Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng đẻ con, nuôi con, không khó mấy cho bằng “dậy dỗ” cho con nên người, mới là điều mà chẳng có một cha mẹ nào biết cách dậy dỗ con cái cho đúng cách cả!. Vì có phải tất cả con người chúng ta Chúa ban cho mỗi người một tánh cá biệt, cho nên con cái của hết thảy chúng ta cũng thế!. Chúng ta bậc làm cha mẹ ai cũng chỉ học được đại khái cách dậy dỗ con cái qua cha mẹ của chúng ta, trong gia đình họ hàng quyến thuộc, hoặc học qua các bạn bè thân quen của chúng ta.
Nhưng phải công nhận rằng dù chúng ta có là bậc làm cha làm mẹ có bằng cấp cao nhất ngoài xã hội, mà khi con cái chúng đổ hư thì chúng cũng vẫn hư, thưa có phải?. Sở dĩ có chuyện là vì thằng con trai út của chúng tôi mới có bạn gái được 3 tháng nay, chúng
chỉ trong giai đoạn tìm hiểu nhau mà thôi!. Cháu năm nay chưa được 17 tuổi, học hành thì cà ạch cà đụi, chơi nhiều hơn học. Chúng tôi nhận thấy rằng chẳng phải cháu không được thông minh, nhưng vì cháu có tánh làm biếng học nên chúng tôi luôn tỏ lộ sự lo lắng vì năm nay là năm cháu học lớp 11 rồi!. Nên muốn xiết dần những cám dỗ của cháu nếu có.
Chúng tôi rất thông thường nhắc nhở cháu làm bài tập (homeworks) mỗi ngày nhưng
riết rồi cũng giống như “nước đổ đầu vịt” vậy!.
Hễ bị la mắng thì cái mặt nó xụ như người ta bị nhận giấy đi hầu tòa!. Nhưng thưa anh chị em dậy dỗ con cái cách nào để cả hai, chúng ta bậc cha mẹ và con cái, không bị hao mòn sức
lực và sức khỏe?. Nhất là dùng áp lực trên chúng con. Trong nhà tôi thì ông nhà tôi luôn nóng tánh, nên khi ông dậy (mà thiếu dỗ) con thì nhà cửa như gặp cơn bão số 4 trở lên. Theo tôi, dậy con kiểu này luôn gặp thất bại. Thất bại hoàn toàn. Ai nói gì thì nói nhưng đây là kinh nghiệm tôi dậy 3 cháu suốt từ nhỏ đến giờ. Cháu lớn của chúng tôi năm nay 24, cháu gái thứ 22, và thằng con trai út gần 17.
Ở đây tôi chỉ xin mạn phép được chia sẻ cùng những anh chị em trẻ, con cái còn nhỏ mà thôi! Chứ hàng bậc chú bác cô dì thì tôi xin ngả nón mà thán phục!. Tôi chẳng tài cán gì để mà phải vỗ ngực vì các con chúng chưa đứa nào tốt nghiệp ra trường cả mà tất cả còn đang đi học. Nhưng chỉ một điều mà tôi có thể mách cùng anh chị em rằng, hằng ngày tôi không quên chạy đến cùng Đức Mẹ Maria rất dấu ái của chúng ta và Chuỗi Mân Côi rất linh thánh của Mẹ. Thứ nhất, tôi nhận biết Mẹ Maria sẽ nhậm lời tôi khẩn nguyện van xin. Để nhờ Mẹ gánh vác bớt dùm cho chúng tôi, bảo bọc, và che chở mọi thành phần trong gia đình.
Thứ hai, là để tôi có thể bắt chước gương của Mẹ cách dậy dỗ các con bằng hết cả trái tim yêu thương của mình.
Cách hữu hiệu nhất mà tôi nghiệm thấy rằng chúng tôi ráng cố gắng chậm giận, ăn nói làm sao mà để chúng cảm thấy điều chúng làm sai sẽ làm cho cha mẹ chúng buồn sầu, vì chúng biết cha mẹ luôn yêu thương chúng. Chứ cái cách mà vì chúng ta làm cha mẹ mà thị uy,
lạm dụng quyền, hành hung, để buộc chúng làm theo ý muốn của chúng ta là Sai lắm đó!. Tôi thiết nghĩ vì hiện chúng còn cần miếng ăn, cần chốn ở, và còn vòi vĩnh nên chúng tạm thời gượng ép mà nghe theo thôi, nhưng khi chúng cảm thấy đủ lông đủ cánh thì chúng sẽ ra đi không lời từ giã, chứ đừng nói chi là nghe được một lời cảm ơn từ chúng.
Chưa kể có những người con quay ra căm thù cha mẹ vì đã đối xử với chúng còn thua những con vật được cha mẹ nuông chìu trong nhà. Sỡ dĩ tôi có được bài viết chia sẻ này là vì sáng
sớm hôm nay, cậu con trai cưng của chúng tôi đến nói với tôi rằng “mẹ à, con nghĩ là con đã lớn đủ để biết giờ nào để đi ngủ mẹ nhe!” vì tối hôm qua chàng đã ôm cái điện thoại mà nói chuyện với bạn gái suốt cả mấy giờ đồng hồ, qua cả giờ đi ngủ của cậu là 11 giờ đêm. Sau khi tôi đã 2 lần nhắc nhở mà cháu chưa dứt nói chuyện cho đến khi tôi phải nhờ ông nhà tôi nói mạnh thì cháu mới chịu buông cái phôn. Chắc cảm thấy mất mặt với bạn gái nên cháu
tỏ thái độ bất bình và giận dỗi trước khi đi ngủ.
Vì sáng nay tôi sợ cháu trễ giờ học nên chỉ nói ngắn gọn với cháu là chiều nay về chúng tôi sẽ nói chuyện với cháu thêm về luật lệ tối thiểu trong nhà. Và tôi cũng không quên cho
cháu chút suy nghĩ trong thời gian cháu đạp xe đạp đến trường và suốt thời gian ở trường là “nếu con nghĩ rằng con đủ lớn, thì mẹ thiết nghĩ chắc con cũng đâu còn cần cha mẹ nữa phải không?”. Nếu cháu đủ lớn và đủ thông minh, cháu sẽ hiểu ý tôi muốn nói gì?.
Đây chỉ là một trong những chuyện nhỏ trong rất nhiều chuyện nhức đầu trong vấn đề giáo dục con cái!. Nhưng có phải điều quan trọng và thiết yếu nhất vẫn là chúng ta cốt ý dậy dỗ
các con để chúng trở thành những con người hữu ích và hữu dụng cho chính cuộc đời của chúng tương lai sau này, cho gia đình chúng, cho xã hội, và nhất là biết yêu thương chia sẻ với người. Hai cô con gái lớn của chúng tôi thì chúng không còn cần sự giáo dục của chúng tôi nữa, chỉ có là vì tình thương yêu chúng tôi dành cho các cháu mà chúng cố gắng nghe lời để không làm điều gì buồn lòng cha mẹ, thế thôi!.
Ngay cả chúng ta bậc làm cha mẹ cũng phải luôn yêu kính Chúa hết linh hồn, hết trí khôn. Yêu thương con là cho chúng thấy sự hy sinh của chúng ta và luôn làm gương tốt cho chúng noi theo, và chỉ thế thôi chắc cũng đã sống đủ trọn lề luật đối với Thiên Chúa!?. Amen.
Ít ai nghĩ rằng người đàn ông già đi trên đường phố Manhattan để ăn xin và
bán báo lại là một diễn viên hài kịch đang sở hữu tòa nhà trị giá khoảng 3,5
triệu USD.
Ông Irwin Corey (97 tuổi) hàng ngày vẫn đi ăn xin trên đường phố Manhattan
để gom tiền mua thuốc cho trẻ em Cuba.
Người đàn ông đó là Irwin Corey (97 tuổi), đã ăn xin trong suốt 17 năm qua, đều đặn cả 7 ngày trong tuần. Điều lạ là ông làm điều đó không phải vì kiếm tiền cho bản thân, bởi ông không phải người vô gia cư, mà có hẳn một căn nhà sang trọng ở New York có trị giá khoảng 3,5 triệu USD. Người ta cho rằng đó cũng là cách để ông thoát khỏi sự cô đơn, từ khi bà vợ yêu quý qua đời. Tất cả số tiền mà ông Corey kiếm được đều dành để mua thuốc
cho trẻ em ở Cuba. Có ngày “cao điểm” ông kiếm được tới 250 USD từ bán báo và ăn xin.
Ông Corey bán báo để kiếm tiền làm từ thiện.
Tòa nhà sang trọng có giá khoảng 3,5 triệu USD mà ông Corey đang ở.
Trong cuộc đời làm diễn viên của mình, ông Corey đã từng làm việc với Jackie Gleason, Woody Allen và David Letterman. Thực tế, hiện tại ông vẫn thỉnh thoảng biểu diễn nghệ thuật. Ông chia sẻ với tờ New York Times rằng, tuần trước ông mới bay tới Chicago để biểu diễn hai tối ở một câu lạc bộ.
Về việc từ thiện ở Cuba, ông Corey đã tự bay tới đó. Ông kể rằng ông đã từng chụp ảnh với Fidel Castro trong chuyến từ thiện của mình.
Ông Corey đã từng chụp ảnh với Fidel Castro khi làm từ thiện ở Cuba.
Khi ông ăn xin trên đường phố, một số người nhận ra ông là diễn viên hài kịch, nhưng đa số cũng nhìn nhận ông giống như những kẻ ăn xin khác. Những điều đó dường như chẳng hề quan trọng với ông Corey, đơn giản ông chỉ muốn làm để giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
Ông Corey đang gom những đồng tiền kiếm được trong ngôi nhà sang trọng
“Em nói gì?” anh chồng la lên, “hôm qua anh mới nói chuyện với nó mà.”
“Sáng nay nó bị tai nạn qua đời rồi!” vợ đáp lại.
