Đau khổ và Đức tin

Đau khổ và Đức tin

Đăng bởi pleikly lúc 8:02 Sáng 20/10/12

VRNs (20.10.2012) – Sài Gòn – Chúa nhật XXIX TN, năm B.

Không ai muốn “chạm trán” đau khổ, nghĩa là ai cũng tìm mọi cách và bằng mọi giá để
tránh đau khổ, thế nhưng hầu như ngày nào chúng ta cũng phải đối mặt với đau khổ, dù ít hay nhiều, với các dạng và mức độ khác nhau.

Chính Chúa Giêsu đã từng tỏ cho các môn đệ biết rõ rằng “Ngài phải đi Giêrusalem,
phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16:21). Một câu ngắn mà có tới 2 từ PHẢI và 1 từ BỊ, cả hai đều ở thể thụ động. Não lòng quá! Đau khổ có hệ lụy gần gũi với nước mắt, loại nước đặc biệt mang vị mặn đặc trưng.

Thế nhưng đau khổ như một phần tất yếu của cuộc sống, như “phần cứng” được cài đặt
mặc định trong mỗi con người. Một đứa trẻ chưa hề nếm mùi đau khổ, thế mà vừa sinh ra đã bật tiếng khóc để chào đời. Vui sao lại khóc? Đứa trẻ nào không khóc là có vấn đề, cha mẹ lo sốt vó. Như vậy, mặc nhiên người ta đã chấp nhận sự đau khổ là phần tất yếu. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã xác định: “Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6:34).

 

ĐAU KHỔ CÓ VỊ ĐẮNG HAY NGỌT ?

Bài đọc I hôm nay là một phần của bài thứ tư trong số các Bài Ca Người Tôi Trung: “Đức
Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu”
(Is 53:10). “Bị nghiền nát vì đau khổ” là để “được trường tồn”. Ngược đời quá! Với con người, như thế thật là chua chát, cay đắng, có thể không còn nước mắt để khóc nữa. Người Tôi Trung đó chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa. Ngôn sứ Isaia giải thích: “Nhờ nỗi thống khổ của mình, người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện. Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ
gánh lấy tội lỗi của họ”
(Is 53:11).

Đau khổ nào cũng cay đắng, đắng đến tê lòng, nhưng đau khổ vẫn có vị ngọt bùi kỳ
lạ. Trong thực tế cuộc sống, khi chịu đau khổ vì tình yêu, có người gọi nỗi đau khổ đó là “thú đau thương”, là “nỗi đau dịu êm”. Vậy đó, đau thương mà vẫn thú vị, đau khổ mà vẫn dịu êm. Còn nước mắt lại được ví von là “giọt nước mắt ngà”. Thế mới lạ, thế mới cao thượng. Người đời con khả dĩ nhận thức như vậy huống chi những người tin nhận Đức Kitô là Thiên Chúa! Ai có thể cảm nhận được như vậy chính là người ta đã vượt lên trên nỗi đau khổ. Chắc chắn không ai có thể tránh đau khổ, nhưng muốn tránh đau khổ thì chỉ còn cách đi xuyên qua đau khổ. Đó là cách độc đáo để tự “vượt qua số phận”.

Người can đảm chấp nhận đau khổ mà không than thân trách phận, không so đo với những
người may mắn khác, chắc hẳn người đó phải có chiều sâu tâm linh, sống trong niềm phó thác nơi Thiên Chúa quan phòng. Thật vậy, tác giả Thánh vịnh bày tỏ: “Lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin” (Tv 33:4). Nói được như vậy là biết rõ Chúa là người thế nào: “Chúa yêu thích điều công minh chính trực, tình thương Chúa chan hoà mặt đất” (Tv 33:9). Chúng ta không thể nào hiểu hết tình yêu Chúa, cũng không thể cân-đo-đong-đếm Lòng Chúa Thương Xót, vì tình yêu thương ấy hoặc lòng trắc ẩn ấy vẫn triền miên hết ngày dài lại đêm thâu, suốt từ thuở hồng hoang trải dài từ đời nọ tới đời kia (x. Lc 1:50).

Tác giả Thánh vịnh tiếp tục minh định: “Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương, hầu cứu họ khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn” (Tv 33:18-20). Ngay cả khi chúng ta quên Ngài mà Ngài vẫn luôn nhớ đến chúng ta, thậm chí cả khi chúng ta hoàn toàn đối nghịch với Ngài mà Ngài vẫn miệt mài tìm chúng ta để đưa về hưởng an bình nơi “đồng cỏ xanh rì bên suối ngọt lành” [x. Tv 22 (23)]. Vô tri bất mộ. Nhưng đã nếm thử Chúa ngọt ngào thế nào rồi thì không thể giữ riêng cho mình, mà tự lòng  mình sẽ thôi thúc chia sẻ với người khác về Chúa: “Tâm hồn chúng tôi đợi trông Chúa, bởi Ngài luôn che chở phù trì” (Tv 33:20), đồng thời tin tưởng và vui mừng cầu nguyện liên lỉ: “Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy nơi Ngài” (Tv 33:22).

Và tới lúc này thì sự đau khổ không còn vị đắng nữa mà lại hóa vị ngọt ngào và êm
dịu. Nghĩa là người ta có thể cảm nhận sâu sắc thế nào là “thú đau thương”, là “nỗi đau dịu êm” hoặc “giọt nước mắt ngà”.

Thánh  Phaolô cho biết: “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các
tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin”
(Dt 4:14). Niềm tin luôn quan trọng trong cuộc sống đời thường, đức tin càng quan trọng gấp bội trong đời sống Kitô hữu, nhất là chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin (*), đồng thời còn phải lưu ý việc tân Phúc Âm hóa.

Thánh Phaolô vừa giải thích vừa khuyến khích: “Vị Thượng Tế của chúng ta không
phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần”
(Dt 4:15-16). Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina: “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa lớn hơn cả tội lỗi của cả nhân loại”. Quả thật, nếu Lòng Chúa Thương Xót không lớn lao hơn mọi thứ xấu xa tồi tệ nhất trên đời này thì chúng ta chết ngay lập tức. Tại sao? Không khí là bằng chứng sống động về Lòng Chúa Thương Xót: Nếu không khí loãng hơn một chút hoặc đậm đặc hơn một chút, chúng ta đủ chết ngắc rồi chứ đừng nói chi đến thiếu không khí. Đơn giản về không khí thôi thì chúng ta cũng phải không ngừng tạ ơn
Chúa rồi, đừng nói chi đến những thứ khác!

 

ĐAU KHỔ CÓ ĐÁNG MƠ ƯỚC ?

Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: “Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây” (Mc 10:35). Rào trước đón sau, thậm chí như “ra điều kiện” với Chúa vậy. Và chúng ta cũng thường xuyên có cách cầu nguyện như vậy. Chúa Giêsu hỏi: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?” (Mc 10:36). Các ông thưa ngay, không hề ngại ngùng: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang” (Mc 10:37). Rất thẳng thắn, rất thực tế, rất rõ ràng. Đây là cách cầu nguyện vị
kỷ và tìm tư lợi. Hai con trai ông Dêbêđê chắc mẩm Sư phụ mình rất “ngon”, nổi tiếng như cồn, quyền phép vô song, uy tín vô cùng, chắc chắn Sư phụ sẽ lên ngôi báu trị vì thiên hạ, làm cận thần của Thầy mình thì còn gì oai hơn chứ? Trên cả tuyệt vời! Nếu là chúng ta, có thể chúng ta không muốn làm cận thần như họ, vì như vậy vẫn “bèo” lắm, mà có thể chúng ta muốn làm phó nguyên soái hoặc thủ tướng, chí ít cũng phải xin làm bộ trưởng.

Tuy nhiên, Đức Giêsu bảo ngay: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có  uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” (Mc 10:38). Chén này không phải là chén mật hoặc chén sữa, cũng chẳng phải là chén cà-phê, càng không phải là chén mật ngọt, mà là chén mật đắng; phép rửa này không rửa bằng nước mà rửa bằng máu tươi. Có lẽ các ông không hiểu ý Chúa nên mạnh dạn đáp: “Thưa được” (Mc 10:39a). Quá ngon!

Đức Giêsu thản nhiên: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy
sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”
(Mc 10:39b-40). Vế thứ hai trong câu nói của Chúa Giêsu thật đáng lưu ý. Nghe Thầy trò họ đối thoại, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với anh em Giacôbê và Gioan. Đó cũng chính là động thái của chúng ta ngày nay, cũng ghen ăn tức ở chứ chẳng hơn gì ai!

Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết rằng những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10:42-44). Và Ngài dẫn chứng: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:45).

Vấn đề phục vụ là chuyện rất tế nhị, dễ “chạm” vào “phần mềm nhạy cảm” của bất kỳ
ai – dù đời hay đạo. Nhưng Lời Chúa quá rõ ràng, không bóng gió, không “nói khéo”, không tránh né. Tuy nhiên, trong sinh hoạt thường nhật, cái mà người ta nói là phục vụ người khác nhưng thực chất có thể lại chỉ là cung cách “phục vụ có điều kiện”.

Phục vụ cũng liên quan đau khổ. Hầu như mọi thứ đều liên đới với nhau, nối kết như
mạng nhện vậy, nối kết không trực tiếp thì gián tiếp. Trên một tấm bảng đồng,
người ta khắc những dòng chữ này:

Lạy Chúa, con cầu xin được Mạnh Mẽ để thành đạt trong cuộc đời, Chúa lại làm cho
con ra yếu đuối để biết vâng lời khiêm hạ.

Con cầu xin có Sức Khỏe để mong thực hiện những công trình lớn lao, Chúa lại cho
con chịu tàn tật để chỉ làm những việc nhỏ tốt lành.

Con  cầu xin được Giàu Sang để sống sung sướng thoải mái, Chúa lại cho con nghèo
nàn
để học biết thế nào là khôn ngoan.

Con  cầu xin có Uy Quyền để mọi người phải kính nể ca ngợi, Chúa lại cho con sự thấp
hèn
để con biết cần Chúa.

Con cầu xin cho Có Tất Cả để tận hưởng cuộc đời, Chúa lại cho con cả cuộc đời
để tận hưởng mọi sự.

Con  xin gì cũng chẳng được theo ý con muốn. Nhưng những điều con đáng phải mơ ước
mà con không hề biết cầu xin, thế mà Chúa vẫn ban cho con thật dư đầy từ
lâu.

Lạy Chúa, hóa ra con lại là người hơn hết trên đời này, bởi con đã nhận được
vàn ân phúc của Chúa
.

Toàn những thứ trái ngược nhau. Tuy nhiên, chúng ta khả dĩ nhận thấy rằng đau khổ
không là điều đáng nguyền rủa, mà ngược lại, đau khổ là điều đáng mơ ước: Thánh giá Chúa trao – như người ta thường nói với người gặp đau khổ. Vui chịu đau khổ là sống đức tin, là bước qua cửa hẹp (Mt 7:13-14; Lc 13:24), là vác thập giá theo Chúa (Mt 10:38; Lc 14:27), là từ bỏ mình (Mt 10:39; Lc 14:33).

Năm Đức Tin đã khởi đầu, nhắc nhở chúng ta phải nghiêm túc xem lại đức tin của
chính mình: “Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10:32-33).

Lạy Thiên Chúa nhân hậu, xin ban cho chúng con lòng can đảm và khôn ngoan để chúng
con tuyên xưng Danh Chúa mọi nơi và mọi lúc, đồng thời biết dùng ánh mắt đức tin để nhân biết Thánh Ý Ngài trong từng nỗi đau khổ của cuộc đời. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

__________________________________

(*)
ĐGH Biển Đức XVI đã ban hành Tông thư Porta Fidei (Cổng Đức Tin) hồi tháng
10-2011, nói về việc mở Năm Đức Tin để kỷ niệm 50 năm Công đồng Vatican II
(Chân phước GH Gioan XXIII) và 20 năm xuất bản sách Giáo lý Công giáo (Chân
phước GH Gioan Phaolô II). Năm Đức Tin đã chính thức khai mạc tại Rôma ngày
11-10-2012, và sẽ kết thúc ngày 24-11-2013 (lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ).
Chủ đề của Năm Đức Tin là Tân Phúc Âm hóa.

Giáo
hội Công giáo Việt Nam chính thức khai mạc Năm Đức Tin ngày 18-10-2012 tại GP
Thanh Hóa, nơi diễn ra Hội nghị thường niên các Giám mục Việt Nam, và các giáo
xứ khai mạc Năm Đức Tin ngày 21-10-2012, Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo.

Chính thức công nhận phép lạ thứ 68 tại Lộ Đức

Chính thức công nhận phép lạ thứ 68 tại Lộ Đức

Tác giả: G. Trần Đức Anh OP

LỘ ĐỨC. Một vụ khỏi bệnh của một nữ tu tại Lộ Đức đã được giáo quyền chính thức
công nhận là phép lạ.

Người được phép lạ là nữ tu Luigina Traverso, năm nay 78 tuổi, thuộc dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (FMA). Năm 30 tuổi, chị bị tê liệt hoàn toàn sau những cuộc giải phẫu cột sống. Năm 1965, chị Luigina được Mẹ Bề Trên Tổng Quyền cho phép tham dự cuộc hành hương ở Lộ Đức. Cộng đoàn của chị ở Tortona, thuộc miền Piemonte, tây bắc Italia, nồng nhiệt hiệp ý cầu nguyện cho chị.

Trong những ngày từ 20 đến 26-7 năm 1965, Chị Luigina tham dự tất cả các buổi
cử hành phụng vụ ở Lộ Đức, dù chị phải nằm trên cáng, vì chị không thể đi và
đứng được.

Ngày 23-7-1965, trong lúc chầu Mình Thánh Chúa và Mặt Nhật Mình Thánh được rước
qua gần chị Luigina, chị cảm thấy một cảm giác mạnh mẽ với sức nóng và một niềm
khoan khoái thúc đẩy chị đứng dậy. Chị tự đi lại ở Lộ Đức mà không cần dùng cáng nữa. Sau đó chị Luigina tiếp tục hoạt động trợ tá, dạy học và rồi làm quản lý tỉnh dòng trong nhiều năm trời. Hiện nay chị cư ngụ trong cộng đoàn thánh Giuse ở làng San Salvatore  onferrato, tỉnh Alessandria bắc Italia, giữ nhiệm vụ cố vấn và quản lý của tu viện.

Ngày 19-11 năm ngoái (2011), Ủy ban y khoa quốc tế về Lộ Đức đã xác nhận cuộc khỏi bệnh của chị Luigina Traverso là không thể giải thích được theo trình độ kiến thức y khoa hiện nay. Đức Cha Jacques Perrier bấy giờ là GM giáo phận Tarbes-Lộ Đức, đã thông báo hồ sơ này cho Đức Cha Alceste Catella, GM giáo phận Casale Monferrato, nơi nữ tu Luigina cư ngụ.

Ngày 11-10-2012, đúng vào dịp khai mạc Năm Đức Tin, Đức Cha Catella chính thức công nhận cuộc khỏi bệnh của chị Luigina là phép lạ. Đây là phép lạ thứ 68 được công nhận trong số hàng ngàn cuộc khỏi bệnh lạ lùng tại Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức. (Ans, Apic 12-10-2012)

Khó tin mà có thật

Khó tin mà có thật

Tác giả: Nora V. Clemente-Arnaldo

Tôi muốn chia sẻ tài liệu này trích từ cuốn “Miracles of the Eucharist” (Phép Lạ Thánh Thể) của các tác giả Bob và Penny Lord. Hy vọng rằng phép lạ này sẽ soi sáng chúng ta nhiều hơn về việc rước Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng ta đừng coi việc tiếp nhận Thánh Thể chuyện tất nhiên, nên rước lễ với niềm tin vữn vàng vào sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ và Thánh Thể.

Từ thời Giáo hội sơ khai, thành phố Zaragoza là nơi đặc biệt được Chúa Giêsu chúc lành qua Mẹ Maria và Thánh Giacôbê Tông đồ. Các sự kiện lạ đã xảy ra tại Zaragoza như phép lạ Đức Mẹ Cột Trụ (Our Lady of Pilar) năm 40 và phép lạ Thánh Thể năm 1427.

Zaragoza là nơi quan trọng của Kitô giáo, đã bị tấn công bởi quân La Mã, tà thuyết Arians (*) và quân Hồi giáo Ả-rập (Arab Moslems). Quân Ma-rốc (Moors) và Hồi giáo Ả-rập luôn xâm lăng Âu châu từ khi đế quốc La Mã sụp đổ. Quân Ả-rập thống trị nhiều nơi tại Tây Ban
Nha suốt 700 năm, và họ ảnh hưởng mạnh ở các vùng như Zaragoza. Khi xảy ra phép lạ Thánh Thể năm 1427, người Hồi giáo không còn thống trị dù việc họ vẫn sống ở Tây Ban Nha là sự chịu đựng của các vị lãnh đạo Kitô giáo. Người Hồi giáo Ả-rập ở Zaragoza rất ghét người Kitô giáo vì họ không được nắm quyền.

