó từ từ làm chậm chương trình máy tính, và dần dần làm máy tính “bị treo” không làm việc được nữa. Cũng tương tự như thế, thầy Lương Minh Đáng đưa thuyết luân hồi vào những học tập ở lớp nhân điện cao cấp, nghe rồi lòng tin của bạn hơi nghiêng ngả, nhưng dần dần những điều ấy sẽ thay đổi nếp nghĩ của bạn, và lòng tin của bạn sẽ từ từ chết lịm lúc nào không hay: “treo máy !” lòng tin của bạn nơi Chúa và Giáo Hội không “khởi động” được ! ?

Hiện nay việc học “nhân điện” không còn xa lạ gì với giới Linh mục, Tu Sĩ  nam nữ và giáo dân của chúng ta. Nhiều người sốt sắng học nhân điện, mong rằng mình có thể cứu nhân độ thế, mà không biết “nghiệm xét các thần khí” (x. 1 Ga 4,1) theo lời dạy của Thánh Gio-an Tông đồ.
Vàng thau lẫn lộn,  không ai biết “cái năng lượng vũ trụ” mà giới “Nhân điện” hay nói tới đến từ Chúa hay từ Xa-tan, từ thần khí tốt (Chúa Thánh Thần) của Thiên Chúa hay thần khí xấu (tà khí) của ma quỉ.

Nghiệm xét kỹ và chịu khó đọc những kinh nghiệm thương đau của những anh chị em khác khi học nhân điện, bạn sẽ nhận ra “cái năng lượng vũ trụ”  ấy đến từ  Xa-tan.Ngoài ra Xa-tan còn cám dỗ lòng trí lại hay bị  :khao khát tìm kiếm tình cảm trai gái dù là tu hành hay không !Nhất là rất kiêu ngạo ,ta đây học biết rộng…

4.2.  Đặt tay “khai luân xa”:

Với khẩu hiệu “cứu nhân độ thế”, các thầy nhân điện hoặc những người đã học “Nhân điện” luôn miệng quảng cáo rằng các bạn được dịp xoa dịu những đau khổ bệnh tật của đồng loại ; khiến chúng ta nghĩ rằng đó là một việc rất tốt lành, thôi thì cứ  cúi đầu xuống cho họ đặt tay.
Nhưng đa số giáo dân và giới tu của Công giáo đâu biết rằng Xa-tan núp sau chiêu bài đó để thao túng chúng ta, sau khi cho chúng ta chia sẻ ít “năng quyền” mang tên “nhân điện chữa bệnh” của nó. Cái “thần khí xấu” (tà khí) mà các thầy nhân điện nhận được từ những bậc Thầy khai luân xa cho họ, giờ đây được truyền vào anh chị em qua nghi thức “khai luân xa”, và “thần khí xấu” ấy ở trong anh chị em sẽ từ từ chi phối đời sống tâm linh của anh chị em.

Linh mục Don Calloway cho chúng ta biết: “Nhiều người đến với tôi vì họ thấy ma, những điều liên quan đến ma quỷ, những điều huyền bí, chúng ở nhan nhản mọi nơi. Họ tham gia các thứ như Wicca, New Age,Nhân Điện, hay các môn như Mát-xa (massage), Yoga, Thiền v.v… >>

Như vậy nhân điện có liên quan đến ma quỉ, nên khi chúng ta thân thiện giao tiếp, hay chấp nhận cho các thầy nhân điện của Xa-tan hoặc môn đệ của họ “khai luân xa” cho chúng ta qua việc đặt tay của họ, hay nói cách khác đó là nghi thức làm cho chúng ta gia nhập làm đệ tử, làm môn đệ của  Phái “Nhân điện” hoặc “nhập pháp môn” Nhân điện.  Qua việc đặt tay “khai luân xa”, “năng lượng vũ trụ” gì đó hoặc  nói khác đi một “thần khí xấu” đi vào người được khai luân xa qua luân xa trên đỉnh đầu, và  “thần khí xấu” đó chi phối thể xác và tâm linh của người đó (kinh nghiệm của Anh Hải ở trên, và kinh nghiệm của Cha Robert Thorn ở phần sau).

Ma quỉ được dịp đi vào trong anh chị em qua việc “khai luân xa”, Xa-tan cho anh chị em  “nhân điện” hay “năng lượng vũ trụ” gì đó của nó,  để chữa bệnh cho người khác hoặc tự chữa bệnh, thậm chí cả trừ tà nữa.

Khi được “khai luân xa ”, chúng ta tự nguyện mời Xa-tan vào trong chúng ta, chứ Xa-tan không ép buộc chúng ta. Khi chúng ta chịu phép rửa tội Xa-tan bị duổi ra khỏi chúng ta qua lời nguyện trừ tà của linh mục chủ sự làm phép rửa tội. Nhà cửa tâm linh được quét dọn sạch sẽ, được trang hoàng bằng ơn thánh của Chúa Giêsu, mà giờ đây chúng ta tự nguyện mời Xa-tan vào, anh chị em hãy lắng nghe Lời Chúa nhắc nhở:

“Khi thần ơ uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi mà tìm không ra. Bấy giờ nó nói: “Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi.” Khi đến nơi, nó thấy nhà để trống, lại được quét tước, trang hoàng hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc, tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước” (Mt 12,43-45).

4.3. Khai luân xa và hiện tượng ma nhập khi học nhân điện với thày Mai viết Nhự

Xin Bạn đọc toàn bài ở trang http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=321084 , ở đây xin trích một phần nhỏ của bài viết của người lấy bút hiệu là Bác Mù:
Khoảng đầu tháng 4 năm 2007, qua lời giới thiệu của một nguời cháu ruột, hai em gái của tôi (tạm gọi là em A và em B) đã đến thọ giáo với thày Mai viết Nhự,
Thày Nhự dạy học trò môn Nhân Điện Khoa Tự Động,

Thày không có tính tiền học phí gì cả.  Thày chỉ dạy học trò trong 6 ngày, chứ không như các môn phái nhân điện khác thường phải mất nhiều thời gian hơn, có thể đến 6 tháng.  Khi đến học, thày sẽ để tay lên đầu, lên trán để mở luân xa số 7 và số 6 bằng nhân điện của chính thày.
Thày cũng mở những luân xa 5,4, 3, 2 và 1 bằng cách để tay lên vị trí những luân xa này trên sống lưng.

Trong truờng hợp em B của tôi, chỉ 5 phút sau khi thày Nhự dùng nhân điện của thày để mở luân xa cho em, B rùng mình một cái rồi hai tay B tự động chắp lại, không hề theo sự điều khiển của B, vái lạy tứ phuơng và B có thể quay nguời dẻo dai như nguời lên đồng, múa lên những đông tác mà B, môt nguời thường bị đau lưng kinh niên, không bao giờ có thể làm đuợc.  Bệnh đau lưng, mệt mỏi trong B do đi làm vất vả lại thêm cuộc hành trình xuống nhà thày Nhự từ Sài-gòn trên cái xe không êm ái, trên đọan đuờng kẹt xe như nêm như cối thốt nhiên biến sạch.

Hai em rất vui vẻ, sung suớng nghe lời thày Nhự dạy bảo là khi muốn chữa bệnh cho mình hoặc nguời khác là chỉ cần kêu “6, 7 hãy chữa bệnh này đi!” là 6, 7 (luân xa 6 và 7) sẽ làm đúng y như vậy.  Em A còn hân hoan khoe với tôi qua điện thọai là 6, 7 của em rất giỏi; có 1 hôm em sơ ý bị một hộp thịt đã mở cắt đứt tay rất sâu, máu chảy dầm dề.  Em bèn kêu 6, 7 cầm máu lại, là máu ngưng chảy liền; em kể cho tôi nghe rất hăng hái, khuyên tôi nên về Việt Nam để  đi học nhân điện ở thày Nhự để chữa bệnh tiểu đuờng vốn đã làm bạn đồng hành với tôi từ lâu năm.

Xin hết sức cẩn thận khi đi học nhân điện khoa tự động ở những người thầy như thầy Mai Viết Nhự.  Tôi không đủ dữ kiện để kết luận là thày Nhự có liên quan trực tiếp đến vấn đề tạo cầu nối giúp các hồn ma nhập vào cơ thể các học viên của Thày hay không; tôi chỉ biết là 2 cô em gái của tôi đều bị ma nhập ngay trong lúc đang học nhân điện với thày, sau khi thày mở luân xa số 6 và 7 cho hai em.

Chị K. cũng cho tôi biết là 1 số nữ tu Công Giáo cùng bị hiện tượng ma nhập sau chuyến du hành từ Mỹ về Việt Nam sau khi cũng học khóa nhân điện với thày Nhự.  Sao lại có sự trùng lập đặc biệt như thế?

Tôi mong bài viết này có thể đóng góp chút nào trong việc ngăn ngừa những trường hợp không may có thể xảy ra sau khi học nhân điện khoa tự động.

Xin các bạn, nếu có thể, đưa bài viết này của tôi ở bất cứ website hay báo chí nào trong hoặc ngoài nuớc để hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho nguời đọc chút nào chăng. Xin cảm ơn các bạn.  (08/06/2007, Bác Mù)

4.4. Học “Nhân điện” của Thầy Lương Minh Đáng sẽ được học về luân hồi, đầu thai chuyển kiếp ở những lớp cao cấp:

Cũng trong tập “Tài liệu Lớp 4” được nói ở trên. Khi có người hỏi : ”Khi chết linh hồn sẽ đi về đâu và sẽ ra sao ? “ (câu hỏi số 86). Thầy Lương Minh Đáng trả lời: “Khi chết linh hồn sẽ đi đầu thai liền … anh chị em sau khi chết sẽ được tái kiếp làm con người liền … ”

Nếu bạn là người Công giáo chân chính, chúng ta phải biết sống theo những gì mình tin, và biểu lộ một cách dứt khoát từ chối tin những điều không phù hợp với lòng tin của người Công giáo, với Giáo lý Công Giáo. Nếu chúng ta đọc kỹ Giáo lý  Giáo Hội Công giáo số  1005 và 1013 thì trong lòng tin của người Công giáo không có việc “đầu thai chuyển kiếp”.

 Giáo Huấn của Giáo Hội Công giáo rất rõ ràng:

+ “Muốn được phục sinh với Đức Kitô, chúng ta phải cùng chết với Người, ta phải “lìa bỏ thân xác này để được ở bên Chúa” (2 Cr 5,8).
Chết là “ra đi” (Pl 1,23), hồn lìa khỏi xác.

Hồn sẽ họp lại với xác trong ngày kẻ chết sống lại” (Sách Giáo lý Số 1005 ).

+ Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa gia ân và thương xót để con người sống cuộc đời trần thế theo ý Chúa và quyết định số phận tối hậu của mình. Khi chấm dứt “cuộc đời trần thế duy nhất này” (x. GL 48),chúng ta sẽ không trở lại với những cuộc sống trần thế khác.

“Con người chỉ chết một lần” (Dt 9,29), không “đầu thai” sau khi chết. (Sách Giáo lý Số 1013).

Người Công giáo học “Nhân điện”, được khả năng chữa bệnh ít nhiều, thích quá, rồi cố hết sức để được học những lớp “Nhân điện” cao cấp, để được khai luân xa 100%, để được thêm nhiều nhân điện, thánh Phao-lô còn cho chúng ta biết:
“Còn việc tên gian ác xuất hiện là do tác động của Xa-tan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng, và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ ”(2 Tx 2,4-10).

Chúng ta khao khát học lên những lớp cao của nhân điện, để rồi được học những điều không phù hợp và đi ngược với niềm tin Công giáo của mình. Một lúc nào đó nếu chúng ta thành tâm xét mình, chúng ta sẽ  giật mình trong hối tiếc rằng có lẽ mình cũng dần dần tin những điều các Thầy “Nhân điện” dẫn dắt mình tin việc “đầu thai chuyển kiếp”, hoặc những tin tưởng khác không phù hợp với niềm tin Công giáo, và dần dần niềm tin nơi Chúa Giêsu của bạn dần dần tàn lụi và tắt ngúm.

Chúng ta sẽ nhận ra việc tập luyện nhân điện là một loại liệu pháp sử dụng năng lượng vũ trụ cũng như  những quyền năng nào đó bắt nguồn từ một “thần khí nào đó” không liên quan gì đến Chúa Thánh Thần; và đó chính là điều Thánh Gioan đã nói:
“Thần khí nào tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa; còn  thần khí nào không tuyên xưng Đức Giê-su, thì không bởi Thiên Chúa; đó là thần khí của tên phản Ki-tô. Anh em đã nghe nói là nó đang tới, và hiện nay nó ở trong thế gian rồi.” (1 Ga 4,2-3).

Các Phái “Nhân điện” không tuyên xưng Đức Kitô, nhưng khi đi  sâu vào tập luyện “nhân điện” chúng ta sẽ được học tập liên quan đến việc đầu thai chuyển kiếp (như Phái Nhân điện của thầy Lưông Minh Đáng), hoặc anh em sẽ được học ở cấp cao Phái Nhân điện của thầy Dasit Narada (1846-1942) ở Sri lanca (Tích Lan), người học cao cấp sẽ được  “truyền ấn” để trừ tà (nhân điện goi là thần kinh giả).

Thánh Phaolô cho chúng ta biết:
“Thần  Khí phán rõ ràng: Vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ; đó là vì trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung” (1 Tm 4,1-2).
4.5. Việc luyện tập nhân điện với giáo phái Thời Đại Mới

Vào http://www.childrenofmedjugorje.com/medj/reports/07_15_06.html , chúng ta được biết thêm về việc luyện tập nhân điện với giáo phái Thời Đại Mới (New Age)

+  Việc tập luyện nhân điện đang lan rộng nhanh chóng và phát triển mau lẹ nhờ hoạt động của giáo phái Thời Đại Mới, New Ages. Đó là một loại liệu pháp sử dụng năng lượng vũ trụ cũng như những quyền năng nào đó bắt nguồn từ một “thần khí Siêu Nghiệm” không liên quan gì đến Chúa Thánh Thần!