“Anh hẹn nó cuối tuần này đến nhà mình ăn cơm nhưng bây giờ…”
++
“Năm tới mình đi chơi chỗ đó nha.” Bé háo hức lên kế hoạch.
Kế hoạch ấy phải huỷ bỏ vì anh đã tạm biệt thế giới này.
++
Chị nằm im bất động sau cơn đột quỵ. Anh chỉ còn biết đứng nhìn xót xa. Chị đã ao ước được đi xem phim trong rạp chiếu dưới phố với anh vì nơi ấy đầy ắp kỉ niệm một thời yêu
đương. Nhưng anh mải miết chạy theo công danh sự nghiệp mà khất lần với vợ. Bây giờ, hối hận thì hết cơ hội rồi.
++
Ba ngày trước, Tư Bo bực tức: “Cái thằng chết tiệt, tao mà không kiềm chế lúc đó thì nó no đòn.”
Ba ngày sau, Tư Bo hai dòng nước mắt: “Tại sao mày bỏ tao đi trước vậy? Không có mày thì tao thế nào đây? Tại sao?”
Tư Bo lúc này chỉ biết khóc, chẳng còn nhớ gì đến chuyện gây gổ hôm ấy. Cuối cùng, phải chăng khôn ngoan là biết khắc sâu những kỉ niệm đẹp lên đá và biết để gió cuốn đi những
hạt bụi bất hoà bất mãn trong đời?
++
Bác sĩ nói tình trạng của em bây giờ là “sống thực vật”, nghĩa là em chỉ nằm đó thở, sống và có thể cảm nhận nữa, nhưng em sẽ không còn nói được lời nào. Trước khi người ta phát
hiện ra em bị bất tỉnh và đưa em đi cấp cứu, em rất muốn nói là em đã hiểu nỗi khổ tâm của anh, em đã tha thứ cho anh, em thương anh lắm và em hạnh phúc vì có anh trên đời này. Nhưng bây giờ em nằm đây. Anh đứng lặng lẽ nhìn em, đau khổ. Nếu hôm ấy em quảng đại hơn một chút để nói với anh những lời kia thì anh (và cả em nữa) giờ này đã bình an.
++
“Alô, dạ con chào bác gái. Cách đây ít lâu con nghe nói bác trai bị bệnh gì đó nhưng bận quá con chưa hỏi thăm được. Hôm nay bác trai sao rồi ạ?”
“Cám ơn con hỏi thăm. Bác trai khuất núi hai tuần trước rồi con ơi…”
Thực ra thì nó đã có thể gọi điện hỏi thăm bác nhiều lần. Giá mà nó không…làm biếng.
++
“Tôi thấy con nhỏ đó cầm điện thoại của tôi. Đúng là đồ lăng nhăng. Tôi không nghe đâu! Bye.” Chị giận dữ bỏ đi một mạch. Anh chỉ biết bất lực đứng nhìn theo. Anh muốn gọi chị nhưng không thể thốt nên lời. Kể từ đó, chị không nghe tin gì của anh nữa.
Mấy tuần sau, nhỏ bạn của chị không biết quan hệ giữa chị với anh thật thà kể: “Tui thấy tội ổng P ghê. Là con trai mà khóc nức nở khi kể chuyện với tui. Bà biết không, trước ngày Valentine (ngày lễ tình hồng), ổng phải bán gấp cái điện thoại là vật duy nhất có giá trị trên người cho một người bạn để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ đau nặng ở quê. Ngặt một cái, điện thoại ấy là do bạn gái ổng tặng. Nghèo quá, lại đang thất nghiệp nên hổng biết xoay sở thế nào. Tội ghê. Hổng biết bây giờ ổng đang trôi dạt phương nào?”
+++
Lần gặp gỡ nào cũng có thể là lần cuối cùng.
+++
Trong lần gặp có thể là cuối cùng ấy, ta có hai lựa chọn rõ ràng: để lại ấn tượng tốt đẹp của yêu thương hay đánh mất đi cơ hội rồi hối tiếc.
+++
Thật ra, giận hờn, trách móc, oán than, cố chấp… cũng chẳng đem lại lợi ích cho ai.
+++
Đây cũng có thể là một trong những bài cuối cùng mình viết. Bởi thế, cho phép mình cùng bạn tự vấn một chút để tụi mình sống trọn vẹn hơn ‘lần có thể cuối cùng’ và để sẵn sàng cho
‘lần cuối cùng chắc chắn’, bạn nhé. Mời bạn cùng lặng xuống với những tự vấn sau đây:
+ Lần cuối cùng tôi hỏi thăm một người thân quen là khi nào?
+ Lần cuối cùng tôi gạt bỏ tự ái để giữ hoà khí yêu thương là lúc nào?
+ Lần cuối cùng tôi sáng suốt tận dụng cơ hội bày tỏ sự quan tâm của tôi cho một người thân yêu cách đây lâu chưa?
+ Đâu là lần cuối cùng tôi bước ra khỏi định kiến của mình để chỉ lắng nghe và đón nhận người khác “như họ là”?
+ Lần cuối cùng tôi kiên nhẫn cho người khác cơ hội để giải thích là khi nào?
+ Lần cuối cùng tôi cho mình một cơ hội để nghe thấu đáo mà không nóng vội kết luận là lúc nào?
+ Đâu là lần cuối cùng tôi đã dùng tình yêu Chúa trong tim tôi để chiến thắng cám dỗ xung khắc với người khác?
+ Lần cuối cùng tôi học cảm thông và đón nhận anh chị em là khi nào?
+ Trong cuộc gặp gỡ của tôi hôm nay với một ai đó, tôi có để lại ấn tượng của yêu thương?
+ …
+++
Thầy Giêsu khuyên thực tế thế này: “Anh em hãy luôn tỉnh thức vì anh em không biết lúc nào giờ ấy sẽ đến.” (Mc 13:33, Mt 24:42)
(Ghi lại bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục Phanxicô
Xaviê Nguyễn Văn Thuận với giới trẻ Việt Namtại Strasbourg, Pháp, chiều
ngày 12.9.1998)
Giới thiệu
Muốn thành công trước hết phải chữa trị tận gốc mười (10) chứng bịnh làm băng hoại xã hội ngày nay.
Cuộc sống cộng đồng và Giáo hội, không những ở Việt Nam mà ngay cả ở hải ngoại, hiện đang có những bất ổn. Không hoặc chưa phát huy được nét tích cực của mình. Do đâu ?
Có rất nhiều căn nguyên. Những căn nguyên này là những chứng bịnh vừa nguy hiểm vừa truyền nhiễm đang hoành hành trong xã hội, và có cơ nguy làm cho cuộc sống xã hội băng rã. Tôi qui chúng lại thành mười bệnh lớn: Thập đại bịnh.
1. Bệnh quá khứ cục bộ
Bệnh này thể hiện qua tâm trạng chỉ nhớ và khen cái quá khứ của mình mà thôi và đóng khung lại trong đó. Ngày tôi bị đưa đi tù ra Bắc, thỉnh thoảng gặp giáo dân và ai cũng hớn hở tâm sự: “Thưa cha, chúng con thấy sung sướng nhất là thời còn Đức khâm sứ . Chúng con đi rước kiệu đầy đường phố, quanh cả bờ hồ Hoàn Kiếm, và thấy Đức khâm sứ quỳ trên chiếc xe, tay cầm Mình Thánh Chúa, mặt ngài sáng láng đỏ hồng như mặt trời. Không biết bao giờ chúng con mới trở lại được như thời kỳ có Đức khâm sứ!”. Ta không quên quá
khứ, vì đó là bài học kinh nghiệm, nhưng ta không dừng lại đó, ta nhìn tương lai để xây dựng còn đẹp hơn xưa.
Bà con chỉ sống trong quá khứ, mong trở về quá khứ. Mà thời gian thì bao giờ quay trở lại !
Tôi đi nhiều nơi, gặp nhiều anh chị em tới một tuổi nào đó. Chén thù chén tạc bên nhau than thở: “Biết bao giờ bọn mình trở lại được thời Cộng hoà. Mọi thứ rẻ mạt. Lương tháng mấy nghìn. Một tạ gạo giá chỉ mấy trăm bạc. Sướng thiệt !”.
Ta đang ở năm 1998, làm sao mà lùi lại 1960 được !
Do vậy mà chúng ta đâm ra thiển cận. Thay vì nhìn tới thì lại nhìn lui. Giống như người lái xe, không nhìn đằng trước mà cứ chăm chăm vào kính chiếu hậu để ngắm xe sau. Vậy làm sao mà tiến được.
Mà dù thế nào thì mình vẫn phải sống. Quá khứ không bao giờ trở lại. Và thời gian thì cứ tiến mãi.
Nhìn lại gương Chúa Giêsu. Từ trời cao xuống thế, Ngài cứ nhắm tới, một mạch đi tới và cứ nói: “Thầy sẽ lên thành Giêrusalem chịu nạn”. Ngài dư biết cuộc tử nạn sẽ rất đau đớn, nhưng vẫn đi tới, chấp nhận. Bởi qua cái đau khổ đó con người được cứu độ.
Cũng vậy, nếu chúng ta muốn cho Đất nước và Giáo hội mình tiến, thì phải nhìn về tương lai. Không quên quá khứ, vì đó là bài học cho tương lai. Nhưng đừng có viễn mơ lui lại quá khứ.
Mỗi người, mỗi thời đại đều có cái hay, cái đẹp. Phải làm sao biết khai triển cái hay cái đẹp đó cho hiện tại đang sống, chứ đứng đó mà than thở tiếc nuối thì ích gì ! Nhìn quá khứ để tạ ơn Chúa, để sám hối. Nhìn hiện tại để hăng say phục vụ với trách nhiệm – Nhìn tương lai với hy vọng.