Cuộc hôn nhân của hai vợ chồng ở Zaragoza gây “chấn động”. Người vợ than phiền với bạn bè về cách đối xử ô trọc của người chồng. Một hôm, một người bạn của phụ nữ này đề nghị chị ta tới một pháp sư Hồi giáo (Moslem sorcerer) trong thành phố để pháp sư này “làm bùa” cho chồng chị trở lại yêu thương như xưa. Được giáo dục của Công giáo, mới đầu chị
lưỡng lự nhưng rồi sự yếu đuối con người khiến chị đồng ý.

Chị tới pháp sư Hồi giáo và giải thích nỗi khổ của mình. Pháp sư thấy có dịp may để báng bổ điểm cốt lõi của Công giáo là Thánh Thể. Ông ta xảo quyệt, còn phụ nữ này lại cả tin. Ông ta bảo chị lấy Bánh Thánh ở nhà thờ đưa cho ông ta để ông ta làm bùa cho chị. Hôm sau,
chị tới nhà thờ Thiên thần Micae là nơi chị vẫn rước lễ. Sau khi rước lễ, chị đến một góc tối trong nhà thơ như thể để cầu nguyện, rồi chị nhả Mình Thánh ra, bỏ vào túi rồi đến nhà pháp sư.

Đến nơi, chị mở túi và ngạc nhiên vì không còn thấy dạng Bánh Thánh mà là một hài nhi xinh đẹp, có hào quang xung quanh thân thể. Khi chị cho pháp sư thấy hài nhi, ông ta sửng sốt. Nhưng ông ta ghét Chúa Giêsu nên ông ta bảo chị đưa hài nhi về nhà và lấy lửa đốt. Ông ta còn bảo chị đốt xong thì đem tro lại cho ông ta để ông ta làm bùa yêu cho chị bằng cách trộn tro đó vào đồ ăn hoặc rượu cho chống chị dùng.

Chị đưa hài nhi về nhà, cột chặt hài nhi bằng dây kẽm rồi bỏ hài nhi vào lửa như người ta quay heo. Nhưng hài nhi không cháy mà lại càng lúc càng sáng hơn rồi chỉ còn ánh sáng chói!

Thiên Chúa đã biểu lộ sức mạnh của Ngài. Phụ nữ này chạy ra đường vừa khi bế hài nhi trên tay vừa khóc vì sợ. Chị đến nhà pháp sư. Khi thấy hài nhi trên tay chị, ông ta quỳ xuống vì sợ và xin Chúa tha thứ tội ông đã ghét Chúa. Hai người này đều thay đổi thái độ và đến
nhà thờ ở Zaragoza. Phụ nữ này đã xưng tội, còn pháp sư tìm linh mục đại diện của giáo phận để hỏi làm cách nào để được tha tội tày trời như thế.

Tin tức về Bánh Thánh biến thành hài nhi được lan nhanh khắp thành phố. TGM Don Alonso Arbuello được thông báo về sự kiện này nhưng ngài vẫn cẩn trọng. Nghe khó tin nhưng một ủy ban điều tra đã được thành lập để xem xét sự lạ này. Đáng nghi ngờ là có liên quan pháp sư Hồi giáo. Nhưng cuối cùng mọi sự sáng tỏ là có sự can thiệp siêu nhiên. Hãy tưởng tượng một đứa bé bị bỏ vào lửa mà không cháy, lại còn sáng rực hơn! Người ta
tin rằng Thiên Chúa đã hành động.

Hài nhi được đưa đi từ nhà hai vợ chồng kia vào thứ Bảy đó trong một đoàn rước trang trọng để đưa về nhà thờ chính tòa, có sự hiện diện của các vị chức sắc của thành phố, các nhà quý tộc và đa số dân của thành phố. Cuối cuộc rước TGM Don Alonso Arbuello mở màn che cho mọi người thấy một Hài nhi trên chiếc đĩa vàng.

Hài nhi được đặt lên bàn thờ San Valero để cộng đoàn Zaragoza có thể chứng kiến và cung kính phép lạ. Hài nhi được tôn kính suốt thứ Bảy đó và sáng Chúa nhật hôm sau, TGM Don Alonso Arbuello đã cử hành Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Khi dâng lễ vật, ngài đã dâng bánh rượu lên Chúa Hài Nhi đang tỏa hào quang, rồi Hài Nhi biến mất, còn lại là Bánh Thánh. TGM Don Alonso Arbuello tiếp tục dâng lễ.

Kết quả của Thành Thể thực sự nổi bật. Phụ nữ đó đã hoán cải và hòa giải với chồng, rồi sống gương mẫu suốt quãng đời còn lại. Pháp sư Hồi giáo cũng trở lại Công giáo. Từ một người ghét cay ghét đắng Đức Kitô và căm ghét những gì thuộc Kitô giáo, ông đã tôn thờ Thiên Chúa và là người kiên quyết bảo vệ đức tin, đặc biệt là tin sự hiện diện thật
của Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Lòng sùng kính Thánh Thể cũng trở nên rất mạnh
ở Zaragoza, đến nỗi người ta được coi là những người bảo vệ kiên vững của Thánh
Thể.

Phép lạ Thánh Thể tại Saragossa đã được Giáo hội chứng kiến và ghi lại. Phép lạ xảy ra để chứng tỏ sự hiện diện thật của Chúa Giêsu, vì “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1:37)!

TRẦM THIÊN THU

(chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com)

(*) Arianism: Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Thuyết này từ chối thiên tính của Chúa Giêsu. Công đồng Nicê (năm 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm
sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rôma là Gratian
và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn
Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức “Nhân chứng của Đức Giavê” (Jehovah’s Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

MẸ MARIA BAN MUÔN ƠN LÀNH

MẸ MARIA BAN MUÔN ƠN LÀNH

Tác giả:Tuyết Mai

Ai là con cái ngoan của Mẹ Maria, đều cảm nhận được điều này! Tại sao tôi lại bảo là con ngoan vì thưa rằng chúng ta là cái giống nhút nhát, hèn kém, tự ti mặc cảm, hầu hết không có bằng cấp để đi vào đời.   Nên khôn ngoan nhất là luôn sống bám vào Mẹ của mình,
để luôn được Mẹ che chở, bảo bọc,  và đỡ nâng.

Không nhìn đâu xa mà nhìn chính gia đình của chúng tôi đây chẳng hạn, cháu lớn cả của chúng tôi thì luôn bé bỏng, không làm điều gì mà chúng tôi cảm thấy an tâm!?.   Kế đến là thằng cháu trai út của chúng tôi, còn trong cái tuổi ham chơi “Ăn chưa no, lo chưa tới”; còn mơ mộng và trèo cao khi trong tay chưa làm ra được đồng nào mà còn ngửa tay xin tiền của cha mẹ.   Nhưng được cái cháu chững chạc hơn tuổi và rất ngoan.   Mừng nhất là cháu còn ở tuổi Trung Học mà ngày nào cháu cũng đeo Áo ảnh Đức Bà.

Chắc cháu hiểu rằng có Đức Bà trên người thì luôn được Đức Bà gìn giữ.   Chắc cháu cũng đã bao nhiêu phen được Đức Mẹ Maria cứu giúp nên cháu đã rất tin và vẫn còn tiếp tục muốn đeo.   Áo Đức Bà tôi đã tập cho cháu đeo suốt từ nhỏ hồi còn học ở cấp Tiểu Học lận, nên cháu đã quá quen.   Mừng hơn nữa là cháu không mắc cở với bạn bè cùng trang lứa, vì bạn của cháu phần đông là ngoại giáo.   Sáng nào cháu ra khỏi nhà tôi cũng hỏi cháu Áo Đức Bà đâu thì cháu đều sờ lại cổ, nếu quên thì tự lấy mà đeo vào cổ.