+ Trong môn này, năng lượng vũ trụ xuống trên bệnh nhân bằng cách vẽ “ấn” trên họ. Rồi nhà trị liệu mường tượng như năng lượng đó đi vào anh ta qua luân xa trên đỉnh đầu, đổ đầy anh ta và qua tay anh ta đổ tràn vào bệnh nhân. Điều thực sự xảy ra là nhân điện mở cánh cửa đi vào huyền bí. Có một vài trường hợp, sức khỏe người bịnh có khá hơn, nhưng nó nhanh chóng được thay thế bằng những dấu hiệu mà thường dẫn tới việc tập luyện huyền năng, và cả chiêu hồn nữa.

+  Việc tập luyện này bao gồm những dấu “ấn” mật truyền, những câu mantra, có nguồn gốc mờ ám. Như trường hợp thường thấy trong các tập luyện của giáo phái Thời Đại Mới, nó phủ nhận sự hiện hữu của một Thiên Chúa Ngôi Vị, Đấng Tạo Dựng chúng ta, và nó tập luyện với năng lượng của một tinh thần khiếm thần. Nó được truyền cho nhau trong các khoá khai tâm (ngược với ân sủng Chúa Thánh Thần không thể tự động truyền từ người này sang người khác, nhưng chỉ đón nhận từ trên ban xuống, tùy ý Chúa định).

+  Tập luyện này không thể đi đôi với niềm tin Kitô giáo của chúng ta. Với Chúa Giêsu, không có gì là bí ẩn cả! Bởi thế, yếu tố bí ẩn trong các giáo phái không hề chứa đựng điều gì tốt lành. Những cái bẫy của nó rất tinh vi và các nghiên cứu về nó chưa từng được Công khai.

II. HỌC THIỀN

1.    Gặp gỡ một giáo dân Công giáo tập Yoga và thiền theo phái “Con Đường Chân Phúc” (Ananda Marga).

+ Năm 1996, tôi có gặp anh Chánh, một thanh niên Công giáo học Yoga và Thiền theo phái “Con đường chân phúc (Ananda Marga)” do Guru (Chân sư) Ánandamúrtijii sáng lập ở Ấn Độ. Anh tập Yoga thì thấy sức khoẻ tiến bộ rõ rệt, và tập thiền thì thấy tâm trí an định. Khi nói chuyện với anh, tôi nói rằng bên Công giáo cũng “thiền”, nhưng gọi là “nguyện ngắm” hay chiêm niệm. Tôi trao đổi với anh rằng Phật giáo hay các môn phái thiền thường tập trung tư tưởng để đạt đến một cõi tĩnh lặng, và tìm ra phật tánh, chân như, hoặc một cõi nào đó … của môn phái mình.

Còn bên Công giáo khi  nguyện ngắm hay chiêm niệm, họ cũng tập trung tư tưởng mà họ hay gọi là “cầm lòng cầm trí”, không mong tìm đạt tới một khoảng không nào cả, nhưng chỉ để gặp gỡ một Thiên Chúa sống động yêu thương họ trong Đức Giê-su mà thôi. Sau đó anh Chánh bỏ thiền theo phái Yoga, và chuyển sang nguyện ngắm  theo cách nguyện ngắm  Công giáo lấy gợi ý từ Thánh Tê-rê-xa d’Avila, và sau đó anh cảm nhận được một niềm “bình an vượt lên trên mọi hiểu biết” (x. Pl 4,7) trong ân sủng của Chúa Giê-su.

Khi thiền theo Yoga, anh Chánh được thầy dạy truyền cho một câu mantra bằng tiếng Phạn, và buộc phải thề giữ bí mật câu mantra của mình, để trợ giúp việc tập thiền được tốt hơn. Anh không ngờ rằng câu mantra đó có liên quan đến một “thần khí xấu”.  Khi anh quyết định bỏ thiền của phái “con đường chân phúc” thì cái “thần khí xấu” đâu có để cho anh yên thân, và ma quỉ đâu có dễ dàng bỏ đi như vậy, nó phải “quậy cho đã tức” vì mất một con mồi nó đã khổ công lừa đảo.

Cái “thần khí xấu” mà trước đây anh thường mời gọi nó đến qua việc đọc câu mantra của riêng mỗi người khi thiền, “thần khí xấu” đó làm anh đau bụng quằn quại. Anh cầu nguyện với Chúa Giêsu và mấy ngày sau cơn đau bụng kỳ lạ mới hết. Khi đọc kinh nghiệm của Cha Robert  Thorn, anh Chánh lại càng xác tín rằng ma quỉ đã quấy nhiễu anh qua những cơn đau bụng quằn quại. Khi anh dâng mình cho Chúa Giê-su trong tay dịu hiền của Mẹ Maria nó phải ra khỏi anh, và anh được sống an bình trong cầu nguyện.

Chúng ta được biết rằng câu Mantra (chân ngôn) là những lối đọc thánh thiêng, được lập đi lập lại trong khi cầu nguyện, trong khi thiền, hay là trong khi luyện tập bùa phép. Nó là một lời cầu khẩn với thần linh, một câu thần chú. Nó là một nhóm từ, hay một phần của bản kinh chứa đựng huyền năng.  Chúng ta còn được được biết rằng câu Mantra thường là tiếng Phạn (chú thích: tiếng Phạn là một cổ ngữ của Ấn Độ), mà không ai hiểu ý nghĩa thực của nó là gì trừ ý nghĩa được thầy dạy mình gán cho, và ý nghĩa bao giờ cũng rất là cao đẹp.

Tôi dùng chữ “gán”, bởi vì cả người dạy cũng không thực  sự biết ý nghĩa những câu mantra đó như trường hợp cha Robert Thorn với Siêu Nghiệm Thiền được kể ở dưới đây chẳng hạn.

+  Xin được trích dẫn một phần bài “Cái nguy hại của Yoga” của Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt trên Vietcatholic: trong đó chứng từ của Ông Christian-Marie, tín  hữu Công Giáo nước Pháp, ông cho biết:

Yoga là phương pháp khổ chế nhằm dẫn đưa tâm trí con người đến trạng thái của lương tâm tinh tuyền, của sự hiện hữu tinh tuyền. Đó là trạng thái mà con người ý thức về cái tôi của mình, nghĩa là về điều siêu-việt-hoá sự hiện hữu, trừu-tượng-hoá sự hiện hữu.

… Yoga khiến con người ý thức về cái-ngã, cái vô-thể, cái hoà-lẫn trong khoảng không, bởi vì, nó không có chất thể, nghĩa là không có bản thể, không có một hiện hữu nào hết từ chính nó. Nói tắt một lời, Yoga trước tiên là học thuyết của trạng thái trống không, trống rỗng tuyệt đối. Mục đích tối hậu của Yoga là dẫn đưa linh hồn con người đến chỗ hoà lẫn, hiệp nhất với cái vô thể. Thế nhưng điều này không thể nào xảy ra được,

Do đó có thể kết luận rằng:

Yoga là một phương pháp chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của các quyền lực tăm-tối của quỷ dữ. Cái hiểm nguy là ở chỗ trạng thái tinh tuyền mà Yoga muốn đạt tới trở thành đối thủ của Thần Linh và nhường chỗ cho tên Quỷ ngày xưa trong vườn địa đàng đã quyến rũ bà Evà rằng: “Các người sẽ trở thành những thần linh”!

2.  Kinh nghiệm của  Linh Mục  Robert Thorn về “Siêu nghiệm Thiền”

Siêu Nghiệm Thiền (Transcendental Meditation) là một hình thức thiền do một Yogi là Maharishi Mahesh truyền bá từ năm 1955, Ông là đệ tử của Brahmananda Saraswati. Siêu Nghiệm Thiền cũng là tên của một phong trào do Maharishi Mahesh lãnh đạo. Ông tuyên bố rằng Siêu Nghiệm Thiền được gợi hứng và rút ra từ các tập luyện mật truyền của Ấn Độ Giáo. Phong trào này cho rằng có một nghiên cứu khoa học về cơ thể cho thấy các kỹ thuật của nó tạo ra một loạt các ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng cũng như cho các cá nhân tập luyện.

Tuy nhiên các phê phán về phong trào này đã đặt ra vấn đề về giá trị của nghiên cứu trên, cũng như bản tính của chính phong trào. Nhiều chỉ trích cho rằng phong trào Siêu Nghiệm Thiền này là một dạng sùng bái tôn giáo. (Trích từ http://en.wikipedia.org/wiki/Transcendental_Meditation).
Vào http://www.childrenofmedjugorje.com/medj/reports/07_15_06.html , chúng ta được đọc một kinh nghiệm rất sống động của Cha Robert Thorn. Trước khi là linh mục, Cha từng là huấn luyện viên môn Siêu Nghiệm Thiền, Ngài  tặng chúng ta một bằng chứng trực tiếp về niềm bình an giả tạo.

2.1. Kinh nghiệm về Siêu Nghiệm Thiền và về Mễ Du

Tôi (Cha Robert Thorn) có một người bạn thân, một người luôn rất điềm đạm và an hoà và tôi hỏi anh làm thế nào mà được như thế.

 Anh ta đáp: ‘À, tôi tập Siêu Nghiệm Thiền.’ Tôi biết một chút ít nhờ anh chỉ dạy, và quyết định tập thử. Từ khi khởi sự, tôi cảm thấy một sự an bình tràn ngập thân tôi. Tôi thực sự cảm thấy một sự bình an lớn lao lạ thường. Nó kéo tôi khỏi xì ke, vì quy trình thiền không cho phép chơi xì ke.

Cuối cùng, tôi trở thành huấn luyện viên môn Siêu Nghiệm Thiền. Vì bị anh tôi thúc quá, nên tôi đến Mễ du – chỉ như một du khách thôi – vì tò mò ấy mà. Có một đêm, trên Đồi Hiện Ra, tôi quỳ dưới chân thánh giá và thiền. Một số khách hành hương đang cầu nguyện bên cạnh.

Một người trong bọn họ bắt đầu cầu nguyện bằng tiếng lạ, và ngay khi anh ta bắt đầu thì tôi cảm thấy khó chịu ở trong ruột. Cảm thấy như mình phải nói cái gì đó. Bất thình lình tôi bật ra tiếng lạ và tôi với anh ta bắt đầu trao đổi với nhau bằng tiếng lạ! Điều này cho thấy là cả người tội lỗi cũng có thể nói tiếng lạ!

2.2. Tập thiền trong sự khống chế của quỷ dâm dục

Sau kinh nghiệm đó ở Mễ du, tôi tiếp tục công việc cũng như các chuyến du lịch,  nhưng tôi đã bắt đầu đọc Kinh Thánh và lần chuỗi Mân Côi.

Tôi vẫn còn tập thiền và cảm thấy bị phụ nữ cuốn hút không cưỡng nổi (chú thích: như trường hợp của anh Hải trong thiền của Dasit Narada). Lúc đó, tôi vẫn còn đang sống trong tội. Tôi trở lại Mễ du (trên đường đến chỗ hẹn hò với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ để làm một cuộc chạy trốn đầy lãng mạn ở Istanbul).

Sau một vài ngày, tôi bỏ luôn các dự định còn lại để ở lại Mễ du. Vào một tối nọ, tôi được một cảm nghiệm khi tham dự nghi thức chữa lành ở trong nhà thờ ngay sau thánh lễ. Tôi đang quỳ gối, tưởng tượng như Máu Đức Kitô đang đổ tràn trên tôi. Tôi nhắm mắt lại và bất thình lình tôi nhìn thấy một con vật đen thui xấu xí, một thứ gì đó giữa cua càng và ong, đi qua lại trước con mắt tâm trí tôi.

Tôi nói theo bản năng: ‘Đó là một thần khí xấu. Tôi cần thoát khỏi nó’. Khi một linh mục nghe tôi xưng tội về chuyện đó, ngài nói: ‘Á à, nghe hấp dẫn chứ nhỉ. Kể tôi nghe anh có ăn chay không?’ Tôi đáp: ‘Dạ, có’ và vị linh mục nói tiếp: ‘Tốt, vì quyền năng của Chúa Thánh Thần sẽ mạnh hơn khi anh có ăn chay.’

2.3. Xa-tan vùng vẫy trước khi phải  ra đi

Vị linh mục đó trừ được quỷ và vì thế, qua một đêm dài sốt sắng cầu nguyện, chúng tôi từ bỏ mọi gắn bó với những thần khí xấu ở bên trong tôi nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Tôi cảm thấy đau đớn lạ thường ở trong ruột (chú thích: như trường hợp của anh Chánh học Yoga và thiền theo phái “Con đường chân phúc (Ananda Marga)”.

Nó bắt đầu thoát khỏi cổ họng tôi giống như bị ợ chua liên tục, có lúc tôi thực sự nhìn thấy một luồng khí thoát ra ngay khỏi miệng tôi ! Tôi bị lê trên sàn nhà trong khi vị linh mục rảy nước phép trên người tôi, ngài đặt tượng chịu nạn trên bụng tôi và tôi đau đớn kinh khủng.

2.4. Ý nghĩa của câu mantra liên quan đến quỷ dâm dục

Có một lúc trong đêm hôm đó, khi vị linh mục ra lệnh: ‘Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, mày là ai?’ Tôi thấy mình đang đọc câu mantra (chân ngôn) của tôi khi thiền. Đọc lớn câu mantra là điều cấm kỵ vì như thế là làm suy yếu sức mạnh của nó để đem bạn vào “bên trong”. Vì thế điều làm tôi ngạc nhiên là chính tôi lại đọc nó ra.

Sau này tôi hỏi vị linh mục xem có gì sai trái với Siêu Nghiệm Thiền không và tôi giải thích cho Ngài biết cái mà tôi đọc ra là câu mantra dùng khi thiền của tôi. Ngài nói: ‘À, nó có phản ứng với quyền năng và thẩm quyền của Chúa Giêsu Kitô đấy!’ Sau này, cả hai chúng tôi khám phá ra ý nghĩa của câu mantra đó- đó là quỷ dâm dục. Vào một lúc khác trong đêm đó, tên của một trong những con quỷ là tên của một vị chân sư trong Siêu Nghiệm Thiền!

3. Kinh nghiệm về thế mạng cho thần tăm tối

3.1. Cuốn sách “Thế Mạng cho Thần Tăm Tối” (Ransomed from Darkness)
Cuốn sách “Thế Mạng cho Thần Tăm Tối” nói về :
– Giáo phái Thời Đại Mới, về:
– Đức Tin Kitô giáo và :
– Cuộc Chiến vì Các Linh Hồn.