2. Bệnh tiêu cực bi quan
Những người mang bệnh này cứ chỉ trích kinh niên. Khi nào cũng có chuyện để chỉ trích. Một người làm cả đám phá. Một chính đảng lên thì các đảng khác xúm nhau phá. Phải đạp nó xuống thì mình mới lên được chứ !
Bệnh chỉ trích phát sinh từ lòng ích kỷ hoặc kiêu căng. Một biểu hiện song hành của bệnh này là người chỉ trích thường hay thiếu tự tin.
Người tiêu cực cái gì cũng chỉ trích. Nhưng khi được yêu cầu đưa đề nghị thì “để xem đã”, hoặc có ai đưa ra đề nghị gì thì lại lắc đầu “không làm nổi đâu” !
Người tiêu cực thì bất cứ một cơ hội nào cũng là một tai họa cho mình (for the pessimists every opportunity is a calamity). Trái lại, người lạc quan thì bất cứ tai họa nào cũng là một cơ hội cho mình (for the optimists every calamity is an opportunity).
Người ta kể câu chuyện: Một công ty lớn gởi hai đại diện sang một nước Phi châu để nghiên cứu thị trường tiêu thụ giày dép. Trở về điều trần, một vị lắc đầu: Thưa quý vị, không có cách gì tiêu thụ được; người dân ở đó chỉ đi chân đất, có ai đi giày dép đâu ! Trong khi đó vị kia lại hớn hở: Thưa quý vị, chuyến này chúng ta thắng lớn; cả một lục địa mênh mông chưa có ai có giày dép để đi cả !
Người tích cực thì lạc quan. Kẻ tiêu cực bi quan. Tùy theo cách nhìn mà vấn đề nẩy sinh. Người Pháp nói: Đừng trách rằng tối; tối là vì mình không chịu thắp đèn lên thôi ! Đức Gioan Phaolô II kêu gọi: “Đừng sợ”, vì ta tin vào Thiên Chúa quyền năng và yêu thương, ta tin con người có thiện chí, ta tin vào mình có Chúa giúp.
3. Bệnh phô trương chiến thắng
Làm gì cũng chỉ nhắm chuyện phô trương là chính. Bệnh này tiếng pháp gọi là triomphalisme; người Mỹ cũng có từ ngữ show up.
Thỉnh thoảng đây đó đọc trên những bản tin sinh hoạt cộng đoàn thật nức lòng: Đại lễ tổ chức vô cùng thành công, cuộc rước kéo dài cả nửa cây số, nhiều chục cha đồng tế, bữa tiệc kết thúc thật linh đình, bà con vô cùng hoan hỉ, chưa có bao giờ và có ai tổ chức được lớn như thế … Nhưng hết tiệc ra về rồi là hết. Đại lễ hôm qua hôm nay thành quá khứ xa lơ. Cảm xúc hôm qua hôm nay gọi mãi chẳng thấy về ! Hãy cai chứng bệnh phô trương, vì cái chiều
sâu thực sự ít ai quan tâm. Ta bảo sáng danh Chúa, nhưng xét cho kỹ Chúa mấy phần trăm, ta mấy phần trăm?
Có những điều không cần phải phô trương. Nhưng nó sẽ từ từ thấm vào lòng người, người ta sẽ hiểu. Người ta hiểu, nhưng đồng thời người ta cũng có tự ái. Càng huyênh hoang, càng làm cho người ta ghét. Mà thành công đâu phải do mình tài giỏi gì. Nhưng mọi chuyện là nhờ ơn Chúa. Như vậy mình càng không có lý do gì để phô trương. Lúc đang huyênh hoang thì chính là lúc nguy hiểm nhất, tai hại nhất, vì đó là lúc mình mất cảnh giác. Khi nào thấy sau một cuộc lễ, có nhiều người ăn năn trở lại, Cộng đoàn hiêp nhất hơn, sốt sắng hơn, đó là dấu thành công thực sự.
4. Bệnh cá nhân chủ nghĩa
Các nhà phân tích cho hay người Âu châu bị bệnh này nặng hơn. Nhưng mình cũng không kém. Thời đại này đâu đâu cũng nghe người ta hô hào đoàn kết (Solidarité). Mà xem ra càng hô hào đoàn kết chừng nào, thì bệnh cá nhân lại nặng chừng nấy !
Biểu hiện của bệnh này: Mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ. Mình chiếm độc quyền, ngay cả độc quyền thờ Chúa, độc quyền yêu Nước. Không muốn ai chia sẻ với mình, vì sợ người ta hơn. Người ta không tiếp tay với mình thì trách. Nhưng khi tiếp tay thì lại chỉ muốn họ đứng sau lưng mình mà thôi.
Cá nhân chủ nghĩa phát sinh từ lòng ích kỷ. Kính Chúa, yêu người thực chất là vì mình, vì lợi cho mình chứ chẳng phải vì Chúa vì người gì cả.
Người ta kể chuyện vui: Một số Hồng y và Giám mục ngồi ăn cơm chung với Đức Thánh Cha. Có mấy vị hỏi ngài: Thưa ĐTC, nghe nói có bí mật Fatima, ĐTC có thể nói cho chúng con nghe được không. ĐTC bảo: Bí mật mà, nói sao được. Nghe thế các ngài càng tha thiết: ĐTC đừng sợ, chúng con cam đoan sẽ dấu rất kỹ, không hở miệng. Sau năm lần bảy lượt nghe năn nỉ, ĐTC mỉm cười trả lời: Đức Mẹ Fatima bảo rằng đóng cửa Đức Mẹ Lộ-Đức lại !
Câu chuyện khôi hài này muốn nói lên cái cá nhân chủ nghĩa của con người ngày nay. Đức Mẹ Fatima sợ Đức Mẹ Lộ Đức nổi tiếng hơn và do đó khách hành hương đến viếng đông hơn nên đề nghị dẹp Lộ-Đức.
Chẳng đâu xa xôi. Quanh ta cũng không thiếu thí dụ. Hai nhà thờ cạnh nhau, chuông bên này kêu thì bên kia phải làm sao để kêu hơn. Câu chuyện nầy có thật. Một giáo xứ xin Đức cha cho một quả chuông. Về đánh lên thì bà con giáo xứ bên cạnh sốt ruột khó chịu, liền cùng nhau kéo xin phép đổi một quả chuông lớn hơn. Khệ nệ mang về, đánh lên thì ai nấy thất vọng. Tưởng chuông lớn hơn thì tiếng phải hay hơn. Ai dè âm thanh của chuông thường đã được định chuẩn sẵn; theo nốt nhạc, cái chuông mới trùng một nốt nhạc với chuông cũ!
Trong Giáo hội có một điểm quan trọng, đó là tính đa diện (Pluralité). Giáo hội không đòi hỏi phải đồng bộ, nhưng trân trọng nét cá biệt của mỗi giáo hội địa phương. Khác nhau hầu bổ túc cho nhau, chứ không phải để rồi tôi đi đường tôi anh đi đường anh.
5. Bệnh lười biếng tránh né
Triệu chứng của bệnh này là sợ tốn sức tốn của, sợ liên lụy, a dua: ai mạnh thì hùa theo. Khi nói thì rất hăng, nhưng vào việc thì viện đủ lý do để che đậy cái hèn nhát và lười biếng của mình. Giữa đại hội thì phát biểu thật hùng hồn, lúc phân việc thì lẩn đâu mất.
Trong đội tù của tôi trước đây có một ông cũng từ miền Nam ra. Mỗi lần họp anh ta phát biểu ào ạt. Đụng chuyện gì cũng dơ tay phát biểu. Nói huyên thuyên mà thường lạc đề. Đến lúc chia việc thì im re. Riết anh em trong tổ ngán. Nên mỗi lần anh ta dơ tay phát biểu là anh em đồng loạt hô: Im mà nghe, đài Mát-cơ-va phát !
Chuyện kể hai nhà thông thái nọ muốn tìm hiểu xem thành phố Rôma có mấy người làm việc. Họ bắt đầu bằng một chuỗi phân tách loại trừ. Trước tiên trừ đi con số trẻ em chưa đến tuổi làm việc, đến số người bệnh tật, số người ở tù, rồi số dân biểu nghị sĩ quanh năm suốt tháng chỉ cãi nhau và dơ tay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, số người làm nghề phê bình đá bóng… Cứ thế mà trừ, kỳ cùng chỉ còn lại hai người làm việc, đó là hai nhà thông thái. Nhưng rồi một ông lên tiếng ngay: tôi từ nãy giờ tính toán quá mệt rồi, nên chi tôi bầu anh làm việc tiếp để tôi nghỉ !
Để xây dựng cộng đoàn có trăm công ngàn việc. Việc gì cũng đáng làm. Chẳng cần phải ngồi ghế lãnh đạo mới là làm việc. Việc nào cũng có thể nên thánh, miễn là làm cho tới nơi tới chốn.
Khi ở Dublin một tháng để học hỏi về Đạo binh Đức Mẹ tôi may mắn được gặp người sáng lập, ông Frank Duff. Tôi háo hức, tưởng sẽ diện kiến một nhân vật quốc tế tiếng tăm; người mà các Hồng y, Giám mục khắp nơi đều phải ngồi nghe. Nhưng không ngờ, ông chỉ là một cụ già đưa thư. Hàng ngày khiêm tốn đạp chiếc xe cọc cạch ra bưu điện mang thư về cơ quan, bỏ vào hộp thư của gần một ngàn chi nhánh Đạo binh ở Dublin. Ngưởi ta nói công việc của ông bây giờ chỉ có thế; có tuổi rồi không còn giữ vai trò quan trọng nào nữa; nhưng khi ai cần ý kiến thì ông sẵn sàng đóng góp và hướng dẫn giải quyết.
Đấy, công việc đưa thư hèn mọn có làm giảm tư cách con người đâu!