Vâng, tôi luôn bảo cháu điều chắc chắn là con đi ra ngoài đường có Áo Đức Bà là mẹ an tâm lắm lắm! Chứ còn con về nhà rồi thì đã có cha mẹ lo cho con đầy đủ.   Con có vui mừng và cảm thấy an toàn không nào khi biết rằng Đức Mẹ luôn bên cạnh con, gìn giữ, che chở
cho con được hồn an xác mạnh.   Tôi xin được phép khuyên những cặp vợ chồng trẻ nên dậy dỗ con cái và tập đeo cho các cháu Áo ảnh Đức Bà càng sớm càng tốt, và nếu có thể.   Vì sao tôi nói là có thể, vì tôi biết có nhiều nơi không cho phép các cháu đeo.

Thưa anh chị em, nhân tháng 10 là tháng Đức Mẹ Mân Côi, tôi rất hãnh diện để thân thưa cùng mọi người là gia đình chúng tôi luôn có Mẹ hiện diện!.   Sẽ có nhiều người hỏi vì sao chúng ta lại không đến thẳng , không nhờ vào quyền phép của Người Cha hay Người Con
duy nhất?.   Vì một lẽ rất dễ hiểu vì có Mẹ thì Mẹ luôn bênh vực cho con cái của Mẹ; vì qua Mẹ sẽ có hiệu quả hơn nhiều.

Điều này ai làm phận con cái sẽ hiểu rất rõ! Có phải trong gia đình anh chị em rất thường phải chạy đến người mẹ để cầu cứu khi phạm lỗi tầy đình mà có thể người cha không tha thứ
được?.   Ai còn nhớ trong 10 lần lỗi phạm thì mẹ chịu chở che cho chúng ta đủ đến 10 lần? Và vì rất nhiều lần che chở cho chúng ta mà mẹ phải chịu bị cha giận hay có khi mẹ cũng chịu hứng những lằn roi dùm cho chúng ta nữa!?.

Vâng, thế thì Đức Mẹ của chúng ta cũng thế đấy!.   Không nhờ tình thương yêu của Mẹ dành cho con cái Mẹ thì trái đất này chắc một mảnh vụn cũng không còn và Thiên Đàng cũng chẳng có bóng dáng của chúng ta trên đó!.   Suy nghĩ cho cùng thì thật tội nghiệp cho Đức Mẹ của chúng ta vô bờ vô biên.   Mẹ vì chúng ta mà khóc không ngừng chảy máu mắt.   Mẹ vì tội lỗi của chúng ta mà khuyên răn chúng ta ngày đêm là hãy siêng năng chạy đến Kinh Mân Côi của Mẹ.   Tại sao sự cầu nguyện riêng với Mẹ mà không đủ hay sao lại phải
đọc những lời Kinh nghe rất là khô chán, khó đọc, và buồn ngủ ấy?.

Có thể vì Kinh Mân Côi là Bửu Bối tối cần mà Thiên Chúa cho phép các con của Mẹ dưới trần gian siêng năng đọc thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ tội chăng?.   Hoặc Kinh Mân Côi mỗi khi có ai đọc lên sẽ làm cho Thiên Chúa vui lòng khôn tả?.   Chắc hẳn Kinh Mân Côi làm dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa nhiều và nhanh nhất?.   Điều này hẳn được chứng minh qua bao thời đại là Kinh Mân Côi đã từng cứu chữa và giảm thiểu những cơn thịnh nộ của Chúa mà lẽ ra thế giới con người sẽ phải  chịu khổ đau hơn gấp nhiều lần nữa kìa!.   Kinh Mân Côi đã từng chứng minh qua bao ngàn năm, từng giúp nhiều quốc gia trên thế giới có được hòa bình và tự do.   Như bức tường Bá Linh đã bị sụp đổ.   Nước Cộng Sản càng ngày càng bước vào chế độ Dân Chủ và Tự Do.

Bao lâu con cái của Mẹ dưới trần còn ngân nga Kinh Mân Côi thì toàn cõi địa cầu sẽ có ngày có Tự Do đích thực.   Chỉ khi ấy Danh Tiếng Giêsu Con Mẹ sẽ được tỏa lan trên không
khí và cùng khắp cõi địa cầu.   Chỉ khi ấy con người mới được sống trong hạnh phúc, trong hòa bình, no ấm, và có công lý.   Chỉ khi ấy Thiên Đàng thật sự ở ngay trên trần gian này.   Có dễ dàng lắm thay khi ấy tất cả con cái Chúa và Mẹ sẽ tay trong tay, nắm chặt vòng tay trong Chuỗi Kinh Mân Côi liên kết của Mẹ, nối bện chặt nhau tiến về Nước Trời, mà
không một sự dữ nào có thể cắt đứt cho được.

Lậy Mẹ Maria, toàn thể nhân loại chúng con hiểu rằng khi chúng con sống xa Mẹ thì chúng con sẽ chết; chết dần chết mòn, tiêu tan cả hồn lẫn xác.   Dù chúng con có đang sống nhưng
từ tâm hồn đến thể xác chúng con như thiếu hẳn nguồn sinh lực của sự sống.   Thiếu hơi thở trong lành, thiếu nguồn trợ lực của Thiên Chúa.   Giúp chúng con tập làm quen với Kinh Mân Côi chỉ vì mục đích là chúng con muốn có được sự sống muôn đời bên Ba Ngôi Thiên Chúa và rất muốn được Mẹ yêu chúng con mãi mãi, thưa Mẹ Maria rất dấu ái của chúng con.   Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

(10-19-12)

ĐỨC MẸ FATIMA (ĐỨC MẸ MÂN CÔI)