Tác giả là Moira Noonan, một người Công giáo, đã có 25 năm kinh nghiệm về huyền bí.
Bà làm việc trong cơ quan Khoa Học về Tôn giáo với tư cách là một chuyên viên tâm lý và đào sâu chuyên môn trong các lãnh vực như :
–    thôi miên trị liệu,
–    tử vi,
–    tiến trình các phép lạ,
–    nhân điện,
–    đồng bóng,
–    bói quả cầu pha lê,
–    các Bà Chúa,
–    thấu thị, và
–    các tập luyện huyền bí khác…

3.2. Sau hàng loạt cảm nghiệm hối cải mạnh mẽ, bao gồm cả Mễ du, bà trở lại đạo

Hiện giờ bà Moira Noonan đang làm chứng, rao giảng Tin Mừng, và giải thích ý nghĩa sâu xa cũng như ảnh hưởng của phong trào Thời Đại Mới. Sách trên kể lại hành trình tập luyện và từ bỏ huyền năng của bà, và cũng chứa đựng các quan sát của bà về phong trào Thời Đại Mới, các mối nguy hiểm của nó, cũng như cách mà các tư tưởng Thời Đại Mới thâm nhập vào trong Giáo Hội.

Mời bạn đọc kỹ hơn ở trang web http://www.childrenofmedjugorje.com/medj/reports/07_15_06.html

3.3. Bói toán và ma thuật

Sách Giáo lý Công giáo số 2116 và 2117 cho chúng ta biết:

+ Bói toán:
Phải loại bỏ mọi hình thức Bói toán :
Cậy nhờ Xa-tan hay ma quỉ,
Gọi hồn người chết hay những cách khác ngỡ rằng sẽ đoán được tương lai .

10 giữa anh (em), không được thấy ai làm lễ thiêu con trai hoặc con gái mình, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thuỷ,11 bỏ bùa, ngồi đồng ngồi cốt, chiêu hồn.  ( x. Ðnl 18,10-11); 8 Quả vậy, ĐỨC CHÚA các đạo binh, Thiên Chúa Ít-ra-en, phán như sau:
Các ngươi chớ để cho mình bị lầm lạc vì các ngôn sứ đang ở giữa các ngươi, cũng như vì các tay bói toán; đừng tin theo mộng mị các ngươi mơ thấy,9 bởi vì chúng chỉ nhân danh Ta mà tuyên sấm điều dối trá cho các ngươi. Ta chẳng hề sai chúng – sấm ngôn của ĐỨC CHÚA.Gr 29,8 ).

Coi  tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải điều mộng, xin xăm, Bói toán quá khứ vị lai, đồng bóng, là những hình thức che giấu ước muốn có quyền trên thời gian, trên lịch sử và trên cả con người, cũng như ước muốn liên kết với các thế lực huyền bí, điều này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ dành cho Thiên Chúa.(số 2116)

+  Ma thuật hay pháp thuật: Ai muốn dùng ma  thuật hay pháp thuật để chế ngự các thế lực huyền bí, bắt chúng phục vụ mình và nắm được quyền lực siêu phàm trên người khác dù là để chữa bệnh, cũng lỗi nặng nhân đức thờ phượng.

Các việc này càng đáng lên án hơn nữa khi có dụng ý hại người, hay nhờ đến sự can thiệp của ma quỉ.
Mang bùa cũng là điều đáng trách.
Chiêu hồn thường đi kèm cả Bói toán hay ma thuật.

Hội Thánh cảnh giác các tín hữu phải xa lánh các điều ấy.

Khi dùng các phưông thuốc gia truyền:
không được kêu cầu các thế lực ma quỉ cũng như lợi dụng sự nhẹ dạ của người khác.(số 2117)

4. NHẬN ĐỊNH:

Kịch bản mới (ngày nay),
Diễn viên cũ (Xa-tan )

4.1. Xa-tan ngày xưa (địa đàng)

“Khi ma quỉ nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì ma quỉ là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối.” (Ga 8,44b). Xưa kia trong vườn địa đàng Xa-tan lấy hình con rắn dụ dỗ ba E-và ăn trái cấm, ngày nay Xa-tan lừa dối chúng ta qua “tuyệt  chiêu” đã dùng để lừa dối bà E-và trong vườn địa đàng xưa, khi Bà E-và khao khát một quyền năng, một dạng “năng lượng vũ trụ” ngày nay, để trở nên như vị thần, và khi đã là “thần” bà E-và không còn phải lệ thuộc vào Thiên Chúa nữa. Bà E-và nghe Xa-tan phỉnh gạt nói: 
“… ông bà sẽ nên như những vị thần” (St 3,5),
kết quả là con người phải chết. Chúa Giê-su đã lên án Xa-tan:
“Ngay từ đầu, ma quỉ đã là tên sát nhân” (Ga 8,44a).

Xa-tan có thể ban cho chúng ta một thứ quyền năng nào đó, nhưng  “quyền năng” hoặc “năng lượng vũ trụ” ấy không liên quan gì đến Chúa, nhưng liên quan đến sự dối trá của Xa-tan vì “Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó” (Ga 8,44a).

4.2. Xa-tan ngày nay (thế kỷ 20 và 21)

Trong các giáo phái ngày nay (thế kỷ 20 và 21), Xa-tan không hiện ra dưới hình một con rắn, vì người ta sẽ sợ hãi mà co chân chạy trốn ngay; nhưng Xa-tan mặc áo cà sa và cầm thiền trượng, nó xuất hiện như một vị Thiền Sư đắc đạo, hay một Chân sư (Guru). Vị thiền sư hay Guru này được con người ngày nay tiếp nhận một cách nhiệt thành với những kỹ thuật tập luyện để tăng cao sức khoẻ (yoga, khí Công), hay có khả năng khai luân xa cho người khác có “Nhân điện” để cứu nhân độ thế.

Dù là hình thức “Nhân điện” hay “thiền”, các bậc thầy luôn luôn dẫn người theo học họ đến một “cách thiền” nào đó để đat tới một sự hoàn thiện nào đó trong Yoga, hoặc thiền, hoặc để có được nhiều  “nhân điện” hơn. Bạn muốn tiến xa hơn trong thiền thường bạn phải được một chân sư dìu dắt.

Cha Robert Thorn cho chúng ta kinh nghiệm của Ngài :
“Khi nhớ lại và xem xét mọi giáo huấn của Siêu Nghiệm Thiền,
thình lình mọi chuyện đối với tôi trở nên rõ ràng như ban ngày,
những chuyện họ nói đều là ma quỷ!.

Cái bình an mà bạn cảm nghiệm qua thiền là một thứ bình an giả tạo, quy về chính mình”. Trong khi chúng ta phải quy về Chúa Giêsu Kitô mà thôi ! Các đấng tu hành,các nhà dòng thay vì tìm học về Lời Chúa để đi làm chữa lành trừ qủy ,trừ ma bệnh như Chúa, như các tông đồ khi xưa,  lại đi học cách chữa bệnh của những ma đầu đaị diện cho satan, thì làm sao mà không bị kống chế bởi tà thần dâm dục, xác thịt, thèm khát tình cảm trai gái, gian dâm, rất kiêu ngạo…vì đã tự động rước nó vào con người mình rồi “Quân này thờ ta bằng môi miếng , nhưng lòng nó xa ta

III. LỠ HỌC ‘NHÂN ĐIỆN’ VÀ “TẬP THIỀN” CÙA TÀ KHÍ (SA-TAN) LÀM SAO THOÁT RA ?

1.    BẠN SẼ THẮC MẮC :
2.    Tôi học nhân điện, tôi chữa bệnh cứu giúp người bệnh và
3.    Tôi vẫn giữ đạo bình thường, có thấy gì thay đổi gì đâu ?
4.     Sao ông Thầy nói nghe ghê quá VẬY !

Nhiều người sẽ nói rằng tôi đã tập luyện nhân điện và chữa bằng nhân điện từ nhiều năm nay mà đâu có thấy gì. Bạn không thấy gì là tại bạn chưa nghiệm xét kỹ đấy thôi:

“Vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu.

Thế là đối với họ đã ứng nghiệm lời sấm của ngôn sứ I-sai-a, rằng:
Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy” (Mt 13,13-14)
Nếu nghiệm xét kỹ bạn sẽ phát hiện ra “bình an giả tạo” và “sự trì trệ từ từ” của đời sống đạo đức và bị đam mê trì kéo.

1.1.    Sự bình an giả tạo sẽ đánh lừa bạn:

“Ta biết các việc ngươi làm, biết ngươi được tiếng là đang sống, mà thực ra đã chết.
Hãy tỉnh thức ! Hãy củng cố chút sức còn lại đang suy tàn, vì Ta nhận thấy các việc của ngươi không được hoàn hảo trước mặt Thiên Chúa của Ta. (Kh 3,1b-2)”.
Tinh thần ích kỷ chỉ lo tập luyện để để được bình an nội tâm cho mình, cha Robert Thorn chia sẻ về Siêu Nghiệm Thiền (hoặc môn thiền nhân điện cũng vậy thôi): “Trong Siêu Nghiệm Thiền, bạn sẽ cảm thấy bạn có tất cả mọi thứ bạn muốn được thỏa mãn, vì bạn đi vào lãnh vực này và ma quỷ cung cấp cho bạn mọi thứ bạn cần. Và dĩ nhiên là ma quỷ sẽ chu cấp mọi nhu cầu của bạn vì mỗi khi bạn thiền, bạn mơn trớn vuốt ve chúng và ma quỷ muốn bạn còn tiếp tục thiền trong môn phái của nó! Cái bình an mà bạn cảm nghiệm qua thiền là một thứ bình an giả tạo, quy về chính mình. Bạn chỉ ve vuốt cái TÔI của chính mình và rồi bạn thấy thoải mái. Bạn không nhận ra rằng bạn đang biến thành “kẻ chống lại Chúa Giêsu”, như người ta thường nói! Còn bình an thực sự chỉ được Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên bạn khi bạn hướng về Ngài mà thôi. Thay vào đó, Siêu Nghiệm Thiền hoàn toàn là tự mãn”.

1.2.    “Sự trì trệ từ từ” xuống cấp của đời sống đạo đức và bị đam mê trì kéo

Trường hợp anh Hải trong câu chuyện trên, hoặc kinh nghiệm của cha Robert Thorn tập Siêu Nghiệm Thiền trước khi làm linh mục ; anh Hải tuy vẫn đi nhà thờ, nhưng anh vẫn khổ sở vì một ham muốn tình dục cứ như đốt cháy tâm hồn và thân xác anh. Anh chỉ thoát khỏi những ham muốn tình dục của Xa-tan khi dâng mình cho Chúa Giê-su và anh được Chúa Giêsu ban tặng bình an của Ngài, chứ không phải của Xa-tan.

 Hãy nhớ lời của Chúa Giêsu
“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27).
Nếu bạn để ý kỹ lòng tin của bạn bị “xói mòn” từ từ, lòng mến với Chúa Giê-su dần dần nhạt nhẽo với tình trạng “chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng” :
“Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta. Ngươi nói:
“Tôi giàu có, tôi đã làm giàu, tôi chẳng thiếu thốn chi”; nhưng ngươi không biết rằng ngươi là kẻ khốn nạn, đáng thương, nghèo khổ, đui mù và trần truồng” (Kh 3,15-17).

2. NHẬN ĐỊNH

2.1. Không phải bất cứ lối tập luyện nhân điện nào cũng bởi ma quỉ

Bạn có thể đã tập những môn khí Công, những môn dưỡng sinh để tăng thể lực và nội lực hoặc nội công, nhưng môn khí Công hoặc dưỡng sinh nào dẫn bạn đến một CÁCH THỨC “Thiền” thì bạn nên để ý, nhất là khi học lên cao với những dẫn dắt của các thầy dạy “Nhân điện”  sẽ dẫn bạn xa dần niềm tin  Công giáo, thì bạn hãy nghiệm xét lại cách tập của bạn dựa trên những chỉ dẫn của Chúa Giê-su trong Tân Ước, các thư của Thánh Gio-an, Thánh Phao-lô, Thánh Phê-rô ….  để :
“Nghiệm xét các thần khí” (1 Ga 4,1).

2.2. Bạn phải thực sự cảnh giác

+ Bạn phải thực sự cảnh giác với những cách luyện tập “Nhân điện” mà nhân điện đó do một loại liệu pháp sử dụng năng lượng vũ trụ cũng như những quyền năng nào đó và bắt nguồn từ một “thần khí Siêu Nghiệm”; không liên quan gì đến Chúa Thánh Thần.

+ Bạn phải thực sự cảnh giác với những cách tập luyện “Nhân điện” của bạn có những dấu “ấn” mật truyền, những câu mantra, có nguồn gốc mờ ám như trường hợp:

Anh Hải được “truyền ấn” với phái nhân điện của Thầy Dasit Narada,
Anh Chánh với câu mantra của  “Con đường chân phúc”,

Cha Robert Thorn với câu mantra của Siêu nghiệm  thiền.

+ Bạn là người Công giáo, bạn phải thực sự cảnh giác với những cách tập luyện “Nhân điện” của bạn có những dẫn dắt tới những thuyết không phù hợp với niềm tin Công giáo như thuyết luân hồi, đầu thai chuyển kiếp …. như trong phái nhân điện của Thầy Lương Minh Đáng chẳng hạn.

+ Bạn phải xét lại cách tập luyện của bạn nếu các tập luyện của bạn dẫn tới việc thôi miên trị liệu, nhớ lại tiền kiếp, tử vi, nhân điện, đồng bóng, Bói quả cầu pha lê, cái Pyramide: Kim tự Tháp,tấm giấy chứng nhận…các Bà Chúa, thấu thị, và các tập luyện huyền bí khác như kinh nghiệm từ bỏ huyền năng của bà Moira Noonan trong cuốn “Thế mạng cho Thần Tăm Tối”.

3. LÀM SAO THOÁT RA KHỎI CÁI ÁCH CỦA SA-TAN ?

Nếu bạn đã học “Nhân điện” hoặc “tập thiền”,Yoga… bạn hãy chân thành tự nghiệm xét nơi mình, bạn phải thực sự xét lại khi có sự trì trệ trong lòng tin, lòng mến, và bạn bị lôi cuốn bởi các đam mê xấu:

“Nhưng Ta trách ngươi điều này:
ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu. Bằng không, Ta đến với ngươi, và Ta sẽ đem cây đèn của ngươi ra khỏi chỗ của nó, nếu ngươi không hối cải ” (Kh 2,4-5).