6. Bệnh chuẩn mực trần tục
Lấy tinh thần, não trạng trần tục làm chuẩn mực cho cuộc sống mình. Làm việc Chúa, nhưng không theo tinh thần Phúc Âm mà lại dùng tiêu chuẩn hoàn toàn trần tục để chuẩn định. Người công giáo kiểu đó thường hay trở thành công giáo tùy thời: Thịnh thì công giáo, suy thì chối. Công giáo vụ lợi: Có mùi vật chất thì tới, không thì miễn. Công giáo danh dự: Chỉ siêng năng xuất hiện khi có lễ lạc được mời lên ghế danh dự, không thì biệt tăm chẳng bao giờ thấy.
Nhiều khi chẳng phải là bản chất, chẳng tội lỗi gì, nhưng là vì mình đua đòi. Chính đua đòi này làm cho cuộc đời khổ sở. Sang đây thấy người ta có xe đẹp, nhà rộng; mình đua đòi muốn hơn người nên phải nô lệ cho công việc, cả nhà làm việc quá mức.
Và chuẩn mực trần thế thường được căn cứ theo báo chí, truyền thanh truyền hình. Báo bảo cái gì hay là hay, cái gì số đông theo là tốt…mặc dù những cái đó không hợp với lương tâm.
Năm ngoái tôi ghé Na Uy tới thăm một bà giáo sư giữ một ghế thứ trưởng trong nội các. Na Uy đa số theo Tin lành và Giáo hội này, như tại các nước Tin lành khác, phải tùy thuộc thế quyền. Bà phàn nàn: nguy quá cha ơi, Giáo hội chúng tôi đang sa lầy trong vòng kềm toả dư luận. Chính phủ ra lệnh cho Giáo hội; Quốc hội ra lệnh (bằng đạo luật) cho chính phủ; mà
đạo luật thì lại hình thành do áp lực dư luận truyền thông; vừa rồi chính phủ mới cách chức hai mục sư vì họ chống lại việc phá thai!
Một số cơ quan truyền thông chửi bới Đức Giáo hoàng, kết ngài vào tội thiếu thực tế, thiếu tiến bộ. Nhưng khi Đức Giáo hoàng đến với giới trẻ thì hàng triệu anh chị em trẻ lại tuôn đến với ngài. Tất cả chỉ vì ngài là người dám nói lên sự thật, bất chấp dư luận. Tuổi trẻ hôm nay đang bị chao đảo trong một thế giới khủng hoảng niềm tin và giá trị. Nên chi họ cần
người tín cẩn dám nói thẳng cho họ đâu là điều đúng, đâu là sai. Cái khó và nguy hiểm của ngày hôm nay là người ta phạm tội, nhưng lại bắt cả nhà nước và Giáo hội coi đó là nhân đức. Chẳng hạn như chuyện đồng tính luyến ái. Dư luận đang bắt mọi giới phải xem đó là chuyện hợp luân thường đạo lý. Giáo hội thương cảm, nhưng Giáo hội cần nói sự thật. Đức Thánh cha nói: “không cần ai bỏ phiếu cho sự thật” vì sự thật vẫn là sự thật.
7. Bệnh đợi chờ phép lạ
Cứ chờ cứ đợi người khác, mà bản thân mình chả chịu làm gì. Mình có làm thì Chúa mới giúp được chứ. Chúa sinh ra mình không cần hỏi ý mình, nhưng để cứu mình Ngài phải cần đến sự cộng tác của ta.
Có bà suốt ngày cầu với Chúa: Con bao nhiêu ngày tháng hy sinh cho cộng đoàn. Nấu cơm, nấu chè, hết việc này đến chuyện nọ. Đâu cũng có mặt. Giúp ngày không đủ tranh thủ giúp đêm giúp thêm giờ nghỉ ! Con chỉ xin Chúa có một điều, vậy mà Chúa không chịu đoái nghe. – Chứ con xin điều gì ? – Dạ xin Chúa cho con trúng vé số, chỉ cần trúng một lần độc đắc thôi ! – Ừ mà Chúa cũng đang đợi bà đây ! – Dạ Chúa đợi gì con đây ? – Thì Ta đang đợi bà mua vé số !
Trong một vụ lụt xe cứu thương rảo khắp phố phường kêu gọi người dân rời nhà di chuyển lên nơi cao để tránh nước lũ. Ông bố của một gia đình bảo với con cháu: Tụi bây đứa nào đi thì đi, còn tao không đi; tin tưởng phó thác vào Chúa thì sao Ngài bỏ rơi được. Nước lũ tới, dâng cao. Ghe cấp cứu lại kêu gào tản cư gấp. Ông già kê bàn kê ghế leo lên rồi giục: Mẹ con
bây đi thì đi nhanh lên, tao không. Nước tiếp tục dâng cao, ông già leo lên mái nhà ngồi. Máy bay trực thăng lượn qua lượn lại, thả dây kêu gọi ông di tản. Ông nhất quyết không đi, bởi tin rằng có Chúa che chở. Và nước ngập cuốn ông đi luôn. Ông gặp thánh Phêrô. Thánh Phêrô hỏi sao lại dạt vào đây. Ông già bực bội trách cứ, tại sao con đặt hết tin tưởng vào Chúa mà Ngài không cứu sống, lại để con chết trôi chết nổi thế này và ông yêu cầu thánh Phêrô mở cửa đưa ông vào Thiên đàng cấp tốc. Thánh Phêrô ngạc nhiên đáp lại: Chúa có cứu ông chứ! Ông có nghe đài báo tin không ? – Có. Ông nghe xe cứu thương kêu gọi không ? – Có. Ông có thấy ghe máy, trực thăng đến cứu không ? – Có. Tại sao ông bảo Chúa bỏ ông ?
8. Bệnh tùy hứng vô định
Người không có lý tưởng rõ ràng. Đời vô định hướng. Ai xúi thì nhắm mắt làm theo, bất kể hay dở, khôn dại. Xong rồi phủi tay. Chẳng có dự án và chẳng có một người nào làm lý tưởng cho đời mình. Đây là loại người tùy hứng.
Người ta hay nói đời là một giấc mơ. Nhưng đời có thật là một giấc mơ không ? Mơ là chuyện mộng, không bắt buộc phải hiện thực. Nhưng đời trái lại là cuộc sống thực tế của mỗi người, bắt mình phải hoàn thành.
Thánh Kinh nói đến giấc mơ của Thánh Giuse. Ông mơ thiên thần báo phải đem Hài nhi và mẹ người trốn sang Ai Cập. Cái đặc biệt ở đây là Giuse đã thực hiện giấc mơ đó và nhờ vậy Chúa Giêsu thoát chết.
Người trẻ cần có lý tưởng và phải thực hiện cho bằng được. Nhưng phải định hướng cho trúng. Truyện kể có người khi còn trẻ quyết tâm sẽ thay đổi cả thế giới. Khi đứng tuổi thấy mình chả thay đổi được ai, bèn chuyển mục tiêu gần hơn: sẽ thay đổi gia đình mình. Đến khi về già quay lại thấy mình cũng chả thay đổi được gia đình, mới nhận chân ra rằng muốn thay đổi gia đình hay thế giới trước hết phải thay đổi chính con người của mình đã !
9. Bệnh sống vô trách nhiệm
Triệu chứng: thờ ơ trước những khó khăn của Hội thánh và Quê hương, trước những đau khổ của người khác. Chả thấy mình có trách nhiệm gì cả. Hoá ra những người mắc bệnh này chẳng hiểu gì về phép Rửa, chẳng còn nhớ gì sứ mạng được trao qua phép Rửa đó. Qua phép Rửa, được làm con Chúa, đó là Hồng ân, và phép Thêm sức làm cho ta nên chiến sĩ của Chúa đó là trách nhiệm, mỗi người chúng ta được trao ban cả Nước Trời trong lòng mình, đồng thời cũng được giao phó sứ mạng phải loan báo cho mọi người về Nước Trời mình đang mang. Vì không ý thức và quan tâm nên họ giữ đạo hời hợt, sống đạo một cách vô trách nhiệm.
Ngày xưa cha Hậu (cố Olivier) ở Sàigòn thường nói với bổn đạo: Anh chị em phải biết, mình quả thật sung sướng vì được Chúa cho cả Nước Trời trong lòng. Anh chị em cũng giống như một người mang trong mình vé số độc đắc đã trúng mà chưa lãnh. Và bổn phận của anh chị em là chia sẻ ân huệ và niềm vui đó cho người khác.
Mỗi người trong xã hội đều có trách nhiệm riêng. Chứ không phải giáo dân thì cứ đổ cho cha xứ, linh mục thì đổ cho giám mục, giám mục lại chỉ tay về Giáo hoàng. Như thế Giáo hoàng lại đổ cho Chúa à ! Thái độ phủi tay không giải quyết được gì. Mà mỗi người, tùy vị trí và hoàn cảnh riêng, trước hết phải xắn tay nắm lấy mà giải quyết nhiệm vụ của mình.
10. Bệnh bè phái chia rẽ
Đây là căn bệnh trầm kha nhất. Vô cùng nguy hiểm vì nó thường là căn nguyên của các bệnh khác.
Một cơ thể mà các tế bào chống nhau thì làm sao sống được. Nội bộ một cộng đoàn mà chưa hợp tác với nhau được thì đừng nên bàn chuyện đấu tranh, giải phóng. Ai ở thôn quê đều biết hoàn cảnh cấy lúa. Một mảnh ruộng cần cả chục người cấy suốt ngày. Lưng đội trời nóng cháy da, tay xé lúa nhấn xuống bùn, bẩn và mệt. Nhưng cũng miếng ruộng đó chỉ cần một người thôi là chỉ trong vòng vài ba tiếng đồng hồ là nhổ sạch. Xây khó, phá rất dễ.