ĐỨC MẸ FATIMA (ĐỨC MẸ MÂN CÔI)
Đức Mẹ Fatima là một trong số nhiều tước hiệu mà giáo hội dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào nha) là Lucia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.5 tới ngày 13.10.1917.
Tước hiệu Đức Bà Mân Côi cũng được dùng để chỉ Đức Trinh Vương Maria đã hiện ra này. Ba em bé kể rằng, bà đẹp đã đích thân xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi“.  Từ hai tước hiệu trên gộp lại thành: “Đức Mẹ Mân Côi Fatima”
Bối cảnh lịch sử
Năm 1917, Fatima là 1 giáo xứ nông thôn gồm khoảng 2.500 người cư ngụ rải rác trong khoảng 40 thôn xóm. Mọi người đều lao động trên các đồng ruộng. Các trẻ em cũng phải giúp đỡ cha mẹ những việc nhẹ như chăn dắt bò, dê, cừu vv…Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% phụ nữ biết đọc, biết viết.
Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái là Lucia, sinh ngày 22.3.1907. Gia đình người em họ Marto có 1 con trai là Francisco Marto, sinh ngày 11.6.1908 và 1 con gái là Jacinta Marto, sinh 11.3.1910. Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi cỏ ở triền đồi gọi là «Cova de iria», cách thôn chừng 2 km.
Trong năm 1915, Lúcia, Francisco và Jacinta đã gặp thiên thần hiện ra với chúng ở bãi này. Khi về nhà thuật lại với cha mẹ, chúng bị cha mẹ mắng, cho là đặt chuyện nói láo. Mùa xuân và mùa hè năm 1916, thiên thần lại hiện ra với các em và dạy các em cầu nguyện như sau :
« Lạy Chúa !
Con tin, con thờ lạy
Con trông cậy và con yêu mến Chúa.
Con xin Chúa tha thứ cho những ai không tin, không thờ lạy,không trông cậy,và không yêu mến Chúa. »
Đức Mẹ hiện ra lần đầu
Ngày 13.5.1917, vào lúc trưa, 1 bà mặc áo trắng toát hiện ra với 3 em bé chăn cừu, nói với các em là hãy lần chuỗi, đọc kinh Mân Côi hàng ngày để cầu nguyện cho thế giới chấm dứt chiến tranh, được hòa bình. Trước khi biến đi, Bà bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.
Jacinta còn qúa nhỏ mới có hơn 6 tuổi nên quên giữ kín , về nhà thuật lại sự việc cho cha mẹ nghe. Tin này loan truyền nhanh khắp làng. Mọi người tỏ ra  không tin. Vị linh mục chính xứ hỏi Lúcia, nhưng cũng không tin. Trong báo cáo gửi lên giám mục cai quản giáo phận Leiria, vị linh mục quản xứ viết : «cần phải xa lánh chuyện này».
Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai
Ngày 13 tháng 6, đúng giờ trưa, 3 em lại tới nơi hẹn, theo sau có khoảng vài chục người tò mò đến xem sự thể ra sao. Mọi người lần chuỗi đọc kinh mân côi thì Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, và nhắc lại với Lúcia về tầm quan trọng của việc đọc kinh Mân Côi. Hãy câu nguyện dâng kính «trái tim vô nhiễm Maria», đồng thời Đức Mẹ cũng báo trước cái chết của
2 anh em Francisco và Jacinta : «Mẹ sẽ sớm đưa Francisco và Jacinta về trời, còn con, con sẽ ở lại thế gian một thời gian nữa. Chúa Giêsu muốn dùng con để loan truyền cho mọi người biết ta và yêu mến ta». Đức Mẹ cũng yêu cầu Lucia đi học chữ để dễ loan báo lời Đức Mẹ cho các người khác.
Các người đi theo không nhìn và nghe thấy gì. Họ chỉ nhìn thấy cành cây nhỏ (mà
Đức Mẹ đứng) trĩu xuống dưới 1 sức nặng, rồi đột nhiên bật lên (khi Đức Mẹ biến
đi)
Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba
Ngày thứ Sáu 13.7.1917, «bà mặc áo trắng» lại hiện ra với 3 em – có khoảng 4.000 người theo sau. Đức Mẹ vẫn nhắc Lucia việc đọc kinh Mân Côi mọi ngày, để  chiến tranh chóng chấm dứt. Lần này Đức Mẹ tiết lộ cho 3 em “bí mật” gọi là “bí mật Fatima”. (Năm 1942, 2 bí mật đầu đã được công bố, còn bí mật thứ 3 thì mãi tới năm 2000, Giáo Hội mới công bố).
Đức Mẹ hiện ra lần thứ tư
Ngày 10.8.1917, viên chánh tổng – 1 người chống đối hàng giáo sĩ – đòi 3 em Lucia, Francisco và Jacinta tới để tra hỏi, nhưng không có kết quả, nên ông rất bực bội.
Ngày 13.8, có khoảng 18.000 người tới nơi Đức Mẹ hiện ra chờ xem sự lạ. Ông ta
nhốt 3 em vì làm rối loạn trật tự công cộng và tiếp tục tra hỏi, nhưng vẫn hoài công. Rốt cuộc cho đến ngày 15.8, ông ta phải thả 3 em ra.
Chúa nhật 19.8, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Cova de iria, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho các người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.
Đức Mẹ hiện ra lần thứ năm
Ngày 13.9, có khoảng 30.000 người tụ họp tại bãi Cova de iria, cầu nguyện cùng với 3 em. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em và cho biết tháng sau, sẽ có Chúa, Đức Mẹ núi Carmêlô, thánh Giuse và Chúa Hài đồng Giêsu sẽ cùng tới.
Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu
Ngày 13.10.1917, mưa như trút nước trên bãi cỏ Cova da Iria. Một đám đông khoảng 70.000 người – kể cả nhiều phóng viên chụp hình và các ký giả tụ tập tại đây lần chuỗi, đọc kinh cầu nguyện. Lúc giữa trưa, Đức Mẹ hiện ra với 3 em và yêu cầu cho xây 1 nguyện đường tại đây để vinh danh Đức Trinh Vương Maria. Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau sám hối.
Khi Đức Mẹ biến về trời thì mưa ngưng rơi, mặt trời xuất hiện trên bầu trời xanh biếc. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào mặt trời và thấy mặt trời nhảy múa, tung ra các chùm tia
sáng nhiều màu. Mặt trời từ trên cao lao xuống thấp gần trái đất, khiến đám đông sợ hãi la lên và qùy xuống cầu nguyện. Việc lạ xẩy ra trong khoảng 10 phút, sau đó mọi sự trở lại bình thường. Những người lúc trước quần áo dầm mưa ướt đẫm sau khi mặt trời sa xuống đều khô ráo cả. Hiện tượng này được hầu hết đám đông chứng kiến, và một số người ở
cách đó mấy dặm cũng nhìn thấy.
(Trong thời gian này, các nhà khoa học trên thế giới không hề ghi nhận 1 hiện tượng khác thường nào của mặt trời).
Trong khi đó, riêng 3 em nhìn thấy Thánh Gia, rồi Đức Mẹ Sầu Bị, Chúa Hài Đồng
Giêsu và sau chót là Đức Mẹ núi Carmêlô lần lượt xuất hiện như đã hứa trước với
3 em.
Số phận 3 em chăn cừu
Francisco và Jacinta qua đời sớm trong đợt dịch cúm Tây Ban Nha Francisco mất năm 1919, một năm sau Jacinta mất năm 1920. Cả 2 em đã được ĐGH. Gioan Phaolô II nâng lên hàng đáng tôn kính (venerable) ngày 13.5.1989 và được phong chân phước ngày 13.5.2000. Mộ của 2 em hiện nằm trong lòng Vương cung thánh đường Fatima.
Còn Lucia ngày 24.10.1925 vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra (Galicia, ở Tây Ban Nha). Năm 1928 khấn lần đầu ở Tuy (Tây ban nha).
Năm 1925 và 1929, Lucia lại được Đức Mẹ hiện ra với mình. Tháng 10.1934, Lucia vĩnh khấn và lấy tên thánh Đức Mẹ Maria Sầu Bi.
Sau nhiều năm điều tra, Đức Giám Mục da Silva, giáo phận Leiria, trong thư mục vụ ngày 13.10.1930 đã công nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em nói trên ở Fatima và chính thức cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima.
Lucia được lệnh đã viết các hồi ký về sự kiện trên gồm 4 bản (versions) :
1 bản năm 1935, 1 năm 1937, 1 năm 1941 và 1 đầu năm 1942.
Năm 1946, nhân kỷ niệm 300 năm ngày dâng nước Bồ Đào Nha cho Đức Trinh Nữ Maria, sứ thần tòa thánh là Đức Hồng Y Masella đã đội (vương miện) triều thiên lên tượng Đức Mẹ Fatima, với sự tham dự chứng kiến của khoảng 600.000 tín hữu hành hương. Vương miện này do các phụ nữ Bồ Đào Nha cung hiến để cảm tạ Đức Mẹ đã gìn giữ Bồ Đào Nha trong cuộc thế chiến thứ nhất.
Từ năm 1948, Lúcia vào tu trong đan viện dòng kín Carmêlô ở Coimbra (Bồ Đào
Nha), dưới tên nữ tu Lucia Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội.
Lucia từ trần ngày 14.2.2005 ở tuổi 97.
Đúng như lời Đức Mẹ nói với Lucia là:
con còn phải ở lại và nói với mọi người là hãy:
“Hãy Ăn Năn Đền Tội”
“Hãy Tôn Sùng Mẫu Tâm Mẹ”
“Hãy Năng Lần Hạt Mân Côi”
Rồi đây nước Nga sẽ được thoát ách cộng sản vô thần, và chính Chị và chúng
ta đã được chứng kiến những điều này như lời Đức Mẹ hứa.
Thanh Sơn
13.10.2012
Kỷ niệm 95 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima tìm hiều và tóm lược.
Maria Thanh Mai gởi

CẢM NHẬN ÂN SỦNG CHÚA

CẢM NHẬN ÂN SỦNG CHÚA

Tuyết Mai

Có khi nào trong anh chị em cảm thấy sôi sục và bị đốc thúc để đi tìm đến với người cùng khổ bất hạnh, ở khắp mọi nơi hay không?.   Thật chính những lúc đó anh chị em phải tin rằng mình có được Ơn Chúa Thánh Linh.   Ngài thúc đẩy chúng ta phải đi hay phải làm điều gì đó cho Ngài hay cho anh chị em của chúng ta, trong khả năng cá biệt mà Ngài ban cho.

Ân Sủng Chúa Thánh Linh có rất nhiều hình thức, khả năng, và công tác khác nhau.   Có người thì Chúa ban cho ơn viết lách, làm nhạc, làm thơ theo linh ứng.   Có nghĩa anh chị
em chỉ là cây viết của Chúa không hơn không kém! Vì cây viết thì đã có đầy mực và Chúa chỉ dùng anh chị em cầm dùm cây viết cho Chúa mà thôi!.   Hay Chúa chỉ nhờ anh chị em ngồi đó, mượn 10 ngón tay hữu dụng, để đánh dùm cho Chúa những điều Chúa muốn anh chị em hoàn thành trên trang giấy đó!.