Nếu bạn thấy những kinh nghiệm về “Nhân điện” và “tập thiền”  của những anh chị em (Cha Don Calloway, Cha Robert Thorn, anh Hải, Anh Chánh, bà Moira Noonan …) trong bài viết này soi sáng cho cách “tập thiền” và “nhân điện” của bạn; khi bạn nhận ra một “thần khí xấu” đang dẫn dắt bạn,  và  bạn muốn thoát ra khỏi cái  ách của Xa-tan và đón nhận cái ách êm  ái và nhẹ nhàng của Chúa Giê-su:
“Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.
Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,29) ;
tôi xin chân thành đề nghị với bạn những cách sau:

3.1. Bạn hãy cầu nguyện và ăn chay

Cha Don Calloway cho chúng ta một kinh nghiệm xua trừ: Bạn phải bảo họ rằng những thứ đó (Wicca, New Age, Nhân Điện, Yoga , Thiền… ) chỉ có thể được xua trừ bằng cầu nguyện và chay tịnh:
“các môn đệ mới hỏi riêng Đức Giê-su: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Người đáp: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi” (Mc 9,28-29).

3.2. Bạn hãy đến với một Cộng Đoàn tràn đầy Thần Khí

Bạn xin cộng đoàn cầu nguyện cho bạn: Nếu Thần Khí vào,thì tà khí của ma quỉ phải đi ra thôi, khi Cộng Đoàn hiệp nhất trong Chúa Kitô, Ngài ở giữa họ và chính Chúa Giê-su xua trừ tà thần hoặc thần khí xấu ra khỏi bạn.

3.3. Bạn hãy đến gặp một linh mục tràn đầy Thần Khí

Bạn xin linh mục tràn đầy Thần Khí cầu nguyện và xua trừ ma quỉ ra khỏi bạn: như trường hợp Cha Robert Thorn trước khi làm linh mục ở Mễ Du.
Xin chúc bạn đi sâu vào cầu nguyện và thực sự gặp gỡ Chúa Kitô. Bạn sẽ cảm nhận “bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí bạn được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su” (x. Pl 4,  )

Kinh Nghiệm qua các khóa học hỏi về Lòng thương xót Chúa do Cha JB Đinh T Sơn huấn luyện đã có nhiều trường hợp được chữa lành  trừ tà ma qủy hết tại chỗ qua ca ngợi thờ phượng trong Danh Giêsu, Cha đã mở các khóa ở các nhà dòng Xitô Vũng Tàu , Long Thành, Phan Thiết, nhà thờ Tân Định, Trung Tâm Mục Vu SàiGòn, Nữ Vương Hòa Bình, Gò Vấp,Thủ Đức, vùng U Minh, nhà thờ Đông Hòa Kiên Giang.

Tu Sĩ Giuse-Maria Trương Văn Trung XV

Gs Vũ Quốc Thúc đã cùng 24 tân tòng khác gia nhập Giáo Hội Công Giáo Tại Giáo Xứ Viêt Nam Paris

GS VŨ QUỐC THÚC ĐÃ CÙNG 24 TÂN TÒNG KHÁC GIA NHẬP GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ VIÊT NAM PARIS

nguồn: Vietcatholic.net

Paris, 08.04.2012, Lễ Phục Sinh, Giáo xứ Việt Nam Paris đã đón nhận 25 tân tòng nhập đạo, trong đó có Giáo sư Vũ quốc Thúc.

Đây là một hồng ân nhưng không mà Chúa đã ban cho Giáo Xứ năm nay. Phải chăng Chúa muốn thưởng công bao nhiêu đóng góp thầm kín và kiên nhẫn của bao nhiêu hội đoàn, bao nhiêu giáo hữu trong giáo xứ ? Không ai dám khẳng định. Chỉ biết rằng dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc nhiệt thành và hăng say truyền giáo, rất nhiều công việc đã được thực hiện, khi thì công khai, khi thì kín đáo.

1. ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN

Phúc Âm Gioan, đọc trong lễ Phục Sinh, ngày Gs Vũ Quốc Thúc lãnh nhận phép rửa, kể lại việc bà Maria Mácđala, ông Simon Phêrô và ông Gioan đã ra mộ tìm Chúa. Cả ba người đã thấy và đã tin.

Gs Vũ Quốc Thúc và các tân tòng khác cũng đã thấy và đã tin. Họ đã thấy gì ? Họ đã thấy một ân huệ Chúa ban, một nghĩa cử đáng phục, một người bạn đáng mến ? Hay một điều gì khác ?

Trước và sau nghi lễ rửa tội, người viết có dịp được nói chuyện với dăm ba tân tòng. Người viết hỏi họ xem lý do nào đã thúc đẩy họ gia nhập đạo công giáo. Một chị trả lời rằng : « Hai năm trước đây, em học xong, ra trường, tìm mãi, không được việc làm. Trong lúc chán nản, một người bạn rủ em đi Lộ Đức cầu nguyện. Em nghe theo. Mấy tháng sau, em tìm được việc làm. Em nghĩ rằng đó là ơn Đức Bà phù hộ. Em đến trình bày với cha Vinh và xin học đạo ». Một anh thanh niên kể rằng : « Cách đây đúng 4 năm, em không phải là công giáo, nhưng thích sinh hoạt và du lịch, đã ghi danh dự ngày JMJ Sydney. Em đã gặp được vài người bạn. Gương bác ái của họ làm em xúc động và suy nghĩ rồi quyết định đi sinh hoạt theo họ. Trong các sinh hoạt đó, em gặp được một thiếu nữ công giáo. Em muốn xây dựng cuộc đời lâu dài với nàng và để đảm bảo hạnh phúc lâu bền gia đình, em đã xin học giáo lý vào đạo ».

Trên bình diện tổng quát ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, Đức Ông Mai Đức Vinh (1), người lo việc dạy giáo lý tân tòng trên ba chục năm nay (1977-2012), đã đặt câu hỏi và đã trả lời : « Những động lực nào đã thúc đẩy người Việt Nam xin học giáo lý để gia nhập đạo Công Giáo ? Xin thưa :

• Vì đã khấn hứa với Chúa và Đức Mẹ (đặc biệt khi rời Việt Nam,…) ;

• Vì đã lãnh nhận một ân huệ Chúa và Đức Mẹ ban (ơn khỏi bệnh, ơn thoát nạn, được việc làm,…) ;

• Vì muốn gia đình được hiệp nhất trọn vẹn và bảo đảm hạnh phúc lâu bền (các đôi bạn đã lập gia đình một số năm, hay sắp lập gia đình,…) ;

• Vì cảm mến đạo công giáo (thấy đạo công giáo quan tâm nhiều về bác ái nhân đạo, có những nhân vật nổi tiếng, như Mẹ Têrêxa Calcutta, Abbé Pierre, Đức Gioan Phaolô II, hoạt động bác ái của Giáo Xứ Việt Nam,…) ;

• Vì ảnh hưởng tốt của các bạn công giáo (ngoại quốc hay Việt Nam, có khi đã quen thân lâu năm, có khi những năm ở ca đoàn, trong một sinh hoạt, như JMJ, trại hè,…)

• Ngoài ra, Đức Ông còn nhắc đến một động lực khác nữa, thúc đẩy, lôi cuốn và đưa đến Thiên Chúa Tình Yêu. Đó là ảnh hưởng của những người bạn đời hay bạn thân, có đời sống và liên hệ hằng ngày với các lương dân dự tòng, những người đồng hành lâu dài, những người giúp hiểu giáo lý, những người nhận đỡ đầu.

Về phần Giáo sư Vũ Quốc Thúc, trong bữa tiệc tiếp tân chúc mừng, do Hội Ái Hữu Đại Học Đà Lạt tại Âu Châu, quy tụ các cựu Giáo Sư và Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt, tổ chức sau lễ rửa tội, ông đã đặc biệt nhắc đến ba điều ông đã thấy và đã tin.

Ông đã thấy ơn Đức Mẹ. Ông kể rằng « Tôi còn nhớ vào năm 1976, trong lúc tinh thần hoang mang, chờ người ta đến bắt mình đi “cải tạo”, chưa biết tương lai sẽ ra sao, một lòng chỉ muốn ra khỏi nước. Lúc đó tôi đã lên cầu xin Đức Mẹ ở Bình Triệu. Nhà tôi ở Saigon, gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng, có tượng Đức Mẹ Lộ Đức. Trong lúc hoang mang, tôi đến cầu Đức Mẹ. Hôm đó tôi đã lên Bình Triệu và đã có sự linh ứng. Tôi có lời nguyện, tôi xin Đức Mẹ cứu cho vợ chồng tôi và bốn con còn nhỏ ra được ngoại quốc, thì tôi sẽ xin nguyện đem tất cả những năm còn lại trong đời tôi, trước hết để tranh đấu cho dân tộc, và tranh đấu cho tôn giáo. Sau khi tôi vừa cầu nguyện xong, thì tượng Đức Mẹ sáng rực lên và trong lòng tôi thấy bồi hồi vô cùng, và sau lần đó tôi đã vận động và sang được bên Pháp này. Còn nhiều chuyện tôi không muốn nói ra đây, nhưng quả thật là linh ứng » (2).

Từ khi sang Pháp, ông thường xuyên hay gặp một người cựu học trò ở Trường Chính Trị Kinh Doanh Đại Học Đà Lạt khi xưa, khóa I, 1964-1968. Ông đã thấy gương đức tin của anh. Ông quyết định xin học giáo lý, vào đạo công giáo, giữ lời hứa với Đức Mẹ Fatima Bình Triệu. Ông xin anh làm bõ đỡ đầu. Đó là anh Lê Đình Thông. Ông nói : « Trong việc đi tìm Chúa, người mà tôi phải cảm tạ vô cùng, cảm tạ rất đặc biệt là GS Lê Đình Thông. Anh LĐT quả thực đã giúp đỡ tôi rất nhiều, có lẽ đến cả chục năm nay, tôi đã tâm sự với anh về bao nhiêu những vấn đề đã khiến cho tôi phải trăn trở. Và khi tôi nói đến chuyện trăn trở của tôi về cõi thiêng liêng thì chính anh đã có những lời tâm tình làm tôi cảm động, và chính anh đã giúp tôi làm các thủ tục và luôn luôn dìu dắt tôi để cho tôi khỏi mệt nhọc. Và hôm nay, anh Thông đã đối xử với tôi, quả thật không khác chi là một người anh em ruột thịt, xin cám ơn anh, cám ơn anh » (3).

Ông muốn xin được rửa tội công khai và trang trọng theo đủ các nghi thức của Giáo hội, như mọi tân tòng khác, như một biểu lộ và dấu chứng làm chứng nhân, công khai công bố đức tin của mình.

Hôm nay, đã nhận Bí tích Rửa Tội, đã gia nhập Giáo Hội Tình Yêu, có lẽ Giáo Sư Jean-Paul Vũ Quốc Thúc và những tân tòng khác đã cảm nhận được những điều mà họ không thấy, nhưng cũng là những lực đưa đẩy họ tìm được Chúa, đi vào Đức Tin. Đó là những lời cầu nguyện và những sinh hoạt ; có khi âm thầm của nhiều tín hữu, của nhiều cá nhân, của nhiều hội đoàn, của nhiều đồng nghiệp, bạn bè thân quen của họ, hay những nguyện cầu, suy nghĩ, biên khảo của chính họ; có khi công khai tổ chức quy mô ở giáo xứ, giáo phận, giáo hội, như các chiến dịch trong các năm : 2012 « Liên đới Niềm tin », 2006 « Liên đới Tin Mừng », 2005 « Liên đới Truyền giáo », 2004 « Sống truyền giáo Tổng Giáo phận Paris»,…

Và hôm nay, đã nhận Bí tích Thêm sức, có lẽ họ cũng đã cảm nhận được sức thúc bách sống và biểu lộ đức tin, làm chứng nhân về Chúa Phục Sinh, rao giảng Lời Chúa và liên đới bác ái với mọi người, như lời Đức Phaolô VI đã nói trong thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu rằng : « Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt : rao giảng Lời Chúa, cử hành các Bí tích, phục vụ bác ái. Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được » (4).

2. HỘI ÁI HỮU VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT CHÚC MỪNG

Nhân dịp này, trong niềm vui chung cho cộng đoàn Giáo xứ và đại gia đình Thụ Nhân trên khắp thế giới và riêng tại Paris, các cựu giáo sư, sinh viên và gia đình thuộc Viện Đại Học Đà Lạt đã tổ chức một bữa tiệc, vừa để chúc mừng Lễ Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo, vừa để chúc mừng sinh nhật thứ 92 của Giáo Sư Vũ Quốc Thúc. Khoảng 70 người đã đến tham dự.

Mở đầu bữa tiệc, anh Phạm Trọng Khoát, chủ tịch hội Thụ Nhân, có đôi lời chúc mừng và dâng thầy Vũ Quốc Thúc bài thơ chúc thọ và mừng rửa tội :

«Trong đời sống hàng ngày của mỗi người, ai cũng có niềm tin. Bình thường niềm tin đó là những ước muốn, những tin tưởng, những hy vọng về vật chất hay cho thăng tiến trong xã hội. Tuy nhiên, còn có những niềm tin thiêng liêng cao cả, sâu đậm, thánh hóa, đó là niềm tin về tôn giáo. Hôm nay trong ngày lễ Phục Sinh, thầy Vũ Quốc Thúc đã chọn niềm tin vào Thiên Chúa, đón nhận bí tích rửa tội để trở thành một tín đồ Công giáo. Đại diện cho toàn thể Hội Ái Hữu Đại Học Dalat tại Âu Châu, chúng con xin cảm ơn Đức Ông, quý Cha, quý vị và quý anh chị đã đến để chứng kiến, và chia sẻ niềm vui này với thầy Thúc, là một người cha trong gia đình Thụ Nhân.

Thưa Thầy, đối với những người đã trưởng thành, mỗi quyết định gia nhập bất cứ tôn giáo nào, vì nhiều lý do khác nhau, đều là chính đáng. Con nhớ những lần Thầy kể cho chúng con nghe về những phép lạ, những ơn lành mà Thầy đã nhận được, chắc hẳn đó là một trong những lý do đã tạo được niềm tin của Thầy với Thiên Chúa.