Một cách hay nhất để tránh và chữa bệnh này là lắng nghe người khác, sẵn sàng chấp nhận cái khác của người. Câu chuyện tổng thống Lincoln nước Mỹ là một bài học. Trong cuộc chiến Nam Bắc, ngày nọ trước ba quân ông xuống lệnh hành quân. Một anh sĩ quan phản đối và cho rằng Lincoln điên khi hạ lệnh đó. Có người vào báo cáo. Lincoln cả giận. Nhưng thay vì tức khắc cho thi hành kỷ luật đối với thuộc viên, ông cho mời người đó vào. Và sau khi nghe trình bày phải trái, Lincoln đổi ý, trao trách nhiệm lớn cho vị sĩ quan đó. Ông
biết lắng nghe nên đã tránh được đổ vỡ lớn cho binh sĩ và quốc gia.
Trong một giáo phận, một cộng đoàn, một hiệp hội, việc làm tổn thương, mất giờ để giải quyết nhất của Giám mục, của những người có trách nhiệm, là chứng bệnh triền miên bè phái, chia rẽ – mà những người mắc bịnh thường vẫn tưởng mình đạo đức. Có nhiều người “phạm tội vì Chúa”: lấy lý do “vì Chúa” mà loại trừ kẻ khác, không thuộc phe
ta. Người Pháp đã nếm kinh nghiệm cay đắng tai hại của bịnh nầy nên có câu châm
ngôn: “Đừng vì kính mến Chúa mà chống kẻ khác”. Chúa Giêsu biết trước điều nầy nên Ngài tha thiết cầu xin trước giờ tử nạn: “Lạy Cha, xin cho chúng nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để thế gian tin Cha đã sai con” (Gioan. 17, 21). Nếu ta không hiệp nhất thì thế gian không tin. Lời ông Gandhi đáng cho ta suy nghĩ: “Tôi yêu Chúa Kitô, nhưng tôi không yêu người Kitô hữu vì họ không giống Chúa Kitô”.
Trong tận cùng nỗi đau của thân thể, không biết cô ta hát gì ?
Nhưng qua khuôn mặt cô ta là cả một bầu trời hạnh phúc .
Gởi các Anh Chị & các Bạn :
Aruki Tsuzukeyou.
Mời thưởng-thức tiếng hát và nét mặt, ánh mắt, làn môi của cô gái khuyết tật Nhật Bản.
Nghe và nhìn thấy khuôn mặt thật rạng rỡ, yêu đời của cô gái…..để rồi “quẳng gánh lo đi. . . và vui sống” trọn vẹn với tất cả những gì chúng ta đã và đang được có…
This is Extremely emotional – – -After watching this video I should not complain of my situation – – -This young girl is just grateful to be alive!- – – Share this with others.
Những người quen thân tôi đều biết rằng tôi là người mới làm lễ quy y theo
Đạo Phật cách đây khoảng hơn 2 năm. Nói là theo Đạo Phật nhưng thật ra tôi
yêu mến và cảm thấy gần gũi với Đức Quan Thế Âm Bồ Tát nhiều hơn và cũng nhờ
vậy mà cuộc sống của tôi đã trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn những năm về
trước, vì tôi cảm nhận được sự khác biệt giữa một cuộc sống có Đạo của ngày
hôm nay và đời sống không có Đạo của ngày hôm qua.
Nhưng gần đây (cuối năm 2004) tôi và 2 đứa con tôi đã bắt đầu theo học chương trình giáo lý căn bản của Công Giáo tại Nhà Thờ Saint Jane Frances tại North York (Canada). Hai đứa con tôi, đứa con trai 17 tuổi và đứa con gái 14 tuổi đã được rửa tội hôm lễ Phục Sinh ngày 26/3/2005. Còn tôi thì chuẩn bị về Việt Nam rửa tội vào
tháng 8/2005.
Lý do tôi về Việt Nam rửa tội là vì dòng họ nội ngoại 2 bên nhà tôi từ bao đời nay, tôi là người đầu tiên theo đạo Công Giáo. Vì thế tôi muốn nhân cơ hội này đưa cả nhà
tôi ở đây về VN để giới thiệu cho gia đình 2 bên biết thêm về Thiên Chúa và ước nguyện rằng cơ hội này sẽ là ngọn Lửa thiêng soi sáng tất cả mỗi tấm lòng mọi người trong gia đình và là chiếc cầu nối liền giữa gia đình tôi cùng Thiên Chúa.
Có rất nhiều người đã hơi ngạc nhiên vì tôi chỉ trong một thời gian ngắn đã tin chắc chắn vào Thiên Chúa và việc theo Đạo “ào ạt” của mọi thành phần trong gia đình chúng tôi, nên đã hỏi tôi rằng “nguyên nhân nào đã khiến chúng tôi có một đức tin mãnh liệt và chắc chắn vào Thiên Chúa như vậy? Chúng tôi đã thấy gì và đã cảm nhận được gì nơi Thiên Chúa? Có phải chăng chúng tôi đã miệt mài đi tìm Chúa bấy lâu nay và ngày hôm nay chúng tôi đã tìm gặp Ngài hay là chính Ngài đã tìm gặp chúng tôi, những con chiên thất lạc tự bao đời.”
Đọc hồi nãy tới chừ mà chẳng nghe tôi nhắc tới chữ “chồng”, chắc các bạn nghĩ rằng tôi là “single mom” hả? Không phải đâu, cũng may còn có một người chịu khó lấy tôi làm vợ nên tôi cũng có chồng như ai, nhưng khổ nỗi là khi lấy nhau thì ổng mạnh ù và 4 năm nay thì ổng bịnh triền miên đau khổ, bịnh té lên, té xuống, bịnh đến nỗi mà nhìn lên trời chẳng thấy trời, nhìn xuống đất không thấy đất, nhìn chung quanh chẳng thấy ai và nhìn lại chồng mình cũng chỉ thấy có bịnh mà thôi. Đúng là bịnh đến độ không còn thấy trời trăng mây gió gì cả, mà đâu phải mấy cái bịnh tầm thường như đau đầu, sổ mũi mỗi mùa, mỗi năm vẫn thường xảy ra ở cái xứ lá phong này, mà là bịnh ung thư gan ngặt nghèo mà ai nghe tới cũng rùng mình rởn tóc gáy. Ai đã mang vào thân thì cơ hội sống được 5 năm chỉ có 5% mà thôi (theo cancer therapy guide xuất bản năm 2003). Nhưng cái khổ là chồng tôi đâu có phải chỉ bị ung thư gan 1 lần mà thôi đâu, chỉ trong vòng 3 năm rưỡi thôi, ổng đã bi bệnh ung thư gan tái phát đến 6 lần, tất cả là 9 cái khối u (tumors), cái lớn nhất là 13.5 cm và cái nhỏ nhất là 1.5cm.
Bệnh ung thư gan của chồng tôi tái phát lần thứ 6 vào cuối tháng 10 năm 2004. Khối u lần này phát triển rất nhanh và kỳ lạ: trong vòng 6 ngày mà phải ra vào phòng cấp cứu đến 4 lần. Sau nhiều lần thử nghiệm và xét nghiệm thì các Bác Sĩ tại bệnh viện
Princes Margaret tại Toronto đã báo cho chúng tôi biết là “sorry nothing we can do”. Khi biết bệnh không còn cách chữa trị, họ chuyển chồng tôi qua một Bác Sĩ khác để thí nghiệm một loại radiation mới ra đang còn trong thời kỳ thí nghiệm ở giai đoạn 1 (phase 1 clinical), nhưng người bác sĩ thực hiện cuộc thí nghiệm này đã đi vắng, 3 ngày sau mới trở lại bệnh viện. Vì thế chúng tôi phải về nhà chờ đợi 3 ngày sau sẽ trở vào bệnh viện cho họ thử thuốc.
Sau khi về đến nhà thì có một người bạn đem đến tặng cho chồng tôi một chai nước Thánh có hình Đức Mẹ Lộ Đức và có kể cho chúng tôi nghe sơ sơ về Đức Mẹ và từ đó do một sự đánh động vô cùng mãnh liệt đã dẫn đưa chúng tôi đến một quyết định không suy nghĩ là đi Lourdes ở bên Pháp để cầu nguyện với Đức Mẹ Lộ Đức (vì nếu có suy nghĩ thì không thể đi được, và đi có thể sẽ chết trên đường đi). Chỉ có một
ngày đi, một ngày ở và một ngày về.
Chúng tôi chỉ có một ngày ở với Đức Mẹ mà may mắn thay lại đúng vào ngày lễ lớn mỗi năm chỉ tổ chức một lần của các người dân miền núi. Có 3 vị Hồng Y chủ lễ, hơn 100 Giám Mục và soeurs, khi chúng tôi lần mò ra tới hang đá (Grotto) nơi Đức Mẹ hiện ra thì người ta đã vây quanh và đầy nghẹt cả mọi nơi. Chúng tôi cố len lỏi một hồi mà chẳng tới đâu, quay đầu nhìn về hướng hang đá cũng không thể nhìn thấy tượng Đức Mẹ đâu cả. Trải qua bao nhiêu khó khăn muốn đến tận nơi để dâng lời cầu nguyện với Mẹ mà bây giờ đứng xa như vậy làm sao mà cầu nguyện với Mẹ được. Tôi buồn và thất vọng vô cùng nên nhìn về phía hang đá mà khấn rằng “Lạy Mẹ, chồng con bịnh hoạn từ xa
đến đây tìm Mẹ mà bây giờ đứng xa quá không nhìn thấy Mẹ, xin Mẹ thương xót
cho chồng con vào bên trong được không!”.