Nên nhớ rằng Chúa không cần cái trí thông minh của mình đâu nhé, chỉ khi ấy anh chị em mới hiểu rằng đó là Ơn Chúa xuống trên anh chị em!.   Vì ngoài Ơn Chúa ra hết thảy chúng ta chỉ là cây viết cạn khô mực, đáng được vứt vào sọt rác.   Đó là lý do mà tôi muốn cùng được chia sẻ cùng anh chị em vì có người sẽ hỏi hay thắc mắc, sao tôi có thể viết được nhiều đến thế?.   Có khi một ngày tôi có thể viết được 2 bài hoặc có khi hơn và vì sao tôi luôn có ý để viết, dù bất cứ ý gì, đề tài gì? Vâng, cảm tạ Chúa vì đó là Ơn và là ý Chúa!.   Đối với
tôi, Chúa ban cho tôi Ơn Gọi cách đặc biệt trong sự chia sẻ kinh nghiệm sống về gia đình và con cái của chúng tôi đến cho mọi người; cho những ai cần.   Nhất là cho những anh chị em trẻ, rất mới mẻ trong cuộc sống gia đình.

Tôi biết Người đang dùng tôi cách hữu hiệu nhất! Nếu không, bảo đảm tôi sẽ rất nhút nhát vì tự ti mặc cảm nơi chính mình.   Trình độ học viết luận văn của tôi ư? Đã có vài Webs đã
từ chối đăng bài của tôi vì tôi không đủ tiêu chuẩn?.   Chẳng những tôi chẳng buồn phiền chi cả, nhưng chỉ tiếc rằng họ không nhận biết việc họ làm, thế thôi!.   Tôi viết bài chẳng phải để cho BBT đọc.   Tôi viết bài chẳng phải để cho quý cha đọc.   Hay tôi viết bài chẳng phải để cho những nhà thông thái đọc.   Nhưng tâm lý họ quên rằng, tất cả những người có trình độ cao thường thì chẳng ai muốn đọc bài của ai cả!?.   Đó có phải là điều đáng buồn, nhưng đó là sự thật!?.

Còn tôi ư? Vâng, tôi viết là để cốt ý muốn chia sẻ cho những ai có cùng trình độ.   Dễ hiểu và biết rằng ngoài kia cũng có rất nhiều anh chị em, có vấn đề trong gia đình và con cái.   Chia sẻ để thấy rằng chẳng phải ai cũng có Thánh Giá nhẹ để vác, mà không học cách của người khác để vác cho không cảm thấy nặng nề, và bớt đau khổ, v.v….. Nhất là thế hệ con cháu của mình.   Tôi cũng nhìn nhận rằng dạo sau này Chúa muốn tôi viết thật nhiều, chắc biết rằng trong tương lại rất gần tôi sẽ bị chứng bệnh “Mất trí nhớ” là Alzeimer’s chăng?.   Và không ai bằng, chính tôi cảm nhận được điều đó!.

Cái đầu của tôi đã chịu thua và thôi học lâu lắm rồi! Chắc vì Chúa hiểu cái trí thông minh của tôi rất giới hạn cho nên Người đã giúp tôi lấy được cái chứng chỉ hạng bét của ngành Y Tá; nhưng cũng đủ giúp tôi nuôi cả gia đình suốt hơn 10 năm trời nay; thay thế ông nhà
tôi sau khi ông bị thất nghiệp.   Ai từng đọc những bài viết của tôi chắc hẳn đều cảm nhận được điều này?.   Thế đấy, cái đầu bị bệnh của tôi khả năng của nó chẳng có thể viết được một bài luận văn mà không có đủ trăm lỗi chính tả trong đó!.   Nhưng Thiên Chúa đã dùng khả năng còn lại của tôi là chính 10 ngón tay Người ban và trái tim luôn biết Xin Vâng theo
Thánh Ý Người.

Xin Vâng là điều lệ đầu tiên mà Chúacó thể vào tận cõi lòng của chúng ta, dù tội lỗi của ta có ngập lụt.   Vì sự Xin Vâng và ta có cho phép Chúa thì Chúa mới có thể vào để tu sửa, canh tân, và đổi mới chúng ta được, thưa anh chị em!.   Điều sai là chúng ta cứ tưởng tội lỗi của ta đã làm cái chắn “kỳ đà cản mũi” giữa ta và Chúa, nhưng không phải thế đâu! Mà là vì ta không cho phép Chúa đến với ta đấy mà thôi!.

Có ai còn nhớ tấm hình Chúa Giêsu nửa đêm khuya khoắt, đến trước cửa nhà ta mà gõ cửa để hy vọng rằng, chúng ta có ý muốn mời Chúa vào nhà tâm hồn của chúng ta, và cho Chúa được ở lại hay không?.   Hình ảnh đó nói lên điều gì thưa anh chị em? Là hãy mở cửa tâm hồn ra để mời Chúa vào nhà.   Chứ Chúa không biết rằng hết thảy chúng ta đây, ai là kẻ không có tội? Chúa không biết rằng nhà nào nhà nấy, bên trong cũng đầy dẫy những màng nhện giăng, mối mọt gặm nhấm, ngay cả căn nhà đó nó sắp sập đến nơi mà chúng ta cũng nào có biết?.

Vâng, hãy mở cửa mời Chúa vào nhà, thì bảo đảm Chúa sẽ quét sạch hết căn nhà dơ dáy “tội lỗi” của chúng ta rất nhanh chóng.   Sạch như căn nhà mới được xây xong!.   Để sau đó chúng ta mới được Sống cách đúng nghĩa hơn.    Trong không khí trong lành, không bệnh tật rồi chết cách bất đắc kỳ tử; không được trối trăn hay không kịp ăn năn tội.

Đã có Chúa trong đời thì có phải bệnh Ung Thư hay mọi bệnh nan y cũng đều được Chúa chữa cho khỏi, ngay cả cái chết gần kề.   Amen.

Y Tá Của Chúa,

Tuyết Mai

(10-16-12)

 

Trái tim nhân hậu

Trái tim nhân hậu

Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta cả đời đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái. Bà nói: “Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình”.

Cha mẹ của bà là người Albani. Bà sinh ngày 26-8-1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người con. Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết,
nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong giáo xứ, gọi là nhóm Tương tế Tôn giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo. Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ai-len, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào nhà tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).

Đến năm 1950, nữ tu Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái (Dòng Thừa sai Bác ái, Missionaries of Charity). Bà nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1979 và nhận Giải Bharat Ratna (भारत रत्न, nghĩa là “Viên ngọc Ấn Độ”, giải thưởng cao nhất của Ấn Độ dành cho người dân) năm 1980. Trước đó, năm 1962, bà đã được chính phủ Ấn trao giải Padma Shri. Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như Giải Jawaharlal Nehru về Hiểu biết Quốc tế năm 1972.

Trong thời kỳ Ấn Độ bị người Anh đô hộ (British Raj), trường Loreto nhận rất ít người Ấn, đa số là người Hindu Bengal, con gái các gia đình có thế lực ở Calcutta, nhưng đa số
giáo viên vẫn là các nữ tu gốc Ai-len. Nữ tu Têrêsa không thuộc Dòng Nữ tử Loreto nữa nhưng thi thoảng bà vẫn về thăm. Bà dạy ở các trường nữ khác trong 3  năm trước khi (như bà nói) “theo Chúa đến với người nghèo khổ”. Theo các nữ sinh nói, sự gián đoạn đó không hoàn toàn thân thiện, ít là phần các nữ tu Dòng Loreto.

Hình ảnh nữ tu Têrêsa nhỏ bé, với tấm khăn choàng sari (trang phục của phụ nữ Ấn) xõa xuống vai và lưng, bước đi trên đường đá đỏ, trông thật giản dị và khiêm nhường. Bà luôn có một hoặc hai nữ tu choàng sari đi theo. Bà là con người kỳ lạ của thế kỷ XX. Có thể bà “khác người” vì chúng ta không thấy nữ tu nào choàng sari như vậy. Nhưng đó là thói quen của nữ tu Têrêsa vùng Calcutta, bà “quên” mình là người Albani để hòa nhập và hoàn toàn nên giống các phụ nữ Ấn.

Chính phủ đã “ầm ĩ”chống truyền giáo nhưng chưa bao giờ làm khó các nữ tu truyền giáo.