Trong một bài giảng của một linh mục người Mỹ mà con được nghe, vị linh mục này nói:“Hãy đến với Thượng đế, chứ đừng dùng Thượng Đế như số 911, chỉ khi nào cần thì mới gọi, xong rồi thôi”. Thầy không vậy, sau khi tìm thấy được lòng tin vào Thiên Chúa, Thầy đã quyết định trở thành tín đồ để thờ phượng Ngài. Ở tuổi của Thầy, đây không phải là một quyết định dễ dàng, cũng như trước những phê bình, dèm pha của người đời, nhưng thưa Thầy, đức tin bao giờ cũng thắng.

Đây là một bài học “dấn thân” thứ hai của Thầy cho chúng con. Đọc tác phẩm“Thời Đại của tôi” của Thầy, con đã học được bài học dấn thân cho đất nước, một lần nữa, Thầy lại cho chúng con thấy, ở bất cứ tuổi nào, việc có khó khăn đến đâu, khi đã tin tưởng, Thầy sẽ dấn thân vào việc đó.

Chúng con không được nhiều dịp gặp Thầy đông đủ, cho nên mỗi lần có cơ hội như hôm nay, là một lần chúng con xin được phép chúc mừng thượng thọ Thầy. Chúng con xin có một bài thơ của anh Thông xin kính tặng Thầy:

Nắng mới vườn xuân thoảng sắc hương,
Thiều quang chợt đến lúc tinh sương.
Niên kỷ cửu thập tri quốc mệnh,
年 纪 九 十 知 國 命
Bách niên chi kế chí cương thường.
百 年 之 計 志 綱 常
Thượng đế ban ơn qua vận hạn,
Thiên thần giáng phúc thoát tai ương.
Mừng Thầy rửa tội mùa xuân mới :
Bách niên trường thọ phúc miên trường.
百 年 長 壽 福 綿 長

Chúng con xin thành thật cầu mong Thầy tiếp tục được ơn trên che chở, và tìm được sự bình an đạo, đời với đức tin mà Thầy vừa lãnh nhận » (5).

Sau đó, một chị đã dâng bon sai kính chúc thượng thọ thầy. Rồi anh Lê Đình Thông đã đích thân đọc bài Đường thi chúc mừng. Đức Ông Giám đốc Mai Đức Vinh, bận đi làm lễ, không đến tham dự được, nhưng gửi biếu chuỗi tràng hạt do Đức Bênêdictô XVI làm phép. Cha Tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách (thi sĩ Cung Chi) đã ghé chúc mừng Giáo sư Vũ Quốc Thúc và đề tặng một bài thơ.

Thầy Vũ Quốc Thúc có đôi lời cám ơn Đức Ông đã ban phép Rửa tội, phép Thêm sức, phép Mình Thánh Chúa và cám ơn Ngài đã trao tặng cỗ tràng hạt do Đức Bênêđictô XVI làm phép. Thầy cũng đã cám ơn cha Tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách đã ghé thăm và chúc mừng. Rồi thầy kể lý do tại sao theo đạo, tại sao đã chọn Giáo Sư Lê Đình Thông làm bõ đỡ đầu và tại sao lại đã muốn công khai nhận phép rửa tội. Thầy cám ơn các cựu giáo sư và sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt hiện diện hôm nay, cám ơn chân tình và thịnh tình của họ, đã tổ chức tiệc mừng lễ rửa tội và chúc thọ. Việc anh chị em ăn mừng thượng thọ cho thầy vào ngày Phục sinh, thật chẳng khác chi nhắc nhở cho thầy rằng đời sống tinh thần không bao giờ chấm dứt, không bao giờ hết. Đặc biệt hôm nay thầy nhận ăn mừng thượng thọ bởi vì nó đem lại một niềm vui, phấn khởi ; đánh tan nỗi buồn man mác của những người tuổi đã xế chiều như thầy.

Thầy chúc cho mọi người theo gương văn hóa và giáo dục trong tinh thần THỤ NHÂN của Viện Đại Học Đà Lạt, đặc biệt là gương của ba vị Cựu Viện Trưởng : Lm Trần Văn Thiện (1957-1960), Lm Nguyễn Văn Lập (1960-1969) và Lm Giáo Sư Tiến sỹ Lê Văn Lý (1969-1975).

Paris, ngày 12 tháng 04 năm 2012

Trần Văn Cảnh

Không thấy mới gọi là tin

Không thấy mới gọi là tin

Ðức tin là gì? Nói một cách cho dễ hiểu thì đức tin nghĩa là tôi tin vào điều mà khoa học và những giác quan không kiểm chứng hoặc không hoàn toàn kiểm chứng được. Ví dụ như tôi tin có Chúa là vì tôi cảm nghiệm có một bàn tay vô hình nào đó luôn che chở phù trì tôi trong cuộc đời, dù rằng tôi không thể chứng minh cho mọi người thấy được điều đó. Tôi tin tôi có linh hồn bất tử bởi vì mỗi khi làm một điều gì xấu, tôi cảm thấy lương tâm áy náy và bất an, trong khi một điều tốt thường đem lai cho tôi một tâm hồn binh an thanh thản. Tôi nghĩ, nếu tôi phải nhìn thấy Chúa, nghe tiếng Chúa nói, đụng chạm đến Ngài y như các môn đệ ngày xưa rồi tôi mới tin, thì đó chưa hẳn là đức tin đúng theo nghĩa của nó. Nếu chính mắt tôi nhìn thấy Chúa hiện ra, tôi nghe lời Chúa nhắn nhủ, và tôi đụng chạm tà áo Ngài thì tôi không còn là tin nữa mà là tôi đã gặp Ngài và biết Ngài.
 
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Hai Sau Phuc Sinh, Ông Tôma đòi gặp Chúa Giêsu, nhìn thấy những lỗ đinh, và thọc ngón tay vào cạnh sườn Ngài rồi thì mới tin. Chỉ có vậy mà muôn đời ông bị gán cho một biệt danh là “kẻ cứng tin.” Kể ra thì cũng hơi oan cho ông, vì nếu tôi được đặt vào hoàn cảnh của ông, chưa chắc tôi đã tin mà có khi còn cho các môn đệ là những kẻ dễ bị lừa. Một điều rất quan trọng nơi đức tin của Tôma là lần thứ hai Chúa hiện ra với ông sau tám ngày. Trong lần này,
không những ông tin vào Ðức Kitô, mà ông còn tuyên xưng một niềm tin tuyệt hảo, có giá trị cứu độ, “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Gioan 20:28). Trong bốn Phúc Âm, chỉ có vài người đạt được niềm tin cỡ như Tôma hôm nay: Ðó là lời ông Phêrô tuyên tín “Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sông” (Mt, 16:16) và lời thốt lên của viên sĩ quan nhìn lên Chúa chết trên thập giá, “quả thật! người này đúng là Con Thiên Chúa” (Mc, 15:39). So sánh ba lời tuyên tín trên, ta thấy lời của Toma đạt được đỉnh cao vào bậc nhất, “Lạy Chúa tôi! Lay Thiên Chúa của tôi” (Gioan 20:28). Nếu Tôma không “nghi ngờ” một chút nào cả thì chưa chắc ông đạt đến một đức tin như thế. Có thể sau khi ông nghe những lời tường trình về việc Chúa hiện ra và đàm đạo với các môn đệ, ông suy đi nghĩ lại con người Giêsu mà ông theo đuổi bấy lâu nay. Cũng có thể ông bị dằn vặt với đức tin của ông vào Ðức Kitô Phục Sinh. Nhưng chính trong sự suy nghĩ bằng khối óc, sự đắn đo và chiến đấu với niềm tin của ông về Ðức Kitô, mà ông đã đạt được, tiếng Anh gọi là “come to believe,” một niềm tin cao nhất về Ðức Kitô Phục Sinh.
 
Ta nên biết rằng Tin Mừng Gioan thường nhấn mạnh đến dấu lạ và niềm tin đạt được qua những dấu lạ đó. Ðan cử như là trường hợp của ông Nicôdemô đã đàm đạo với Chúa suốt đêm, để rồi ông có cảm tình hơn với Chúa và sau này ông đã bênh vực và táng xác Chúa. Chị phụ nữ Samaria cũng thế, đã lắng nghe và tâm sư với Chúa và rồi đức tin của chi đã triển nở đến độ chạy đi loan báo cho mọi người về Ðức Kitô. Rồi đến anh mù từ thủa mới sinh đã vất vả chiến đấu với niềm tin của mình cho dù bị các niên trưởng và giới lảnh đạo chửi mắng và kết án, và ngay cả cha mẹ cũng từ bỏ anh. Lạ lung thay, anh đã đạt được đỉnh cao của niêm tin vào Chúa Kito đến độ cúi xuống bái lạy Ngài.
 
Vậy thì việc Tôma không tin ngay vào những lời các môn đệ không nhất thiết một là điều xấu, cũng như chúng ta nghe về phép lạ này phép lạ kia từ người này hay người nọ. Thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy thắc mắc và hơi nghi ngờ về môt điểm nào đó trong việc thực hành đạo. Có lúc chúng ta chứng kiến nhiều biến động trong tâm hồn cũng như trên thế giới như là tai sao người lành gặp đau khổ trong khi kẻ ác cứ sống phây phây và ta tự hỏi “Không biết có Chúa không.? Sao tôi đau khồ qúa?”
 
Những thắc mắc và câu hỏi kiểu như thế trong thử thách không hẳn là xấu, mà có khi lại cần thiết nữa. Ðiều quan trọng là chúng ta vẫn tin vào Chúa và biết cách dùng những ân huệ Chúa ban để hiểu thêm những điều mình tin. Chúa cho chúng ta khối óc và những giác quan thì phải đem ra mà sử dụng. Phải có tinh thần học hỏi, phải suy niệm, đôi lúc cũng phải có sự chiến đấu nôi tâm. Ðức tin phải từng trải và phải chịu đau đớn cũng như Ðức Mẹ dưới chân thập giá; cũng như Abraham đem con một lên núi tế lễ; và như ông Gióp khổ sở vì mất con cái nhà cửa và chịu lở loét bênh tật.  Đặc biệt nhất là như Chúa Giêsu chịu khổ nạn và đau đớn trên thánh gía đến nổi phài thốt lên, “Lạy Chúa tôi; lạy Chúa Trời tôi; sao Chúa bỏ tôi.” 
 
Chắc chắn những nhân vật này có một đức tin rất vững chắc bởi vì họ đã chịu thử thách đến tận cùng và họ đã trở thành những anh hùng của đức tin.  Họ là sự ứng nghiệm của câu ca dao nổi tiếng Việt Nam, “Lửa thử vàng. Gian nan thử đức.”
 
 
 
Lm Trịnh Ngọc Danh

Tình Anh Lính Chiến Biệt Động

Tình Anh Lính Chiến Biệt Động

Tác giả: Nguyễn Khắp Nơi

Chồng sắp cưới của em tên Tốt, ảnh với anh Thân ở cùng xóm với em.
Lớn lên, ảnh thương em, đòi ba má ảnh qua nhà em xin cưới.
Em thấy ảnh tảnh tình hổng có hạp với em nên không chịu, nhưng ba má ảnh cứ đeo theo em nói riết hà, anh Tốt cũng theo em hoài, luôn hai ba năm trời như vậy
đó, làm cho em cũng thấy tội nghiệp ảnh. Cuối cùng, em suy nghĩ, thấy mặc dù hổng hạp, nhưng ảnh cũng có thành tâm, nên em chịu lấy ảnh. Bữa làm đám nói, em có rao trước với ảnh rằng:

“Anh quen tui từ nhỏ, anh biết tánh tui rồi, tui nói gì thì tui làm cái nấy. Anh nói thương tui bảo bọc được đời của tui thì tui chiụ. Nhưng hễ tui
thấy anh làm hổng đúng như vậy, tui . . .bỏ anh liền đó.”

Anh Tốt thề sống thề chết là sẽ yêu thưong lo lắng cho em suốt đời, ba má ảnh cũng chịu làm chứng, nên em chịu làm đám cưới với ảnh. Nhà em ở bên sông, nhà ảnh ở bên chợ, nên bữa đám cưới, nhà ảnh rước dâu bằng ghe.Ảnh với em và đám bạn bè ngồi chung một chiếc ghe chèo đi trước, phía nhà trai một chiếc, nhà gái một chiếc đi theo sau. Bạn bè em ai cũng chúc mừng em lấy được chồng xứng đôi, biết thương mình. Đoàn ghe cưới chèo đi ngon lành, sắp tới nhà trai rồi, hai bên bờ bà con lối xóm đứng tụ dài dài coi đám cưới, vui lắm.

Tài công sửa soạn tấp ghe vô, anh Tài lo đốt pháo mừng, tụi bạn bè em phần vui
vẻ, phần sợ pháo rơi trúng cháy quần áo, nên chộn rộn đứng lên đứng
xuống. Ngay lúc đó, có một chiếc ghe máy chạy ngang, chiếc ghe lớn mà lại chạy mau nữa nên làm sóng lớn đánh ào lên ghe cưới, nước lọt vô tùm lum,
chiếc ghe muốn lật. Tụi em la hoảng quá chừng, kiếm đồ múc nước ra, nhưng ghe đám cưới đâu có đồ múc nước, lính quýnh một hồi, chiếc ghe bị lật luôn.Tụi em đều là dân quê, đứa nào cũng biết lội, nhưng mấy đứa con gái tụi em bữa đó hổng làm sao mà lội hết mình được, vì đứa nào cũng bận áo dài gài bông đeo nữ trang tùm lum hết.Phần em còn nhiều hơn nữa, có đôi khoen tai má em mới cho, lại chiếc cà rá đám nói rộng rinh muốn sút nên em hổng dám đụng mạnh, chỉ ráng thả nổi chờ có ai cứu. Em nghe trên bờ người ta đứng coi la lối chỉ chỏ um xùm:

“Cô dâu bị chỉm, cô dâu bị chìm, cứu cô dâu cho mau . . .”

Em thấy anh Tốt đang lội ở đằng trước, em la lên:

“Anh Tốt, cứu em . ..”