Lạ lùng thay chưa đầy mấy phút sau thì bỗng một người đàn bà người Pháp đang giữ trật tự tại đó đến dắt chồng tôi vào bên trong và cho ngồi sau lưng các vị Giám Mục và đối diện với tượng Đức Mẹ nơi hang đá. Khi chồng tôi vào được bên trong thì tôi
vui mừng lắm. Nhưng mừng chưa xong thì lại lo lắng vô cùng, vì chồng tôi sức
khoẻ rất yếu nếu có việc gì ai lo cho ảnh đây! Vì thế chẳng còn cách nào khác hơn là tiếp tục cầu nguyện. Tôi lại tiếp tục thì thầm với Mẹ “Mẹ ơi! Mẹ cho con vào trong để con có thể nhìn thấy chồng con được không Mẹ ?.”…
Chỉ vài phút sau thì lại có một người giữ trật tự dắt tôi vào bên trong khu Thánh Lễ có ghế ngồi đàng hoàng, tuy ở đây không gần chồng tôi lắm, nhưng nhìn từ xa tôi có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của chồng tôi. Được như vậy đã là may lắm rồi, vì
trong khu Thánh Lễ chỉ ưu tiên cho những bệnh nhân đi xe lăn và những người
bệnh nằm trên băng ca hoặc những ai có bổn phận thi hành Thánh Lễ mà thôi. Vì
số ghế chỉ có vài trăm mà số người lại đến mấy ngàn người. Sau khi xảy ra những việc nầy tôi mới thấy thế nào là sự mầu nhiệm của sự cầu nguyện và ngay lúc nầy lòng tôi đã cảm thấy gần gũi với Đức Mẹ và Chúa hơn bao giờ hết.
Tối hôm đó ngày 7/11/2004 cũng là tối cuối cùng tại Lộ Đức (Lourdes), tôi cứ lang thang quanh khu nhà thờ cầu nguyện và suy niệm về sự mầu nhiệm cuả đức tin và lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tất cả những ai đang khốn khổ mà có lòng tin đến đây cầu xin cùng Mẹ và nhất là lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tôi ngày hôm nay.
Trời đã bắt đầu vào mùa Đông, mà Lourdes là miền núi nên vào ban đêm trời lạnh dữ lắm, nhất là vào lúc nửa đêm. Nhìn quanh khuôn viên nhà Thờ rộng lớn bao la không còn một bóng người, nhìn lại hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra chỉ còn lại một bà cụ già đang quỳ gối, hai tay lần chuỗi mân côi, bà dùng hai đầu gối già nua quỳ trên
sàn đá lạnh buốt và lê từng bước nặng nề, chậm rãi nhưng cương quyết van xin
một điều gì đó vô cùng thành khẩn và tự tin.
Nhìn vào Đức Tin của bà cụ, cõi lòng tôi tự nhiên lòng dâng một niềm tin mãnh liệt vô bờ bến và tôi tiến dần về phía hang đá dưới chân tượng Đức Mẹ, nơi chồng tôi đang cúi đầu, hai tay ôm lấy vách đá lòng sụt sùi dâng lời cầu nguyện. Tôi yên lặng
một lát rồi đặt một tay lên vách đá và tay kia đặt trên đôi vai gầy guộc đang
run run vì xúc động của chồng tôi, tôi vô cùng đau khổ và xót xa cho số phận
của chồng tôi, cõi lòng tôi bỗng vỡ ra từng mảnh, những dòng nước mắt từ
trong linh hồn tôi đang tuôn ra. Tôi như chìm vào một không gian vô tận và
tôi bắt đầu cầu nguyện, những lời cầu nguyện bây giờ không phải bằng trí óc
hay con tim mà là những lời cầu nguyện từ trong linh hồn đang hoà tan vào
trong nước mắt dâng lên Mẹ.
“Mẹ ơi! chồng con đã bị bệnh quá ngặt nghèo đã không còn cách chữa trị, chúng con đến đây để cầu xin với Mẹ và chỉ biết một lòng cậy trông vào Mẹ mà thôi, xin Mẹ vì
lòng xót thương cầu bầu cùng Chúa Giêsu cứu lấy chồng con, CUỘC ĐỜI CÒN LẠI,
CON NGUYỆN XIN THEO MẸ ” và đây chính là lời nguyện ước giữa tôi và
Thiên Chúa.
Đến nửa đêm trời trở nên lạnh hơn, chúng tôi tạ ơn Mẹ ra về.
Trên đường về, chúng tôi ghé lại bên dòng suối mà năm xưa Đức Mẹ đã biến thành dòng nước thánh và đã chữa lành biết bao bệnh nhân có Đức Tin đến đây cầu xin cùng Mẹ. Chồng tôi đứng lại, dâng lời cầu nguyện và uống nguyên một chai nước thánh rồi đi thẳng một hơi về khách sạn mà không cần sự giúp đỡ của tôi, cái lưng cũng không còn khom khom như ngày hôm qua nữa. Tôi vô cùng kinh ngạc nhưng chẳng dám nói gì, cứ âm thầm quan sát mọi việc.
Thật đúng là “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở
cho” (Lc 9, 10)
Chiều hôm đó khi về tới nhà tại Mississauga, Ontario, Canada, chồng tôi đang loay hoay đem bức tượng Đức Mẹ đặt trên bàn thờ, còn tôi đang lăng xăng sửa soạn bữa ăn tối thì ngay lúc đó đứa con trai của tôi chạy xuống ôm lấy vai tôi mà hỏi rằng
“Mẹ ơi khi nào con rửa tội?”.
Tôi kinh ngạc vô cùng vì cả nhà tôi chưa có ai học Giáo lý bao giờ và cũng chưa có ai nói với nó việc theo Đạo Công giáo. Tôi hơi sững sờ một chút nhưng trong lòng rộn rã một niềm vui vì tôi biết rằng ơn Chúa đang đổ xuống nhà tôi. Tôi quay lại và
nói với con trai tôi rằng “Nếu con muốn được rửa tội để theo Chúa thì con phải đi học lớp giáo lý trước cái đã”. Con tôi đồng ý và mấy hôm sau thì chúng tôi liên lạc với Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, nhờ sự nhiệt tình và lòng thương mến đến gìa đình chúng tôi, cha đã sắp xếp mọi thứ và mấy tuần sau thì cả gia đình chúng tôi theo học khóa Giáo Lý vừa qua và 2 đứa con của tôi đã nhận Bí Tích rửa tội vào đêm Lễ Vọng phục Sinh ngày 26/3/2005.
Còn phần tôi như đã thưa ở trên, tôi phải “rán” mà dời lại đến tháng 8 về Việt Nam rửa tội, mục đích là đem Tin Mừng về chia sẻ cùng gia đình hai bên và với ước nguyện rằng, nhân cơ hội nầy Chúa sẽ thương xót mà đánh động mỗi tâm hồn trong gia đình hai bên và ước mong một ngày nào đó, những tâm hồn này sẽ quay về với Chúa. Tôi xin bạn hãy cầu nguyện cho gia đình tôi thật nhiều để những lời nguyện ước của tôi sẽ trở thành sự thật.
Mấy tháng nay gia đình chúng tôi đang sống trong mầu nhiệm của Đức Tin và hồng ân của Thiên Chúa, qua hình ảnh Đức Mẹ và sự mầu nhiệm của biến cố nầy tôi đã thấy gì nơi Thiên Chúa? Và cuộc đời tôi biến đổi ra sao?
Viết đến đây tôi lại nhớ đến một người bạn trong “Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình” tuần vừa qua đã mời tôi đến dự một buổi họp mặt hàng tháng tại
Liên Gia 12 và bài Thánh kinh được chia sẻ hôm đó lại là bài dụ ngôn nói về
“Nước Hằng Sống” và Chúa đã ví “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì chôn giấu laị, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.” (Mt 13, 44.)
Càng suy niệm tôi càng cảm thấy như đây là một lời nhắn nhủ mà Chúa đã dành riêng cho tôi, mà Mẹ là NGƯỜI đã âm thầm chỉ cho tôi kìa là Nước Hằng Sống và tôi phải làm gì để có được Nước Trời này đây ! Lạy Chúa, con thật chẳng có gì xứng đáng để bán, để mua, con chỉ có cuộc đời còn lại nầy và mỗi ngày trôi qua là một ngày
con xin dâng lên Mẹ và Chúa.
Đến bây giờ thì bạn đã biết vì sao tôi theo Đạo Công Giáo rồi phải không?
Tôi kể lại câu chuyện nầy là để Vinh Danh và tạ ơn Đức Mẹ Lourdes, Người đã đưa tôi về với Chúa và cũng để cảm ơn:
Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, người đã hướng dẫn và dìu dắt tôi qua những đoạn đường, những khúc quanh của cuộc hành trình đức tin mà lòng tôi nhiều khi như mơ hồ lạc mất Chúa.
Cảm ơn tất cả các anh chị em trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình và nhất là anh chị em trong liên gia 10, đã cầu nguyện cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn Thầy Lân Thầy Hoàng và Soeur Hà đã hướng dẫn gia đình tôi qua lớp Giáo Lý khóa 2004-2005 và tất cả quý vị trong ban Mục Vụ Cộng Đoàn Việt Nam ở North York, Canada.
Và xin đặc biệt xin chân thành cảm ơn mẹ đỡ đầu Theresa-Maria T. Hương và nhất là anh Toản, người đã chia sẻ buồn vui mỗi ngày với chúng tôi và cũng là người đã dìu dắt 2 chúng tôi trong suốt hành trình chuyến đi Lourdes đầy nước mắt hồng ân nầy.
Có khi nào anh chị em có cảm tưởng rằng sự chịu đựng của anh chị em đã quá đầy tràn, chỉ cần thêm một giọt nước nữa thôi thì nước nó sẽ tràn khỏi miệng ly hay không? Thưa có chứ
nhỉ!. Đó chỉ là bước đầu tiên ta lỡ để cho ly nước nó trào nhưng còn bước thứ hai thì sao?. Ta sẽ chọn giải pháp như thế nào để đối phó cách khôn ngoan đây?. Ấy, vì sao tôi gọi là giải pháp khôn ngoan? Vì nếu ta đối phó giống như mọi người thường tình đối phó với nhau thì ắt sẽ có xẩy ra chiến tranh ngay. Và bảo đảm sau đó sẽ cho chúng ta kết quả chẳng đẹp đẽ tí ti nào cả!.