Đầu thập niên 1950, các học sinh không có đạo ở Nhà Loreto đã nghi ngờ ý định của Mẹ Têrêsa trong việc giúp đỡ các trẻ em đường phố hoặc trẻ mồ côi. Bà đang cứu vớt chúng để
“dụ” đưa chúng vào đạo Công giáo? Cứ hai tuần một lần, Mẹ Têrêsa nói chuyện để vận động phụ nữ không phá thai và bảo vệ sự sống. Dự định của Mẹ Têrêsa là chăm sóc những người bệnh ở thời kỳ cuối, những người đến Đền Kalighat để được chết gần “thánh địa”. Mẹ Têrêsa không mong kéo dài sự sống cho họ, nhưng buồn về tình trạng nhơ uế và cô độc của họ trong thời gian cuối đời. Mẹ Têrêsa quan ngại về tỷ lệ tử vong và ám ảnh về cách chết của họ, ngược với quan niệm của người Hindu về sự tái sinh và sự chết là được giải thoát khỏi maya.

Mẹ Têrêsa lập một trại phong (Leprosarium) ở ngoại ô Calcutta, trên khu đất do chính phủ cấp. Bà là người lý tưởng hóa hơn là người lập dị. Người phong cùi bị coi thường không chỉ
ở Calcutta mà ở khắp Ấn Độ, đến vài xu lẻ cũng không ai muốn bố thí cho họ. Ai cũng sợ bị lây nhiễm. Từ đó, người ta cũng có ánh mắt không thiện cảm với Mẹ Têrêsa.

Từ năm 1970, Mẹ Têrêsa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần cũng
nhờ cuốn sách và bộ phim tư liệu tựa đề “Something Beautiful for God” (Điều tốt đẹp dành cho Chúa) của Malcome Muggeridge.

Bà không chỉ là nhà truyền giáo, mà còn là một “lương y” tận tình chăm sóc người phong cùi. Cách dấn thân của bà đã thay đổi người dân Calcutta, chính các nữ tu Dòng Loreto
cũng trở lại tìm bà.

Dân Calcutta rất quý mến Mẹ Têrêsa. Các chị em ở trường nữ Loreto hồi thập niên 1970 đều trở nên các bà vợ tốt, có địa vị trong xã hội và tình nguyện hoạt động xã hội theo ý định
của Mẹ Têrêsa, nhất là vì trại phong. Những năm sau, Mẹ Têrêsa rất tin tưởng những phụ nữ tốt nghiệp trường Loreto.

Số phận những người vận động luân lý dễ bị tổn thương vì các thay đổi của thói đạo đức giả hoặc tùy tiện của các chiến dịch. Những kẻ gièm pha đã kết tội Mẹ Têrêsa là phóng đại
cảnh nghèo khổ của dân Calcutta. Mẹ Têrêsa luôn phải phải đấu tranh, dù vẫn bị người ta chỉ trích nhưng hoạt động của bà không suy giảm. Thậm chí bà còn thành công và cảm hóa chính những người đã nghi ngờ hoặc những người ghen ghét bà. Chính Mẹ Têrêsa đã thay đổi nhiều trái tim, đó là phép lạ thực sự vĩ đại.

Mẹ Têrêsa nói: “Ở Tây phương có sự cô đơn, điều mà tôi gọi là bệnh-phong-của-Tây-phương. Bằng nhiều cách, nó còn tệ hơn người nghèo của chúng tôi tại Calcutta. Tôi không bao giờ từ chối một đứa trẻ nào, không bao giờ, dù chỉ một”.

Năm 1950, cũng là năm Mẹ Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái, ĐGH Piô XII đã phê chuẩn dòng này. Mẹ Têrêsa cũng đã từng có những lần sang thăm Việt Nam.

Vì tuổi cao sức yếu, Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5-9-1997, sau hơn nửa thế kỷ phục vụ những người cùng đinh trong xã hội trong đức ái của Chúa Giêsu. Mẹ Têrêsa được ĐGH Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 19-10-2003.

Lạy Chân phước Têrêsa, xin ban cho chúng con trái tim nhân hậu như Mẹ để chúng con yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người bị ruồng bỏ, những người bị ngược đãi,… Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ
của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

BUỒN

BUỒN

thanh_nien_giau

Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay tường thuật về hai cái buồn: một cái buồn của Đức Giêsu và một cái buồn của anh nhà giàu.  Đức Giêsu buồn vì người Ngài yêu mến đã từ chối lời mời gọi của Ngài, buồn vì người mà Chúa yêu thương lại gắn bó với tiền bạc nhiều hơn là gắn bó với Chúa, đã chọn của cải vật chất hơn là chọn Chúa.  Anh nhà giàu buồn vì có sự rạn nứt nơi bản thân.  Anh đã đi tìm gặp Chúa, đã thao thức tìm kiếm “một cuộc sống vĩnh cửu đời đời”, nhưng anh đã bị tiền bạc vật chất trói buộc; anh đã từ chối lời mời gọi của Chúa, đã cúi mặt bước đi với đầy phiền muộn.

Thầy Giêsu đòi anh từ bỏ tiền bạc của cải, điều mà anh đã thu góp và gắn bó trong bao nhiêu năm, điều mà anh yêu mến nhất và muốn giữ lại nhiều nhất. Tiền bạc là chỗ dựa của đời anh, anh sẵn sàng làm mọi điều Thầy đòi hỏi, trừ việc từ bỏ chỗ dựa này.

Không biết anh có nhìn thấy “con người thật” của mình không? Có thấy mình đang bị của cải trói buộc? Có thấy mình đang làm nô lệ cho tiền bạc vật chất? Tiếc thay anh không đủ quyết tâm và nỗ lực để ra khỏi sự trói buộc này, anh cũng không có đủ can đảm để cởi bỏ sự nô lệ với tiền bạc vật chất, dù anh vẫn khát khao sự sống vĩnh cửu đời đời.

Cái buồn của anh, đôi khi cũng là của bạn và tôi hôm nay. Ai trong chúng ta cũng từng bị giằng co giữa ước mơ lý tưởng và níu kéo ràng buộc của tiền bạc vật chất. Của cải vật chất có sức hấp dẫn mãnh liệt. Ta làm chủ nó hôm nay, nhưng nếu không cương quyết và sáng suốt,
ngày mai nó sẽ làm chủ ta và trở thành xương thành thịt của ta, mà ta không thể thể dứt bỏ.

Không chắc anh nhà giàu có bị luận phạt hay không, nhưng chắc chắn anh ta khó có được cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ đến với người dám sống và làm theo lời mời gọi của Chúa.

Vào thời Đức Giêsu, giàu có được coi là một phúc lành. Vậy mà Ngài lại coi giàu có là một cản trở nguy hiểm.  “Người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” (Mc.10:23). Nếu ta biết bỏ tất cả những gì cản trở để đến với Chúa, ta sẽ đạt được chính Chúa.  Được Chúa là được tất cả. Có Chúa là có tất cả. Vì Chúa là hạnh phúc viên mãn.  Được Chúa rồi ta sẽ không còn khao khát gì khác nữa.

Chính vì thế, khi thánh Phêrô hỏi Chúa: “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Chúa, chúng
con sẽ được gì?
” (Mc.10:28). Chúa đã trả lời: “Ai bỏ mọi sự mà theo Ta, sẽ được gấp trăm, và được sự sống vĩnh cửu.
(Mc.10:30).

Lắm tiền nhiều của sẽ làm con người có ảo tưởng là mình giỏi, mình thành công, mình cao sang quan trọng…Nó làm con người trở nên kiêu căng, khép kín trước Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa, và hay nhẫn tâm chà đạp lên quyền lợi phúc lộc của người anh em. Tệ nạn tham nhũng hối lộ và cường quyền áp bức ở Châu Á ngày nay là một thí dụ về sự nguy hiểm
của tiền bạc.

Theo Đức Giêsu, đôi khi ta phải chấp nhận tay trắng, chịu bấp bênh thua thiệt. Nhưng đừng quên theo Ngài cũng là trở nên giàu có.  Không phải sự giàu có do ích kỷ giữ lại, nhưng là sự giàu có do mở ra và trao tặng.  Không phải sự giàu có do tìm kiếm chiếm đoạt, nhưng là sự giàu có đến như một quà tặng biếu không.

Người khôn ngoan thì phải biết nhìn xa trông rộng.  Biết bỏ những mối lợi trước mắt để tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu.  Như thế yêu mến Chúa là chìa khóa của sự khôn ngoan. Chọn Chúa là chọn giá trị tuyệt đối, vĩnh cửu không gì có thể so sánh được.

Theo Đức Giêsu, ta sẽ được lại cả những điều đã mất. Và cái được quan trọng nhất là được chính Đức Giêsu (Pl.3:8).

***

Lạy Chúa! Xin cho con đừng quay lưng trước lời mời gọi của Chúa, đừng ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương Chúa dành cho con.