Ãnh dòm lại thấy em đang chới dới mà ảnh làm như hổng thấy em hổng nghe tiếng em kêu, ảnh cứ lội riết vô bờ.

Đám con gái tụi em ráng đập tay đập chân, đứa nào cũng la cầu cứu om xòm. Em đưa tay lên ngoắc anh Tốt một lần nữa, la thiệt lớn:

“Anh Tốt . . . Cứu em . . . Em lội hổng nổi, bị chìm rồi nè . . .”

– Em há miệng lớn quá, bị nước vô miệng hụt hơi chìm luôn, thôi chết cho rồi.

Bất ngờ, em thấy có bàn tay của ai đó kéo em lên, rồi ôm lấy em mà lội vô bờ.

Lên tới bờ, em muốn xỉu nhưng cũng ráng dòm coi anh Tốt ở đâu? Coi ảnh có bị gì hông?

Em thấy anh đang đứng trên bờ lo cởi giầy cởi áo lau người thì cũng đỡ lo.

Bà con lối xóm đi coi thấy em được cứu, người ta mừng quính, la lên:

“Cô dâu được cứu rồi .. . Cô dâu xỉu rồi, mau đem vô nhà đám cứu tỉnh . . .”

Lúc đó ghe hai bên nhà trai nhà gái cũng cặp bến được rồi, ông bà già ảnh cũng nhào lên, đỡ em vô nhà đám.

Ba má em lo đi lấy khăn quấn cho em, kiếm quần áo khác cho em thay, hỏi em có
sao hông?

Bà con chòm xóm cũng bu lại hỏi thăm em.

Em chờ hoài mà hổng thấy anh Tốt đâu hết trơn, làm em tủi thân, em khóc quá
chừng.

Chuyện chèo ghe chìm xuồng ở xứ này, bữa nào cũng có, nhưng em thấy rõ ràng anh Tốt không có lo cho em, ảnh chỉ lo cho mình ên ảnh thôi.

Chính cái miệng ảnh nói sẽ lo cho em suốt đời, vậy mà thấy em bị chìm xuồng, bỏ
luôn hồng thèm cứu; đã vậy, em lên tới bờ cũnghổng thèm chạy lại hỏi thăm coi
em có bị gì hông?

Người gì mà ác nhơn ác đức quá trời đi. hỏi sao em không buồn cho được.

Một hồi sau, cả hai gia đình tụ tập lại hết rồi, anh Tốt cũng đã thay đồ mới rồi, lúc đó ảnh mới tới hỏi thăm em.

Em có hỏi ảnh:

“Anh có thấy tui bị chìm hông? Anh có nghe tui kêu anh cứu tui hông?”

Ảnh trả lời tỉnh như không:

“Anh thấy, nhưng nghĩ rằng em biết lội, tự lội vô bờ được, đâu cần anh lo đâu!

Mà hồi sau cũng đã có mấy người nhảy xuống cứu em đưa lên bờ rồi nên anh mới lo đi thay đồ đặng lát nữa làm đám cưới tiếp…

Sao em không đi thay đồ đi mà còn ngồi đó, để trễ giờ rồi.”

Em giận quá chừng là giận, nói với ảnh:

“Anh lo cho tui cái kỉểu đó đó hả? Anh đã hổng cứu tui, giờ còn bắt lỗi tui sao hổng đi thay đồ hả?

Nếu không có người ta cứu tui, tui chết chìm rồi, lấy ai cho anh làm đám cưới…”

Em vô trong nhà thay đồ, lấy bộ đồ thường ra bận, chứ hổng chịu bận đồ mới.

Tới khi ba má ảnh đứng lên chào bà con rồi kêu em ra lạy bàn thờ ông Tổ, em một
mình đứng lên nói với ba má ảnh và ba má em nói với chòm xóm:

“Thưa ba má, các bác các dì, bữa nay là đám cưới của con với anh Tốt. Hồi làm đám nói, con có thưa với ba má và anh Tốt, ảnh phải bảo bọc được đời con thì con mới ưng ảnh. Bữa nay, con bị chìm xuồng, con kêu ảnh cứu con, ảnh hổng thèm cứu con, lo lội lên bờ mình ên. Tới khi con được cứu lên bờ rồi, ảnh cũng hổng thèm tới thăm, dòm ngó coi con còn sống hay chết.

Hên là con được người ta cứu, chứ nếu không, con chết mất rồi, đâu còn đứng đây mà làm đám cưới.

Cũng hên là con thấy cái bản mặt của ảnh ra sao[chân diện mục] trước khi làm đám cưới.

Người như ảnh, làm sao lo cho con, bảo bọc được đời con?

Con xin ba má hai bên, bỏ qua cái đám cưới này đi.”

Em day qua anh Tốt, nói với ảnh:

“Anh Tốt, bữa đám nói, anh hứa lo cho tui, bảo bọc đời tui. Vậy mà bữa nay, tui bị chìm xuồng, anh lo mình ên anh, hổng thèm cứu tui, cũng hổng thèm dòm coi tui sống chết ra sao. Tui . . . hổng lấy anh nữa đâu.

Nè, cà rá của anh nè, tui trả lại cho anh đó.”

Em nói một hơi, anh Tốt đứng xụi lơ, ba má ảnh cứng họng ngồi một đống, hổng nói được một tiếng.

Tới khi thấy em trả lại cái cà rá, ổng bả hoảng quá, chạy lại ôm em, khóc:

“Con ơi, con thương ba má đi, ai đời đám cưới mà nói gì tùm lum vậy.

Vợ chồng có gì mai mốt đóng cửa chỉ biểu nhau, làm gì mà con làm dữ vậy con.

Thôi con bớt giận đi, làm đám cưới cho rồi đi!”

Ba má em thấy em đứng sững, hổng thèm trả lời ba má ảnh. Ổng bả hổng hiểu cho em còn nổi giận la em:

“Mày dám từ hôn bữa nay hả? Thằng Tốt nó thấy mày được cứu rồi thì nó lo đi thay đồ chứ còn gì nữa mà bắt lỗi nó.

Mày mà hổng chịu làm đám cưới bữa nay, tao . . .từ mày luôn đó!”

Em hổng nói gì thêm, xá ba má ảnh, ba má em rồi bỏ đi về.

Bà con lối xóm bu theo em, người thì nói em có lý, chồng cỡ đó bỏ đi là phải, người thì nói em xui xẻo quá. . . tùm lum hết.

Em cứ lặng thinh bỏ đi một nước.

Đang đi, chợt em thấy mặt thằng Thìn, em mới hỏi nó:

“Mày có thấy hồi nãy. .. ai cứu tao hông?”

Thằng Thìn chỉ người con trai đứng kế bên, đang cởi cái áo lính vắt nước cho khô:

“Thằng này nè.”

Em nhìn người con trai, xụp xuống lạy ảnh một lạy:

Tui thiếu anh một mạng đó.”

Rồi đứng lên đi ra bờ sông kiếm ghe về nhà.

                                     + + + + + + +  +

Kể tới đó, Lan nắm tay Hải, cười như mắc cở.

Hải tiếp lời vợ:

“Thiếu úy biết hông, bữa đó, tiểu đoàn được về hậu cứ nghỉ, cho đi phép 24 tiếng. Em về Cần Thơ hổng kịp nên đi theo thằng Thìn về nhà nó chơi.

Về tới nhà, ba má thằng Thìn cho hay bữa nay con Lan kế bên làm đám cưới. Thằng Thìn nói với em:

“Vậy là trúng mối rồi, tao với mày đi. . . ăn ké cho vui.”

Nó dẫn em ra bờ sông, dòm nhà trai nhà gái rước râu bằng ghe, cũng ngồ ngộ.

Đang coi thì thấy có chiếc ghe máy chạy ngang, làm sóng lớn lật chìm luôn chiếc
ghe cô dâu.

Em thấy người ta bị té dồn cục dưới nước, lội lủm chủm, có người lội không nổi,
muốn chìm, em kêu thằng Thìn:

“Mau cứu người ta, cởi giầy ra lẹ lên. . .”

Em và thằng Thìn nhào xuống sông lội một hơi, thấy một cô coi bộ muốn chìm lỉm, em lội tới đỡ đưa cô vào bờ rồi lội trở ra phụ thằng Thìn cứu thêm người khác.

Tới khi tất cả đã được cứu rồi, tụi em mới lên bờ, cởi áo cởi vớ lau mặt lau
người chờ khô. Đang đứng xớ rớ, tự nhiên có một ai đó tới kế bên xụp xuống lạy
em một lạy, làm em hoảng quá, nhẩy nai, hổng hiểu chuyện gì hết?

Khi cô đó đi rồi, thằng mới cho em hay:

“Mày hổng nhớ hả? Con nhỏ đó là . . .cô dâu đó. Nó bị chìm xuồng, chính mày cứu nó đưa vô bờ đó. Thằng rể cũng bị chìm xuồng cùng với cô dâu, nhưng lo lội vô bờ mình ên, hổng lo cho nó, nó tức quá, lên tới bờ, nó . . .từ hôn, hổng thèm lấy thằng đó nữa.

Nó mới đi ngang, hỏi tao ai cứu nó? Tao chỉ mày, nên mới xụp lạy mày cám ơn cứu mạng đó.”

Quần áo khô đỡ rồi, tụi em thả bộ ra chợ ăn uống đầy một bụng, tính đi về nhà thằng Thìn ngủ một giấc, ngày mai đi trình diện tiểu đoàn, lội tiếp.

Về ngang qua chòm câygần bờ sông, thằng Thìn chợt thấy có bóng người đang ngồi chu hu dựa gốc cây.
Nó thọc cùi chỏ em:

“Giờ này mà còn ai ngồi bờ sông coi bộ buồn hiu dzậy! Tới coi coi. . .”

Tới gần, thằng Thìn dòm gái một hồi, cái mặt nó cũng buồn hiu, nói nhỏ với em:

“Coong nhỏ Lan chớ ai, con nhỏ cô dâu hồi sáng đó.

Chắc nó đang buồn vì đám cưới của nó hổng xong nên mới ra đây ngồi đó.

Mình tới nói với nó vài tiếng cho nó đỡ buồn đi, chứ để nó buồn, nó dám . .
.nhảy sông chết, uổng công mày cứu nó hồi sáng.”

Tụi em tới nơi nói chuyện, Lan dòm thằng Thân một cái rồi dòm tiếp ra mé sông, hổng muốn nghe mà cũng hổng trả lời trả vốn gì hết.

Một hồi sau Lan mới nói tâm sự của mình ra: buồn vì tưởng lấy được người chồng
xứng đáng bảo bọc được cuộc đời của mình, ai dè đụng chuyện mới biết anh ta
chết nhát chỉ biết lo cho thân mình.

Lan buồn vì tình duyên mắc cở với chòm xóm, lại bị cha mẹ từ, cô muốn bỏ xứ mà
đi cho rồi nhưng lại sợ ba má buồn nên hổng biết làm sao.

Em mới khuyên Lan:

“Cô đừng có buồn ba má. Tại ba má cô thương cô, lo cho tương lai của cô vậy thôi.

Ai cũng có số mạng, biết đâu sau này anh Tốt suy nghĩ lại, sẽ biết thương biết
lo cho cô.”

Lúc đó Lan mới ngó qua em, hỏi em:

“Anh là ai… mà bữa nay đi ngang đây dzậy?

Anh hổng quen hổng biết gì tui, khi không nhảy xuống cứu tui . . .chi dzậy?

Anh coi bộ . . .gan cùng mình đó.

Hồi nãy, tôi có . . .xá cám ơn anh rồi đó, anh nhớ hông?”

Em trả lời Lan:

“Thấy ai bị nạn thì mình cứu, đâu có cần quen biết gì đâu.

Đánh trận với Việt cộng, sống chết mỗi ngày mà tui còn hổng ngán thì nhằm nhò chi mấy cái lẻ tẻ cứu người đó mà cô phải cám ơn tui. . .Kế đó, em mới nói cho Lan biết em tên gì ở đâu…

Em nói một hồi, hổng biết nói gì thêm, ngồi lặng thinh.

Lan nghe tới hết, cũng ngồi làm thinh.

Thằng Thìn chạy đi đâu mất tiêu, chỉ còn em với Lan ngồi đó.

Lan ngồi một hồi, ngó lên nhìn em, vui vẻ cười nói:

“Ngộ há! Anh dám nhảy xuống sông cứu tui, lại nói . . .nhằm nhò chi.

Tui. . . phục anh thiệt đó.

Bộ anh hổng có biết ba má anh là ai hết hả? Buồng quá dzậy!

Sao hổng. . . lấy dzợ đi, có người lo cho anh?”

Em cũng cười lớn, nói với Lan:

“Tui như cục đá từ trên trời rớt xuống, hổng có bà con, hổng có cha mẹ gì ráo. . .

Cái mạng cùi của tui, tui còn lo hổng xong, nói chi tới lấy dzợ. Tui bây giờ là
. . .Tứ Hải Giai Huynh Đệ, đâu cũng là nhà, có mấy thằng bạn lính là dzui
rồi, hổng cần gì khác hết.”

Hai đứa cùng cười thiệt là vui. Lan lại ngồi bó gối suy nghĩ một hồi nữa, chợt nói với em:

“Anh Hải à, tui. . .thiếu anh một mạng, mà tôi cũng. . . phục anh lắm.

Anh mới là người có thể
bảo bọc cho đời tui . . .

Tụi . . .chịu anh đó . ..Anh . . .chịu . . . tui
hông?

Em nghe cổ nói, mới dòm kỹ lại cổ. Lan coi bộ trắng trẻo, dễ thương. . .

Mà cổ coi bộ cũng là. .. thứ thiệt, dám nói dám làm.

Hổng ưa ai thì dám nói hổng ưa mà thương ai thì cũng dám nói là thương.

Em chịu thứ con gái như vậy, chứ hổng thích cái thứ nhỏng nhẽo làm chảnh.

Em dòm Lan, nắm tay Lan, từ từ nói:

“Tui có mình ên, không bà con chòm xóm, cuộc đời chưa biết đi về đâu, Lan dám . . .chịu tui hả?”

Lan cũng nắm lấy tay em, nói:

“Em phục ai thì lấy người đó. Anh là người hổng nói
nhưng mà dám làm
. Em chịu anh là như vậy đó.”