Bạn bè thì cũng chẳng còn là bạn bè nữa mà sẽ trở thành thù địch của nhau. Gia đình giữa vợ chồng và con cái cũng sẽ để lại vết cắt thật sâu đậm trong trái tim của mọi người, liên
hệ. Trong công xưởng đối với xếp trên thì bảo đảm chúng ta nên đi tìm nơi khác mà xin việc, còn không thể thì phải nhờ người đi cửa hậu dùm, cộng lời xin lỗi cho phải phép.
Do đó có phải cách khôn ngoan nhất là ta nên chọn thái độ im lặng, chịu đựng, và nuốt cái giận xuống. Như Thiên Chúa luôn chọn thái độ chậm giận với tất cả con cái hư hỏng của
Người. Kẻo không thì trái tim to lớn độ lượng của Người cũng sẽ bị nổ tung, còn không thì trái đất sẽ bị nổ tiếng “la” long trời làm vỡ tung cả trái đất lên vì cơn thịnh nộ của Người sẽ đổ trên đầu của chúng ta. Nếu ta tập được tánh chậm giận và chịu đựng ấy, lâu dần sẽ cho ta một đức tánh nhẫn nại rất tốt và là gia tài rất quý báu để lại cho con cháu sau này chúng
được nhờ.
Chậm giận và chịu đựng có phải đó là đức tánh tuyệt vời của mọi Thánh Nhân? Kiêm tánh tình hiền lành và khiêm nhường nữa đã tạo nên tên tuổi của các ngài và được mọi người gọi các ngài là Thánh Sống. Tôi không tin rằng các Thánh Sống lại không biết giận, nhưng
tôi xác tín rằng các ngài vì muốn bắt chước theo chân Chúa Giêsu nên tập luyện chịu nhịn, chịu đựng, chịu khổ, để có thể vác Thánh Giá đời mình theo Chúa Kitô, và sống làm gương cho các giáo dân noi theo.
Chẳng phải làm con người mà tự nhiên có sẵn những đức tánh tốt đó! Nếu có chăng là các Thánh đã được học sẵn một số bài học từ cha mẹ của các ngài suốt thời gian còn ở với cha mẹ. Còn lại chăng là các ngài phải tìm đến để được học, để được tư vấn, và để được thu
thập các đức hạnh từ các bậc thầy nơi các dòng tu hay các chủng viện. Mà Thầy cao cả nhất không ai khác là Đức Chúa Giêsu Kitô Chúa chung của hết thảy chúng ta!.
Ta hãy thử so sánh đạo Công Giáo của ta với các đạo khác xem nhé, xem họ có ông thầy nào hay Chúa nào của họ lại yêu thương người bằng cách chết thay thế cho con người tội lỗi, bằng chính cái chết của mình trên Thập Giá cách thương tâm không nhỉ?. Thưa rằng chẳng
thể có một ai ngoài Thầy Giêsu rất nhân lành, rất xót thương, và rất yêu thương con người tội lỗi của chúng ta vô điều kiện.
Vâng, thế thì ta còn chần chờ gì nữa mà không liền chạy đến ngồi xuống chân của Thầy Giêsu tuyệt vời của chúng ta mà học hỏi những Điều lạ lùng, một Giới Răn mới từ Ngài là hãy yêu thương nhau thì người ấy đã “đắc đạo” đã sống trọn lề luật của Thầy. Amen.
Thiên Chúa có ở với chúng ta trong từng giây phút của cuộc sống? Tôi thích những câu chuyện như dưới đây, tôi xác định là Thiên Chúa luôn ở với chúng ta.
Glenn Hockton, 19 tuổi, về nhà sau 17 tháng làm nghĩa vụ Coldstream Guards tại tỉnh Helmand. Anh đang đi tuần tra thì tràng hạt rơi ra khỏi cổ. Mẹ anh, bà Sheri Jones, kể: “Nó cảm thấy như có ai đập vào lưng. Nó cúi xuống nhặt tràng hạt xem có bị đứt không. Khi cúi xuống nó mới biết mình đang ở trên trái mìn địa lôi”.
Glenn phải đứng lặng ở đó suốt 45 phút trong khi các đồng nghiệp có thể đến cứu giúp anh. Bà Sheri Jones, ở Tye Green, Essex, nói rằng bà run cả người khi con trai bà gọi điện kể cho bà nghe về chuyện của con bà.
Mẹ của Glenn đã đưa cho anh chuỗi tràng hạt để bảo vệ anh trước khi anh đi làm nghĩa vụ quân sự. Sự kiện đáng chú ý hơn là ông của Glenn ghi nhận về chuỗi Mân Côi:
Ông cố Joseph Truman cũng đã tin chuỗi Mân Côi đã cứu sống ông trong Thế chiến II khi bom nổ giết chết 6 người trong trung đội của ông. Ông ở trung đội hỏa mai và sau đó bị bắt cho đến khi kết thúc chiến tranh, ông và các tù nhân khác bị bắt phải bỏ quân đội liên minh tiến bộ.
Bà Jones, 41, nhớ lại: “Nó đang đi ngang qua cánh đồng với 6 người lính cùng trung
đội. Nó cúi xuống nhặt lên cái gì đó và nó là người duy nhất còn sống sót sau khi bom phát nổ. Nó đã cúi nhặt chưỗi Mân Côi”.
Tôi không biết gia đình này có giữ đạo Công giáo hay không. Và dĩ nhiên có sự nguy hiểm ở chỗ của chuỗi Mân Côi khi hình như có gì đó như “sự may mắn” cho những người nghe về
cách những người này được cứu sống.
Nhưng tôi nghĩ về câu chuyện này khi có tiếng gọi làm tôi thức giấc, chắc chắn lên quan gia đình tôi – nhưng cũng liên quan cả chúng ta nữa. Đó là tiếng gọi để tôi nhận ra sức mạnh
của Đức Mẹ và chuỗi Mân Côi cứu chữa chúng tôi. Không chỉ bằng cách bảo vệ cơ thể chúng tôi không bị mìn mà còn cho chúng tôi áo giáp thiêng liêng mà chúng tôi cần trong lúc đảm trách thế giới hiện đại.
Bạn đã đọc 15 lời hứa của Đức Maria đối với những người trung thành lần chuỗi Mân Côi chưa? Nếu đã đọc trước đây thì sau đó có đọc nữa? Đó là những điều gây cảm hứng. Nếu bạn là người bắt đầu và không biết bắt đầu từ đâu thì hãy lần chuỗi Mân Côi với 15 mầu
nhiệm – Vui, Thương, Mừng, và nay có thêm 5 Sự Sáng.
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác.
Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:
I. Sức khỏe :
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”
II. Bí quyết trường thọ:
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn
III. Phòng ngừa bệnh tật:
1. Không vui quá – hại tim
2. Không buồn quá – hại phổi
3. Không tức quá – hại gan
4. Không sợ quá – hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá – hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng – tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi – tránh tranh luận hơn thua
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
“Cổng Đức Tin” (Porta Fidei) đã mở rộng. Năm Đức Tin đã khởi đầu. Chúng ta đang
hít thở không khí của tinh thần Năm Đức Tin là Tân Phúc Âm hóa. Đức tin phải được thể hiện cả đời, nhưng đặc biệt là trong Năm Đức Tin này.
Trong tinh thần đó, ban chấp hành CĐ LCTX TGP Saigon và ban chấp hành CĐ LCTX
các giáo hạt Tân Sơn Nhì, Gia Định và Gò Vấp đã có chuyến về Bạc Liêu để “gặp” một nhân chứng đức tin sống động: Lm P.X. Trương Bửu Diệp.
Đoàn chúng tôi khởi hành từ nhà thờ Tân Định lúc 21 giờ ngày 22-10-2012 và tới nhà thờ Tắc Sậy lúc 4 giờ 30 ngày 23-10-2012.
Người Việt Nam, cả lương lẫn giáo, không mấy ai lại không còn biết đến Lm P.X. Trương Bửu Diệp, người đã hết lòng vì đoàn chiên và hiến thân cứu đoàn chiên. Thậm chí có những người ngoại quốc (Pháp, Mỹ, Canada, Đài Loan,…) cũng đã đến cầu nguyện với Lm Diệp, bằng chứng là những bảng tạ ơn ghi rõ tên người tạ ơn và tên quốc gia. Quả thật, Lm Diệp đúng là vị Mục tử nhân lành mà Chúa Giêsu nói đến: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10:11). Đó là hình ảnh của Mục tử nhân lành được Chúa Giêsu “phác họa” rõ nét trong Ga 10:1-18. Thiên Chúa và Giáo hội rất cần những nhân chứng đức tin sống động như vậy.
Bé trai Trương Bửu Diệp sinh ngày 1-1-1897 tại làng Tấn Đức (nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), được rửa tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước (nay cũng thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), với tên thánh là Phanxicô Xaviê.
Năm 1924, sau thời gian tu học, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức cha G.B. Chabalier người Pháp. Tháng 03-1930, Lm Diệp về quản nhiệm họ đạo Tắc Sậy (thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ rộng, giúp đỡ và thành lập nhiều họ đạo khác tại các vùng phụ cận như Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, và Rạch Rắn.
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương trong thời gian 1945–1946, chiến tranh loạn lạc,bà con nhân dân di tản, cha bề trên đįa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên Lm Diệp lên Bạc Liêu lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì sẽ trở lại họ đạo Tắc Sậy, nhưng ngài trả lời: “Con sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, CON KHÔNG ĐI ĐÂU CẢ”. Quả thật, câu nói này chứa đầy tâm huyết của một chủ chăn đích thực, can đảm quyết sống chết vì đoàn chiên.
Không chỉ vậy, ngày 12-03-1946, ngài bį bắt cùng với gần 100 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự ở Cây Dừa. Người ta định giết hết tất cả nhưng ngài cương quyết: “Chính tôi là chủ chăn các con chiên đó, vậy TÔI XIN CHẾT THAY cho các con chiên của tôi”. Họ chấp nhận. Mọi người được thả còn ngài bị đem đi thủ tiêu. Cái chết của ngài là cái chết lành thánh, vì Chúa Giêsu đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Và Lm Diệp đã chịu tử vì đạo ngày 12-3-1946, nhằm ngày 9-2 năm Bính Tuất.