Xin dạy con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Vì Chúa là hạnh phúc và là cùng đích của đời con. Amen.

(Tổng hợp từ R. Veritas)

nguồn: Nguyễn Kim Bằng gởi

Bảy “lỗi” ăn sáng

Mặc dù ngày càng có nhiều người nhận ra tầm quan trọng của bữa ăn sáng nhưng ăn sáng đúng cách vẫn còn là điều xa lạ với không ít chị em.
Hãy tham khảo những sai lầm phổ biến khi ăn sáng dưới đây để không tự “phá hoại” sức khỏe của mình nhé.
1. Dậy sớm và ăn sáng
Rất nhiều người dậy sớm và ăn sáng ngay sau khi thức dậy. Nhưng trên thực tế, ăn sáng quá sớm (khoảng 5, 6 giờ sáng) không những không tốt mà còn có thể tổn thương dạ dày.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, sau một giấc ngủ dài, hầu hết các cơ quan của cơ thể vẫn lưu lại một phần của bữa ăn tối. Cơ quan tiêu hóa vẫn cần thời gian hấp thụ nốt phần ăn đó.
Nếu bạn ăn bữa sáng quá sớm, thức ăn sẽ chất chồng với nhau, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Nếu thức dậy sớm thì tốt nhất nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể. Sau đó khoảng 20 đến 30 phút mới nên ăn sáng.
2. Vừa đi vừa ăn
Nhiều người (đặc biệt là dân văn phòng) do buổi sáng không có thời gian nên tranh thủ vừa ăn vừa đi bộ hoặc ăn khi chờ xe buýt…
Thói quen này không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Chưa nói đến việc ăn khi đi ngoài đường có thể không đảm bảo vệ sinh, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Chỉ ăn trái cây
Ăn bữa sáng chỉ bằng trái cây – thói quen này thường gặp ở chị em, đặc biệt là những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, biện pháp này lại không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.
Bởi vì trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Ngoài ra, các loại trái cây như quả hồng vàng, cà chua, chuối… không thích hợp để ăn khi đói.
4. Ăn nhiều thịt
Rất nhiều người nói bữa ăn sáng không ăn thịt sẽ dễ bị đói vì không cung cấp đủ calo. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt hay nhiều dầu vào bữa sáng. Bởi những loại thức ăn này chứa nhiều protein, và chất béo nên không tốt cho dạ dày.
5. Dùng thực phẩm lạnh vào buổi sáng
Buổi sáng, cơ bắp, thần kinh và mạch máu của cơ thể đang trong trạng thái co lại, nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông.
Có thể ban đầu bạn chỉ thấy khó chịu ở đường tiêu hóa nhưng lâu dài bạn sẽ phải đối diện với chứng táo bón, da trở nên xấu hơn hoặc thậm chí có đờm ở cổ họng. Vấn đề này tuy nhỏ nhưng làm tổn thương khá lớn đến sức đề kháng của cơ thể.
Vì vậy, khi bạn ăn sáng nên tránh ăn trái cây đông lạnh, nước rau ép lạnh, cà phê đá hay sữa đá… Thay vào đó nên thưởng thức một tô cháo nóng, bánh mỳ, ngũ cốc nóng, sữa nóng.
6. Sử dụng thức ăn thừa
Nhiều người nghĩ rằng tận dụng lại đồ ăn từ tối hôm trước cho bữa sáng để tránh lãng phí, lại thuận tiện. Nhưng ý tưởng này là một sai lầm lớn!
Các chuyên gia chỉ ra rằng thức ăn không giữ lại giá trị dinh dưỡng toàn vẹn sau thời gian dài lưu trữ. Thậm chí sau một đêm, thức ăn có thể sản sinh ra nitric có hại cho sức khỏe con người.
7. Món ăn nhẹ cho bữa ăn sáng
Đồ ăn nhẹ mà nhiều người chọn cho bữa sáng phần lớn là các thực phẩm khô trong khi đó cơ thể buổi sáng đang trong trạng thái mất nước. Nếu sử dụng đồ ăn khô cho bữa sáng thì sẽ không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu.
Hơn nữa, những đồ ăn này có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức nhưng chỉ được trong một thời gian ngắn và sẽ khiến bạn cảm thấy đói hơn vào buổi trưa. Ăn sáng với các loại thực phẩm khô dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cũng như sự suy giảm về thể chất, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
nguồn:Chị Nguyễn  Kim Bằng gởi

Con hạc trắng

Con hạc trắng
Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng, trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung… Con hạc được coi là một con vật sống lâu cho nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Đà Lạt nghỉ ngơi tại nhà 1 người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện.
Tôi bất giác hỏi:
– Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng, đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ?
Anh tôi cười, nói:
– Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Chúng ta những người ở  lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa.
Thông thường bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gậm nhấm lại quá khứ. Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị trở ngại trong giao tiếp đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín.
Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh, và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.
Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love & Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.
Tình thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.
Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ.. Nhưng bây giờ điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng.
Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người) chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.
Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Như vậy sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ, mà chỉ có sống lạc quan mới cứu rỗi được.
Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra
thôi!!!
Tuổi như thế nào thì gọi là già, chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là
‘hưởng thọ’.   Vậy sau tuổi 60 mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho.
Chúng ta nên sống thế nào với những ngày ‘phần thưởng’ này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
Trong Những lời Phật dạy có câu:

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.


Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng…

Chắc trong chúng ta không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý.
Ði tập thể thao như nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội, tennis v.v… đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã, và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.
Bác Sĩ Jeff Levin giáo sư đại học North Carolina khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân, nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện, ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của ” Tín ngưỡng và sức khỏe “!
Cuốn sách ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó ông cho biết những người tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan.
Lạc quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói, hay nghĩ là ” Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa ”  hoặc  ” Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được ” .
Tôi xin kể câu chuyện Hai con ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos.
Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa chúng là đôi ngựa bình thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau..
Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi, mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời.
Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó, chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc.
Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng đế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn kiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ.Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng đế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.
Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ, nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau.
Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó họ phải phấn đấu để vượt qua. Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được.
Tính hài hước, làm cho người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ.
Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói:
” Vô số chuyện xẩy tới từng ngày… Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước ” . Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (qua tinh thần) là:
+Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.
+Tinh thần chấp nhận và lạc quan.
+Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.
+Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.
+Làm việc thiện nguyện.
Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua. Nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.
+Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện,
đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).
+Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, ngồi thiền, khí công v.v…Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.
Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ này: ‘Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt.’
Chúc tất cả anh chị em luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an lành trong tâm hồn !
nguồn: Anh chị Thụ Mai gởi

LẠC LÕNG, & MÙA THU TRONG EM…

LẠC LÕNG,

Nguồn vui đã mất tự lâu rồi,

O về bên nớ bỏ mình tôi,

Nỗi buồn man mác theo dòng nước,

Biết đến bao giờ sẽ ngừng trôi…

Sông Hương núi Ngự vẫn còn đây,
Thiên Mụ hồi chuông thức tim này,

Con đò viễn xứ chưa về bến,
Khắc khoải lòng nhau nỗi đắng cay…

Tràng Tiền nối nhịp tim ai đã,

Chẳng nối hộ tôi mối tình xa,

Một mình lần bước trong đêm tối,

Mơ cuối đường hoang một mái nhà…

O có về thăm tôi tối nay,

Trăng đêm ủ rũ khuất vầng mây,

Che cả tim yêu niềm thổn thức,

Hồn mãi mộng mơ trọn kiếp này !!!

Liverpool.7/10/2012.

Song Như.

MÙA THU TRONG EM…

Em đến thăm tôi một sáng buồn,

Mùa thu vàng lá giọt mưa tuôn,

Mắt em là cả trời thơ mộng,

Ấp ủ dòng thơ tận cõi nguồn…

Từ lúc chia tay càng xa mãi,

Nhớ nhau ngồi đếm những tàn phai,
Thấy em trong cuối trời phiêu lãng,

Hồn mãi cưu mang sẽ có ngày…

Thu qua mấy độ thu lại về,

Em còn xa khuất tận bến mê,

Nhớ dong thuyền cũ về thăm nhé,

Đừng để tim anh lắm ê chề…

Sầu thu man mác ánh thu khơi,

Đếm những dòng trôi ngẫm sự đời,

Rừng bao nhiêu lá anh thầm đếm,

Gởi bấy nhiêu thương đến cho người…

Liverpool.8/10/2012.

Song Như.