Em vẫn còn ngại ngùng, nói với Lan:

“Anh hổng có ba má đứng làm đám cưới, ba má em. . . có chịu hông?”

Lan nhìn em, trả lời liền:

“Hễ mình thương nhau là có ông Trời chứng giám. Mấy cái chuyện nhỏ đó, để em lo cho.”

Vậy là tụi em hứa với nhau.

Lan dẫn em về ra mắt ông bà già:

“Thưa ba má, đây là anh Hải, người cứu con hồi sáng.

Tụi con gặp nhau, nói chuyện với nhau hạp lắm, rồi tụi con. . . thương nhau.
Con muốn . . . lấy ảnh.”

Ba má Lan cùng với bà  con đã mời dự đám cưới hồi sáng đã tụ tập về nhà đông đủ, chưng hửng nhìn tụi em.

Một hồi sau, ba má Lan mới nói:
“Mới hồi sáng đây, mày từ hôn với thằng Tốt, giờ đem đứa khác về đây đòi cưới?

Bộ tụi bay quen biết với nhau trước, rồi . . .dàn cảnh chọc tức ba má hay sao
đây? ”

Hai đứa em ngồi xuống nói chuyện với ba má suốt buổi chiều.

Anh Hải thưa ngày mai sẽ về Tiểu đoàn làm đơn xin cưới vợ. Chừng nào được phép, sẽ tổ chức đám cưới, mời ba má bà con lối xóm.

Ba má em hổng biết làm sao nhưng thấy anh Hải hiền lành dễ thương, có gan cứu tử em thì ba má em cũng
đành chấp nhận.

Sẵn đồ ăn tiếp nhà trai còn dư hồi sáng, ba má em dọn ra, mời bà con . . .ăn cưới luôn, vui hết sức vậy
đó.

Sẵn ba má em đang vui, em cũng xin ổng bả cho em theo anh Hải về đơn vị xin chỗ ở, mai mốt được cấp nhà ở, sẽ làm đám cưới luôn.

Em đưa Lan về nhà dượng Há, dượng của Lan, và cũng là Tiểu đội trưởng của tụi em, đặng nhờ ổng giúp đỡ.

Vừa mới bước vô, dượng Há nắm cứng lấy hai người lính, giọng nói lạnh tanh:

“Tụi bay đi đâu mà tao kiếm quá trời hổng ra. Tiểu đoàn phải đi hành quân gấp, đang cho Quân cảnh đi kiếm hết tụi bay về đó, vô trại với tao liền đi. Còn con Lan, sao mày lại đi chung với hai cái thằng trời đánh này?”

Lan nghe ông dượng la lối om xòm, hoảng quá, vội vàng chỉ em nói với dượng:

“Dượng à, anh Hải . ..là chồng mới của con đó.
Con . . .ưng ảnh, ba má con cũng chịu rồi, tụi con tới gặp dượng đặng nhờ dượng
làm đơn xin phép cho ảnh làm đám cưới với con đó.”

Dượng Há đứng chết trân dòm hai đứa tụi em.Dì Há nghe la lối, cũng ở phía sau chạy lên.Khi nghe Lan nói, dì Há cũng đứng chắp tai sau đít dòm hai đứa tụi em, rồi cười nói:

“Hai đứa tụi bay như dzầy mới xứng. Chứ mày lấy cái thằng Tốt gà chớt đó mà coi sao cho đặng!”

Dượng Há lúc giờ mới chêm vô:

“Thấy ghe bay bị chìm, tao cũng có nhảy xuống cứu bay, lên tới bờ, nghe mày từ hôn thằng Tốt, tao . ..chịu lắm.

Thằng chồng gì mà thấy con vợ bị chìm, sợ chết hổng dám cứu, lên tới bờ cũng
hổng thèm dòm.

Thứ chết nhát đó, đem bỏ trôi sông cho rồi chớ lấy làm chồng sao được.

Khi thấy mày đi dzìa, tao thấy cái đám cưới coi như là hổng có nữa, nên tao
cũng dắc dì mày đi dzìa luôn.

Thằng Hải trọc này thì được lắm, nhưng mà nó đâu có bao giờ đi cua gái đâu, mà cũng hổng phải dân Bạc Liêu mình, sao mà mày . . .dzớc được nó hay dzậy?

Mà thôi, trễ giờ rồi, xe GMC sắp lại đây rồi đó, tụi bay vô trại hết đi, mai mốt gặp ông Thiếu úy Nam, muốn gì thì nói dzới ổng.”

Em nghe ổng hối, không biết tính làm sao:

“Nhưng mà còn con dzợ của con đây, con đâu biết để nó ở đâu bây giờ?”

Dượng Há cũng hổng biết làm sao, gấp quá rồi:

“Thì. . . đi hết vô trại đi, rồi tính sau.”

Em kiếm trong ba-lô bộ đồ Biệt Động đưa cho Lan bận vô, lấy đôi giầy và cái nón sắt cũ của dượng Há mang vô, coi cũng . . .ngầu lắm.

Lan khoái chí đi tới đi lui ngắm mình trong gương.

Vừa xong là xe nhà binh chạy lại gôm hết tụi em vô trong trại.

Lan di theo tụi em hành quân từ bữa đó, tới mấy bữa sau mới lên trình diện
Thiếu úy Nam, ổng la tụi em quá trời, nói phải trả Lan về hậu cứ trong chuyến
tiếp tế tới. . .

Nghe xong câu chuyện tình của Hải và Lan, tôi mỉm cười nhìn cả hai:

“Câu chuyện tình thật đẹp. Hai người thật xứng đôi vừa lứa.

Anh chúc cho hai em thương nhau trọn đời, sống với nhau suốt đời suốt kiếp.

Anh chỉ ghé đây có bữa nay, mai lại đi nữa rồi, có thể không có dịp gặp lại hai
em nữa đâu.

Hai em có muốn anh giúp chuyện gì không? Anh sẽ ráng làm trong khả năng của
anh.”

Hải và Lan nhìn nhau, một lúc sau, Hải ấp úng nói:

“Thiếu úy, tụi em mới gặp Thiếu úy, tự dưng. . . có cảm tình với Thiếu úy nhiều lắm.

Sẵn Thiếu úy hỏi, tụi em hổng dám, nhưng ngày mai tụi em làm đám cưới, nhỏ nhỏ
thôi, Thiếu úy có thể. . . làm anh lớn của em, đại diện bên nhà trai, đặng tụi
em làm đám cưới, được không Thiếu úy?”

– Được quá đi chứ!

TÌNH LÍNH THÌ PHẢI . ..TÍNH LIỀN.

+  +  +

Đoạn chót của câu chuyện “Tình Anh Lính Biệt Động”

Ngày 10 tháng 4 năm 2010,

Chào Thiếu úy mạnh giỏi.

Vợ chồng em kiếm được Thiếu úy, thiệt là mừng hết sức. Tụi em hổng thể ngờ là có ngày kiếm ra Thiếu úy đó chớ.

Sau bữa đám cưới của tụi em, em có hỏi xin địa chỉ để mai mốt còn liên lạc, Thiếu úy trả lời là hổng biết mình sẽ đi tiểu đoàn nào thì làm sao mà có KBC cho được, chỉ cần nhớ địa chỉ của tụi em thôi, để mai mốt tính . . .

Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, cả tiểu đoàn của em còn đang hành quân, nghe đầu hàng, tụi em buồn muốn chết. Sau đó nghe tin các Sĩ quan của tiểu đoàn bị đi học tập hết, tụi em coi như là không còn hy vọng gì có ngày mai trở lại.

Ở Bạc Liêu khó sống quá, vợ chồng em lên Cần Thơ, em lo chạy xe ôm, vợ em bán quán.

Vào khoảng năm 1989, có một bữa, em chở người ta đi ngang một công sở, em thấy rất nhiều người tóc vàng tóc đỏ, da trắng da đen, mắt xanh biển mắt xanh lá cây giống như em, đang đứng xếp hàng. Em cũng chạy vô coi, thì ra chỗ đó làm hồ sơ cho con lai lính Mỹ đi Mỹ. Em đâu có biết mình lai cái giống gì? Ba mình là
ai? Nhưng cũng làm gan xếp hàng đại. Khi làm hổ sơ cho em, người ta chỉ hỏi em
tên gỉ? Rồi hẹn ngày tới khám sức khỏe.

Em về nhà nói cho con vợ hay, vợ em nó mừng quá, nhưng mà lại nói là . . . hổng chắc, vì em đâu phải con lai Mỹ đâu. Em cũng nghĩ như vậy nên không để ý tới chuyện đó nữa. Tới bữa khám sức khỏe, em cũng đi cho biết. Người ta chỉ nhỏ thuốc vô tóc của em, vô mắt của em để coi em có nhuộm tóc hay là có nhuộm con ngươi hay không mà thôi, chứ hổng hề hỏi ba em là Mỹ hay là cái giống gì?

Khoảng ba tháng sau, em nhận được thơ, nói rằng em được chấp nhận đi Mỹ với vợ và hai đứa con. Em như đang ở trên trời rớt xuống đất, hổng tin được chuyện như vậy có thể xẩy ra.

Rồi tụi em được đi Mỹ  thiệt!

Vợ chồng em được gia đình người bảo trợ tới định cư ở tiểu bang Minesota. Hai đứa em lo cho hai đứa nhỏ đi học, tụi em cũng đi học luôn. Con vợ em nó lanh lắm, học một hồi nó nói tiếng Mỹ còn giỏi hơn em nữa. Gia đình người bảo trợ có một hãng nuôi gà, bán gà và trứng gà. Tụi em cũng thích nuôi gà, nên theo học nghề này. Thấy tụi em siêng năng, nên ông bà bảo trợ nhận cho tụi em làm và chỉ dẫn cho em từng chút. Tới khi ổng bả về hưu, giao nguyên cái farm cho tụi em coi, lần hồi bán luôn cái farm cho tụi em. Cuộc sống của tụi em từ đó được thoải mái,
vững vàng.

Một bữa, em vô trong internet đọc truyện, em thấy người nào đó tên Nguyễn Khắp Nơi có viết chuyện “Cà Phê Nha Chuẩn Úy?” trong đó có nhắc tới thời gian ba người Sĩ quan Biệt Động Quân đi thực tập ở Tiểu Đoàn 42 của tụi em. Em nghi một trong ba người đó  là Thiếu úy, em kêu vợ em cho nó đọc lại cho chắc ăn. Tụi em đọc tới đọc lui ba bốn lần, chắc chắn là có Thiếu úy ở trỏng, nên đã theo địa chỉ trong báo Việt Luận mà hỏi thăm.

Thiếu úy gởi email trả lời cho tụi em. Đúng là Thiếu úy Đen, người đã làm đại diện nhà trai cho em lấy vợ. Tụi em mừng quá trời, coi như ông Trời có mắt cho tụi em được gặp lại Thiếu úy.

Thiếu úy nói trong thơ, cỡ tháng 5 năm 2011 Thiếu úy sẽ đi thăm mẹ ở Canada, sẵn dịp sẽ đi thăm bạn bè ở Los Angeles, tụi em mừng quá, vội vàng gởi thơ lại liền, xin địa chỉ hotel của Thiếu úy đặng mua vé máy bay đưa hết cả nhà tới trình diện Thiếu úy. Giờ này mới là tháng 1 năm 2011, còn lâu lắm, tụi em mong sao cho chóng tới ngày đó đặng gặp lại Thiếu úy.

Cầu chúc Thiếu úy mạnh giỏi, giữ gìn sức khỏe.

Lê Văn Hải & Lê thị Lan.

NGUYỄN KHẮP NƠI

 

 

 

Lời chứng của Trần Tân

Lời Chứng Về Ơn Chúa Thánh Linh Trong Khoá Tĩnh Tâm Houston Texas

Sat, 15/10/2011 – 12:36

 Trong các ngày 19 đến 21 tháng 12 vùa qua, Giáo Xứ Đức Kito Ngôi Lời Nhập Thể dã dược hưởng môt kỳ tĩnh tâm mùa Vọng rất tuyệt vời. Cha Bùi Công Minh linh hướng khóa học với sự cộng tác của Cha Mai Khải Hoàn, cha Lãm, Cha Hùng , cha Tâm và Các Anh Chị thuộc phong trào Canh Tân Đặc Sủng, đến từ California. Đã có khoảng 500 người tham dư, trong số đó, có nhiều nhóm giáo dân đến dự khóa từ các tiểu bang : Louisiana, New Orlean, New York, Oaklahoma, Florida,…

 Thưc ra thì mươi năm trước đây, Giáo xứ Đức Kito Ngôi Lời Nhập Thể cũng đã được Chúa Thánh Thần thương, qua Phong Trào Thánh Linh, còn gọi là Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng ban xuống rất nhiều hồng ân, có thể kể cụ thể môt ơn lớn lao trong quá khứ, đó là Chúa Thánh Thần đã thu phục về cho Chúa Cha một người chàng thanh niên đẹp trai, học giỏi, ham vui, thờ ơ truyền đạo và làm từ người ấy thành môt Linh mục trẻ trung, tài giỏi, nhiệt thành đi khắp nơi rao giảng về Chúa. Người thanh niên đó là Cha Lãm. Thoạt đầu, chỉ vì chở mẹ đi dự tĩnh tâm khóa Thánh Linh, anh sinh viên Lãm đã “bị” Chúa gọi và nhờ Chúa Thanh Linh chiếm ngự, anh đã mê Chúa ngày một cao độ hơn, anh chia tay với người bạn gái của mình, cuối cùng, anh đi theo Chúa vào chủng viện tu, bỏ lại trường luật ở Florida sau lưng, để sống trọn vẹn cho Chúa mà thôi.

 Trong mùa Phục Sinh 2008, Cha Đinh thanh Sơn, cũng đã về Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể giảng tĩnh tâm về Chúa Thánh linh và cầu nguyện chữa lành. Trong dịp này có khoảng năm người được chữa lành bệnh trong đó có một
Chị tên Loan cầu nguyện cho anh rể đang ở Việt Nam, anh này bị viêm tai trong rất nặng đang chuẩn bị lên bàn mổ để cắt bỏ phần viêm mủ sưng phồng ảnh hưởng tới não làm nhức đầu dữ dội. Chi đang cầu nguyện cho anh mình thì cha Sơn loan báo cho cộng đoàn biết có một bệnh nhân ở xa vừa được Chúa chữa lành. Quả nhiên ngày hôm sau Mẹ của chị Loan phone từ VN sang, bác cho hay anh con rể đã hết đau nhức trong tai và đầu vào lúc sáng ( trùng vào thời điểm chị Loan cầu nguyện cho anh). Bác sĩ ngoại khoa, trong khi khám chuẩn bị mổ đã thấy bệnh nhân tự nhiên lành bệnh tai và không cần mổ nữa.