Hiện nay, Tòa thánh đang mở án phong chân phước cho Lm P.X. Trương Bửu Diệp.
Xin cho Thánh Ý Chúa nên trọn nơi tôi tớ trung tín Chúa, người đã xả thân vì
đoàn chiên của Chúa.
Trên đường về lại Saigon, chúng tôi ghé vào xứ đạo Trà Lồng (giáo hạt Trà Lồng, GP Cần Thơ), quản xứ kiêm quản hạt là Lm Phêrô Nguyễn Thành Chất. Tại đây, ngay trước nhà thờ, Lm Chất vừa cho xây tượng đài LCTX để mọi người cùng tín thác vào Chúa Giêsu, đúng như mệnh lệnh của Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina.
Trong bữa trưa thân mật, chúng tôi cùng chia sẻ nhiều vấn đề liên quan việc phát triển LCTX và đức tin. Lm Chất có bản chất dân Nam bộ là hiếu khách, hòa đồng, cởi mở, bình dị và thẳng thắn. Lm Chất có nói: “Bổn đạo làm hư các linh mục”. Ý này rất thực tế, đáng lưu ý cho cả giáo dân và giáo sĩ để “xem lại” chính mình – đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Một linh mục (nay đã già yếu, du học và thụ phong linh mục tại Thụy Sĩ, và từng dạy Kinh thánh ở chủng viện) cũng đã từng tâm sự với tôi cái “ý độc đáo” này từ hơn 20 năm trước.
Sau đó, chúng tôi có đến gặp ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục GP Mỹ Tho kiêm
chủ tịch Ủy ban Giáo lý và Đức tin của HĐGM Việt Nam. Tại nhà thờ chính tòa GP Mỹ Tho thấy đã có linh tượng LCTX với bảng chữ: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”. ĐGM Đọc vui vẻ trò chuyện thân mật và cởi mở, đồng thời ngài cũng quan tâm việc phát triển LCTX trong giáo phận Mỹ Tho.
Sùng kính và truyền bá LCTX cũng là một cách sống đức tin và truyền giáo. Tuy nhiên, chúng ta muốn không bằng Chúa muốn. Thánh Phaolô xác định: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3:6). Vấn đề không phải chúng ta làm nhiều hay ít, đạt hiệu quả hay không, mà vấn đề là thành tâm thực hiện của chúng ta, quan trọng nhất vẫn là “Thiên Chúa làm cho lớn lên”, nghĩa là công việc được tiến triển tốt đẹp theo đúng Thánh Ý Thiên Chúa. Cái gì thuận Ý Chúa thì sẽ “thuận buồm xuôi gió”.
Làm việc gì cũng phải làm bằng niềm tin tưởng, tức là tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Mỗi chúng ta phải noi gương người cha của đứa bé bị quỷ câm điếc mà thân thưa với Chúa: “Con tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của con!” (Mc 9:24). Chính các tông đồ cũng đã phải cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con” (Lc 17:5).
Sống đức tin không dễ, thậm chí còn gặp nhiều gian truân khốn khó, nhưng “đức
tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1:3). Thánh Giacôbê rất tuyệt vời khi nói về đức tin: “Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2:17).
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo hội Việt Nam một nhân chứng đức tin sống động là cha P.X. Trương Bửu Diệp, nhờ lời nguyện giúp cầu thay của ngài, xin Chúa thêm đức Tin cho chúng con để chúng con can đảm làm nhân chứng trên cuộc lữ hành trần gian. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
Ông Gioan Ngô Kinh Hùng (1899-1986) chào đời tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông mồ côi mẹ năm lên bốn tuổi và mồ côi cha lúc mới lên 10. Ông Ngô là nhà luật học quốc tế danh tiếng, một nhà nhân bản học đặc sắc, một người kết hợp hài hòa những nét tuyệt hảo của nền văn hóa cũ mới, Đông Tây.
Năm 1937, Nhật chiếm Thượng Hải, ông Ngô trú ẩn tại nhà người bạn là ông Nguyễn Gia Hoàng, giáo sư Luật tại Đại học Rạng Đông. Nhờ sống trong một gia đình Công Giáo nhiệt thành, và nhất là, sau khi đọc truyện thánh nữ Têrêsa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897), ông Ngô đã quyết định theo đạo Công Giáo. Ngày 23-12-1937, ông lãnh bí tích Rửa Tội do Cha Georges Germain, dòng Tên, Viện trưởng đại học Rạng Đông. Sau đó ông đã đưa vợ và toàn gia đình 12 người con theo đạo Công Giáo. Từ ấy, gia đình ông Ngô sống trong hòa hợp yêu thương, kính sợ THIÊN CHÚA và kính mến Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA.
Sau đệ nhị thế chiến, năm 1947, giáo sư Gioan Ngô Kinh Hùng được chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Quốc bổ nhiệm làm công sứ đầu tiên cạnh Tòa Thánh, một chức vụ ở liền dưới cấp đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Ông Gioan Ngô Kinh Hùng mô tả chỗ đứng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ trong gia đình ông như sau.
Từ ngày tôi trở thành tín hữu Công Giáo và toàn gia đình cũng nối gót tôi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, Đức Chúa GIÊSU KITÔ Vua đã hiển trị trong nhà chúng tôi. Hiền thê tôi và tôi, hai vợ chồng chúng tôi tìm được niềm thanh thản trong Thánh Tâm Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Cả hai chúng tôi được nối kết bằng một tình yêu chung. Nhờ tiến tới trong Tình Yêu THIÊN CHÚA chúng tôi cũng cùng lúc tiến tới trong tình yêu hỗ tương. Trong mấy năm gần đây, hiền thê tôi và tôi, chúng tôi rước Mình Thánh Chúa hầu như mỗi ngày. Điều này trở thành một thói quen lành thánh.
Khi tôi bị ngăn trở, hiền thê tôi đi lễ một mình và nói với tôi:
– Sáng nay anh mệt, cần ở nhà nghỉ ngơi dưỡng sức. Em đi lễ và rước lễ. Em sẽ cầu nguyện cho anh. Cũng giống y như là cả hai chúng ta cùng được rước Mình Thánh Chúa vậy!
Nhưng điều này chỉ thỉnh thoảng xảy ra mà thôi. Cứ sự thường, cả hai chúng tôi cùng sánh bước đến nhà thờ. Mỗi lần tiến lên bàn thánh rồi quì cạnh hiền thê tôi để lãnh Mình Thánh Chúa, lòng tôi rộn lên niềm vui và thán phục. Tôi có cảm tưởng buổi cử hành rượu tình yêu, san sẻ mỗi ngày, không ngừng canh tân cuộc sống chúng tôi. Hình như chính hôn nhân của chúng tôi cũng được đổi mới vào mỗi buổi sáng, khi chúng tôi đi tham dự Thánh Lễ và rước lễ, và mỗi cuộc canh tân lại làm cho tình yêu vợ chồng chúng tôi trở nên đậm đà hơn. Tôi thường than thở cùng Chúa:
– Ôi lạy Đức Chúa GIÊSU KITÔ dấu ái, làm sao lại có thể như thế được? Phải chăng đây là giấc mơ hay là một kinh nghiệm tỏ tường? Chúa đã làm cho đời sống vợ chồng chúng con thành tuần trăng mật triền miên. Và đời sống chúng con tại thế chỉ là điều báo trước. Lạy Đức Chúa GIÊSU KITÔ dấu ái, đôi lòng chúng con nên một trong Tình Yêu của Chúa. Trong Trái Tim Chí Thánh của Chúa, chúng con tìm thấy ngôi nhà mái ấm chúng con, nên đâu còn ai có thể nói được là bị lưu đày? Ôi lạy Chúa, ý chí chúng con chính là định mệnh đời chúng con và tự do chúng con chính là thực thi thánh ý Chúa!
THIÊN CHÚA Nhân Lành đã mở đôi mắt vô cảm của tôi trước các đức tính cao quí
kín ẩn của hiền thê tôi. Trước đây tôi khinh khi vợ, cho rằng nàng không xứng đáng làm hiền thê tôi. Giờ đây tôi xấu hổ vì cảm thấy mình không xứng đáng làm chồng nàng! Đức Chúa GIÊSU KITÔ là mối giây sống động nối kết hai vợ chồng chúng tôi lại với nhau. Chúng tôi trở thành ”đôi tay chấp lại trong tư thế thờ lạy triền miên”.
Mặc dầu từ lúc chúng tôi theo đạo Công Giáo, cuộc sống trên bình diện chính trị và kinh tế có bị suy giảm, nhưng trên bình diện thiêng liêng, chúng tôi như được bơi lội trong hạnh phúc vĩnh cửu. Chúng tôi không ”tôn thờ” lẫn nhau. Không, chúng tôi không xem nhau như thần tượng. Chúng tôi chỉ tôn thờ duy nhất Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiệp nhất vợ chồng chúng tôi nên một. Mỗi người chúng tôi càng tiến lại gần Đức Chúa GIÊSU KITÔ thì cả hai chúng tôi lại tiến đến gần nhau hơn.
… ”Anh chị em là những người được THIÊN CHÚA tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh chị em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, kơiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh chị em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh chị em, thì anh chị em cũng vậy, anh chị em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh chị em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn
bình an của Đức Chúa GIÊSU KITÔ điều khiển tâm hồn anh chị em, vì trong một thân thể duy nhất, anh chị em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh chị em hãy hết dạ tri ân” (Côlôxê 3,12-15).
(John Ching-Hsiung Wu, ”Par-delà l’Est et l’Ouest”, traduit de l’anglais par Franz Weyergans, Editions Casterman, 1960, trang 97-107)