 Chương trình tĩnh tâm vọng Giang sinh, tại Giáo Xứ Đức Kito Ngôi Lời Nhập Thể, bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều thứ sáu, Chăng đàng Thánh giá với phần hình ảnh sống động về cuộc tử nạn của Chúa Jesus, những cảm nghiệm cụ thể qua việc ngươi tham dự tụ động đóng đinh tội lỗi mình lên thánh giá Chúa bằng những chiếc búa nhỏ, tự viết tên người mình chưa tha thứ lên tấm khăn trắng dùng tẩm liệm thân xác Chúa, cầm trong tay những khúc cây gai mà có thể khi xưa Chúa đã bị mang trên đầu Ngài …Ngày thứ Bảy và Chúa Nhật được dành để ca tụng và làm chứng về Chúa.

Kỳ tĩnh tâm này, Chúa đã ban những ơn đặc biệt nào cho Công đoàn? Có vô số ơn Chúa Thánh Linh đã ban ra:

– Chúa Thánh Thần cho mọi người tham dự đều được ơn yêu mến Chúa một cách sốt sắng, mọi người tham dự đều cảm thấy lòng nhẹ nhõm và hăng say hát ca tụng Chúa, đặc biệt là họ ca tụng Chúa, nghe về Chúa, cầu nguyện, liền tù tì từ 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm, trừ giờ cơm 1 tiếng đồng hồ lúc trưa và chiều mà thôi. Nhưng họ đã không thấy nhàm chán. Thật là một ơn diệu kỳ Chúa ban vì bình thường ta không thể cầm lòng cầm trí cầu nguyện được quá 1 giờ, thế mà, ở đây, mọi người cứ vui sướng ca, múa mừng Chúa không dứt.

 – Có những bác đã 73 tuổi, lên chia sẻ rằng chưa bao giờ được Chúa Thánh Thần đến viếng thăm như lần này. Lòng Bác cứ dâng tràn một niềm vui sướng nhẹ nhàng như hình ảnh Thiên Đàng đang đến vậy.

 – Có ba Bác đã lên chia sẻ rằng ngày xưa các bác tối kỵ múa hát khi cầu nguyện, thế mà nay cứ vui mừng nhảy múa như em bé vậy. Tình yêu Chúa và niềm vui cứ dâng tràn trong lòng. Chúa Thánh Thần đã đổ lòng yêu mến Chúa vào trong tim mọi người.

 – Có một Bác không muốn tỏ ra mình đầu phục Chúa, không muốn bị Chúa đụng vào người nhưng Chúa đã làm cho Bác nằm ngửa người ra, và bao trùm bác trong ánh sáng nóng ấm của Chúa Thánh Linh. Nay thì bác tin là mọi người đều cần phải đầu phục Chúa để được thuộc về Chúa cách trọn vẹn và được yêu mến Chúa một cách thâm sâu.

 – Đã có hơn 50% tham dự viên đươc Chúa cho 1, 2 phút nghỉ ngơi trong Chúa, (nằm nghỉ trong an bình) trong số đó có hai em bé, nhiều bạn trẻ.

 – Đã có một số Anh Chị được ơn cầu nguyện bằng tiếng lạ. Họ chia xẻ rằng, Thần khí Chúa đã cùng cầu nguyện với họ, mang vác những ưu tư của họ: Thần khí đã cất lên lời ngợi khen Chúa Cha và than thở thiết tha, Thần khí khẩn nài tình yêu Cha chiếm ngự sự chia rẽ, sự đam mê xấu, sự yếu đuối của con người

 – Một thiếu nữ giận cha mẹ, giận trách Chúa, thách đố Chúa trong quá khứ, nhưng nay đã được ơn sốt sắng và cảm thấy tin Chúa, yêu Chúa dạt dào và sẵn lòng tha thứ cho những kẻ làm thiệt hại cho mình.

 – Và còn các ơn chữa lành khác nữa…

Về phần con Chúa đã mở mắt, cho con thấy Chúa gần gũi con rất cận kề. Ngài vẫn đang chiến đấu ngày đêm để dành lấy linh hồn con. Thần khí Chúa thao thức, hoạt động mãnh liệt dường nào “để cầu thay nguyện giúp cho ta”. Chúa Thánh Linh có cho con cảm nghiệm được rằng, vì sao mà các thánh tử đạo lại có thể yêu mến Chúa và sẵn lòng chết cho Chúa trong cực hình tra khảo như vậy. Vì Thánh Linh đã đổ vào lòng các thánh một lòng yêu mến nồng nàn đến độ các Ngài quên cả thân mình. Như lời thánh Phaolô: “ Tình yêu Chúa thiêu đốt tôi”. Lòng mến của Thánh Linh có thể làm cho con người vượt qua được sợ hãi và đau đớn.

 Những đặc sủng mà CHÚA THÁNH LINH đổ xuống trên mọi người dự khóa kể ra không thể hết được nên chúng tôi chỉ nêu lên vài nét tiêu biểu mà thôi. Xin cảm ơn Quý Cha, các anh chị trợ tá và ca đoàn. Xin cảm ơn Đức Ông, Cha phó, Hôi đồng Giáo xứ,cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Ngôi lời đã giúp đỡ, lo lắng việc ăn uống rất chu đáo cho tất cả mọi
người trong ba ngày của khóa học với tinh thần xả kỷ đầy yêu thương. Xin Chúa chúc lành cho quí cha và tất cả quý vị.

 Phanxicô Tân Trần

Bán Lược Cho Sư

 Bán Lược Cho Sư

http://www.youtube.com/watch?v=ZrnSeTbf7dY&feature=related

 Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay.

Tuy thế có 3 người bán được hàng. Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng là diễu cợt họ. Nhưng anh này vẫn cắn răng chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một chiếc lược. Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì.

Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm “nam mô” và thưa rằng: Trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối. Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên mua 10 chiếc lược cho anh ta. Còn người thứ 3, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương khói nghi ngút.

Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: “Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược 3 chữ “Lược tích thiện” làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa”. Nhà chùa nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

Như vậy, trong 3 người bán lược cho sư, công ty đánh giá họ thế nào?

Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì. Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm. Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm. Ðây xứng đáng là người bán hàng giỏi của công ty. Anh ta đã được tuyển mộ làm phụ trách bán hàng.

Nhờ có “Lược tích thiện” làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.

Do vậy HÃY LUÔN THỬ THÁCH NĂNG LỰC CHÍNH MÌNH TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ TƯỞNG CHỨNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC, BẠN SẼ TẠO RA SỰ ĐỘT PHÁ!

Vấn đề khó ở chỗ là tìm không ra được “nguyên nhân bản chất” của vấn đề. Khi hiểu được vấn đề chính, chúng ta cần một ý tưởng để “hóa giải”. Do vậy làm gì cũng cần hiểu 2 vấn đề:

1. Nguyên nhân đích thực là gì?

2. Ý tưởng (giải pháp) để thực hiện?

Nguồn: www.yume.vn

Phúc thay những người không thấy mà tin

           Phúc thay những người không thấy mà tin  (Ga.20;29) 

                                                                                  Fx. Đỗ Công Minh (Gx Lộc Hưng)

         Lạy Chúa,

        Bài Tin Mừng Chúa nhật thứ hai Phục sinh hôm nay, Chúa cho con có dịp soi rọi niềm tin của con vào Thiên Chúa và Hội Thánh Người.

          Đọan Tin mừng thuật lại việc Chúa hiện ra với các tông đồ đã qúa quen thuộc với con. Lời Chúa nói với ông Tô-Ma chúng con vẫn thường nói cho nhau nghe:”Phúc cho kẻkhông thấy mà tin” mỗi khi có ai còn nghi ngờ về một điều nào đó  “khó tin mà có thật “ hôm nay. Rồi chúng con cũng còn mạnh miệng phê phán Tô-Ma ngày ấy là người cứng lòng vì đã có đến 10 người làm chứng Chúa đã sống lại và hiện ra, nhưng ông vẫn không chịu tin, dẫn đến thái độ lên án anh chị em: “cứng lòng như Tô-Ma “.

          Ngày hôm nay, con đang sống trong một xã hội mà ở đó hằng ngày xảy ra biết bao điều giả dối, lừa lọc.Trên các phương tiện truyền thông biết bao tin tức, sự kiện “ảo” được loan báo. Những chiêu quảng cáo hấp dẫn nhưng không có thật diễn ra một cách công khai. Rồi trong quan hệ giữa người với người, bao lời hứa hão của người trên đối với kẻ dưới, những lời thề thốt của người này với người kia không được thực hiện, khiến cho câu nói :”thấy mới tin “ hay :”Nói vậy nhưng không phải vậy” trở thành câu nói quen thuộc trên môi miệng con người thời đại.

          Con có tin Chúa đã sống lại ?

          Con có tin có Chúa thật ?

          Trong đời sống đạo, con tự nhận mình là người tin Chúa, con vẫn tuyên xưng mỗi khi tham dự Thánh lễ Chúa nhật và lễ trọng. Nhưng những lời tuyên xưng ấy nào có ý nghĩa gì nếu cuộc đời con không thay đổi từ sự Phục sinh của Chúa. Lòng tin của con nếu không có những hành động cụ thể đi kèm hầu biến đổi đời con, thay đổi thái độ sống của con, theo gương Chúa, nơi anh chị em đang cùng sống với con, thì dù có được Chúa hiện ra như Người đã hiện ra với TôMa, tận mắt nhìn thấy Chúa, tận tay xỏ vào lỗ đinh nơi bàn tay Chúa chưa chắc con đã sống niềm tin ấy được .

          Xin cho con, trong cuộc sống mỗi ngày luôn biết minh chứng niềm tin của mình. Con thật có phúc vì chưa thấy được Chúa hữu hình, nhưng con tin và chính niềm tin ấy sẽ giải thóat con khỏi mọi sự dữ, giúp con trở nên người con yêu dấu của Chúa.

 AMEN.

Sản Phẩm Làm Nail Có Chất Độc Gây Ung Thư

Sở Kiểm Soát Chất Độc California Cảnh Báo: Sản Phẩm Làm Nail Có Chất Độc Gây Ung Thư  (Trích từ Việt báo)

Hóa chất độc được tìm thấy trong nhiều sản phẩm ngành nail mà đã được cho là không có chất độc trước đây, theo một phúc trình mới của tiểu bang cho biết, nâng cao mối quan ngại về sự an toàn cho các thợ làm nail.

Quản trị của tiệm nail tại thành phố Brea, Phuoc Dam cố gắng mua các sản phẩm đánh bóng móng không có chất độc. Ông ấy muốn làm cho tiệm nail của ông có không khí trong lành và những người thợ làm việc cho ông đeo găng tay khi cần thiết.

Dù có những nỗ lực, ông Dam nói rằng ông vẫn còn lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài của các sản phẩm làm nail cho những người thợ. Vợ ông, một người làm móng tay trong tiệm, đã bị nhức đầu và chóng mặt.

Dam, 58 tuổi, là một người di dân Việt Nam đã làm kinh doanh 25 năm, nói rằng, “Tôi thực sự quan ngại cho sức khỏe của tất cả những người làm việc trong tiệm, và đặc biệt cho vợ tôi.”

Ngành nail, có mặt khắp nơi tại California, nơi mà các khách hàng có thể làm móng tay, móng chân, và những dịch vụ khác nhanh chóng và rẻ tiền. Có klhoảng 120,000 thợ nail có giấy phép hành nghề trong 48,000 tiệm nail trên toàn tiểu bang. Khoảng 4/5 là phụ nữ Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề an toàn trong các tiệm nail lôi cuốn sự chú ý của các giới chức tiểu bang. Sở Kiểm Soát Chất Độc của Tiểu Bang [California] được mong đợi sẽ công bố phúc trình hôm Thứ Ba cho thấy hóa chất độc trong nhiều sản phẩm ngành nail mà đã từng cho là không có độc hại. Nghiên cứu, dựa trên mẫu nhỏ của các sản phẩm từ các nhà phân phối tại Vùng Vịnh, tập trung 3 loại hóa chất được biết như là “3 chất độc”:  formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate. Khám phá đối với các hóa chất này cho thấy có sự liên hệ tới bệnh ung thư và hư thai, theo phúc trình của tiểu bang cho biết.

Debbie Raphael, giám đốc sở, cho biết rằng, các kết quả làm ngạc nhiên và cho thấy rằng tiểu bang cần phải làm việc sát hơn nữa với các nhà sản xuất để bảo đảm các mức độ chính xác, và với nhiều luật lệ để ấn định sản phẩm có an toàn hay không cho khách hàng và thợ làm nail.

Nhà khoa học nghiên cứu làm việc tại Học Viện Ngăn Ngừa Ung Thư của California là người nghiên cứu về kỹ nghệ làm nail  Thu Quach nói rằng có rất ít luật lệ của những nhà sản xuất sản phẩm nail.

Ông Dam tại Brea nói rằng ông và người cháu, là chủ tiệm, sẽ tiếp tục cố gắng giữ hơn một chục thợ an toàn. Nhưng ông cũng cho biết thật hữu ích nếu ông có thể biết sản phẩm nào là độc và cái nào không độc bởi vì không thể  bỏ hết mọi hóa chất. Ông phát biêu “Chúng tôi không có chọn lựa ngoại trừ sử dụng chúng.”

Hue Nguyên, 58 tuổi, đã làm móng tay tại Vùng Vịnh kể từ năm 2004. Vì là một người di dân thì nghề nail rất dễ học và không cần tiếng Anh nhiều. Nhưng không lâu sau khi bà bắt đầu làm việc, bà Nguyễn bắt đầu cảm thấy  choáng váng và nhức đầu. Và vào năm 2008, bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Bà nói qua người thông dịch rằng, “Tôi nghĩ nó có liên quan tới các hóa chất.” Bà cho biết thêm là bà khỏe mạnh trước khi làm nghề nail.